16
308 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 07-CS-2005 NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI QUA SỐ LIỆU THỐNG KÊ 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : Năm 2005 3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Thái Hà 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Vũ Thị Mai CN. Phan Thị Ngọc Trâm CN. Trần Thị Thanh Hƣơng

SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

308

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 07-CS-2005

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI QUA SỐ LIỆU

THỐNG KÊ

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : Năm 2005

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Thái Hà

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:

CN. Vũ Thị Mai

CN. Phan Thị Ngọc Trâm

CN. Trần Thị Thanh Hƣơng

Page 2: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

309

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Lịch sử phát triển của phụ nữ Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển

của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ

của dân tộc ta, phụ nữ có mặt trên khắp các mặt trận, ở tiền tuyến cũng nhƣ

hậu phƣơng. Thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc đã xuất hiện những ngƣời phụ nữ

Việt Nam anh hùng, anh hùng trong sản xuất, anh hùng trong chiến đấu.

Trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hóa phụ nữ Việt Nam tham gia

đông đảo vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá, chính trị, kinh tế, xã

hội và ngày càng thể hiện đƣợc vị thế của giới mình trong sự bình đẳng với

nam giới.

Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phụ nữ là lực lƣợng lao động to

lớn làm việc trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Phụ nữ Việt nam đã thích

ứng nhanh với cơ chế mới, chủ động tiếp cận ngành nghề mới, bồi dƣỡng kỹ

năng lao động, kiến thức, năng lực quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, công

nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Số cán bộ công chức nữ tham gia quản lý nhà nƣớc trong hệ thống chính

quyền các cấp hiện nay nhiều hơn so với trƣớc: Một Phó chủ tịch nƣớc, ba bộ

trƣởng, 26 thứ trƣởng và tƣơng đƣơng, 2 chủ tịch uỷ ban nhân dân, 22 phó

chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.

Theo kỷ yếu Hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động

vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005. Trong 17 bộ/ngành là thành

viên của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thì có 4 bộ/ ngành có cán

bộ nữ là bộ trƣởng hoặc tƣơng đƣơng, 4 bộ/ngành có cán bộ nữ là thứ trƣởng

hoặc tƣơng đƣơng, còn 7 trong số 17 bộ/ngành chƣa có lãnh đạo chủ chốt.

Hai mƣơi bộ/ngành khác chỉ có 2 bộ trƣởng, 2 thứ trƣởng là nữ, 16 bộ/ngành

còn lại chƣa có cán bộ chủ chốt là nữ.

Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội của nƣớc ta cao so với nhiều nƣớc trên thế

giới và đứng đầu trong khu vực châu Á. Số đại biểu nữ trong hội đồng nhân

Page 3: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

310

dân các cấp qua các khoá đều tăng. Khóa 1999-2004, số nữ là đại biểu hội

đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm

17%20

.

Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ từ Trung ƣơng đến cơ sở chiếm khoảng

10-11%. Tỷ lệ nữ cán bộ công chức ở vị trí chủ chốt nhƣ bí thƣ, phó bí thƣ,

uỷ viên thƣờng vụ các cấp chỉ khoảng 3-8%.

Với tỷ lệ nữ chiếm 70% lực lƣợng lao động trong ngành, cán bộ nữ

ngành giáo dục đã dần khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Trong 5 năm qua tỷ lệ nữ có học hàm giáo sƣ tăng từ 3,5% lên 4,3%,

phó giáo sƣ tăng từ 5,9% lên 7,0%, tiến sĩ khoa học và tiến sĩ tăng từ 12,1%

lên 14,9%.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học phụ nữ Việt nam giữ vai trò quan

trọng có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ, 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp

nhà nƣớc do phụ nữ làm chủ nhiệm21

. Các cán bộ khoa học nữ đã có nhiều

công trình nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào

quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, góp phần làm thay đổi công nghệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ,

sử dụng năng lƣợng mới, bảo vệ môi trƣờng…

Trong lĩnh vực văn hoá thể thao nhiều nữ vận động viên đã vƣợt khó

khăn, miệt mài luyện tập đạt nhiều huy chƣơng, lập nhiều kỷ lục tại các kỳ thi

đấu thể thao quốc gia và đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế.

Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, xã

hội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì

và phát triển những giá trị văn hoá gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vai

trò chủ yếu trong tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con.

Chính vì vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam mà trong nhiều năm

qua, Đảng và Nhà đã xây dựng những chiến lƣợc, chính sách tạo điều kiện

cho phụ nữ Việt Nam phát huy đƣợc vai trò và khả năng của mình.

