21

Click here to load reader

Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong đời sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình, muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ lặp lại giữa các sự vật hiện tượng hình thành nên quy luật với tư cách là phạm trù sự liên hệ của các sự vật và các chính thể của chúng. Các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy đều mang tính khách quan do con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ chúng mà chỉ nhận thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba qui luật của phép biện chứng duy vật cho biết phương hướng tả khuynh và hữu khuynh. Ba tình huống thực tiễn về, tự nhiên, xã hội, tư duy sẽ cho thấy rõ hơn về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sau quá trình tích lũy đủ về lượng sẽ tạo ra chất mới và quay trở lại tác động đến lượng.

II. NỘI DUNG

A. Khái niệm cơ bản

1. Quy luật

Khái niệm quy luật là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ khách quan, bản chất lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong một sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2. Lượng

Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

3. Chất

khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác .

4. Độ

Khái niệm về độ là phạm trù triết học dùng để chỉ mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa chất và lượng làm cho sự vật vẫn là nó, biến thành sự vật khác

1

Page 2: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa đủ làm thay đổi về chất của sự vật.

5. Điểm nút

-Khái niệm điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về lượng trước đó gây ra.

6. Bước nhảy

Là sự kết thúc một giai đoạn vận động phát triển; đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.

B. NỘI DUNG CHÍNH

Mọi hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển và biến đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt đối chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động, phát triển của sự vật bao giờ cũng dẫn đến sự thay đổi về lượng.

Song, không phải sự thay đổi nào về lượng nào cũng dẫn tới sự thay đổi về chất ngay tức khắc. Mặc dù bất kì sự thay đổi về lượng nào cũng ảnh hưởng tới trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định( điểm nút), thì mới dẫn tới sự thay đổi về chất.

Như vậy lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho sự vật cũ nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến

2

Page 3: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

sự thay đổi về chất một cách vô tận. đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự dẫn đến liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển

Sự tác động trở lại của chất đối với lượng khi có chất mới sinh ra nó không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với lượng được biểu hiện thêm với nó để có sự thống nhất giữa chất và lượng.

Sự quy định này có thể được biểu hiện ở qui mô và mức độ phát triển của lượng.

1. Tình huống thứ nhất: lĩnh vực tự nhiên

Trên mặt nước của tất cả các ao, hồ, sông, suối trên bề mặt trái đất, trong điều kiện bình thường luôn luôn xảy ra một quá trình: bay hơi nước. Hơi nước trong điều kiện bình thường (mặt nước không bị đóng băng) có xu hướng bốc lên khỏi mặt nước, đó là do khi còn là giọt nước trên mặt ao,hồ , sông, suối, biển…hơi nươc gặp nhiệt độ ở mặt thoáng bề mặt sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, lượng nước xảy ra sự chuyển hóa

từ thể lỏng sang thể hơi này tùy vào từng điều kiện cụ thể: khi nhiệt độ ở vào khoảng từ trên không độ C đến khoảng 200C thì quá trình bốc hơi lúc này diễn ra rất chậm, lưọng nước bốc hơi rất ít do nhiệt độ thấp, nhưng nếu điều kiện có gió thì quá trình sẽ được xảy ra mạnh mẽ hơn. Khoảng từ 20 0C trở lên, sự bốc hơi của nước ngày càng xảy ra mạnh mẽ hơn, từ khoảng nhiệt độ này nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi nhanh hơn, ở những nhiệt độ cao

sự bốc hơi này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường đặc biệt là ở những vùng quanh năm nắng nóng như sa mạc(sahara,libi,…), hoang mạc(….)…quá trình này càng xảy ra nhanh chóng,tại những nơi này ban ngày lượng nước ngọt bốc hơi gần như hết. Sau khi nước bốc hơi khỏi bề mặt lên đến độ cao nhất định (khoảng ) hơi nước dần dần ngưng tụ lại thành từng đám, con người quan sát bầu trời nhìn thấy những đám hơi nước này đã gọi chúng là đám mây.

