93
Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh¬ng- Anh1 K38A- §HNT Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ CHXHCN ViÖt Nam 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam

quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN …i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang03/18/giai-phap-thuc-day-quan-he... · Hợp tác thương mại hàng hóa

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy

quan hệ thương mại hàng hoá

giữa CHDCND Lào và CHXHCN

Việt Nam

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

2

MỤC LỤC

Mở đầu ........................................................................................................ 1 Chơng I: Mốt số cơ sở lý luận về quan hệ thơng mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và

CHXHCN Việt Nam. ....................................................................................... 3 I. Một số cơ sở lý thuyết về thơng mại quốc tế........................................................ 3 1. khái niệm, đặc điểm và vai trò về thơng mại quốc tế. ........................................... 3 2. Một số cơ sở lý thuyết về thơng mại quốc tế. ...................................................... 6 2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối. ............................................................................ 6 2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh. .............................................................................. 7 2.3 Lý luận mậu dịch đờng biên........................................................................... 7 3. Các phơng thức kinh doanh trong thơng mại quốc tế. ........................................... 8 II. Một số đặc điểm về quan hệ thơng mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và chxhcn Việt

Nam............................................................................................................... 14 1. Lịch sử phát triển quan hệ thơng mại Lào - Việt Nam........................................... 14 2. Những thuận lợi cơ bản. ................................................................................. 16 3. Những khó khăn cơ bản.................................................................................. 20 4. Những lợi ích của việc phát triển quan hệ thơng mại song phơng giữa Lào và Viẹt Nam

..................................................................................................................... 22 III. Những nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ thơng mại hàng hoá giữa CHDCND

Lào và CHXHCN Việt Nam. .............................................................................. 24 1. Các chính sách phát triển thơng mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt

Nam............................................................................................................... 25 2. Điều kiện thuận lợi của cửa khẩu biên giới. ........................................................ 26 3. Đăc điểm kinh tế của mỗi nớc.......................................................................... 28 Chơng II: Thực trạng về quan hệ thơng mại hàng hoá giữa Lào và Việt

Nam hiện nay. ............................................................................................. 29 1. Thực trạng chính sách phát triển quan hệ thờng mại giữa Lào và Việt Nam. ............. 29 2. Thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thơng mại hàng hoá giữa Lào và Việt

Nam............................................................................................................... 36

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

3

II. Phân tích tổng quát về kết quả của hoạt động thơng mại hàng hoá gãi Lào và Việt Nam

..................................................................................................................... 39 1. Về Kim ngạch buôn bán giữa Lào và Việt Nam .................................................. 39 2. Về cơ cấu mặt hàng ....................................................................................... 45 3. Về hình thức thơng mại .................................................................................. 50 III. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động thơng mại của các

cửa khẩu biên giới giữa Lào và Việt Nam .................................................... 52

1.Giới thiệu hệ thống cửa khẩu biên giới giữa Lào và Việt Nam. ............................... 52 2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thơng mại của các cửa khẩu biên giới.............. 55 2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thơng mại của các biên giới của Lào. ............ 55 2.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thơng mại của các biên giới của Việt Nam. .... 56 IV. Đánh giá tổng quát. ..................................................................................... 57 4.1 Những thành công. ...................................................................................... 57 4.2 Những tồn tại và nguyên nhân........................................................................ 58 Chơng III: Một số giải pháp về phát triển quan hệ thơng mại hàng hoá giữa Lào và

Việt Nam tronh thời gian tới. ........................................................................... 63 I. Dự báo kim ngạch và một số nhân tố tác động đến quan hệ thơng mại hàng

hoá giữa Lào và Việt Nam............................................................................ 63 1. Dự báo về một số nhân tố tác động đến quan hệ thơng mại giữa Lào và Việt Nam. .... 63 1.1. Các nhân tố quốc tế..................................................................................... 63 1.2 Các nhân tố từ Việt Nam............................................................................... 65 1.3 Các nhấn tố từ Lào....................................................................................... 66 2. Dự báo mặt hàng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam

trong thời gian tới......................................................................................... 69 II. Một số giải pháp để phát triển quan hệ thơng mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam. ... 71 1. Hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển quan hệ thơng mại hàng hoá giữa Lào và

Việt Nam. ....................................................................................................... 71 2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thơng mại

hàng hoá giữa Lào và Việt Nam. .................................................................. 77

3. Tăng cờng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thơng mại cho các cửa khẩu biên giới. ..... 83

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

4

Kết luận......................................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 91

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

5

Lời mở đầu

Trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa; hòa bình ổn định, cùng nhau

phát triển và sự liên kết kinh tế toàn cầu. Quan hệ thương mại hàng hoá giữa

các quốc gia ngày càng được coi trọng và đặt ở vị trí trọng tâm trong quan hệ

thương mại hàng hoá nói chung giữa các nước và quan hệ thương mại hàng

hoá giữa Lào -Việt Nam nói riêng. Lào -Việt Nam là hai nước láng giềng, có

quan hệ đoàn kết từ lâu đời, là liên minh đấu tranh chống kẻ thù chung trong

chiến tranh cách mạng giành độc lập dân tộc; hai nước đều là thành viên của

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với điều kiện mới như hiện

nay, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước càng được tăng cường và

coi trọng phát triển thành quan hệ hợp tác toàn diện. Đặc biệt chú trọng ưu

tiên cho lĩnh vực thương mại hàng hóa và coi đây là một trong những nhân tố

quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Hợp tác thương mại hàng hóa giữa hai nước gắn liền với những đặc trưng quan hệ ở

mỗi thời kỳ. Quá trình hợp tác kinh tế Lào -Việt có nhiều thuận lợi, song gặp cũng không ít

khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập mậu dịch tự do hiện nay. Chính những thuận lợi

và khó khăn trong hợp tác thương mại đã đặt ra yêu cầu cho hai nước cần nghiên cứu

phương pháp và hình thức hợp tác phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới.

Bởi ý nghĩa rất quan trọng của quan hệ hợp tác thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam

trong quan hệ đối ngoại của Lào cũng như của Việt Nam và với mong muốn góp phần tìm

hiểu sự hợp tác trao đổi thương mại hàng hoá giữa hai nước. Đặc biệt từ khi hai nước ký

Hiệp định Hữu Nghị và Hợp tác năm 1977. Do vậy mà em đã chọn tiêu đề: “Một số giải

pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN

Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Bản khóa luận này

nhằm mục đích tìm hiểu thực chất trao đổi thương mại hàng hoá giữa hai nước, những khó

khăn - thuận lợi cũng như kết quả đã được và những hạn chế tồn tại; từ đó đưa ra những dự

đoán triển vọng và giải pháp có thể thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác thương mại hàng

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

6

hoá, đạt hiệu quả nhiều hơn, làm cơ sở vững chắc cho quan hệ Hữu Nghị hợp tác toàn diện

giữa hai Đảng hai Nhà nước Lào-Việt Nam.

Kết cấu khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương I: Một số cơ sở lý luận về quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và

CHXHCN Việt Nam.

Chương II: Thực trạng về quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào-Việt Nam

hiện nay.

Chương III: Một số giải pháp về phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào -Việt

Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG I

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND LÀO VÀ CHXHCN VIỆT NAM

I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

7

1. Khái niệm đặc điểm và vai trò về thương mại quốc tế

a. Khái niệm

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa,

dịch vụ của các tổ chức và cá nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia

khác nhau.

Hoạt động thương mại quốc tế, có tính quốc tế của nó và được thể hiện:

+ Bên mua và bên bán là những người có trụ sở thương mại đặt ở các

quốc gia khác nhau.

+ Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, người bán, nhưng

thường là các ngoại tệ mạnh.

+ Hàng hóa đối tượng của giao dịch được di chuyển ra khỏi biên giới của mỗi nước.

b. Vai trò Quan hệ kinh tế - thương mai quốc tế

Xuất nhập khẩu đã được thừa nhận là hoạt động cơ bản nhất của hoạt

động thương mại quốc tế, là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển. vì thế

xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước tham

gia vào thương mại quốc tế như sau:

Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp

hoá hiện đại hoá đất nước. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian

ngắn đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu thiết bị máy móc, kỹ thuật,

công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu một phần thu từ hoạt động xuất

khẩu hàng hoá. Vì thế Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập

khẩu.

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

8

xuất phát triển:

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng

mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện

đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp

với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là: xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất

vượt quá nhu cầu nội địa. Trong nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển,

sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản

xuất thì xuất khẩu vẫn sẽ nhỏ bé và tăng trưởng chậm.

Hai là: coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan

trọng để tổ chức sản xuất. điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu

kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển sự tác động này thể hiện ở chỗ:

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận

lợi, khi sản phẩm của ngành này được xuất khẩu thì cũng đồng nghĩa với

việc ngành sản xuất nguyên liệu của ngành đó sẽ có điều kiện phát triển

mạnh.

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho

sản xuất phát triển và ổn định. Nhờ có hoạt xuất khẩu mà thị trường tiêu thụ

của các sản phẩm không còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ bé của thị trường

trong nước. Các sản phẩm hàng hoá của một nước đã có điều kiện xuất hiện ở

nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản

xuất, nâng cao khả năng sản xuất trong nước.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

9

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng

cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua xuất khẩu hàng hoá các quốc gia

trên thế giới sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả,

chất lượng, marketing - hỗn hợp.

Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiện

công tác quản lý sản xuất kinh doanh.

Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải

thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống gồm có nhiều

mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào

làm việc và có thu nhập khá. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu

vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng đa dạng

phong phú thêm nhu cầu của nhân dân.

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ thương mại

quốc tế của các quốc gia. Xuất khẩu và các quan hệ thương mại quốc tế có tác

động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động thương mại

quốc tế, có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động thương mại

quốc tế khác tại điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn

xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng,

đầu tư, dịch vụ, mở rộng vận tải quốc tế ... mặt khác; chính các quan hệ

thương mại quốc tế tạo tiền đề cho mở rộng xuất.

Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu góp phần trong việc thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại

hoá đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì nhập khẩu giúp

cho việc tiếp thu công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, các nguyên

nhiên vật liệu có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng đợưc trong quá

trình sản xuất hàng hóa có chất lượng cao và đáp ứng cho chính sách mở cửa

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

10

và hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Nhập khẩu những loại hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc

không đủ đáp ứng ví dụ: thép, xi măng... ngoài ra nhập khẩu giúp cho việc có ngững mặt

hàng mà trong nước sản xuất không có hiệu quả bằng hàng nhâp khẩu ví du: máy bay, vũ

khí...

Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu những hàng hoá có chất lượng cao và có

giá trị thấp bằng cách nhập khẩu máy móc hiện đại và nguyên vật liệu đầu vào tốt.

Nhập khẩu giúp cho việc tăng ngân sách nhà nước thông qua thuế nhấp khẩu.

2. Một số cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế

2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Theo Adam Smith cho rằng mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản

xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, có nghĩa là sử dụng những lợi thế đó cho phép họ sãn xuất

những sản phẩm có chi phí thấp hơn các nước khác. Chẳng hạn, tài nguyên thiên nhiên dễ

khai thác, lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khí hậu ổn hoà, đất đai màu mỡ cho sản

lượng nông nghiệp cao và chi phí thấp. Ví dụ: vì các khí hậu điều kiện thuận lợi, Brazin có

thuận lợi trong việc trồng cà phê nhưng không có thuận lợi trong việc trồng lúa mỳ, ngược

lại Canada có thuận lợi trong việc trồng lúa mỳ nhưng không có thuận lợi trong trồng cà

phê, Brazin có lợi thế tuyệt đối so với Canada về trồng cà phê nhưng không có lợi thế về

trồng lúa mỳ. Còn đối với Canada có lợi thế tuyệt đối so với Brazin về trồng lúa mỳ nhưng

không có lợi thế về trồng cà phê. Do vậy cả hai quốc gia có thể thu lợi được nếu mỗi quốc

gia chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá có lợi thế tuyệt đối của họ để trao đổi với quốc gia

kia lấy hàng hoá không có lợi thế. Do đó kể cả cà phê và lúa mỳ đều được trồng nhiều hơn.

2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh

Học thuyết lợi thế so sánh đã chỉ ra thương mại giữa các quốc gia có

thể đem lại lợi nhuận cho tất cả các bên tham ra chứ không phải chỉ với quốc

gia sản xuất hàng hoá ở mức giá rẻ. Có một số ý kiến cho rằng, nếu có sự

khác nhau so sánh trong hiệu quả sản xuất hàng hoá giữa các quốc gia thì

ngay cả nước nghèo cũng có thể thu được lợi thế so sánh. Học thuyết lợi thế

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

11

so sánh khẳng định nếu một quốc gia chuyên môn hoá sản xuất các loại hàng

hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Năm 1817 David Ricardo nhà kinh tế học người Anh ( gốc do thái ) đã nghiên

cứu và dựa vào học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith để phát triển học

thuyết lợi thế so sánh. Ricardo lập luận rằng mọi nước luôn có thể và rất có

thể khi tham gia vào quá trình phân công lao động và thương mại quốc tế. Bởi

vì phát triển ngoại thương cho phép khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ nên

chuyên môn hoá sản xuất số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hóa của

mình để đổi lấy hàng hoá nhập khẩu từ nước khác và những nước nào có lợi

thế tuyệt đối hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các

nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thể có lợi khi tham gia

vào phân công lao động và thương mại quốc tế.

2.3. Lý luận mậu dịch đường biên.

Các đường biên giữa các quốc gia nó không chỉ có ý nghĩa phân danh địa giới hành

chính, an ninh trật tự, quốc phòng... mà trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá nó còn có ý

nghĩa lớn về kinh tế xã hội và thương mại quyết định đến xu thế phát triển và địa vị của

quốc gia đó.

Khi hai quốc gia có chung đường biên giới trên bộ với nhau sẽ tạo điều kiện để hai

bên phát triển hoạt động buôn bán trong hoạt động kinh doanh hiện đại tồn tại một lý

thuyết về mậu dịch đường biên giữa các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Đường biên

giữa các quốc gia là sự giao thông kinh tế giữa các quốc gia đó và tất yếu tồn tại một khu

vực mậu dịch đường biên. trong khu vực đường biên tồn tại và phát triển chủ yếu là mô

hình thương mại bán lẻ.

Hệ thống hoạt động thương mại hàng hoá dựa trên cơ sở lý thuyết về mậu dịch

đường biên phải được hoạch định và triển khai thích hợp cho phép khai thác mặt tích cực

của nó, tạo tiền đề cho hoạt động thương mại song phương và đa phương hoá giữa các

quốc gia. Mặt khác cũng đòi hỏi một sự tổ chức chặt chẽ quản lý hữu hiệu theo quy luật

kinh tế khách quan của khu vực thị trường này để làm giảm đến mức thấp nhất những ảnh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

12

hưởng tiêu cực cho nền thương mại của các quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ

thương mại hàng hoá nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung.

3. Các phương thức kinh doanh trong thương mại quốc tế.

Trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều phương thức kinh doanh, nhưng hoạt

động thương mại hàng hóa thường áp dụng các phương thức kinh doanh như sau:

- Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp.

Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà người nhập

khẩu và xuất khẩu trực tiếp quan hệ với nhau để tiến hành thương lượng và trao đổi hàng

hóa.

Do người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau, cho nên dễ dàng đi đến

thống nhất, ít xảy ra hiểu lầm hoặc những sai sót đáng tiếc và làm cho thương vụ tiến hành

nhanh chóng hơn, ít xảy ra rủi ro hơn. Mặt khác, thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo

điều kiện cho người bán và người mua trực tiếp tiếp xúc với thị trường, nắm bắt được

những sự thay đổi của môi trường để có thể đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời,

đối ứng với những biến động của thị trường, tạo cho họ những khả năng nắm bắt và phản

ứng linh hoạt với thị trường để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Thực hiện nhập khẩu trực tiếp cho phép các nhà kinh doanh thiết lập, mở rộng được

mối quan hệ với bạn hàng một cách thuận lợi nhanh chóng, xác lập một mối quan hệ mua

bán tin cậy (good will) tạo khả năng mở rộng và đổi mới mặt hàng.

Trong thương mại quốc tế, phương thức này thường được áp dụng khi trao đổi với

khối lượng hàng hóa lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch. Nhưng lại có thể áp

dụng rất hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và mặt hàng khi

thực hiện hoạt động mua bán qua khu vực biên giới với mọi quy mô từ lớn đến nhỏ, do ưu

điểm của buôn bán qua khu vực biên giới là có điều kiện thương mại thuận lợi giảm được

chi phí giao dịch.

- Phương thức buôn bán qua trung gian.

Phương thức mua bán qua trung gian là phương thức kinh doanh mà người mua và

người bán không trực tiếp quan hệ với nhau mà mọi quá trình thương lượng trao đổi hàng

hóa đều thông qua người thứ ba gọi là trung gian thương mại.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

13

Hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới đường bộ thường sử dụng hai dạng

trung gian thương mại đó là đại lý và môi giới.

Sử dụng loại hình đại lý rất thích hợp khi mua bán các loại hàng nông sản thực phẩm,

hàng công nghiệp tiêu dùng và một số loại hàng hóa khác.

Sử dụng môi giới khi mua bán các thiết bị máy móc và một số hàng hóa đặc biệt

khác.

Sử dụng phương thức mua bán qua trung gian hoạt động thương mại hàng hóa qua

biên giới đường bộ có những ưu điểm sau:

Tạo điều kiện để doanh nghiệp, mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng, đặc biệt có

hiệu quả khi xâm nhập vào những thị trường mới và mặt hàng mới.

Sử dụng được những kinh nghiệm và các cơ sở vật chất của các trung gian, tạo điều

kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nhanh, hạn chế được những rủi ro và chi phí

ban đầu.

Tối ưu hóa được quá trình vận chuyển.

Nhưng sử dụng phương thức này có những hạn chế:

Người kinh doanh mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường, thiếu thông tin, thông tin

không chính xác, kịp thời, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều khi không kiểm soát được các hoạt động của trung gian và lợi nhuận bị chia

sẻ.

Phương thức mua bán qua trung gian được áp dụng phổ biến trong hoạt động thương

mại quốc tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng. Khi áp dụng các

phương thức này cần có các biện pháp để kiểm soát các trung gian thương mại, và khi lựa

chọn các trung gian thương mại cần căn cứ vào các tiêu thức:

+ Khả năng kinh doanh.

+ Khả năng tài chính.

+ Kinh nghiệm và uy tín của trung gian trên thị trường.

- Phương thức kinh doanh tái xuất.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

14

Kinh doanh tái xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài những hàng hóa đã

nhập vào trước đây không qua giai đoạn, gia công chế biến ở nước tái xuất.

Ở trên thế giới đang tồn tại hai quan điểm về hoạt động tái xuất:

Quan điểm 1: Hàng hóa nhập khẩu về sau đó trực tiếp xuất thẳng ra nước

ngoài không qua quá trình lưu thông trong nước.

Quan điểm 2: Hàng hóa nhập khẩu về có thể qua quá trình lưu thông

trong nước sau đó mới xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay có hai hình thức tái xuất là tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu.

Hình thức tạm nhập tái xuất: Hàng hóa nhập khẩu được làm thủ tục hải quan để

nhập cảnh và khi xuất khẩu lại làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa.

Hình thức tạm nhập tái xuất thường hiệu quả không cao bằng hình thức chuyển

khẩu, nhưng nghiệp vụ tiến hành lại đơn giản dễ thực hiện, nó cho phép nhập về những lô

hàng lớn và tái xuất những lô hàng nhỏ và ngược lại phù hợp với điều kiện kinh doanh của

hai nước Lào - Việt Nam.

Hình thức chuyển khẩu: Hàng hóa được chuyển thẳng từ nước xuất

khẩu sang nước nhập khẩu, không làm thủ tục hải quan ở nước tái xuất. Hình

thức này thường hiệu quả kinh doanh cao hơn, nhưng nghiệp vụ tiến hành

phức tạp hơn, đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán và phối hợp các nghiệp

vụ cho tốt.

- Phương thức kinh doanh đối lưu.

Phương thức kinh doanh đối lưu là phương thức kinh doanh mà xuất khẩu kết hợp

chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi là

tương đương nhau.

