24
BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 15 tháng 9 năm 2016) TIÊU ĐIỂM........................................... 1 1. Người dân hào hứng với đề xuất công khai báo cáo tài chính nhà nước...............................1 2. Vì sao Bộ Tài chính công khai báo cáo tài chính vào thời điểm này?...................................2 3. Công khai báo tài chính Quốc gia: Khẳng định sự minh bạch và mở cửa..............................2 CHÍNH SÁCH MỚI...................................... 3 4. Lấy ý kiến doanh nghiệp về tăng lương.............3 5. Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá bán lẻ điện và thóc, gạo .................................................3 CHỈ THỊ MỚI......................................... 4 6. Bộ Xây dựng yêu cầu Đà Nẵng báo cáo về Trung tâm hành chính.......................................4 7. Bộ Công an đề nghị rà soát, xử lý nghiêm các xe mang biển 80.....................................4 TIN QUỐC HỘI........................................ 4 8. Chi thường xuyên sẽ giảm xuống dưới 60% tổng chi ngân sách........................................4 9. Quyền của bộ trưởng quá lớn nhưng cơ chế giám sát chưa rõ..........................................5 TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY...........................6 10. Khuyến khích ĐKKD qua mạng: Nhiều cách làm hay của lãnh đạo địa phương..............................6 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP.......................7 11. World Bank: “Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn thua lỗ là điều khó hiểu”...................................7 12. Với TPP, coi chừng nhà đầu tư kiện Chính phủ.....8 13. Lương tối thiểu ngành dệt may Việt Nam tốt nhất châu Á...........................................9 QUẢN LÝ............................................ 10 1

Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO(Ngày 15 tháng 9 năm 2016)

TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................11. Người dân hào hứng với đề xuất công khai báo cáo tài chính nhà nước.........12. Vì sao Bộ Tài chính công khai báo cáo tài chính vào thời điểm này?.............23. Công khai báo tài chính Quốc gia: Khẳng định sự minh bạch và mở cửa.......2CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................34. Lấy ý kiến doanh nghiệp về tăng lương...........................................................35. Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá bán lẻ điện và thóc, gạo.......................................3CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................46. Bộ Xây dựng yêu cầu Đà Nẵng báo cáo về Trung tâm hành chính.................47. Bộ Công an đề nghị rà soát, xử lý nghiêm các xe mang biển 80.....................4TIN QUỐC HỘI....................................................................................................48. Chi thường xuyên sẽ giảm xuống dưới 60% tổng chi ngân sách.....................49. Quyền của bộ trưởng quá lớn nhưng cơ chế giám sát chưa rõ.........................5TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY....................................................................610.Khuyến khích ĐKKD qua mạng: Nhiều cách làm hay của lãnh đạo địa

phương..........................................................................................................6MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..............................................................711.World Bank: “Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn thua lỗ là điều khó hiểu”.............712.Với TPP, coi chừng nhà đầu tư kiện Chính phủ...............................................813. Lương tối thiểu ngành dệt may Việt Nam tốt nhất châu Á..............................9QUẢN LÝ...........................................................................................................1014.Dừng chi tiền, cỏ mọc um tùm trên các tuyến phố Thủ đô............................10QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................1115.Nguy cơ nợ công vượt trần.............................................................................1116. Thất thu 21.000 tỉ đồng mỗi năm từ khai khoáng..........................................11PHÁP LUẬT.......................................................................................................1217.Bác tin 1 chi cục trưởng hải quan sân bay bị xử lý hình sự...........................1218.Nam Định: Truy tố Kế toán, thủ quỹ tham ô tiền tỉ.......................................1219.Kỷ luật Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Bình Thuận...............................12THẾ GIỚI............................................................................................................1320.Brazil thúc đẩy tư nhân hóa nhằm khôi phục kinh tế.....................................13

TIÊU ĐIỂM

Người dân hào hứng với đề xuất công khai báo cáo tài chính nhà nướcBộ Tài chính đang lấy ý kiến về quy định công khai báo cáo tài chính của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đến người dân. Ngay sau khi Bộ Tài chính đề xuất, quy định này đã nhận được sự ủng hộ tích cực.

1

Page 2: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Hiện nay, các thông tin thu chi ngân sách, sử dụng tài sản của Nhà nước từ địa phương đến trung ương chỉ có một chiều từ dưới đi lên, từ các địa phương lên Bộ Tài chính, Chính phủ sau đó báo cáo lên Quốc hội. Nhưng từ năm 2018, lần đầu tiên, những báo cáo này có thể sẽ được công khai minh bạch để mọi người dân được biết và giám sát. (Kênh VTV1 – Chuyển động 24h lúc 18h37 ngày 14/9) Về đầu trang

Vì sao Bộ Tài chính công khai báo cáo tài chính vào thời điểm này?Công khai ngân sách quốc gia là chủ trương lớn của ngành tài chính. Song, vì sao Bộ Tài chính lại chọn thời điểm này để đưa ra dự thảo nghị định công khai báo cáo tài chính?

