96
Hướng dẫn đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở Sổ tay CHĂM SÓC TÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Hướng dẫn đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

Sổ tay

CHĂM SÓC TÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Page 2: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được
Page 3: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Hướng dẫn đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

Sổ tay

CHĂM SÓC TÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Page 4: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE): Hướng dẫn đánh giá

lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

ISBN 978 92 9061 902 4

WHO/FWC/ALC/19.1

© Tổ chức Y tế Thé giới 2020

Một số thông tin bản quyền. Tài liệu này được cấp giấy phép Creative

Commons Attribution-NonCommercial- ShareAlike 3.0 IGO licence

(CC BY-NC-SA 3.0 IGO; https://creativecommons.org/licenses/by-nc-

sa/3.0/igo).

Theo các điều khoản của giấy phép nêu trên, tài liệu này có thể được

phân phát và chỉnh sửa với điều kiện không vì mục đích thương mại,

miễn sao việc chỉnh sửa phù hợp với những chỉ dẫn dưới đây. Đối

với mọi mục đích sử dụng, WHO đều không xác nhận việc ủng hộ cho

bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng logo của

WHO là không được phép. Nếu sửa đổi tài liệu, tài liệu sau sửa đổi

cần có giấy phép tương đương giấy phép Creative Commons. Nếu

dịch tài liệu này , cần bổ sung câu miễn trừ trách nhiệm như sau:

“Bản dịch này không do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát hành. WHO

không chịu trách nhiệm về nội dung hoặc tính chính xác của bản

dịch này. Bản tiếng Anh gốc sẽ là bản ràng buộc và nguyên gốc.”

Mọi tranh chấp phát sinh do vi phạm giấy phép sẽ được tiến hành

giải quyết theo quy tắc trung gian của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế

giới.

Gợi ý khi trích dẫn. Chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE):

Hướng dẫn đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm

sóc ở tuyến cơ sở. Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới; 2019 (WHO/FWC/

ALC/19.1). Giấy phép: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.

Dữ liệu xuất bản (CIP). Dữ liệu CIP tại: http://apps.who.int/iris.

Kinh doanh, bản quyền và giấy phép. Để mua ấn phấm của WHO,

xem tại: http://apps.who.int/bookorders. Để gửi yêu cầu sử dụng vì

mục đích thương mại, yêu cầu về bản quyền và giấy phép, xem tại:

https://www.who.int/publishing/copyright

Tài liệu của bên thứ ba. Nếu bất kì thông tin nào trong tài liệu này

được sử dụng cho bên thứ ba, như bảng biểu, hình ảnh, người sử

dụng có trách nhiệm xác định xem có cần xin phép cho việc sử dụng

đó không và nếu cần thì phải xin phép của chủ bản quyền. Mọi khiếu

nại do vi phạm về việc sử dụng bất kỳ thông tin nào của tài liệu này

sẽ thuộc về trách nhiệm của người sử dụng.

Miễn trừ trách nhiệm chung. Mọi thông tin được sử dụng và trình

bày trong tài liệu này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của WHO

liên quan đến tình trạng pháp lý của việc phân định ranh giớI hoặc

chủ quyền của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào.

Các đường chấm và nét đứt trên bản đồ chỉ biểu thị các đường ranh

giới gần chính xác mà có thể chưa có thỏa thuận đầy đủ giữa các bên

liên quan.

Việc đề cập đến các công ty hoặc nhà sản xuất cụ thể không có nghĩa

rằng các đơn vị này được WHO chứng thực hoặc khuyến nghị ưu tiên

sử dụng hơn so với các đơn vị không được đề cập. Trừ trường hợp lỗi

hoặc sai sót, tên của các sản phẩm độc quyền được phân biệt bằng

chữ cái đầu tiên được in hoa.

WHO đã thực hiện mọi phương thức có thể để xác thực thông tin

trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, ấn phẩm được phân phối sẽ không có

bất kỳ sự bảo đảm nào về nộI dung, dù nói thẳng hoặc ngụ ý. Trách

nhiệm diễn giải và sử dụng ấn phẩm này thuộc về người đọc. Trong

mọi trường hợp, WHO sẽ không chịu trách nhiệm cho các thiệt hại

phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này.

Thiết kế và bố cục bởi Erica Lefstad.

In tại Việt Nam.

Page 5: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lời cảm ơn iv

Danh mục viết tắt v

1. Chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE) 1

2. Tối ưu hóa năng lực và khả năng: hướng tới sự già hóa khỏe mạnh cho mọi người 5

3. Đánh giá nhu cầu của người cao tuổi và xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân 9

4. Lộ trình chăm sóc để quản lý SUY GIẢM NHẬN THỨC 19

5. Lộ trình chăm sóc để cải thiện VẬN ĐỘNG 25

6. Lộ trình chăm sóc để quản lý SUY DINH DƯỠNG 33

7. Lộ trình chăm sóc để quản lý SUY GIẢM THỊ LỰC 41

8. Lộ trình chăm sóc để quản lý SUY GIẢM THÍNH LỰC 51

9. Lộ trình chăm sóc để quản lý CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM 59

10. Lộ trình CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI 67

11. Lộ trình HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂM SÓC 75

12. Xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân 78

13. Hỗ trợ hệ thống y tế và hệ thống chăm sóc dài hạn thực hiện phương pháp ICOPE 81

Tài liệu tham khảo 86

MỤC LỤC

iii

Page 6: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

LỜI CẢM ƠN

Cuốn sổ tay này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên

cứu trên toàn thế giới của những người cống hiến cho

lĩnh vực chăm sóc và hỗ trợ người cao tuổi. Islene Araujo

de Carvalho và Yuka Sumi thuộc Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO), Khoa Già hóa và Cuộc sống đóng vai trò chỉ đạo.

Một nhóm nòng cốt chịu trách nhiệm viết và xây dựng các

lộ trình bao gồm Islene Araujo de Carvalho, John Beard,

Yuka Sumi, Andrew Briggs (Đại học Curtin, Úc) và Finbarr

Martin (Đại học King, London, Vương quốc Anh). Sarah

Johnson và Ward Rinehart của Dịch vụ biên tập Jura chịu

trách nhiệm biên tập bản cuối.

Các nhân viên của WHO từ các văn phòng khu vực và

nhiều Khoa đã đóng góp vào các chương liên quan đến

lĩnh vực công việc của họ đồng thời với việc xây dựng lộ

trình chăm sóc: Shelly Chadha (Khoa Quản lý các Bệnh

không lây nhiễm (NCD), Phòng ngừa Khuyết tật, Bạo lực

và Chấn thương của WHO), Neerja Chowdhary (Khoa Sức

khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất của WHO), Tarun Dua

(Khoa Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất của WHO),

Maria De Las Nief Garcia Casal (Khoa Dinh dưỡng cho Sức

khỏe và Phát triển của WHO), Zee A Han (Khoa Quản lý

các Bệnh không lây nhiễm (NCD), Phòng ngừa Khuyết tật,

Bạo lực và Chấn thương của WHO), Dena Javadi (Khoa Liên

minh phục vụ Nghiên cứu Chính sách và Hệ thống Y tế của

WHO), Silvio Paolo Mariotti (Khoa Quản lý các Bệnh không

lây nhiễm (NCD), Phòng ngừa Khuyết tật, Bạo lực và Chấn

thương của WHO), Alarcos Cieza (Khoa Quản lý các Bệnh

không lây nhiễm (NCD), Phòng ngừa Khuyết tật, Bạo lực

và Phòng ngừa Chấn thương) của WHO, Alana Margaret

(Khoa Già hóa và Cuộc sống của WHO), Juan Pablo Peña-

Rosas (Khoa Dinh dưỡng cho Sức khỏe và Phát triển của

WHO), Taiwo Adedamola Oyelade (Đơn vị Gia đình và Sức

khỏe sinh sản, Văn phòng khu vực châu Phi của WHO),

Ramez Mahaini (Đơn vị Gia đình và Sức khỏe Sinh sản,

Văn phòng khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO), Karen

Reyes Castro (Khoa Quản lý các Bệnh không lây nhiễm

(NCD), Phòng ngừa Khuyết tật, Bạo lực và Chấn thương

của WHO), Enrique Vega Garcia (Cuộc sống khỏe mạnh, Tổ

chức sức khỏe Pan American/WHO).

Cuốn sổ tay là tập hợp những kiến thức phong phú

của nhiều chuyên gia và học giả, những người cũng đã

đóng góp vào việc xây dựng các chương cụ thể: Matteo

Cesari (Fondazione IRCCS Ca 'Granda Ospedale Maggiore

Policlinico, Italy), Jill Keeffe (Trung tâm Hợp tác Phòng

chống Mù lòa của WHO tại Ấn Độ), Elsa Dent (Đại học

Queensland, Úc), Naoki Kondo (Đại học Tokyo, Nhật

Bản), Arunee Laiteerapong (Đại học Chulalongkorn, Thái

Lan), Mikel Izquierdo (Đại học Pública de Navarra, Tây

Ban Nha), Peter Lloyd-Sherlock (Đại học Đông Anglia,

Vương quốc Anh), Luis Miguel Gutierrez Robledo (Bệnh

viện Đại học Getafe, Tây Ban Nha), Catherine McMahon

(Đại học Macquarie, Úc), Serah Ndegwa (Đại học Nairobi,

Kenya), Hiroshi Ogawa (Đại học Niigata, Nhật Bản),

Hélène Payette (Đại học Sherbrooke, Canada), Ian Philp

(Đại học Stirling, Vương quốc Anh), Leocadio Rodriguez-

Mañas (Bệnh viện Đại học Getafe, Tây Ban Nha), John

Starr (Đại học Edinburgh, Scotland), Kelly Tremblay (Đại

học Washington, Hoa Kỳ), Michael Valenzuela (Đại học

Sydney, Úc), Bruno Vellas (Trung tâm hợp tác của WHO

về Đuối sức, nghiên cứu lâm sàng và đào tạo về lão

khoa, Gérontopôle, Bệnh viện Đại học Toulouse, Pháp),

Marjolein Visser (Đại học Vrije, Amsterdam, Hà Lan),

Kristina

Zdanys (Đại học Connecticut, Hoa Kỳ), và Trung tâm Hợp

tác của WHO về Đuối sức, Nghiên cứu lâm sàng và Đào tạo

về Lão khoa (Gérontopôle, Bệnh viện Đại học Toulouse,

Pháp) và Các khía cạnh của Sức khỏe Cộng đồng về Cơ

xương và Già hóa (Đại học Liège).

Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Úc, Liên

minh Toàn cầu về Sức khỏe Cơ xương khớp và Đại học

Chulalongkorn, Thái Lan, đã hỗ trợ xây dựng cẩm nang

này bằng cách cung cấp những nhân viên xây dựng nội

dung và tổ chức các cuộc họp với các chuyên gia.

Chúng tôi cũng nhận được đóng góp ý kiến từ các thành

viên tham gia cuộc họp thường niên của Hiệp hội lâm

sàng WHO về Già hóa khỏe mạnh, tháng 12 năm 2018.

Khoa Già hóa và Cuộc sống của WHO cảm ơn sự hỗ trợ tài

chính của Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Đức và Chính

phủ tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Biên tập bởi Green Ink

iv

Page 7: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADLs những hoạt động thường ngày

BMI chỉ số khối cơ thể

CBT liệu pháp nhận thức hành vi

ICOPE chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi

MNA đánh giá dinh dưỡng ngắn gọn

OSN dinh dưỡng bổ sung đường uống

PTA đo thính lực bằng âm thanh thuần

SPPB năng lượng vận động thể chất ngắn

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Ký hiệu về những kiến thức và kỹ năng

chuyên khoa cần cho việc chăm sóc

v

Page 8: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được
Page 9: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Báo cáo Toàn cầu về Già hóa và Sức khỏe khỏe năm 2015 xác định mục tiêu của sự già hóa khỏe mạnh là giúp mọi người xây dựng và duy trì khả năng hoạt động, từ đó có được sự thoải mái. Khả năng hoạt động được định nghĩa là các thuộc tính liên quan đến sức khỏe của một người cho phép người đó trở thành và làm những gì họ thấy có giá trị. Khả năng hoạt động của một cá nhân bao gồm năng lực nội tại của cá nhân đó, môi trường xung quanh và sự tương tác giữa môi trường và cá nhân ấy. Năng lực nội tại là tổng hợp của tất cả các năng lực thể chất và tinh thần mà một cá nhân có thể sử dụng (1).

Khái niệm về sự già hóa khỏe mạnh này tạo ra một xu hướng mới về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi , đó là tập trung vào việc tối ưu hóa năng lực nội tại và khả năng hoạt động của con người khi họ già đi.

Vào tháng 10 năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xuất bản ấn phẩm Chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi: Hướng dẫn về các can thiệp tại cộng đồng để quản lý suy giảm năng lực nội tại (2). Hướng dẫn này đưa ra 13 khuyến nghị dựa trên bằng chứng dành cho nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe nhằm xây dựng và thực hiện phương pháp chăm sóc sức khỏe tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE) tại cộng đồng. Phương pháp ICOPE nhấn mạnh vào việc tối ưu hóa năng lực nội tại và khả năng hoạt động, coi đó là chìa khóa cho sự già hóa khỏe mạnh. Những khuyến nghị đó có thể làm cơ sở cho các hướng dẫn cấp độ quốc gia. Chúng có thể được sử dụng để đưa vào các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, cũng như đưa vào các dịch vụ cho người cao tuổi nhằm ngăn ngừa sự phụ thuộc vào người chăm sóc.

NỘI DUNG CHÍNH

• Đối với hệ thống y tế, chìa khóa để hỗ trợ già hóa

khỏe mạnh cho tất cả mọi người là tối ưu hóa khả

năng hoạt động và năng lực nội tại của họ, mặc dù

quá trình già hóa khiến năng lực nội tại giảm dần.

• Sự phụ thuộc vào người khác trong việc chăm sóc

có thể phòng tránh được nếu các vấn đề chính do

sự suy giảm năng lực nội tại gây ra được đánh giá và

quản lý kịp thời.

• Nhân viên y tế và chăm sóc xã hội ở tuyến cơ sở có

thể xác định người cao tuổi bị suy giảm năng lực và

cung cấp sự chăm sóc phù hợp nhằm đảo ngược

hoặc làm chậm quá trình già hóa bằng cách làm

theo hướng dẫn này. Đây là phương pháp đơn giản

và có chi phí thấp.

• Các vấn để do sự suy giảm năng lực nội tại liên

quan mật thiết với nhau và do đó cần có phương

pháp tích hợp và lấy con người làm trung tâm.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI (ICOPE)1

1

Page 10: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI (ICOPE)?

Người cao tuổi ngày nay chiếm một phần lớn trong

dân số thế giới hơn bao giờ hết. Năm 2017, ước tính có

khoảng 962 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 13%

dân số toàn cầu (3). Tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong những

thập kỷ tới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và

trung bình. Đến năm 2050, cứ năm người sẽ có một

người từ 60 tuổi trở lên. Xu hướng này thực ra đã bắt đầu

khoảng 50 năm về trước, do ảnh hưởng kết hợp của việc

giảm nhanh tỷ lệ sinh đẻ và tăng nhanh tuổi thọ ở nhiều

nơi trên thế giới, thường đi kèm với sự phát triển kinh tế

xã hội.

Duy trì sức khỏe người cao tuổi là một khoản đầu tư lớn

vào con người và xã hội và hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển

Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) (4). Đồng thời, việc

chăm sóc cho lớp dân số già ngày càng tăng đang tạo ra

những thách thức cho hệ thống y tế. Các nguồn lực dành

cho chăm sóc sức khỏe sẽ cần phải được cân đối lại giữa

các nhóm tuổi. Sẽ rất cần một sự thay đổi cơ bản trong

việc đưa ra các định hướng y tế công cộng để phù hợp

với tình hình này.

Phương pháp truyền thống trong việc chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi là hướng vào các tình trạng bệnh lý, với

trung tâm là chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đó. Mặc dù

giải quyết các bệnh lý này là quan trọng, nhưng tập trung

quá nhiều vào chúng sẽ gây ra việc coi nhẹ những vấn đề

khác như suy giảm thị lực, thính lực, ghi nhớ, vận động

và những sự suy giảm phổ biến khác về năng lực nội tại

khi người ta già đi. Sức khỏe của mỗi người sẽ được tăng

thêm tại một số thời điểm trong cuộc sống nếu có thể

nhận dạng và quản lý những vấn đề này. Sự chú ý của hệ

thống y tế vào suy giảm năng lực nội tại của người cao

tuổi sẽ đóng góp nhiều vào phúc lợi của một bộ phận lớn

dân số đang ngày càng gia tăng trên thế giới.

Phần lớn các nhân viên y tế thiếu sự hướng dẫn và đào

tạo để phát hiện và quản lý một cách hiệu quả sự suy

giảm năng lực nội tại. Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng

nhanh, cần xây dựng phương pháp theo hướng dựa vào

cộng đồng , bao gồm các biện pháp can thiệp để ngăn

chặn sự suy giảm năng lực nội tại, thúc đẩy sự già hóa

khỏe mạnh và hỗ trợ những người chăm sóc người cao

tuổi. Phương pháp ICOPE của WHO có thể giải quyết

được đòi hỏi này.

HƯỚNG DẪN NÀY DÀNH CHO AI?

Đối tượng chính của cuốn sổ tay này là nhân viên y tế và

nhân viên chăm sóc xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở

chăm sóc ban đầu. Hướng dẫn này cũng cần cho những

nhân viên y tế có kiến thức về chuyên khoa sâu, có thể

được mời khi cần thiết, để đánh giá và lên kế hoạch chăm

sóc cho những người bị mất năng lực nội tại và khả năng

hoạt động.

Các hướng dẫn trong cuốn sổ tay này sẽ giúp nhân viên

y tế cộng đồng và người chăm sóc đưa các khuyến nghị

của ICOPE vào thực tế. Hướng dẫn thiết lập các lộ trình

chăm sóc để quản lý các vấn đề sức khỏe chính gây ra

do sự suy giảm năng lực nội tại, bao gồm mất khả năng

vận động, suy dinh dưỡng, suy giảm thị lực, suy giảm

thính lực, suy giảm nhận thức, các triệu chứng trầm cảm.

Những lộ trình này bắt đầu bằng một bài đánh giá sàng

lọc để xác định những người cao tuổi có nhiều nguy cơ

bị suy giảm năng lực nội tại. Nhân viên y tế và nhân viên

chăm sóc xã hội có thể dễ dàng thực hiện sàng lọc này

tại cộng đồng. Đây là bước đầu trước khi đánh giá sâu

hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội

của người cao tuổi. Các sàng lọc này còn giúp xây dựng

kế hoạch chăm sóc cá nhân theo hướng tích hợp để đảo

ngược, làm chậm hoặc ngăn chặn sự suy giảm năng lực

tiếp theo, để điều trị bệnh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc

xã hội. Việc đánh giá lấy con người làm trung tâm và xây

dựng kế hoạch chăm sóc thường được thực hiện bởi các

nhân viên y tế được đào tạo, làm việc trong môi trường

chăm sóc ban đầu, ví dụ như bác sĩ và điều dưỡng chăm

sóc ban đầu. Tuy nhiên, sự suy giảm năng lực nội tại

thường có thể được quản lý tại cộng đồng nơi người cao

tuổi và người chăm sóc sinh sống, với sự hỗ trợ của một

nhóm đa ngành.

2

Page 11: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH Các nguyên tắc sau đây là cơ sở của cuốn sổ tay

này:

• Người cao tuổi có quyền được có sức khỏe

tốt nhất có thể.

• Người cao tuổi có cơ hội bình đẳng trong

tiếp cận các thành tố của sự già hóa khỏe

mạnh, không phân biệt tầng lớp xã hội, điều

kiện kinh tế, nơi sinh, nơi cư trú hay các yếu

tố xã hội khác.

• Tất cả mọi người cần được hưởng sự chăm

sóc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đặc

biệt là phân biệt giới tính hay tuổi tác.

Ngoài ra, các chuyên gia phụ trách đào tạo y khoa, phụ

trách về điều dưỡng, về các lĩnh vực liên quan đến sức

khỏe và y tế công cộng đều có thể sử dụng các khái niệm

và phương pháp thực tế được mô tả trong tài liệu này. Các

đối tượng khác bao gồm các nhà quản lý y tế, nhà hoạch

định chính sách, như các nhà quản lý dự án cấp quốc gia,

cấp địa phương về việc lập kế hoạch và thực hiện các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe, cũng như các đơn vị tài trợ và/hoặc

xây dựng các chương trình y tế công cộng, các tổ chức phi

chính phủ và các tổ chức từ thiện phục vụ người cao tuổi

tại cộng đồng.