Phương thức cho phép khắc phục được hiện tượng lệch cán cân thanh toán, và nếu

có phương pháp tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Các hình thức mua bán đối lưu

thường sử dụng là:

+ Hàng đổi hàng.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

15

+ Mua đối lưu.

+ Hình thức bù trừ.

+ Hình thức mua lại sản phẩm.

+ Giao dịch bồi hoàn.

- Phương thức gia công quốc tế.

Phương thức gia công quốc tế là phương thức kinh doanh mà một bên

gọi là bên nhận gia công nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc của

một bên, gọi là bên đặt gia công, để tiến hành gia công thành sản phẩm trả lại

cho bên đặt gia công.

Bao gồm hai hình thức gia công quốc tế cơ bản:

Hình thức nhận nguyên liệu trả lại sản phẩm: Người đặt gia công giao nguyên liệu

cho bên nhận gia công nhưng quyền sở hữu nguyên vật liệu vẫn thuộc bên đặt gia công.

Hình thức nhận nguyên liệu bán lại sản phẩm: Người đặt gia công bán nguyên liệu

cho bên nhận gia công và mua lại sản phẩm do bên nhận gia công sản xuất ra.

Hoạt động gia công quốc tế có thể là làm gia công cho người nước ngoài hoặc đặt

người nước ngoài gia công.

- Đấu thầu quốc tế.

Đấu thầu quốc tế là một phương thức kinh doanh, trong đó người mua (người gọi

thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán báo giá cả và các điều kiện

thương mại khác, để người mua chọn người bán được tốt hơn.

Đấu thầu để cung cấp những hàng hóa và dịch vụ với số lượng lớn như máy móc,

thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu. Hàng tiêu dùng và trong lĩnh vực xây dựng.

Tuỳ theo cách lựa chọn tiêu thức để phân loại mà hoạt động đấu thầu có những

hình thức như: Đấu thầu mở rộng, đấu thầu hạn chế, đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai

túi hồ sơ, đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu hai giai đoạn.

Những doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải là những doanh nghiệp có uy tín, và có

khả năng cạnh tranh cao.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

16

- Mua bán tại hội chợ và triển lãm.

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và địa

điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trình bày hàng hóa và

tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu thành tựu của một nền kinh tế hoặc một

ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Ngày nay các nước trên thế giới lợi dụng

triển lãm để trưng bày hàng hóa quảng cáo và xúc tiến bán hàng.

Có nhiều hình thức hội chợ, triển lãm như: Hội chợ và triển lãm tổng hợp, hội chợ và

triển lãm chuyên ngành. Và hội chợ triển lãm là nơi giới thiệu, quảng cáo và tiến hành giao

dịch ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa.

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ GIỮA

CHDCND LÀO VÀ CHXHCN VIỆT NAM

1. Lịch sử phát triển quan hệ thương mại Lào - Việt Nam

Lào -Việt Nam là hai nước láng giềng vốn có mối quan hệ gắn bó với nhau từ lâu

đời, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có chung hơn 2000 km biến giới, dãy núi

Phuxamxâu ở Đông Bắc Lào nối liền với dải Trường sơn của Việt Nam, người Việt, người

Lào cùng tắm chung dòng nước Mêkông. Hai dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử giúp đỡ

lẫn nhau.

Về quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam đã có quan hệ buôn bán

từ xa xưa, và dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại, nhưng

quan hệ giao lưu buôn bán không ngừng phát triển, vượt qua mọi khó khăn để

phát triển toàn diện trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực. Ban

đầu chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hóa của cư dân vùng

biên giới hai nước. Mãi đến năm 1961, mối quan hệ ấy mới được xác lập

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

17

chính thức thông qua con đường Nhà nước khi chính phủ Vương quốc Lào và

chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định thương mại ngày

13/07/1961; tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho quan hệ thương mại nói riêng và

cho sự phát triển của quan hệ kinh tế trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước nói

chung. Một trong những nội dung của Hiệp định thương mại là chính thức

công nhận quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước dưới 3 hình thức: Mậu

dịch Trung ương, mậu dịch địa phương và mậu dịch tại cửa khẩu (tiểu ngạch).

Như vậy, đến thời điểm này quan hệ trao đổi kinh tế giữa hai nước chính thức

bắt đầu. Tuy nhiên, thời kỳ 1961-1975, do điều kiện khách quan khó khăn đó

là đất nước đang ở thời chiến, cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ đang diễn ra

ác liệt cho nên quan hệ kinh tế giữa hai nước không phát triển, hoạt động

buôn bán hầu như bị gián đoạn hoặc nếu có thì chỉ là hoạt động buôn bán lẻ

tẻ, không chính thức giữa cư dân ở vùng biên giới, và phần lớn với hình thức

hàng đổi hàng mang tính chất giúp đỡ lẫn nhau; đặc biệt là giữa nhân dân các

tỉnh biên giới Việt Nam với bà con vùng giải phóng Lào.

Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập (tháng12/ 1975), và đặc biệt từ khi hai

Nhà nước Lào và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác tại thủ đô Viêng Chăn ngày

18/07/1977, quan hệ Lào-Việt Nam đã phát triển thêm một bước và chuyển đổi từ quan hệ

chủ yếu về chính trị, quân sự sang quan hệ toàn diện cả về Chính trị, ngoại giao, an ninh

quốc phòng, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật...vv. Hiệp ước này đã đánh dấu sự phát

triển vượt bậc; tạo cơ sở để ký kết hàng loạt các Hiệp định, Nghị định và Thoả thuận hợp

tác sau này trên tất cả các lĩnh vực để tạo hành lang pháp lý cho việc trao đổi buôn bán

giữa hai nước. Từ đó, hai Bên đã thành lập Uỷ ban hợp tác Liên chính phủ và Phân ban

hợp tác ở mỗi nước, họp một năm hai lần để kiểm điểm, đánh giá tình hình hợp tác kinh tế,

thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước; đồng thời thống nhất đưa ra các kế

hoạch hợp tác trong 10 hoặc 5 năm và kế hoạch từng năm để cụ thể hóa các mục tiêu và

biện pháp thực hiện. Như vậy, quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam đã bước thêm

một giai đoạn mới.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

18

Tuy quan hệ thương mại giữa hai nước đã được chính thức hóa và diễn ra trên tất cả

các lĩnh vực và ở các các cấp: từ Trung ương đến địa phương nhưng vẫn mang nặng hình

thức cũ: hàng đổi hàng và do chính phủ hai Bên kiểm soát và can thiệp quá sâu, ví dụ trong

thương mại việc qui định chặt chẽ tổng giá trị buôn bán trao đổi cũng như danh mục mặt

hàng và chỉ định tổ chức doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện làm cho việc trao đổi

thương mại không được mở rộng. Hơn nữa, cũng có nhiều lý do khách quan khác như

đường giao thông nối kết giữa hai nước không thông suốt, nên nhìn chung quan hệ thương

mại giữa hai nước giai đoạn này chỉ phát triển theo nghĩa Nhà nước và mang tính chất giúp

đỡ lẫn nhau.

Đến giữa thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, tình hình quốc tế và khu vực có

những biến đổi lớn, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá đã tác động không nhỏ

đến mọi quốc gia kể cả Lào và Việt Nam. Năm 1986 cả Lào và Việt Nam đều

tiến hành đổi mới. Thêm vào đó năm1991, Liên Xô và hệ thống các nước xã

hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tác động to lớn đến nền kinh tế của các

nước xã hội chủ nghĩa trong đó có cả Lào và Việt Nam, nước vốn dựa vào sự

viện trợ, giúp đỡ bao cấp từ anh cả Liên Xô. Đến lúc này, quan hệ thương mại

giữa hai nước thực sự thay đổi: chuyển dịch cơ cấu từ việc viện trợ cho vay

do Nhà nước chi phối sang giảm dần viện trợ và cho vay, đẩy nhanh hợp tác

sản xuất và kinh doanh bình đẳng cùng có lợi phù hợp với xu hướng và thông

lệ quốc tế. Đồng thời quan hệ hợp tác kinh tế Lào -Việt Nam cũng chuyển từ

hợp tác từng vụ việc theo yêu cầu sang hợp tác theo kế hoạch hàng năm. Tuy

vậy, hai nước vẫn giành cho nhau nhiều ưu đãi, ưu tiên để tạo điều kiên phát

triển kinh tế xã hội ở mỗi nước. Hiệp định Thương mại thời kỳ 1991-1995

giữa hai chính phủ ra đời, theo đó hai Bên chấm dứt hình thức ký nghị định

thư trao đổi hàng hóa hàng năm, xoá bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, cho

phép mở rộng đối tượng trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá nhân tham

gia trao đổi, mở rộng danh mục mặt hàng trao đổi. Do đó, góp phần làm

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

19

phong phú đa dạng các mặt hàng trao đổi và làm tăng kim ngạch buôn bán

giữa hai nước. Quan hệ buôn bán theo đúng nghĩa thực sự bắt đầu.

2. Những thuận lợi cơ bản.

Quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa Lào - Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Đây là yếu tố, là tiền đề đặc biệt quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển hợp tác, liên kết và

giao lưu thương mại giữa hai nước. Đảng NDCM Lào và Chính phủ CHDCND Lào cũng

như Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định sự cần thiết “bảo vệ và phát triển mối

quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về nhiều

mặt, trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của

nhau”. Nếu như trước thập niên 80, quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam chủ yếu là sự giúp đỡ

không hoàn lại của Việt Nam nhằm khôi phục nền kinh tế, đảm bảo giao thông vận tải, quá

cảnh, xây dựng các tuyến đường quan trọng cho Lào thì từ sau Hiệp định thương mại 1981

(cho giai đoạn 1981-1985), quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam đã đạt được bước phát triển

mới, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, theo phương hướng xây dựng quan hệ hợp tác trên cơ

sở lợi ích song phương.

Lào - Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN. Vì vậy, quan hệ giữa hai nước

không chỉ dừng ở quan hệ hỗ trợ truyền thống mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khu

vực, được xác định theo tập quán quốc tế trên cơ sở lợi ích song phương. Lộ trình thực

hiện AFTA với thời hạn đối với Lào được kéo dài tới 2008 và với Việt Nam tới 2006 tạo

điều kiện cho hai nước duy trì khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quan hệ

hợp tác giữa hai nước trên cơ sở phối hợp và phát huy thế mạnh của mỗi bên tạo nên một

thị trường rộng lớn hơn, có sức cạnh tranh hơn trong hợp tác khu vực. Đồng thời khả năng

hợp tác phát triển, thu hút đầu tư của Lào từ các nước trong khu vực tăng lên sẽ làm cho cơ

hội hợp tác của Lào với Việt Nam cũng tăng lên và có hiệu quả cao hơn.

Điều kiện và trình độ phát triển của hai nước, tuy có những lợi thế khác nhau

nhưng về cơ bản không có sự chênh lệch lớn, nhiều mặt tương đồng nên tạo thuận lợi để

tạo lập và thực hiện các nguyên tắc tương hỗ, ngang bằng dân tộc trong quan hệ thương

mại quốc tế giữa hai nước. Mặc dù, quy mô GDP của Việt Nam gấp khỏang 10 lần của Lào

nhưng GDP bình quân đầu người của hai nước ở mức chênh lệch nhau không lớn (năm

1996, GDP bình quân đầu người của Lào là 397,8 USD, Việt Nam là 337,3 USD; năm

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

20

2000, các chỉ tiêu tương ứng đạt: 327,5USD và 405,6 USD). Cũng như Lào, nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế của hai

nước về cơ bản vẫn đang chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sức cạnh tranh của sản phẩm

hàng hóa của các doanh nghiệp và nền kinh tế cả hai nước đều xếp vào loại thấp. đây là

yếu tố quan trọng thúc đẩy hai nước tăng cường trao đổi thương mại với nhau để giảm

thiểu thiệt thòi trong buôn bán quốc tế với các nước có trình độ phát triển và sức cạnh tranh

của nền kinh tế cao hơn trong khu vực.

Hệ thống giao thông hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Kông đang được

thiết lập và chú trọng đầu tư phát triển của các quốc gia trong tiểu vùng đã tạo điều kiện

thuận lợi và mở ra triển vọng lớn phát triển giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại giữa

Lào với Việt Nam cũng như của hai nước với Cămpuchia, Thái Lan và các nước trong khu

vực. Việt Nam có vị trí thuận lợi để Lào giao lưu quốc tế bằng đường biên trong các cảng

nước sâu ở miền Trung, góp phần hạn chế những trở ngại trong buôn bán quốc tế do sự

biệt lập với đường biển của Lào. Ngược lại, qua Lào Việt Nam có thể tăng cường tiếp cận

với các nước trong khu vực qua các đường biên giới trên bộ. Từ năm 1990 đến nay, việc

thực hiện các dự án xây dựng cầu đường trong tiểu vùng sông Mê Kông đã làm cho hành

lang Đông - Tây phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu

hàng hóa giữa các nước trong tiểu vùng. Nhưng dự án phát triển kết cấu hạ tầng của các

nước trong khu vực trong khuôn khổ phát triển hợp tác tiểu khu vực sông Mê Kông sẽ cải

thiện đáng kể tình trạng hạ tầng hiện vẫn đang còn rất nghèo nàn, lạc hậu của các địa

phương dọc tuyến hành lang Đông - Tây, tạo lập cơ sở vật chất phát triển hoạt động trao

đổi, mua bán hàng hóa của các nước trong tiểu khu vực.

Cùng với Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển

hàng hóa quá cảnh được thực hiện từ năm 2000, hiện nay các nước trong tiểu khu vực:

Lào, Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc đang chuẩn bị ký kết

“Hiệp định khung về tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách dọc

biên giới ở khu vực sông Mê Kông”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng

hóa và hành khách khu vực biến giới bằng đường bộ và đường sắt, đơn giản và hài hòa

hóa những quy định và thủ tục liên quan đến việc di chuyển ở khu vực dọc biên giới.

Như vậy, hành lang Đông - Tây được xây dựng và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận

lợi và mở ra cơ hội lớn về phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

21

Triển vọng duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao (với tốc độ tăng trưởng GDP 5 - 8%

năm) của hai nước mở ra triển vọng lớn về phát triển giao lưu hàng hóa, thế mạnh kinh tế

và tài nguyên của mỗi nước, Lào và Việt Nam có nhiều triển vọng hợp tác phát triển. Lào

có nhiều tài nguyên khoáng sản; tiềm năng thủy điện dồi dào; quỹ đất, rừng rất lớn chưa

được khai thác. Lào cũng có tiềm năng lớn về trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài

ngày, về chăn nuôi gia xúc lớn và có nhiều lâm sản quý hiếm. Khó khăn của Lào là kết cấu

hạ tầng, đường giao thông chưa phát triển, không có biển, hệ thống đường sắt chưa phát

triển, thiếu lao động và cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, Việt Nam có trên 3000 km

bờ biển với nhiều cảng nước sâu, đủ điều kiện để phát triển thành cảng biển quốc tế; có

tiềm năng nông sản, thủy hải sản phong phú và đa dạng, có nhiều khả năng bổ sung, trao

đổi với các bạn; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến đã đạt đến

trình độ phát triển nhất định, có khả năng hợp tác phát triển với Lào. Đặc biệt là Việt Nam

có lực lượng lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, có thể hỗ trợ

Lào phát triển nguồn nhân lực.

Tuy kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Lào hiện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng Lào là đối tác thương mại đặc biệt của Việt

Nam. Đối với Lào, Việt Nam lại là đối tác chiến lược, là một trong 4 bạn hàng lớn nhất của

Lào (năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam đạt 177 triệu USD,

chiếm 25,8% tổng kim nhạch xuất nhập khẩu của Lào). Thị trường Lào có nhu cầu nhập

khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như: phân bón, thức ăn gia súc, thuốc

bảo vệ súc vật, nguyên liệu cho may mặc, đồ gia dụng, kim khí là những mặt hàng mà Việt

Nam có tiềm năng xuất khẩu, ngược lại Lào cũng có nhu cầu xuất khẩu một số sản phẩm

mà Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu như: sản phẩm gỗ, song, mây, cánh kiến, sa nhân,

thạch cao, khoáng sản và một số hàng tiêu dùng do các xí nghiệp 100% FDI hoặc liên

doanh tại Lào sản xuất như xe máy, quạt điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ. Đặc điểm về nhu

cầu thị trường, nhu cầu xuất và nhập khẩu các chủng loại hàng hóa của hai nước Lào - Việt

Nam nêu trên là những tiềm năng và triển vọng lớn trong phát triển trao đổi thương mại

hàng hóa giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước luôn là vấn đề được Chính phủ hai nước

quan tâm phát triển với các chính sách ưu đãi song phương đã và sẽ được xem xét trong

những năm tới. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng cho giao lưu buôn bán, trao đổi

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

22

hàng hóa.

3. Những khó khăn cơ bản.

Điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thị trường và thương mại giữa hai

nước và tại các địa phương dọc tuyến biên giới Lào - Việt Nam còn ở trong tình trạng rất

lạc hậu, chắp vá, manh mún và rất khó phát triển trong những năm tới do địa hình phức

tạp, hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc cho vận chuyển và giao lưu hàng hóa còn rất

thiếu thốn, nhất là thiếu các tuyến giao thông xương cá nối từ trục đường chính qua biên

giới đến các cửa khẩu và với các vùng khác xung quanh. Các công trình thương mại như:

cửa hàng, siêu thị, trạm trại, kho hàng tại các vùng cửa khẩu, kể cả các cửa khẩu quốc tế,

hiện còn rất lạc hậu, thiếu thốn, nhiều cửa khẩu chưa được hình thành và cũng rất khó khăn

cho việc xây dựng trong thời gian tới do địa hình phức tạp hẻo lánh, giá thành xây dựng rất

cao.

Thị trường dọc giữa Lào - Việt Nam, chủ yếu khu vực biên giới tại các cửa khẩu

cũng như các vùng lân cận, phần lớn còn sơ khai, dân cư rất thưa thớt, phần lớn là đồng

bào dân tộc ít người, dân trí thấp, văn hóa đa sắc tộc, kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp còn

phổ biến tập quán và thói quen trao đổi hàng hóa còn chưa rõ nét, trao đổi hiện vật còn phổ

biến. Việc di chuyển dân cư ở các vùng lân cận đến định cư tại các vùng cửa khẩu biên

giới cũng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, tập quán sinh hoạt và các vấn đề nhạy cảm về

an ninh dọc tuyến hành lang biên giới. Tất cả những điều trên đã gây khó khăn lớn cho các

hoạt động giao tiếp, giao dịch và trao đổi mua bán hàng hóa tại khu vực biên giới giữa hai

nước.

Để thực hiện các chương trình phát triển các khu thương mại, các khu vực mậu dịch

biên giới dọc tuyến biên giới, đòi hỏi phải huy động nguồn lực khá lớn của cả nước cũng

như các địa phương dọc biên giới. Trong khi đó hầu hết các tỉnh dọc biên giới Lào - Việt

Nam đều là những tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển; tất cả các vùng cửa khẩu dọc tuyến

biên giới này đều là những vùng xa, lạc hậu, nguồn lực tại chỗ (vốn, lao động) không đáng

kể, chưa đủ sức giải quyết những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Nền kinh tế hai nước Lào - Việt Nam và các tỉnh biên giới vẫn còn đậm nét kinh tế

hiện vật, mới bước đầu chuyển sang kinh tế hàng hóa. Vì vậy, ở các địa phương khó có

được sự phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

23

Nguồn nhân lực tại chỗ của các tỉnh biên giới phục vụ cho phát triển thương mại rất

yếu kém và cũng rất khó nâng cao trong những năm tới. Trong khi đó, việc thu hút nguồn

lao động có trình độ cao ở các địa phương khác đến các vùng này là rất hạn chế, dù Nhà

nước đã có một số chính sách khuyến khích, đãi ngộ.

Những yếu kém về hạ tầng kinh tế - thương mại và khó khăn cho việc thu hút

nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao đến làm việc tại các doanh nghiệp ở khu vực

cửa khẩu biên giới làm cho các chính sách thu hút đầu tư vào khu vực này trở nên kém

hiệu quả. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố có tính động lực không chỉ cho

tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ. Vì thế, sự kém hấp

dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào - Việt Nam, đặc biệt các vùng cửa khẩu biên giới là

một hạn chế lớn đối với phát triển thương mại tại các vùng này.

