69
KỲ 2 - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019)

- SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

KỲ 2 - SỐ 349 (8/2019)

KỲ 2 - Số 349 (8/2019)

Page 2: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

[15]

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

[2] Toàn cảnh Phiên họp thứ 36 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội: Làm rõ trách nhiệm một

số vấn đề kinh tế - dân sinh >HÀ LÊ

[6] Phòng, chống tham nhũng: Tạo xu thế, phong

trào mới là cơ bản >MINH NGÂN

[9] Đưa nông nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới

>TRƯỜNG SƠN

[12] Bức tranh sáng của ngành Công nghiệp và

Thương mại >HÀ ANH

[15] Ưu tiên dùng hàng Việt để thúc đẩy sản xuất,

phát triển thị trường >QUANG THANH

[18] Năm học mới 2019 - 2020: Phải tạo ra sự

chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống cho

học sinh, sinh viên >MINH CƯỜNG

[20] Dân vận khéo trong giảm nghèo >PHONG VÂN

[22] Không để phụ nữ dân tộc thiểu số bị bỏ lại

phía sau >XUÂN TRƯỜNG

[25] Ngát thơm vùng quế >KHÁNH SƠN

[28] Công tác giảm nghèo: Cần tập trung hơn mọi

nguồn lực >MINH AN

[30] Bắc Ninh: Thu hút đầu tư - thành công từ tầm

nhìn chiến lược >ĐỖ THÊU

[32] Đan Phượng, lá cờ đầu trong xây dựng nông

thôn mới nâng cao >HOA PHƯỢNG

[34] 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Tầm quan

trọng của tuyên truyền trên tất cả kênh sóng,

loại hình báo chí >CHÍNH BÌNH[36]

NỘ I D U N G8/2019

[23]

Page 3: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Giá: 30.000 đồng

TỔNG BIÊN TẬPVũ Chí Kiên

Liên hệ Phòng Kinh doanhQuảng cáo, phát hành

Tel: (024) 37737136; Fax: 024 37737130Mobile: 0911073220

Email: [email protected]

Địa chỉ: 18 NGUYỄN DU - HÀ NỘITòa soạn: 86 A LÊ VĂN HƯU

Tel: (024) 39432157 - 39430308 - 39432158Email: [email protected]: http://ictvietnam.vnLiên hệ bài viết: [email protected]

Chi nhánh tại TP. HCMSố 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhTex/Fax: 028. 39105379

Giấy phép báo chí: 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014;

Giấy phép sửa đổi, bổ sung số:233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017

ISSN 1859 - 3550

Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội

KỲ 2 - Số 349 (8/2019) ẢN

H: T

TXVN

CUỘC SỐNG SỐ

[38] Mobile money: Lợi ích lớn, thách thức nhiều

>THIÊN ÂN

[42] Khoa học và công nghệ - “trợ lực” đột phá để

nông nghiệp phát triển bền vững >BÌNH MINH

[46] Thái Nguyên: Cụ thể hóa Nghị quyết 36-NQ/TW

trong xây dựng chính quyền điện tử và cải cách

hành chính >NGÔ ĐĂNG QUÝ

VĂN HÓA

[48] Phát triển du lịch gắn với di sản, lễ hội và tìm hiểu

văn hóa địa phương >THANH TRÌ

[50] Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng >AN AN

QUỐC TẾ

[56] Vì một ASEAN tự cường, sáng tạo và phát triển

bền vững >ÁNH DƯƠNG

[60] Làm thế nào để cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc

và Nhật Bản >QUANG HƯNG

[62] Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc: Đe dọa

nền kinh tế toàn cầu >VÂN KHÁNH

[64] Phòng, chống bạo lực học đường: Kinh nghiệm

của các quốc gia trên thế giới >AN NHI

50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Trung ươngĐoàn tổng kết đợt hoạt động “Tuổi trẻ Việt

Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác” (Hà Nội,ngày 26/8/2019).

Page 4: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thảo luận nhiều nộidung quan trọng

Về công tác xây dựng phápluật: Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về một số vấn đề còn ýkiến khác nhau của 05 dự án Luật,bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Kiểm toánNhà nước; Luật Chứng khoán (sửađổi); Bộ luật Lao động (sửa đổi);Luật Lực lượng dự bị động viên;Luật Thư viện. Bên cạnh đó, Ủyban Thường vụ Quốc hội xem xétdự thảo Nghị quyết giải thích mộtsố điều của Luật Quy hoạch; Vềcông tác giám sát: Ủy ban Thườngvụ Quốc hội tiến hành giám sátchuyên đề “Việc thực hiện chínhsách, pháp luật về quản lý, sửdụng các quỹ tài chính Nhà nướcngoài ngân sách Nhà nước giaiđoạn 2013 - 2018”; Cho ý kiến vềBáo cáo kết quả giám sát chuyênđề “Việc thực hiện chính sách,pháp luật về phòng cháy, chữa

cháy giai đoạn 2014 - 2018”; Xem

xét việc thực hiện các nghị quyết

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

về giám sát chuyên đề từ đầu

nhiệm kỳ đến hết năm 2018 và tổ

chức chất vấn, trả lời chất vấn của

đại biểu Quốc hội; Về các vấn đề

kinh tế - xã hội: Ủy ban Thường vụ

Quốc hội cho ý kiến về các nội

dung: Cho ý kiến về việc bổ sung

dự toán ngân sách Nhà nước năm

2019 (vốn ngoài nước) cho 02 tỉnh

Hà Tĩnh và Quảng Bình; Cho ý kiến

về dự thảo Nghị quyết của Quốc

HÀ LÊ

Từ ngày 12/8 đến ngày 16/8/2019, Phiên họp thứ 36 của Ủy banThường vụ Quốc hội đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khai mạc phiên họp và cùng với cácPhó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp. TạiPhiên họp, một trong những nội dung được người dân và cử tri quantâm là các đại biểu tiến hành chất vấn một số bộ trưởng, trưởng ngànhvà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về các vấn đề mà cử tri quan tâm.

TOÀN CẢNH PHIÊN HỌP THỨ 36 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Làm rõ trách nhiệm một số vấn đề kinh tế - dân sinh

Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Page 5: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

3TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

hội về miễn tiền cấp quyền khaithác khoáng sản và khai thác tàinguyên nước.

Tham nhũng vặt như“tổ mối”, có thể làm vỡcon đê

Trong phiên chất vấn Phó Thủtướng Vương Đình Huệ, nhiều đạibiểu đã tập trung nêu câu hỏi vềchống tham nhũng, đặc biệt làtham nhũng vặt, Phó Thủ tướngVương Đình Huệ cho biết, bêncạnh công tác đấu tranh phòngchống đại án về kinh tế, thamnhũng, chủ trương của Đảng, củaBan chỉ đạo Trung ương về phòngchống tham nhũng, Nghị quyếtcủa Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội đều lưu ý đến tình trạngtham nhũng vặt.

Và tham nhũng vặt là tệ nạngây bức xúc, nhức nhối trong xãhội và nhân dân. Nó liên quan đếnđạo đức công vụ của công chức,viên chức. Theo Phó Thủ tướng,tuy là tham nhũng vặt nhưng hậuquả không hề vặt. Người ta ví conđê cao to, hùng vĩ có thể bị vỡ bấtcứ lúc nào do những tổ mối rấtnhỏ. Phó Thủ tướng cho rằng,tham nhũng vặt làm băng hoạiđạo đức của cán bộ công chức,viên chức trong quá trình thực thinhiệm vụ, làm xói mòn niềm tincủa người dân và doanh nghiệp.Đồng thời, làm tăng chi phí khôngchính thức của doanh nghiệp vàngười dân.

Để giảm và tiến tới không còntham nhũng vặt, Chính phủ đề ranhiều giải pháp như hoàn thiện hệ

thống pháp luật về quản lý kinh tế,về quy trình thực thi công vụ, đẩymạnh cải cách hành chính, côngkhai minh bạch, cần hệ thốnggiám sát bằng công nghệ thôngtin. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũcán bộ công chức, có quy hoạch,đào tạo, luân chuyển và nâng caoý thức chấp hành pháp luật củanhân dân.

Đội vốn là do khônglường hết được

Liên quan đến việc sử dụngvốn vay ODA làm 5 dự án đườngsắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minhđều chậm trễ, đội vốn tới 80.000 tỷđồng mà các đại biểu nêu ra, Bộtrưởng Bộ Tài chính Đinh TiếnDũng trả lời: Theo quy định củaLuật Quản lý nợ công và nghị địnhcủa Chính phủ, trước 1/7/2018,chức năng quản lý Nhà nước vềODA thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, trước khi Luật Quản lýnợ công có hiệu lực, những vấn đềvề chủ trương đầu tư, ký kết hiệpđịnh, điều chỉnh dự án, phân bổ dựtoán… đều thuộc Bộ Kế hoạch vàĐầu tư quản lý theo sự phân côngcủa Chính phủ. Sau khi luật mới cóhiệu lực, và kể cả sau Nghị định132 (Nghị định 132/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định16/2016/NĐ-CP về quản lý và sửdụng vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) và vốn vay ưu đãi củacác nhà tài trợ nước ngoài) cũngchỉ có một điều được sửa là Bộ Tàichính là đầu mối đàm phán, ký kếtcác hiệp định. Theo Bộ trưởng BộTài chính, điều này chưa thực sự

phù hợp với Luật Quản lý nợ côngkhi đầu mối quản lý chỉ là chứcnăng đàm phán, ký kết, trong khiviệc đầu tư bao gồm rất nhiềukhâu, từ chủ trương đầu tư, giaodự toán... Hiện nay, một trongnhững nguyên nhân giải ngânchậm là giao dự toán chậm, giaokế hoạch cũng chậm.

Cùng với đó trong quá trìnhthực hiện lại điều chỉnh dự án, haynhững vấn đề nội tại như giảiphóng mặt bằng, bố trí vốn đốiứng… làm ảnh hưởng đến tiến độdự án. “Chậm tiến độ, đội vốn,trước hết là trách nhiệm của chủđầu tư, sau đó mới là trách nhiệmcác bộ, ngành có liên quan trongquá trình xem xét, phê duyệt, triểnkhai dự án” - Bộ trưởng Đinh TiếnDũng khẳng định. Còn Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn ChíDũng cho rằng, việc thu hút quảnlý và sử dụng ODA có nhiều nộidung. Về nguyên nhân dự ánđường sắt đô thị đội vốn, chậmtiến độ mà đại biểu nêu ra, ôngDũng lý giải, đây là dự án đườngsắt đô thị lần đầu Việt Nam thựchiện, nên hiểu biết, kinh nghiệm,năng lực từ tư vấn đến cơ quanquản lý chưa theo kịp, chưa đápứng được yêu cầu.

Vì về nguyên tắc sử dụngnguồn ODA là thu hút công nghệ,kinh nghiệm của quốc tế nên cácnhà thầu tư vấn của quốc tế lập dựán và các cơ quan của Việt Namtham gia xem xét, thẩm định phêduyệt. Theo Bộ trưởng Nguyễn ChíDũng, chúng ta không lường hếtđược các khâu từ đầu đến cuối của

Page 6: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

4 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

dự án, nên từ lúc phê duyệt đếnlúc triển khai thực hiện đã điềuchỉnh lại và tăng vốn lên rất lớn. Vídụ, tuyến đường sắt đô thị số 1của TP. Hồ Chí Minh là Bến Thành –Suối Tiên tăng từ 17.000 tỷ đồnglên 47.000 tỷ đồng, tăng tới 30.000tỷ đồng. Tuyến đường sắt số 2 củaTP. Hồ Chí Minh cũng tăng từ26.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng.Còn đường sắt Cát Linh – Hà Đôngcủa Hà Nội cũng tăng vốn tới trên10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khôngthể nói ngay là đội vốn mà việctăng vốn là do tính chưa hết,không đầy đủ, chứ đội vốn cũngchỉ ở chừng mực nhất định.

Học nghề ra trường dễxin việc làm

Trả lời câu hỏi của đại biểu TrầnThị Hằng (Bắc Ninh) về công tácquản lý Nhà nước về giáo dụcnghề nghiệp hiệu quả ra sao sau 2năm triển khai Nghị quyết củaQuốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội Đào NgọcDung cho biết: Sau hơn 2 nămtriển khai Nghị quyết của Quốc hộicũng như chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ, đặc biệt thực hiệnquyết định của Chính phủ thốngnhất một đầu mối quản lý Nhànước về giáo dục nghề nghiệp,toàn ngành đặc biệt là lãnh đạo Bộđã tập trung rất cao cho lĩnh vựcnày và coi đây là nhiệm vụ trọngtâm của ngành, phấn đấu để sốngười học nhiều hơn, chất lượngđào tạo được nâng lên, người họcra trường có việc làm và quantrọng là tạo được sự ủng hộ của xãhội trong lĩnh vực giáo dục nghề

nghiệp, coi đây là giải pháp quantrọng để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Đào NgọcDung, sau 2 năm thực hiện đã đạtđược một số kết quả sau: Thứ nhất,tất cả các văn bản liên quan đếntriển khai Luật Giáo dục nghềnghiệp đều được ban hành đầyđủ, kịp thời. 63 văn bản đã đượcban hành và qua thẩm tra của BộTư pháp về cơ bản đều đáp ứngyêu cầu và đảm bảo đúng quyđịnh. Thứ hai, về tuyển sinh, nếutrước đây chỉ đạt 60% kế hoạchđặt ra thì 2 năm qua tuyển sinhhọc nghề đều vượt kế hoạch, đặcbiệt năm 2018 đạt 107%, hếttháng 6/2019 tỷ lệ tuyển sinh vượt15% so với cùng kỳ 2018.

Nhiều trường đến nay đã tuyểnsinh xong chỉ tiêu và đáng mừng làđiểm đầu vào của nhiều trườngđạt 14 - 15 điểm. Thứ ba, việc gắnkết giữa doanh nghiệp với nhàtrường cũng được triển khai quyếtliệt, hầu hết các trường hiện nayđều tổ chức ký kết với doanhnghiệp và đặt hàng đầu ra. Dự kiếntháng 9 Thủ tướng Chính phủ sẽ tổchức một diễn đàn rất lớn quy môquốc gia liên quan đến việc nângtầm kỹ năng nghề nghiệp cho laođộng Việt Nam. Đặc biệt, chấtlượng, hiệu quả đào tạo có chuyểnbiến rõ rệt, kết quả tốt nghiệp năm2018 qua kiểm tra đánh giá chothấy, 85% số học sinh của trườngnghề ra trường có việc làm, tăng5% so với năm 2017. Tuy nhiên, Bộtrưởng Đào Ngọc Dung cho rằng,chúng tôi ý thức đây mới là kết quả

bước đầu, chúng tôi sẽ còn cốgắng nhiều hơn.

Phải có cơ chế quản lýmạng xã hội

Về vấn đề xây dựng mạng xãhội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thôngtin và Truyền thông (TT&TT)Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: Nếunhư Việt Nam không có mạng củachính mình thì tất cả những gìchúng ta đọc, mua, bán thì đều lưutrữ ở nước ngoài. Bộ trưởng chobiết, về quản lý thông tin trênmạng xã hội, vừa qua Bộ TT&TT đãđầu tư, xây dựng vận hành trungtâm giám sát an toàn mạng quốcgia. Trung tâm này có hai chứcnăng gồm: Giám sát các cuộc tấncông mạng vào Việt Nam vàThông tin trên không gian mạng.Trung tâm này có khả năng xử lýmỗi ngày khoảng 100 triệu tin vàphân loại, đánh giá được tỷ lệ tintiêu cực, tích cực. Tuy nhiên, Bộtrưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũngchia sẻ, việc đấu tranh với cáctrang mạng nước ngoài cũng làmột trong những vấn đề nan giải,trong khi họ chưa có văn phòngđại diện tại đây, chưa đóng thuế,chưa thực thi luật pháp. “VớiFacebook trước đây, Nhà nước đưara yêu cầu thực hiện được khoảng30%, bây giờ tỷ lệ thực hiện yêucầu của Facebook đối với chínhquyền là 70 - 80%; YouTube tuânthủ tốt hơn, trước đây 60%, bâygiờ là 80 - 85%, Apple thì trướckhông thực hiện, bây giờ gần nhưthực hiện 75% các yêu cầu…”. Dođó, Việt Nam đặt mục tiêu xâydựng mạng xã hội trong nước, để

Page 7: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

5TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

mạng xã hội trong nước có lượngngười dùng tương đương vớimạng xã hội nước ngoài, không cóbất kỳ nhà mạng nào thu thậpđược toàn bộ thông tin về ngườiViệt Nam.

Làm tan rã 1.400đường dây, tổ chức chovay nặng lãi

Liên quan đến đấu tranh tíndụng đen, buôn lậu, Bộ trưởng BộCông an Tô Lâm cho biết: loại tộiphạm này, kết quả, riêng 6 thángđầu năm 2019 lực lượng công antoàn quốc đã khởi tố 436 vụ, 766bị can phạm tội liên quan “tíndụng đen”, đòi nợ thuê. Đã khởi tố214 vụ, 947 bị can liên quan “tíndụng đen”, cho vay nặng lãi tronggiao dịch dân sự, quy định tạiĐiều 201 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra,Bộ Công an cũng đã áp dụngnhiều biện pháp nghiệp vụ làmtan rã khoảng 1.400 đường dây, tổchức cho vay nặng lãi liên quanđến “tín dụng đen”. Do trấn ápmạnh nên tội phạm liên quan “tíndụng đen” đã được kiềm chế,giảm tính phức tạp so với trướcđây, nhiều nơi các đối tượng tạmdừng hoạt động hoặc hoạt độngcầm chừng. Nhân dân cũng cảnhgiác hơn với các hoạt động này.Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chorằng, tình hình hoạt động bảo kê,“tín dụng đen”, cho vay nặng lãivẫn còn phức tạp, có nơi, có lúccòn gây lo lắng trong nhân dân.Đáng chú ý là hoạt động cho vayngang hàng qua Internet, đây làdạng “tín dụng đen” biến tướng,sử dụng qua không gian mạng,

đang có chiều hướng gia tăng,khó kiểm soát.

Về nguyên nhân của vấn nạn“tín dụng đen”, Bộ trưởng Tô Lâmcho biết: Do nhu cầu cho vay, sửdụng tín dụng, thậm chí “tín dụngđen” trong nhân dân vẫn còn. Việcxử lý tội phạm liên quan “tín dụngđen” gặp khó khăn khi các đốitượng có nhiều thủ đoạn lách luật,việc xác định phạm vi hình sự vàdân sự cũng có khó khăn cho cáccơ quan thực thi pháp luật. Điểnhình, riêng việc xử lý theo Điều201 Bộ luật Hình sự theo thống kêcủa Cơ quan cảnh sát điều tra BộCông an hiện đang có 21 vấn đềkhó khăn, vướng mắc trong xử lý.Bộ Công an đang phối hợp các cơquan ban ngành tháo gỡ.

Về giải pháp thời gian tới, Bộtrưởng Tô Lâm khẳng định việctiếp tục duy trì khí thế tấn côngtrấn áp tội phạm liên quan đến “tíndụng đen”, không chủ quan,không để chùng xuống khi kếtquả hiện nay đang trên đà thực thirất tốt. Lực lượng công an tiếp tụcsử dụng các biện pháp nghiệp vụkiểm soát, lên danh sách các băngnhóm “tín dụng đen”, bảo kê, đòinợ thuê ngay từ khi mới hìnhthành, không để hình thành các tổchức tội phạm.

Về nội dung tội phạm buôn lậu,gian lận thương mại, sản xuất hàngcấm, hàng giả, Bộ trưởng Tô Lâmcho hay, đang có chiều hướng giatăng với phương thức, thủ đoạn đadạng. Nhất là tình trạng lợi dụngthương mại điện tử để thực hiệnnhững hành vi này, gây khó khăn

trong quản lý, đấu tranh. Theothống kê, hiện có hơn 4.000 websitebán hàng chưa được đăng ký. Hoạtđộng cho vay ngang hàng quaInternet, “tín dụng đen” ở trên mạngcũng phát triển, tiềm ẩn xuất hiệncác rủi ro, vi phạm rất lớn. Có 26công ty thành lập các website hoạtđộng cho vay theo mô hình này.

Về đường dây sản xuất xăng giảdo Công an tỉnh Đăk Nông pháthiện, Bộ trưởng Tô Lâm đánh giáđây là đường dây hoạt động trongnhiều năm, có liên quan nhiều đốitượng, phạm vi cung cấp lượngxăng giả thuộc nhiều tỉnh, từ Nambộ, miền Trung, thậm chí ra cáctỉnh phía Bắc. Các thủ đoạn chúngtôi đang tiếp tục đấu tranh và kếtluận, đã rút ra được nhiều nguyênnhân. Từ xăng giả đã tác động rấtlớn, lý giải vì sao vừa qua nhiềuphương tiện giao thông đang đitrên đường tự dưng bốc cháy, là vìchất tạo cháy pha vào xăng dầu.

“Chúng tôi đang tiếp tục làmđể ngăn chặn, giữ được môitrường bình đẳng trong hoạtđộng mua bán, vận chuyển xăngdầu trong toàn quốc” - Bộ trưởngTô Lâm nhấn mạnh. Cạnh đó, Bộtrưởng Tô Lâm cũng hứa sẽ tiếptục đấu tranh không khoannhượng với “tín dụng đen”, kinhdoanh hàng giả và buôn lậu.

Cũng tại phiên trả lời chất vấn,liên quan đến dự án đường caotốc Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giaothông Vận tải Nguyễn Văn Thểkhẳng định bất luận thế nào cũngđảm bảo đến an ninh – quốcphòng là ưu tiên số 1.v

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 8: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

6 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Không có vùng cấmtrong phòng, chốngtham nhũng

Thời gian qua, đã có hàng chục"đại án" tham nhũng được đưa raxét xử, hàng loạt cán bộ cấp cao"dính chàm" đã bị bắt giữ, điều tra,nhiều cán bộ tha hóa, biến chất đãcúi đầu nhận tội và phải trả giá sausong sắt vì những sai phạm củamình. Trong công tác phòng,chống tham nhũng, Đảng, Nhànước, Chính phủ đã quan tâm chỉđạo, triển khai trên nhiều lĩnh vực,nhiều bộ, ngành, nhiều địaphương. Có được những kết quảtrên nhờ sự kiên quyết chỉ đạo củangười đứng đầu đất nước, Chủtịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng. Tổng Bí thư chỉ thị, khẳngđịnh không có bất cứ vùng cấmbởi giờ đây “Lò đã nóng, củi tươicho vào cũng cháy”. Kết quả sau 6tháng từ đầu năm, công tácphòng, chống tham nhũng tiếptục được đẩy mạnh theo hướng cóchiều sâu, cách làm bài bản. Mộtsố hạn chế, yếu kém bước đầuđược khắc phục; “trên nóng, dướicũng đã dần ấm lên”. Việc ngănchặn “tham nhũng vặt”, nhũngnhiễu, vòi vĩnh đã có chuyển biến;việc thu hồi tài sản tham nhũngđạt kết quả cao hơn; tình trạng ántreo giảm hẳn. Phương pháp, cáchlàm ngày càng bài bản, nền nếp;làm rõ đến đâu xử lý đến đấy, thậntrọng, làm đi làm lại nhiều lần,

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG:

Tạo xu thế, phong trào mớilà cơ bảnMINH NGÂN

Cách đây 2 năm, tại Phiênhọp thứ XII của Ban Chỉđạo Trung ương về Phòng,chống Tham nhũng, TổngBí Thư Nguyễn Phú Trọngnhấn mạnh "Đấu tranhphòng chống tham nhũng,lãng phí tiêu cực khôngphải lẻ tẻ từng vùng, từngviệc. Mà bây giờ thànhphong trào, thành một xuthế…" và "Tạo ra được xuthế, được phong trào mớilà cơ bản…". Thật đúngkhi nó trở thành phongtrào, xu thế cơ bản, nómới có sức mạnh để xử lýtriệt để tệ nạn nạn thamnhũng, đưa những vụ ántham nhũng tưởng như“bất khả xâm phạm” raánh sáng, xử lý nghiêmminh đúng người, đúngtội. Việc làm trên gópphần lấy lại, củng cố lòngtin và tình thương yêu,quý trọng của nhân dântrong sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước.

Page 9: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

7TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

không để sót tội, nhưng cũngkhông gây oan cho ai. Trung ươngđã ban hành nhiều quy định vàcho thấy có tác dụng rất rõ rệt. Mọiviệc đều căn cứ vào pháp luật, cácquy định của Đảng, không ai cóthể lảng tránh; không làm cũngkhông được, buộc phải làm. Cũngtính từ đầu năm đến nay, cấp ủy,ủy ban kiểm tra các cấp đã thihành kỷ luật 123 tổ chức đảng và7.923 đảng viên; trong đó có 256đảng viên bị kỷ luật do có hành vitham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21trường hợp so với cùng kỳ năm2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủyban Kiểm tra Trung ương đã kỷluật đối với một tổ chức đảng, 13đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị,Ban Bí thư quản lý, cả đương chứcvà đã nghỉ hưu… Với quyết tâmcao, tinh thần “bàn tay sạch”, TổngBí thư, Chủ tịch nước Nguyễn PhúTrọng nhấn mạnh tại phiên họpthứ 16 - Ban Chỉ đạo Trung ươngvề phòng, chống tham nhũng:“Chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các

cấp, chúng ta phải tuyệt đốikhông để lọt vào cấp ủy khóa mớinhững cán bộ suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống,tham nhũng, chạy chức, chạyquyền, hoặc những người chờ đợitình hình khác đi, làm chiếu lệ; đềnghị các cơ quan chức năng, nhưkiểm tra, thanh tra, tòa án, kiểmtoán,… vào cuộc đồng bộ vàquyết liệt hơn. Lấy “xây” là cơ bản,“chống” phải quyết liệt và rất quantrọng. Đại hội Đảng là dịp để lựachọn, sàng lọc, củng cố đội ngũcán bộ. Không sợ thiếu cán bộ, bởikhông thiếu cán bộ tâm huyết vớiĐảng, trách nhiệm với dân với đấtnước. Không sợ mất uy tín, chỉkhông làm, không xử lý cán bộ viphạm mới tự đánh mất uy tín củamình”. Làm tốt những việc trên,góp phần đẩy nhanh tiến độ xâydựng, hoàn thiện thể chế về quảnlý kinh tế - xã hội và phòng, chốngtham nhũng theo chương trìnhcủa Ban Chỉ đạo đề ra.

Tham nhũng “vặt”, hậuquả “to”

Chỉ đạo trong việc phòng,chống tham nhũng, tại cuộc họpphiên chất vấn trả lời Quốc hội vừaqua, Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ nhấn mạnh “Tuy là thamnhũng vặt nhưng tác động của nókhông hề vặt. Người ta ví con đêrất cao to, rất hùng vĩ có thể bị vỡbất cứ lúc nào do những tổ mối rấtnhỏ”. Đối với vấn đề phòng, chốngtham nhũng, Chính phủ đã triểnkhai rất nhiều giải pháp để chốngtham nhũng vặt, tuy nhiên, hiệuquả trên thực tế chưa có nhiềuchuyển biến. Người dân vẫn rấtbức xúc, nhất là những người dâncó công việc liên quan đến các cơquan công quyền. Nếu tình trạngtham nhũng kéo dài, sẽ làm bănghoại đạo đức của cán bộ côngchức, viên chức trong quá trìnhthực thi nhiệm vụ, làm xói mònniềm tin của người dân và doanhnghiệp. Đồng thời, làm tăng chiphí không chính thức của doanh

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

Page 10: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

nghiệp và người dân. Vì vậy, thựchiện Nghị quyết của Quốc hội, chủtrương của Trung ương, Chính phủđề ra nhiều giải pháp trong vấn đềnày. Trước hết là hoàn thiện hệthống pháp luật, nhất là hệ thốngpháp luật về quản lý kinh tế, đảmbảo thống nhất, rõ ràng khôngchồng chéo để vừa cản được sựtùy tiện trong thực thi pháp luậtcủa cả người thực thi và cơ quanthanh tra, kiểm toán. Bên cạnh đó,cần hoàn thiện các quy định vềquy trình trong thực thi công vụ,nhất là trách nhiệm của ngườiđứng đầu. Đẩy mạnh cải cáchhành chính, công khai minh bạch,cố gắng ứng dụng công nghệthông tin, cung cấp dịch vụ côngcấp độ 4. Chúng ta cần hệ thốngkiểm tra giám sát bằng công nghệthông tin. Theo Phó Thủ tướng,chúng ta cần xây dựng đội ngũcán bộ công chức, trong công tácquy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm luânchuyển; nâng cao ý thức chấphành pháp luật của nhân dân.“Trong vấn đề này phải đề cao tinhthần thượng tôn pháp luật, kể cảcủa người được cung cấp dịch vụcông và người cung cấp dịch vụcông là cán bộ công chức, viênchức. Thủ tướng đã ban hành Chỉthị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019về việc tăng cường xử lý, ngănchặn có hiệu quả tình trạng nhũngnhiễu, gây phiền hà cho ngườidân, doanh nghiệp trong giảiquyết công việc và tổ chức Hộinghị toàn quốc. “Chúng tôi nghĩsắp tới sẽ tạo ra một số chuyểnbiến trong vấn đề này” – Phó Thủtướng khẳng định. Như vậy tham

nhũng “vặt” nhưng hậu quả “to”.Nó kìm hãm sự phát triển, đẩynhững tiêu cực thành tiền đề xấu,đẩy sự nhũng nhiễu lên cao, ănmòn niềm tin xã hội. Chúng ta cònnhớ cách đây không lâu, Thủtướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc cũng có nói đến một loạitham nhũng của những người cóchức vụ, quyền hạn, những nhóm,bè cánh chung lợi ích, lợi dụng sânsau để mưu cầu lợi ích cá nhân.Đây có thể coi là một dạng thamnhũng “vặt”. Vặt ở chỗ, nó đâu cóchừa một thủ đoạn nào, nó như“chặn trước”, “rào sau” để tận thucái lợi cho các cá nhân, các nhómlợi ích. Nói về điều này, ngườiđứng đầu Chính phủ thẳng thắnchỉ ra: Việc “không có quan hệ làmgì cũng khó, đi đâu cũng gặp sânsau” vẫn còn tồn tại. Số vụ, việc “lợiích nhóm”, “sân sau” được pháthiện qua thanh tra, kiểm toán,điều tra, truy tố, xét xử còn ít, chưatương xứng với tình hình tham

nhũng; tiến độ xử lý một số vụ,

việc còn để kéo dài. Việc xử lý

người có hành vi “lợi ích nhóm”,

“sân sau”, người bao che cho hành

vi này và người đứng đầu cơ quan,

tổ chức, đơn vị để xảy ra “lợi ích

nhóm”, “sân sau” trong nhiều

trường hợp chưa nghiêm. Làm

cho môi trường kinh doanh bị chi

phối bởi các mối quan hệ, bởi cách

góp vốn bằng chính sách của cán

bộ đương chức hoặc về hưu sẽ

làm méo mó nền kinh tế. Để ngăn

chặn, đẩy lùi tình trạng đặc quyền

đặc lợi “sân sau” sẽ trở thành “sân

trước” của nhóm lợi ích, đòi hỏi các

cơ quan chức năng cần có những

biện pháp mạnh mẽ hơn. Chính

phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện các quy định của

pháp luật, tạo hành lang pháp lý

hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm

công tác phòng chống tham

nhũng có hiệu lực, hiệu quả.v

8 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Page 11: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

9TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Vì nông dân và nôngdân làm chủ

Thời gian qua, tốc độ tăngtrưởng khu vực nông nghiệp đạtkhá, năng suất, chất lượng và hiệuquả không ngừng được nâng cao.Trong đó, phải kể đến những thànhtựu nổi bật như Việt Nam đã đảmbảo vững chắc an ninh lương thựcquốc gia và trở thành nước xuấtkhẩu nông sản đứng thứ hai ĐôngNam Á, thứ 15 trên thế giới với 10nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sảncó kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đôla Mỹ, trong đó có 6 mặt hàng có kimngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ. Các doanhnghiệp đóng vai trò là “trụ cột”, đầutàu trong việc thúc đẩy phát triểnchuỗi giá trị sản xuất nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa quymô lớn, ứng dụng khoa học côngnghệ, nâng cao hiệu quả, năng lựccạnh tranh và phát triển thương hiệunông sản Việt Nam.