20

Nguồn: Báo cáo vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nƣớc ngày 2 tháng 3 năm 2004 21

Bài phát biểu của Bà Hà Thị Khiết: “Vai trò của phụ nữ Việt Nam thế kỷ 21”.

Page 4: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

311

II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ

CỦA PHỤ NỮ

Ngày 21 tháng 1 năm 2002 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc hành động quốc gia vì sự tiến

bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của

phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng Kế

hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005 với mục tiêu tổng

quát là: ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo

mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò

của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá, chính trị, xã hội”.

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và 6 về tình hình thực hiện công ƣớc

Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ thì đã

có 40/40 bộ/ngành ở trung ƣơng và 64/64 tỉnh thành phố trực thuộc trung

ƣơng phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì sự

tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005 của Ngành hoặc địa phƣơng mình.

Chƣơng trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ gồm có 5

mục tiêu22

, cụ thể là:

- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm;

- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và

đào tạo;

- Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức

khoẻ;

- Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của phụ nữ trên các lĩnh vực chính

trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ đƣợc giới thiệu và bầu tham gia

lãnh đạo các cấp, các ngành;

- Tăng cƣờng năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Trong từng mục tiêu đều có các chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện cụ

thể. Trong phần nội dung đề tài có tóm tắt kết quả thực hiện các mục tiêu

Chƣơng trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ .

22

Các mục tiêu cụ thể xem phần Phụ lục Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Page 5: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

312

Kết quả đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ đƣợc tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các bộ/ban/ngành và các

đoàn thể tổ chức chính trị xã hội mà nền tảng của nó là số liệu tổng kết các

chƣơng trình hành động và số liệu thống kê đƣợc phân loại theo giới. Vậy

thực trạng số liệu thống kê ở nƣớc ta ra sao.

PHẦN II

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ

A. THỐNG KÊ GIỚI

Để tiện cho việc phân tích thực trạng số liệu thống kê giới ở nƣớc ta. Ở

đây chúng tôi sẽ điểm qua tình hình thống kê giới trên thế giới trên cơ sở Báo

cáo đánh giá về thống kê giới của Liên Hợp Quốc của các quốc gia và khu

vực cho thời kỳ 1975-2003.

I. Thống kê giới trên thế giới

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cƣơng lĩnh Bắc Kinh tổ chức từ

ngày 28/2-11/3/2005 tại NewYork, Mỹ đã xác định việc thiếu số liệu thống kê

đƣợc phân theo giới là một thách thức trong quá trình thực hiện các mục tiêu

bình đẳng giới.

Báo cáo đánh giá về thống kê giới 2005 của Liên Hợp Quốc thời kỳ

1975-2003 cho thấy số liệu thống kê đƣợc phân theo giới tập trung vào các

lĩnh vực: dân số, y tế, giáo dục và việc làm. Báo cáo cũng có đề cập đến về

tình hình thống kê hiện nay liên quan đến các lĩnh vực mới hơn nhƣ tình

trạng bạo lực chống lại phụ nữ, nghèo đói, ra quyết định và quyền con ngƣời.

Phạm vi thống kê giới của chính phủ tập trung giải quyết các vấn đề liên

quan đến giới ở các quốc gia rất khác nhau. Báo cáo đánh giá sự tiến bộ, tìm

ra sự thiếu hụt về số liệu thống kê giới và lập kế hoạch để cải thiện việc thu

thập và công bố thống kê về giới cho mục tiêu hoạch định chính sách, lập kế

hoạch và đánh giá chƣơng trình.

Việc đánh giá về năng lực thống kê của các quốc gia về sản xuất các chỉ

tiêu của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phân đƣợc phân theo giới ở cấp

quốc gia, và cũng giúp cho việc hỗ trợ về kỹ thuật. Các chuyên gia thống kê

Page 6: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

313

giới có thể sử dụng báo cáo để làm công cụ hỗ trợ tích cực cho việc hoàn

thiện thống kê giới23

.

Số lƣợng các chỉ tiêu thống kê giới có sự thay đổi lớn theo các khu vực

địa lý khác nhau. Châu Âu - khu vực đƣợc đánh giá có nhiều chỉ tiêu thống

kê giới nhất và ngƣợc lại với châu Âu, châu Phi là khu vực hạn chế về số liệu

thống kê giới hơn cả.

Số liệu thống kê giới thƣờng chỉ đƣợc thu thập và báo cáo trên cơ sở

thống kê chính thức, các hình thức khác nhƣ giáo dục tƣ, các trƣờng học của

các tổ chức tôn giáo… chƣa đƣợc quan tâm. Đây là tình trạng phổ biến đối

với các nƣớc và các khu vực chƣa phát triển.

