13
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TRUNG ƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số 518 /QĐ-CĐSPTW-TCHC ngày 01 tháng 8 năm 2016) Căn cứ pháp lý: 1. Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc của giảng viên. 2. Thông tư số 36/2014/TTLT- BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. 3. Thông tư số 77/TT-CB của Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngày 01/04/1980 về Hướng dẫn chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy thể dục thể thao các trường Đại học. 4. Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 5. Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 6/2/2013 vchế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sn HChí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dy ngh. 6. Ngoài ra, vận dụng Luật Viên chức, Luật Giáo dục Đại học, Bộ luật lao động, Điều lệ trường cao đẳng và tình hình thực tiễn tại trường. Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Văn bản này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm nhiệm vụ của các chức danh giảng viên, định mức thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN · vụ của giảng viên quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM

TRUNG ƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 518 /QĐ-CĐSPTW-TCHC ngày 01 tháng 8 năm 2016)

Căn cứ pháp lý:

1. Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo quy định chế độ làm việc của giảng viên.

2. Thông tư số 36/2014/TTLT- BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng

dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

3. Thông tư số 77/TT-CB của Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy

nghề ngày 01/04/1980 về Hướng dẫn chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy thể

dục thể thao các trường Đại học.

4. Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo Quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm

công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 6/2/2013

về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục

và cơ sở dạy nghề.

6. Ngoài ra, vận dụng Luật Viên chức, Luật Giáo dục Đại học, Bộ luật lao

động, Điều lệ trường cao đẳng và tình hình thực tiễn tại trường.

Chƣơng I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1. Văn bản này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên thuộc Trường

Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm nhiệm vụ của

các chức danh giảng viên, định mức thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy,

nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

2

2. Văn bản này áp dụng đối với giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng

viên, giảng viên trong thời gian tập sự (sau đây gọi chung là các chức danh giảng

viên) đang công tác tại Trường.

Điều 2. Mục đích

1. Cụ thể hóa nội dung Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban

hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo

dục và đào tạo để vận dụng đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của

Trường.

2. Làm căn cứ để Hiệu trưởng phân công, bố trí, sử dụng, nâng cao chất

lượng và hiệu quả lao động đối với giảng viên.

3. Giúp các Phòng, Khoa, Bộ môn có căn cứ để kiểm tra, thẩm định, đánh giá,

xây dựng chính sách, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

4. Làm cơ sở để giảng viên xây dựng, thực hiện kế hoạch giảng dạy, nghiên

cứu khoa học và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giảng viên hằng năm và đảm bảo tính

công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và

nghĩa vụ của giảng viên.

Điều 3. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên

1. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên thực hiện theo quy định tại Thông

tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu

chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập.

2. Giảng viên có chức danh phó giáo sư, giáo sư ngoài việc thực hiện nhiệm

vụ của giảng viên quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nhiệm vụ

theo quy định tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn

nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27

tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy

định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban

hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của

Thủ tướng Chính phủ.

3

Chƣơng II

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY

VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 4. Quy định về thời gian làm việc

1. Thời gian làm việc của giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp

(sau đây gọi chung là giảng viên) thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ

và được xác định theo năm học.

2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực

hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm

vụ khác trong nhà trường là 1.760 giờ (40 giờ/tuần x 44 tuần) sau khi trừ số ngày

nghỉ theo quy định.

NHIỆM VỤ

Giảng viên trong

thời gian tập sự

(giờ lao động)

Giảng viên

(giờ lao động)

Giảng dạy 810 810

Nghiên cứu khoa học 295 590

Học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác 655 360

Tổng cộng 1760 1760

Điều 5. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi giờ ra chuẩn giảng dạy

1. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy, định mức giờ chuẩn giảng dạy

a. Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây goi chung la giơ chuân ) là đơn vị thời gian

quy đổi để thực hiện một công việc tương đương việc thực hiện một tiết giảng lý

thuyết trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp trực tiếp trên lớp theo niên

chế, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

b. Định mức giờ chuẩn giảng dạy cho giảng viên trong một năm học là 270

giờ chuẩn; trong đó, thời lượng giảng dạy trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50%

định mức quy định.

c. Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong thời gian tập sự là 135 giờ

chuẩn. Trong đó, giờ trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.

CHỨC DANH ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY HỆ SỐ

QUI ĐỔI GIỜ CHUẨN GIỜ LAO ĐỘNG

- Giảng viên

- Giảng viên trong

thời gian tập sự

270

135

810

810

3,0

6,0

4

2. Quy đổi ra giờ chuẩn

a) Quy đổi ra giờ chuẩn theo số lượng người học

Giảng dạy lý thuyết: Căn cứ vào số lượng người học, 01 tiết giảng lý thuyết

trên lớp được quy đổi ra giờ chuẩn như sau (01 giờ chuẩn đào tạo theo tín chỉ =

1,1 giờ chuẩn đào tạo theo niên chế), cụ thể như sau:

Số lƣợng

ngƣời học/lớp

Hệ số

(Đào tạo theo niên chế)

Hệ số

(Đào tạo theo tín chỉ)

≤ 40 1,0 1,1

41 – 55 1,1 1,2

56 – 70 1,2 1,3

71 – 85 1,3 1,4

86 – 100 1,4 1,5

>100 1,5 1,6

Học phần Giáo dục thể chất, Tiếng Anh và Tin học:

≤ 40 1,0 1,1

> 40 1,2 1,3

- Giờ giảng dạy thực hành, thảo luận:

+ Nếu chia lớp thành 02 nhóm, mỗi nhóm ≤ 40 sinh viên: hệ số 0,75.

+ Nếu không chia nhóm (số sinh viên > 40): hệ số 1,0.

* Đối với các ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Kinh tế gia đình

các học phần chuyên ngành số sinh viên mỗi nhóm ≤ 20 sinh viên: hệ số 0,75;

nhóm > 20 sinh viên hệ số 1,0. Khi chia nhóm theo số lượng sinh viên, nếu số

lượng sinh viên của nhóm cuối cùng không vượt quá ½ số lượng sinh viên của 01

nhóm trước, không lập nhóm mới, các sinh viên còn lại được bổ sung về các

nhóm trước đó.

b) Giảng viên giảng dạy tại cơ sở cách cơ sở 1: từ 15 km đến dưới 20 km được

cộng thêm hệ số 0,05; từ 20 km trở lên được cộng thêm hệ số 0,1 (tính trên số tiết

xếp Thời khóa biểu).

Lưu ý: Tổng hệ số mục a và b không vượt quá 1,5 đối với đào tạo theo niên chế

và 1,6 đối với đào tạo theo tín chỉ.

c) Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp: 25 giờ chuẩn/khóa luận.

5

Điều 6. Định mức giảm giờ chuẩn đối với giảng viên

1. Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác

quản lý, công tác Đảng, đoàn thể.

Tt Giảng viên giữ chức vụ quản lý, công tác kiêm nhiệm Định mức

giảm

1 Hiệu trưởng 85%

2 Phó Hiệu trưởng 80%

3 Trưởng phòng, ban, Giám đốc Trung tâm trực thuộc trường,

Hiệu trưởng Trường MNTH 75%

4 Phó Trưởng phòng, ban, Phó Giám đốc trung tâm trực thuộc

trường, Phó Hiệu trưởng Trường MNTH 70%

5 Trưởng khoa 25%

6 Phó Trưởng khoa 20%

7 Tổ trưởng Bộ môn, Trưởng Trung tâm trực thuộc khoa 20%

8 Tổ phó Bộ môn, Phó Trưởng Trung tâm trực thuộc khoa 15%

9 Giảng viên công tác tại các Phòng, Ban, Trung tâm 30%

10

Chủ nhiệm lớp/cố vấn học tập, theo tổng số sinh viên:

- ≤ 60 sinh viên

- > 60 sinh viên

10%

15%

11 Bí thư Đảng ủy, Bí thư Đoàn Trường 50%

12 Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đoàn Trường, Trưởng ban

thanh tra nhân dân 40%

13 Bí thư chi bộ 15%

14 Phó Bí thư chi bộ 10%

15 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường 44 tiết

16 UVBCH Công đoàn, Tổ trưởng và Tổ phó Tổ Công đoàn bộ phận 22 tiết

Lưu ý:

- Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ (chính quyền, đoàn thể) thì áp dụng

định mức giảm giờ chuẩn cao nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm.

- Giảng viên kiêm nhiệm chức vụ trong đoàn thể được lựa chọn 01 trong 02

cách tính: giảm định mức hoặc nhận tiền theo Qui chế chi tiêu nội bộ hiện hành.

Nếu chọn giảm định mức thì phải đăng ký từ đầu năm học. Nếu chọn nhận tiền

theo Qui chế chi tiêu nội bộ thì trường sẽ tự động chuyển khoản theo qui định,

giảng viên không cần đăng ký.

6

2. Đối với giảng viên được đi đào tạo theo Quyết định của Hiệu trưởng (tính

trong thời gian học tập theo quyết định của cấp có thẩm quyền, không áp dụng đối

với giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài)

Tt Trình độ đào tạo Định mức giảm

1 Thạc sĩ 30% (được tính 2 năm học)

2 Tiến sĩ 50% (được tính 3 năm học)

3. Đối với giảng viên nữ trong thời gian nghỉ thai sản và đang nuôi con nhỏ;

giảng viên giảng dạy trong năm học cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Tt Thời gian Định mức giảm

1 Nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội 60%

2 Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (tính từ tháng tuổi

thứ 7 đến tháng tuổi thứ 12) 10%

3 Giảng viên dạy trong năm học cuối cùng trước khi

nghỉ hưu (vận dụng qui định trong Bộ Luật lao động) 10%

Lưu ý: Đối với trường hợp chữa bệnh dài ngày, trường sẽ xem xét từng

trường hợp cụ thể.

Điều 7. Quy định về nghiên cứu khoa học

1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học

để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

2. Định mức lao động NCKH của giảng viên làm công tác kiêm nhiệm được

miễn giảm theo tỷ lệ tương ứng với định mức giảng dạy.

Điều 8. Qui đổi giờ lao động của các hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Chủ trì thực hiện đề tài NCKH cấp bộ và cơ sở

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động

1 Đề tài cấp Nhà nước Đề tài 2.000 giờ

2

Đề tài cấp Bộ hoặc Sở KHCN tỉnh/ thành phố

- Thuyết minh được chấp nhận (150 giờ)

- Nghiệm thu giữa kỳ (450 giờ)

- Bảo vệ thành công (600 giờ)

Đề tài 1.200 giờ

7

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động

3

Đề tài cấp cơ sở

- Thuyết minh (100 giờ)

- Bảo vệ thành công (500 giờ)

Đề tài 600 giờ

4

Đề tài Vườn ươm KHCN trẻ Thành đoàn TP.

HCM

- Thuyết minh (100 giờ)

- Bảo vệ thành công (500 giờ)

Đề tài 600 giờ

Ghi chú: Trong đề tài có nhiều thành viên, thì chủ nhiệm đề tài xác định giờ

chuẩn cho các thành viên tùy vào khối lượng và tính chất công việc hợp đồng.

2. Giảng viên học sau đại học

Tt Nội dung công việc Đơn vị tính Khối lƣợng

lao động

1

Học Thạc sĩ

- Năm 1: 300 giờ

- Năm 2: 300 giờ (Bảo vệ thành

công Luận văn)

Luận văn 600 giờ

2

Học Tiến sĩ

- Năm 1: 400 giờ

- Năm 2: 300 giờ

- Năm 3: 500 giờ (Bảo vệ thành

công Luận án)

Đề cương

Chuyên đề

Luận án

1.200 giờ

3. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng – biên soạn giáo trình, viết tài

liệu.