Có được những thành tựu quantrọng như vậy là nhờ Đảng và Nhà

nước đã ban hành các chính sáchđúng đắn, hiệu quả và sự quyếttâm, nỗ lực của Chính phủ, cácthiết chế thuộc khu vực nôngnghiệp, nông dân, nông thôn; việcáp dụng các loại hình tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp như:doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợptác, trang trại, mô hình kinh tế hộ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp,

tập đoàn lớn đã quan tâm và triểnkhai dự án đầu tư vào lĩnh vựcnông nghiệp, trong đó có nhữngdoanh nghiệp hàng đầu thế giớivề tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê…Hệ thống doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệpnông thôn đã hình thành với trên50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vàolĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cảsản xuất, chế biến, tiêu thụ sản

Đưa nông nghiệp Việt Namvươn tầm thế giới

Năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

TRƯỜNG SƠN

Với định hướng giao vai trò “trụ cột” cho doanh nghiệp nông nghiệp trongviệc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của đất nước theo hướng sảnxuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt, Chính phủViệt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệpcó hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực này. Ngành Nôngnghiệp cam kết tiếp tục đồng hành cùng người dân để hoàn thiện thể chế,tập trung cải cách hành chính, cùng các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục tạonên một bức tranh nông nghiệp Việt Nam mới trên thế giới.

Page 12: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

10 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

phẩm, kinh doanh vật tư nôngnghiệp, nông sản, các dịch vụphục vụ phát triển nông nghiệp,trong đó có khoảng 10.200 doanhnghiệp trực tiếp đầu tư phát triểnsản xuất nông, lâm, thủy sản.

Ngày 14/1/2019 vừa qua, Hiệpđịnh Đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đãchính thức có hiệu lực với Việt Nam.Là một hiệp định tự do thương mại(FTA) thế hệ mới, CPTPP được dựbáo sẽ có tác động toàn diện đếncác hoạt động kinh tế, xã hội củaViệt Nam, trong đó nông nghiệpđược dự báo chịu tác động rất lớn.Tại Hội thảo “CPTPP: Cơ hội vàthách thức cho nông sản Việt”, ÔngThào Xuân Sùng, Chủ tịch HộiNông dân Việt Nam cho biết: “Hiệpđịnh CPTPP có tiêu chuẩn cao, toàndiện và cân bằng nên Việt Nam sẽđược nâng cao trình độ canh tácnông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩnquốc tế vì bạn bè và vì chính mình.Vì vậy, chúng ta phải nhận thứcđược thuận lợi, cơ hội, cũng nhưkhó khăn, thách thức, nhất là lĩnhvực thương mại nông sản khi ViệtNam ngày càng đi sâu vào CPTPPvà EVFTA để vượt qua khó khăn,thách thức, giành được nhữngthắng lợi to lớn và có lợi cho ngườinông dân theo quan điểm vì nôngdân và nông dân làm chủ”.

Tuy nhiên, sự phát triển của cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực nôngnghiệp còn rất khiêm tốn so vớitiềm năng, lợi thế phát triển. Sốdoanh nghiệp đầu tư trong lĩnhvực nông nghiệp hiện chỉ chiếm8% tổng số doanh nghiệp trên cảnước, trong đó số doanh nghiệpnông lâm, thủy sản chiếm 1%.

Hình thức tổ chức sản xuất nôngnghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ởdạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệuhộ quy mô rất nhỏ. Năng suất laođộng ngành nông nghiệp còn hạnchế, chỉ bằng khoảng 38% năngsuất lao động bình quân chung cảnước và thấp hơn hầu hết cácnước trong khu vực.

Trình độ khoa học và côngnghệ của các doanh nghiệp cònthấp. Ứng dụng khoa học côngnghệ và các tiêu chuẩn chất lượngquốc gia, quốc tế còn hạn chế, chỉcó gần 5% số doanh nghiệp nônglâm thủy sản được cấp chứng nhậnVietGAP và tương đương. Đó làchưa kể đến các vấn đề như: Thịtrường tiêu thụ không bền vững;kênh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗivới các nhà phân phối bán lẻ lớncòn hạn chế; số doanh nghiệptham gia sản xuất theo chuỗi giá trịcòn ít; rào cản về kỹ thuật, chấtlượng của thị trường quốc tế ngàycàng khắt khe; vi phạm vệ sinh antoàn thực phẩm vẫn diễn ra; truyềnthông chưa hiệu quả…

Năm 2030 có 80.000đến 100.000 doanhnghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực nôngnghiệp hiệu quả

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcvừa ký ban hành Nghị quyết củaChính phủ về giải pháp khuyếnkhích, thúc đẩy doanh nghiệp đầutư vào nông nghiệp hiệu quả, antoàn và bền vững. Nghị quyếtkhẳng định, nông nghiệp ViệtNam còn rất nhiều tiềm năng vàcơ hội cần khai thác, đặc biệt làquỹ đất, nguồn nhân lực và tận

dụng cơ hội trong thời kỳ Cáchmạng công nghiệp 4.0.

Nghị quyết của Chính phủ đặtmục tiêu phấn đấu đến năm 2030,tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtnông, lâm, thủy sản đạt khoảng3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kimngạch xuất khẩu nông, lâm, thủysản đạt khoảng 6% - 8%/năm. Đếnnăm 2030 có 80.000 đến 100.000doanh nghiệp có hoạt động đầutư kinh doanh trong lĩnh vực nôngnghiệp hiệu quả, trong đó khoảng3.000 đến 4.000 doanh nghiệp cóquy mô lớn và 6.000 đến 8.000doanh nghiệp quy mô vừa.

Nghị quyết đã đưa ra nhiềunhóm giải pháp, nhiệm vụ cụ thể,mà tinh thần bao trùm là tiếp tụchoàn thiện thể chế, cải cách thủtục hành chính, cắt giảm mạnhcác rào cản về điều kiện kinhdoanh trong nông nghiệp, tiếp tụcnâng cao hiệu quả quản lý Nhànước theo tinh thần Chính phủkiến tạo, trao quyền cho thị trườngquyết định...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chínhphủ và Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã dành sự quan tâm đặcbiệt cho nông nghiệp, với trọngtâm là phát triển nông nghiệpcông nghệ cao, nông nghiệp sạch,nông nghiệp hữu cơ. Theo Thủtướng, nông nghiệp là một trongba lợi thế cạnh tranh, ba mũi nhọnđột phá mà Việt Nam cần tậptrung phát triển, cùng với ngànhcông nghệ thông tin và du lịch.

Thủ tướng đã tới dự nhiều sựkiện về phát triển nền nông nghiệpcông nghệ cao, nhiều lần tới thămcác mô hình nông nghiệp công

Page 13: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

11TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nghệ cao ở Bình Phước, Hải Phòng,Hà Nam… Năm 2017, Thủ tướngđã dành ngày làm việc đầu tiên saukỳ nghỉ Tết Nguyên đán để về HàNam nhấn nút khởi động sản xuấtnông nghiệp công nghệ cao, nhưmột “lễ tịch điền” trong thời kỳ 4.0.

Tháng 7 năm 2018, Thủ tướngchủ trì Hội nghị toàn quốc về cácgiải pháp thúc đẩy doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị,Chính phủ và cộng đồng doanhnghiệp cần chung sức để đưa ViệtNam vươn lên vị trí hàng đầu thếgiới về nông sản.“Tôi đặt hàng chongành nông nghiệp trong 10 nămtới phải đứng vào tốp 15 các nướcphát triển nhất thế giới, trong đólĩnh vực chế biến nông sản đứngvào tốp 10 thế giới. Nông nghiệpViệt Nam là một trung tâm chếbiến sâu của nông nghiệp thế giới,là một trung tâm logistics củathương mại nông sản toàn cầu”.

Ngành nông nghiệpcần có khát vọng phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thônNguyễn Xuân Cường, mặc dùngành nông nghiệp đã đạt đượcnhững thành tựu lớn trong thờigian qua, nhưng không thể bằnglòng với những gì đã đạt được.Năng suất của nền kinh tế ViệtNam vẫn kém vì chủ yếu là nôngnghiệp nhỏ lẻ manh mún; ViệtNam chịu tổn thất rất lớn từ biếnđổi khí hậu; Ngành nông nghiệpViệt Nam sẽ đối mặt với sự cạnhtranh vô cùng khốc liệt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

cũng khẳng định, Bộ sẽ tiếp tụcđồng hành cùng bà con để hoànthiện thể chế, tập trung cải cáchhành chính, cùng các doanhnghiệp tư nhân tiếp tục tạo nênmột bức tranh nông nghiệp ViệtNam mới trên thế giới. Ngành sẽtiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ cấulại ngành nông nghiệp; phát triểncơ cấu sản xuất theo 3 trục sảnphẩm chủ lực: nhóm sản phẩmchủ lực quốc gia, nhóm sản phẩmchủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩmđặc sản địa phương theo mô hình“mỗi xã phường một sản phẩm”.Các sản phẩm chủ lực cần xâydựng các chuỗi giá trị để mở cửavà phát triển thị trường cho phùhợp, ưu tiên sản xuất tốt các mặthàng có tiềm năng xuất khẩu nhưlâm sản, thủy sản, gạo và trái cây."Chúng ta phải chuyển từ sản xuấtđể ăn thành sản xuất để bán.Nhưng để bán cho thế giới vớilượng dân số càng ngày càng tăngvà thu nhập càng cao là khó. Khónhưng chúng ta vẫn làm được. Dođó, cần có sự vào cuộc đồng bộ,cùng đồng hành quyết liệt ở cả 3trục: Chính phủ, doanh nghiệp vàngười dân", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chính phủ hoàn thiện thể chế,cải cách thủ tục hành chính, tháogỡ kịp thời khó khăn cho doanhnghiệp, nông dân. Hàng triệu hộnông dân liên kết được với hàngnghìn hợp tác xã, doanh nghiệp.Như vậy mới hình thành được sựliên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chếbiến với thị trường, Bộ trưởngNguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụtrưởng Vụ Chính sách thương mạiđa biên, Bộ Công thương cho biết,

trước những khó khăn của ngànhnông nghiệp trong các vấn đề liênquan đến thị trường, chất lượngsản phẩm, tính kết nối giữa cácdoanh nghiệp, Hiệp định CPTPP sẽgiúp doanh nghiệp khắc phụcmột cách hiệu quả các vấn đề như:Mở rộng thị trường tiêu dùng sảnphẩm nông nghiệp; Tăng tính kếtnối giữa các doanh nghiệp thôngqua việc tham gia chuỗi cung ứngkhu vực và toàn cầu; Nâng caochất lượng sản phẩm…

Nền nông nghiệp Việt Namcũng sẽ hấp thụ được khoa học kỹthuật mới thông qua hoạt độngđầu tư xuyên quốc gia đi kèm vớikhoa học công nghệ và nâng caotrình độ kỹ năng lao động, từ đóthay đổi được cách làm truyềnthống, nâng cao hiệu quả sản xuấtvà chất lượng của sản phẩm.

Trong thời qua, Chính phủ đãban hành các Nghị định theohướng cơ cấu lại ngành nôngnghiệp, tổ chức lại sản xuất, thíđiểm một số mô hình sản xuất tiêntiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệpvà nông dân trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh nông nghiệp...để nâng cao năng suất và chấtlượng sản phẩm nông nghiệp, từđó đủ sức cạnh tranh trên sân nhàvà vươn ra thị trường thế giới.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trên,Thủ tướng cho rằng ngành nôngnghiệp cần có khát vọng pháttriển, cốt lõi là sự phát triển của cácdoanh nghiệp đầu tư trong ngànhnông nghiệp và việc đầu tiên làphải có thể chế pháp luật tốt, xóabỏ những quy định lạc hậu.v

Page 14: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

12 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Tuy nhiên nền kinh tế nướcta vẫn đối mặt với không ítkhó khăn, thách thức như:Thời tiết diễn biến phức

tạp; nắng nóng kéo dài gây hạnhán ở một số địa phương, mưabão bất thường gây thiệt hại lớn,ngành chăn nuôi gặp khó khănvới dịch tả lợn châu Phi; xuất khẩunông sản sụt giảm...

Trước tình hình đó, các bộ,ngành và địa phương đã theo dõisát diễn biến tình hình quốc tế,trong nước, ban hành và tập trungtổ chức triển khai quyết liệt, cụ thểngay từ những ngày đầu năm2019 các Chương trình hành độngthực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP; Nghị quyết số 02/NQ-CP củaChính phủ về tiếp tục thực hiệnnhững nhiệm vụ, giải pháp chủyếu cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia năm 2019 và địnhhướng đến năm 2021 để xây dựng

các nhiệm vụ cụ thể trong từngngành, lĩnh vực, địa phương nhằmthúc đẩy, giải quyết, tháo gỡ cácvướng mắc, khó khăn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh mộtcách quyết liệt, hiệu quả hơn,củng cố niềm tin cho người dân vàcộng đồng doanh nghiệp, nỗ lực

phấn đấu đạt và vượt các mục

tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội năm 2019. Nhờ vậy, 7 tháng

đầu năm 2019, kinh tế - xã hội nói

chung, ngành Công nghiệp và

Thương mại nói riêng đã đạt được

kết quả tích cực.

BứC TRANH SÁNGcủa ngành Công nghiệp và Thương mại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2019 đạttốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,6%).

HÀ ANH

Tình hình kinh tế thế giới 7 tháng đầu năm có nhiều biến động khităng trưởng chậm lại so với dự kiến, rủi ro và bất ổn gia tăng, nhất làxung đột thương mại, điều chỉnh chính sách giữa các nước lớn vànhững biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Mặc dùvậy, tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm của Việt Nam tiếp tụcchuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát,các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Trong đó, ngành Côngnghiệp và Thương mại gặt hái được kết quả quan trọng.

Page 15: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

13TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Về hoạt động sản xuấtcông nghiệp

Sản xuất công nghiệp tiếp tụcxu hướng tăng trưởng khá. Chỉ sốsản xuất toàn ngành công nghiệp(IIP) tháng 7 ước tăng 5,9% so vớitháng trước và tăng 9,7% so vớicùng kỳ năm trước. Tính chung 7tháng năm 2019, chỉ số sản xuấttoàn ngành công nghiệp tăng9,4%, thấp hơn mức tăng 10,7%của cùng kỳ năm 2018 nhưng caohơn mức tăng 7,2% của cùng kỳnăm 2017 và năm 2016.

Trong đó, sản xuất ngành dệtmay tháng 7/2019 tiếp tục tăngtrưởng tốt chủ yếu nhờ cơ hội vàtriển vọng phát triển, mở rộng thịtrường từ hiệu ứng của các Hiệpđịnh thương mại tự do mang lạinhư Hiệp định CPTPP (thông quatháng 3 năm 2018) với lộ trìnhmiễn thuế xuống 0% và nhiều điềukhoản ưu đãi khác; cùng với đó làtriển vọng về việc ký kết Hiệp địnhthương mại tự do Việt Nam -EU(EVFTA) vào ngày 30/6/2019 giúpngành dệt may Việt Nam tiếp cậnsâu rộng hơn với thị trường này.

Ngành da - giày cũng bắt đầuvào chu kỳ tăng trưởng theothông lệ hàng năm, cùng với cơhội được hưởng lợi từ sự dịchchuyển đơn hàng từ thị trườngTrung Quốc nhưng cũng phải đốimặt với một số khó khăn như: Chiphí nhân công ngày càng tăng;năng suất lao động theo giờ củaViệt Nam vẫn ở mức thấp so vớicác nước trong khu vực…

Về hoạt động thươngmại

Hoạt động xuất nhập khẩu củaViệt Nam trong tháng 7/2019 tăngnhẹ so với tháng trước, tổng kimngạch xuất nhập khẩu ước đạt 45tỷ USD, tăng 9,9% so với tháng6/2019 và tăng 7,1% so với cùng kỳnăm 2018. Trong đó, kim ngạchxuất khẩu ước đạt 22,6 tỷ USD, tăng5,5% so với tháng trước; Kim ngạchnhập khẩu tăng mạnh hơn khi tăng14,9%, ước đạt 22,4 tỷ USD.

Tính chung 7 tháng đầu năm2019, kim ngạch xuất khẩu hànghóa của nước ta đã tăng 7,5% sovới cùng kỳ năm 2018, ước đạt145,13 tỷ USD. Trong khi đó, kimngạch nhập khẩu tăng 8,3%, đạt143,34 tỷ USD. Như vậy, tổngkim ngạch xuất nhập khẩu hànghóa của Việt Nam từ đầu năm2019 đến hết tháng 7/2019 đạt288,48 tỷ USD, tăng 7,9% (tươngứng với 21,08 tỷ USD) so vớicùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩutháng 7/2019 ước tính đạt 22,60 tỷUSD, tăng 5,5% so với tháng trước,trong đó khu vực kinh tế trongnước đạt 6,99 tỷ USD, tăng 2,4%;khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(kể cả dầu thô) đạt 15,61 tỷ USD,tăng 6,9%. Một số mặt hàng xuấtkhẩu trong tháng 7 có kim ngạchtăng so với tháng trước: Hàng dệtmay tăng 12,8%; Máy móc thiết bị,dụng cụ phụ tùng tăng 6,4%; Điệntử, máy tính và linh kiện tăng 4,3%;Giày dép tăng 3,9%.

So với cùng kỳ năm trước, kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng7 tăng 9,3%, trong đó khu vực kinhtế trong nước tăng 16,4%, khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài (kể cảdầu thô) tăng 6,4%. Một số mặthàng xuất khẩu có giá trị tăng khá:Điện tử, máy tính và linh kiện tăng19%; Giày dép tăng 15,9%; Gỗ vàsản phẩm gỗ tăng 15,4%; Hàngdệt may và máy móc thiết bị, dụngcụ phụ tùng cùng tăng 11,2%.

Tính chung 7 tháng năm 2019,kim ngạch hàng hóa xuất khẩuước tính đạt 145,13 tỷ USD, tăng7,5% so với cùng kỳ năm 2018 vàthấp hơn so với mức tăng trưởngcủa các năm (7 tháng/2018 tăng16,5%, 7 tháng/2017 tăng 19,4%).

Đáng chú ý, khu vực kinh tếtrong nước đạt 44 tỷ USD, tăng12,2%, cao hơn tốc độ tăng củakhu vực có vốn đầu tư nước ngoài(5,6%) và tỷ trọng của khu vựckinh tế trong nước có xu hướngtăng lên, chiếm 30,3% tổng kimngạch xuất khẩu (cùng kỳ nămtrước là 29%). Như vậy, xuất khẩucủa khối doanh nghiệp trongnước tiếp tục là điểm sáng tronghoạt động thương mại của ViệtNam trong 7 tháng đầu năm 2019.

Trong 7 tháng đầu năm 2019,Nhóm hàng công nghiệp chế biếntiếp tục có vai trò đóng góp chínhvào tăng trưởng xuất khẩu chung.Theo đó, kim ngạch xuất khẩunhóm hàng công nghiệp chế biếnchiếm 83,6% tổng kim ngạch xuấtkhẩu, tăng 9,5% so với cùng kỳnăm trước.

Page 16: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

14 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

7 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thịtrường xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam với kim ngạch đạt 32,5 tỷUSD, tăng 25,4% so với cùng kỳnăm trước. Tất cả các nhóm thịtrường mà Việt Nam có ký kết FTAvà đang thực thi đều ghi nhậntăng trưởng tốt, cho thấy các ưuđãi từ các FTA cơ bản đã được tatận dụng có hiệu quả. Ví dụ như:Xuất khẩu sang Nhật Bản 7 thángđầu năm đạt 11,4 tỷ USD, tăng9,3%; xuất khẩu sang Hàn Quốcđạt 10,7 tỷ USD, tăng 4,4%; xuấtkhẩu sang ASEAN đạt 15,17 tỷUSD, tăng 5,4%; xuất khẩu sangNga đạt 1,67 tỷ USD tăng 14,1%;xuất khẩu sang Newzealand đạt315,8 triệu USD tăng 15% so vớicùng kỳ...

Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩusang các thị trường là thành viênCPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiệnbước đầu tận dụng hiệu quả cáccam kết từ Hiệp định này để thúcđẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thịtrường xuất khẩu (xuất khẩu sangCanada 7 tháng đầu năm đạt 2,18tỷ USD, tăng 31%; xuất khẩu sangMexico đạt 1,6 tỷ USD, tăng 24,2%).

Kim ngạch nhập khẩu hànghóa của Việt Nam trong tháng7/2019 đạt 22,4 tỷ USD, tăng14,9% so với tháng 6/2019 và tăng5% so với tháng 7/2018. Lũy kế 7tháng năm 2019, kim ngạch nhậpkhẩu của Việt Nam tăng 8,3% sovới cùng kỳ năm 2018, ước đạt143,3 tỷ USD. Kim ngạch nhậpkhẩu của khối doanh nghiệptrong nước đạt 60,83 tỷ USD, tăng12,6%; Nhập khẩu của khối FDI đạt82,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùngkỳ năm 2018.

Tháng 7/2019 ước tính xuấtsiêu 200 triệu USD. Tính chung 7tháng năm 2019 Việt Nam ướctính xuất siêu 1,8 tỷ USD (cùng kỳnăm trước xuất siêu 2,6 tỷ USD),trong đó khu vực kinh tế trongnước nhập siêu 16,8 tỷ USD; khuvực có vốn đầu tư nước ngoài (kểcả dầu thô) xuất siêu 18,6 tỷ USD.

Tình hình thị trườngtrong nước

Tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng 7tháng năm 2019 đạt tốc độ tăngcao so với cùng kỳ năm trước(11,6%), sức mua tiêu dùng tăngcao, lượng cung hàng hóa trên thịtrường dồi dào, đáp ứng nhu cầu,thị hiếu của người dân. Công táckiểm tra, kiểm soát thị trườngđược đẩy mạnh nhằm ngăn chặncác hành vi tăng giá bất hợp lý,buôn bán, vận chuyển hàng cấm,hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh antoàn thực phẩm.

Tính chung 7 tháng năm 2019,tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt2.804,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%so với cùng kỳ năm trước, thấp hơnmức tăng của 7 tháng năm 2018nhưng cao hơn mức tăng 7 thángcủa các năm giai đoạn 2015 - 2017.(Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng7 tháng các năm 2015-2019 so vớicùng kỳ năm trước lần lượt là:10,8%; 10%; 10,4%; 12%; 11,6%).Xét theo ngành hoạt động, doanhthu bán lẻ hàng hóa 7 tháng đạt2.134,2 nghìn tỷ đồng, chiếm76,09% tổng mức và tăng 12,5% sovới cùng kỳ năm trước.

Có thể nói, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng xã hội tiếp tục duy trì mứctăng trưởng tốt, tạo tiền đề cho việcthực hiện mục tiêu tăng trưởng cảnăm 2019 ở mức 11,5 - 12%. v

Ngành dệt may tháng 7/2019 tiếp tục tăng trưởng tốt.

Page 17: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

15TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Ưu tiên dùng hàng Việt để thúc đẩysản xuất, phát triển thị trường

Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàngViệt Nam” được triển khaitheo chủ trương của Bộ

Chính trị, là một trong những giảipháp quan trọng góp phần thúcđẩy phát triển bền vững thị trườngtrong nước qua việc phát huymạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tựlực, tự cường, tự tôn dân tộc, xâydựng văn hóa tiêu dùng của ngườiViệt Nam. Mặt khác, cuộc vậnđộng còn nhằm động viên cácdoanh nghiệp sản xuất ra hànghóa, sản phẩm Việt Nam có chấtlượng, sức cạnh tranh cao, đápứng nhu cầu tiêu dùng trong nướcvà xuất khẩu; huy động cả hệthống chính trị và các tầng lớpnhân dân cùng chung tay, góp sứcgiải quyết những khó khăn, bảođảm sự phát triển bền vững củanền kinh tế đất nước.

Cuộc vận động đã kích thích và tạo độnglực mới cho tiêu dùngnội địa

Sau 10 năm triển khai, Cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam” đã đạt đượccác kết quả quan trọng, góp phầnvào phát triển thị trường trongnước, từ đó đưa ra các giải pháp tổchức hiệu quả hệ thống phânphối, thiết lập các chuỗi giá trị,chuỗi cung ứng hàng hóa thôngsuốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữacác chủ thể trong thị trường vớinhau, từ người sản xuất đến ngườitiêu dùng, từ Trung ương đến địaphương, từ doanh nghiệp đến cơ

quan quản lý Nhà nước, nhằm đưahàng hóa có chất lượng từ nhiềukhu vực, vùng miền khác nhauđến tận tay người tiêu dùng tại địaphương và thu hút hàng hóa nôngsản, đặc sản tại địa phương đếncác tỉnh, thành phố khác.

Trước hết là công tác tuyêntruyền liên tục, đạt hiệu quả caovà có điểm nhấn tạo dấu ấn trongcộng đồng người tiêu dùng vàdoanh nghiệp. Với cách làm sáng

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Sau 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam” đã đạt được các kết quả quan trọng.

QUANG THANH

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt chính là giải pháp tốt nhất để thúc đẩysản xuất, phát triển thị trường, bảo vệ các quyền của người tiêu dùng.Qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng củatoàn dân, nâng cao mức sống và góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Page 18: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

16 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

tạo, nhiều hoạt động truyền thôngsinh động, hấp dẫn đã thu hútđông đảo các tầng lớp nhân dân,tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng. Từđó, đã làm thay đổi một cách cơbản nhận thức của người tiêudùng đối với hàng Việt và thay đổitư duy sản xuất của các doanhnghiệp trong nước.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thươngmại và mạng lưới bán lẻ hàng ViệtNam ngày càng phát triển theohướng văn minh, hiện đại. Hệthống hạ tầng thương mại có sựbiến chuyển phù hợp với pháttriển kinh tế xã hội và quá trình hộinhập, mở cửa, từng bước tạo kênhphân phối thông suốt theo hướngvăn minh hiện đại, bắt đầu ápdụng các tiêu chuẩn về an toàn vệsinh thực phẩm, truy xuất nguồngốc, phòng cháy chữa cháy, vệsinh môi trường... phục vụ tốt chonhu cầu sản xuất và đời sống củangười dân. Nhờ đó, hàng hóađược lưu thông thuận lợi, thúc đẩysản xuất phát triển; người tiêudùng được sử dụng hàng có chấtlượng; các doanh nghiệp phânphối có nguồn hàng ổn định vớiđa dạng đặc sản vùng miền thuhút khách hàng, từ đó tăng doanhthu và mở rộng hệ thống phânphối, góp phần tăng trưởngthương mại trong nước, thúc đẩysản xuất hàng hóa trong nước vàthu hút các nguồn vốn đầu tư vàophát triển hạ tầng thương mại.

Bên cạnh đó đã hỗ trợ nângcao năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp Việt Nam và hàngViệt Nam. Hàng triệu doanhnghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất,kinh doanh đã được tiếp cận các

nội dung như kiến thức về quản lý,kỹ năng bán hàng, tham gia cáchoạt động kết nối cung - cầu, xâydựng và phát triển thương hiệuhàng Việt Nam. Từ đó, nâng caonăng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp và hàng hóa Việt Nam.

Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thốngsiêu thị trong nước duy trì ở mứccao, hầu hết trên 80%: cụ thể nhưSaigon Co.opmart (90 - 93%), Satra(90 - 95%), Vissan (95%), Lotte(82%), AEON (80%)... Điều này làminh chứng rõ nét cho việc hànghóa Việt Nam đang dần chiếm lĩnhđược thị trường nội địa trong bốicảnh cạnh tranh ngày càng gaygắt như hiện nay.

Kết quả trên đã góp phần tíchcực vào sự phát triển của thịtrường trong nước. Từ đó, đónggóp vào sự tăng trưởng bền vữngcủa nền kinh tế khi hoạt độngthương mại tại thị trường trongnước hàng năm tạo ra giá trịkhoảng 14 - 15% GDP, doanh thubán lẻ và dịch vụ không ngừngtăng và cao hơn rất nhiều so vớimức tăng trưởng chung của cảnền kinh tế. Đồng thời, thị trườngtrong nước cũng hỗ trợ tích cựccho công tác giải quyết việc làmkhi thu hút khoảng 6 - 7 triệu laođộng (chiếm hơn 12% tổng laođộng toàn xã hội), góp phần xóađói giảm nghèo và bảo đảm ansinh xã hội.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết10 năm thực hiện cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam”, Bộ trưởng BộCông thương Trần Tuấn Anh chobiết: Cuộc vận động luôn bám sát

chủ trương của Đảng trong pháttriển thị trường trong nước nhằmkích thích và tạo động lực mới chotiêu dùng nội địa, qua đó thúc đẩysản xuất kinh doanh, đáp ứng nhucầu tiêu dùng của toàn dân, nângcao mức sống và góp phần bảođảm an sinh xã hội. Thực tế 10năm qua cho thấy, phát triển thịtrường nội địa cũng là giải phápgiúp nhiều doanh nghiệp vượtqua khó khăn và góp phần đưanền kinh tế Việt Nam vượt qua suythoái và tăng trưởng bền vững.

