43
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁ O DỤC TRÂ ̀ N HÀ TRANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁ O DỤC KỸ NĂNG SÔ ́ NG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THƢỜ NG TÍN , THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thanh HÀ NỘI - 2017

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DUC̣ KỸNĂNG SỐNG CHO HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33513/1/05050002884.pdfgia đình đã luôn động viên, chia sẻ để

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO DUC

TRÂN HA TRANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIAO DUC KY NĂNG SÔNG

CHO HOC SINH Ơ CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYÊN THƢƠNG TIN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thanh

HÀ NỘI - 2017

i

Lêi c¶m ¬n

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn Hội

đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục

của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy

giáo, cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho

em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS

Nguyễn Xuân Thanh, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo,

giúp đỡ cũng như cho em sự tự tin để em hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng

chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Ban Giám hiệu

và bạn bè đồng nghiệp các trường Tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà

Nội đã tạo điều kiện giúp tôi nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư

liệu cho luận văn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong

gia đình đã luôn động viên, chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên

cứu song luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự

chỉ dẫn, góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn

được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN HÀ TRANG

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH: Ban chấp hành

CBQL:

CNH, HĐH:

CSVC:

Cán bộ quản lý

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cơ sở vật chất

CMHS: Cha mẹ học sinh

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

GV:

QLGD:

Giáo viên

Quản lý giáo dục

HS: Học sinh

KNS: Kỹ năng sống

KT – XH: Kinh tế, xã hội

TBDH: Thiết bị dạy học

TDTT: Thể dục thể thao

TH: Tiểu học

TB: Trung bình

TP: Thành phố

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ...................................................................................................... i

Danh mục viết tắt ............................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................ iii

Danh mục các bảng, biểu đồ ........................................................................... vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG

GIÁO DỤC KY NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIÊU HOC ................

5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................... 5

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 5

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 6

1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .................... 9

1.2.2. Khái niệm kỹ năng sống ........................................................................ 14

1.2.3. Khái niêm giáo dục ky năng sông ......................................................... 15

1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống ............................................ 16

1.3. Giáo dục ky năng sông cho học sinhtiêu hoc ....................................... 17

1.3.1.Vai trò của giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay ......... 17

1.3.2.Những ky năng sông cơ bản cần được giáo dục cho học sinh tiêu hoc ........... 19

1.3.3. Phương pháp và cac hinh thưc giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiêu hoc ....................................................................................................

20

1.4. Quản lý hoat đông giáo dục ky năng sông cho học sinh tiêu hoc ............ 23

1.4.1. Vai trò, nhiêm vu của Hiệu t rưởng trường tiêu hoc trong quan

lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ...........................................................

23

1.4.2. Nội dung quản lý hoat đông giáo dục ky năng sông cho học sinh

tiêu hoc ..........................................................................................................................

25

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoat đông giáo dục ky

năng sông cho học sinh tiêu hoc ...................................................................

31

1.5.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 31

1.5.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 31

Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 32

iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG GIÁO

DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CAC TRƢỜNG

TIỂU HỌC HUYỆN THƢỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................

34

2.1. Vài nét khái quát về tình hình địa phƣơng và nhà trƣờng ............... 34

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Tín .................. 34

2.1.2. Đặc điểm tình hình giáo dục huyện Thường Tín thành phố Hà Nội .............. 35

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................. 36

2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 36

2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 37

2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................. 37

2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 37

2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát ..................................................................... 37

2.3. Thực trạng GDKNS cho học sinh tiêu hoc ở huyên Thương Tín ................... 38

2.3.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống ..................................................... 38

2.3.2. Thưc trang nôi dung cac ky năng sông cân giao duc cho hoc sinh ............... 40

2.3.3. Thực trạng phương phap tổ chức hoạt động giáo dục ky năng

sông cho học sinh ...........................................................................................

42

2.3.4. Thực trạng các hình thức GDKNS cho HS ........................................... 43

2.4. Thực trạng quản lý hoat đông giáo dục ky năng sông cho học

sinh ơ cac trƣơng tiêu hoc huyên Thƣơng Tin thành phố Hà Nội............

46

2.4.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của hoat

đông giao duc ky năng sông cho hoc sinh ......................................................

46

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoat đông giao duc ky

năng sông .........................................................................................................

48

2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh ..............................................................................

51

2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp và các hinh thưc giao duc ky

năng sông cho hoc sinh ...................................................................................

54

2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất va điều kiện hỗ trợ giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh ..............................................................................

56

2.4.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá kêt qua hoat đông GDKNS cho

học sinh .........................................................................................................

58

2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoat đông giao

dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thường

v

Tín thành phố Hà Nội ...................................................................................... 60

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quan ly giao duc ky năng sông

cho hoc sinh trƣơng tiêu hoc ........................................................................

62

2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................. 62

2.5.2. Hạn chế .................................................................................................. 63

2.5.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh các trường TH huyện Thương Tin ,

thành phố Hà Nội ............................................................................................

64

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ơ TRƢƠNG TIÊU HOC

HUYÊN THƢƠNG TIN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .....................................

69

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................... 69

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu........................................................ 69

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 69

3.1.3. Nguyên tức đảm bảo tinh kế thừa và phát triển của các biện pháp ............... 69

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................... 70

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính lưa tuôi ......................................................... 70

3.2. Biện pháp quản ly hoat đông giao duc ky năng sông cho học

sinh ở cac trƣờng tiêu hoc huyên Thƣờng Tin thành phố Hà Nội............

71

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quan ly va giáo viên về tầm

quan trọng của GDKNS cho học sinh .............................................................

71

3.2.2. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về kiến thức

và kỹ năng tô chưc cac hoat đông giáo dục KNS cho học sinh ......................

74

3.2.3. Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch GD KNS rõ ràng, phù

hợp với đối tượng là học sinh .........................................................................

78

3.2.4. Tăng cườngđâu tư cơ sơ vât chât va tao nguồn kinh phi phục

vụ hoat đông GDKNS cho học sinh ...............................................................

81

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả giao duc ky năng

sông cho học sinh ............................................................................................

85

3.2.6. Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ................................................

88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quan ly hoat đông giáo dục

vi

ky năng sống cho học sinh tiểu học .............................................................. 90

3.4. Khảo nghiệm tinh cần thiết và khả thi cua các biện pháp ................. 91

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 91

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 91

3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm .......................................................... 92

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 92

Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100

1. Kết luận ....................................................................................................... 100

2. Khuyến nghị ................................................................................................ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 103

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 105

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 2.1. Đanh gia cua can bô QL va GV vê muc tiêu giao duc KNS

cho HS .............................................................................................................

39

Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của CB, GV về KNS cân giao duc cho HS .......... 40

Bảng 2.3. Phương phap giáo dục kỹ năng sống được nhà trường

quan tâm giáo dục cho HS ..............................................................................

42

Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CB, GV về những hình thức GDKNS

cho HS .............................................................................................................

44

Bảng 2.5. Nhận thức của can bô QL va GV về sự cần thiết của việc

giáo dục KNS cho hoc sinh .............................................................................

46

Bảng 2.6. Thưc trang xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS ........................... 48

Biểu đồ 2.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNS cho

HS...............

