5
Sứ Mạng Chấp Bút Kinh Sấm Người chấp bút kinh sấm thường được chư vị Bồ Tát ký thác trong sấm ký. Ví như trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Huỳnh Giáo Chủ ký thác người chấp bút kinh sấm bằng bốn câu sấm khoán thủ cách cú trong hoàn cảnh như sau: Trong lúc bị giặc Pháp quản thúc tại nhà thương Chợ Quán, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ bị giặc âm mưu giết bằng cách cho Ngài uống axít độc. Nhưng Ngài không chết, trái lại Ngài vui vẻ nói Ngài càng khỏe mạnh hơn {điều này cho biết Ngài có phép thần thông}. Nhân dịp mùng một tết Tân Tị 1941, Ngài viết bài thơ cách cú khoán thủ tả cảnh mùa xuân rực rỡ để ký thác sứ mạng chấp bút kinh sấm cho người môn đồ tên KIỂNG XUÂN: KIỂNG vật khoe màu đua sắc tươi, Cành hoa hé nở tợ như cười. XUÂN về cảnh đẹp càng thêm vẻ, Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi. (Đức Thầy viết nhân dịp tết Tân Tị 1941 trong bịnh viện Chợ Quán) Tại sao bị quản thúc mất tự do coi như ở tù, và còn bị giặc âm mưu sát hại, vậy mà Đức Thầy viết bài thơ tả cảnh xuân rực rỡ vui tươi như vậy? Ngài cố ý ẩn tàng cái lý gì đây? Trong sổ bộ khai sanh, tên tôi là KIỂNG XUÂN, sinh đầu năm Tân Tị 1941. Bài thơ của Đức Thầy tả cảnh mùa xuân nhằm ngày mùng một tết, viết theo thể thất ngôn khoán thủ cách cú, chữ KIỂNG câu đầu, rồi cách khoảng một câu thứ hai, qua câu thứ ba là chữ XUÂN, ghép chữ đầu câu thứ nhứt và chữ đầu câu thứ ba, sẽ có cụm từ KIỂNG XUÂN chính là tên của tôi. Và câu thứ tư: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Câu sấm này tiên tri về điều gì? Muốn biết câu giải đáp, tôi xin kể đầu đuôi câu chuyện cơ duyên tôi diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh. Năm 1996, tôi từ hải ngoại về VN có cơ may lần đầu diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ, và được Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế ở tại nhà Bà Tư Phú Lâm. Cũng trong dịp này, tôi lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh xơ xác, xu ng quanh mới phác hoang chuẩn bị trồng cây trái nhãn, sầu riêng…. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có động lực vô hình nào đó khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi một người phụ nữ thì ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi: - Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa, Cô Chín tuổi con gì? Đức Cậu cười đáp: - Cô tuổi Đinh Hợi {1947}. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị, năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì, vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con cọp thì nghe ghê sợ lắm! Qua đối đáp về tuổi tác giữa hai Thầy trò vừa nêu trên, chắc rằng câu sấm thứ tư bài thơ tả Cảnh Xuân {Kiểng Xuân} của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ được giải thích rõ ràng: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Ứng với câu tôi hỏi: Thưa, Cô Chín tuổi con gì? Phụ lục 1: Niên như điển, nguyệt như thoi, Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi. Người Thiện Nữ truyền lời, (*) Nhứt vân thiên lộ máy trời thinh thinh. ……………………………………………………………….. Non đoài giữ dạ tín thành, Thầy cho CƯ SĨ học hành chưa thông. (*) Anh em ai có phục tòng, Theo TÔI học đạo phải dùng tai nghe. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tr. 103 & 109, lưu ở đình Tòng Sơn năm 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973) Đức Cậu Bần Sĩ (trái) Kỳ Vân Cư Sĩ (phải) ảnh năm Bính Tí 1996 ở Gài Gòn

S M ng Chấp Bút Kinh Sấ · 2017-02-03 · thuyࠁt cho tôi nghe ba băng ࠘u Nguy T߸n Thࠁ ࠒ t߲i nhà à Tࠗ Phú Lâm. ũng trong dࠇp này, tôi lên tr߲i r߷y nࠏi

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sứ Mạng Chấp Bút Kinh Sấm

Người chấp bút kinh sấm thường được chư vị Bồ Tát ký thác trong sấm ký. Ví như trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Huỳnh Giáo Chủ ký thác người chấp bút kinh sấm bằng bốn câu sấm khoán thủ cách cú trong hoàn cảnh như sau:

Trong lúc bị giặc Pháp quản thúc tại nhà thương Chợ Quán, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ bị giặc âm mưu giết bằng cách cho Ngài uống axít độc. Nhưng Ngài không chết, trái lại Ngài vui vẻ nói Ngài càng khỏe mạnh hơn {điều này cho biết Ngài có phép thần thông}. Nhân dịp mùng một tết Tân Tị 1941, Ngài viết bài thơ cách cú khoán thủ tả cảnh mùa xuân rực rỡ để ký thác sứ mạng chấp bút kinh sấm cho người môn đồ tên KIỂNG XUÂN:

KIỂNG vật khoe màu đua sắc tươi, Cành hoa hé nở tợ như cười. XUÂN về cảnh đẹp càng thêm vẻ, Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi.

(Đức Thầy viết nhân dịp tết Tân Tị 1941 trong bịnh viện Chợ Quán)

Tại sao bị quản thúc mất tự do coi như ở tù, và còn bị giặc âm mưu sát hại, vậy mà Đức Thầy viết bài thơ tả cảnh xuân rực rỡ vui tươi như vậy? Ngài cố ý ẩn tàng cái lý gì đây? Trong sổ bộ khai sanh, tên tôi là KIỂNG XUÂN, sinh đầu năm Tân Tị 1941. Bài thơ của Đức Thầy tả cảnh mùa xuân nhằm ngày mùng một tết, viết theo thể thất ngôn khoán thủ cách cú, chữ KIỂNG câu đầu, rồi cách khoảng một câu thứ hai, qua câu thứ ba là chữ XUÂN, ghép chữ đầu câu thứ nhứt và chữ đầu câu thứ ba, sẽ có cụm từ KIỂNG XUÂN chính là tên của tôi.

Và câu thứ tư: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Câu sấm này tiên tri về điều gì? Muốn biết câu giải đáp, tôi xin kể đầu đuôi câu chuyện cơ duyên tôi diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh.

Năm 1996, tôi từ hải ngoại về VN có cơ may lần đầu diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ, và được Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế ở tại nhà Bà Tư Phú Lâm. Cũng trong dịp này, tôi lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh xơ xác, xu ng quanh mới phác hoang chuẩn bị trồng cây trái nhãn, sầu riêng…. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có động lực vô hình nào đó khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi một người phụ nữ thì ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi:

- Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa, Cô Chín tuổi con gì?

Đức Cậu cười đáp:

- Cô tuổi Đinh Hợi {1947}. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị, năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì, vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con cọp thì nghe ghê sợ lắm!

Qua đối đáp về tuổi tác giữa hai Thầy trò vừa nêu trên, chắc rằng câu sấm thứ tư bài thơ tả Cảnh Xuân {Kiểng Xuân} của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ được giải thích rõ ràng: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Ứng với câu tôi hỏi: Thưa, Cô Chín tuổi con gì?

Phụ lục 1: Niên như điển, nguyệt như thoi,

Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi. Có Người Thiện Nữ truyền lời, (*)

Nhứt vân thiên lộ máy trời thinh thinh. ………………………………………………………………..

Non đoài giữ dạ tín thành, Thầy cho CƯ SĨ học hành chưa thông. (*)

Anh em ai có phục tòng, Theo TÔI học đạo phải dùng tai nghe.

(Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tr. 103 & 109, lưu ở đình Tòng Sơn năm 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Đức Cậu Bần Sĩ (trái) Kỳ Vân Cư Sĩ (phải) ảnh năm Bính Tí 1996 ở Gài Gòn

Dị sự dị ninh linh dị pháp, Vô nhơn đối đáp pháp thinh không. Đức Thầy Đức Ông công ĐỨC CẬU, (*) Hội đồng cơ hậu đậu Trào Minh. (Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị 83: 85, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Tây Vức liên Nam hiệp định phân, Tam giáo quy nguơn viện lý cân. Hùng anh phiên quốc lai hàng phục, Đinh Hợi đáo niên tạo thiên nhân. (*) (Trông Mây, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm Canh thìn 1940)

* Ghi chú: Liên kết 3 đoạn sấm phụ lục, đồng đạo sẽ có: Người Thiện Nữ Cư Sĩ học hành chưa thông tá danh Đức Cậu sinh năm Đinh Hợi.

Phụ lục 2: Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh.

Đi xa thì phải dặn rành… (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Nghĩa {Xà No}, ngày rằm tháng 6 Canh Thìn 1940)

Trong cảnh Hạ Nguơn dầu sổi lửa bỏng, giặc giã khói lửa mịt mù, Bồ Tát giáng trần không có thì giờ nhàn rỗi ngồi uống trà run đùi ngâm thơ vịnh nguyệt. Mỗi hành động, mỗi lời nói của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đều khế hợp với thiên cơ đạo lý. Ngày 14-6- Canh Thìn (1940) tại làng Nhơn Nghĩa, Đức Thầy có làm thơ vịnh Hằng Nga dụng ý gởi một thông điệp quan trọng cho đệ tử hậu lai biết rằng Thầy sẽ mượn xác tái sanh thời cuối Hạ Nguơn như sau:

Thơ xướng.

Khen ai cắc cớ bấm trời tây, Từ cõi Niết Bàn Phật Tỉnh giấc HẰNG NGA khéo vẽ mày Hằng Nga là mặt Trăng = Xác Nữ = Xác Cô

Một phiến linh đinh trôi mặt biển, Tại sao Cô mà lại xưng Cậu?

Nửa vừng lửng đửng dán trên mây. và tại sao xưng Cậu mà lại là Cô? Cá ngờ câu thả tơi bời lội, Người đạo thấy xác Nữ sợ đạo tà,

Chim tưởng cung trương sập sận bay; vội vã bỏ Thầy

Nên một nên hai còn bé tuổi, Mười lăm mười bảy bốn phương hay.

Thơ họa.

Mây hồng năm sắc ở phương Tây, Từ cõi Niết Bàn Phật

Sáng suốt Ô KIM bởi vẹn mày; Ô Kim nói lái là Kim Ô là mặt Trời = Hồn Nam = Đức Cậu

Miệng nhỏ tiếng to vang bốn biển, Trổi giọng đờn kêu ngâm nga ca kệ

Lưỡi mềm lời lớn dậy rồng mây. truyền rao trầm bổng giọng Lôtô

Lòng trong Thánh Kệ tình bơi lội, Trò đừng sợ, chính Thầy trở về ứng khẩu thuyết Dạ sạch Phật Kinh ý luyện bay; chánh pháp Kinh Phật

Dầu cho thân Mỗ thanh xuân tuổi, Thức giấc đời mê phải được hay.

Trên đây tôi trình bày xuất xứ bốn câu thơ khoán thủ cách cú mà Đức Huỳnh Giáo Chủ ký thác cho tôi làm sứ mạng chấp bút sấm giảng. Tại sao Ngài chọn một người phi công trong không lực VNCH làm việc này? Phi công trong thời chiến là võ biền đánh đấm chứ đâu phải văn nhu thi phú mà Ngài chọn tôi. Cũng xin nói rõ về việc này. Cuối năm 1967, tôi gặp nhà văn Nguyễn văn Bỗng { tức Tám Nhàn nguyên tổng thư ký Hội Nhà Văn Hà Nội vào Nam công tác trí vận} trên tầng lầu tư gia nhà văn Lưu Nghi ở đường Hồng Thập Tự. Sau cuộc họp đó, tôi nhận nhiệm vụ lập cơ sở in ấn phát hành đặc san Người Việt nội dung vận động trí thức Sài Gòn tham gia cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân 1968. Sau tết, chiến tranh khói lửa ác liệt khắp các tỉnh thành miền Nam, tôi đang ẩn tránh chờ lịnh mới, thì Ba Thành {Lê Hữu Thành} cán bộ trí vận đến trao cho tôi 5.000 đồng, và báo cho tôi biết cơ sở đã bị lộ, tôi phải dùng số tiền 5000 đồng dự phòng chi phí vào chiến khu cục R. Từ đó tôi vào R công tác cơ quan tuyên truyền Binh Vận, viết bài cho đài phát thanh Giải Phóng và đài Hà Nội.

Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh sinh năm Đinh Hợi 1947, xuất thân dốt viết không rành văn tự, ra đời thuyết pháp bằng cách ứng khẩu thành thơ phú kinh kệ sấm truyền. Bạn đạo dùng máy ghi âm quảng bá cho mọi người trong nước và hải ngoại nghe. Cảm kính công đức của Đức Cậu Bần Sĩ, Kỳ Vân Cư Sĩ có đôi dòng thơ minh họa như sau:

Bần thuyết người về dự Long Hoa, Sĩ hiền dốt chữ xuống Ta Bà. Vô biên nói sấm đời nguơn hạ, Danh truyền pháp Phật cứu bá gia.

Sau năm 1975, tôi viết bài cho tuần báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 1980, tôi viết truyện Con Búp Bê Chú Hề Đánh Trống đăng trên số báo tân niên Văn Nghệ TP, nội dung đề nghị thả tù binh ra khỏi trại cải tạo và ngưng đánh tư sản. Sau đó, tôi viết thêm truyện Con Heo Nọc nội dung đề nghị mở cửa kinh tế thị trường. Truyện Con Búp Bê… đã lỡ đăng rồi mang tai tiếng bị khiển trách nghiêm trọng, tới truyện thứ hai Con Heo Nọc bị cấm tuyệt đối không được đăng báo vì đề tài quá hóc búa, nhạy cảm. Nhà văn Trang Thế Hy trong ban biên tập Tuần Báo Văn Nghệ TP mách kế cho tôi sửa lại tựa đề là Con Heo Giống để may ra được đăng. Nhưng truyện vẫn bị cấm cho tới ngày tôi vượt biên. Dù sao cũng cám ơn hương hồn anh Trang Thế Hy.

Năm 1983, tôi sang định cư ở Úc sau bao ngày lênh đênh trên biển cả. Tôi sống ở Sydney và bắt đầu viết cho báo Chiêu Dương, Việt Luận, Dân Việt với đề tài kinh sấm. Năm 1984, tôi viết thơ gởi về nhà văn Anh Đức tổng biên tập báo Văn Nghệ Thành Phố HCM với nội dung những đề nghị của tôi lúc trước là thả tù binh, ngưng đánh tư sản và mở cửa kinh tế thị trường.

Như tôi vừa trình bày, trong thời chiến tôi vừa làm nghiệp võ vừa làm nghiệp văn. Vì vậy từ năm 1941, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã ký thác cho tôi sứ mạng chấp bút kinh sấm như ý bài thơ cách cú khoán thủ nêu trên.

Tôi xin đề cử một thí vụ về sứ mạng chấp bút kinh sấm quan trọng như thế nào. Đức Cậu Bần Sĩ xuất thân là Người Thiện Nữ Cư Sĩ học hành chưa thông dốt chữ viết không rành văn tự, chỉ ứng khẩu thuyết ra thi văn giáo lý. Tôi rất cẩn thận khi chấp bút cho Đức Cậu Bần Sĩ. Ví như năm 2002, tôi dự thính nghe Đức Cậu Bần Sĩ thuyết trong băng cassette với những lời sấm như sau:

…Nói thiệt không phải nói chơi,

NGỌ MÙI THÂN DẬU lập Đời đó dân. Lập rồi cái hội Tân Dân,

Lập rồi cái đại Phong Thần kỳ ba. Bây giờ TA mới nói ra,

Sắp đây mở Hội Long Hoa bớ người. Lọc ai phước đức cao dư,

Đặng mà lập lại con người Thượng Nguơn Nói ra có kẻ buồn hờn,

TA đâu có sợ keo sơn được rồi. Nói đi nói đứng nói ngồi,

Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai. Nói rằng cuồng loạn hăng say,

Từ đây cháy hết được quay chỗ nào. Bên Tây rồi lại bên Tàu,

Bên Anh bên Nhựt cũng nhào tiêu diêu. * Không mai ắt cũng đến chiều,

Mỹ Nga cũng vậy Mỹ miều cũng san!*

(trích băng Mùa Hè Năm Dê, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết, kết tập sách Thiền Tịnh Bửu Sơn tr. 105, Hội Cư Sĩ Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)

Lời bình: Thiên cơ bất khả lộ, Bồ Tát muốn hé lộ thiên cơ phải dụng cách nói mẹo, nói bóng gió quanh co,

dương đông kích tây, nói cái này ám chỉ cái kia. Câu sấm quan trọng: Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai,

cụm từ bể nồi ám chỉ lãnh tụ cường quốc gây trận giặc Á Đông sẽ chết trong chiến tranh, gieo gió phải gặt

bão, nhân nào quả nấy; cụm từ rã hai, ám chỉ sau khi vị lãnh tụ cường quốc gây trận chiến Á Đông chết, thì hai ông trùm Nga Mỹ gấu ó giành giựt đánh bằng vũ khí nguyên tử, biển bắc bán cầu nhiễm phóng xạ nguyên

tử. Câu sấm vô cùng quan trọng nữa là: Mỹ Nga cũng vậy Mỹ miều cũng san. Chữ san nghĩa là san

bằng tiêu tan, nếu viết chữ san{g} có g nghĩa là sang giàu thì không còn là sấm, không còn là thiên cơ. vì kể từ mùa thu năm Gà Đinh Dậu 2017, các cường quốc đấu chiến hỏa tiễn nguyên tử bay rợp trời đông tây. Mỹ Nga sẽ bị san bằng tiêu diêu vì vũ khí nguyên tử. Gậy ông đập lưng ông. Lại một lần nữa nhân nào quả nấy!

Lớp thì thác đổ phong ba, Lớp thì anh MỸ anh NGA giựt giành.

Hạt nhân xạ phóng tan tành, Khắp miền thế giới, Nam thành an bang.

……………………………………………………….

Hết MỸ rồi lại tới NGA, Từ đây sắp đến đem ra đấu tài.

Đờn kêu các nước ngoại lai, Sắp mưu sắp kế ai hoài biết đâu.

Làm cho rã quả địa cầu… Tận Thế (Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Sấm Giảng Đạo Khùng tr. 25 & 99 Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)

Mùi Thân tớ chẳng gặp Thầy, Dậu về gà gáy phút giây tận tường. 2017

Năm năm dày dạn gió sương, Tuất Hợi còn thấy đoạn trường xôn xao. 2018-2019

Năm đó mỗi người cầm dao, Tự quyền mổ xẻ mau mau cho rồi.

Ra thịt để bán con ơi, Năm châu cũng hưởng xa xôi cũng cầm.

Lão Ông bảo kiểm linh tâm, Đừng nói sai lầm quá rõ rồi kia.

Tới đây tập chẳng có bìa, Thế gian có khóa không chìa làm sao.

Đuổi theo bóng bẩy ngày nào, Nó sụp xuống bàu la hét rỉ rên.

Quỷ ma yêu thú đầy đàng, Chết thôi nằm dọc nằm ngang Phật buồn.

(Thiên Lan Khảo Bút tr. 40, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn ấn tống)

Phụ lục 3: Đàn Cơ Diệu Võ Chơn Quân tiên tri Nga Mỹ chia xẻ Trung Hoa.

Mượn bút mực đôi lời nhắn bạn, Máy huyền linh tỏ cạn đôi lời; Đường trần nay sắp đổi dời, Canh Tân ra mới lập đời Thượng Nguơn. Bảng phong Thánh dựng lên chọn lọc, Người hiền lương như ngọc còn nguyên; Căn xưa kiếp trước còn duyên, Nên nay được sự Hội Tiên dự bàn. Long Hoa Hội đến màn khai mở, Ớ người hiền chớ nỡ làm ngơ; Minh Vương xuất thế chớ ngờ, Trị đời thâu thủ phầt cờ Nhan Uyên. Đừng có tưởng là yên vui rảnh, Quả Địa Cầu từng mảnh tan ra; Rồi đây sẽ thấy không xa, Hơn tỉ người lẻ Trung Hoa giựt giành. Bom nguyên tử ra đời rồi biết, Quả Địa Cầu hủy diệt không xa; Mỹ Nga chia xẻ Trung Hoa, * Giựt giành chẳng ổn bất hòa choảng nhau. Cơ tự diệt đành rành trước mắt Nói rằng nứt nắp bể nồi rã hai

Thảo đôi lời để nhắc người hiền; Tu mau kẻo trễ vô duyên, Ngừa thuyền đón khách Phật Tiên đang chờ.

Sau khi Mỹ và đồng minh đánh tan Trung Quốc (bể nồi), xóa sổ Bắc Kinh, thì quân Nga đã chờ chực sẵn ở biên giới Nga Trung, quân Nga thừa cơ hội đánh chớp nhoáng chiếm Tây Tạng, Tân Cương. Mỹ Nga giành giựt nước Tàu, đánh nhau đưa nhơn loại đến ngày Tận Thế. Như Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh từng thuyết :

Nếu ai thiếu nợ ráng trả cho rồi,

Nứt nắp bể nồi chạy dài hết ráo. * Khi thấy xảy ra sự kiện bể nồi, bá tánh biết đó là điềm tận thế.

Cậu về Cậu cáo với lịnh Ngọc Hoàng, Mau xuống hạ san phạt đàn ma quỷ. Để chi thế kỷ báo quá hiền lương, Dày dạn gió sương trăm đường chi xiết. Từ đây ráo riết tát cạn biển khơi, Cậu nói mà chơi không lời không vốn. Không thua không tốn nguy khốn cận kề… (Sấm Giảng Đạo Khùng tr. 89-90, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết thập niên 80, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)

Câu sấm quan trọng : Nứt nắp bể nồi chạy dài hết ráo, cụm từ chạy dài hết ráo, nghĩa là không bên nào

thắng, mà là tất cả đều thua. Đó là cuộc Tận Thế. Cụm từ bể nồi là điềm báo tận thế.

* Phụ lục 4: Trong Chuyện Bên Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri ngòi nổ Thế Chiến Ba khởi từ Trung Đông, khi cuộc chiến Trung Đông tạm ngưng {Syria}, sẽ tới Á Đông.

Sau cuộc biến thiên long trời lở đất, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, người hiền sống sót lên đời Thượng Nguơn Thánh Đức. Kể từ năm con chuột Canh Tí 2020, năm con trâu Tân Sửu 2021 trở đi, Trời Phật dùng phép huyền linh biến đổi ngũ hành; thời kỳ Canh Tân thời tiết điều hòa, đất thạnh phù sa, cây lành trái ngọt, đời người trường thọ hàng trăm tuổi, hòa bình vĩnh cửu, nhà ngủ khỏi đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm, bồng lai tại trần. Thánh địa Phật Di Lạc ở Nam VN.

Chuột nhỏ đào ổ quá sâu, Nằm hang ca hát ai đâu biết gì.

Trâu tôi rất giỏi ai bì, Chờ cho nước cạn bắt thì cày chơi.

Mặc tình đúng buổi nghỉ ngơi, Thượng nguơn ăn tết chiều mơi đã gần.

(Kinh Giảng Xưa của Tứ Thánh)

Sydney, 3-2-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo(Facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son) https://kinhsamthatson.wordpress.com/