Báo cáo về thống kê giới đánh giá mặt hạn chế của thống kê giới giữa

các khu vực và các nƣớc qua 3 nhân tố: Thứ nhất là không có năng lực thống

kê phù hợp; Thứ hai là thiếu thông tin cơ bản phân theo giới ; và thứ ba là

Thiếu các khái niệm và phƣơng pháp phù hợp. Báo cáo về thống kê giới đã

đƣa tra các chiến lƣợc và chƣơng trình hành động tập trung vào các hoạt

động:

Tăng cƣờng hệ thống thông tin thống kê quốc gia

Tập trung vào các thông tin chủ đạo về giới trong mọi lĩnh vực liên quan

đến sản xuất số liệu thống kê

Phát triển và hoàn thiện các khái niệm và phƣơng pháp thống kê giới ở

các quốc gia và khu vực .

Những thông tin trên chứng tỏ việc thiếu các thông tin, số liệu thống kê

giới là một tình trạng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực và các

nƣớc chậm phát triển. Các nƣớc và các khu vực chậm phát triển số liệu thống

kê giới rất hạn chế, không chỉ thiếu các chỉ tiêu thống kê giới chủ yếu mà còn

chƣa có những khái niệm và phƣơng pháp thống kê giới đúng và đầy đủ.

II. Thực trạng số liệu thống kê giới ở Việt Nam

Theo danh mục Hệ thống các chỉ số trong cơ sở dữ liệu VietInfo 4.0

(1990-2003) thì thiếu số liệu nhiều chỉ tiêu thống kê phân theo giới. Theo các

23

The World‟s Women 2005: Progress in Statistics (Pg vii, ix).

Page 7: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

314

Mục tiêu phát triển của Việt Nam thì còn thiếu nhiều chỉ tiêu ví dụ nhƣ các

chỉ tiêu: Tỷ lệ phụ nữ là lãnh đạo trong các bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng;

Tỷ lệ phụ nữ là chủ doanh nghiệp; và Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ và tên chồng.

Trong báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của

Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ cho thấy còn một số

chỉ tiêu chƣa có số liệu.

Trong thực tế nhiều cuộc điều tra kinh tế xã hội do Tổng cục Thống kê

và các bộ/ngành khác thực hiện đã quan tâm đến việc thu thập thông tin theo

giới, tuy nhiên còn ở mức độ khác nhau. Đáng lƣu ý là việc khai thác tổng

hợp và xử lý thông tin dƣới góc độ giới chƣa đƣợc quan tâm, nên hiệu quả

phân tích số liệu giới còn hạn chế.

Nhƣ vậy có thể nhận định rằng hệ thống thông tin, chỉ tiêu thống kê về

giới ở nƣớc ta đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và thiếu hệ thống.

Trong Báo cáo phát triển con ngƣời của Liên Hợp Quốc công bố năm

2005 thì chỉ số GEM - Chỉ số tổng hợp biểu hiện vai trò của phụ nữ trong đời

sống kinh tế và chính trị không có số liệu của Việt nam (do thiếu dữ liệu),

điều này cũng đã chứng tỏ phần nào số liệu thống kê giới của nƣớc ta chƣa có

khả năng phục vụ cho việc nghiên cứu, so sánh quốc tế.

Theo quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tƣớng

chính phủ thì trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có 8 nhóm chỉ tiêu

thống kê liên quan đến thống kê giới, đó là: Các chỉ tiêu thống kê về Dân số;

Các chỉ tiêu thống kê về lao động việc làm; Các chỉ tiêu thống kê về Khoa

học công nghệ; Các chỉ tiêu thống kê về giáo dục đào tạo; Các chỉ tiêu thống

kê về y tế và chăm sóc sức khoẻ; Các chỉ tiêu thống kê về văn hoá, thông tin,

thể thao; Các chỉ tiêu thống kê về trật tự an toàn xã hội và tƣ pháp; Các chỉ

tiêu thống kê về tiến bộ phụ nữ.

Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Trọng Điều, Thứ trƣởng Bộ Nội

vụ thì để hoạch định chính sách cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng một

cách khoa học khách quan, cần sử dụng các nghiên cứu, đánh giá về giới dƣới

góc độ tâm lý, xã hội học cũng nhƣ các phân tích thấu đáo về các yêu cầu

Page 8: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

315

chính trị-xã hội, các nhân tố thực tiễn tác động từ nhiều phía đến quá trình

phát triển của phụ nữ, có sự so sánh, cân bằng với nam giới trong các hoạt

động xã hội. Do vậy phải có những thông tin, số liệu thống kê về giới phù

hợp, chính xác, kịp thời. Ở đây vai trò của thống kê giới cần đƣợc quan tâm,

đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức lồng ghép thống kê giới trong thống

kê của các bộ/ban/ngành.

