12
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 RNG XÀ NU (NGUYN TRUNG THÀNH) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Làng trong tầm đại bác của đồn gic. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mi ngày hai ln, hoc bui sáng sm và xế chiu, hoặc đứng bóng và sm ti, hoc nửa đêm và trở gà gáy. Hu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước ln. Crng xà nu hàng vn cây không có cây nào không bthương. Có những cây bchặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trn bão. chvết thương, nhựa a ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nng hè gay gt, ri dn dn bm lại, đen và đặc quyn thành tng cc máu ln. Trong rng ít có loi cây sinh sôi ny nkhỏe như vậy. Cnh mt cây xà nu mi ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngn xanh rn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bu trời. Cũng có ít loi cây ham ánh sáng mt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp ly ánh nng, thánh nng trong rng ri ttrên cao xung tng lung ln thng tp, lóng lánh vô sht bi vàng tnhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có nhng cây con va ln ngang tm ngực người li bđại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, cht du còn loãng, vết thương không lành được, cloét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thcường tráng. Chúng vượt lên rt nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tm ngc ln ca mình ra, che chcho làng… Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu ni tiếp ti chân tri. (Ngvăn 12, Tp hai, NXB Giáo dc, 2008, tr.38) Câu 1. Gii thiu vài nét vtác giNguyn Trung Thành. Câu 2. Nêu chđề ca đoạn trích. Câu 3. Anh/chbiết gì vloài cây xà nu? Câu 4. Phân tích bin pháp nghthut chyếu đƣợc tác gisdụng để khc họa hình tƣợng cây xà nu. Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tƣợng của hình tƣợng cây xà nu. Câu 6. Nêu cm nhn ca anh/chvchi tiết Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu ni tiếp ti chân tri (Trình bày khong 5 7 dòng).

RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

  • Upload
    others

  • View
    20

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

RỪNG XÀ NU

(NGUYỄN TRUNG THÀNH)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc

buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn

đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây

nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.

Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần

bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã

có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít

loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh

nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ

nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác

chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành

được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao

hơn đầu người, cành lá sum sê như những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể

cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng

xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà

nu nối tiếp tới chân trời.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.38)

Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Anh/chị biết gì về loài cây xà nu?

Câu 4. Phân tích biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc tác giả sử dụng để khắc họa hình tƣợng

cây xà nu.

Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tƣợng của hình tƣợng cây xà nu.

Câu 6. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm

mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời (Trình bày khoảng 5 – 7

dòng).

Page 2: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

[…] Tảng sáng ngày thứ tư thì chúng bắt được con bé khi nó ở ngoài rừng về. Chúng để con

bé đứng giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng mà chỉ sượt qua

tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ của Dít. Váy nó rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên

nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi

viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn

giặc bình thản lạ lùng, bình thản như đôi mắt chị bí thư bây giờ vậy.

Không làm gì được con bé, thằng Dục dùng đến ngón đòn cuối cùng. Nó bắt Mai.

- Bắt được con cọp cái và cọp con, tất sẽ dụ được cọp đực trở về.

Tnú nghe rõ câu nói đó của thằng Dục. Anh nấp ở gốc cây cạnh máng nước đầu làng. Từ chỗ

ấy nhìn thấy sân làng rõ mồn một. Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng,

dẫn Mai ra giữa sân. Mai địu con trên lưng, thằng bé chưa được một tháng. Ai cũng bảo nó giống

Tnú lạ lùng. Không đi Kon Tum mua vải được, Tnú phải xé đôi tấm dồ của mình ra làm tấm

choàng cho Mai địu con. Thằng bé nằm trong tấm choàng ấy, ngủ say trên lưng mẹ.

Thằng Dục hỏi:

- Chồng mày ở đâu, con mọi cộng sản kia?

Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục.

- Mày câm à, con chó cái! – Nó quát bọn lính – Đứng ì ra đó à!

Một thằng lính to béo nhất liếc mắt nhìn thằng Dục, cầm một cây gậy sắt dài bước tới cạnh

Mai. Nó lè lưỡi liếm quanh môi một lượt, rồi chậm rãi giơ cây sắt lên. Mai thét lên một tiếng. Chị

vội tháo tấm địu, vừa kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng.

- Thằng Tnú ở đâu, hả?

Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị

lật thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe thấy tiếng thét của

Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.

Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.

Anh chồm dậy. Một bàn tay níu vai anh lại. Tiếng cụ Mết nặng trịch:

- Không được, Tnú! Để tau!