Thị trường Lào với 5,4 triệu dân không phải là một thị trường tiêu thụ lớn lại rất

phân tán, mức chi tiêu bình quân đầu người cũng khá hạn chế, đặc biệt là tại các tỉnh biên

giới, cũng là một khó khăn trong phát triển xuất khẩu đối với Việt Nam. Phát triển nhập

khẩu cũng gặp khó khăn do những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập

khẩu từ Lào như linh kiện xe máy, gỗ nguyên liệu sẽ bị hạn chế trong thời gian tới (do

chính sách quản lý nhập khẩu linh kiện xe máy của Việt Nam và chính sách đóng cửa rừng

của Lào) trong khi trình độ phát triển sản xuất của Lào còn yếu kém nên việc tìm kiếm các

mặt hàng nhập khẩu thay thế sẽ gặp khó khăn trong những năm tới.

Những khó khăn nói trên cần đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp

của Chính phủ hai nước và những nỗ lực lớn của các tỉnh địa phương dọc tuyến biên giới

trong việc thực hiện những mục tiêu đặt ra cho sự phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào

- Việt Nam.

4. Những Lợi ích của việc phát triển quan hệ thương mại song phương

giữa Lào và Việt Nam

Trong việc phát triển quan hệ thương mại song phương giữa Lào và

Việt Nam đã tạo những lợi ích không ít cho cả hai nước:

Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hai nước tăng nhanh kim ngạch

xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

24

tiếp tục phát triển hợp tác đầu tư, liên doanh dưới hình thức siêu thị tiến tới

thành lập các trung tâm thương mại tại mỗi nước. Thí điểm sản xuất tại Lào

các mặt hàng của Việt Nam đang được thị trường Lào ưa chuộng và có sẵn

nguyên liệu, thực hiện tốt chính sách thanh toán bằng hàng hoá, chính sách ưu

đãi miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước .

Quan hệ thương mại Lào-Việt Nam góp phần không nhỏ cho việc ổn định tình hình

chính trị cũng như cho sự tăng trưởng của kinh tế Lào. GDP mỗi năm tăng liên tục: từ năm

1981-1985 tăng 5,5%; từ 1986-1990 tăng 4,8%; năm 1991-1995 tăng 6,4% và 6,2% giai

đoạn 1996-2000, năm 2001 tăng 6,4%, năm 2002 5,8%, năm 2003 6,1% (dự kiến). Cuộc

sống của nhân dân Lào được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 114

US$ năm 1985 lên 211US$ năm 1990, 380US$ năm 1995 và 350 US$ năm 2000 (bị giảm

do nạn lạm phát ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ 1997) và 360 USD năm 2002 ; nổi bật

hơn là kể từ năm 2000 trở đi, Lào đã hoàn toàn giải quyết được nạn thiếu lương thực và trở

thành một trong những nước xuất khẩu gạo.

Tạo điều kiện cho hai nước có thể tham khảo những kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn

nhau trong việc phát triển thương mại cũng như thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao sản

xuất v.v. Trong những năm gần đây Việt Nam đã giúp Lào qui hoạch sản xuất lương thực,

qui hoạch thuỷ lợi và các đồng bằng trọng điểm với tổng số viện trợ không hoàn lại trong 5

năm 1996-2000 là 36 tỷ đồng, chưa kể các dự án bổ trợ như khí tượng thuỷ văn.

Lào và Việt Nam còn thỏa thuận xây dựng các siêu thị, trung tâm giới thiệu hàng hóa

của hai Bên ở các địa phương của Lào. Theo nghị định của bộ thương mại số 0996/TM-

CATBD ngày 21-3-2001. Tạo điều kiện trong việc giới thiệu và buôn bán các mặt hàng

giữa hai nước.

Tạo điều kiện thông thoáng dễ dàng cho người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên

giới. Hai nước đã thành lập Ngân hàng liên doanh Lào-Việt tại Viêng Chăn, Hà Nội, tỉnh

Champasắc của Lào và gần đây nhất tháng 4/2003 mở thêm một chi nhánh tại TP HCM,

nhằm tăng cường hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh

thanh toán trả chậm,tạo niềm tin cho doanh nghiệp của hai nước.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

25

Tạo điều kiện cho việc phát triển hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai nước

đặc biệt là các dự án đầu tư Việt Nam vào Lào. Tính đến cuối năm 2000, Việt Nam có 22

dự án tại Lào với tổng số vốn đăng ký trên 22,49 triệu USD và vốn pháp định gần 7 triệu

USD, Việt Nam trở thành đối tác đứng thứ 16 trong số 37 quốc gia và lãnh thổ. Tính từ

07/12/1988- 30/4/2002, dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào là 31 dự án với tổng giá trị là

27,134 triệu USD (trong đó có một số dự án là vốn đầu tư liên doanh của Lào và Việt

Nam). Trên thực tế, số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào và vốn đầu tư tại Lào còn

nhiều hơn nhưng chưa được đưa vào danh sách thống kê chính thức. Trong tổng số 57 dự

án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 36,28 triệu USD trên 18

quốc gia và lãnh thổ thì Lào là nước có nhiều dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam lớn nhất,

chiếm 35,25% số vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Trong đó, đầu tư lĩnh vực xây

dựng và sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu chiếm khoảng 60% vốn đăng ký; chế biến

gỗ chiếm 23%; thương mại, dịch vụ 6,2%; sản xuất kinh doanh dược phẩm 10%.

III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG

MẠI HÀNG HOÁ GIỮA CHDCND LÀO VÀ CHXHCN VIỆT NAM

Có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động thương mại

quốc tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam

nói riêng. Nhưng đề tài chỉ tập trung phân tích các nhân tố cơ bản có tính

quyết định về tiền đề, làm cơ sở cho các phần nghiên cứu tiếp theo của đề tài,

các nhân tố đó là:

1. Các chính sách phát triển thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và

CHXHCN Việt Nam.

Nhà nước muốn quản lý nền kinh tế nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng

như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào và

Việt Nam theo đường lối và định hướng chung phải thông qua các chính sách, các biện

pháp và các công cụ quản lý. Trong một chừng mực nhất định khi các cơ quan chức năng

của nhà nước xây dựng một hệ thống các chính sách kinh tế hoàn chỉnh phù hợp với các

yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và điều kiện thực tế của nền kinh tế hai nước

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

26

của điều kiện thực tế về hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hóa giữa Lào với Việt Nam nói riêng, đồng thời áp dụng hữu hiệu các biện pháp các

công cụ quản lý kinh tế và mô hình sẽ tác động thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa hai

nước và các khu vực cửa khẩu biên giới.

Các chính sách phải có tác dụng quản lý và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.

Quản lý và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu là làm cho hoạt động xuất nhập khẩu phát

triển theo hướng hội nhập và mở cửa thị trường, phù hợp với điều kiện thúc đẩy kinh tế ở

hai nước. Có tác động thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển theo mục tiêu và định

hướng phát triển của nền kinh tế đất nước.

Các chính sách phải có tác dụng định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Định

hướng phát triển các chủ thể kinh doanh, định hướng phát triển thị trường, định hướng phát

triển mặt hàng, định hướng phát triển hình thức và phương thức kinh doanh hoạt động xuất

nhập khẩu đi theo đúng hướng sẽ là con đường ngắn nhất để phát triển và nâng cao hiệu

quả cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Các chính sách của Nhà nước phải tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả

các thành phần kinh tế, cho các mặt hàng và cho các lĩnh vực kinh doanh cho phép khai

thác tối đa các lợi thế so sánh để phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu.

Các chính sách phải có tác dụng phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành,

các địa phương tạo thành một hệ thống quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương đối

với hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Hệ thống các chính sách để phát triển hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào -

Việt Nam bao gồm:

+ Các chính sách phát triển kinh tế nói chung.

+ Các chính sách phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Các chính sách phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam.

2. Điều kiện thuận lợi của cửa khẩu biên giới.

Ở các cửa khẩu biên giới có các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có tác dụng thúc đẩy

cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Ngược lại, nếu ở các cửa khẩu biên giới không có

các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có thể sẽ hạn chế hoặc ngăn cản sự phát triển của các

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

27

hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới.

Các điều kiện thuận lợi ở các cửa khẩu biên giới, một phần do sự thuận lợi về mặt tự

nhiên, địa lý tạo nên, nhưng hầu hết các nhân tố này là do các quốc gia có chung đường

biên giới tạo nên. Nhưng nhân tố tạo nên những điều kiện kinh doanh thuận lợi tại các cửa

khẩu biên giới bao gồm:

+ Các nhân tố tự nhiên địa lý.

Những cửa khẩu có nhân tố tự nhiên, địa lý thuận lợi là các cửa khẩu có các địa hình

thích hợp cho các dân cư sinh sống, thuận tiện để mở các tuyến giao thông, thuận tiện cho

việc mở các khu kinh tế, khu thương mại, thuận tiện trong việc kinh doanh buôn bán, dân

cư hai bên đông đúc, kinh tế phát triển. Mặt khác, cửa khẩu lại gần với các trung tâm kinh

tế, chính trị xã hội của mỗi nước, hoặc có điều kiện thuận lợi để mở các tuyến giao thông

đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không với các trung tâm kinh tế của mỗi

nước và của các nước thứ ba.

+ Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thương mại.

Các cửa khẩu có các cơ sở hạ tầng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa

hai bên phát triển.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu bao gồm hệ thống các khu công nghiệp, khu

kinh tế, khu thương mại, hệ thống chợ biên giới, hệ thống giao thông ở khu vực cửa khẩu

và từ cửa khẩu tới các trung tâm khác, hệ thống vận tải, hệ thống kho bãi, hệ thống bưu

chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, hệ thống kiểm nghiệm, kiểm dịch, hệ thống hải

quan, hệ thống văn phòng và các hệ thống dịch vụ khác.

+ Thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính tại các cửa khẩu có thể gây khó khăn và có phần kìm hãm sự

phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đối với các

nước đang phát triển.

Cần thiết lập được một hệ thống tổ chức quản lý vừa đảm bảo quản lý được chặt chẽ

hoạt động xuất nhập khẩu tại các khu vực biên giới lại phải vừa có tác dụng tạo điều kiện

và thúc đẩy cho hoạt động này phát triển.

Các thủ tục hành chính tại các cửa khẩu biên giới bao gồm: thủ tục hải quan, thủ tục

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

28

xuất nhập cảnh, vấn đề xin giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép hoạt động trong chợ biên

giới trong khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu, vấn đề kiểm dịch, kiểm nghiệm và các

thủ tục xuất nhập khẩu khác.

Điểm đáng chú ý là các điều kiện thuận lợi tại các cửa khẩu biên giới, nó phải đảm

bảo được sự tương đồng ở hai bên cửa khẩu, một bên có điều kiện thuận lợi còn một bên

có điều kiện khó khăn thì không thể phát huy hết tác dụng của nó.

3. Đặc điểm kinh tế của mỗi nước.

Lào và Việt Nam là hai nước có quan hệ với nhau về mọi mặt, nền kinh tế có nhiều

nét tương đồng nhau, có xu hướng chung về phát triển nền kinh tế và đẩy mạnh quá trình

công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước trong quan hệ đối ngoại, phát

triển kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài mở

rộng đa dạng hoá kinh tế đối ngoại kể cả hình thức hợp doanh với tư bản nước ngoài, nhờ

đó bước đầu hình thành một nền kinh tế sống động phát triển theo hướng mở rộng ra bên

ngoài hoà nhập vào trào lưu phát triển kinh tế trong khu vực biên giới giữa hai nước góp

phần thúc đẩy nền kinh tế hai nước ngày càng phát triển, tiếp tục mở rộng đa phương hoá,

đa dạng hoá quan hệ kinh tế hai nước, thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp

với những cam kết của hai nước trong quan hệ song phương và đa phương.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG

HOÁ GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

I. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

1. Thực trạng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Lào và Việt

Nam

* Chính sách xuất khẩu

Ngoài các mặt hàng Nhà nước độc quyền, cấm các thành phần kinh tế

kinh doanh là những mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, trật tự

an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục những mặt hàng còn lại được Nhà nước

quản lý bằng các công cụ chủ yếu như hạn ngạch, giấy phép, thuế quan và các

hàng rào phi thuế quan khác. Nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu, Lào đã thực hiện

một số chính sách về trợ cấp, trợ giá, miễn giảm hoàn toàn thuế nhập khẩu

cho nguyên vật liệu dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế VAT, lập

quỹ hỗ trợ, quỹ thưởng xuất khẩu, các chính sách về lãi suất, tỷ giá dã có tác

dụng tốt đẩy mạnh được xuất khẩu . Ngoài ra Lào đã thực hiện giảm mạnh

xuất khẩu thô và sơ chế, tăng nhanh sản phẩm chế biến, nâng dần tỷ trọng sản

phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phát triển mạnh những sản phẩm, hàng

hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh. Thực hiên cơ chế bảo hiểm hàng hoá

xuất khẩu, đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu . Bên cạnh đó, Lào đã thực

hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất làm ăn có hiệu quả

hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang Việt

Nam bằng cách hỗ trợ về vốn trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại

và đổi mới công nghệ trong qúa trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

30

với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, và nâng cao được khả

năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp của Lào vào thị trường Việt

Nam. Trong việc phát triển phát triển cơ sử hạ tầng để phục vụ cho công việc

thúc đẩy xuất khẩu cung được quan tâm đặc biệt là ngành giao thông vận tải

(đường bộ) bởi vì Lào nằm giữa Đông Nam Á lục địa, không có đường thông

thường trực tiếp ra biển, không có đường sắt, đường bộ chưa thông suốt từ

Bắc đến Nam; hơn nữa đường bộ lại xuống cấp nghiêm trọng. Để phát triển

kinh tế - xã hội, Lào phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết là lĩnh

vực giao thông vận tải để góp phần thúc đẫy quan hệ xuất nhập khẩu giữa Lào

và Việt Nam co hiệu quả hơn.

* Chính sách nhập khẩu

Hơn 10 năm qua (1991 đến nay), trên cơ sở chiến lược hợp tác kinh tế,

văn hoá, khoa học kỹ thuật và các hiệp định thương mại song phương Lào -

Việt Nam, CHDCND Lào đã hoạch định và triển khai chính sách nhập khẩu

hàng hoá từ Việt Nam. Chính sách nhập khẩu này đã thúc đẩy sự tăng trưởng

khá ổn định kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của Lào qua các

năm. Hiện nay, mặt hàng mà Lào nhập từ Việt Nam bao gồm: các hàng công

nghiệp tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ (như hàng dệt may, giầy dép, linh

kiện vi tính, sản phẩm nhựa,...) với tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu

ngày càng tăng trưởng và đạt chỉ số lớn. Để thúc đẩy quan hệ thương mại

hàng hoá với Việt Nam, Lào đã thực hiên chính sách ưu đãi đối với mặt hàng

nhập khẩu từ Viêt Nam như :

+ Miến giảm thuế cho các mặt hàng nhập từ Việt Nam, giảm thuế nhập

khẩu 50% những mặt hang đủ 4 điều kiện:

(1) Nằm trong doanh mục hàng hoá được chính phủ hai nước đã thoả

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

31

thuận giảm 50% thuế nhập khẩu.

(2) Có gấy chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam.

(3) Có gấy chứng nhận của Bộ thương mại hoặc Sở thương mại của Việt

Nam.

(4) Hàng hoá phải được vận chuyển qua các cửa khẩu chính thức giữa hai

nước.

Trị giá tính thuế nhập khẩu là giá trị hàng tại cửa khẩu nhập hàng bao gồm tiền

hàng , cước vận chuyển, bảo hiểm do người nhập khẩu và người xuất khẩu thoả thuận

trong hợp đồng, nhưng không được thấp hơn giá thực tế tại cửa khẩu nhập khẩu 15%. Thuế

suất doanh thu nhập khẩu có 3 mức: 3%, 5%, 10%. Thuúe suất bán lể hàng nhập khẩu 1%

của doanh số bán.

+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp Viêt Nam xuất khẩu sang Lào, Năm 2002 Lào cũng ban hành Quyết định 13/UBQLĐTHT nhằm đơn giản hóa thủ tục xin cấp phép, quy định thời gian và chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương liên quan. Tất cả là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tư và thương mại.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi, phương thức thanh toán phù hợp để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng cách thúc đẩy hoạt động ngân hàng tiền tệ đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng đồng tiền hai nước.

+ Tạo điều kiện thuậ lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu thị trơừng của Lào bằng cách áp dụng chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp hợp tác với nhau.

* Chính sách đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có những sự thay đổi rất lớn

trong những năm đổi mới vừa qua.

Từ năm 1980 trở về trước, nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương, toàn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

32

quốc chỉ có một vài công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương được quyền xuất nhập khẩu mà

thị trường chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa cũ.

Nước CHDCND Lào đã đề ra những đổi mới cơ bản đối với chế độ quản lý và tổ

chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập

khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trong 10 năm đổi mới với những chính sách mới ban hành đã có những thay đổi cơ

bản đối với các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Từ việc Nhà nước độc quyền

về hoạt động xuất nhập khẩu đến việc cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đã nâng số doanh nghiệp tham gia xuất

nhập khẩu từ vài chục doanh nghiệp cho đến ngày 30/08/2001 cả hai nước đã có hơn 2000

doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của

hai nước.

Tuy nhiên chính sách vẫn còn giới hạn các doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh

các mặt hàng theo phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, điều này có thể làm ảnh

hưởng đến cơ hội và khả năng phát triển của các doanh nghiệp. Mặt khác khi số lượng các

doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu tăng nhanh nếu không có biện pháp tổ chức quản lý có

một định hướng phát triển cụ thể, không hướng các doanh nghiệp về một mục đích chung

xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gian lận làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

của hai nước.

* Chính sách thương mại đường biên

Đối với những đặc điểm riêng của khu vực mậu dịch đường biên các quốc gia

cần thiết phải hoạch định và triển khai hữu hiệu chính sách mậu dịch đường biên, đảm bảo

tôn trọng quyền tự chủ cùng tổ chức và quản lý khu vực thị trường này.

Chính sách thương mại đường biên phải đảm bảo cho sự tự do lưu thông

hàng hoá trong khu vực thị trường này, phát triển tổ chức thương mại bán lẻ thích ứng

phát huy mối quan hệ kinh tế, văn hoá xã hội, của dân cư trong vùng.

Chính sách thương mại đường biên cần được hoạch định và triển khai trên cơ sở

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

33

quan hệ thương mại song phương giữa các quốc gia và tập trung trên các khía cạnh chủ

yếu:

- Về mặt hàng kinh doanh.

- Phát triển các hình thức thương mại bán lẻ.

- Tổ chức quản lý tốt khu vực thị trường này.

* Chính sách hải quan

Chính sách hải quan là bộ phận cấu thành chính sách thương mại song phương giữa

các quốc gia, nội dung cơ bản của chính sách này là:

Đơn giản hoá tiến tới thống nhất hoá phương pháp xác định giá hải quan, danh mục

thuế quan và các quy trình thủ tục hải quan.

Đảm bảo việc thực thi liên tục, công khai và công bằng luật lệ hải quan, các quy trình

thủ tục và luật lệ hành chính mỗi nước.

Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng đối với hàng hoá tạo điều kiện cho

phát triển thương mại và đầu tư.

Ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hình thức buôn lậu cũng như các hành vi vi

phạm luật hải quan khác.

Chính sách hải quan Lào đã được hoàn thiện trong thời gian qua đảm bảo những điều

kiện cần thiết để hợp tác hải quan nói riêng, phát triển thương mại với các nước ASEAN

nói chung.

* Chính sách xúc tiến và truyền thông thương mại

Chính sách này tác động tới sự phát triển của ngành thương mại hàng

hoá trong và ngoài nước. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp xúc tiến,

thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK cho các doanh nghiệp thông qua chính

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

34

sách xúc tiến truyền thông thương mại XNK nhất là các quốc gia đang phát

triển, hệ thống XNK nhỏ bé về quy mô, vị thế thấp trên thị trường quốc tế như

Lào và Việt Nam và nhiều nước khác trong khối ASEAN.