NỘI DUNG CỦA CUỐN SỔ TAY NÀY LÀ GÌ?

Cuốn sổ tay này nhằm mục đích hỗ trợ nhân viên y tế và

nhân viên chăm sóc xã hội tại cộng đồng trong việc phát

hiện và quản lý sự suy giảm năng lực nội tại, dựa trên tài

liệu của WHO: Hướng dẫn về các can thiệp tại cộng đồng để

quản lý suy giảm năng lực nội tại (2) và để giải quyết các

nhu cầu chăm sóc sức khỏe và xã hội của người cao tuổi

một cách toàn diện.

Sổ tay này mô tả các cách thức để:

• thiết lập mục tiêu lấy con người làm trung tâm

(Chương 2);

• hỗ trợ việc tự quản lý (Chương 2);

• xây dựng chương trình chăm sóc bao gồm nhiều biện

pháp can thiệp để quản lý các vấn đề liên quan tới

mất chức năng nội tại (Chương 3);

• sàng lọc mất chức năng nội tại và đánh giá nhu cầu

chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội (Chương 4–10);

• hỗ trợ người chăm sóc (Chương 11); và

• xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân (Chương 12).

BỐI CẢNH CỦA PHƯƠNG PHÁP ICOPE

Bao phủ Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân là nền tảng để đạt được các mục tiêu sức khỏe của SDGs (4). Để đạt được SDG3, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi được giải quyết theo cách tích hợp và liên tục trong thời gian dài. Chiến lược và kế hoạch hành động của WHO về sự già hóa và sức khỏe (5) nêu lên vai trò của hệ thống y tế trong việc thúc đẩy sự già hóa khỏe mạnh bằng cách tối ưu hóa năng lực nội tại. Các khuyến nghị của ICOPE (2) và hướng dẫn này góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược đó.

Sổ tay này cũng là một công cụ để thực hiện khung hành động của WHO về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp, lấy con người làm trung tâm (6). Khung hành động này kêu gọi thay đổi cách thức quản lý và cung cấp dịch vụ y tế, theo hướng tích hợp và lấy con người làm trung tâm.

Trong bối cảnh này, ICOPE đề xuất chăm sóc cho người cao tuổi dựa trên:

• đánh giá về nhu cầu, sở thích và mục tiêu cá nhân;

• xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện;

• các dịch vụ được điều phối, hướng đến mục tiêu duy nhất là duy trì năng lực nội tại và khả năng hoạt động, và được cung cấp nhiều nhất có thể thông qua chăm sóc ban đầu và dựa vào cộng đồng.

3

Page 12: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

4

Page 13: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Báo cáo Toàn cầu về Già hóa và Sức khỏe (WHO) định nghĩa sự già hóa khỏe mạnh là sự xây dựng và duy trì khả năng hoạt động nhằm tăng cường sự thoải mái (1).

Hướng dẫn này hỗ trợ sự già hóa khỏe mạnh bằng cách giải quyết các vấn đề chính liên quan đến suy giảm năng lực nội tại và khả năng hoạt động, đến nhu cầu chăm sóc xã hội của người cao tuổi và vấn đề hỗ trợ người chăm sóc.

• Suy giảm nhận thức (Chương 4)

• Suy giảm vận động (Chương 5)

• Suy dinh dưỡng (Chương 6)

• Suy giảm thị lực (Chương 7)

• Suy giảm thính lực (Chương 8)

• Các triệu chứng trầm cảm (Chương 9)

• Chăm sóc và hỗ trợ xã hội (Chương 10)

• Hỗ trợ người chăm sóc (Chương 11)

TỐI ƯU HÓA NĂNG LỰC VÀ KHẢ NĂNG: HƯỚNG TỚI SỰ GIÀ HÓA KHỎE MẠNH CHO MỌI NGƯỜI

HÌNH 1.

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA NĂNG LỰC NỘI TẠI2Sinh lực

Thị lực

Thính lực

Năng lực nhận thức

Năng lực tâm lý

Năng lực vận động

NĂNG LỰC NỘI TẠI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO THEO NĂM THÁNG CỦA CUỘC SỐNG?

Hình 2 cho thấy mô hình diễn biến theo thời gian của

năng lực nội tại và khả năng hoạt động ở người trưởng

thành. Năng lực nội tại và khả năng hoạt động dần suy

giảm cùng với tuổi, do quá trình già hóa và các bệnh kèm

theo.Mô hình này có thể được chia thành ba thời kỳ : thời

kỳ năng lực tương đối cao và ổn định, thời kỳ suy giảm

năng lực và thời kỳ mất năng lực đáng kể với đặc trưng là

sự phụ thuộc vào chăm sóc của người khác.

5

Page 14: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

CAN THIỆP ĐỂ TỐI ƯU HÓA NĂNG LỰC NỘI TẠI

Việc xác định các vấn đề liên quan đến suy giảm năng lực

nội tại tạo cơ hội can thiệp nhằm làm chậm, ngăn chặn

hoặc đảo ngược sự suy giảm đó (Hình 2). Nhân viên y tế tại

cơ sở y tế và tại cộng đồng có thể theo dõi, phát hiện các

vấn đề này. Họ cũng có thể đánh giá nhiều lần tiếp theo

nhằm phát hiện những thay đổi nhiều hơn dự kiến để đưa

ra thêm các can thiệp cụ thể trước khi người bệnh mất khả

năng hoạt động.

Bằng cách này, các can thiệp được đưa ra tại cộng đồng

có thể ngăn chặn một người rơi vào tình trạng quá yếu

hoặc không thể tự chăm sóc bản thân. Các can thiệp nhiều

thành phần có thể có hiệu quả hơn.

Có sự khác nhau khá rõ về năng lực nội tại của con

người trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Đó

là sự phản ánh sự khác nhau về tuổi thọ giữa những

những nước có tuổi thọ trên 82 tuổi như Úc, Nhật Bản,

Thụy sĩ, với những nước có tuổi thọ thấp tới dưới 55

tuổi như Cộng hòa Trung Phi, Chad và Somalia.

Sự khác nhau về năng lực nội tại ở người cao tuổi lớn

hơn nhiều so với nhóm trẻ tuổi. Sự khác biệt này là

một trong những đặc điểm quan trọng của sự già hóa.

Một người có thể có thể già hơn người khác 10 tuổi

nhưng năng lực nội tại và/hoặc chức năng hoạt động

lại giống nhau. Đây là lý do tại sao con số tuổi không

phải là thước đó đúng của sức khỏe.

NĂNG LỰC NỘI TẠI VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG:

WHO định nghĩa năng lực nội tại là sự kết hợp giữa năng lực thể chất và tinh thần của

một cá nhân, bao gồm cả năng lực tâm lý. Khả năng hoạt động là sự kết hợp và tương

tác của năng lực nội tại với môi trường mà người đó sinh sống.

6

Page 15: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

HÌNH 2. SƠ ĐỒ TỪ GÓC ĐỘ Y TẾ CÔNG CỘNG VỀ GIÀ HÓA KHỎE MẠNH: CƠ HỘI CAN THIỆP

BẰNG CÁC BIỆN PHÁP Y TẾ CÔNG CỘNG THEO SUỐT CUỘC ĐỜI

Nhiều đặc tính quyết định năng lực nội tại có thể

thay đổi được, bao gồm các hành vi liên quan đến

sức khỏe và sự xuất hiện của bệnh tật. Do đó, việc

cung cấp các can thiệp hiệu quả nhằm tối ưu hóa

năng lực nội tại là rất quan trọng. Cơ sở lý luận này

củng cố cho phương pháp ICOPE.

Những tình trạng sức khỏe liên quan đến mất năng

lực nội tại tương tác với nhau ở nhiều cấp độ. Mất

thính lực, ví dụ, có liên quan đến suy giảmnhận

thức. Chế độ dinh dưỡng tốt tăng cường hiệu quả

của việc tập thể dục và có tác động trực tiếp đến

việc tăng khối lượng và sức mạnh cơ bắp. Những

sự tương tác này cho thấy cần có cách tiếp cận tích

hợp nhằm sàng lọc, đánh giá và kiểm soát suy giảm

năng lực nội tại.

Source: World Health Organization, 2015 (1).

Chức năng tốt và ổn định

DỊCH VỤ Y TẾ:

CHĂM SÓCDÀI HẠN:

MÔI TRƯỜNG:

Chức năng giảm dần Mất đáng kể chức năng

Khả nănghoạt động

Năng lựcnội tại

Ngăn ngừa bệnh tình trạng mãn tính hoặc phát hiện sớm Đảo ngược hoặc làm chậm

sự suy giảm chức năng

Hỗ trợ các hành vi nâng cao chức năng

Thúc đẩy các hành vi nâng caonăng lực

Quản lý bệnh mãn tính

Đảm bảocuối đời được tôn trọng

Xóa bỏ rào cản chongười tham gia, bù đắp cho sự mất năng lực

PHƯƠNG PHÁP ICOPE

7

Page 16: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

8

Page 17: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Chăm sóc lấy con người làm trung tâm dựa trên quan

điểm rằng người cao tuổi không chỉ có toàn bệnh tật

hoặc các vấn đề về sức khỏe; mà tất cả mọi người, dù

ở độ tuổi nào, đều là những cá nhân với những kinh

nghiệm sống, nhu cầu và sở thích khác nhau. Chăm sóc

lấy con người làm trung tâm sẽ giải quyết các nhu cầu

chăm sóc xã hội và chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân

thay vì chỉ quan tâm riêng đến những tình trạng bệnh

lý hoặc triệu chứng về sức khỏe. Phương pháp tích hợp,

lấy con người làm trung tâm cũng bao gồm việc xem xét

hoàn cảnh cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, các tác

động đến sức khỏe và nhu cầu của những người thân và

người sống trong cùng cộng đồng.

Năm bước để đáp ứng nhu cầu xã hội và chăm sóc sức

khỏe của người cao tuổi với phương pháp tích hợp, được

thể hiện bởi lộ trình chung dưới đây.

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VÀ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÁ NHÂN

NỘI DUNG CHÍNH

� Việc xác định các tình trạng liên quan đến sự suy

giảm năng lực nội tại có thể được thực hiện với

sự trợ giúp của công cụ sàng lọc trong Hướng dẫn

chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE).

� Những người được xác định có các tình trạng này

qua sàng lọc sẽ được chuyển đến phòng khám

chăm sóc sức khỏe ban đầu để đánh giá sâu hơn

nhằm có thêm thông tin để xây dựng kế hoạch

chăm sóc cá nhân.

� Kế hoạch chăm sóc có thể bao gồm nhiều biện

pháp để kiểm soát sự suy giảm năng lực nội tại và

tối ưu hóa khả năng hoạt động, ví dụ như các bài

tập thể chất, bổ sung dinh dưỡng đường uống,

kích thích nhận thức và thay đổi tại nhà ở để

phòng té ngã.

3

9

Lộ trình chăm sóc

chung

3

Page 18: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

3Lộ trình chăm sóc chung

Đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

Kế hoạch hỗ trợ và chăm sóc xã hội

Xóa bỏ rào cản trong việchòa nhập xã hội

Thích nghi với môi trường

Các can thiệp tại cộng đồng nhằm quản lý sự suy giảm năng lực nội tại

Hiểu cuộc sống, giá trị, sự ưu tiên và quan điểm xã hội của người cao tuổi

Quản lý tích hợp các bệnh

Phục hồi chức năng

Chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc

cuối đời

Nhắc lại các lời khuyên về sức khỏe, lối sống hoặc những chăm sóc thường ngày

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN TỚI MẤT NĂNG LỰC NỘI TẠI

Không mất năng lực nội tại

KHÔNG

KHÔNG

KHÔNG

SÀNG LỌCMẤT NĂNG LỰC NỘI TẠI

TẠI CỘNG ĐỒNG

SÀNG LỌCBƯỚC 1

ĐÁNH GIÁ LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM TRONG CHĂM SÓC Ở TUYẾN CƠ SỞ

BƯỚC 2

ĐÁNH GIÁ SÂU

BỆNH KÈM THEO

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI &VẬT LÝ

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ CHĂM SÓC XÃ HỘI(tại nhà, tại cơ sở) 10

10

Page 19: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Thiết lập mục tiêu lấy con người làm trung tâm

Nhóm đa ngành

Thu hút cộng đồng và người chăm sóc , hỗ trợ

người chăm sóc, can thiệp đa cấu phần, chuyển

tuyến và theo dõi.

CHĂM SÓC KẾT NỐI CHẶT CHẼ VỚI CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA VỀ LÃO KHOA

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂM SÓC

Page 20: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Các tình trạng chính liên quan tới sự suy giảm năng lực nội tại

Bài kiểm tra Đánh giá đầy đủ nếu mỗi mục đều được trả lời

SUY GIẢM NHẬN THỨC

(Chương 4)

1. Ghi nhớ ba từ: hoa, cửa, gạo (ví dụ)

2. Xác định thời gian và không gian: Hôm nay là ngày bao nhiêu? Ông/bà đang ở đâu (nhà, phòng khám,…)?

3. Nhớ lại ba từ vừa rồi?

SUY GIẢM VẬN ĐỘNG

(Chương 5)

Bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống: Đứng lên ngồi xuống ghế năm lần mà không cần dùng tay.

Người đó có đứng lên ngồi xuống 5 lần trong vong 14 giây được không?

SUY DINH DƯỠNG

(Chương 6)

1. Sụt cân: Ông/bà có bị giảm nhiều hơn 3kg mà không rõ lý do trong vòng 3 tháng qua không?

2. Mất cảm giác ngon miệng: Ông/bà có bị mất cảm giác ngon miệng không?

SUY GIẢM THỊ LỰC

(Chương 7)

Ông/bà có vấn đề nào về mắt: khó nhìn xa, khó đọc sách báo, mắc bệnh về mắt hoặc hiện đang điều trị các bệnh khác (ví dụ: đái tháo đường, tăng huyết áp)?

SUY GIẢM THÍNH LỰC

(Chương 8)

Nghe giọng nói thầm (bài kiểm tra nói thầm), hoặc

Bài kiểm tra đo thính lực cho kết quả dưới 35 dB, hoặc

Vượt qua bài kiểm tra đọc số dựa trên ứng dụng tự động.

CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM

(Chương 9)

Trong 2 tuần qua, ông/bà có phiền muộn bởi:

– cảm thấy buồn, chán nản, vô vọng?

– không có hứng thú hay niềm vui khi làm việc?

Trả lời sai hoặc không biết

Không thể nhớ được cả ba từ

Không

Không vượt qua

BẢNG 1.

CÔNG CỤ SÀNG LỌC ICOPE

12

Page 21: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

BƯỚC 1 SÀNG LỌC SUY GIẢM NĂNG LỰC NỘI TẠI

Bằng quy trình và công cụ trong hướng dẫn này, nhân

viên y tế được đào tạo có thể bắt đầu xác định những

người bị suy giảm năng lực nội tại ở cộng đồng hoặc tại

nhà. Để làm được điều này, họ có thể sử dụng công cụ

sàng lọc ICOPE (Bảng 1). Công cụ sàng lọc ICOPE là bước

đầu tiên trong mỗi lộ trình chăm sóc được trình bày từ

Chương 4 đến 9 và bao gồm sáu trình trạng theo năm

khía cạnh của năng lực nội tại (Hình 1 ở trang 5). Các

chiến lược hướng tới cộng đồng, chẳng hạn như các nhân

viên y tế cộng đồng đến thăm nhà và người cao tuổi tự

đánh giá bằng cách sử dụng phần mềm trên điện thoại di

động, có thể được sử dụng.

Những người có dấu hiệu hoặc nhận được kết quả suy

giảm năng lực sau khi sàng lọc bởi bước 1 này nên được

tiếp tục đánh giá chi tiết. Sự đánh giá chi tiết này có thể sẽ

phải cần đến các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã được

đào tạo ở mức nhất định, thường là dù không nhất thiết

phải là bác sĩ y khoa.

Các nhân viên y tế và chăm sóc phải đảm bảo rằng bất kỳ

giới hạn năng lực nào được xác định bởi công cụ sàng lọc

ICOPE sẽ luôn cần có sự đánh giá chi tiết. Kết quả đánh giá

chi tiết sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch chăm

sóc cá nhân.

cạnh của năng lực nội tại và do đó luôn cần được tìm hiểu

(xem khung Dùng nhiều thuốc đồng thời, trang 18).

Việc chẩn đoán các bệnh kèm theo, ví dụ bệnh Alzheimer,

trầm cảm, viêm xương khớp, loãng xương, đục thủy tinh

thể, đái tháo đường và tăng huyết áp rất quan trọng

trong việc đánh giá lấy con người làm trung tâm. Những

chẩn đoán như vậy có thể cần đến các xét nghiệm phức

tạp, không có sẵn tại cơ sở chăm sóc ban đầu. Tùy thuộc

vào hoàn cảnh, các trường hợp như vậy có thể cần

chuyển tới cơ sở chăm sóc chuyên về lão khoa tuyến 2

(tuyến tỉnh) và tuyến 3 (tuyến trung ương).

2D. Đánh giá môi trường vật lý, môi trường xã hội và nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ xã hội Đánh giá về môi trường vật lý, môi trường xã hội và nhận

diện nhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ xã hội đều cần

thiết đối với những người bị mất năng lực nội tại. Đây là

một phần thiết yếu trong việc đánh giá lấy con người làm

trung tâm cho người cao tuổi trong chăm sóc ban đầu.

Nhu cầu chăm sóc xã hội có thể được xác định bằng cách

hỏi một người cao tuổi liệu họ có thể thực hiện được một

số hoạt động hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ của

người khác hay không. Lộ trình trong Chương 10 trình

bày một loạt các câu hỏi để đánh giá và xác định nhu cầu

chăm sóc xã hội nói chung. Ngoài ra, mỗi lộ trình chăm

sóc từ Chương 4 đến 9 đều đưa ra những nhu cầu chăm

sóc xã hội cụ thể cho mỗi tình trạng mất năng lực.

BƯỚC 2 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM TRONG CHĂM SÓC Ở TUYẾN CƠ SỞ

Đánh giá lấy con người làm trung tâm về nhu cầu chăm

sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội của người cao tuổi tại

tuyến cơ sở là rất quan trọng để tối ưu hóa năng lực nội

tại.

2A. Hiểu được cuộc sống của người cao tuổi Một đánh giá lấy con người làm trung tâm bắt đầu không

chỉ với việc tìm hiểu tiền sử bệnh, mà còn là việc hiểu biết

thấu đáo về cuộc sống, giá trị, ưu tiên và sở thích khi chăm

sóc và quản lý sức khỏe cho họ.

2B. Đánh giá chi tiết sự suy giảm các khía cạnh của năng lực nội tại Việc đánh giá này nhằm xác định chi tiết hơn các tình

trạng liên quan đến mất năng lực nội tại. Lộ trình chăm

sóc cho các tình trạng chính do suy giảm năng lực nội

tại được trình bày từ Chương 4 đến 9, sắp xếp thành ba

phần, gồm sự sàng lọc tại cộng đồng ở phần đầu tiên, sự

đánh giá tại cơ sở chăm sóc ban đầu ở phần thứ hai và

việc lập kế hoạch chăm sóc cá nhân ở phần cuối cùng.

2C .Đánh giá và quản lý các bệnh kèm theo

Các bệnh mạn tính kèm theo nếu có cũng như việc dùng

nhiều thuốc đồng thời nên được đánh giá. Việc sử dụng

quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân với hậu quả là gây

ra nhiều tác dụng phụ có thể gây ra suy giảm nhiều khía

13

Page 22: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

BƯỚC 3 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHĂM SÓC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÁ NHÂN

3A. Xác định mục tiêu chăm sóc cùng với người cao tuổi Mục tiêu chung của việc tối ưu hóa năng lực nội tại và

khả năng hoạt động sẽ đạt được khi tích hợp các chăm

sóc cũng như tăng cường khả năng theo dõi tiến trình và

tác động của các can thiệp lên người cao tuổi. Điều quan

trọng là người cao tuổi và người chăm sóc phải cùng

tham gia vào việc ra quyết định và thiết lập mục tiêu

ngay từ đầu, và các mục tiêu phải được đặt ra và sắp xếp

theo thứ tự ưu tiên, tùy theo nhu cầu và sở thích của

người cao tuổi.

