9
Sdng khu dtrsinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Vit Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown 1 SDNG KHU DTRSINH QUYN NHƯ MỘT CÔNG CỤ QUY HOCH VÀ QUẢN LÝ TNG HP: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI KIÊN GIANG, VIỆT NAM Chu Văn Cường 1 Sharon Brown 2 1 Đại hc Queensland, St Lucia, Brisbane;QLD 4072 2 Tchức Phát triển Quc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ), Tng 6, s49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Vit Nam Được thành lập vào năm 2006, Khu dự trsinh quyn (DTSQ) Kiên Giang chứa đựng các hệ sinh thái rừng điển hình và mức độ đa dạng sinh hc cao. Một thách thức đặt ra cho các nhà quản lý Khu DTSQ là làm thế nào để cân bằng được giữa phát triển kinh tế vi bo tn. 80% diện tích đất ca Khu DTSQ có độ cao dưới một mét so với mực nước biển và do đó phải đối mt vi mối đe doạ tbiến đổi khí hậu, chyếu là mực nước biển dâng và tác động của các trận bão. Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đã thành lập Ban Quản Lý (BQL) Khu DTSQ vi nhim vtham mưu cho lãnh đạo tnh làm thế nào để gii quyết các vấn đề phc tạp thông qua sử dụng các quyến định quản lý tổng hp, liên ngành. Quy hoạch tng hợp là một khái niệm mới và được Chính phủ Vit Nam khuyến khích sử dụng công cụ này. Một chương trình tăng cường năng lực toàn diện cho cán bộ chcht ca BQL Khu DTSQ đang được trin khai thc hiện trong vòng 4 năm qua, với shtrkthut của “Dự án Bảo tồn và Phát trin Khu DTSQ tỉnh Kiên Giang”, dự án do AusAID tài trợ và GIZ triển khai thc hin. Chương trình này đã triển khai thc hin mt sphương pháp tiếp cn mới và đổi mới, các phương pháp tiếp cn này được xây dựng thông qua một quá trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan tại Khu DTSQ Kiên Giang. Các phương pháp tiếp cận đổi mới này gồm: (1) Kế hoch Quản lý Tổng hợp Vùng ven bin Cp tỉnh để Thích ứng và Giảm nhBiến đổi Khí hậu; và (2) Kế hoch Quản lý Hài hoà, Tăng cường Công tác Bảo vMôi trường để Bo tồn và Phát huy các Giá trị Duy nht vVăn Hoá và Lịch scủa đầm Đông Hồ. Tkhoá: Vit Nam, Quản lý Khu DTSQ, Liên ngành

S DỤNG KHU DỰ TRỮ SINH QUY N NHƯ MỘT CÔNG CỤ · biển Cấp tỉnh để Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu; và (2) Kế hoạch Quản lý Hài

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

1

SỬ DỤNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN NHƯ MỘT CÔNG CỤ

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP: NGHIÊN CỨU ĐIỂM

TẠI KIÊN GIANG, VIỆT NAM

Chu Văn Cường1 và Sharon Brown

2

1Đại học Queensland, St Lucia, Brisbane;QLD 4072

2Tổ chức Phát triển Quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ),

Tầng 6, số 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Được thành lập vào năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang chứa đựng các hệ sinh

thái rừng điển hình và mức độ đa dạng sinh học cao. Một thách thức đặt ra cho các nhà quản lý Khu

DTSQ là làm thế nào để cân bằng được giữa phát triển kinh tế với bảo tồn. 80% diện tích đất của

Khu DTSQ có độ cao dưới một mét so với mực nước biển và do đó phải đối mặt với mối đe doạ từ

biến đổi khí hậu, chủ yếu là mực nước biển dâng và tác động của các trận bão. Uỷ Ban Nhân Dân

(UBND) tỉnh đã thành lập Ban Quản Lý (BQL) Khu DTSQ với nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh

làm thế nào để giải quyết các vấn đề phức tạp thông qua sử dụng các quyến định quản lý tổng hợp,

liên ngành. Quy hoạch tổng hợp là một khái niệm mới và được Chính phủ Việt Nam khuyến khích sử

dụng công cụ này.

Một chương trình tăng cường năng lực toàn diện cho cán bộ chủ chốt của BQL Khu DTSQ đang

được triển khai thực hiện trong vòng 4 năm qua, với sự hỗ trợ kỹ thuật của “Dự án Bảo tồn và Phát

triển Khu DTSQ tỉnh Kiên Giang”, dự án do AusAID tài trợ và GIZ triển khai thực hiện. Chương trình

này đã triển khai thực hiện một số phương pháp tiếp cận mới và đổi mới, các phương pháp tiếp cận

này được xây dựng thông qua một quá trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan tại Khu DTSQ

Kiên Giang. Các phương pháp tiếp cận đổi mới này gồm: (1) Kế hoạch Quản lý Tổng hợp Vùng ven

biển Cấp tỉnh để Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu; và (2) Kế hoạch Quản lý Hài hoà, Tăng

cường Công tác Bảo vệ Môi trường để Bảo tồn và Phát huy các Giá trị Duy nhất về Văn Hoá và Lịch

sử của đầm Đông Hồ.

Từ khoá: Việt Nam, Quản lý Khu DTSQ, Liên ngành

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

2

1. Phần giới thiệu

Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm về phía tây của đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang

có vị trí địa lý trải dài từ 90 23’50’’ đến 100 32’30’’ độ vĩ bắc và 1040 40’00’’ đến 1050 32’40’’

độ kinh đông. Kiên Giang có chung đường biên giới với Cam-Pu-Chia về phía bắc, tiếp giáp

với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang về phía đông và đông nam, tiếp giáp với Cà

Mau về phía nam và Vịnh Thái Lan về phía tây nam.

Khu DTSQ Kiên Giang được thành lập vào năm 2006 và bao gồm đường bờ biển dài 200

km, khu vực biển liền kề của tỉnh Kiên Giang và hai vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú

Quốc. Khu DTSQ có diện tích 1.118.105 ha trên địa phận tỉnh Kiên Giang, với diện tích vùng

lõi là 36.935 ha, vùng đệm là 172.578 ha và vùng chuyển tiếp là 978.591 ha. Khu DTSQ có

nhiệm vụ bảo tồn 22 sinh cảnh trong các khu rừng mưa nhiệt đới, rừng núi đá và đá vôi,

rừng than bùn, rừng tràm (M. cajuputi), rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô, đất ngập

nước ven biển, và đồng cỏ ngập nước theo mùa.

Hình 1. Khu DTSQ Kiên Giang

Khu DTSQ Kiên Giang có mức độ đa dạng sinh học phong phú với 1.500 loài thực vật có

mạch, 77 loài thú, 222 loài chim, 107 loài bò sát và lưỡng cư (UBND tỉnh Kiên Giang và

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

3

UNESCO Việt Nam, 2005). 20 loài được xác định có mức độ ưu tiên bảo tồn đặc biệt như

cây thiên tuế (Cycas litoralis); rái cá (Lutra sumatrana), mèo rừng (Felischaus ), mèo rừng

(Prionailurus viverrinus), cầy hương đốm (Viverra megaspila), vượn đông dương trắng

(Trachypithecus germaini), dơi (Pteropus lylei), dơi quạ (Pteropus vampyrus); sếu đầu đỏ

(Grus antigone), diệc Ấn Độ (Anhinga melanogaster), bồ nông (Leptoptilos javanicus), bồ

nông (Buceros bicornis); chăn (Python reticulatus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rùa

đầu vàng (Heosemys annandalii), rùa hộp Mã Lai (Cuora amboinensis), rùa ăn ốc sên

(Malayemys subtrijuga), ba ba châu Á (Amyda cartilaginea); rùa biển xanh (Chelonia

mydas); và đồi mồi biển (Eresmochelys imbricata).

Bốn kiểu rừng và quần thể thực vật được xác định có mức độ ưu tiên bảo tồn đặc

biệt.

Rừng thấp trên đồi át ở đảo Phú Quốc

Rừng ngập mặn gần như thuần loài cóc đỏ (Lumnitzera littoraea) tại cửa sông Rạch

Tràm trên đảo Phú Quốc. Loài cóc đỏ có thân rất lớn, cao 10 - 15 mét và có đường

kính từ 30 – 60 cm và có thể lên đến 1m. Loài cóc đỏ được liệt kê là loài dễ bị tổn

thương trong Sách Đỏ các Loài Nguy Cấp của Việt Nam.

Rừng tràm trên đất than bùn ở vườn quốc gia U Minh Thượng

Rừng ngập mặn ven biển.

Rặng san hô: 700 ha rặng san hô với 87 loài, trong số đó gần một nửa là quần thể

san hô cứng chiếm 24% diện tích san hô. Quần thể san hô chiếm đến 40% diện tích

đá ngầm. Bãi cỏ biển có diện tích 12.000 ha (10 loài) là sinh cảnh của một số loài rùa

biển và bò biển quý hiếm và nguy cấp. Đây không chỉ là những hệ sinh thái vô cùng

quan trọng đối với đa dạng sinh học mà còn quan trọng đối với du lịch sinh thái nhất

là trên đảo Phú Quốc.

2. Thách thức quản lý

Một thách thức chung đối với BQL Khu DTSQ là làm sao cân bằng được giữa phát

triển kinh tế bền vững với bảo vệ môi trường, nhất là bảo tồn đa dạng sinh học các

hệ sinh thái và loài đặc hữu.

Nhận thức yếu kém: Khái niệm khu DTSQ còn mới mẻ với cán bộ của tỉnh và cộng

đồng địa phương. Nhận thức về môi trường của cán bộ và người dân còn nhiều hạn

chế.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Các nghiên cứu do Uỷ Ban Sông Mê Kông

(2011), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2011) và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(Bộ TN&MT) thực hiện cho thấy Kiên Giang là một trong hai tỉnh tại đồng bằng sông

Cửu Long dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phần lớn

diện tích đất liền của tỉnh Kiên Giang là đồng bằng bằng phẳng với độ cao trung bình

0,6 – 1,5 m so với mực nước biển. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng lên 1m,

thì khoảng 75% diện tích đất liền của Kiên Giang sẽ ngập sâu trong nước vào năm

2100 (Bộ TN&MT, 2012). Hậu quả là, nhiều diện tích lớn đất canh tác, rừng tràm,

rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước theo mùa sẽ bị ảnh hưởng.

Thay đổi sử dụng đất: Quá trình phát triển hiện tại và các hoạt động sinh kế góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao cho các tỉnh đang gây ra hậu quả là nhiều

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

4

diện tích rừng bị chuyển đổi để phát triển hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Điều này

đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với các hệ sinh thái trên cạn và đất ngập nước.

Dân số cao: Một bộ phận dân số tương đối lớn (354.000 người) hiện đang sinh sống

trong khu DTSQ (UBND tỉnh Kiên Giang và UNESCO Việt Nam, 2005), và bộ phận

dân cư này sống phụ thuộc vào nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (cá, tôm, cua,

nghêu) và tài nguyên rừng. Thu nhập của người dân địa phương thấp và khai thác

lâm sản trái phép thường tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với tài nguyên và đa

dạng sinh học của khu DTSQ.

Thiếu quy hoạch tổng hợp: Việc quy hoạch và quản lý ngành theo phương pháp

truyền thống đã làm chia cắt và suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng,

nhất là các khu rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. Hậu quả là thảm thực vật trung

gian duy nhất ven biển có khả năng rất hạn chế trong chống chọi và giảm nhẹ tác

động ngày càng tăng của sóng bão và nước biển dâng.

Yếu kém trong thực thi luật pháp: mặc dù nhiều quy định pháp luật liên quan đã

được ban hành, tuy nhiên những quy định này lại không được thực thi một cách

nghiêm chỉnh. Chính điều này đã làm cho nhiều hoạt động phi pháp vẫn tiếp tục diễn

ra như buôn bán trái phép động vật hoang dã, cháy rừng, phá rừng, ô nhiễm môi

trường từ phát triển công nghiệp, các hoạt động du lịch, san lấp đất và đào kênh

mương để canh tác (Dang, 2009).

3. Ban quản lý khu dự trữ sinh

Ngày 21/6/2010, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra ban hành quyết định số 1335/QD-UBND thành

lập Ban Quản Lý Khu DTSQ và Ban Chỉ Đạo theo mô hình của dự án GIZ. Thành phần ban

quản lý gồm đại diện UBND tỉnh (làm trưởng ban quản lý), Sở Khoa học và Công nghệ

(KH&CN) làm phó trưởng ban thường trực, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

(KH&ĐT), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các vườn quốc gia, ban quản lý rừng phòng hộ,

lãnh đạo huyện, cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự.

Hệ thống quản lý này cho phép thực hiện xây dựng quy hoạch tổng hợp liên ngành thích

ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, nghiên

cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.

Thực tiễn cho thấy tham quan học tập và tham dự hội nghị, hội thảo là hai hoạt động hiệu

quả nhất góp phần nâng cao nhận thức cho lãnh đạo tỉnh về quản lý khu DTSQ. Sau khi

BQL khu DTSQ được thành lập và với sự hỗ trợ của dự án GIZ, một số chuyến tham quan

học tập đã được tổ chức như tham quan khu DTSQ Noosa (Australia); Vùng biển Wadden

và đảo Hallig thuộc khu DTSQ Schleswig-Holstein (CHLB Đức); Khu DTSQ Rannong (Thái

Lan); Khu DTSQ Cát Bà (Việt Nam). Các chuyến tham quan học tập đã tạo cơ hội cho lãnh

đạo tỉnh học hỏi kinh nghiệm từ các khu DTSQ khác và tạo thuận lợi để tạo lập mối quan hệ,

trao đổi và chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm quản lý giữa các khu DTSQ trong nước

và quốc tế. Những phương thức quản lý hiệu quả nhất học hỏi được qua các chuyến tham

quan học tập đều được báo cáo cho chủ tịch UBND tỉnh, khuyến nghị điều chỉnh cho phù

hợp và áp dụng tại khu DTSQ tỉnh Kiên Giang, ví dụ như: (1) Kinh nghiệm quản lý của khu

DTSQ Noosa trong việc phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu đưa sinh viên

trong nước và quốc tế đến học tập và nghiên cứu tại khu DTSQ; (2) sử dụng thương hiệu

của khu DTSQ để các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển xanh và góp phần bảo tồn đa dạng

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

5

sinh học như mô hình của khu DTSQ Cát Bà (Việt Nam).

BQL khu DTSQ Kiên Giang hiện nay đã có thể áp dụng phương pháp quy hoạch và quản lý

tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, nhất là tại các khu vực có mâu thuẫn và trùng lặp về vai trò

quản lý giữa nhiều cơ quan khác nhau, ví dụ như:

3.1. Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển

Kiên Giang có bờ biển dài 205 km và ước tính ít nhất một phần ba (33%) chiều dài bờ biển

hiện đang xảy ra sói lở nghiêm trọng (Duke, Wilson, Mackenzie, Nguyễn và Puller, 2010).

Bờ biển Kiên Giang hiện có trên 5.000 ha rừng ngập mặn phòng hộ, tạo nên một thảm thực

vật xanh mỏng có khả năng chịu mặn, có tác dụng phòng hộ và bảo vệ cho diện tích đất

canh tác quý giá, giảm thiệt hại do nước biển dâng và bão lốc. Hàng rào bảo vệ bờ biển này

hiện đang bị đe doạ bởi các hoạt động phát triển, khai thác cây rừng ngập mặn trái phép và

biến đổi khí hậu toàn cầu. Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý vùng ven biển

gồm:

Ngành lâm nghiệp có ban quản lý rừng phòng hộ (trực thuộc Sở NN&PTNT) chịu

trách nhiệm quản lý rừng ngập mặn

Ngành thuỷ sản (trực thuộc sở NN&PTNT) quản lý các hoạt động đánh bắt, khai thác

và nuôi trồng thuỷ sản

Ngành thuỷ lợi (trực thuộc sở NN&PTNT) quản lý hệ thống đê điều và tưới tiêu (kênh

mương nội đồng, cửa dẫn nước, đê kè)

Sở TN&MT quản lý vùng ven bờ và thềm lục địa.

Chính quyền địa phương quản lý sinh kế và phát triển kinh tế

Quản lý bền vững vùng ven biển trước mối đe doạ của biến đổi khí hậu không thể phó mặc

vào phương pháp quy hoạch và quản lý riêng của từng ngành. Phương pháp này tỏ ra kém

hiệu quả do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan. UBND tỉnh hiểu rõ nhu cầu cần

có một kế hoạch quản lý tổng hợp, đa ngành cho vùng ven biển phục vụ phát triển kinh tế xã

hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và đã đề nghị dự án GIZ hỗ trợ BQL khu DTSQ xây dựng

kế hoạch đó. Một kế hoạch có cơ sở khoa học và tham vấn rộng rãi với các bên liên quan

đã được hoàn thành. Kế hoạch quản lý này đã có những đóng góp cho hàng loạt các chính

sách của tỉnh và trung ương:

Nghị định 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên thiên

nhiên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Quyết định 172/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc

gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

Quyết định 158/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình

Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

Quyết định 405/KTN của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch quản lý và bảo

vệ rừng ngập mặn tại Việt Nam (giai đoạn 2008 – 2015).

Quyết định 667/QD-TTG năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

trình Củng cố và Nâng cấp tuyến đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

Quyết định 25/2011/QD-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang quy định về quản lý và

phát triển rừng ngập mặn tại tỉnh Kiên Giang và Kế hoạch Phục hồi Rừng ngập mặn

cấp tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

6

Các bước chính đã thực hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp

vùng ven biển tại khu DTSQ:

1- Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn và vùng ven biển thông qua phương pháp

đánh giá bờ biển bằng video do trường đại học Queensland xây dựng (Duke,

Wilson, Mackenzie, Nguyen, & Puller, 2010)

2- Dự thảo kế hoạch quản lý được hoàn thiện trên cơ sở đánh giá vùng ven biển kết

hợp với các báo cáo của Uỷ hội sông Mê Kông (MRC, 2010) và Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB, 2011). Bản kế hoạch này đã điều chỉnh cho phù hợp và sử dụng

cách tiếp cận chiến lược thích ứng với hiểm hoạ ven biển (tiêu chuẩn Australia/ tiêu

chuẩn New Zealand, 2009) và các nguyên tắc chủ đạo do chính quyền bang

Queensland, Australia xây dựng (Bộ Môi trường và Quản lý tài nguyên [DERM],

2012).

3- Một hội thảo tham vấn đã được tổ chức với sự chủ trì của giám đốc BQL khu

DTSQ (đồng thời là phó chủ tịch UBND tỉnh); thành viên BQL khu dự trữ sinh quyển

gồm (lãnh đạo các Sở KH&CN, NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, chi cục Kiểm lâm,

BQL rừng phòng hộ); Chi cục Thuỷ Lợi (Sở NN&PTNT), chi cục Biển và Hải đảo (Sở

TN&MT), hội Phụ nữ, hội Nông dân, lãnh đạo các huyện và xã ven biển, cán bộ dự

án GIZ. Hội thảo là cơ hội để các đại biểu tham dự thảo luận và chia sẻ thông tin với

những người ra quyết sách, cơ quan quy hoạch, chính quyền và người dân địa

phương.

4- Kế hoạch quản lý cuối cùng đã được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến kết luận

của hội thảo tham vấn. Kế hoạch đã được BQL khu DTSQ phê duyệt và trình lên

UBND tỉnh. UBND tỉnh đã trình kế hoạch lên các bộ ngành liên quan (Bộ NN&PTNT,

TN&MT, KH&ĐT, văn phòng thường trực chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi

khí hậu – SPRCC). Một số nhà tài trợ hiện đang trong quá trình thảo luận với UBND

tỉnh về các phương án tài trợ.

Hình 2. Quản lý tổng hợp vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu: Kế hoạch quản lý xói

lở, phục hồi rừng ngập mặn và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng ven biển tại tỉnh Kiên

Giang

Immediate attention required

Actions required in the near term

Actions required in the medium term

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

7

3.2. Quy hoạch tổng hợp bao tồn và phát triển đầm Đông Hồ

Đông Hồ là một đầm phá cửa sông có chiều dài theo hướng bắc nam khoảng 4,6 km và 3,5

km theo hướng đông tây (Chuan, 2011,Tuan và Chuan, 2011), gần thị trấn Hà Tiên, sát biên

giới Việt Nam – Cam-Pu-Chia. Đầm Đông Hồ có diện tích 1.384 ha trong đó có 903 diện tích

mặt nước, 250 ha thảm thực vật tự nhiên, bao gồm cả diện tich dừa nước (Nypa fruticans),

29 ha đất vườn và 171 ha nuôi trồng thuỷ sản (Huynh, 2011).

Hình 3. Tóm tắt các đầu vào chính và tác động ảnh hưởng đến đầm Đồng Hồ

(Nguồn: Johnstone, 2012)

Đầm Đông Hồ có vị trí và vai trò quan trọng đối với tỉnh Kiên Giang nhờ những đặc tính sinh

thái, giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hoá và kết nối kinh tế xã hội với cộng đồng địa phương tại

Việt Nam. Đầm Đông Hồ cung cấp cá, cua và nghêu cho cư dân địa phương và truyền cảm

hứng thông qua vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp này đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm thơ ca

và nghệ thuật. Tính bền vững của đầm Đông Hồ hiện đang đối mặt với một thách thức, bên

cạnh khả năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái mà thế hệ chúng ta đang sử dụng để duy trì

sinh kế, làm thế nào để đảm bảo khả năng cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội cho các thế

hệ tương lai của đầm Đông Hồ. Đầm Đông Hồ hiện đang trải qua quá trình suy thoái môi

trường về nhiều mặt do các hoạt động phát triển hạ tầng, tốc độ bồi lắng lòng hồ diễn ra

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

8

ngày càng nhanh, ô nhiễm nước hồ từ nguồn nước thải, khai thác tài nguyên quá mức và

mức độ tổn thương lớn trước tác động của nước biển dâng và thay đổi chế độ lũ.

Để đáp ứng được những mối quan ngại mới phát sinh đối với tương lai của đầm Đông Hồ,

UBND tỉnh với sự hỗ trợ của BQL khu DTSQ và dự án GIZ đã bắt đầu xây dựng một kế

hoạch hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn đầm Đông Hồ cũng như môi trường và

cảnh quan quanh hồ.

Đầu năm 2009, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp hợp với thị

trấn Hà Tiên điều phối và điều chỉnh quy hoạch đầm Đông Hồ. Đề án quy hoạch đầm Đông

Hồ sử dụng phương pháp quy hoạch ngành (phát triển thuỷ sản) đã không được UBND tỉnh

chấp thuận.

Năm 2011, theo đáp ứng đề nghị của UBND tỉnh và BQL khu DTSQ, dự án GIZ đã đồng ý

hỗ trợ xây dựng quy hoạch đầm Đông Hồ trong đó sử dụng phương pháp quy hoạch đa

ngành và hướng tới mục tiêu bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững, bao gồm bảo tồn các

giá trị văn hoá và lịch sử của đầm. Một hội thảo quốc tế đã được BQL khu DTSQ đứng ra tổ

chức với sự tham dự của trên 200 đại biểu trong nước và quốc tế, cán bộ chính phủ, lãnh

đạo tỉnh, đại diện doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Hội nghị tập trung thảo luận các

vấn đề quy hoạch và quản lý trong tương lai đối với đầm Đông Hồ. Kết luận cuối cùng của

hội nghị gồm: (1) Đầm Đông Hồ sẽ tiếp tục được duy trì quản lý như là một hồnước ngọt;

các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá, giáo dục và khoa học cũng như

nguồn lợi thuỷ sản của đàm sẽ được bảo tồn; (2) Quy hoạch đầm Đông Hồ sẽ đưa ra tầm

nhìn dài hạn trong đó cân bằng giữa bảo tồn và phát triển. Quy hoạch đầm sẽ được lồng

ghép với sự tham gia của nhiều ngành.

Một tài liệu với tiêu đề “Hướng dẫn quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ,

Việt Nam” được dự án GIZ xây dựng với sự tham vấn đầy đủ với BQL khu DTSQ. Tài liệu

hướng dẫn đã được BQL khu DTSQ phê duyệt vào năm 2012 và sẽ được sử dụng để định

hướng cho quá trình xây dựng quy hoạch và quản lý đầm Đông Hồ trong tương lai. Nguyên

tắc quy hoạch chủ đạo trong hướng dẫn gồm:

Tăng cường bảo vệ tối đa quần thể thực vật tái sinh và các quần thể thực vật khác

Phục hồi quần thể thực vật mà có tác dụng bảo vệ nguồn nước của đầm, cung cấp

dưỡng chất và ngăn chặn ô nhiễm trầm tích;

Giảm thiểu lượng trầm tích bồi lắng, dưỡng chất và các hoá chất độc hại gây ô nhiễm.

Duy trì chế độ thuỷ văn của đầm và hệ sinh thái thuỷ sinh liên quan.

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Tăng cường bảo vệ và tuyên truyền các giá trị tự nhiên và văn hoá của đầm Đông Hồ và

môi trường cảnh quan quanh đầm như là một đặc điểm văn hoá xã hội của cộng đồng

địa phương cũng như của tỉnh và của người Việt Nam.

4. Kết luận

Khu DTSQ chứng tỏ ra là một công cụ quan trọng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của tỉnh

Kiên Giang trong bối cảnh quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra nhanh chóng. Với

những hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực của dự án GIZ, trường đại học Queensland

và các tổ chức khác, các cơ quan chức năng của tỉnh đã có đủ năng lực quản lý khu DTSQ.

Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển hiện nay và quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát

triển đầm Đông Hồ chỉ là hai ví dụ về việc sử dụng khu DTSQ như là một công cụ quản lý

Sử dụng khu dự trữ sinh quyển như một công cụ quy hoạch và quản lý tổng hợp: Nghiên cứu điểm tại Kiên Giang, Việt Nam Chu Văn Cường và Sharon Brown

9

liên ngành để khắc phụ những hạn chế của phương pháp quy hoạch ngành trong quản lý và

sử dụng bền vững tài nguyên. Điều này đưa ra một bài học kinh nghiệm tốt cho các khu

DTSQ khác.

5. Tài liệu tham khảo

ADB. (2011). Nghiên cứu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông

Cửu Long – Phần A của báo cáo cuối cùng: Nghiên cứu đánh giá tính tổn thương và

rủi ro của biến đổi khí hậu tại các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, Việt Nam.

Chuan, T.M. (2011). Đặc điểm tự nhiên và môi trường của đầm Đông Hồ - Hà Tiên, tỉnh

Kiên Giang. Báo cáo trình bày tại Hội thảo quốc tế về quy hoạch tổng hợp bảo tồn và

phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam. Hà Tiên, ngày 10-11/11/2011.

Dang, N.X. (2009). Đánh giá nhanh hệ thực vật và động vật trên cạn tại các vùng trọng điểm khu DTSQ Kiên Giang. Báo cáo kỹ thuật cho Dự án Khu dự trữ sinh quyền GTZ Kiên Giang.

Bộ Môi trường và Quản lý tài nguyên (DERM), 2012. Hướng dẫn quy hoạch vùng ven biển

Queensland để xây dựng chiến lược thích ứng với hiểm hoạ vùng ven biển.

Duke, N., Wilson, N., Mackenzie, J., Nguyen, H.H., & Puller, D. (2010). Đánh giá rừng ngập

mặn, hiện trạng bờ biển và tính khả thi của cơ chế REDD tại tỉnh Kiên Giang, Việt

Nam. Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH Bảo tồn

và phát triển của Dự án Khu DTSQ Kiên Giang. Rạch Giá, Việt Nam.

Huynh, M.V. (2011). Thực tiễn sinh kế và định hướng phát triển bền vững. Báo cáo trình bày

tại hội thảo quốc tế về quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ, Việt

Nam, Hà Tiên, 10-11/11/2011.

Johnstone, R. (2012). Tính bền vững của đầm Đông Hồ: Các yếu tố cốt lõi về môi trường và

nhu cầu tri thức. Báo cáo trình bày tại hội thảo quốc tế về bảo tồn và tăng cường các

giá trị của khu DTSQ Kiên Giang, Việt Nam. Phú Quốc ngày 15-16/12/2012.

UBND tỉnh Kiên Giang và Uỷ ban Con người và Sinh quyển, (2005). Khu DTSQ Kiên Giang,

tỉnh Kiên Giang. Hà Nội.

Bộ TN&MT (Bộ Tài nguyên và Môi trường0. (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển

dâng cho Việt Nam. Hà Nội. Việt Nam

MRC. (2010). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu: Trường hợp thí điểm của tỉnh Kiên

Giang, đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam. Uỷ ban Sông Mê Kông Việt Nam.

Tiêu chuẩn Australia/ tiêu chuẩn New Zealand (2009). Đánh giá rủi ro tiêu chuẩn Australia/ New Zealand – Nguyên tắc và hướng dẫn. Tiêu chuẩn Australia, Sydney, NSW và Tiêu chuẩn New Zealand, Private Bag 2439, Wellington 6140.

Tuan, L.D., & Chuan, T.M. (2011). Gía trị bảo tồn đất, rừng ngập mặn và đa dạng sinh học

của hệ động thực vật của đầm Đông Hồ. Báo cáo được trình bày tại hội thảo quốc tế

về quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển đầm Đồng Hồ, Việt Nam. Hà Tiên, 10-

11/11/2011.