Trao đổi với phóng viên VTV24, ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, đơn vị được Bộ Tài chính giao soạn thảo quy định này cho biết, nhiệm kỳ Chính phủ mới theo phát ngôn của Thủ tướng là Chính phủ liêm chính, Chính phủ hướng đến người dân, nên công khai hóa báo cáo tài chính đất nước là thực hiện các mục tiêu chiến lược của Bộ Chính trị cũng như của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Theo ông Hà, việc đưa báo cáo tài chính để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, các tổ chức, người dân ở thời điểm này là chín muồi và tạo điều kiện cho ngành tài chính, cho Chính phủ công khai hóa tình hình tài chính đất nước ở cấp độ Chính phủ, cũng như chính quyền địa phương. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doanh lúc 12h42 ngày 13/9) Về đầu trang

Công khai báo tài chính Quốc gia: Khẳng định sự minh bạch và mở cửaDự thảo của Bộ Tài chính về công khai báo cáo tài chính Quốc gia từ năm 2018 đã và đang nhận được những ý kiến tích cực từ các nhà đầu tư cũng như chuyên gia kinh tế.

Liên quan tới dự thảo của Bộ Tài chính về công khai báo cáo tài chính Quốc gia, một số tổ chức quốc tế vừa đưa ra nhận định, đây rất có thể sẽ là bước nối tiếp sau hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế thời gian qua của Chính phủ Việt Nam như: Lập cổng thông tin Đầu tư Việt Nam, lập đường dây nóng của lãnh đạo tỉnh, thành phố hay miễn thị thực cho 5 quốc gia EU

Theo đại diện cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam Eurocham, cùng với hàng loạt chính sách đó, việc lần đầu tiên công khai toàn bộ báo cáo tài chính Nhà nước sẽ là cách để Việt Nam khẳng định mình là quốc gia minh bạch và mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài

"Báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp quốc tế định vị được thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Ví dụ như khi một nhà đầu tư nhìn vào báo cáo tài chính thì sẽ

2

Page 3: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

nắm bắt được nguồn vốn Nhà nước đang phân bổ tập trung vào lĩnh vực nào: đường xá, dịch vụ y tế hay giáo dục..., từ đó đưa ra quyết định đầu tư", bà Almut Roessner, Giám đốc Điều hành EuroCham cho biết.

Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện đang góp ý trực tiếp cho Bộ Tài chính về dự thảo này. Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, trên thị trường vốn quốc tế, minh bạch còn đồng nghĩa với chi phí vốn vay thấp.

"Trong mắt các tổ chức cho vay, càng minh bạch nghĩa là càng ít rủi ro. Do đó, lãi suất cho vay sẽ thấp hơn. Và ngược lại, các nhà đầu tư coi sự thiếu minh bạch là cơ sở để đưa ra các mức lãi suất cao hơn", ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới khẳng định

Ông Sebastian cũng nhấn mạnh, hàng loạt các chỉ số quốc tế về minh bạch đều lấy việc công khai báo cáo tài chính là một trong những tiêu chí đánh giá. Do đó, đây là cơ sở để lượng hóa và nâng hạng mức độ minh bạch của Việt Nam trong các cuộc đánh giá thời gian tới.

Đánh giá cao đề xuất này trong lộ trình minh bạch hoá tài chính công của Bộ Tài chính, một số tổ chức quốc tế cũng cho rằng, công khai báo cáo tài chính của từng địa phương còn là cơ sở để đánh giá chỉ số cạnh tranh của từng địa phương, đảm bảo minh bạch và công khai. (Kênh VTV1 – Chuyển động 24h ngày 14/9) Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Lấy ý kiến doanh nghiệp về tăng lươngBộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Trà Vinh về việc rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2017.

Bộ cho hay đang dự thảo tờ trình Chính phủ nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2017. Theo đó, dự kiến mức lương tối thiểu vùng năm 2017 từ 3,75 triệu đồng, 3,32 triệu đồng, 2,9 triệu đồng, 2,58 triệu đồng/tháng, tương ứng với các vùng từ I đến IV (tăng bình quân 7,3% so với năm 2016).

Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như các chỉ tiêu kinh tế-xã hội dự kiến tăng thấp so với kế hoạch nên Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh trên cân nhắc việc điều chỉnh địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu năm 2017 để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn.

Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh thấy địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa phương quá bất hợp lý thì chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức trao đổi lấy ý kiến các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan. Sau đó có văn bản gửi

3

Page 4: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

về Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 30/9 để trình Chính phủ xem xét, quyết định. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá bán lẻ điện và thóc, gạo Tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 177 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, Bộ Tài chính vừa có đề xuất bỏ nội dung lập quỹ bình ổn giá đối với điện bán lẻ và thóc, gạo tẻ thường.

Sở dĩ có đề xuất này, theo lý giải của Bộ Tài chính, hiện nay trong giá điện vẫn còn một số ít chi phí còn treo lại.

Như số liệu mới nhất vừa được Bộ Công Thương công bố, chi phí chưa hạch toán vào giá thành đến hết năm 2014 do lỗ chênh lệch tỉ giá là hơn 1.682 tỉ đồng. Mặt khác, theo lộ trình, tới đây khi thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thì việc tồn tại một quỹ tài chính dùng để bình ổn giá bán lẻ điện là không phù hợp.