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

1

Xây dựng chương

trình đào tạo Chương

trình

600 giờ Thực hiện theo yêu cầu của

BGH, BCN Khoa, Trưởng

Trung tâm Bồi dưỡng

KHCN và có xác nhận.

Ghi chú:

- TC: Tín chỉ

- ĐVHT: Đơn vị học trình

Điều chỉnh chương

trình đào tạo 200 giờ

2

Xây dựng đề cương chi

tiết học phần

TC

ĐVHT

75 giờ

25 giờ

Điều chỉnh đề cương

chi tiết học phần

TC

ĐVHT

25 giờ

10 giờ

8

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

3 Biên soạn tài liệu tham

khảo Trang 12 giờ Trang tiêu chuẩn: 300 chữ

Thực hiện theo đúng qui

trình đã qui định từ khâu

đăng kí đến triển khai thực

hiện và tổ chức nghiệm thu;

Lao động được tính khi tác

giả nộp bản thảo đã chỉnh

sửa theo góp ý của Hội

đồng Thẩm định giáo trình

tài liệu về phòng KH.

4 Biên soạn giáo trình

mới Trang 15 giờ

5 Chỉnh sửa, bổ sung giáo

trình Trang 2 giờ

6

Dịch tài liệu tham khảo

từ tiếng nước ngoài

sang tiếng Việt

Trang

10 giờ

7 Scan hình ảnh làm tư

liệu giảng dạy Hình 0.25-1 giờ

Có sản phẩm (có hợp đồng

với nhà trường)

8 Phương tiện dạy học:

băng, đĩa, tranh vẽ…

Có sản phẩm. Tác giả thực

hiện bảng kê lao động thực

tế (có hợp đồng với nhà

trường)

4. Viết bài báo khoa học

Bảng 1: Bài báo được công bố

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động

1 Bài được đăng trên tạp chí nước ngoài Bài 400 giờ

2 Bài được đăng trên các tạp chí chuyên

ngành có giấy phép của Bộ VH-TTTT&DL.

Bài 150 giờ

3 Bài đăng Tập san KH của trường. Bài 30 giờ

4 Dịch bài dạng khoa học thường thức đăng

Tập san KH của trường. Bài 10 giờ

Bảng 2: Báo cáo tham luận tại các Hội thảo khoa học

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

1 Bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo

khoa học nước ngoài Bài 200 giờ

2 Bài được đăng trên các kỷ yếu hội

thảo khoa học cấp ngành/Bộ Bài 100 giờ

9

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

3

Bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo

khoa học cấp trường/địa phương trong

nước.

Bài 40 giờ

4 Bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo

khoa học cấp đơn vị Bài 30 giờ

5 Bài trình bày tham luận tại hội thảo

khoa học các cấp Bài

½ định mức

bài đăng

6

Dịch bài báo khoa học dạng lí luận,

công trình nghiên cứu được đăng

trong kỷ yếu hội thảo khoa học hoặc

Tập san KH của trường.

Bài 20 giờ

5. Hội thảo khoa học các cấp, Hội nghị SV NCKH

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

1

Xây dựng Kế hoạch:

- Cấp trường

- Cấp đơn vị

Bản KH

40 giờ

20 giờ

Kế họach bao gồm cả

Dự trù kinh phí và

đựơc cấp có thẩm

quyền phê duyệt

2

Thành viên BTC:

- Cấp trường

- Cấp đơn vị

Hội

thảo

30 giờ

20 giờ

UV phụ trách kinh phí

có trách nhiệm tập hợp

chứng từ và thực hiện

Hồ sơ thanh toán

3

Tham gia điều hành:

- Chủ trì, khai mạc, dẫn

chương trình

- Thư ký

Buổi

10 giờ

6 giờ

Bao gồm cả thời gian

tổng hợp thông tin để

tổng kết

4

Thiết kế Powerpoint

phục vụ hội thảo, hội

nghị

Slide 0.2 giờ

5

- Biên tập nội dung Kỉ

yếu

Bài (2-3

trang) 1 giờ Sản phẩm bài gốc

- Trình bày kỹ thuật Kỉ

yếu Trang 0.25 giờ Sản phẩm trang gốc

10

6. Sinh hoạt khoa học và tập huấn bồi dưỡng

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

1

- Chủ trì Sinh hoạt khoa

học và tập huấn

- Báo cáo viên

- Thư ký

Buổi

10 giờ

20 giờ

6 giờ

Sinh hoạt khoa học cấp

khoa/liên khoa: Đơn vị

chủ trì lên Kế hoạch trình

Hiệu trưởng phê duyệt.

2

Phiên dịch cho các Hội

thảo, Hội nghị tập huấn

bồi dưỡng

Giờ 2 giờ

Với những đợt tập huấn dài,

nhiều tài liệu cần chuyển

ngữ, lao động dịch tài liệu

được tính riêng.

3

Dịch tài liệu từ tiếng Việt

sang tiếng nước ngoài và

tiếng nước ngoài sang

tiếng Việt phục vụ các

buổi sinh hoạt khoa học

và tập huấn bồi dưỡng.

Trang 5 giờ

4 Tham dự Hội thảo, Hội

nghị, sinh hoạt khoa học Buổi 4 giờ

7. Hướng dẫn sinh viên NCKH , khóa luận tốt nghiệp: 100 giờ/ đề tài

8. Tham gia Hội đồng khoa học

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

Lao động Ghi chú

1

Hội đồng Khoa học

- Chủ tịch Buổi 5 giờ - Hội đồng được thành

lập theo QĐ của Bộ

GD&ĐT, Trường

CĐSP TW TP. HCM

- Thư kí HĐ kí xác

nhận

- Thư ký Buổi 6 giờ

- UVHĐ Buổi 4 giờ

Bài nhận xét của thành viên HĐ

- Chủ tịch, Thư ký, UV Bài 10 iờ - Hội đồng được thành

lập theo QĐ của Bộ

GD&ĐT, Trường

CĐSP TW TP. HCM

- Thư kí HĐ kí xác

nhận

- UV phản biện Bài 15 giờ

2

Lao động tổ chức Hội

đồng khoa học

Hội

đồng 8 giờ

- Thành lập Hội đồng

- Chuẩn bị điều kiện

cho Hội động làm việc

11

9. Hiệu đính tài liệu dịch: 2 giờ/trang

10. Tham dự các cuộc thi sáng tạo sáng tạo về khoa học, công nghệ, sở hữu

trí tuệ

Tt Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối lƣợng

lao động Ghi chú

1

Tác phẩm nghệ thuật (mỹ

thuật, âm nhạc, văn học…)

đạt giải trong các cuộc thi

chuyên ngành cấp Quốc gia

Tác

phẩm 300 giờ

Có xác nhận của BTC

cuộc thi. Lượng lao

động không quá 50%

định mức lao động

NCKH /năm

2

Tác phẩm nghệ thuật (mỹ

thuật, âm nhạc, văn học…)

đạt giải trong các cuộc thi

chuyên ngành cấp tỉnh,

thành phố

Tác

phẩm 150 giờ

Có xác nhận của BTC

cuộc thi. Lượng lao

động không quá 50%

định mức lao động

NCKH /năm

Ghi chú: Những nội dung lao động có liên quan đến hoạt động KHCN phát

sinh trong thực tiễn công tác được người chủ trì đề xuất và xác nhận căn cứ vào

định mức đã xây dựng.

Điều 9. Qui đổi ra giờ lao động của các hoạt động chuyên môn và các

hoạt động khác

1. Ra đề thi, đánh giá quá trình, chấm điểm thi kết thúc học phần và điểm thi

tốt nghiệp

Khối lƣợng

kiến thức

Dự kiến

thời

gian

Ra đề thi Đánh giá quá

trình(niên chế)

Thi kết thúc

học phần Thi tốt nghiệp

2 – 3 60 1 đề = 02 giờ 4 SV = 01 giờ 6 bài = 01 giờ

4 – 6 90-120 1 đề = 03 giờ 3 SV = 01 giờ 5 bài = 01 giờ 3 bài = 01 giờ

Tốt nghiệp 150-180 1 đề = 04 giờ 2 bài = 01 giờ

2 – 3 Thi thực

hành 10 đề = 1 giờ

5 SV = 01 giờ 06 SV = 1 giờ

4 – 6 4 SV = 01 giờ 05 SV = 1 giờ

2 – 3 Thi vấn

đáp 1 đề = 1 giờ

5 SV = 01 giờ 06 SV = 1 giờ

4 – 6 4 SV = 01 giờ 05 SV = 1 giờ

2 – 3 Tiểu

luận 1 đề = 1 giờ

5 SV = 01 giờ 06 bài = 01 giờ

4 – 6 4 SV = 01 giờ 05 bài = 01 giờ

12

2. Coi thi

Tt Nội dung Giờ lao động

1 Thời gian: 60 phút. 02 giờ

2 Thời gian: 90 phút. 2,5 giờ

3 Thời gian: 120 phút. 03 giờ

4 Thời gian: 150 phút. 3,5 giờ

5 Thời gian: 180 phút. 04 giờ

6 Gọi tên vấn đáp 1 buổi = 4 giờ

7 Tham gia tuyển sinh 1 buổi = 5 giờ

Ghi chú:

- Cách tính trên áp dụng cho từng học phần, khối lượng lao động của từng

giảng viên do Bộ môn phân chia.

- Mỗi giảng viên coi thi ít nhất 10 lượt/01 năm học.

- Những nội dung hoạt động trên không tính vào định mức giảng dạy.

3. Dự giờ

Tt Nội dung Giờ lao động

1 Giảng viên dự giờ học tập kinh nghiệm: (tập sự) 1 tiết = 01 giờ

2 Giảng viên dự giờ có nhận xét, đánh giá: (10 giờ/1 năm) 1 tiết = 2,5 giờ

4. Hướng dẫn, bồi dưỡng giảng viên

- Hướng dẫn, bồi dưỡng giảng viên trẻ năm thứ 1: 100 giờ lao động.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng giảng viên trẻ năm thứ 2: 50 giờ lao động.

5. Công tác thực hành, thực tập

Tt Nội dung Đơn vị tính Giờ lao động

1

Triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác

thực hành, thực tập tại Trường hoặc tại

cơ sở (theo kế hoạch)

Buổi 05 giờ

2 Hướng dẫn sinh viên thực hành, thực

tập tại các cơ sở (theo kế hoạch) Buổi 03 giờ

3

Hướng dẫn sinh viên đi thực tế chuyên

môn, ngoại khóa, tham quan (theo kế

hoạch)

Buổi 04 giờ

13

6. Giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ có chứng chỉ

Học 1 buổi = 4 giờ lao động ; 1 ngày = 8 giờ lao động

Điều 10. Điều khoản áp dụng

1. Trong từng năm học, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên

cứu khoa học, hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác tương ứng với ngạch

viên chức, chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhận theo quy định.

Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, hoặc

nghiên cứu khoa học, hoặc hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác theo quy

định, Hiệu trưởng căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết

quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ,

chính sách liên quan.

2. Trong quá trình áp dụng Quy định này, nếu có vấn đề vướng mắc nảy sinh,

các đơn vị có văn bản phản ánh, đề xuất với nhà trường (qua Phòng Tổ chức – hành

chính) để xem xét giải quyết hoặc bổ sung, điều chỉnh. /.

Nơi nhận: - Ban Giám hiệu; - Các đơn vị;

- Lưu: VT, TCHC.

HIỆU TRƢỞNG

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Văn Tiến