* Chính sách phát triển khu kinh tế của cửa khẩu và chợ biên giới

Từ năm 1997, Lào đã trở thành thành viên của ASEAN và tham gia

AFTA với thời gian thực hiện hoàn toàn các cam kết CEPT/AFTA vào năm

2008. Trong chương trình “Tăng cường quan hệ thương mại Lào - Việt Nam,

triển khai thực hiện thoả thuận Cửa Lò ”. Việc thực hiện chương trình này sẽ

đem lại những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai

nước, Chính phủ Lào cũng đã thành lập ban chỉ đạo phát triển khu thương mại

biên giới Nặm Phạo - Cầu Treo để thực hiện các chính sách khuyến khích đầu

tư phát triển kinh tế xã hội tại khu vực này.

Lào chủ trương tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt

Nam trên tất cả các lĩnh vực, để khuyến khích hoạt động thương mại du lịch,

phía Lào tạo điều kiện cho Việt Nam tổ chức bán hàng trên đất Lào, duy trì

họp chợ biên giới, cho phép nhân dân hai bên đi lại bằng giấy thông hành biên

giới, các tỉnh Bo Ly Khăm Say, khăm Muôn của Lào và các tỉnh Hà Tĩnh,

Nghệ An của Việt Nam. Hàng năm tổ chức gặp gỡ cán bộ cao cấp và các cấp

chuyên ngành nhằm bàn bạc thống nhất các biện pháp để đẩy quan hệ hợp tác

trên các lĩnh vực về sự phát triển chung đảm bảo lợi ích quốc gia và mỗi tỉnh

trên cơ sở tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.

Chính phủ Lào đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Lào về mọi thủ tục hành chính. Các doanh

nghiệp Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng 50% mức

thuế chung khi đầu tư vào Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

35

tại Lào được hưởng hạn ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước khác.

Đối với Lào, mở các tuyến đường thông qua các cảng biển của Việt Nam

là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để thực hiện thông thương với các

nước. Vì vậy, bên cạnh quan hệ hợp tác gắn bó truyền thống giữa hai nước,

Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong chiến lược liên kết hội nhập ASEAN và

GMS của Lào và cũng là cửa ngõ ra biển để Lào mở rộng giao lưu kinh tế với

các nước ngoài khu vực.

Các chính sách hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN và GMS

của Lào và Việt Nam đã tạo những tiền đề thuận lợi và mở ra những triển

vọng phát triển mới cho thương mại biên giới giữa hai nước. Các nước GMS

đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường phát triển thương mại biên giới

với các nhiệm vụ chiến lược: mở cửa biên giới; tăng cường buôn bán và đầu

tư nội khu vực; phát triển các hành lang kinh tế; cải thiện môi trường và giảm

đói nghèo tại các địa phương biên giới. Trước mắt là các địa phương dọc hành

lang Đông - Tây; phát triển các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc phạm

vi hành lang Đông - Tây và xây dựng các quy định hài hòa về xuất khẩu hàng

hóa với các nước trong khu vực.

Những nhận thức về tầm quan trọng và tính chất đặc thù của thương mại

biên giới, của việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh

tế quốc gia nói chung, kinh tế biên giới nói riêng nên bắt đầu từ năm 1998,

Chính phủ Việt Nam đã có các quyết định cho áp dụng các chính sách ưu đãi

phát triển đối với các khu kinh tế biên giới và khu thương mại cửa khẩu dọc

tuyến biên giới Lào - Việt Nam: khu cửa khẩu Cầu Treo, khu thương mại Lao

Bảo (1998), khu cửa khẩu Bờ Y - Ngộc Hồi (1999), cửa khẩu Tây Trang và

cửa Khẩu Pa Háng (2001). Ngày 15/10/2002, Chính phủ đã ra quyết định số

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

36

137/2002/QĐ-TTg về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng chính

sách ưu đãi phát triển đối với khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình.

Các khu kinh tế cửa khẩu khác nhau có các đặc thù khác nhau về vị trí

địa lý, kinh tế... và các chính sách ưu đãi đối với các khu kinh tế cửa khẩu

cũng không hoàn toàn giống nhau do đặc thù của mỗi vùng nhưng vẫn có

điểm chung nhất là: quy định về địa bàn trên cơ sở khai thác ưu thế về địa lý,

cho phép phát triển đồng bộ các loại hình thương mại như xuất nhập khẩu,

tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn

thuế, hội chợ triển lãm, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện của các

công ty trong và ngoài nước, chợ biên giới, thủ tục xuất nhập cảnh phù hợp

với đặc điểm vùng biên giới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân

hai nước giáp khu kinh tế cửa khẩu, ưu đãi về đầu tư và nộp ngân sách, áp

dụng các chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách tài chính, tiền tệ ưu

đãi khác. Sự hình thành các khu kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động thương mại qua các khu vực này và góp phần tích cực vào việc

phát triển kinh tế ở các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu.

2. Thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng

hoá giữa Lào và Việt Nam

* Thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại

hàng hoá của Lào với Việt Nam

Đối với hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng hoá của

Lào những năm qua chưa được chú trọng, hàng hoá sản xuất trong nước chưa

đủ tiêu dùng, thị trường nội địa còn thiếu thốn những hàng hoá cần thiết. Hệ

thống tổ chức quản lý còn kém, trình độ sản xuất còn thấp, hàng hoá phần

nhiều nhập khẩu từ Thái Lan, hàng hoá xuất khẩu ngoài gỗ và điện lực hầu

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

37

như chẳng có gì.

Những năm gần đây từ khi Lào ra nhập khối ASEAN và quan hệ hợp

tác thương mại song phương với các nước nói chung và quan hệ hợp tác

thương mại hàng hoá với Việt Nam nói riêng, Lào đã có những bước chuyển

đổi mới, hạn chế những hàng hoá nhập khẩu từ Thái Lan, chuyển hướng trao

đổi các mặt hàng cần thiết từ các nước khác theo mục đích hai bên cùng có

lợi, chủ yếu là với Việt Nam. Năm 2000 hàng hoá của Lào xuất khẩu sang

Việt Nam đạt 111,6 triệu USD; năm 2001 đạt 67,8 triệu USD, với mặt hàng

xuất khẩu đa dạng hơn và hiệu quả xuất khẩu tăng đáng kể.

Về hải quan: Đã có nhiều cuộc cải cách lớn, nhằm đơn giản hóa thủ

tục hải quan, nhất là sau khi áp dụng chính sách hải quan và luật hải quan,

thực hiện 3 bước đối với hàng nhập khẩu, miễn kiểm tra đối với nhiều mặt

hàng xuất khẩu... nhiều cửa khẩu quốc tế Lào - Việt Nam cho phép mở tờ

khai một lần cho nhiều lần xuất khẩu hàng hóa, công khai các quy định thuế

và lệ phí hải quan, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các lô hàng chỉ còn

trong ngày, thực hiện cả trong ngày nghỉ nếu doanh nghiệp có yêu cầu.

Về phương thức thanh toán: Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và

phương thức kinh doanh trên thị trường khu vực biên giới nên các phương

thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng. Để tạo điều kiện cho hoạt động

buôn bán, trao đổi giữa hai nước, bên cạnh chính sách khuyến khích xuất

nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng, Chính phủ hai nước đã ký kết

thoả thuận Cửa Lò 223/8/1999 về cơ chế thanh toán hàng xuất nhập khẩu giữa

hai nước và ngân hàng hai nước.

Về hoạt động xúc tiến thương mại: Hầu hết các tỉnh ở khu vực biên

giới đã thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, các tổ chức xúc tiến thương

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

38

mại, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm tại

khu vực biên giới giữa hai nước.

Về hoạt động chống buôn lậu: với đặc điểm biên giới Lào - Việt Nam,

với nhiều kênh rạch và đường mòn qua lại của cư dân khu vực hai bên biên

giới, dân cư dọc biên giới đa số là người dân tộc, đời sống còn nhiều khó

khăn, thiếu việc làm. Những đặc điểm nêu trên để bọn đầu lậu lôi kéo, mua

chuộc vận chuyển trái phép, buôn lậu hàng cấm, chứa hàng nhập lậu, gây

không ít khó khăn cho hoạt động chống buôn lậu. Trong thời gian vừa qua

hoạt động chống buôn lậu của các cơ quan chức năng có nhiều tiến bộ, triển

khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra, định kỳ có kiểm điểm đánh giá kết quả thực

hiện.

* Thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại

hàng hoá của Việt Nam với Lào.

Việt Nam đã có mạng lưới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương

mại hàng hoá từ trên xuống dưới. Hạn chế các mặt hàng nhập khẩu từ nước

ngoài mà Việt Nam sản xuất được, ưu tiên nhập một số mặt hàng từ bên nước

Lào mà chính hàng hoá nước CHDCND Lào sản xuất. Việt Nam đã có giải

pháp tăng cường sức cạnh tranh để hàng hoá chiếm lĩnh được thị trường nội

địa và quốc tế. Hoạt động tổ chức quản lý chống buôn lậu hàng hoá qua các

đường biên giới, hoạt động kiểm tra kiểm soát hàng hoá trốn thuế.

Thực hiện hệ thống tổ chức quản lý hàng hoá quá cảnh qua Lào vào thị

trường Việt Nam bên cạnh mặt tích cực tạo ra sự sôi động thị trường các hàng

hoá này ở việt nam.

Về hải quan: ở bên phía Việt Nam cũng đang tập trung cải cách lại cho

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

39

tốt hơn và hiện nay hai bên đang thực hiện chính sách giảm 50% thuế xuất khẩu.

Về phương thức thanh toán: Việt Nam cũng ban hành Quyết định

245/2000/QD-NHNN7 ngày 02/08/2000 về việc thanh toán hàng xuất nhập

khẩu bằng đồng Việt Nam và đồng Kíp Lào. Ngoài ra còn được phép thanh

toán bằng ngoại tệ (đô la Mỹ).

Về hoạt động xúc tiến thương mại: Các tỉnh ở khu vực biên giới cũng

thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ

trợ các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm tại khu

vực biên giới giữa hai nước.

Về hoạt động chống buôn lậu: Với đặc điểm biên giới hai nước như

vậy và trình độ dân trí ở khu vực biên giới còn thấp, do vậy, không tránh khỏi

việc buôn bán lậu và mua chuộc vận chuyển trái phép... và trong thời gian qua

hoạt động chống buôn lậu đã có nhiều tiến bộ, đã tăng cường hoạt động này

đối với các cơ quan chức năng, thực hiện tốt kế hoạch và kiểm điểm đánh giá

kết quả thực hiện.

II. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT VỀ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

HÀNG HOÁ GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

1. Về kim ngạch buôn bán giữa Lào và Việt Nam

Bảng (2.1)

KIM NGẠCH XNK CHÍNH NGẠCH CỦA LÀO VỚI VIỆT NAM 1991-2002

Đơn vị: triệu USD

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

40

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng kim

ngạch

XNK

6,9 23,7 56,3 123,8 104,6 163,4 98,8 217,4 360 178 130,2 122

Kim ngạch

xuất khẩu 3,3 7,7 41,9 83,3 84 108,5 52,7 144 195 111,6 67,8 62,5

Kim ngạch

nhập khẩu 3,6 16 14,4 40,5 20,6 54,9 46,1 73,3 164,3 66,4 62,4 59,5

Cán cân

thương

mại

-0,3 -8,3 27,5 42,8 63,4 53,6 6,6 70,7 30,7 45,2 5,4 3

Nguồn: Số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cục

Hải quan

Qua bảng (2.1) cho thấy, từ năm 1991 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của

hai nước có chiều hướng tăng mạnh và đã vượt xa hẳn so với thời kỳ những năm 70, 80.

Sở dĩ có được như vậy chủ yếu là do hai nước cùng thực hiện tiến hành đổi mới về mọi

mặt (như đã trình bày ở trên). Trong giai đoạn này, từ những năm đầu đổi mới đến năm

1992, Lào liên tục nhập siêu của Việt Nam, riêng 1992 khoảng 8,3 triệu USD. Đến lúc này,

nhiều loại hàng mới cũng xuất hiện, ngoài nhu yếu phẩm còn có hàng công nghiệp như: xi

măng, sắt thép xây dựng, xăng dầu...

Từ năm 1993, do thị trường Việt Nam có nhu cầu về xe máy do đó xe máy Thái lan

đã thông qua doanh nghiệp Lào xuất sang Việt Nam với số lượng lớn, chiếm kim ngạch

khoảng 39 triệu USD năm 1993; các năm tiếp theo số lượng còn lớn hơn. Nét đặc trưng

trong quan hệ thương mại thời kỳ này, (từ 1993 trở đi) là Lào luôn xuất siêu, Việt Nam

nhập siêu. Lào nhập của Việt Nam chủ yếu vẫn là các sản phẩm thiết yếu, còn Việt Nam

nhập từ Lào chủ yếu là xe máy Dream, sản phẩm gỗ và tân dược. Trong năm 1991-1995

kim ngạch XNK của hai nước tăng gấp 4,8 lần so với tổng kim ngạch XNK hai chiều của

thời kỳ 1986-1990. Kim ngạch XNK các năm tiếp tục tăng, riêng 1997 giảm đôi chút do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu á và nạn lạm phát ở Lào.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

41

Từ tháng 8/1998 tới năm 2000 để hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế 1997 và

để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Lào, tạo

thêm lợi thế cho hàng Việt Nam cạnh tranh với hàng Thái Lan, chính phủ hai nước đã có

văn bản cho phép doanh nghiệp Lào và doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện quy chế

hàng đổi hàng (đã trình bày ở trên), chính vì thế kim ngạch giữa hai nước tăng vọt, xắp xỉ

gấp hai lần năm 1998 và đạt 360 triệu USD - mức cao nhất từ trước đến nay (xem

bảng2.1).

Từ năm 2000 đến nay kim ngạch XNK giữa hai Bên tuy vẫn đạt ở mức cao nhưng

giảm liên tục, riêng năm 2000 kim ngạch chỉ đạt hơn 50% so với năm 1999. Đặc biệt kim

ngạch xuất khẩu của Lào giảm mạnh, chỉ đạt 57% so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu

của sự giảm sút này là do cơ chế thương mại của hai nước thay đổi: cơ chế hàng đổi hàng

không còn nữa và chủ yếu là thực hiện các hợp đồng tồn tại của năm 1999, Lào đóng cửa

rừng cấm khai thác và xuất khẩu gỗ để bảo vệ môi trường mà mặt hàng xuất khẩu của Lào

có gỗ chiếm tỷ trọng chủ yếu, thêm vào đó các mặt hàng như linh kiện xe máy dạng CKD

và IKD cũng bị hạn chế đến mức tối đa, do phía Việt Nam đang thực hiện bảo hộ xe máy

sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa trong xe máy lên 40% (năm 2001), hơn nữa

khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Lào còn yếu do giá cước vận

chuyển và chí phí cao.

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Lào với Việt Nam tăng khá nhanh,

năm 1993 tăng gấp 5,5 lần năm 1992; năm 1994 tăng gấp 2 lần năm 1993; năm 1998 tăng

gấp 3 lần năm 1997 và năm 1999 đạt 195 triệu USD, tăng gấp 3,7 lần năm 1997. Tốc độ

tăng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 là 5,8%/năm, xuất khẩu chủ yếu qua các cửa

khẩu biên giới; tỷ trọng giữa xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu biên giới Lào-Việt như

bảng (2.2)

Bảng (2.2)

TỶ TRỌNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH QUA CÁC CỬA

KHẨU BIÊN GIỚI LÀO-VIỆT NAM

Đơn vị: Triệu USD

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

42

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch 83,3 84,0 108,5 52,7 144 195 111,6 67,8

Trong đó: kim ngạch xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu biên giới

47,9 44,2 49,79 45,18 93,6 124,9 81,32 59,1

Tỷ trọng xuất khẩu qua các cửa khẩu trên tổng kim ngạch xuất (%)

56,3 52,63 45,89 85,73 58,06 64,05 72,87 87,17

Nguồn: Số liệu thông kê chính thức của Tổng cục thống kế Việt Nam và Tổng cục

Hải quan.

Về nhập khẩu: Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch của Lào với

Việt nam thời kỳ 1996-2000 đạt 26%/năm. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch qua các cửu

khẩu biên giới chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 1995 đạt 84,56% tổng kim ngạch nhập khẩu,

chỉ có năm 1994 đạt thấp nhất là 37,14%.

Bảng (2.3)

TỶ TRỌNG VÀ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH QUA

CÁC CỬA KHẨU

Đơn vị : triệu USD

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch 40,5 20,5 54,9 46,1 73,3 164,3 66,4 62,4

Trong đó: kim ngạch nhập khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu biên giới

15,04 17,42 41,93 30,4 43,4 105,5 32,65 47,63

Tỷ trọng nhập khẩu qua các cửa khẩu trên tổng kim ngạch nhập khẩu (%)

37,14 84,6 76,39 65,9 52,9 64,2 49,17 76,33

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

43

Nguồn:- Số liệu thông kê chính thức của Tổng cục thống kế Việt Nam và Tổng cục

Hải quan

Về xuất nhập khẩu tiểu ngạch:

Khi đề cập đến hoạt động xuất nhập khẩu Lào-Việt Nam, ngoài việc đề

cập tới hoạt động trao đổi hàng hóa Trung ương, cũng cần phải quan tâm đến

trao đổi thương mại địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch hai

chiều phát triển rất nhanh, đặc biệt kể từ khi chính phủ hai Bên ký Hiệp định

về quy chế quản lý biên giới tháng 3/1990, theo đó hai Bên thỏa thuận xây

dựng hai cặp cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Lao Bảo - Đenxavẳn, cửa khẩu

Cầu Treo-Nậm Phao; và 13 cặp cửa khẩu do các địa phương ký kết gồm 6 cửa

khẩu chính, 7 cửa khẩu phụ; thêm vào đó là 27 đường mòn qua lại giao lưu

buôn bán giữa các tỉnh, huyện, xã, bản. Hoạt động chợ biên giới diễn ra khá

sôi nổi làm cho kim ngạch XNK tiểu ngạch liên tục tăng mạnh những năm

gần đây:

Bảng (2.4)

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH GIỮA LÀO VỚI VIỆT NAM

Đơn vị: Tỷ đồng

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch

36,39 36,52 47,16 49,04 52,26 38,64 90,08 80,62 100

Trong đó, xuất khẩu tiểu ngạch 12,42 15,83 21,06 18,48 16,52 12,74 74,53 22,73 30

Trong đó, nhập khẩu tiểu ngạch 23,42 20,69 26,1 30,56 36,74 25,9 15,55 58,25 70

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

44

Nguồn:Số liệu thống kê từ Hải quan các cửa khẩu Việt Nam-Lào, Trung tâm

Thông tin Hải quan

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa Việt Nam với Lào tăng bình quân

14,62%/năm trong thời kỳ 1996-2000. Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch không

lớn so với kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch , nhưng với hình thức trao đổi hàng hóa

theo con đường tiểu ngạch đã giúp cho đời sống người dân tại các tỉnh vùng biên giới hai

Bên cải thiện một bước đáng kể, thông qua hệ thống chợ đường biên hai nước trao đổi một

số sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng biên và sử dụng chính nguồn tài

nguyên, lao động của mỗi nước. Mặt hàng trao đổi tiểu ngạch của hai nước chủ yếu là hàng

tiêu dùng thực phẩm và một số công cụ lao động như: vải vóc, muối ăn, đường, đồ dùng

gia đình, lưỡi cày, cuốc, chiếu cói, dầu hỏa, tôn lợp nhà, giấy vở học sinh, tỏi, hồ tiêu...

Hàng của Lào chủ yếu là hàng nông lâm sản: cà phê, sa nhân, cánh kiến, song mây, xương

thú... ngoài ra Lào còn xuất thêm một số mặt hàng có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung

Quốc: quần áo, mì chính, phích Trung Quốc..

2. Về Cơ cấu mặt hàng

Các mặt hàng xuất khẩu của Lào sang Việt nam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giữa Lào - Việt Nam là xe máy, gỗ,

thạch cao, xe ô tô... trong giai đoạn 1991 - 1998 và năm 2000, xe máy và linh

kiện xe máy là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất, với giá trị xuất

khẩu trong giai đoạn 1991 - 1998 và 2000 đạt 295, 65 triệu USD, chiếm

63,58% tổng giá trị xuất khẩu, chủ yếu là xe máy sản xuất tại Thái Lan, trung

chuyển qua Lào và tái xuất sang Việt Nam.