Tnú gạt tay ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại:

- Tnú!

Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa

lớn. Ông cụ buông vai Tnú ra.

Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy

thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn

lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh

lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.

- Đồ ăn thịt người, tau đây, Tnú đây!

Tnú không cứu sống được Mai.

Page 3: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

- Ừ, Tnú không cứu sống được mẹ con Mai…

Tiếng ông cụ Mết vẫn trầm và nặng. Ông cụ vụng về trở tay lau một giọt nước mắt. Bỗng

nhiên ông cụ nói to lên:

- Tnú không cứu được vợ con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo

đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không,

Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có

hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy

chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay

không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ

chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã

cầm súng, mình phải cầm giáo!...

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.44-46)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung

Thành. Nêu xuất xứ của tác phẩm.

Câu 2. Tội ác của đế quốc Mĩ và bè lũ bán nƣớc (thằng Dục và đám lính ngụy do hắn chỉ huy)

đã bị tác giả tố cáo nhƣ thế nào?

Câu 3. Vẻ đẹp quật cƣờng, kiên dũng và sự hi sinh quả cảm của các nhân vật Dít, Mai đƣợc

Nguyễn Trung Thành khắc họa ra sao?

Câu 4. Phân tích chi tiết ở chỗ hai con mắt anh (Tnú) bây giờ là hai cục lửa lớn.

Câu 5. Nêu cảm nhận của anh/chị về tƣ tƣởng Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới,

cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:

- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi, phải không? Được, đứa nào muốn cầm

rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.

Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở

túi se lấy ra một nhúm giẻ đã tẩm dầu xà nu. Nó quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm

lấy một cây lửa. Nhưng thằng Dục bảo:

- Để đó cho tau.

Nó giật lấy cây lửa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó gí cây

lửa lại sát mặt anh:

- Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào! Số kiếp chúng mày không

phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không!

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt

rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Page 4: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy

trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.

Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không

thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy!

Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của

đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành

nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng

bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đứng

đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả

thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang

từ đỉnh núi Ngọc Linh về…

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.46-47)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). Tác phẩm

thuộc thể loại nào?

Câu 2. Xác định giọng điệu trần thuật của tác giả trong phần đoạn trích in đậm.

Câu 3. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của đoạn trích.

Câu 4. Nêu cảm nhận về đôi bàn tay của Tnú.

Câu 5. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả?

Câu 6. Từ đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị

về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về tác phẩm của mình: “Rừng xà nu” là truyện của

một đời, và được kể trong một đêm..

Anh/chị hãy phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để làm sáng tỏ điều

mà nhà văn đã nói.

ĐỀ 2. Nêu cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ ngƣời dân Tây

Nguyên thời kháng chiến chống Mĩ trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

ĐỀ 3. Phân tích ý nghĩa biểu tƣợng của hình tƣợng cây xà nu trong truyện ngắn cùng tên của

nhà văn Nguyễn Trung Thành.

ĐỀ 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp sử thi đƣợc thể hiện trong truyện ngắn Rừng xà nu của

nhà văn Nguyễn Trung Thành. (ĐỀ 11 – LUYỆN THI 2016)

ĐỀ 5. Nêu cảm nhận của anh/chị về một hình tƣợng nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu

của Nguyễn Trung Thành.

ĐỀ 6. Nhận xét về truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), có ý kiến cho rằng:

Truyện khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Tnú. Ý kiến khác lại cho rằng:

Page 5: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

Truyện xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những

phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. (ĐỀ 6 – LUYỆN THI 2016)

Bằng cảm nhận về hình tƣợng nhân vật Tnú trong tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị

về các ý kiến trên.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

Page 6: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

RỪNG XÀ NU

(NGUYỄN TRUNG THÀNH)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc, sinh năm 1932), là một trong những

gƣơng mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đƣợc mệnh danh là “Nhà văn của Tây

Nguyên” bởi những trang viết rất hay về miền đất này: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu…

Câu 2

Chủ đề: Vẻ đẹp của hình tƣợng rừng xà nu.

Câu 3

Xà nu là một loại cây họ thông, nhựa và gỗ có giá trị, mọc rất nhiều ở Kon Tum nói riêng và ở

Tây Nguyên nói chung. Đây là một trong những loài cây rất đặc trƣng cho đất và ngƣời Tây

Nguyên.