Đánh giá về những kết quả đạtđược trong cuộc vận động “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam” Phó Thủ tướng Trịnh ĐìnhDũng khẳng định, cuộc vận độngđã tạo được niềm tin, thu hút sựquan tâm mua sắm, tiêu dùnghàng hóa Việt Nam của người Việt(ở trong nước và cả ở nước ngoài),người nước ngoài; đồng thời đềcao quyền và trách nhiệm củangười tiêu dùng trong giám sát,chống hàng giả hàng nhái, giúp cơquan chức năng xử lý. Cuộc vậnđộng cũng giúp các doanh nghiệpViệt Nam nhận thức được tầmquan trọng sống còn về nâng caochất lượng, cải tiến công nghệ vàdây chuyền sản xuất, kinh doanh,bảo vệ thương hiệu và cách tiếpcận thị trường bài bản hơn. Quacuộc vận động đã khơi dậy tiềmnăng lớn về nguồn lực và năng lựckinh doanh, phân phối của mọithành phần kinh tế.

Nhiệm vụ trước mắt vàlâu dài

Theo Phó Thủ tướng Trịnh ĐìnhDũng, xuất khẩu, tiêu dùng trong

Page 19: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

17TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nước và đầu tư là 3 nhân tố chínhđể tạo ra tăng trưởng. Trong đótiêu dùng trong nước là nhân tốđặc biệt quan trọng để thúc đẩysản xuất, tạo việc làm, phục vụtrực tiếp cho cuộc sống người dân.Đây cũng là nhân tố quyết địnhcho phát triển bền vững của đấtnước. Do đó, cuộc vận độngkhông chỉ thúc đẩy sản xuất màđiều quan trọng là phải bảo vệ lợiích người tiêu dùng.

"Trước hết là người tiêu dùngcó sản phẩm chất lượng, được tiếpcận sản phẩm với giá cả cạnhtranh, phù hợp với khả năng chitrả. Và điều quan trọng hơn ngườitiêu dùng phải có tiền, do đó phảicó việc làm, phải có sản xuất. Vìvậy, đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùngtrong nước cũng là để nâng caothu nhập của người dân. Do đó,cuộc vận động không chỉ là nhiệmvụ trước mắt mà là nhiệm vụ lâudài, cần phải thực hiện quyết liệthơn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Quyết định thành công củacuộc vận động đòi hỏi tráchnhiệm từ cả 3 phía. Nhà nước tạomôi trường pháp lý, hạ tầng, nhânlực để đảm bảo doanh nghiệp,người dân có nhiều điều kiệnthuận lợi. Trách nhiệm của doanhnghiệp là phải tạo ra sản phẩm cóchất lượng, giá cả hợp lý, có hệthống phân phối phù hợp với nềnkinh tế, thuận lợi cho người tiêudùng. Trách nhiệm của người tiêudùng là tham gia sản xuất cũngnhư tiêu dùng chính những sảnphẩm trong nước sản xuất.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụtrọng tâm trong thời gian tới, Phó

Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chorằng, trước hết phải hoàn thiệnthể chế, tạo môi trường thuận lợicho doanh nghiệp và người dânphát huy được tiềm lực, nội lực.Cùng với đó là tập trung tái cấutrúc nền kinh tế, các ngành; tái cấutrúc doanh nghiệp không chỉ Nhànước mà của các thành phần kinhtế; tái cấu trúc sản phẩm để tạo rasản phẩm có chất lượng, năngsuất, giá cả, chi phí giảm, đồngthời phù hợp với thị trường, phảilấy thị trường thế giới và khu vựclà mục tiêu sản xuất. Vì trong bốicảnh phải hội nhập sâu rộng vớithế giới, hàng hóa của chúng tangay trong nước cũng phải cạnhtranh với hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần có chính sáchưu tiên cho quỹ hỗ trợ người tiêu

dùng, doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh; xây dựng thương hiệuquốc gia, thương hiệu sản phẩmViệt Nam.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh côngtác tuyên truyền về cuộc vậnđộng, vận động cán bộ, đoàn viên,hội viên, người tiêu dùng ưu tiênmua sắm, sử dụng hàng Việt Nam,xây dựng văn hóa tiêu dùng củangười Việt Nam trong giai đoạnmới; rà soát, bổ sung chương trìnhhành động tổ chức thực hiện cuộcvận động, phát huy hơn nữa vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấpủy Đảng trong việc hưởng ứngthực hiện cuộc vận động, xác địnhđây là nhiệm vụ thường xuyêntrong chương trình công tác.

Sớm hoàn thiện và tổ chứcthực hiện hiệu quả “Chiến lượcphát triển thị trường trong nước”gắn với cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,trong đó tập trung vào các giảipháp: Xúc tiến thương mại trongnước, lành mạnh hóa mạng lướiphân phối, ban hành các quychuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa phùhợp với cam kết quốc tế nhằmtừng bước kiểm soát nhập khẩu vàtrật tự thị trường.

Các bộ, ngành cũng cần sớmnghiên cứu để hoàn thiện các quyđịnh pháp luật liên quan đến quảnlý nguồn gốc, chất lượng, xuất xứhàng hóa; đồng thời tăng cườngcông tác quản lý thị trường, xử lýnghiêm các hành vi mua bán hànggiả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,hàng kém chất lượng, hàng nhậpkhẩu trái phép, gian lận về xuất xứhàng hóa...v

- Theo thống kê của Bộ Côngthương, hàng Việt tại các hệthống siêu thị trong nước luônđạt tỷ lệ từ 90% trở lên.- Với kênh bán lẻ truyền thống,hàng Việt tại các chợ, cửa hàngtiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.Nền kinh tế chuyển từ nhập siêusang xuất siêu (năm 2010 nhậpsiêu 12,5 tỷ USD; năm 2018 xuấtsiêu gần 7,2 tỷ USD).- Một số ngành hàng có thếmạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóavà hàm lượng khoa học - côngnghệ trong sản phẩm, như tỷ lệnguyên phụ liệu nội địa củangành dệt may chiếm khoảng50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành dagiày chiếm khoảng 40 - 50%.

Page 20: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Những chỉ đạo, mong muốn

Chúng ta đã xử lý nghiêmminh những tiêu cực trong kỳ thitrung học phổ thông (THPT) quốcgia 2018 ở các tỉnh Sơn La, HòaBình… Những cá nhân, tập thểlàm sai đều không thể thoát tội,các thí sinh nhận ân huệ “nângđiểm” cũng đã được các trườngtrả về địa phương. Điều này đãcho thấy sự nghiêm minh, côngbằng hướng tới một nền giáo dụcphát triển. Chung với mong muốnkhông để những tiêu cực còn tồntại trong giáo dục, tại Hội nghịtổng kết năm học 2018 - 2019,triển khai nhiệm vụ năm học 2019- 2020 trực tuyến tại 63 điểm cầutrên cả nước diễn ra vừa qua, ThủTướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉra những hạn chế cần khắc phụccủa ngành Giáo dục thời gian qua,đồng thời chỉ đạo, đề ra nhữnggiải pháp cụ thể trong việc đổimới. Thủ tướng Nguyễn Xuân

Phúc yêu cầu ngành Giáo dục vàĐào tạo (GD&ĐT) và các địaphương rà soát lại quy hoạchmạng lưới trường, lớp, nhất là hệthống trường mầm non, phổthông, tạo điều kiện tốt nhất chomọi người dân học tập; bố trí đủquỹ đất để xây dựng trường học,nhất là các trường mầm non cònthiếu hụt; giải quyết dứt điểm việc

thiếu trường, lớp ở các khu côngnghiệp, chế xuất; xây dựng thiếtchế văn hóa cho học sinh, sinhviên và giáo viên... Các địaphương cần rà soát, sắp xếp lạiđội ngũ giáo viên theo hướngkhắc phục tình trạng thừa - thiếucục bộ hiện nay; có kế hoạch bồidưỡng giáo viên bảo đảm thựchiện tốt chương trình giáo dục

NăM HỌC MớI 2019 - 2020:

Phải tạo ra sự chuyển biến căn bản vềđạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viênMINH CƯỜNG

Một quốc gia phát triển luôn có một nền giáo dục phát triển, hoàn thiện. Nền giáodục, đào tạo tốt sẽ tạo ra những công dân tốt, sản phẩm tri thức cao. Ở các nướcnhư Mỹ, Anh, Pháp… giáo dục như một điển hình cho sự phát triển toàn diện. Ở ViệtNam nền giáo dục cũng đã được quan tâm, chú trọng phát triển. Đã có nhiều giaiđoạn cải cách, đổi mới, tuy nhiên những kết quả thu được vẫn chưa được như mongđợi. Vẫn còn những tiêu cực, “hạt sạn”, đã đến lúc phải làm tốt hơn nữa, tiến tớimục tiêu lấy “chất” thay “lượng”, lấy “thực chất” thay “thành tích”, có như vậy giáodục mới phát triển góp phần đưa dân tộc Việt Nam ngày một hùng cường.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của ngànhGiáo dục thời gian qua, đồng thời chỉ đạo, đề ra những giải pháp cụ thể trong việcđổi mới.

18 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 21: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

phổ thông mới. Trong công tácđào tạo, Thủ tướng yêu cầu BộGD&ĐT thanh tra, kiểm tra, xử lýnghiêm các trường đại học “hữudanh vô thực” hoặc “hữu thực vôdanh” để củng cố một bước, có lộtrình, bước đi trong quy hoạch,sắp xếp mạng lưới các trường đạihọc; trình Thủ tướng Chính phủđóng cửa một số cơ sở đào tạokém chất lượng kéo dài hoặcdừng các ngành đào tạo kém chấtlượng. Ngành GD&ĐT cần nângcao hơn chất lượng nguồn nhânlực; tiếp tục đổi mới cơ chế quảnlý giáo dục, đào tạo theo các nghịquyết của Trung ương; ban hànhcơ chế, chính sách tạo điều kiệncho các trường đại học thực hiệncơ chế tự chủ, bảo đảm vai trò củahội đồng nhà trường đúng thẩmquyền, đúng quy định; quan tâmđến giáo dục ở khu vực miền núibởi hiện nay, có tới 21% ngườidân tại khu vực này mù chữ và táimù chữ, 32% trẻ em thiếu chấtdinh dưỡng…

Người đứng đầu Chính phủthẳng thắn chỉ ra những hạn chếcủa ngành giáo dục cần phải sớmkhắc phục, không để tồn tại tìnhtrạng thừa, thiếu trường, lớp, giáoviên. Nhiều địa phương chưa quantâm đến quỹ đất để xây trường,nhất là hệ mầm non trong các khukinh tế, khu công nghiệp, chế xuấtchưa được quan tâm, chú trọng.Nhiều địa phương chỉ bố trí giáoviên bảo đảm định mức theo quyđịnh, trong khi số lượng học sinhlớn, dẫn đến quá tải trong dạy vàhọc… Với tất cả những hạn chếtrên, Thủ tướng yêu cầu ngànhgiáo dục phải khắc phục trong

năm học mới, đảm bảo vì sự pháttriển bền vững của giáo dục.

Thầy cô phải gươngmẫu, là tấm gương đạođức quý báu

Trong nhiều vấn đề chỉ đạo, Thủtướng nhấn mạnh vấn đề giáo dụcđạo đức, lối sống cho học sinh,sinh viên. “Năm học này, phải tạora sự chuyển biến căn bản về đạođức, lối sống, kể cả kỹ năng sốngcủa học sinh, sinh viên. Việc giáodục đạo đức, lối sống cho học sinh,sinh viên là trách nhiệm của toànxã hội, trong đó nhà trường đóngvai trò trung tâm”, Thủ tướng yêucầu. Với tinh thần đó, Thủ tướngyêu cầu các thầy cô phải gươngmẫu, là tấm gương đạo đức quýbáu nhất để học sinh noi theo. BộGD&ĐT cần rà soát lại các chươngtrình giáo dục đạo đức, lối sống,bảo đảm thiết thực, khả thi, hiệuquả. Việc giáo dục đạo đức, lốisống không chỉ được thực hiệntrong trường học, mà đặc biệtthông qua các hoạt động trảinghiệm, sáng tạo như tổ chứcviếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm các

gia đình chính sách, thăm nơiđồng bào còn có cuộc sống khókhăn... để học sinh, sinh viên thấuhiểu hơn cuộc sống. Sau hội nghịnày, Bộ GD&ĐT chủ trì, trình Thủtướng ban hành chỉ thị về giáo dụcđạo đức, lối sống cho học sinh,sinh viên trước thềm khai giảngnăm học mới. Đồng thời, cấp ủy,chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội có trách nhiệm cùng nhàtrường giải quyết các vấn đề đạođức trong và ngoài trường học trênđịa bàn như bạo lực học đường,tình trạng mất an toàn giao thông,bán hàng quán trước cổng trường,tệ nạn xã hội… Nói về vấn đề đạođức trong giáo dục, chúng ta vẫnghi nhớ lúc sinh thời Bác Hồ đãluôn quan tâm đến công tác giáodục thế hệ trẻ, công tác dạy học.Theo Bác một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu, muốn xây dựng chủnghĩa xã hội trước hết cần có conngười xã hội chủ nghĩa. Do vậy,nền giáo dục mới và nhà trườngmới phải thực hiện hoạt động dạyvà học theo mục tiêu: Học để làmviệc, làm người, làm cán bộ; học đểphụng sự đoàn thể, giai cấp vànhân dân, Tổ quốc và nhân loại;học để sửa chữa tư tưởng; học đểtu dưỡng đạo đức cách mạng; họcđể tin tưởng và học để hành. BácHồ cũng đã chỉ rõ sứ mệnh vẻ vangcủa mỗi người thầy, cô giáo chínhlà phải không ngừng rèn luyện đểluôn tiến bộ, phải có kiến thức vàphương pháp giảng dạy tốt, cónhân cách đạo đức và có tìnhthương yêu học sinh, say mê vớinghề nghiệp, “Giáo viên phải chú ýcả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyênmôn, đức là chính trị.v

19TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Năm học mới 2019 - 2020,toàn ngành Giáo dục tiếp tụctập trung hoàn thiện cơ chế,

chính sách nhằm giải quyết những"nút thắt" trong đổi mới giáo dục.Thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ trọngtâm: Quy hoạch mạng lưới các cơ sởgiáo dục mầm non, phổ thông; Chuẩnbị đội ngũ giáo viên thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông mới; Đẩymạnh thực hiện tự chủ đại học; Nângcao chất lượng nguồn nhân lực; Đàotạo nguồn nhân lực chất lượng caođáp ứng yêu cầu tăng năng suất laođộng và hội nhập quốc tế…

“S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 22: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

20 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Trên 35 triệu lượt hộnghèo và các đối tượngchính sách được vay vốn

Theo thống kê của Ngân hàngchính sách xã hội Việt Nam(NHCSXH) thực hiện tín dụngchính sách cho hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác theonhiệm vụ Chính phủ giao, trongnhững năm qua, NHCSXH đã đápứng ngày càng tốt hơn nhu cầuvay vốn của hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác để tạo sinhkế, việc làm và đáp ứng nhu cầuthiết yếu trong đời sống, với độphủ rộng, đặc biệt là khu vực nôngthôn, vùng sâu, vùng xa. Trong sốđó, có trên 85% dư nợ cho vay đểphát triển lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, nông dân.

Hơn 16 năm qua, đã có trên 35triệu lượt hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác được vayvốn chính sách với tổng doanh sốcho vay đạt gần 538 nghìn tỷ đồng,góp phần giúp hơn 5 triệu hộ vượtqua ngưỡng nghèo; thu hút, tạoviệc làm cho hơn 3,7 triệu lao động;

hơn 3,6 triệu lượt học sinh sinh viêncó hoàn cảnh khó khăn được vayvốn học tập; xây dựng trên 12 triệucông trình nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn, gần 700nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách…

Thông qua vốn tín dụng chínhsách, người nghèo và các đốitượng chính sách khác có điềukiện để mua sắm tư liệu sản xuất,

tạo sinh kế, việc làm, góp phầnnâng cao thu nhập, cải thiện đờisống; có kinh phí để trang trải cácchi phí đáp ứng nhu cầu thiết yếucủa cuộc sống như chi phí học tậpcho con em, xây nhà ở, công trìnhnước sạch, vệ sinh môi trường. Từđó, góp phần hạn chế tình trạngvay nặng lãi hoặc phải mua chịuvật tư, vật liệu, phân bón với giácao, bán non các sản phẩm cho tưthương với giá thấp.

Dân vận khéo trong giảm nghèoPHONG VÂN

35 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn chính sáchvới tổng doanh số cho vay đạt gần 538 nghìn tỷ đồng, góp phần giúp hơn 5 triệuhộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,7 triệu lao động… lànhững kết quả nổi bật mà Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) thựchiện được trong 16 năm qua. Song, kinh nghiệm quý báu được đúc rút đó là giảmnghèo chỉ có thể đạt được hiệu quả tích cực khi gắn với công tác dân vận khéo.

Trồng cây ăn quả là một giải pháp giúp giảm nghèo ở địa phương.

ẢN

H: P

V

Page 23: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

21TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

“Có thể nói, nguồn vốn tíndụng chính sách đã góp phần tíchcực ổn định trong các cộng đồngdân cư thông qua hoạt động củacác tổ tiết kiệm vay vốn, sự tươngtrợ giúp đỡ lẫn nhau của các tổviên. Với những kết quả trên, tíndụng chính sách xã hội đã gópphần tích cực và là một trongnhững điểm sáng trong các chínhsách giảm nghèo, thực hiệnchương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững và xâydựng nông thôn mới”, lãnh đạoNHCSXH nhận định.

Dân vận khéo sẽ huyđộng được toàn lực đểgiảm nghèo

Theo bà Lò Thị Luyến, Đạibiểu Quốc hội - Chủ tịch HộiLiên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên,công tác của các hội, đoàn thểchính là công tác tuyên truyềnvà vận động quần chúng nhândân thực hiện các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước. Trongcông tác này có rất nhiều hìnhthức vận động quần chúng,trong đó đối với nguồn vốn củaNHCSXH và các chương trình tíndụng của NHCSXH đóng vai tròrất quan trọng. Thực tế, đối vớivùng đồng bào dân tộc thiểu số,việc chúng ta đi nói để cho dânbiết, dân hiểu, dân nghe là mộtviệc rất là khó. Chỉ có cáchhướng dẫn, cầm tay chỉ việc,hành động bằng hiện thực mớitạo niềm tin cho bà con dân tộcthiểu số với các chủ trương

chính sách của Đảng và Nhànước. Rõ ràng, vai trò của nguồnvốn NHCSXH và các chươngtrình tín dụng cho vay đối vớicác đồng bào dân tộc thiểu sốcó vai trò rất quan trọng. Nguồnvốn này giúp cho đồng bào pháttriển kinh tế cũng như giúp họphát huy nội lực để vươn lênphát triển kinh tế hộ gia đình,thoát nghèo bền vững.

Nhiều ý kiến cho rằng, bêncạnh việc thực hiện tốt chủtrương, quy định trong hoạt độngtín dụng chính sách, một yếu tố“ngoài chuyên môn” mà mỗi cánbộ NHCSXH phải thường xuyênthực hiện là công tác “dân vậnkhéo” đã góp phần quan trọngtrong việc huy động được sứcmạnh của toàn xã hội tham giavào công tác giảm nghèo, bảođảm an sinh xã hội tại địa phương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về cácvấn đề xã hội của Quốc hội Bùi SỹLợi cho rằng, để giúp người nghèogắn bó với các tổ chức chính trị xãhội, với cán bộ tín dụng củaNHCSXH để giải quyết vấn đề cănbản về giảm nghèo, điều quantrọng nhất thông qua việc cho vayvốn, thông qua việc dân vận khéocủa cán bộ tín dụng là tạo ra đượcsự đồng thuận xã hội, tạo ra đượcmối quan hệ khăng khít, chính làtình làng nghĩa xóm, chính là khốiđoàn kết yêu thương lẫn nhau, xâydựng một xã hội văn minh, hay nóicách khác là xây dựng nông thônmới – nếp sống văn minh.

Phó Tổng Giám đốc NHCSXHNguyễn Văn Lý cho rằng, bên cạnhviệc thực hiện chặt chẽ, tuân thủnghiêm ngặt quy trình cho vay,mỗi cán bộ NHCSXH còn phải “dânvận” trực tiếp với khách hàng. Cánbộ NHCSXH phải khéo léo, phốihợp tốt với các tổ chức chính trị xãhội và cấp ủy, chính quyền cơ sở từtổ dân phố đến thôn, buôn, Banquản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn. Bởiđó là “cánh tay nối dài” củaNHCSXH trong việc chuyển tải vàphát huy nguồn vốn đến tay đốitượng thụ hưởng. Nói một cáchvăn hoa, cán bộ NHCSXH đã pháthuy được vai trò “dân vận của dânvận” để đưa chính quyền địaphương, các tổ chức chính trị xãhội, trưởng thôn, Tổ tiết kiệm vàvay vốn vào đồng hành cùng cánbộ NHCSXH trong công tác quảnlý nguồn vốn để tuyên truyền, phổbiến, hướng dẫn về thủ tục, quytrình, kể cả lập dự án giúp cho cáchội viên vay được vốn và vận độngthành viên thực hành tiết kiệm…

Qua thực tế công tác cho thấy,chất lượng tín dụng chính sáchđang tiếp tục ổn định và ngàycàng được nâng lên. Những kếtquả đó đã khẳng định chủ trươngđúng đắn của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước, sự điềuhành của Chính phủ. Mỗi cán bộNHCSXH đều nhận thức đúng đắnvai trò, trách nhiệm của mình đốivới công việc được giao, đối với xãhội và với người nghèo, hộ đồngbào dân tộc thiểu số, các đốitượng chính sách.v

Page 24: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

22 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thực trạng còn nhiềukhó khăn

Với những đặc điểm giới vàđịnh kiến xã hội đã tồn tại quanhiều thế hệ, phụ nữ và trẻ em gáiDTTS luôn ở vị trí yếu thế hơntrong gia đình và ngoài xã hội. Họđang phải đối mặt với nhiều sựphân biệt đối xử, bất bình đẳngkép cả về dân tộc và giới. Điều nàyảnh hưởng tới khả năng tiếp cận,tham gia và thụ hưởng từ cácchính sách của chị em ở hầu hếttất cả các lĩnh vực quan trọng củađời sống xã hội như: kinh tế (việclàm, thu nhập, tham gia thịtrường); xã hội (giáo dục, đào tạo,chăm sóc sức khỏe) và hoạt độngchính trị.

Đây cũng là nguyên nhân dẫnđến việc phụ nữ DTTS thườngxuyên phải lao động cực nhọcnhưng không được trả công xứng

đáng; tỷ lệ tử vong bà mẹ ở một sốnhóm DTTS (H’mong, Thái, Ba Na,Tày, Dao, Nùng) cao gấp 4 lần sovới phụ nữ Kinh - Hoa; chỉ có 70,9%phụ nữ DTTS từ 12 - 29 tuổi mangthai có đến cơ sở y tế khám thai.Đáng lo ngại là bạo lực tinh thầnđối với phụ nữ DTTS do ngườichồng gây ra cũng cao hơn gần 1,7lần so với tỷ lệ chung cả nước.Thậm chí, 58,6% phụ nữ DTTStrong độ tuổi từ 15 - 49 cho rằngchồng đánh đập vợ vì các lý dokhác nhau là chấp nhận được…

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viênTrung ương Đảng, Chủ tịch HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam chobiết, 26,56% phụ nữ DTTS khôngbiết đọc, biết viết; 33% nữ sinhDTTS đi học PTTH đúng độ tuổi;7,2% lao động nữ DTTS được đàotạo chuyên môn kỹ thuật; khoảng26% phụ nữ DTTS đứng tên sởhữu đất đai và tài sản (phụ nữ Kinh

là 56%); có 12 dân tộc tỷ lệ tảo hôntừ 30 đến 40%; 25 dân tộc có phụnữ sinh con tại nhà khoảng 50%,thậm chí có dân tộc đến 90% phụnữ sinh con tại nhà; tỷ lệ DTTStham chính ở 4 cấp trong tổ chứcĐảng, Quốc hội, HĐND, chínhquyền khá thấp. Đây cũng là mộttrong những nguyên nhân chínhgây nên tình trạng bất bình đẳnggiới nói chung và bất bình đẳng ởphụ nữ DTTS nói riêng.

So với dân tộc Kinh, tỷ lệ laođộng DTTS làm công việc chuyênmôn kỹ thuật rất thấp; đa số làmcông việc phổ thông, không yêucầu tay nghề/trình độ chuyênmôn kỹ thuật. Tỷ lệ người DTTS từ15 tuổi trở lên đã qua đào tạochuyên môn kỹ thuật rất thấp,6,11% (nam 6,53%, nữ 5,69%), chỉbằng 1/3 so với tỷ lệ tương ứngcủa dân tộc Kinh.

XUÂN TRƯỜNG

Việt Nam là quốc gia với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 53nhóm dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, Đảng và Nhà nướcta luôn quan tâm phát triển vùng DTTS và miền núi, coi đây là mộtnhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộcvà phát triển bền vững. Tập trung xóa bỏ các rào cản, mạnh dạntrao quyền, tạo cơ hội cho chị em phụ nữ… là những giải pháp cơbản để đảm bảo bình đẳng giới đối với phụ nữ DTTS, giúp chị emvượt qua thách thức, tự tin, mạnh mẽ vươn lên.

Không để phụ nữ dân tộcthiểu số bị bỏ lại phía sau

Page 25: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

23TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tảo hôn ở các DTTS vẫn phứctạp, đặc biệt một số DTTS có tỷ lệtảo hôn trên 50%. Mặc dù tảo hônbị cấm theo quy định của LuậtHôn nhân và Gia đình, nhưng kếtquả của cuộc một cuộc Điều tra 53DTTS cho thấy, trong tổng sốngười DTTS kết hôn năm 2014, tỷlệ tảo hôn lên tới 26,6% (nam26,0% và nữ 27,1%).

Nhiều rào cản xuất phát từchính bản thân người phụ nữ DTTSđó là trình độ chuyên môn thấp,mù chữ, lấy chồng sớm, ngại giaotiếp, cả đời quanh quẩn với côngviệc nội trợ, nương rẫy… Với nhữnghạn chế này, tiếng nói của nhiềuphụ nữ DTTS trở nên thấp kém, dẫnđến nhiều phụ nữ DTTS chưa sẵnsàng tâm thế để được trao quyềnbình đẳng; không có tiếng nóitrong quá trình tham gia hoạchđịnh chính sách...

Các chính sách cần đivào thực chất

Phát biểu tại Hội thảo “Tháchthức và giải pháp để phụ nữ DTTSkhông bị bỏ lại phía sau”, Trưởngban Dân vận Trung ương TrươngThị Mai nhấn mạnh Đảng và Nhànước luôn coi vấn đề dân tộc,đoàn kết dân tộc là chiến lược lâudài, cơ bản và cấp bách; đồng thờităng cường phát triển toàn diệnvùng dân tộc miền núi, ưu tiênđầu tư cơ sở hạ tầng; xác địnhcông tác dân tộc là của toàn Đảng,toàn quân và cả hệ thống chính trị.Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết24 của Đảng về công tác dân tộc,nhiều kết quả đã được ghi nhận,đặc biệt là công tác thể chế khi các

chính sách pháp luật được thực thivà đi vào cuộc sống.

Nghị quyết 24 của Ban Chấphành Trung ương (khóa IX) vànhững văn bản của Đảng về côngtác dân tộc ra đời năm 2003 làđịnh hướng cho hơn 118 chươngtrình, đề án, chính sách đặc thùthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộivùng DTTS và miền núi, trong đócó một số chính sách riêng dànhcho phụ nữ DTTS.

Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể cácchính sách hiện hành cho thấy,nhiều chính sách chưa được quantâm lồng ghép giới, hoặc nếu cólồng ghép giới thì mờ nhạt, chưaquan tâm tới nhu cầu và điều kiệnthực tế của phụ nữ và nam giới,dẫn đến những hạn chế trong tiếpcận, tham gia và thụ hưởng từnhững chính sách này; có chínhsách cho phụ nữ nhưng tổ chứcthực hiện và nguồn lực còn rất

khiêm tốn chưa tạo ra đột phátrong giải quyết những vấn đề giớiđang tồn tại trong vùng DTTS vàmiền núi.

Đánh giá về pháp luật và chínhsách dành cho phụ nữ DTTS, TSNguyễn Thị Mai Hoa – Ủy viênthường trực Ủy ban Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồngcủa Quốc hội cho rằng: Bên cạnhnhững chương trình, đề án thựchiện mục tiêu bình đẳng giới, vẫncòn những “rào cản” ngay chính từchính sách, khiến chị em chưa cóđược những thay đổi mạnh mẽ. Cụthể như: Trong số 118 chính sáchđang triển khai ở vùng DTTS vàmiền núi, chỉ có 4 chính sách liênquan đến bình đẳng giới (chiếmkhoảng 3,4%). Trong 27 chỉ tiêu liênquan đến bình đẳng giới giai đoạn2011 - 2020, chỉ có 2 chỉ tiêu liênquan trực tiếp tới địa bàn DTTS.Chưa kể tới việc các chính sách

Tỷ lệ lao động DTTS làm công việc chuyên môn rất thấp, đa số làm công việc phổthông, không yêu cầu tay nghề.

Page 26: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

24 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

thiếu sự lồng ghép giới và sự đặcthù cho phụ nữ DTTS; nhiều chínhsách xây dựng chưa dựa trên“quyền” của phụ nữ DTTS mà chủyếu là “ưu tiên”, dẫn đến tính hiệuquả chưa cao.

Bên cạnh đó, khó khăn nữa lànhiều phụ nữ ở địa bàn vùng sâu,vùng xa, vùng có địa hình kinh tếđặc biệt khó khăn, cộng đồng cưdân sống biệt lập, nhiều đồng bàoDTTS không biết tiếng phổ thông,không tiếp cận được các phươngtiện truyền thông đại chúng. Đâylà rào cản lớn trong công tác tuyêntruyền các chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước. Vấn đềmấu chốt là cần có giải pháp đẩymạnh tuyên truyền, cung cấpthông tin, phổ biến pháp luật vàvận động, tư vấn, hỗ trợ... để giúpđồng bào nâng cao nhận thức,góp phần thay đổi hành vi.

Theo bà Trương Thị Mai -Trưởng ban Dân vận Trung ương,việc lồng ghép các hệ thống chínhsách là rất quan trọng; các cơquan, ban, ngành và địa phươngtiếp tục nghiên cứu phát triển bềnvững cho vùng đồng bào DTTS, đểchính sách trở thành chiến lượclâu dài, bao quát toàn diện, cóphạm vi, ưu tiên vấn đề, bố trínguồn lực, cơ chế điều phối; đánhgiá kiểm tra theo dõi điều chỉnhtheo từng giai đoạn cụ thể.