Nhóm hàng lâm sản đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu, chủ yếu là gỗ tròn

và gỗ xẻ với trị giá 66,4 triệu USD, chiếm 15,72% trong tổng giá trị xuất

khẩu; song mây đạt trị giá 1,33 triệu USD, chiếm 2,48%...

Nhóm mặt hàng có kim ngạch lớn thứ ba là thạch cao tự nhiên, đạt kim

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

45

ngạch 20,8 triệu USD, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu, mặt hàng thạch cao tự

nhiên được khai thác tại nam Lào. Do vậy, chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam

qua cửa khẩu Đen Sa Vẳn. Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ tư là ô tô nguyên

chiếc khối lượng 635 chiếc, trị giá 11,3 triệu USD, chiếm 2,72% tổng giá trị

xuất khẩu của Lào sang Việt Nam.

Một số mặt hàng và mặt hàng kim ngạch đáng kể là gạo nếp khoảng 4,16

triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ các loại khoảng 9,8 triệu USD; Vải 3

triệu USD, ti vi, tủ lạnh... các mặt hàng này chiếm khoảng 10% tổng giá trị

xuất khẩu chính ngạch giữa Lào - Việt Nam.

Các nhóm mặt hàng nói trên chủ yếu là nhập từ Thái Lan sau xuất khẩu

sang Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Lào - Việt như: Đen Sa Vẳn (Sa

Vẳn Na Khệt) - Lao Bảo (Quảng Trị), Năm Phao (Bo Ly Khăm Say) - Cầu

Treo (Hà Tĩnh), Năm Căn (Xiêng Khuảng) - Năm Căn (Nghệ An)... Tuy

nhiên một số mặt hàng lâm sản như: Gỗ các loại, Thạch cao là khai thác tại

Lào.

Các mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch đa dạng và phong phú hơn với trên

40 nhóm mặt hàng, thể hiện trong năm 2001 mà trong đó mặt hàng lớn nhất là

gỗ các loại, đạt được khoảng 60 triệu USD; thứ hai là gạo nếp khoảng 13,5 tỷ

VND; xe máy nguyên chiếc với 832 chiếc, trị giá 12,6 tỷ VND; đồ điện gia

dụng, chủ yếu là ti vi, tủ lạnh trị giá khoảng 15 tỷ VND... Các nhóm mặt hàng

khác có kim ngạch tiểu ngạch khác là: hàng bách hóa tiêu dùng các loại, hàng

lâm sản, ngô hạt, phế liệu kim loại, đồ sứ các loại, vải, vật liệu xây dựng...

Bảng (2.5)

CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA LÀO SANG VIỆT NAM

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

46

Đơn vị: Tỷ đồng

2000 2001

TRỊ GIÁ TỶ TRỌNG TRỊ GIÁ TỶ TRỌNG

Tổng KNCN 111,6 100 67,8 100

Các cửa khẩu chính 45,632 40,88 50,3323 74,23

1. Gỗ các loại 30,0975 26,96 25,5553 37,69

2. Linh kiện xe máy 11,5515 10,35 21,0071 30,98

3. Thạch cao 2,1381 1,91 1,4751 2,17

4. Quả hạt sa nhân 0,7965 0,71 0,1879 0,27

5. Song mây 0,2241 0,2 0,6707 0,98

6. Nhãn quả khô 0,2239 0.2 0 0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt nam

Các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam vào Lào chủ yếu là

xăng dầu, hàng nông sản (lạc, gạo...), gỗ chế biến, tơ sợi, các loại vật liệu xây

dựng (sắt, thép, xi măng, nhựa đường), một số chủng loại máy móc, thiết bị,

phụ tùng các loại và hàng tiêu dùng các loại, hàng dệt may, tơ tằm... cụ thể

như sau.

Chiếm tỷ trọng cao nhất là về khối lượng lưu chuyển trao đổi cũng như

giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Lào là nhóm hàng

nguyên vật liệu.

Thứ nhất: Là xăng dầu các loại đây là nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất,

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

47

chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu qua các cảng biển sau đó

tái xuất sang Lào, trong giai đoạn 1992 - 1998 và năm 2000, Lào đã nhập

khẩu từ Việt Nam 127,55 nghìn tấn xăng dầu các loại, trị giá 35,6 triệu USD

(riêng năm 2000 đạt 5,2 triệu USD), chiếm 17,34% tổng kim ngạch xuất khẩu

chính ngạch, Lào nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu từ các cảng biển

miền Trung qua các cửa khẩu Nặm Căn (chiếm hơn 40%), Đen Sa Vẳn, Nặm

Phạo, Bản Lơi.

Thứ hai: Sắt, thép và các vật liệu xây dựng khác (nhựa đường, xi măng)

là những mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng kim ngạch

nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam vào thị trường Lào, trong giai đoạn 1992

- 1998 và năm 2000, sắt, thép nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Lào đạt

100 nghìn tấn trị giá 221,65 triệu USD (riêng năm 2000 đạt 3,85triệu USD),

chiếm 10,54% tổng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam vào thị

trường Lào. Nhập khẩu xi măng đạt 80 nghìn tấn, trị giá 8,8 triệu USD (riêng

năm 2000 đạt 2,79 triệu USD), chiếm 4,28% tổng kim ngạch nhập khẩu chính

ngạch từ Việt Nam vào thị trường Lào. Nhập khẩu nhựa đường với khối

lượng trên 50 nghìn tấn, trị giá trên 8,5 triệu USD. Các nhóm mặt hàng nhập

khẩu từ Việt Nam chủ yếu đi qua các cửa khẩu, Đen Sa Vẳn, Nặm Phạo, Bản

Lơi, Nặm Căn.

Thứ ba: Các mặt hàng nông sản - thực phẩm, lâm sản, thủy sản với nhiều

chủng loại: gạo, tỏi, lợn sữa chế biến, rượu bia các loại, mì ăn liền, trâu sống,

lợn sống, cà phê, gỗ chế biến, hàng hải sản đông lạnh... hàng năm đã nhập

khẩu từ Việt Nam vào thị trường Lào với khối lượng hàng hóa khá lớn, chủ

yếu đi qua cửa khẩu Đen Sa Vẳn, Nặm Phạo, Bản Lơi, Nặm Căn. Một số mặt

hàng có khối lượng hàng hóa trao đổi và giá trị kim ngạch nhập khẩu khá lớn

trong giai đoạn 1992 -1998 và năm 2000 như: gạo và thóc các loại đạt 55,9

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

48

nghìn tấn, trị giá 16,33 triệu USD, chiếm 8,1% tổng kim ngạch nhập khẩu từ

Việt Nam vào thị trường Lào, nhập khẩu gỗ chế biến đạt 68,9 nghìn m3, trị

giá 13,1 triệu USD; tỏi khô đạt 26,1 nghìn tấn, trị giá 8,22 triệu USD.

Thứ tư: Nhóm mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều

chủng loại đa dạng như nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, máy móc thiết bị,

dụng cụ, phụ tùng, dược phẩm, hóa mỹ phẩm và một số loại hàng tiêu dùng

khác chiếm tỷ trọng 5 -7% giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào thị

trường Lào.

Về mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch, giá trị nhập khẩu tiểu ngạch 10 mặt

hàng chủ yếu chiếm khoảng 60% tổng giá trị nhập khẩu tiểu ngạch hàng năm

của Lào từ Việt Nam. Trong đó mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là sắt thép

xây dựng các loại đạt trên 13,79 tỷ Kíp (trên 20 tỷ VND), xi măng đạt trên 13

tỷ Kíp (trên 19 tỷ VND), hàng thực phẩm tươi sống (chủ yếu là thịt lợn) đạt

khoảng 9 tỷ Kíp (khoảng 13 tỷ VND), vật liệu xây dựng và trang trí nội thất

đạt trên 7,5 tỷ Kíp (khoảng 11 tỷ VND), lạc nhân đạt trên 6,2 tỷ Kíp (trên 9 tỷ

VND), muối ăn khoảng 6,9 tỷ Kíp (khoảng 10 tỷ VND), quần áo gần 4,8 tỷ

Kíp (gần 7 tỷ VND), xà phòng trên 4 tỷ Kíp (trên 6 tỷ VND), hàng thủ công

mỹ nghệ trên 4 tỷ Kíp (trên 6 tỷ VND)... các mặt hàng khác có kim ngạch cao

là: tỏi khô đạt trên 2,75 tỷ Kíp (trên 4 tỷ VND), đồ dùng gia đình đạt trên 2,75

tỷ Kíp (trên 4 tỷ VND), hải sản đạt trên 2,75 tỷ Kíp (trên 4 tỷ VND), máy

móc thiết bị phụ tùng các loại đạt trên 3,4 tỷ Kíp (trên 5 tỷ VND). Nhìn chung

cơ cấu hàng hóa Lào nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Lào còn nghèo về

chủng loại, chưa có các mặt hàng chủ lực có sức “đột phá” đẩy kim ngạch

tăng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch qua các

năm cũng như lưu lượng hàng hóa qua lại không ổn định.

Bảng (2.6)

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

49

MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA LÀO TỪ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

NĂM 1998 1999 2000 2001

Tên mặt hàng Lượng Trị giá ($1000)

Lượng Trị giá ($1000)

Lượng Trị giá ($1000)

Lượng Trị giá ($1000)

Cà phê (tấn) 1.592 2.395,3 54 50,5 407 217,5 100 50,5

Gạo (tấn) 2.867 823,8 494 107,9 5.667 1.101.14 5.520 948,28

Giày dép - 234,1 - 2.730,5 - 4,3 - 214,97

Hải sản - 7.608,7 - 3.321,8 - 63 - 27,39

Hàng dệt may - 2.246 - 8.867,4 - 2.361,65 - 9.382,89

Rau qủa các loại - 4.456,4 - 9.234,7 - 2.095,6 - 1.626,33

Chè (tấn) - - 59 60,9 -

Quế - - - 0,35 -

Lạc nhân (tấn) - - 8.667 2.401,7 18.299 9.643 5.900 3.303,6

Hạt tiêu (tấn) - - 816 6.426,7 120 438,7 5 13,55

Thiếc (tấn) - - 84 485,2

Hàng thủ công

mỹ nghệ

- - - 931 44,54

Linh kiện vi tinh - - 12 63,71

Mỳ gói - - - 124,7 657,15

Sản phẩm gỗ 204,73

Sản phẩm nhựa 435,6 687,53 982,89

Thanh đá 21,62

Dầu ăn (tấn) 30 12,39

Dây, cáp điện 28,45 58,52

Nguồn: Tổng cục hải quan- Trung tâm Tin học và thống kê Việt Nam

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

50

3. Về hình thức thương mại

Đối với Lào và Việt Nam, việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước càng ngày càng phát

triển. Đặc biệt, việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương biên giới đã làm cho mối quan

hệ giữa các tỉnh kết nghĩa với nhau được hình thành trong điều kiện mới. Vì thế quan hệ

trao đổi hàng hoá giữa Lào và Việt Nam bao gồm nhiều hình thức nhưng ở đây tác giả sẽ

đề cập đến một số phương thức sau:

3.1. Hàng đổi hàng

Phương thức hàng đổi hàng giữa hai nước phát triển nhất là ngay từ

năm 1976 khi mà việc trao đổi ngoại thương giữa hai nước đã bắt đầu phát

triển. Đặc biệt, việc trao đổi hàng hóa giữa các địa phương dọc biên giới đã

làm cho mối quan hệ giữa các tỉnh kết nghĩa với nhau được hình thành trong

điều kiện mới. Bên cạnh đó, hai nước đã ký Hiệp định thương mại 5 năm thời

kỳ 1976-1980 tạo hành lang pháp lý cho việc buôn bán giữa hai nước và Hiệp

định thương mại thời kỳ 1981-1985 có tầm quan trọng hơn hẳn so với Hiệp

định lần trước cả về mặt khối lượng và cơ cấu mặt hàng. Ngoài ra, các nghị

định thư thương mại hàng năm cũng được ký kết. Như vậy, từ năm 1976, hai

nước hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở các Hiệp định và Nghị định thư

thương mại trên, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ đối ngoại. Việc trao đổi

lúc này chủ yếu là theo hình thức hàng đổi hàng có ưu tiên đặc biệt, Việt Nam

chuyển sang Lào những vật tư quan trọng như: sắt, thép, xi măng, xăng dầu;

các thực phẩm thiết yếu; thuốc chữa bệnh; quần áo và hàng tiêu dùng. Cho

đến năm 2000 và 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu trong phương thức hàng đổi

hàng của Lào với Việt Nam đã giảm xuống . Nguyên nhân là do cơ chế hàng

đổi hàng không còn nữa, chủ yếu là thực hiện các hợp đồng tồn tại của năm

1999. Thêm vào đó Lào lại đóng cửa rừng để bảo vệ cho môi trường trong khi

gỗ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Việt Nam. Các mặt

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

51

hàng linh kiện xe máy dạng CKD và IKD cũng bị hạn chế đến mức tối đa do

phía Việt Nam thực hiện bảo hộ xe máy sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ nội

địa hóa trong xe máy lên 40 % (năm 2001). Cho nên hiện nay phương thức

hàng đổi hàng chỉ tồn tại ở khu vực biên giới.

3.2. Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp

Như chúng ta đã biết phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh

doanh mà người nhập khẩu và xuất khẩu trực tiếp quan hệ với nhau để tiến hành thương

lượng và trao đổi hàng hóa. Đối với quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt nam

phương thức này cũng đóng vai trò quan trọng trong các hình thức thể hiện các mặt hàng

xuất nhập khẩu giữa hai nước càng tăng lên và có những bước phát triển vượt bậc cả về trị

giá kim ngạch xuất nhập khẩu, cả về mặt hàng và các lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong

những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Lào đã có sự tăng lên và được

thể hiện ở bảng (5) và bảng (6) về mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.

3.3. Mua bán tại hội chợ và triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và địa

điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trình bày hàng hóa và

tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.

Đối với Lào và Việt Nam về mua bán tại hội chợ triển lãm hai nước đã thỏa thuận

như: xây dựng các siêu thị, trung tâm giới thiệu hàng hóa của hai bên ở các địa phương của

Lào. Theo nghị định của bộ thương mại số 0996/TM-CATBD ngày 21-3-2001 Việt Nam

đã cho phép trích 150 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ hợp tác năm 2001 để hỗ trợ trả tiền

thuê cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm Lào tại Hà Nội . Mới nhất là trong dịp lễ That

Luông vào tháng 11 năm 2003 đã có hội chợ hàng Việt nam chất lượng cao tại Thủ đô

Viêng Chăn với sự tham dự của hơn 40 cửa hàng của các công ty Việt Nam tham gia và

được ưa chuộng tại thị trường Lào. Hiện nay phương thức này đang được ưu tiên phát triển

và ngày càng được quan tâm nhiều.

Ngoài các phương thức trên còn có nhiều phương thức khác được diễn

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

52

ra giữa Lào Việt Nam nhưng không được sử dụng phổ biến và rộng rãi, do

phạm vi giới hạn của khoá luận nên không thể đề cập cụ thể.

III. THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI CỦA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

1. Giới thiệu hệ thống cửa khẩu biên giới giữa Lào và Việt Nam

Sau khi “Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước” được ký kết

ngày 24/01/1986 cùng với 11 cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Lào - Việt

Nam là việc hình thành 7 chợ biên giới với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Trên

mỗi khu vực cửa khẩu, ngoài các công trình xây dựng như trạm liên hợp (hải

quan, thuế vụ, công an...) và các công trình phụ trợ là các công trình thương

mại như: như cửa hàng xăng dầu, bách hoá, kho hàng, văn phòng đại diện đã

bước đầu được xây dựng và chú trọng phát triển không chỉ bằng vốn ngân

sách Nhà nước Trung ương và địa phương mà bằng nguồn vốn của các doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cơ sở

vật chất tối thiểu nhất cho hoạt động thương mại của mỗi cửa khẩu.

Bảng (2.7)

CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

TÊN CỬA KHẨU PHÍA LÀO ĐƯỜNG QUA BIÊN GIỚI

TÊN CỬA KHẨU PHÍA VIỆT NAM

CỬA KHẨU QUỐC TẾ

1. Năm Phạo (Bo Ly Khăm Say) Đường 8 Cầu Treo (Hà Tĩnh)

2. Đen Sa Vẳn (Sa Vẳn Na Khệt) Đường 9 Lao Bảo (Quảng Trị)

3. Thông Khảm (Khăm Muôn) Đường 12 Cha Lo (Quảng Bình)

4. Nặm Căn (Xiêng Khuảng) Đường 7 Nặm Căn (Nghệ An)

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

53

CỬA KHẨU QUỐC GIA

5. Tây Trang (Phổng Sa Ly) Đường 42 Tây Trang (Lai Châu)

6. Bản Đan (Hua Phăn) Tỉnh lộ 105 Chiềng Khương (Sơn La)

7. Sốp Bua (Hua phăn) Đường 43 Pa Háng (Sơn La)

8. Na Meo (Hua Phăn) Đường 217 Na Meo (Thanh Hóa)

9. Sa Muôi (Sa La Văn) La Lay (Quảng Trị)

10. Giang Giơn (A Ta Pư) Đường 18 Bờ Y (Kon Tum)

Lưu ý: Cửa khẩu Tây Trang - Tây Trang; Na Meo - Na Meo dự kiến

trong năm (2003) là cửa khẩu quốc tế. Các cửa khẩu phụ trên biên giới Lào -

Việt Nam: 1. Noong Tau (Hua Phăn) - Tén Tẫu (Thanh Hóa); 2. Ta Lâu (Hua

Phăn) - Khẹo (Thanh Hóa); 3. Tha Đo (Xiêng Khuảng) - Ta Đo (Nghệ An); 4.

Nặm Sắc (Bo Ly Khăm Say) - Sơn Hồng (Hà Tĩnh); 5. Ma La Đốc (Bo Ly

Khăm Say) - Kim Quang (Hà Tĩnh); 6. Đăc Ta Oóc (Sê Kong) - đường 14D -

Đăc Oóc (Quảng Nam).

Bảng (8)

TƯ LIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC TỈNH CÓ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ CHỢ

BIÊN GIỚI GIỮA CHDCND LÀO VÀ CHXHCN VIỆT NAM

CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI GIỮA

LÀO VÀ VIỆT NAM

CHIỀU DÀI ĐƯỜNG BIÊN GIỚI 2.069 KM.

CÁC CẶP CHỢ BIÊN GIỚI GIỮA HAI NƯỚC

Các tỉnh của Lào Các tỉnh của Phía Lào Phía Việt Nam

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

54

Việt Nam

1. Phổng Sa Ly 1. Lai Châu 1. Xốp Hun Tây Trang

2. Luông Phạ Bang Lai Châu 2. Xốp Bau Pa Háng

3. Hủa Phăn 2.Sơn La 3. Bản Đan Chiềng Khương

Hủa Phăn 3. Thanh Hoá 4. Bản Lơi Na Meo

Hủa Phăn 4. Nghệ An 5. Nặm Căn Nặm Căn

4. Xiêng Khoảng Nghệ An 6. Na Pe Cầu treo

5. Bo Ly Khăm Say Nghệ An 7. Thông Khảm Cha Lo

Bo Ly Khăm Say 5. Hà Tĩnh 8. Đen Xạ Vẳn Lao Bảo

6. Khăm Muôn Hà Tĩnh 9. Giang Dơn Bờ Y

Khăm Muôn 6. Quảng Bình 10. Phu Nhang A Lưới

7. Xa Vẳn Na Khệt 7. Quảng Trị 11. Đắc Chưng Đắc Chưng

8. Xa Lạ Văn 8. Thừa Thừa Huế

9. Sê Kong Thừa Thừa Huế

Sê Kong 9. Quảng Nam

Sê Kong 10. Kon Tum

10. At Ta Pư Kon Tum

Để có thể phát triển hoạt động thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên

giới ở địa hình miền núi cao, đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá, trước hết là

các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính thì đòi hỏi không chỉ có các công

trình thương mại hiện đại như Trung tâm thương mại, cửa hàng, kho ngoại

quan, trạm trung chuyển hàng hoá ... mà cần đòi hỏi phải phát triển hệ thống

cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, hạ tầng thông tin liên lạc, trang bị các

phương tiện tiên tiến cho các lực lượng liên ngành ở cửa khẩu để thực hiện

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

55

việc kiểm tra, kiểm soát hàng hoá, người và phương tiện vận tải qua lại một

cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Đối chiếu theo các tiêu chí đó thì

hiện nay, tất cả các cửa khẩu đều chưa có hoặc nếu có thì cũng rất lạc hậu.