“Ấy là một loài cây hùng vĩ và cao thƣợng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ,

ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”. (Nguyên Ngọc)

Câu 4

- Để khắc họa hình tƣợng cây xà nu, tác giả chủ yếu vận dụng nghệ thuật nhân hóa: hàng vạn

cây không có cây nào không bị thương, bị chặt đứt ngang nửa thân mình, nhựa ứa ra (…) rồi dần

dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn, ham ánh sáng mặt trời, phóng lên rất

nhanh để tiếp lấy ánh nắng…

- Nghệ thuật nhân hóa khiến hình tƣợng cây xà nu hiện lên nhƣ một sinh thể sống động, có đời

sống nhƣ con ngƣời với sức sống mãnh liệt.

Câu 5

Ý nghĩa biểu tƣợng của hình tƣợng cây xà nu:

- Cả rừng xà nu, không có cây nào không bị thƣơng. Cây xà nu, vì thế là biểu tƣợng cho sự

mất mát đau thƣơng của cả dân tộc trong chiến tranh.

- Cây xà nu sinh sôi nảy nở rất nhanh, rất khỏe. Đó là loài cây ham ánh sáng, cứng cáp và

vƣơn mình lên che chở cho làng Xô Man. Tất cả những phẩm chất ấy thể hiện rõ sức sống bất diệt

của cây xà nu và cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô Man.

Page 7: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

- Rừng xà nu còn là biểu tƣợng cho truyền thống đấu tranh, cho tƣ thế luôn sẵn sàng chiến đấu

của ngƣời dân Tây Nguyên. Các thế hệ xà nu nối tiếp nhau hiên ngang trƣớc mũi súng quân thù

nhƣ chính các thế hệ con ngƣời nơi đây.

Nhƣ vậy, có thể thấy cây xà nu luôn đƣợc miêu tả trong sự ứng chiếu với con ngƣời. Hình ảnh

rừng xà nu chính là hình ảnh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên anh dũng, đau thƣơng, kiên cƣờng,

bất khuất.

Câu 6

Chi tiết Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài

những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời không chỉ gây ấn tƣợng về một không gian xa rộng, bạt ngàn

loài cây xà nu mà còn nhấn mạnh vào sự tiếp nối sức sống, sức trƣờng tồn của loài cây xà nu, của

dân làng Xô Man nói riêng, ngƣời dân Tây Nguyên nói chung.

ĐỀ 2

Câu 1

Xuất xứ tác phẩm: Rừng xà nu đƣợc hoàn thành năm 1965, sau đƣợc đƣa vào tập truyện kí

Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành (1969).

Câu 2

Tội ác của đế quốc Mĩ và bè lũ bán nƣớc (đám ngụy quân do thằng Dục cầm đầu) đã bị tác giả

tố cáo một cách chân thực, đầy căm phẫn thông qua những tội ác dã man mà chúng đã thực thi đối

với dân làng Xô Man:

- Dƣới ngòi bút miêu tả của nhà văn, bè lũ thằng Dục hiện lên nhƣ một đám ác ôn xảo quyệt:

Chúng dùng mọi thủ đoạn tàn độc nhất để dụ Tnú, buộc Tnú lộ diện (bắn uy hiếp bé Dít, dùng gậy

sắt đánh chết Mai và đứa con chƣa đầy tháng tuổi của Mai và Tnú).

- Chúng hiện lên nhƣ một loài quỉ dữ man rợ, vô nhân tính: Một thằng lính to béo nhất (…)

cầm một cây gậy sắt dài bước tới cạnh Mai. Nó lè lưỡi liếm quanh môi một lượt, rồi chậm rãi giơ

cây sắt lên.

Câu 3

Vẻ đẹp quật cƣờng, kiên dũng và sự hi sinh quả cảm của các nhân vật Dít, Mai đƣợc Nguyễn

Trung Thành khắc họa bằng hàng loạt các chi tiết cụ thể:

- Dít mới chỉ là một cô bé, cũng rất sợ súng đạn. Dít đã khóc thét lên khi chín viên đạn của kẻ

thù sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ. Nhƣng đến viên thứ mƣời, Dít chùi nước

mắt, từ đó im bặt. Cô bé đáp trả lại kẻ thù bằng cái nhìn bình thản lạ lùng. Cái nhìn ấy đã khiến

cho kẻ thù phải đầu hàng, khuất phục.

- Mai – vợ Tnú – cũng cƣơng nghị ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục không hề sợ hãi. Mai

không hề cầu xin dù sau lƣng chị là đứa con chƣa đầy tháng tuổi. Mỗi một đòn thù giáng xuống,

Mai quên thân mình, nhanh tay lật con ra sau lƣng, về trƣớc bụng để che chở cho con. Cuối cùng,

mẹ con Mai đã hi sinh. Chị thà chết chứ nhất định không hé miệng khai chồng – Tnú – ở đâu.

