52
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2014 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013 - 2014 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015 A. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013 - 2014 I. TÌNH HÌNH CHUNG: Trường THPT Lê Quý Đôn 1. Địa chỉ: Số 110 Nguyễn Thị Minh Khai - Phường 6 - Quận 3 - Điện thoại: 39 305 260 - 39 306 412 - Email: [email protected] - Website: thpt-lequydon-hcm.edu.vn - Internet: [email protected] 2. Nhân sự: a. Ban giám hiệu: STT Họ và tên Chức vụ Văn bằng cao nhất Năm vào ngành ĐTDĐ 1 Đỗ Thị Bích Duyên Q. Hiệu trưởng Đại học 1983 0903 117 478 2 Nguyễn Thị Mai Lan P. Hiệu trưởng Đại học 1981 0919 563 312 3 Đặng Hồ Tuyền P. Hiệu trưởng Thạc sĩ 1999 0903 719 920 4 Đồng Thị Kim Thủy P. Hiệu trưởng Thạc sĩ 1990 0903 339 773 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI …thpt-lequydon-hcm.edu.vn/Img/file/KEHOACH NH 2014-2015.doc · Web view- Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

                                            Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2014

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013 - 2014PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015

A. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013 - 2014I. TÌNH HÌNH CHUNG: Trường THPT Lê Quý Đôn

1. Địa chỉ: Số 110 Nguyễn Thị Minh Khai - Phường 6 - Quận 3

- Điện thoại: 39 305 260 - 39 306 412

- Email: [email protected]

- Website: thpt-lequydon-hcm.edu.vn

- Internet: [email protected]

2. Nhân sự:a. Ban giám hiệu:

STT Họ và tên Chức vụVăn bằng

cao nhất

Năm vào

ngànhĐTDĐ

1 Đỗ Thị Bích Duyên Q. Hiệu trưởng Đại học 1983 0903 117 478

2 Nguyễn Thị Mai Lan P. Hiệu trưởng Đại học 1981 0919 563 312

3 Đặng Hồ Tuyền P. Hiệu trưởng Thạc sĩ 1999 0903 719 920

4 Đồng Thị Kim Thủy P. Hiệu trưởng Thạc sĩ 1990 0903 339 773

 

b. Tổ trưởng chuyên môn:

STT Họ và tên Tổ bộ môn Văn bằng cao nhất

Năm vào ngành Môn Năm về

trườngKiêm nhiệm

1 Phạm Xuân Thiện TT tổ Toán ĐHSP Toán 1983 Toán 1983

2 Đồng Văn Ninh TT tổ Lý ĐHKHTN 1979 Lý 1979

3 Đỗ Trọng Toan TT tổ Hoá Thạc sỹ ĐHKHTN 1998 Hoá 2004

4 Nguyễn Thị Tố Vân TT tổ Sinh ĐHSP Sinh 1997 Sinh 2003

1

5 Tô Lê Ngọc Linh TT tổ Văn Thạc sỹ SP Văn 1998 Văn 1998 Thanh

tra CM

6 Nguyễn Viết Đăng Du TT tổ Sử Thạc sỹ SP

Sử 1995 Sử 2009

7 Trần Phương Hoa TT tổ Địa ĐHSP Địa 1983 Địa 1983

8 Đỗ Thị Thanh Trúc TT tổ Anh ĐHSP Anh 1989 AV 2003 Thanh tra CM

9 Nguyễn Thị Hồng Châu TT Tổ GDCD ĐH Tuyên

giáo 1983 GDCD 1984

10 Huỳnh In Bình TT tổ TD Thạc sĩ QLTDTT 1999 T D 1999 Thanh

tra CM

11 Phan Thị Cẩm Vân TT tổ Tin học ĐHSP Toán 1983 Tin 1990 Thanh tra CM

12 Nguyễn Xuân Thiện TT tổ QP ĐHSP-GDTC-QP 2009 GDQP-

AN 2009

c. Cơ cấu giáo viên:

STT Tổ bộ môn

Tổng số

Giáo viên

Số giáo viên So với

nhu cầuSố GV

Biên chế

(cơ hữu)

Số GV hợp đồng

thỉnh giảng

Trình độ chuyên môn

> ĐH ĐH CĐ Khác Thừa Thiếu

1 Ngữ Văn 12 11 01 04 08 1,37

2 Lịch Sử 05 05 01 04 0,91

3 Địa Lý 05 05 01 04 0,09

4 GDCD 03 03 03 0,82

5 Tiếng Anh 10 10 02 08 3,74

6 Tiếng Pháp

7 Tiếng Nhật 01 01 01

8 Toán 16 16 04 12

9 Vật Lý 10 10 01 09 0,08

10 Hoá học 10 10 03 07 0,08

11 Sinh học 05 05 05 1,37

12 Kỹ thuật NC 0,7

13 Kỹ thuật CN 01 01 01 0,7

14 Kỹ thuật NN 01 01 01 0,7

2

15 Thể dục 06 06 02 04 2,64

16 GDQP-AN 02 02 02 1,82

17 Tin học 05 05 01 04 1,37

Tổng Cộng 92 91 01 20 72

 3. Tình hình học sinh:

Khối Số lớp Số HS

Số HS nữ

Số HS dân tộc

Số HS học 2 buổi ngày

Số HS tăng

cường tiếng Anh

Số HS tăng

cường tiếng Pháp

Số HS tăng

cường tiếng Nhật

Số HS bỏ học HKI

Số HS chuyển

đến

Số HS chuyển đi

10 15 455 273 25 455 - - - - - 03

11 15 426 242 18 426 - - - - - 04

12 14 424 240 18 424 - - - - - 01

Tổng cộng 44 1305 755 61 1305 08

4. Xây dựng cơ sở vật chất:Chỉ danh Số lượng Diện tích/ Quy cách kỹ thuật/ Công năng

Phòng học 47  60m2/phòng

Phòng TN Lý 01  120m2

Phòng TN Hóa 01  120m2

Phòng TN Sinh 01  120m2

Phòng TN LHS  -

Phòng TN HS  -

Phòng Lab 02 60m2

Phòng vi tính 02 60m2

Phòng nghe nhìn 47 60m2

Hội trường 01 500m2

Thư viện 01 410m2

 

II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ: (Đối với đội ngũ CBQL, GV và đối với học sinh)

Các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị: tình hình triển khai việc thực hiện cuộc vận động "Học tập, rèn luyện theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; hoạt động

3

“Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới của Bộ GD - ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD - ĐT.

- Tháng 5/2013, Chi bộ kết hợp với Quận ủy Quận 3 tổ chức cho toàn thể CB-GV-NV trong toàn trường tham gia học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

Ông Trần Phước Can trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 3 giới thiệu: về chuyên đề 2013 học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh: Phong cách quần chúng, Phong cách dân chủ và Phong cách nêu gương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ Đảng viên nhất là Cán bộ chủ chốt các cấp.

- Ngày 03/8/2013: Ông Phạm Quang Thiều - Thạc sĩ Phó khoa xây dựng Đảng trường Cán bộ quản lý TP.Hồ Chí Minh giới thiệu:

+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khóa XI.

+ Tình hình thế giới trong và ngoài nước.

- Ngày 17/4/2014, học chuyên đề 2014 làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “chống CN cá nhân” do ông Phạm Quang Thiều - Thạc sĩ Phó khoa xây dựng Đảng trường Cán bộ quản lý TP.Hồ Chí Minh giới thiệu.

- Ngày 10/5/2014 ông Dương Quang Thọ - Nguyên trưởng phòng phổ biến Giáo dục Pháp luật đã phổ biến về: sửa đổi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013.

- Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có nêu gương điển hình và đề nghị Quận ủy Quận 3 khen thưởng (thầy Cao Phan Thắng).

- Mỗi GV-NV đều có 01 sổ đăng ký tu dưỡng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức lối sống và chương trình hành động cho năm học, sau học kỳ đều có tổng kết và nhận xét.

- Tổ chức cho học sinh các buổi nói chuyện truyền thống, các lớp học kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp hoạt động đội nhóm, giới thiệu truyền thống trường, thực tế kỹ năng sống tại các siêu thị CoopFood …

- Tổ chức các phong trào thi đua “hai tốt”: tuần lễ thi đua “Chào mừng Đại hội Đoàn trường”, tháng thi đua “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” và “ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 & Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3”.

- Tổ chức các hoạt động từ thiện:

+ Thăm và tặng quà cho trường Sĩ Quan Lục Quân Đà Lạt.

+ Ủng hộ lũ lụt Miền Trung: 3.590.000đ

+ Ủng hộ giáo viên ngoại thành ăn Tết: 4.000.000đ

+ Ủng hộ quỹ tương trợ ngành: 5.280.000đ

+ Xây dựng một trường học cho HS Trường Sa: 10.750.000đ

+ Ủng hộ trường THCS Lộc Thạnh (Lộc Ninh-Bình Phước) là trường nghèo tỉnh biên giới các phần quà Tết trị giá khoản trên 10.000.000đ.

+ Ủng hộ quỹ người nghèo: 15.463.000đ4

+ Ủng hộ quỹ “Nghĩa tình Trường Sa”: 4.960.000đ

- Triển khai thực hiện cuộc vận động chủ đề năm học “Xây dựng trường học tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc” và phong trào xây dựng trường học thân thiện “Tiếp tục cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể”.

Biện pháp: + Triển khai xuống từng tổ Công đoàn thảo luận, đề ra kế hoạch và chỉ tiêu đưa vào nhiệm vụ của năm học.

+ Triển khai cho giáo viên, nhân viên sinh hoạt với học sinh vào các giờ sinh hoạt chủ nhiệm.

Kết quả: + Nề nếp, kỷ luật tiếp tục được củng cố, tổ chuyên môn nâng cao dần chất lượng.

+ Giáo viên và học sinh học tập, giảng dạy và làm việc, sinh hoạt với tinh thần trách nhiệm cao.

+ Trường đã tiếp tục thực hiện mô hình xây dựng trường THPT Lê Quý Đôn là trường tiên tiến theo xu thế hội nhập Quốc tế. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 - 2014:1. Hoạt động quản lý điều hành chuyên môn:

- Tổ chức thực hiện dạy và học đúng chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo trường có: K.10: 09 lớp cơ bản khối A

05 lớp cơ bản khối D

01 lớp cơ bản tiếng Nhật

K.11: 09 lớp cơ bản khối A

05 lớp cơ bản khối D

01 lớp cơ bản tiếng Nhật

K.12: 09 lớp cơ bản khối A

05 lớp cơ bản khối D (có 1 lớp tiếng Nhật)

Ban cơ bản khối A: dạy theo sách nâng cao 3 môn Toán - Lý - Hóa

Ban cơ bản khối D: dạy theo sách nâng cao 3 môn Toán - Văn - Anh

Các môn còn lại dạy theo sách chuẩn.

- Nhà trường vẫn duy trì kiểm tra chung giữa kỳ và cuối kỳ những môn: Toán - Lý - Hóa - Anh - Văn - Sử - Địa - Sinh.

- Là trường dạy 2 buổi/ngày, buổi thứ hai chủ yếu dạy tăng tiết thêm có các môn nâng cao (theo ban, khối học sinh đã chọn) luyện bài tập và thực hành.