2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại của các cửa khẩu

biên giới

2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại của các cửa khẩu

biên giới của Lào

Hiện nay trên các khu vực cửa khẩu dọc tuyến biên giới Lào - Việt Nam,

ở Lào đã có quy trình cải thiện về cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại cho các

tuyến đường biên giới như:

Về cơ sở hạ tầng đã được cải tiến, hầu hết đường chính đi qua biên giới

đã đặt trạm cửa khẩu, các đường xương cá, đường nhân sinh dẫn tới các cửa

khẩu, vùng sâu, vùng xa, các điểm dân cư tập trung được xây dựng thành các

đường chính và xây dựng các đường dọc theo biên giới.

Đối với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc phục vụ hoạt động kinh tế và

thương mại, ngoài một số cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, hiện nay các

cửa khẩu khác đã được xây dựng trạm thu phát sóng truyền hình, sóng thông

tin vô tuyến. Về cơ sở hạ tầng điện, nước, đến nay tất cả các khu vực dân cư

và khu vực cửa khẩu biên giới đều đã có điện lưới quốc gia và đã có nước

máy(nước sạch) để sinh hoạt.

Về các công trình thương mại, đến nay ngoài cửa khẩu lớn như: Na Pe

(nặm Phạo), Đen Xạ Vẳn, Nặm Căn, còn có Thông Khảm, Bạn Lơi, Giang

Dơn đã được xây dựng hệ thống cửa hàng bán hàng tiêu dùng, cửa hàng xăng

dầu, kho bãi kiểm hoá, riêng ở cửa khẩu Na pe đã xây dựng cửa hàng cửa

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

56

hàng miễn thuế và nhiều cửa hàng thương mại khác.

2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại của các cửa khẩu

biên giới của Việt Nam

Đến nay trên các khu vực cửa khẩu dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Việt Nam đã hoàn thiện song nhiều công trình và đạt được kết quả cao, qua

thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại của các cửa khẩu biên giới

cho biết:

Về cơ sở hạ tầng đã xây dựng song một số đường chính đi đến các cửa

khẩu quốc tế và các cửa khẩu lớn như: cửa khẩu Cầu Treo, Lao Bảo, Nặm

Căn, Cha Lo... và thông các tuyến đường khác đi đến cửa khẩu, đặc biệt đã tu

sửa lại kịp thời tuyến đường 8, đã bị thiên tai hồi tháng 10/2002, ngoài ra còn

xây dựng được nhiều công trình khác.

Về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động thương mại và

hoạt động khác, đã xây dựng mạng lưới thông tin, truyền thông, trạm thu phát

sóng truyền hình, về điện lực đều đã có điện lưới quốc gia và có nguồn nước

sạch cho tất cả các cửa khẩu.

Về các công trình thương mại, đến nay tất cả các cửa khẩu đã có hệ

thống chợ biên giới và các cửa hàng bán hàng tiêu dùng, cửa hàng xăng dầu,

kho bãi kiểm hoá, riêng cửa khẩu Lao Bảo đã khởi công xây dựng xong

Trung tâm thương mại Lao Bảo, nhiều chợ khu cửa khẩu biên giới được nâng

cấp, các hộ kinh doanh cá thể cũng sôi động hơn.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

57

IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

1. Những thành công

Qua phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt

Nam và các nội dung cơ bản về hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng

hoá giữa Laò và Việt Nam trong những năm qua, cho phép chúng tôi rút ra

những thành công cơ bản sau:

+ Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam ngày càng được củng cố, phát

triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kim ngạch xuất nhập khẩu

giữa hai nước tăng trưởng với nhịp điệu khá lớn nhất là những năm 1998,

1999 và năm 2001 đóng góp nhất định trong tăng trưởng GDP, GNP của mỗi

nước.

+ Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung, thương mại xuất nhập

khẩu hàng hoá nói riêng đã được chính phủ hai nước xác định có vị trí quan

trọng trong quá trình hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai

nước. Vì vậy trong thập kỷ vừa qua Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định

thương mại dài hạn (10 năm từ năm 1991 đến năm 2000), Hiệp định trung

hạn (5 năm từ năm 1991 đến 1996 và từ năm 1996 đến năm 2001), Hiệp định

thương mại trung niên (có giá trị và hiệu lực 1 năm). Tuỳ theo phạm vi của

từng loại Hiệp định mà có mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện được xác

định phù hợp và khả thi.

Các Hiệp định thương mại đã được hai bên thực hiện nghiêm chỉnh và

sáng tạo thích ứng với điều kiện và tình thế cụ thể, đã góp phần đáng kể thúc

đẩy thương mại hai nước nói chung và thương mại xuất nhập khẩu hàng hoá

hai nước phát triển cả số lượng và hiệu quả.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

58

+ Trong thương mại xuất nhập khẩu hàng hoá, bằng các chính sách

thương mại giữa hai nước được hoạch định xác đáng, chú trọng trong triển

khai và có những giải pháp kịp thời, điều chỉnh hợp lý sau điều tra, tạo nên

kết quả đáng khích lệ của thương mại xuất nhập khẩu, góp phần làm sôi động

thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước Lào - Việt Nam, thúc

đẩy quan hệ kinh tế - thương mại hai nước với các nước trong khu vực và

quốc tế.

2. Những tồn tại và nguyên nhân.

* Những tồn tại: Bên cạnh những mặt làm được, những thành công trên,

quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ thương mại hàng

hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế cơ bản

như:

+ Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Quan hệ thương mại Lào - Việt Nam

mặc dù ngày càng được củng cố, phát triển nhưng quy mô của sự hợp tác,

những kết quả đạt được trong thập kỷ qua chưa tương xứng với vị trí của nó

và vì vậy tác động cuả nó tới sự phát triển thương mại hai nước còn rất thấp.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chưa cao và chưa ổn định. Hoạt

động thương mại qua biên giới Lào - Việt Nam chưa phản ánh thực chất nhu

cầu và khả năng phát triển nội tại của bản thân mỗi nền kinh tế.

+ Các Hiệp định thương mại có tiến bộ thực hiện còn chậm, hiệu lực

thấp khi gặp những điều kiện không thuận lợi như thiên tai, hoặc tác động tiêu

cực từ nhân tố, điều kiện của môi trường kinh doanh quốc tế hoặc khu vực.

+ Về phía các cơ chế, chính sách của Nhà nước: Trong hoạt động xuất

nhập khẩu, chính sách thị trường và mặt hàng xuất khẩu nói chung còn nhiều

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

59

hạn chế, chủ yếu là những mặt hàng truyền thống. Các mặt hàng của Việt

Nam đã định vị được trên thị trường Lào, trong khi đó các mặt hàng xuất

khẩu của Lào sang Việt Nam, ngoại trừ xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda,

còn mặt hàng khác hầu như chưa có được vị thế trên thị trường. Việc áp dụng

các chính sách ưu đãi tại các địa phương còn thiếu chủ động, linh hoạt, còn

nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh trên thị trường khu vực biên giới, đòi hỏi phải được nhanh chóng bổ

sung, hoàn thiện.

+ Về cơ cấu mặt hàng và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu: cơ cấu

hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu còn nghèo nàn. Phần lớn hàng hóa

nhập khẩu từ Thái Lan tái xuất sang Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chưa

có các mặt hàng mũi nhọn, chủ lực để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu sang

thị trường Lào và qua Lào tới Đông Bắc Thái Lan. Chất lượng hàng hóa nhìn

chung còn khá hạn chế và thường không có sự quản lý của các cơ quan quản

lý chất lượng của Nhà nước.

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Tại các cửa khẩu quốc gia và đặc biệt là

cửa khẩu quốc tế giữa hai nước đã bắt đầu hình thành một cơ sở vật chất, kỹ

thuật nền tảng cho hoạt động thương mại như cửa hàng, kho hàng, văn phòng

đại diện... nhưng nhìn chung kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại ở các

vùng cửa khẩu còn quá thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu, hạn chế rất lớn đến

hiệu quả hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nói chung và giữa hai nước

nói riêng. Hệ thống các chợ biên giới chưa được chú trọng xây dựng và phát

triển đúng mức, mặc dù nó là nhân tố hàng đầu thúc đẩy phát triển giao lưu,

trao đổi hàng hóa của dân cư biên giới. Kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin

liên lạc còn rất thiếu thốn lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông

tin liên lạc của hai bên.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

60

+ Về chủ thể tham gia thương mại biên giới: Hệ thống tổ chức hoạt động

kinh doanh thương mại giữa Lào - Việt Nam tại các vùng cửa khẩu biên giới

mới bước đầu manh nha hình thành và phần lớn còn mang tính tự phát, chưa

có định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể. Hoạt động kinh doanh xuất nhập

khẩu qua các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế tham gia nhưng thiếu sự tổ chức và phối hợp nên

dễ bị các doanh nghiệp khác ép giá và điều kiện thanh toán, làm tăng mức độ

rủi ro cho kết quả kinh doanh.

+ Về phương thức thanh toán: Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và

phương thức kinh doanh trên thị trường khu vực biên giới nên các phương

thức trao đổi, thanh toán cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, thanh toán qua ngân

hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai

nước còn chiếm tỉ lệ khá thấp. Do việc thanh toán không được thực hiện qua

ngân hàng nên các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn và các hiện tượng tiêu

cực khác dễ xảy ra, làm tăng rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc

không kiểm soát được các giao dịch qua ngân hàng cũng làm tăng tình trạng

thất thu thuế và làm hạn chế các hoạt động tín dụng của các ngân hàng đối với

hoạt động xuất nhập khẩu tại biên giới.

* Nguyên nhân: Thực trạng của quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói

chung, quan hệ thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng như trên là do

các nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan:

- Quá trình hội nhập kinh tế và thương mại của hai nước với các nước

trong khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, với sự thay đổi nhanh của

môi trường quốc tế, bên cạnh các tác động tích cực, còn ảnh hưởng tiêu cực

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

61

tới quan hệ thương mại hai nước trong thời gian qua.

- Thực trạng nền kinh tế thiểu phát, thiểu cầu và thiểu nước trong khu vực

trong đó có Việt Nam và Lào có tác động ngăn cản sự phát triển của thương

mại nội địa và thương mại xuất nhập khẩu. Cùng với thực trạng nền kinh tế,

cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ 90, có xu thế lan rộng toàn thế giới là

một trong những tác động rất lớn giảm thiểu quan hệ thương mại nói chung,

quan hệ thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu Lào - Việt Nam nói riêng.

- Trong thập kỷ 90 nhất là các năm 1998, 1999, và 2000 Lào - Việt

Nam gặp phải nhiều thiên tai với mức thiệt hại khá nặng nề đã tác động làm

giảm xu thế phát triển kinh tế quốc gia nói chung, thương mại xuất nhập

khẩu nói riêng.

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Thực thi tư duy kinh tế mở với định hướng xuất khẩu một mặt tạo điều

kiện cho sự phát triển thương mại quốc tế của hai quốc gia, nhưng mặt khác

cũng đòi hỏi một hệ thống chính sách đồng bộ tạo điều kiện và môi trường để

mỗi nước thực hiện tốt quan hệ thương mại xuất nhập khẩu song phương. Hệ

thống các chính sách thương mại của Việt Nam và nhất là của Lào trong thập

kỷ 90 chưa được tạo lập một cánh kịp thời vì vậy cũng có mặt ở những thời

điểm khác nhau tác động làm giảm xu thế phát triển quan hệ thương mại giữa

hai nước.

- Mặc dù, tốc độ phát triển kinh tế của Lào - Việt Nam trong thập kỷ 90

được đánh giá là những nước có tốc độ phát triển khả ổn định, nhưng với tốc

độ phát triển khá ổn định trong khu vực, tốc độ phát triển vừa qua vẫn chưa

tạo ra những điều kiện thật sự thuận lợi cho sự phát triển thương mại xuất

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

62

nhập khẩu hai nước.

- Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hai

nước vận hành chưa thực sự có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại

ở các khu vực cửa khẩu còn nghèo nàn lạc hậu tác động không tốt đến hoạt

động xuất nhập khẩu.

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước chưa năng động, tích cực

nghiên cứu, triển khai các giải pháp có hiệu quả để mở rộng thị trường và mặt

hàng xuất nhập khẩu.

Tóm lại: Những phân tích chi tiết và đánh giá chung về thành công và

tồn tại của thực trạng quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam nói chung và

quan hệ thương mại hàng hoá nói riêng trong chương 2 đã tạo ra những cơ sở

thực tiễn toàn diện, khách quan cho chúng tôi tiếp cận và đề xuất những giải

pháp hoàn thiện ở chương 3.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

63

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

I. DỰ BÁO KIM NGẠCH VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

1. Dự báo về một số nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hoá

giữa Lào và Việt Nam

1.1. Các nhân tố quốc tế

Sau vụ khủng bố 11- 9 -2002 xẩy ra ở Mỹ, theo dự báo của ngân hàng

thế giới, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm tới sẽ không đạt được như

mức tăng trưởng trong thập kỷ khác, các Trung tâm kinh tế lớn trên thị trường

như: Mỹ, EU, Nhật Bản nếu bị suy giảm và sẽ phục hồi chậm chạp vào năm

2003. Đặc biệt sau sự kiện 11-9-2002, việc mở rộng quy mô chống khủng bố

của Mỹ và các nước đồng minh. Thêm vào đó, việc Mỹ tấn công Iraq ngày

20/ 03/ 2003 và dịch bệnh SARS lây lau đã có tác động mạnh mẽ đến nền

kinh tế thế giới và hoạt động thương mại quốc tế. Chính những vấn đề này

ảnh hưởng đến thị trường khu vực, thị trường xuất nhập khẩu của Lào và Việt

Nam, một số ngành bị giảm sút như: thương mại, du lịch, xuất khẩu lao động,

làm tăng giá một số mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Lào - Việt Nam. Do đó, có

tác động đến hoạt động thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam trong

thời gian tới.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

64

ASEAN là khu vực thị trường rộng lớn và được đánh giá là khu vực phát

triển năng động, với tốc độ hội nhập và chỉ số mở cửa nền kinh tế khá cao và

cũng là khu vực có tốc độ tăng FDI cao so với các nước đang phát triển.

ASEAN đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao suốt gần hai thập kỷ cuối thế kỷ

XX. Sau khi suy giảm trong những năm 1997 - 1999 do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế hầu hết các nước ASEAN đã phục hồi và dự

báo có thể đạt trên 6% trong giai đoạn 2000 - 2005. Sự phát triển của nền kinh

tế Thái Lan, Malaysia, Singapore và của các quốc gia trong khối ASEAN

trong những năm tới sẽ tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại hàng hoá

giữa Lào và Việt Nam.

Đặc biệt, lộ trình thực hiện CEPT/AFTA trong thời gian tới sẽ tạo những

điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại khu vực. Bên cạnh đó, sự phát

triển giao thông hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông và Hiệp

định khu vực ASEAN về vận tải đa phương thức, vận tải liên quốc gia sẽ đem

lại những triển vọng mới trong sự phát triển thương mại hàng hoá của Lào và

Việt Nam.

Trung Quốc là một thị trường lớn. Bằng các chương trình cải cách nền

kinh tế, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần

đây. Hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao về giá cả và tính đa

dạng của sản phẩm khá phù hợp với nhu cầu của thị trường Lào và Việt Nam.

Nằm giáp biên giới phía Nam của Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu

và tái xuất khẩu quan trọng của Lào và Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp tới

sự phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam. Xu hướng

này sẽ có tác động mạnh hơn cùng với việc xây dựng dự án phát triển giao

thông vận tải của các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

65

Việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo điều kiện cho

Trung Quốc những cơ hội lớn để phát triển thương mại quốc tế, đồng thời tạo

nên sức ép cạnh tranh đáng kể đối với các nước trong khu vực và theo dự

đoán sẽ có tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và tái xuất khẩu của

Lào và Việt Nam trong thời gian qua.

1.2. Các nhân tố từ Việt Nam

+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ.

Việc hoàn tất Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Mỹ là

một cốt lịch sử làm cơ sở cho kinh tế song phương giữa hai nước Việt Nam và

Mỹ.

Những nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện trong việc kết thúc thắng lợi

trong việc đàm phán thương mại Việt - Mỹ đã được đánh giá cao và có xu thế

phát triển mạnh về thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất

nhập khẩu ngày càng tăng. Do vậy, dẫn đến tăng trưởng GDP trong nước.

Hoạt động Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ là một bước

quan trọng tiến tới Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và

hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc Việt

Nam gia nhập WTO. Theo dự báo đây là một bước tiến quan trọng đối với

Việt Nam, để sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị

trường quốc tế, tăng sức cạnh tranh đối với thị trường trong khu vực và tạo

điều kiện cho việc tái xuất hàng hoá của quốc gia Lào, đồng thời tạo nên sức

ép đáng kể đối với CHDCND Lào, tình hình kinh tế trong nước được ổn định.

Sau khi sự kiện 11-9-2001 xẩy ra ở Mỹ tình hình kinh tế một số nước trong

khu vực bất ổn định kể cả Lào và Việt Nam.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

66

+ Hiệp định gia nhập vào AFTA.

Lộ trình thực hiện CEPT/ AFTA dự báo trong thời gian tới sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại khu vực, bên cạnh đó sự phát

triển hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông và Hiệp định

thương mại khung ASEAN về vận tải đa phương thức, vận tải liên quốc gia sẽ

đem lại những triển vọng mới cho sự phát triển quan hệ thương mại của Việt

Nam với các nước trong khu vực đặc biệt là quan hệ thương mại hàng hoá

xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào.

Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN sẽ tăng

khoảng 16 - 17% trong giai đoạn 2000 - 2005 và khoảng 13 - 14% trong

giai đoạn 2006 - 2010, lên tới 15,67 tỷ USD vào năm 2005 và 29,52 tỷ

USD vào năm 2010.

1.3. Các nhân tố từ Lào

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có diện tích 236.800 km2 với dân số

hơn 5 triệu người, GDP năm 1999 đạt 1.065.817 triệu Kíp, tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 6,4%/năm trong giai đoạn 1995-1999, GDP bình quân đầu

người năm 1999 đạt 193.785 triệu Kíp, tốc độ bình quân 3.4%/năm, nông

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 52,2% GDP năm 1999, trong khi công nghiệp và

dịch vụ chỉ chiếm 21,9% và 25,2% GDP.

Lào là một quốc gia không có biển, xung quanh là 5 nước láng giềng với

đường biên giới dài 6.080 km. Mạng lưới đường bộ dài 24.00 km, vận tải

đường bộ đạt 1.312.000 tấn trong năm 1999, vận tải đường thuỷ đạt 695.00

tấn và vận tải đường không đạt 1.500 tấn trong năm 1999.

Lào xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, gỗ, sản phẩm gỗ, thuỷ điện, cà

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

67

phê, một số hàng chế tạo và nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng thiết

bị điện nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may và lắp ráp xe máy. Kim ngạch

xuất khẩu của Lào đã tăng từ 311,2 triệu USD năm 1995 lên 356,8 triệu USD

năm 1999 và kim ngạch nhập khẩu tăng từ 588,8 triệu USD năm 1995 lên

604,3 triệu USD năm 1999. Lào xuất khẩu chủ yếu sang các nước trong khu

vực châu á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và các nước công

nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Anh, Italy, Mỹ, Nhật Bản trong khi nhập

khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Trung

Quốc, Singago và Nhật Bản.