B. PHÂN TÍCH VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA SỐ LIỆU

THỐNG KÊ

I. Vai trò của phụ nữ qua số liệu thống kê về Lao động, việc làm

1. Về lao động

Về lực lƣợng lao động

Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động - Thƣơng binh

và Xã hội 1996-2003, cơ cấu lực lƣợng lao động chia theo giới tính của nƣớc

ta là xấp xỉ nhau. Riêng số liệu lao động nữ của khu vực thành thị năm 2003

thấp hơn nam khoảng 5% (47,47% so với 52,53%).

Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở nƣớc ta vẫn đƣợc duy trì ở mức

cao qua các năm. Năm 2003, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nữ là

68,5% và nam là 75,8%. Sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế

giữa nam và nữ trong thời kỳ 2000 - 2003 rất ít thay đổi, mức chênh lệch chỉ

khoảng trên dƣới 7%.

Nam giới thƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn trong những lĩnh vực có thu nhập

và địa vị xã hội cao, trong khi đó nữ giới thƣờng tập trung ở những nghề có

tiền công thấp, tay nghề và kỹ năng lao động không đòi hỏi quá nhiều.

Về trình độ học vấn

Tỷ lệ không biết chữ chung cho cả hai giới đã giảm từ 5,72% năm 1996

xuống còn 4,24% năm 2003 (giảm 1,48%), với tỷ lệ không biết chữ của lực

lƣợng lao động nam giảm 1,1% và của nữ giảm 1,78%. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp

III của lực lƣợng lao động nam tăng từ 15,55% năm 1996 tăng lên 19,93%

Page 9: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

316

năm 2003, và các tỷ lệ tƣơng ứng của lực lƣợng lao động nữ là 12,05% và

16,75%.

Về trình độ chuyên môn

Năm 2003 tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động

nam và nữ đều đã tăng lên so với năm 1996. Tỷ lệ lực lƣợng lao động nam có

chuyên môn kỹ thuật năm 1996 là 14,79%, năm 2003 tăng lên 24,90% (tăng

khoảng 10%) cao hơn tỷ lệ của lực lƣợng lao động nữ. Tỷ lệ tăng của lực

lƣợng lao động nữ có trình độ chuyên môn là khoảng 7% cho thời kỳ 1996-

2003 (từ 9,88% lên 17,41%).

2. Việc làm

Tình hình có việc làm

Năm 2003 số lao động nam có việc làm chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nữ ở

cả khu vực thành thị và nông thôn. Mức chênh lệch về tỷ lệ việc làm giữa

nam và nữ ở thành thị (5,7%) lớn hơn so với ở nông thôn (1,4%). Năm 2003

tỷ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm thƣờng xuyên có giảm khoảng

1% so với năm 2002.

Nghề nghiệp

Số liệu cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng về giới trong từng nhóm

nghề. Chỉ có 19% tỷ lệ lao động nữ tham gia lãnh đạo, các nghề đòi hỏi trình

độ tay nghề hay đào tạo bậc cao nữ giới cũng chiếm tỷ lệ 41,5%, chuyên

môn kỹ thuật bậc trung chiếm 58,5%. Nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,7%) trong

nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng.

Ngoài những ngành nghề truyền thống tập trung nhiều phụ nữ nhƣ y tế

(58%), giáo dục (69,8%), khách sạn nhà hàng (69,1%)… thì một số ngành

nghề đƣợc coi là thế mạnh của nam giới cũng đã có tỷ lệ phụ nữ tham gia cao

nhƣ tài chính tín dụng (49%), công nghiệp chế biến (50,7%) và khoa học

công nghệ (46,7%).

Tình hình thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp nữ năm 1998 là 2,08% đến năm 2003 là 2,63%. Và

cũng dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp của nữ giữa 2 khu

Page 10: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

317

vực thành thị và nông thôn, ở khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao

hơn nhiều so với nông thôn (năm 2003 các mức tỷ lệ thất nghiệp nữ cho khu

vực thành thị và nông thôn tƣơng ứng là 6,93% và 1,31%).

II. Vai trò của phụ nữ qua số liệu thống kê về giáo dục, đào tạo

Tỷ lệ biết chữ

Mức độ chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ không đáng kể ở

vùng Đồng bằng sông Hồng. Số liệu đã chứng tỏ những kết quả đáng tự hào

của nƣớc ta về giáo dục và bình đẳng giới trong giáo dục. Từ mức chênh lệch

tới 24,86% và 27,96% tƣơng ứng với khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên,

trong 8 năm mức chênh lệch đã giảm xuống chỉ còn 4,43% và 5,51%.