5

- Là trường dạy theo mô hình Quốc tế nên các tiết dạy ngoại khóa thực hành được nhà trường đặc biệt chú trọng, nhà trường có thêm 1 tuần 2 giờ ngoại ngữ với người nước ngoài, 2 tiết Tin học nâng cao. Các tiết thanh nhạc múa hiện đại dân tộc, đàn ghi ta, Nhật ngữ và vẽ tự chọn… được đưa vào trong các giờ ngoại khóa, có câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các lớp học SAT, câu lạc bộ văn học, sân khấu hóa học đường, tổ chức các giờ học tích cực với các giờ học nghị luận xã hội, tổ tâm lý tổ chức Hội thảo “Chia sẻ để hiểu mình”, để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, đang suy nghĩ gì, chuẩn bị gì cho tương lai, để đề ra các biện pháp giáo dục học sinh cho thích hợp.

- Tổ chức các lớp dạy nghề cho K.11: Dinh dưỡng và Tin học.

- Hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp:

+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1 tiết/tuần

+ Hướng nghiệp 3 tiết/tháng.

- Giáo dục Quốc phòng:

+ K.12, K.11, K.10: học 1 tiết/tuần, được thực hiện trong TKB đúng quy định.

- Nhà trường có tới 47 phòng học theo tiêu chuẩn Quốc tế, mỗi phòng gồm 1 máy vi tính có nối mạng, 1 tivi 55 inch, 2 máy lạnh, 1 máy in, giảng dạy theo chương trình phát huy cao nhất khả năng tư duy của học sinh, sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy và học.

- Nhà trường có 01 bếp ăn, tổ chức bán trú cho học sinh cả 3 khối, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra thường xuyên, nhìn chung tốt không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Nhà trường có ban phòng cháy, chữa cháy, ban an toàn giao thông, ban an toàn vệ sinh thực phẩm, ban an toàn phòng chống tai nạn, thương tích, ban phòng chống tham nhũng, ban lãnh đạo chính trị tư tưởng, công tác của các ban này được thực hiện và kiểm tra thường xuyên họp giao ban theo quy định không có vụ cháy nổ nào xảy ra trong năm học.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường từ nay đến năm 2018.

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá nhà trường, thành lập Hội đồng tự đánh giá, dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động, công cụ đánh giá dự kiến các thông tin minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Trường đã được Ban đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT đánh giá đạt Cấp độ 3 giai đoạn 2013-2018.

2. Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học: - Tổ chức cho các tổ tham gia thao giảng, thực hiện các giờ dạy tốt rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy mới, phương pháp ra đề trắc nghiệm dưới hình thức thảo luận tổ, nhóm.

Danh sách Giáo viên thao giảng năm 2013-2014:

STT Giáo viên thực hiện Bộ môn Tên bài thao giảng Cấp Kết quả

1 Đỗ Thị Thanh Trúc Anh văn Future job’s Trường Giỏi

2 Phan Thị Cẩm Vân Tin học Thuật toán Thành phố Giỏi

6

3 Nguyễn Viết Đăng Du Lịch sử Văn hóa Ấn Độ Thành phố Giỏi

4 Nguyễn Hữu Dũng Tin học Cấu trúc lập Trường Khá

5 Đỗ Thị Thanh Trúc Anh văn Future job’s Cụm Giỏi

6 Đỗ Thị Thanh Trúc Anh văn Youth Thành phố Giỏi

7 Huỳnh In Bình Thể dục Nhảy cao + Cầu lông Thành phố Giỏi

8 Nguyễn Phi Hùng Anh văn Competitions Trường Giỏi

9 Phạm Huỳnh Anh Việt Nhật Ngữ pháp nhấn mạnh Trường Giỏi

10 Lê Văn Định Công Nghệ Liên môn công nghệ và lịch sử: bản vẽ xây dựng và công trình kiến trúc

Cụm Giỏi

11 Võ Thạch Chí Trường Tin học Ngôn ngữ lập trình Trường Giỏi

12 Nguyễn Tấn Tú Toán Tích vô hướng của 2 vec tơ

Cụm Giỏi

13 Kiên Thị Bích Trâm Vật lý Chuyển động bằng phản lực

Trường Giỏi

14 Tăng Thị Như Hoa Lịch sử Đảng CS Việt Nam ra đời Trường Giỏi

15 Lê Thị Nga Địa lý Vấn đề phát triển nông nghiệp

Cụm Giỏi

16 Đỗ Trọng Toan Hóa học Kim loại kiềm Cụm Giỏi

17 Nguyễn Thị Hường Thể dục Nhảy cao Trường Giỏi

18 Phùng Đức Anh Vật lý Định luật Bôi - Mariot Trường Giỏi

19 Đoàn Thanh Huyền Anh văn The Asian Game Trường Khá

20 Nguyễn Thị Ngọc Nhi Toán Đường tròn Trường Giỏi

21 Trần Phương Hoa Địa lý Nhật Bản Trường Giỏi

22 Võ Thạch Chí Trường Tin học Mạng máy tính Trường Giỏi

23 Dương Thị Thanh Tâm Hóa học Lưu huỳnh Trường Khá

24 Hà Lan Anh Sinh học Sinh sản hữu tính ở thực vật

Trường Giỏi

25 Chung Văn Thông Anh văn Spase conquest Trường Khá

Nguyễn Thị Chí Hiếu Ngữ văn Chữ người tử tù Trường Giỏi

26 Nguyễn Viết Đăng Du Lịch sử Hoàn thành thống nhất đất nước

Cụm Giỏi

27 Nguyễn Xuân Thiện Quốc phòng Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

Cụm Giỏi

28 Lê Tú Anh Ngữ văn Truyện chức Phán sự đền Tản viên

Cụm Giỏi

29 Nguyễn Thị Hồng Châu GDCD Chính sách dân số giải quyết việc làm

Cụm Giỏi

7

   Phòng Thiết

bị

TH

Sinh

TH

TH

Hóa

Phòng

Vi tính

Phòng

Đa năng

Phòng

Multimedia

Phòng

bộ môn

Số lượng  02 01  01  01  02   47 02  04 

Diện tích 50m2   100m2 100m2  100m2  60m2  60m2  60m2  60m2 250m2 

- Hoạt động thí nghiệm thực hành.

Khối lớp Số lớpSố tiết thực hành thí nghiệm

Lý Hóa Sinh Công nghệ

10 15 60 tiết 30 tiết 15 tiết 60 tiết

11 15 60 tiết 30 tiết 75 tiết 60 tiết

12 14 52 tiết 42 tiết 14 tiết -

- Hoạt động thư viện: Trong năm học vừa qua, nhà trường đã mua hơn 150 đầu sách và có 350 đầu sách được tặng, thư viện thực sự là ngôi nhà để cho học sinh đến tìm hiểu và học tập.

- Các thành viên trong BGH thường xuyên dự giờ các lớp, nhất là đối với các giáo viên trẻ qua đó rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

- Tổ chức các buổi học tập rút kinh nghiệm và giao lưu với 2 trường THPT Nguyễn Du và THPT Nguyễn Hiền là 2 trường bạn cùng thực hiện mô hình trường Công lập dịch vụ chất lượng cao theo mô hình Quốc tế.

- Động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ các giáo viên học tập và nâng cao trình độ: trong năm qua có 05 giáo viên tham gia lớp sau Đại học (Thạc sĩ), 03 giáo viên tham gia lớp Trung cấp Chính trị, 01 giáo viên tham gia lớp nghiên cứu sinh (Tiến sĩ).

- Tổ chức Hội thi nghiên cứu khoa học với các đề tài khoa học của học sinh được đánh giá cao và có 3 đề tài được trao giải cấp trường, được tham gia cấp Sở trong đó 01 đề tài được lọt vào vòng chung kết cấp Sở, tên đề tài: “Chiết suất tinh dầu Cam từ vỏ Cam”.

- Tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp TP: có 4 Giáo viên đạt GV giỏi cấp TP: trong đó có 2 giải nhì và 1giải ba.

- Toàn trường tổ chức được 163 tiết học tích cực (tiết học “Bàn tay nặn bột”) trong cả năm, có 159 tiết đạt.

- Toàn trường có 11 Câu lạc bộ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Trong hội thi Olympic đạt 08 huy chương: 01 vàng, 01 bạc, 06 đồng.

- Trong Hội thi học sinh giỏi cấp TP đạt 20 giải: 07 giải nhất, 04 giải nhì, 09 giải ba.

- Cuối năm xếp loại thi đua, trường được Cụm thi đua đề nghị tặng thưởng Huân chương lao đông hạng hai, trường tiên tiến xuất sắc, 03 cá nhân được đề nghị tặng bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 04 giáo viên là Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, 37 GV - NV là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 116 GV - NV là lao động tiên tiến.

8

3. Hoạt động ngoại khoá:- Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Trách nhiệm của Thanh niên trong thời đại mới ”- Chuyên đề, tham quan, hướng nghiệp, dã ngoại cả năm.

STTTên chuyên đề,

tham quan, hướng nghiệp, dã ngoại

Ngày tổ chức Đối tượng Số lượng Kết quả Ghi chú

1

Chuyên đề ATGT (Báo cáo viên, băng rôn, báo tường, báo

ảnh)

05/09/2013 Học sinh Toàn trường Tốt

2

Chuyên đề ngày phòng chống AIDS

và tệ nạn xã hội (Báo cáo viên)

26/10/2013 Học sinh Toàn trường Tốt

3Thăm đơn vị bộ đội trường Sĩ Quan Lục

Quân Đà Lạt23/12/2013 Học sinh +

Giáo viên 1050 Tốt

4

Tham quan hướng nghiệp của tổ Lý, sinh, CD, Địa tại

núi Langbiang, ga xe lửa Đà Lạt, vườn

hoa Đà Lạt

22/12/2013 Học sinh + Giáo viên 1050 Tốt

5

- Tham quan học tập ngoại khóa tại

Đà Lạt.

- Tham quan tại Bến Tre

2225/12/2013

22/12/2013

Học sinh + Giáo viên

Học sinh + Giáo viên

1100

260

Tốt

Tốt

6Sức khỏe và vệ sinh

của tuổi vị thành niên (báo cáo viên)

23/11/2013 Học sinh Toàn trường Tốt

7 Học 3 bài chính trị cơ bản 23,24,25/12/2013 Học sinh 260 Tốt

8Tổ chức đi thực tế

kỹ năng sống tại các siêu thị CoopFood

12/5 16/5/2014 HS K.11 453 Tốt

9Chương trình giao lưu với các nhà văn

trẻ22/5/2014 HS.10 +

K.11 900 Tốt

10

Chuyên đề: Trách nhiệm của Thanh niên trong thời đại

mới

23/5/2014 HS.10 + K.11 900 Tốt

9

Các hoạt động khác:Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và thi tìm tiểu phòng chống HIV/AIDS ma túy, giáo

dục môi trường.

- Tháng 9: + Tổ chức Hội thi tìm hiểu luật giao thông và tháng an toàn giao thông.

+ Chương trình dinh dưỡng: phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho học sinh nữ.

- Tháng 10: + Chương trình phòng chống dịch bệnh: thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS, ma túy. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Tháng 11: + Thi làm báo tường tìm hiểu về bệnh học đường.

+ Chương trình mắt học đường.

+ Tổ chức tháng thi đua hai tốt “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”.