3B. Thiết kế kế hoạch chăm sóc

Đánh giá lấy con người làm trung tâm giúp xây dựng kế

hoạch chăm sóc cá nhân. Kế hoạch này áp dụng phương

pháp tích hợp để thực hiện các can thiệp nhằm giải

quyết suy giảm các khía cạnh của chức năng nội tại: tất

cả các can thiệp đều nên được xem xét và áp dụng cùng

lúc.

33Hỗ trợ tự quản lý bao gồm việc cung cấp

cho người cao tuổi thông tin, kỹ năng và

công cụ mà họ cần để quản lý tình trạng

sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng, tối ưu

hóa năng lực nội tại và duy trì chất lượng

cuộc sống của họ.

Điều này không có nghĩa là những người

cao tuổi được kì vọng để “làm việc đó một

mình”, hoặc đặt cho họ những yêu cầu quá

vô lý hoặc quá mức chịu đựng. Thay vào đó,

việc hỗ trợ sẽ xác định quyền tự chủ và khả

năng của họ đối với việc chăm sóc chính

họ, cùng với việc tư vấn và hợp tác với nhân

viên y tế, gia đình và những người chăm

sóc khác.

Sáng kiến của WHO về sức khỏe người cao tuổi qua ứng dụng di động (mAgeing) có thể bổ sung

các ý kiến của chuyên gia y tế để hỗ trợ tự quản

lý và tự chăm sóc bản thân. Việc cung cấp thông

tin, lời khuyên và lời nhắc nhở về sức khỏe thông

qua ứng dụng điện thoại di động sẽ khuyến khích

các hành vi lành mạnh và giúp người cao tuổi cải

thiện và duy trì năng lực nội tại của họ.

Để biết thêm thông tin về cách cài đặt mAgeing

và hướng dẫn sử dụng, truy cập

https:!!www.who.int!ageing!health-systems!

mAgeing.

14

Page 23: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

3

Đánh giá lấy con người làm trung tâm

và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

Lộ trình chăm sóc chungPhương pháp tích hợp này rất quan trọng vì hầu hết các

tình trạng liên quan đến mất năng lực nội tại đều có

chung một số nguyên nhân thuộc về sinh lý và hành vi.

Do đó, các can thiệp đều có lợi trên nhiều khía cạnh. Ví

dụ, việc tập luyện cơ bắp cường độ cao là can thiệp quan

trọng để ngăn ngừa sự suy giảm năng lực vận động.

Đồng thời, việc tập luyện cơ bắp cũng gián tiếp bảo vệ

não bộ khỏi sự suy giảm nhận thức và ngăn ngừa té ngã.

Dinh dưỡng giúp tăng cường hiệu quả của việc tập thể

dục, đồng thời làm tăng khối lượng cơ bắp và sức mạnh.

Bằng phương pháp tích hợp và đồng bộ, có thể thay đổi

một loạt các yếu tố mà vì chúng người cao tuổi có nguy

cơ phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

Kế hoạch chăm sóc cá nhân gồm một số thành phần,

trong đó có thể bao gồm:

• Một gói các can thiệp nhiều thành phần để quản lý việc

bị mất năng lực nội tại. Hầu hết các kế hoạch chăm sóc

sẽ bao gồm các can thiệp để cải thiện dinh dưỡng và

khuyến khích việc tập thể dục;

• Việc quản lý và điều trị bệnh, tình trạng nhiều bệnh và

các hội chứng lão khoa. WHO đã xây dựng các hướng

dẫn lâm sàng để giải quyết hầu hết các bệnh mạn tính

có thể góp phần làm suy giảm năng lực nội tại (2). Các

nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên được

tiếp cận với những hướng dẫn này;

• Hỗ trợ tự chăm sóc và tự quản lý;

• Quản lý các bệnh lý mạn tính nặng (chăm sóc giảm

nhẹ, phục hồi chức năng) để đảm bảo rằng người cao

tuổi có thể tiếp tục sống cuộc sống có ý nghĩa và tự

trọng;

• Chăm sóc và hỗ trợ xã hội, bao gồm cả việc giúp ngườI

cao tuổi thích ứng với môi trường, nhằm bù đắp cho

các suy giảm năng lực; và

• Một kế hoạch đáp ứng nhu cầu chăm sóc xã hội thông

qua sự giúp đỡ của các thành viên gia đình, bạn bè và

các dịch vụ cộng đồng.

Nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội có thể hỗ trợ

việc triển khai kế hoạch chăm sóc tại cộng đồng hoặc tại

cơ sở chăm sóc ban đầu. Việc tự quản lý sức khỏe, được

hỗ trợ bởi sự tư vấn, đào tạo và động viên từ các nhà cung

cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, có thể thay

đổi các tác nhân gây ra sự suy giảm năng lực nội tại. Mối

quan hệ chặt chẽ giữa người cao tuổi, nhân viên y tế, gia

đình và cộng đồng cũng duy trì sức khỏe và sự thoải mái

cho ngườI cao tuổi.

15

Page 24: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lộ trình chăm sóc chung

Đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

3BƯỚC 4ĐẢM BẢO PHƯƠNG ÁN CHUYỂN TUYẾN VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÙNG VỚI SỰ KẾT NỐI VỚI CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA LÃO KHOA

Duy trì thường xuyên việc theo dõi, cùng với tích hợp các

loại hình dịch vụ và mức độ chăm sóc khác nhau là điều cần

thiết để thực hiện các can thiệp được khuyến nghị trong sổ

tay này. Cách làm này nhằm phát hiện sớm các biến chứng

hoặc sự thay đổi về năng lực, do đó tránh được các trường

hợp cấp cứu không cần thiết và tiết kiệm chi phí nhờ can

thiệp sớm.

Việc theo dõi thường xuyên cũng giúp đánh giá tiến trình

thực hiện so với kế hoạch, cũng như cung cấp phương tiện

để hỗ trợ bổ sung khi cần thiết. Sự theo dõi và hỗ trợ đặc

biệt quan trọng sau những thay đổi lớn về tình trạng sức

khỏe, về kế hoạch điều trị hoặc khi vai trò hoặc vị trí xã hội

bị thay đổi (ví dụ như thay đổi nơi cư trú hoặc sự qua đời

của người bạn đời).

Phương án chuyển tuyến rất quan trọng trong việc đảm bảo

việc tiếp cận nhanh chóng trong trường hợp cần điều trị

cấp tính, cũng như trong các tình huống không lường trước

được như té ngã, cần chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời

hoặc sau khi xuất viện.

Sự liên kết đến chăm sóc chuyên khoa lão khoa cũng

rất quan trọng. Các hệ thống y tế cần đảm bảo rằng mọi

người có quyền tiếp cận kịp thời với chăm sóc chuyên

khoa và cấp tính khi cần. Có nhiều bằng chứng cho thấy

các khoa chăm sóc lão khoa cấp tính cung cấp dịch vụ

chăm sóc chất lượng cao với thời gian lưu trú ngắn và chi

phí thấp hơn so với chăm sóc tại bệnh viện nói chung.

VAI TRÒ CỦA CHĂM SÓC LÃO KHOA

Bác sĩ lão khoa tập trung chuyên môn của họ vào

người cao tuổi có các tình trạng mạn tính phức

tạp như hội chứng lão khoa (tiểu không tự chủ, té

ngã, mê sảng, v.v.), dùng nhiều thuốc đồng thời,

các bệnh như mất trí nhớ, và chăm sóc cho những

người gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuổi già kéo theo nhiều bệnh và khi có các triệu

chứng lâm sàng phức tạp, các bác sĩ chăm sóc

ban đầu chuyển lên chuyên khoa lão khoa.

Theo phương pháp ICOPE, bác sĩ lão khoa là

thành viên của một nhóm đa ngành, chịu trách

nhiệm chăm sóc người cao tuổi, hỗ trợ giám sát

đội ngũ chăm sóc ban đầu và can thiệp chuyên

khoa khi cần thiết.

16

Page 25: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

3

Đánh giá lấy con người làm trung tâm

và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

Lộ trình chăm sóc chungBƯỚC 5KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂM SÓC

Công việc chăm sóc có thể là công việc nặng nhọc, những

người chăm sóc người bị mất chức năng là những người

thường cảm thấy bị cô lập và có nguy cơ cao bị sang chấn

tâm lý và trầm cảm. Một kế hoạch chăm sóc cá nhân nên

bao gồm cả các can thiệp dựa vào bằng chứng để hỗ trợ

người chăm sóc. Những người chăm sóc cũng cần những

thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe của người cao

tuổi, và cần được đào tạo để phát triển các kỹ năng thực

hành, ví dụ như làm thế nào để di chuyển một người từ

ghế sang giường một cách an toàn hoặc cách giúp họ

tắm.

Người cao tuổi và người chăm sóc nên được nhận thông

tin về những nguồn lực dành cho họ tại cộng đồng. Cần

khuyến khích, tăng cường sự kết nối với cộng đồng và

khu vực lân cận, đặc biệt là việc khuyến khích sự tình

nguyện cũng như động viên sự tham gia đóng góp của

các thành viên cao tuổi khác tại cộng đồng. Những hoạt

động như vậy có thể diễn ra theo tổ chức, đội nhóm để

thu hút nhiều người tham gia.

Chương 11 đưa ra lộ trình chăm sóc nhằm đánh giá

gánh nặng của người chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu

của người chăm sóc không được trả lương để họ có thể

tự lo cho cuộc sống của mình.

Phương pháp ICOPE dựa vào cộng đồng hoặc vào tuyến

chăm sóc sức khỏe ban đầu để có thể tiếp cận đến được

với nhiều người nhất. Đồng thời, phương pháp này cũng

đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ với chăm sóc chuyên khoa và

tuyến trên để nhờ giúp đỡ khi cần, cũng như cần có sự

liên kết với các chuyên gia dinh dưỡng và dược sĩ.

ỨNG DỤNG SỔ TAY ICOPE TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Các ứng dụng di động được thiết kế để hướng dẫn

nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội thực

hiện tất cả các bước, từ sàng lọc đến đánh giá,

nhằm xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân. Ứng

dụng cũng tạo ra một bản tóm tắt ở định dạng

PDF và có thể in ra được kết quả đánh giá và can

thiệp để đưa vào kế hoạch chăm sóc.

17

Page 26: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lộ trình chăm sóc chung

Đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở

3

DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

Bệnh nhân được coi như dùng nhiều thuốc đồng thời nếu họ

sử dụng năm loại thuốc trở lên cùng một lúc và thường phải

chịu tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng nhiều loại thuốc

đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe và có thể

dẫn đến những mất mát không đáng có về chức năng nội tại,

và là nguyên nhân của nhập viện cấp tính. Những người cao

tuổi đến khám ở nhiều cơ sở y tế hoặc những người đã từng

phải nhập viện thường có nguy cơ dùng nhiều thuốc đồng

thời cao hơn người khác. Người cao tuổi do mắc nhiều bệnh

nên phải dùng nhiều thuốc đồng thời, sẽ có khả năng bị ảnh

hưởng nhiều hơn người trẻ bởi vì những thay đổi sinh lý do

tuổi già gây ra sự thay đổi dược động học và dược lực học

trong cơ thể.

Vì việc dùng nhiều thuốc đồng thời có thể góp phần gây ra

tổn thất trên nhiều khía cạnh của năng lực nội tại, nên đánh

giá lấy con người làm trung tâm cần bao gồm cả đánh giá về

các loại thuốc mà người cao tuổi đang sử dụng.

Việc sử dụng nhiều loại thuốc có thể được giảm thiểu bằng

cách loại bỏ các loại thuốc không cần thiết, các thuốc không

có hiệu quả cũng như các thuốc có tác dụng trùng lặp.

Cách kê đơn phù hợp và giảm thiểu sai sót trong kê đơn:

• nắm vững tiền sử sử dụng thuốc của người bệnh một cách đầy đủ;

• xem xét liệu loại thuốc đó có ảnh hưởng tới các khía cạnh của năng lực không;

• tránh kê đơn trước khi chẩn đoán, trừ trường hợp đau cấp tính nặng;

• rà soát lại các thuốc thường xuyên và trước khi kê đơn thuốc mới;

• hiểu được cơ chế tác dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc, chú ý đến những yêu cầu và độc tính của thuốc được kê đơn;

• cố gắng sử dụng một loại thuốc để điều trị hai hoặc nhiều tình trạng bệnh;

• tạo hồ sơ thuốc cho bệnh nhân; và

• cung cấp cho bệnh nhân và người chăm sóc thông tin của từng loại thuốc

Để biết xem có thể dừng sử dụng một loại thuốc nào đó một cách an toàn hay không, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia liên quan đến vấn đề.

18

Page 27: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

(xem Chương 10).

NỘI DUNG CHÍNH

Suy giảm năng lực nhận thức có thể được hạn chế và

đôi khi đảo ngược bởi những biện pháp tổng thể như

lối sống lành mạnh , kích thích nhận thức và tương tác

xã hội.

Việc điều trị các bệnh như đái tháo đường và tăng huyết

áp có thể ngăn ngừa sự suy giảm năng lực nhận thức.

Sự suy giảm các khía cạnh khác của năng lực nội tại, như

thính giác và năng lực vận động, có thể làm giảm năng lực

nhận thức và do đó cũng nên được xem xét và giải quyết.

Đối với một người mắc chứng mất trí nhớ, cần có sự

chăm sóc chuyên khoa để lên kế hoạch và thực hiện các

can thiệp phức tạp.

19

4 4Năng lực nhận thức

Lộ trình chăm sóc để quản

lý suy giảm nhận thức

nhận thức

4

Page 28: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm nhận thức

Năng lực nhận thức

4Nhắc lại những lời khuyên về sức khỏe, lối sống và chăm sóc hàng ngày

SÀNG LỌCSUY GIẢM NĂNG LỰC NHẬN THỨC

Ít khả năng bị suy giảm

Không suy giảm năng lực nhận thức

– SUY DINH DƯỠNG*

– MÊ SẢNG

– DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

– BỆNH MẠCH MÁU NÃO

Xem lộ trình về suy dinh dưỡng, chương

Xác định nguyên nhân (bệnh lý, nhiễm độc một số chất, sử dụng ma túy) và điều trị nguyên nhân

Xem xét lại thuốc và loại bỏ nếu có thể

Đánh giá tiền sử bệnh mạch máu não (đột quỵ/ cơn thiếu máu não thoáng qua) và ngăn chặn sự cố tiếp theo

6

ĐẠT

Bài tập đa phương thức

Kích thích nhận thức

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC

1

KHÔNG ĐẠT

KHÔNG ĐẠTSuy giảm năng lực nhận thức

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUANĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

i

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

NGĂN CHẶNSỰ SUY GIẢM TIẾP TỤC VỀ NĂNG LỰC NHẬN THỨC

Nếu suy giảm nhận thức ảnh hưởng đến khả năng tự chủ, hãy xem phần mất trí nhớ trong hướng dẫn can thiệp mhGAP

Đánh giá gánh nặng hoặc sự căng thẳng đối với người chăm sóc (xem lộ trình dành cho người chăm sóc) 11

10

BỆNH MẠCH MÁU NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ**

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

Bài kiểm tra sự định hướng và trí nhớ đơn giản

1. Ghi nhớ ba từ: Yêu cầu một người nhớ ba từ mà bạn sẽ nói. Sử dụng những từ đơn giản, cụ thể như : “hoa”,

“cửa”, “gạo”

2. Định hướng thời gian và không gian: Sau đó, hỏi, “Hôm nay là ngày bao nhiêu? và “Ông/bà đang ở đâu (nhà, phòng khám, vv…)?

3. Nhắc lại ba từ:Bây giờ yêu cầu người đó nhắc lại ba từ bạn đã

nói ở trên.

Đạt hay không đạt?Nếu một người không thể trả lời một trong hai câu hỏi về định hướng HOẶC không thể nhớ cả ba từ, có khả năng người đó suy giảm nhận thức và cần tiến hành việc đánh giá chi tiết hơn

Bạn có vấn đề về khả năng ghi nhớ hoặc định hướng (chẳng hạn như không biết một

người ở đâu hoặc hôm nay ngày nào) không?

HỎI

?

4.1

4.2

5.1

* Thiếu vitamin, rối loạn điện giải, mất nước nặng

** Các yếu tố nguy cơ tim mạch máu: tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, hút thuốc, béo phì, tiền sử bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh thiếu máu não thoáng qua Giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ: Tài liệu hướng dẫn của WHO – https://www.who.int/-mental_health/ neurology/dementia/guidelines_risk_re-duction/en/

Quản lý tích hợp các bệnh

Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch:- gợi ý cai thuốc lá- điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường- đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống để kiểm soát cân nặng

K HÔNG

https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239

ĐẠT

Đánh giá nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ xã hội

Cung cấp hỗ trợ và chăm sóc cá nhântrong các hoạt động thường ngàyĐưa ra lời khuyên nhằm duy trì kĩ năng đi vệ sinh tự chủ

Xây dựng kế hoạch chăm sóc và hỗ trợxã hội, có bao gồm hỗ trợ cho người chăm sóc

Page 29: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

4Năng lực nhận thức

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm nhận thức

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC

Đánh giá chi tiết về năng lực nhận thức cần một công cụ dễ thực hiện ở địa phương. Bên phải dưới đây là danh sách các công cụ có thể lựa chọn để đánh giá nhận thức ở người cao tuổi trong các cơ sở chăm sóc ban đầu

Thiếu học vấn. Hầu hết các công cụ chuẩn được sử dụng để sàng lọc hoặc chẩn đoán suy giảm nhận thức đều đòi hỏi người được đánh giá có một học vấn tối thiếu. Nếu một người có ít hơn năm hoặc sáu năm đi học hoặc không đi học, công cụ đánh giá nhận thức có thể cho kết quả không chính xác. Khi đó, họ cần được đánh giá dựa vào phỏng vấn và nhận định lâm sàng. Đối với những người này, việc đăng ký cho họ vào một chương trình xóa mù chữ dành cho người lớn (nếu có) rất được khuyến khích, vì nó giúp thúc đẩy năng lực nhận thức.

Nếu một công cụ đánh giá chuẩn không có sẵn hoặc không phù hợp, nhân viên y tế có thể phỏng vấn người cao tuổi, và cả người hiểu rõ về người đó, về các vấn đề về trí nhớ, định hướng, lời nói và ngôn ngữ và về những khó khăn khi thực hiện công việc và các hoạt động hàng ngày.

Không vượt qua được bài kiểm tra đánh giá nhận thức, hoặc có vấn đề với trí nhớ hoặc định hướng cho thấy sự suy giảm nhận thức. Trong trường hợp này, người cao tuổi cũng cần được đánh giá thêm về những khó khăn trong các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày (ADL) hoặc khó khăn trong các hoạt động cơ bản có dụng cụ trợ giúp (IADLs). Những thông tin này rất quan trọng để lập kế hoạch chăm sóc và hỗ trợ xã hội, là một phần của kế hoạch chăm sóc cá nhân.

Nếu sự suy giảm nhận thức ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của người cao tuổi trong môi trường sống của họ, cần phải đánh giá chuyên khoa để chẩn đoán chứng mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer Alzheimer (nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ). Cách thức đánh giá và quản lý chứng mất trí nhớ có thể tìm thấy trong Hướng dẫn can thiệp mhGAP của WHO, tại https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239

1

Thông tin thêm tại: Tài liệu hướng dẫn can thiệp WHO mhGAP(https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239)

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA

• Chẩn đoán và điều trị chứng mất trí nhớ.

• Quản lý các tình trạng bệnh lý liên quan như mê sảng, bệnh mạch máu não và bệnh tim mạch.

Đánh giấ nhận thức ngắn gọn (Mini-Cog)

http://mini-cog.com/wp-content/uploads/2015/

12/Universal-Mini-Cog-Form-011916.pdf

Ngắn gọn; ngôn ngữ đơn giản, hạn chế được sai lệch kết quả do trình độ học vấn/dân tộc

Việc sử dụng danh sách từ khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả

2–4 phút

CÔNG CỤ/ BÀI KIỂM TRA ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂMTHỜI GIAN

Đánh giá nhận thức Montreal (MoCA)

https://www.mocatest.org/

Có thể xác định suy giảm nhận thức nhẹ; dùng được nhiều ngôn ngữ khác nhau

Có sự sai lệch kết quả gây ra bởi trình độ giáo dục và trình độ văn hóa; dữ liệu được công bố chưa đầy đủ

10–15

phút

Kiểm tra ngắn gọn sức khỏe tâm thần (MMSE)

https://www.parinc.com/products/pkey/237

Được sử dụng và nghiên cứu rộng rãi

Có sự sai lệch kết quả gây ra bởi tuổi tác và văn hóa, hiệu ứng trần

7–10 phút

Đánh giá về nhận thức của bác sĩ đa khoa(GPCOG)

http://gpcog.com.au/index/downloads

Sai lệch gây ra bởi văn hóa và giáo dục không đáng kể; có nhiều ngôn ngữ khác nhau

Viết báo cáo trả lời có thể khó khăn đối với người được phỏng vấn

5–6 phút

VÍ DỤ VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC BAN ĐẦU

Chứng mất trí nhớ là gì?Chứng mất trí nhớ là một hội chứng mạn tính và tiến triển gây ra bởi những thay đổi trong não. Chứng mất trí nhớ dẫn đến suy giảm năng lực nhận thức và cản trở các hoạt động của cuộc sống hàng ngày như giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân và đi vệ sinh.

21

Page 30: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm nhận thức

Năng lực nhận thức

4

Một bước quan trọng trước khi tiến hành chẩn đoán suy giảm nhận thức là đánh giá tất cả các tình trạng bệnh lý liên quan và điều trị chúng trước.

4.1 CÁC TÌNH TRẠNG GÂY RA TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC

Các tình trạng thường gặp gây ra suy giảm nhận thức bao

gồm mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tác dụng

phụ của thuốc. Khi điều trị tốt các tình trạng trên, triệu

chức suy giảm nhận thức có thể sẽ biến mất.

Mất nước nặng. Mất nước nặng và các vấn đề dinh dưỡng

khác có thể gây mê sảng (biểu hiện giống như mất trí nhớ)

và, trong trường hợp quá nặng, có thể gây tử vong.

Mê sảng. Mê sảng là sự mất khả năng chú ý một cách đột

ngột và nghiêm trọng. Người mê sảng bỗng nhiên không

nhận ra họ đang ở đâu, bây giờ là mấy giờ. Mê sảng xuất

hiện trong một khoảng thời gian ngắn và có xu hướng lặp

đi lặp lại trong ngày. Nó có thể là kết quả của các nguyên

nhân cấp tính như nhiễm trùng, do thuốc, rối loạn chuyển

hóa (hạ đường huyết hoặc hạ natri máu), nhiễm độc do

rượu hoặc khi cai rượu.

Sử dụng nhiều thuốc đồng thời. Hai hoặc nhiều loại thuốc

có thể tương tác với nhau và gây ra tác dụng phụ (xem khung

tại Chương 3, trang 18). Thuốc an thần và thuốc ngủ là những

loại thuốc phổ biến nhất gây ra chứng rối loạn nhận thức ở

người cao tuổi.

Phẫu thuật lớn và gây mê toàn toàn thân. Phẫu thuật lớn

và gây mê toàn thân là các yếu tố nguy cơ gây ra suy giảm

nhận thức. Bác sĩ nên hỏi người suy giảm nhận thức xem họ

có vừa trải qua một ca đại phẫu nào không. Nếu có, người đó

sẽ có nguy cơ cao hơn về suy giảm nhận thức. Nguy cơ này sẽ

cần được xác định và thảo luận với nhóm phẫu thuật và bác

sĩ gây mê trước khi có bất kỳ ca phẫu thuật hoặc gây mê nào

khác sau này.

Bệnh mạch máu não. Mạch máu trong não có liên quan chặt

chẽ tới sự suy giảm nhận thức. Nếu bệnh nhân có tiền sử đột

quỵ/tai biến nhẹ/thiếu máu cục bộ thoáng qua thì việc ngăn

ngừa không để xảy ra thêm các biến cố này chính là cách để

ngăn chặn sự suy giảm thêm về nhận thức sau này.

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ CÁC BỆNH LIÊN QUAN

Việc tìm ra nguyên nhân gây ra suy giảm nhận thức đòi hỏi phải có sự chẩn đoán đầy đủ. Nên tìm hiểu kỹ các cách giải thích khác nhau về các triệu chứng liên quan để có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc tốt.

22

Page 31: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

4Năng lực nhận thức

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm nhận thức

• Kích thích nhận thức có thể tác động tích cực tới người mắc

suy giảm nhận thức.

• Các can thiệp khác của ICOPE, như bài tập đa phương thức

(xem chương 5, Năng lực vận động), cũng góp phần vào

sức khỏe của não bộ.

• Suy giảm các khía cạnh khác của năng lực nội tại, đặc biệt

là thính giác, thị giác và tinh thần, đều có thể ảnh hưởng

đến nhận thức. Để đạt được kết quả tốt nhất, những suy

giảm năng lực này cần được giải quyết. Mỗi cá nhân bị suy

giảm nhận thức có thể có những biểu hiện về sự suy giảm

các khía cạnh khác của năng lực nội tại.

4.2 KÍCH THÍCH NHẬN THỨC

Kích thích nhận thức có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận

thức (7). Kích thích nhận thức là kích thích người bệnh thông qua

các hoạt động nhận thức và hồi tưởng, kích thích giác quan và kết

nối với người khác.

Kích thích nhận thức có thể thực hiện trên mỗi cá nhân hoặc trong một nhóm. Thực hiện theo nhóm có thể tốt hơn đối với

một số người; sự tương tác xã hội cũng có thể có ích.Làm việc

theo nhóm cũng có thể phủ hợp và hiệu quả nếu các thành viên

có chung mục đích, chẳng hạn như để biết đọc biết viết.

Cách làm việc nhóm thường bao gồm tối đa 14 buổi theo chủ đề,

mỗi buổi kéo dài khoảng 45 phút, được tổ chức hai lần một tuần.

Có một người hướng dẫn nhằm dẫn dắt các buổi này. Thông

thường, một buổi có thể bắt đầu bằng một số hoạt động chung, và sau đó chuyển sang các bài tập nhận thức như định hướng thời gian thực (ví dụ như bảng hiển thị thông tin địa điểm, ngày và giờ). Các buổi nên tập trung vào các chủ đề khác nhau, ví dụ về thời thơ ấu, cách sử dụng tiền, khuôn mặt hoặc cảnh quan. Những hoạt động này thường tránh hồi tưởng sự kiện, mà thay vào đó tập trung vào các câu hỏi như: “Những [từ hoặc vật] này có điểm gì chung?”

Ai có thể thực hiện các liệu pháp kích thích nhận thức? Ở các nước thu nhập cao, thông thường các nhà tâm lý học là người thực hiện liệu pháp kích thích nhận thức. Tuy nhiên, liệu pháp cũng có thể được thực hiện bởi những người không chuyên khoa nhưng đã được được đào tạo hoặc hỗ trợ. Tuy nhiên, việc thiết kế và cung cấp các can thiệp cá nhân cho một người bị suy giảm nhận thức nặng thì cần được đánh giá và lập kế hoạch chi tiết hơn – là những nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng chuyên khoa. Do đó, các phác đồ can thiệp ở cộng đồng nên bao gồm cả các tiêu chí chuyển tuyến đến các chuyên gia tâm thần để họ thực hiện liệu pháp kích thích nhận thức chuyên khoa.

Các thành viên gia đình và người chăm sóc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích nhận thức. Việc khuyến khích các thành viên gia đình và người chăm sóc thường xuyên trao đổi với người cao tuổi về những thông tin như ngày tháng, thời tiết, thời gian, tên của mọi người, v.v. là rất quan trọng. Các thông tin này giúp họ duy trì định hướng về thời gian và địa điểm. Ngoài ra, việc đưa cho người cao tuổi các tài liệu như báo chí, chương trình phát thanh và truyền hình, album gia đình và các vật dụng gia đình có thể thúc đẩy giao tiếp, hướng người cao tuổi đến các sự kiện hiện tại, kích thích ký ức, giúp người đó chia sẻ và trân trọng trải nghiệm của họ.

QUẢN LÝ

SUY GIẢM NHẬN THỨC

5

23

Page 32: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm nhận thức

Năng lực nhận thức

4

Nếu suy giảm nhận thức hạn chế khả năng tự chủ của một

người, người đó nhiều khả năng cần nhận chăm sóc từ xã hội.

Nhân viên y tế có thể giúp những người chăm sóc điều chỉnh

kế hoạch hoạt động hàng ngày nhằm tối đa hóa các hoạt

động tự chủ, tăng cường chức năng, giúp thích nghi, phát

triển các kỹ năng và giảm thiểu nhu cầu hỗ trợ.

Các thành viên gia đình và người chăm sóc có thể:

• cung cấp thông tin mang tính định hướng, như ngày, sự kiện

cộng đồng hiện tại, khách tới chơi nhà, thời tiết, tin tức cập

nhật về các thành viên trong gia đình;

• khuyến khích và sắp xếp các buổi gặp mặt bạn bè và các

thành viên trong gia đình tại nhà và tại cộng đồng;

• thiết kế và sắp xếp đồ đạc trong nhà an toàn, giảm nguy cơ

té ngã, gây thương tích;

• treo các biển chỉ dẫn trong nhà – ví dụ, nhà vệ sinh, phòng

ngủ, cửa ra vào – để giúp người bệnh tìm đường; và

• sắp xếp để cho người cao tuổi có thể tham gia hoạt động

nghề nghiệp (phù hợp với năng lực của người đó)

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ XÃ HỘI

Người chăm sóc cho những người bị suy giảm nhận

thức nặng thường phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề.

Công việc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

của họ. Xem Chương 11 về cách giải quyết các nhu cầu

của người chăm sóc 11

24

Page 33: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Vận động là một yếu tố quyết định trong quá trình già

hóa khỏe mạnh. Duy trì sự tự chủ và tránh sự phụ thuộc

vào chăm sóc bên ngoài là điều quan trọng. Năng lực vận

động của một người là khả năng di chuyển từ địa điểm

này sang địa điểm khác.

Nhiều người cao tuổi và gia đình của họ chấp nhận việc

mất năng lực vận động cùng với sự đau khổ của nó, coi

đó là việc không thể tránh khỏi. Thực tế không phải vậy.

Năng lực vận động của người cao tuổi có thể được cải

thiện và duy trì nhờ nmột số chiến lược hiệu quả.

NỘI DUNG CHÍNH:

Giảm năng lực vận động là hay gặp ở người cao tuổi,

nhưng không phải là không tránh được.

Nhân viên y tế tại cộng đồng có thể sàng lọc năng lực vận

động bằng các bài kiểm tra đơn giản.

Một chế độ tập thể lực thường xuyên, phù hợp với năng

lực và nhu cầu cá nhân, là phương pháp quan trọng nhất

để cải thiện hoặc duy trì năng lực vận động.

Thích ứng với môi trường và sử dụng các thiết bị hỗ trợ

cũng là những cách tốt để duy trì năng lực vận động bị

suy giảm do tuổi cao.

Lộ trình chăm sóc đểcải thiện vận động

5Năng lực vận động

25

Giảm nănglực vận động

5

Page 34: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Đánh giá môi trường vật lý nhằm giảm nguy cơ té ngã

Bao gồm các biện pháp can thiệp phòng ngừa té ngã như thay đổi không gian trong nhà

Xem xét và cung cấp thiết bị hỗ trợ vận động

Cung cấp không gian an toàn cho việc đi bộ

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Nhắc lại những lời khuyên về sức khỏe, lối sống và chăm sóc hàng ngày

(SPPB hoặccác bài kiểmtra hoạt động thể chất khác)

Có thể hoàn thành bài tập đứng lên ngồi xuống ghế 5 lần không dùng tay

trong 14 giây không?

SÀNG LỌC MẤT NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Bài kiểm tra với ghế

KHÔNG

Xem lại các loại thuốcvà giảm số lượng

Quản lý tích hợpcác bệnh đó

Tìm cách kiểm soát đau

CÓ– DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

– VIÊM XƯƠNG KHỚP, LOÃNG XƯƠNG & CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP KHÁC

– ĐUỐI SỨC VÀ TEO CƠ

– ĐAU

TẤT C Ả KHÔNG

Đưa ra bài tập đa phương thứcvà giám sát chặt chẽ

Xem xét chuyển sang phục hồi chức năng

Cân nhắc bổ sung protein cho cơ thể

Xem xét và cung cấp thiết bị hỗ trợ vận động

Đề xuất bài tập đa phương thức tại nhà

Hỗ trợ việc tự quản lý nhằm tăng việc duy trì tập luyện

Bài tập đa phương thức

Bài tập đa phương thức dành cho những người có năng lực vận động hạn chế, gồm kết hợp tập thể dục và luyện tập chéo với sự tập trung vào các nhóm cơ chính của lưng, đùi, bụng và phần dưới của cơ thể

Bài tập đa phương thức nên được thiết kế phù hợp với năng lực và nhu cầu cá nhân. Dự án Vivifrail cung cấp một hướng dẫn thực tế để xây dựng bài tập phù hợp với năng lực http://www.vivifrail.com/resources

Đối với các khuyến nghị toàn cầu của WHO về hoạt động thể chất, xem khung, trang 30

5.3

5.2

5.1

5.4

5.5

5.6

1

2

Năng lực vận động bình thường(Điểm SPPB 10–12 điểm)

Năng lực vận động hạn chế(Điểm SPPB 0–9 điểm)

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝMÔI TRƯỜNG VẬT LÝ & XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

Cần đến sự chăm sóc chuyên khoa

Năng lực vận động

5Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động

Page 35: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

BÀI KHẢO SÁT NĂNG LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT NGẮN (SPPB)

Mặc dù đã có một số các bài khảo sát hoạt động thể chất, SPPB được khuyên dùng vì nó có các đặc tính đo lường vượt trội và hữu ích trong một loạt các khả năng. SPPB đo lường mức hoàn thành vận động theo thời gian trên ba nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ được tính tối đa bốn điểm, theo thang điểm từ 0 (vận động kém nhất) đến 12 (vận động tốt nhất).

Đầu tiên, mô tả bài khảo sát và hỏi người tham gia liệu người đó có cảm thấy họ làm được hay không. Nếu không, chấm điểm phù hợp và chuyển sang bước tiếp theo.

1. Bài kiểm tra thăng bằng: Đứng 10 giây tại mỗi ba vị trí sau (A, B và C). Tính tổng điểm từ ba vị trí.

2. Bài kiểm tra tốc độ đi: Tính thời gian đi bộ 4 mét. (Nếu người tham gia cần gậy hoặc các thiết bị trợ giúp việc đi bộ quãng ngắn, họ có thể sử dụng.)

Thời gian đi bộ 4 mét: < 4.82 giây 4 điểm 4.82 – 6.20 giây 3 điểm 6.21 – 8.70 giây 2 điểm > 8.70 giây 1 điểm Không thể hoàn thành 0 điểm

3. Bài kiểm tra với ghế: Thời gian đứng lên khỏi ghế 5 lần

< 11.19 giây 4 điểm 11.2 – 13.69 giây 3 điểm 13.7 – 16.69 giây 2 điểm 16.7 – 59.9 giây 1 điểm > 60 giây hoặc không thể hoàn thành 0 điểm

1

2KHI NÀO CẦN CHĂM SÓC CHUYÊN KHOANăng lực vận động nên được xem xét cùng các khía cạnh khác của năng lực nội tại, như các năng lực nhận thức, cảm giác, sức sống và tâm lý. Nếu sự suy giảm đáng kể về thể chất, tinh thần hoặc các bệnh đi kèm khiến việc các bài tập thể lực trở nên khó khăn, thì có thể cần kiến thức chuyên khoa để đưa ra bài tập phù hợp. Nên cân nhắc chuyển đến chuyên khoa phục hồi chức năng.

A. Đứng 2 bàn chân song songGiữ được trong 10 giây 1 điểmKhông giữ được trong 10 giây 0 điểmKhông đứng được 0 điểmNếu không đứng được, kết thúc bàikiểm tra.

B. Đứng bàn chân sau tiếp xúc nửa bàn chân trướcGiữ được trong 10 giây 1 điểmKhông giữ được trong 10 giây 0 điểmKhông đứng được 0 điểmNếu không đứng được, kết thúc bàikiểm tra.

C. Đứng bàn chân sau đặt hoàn toàn ra sau bàn chân trướcGiữ được trong 10 giây 2 điểmGiữ được từ 3 đến 9.99 giây 1 điểmGiữ được < 3 giây 0 điểmKhông đứng được 0 điểm

Một bài kiểm tra đơn giản có thể quyết định việc một người cao tuổi có cần đánh giá sâu hơn về sự hạn chế năng lực vận động của người đó hay không.

Hướng dẫn: Hỏi người tham gia, “Ông/bà có nghĩ rằng mình có khả năng đứng lên khỏi ghế ngồi xuống ghế năm lần một cách an toàn mà không cần dùng tay?” (Minh họa cách làm).

Nếu trả lời CÓ, yêu cầu người tham gia:– ngồi vào giữa ghế– bắt chéo và giữ hai tay trước ngực– đứng thẳng và sau đó ngồi xuống– lặp lại 5 lần liên tiếp không dừng lại

Tính thời gian thực hiện bài kiểm tra – cần đánh giá sâu hơn nếu người đó không đứng lên được 5 lần trong vòng 14 giây

BÀI KIỂM TRA VỚI GHẾ

Để biết thêm thông tin bài kiểm tra SPPB, truy cập: http://hdcs.fullerton.edu/csa/research/documents/sppbin-

structions_scoresheet.pdf

Điểm SPPB cuối = tổng điểm ba bài kiểm tra trên.

5Năng lực vận động

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động

27

Page 36: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Năng lực vận động

5

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động

Một trong những bài kiểm tra này là bài kiểm tra với ghế. Bài

kiểm tra này nên được lặp lại sau hai bài kiểm tra còn lại:

• Bài kiểm tra cân bằng - đứng trong vòng 10 giây ở mỗi bài

kiểm tra theo tư thế chân

• Bài kiểm tra tốc độ đi – thời gian có thể đi bộ 4 mét là bao lâu

Cộng tổng điểm các bài kiểm tra. Tổng điểm thấp có nghĩa

là có hạn chế vận động. Lộ trình chăm sóc gồm 2 lộ trình,

dựa vào vào tổng số điểm.

Xem thêm thông tin về các bài kiểm tra và cách chấm điểm

ở trang trước.

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG có thể được đánh giá đầy đủ hơn thông qua việc chấm điểm ba bài kiểm tra đơn giản, chúng cùng nhau tạo thành Bài khảo sát Năng lượng

Vận động Thể chất Ngắn (SPPB)

ĐÁNH GIÁ

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

KHI NÀO CẦN CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA (THÔNG TIN THÊM)

Chăm sóc chuyên khoa cũng cần thiết cho những người có:

• đau kéo dài ảnh hưởng tới cảm xúc và các năng lực hoạt động khác.

• suy giảm đáng kể chức năng các khớp.

• gãy xương sau chấn thương nhẹ.

• nguy hiểm khi tập (xem khung ở trang sau).

• cần sự trợ giúp trong việc lựa chọn thiết bị hỗ trợ vận động.

28

Page 37: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

5Năng lực vận động

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động5.1 BÀI TẬP ĐA PHƯƠNG THỨC

Đối với những người bị suy giảm năng lực vận động, bài

tập đa phương thức nên được thiết kế để phù hợp với khả

năng và nhu cầu mỗi người

Bài tập đa phương thức dành cho người bị suy giảm năng vận động có thể bao gồm:

• Tập luyện sức mạnh/sức đề kháng, các động tác

đòi hỏi cơ bắp chịu tải trọng: sử dụng tạ, băng kháng

lực hoặc các bài tập nâng trọng lượng cơ thể như bài

tập đứng tấn squat, bài tập trùng chân lunges, bài tập

đứng lên ngồi xuống

• Tập aerobic/rèn luyện hệ tim mạch, ví dụ như đi bộ

nhanh hoặc đạp xe làm tăng nhịp tim cho tới khi thở

gấp nhưng vẫn nói chuyện được

• Tập luyện giữ thăng bằng, thử thách hệ thăng bằng,

bao gồm các bài tập tĩnh và động, hướng tới các hướng

khác nhau khi nhắm và mở mắt; ví dụ đứng trên một

chân hoặc đi bằng gót chân trên một đường thẳng, và

• Tập luyện sự mềm dẻo, giúp cải thiện khả năng của

các mô mềm, như cơ bắp, và phạm vi chuyển động của

khớp, như các bài tập giãn cơ và tập yoga, pilates

Dinh dưỡng. Tăng cung cấp protein và các chất dinh dưỡng

khác cho cơ thể có thể tăng lợi ích của việc luyện tập. Xem

chương 6 về dinh dưỡng

QUẢN LÝ

SUY GIẢM NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Tập luyện an toàn. Trước khi đưa ra lời khuyên hoặc lên kế hoạch tập luyện, hãy hỏi về tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng tới thời gian vàcường độtậpluyện như thế nào

Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ câu hỏi nào dưới đây, nhân viên y tế có kỹ năng cần xây dựng chương trình tập luyện thiết kế riêng:• Ông/Bà có bị đau ngực khi nằm nghỉ không?• Ông/Bà có cơn đau tim trong vòng sáu tháng qua không?• Ông/Bà có bị ngất hay mất ý thức không?• Ông/Bà có bị ngã trong vòng 12 tháng qua không?• Ông/Bà có bị gãy xương tháng trước không?• Ông/Bà có bị thở gấp khi làm các hoạt động thường ngày tại nhà, ví dụ như mặc quần áo • Ông/Bà có bị bệnh cơ, khớp khiến việc tập luyện bị hạn chế không?• Có cán bộ y tế nào yêu cầu ông/bà hạn chế tập thể dục không?

Dự án Vivifrail đưa ra các hướng dẫn thực hành nhằm xây dựng chương trình tập luyện thiết kế riêng.

http://www.vivifrail.com/resources

6

29

Page 38: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Năng lực vận động

5

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động

KHUYẾN NGHỊ TOÀN CẦU CỦA WHO VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ LỰCTất cả người cao tuổi đều có thể hưởng lợi từ những lời khuyên về các hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi, có cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của họ. Sau đây là tóm tắt các khuyến nghị toàn cầu của WHO về hoạt động thể chất cho người từ 65 tuổi trở lên:

• Mỗi tuần, cần ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ cao, hoặc kết hợp cả hai với tổng mức vận động tương đương.

• Tập luyện ít nhất 10 phút mỗi lần.

• Để tăng cường lợi ích, tập 300 phút với cường độ thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần hoặc 150 phút với cường độ cao, hoặc kết hợp cả hai với tổng mức vận động tương đương.

• Tập các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp hai ngày một tuần hoặc nhiều hơn.

• Nếu khả năng đi lại hạn chế, thực hiện các hoạt động thể lực giúp tăng cường sự thăng bằng ba ngày một tuần hoặc nhiều hơn.

• Nếu không thể luyện tập như khuyến nghị, hãy vận động nhiều nhất có thể.

Để biết thêm thông tin, truy cập: http://www.who.int/dietphysicalactivity/pa/en/index.html

Quản lý suy giảm năng lực vận động. Nếu đau làm hạn chế

vận động, việc chia nhỏ các hoạt động thể lực ra thành nhiều

buổi và tăng dần tốc độ sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi

và kiểm soát đau. Với những người suy giảm nặng năng lực

vận đông, nên bắt đầu tập trên giường hoăc tập trên ghế

ngồi. Đối với những người có suy giảm nhận thức, ví dụ như

mất trí nhớ, nên thiết kế chương trình tập luyện đơn giản.

5.2 HỖ TRỢ TỰ QUẢN LÝ

Hỗ trợ việc tự quản lý sẽ giúp tăng sự gắn bó với tập

luyện và tăng lợi ích của chương trình tập đa phương thức

Những người có điểm SPPB nằm trong phạm vi 10 - 12 có

thể tập thể dục ở nhà và tại cộng đồng. Những người có

mức độ hạn chế vận động cao hơn thì nên được giám sát

và hướng dẫn trong khi tập.

Sổ tay sức khỏe cho người cao tuổi sử dụng ứng dụng di

động (mAgeing) của WHO có giải thích làm thế nào một

ứng dụng trên điện thoại di động có thể giúp các nhân viên

chăm sóc sức khỏe hỗ trợ tự chăm sóc và tự quản lý.

Để biết thêm thông tin, truy cập:

http://www.who.int/ageing/health-systems/mAgeing

30

Page 39: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

5Năng lực vận động

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động5.3 DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

Việc sử dụng nhiều loại thuốc có thể không cần thiết, không hiệu quả có thể làm giảm khả năng vận động hoặc gây mất thăng bằng (8). Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn, các thuốc sau:

• Thuốc chống co giật• Nhóm thuốc benzodiazepin• Thuốc gây mê• Thuốc chốngtrầm cảm• Thuốc ức chế tái hấp thuserotonin có chọn lọc (SSRI)• Thuốc an thần• Thuốc giảm đau nhóm Opioids

Việc loại bỏ các loại thuốc không cần thiết, khônghiệu quả và các loại thuốc cùngcông dụng với nhau sẽlàm giảm việc dùng nhiều thuốc đồng thời. Để biết xem cóthể dừng một loại thuốcnào đó hay không, tham khảo ý kiến củachuyên gia.

5.4 ĐAU

Đánh giá mức độ đau. Đau nhiều do vận động có thể hạn chế hoặc thậm chí cản trở hoàn toàn việc tập luyện. Việc đánh giá mức độ đau do vận động là rất cần thiết, giúp nhân viên y tế vừa xây dựng chương trình tập luyện, vừa kiểm soát đau. Có thể xem thêm các thông tin tóm tắt về đau tại đây: https://

www.aci.health.nsw.gov.au/__data/assets/ pdf_file/0015/212910/Brief_

Pain_Inventory_Final.pdf

Kiểm soát đau (9). Các bệnh lý xương khớp gây giảm năng

lực hoạt động thường gây đau dai dẳng. Tuy nhiên, hiếm khi

có thể xác định cụ thể nguyên nhân sinh học của tình trạng

đau. Vì vậy, cách tốt nhất để quản lý đau là quản lý các yếu

tố thể chất liên quan (ví dụ sức mạnh cơ bắp, giới hạn của

vận động, sức chịu đựng), sự thoài máivề tâm lý, tình trạng

dinh dưỡng và giấc ngủ. Nếu đau là rào cản lớn trong hoạt

động và vận động, thì cần có chuyên gia có kiến thức chuyên

khoa để xây dựng kế hoạch kiểm soát đau.

Các can thiệp giảm đau bao gồm:

• Tự quản lý 5.2

• Các bài tập và hoạt động thể lực

• Các thuốc giảm đau từ paracetamol và thuốc kháng viêm

không steroid đến gabapentin và thuốc giảm đau nhóm

Opioids

• Liệu pháp dùng tay như xoa bóp, tác động lên khớp và

tập vận động khớp

• liệu pháp tâm lý trị liệu và hành vi nhận thức (xem

chương 9 về các triệu chứng trầm cảm)

• Châm cứu

• Tiêm tủy sống/tiêm ngoài màng cứng

• Cắt bỏ dây thần kinh bằng tần số vô tuyến.

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN

Một số can thiệp này có thể có sẵn tại cộng đồng. Một số khác cần được thực hiện tại cơ sở tập trung.

9

31

Page 40: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Năng lực vận động

5

Lộ trình chăm sóc để cải thiện vận động

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ XÃ HỘI

Một người bị hạn chế vận động có thể cần sự hỗ trợ để làm

các công việc hàng ngày. Bước đầu tiên là đánh giá nhu cầu

chăm sóc xã hội của người đó (xem Chương 10). Nhu cầu

chăm sóc xã hội cho người –cao tuổi bị mất năng lực vận

động có thể được xác định bằng cách đánh giá môi trường

vật lý của người đó hoặc nhu cầu về các thiết bị hỗ trợ. Một

chương trình tập luyện có thể giúp ngăn ngừa té ngã.

5.5 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ TÉ NGÃ

Đánh giá môi trường vật lý là việc tìm quanh nhà những

vật dụng có thể gây nguy hiểm và đưa ra giải pháp xử lý.

Ví dụ như dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, không dùng thảm

trơn, làm phẳng các vết gồ ghề trên sàn nhà và bậc thang,

di chuyển đồ đạc để tạo ra một không gian rộng, không

chặn lối đi, tăng ánh sáng và thuận tiện trong lối đi vào

nhà vệ sinh, đặc biệt vào ban đêm (như bằng cách thêm

tay vịn trên tường). Một đoạn đường dốc thoai thoải nối

tới cửa chính sẽ khiến người sử dụng xe lăn và người gặp

khó khăn trong đi lại sẽ thấy dễ dàng hơn. Một người bị

hạn chế vận động sẽ biết sự điều chỉnh nào là quan trọng

nhất đối với họ.

Sau khi được đào tạo, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban

đầu tại tuyến cơ sở có thể đánh giá không gian trong nhà. Nếu

không thể đến tận nhà, nhân viên y tế chăm sóc ban đầu có

thể hướng dẫn một cách tổng quát cho người chăm sóc để

tạo ra không gian an toàn trong nhà.

Đánh giá và quản lý đầy đủ về nguy cơ ngã cần có kiến thức

chuyên khoa.

5.6 XEM XÉT VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ HỖ TRỢ

Những người bị hạn chế vận động có thể cần các thiết bị hỗ

trợ đi lại. Thiết bị hỗ trợ là những thiết bị nhằm duy trì hoặc cải

thiện năng lực và sự tự chủ trong việc đi lại để tăng cường khả

năng hoạt động của cá nhân và nâng cao sức khỏe nói chung

(10). Các thiết bị này bao gồm gậy, nạng, xe đẩy, xe lăn và các bộ

phận giả trên cơ thể. Khó khăn trong sự lựa chọn có thể do sự

sẵn có và do chi phí, nhưng chuyên gia y tế với kiến thức về vật lý

trị liệu có thể cung cấp lời khuyên tốt nhất về việc lựa chọn một

thiết bị phù hợp và hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đó một cách

an toàn.

Sự suy giảm bất kỳ năng lực nội tại nào đều có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Môi trường vật lý và cách thức làm những việc hằng ngày cũng có thể là những yếu tố nguy cơ.

Bên cạnh việc đánh giá môi trường vật lý, cần có một sự đánh giá đầy đủ các nguy cơ té ngã gồm:

• xem xét tiền sử các lần ngã, gồm chi tiết các hoạt động người đó đã thực hiện gây ra ngã.

• xem xét dáng đi, sự thăng bằng, khả năng vận động, chức năng và độ mềm dẻo của cơ và khớp,

• xem xét mức độ sợ ngã, thị lực, nhận thức, tình trạng tim mạch và thần kinh, mót tiểu hoặc tiểu đêm (thức dậy đi tiểu vào ban đêm); và

• xem xét về thuốc để đánh giá có tình trạng dùng nhiều thuốc đồng thời hay không (xem chương 3 về đánh giá và xây dựng kế hoạch)

Một số trường hợp cần đánh giá và quản lý sâu hơn về các vấn đề khác như ngất (sa xẩm mặt mũi), động kinh và các bệnh thần kinh như Parkinson.

32

Page 41: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

WHO sử dụng thuật ngữ sức sống để mô tả các yếu tố sinh lý

đóng góp vào năng lực nội tại của một cá nhân. Chúng có thể

bao gồm cân bằng và chuyển hóa năng lượng. Cuốn sổ tay

này tập trung vào một nguyên nhân chính làm giảm sức sống

ở tuổi già, đó là tình trạng suy dinh dưỡng.

NỘI DUNG CHÍNH

Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể dễ dàng

đánh giá cơ bản về tình trạng dinh dưỡng. Đây nên là

một phần trong việc đánh giá sức khỏe của người cao

tuổi. Một đánh giá đầy đủ về tình trạng dinh dưỡng đòi

hỏi phải có kiến thức chuyên khoa và đôi khi cần cả xét

nghiệm máu.

Dinh dưỡng không đầy đủ kết hợp với ít hoạt động thể

lực dẫn đến mất khối lượng cơ bắp và sức mạnh.

Một chế độ ăn uống cân bằng và đủ số lượng thường

cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho

người cao tuổi, nhưng thiếu vitamin D và B12 vẫn hay

gặp.

Suy dinh dưỡng thường dẫn đến giảm cân nặng - nhưng

không phải lúc nào cũng vậy. Khối lượng mỡ có thể tăng

lên thay thế cho khối lượng cơ bị mất đi khiến cho trọng

lượng cơ thể không thay đổi.

Một khía cạnh khác của suy dinh dưỡng là béo phì, chưa

được đề cập trong sổ tay hướng dẫn này.

33

6Sức sống

Lộ trình chăm sóc

để quản lý suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng

6

Page 42: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Ông/Bà có giảm 3 kg mà không rõ nguyên nhân trong ba tháng vừa qua không?

Ông/Bà có bao giờ có cảm giác chán ăn không?

? ?

Tình trạng dinh dưỡng bình thường(MNA: 24–30 điểm)

Có nguy cơ suy dinh dưỡng (MNA: 17–23.5 điểm)

Suy dinh dưỡng(MNA: < 17 điểm)

– sau mỗi lần mắc các bệnh cấp tính– mỗi năm một lần đối với người cao tuổi sống tại cộng đồng– ba tháng một lần đối với người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc xã hội

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

HỎI

K HÔNG K HÔNG

(cho 1 trong 2 câu hỏi trên)

Tư vấn chế độ ăn

Xem xét bổ sung dinh dưỡng đường uống nếu không thể cải thiện lượng thức ăn đưa vào cơ thể

Theo dõi cân nặng

Xem xét các bài tập đa phương thức

Cần có can thiệp về dinh dưỡng

Dinh dưỡng bổ sung đường uống

có hàm lượng protein cao(400–600 kcal/ngày)

Tư vấn chế độ ăn

Theo dõi cân nặng

ĐANH GIÁ LẠI…

Ví dụ: đánh giá dinh dưỡngngắn gọn (MNA) (8)

Dinh dưỡng bổ sung đường uống

Dinh dưỡng bổ sung đường uống (OSN) cung cấp protein chất lượng cao, Calo, đủ vitamin và khoáng chất phù hợp với nhu cầu, khẩu vị và giới hạn thể chất của từng cá nhân

iNhắc lại lời khuyên về chăm sóc sức khỏe,lối sống hoặc chăm sóc thông thường

Nhắc lại các lời khuyên vềchăm sóc sức khỏe, lối sống hoặc chăm sóc thông thường

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ VẬT LÝ

ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

Vượt qua những rào cản về sức khỏe dinh dưỡng

Khuyến khích việc ăn chung với gia đình hoặc xã hội

Sắp xếp hỗ trợ việc chế biến và cung cấp thức ăn

6.2

6.3

6.2

CÁC TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

– ĐUỐI SỨC

– TEO CƠ

1

1

2

1

Quản lý tích hợp các bệnh

Xem xét việc phục hồi chức năng để cải thiện chức năng cơ bắp

SÀNG LỌCSUY DINH DƯỠNG TẠI

CỘNG ĐỒNG

Cần có sự chăm sóc chuyên khoa

Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

6

Page 43: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

6Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG

• Nhân viên chăm sóc ban đầu có thể cho người cao tuổi lời khuyên và khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh. Tất cả những người cao tuổi đều có thể được hưởng lợi từ những lời khuyên này, bao gồm cả những người có nguy cơ mắc hoặc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu dinh dưỡng, cho dù họ có cần sự chăm sóc chuyên khoa hay không. Việc thực hiện chế độ ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu họ ghi lại những gì mình ăn mỗi ngày - cả trong và giữa các bữa ăn.

• Giúp người cao tuổi tìm các loại thực phẩm có sẵn tại địa phương và cung cấp đủ năng lượng (carbohydrate), protein và các vi chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Tư vấn về số lượng cần thiết của các loại thực phẩm đó trong chế độ ăn.

• Vì khả năng hấp thụ protein suy giảm theo tuổi, cần khuyên người cao tuổi ăn nhiều protein. Lượng protein từ 1 – 1.2 gram với mỗi kg trọng lượng cơ thể được khuyến cáo đối với một người cao tuổi khỏe mạnh. Một người đang hồi phục sau khi giảm cân hoặc sau khi bị bệnh cấp tính hoặc chấn thương có thể cần tới 1,5 g với mỗi kg trọng lượng cơ thể. Chức năng thận cũng cần được theo dõi vì hàm lượng protein cao có thể dẫn đến tăng áp lực lên cầu thận và tăng lọc của thận.

• Tư vấn hoạt động thể lực để protein được hấp thụ vào cơ bắp và tăng sự thèm ăn.

• Khuyến khích việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giúp cho da tổng hợp vitamin D. Vitamin D trong thực phẩm là không đủ để người cao tuổi duy trì ở mức tối ưu. Việc xét nghiệm máu là cần thiết để đo mức độ vitamin D xem có đủ hay không.

• Thông thường, người cao tuổi thường không ăn đủ về lượng. Để giúp họ ăn nhiều hơn, đưa ra những gợi ý về bữa ăn cùng với gia đình hoặc ngoài xã hội, đặc biệt là đối với người cao tuổi sống một mình hoặc những người bị cô lập xã hội.

1

Nhân viên chăm sóc ban đầu tại cộng đồng và y tế cơ sở có thể đưa ra những lời khuyên và hỗ trợ để giúp người cao tuổi duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Những người bị hoặc có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng sẽ cần đến chuyên gia có kiến thức chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, từ đó đưa ra được kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với từng cá nhân.

Nếu được chỉ định, hoặc khi nhận thấy có suy dinh dưỡng mà chế độ ăn vẫn đầy đủ, nên thực hiện đánh giá sâu hơn về các tình trạng bệnh lý kèm theo có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý này có thể là suy mòn, sút cân nhanh, đau miệng, đau hoặc khó nuốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài và đau bụng.

KHI NÀO CẦN ĐẾN NHỮNG KIẾN THỨC CHUYÊN KHOA

Các công cụ tốt luôn có sẵn để giúp đánh giá tình trạng dinhdưỡng (11). Ví dụ như:

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

2

LƯU Ý!Nhân viên y tế cần cung cấp đầy đủ thông tin cho các thành viên gia đình, những người chăm sóc cũng như người cao tuổi.

Đánh giá dinh dưỡng ngắn gọn (MNA) (8)

Đánh giá nguy cơ dinh dưỡng (https://www.dads.state.tx.us/providers/AAA/Forms/standardized/NRA.pdf)

Công cụ sàng lọc phổ quát suy dinh dưỡng(https://www.bapen.org.uk/pdfs/must/must_full.pdf)

Bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ về ăn uống và dinh dưỡng ở người cao tuổi tại cộng đồng (https://www.flintbox.com/public/project/2750/)

Bảng câu hỏi đánh giá dinh dưỡng ngắn gọn 65+ (http://www.fightmalnutrition.eu/toolkits/summary-screening-tools).

Lộ trình chăm sóc ở trang trước sử dụng công cụĐánh giá dinh dưỡng ngắn gọn (MNA).

35

Page 44: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Phần lớn các công cụ đánh giá dinh dưỡng thường hỏi về:

• Lượng thức ăn và nước uống hàng ngày

• Sự giảm cân nặng gần đây

• Vận động

• Tâm lý căng thẳng gần đây hoặc bệnh cấp tính

• Các vấn đề tâm lý

• Điều kiện sống.

Các công cụ cũng thu thập thông tin về:

• Cân nặng

• Chiều cao

• Chỉ số khối cơ thể (BMI – số kg cân nặng/số m2

chiều cao)

• Chu vi cánh tay và bắp chân

ĐÁNH GIÁ

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ VÀ SỰ GIÀ HÓA

Thông thường, sau tuổi 70, khối lượng cơ có thể giảm, gây

nên nhiều tác động có hại cho sức sống. Hai vấn đề: thiếu

dinh dưỡng và vận động thể lực không đầy đủ đều dẫn đến

sự mất mát khối lượng và sức mạnh của cơ.

Đồng thời, khối lượng mô mỡ có thể tăng lên, dẫn đến trọng

lượng cơ thể vẫn giữ nguyên, khiến ta không nhận ra những

thay đổi có hại này. Do đó, một người thiếu dinh dưỡng có thể đã mất nhiều mô cơ nạc quan trọng mà vẫn có chỉ số BMI trong phạm vi chấp nhận hoặc thậm chí thừa cân.

Một bác sĩ đa khoa được đào tạo có thể đưa ra đánh giá đáng

tin cậy về chức năng của cơ bắp và suy dinh dưỡng thiếu

protein, bằng một công cụ như máy đo lực tay để đo lực nắm

tay. Công cụ này đo lực bóp dụng cụ bằng một tay. Mức độ

thấp cho thấy người đó cần tập thể lực và có chế độ ăn uống

bổ sung thêm protein.

Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

6

36

Page 45: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

6Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

6.2 ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI BỊ SUY DINH DƯỠNG

Đối với một người được chẩn đoán suy dinh dưỡng (ví dụ,

điểm MNA dưới 17), nên bắt đầu can thiệp dinh dưỡng ngay.

Nhân viên chăm sóc ban đầu có thể đưa ra lời khuyên về

chế độ ăn tiêu chuẩn (xem khung trang 38). Càng sớm càng

tốt, nhân viên y tế có kiến thức chuyên khoa cũng nên đưa

ra lời khuyên về chế độ ăn và, nếu cần, kê thêm dinh dưỡng

bổ sung đường uống (xem bên dưới).

Can thiệp dinh dưỡng cần là một phần của kế hoạch chăm

sóc toàn diện nhằm giải quyết cả các yếu tố kèm theo gây

ra tình trạng này, cùng với các can thiệp khác nhằm giải

quyết các khía cạnh khác của năng lực nội tại, ví dụ như hạn

chế vận động. Quan trọng nhất là việc nạp đủ năng lượng

và protein sẽ giúp các chương trình tập luyện thể chất đa

phương thức đạt hiệu quả hơn.

(xem Chương 5 về hạn chế vận động).

Dinh dưỡng bổ sung đường uốngDinh dưỡng bổ sung đường uống (OSN) cung cấp bổ sung

protein chất lượng cao, calo, và đầy đủ vitamin. Cần có kiến

thức chuyên khoa để xây dựng một kế hoạch cho OSN phù

hợp với nhu cầu, khẩu vị và giới hạn thể chất của từng cá

nhân. Việc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cho phép lựa

chọn cách bổ sung tốt nhất - thực phẩm giàu dinh dưỡng,

thuốc bổ sung vitamin hay khoáng chất hay

Suy giảm giác quan (vị giác và khứu giác), sức khỏe răng

miệng kém gây khó nhai và khó nuốt, bị cô lập, cô đơn, thu

nhập thấp và các bệnh lý mạn tính phức tạp đều làm tăng

nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.

6.1 ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG

Một người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng (ví dụ:

điểm MNA là 17 - 23,5) có thể nhận được lợi ích khi được

tư vấn về dinh dưỡng (xem khung trang 38). Một người

có nguy cơ suy dinh dưỡng cũng nên được cung cấp một

can thiệp về dinh dưỡng nhằm ngăn ngừa tình trạng này

tiến triển.

QUẢN LÝ

SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

5

37

Page 46: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

6các sản phẩm thương mại chuyên biệt hoặc các công

thức dinh dưỡng phi thương mại. Nhân viên y tế cộng

đồng có thể hỗ trợ và giám sát người dùng sử dụng OSN

(xem khung)

Xét nghiệm máuXét nghiệm máu sẽ cho biết tình trạng dinh dưỡng của

một cá nhân, xác định sự thiếu hụt vitamin và khoáng

chất cụ thể. Bổ sung dinh dưỡng dưới dạng viên uống

hoặc tiêm có thể điều trị những thiếu hụt này. Ví dụ,

thông thường, viên uống hoặc thuốc tiêm giúp điều trị

tình trạng thiếu hụt vitamin D và B12 vốn hay gặp.

Dinh dưỡng bổ sung đường uống nên được chỉ định khi một người hàng ngày không thể hấp thu thức ăn đủ năng lượng và dinh dưỡng, hoặc khi OSN là phương án bổ sung tạm thời vào các chế độ ăn uống giàu calo khác.

CÁC NỘI DUNG CHÍNH VỀ OSN

Trước hết phải ăn. OSN chỉ dành cho trường hợp cấp thiế

Trước hết, cải thiện chế độ ăn uống, và ăn nhiều bữa.

OSN chỉ nên được thêm vào thức ăn, không nên thay thế cho

thức ăn. Một người dùng OSN nên hiểu rằng ăn uống đầy đủ

là quan trọng nhất.

Mọi người nên được hướng dẫn về cách kết hợp OSN, số

lượng bao nhiêu và khi nào nên dùng OSN.

OSN nên được sử dụng giữa các bữa ăn, không phải ở trong

bữa ăn.

Mọi người thường tiếp tục cần sự hỗ trợ và khuyến khích (từ

các thành viên gia đình, người chăm sóc và nhân viên y tế)

để sử dụng OSN và cũng để tiếp tục ăn uống một cách tốt

nhất có thể.

Sau một khoảng thời gian, một người có thể cảm thấy chán

hương vị của một loại OSN nhất định. Sự thay đổi hương vị và

loại OSN có thể hữu ích.

Cân nặng cần được theo dõi và ghi lại thường xuyên.

Lý tưởng nhất là dừng OSN khi nguy cơ mắc suy dinh dưỡng

đã qua và khi chế độ ăn uống bình thường có thể cung cấp đủ

dinh dưỡng.

38

Page 47: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

6Sức sống

Lộ trình chăm sócđể quản lý suy dinh dưỡng

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

CÁC TÌNH TR ẠNG LIÊN QUAN

6.3 TÌNH TRẠNG TEO CƠ VÀ ĐUỐI SỨC

Teo cơ và đuối sức là những tình trạng có thể liên quan đến

chế độ dinh dưỡng kém. Các can thiệp về lối sống, bao gồm

dinh dưỡng và tập thể lực sẽ có ích và cải thiện cả hai tình

trạng này.

Teo cơ. Đây là thuật ngữ mô tả chung tình trạng cơ ngày

càng mất dần khối lượng, sức mạnh và chức năng. Đây có

thể là kết quả của bệnh tật, dinh dưỡng kém hoặc thiếu

hoạt động thể chất (ví dụ như nằm liệt giường trong thời

gian dài), hoặc có thể không có bất kỳ nguyên nhân rõ ràng

nào mà chỉ do quá trình lão hóa.

Đuối sức. Đuối sức là tình trạng giảm cân, yếu cơ, khả

năng vận động kém, kiệt sức và chậm chạp (ví dụ như đi bộ

chậm). Đuối sức có thể do căng thẳng về thể chất hoặc tâm

lý, chẳng hạn như chấn thương, bệnh tật hoặc mất người

thân. Một người bị đuối sức có thể mất năng lực vận động

và bị phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ & X Ã HỘI

Người chăm sóc và cộng đồng có thể giúp người cao tuổi

vượt qua những rào cản trong vấn đề dinh dưỡng. Ví dụ,

các đơn vị tại cộng đồng có thể tổ chức các sự kiện ăn

uống cho người cao tuổi.

Về phần mình, nhân viên y tế cộng đồng có thể giúp người

cao tuổi đi mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa, giúp quản lý

tài chính hoặc tiếp cận các nguồn hỗ trợ thu nhập, có thể

hỗ trợ trong việc chế biến thực phẩm hoặc nhận các thực

phẩm chế biến sẵn từ các cơ sở dịch vụ ăn uống tại cộng

đồng.

39

Page 48: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

40

Page 49: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Thị lực là một thành phần quan trọng của năng lực nội

tại, cho phép mọi người có thể di chuyển và tương tác an

toàn với người khác và với môi trường. Một số nguyên

nhân gây suy giảm thị lực hay gặp khi già hóa là: cận thị

và viễn thị, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thoái hóa

điểm vàng.

Tổn thương thị lực có thể gây khó khăn trong việc duy trì

mối quan hệ gia đình và xã hội, trong việc truy cập thông

tin, di chuyển an toàn (đặc biệt là giữ thăng bằng để tránh

nguy cơ té ngã) và thực hiện các công việc thủ công.

Những khó khăn như vậy có thể dẫn đến lo lắng và trầm

cảm.

Đánh giá thị lực là một phần quan trọng của việc đánh giá

lấy con người làm trung tâm.

NỘI DUNG CHÍNH

Với một biểu đồ kiểm tra thị lực đơn giản, nhân viên y

tế ban đầu và cộng đồng có thể đánh giá được tình

trạng suy giảm thị lực.

Nhiều người bị giảm thị lực có thể được điều trị khỏi.

Điều quan trọng là phải hỏi, đánh giá hoặc xác định

được họ có mắc bệnh về mắt hay không.

Kính đeo mắt thường có thể điều chỉnh được suy giảm

thị lực khi nhìn gần hoặc khi nhìn xa

Các thiết bị trợ giúp (như kính lúp, ống nhòm) có thể

hỗ trợ những người bị giảm thị lực mà không thể điều

chỉnh bằng kính mắt bình thường.

Trong gia đình và cộng đồng, các biện pháp đơn giản

như đảm bảo ánh sáng tốt có thể cải thiện khả năng

hoạt động của người cao tuổi bị giảm thị lực.

7Thị lực

Lộ trình chăm sóc để

quản lý suy giảm thị lực

41

Suy giảmthị lực

7

Page 50: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thị lực

Thị lực

Cần có sự chăm sóc chuyên khoa

THỊ LỰCNHÌN XA

THỊ LỰC NHÌN GẦN

ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM THỊ LỰC VÀ CÁC BỆNH VỀ MẮT Điều trị bệnh về mắt

Quản lý suy giảm thị lực

Đánh giá và cập nhật độ nặng của kính, hoặc cung cấp kính mới

Xem xét phục hồi chức năng mắt, bao gồm các thiết bị hỗ trợ thị lực như kính lúp để bàn hoặc di động

Hướng dẫn chăm sóc mắt và tư vấn về lối sống, tư vấn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho mắt

KHÔNG CÓ

Kính đọc sách bình thường có giải quyết được vấn đề không?

KHÔNG ĐẠT

KIỂM TRA THỊ LỰCBẰNG BẢNG KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO 1

2 3

4

BỆNH LÝ ĐI KÈM

ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch

Chuyển cơ sở chăm sóc mắt chuyên khoa để kiểm tra võng mạc hàng năm

Xem lại thuốc để tránh các phản ứng có hại của thuốc đối với mắt

YES

– TĂNG HUYẾT ÁP

– ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SỬ DỤNG STEROID

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ VẬT LÝ

ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT

Cung cấp kính đọc sách

Đưa ra lời khuyên để sống chung với thị lực kém

Đưa ra giải pháp thích ứng với nhà ở (ánh sáng, màu tương phản) để ngăn ngừa té ngã

Loại bỏ các chướng ngại vật khỏi những đoạn đường hay đi

HỎIÔng/Bà có gặp vấn đề nào về mắt không: khó nhìn xa, khó đọc sách, bệnh về mắt hoặc các

bệnh đang được điều trị(như đái tháo đường, tăng huyết áp)?

– Luôn kiểm tra nhìn xa trước khi nhìn gần– Kiểm tra thị lực khi không đeo kính nếu thường xuyên đeo – Kiểm tra từng mắt một, sau đó cả hai mắt

Nếu không thể nhìn xa, luôn cần phải chuyển tuyến để chăm sóc toàn diện

MỨC ĐỘ SUY GIẢM THỊ LỰC (14)

Suy giảm thị lực nhìn xa:

• Nhẹ - thị lực kém hơn 6/12• Trung bình - thị lực kém hơn 6/18• Nặng - thị lực kém hơn 6/60• Mù - thị lực kém hơn 3/60

Suy giảm thị lực nhìn gần:

• Thị lực nhìn gần kém hơn N6 hoặc M.08 với kính đang đeo.

i 7.4

7.5

7.9

7.10

Lặp lại bài kiểm tra hàng năm ngay cả khi không có sự suy giảm thị lực

ĐÁNH GIÁ LẠI...

KHÔNG ĐẠT

Chưa từng đến bác sĩ trong cả năm vừa qua

Page 51: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

KIỂM TRA THỊ LỰC NHÌN XABẰNG BẢNG KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO

Giải thích cách làm bài kiểm tra bằng cách hướng dẫn người được kiểm tra chỉ hướng của các chữ E. Kiểm tra từ chữ E nhỏ đến chữ E lớn.

1. Kiểm tra với 4 chữ E nhỏ ở khoảng cách 3 mét. Thị lực 6/18 trở lên nếu 3 trong 4 chữ E nhỏ được chỉ đúng hướng (VƯỢT QUA bài kiểm tra sàng lọc thị lực nhìn xa).

Nếu không nhìn được ít nhất 3 trong 4 chữ E nhỏ (KHÔNG VƯỢT QUA bài kiểm tra sàng lọc thị lực nhìn xa), cần đánh giá tổn thương thị lực và các bệnh về mắt. Các bài kiểm tra bổ sung dưới đây có thể giúp đánh giá thị lực:

2. Kiểm tra với 4 chữ E lớn ở khoảng cách 3 mét. Nếu nhìn thấy, thị lực là 6/60.

Nếu không nhìn thấy ít nhất 3 trong 4 chữ E lớn ở khoảng cách 3 mét.

3. Kiểm tra với 4 chữ E lớn ở khoảng cách 1.5 mét. Nếu nhìn thấy ít nhất 3 trong 4 chữ E lớn, thị lực là 3/60.

2

1

BÀI KIỂM TRA THỊ LỰC NHÌN GẦNDÙNG BẢNG KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO

Để người được kiểm tra giữ bảng kiểm tra ở khoảng cách mà họ muốn. Kiểm tra từ các chữ E nhỏ nhất đến các chữ E lớn nhất.

Nếu một người chỉ được hướng của ít nhất 3 trong 4 chữ E lớn nhất, người đó VƯỢT QUA bài kiểm tra thị lực nhìn gần. Nếu không nhìn được, cho dùng kính đọc sách thông thường. Nếu vẫn không nhìn được thì coi như KHÔNG VƯỢT QUA bài kiểm tra thị lực nhìn gần và cần phải gửi đi khám tổn thương thị lực và các bệnh về mắt. Các chữ E cỡ trung bình và nhỏ không dùng để kiểm tra.

3

VỆ SINH NHÃN KHOA

Việc vệ sinh nhãn khoa liên quan đến cả yếu tố môi trường và con người. Các yếu môi trường và hành vi có thể giúp tăng cường năng lực thị giác (ví dụ: ánh sáng, độ tương phản, sử dụng màu sắc) hoặc có thể gây hại (ví dụ, xem phương tiện điện tử và nhìn gần trong một thời gian dài). Vệ sinh nhãn khoa cá nhân bao gồm toàn bộ các hoạt động vệ sinh như rửa tay thường xuyên, không dụi mắt, chỉ sử dụng xà phòng kích ứng nhẹ cho mí mắt và tránh sử dụng mỹ phẩm cho mắt.

4

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CHĂM SÓC CHUYÊN KHOANếu một người có bệnh về mắt hoặc được xác định là mắc bệnh về mắt, chuyên gia chăm sóc nhãn khoa sẽ là người quyết định tần suất và loại hình thăm khám.

KIỂM TRA THỊ LỰC TRONG CHĂM SÓC BAN ĐẦU

7Thị lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thị lực

Sàng lọc đơn giản về suy giảm thị lực nên được thực hiện ít nhất một lần một năm cho những người từ 50 tuổi trở lên

Sàng lọc có thể được thực hiện bằng biểu đồ kiểm tra mắt đơn giản của WHO để kiểm tra cả khả năng nhìn gần và nhìn xa. Hướng dẫn chi tiết ở bên phải

Cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể thực hiện sàng lọc. Việc này không cần phải được đào tạo chính thức về đánh giá chăm sóc nhãn khoa (13)

Nếu kính đọc sách thông thường giải quyết được vấn đề về thị lực của một người, có thể không cần thực hiện kiểm tra toàn diện.

7.1

7.2

7.3

43

Page 52: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thị lực

Thị lực

7.1 BIỂU ĐỒ KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO (BỐN CHỮ E NHỎ CHO TẦM NHÌN XA)

• Chữ “E” nhỏ có kích cỡ 1,3cm x 1,3cm, cách nhau 1,3cm

• Chữ “E” màu đen tuyền trên giấy trắng.

44

Page 53: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7Thị lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thị lực

7.2 BIỂU ĐỒ KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO (BỐN CHỮ E HOA CHO TẦM NHÌN XA)

• Chữ “E” có kích cỡ 4,2cm x 4,2cm, cách nhau 4,5 cm

• Chữ “E” màu đen tuyền trên giấy trắng.

45

Page 54: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thị lực

Thị lực

7.3 BIỂU ĐỒ KIỂM TRA MẮT ĐƠN GIẢN CỦA WHO (TẦM NHÌN GẦN)

46

Page 55: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7Thị lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thị lực

• Kính đọc sách giúp nhiều người cao tuổi nhìn thấy các

vật ở gần. Đối với một số người, tuy nhiên, kính đọc

sách không phải là câu trả lời. Ví dụ, những người bị

viễn thị hoặc mắc chứng loạn thị cần chuyên gia chăm

sóc mắt khám và kê đơn.

• Một lần khám chuẩn để đưa ra chẩn đoán thường do

một chuyên gia được đào tạo sử dụng đèn khe để khám

chi tiết về mắt. Dụng cụ này có thể được sử dụng, ví

dụ, để phát hiện đục thủy tinh thể và có thể giúp quyết

định việc phẫu thuật. Việc kiểm tra võng mạc và thần

kinh thị giác đòi hỏi phải sử dụng các dụng cụ khác và

đôi khi cần phải chụp ảnh để phát hiện những thay đổi

sớm và hướng dẫn điều trị để có thể ngăn ngừa mất

thị lực. Việc kiểm tra võng mạc đều đặn đặc biệt quan

trọng đối với người mắc bệnh đái tháo đường.

7.4 ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM THỊ LỰC VÀ CÁC BỆNH VỀ MẮT

• Mất thị lực đột ngột hoặc nhanh chóng ở một hoặc cả

hai mắt đòi hỏi phải được khám cơ bản về mắt và thị

lực, và chuyển đến bác sĩ chuyên khoa mắt.

• Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng có thể

khám mắt. Nếu có những thay đổi như mắt đỏ, tiết

dịch, sẹo, đau liên tục, dễ chói mắt bởi ánh sáng mặt

trời hoặc đục thủy tinh thể, chuyên gia chăm sóc mắt

(bác sĩ nhãn khoa) nên khám cho bệnh nhân.

• Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể khám

mắt để tìm các dấu hiệu của các bệnh mắt hay gặp. Tuy

nhiên sự kiểm tra này thường không toàn diện và do đó

cần được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa. Nếu

những tình trạng liệt kê ở trên vẫn không suy giảm, cần

có sự chăm sóc chuyên khoa mắt.

ĐÁNH GIÁ

SUY GIẢM THỊ LỰC VÀ CÁC BỆNH VỀ MẮT

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể của mắt bị mờ, cản trở thị lực và thường do quá trình lão hóa. Đục thủy tinh thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù. Việc giảm hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với tia cực tím có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của đục thủy tinh thể. Ngoài ra bệnh đái tháo đường và béo phì cũng là các yếu tố nguy cơ của đục thủy tinh thể.

Suy giảm thị lực và mù lòa do đục thủy tinh thể có thể chữa được bởi việc phẫu thuật đục thủy tinh thể thường an toàn và có thể phục hồi được thị lực.

47

Page 56: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

7.6 THỊ LỰC KÉM KHÔNG HỒI PHỤC

Có nhiều người thị lực kém mà kính kê theo đơn không thể

điều chỉnh hoàn toàn thị lực của họ. Đối với những người

này, các thiết bị trợ giúp thị lực- kính lúp để bàn hoặc di

động – có thể cung cấp độ phóng đại lớn hơn kính bình

thường. Họ có thể dùng các thiết bị này để làm các việc

cần đến tầm nhìn gần, chẳng hạn như đọc một cuốn sách

hoặc tờ báo, đếm tiền, đọc nhãn dán và xem xét các vật

thể nhỏ hoặc các bộ phận của các vật thể lớn.

Nhân viên y tế hoặc phục hồi chức năng tại cộng đồng có

thể giúp người thị lực kém có được các thiết bị này.

Phục hồi chức năng thị lực. Một người có thị lực kém

không hồi phục sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ phục hồi

chức năng thị lực toàn diện bao gồm hỗ trợ tâm lý và định

hướng, cũng như đào tạo trong các hoạt động của cuộc

sống hàng ngày. Các chuyên gia chăm sóc mắt và phục hồi

chức năng có thể đào tạo cho người có thị lực kém các kỹ

năng nhằm tăng cường chức năng thị giác – ví dụ như rèn

luyện sự tỉnh táo, tập trung, cắt lát và dõi theo. Những kỹ

năng này thường cần thiết cho việc sử dụng kính lúp hiệu

quả, nhưng chúng cũng có thể hữu ích trong các hoàn

cảnh khác.

7.5 KÍNH ĐỌC SÁCH

Nhiều người từ 50 tuổi trở lên gặp khó khăn khi nhìn hoặc

đọc ở khoảng cách gần. Họ thường được trợ giúp nhờ sử

dụng kính đọc sách.

Kính đọc sách đơn giản thường dễ kiếm và giá rẻ. Chúng

thường có các mức độ phóng đại khác nhau. Kính đọc sách

chỉ đơn giản là làm cho các vật thể cận cảnh xuất hiện lớn

hơn. Khi kính đọc sách đơn giản không giải quyết được

vấn đề, nên kiểm tra mắt và thị lực toàn diện.

Nếu có thể, tất cả những người từ 50 tuổi trở lên nên được

kiểm tra định kỳ bởi một chuyên gia chăm sóc mắt . Các

bài kiểm tra thị lực và khả năng đọc đơn giản không thể

thay thế cho việc kiểm tra toàn diện do các chuyên gia này

thực hiện.

QUẢN LÝ

SUY GIẢM THỊ LỰC

7

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thị lực

Thị lực

48

Page 57: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

CÁC BỆNH KÈM THEO

7.9 SỬ DỤNG STEROID

Ở một số người, điều trị lâu dài bằng steroid có thể làm

tăng áp lực trong nhãn cầu (áp lực nội nhãn) hoặc dẫn

đến đục thủy tinh thể. Áp lực tăng này có thể dẫn đến mất

thị lực do tổn thương thần kinh thị giác và sẽ bị mù nếu

không được điều trị. Bất cứ ai dùng steroid dài hạn đều

cần được khám mắt và đo nhãn áp thường xuyên.

7.7 TĂNG HUYẾT ÁP

Bệnh tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

võng mạc và tăng nhãn áp.

7.8 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Người mắc bệnh đái tháo đường nên được bác sĩ chuyên

khoa mắt khám hàng năm để kiểm tra bệnh võng mạc do

đái tháo đường.

7Thị lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thị lực

49

Page 58: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ XÃ HỘI

Tạo độ tương phản. Độ tương phản tốt trong và giữa các vật thể giúp chúng dễ được nhìn thấy, tìm thấy hoặc né tránh. Ví dụ như các đánh dấu có độ tương phản cao trên các cạnh của cầu thang (đặc biệt đối với những người chỉ có thể nhìn bằng một mắt), đĩa có màu sắc để thức ăn tương phản với nó, và viết bằng bút màu đen. Những người có thị lực kém, các thành viên gia đình và người chăm sóc có thể tô màu tay cầm của các dụng cụ gia đình và nhà bếp để làm cho chúng được nhìn rõ và an toàn hơn - ví dụ, bọc cán dao bằng băng dính màu sáng hoặc sơn màu sáng.

Sử dụng loại chữ dễ đọc nhất. Đối với các tài liệu in và màn hình hiển thị điện tử trên máy tính và điện thoại, sử dụng phông chữ nét đậm cỡ lớn (như loại phông trong sổ tay này) nổi bật so với màu nền đồng nhất sẽ dễ đọc nhất.

Chọn các vật dụng gia đình có kích cỡ lớn và độ tương phản tốt. Trong các cửa hàng, có những sản phẩm dùng chữ và số lớn hoặc độ tương phản cao. Ví dụ về các sản phẩm kiểu này là đồng hồ, đồng hồ đeo tay và sách in khổ lớn. Đối với nhu cầu giải trí, có thể mua hoặc tự làm các bảng trò chơi cỡ lớn, quân bài có in hình và ký hiệu kích thước lớn.

Dùng thính giác như là một công cụ hỗ trợ thị giác. Nhiều mặt hàng trong các cửa hàng hiện nay có khả năng diễn đạt bằng giọng nói, ví dụ như đồng hồ, nhiệt kế và cân. Nhiều điện thoại di động và các chương trình máy tính hiện có chức năng chuyển văn bản thành giọng nói.

Có nhiều cách để giúp những người thị lực kém có thể nhìn được tốt hơn. Các thành viên gia đình và người chăm sóc có thể giúp đỡ họ. Việc điều chỉnh hướng dẫn này theo hoàn cảnh địa phương có thể giúp biết được nơi cung cấp thiết bị hỗ trợ thị lực và cách tiếp cận các dịch vụ cần thiết.

7.10 THÍCH ỨNG VỚI THỊ LỰC KÉM

Ngoài việc cung cấp các thiết bị hỗ trợ thị lực, những thay đổi đơn giản có thể cho phép những người có thị lực kém duy trì hoạt động của họ và do đó, duy trì chất lượng cuộc sống. Những thay đổi có thể được thực hiện tại nhà và những khu vực di chuyển thông thường của họ nhằm giúp họ thực hiện những hoạt động thường ngày và hoạt động giải trí một cách an toàn và dễ dàng hơn. Sau đây là những ví dụ.

Cải thiện ánh sáng. Ánh sáng tốt đặc biệt quan trọng đối với tầm nhìn gần. Ánh sáng tốt nhất nên đến từ bên cạnh người nhìn (không tạo bóng).

Giảm độ chói. Ánh sáng mạnh hơn thường tốt hơn. Nhưng ánh sáng chói từ mặt trời hoặc đèn sáng chói có thể gây khó chịu cho một số người.

Loại bỏ các vật cản. Các vật nguy hiểm như đồ đạc và các vật cứng khác nên được mang ra khỏi đường đi của người khiếm thị hoặc, nếu cần để ở đó, phải luôn được để ở cùng vị trí.

7

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thị lực

Thị lực

50

Page 59: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Suy giảm thính lực do tuổi có lẽ là sự tổn thương giác

quan hay gặp nhất ở người lớn tuổi. Suy giảm thính lực

nếu không được điều trị có thể dẫn đến cản trở giao tiếp

và thậm chí là sự cô lập xã hội. Sự suy giảm của những

năng lực khác kèm theo, chẳng hạn như năng lực nhận

thức, có thể làm cho những hậu quả về mặt xã hội này

trở nên trầm trọng hơn. Suy giảm thính lực còn có thể

dẫn đến đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm suy

giảm nhận thức và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, trầm

cảm và lo lắng, cân bằng kém, té ngã, nhập viện và tử

vong sớm.

Do đó, việc đánh giá thính lực là một phần quan trọng

trong việc giám sát năng lực nội tại của người cao tuổi

ở cộng đồng. Đánh giá thính lực cũng là một phần quan

trọng trong đánh giá đầy đủ về nhu cầu chăm sóc xã hội

và sức khỏe của người cao tuổi.

NỘI DUNG CHÍNH

Nhân viên chăm sóc ban đầu tại cộng đồng và y tế cơ

sở có thể sàng lọc suy giảm thính lực bằng thiết bị cầm

tay đơn giản hoặc bài kiểm tra nghe giọng nói thầm.

Những hành động đơn giản trong gia đình và cộng đồng

có thể làm giảm tác động của việc suy giảm thính lực. Đó

là các cách giao tiếp nhằm giúp việc nghe trở nên dễ

dàng hơn bao gồm việc nói rõ ràng hơn, nhìn vào người

khiếm thính khi nói và giảm tiếng ồn xung quanh.

Việc cải thiện thính lực còn có thể được hỗ trợ bởi các

thiết bị trợ thính như máy trợ thính và cấy điện cực ốc

tai. Để cung cấp những thiết bị này cho người khiếm

thính cần có kiến thức và thiết bị chuyên khoa.

51

8Thính lực

Lộ trình chăm sóc đểquản lý suy giảm thính lực

Suy giảmthính lực

8

Page 60: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Cần sự chăm sóc chuyên khoa

Giảm thính lực trung bình đến nặng(đo thính lực: 36–80 dB)

Điếc(Audiometry: ≥ 81 dB)

Thính lực bình thường(đo thính lực: ≤ 35 dB)

HỎI VỀ:

– YẾU TỐ NGUY CƠ (chẳng hạn như tiếp xúc với tiếng ồn và dùng thuốc gây hại cho tai)

– ĐAU TAI

– TIỀN SỬ có chảy mủ tai, mất thính lực đột ngột hoặc nhanh chóng

– CHÓNG MẶT

– VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH

– MẤT THÍNH GIÁC MỘT BÊN

Cung cấp thiết bị trợ thính

Nếu không có máy trợ thính, dạy cách đọc qua nhìn môi, qua ký hiệuvà các cách giao tiếp khác

KHÔNG

VƯỢT QUA Nhắc lại những lời khuyên chung về việc chăm sóc tai hoặc chăm sóc thông thường

Nhắc lại các lời khuyên chungvề việc chăm sóc tai hoặc chăm sóc thông thường

ĐÁNH GIÁ LẠI mỗi năm 1 lần

THẤT BẠI

KIỂM TRA THÍNH LỰC

– Kiểm tra nghe giọng nói thầm: Có thể nghe tiếng thì thầm HOẶC

– Thính lực kế sàng lọc: dưới 35 dB là vượt qua HOẶC

– Kiểm tra nghe đọc số dựa trên ứng dụng tự động

8

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

Thính lực

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ VẬT LÝĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC(Bằng thính lực kế)

2

1

3

Cung cấp sự hỗ trợ về cảm xúc và trợ giúp quản lý những khủng hoảng cảm xúc

Cung cấp thiết bị hỗ trợ âm thanh trong nhà (điện thoại, chuông cửa)

Cung cấp cho người khiếm thính, các thành viên gia đình và người chăm sóc họ các chiến lược để duy trì sự kết nối và duy trì các mối quan hệ

(cho bất kỳ câu nào)

Chuyển đến cơ sở chăm sóc thính giác chuyên khoa

Đánh giá và cung cấpthiết bị trợ thính(máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai)

8.1

8.5

8.4

8.4

2

– (cho toàn bộ các câu)

Page 61: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

8Thính lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

1

Đánh giá ban đầu bằng 1 trong 3 thử nghiệm sau

KIỂM TRA NGHE GIỌNG NÓI THẦMThử nghiệm nghe giọng nói thầm là một công cụ sàng lọc là để xác định xem một người có thính giác bình thường không, hoặc có cần phài đo thính lực chẩn đoán hay không.

THÍNH LỰC KẾ SÀNG LỌC (15)

Sàng lọc bằng thính lực kế nếu có máy. Việc sàng lọc bằng thính lực đưa ra các âm nằm trong phổ giọng nói (từ 500 đến 4.000 Hz) ở giới hạn trên của thính giác bình thường. Kết quả được ghi dưới dạng vượt qua hoặc không vượt qua sàng lọc. Việc nghe thấy âm từ 35 dB trở xuống cho thấy khả năng nghe bình thường. Chỉ cần được đào tạo trong thời gian ngắn, người không chuyên có thể kiểm tra chính xác thính lực bằng cách này. KIỂM TRA NGHE ĐỌC SỐ DỰA TRÊN ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNGViệc tự kiểm tra nghe đọc chữ trên ứng dụng tự động cũng có thể được sử dụng để xác định xem có cần đo bằng thính lực kế hay không.

Có sẵn dưới dạng một ứng dụng trên điện thoại di động - ví dụ:

Có sẵn dưới dạng dịch vụ trên website - ví dụ như:

hearWHO: https://www.who.int/deafness/hearWHO (miễn phí, tiếng Anh)

hearZA: https://www.hearza.co.za/ (miễn phí, tiếng Anh)

uHear: http://unitron.com/content/unitron/nz/en/professional/practice-support/uhear.html (miễn phí, cho người dùng iPhone, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha).

từ HearCom: http://hearcom.eu/prof/DiagnosingHearingLoss/SelfScreenTests/ThreeDigitTest_en.html (miễn phí, bằng tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Thụy Điển).

KIỂM TRA THÍNH LỰC

LỜI KHUYÊN CHUNG VỀ VIỆC CHĂM SÓC TAI

KHÔNG cho ngón tay bẩn vào tai hoặc quên rửa tay trước khi sờ vào thức ăn, và không ăn khi tay đang bẩn

LUÔN rửa tay sau khi đi vệ sinh

KHÔNG bơi hoặc tắm giặt tại nơi nước bẩn

KHÔNG nhét các bất cứ thứ gì vào tai : – dầu nóng hoặc lạnh – thuốc thảo dược– chất lỏng, như dầu hỏa.

2

KIỂM TRA NGHE GIỌNG NÓI THẦM

Đứng cách khoảng độ dài một cánh tay phía sau và về một bên của người được kiểm tra.

Yêu cầu người đó hoặc trợ lý che tai đối diện bằng cách ấn vào vành tai. (Vành tai là bộ phận phía trước và che một phần lỗ tai; xem hình vẽ.)

Thở ra rồi khẽ thì thầm bốn từ. Dùng những từ phổ biến và không liên quan đến nhau.

Yêu cầu người đó lặp lại lời nói của bạn. Nên nói từng từ một rõ ràng và chờ phản hồi cho từng từ. Nếu một người nhắc lại lại được nhiều hơn 3 từ và bạn chắc chắn rằng người đó có thể nghe rõ bạn, thì người đó có khả năng nghe bình thường ở tai này.

Di chuyển sang phía bên kia và kiểm tra tai còn lại. Nên sử dụng các từ khác các từ đã dùng cho kiểm tra tai trước.

3

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CHĂM SÓC CHUYÊN

• Đánh giá một người bị mất thính lực nặng/điếc.

• Lắp thiết bị trợ thính.

• Quản lý một vấn đề có thể gây ra hoặc góp phần làm giảm thính lực.

Nói thầm những từ mà người nghe thấy quen thuộc. Ví dụ như:

– nhà máy – bầu trời– lửa– con số

– con cá– xe đạp– vườn– màu vàng

53

Page 62: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Đo thính lực giọng nói. Người cao tuổi có thể được đánh

giá thính lực bằng một bài kiểm tra bổ sung - đo thính lực

giọng nói. Trong bài kiểm tra này, một loạt các từ đơn giản

được ghi âm lại từ trước và phát lại với âm lượng tăng dần

và người nghe được yêu cầu lặp lại các từ đó. Bài kiểm tra

này dùng để đối chiếu các kết quả của PTA. Nó giúp xác

định xem việc nghe được giọng nói có phù hợp với kết quả

của PTA hay không, xem có sự bất cân xứng về nhận dạng

giọng nói mà PTA không dự đoán được, hoặc xác định tai

nào phù hợp hơn với máy trợ thính nếu chỉ đeo thiết bị trợ

thính ở một bên tai.

Đo nhĩ lượng. Cuối cùng, bài kiểm tra đo nhĩ lượng xác

định độ nhạy (hoặc độ rung) của màng nhĩ. Bài kiểm tra

này có thể hỗ trợ kết quả đo thính lực âm thuần và giọng

nói để xác định loại suy giảm thính giác.

8.1 BA BÀI KIỂM TRA ĐỂ ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

Đánh giá thính lực có thể bao gồm 3 bài kiểm tra với dụng cụ chuyên khoa - máy đo thính lực âm thuần, máy

đo thính lực giọng nói và máy đo nhĩ lượng để đánh giá tai

giữa. Những bài kiểm tra này có thể giúp xác định nhu cầu

phục hồi chức năng và để thực hiện cần phải được đào tạo

chuyên khoa.

Máy đo thính lực âm thuần. Đo thính lực âm thuần

(PTA) kiểm tra khả năng nghe âm thanh có tần số âm

thanh thuần khác nhau (cao độ). Máy phát các âm thanh

với âm lượng tăng dần cho đến khi người nghe có thể nghe

thấy được – gọi là ngưỡng nghe. Nó đánh giá dẫn truyền

âm thanh qua không khí và qua xương để đánh giá ngưỡng

nghe ở tần số từ 125 Hz (rất thấp) đến 8000 Hz (rất cao).

Bài kiểm tra này giúp xác định mức độ và loại suy giảm

thính lực.

ĐÁNH GIÁ

THÍNH LỰC

8

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

Thính lực

54

Page 63: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

8Thính lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

Thay đổi phương thức giao tiếp và sử dụng thiết bị trợ

thính là những cách được cân nhắc đến để đối phó với suy

giảm thính lực.

Cách tốt nhất để quản lý suy giảm thính lực nên được

quyết định dựa trên đánh giá đầy đủ các khía cạnh của

năng lực nội tại ở người cao tuổi. Các vấn đề về suy giảm

nhận thức, mất khả năng vận động hoặc giảm khả năng

khéo léo của cánh tay hoặc bàn tay, cũng như việc có hay

không sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng đều cần được

xem xét.

8.2 VỚI NGƯỜI CAO TUỔI BỊ GIẢM THÍNH LỰC TỪ TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG

• Giải thích cho những người bị giảm thính lực và gia

đình họ về lợi ích của các thiết bị trợ thính như máy trợ

thính, nơi mua và cách sử dụng. Khi người cao tuổi đã

có máy trợ thính, nhân viên y tế có thể hỗ trợ và khuyến

khích họ dùng.

• Dùng thính lực kế đơn thuần không xác định được liệu

một người có cần máy trợ thính hay không. Hầu hết

những người bị mất thính lực phàn nàn về việc khó giao

tiếp khi có tiếng ồn xung quanh, do đó cần phải đánh

giá về nhu cầu tổng thể của họ trước khi đề xuất sử

dụng máy trợ thính.

• Hướng dẫn rõ ràng cho những người khiếm thính, gia

đình của họ và người chăm sóc về các cách giao tiếp để

có thể cải thiện khả năng hoạt động của họ.

• Một số loại thuốc có thể gây tổn thương tai trong, dẫn

đến giảm thính lực và/hoặc mất thăng bằng. Đó là một

số kháng sinh như streptomycin và gentamicin, thuốc

chống sốt rét như quinine và chloroquine. Một vài loại

thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác. Việc

hạn chế sử dụng các loại thuốc này, nếu có thể, sẽ ngăn

ngừa suy giảm thính lực.

8.3 VỚI NGƯỜI CAO TUỔI BỊ ĐIẾC

Người cao tuổi bị giảm thính lực ở mức độ nặng (trầm

trọng) hoặc khi các can thiệp nêu trên không có tác dụng

thì sẽ cần đến sự chăm sóc thính giác chuyên khoa như sử

dụng thiết bị trợ thính. Các thiết bị trợ thính này cần kỹ năng chuyên khoa để kiểm tra, chỉ định và cài đặt trước khi sử dụng.

QUẢN LÝ

SUY GIẢM THÍNH LỰC

Những điểm cần chú ý với chăm sóc thính giác chuyên khoa

Những tình trạng có thể gây giảm thính lực cần được chẩn đoán và kiểm soát bởi chuyên khoa bao gồm:

• Đau trong tai

• Viêm tai giữa mạn tính (nhiễm trùng tai giữa)

• Mất thính lực đột ngột hoặc nhanh chóng

• Chóng mặt đi kèm với việc mất thính lực từ mức độ trung bình đến nặng

• Tai chảy dịch thường xuyên

• Các yếu tố rủi ro như tiếp xúc với tiếng ồn và dùng thuốc gây hại đến thính giác

8.5

55

Page 64: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

8

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

Thính lực

8.4 THIẾT BỊ TRỢ THÍNH

Thiết bị trợ thính. Thiết bị trợ thính thường được coi là

công nghệ tốt nhất cho người cao tuổi bị giảm thính lực.

Thiết bị trợ thính phóng đại âm thanh, có thể hiệu quả đối

với hầu hết tất cả mọi người, và thuận tiện vì chúng được

đeo vào tai. Điều quan trọng là phải giải thích cho mọi

người rằng thiết bị trợ thính không chữa khỏi được suy

giảm thính lực.

Cấy điện cực ốc tai. Việc cấy điện cực ốc tai có thể mang

lại lợi ích cho người bị mất thính lực nghiêm trọng mà

dùng máy trợ thính không có kết quả. Điện cực qua phẫu

thuật được đặt vào tai. Nó biến âm thanh thành các xung

điện và chuyển chúng đến các dây thần kinh của tai. Bệnh

nhân phải được đánh giá cẩn thận để xem liệu việc cấy

điện cực ốc tai có thể giúp ích gì cho họ không. Nếu việc

cấy điện cực ốc tai không khả thi, người cao tuổi và gia

đình của họ nên được thông báo về việc đó và được đào

tạo về khả năng đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu.

Vòng cảm ứng âm thanh và bộ khuếch đại âm thanh cá nhân. Vòng cảm ứng âm thanh và bộ khuếch đại

âm thanh cá nhân cũng có hiệu quả. Vòng cảm ứng âm

thanh, hoặc vòng nghe, là thiết bị gồm một hoặc nhiều

dây được đặt cài đặt xung quanh phòng (ví dụ: phòng họp

hoặc quầy dịch vụ). Các dây sẽ gửi tín hiệu từ micrô và bộ

khuếch đại đến một số loại máy trợ thính nhất định.