Tỷ lệ biết chữ của nƣớc ta tƣơng đối cao, đạt tỷ lệ 92,13% năm 2002.

Trong đó vùng Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ lệ biết chữ lớn cao nhất ở cả

nam và nữ, với tỷ lệ tƣơng ứng là 98,33 % và 93,39%. Tây Bắc là khu vực

có tỷ lệ biết chữ thấp nhất ở cả nam và nữ, tƣơng ứng là 88,75 % và 71,32 %.

Khu vực thành thị có tỷ lệ biết chữ cao hơn và chênh lệch về giới thấp hơn so

với khu vực nông thôn. Ở tất cả các vùng và khu vực thì tỷ lệ biết chữ của

nam đều cao hơn so với nữ, tuy nhiên mức chênh lệch giữa nam và nữ tƣơng

đối thấp.

Tỷ lệ đi học

Năm học 2003-2004 tỷ lệ đi học là 102,6% ở nữ và 107,4% ở nam. Ở

bậc trung học phổ thông, tỷ lệ đi học đã giảm xuống rất nhiều so với bậc tiểu

học và bậc trung học cơ sở, năm học 2003-2004 chỉ còn 45,2% nữ và 45,7%

nam. Tuy nhiên so với những năm học trƣớc thì tỷ lệ đi học đã tăng lên và

khoảng chênh lệch về tỷ lệ này giữa nam và nữ ngày càng đƣợc thu hẹp.

Tỷ lệ em gái nhập học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học trong nhóm 20% hộ

nghèo nhất ở nƣớc ta chỉ đạt 83,8%, của em trai là 89,1%. Tỷ lệ này ở nhóm

20% hộ giàu nhất đạt tới 98,8% đối với trẻ em trai và 96,8% với trẻ em gái.

Nhƣ vậy sự chênh lệch về tỷ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học chênh lệch về

giới là 5,3% với các hộ gia đình nghèo và 2,0% với các hộ gia đình giàu.

Sinh viên cao đẳng đại học

Page 11: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

318

Trong năm học 2003-2004 khối các trƣờng cao đẳng tỷ lệ nữ sinh viên

đã vƣợt tỷ lệ nam sinh viên, mức chênh lệch về tỷ lệ nam - nữ là âm (-

0,32%). Với sinh viên đại học, tỷ lệ nam sinh viên cao hơn nữ sinh viên, tuy

nhiên sự chênh lệch về giới giảm dần theo các năm học từ 15,92% năm học

2000-2001 xuống còn 11,0% năm học 2003-2004.

Bằng cấp cao nhất

Ở các bậc học tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở và tốt

nghiệp trung học chuyên nghiệp, nữ giới đạt tỷ lệ khá cao, tƣơng đƣơng với

nam giới. Tuy nhiên, ở bậc tốt nghiệp đại học và trên đại học thì nam chiếm

tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ, ở bậc trên đại học tỷ lệ nam cao hơn gấp 3

lần so với nữ. Số liệu cũng chứng tỏ càng lên các cấp học cao thì tỷ lệ nữ

càng giảm.

Tỷ lệ giáo viên

Số liệu của Trung tâm thông tin quản lý giáo dục Bộ Giáo dục đào tạo,

trong khối giáo dục đào tạo đại học có 10680 nữ, chiếm 37,56% trong tổng số

28434 giảng viên đại học. Số lƣợng và tỷ lệ cán bộ giảng dạy trong các

trƣờng đại học đã tăng dần kể từ năm 1999 đến năm 2004, từ 34,0% lên

38,1%.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả

nhất định về bình đẳng giới. Tuy nhiên vẫn còn có những khác biệt về giới ở

các vùng, miền, các cấp học cao.

III. Vai trò của phụ nữ qua số liệu thống kê về khoa học và công nghệ

Nữ giới thƣờng gặp nhiều trở ngại trong nghề nghiệp, điển hình là các

nhà tuyển dụng còn lƣỡng lự khi thuê phụ nữ làm việc nói chung và trong

nghiên cứu khoa học nói riêng vì ngại rằng họ sẽ nghỉ việc đẻ sinh con. Các

bậc phụ huynh thƣờng không khuyến khích con gái theo đuổi sự nghiệp mà

họ luôn cho rằng có sự phân biệt trong đối xử 24

.

Số liệu thống kê đã chứng tỏ còn có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và

nữ ở trình độ đào tạo tiến sỹ, đặc biệt ở trình độ tiến sỹ khoa học. Tỷ lệ nữ là

24

Báo Khoa học và phát triển số 43 (27/10-2/11/2005).