Câu 4

Page 8: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

Chi tiết ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn cho thấy nỗi căm phẫn, uất hận đang

ngùn ngụt cháy bỏng trong cái nhìn của Tnú. Lúc này, lòng căm thù của Tnú hội đủ nỗi đau riêng

của một ngƣời chồng mất vợ, một ngƣời cha mất con và nỗi đau chung của bao ngƣời dân mất

nƣớc. Chính hai cục lửa lớn ấy sau này sẽ bật thành sức mạnh khủng khiếp thiêu rụi mọi kẻ thù

cƣớp nƣớc, bán nƣớc.

Câu 5

Câu nói Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! vừa là sự đúc kết kinh nghiệm chiến đấu

từ hiện thực đã xảy ra vừa là lời hiệu triệu, lời nhắc nhớ của cụ Mết trƣớc dân làng Xô Man. Hơn

thế, câu nói còn đúc kết tƣ tƣởng lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ bấy giờ: phải dùng bạo lực

cách mạng mới đè bẹp đƣợc bạo lực phản cách mạng.

ĐỀ 3

Câu 1

Thể loại của tác phẩm: truyện ngắn.

Câu 2

Phần đoạn trích in đậm đƣợc tác giả trần thuật bằng giọng văn nửa trực tiếp. Ngòi bút nhà văn

đã lặn sâu vào trong tâm hồn nhân vật, khắc họa thành công nỗi đau đớn cùng lòng căm thù đang

nhất loạt bùng cháy không chỉ nơi mƣời đầu ngón tay mà cả trong tâm can anh. Bằng lí trí, Tnú cố

gắng trấn áp nỗi đau thể xác (Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.) và nhất định không cất lên một

tiếng van xin đớn hèn.

Câu 3

Vẻ đẹp sử thi của đoạn trích đƣợc thể hiện ở:

- Chủ đề: Sự vùng dậy của dân làng Xô Man, cầm mác, rựa tiêu diệt kẻ thù;

- Hình ảnh bi tráng của hình tƣợng nhân vật Tnú;

- Bối cảnh cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man hết sức hoành tráng;

- Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hƣởng hào hùng, có sức ngân vang.

Câu 4

Đôi bàn tay của Tnú đƣợc tập trung khắc họa qua chi tiết hai bàn tay Tnú, mƣời ngón tay bị

giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt. Mƣời ngón tay đã thành mƣời ngọn đuốc, ngọn lửa từ nơi thần

kinh bén nhạy nhất đã thiêu đốt gan ruột, cả hệ thần kinh của Tnú: Anh không cảm thấy lửa ở mười

đầu ngón tay nữa. Nhƣng chính mƣời ngón tay bắt lửa xà nu đang rừng rực cháy ấy đã châm bùng

lên ngọn lửa nổi dậy của làng Xô Man.

Câu 5

Đoạn trích đƣợc tác giả trần thuật từ góc nhìn của Tnú, của dân làng Xô Man. Từ những chi

tiết, hình ảnh, sự kiện đƣợc xây dựng, nhà văn đã thể hiện lòng yêu mến, đồng tình, thái độ trân

trọng, cảm phục, ngợi ca trƣớc sự kiên dũng, quật cƣờng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô

Man; đồng thời thể hiện niềm căm phẫn tột cùng trƣớc tội ác của bè lũ ngụy quân ngụy quyền.

Câu 6

Page 9: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung: Trong đoạn trích, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đƣợc thể hiện đậm nét trong

hình tƣợng Tnú: Vƣợt lên trên nỗi đau tột về thể xác, Tnú không hề van xin, đầu hàng.; Mƣời ngọn

đuốc từ mƣời đầu ngón tay Tnú trở thành hiệu lệnh bắt đầu cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Chứng minh nhận định

- Rừng xà nu là truyện của một đời nhân vật Tnú: Tnú là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự

đùm bọc của dân làng Xô Man. Khi Tnú đi làm liên lạc, anh bị giặc bắt và tra tấn dã man. Khi giặc

vây hãm làng Xô Man, tra tấn mẹ con Mai đến chết, ép Tnú phải xuất hiện, Tnú bị giặc đốt mƣời

đầu ngón tay mà anh vẫn không thèm kêu van... Tnú là ngƣời sống rất tình nghĩa: là ngƣời chồng,

ngƣời cha có trách nhiệm (xông vào cứu mẹ con Mai chỉ bằng hai bàn tay không)... Cùng với dân

làng Xô Man, Tnú đã trải qua nhiều đau thƣơng, căm hờn, mất mát, hi sinh để trƣởng thành. Anh

chính là nhân vật điển hình cho số phận và phẩm chất ngƣời dân làng Xô Man, ngƣời dân Tây

Nguyên.