Xuất khẩu của Lào sang Việt Nam đã tăng từ 3.917 ngàn USD năm 1990

lên 84.032 ngàn USD năm 1995 và 111.596 ngàn USD năm 2000. Nhập khẩu

của Lào từ Việt Nam tăng từ 15.995 ngàn USD năm 1990 lên 20.607 ngàn

USD năm 1996 và 66. 379 ngàn USD năm 2000. Tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Lào với Việt Nam đã tăng từ 19.912 ngàn USD năm 1990 lên

104.639 ngàn USD năm 1995 và đạt 177.993 ngàn USD năm 2000. Hàng hoá

của Lào xuất sang Việt Nam. Ngoài các mặt hàng tiêu dùng được sản xuất từ

Thái Lan (đồ gia dụng, thuốc lá, thực phẩm chế biến...), chủ yếu là thạch cao,

hàng lâm sản (gỗ, song mây, sa nhân). Lào nhập từ Việt Nam chủ yếu là hàng

nông sản (chiếm 80%) bao gồm gạo, thịt các loại, trâu bò sống, hải sản, rau

quả, dược phẩm, xi măng, sắt thép, đồ nhựa, đồ gia dụng, thực phẩm...

Từ năm 1997, Lào đã trở thành thành viên của ASEAN, tham gia AFTA,

với thời gian thực hiện hoàn toàn các cam kết CEPT/AFTA là năm 2008. Mặc

dù tiến trình thực hiện CEPT/AFTA sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ

thương mại giữa Lào và Việt Nam do lộ trình kéo dài tới thời gian gần cuối

giai đoạn dự báo, những thoả thuận khác trong khuôn khổ ASEAN, đặc biệt là

chương trình phát triển hành lang Đông - Tây sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

68

sự phát triển thương mại biên giới giữa Lào và Việt Nam, Lào - Việt Nam -

Thái Lan nói riêng và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến

đường trọng yếu:

+ Laem Chabang - Mukdahan/ Savănakêt (Biên giới Lao - Thai Lan) -

Bản Đông - Lao Bảo (biên giới Lào - Việt) - Đông Hà - Đà Nẵng.

+ Luang Phạ Bang (Biên giới Lào - Việt Nam) Hà Nội - Điện Biên - Tây

Trang/ Đèo Tây Trang.

+ Vinh - Đèo Keo Nha/ Nepe (Biên giới Lào - Việt Nam) - Laksao - Ban

Lao - Thà Khech/ Na Khon Pha Nom (Biên giới Lào - Thái) - Uđon Thani.

+ Đà Nẵng - Pak Xê - Ubôn Ratham - Nakhon Rathxasima.

+ Vũng Ang - Bãi Dinh/ Ban Talak (Biên giới Lào - Việt Nam) - Tha Khẹch.

Theo dự báo về triển vọng phát triển hành lang giao thông, luồng hàng

vận tải qua cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam có thể tăng từ 394 ngàn tấn

năm 1995 lên 1.629 ngàn tấn năm 2010.

Cùng với quá trình triển khai chương trình phát triển hành lang Đông -

Tây, Chính phủ Lào đã xây dựng những chương trình phát triển kinh tế cửa

khẩu như: khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phạo - Cầu Treo, khu thương mại tự do

Đen Sa Vẳn - Lao Bảo... từ năm 1999 CHDCND Lào đã đầu tư triển khai một

số công trình hạ tầng quan trọng của vùng Lak Xao và cửa khẩu như nâng cấp

đường xá, xây dựng kho ngoại quan, chợ biên giới, các cơ sở dịch vụ du

lịch... đồng thời cấp phép cho một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào

vùng Lak Xao và cửa khẩu hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, chế

biến gỗ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khác.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

69

Chính phủ Lào đã có chủ trương xây dựng phát triển khu thương mại tự

do Den Sa Vẳn (đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo) với chính sách

thương mại tự do nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái

Lan. Lào cũng đã đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng tại

khu vực cửa khẩu, đặt kế hoạch đầu tư nâng cấp đường 9 từ Sê Nô đến Den

Sa Vẳn, chuẩn bị xây dựng cầu Mê Kông II. Tuy vậy, cũng gặp nhiều khó

khăn, công trình chưa thực hiện tốt được vì các công nghệ thi hành còn lạc

hậu một phần cũng vì thiên tai trong những năm vừa qua.

Trong chương trình “tăng cường quan hệ thương mại Lào - Việt Nam nói

chung, quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào - Việt Nam nói riêng, đã triển

khai thực hiện thoả thuận Cửa Lò” được tiến hành giữa Bộ thương mại của

hai nước từ ngày 19-22/6/2001, Bộ thương mại hai nước đã thống nhất các

nguyên tắc về tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch giữa hai nước, trong đó có

hoạt động biên mậu. Sau khi có thoả thuận Cửa Lò, bên Lào đã giảm thuế cho

hàng Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Lào và yêu cầu Việt Nam triển khai

những thoả thuận đã được ký kết về vấn đề này. Việc thực hiện chương trình

này sẽ đem lại những cơ hội mới cho sự phát triển quan hệ thương mại hàng

hoá giữa Lào và Việt Nam.

Dự báo, đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt

Nam sẽ đạt khoảng 385 triệu USD và đến năm 2010 sẽ đạt 1.050 triệu USD,

trong đó Lào xuất khẩu sang Việt Nam 215 triệu USD và 550 triệu USD và

nhập khẩu từ Việt Nam 170 triệu USD và 500 triệu USD trong giai đoạn

tương ứng.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

70

2. Dự báo mặt hàng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam

trong thời gian tới.

So với những năm trước, mặt hàng xuất khẩu của Lào không có đột biến

lớn, chủ yếu vẫn xuất khẩu những mặt hàng, ngoài các mặt hàng tiêu dùng

được sản xuất từ Thái Lan như: máy móc, phụ tùng, Ôtô, xe máy CKD, IKD

(đồ gia dụng, thuốc lá, thực phẩm chế biến...), chủ yếu là thạch cao, hàng lâm

sản (gỗ, song mây, sa nhân), nguyên vật liệu dệt, may, da. Dự báo khối lượng

xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu giữa Lào và Việt Nam thời kỳ 2001 -

2010 là: nhóm mặt hàng máy móc, phụ tùng, Ôtô, xe máy CKD, IKD trong

những năm tới sẽ giảm dần còn 20 - 25% năm 2005 và từ 15 - 18% năm 2010.

Nhóm mặt hàng nguyên vật liệu dệt, may, da, hiện nay nhóm này đang chiếm

khoảng 1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam. Dự báo

trong những năm tới sẽ tăng từ 3 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào

sang Việt Nam năm 2005 và từ 6 - 9% năm 2010. Nhóm mặt hàng nông sản

và lâm sản, nhóm mặt hàng xuất khẩu này của Lào sang Việt Nam có giá trị

và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là các mặt hàng lâm sản chế biến. Dự báo

trong những năm tới tỷ trọng kim ngạch sẽ tăng từ 32% đến 37% năm 2005

và từ 48% đến 50% năm 2010.

Theo dự báo của viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch và Đầu tư), đến

năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của CHDCND Lào là 927 triệu USD và kim

ngạch nhập khẩu là 1.081 triệu USD. Đến năm 2010, những con số đó là

1.380 triệu USD và 1.610 triệu USD.

Trong chiến lược xuất khẩu của Lào đến năm 2010 đã chỉ rõ cần phải

chú trọng đến thị trường Việt Nam, coi đây là thị trường tiềm năng của Lào.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

71

trong hoạt động xuất khẩu với Việt Nam cần phải chú ý đến lợi thế là hệ

thống đường bộ chạy qua cửa khẩu biên giới một số nước trong khu vực để

phát triển mạnh hình thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh để tăng

kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Căn cứ vào tình hình xuất khẩu với Việt Nam trong những năm vừa qua,

đồng thời căn cứ vào các mối quan hệ thương mại chủ yếu tác động đến quá

trình giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu trên tuyến biến giới Lào - Việt Nam

trong thời gian tới, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam

đến năm 2010.

Bảng( 3.1)

DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

LÀO VỚI VIỆT NAM THỜI KỲ 2001- 2010

Đơn vị tính: triệu USD

2000 2005 2010

Kim ngạch xuất khẩu của Lào sang Việt Nam

178 215,000 550,000

Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Lào

66,4 170,000 500,000

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

72

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG

HOÁ GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

1 Hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển quan hệ thương mại hàng

hoá giữa Lào và Việt Nam

* Chính sách xuất nhập khẩu.

Về chính sách xuất nhập khẩu, Chính phủ hai nước đã ra quyết định số

46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ

2001 - 2005. Như vậy lần đầu tiên Chính phủ hai nước đã có quyết định về cơ

chế xuất nhập khẩu hàng hoá 5 năm thay cho các quyết định điều hành xuất

nhập khẩu hàng hoá năm trước đây. Tại thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày

18/4/2001 của Bộ thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số

46/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, đã hướng dẫn danh mục các hàng

hoá cần xuất khẩu cấm nhập khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu theo giấy

phép của Bộ thương mại kèm theo thời gian áp dụng cho từng mặt hàng. Như

vậy, quy định chung về xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 đã được

xác định nhưng các vấn đề đặc thù cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

hàng hoá giữa Lào và Việt Nam vẫn chưa được xác lập cụ thể.

Để phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam đến

thời kỳ năm 2005, 2010 cần phải có chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, như

chính sách mặt hàng, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách phát triển

các phương thức kinh doanh, chính sách tiền tệ ngân hàng.

- Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

73

Xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu có tính ổn định, lâu dài

nhằm tạo được những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng, giá trị

lớn, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài...

phù hợp với ưu thế, tiềm năng nổi trội của hai nước. Trên cơ sở đó, xây

dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu đối với từng khu vực, phù hợp với yêu

cầu của từng thị trường.

Thương nhân hai nước được xuất khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi

trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những mặt hàng cấm xuất

khẩu. Đối với hàng xuất khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu theo đầu mối,

theo hạn ngạch, theo giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên

ngành). Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành sẽ xem xét chọn đầu

mối, hoặc phân bổ hạn ngạch, hoặc cấp giấy phép đối với hàng hoá quy định

tại quyết định của chính phủ hàng năm về quản lý điều hành xuất khẩu hoặc

theo luật thương mại hai nước.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng gia tăng xuất

khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, nhất là các sản phẩm có hàm lượng công

nghệ và trí tuệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, nâng cao tỷ trọng dịch vụ.

Cần ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu, còn đối với các

ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được

nhu cầu thì không nên tăng thêm đầu tư. Cần đầu tư vào các ngành hàng chủ

lực và các dự án nâng cao cấp độ chế biến, từ đó nâng cao khả năng cạnh

tranh của hàng hoá.

+ Hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.

Hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính, đó là:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

74

1. Nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất để tiêu dùng tại thị trường

trong nước như: hàng bách hoá, hàng thực phẩm chế biến, hàng vật liệu xây

dựng...

2. Nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất để tái xuất sang nước thứ

ba như: những mặt hàng nông sản, dệt may, giầy dép...

3. Nhập khẩu những mặt hàng do Việt Nam tái xuất như: xăng dầu, thiết

bị máy móc...

Nhà nước cần có các chính sách hợp lý để kiểm soát hoạt động nhập

khẩu. Cần hạn chế nhập khẩu ở nhóm hàng một, hai và xu hướng sẽ tăng kim

ngạch nhập khẩu ở nhóm hàng ba.

- Chính sách xuất khẩu, nhập khẩu.

Hiện Nước CHDCND Lào đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và

đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu là các biện pháp tài chính, thực chất là trợ cấp

xuất khẩu. Trong thời gian tới cần chuyển dần các trợ cấp xuất khẩu thành các

biện pháp như hỗ chợ các doanh nghiệp khảo sát thâm nhập thị trường, hỗ trợ

các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh, tư

vấn kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống tổ chức... Như

vậy, vừa phù hợp với quá trình hội nhập vừa nâng cao khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, có khả năng cạnh

tranh trên thị trường thế giới.

Nhà nước đang dùng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hạn chế

nhập khẩu và bảo hộ xuất khẩu trong nước. Theo quá trình hội nhập, chúng ta

phải giảm dần các hàng rào thuế và cắt bỏ dần các hàng rào phi thuế quan và

thuế hoá các hàng rào phi thuế.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

75

Lào - Việt Nam đang cố gắng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và

ổn định không chỉ dành cho những nhà đầu tư nước ngoài mà cả những nhà

đầu tư trong nước. Do đó, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều quan trọng là

phải tạo cho tâm lý ổn định cho các nhà kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu

bằng cách thiết lập một biểu thuế ổn định với những hướng dẫn đầy đủ và

chính xác. Tuy nhiên, tính ổn định trong luật thuế xuất nhập khẩu cần được

hiểu một cánh tương đối. Bởi một biểu thuế được duy trì quá lâu là một điều

phi thực tế, rất khó thực hiện, do không phải lúc nào quan điểm và chính sách

xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng giống nhau. Hơn nữa nền kinh tế hai nước

đang phải thực hiện những chuyển biến hết sức mạnh mẽ, cộng với sự thay

đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới và trong các quan hệ thương mại,

biểu thuế xuất nhập khẩu phải có sự thích ứng linh hoạt. Tuy nhiên, với xu

hướng chung là nền kinh tế thế giới và khu vực đang dần đi vào thế ổn định

thì một biểu thuế ổn định luôn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh

nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm hoạt động trên thị trường.

- Chính sách khuyến khích mở rộng các phương thức kinh doanh.

Hiện nay đối với thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng phương thức kinh

doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước cần có các chính sách khuyến

khích phát triển các hình thức kinh doanh như mua bán qua trung gian, đổi

hàng, đấu thầu quốc tế, gia công quốc tế, mở các siêu thị tại thị trường Việt

Nam để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Việt Nam. Các

chính sách khuyến khích hỗ trợ như hỗ trợ về vốn, về thông tin, về xúc tiến

thương mại, về tư vấn kinh doanh, về nguồn nhân lực...

- Chính sách tiền tệ, ngân hàng.

Hiện nay Lào và Việt Nam đã xây dựng ngân hàng hữu nghị Lào - Việt

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

76

Nam, và ngân hàng hữu nghị Việt Nam - Lào, trụ sở tại Viêng Chăn (Lào) và

Hà Nội (Việt Nam),và có chi nhánh tại Paksê tỉnh Chăm Pa Sak (Lào), điều

này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa

hai nước. Trong thời gian tới cần phải mở rộng chi nhánh ra các tỉnh, thành

phố của hai nước, đồng thời mở rộng quan hệ các ngân hàng thương mại Lào

với các ngân hàng thương mại Việt Nam, để thực hiện thanh toán cho các hợp

đồng xuất nhập khẩu, trước mắt có thể thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tiến

tới sẽ thanh toán bằng đồng Kíp Lào và đồng Việt Nam, đảm bảo thanh toán

để phát triển thương mại một cách thuận tiện lành mạnh, hạn chế được rủi ro.

Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần

kinh tế tại khu vực cửa khẩu. Các hoạt động này phải thông qua cấp giấy phép

và chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước.

* Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu và

chợ biên giới

- Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu.

+ Các khu vực kinh tế cửa khẩu được áp dụng thí điểm một số chính

sách, đã có những bước phát triển quan trọng so với các cửa khẩu chưa được

áp dụng thí điểm, đề nghị chính phủ tiếp tục cho mở rộng chính sách này sang

các cửa khẩu khác như Cha Lo, Năm Căn, Na Meo...

+ Hàng năm Nhà nước đầu tư riêng cho khu kinh tế cửa khẩu qua ngân

sách tỉnh từ 50% trở lên của tổng số thu ngân sách của Nhà nước trên địa bàn

khu kinh tế cửa khẩu. Đề nghị đối với những khu cửa khẩu có cơ sở hạ tầng

còn thấp, mức thu chưa cao, tỷ lệ này nên cao hơn và áp dụng ổn định liên tục

5 năm đầu sau đó mới điều chỉnh lại. Để tạo cơ sở cho tỉnh lập kế hoạch sử

dụng khoảng đầu tư này có hiệu quả hơn.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

77

+ Nhà nước có chính sách để phát triển giao thông và hành lang Đông

- Tây và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến đường

trọng yếu:

1. Laem Chabang - Mukdahan/ Savănakêt (Biên giới Lào – Thái Lan)

- Bản Đông - Lao Bảo (biên giới Lào - Việt) - Đông Hà - Đà Nắng.

2. Luang Phạ Bang (Biên giới Lào - Việt Nam) Hà Nội - Điện Biên -

Tây Trang/ Đèo Tây Trang.

3. Vinh - Đèo Keo Nha/ Nepe (Biên giới Lào - Việt Nam) - Laksao -

Ban Lao - Thà Khech/ Na Khon Pha Nom (Biên giới Lào - Thái) - Uđon

Thani.

4. Đà Nẵng - Pak Xê - Ubôn Ratham - Nakhon Rathxasima.

5. Vũng Ang - Bãi Dinh/ Ban Talak (Biên giới Lào - Việt Nam) - Tha

Khech.

Sự phát triển của hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông

sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa

Lào và Việt Nam.

- Chính sách phát triển chợ cửa khẩu và chợ biên giới.

Để phát triển thương mại hàng hoá tại các vùng cửa khẩu biên giới Lào -

Việt Nam. Việc phát triển chợ cửa khẩu chợ biên giới giữ một vị trí rất quan

trọng. Bộ thương mại hai nước đã ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ

biên giới Lào - Việt Nam. Qua phân tích thực trạng để thực hiện tốt phương

án quy hoạch và phát triển chợ, kiến nghị:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

78

+ Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, giao lưu hàng hoá phát triển, do

đó có nguồn thu cao từ thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cần có quy định cho

phép trích một phần ngân sách để phát triển chợ biên giới ở các vùng cửa

khẩu mà hoạt động thương mại còn chưa phát triển. Các tỉnh còn khó khăn

như Atapư - Kon Tum, Hủa Phăn, Xiêng Khuảng, Nhà nước cần có chính

sách phân bổ kinh phí từ nguồn của Trung ương hỗ trợ địa phương 100% để

xây dựng các chợ đường biên.

+ Theo quy định hiện hành, mức độ khuyến khích đối với hàng hoá trao

đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu Lào - Việt Nam không quá 300.000 Kíp

tương đương 500.000 đồng/lần/ngày được miễn thuế, phần còn lại vượt quy

định trên phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của mỗi nước. Với quy

định này phần nào đã ràng buộc cư dân và thương nhân không mang quá trị

giá hàng hoá vào chợ trong mỗi lần và đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh

doanh. Về lâu dài cần thay đổi quy định này theo hướng mặt hàng nào cần

khuyến khích sản xuất kinh doanh thì không hạn chế về giá trị, các mặt hàng

còn lại đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu như bình thường.

2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương

mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam

* Các giải pháp tổ chức quản lý điều hành.

- Tổ chức lại lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hoá

giữa Lào và Việt Nam.

Việc mua bán trao đổi hàng hoá giữa Lào và Việt Nam có thể chia thành

ba nhóm:

+ Nhóm mua bán trao đổi diễn ra ở khu vực cửa khẩu biên giới.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

79

+ Nhóm mua bán trao đổi hàng hoá ở các chợ biên giới: có chợ có ban

quản lý, nhưng nhiều chợ chưa có ban quản lý. Có chợ có hải quan, cũng có

nhiều chợ chưa có hải quan. Những chợ chưa có lực lượng hải quan, khi hàng

vận chuyển vào nội địa chỉ có chứng từ thu thuế của ngành thuế. Do đó, chưa

có thuế nhập khẩu theo chứng từ thu của hải quan, có thể coi đây là hàng nhập

lậu và bị tịch thu.

+ Nhóm trao đổi hàng hoá theo các đường mòn biên giới và hai bên cánh

gà của cửa khẩu. Đây là lực lượng khó quản lý.

Trong thời gian tới, hoạt động mua bán ở khu vực biên giới tổ chức lại

theo hướng:

+ Chấm dứt tình trạng mua bán trao đổi hàng hoá theo các đường

mòn, và hai bên cánh gà cửa khẩu mà chỉ tập trung ở các cửa khẩu và chợ

biên giới.

+ Riêng đối với các mặt hàng còn hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp

phi thuế thì buộc các doanh nghiệp và các thương nhân phải thực hiện xuất

nhập khẩu, theo các cửa khẩu quốc gia và quốc tế và phải nộp thuế theo quy

định Nhà nước và giao cho một đầu mối quản lý là hải quan.