Page 12: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

319

tiến sỹ và tiến sỹ khoa học chỉ chiếm tƣơng ứng là 14,97 % và 4,58 %. Và tỷ

lệ nữ giới đạt đƣợc các học hàm cũng rất thấp so với nam giới. Các nữ tiến sỹ

và tiến sỹ khoa học đƣợc phong tặng chức danh giáo sƣ chỉ ở mức 4,68% và

3,12% tƣơng ứng.

Ngành giáo dục là một trong số những ngành tập trung nhiều cán bộ có

học hàm và học vị cao. Tỷ lệ cán bộ nữ có học hàm học vị giảm theo chiều

tăng của các cấp học hàm học vị. Tỷ lệ nữ thạc sỹ tƣơng đối cao, chiếm tới

45%, tuy nhiên tỷ lệ nữ có học vị tiến sỹ và tiến sỹ khoa học rất thấp, tƣơng

ứng với 11,7% và 6%.

Kết quả Điều tra các doanh nghiệp toàn quốc năm 2004 chứng tỏ có sự

khác biệt rõ ràng giữa các cấp đào tạo. Càng ở trình độ cao thì tỷ lệ nữ càng

thấp. Ở trình độ thạc sỹ nữ chiếm 25,7% (428/1666), trình độ tiến sỹ (tiến sỹ

và tiến sỹ khoa học) tỷ lệ nữ chỉ chiếm 11,1% (34/305). Doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài thu hút nhiều lao động có trình độ thạc sỹ, và doanh

nghiệp nhà nƣớc tập trung nhiều cán bộ có trình độ tiến sỹ hơn.

Quan điểm về giới theo đánh giá của các nữ trí thức

Trả lời cho câu hỏi tại sao nam giới thƣờng chiếm các vị trí khoa học

đầu ngành? kết quả tập trung vào ba lý do: Thứ nhất là nam giới không bị

ràng buộc bởi gia đình, họ có ít trách nhiệm chăm sóc con cái, nội trợ nên có

thời gian chuyên tâm vào khoa học hơn (76,9%); Thứ hai là xã hội còn đánh

giá cao vai trò của nam giới, ƣu tiên nam giới phát triển chuyên môn và đƣợc

tiếp cận với nguồn lực nhiều hơn phụ nữ (65,3%); và thứ ba là nam giới có ý

chí, có lòng tự tin, có lòng say mê làm khoa học và ham muốn quyền lực hơn

phụ nữ (46,1%) 25

.

Số liệu điều tra xã hội học ở nhóm gia đình trí thức cho thấy trong việc

thực hiện các chức năng trong gia đình, công việc nội trợ do ngƣời vợ thực

hiện chiếm 42%, ngƣời chồng thực hiện là 5% và cả hai vợ chồng cùng thực

hiện là 53%. Trong việc nuôi dạy con cái, ngƣời vợ đảm nhiệm tới 42%, cả

hai vợ chồng cùng thực hiện là 39%.

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực lao động việc làm, giáo dục

đào tạo, khoa học công nghệ cho thấy vị thế của phụ nữ Việt Nam đã đƣợc

25

Tạp chí hoạt động khoa học-số tháng 3-2006, Tr.12-13.

Page 13: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

320

nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng chênh lệch giữa nữ giới và nam

giới. Thực tế cho thấy, đạt đƣợc sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong

xã hội Việt Nam còn có những trở ngại nhất định.

IV. Vai trò của phụ nữ việt nam trong quản lý nhà nƣớc

Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp

sự cách biệt giữa nam và nữ trong tham gia quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên

trong thực tế tỷ lệ nam và nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định vẫn còn mất cân

đối. Sự tham gia của phụ nữ vào các cấp lãnh đạo chính quyền chƣa tƣơng

xứng với sự phát triển của đội ngũ lao động nữ.

Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những ngƣời có trình độ cao đẳng,

34% những ngƣời có trình độ đại học, 30% những ngƣời có trình độ thạc sĩ,

21% những ngƣời có trình độ tiến sĩ và 4% những ngƣời là tiến sĩ khoa học.

Chính mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công

tác quản lý nhà nƣớc.

Phụ nữ có chức vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nam giới, số liệu thực tế

cho thấy tỷ lệ nữ là lãnh đạo cấp bộ trƣởng và tƣơng đƣơng và cấp vụ trƣởng

và tƣơng đƣơng chiếm tỷ lệ tƣơng ứng với 12,5% và 12,1%. Với lãnh đạo các

cấp còn lại, đặc biệt là lãnh đạo trong các đơn vị sản xuất kinh doanh tỷ lệ nữ

giữ cƣơng vị là tổng giám đốc và phó tổng giám đốc đã tăng từ 2,72% lên 4%

trong vòng 15 năm, từ năm 1987 đến năm 2002.