- Rừng xà nu là truyện của một đời nhân vật Tnú nhƣng đƣợc kể trong một đêm qua lời của

già làng bên bếp lửa nhà ƣng: giọng kể trang trọng nhƣ truyền lại cho thế hệ sau những trang sử bi

hùng của cộng đồng, lƣu truyền cho con cháu một kinh nghiệm sống và chiến đấu. Cách kể nhƣ

vậy gợi nhớ tới lối kể khan của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Câu chuyện mà cụ Mết kể là câu

chuyện của thời hiện tại nhƣng vẫn đƣợc kể nhƣ là câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữ

trang trọng của sử thi.

* Nhận xét, đánh giá

- Nguyễn Trung Thành đã rất thành công trong nghệ thuật kể chuyện.

- Rừng xà nu là câu chuyện về một đời con ngƣời nhƣng qua đó ta thấy số phận của một dân

tộc.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người dân Tây Nguyên trong kháng

chiến chống Mĩ

- Khái quát vẻ đẹp chung của những ngƣời dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ: đều

là những con ngƣời có lòng yêu nƣớc nồng nàn, có chí căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần gan dạ,

Page 10: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

dũng cảm, có khí phách hiên ngang, bất khuất trƣớc kẻ thù và sống gắn bó, trung thành tuyệt đối

với cách mạng.

- Cảm nhận về vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ ngƣời dân Tây Nguyên:

+ Cụ Mết đƣợc xây dựng mang dáng dấp nhân vật sử thi, là hiện thân cho truyền thống thiêng

liêng của bao thế hệ ngƣời dân làng Xô Man. Chính cụ Mết là ngƣời định hƣớng cho dân làng đi

đến chân lí: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Rồi chính cụ đã chỉ huy tất cả thanh niên

làng Xô Man nổi dậy.

+ Tnú là ngƣời gan góc, dũng cảm, mƣu trí (ngay từ nhỏ) nhƣng anh vẫn không bảo vệ đƣợc

vợ con. Câu chuyện về cuộc đời Tnú là câu chuyện đau thƣơng, bi tráng, rất tiêu biểu cho sự đau

thƣơng, mất mát mà đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng dƣới bàn tay tàn bạo của quân thù.

+ Dít là hiện thân của thế hệ trẻ luôn biết kế tụng truyền thống cha anh, là đại diện tiêu biểu,

mẫu mực của hậu phƣơng.

+ Bé Heng là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non ở núi rừng Tây Nguyên. Tuy còn nhỏ

nhƣng em cũng rất gan dạ - là phẩm chất cần có của một ngƣời chiến sĩ cách mạng.

* Nhận xét, đánh giá

- Các nhân vật rất tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau, nƣơng tựa vào nhau khiến

sức mạnh của ngƣời dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhƣ đƣợc phát triển theo

cấp số nhân.

- Để khắc họa vẻ đẹp của các thế hệ ngƣời dân Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã tạo dựng

một không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên; xây dựng các nhân vật vừa có những nét cá tính

sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu; sử dụng lời văn giàu tính tạo

hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm...

- Cảm nhận và thể hiện thành công vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ngắn, Nguyễn Trung

Thành đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự gắn bó, tấm lòng yêu mến tha thiết của tác giả đối với đất và

ngƣời Tây Nguyên.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh rừng xà nu

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, cùng với các hình tƣợng nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, cây xà nu

cũng là một hình tƣợng nghệ thuật đƣợc Nguyễn Trung Thành dày công xây dựng. Hình tƣợng cây

xà nu đƣợc trao gửi những ý nghĩa biểu tƣợng sâu xa.

Học sinh có thể phân tích ý nghĩa biểu tƣợng của hình ảnh rừng xà nu theo những cách khác

nhau, song cần làm nổi bật các ý nghĩa sau đây:

- Cả rừng xà nu, không có cây nào không bị thƣơng. Cây xà nu, vì thế là biểu tƣợng cho sự

mất mát đau thƣơng của cả dân tộc trong chiến tranh.