Đối với mặt hàng thóc, gạo tẻ thường, Bộ Tài chính cho biết hiện giá thóc, gạo tẻ thường đang thực hiện theo cơ chế thị trường và tương đối ổn định. Bên cạnh đó, liên tục mấy năm gần đây Chính phủ cũng chỉ đạo thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo nhằm ổn định thị trường.

Việc thực hiện chính sách thu mua tạm trữ thóc, gạo đã góp phần giữ ổn định mức giá trong nước. Do đó, việc lập quỹ bình ốn giá đối với thóc, gạo tẻ thường là không cần thiết. (Tuổi Trẻ 14/9) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Bộ Xây dựng yêu cầu Đà Nẵng báo cáo về Trung tâm hành chínhBộ Xây dựng đã đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo về Trung tâm hành chính tập trung thành phố.

Trước những phản ánh của các phương tiện truyền thông về vấn đề hiệu quả sử dụng và chủ trương thay đổi khu Trung tâm hành chính tập trung thành phố Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND thành phố có ý kiến chính thức về những thông tin báo chí nêu để có cơ sở báo cáo Thủ tướng.

Theo đó, báo cáo cần bổ sung một số nội dung liên quan đến khu Trung tâm hành chính tập trung thành phố, đồng thời cung cấp thông tin về thực trạng bố trí, sử dụng khu trung tâm này. Bộ Xây dựng đề nghị thành phố Đà Nẵng gửi báo cáo trước ngày 25/9.

Tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng được khánh thành vào tháng 9/2014 với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng. Tòa nhà cao 37 tầng, trong đó, 34 tầng nổi là nơi làm việc của khoảng 1.600 công chức các Sở, ngành. (VTV.vn 14/9) Về đầu trang

4

Page 5: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Bộ Công an đề nghị rà soát, xử lý nghiêm các xe mang biển 80Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH, đề nghị rà soát ngay việc sử dụng xe ô tô biển số nền màu xanh: 80A, 80B, 80M và biển số nền màu trắng: 80A, 80H.

Đồng thời, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH thông báo danh sách xe ô tô biển số xe đã bán thanh lý hoặc xe được điều chuyển, cho, tặng xe bằng văn bản gửi đến Cục Cảnh sát giao thông trước ngày 20/9.

Cục Cảnh sát giao thông, cho biết thời gian qua đã phát hiện một số trường hợp tài xế điều khiển xe mang biển kiểm soát trên đã bán thanh lý, điều chuyến, cho, tặng xe. Tuy nhiên, xe chưa làm thủ tục sang tên di chuyển, một số trường hợp vi phạm pháp luật lái xe đã bị xử lý, điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan đơn vị có phương tiện trên.

Theo Cục Cảnh sát giao thông, thời gian tới lực lực của đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra các trường hợp lái xe mang biển số 80A, 80B, 80M, 80H đã làm thủ tục bán thanh lý, điều chuyển, cho, tặng xe nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên di chuyển xe, vi phạm Luật giao thông đường bộ để xử lý nghiêm theo quy định hiện hành. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Chi thường xuyên sẽ giảm xuống dưới 60% tổng chi ngân sáchTỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước sẽ giảm dần từ mức khoảng 67% xuống còn dưới 60% vào năm 2020 để tăng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Đó là khẳng định đáng chú ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên họp cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13/9.

Tại phiên họp, hầu hết các ý kiến tại phiên họp đều quan ngại về thực trạng tổng thu Ngân sách Nhà nước không đảm bảo đủ nguồn chi thường xuyên và trả nợ lớn như hiện nay. Theo tờ trình của Chính phủ, định mức chi quản lý hành chính tăng khoảng 0,75 - 1,39 lần đối với các Bộ, định mức phân bổ theo tiêu chí dân số tăng 1,73 lần đối với địa phương.

Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng mức tăng chi trên là khá cao và đề nghị cân nhắc về tính hợp lý giữa các mức tăng và phải chú trọng yêu cầu giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách Nhà nước.

5

Page 6: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Trước băn khoăn này của các đại biểu, Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã khẳng định, chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách Nhà nước sẽ giảm dần từ nay đến 2020.

Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh: "Đến năm 2020, chi thường xuyên của chúng ta sẽ xuống khoảng 58 - 60% so với hiện nay khoảng 67%. Sẽ là 58-60% theo Luật cũ và 60-62% theo Luật mới. Chúng tôi đã tính toán từ 2017 và 5 năm tới cơ bản sẽ đảm bảo giảm chi thường xuyên, tăng chi cho trả nợ và đầu tư".

Tại phiên họp, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát nội dung Tờ trình theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội liên quan đến chi thường xuyên; Giảm tỷ trọng chi thường xuyên nhưng cần đảm bảo chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ, chi lương, chi cho giáo dục và chi cho xóa đói giảm nghèo. (VTV.vn 13/9) Về đầu trang

Quyền của bộ trưởng quá lớn nhưng cơ chế giám sát chưa rõChủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đã nêu vấn đề như vậy tại phiên làm việc sáng 14/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về nội dung xem xét dự án luật quản lý ngoại thương.

Trình bày tờ trình về dự luật, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trình bày cho hay đang có quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật cùng quy định quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương dẫn đến tản mát, thiếu minh bạch và gây rủi ro cho tổ chức, cá nhân trong áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cũng theo ông Tú, dự án luật đưa ra một loạt biện pháp hành chính hạn chế xuất nhập khẩu như hạn ngạch thuế quan, chỉ định thương nhân xuất nhập khẩu, danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu…

Đa số ý kiến trong UBTVQH tán thành với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành luật nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương, đồng thời tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế; nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng...

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải làm rõ cơ chế giám sát quyền lực của cơ quan quản lý cũng như đưa ra được môi trường cạnh tranh công bằng.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng nhận định: “Nhìn vào luật còn thấy nặng nề, nào giấy phép rồi thậm chí quyền lực của đồng

6

Page 7: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

chí bộ trưởng Bộ Công Thương rất lớn, từ hạn ngạch, áp dụng cho anh nào đi, cho anh nào ở...”.

Theo đó, ông Bình đặt câu hỏi: “Ở đây sự giám sát, minh bạch, công bằng vấn đề ngoại thương thể hiện ở khoản, điểm nào. Hạn ngạch là vấn đề rất khó trong xuất nhập khẩu thì các đồng chí minh bạch hóa, công bằng hóa những quyền lực của Bộ Công Thương trên những điều khoản nào?”.

Ông Bình cũng nêu ra hạn chế của dự luật là mới chỉ đưa ra quy định phòng vệ khi doanh nghiệp (DN) nước ngoài vào Việt Nam, chèn ép DN trong nước. Còn DN Việt ra nước ngoài bị chèn ép thì được bảo vệ ở đâu trong dự luật này thì vẫn chưa rõ. Bởi khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), tham gia FTA thế hệ mới, nhìn bề ngoài có vẻ bình đẳng nhưng thực chất các nước có hệ thống phòng vệ rất mạnh, chặt chẽ.

Đồng quan điểm với ông Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cũng đề nghị dự luật cần quan tâm điều chỉnh, cải cách để các thủ tục xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, bớt rườm rà.

“Các nước thủ tục ít nhưng chặt trong khi ta thủ tục vừa nhiều, rườm rà nhưng hở, dễ lợi dụng. Do đó mục tiêu của luật này phải làm sao để chất lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam không bị thua thiệt” - ông Việt nói.

Ông Việt cũng lưu ý xuất nhập khẩu lâu nay còn phụ thuộc vào Trung Quốc, vì vậy dự luật cần mở ra phạm vi rộng hơn để các DN trong nước đa dạng hóa thị trường, đỡ phụ thuộc vào thị trường đơn nhất.

“Bảo đảm xuất khẩu, nhập khẩu làm sao không thua thiệt. Thực tế như ở biên giới với Trung Quốc đúng là DN bị thua thiệt rất lớn, có thời kỳ cửa khẩu hàng hóa ách tắc, rất khổ cho DN. Làm thế nào đảm bảo cân băng hài hòa cung cầu và tính pháp lý cao trong luật” - ông Việt nói. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Khuyến khích ĐKKD qua mạng: Nhiều cách làm hay của lãnh đạo địa phương Ông Bùi Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ KH&ĐT vừa chủ trì Hội nghị tổng kết một năm thi hành Luật Doanh nghiệp (DN), Luật Đầu tư ngày 13/9 tại TP.HCM.

Thông tin tại hội thảo cho biết trong quá trình triển khai thực thi hai luật trên, các DN đã có thể đăng ký kinh doanh (ĐKKD) qua mạng, không cần phải đến các cơ quan ĐKKD xếp hàng chờ đợi mỏi mòn như trước đây nữa.

7

Page 8: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Ông Tuấn dẫn chứng ở Hà Nội có khoảng 3.300 đã DN ĐKKD qua mạng, cao nhất cả nước. Đăng ký bằng chữ ký số thì khá tốn kém, vì vậy Cục đã triển khai đăng ký bằng tài khoản nhằm tạo tiện lợi cho DN.

“Các tỉnh khác chưa giới thiệu được tiện ích này rộng rãi. Ở Hà Nội, chính Giám đốc Sở KH&ĐT thường xuyên ngồi ở căn tin ăn trưa với các DN để giới thiệu tiện ích này cho họ. Nhờ đó có đến 40% DN đã nộp hồ sơ qua mạng” - ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, Hà Nội còn khuyến khích DN nộp hồ sơ thủ tục qua mạng, giải quyết trong vòng hai ngày, so với nộp hồ sơ giấy giải quyết trong ba ngày.

“Lần đầu DN đến Sở, chưa biết có tiện ích trên thì sẽ được nhân viên hướng dẫn chọn nộp hồ sơ giấy hay hồ sơ qua mạng. Nếu DN chọn nộp qua mạng thì nhân viên ngồi tại quầy, hỗ trợ từng chi tiết một cho đến khi DN khai xong hồ sơ trên máy. Đã thử làm một lần thì lần sau DN hoàn toàn có thể ngồi tại nhà để làm” - ông Tuấn kể.

Câu chuyện ĐKKD của Hà Tĩnh lại hấp dẫn theo cách khác. “Hà Tĩnh gọi mô hình của họ là: Cơ quan ĐKKD vui vẻ” - ông Tuấn kể. Theo đó DN được cấp chứng nhận ngay trong ngày, có thể nói là nhanh nhất trong cả nước.