Cụ thể hơn, bà Trương Thị Mailưu ý, để đưa các quan điểm củaĐảng đi vào đời sống, trong quátrình xây dựng chính sách, các banngành, đoàn thể cần phải đề cậprõ vấn đề cần giải quyết, nguồnngân sách để thực hiện, phạm vi,

đối tượng thụ hưởng…, làm saođể việc lồng ghép giới được triểnkhai hiệu quả chứ không chỉ làkhẩu hiệu. “Không chỉ quan tâmđến nhóm phụ nữ DTTS yếu thế,khó khăn nhất; mà phải quan tâmđến cả nhóm phụ nữ DTTS hàngđầu – những người giỏi giang,thành đạt – bởi đây sẽ là đầu tàu,là tấm gương, là động lực để chịem phụ nữ DTTS nhìn vào và cóđược khát khao, quyết tâm thayđổi để vươn lên”.

Một số điểm cũng cần phải lưuý về khoảng trống chính sách đốivới phụ nữ DTTS như: sự thiếu hụtvề lồng ghép giới trong các chínhsách hỗ trợ phát triển vùng DTTS;về giáo dục, chưa có chính sách ưutiên đối với các em học sinh nữvào các trường dự bị đại học haytrung học chuyên nghiệp trở lênđối với một số dân tộc đặc biệtkhó khăn hoặc dân tộc có dân sốrất ít người chưa có lực lượng laođộng chất lượng cao; về y tế, chínhsách về dinh dưỡng đặc thù đối

với bà mẹ và trẻ em DTTS vẫn chưa

được thực hiện, chưa có chính

sách đặc thù có nhạy cảm giới về

chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức

khỏe vị thành niên đối với phụ nữ

và trẻ em gái DTTS; về trợ giúp

pháp lý và quyền được tiếp cận

thông tin, các chính sách hiện

hành còn bỏ ngỏ và chưa quan

tâm đúng mức, chưa có tính đặc

thù đối tượng là nữ và ở vùng sâu,

vùng xa đặc biệt khó khăn; về sự

tham gia của phụ nữ trong xây

dựng và thực hiện chính sách, cần

quan tâm hơn nữa đến chất lượng

nguồn nhân lực cán bộ nữ DTTS

trong hệ thống chính trị và các tổ

chức chính trị xã hội.

Để đảm bảo được sự công

bằng, các chính sách cần hướng

tới những cải cách thể chế và tạo

cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ

DTTS, nhất là những nhóm phụ nữ

DTTS nghèo nhất, ở những vùng

xa xôi, cách trở nhất.v

Trình độ chuyên môn thấp, mù chữ, lấy chồng sớm, cả đời quanh quẩn với nội trợ,nương rẫy... khiến phụ nữ DTTS không có tiếng nói trong quá trình hoạch định cácchính sách.

Page 27: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

25TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Quế sinh ra… tivi, xe máy

Đời sống bà con dân tộc ởvùng cao Yên Bái thay đổi từngngày. Thấp thoáng trong nhữngđồi quế xanh ngút ngàn là nhữngngôi nhà xây kiên cố khang trang.Chị Đặng Thị Ton, người dân thônKhe Qué, xã Viễn Sơn, huyện VănYên, nhanh tay phát dọn cỏ và tỉacành quế trên đồi, mồ hôi lấm tấmtrên mặt. Nhưng gương mặt ngờilên niềm vui bởi quế được giá.Trước đây chị Ton trải qua nhữngtháng ngày gian khó, quanh nămquanh quẩn với cây ngô, cây sắn,con lợn con gà. Do tập quán canhtác manh mún, nhỏ lẻ nên chỉ đủăn một cách đạm bạc. Cái nghèocứ đeo bám lấy gia đình chị. Từnăm 2014, khi được vay 30 triệuđồng từ Ngân hàng Chính sách xãhội (CSXH) huyện Văn Yên, lại đượcchính quyền các cấp hỗ trợ, tư vấncách đầu tư vốn phát triển kinh tếđồi rừng từ cây quế. Chỉ sau 3 năm,gần 2 héc-ta quế của gia đình chịTon đã cho thu nhập vài trăm triệuđồng từ việc bán cành, lá và khaithác tỉa cây. Có thu nhập ổn định,

gia đình chị không chỉ có điều kiệndựng vợ gả chồng cho con cái, màcòn đầu tư xây nhà đẹp, mua sắmtiện nghi phục vụ cuộc sống.

Chị Đặng Thị Ton, chia sẻ:“Trước đây đồng bào Dao chúngtôi chỉ trồng quế làm thuốc, lấy gỗlà chính, từ khi có nhiều nhà máychế biến tinh dầu được xây dựngtrên địa bàn huyện. Thu nhập từquế của gia đình tôi cũng nhưnhiều gia đình khác đều khá lên.

Quế tỉa đến đâu, bóc ra, cácthương lái đều đến tận nơi thumua hết mà không bị ép giá. Câyquế trở thành cây thoát nghèo, đãsinh ra tivi, tủ lạnh, xe máy, nhàđẹp. Dân chúng tôi vui lắm, phấnkhởi lắm”.

Với niềm vui tương tự, gia đìnhông Lý Kim Thanh, thôn 2 KheGiang, xã Đại Sơn (Văn Yên) cũngđã trở nên khá giả. Hiện gia đìnhông đang có 10 héc-ta cây quế từ

KHÁNH SƠN

Thời điểm này những người trồng quế của các xã thuộc tỉnh Yên Báiđang hối hả thu hoạch quế cung cấp nguyên liệu tích trữ cho cácnhà máy, cơ sở chưng cất tinh dầu. Nhiều năm qua, quế trở thànhcây chủ lực trong phát triển kinh tế, đem lại đời sống khấm khá chohàng nghìn hộ gia đình nơi đây.

Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây quế còn gắn bó mậtthiết với đời sống văn hóa của cộng đồng người Dao Văn Yên.

Ngát thơm vùng quế

Page 28: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

26 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

5 đến 10 năm tuổi. Mỗi năm, giađình ông thu về hơn 100 triệuđồng từ việc tỉa cành, lá quế báncho thương lái hoặc cho nhà máychế biến tinh dầu Văn Yên. Nhờnguồn thu nhập khá, gia đình ôngđã có tiền để dựng thêm căn nhàmới khang trang.

Nhìn về nhiều năm trước, cóthời gian bà con vùng cao gặp khókhăn khi cây quế bị sâu bệnhnhiều, cây quế chỉ bán được vỏ màgiá lại không cao, không đủ trangtrải cho cuộc sống gia đình. Sau đónhờ được hỗ trợ giống và kỹ thuậtcác hộ gia đình chuyển sang trồngquế hữu cơ. Trong 3 năm đầu tiêncây phát triển tốt, cho thu hoạchngay từ năm thứ ba nên bà con rấtphấn khởi.

Những năm trở lại đây, với việcquy hoạch bài bản cho vùng trồngquế, tìm được đầu ra ổn định chonguyên liệu, sản phẩm được xuất

khẩu sang những thị trường khótính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, ẤnĐộ… đến nay, Văn Yên là vựa quếlớn nhất tỉnh Yên Bái cũng như củacả nước với diện tích gần 40.000héc-ta, giá trị kinh tế cây quế đemlại hơn 450 tỷ đồng mỗi năm. Nhờtrồng quế mà đời sống người dânVăn Yên ngày càng được nâng cao.

Ông Vũ Quang Hải, Chủ tịchUBND huyện Văn Yên, chia sẻ: “Đểbảo đảm chất lượng, sản lượng

quế khi khai thác, ngành nôngnghiệp và các địa phương trongtỉnh còn hướng dẫn cho đồng bàokhai thác hợp lý, không tận thuquá mức, khai thác ồ ạt, đặc biệtkhai thác trắng cả những diện tíchquế còn non; không chặt cây, tỉacành thiếu khoa học gây tác độngxấu đến sự sinh trưởng và pháttriển của cây trồng. Ngoài ra, tỉnhcòn hỗ trợ người dân tiền giống,vườn ươm, làm đường giao thôngđến vùng khó khăn để thuận tiệncho việc vận chuyển nguyên liệuvề nhà máy chế biến của cácdoanh nghiệp đang hoạt động”.

Mấy năm qua ở huyện VănChấn, quế cũng trở thành thứ câymang lại no ấm. Toàn huyện cóhơn 5.000 héc-ta, tập trung nhiềuở các xã như Cát Thịnh, Sùng Đô,An Lương, Sơn Lương, NậmLành… Từ những xã vùng caoxuất hiện nhiều tấm gương trồng

Người dân và chính quyềnvùng trồng quế Yên Bái cầnnhiều biện pháp để bảo vệ

thương hiệu ấy, đồng thời phát huy,nâng tầm thương hiệu. Đúng như trăntrở của ông Hoàng Kim Chung, Phó Chủtịch UBND xã Đại Phác (huyện VănYên), cây quế cũng chịu ảnh hưởngbởi đất đai, thời tiết, khí hậu, sự thoáihóa, nên cần áp dụng khoa học kỹthuật để ươm tạo, bảo tồn nguồn câygiống tốt cho nhân dân.

“Quế trở thành cây thoát nghèo ở Yên Bái.

Page 29: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

27TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

quế giỏi, vươn lên thoát nghèo,như: Gia đình chị Xa Thị Lắng ởthôn Bản 10, xã Sơn Lương; giađình ông Giàng A Phử ở thôn SàiLương 3 và ông Lý Văn Long ởthôn Khe Chầu (cùng xã AnLương)… Điều đáng nói, trên cơsở Đề án tái cơ cấu ngành nôngnghiệp của tỉnh, huyện Văn Chấnđã xây dựng Đề án phát triển câyquế giai đoạn 2016 - 2020, phấnđấu đến năm 2020 trồng mới2.500 héc-ta. Nhận thấy những giátrị nổi trội cây quế mang lại, ngườidân rất hồ hởi tham gia Đề án.

Ông Triệu Văn Sức ở thônGiàng Cài, xã Nậm Lành (VănChấn) cho hay: “Có thể bán đượcmọi thứ từ cây quế. Từ vỏ, lá, cành,gỗ… Lá bán được trung bình 2nghìn đồng/kg, gỗ quế dao độngtừ 2,5 đến 3 triệu đồng/m3. Câyquế dễ trồng hơn cây keo, cho thunhập cao hơn nhiều lần. Từ chỗphải chờ 10 đến 15 năm mới thuhoạch vỏ thì nay chỉ cần 4 đến 5năm người dân có thể thu hoạchlá, tỉa cây, tỉa cành để bán dùngchế biến tinh dầu, giúp bà con lấyngắn, nuôi dài”.

Theo tìm hiểu, những năm quatỉnh Yên Bái đã hỗ trợ trồng mớiđược hàng nghìn héc-ta quế mỗinăm, nâng tổng diện tích quế củatỉnh Yên Bái lên gần 76.000 héc-ta,trong đó tập trung chủ yếu ở cáchuyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấnvới hơn 5.000 tấn vỏ được khaithác mỗi năm. Từ năm 2011, câyquế Văn Yên được Cục sở hữu trítuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấpvăn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, làcơ sở để phát huy giá trị của câyquế nơi đây.

Để thương hiệu bay xaQuế có nhiều công dụng làm

dược liệu chữa bệnh, gia vị, phụcvụ công nghiệp hóa mỹ phẩm vàtạo sản phẩm gỗ… nên có giá trịkinh tế cao. Mỗi năm hàng nghìntấn quế đưa ra thị trường đềuđược tiêu thụ hết. Cây quế là câycông nghiệp lâu năm, vừa cho thuhoạch lâu dài vừa cho thu hoạchhàng năm. Tuy nhiên cũng cầnnhiều biện pháp bảo đảm chấtlượng sản phẩm và hướng mạnhvào xuất khẩu trực tiếp, bảo vệthương hiệu để cho hương quếYên Bái bay xa. Hiện tại, tỉnh YênBái đã và đang chỉ đạo các địaphương tích cực triển khai hiệuquả tiểu Đề án phát triển cây quế- thuộc Đề án tái cơ cấu ngànhnông nghiệp, hỗ trợ bà con vềgiống, lồng ghép một số chươngtrình, dự án để hỗ trợ nhân dânkhai thác và chăm sóc cây quế.Thậm chí nhiều địa phương trongtỉnh còn đưa cây quế vào kế hoạchtrồng rừng hàng năm. Đồng thờicó nhiều chính sách thu hút đầu tưnhằm khai thác tối đa tiềm năng,

lợi thế từ cây quế. Ông Lê Huy, Bíthư Đảng ủy xã Đại Sơn, huyệnVăn Yên, cho biết: Hiện toàn tỉnhYên Bái có 8 nhà máy chế biến tinhdầu quế chính và hơn 200 cơ sởchưng cất tinh dầu quế quy mô hộgia đình. Lễ hội quế hàng nămđược tổ chức tại huyện Văn Yêncũng là một sản phẩm du lịch gópphần quảng bá, giới thiệu vùngquế đến bạn bè trong nước vàquốc tế.

Cây quế Yên Bái, đặc biệt là chỉdẫn địa lý quế Văn Yên đã khẳngđịnh được giá trị, danh tiếng củasản phẩm và đem lại lợi ích thiếtthực cho người dân. Bởi vậy trêntoàn tỉnh, cần đẩy mạnh thực hiệncông tác duy trì, bảo tồn cây giốngvà nguồn gen giống của địaphương, chống pha tạp giống.Tiếp theo cũng tuyên truyền đểngười dân tổ chức trồng quế sạch,tăng cường công tác quảng bá câyvà các sản phẩm từ quế để thâmnhập sâu rộng hơn nữa thị trườngtrong và ngoài nước.v

Vỏ quế có giá trị kinh tế cao.

Page 30: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO:

Cần tập trung hơn mọi nguồn lựcMINH AN

Công tác giảm nghèo nhiều năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chínhphủ và nhân dân, các nhà hảo tâm quan tâm, nó đã trở thành mộtphong trào, văn hóa đẹp trong sự giúp đỡ, tương thân tương ái, nângđỡ những mảnh đời, gia đình khó khăn… góp phần cho sự phát triểnkinh tế, xã hội. Tuy nhiên cần cố gắng tích cực hơn nữa để đạt đượcnhiều kết quả hơn trong công tác này.

Cần bố trí đủ nguồn lực để thực hiện chính sách

Vừa qua, tại phiên họp thứ 36 UBTVQH, trả lờichất vấn, thực trạng và giải pháp phát triển vùngdân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Với câu hỏiđánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèovùng đồng bào DTTS, những giải pháp giải quyếttình trạng này. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dântộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã trả lời cụ thể về vấnđề này. Theo Bộ trưởng, nguyên nhân thì có rấtnhiều, nhưng chủ yếu là do thiếu tư liệu sản xuất,thiếu sinh kế để đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra, dùcó nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nhưng chínhsách lại phân tán, nhiều đầu mối quản lý và chưabố trí đủ nguồn lực để thực hiện chính sách. Đốivới vấn đề di cư tự phát, Bộ trưởng, Chủ nhiệmUBDT Đỗ Văn Chiến cho biết, cả nước hiện vẫn còn24.500 hộ DTTS di cư tự phát, chưa được sắp xếpổn định. Để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành 2.500tỷ đồng và đưa ra các giải pháp cụ thể: giải quyếthộ khẩu, sắp xếp ổn định dân cư, hỗ trợ đất ở, đấtsản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS di cưtự phát. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiếncho biết, thực hiện Thông báo số 2198/TB-TTKQH,ngày 31/8/2018 thông báo kết luận của UBTVQHtrong đó có nội dung ưu tiên nguồn lực thực hiệnCSDT, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, trongđó có UBDT rà soát và có nhiều cố gắng trong bốtrí vốn thực hiện CSDT. Đối với các chính sách do

UBDT quản lý, năm 2019 đã được bố trí 5.508,554tỷ đồng để thực hiện. Vốn thực hiện CSDT do UBDTquản lý trong năm 2019 đã được bố trí tăng hơn sovới những năm trước. Với Quyết định 2086/QĐ-TTgtập trung hỗ trợ cho 194 thôn, 97 xã, 37 huyện, 12tỉnh có 16 DTTS có dân số dưới 10.000 người, cóđời sống còn rất nhiều khó khăn. Tổng vốn để thựchiện là 1.861 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp là426 tỷ đồng. Hiện nay Chính phủ đã bố trí đủ vốnsự nghiệp để triển khai chính sách này. Còn vốnđầu tư của Quyết định 2086/QĐ-TTg cũng nhưQuyết định 2085/QĐ-TTg, do hai chính sách nàyđược ban hành sau khi Quốc hội đã phê duyệt kếhoạch đầu tư công trung hạn nên chưa cân đốiđược. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua chủ trươngbố trí 1.000 tỷ đồng để thực hiện hai chính sáchnày từ năm 2019 - 2020.

28 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Page 31: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Không bị bỏ lại phía sau

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số59/NQ-CP ngày 13/8/2019. Theo đó, Chính phủthống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề ántổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùngDTTS và miền núi do Ủy ban Dân tộc trình. Ủyban Dân tộc phối hợp với Văn phòng Chính phủvà các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiếnthành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án, dựthảo Nghị quyết của Quốc hội và hồ sơ kèmtheo; trong đó, xác định tên gọi là Đề án tổngthể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS vàmiền núi; phạm vi Đề án thực hiện ở các xãvùng đồng bào DTTS và miền núi; tích hợp cácchính sách thành chương trình mục tiêu quốcgia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS vàmiền núi để thực hiện từ năm 2021; báo cáoThủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng, Chủnhiệm Ủy ban Dân tộc thừa ủy quyền Thủ

tường Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáoỦy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theoquy định. Các bộ, cơ quan liên quan xây dựngĐề án rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các đơn vị sựnghiệp công lập có liên quan đến công tác dântộc về trực thuộc Ủy ban Dân tộc, báo cáo Thủtướng Chính phủ.

Phiên họp thường kỳ của Chính phủ.

Chính phủ thống nhất các nội dung của Đề án tổng thể phát kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

29TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụnữ dân tộc thiểu số (DTTS) không bị bỏ lại phíasau” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Ủy ban Dân tộc, Cơ quan Liên Hợp Quốcvề Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) và một số tổ chức quốc tế, tổ

chức Phi Chính phủ vừa phối hợp tổ chức. Tạiđây nhiều nội dung, giải pháp được trao đổi.Các vấn đề liên quan đến phụ nữ DTTS như:Lao động, việc làm và sinh kế bền vững củaphụ nữ DTTS; một số vấn đề xã hội đối với phụnữ DTTS; sự tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụnữ DTTS; vấn đề trao quyền, tăng cường sựtham gia của phụ nữ DTTS nhìn từ góc độchính sách... Nhiều ý kiến cho rằng với bìnhđẳng giới của phụ nữ DTTS, phải được lồngghép trong hệ thống chính sách vì rất quantrọng. Nó sẽ tác động mạnh mẽ thay đổi nhậnthức, hành động của hệ thống chính trị. Do vậycần việc hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ DTTS pháttriển, để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sautrong cuộc sống.v

Toàn cảnh Hội thảo.

Page 32: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

30 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thực hiện chính sách mởcửa, hội nhập kinh tế quốctế, cùng với sự năng độngcủa lãnh đạo tỉnh, những

năm qua tỉnh Bắc Ninh đã huy độngvà thu hút có hiệu quả dòng vốnFDI. Vốn FDI vào tỉnh liên tục tăngqua các năm, đặc biệt là kể từ khiLuật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực.

Nếu như tại thời điểm tái lậptỉnh, tỉnh chỉ có 4 dự án có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài với tổngvốn đầu tư đăng ký 177,58 triệuUSD, thì lũy kế đến hết năm 2018,Bắc Ninh đã thu hút khoảng 1.300dự án FDI còn hiệu lực với tổngvốn đầu tư đạt 17,2 tỷ USD đến từ34 quốc gia và vùng lãnh thổ, đầutư vào 14 ngành, lĩnh vực, đứngthứ 6 cả nước về quy mô vốn đầutư. Trong đó, ngành công nghiệpchế biến chế tạo đóng vai trò chủđạo, chiếm 92,8% tổng vốn đầu tưtrên địa bàn và Hàn Quốc hiệnđang là quốc gia dẫn đầu về số dựán với tổng vốn đầu tư, chiếm 57%tổng vốn FDI toàn tỉnh.

Không chỉ vậy, bước sang năm2019, dòng vốn FDI đổ vào BắcNinh tiếp tục tăng mạnh. Số liệucủa Cục thống kê tỉnh Bắc Ninhcho thấy, tính đến hết tháng5/2019, toàn tỉnh đã cấp mới giấychứng nhận đầu tư cho 70 dự ánvới tổng số vốn là 544,2 triệu USD,tăng 16,7% về số dự án và tăng40,2% về số vốn đăng ký so cùngkỳ năm trước. Lũy kế đến nay, tỉnhđã cấp phép đầu tư cho 1.349 dự

án, với tổng số vốn đăng ký sauđiều chỉnh là 17.931,2 triệu USD…

Để có được kết quả vượt cả sựmong đợi trên, phải kể đến chínhsách thu hút đầu tư cực kỳ bài bảncủa tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện chỉđạo của Chính phủ, Tỉnh ủy BắcNinh thể hiện rõ quan điểm chỉđạo về việc điều chỉnh chính sáchthu hút FDI của tỉnh xuyên suốtnhiều năm qua. Đó là việc, tỉnh lựachọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút

BắC NINH:

Thu hút đầu tư - thành công từ tầm nhìn chiến lược

ĐỖ THÊU

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1996 cho đến nay, từ một tỉnh thuần nôngnghiệp, Bắc Ninh đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ, trở thành địaphương tốp đầu cả nước trong lĩnh vực kêu gọi thu hút đầu tư nướcngoài. Với tiêu chí 3 “cao”: “Công nghệ cao, môi trường cao, ngânsách cao” và 2 “ít”: “Ít đất, ít lao động”, Bắc Ninh đang tiếp tục chothấy tầm nhìn chiến lược của mình trong thu hút đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh luôn đặc biệt quan tâm đối thoại với doanh nghiệp để hợptác hiệu quả.

Page 33: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

31TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

FDI theo định hướng “sử dụngcông nghệ cao, công nghệ hiệnđại, thân thiện với môi trường, sửdụng có hiệu quả các nguồn tàinguyên, khoáng sản, đất đai”.

Đồng thời, Bắc Ninh triển khaithực hiện cơ chế chính sách ưutiên, ưu đãi thu hút đầu tư nướcngoài vào các ngành, lĩnh vực mũinhọn của tỉnh như: Hỗ trợ về giảiphóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầutư cung ứng và đào tạo lao động;Đối với các dự án có quy mô lớn(vốn đầu tư từ 1.500 tỷ trở lên), sửdụng công nghệ cao, ngoài các ưuđãi theo quy định chung củaChính phủ, nhà đầu tư được UBNDtỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơchế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủtướng Chính phủ chấp thuận; Kếđến là chủ trương đa dạng hóa cáchình thức đầu tư; nâng cao chấtlượng công tác thẩm tra, thẩmđịnh cấp, điều chỉnh Giấy chứngnhận đầu tư; tăng cường công tácquản lý Nhà nước đối với hoạtđộng đầu tư sau cấp phép; thựchiện cải cách thủ tục hành chính,đơn giản hóa các thủ tục đầu tư,xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cảithiện môi trường đầu tư kinhdoanh, nâng cao chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh… cũng đượctriển khai đồng bộ.

Cùng với đó, sự đầu tư bài bản,nghiêm túc và đồng bộ các lĩnhvực trọng tâm như hạ tầng giaothông, hạ tầng thương mại - dịchvụ, hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục…cũng được đặc biệt quan tâm. Quađó, Bắc Ninh dần trở thành mộtcực thu hút đầu tư năng độngnhất cả nước. Từ chỗ xuất phát

điểm là tỉnh thuần nông, Bắc Ninhđã vươn lên trở thành tỉnh côngnghiệp và trở thành một trong sốcác địa phương được các doanhnghiệp nước ngoài đặc biệt quantâm lựa chọn dừng chân.

Không ngủ quên trên men saycủa thành công, lãnh đạo tỉnh BắcNinh luôn chủ động tổ chức cáchội nghị gặp gỡ tiếp xúc với cácdoanh nghiệp. Khi đến với hộinghị đối thoại, các doanh nghiệpkhông chỉ được giải đáp vướngmắc, tháo gỡ khó khăn mà còn đểcủng cố thêm niềm tin vào môitrường đầu tư tại Bắc Ninh. Có thểnói, ngoài việc kiến tạo hạ tầng,cải cách hành chính, tạo hành langpháp lý tốt nhất có thể cho doanhnghiệp, lãnh đạo tỉnh luôn quantâm lắng nghe và đồng hành cùngdoanh nghiệp.

Gần đây nhất, cuối quý I/2019,lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chứcbuổi gặp gỡ, đối thoại với các

doanh nghiệp đầu tư trên địa bàntỉnh. Buổi gặp gỡ này, với tinh thầnhợp tác hiệu quả, lãnh đạo tỉnhBắc Ninh, lãnh đạo các Sở, ngànhđã trực tiếp đối thoại, giải đáp hơn80 ý kiến, kiến nghị của các doanhnghiệp liên quan đến cơ chế,chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp; lao động, việc làm;chế độ lương, phúc lợi cho ngườilao động; điều chỉnh, mở rộng quymô đầu tư dự án…

Cũng tại hội nghị này, Chủ tịchUBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn TửQuỳnh khẳng định: Trong giaiđoạn tới, tỉnh sẽ tiếp tục thu hútđầu tư với tiêu chí 3 “cao”: “Côngnghệ cao, môi trường cao, ngânsách cao” và 2 “ít”: “Ít đất, ít laođộng”. Đồng thời nhấn mạnh, tỉnhBắc Ninh luôn trân trọng và coidoanh nghiệp là nhân tố khôngthể thiếu, lực lượng nòng cốt, giữvai trò quyết định trong phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương…v

Bắc Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Page 34: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

32 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Kết quả xây dựng NTMđã đạt và vượt mụctiêu đề ra

Thời gian qua, chương trìnhxây dựng NTM được các cấp ủyĐảng, chính quyền từ huyện đếnxã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sátsao với những bước đi, cách làmchủ động, sáng tạo. Nhờ vậy, kếtquả xây dựng NTM của huyền đãđạt và vượt mục tiêu đề ra.

Kinh tế không ngừng phát triển,cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng, tỷ trọng nông nghiệp trongcơ cấu kinh tế giảm từ 14,24% năm2010 xuống còn 9,85% năm 2015và 8,06% năm 2018. Nông nghiệpphát triển theo hướng sản xuấthàng hóa tập trung, ứng dụngcông nghệ cao, đã chuyển đổi cơcấu cây trồng vật nuôi, hình thànhcác vùng sản xuất tập trung. Xâydựng được nhãn hiệu bưởi tômvàng Đan Phượng và có 9 mô hìnhsản xuất nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao, tạo ra sản phẩmchất lượng cao, đáp ứng nhu cầuthị trường. Đã hình thành các chuỗiliên kết sản xuất với tiêu thụ một số

sản phẩm nông sản của huyện. Cácđiểm công nghiệp, làng nghề đượcxây dựng và mở rộng, thu hút hàngnghìn lao động. Tỷ lệ lao động cóviệc làm thường xuyên đạt 96,64%.Thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2018 đạt 47,9 triệu đồng (tăng3,5 lần so với năm 2010). Kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội phát triểnnhanh, nổi bật là hệ thống đườnggiao thông trục xã, liên xã, trụcthôn, ngõ xóm. Các tuyến đườngđều được bê tông hóa và nhựa hóa.

Bên cạnh đó, chất lượng giáodục đào tạo ngày càng được nângcao, 15 xã có 44/48 trường học đạtchuẩn quốc gia. Các thiết chế vănhóa - thể thao được đầu tư gópphần nâng cao đời sống văn hóatinh thần, sức khỏe cho nhân dân.Chú trọng nâng cao chất lượngdanh hiệu văn hóa, tỷ lệ thôn, cụmdân cư đạt danh hiệu văn hóa.Phong trào thi đua chung sức xâydựng NTM được nhân dân đồngtình hưởng ứng, tạo ra sức lan tỏa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hìnhtrồng hoa công nghệ cao tại HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng.

Đan Phượng, lá cờ đầu trong xây dựngnông thôn mới nâng cao

HOA PHƯỢNG

Sau 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội vềphát triển sản xuất, xây dựng Nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sốngnông dân, đến nay huyện Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả và vượtchỉ tiêu đề ra. Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩnNTM, Đan Phượng đang tập trung đưa Chương trình xây dựng NTM đi vàochiều sâu, tiếp tục khẳng định là lá cờ đầu trong xây dựng NTM nâng cao.

Page 35: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

33TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

mạnh mẽ, thật sự mang lại hiệuquả thiết thực với chương trình.Trong 10 năm đã huy động được412,7 tỷ đồng từ nguồn đóng gópcủa nhân dân và xã hội hóa. Nhiềutấm gương điển hình tiêu biểu cóthành tích và đóng góp trong xâydựng NTM được Trung ương vàThành phố khen thưởng.

Đến hết năm 2015, huyện ĐanPhượng có 15/15 xã đạt chuẩnNTM, Đan Phượng là huyện đầutiên của TP. Hà Nội được Thủ tướngChính phủ công nhận huyện đạtchuẩn NTM.

Tiên phong xây dựngNTM nâng cao

Không dừng lại kết quả đó, ĐanPhượng đang tập trung đưaChương trình xây dựng NTM đivào chiều sâu, tiếp tục khẳng địnhlà lá cờ đầu trong xây dựng NTMnâng cao. Đây là cách làm NTMmang bản sắc riêng của ĐanPhượng. Ông Nguyễn Tất Thắng, Bíthư Huyện ủy huyện Đan Phượngcho biết, địa phương tiến hành “3tập trung, 4 trụ cột, 5 điểm nhấn”trong xây dựng NTM nâng cao.

3 tập trung là tập trung chocông tác tuyên truyền về kết quảxây dựng NTM, mô hình hiệu quả,nêu gương người tốt việc tốt,phong trào cụ thể; tập trung cáclực lượng tham gia xây dựng NTM,trong đó các đoàn thể làm nòngcốt; tập trung huy động mọi nguồnlực thực hiện xây dựng NTM.

4 trụ cột trong sản xuất nôngnghiệp là, chuyển đổi cơ cấu câytrồng - vật nuôi; thu hút phát triểnnông nghiệp công nghệ cao; nâng

cao chất lượng nông sản; xâydựng các chuỗi liên kết sản xuất,chuỗi giá trị, thương hiệu, củng cốphát triển HTX.