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CB, GV về các loại kế hoạch GDKNS

của nhà trường .................................................................................................

49

50

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về quản lý đội ngũ GV nhà trường ...................... 52

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý phương phap va cac hình thức giáo

dục KNS cho học sinh .....................................................................................

55

Bảng 2.10. Đánh giá về mưc đô sư dung cơ sở vật chất và các điều

kiện trong việc GDKNS ......................................................................................

57

Bảng 2.11. Đánh giá về công tác kiểm tra đối với việc GDKNS ...................... 58

Bảng 2.12. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng quản lýhoat đông giao duc

KNS cho hoc sinh ở các trường TH huyên Thương Tin TP Hà Nội ...............

60

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý

hoạt động GDKNS cho HS ................................................................................

93

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động GDKNS cho HS ................................................................................

95

Bảng 3.3. Môi tương quan giữa tính cần thiế t và tính khả thi của các

biện pháp quản lý GDKNS cho HS ...............................................................

97

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện

pháp đã đề xuất ................................................................................................

98

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn

cầu của nhân loại, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng

trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người ngày càng được

đề cao. Vì vậy, giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ

nói riêng cần phải được coi trọng đặc biệt nhăm phát triển toàn diện là mục

tiêu của tất cả các nhà trường. Trong Điều 2 của Luật giáo dục (2005) có nêu

như sau: “Mục tiêu của giáo dục là Đào tạo con người Việt Nam phát triển

toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung

thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi

dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc".

Thưc hiên chu trương cua Đang , đưa nước ta đang trên con đường hội

nhập thế giới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với mục

tiêu trở thành một nước CNH - HĐH đất nước, điều đó đang đặt ra những yêu

cầu mới cho giáo dục. Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có tri

thức, sức khỏe, kĩ năng nghề nghiệp, mà cần phải có những giá trị đạo đức,

thẩm mỹ đúng đắnvà có những kĩ năng sống nhất định để giúp cho mỗi người

không chỉ “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình mà còn học

để cùng chung sống”. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống và hoạt động quản

lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay là vấn đề vô cùng

cấp thiết đối với không chỉ các nhà trường mà còn là nhiệm vụ chung của

toàn ngành giáo dục.

Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Do vây

GDKNS cho hoc sinh đa trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo

dục nhân cách toàn diện.Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan

trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn tồn tài và phát

triển trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống.

2

Thưc tiên hiên nay cho thây đôi vơi cac t rường tiêu hoc cua huyên

Thương Tin thanh phô Ha Nôi viêc giao duc KNS cho hoc sinh đa đươc nha

trương hêt sưc quan tâm va đa co nhiêu chương trinh tô chưc gi áo dục KNS

bươc đâu đa mang lai hiêu qua to lơn . Tuy nhiên quá trình quản lý hoạt động

giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng cho học sinh tiêu hoc của các

nhà trường vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ. Việc giáo dục KNS cho học

sinh còn chưa đồng đều về chất lượng do GV chưa có nhiều kinh nghiệm,

chưa có một quy trình khoa học. Vơi đăc điêm tâm sinh ly cua hoc sinh tiêu

học đòi hỏi các biện pháp giáo dục đặc thù và linh hoạt phù hợp với nhận

thức của trẻ, thúc đẩy sự phát triển về kĩ năng giao tiếp, để trẻ biết cách khắc

phục khó khăn và phấn khởi trong học tập, sinh hoạt.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản

lý hoạt động giao duc ky năng sông cho hoc sinh ơ cac trường ti ểu học

huyên Thương Tin, thanh phô Ha Nội ” làm luận văn tốt nghiệp cao học

quản lí giáo dục với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho

học sinh tiêu hocnói riêng và phát triển con người toàn diện nói chung.

2. Mục đich nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục kỹ năng sống và

quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH trên địa bàn huyện Thường

Tín thành phố Hà Nội đề tài đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường TH trong giai đoạn hiện nay

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh trong trường TH.

3.2. Đôi tượng nghiên cứu

Quản lí GDKNS cho học sinh ở trường TH huyện Thường Tín thành

phố Hà Nội.

3

4. Giả thuyết khoa học

Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục KNS nói riêng cho học sinh

trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần hình thành

phát triển nhân cách con người toàn diện. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp

quản lý như: Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo xây dựng mô hình tổ

chức các hoạt động, quản lý đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức các hoạt động giáo dục KNS thông qua GDNGLL,… thì việc quản lý

giáo dục KNS cho học sinh tiểu học sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận của việc quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh

Tiểu học.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng GDKNS và quản ly hoat đông GDKNS

cho học sinh ở các trường TH huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở

trường TH huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

6. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Xác định những biện pháp và quy trình quản lý của nhà

trường về GDKNS ở trường TH.

Về không gian: các trường TH huyện Thường Tín thành phố Hà Nội

làm địa bàn nghiên cứu là chủ yếu.

Thời gian nghiên cứu: 03/2016- 01/ 2017.

Đối tượng điều tra khảo sát: Cán bộ quản lý (CBQL), GV, HS, phụ

huynh học sinh (PHHS) ở các trường TH huyện Thường Tín TP Hà Nội.

7. Câu hỏi nghiên cứu:

Câu 1: Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu

học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay có vấn đề gì ?

Câu 2: Cần những biện pháp gì để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống ở các trường tiểu học huyện Thường Tín,thành phố Hà Nội đạt hiệu

quả?

4

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phối hợp các

phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm

xây dựng những khái niệm công cụ và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có

liên quan đến đề tài.

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm mục đích thu thập thông

tin về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh TH.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

8.3. Phương pháp thông kê toán học

Để xử lý kết quả khảo sát và kết quả khảo nghiệm sư phạm.

9. Cấu trúc cua đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh tiểu học

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ky năng sông cho

học sinh ở các trường Tiểu học huyện Thường Tín thành phố Hà Nội

Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh ở các trường tiêu hoc huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIÊU HOC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Xã hội ngày nay có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và

lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con

người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có

những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và

đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo

cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Nói cách khác, để đến bến bờ thành

công và hạnh phúc trong xã hội hiện đại, con người cần phải có kĩ năng sống.

Vì vậy, kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người mỗi

quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình GDKNS

phù hợp (mục tiêu 3) và kĩ năng sống của người học là một tiêu chí của chất

lượng giáo dục. Cho nên, trong mục tiêu 6 của chương trình đã coi kĩ năng

sống là một khía cạnh của chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục

cần tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của người học. Như vậy

tiến hành giáo dục KNS để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp, hay gián tiếp

được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả

trong Diễn đàn giáo dục cho mọi người (thể hiện trong chương trình hành

động Dakar) trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em; trong Hội nghị

quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người. Gần đây nhất là

trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về

HIV/AIDS (tháng 6 năm 2001), các nước đó đồng ý rằng “Đến năm 2005

đảm bảo rằng ít nhất có 90% và vào năm 2010 ít nhất có 95% thanh niên

và phụ nữ tuổi từ 15 đến 24 có thể tiếp cận thông tin, giáo dục và dịch vụ

6

cần thiết để phát triển kĩ năng sống để giảm những tổn thương do sự lây

nhiễm HIV” .