Chưa hết, Hà Tĩnh còn miễn toàn bộ loại phí cho DN. ĐKKD không mất phí, lại còn được “cho tiền” mang về. Chẳng hạn, tỉnh hỗ trợ toàn bộ tiền làm con dấu. Thậm chí tùy trường hợp, dự án mà DN còn được nhận hỗ trợ 15 triệu đồng. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP

World Bank: “Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn thua lỗ là điều khó hiểu”“Tại sao nó lại chịu thua lỗ mặc dù có lợi thế về chi phí và được trợ cấp nhiều?” - đó là ý kiến của bà Masami Kojima, đại diện Ngân hàng thế giới tại Hội thảo đánh giá trợ cấp năng lượng Việt Nam, sáng 13/9.

Theo bà Masami Kojima, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2009 và sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước và chuyển sang hoạt động thương mại từ tháng 5/2010.

Nhìn vào quy mô thì nhà máy có đủ quy mô cạnh tranh, hiệu quả trong sản xuất. Bình Sơn dùng dầu thô ngay trong nước thì sản xuất, phân phối đáng lẽ ra phải thấp hơn các nơi khác. Nếu so sánh lọc dầu của Singapore, Hàn Quốc…phải nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu các chế phẩm lọc dầu cho Việt Nam như vậy họ phải trả hai lần cho chi phí vận chuyển (nhập khẩu thô và xuất khẩu sản phẩm tinh chế).

8

Page 9: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Bên cạnh đó, nhà máy lọc dầu Bình Sơn còn được hưởng 2 ưu đãi thuế là thu nhập doanh nghiệp và giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi. Cụ thể thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm: 0% cho 4 năm đầu tiên, 5% cho 9 năm tiếp theo, 10% thay vì 20% cho 17 năm sau đó. Mức trợ cấp thuế này là sự hỗ trợ đáng kể đối với nhà máy. Tuy nhiên dù nhận được mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lớn và có những lợi thế về chi phí, nhà máy vẫn gặp nhiều khó khăn để đạt được mức khả thi tài chính.

Thứ hai là có thể giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi: 10% với sản phẩm dầu mỏ, 7% đối với các sản phẩm khác, 5% đối với LPG và 3% đối với hóa dầu.

Nếu nhà máy không được phép giữ lại các khoản tương đương với mức giá ưu đãi đó, báo cáo tổng số lũy kế của nhà máy hóa dầu Bình Sơn có thể lên tới 27,6 nghìn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2014. Nhưng khoản trợ cấp liên quan đến mức giá ưu đãi đã giúp giảm số lũy kế trong khoảng thời gian này xuống còn 1 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD). Khoản chênh lệch là phần doanh thu thuế mà Chính phủ đã mất đi. "Diễn biến ở lọc dầu Bình Sơn hơi khó hiểu", bà Masami Kojima nói.

Theo bà Masami Kojima cần phải phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy lọc dầu Bình sơn vì sao thấp như vậy mặc dù được hưởng rất nhiều ưu đãi.

Nói về nhà máy lọc dầu Bình Sơn, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: “Nhà máy Bình Sơn có nhiều ưu đãi và lợi thế về vận chuyển nhưng nếu nghiên cứu sâu lọc dầu Bình Sơn vẫn có khó khăn vì giá vận chuyển không phải giá họ tự quyết được. Bên cạnh đó, về công nghệ khi thiết kế thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tiêu thụ dầu thô ngọt từ mỏ Bạch Hổ. Do đó, khi bán ra thị trường giá rất cao bởi nhưng khi giá dầu xuống, họ buộc phải mua giá dầu ngọt của Bạch Hổ có mức chênh nhiều với giá dầu chua”.

“Nhìn chung, thị trường Việt Nam rất phức tạp, các chính sách trợ cấp cần phải đặt trong tổng thể lớn dựa trên các tiêu chí về kinh tế, an ninh năng lượng, phát triển về môi trường….”, đại diện PVN nói. (Bizlive.vn 14/9) Về đầu trang

Với TPP, coi chừng nhà đầu tư kiện Chính phủNếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nhà đầu tư sẽ được quyền kiện Chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật nếu họ nhận thấy bị xử lý bất lợi so với cam kết, ngay cả khi họ chưa có pháp nhân đầu tư ở Việt Nam.

Thông tin này được ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương, chia sẻ tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng hoạt động phản biện, góp ý xây dựng chính sách pháp luật" do Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tổ chức hôm 13/9 tại TPHCM.

9

Page 10: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Trong lĩnh vực phân phối, ông Cường cho rằng khác với cam kết với WTO, cam kết của Việt Nam với TPP bị ràng buộc cao hơn, như nhà đầu tư có quyền kiện Chính phủ, trong khi ở WTO hoàn toàn không có; đối với những hiệp định tự do trước đây và cả cam kết với WTO, nếu có sai phạm, Chính phủ và Nhà nước cũng không bị kiện.

Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi TPP được áp dụng. Cơ chế nhà nước kiện nhà nước và cơ chế nhà đầu tư kiện Chính phủ khi xảy ra vi phạm đã được nêu trong TPP. Với phạm vi và mức độ cam kết trong TPP, quy định này sẽ cho phép doanh nghiệp kiện từ giai đoạn đăng ký đầu tư và được áp dụng đối với các hợp đồng đầu tư. Do đó, đây là thách thức và rủi ro rất lớn cho cơ quan quản lý hoặc đơn vị thực thi pháp luật, ông Cường lưu ý.

Ông Cường đưa ra dẫn dụ, trong thủ tục đầu tư, khi nhà phân phối nước ngoài tiếp cận cơ quan quản lý đầu tư hoặc làm việc với chính quyền địa phương để mở siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... tại địa phương mà họ muốn đầu tư, thì nghĩa vụ của phía cơ quan chức năng nước sở tại có thể phát sinh từ rất sớm.

Cụ thể, nếu lâu nay, chính quyền địa phương hoặc Sở KH&ĐT có câu trả lời qua loa và đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu địa điểm đó, hoặc hai bên có động tác ký biên bản ghi nhớ (MOU) để cho nhà đầu tư nghiên cứu địa điểm đầu tư đó, thì chưa phát sinh nghĩa vụ gì. Tuy nhiên, với TPP, vì một lý do nào đó mà chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài từ chối cấp phép đầu tư ở địa điểm đó như đã từng áp dụng trước đây, thì dễ dẫn đến khả năng nhà đầu tư sẽ kiện chính quyền địa phương và cơ quan cấp phép đầu tư.

Bởi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc nghiên cứu địa điểm trước khi kinh doanh họ thực hiện rất kỹ và mất rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc, nên nếu bị từ chối thì chắc chắn họ sẽ kiện cơ quan thực thi hoặc chính quyền địa phương ra trọng tài quốc tế.

"Khi đó, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để theo đuổi vụ kiện, vì có những vụ kiện kéo dài vài ba năm", ông Cường nói và cho rằng nếu thua kiện thì đền bù của chúng ta sẽ cao hơn nhiều so với vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

Theo ông Cường, để tránh bị khởi kiện, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đầu tư cần thực hiện cam kết một cách nghiêm túc, bởi thực tế trong thời gian qua cũng có một số nhà đầu tư đã khởi kiện chính quyền một số địa phương ở các tỉnh thành.

Theo chia sẻ riêng của giới phân tích, nếu Nhà nước bị thua kiện thì tiền bồi thường chính là tiền thuế của người dân, doanh nghiệp. Và cũng có trường hợp xảy ra thực trạng vì sợ nhà đầu tư khởi kiện nên nhà đầu tư nước ngoài đòi cái gì, Nhà nước đồng ý luôn cái đó khiến các nhà đầu tư nước ngoài được ưu tiên

10

Page 11: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

nhiều hơn so với nhà đầu tư trong nước. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 14/9) Về đầu trang

Lương tối thiểu ngành dệt may Việt Nam tốt nhất châu Á Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt Nam có tỉ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong số bảy quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Với 6,6%, tỉ lệ này của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%), và thấp hơn gần chín lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).

Điều đó có nghĩa cứ mỗi 100 lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may ở Việt Nam thì có 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

Báo cáo của ILO phân tích thêm: Trong khi việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu ở khắp các nền công nghiệp dệt may châu Á đều được đánh giá là yếu kém, giữa các quốc gia có mức độ không tuân thủ khác nhau.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia nổi bật về mức độ tuân thủ lương tối thiểu với tỉ lệ vi phạm nghiêm trọng (trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu) ở mức 3,8% và tỉ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) ở mức 2,8%.

Ngược lại, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có tỉ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.

Các chuyên gia của ILO cũng cho rằng tỉ lệ lương tối thiểu của Việt Nam so với mức lương phổ biến trong ngành dệt may là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Việt Nam có bốn mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức 2,4 - 3,5 triệu đồng. Dự kiến lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,3% vào đầu năm 2017. (Tuổi Trẻ 14/9) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Dừng chi tiền, cỏ mọc um tùm trên các tuyến phố Thủ đôHà Nội vừa chủ trương dừng việc chăm sóc, cắt tỉa thảm cỏ trên dải phân cách xuất phát từ sự lãng phí cả nhân lực và tiền bạc để làm đẹp đường phố bằng cây xanh trong suốt một thời gian dài, trong đó riêng 24km đại lộ Thăng Long tốn 53 tỷ đồng để cắt cỏ, tương đương khoảng 2 tỷ đồng/km/năm.

Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng đã thừa nhận những điểm còn tồn tại trong công tác duy tu, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ tại các tuyến phố, đường đô thị, nhất là quy trình, định mức duy tu không còn phù hợp, gây hao phí nhân công,

11

Page 12: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

máy móc, thiết bị lớn. Bên cạnh đó, số lượng công nhân lành nghề, có chuyên môn hiểu biết về cây xanh còn quá ít. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị trong duy tu, duy trì vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh còn hạn chế.

Chính vì vậy, trong khi chờ đợi đề án tổng thể về quản lý hệ thống công viên, cây xanh thảm cỏ và rà soát, cân đối bố trí ngân sách, thành phố đã chủ trương dừng toàn bộ việc cắt tỉa, chăm sóc thảm cỏ trên các dải phân cách, chỉ thực hiện tại một số địa điểm việc cắt cỏ từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, có đã phủ đầy các tuyến phố thủ đô.

Tại dải phân cách phố Nguyễn Chí Thanh, con đường từng được mệnh danh là đẹp nhất Việt Nam có vô số những búi cỏ mọc chồi lên, có đoạn cao gần tới đầu gối. Đường Trần Duy Hưng đoạn chân cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, cỏ mọc tràn lan ra cả lối đi bộ, trông rất nhếch nhác và mất mỹ quan. Cỏ dại còn mọc đan xen vào những khóm hoa cây cảnh, che phủ đi những nét tạo hình vốn có.

Không là ngoại lệ, những tấm biển cảnh báo trên đường Văn Cao cũng bị che lấp bởi những đám cỏ mọc trùm lên. Nhiều đám cỏ trên tuyến đường này đã cao gần 1m. Tuyến đường đại lộ Thăng Long, cây cỏ cũng mọc um tùm, cao ngang ngực người.

Hà Nội cho biết, đến 1/1/2017 sẽ hoàn chỉnh hệ thống quy trình, định mức đơn giá để đặt hàng, đấu thầu duy trì công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn. Tuy nhiên, mới chỉ 2 tháng mà cỏ đã mọc dài, lởm chởm mất mỹ quan đến vậy, nếu phải chờ 3 tháng nữa thì hình ảnh các con đường thủ đô trong con mắt du khách sẽ như thế nào? (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự ngày 14/9) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Nguy cơ nợ công vượt trầnTheo Báo cáo của Chính phủ vào cuối tháng 3 vừa qua, nợ công (bao gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, nợ của chính quyền địa phương) của Việt Nam đã chiếm 65% GDP, riêng nợ nước ngoài của Chính phủ đã vượt ngưỡng 50% cho phép. Còn trong báo cáo mới nhất điểm lại nửa chặng đường của năm 2016, Bộ KH&ĐT đánh giá rủi ro nợ công vượt trần (65% GDP) đang dần hiện hữu.

Thực trạng sử dụng ngân sách không hiệu quả như: Dự án đạm Ninh Bình phải bỏ dở chừng vì đầu tư 12.000 tỷ đồng, mỗi năm lỗ 2.000 tỷ đồng. Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) đã chi 7.000 tỷ đồng đến nay vẫn đắp chiếu. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào sử dụng mà vốn đã đội vốn gần 7.000 tỷ đồng.

12

Page 13: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Báo cáo kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, mỗi năm Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 3.400 tỷ đồng; Tổng Công ty Xây lắp dầu khí lỗ 3.500 tỷ đồng; Binh đoàn 15 lỗ 470 tỷ đồng.

Các chuyên gia cho rằng, các khoản nợ trong nước của các doanh nghiệp này thường được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình thức bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ và để bù đắp phần chi tiêu ngân sách cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi đã lên đến 111.300 tỷ đồng. Như vậy, Chính phủ sẽ buộc phải phát hành trái phiếu cũng khiến nợ công tăng cao. (VTV.vn 14/9) Về đầu trang

Thất thu 21.000 tỉ đồng mỗi năm từ khai khoángTại Tọa đàm Việt Nam tham gia sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) ngày 13/9 do Trung tâm con người và thiên nhiên tổ chức, đại diện Liên minh Khoáng sản Việt Nam cho hay những năm gần đây, mỗi năm nước ta thất thu chừng 21.000 tỉ đồng từ khai thác khoáng sản và dầu khí.

Theo Tiến sĩ Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp (DN) khai khoáng có nhiều cách trốn thuế hoặc tránh thuế bằng cách khai báo sản lượng thấp hơn thực tế, hay thiết lập giá bán thấp hơn thực tế, chuyển giá, lợi dụng chính sách ưu đãi thuế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của VCCI cũng cho thấy, chi phí “đi đêm” của DN khai khoáng ở VN là khoảng 72 - 78% tổng chi phí sản xuất, cao hơn nhiều ngành khác.

Bà Trần Thanh Thùy, đại diện Liên minh Khoáng sản Việt Nam đưa giải pháp Việt Nam cần xúc tiến tham gia EITI để minh bạch hoạt động khai khoáng, giảm lượng thất thu cho ngân sách. Trở ngại lớn nhất cho việc tham gia EITI, theo Tiến sĩ Đậu Anh Tuấn, là mức độ cam kết về minh bạch, công khai khi Bộ Công thương được giao quản lý các DN khai khoáng lớn, nên chần chừ nhiều năm không tham gia. (Thanh Niên 14/9) Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Bác tin 1 chi cục trưởng hải quan sân bay bị xử lý hình sự“Từ 1/1/2016 đến nay không có đồng chí chi cục trưởng hải quan sân bay nào bị xử lý hình sự do để xảy ra tham nhũng hay do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng”. Chiều 13/9, báo Hải Quan dẫn tin trên từ Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái.

Trước đó, có bài báo đưa nội dung “Công bố 5 người đứng đầu cơ quan bị xử lý hình sự do để xảy ra tham nhũng” được cho là lấy từ thông tin tại phiên họp toàn thể thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ

13

Page 14: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

Phan Văn Sáu đã công bố năm người đứng đầu cơ quan bị xử lý hình sự do để xảy ra tham nhũng, trong đó có chi cục trưởng hải quan sân bay.

“Tổng cục Hải quan đã rà soát tổ chức bộ máy… Từ 1/1/2016 chỉ có một đồng chí bị kỷ luật khiển trách do thiếu sự giám sát, kiểm tra trong chỉ đạo, điều hành dẫn đến cấp dưới làm sai quy trình nghiệp vụ hải quan” - ông Thái nói.

Được biết người bị kỷ luật khiển trách là ông Nguyễn Thái Hoan, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

Nam Định: Truy tố Kế toán, thủ quỹ tham ô tiền tỉCơ quan tố tụng tỉnh Nam Định vừa tống đạt cáo trạng truy tố bốn bị can nguyên là kế toán trưởng, thủ quỹ của các phòng thuộc Sở GTVT tỉnh Nam Định về các tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong đó, bị can Triệu Thị Hiền, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Minh Thúy (nguyên kế toán, thủ quỹ phòng Kế hoạch tài chính) bị truy tố tội tham ô. Bị can Mai Hữu Chính, nguyên trưởng phòng Kế hoạch tài chính, kiêm kế toán trưởng Sở GTVT bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo hồ sơ, từ năm 2012 Linh và Hiền (kế toán), Thúy (thủ quỹ) đã nhận tiền thu phí sát hạch, phí cấp giấy phép lái xe, phí thẩm định nhưng không bàn giao hết. Tổng cộng các bị can chiếm hưởng gần 1 tỉ đồng.

Bị can Mai Hữu Chính là trưởng phòng Kế hoạch tài chính kiêm kế toán trưởng Sở GTVT tỉnh Nam Định đã không kiểm tra, giám sát để xảy ra thất thoát số tiền lớn nên cũng bị truy cứu. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

Kỷ luật Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Bình ThuậnỦy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bình Thuận vừa họp kỳ thứ 6, thứ 7 trong hai ngày 31/8 và 8/9. Tại hai kỳ họp này, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên thuộc diện cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên có đơn đề nghị khiếu nại, xem xét.

Theo đó, UBKT Tỉnh ủy thống nhất thi hành kỷ luật ông Huỳnh Văn Hưng, Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện Phú Quý, bằng hình thức khiển trách.

Theo thông báo, ông Huỳnh Văn Hưng đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Cụ thể, trước đây khi công tác tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), ông Hưng đã có sai phạm liên quan đến một công trình và bị kỷ luật thế nhưng khi chuyển công tác

14

Page 15: Quản lý văn bản và điều hành - CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết một bản cáo mới nhất của ILO cho thấy Việt

về Văn phòng HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Hưng đã không khai báo theo quy định.

Ngoài việc đưa ra hình thức kỷ luật ông Hưng, UBKT Tỉnh ủy cũng đã thống nhất xóa hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà Đặng Thị Thanh Thủy, đảng viên thuộc Chi bộ 5 - Đảng bộ bộ phận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, Đảng ủy Sở Y tế.

Trước đây, cho rằng bà Thủy có sai phạm, Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đã yêu cầu kiểm điểm, tuy nhiên bà Thủy không kiểm điểm mà chỉ làm giải trình vì bà cho rằng mình không có dấu hiệu sai phạm. Sau đó bệnh viện bỏ phiếu kỷ luật, bà Thủy khiếu nại nhưng Đảng ủy Sở Y tế vẫn giữ nguyên hình thức kỷ luật. Bà Thủy đã làm đơn gửi UBKT Tỉnh ủy và được cơ quan này kết luận không đủ cơ sở để kỷ luật bà Thủy. (Pháp Luật TPHCM 14/9) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Brazil thúc đẩy tư nhân hóa nhằm khôi phục kinh tếChính phủ của tân Tổng thống Brazil Michel Temer đã thông báo kế hoạch tư nhân hóa nhiều dự án dầu khí, năng lượng, cơ sở hạ tầng với mục đích thu về hàng tỷ USD giúp khôi phục nền kinh tế của đất nước này.

Kế hoạch tư nhân hóa này bao gồm việc đấu thầu quyền khai thác các mỏ dầu khí, các sân bay tại nhiều thành phố lớn, một số tuyến đường cao tốc liên bang tại miền Nam và miền Tây, hệ thống cảng biển, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng và phát triển các dự án năng lượng.

Chính phủ của ông Temer cũng cam kết không theo đuổi chính sách kinh tế dưới thời của Tổng thống tiền nhiệm Dilma Rousseff bởi sự can dự nhiều của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, làm ảnh hưởng tới lòng tin của các nhà đầu tư.

Năm 2015, kinh tế Brazil tăng trưởng âm 3,8%, mức tồi tệ nhất trong 25 năm qua, với thâm hụt ngân sách ở mức trên 10% GDP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, năm nay nền kinh tế Brazil sẽ lại tiếp tục suy giảm và tăng trưởng âm 3,5%. (VTV.vn 14/9)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

15