- Tháng 12: + Chương trình tư vấn tâm lý sức khỏe cộng đồng.

+ Hội thảo văn minh giao tiếp trong trường học với văn minh đô thị.

- Tháng 1/2014: + Tổ chức Trại Xuân 2014 với chủ đề: “Biển đông thắm tình hữu nghị”.

+ Tham gia Hội trại 9/1 cấp Cụm.

- Tháng 2+3/2014: + Tổ chức hoạt động “Mừng Đảng – Mừng Xuân”.

+ Tổ chức tháng thi đua “Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3”.

+ Hội diễn văn nghệ cấp trường.

- Tháng 4+5/2014: + Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thống nhất đất nước 30/4.

+ Tổ chức đi thực tế kỹ năng sống.

+ Hội thảo chuyên đề “Học sinh Lê Quý Đôn với kỹ năng vào đời”.

- Có phòng tư vấn tâm lý cho học sinh và cha mẹ học sinh với đội ngũ gồm 4 giáo viên.

- Hội diễn văn nghệ cấp trường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Hội thi “Thể hiện chính mình” trong học sinh.

- Tổ chức kế hoạch tự đánh giá trường và báo cáo.

- Tổ chức các lớp học về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp có tham gia thực tế tại trường và các siêu thị Coopfood. Cuối khóa học có tổng kết và cấp giấy Chứng nhận.

10

4. Kết quả giáo dục: - Nhà trường đã nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học ở cả 3 khối, thực hiện đúng chỉ thị, Quy chế 58/2011/TT-BGDĐT về việc đánh giá xếp loại học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học để xứng đáng là trường chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập.

- Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đã dần đi vào ổn định.

- Giáo dục chính trị, tư tưởng cho giáo viên, học sinh qua các giờ ngoại khóa và các đợt tham quan, về nguồn, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và các tấm gương thực hiện đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng tốt.

IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ (Mặt mạnh và những mặt còn hạn chế; những hoạt động nổi bật có hiệu quả tốt, tâm đắc nhất so với trước).

1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị:- Mỗi GV-NV đều có 01 sổ đăng ký tu dưỡng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức lối sống và chương trình hành động cho năm học, sau học kỳ đều có tổng kết và nhận xét.

- Toàn thể CB-GV-NV đã có những nhận thức tốt trong công tác, thể hiện ở chỗ chấp hành tốt quy chế chuyên môn, tăng cường chất lượng giờ lên lớp. Kiên quyết “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt theo chủ điểm, xây dựng tốt mối quan hệ “Sống có trách nhiệm” hình thành nếp sống văn minh tự chủ, tự tin, năng động vì cộng đồng. Cảnh quan môi trường sư phạm “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” được đảm bảo, năm qua không có học sinh nào nghiện ma túy, không có học sinh vi phạm an toàn giao thông. Trong giao tiếp học sinh đã thể hiện có văn hóa, tự chủ, tự tin, cởi mở trong học tập. Qua các năm xây dựng mô hình nhà trường tiên tiến, nhà trường đã phấn đấu đạt 3 tiêu chí cơ bản:

+ Thiết chế nhà trường đổi mới.

+ Đội ngũ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới.

+ Công tác quản lý đổi mới.

2. Hoạt động chuyên môn:Các biện pháp tổ chức nhiệm vụ năm học: đầu năm nhà trường đã triển khai đầy đủ

nghiêm túc kế hoạch của Bộ và Sở về nhiệm vụ năm học, chú trọng xây dựng kế hoạch từ tổ, kế hoạch từng tháng, từng học kỳ, bàn bạc thống nhất ra kế hoạch. Tăng cường các hoạt động giáo dục theo yêu cầu toàn diện phát huy tính chủ động của học sinh, tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra.

- Tập trung chỉ đạo việc thực hiện chương trình cơ bản, chuyên sâu Toán - Lý - Hoá đối với khối A và chuyên sâu Toán - Văn - Anh đối với khối D.

- Trong hoạt động chuyên môn trường chú trọng đến hiệu quả thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đảm bảo giảng dạy đủ tất cả theo phân phối chương trình quy định. Tổ chức tốt việc kiểm tra giữa kỳ, cuối học kỳ và kiểm tra rèn luyện, kiểm tra chuyên đề ở các lớp luyện thi đại học cho K.12 ở các khâu ra đề, kiểm tra và đánh giá sau mỗi học kỳ, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

11

- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Cụm, của Sở như dự các hội thảo, các chuyên đề giáo dục ngoài giờ lên lớp, các ngày truyền thống, tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề.

- Năm học qua, toàn trường hoàn tất các mặt chuyên môn sau đây: giảng dạy đúng phân phối chương trình (theo dõi trong sổ báo giảng, sổ kế hoạch giảng dạy), không cắt xén chương trình, các giờ tăng thêm ở các môn cho các khối, các lớp chọn, các lớp còn yếu đã sử dụng hợp lý, không có hiện tượng dùng giờ tăng tiết của buổi 2 để kéo giãn giờ chính khóa. Hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện đúng kế hoạch và đúng chất lượng. Công tác kiểm tra tiến hành những kế hoạch ở 3 khâu: điểm số giữa các bài kiểm tra miệng, 15 phút và 1 tiết chênh lệch không nhiều. Nhìn chung điểm số đánh giá đúng chất lượng, không có hiện tượng nâng điểm, sửa điểm để học sinh đạt Khá, Giỏi. Đa số các giáo viên đều sử dụng công nghệ thông tin vào phương pháp giảng dạy và soạn các phiếu học tập cho học sinh, để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng các phòng thí nghiệm theo đúng phân phối chương trình tổ chức tốt các tiết học tích cực.

- Đối với học sinh khối 12: Năm nay là năm thứ sáu tổ chức luyện thi Đại học cho học sinh khối 12, nên cũng đã có nhiều kinh nghiệm, nhà trường cũng đã phân loại được học sinh theo trình độ, theo ban thi ngay từ đầu năm giúp học sinh ôn luyện tốt và tập trung hơn, nhìn chung, đã tạo được sự tin tưởng rất nhiều ở học sinh đối với nhà trường.

- Năm nay học sinh được chọn 4 môn thi tốt nghiệp, nhà trường đã hướng dẫn học sinh nên chọn môn thi tốt nghiệp là môn thi Đại học, nên việc ôn tập cho 2 kỳ thi được tập trung hơn, giảm bớt áp lực và căng thẳng.

3. Hoạt động ngoại khóa:- Hoạt động của các câu lạc bộ học sinh đã bắt đầu đi vào nề nếp. Câu lạc bộ tâm lý, chương trình kỹ năng sống đã giúp học sinh tự tin, năng động trong cách thể hiện mình.

- Tổ chức tham quan, ngoại khóa thành công tại Đà Lạt với gần 1100 học sinh tham gia.

4. Thành tích đạt được:- Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt - Khá : 1248/1275 HS (chiếm 98%)

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi - Khá : 1234/1275 HS (chiếm 97%)

Toàn trường có:- 20 học sinh giỏi cấp thành phố (07 giải nhất, 04 giải nhì, 09 giải ba).

- 08 học sinh đạt huy chương trong kỳ thi Olympic dành cho các tỉnh phía Nam (01 vàng, 01 bạc, 06 đồng).

- 100% học sinh tốt nghiệp kỳ thi tốt nghiệp THPT.

- Trường được công nhận: Tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố, được tặng cờ thi đua của Chính Phủ.

- 01 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.

- Số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 31/97

12

- Số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Thành Phố: 3/97

- Số giáo viên dạy giỏi cấp TP: 04 giáo viên (2 giải nhì và 1 giải ba).

- Trong kỳ thi vào Đại học có khoảng 98% học sinh đạt từ điểm sàn trở lên.

- Kiểm định chất lượng giai đoạn 2013 - 2018: đạt Cấp độ 3.

- Năm học 2013-2014: Trường được công nhận: tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, được đề nghị tặng Huân chương lao động Hạng 2.

5. Đánh giá chung: Ưu điểm:

- Công tác quản lý điều hành thực hiện nghiêm túc các quy định theo quy chế chuyên môn và quy định quản lý của ngành, nề nếp, kỷ cương được đảm bảo tốt. Triển khai mô hình chất lượng cao tiếp cận mô hình Quốc tế ở cả 3 khối đạt kết quả tốt, được Sở GD - ĐT đánh giá cao. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Các hoạt động chuyên môn được chú trọng, chất lượng chuyên môn ở các tổ được nâng cao.

- Giảng dạy chuyên sâu để có học sinh giỏi, đã được nâng cao và rút kinh nghiệm qua nhiều năm, đến nay có nhiều chuyển biến, học sinh tốt nghiệp THPT loại khá giỏi đã tăng, học sinh giỏi cấp TP đạt thứ hạng cao tăng.

Tồn tại:Giáo viên chấm điểm còn chấm sót, ghi điểm vào sổ điểm còn sai và sửa nhiều qua

nhiều năm vẫn còn tồn tại tuy không nhiều.

Biện pháp khắc phục trong những năm học tới:- Giảng dạy chuyên sâu để có học sinh giỏi:

+ Lập kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh – học lực giỏi các bộ môn ngay từ đầu năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng có thời khóa biểu cụ thể, có chương trình ôn tập và kiểm tra qua từng chương, v.v… đánh giá chất lượng học sinh qua từng giai đoạn để có biện pháp nâng dần trình độ.

+ Tuyển chọn giáo viên nhiều kinh nghiệm, có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên có học sinh đạt giải.

- Khắc phục chấm điểm còn sót, ghi sổ điểm còn sai:

+ Đưa vào thành 1 tiêu chuẩn thi đua.

+ Cán bộ phòng giáo vụ thường xuyên hướng dẫn cụ thể giáo viên khi vô điểm, nhắc nhở các giáo viên còn hay sai sót.

+ Để hạn chế việc chấm điểm còn sót đề nghị nhóm trưởng, tổ trưởng thảo luận kỹ đáp án đề thi.

+ Có chế độ khen thưởng đối với giáo viên không chấm sót và không vô điểm sai sau mỗi học kỳ.

13

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH DÂN TỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THEO GIỚI TÍNH NĂM HỌC 2013-2014

Đơn vị : Trường THPT Lê Quý Đôn

 Khối

Tổng số HS dân tộc Tốt Khá Trung bình Yếu

Tổng số HS dân tộc

Trong đó nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó nữ dân tộc

10

Ban KHTN                    

Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A                    

B                    

C                    

D                    

Không phân hoá 17 8 16 8 1 0

0 0 0 0

Tổng cộng ban cơ bản 17 8 16 8 1 0

0 0 0 0

Tổng cộng khối 10 17 8 16 8 1 0 0 0 0 0

11

Ban KHTN                    

Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A                    

B                    

C                    

D                    

Không phân hoá 14 8 9 7 3 0

1 1 0 0

Tổng cộng ban cơ bản 14 8 9 7 3 0

1 1 0 0

Tổng cộng khối 11 14 8 9 7 3 0 1 1 0 0

12

Ban KHTN                    

Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A                    

B                    

C                    

D                    

Không phân hoá 19 6 18 6 1 0

0 0 0 0

Tổng cộng ban cơ bản 19 6 18 6 1 0

0 0 0 0

Tổng cộng khối 12 19 6 18 6 1 0 0 0 0 0

Toàn trường                    

Ghi chú : Chỉ ghi số học sinh, không qui đổi ra %.14

XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH DÂN TỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THEO GIỚI TÍNH NĂM HỌC 2013-2014

Đơn vị : Trường THPT Lê Quý Đôn

Khối

Tổng số HS dân tộc Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS

nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS

nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS

nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS

nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS

nữ dân tộc

Tổng số HS dân tộc

Trong đó HS nữ dân tộc

10

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A                        

B                        

C                        

D                        Không phân hoá            

           

Tổng cộng ban cơ bản                        

Tổng cộng khối 10 17 8 10 6 6 2 1 0 0 0 0 0

11

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A                        

B                        

C                        

D                        Không phân hoá            

           

Tổng cộng ban cơ bản                        

Tổng cộng khối 11 14 8 5 5 8 2 1 1 0 0 0 0

12

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A                        

B                        

C                        

D                        Không phân hoá            

           

Tổng cộng ban cơ bản                        

Tổng cộng khối 12 19 6 11 4 8 2 0 0 0 0 0 0

Toàn trường 50 22 26 15 22 6 2 1 0 0 0 0

Ghi chú : Chỉ ghi số học sinh, không qui đổi ra %.