Cũng tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới Dakar, tháng 5/2000 trường học

thân thiện với người học được phản ánh trong quan điểm toàn diện về chất

lượng được nêu trong Khuôn khổ Hành động Dakar. UNESCO và UNICEF

đó nhận thấy mô hình “trường học thân thiện” với các yếu tố của nó là một

giải pháp nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giáo dục. Vì vậy mô

hình này đã được phổ biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên thế giới. Trong mô

hình trường học thân thiện tiêu chí giáo dục kỹ năng sống vừa như là một

biểu hiện của chất lượng giáo dục, vừa để giúp HS sống an toàn.

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam thuật ngữ kỹ năng sống bắt đầu được biết đến từ chương

trình dự án “Giáo dục kỹ sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS

cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do qũy nhi đồng Liên hiệp

quốc (UNICEF) phối hợp với BGD&ĐT cùng Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam

thực hiện năm 1996. Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội

dung của khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ngày càng được

mở rộng.

Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ

thống về kĩ năng sống và GDKNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh

Bình. Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và

giáo trình, tài liệu tham khảo...Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu

tổng quan về quá trình nhận thức về kĩ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp

cận kĩ năng sống trong giáo dục và GDKNS ở nhà trường phổ thông, đồng

thời tìm hiểu thực trạng GDKNS cho người học từ trẻ mầm non đến người

lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó xác định thách thức và định hướng trong tương lai để đẩy

mạnh GDKNS ở Việt Nam trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam và đối chiếu

với mục tiêu 3 và mục tiêu 6 của Chương trình hành động Dakar (Trong

7

khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với

UNESCO tại Hà Nội).

Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tổng

hợp, khái quát hoá qua nghiên cứu hai chu kì đề tài cấp Bộ về Giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh THPT...tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xây dựng

được khung lí luận về giáo dục KNS từ xác định thuật ngữ, mục tiêu, nhiệm

vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho đến đánh giá kết quả và

tác động của giáo dục KNS.

Một số kết quả nghiên cứu khác có giá trị quan trọng trong việc lập

quan điểm phương pháp luận cũng như định hướng và tiếp cận trong việc

nghiên cứu kĩ năng sống, GDKNS cho học sinh như đề tài “Thực trạng phạm

tội của học sinh- sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo

dục pháp luật trong nhà trường” của tác giả Vương Thanh Hương và Nguyễn

Minh Đức.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình và cộng sự đã mô tả sinh

động, đầy đủ, hệ thống về tiếp cận và thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh do Ngành giáo dục thực hiện. Ngành giáo dục đã triển khai chương trình

GDKNS vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy. Nội dung giáo

dục của nhà trường phổ thông được định hướng bởi mục tiêu GDKNS. Theo đó,

các nội dung GDKNS được triển khai theo các cấp học như:

- Chương trình cải cách của giáo dục mầm non (1994) đã chú ý đến

giáo dục hành vi, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử. Chương trình

khung chăm sóc giáo dục trẻ đã chú trọng các nội dung như: phát triển thể

chất, nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, nghệ thuật của trẻ.

- Giáo dục KNS cho hoc sinh ở bậc tiểu học tập trung vào các kĩ năng

chính, kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói; coi trọng đúng mức

các kĩ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng

ngày trong xã hội hiện đại, hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán,

giải quyết vấn đề, ra quyết định, trí tưởng tượng....

8

- Giáo dục trung học cơ sở chú trọng giáo dục các kỹ năng sống cơ bản

cho học sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử,

năng lực tự học suốt đời; định hướng để học sinh học để biết, học để làm, học

để chung sống và học để tự khẳngđịnh.

Với các bậc học trên, việc GDKNS được chủ yếu thông qua chương

trình các môn học và các hoạt động GDKNScủa nhà trường cùng với một số

chương trình dự án do nước ngoài tài trợ. Ví dụ: với trung học cơ sở, những

môn học nhằm khai thác, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là các môn:

Công nghệ, môn Giáo dục công dân, bài học về địa phương...

Tuy nhiên, theo tác giả Hà Nhật Thăng:“GDKNS cho học sinh là một

quá trình tổ chức hoạt động bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau

thông qua nhiều lực lượng xã hội nhằm giúp các em có hiểu biết về những

việc cần phải làm, phải tránh, đặc biệt giúp các em rèn luyện để có kĩ năng

ứng xử phù hợp với các tình huống tốt, xấu có thể gặp trong cuộc sống".

Hơn nữa, qua tập hợp nghiên cứu, phân tích tổng hợp và tổng quan vấn

đề từ việc khảo sát các đề tài liên quan ở trong nước và có thể đưa ra nhận định:

- Chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ tính cấp bách của vấn đề kĩ năng

sống, GDKNS chưa tập trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một

cách có hệ thống về phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh, sinh viên

nói chung và học sinh TH nói riêng.

- Các đề tài đã đề cập đến những hình thức GDKNS cụ thể và chưa có

kết quả thử nghiệm rõ ràng, cụ thể nên tính thuyết phục chưa cao.

Những phân tích trên đây cho thấy, giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiêu học mặc dù đã được định hướng bởi mục tiêu, nội dung, chương

trình giáo dục, mà qua những hoạt động thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh tiêu học vân còn một số hạn chế . Giáo dục KNS là việc đòi hỏi sự

tham gia của rất nhiều lực lượng xã hội bao gồm cả gia đình, nhà trường, và

xã hội và bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc GD KNS tại các

trường học chỉ mới dừng lại ở trên lớp, trong các tiết học hay sự lồng ghép

9

trong một số hoạt động như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục công dân...

Mục đích của GDKNS cho học sinh trong giờ giảng, trong các hoạt động

chưa được xác định đúng mức, rõ ràng vì thế hiệu quả của việc GDKNS cho

các em còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính

hoạt động GDNGLL nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNS cho

học sinh trường tiêu hoc.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nha trường

1.2.1.1. Quản lý

Khái niệm “quản lý” được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát

triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng

và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới

quản lý.

Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục

tiêu mà họ không thể đạt tới với tư cách là những cá nhân riêng lẻ thì quản lý

xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng

tới những mục tiêu chung.

Quản lý là một chức năng lao động xã hội được bắt nguồn từ tính chất

xã hội của lao động, nó ra đời khi xã hội cần có sự chỉ huy, điều hành, phân

công, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý…Trong lao động tập thể trên một quy mô

nào đó để đạt năng suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn thì phụ thuộc rất lớn vào

vai trò của người đứng đầu một tổ chức. Như vậy quản lý là một phạm trù tồn

tại khách quan và là một tất yếu lịch sử. Thực tế đã chứng minh rằng, loài

người đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà

chính trị từ cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự tồn

tại, ổn định và phát triển xã hội.

Sự cần thiết của quản lý được C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực

tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều

cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thể

10

hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản

xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người

độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có

một nhạc trưởng”. [6, tr.34]

Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một

định nghĩa thống nhất. Khái niệm quản lý được tiếp cận với nhiều góc độ

khác nhau. Chính từ sự đa dạng về cách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các

quan niệm quản lý.

Theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh.