5 điểm nhấn là phát huy truyềnthống văn hóa của địa phương,làng xã; xây dựng nếp sống vănminh, trong đó chú trọng thựchiện hỏa táng, đưa tro cốt vào nhàbảo quản chung của xã; môitrường sạch, trọng tâm là vệ sinhmôi trường, xử lý rác thải tại hộ giađình; chăm sóc sức khỏe ban đầucho nhân dân theo nguyên lý bácsĩ gia đình; xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia, phấn đấu đếnnăm 2020 đạt 100%.

Nhờ đó, trong 6 tháng năm2019, huyện đã chuyển thêm được66ha đất sang trồng hoa, cây ănquả, rau an toàn, nâng diện tíchtrồng hoa trên địa bàn đạt 507ha,cây ăn quả hơn 600ha. Tiếp tụcthực hiện truy xuất nguồn gốchàng hóa đối với các sản phẩmchủ lực gồm bưởi tôm vàng, rauhữu cơ và hoa lan, nâng cao giá trị,thương hiệu sản phẩm. Cùng vớiđó, Đan Phượng tập trung quyhoạch và xây dựng 6 cụm côngnghiệp làng nghề, giải quyết việclàm cho hàng nghìn lao động vớithu nhập ổn định, nâng cao đờisống của người dân gắn với bảođảm an sinh xã hội.

Khởi công 65 công trình cơ sởhạ tầng, hoàn thành đưa vào sửdụng 66 dự án. Thu nhập bìnhquân đầu người đạt 45,6 triệuđồng/người/năm. 8/15 xã đạtchuẩn văn hóa NTM, 95/120 làng,cụm dân cư văn hóa, tỷ lệ ngườichết được hỏa táng đạt 48,5%.

Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về pháttriển nông nghiệp, xây dựng NTM,nâng cao đời sống nông dân, UBNDhuyện Đan Phượng đã tham mưuBan chỉ đạo huyện xây dựng kếhoạch năm 2019, trong đó tậptrung chỉ đạo 7 xã Đồng Tháp,Phương Đình, Thọ An, Trung Châu,Tân Hội, Tân Lập, Liên Hà rà soát,thực hiện bộ tiêu chí NTM nâng cao,phấn đấu đạt chuẩn năm 2019.

Kết quả rà soát theo bộ tiêu chíNTM nâng cao, cả 7/7 xã trên đãđạt và cơ bản đạt từ 15 tiêu chí trởlên. Trong đó, 2 xã Phương Đình vàLiên Hà đã đạt và cơ bản đạt 18tiêu chí. Kết quả nổi bật trong xâydựng NTM của huyện là trong tổngsố 15 xã, hiện chỉ còn Trung Châucó tỷ lệ hộ nghèo 1,06%; các xã cònlại đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.

Đan Phượng đã phê duyệt quyhoạch trung tâm xã và điểm dâncư nông thôn của 3 xã ĐanPhượng, Song Phượng, Liên Trung;8 xã Trung Châu, Phương Đình, TânLập, Thọ An, Liên Hà, Đồng Tháp,Hồng Hà, Liên Hồng đã gửi hồ sơquy hoạch xin ý kiến Sở Quyhoạch và Kiến trúc; các xã còn lạiđang hoàn thiện hồ sơ.

Đối với kết quả thực hiện 9 tiêuchí huyện NTM nâng cao, đến nay,Đan Phượng đã đạt 7/9 tiêu chígồm: Quy hoạch, Giao thông, Thủylợi, Điện, Sản xuất, An ninh trật tự,Chỉ đạo XDNTM. Về tiêu chí môitrường đến tháng 6/2019 đạt 92%,kế hoạch năm 2019 đạt 95% vàhợp phần trường học trong nhómtiêu chí Y tế - Văn hóa - Giáo dụcđạt 67%.v

Page 36: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

34 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

CHÍNH BÌNH

10năm thực hiệnCuộc vận động“Người Việt Namưu tiên dùng

hàng Việt Nam” (Cuộc vận động)đã được các cấp, các ngành vàđông đảo doanh nghiệp (DN) vàtầng lớp nhân dân hưởng ứngthực hiện và đạt được những kếtquả thiết thực, góp phần khẳngđịnh năng lực sản xuất, kinhdoanh, phân phối của các DN vàdoanh nhân Việt Nam. Đồng thời,qua đó phát huy được lòng yêunước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộcvà tinh thần đoàn kết chung sức,chung lòng trước những khó khănthách thức của đất nước, gópphần huy động nội lực trong nướcđể thực hiện nhiệm vụ ổn địnhkinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xãhội và tăng trưởng bền vững.

Tuyên truyền làmngười tiêu dùng nhớ,tin và đi tìm hàng Việt

Với vai trò là cơ quan quản lýNhà nước về báo chí, Bộ Thông tinvà Truyền thông đã chỉ đạo, địnhhướng các cơ quan báo chí, báochí điện tử, báo nói, báo hình, cáccơ quan báo chí đối ngoại, các cơsở truyền thanh – truyền hình cấphuyện và toàn bộ hệ thống truyềnthanh trên cả nước đẩy mạnh

công tác thông tin, tuyên truyềnvề Cuộc vận động, về các đề án,chương trình, kế hoạch liên quanđến Cuộc vận động trên mọi miềnTổ quốc và cộng đồng người Việtở nước ngoài.

Các cơ quan báo, đài từ Trungương đến địa phương đều nhậnthức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quantrọng của Cuộc vận động, chủđộng xây dựng kế hoạch tuyêntruyền và thực hiện nhiệm vụtuyên truyền trên tất cả các kênhsóng, loại hình báo chí hiện có.Đặc biệt, đã có sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa 4 loại hình báo chí vàtruyền thông 3 cấp nhằm huyđộng sức mạnh tổng hợp đểngười tiêu dùng nhớ, tin và đi tìm

sản phẩm trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thôngđánh giá, việc tuyên truyền đượclàm thường xuyên, liên tục, đậmđặc và thuyết phục để tạo niềm tincủa người tiêu dùng đối với sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ mangthương hiệu Việt, cụ thể như: BộThông tin và Truyền thông đãcung cấp thông tin đầy đủ, kịpthời cho cơ quan báo chí tăngcường tin, bài, thời lượng, mởthêm các chuyên trang, chuyênmục phục vụ tốt công tác tuyêntruyền, thông tin về các hoạt độngcủa Ban chỉ đạo Trung ương cuộcvận động; các hoạt động, sự kiệnliên quan đến Cuộc vận động củacác Bộ, Ngành, của địa phương...

Nước mắm Phú Quốc là thương hiệu hàng Việt được người Việt rất tin tưởng vàưa dùng.

10 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”:

Tầm quan trọng của tuyên truyền trên tất cả kênh sóng, loại hình báo chí

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 37: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

35TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Các cơ quan báo, đài từ Trungương đến địa phương đã tậptrung đổi mới, nâng cao hiệu quảcông tác thông tin, tuyên truyềnvề phòng, chống buôn lậu, gianlận thương mại, hàng giả, hàngkém chất lượng nhất là trong dịpTết Nguyên đán cổ truyền của dântộc, góp phần ổn định thị trường,đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời,giúp cho người tiêu dùng có đầyđủ thông tin đa chiều, khách quanvề sản phẩm dịch vụ trong nước,từ đó có sự yên tâm, tin tưởng khisử dụng sản phẩm trong nướcnhiều hơn.

Thực tế, sau 10 năm thực hiệnCuộc Vận động, đã có hàng ngàntin, bài, phản ánh, phóng sự, hàngtrăm chuyên mục về “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”được các Cơ quan báo, đài Trungương và địa phương sản xuất, đăngtải, phát sóng thực hiện nhiệm vụtuyên truyền. Nhiều chuyên mục,chương trình truyền hình đã đượctổ chức định kỳ với nội dungphong phú nhằm tuyên truyền vềCuộc vận động như “Chắp cánhthương hiệu”, “Thương hiệu Việt”,“Hãy chọn giá đúng”, “Tâm lý ngườitiêu dùng”, “Nhà nước và Doanhnghiệp cùng làm”, “Sản phẩm tincậy”, “Thương hiệu nhà nông”, “Thịtrường nông sản”, “Doanh nghiệphàng Việt chất lượng cao chủ độngđổi mới sáng tạo”, “Đưa hàng Việt vềnông thôn”...

“Các cơ quan báo, đài đã kịpthời phát hiện, tuyên truyền nhânrộng các mô hình, điển hình tiêntiến, đặc biệt là các tổ chức, đơn vịsử dụng hàng hóa nội địa khi thựchiện mua sắm công; cổ vũ, động

viên cán bộ, đảng viên và nhândân đồng tâm hiệp lực tham giaCuộc vận động có chất lượng, hiệuquả; phê phán tâm lý xem thườnghàng nội địa, sính hàng ngoại củamột số trường hợp cá biệt ngườidân. Đồng thời, phối hợp vớidoanh nghiệp Việt Nam trên địabàn tổ chức tốt công tác tuyêntruyền về chất lượng, sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ Việt Nam;quảng bá các doanh nghiệp kinhdoanh và sản xuất trên địa bàntỉnh góp phần giúp người tiêudùng nhận thức đúng đắn vềnăng lực sản xuất, kinh doanh củaViệt Nam; tuyên truyền để cácdoanh nghiệp nhận thức rõ vai trò,trách nhiệm, nâng cao chất lượng,sức cạnh tranh của sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ; thực hiện cáccam kết bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng” - Đại diện Bộ Thông tinvà Truyền thông nhận định.

Hàng Việt đạt từ trên60% đến trên 90% tạicác hệ thống

Theo đánh giá chung của Banchỉ đạo Trung ương Cuộc vậnđộng “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam”, sau 10 nămtriển khai thực hiện, với nỗ lực củahệ thống chính trị các cấp, Cuộcvận động đã mang lại những kếtquả thiết thực, tích cực, góp phầnkiềm chế lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô.

Theo báo cáo của Bộ Côngthương, hàng Việt tại hệ thống siêuthị trong nước luôn đạt tỷ lệ 90%trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyềnthống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ,cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ 60%

trở lên. Tổng mức lưu chuyển hànghóa bán lẻ và dịch vụ năm 2009đến nay đều có mức tăng trưởngkhoảng 10% mỗi năm (đặc biệttrong các năm 2018, 2017, 2016tổng mức mức lưu chuyển hànghóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở cácmức: 11,7%, 10,9%, 10,2%). Chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) từ mức lạmphát phi mã 19,8% năm 2008 đãgiảm xuống mức dưới 5% trongcác năm gần đây. Nền kinh tếchuyển từ nhập siêu sang xuất siêu(năm 2010, Việt Nam nhập siêu12,5 tỷ USD; năm 2018, Việt Namxuất siêu gần 7,2 tỷ USD). Đángchú ý, một số ngành sản xuất ViệtNam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nộiđịa hóa và hàm lượng khoa họccông nghệ trong sản phẩm. Tỷ lệnguyên phụ liệu nội địa ngành dệtmay chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nộiđịa hóa ngành da giày chiếmkhoảng 40 - 50%.

Tuy đạt được những kết quảđáng kể trong 10 năm qua, songCuộc vận động cũng đứng trướckhông ít thách thức. Hội nhậpquốc tế là xu hướng chủ đạo vớimột loạt thỏa ước hội nhập songphương và đa phương, là nhân tốthúc đẩy kinh tế, thương mại toàncầu. Sức ép đối với các DN thuộclĩnh vực bán buôn, bán lẻ sẽ lớndần do cạch tranh với chuỗi phânphối từ các nước ASEAN, sức ép từviệc phải tuân thủ các cam kếttrong FTA mà Việt Nam tham giacũng như việc mở cửa và cắt giảmcác dòng thuế theo lộ trình. Tìnhhình biến động địa chính trị tạimột số khu vực trên thế giới diễnbiến nhanh, gây ảnh hưởng tới thịtrường thế giới và trong nước.

Page 38: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

36 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Trong khi, phần lớn DN Việt Namlà DN nhỏ và vừa với quy mô bìnhquân, nhỏ, năng suất lao động cònthấp. Chưa kể trong nước, tìnhtrạng hàng giả, hàng nhái, hàngkém chất lượng, tình trạng cạnhtranh không đúng luật, lách luật,trốn thuế... còn diễn ra...

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2020– 2025, định hướng đến năm2030, 100% cơ quan, đơn vị sửdụng ngân sách Nhà nước ưu tiênmua sắm hàng hóa sản xuất trongnước khi mua sắm công; 100% cơquan thông tấn, báo chí xây dựngchuyên trang, chuyên mục, địnhkỳ tuyên truyền về Cuộc vận độngvà 100% Mặt trận Tổ quốc các cấp,các tổ chức thành viên thườngxuyên tuyên truyền về Cuộc vậnđộng và vận động cán bộ, hội

viên, đoàn viên và nhân dânhưởng ứng Cuộc vận động.

Đồng thời, Ban chỉ đạo Trungương về Cuộc vận động cũng đềra mục tiêu phấn đấu trên 90% cáccơ sở kinh doanh thương mại bánhàng có niêm yết giá, nguồn gốc,xuất xứ hàng hóa. Thực hiện tốtviệc kiểm soát hàng nhập lậu,hàng không đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm xuất hiện trên thịtrường. Cùng với đó, phấn đấumỗi xã vùng nông thôn, miền núi,vùng sâu, vùng xa có cửa hàngViệt phục vụ nhu cầu mua sắm củanhân dân và 90% người Việt Namưu tiên dùng hàng hóa thươnghiệu Việt, trong đó 100% cán bộlãnh đạo các cấp gương mẫu ưutiên sử dụng hàng Việt Nam.

Xây dựng văn hóa tiêudùng của người Việt vớihàng Việt

Để đạt được mục tiêu trên, giảipháp quan trọng hàng đầu là tiếptục đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, quán triệt và tổ chứcThông báo Kết luận số 264 –TB/TW của Bộ Chính trị; Kết luận107 của Ban Bí thư về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng với thựchiện Cuộc vận động; Chỉ thị số24/CT-TTg, ngày 17/9/2012 củaThủ tướng Chính phủ về việc tăngcường thực hiện Cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam” và các văn bản chỉđạo của Đảng, Nhà nước trong giaiđoạn mới.

Đồng thời, phát huy vai trò củaMặt trận và các đoàn thể, tổ chức

Tỷ lệ phủ đầy của hàng Việt tại các hệ thống siêu thị là rất cao.

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 39: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

37TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

xã hội, nghề nghiệp, các cơ quantuyên truyền, thông tấn, báo chítrong công tác tuyên truyền vềCuộc vận động, vận động cán bộ,đoàn viên, hội viên, người tiêudùng ưu tiên mua sắm hàng ViệtNam, xây dựng văn hóa tiêu dùngcủa người Việt trong giai đoạn mớivà biểu dương các tập thể, cánhân thực hiện tốt Cuộc vận độngở địa phương đơn vị, cơ sở.

Giải pháp cần tiếp tục kiên trìthực hiện đó là Đề án Phát triển thịtrường trong nước gắn với Cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam” theo Quyếtđịnh số 634/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, trong đó tập trung vào3 nhóm giải pháp: hỗ trợ nhằmthay đổi tích cực về nhận thức vàhành vi của cộng đồng; hỗ trợ pháttriển hệ thống phân phối hàng ViệtNam cố định và bền vững; và hỗ trợnâng cao năng lực cạnh tranh choDN Việt Nam và hàng Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, cầnkhuyến khích sản xuất và bảo vệthị trường trong nước phù hợp vớicác quy định của Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) và khuyếnkhích, định hướng tiêu dùng củanhân dân bằng cách rà soát, banhành bổ sung cơ chế, chính sách.Đẩy mạnh phát triển công nghiệpphụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóatrong các sản phẩm hàng hóa ViệtNam. Tăng cường trong công tácquản lý, chấn chỉnh các hoạt độngquản lý thị trường, hải quan, thuếvà xử lý nghiêm vi phạm.

Một giải pháp không kémphần quan trọng khác cần tính tớiđó là tổ chức điều tra, khảo sát thị

trường, điều tra thị hiếu, nhu cầucủa người tiêu dùng; tổ chức hộithảo, triển lãm, hội chợ, xúc tiếnthương mại và đưa hàng Việt vềnông thôn, khu công nhân. Đikèm với đó, DN, người sản xuấtkinh doanh phải chú trọng thựchiện các dự án, công trình sử dụngcác trang thiết bị, nguyên liệu nộiđịa và dịch vụ chất lượng tươngtương hàng ngoại nhập để hànghóa đến tay người tiêu dùng.

Vai trò quan trọng củaCuộc vận động tronghội nhập quốc tế vàcách mạng 4.0

Ban chỉ đạo Trung ương vềCuộc vận động đề nghị Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư Trung ương Đảngtăng cường chỉ đạo các cấp ủyĐảng tiếp tục triển khai Kết luậnsố 107-KL của Ban Bí thư về việctiếp tục tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với việc thực hiệnCuộc vận động. Tiếp tục ban hànhchủ trương thực hiện Cuộc vậnđộng trong giai đoạn mới, đề ranhiệm vụ, giải pháp để nâng tầmCuộc vận động, khẳng định vai tròquan trọng của Cuộc vận độngtrong bối cảnh hội nhập quốc tếvà cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, đề nghị Chính phủtiếp tục tăng cường các giải phápđiều hành chỉ đạo để thực hiện cóhiệu quả Quyết định 712/QĐ-TTgngày 21/5/2010 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chươngtrình quốc gia “Nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm,hàng hóa của doanh nghiệp ViệtNam đến năm 2020. Đồng thời,chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, địa

phương thực hiện các Chỉ thị liênquan tới Cuộc vận động.

Đặc biệt cần sớm phê duyệt banhành Chiến lược Phát triển thịtrường trong nước giai đoạn 2025,tầm nhìn 2035, trong đó địnhhướng chủ yếu nhằm phát triển cácphương thức và hình thức tổ chứckinh doanh thương mại trong nướcđa dạng, phù hợp với quá trìnhphát triển sản xuất; góp phần tănggiá trị thương mại cho sản phẩm, cókhả năng gắn kết và thúc đẩy pháttriển trong nước; tiếp tục đẩy mạnhcác chương trình xúc tiến thươngmại và đầu tư hiện có, tổng kếtđánh giá Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đề xuất tiếp đó, Ban chỉ đạo đềnghị Chính phủ thường xuyênnghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung,ban hành kịp thời các chính sáchhợp lý về kích cầu nền kinh tế, vềxây dựng Chính phủ kiến tạo vàquốc gia khởi nghiệp, đảm bảo ansinh xã hội trong nước. Chỉ đạo Bộ,ngành chức năng tăng cườngcông tác kiểm tra hàng hóa nhậpkhẩu biên giới, kiểm soát hàng lậu,hàng giả, hàng kém chất lượng lưuthông trên thị trường, hàng khôngđảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm ảnh hưởng đến doanhnghiệp sản xuất và người tiêudùng; xử lý nghiêm những hành vilàm hàng nhái, hàng giả, sử dụngthương hiệu của các doanh nghiệpViệt Nam, nhất là hiện tượng hàngnước ngoài có nhãn mác Việt Nam,hành vi nhập lậu hàng hóa sảnxuất từ các nước khác. Có chínhsách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điềukiện thuận lợi cho các doanhnghiệp sản xuất trong nước.v

Page 40: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

38 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

THIÊN ÂN

Trong xu hướng phát triểnkinh tế hiện nay, thanhtoán qua di động được xácđịnh là động lực thúc đẩy

cho quá trình đổi mới sáng tạocũng như giúp bùng nổ các dự ánkhởi nghiệp công nghệ tại ViệtNam và là xu thế tất yếu trong thờikỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với ví điện tử, dịch vụ tiềnđiện tử trên thuê bao di động(Mobile Money) đang được BộThông tin và Truyền thông vàNgân hàng Nhà nước xúc tiến đểtriển khai rộng khắp tại Việt Nam.Cơ hội mang lại từ Mobile Moneylà không phải bàn cãi, song đây

cũng là thách thức trong việc đảmbảo an toàn giao dịch, bảo mậtthông tin, phòng chống tội phạmcông nghệ cao…

Mobile Money bản chất làeMoney, là ví điện tử, khách hàngcó thể thanh toán mọi lúc, mọi nơivới các thiết bị di động được kếtnối Internet mà không phảichuyển tiền, tiền mặt hoặc quẹtthẻ. Theo Hiệp hội Di động toàncầu (GSMA), Mobile Money đượcđịnh nghĩa là các dịch vụ kết nốikhách hàng về mặt tài chínhthông qua mạng di động. MobileMoney bao gồm các dịch vụ chitrả di động, chuyển tiền qua mạngdi động, chuyển tiền giữa các thuê

bao, những giao dịch tín dụngnhỏ, quản lý tài khoản qua máy diđộng… và những dịch vụ tươngtự. Mobile Money nếu được thíđiểm tại Việt Nam sẽ tạo ra cơ hộinâng cao khả năng tiếp cận dịchvụ tài chính cho người dân, thúcđẩy phát triển kinh tế.

Xu hướng tất yếuThanh toán điện tử bằng tài

khoản điện thoại đang là xu thếtrên toàn cầu, nhất là ở các nướcđang phát triển. Việc thanh toánnày đã đóng góp không nhỏ vào sựphát triển kinh tế - xã hội cũng nhưmang lại cơ hội tiếp cận dịch vụcho hàng triệu hộ gia đình, giảmthói quen dùng tiền mặt trong giao

Mobile money:Lợi ích lớn, thách thức nhiều

CUỘC SốNG Số

Ảnh minh họa.

Page 41: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

dịch hàng ngày. Việc thanh toánqua điện thoại, bằng thẻ cào điệntử sẽ buộc các nhà kinh doanh phảigiảm giá thành, hạ phí sử dụng vàchú trọng nâng cao chất lượngdịch vụ nhiều hơn. Đây cũng là mộtmô hình hứa hẹn sẽ thành côngnhất là với những người không cótài khoản ngân hàng.

Theo thống kê, tính tới hết2018, trên toàn thế giới đã có 90nước chấp nhận Mobile Money,với số lượng lên đến gần 900 triệungười dùng. Giá trị giao dịch mỗingày đạt 1,3 tỷ USD cùng tăngtrưởng hàng năm 20%, nếu tínhriêng tại châu Á thì con số này là31%. Có nhiều quốc gia, tỷ lệngười dân sử dụng Mobile Moneytới trên 50%.

Trung Quốc là một trong nhữngquốc gia phát triển mạnh thanhtoán điện tử trong những năm gầnđây. Hiện quốc gia này có tới 84%giao dịch là qua thanh toán điện tử.Tập đoàn Alibaba kiếm được hàngchục tỷ USD mỗi năm nhờ hìnhthức thanh toán này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin vàTruyền thông Nguyễn Mạnh Hùngcho biết, Bộ sẽ thí điểm MobileMoney, cho phép người dùng điệnthoại chuyển tiền, mua sắm thôngqua tài khoản viễn thông. Bộtrưởng cho rằng, việc này sẽ giúpthanh toán điện tử đến được mọingười dân, dù ở bất kỳ đâu, và việcnày sẽ kích thích kinh tế của ViệtNam tăng trưởng.

Theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủtịch Hội đồng Thành viên VNPT,Mobile Money là xu hướng triểnkhai chung của thế giới. Mobile

Money là một giải pháp mới để hỗtrợ chuyển đổi số và là một trongnhững cấu phần quan trọng củacách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủtịch Viettel cho biết, Viettel cũngđã đề nghị Chính phủ cấp phéptham gia phát triển thanh toán số.

“Mobile Money góp phần thúcđẩy thanh toán không dùng tiềnmặt và đáp ứng tốt hơn nhu cầungày càng cao của khách hàng,đặc biệt phù hợp với nhóm dân cưkhu vực nông thôn, vùng sâu,vùng xa vốn ít có điều kiện tiếp cậnvới các dịch vụ ngân hàng truyềnthống”, ông Dũng khẳng định.

Những năm gần đây ở ViệtNam, nhu cầu thanh toán điện tửđang tăng lên rất cao. Dự báo đếnnăm 2020, thị trường fintech ViệtNam tăng lên mức 7,8 tỷ USD. Cácgiải pháp thanh toán số đangchiếm tới 89% thị trường fintechtại Việt Nam. Lĩnh vực tài chính cá

nhân và doanh nghiệp cũng đượcdự đoán sẽ tăng trưởng lần lượt31,2% và 35,9% vào năm 2025.

Những thách thức Sự phát triển của thanh toán

điện tử nói chung và thanh toán diđộng nói riêng tính đến thời điểmhiện tại ở Việt Nam là tương đốitích cực. Tuy nhiên, thanh toán diđộng cũng đặt ra không ít tháchthức liên quan đến khuôn khổpháp lý, sự an toàn trong giaodịch, bảo mật thông tin, giao dịchgiữa các nước, tội phạm côngnghệ cao và chủ quyền số của mỗiquốc gia.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng,hình thức thanh toán này là mộtkẽ hở để các loại tội phạm có thểđể giao dịch bất chính hay tấncông vào chính các nhà cung cấpdịch vụ.

Bởi vậy, những giải pháp, biệnpháp bảo đảm an ninh, an toàncho các dịch vụ thanh toán dựa

C U ộ C S ố N G S ố

Ảnh minh họa.

Page 42: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

40 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

CUỘC SốNG Số

trên công nghệ cao đòi hỏi tiếptục được tăng cường, thườngxuyên cập nhật.

Ông Phạm Tiến Dũng – Vụtrưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàngNhà nước) chia sẻ, các bộ luật củaViệt Nam chưa đề cập tới MobileMoney với định nghĩa cụ thể.Nhưng có thể xem xét dịch vụMobile Money gần với ví điện tử(đã được quy định tại Nghị định80/2016/NĐ-CP). Điều quan trọnglà tài khoản định danh e-moneyphải được lưu trữ trên hệ thống,tránh rủi ro mất tiền khi ngườidùng bị mất điện thoại.

Đại diện Vụ Thanh toán Ngânhàng Nhà nước cho rằng, tháchthức lớn nhất với các nhà mạng làkho dữ liệu khách hàng phải chínhxác, phải làm xác thực như ngânhàng, tránh mạo danh... Quyền lợicủa khách hàng khi sử dụngMobile Money cũng phải đượcđảm bảo. Ngân hàng Nhà nước dựkiến quy định, tổng số dư củaMobile Money phải tương ứng vớisố dư công ty ví ấy gửi đảm bảo tạingân hàng và chỉ sử dụng tàikhoản đảm bảo ấy cho mục đíchsử dụng ví. Công ty Mobile Moneycó thể thua lỗ, phá sản, tiền kháchhàng nạp vào ví vẫn được đảmbảo ở ngân hàng.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịchHiệp hội Internet Việt Nam cũngcho rằng, sử dụng Mobile Moneytrong thanh toán rất có lợi và là xuhướng không thể tránh khỏi. Tuynhiên, mức độ an toàn trên điệnthoại di động hiện nay rất thấp.Điện thoại thông minh đang trởnên quá phổ thông, người dùng

không chú trọng quá mức việcbảo mật chính là một trong nhữngnguyên nhân chính gây ra mất antoàn trong việc triển khai.

"Điện thoại di động là một thứgắn liền với xu hướng. Và tôi tin tộiphạm công nghệ sẽ tiếp tục tiếnhóa để lợi dụng cho việc vi phạmpháp luật," ông Liên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cũng có bănkhoăn cho rằng khi đưa vào thíđiểm, liệu người dùng có được sửdụng tiền mặt để nạp vào tàikhoản thuê bao điện thoại hay phảiliên kết với ngân hàng. Bởi “nếukhông liên kết với ngân hàng, nguycơ cho vấn đề rửa tiền, hay tiềnphạm pháp là có thể xảy ra”,chuyên gia nêu ý kiến. Song cũngcần phải có sự tính toán, bởi nếuliên kết qua tài khoản ngân hàng,thì lại vấp phải thực tế là tỷ lệ ngườidân có tài khoản ngân hàng ở ViệtNam dù đã có sự tăng trưởng hơnthời gian qua nhưng vẫn còn chưatương xứng với tiềm năng.

Ngoài ra, để triển khai dịch vụMobile Money thì cùng với đó làphải phát triển tới nhiều dịch vụ.

Dùng điện thoại để thanh toánmọi lúc mọi nơi thì có nghĩa làtừng cửa hàng tạp hóa, bãi đỗ xe,quán cà phê, trà đá… cũng có thểthanh toán được. Do đó, việc pháttriển hàng triệu điểm thanh toánlà một bài toán đặt ra cho nhàmạng. Ngoài ra, việc thay đổi thóiquen mới cho người dùng cũng làvấn đề rất quan trọng.

Tiềm năng lớnTheo Bộ trưởng Bộ Thông tin

và Truyền thông Nguyễn MạnhHùng, năm 2019, nếu Việt Namcấp phép thử nghiệm MobileMoney, thì Việt Nam là nước thứ91 có nền tảng thanh toán MobileMoney.

Mặc dù đi sau nhiều quốc gianhưng Bộ trưởng Bộ Thông tin vàTruyền thông Nguyễn Mạnh Hùngcho rằng Việt Nam vẫn còn nhữngthuận lợi. Đó là có thể học hỏi từnhững nước đi trước, qua các triểnkhai và khung pháp lý. Bên cạnhđó cũng có nhiều tổ chức quốc tếlớn thường xuyên đưa ra các tổngkết và khuyến nghị nhằm trợ giúpkinh nghiệm trong việc phát triển

Ảnh minh họa.

Page 43: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Mobile Money. Do đó, Việt Namcần phải triển khai dịch vụ nàyngay trong năm nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn MạnhHùng, Việt Nam đã nói nhiều tớithương mại điện tử, đến khởinghiệp, đến đổi mới sáng tạo,nhưng lại quên nói đến một trongnhững nền tảng quan trọng nhấtđể thúc đẩy chúng là nền tảngthanh toán.

"Muốn một dịch vụ nào đó phổbiến đến 100% người dân thì đầutiên là nền tảng thanh toán phảiđến được 100% người dân. Khôngcó phương tiện nào có thể thựchiện việc này tốt hơn là di động, làMobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệngười dùng thẻ tín dụng còn thấp,nhưng mật độ thuê bao di độngthì đã trên 100% từ nhiều nămnay", Bộ trưởng chia sẻ.

Theo thống kê, hiện 99% cácgiao dịch dưới 100.000 đồng tạiViệt Nam đang sử dụng tiền mặt.Do đó, Mobile Money sẽ là giảipháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanhtoán không dùng tiền mặt. Câuchuyện ở đây là, công nghệ có thểgiúp giải quyết rất nhiều vấn đềcủa đất nước, nhưng chúng taphải thay đổi, dám thay đổi, dámchấp nhận các mô hình mới.