15

CÁC BIỂU MẪU PHỤ LỤC SỐ LIỆUXẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH NĂM HỌC 2013-2014

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THEO GIỚI TÍNH NĂM HỌC 2013-2014

Đơn vị : Trường THPT  Lê Quý Đôn

 Khối

Tổng số học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu

Tổng số học sinh

Trong đó nữ

Tổng số học sinh

Trong đó nữ

Tổng số học sinh

Trong đó nữ

Tổng số

học sinh

Trong đó nữ

Tổng số

học sinh

Trong đó nữ

10

Ban KHTN                    Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A 259 113 215 107 34 6 10 0    B                    C                    D 178 134 159 127 15 5 4 2    

Không phân hoá            

       

Tổng cộng ban cơ bản                

   

Tổng cộng khối 10 437 247 374 234 49 11 14 2    

11

Ban KHTN                    Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A 264 118 219 105 37 9 8 4    B                    C                    D 189 137 175 127 9 8 5 2    

Không phân hoá            

       

Tổng cộng ban cơ bản                

   

Tổng cộng khối 11 453 255 394 232 46 17 13 6    

12

Ban KHTN                    Ban KHXH                    

Ban cơ bản

A 242 112 231 112 11 0        B                    C                  D 143 109 137 104 6 5        

Không phân hoá            

       

Tổng cộng ban cơ bản            

       

Tổng cộng khối 12 385 221 368 216 17 5        Toàn trường 1275 723 1136 682 112 33 27 8    

Ghi chú : Chỉ ghi số học sinh, không qui đổi ra %.

XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH  NĂM HỌC 2013-2014

16

 XẾP LOẠI HỌC LỰC HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THEO GIỚI TÍNH NĂM HỌC 2013-2014

Đơn vị : Trường THPT Lê Quý Đôn

Khối

Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Tổng số

học sinh

Trong đó HS nữ

Tổng số học sinh

Trong đó HS

nữ

Tổng số học sinh

Trong đó HS

nữ

Tổng số học sinh

Trong đó HS

nữ

Tổng số

học sinh

Trong đó HS nữ

Tổng số

học sinh

Trong đó HS nữ

10

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A 259 113 105 63 137 49 17 1        

B                        

C                        

D 178 134 86 71 84 58 8 5        

Không phân hoá            

           

Tổng cộng ban cơ bản                

       

Tổng cộng khối 10 437 247 191 134 221 107 25 6        

11

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A 264 115 137 72 120 43 7 0        

B                        

C                        

D 189 137 95 78 88 56 6 3        Không phân

hoá                       

Tổng cộng ban cơ bản            

           

Tổng cộng khối 11 453 252 232 150 208 99 13 3        

12

Ban KHTN                        

Ban KHXH                        

Ban cơ bản

A 242 112 128 69 112 43 2 0        

B                        

C                        

D 143 109 93 71 49 37 1 1        

Không phân hoá            

           

Tổng cộng ban cơ bản            

           

Tổng cộng khối 12 385 221 221 140 161 80 3 1        

Toàn trường 1275 720 644 424 590 286 41 10        

Ghi chú : Chỉ ghi số học sinh, không qui đổi ra %.

B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015:17

I. Mục tiêu và định hướng: Chủ đề năm học 2014-2015 do Sở GD-ĐT đề ra

“Xây trường học tiên tiến, hiện đại, thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục truyền thống văn hóa, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống”.

II. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung của ngành năm học 2014 - 2015 toàn trường Lê Quý Đôn tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:- Tăng cường công tác giáo dục chính trị đạo đức lối sống và đạo đức của Nhà giáo, tiếp tục cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ngành, giáo dục học sinh tính trung thực tạo điều kiện để các em “Nói điều hay làm điều tốt” tiếp tục xây dựng tốt các mối quan hệ sống có trách nhiệm hình thành nếp sống văn minh, tự tin, năng động, biết cách tự chủ sáng tạo trong học tập, sống vì cộng đồng tiếp tục cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng tự học và sáng tạo” xây dựng “Trường học thân thiện”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tiếp tục triển khai tốt mô hình tiếp cận chương trình Quốc tế, xây dựng nhà trường theo hướng: Trường công lập tiên tiến theo xu thế hội nhập Quốc tế, thực hiện xã hội hóa giáo dục dùng học phí để nâng cao dịch vụ, chất lượng giáo dục chú trọng các môn mới đưa vào chương trình hướng nghiệp: học nghề, phát triển các môn năng khiếu, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tổ chức giao lưu với các trường Quốc tế trong và ngoài nước. Tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy (sử dụng mạng không dây và nối mạng nội bộ các phòng chức năng). Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp chương trình Quốc tế, đảm bảo tổ chức giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục có chất lượng, đúng nội dung chương trình, chú ý đến yêu cầu “dạy chữ dạy người” làm tốt công tác chỉ đạo kiểm tra, bảo đảm chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn “Thi kiểm tra, đánh giá học sinh, xét duyệt lên lớp, lưu ban, thi lại, khen thưởng, kỷ luật”.

- Tiếp tục củng cố trang thiết bị thêm cho 15 phòng học tiếp theo của năm học mới, đảm bảo cả 3 khối học theo mô hình tiếp cận chương trình Quốc tế, qua 7 năm rút kinh nghiệm, xây dựng xong phòng Thư viện điện tử, nâng cấp các phòng chức năng.

- Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi học sinh giỏi cấp Thành phố và Olympic, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi đợt kiểm tra rèn luyện, đầu tư cho giảng dạy chuyên sâu luyện thi, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảng, xây dựng các chủ đề tích hợp, nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học.

- Tổ chức đón và giao lưu với một số các đoàn học sinh Quốc tế trong chương trình giao lưu Quốc tế, tăng cường một số các hoạt động ngoại khóa củng cố nâng cao chất lượng sinh hoạt đoàn thể, tiếp tục mở các lớp thi lấy bằng IELTS, liên kết với trường Cao đẳng Lladrillo - Anh Quốc để tiếp tục mở các lớp Alevel, mở rộng các lớp dạy Toán bằng tiếng Anh trong giờ chính khóa.

1. Giáo dục chính trị tư tưởng:a. Mục tiêu:

18

- Phát huy những thành quả đạt được, quán triệt đầy đủ tình hình nhiệm vụ của năm học, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Năm học 2014-2015 chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

- Tiếp tục phát huy tác dụng của khoa học, tâm lý, tác dụng giáo dục của HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP trong hướng nghiệp và công tác giáo dục học sinh để đến năm 2015, nhà trường có một đội ngũ giáo viên, công nhân viên giỏi, cán bộ quản lý năng động, chuyên nghiệp luôn nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm có lương tâm, có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức nhà giáo, sống có trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.

Các tiêu chí cần thực hiện:* Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

* Coi trọng giáo dục truyền thống, lý tưởng đạo đức.

* Sống có trách nhiệm trong trường học và ngoài xã hội.

* Tiếp tục cuộc vận động “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

b. Hoạt động:* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Công đoàn lên kế hoạch phát động theo chủ đề tư tưởng năm học (nội dung các hoạt động thi đua dựa vào các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, các cuộc vận động, các hoạt động thi đua theo quy định chung của ngành và Nghị quyết của Hội nghị công chức).

- Mỗi CB-GV-NV có kế hoạch cụ thể và tiêu chí dựa trên các kế hoạch cụ thể các nội dung đã triển khai, luôn phấn đấu với nguyên tắc “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

- Yêu thương và tôn trọng học sinh, tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm của từng đối tượng học sinh trong lớp, trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp cụ thể nhằm giúp các em tiến bộ trong học tập, phát triển năng khiếu và sở thích, nắm bắt phương pháp tự học, tự khám phá kiến thức.

* Đối với học sinh:- Đoàn thanh niên lên kế hoạch phát động kế hoạch thi đua theo chủ đề tư tưởng năm: nội dung các hoạt động thi đua dựa vào các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục – Đào tạo, cuộc vận động, các hoạt động thi đua theo quy định chung của ngành, các phong trào của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, Quận Đoàn gắn với phong trào cụ thể của trường.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện theo tiêu chí đã đề ra:

+ Xây dựng trường lớp “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

+ Xây dựng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

19

+ Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử văn hoá và các hoạt động uống nước nhớ nguồn.

+ Tổ chức các Câu lạc bộ đội nhóm, các hoạt động chơi mà học, tạo các sân chơi bổ ích cuốn hút học sinh vào hoạt động lành mạnh.

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu sinh hoạt với các trường Quốc tế, các hoạt động xã hội, thăm các trại trẻ mồ côi, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình thương.

+ Tổ chức các chương trình văn nghệ, các hoạt động gây quỹ khuyến học, lửa trại truyền thống, chuẩn bị các hoạt động cho lễ kỷ niệm 140 năm ngày thành lập trường.

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề.

- Các câu lạc bộ tham vấn, các buổi nói chuyện sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi… Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp với phòng tham vấn tâm lý, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thực hiện tốt cho các nội dung công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt ngoài trời.

- Tổ GDCD đưa vào chương trình chính khoá nội dung giáo dục an toàn giao thông, nội quy, truyền thống và các chương trình học tập kỹ năng sống.

- Trong chương trình kỹ năng sống: có kế hoạch đưa học sinh ra thực hành tại thực tế cuộc sống.

2. Kỷ cương nề nếp:a. Mục tiêu:

- Tăng cường thực hiện kỷ cương, tạo sự nề nếp trong lề lối làm việc của giáo viên, nhân viên (xuất phát từ những cơ sở pháp lý, yêu cầu của thực tiễn và tình hình công tác hành chính nhà nước của Thành phố trong giai đoạn hiện nay).

- Tăng cường nhận thức, hành động và nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên, công nhân viên trong toàn trường.

- Tăng cường quản lý, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục xây dựng nề nếp, kỷ cương trong giảng dạy và học tập, thực hiện các giải pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.

- Yêu thương và tôn trọng học sinh, tìm hiểu nắm bắt đặc điểm của từng đối tượng học sinh trong lớp, trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh tiến bộ trong học tập, phát triển năng khiếu và sở thích, xây dựng môi trường thân thiện, từ đó học sinh nắm vững được phương pháp tự học và ham khám phá kiến thức, tạo được nề nếp trong suy nghĩ và tác phong.