+ Phải quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất cho các chợ biên giới. Các

chợ biên giới thống nhất do các sở thương mại, các tỉnh biên giới sắp xếp tổ

chức và quản lý, tạo môi trường tốt để thu hút và đẩy mạnh các hoạt động

mua bán trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới. Quy chế quản lý chợ biên

giới cần được chỉnh lý bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời

đề nghị với Nhà nước ở những chợ chưa có hải quan cho phép các tỉnh có

đường biên giới được phép quy định thuế xuất nhập khẩu theo đường biên

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

80

“tiểu ngạch” ở mức độ thấp hơn biểu thuế xuất nhập khẩu chung để khuyến

khích phát triển hoạt động xuất nhập khẩu ở đây, đồng thời tăng thêm nguồn

thu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư biên giới.

- Đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương

mại và du lịch.

Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại như sở thương mại, Hải

quan, Bộ đội biên phòng, kiểm dịch động thực vật, Kiểm dịch y tế, Cơ quan

thuế vụ, quản lý thị trường... Cần cải cánh thủ tục theo hướng tinh giản gọn

nhẹ đáp ứng tốt cho hoạt động thương mại tại các khu vực biên giới. Đặc biệt

là lực lượng hải quan cần thực hiện nghiêm túc luật hải quan và các văn bản

pháp quy về hải quan, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại

xuất nhập khẩu. Đồng thời các cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ đồng bộ

cùng với các cơ quan chính quyền tổ chức quản lý và điều hành tốt các hoạt

động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.

- Thường xuyên phổ biến các quy định, các chính sách của Nhà nước tới

các đối tượng hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Lào và

Việt Nam.

Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh

nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các hộ cá nhân. Các đối tượng này lại chiếm

một tỷ lệ lớn nhưng ít hiểu biết, về các quy định và chính sách của Nhà nước.

Phổ biến các quy định và chính sách của Nhà nước, đặc biệt chính sách liên

quan đến hoạt động thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu sang Việt Nam, làm

cho các đối tượng hoạt động xuất nhập khẩu thấy rõ các trách nhiệm và quyền

lợi của mình trong hoạt động kinh doanh. Từ đó phát huy hết các lợi thế để

phát triển kinh doanh, tránh các trường hợp tiêu cực do không am hiểu pháp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

81

luật, làm chậm trễ mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí dẫn đến làm giảm

khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

- Kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao trình độ và phẩm chất

đạo đức cho các cán bộ quản lý. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và

giám sát.

* Tăng cường các hoạt động ngoại giao, đàm phán với phía Việt Nam để

đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam.

Các hoạt động ngoại giao và tiền đề, là cơ sở để phát triển các hoạt động

thương mại. từ đây đến năm 2005 cần tập trung vào một số vấn đề như:

- Triển khai ký kết các Hiệp định, các bản nghi nhớ, các bản thảo thuận

giữa Bộ thương mại của hai nước, giữa các Bộ... nhằm tạo ra hành lang pháp

lý, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước dễ dàng thâm nhập

khảo sát thị trường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thành lập các

trung tâm hỗ trợ thương mại, mở văn phòng đại diện, tổ chức và tham gia các

hội chợ triển lãm, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên thị trường của

hai nước. Đặc biệt tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước mở các đại lý,

các siêu thị, tham gia các đấu thầu quốc tế, các hoạt động đầu tư...

- Hai bên cần thường xuyên bàn bạc và thống nhất để có các chính sách

ưu tiên và phát triển các cặp cửa khẩu và chợ biên giới, đặc biệt là đầu tư cơ

sở vật chất kỹ thuật thương mại, tạo nên sự tương đồng và đối xứng giữa hai

bên cửa khẩu để phát huy hết lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

thương mại của hai bên cùng phát triển.

- Hai bên nên thành lập các cơ quan chuyên trách và Chính phủ mỗi

nước cho phép Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đường biên giới được thành lập

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

82

các tổ chức chuyên trách để thường xuyên tiếp xúc thông báo cho nhau những

thông tin cần thiết như chủ trương của mỗi bên, kiến nghị với Chính phủ,

những yêu cầu về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch...

* Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến

thương mại.

Tổ chức hướng dẫn và thành lập các đoàn doanh nghiệp của hai nước để

khảo sát thực tế tình hình thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở

đó để các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu và thực

hiện các hoạt động thương mại khác.

Tổ chức các trung tâm hỗ trợ thương mại, giúp các doanh nghiệp thành

lập văn phòng đại diện, chi nhánh...

Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm,

giới thiệu quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về thị trường và hoạt động xuất

nhập khẩu với nhau, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho nhau.

Hướng dẫn và tư vấn giúp các doanh nghiệp mở các siêu thị, xây dựng

hệ thống đại lý, mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, tham gia các

hoạt động đấu thầu và mua sắm quốc tế để đa dạng hoá và phát triển các hoạt

động kinh doanh của mỗi nước.

Tiến hành hỗ trợ tư vấn kinh doanh, giới thiệu các hình thức kinh doanh

mới, các nghiệp vụ kinh doanh giúp các doanh nghiệp hạn chế các rủi ro,

nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

83

* Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu biên

giới Lào - Việt Nam.

Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Lào -

Việt Nam xẩy ra rất phức tạp. Tăng cường hoạt động chống buôn lậu và gian

lận thương mại không những góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất

trong nước, phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động

thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới. Hoạt động này rất

phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian và liên quan đến nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và

hạn chế hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Lào -

Việt Nam.

- Các bộ, các ngành, đặc biệt là bộ thương mại và tổng cục hải quan và

soát lại hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu,

kịp thời sửa đổi bổ sung, để tránh có các khe hở lợi dụng buôn lậu, gian lận

thương mại. Đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp, nhưng lại là một biện

pháp có tính chất phòng ngừa rất hữu hiệu nhằm hạn chế buôn lậu và gian lận

thương mại.

- Cần phối hợp đồng bộ các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương

mại như: quản lý thị trường, hải quan, công an, bộ đội biên phòng... ở khu vực

biên giới cửa khẩu và trong nội địa tạo thành một hệ thống nhất. Tránh trường

hợp trông chờ vào nhau hoặc chồng chéo và vô hiệu hoá lẫn nhau.

Định kỳ phải tổ chức họp các cơ quan có chức năng chống buôn lậu để

cùng nhau kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tổ chức phối hợp và có

những kiến nghị báo cáo cấp trên.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

84

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tinh

thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho lực lượng chống buôn lậu. Tăng

cường cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện hoạt động cho lực lượng chống

buôn lậu và gian lận thương mại.

- Có chính sách tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể kinh doanh xuất

nhập khẩu, đặc biệt cho nhân dân các thôn (bản), xã, các huyện biên giới, tạo

công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân trí để họ không tham gia vào các

hoạt động buôn lậu mà tố giác các hoạt động buôn lậu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của các cơ quan

chức năng trong các hoạt động xuất nhập khẩu và trong các hoạt động

chống buôn lậu.

3. Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa

khẩu biên giới

* Các nguyên tắc chung.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa

khẩu biên giới giữ một vai trò quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy

hoạt động thương mại tại khu cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.

Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại hầu hết các cửa khẩu biên

giới Lào - Việt Nam còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, cản trở đến sự phát

triển của hoạt động thương mại, cần phải tăng cường đầu tư nâng cấp, nhưng

khả năng tài chính thì còn có hạn và gặp nhiều khó khăn, do đó không thể đầu

tư một cách đồng đều và tràn lan được. Một vấn đề cần đặt ra là: phải đầu tư

thế nào để lợi ích đem lại trên chi phí đầu tư là cao nhất, để thực hiện được

điều đó, khi tăng cường đầu tư phát triển cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

85

- Quá trình đầu tư phải đảm bảo tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, tuân thủ

các hiệp định đã được ký kết giữa hai bên và các điều ước quốc tế.

- Phải căn cứ vào vai trò vị trí và đặc điểm của từng cửa khẩu cụ thể,

vào quy mô và xu hướng phát triển hoạt động thương mại tại mỗi cửa khẩu để

quyết định nội dung và quy mô đầu tư cho thích hợp, đảm bảo hiệu quả của

hoạt động đầu tư.

- Đảm bảo mức độ tương đồng giữa hai bên cửa khẩu, cần có sự bàn bạc

giữa hai bên khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp

tác các nguồn lực giữa hai bên. Tìm kiếm các vị trí nhằm tạo ra khả năng phát

triển đối xứng (các yếu tố tương đồng) và ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa

để phát huy nguồn lực và tránh xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.

- Dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại, bảo vệ được

môi trường, đảm bảo trật tự an ninh biên giới, phòng chống được buôn lậu,

gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội.

- Có khả năng mở rộng và phát triển bền vững trong tương lai.

* Nội dung tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ

thuật thương mại cho cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam.

Như phần thực trạng ta thấy hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

thương mại cho cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam rất thiếu thốn, nghèo nàn

và lạc hậu, để phát triển hoạt động thương mại, từ nay đến năm 2005 cần quy

hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho cửa

khẩu biên giới Lào - Việt Nam như sau:

- Quy hoạch xây dựng hệ thống trung tâm thương mại.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

86

Trung tâm thương mại tại các cửa khẩu là tổng hợp các loại hình kinh

doanh và dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động

xuất nhập khẩu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thương mại hàng

hoá tại các khu vực cửa khẩu. Thông qua hoạt động của các trung tâm thương

mại, có thể mở rộng và phát triển các mối quan hệ thương mại hàng hoá, tăng

kim ngạch xuất nhập khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập trong khu vực

và thế giới.

Trung tâm thương mại là nơi để các nhà sản xuất, kinh doanh thực hiện

quá trình tìm bạn hàng, thị trường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương

mại, giới thiệu sản phẩm, cơ hội đầu tư, tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết

các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện giao dịch hàng hoá, hoàn tất các thủ

tục thanh toán... Vì vậy Trung tâm thương mại phải bao gồm các khu chức

năng như sau:

+ Khu văn phòng giao dịch cho các công ty, các chi nhánh của các doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước. Đây là khu rất

quan trọng của một trung tâm thương mại.

+ Khu trưng bầy, giới thiệu và bán sản phẩm hàng hoá, đồng thời dành

cho việc tổ chức hội chợ triển lãm khi cần thiết.

+ Khu dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại như: thông tin, bảo

hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, kiểm nghiệm hàng hoá...

+ Khách sạn và căn hộ cho thuê, phòng hội thảo, hội nghị.

+ Bến bãi đỗ xe.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

87

- Quy hoạch xây dựng hệ thống kho bãi.

Hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu biên giới Lào - Việt Nam gồm có hai

hình thức:

1. Kho ngoại quan: Để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại các

khu vực cửa khẩu biên giới cần thiết phải xây các kho ngoại quan, đặc biệt

đối với các cửa khẩu có quy mô lớn và hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu

đa dạng. Kho ngoại quan là để cho doanh nghiệp gửi hàng chờ làm thủ tục hải

quan khi nhập khẩu hàng hoá, đã làm thủ tục hải quan để xuất cảnh hàng hoá

nhưng còn chờ giao hàng, hoặc khi kinh doanh tái xuất khẩu hàng hoá.

2. Kho dự trữ và bảo quản hàng hoá: Kho dự trữ bảo quản hàng hoá có

các chức năng rất quan trọng, dùng để bảo quản hàng hoá khi hàng chờ đưa

vào nội địa hoặc chờ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, đặc biệt là nơi dự trữ

hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là vấn đề rất quan trọng vì thị trường hai nước

tư nhân là chủ yếu cho nên lô hàng xuất nhập khẩu thường nhỏ nhưng tần

xuất lại cao. Để hàng hoá xuất nhập khẩu đều đặn cho thị trường hai nước cần

phải có kho dự trữ hàng hoá.

Do xu hướng vận chuyển hàng bằng container ngày càng phát triển

cho nên các kho cần phải có các bãi chữa container và các hàng hoá cồng

kềnh khác.

+ Quy hoạch xây dựng bãi kiểm hoá và giao nhận hàng hoá.

Tại các khu vực cửa khẩu cần phải có các bãi tập kết hàng hoá để hải

quan kiểm tra hàng hoá trước khi hàng hoá quá cảnh. Đồng thời cũng phải có

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

88

bãi để tiến hành nghiệp vụ giao nhận và kiểm tra hàng hoá xuất nhập cảnh.

Tuỳ vào từng cửa khẩu mà quy mô kho bãi cho thích hợp. Nên bố trí bãi

kiểm hoá và giao nhận hàng hoá gần với kho hàng và có kèm các dịch vụ như:

bốc dỡ, vận tải kiểm nghiệm hàng hoá... cho các hoạt động thương mại được

thuận tiện.

+ Quy hoạch cửa khẩu và chợ biên giới.

Việc đầu tư xây dựng các chợ cửa khẩu và chợ biên giới phải phù hợp

với từng điều kiện cụ thể. Phải căn cứ vào khả năng trao đổi và xu hướng phát

triển của từng vùng mà xác định quy mô chợ cho thích hợp.

Kế hoạch quy mô đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, kho bãi,

chợ cửa khẩu và chợ biên giới nên được chia thành hai giai đoạn: từ nay đến

năm 2005 và giai đoạn 2005 - 2010.

Các cửa khẩu được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ

thuận thương mại phục vụ xuất nhập khẩu được sếp theo tứ tự sau:

1. Cửa khẩu Đen Sa Văn - Lao Bảo (Sa Văn Na Khệt - Quảng Trị). Đây

là cửa khẩu quan trọng nhất trên tuyến biên giới Lào - Việt Nam. Nó nằm trên

tuyến đường 9, cửa khẩu này có khu trung tâm thương mại lớn nhất. Dễ cho

việc hoạt động thương mại trong khu vực.

2. Cửa khẩu Nặm Phạo - Cầu Treo (Bo Li Khăm Say - Hà Tĩnh) nằm

trên tuyến đường 8, cách thủ đô Viêng Chăm khoảng 300km và thủ đô Hà

Nội hơn 400km. Đây là cửa khẩu quốc tế có tuyến đường gần thủ đô của hai

nước nhất và là cửa khẩu quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá với nhau

giữa hai cửa khẩu này và các tỉnh lân cận.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

89

3. Cửa khẩu Nặm Căn (Xiêng Khuảng - Nghệ An). Cửa khẩu này đã

được Chính phủ hai nước Lào - Việt Nam mở thành cửa khẩu quốc tế ngày

6/1/2003 vừa qua. Đây là cửa khẩu có tầm quan trọng trong việc trao đổi hàng

hoá giữa các tỉnh lân cận.

4. Các cửa khẩu còn lại.

Từ nay đến năm 2005 sẽ xây dựng trung tâm thương mại, hệ thống kho

bãi và chợ trung tâm với quy mô lớn cho các cửa khẩu Đen Sa Vẳn - Lao Bảo,

Nặm Phạo - Cầu Treo, Nặm Căn, ưu tiên dặc biệt cho cửa khẩu Đen Sa Vẳn -

Lao Bảo. các cửa khẩu và các chợ biên giới khác cần được nâng cấp, sửa chữa

để tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại trong thời gian tới.

Nhu cầu về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương

mại là rất lớn. Cho nên phải sử dụng các biện pháp thích hợp để thu hút các

nguồn vốn. Ngoài sử dụng nguồn tài chính theo những ưu đãi tài chính trong

quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của thủ tướng Chính phủ của

hai nước về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu, cần sử dụng các biện

pháp liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, với phương châm “

Nhà nước và nhân dân cùng làm” và sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và dài

hạn ở địa phương để tiến hành đầu tư xây dựng.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

90

KẾT LUẬN

Nhân dân Lào -Việt Nam từ bao đời nay đã có quan hệ gắn bó với nhau.

Bác Hồ đã từng tổng kết mối quan hệ đặc biệt hữu nghị đó trong những câu

thơ:

Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Việt Nam-Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, trang 44)

Quan hệ kinh tế - thương mại Lào - Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay

đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau thế nhưng vẫn tồn tại và phát

triển mạnh hơn bao giờ hết. Bối cạnh kinh tế thế giới, xu hướng chung toàn

cầu đã ảnh hưởng tới mối quan hệ của các quốc gia nói chung, giữa Lào và

Việt Nam nói riêng. Việt Nam là đối tác quan trọng của Lào hiện nay. Triển

vọng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Lào - Việt Nam trong thời gian tới

sẽ phát triển hơn nữa khi nền kinh tế Lào từng bước hoàn thiện tiến trình công

nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước, hội nhập và mở cửa vào nền kinh tế khu

vực và thế giới của Lào, cùng với tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực

hiện chính sách tự do hóa thương mại ở Việt Nam cùng với môi trường quốc

tế vô cùng thuận lợi thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt

Nam - Lào và các nước trên thế giới.

Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập

khẩu giữa Việt Nam và Lào thì hai nước cần phải nghiên cứu để nắm chắc được đặc điểm

và tính chất của thị trường, đặc biệt là về chính sách thương mại, các quy định về quản lý

xuất nhập khẩu, về thị hiếu và tập quán tiêu dùng, yêu cầu về mẫu mã hàng hoá, tính thời

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

91

trang và chất lượng hàng hoá, phải thấy hết được những thuận lợi và khó khăn khi thâm

nhập vào thị trường của mỗi bên. Từ đó mà lựa chọn định hướng đúng đắn về việc xuất

nhập khẩu hàng hoá vào từng thị trường cụ thể của mỗi nước. Mặt khác cũng cần có giải

pháp thích hợp và mạnh mẽ cả về phía Nhà Nước và doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận

lợi cho việc hoạt động thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển .

Nhìn chung quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - Lào khác hẳn với quan hệ

kinh tế - thương mại của Việt Nam hay Lào với các nước láng giềng khác trong khu vực.

Đó là quan hệ đặc biệt, luôn ổn định, phát triển liên tục, không có sự gian đoạn. Đây thực

sự là hai người bạn láng giềng thủy chung cùng chia sẻ ngọt bùi, sẽ cùng phát huy nội lực

và hợp tác hỗ trợ nhau vươn lên, vợưt qua khó khăn thách thức., tiếp tục hội nhập với nền

kinh tế khu vực và thế giới, vì lợi ích của mỗi nước, vì hoà bình hữu nghị hợp tác và sự

phát triển chung.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nguồn tài liệu khan hiếm và hơn

nữa bản thân người viết là lưu học sinh nên ngôn ngữ viết cũng bị hạn chế;

bản Khóa luận chắc chăn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất

mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô.

Em xin chân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản thảo thuận “Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa CHĐCN Lào và CHXHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010”.

2. Giáo trình kinh tế ngoại thương - nhà xuất bản giáo duc - 1997.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

92

3. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - GS-PTS Tô Xuân Dân và PTS Vũ Chi Lọc, Nhà xuất bản Hà Nội.

4. Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, Nhà xuất bản thống kê - 2001.

5. Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu. Viện kinh tế thế giới, 1999.

6. Kinh tế các nước Đông Nam á. Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội -1997.

7. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của CHDCND Lào. Viện chiến lược và phát triển. Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà Nôi - 2000

8. Số liệu thống kê Bộ thương mại Lào từ năm 1991-2001

9. Số liệu thống kê Bộ thương mại Việt Nam từ năm 1991-2001

10. Thảo thuận của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội đế năm 2020, 2010 và kế hoách phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) tại Đại hội lần thứ VII của Đảng NDCM Lào

11. Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN. Tổng cục thống kê. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội - 2001.

12. Tổng kết quan hệ thương mại giữa Lào - Việt Nam giai đoạn 1999 - 2000 và kế hoạch năm 2001 -2002 của Bộ thương mại CHĐCN Lào - 2000.

13. Thảo thuận giữa hai chính phủ nước CHĐCN Lào và CHXHCN Việt Nam “Về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện hàng hóa qua lại biên giới và khuyến khích phát triển hợp tác thương mại, đầu tư giữa Lào và Việt Nam” - 8/2002.

14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội -2001.

15. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ VII của Đảng NDCM Lào, Viêng

Kho¸ luËn tèt nghiÖp AN«ng PhÕt®aoh­¬ng- Anh1 K38A- §HNT

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy quan hÖ th­¬ng m¹i hµng ho¸ gi÷a CHDCND Lµo vµ

CHXHCN ViÖt Nam

93

Chăn - 2001.

16. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh 17. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/06/3B9C8886/ 18. Laos http://www.countries.com/countries/laos/ 19. vietnamexpress.net 20. http://www.aseansec.org/amm/prolao97.htm 21. http://www.laoembassy.com/news/laosmfa.htm 22. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/04/3B9C7492