Nhiều người dân bị gạt rangoài hệ thống tài chính chínhthống, đó là những người nghèo ởnông thôn, người dân ở vùng sâu,vùng xa. Mobile Money sẽ là giảipháp để đưa họ tiếp cận tới cácdịch vụ (có trả phí) mang tính đổiđời trên nền tảng Internet như ytế, giáo dục, tài chính, việc làm, ansinh xã hội.

Bên cạnh đó, Mobile Money sẽlàm xuất hiện rất nhiều đơn vị mớikinh doanh trong lĩnh vực số vànhững công ty khởi nghiệp côngnghệ. Mobile Money cũng sẽ giúp

nhà mạng viễn thông có thể trởthành nền tảng của nhiều thứ, chứkhông chỉ là hạ tầng viễn thôngnhư hàng trăm năm nay. Việt Namcó thể kỳ vọng nhiều hơn nữa vàocác nhà mạng trong việc tựchuyển mình để trở thành nềntảng của dữ liệu, của Computing,của nội dung số, của xác thực, củadịch vụ IT, của IoT ...

Hiện các tài khoản viễn thôngchỉ được dùng để thanh toán cácdịch vụ viễn thông và các dịch vụgiá trị gia tăng trên nền mạng viễnthông. Do đó, nếu có thể sử dụngtài khoản viễn thông để thanhtoán hàng hóa có giá trị nhỏ thìchúng ta có thể triển khai ngaythanh toán điện tử trên phạm vi cảnước, tránh được nguy cơ các đốitác nước ngoài vào Việt Namchiếm lĩnh lĩnh vực thanh toánđiện tử này.

Do đó, việc Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận cho thí điểm sửdụng tài khoản viễn thông thanhtoán hàng hóa được kỳ vọng là cúhích cho ngành thanh toán điện tửViệt Nam.v

Ảnh minh họa.

- Những tháng đầu năm 2019,thanh toán không dùng tiền mặtcó những chuyển biến mạnh mẽ,đặc biệt thanh toán qua điệnthoại di động tăng vọt tới 232%so với cùng kỳ năm 2018.- Thanh toán điện tử quaInternet, điện thoại di động tăngtrưởng mạnh, tính đến31/3/2019, số lượng giao dịch tàichính qua kênh Internet tăngtương ứng 65,81% và 13,46% sovới cùng kỳ năm 2018; giao dịchtài chính qua kênh điện thoại diđộng tăng tương ứng 97,75% sốlượng giao dịch và 232,3% giá trịgiao dịch so với cùng kỳ năm2018.- Theo khảo sát của PwC đối với27 nước đã ghi nhận Việt Nam làthị trường tăng trưởng nhanhnhất về thanh toán di động trongnăm 2018 với tỷ lệ người tiêudùng thanh toán di động ở ViệtNam đã tăng từ 37% lên 61%.

Page 44: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

42 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

CUỘC SốNG Số

Áp dụng khoa học vàcông nghệ làm lợi hàngchục nghìn tỷ đồng

Theo đánh giá của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn,tăng trưởng ngành Nông nghiệptrong thời gian qua dự báo đếnnăm 2020 kim ngạch xuất khẩu cóthể đạt 157,07 tỷ USD, đạt 31,5 tỷUSD/năm, tăng 51,2% so với bìnhquân của 5 năm trước đó. Trong xâydựng NTM đến hết năm 2018, cảnước có 3.826 xã đạt chuẩn NTMhoàn thành vượt mức cả chỉ tiêu vàthời gian với kế hoạch được Thủtướng Chính phủ và Ban chỉ đạoTrung ương giao. Đến thời điểmhiện tại có thể đánh giá, hầu hếtcác chỉ tiêu về NTM đến năm 2020sẽ hoàn thành sớm trước 1 năm.

Các chuyên gia nhận định, cóđược những thành tựu như vậytrong phát triển ngành nôngnghiệp và xây dựng NTM khôngthể không nhắc đến vai trò đónggóp rất quan trọng của khoa họcvà công nghệ (KHCN).

Theo thống kê sơ bộ, vai trò củaKHCN đối với việc nâng cao hiệu

quả sản xuất, tăng thu nhập chonông dân (phân tích dựa trên mộtsố cây trồng cụ thể) đã góp phầntăng năng suất, đem lại thu nhậpcũng như đóng vai trò trực tiếp thayđổi công nghệ, sản xuất giống, làmlợi hàng chục nghìn tỷ đồng.

Đơn cử trên cây lúa, hàng năm,cả nước có khoảng 7,7 triệu hagieo cấy, trong đó các giống lúa

do Việt Nam chọn tạo chiếmkhoảng 80% (6,2 triệu ha). Trongđó, tại phía Bắc, các giống lúa mớinhư: BC15, TBR225, PC6, Gia Lộc105, AC5, LTH31, lúa nếp N87,N98… đã được chuyển giao vàosản xuất, canh tác trên diện rộngkhoảng 1,5 triệu ha/năm. Mỗi nămsản lượng tăng thêm 0,7 triệu tấn(do tăng năng suất khoảng 0,5tấn/ha), với giá bán trung bình

KHOA HọC VÀ CÔNG NGHỆ -“trợ lực” đột phá để nông nghiệpphát triển bền vững

BÌNH MINH

Không chỉ góp phần làm lợi ít nhất hàng chục nghìn tỷ đồng tínhđến thời điểm hiện tại, việc áp dụng khoa học và công nghệ (KHCN)còn là “trợ lực” không thể thiếu đối với phát triển nông nghiệp vàxây dựng nông thôn mới (NTM) tạo đà đột phá trong tương lai.

Mô hình nhà lưới trồng dâu sản lượng cao tại Lâm Đồng.Ả

NH

: BÌN

H M

INH

Page 45: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

6.000 đ/kg, làm lợi cho sản xuất4.200 tỷ đồng/năm.

Còn tại đồng bằng sông CửuLong, các giống lúa do Việt Namlai tạo như: OM5451, OM6976,OM4218 và OM4900, OM6976, cácgiống lúa ST… có diện tích gieotrồng 4,2 triệu ha tại ĐBSCL. Ướctính, các giống lúa mới đưa vàosản xuất làm tăng 10% năng suấtthì sản lượng tăng thêm hàngnăm là 2,43 triệu tấn. Với giá lúakhoảng 6.000đ/kg, hàng năm, cácgiống lúa mới làm lợi cho sản xuất14.580 tỷ đồng.

Bên cạnh đó có thể kể đến câyngô, việc nghiên cứu và lai tạo đượchàng chục giống ngô năng suấtcao, chất lượng tốt đã giúp tiết kiệmcho sản xuất khoảng 300 tỷ đồng từviệc mua hạt giống. Các giống sắntừ khoa học công nghệ cũng đemlại lợi nhuận đạt 2.286 tỷđồng/năm. Trong khi nhờ giốngmới và kỹ thuật canh tác tiên tiếntrên cây khoai tây đã làm lợi cho sảnxuất khoảng 249,6 tỷ đồng/năm.

Đối với việc áp dụng KHCN vàocác loại cây: chè, điều và cà phê lầnlượt làm lợi cho sản xuất lần lượt làgần 1.800 tỷ đồng, 4.752 tỷ đồngvà 5.200 tỷ đồng mỗi năm.

Đi kèm với việc áp dụng KHCNvào sản xuất nông nghiệp và xâydựng NTM, là nhiều mô hìnhthuộc Chương trình KHCN phụcvụ xây dựng NTM mang lại hiệuquả kinh tế cao. Trong giai đoạn2011 - 2017, có thể kể tới lĩnh vựcthủy lợi: Các mô hình đã góp phầnlàm gia tăng mực nước ngầmtrong đồi cát từ 2,5 - 4,0m phục vụnước tưới và nước sinh hoạt; giảm

giá thành, nâng cao hiệu quả khaithác công trình nước sạch, thủy lợinội đồng; tiết kiệm nước tưới 20 -30%, đồng thời tăng năng suất câytrồng trên 10%; giúp nhiều địaphương chuyển đổi cơ cấu sảnxuất nông nghiệp tăng hiệu quả 5- 7 lần; cải thiện điều kiện môitrường, bảo vệ đất chống bạcmàu, xói mòn, giảm phát thải 1,5tấn CO2/vụ/ha lúa, giảm thiểu cáctác động của biến đổi khí hậu.

Lĩnh vực môi trường nôngthôn, ghi nhận các mô hình tổchức quản lý tổng hợp chất thải ởxã xây dựng NTM vùng Đồngbằng sông Hồng, góp phần tạocảnh quan môi trường xanh, sạchđẹp, cho hiệu quả kinh tế - xã hộirõ rệt. Nhận thức và ý thức bảo vệmôi trường, đóng góp tự nguyệnphí vệ sinh môi trường của ngườidân được nâng cao, doanh thu phívệ sinh môi trường ở các xã tănggấp 2 đến 3,5 lần, tạo điều kiện ổnđịnh công việc và tăng thêm thunhập cho công nhân thu gom rác30 - 70%...

Cùng với đó, đã có nhiều môhình liên kết doanh nghiệp – nôngdân trong sản xuất nông, lâm,thủy sản mang lại hiệu quả kinh tếcao. Các mô hình đã giúp tăngnăng suất cây trồng 30 - 35% đốivới rau màu, 10 - 15% đối với lúa,tăng thu nhập cho người dântham gia dự án trên 25%; nâng caogiá trị sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp đến 133 - 500 triệuđồng/ha/năm nhờ chuyển đổi cơcấu nuôi trồng ở các mô hình liênkết sản xuất...

Nông nghiệp côngnghệ cao, nông nghiệp4.0 định hướng chotương lai

Thực tế, định hướng KHCNphục vụ sản xuất nông nghiệp vàxây dựng NTM sau năm 2020 đượcngành Nông nghiệp xác định rõnhiều hướng nghiên cứu trọngtâm như: Nghiên cứu để bảo đảman ninh và an toàn thực phẩm;nghiên cứu về rau quả; nghiên cứuvề thủy sản; nghiên cứu về nông

43TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nơi nông dân được hỗ trợ nhiều từ máy móc.

ẢN

H: B

ÌNH

MIN

H

Page 46: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

44 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

CUỘC SốNG Số

nghiệp dược liệu, thực phẩm chứcnăng; nghiên cứu về công nghệsau thu hoạch; nghiên cứu về thủylợi; nghiên cứu liên kết sản xuất -tiêu thụ nông sản theo chuỗi giátrị, đặc biệt là nghiên cứu nôngnghiệp công nghệ cao, nôngnghiệp 4.0.

Trong đó, nông nghiệp côngnghệ cao được định hình là mộtnền nông nghiệp được ứng dụngkết hợp những công nghệ mới,tiên tiến để sản xuất, hay gọi cáchkhác là công nghệ cao nhằm nângcao hiệu quả, tạo bước đột phá vềnăng suất, chất lượng nông sản,thỏa mãn nhu cầu ngày càng caocủa xã hội và đảm bảo sự pháttriển nông nghiệp bền vững. Cácyếu tố chính của nông nghiệpcông nghệ cao không thể thiếu đólà: Cơ giới hóa các khâu từ nhângiống, chăm sóc, thu hoạch đếnchế biến; Tự động hóa quy trìnhbằng máy móc, công nghệ thôngtin; và đưa công nghệ sinh học vàosản xuất giống cây trồng, vật nuôichất lượng cao.

Trong nhiều năm qua, chủtrương kêu gọi đầu tư phát triểnnông nghiệp công nghệ cao đượcChính phủ cùng các bộ, ngành vàđịa phương rất chú trọng và tạonhiều điều kiện thuận lợi. Tuynhiên, có một thực tế là chỉ nhữngtập đoàn, doanh nghiệp lớn vớitiềm lực tài chính và chiến lượcphát triển dài hạn mới trụ vữngđầu tư trong lĩnh vực này và đảmbảo hiệu quả khai thác như:VinEco (Vingroup), Tập đoàn TH;Vinamilk, Tập đoàn Hùng Nhơn(Bình Phước), Cô gái Hà Lan… Cònlại, đa phần doanh nghiệp nhỏ, lẻ

thậm chí có quy mô vừa khi đầu tưvào nông nghiệp công nghệ caotrong nhiều lĩnh vực đều gặp khókhăn, thậm chí thất bại với nhữngbài học đắt giá cả về tiền bạc vàcông sức.

Khác với nông nghiệp côngnghệ cao, nông nghiệp 4.0 sẽ tậptrung thay đổi phương thức sảnxuất từ truyền thống sang hiệnđại, nông nghiệp 4.0 chính là thayđổi phương thức quản lý nôngnghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0sẽ mở đường cho các hoạt độngsản xuất chính xác, chặt chẽ màcon người không cần có mặt trựctiếp. Kết nối vạn vật cho phép cácyếu tố như nước, phân (đối vớitrồng trọt), thức ăn (đối với chănnuôi, thủy sản), thuốc, độ ẩm, ánhsáng… được số hóa và chuyểnvào các thiết bị kết nối Internetnhư máy tính, điện thoại. Các yếutố này được theo dõi và điều khiểnở bất cứ nơi nào, không nhất thiếtphải ở trang trại. Các yếu tố chínhcủa nông nghiệp.

Thực tế, nông nghiệp địnhhướng4.0 đã có Mô hình nôngnghiệp công nghệ cao của VinEco(Vingroup); Sản xuất rau xà lách ítkali theo mô hình Akisai Cloud(hợp tác nông nghiệp thông minhFPT-Fujitsu-Viện Nghiên cứu Rauquả tại Hà Nội); Mô hình sử dụngphân bón thông minh tại thôn NàNghè, xã Nam Mẫu, Ba Bể; Máyphun thuốc sâu điều khiển từ xatại Châu Phú, An Giang.

“Nhìn chung, nông nghiệpcông nghệ cao và nông nghiệp 4.0còn gặp một số khó khăn, đó là:Cần vốn đầu tư lớn, vượt khả năngcủa đa số nông dân và doanhnghiệp nhỏ; Công nghệ của ViệtNam còn yếu và thiếu, cần đượcđầu tư nghiên cứu tạo ra côngnghệ phù hợp với điều kiện kinhtế, xã hội của Việt Nam; Nguồnnhân lực cho công nghệ cao cònthiếu; Chưa có gắn kết giữa sảnxuất nông nghiệp công nghệ cao,nông nghiệp 4.0 với tiêu thụ sảnphẩm cho nên cần xây dựng chuỗi

Dây chuyền sữa chua của doanh nghiệp Việt Nam được đóng gói bởi máy móc.

ẢN

H: B

ÌNH

MIN

H

Page 47: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

45TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

sản xuất để tạo đầu ra cho sảnphẩm. Trong tương lai, nôngnghiệp công nghệ cao và nôngnghiệp 4.0 sẽ là giải pháp cơ bảnđể nâng cao chất lượng, sản lượngvà hiệu quả kinh tế trong sản xuấtnông, lâm nghiệp và thủy sản”, Đạidiện Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đánh giá.

Đầu tư xứng tầm đểkhoa học và công nghệthực sự tạo đột phá

Xây dựng NTM mà bao gồm tấtcả các nhiệm vụ KHCN có kết quảcó thể áp dụng vào để phát triểnsản xuất nông nghiệp, xây dựngnông thôn nhằm mang lại cuộcsống tốt đẹp hơn cho nông dân vàcộng đồng cư dân nông thôn. Nhưvậy, KNCN phục vụ xây dựng NTMrất rộng lớn, bao gồm: các Chươngtrình KHCN, các chương trìnhkhuyến nông cấp Nhà nước, cấpBộ, ngành, cấp địa phương, củadoanh nghiệp, hợp tác quốc tế...

Do vậy, cần thực hiện đồng bộcác nhóm giải pháp từ tăng cườngđầu tư cho nghiên cứu khoa họcvà chuyển giao công nghệ(khuyến nông) cho tới tăng cườngđầu tư kinh phí cho hệ thống cácđơn vị nghiên cứu trong lĩnh vựcNN&PTNT của Việt Nam đạt mứctương đương với các nước trongkhu vực (0,5% GDP nông nghiệp).

Như vậy, với trên 40 tỷ USDxuất khẩu nông sản năm 2018,chúng ta có khoảng 200 triệu USDđầu tư lại cho nghiên cứu khoahọc và chuyển giao công nghệ(gấp 4 lần kinh phí của Nhà nướcđầu tư cho Bộ NN&PTNT ở thờigian hiện tại). Nếu làm được điều

này, sẽ có nguồn lực xứng đángđầu tư cho KHCN trong lĩnh vựcNN&PTNT.

Bên cạnh đó, cần chú trọngtăng cường chất lượng nguồnnhân lực cho công tác nghiên cứukhoa học và chuyển giao côngnghệ (khuyến nông) cũng nhưnguồn nhân lực cho nghiên cứukhoa học. Đặc biệt, chú ý đếnnâng cao chất lượng về chuyênmôn đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao về nguồn nhân lực chocông tác nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ đối vớicông nghệ cao và nông nghiệpthông minh 4.0. Mặt khác, cầnxem xét về chế độ đãi ngộ đểkhông bị chảy máu chất xám đốivới cán bộ nghiên cứu và để cánbộ làm công tác khuyến nông yêntâm công tác có hiệu quả.

Song song với đó, cần tiếp tụcđổi mới hệ thống tổ chức nghiêncứu khoa học và chuyển giao côngnghệ; sắp xếp hệ thống nghiêncứu khoa học theo hướng gọnnhẹ, không chồng chéo về chứcnăng. Đặc biệt, thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm.

Đối với quản lý KHCN, cần tiếptục hoàn thiện đồng bộ cơ chế,chính sách đổi mới để thúc đẩyhoạt động KHCN trong nôngnghiệp, nông thôn. Tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức, cá nhânlàm KHCN phát huy tối đa tínhsáng tạo, chủ động, tinh thầntrách nhiệm đối với kết quả cuốicùng. Chuyển trọng tâm từ quảnlý đầu vào sang quản lý đầu ra vàhiệu quả của sản phẩm KHCNđược ứng dụng vào sản xuất. Thực

hiện triệt để hơn các cơ chế khoántài chính trong KHCN. Cải tiến cácthủ tục, không biến người làmKHCN thành nhân viên hànhchính, phải đối phó, mất nhiềuthời gian cho các thủ tục rườm rà,nhất là các quy định về tài chính.

Các chuyên gia cũng nhấnmạnh giải pháp, cần khuyến khích,tạo điều kiện cho các thành phầnngoài công lập tham gia ngàycàng nhiều vào nghiên cứu vàphát triển những lĩnh vực cần ưutiên, như các nghiên cứu chọn tạogiống cây trồng vật nuôi có giá trịtăng trưởng mới, thích ứng vớibiến đổi khí hậu, các công nghệtiên tiến ứng dụng cho nôngnghiệp công nghệ cao, nôngnghiệp 4.0, nông nghiệp hữu cơ.Một số hình thức có thể áp dụngtrong giai đoạn tới, đó là: Doanhnghiệp thành lập các đơn vịnghiên cứu trực thuộc; Doanhnghiệp phối hợp với các nhà khoahọc cùng đề xuất và cùng thựchiện nhiệm vụ KHCN, Nhà nướccấp kinh phí; và Doanh nghiệp đặthàng các nhà khoa học về một sảnphẩm cụ thể, kinh phí nghiên cứucó thể doanh nghiệp đầu tư 100%hoặc Nhà nước hỗ trợ 50%.

Về chuyển giao công nghệ:Doanh nghiệp cần phát triển vùngsản xuất nguyên liệu ở quy môcông nghiệp, có thể đầu tư thuêdịch vụ chuyển giao công nghệ.Như vậy, công tác chuyển giaocông nghệ được coi như một dịchvụ được hạch toán chi phí đầu vàotrong sản xuất nông nghiệp. Việcnày đã được các nước có nền nôngnghiệp phát triển thực hiện cóhiệu quả.v

Page 48: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

46 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

CUỘC SốNG Số

Triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, UBND tỉnh TháiNguyên đã chỉ đạo các sở,ban, ngành, UBND các

huyện, thành phố, thị xã tổ chứcnghiên cứu, học tập quán triệtNghị quyết 36 tại các cuộc họpcấp ủy, chi bộ, giao ban chuyênmôn và lồng ghép với triển khaiứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan Nhà nước, cải cáchhành chính, kiểm soát thủ tụchành chính.

Đến nay, 19 sở, ban, ngành, 09huyện, thành phố, thị xã và 180 xãphường, thị trấn thường xuyênquán triệt, lồng ghép vào lớp tậphuấn nhằm đẩy mạnh ứng dụng,phát triển CNTT theo đúng chủtrương Nghị quyết 36. Việc tổ chứchọc tập quán triệt Nghị quyết số36, còn được UBND tỉnh chỉ đạo SởTT&TT, các sở, ban, ngành, UBNDcác cấp gắn với việc triển khaiNghị quyết số 36 và Nghị quyết số

36a/NQ-CP của Chính phủ vềChính phủ điện tử. Từ cấp tỉnh đếncấp xã đã tổ chức 240 hội nghị tậphuấn với hơn 24.666 lượt cán bộ,công chức, viên chức và công chứccấp xã tham gia.

Đồng thời, UBND tỉnh đã thànhlập 04 Ban Chỉ đạo có liên quan

thực hiện các nội dung của Nghịquyết 36 của Trung ương. Ban Chỉđạo CNTT của tỉnh (nay là Ban Chỉđạo chính quyền điện tử của tỉnh)với 02 lãnh đạo UBND tỉnh phụtrách gồm: Chủ tịch UBND tỉnh làTrưởng Ban Chỉ đạo, Phó Chủ tịchThường trực UBND tỉnh là PhóTrưởng ban Thường trực và Giám

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác CCHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơchế một cửa liên thông tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

THÁI NGUYÊN:

Cụ thể hóa Nghị quyết 36-NQ/TWtrong xây dựng chính quyền điện tử và cải cách hành chính

NGÔ ĐĂNG QUÝ

Sau 05 năm triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩymạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêucầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Thái Nguyên đã chủ độngđẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, hiện đại hóanền hành chính nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, tiết kiệmthời gian, nhất là trong quản lý, điều hành.

Page 49: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịchUBND 09 huyện, thành phố, thị xãlàm thành viên Ban chỉ đạo; Banchỉ đạo ứng cứu khẩn cấp máy tínhvà an toàn thông tin và an ninhmạng, do Phó Chủ tịch UBND tỉnhlàm Trưởng Ban Chỉ đạo với cácthành viên nòng cốt là Công antỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và SởTT&TT; Ban Chỉ đạo cải cách hànhchính của tỉnh do Chủ tịch UBNDtỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo và cácthành viên là Giám đốc các sở, ban,ngành và Chủ tịch UBND cáchuyện, thành phố, thị xã.

Mặt khác, thực hiện chỉ đạo củaUBND tỉnh theo Kế hoạch số26/KH-UBND ngày 28/3/2016 vềtriển khai Nghị quyết 36a/NQ-CPvề Chính phủ điện tử; Kế hoạchứng dụng CNTT, đảm bảo an toànthông tin mạng trong cơ quan Nhànước giai đoạn 2016 - 2020 đồngbộ theo Kiến trúc chính quyềnđiện tử tỉnh Thái Nguyên và đề ánCải cách hành chính Nhà nước trênđịa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đã có17/19 sở, ban, ngành ban hành kếhoạch triển khai ứng dụng CNTTđạt 89,4%; Số các huyện, thànhphố, thị xã ban hành kế hoạchtriển khai gồm 09/09 đơn vị, đạt100%. Hệ thống thư điện tử dùngchung của tỉnh hoạt động thườngxuyên và tăng hằng năm. Hệthống quản lý văn bản đi đến vàđiều hành công việc (QLVB) đạt100% kết nối liên thông trao đổivăn bản điện tử và tích hợp chữ kýsố từ tỉnh đến xã và kết nối vớiChính phủ, Bộ ngành Trung ương.

Đối với phần mềm một cửa,một cửa liên thông điện tử đượctỉnh Thái Nguyên triển khai từ năm

2011, đến hết năm 2015 có 09huyện, thành phố, thị xã đã ápdụng phần mềm một cửa để giảiquyết hồ sơ thủ tục hành chính. Từnăm 2016 các sở, ban, ngành và180 xã/phường/thị trấn áp dụngphần mềm một cửa theo lộ trìnhtừng năm. Theo kế hoạch, hết năm2019 tỉnh sẽ triển khai phần mềmmột cửa tới 199 cơ quan từ tỉnhđến xã. Cổng dịch vụ công trựctuyến và Trục liên thông hồ sơ thủtục hành chính nội bộ tỉnh kết nốiliên thông các phần mềm một cửanội bộ tỉnh đã liên thông 13/16 sở,ban, ngành đạt 81,25%; 100%huyện/thành phố/thị xã; 100%xã/phường/thị trấn. Tỉnh đã triểnkhai đồng bộ một bộ mã hồ sơ thủtục hành chính duy nhất trên toàntỉnh; công khai đầy đủ các dữ liệutrạng thái, tiến độ, kết quả giảiquyết hồ sơ trên Cổng dịch vụcông trực tuyến của tỉnh, trangthông tin điện tử của các sở,ngành, huyện/thị xã/thành phố.

Từ cuối năm 2016, tỉnh đưa vàohoạt động Cổng dịch vụ công trựctuyến (dvc.thainguyen.gov.vn),ban đầu cung cấp 1.489 thủ tụchành chính bằng dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 1, mức độ 2;mức độ 3 với 50 dịch vụ; mức độ 4với 10 dịch vụ. Từ năm 2017 triểnkhai cung cấp dịch vụ công trựctuyến đồng bộ theo Quyết định số846/QĐ-TTg, Quyết định 877/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Đến nay, tổng số dịch vụ công trựctuyến mức độ 1 và mức độ 2 là1.827 dịch vụ; Dịch vụ công trựctuyến mức độ 3 là 243 dịch vụ(trong đó 07 huyện, thị xã là 42 thủtục); Dịch vụ công trực tuyến mức

độ 4 là 20 dịch vụ (trong đó 04dịch vụ triển khai chính thức, tổngsố hồ sơ tiếp nhận và xử lý trựctuyến là 900 hồ sơ/1.826 hồ sơtrực tiếp + trực tuyến, đạt 11,5%).

Theo kế hoạch, năm 2019,UBND tỉnh tiếp tục triển khai nângcấp Cổng thông tin điện tử các sở,ban, ngành và 09 huyện, thànhphố, thị xã và 180 xã phường/thịtrấn; Cổng dịch vụ trực tuyến, hệthống một cửa điện tử, hệ thốngquản lý văn bản đi đến và điềuhành công việc, dự kiến hết quýIII/2019 hoàn tất 100%. Hệ thốnghội nghị truyền hình với 13 điểmcầu từ cấp tỉnh đến 09 huyện/thịxã từ năm 2012 đến nay. Hiện đangtriển khai tới 180 xã/phường/thịtrấn; triển khai tích hợp chữ ký sốvới các ứng dụng dùng chung củatỉnh và đã thực hiện cấp và bàngiao cho hơn 2.500 chữ ký số từtỉnh đến xã của 250 cơ quan/đơnvị và 2.200 cá nhân.

Theo ông Nguyễn Đức Lộc, PhóGiám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên,sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số36-NQ/TW cả hệ thống chính trịđã vào cuộc, đặc biệt là sự lãnhđạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh, sự đoàn kết tập trung tổ chứcthực hiện của các cấp ủy đảng,chính quyền địa phương, tổ chứcchính trị - xã hội các cấp đã tácđộng lớn vào tư duy, nhận thứccủa đại bộ phận cán bộ, côngchức, viên chức, người dân, doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh nhậnthực rõ hơn về vai trò, tầm quantrọng của CNTT để nâng cao hiệulực hiệu quả hoạt động, nâng caonăng suất lao động, cải thiện chỉsố phát triển con người (HCI).v

Page 50: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

V � N H Ó A - V � N N G H �

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Page 51: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

V�N HÓA

48 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

THANH TRÌ

Đề án “Chiến lược pháttriển sản phẩm du lịchViệt Nam đến năm2025, định hướng đến

năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch mới ký ban hànhđịnh hướng cụ thể cho việc pháttriển sản phẩm du lịch văn hóagắn với di sản, lễ hội, tham quanvà tìm hiểu văn hóa, lối sống địaphương đồng thời phát triển dulịch làng nghề và du lịch cộngđồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.

Theo Đề án, mục tiêu cụ thể đếnnăm 2020, nước ta sẽ hình thànhcác dòng sản phẩm du lịch mangtính hệ thống. Từng bước định vịhình ảnh các dòng sản phẩm dulịch Việt Nam, trong đó, sản phẩmdu lịch biển, đảo Việt Nam, du lịchkhám phá kỳ quan hang động ViệtNam trở thành sản phẩm cóthương hiệu, có sức cạnh tranhtrong khu vực và thế giới. Hình ảnhbiểu tượng cho du lịch Việt Nam vớinhững giá trị nổi bật toàn cầu là disản thiên nhiên thế giới Vịnh HạLong và di sản thiên nhiên thế giớiPhong Nha – Kẻ Bàng.

Đồng thời, sẽ có 7 vùng du lịchđược định vị với các sản phẩm dulịch đặc trưng và 1/3 các khu vựccó tiềm năng phát triển thành khudu lịch quốc gia sẽ được quyhoạch, tập trung đầu tư xây dựngđể tạo điểm nhấn phát triển sản

phẩm du lịch cho các vùng du lịch.

Cùng với đó, để tạo sự đa dạngcho các sản phẩm du lịch, ngànhDu lịch xác định sẽ phát triển cácdịch vụ vui chơi giải trí đi kèm vớigiải pháp xây dựng và hoàn thiệnhệ thống quản lý chất lượng sảnphẩm du lịch một cách toàn diện.

Đáng chú ý, mục tiêu đến năm2025, Việt Nam sẽ định vị rõ nétsản phẩm du lịch Việt Nam gắn vớicác vùng du lịch, trong đó, cùngvới du lịch biển đảo, dòng du lịchsản phẩm văn hóa sẽ là nhữngthương hiệu, thu hút mạnh mẽkhách du lịch quốc tế và nội địa.

Du lịch văn hóa cũng là 4 ưu tiêntrong định hướng du lịch cho giaiđoạn này. Cụ thể, phát triển du lịchvăn hóa được xác định sẽ gắn với di

sản, lễ hội, tham quan, tìm hiểu vănhóa, lối sống của địa phương.

Thực tế, nhiều mô hình, sảnphẩm du lịch văn hóa đã thànhcông bước đầu hoặc rất có tiềmnăng phát triển thu hút du kháchtrong tương lai. Điển hình là showdiễn thực cảnh “Ký ức Hội An”được tạo nên bởi gần 500 diễnviên gồm chuyên nghiệp và khôngchuyên và được dàn dựng, cố vấnbởi nhiều chuyên gia hàng đầu vềsân khấu, điện ảnh, lịch sử. Điềuđặc biệt là du khách được nghe cáccâu chuyện văn hóa, từ chínhnhững người con của Hội An quacác điển tích, câu chuyện về lịch sử400 năm của Hội An trên khônggian giữa Cồn Hến, giữa sông Hoàivới những công trình kiến trúc đặctrưng phố Hội, thuyền bè, sông

Phát triển du lịch gắn với di sản, lễ hộivà tìm hiểu văn hóa địa phương

Du lịch gắn với văn hóa, đời sống của người dân địa phương là những sản phẩm dulịch văn hóa mang tính bền vững.

ẢN

H: T

HA

NH

TRÌ

Page 52: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

nước và hệ thống âm thanh, hiệuứng ánh sáng hiện đại.

Theo lãnh đạo thành phố HộiAn, thông qua một show diễnnghệ thuật, là một hình thái tiếpcận mới, góp phần làm cho giá trịvăn hóa của Hội An được quảngbá với du khách xa gần. Thực tế,sau khi show diễn “Ký ức Hội An”được công diễn và sau đó đượcphát lại tại một quảng trường lớnthành phố New York (Mỹ), truyềnthông thế giới đã đồng loạt đưatin, thậm chí ca ngợi “đây là mộttrong những show diễn hay nhấtthế giới”. Từ đó, sản phẩm du lịchmang đậm bản sắc văn hóa Hội An– Việt Nam đã thu hút được rấtđông khách du lịch quốc tế đếnvới Hội An – Việt Nam.

Tương tự, một sản phẩm du lịchđậm tính văn hóa khác là “Tinh hoaBắc bộ” được một đơn vị tổ chứcdàn dựng, biểu diễn tại xã Sài Sơn,huyện Quốc Oai, Hà Nội. Không

gian văn hóa Bắc Bộ (Việt Nam)được tái hiện ngay tại sân khấunước trải dài trên 4300m2, ngaydưới chân núi Thầy, cộng hưởng vớiâm thanh, ánh sáng laze cùng hơn200 diễn viên, trong đó có nhiềudiễn viên quần chúng địa phươngđã thực sự kể lại câu chuyện vănhóa mãn nhãn với du khách.

Từ cốt truyện về Thiền sư TừĐạo Hạnh (còn được gọi là ThánhLáng, một trong Tứ Bất Tử của tínngưỡng Việt Nam), vở diễn đượcchia làm sáu phần: Thi ca, Cõi Phật,Hoài cổ, Nhạc họa, An vui và Ngàyhội. Mỗi phần lại thể hiện cho vănhóa, tín ngưỡng, tinh thần củangười Việt trong lao động, họcvấn, tri thức, hội làng cùng các lĩnhvực nghệ thuật như điêu khắc,kiến trúc được tái hiện bằng: âmthanh côn trùng, tiếng hò, tiếngkhua mái chèo trên mặt nước;quăng lưới bắt cá, tát nước đầuđình, trai gái đối đáp, trẻ con thinhau vè, sĩ tử bưng lều chõng đi

thi tú tài… đã tạo nên một sảnphẩm du lịch văn hóa đặc sắc thuhút du khách.

Ngoài các sản phẩm du lịch vănhóa mang tính sáng tạo cao nhưcác câu chuyện ở Hà Nội và Hội An(Quảng Nam), nhiều mô hình, sảnphẩm du lịch gắn với văn hóa đượctạo nên bởi chính người dân bảnđịa như: du lịch Sapa – homestayvới người Dao đỏ; hướng dẫn viênkiêm những người lái đò tại TràngAn – Ninh Bình; mô hình du lịchvăn hóa thăm “Làng Vũ Đại ngàynay”; du lịch trải nghiệm với vănhóa làm gốm tại Bát Tràng (Hà Nội);du lịch sinh thái gắn với văn hóasông nước tại rừng dừa Bảy Mẫu(Hội An)... Tất cả đều có điểmchung sản phẩm du lịch gắn vớivăn hóa, tập quán đậm nét của địaphương, được xây dựng và tạo rabởi chính người dân địa phương.Điều đó theo chuyên gia du lịch làmấu chốt của sản phẩm du lịchbền vững.�

49TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V � N H Ó A

Show diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc bộ.

Page 53: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Mạng Internet là mộtthế giới mở, nơi bấtcứ ai cũng có thể bịảnh hưởng, trong đó

có trẻ em - đối tượng chưa làmchủ được hành vi, cần được quantâm bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều vụliệc liên quan đến trẻ em trênmạng Internet gần đây (nhiều vụbắt cóc trẻ em do bố mẹ đăngthông tin lên mạng xã hội) đã chochúng ta những bài học về nhữngtác động khó lường của hệ thốngthông tin mở này. Thậm chí tìnhtrạng xâm hại trẻ em qua mạngbằng hình thức dụ dỗ khiêu dâmqua mạng,... đang có xu hướng giatăng trong thời gian gần đây.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình -Trưởng Văn phòng Tinh ThôngLuật (Đoàn Luật sư TP. Hồ ChíMinh), cùng với sự phát triểnkhông ngừng của các dịch vụInternet, đặc biệt là sự xuất hiện vàphát triển nhanh chóng của cáckết nối không dây 3G, 4G, 5G,mạng xã hội, các thiết bị di độngthông minh con người tương tácđa chiều hơn, phản ánh sinh động,tức thời hơn với mọi mặt đời sốngvà các mối quan hệ xã hội. Chính

điều này đã biến Internet trởthành không gian xã hội mới, nơitrẻ em có thể thực hiện các hànhvi mang bản chất xã hội của mình,như giao tiếp, sáng tạo, học tập vàvui chơi giải trí, không bị giới hạnbởi không gian. Trẻ em là đốitượng nhận được sự quan tâm,chăm sóc không chỉ của bố mẹ,gia đình mà còn của toàn xã hội.

Có ý kiến cho rằng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo cần phối hợp với các cơ

quan khác như Bộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ ngành liên quanlàm sao có chương trình đào tạogiáo dục tốt nhất, chương trìnhtruyền thông tốt nhất, giúp trẻ emcó những kỹ năng tốt nhất.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình,trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếpcận thông tin, tham gia hoạt độngxã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mậtđời sống riêng tư và các quyềnkhác khi tham gia trên không gian

50 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V�N HÓA

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạngAN AN

Luật Trẻ em năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí và mới đâynhất là Luật An ninh mạng 2018 đều có những điều khoản để bảo vệ trẻem trên không gian mạng. Do vậy, cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên,người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảođảm quyền của trẻ em bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theoquy định của pháp luật về trẻ em.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. HồChí Minh).

ẢN

H: A

N A

N

Page 54: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

mạng. Đối tượng này cần có kiếnthức và nhận thức, trước hết là vớichính trẻ em để trở thành côngdân của thế giới số, không gianmạng. Các em cần được hướngdẫn những kỹ năng để truy cậpvào môi trường mạng một cách antoàn, giúp các em trở thành ngườitham gia vào môi trường mạng vàtự bảo vệ chính mình. Điều này đòihỏi một quá trình lâu dài, giốngnhư tự nhận thức, để những kiếnthức đó trở thành kỹ năng sốngcho các em.

Theo ý kiến đánh giá của cácchuyên gia, Việt Nam là một trongnhững quốc gia có nhiều nỗ lựctrong công tác bảo vệ trẻ em nóichung và bảo vệ trẻ em trên môitrường mạng Internet nói riêng.Bên cạnh việc tham gia Công ướcquyền trẻ em và ký kết các nghịđịnh thư liên quan, hệ thống luậttrong nước như: Luật Trẻ em năm2016, Luật Tiếp cận thông tin, LuậtBáo chí và mới đây nhất là Luật Anninh mạng 2018 đều có nhữngđiều khoản để bảo vệ trẻ em trên

không gian mạng. Cơ quan, tổchức, cha, mẹ, giáo viên, ngườichăm sóc trẻ em và cá nhân khácliên quan có trách nhiệm bảo đảmquyền của trẻ em bảo vệ trẻ em khitham gia không gian mạng theoquy định của pháp luật về trẻ em.

Để tránh những rủi ro trên môitrường mạng, Trưởng Văn phòngLuật sư Tinh Thông Luật “gợi ý”, cácbậc cha mẹ cần áp dụng một sốgiải pháp để có thể bảo vệ con emmình như: Để các thiết bị truy cậpInternet ở vị trí có thể quản lýđược; chỉ để máy tính, thiết bịthông minh có kết nối Internet ởphòng ngủ của cha, mẹ để có thểtheo dõi hoạt động trên mạng củacon cái. Kích hoạt chức năng antoàn cho trẻ em của hệ điều hìnhvà trình duyệt web. Thiết lập chứcnăng tìm kiếm an toàn đối vớicông cụ tìm kiếm để loại bỏ nhữngkết quả không phù hợp với trẻ em.Cài đặt một số công cụ để lọc hoặcngăn chặn những nội dung khôngphù hợp với trẻ em…�

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V � N H Ó A

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ1/1/2019. Theo đó, Điều 29 “Bảo vệtrẻ em trên không gian mạng” quyđịnh cụ thể như sau:

1. Trẻ em có quyền được bảo vệ,tiếp cận thông tin, tham gia hoạtđộng xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bímật đời sống riêng tư và các quyềnkhác khi tham gia trên không gianmạng.

2. Chủ quản hệ thống thông tin,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trênmạng viễn thông, mạng Internet vàcác dịch vụ gia tăng trên không gianmạng có trách nhiệm kiểm soát nộidung thông tin trên hệ thống thôngtin hoặc trên dịch vụ do doanhnghiệp cung cấp không để gây nguyhại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻem, quyền trẻ em; ngăn chặn việcchia sẻ và xóa bỏ thông tin có nộidung gây nguy hại cho trẻ em, xâmphạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịpthời thông báo, phối hợp với lựclượng chuyên trách bảo vệ an ninhmạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thamgia hoạt động trên không gian mạngcó trách nhiệm phối hợp với cơ quanquản lý Nhà nước có thẩm quyềntrong bảo đảm quyền của trẻ em trênkhông gian mạng, ngăn chặn thôngtin mạng gây nguy hại cho trẻ emtheo quy định của luật này và phápluật về trẻ em.

4. Cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáoviên, người chăm sóc trẻ em và cánhân khác liên quan có trách nhiệmbảo đảm quyền của trẻ em bảo vệ trẻem khi tham gia không gian mạngtheo quy định của pháp luật về trẻem.

5. Lực lượng chuyên trách bảo vệan ninh mạng và các cơ quan chứcnăng phải áp dụng biện pháp đểphòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,xử lý nghiêm hành vi sử dụng khônggian mạng xâm phạm trẻ em, quyềntrẻ em.

Trẻ em Hà Nội vừa học vừa chơi lành mạnh trên máy tính tại Thư viện Hà Nội.

ẢN

H: A

N A

N

Page 55: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P �P 4.0

52 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Với quyết tâm cao, toànĐảng bộ, chính quyền,nhân dân tỉnh Vĩnh Phúcthực hiện mốc năm 2019

là năm có ý nghĩa quyết định đốivới việc thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020. Tỉnh đã thực hiện thànhcông việc kêu gọi nhiều nhà đầutư sản xuất, kinh doanh phát triển,góp phần đưa kinh tế tỉnh ngàymột vững mạnh. Các nhà đầu tưnước ngoài đã lựa chọn mảnh đấtVĩnh Phúc làm mảnh đất đầu tưbởi có các cơ chế, chính sách đượcưu tiên, quan tâm thuận lợi. Trongsố ấy, Hàn Quốc là một trong sốnhững điển hình về sự đầu tư.Quan hệ kinh tế, thương mại vàđầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốckhông ngừng phát triển. Hiện HànQuốc là một trong những đối tácquan trọng cả về đầu tư và thươngmại và cũng là nhà đầu tư lớn nhấttại Việt Nam với khoảng 7.459 dựán còn hiệu lực, tổng vốn đầu tưđăng ký gần 62,5 tỷ USD. Tính đếntháng 6/2019, kim ngạch thươngmại song phương giữa 2 nước đạt31,7 tỷ USD. Việt Nam hiện cũng là

đối tác nhận viện trợ lớn nhất củaHàn Quốc với tổng vốn vay ưu đãitừ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tếdự kiến cho giai đoạn 2016 – 2020có thể đạt tới 1,5 tỷ USD. Đặc biệt,thời gian gần đây, Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam đãvà đang phối hợp với các bộ,ngành, các cơ quan hữu quan đẩymạnh mối quan hệ hợp tác sâurộng với các đối tác, trong đó, HànQuốc là một trong những đối tácquan trọng nhằm hiện thực hóachính sách hướng Nam của Chínhphủ Hàn Quốc và Đề án thúc đẩy

hợp tác thương mại đầu tư songphương giữa Việt Nam với các đốitác chiến lược quan trọng đã đượcChính phủ Việt Nam phê duyệt từnăm 2018.

Trong khuôn khổ cuộc tọađàm, nhiều nội dung quan trọngđược thảo luận. Đại diện phía HànQuốc, ông Yun Ok Hyon luôn tintưởng với quyết tâm của lãnh đạoChính phủ 2 nước và cộng đồngdoanh nghiệp, quan hệ hợp tácViệt Nam – Hàn Quốc nói chung sẽphát triển lên tầm cao mới. Riêng

V�NH PHÚC:

Điểm đến thành công cho các nhà đầu tưMINH THÀNH

Là tỉnh luôn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong vàngoài nước. Tất cả nhờ hướng đi đổi mới về cơ chế, chính sách, sự quan tâm củalãnh đạo tỉnh. Trên tinh thần phát triển tốt, hiệu quả hơn những kết quả đang đạtđược, tỉnh luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo kêu gọi,thu hút các nhà đầu tư, gần đây tỉnh tổ chức Tọa đàm Xúc tiến thương mại và đầutư Việt Nam – Hàn Quốc. Sự kiện trên một lần nữa khẳng định những mong muốn,quyết tâm để Vĩnh Phúc phát triển thành tỉnh công nghiệp, hiện đại, bền vững.

Sự đổi thay, phát triển của một tỉnh công nghiệp.

Page 56: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

tỉnh Vĩnh Phúc, với những thếmạnh sẵn có cùng những cơ chế,chính sách ưu đãi dành cho nhàđầu tư sẽ tiếp tục là bến đỗ lýtưởng cho các doanh nghiệp FDInói chung và các doanh nghiệpHàn Quốc nói riêng.

Với mong muốn đạt đượcnhiều kết quả cao hơn nữa, lãnhđạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnhNguyễn Văn Trì thêm lần nữakhẳng định: Những năm qua, tỉnhVĩnh Phúc luôn đánh giá cao cácdự án của nhà đầu tư nước ngoài,nhất là các dự án của Hàn Quốc vềtính hiệu quả và những đóng gópquan trọng đối với sự phát triểncủa tỉnh. Thời gian tới, Vĩnh Phúcmong muốn Đại sứ quán HànQuốc tại Việt Nam, Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam,Phòng Thương mại và Côngnghiệp Hàn Quốc, cơ quan xúctiến thương mại đầu tư Hàn Quốccũng như các doanh nghiệp HànQuốc đã và đang đầu tư tại tỉnh sẽtiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh thúcđẩy quan hệ hợp tác đầu tư, kinh

doanh và giao lưu văn hóa giữaVĩnh Phúc với các tỉnh của HànQuốc, làm cầu nối đưa các nhà đầutư, các doanh nghiệp Hàn Quốcđến thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư,kinh doanh tại tỉnh trong thời giansớm nhất.�

53TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

Dây chuyền hiện đại chính là sức mạnh của các nhà máy nước ngoài đầu tư sản xuất,kinh doanh.

Giai đoạn 2016 - 2020, Đại hộiĐảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứXVI xác định “Phấn đấu xây dựngVĩnh Phúc trở thành một trongnhững trung tâm công nghiệp, dulịch của vùng và cả nước, cơ bảnhoàn thành khung đô thị tiến tớitrở thành thành phố Vĩnh Phúcvào những năm 20 của thế kỷXXI”. Chính sách của tỉnh tậptrung thu hút dự án đầu tư vàocác khu công nghiệp hiện có; ưutiên các dự án có quy mô lớn,công nghệ cao. Chủ động quỹ đấtđể xây dựng các khu công nghiệpmới theo yêu cầu của thị trường,phù hợp quy hoạch được duyệt.Từng bước thành lập mới và xâydựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuậtcác khu công nghiệp Thăng LongVĩnh Phúc, Tam Dương II, Sông Lô1, Chấn Hưng,... để tạo quỹ đấtphát triển công nghiệp.

Trong giai đoạn này, Tỉnh ủy,Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân tỉnh Vĩnh Phúc banhành nhiều nghị quyết chuyên đềvề thu hút đầu tư trên địa bàntỉnh, như Nghị quyết số 01-NQ/TU,ngày 01/9/2016, của Ban Thườngvụ Tỉnh ủy về một số giải pháp cơbản cải thiện môi trường đầu tưvà nâng cao năng lực cạnh tranhtỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 -2021; Nghị quyết số 02-NQ/TU,ngày 01/9/2016, của Ban Thườngvụ Tỉnh ủy về khuyến khích đầu tưcác dự án dịch vụ chất lượng caotại các vùng khó chuyển đổi cơcấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2021;Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND,ngày 12/12/2016, của Hội đồngNhân dân tỉnh về một số biệnpháp đặc thù thu hút đầu tư vàhỗ trợ phát triển doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Thu ngân sách Nhà n��c cao.Tính ��n cu�i tháng 7, t�ngthu ngân sách Nhà n��c n�i

�a do ngành Thu� qun lý ��t 17.524t� � ng, ��t 72% d� toán pháp l�nhn�m 2019. Trong �ó, có 11/15 ch� tiêuthu ��t và t�ng tr��ng cao so v�i cùngk� n�m tr��c. Các ��n v nh�n d� toánthu ��u tích c�c, ch� ��ng ch� ��ocông tác thu ngân sách Nhà n��c ngayt� nh�ng ngày ��u, tháng ��u c�an�m. � ng th�i, t� ch�c tri�n khai t�tquy trình qun lý thu và các phongtrào thi �ua trong ��n v. Bên c�nh �ó,các mng công tác theo ch�c n�ng,công tác qun lý n�i ngành nh�m h!tr" �#c l�c cho công tác qun lý thungân sách c$ng ��"c ngành Thu� chútr&ng th�c hi�n � ng b� và hi�u qu.Th�i gian t�i, ngành Thu� V'nh Phúcti�p t(c tri�n khai quy�t li�t các bi�npháp nghi�p v(, ph)n �)u hoàn thànhv�"t m�c d� toán thu ngân sách Nhàn��c quý III và c n�m 2019.

Page 57: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

54 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P �P 4.0

BÌNH MINH

Tam Đảo, tên gọi của bangọn núi cao nhô lên trênbiển mây, gồm Thạch Bàn,Thiên Thị và Phù Nghĩa

(ngọn núi cao nhất có độ cao trên1.591m so với mặt nước biển). Cácdãy núi trải dài theo hướng TâyBắc - Đông Nam (có độ dài khoảng80km, rộng đến 15km). Trên cácdãy núi có nhiều suối và thácnước. Thác Bạc có độ cao 50m,nước sối xuống tung bọt trắngngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốcđứng, nên hệ thực vật đa dạng và

gồm nhiều các loại động vật đặchữu. Với những điều kiện tự nhiên

trời phú, nơi đây trở thành Vườnquốc gia mang tên Tam Đảo (rộng

TAM Đ�O - V�NH PHÚC:

Nơi vẻ đẹp níu chân người

Page 58: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Rêu phong, cổ kính, Nhà thờ cổ Tam Đảo là mộtđiểm lý thú cho các bạn chụp ảnh lưu niệm, nơi dukhách ghi dấu chân khám phá mảnh đất này.

Tam Đảo có Quảng trường trung tâm, đây là điểm vui chơi được quyhoạch xây dựng với sân quảng trường rộng, ghế bậc thang và nhiềucông trình đẹp bắt mắt để chụp ảnh. Đây là nơi thường tổ chức các lễhội văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

55TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

Nhà sáng tác, đây là ngôi nhà, điểm hẹnchung quen thuộc cho giới văn nghệ sĩ.

36.883ha) ôm trọn các dãy núi này.Nơi đây còn có những di tích vănhóa - lịch sử nổi tiếng như chùaTây Thiên và đền Tây Thiên (còngọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu TâyThiên Lăng Thị Tiêu. Theo thầnthoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là dolinh khí của núi rừng Tam Đảo hunđúc mà nên. Đầu thế kỷ 20, người

Pháp đã lên Tam Đảo và xây dựngmột thị trấn ở đây làm nơi nghỉmát cho các quan chức của chínhquyền đô hộ.

Khu du lịch Tam Ðảo đượcngười Pháp phát hiện và xây dựngtừ những năm đầu thế kỷ 20. Thịtrấn Tam Đảo được bao bọc bởi

rừng nguyên sinh quốc gia Tam

Đảo, có khí hậu trong lành, mát mẻ.

Nơi đây thiên nhiên trong lành, khí

hậu se lạnh khiến Tam Đảo rất

thuận lợi để phát triển các loại hình

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh

thái. Đây là điểm đến được du

khách đến nghỉ dịp ngắn ngày.�

Page 59: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

QUC T�

56 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

K� NI�M 52 N�M THÀNH L�P ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2019):

Vì m�t ASEAN t� c��ng, sáng t�o và phát tri�n b�n vng

ÁNH DƯƠNG

Được thành lập vào ngày 8/8/1967, trải qua hơn 5 thập niên xây dựngvà phát triển, đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đãvươn lên mạnh mẽ, trở thành một cộng đồng, thực thể chính trị - kinhtế quan trọng, đóng góp hiệu quả cho đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổnđịnh, phồn vinh của Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Vàtrong quá trình ấy có dấu ấn đậm nét của Việt Nam.

Thành lập ngày 8/8/1967tại Bangkok (Thái Lan) với5 thành viên ban đầu làIndonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore và Thái Lan,ASEAN đã dần phát triển thànhmột tổ chức hợp tác toàn diện,chặt chẽ, bao gồm 10 quốc giaĐông Nam Á khi kết nạp thêmBrunei, Việt Nam, Lào, Campuchiavà Myanmar. Từ dân số khoảng260 triệu người khi mới thành lập,ASEAN giờ là ngôi nhà chung củahơn 630 triệu người dân. Đặc biệt,ASEAN đã có sự chuyển mìnhmang tính bước ngoặt khi chínhthức hình thành Cộng đồngASEAN từ ngày 31/12/2015 vớiđầy đủ 3 trụ cột về Chính trị - Anninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội,góp phần xây dựng hòa bình, ổnđịnh và thịnh vượng của khu vựccũng như thế giới.

Một ASEAN - Bảo đảmhòa bình, ổn định vàphát triển ở khu vực

Kể từ khi ra đời, dù còn nhiềusự khác biệt về văn hóa, tôn giáo,về trình độ phát triển, về cơ sở hạtầng, công nghệ thông tin... song10 nước ASEAN đã hỗ trợ, giúp đỡvà cùng nhau phát triển về mọimặt. Nền tảng cho các thành tựutrong hơn 5 thập niên qua chính lànhững cơ chế hợp tác nội khối củaASEAN được triển khai thông quacác hiệp ước, diễn đàn, hội nghị,dự án, chương trình phát triển,việc xây dựng Khu vực tự dothương mại ASEAN và các hoạtđộng văn hóa thể thao trong khuvực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đãtừng bước xây dựng và vận dụngnhững cơ chế này nhằm đảm bảocác mục tiêu thúc đẩy phát triểnkinh tế, văn hóa, giáo dục và tiếnbộ xã hội của các nước thành viên;

xây dựng Đông Nam Á thành mộtkhu vực hòa bình, ổn định.

Thành công quan trọng nhấtcủa ASEAN trong suốt hơn 5 thậpniên qua là đảm bảo duy trì hòabình và ổn định ở khu vực ĐôngNam Á, các quốc gia thành viênxây dựng được mối quan hệ hợptác ngày càng tốt đẹp. Nhữngkhác biệt giữa các thành viên,những bất đồng hay tranh chấpnhất định đều được ngăn chặn vàhóa giải trên cơ sở lợi ích chung.

Hiện ASEAN đã bước sang nămthứ tư và đang ở giai đoạn giữa kỳtriển khai Tầm nhìn Cộng đồngASEAN 2025 với trọng tâm là triểnkhai các kế hoạch tổng thể trên cả3 trụ cột (Chính trị - An ninh, Kinhtế và Văn hóa – Xã hội); mở rộng vàlàm sâu sắc quan hệ đối ngoại,củng cố vai trò trung tâm củaASEAN trong cấu trúc khu vực

Page 60: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Q U � C T �

57TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

đang định hình; tăng cường kếtnối và thu hẹp khoảng cách pháttriển. Đến nay, ASEAN đã đạt đượcnhiều kết quả đáng khích lệ.ASEAN nhanh chóng trở thànhmột khu vực kinh tế năng động,có quy mô lớn thứ 6 trên toàn cầuvới tổng sản phẩm quốc nội (GDP)năm 2018 đạt gần 3.000 tỷ USD,tăng gấp 100 lần so với mứckhiêm tốn chưa đầy 30 tỷ USD banđầu. Dự báo tăng trưởng kinh tếtoàn khối sẽ đạt từ 4,9 – 5,2%trong năm 2019. ASEAN đã ký 6Hiệp định thương mại tự do với 7đối tác thương mại hàng đầu trên

thế giới. Với đà phát triển năngđộng và tiềm năng lớn, dự kiếnASEAN sẽ trở thành nền kinh tếlớn thứ tư thế giới vào năm 2050.ASEAN chính là nhân tố quantrọng tạo ra sự thay đổi lớn về sứcmạnh kinh tế ở châu Á và quátrình tái tổ chức các cường quốctrong khu vực.

Về chính trị - an ninh, trongnhững thập niên qua, trật tự khuvực tương đối ổn định nhờ các cơchế hợp tác an ninh, đối thoại, cácnguyên tắc của Phương cáchASEAN: Cùng tôn trọng độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

của tất cả các quốc gia, không canthiệp vào công việc nội bộ củanhau, giải quyết các tranh chấpbằng biện pháp hòa bình.

Về văn hóa - xã hội, giá trị vàbản sắc chung của khu vực đãđược xây dựng thông qua các hoạtđộng hợp tác ASEAN trong lĩnhvực văn hóa - xã hội, qua đó đãtừng bước tăng cường hiểu biết vàtình đoàn kết giữa nhân dân cácnước Đông Nam Á, giữa các nướctrong khu vực với các nước ngoàikhu vực. Nhờ các hoạt động giaolưu thể thao, kết nối văn hóa, giáodục, các giá trị và bản sắc chung

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 52 năm Ngày thành lập ASEAN,ngày 8/8/2019 tại Jakatar, Indonesia.

ẢN

H: T

TXVN

Page 61: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

58 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

QUC T�

của khu vực đã được củng cố và ýthức cộng đồng của các nướcASEAN đã được tăng cường. Nhânquyền và các quyền tự do cơ bảnđược thúc đẩy và bảo vệ.

Năm 2019, ASEAN tiếp tục đẩymạnh hợp tác và liên kết với chủđề “Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sựbền vững” trên cơ sở phát huynhững kết quả đạt được các nămtrước. Theo đó, ASEAN tập trungnâng cao năng lực xử lý các tháchthức an ninh, tăng cường năng lựcngoại giao phòng ngừa, thúc đẩyhợp tác quản lý biên giới, hợp tácbiển, tăng cường kết nối, thuận lợihóa thương mại, dịch vụ, đầu tư,phát triển kinh tế bền vững,...

ASEAN cũng tập trung vào sốhóa, thích ứng với Cách mạngcông nghiệp 4.0, tăng cường kếtnối, thuận lợi hóa thương mại,dịch vụ, đầu tư, phát triển kinh tếbền vững, hoàn tất đàm phánRCEP, gắn kết các sáng kiến kết nốitrong khu vực.

Bên cạnh đó, ASEAN thúc đẩyhợp tác hướng đến người dân vàđảm bảo an ninh con người, thôngqua các chương trình hợp tác vềphúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường,quản lý thiên tai và ứng phó vớibiến đổi khí hậu, thúc đẩy giáo dụcsuốt đời, đề cao bản sắc văn hóaASEAN, thúc đẩy hợp tác thích ứngvới già hóa dân số, phát triển nguồnnhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộcCách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, ASEAN tiếp tục triểnkhai chính sách đối ngoại rộngmở, nỗ lực duy trì quan hệ cânbằng, hợp tác cùng có lợi với cácđối tác, chủ động củng cố các cơchế do ASEAN khởi xướng và chủtrì, tăng cường cấu trúc khu vựcmở, minh bạch, dựa trên luật lệ vớiASEAN đóng vai trò trung tâm.

Không chỉ mang lại lợi ích chocác quốc gia thành viên, sự pháttriển và hợp tác vững chắc củaASEAN đã góp phần không nhỏvào thành tựu chung của thế giới,nâng cao vị thế của các nướcASEAN trên trường quốc tế, cũngnhư tạo tiền đề cho các khu vựckhác đẩy mạnh hợp tác. Đến nayđã có 91 quốc gia cử Đại sứ vềASEAN, 37 quốc gia tham gia Hiệpước Hợp tác và Thân thiện khu vựcĐông Nam Á (TAC). Các kỳ Hộinghị cấp cao ASEAN hàng năm đãtrở thành sự kiện quốc tế quantrọng. ASEAN đã khẳng định vaitrò chủ đạo trong việc xác định cácưu tiên, chương trình nghị sự, địnhhướng phát triển của các tiến trìnhhợp tác. Đồng thời, ASEAN thểhiện vai trò dẫn dắt, định hướng,điều hòa các lợi ích khác biệt củacác nước, nhất là các nước lớn,phù hợp với đặc thù, ưu tiên và lợiích của ASEAN.

Kết quả hội nghị Bộ trưởngNgoại giao ASEAN lần thứ 52 vàcác hội nghị liên quan vừa diễn ratại Thái Lan đầu tháng 8 là minhchứng rõ nét thể hiện sự đoàn kết,

vai trò của ASEAN trong đối thoại,giải quyết các vấn đề khu vực vàthế giới. ASEAN đã đoàn kết,thống nhất khẳng định tầm quantrọng của duy trì hòa bình, anninh, ổn định trong khu vực cũngnhư trên thế giới, xử lý hữu hiệucác thách thức đang nổi lên, thúcđẩy an ninh bền vững trong khuvực thông qua củng cố lòng tinchiến lược và sự tin tưởng lẫnnhau giữa các nước ASEAN và cácnước trong khu vực châu Á - TháiBình Dương.…

Cộng đồng ASEAN đang tiếptục hướng tới một ASEAN năngđộng, chủ động, thích ứng và đổimới, nắm bắt các công nghệ hiệnđại và các chính sách thực tiễn tốtnhất, một ASEAN quản lý tốt, bềnvững và an toàn năng lượng, tậptrung vào trao quyền và tạo cơ hộihòa nhập cho mọi người...

Cộng đồng cũng mong muốnđược sống trong môi trường ít ônhiễm và quản lý bền vững hơncác nguồn tài nguyên thiên nhiên.Bên cạnh đó, Cộng đồng ASEANsẽ có tiếng nói quan trọng trêntoàn cầu và là nhân tố tích cựcthúc đẩy cho hòa bình, ổn định ởkhu vực rộng lớn hơn. Xây dựngmột ASEAN bền vững trên cả batrụ cột hướng tới người dân làmục tiêu hàng đầu và điều đó phụthuộc phần lớn vào sự đoàn kết,bản lĩnh và ý chí của các nướcthành viên.

Page 62: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

59TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Q U � C T �

Những đóng góp củaViệt Nam

Kể từ khi chính thức gia nhậpASEAN ngày 28/7/1995, và trởthành thành viên thứ 7 của Hiệphội. Đây là một dấu mốc lớn đánhdấu quá trình hội nhập khu vựccủa Việt Nam cũng như tiến trìnhhợp tác, liên kết của cả khu vực.

Trong suốt gần 25 năm qua kể từkhi gia nhập ASEAN, Việt Nam luônlà một thành viên tích cực, tham giasâu rộng, toàn diện vào tất cả cáclĩnh vực hợp tác theo phương châm“chủ động, tích cực và có tráchnhiệm”, đồng thời có những đónggóp quan trọng cho sự lớn mạnhcủa ASEAN thời gian qua.

Là thành viên có trách nhiệmcủa ASEAN, Việt Nam cũng đảmnhiệm thành công các nhiệm vụluân phiên quan trọng trongASEAN như: Chủ nhà Hội nghị Cấpcao ASEAN 6 (năm 1998), Chủ tịchỦy ban Thường trực ASEAN (2000-2001), nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN2010, điều phối tích cực quan hệgiữa ASEAN với các Đối tác quantrọng như: Hoa Kỳ, Nga, EU, Ấn Độvà hiện nay là Nhật Bản. Việt Namcũng đóng góp quan trọng vàoquá trình hình thành, mở rộng vàcủng cố các thể chế do ASEAN chủtrì như: Cấp cao Đông Á (EAS), Hộinghị Bộ trưởng Quốc phòngASEAN mở rộng (ADMM+)...

Việt Nam phối hợp cùng cácnước thành viên xây dựng những

định hướng, quyết sách quantrọng của ASEAN như: Tầm nhìnASEAN 2020 (năm 1997) và Tầmnhìn ASEAN 2025 (năm 2015);Chương trình hành động Hà Nội(năm 1998); Tuyên bố Hòa hợpASEAN II (năm 2003) hình thànhCộng đồng ASEAN, Hiến chươngASEAN (năm 2007), Lộ trình xâydựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015); Kế hoạch tổng thể Kết nốiASEAN (MPAC) và Sáng kiến hộinhập ASEAN (IAI) về thu hẹpkhoảng cách phát triển.

Bên cạnh việc nỗ lực phối hợpcùng các nước thành viên xâydựng những định hướng, quyếtsách quan trọng của ASEAN, ViệtNam luôn đề cao sự đoàn kết,thống nhất, xây dựng và phát huygiá trị của các công cụ, cơ chế bảođảm an ninh, thúc đẩy xây dựnglòng tin, chia sẻ các chuẩn mựcứng xử trong khu vực, củng cố vaitrò trung tâm của ASEAN thôngqua các cơ chế, diễn đàn doASEAN chủ trì.

Chúng ta cũng tham gia vàđóng góp tích cực vào việc xâydựng và thông qua Tài liệu “Quanđiểm của ASEAN về khu vực Ấn ĐộDương - Thái Bình Dương” giúphình thành lập trường chung củaASEAN, thúc đẩy hợp tác trên cơsở phù hợp với trên cơ sở các giátrị, nguyên tắc cơ bản và vai tròtrung tâm của ASEAN. Cùng vớicác nước ASEAN tham gia tích cựcvà xây dựng trong quá trình đàm

phán giữa ASEAN và Trung Quốcnhằm sớm đạt được Bộ Quy tắcứng xử ở Biển Đông (COC) hiệulực, hiệu quả.

Việt Nam cũng đã chủ động điđầu trong các nội dung có lợi thếvà kinh nghiệm như hợp tác viễnthông, nông nghiệp, xóa đói giảmnghèo và thu hẹp khoảng cáchphát triển… Việt Nam luôn nằmtrong nhóm các nước thành viêncó tỷ lệ thực thi cao nhất các Kếhoạch tổng thể xây dựng Cộngđồng ASEAN. Là một trong hainước có tỷ lệ thực hiện cao nhấtcác cam kết trong kế hoạch tổngthể xây dựng Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC) với tỷ lệ 95,5%, đứngthứ hai sau Singapore.

Hiện Việt Nam đang tích cựcchuẩn bị cho việc đảm nhận vaitrò Chủ tịch ASEAN từ ngày1/1/2020. Phát biểu tại lễ ra mắtmắt Ủy ban quốc gia ASEAN 2020(tháng 12/2018), Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,Việt Nam luôn xác định ASEAN làưu tiên hàng đầu, là “hòn đá tảng”trong ngoại giao đa phương. ViệtNam mong muốn tiếp tục đónggóp thực chất hơn nữa vào tiếntrình xây dựng và phát triển Cộngđồng ASEAN đoàn kết, có vai tròtrung tâm ở khu vực, hướng tớimột ASEAN hài hòa, gắn kết, bảnsắc, có khả năng thích ứng cao,ngày càng phát triển thịnh vượng,có vai trò và trách nhiệm trong giảiquyết các vấn đề toàn cầu.�

Page 63: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

60 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

QUC T�

Hàn Quốc và Nhật Bảnđang lại một lần nữa cóbất đồng. Vào ngày01/7, chính phủ Nhật

Bản đã quyết định hạn chế xuấtkhẩu sang Hàn Quốc ba sản phẩmđược sử dụng trong sản xuất chấtbán dẫn và điện thoại thông minh.Họ lập luận rằng các sản phẩm nàycó thể được sử dụng để chế tạo vũkhí nếu chúng rơi vào tay Bắc TriềuTiên. Hành động này đã gây ra sựnáo động ở Hàn Quốc, người dâncáo buộc Nhật Bản đã lợi dụngvấn đề này để làm suy yếu nềnkinh tế Hàn Quốc. Cả hai quốc giadường như không sẵn sàng đàmphán để giải quyết bất đồng củacả hai bên.

Quan hệ giữa các nước lánggiềng thường phức tạp, đặc biệtkhi có chênh lệch quyền lực giữahai bên. Quốc gia mạnh hơnthường bỏ qua người hàng xómyếu hơn, ngầm tin rằng người hàngxóm yếu hơn không có lựa chọnnào khác ngoài việc khuất phục.Người hàng xóm yếu hơn, trongkhi đó, lại tin rằng người hàng xómmạnh hơn là kẻ bắt nạt. Lãnh đạo ở

cả hai quốc gia ghi được điểmchính trị để khoe khoang khi cómối quan hệ tốt, nhưng các nhàlãnh đạo ở các quốc gia yếu hơncòn ghi được điểm khi đứng lênchống lại sự bắt nạt.

Khi Hàn Quốc và Nhật Bản bìnhthường hóa quan hệ ngoại giao vàonăm 1965, Nhật Bản là nước lánggiềng mạnh hơn. Tổng sản phẩmquốc nội của Nhật đứng thứ tư trênthế giới và GDP bình quân đầungười đạt $ 920. Với GDP bình quânđầu người chỉ 108 đô la, Hàn Quốc

là một trong những quốc gia nghèonhất thế giới. Năm 1965, Nhật Bảncó 99 triệu người, trong khi HànQuốc có 29 triệu. Nhật Bản đangtrên đà trở thành một siêu cườngkinh tế, trong khi Hàn Quốc chỉ mớibắt đầu quá trình công nghiệp hóađưa nước này thoát nghèo.

Bắt đầu từ những năm 1970,khoảng cách trên bắt đầu thu hẹpkhi nền kinh tế Hàn Quốc tăngtrưởng nhanh hơn. Tăng trưởngkinh tế ở Nhật Bản chậm lại đángkể sau khi bong bóng kinh tế vỡ

Làm th nào đ� c�i thi n quan h gia Hàn Qu�c và Nh�t B�n

QUANG HƯNG (Theo The Korea Herald)

Hàn Quốc và Nhật Bản cần phải nhận ra rằng khoảng cách giữa hainước đã được thu hẹp và họ giống nhau hơn là khác nhau.

Nhiều cửa hàng ở Hàn Quốc dán biển hiệu tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

Page 64: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

61TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Q U � C T �

vào năm 1992. Mặc dù kinh tế khókhăn vào cuối những năm 1990,tăng trưởng ở Hàn Quốc vẫn tiếptục vượt xa Nhật Bản. Tính đến năm2018, GDP bình quân đầu người(tính theo sức mua tương đương) ởHàn Quốc là 41.351 đô la và 44.227đô la ở Nhật Bản. Nếu xu hướngnày tiếp tục, Hàn Quốc sẽ vượt quaNhật Bản trong vài năm tới.

Về chính trị và văn hóa, HànQuốc đã thu hẹp khoảng cách vớiNhật Bản. Năm 1965, Hàn Quốc bịhạn chế tự do chính trị và khôngcó ảnh hưởng văn hóa ở nướcngoài. Ngược lại, Nhật Bản là mộtnền dân chủ đã tổ chức thànhcông Thế vận hội mùa hè và vănhóa Nhật Bản bắt đầu thu hút sựchú ý ở nước ngoài.

Năm 2019, Hàn Quốc là mộtcường quốc văn hóa khi Kpop cànquét khắp thế giới. Giờ đây, HànQuốc được xếp hạng cùng vớiNhật Bản là một trong những nềndân chủ hàng đầu của châu Á. HànQuốc đã phát triển một mạng lướirộng lớn các liên kết kinh tế và vănhóa trên khắp thế giới cạnh tranhvới Nhật Bản.

Khoảng cách thu hẹp đã đưahai nước vào thế cân bằng hơn,nhưng điều này dường như khôngđược các chính trị gia và giớitruyền thông ở cả hai bên nhậnthấy. Chính phủ Nhật Bản dườngnhư nghĩ rằng họ có thể bắt HànQuốc phải phục tùng vì yếu hơn.Cách tiếp cận này gây ra phản ứngdữ dội gần đây ở Hàn Quốc.

Những gì có thể được thực

hiện? Điều quan trọng nhất là cảhai bên phải nhận ra rằng, là hàngxóm, họ cần nhau. Dòng chảy củahàng hóa và con người giữa haiquốc gia là đáng kể và mang lại lợiích cho cả hai bên. Quan hệ hợp táclà rất quan trọng vì cả hai đều phảiđối mặt với các mối đe dọa an ninhchung từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Tiếp theo, Hàn Quốc và NhậtBản cần phải nhận ra rằng khoảngcách đã được thu hẹp và họ giốngnhau hơn là khác nhau. Cả hai đềulà những quốc gia dân chủ tiêntiến với mức sống cao. Họ phải đốimặt với các vấn đề kinh tế, môitrường và xã hội tương tự và có thểhợp tác trong một loạt các lĩnh vực.

Để đạt được mức độ hiểu biếtnày sẽ đòi hỏi nỗ lực ngoại giaobền vững từ cả hai phía. Những nỗlực ban đầu nên tập trung vào mộtthỏa thuận để duy trì thương mạitự do và cam kết đối thoại thườngxuyên về các vấn đề song phương.Để kết thúc vấn đề, các nhà lãnh

đạo của cả hai quốc gia cần gặpgỡ thường xuyên thay vì từ chốiđối thoại với những mưu đồ đểđạt được ưu thế.

Một khi Hàn Quốc và Nhật Bảnhiểu rằng về cơ bản họ là đối tácbình đẳng, họ có thể bắt đầu giảiquyết các vấn đề lịch sử. Mặc dùNhật Bản đã bồi thường cho HànQuốc vào năm 1965 vì lạm dụngtrong thời kỳ thuộc địa từ 1910 -1945, nhưng những tranh chấp vềtừ ngữ trong sách giáo khoa vàcuộc tranh cãi bất tận về nô lệ tìnhdục của Hàn Quốc trong Thế chiếnII đã đặt ra nghi ngờ về sự chânthành của chính phủ Nhật Bản.

Đối với Hàn Quốc, những nghingờ này mới chính là vấn đề. Đểgiải quyết lịch sử đen tối của mình,Nhật Bản có thể lấy Đức làm cảmhứng. Đức đã thể hiện quan điểmrõ rằng thông qua các hành độngnhất quán và kết quả là đã nhậnđược sự tin tưởng và tôn trọng củacác nước láng giềng. �

Ảnh minh họa.

Page 65: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

62 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

QUC T�

C�NG THNG TH�NG M�I M - TRUNG QU�C:

Đe d�a n�n kinh t toàn c�uVÂN KHÁNH

Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có xu hướng leo thang vàngày càng trở nên phức tạp sau những động thái mới nhất từ lãnh đạohai nền kinh tế hàng đầu thế giới; làm chao đảo thị trường tài chính thếgiới và đe dọa đảo ngược sự hồi phục được kỳ vọng của nền kinh tế toàncầu, thậm chí có thể chấm dứt chuỗi thời gian tăng trưởng đã kéo dài 1thập kỷ qua nếu xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát.

Chưa có dấu hiệu hạnhiệt

Tổng thống Mỹ Donald Trumpcũng đã khiến phố Wall chao đảokhi quyết định áp thuế 10% nhằmvào 300 tỷ USD hàng hóa TrungQuốc. Mức thuế mới, dự kiến cóhiệu lực từ ngày 1/9 sẽ nhằm vàocác mặt hàng từ đồ may mặc, giàydép đến thiết bị điện tử như điệnthoại thông minh của Trung Quốc.

Căng thẳng ngày càng đượcđẩy lên cao trào khi lần đầu tiênkể từ năm 1994, Mỹ liệt TrungQuốc vào danh sách các “quốc giathao túng tiền tệ”. Tuyên bố nàyđược đưa ra sau khi Ngân hàngtrung ương Trung Quốc hạ địnhgiá đồng tiền của nước nàyxuống ngưỡng thấp nhất tronghơn 1 thập kỷ qua, với tỷ giá thamchiếu là 7 CNY/1 USD. Cùng vớiviệc đồng Nhân dân tệ giảm giáso với đồng USD, các doanhnghiệp Trung Quốc cũng quyếtđịnh ngừng mua thêm nông sảncủa Mỹ.

Ngân hàng Trung ương TrungQuốc đã lên tiếng chỉ trích mạnhmẽ việc Bộ Tài chính Mỹ liệt kêTrung Quốc vào danh sách quốcgia thao túng tiền tệ, cho rằng đâylà hành động cảm tính, không cócăn cứ và là biểu hiện cụ thể củachủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩabảo hộ...

Bắc Kinh cũng lý giải về hànhđộng của mình là thể hiện sự longại của thị trường về các biệnpháp bảo hộ và thuế nhập khẩumới, song các chuyên gia lại nhìnnhận đây là thông điệp mạnh mẽvà thể hiện lập trường cứng rắncủa Trung Quốc, cho thấy nướcnày đã sẵn sàng cho một cuộcchiến thương mại dài hơi và cácquan chức tại Bắc Kinh dường nhưkhông còn muốn né tránh nhữngđòn đáp trả của Tổng thốngTrump, đồng thời chứng minhrằng đồng tiền của nước này cóthể được sử dụng như một loại vũkhí trong cuộc chiến thương mạivới Mỹ.

Rõ ràng với những chính sáchmới ban hành này, nông dân Mỹchắc chắn cũng sẽ gặp nhiều khókhăn. Cuộc chiến thương mại đãbuộc chính phủ Mỹ phải rót hàngtỷ USD cứu trợ người nông dân.Theo Ngân hàng Dự trữ liên bangSt. Louis, các khoản nợ nôngnghiệp không trả đúng kỳ hạn đãtăng gấp 3 lần kể từ giữa năm 2015,lên mức cao nhất trong 8 năm qua.

Căng thẳng ngày càng đẩy lêncao với những chính sách đáp trảmới khiến cho cả hai nền kinh tếđang gặp những khó khăn nhấtđịnh, tác động lớn đến nền kinh tếtoàn cầu.

Tác động xấu đến kinhtế toàn cầu

Các động thái mới đây từ cả haiphía đã khiến những cuộc đàmphán thương mại Mỹ - Trung khócó thể đạt được tiến triển và cuộcchiến thương mại giữa hai nền kinhtế lớn nhất thế giới được dự báo sẽkéo dài và diễn biến phức tạp.

Page 66: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

63TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

Q U � C T �

Sự leo thang trong cuộc chiếnthương mại xảy ra vào thời điểmnền kinh tế toàn cầu đang cónhững vết rạn nứt. Nhiều ý kiếncho rằng, những căng thẳng gầnđây giữa hai nước sẽ gây áp lực lênnền kinh tế toàn cầu và cuối cùngsẽ tác động ngược lại tới chínhnhững nước này. Tăng trưởng củaTrung Quốc đã chậm lại. Hoạtđộng của các nhà máy tại Mỹtrong tháng 7 cũng giảm xuốngmức thấp nhất trong gần 3 nămqua. Các ngân hàng trung ươngtrên toàn cầu không có đủ khảnăng để bù đắp cho những bất ổnvề kinh tế.

Giới phân tích cho rằng, xungđột thương mại đã đạt đến mộtmức độ nghiêm trọng mới, rất khóđảo ngược. Rủi ro đặt ra là cuộcchiến thương mại đang tiến đếngần ngưỡng có thể làm chậm tốcđộ tăng trưởng kinh tế, thậm chísuy thoái. Bằng cách khăng khănggiữ vững quan điểm của mình, cảMỹ và Trung Quốc đang tăng nguycơ phá vỡ nền kinh tế toàn cầuvốn bắt đầu xuất hiện những vếtrạn nứt.

Thị trường thế giới ngay lập tứcđã có những phản ứng trước chiềuhướng xấu đi của quan hệ thươngmại Mỹ - Trung Quốc. Ngay từ đầuphiên giao dịch ngày 6/8, giá dầuthế giới sụt giảm hơn 4%, giữ đàgiảm mạnh và xuống mức thấpnhất trong vòng 7 tháng qua.Nhiều thị trường chứng khoáncũng chìm trong sắc đỏ bởi lo ngạidai dẳng về căng thẳng thươngmại vẫn chi phối tâm lý nhà đầu tư.

Ngược lại, giá vàng thế giới tiếptục tăng mạnh và đạt mức kỷ lụcmới khi các nhà đầu tư vội vàngtìm giải pháp “trú ẩn” để bảo toànvốn và đồng USD không còn là lựachọn an toàn.

Theo hãng tin Bloomberg, nỗilo doanh nghiệp dừng kế hoạchđầu tư, người tiêu dùng cắt giảmchi tiêu và giá cổ phiếu trượt dàiđã trỗi dậy những ngày gần đâytrên phạm vi toàn cầu, sau khithỏa thuận "đình chiến" thươngmại kéo dài mấy tháng giữa Mỹ vàTrung Quốc bất ngờ sụp đổ vớiviệc hai nước lại áp thuế lên hànghóa của nhau.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ quốctế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởngtoàn cầu trong năm nay và nămsau do ảnh hưởng của căng thẳngthương mại. Quỹ này cảnh báonếu căng thẳng Mỹ - Trung Quốctiếp tục leo thang vào năm 2020,tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽgiảm 0,5 điểm phần trăm.

Cuộc chiến thương mại cũngđang khắc sâu một vết rạn giữaTrung Quốc và phần còn lại củanền kinh tế thế giới. Thuế quan đãkhiến các nhà sản xuất toàn cầuchen nhau chuyển sản xuất từTrung Quốc sang các quốc giakhác. Các công ty của cả TrungQuốc và các nước khác đang bịbuộc phải quyết định có nên tiếptục chuỗi cung ứng của họ ở TrungQuốc, hay đi nơi khác. Sự chuyểnhướng này có thể sẽ kéo dài và tốnkém. Ngoài chi phí tổ chức lạichuỗi cung ứng và sự kém hiệu

quả kinh tế của chủ nghĩa bảo hộ,các công ty đang phải đối mặt vớisự bất ổn về cung nguyên liệu vàcầu thị trường.

Trong một nghiên cứu mới đây,Bloomberg Economics ước tínhrằng 1% trong hoạt động kinh tếtoàn cầu được quyết định bởithương mại hàng hóa và dịch vụgiữa Mỹ và Trung Quốc. Khoảng4% sản lượng hàng hóa của TrungQuốc được xuất khẩu sang Mỹ, vàbất kỳ tác động tiêu cực nào đốivới các nhà sản xuất Trung Quốccũng sẽ gây ảnh hưởng lan rộngkhắp các chuỗi cung ứng trongkhu vực, đe dọa đến những nềnkinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châuÂu, đã thoát khỏi tình trạng trì trệbằng mức tăng trưởng 0,4% đạtđược trong quý 1. Tuy nhiên, triểnvọng của kinh tế Đức có nguy cơgặp khó khăn bởi ngành sản xuấtnước này được cho là sẽ quay trởlại với sự sụt giảm do tác động củachiến tranh thương mại.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, cácngân hàng trung ương của NewZealand, Ấn Độ và Thái Lan đã bấtngờ cắt giảm lãi suất để cố gắngbảo vệ nền kinh tế khỏi bất lợi.

Dù thị trường lao động toàncầu đang có tỷ lệ thất nghiệp rấtthấp và các ngân hàng trungương nới lỏng chính sách để tạobộ đệm cho nền kinh tế thì cácnhà phân tích đã bắt đầu dự báovề suy thoái có thể xảy ra trongthời gian tới. �

Page 67: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

64 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (8/2019)

QUC T�

Thực trạng bạo lực họcđường trên thế giới

Hiện nay, bạo lực học đườngđang là một trong những vấn đềnhức nhối của rất nhiều quốc giatrên thế giới.

Theo số liệu của UNESCO (năm2017) tỷ lệ trẻ em và vị thành niênlà nạn nhân của bạo lực họcđường hàng năm lên đến 246triệu người trên toàn thế giới.

Tại Nhật Bản, tình trạng bạo lựchọc đường ngày càng nghiêmtrọng, các vụ bắt nạt tại trườnghọc đã tăng lên con số cao kỷ lục,thậm chí khiến nhiều học sinhphải tự tử. Theo khảo sát mới côngbố của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thểthao, Khoa học và Công nghệNhật Bản ngày 25/10/2018, các vụbắt nạt trong trường công và tư ởnước này trong năm học kết thúcngày 31/3/2018 lên tới 414.378,tăng hơn 91.000 vụ so với nămhọc trước. Trong đó, 474 vụ bị coi

là nghiêm trọng và 55 vụ bị coi làđe dọa tính mạng. Ít nhất có 10học sinh đã tự tử vì bị bắt nạt, bạolực ở trường học.

Còn tại Hàn Quốc, một quốcgia châu Á khác mà nạn bạo lựctrường học nghiêm trọng cũngkhông kém. Theo khảo sát hàngnăm của Văn phòng Giáo dục Thủđô Seoul công bố tháng 11/2018,số học sinh ở Seoul cho biết bị bắtnạt ở trường đã tăng 25,4%.Nguyên nhân được cho là cạnhtranh khốc liệt trong môi trườnggiáo dục và sự thờ ơ, bưng bít đểgiữ thể diện của các trường học.

“Họ buộc đứa con trai 10 tuổicủa tôi phải quấn giấy vệ sinh đãsử dụng lên đầu của mình”, mộtngười mẹ ở Bắc Kinh đã than phiềntrên WeChat vào năm 2016. Dòngtin của người mẹ này đã nhanhchóng lan truyền khắp mạng xãhội Trung Quốc. Bởi lẽ, nó đã chạmvào một nỗi nhức nhối trong một

đất nước mà tình trạng bắt nạt ởtrường học đã trở thành chuyệnthường ngày. Trường học của contrai cô ấy, một trong những trườngxịn nhất Bắc Kinh, đã phớt lờ, xemđó như một “trò đùa tinh quái vôhại giữa những đứa trẻ”.

Theo trang Nationalmultimedia,khảo sát của Cơ quan Sức khỏeTâm thần cho thấy khoảng 600.000trẻ em Thái Lan bị bạo lực ở trườnghọc, khiến đất nước này đứng thứhai thế giới sau Nhật Bản về vấn đềbạo lực học đường.

Hay các khảo sát ở Anh và Mỹcũng cho thấy mối lo lớn nhất củacác bậc cha mẹ khi con đến tuổi đihọc là chúng sẽ bị bạn bè bắt nạt.Tình trạng bạo lực học đườngcũng khác nhau ở khắp nơi trênthế giới. Các số liệu thu thập đượcchủ yếu dựa trên báo cáo củachính các học sinh nên có thểchưa phản ánh đầy đủ tình trạngnhức nhối của vấn nạn này.

PHÒNG, CHNG B�O L C H�C ���NG:Kinh nghi m c�a các qu�c giatrên th gi�i

AN NHI (Tổng hợp)

Xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, hay nói rộng hơn chínhlà một cuộc sống học đường mà ở đó, mỗi trẻ em đều cảm thấy an toàn, hạnhphúc và có cơ hội phát triển hết những năng lực của mình là điều được đặcbiệt quan tâm ở các quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bạo lực họcđường trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh vàcũng là bài toán khó khăn đối với các nhà làm giáo dục trên thế giới.

Page 68: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028

Tại Phần Lan, nơi được đánh giálà có nền giáo dục tốt nhất thếgiới, cũng diễn ra tình trạng bắtnạt tại trường học.

Kinh nghiệm phòng,chống bạo lực họcđường trên thế giới

Trước thực trạng bạo lực họcđường diễn biến phức tạp, cácnước trên thế giới đã triển khai cácgiải pháp, chiến lược quốc gia vềvấn đề này.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổngthống Mỹ Donald Trump đã đưa rathông điệp: “Mọi trẻ em đều xứngđáng được sống trong một cộngđồng an toàn, trong một gia đìnhđầy tình yêu thương và có mộttương lai đầy cơ hội và hy vọng”.Để đưa thông điệp vào cuộc sống,tháng 3/2018, Tổng thống đã phâncông Bộ trưởng Giáo dục điềuhành Ủy ban Liên bang về An toànhọc đường (Federal Commissionon School Safety) phải đưa ra đượccác khuyến nghị hành động hợp lýđể bảo đảm an toàn cho học sinh.

Để đảm bảo an toàn trongtrường học, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đãphối hợp với Bộ An ninh xuất bảntài liệu hướng dẫn Xây dựng Nhàtrường An toàn hơn nhằm đưa ramột kế hoạch toàn diện trên toànquốc đảm bảo tốt hơn sự an toàntrong trường học.

Các nhà giáo dục Phần Lan đãđưa ra chương trình Kiva đểphòng, chống việc bắt nạt và đượcáp dụng hiệu quả tại hơn 90% sốtrường phổ thông của nước này.Điểm mấu chốt của phương pháp

này là giúp học sinh nhận thứcđược sự nguy hiểm của việc bắtnạt, từ đó trở thành người bảo vệnạn nhân và nói không với bắt nạthọc đường. Được triển khai từnăm 2007, phương pháp này đãgiảm tới 40% số vụ bắt nạt họcđường tại Phần Lan ngay trongnăm đầu tiên và sau đó được triểnkhai ở nhiều quốc gia.

Ở Úc cũng thực hiện nhiềuchương trình/đề án các cấp trongviệc đảm bảo môi trường học tậpcho trẻ em. Đề án quốc gia vềTrường học an toàn đề cập đếncách tiếp cận toàn nhà trường(whole-school approach) đối vớisự an toàn và hạnh phúc của họcsinh. Đề án tập trung vào việc địnhhướng cho nhà trường trongphòng ngừa và đối phó với các vụviệc quấy rối, gây gổ, bạo lực vàbắt nạt, thực thi trách nhiệm nhàtrường liên quan đến lĩnh vực bảovệ trẻ em.

Hàn Quốc có các chương trìnhtư vấn cho các nạn nhân bạo lựchọc đường, huấn luyện cho giáoviên, phụ huynh để họ có thể xử lýcác vụ bắt nạt. Các cơ quan truyềnthông tuyên truyền, tư vấn, đưa racác giải pháp về vấn đề bạo lựchọc đường. Trẻ được học về cáctuyến đường an toàn, và nhữngngười hỗ trợ trẻ dạy chúng các kỹnăng để tự bảo vệ mình.

Năm 2013, Nhật Bản đã ra LuậtPhòng chống tình trạng bắt nạt.Theo đó, mỗi trường học phảithành lập một chính sách, tổ chứcngăn ngừa bắt nạt và phải báo cáovề các vụ bắt nạt học đường.

Theo tờ Yomiuri Shimbun, giớichức giáo dục Nhật Bản đã nỗ lựctìm cách phát hiện sớm tình trạngbắt nạt, bạo lực. Từ tháng 4, thànhphố Otsu sẽ là thành phố đầu tiêndùng trí thông minh nhân tạo (AI)để giúp giáo viên phát hiện dấuhiệu các vụ bắt nạt nghiêm trọngtrong trường học. AI sẽ được sửdụng để phân tích 9.000 vụ bắtnạt trong 6 năm qua nhằm cungcấp dữ liệu về dấu hiệu bắt nạt đểgiúp giáo viên phát hiện hiệntượng trong lớp học.

Năm 2016, sau một loạt báocáo về những trò bắt nạt ác ý và dãman hơn tại các trường học đượccông bố, giới quan chức TrungQuốc đã nhanh chóng vào cuộc,thông qua một đạo luật chốngbạo lực học đường ở cấp quốc giavà cấp địa phương. Vì thế, hiệnnay, chính sách chống bạo lực họcđường của Trung Quốc nằm trongsố những chính sách khắt khenhất thế giới. Tại một quận ở BắcKinh, các trường công buộc phảibáo cáo các vụ bắt nạt, bạo lựchọc sinh cho giới chức tráchngành giáo dục ở địa phươngtrong vòng 10 phút khi phát hiện.

Mỗi quốc gia có những biệnpháp ngăn chặn và phòng chốngbạo lực học đường khác nhau vàcũng đem lại những hiệu quả khácnhau nhưng tựu chung các quốcgia đều nỗ lực với cùng một quanđiểm xuyên suốt: Trẻ em là tương laicủa đất nước, toàn xã hội có tráchnhiệm chăm sóc, bảo vệ và dànhnhững gì tốt nhất cho trẻ em.�

Page 69: - SỐ 349 (8/2019) KỲ 2 - Số 349 (8/2019) · 2020-03-19 · Chi nhánh tại TP. HCM Số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tex/Fax: 028