Số liệu về cán bộ lãnh đạo nữ của Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch Đầu

tƣ, Ngân hàng nhà nƣớc cụ thể nhƣ sau:

Tổng cục thống kê: Tính đến tháng 12/2005: Tỷ lệ nữ công chức của

Tổng cục thống kê đạt trên 40%. Tỷ lệ nữ giữ chức vụ trƣởng/cục trƣởng và

tƣơng đƣơng là 8,1%, phó vụ trƣởng là 20%, phó cục trƣởng là 16,7%. Nữ

trƣởng phòng cấp cục chiếm tỷ lệ 25,9%, nữ trƣởng phòng cấp huyện là

15%26

.

Bộ kế hoạch và đầu tƣ: Theo danh sách các phó chủ nhiệm, uỷ viên Uỷ

ban kế hoạch Nhà nƣớc, thứ trƣởng Bộ Kế hoạch đầu tƣ thời kỳ 1955-2005,

26

Báo tổng kết Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ thống kê đến năm 2005 và kế hoạch hành động

2006-2010

Page 14: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

321

thì toàn bộ 75 ngƣời là nam giới. Và 33 đồng chí, toàn bộ là nam giữ các vị

trí lãnh đạo đoàn, thể, các cục, vụ, viện của Bộ kế hoạch đầu tƣ hiện.

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam: Hiện nay, ngành Ngân hàng có 2 nữ phó

thống đốc (50%), 2 vụ trƣởng (12%), 13 phó vụ trƣởng (24%) và 41 (52%)

nữ phó giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố, 204 (68%) chị giữ cƣơng vị

trƣởng/phó phòng tại các Vụ, cục thuộc Ngân hàng Trung ƣơng, 361 (46%)

chị giữ cƣơng vị trƣởng, phó phòng chi nhánh tỉnh/thành phố 27

.

Đại biểu quốc hội: Trong các kỳ bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân

các cấp phụ nữ luôn đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để tham gia bầu cử và ứng

cử bình đẳng với nam giới. Tỷ lệ đại biểu quốc hội là nữ tăng liên tục trong

các khoá gần đây, từ 17,8% ở khoá VIII (86-92) lên 18,4% ở khoá IX (92-

97), ở khoá X là (97-2002) là 26,2% và đến khoá XI con số này đạt 27,3%.

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có học vấn từ đại học trở lên khoá VIII là

48,9%; khoá IX là 58,9%; khoá X là 87,28% và khoá XI là 90,44%. Tỷ lệ nữ

đại biểu Hội đồng nhân dân Khoá 2004 - 2009 ở cả 3 cấp đã tăng liên tục

trong các khoá gần đây, cụ thể cấp xã/phƣờng đạt 19,5%, cấp quận/huyện

23%, cấp tỉnh/thành phố đạt 23,9%.

Tỷ lệ nữ ở các cấp uỷ Đảng khoá 2001 - 2005 cao hơn so với khoá 1996

- 2000: Uỷ viên Ban chấp hành trung ƣơng tăng 3,3% (từ 5,3% lên 8,6%); Uỷ

viên Ban chấp hành cấp huyện/thị tăng nhiều nhất 9,1%, từ 2,6% lên 11,7%.

Số lƣợng phụ nữ làm việc trực tiếp trong các Toà án và Viện kiểm soát

nhân dân các cấp ngày càng tăng: Toà án nhân dân tối cao có 22% nữ thẩm

phán; Toà án nhân dân tỉnh/ thành và quận huyện tỷ lệ phẩm phán cao hơn,

lên tới 27% và 35%.

Tỷ lệ phụ nữ ở cƣơng vị lãnh đạo và quản lý các tổ chức đoàn thể/hiệp

hội nhƣ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí

minh, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận tổ quốc… cao hơn nhiều so với các

cơ quan Đảng và chính quyền.

27

Tạp chí Phụ nữ và tiến bộ, số 2 (43)/2005

Page 15: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

322

Những số liệu cho thấy mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng cụ

thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ tham gia quản lý nhà nƣớc còn ít. Tỷ lệ

nữ cán bộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các

ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học thấp. Nữ lãnh đạo thƣờng chỉ liên

quan các lĩnh vực xã hội.