- Cây xà nu sinh sôi nảy nở rất nhanh, rất khỏe. Đó là loài cây ham ánh sáng, cứng cáp và

vƣơn mình lên che chở cho làng Xô Man. Tất cả những phẩm chất ấy thể hiện rõ sức sống bất diệt

của cây xà nu và cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô Man.

Page 11: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

- Rừng xà nu còn là biểu tƣợng cho truyền thống đấu tranh cho tƣ thế luôn sẵn sàng chiến đấu

của ngƣời dân Tây Nguyên. Các thế hệ xà nu nối tiếp nhau hiên ngang trƣớc mũi súng quân thù

giống nhƣ các thế hệ ngƣời dân làng Xô Man nối tiếp nhau làm cách mạng, hiên ngang trƣớc kẻ

thù.

* Nhận xét, đánh giá

- Cây xà nu luôn đƣợc miêu tả trong sự chiếu ứng với con ngƣời. Hình ảnh rừng xà nu chính là

hình ảnh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên anh dũng, đau thƣơng, kiên cƣờng, bất khuất.

- Hình ảnh rừng xà nu với những ý nghĩa biểu tƣợng trên đƣợc thể hiện thành công thông qua

lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh của tác giả.

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tƣợng

những con ngƣời Tây Nguyên ở các thế hệ khác nhau. Nổi bật hơn cả và có trong số những hình

tƣợng ấy là cụ Mết, Tnú và Dít. Ba nhân vật này có những điểm chung trong phẩm chất nhƣng

cũng đƣợc khắc họa bởi những nét riêng sắc nét.

Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật cụ Mết, Tnú và Dít để nêu cảm nhận. Học sinh có

thể trình bày cảm nhận theo những cách khác nhau nhƣng cần khắc sâu vào những phẩm chất tốt

đẹp, đại diện cho cộng đồng và những nét riêng trong cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật

đƣợc lựa chọn.

* Nhận xét, đánh giá

- Hình tƣợng nhân vật đƣợc lựa chọn đã góp phần thể hiện tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm và

cũng là tƣ tƣởng lớn của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: “Chúng nó đã

cầm súng, mình phải cầm giáo!”.

- Khẳng định hình tƣợng nhân vật đƣợc lựa chọn là hình tƣợng tiêu biểu trong truyện ngắn,

hơn thế có thể đại diện cho cộng đồng ngƣời Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.

- Với hình tƣợng nhân vật đó, nhà văn đã thể hiện thành công nghệ thuật khắc họa nhân vật:

nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu

biểu. Đây cũng chính là một khía cạnh nổi bật góp phần mang lại vẻ đẹp sử thi cho thiên truyện

ngắn.

ĐỀ 5

* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật, đã

khắc họa thành công hình tƣợng nhân vật Tnú với những phẩm chất, tính cách nổi bật:

- Gan góc, dũng cảm, mƣu trí;

- Tuyệt đối trung thành với cách mạng;

Page 12: RỪNG XÀ NU - moon.vn · Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không b ị thương. Có nhữ ng cây b ị ch ặt đứ t ngang n ửa thân mình, đổ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

- Có trái tim yêu thƣơng và sục sôi căm thù giặc;

- Cuộc đời bi tráng và con đƣờng đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đƣờng đến với

cách mạng của nhân dân Tây Nguyên, góp phần thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng của thời đại: phải dùng

bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.

Học sinh có thể trình bày cảm nhận về hình tƣợng nhân vật Tnú theo những cách khác nhau

nhƣng phải làm nổi bật đƣợc những khía cạnh trên. Đồng thời với việc cảm nhận về hình tƣợng,

học sinh còn phải làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trung Thành: nhân vật của

Nguyễn Trung Thành không chỉ có những phẩm chất có thể đại diện cho cộng đồng mà còn có cá

tính sống động.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến hoàn toàn đúng, thể hiện cảm nhận chính xác về hình tƣợng nhân vật Tnú (ý kiến

thứ nhất) và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trung Thành (ý kiến thứ hai).

- Hai ý kiến này không đối lập nhau mà thống nhất, hòa quyện với nhau, làm nên một cái nhìn

trọn vẹn về hình tƣợng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm. Hai ý kiến này

cũng rất đúng với các hình tƣợng nhân vật khác nhƣ cụ Mết và Dít.

- Hình tƣợng nhân vật Tnú và nghệ thuật xây dựng hình tƣợng của Nguyễn Trung Thành đã

góp phần mang lại vẻ đẹp sử thi cho tác phẩm – một khuynh hƣớng thẩm mĩ nổi bật trong văn học

Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn