70
ISSN 1859 1000 THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9 2019 (12 SỐ/NĂM)

SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

ISSN 1859 – 1000

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 9

2019 (12 SỐ/NĂM)

Page 2: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

i

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Định kỳ 1số/tháng)

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN

Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh

Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu

CN. Nguyễn Thu Hà

ThS. Nguyễn Thị Thưa

MỤC LỤC

Trang

Lời giới thiệu ii

Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii

Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên

cứu

4

Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư

mục

7

Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 67

Page 3: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

ii

LỜI GIỚI THIỆU

Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và

công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số

11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa

học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin

về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu

giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết

quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.

Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp

tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ

được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin

trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có

thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ: http://sti.vista.gov.vn.

Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết

quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia.

Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ:

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: [email protected]

Website: http://www.vista.gov.vn/

Page 4: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

iii

102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức

Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị

chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây

dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia

tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị

chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ

nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử

tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn

trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng,

lập trình logic...

Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC

GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN

Giải thích:

Mã số nhiệm vụ

Tên nhiệm vụ

Chủ nhiệm nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

Cấp nhiệm vụ

Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ

Page 5: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

4

BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC

40107. Bảo quản và chế biến nông sản................................................................................ 7

402. Chăn nuôi ..................................................................................................................... 7

40202. Di truyền và nhân giống động vật nuôi ................................................................... 7

40203. Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi .............................................................. 8

40204. Nuôi dưỡng động vật nuôi ....................................................................................... 8

40299. Khoa học công nghệ chăn nuôi khác ....................................................................... 9

40303. Dịch tễ học thú y ...................................................................................................... 9

40305. Giải phẫu học và sinh lý học thú y ........................................................................ 10

404. Lâm nghiệp ................................................................................................................ 10

40401. Lâm sinh ................................................................................................................ 10

40403. Quản lý và bảo vệ rừng .......................................................................................... 11

40405. Giống cây rừng ...................................................................................................... 11

40407. Bảo quản và chế biến lâm sản................................................................................ 12

40502. Di truyền học và nhân giống thuỷ sản ................................................................... 12

40503. Bệnh học thuỷ sản .................................................................................................. 13

40504. Nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................................... 13

40507. Bảo quản và chế biến thủy sản .............................................................................. 14

40601. Công nghệ gen (cây trồng và động vật nuôi); nhân dòng vật nuôi; ...................... 15

40602. Các công nghệ tế bào trong nông nghiệp .............................................................. 17

40603. Các công nghệ enzym và protein trong nông nghiệp ............................................ 18

40604. Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp ....................................................... 18

40699. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp khác ........................................................ 18

Page 6: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

5

499. Khoa học nông nghiệp khác ...................................................................................... 18

5. Khoa học xã hội ............................................................................................................. 19

50101. Tâm lý học nói chung ............................................................................................ 20

50102. Tâm lý học chuyên ngành ...................................................................................... 20

502. Kinh tế và kinh doanh ................................................................................................ 21

50201. Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh ..................... 22

503. Khoa học giáo dục ..................................................................................................... 35

50301. Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo

dục,.. ................................................................................................................................... 35

50401. Xã hội học nói chung ............................................................................................. 39

50402. Nhân khẩu học ....................................................................................................... 40

50405. Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu

gia đình và xã hội; Công tác xã hội ................................................................................... 40

50501. Luật học ................................................................................................................. 47

50601. Khoa học chính trị ................................................................................................. 50

50602. Hành chính công và quản lý hành chính ................................................................ 52

50603. Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị .......................................... 54

50702. Địa lý kinh tế và văn hoá ....................................................................................... 56

50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị................................................................ 58

50802. Thông tin học ......................................................................................................... 59

50803. Khoa học thư viện .................................................................................................. 59

50804. Thông tin đại chúng và truyền thông văn hoá - xã hội .......................................... 59

599. Khoa học xã hội khác ................................................................................................ 61

6. Khoa học nhân văn ........................................................................................................ 62

60101. Lịch sử Việt Nam ................................................................................................... 62

Page 7: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

6

60102. Lịch sử thế giới; Lịch sử từng nước, từng vùng; từng khu vực ............................. 62

60205. Nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người của Việt Nam ........ 62

60208. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam .............. 63

603. Triết học, đạo đức học và tôn giáo ............................................................................ 64

60302. Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ .................................................... 64

60303. Đạo đức học ........................................................................................................... 65

60305. Nghiên cứu tôn giáo ............................................................................................... 65

Page 8: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

7

BẢNG TRA KẾT QUẢ

THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN

THEO THÔNG TIN THƯ MỤC

40107. Bảo quản và chế biến nông

sản

KQ015440. Nghiên cứu sản xuất tinh

bột trơ từ gạo tấm làm nguyên liệu

cho chế biến thực phẩm/ PGS.TS.

Nguyễn Duy Lâm - Viện Cơ điện nông

nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,

(Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất

tinh bột trơ từ gạo tấm quy mô phòng

thí nghiệm và quy mô 100 kg nguyên

liệu/mẻ. Chế tạo, lựa chọn, lắp đặt, vận

hành và khảo nghiệm một số thiết bị

chính để sản xuất tinh bột trơ theo quy

trình quy mô 100 kg nguyên liệu/mẻ.

Sản xuất ≥ 500 kg tinh bột trơ từ gạo

tấm với các tiêu chuẩn như tinh bột trơ

đạt độ ẩm < 10%, tổng cacbohydrat >

95%, hàm lượng tinh bột trơ RS3 >

50%, chất béo < 0,03 g/g, độ lớn mạch

amylose 100-300, chỉ số đường huyết

GI < 50 và năng lượng < 2,5 kcalo/g.

Sản xuất 03 thực phẩm chế biến từ tinh

bột trơ, 100 kg mỗi loại chứa tinh bột

trơ là chất xơ thực phẩm > 5%, không

bị biến đổi đáng kể tính chất cảm quan

so với thực phẩm gốc.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-566/KQNC

402. Chăn nuôi

40202. Di truyền và nhân giống động

vật nuôi

. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ

tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ

thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh

sản và khối lượng của trâu/ TS.

Nguyễn Công Định - Viện Chăn nuôi,

(Đề tài cấp Bộ)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình

trạng sinh sản của trâu thấp, trong đó

đặc điểm sinh lý sinh dục, sinh sản của

trâu cái đóng vai trò rất quan trọng.

Tuổi động dục lần đầu của trâu cái

muộn. Trâu cái động dục thường có

triệu trứng biểu hiện ra bên ngoài

không thật sự rõ ràng, thời điểm xuất

hiện động dục thường vào ban đêm,

khó nhận biết bằng các quan sát lâm

sàng, động dục của trâu mang tính mùa

vụ rõ rệt, sự liên quan của các biểu hiện

động dục với thời điểm rụng trứng chưa

được xác định chính xác, thời gian rụng

trứng biến động lớn giữa các cá thể,

động dục lại sau đẻ muộn.... Vì vậy,

việc thụ tinh nhân tạo cho trâu cái

thường đạt hiệu quả thấp do việc việc

phát hiện động dục và xác định

thời điểm phối giống thích hợp không

chính xác. Nâng cao được tầm vóc,

khối lượng và cải thiện khả năng sinh

sản để góp phần nâng cao hiệu quả

chăn nuôi trâu ở một số tỉnh miền núi

và trung du. Đánh giá được thực trạng

khả năng sinh sản và khối lượng cơ thể

của đàn trâu ở một số tỉnh miền núi và

trung du. Xây dựng và hoàn thiện được

quy trình thụ tinh nhân tạo cho trâu

hiệu quả, đạt tỷ lệ có chửa của đàn trâu

cái trên50% (được công nhận

TBKT). Nâng cao được tỷ lệ sinh sản

của trâu bằng một số giải pháp kỹ

thuật. Tạo ra được 500 nghé từ thụ tinh

nhân tạo và 500 nghé từ những đực

giống tốt (phối giống trực tiếp) có khối

lượng cơ thể cao hơn so với đàn đại trà

10 -15%.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0328/KQNC

KQ011891. Bảo tồn và lưu giữ nguồn

gen vật nuôi/ TS. Phạm Công Thiếu -

Viện Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)

Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen vật nuôi

Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ đa

dạng sinh học và cân bằng sinh thái và

phát triển chăn nuôi theo hướng nâng

cao giá trị gia tăng và bền vững. Cung

cấp nguồn nguyên liệu khởi thủy cho

Page 9: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

8

công tác lai tạo giống, nghiên cứu khoa

học và đào tạo. Bảo tồn 14 nguồn gen

vật nuôi nhằm đảm bảo sự đa dạng

trong từng loài, giống/dòng, tránh lai

tạo góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh

học. Bảo tồn tại chỗ (insitu) an toàn các

nguồn gen ong nội đã và đang thực hiện

tại các tỉnh. Điều tra tìm kiếm thu thập

được một số nguồn gen vật nuôi còn

tiềm ẩn. Đánh giá sơ bộ và đánh giá chi

tiết được 3-4 nguồn gen vật nuôi. Tư

liệu hóa các đối tượng nguồn gen vật

nuôi vào phần mềm vietgen.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0089/KQNC

KQ014737. Nghiên cưu chon tao 4

dong vịt chuyên trứng theo phương

thưc nuôi nhôt / ThS. Vương Thi Lan

Anh - Viên Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)

Chọn lọc nâng cao năng suất trứng cho

2 dòng vịt TC lên từ 3 đến 5 quả, lai tạo

hai dòng vịt mới có năng suất trứng từ

275 đến 285 quả/mái/năm. Cung cấp

con giống vịt siêu trứng có năng suất

cao theo hệ thống giống đáp ứng nhu

cầu của người chăn nuôi phục vụ cho

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây

dựng quy trình chăn nuôi phù hợp cho

các dòng vịt được lai tạo.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-478/KQNC

40203. Thức ăn và dinh dưỡng cho

động vật nuôi

DAĐL.CN-07/15. Hoàn thiện quy

trình công nghệ chế biến cỏ khô theo

quy mô công nghiệp, bán công

nghiệp phục vụ chăn nuôi/ ThS. Bùi

Việt Phong - Viện Chăn nuôi, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Hoàn thiện được quy trình công nghệ

chế biến cỏ hòa thảo khô dạng bánh;

Hoàn thiện được quy trình công nghệ

chế biến cỏ Stylo khô dạng bột - Xây

dựng được 02 mô hình chế biến cỏ khô

dạng bánh và dạng bột quy mô công

nghiệp: 01 mô hình quy mô 100-200

tấn cỏ hòa thảo khô đóng bánh; độ ẩm

<15%; cỏ giữ được màu xanh, mùi

thơm và hàm lượng protein ≥ 5%, thời

gian bảo quản ≥3 tháng. 01 mô hình

quy mô 50-100 tấn bột cỏ Stylo; độ ẩm

<15%; bột cỏ giữ được màu xanh, mùi

thơm và hàm lượng protein ≥15%, thời

gian bảo quản ≥3 tháng; Xây dựng

được 02 mô hình chế biến cỏ khô dạng

bánh và dạng bột quy mô bán công

nghiệp: 01 mô hình quy mô 20-30 tấn

cỏ hòa thảo khô đóng bánh; độ ẩm

<15%; cỏ giữ được màu xanh, mùi

thơm và hàm lượng protein ≥ 5%, thời

gian bảo quản ≥3 tháng. 01 mô hình

quy mô 5-10 tấn bột cỏ Stylo; độ ẩm

<15%; bột cỏ giữ được màu xanh, mùi

thơm và hàm lượng protein ≥15%, thời

gian bảo quản ≥3 tháng.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0216/KQNC

40204. Nuôi dưỡng động vật nuôi

07.17 DASXTN/HĐ-KHCN. Hoàn

thiện quy trình công nghệ và thiết kế,

chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến

thức ăn cho ong mật/ TS. Vũ Kế

Hoạch - Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao

Thắng, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan các nguồn thức

ăn hiện nay của ong mật, ảnh hưởng

của nguồn thức ăn đến khả năng sinh

trưởng và chất lượng mật của đàn ong.

Nghiên cứu tổng quan các máy trong

dây chuyền chế biến thức ăn tổng hợp

cho chăn nuôi, tập trung vào các máy

rang, nghiền, định lượng, trộn và vô

bao. Xác định công nghệ và các kiểu

máy phù hợp cho chế biến thức ăn ong

đảm bảo đạt yêu cầu về độ nhỏ, tỷ lệ

thành phần và độ trộn đều và hoàn thiện

nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc

của các máy trong dây chuyền chế biến

thức tổng hợp cho ong mật, bao gồm

máy rang, nghiền, định lượng, trộn và

vô bao. Tính toán thiết kế các máy

trong dây chuyền chế biến bao gồm

máy rang, nghiền, định lượng, trộn và

Page 10: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

9

vô bao, thiết kế hệ thống điện điều

khiển cho các máy chế biến và chế tạo

các máy rang, nghiền, định lượng, trộn

và vô bao và chế tạo hệ thống điện điều

khiển.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0069/KQNC

KQ014739. Hoàn thiện quy trình

công nghệ chăn nuôi giống vịt chịu

nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng

ven biển và hải đảo/ TS. Nguyễn Văn

Duy - Viện Chăn nuôi, (Đề tài cấp Bộ)

Chọn lọc đàn giống vịt chịu nước mặn

(vịt biển 15- Đại Xuyên). Hoàn thiện

quy trình công nghệ chăn nuôi giống vịt

chịu nước mặn sinh sản và quy trình

chăn nuôi giống vịt chịu nước mặn

thương phẩm. Xây dựng 3 mô hình

chăn nuôi vịt sinh sản tại 3 địa phương

là Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình

và 3 mô hình chăn nuôi vịt thương

phẩm nuôi lấy thụt tại 3 địa phương là

Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-483/KQNC

40299. Khoa học công nghệ chăn

nuôi khác

KQ016338. Xây dựng mô hình liên

kết ứng dụng công nghệ xử lý chất

thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn,

gà) sản xuất công nghiệp phân bón

hữu cơ chất lượng cao tại các trang

trại chăn nuôi tập trung quy mô vừa

và lớn/ TS. Lê Vũ Quân - Học viện

Nông nghiệp Việt Nam, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Đánh giá thực trạng xử lý chất thải

chăn nuôi ở các trang trại quy mô vừa

và lớn. Xây dựng 02 mô hình xử lý chất

thải chăn nuôi quy mô trang trại (01

trang trại chăn nuôi lợn tại Quốc Oai,

Hà Nội và 01 trang trại chăn nuôi gà tại

Gia Bình, Bắc Ninh). Đánh giá hiệu

quả sử dụng các sản phẩm phân bón

hữu cơ chất lượng cao cho lúa và rau

(cà chua, xà lách, rau cải). Đề xuất một

số cơ chế chính sách để khuyến khích

các doanh nghiệp, trang trại áp dụng

các biện pháp, công nghệ xử lý chất

thải làm phân bón hữu cơ. Đào tạo, tập

huấn chuyển giao cho chủ trang trại,

nông dân về xử lý chất thải chăn nuôi

và ứng dụng phân bón hữu cơ chất

lượng cao cho một số loại cây trồng.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-640/KQNC

40303. Dịch tễ học thú y

KQ014215. Nghiên cứu sản xuất vắc-

xin phong bệnh do E. coli sinh độc tố

đường ruột (ETEC) gây ra trên lợn/

TS. Võ Thành Thìn - Viện Thú y, (Đề

tài cấp Bộ)

Đánh giá tương đồng gen mã hóa độc

tố đường ruột STa, STb, LT của vi

khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở Việt

Nam; Phát triển DNA tái tổ hợp mã hóa

STa, STb, LT; Phát triển vector biểu

hiện protein độc tố đường ruột tái tổ

hợp STa-LTBSTb; Nghiên cứu tiêu

chuẩn hóa quy trình nuôi cấy và tinh

chế protein độc tố đường ruột tái tổ hợp

STa-LTB-STb; Sản xuất thử nghiệm

vắc-xin tái tổ hợp protein độc tố STa-

LTB-STb; Kiểm nghiệm vắc-xin

protein độc tố đường ruột tái tổ hợp.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0379/KQNC

KQ014341. Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán

lá sinh sản trên vịt tại một số tỉnh

Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp

phong trị/ TS. Nguyễn Đức Tân - Phân

viện Thú y miền Trung, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ

học bệnh sán lá sinh sản trên vịt tại các

tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh

Hòa. Một số đặc điểm sinh học sán lá

sinh sản trên vịt: Hình thái cấu tạo,

phân tử của sán lá sinh sản trên vịt;

Vòng đời sán lá sinh sản trên vịt; Các

phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá

sinh sản trên vịt. Nghiên cứu các biện

Page 11: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

10

pháp phòng trị bệnh sán lá sinh sản ở

vịt. Thử nghiệm một số loại thuốc điều

trị bệnh sán lá sinh sản ở vịt. Xác định

khả năng tồn tại của trứng sán lá sinh

sản ở ngoài môi trường. Xây dựng quy

trình phòng trị bệnh sán lá sinh sản ở

vịt.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0408/KQNC

40305. Giải phẫu học và sinh lý học

thú y

ĐTĐL.CN-52/15. Nghiên cứu sản

xuất chế phẩm có nguồn gốc thảo

dược phong và trị bệnh viêm tử cung

cho bò/ PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Sản xuất được chế phẩm có nguồn gốc

thảo dược để phòng và trị bệnh viêm tử

cung cho bò có hiểu quả, nhằm hạn chế

sử dụng kháng sinh. Xác định được tình

hình mắc bệnh viêm tử cung và viêm

vú ở bò sữa tại Ba Vì và Vĩnh Tường,

Vĩnh Phúc để đánh giá được mối tương

quan giữa bệnh viêm tử cung và viêm

vú ở bò sữa, so sánh được hệ vi khuẩn

trong dịch đường sinh dục và sữa của

bò bình thường, bò mắc bệnh viêm tử

cung và viêm vú. Xác định được tính

mẫn cảm với kháng sinh của nhóm vi

khuẩn phân lập được từ dịch đường

sinh dục và sữa của bò mắc bệnh viêm

tử cung, bò viêm vú. Chứng minh một

cách khoa học về khả năng diệt khuẩn

của một số loại thảo dược. Góp phần bổ

sung cơ sở lý luận về tác dụng dược lý

và ứng dụng trong dân gian của dược

liệu trong việc phòng trị bệnh viêm tử

cung do vi

khuẩn Staphylococcusspp., Streptococc

usspp. trên bò. Sản xuất thử nghiệm

thành công 02 loại chế phẩm có nguồn

gốc thảo dược (dạng viên, dạng huyền

phù) dùng trong phòng và trị bệnh viêm

tử cung bò đạt tiêu chuẩn cơ sở, an toàn

và có khả năng ứng dụng cao. Đã áp

dụng thực tế vào phòng và trị bệnh

viêm tử cung bò tại Trung tâm nghiên

cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì,Công ty

Giống Gia súc Hà Nội và một số

nông hộ chăn nuôi đạt kết quả tốt. Trên

cơ sở của kết quả nghiên cứu có thể

nghiên cứu điều phòng trị thử nghiệm

trên quy mô lớn. Tiến tới triển khai ứng

dụng thảo dược trong phòng trị bệnh

viêm tử cung bò nói riêng và vật nuôi

nói chung trong thực tiễn, góp

phần giảm thiểu sự tồn dư kháng sinh

trong sản phẩm chăn nuôi đồng thời

hạn chế sự kháng thuốc kháng sinh của

vi khuẩn, góp phần bảo vệ môi trường

và sức khỏe cộng đồng.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0318/KQNC

404. Lâm nghiệp

40401. Lâm sinh

ĐTKHCN.030/18. Nghiên cứu ảnh

hưởng của một số biện pháp kỹ thuật

chính đến sinh trưởng rừng trồng 3

dong bạch đàn (CT3, PN10, CTIV)

và 2 dòng keo lai (KL20, KLTA3)/

KS. Nguyên Văn Chinh - Viện Nghiên

cứu cây nguyên liệu giấy, (Đề tài cấp

Bộ)

Việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật

lâm sinh then chốt để phục vụ trồng

rừng trên thế giới như làm đất, bón

phân và mật độ đã góp phần rất lớn

trong việc nâng cao năng suất, chất

lượng rừng trồng ở các quốc gia có nền

lâm nghiệp phát triển. Đây chính là

thành quả khoa học to lớn của các nhà

khoa học lâm nghiệp, tiến bộ kỹ thuật

này đã được triển khai trên diện rộng

như ở Brazil hay Indonesia… và đó là

một trong các giải pháp kinh doanh

rừng trồng bền vững hiện nay. Kết quả

nghiên cứu của các nước chính là

những tài liệu tham khảo tốt để có thể

tiến hành nghiên cứu về làm đất, bón

phân và xác định mật độ trồng rừng cho

các giống mới keo và bạch đàn trong

điều kiện ở Việt Nam.

Page 12: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

11

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0206/KQNC

ĐTKHCN.032/18. Nghiên cứu một số

biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp

phần hạn chế thiệt hại do gãy đô và

nâng cao giá trị rừng trồng keo ở

vùng Trung tâm Bắc Bộ/ ThS. Trân

Hưu Chiên - Viện Nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy, (Đề tài cấp Bộ)

Với thời gian nghiên cứu trong hai

năm, từ năm 2017 đến nă 2018, đề tài

có mục tiêu chung là: Đưa ra các giải

pháp lâm sinh nhằm hạn chế thiệt hại

do đổ gãy và nâng cao giá trị rừng

trồng. Các nghiên cứu về biện pháp kỹ

thuật lâm sinh đều phục trồng rừng trên

thế giới như là đất, bón phân, mật độ

trồng rừng đã góp phần nâng cao năng

suất, chất lượng rừng. Đây chính là các

kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn

của các nhà khoa học lâm nghiệp đã

được áp dụng vào thực tế của nhiều

nước trên thế giới như Indonesia,

Bangladesh, Australian, Thái Lan... đây

cũng là tài liệu tham khảo rất tốt cho

các nhà nghiên cứu lâm nghiệp trồng

rừng ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0209/KQNC

40403. Quản lý và bảo vệ rừng

TNMT.2016.04.03.. Lượng giá kinh tế

hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực

ven biển trong bối cảnh biến đổi khí

hậu nhằm phục vụ công tác quản lý

về bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên

cứu điển hình tại khu vực cửa Ba

Lạt, Nam Định/ TS. Nguyễn Viết

Thành - Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Xác lập cơ sở khoa học, xây dựng quy

trình và mô hình lượng giá kinh tế hệ

sinh thái rừng ngập mặn khu vực cửa

sông ven biển nhằm phục vụ công tác

quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học và

đề xuất các giải pháp ứng phó với biến

đổi khí hậu. Áp dụng lượng giá kinh tế

hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực

cửa Ba Lạt, Nam Định và thành lập các

bản đồ lượng giá rừng ngập mặn.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0106/KQNC

40405. Giống cây rừng

ĐTKHCN.031/18. Nghiên cứu nhân

giông 2 dong bạch đàn PNCT 3 và

PNCTIV băng phương phap nuôi cấy

mô/ ThS. Phạm Đức Huy - Viện

Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, (Đề

tài cấp Bộ)

Đề tài "Nghiên cứu nhân giông 2 dòng

bạch đàn PNCT 3 và PNCTIV băng

phương phap nuôi cấy mô " được thực

hiện từ năm 2016 và kết thúc năm

2018. Qua 3 năm thực hiện các nội

dung nghiên cứu, đề tài đã tổng hợp và

xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân

giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

tế bào cho hai dòng bạch dàn PNCT3

và PNCT(4). Quy trình xây dựng gồm

đầy đủ các nội dung từ khâu đầu tiên

của việc đưa mẫu vào in vitro như cắt

mẫu, khử trùng mẫu, xác định môi

trường thích hợp cho giai đoạn tạo chồi,

nhân nhanh chồi và tạo rễ đến giai đoạn

cuối cùng là chăm sóc cây con ở giai

đoạn vườn ươm

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0267/KQNC

ĐTKHCN.028/18. Nghiên cứu chọn

giống Bạch đàn và Keo phục vụ

ngành công nghiệp giấy/ ThS. Hoàng

Ngọc Hải - Viện Nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy, (Đề tài cấp Bộ)

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ kế

thừa các kết quả nghiên cứu và sử dụng

các vật liệu di truyền của Việt liệu khoa

học lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên

cứu cây nguyên liệu giấy đã được chọn,

tạo ra trước đây, ngoài ra trồng thêm

một số giống bạch đàn từ Trung Quốc,

trồng khảo nghiệm chọn lọc các giống

có khả năng thích nghi, sinh trưởng

nhanh và tính chất gỗ phù hợp với sinh

Page 13: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

12

thái vùng Đồng Bắc Bộ, Đông Nam Bộ

và vùng Trung Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0211/KQNC

. Khai thác và phát triển nguồn gen

Bương mốc (Dendrocalamus

velutinus) tại Hà Nội, Hoa Bình và

Sơn La/ PGS. TS. Trần Ngọc Hải -

Trường Đại học Lâm nghiệp, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Góp phần bổ sung đặc điểm lâm học và

giá trị nguồn gen loài Bương mốc làm

cơ sở để đánh giá khả năng phát triển

loài cây lâm nghiệp trong nhóm tre trúc

ở vùng đồi núi. Xây dựng được vườn

giống vô tính loài Bương mốc và ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây

giống, xây dựng mô hình trồng Bương

mốc thâm canh có năng suất cao để

chuyển giao kỹ thuật trong khai thác,

phát triển nguồn gen loài cây có giá trị.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-448/KQNC

40407. Bảo quản và chế biến lâm sản

09T/2012/ĐTĐL. Nghiên cứu kỹ

thuật trồng cây bương lông Điện

Biên (Dendrocalamus giganteus)

cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến ở các tỉnh miền núi

phía Bắc/ TS. Nguyễn Anh Dũng -

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây

bương lông Điện Biên , điều tra tình

hình phân bố , gây trông va tiêm năng

cung câp nguyên liêu bương lông Điện

Biên và tông kêt kiến thức bản địa của

người dân địa phương vê ky thuât

trông, giá trị sử dụng, thị trường.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá

trị sử dụng , nghiên cứu đặc điểm tai

sinh (tái sinh hạt, tái sinh thân ngầm) và

đặc tính sinh thái . Nghiên cứu kỹ thuật

nhân giống va gây trông cây bương

lông Điện Biên lựa chọn vật liệu để

nhân giống (tuổi cây mẹ và cành chét )

xây dựng vườn vật liệu giống (0,5 ha

taị Cầu Hai - Phú Thọ ). Đồng thời ,

nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con , sản

xuất thử nghiệm cây giống từ hom canh

chét... Xây dựng mô hình thử nghiệm

trồng rừng bương lông Điện Biên (20

ha), tiến hành khảo sát lựa chọn địa

điểm xây dựng mô hình . Nghiên cứu kỹ

thuật và công nghệ chế biến sản phẩm

ván ghép thanh và ván sàn từ Bương

lông Điện Biên , tiến hành hương dân

kỹ thuât và sản xuất sản phẩm mẫu .

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0060/KQNC

KQ015135. Nghiên cứu công nghệ

sản xuất gỗ khối (Multilaminar

Block) chất lượng cao từ gỗ keo/ TS.

Nguyễn Quang Trung - Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng chất lượng gỗ tron ,

ván bóc, ván dán tại các tỉnh Phú Tho ,

Yên Bái, Bắc Giang và Thái Nguyên.

Nghiên cứu công nghệ tạo ván bóc đạt

chất lượng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu

sản xuất gỗ khối ép lớp và xác định các

loại chất kết dính tạo gỗ khối từ ván

bóc gỗ keo. Công nghệ ép tạo gỗ khối

ép lớp từ ván bóc gỗ keo, xác định một

số đặc tính công nghệ vật liệu gỗ khối

từ ván bóc gỗ keo và công nghệ gia

công gỗ khối tạo các sản phẩm đồ mộc.

Xây dựng mô hình sản xuất gỗ khối từ

ván bóc gỗ keo và sản xuất 30 m3 sản

phẩm gỗ khối ép lớp từ gỗ keo.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-508/KQNC

40502. Di truyền học và nhân giống

thuỷ sản

KQ014304. Bảo tồn, lưu giữ nguồn

gen và giống thủy sản khu vực miền

Bắc/ TS. Nguyễn Quang Huy - Viện

nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, (Đề

tài cấp Bộ)

Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung

các nguồn gen thuỷ sản; Bảo tồn và lưu

giữ nguồn gen; Đánh giá các nguồn gen

Page 14: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

13

thuỷ hải sản và vi tảo; Tư liệu hoá các

nguồn gen. Thu thập mới 1 nguồn gen

cá mát (Onychostoma laticeps) và thu

thập bổ sung 02 nguồn gen cá nước

ngọt là cá măng (Elopichthys

bambusa), cá hỏa (Sinilabeo

tonkinensis). Mỗi nguồn gen thu thập

10-50 cá thể. Bảo tồn, lưu giữ an toàn

21 nguồn gen thủy hải và 5 nguồn gen

vi tảo. Tỉ lệ sống các nguồn gen thủy

hải sản > 90 %. Báo cáo kết quả bảo

tồn, lưu giữ nguồn gen. Báo cáo đánh

giá sơ bộ 1 nguồn gen (cá mát) và đánh

giá chi tiết 4 nguồn gen (cá măng, cá

hỏa, cá song da báo, cá song chanh) và

5 nguồn gen vi tảo. Thử nghiệm sinh

sản nhân tạo 02 nguồn gen. Cập nhật

thông tin các nguồn gen bảo tồn, lưu

giữ trên website của nhiệm vụ. Báo cáo

kết quả trao đổi thông tin, cung cấp

nguồn gen với các đơn vị của nhiệm vụ.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0386/KQNC

40503. Bệnh học thuỷ sản

106-NN.04-2015.30. Liệu pháp thực

khuẩn thể (Phage therapy) trong

phong và trị bệnh cá tra tại Đồng

bằng Sông Cửu Long/ TS. Hoàng Anh

Hoàng - Trường Đại học Bách khoa Tp.

Hồ Chí Minh, (Đề tài cấp Quốc gia)

Phân lập thực khuẩn thể xâm nhiễm A.

hydrophila trong 300 mẫu nước ao nuôi

cá tra được thu thập tại các tỉnh có diện

tích nuôi cá tra lớn tại Đồng bằng Sông

Cửu Long, kết quả có 24 mẫu xuất hiện

thực khuẩn thể. 29 mẫu gan thận cá tra

được thu thập tại các chợ tại Thành phố

Hồ Chí Minh để phân lập thực khuẩn

thể xâm nhiễm E. ictaluri, thu được 3

thực khuẩn thể có khả năng xâm nhiễm

vi khuẩn E. ictaluri. Thử nghiệm liệu

pháp thực khuẩn thể kiểm soát vi khuẩn

gây bệnh trong điều kiện in vitro.

Số hồ sơ lưu: 2019-54-670/KQNC

KQ015055. Nghiên cứu tạo vắc - xin

nhược độc phong bệnh gan thận mủ

cá tra ở quy mô hàng hóa/ TS.

Nguyễn Quốc Bình - Trung tâm Công

nghệ sinh học thành phố Hồ chí Minh,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu quy trình lên men chủng vi

khuẩn sử dụng làm vắc xin quy mô

hàng hóa. Sản xuất 5 triệu liều vắc - xin

nhược độc có độ an toàn 100%,

RPS>70%. Quy trình sử dụng vắc - xin

ở giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống,

cá bố mẹ (độ an toàn 100%,

RPS>70%). Nghiên cứu thử nghiệm

vắc - xin ở quy mô sản xuất (5ha).

Số hồ sơ lưu: 2019-08T-502/KQNC

40504. Nuôi trồng thuỷ sản

106-NN.05-2016.30. Nghiên cứu sự

phân bố, nơi ở, dinh dưỡng và sinh

thái học sinh sản của cá thoi loi nước

ngọt Periophthalmodon

septemradiatus ở Đồng bằng sông

Cửu Long, Việt Nam/ TS. Đinh Minh

Quang - Trường Đại học Cần Thơ, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Vẽ bản đồ phân bố của loài cá thòi lòi

nước ngọt (Periophthalmodon

septemradiatus ) từ vùng cửa sông ven

biển đến lưu vực sông. Kiểm tra nhân

tố môi trường và hình thái và vai trò

của hang đối với loài cá thòi lòi nước

ngọt. Sự khác biệt về quần thể của cá

thòi lòi nước ngọt giữa vùng cửa sông

và thượng nguồn sông Hậu dựa trên đặc

điểm hình thái ngoài và các chỉ số đo

đếm của loài này. So sánh đặc điểm

sinh dinh dưỡng và đặc điểm sinh thái

học của loài cá thòi lòi nước ngọt giữa

vùng cửa sông ven biển và lưu vực

sông.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-669/KQNC

. Quan trắc, cảnh báo và giám sát

môi trường vùng nuôi tôm nước lợ,

nuôi tôm hùm tập trung tại một số

Page 15: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

14

tỉnh Nam Trung Bộ năm 2018/ PGS.

TS. Võ Văn Nha - Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản III, (Đề tài cấp

Bộ)

Đánh giá diễn biến chất lương môi

trương tại khu vực nguồn nước cấp

vùng nuôi tôm nước lợ tập trung tại các

tỉnh Bình Định , Phú Yên , Khánh Hoa

và Ninh Thuân; vùng nuôi tôm hùm

lồng tâp trung tại Phú Yên , Khánh Hoa;

Chủ động theo dõi , giám sát chất lương

nước trong ao nuôi va tình hình bệnh

hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh

đốm trắng (WSSD), bệnh coi (EHP)

trên tôm nuôi nước lơ tại Bình Định .

Đưa ra các cảnh báo , khuyến cáo về

nâng cao chất lương môi trương nước ,

biện pháp phong trị bệnh kịp thơi nhằm

hạn chế sự lây lan dịch bệnh , giảm

thiểu rủi ro gây thiệt hại cho ngươi nuôi

phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản

xuất nuôi trồng thủy sản bền vững của

Tổng cục Thủy sản va cơ quan quản lý

địa phương . Thiết lâp cơ sở dữ liệu về

môi trương phục vụ cho công tác chỉ

đạo sản xuất cũng như công tác nghiên

cứu. Chủ động , phản ứng nhanh trong

những trương hơp khẩn cấp , dịch

bệnh/biến động môi trương tại các vung

nuôi trồng thủy sản trọng điểm . Đánh

giá đươc hiện trạng chất lương môi

trương, xác định tình trạng ô nhiễm tại

vùng nuôi lồng tôm hùm , cá bớp tại

vịnh Vân Phong và xác định các mối

nguy phát sinh dịch bệnh cho tôm hum ,

cá bớp nuôi ở Khánh Hòa. Đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lương

và hạn chế ô nhiễm môi trường , phát

sinh dịch bệnh trên tôm hum , cá bớp

nuôi tại Khánh Hòa nói chung va tại

vịnh Vân Phong nói riêng ; nâng cao ý

thức bảo vệ môi trương của ngươi dân

nuôi tôm hum , cá bớp nhằm phát triển

nghề nuôi lồng bền vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-466/KQNC

40507. Bảo quản và chế biến thủy sản

ĐT.05.16/CNSHCB. Nghiên cứu ứng

dụng công nghệ sinh học để sản xuất

cá hộp không thanh trùng từ cá tra,

basa/ ThS. Phạm Thị Điềm - Viện

Nghiên cứu hải sản, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Đã lựa chọn được dạng nguyên liệu phù

hợp và xây dựng được dự thảo tiêu

chuẩn nguyên liệu (TCCS

01/2016) phục vụ cho sản xuất sản

phẩm cá tra, basa đóng hộp

không thanh trùng. Đã sử dụng các kỹ

thuật phân tích hình thái, đặc tính sinh

hóa, định danh bằng kỹ thuật 16S

rADN để phân lập và tuyển chọn được

03 chủng Lactobacillussp có khả năng

sinh bacterocin và lactic cao, phù hợp

với cơ chất cá tra. Và sản xuất

được 2,1kg chế phẩm vi khuẩn

lacticdạng bột từ 03

chủng Lactobacillussp(L. pentosus; L.

plantarum; L. farciminis) có hoạt

tính lần lượt 9x109,

3x1010 , 7x109cfu/g. Đã sử dụng chế

phẩm này trong quá trình tạo dịchlên

men đểsản xuất sản phẩm cá hộp không

thanh trùng. Đã nghiên cứu xây dựng

được quy trình sản xuất sản phẩm cá

hộp lên men không thanh trùng từ cá

tra, basa với thông số kỹ thuật

cụ thể ở mỗi công đoạn từ nguyên liệu

đầu vào đến thành phẩm. Trong đó,

công đoạn làm chín sinh học được tối

ưu hóa tại điều kiện muối 18%, enzyme

0,087%, thời gian 144giờ, nhiệt 5-70C

trong môi trường dịch lên

men từ chế phẩm LAB có pH 3,5; đã

lựa chọn được loại nước sốt (dầu + gia

vị) phù hợp để bảo quản sản phẩm, đã

xác định được điều kiện bảo quản ( 0-

50C) và thời hạn sử dụng an toàn cho

sản phẩm là 4tháng... Đã xây dựng

được quy trình công nghệ và mô hình

thiết bị sản xuất sản phẩm cá tra

đóng hộp không thanh trùng trên

hệ thống thiết bị chuyên dụng, với quy

Page 16: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

15

mô 50 -100 hộp/mẻ. Đã sản xuất

thử nghiệm sản phẩm cá tra đóng hộp

không thanh trùng theo mô hình đã

xây dựng ở nhiều quy mô thử nghiệm

khác nhau từ 20-500 kg/mẻ. Đã sản

xuất được 1.610 hộp (loại 250 -350

g/hộp) tại quy mô phòng thí nghiệm,

1.950 hộp (loại 400 g/hộp) với quy mô

sản xuất tại Công ty IDI. Đã phân tích,

kiểm tra chất lượng sản phẩm cá tra,

basa đóng hộp không thanh trùng tại

phòng thí nghiệm đạt chuẩn: cảm quan

tốt, tỷ lệ acid amin thiết yếu so với tổng

acid amin thành phần đạt 51.25%; sản

phẩm có giá trị sinh học đạt 76,11%,

đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực

phẩm theo QĐ 46/2007 - BYT và

QCVN 8 -3:2011. Đã xây dựng được

dự thảo tiêu chuẩn chất lượng sản

phẩm cá tra đóng hộp không thanh

trùng ( TCCS 02/2017)5. Sản phẩm của

đềtài đã tham gia 02 hội chợ triểm lãm

sản phẩm thủy sản trong nước,

bước đầu được Công ty IDI quảng bá

và tiếp thị vào một số hệ thống nhà

hàng và khách sạn trong nước, đối tác

trong ngành cá tra để cảm quan và xin

các ý kiến phản hồi cho

sản phẩm. Trong đó, có 9.000 -

10.000 lượt khách đánh giá, trong đó:

47,07% Loại A, 36,4 % Loại B, 16,53%

loại C. Đã tính toán và xác định được

chi phí sản xuất cho một đơn vịsản

phẩm hộp 275g (180g cá; 2,5ggia vị; 90

ml dầu) là 33.936 đồng/hộp, đồng thời

đã đánh giá được các hiệu quả kinh

tế xã hội, môi trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0370/KQNC

KQ015015. Nghiên cứu chế biến, bảo

quản và sử dụng phụ phẩm của công

nghiệp chế biến cá tra trong chăn

nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long/

TS. Phạm Huỳnh Ninh - Viện Chăn

nuôi, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan tình hình sản xuất, chế biến

và sử dụng phụ phẩm ngành công

nghiệp chế biến cá nói chung và cá tra

nói riêng và tổng quan tình hình sản

xuất bột và mỡ cá tra. Điều tra, đánh

giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ phụ

phẩm của công nghiệp chế biến cá

tra. Nghiên cứu quy trình chế biến bột

mỡ cá tra và khảo sát chất lượng của

bột mỡ cá tra trong thời gian bảo quản.

Sử dụng bột cá tra và bột mỡ cá tra cho

chăn nuôi lợn, gà.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-491/KQNC

40601. Công nghệ gen (cây trồng và

động vật nuôi); nhân dong vật nuôi;

KQ011795. Lưu giữ và bảo quản

nguồn gen cây nguyên liệu dầu và

cây tinh dầu/ TS. Lê Công Nông -

Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu,

(Đề tài cấp Bộ)

Công tác lưu giữ, bảo quản nguồn gen

cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật

được thực hiện theo phương pháp của

Tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế

(Bioversity International). Cây dừa

được bảo tồn trên đồng ruộng (ex-situ)

kết hợp bảo tồn trong vườn nông dân

(insitu), cây phi long, jatropha, các cây

tinh dầu bảo tồn trên đồng ruộng (ex-

situ), cây lạc, cây vừng, cây đậu tương

được bảo tồn trong kho lạnh 10oC, kết

hợp trồng ngoài đồng để đánh giá đặc

điểm nông sinh học, tái nhân giống.

Trong năm 2018, nhiệm vụ đã thực

hiện việc lưu giữ và bảo quản an toàn

51 mẫu giống dừa, 21 mẫu giống cây

tinh dầu, 3 mẫu cây phi long, 86 mẫu

giống Jatropha, 173 mẫu giống lạc, 86

mẫu giống vừng và 106 mẫu giống đậu

tương (Tổng cộng 526 mẫu giống).

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0073/KQNC

KQ011797. Thu thập đánh giá nguồn

gen cây nguyên liệu dầu/ TS. Lê Công

Nông - Viện Nghiên cứu Dầu và cây có

dầu, (Đề tài cấp Bộ)

Page 17: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

16

Tài nguyên di truyền thực vật được

khẳng định tầm quan trọng bởi vì mục

tiêu sử dụng mang tính xã hội và tính

nhân văn rộng rãi, phục vụ lợi ích

chung của toàn nhân loại nên nhiệm vụ

bảo tồn mang tính quốc tế sâu rộng,

được từng quốc gia và cả cộng đồng

quốc tế quan tâm. Do tài nguyên gắn bó

với lợi ích kinh tế nên các nước lớn các

nước phát triển và các nước công

nghiệp tập trung đầu tư điều tra, thu

thập, nhập nội, tìm kiếm, lưu giữ, bảo

vệ và khẳng định chủ quyền đối với

nguồn gen. Vì thế nên các nước trên thế

giới đều quan tâm nghiên cứu, thu thập,

lưu giữ, bảo quản, đánh giá, tư liệu hóa

nguồn gen nói chung trong đó có nguồn

gen các loại cây trồng. Trong năm

2018, nhiệm vụ đã thực hiện điều tra,

thu thập bổ sung được 4 mẫu giống cây

nguyên liệu dầu (1 mẫu giống lạc, 2

mẫu giống vừng và 01 giống đậu

tương) từ các tỉnh phía Nam. Đã đánh

giá sơ bộ và chi tiết cho 7 mẫu giống (3

mẫu giống Jatropha, 1 mẫu giống lạc, 2

mẫu giống vừng, 1 mẫu giống đậu

tương). Xây dựng cơ sở dữ liệu và tư

liệu hóa được 7 nguồn gen bao gồm: 3

mẫu giống Jatropha, 01 mẫu giống lạc,

02 mẫu giống vừng, 01 mẫu giống đậu

tương.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0074/KQNC

NVQG.003/18. Nghiên cưu phat triên

nguôn gen Bach đan H 1 và TTKT 7

phục vụ trồng rừng cây nguyên liệu

giây/ ThS. Hà Ngọc Anh - Viện Nghiên

cứu cây nguyên liệu giấy, (Đề tài cấp

Bộ)

Thiết lập được vườn cây đầu dòng/cây

giống gốc cho 2 giống Bạch đàn H1 và

TTKT7; Xây dựng được bản hướng

dẫn kỹ thuật nuôi cấy mô và giâm hom

Bạch đàn dòng H1 và TTKT7; Xây

dựng được 8 ha mô hình rừng trồng các

dòng Bạch đàn H1 và TTKT7. Trên cơ

sở đó, mục tiêu của nhiệm vụ trong

năm 2018 tập trung vào: Thiết lập được

vườn cây đầu dòng/cây giống gốc cho 2

giống Bạch đàn H1 và TTKT7.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0208/KQNC

106-NN.03-2014.19. Cải tiến kháng

mặn của đậu tương thông qua

chuyển gen tăng cường loại thải Na+

qua màng không bào và màng tế bào/

TS. Quách Ngọc Truyền - Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Tìm hiểu tính kháng mặn trên đậu

tương và tăng cường tính chịu mặn

cũng như các hiểu biết về khả năng

kháng mặn thông qua chuyển các gene

kháng mặn hiệu quả vào cây đậu tương.

Các dòng đậu tương chuyển gene sẽ

được đánh giá về tính kháng mặn. Khảo

sát tính chống chịu mặn và sinh trưởng

cây đậu tương. Nghiên cứu cải thiện

năng suất và chất lượng cây đậu tương

trong vùng mặn.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-564/KQNC

KQ015743. Phân lập thiết kế gen chịu

hạn phục vụ công tác tạo giống ngô

biến đổi gen/ TS. Huỳnh Thị Thu Huệ

- Viện Nghiên cứu hệ gen, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Phân lập và phân tích, cải biến trình tự

các gen chịu hạn từ thực vật và vi sinh

vật bản địa xác định trình tự nucleotide.

Thiết kế các vector biểu hiện thực vật

mang các gen chịu hạn với promoter cơ

định/cảm ứng khi có hạn và gen chỉ thị

khác nhau. Chuyển gen vào cây mô

hình ngô và chứng minh sự có mặt, sự

biểu hiện của gen bằng các phương

pháp sinh học phân tử. Chọn 2-3 gen

biểu hiện tính kháng hạn hiệu quả phục

vụ công tác tạo giống ngô biến đổi gen.

Số hồ sơ lưu: 2019-48-589/KQNC

KQ011360. Thu thập và đánh giá

nguồn gen cây thuốc lá/ ThS. Trần Thị

Page 18: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

17

Thanh Hảo - Công ty TNHH một thành

viên Viện Thuốc lá, (Đề tài cấp Bộ)

Điều tra, thu thập thông tin và mẫu

nguồn gen thuốc lá địa phương Siêu lá

thấp cây tại thôn Liên Lạc 1, xã Vũng

Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

với một số ưu điểm nổi bật, điều tra các

thông tin trong bản mô tả thông tin ban

đầu của nguồn gen siêu lá thấp cây mới

thu thập theo mẫu. Thu thập được đầy

đủ số liệu và hình ảnh của 10 nguồn

gen được đánh giá ngoài đồng ruộng và

tư liệu hóa được 10 mẫu nguồn gen

(gồm 50 chỉ tiêu/mẫu dưới dạng tư liệu

và hình ảnh mô tả hình thái cây, lá,

hoa).

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0037/KQNC

KQ011358. Lưu giữ và bảo quản

nguồn gen cây thuốc lá/ ThS. Trần Thị

Thanh Hảo - Công ty TNHH một thành

viên Viện Thuốc lá, (Đề tài cấp Bộ)

Lưu giữ, bảo quản an toàn và nguyên

trạng 80 mẫu nguồn gen cây thuốc lá

bằng biện pháp bảo quản sinh trưởng

chậm (in - vitro). Các mẫu cây on -

vitro được thanh lọc, cây chuyển từ 2-3

lần/năm, đảm bảo duy trì trạng thái sinh

trưởng bình thường trong ông nghiệm.

Lưu giữ an toàn và nguyên trạng 80

mẫu nguồn gen hạt thuốc lá bằng biện

pháp bảo quản hạt trung hạn, đảm bảo

lượng hạt trên 5gr/mẫu, ẩm độ hạt xấp

xỉ 7%, tỉ lệ nảy mầm lớn hơn hoặc bằng

70%. Nhân bổ sung thay thế 15 nguồn

gen hạt gồm Bắc Lưu, Đại Kim Tinh,

C254, Kutsaga E1, Kutsaga 51 E...

Khối lượng hạt thu được từ 30,6 - 191

gr/ nguồn gen; khối lượng 1000 hạt từ

0,062 - 0,108 gr; tỷ lệ nảy mầm đạt trên

85%, đảm bảo yêu cầu thay thế, bổ

sung nguồn gen hạt.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0036/KQNC

NVQG - 2012/16. Khai thác và phát

triển nguồn gen cá ngựa xám Tor

tambroides (Bleeker, 1854)/ TS. Phan

Đinh Phúc - Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản III, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học

của cá ngựa xám và nghiên cứu tạo đàn

cá bố mẹ. Xây dựng quy trình sản xuất

giống cá ngựa xám (với tỷ lệ thành thục

50%; tỷ lệ đẻ 50%; tỷ lệ thụ tinh >70%;

và tỷ lệ nở >70%; tỷ lệ sống từ cá bột

đến cá giống cỡ 5 – 7 cm/con đạt 30%).

Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm

cá ngựa xám (với tỷ lệ sống 80%; cỡ

thu hoạch 0,7 – 0,8 kg/con). Xây dựng

mô hình nuôi cá thương phẩm năng

suất 5 tấn/ha/vụ và xây dựng tiêu chuẩn

đàn cá bố mẹ và con giống cá ngựa

xám.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0032/KQNC

40602. Các công nghệ tế bào trong

nông nghiệp

ĐM.10.DA/15. Đánh giá hiện trạng,

năng lực và khả năng nghiên cứu,

ứng dụng, phát triển công nghệ tế

bào gốc trong lĩnh vực y-dược và

nông nghiệp/ PGS.TS. Phạm Văn Phúc

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Tp. Hồ Chí Minh, (Đề tài cấp Quốc gia)

Giới thiệu chung về tế bào gốc và

những công nghệ cốt lõi được ứng dụng

trong lĩnh vực y dược và nông nghiệp,

phương pháp đánh giá hiện trạng, năng

lực sản xuất các công nghệ của Việt

Nam so với thế giới. Đánh giá hiện

trạng, năng lực sản xuất - vận hành của

công nghệ đồng thời đánh giá năng lực

nghiên cứu và sản xuất của các cơ sở

nghiên cứu doanh nghiệp. Xu thế

nghiên cứu và phát triển công nghệ sản

xuất sản phẩm tế bào gốc. Đề xuất định

hướng phát triển công nghệ tế bào gốc

dựa vào năng lực và nhu cầu trong

nước.

Page 19: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

18

Số hồ sơ lưu: 2019-54-0013/KQNC

40603. Các công nghệ enzym và

protein trong nông nghiệp

04/2014/HĐ-NĐT. Nghiên cứu sản

xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ

phế liệu tôm để ứng dụng trong nông

nghiệp/ PGS.TS. Trang Sĩ Trung -

Trường Đại học Nha Trang, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Làm chủ công nghệ sản xuất các sản

phẩm chitin, chitosan và hỗn hợp

caroten-protein từ phế liệu tôm đáp ứng

tiêu chuẩn châu Âu. Ứng dụng các sản

phẩm thu được trong nông nghiệp

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của

ngành chế biến thủy sản và ứng dụng

trong bảo quản cá tra, sản xuất chế

phẩm thức ăn nuôi cá hồi vân. Học tập

các kỹ thuật tiên tiến trong phân tích và

đánh giá chất lượng của chitin, chitosan

thu nhận từ phế liệu tôm để ứng dụng

tại Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-555/KQNC

40604. Các công nghệ vi sinh vật

trong nông nghiệp

KQ016375. Bảo tồn, lưu giữ các vi

sinh vật trồng trọt/ TS. Nguyễn Thu

Hà - Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, (Đề

tài cấp Bộ)

Lưu giữ, bảo quản thường xuyên 706

chủng vi sinh vật trồng trọt. Thu thập

mẫu đất tại Hòa Bình cho phân lập các

chủng vi sinh vật trồng trọt với số

lượng 80 mẫu. Phân lập, tuyển chọn

chủng vi sinh vật sinh polysaccarit với

số lượng 03 chủng. Nghiên cứu điều

kiện sinh trưởng của 03 chủng vi sinh

vật được tuyển chọn. Đánh giá khả

năng chịu mặn của chủng Bacillus. Bổ

sung cơ sở dữ liệu về nhóm chủng, ký

hiệu, nguồn gốc, hoạt tính sinh học,

điều kiện nuôi cấy của các chủng vi

sinh vật trồng trọt mới phân lập.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-646/KQNC

40699. Công nghệ sinh học trong

nông nghiệp khác

KQ015726. Hoàn thiện công nghệ sản

xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học

phong trừ bệnh chết nhanh, chết

chậm trên cây hồ tiêu/ TS. Hà Minh

Thanh - Viện Bảo vệ thực vật, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế

phẩm sinh học Phyto-M phòng trừ bệnh

chết nhanh, chết chậm hồ tiêu. Xây

dựng quy trình công nghệ sản xuất chế

phẩm sinh học phòng trừ bệnh chết

nhanh, chết chậm hồ tiêu. Sản xuất chế

phẩm sinh học với số lượng 40 tấn, mật

độ 108 bào tử/g, có thời gian bảo quản

1 năm. Phát triển sản xuất, chuyển giao

công nghệ và cung ứng sản phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-588/KQNC

499. Khoa học nông nghiệp khác

06/2017-DA1. Nghiên cứu, xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông

nghiệp hữu cơ/ KS. Phạm Thị Sáng -

Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dựng mới một số tiêu chuẩn về các

lĩnh vực trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi

hữu cơ, tiêu chuẩn cho một số sản

phẩm chủ lực và tiêu chuẩn về yêu cầu

đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm

hữu cơ, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn

nước ngoài tiên tiến và phù hợp với

thực tế sản xuất, kinh doanh của Việt

Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-672/KQNC

ĐTKHCN.078/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp xây dựng và phát triển

thương hiệu hàng nông sản xuất

khẩu của vùng Đông Nam Bộ/ ThS.

Phạm Đình Cường - Trường Cao đẳng

Kinh tế Đối ngoại, (Đề tài cấp Bộ)

Page 20: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

19

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng

và phát triển thương hiệu hàng nông

sản xuất khẩu. Đánh giá thực trạng xây

dựng và phát triển thương hiệu hàng

nông sản xuất khẩu Vùng Đông Nam

Bộ. Đề xuất giải pháp xây dựng và phát

triển thương hiệu hàng nông sản xuất

khẩu vùng Đông Nam Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0087/KQNC

ĐTKHCN.077/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

hữu cơ vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long/ TS. Phạm Xuân Thu - Trường

Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ nông

sản hữu cơ. Thực trạng sản xuất và tiêu

thụ nông sản vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long. Đề xuất giải pháp thúc đẩy

việc sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu

cơ của vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long nói riêng và Việt Nam nói chung.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0112/KQNC

5. Khoa học xã hội

KQ012067. Nghiên cứu phát triển sản

phẩm du lịch đô thị ở Việt Nam/ ThS.

Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Nghiên

cứu Phát triển Du lịch, (Đề tài cấp Bộ)

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu

phát triển sản phẩm du lịch đô thị ở

Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể: -

Nghiên cứu vận dụng lý luận và thực

tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam để

đánh giá tiềm năng và thực trạng phát

triển du lịch đô thị; - Xác định điều

kiện cần thiết để áp dụng thành công

cho việc phát triển sản phẩm du lịch đô

thị; - Nghiên cứu và đề xuất một quy

trình khung cho việc xây dựng và phát

triển sản phẩm du lịch đô thị ở Việt

Nam;

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0137/KQNC

KQ012390. Giải pháp chính thức hóa

việc làm khu vực phi chính thức/

ThS. Lê Ngự Bình - Viện Khoa học

Lao động và Xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp

nhằm đẩy mạnh quá trình chính thức

hóa việc làm phi chính thức, trong đó

tập trung vào cải thiện chất lƣợng việc

làm khu vực phi chính thức, hƣớng tới

thúc đẩy việc làm bền vững ở Việt

Nam. b. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống

hóa cơ sở lý luận về chính thức hóa

việc làm khu vực phi chính thức; Rút ra

bài học từ kinh nghiệm quốc tế về

chính thức hóa việc làm khu vực phi

chính thức; - Đánh giá thực trạng chính

thức hóa việc làm khu vực phi chính

thức ở Việt Nam; - Khuyến nghị giải

pháp đẩy mạnh quá trình chính thức

hóa việc làm nói chung và cải thiện

chất lượng việc làm khu vực phi chính

thức nói riêng

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0139/KQNC

ĐT.KXĐTN 18-03. Giải pháp phát

huy vai tro của Đoàn trong sử dụng

các thiết chế văn hóa ở cơ sở, cộng

đồng để tổ chức các hoạt động cho

thanh thiếu niên/ CN. Nguyễn Thanh

Hảo - Trung tâm Thanh thiếu niên

Trung ương, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về

thiết chế văn hóa ở cơ sở và cộng đồng

dân cư, vai trò của Đoàn trong sử dụng

thiết chế văn hóa. Đánh giá thực trạng

việc sử dụng thiết chế văn hóa và vai

trò của Đoàn trong việc sử dụng thiết

chế văn hóa ở cơ sở và cộng đồng dân

cư. Đề xuất các giải pháp phát huy vai

trò của Đoàn trong việc sử dụng thiết

chế văn hóa ở cơ sở và cộng đồng dân

cư để tổ chức hoạt động cho thanh thiếu

niên.

Số hồ sơ lưu: : 2019-70-397/KQNC

Page 21: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

20

KQ014271. Bố cục chiến lược "Bốn

toàn diện" và thực tiễn từ Đại hội

XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc/

TS. Nguyễn Xuân Cường - Viện

Nghiên cứu Trung Quốc, (Đề tài cấp

Bộ)

Nhận diện một số vấn đề lý luận, tư duy

lãnh đạo và quản trị đất nước của thế hệ

lãnh đạo thứ 5 Đảng Cộng sản Trung

Quốc, đặc biệt tư duy, bố cục chiến

lược mới „bốn toàn diện‟; Khái quát

quá trình hình thành tư duy lãnh đạo,

quản trị đất nước, bố cục chiến lược

“bốn toàn diện”; Làm rõ những nội

dung chủ yếu trong tư duy “bốn toàn

diện” của Tập Cận Bình. Phân tích quá

trình triển khai thực hiện tư duy, bố cục

chiến lược “bốn toàn diện” trong thực

tiễn kể từ Đại hội 18 hướng tới Đại hội

19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đánh

giá những thành tựu, khó khăn trong

quá trình triển khai thực hiện bố cục

chiến lược “bốn toàn diện” ở Trung

Quốc. Quá trình chuẩn bị, triển khai

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc;

Tác động bố cục chiến lược “bốn toàn

diện” tới khu vực và thế giới. Bài học

kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với

Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0402/KQNC

ĐT. KXĐTN.17-11. Nghiên cứu xây

dựng mô hình câu lạc bộ trẻ em dựa

vào cộng đồng tại khu vực nông thôn

miền núi phía Bắc/ ThS. Phan Nguyên

Thái - Học viện Thanh thiếu niên Việt

Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở lý luận về câu lạc bộ

trẻ em dựa vào cộng đồng, khảo sát

thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ

trẻ em nông thôn miền núi phía Bắc và

đề xuất giải pháp xây dựng mô hình câu

lạc bộ trẻ em dựa vào cộng đồng tại khu

vực nông thôn miền núi phía Bắc.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-426/KQNC

50101. Tâm lý học nói chung

. Nhận thức, thái độ, hành vi của

người dân về sự nhường nhịn trong

xã hội hiện nay/ TS. Phan Tân - Văn

phòng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Mô tả, đánh giá được nhận thức, thái

độ, hành vi của người dân

về sự nhường nhịn trong xã hội hiện

nay, góp phần xây dựng một xã hội

phát triển bền vững ở Việt Nam. Thiết

lập khung lý thuyết nghiên cứu,

hệ thống hóa các khái niệm công

cụ hỗ trợ nghiên cứu liên quan đến

chủ đề nhường nhịn. Tiếp

cận sự nhường nhịn, văn hóa nhường

nhịn, xã hội nhường nhịn từ một số lý

thuyết như: lý thuyết đồng thuận xã hội,

xã hội lành mạnh, xã hội hài hòa,...

Thực hiện ủy thác kép của xã hội học

nói riêng, của khoa học xã hội nói

chung: vừa hoàn thiện cơ sở lý luận vừa

phục vụ tốt nhu cầu phát triển xã hội

lành mạnh (tức là phát triển toàn diện,

hài hòa và bền vững) ở Việt Nam hiện

nay. Mô tả, đánh giá được thực trạng

nhận thức, thái độ, hành vi của người

dân về sự nhường nhịn trong đời sống

hiện nay. Nhận diện và lý giải nguyên

nhân của một số biểu hiện thiếu nhường

nhịn qua nhận thức, thái độ, hành vi của

người dân. Tìm hiểu các yếu tố tác

động hình thành xã hội nhường

nhịn. Tìm kiếm một số giải pháp hiện

thời góp phần xây dựng một xã hội phát

triển lành mạnh.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-299/KQNC

50102. Tâm lý học chuyên ngành

. Cảm xúc tại nơi làm việc và ảnh

hưởng của nó đến hành vi thực hiện

công việc của người lao động/ PGS.

TS. Phan Thị Mai Hương - Viện Tâm

lý học, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cảm xúc tại nơi làm việc

nhằm mục đích cung cấp cơ sở khoa

Page 22: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

21

học để nâng cao nhận thức cho người

lao động cũng như các nhà quản lý về

vai trò của cảm 2 xúc, nhận dạng chúng

và các tác nhân tương ứng, giúp quản lý

chúng để tăng ảnh hưởng tích cực, hạn

chế bớt ảnh hưởng tiêu cực của cảm

xúc cá nhân đến việc thực hiện nhiệm

vụ của tổ chức. Chỉ ra các loại cảm xúc

mà người lao động trải nghiệm tại nơi

làm việc; Các tình huống tại nơi làm

việc làm nảy sinh các cảm xúc đó; Ảnh

hưởng của cảm xúc cá nhân đến hành vi

thực hiện công việc của người lao động.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-461/KQNC

. Tương quan giữa các yếu tố môi

trường gia đình, môi trường trường

học và sức khỏe tinh thần của học

sinh trung học phổ thông/ PGS. TS.

Đỗ Ngọc Khanh - Viện Tâm lý học,

(Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan các nghiên cứu đi trước, trên

cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận và

công cụ nghiên cứu phục vụ cho việc

triển khai nghiên cứu mối tương quan

giữa môi trường gia đình, môi trường

trường học và sức khỏe tinh thần của

học sing phổ thông trung học ở một số

tỉnh thành miền Bắc nước ta. Tìm hiểu

thực trạng một số yếu tố thuộc môi

trường trường học, môi trường gia đình

của học sinh phổ thông trung học, mức

độ mạnh khỏe về tinh thần của các em;

Phân tích mối tương quan giữa yếu tố

gia đình, yếu tố trường học và sức khỏe

tinh thần của học sinh, tìm ra những

yếu tố hỗ trợ trong môi trường trường

học và môi trường gia đình giúp học

sinh có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh;

Đề xuất những kiến nghị cụ thể cho nhà

trường, gia đình và bản thân học sinh

nhằm làm tăng các yếu tố hỗ trợ trong

nhà trường và gia đình để đảm bảo học

sinh có sức khỏe tinh thần tối ưu.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-465/KQNC

502. Kinh tế và kinh doanh

KHXH-GĐ/16-19. Chức năng kinh tế

của gia đình Việt Nam trong bối cảnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa/

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện

Kinh tế Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về chức năng kinh tế của hộ gia

đình, các nhân tố ảnh hưởng, và xu

hướng biến đổi của các chức năng

này. Đánh giá thực trạng chức năng

kinh tế của hộ gia đình Việt Nam và

những xu hướng biến đổi các chức

năng này từ sau đổi mới (1986) đến

nay. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng

đến chức năng kinh tế của gia đình

Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp

hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội

nhập quốc tế. Dự báo xu hướng biến

đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình

Việt Nam trong giai đoạn mới của quá

trình CNH, HĐH, và hội nhập quốc tế

đến năm 2030. Đề xuất những định

hướng chính sách tăng cường vai trò

đóng góp của các chức năng kinh tế của

gia đình đối với mục tiêu nâng cao

phúc lợi gia đình.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0110/KQNC

KQ012122. Nghiên cứu cách thức xác

định chi phí kinh tế do hàng hóa giả

mạo nhãn hiệu đối với ngành công

nghiệp ở Việt Nam/ ThS. Vũ Thị Hân

- Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, (Đề tài

cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và đề xuất cách thức đo

lường tổn thất về kinh tế gây ra bởi

hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong các

ngành công nghiệp và khả năng áp

dụng tại Việt Nam. Xác định chi

phí kinh tế do hàng hóa giả mạo nhãn

hiệu đối với một ngành công nghiệp cụ

thể ở Việt Nam và đề xuất một số gợi ý

chính sách. Xác định những tổn thất về

kinh tế gây ra bởi hàng hóa giả mạo

nhãn hiệu đối với ngành công nghiệp ở

Page 23: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

22

Việt Nam, bao gồm: tổn thất trực tiếp

bao gồm tổn thất về doanh thu và việc

làm của ngành công nghiệp; tổn thất

gián tiếp bao gồm tổn thất và doanh thu

và việc làm của các ngành công nghiệp

liên quan, tổn thất về nguồn thu ngân

sách nhà nước (thuế)...

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0114/KQNC

50201. Kinh tế học; Trắc lượng kinh

tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

ĐTKHCN.042/18. Nghiên cứu và ứng

dụng bản đồ số để quản lý và cung

cấp thông tin ngành da - giầy Việt

Nam/ ThS. Nguyễn Hải Trung - Viện

Nghiên cứu Da - Giầy, (Đề tài cấp Bộ)

Phân tích đánh giá tổng quan ứng dụng

bản đồ số tại Việt Nam. Nghiên cứu

xây dựng phần mềm quản lý, cung cấp

thông tin cho ngành da - giầy Việt Nam

trên nền bản đồ số. Triển khai ứng dụng

phần mềm tại Viện Nghiên cứu da -

giầy và đánh giá sơ bộ hiệu quả và khả

năng triển khai vào thực tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0058/KQNC

KQ011799. Nghiên cứu xây dựng

công cụ đánh giá và xếp hạng các

biện pháp sử dụng năng lượng hiệu

quả trong các phân ngành công

nghiệp/ TS. Nguyễn Ngọc Hưng - Viện

Năng lượng, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan các nghiên cứu sử dụng hiệu

quả năng lượng trong ngành công

nghiệp, báo cáo tổng quan phân tích

hiện trạng tiêu thụ năng lượng và các

giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng

trong công nghiệp tại Việt Nam. Tổng

quan về chi phí của các giải pháp sử

dụng hiệu quả năng lượng trong ngành

công nghiệp. Phân tích tổng quan về chi

phí của các giải pháp sử dụng hiệu quả

năng lượng trong ngành công nghiệp.

Đánh giá tiềm năng và chi phí đơn vị

giảm phát thải khí nhà kính của các

biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng.

Phương pháp đánh giá tiềm năng tiết

kiệm năng lượng, tiềm năng và chi phí

giảm phát thải các biện pháp sử dụng

hiệu quả năng lượng, phương pháp xây

dựng công cụ MACC. Tính toán, đánh

giá về tác động kinh tế - môi trường của

các giải pháp sử dụng hiệu quả năng

lượng, đánh giá về tác động kinh tế -

môi trường của các giải pháp sử dụng

hiệu quả năng lượng

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0077/KQNC

ĐTKHCN.077/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

hữu cơ vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long/ TS. Phạm Xuân Thu - Trường

Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ nông

sản hữu cơ. Thực trạng sản xuất và tiêu

thụ nông sản vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long. Đề xuất giải pháp thúc đẩy

việc sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu

cơ của vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long nói riêng và Việt Nam nói chung.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0112/KQNC

CT2017-02-03. Mối quan hệ giữa chi

phí lao động và khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp trong bối cảnh hội

nhập/ ThS. Nguyễn Huyền Lê - Viện

Khoa học Lao động và Xã hội, (Đề tài

cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mối quan

hệ giữa chi phí lao động và khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp; Tổng

quan kinh nghiệm quốc tế về mối quan

hệ giữa chi phí lao động và khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp; Đánh giá

mối quan hệ giữa chi phí lao động và

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

trong bối cảnh hội nhập; Đề xuất giải

pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi

của người lao động trong bối cảnh hội

nhập.

Page 24: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

23

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0270/KQNC

. Kinh tế, chính trị thế giới 2018 và

triển vọng 2019/ TS. Nguyễn Bình

Giang - Viện Kinh tế và Chính trị Thế

giới, (Đề tài cấp Bộ)

Nhiệm vụ này khái quát lại tình hình

kinh tế - chính trị thế giới năm

2018, phân tích và đánh giá, rút ra

những hàm ý cho Việt Nam; đồng thời,

dự báo triển vọng năm 2019. Đề tài

thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sau

đây: Nhìn lại, phân tích và đánh giá các

xu hướng và các vấn đề nổi bật

trong nền kinh tế, chính trị và an ninh

thế giới trong năm 2018; Dự báo triển

vọng kinh tế và chính trị thế giới năm

2019; Chỉ ra hướng tác động chính của

các xu hướng, vấn đề kinh tế - chính

trị thế giới đối với Việt Nam. Đối tượng

nghiên cứu của đề tài là kinh tế các

nước lớn và các khu vực trên thế giới,

các quan hệ kinh tế quốc tế, các vấn

đềan ninh và chiến lược quốc tế,

chính trị trong nước của một số nước

lớn. Đề tài này tập trung nghiên cứu

năm 2018. Để phân tích nguyên nhân,

đề tài có thể nghiên cứu cả thời gian

trước 2018. Đối với công tác dự báo,

đề tài tập trung vào năm 2019 và một

vài năm tiếp theo. Trên cơ sở các nguồn

tư liệu xác thực và đáng tin cậy được

theo dõi và cập nhật liên tục từ đầu năm

đến thời điểm bảo vệ, các thành viên

đề tài đã tổng hợp tình hình trong năm

theo từng tuyến vấn đề và từng khu vực

địa lý, có đặt ưu tiên vào các vấn đề cơ

bản, vấn đề nổi bật và các khu vực,

quốc gia quan trọng của thế giới

và quan trọng đối với Việt Nam. Trên

cơ sở đó, sử dụng các lý luận kinh

tế học vĩ mô, kinh tế học quốc tế, kinh

tế chính trị quốc tế, quan hệ quốc tế,

đề tài tiến hành phân tích, đánh giá,

bình luận các sự kiện và xu thế đã được

phát hiện. Trên cơ sở phân tích tình

hình năm 2018 và tham khảo các

dự báo của các tổ chức có uy tín, đề tài

tự đưa ra dự báo riêng của mình

về triển vọng kinh tế, chính trị thế giới

năm 2019.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-335/KQNC

ĐTĐL-XH.17/15. Cục diện kinh tế

thế giới hiện nay và tác động đến Việt

Nam/ PGS. TSKH. Võ Đại Lược -

Trung tâm Phát triển và Hội nhập, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn

về cục diện kinh tế thế giới; đánh giá

toàn diện và đầy đủ những biến động

của cục diện kinh tế thế giới và khu vực

hiện nay, những nhân tố ảnh hưởng và

tác động của những biến động này; xây

dựng các đối sách tương ứng và cụ thể

của Việt Nam trước những thay đổi của

cục diện kinh tế thế giới để tận dụng tốt

các cơ hội và hạn chế thách thức từ bên

ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh

tế nước ta đến năm 2020 với tầm nhìn

đến năm 2035. Xây dựng cách tiếp cận

và khung khổ lý thuyết mới, phù hợp,

để mô tả, đánh giá tác động, dự báo và

ứng phó với những thay đổi, biến động

lớn của nền kinh tế toàn cầu hiện

nay; Làm rõ khái niệm, nội hàm của

cục diện kinh tế thế giới hiện nay; Làm

rõ tác động của cuộc khủng hoảng tài

chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối

với sự thay đổi của cục diện kinh tế thế

giới hiện nay và đối với cách tiếp cận

nghiên cứu cục diện này. Mô tả, phân

tích những biến động lớn của nền kinh

tế toàn cầu trong thời gian gần

đây; Phân tích, làm rõ những nhân tố

ảnh hưởng đến cục diện kinh tế thế giới

và khu vực; trong đó tập trung vào

những nhân tố mới, đặc biệt là các cú

sốc đối với cục diện kinh tế thế giới và

khu vực; từ đó làm rõ nguyên nhân của

những biến động kể trên và mối liên hệ

qua lại giữa chúng, lý giải bản chất của

những biến động này; Đánh giá tác

động của những biến động của cục diện

kinh tế thế giới đối với các nền kinh tế

Page 25: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

24

lớn; Dự báo triển vọng của những biến

động kể trên, sự xuất hiện của các thay

đổi mới và những đặc điểm nổi bật của

cục diện kinh tế thế giới đến năm 2020

với tầm nhìn đến năm 2035.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-0319/KQNC

KQ014179. Nghiên cứu, đề xuất tiêu

chí xác định giá trị bảo đảm của từng

loại tài sản dùng làm bảo đảm tiền

vay, bảo lãnh vốn vay tại Quỹ phát

triển khoa học công nghệ Quốc gia/

CN. Đinh Thị Thúy - Quỹ Phát triển

khoa học và công nghệ Quốc gia, (Đề

tài cấp Cơ sở)

Nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân

hàng thương mại về tài sản bảo đảm

tiền vay và cách xác định giá trị bảo

đảm tiền vay /bảo lãnh vay vốn. Nghiên

cứu thực trạng công tác bảo đảm tiền

vay tại Quỹ và xác định giá trị tài sản

bảo đảm giai đoạn 2012-2015. Nghiên

cứu đề xuất hồ sơ bảo đảm tiền vay đủ

điều kiện làm bảo đảm tiền vay tại Quỹ.

Nghiên cứu các tiêu chí xác định giá trị

bảo đảm tiền vay, bảo lãnh vốn vay tại

Quỹ phát triển khoa học công nghệ

Quốc Gia.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0401/KQNC

ĐTKHCN.119/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035/ TS. Phạm

Nguyên Minh - Viện Nghiên cứu Chiến

lược, Chính sách Công Thương, (Đề tài

cấp Bộ)

Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu

hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc giai đoạn 2008 -

2017. Đề xuất định hướng và giải pháp

chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường Trung

Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

2035.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0407/KQNC

KQ014257. Nghiên cứu đề xuất giải

pháp phân bố không gian phát triển

công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ theo tiêu chí phát triển bền

vững/ TS. Phạm Ngọc Hải - Viện

Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách

Công Thương, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở khoa học để xác định hệ thống

tiêu chí phát triển bền vững không gian

công nghiệp vùng trên cơ sở nghiên

cứu lý thuyết và kinh nghiệm của nước

ngoài. Bằng phương pháp phân tích

tổng hợp trên các số liệu thu thập được

từ quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu

đã tiến hành đánh giá hiện trạng phân

bố công nghiệp vùng theo các tiêu chí

phát triển bền vững trên các mặt tăng

trưởng, an sinh xã hội và bảo vệ môi

trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng phân bố

công nghiệp vùng theo các tiêu chí phát

triển bền vững, nhóm nghiên cứu đã rút

ra những điểm mạnh, hạn chế, bài học

kinh nghiệm để từ đó đề xuất định

hướng, phương án phân bố không gian

công nghiệp vùng hợp lý hơn theo tiêu

chí phát triển bền vững. Để thực hiện

mục tiêu phát triển bền vững không

gian công nghiệp vùng, đề tài đã đề

xuất một loạt các giải pháp về hoàn

thiện thể chế, tăng cường năng lực quản

lý công nghiệp Vùng; phát triển nguồn

nhân lực; phát triển khoa học công nghệ

theo hướng sản xuất xanh, sạch; tăng

cường giáo dục và nâng cao nhận thức

cho mọi người dân về phát triển bền

vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0390/KQNC

KQ014262. Nghiên cứu giải pháp

phát triển vùng công nghiệp lõi tại 3

vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh

tế trọng điểm miền trung, vùng kinh

Page 26: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

25

tế trọng điểm phía nam và vùng kinh

tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu

Long/ TS. Vũ Quang Hùng - Viện

Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách

Công Thương, (Đề tài cấp Bộ)

Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng phát

triển công nghiệp, tiềm năng, lợi thế

của tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và 3

vùng công nghiệp lõi của các vùng này

đề xuất định hướng phát triển công

nghiệp và giải pháp thúc đẩy phát triển

công nghiệp tại từng vùng công nghiệp

lõi theo hướng tập trung vào các ngành

công nghiệp ưu tiên đã được lựa chọn

phù hợp cho từng vùng, từng địa

phương, để lôi kéo và tạo động lực cho

các vùng, địa phương khác phát triển.

Nghiên cứu tổng quan và xác định

phạm vi của 3 vùng công nghiệp lõi.

Hiện trạng phát triển công nghiệp tại

vùng kinh tế trọng điểm. Nghiên cứu

Hiện trạng phát triển công nghiệp tại 3

vùng công nghiệp lõi tại 3 vùng kinh tế

trọng điểm. Nghiên cứu tiềm năng và

lợi thế, phát triển của 3 vùng công

nghiệp lõi. Nghiên cứu ảnh hưởng của

vùng công nghiệp lõi đến vùng công

công nghiệp đệm. Định hướng phát

triển công nghiệp và đề xuất giải pháp

phát triển.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0410/KQNC

ĐTKHCN. 125/18. Nghiên cứu đề

xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

mặt hàng thực phẩm chế biến của

Việt Nam sang thị trường EU/ TS. Vũ

Thị Lộc - Viện Nghiên cứu Chiến lược,

Chính sách Công Thương, (Đề tài cấp

Bộ)

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về

đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm

chế biến; Đánh giá thực trạng xuất

khẩu hàng thực phẩm chế biến của Việt

Nam sang thị trường EU; Đề xuất giải

pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực

phẩm chế biến của Việt Nam sang thị

trường EU. Cơ sở lý luận về đẩy mạnh

xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến.

Thực trạng xuất khẩu hàng thực phẩm

chế biến của Việt Nam sang thị trường

EU. Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu hàng thực phẩm chế biến của Việt

Nam sang thị trường EU đến năm 2025.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0389/KQNC

KQ014345. Nghiên cứu, đề xuất

chính sách, giải pháp phát triển cụm

ngành dệt sợi và may mặc khu vực

duyên hải Bắc bộ/ KS. Trần Ngọc

Luân - Viện Nghiên cứu Chiến lược,

Chính sách Công Thương, (Đề tài cấp

Bộ)

Phân tích đánh giá thực trạng phát triển

ngành công nghiệp dệt may của cả

nước và thực trạng phát triển cụm

ngành dệt sợi và may mặc tại khu vực

duyên hải Bắc Bộ trong giai đoạn 2011-

2017. Đồng thời đánh giá các chính

sách đã ban hành tác động đến phát

triển của ngành. Trên cơ sở những phân

tích đánh giá xác định được những

thành tựu, hạn chế của phát triển cụm

ngành dệt sợi và may mặc trong khu

vực. Đồng thời nhận diện các yếu tố để

hình thành cụm ngành dệt sợi và may

mặc trong khu vực làm cơ sở đề xuất

định hướng, giải pháp hình thành và

phát triển cụm ngành dệt sợi và may

mặc tại khu vực duyên hải Bắc Bộ

nhằm thúc đẩy phát triển đồng bộ cụm

ngành góp phần đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết

giữa nội ngành gắn với việc hình thành

chuỗi giá trị sản xuất và nâng cao giá trị

trong nước; phát huy lợi thế của từng

địa phương trong khu vực duyên hải

Bắc Bộ. Sau khi hoàn thành, đề tài sẽ

được chuyển giao đến các cơ quan

tham mưu của Trung ương, các ban,

ngành của Chính phủ làm cơ sở để ban

hành các cơ chế, chính sách phát triển

đồng bộ và liên kết giữa nội ngành gắn

Page 27: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

26

với việc hình thành chuỗi giá trị sản

xuất và nâng cao giá trị trong nước.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0406/KQNC

KQ014471. Phát triển nông nghiệp

thích ứng biến đổi khí hậu của Thái

Lan, Malaixia và hàm ý cho Việt

Nam/ TS. Lê Phương Hòa - Viện

Nghiên cứu Đông Nam Á, (Đề tài cấp

Bộ)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển

nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu.

Thực trạng phát triển nông nghiệp và

chính sách phát triển nông nghiệp thích

ứng biến đổi khí hậu của Thái Lan,

Malaixia. Một số nhận xét đánh giá và

hàm ý cho nông nghiệp Việt NamTìm

hiểu thực trạng phát triển nông nghiệp

cũng như chính sách phát triển nông

nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu của

Thái Lan, Malaixia. Tổng kết những bài

học kinh nghiệm từ phát triển nông

nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu của

Thái Lan, Malaixia và đề xuất gợi ý cho

phát triển nông nghiệp thích ứng biến

đổi khí hậu của Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-396/KQNC

ĐTKHCN.122/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp phát triển hợp tác xã

thương mại - dịch vụ trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế/ TS. Nguyễn

Văn Long - Viện Nghiên cứu Chiến

lược, Chính sách Công Thương, (Đề tài

cấp Bộ)

Cơ sơ lý luận về phát triển hợp tác xã

thương mại - dịch vụ trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng phát

triển Hợp tác xã thương mại - dịch vụ

của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế. Giải pháp phát triển

Hợp tác xã thương mại - dịch vụ trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0427/KQNC

KQ014869. Nghiên cứu đề xuất chính

sách và giải pháp thúc đẩy doanh

nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh

doanh lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu

Long/ TS. Nguyễn Trung Đông -

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và

phát triển nông thôn II, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về

chính sách và giải pháp thúc đẩy doanh

nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh

lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phân tích thực trạng doanh nghiệp đầu

tư vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở

Đồng bằng Sông Cửu Long. Phân tích

hiệu quả tác động của các chính sách và

nhận thức của các doanh nghiệp đối với

các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp

đầu tư vào sản xuất kinh doanh lúa gạo

ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đề xuất

chính sách và giải pháp thúc đẩy doanh

nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh

lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-471/KQNC

KQ015622. Kinh tế Việt Nam giai

đoạn 2021-2025: Cơ hội, thách thức

và triển vọng phát triển/ TS. Nguyễn

Thắng - Trung tâm Phân tích và Dự

báo- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá sự thay đổi trong bối cảnh

toàn cầu trong giai đoạn trung đến dài

hạn có khả năng tác động đáng kể đến

kinh tế Việt Nam. Đánh giá tình hình

kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiên

nay, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội và thách thức, qua đó làm cơ sở để

xác định những điểm nghẽn về thể chế.

Xây dựng một số kịch bản về cải cách

thế chế và chính sách, cũng như về

những thay đổi trong bối cảnh trong

nước và quốc tế. Dự báo triển vọng

phát triển của nền kinh tế Việt Nam

trong giai đoạn 2021- 2025 theo các

kịch bản được xây dựng.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-582/KQNC

Page 28: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

27

DDT026/18. Nghiên cứu đánh giá

hiện trạng và đề xuất định hướng

phát triển công nghiệp nội dung số ở

Việt Nam/ ThS. Chu Minh Hoan - Viện

Công nghiệp phần mềm và nội dung số

Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản

lý, phát triển công nghiệp nội dung số ở

Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm

và bài học khi phát triển công nghiệp

nội dung số ở một số nước trên thế giới.

Đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy

phát triển công nghiệp nội dung số ở

Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0056/KQNC

CT2017-02-06. Dự báo thị trường lao

động Việt Nam trong giai đoạn 2017-

2022/ ThS. Phạm Ngọc Toàn - Viện

Khoa học Lao động và Xã hội, (Đề tài

cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về dự báo thị trường lao động, nghiên

cứu dự báo các chỉ số về cung lao động

(lực lượng lao động), cầu lao động

(việc làm) và tiền lương cho 21 ngành,

10 nghề cấp 1 và theo chuyên môn kỹ

thuật. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế

về dự báo thị trường lao động. Xây

dựng mô hình dự báo cho thị trường lao

động Việt Nam. Ứng dụng mô hình dự

báo cho thị trường lao động Việt Nam

trong giai đoạn 2017-2022.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0022/KQNC

B2012-08-11 SP. Nghiên cứu chi phí

logistics và đề xuất giải pháp giảm

chi phí logistics cho doanh nghiệp

Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm từ

Thái Lan/ PGS.TS. Trịnh Thị Thu

Hương - Trường Đại học Ngoại

thương, (Đề tài cấp Bộ)

Lý luận chung về logistics và chi

phí logistics của doanh nghiệp. Xác

định tầm quan trọng của việc tối ưu hóa

chi phí logistics, phân tích các yêu tố

cấu thành chi phí logistics của doanh

nghiệp. Nghiên cứu mô hình xác định

chi phí logistics doanh nghiệp từ Thái

Lan và nghiên cứu kinh nghiệm tối ưu

hóa chi phí logistics tại Thái Lan, Mỹ

và một số nước khác. Từ đó, đề xuất

giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics

cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0024/KQNC

ĐTKHCN.036/18. Nghiên cứu ứng

dụng mô hình Just In Time trong

quản trị doanh nghiệp may Việt

Nam/ TS.Tạ Văn Cánh - Trường Đại

học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, (Đề

tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa những khái niệm liên

quan đến Just In Time trong sản xuất và

trong quản trị. Khảo sát thực trạng về

tình hình quản trị và việc ứng dụng mô

hình quản trị tại doanh nghiệp trên

nước. Thực nghiệm mô hình Just In

Time tại 3 doanh nghiệp là công ty cổ

phần Tổng công ty may Đáp Cầu, công

ty cổ phần Tiên Hưng và trung tâm sản

xuất dịch vụ trong vòng 3 tháng từ

tháng 9 đến tháng 11. Kết quả cho thấy

việc vận dụng mô hình Just In Time đã

mang lại lợi ích quản trị thực sự cho

các doanh nghiệp.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-629/KQNC

50202. Kinh doanh và quản lý

KQ016474. Nghiên cứu kinh nghiệm

điều tra chống lẩn tránh thuế chống

bán phá giá/chống trợ cấp của một số

quốc gia và bài học cho Việt Nam/

ThS. Phạm Hương Giang - Cục Phòng

vệ thương mại, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về điều tra chống lẩn tránh

thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp.

Kinh nghiệm một số quốc gia/vùng

Page 29: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

28

lãnh thổ về điều tra chống lẩn tránh

thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp.

Một số bài học rút ra cho Việt Nam từ

kinh nghiệm quốc tế và điều kiện thực

hiện để áp dụng bài học cho Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-653/KQNC

KQ014391. Kinh doanh nông sản

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế -Nghiên cứu trường hợp cây điều ở

Đông Nam Bộ/ TS. Ngô Hoàng Oanh -

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ,

(Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng kinh doanh sản

phẩm điều ở vùng Đông Nam Bộ. Xác

định những mặt thành tựu, hạn chế và

nguyên nhân trong hoạt động kinh

doanh theo chuỗi giá trị đối với sản

phẩm điều vùng Đông Nam Bộ. Nhận

định tác động của bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế đến kinh doanh các sản

phẩm cây công nghiệp Việt Nam nói

chung và sản phẩm điều nói riêng. Đề

xuất các kiến nghị và giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm điều

ở vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-651/KQNC

03.ĐC.2017/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý đối với tiền chất

thuốc nổ KNO3, KClO3, KClO4/

ThS. Nguyễn Thanh Loan - Cục Hóa

chất, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử

dụng và lưu thông đối với tiền chất

thuốc nổ KNO3, KClO3, KClO4. Đánh

giá hiện trạng và xây dựng mức giới

hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu

quản lý đối với tiền chất thuốc nổ

KNO3, KClO3, KClO4. Xây dựng Dự

thảo quy chuẩn: QCVN Tiền chất thuốc

nổ KNO3, KClO3, KClO4.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0084/KQNC

02.ĐC.2017/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý đối với tiền chất

thuốc nổ Natri clorat NaClO3/ TS.

Nguyễn Chí Thanh - Cục Hóa chất, (Đề

tài cấp Bộ)

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử

dụng và lưu thông đối với tiền chất

thuốc nổ NaClO3. Đánh giá hiện trạng

và xây dựng mức giới hạn của đặc tính

kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với tiền

chất thuốc nổ NaClO3. Xây dựng Dự

thảo quy chuẩn: QCVN Tiền chất thuốc

nổ NaClO3.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0083/KQNC

ĐTKHCN.078/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp xây dựng và phát triển

thương hiệu hàng nông sản xuất

khẩu của vùng Đông Nam Bộ/ ThS.

Phạm Đình Cường - Trường Cao đẳng

Kinh tế Đối ngoại, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng

và phát triển thương hiệu hàng nông

sản xuất khẩu. Đánh giá thực trạng xây

dựng và phát triển thương hiệu hàng

nông sản xuất khẩu Vùng Đông Nam

Bộ. Đề xuất giải pháp xây dựng và phát

triển thương hiệu hàng nông sản xuất

khẩu vùng Đông Nam Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0087/KQNC

DTKHCN 058/18. Nghiên cứu và đề

xuất giải pháp phát triển các doanh

nghiệp kinh doanh logistics tại khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long/ TS.

Nguyễn Thị Tuyết Nga - Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí

Minh, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu sự cần thiết phát triển

doanh nghiệp tại địa phương, bối cảnh

lý thuyết về phát triển doanh nghiệp.

Page 30: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

29

Phân tích thực trạng phát triển các

doanh nghiệp kinh doanh logistics tại

khu vực (Đồng bằng sông Cửu Long)

ĐBSCL. Nhận dạng và xác định mức

độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng

đến sự phát triển của các doanh nghiệp

kinh doanh logistics tại khu vực

ĐBSCL. Đề xuất giải pháp phát triển

các doanh nghiệp kinh doanh logistics

tại khu vực ĐBSCL. Áp dụng thử

nghiệm tại một số doanh nghiệp. Đánh

giá hiệu quả thu được đối với việc phát

triển hoạt động logistics tại khu vực

ĐBSCL

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0086/KQNC

KQ011929. Thâm nhập thị trường

Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam/

PGS.TS. Cù Chí Lợi - Viện Nghiên cứu

Châu Mỹ, (Đề tài cấp Bộ)

Phân tích môi trường kinh doanh Mỹ

nơi mà các doanh nghiệp Việt Nam

tham gia buôn bán, đầu tư và đánh giá

khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

đặc biệt là môi trường buôn bán, đầu tư

của Mỹ kể từ khi Tổng thống Doanld

Trump lên nắm quyền và triển khai

nhiều chính sách thương mại mới. Phân

tích thực trạng xuất/nhập khẩu của các

doanh nghiệp Việt Nam với thị trường

Mỹ. Phân tích hệ thống các quy định,

rào cản mà doanh nghiệp Việt Nam

phải giải quyết khi tham gia buôn bán

và đầu tư tại thị trường Mỹ hiện nay.

Đánh giá khả năng thâm nhập thị

trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt

Nam trong quá trình thực hiện xuất

khẩu và đầu tư tại thị trường Mỹ. Đưa

ra một số gợi mở về phương thức hỗ trợ

doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị

trường Mỹ.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0095/KQNC

KQ012111. Tổ chức các ngày hội

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia năm 2018/ KS. Phùng Văn Quân -

Văn phòng Cục Phát triển thị trường và

doanh nghiệp khoa học và công nghệ,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Tạo cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của

thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Cơ

hội để doanh nghiệp khởi nghiệp nâng

cao tiềm năng phát triển, tìm kiếm cơ

hội đầu tư qua các cuộc gặp gỡ với các

nhà đầu tư. Giúp các doanh nghiệp khởi

nghiệp thể hiện bản thân , được giới

thiệu rộng rãi và tranh thủ sự ủng hộ

của thị trường về sản phẩm của mình .

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi

nghiệp thử nghiệm tiêm năng cua sản

phẩm/ dịch vụ tương lai trên thị trương

có thể giới thiệu sản phẩm /dịch vụ của

mình cho các nhà đầu tư , quảng cáo

hình ảnh của doanh nghiệp và tiếp cận

vơi nhà đầu tư , khách hàng , đôi tac

tiêm năng và truyên thông trong nươc

và quốc tế . Cầu nối đối thoại giữa Các

cơ quan nhà nước có liên quan tới hỗ

trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp, tổ

chức tư nhân trong hệ sinh thái; kết nối

các thành phần trong hệ sinh thái khởi

nghiệp Việt Nam để tạo nên sức mạnh

đồng nhất như kết nối nhà đầu tư, vườn

ươm của nước ngoài và Việt Nam (Hà

Lan – PUM, Phần Lan, Singapore, Hàn

Quốc) và kết nối các nhóm hỗ trợ

chuyên môn (Pháp lý, nhân sự,

Marketing…) với doanh nghiệp khởi

nghiệp, trở thành bệ phóng cho doanh

nghiệp khởi nghiệp Việt tiến ra thị

trường khu vực và quốc tế. Khuyến

khích xã hội tham gia vào nghiên cứu

ứng dụng công nghệ trong sản xuất và

nâng cao vai trò của khởi nghiệp đổi

mới sáng tạo ứng dụng công nghệ tiên

tiến nhằm kết nối các chuyên gia, nhà

khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, nhà

đầu tư để hỗ trợ, thúc đẩy việc nghiên

cứu và sáng chế ra các sản phẩm có giá

trị giảm thiểu rủi ro, thiệt hại và lãng

phí nguồn lực từ đó nâng cao vị thế của

các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

trên thị trường trong nước và quốc tế.

Page 31: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

30

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0108/KQNC

KQ012121. Nghiên cứu xây dựng bộ

tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt

Nam trong lĩnh vực phần cứng, điện

tử/ ThS. Tô Thị Thu Hương - Vụ Công

nghệ thông tin, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu đánh giá sơ bộ hiệu quả thu

hút FDI trong thời gian qua tại Việt

Nam. Rà soát cơ chế chính sách thu hút

đầu tư các doanh nghiệp FDI trong lĩnh

vực phần cứng, điện tử. Nghiên cứu

hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp

FDI trong lĩnh vực phần cứng, điện

tử. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu

quả đầu tư và một số giải pháp nâng

cao hiệu quả đầu tư FDI trong lĩnh vực

phần cứng, điện tử.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0113/KQNC

ĐTKHCN.020/18. Nghiên cứu xây

dựng chương trình bồi dưỡng kiến

thức về phong vệ thương mại cho các

doanh nghiệp ngành Công thương

khi Việt Nam tham gia các FTA thế

hệ mới/ TS. Phạm Văn Lợi - Trường

Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công

thương Trung ương, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến

xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến

thức về phòng vệ thương mại (PVTM)

cho các doanh nghiệp nói chung và các

doanh nghiệp ngành công thương nói

riêng: sự cần thiết, nội dung, hình thức

và các nhân tố ảnh hưởng xây dựng

chương trình bồi dưỡng kiến thức về

PVTM cho các doanh nghiệp ngành

công thương khi Việt Nam tham gia các

FTA thế hệ mới. Nghiên cứu cơ sở thực

tiễn liên quan đến xây dựng chương

trình bồi dưỡng kiến thức về PVTM

cho các doanh nghiệp ngành công

thương: điều kiện xây dựng chương

trình bồi dưỡng kiến thức về PVTM

cho các doanh 15 nghiệp ngành công

thương; nhu cầu của các doanh nghiệp

ngành công thương về các chương trình

bồi dưỡng kiến thức về PVTM; thực

trạng các chương trình bồi dưỡng hiện

có về PVTM cho các doanh nghiệp. Đề

xuất quan điểm, định hướng và chương

trình khung bồi dưỡng kiến thức về

PVTM cho các doanh nghiệp ngành

công thương khi Việt Nam tham gia các

FTA thế hệ mới, các điều kiện và giải

pháp thực hiện chương trình.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0119/KQNC

KQ012176. Các giải pháp thúc đẩy sự

phát triển của doanh nghiệp tư nhân

trong giai đoạn trung và dài hạn/ TS.

Nguyễn Thắng - Văn phòng - Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, (Đề tài

cấp Bộ)

Đề xuất các giải pháp để phát triển khu

vực doanh nghiệp tư nhân trong giai

đoạn phát triển mới của Việt Nam –

chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo

chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu

theo chiều sâu - trên cơ sở phân tích

đánh giá thực trạng cũng như những cơ

hội và thách thức của khu vực doanh

nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối

cảnh mới. Đánh giá sự thay đổi trong

bối cảnh toàn cầu trong giai đoạn trung

đến dài hạn có khả năng tác động đáng

kể đến kinh tế Việt Nam nói chung và

khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt

Nam nói riêng. Định vị kinh tế Việt

Nam trên qũi đạo phát triển, cùng với

những cơ hội và thách thức gắn với giai

đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam.

Đánh giá thực trạng, cơ hội và thách

thức của khu vực doanh nghiệp tư nhân

của Việt Nam trong bối cảnh trong

nước và quốc tế hiện nay. Xây dựng

các đề xuất về cải cách thể chế và chính

sách để phát triển khu vực doanh

nghiệp tư nhân.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0131/KQNC

03.3/2016-DA2. Nhân rộng áp dụng

công cụ hạch toán chi phí dong

Page 32: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

31

nguyên liệu (MFCA) cho doanh

nghiệp thuộc ngành sản xuất, chế

biến thực phẩm; sản xuất đồ uống;

sản xuất sản phẩm từ gỗ/ ThS. Phạm

Minh Chi - Trung tâm Hỗ trợ Phát triển

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Xây dựng nền tảng cho khoa học quản

lý doanh nghiệp dựa trên mô hình quản

lý tiên tiến, tiêu chuẩn hóa hoạt động

doanh nghiệp. Kết quả của việc áp

dụng công cụ tại doanh nghiệp đều

được đo tính và thể hiện bằng các con

số, quy thành giá trị kinh tế, mang lại

hiệu quả khoa học và công nghệ cao.

Doanh nghiệp tiếp cận, xử lý quá trình

sản xuất khoa học hơn. Việc sử dụng

nguyên liệu, năng lượng, máy móc thiết

bị một các khoa học, tăng hiệu suất sử

dụng, tiết kiệm chi phí. Là cơ sở để

tổng kết, rút kinh nghiệm, và hoàn thiện

mô hình phương pháp áp dụng để tiếp

tục triển khai nhân rộng trong các năm

tiếp theo. Tăng cường năng lực cho

doanh nghiệp và cho các chuyên gia tư

vấn địa phương về năng suất chất lượng

(NSCL) đối với công cụ Hạch toán chi

phí dòng nguyên liệu (MFCA) tạo tiền

đề cho các chuyên gia tham gia các

khóa đào tạo chuyên sâu và thực hành

thực tế tại doanh nghiệp trong các

nhiệm vụ tiếp theo tại địa phương.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0190/KQNC

KX.01/16-20. Các rào cản về thể chế

kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã

hội Việt Nam thời kỳ đổi mới và giải

pháp khắc phục/ GS. TSKH. Lê Du

Phong - Trường Đại học kinh tế quốc

dân, (Đề tài cấp Quốc gia)

Trên cơ sở thực trạng về các rào cản

về thể chế kinh tế đối với phát

triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện

nay, đề tài đề xuất các quan điểm,

định hướng và giải pháp chủ yếu khắc

phục các rào cản trong xây dựng và

thực thi thể chế kinh tế ở Việt Nam đến

năm 2030. Làm rõ những vấn đề lý

luận về rào cản thể chế kinh tế đối

với phát triển kinh tế - xã hội; xác định

các tiêu chí về rào cản thể chế kinh tế,

các loại rào cản về thể chế kinh tế và

tác động của các rào cản

về thể chế kinh tế đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội. Nghiên cứu kinh

nghiệm của một số nước về khắc phục

các rào cản về thể chế kinh tế đối với

phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm

những bài học thành công và bài học

không thành công trong việc khắc phục

các rào cản về thể chế kinh tế đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận diện

đúng và khách quan các loại rào cản

về thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay;

phân tích, đánh giá thực trạng rào cản

về thể chế kinh tế ở Việt Nam và làm rõ

mức độ tác động của các rào cản

về thể chế kinh tế đối với phát triển

kinh tế - xã hội trong 30 năm đổi mới

và nguyên nhân tạo ra các rào

cản về thể chế kinh tế của Việt

Nam. Làm rõ bối cảnh quốc tế và trong

nước có ảnh hưởng đến thể chế kinh

tế của Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối

với khắc phục các rào cản

về thể chế kinh tế nhằm thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

đến năm 2030. Đề xuất quan điểm, định

hướng và giải pháp chủ yếu khắc phục

các rào cản trong xây dựng và thực thi

thể chế kinh tế ở Việt Nam đến năm

2030; kiến nghị các điều kiện để thực

hiện giải pháp nhằm phát triển kinh tế -

xã hội theo hướng tuân thủ các nguyên

tắc của kinh tế thị trường, phát huy vai

trò của người dân, doanh nghiệp

và Chính phủ trong điều kiện kinh

tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tổng

hợp các kết quả nghiên cứu, xây dựng

bản kiến nghị phục vụ trực tiếp cho

nghiên cứu, tư vấn hoạch định chính

sách của Đảng và Nhà nước về các vấn

đề liên quan đến khắc phục các rào cản

về thể chế kinh tế đối với phát triển

Page 33: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

32

kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới của

đất nước.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0311/KQNC

KHCN-TB/13-18. Nghiên cứu chính

sách, giải pháp và xây dựng mô hình

liên kết vùng, tiểu vùng trong phát

triển du lịch ở vùng Tây Bắc/ GS. TS.

Hoàng Văn Hoa - Trường Đại học kinh

tế quốc dân, (Đề tài cấp Quốc gia)

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về

liên kết vùng, tiểu vùng cho phát triển

du lịch và phát triển kinh tế - xã hội

vùng Tây Bắc; đánh giá đúng thực

trạng và hiệu quả các mô hình liên kết

vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch

ở vùng Tây Bắc; đề xuất mô hình liên

kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du

lịch gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế -

xã hội ở vùng Tây Bắc; trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp và kiến

nghị để thực hiện liên kết vùng, tiểu

vùng và mô hình liên kết du lịch ở vùng

Tây Bắc. Hệ thống hóa các vấn đề lý

luận về kinh tế vùng, liên kết vùng và

tiểu vùng cho phát triển du lịch và kinh

tế - xã hội. Tổng hợp và rút ra bài học

kinh nghiệm quốc tế, bài học kinh

nghiệm trong nước về liên kết vùng,

tiểu vùng du lịch và mô hình liên kết du

lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội

vùng Tây Bắc Việt Nam. Phân tích thực

trạng liên kết phát triển du lịch vùng tây

Bắc, thực trạng các mô hình liên kết

vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch

gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây

Bắc; thực trạng chính sách về liên kết

vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch

ở Tây Bắc. Đánh giá hiệu quả liên kết

vùng, các mô hình liên kết vùng, tiểu

vùng trong phát triển du lịch ở vùng

Tây Bắc, làm rõ những thành công và

hạn chế của các mô hình này cũng như

nguyên nhân của các hạn chế đó. Đề

xuất các mô hình liên kết vùng, tiểu

vùng trong phát triển du lịch gắn

với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

ở Tây Bắc, hình thành chuỗi liên kết

vùng du lịch ở các tỉnh có tiềm năng du

lịch vùng Tây Bắc: Hà Nội - Phú Thọ -

Lào Cai - Hà Giang và Tuyên

Quang. Đề xuất chính sách, giải pháp

cụ thể có tính khả thi để thực hiện liên

kết vùng, tiểu vùng và mô hình liên kết

trong phát triển du lịch gắn với thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Tây

Bắc. Đề xuất các kiến nghị và điều kiện

để thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng,

xây dựng mô hình liên kết cho phát

triển du lịch ở Tây bắc.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0313/KQNC

138.2018.ĐT.BO/HĐKHCN. Nghiên

cứu cơ chế huy động, định giá và

thanh toán cho dịch vụ điều tần và

dự phong quay trong thị trường điện/

TS. Phạm Quang Huy - Cục Điều tiết

điện lực, (Đề tài cấp Bộ)

Theo Quy định vận hành thị trường

phát điện cạnh tranh hiện nay và thiết

kế chi tiết thị trường bán buôn điện

cạnh tranh trong giai đoạn tiếp theo,

việc tính toán lập kế hoạch, huy động

và thanh toán cho các đơn vị cung

cấp dịch vụ điều tần và dự phòng

quay là nội dung cần thiết và quan

trọng trong vận hành thị

trường điện. Mục tiêu tổng quát của

nghiên cứu là giải quyết vấn đề cấp

bách trong việc huy động, định giá và

thanh toán cho các dịch vụ điều tần và

dự phòng quay một cách hiệu quả và

minh bạch trong thị trường điện. Mục

tiêu cụ thể: Xây dựng và lựa chọn

phương pháp về cơ chế huy động cho

dịch vụ điều tần và dự phòng quay

trong thị trường trong ngày tới và giờ

tới. Xây dựng phương pháp định giá và

thanh toán cho các tổ máy cung

cấp dịch vụ điều tần và dự phòng quay

trong thị trường điện. Hoàn thiện quy

định và đưa vào các văn bản pháp luật

được ban hành để triển khai áp dụng

trong thực tế.

Page 34: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

33

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0363/KQNC

ĐTKHCN 124/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Hoa Kỳ đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2035/ ThS. Đặng Thanh

Phương - Viện Nghiên cứu Chiến lược,

Chính sách Công Thương, (Đề tài cấp

Bộ)

Đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu

hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2035. Làm rõ cơ sở lý

luận và kinh nghiệm quốc tế về chuyển

dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của

một quốc gia. Phân tích thực trạng

chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường Hoa

Kỳ. Đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ

cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường Hoa Kỳ đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035. Phân tích cơ

sở lý luận về xuất khẩu, cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu. Từ đó, có được nền tảng

lý thuyết cơ bản đối với vấn đề nghiên

cứu. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu

một số kinh nghiệm chuyển dịch cơ

cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường

Hoa Kỳ của một số quốc gia như Nhật

Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, ...

và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam. Phân tích về chuyển dịch cơ cấu

hàng hóa xuất khẩu nói chung và trong

nội bộ từng nhóm mặt hàng của Việt

Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian

qua. Nhận định chung là xuất khẩu tăng

nhanh, số lượng nhóm hàng và số mặt

hàng trong từng nhóm hàng gia tăng, có

sự chuyển dịch tích cực sang các mặt

hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn,

giá trị gia tăng cao hơn, giảm tỷ trọng

hàng thô hoặc sơ chế, hàng giá trị gia

tăng thấp. Tuy nhiên, vẫn còn rất

nhiều điểm chưa tích cực, hạn chế trong

chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu sang thị trường Hoa

Kỳ như sự tập trung cao vào một

số nhóm mặt hàng chính, vẫn xuất

khẩu những mặt hàng

truyền thống. Phân tích các nguyên

nhân chủ quan, khách quan, từ đó, đặt

ra những vấn đề cần giải quyết trong

thời gian tới. Trên cơ sở lý thuyết và

thực tiễn, cũng như phân tích bối cảnh

trong từng quốc gia cũng như quốc

tế, đề tài đưa ra một số quan điểm và

định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa

Kỳ trong giai đoạn tới. Từ đó, đưa

ra một số giải pháp về phía Nhà nước

và doanh nghiệp để có thể chuyển dịch

một cách hiệu quả cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu sang Hoa Kỳ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0372/KQNC

KQ015119. Nghiên cứu áp dụng kinh

nghiệm quốc tế trong việc tính chỉ số

giá tiền lương ở Việt Nam/ TS. Đinh

Thị Thúy Phương - Viện Khoa học

Thống kê, (Đề tài cấp Bộ)

Những vấn đề lý luận chung về tiền

lương và tiền công. Kinh nghiệm tính

chỉ số giá tiền lương và các chỉ số

tương tự của quốc tế. Hoàn thiện

phương pháp luận tính chỉ số giá tiền

lương ở Việt Nam. Đề xuất nguồn số

liệu, phương pháp thu thập số liệu phục

vụ tính chỉ số giá tiền lương ở Việt

Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-74-505/KQNC

KQ015132. Nghiên cứu điều tra niềm

tin người tiêu dùng và áp dụng tại

Việt Nam/ ThS. Hoàng Thị Thanh Hà -

Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác

quốc tế, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan và đặc điểm điều tra niềm

tin người tiêu dùng. Phương pháp luận

điều tra niềm tin người tiêu dùng trên

thế giới. Thực trạng điều tra niềm tin

người tiêu dùng ở Việt Nam. Đề xuất

loại hình điều tra niềm tin người tiêu

Page 35: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

34

dùng ở Việt Nam. Đề xuất nội dung

thông tin thu thập và công cụ thu thập

thông tin cho điều tra niềm tin người

tiêu dùng ở Việt Nam. Đề xuất chu kỳ

điều tra niềm tin người tiêu dùng.

Nghiên cứu các cuộc điều tra hộ gia

đình hiện đang được Tổng cục Thống

kê và đề xuất lồng ghép điều tra chỉ số

niềm tin người tiêu dùng vào một cuộc

điều tra cụ thể tại Tổng cục Thống kê.

Số hồ sơ lưu: 2019-74-507/KQNC

. Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây

dựng tổ chức kiểm toán nội bộ trong

đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc

Bộ Công Thương/ ThS. Vũ Thị Minh

Ngọc - Vụ Tài chính và Đổi mới doanh

nghiệp, (Đề tài cấp Bộ)

Việc xây dựng tổ chức kiểm toán nội

bộ bám sát chủ trương cải cách hành

chính của Đảng, Nhà nước và đặc biệt

là của Bộ Công Thương trong giai đoạn

hiện nay. Đảm bảo tiêu chí tiết kiệm,

hiệu quả, bộ máy tinh gọn; Hướng tới

tăng cường hiệu quả của kiểm soát nội

bộ đã, đang và sẽ được thực hiện trong

các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc

Bộ Công Thương hiện nay. Từ việc

thường xuyên kiểm tra, đánh giá các bộ

phận trong các đơn vị thuộc Bộ đưa ra

các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống

kế toán, hệ thống kiểm soát trong các

đơn vị. Song song với đó, tổ chức kiểm

toán nội bộ được xây dựng còn nhằm

mục tiêu đánh giá tính phù hợp, sự tuân

thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã

được thiết lập trong mỗi đơn vị một

cách độc lập. Trên hết, tổ chức kiểm

toán nội bộ được xây dựng còn nhằm

xem xét các biện pháp, phương thức sử

dụng, quản lý và bảo vệ tài sản công

trong các đơn vị hành chính sự nghiệp

thuộc Bộ Công Thương

Số hồ sơ lưu: 2019-24-467/KQNC

ĐTKHCN.123/18. Nghiên cứu đề xuất

giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng trong thương mại điện tử ở Việt

Nam/ ThS. Lương Thanh Hải - Viện

Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách

Công Thương, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế

về bảo vệ người tiêu dùng trong thương

mại điện tử. Thực trạng về bảo vệ

người tiêu dùng trong thương mại điện

tử ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp

bảo vệ người tiêu dùng trong thương

mại điện tử ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-549/KQNC

ĐTKH.073/18. Nghiên cứu và đề xuất

giải pháp quản trị rủi ro trong doanh

nghiệp vừa và nhỏ ngành chế biến

lâm sản tại khu vực trung du Bắc Bộ/

TS. Đinh Thị Kim Xuyến - Trường Đại

Học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, (Đề

tài cấp Bộ)

Tổng quan về hệ thống quản trị rủi ro

trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành

chế biến lâm sản tại khu vực trung du

Bắc Bộ. Đánh giá ưu điểm và hạn chế

của hệ thống quản trị rủi ro trong doanh

nghiệp vừa và nhỏ ngành chế biến lâm

sản tại khu vực trung du Bắc Bộ. Xây

dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản

trị rủi ro trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

ngành chế biến lâm sản tại khu vực

trung du Bắc Bộ. Tích hợp thành hệ

thống hướng dẫn quản trị rủi ro trong

doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành chế

biến lâm sản tại khu vực trung du Bắc

Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-573/KQNC

KQ011475. Nghiên cứu xây dựng sổ

tay hướng dẫn doanh nghiệp da-giầy

đáp ứng, tuân thủ các điều kiện theo

các Hiệp định thương mại tự do mà

Việt Nam tham gia ký kết/ ThS. Lê

Xuân Dương - Hiệp hội Da - Giầy - Túi

xách Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Page 36: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

35

Khái quát tình hình sản xuất, xuất nhập

khẩu da giày 2011-2016 sản xuất da

giày. Tổng quan về các hiệp định FTA

mà Việt Nam tham gia và các cam kết

về thuế quan trong các FTA mà Việt

Nam tham gia như: cam kết về thuế

quan trong hiệp định thương mại hàng

hóa ASEAN (ATIGA); cam kết về thuế

quan trong FTA ASEAN-Ấn Độ

(AIFTA); cam kết về thuế quan trong

FTA ASEAN-ÚC và New Zealand

(AANZFTA); cam kết về thuế quan

trong FTA ASEAN – Hàn Quốc

(AKFTA); cam kết về thuế quan trong

hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

ASEAN – Nhật Bản (AJCEP); cam kết

về thuế quan trong FTA ASEAN-Trung

Quốc (ACFTA); cam kết về thuế quan

trong hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)...Cam

kết về quy tắc xuất xứ trong các hiệp

định FTA Việt Nam tham gia cũng như

các cam kết về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cơ

chế giải quyết tranh chấp trong các

FTA Việt Nam tham gia ký kết.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0052/KQNC

NATIF.TT.01.DAUD/2017. Nghiên

cứu, ứng dụng công nghệ thanh toán

trên thiết bị di động tại Việt Nam/

TS. Trần Thanh Nam - Công ty Cổ

phần Công nghệ và Dịch vụ Moca, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Phân tích các công nghệ mới, sản phẩm

mới liên quan đến thanh toán và thanh

toán di động tại Việt Nam và quốc tế.

Phương thức bảo mật trong thanh toán

di động để tối ưu hoá bảo mật Moca và

mô hình kết nối kỹ thuật để nâng cấp,

tối ưu hóa Moca. Xây dựng ứng dụng

Moca phiên bản 3.0+. Xây dựng các hệ

thống bảo mật và phòng chống rủi ro,

các hệ thống cho đơn vị bán hàng và hệ

thống vận hành, phiên bản 3.0. Cải tiến

sản phẩm Moca theo phương thức

“push payment” của Visa (công nghệ

mVisa) và MasterCard (công nghệ

MasterPass).

Số hồ sơ lưu: 2019-04T-637/KQNC

503. Khoa học giáo dục

50301. Khoa học giáo dục học nói

chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm

học, lý luận giáo dục,..

KHCN-TNB. Phát triển nguồn nhân

lực và nhân lực chất lượng cao phục

vụ phát triển bền vững vùng Tây

Nam Bộ/ GS.TS. Đặng Nguyên Anh -

Viện Xã hội học, (Đề tài cấp Quốc gia)

Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển

nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng

cao. Quan điểm và các chính sách về

phát triển nhân lực và nhân lực chất

lượng cao. Thực trạng phát triển nguồn

nhân lực và nhân lực chất lượng cao

khu vực Tây Nam Bộ và dự báo nhu

cầu nhân lực và nhân lực chất lượng

cao phục vụ phát triển bền vững toàn

vùng Tây Nam Bộ và chi tiết cho 6 tỉnh

khảo sát giai đoạn 2016-2020 và đến

năm 2040. Một số định hướng giải

pháp, kiến nghị và chiến lược phát triển

nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng

cao phục vụ phát triển bền vững vùng

Tây Nam Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0065/KQNC

KQ011786. Nghiên cứu thiết kế và

chế tạo máy phay CNC 3 trục thay

dao tự động phục vụ giảng dạy/ TS.

Đào Khánh Dư - Trường Cao đẳng kỹ

thuật Cao Thắng, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan thực tiễn quá

trình đào tạo máy phay CNC tại các

trường và thiết kế, chế tạo hệ thống cơ

khí trên máy phay CNC 3 trục kết hợp

thay dao tự động. Xây dưng giải thuật

và viết phần mềm điều khiển cho máy

phay CNC . Tiến hành thiết kế và lắp

đặt phần cứng bộ điểu khiển máy phay

CNC, thiết kế giao diện giữa người và

Page 37: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

36

máy. Xây dựng hệ thống bài tập thực

hành trên máy phay CNC và hương dẫn

vận hành máy.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0072/KQNC

01/15-ĐTĐL.XH-XHTN. Những sai

lệch xã hội trong thanh niên - Thực

trạng và giải pháp/ TS. Đỗ Ngọc Hà -

Viện Nghiên cứu Thanh niên, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Cơ sở lí luận nghiên cứu sai lệch xã hội

trong thanh niên hiện nay và ảnh hưởng

của sai lệch xã hội đến nhận thức, tư

tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên.

Trọng tâm là xây dựng quan điểm, cách

tiếp cận, phân loại, xác định các dạng

sai lệch xã hội phổ biến trong thanh

niên hiện nay và tác động của nó đến tư

tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên.

Làm rõ quan điểm, chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục,

bồi dưỡng, phát triển thế hệ trẻ Việt

Nam; những vấn đề đặt ra về đổi mới

nội dung, phương thức quản lý, tổ chức

và hoạt động định hướng, giáo dục về

tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh

niên trong giai đoạn hiện nay. Nghiên

cứu kinh nghiệm của nước ngoài, nhất

là các nước phát triển và những nước

có điều kiện địa lý, văn hóa gần với

Việt Nam trong chính sách phát triển

thanh niên, công tác quản lý, định

hướng, giáo dục thanh niên; phân tích

những kinh nghiệm có thể vận dụng,

học tập đối với Việt Nam trong thời

gian tới. Làm rõ những đặc điểm cơ

bản của thanh niên Việt Nam trên các

khía cạnh về dân số; trình độ học vấn,

chuyên môn; lao động, việc làm; quan

niệm, định hướng giá trị; văn hóa, giải

trí; nhu cầu và nguyện vọng của thanh

niên. Đánh giá thực trạng biểu hiện sai

lệch xã hội trong thanh niên hiện nay và

tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối

sống của thanh niên; phân tích những

yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện sai lệch

xã hội trong thanh niên. Đề xuất quan

điểm, giải pháp nhằm phòng ngừa và

giải quyết hiện tượng sai lệch trong

thanh niên hiện nay, trong đó chú trọng

đến công tác định hướng giá trị, giáo

dục chuẩn mực, đạo đức. Các giải pháp

chính sách và thực tiễn nhằm nâng cao

vai trò quản lý, tổ chức hoạt động của

Đoàn, Hội trong việc định hướng, xây

dựng lối sống, chuẩn mực cho thanh

niên trong bối cảnh HĐH và HNQT

hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-0100/KQNC

CB2017-04-07. Nghiên cưu đôi mơi

mô hinh đao tao giao viên ơ cac

trương đai hoc sư pham ky thuât đap

ứng nhu cầu giáo dục nghề nghiệp /

TS. Cao Danh Chính - Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật Vinh, (Đề tài cấp

Bộ)

Xây dựng khung cơ sở ly luận về mô

hình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu

giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá những

ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giáo viên

giáo dục nghề nghiệp và mô hình đào

tạo giáo viên hiện nay ở các trường đại

học sư phạm kỹ thuật. Nghiên cứu mô

hình đào tạo giáo viên cho giáo dục

nghề nghiệp ở một số quốc gia trên thế

giới, rút ra kinh nghiệm cho đào tạo

giáo viên tại Việt Nam. Khuyến nghị

mô hình đào tạo giáo viên ở các trường

đại học sư phạm kỹ thuật bao gồm: xác

định đầu vào; đánh giá đầu ra; thiết kế

phương thức tổ chức đào tạo; xây dựng

chương trình ; thực thi các biện pháp

quản ly nhằm nâng cao chất lượng và

hiệu quả đào tạo.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0127/KQNC

ĐTKHCN.022/18. Nghiên cứu xây

dựng chương trình bồi dưỡng kiến

thức về cộng đồng kinh tế ASEAN

(AEC)/ ThS. Nguyễn Thanh Tuấn -

Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ

Page 38: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

37

Công thương Trung ương, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu các nội dung, cam kết của

các nước ASEAN (AEC) và vai trò,

nhiệm vụ của ngành công thương. Cơ

hội, thách thức đối với doanh nghiệp

ngành công thương giúp Việt Nam hội

nhập có hiệu quả trong cộng đồng;

chương trình bồi dưỡng kiến thức về

AEC. Đề xuất xây dựng khung chương

trình bồi dưỡng kiến thức về AEC cho

cán bộ, công chức, viên chức và doanh

nghiệp ngành công thương.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0126/KQNC

KQ013222. Nghiên cứu xây dựng

chuẩn đầu ra cho các trình độ đào

tạo nghề trong ngành in ở Việt Nam/

ThS. Vũ Kết Đoàn - Trường Cao đẳng

Công nghiệp In, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chuẩn

đầu ra và phân tích những nội dung

trong khung trình độ quốc gia Việt

Nam liên quan đến đào tạo nghề. Phân

tích, đánh giá thực trạng công nghệ và

nhu cầu xã hội về lao động ngành in

trong những năm gần đây tại Việt

Nam. Khảo sát, đánh giá các chương

trình đào tạo nghề và các bộ chuẩn đầu

ra của ngành in tại một số cơ sở giáo

dục ở Việt Nam. Đề xuất các nội dung

của chuẩn đầu ra của các trình độ dạy

nghề trong ngành in, phù hợp với nhu

cầu nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0226/KQNC

TTKHCN. Nghiên cứu đề xuất giải

pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng

tạo trong các cơ sở giáo dục đại học

và giáo dục nghề nghiệp/ TS. Trần

Anh Tú - Văn phòng Cục Ứng dụng và

Phát triển công nghệ, Cục Ứng dụng và

Phát triển công nghệ, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu,

đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của vùng, địa phương chưa được

quan tâm đúng mức: cùng với xu thế

phát triển chung của đất nước, hệ thống

các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục

nghề nghiệp cũng được hình thành

mạnh mẽ ở khắp các vùng, địa phương

trên cả nước. Hiện nay, sự gắn kết về

giáo dục, đào tạo cũng như hoạt động

nghiên cứu giữa các cơ sở này còn chưa

chặt chẽ, còn thiếu những nỗ lực nghiên

cứu chung giữa các đơn vị khoa học và

các cơ sở giáo dục để giải quyết những

vấn đề đặt ra của vùng, địa phương theo

định hướng phát triển, quy hoạch của

Chính phủ. Yêu cầu đặt ra là phải tạo

được sự gắn kết chặt chẽ với doanh

nghiệp để thực hiện các công trình

nghiên cứu ứng dụng, nhằm nâng cao

năng lực hấp thụ công nghệ cho doanh

nghiệp, ở mức cao hơn là tạo ra các

bằng phát minh sáng chế (patents), và

cũng để sinh viên các năm cuối hay học

viên cao học có cơ hội tham gia, làm

quen dần với thực tiễn sản xuất. Tuy

nhiên, vấn đề này còn chưa có cơ chế

cụ thể, còn chưa được quan tâm đúng

mức ở nước ta. Càng trầm trọng hơn

trong bối cảnh của cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4, khi các công

việc đơn giản mà sinh viên mới ra

trường trước đây được giao phụ trách

nay đã bị tự 129 động hóa, khiến họ

phải bắt đầu ngay với những công việc

phức tạp hơn; điều là bất khả thi nếu

những sinh viên này không được thực

tập và làm quen trước trong những năm

học đại học.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0257/KQNC

. Vai tro của Đoàn Thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ

năng tự bảo vệ cho thiếu nhi/ TS. Lê

Thu Hiền - Học viện Thanh thiếu niên

Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Page 39: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

38

Nghiên cứu thực trạng vai trò của

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh trong giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ cho thiếu nhi từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao vai trò của

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

cho thiếu nhi. Nghiên cứu cơ sở lý luận

về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho thiếu

nhi và vai trò của Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục

kỹ năng tự bảo vệ cho thiếu nhi. Thu

thập thông tin và phân tích thực trạng

giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho thiếu

nhi của Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh hiện nay. Đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh trong giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ cho thiếu nhi.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-314/KQNC

B2018-NTH-22. Nghiên cứu biên

soạn sổ tay kinh nghiệm quốc tế về tự

chủ đại học/ PGS. TS. Đào Thị Thu

Giang - Trường Đại học Ngoại thương,

(Đề tài cấp Bộ)

Nâng cao nhận thức về tự chủ đại học

thông qua việc tổng hợp cơ sở lý luận

và bài học thực tiễn về tự chủ đại học

trên thế giới. Giới thiệu các bài học

kinh nghiệm quốc tế có tiềm năng hiệu

quả và trong chừng mực nhất định, có

thể phù hợp với thực tế của Việt

Nam. Mặc dù tự chủ đại học không hứa

hẹn chắc chắn rằng chất lượng của

các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

khoa học cũng như hiệu quả chung của

trường đại học sẽ được nâng cao,

nhưng đây vừa là con đường tất yếu

trong bối cảnh những hạn chế ngặt

nghèo về ngân sách, vừa là hướng đi

phù hợp mà phần lớn các quốc gia đều

lựa chọn để các cơ sở giáo dục đại học

phát huy sự chủ động, sử dụng hiệu quả

nguồn lực của mình trong việc xây

dựng chiến lược và nâng cao chất lượng

đào tạo. Một nguyên lý cơ bản đằng sau

tự chủ là các cơ sở giáo dục đại học sẽ

vận hành tốt hơn nếu họ được tự quyết

định vận mệnh của chính mình. Tự chủ

đại học thực hiện với các điều kiện chủ

yếu như tự chịu trách nhiệm thông

qua cơ chế minh bạch thông tin và trách

nhiệm giải trình, vai trò quản trị một

mặt giám sát, một mặt thúc đẩy thông

qua những sáng kiến quốc gia của Nhà

nước và Chính phủ, và sự giám sát của

toàn xã hội. Do vậy, một khuôn khổ

pháp lý phù hợp trong đó xác định rõ

ràng mối quan hệ giữa các chủ thể quan

trọng trong giáo dục đại học bao

gồm Nhà nước, cơ sở giáo dục đại học,

và xã hội là nền tảng giúp Tự chủ

đại học được thực hiện hiệu quả, đạt

được những kỳ vọng đặt ra về

chất lượng đối với giáo dục đại học.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0357/KQNC

KQ015133. Nghiên cứu xây dựng nội

dung chương trình đào tạo các ngành

của trường Đại học Thống kê/ TS.

Nguyễn Ngọc Tú - Trường Cao đẳng

Thống kê, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây

dựng nội dung chương trình đào tạo các

chuyên ngành thống kê tại trường Đại

học Thống kê. Thực trạng chương trình

đào tạo thống kê tại một số trường đại

học và thực trạng chương trình đào tạo

thống kê bậc cao đẳng trường Đại học

Thống kê. Xây dựng chương trình

khung 2 chuyên ngành thống kê bậc đại

học và nội dung chi tiết của các học

phần của 2 chuyên ngành thống kê bậc

đại học của trường Đại học Thống kê.

Số hồ sơ lưu: 2019-74-506/KQNC

CT2017-01-04. Nâng cao hiệu quả

gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và

doanh nghiệp trong đào tạo và sử

dụng lao động qua đào tạo/ PGS.TS.

Nguyễn Bá Ngọc - Viện Khoa học Lao

động và Xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Page 40: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

39

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao

hiệu quả gắn kết giữa cơ sở đào tạo và

doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng

lao động qua đào tạo. Tổng quan kinh

nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả

gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh

nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao

động qua đào tạo. Đánh giá hiệu quả và

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả gắn

kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh

nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao

động qua đào tạo.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-550/KQNC

KQ011147. Thực trạng đào tạo đồ

họa Việt Nam hiện nay - Kế thừa

truyền thống và xu thế phát triển/

PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phương -

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,

(Đề tài cấp Bộ)

Nêu rõ cơ sở lý luận về đào tạo đồ họa

theo hướng kế thừa truyền thống và phù

hợp xu thế phát triển. Đánh giá thực

trạng đào tạo đồ họa ở Việt Nam trong

những năm qua trên các khía cạnh: quy

mô, chương trình, tài liệu, nhân lực,

phương pháp, cơ sở vật chất, cơ chế

chính sách. Nghiên cứu và đánh giá xu

thế sáng tác đồ họa hiện nay, sự tác

động của xu thế phát triển nghệ thuật

đồ họa đến đào tạo đồ họa ở Việt Nam.

Đề xuất một số giải pháp đổi mới đào

tạo đồ họa tạo hình theo hướng kế thừa

truyền thống mỹ thuật và văn hóa dân

tộc và gắn với xu thế phát triển của đồ

họa và đào tạo mỹ thuật trên thế giới.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0031/KQNC

CB2017-04-09. Nghiên cứu cơ sở lý

luận và thực tiễn mô hình kết hợp

nghiên cứu khoa học trong đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ công chức, viên

chức của Bộ giai đoạn 2017 - 2020/

TS. Phạm Trường Giang - Trường Đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức lao

động - xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình kết

hợp về nghiên cứu khoa học trong đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức. Đánh giá thực trạng mô hình kết

hợp nghiên cứu khoa học trong đào tạo

bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội. Đề xuất mô hình kết hợp nghiên

cứu khoa học nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức của Bộ Lao động –

Thương binh và Xã hội.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0022/KQNC

KQ015556. Nghiên cứu xây dựng

khung chương trình và bộ tài liệu bồi

dưỡng kiến thức khởi sự doanh

nghiệp khoa học và công nghệ/ ThS.

Nguyễn Văn Trúc - Cục Phát triển thị

trường và doanh nghiệp khoa học và

công nghệ, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

về hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho

doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh

nghiệp khoa học và công nghệ. Tổ chức

hội thảo xây dựng khung chương trình

đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự

doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng kiến

thức khởi sự doanh nghiệp khoa học

công nghệ.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-601/KQNC

50401. Xã hội học nói chung

KQ015720. Giải pháp của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của thanh niên/ TS. Đỗ Thị

Thu Hằng - Viện Nghiên cứu Thanh

niên, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của thanh niên. Đánh

Page 41: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

40

giá thực trạng hoạt động của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp cho thanh niên. Đề xuất một số

giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

thanh niên.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-580/KQNC

50402. Nhân khẩu học

KHCN-TNB/14-19/X04. Vấn đề dân

số và di dân trong phát triển bền

vững vùng Tây Nam Bộ/ PGS.TS. Lê

Thanh Sang - Viện Khoa học xã hội

vùng Nam Bộ, (Đề tài cấp Quốc gia)

Vấn đề dân số và di dân trong cộng

đồng người Khmer, người Hoa, người

Chăm và đánh giá tác động tới phát

triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Vấn

đề di cư-tái định cư do biến đổi khí hậu

và đánh giá tác động tới phát triển bền

vững vùng Tây Nam Bộ. Vấn đề dân số

và di dân tại biên giới Việt Nam–

Campuchia và đánh giá tác động tới

phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.

Vấn đề di cư do kết hôn với người nước

ngoài và đánh giá tác động tới phát

triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Vấn

đề dân số và di dân tại các địa bàn trồng

lúa, nuôi thuỷ sản, cây ăn trái, địa bàn

đô thị, và đánh giá tác động tới phát

triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-577/KQNC

50405. Xã hội học chuyên đề; Khoa

học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã

hội Nghiên cứu gia đình và xã hội;

Công tác xã hội

KQ016349. Cơ sở lý luận và thực tiễn

nghiên cứu về vai tro giáo dục và xã

hội hóa cá nhân của gia đình/ TS.

Ngô Ngân Hà - Văn phòng - Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, (Đề tài

cấp Bộ)

Khái niệm xã hội hóa, chức năng, các

giai đoạn xã hội hóa và vai trò, ý nghĩa

của xã hội hóa cá nhân của gia đình.

Các đặc điểm của vai trò giáo dục và xã

hội hóa cá nhân của gia đình Việt Nam

hiện nay. Đánh giá quá trình phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến

các khía cạnh khác nhau về vai trò giáo

dục và xã hội hóa cá nhân của gia đình.

Gợi ý các chính sách đối với chức năng

giáo dục và xã hội hóa cá nhân của gia

đình trong bối cảnh phát triển và biến

đổi xã hội hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-667/KQNC

KQ011091. Xây dựng mô hình điểm

tổ chức cộng đồng xây dựng nông

thôn mới ở 3 xã đặc biệt khó khăn

thuộc 3 huyện nghèo (CT 30A) của

ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và

Tây Nam Bộ/ PGS.TS. Ngô Quang

Sơn - Viện Dân tộc (1/11/2015 –

30/9/2016) và nay là Học viện Dân tộc

(1/10/2016 – 31/12/2017), (Đề tài cấp

Quốc gia)

Xây dựng được mô hình điểm tổ chức

cộng đồng cho 3 xã đặc biệt khó khăn

thuộc 3 huyện nghèo (CT 30A) của ba

khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây

Nam Bộ. Tổ chức cộng đồng mà dự án

tiếp cận bao gồm tổ chức quản lý xã hội

và tổ chức quản lý sản xuất. Phát triển

cộng đồng dựa vào nội lực của người

dân; thông tin, giáo dục và truyền thông

phát triển cộng đồng; Hỗ trợ cộng đồng

bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp-an

toàn-thân thiện; Hỗ trợ cộng đồng xây

dựng hương ước/quy ước thôn, bản.

Xây dựng mô hình dưới hình thức

thành lập và hỗ trợ tổ hợp tác kiểu mới

hoạt động gắn với thị trường, gắn với

hoạt động sản xuất cụ thể như: Xây

dựng 01 mô hình tổ hợp tác kiểu mới

(tiền thân của hợp tác xã kiểu mới) sản

xuất lúa, cánh đồng một giống tại xã

Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh

Lào Cai; Xây dựng 02 mô hình tổ hợp

Page 42: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

41

tác kiểu mới (tiền thân của hợp tác xã

kiểu mới) sản xuất cà phê bền vững tại

thôn Đạ K‟Nàng (Trồng cà phê chồi

ghép và cây bơ booth 7) và thôn Pull

(trồng cà phê thực sinh và cây bơ booth

7) ở xã Đạ K‟Nàng huyện Đam Rông,

Lâm Đồng; Xây dựng 01 mô hình tổ

hợp tác kiểu mới (tiền thân của hợp tác

xã kiểu mới) sản xuất lúa xen canh nuôi

cá theo hướng liên kết sản xuất gắn với

tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn

tại xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà

Vinh.

Số hồ sơ lưu: 2019-17-0006/KQNC

KQ012111. Tổ chức các ngày hội

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia năm 2018/ KS. Phùng Văn Quân -

Văn phòng Cục Phát triển thị trường và

doanh nghiệp khoa học và công nghệ,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Tạo cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của

thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Cơ

hội để doanh nghiệp khởi nghiệp nâng

cao tiềm năng phát triển, tìm kiếm cơ

hội đầu tư qua các cuộc gặp gỡ với các

nhà đầu tư. Giúp các doanh nghiệp khởi

nghiệp thể hiện bản thân , được giới

thiệu rộng rãi và tranh thủ sự ủng hộ

của thị trường về sản phẩm của mình .

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi

nghiệp thử nghiệm tiêm năng cua sản

phẩm/ dịch vụ tương lai trên thị trương

có thể giới thiệu sản phẩm /dịch vụ của

mình cho các nhà đầu tư , quảng cáo

hình ảnh của doanh nghiệp và tiếp cận

vơi nhà đầu tư , khách hàng , đôi tac

tiêm năng và truyên thông trong nươc

và quốc tế . Cầu nối đối thoại giữa Các

cơ quan nhà nước có liên quan tới hỗ

trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp, tổ

chức tư nhân trong hệ sinh thái; kết nối

các thành phần trong hệ sinh thái khởi

nghiệp Việt Nam để tạo nên sức mạnh

đồng nhất như kết nối nhà đầu tư, vườn

ươm của nước ngoài và Việt Nam (Hà

Lan – PUM, Phần Lan, Singapore, Hàn

Quốc) và kết nối các nhóm hỗ trợ

chuyên môn (Pháp lý, nhân sự,

Marketing…) với doanh nghiệp khởi

nghiệp, trở thành bệ phóng cho doanh

nghiệp khởi nghiệp Việt tiến ra thị

trường khu vực và quốc tế. Khuyến

khích xã hội tham gia vào nghiên cứu

ứng dụng công nghệ trong sản xuất và

nâng cao vai trò của khởi nghiệp đổi

mới sáng tạo ứng dụng công nghệ tiên

tiến nhằm kết nối các chuyên gia, nhà

khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, nhà

đầu tư để hỗ trợ, thúc đẩy việc nghiên

cứu và sáng chế ra các sản phẩm có giá

trị giảm thiểu rủi ro, thiệt hại và lãng

phí nguồn lực từ đó nâng cao vị thế của

các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

trên thị trường trong nước và quốc tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0108/KQNC

KQ013365. So sánh quá trình biến

đổi sinh kế truyền thống 4 dân tộc

thiểu số tại chỗ (Ê Đê, M’Nông, Gia

Rai, Xơ Đăng) tỉnh Đắk Lắk từ năm

2003 đến nay/ TS. Dương Thị Ngọc

Bích - Viện Khoa học Xã hội vùng Tây

Nguyên, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa các phương thức sinh kế

truyền thống của 4 dân tộc thiểu số tại

chỗ (Ê Đê, M‟Nông, Gia Rai, Xơ

Đăng) tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá thực

trạng biến đổi sinh kế truyền thống 4

dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê,

M‟Nông, Gia Rai, Xơ Đăng) tỉnh Đắk

Lắk từ năm 2003 đến nay. Làm rõ

nguyên nhân tác động đến quá trình

biến đổi hoạt động sinh kế truyền thống

của 4 dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê,

M‟Nông, Gia Rai, Xơ Đăng) tỉnh Đắk

Lắk. Làm nổi bật lên các giá trị văn

hóa, xã hội trong hoạt động sinh kế

truyền thống dân tộc thiểu số tại chỗ

tỉnh Đắk Lắk. Nêu ra một vài kiến nghị,

phương hướng và giải pháp nhằm hỗ

trợ cho các nhà quản lý trong việc xây

dựng và phát triển sinh kế bền vững địa

phương.

Page 43: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

42

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0245/KQNC

KQ013605. An sinh xã hội đối với

đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk

Lăk hiện nay/ TS. Nguyễn Duy Thụy -

Viện Khoa học Xã hội vùng Tây

Nguyên, (Đề tài cấp Bộ)

Thông qua điều tra, khảo sát và nghiên

cứu, đề tài An sinh xã hội đối với đồng

bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk hiện

nay sẽ cố gắng đạt được mục tiêu tổng

quát sau: Dựng lại một cách khách

quan, toàn diện quá trình thực hiện an

sinh xã hội đối với đồng bào các dân

tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ năm

2001 đến nay; nêu bật những thành

tựu cũng như hạn chế trong quá trình

thực hiện an sinh xã hội đối với đồng

bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk trong

từng thời điểm cụ thể; rút ra những

nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm

để từ đó đề xuất cơ sở khoa học và thực

tiễn cho công tác hoạch định và xây

dựng chính sách phát triển bền vững

tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây

Nguyên nói chung trong thời gian

tới. Phân tích, làm rõ chủ trương, chính

sách của Đảng, nhà nước và sự chỉ đạo

thực hiện của chính quyền địa phương

về an sinh xã hội tỉnh Đắk

Lắk hiện nay. Tìm hiểu thực trạng quá

trình thực hiện an sinh xã hội đối với

đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk

Lắk. Phân tích những thành tựu, hạn

chế, nguyên nhân hạn chế trong quá

trình thực hiện an sinh xã hội đối với

đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk

Lắk. Rút ra những nhận xét, đánh giá

quá trình thực hiện an sinh xã hội đối

với đồng bào các dân tộc thiểu số

tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất những kiến nghị,

giải pháp làm cơ sở khoa học giúp cho

việc hoạch định chính sách về an sinh

xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói

riêng và vùng Tây Nguyên nói chung

theo hướng bền vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-283/KQNC

. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

trong gia đình vùng đồng bằng sông

Hồng hiện nay/ ThS. Lê Ngọc Lân -

Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, (Đề

tài cấp Bộ)

Nhận diện thực trạng mối quan hệ mẹ

chồng - nàng dâu trong gia đình vùng

đồng bằng sông Hồng hiện nay và các

yếu tố ảnh hưởng đến mối quan

hệ này. Nhận diện một số đặc điểm cơ

bản của mối quan hệ mẹ chồng - nàng

dâu qua các thời kỳ. Phân tích thực

trạng mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

trong một số lĩnh vực của đời sống gia

đình và các yếu tố văn hóa - xã hội tác

động đến mối quan hệ này. Tìm kiếm

những giải pháp thực tế nhằm hài hòa

mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong

gia đình. Mối quan hệ phức tạp và khó

dung hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu

đã tồn tại từtrong truyền thống nhưng

đã và đang có thay đổi tích cực trong

bối cảnh mới. Kết quả phân tích các

nghiên cứu trước đây về chủ đề gia

đình cũng như số liệu cuộc khảo sát này

mang lại đã cung cấp những chứng

cứ về điều đó. Từ kết quả phân tích các

dữ liệu định lượng và định tính, báo cáo

cũng đã khái quát những yếu tố ảnh

hưởng đến mối quan hệ mẹ chồng -

nàng dâu; những yếu tố làm giảm đi

các mâu thuẫn, những hành vi ứng

xử không phù hợp cũng như xu hướng

tích cực của mối quan hệ này trong bối

cảnh xã hội biến đổi, công nghiệp hoá,

hiện đại hoá.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-346/KQNC

ĐT.KXĐTN 18-01. Tổng quan tình

hình sinh viên, công tác Hội và phong

trào sinh viên giai đoạn 2013-2018/

TS. Nguyễn Minh Triết - Ban Thanh

niên trường học Trung ương Đoàn, (Đề

tài cấp Bộ)

Việc nghiên cứu, đánh giá chung

về tình hình công tác Hội và phong

Page 44: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

43

trào sinh viên hay nghiên cứu chuyên

sâu các vấn đề về công tác giáo dục,

tổ chức và phong trào của Hội trong

những năm qua đã có khá nhiều công

trình nghiên cứu cũng như các báo cáo

chuyên đề đánh giá hàng năm về công

tác Hội và phong trào sinh viên. Nhìn

chung các công trình nghiên cứu đã

phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo,

đổi mới phương thức hoạt động của Hội

qua các giai đoạn. Nghiên cứu một cách

hệ thống, tổng quát và toàn diện

về thực trạng tình hình sinh viên, công

tác Hội Sinh viên Việt Nam và phong

trào sinh viên trong nhiệm kỳ Đại hội

IX; dự báo tình hình và những yếu

tố tác động đến sinh viên, công tác Hội

và phong trào sinh viên giai đoạn

2018 -2023 làm cơ sở đề xuất mục tiêu,

nhiệm vụ, giải pháp cho công tấc Hội

và phong trào sinh viên giai đoạn

2018 -2023. Thu thập số liệu cơ bản,

cập nhật về tình hình sinh viên trên tất

cả các lĩnh vực giai đoạn 2013-

2018. Đánh giá tình hình từ đại hội đại

biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt

Nam lần thứ IX đến nay trên các mặt:

nhận thức, tư tưởng, chính trị;

định hướng giá trị; đạo đức, lối sống;

học tập và nghiên cứu khoa học; lao

động, việc làm; sức khỏe thể chất;

tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật;

sự tham gia vào các hoạt động của Hội

phát động; nhu cầu, nguyện vọng. Đánh

giá kết quả triển khai công tác Hội và

phong trào sinh viên giai đoạn 2013 –

2018; kết quả triển khai phong trào

“Sinh viên 5 tốt”. Dự báo tình hình sinh

viên và phong trào sinh viên giai đoạn

2018 -2023. Đề xuất phương hướng,

giải pháp triển khai công tác Hội và

phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2018-

2023.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-329/KQNC

KQ014321. Bạo lực học đường trong

học sinh trung học: một số vấn đề

cần quan tâm/ TS. Đặng Bích Thủy -

Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, (Đề

tài cấp Bộ)

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường

trong học sinh trung học, trên cơ sở đó

đề xuất các khuyến nghị và các hướng

nghiên cứu trong tương lai đối với hiện

tượng bạo lực học đường trong học sinh

trung học ở Việt Nam. Thực trạng bạo

lực học đường trong học sinh trung học

ở Việt Nam và các yếu tố tác động tới

bạo lực học đường trong học sinh trung

học. Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa

bạo lực học đường trong học sinh trung

học. Đề xuất các hướng nghiên cứu

trong tương lai đối với hiện tượng bạo

lực học đường trong học sinh trung học

ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0400/KQNC

. Phát triển con người của các cộng

đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà

Giang nhìn từ góc độ việc làm/ TS. Lê

Thị Đan Dung - Viện Nghiên cứu Con

người, (Đề tài cấp Bộ)

Trình bày một số vấn đề lý luận về phát

triển con người từ góc độ việc làm.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển

con người của các cộng đồng dân tộc

thiểu số tỉnh Hà Giang từ góc độ lao

động việc làm trên bốn phương diện: cơ

hội, năng lực, bền vững và hiệu quả. Đề

xuất được các giải pháp nhằm giải

quyết những thách thức về phát triển

con người cho cộng đồng dân tộc thiểu

số từ góc độ việc làm trong giai đoạn

tới.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-463/KQNC

. Hoa nhập xã hội vì mục tiêu phát

triển con người đối với người khuyết

tật ở Thái Bình: Thực trạng và giải

pháp/ TS. Vũ Thị Thanh - Viện Nghiên

cứu Con người, (Đề tài cấp Bộ)

Làm rõ cơ sở lý luận cho việc nghiên

cứu về sự hòa nhập xã hội của người

Page 45: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

44

khuyết tật vì mục tiêu phát triển con

người. Phân tích thực trạng và những

yếu tố ảnh hưởng đến việc hòa nhập xã

hội của người khuyết tật trên các

phương diện cơ bản của sự phát triển

con ngƣời như tiếp cận việc làm, tiếp

cận các dịch vụ y tế, thông tin, giáo dục

và tham gia vào đời sống văn hóa xã

hội. Đề xuất giải pháp thúc đẩy sự hòa

nhập xã hội vì mục tiêu phát triển con

người cho người khuyết tật.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-462/KQNC

KQ015082. Cơ sở lý luận và thực tiễn

về xác định số giờ làm thêm phù hợp

ở các ngành chế biến thuỷ sản, dệt

may và da giầy/ TS. Nguyễn Thị Hồng

- Trường đại học Lao động - xã hội,

(Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận về xác định giờ làm thêm.

Thực trạng giờ làm thêm trong các

ngành chế biến thủy sản, dệt may và da

giầy. Khuyến nghị cơ sở xác định giờ

làm thêm phù hợp với đặc thù ngành

chế biến thủy sản, dệt may và da giầy.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-499/KQNC

KQ015222. Bất bình đẳng trong cơ

hội tiếp cận với giáo dục của trẻ em ở

Lào Cai hiện nay/ TS. Nguyễn Vũ

Quỳnh Anh - Viện Nghiên cứu Con

người, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu lý luận về bất bình đẳng

trong cơ hội tiếp cận giáo dục. Thực

trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới cơ

hội tiếp cận với giáo dục của trẻ em ở

hai nhóm tuổi học sinh mầm non 5 tuổi

và học sinh lớp 9 ở Lào Cai hiện nay.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất

một số giải pháp nhằm giảm bất bình

đẳng, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục

cho trẻ em ở hai nhóm học sinh mầm

non 5 tuổi và học sinh lớp 9 ở Lào Cai.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-576/KQNC

KHCN-TNB/14-19. Nghiên cứu tổng

thể vấn đề dân tộc đối với việc phát

triển bền vững vùng Tây Nam Bộ/

TS. Võ Công Nguyện - Viện Khoa học

xã hội vùng Nam Bộ, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Nhận diện các vấn đề dân tộc ở vùng

Tây Nam Bộ trong các thời kỳ lịch sử

trước năm 1975. Đánh giá thực trạng

vấn đề dân tộc với các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, văn hóa, an ninh-chính trị và

môi trường ở vùng Tây Nam Bộ chủ

yếu trong giai đoạn từ 1986 đến nay.

Phân tích chính sách và đánh giá việc

thực thi chính sách dân tộc ở vùng Tây

Nam Bộ giai đoạn 1986 đến nay. Dự

báo xu hướng và động thái vấn đề dân

tộc, quan hệ tộc người và đại đoàn kết

dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ giai đoạn

2016 - 2025, tầm nhìn 2035. Đề xuất

một số quan điểm định hướng và các

nhóm giải pháp tổng thể đối với việc

đổi mới, vận dụng và thực thi chính

sách dân tộc, giải quyết cơ bản vấn đề

dân tộc, điều hòa quan hệ tộc người,

đồng tộc, đồng tôn giáo ở nội vùng, liên

vùng, xuyên/ liên biên giới, xuyên quốc

gia và xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc phục vụ phát triển bền vững vùng

Tây Nam Bộ từ nay đến 2025, tầm nhìn

2035.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-532/KQNC

KQ015614. Nghiên cứu đời sống xã

hội của thanh niên công nhân khu

công nghiệp, khu chế xuất/ ThS. Đỗ

Thị Thu Hằng - Viện Nghiên cứu

Thanh niên, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận về đời sống xã hội của

thanh niên công nhân. Thực trạng đời

sống xã hội của thanh niên công nhân

khu công nghiệp, khu chế xuất. Đề xuất

một số giải pháp nâng cao đời sống xã

hội cho thanh niên công nhân khu công

nghiệp, khu chế xuất.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-569/KQNC

Page 46: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

45

KQ015720. Giải pháp của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của thanh niên/ TS. Đỗ Thị

Thu Hằng - Viện Nghiên cứu Thanh

niên, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của thanh niên. Đánh

giá thực trạng hoạt động của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp cho thanh niên. Đề xuất một số

giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

thanh niên.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-580/KQNC

KQ011485. Nghiên cứu đề xuất thành

lập Quỹ xây dựng Nông thôn mới/

TS. Dương Tiến Đức - Viện Nghiên

cứu và phát triển Lâm nghiệp Nhiệt

đới, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn

về thành lập Quỹ xây dựng nông thôn

mới, làm rõ được cơ sở khoa học và

thực tiễn của việc thành lập Quỹ xây

dựng nông thôn mới. Đề xuất hệ thống

quỹ xây dựng nông thôn mới nhằm huy

động, quản lý và sử dụng hiệu quả

nguồn tài chính phục vụ xây dựng nông

thôn mới ở địa phương. Xây dựng đề

án, điều lệ hoạt động của Quỹ xây dựng

nông thôn mới cho cấp tỉnh và cấp xã.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-0055/KQNC

ĐT.002/17. Nghiên cứu đổi mới hoạt

động cụm thi đua của ngành Bảo

hiểm xã hội/ ThS. Vũ Thị Hồng Minh -

Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Bảo

hiểm xã hội Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan lý luận về hoạt động cụm thi

đua thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm của Đảng về công tác thi

đua, khen thưởng chính sách của Nhà

nước về hoạt động cum thi đua. Đánh

giá thực trạng hoạt động cụm thi đua

của Ngành Bảo hiểm xã hội qua tổ

chức, nhiệm vụ và những kết quả hoạt

động của cụm thi đua Ngành Bảo hiểm

xã hội. Đề xuất giải pháp đổi mới hoạt

động cụm thi đua của Ngành Bảo hiểm

xã hội.

Số hồ sơ lưu: 2019-56-0029/KQNC

KQ010611. Phát triển nguồn nhân

lực dân tộc thiểu số và chính sách thu

hút nguồn nhân lực cho phát triển

vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Trung

du, miền núi phía Bắc/ TS. Đặng

Quốc Thành - Hội khoa học Tâm lý

giáo dục Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống, khái quát các luận cứ lý luận

khoa học và thực tiễn về nguồn nhân

lực, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số,

chính sách thu hút nguồn nhân lực cho

phát triển vùng dân tộc thiểu số các tỉnh

trung du, miền núi phía Bắc. Khảo sát

thực trạng các chính sách phát triển, thu

hút nguồn nhân lực cho phát triển vùng

dân tộc thiểu số các tỉnh trung du miền

núi phía Bắc hiện nay, chỉ ra nguyên

nhân của thực trạng. Trên cơ sở nghiên

cứu thực trạng, đề xuất cho Đảng, Nhà

nước chính sách phát triển nguồn nhân

lực dân tộc thiểu số, chính sách thu hút

nguồn nhân lực cho phát triển vùng dân

tộc thiểu số các tỉnh trung du, miền núi

phía Bắc, chỉ rõ những trở ngại, khó

khăn và tính khả thi của các chính sách

đề xuất.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-0028/KQNC

KQ010546. Phương pháp tiếp cận

dựa trên quyền con người trong bảo

đảm an sinh xã hội cho người dân/

TS. Lê Kim Dung - Vụ Hợp tác quốc tế

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,

(Đề tài cấp Bộ)

Page 47: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

46

Cơ sở lý luận cơ bản về tiếp cận trên

quyền về an sinh xã hội, bao gồm khái

niệm về quyền con người, tiếp cận dựa

trên quyền con người, khái niệm về an

sinh xã hội, quyền an sinh xã hội,

phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

để đảm bảo an sinh xã hội, các tiêu chí

về tiếp cận trên quyền về an sinh xã hội

. Chính sách an sinh xã hội của Việt

Nam và phương pháp tiếp cận dựa trên

quyền con người, làm rõ căn cứ thực

tiễn về việc áp dụng phương pháp tiếp

cận trên quyền về an sinh xã hội tại

Việt Nam thông qua phân tích đánh giá

thực trạng về hệ thống chính sách pháp

luật về an sinh xã hội tại Việt Nam,

việc tổ chức thực hiện an sinh xã hội ở

Việt Nam, trách nhiệm và nghĩa vụ nhà

nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội

tại Việt Nam. Đề xuất phương hướng

và giải pháp áp dụng tiếp cận dựa trên

quyền đảm bảo an sinh xã hội tại Việt

Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0051/KQNC

KHXH-GĐ/16-19. Những giá trị cơ

bản của gia đình Việt Nam hiện nay/

PGS.TS. Trần Thị Minh Thi - Viện

Nghiên cứu Gia đình và Giới, (Đề tài

cấp Bộ)

Cơ sở lí luận và thực tiễn của giá trị cơ

bản của gia đình, phân tích một số khía

cạnh cơ bản của giá trị và những yếu tố

ảnh hưởng. Phân tích những chiều cạnh

truyền thống và hiện đại của giá trị gia

đình Việt Nam hiện nay. Dự báo một số

khuôn mẫu giá trị gia đình trong thời

gian tới và một số khuyến nghị chính

sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị

cơ bản của gia đình Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-616/KQNC

KQ015883. Xung đột lợi ích giữa các

tầng lớp xã hội ở Đông Nam bộ trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa hiện nay/ TS. Nguyễn Thị Thanh

Thủy - Viện Khoa học xã hội vùng

Nam Bộ, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực

tiễn về xung đột lợi ích trong bối cảnh

công nghiệp hoá hiện đại hoá ở vùng

Đông Nam Bộ. Nhận diện các loại xung

đột lợi ích và xung đột giữa các tầng

lớp xã hội vùng Đông Nam Bộ. Các

nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích

vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất giải pháp

nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích

hướng tới sự phát triển bền vững vùng

Đông Nam Bộ.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-639/KQNC

KQ016088. Thái độ của thanh niên

đối với người già và mối quan hệ của

họ với ông bà/ PGS.TS. Lê Văn Hảo -

Viện Tâm lý học, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát mối quan hệ của thanh niên

với ông bà của họ và thang đo nhìn

nhận và kỳ vọng về hiếu thảo. Nhận

thức, thái độ của người già nói chung

và thái độ trân trọng hay định kiến của

thanh niên với người già. Nghiên cứu

các nội dung giao tiếp, tần suất giao

tiếp và chất lượng mối quan hệ giữa

thanh niên với ông bà, sự thân thiết liên

thế hệ với tương tác có ý nghĩa. Nhìn

nhận và kỳ vọng của thanh niên với

người già về bổn phân hiếu thảo. Tác

động của mối quan hệ thanh niên - ông

bà và hiếu thảo tới thái độ với người

già.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-620/KQNC

KQ015130. Nghèo đa chiều và thách

thức đối với phát triển con người ở

Việt Nam/ TS. Nguyễn Đình Tuấn -

Viện Nghiên cứu Con người, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan nghiên cứu đo lường về

nghèo đa chiều ở Việt Nam và trên thế

giới. Phân tích thực trạng nghèo đa

chiều ở Việt Nam hiện nay qua các số

Page 48: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

47

liệu thống kê và báo cáo có sẵn. Chỉ ra

một số thách thức đối với phát triển con

người Việt Nam từ góc độ nghèo đa

chiều. Đề xuất một số khuyến nghị

hướng đến mục tiêu phát triển con

người ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-585/KQNC

50501. Luật học

ĐT.018/18. Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp quản lý bản quyền trong

truyền hình trả tiền/ CN.Trịnh Thị

Thu Hằng - Cục Phát thanh, truyền hình

và Thông tin điện tử, (Đề tài cấp Bộ)

Khái quát hiện trạng quản lý bản quyền

trên dịch vụ truyền hình tại Việt Nam,

hiện trạng thị trường truyền hình trả

tiền và vi phạm bản quyền trên truyền

hình, hiện trạng vấn đề mua bản quyền

truyền hình sự kiện thể thao tại Việt

Nam và chính sách, quy định pháp luật

về quản lý bản quyền truyền hình tại

Việt Nam; bộ máy thực thi và thực tiễn

công tác quản lý. Nghiên cứu kinh

nghiệm quốc tế trong quản lý bản

quyền truyền hình để từ đó đề xuất xây

dựng cơ chế chính sách, văn bản quy

phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý

công bằng, minh bạch, bảo đảm thị

trường hoạt động lành mạnh cho các

đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình

hoạt động tại Việt Nam và hạn chế thất

thoát nguồn thu cho Nhà nước.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0078/KQNC

KQ011915. Nghiên cứu thực trạng và

đề xuất giải pháp nâng cao tính công

khai và minh bạch trong đấu giá

quyền sử dụng đất phù hợp với Luật

Đất đai năm 2013/ TS. Nguyễn Thị

Khuy - Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng công khai, minh

bạch trong đấu giá quyền sử dụng đất

tại một số đơn vị hành chính như thành

phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và

tỉnh Bình Dương. Đề xuất bộ tiêu

chí công khai, minh bạch trong đấu giá

quyền sử dụng đất. Giải pháp nhằm

nâng cao tính công khai, minh bạch

trong đấu giá quyền sử dụng đất, góp

phần hoàn thiện chính sách về đấu giá

quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0092/KQNC

. Xem xét, giải quyết lại quyết định

giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực

pháp luật/ TS. Phạm Thị Huệ - Viện

chiến lược và khoa học thanh tra, (Đề

tài cấp Bộ)

Đề xuất những giải pháp, kiến

nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng

cao hiệu quả giải quyết khiếu nại

hành chính đã có hiệu lực pháp luật

trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật

về giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện

nay. Phân tích, làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận cơ bản về xem xét, giải quyết

lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có

hiệu lực pháp luật. Đánh giá đúng thực

trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện

pháp luật về việc xem xét, giải quyết lại

quyết định giải quyết khiếu nại đã có

hiệu lực pháp luật thời gian vừa qua:

những kết quả đạt được, những hạn

chế, bất cập và nguyên nhân của những

hạn chế, bất cập. Đề xuất giải pháp,

kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp

luật và tổ chức thực hiện pháp luật cũng

như đảm bảo hiệu quả thực hiện kết

luận của việc xem xét, giải quyết lại

quyết định giải quyết khiếu nại đã có

hiệu lực pháp luật.

Số hồ sơ lưu: 2019-36-297/KQNC

. Hình thức thanh tra - Những vấn đề

lý luận và thực tiễn/ ThS. Ngô Mạnh

Hùng - Viện chiến lược và khoa học

thanh tra, (Đề tài cấp Bộ)

Làm sáng tỏ cơ sở khoa học xác

định các hình thức thanh tra và ý nghĩa

thực tiễn của hình thức thanh tra trong

Page 49: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

48

hoạt động thanh tra; đề xuất quan điểm,

giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy

định pháp luật về hình thức thanh

tra. Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ

bản về hình thức thanh tra trên cơ sở

làm rõ quan niệm, đặc điểm, tính chất,

mối quan hệ của hình thức thanh tra,

các yếu tố có liên quan đến hình thức

thanh tra (nội dung, đối tượng, phương

thức thanh tra; chủ thể, trình tự, thủ tục

tiến hành thanh tra...). Đánh giá thực

trạng pháp luật về hình thức thanh tra

và các quy định của pháp luật có mối

liên hệ trực tiếp với các hình thức thanh

tra; Đánh giá thực trạng thực hiện các

hình thức thanh tra theo quy định của

pháp luật; sự giao thoa giữa các hình

thức thanh tra và mức độ đáp ứng của

các hình thức thanh tra trên thực tế; Đề

xuất các quan điểm, giải pháp, kiến

nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thanh

tra và tăng cường hiệu lực thực hiện

các hình thức thanh tra trên thực tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-36-303/KQNC

KQ013702. Đối tượng của khiếu nại

hành chính - Những vấn đề lý luận và

thực tiễn/ ThS. Lê Thị Thúy - Viện

chiến lược và khoa học thanh tra, (Đề

tài cấp Bộ)

Bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học cho

việc xác định, phân loại đối tượng của

khiếu nại hành chính nhằm tiếp tục

hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành

chính, góp phần bảo vệ quyền khiếu nại

là một trong những quyền cơ bản của

con người. Đưa ra quan niệm, tiêu chí

xác định đối tượng của khiếu nại hành

chính; phân loại và nêu đặc điểm về nội

dung, hình thức của từng loại đối tượng

của khiếu nại hành chính; phân tích

những giới hạn về đối tượng của khiếu

nại hành chính; kinh nghiệm của nước

ngoài trong việc xác định đối tượng của

khiếu nại hành chính. Đánh giá thực

trạng pháp luật và thi hành pháp luật

liên quan đến đối tượng của khiếu nại

hành chính, chỉ ra được những kết quả

đạt được, những hạnchế, bất cập và

nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

trong quy định của pháp luật và việc thi

hành. Đưa ra quan điểm, đề xuất giải

pháp hoàn thiện quy định của pháp

luật liên quan đến đối tượng của khiếu

nại hành chính và việc tổ chức thực

hiện, góp phần bảo vệ quyền khiếu nại

là một trong những quyền cơ bản của

con người.

Số hồ sơ lưu: 2019-39-316/KQNC

KQ013784. Đánh giá thực trạng và

đề xuất giải pháp thúc đẩy đăng ký

sáng chế tại Viện nghiên cứu, trường

Đại học ở Việt Nam/ ThS. Phùng Minh

Hải - Viện Nghiên cứu sáng chế và

Khai thác công nghệ, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định rõ hiện trạng đăng ký sáng

chế từ các Viện nghiên cứu, Trường đại

học tại Việt Nam. Nghiên cứu làm rõ

nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới

hoạt động đăng ký sáng chế bị hạn

chế. Đề xuất các giải pháp thúc đây

hoạt động đăng ký sáng chế tại các

Viện nghiên cứu, Trường đại học ở

Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý luận và

thực thiễn về đăng ký sáng chế. Thực

trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh

hưởng tới hoạt động đăng ký sáng

chế tại Viện nghiên cứu, Trường đại

học ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp

hỗ trợ đăng ký sáng chế cho các

Trường đại học, Viện nghiên

cứu ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-317/KQNC

TNMT.2016.04.02. Nghiên cứu cơ sở

khoa học và thực tiễn vê nghĩa vụ

pháp lý và bồi thường thiệt hại trong

lĩnh vưc an toan sinh hoc đôi vơi sinh

vât biên đôi gen nhằm đề xuất xây

dựng các quy định pháp lý tại Việt

Nam/ ThS. Nguyễn Đặng Thu Cúc -

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng

sinh học, (Đề tài cấp Bộ)

Page 50: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

49

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn

về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường thiệt

hại liên quan đến sinh vật biến đổi gen

tại Việt Nam; Xây dựng cơ sở pháp lý

và dự thảo các nội dung về nghĩa vụ

pháp lý và bồi thường thiệt hại trong

quản lý an toàn sinh học đối với sinh

vật biến đổi gen. Nghiên cứu, phân tích

kinh nghiệm quốc tế và các văn

bản trong nước liên quan về nghĩa vụ

pháp lý và bồi thường thiệt hại đối với

sinh vật biến đổi gen nhằm xác định

nghĩa vụ và những yêu cầu đối với Việt

Nam; Nghiên cứu, điều tra, khảo sát

thực tế nhằm xác định các bên liên

quan, mức độ ảnh hưởng và hành vi có

thể gây rủi ro đến sức khỏe con người,

môi trường và đa dạng sinh học của

sinh vật biến đổi gen tại Việt

Nam; Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích

và xác định các loại nghĩa vụ pháp lý,

biện pháp và hình thức bồi thường thiệt

hại trong trường hợp xảy ra rủi ro do

sinh vật biến đổi gen gây ra; Nghiên

cứu, xây dựng cơ sở pháp lý và dự thảo

các nội dung quy định về nghĩa vụ pháp

lý và bồi thường thiệt hại trong trường

hợp xảy ra rủi ro do sinh vật biến đổi

gen gây ra.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0323/KQNC

TNMT.2016.09.04. Nghiên cứu cơ sở

khoa học và thực tiễn, đề xuất hoàn

thiện quy định pháp luật về phong

ngừa, ứng phó sự cố môi trường/

ThS. Nguyễn Hồng Quang - Văn phòng

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, (Đề tài

cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế

về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi

trường; Đánh giá thực trạng phòng

ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại

Việt Nam; Đề xuất hoàn thiện quy định

pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố

môi trường. Kết quả nghiên cứu đề tài

nhằm ứng dụng trong quá trình đề xuất

các cơ chế, chính sách, pháp luật, xây

dựng, trình cơ quan có thẩm quyền xem

xét, ban hành các quy định pháp luật về

phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường,

góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ

môi trường về phòng ngừa, ứng phó

khắc phục sự cố môi trường; đồng thời

qua đó đánh giá những bất cập, hạn chế

của các quy định pháp luật về phòng

ngừa, ứng phó sự cố môi trường để đề

xuất các cơ chế, chính sách, quy định

pháp luật về bảo vệ môi trường phù

hợp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn

hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của

đề tài tăng cường năng lực phòng ngừa,

ứng phó với sự cố môi trường, từ đó

góp phần ổn định cuộc sống, giảm các

tác động của sự cố môi trường đối với

con người và môi trường sinh thái, góp

phần an sinh xã hội.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0385/KQNC

KQ014615. Hoàn thiện thể chế pháp

lý về vai tro của nhà nước trong nền

kinh tế thị trường ở nước ta hiện

nay/ TS. Phạm Thị Hương Lan - Viện

Nhà nước và Pháp luật, (Đề tài cấp Bộ)

Giải quyết những vấn đề lý thuyết thể

chế pháp lý về vai trò của Nhà nước

trong nền kinh tế thị trường, các quan

điểm thể chế pháp lý về vai trò của Nhà

nước, mức độ can thiệp của Nhà nước

với các phương thức, nội dung tác động

của Nhà nước tới nền kinh tế thị

trường, mối quan hệ giữa Nhà nước với

kinh tế thị trường…nhằm tạo cơ sở lý

luận pháp lý về thể chế vai trò của Nhà

nước trong nền kinh tế thị trường nước

ta hiện nay; Đánh giá thực trạng về thể

chế pháp lý vai trò của Nhà nước trong

nền kinh tế thị trường gồm đánh giá các

chính sách, pháp luật, các phương thức,

nội dung vai trò của Nhà nước đối với

kinh tế thị trường, trong đó chỉ rõ

nguyên nhân và hệ quả; Hoàn thiện thể

chế pháp lý về vai trò của Nhà nước

trong nền kinh tế thị trường nhằm khắc

phục những hạn chế, bất cập của thể

Page 51: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

50

chế pháp lý về vai trò của Nhà nước

trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-464/KQNC

III.2.2.-2012.04(03-Luật học). Thực

hiện pháp luật của các công dân

trong bối cảnh xây dựng nhà nước

pháp quyền/ GS.TS. Hoàng Thị Kim

Quế - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Khái niệm cơ bản thực hiện pháp luật

của công dân, vai trò thực hiện pháp

luật của công dân và những đặc điểm

cơ bản về thực hiện pháp luật của công

dân. Tìm hiểu các yếu tố cấu thành việc

thực hiện pháp luật của công dân và cơ

chế thực hiện pháp luật của công dân.

Nhận thức về những hành vi hợp pháp

và hiệu quả thực hiện pháp luật của

công dân. Các yếu tố tác động đến thực

hiện pháp luật và các điều kiện đảm bảo

thực hiện pháp luật của công dân nước

ta. Nhận thức về nhà nước pháp quyền,

những yêu cầu cơ bản của nhà nước

pháp quyền đối với thực hiện pháp luật

của công dân. Đánh giá sự tác động của

các yếu tố truyền thống, văn hóa, tập

quán, đạo đức và kinh tế đến thực hiện

pháp luật của công dân. Đánh giá sự tác

động của ý thức pháp luật, áp dụng

pháp luật đến thực hiện pháp luật của

công dân. Các điều kiện về giáo dục

đạo đức, giáo dục pháp luật trong việc

thực hiện pháp luật của công dân Việt

Nam và xây dựng đạo đức nghề nghiệp

của cán bộ, viên chức, công chức.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0048/KQNC

50601. Khoa học chính trị

KQ014169. Hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở

Trung Quốc sau Đại hội XVIII Đảng

Cộng sản Trung Quốc và một số gợi

mở đối với Việt Nam/ TS. Hà Thị

Hồng Vân - Viện Nghiên cứu Trung

Quốc, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa các giai đoạn cải cách thể

chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

của Trung Quốc trước đại hội XVIII

ĐCS Trung Quốc. Phân tích được các

nội dung cơ bản về hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường của Trung Quốc từ

sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản

Trung Quốc đến nay. Đánh giá cơ bản

việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc

sau Đại hội XVIII đến nay. Nêu ra một

số gợi mở cho Việt Nam trong hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội

chủ nghĩa.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-382/KQNC

KQ014189. Tranh chấp Biển Đông

trong trật tự địa chính trị hiện nay/

TS. Phạm Xuân Hoàng - Viện Thông

tin Khoa học xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Tranh chấp Biển Đông đang là một vấn

đề chính trị quốc tế nóng bỏng, nó có

tác động tới địa chính trị khu vực, quốc

tế và chủ quyền cũng như an ninh của

Việt Nam. Thời gian qua ở cả trong và

ngoài nước có nhiều quan tâm nghiên

cứu về tranh chấp biển Đông, nghiên

cứu tranh chấp Biển Đông ở khía cạnh

địa chính trị, tác động chính trị biển

Đông đối với quốc tế, cũng như sự sự

can dự của các nhân tố quốc tế tham gia

vào Biển Đông. Tranh chấp Biển Đông

có lịch sử đã lâu dài chủ yếu giữa 5

nước, 6 bên là Trung Quốc, Việt Nam,

Phillippines, Malaysia, Brunei và vùng

lãnh thổ Đài Loan về quyền chủ quyền

trên các hòn đảo và các bãi cạn, về

quyền tài phán trên Biển Đông. Những

tranh chấp này trên nhiều phương diện,

do những yếu tố về mặt lịch sử và

những sự chưa rõ ràng trong nhận thức

của các bên đối với UNCLOS 1982 về

phân định biển. Nổi lên trong các tranh

chấp đó là tranh chấp về phương diện

Page 52: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

51

chủ quyền. Nhân tố địa chính trị Biển

Đông chủ yếu xoay quanh vấn đề tham

vọng độc chiếm biển đông của Trung

Quốc gây nên bất ổn an ninh khu vực,

an toàn hàng hải trên biển đông. Trung

Quốc không chỉ muốn chiếm hữu các

nguồn lợi khu vực, mà vấn đề là trung

Quốc muốn kiểm soát một vùng rộng

lớn trên Thái Bình Dương và ảnh

hưởng mạnh mẽ trong khu vực Đông

Nam Á. Việt Nam là quốc gia có chủ

quyền trên biển theo UNCLOS 1982,

tuy nhiên, Việt Nam đang là đối tượng

bị Trung Quốc tranh chấp trên hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bối cảnh

địa chính trị đó, buộc Việt Nam phải

đối mặt.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-395/KQNC

KQ014195. Xung đột tộc người, tôn

giáo ở một số quốc gia trên thế giới

trong những năm gần đây/ PGS. TS.

Lê Hải Đăng - Viện Thông tin Khoa

học xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Thông tin về diễn biến xung đột tộc

người, tôn giáo ở Trung Đông - Bắc

Phi, Đông Nam Á, một số quốc gia trên

thế giới trong những năm gần đây;

Nguyên nhân và những ảnh hưởng tác

động của các xung đột này đối với các

quốc gia có xung đột; Giải pháp ứng

phó của các quốc gia đối với vấn đề

giải quyết xung đột tộc người, tôn giáo

từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0404/KQNC

KQ014419. Quan hệ của Việt Nam

với hai quốc gia trên bán đảo Triều

Tiên trong bối cảnh mới/ TS. Nguyễn

Thị Thắm - Viện Nghiên cứu Đông Bắc

Á, (Đề tài cấp Bộ)

Phân tích, đánh giá bối cảnh quốc tế và

khu vực, tình hình bán đảo Triều Tiên

và quan hệ giữa Hàn Quốc và Cộng hòa

dân chủ nhân dân Triều Tiên tác động

đến mối quan hệ giữa Việt Nam với hai

quốc gia này. Phân tích, đánh giá thực

trạng quan hệ Việt Nam với Cộng hòa

dân chủ nhân dân Triều Tiên Triều Tiên

và Hàn Quốc. Phân tích làm rõ vai trò

của Việt Nam trong việc cải thiện mối

quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ nhân

dân Triều Tiên và Hàn Quốc, thúc đẩy

quá trình thống nhất, hướng tới hòa

bình, thịnh vượng chung. Đề xuất một

số gợi ý mang tính định hướng chính

sách cho Việt Nam trong việc thúc đẩy

quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hòa

dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn

Quốc, thể hiện vai trò quốc tế của mình

trong quá trình thống nhất bán đảo

Triều Tiên, hướng tới hợp tác cùng có

lợi, vì hòa bình và thịnh vượng chung.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-428/KQNC

KQ014862. Cơ chế pháp lý thực hiện

dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện

nay/ PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hương

- Viện Nhà nước và Pháp luật, (Đề tài

cấp Bộ)

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho

việc hoàn thiện cơ chế pháp lý thực

hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam theo

hướng đảm bảo toàn bộ quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân, đáp ứng các

yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển

bền vững ở Việt Nam vì mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-476/KQNC

. Hợp tác an ninh phi truyền thống

trên biển ở Đông Nam Á và gợi ý

chính sách cho Việt Nam/ TS. Võ

Xuân Vinh - Viện Nghiên cứu Đông

Nam Á, (Đề tài cấp Bộ)

Chỉ rõ các vấn đề an ninh phi truyền

thống trên biển hiện nay ở Đông Nam

Á. Làm rõ hiện trạng hợp tác về an ninh

phi truyền thống trên biển ở Đông Nam

Page 53: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

52

Á trong ba lĩnh vực là chống khủng bố

trên biển, cướp biển và cướp có vũ

trang nhằm vào tàu thuyền (cướp biển),

và bảo vệ môi trường biển. Đưa ra một

số gợi ý cho Việt Nam trong vấn đề

hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh

truyền thống trên biển biển ở Đông

Nam Á trong một số lĩnh vực cụ thể là

chống khủng bố trên biển, chống cướp

biển và bảo vệ môi trường biển.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-455/KQNC

. Chính sách đối ngoại của

Campuchia từ năm 1993 đến nay/

TS. Nguyễn Thành Văn - Viện Nghiên

cứu Đông Nam Á, (Đề tài cấp Bộ)

Tìm hiểu cơ sở hoạch định và thực thi

chính sách đối ngoại của Campuchia từ

năm 1993 đến nay; Đặc điểm, bản chất

của chính sách đối ngoại của

Campuchia cũng như việc triển khai

chính sách này thông qua các mối quan

hệ quốc tế chủ yếu của Campuchia từ

sau năm 1993; Những tác động của

chính sách đối ngoại đối với

Campuchia, khu vực Đông Nam Á và

Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, kiến

nghị và bài học tham khảo cho Việt

Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-450/KQNC

KQ014903. Chủ quyền quốc gia trong

quá trình hội nhập của Liên minh

Châu Âu/ PGS.TS. Đặng Minh Đức -

Viện Nghiên cứu Châu Âu, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý

luận và thực tiễn về chủ quyền quốc

gia. Phân tích quá trình chuyển giao

thẩm quyền/chủ quyền quốc gia của các

nước thành viên trong quá trình hội

nhập vào Liên minh Châu Âu. Đánh giá

việc chia sẻ chủ quyền quốc gia của các

quốc gia thành viên trong quá trình hội

nhập vào Liên minh Châu Âu và bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-485/KQNC

50602. Hành chính công và quản lý

hành chính

KQ013560. Trách nhiệm của người

đứng đầu cơ quan hành chính nhà

nước cấp tỉnh: qua thực tiễn các tỉnh

Tây Nguyên/ TS. Nguyễn Minh Phú -

Viện Khoa học Xã hội vùng Tây

Nguyên, (Đề tài cấp Bộ)

Đề tài làm sáng tỏ các khái niệm công

cụ và phân tích một số vấn đề lý luận

về trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan hành chính nhà nước cấp

tỉnh. Phân tích, đánh giá thực trạng

trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan hành chính nhà nước cấp tỉnh từ

thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

trên cơ sở những nội dung đã đặt ra ở

phần lý luận. Từ đó thấy được những

thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn

chế trong quá trình thực hiện trách

nhiệm của người đứng đầu cơ quan

hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Tây

Nguyên. Rút ra những nhận xét, đánh

giá quá trình thực hiện trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan hành chính

nhà nước cấp tỉnh tại Tây Nguyên. Đề

tài đưa ra một số quan điểm và giải

pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo

đảm thực hiện trách nhiệm của người

đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

cấp tỉnh tại Tây Nguyên nói riêng và

cấp tỉnh ở Việt Nam nói chung.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-274/KQNC

. Vai tro của tầng lớp trung lưu đối

với hoạch định chính sách công: kinh

nghiệm quốc tế và bài học cho Việt

Nam/ TS. Lê Kim Sa - Trung tâm Phân

tích và Dự báo, (Đề tài cấp Bộ)

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra

những áp lực và dẫn đến những hệ

quả kinh tế xã hội bởi những hành vì

khác nhau như tiết kiệm, tiêu dùng, đầu

tư. Đồng thời, kỳ vọng cửa tầng lớp

Page 54: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

53

trung lưu về tính di động và chất lượng

cuộc sống có ý nghĩa quan trọng đối

với môi trường thông qua nhu cầu năng

lượng hay quá trình đô thị hóa.

Những vấn đề này chưa được nghiên

cứu ở Việt Nam, nên cần có nghiên cứu

trong bối cảnh quá trình chuyển dịch cơ

cấu xã hội đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt

Nam, trong đó có sự gia tăng nhanh

chóng của tầng lớp trung lưu lớp dưới.

Đây chính là khoảng trống trong nghiên

cứu, cả hàn lâm lẫn thực tiễn. Mục tiêu

tổng quát của đề tài là nghiên cứu kinh

nghiệm quốc tế về vai trò của tầng lớp

trung lưu đối với việc hoạch định chính

sách công ở một số quốc gia trên

thế giới và từ đó rút ra bài học cho Việt

Nam. Để làm rõ mục tiêu trên, đề tài sẽ

làm rõ một sốvấn đề sau: Nghiên cứu

kinh nghiệm quốc tế về ảnh hưởng của

tầng lớp trung lưu đối với thể chế và áp

lực đối với việc hoạch định chính

sách công; Nghiên cứu kinh nghiệm về

sự gia tăng và vai trò của tầng lớp trung

lưu của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung

Quốc đối với các vấn đề chính sách; Đề

xuất các khuyến nghị và các bài học rút

ra cho ViệtNam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-334/KQNC

TNMT.2016.03.06. Nghiên cứu, đề

xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác đáp

ứng mục tiêu phát triển bền vững/

ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân - Viện

Chiến lược, Chính sách tài nguyên và

môi trường, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển

bền vững khoáng sản; bảo vệ quyền

lợi người dân nơi có hoạt động khoáng

sản; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền

lợi người dân nơi có khoáng sản khai

thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền

vững. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ

chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác

đáp ứng mục tiêu phát triển bền

vững. Hệ thống cơ sở lý luận, kinh

nghiệm quốc tế về quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác; cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng

mục tiêu phát triển bền vững. Phân tích,

đánh giá thực trạng và tình hình thực

hiện cơ chế, chính sách của Việt Nam

về bảo vệ quyền lợi người dân nơi có

khoáng sản khai thác. Đề xuất đề xuất

giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách

bảo vệ quyền lợi người dân tại khu vực

có khoáng sản khai thác đáp ứng mục

tiêu phát triển bền vững. Hệ thống hóa

cơ sở lý luận vềquyền lợi người dân nơi

có khoáng sản khai thác; cơ chế, chính

sách đảm bảo thực thi quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác. Tổng

hợp kinh nghiệm quốc tế về áp dụng

các cơ chế, công cụ bảo vệ quyền lợi

người dân nơi có khoáng sản khai thác

và rút ra bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam; Thu thập, tổng hợp dữ liệu,

phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác ở Việt

Nam theo các tiêu chí phát triển bền

vững; Phân tích, đánh giá bối cảnh

quốc tế, trong nước và đưa ra các quan

điểm và các nhóm giải pháp nhằm hoàn

thiệncơ chế, chính sách bảo vệ, đảm

bảo thực thi quyền lợi người dân nơi có

khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu

phát triển bền vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0374/KQNC

KQ014179. Nghiên cứu, đề xuất tiêu

chí xác định giá trị bảo đảm của từng

loại tài sản dùng làm bảo đảm tiền

vay, bảo lãnh vốn vay tại Quỹ phát

triển khoa học công nghệ Quốc gia/

CN. Đinh Thị Thúy - Quỹ Phát triển

khoa học và công nghệ Quốc gia, (Đề

tài cấp Cơ sở)

Nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân

hàng thương mại về tài sản bảo đảm

Page 55: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

54

tiền vay và cách xác định giá trị bảo

đảm tiền vay /bảo lãnh vay vốn. Nghiên

cứu thực trạng công tác bảo đảm tiền

vay tại Quỹ và xác định giá trị tài sản

bảo đảm giai đoạn 2012-2015. Nghiên

cứu đề xuất hồ sơ bảo đảm tiền vay đủ

điều kiện làm bảo đảm tiền vay tại Quỹ.

Nghiên cứu các tiêu chí xác định giá trị

bảo đảm tiền vay, bảo lãnh vốn vay tại

Quỹ phát triển khoa học công nghệ

Quốc Gia.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0401/KQNC

. Biên soạn Từ điển bách khoa về cải

cách hành chính ở Việt Nam/ TS.

Đặng Thị Phượng - Viện Từ điển học

và bách khoa thư Việt Nam, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu những vấn đề lý luận, cơ sở

lý thuyết và thực tiễn của việc biên

soạn Từ điển bách khoa về cải cách

hành chính làm cơ sở cho việc biên

soạn Từ điển bách khoa về cải cách

hành chính ở Việt Nam. Biên soạn 300

mục từ Từ điển bách khoa về cải cách

hành chính ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-470/KQNC

CB2018-04. Nghiên cứu đổi mới quản

lý nhà nước về tiền lương trong

doanh nghiệp/ TS. Đoàn Thị Yến -

Trường Đại học - Lao động - Xã hội,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà

nước về tiền lương trong doanh nghiệp

với 3 nội dung bao gồm: Xây dựng và

triển khai chính sách; Thanh tra, kiểm

tra việc thực hiện chính sách, tư vấn hỗ

trợ về năng lực thực thi chính sách (về

chính sách tiền lương tối thiểu; thang

lương; Định mức lao động, thương

lượng tập thể về tiền lương.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-524/KQNC

KQ015143. Nghiên cứu đề xuất quy

trình đánh giá người lãnh đạo trong

cơ quan hành chính ở Việt Nam/ ThS.

Nguyễn Trí Duy - Vụ Tổ chức cán bộ,

(Đề tài cấp Bộ)

Đề xuất các tiêu chí đánh giá người

lãnh đạo trong các cơ quan hành chính

của Nhà nước Việt Nam. Đề xuất

phương pháp đánh giá người lãnh đạo

dựa trên những tiêu chí và định lượng

được kết quả đánh giá. Quy trình đánh

giá người lãnh đạo trong cơ quan hành

chính ở Việt Nam làm cơ sở cho việc

quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ

nhiệm được phù hợp với năng lực,

phẩm chất của người lãnh đạo. Khắc

phục tình trạng đúng quy trình nhưng

vẫn chưa khách quan trong đánh giá.

Số hồ sơ lưu: 2019-74-513/KQNC

CB2018-05. Giải pháp sử dụng hiệu

quả lao động người cao tuổi/ TS.

Doãn Thị Mai Hương - Trường đại học

Lao động - xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng

hiệu quả lao động người cao tuổi. Phân

tích thực trạng sử dụng hiệu quả lao

động người cao tuổi ở Việt Nam, chỉ ra

ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đề

xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả lao

động người cao tuổi ở Việt Nam đến

năm 2025.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-529/KQNC

50603. Lý thuyết tổ chức; Hệ thống

chính trị; Đảng chính trị

. Những nội dung chủ yếu của Đại

hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc/

TS. Nguyễn Xuân Cường - Văn phòng

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Nhận diện, đánh giá những nội dung

chủ yếu của Đại hội XIX. Nhận diện

những nội dung quan trọng, những

điểm mới của Đại hội XIX; Đánh giá

và dự báo quá trình triển khai những

nội dung chủ yếu của Đại hội XIX; Đại

Page 56: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

55

hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã

thống nhất xác lập Tư tương Tập

Cận Bình vê chủ nghĩa xã hội đăc săc

Trung Quốc thơi đại mới , trơ thành tư

tương chỉ đạo đối với Đảng và Nhà

nước Trung Quốc . Đại hội cũng đưa ra

các chu trương, định hướng , giải pháp

để thúc đ ẩy tiến trình xây dựng hiện đ

ại hóa xã hội chủ nghĩa hướng tới mục

tiêu mới cơ b ản hoàn thành xây dựng

hiện đại hóa vào năm 2035 và trơ thành

cương quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa

thế kỷ XXI. Đại hội cũng bầu ra ban

lãnh đạo mới , tán thành với Tư tương

Tập Cận Bình , ủng hộ hạt nhân lãnh

đạo, chung tầm nhìn tới giữa

thế kỷ XXI. Tư tương Tập Cận Bình

vê chủ nghĩa xã hội đăc săc Trung Quốc

thơi đại mới kế thừa các thành quả lý

luận cua hệ thống lý luận xã hội chủ

nghĩa đăc săc Trung Quốc , tiếp tục thúc

đẩy cải cách mơ cửa toàn diện và sâu

săc, với tâm thế bước vào thơi đại mới ,

với mục tiêu mới , hóa giải các mâu

thuẫn xã hội chu yếu, thúc đẩy Trung

Quốc từ “tăng trương cao” sang “chất

lượng và hiệu quả cao", đưa Trung

Quốc trơ thành cương quốc xã hội chủ

nghĩa hiện đại hóa vào giữa

thế kỷ XXI. Vê chính trị đối ngoại ,

Trung Quốc chu trương xây dựng quan

hệ quốc tế kiểu mới, xây dựng cộng

đồng chung vận mệnh nhân loại, tiến gầ

n hơn tới trung tâm vũ đài chính

trị thế giới. 19 Tư tương Tập Cận Bình

vê xã hội chủ nghĩa đăc săc Trung Quốc

thơi đại mới được đưa vào Điêu

Lệ Đảng, đưa vào Hiến pháp sửa đổi và

bổ sung, trơ thành tư tương chỉ đạo đối

với Đảng và Nhà nước Trung Quốc .

Sau Đại hội 19, việc cải cách các cơ

quan đảng và Nhà nước được tiến hành.

Sự ra đơi cua Ủy ban giám sát quốc gia

cùng với Luật giám sát thể hiện bước đi

mới trong cải cách chính trị ở Trung

Quốc. Vê kinh tế , tư tương Tập Cận

Bình với nội dung quan trọng là nâng

cao chất lượng và hiệu quả nên kinh tế .

Vê đối ngoại là thực hiện ngoại giao

nước lớn, tích cực tham gia vào quản

trị toàn cầu.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0373/KQNC

ĐT.KXĐTN 18-06. Giải pháp xây

dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trong giai

đoạn hiện nay/ ThS. Bùi Quang Huy -

Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, (Đề tài

cấp Bộ)

Nghiên cứu xây dựng các giải pháp trên

các mặt về tuyển dụng, quy hoạch, tạo

nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân

chuyển, sử dụng, nhận xét, đánh giá,

thực hiện chính sách cán bộ đoàn đáp

ứng yêu cầu của xây dựng đội ngũ cán

bộ và yêu cầu của công tác Đoàn và

phong trào thanh niên trong giai đoạn

2018-2022.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-0421/KQNC

ĐT. KXĐTN 18-09. Nghiên cứu tổng

kết 10 năm Đoàn Thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh thực hiện Nghị

quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp

Hành Trung ương Đảng khóa X về

"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác thanh niên thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa"/ ThS. Nguyễn Xuân Hùng - Văn

phòng Trung ương Đoàn, (Đề tài cấp

Bộ)

Tổng quan nghiên cứu. Xây dựng cơ sở

lý luận của việc đánh giá, tổng kết 10

năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực

hiện Nghị quyết 25. Đánh giá thực

trạng những kết quả đạt được, những

hạn chế theo các nhóm nội dung giải

pháp của Nghị quyết 25. Đề xuất giải

pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25

thời gian tới.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-0420/KQNC

KQ014905. Tổng kết 30 năm nghiên

cứu về nhà nước và gợi mở hướng

nghiên cứu đến năm 2030/ PGS.TS.

Page 57: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

56

Vũ Thư - Viện Nhà nước và Pháp luật,

(Đề tài cấp Bộ)

Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hóa tư tưởng trong nước và quốc tế tác

động đến tình hình nghiên cứu nhà

nước 30 năm qua. Tổng quan thành tựu

và hạn chế trong nghiên cứu về nhà

nước 30 năm qua và cách tiếp cận,

phương pháp nghiên cứu. Đánh giá

chung kết quả nghiên cứu về nhà nước

30 năm qua và gợi mở nghiên cứu đến

năm 2030.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-486/KQNC

ĐT.KXĐTN 17-09. Nâng cao chất

lượng hoạt động của đoàn xã trong

điều kiện hiện nay (Nghiên cứu

trường hợp tại Đồng bằng sông Hồng

và Đồng bằng sông Cửu Long)/ TS.

Phan Thanh Nguyệt - Viện Nghiên cứu

Thanh niên, (Đề tài cấp Bộ)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao

chất lượng hoạt động của đoàn xã trong

điều kiện hiện nay. Thực trạng tổ chức,

triển khai các hoạt động của đoàn xã.

Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo,

kiểm tra, giám sát, cơ chế phối hợp

trong tổ chức các hoạt động đoàn xã

hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng đến

chất lượng hoạt động của đoàn xã. Đề

xuất một số giải pháp nâng cao chất

lượng hoạt động của đoàn xã trong điều

kiện hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-561/KQNC

50702. Địa lý kinh tế và văn hoá

KQ012608. Nghiên cứu phát triển du

lịch làng nghề vùng đồng bằng sông

Cửu Long/ TS. Trương Sỹ Vinh - Viện

Nghiên cứu Phát triển Du lịch, (Đề tài

cấp Bộ)

Đã hệ thống hoá những vấn đề về lý

luận và thực tiễn về phát triển du lịch

làng nghề, đưa ra những khái niệm liên

quan đến nội dung nghiên cứu về phát

triển du lịch làng nghề, xác định các

yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch

làng nghề, các hình thức du lịch làng

nghề và các nguyên tắc, điều kiện cơ

bản để phát triển du lịch làng nghề. Đề

tài cũng khái quát một số kinh nghiệm

phát triển du lịch làng nghề ở Nhật Bản,

Thái Lan và một số địa phương trong

nước; từ đó rút ra 4 bài học vận dụng

phát triển du lịch làng nghề tại

ĐBSCL. Đã phân tích, đánh giá các

nguồn lực để phát triển du lịch làng

nghề và thực trạng phát triển du lịch

làng nghề của vùng ĐBSCL. Kết quả

đánh giá cho thấy vùng ĐBSCL có tài

nguyên du lịch làng nghề hết sức đặc

sắc, thể hiện qua số lượng, phân bố, sản

phẩm…của các làng nghề. Cùng với

các nguồn lực khác, vùng ĐBSCL có

thể phát triển tốt du lịch làng nghề.

Những phân tích về thực trạng đã chỉ ra

trong thời gian vừa qua, du lịch làng

nghề ĐBSCL đã được chú ý, nhiều làng

nghề đã bắt đầu được 5 khai thác phát

triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế, sự phát

triển du lịch làng nghề vùng ĐBSCL

còn chưa tương xứng với tiềm năng, thể

hiện ở số làng nghề được khai thác phát

triển du lịch còn ít, số khách du lịch đến

các làng nghề so với tổng số khách du

lịch đến vùng vẫn còn thấp. Bên cạnh

đó , với các làng nghề đã có hoạt động

du lịch, các sản phẩm, dịch vụ và nhiều

yếu tố khác vẫn còn hạn chế.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0181/KQNC

03.8/2016-DA2. Áp dụng tích hợp hệ

thống quản lý, công cụ cải tiến năng

suất chất lượng phù hợp với các loại

hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khu

vực miền Nam/ CN. Dương Công

Trường - Trung tâm Hỗ trợ Phát triển

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Phổ biến, hướng dẫn, nhân rộng hệ

thống quản lý kết hợp với mô hình,

công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Page 58: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

57

tại doanh nghiệp nhằm nâng cao khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ. Hỗ trợ xây dựng mô hình

điểm năng suất chất lượng tại các địa

phương miền Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0186/KQNC

KQ013206. Nghiên cứu đề xuất giải

pháp thúc đẩy phát triển thị trường

công nghệ trong lĩnh vực nông

nghiệp/ ThS. Lương Văn Thường - Cục

Phát triển thị trường và doanh nghiệp

khoa học và công nghệ, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định được cơ sở lý luận phát triển

thị trường công nghệ trong lĩnh vực

nông nghiệp, cụ thể làm rõ được đặc

thù của thị trường công nghệ trong lĩnh

vực nông nghiệp của các nước đang

phát triển trong giai đoạn hội nhập,

kinh nghiệm thực tiễn của các nước

phát triển và đang phát triển trong việc

phát triển thị trường công nghệ trong

nông nghiệp; Đánh giá được thực trạng

phát triển thị trường công nghệ trong

lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam,

gồm các lĩnh vực giống (giống cây

trồng), kỹ thuật nông nghiệp (kỹ thuật

trồng trọt), dịch vụ nông nghiệp (dịch

vụ cung cấp giống cây trồng, máy móc,

thiết bị). Đề xuất được các giải pháp

phát triển thị trường công nghệ trong

lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các

giải pháp cơ chế, chính sách, nguồn

nhân lực, nguồn cung, nguồn cầu, các

tổ chức trung gian, tăng cường các mối

liên kết và hỗ trợ tài chính.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0220/KQNC

. Phát triển nông nghiệp thông minh

thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng

Tây Nguyên: Nghiên cứu trường hợp

tỉnh Lâm Đồng/ TS. Phạm Thị Trầm -

Viện Địa lí nhân văn, (Đề tài cấp Bộ)

Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đã,

đang và sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu

cực đến ngành nông nghiệp. Điều này

đòi hỏi phải thay đổi phương thức canh

tác nông nghiệp phù hợp với những tác

động xấu của khí hậu. Trong Khung

Chương trình hành động thích ứng với

biến đổi khí hậu của ngành Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

(PTNT)giai đoạn 2008-2020 cũng

xác định mục tiêu chung là nâng cao

khả năng giảm thiểu và thích ứng

với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu

mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển

bền vững lĩnh vực nông nghiệp và nông

thôn trong bối cảnh bị tác động bởi biến

đổi khí hậu. Đề án giảm phát thải khí

nhà kính (KNK) trong nông nghiệp,

nông thôn đến năm 2020 đặt mục tiêu

đến năm 2020 giảm phát thải 20%

lượng khí nhà kính trong nông nghiệp

nông thôn. Chiến lược quốc gia về biến

đổi khí hậu đặt ra hai trong bốn mục

tiêu cụ thể là: Đảm bảo an ninh lương

thực, an ninh năng lượng, an ninh

nguồn nước, xóa đói giả nghèo, bình

đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe

cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối

cảnh biến đổi khí hậu; (ii) Nền kinh

tế các bon thấp, tăng trưởng xanh

trở thành xu hướng chủ đạo trong phát

triển bền vững. Nhiệm vụ chiến lược

đặt ra đối với ngành nông nghiệp là

thay đổi phương thức canh tác

nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón,

thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và

xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát

triển sử dụng khí sinh học làm nhiên

liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy

nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng

lượng. Nhằm xây dựng một nền Nông

nghiệp phát triển bền vững, thích ứng

với biến đổi khí hậu, Thủ tướng

Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ

cấu ngành nông nghiệp theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng, trong đó mục

về môi trường ghi rõ: “Tăng cường áp

dụng các biện pháp giảm phát thải khí

gây hiệu ứng nhà kính”; về trồng trọt

cũng ghi: “đẩy mạnh áp dụng khoa học

Page 59: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

58

công nghệ (KHCN) , đặc biệt khoa học

công nghệ cao nhằm tăng năng suất,

chất lượng, giảm giá thành và

thích ứng biến đổi khí hậu”. Vùng Tây

Nguyên có địa hình cao nguyên xếp

tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng

sông chảy về các lãnh thổ của các vùng

lân cận, thuận lợi cho việc trồng cây

lương thực và cây công nghiệp như lúa,

ngô , sắn, mía; các cây công nghiệp

như chè, cà phê, cao su, tiêu. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu đã là thiên

tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy

ra thường xuyên và nghiêm trng hơn

cả về mức độ và quy mô, quy luật phân

bố lượng ưa cũng bị thay đổi làm ảnh

hưởng đến việc nuôi trồng cây công

nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy,

các địa phương trong vùng đã có các

giải pháp nhằm nâng cao khả năng

thích ứng của ngành nông nghiệp đối

với tác động của biến đổi khí hậu.

Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh đi đầu

trong việc thay đổi cơ cấu và phương

thức canh tác nông nghiệp nhằm

thích ứng với sư thay đổi của thời tiết

bất thường.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-333/KQNC

KQ015229. Nghiên cứu tác động của

các cam kết thương mại tự do (Cộng

đồng kinh tế ASEAN, TPP, Việt Nam

- EU) đến ngành trồng trọt của Việt

Nam/ TS. Trần Công Thắng - Viện

Chính sách và Chiến lược phát triển

nông nghiệp nông thôn, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng các cam kết hiệp

định thương mại mà Việt Nam tham gia

đến nay và thực trạng ngành trồng trọt

Việt Nam từ khi ký các cam kết hiệp

định thương mại đến nay. Các tác động

dự kiến trong việc thực hiện các cam

kết hiệp định thương mại (AEC,

EVFTA và CPTPP) của Việt Nam tới

ngành trồng trọt. Đề xuất quan điểm,

giải pháp phát huy tác động tích cực và

đối phó với tác động tiêu cực dự kiến

tới ngành trồng trọt trong thực hiện các

cam kết hiệp định thương mại (AEC,

EVFTA và CPTPP) những năm tới.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-516/KQNC

KQ015837. Thể chế vượt trội để phát

triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và

đề xuất chính sách cho Việt Nam/

PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi - Viện Kinh

tế và Chính trị Thế giới, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận về

thể chế vượt trội phát triển vùng, đặc

điểm nội dung của thể chế vượt trội

phát triển vùng, vai trò của thể chế vượt

trội phát triển vùng đối với phát triển

kinh tế. Phân tích thực trạng thực hiện

thể chế vượt trội phát triển vùng ở một

số nước trên thế giới từ năm 1990 đến

nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và

đề xuất chính sách cho Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-600/KQNC

50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát

triển đô thị

TNMT2016.01.11. Nghiên cứu xây

dựng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính

3 chiều phục vụ công tác quản lý nhà

nước về đất đai/ ThS. Trần Mỹ Hảo -

Trường Đại học Tài nguyên và Môi

trường TP. HCM, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu đề xuất mô hình cơ sở dữ

liệu địa chính 3 chiều phục vụ công tác

quản lý nhà nước về đất đai; Xây dựng

bộ công cụ quản lý, cập nhật, khai thác

cơ sở dữ liệu địa chính 3 chiều; Xây

dựng cơ sơ dữ liệu kiểm thử mô hình

cơ sở dữ liệu địa chính 3 chiều; Nghiên

cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và

pháp lý về xây dựng, quản lý và vận

hành cơ sở dữ liệu địa chính 3 chiều.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0391/KQNC

. 035/18. Nghiên cứu, đề xuất chính

sách hợp tác công tư trong xây dựng

Page 60: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

59

đô thị thông minh ở Việt Nam/ TS.

Nguyễn Bình Minh - Học viện Công

nghệ Bưu chính Viễn thông, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu mô hình lý thuyết, thực tiễn

và xác định các thành phần

(stakeholders) liên quan đến đầu tư theo

hình thức PPP cho đô thị thông minh.

Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư PPP

cho xây dựng đô thi thông minh trên

thế giới và đánh giá thực trạng môi

trường về đầu tư theo hình thức PPP ở

Việt Nam (bao gồm cả liên quan đến

lĩnh vực thông tin và truyền thông).

Xây dựng phương pháp luận, xác định

lợi ích các bên liên quan và biện pháp

cân bằng lợi ích khi áp dụng đầu tư

theo hình thức PPP cho xây dựng đô thị

thông minh tại Việt Nam. Đề xuất

chính sách hợp tác công tư trong xây

dựng đô thị thông minh ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0003/KQNC

50802. Thông tin học

KQ012029. Nghiên cứu cơ sở lý luận

và thực tiễn xây dựng cơ chế đảm

bảo nguồn tin khoa học và công nghệ

cho hoạt động nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ/ CN. Nguyễn

Thị Thanh Mai - Cục Thông tin khoa

học và công nghệ quốc gia, (Đề tài cấp

Bộ)

Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn

để xây dựng dự thảo quy định về cơ chế

đảm bảo nguồn tin khoa học và công

nghệ (KH&CN) cho hoạt động nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ

(NC&PT). Đánh giá hiện trạng cơ chế

đảm bảo nguồn tin KH&CN phục vụ

NC&PT tại Việt Nam. Xác định

ngưỡng an toàn thông tin KH&CN

quốc gia phục vụ NC&PT. Xây dựng

dự thảo quy định về cơ chế đảm bảo

nguồn tin KH&CN phục vụ NC&PT.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0102/KQNC

. Nâng cấp Tạp chí Khoa học và

Công nghệ Việt Nam theo tiêu chuẩn

quốc tế giai đoạn 2017-2018/ ThS.

Nguyễn Thị Hương Giang - Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (Đề

tài cấp Bộ)

Tiêu chí của một tạp chí khoa học đạt

chuẩn quốc tế và kinh nghiệp của một

số tạp chí được quốc tế công nhận

(trong danh sách Scopus và ISI).

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt

Nam. Nghiên cứu các giải pháp nâng

cấp của tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế

với một lộ trình cụ thể, mục tiêu rõ

ràng.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-475/KQNC

50803. Khoa học thư viện

KQ014192. Khảo sát tư liệu về vùng

Tây Nam Bộ trước năm 1954 tại Thư

viện Khoa học xã hội/ PGS. TS. Lê

Thị Lan - Viện Thông tin Khoa học xã

hội, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan vốn tài liệu về vùng Tây

Nam Bộ trước 1954 tại Thư viện Khoa

học xã hội; Thông tin một số nội dung

cơ bản của các tài liệu hiện có về Tây

Nam Bộ trước 1954 tại Thư viện Khoa

học xã hội và các vấn đề nghiên cứu;

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thư mục

điện tử vùng Tây Nam Bộ trước năm

1954 và phương hướng phát triển bộ cơ

sử dữ liệu này tại Viện Thông tin Khoa

học xã hội.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-381/KQNC

50804. Thông tin đại chúng và truyền

thông văn hoá - xã hội

ĐT.037/18. Nghiên cứu đề xuất giải

pháp liên thông giữa hệ thống CA

công cộng và hệ thống CA chuyên

dùng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà

nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt

Nam./ TS. Lã Hoàng Trung - Trung

Page 61: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

60

tâm Chứng thực điện tử quốc gia, (Đề

tài cấp Bộ)

Đánh giá nhu cầu, sự cần thiết liên

thông giữa các hệ thống CA; cơ sở mật

mã học trong liên thông; các giải pháp

liên thông phổ biến và kinh nghiệm liên

thông của một số nước trên thế giới;

phân tích hiện trạng phát triển của Việt

Nam, đề xuất giải pháp liên thông phù

hợp giữa hệ thống CA công cộng và hệ

thống CA chuyên dùng chính phủ. Kết

quả của đề tài cũng là căn cứ tốt để Bộ

Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối

hợp với các bên liên quan để thực hiện

liên thông giữa hai hệ thống trong thời

gian tới.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0218/KQNC

A1-18-NSCL. Nghiên cứu, xây dựng

bộ tiêu chuẩn “Giao diện chung mở

rộng cho khối truy nhập có điều kiện

dùng trong truyền hình kỹ thuật số

mặt đất”; và “Quảng bá hình ảnh số

(DVB) - Hướng dẫn thực thi các ứng

dụng Pha 1 DVB-IPTV - Phần 1: Các

chức năng IPTV lõi”/ TS.Trần Thiện

Chính - Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu

điện, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá nhu cầu xây dựng các tiêu

chuẩn Việt Nam, tình hình tiêu chuẩn

hóa trên thế giới và trong nước về giao

diện chung mở rộng cho khối truy

nhập có điều kiện dùng trong truyền

hình kỹ thuật số và hướng dẫn thực thi

các ứng dụng DVB-IPTV. Nghiên cứu

các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật liên

quan đến CI PLUS và chuẩn hóa các

tiêu chuẩn về giao diện chung mở rộng

cho khối truy nhập có điều kiện dùng

trong truyền hình kỹ thuật số. Nghiên

cứu các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật

liên quan đến DVB-IPTV và chuẩn hóa

các tiêu chuẩn về hướng dẫn thực thi

các ứng dụng DVB-IPTV. Xây dựng dự

thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về

“Giao diện chung mở rộng cho khối

truy nhập có điều kiện dùng trong

truyền hình kỹ thuật số". Xây dựng dự

thảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về

“Quảng bá hình ảnh số (DVB) - Hướng

dẫn thực thi các ứng dụng Pha 1 DVB-

IPTV - Phần 1: Các chức năng IPTV

lõi". Nghiên cứu các vấn đề về đánh giá

sự phù hợp, triển khai tương ứng với

các tiêu chuẩn quản lý.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-295/KQNC

Chương trình 2075. Thông tin truyền

thông về nhu cầu và kết nối chuyển

giao công nghệ cho doanh nghiệp

trên Đài truyền hình VTC và Báo

điện tử VTC News/ ThS. Nguyễn Thị

Mai Lan - Đài truyền hình Kỹ thuật số

VTC, (Đề tài cấp Quốc gia)

Tạo kênh thông tin xã hội hiệu quả

cung cấp thông tin cho các nhà quản lý,

nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà khoa

học, người dân ... nhằm giúp cộng đồng

hiểu được tầm quan trọng của truyền

thông vè nhu cầu và kết nối chuyển

giao công nghệ cho doanh nghiệp, cũng

như thương mại hóa kết quả nghiên cứu

khoa học, đưa sản phẩm khoa học ứng

dụng vào thực tiễn đời sống, tại ra giá

trị gia tăng nâng cao đời sống con

người. Thúc đẩy chuyển giao công

nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt

Nam thông qua kết nối cung - cầu trên

thị trường khoa học và công nghệ.

Số hồ sơ lưu: 2019-11-586/KQNC

ĐT.050/18. Nghiên cứu về các công

nghệ sản xuất tem bưu chính và đề

xuất khả năng áp dụng tại Việt Nam/

CN. Phạm Ngọc Sơn - Vụ Bưu chính,

(Đề tài cấp Bộ)

Với xu thế phát triển và nhu cầu ngày

càng cao của người sử dụng dịch vụ

bưu chính và người chơi tem, nhiều

quốc gia trên thế giới với trình độ khoa

học, kĩ thuật tiên tiến về công nghệ sản

xuất tem bưu chính với nhiều phương

Page 62: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

61

pháp hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học

để không ngừng nâng cao chất lượng,

đa dạng hóa tem bưu chính nhằm đáp

ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao

của người sử dụng và người chơi tem,

sưu tập tem nhóm tác giả đã tiến hành

phân tích, đánh giá thực trạng công

nghệ sản xuất tem bưu chính của Việt

Nam hiện nay. Nghiên cứu công nghệ

sản xuất của một số nước trên thế giới.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp công

nghệ phù hợp với điều kiện thực tế ở

Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất tem

bao gồm thiết kế, in, đục răng và đóng

gói.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0017/KQNC

KQ010912. Nghiên cứu định hướng

phát triển bưu chính Việt Nam theo

Chiến lược phát triển bưu chính của

UPU đến năm 2020/ ThS. Tăng Văn

Tuấn - Vụ Bưu chính, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực

hiện chiến lược bưu chính Doha 2013-

2016. Nghiên cứu, rà soát nội dung của

chiến lược bưu chính Istanbul 2017 -

2020 đó là các vấn đề chung về chiến

lược bưu chính Istanbul (IWPS) và

phân tích bối cảnh và định hướng chiến

lược bưu chính toàn cầu nhằm nâng cao

khả năng hợp tác khai thác hạ tầng

mạng lưới, đảm bảo sản phẩm bền

vững, hiện đại thúc đẩy vận hành theo

thị trường và đặc thù lĩnh vực. Tiến

hành triển khai, giám sát và đánh giá

việc thực hiện chiến lược IWPS. Định

hướng phát triển bưu chính Việt Nam

theo Chiến lược phát triển bưu chính

của UPU đến năm 2020.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0018/KQNC

599. Khoa học xã hội khác

CT2017-01-01. Đánh giá tác động của

hội nhập quốc tế đến lao động-việc

làm/ TS. Đào Quang Vinh - Viện Khoa

học Lao động và Xã hội, (Đề tài cấp

Bộ)

Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về

đánh giá tác động của việc gia nhập các

hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

đến lĩnh vực lao động việc làm. Lựa

chọn và luận giải phương pháp đánh giá

tác động của việc gia nhập các hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới đến

lĩnh vực lao động việc làm ở Việt Nam.

Đánh giá mức độ tác động cụ thể của

việc tham gia các hiệp định thương mại

tự do thế hệ mới đến lĩnh vực lao động

việc làm đến năm 2020 và 2025.

Khuyến nghị các giải pháp chính sách

về lao động việc làm nhằm tận dụng

các cơ hội và hạn chế rủi ro do việc

Việt Nam tham gia các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0088/KQNC

01/15-ĐTĐL.XH-XHTN. Những sai

lệch xã hội trong thanh niên - Thực

trạng và giải pháp/ TS. Đỗ Ngọc Hà -

Viện Nghiên cứu Thanh niên, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Cơ sở lí luận nghiên cứu sai lệch xã hội

trong thanh niên hiện nay và ảnh hưởng

của sai lệch xã hội đến nhận thức, tư

tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên.

Trọng tâm là xây dựng quan điểm, cách

tiếp cận, phân loại, xác định các dạng

sai lệch xã hội phổ biến trong thanh

niên hiện nay và tác động của nó đến tư

tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên.

Làm rõ quan điểm, chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục,

bồi dưỡng, phát triển thế hệ trẻ Việt

Nam; những vấn đề đặt ra về đổi mới

nội dung, phương thức quản lý, tổ chức

và hoạt động định hướng, giáo dục về

tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh

niên trong giai đoạn hiện nay. Nghiên

cứu kinh nghiệm của nước ngoài, nhất

là các nước phát triển và những nước

Page 63: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

62

có điều kiện địa lý, văn hóa gần với

Việt Nam trong chính sách phát triển

thanh niên, công tác quản lý, định

hướng, giáo dục thanh niên; phân tích

những kinh nghiệm có thể vận dụng,

học tập đối với Việt Nam trong thời

gian tới. Làm rõ những đặc điểm cơ

bản của thanh niên Việt Nam trên các

khía cạnh về dân số; trình độ học vấn,

chuyên môn; lao động, việc làm; quan

niệm, định hướng giá trị; văn hóa, giải

trí; nhu cầu và nguyện vọng của thanh

niên. Đánh giá thực trạng biểu hiện sai

lệch xã hội trong thanh niên hiện nay và

tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối

sống của thanh niên; phân tích những

yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện sai lệch

xã hội trong thanh niên. Đề xuất quan

điểm, giải pháp nhằm phòng ngừa và

giải quyết hiện tượng sai lệch trong

thanh niên hiện nay, trong đó chú trọng

đến công tác định hướng giá trị, giáo

dục chuẩn mực, đạo đức. Các giải pháp

chính sách và thực tiễn nhằm nâng cao

vai trò quản lý, tổ chức hoạt động của

Đoàn, Hội trong việc định hướng, xây

dựng lối sống, chuẩn mực cho thanh

niên trong bối cảnh HĐH và HNQT

hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-70-0100/KQNC

6. Khoa học nhân văn

60101. Lịch sử Việt Nam

KQ015936. Nghiên cứu tư liệu Hán

Nôm về biên giới phía Bắc Việt Nam/

PGS.TS. Đinh Khắc Thuân - Viện

Nghiên cứu Hán Nôm, (Đề tài cấp Bộ)

Sưu tập và hệ thống hóa tư liệu Hán

Nôm liên quan đến biên giới nước ta,

mà trước hết là ở phía Bắc Việt Nam.

Tiến hành nghiên cứu văn bản, trích lục

tài liệu gốc, phiên dịch chú thích tư liệu

và văn kiện Hán Nôm tiêu biểu. Xác

định mức độ xác đáng, tính chất pháp

lý của một số văn kiện tiêu biểu phục

vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biên

giới, lãnh thổ nước ta hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-618/KQNC

60102. Lịch sử thế giới; Lịch sử từng

nước, từng vùng; từng khu vực

KQ014905. Tổng kết 30 năm nghiên

cứu về nhà nước và gợi mở hướng

nghiên cứu đến năm 2030/ PGS.TS.

Vũ Thư - Viện Nhà nước và Pháp luật,

(Đề tài cấp Bộ)

Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hóa tư tưởng trong nước và quốc tế tác

động đến tình hình nghiên cứu nhà

nước 30 năm qua. Tổng quan thành tựu

và hạn chế trong nghiên cứu về nhà

nước 30 năm qua và cách tiếp cận,

phương pháp nghiên cứu. Đánh giá

chung kết quả nghiên cứu về nhà nước

30 năm qua và gợi mở nghiên cứu đến

năm 2030.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-486/KQNC

60205. Nghiên cứu văn học Việt Nam,

văn học các dân tộc ít người của Việt

Nam

KQ014015. Văn học cung đình Việt

Nam thời trung đại: Diện mạo và đặc

điểm/ TS. Nguyễn Mạnh Hoàng - Viện

Thông tin Khoa học xã hội, (Đề tài cấp

Bộ)

Tổng hợp và phân tích thông tin tư liệu

nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát

về văn học cung đình Việt Nam thời

trung đại. Lược thuật các thành tựu

nghiên cứu về văn học cung đình và

văn học cung đình Việt Nam thời trung

đại. Thống kê và phân loại tư liệu sáng

tác văn học của vua chúa, hoàng thân,

hoàng hậu, cung nữ… trong cung đình;

từ đó tái hiện diện mạo văn học cung

đình Việt Nam thời trung đại. Sơ bộ

nhận diện một số đặc điểm của văn học

cung đình Việt Nam thời trung đại.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-380/KQNC

Page 64: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

63

KQ015053. Nghiên cứu văn học từ

góc nhìn văn hóa (Lí thuyết và thực

tiễn văn học Việt Nam đương đại)/

PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh - Viện Văn

học, (Đề tài cấp Bộ)

Khái niệm, những đặc tính của văn hóa

và văn học trong văn hóa. Phân tích về

văn hóa học trong các tác phẩm văn

học. Một số lý thuyết và phương pháp

hiện đại nghiên cứu văn học từ văn hóa

học. Chủ thể sáng tạo và chủ thể hưởng

thụ trong không gian văn hóa đương

đại. Tiếp cận tác phẩm văn học đương

đại từ góc nhìn văn hóa và tiếp cận các

xu hướng văn học từ góc nhìn văn hóa.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-497/KQNC

60207. Lý luận văn hoá; Nghiên cứu

văn hoá nói chung

KQ012859. Văn hoá gia đình với việc

giáo dục nhân cách con người Việt

Nam hiện nay/ PGS.TS. Đỗ Ngọc Anh

- Trường Đại học Văn hoá TP.Hồ Chí

Minh, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn về gia đình và văn hóa gia

đình Việt Nam, xác định hệ thống giá

trị, các thành tố của văn hóa gia đình.

Đồng thời làm rõ các quan điểm về

nhân cách, cấu trúc của nhân cách, các

yếu tố tác động đến quá trình hình

thành và phát triển nhân cách con người

Việt Nam. Nghiên cứu để xác định rõ

gia đình là môi trường tác động trực

tiếp đến quá trình hình thành nhân cách.

Từ đó, nghiên cứu vai trò của văn hóa

gia đình đối với sự hình thành và nuôi

dưỡng giáo dục nhân cách con người

Việt Nam. Đánh giá thực trạng sự tác

động của văn hoá gia đình với việc giáo

dục nhân cách con người Việt Nam

hiện nay. Xác định thực trạng, nguyên

nhân của hiện tượng xuống cấp, suy

thoái về đạo đức, lối sống, thể hiện sự

khủng hoảng về nhân cách trong xã

hội. Đề xuất một số giải pháp phát huy

vai trò của văn hóa gia đình trong giáo

dục nhân cách vì mục tiêu xây dựng

môi trường văn hoá lành mạnh, đảm

bảo cho sự phát triển của cá nhân và sự

ổn định của xã hội. Từ kết quả nghiên

cứu sẽ có một số đề xuất, khuyến nghị

đối với các cơ quan Nhà nước nhằm

phát huy vai trò của văn hoá gia đình

đối với giáo dục nhân cách con người

Việt Nam hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0197/KQNC

60208. Nghiên cứu văn hóa Việt

Nam, văn hoá các dân tộc ít người

Việt Nam

KQ015656. Đàn đá Việt Nam - phát

hiện, nghiên cứu và nhận thức/

PGS.TS. Nguyễn Giang Hải - Viện

Khảo cổ học, (Đề tài cấp Bộ)

Xác lâp bản đồ phân bố đan đa được

phát hiện ở Việt Nam . Hệ thống hoa tư

liệu về đan đá phát hiện trong không

gian nghiên cưu của đề tài (Nam Tây

nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung

Bộ). Xác lâp quy trình chế tac đan đa .

Kết hợp giữa nghiên cưu kỹ thuât chế

tác và phân tích tần số âm thanh để

phân định truyền thống phát triển của

những nhóm đan đa va xac định giá trị

lịch sử - văn hoa.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-570/KQNC

KQ015716. Nghiên cứu các di tích

văn hóa Hoa Bình và văn hóa Bắc

Sơn qua các tài liệu khảo cổ học được

phát hiện từ năm 2000-2015 ở miền

núi Đông Bắc Việt Nam./ PGS.TS.

Trình Năng Chung - Viện Khảo cổ học,

(Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu phát hiện,

khai quật và nghiên cứu khảo cổ học

văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn ở

miền núi Đông Bắc từ năm 2000 đến

nay. Làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa

Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn và

khuynh hướng phát triển văn hóa tiền

Page 65: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

64

sử khu vực thông qua kết quả nghiên

cứu mối quan hệ giữa văn hóa Hòa

Bình, văn hóa Bắc Sơn với các văn hóa

trước và sau nó tại khu vực miền núi

Đông Bắc. Nghiên cứu vị trí và mối

quan hệ giữa các văn hóa tiền sử ở khu

vực này với văn hóa tiền sử khu vực

liền kề, đặc biệt với Nam Trung Quốc.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-583/KQNC

KQ015723. Phụ nữ tân văn trong bối

cảnh văn hóa đầu thế kỷ XX/ TS.

Phạm Thị Thu Hương - Viện Văn học,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu bối cảnh văn hóa những

năm đầu thế kỷ XX trên các phương

diện chính, chỉ ra và phân tích những

yếu tố tác động đến sự ra đời, phát triển

và kết thúc của tờ Phụ nữ Tân văn.

Dựng lại diện mạo và nêu khái quát

những đặc điểm về nội dung và nghệ

thuật của tờ báo. Nghiên cứu các thể

loại văn học trên Phụ nữ Tân văn trong

bối cảnh văn hóa những năm đầu thế kỷ

XX và những tương tác với đời sống

văn hóa đương thời của tờ Phụ nữ Tân

văn.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-584/KQNC

KQ010872. Nghiên cứu các giải pháp

phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở

các di tích quốc gia đặc biệt trên địa

bàn thành phố Hà Nội/ TS. Nguyễn

Sỹ Toản - Trường Đại học Văn hoá Hà

Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan hệ thống di sản

Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc

biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ

và phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại

các di tích quốc gia đặc biệt trên địa

bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá ưu

điểm và hạn chế công tác bảo vệ, phát

huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di

tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành

phố Hà Nội. Kiến nghị, đề xuất giải

pháp bảo vệ phát huy giá trị di sản Hán

Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên

địa bàn thành phố Hà Nội.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0019/KQNC

603. Triết học, đạo đức học và tôn

giáo

QG.17.54. Nghiên cứu triết học sinh

thái và ứng dụng trong phát triển xã

hội ở Việt Nam hiện nay/ PGS.TS.

Phạm Công Nhất - Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, (Đề tài

cấp Bộ)

Phân tích làm rõ về mặt lý luận quan

niệm chung và đặc điểm của triết học

sinh thái trong hệ thống các khoa học

triết học nói chung hiện nay. Phân tích

một số nội dung và các khuynh hướng

phát triển cơ bản của triết học sinh thái

hiện nay. Mô tả khái quát mô hình phát

triển xã hội Việt Nam (cách thức phát

triển và các nội dung biểu hiện cơ bản)

theo nguyên lý phát triển của triết học

sinh thái. Đề xuất một số giải pháp và

khuyến nghị về chính sách để thực hiện

mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam

theo các nguyên lý phát triển của triết

học sinh thái.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0104/KQNC

60302. Lịch sử và triết học của khoa

học và công nghệ

10.17/HĐ-KHCN/SXTDBV. Xây

dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh

giá và cấp chứng nhận hệ thống phân

phối bán lẻ xanh/ TS. Phạm Nguyên

Minh - Viện Nghiên cứu Chiến lược,

Chính sách Công Thương, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và

thực tiễn về xây dựng hệ thống tiêu

chí, chỉ tiêu đánh giá hệ thống phân

phối bán lẻ xanh; các quy định về quy

trình, thủ tục cấp chứng nhận cho hệ

thống phân phối bán lẻ xanh. Điều tra,

Page 66: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

65

khảo sát đánh giá thực trạng và khả

năng đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu của

hệ thống phân phối bán lẻ xanh đối với

các loại hình phân phối bán lẻ như

trung tâm thương mại, siêuthị... Xây

dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh

giá và quy định về cấp chứng nhận cho

hệ thống phân phối bán lẻ xanh. Nghiên

cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ

thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và cấp

chứng nhận cho hệ thống phân phối bán

lẻ xanh. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc

tế trong việc xây dựng hệ thống tiêu

chí, chỉ tiêu đánh giá và cấp chứng

nhận cho hệ thống phân phối bán lẻ

xanh. Đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu

đánh giá hệ thống phân phối bán lẻ

xanh và các quy định về quy trình, thủ

tục cấp chứng nhận cho hệ thống phân

phối bán lẻ xanh tại Việt Nam. Điều tra,

đánh giá thực trạng và khả năng đáp

ứng các tiêu chí, chỉ tiêu của hệ thống

phân phối bán lẻ xanh tại Việt Nam. Đề

xuất mô hìnhvà các giải pháptổ chức

thực hiện đánh giá, cấp chứng nhận hệ

thống phân phối bán lẻ xanh tại Việt

Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0301/KQNC

ĐT. 036/18. Nghiên cứu đánh giá

mức độ sẵn sàng với cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực

ICT/ TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến -

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn

thông, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu về một số mô hình quốc tế

về đánh giá mức độ sẵn sàng đối với

cách mạng công nghiệp 4.0 và nghiên

cứu các mô hình đánh giá mức độ sẵn

sàng đối với cách mạng công nghiệp

4.0 dưới góc độ kinh tế. Với kết quả

thực hiện tổng quan nghiên cứu, hướng

tới mục tiêu nghiên cứu, đánh giá mức

độ sẵn sàng của một số ngành, đặc biệt

là của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

ICT của Việt Nam đối với cách mạng

công nghiệp 4.0. Trên cơ sở đó, đề xuất

một số hướng giải pháp nhằm thúc đẩy

sự sẵn sàng của lĩnh vực ICT của Việt

Nam đối với cách mạng công nghiệp

4.0.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0002/KQNC

60303. Đạo đức học

KQ013312. Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp phát huy vai tro của hương

ước, quy ước đối với xây dựng đạo

đức, lối sống trong giai đoạn hiện

nay/ TS. Trịnh Thị Thủy - Cục Văn hóa

cơ sở, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan các vấn đề về cơ sở lý luận

về hương ước, quy ước với xây dựng

đạo đức, lối sống hiện nay; tình hình

triển khai, thực hiện hương ước, quy

ước ở nước ta trong thời gian qua. Vai

trò của hương ước, quy ước với xây

dựng đạo đức, lối sống các thôn, làng,

ấp, bản ở nước ta trong thời gian qua.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát

huy vai trò của hương ước, quy ước đối

với xây dựng đạo đức, lối sống ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0225/KQNC

60305. Nghiên cứu tôn giáo

KQ014195. Xung đột tộc người, tôn

giáo ở một số quốc gia trên thế giới

trong những năm gần đây/ PGS. TS.

Lê Hải Đăng - Viện Thông tin Khoa

học xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Thông tin về diễn biến xung đột tộc

người, tôn giáo ở Trung Đông - Bắc

Phi, Đông Nam Á, một số quốc gia trên

thế giới trong những năm gần đây;

Nguyên nhân và những ảnh hưởng tác

động của các xung đột này đối với các

quốc gia có xung đột; Giải pháp ứng

phó của các quốc gia đối với vấn đề

giải quyết xung đột tộc người, tôn giáo

từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-0404/KQNC

Page 67: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

66

KQ011103. Nghiên cứu phân loại linh

vật Việt trong các di tích tôn giáo -

tín ngưỡng xếp hạng quốc gia trên

địa bàn thành phố Hà Nội/ PGS.TS.

Nguyễn Văn Tiến - Trường Đại học

Văn hoá Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu 1.137 di tích là di tích tôn

giáo- tín ngưỡng được xếp hạng là di

tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố

Hà Nội, xác định số di tích có và không

có linh vật Việt cũng như tổng số linh

vật Việt có tại các di tích. Tiến hành

phân loại linh vật Việt ở các di tích tôn

giáo tín ngưỡng trên địa bàn thành phố

Hà Nội thành 26 loại theo tên gọi, đồng

thời cũng rút ra nhận xét bước đầu về

sự khác nhau trong phân bố và cơ cấu

linh vật theo loại hình di tích, cũng như

giá trị nghệ thuật, mỹ thuật, lịch sử của

linh vật Việt có tại di tích. Bước đầu

xác định niên đại cho các linh vật, đo

kích thước, chụp ảnh linh vật và vị trí

bài trí linh vật và cho vào đĩa CD, DVD

để lưu trữ cho từng linh vật. Ngoài ra

đề tài còn xác định vị trí đặt linh vật ở

các di tích tôn giáo-tín ngưỡng trên địa

bàn thành phố Hà Nội, xác định linh vật

lạ mà cụ thể là linh vật sư tử là những

tượng thú được tạo tác theo nhiều

phong cách với những mẫu sư tử khác

nhau: mẫu sư tử châu Âu, sư tử Khơ

me, sư tử Trung Quốc, sư tử Hoa

Nam…. Đưa ra một số biện pháp bảo

vệ linh vật và một số biện pháp nhằm

phát huy giá trị của linh vật Việt trong

tình hình hiện nay và kiến nghị với các

cấp lãnh đạo và quản lý cấp trên nhằm

nâng cao hơn nữa và phát huy giá trị

linh vật và đề xuất một vài biện pháp

khi tiếp nhận linh vật ở các di tích.

Số hồ sơ lưu: 2019-98-0020/KQNC

Page 68: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

67

Phụ lục: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN

1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và

công nghệ đặc biệt , nhiêm khoa hoc va công nghê cấp quốc gia , cấp bộ, câp cơ sơ sử

dụng ngân sách nhà nước thuôc pham vi quan ly cua Bô Khoa hoc va Công nghê va

nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và

công nghệ cấp Trung ương, cấp bộ tài trợ.

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không có nhu cầu đăng ký

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp trước khi nghiệm thu chính thức

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu

chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt , cấp

quốc gia, cấp bộ , nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà

nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ va nhiệm vụ khoa học và

công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung

ương, cấp bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại

thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp sau khi nghiệm thu chính thức

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày được nghiệm thu chính thức,

tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, cấp quốc gia, cấp

bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa

học và Công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung ương, cấp

bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại thuộc Bộ

Khoa học và Công nghệ.

Bước 2:

có trách nhiệm kiểm tra , xác nhận tính đầy đủ và hơp lệ của hồ sơ va ghi vao giây biên

nhân hô sơ đăng ky kêt qua thưc hiên nhiêm vu khoa hoc va công nghê. Trường hợp

hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, có

trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ

khoa học và công nghệ yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày

nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực

hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công

nghệ.

3. Cách thức thực hiện: thực hiện một trong các cách sau:

Page 69: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

68

- Đăng ký trực tuyến tại trang thông tin điện tử: http://dangkykqnv.vista.gov.vn/;

- Nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa

học và công nghệ quốc gia;

- Gửi bảo đảm theo đường bưu chính về Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN,

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

- 01 Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân

sách nhà nước (Phiếu đăng ký đóng dấu giáp lai nếu 2 tờ, để rời - không đóng vào báo

cáo tổng hợp).

- 01 bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (đã chỉnh sửa, hoàn thiện

sau khi nghiệm thu chính thức), báo cáo mạ chữ vàng, gáy vuông có in tên chủ nhiệm

nhiệm vụ và tên cơ quan chủ trì), trên trang bìa lót bên trong có xác nhận của tổ chức

chủ trì nhiệm vụ về việc đã hoàn thiện kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi nghiệm thu

chính thức.

- 01 CD/DVD bao gồm: 01 bản điện tử Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ

thể hiện đúng với bản giấy (file hoàn chỉnh, không tách riêng bìa báo cáo, chương,

mục,…); 01 bản điện tử Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; 01 bản điện tử

phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, sách chuyên khảo, bài

tạp chí... tài liệu đa phương tiện, phần mềm (nếu có). Bản điện tử phải sử dụng định

dạng Portable Document (.pdf) và phải sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Time

New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001), được ghi trên đĩa quang

và không đặt mật khẩu.

- 01 bản sao Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ

khoa học và công nghệ;

- 01 văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc xếp thứ tự tên trong

danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).

- 01 Bản sao đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) kèm theo bản

chính để đối chiếu khi giao nộp.

- 01 Phiếu mô tả công nghệ (theo mẫu) đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà

sản phẩm bao gồm quy trình công nghệ sản xuất.

5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngay nhận đủ hồ sơ hợp lệ .

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và

công nghệ.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia.

Page 70: SỐ 9 2019 - vista.gov.vn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 9-2019

69

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực

hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

9. Lệ phí: Không.

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách

nhà nước (theo mẫu);

- Phiếu mô tả công nghệ (nếu có);

- Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

11. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin

khoa học và công nghệ;

- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và

Công nghệ Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm

vụ khoa học và công nghệ.

13. Thời gian và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Thời gian: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày Lễ, Tết)

Sáng: từ 8h30 đến 11h30; Chiều: từ 13h30 đến 16h30

Địa chỉ: Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa học và

công nghệ quốc gia

Phòng 308, tầng 3, 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 3934.9116; Fax: (024) 39349127;

Email: [email protected]/ [email protected];