Các tiêu chí cần thực hiện:* Thực hiện tốt kỷ cương, tăng cường môi trường sư phạm.

* Thái độ hành vi ứng xử thân thiện.

* Sống có trách nhiệm và kỷ luật trong suy nghĩ và hành động.

b. Hoạt động:

20

* Đối với giáo viên:- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”.

- Nghiêm túc chấp hành Luật pháp, Luật giáo dục - Điều lệ trường phổ thông.

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, UBND TP, Sở GD - ĐT về vấn đề tuyển sinh, về quy chế chuyên môn, thu chi đúng quy định.

- Thực hiện nghiêm túc việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chi bộ, của Hội nghị công chức, quy chế dân chủ, nội quy của nhà trường, kế hoạch của tổ đề ra.

- Nghiêm túc thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), giáo viên, nhân viên cam kết thực hiện “Sống có trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”. Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”; “Nói không với bệnh thành tích, nói không với hiện tượng tiêu cực trong thi cử”.

- Thực hiện nghiêm túc tiêu chí của mô hình Trường THPT Lê Quý Đôn: không dạy thêm học thêm.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc 4 kỳ kiểm tra tập trung/năm, đảm bảo coi thi, chấm thi nghiêm túc, công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên không sử dụng phương pháp không sư phạm để đối phó với việc đánh giá chất lượng giảng dạy khi kiểm tra tập trung.

- CB-GV-NV có thái độ ứng xử mẫu mực đối với học sinh, không xúc phạm, tôn trọng và lịch thiệp với mọi người, việc đóng góp ý kiến cho tập thể hoặc cá nhân phải mang tính khách quan xây dựng đúng nơi, đúng lúc, đúng người, không phát biểu những vấn đề không chính xác, dễ gây hiềm khích hoặc gây mất đoàn kết, tạo dư luận xấu trong nhà trường.

- Tác phong của giáo viên, nhân viên phải đúng mực, chỉnh tề đúng tác phong sư phạm, đúng nội quy của cơ quan, không hút thuốc, uống rượu bia trong trường, không sử dụng ĐTDĐ khi lên lớp.

- Thực hiện tốt kỷ luật lao động, đảm bảo nghiêm túc các giờ dạy, thực hiện tốt các quy định về hoàn thành việc vào điểm đúng quy định, đặt quyền lợi của nhà trường và học sinh lên trên, đoàn kết quan tâm chân thành giúp đỡ tận tình trong chuyên môn và trong cuộc sống.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức sư phạm: yêu thương chăm sóc học sinh, có biện pháp giáo dục và quan tâm với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc bệnh tật, không trù dập phân biệt đối xử với học sinh, giáo dục học sinh biết nói “không” với cái xấu.

- Cán bộ quản lý am hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lý từng học sinh và giáo viên, nắm vững lý luận giáo dục hiện đại xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học vì học sinh thân yêu và xây dựng môi trường sư phạm qua từng cử chỉ của giáo viên, từng mét vuông diện tích nhà trường và chuyên môn hóa nhân viên ở từng lĩnh vực phục vụ.

* Đối với học sinh:

21

- Nghiêm túc thực hiện nội quy của nhà trường và tham gia tích cực các hoạt động thi đua của nhà trường, của Đoàn Thanh niên.

- Giáo dục học sinh tính trung thực tạo điều kiện để các em “Nói điều hay, làm việc tốt”, tiếp tục mối quan hệ sống có trách nhiệm, hình thành nếp sống văn minh tự tin, năng động, biết cách tự chủ, sáng tạo trong học tập, sống vì cộng đồng.

- Tổ chức và không ngừng nâng cao chất lượng của HĐNGLL và hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các giờ học kỹ năng sống, các buổi tư vấn tâm lý.

- Giáo dục và phát huy vai trò của học sinh qua các giờ kỹ năng sống, thông qua các cuộc tập huấn Ban chấp hành lớp và Ban chấp hành Đoàn, các kỹ năng giao tiếp qua các giờ giao lưu với các trường Quốc tế và tiếp đón đoàn tham quan.

- Phát huy vai trò tự chủ, tự quản của Đoàn thanh niên, các đội trật tự học đường, các câu lạc bộ đội nhóm, qua đó giáo dục ý thức rèn luyện nề nếp của học sinh.

3. Giảng dạy và học tập:a. Mục tiêu:

- Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Nâng cao chất lượng giảng dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích tạo điều kiện sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tạo môi trường phát huy tính chủ động, sáng tạo giúp học sinh tự học, tự suy nghĩ không lệ thuộc vào học thêm.

- Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, đảm bảo giáo viên nhận thức tốt về chương trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến. Mỗi CB-GV-NV xây dựng cho mình một chương trình hành động cụ thể cho năm học, mỗi giáo viên và nhân viên có 1 sổ đăng ký chương trình hành động trong cuộc vận động “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Sách thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo yêu cầu về trực quan và thực hành cho học sinh ở từng lớp tự học ở Thư viện và phòng thực hành.

- Giáo viên đạt chuẩn sư phạm, đảm bảo yêu cầu phương pháp dạy học mới, sử dụng sách và thiết bị dạy học có hiệu quả, tự học, tự cập nhật chuyên môn tốt. Chăm sóc giáo dục tốt từng học sinh.

- Bồi dưỡng học sinh giỏi, thi học sinh giỏi cấp thành phố và Olympic, củng cố học sinh yếu sau mỗi đợt kiểm tra rèn luyện. Đầu tư cho giảng dạy chuyên sâu luyện thi Đại học để đảm bảo cho học sinh K.12 đậu tốt nghiệp THPT, Đại học và Cao đẳng đạt kết quả cao, là một trong những trường đứng đầu trong khối công lập thành phố.

Các tiêu chí cần thực hiện:* Thực hiện tốt chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Thực hiện hiệu quả phương pháp giảng dạy hiện đại.

* Phát huy tốt năng khiếu của từng học sinh.

b. Hoạt động:22

- Xây dựng phân phối chương trình ở mỗi tổ sát với thực tế, lập kế hoạch giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của tổ bộ môn, giảng dạy đủ các môn, chú trọng hoạt động giáo dục (giáo dục tập thể, giáo dục NGLL, hướng nghiệp, dạy nghề, GDQP).

- Kế hoạch dạy học của tổ nhóm chuyên môn, giáo viên phải được BGH nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh kiểm tra.

- Thực hiện chương trình buổi 2, đáp ứng kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học.

- Sử dụng có hiệu quả các phòng với trang thiết bị hiện đại cho dạy và học, các phòng Mutilmedia, các giờ Anh văn của người bản ngữ. Liên kết với trường cao đẳng LLadrillo – Anh quốc mở rộng các lớp dạy chương trình Toán - Lý - Hoá bằng tiếng Anh để thi lấy bằng A Level cho học sinh cuối cấp, mở rộng và tổ chức tốt các lớp dạy Toán bằng tiếng Anh trong giờ chính khóa.

- Chấn chỉnh cách ra đề thi kiểm tra, chuẩn bị phần mềm kiểm tra trên máy vi tính, không để tình trạng dạy chay, học vẹt, ghi nhớ máy móc, đề nghị phù hợp trình độ học, không yêu cầu cao quá, gây hoang mang cho học sinh tạo dư luận không tốt cho phụ huynh, tránh lối dạy học thụ động một chiều.

- Tiếp tục thực hiện mô hình tiếp cận chương trình Quốc tế, chú trọng các môn mới đưa vào chương trình hướng nghiệp học nghề, phát triển môn năng khiếu, mở thêm môn tiếng Nhật và tiếng Đức, giúp học sinh giao lưu rộng với Quốc tế, tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy (sử dụng mạng không dây nối mạng nội bộ các phòng chức năng). Đổi mới phương pháp dạy phù hợp quốc tế đảm bảo tổ chức giảng dạy các môn và hoạt động giáo dục có chất lượng, đúng nội dung chương trình, chú trọng đến yêu cầu “dạy người, dạy chữ”, làm tốt công tác chỉ đạo kiểm tra, đảm bảo nghiêm túc quy chế chuyên môn: Thi kiểm tra, đánh giá học sinh, xét duyệt lên lớp, khen thưởng, kỷ luật.

- Về nội dung giảng dạy thống nhất trọng tâm, bài giảng theo hướng giảm tải, tăng cường hoạt động cho học sinh trong lớp. Soạn bài theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành. Sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong giảng dạy, khai thác thế mạnh của bài dạy trên máy tính, bổ sung tư liệu cho bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn năng khiếu, cho học sinh thống nhất nội dung chương trình ngoại khoá, phục vụ cho việc giảng dạy và hướng vào thực tế xã hội, tiếp tục nâng cấp các tiết học tích cực thành phong trào.

- Về phương pháp dạy học. Tiếp tục khai thác thiết bị dạy học hiện đại, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu:

+ Học sinh phải tự biết khám phá kiến thức.

+ Học sinh phải biết chia sẻ những thông tin kiến thức.

+ Học sinh phải biết hợp tác để làm giàu thêm thông tin kiến thức.

+ Học sinh phải biết phản hồi tích cực, rút được kiến thức cho mình sau mỗi bài học.

+ Giáo viên dạy học thông qua hoạt động của học sinh.

+ Học sinh phải có phương pháp tự học phù hợp, hiệu quả phấn đấu đạt yêu cầu cả 6 bậc thang tri thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

- Tổ chức các tiết học tích cực có hiệu quả để phát huy có hiệu quả phương pháp học gắn với thực tế.

23

- Tổ chức giảng dạy nghiêm túc theo chương trình của Bộ GD – ĐT, từng tổ chuyên môn chủ động thống nhất trọng tâm môn học và trọng tâm từng bài giảng theo phân phối chương trình của Bộ GD - ĐT.

- Tổ chức dạy tăng cường ngoại ngữ với giáo viên người nước ngoài (1 tiết/tuần) giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói, nghe và hình thành tác phong chuẩn mực trong giao tiếp.

- Tổ chức dạy tăng cường Tin học theo chương trình nâng cao (2 tiết/tuần).

- Tổ chức các môn tự chọn theo năng khiếu, để phát huy năng khiếu vốn hiểu biết nghệ thuật, tạo kỹ năng sống và giao tiếp trong học sinh.

- Mở rộng Thư viện điện tử, phòng giới thiệu sách, tư vấn tâm lý, tăng thêm các đầu sách… có chương trình, kế hoạch cụ thể để thu hút học sinh đến Thư viện, để phát huy cao nhất tác dụng của Thư viện đối với học sinh.

- Sau mỗi đợt kiểm tra, giáo viên và học sinh đều có biện pháp điều chỉnh theo hướng tích cực để không ngừng thực hiện hiệu quả chất lượng giảng dạy và học tập của mô hình mới.

- Tổ chức hoạt động giao lưu với các trường Quốc tế trong và ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ sư phạm của nhà trường và mở rộng năng lực giao tiếp của học sinh, đưa trường ngang tầm khu vực.

- Tăng cường hoạt động thao giảng, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhà trường.

- Quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy, dứt khoát không tái lập kiểu dạy “Thầy đọc , trò ghi” cũng như không giảng dạy theo lối chỉ định minh hoạ thuần túy những nội dung trong SGK, tất cả các tổ chuyên môn phải đạt yêu cầu đổi mới phương pháp lên hàng đầu và coi đây là trách nhiệm của tổ chuyên môn và của giáo viên.

- Các nhóm chuyên môn nắm bắt chương trình của Bộ GD - ĐT, hoàn thành và thống nhất trong nhóm về mục tiêu giảng dạy và kết quả cần đạt cho đối tượng học sinh, từ đó tổ chuyên môn chủ động sắp xếp các chương trình bài giảng, kế hoạch thực hành, ôn tập và ngoại khoá cho học sinh. Thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn về tiến độ thực hiện chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy, thiết kế bài dạy để đảm bảo không sai kiến thức chuyên môn đồng thời đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, khoa học, mang tính hệ thống cao.

- Tăng cường nâng cao chất lượng các giờ học. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án môn học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học, quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán.

- Đối với giáo viên phải tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh, chăm sóc động viên tốt cho học sinh trong quá trình học tập, lựa chọn thiết bị bài soạn khoa học hiệu quả, tổ chức cho học sinh tự học, đặt câu hỏi học sinh học tập tìm tòi sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết kịp thời phát huy sở trường và khắc phục khiếm khuyết đối với từng học sinh.

- Tạo mọi điều kiện cho các giáo viên tiếp tục học sau Đại học, nghiên cứu sinh, đặc biệt là các giáo viên trẻ, giới thiệu lực lượng cốt cán đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lực lượng kế cận đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.

24

Các giáo viên được cử đi học có chế độ ưu đãi, khi hoàn thành cần có kế hoạch phát huy phục vụ giảng dạy và công tác trong phạm vi mình phụ trách.

- Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm, tự bồi dưỡng rèn luyện và tự hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình. Lên kế hoạch tổ chức thao giảng cấp trường, cấp tổ cho tất cả các giáo viên trong tổ tham dự rút kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển chuyên môn.

* Nhiệm vụ của Tổ trưởng bộ môn:- Xây dựng tổ đoàn kết, nhất trí, đảm bảo tốt chế độ sinh hoạt tổ, nhóm về nề nếp và chất lượng nội dung sinh hoạt, chú trọng về sinh hoạt chuyên môn có thư ký ghi chép cụ thể và nộp đầy đủ các biên bản, báo cáo đúng thời hạn quy định (tổ họp 1 lần/tháng – nhóm họp 2 lần /tháng).

- Tổ chức và phân công thực hiện cho các cá nhân trong tổ phù hợp với trách nhiệm quyền hạn và nguồn lực của tổ; đặc biệt có kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học .

- Tham mưu cho Hiệu trưởng việc bố trí chuyên môn và những biện pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn và các hoạt động của tổ.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm, học kỳ, tháng trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian, thực hiện các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm với các nội dung trọng tâm bao gồm:

+ Hiệu quả giảng dạy và việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong tổ.

+ Nhận xét – đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên trong tổ sau mỗi đợt kiểm tra tập trung.

+ Kiểm tra hồ sơ giảng dạy về việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên (hồ sơ, sổ sách cá nhân, sổ họp nhóm, việc làm bài ở nhà của học sinh…), tổ trưởng và nhóm trưởng kiểm tra định kỳ 1 lần/học kỳ, có nhận xét – đánh giá.

+ Chủ động xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa của tổ 1 lần/ học kỳ, có kế hoạch và dự đoán cụ thể nộp BGH mỗi đầu học kỳ; có thể kết hợp các hoạt động ngoại khóa của tổ mình với các tổ bộ môn khác trong trường nhằm đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.

+ Kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo cho BGH những vấn đề nảy sinh trong tổ, không bao che và không tự giải quyết các vấn để vi phạm quy chế chuyên môn trong tổ (nếu để xảy ra và gây dư luận, ảnh hưởng xấu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng).

+ Kiểm kê lên kế hoạch làm và sử dụng các thiết bị dạy học từ đầu năm học theo các tiêu chí đã được thống nhất.

- Trọng tâm kế hoạch hoạt động, biện pháp thực hiện và chỉ tiêu cụ thể.

4. Hoạt động ngoại khóa:- Tổ chức ngày lễ 2/9, 20/10, 20/11, 22/12, 9/1, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 19/5, 10/3 (AL). Tham gia đầy đủ các hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

25

- Tổ chức tháng an toàn giao thông: 9/2014

- Tổ chức lễ kỷ niệm 140 năm ngày thành lập trường vào tháng 2/2015.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống ma túy, xây dựng tình bạn đúng mực, chăm sóc y tế học đường, Đoàn trường tổ chức các hoạt động nhằm tạo sân chơi, cuốn hút Thanh niên vào các hoạt động lành mạnh.

- Tổ chức tốt các lớp học “Kỹ năng sống” bên cạnh các giờ học và thực hành tại trường, tiến hành đưa học sinh đi thực tập ngoài xã hội tùy theo từng khả năng và năng lực của học sinh, cuối khóa có tổng kết phát giấy chứng nhận.

- Tổ chức và phát triển các Câu lạc bộ đội nhóm có chất lượng, sử dụng tốt các giờ năng khiếu.

5. Công tác tài chính:- Bàn bạc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện Nghị định 43 về khoán quỹ lương có hiệu quả, cố gắng tăng thêm thu nhập cho người lao động.

- Thanh tra kiểm tra công tác tài chính mỗi quý.

- Công khai tài chính mỗi học kỳ.

6. Chỉ tiêu phấn đấu:- Đỗ tú tài: 100%

- Đạt điểm sàn ĐH - CĐ: trên 95%

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi trên: 90%

- CB-GV-NV là CSTĐ-GV giỏi: 30%

- Chi bộ trong sạch vững mạnh.

- Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố.

- Công đoàn tiên tiến xuất sắc.

- Đoàn trường tiên tiến xuất sắc.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:Thời gian Nội dung công tác

Tháng 8 & 9/2014

- Khai giảng năm học.

- Phát động tháng an toàn giao thông (tổ GDCD).

- Kiểm tra chất lượng đầu năm 3 khối bao gồm các môn: Toán - Lý - Hóa - Văn - Sinh - Anh văn.

- Họp tổ chuyên môn:

+ Triển khai dự thảo kế hoạch năm học cấp tổ, cấp trường.

+ Triển khai các hội thi học sinh giỏi cấp thành phố, Olympic, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, hội thi khoa học kỹ thuật, hội thi liên môn, hội thi giảng dạy theo phương pháp tích hợp.

26

+ Đăng ký danh hiệu thi đua.

+ Đại hội Công đoàn tổ.

- Hội nghị công nhân viên chức, kiểm tra sổ đăng ký chương trình hành động của mỗi GVCN trong cuộc hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Ổn định tổ chức trên cơ sở những công việc đã làm từ tháng 8. Ổn định nề nếp, tác phong, thực hiện nội quy của học sinh.

- Ngày khai giảng: Phát động thực hiện: Chủ đề năm học, tháng an toàn giao thông.

- Họp PHHS đầu năm.

- Thư viện kiểm tra sắp xếp lại sách.

- Chi đoàn tổ chức Đại hội chi đoàn.

- Chủ nhiệm hoàn tất các loại sổ sách theo yêu cầu.

- Duyệt kế hoạch tổ chuyên môn, sổ chủ nhiệm.

- Bồi dưỡng học sinh giỏi K.12, K.11, K.10.

- Khám sức khỏe cho học sinh K.10, K.11, K.12.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ kế hoạch giảng dạy, các tiết dạy trên máy vi tính, các môn phải có 1 cột 45 phút: Toán - Lý - Hóa - Văn - Sinh (K.12+K.11), Sử - Địa (K.10+K.12); Anh văn, Tin, Nhật và các môn còn lại phải có 1 cột 15 phút lần 1.

- Hội thảo về công tác chủ nhiệm.

- Kiểm tra hoạt động của các Câu lạc bộ học sinh.

Tháng 10/2014

- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

- Giáo vụ hoàn thành sổ sách.

- BGH dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên.

- Kiểm tra các công việc: nề nếp dạy và học, quản lý hồ sơ sổ sách.

- Phụ đạo cho học sinh yếu sau khi có kết quả kiểm tra.

- Đại hội Đoàn trường.

- Kiểm tra giữa kỳ I: 16, 17, 18/10/2014.

Các môn: Toán - Lý - Hóa - Văn – Sinh (K.12+K.11) - Sử - Địa (K.10+K.12), Anh văn, Tin, Nhật có 1 cột 15 phút và 2 cột 45 phút, các môn còn lại có 1 cột 15 phút và 1 cột 45 phút.

- Tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ khuyến học.

- Tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

- Kiểm tra toàn diện và chuyên đề theo kế hoạch.

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11 và K.12.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng, sổ kế hoạch giảng dạy.

27

- Phát động tháng thi đua “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”. Từ 20/10 15/11/2014.

- Hội thi sáng tạo khoa học trẻ cấp trường.

Tháng

11/2014

- Phát triển đoàn viên mới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Công đoàn Hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tổ chức tốt ngày 20/11.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên do tổ trưởng chịu trách nhiệm.

- Tổng kiểm tra việc thực hiện nề nếp dạy và học.

- Sơ kết thực hiện kế hoạch 3 tháng (9,10,11) đánh giá điểm mạnh, yếu để chỉ đạo tiếp các tháng còn lại của HKI.

- Chủ nhiệm công bố kết quả học tập và hạnh kiểm học sinh qua 3 tháng cho phụ huynh.

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11, K.12.

- Tổ chức quyên góp, ủng hộ quỹ khuyến học.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng, sổ kế hoạch giảng dạy, các môn phải có đầy đủ các cột điểm trong sổ điểm.

- Tham gia cuộc thi “Sáng tạo khoa học” cấp TP.

Tháng

12/2014

- Tiếp tục thi đua “Hai tốt”.

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11, K.12.

- Tổ chức ngoại khóa về ngày 22/12(Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam).

- Ôn tập và kiểm tra học kỳ I từ 8/12 20/12/2014.

- Tặng nhà tình thương, tình nghĩa.

- Tổ chức tham quan ngoại khoá tại Nha Trang cho học sinh.

- Kiểm kê tài sản cuối năm.

- Kiểm tra các tổ chuyên môn về việc thực hiện chương trình và kiểm tra cá nhân.

- Tổ chức thực hành kỹ năng sống cho học sinh K.10 đi trồng rừng tại Tây Ninh.

- Tổng kết học kỳ I.

- Họp PHHS cuối học kỳ.

- Tham gia cuộc thi “Khoa học kỹ thuật ” cấp thành phố.

Tháng

01/2015

- Học chương trình học kỳ II.

- Tham gia hội trại 9/1 của Sở Giáo dục – Đào tạo.

- Kiểm tra đầu kỳ II cả 3 khối gồm các môn: Toán - Lý - Hoá - Sinh - Sử - Địa - Anh

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế cho điểm của giáo viên ở sổ điểm lớn.

- Thi HS giỏi máy tính cầm tay của lớp 11.

28

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng, sổ kế hoạch giảng dạy.

- Phát triển Đoàn viên chào mừng ngày truyền thống sinh viên học sinh 9/1.

- Tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” và “Dạy học theo chủ đề tích hợp” cấp trường.

Tháng

02/2015

- Ngoại khóa tìm hiểu về Đảng.

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11, K.12.

- Tổ chức lễ hội kỷ niệm 140 năm ngày thành lập trường vào ngày 11 & 12/02/2015.

- Nghỉ Tết âm lịch từ 13/02/2015 đến hết 22/02/2015, tặng quà cho đồng bào nghèo.

- Tiếp tục thi đua “Hai tốt” ngay sau khi nghỉ Tết vào.

- Kiểm tra việc bồi dưỡng HS giỏi K.10, K.11 để chuẩn bị dự thi HS giỏi Olympic.

- Các môn Văn - Toán - Lý - Hoá - Sinh (K.11+K.12) - Sử - Địa (K.10+K.12) - Anh có 1 cột 45 phút (học kỳ II) các môn còn lại có 1 cột 15 phút.

- Các tổ kiểm tra toàn diện giáo viên.

- Các tổ sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Phát động tháng “Dạy tốt, học tốt” để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn 26/3 từ 23/02/2015 21/03/2015.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng.

Tháng

03/2015

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11 , K.12.

- Phát triển Đoàn viên mới chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản HCM 26/3.

- Tồ chức Hội thảo kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (cho nữ GV-NV).

- Thi HS giỏi lớp 12 cấp Thành phố.

- Kiểm tra giữa kỳ II: 12, 13, 14/03/2015.

- Các môn Văn - Toán - Lý - Hoá - Sinh (K.11+K.12) - Sử - Địa (K.11+K.12) - Anh văn có 1 cột 15 phút và 2 cột 45 phút. Các môn còn lại có 1 cột 45 phút và 1 cột 15 phút.

- Tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/03/2014.

- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp TP.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng.

- GVCN báo điểm giữa học kỳ II của HS cho phụ huynh.

Tháng

04/2015

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11, K.12

- Ngoại khóa về chiến thắng 30/4. Tổ chức tham quan hoặc nghe báo cáo chuyên đề.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình học kỳ II.

- Thi học sinh giỏi Olympic lớp 10 , lớp 11.29

- Thi kiểm tra học kỳ II cho K.12, từ 13/4 đến 16/4/2015 ôn thi cho K.10, K.11.

- Hội nghị liên tịch mở rộng kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội CNV, việc thực hiện nhiệm vụ năm học đến tháng 4.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng.

- Các môn hoàn tất việc vào điểm trong sổ điểm lớn.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Chương trình phát triển con người toàn diện thông qua các hoạt động dạy và học kỹ năng sống tại trường THPT Lê Quý Đôn”.

Tháng

05/2015

- Ôn thi tốt nghiệp THPT và Đại học.

- Tổ chức tốt tiết NGLL, GDQP cho K.10, K.11, K.12.

- Thi học kỳ II cho học sinh K.10, K.11 từ 04/5 10/5/2015.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng, sổ kế hoạch giảng dạy.

- Tổng kết năm học.

- Thành lập Ban chỉ đạo sinh hoạt hè.

Các phòng: thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh - Vi tính - Multimedia - Thư viện thu hồi tài sản bảo quản và cất vào kho, kiểm tra việc thực hiện giữ gìn tài sản ở các lớp.

Tháng

06/2015

- Thi tốt nghiệp THPT và Đại học: 09, 10, 11/06/2015.

C. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Quán triệt sâu sắc chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố, nhà trường trong những năm tới sẽ giữ vững kết quả đạt được, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng toàn diện về cơ sở vật chất, kỹ năng sư phạm, hoàn thành đội ngũ thích ứng với mục tiêu đổi mới giáo dục, đồng thời đặt ra những mục tiêu cao hơn trong việc đào tạo con người, hoàn thiện sự phát triển tri thức và nhân cách cho học sinh. Tất cả những nỗ lực trên đều nhằm mục tiêu: phát triển khả năng tự học, trau dồi kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm và kỹ năng hòa nhập của học sinh khi tiếp xúc với môi trường giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, mô hình nhà trường theo định hướng những năm tiếp theo sẽ là trường công lập tiên tiến theo xu thế hội nhập Quốc tế.

Để đạt được những điều đó, nhà trường cần có sự chuẩn bị, đầu tư, chu đáo hơn trong mọi mặt từ cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn đến con người.

I. Cơ sở vật chất:- Những năm qua, giáo viên nhà trường giảng dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng máy vi tính và màn hình chiếu. Tuy nhiên, để tiến gần hơn với phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy hơn nữa những hiệu quả tích cực cho học sinh, trường cần trang bị thêm hệ

30

thống bảng thông minh với chỉ tiêu 2 bảng/khối, mỗi phòng thí nghiệm 1 bảng, phòng hội đồng 1 bảng, thư viện 1 bảng. Sau khi tập thể giáo viên nhà trường đã được huấn luyện thành thạo cách sử dụng, trường sẽ xem xét hiệu quả giáo dục, rút kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng hình thức giảng dạy bằng bảng thông minh tới mỗi lớp học.

- Bên cạnh Thư viện sách truyền thống với 80 chỗ ngồi và hơn 20.000 đầu sách, nhà trường đã lên kế hoạch hoàn thiện Thư viện điện tử theo trình tự 3 bước hình thành:

+ Bước 1: Hoàn chỉnh phòng đọc sách điện tử với 30 chỗ ngồi, đầy đủ máy tính, tai nghe, các phần mềm hỗ trợ việc học, tích lũy các đầu sách điện tử.

+ Bước 2: Bổ sung và khai thác tài nguyên: tất cả các bài giảng điện tử của giáo viên đang lưu hành trong trường và các bài thuyết trình đạt chất lượng của học sinh đều được nhập vào máy, để học sinh có thể truy cập vào tham khảo bất cứ khi nào cần thiết, hỗ trợ đắc lực cho việc chuẩn bị các Tiết học tích cực.

+ Bước 3: Hình thành, bảo tồn, phát triển ngân hàng đề. Học sinh có thể học bài, ôn tập, làm bài, mở rộng và nâng cao kiến thức, thi thử ngay trên máy.

Song song đó, nhà trường cũng sẽ lập ra phòng Sách mới với màn hình 50 inches liên tục giới thiệu các đầu sách mới xuất bản, sách mới nhập về, từ sách văn học đến các loại sách tham khảo chất lượng cao ở tất cả các môn học. Thư viện sẽ mở cửa suốt trưa và sau giờ học để học sinh có thể đến tham khảo tài liệu vào bất kỳ lúc nào.

- Phòng Tâm lý sau hai năm hình thành đã đi vào hoạt động ổn định. Trước mắt, nhà trường sẽ hoàn thiện phòng Test IQ cho bộ phận tâm lý với sức chứa 25 chỗ song song với việc đào tạo đội ngũ chuyên trách phòng Tâm lý.

- Nâng cấp toàn bộ phần mềm và hoàn thiện phòng Multimedia cho tổ Anh văn, tiến đến mục tiêu cho học sinh học và thi ngay trên máy. Song song đó, tất cả giáo viên ngoại ngữ phải được đào tạo bài bản để có thể sử dụng thành thạo phòng Multi, khai thác tối đa những tiện ích từ phương pháp học hiện đại này.

- Bổ sung trang thiết bị cần thiết theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 3 phòng thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh với mục đích cho học sinh được thực hành đủ tất cả các bài thực hành quy định và thêm những bài mở rộng, nâng cao, đáp ứng nhu cầu hòa nhập theo hướng tú tài Quốc tế hoặc tương đương trình độ A-level. Các dụng cụ thí nghiệm cần được mua sắm thêm để mỗi học sinh đều có cơ hội thực hành. Nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải của phòng Thí nghiệm.

- Tiếp tục nâng cấp các phòng Máy tính để đáp ứng yêu cầu giảng dạy mức độ cao, theo kịp sự phát triển công nghệ thông tin của thời đại, giúp học sinh có khả năng thực hiện một số lập trình cơ bản và nâng cao.

- Nâng cấp cơ sở vật chất để hỗ trợ cho hoạt động Thể dục thể thao và Giáo dục Quốc phòng:

+ Mua sắm bổ sung trang thiết bị cho Nhà thi đấu, tiến đến hoàn thiện Nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn cao.

+ Nâng cấp sân trường nhằm hỗ trợ cho mọi hoạt động trên sân.

31

+ Tiếp tục mua sắm trang thiết bị cho bộ phận Giáo dục Quốc phòng để đáp ứng đủ dụng cụ giảng dạy cho 3 lớp trong cùng một giờ dạy.

+ Trang bị đầy đủ thiết bị cứu thương.

- Hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, thi đua phong trào trong nhiều năm qua luôn được nhà trường và Đoàn Thanh niên đẩy mạnh. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn nghệ cũng cần được bổ sung:

+ Bên cạnh giảng đường có sân khấu rộng, sức chứa lớn, nhà trường cần phải đầu tư thêm hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại để học sinh có thể mạnh dạn đầu tư, thực hiện những tiết mục văn nghệ chất lượng cao.

+ Mua mới trang thiết bị tạo sân khấu ngoài trời rộng rãi hơn để có đáp ứng những tiết mục đồng diễn với số lượng lớn, phục vụ cho học sinh toàn trường.

+ Mua sắm nhạc cụ cần thiết cho các tiết học Năng khiếu của học sinh lớp 10.

+ Mở phòng tập kịch, tập văn nghệ có hệ thống âm thanh để học sinh có không gian tập dượt.

- Hiện nay, nhà trường đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố trao trả lại phần mặt bằng số 112 Nguyễn Thị Minh Khai (gần 1000m2). Đây là cơ hội lớn để trường mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mới những phòng chức năng mà nhà trường còn thiếu, đặc biệt là hồ bơi và các thiết bị phục vụ cho thể dục thể thao trong nhà, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Hệ thống nhà vệ sinh phải thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm cho sức khỏe của học sinh, nhất là những học sinh bán trú.

- Trang thiết bị cho phòng Y tế cũng cần được đầu tư thêm để phục vụ học sinh, cán bộ - giáo viên - nhân viên nhà trường tốt hơn.

- Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu, tham quan, học hỏi thường xuyên của học sinh và giáo viên, nhà trường cần trang bị phương tiện chuyên chở riêng (xe từ 30 chỗ ngồi trở lên).

II. Hoạt động chuyên môn:Trong vòng 3 năm tới, trường cố gắng đạt mục tiêu sau:

- Về mặt học tập:

+ Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi Đại học: 100% đậu tốt nghiệp THPT và trên 95% đậu Đại học.

+ Trình độ ngoại ngữ: học sinh học ban D phấn đấu 70% có bằng IELTS 5.5 trở lên.

+ Trình độ các môn trọng điểm: cố gắng để chất lượng học sinh trường THPT Lê Quý Đôn khi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ có trình độ tương đương tú tài Quốc tế IBT hoặc A-level.

+ 20% học sinh có thể đọc - hiểu bài giảng và đề thi các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài như môn: Toán - Lý - Hóa - Sinh.

32

+ 80% học sinh trúng tuyển Đại học nguyện vọng 1 hay 95% học sinh vào Đại học cho tất cả các dạng, 5% học sinh du học nước ngoài.

- Xét riêng về việc tổ chức giảng dạy cho học sinh ở các môn trọng điểm:

+ Học sinh được chăm sóc, rèn luyện các môn trọng điểm từ lớp 10 để đến lớp 12 các em đủ sức thi vào các trường Đại học ở nhóm điểm cao. Nhà trường có lộ trình phù hợp cho từng đối tượng học sinh và theo nguyện vọng của học sinh trong suốt 3 năm cho các nhóm môn Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh, Toán - Hóa - Sinh, Toán - Văn - Ngoại Ngữ …

+ Trong từng giai đoạn học tập, nhà trường sẽ tổ chức đánh giá kết quả học tập, từ đó có thể kịp thời lọc ra những học sinh cần được phụ đạo, rèn luyện, ôn tập củng cố kiến thức và những học sinh có khả năng tư duy cao để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Với đội ngũ giáo viên được chọn lọc kỹ, phù hợp với từng nhóm lớp, nhà trường hướng tới mục tiêu không còn học sinh có điểm dưới trung bình ở các môn trọng điểm. Đó chính là những bước đi vững chắc để việc luyện thi Đại học đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trên 80% học sinh đậu Đại học nguyện vọng 1.

+ Nhằm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, trường đã lên kế hoạch cụ thể trong việc giảng dạy các bộ môn Toán - Lý - Hóa - Sinh bằng tiếng nước ngoài cho 1/3 số lớp trong một khối, đảm bảo học sinh đọc và hiểu tài liệu bằng tiếng nước ngoài, biết cách giải các đề thi của nước ngoài.

+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành dạy học theo dự án môn học, ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp với nội dung bài học. Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp các môn KHTN và KHXH.

- Các hoạt động ngoại khóa:

+ 100% học sinh được rèn luyện kỹ năng sống có chất lượng, được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của trường đề ra. Học sinh khối 10 được trang bị các kỹ năng cơ bản (giao tiếp ứng xử, thảo luận nhóm…). Học sinh khối 11 được rèn luyện tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách khoa học. Học sinh khối 12 biết xác định mục tiêu trong cuộc sống, nắm vững kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng. Học sinh sau khi học 3 năm không chỉ hình thành được tinh thần kỷ luật cao, giữ vững nề nếp, tác phong mà còn phải hoàn thiện đầy đủ những kỹ năng sống cần thiết. Với các lớp kỹ năng sống giảng dạy theo giáo trình hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế, học sinh phải được cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Sau 3 năm học, các em được giao lưu Quốc tế một lần tại các nước trong vùng ASEAN, Châu Á và Châu Âu. 100% các lớp có khả năng tiếp đón các bạn nước ngoài cùng trang lứa.

+ Mỗi một khối lớp ít nhất có một lần giao lưu với trường Quốc tế đúng nghĩa trên địa bàn Thành phố.

+ Mỗi học sinh được tham gia các chuyến dã ngoại trong ngày 1-2 lần trong năm, dã ngoại từ 3-4 ngày (1 lần/năm). Các chương trình dã ngoại phải bổ ích, thiết thực và thú vị, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Riêng khối 12, ngoài những tiêu chuẩn trên còn được tham dự Trại Xuân truyền thống, lễ Trưởng thành.

33

III. Đối với giáo viên:- Giáo viên được học tập và đào tạo để sử dụng được bảng thông minh có hiệu quả, sử dụng được Thư viện điện tử, được tạo điều kiện và rèn luyện kỹ năng để hình thành tiết học tích cực ít nhất một lớp 1 lần cho 1 học kỳ.

- Trên 90% giáo viên phải có bằng A ngoại ngữ, trên 50% có bằng B, trên 30% có bằng C và cố gắng phấn đấu toàn thể giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn theo tiêu chuẩn Cambrigde hoặc IELTS 6.5, TOEFT 525. Như vậy giáo viên mới có thể tự tin cùng học sinh tiếp đón các đoàn khách tham quan từ nước ngoài hay đưa học sinh ra nước ngoài tham quan học tập.

- Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ từ 30-40%, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Giáo viên lần lượt được du lịch tham quan hệ thống giáo dục ở nước ngoài (đây là tham quan học tập, không lãnh tiền thay thế). Chú trọng cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên Toán - Lý - Hóa - Sinh - Ngoại ngữ được đi học tập, trao đổi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, còn lại là tham quan học tập.

- Giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ thường xuyên tại trường, thành phố với các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước về quan điểm sư phạm hiện đại, phương pháp giáo dục hiện đại tiên tiến, kỹ năng nghề nghiệp, tâm lý học giáo dục…

- Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm được tập huấn để sử dụng hiệu quả sổ đánh giá từng học sinh trong từng tiết học của lớp mình dạy, từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp và kịp thời.

- Riêng giáo viên nước ngoài phải được tập huấn sử dụng thành thạo phòng Multi và mỗi lớp phải học trên phòng Multi 1 tiết/tuần.

- Các giáo viên Văn - Sử - Địa - Công Nghệ phải đầu tư xây dựng giáo án và tổ chức lớp với những hình thức vừa hấp dẫn học sinh vừa kích thích học sinh đọc tài liệu mở rộng, vừa thể hiện được trọng tâm và quan trọng là phải theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, trở thành bộ môn đi đầu trong phong trào xây dựng Tiết học tích cực.

- Đào tạo được 20% giáo viên Toán - Lý - Hóa - Sinh dạy được bộ môn bằng tiếng nước ngoài; hỗ trợ cho chương trình Toán - Lý - Hóa - Sinh bằng tiếng nước ngoài ở các lớp; duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên dạy lớp trình độ A-level.

- Giáo viên cần đẩy mạnh hoạt động chuyên đề hỗ trợ cho chuyên môn, tổ chức các tiết thao giảng cấp Thành phố, cấp Cụm… đạt chất lượng cao, đầu tư tốt hơn cho những Tiết học tích cực…

- Song song với những điều trên, giáo viên cần thường xuyên nâng cao trình độ lý luận chính trị để có thể làm việc, cống hiến đúng theo định hướng.

- Nhà trường phải cố gắng làm sao để ngoài lương cơ bản ngạch bậc hệ số thì giáo viên được thu nhập tăng thêm từ 1 đến 2 lần lương (thông qua các hoạt động giáo dục) để có điều kiện đầu tư tốt hơn cho công việc.

IV. Về mặt tổ chức:

34

- Căn cứ trên chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề ra lộ trình thích hợp từ lớp 10 đến hết 12 sao cho phù hợp với mục tiêu thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học.

- Các bộ phận cơ sở vật chất và bộ phận hỗ trợ trong trường có kế hoạch hoạt động đồng bộ và phù hợp với lộ trình trên.

- Các tổ bộ môn cần thống nhất giáo án, giáo trình trong toàn khối, có sự liên thông giữa các khối, có phần mở rộng, nâng cao kiến thức, tiến tới phát hành giáo trình lưu hành nội bộ chung cho học sinh - giáo viên trong trường.

- Hoàn chỉnh hệ thống đánh giá học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 qua phiếu học tập, phiếu nhận xét.

- Cung ứng dịch vụ và quản lý cho các bài kiểm tra từ hệ số 2 trở đi và toàn bộ bốn kỳ thi lớn trong năm; cung ứng dịch vụ cho hoạt động dạy phụ đạo, rèn luyện, luyện thi củng cố, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi Olympic…

- Có kế hoạch chủ động thu hút và tuyển chọn giáo viên giỏi từ trong và ngoài thành phố bằng chế độ đãi ngộ hợp lý.

- Hoàn thiện hệ thống quảng bá qua website của trường nhằm cung cấp những thông tin, hình ảnh về truyền thống và các hoạt động hiện nay của trường. Tạo diễn đàn tương tác chính thức cho học sinh, giáo viên lẫn phụ huynh. Đó cũng có thể là cửa ngõ thông tin kịp thời các tình trạng trễ, vắng, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh.

- Có quỹ khen thưởng cho bốn kỳ kiểm tra, các đợt thi đua 20/11, Sơ kết học kì, 26/3, 8/3, thi đua cuối năm.

- Phong trào đoàn thể: Công đoàn cùng tham mưu với Ban giám hiệu trong việc tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm), có chế độ đối với đối tượng đi học hỏi, tham quan các mô hình giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước.

- Đoàn Thanh niên: Trên cơ sở kinh phí được giao, Đoàn phải xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nhất nguồn kinh phí đó cho cấp ủy và BGH duyệt.

- Tổ chức nhiều các Câu lạc bộ đội nhóm với nhiều hình thức phong phú, giúp học sinh “học mà chơi”, “chơi mà học”, nhất là buổi hoạt động ngoài giờ để cuốn hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh. Có thể tăng cường 1-2 tiết/tuần cho các hoạt động ngoại khóa, phong trào… nhằm giúp học sinh phát triển cân bằng và toàn diện hơn.

- Chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh: từ giáo dục nề nếp, tác phong, kỷ luật trong nhà trường đến giáo dục ý thức công dân ngoài xã hội qua những hoạt động cụ thể, thiết thực (tổ chức các phiên tòa giả định, thăm trại giáo dưỡng, nhận chăm sóc một đối tượng cụ thể, công việc cụ thể…), từ đó giúp học sinh biết cách xử lý tình huống một cách thông minh, nhạy bén, hợp tình hợp lý, biết cách ứng xử trong giao tiếp với gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội…, kiên quyết nói không với bạo lực học đường…, hoàn thiện quá trình phát triển nhân cách.

- Đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa, lòng tự hào dân tộc trong các hoạt động học tập, ngoại khóa, sinh hoạt tập thể tại trường, gieo vào lòng học sinh ý thức yêu nước, có thể

35

hòa nhập vào các môi trường giáo dục lớn trên thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt Nam.

V. Về mặt tài chính:- Đề nghị giữ nguyên là trường công lập. Nhà trường phải được đầu tư về ngân sách như các trường công lập khác. Mặt khác việc trích tối thiểu 40% số thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định là không phù hợp với mô hình trường vì 60% còn lại sẽ không đủ trang trải cho họat động chuyên môn, cơ sở vật chất và chi cho con người, nên cũng xin xem xét lại vấn đề này cho nhà trường.

- Trường chất lượng cao: theo Nghị định 49 của Chính phủ là nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục cao: tổ chức biên chế lớp học 30 học sinh, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, hệ thống phòng bộ môn, phòng thực hành đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, Thư viện hiện đại, Hội trường sức chứa lớn, Nhà thi đấu đa năng… đảm bảo cho học sinh có điều kiện học tập và hoạt động 2 buổi/ngày, các yêu cầu về xây dựng đội ngũ, tổ chức các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có nguồn chi từ học phí. Bên cạnh đó, với hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, thì chi phí cho việc bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là không nhỏ. Do đó, phải xem lại mức thu học phí đã thực hiện cách đây 6 năm (rất lạc hậu so với trượt giá) và tỉ lệ chi trong học phí (cho con người là 30% chưa đủ đáp ứng). Hiện nay, để đảm bảo chất lượng cho mô hình giáo dục chất lượng cao, mức lương của giáo viên phải được chú trọng nhiều hơn (phải tăng ít nhất 2 lần so với lương ngân sách), bởi giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn phải đầu tư rất nhiều cho công việc mới có thể nhanh chóng chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tiên tiến.

Q. HIỆU TRƯỞNG

Đỗ Thị Bích Duyên

36