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý

đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý ) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt

động của con người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá

trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận

đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi

người. Chẳng hạn các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mac – Lê nin khẳng định:

“bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiệnở quy mô

tương đối lớn đều cần đến sự quản lý”. [6]

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình

định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệt thống nhằm đạt được

những mục tiêu nhất định”. [17]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều

người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của

xã hội” [15]

Từ các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách là một hành động có

thể định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể

quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý

đến khách thể quản lý bao gồm nhiều giải pháp khác nhau thông qua cơ chế

11

quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống

để đạt mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Điều này

cũng khẳng định rằng quản lý phải là một cấu trúc và vận động trong một

môi trường xác định.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ phi mã như hiện

nay, các nhà khoa học cho rằng có 5 yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh phát triển

của mỗi quốc gia là: vốn, lao động, kĩ thuật công nghệ (KTCN), tài nguyên và

chất xám quản lý, trong đó yếu tố chất xám quản lý giữ vai trò hàng đầu.

Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình

đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch

hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

1.2.1.2. Quan lý giáo duc

Nếu nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, vĩnh hằng thì quản

lý giáo dục cũng vậy. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình

truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là

động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để hoạt động này vận hành có

hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở. tạo nên hệ thống các cơ

sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải có lĩnh vực hoạt động có

tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục để

quản lý các cơ sở giáo dục trong thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều khái

niệm khác nhau về thuật ngữ “quản lý giáo dục”:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì đưa ra quan niệm như sau: “Quản lý

giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật

của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối

và nguyên lý của Đảng, thực hiên được các tính chất của nhà trường Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ

trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[20]

12

Tác giả Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: “Mục đích cuối cùng của

quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp

thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn

đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội”[30]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có

kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau

nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở

nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy

luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực trẻ em”[15]

Tác giả Đặng Quốc Bảo lại cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa

tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm

thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [1]

Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung

thì quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có hướng đích, phù hợp với quy

luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa các cơ

sở giáo dục đạt đến những mục tiêu đã đề ra

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo

dục đào tạo, là tế bào của hệ thống giáo dục các cấp từ trung ương đến địa

phương, là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy

mọi hoạt động quản lý của các cấp quản lý giáo dục đều phải hướng về

trường học. Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản

lý giáo dục lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Chất lượng

giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo

dục là phải nói đến quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi

xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo

dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

13

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo

dục đào tạo, là tế bào của hệ thống giáo dục các cấp từ trung ương đến địa

phương, là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy

mọi hoạt động quản lý của các cấp quản lý giáo dục đều phải hướng về

trường học. Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản

lý giáo dục lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Chất lượng

giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo

dục là phải nói đến quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi

xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo

dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

Theo tac gia Phạm Minh Hạc cho răng : “Quản lý nhà trường là thực

hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức

là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu

giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với

từng học sinh”[11, tr.61]

Theo Nguyễn Ngọc Quang cho răng: “Quản lý nhà trường thực chất là

quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của

trò diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Nói tóm lại về thực chất, quản lý nhà

trường là quản lý quá trình daỵ học”[20, tr.52]

Như vậy ta hiểu quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có

hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và

học sinh), đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin…) hợp quy luật

(quy luật quản lý, quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy

luật xã hội..v..v..) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Quản lý trường phổ thông là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể

quản lý đến giáo viên – học sinh và các lưc lương giao duc khac , nhằm tận

dụng nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao

động xây dựng vốn tự có, hướng vào đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà

14

trường và tiêu điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất

lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường lên một trạng thái mới.

Quản lý nhà trường và quản lý trường TH nói riêng về bản chất là quản

lý con người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà

trường một sự liên kết chặt chẽ không những chỉ bởi cơ chế hoạt động của

những tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội – nhà trường mà còn

bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý của chính giáo viên và học sinh.

Trong nhà trường giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của

quản lý. Với tư cách là đối tượng quản lý họ là đối tượng tác động của chủ

thể quản lý (hiệu trưởng), với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia

chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ

tự quản lý. Cho nên quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của

hiệu trưởng mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong trường.

1.2.2. Khái niệm kỹ năng sông

“Kỹ năng”là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó.

Kỹ năng sống (lifeskills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào

mọi lưa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào

mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời

sống xã hội. Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp

Quốc (LHQ) như WHO(Tổ chức Y tế thế giới), UNICEF(Quỹ cứu trợ Nhi

đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và Giáo dục của LHQ) đã

chung sức xây dựng chương trình Giáo dục Kỹ năng sống cho thanh thiếu

niên. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa

có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ.

Các quan niệm khác nhau về KNS:

- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO- 1993): Kỹ năng sống là năng lực

tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu

và thách thức của cuộc sống. Đó là khả năng của một cá nhân để duy trì một

15

trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và

tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung

quanh [32].

- Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF Thái Lan- 1995): Kỹ

năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích

cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các Kỹ năng sống nhằm

giúp chúng ta dịch chuyển kiến thức “cái chúng ta đã biết” và thái độ, giá trị

“cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “Làm gì và

làm như thế nào” là tích cực nhất và mang tính xây dựng [32].

- Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc

(UNESCO), KNS gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết

(Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy

sáng tạo; Học để làm (Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc

như: kỹ năng tự đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm; Học để sống với người

khác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: kỹ năng giao

tiếp, kỹ năng thương lượng, tự khẳng định; Học để tồn tại (Learning to be)

gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc,

tự nhận thức, tự tin, [31]…

- Theo từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa

học vào thực tiễn”, “Sống còn là tồn tại và phát triển”.

Như vậy, có thể quan niệm: “Kỹ năng sống là khả năng ứng dụng tri

thức khoa học vào thực tiễn để con người tồn tại và phát triển”.

KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần

thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói

một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả

năng ưng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ưng phó

tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

1.2.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sông

Từ khái niệm KNS được nêu ở trên, ta thấy KNS bao gồm một loạt các

16

kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Khi đã có

KNS cơ bản cần thiết, nhất là năng lực hành động, năng lực thực tiễn các em

sẽ bình tĩnh, chủ động, sáng tạo, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động

trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống.

Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh

đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi

tích cực khi tương tác với người khác, với môi trường của mình. Quan niệm này

mang tính khái quát, chưa thể hiện rõ các kĩ năng cụ thể. Quan niệm của

UNESCO là quan niệm khá chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kĩ năng thực

hiện công việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNICEF thì nhấn mạnh: kĩ

năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong

mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ.

Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện

đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói

quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thưc, giá trị, thái độ và kỹ

năng thích hợp.

Như vậy GDKNS chính là quá trình hình thành, rèn luyện và phát

triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với

những người xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước

các tình huống của cuộc sống.

GDKNS cho HS được hiểu là GD những kỹ năng mang tính cá nhân và

xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thưc),

những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị), thành

những khả năng thực thụ giúp HS biết phải làm gì và làm như thế nào (hành

vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.

1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sông

Giáo dục KNS là sự tác động môt cach có mục đích, có ý thức của chủ

thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục KNS đạt

được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

17

Quản lý giáo dục KNS là bộ phận của quản lý trường học các cơ sở

giáo dục), bao gôm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chưc và

thực hiện các nguôn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm,

của các lực lượng giáo dục theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục,

nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.

Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể thấy: Quản lý GDKNS

cho HS chính là quản lý kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình

thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm

thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD rèn luyện KNS ở HS.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiêu hoc là quá trình tác

động có định hướng của chủ thể quản lý (Hiêu trương, phó hiệu trưởng) lên

tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục KNS (giáo viên,

cán bộ nhân viên, tổ chưc đoàn thể, nội dung, chương trình, kế hoạch…)

nhằm đạt được mục tiêu giúp HS có các kĩ năng sống cơ bản nhất để các em

tham gia vao cac hoat đông xa hôi môt cach tich cưc.

1.3. Giáo dục ky năng sống cho học sinh tiêu hoc

1.3.1. Vai trò của giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội cũng có

tác động lớn đối với HS. Bên cạnh những mặt tích cực, thì những ảnh hưởng

tiêu cực của cơ chế thị trường, của sự bùng nổ thông tin, của sự nhu nhập lối

sống thực dụng… đã tác động mạnh mẽ đến các em. Nếu không được trang

bị các KNS cần thiết và có bản lĩnh vững vàng thì các em dễ trở thành nạn

nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, mất lòng tin, mặc cảm. Giáo dục

KNS giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và khả năng sẵn sàng vượt

qua khó khăn trong cuộc sống. Do đó, việc giáo dục KNS là hết sức quan

trọng. Giáo dục KNS giúp các em sẵn sàng đáp ứng và thích ứng với sự phát

triển kinh tế, văn hoá xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin,

đa dạng trong quá trình phát triển của đất nước.

18

Do vây viêc tô chưc giáo dục KNS cho học sinh cần được xem xét trên

các góc độ sau:

- Xét từ góc độ giáo dục, giáo dục KNS cho HS là thực hiện quan điểm

hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của HS, tạo ra năng lực để

đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống

của mỗi HS.

- Xét từ góc độ văn hóa, chính trị, giáo dục KNS cho HS giải quyết

một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong

luật pháp Việt Nam và quốc tế.

- Xét ở góc độ tâm - sinh lý lứa tuổi, giáo dục KNS cho HS nhằm phát

huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi

của học sinh TH giúp cho mỗi HS không chỉ có nhận thức đúng, thái độ hành

vi phù hợp mà còn nhanh chóng thích ứng, hòa nhập với cộng đồng xã

hội,…qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.

Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nói chung có ý nghĩa to lớn

trong sự phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục KNS là cầu

nối giúp con người biến kiến thức đa hoc trong nha trương thành những hành

động cụ thể, thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết

làm cho mình và những người khác cùng hạnh phúc, luôn vững vàng trước

khó khăn, thử thách, luôn yêu đời và làm chủ được cuộc sống của mình.

Đối với HS TH, viêc giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt.

Bơi vi ơ lứa tuổi này, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc

tò mò, xu thế thích cái mới lạ, thích được tự khẳng định mình, dễ hành động

bộc phát. Do thiếu kinh nghiệm sống và suy nghĩ nông cạn, cảm tính nên các

em có thể ứng phó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống

hàng ngày. Đặc biệt là áp lực vê viêc thay đôi hoat đông t ự vui chơi la chinh

sang hoat đông hoc tâp đoi hoi cac em phai trâp trung trong môt thơi gian dai.

Do vậy giáo dục KNS sẽ góp phần giúp các em thích ứng vơi nhưng ap lưc

cao cua hoat đông hoc tâp cũng như những thách thức trong cuộc sống, từ đó

19

các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khoẻ của chính mình và những

người khác trong cộng đồng.

1.3.2.Những kỹ năng sông cơ bản cần được giáo dục cho học sinh tiêu hoc

Giáo dục KNS đã được c ác nhà giáo dục và quản lý giáo dục hết sức

quan tâm trong qua trinh giao duc hoc sinh . Bô GD&ĐT đa ban hanh thông

tư sô 04/2014/TT-BGDĐT quy đinh vê quan ly hoat đông giao duc KNS va

hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Theo đo chương trinh giao duc

KNS cho hoc sinh tiêu hoc bao gôm 6 nhóm kỹ năng cơ bản sau:

* Nhóm kỹ năng nhận thức:

- Nhân thưc ban thân

- Xây dưng kê hoach

- Kỹ năng học và tự học

- Tư duy tich cưc va tư duy sang tao

- Kỹ năng giải quyết vấn đề.

* Nhóm kỹ năng xã hội:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông

- Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi

- Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội).

* Nhóm kỹ năng quản ly ban thân

- Kỹ năng làm chủ

- Quản lý thời gian

- Giải trí lành mạnh

* Nhóm kỹ năng hợp tác:

- Kỹ năng quan sát

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng lãnh đạo (Làm thủ lĩnh).

* Nhóm kỹ năng giao tiếp:

- Xác định đối tượng giao tiêp

20

- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp.

* Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực:

- Phòng chống xâm hại thân thể

- Phòng chống bạo lực học đường

- Phòng chống bạo lực gia đình

- Tránh tác động xấu từ bạn bè.

Nhìn chung, nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ

thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận

dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác và giải quyết hiệu quả

những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống. Việc hình thành những kỹ

năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với các kỹ

năng học tập như: đọc, viết, tính toán…

Nôi dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng

lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài

các kỹ năng cơ bản trên, tuỳ theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có

thể lựachọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS nhà trường, lớp

mình cho phù hợp.

1.3.3. Phương pháp và các hinh thức giáo dục kỹ năng sông cho học sinh

tiêu hoc

1.3.3.1. Phương phap giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu hoc

Có rất nhiều phương pháp giáo dục KNS cho HS TH, nhưng đối với

HS TH thường được giáo dục KNS thông qua cácphương pháp sau:

- Phương pháp hợp tác theo nhóm

Trong dạy học hợp tác, GV tổ chức cho HS hoạt động cùng trao đổi,

thoả luận để đưa ra suy nghĩ, quan điểm, quyết định và giải quyết một vấn đề

nào đó trong những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định

trong một thời gian nhất định.

21

Phương pháp này giúp hình thành nhóm kỹ năng giao tiếp học tập

trong nhóm; hình thành nhóm kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn

nhau và giải quyết bất đồng.

- Phương pháp giải quyết vấn đề

Sự lĩnh hội tri thức của HS diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt

động nêu và giải quyến vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ thu nhận

được kiến thức, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực. Dạy học nêu và giải

quyết vấn đề tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo,

phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyến vấn đề.

Phương pháp này giúp HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng: Kỹ

năng nhận biết và xác định các vấn đề; kỹ năng thu nhập và xử lý thông tin;

kỹ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo; kỹ năng ra quyết định và giải

quyến vấn đề.

- Phương pháp đóng vai

Là phương pháp cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào

đó trong tình huống giả định. GV đặt ra một tình huống thật hoặc tưởng

tượng trong đó có nhiều nhân vật hoặc nhiều vai khác nhau. HS được khuyến

khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng

biến các phản ứng của nhân vật cho các bạn trong lớp cùng theo dõi.

Phương pháp này rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo; sự tự tin; khả

năng lắng nghe tích cực, khích lệ sự thay đổi, thái độ, cảm xúc và hành vi

của HS theo hướng tích cực; tạo điều kiện cho HS đặt mình vào vị trí của

người khác và hiểu được quan điểm của người khác; sự cảm thông; kỹ năng

ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ ăng thương lượng hoặc quyết định tuỳ

thuộc vào tình huống, kỹ năng quản lý thời gian.

- Phương pháp tô chưc trò chơi

Là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu mọi vấn đề hoặc thể hiện

hành động. Trò chơi gồm nhiều loại, ví dụ: Đố ô chữ, lắp ghép nội dung, tìm

hiểu điều bí mật, thi giữa các đội,… trò chơi có thể điều chỉnh theo nội dung

22

bài học và sử dụng khi ôn tập, làm bài tập hay làm bài kiểm tra. Trò chơi có

thể được sử dụng bởi cá nhân, trong nhóm nhỏ hay cả lớp.

Phương pháp trò chơi giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng đảm nhận

trách nhiệm; sự bình tĩnh; kỹ năng tư duy sáng tạo.

- Phương pháp động não

Là phương pháp nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về

một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ

tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng nhằm tạo “cơn lốc”

các ý tưởng.

Phương pháp này giúp HS rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy phê

phán và tư duy sáng tạo; kỹ năng tự tin và trình bày suy nghĩ ý tưởng; kỹ

năng lắng nghe tích cực.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo

ra một tình huống “thật” để chứng minh một vấn đề hay hàng loạt các vấn

đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện thông qua các đoạn

phim mà không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên

nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp,

với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một

câu chuyện đơn giản.

- Phương pháp dự án

Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người

học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và

thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn

bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện

dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và thực hiện kết quả.

1.3.3.2. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống

Viêc giao duc KNS cho hoc sinh tiêu hoc co thê đươc tiên hanh dươi

các hình thức chủ yếu sau đây:

23

- Giáo dục thông qua tích hợp trong các môn học như : Thông qua

môn tiêng Viêt co thê tich hơp giao duc KNS cho hoc sinh vê cac ky năng

như ky năng giao tiêp , kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng tư duy sáng tạo , kỹ

năng lam chu ban thân,... Tích hợp thông qua môn đạo đức , vơi muc tiêu cua

môn đao đưc là hình thành ở học sinh các chuẩn mức đạo đức , kỹ năng ứng

xư phù hợp với các chuẩn mức hành vi đạo đức . Do vây, qua môn đao đưc

hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ

nhưng hanh vi thoi quen tiêu cưc,…

- Tô chưc lông ghep vao cac hoat đông ngoai khoa , hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp: vơi tinh chât cua hoat đông giao duc ngoai giơ lên lơp

học sinh được vui chơi , đươc trai nghiêm qua cac ho ạt động thức tiễn nên

thông qua đo hoc sinh đươc trai nghiêm va hinh thanh đươc cac ky năng môt

cách tự nhiên, không bi go ep.

- Tích hợp thông qua tổ chức dạy học các môn học tự chọn: Đây la cac

môn hoc đap ưng nhu câu và hứng thú của từng học sinh , do vây ma co tac

đông tich cưc đên viêc hinh thanh cac ky năng cho hoc sinh.

- Thông qua cac chương trinh , các dự án hợp tác quốc tế như : Dư án

"giáo dục KNS bảo vệ sức khỏe và phòng ch ống HIV /AIDS trong trương

học" đươc thưc hiên tư năm 1996-2000 triên khai ơ 7 tỉnh thành phố.

Dư an "Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS " triên khai tư 2001-2005 ở

10 tỉnh thành phố.

Dư an "Giáo dục phòng chống xâm hại tình dụ c tre em " đươc thưc

hiên ơ môt sô trương tiêu hoc cua thanh phô Ha Nôi.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ky năng sống cho học sinh tiêu hoc

1.4.1. Vai trò, nhiêm vu của Hiệu trưởng trường tiêu hoc trong quan ly

giáo dục kỹ năng sông cho hoc sinh

Theo điều lệ trường Tiểu học: “Hiệu trưởng trường Tiểu học là người

chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của

24

nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm

đối với trường Tiểu học công lập, công nhận đối với trường Tiểu học tư thục

theo đề nghị của trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của Hiệu

trưởng trường công lập là 5 năm. Hết nhiệm kỳ, Hiệu trưởng được luân

chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động. Hiệu

trưởng chỉ được giao quản lý một trường Tiểu học.

Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường Tiểu học được cấp có thẩm

quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của

nhà trường.

Người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Tiểu học phải là giáo viên

có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp Tiểu học, đã hoàn thành chương trình

bồi dưỡng CBQL, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên

môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ. Trường hợp do

yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu

trưởng có thể có thời gian dạy học ít hơn theo quy định.”

* Vai tro, Nhiệm vụ của người Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch giáo dục KNS cho học sinh nhà trường; lập kế

hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho từng năm học; đánh

giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục KNS.

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục KNS; phân

công nhiệm vụ cho đội ngũ GV chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đơn vị

tham gia xây dựng chương trình, phân công cán bộ quản lý, GV tham gia viết

nội dung giáo dục KNS

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; đối với giáo viên, nhân viên

trong viêc tô chưc cac hoat đông giao duc KNS cho hoc sinh theo quy định.

Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

chính, cơ sơ vât chât phuc vu cho hoat đông giao duc KNS cho hoc sinh.

Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS của nhà

trường.

25

Tô chưc bồi dưỡng về kiên thưc va kỹ năng giao duc KNS cho can bô

giáo viên.

Tổ chức phối hợp gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục KNS

cho hoc sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sông cho học sinh tiêu hoc

Trong nhà trường tiêu hoc, viêc tiên hanh các quản lý hoạt động giáo

dục KNS cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người

hiệu trưởng. Để thực hiện tốt hoạt động này trong nhà trường đòi hỏi người

hiệu trưởng phải thực hiện tốt các nội dung quản lý sau đây:

1.4.2.1. Quản lý xây dưng kê hoach giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Quản lý kê hoach hoat đông giáo dục KNS cho học sinh TH là quản lý

các hoạt động giáo dục trong nhà trường kể cả hoạt động dạy học nhằm thay

đổi nhận thức và hành vi của học sinh từ thói quen thụ động, có thể gây rủi

ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích

cực, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống.

+ Giúp học sinh hình thành khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng

cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá

trị tinh hoa văn hoá của nhân loại.

+ Củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố

các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu.

+ Làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Quá trình này bao gồm:

Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng

đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh trong xã hội

hiện nay.

Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh

hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong

quá trình giao tiếp.

26

Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động học

tập thể, hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý giáo dục KNS cho HS.

Tóm lại quản lý xây dưng kê hoach giáo dục KNS cho học sinh TH là

làm cho quá trình giáo dục tác động đến HS đúng hướng, thu hút đông đảo

các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho HS. Trên cơ sở đó, nhà trường

trang bị cho HS những kiến thức cần thiết về tư tưởng, đạo đức, lối sống

đúng đắn, kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hoá xã hội, khả năng ứng phó,

giao tiếp và biết cách làm chủ bản thân. Muốn quản lý mục tiêu giáo dục

KNS đạt hiệu quả, cần phải: Xây dựng mục tiêu rõ ràng; Phổ biến mục tiêu

GDKNS cho HS theo đúng quy định; Mục tiêu được xây dựng theo kế hoạch

hoạt động của nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế.