KẾT LUẬN

Phụ nữ Việt nam có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và phát triển đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc đánh giá cao công lao của phụ nữ,

tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ làm tròn trách nhiệm của mình trong cuộc

sống gia đình và phát huy khả năng, cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội

thông qua việc xây dựng các chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình quốc gia vì

sự tiến bộ của phụ nữ.

Kết quả phân tích cho thấy về lao động nữ chiếm gần 50% lực lƣợng lao

động. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế, trình độ học vấn, trình độ chuyên

môn, lao động có việc làm đều đã tăng ở cả hai giới. Một số ngành nghề

đƣợc coi là thế mạnh của nam giới cũng đã có tỷ lệ phụ nữ tham gia cao nhƣ

tài chính tín dụng, công nghiệp chế biến và khoa học công nghệ. Tuy nhiên

vẫn còn có sự phân bố không đồng đều giữa nam và nữ trong các lĩnh vực

kinh tế, các loại hình kinh tế.

Nam giới thƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn trong những lĩnh vực có thu nhập

và địa vị xã hội cao. Sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giữa

nam và nữ trong thời kỳ 2000 - 2003 ít thay đổi. Tỷ lệ lực lƣợng lao động

nam có chuyên môn kỹ thuật của nam tăng cao hơn tỷ lệ của lực lƣợng lao

động nữ. Mức chênh lệch về tỷ lệ việc làm giữa nam và nữ ở thành thị lớn

hơn nông thôn.

Khu vực thành thị có tỷ lệ biết chữ cao hơn và chênh lệch về giới thấp

hơn so với khu vực nông thôn. Ở các cấp học thấp, sự khác biệt giữa tỷ lệ

nam - nữ hầu nhƣ không đáng kể, nhƣng càng lên các cấp học cao cao thì sự

chênh lệch càng lớn. Ở bậc tốt nghiệp đại học và trên đại học, nam chiếm tỷ

lệ cao hơn rất nhiều so với nữ, đặc biệt là ở bậc trên đại học.

Page 16: SỐ: 07-CS-2005vienthongke.vn/attachments/article/2902/13.2005.pdfhội, trong thời đại ngày nay, phụ nữ còn có vai trò quan trọng là ngƣời duy trì và phát triển

323

Nữ giáo viên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số giáo viên của ngành giáo dục

và đào tạo, tuy nhiên chủ yếu là ở các bậc học thấp. Có sự chênh lệch đáng kể

giữa nam và nữ ở trình độ đào tạo tiến sỹ, đặc biệt ở trình độ tiến sỹ khoa

học. Và tỷ lệ nữ giới đạt đƣợc các học hàm cũng rất thấp so với nam giới

Là nƣớc có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao thứ hai trong khu vực châu Á

- Thái Bình Dƣơng, tỷ lệ đại biểu quốc hội là nữ của nƣớc ta tăng liên tục

trong các khoá, từ 17,8% ở khoá VIII lên đến 27,3% khoá XI. Số phụ nữ

tham gia quản lý nhà nƣớc tăng nhiều so với trƣớc đây và phụ nữ thƣờng đảm

nhiệm cấp phó. Tỷ lệ phụ nữ ở cƣơng vị lãnh đạo và quản lý các tổ chức đoàn

thể/hiệp hội cao hơn nhiều so với các cơ quan Đảng và chính quyền.

Thống kê giới có vị trí đặc biệt quan trọng trong đánh giá việc thực hiện

các chƣơng trình, lập kế hoạch, chính sách quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Trong thực tế công tác thống kê giới ở nƣớc ta đã đƣợc quan tâm nhƣng vẫn

còn nhiều tồn tại nên khó khăn trong việc nghiên cứu phân tích, đánh giá. Vì

vậy cùng với việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê, hệ thống chỉ

tiêu thống kê quốc gia, thì cần lồng ghép thu thập các chỉ tiêu thống kê giới

trong các cuộc điều tra của các bộ ngành. Để phục vụ cho việc nghiên cứu

phân tích và so sánh quốc tế Tổng cục thống kê cần xây dựng và cập nhật cơ

sở dữ liệu thống kê giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỷ yếu Hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch hành động vì sự

tiến bộ của phụ nữ Việt nam

2. PGS.TS Nguyễn trọng Điều - Vài nét về vấn đề giới và công tác cán

bộ nữ ở nƣớc ta. Tạp chí Quản lý nhà nƣớc số 110 (3-2005)

3. Chiến lƣợc và kế hoạch hành động quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ

4. Cơ sở dữ liệu về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu phát

triển của Việt nam giai đoạn 1990 - 2003

5. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999

6. Số liệu điều tra lao động việc làm 1998-2003

7. http://www.congdoanbdvn.org.vn/

8. Một số Tạp chí, bản tin, thông tin.