Các đám mây hơi nước này được gió thổi qua nhiều nơi, cho đến khi nó tích tụ một lượng hơi nươc tối đa có thể, nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ hạ xuống so với lúc trước, gió ,…hơi nước sẽ chuyển thành nước và

3

Page 4: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

những giọt nước này lại rơi trở lại mặt đất. Kết thúc một chu trình của vòng tuần hoàn nước.

Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lương tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật hiện tượng, tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất.Trong quá trình tích tụ hơi nước để tạo thành một đám mây hơi nước như thế, những đám mây được hình thành một cách biện chứng, không phải cứ tập hợp một vài hơi nước nhỏ nhoi là đã đủ để tạo thành một đám mây tạo thành mưa, quá trình đó phải xảy ra dần dần, tích lũy đủ nhiều yếu tố. Không chỉ là lượng hơi nước phải đủ ở một mức tối thiểu để có thể tạo thành không phải một giọt nước mà là nhiều giọt nước, đủ để tạo thành một cơn mưa dù nhỏ hay lớn mà còn cần rất nhiều thứ nữa chẳng hạn như: gió để đưa những hơi nước lại gần nhau, nhiệt độ phải phù hợp tức là để tạo thành giọt nước thì đám mây đó phải có một nhiệt độ hạ xuống thấp hơn nhiệt độ trước đó…như vậy trong suốt quá trình hình thành mây, mưa có rất nhiều lần kích thước đám mây thay đổi (sự thay đổi về lượng của đám mây) do sự tăng thêm hoặc giảm bớt của lượng hơi nước những không làm thay đổi bản chất của đám hơi nước đó(chất của đám mây). Bởi ở trong một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Nhưng đến một giới hạn khi mà đám mây hơi nước đó hội tụ đủ những yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển hóa của mình thì đám hơi nước đó sẽ chuyển từ thể hơi sang thể lỏng và rơi xưống dưới dạng giọt- đó chính là sự chuyển hóa từ chất này sang chất khác. Khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng hơi nước chưa làm thay đổi chất của đám mây đó chính là độ, hay nói cách khác độ chính là giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi. Đó chính là sự thống nhất giữa chất và lượng, bởi vậy trong giới hạn của độ(trong khoảng hôi tụ đầy đủ lượng), sự vật,hiện tượng(đám mây hơi nước) vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác( hơi nước chuyển thành giọt nước, hình thành cơn mưa ).

Mọi sự thay đổi của chất - sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Muốn hình thành một cơn mưa dù nhỏ hay lớn đều phải bắt đầu từ những hơi nước nhỏ bé nhất, không có hơi

4

Page 5: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

nước đầu tiên sẽ không có nhưng hơi nước tiếp theo. Đi theo dòng chảy thời gian, dù quá trình tích lũy lượng có lâu đến đâu cũng sẽ tiến đến giới hạn của độ. Giới hạn khác của của một đám mây hơi nước chính là khi nó hội tụ đủ những yếu tố cần thiết như lượng hơi nước, nhiệt độ, gió…khi đó đám mây đó sẽ chuyển thành một cơn mưa, chất này đã chuyển thành chất khác. Thời điểm mây chuyển thành một cơn mưa đó hay khoảnh khắc chất này chuyển hóa thành chất khác chính là điểm nút, vạch dấu giữa hai giới hạn- giới hạn cũ và giới hạn mới. Điểm nút là khoảnh khắc của mỗi giới hạn là điều mà mỗi quá trình vận động và phát triển đều sẽ tiến tới, vượt qua nó để chuyển hóa thành chất khác, tiếp tục quá trình vận động và phát triển. Khi đạt tới điểm nút, hơi nước chuyển thành mưa, nó đã thực hiện một bước nhảy với những điều kiện nhất định tất yếu. Đó là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trong tình huống này bước nhảy là sự chuyển hóa của trạng thái của nước, từ hơi sang thể lỏng – đó là bước nhảy toàn bộ đối với đám mây, một bước nhảy lớn với chính nó, nhưng chỉ là một bước nhảy cục bộ trong toàn giới tự nhiên mà thôi.

Đó là điều tất nhiên của tự nhiên, mọi vật đều đang chuyển hóa, phát triển mình từ những mâu thuẫn nội tại bên trong dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Trong tự nhiên có vô vàn những hiện tựợng tự nhiên khác nhau nhưng tất cả đều đang vận động, phát triển bằng cách tích lũy những lượng cần thiết để đạt tới điểm nút của mình, thực hiện bước nhảy chuyển hóa, đánh dấu một thời kì mới. Những đám mây chuyển thành cơn mưa, những hạt mưa rơi xuống, kết thúc một quá trình,một giai đoạn vận động của một thành phần của tự nhiên nhưng đồng thời cũng bắt đầu một quá trình, một giai đoạn vận động khác của nó.

Giới tự nhiên tồn tại khách quan, luôn không ngừng vận động tiến hóa mới, từng thành phần trong đó cũng luôn luôn phát triển theo những quy luật riêng của chính mình bên cạnh những quy luật của cả giới tự nhiên trong suốt lịch sử phát triển thế giới. Những thay đổi trong quy mô của một đám mây nhất thời không làm thay đổi chính nó nhưng chinh từ những sự thay đổi đó mà đã dẫn đến sự việc thực hiện bước nhảy. Từ những thay đổi trong những bước nhảy cục bộ như vậy dần dần giới tự nhiên đã biến đổi dần dần,

5

Page 6: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

từ những kỉ nguyên cổ đại với các rừng quyết và dương xỉ khổng lồ đến những rừng cây như hiện nay,.. từ cây sinh sản đơn bào đến những loại cây có quy trình phát triển phức tạp và đa dạng như hiện nay.

Tự nhiên khởi nguồn của mọi sự vật, hiện tượng. Quá trình phát triển của tự nhiên đã đúc rút cho chúng ta những điều thật giản đơn về hình thức nhưng ẩn chứa bên trong là những điều cực kì quan trọng. Muốn tạo được những cơn mư thì phải biết quý từng giọt nước, muốn rừng cây che bóng mát thì phải biết quý từng mầm cây.Một khi chưa tích lũy đủ thì không thể tạo thành cơn mưa làm mát mà chỉ tạo nên hi vọng vô nghĩa về cơn mưa thôi, nhưng nếu đã đủ lượng mà không thực hiện “bước nhảy” thì sẽ uổng phí và làm ảnh hưởng đến những quá trình khác,kìm hãm quá trình phát triển , chuyển hóa của tất cả tự nhiên.

Tất cả các thành phần trong tự nhiên đều có sự vận động, phát triển dù với mức độ khác nhau(nhanh, chậm), quy mô khác nhau(cục bộ, toàn bộ, lớn , hẹp) … Trong những điều kiện khác nhau thì mỗi sự vật có sự chuyển hóa riêng của chính mình nhưng để có thể chuyển hóa hay phát triển trong thế giới, tất cả các sự vật đều phải trải qua quá trình tích lũy(quá trình thay đổi về lượng) như: cây cối tích lũy năng lưọng qua quá trình quang hợp, tổng hợp xenlulozơ, dần dần trong quá trìng sinh trưởng trong quá trình đồng hóa chúng lại phân giải để tạo ra ngăng lượng nhằm nuôi sống cái cây đó và để lớn lên, trở thành câylớn hơn hoặc ra hoa tạo quả…hoặc dòng sông muốn trở nên to, lớn thì phải đuợc hợp thành từ càng nhiều dòng suối nhỏ hơn, đến một mức đủ lớn để trở thành dòng sông.

Quá trình từ sự thay đổi về lượng dẫn đến quá trình thay đổi về chất không chỉ xảy ra trong tự nhiên mà nó còn xảy ra trong cả xã hội và tư duy.

2. Tình huống thứ 2: lĩnh vực xã hội

Một tình huống nữa trong lĩnh vực xã hội thể hiện rất rõ nét “Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”, là những chặng đường phát triển của cách mạng Việt nam. Trong đó, cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một điển hình.

Có thể thấy, trong các cuộc cách mạng thì yếu tố “lượng” chính là thời cơ, đường lối cách mạng, chủ chương, lực lượng…còn yếu tố “chất” là những

6

Page 7: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

kết quả, thắng lợi mà cuộc cách mạng đó đạt được. Trong mối quan hệ giữa lượng và chất ấy, ở một giới hạn nhất định mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thì được gọi là “độ”.

Trong khoảng 15 năm (từ năm 1930 đến khoảng đầu năm 1945), cách mạng nước ta mặc dù xuất hiện rất nhiều các phong trào yêu nước như “phong trào 1930-1931” với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939, và cao trào kháng Nhật cứu nước 1939-1945…, tuy nhiên, vẫn chưa đi đến thắng lợi một cách hoàn toàn, tức là chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn bị về tổ chức, căn cứ địa cách mạng, xây dựng các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang … như khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, khu căn cứ Cao – Bắc – Lạng (Việt Bắc) …. Có thể nói đây là sự chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, đấu tranh rút ra bài học kinh nghiệm, hay cũng chính là sự tích lũy về “lượng”.

               

Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đấu tranh cách mạng, đề ra hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng dân tộc vẫn chưa được đặt lên hàng đầu, đang còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của một bộ phận tư sản dân tộc. Do đó, các phong trào cách mạng như khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương…đều chưa giành được thắng lợi. Nói tóm lại, đường lối cách mạng của Đảng chưa thật sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc, tổ chức lực lượng còn hạn chế…. Như vậy, trong suốt 15 năm ấy, quá trình tích lũy về lượng chưa đủ để làm thay đổi về chất; các cuộc khởi nghĩa lần lượt đi tới thất bại; trong giới hạn độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định – “điểm nút”, tất yếu sẽ đưa đến sự thay đổi về chất.

Đầu tháng 8 năm 1945, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện; trong nước, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, Đảng ta xác định nhiệm vụ hàng đầu là tập trung đánh đuổi kẻ thù còn lại trước mắt – phát xít Nhật.

Khi “thời cơ ngày năm có một” đã đến thì tức là cuộc cách mạng đã đạt đến “điểm nút”. Vì thế Đảng ta quyết định thực hiện “bước nhảy”.

7

Page 8: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

“Bước nhảy” là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển. Đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.

Bước nhảy là một sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật.

Đối chiếu với Cách mạng Tháng Tám, thời gian nổi dậy giành chính quyền của quân và dân các địa phương trong cả nước  là không đồng nhất vì những khó khăn trong việc liên lạc. Vận dụng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” cùng với việc căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình, quân dân các tỉnh đã chủ động đứng dậy đấu tranh. Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là: Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam, Bắc Giang…..vào ngày 14/8. Còn ở các thành phố lớn Hà Nội (19/8/1945), Huế (23/8/2945) và Sài Gòn (25/8/1945)…, quá trình này diễn ra nhanh, mạnh, rầm rộ hơn, cùng hòa chung với khí thế sục sôi của cả nước. Tuy thế, vẫn còn một số địa phương chưa được giải phóng do lực lượng chiếm đóng của Quốc Dân Đảng.

Sau “bước nhảy”, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Cách mạng Tháng Tám thành công đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập – tự do – dân chủ, thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Khi chất mới ra đời sẽ có sự tác động trở lại “lượng”, sự tác động đó được thể hiện bằng nhiều cách, trên nhiều phương diện như làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Cách mạng Tháng Tám thành công là tiền đề cho sự thành công của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ sau này của dân tộc. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức được vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng…. Đảng đã xác định được đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, xây dựng lực lượng mạnh, tinh nhuệ, có trang bị vũ khí.

Chính sự tác động của “chất” đã tạo nên sự thay đổi cơ bản về “lượng”.Quy mô cách mạng ngày càng được mở rộng. Bằng chứng là chiến

8

Page 9: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu- chấn động địa cầu”(1954), miền Bắc được giải phóng. Đây có thể được coi là sự tiếp tục tích lũy về “lượng” cho đến mùa xuân 1975, khi nhận định rằng thời cơ đã chín muồi, Đảng phát động nhân dân cả nước cùng đứng lên đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.  

       Khi lực lượng, tổ chức cách mạng đã trưởng thành hơn, và thời cơ cũng đã đến, tức là cách mạng đã đạt tới giai đoạn phát triển đỉnh cao và giành thắng lợi. Sự tích lũy làm thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, làm nảy sinh chất mới; chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng. Chúng ta không thể tách rời lượng và chất, hai yếu tố đó có tác động chuyển hóa làm cho hiện tượng, sự vật được vận động và phát triển theo đúng quy luật của chúng.

Cách mạng Việt Nam thắng lợi là kết quả tất yếu mà mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng và chất đem lại. Mối quan hệ đó bất biến và không thể bị phủ nhận hay thay đổi bởi bất cứ lý do gì.

3. Tình huống thứ 3: lĩnh vực tư duy

a) Khái niệm

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một gián tiếp, là khái quát, là sự phản ánh những tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật của sự vật mà ta chưa từng biết. có nhiều loại tư duy như: tích cực, tiêu cực, lãng phí (làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại).

b) Tình huống thực tiễn của tư duy: Đó là chính sách của nhà nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn (1976- 1985).

Quá trình thay đổi tư duy về lượng dẫn đến quá trình thay đổi tư duy về chất.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta được thống nhất, Bắc Nam xum họp một nhà. Nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách nhất lúc này là tập trung xây dựng kinh tế, khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh. Đại hội IV của Đảng đã qui định phương hướng vạch ra đường lối, tổ chức lại nền kinh tế, xây dựng một bước nền xã hội chủ nghĩa (XHCN) đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đât nươc.

9

Page 10: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

Nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu trên, chúng ta đã tiến hành củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, cải tạo XHCN ở miền Nam thống nhất nên kinh tế theo mô hình chung trên phạm vi cả nước. Với tư duy tất cả thành phần kinh tế đều đi vào tập thể như: trong nông nghiệp phong trào hợp tác hóa nông nghiệp càng trở nên sôi động. trong công nghiệp nhà nước đã quốc hữu hóa và chuyển thành quốc doanh của tất cả các xí nghiệp công quản, các xí nghiệp tư bản mại bản và tư sản bỏ chạy ra nước ngoài…v.v. đối với tư sản vừa và nhỏ, Đảng và nhà nước ta chủ trương cải tạo bằng con đường thành lập các xí nghiệp công tư hợp doanh. Tiểu chủ được đưa vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. trong thương nghiệp hàng nghìn cơ sở kinh doanh của tư sản thương nghiệp được chuyển giao cho thương nghiệp quốc doanh quản lý và sử dụng. các thành phần kinh tế tư nhân , kinh tế cá thể đang phát triển trong thể chế kinh tế cũ bị hạn chế, thủ tiêu. Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể ngày càng được mở rộng.

Kết quả là trên mặt trận kinh tế nhân dân ta đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ổn định sản xuất và đời sống. tuy nhiên những thành tựu về kinh tế còn thấp so với yêu cầu đề ra cho kế hoạch thậm chí có những điểm không phù hợp cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Độ: như ta đã biết, chỉ tính qui định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng. vì thế, trong tư duy lý luận thì độ chỉ tính qui định, mối liên hệ thống nhất giữa tư duy về chất và tư duy về lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi tư duy về lượng chưa làm thay đổi căn bản tư duy về chất của sự vật hiện tượng.

Trong việc xây dựng nền kinh tế sau chiến tranh, ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp snag nền kinh tế thị trường XHCN. Tuy nhiên lại không làm thay đổi tư duy căn bản về tính chất của nền kinh tế, không đưa đất nước đi lên mà lại làm cho nền kinh tế thụt lùi. Chúng ta đã nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần dựa trên cơ sở công hữu XHCN về tư liệu sản xuất. Mọi thành phần kinh tế khác bị coi là bộ phận đối lập với kinh tế XHCN. Vì vậy, phải nằm trong diện phải cải tạo ra mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất hay nói cách khác, lực lượng sản xuất của chúng ta còn quá thấp kém, chưa tích lũy đủ tư duy về lượng (tổ chức và trình độ) đã

10

Page 11: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

vội vã thay đổi về chất( quan hệ sản xuất XHCN). Cùng với tình hình sản xuất chậm và những sai lầm trong lưu thông, phân phối thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.

Điểm nút: do khủng hoảng kinh tế cùng với kinh nghiệm khắc phục sai lầm của khoa học kinh tế giai đoạn (1976 – 1980). Đảng cộng sản Việt Nam nhận thấy phải có sự điều chỉnh nhất định trong đường lối chính sách kinh tế của mình. Đó chính là điểm nút để tạo ra một chất mới tạo ra bước nhảy chính là sự khởi đầu của quá trình điều chỉnh, đặt cơ sở cho quá trình đổi mới căn bản sau này.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam 1986 đã đáp ứng được yêu cầu đó và đi vào lịch sử như một “đại hội mở đầu cho thời kì đổi mới ở Việt Nam.

Đại hội đà chỉ ra nhiều nguyên nhân căn bản đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong xã hội và trên cơ sở đó, đại hội đề xướng chủ trương đổi mới đường lối xây dựng CNXH trong thời kì quá độ của nước ta. Đại hội cũng xác định công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu chặng đường tiếp theo.

Để thực hiện mục tiêu đó, đại hội đã đưa ra những quan điểm đổi mới. Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế với nội dung chủ yếu:

+ Điều chỉnh lại cơ cấu đời tư theo hướng tập trung cho ba chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

+ Thực hiện chính sách kiểm tra nhiều thành phần nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất.

+ Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế coi đây là động lực chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

+ Chuyển từ cơ sở kinh tế đóng kín sang cơ sở kinh tế mở cửa đa dạng hóa thị trường rừng bước gắn liền nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, thi trường trong nước với thị trường quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo độc lập chủ quyền dân tộc an ninh quốc gia.

11

Page 12: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

Nhiều quan điểm nêu trên đánh dấu tự đổi mới quan trọng về tư duy kinh tế, mở ra thời kì đổi mới căn bản và đồng bộ ở Việt Nam.

Sau khi tạo ra tư duy về chất mới, tư duy về chất mới lại tác động trở lại tư duy về lượng.

- Chủ trương đường lối được đề ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI chuyển dần sang nền kinh tế nhiều thành phần vẫn là chủ đạo. Cùng với kinh tế tập thể là hai thành phần kinh tế XHCN. Bên cạnh đó còn có thành phần kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân vận động theo cơ chế tập thể có sự quản lý của nàh nước theo định hướng XHCN. Đổi mới cơ chế quản lý, kinh tế trở thành nội dung quan trọng nhằm đưa kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng

- Mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh. Phát huy quyền tự chủ năng động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của người lao động trong sản xuất kinh doanh của công nghiệp cũng như của người lao động

- Tự do hóa lưu thông và cơ chế giá thị trường đã làm thay đổi căn bản phương thức kinh doanh của các cơ sở thương nghiệp từ kiểu bao cấp sang kinhdoanh theo cơ chế tập tung bao cấp

=> Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mới đạt được những kết quả bước đầu nhưng có tác dụng hết sức to lớn trong việc xóa bỏ những cản trở đã gây nên nhiều ách tắc, trì trệ trong sản xuất kinh doanh suốt mấy chục năm bao cấp.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Như vậy, từ ba tình huống thực tiễn về tự nhiên, xã hội và tư duy đã cho ta hiểu hơn về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sau khi chất mới được tạo ra nó lại tác động trở lại. Vì thế, trong nhận thức thực tiễn phải tôn trọng cả hai mặt chất và lượng của sự vật, muốn cho sự vật phát triển phải tích góp về lượng. đồng thời, phải khắc phục bệnh tả khuynh và hữu khuynh, phải biết vận dụng nhiều hình thức bước nhảy khác nhau cho từng tình huống cụ thể. Cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

12

Page 13: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

13

Page 14: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại

tr

14