1.4.2.2. Quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh

Trong trường TH, việc quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo

dục KNS phải hướng vào tăng cường, nâng cao nhận thức giáo dục KNS cho

HS để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hình thành cho HS

những KNS cơ bản, giúp học sinh phát huy hết tiềm năng cảu bản thân, tạo

nên sự khác biệt và thấy mình có đủ khả năng tạo dựng một sống tốt đẹp.

Thông qua các hoạt động giáo dụ KNS, HS có được năng lực tâm lý xã hội

để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, có lối

sống lành mạnh, có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp

đỡ người khác.

Các nội dung nhà trường thực hiện để quản lý tốt việc thực hiện

chương trình, nội dung giáo dục KNS bao gồm: Thành lập Ban chỉ đạo xây

dựng chương trình giáo dục KNS; phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV chủ

nhiệm, giáo viên bộ môn, các đơn vị tham gia xây dựng chương trình, phân

công cán bộ quản lý, GV tham gia viết nội dung giáo dục KNS theo các chủ

đề tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép giáo dục KNS; phối

hợp giữa GV chủ nhiệm và cán bộ phụ trách Đội trong việc xây dựng chương

27

trình, nội dung giáo dục KNS; phối hợp với cha mẹ HS trong việc xây dựng

chương trình, nội dung giáo dục KNS; tổ chức các phong trào thi đua nhằm

tăng cường các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường; tổ chức sơ kết,

tổng kết, rút kinh nghiệm từng hoạt động khi thực hiện nội dung giáo dục

KNS cho HS.

Chỉ đạo các lực lượng, tổ chức trong nhà trường thực hiện chương

trình nội dung giáo dục KNS được thực hiện thông qua các hoạt động như:

Dạy lồng ghép trong các môn học, tổ chức các chuyên đề trong các buổi hoạt

động GDNGLL, tổ chức các hoạt động ngoại khoá; thông qua công các chủ

nhiệm, các giờ sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần, hoạt động tham quan, dã

ngoại, thể dục thể thao, nhân đạo xã hội từ thiện; thông qua tổ chức các hội

thảo, chuyên đề cho phụ huynh học sinh,…

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS,

người CBQL cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực

hiện kế hoạch. Trong xậy dựng kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa

mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu giáo dục chung trong trường TH, phối

hợp với kế hoạch dạy học trên lớp. Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động

đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả

giáo dục cao. Trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kế hoạch giáo dục KNS

cần quan tâm đến các công việc cụ thể, các mục tiêu, nội dung đã được thực

hiện trong kế hoạch cần phải đạt được; chú ý đến việc huy động và phối hợp

với các lực lượng trong và ngoài trường để góp phần thực hiện tốt chương

trình, nội dung giáo dục KNS.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh

Phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho học sinh ở trường TH rất

đa dạng và phong phú, được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp

trong các môn học và thông qua hoạt động GDNGLL; áp dụng các phương

28

pháp giáo dục hiện đại, tích cực vào giáo dục KNS cho HS, tăng cường các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tìm hiểu thực tế của học sinh.

Trước hết, giáo dục KNS cho HS thông qua các hoạt động GDNGLL.

Hoạt động ngoại khoá cần được triển khai thường xuyên thông qua các buổi

chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đề, thông qua các câu

lạc bộ “Học mà vui – vui mà học”… Hoạt động GDNGLL là hoạt động có

mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ có hiệu quả hỗ

trợ giáo dục KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức giáo dục KNS cho HS

thông qua những giờ lên lớp cần được chú trọng và triển khai thường xuyên.

Các môn văn hoá trong nhà trường có tác dụng lớn trong việc giáo dục KNS

cho HS với những mức độ khác nhau và tuỳ vào ý thức và trình độ của GV.

Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, GV bộ môn sẽ giáo dục cho HS

những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mối

quan hệ bạn bè, trách nhiệm với mọi người và với công việc, rèn luyện tinh

thần vượt khó vươn lên…

Ngoài ra, các hình thức giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động của

Đoàn Đội được tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm ngày càng được

chú trọng. Giáo dục ý thức chấp hành nề nếp, nội quy, quy định, tìm hiểu về

truyền thống nhà trường. Tìm hiểu về các chủ trương, nghị quyết của Đảng,

pháp luật của Nhà nước… Tuyên truyền về các sự kiện chính trị trong đại của

đất nước, thành phố, của quận. Tổ chức các chương trình ngoại khoá, các hoạt

động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao. Tuyên truyền giáo dục phòng chống

ma tuý, giáo dục kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giáo dục về môi trường…

1.4.2.4. Quản lý cơ sơ vât chât va cac điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh

Đối với tiêu hoc , do các hoạt động t ự phục vụ của các em còn hạn

chê nên gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Gia đình là tổ ấm là nơi che

chở, cưu mang, đùm bọc các em, là trường học đầu tiên để các em phát triển

29

về mọi mặt. Chính vì vậy vai trò của các thành viên trong gia đình đối với trẻ

em nói chung và H S tiêu hoc nói riêng là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, CBQL cần chú trọng tăng cường các điều kiện, cơ sở vật

chất, trang bị thiết bị để phục vụ hoạt động GDKNS cho HS như:

Xây dựng hệ thống các quy định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động

GDKNS.

Tăng cường đâu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt

động GDKNS: sân bãi, dụng cụ TDTT, nhạc cụ, phòng, sách tham khảo, loa

đài, máy ciếu, máy tính nối mạng…

Xây dựng phòng truyền thống để giáo dục truyền thống nhà trường cho

HS, phục vụ một số hoạt động giáo dục theo chủ đề tháng.

Xây dựng phòng hội trường có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục

vụ cho một số hoạt động tập thể.

Xây dựng tủ sách giáo dục KNS phục vụ việc tra cứu tư liệu, tài liệu

của GV và HS.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động các nguồn lực

cho hoạt động GDKNS.

Việc chăm lo, giáo dục cho HS tiêu hoc vê cac KNS là một việc làm

đòi hỏi sự tỉ mỉ, lâu dài và tốn nhiều công sức, chính vì vậy để đạt được hiệu

quả cao trong công tác này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của các lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các cơ

quan đoàn thể, các cá nhân và tổ chưc xã hội…

1.4.2.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giá

chất lượng giáo dục chung trong nhà trường. Qua kiểm tra đánh giá, CBQL

nhà trường đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân

viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà

trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để CBQL nhà

30

trường xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương

pháp và hình thức tổ chưc hoạt động để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp.

Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS,

người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau:

- Xác định được cách kiểm tra;

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá;

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều

chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Trong kiểm tra, người CBQL cần được quan tâm đến việc thực hiện kế

hoạch, chương trình, nội dung hoạt động GDKNS; kiểm tra hoạt động giáo

dục KNS thông qua dự một số hoạt động, sinh hoạt tập thể; việc kiểm tra

đánh giá xếp loại thực hiện hoạt động GDKNS và việc phối hợp các lực

lượng trong việc thực hiện hoạt động GDKNS.

Đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS sẽ góp phần đánh giá

hạnh kiểm của học sinh. Do vậy việc đánh giá cần tập trung vào:

- Đánh giá nhận thức của học sinh về mục tiêu, nội dung của chương

trình, về năng lực các em phải rèn luyện.

- Thái độ chủ động, tích cực trong hoạt động GDKNS, thúc đẩy quá

trình rèn luyện vươn lên về mọi mặt: học tập văn hoá, trau dồi năng lực để

hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.

- Hình thức đánh giá: Thông qua bản thu hoạch, sự quan sát quá trình

hoạt động, những ý kiến trao đổi, toạ đàm của học sinh và những đánh giá

nhận xét của CMHS, bạn bè và các thành viên giáo dục khác của nhà trường.

* Đối với giáo viên:

- Kiểm tra định kỳ: Đối chiếu kế hoạch giáo dục trong sổ công tác, kế

hoạch cá nhân của giáo viên với thực tế và sổ trực của nhà trường.

- Đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp giữa GVCN lớp và

GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài trường.

31

- Kiểm tra kế hoạch, thiết kế chương trình, nội dung giáo dục KNS của

giáo viên khi được giao nhiệm vụ.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục ky năng sống

cho học sinh tiêu hoc

1.5.1. Các yếu tô khách quan

Nhận thức và kỹ năng giáo dục KNS của cán bộ quản lý và giáo viên

chưa được đề cập và quan tâm nhiều trong việc giáo dục KNS cho HS trường

TH hiện nay là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục KNS cho HS.

Chương trình và nội dung giáo dục KNS của các trường chưa sát với

đối tượng và đặc điểm của học sinh, còn chung chung và đại trà.

Năng lực tự học, tự tìm hiểu KNS của học sinh chưa cao. Ở lứa tuổi

học sinh TH, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho là hữu

ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt,… Đồng thời các

em đã bắt đầu hình thành ý thức tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập rèn luyện

để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các yếu tố về phong tục tập quán và

truyền thống văn hoá của địa phương cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục KNS

cho HS.

Ảnh hưởng trong quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa

học sinh với học sinh về nội dung, chương trình, tư liệu dạy học và quá trình

quản lý môi trường giáo dục.

Cơ sở vật chất,trang thiết bị và nguồn tài chính dành cho các hoạt động

giáo dục KNS chưa được chú trọng.

1.5.2. Các yếu tô chủ quan

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên về hoạt động thực hiện giáo dục KNS

cho HS.

Nhận thức của gia đình vẫn chủ yếu là giao trách nhiệm cho nhà

trường, chưa chú trọng phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục KNS

cho HS.

32

Chưa quan tâm đến đặc thù HS khi xây dựng các nội dung, phương

pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNS cho HS.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, mối

quan hệ giữa các môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội về giáo

dục KNS.

Tóm lại, việc quản lý giáo dục KNS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,

xác định và làm rõ các yếu tố trên giúp cho việc quản lý hoạt động giáo dục

KNS của nhà trường đạt hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo

dục KNS trong nhà trường. HS có điều kiện rèn KNS để thích ứng với những

biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu hoc là một hoạt động có ý

nghĩa và có tầm quan trọng đăc biêt nhăm phat triên nhân cach toàn diện cho

các em. Thông qua hoạt động giáo dục KNS giúp các em ngày càng phát triển

về mặt nhận thưc, thành thạo về mặt kĩ năng và đó chính là tiền đề quan trọng

để giúp các em có thể tham gia vao cac hoat đông xa hôi một cách tốt nhất.

Chính vì vậy các nhà trường tiểu học cần quan tâm va chú trọng đến nhiệm vụ

này trong cac hoat đông giao duc cua minh.

Môt trong nhưng yêu tô quyêt đinh đên sư thanh công cua hoạt động giáo

dục KNS cho HS tiêu hoc đo la công tác quản lý của nhà trường . Do vây ,

ngươi Hiệu trưởng vơi tư cach la người đứng đầu cần phải thực hiện tốt các

chức năng của quản lý của mình, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình

quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chưc triển khai, chỉ đạo

thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống

cho hoc sinh . Người quản lý cần nâng cao nhận thưc và trang bị kiến thức,

kỹ năng về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên

trong cơ sở, đông thời trang bị các cơ sở vật chất đáp ưng được yêu cầu của

hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

33

Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ

bản về giáo dục KNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cơ ban cần đươc

giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý GDKNS cho học sinh tiêu

học. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biên

pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường

tiêu hoc huyên Thương Tin thanh phô Ha Nôi.

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê HN.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ trường tiểu học.

3. Bộ Giáo dục va Đào tạo (2011), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học

ở tiểu học lớp 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Quốc Chí–Nguyễn Thị My Lộc (1996), Bai giang lí luân đai

cương vê quan li -Trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

6. Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX07 -

04 Hà Nội 1995.

7. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tạp chí NCGD số 9.

8. Đặng Vũ Hoạt (1988), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - trường Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

9. Đặng Vũ Hoạt (chu biên) (1996), Đạo đức và phương pháp dạy đạo đức.

Nxb giáo dục Hà Nội.

10. Lê Văn Hồng- Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư

phạm. Nxb giáo dục Hà Nội.

11. Trần Đình Hƣợu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống - Đề tài KX 07 Hà Nội.

12. Nguyễn Sinh Huy (1993), Định hướng giáo dục giá trị nhân văn và quốc

tế cho học sinh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1, tr. 3- 4.)

13. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo

dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Trần Hậu Kiên (1997), Đạo đức học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2011), Nhưng vân đê cơ ban cua khoa hoc quản lý giáo dục.

Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Phan Huy Lê (chu biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt

Nam hiện đại - Chương trình KX 07- 02 Hà Nội.

104

17. Phạm Ngọc Liên (1996), Đổi mới việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Đại học quốc gia Hà Nội - NCGD 5/1996.

18. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý giáo dục. Nxb Đại học sư phạm

Hà Nội.

19. Hồ Chi Minh (1993), Về đạo đức. Nxb Sự thật Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý

giáo dục, trường CBQL Giáo dục Hà Nội.

21. Đảng cộng sản Việt Nam Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành

trung Ương Đảng khoá VIII. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội 1997.

22. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học Tập 1,2. Nxb giáo

dục Hà Nội.

23. Nguyễn Xuân Thanh (2012), Những yêu cầu của việc giáo dục kỹ năng

sống cho HS trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Thiết bị giáo dục.

24. Hà Nhật Thăng (chu biên) (1998), Hoạt động giáo dục ở trường THCS.

Nxb giáo dục Hà Nội.

25. Hà Nhật Thăng (1998), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục. Nxb

giáo dục Hà Nội.

26. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn.

Nxb giáo dục Hà Nội.

27. Thái Duy Tuyên (2000), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện

đại. Nxb giáo dục Hà Nội.

28.Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt. Nxb giáo dục Hà Nội.

29. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

(1996), Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.

30. Phạm Viết Vƣợng (2000), “Giáo dục học”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Tiêng Anh

31. Unesco, Ky năng sống – câu nôi tơi kha năng con ngươi, Internet

32. Dakar Framework for Action (2000), World Education Forum,

Senegan