Hướng dẫn về thiết bị và dịch vụ trợ thính cho các nước đang phát triển (WHO):

http://apps.who.int/iris/handle/10665/43066

56

Page 65: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

8Thính lực

Lộ trình chăm sóc để quản lý suy giảm thính lực

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG X Ã HỘI VÀ VẬT LÝ

Khi ảnh hưởng của suy giảm thính lực được giảm thiểu tối

đa, người cao tuổi có thể duy trì sự độc lập và tránh việc

phải dựa vào các dịch vụ cộng đồng đối với nhu cầu hoạt

động hàng ngày. Các thành viên gia đình, người chăm sóc

và cộng đồng đều có thể giúp đỡ họ.

Suy giảm thính lực thường dẫn đến khủng hoảng tâm lý

và cô lập xã hội. Vì lý do này, việc phục hồi năng lực thính

giác hiện đang chú trọng nhiều vào các can thiệp tâm lý xã

hội, sao cho phù hợp với mục tiêu của người cao tuổi và

người chăm sóc họ.

• Thường xuyên tương tác với xã hội có thể làm giảm

nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm, cũng như các

vấn đề về cảm xúc và hành vi do suy giảm thính lực. Ở

những thời điểm khủng hoảng, có thể cần đến sự giúp

đỡ của mạng lưới xã hội.

• Bạn đời và những thành viên trong gia đình có thể giúp

người cao tuổi tránh sự cô đơn và cô lập. Có thể cần tư

vấn để làm việc này. Ví dụ, họ nên tiếp tục liên lạc với

người bị suy giảm thính lực và tổ chức các hoạt động

giúp người đó tham gia vào mạng lưới xã hội. Xem hộp

bên phải để được tư vấn về cách nói chuyện với người

khiếm thính.

• Các giải pháp về thích ứng môi trường trong nhà có thể

bao gồm đặt chuông cửa và điện thoại ở nơi dễ nghe

thấy.

8.5 CÁC GIẢI PHÁP VỀ THÍCH ỨNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ CÓ THỂ BAO GỒM ĐẶT CHUÔNG CỬA VÀ ĐIỆN THOẠI Ở NƠI DỄ NGHE THẤY.

Nhân viên y tế có thể khuyên các thành viên trong gia

đình và người chăm sóc tuân theo một số thực hành

đơn giản khi nói chuyện với người khiếm thính (14).

• Để người nghe nhìn thấy khuôn mặt của bạn.

• Tìm cách có đủ ánh sáng trên khuôn mặt bạn để

giúp người nghe nhìn thấy môi của bạn.

• Thu hút sự chú ý của người nghe trước khi nói.

• Cố gắng tránh sao nhãng, đặc biệt là tiếng ồn lớn và

âm thanh xung quanh.

• Nói rõ ràng và chậm. Không hét to.

• Đừng từ bỏ việc nói chuyện với những người khiếm

thính. Điều này sẽ giúp họ tránh được sự cô lập và

thậm chí trầm cảm.

Những chiến lược này rất hữu ích cho dù người khiếm thính có sử dụng thiết bị trợ thính hay không.

8.5

57

Page 66: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

58

Page 67: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Thuật ngữ “triệu chứng trầm cảm” (hoặc tâm trạng u tối) áp

dụng cho những người lớn tuổi có hai hoặc nhiều triệu chứng

trầm cảm thường xuyên trong ít nhất hai tuần, nhưng không

đủ các tiêu chí để chẩn đoán bệnh trầm cảm. Các triệu chứng

trầm cảm hay gặp ở người cao tuổi bị các bệnh mạn tính gây

tàn phế, bị cô lập xã hội hoặc ở những người chăm sóc bị áp lực quá nhiều. Những vấn đề với người cao tuổi và người

chăm sóc này nên được coi như một phần của phương pháp

quản lý toàn diện các triệu chứng trầm cảm.

Các triệu chứng trầm cảm là một khía cạnh quan trọng của

năng lực tâm lý, nhưng đó chỉ là một chiều. Còn có những

chiều hướng khác như sự lo lắng, đặc điểm tính cách, khả năng thích nghi và làm chủ mà để đánh giá thì cần những

phương pháp phức tạp.

Chương này hướng dẫn về cách phòng ngừa và quản lý các

triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi. Những hướng dẫn

kỹ hơn về các can thiệp đối với bệnh trầm cảm có thể được

tìm thấy trong mhGAP của WHO, tại

https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239

NỘI DUNG CHÍNH

Bằng cách đặt một nhóm các câu hỏi, nhân viên chăm sóc

ban đầu tại cộng đồng có thể xác định những người có triệu

chứng trầm cảm và phân biệt các triệu chứng trầm cảm với

bệnh trầm cảm.

Bằng cách sử dụng các can thiệp tâm lý ngắn gọn được

thiết kế sẵn, các nhân viên chăm sóc sức khỏe không

chuyên khoa sau khi được đào tạo và giám sát có thể giúp

những người có triệu chứng trầm cảm tại cộng đồng và tại

cơ sở chăm sóc ban đầu.

Bệnh trầm cảm đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và

chuyên khoa để điều trị.

Sự suy giảm các khía cạnh khác của năng lực nội tại, như thính giác hoặc năng lực vận động, có thể làm giảm khả năng hoạt động, giảm sự tham gia xã hội và góp phần gây

ra các triệu chứng trầm cảm.

9Năng lực tâm lý

Lộ trình chăm sóc để quản lý

các triệu chứng trầm cảm

59

Triệu chứngtrầm cảm

9

Page 68: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Đưa ra các can thiệp tâm lý ngắn gọn có cấu trúc:

– liệu pháp hành vi nhận thức– tư vấn hoặc liệu pháp giải quyết vấn đề– liệu pháp kích thích hành vi– liệu pháp hồi tưởng cuộc sống

Bài tập đa phương thức

Thực hành thiền định

* Người cao tuổi dùng nhiều từ ngữ để miêu tả tâm trạng không tốt, như buồn rầu, trầm cảm, chán nản, vv…

chán nản, buồn bực hay thất vọng không?*

Không có hứng thú hoặc thoải mái khi làm bất kể việc gì không?

? ?

BỆNH TRẦM CẢM ( ≥ 3 triệu chứng bổ sung)

TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM (0-2 triệu chứng bổ sung)

Năng lực tâm lý

9K HÔNG K HÔNG

(một trong hai điều trên)

(cho toàn bộ các câu)

CÓLộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239

Nhắc lại lời khuyên về chăm sóc sức khoẻ, lối sống hoặc chăm sóc thông thường

Trong hai tuần qua, ông/bà có cảm thấy

– Mất mát lớn trong vòng sáu tháng qua

– Tiền sử hưng cảm– Cognitive impairment– Suy giảm năng lực nhận

thức– Suy giảm thính lực– Khuyết tật do bệnh hoặc

chấn thương

Xem lại các thuốc đang dùng như thuốc chống trầm cảm, thuống kháng histamine, thuốc điều trị tâm thần

Kiểm soát tích hợp các tình trạng này

Đánh giá & kiểm soát đau

– DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

– THIẾU MÁU, SUY DINHDƯỠNG, SUY TUYẾN GIÁP

– ĐAU

KHÔNG

9.1

9.2

9.3

Giảm căng thẳng và tăng cường hỗ trợ xã hội

Động viên người cao tuổi vận động và kết nối với xã hội

Tăng cường chức năng trong các hoạt động hàng ngày

Khuyến khích tham gia vào chương trình luyện tập cộng đồng và phát triển kỹ năng

Xác định và giải quyết tình trạng cô đơn và cách ly xã hội (cân nhắc các can thiệp với sự hỗ trợ của công nghệ)

ĐÁNH GIÁCẢM XÚC 1

2

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ & XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

Điều trị trầm cảmNgười cao tuổi mắc bệnh trầm cảm nói chung cần được chăm sóc chuyên khoa. Họ nên được tư vấn và điều trị theo các khuyến nghị trong tài liệu hướng dẫn can thiệp mhGAP của WHO.

9.4–9.7

SÀNG LỌC CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM

HỎI:

6

Cần chăm sóc chuyên khoa

Page 69: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

1

2

* Những câu hỏi này có thể được tìm thấy trong Bộ câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân

(PHQ-9) (http://www.cqaimh.org/pdf/tool_phq9.pdf), một công cụ để đánh giá các

triệu chứng trầm cảm. Hoặc tham khảo phần trầm cảm của hướng dẫn can thiệp

mhGAP tại https://apps.who.int/iris/handle/10665/250239

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CHĂM SÓC CHUYÊN KHOA

• Quản lý bệnh trầm cảm (cần một cách tiếp cận toàn diện hơn và thường cần chuyên khoa để xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân)

• Nhân viên y tế cần được đào tạo cụ thể về các can thiệp tâm lý ngắn gọn được thiết kế sẵn

• Có một số bệnh liên quan (như suy giáp): có thể cần được đánh giá và quản lý theo chuyên khoa.

• Khó ngủ, không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều

• Cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải.

• Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

• Cảm thấy bản thân thật là tồi tệ hoặc là một người thất bại, hoặc đã khiến bản thân hoặc gia đình thất vọng

• Khó tập trung khi đọc báo hoặc xem tivi

• Di chuyển hoặc nói chậm đến mức người khác có thể nhận thấy

• Quá lo lắng hoặc bồn chồn đến mức phải đi lại nhiều hơn bình thường

• Nghĩ đến cái chết hoặc đến việc làm tổn thương chính mình bằng một cách nào đó

ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Nếu một người có ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi sau đây: Cảm thấy suy sụp, chán nản hoặc vô vọng và Có ít hứng thú hoặc niềm vui khi làm việc, thì cần phải có đánh giá thêm về tâm trạng. Dùng các từ thay thế nếu người được hỏi không hiểu 2 câu hỏi sàng lọc nêu trên.

TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM

Nếu một người có ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi và một hoặc hai triệu chứng bổ sung, có thể coi rằng họ có các triệu chứng trầm cảm. Nếu một người có nhiều hơn hai triệu chứng bổ sung, họ có thể đủ điều kiện chẩn đoán bệnh trầm cảm. Cần phải phân biệt có các triệu chứng trầm cảm với bệnh trầm cảm, vì phương pháp điều trị là khác nhau.

• Suy giảm nhận thức và mất trí nhớ có thể liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và cũng cần được đánh giá. Những người mắc chứng mất trí nhớ thường tìm đến một nhân viên y tế để phàn nàn về các vấn đề về tâm trạng hoặc hành vi, như thờ ơ, mất kiểm soát cảm xúc hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thông thường, trong nhà hoặc ngoài xã hội .

• Đồng thời, sự suy giảm các khía cạnh khác của năng lực nội tại, chẳng hạn như các giác quan hoặc năng lực vận động, có thể làm giảm khả năng hoạt động và sự tham gia xã hội, và do đó góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm.

• Các can thiệp đối với các khía cạnh khác của năng lực nội tại, như nhận thức hoặc thính giác, có thể hiệu quả hơn nếu các triệu chứng trầm cảm được giải quyết cùng một lúc. Điều này nên được lưu ý khi xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân.

HỎI:

“Trong hai tuần qua, ông/bà có vấn đề nào trong những vấn đề sau đây không?”

Năng lực tâm lý

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

9

61

Page 70: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Năng lực tâm lý

9

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) dựa trên nguyên tắc cảm xúc bị chi phối bởi cả niềm tin và hành vi. Những người có triệu chứng trầm cảm (hoặc bị chẩn đoán mắc các bệnh tâm thần) có thể có những suy nghĩ tiêu cực, không thực tế và bị bóp méo, nếu không được điều chỉnh có thể gây ra những hành vi có hại. Do đó, liệu pháp hành vi nhận thức thường có một cấu phần nhận thức - giúp người đó xây dựng khả năng xác định và giải quyết những suy nghĩ tiêu cực không thực tế - và một cấu phần hành vi để tăng cường các hành vi tích cực và giảm các hành vi tiêu cực. Các bước thực hiện bao gồm (1) xác định các vấn đề bất ổn trong cuộc sống, (2) nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin về những vấn đề này, (3) tìm ra những suy nghĩ tiêu cực hoặc không chính xác (4) và định hình lại suy nghĩ để trở nên thực tế hơn.

Liệu pháp tư vấn giải quyết vấn đề

Một phương pháp tư vấn giải quyết vấn đề được áp dụng với những người có triệu chứng trầm cảm đang gặp khủng hoảng hoặc bị suy giảm khả năng hòa nhập xã hội ở mức độ nào đó (mà không được chẩn đoán là giai đoạn trầm cảm hoặc bệnh trầm cảm).

Liệu pháp giải quyết vấn đề cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp và thực tế. Nhân viên y tế đóng vai trò là nhà trị liệu và người cao tuổi làm việc cùng nhau để xác định và phân tách những vấn đề chính có thể góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm. Sau đó họ cùng nhau đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, giải quyết chúng bằng cách xây dựng các chiến lược đối phó với từng vấn đề.

QUẢN LÝ

TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM

9.1 CAN THIỆP TÂM LÝ NGẮN GỌN THIẾT KẾ SẴN

Các can thiệp tâm lý ngắn gọn có thiết kế sẵn, như liệu

pháp hành vi nhận thức, phương pháp giải quyết vấn đề,

liệu pháp kích hoạt hành vi và liệu pháp hồi tưởng cuộc

sống, có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm ở

người cao tuổi. Các bài tập đa phương thức và thực hành

thiền định cũng có thể có ích.

Nhiều can thiệp tâm lý có thể được sử dụng, với sự đồng

ý và quan tâm của người cao tuổi, có cân nhắc đến tình

trạng họ đang gặp, chẳng hạn như khó khăn trong việc giải

quyết vấn đề. Các bài tập thể lực nên được xem xét, ngoài

các phương pháp điều trị tâm lý, vì tập thể lực có thể có tác

động tích cực đến việc cải thiện tâm trạng (xem Chương 5

về suy giảm vận động).

Việc kê đơn thuốc chống trầm cảm bởi các bác sĩ chăm sóc

ban đầu – những người không có kiến thức chuyên khoa về

sức khỏe tâm thần - không được khuyến khích.

5

Các nhân viên y tế được đào tạo về sức khỏe tâm thần thường sẽ

thực hiện các can thiệp tâm lý này. Nhân viên y tế cộng đồng cũng

có thể làm được nếu họ biết cách sử dụng các bài tập và được đào

tạo về các vấn đề sức khỏe tâm thần của người cao tuổi. Các can

thiệp này thường không có hại.

62

Page 71: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

9.2 BÀI TẬP ĐA PHƯƠNG THỨC

Các bài tập đa phương thức được thiết kế phù hợp với khả

năng và sở thích của một cá nhân có thể làm giảm các triệu

chứng trầm cảm trong ngắn và dài hạn. Xem Chương 5 về

suy giảm vận động.

9.3 THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH

Thiền định là việc chú ý đến những gì đang xảy ra trong

thời điểm hiện tại thay vì bị sao nhãng bởi những dòng suy

nghĩ về quá khứ, tương lai, mong muốn, trách nhiệm hoặc

hối tiếc, là những suy nghĩ có thể trở thành một vòng xoắn

có hại cho một người có triệu chứng trầm cảm. Có nhiều

loại thực hành thiền định khác nhau. Một trong những

cách được sử dụng rộng rãi là ngồi hoặc nằm yên và tập

trung chú ý vào cảm giác của hơi thở. Thiền vận động - ví

dụ, trong khi tập yoga hoặc đi bộ - cũng hữu ích cho một số

người.

5

Liệu pháp kích hoạt hành vi

Là việc khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động bổ ích như một biện pháp để giảm các triệu chứng trầm cảm.

Liệu pháp này có thể được đào tạo nhanh hơn hầu hết các liệu pháp điều trị tâm lý khác và có thể được tiếp thu bởi cả những người không chuyên khoa. Đây là một liệu pháp trước đây được nghiên cứu chủ yếu như một can thiệp do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Tuy nhiên, sau này nó còn được sửa đổi thành dạng ngắn gọn để có thể được thực hiện bởi các nhân viên y tế được đào tạo như một phương pháp điều trị bổ trợ hoặc là một bước đầu trong phương pháp chăm sóc ban đầu toàn diện.

Liệu pháp hồi tưởng cuộc sống

Liệu pháp hồi tưởng cuộc sống được thực hiện khi nhà trị liệu hướng dẫn người khác nhớ lại và đánh giá quá khứ của họ để tìm được cảm giác bình yên hoặc chấp nhận cuộc sống của họ. Liệu pháp này có thể giúp đưa ra quan niệm về cuộc sống và thậm chí phục hồi những ký ức quan trọng về bạn bè và người thân. Liệu pháp hồi tưởng cuộc sống có thể giúp điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi và có thể giúp những người phải đối mặt với các vấn đề ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Các nhà trị liệu tập trung vào việc hướng dẫn hồi tưởng cuộc sống theo các chủ đề hoặc bằng cách nhìn lại các khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như thời thơ ấu, khi làm cha mẹ, khi trở thành ông bà hoặc những

năm làm việc.

Năng lực tâm lý

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

9

63

Page 72: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

CÁC TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN

• Suy giảm thính lực. Người cao tuổi bị suy giảm thính

lực có thể dẫn đến tình trạng bối rối, lo lắng, mất tự

trọng, và do đó ít tham gia vào các hoạt động xã hội và

hoạt động thể chất, dẫn đến sự cô lập và cô đơn xã hội,

và cuối cùng là trầm cảm (15).

• Suy giảm thị lực và các bệnh về mắt do tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp có liên quan đến

việc tăng nguy cơ trầm cảm (16). Những người có thị lực

kém thường nói rằng họ cảm thấy không hạnh phúc, cô

đơn hoặc thậm chí là vô vọng.

• Phản ứng với tình trạng khuyết tật do bệnh tật hoặc chấn thương. Trầm cảm là một tình trạng thứ phát hay

gặp ở người khuyết tật. Những người bị khuyết tật do

bệnh tật và chấn thương thường chịu nhiều căng thẳng;

họ cũng phải đương đầu với những thay đổi trong cuộc

sống. Các giai đoạn phản ứng lần lượt là sốc tâm lý, phủ

nhận, tức giận/trầm cảm, và cuối cùng là điều chỉnh/

chấp nhận. Người cao tuổi phải chịu những khuyết tật

mới xuất hiện sẽ có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và

trầm cảm.

Các tình trạng liên quan sau đây sẽ cho thấy rằng cần có một

phương án khác cho việc điều trị trầm cảm.

• Mất mát lớn trong 6 tháng qua

• Tiền sử bệnh hưng cảm. Hưng cảm là một giai đoạn

của trạng thái hưng phấn, tăng năng lượng và hoạt

động. Những người có kèm theo các cơn hưng cảm thì

được coi là có rối loạn lưỡng cực. Tiền sử bệnh hưng

cảm có thể được xác định bằng cách kiểm tra một số

triệu chứng xảy ra đồng thời, kéo dài ít nhất một tuần

và đủ nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đáng kể

đối với các hoạt động xã hội và công việc, hoặc cần nhập

viện hoặc bị nhốt lại (tham khảo hướng dẫn can thiệp

mhGAP tại https://www.paho.org/mhgap/en/bipolar_flowchart.html).

• Suy giảm nhận thức. Mối quan hệ giữa trầm cảm và

suy giảm nhận thức rất phức tạp. Các nghiên cứu dịch

tễ học từ lâu đã gắn trầm cảm với bệnh Alzheimer. Các

khía cạnh của năng lực nhận thức bị ảnh hưởng trong

trầm cảm bao gồm sự chú ý, khả năng học tập và trí nhớ

hình ảnh cũng như chức năng điều hành. Trầm cảm có

thể là một phản ứng tâm lý đối với sự tự nhận thức của

cá nhân về suy giảm nhận thức nhẹ nhưng chưa ảnh

hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Năng lực tâm lý

9

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

64

Page 73: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

9.6 BỆNH SUY GIÁP

Suy giáp là một bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là

phụ nữ. Các triệu chứng của suy giáp thường không đặc hiệu

và thay đổi từ người này sang người khác, nhưng chúng có

thể bao gồm các triệu chứng trầm cảm. Bệnh suy giáp cần

được đánh giá và quản lý bởi nhân viên y tế có kiến thức

chuyên khoa.

9.7 ĐAU

Những người bị đau mạn tính thường có triệu chứng trầm

cảm. Do đó phải đánh giá và kiểm soát tình trạngđau (xem

Chương 5 về suy giảm năng lực vận động)

9.4 DÙNG NHIỀU THUỐC ĐỒNG THỜI

Dùng nhiều thuốc đồng thời có thể dẫn đến các triệu

chứng trầm cảm và ngược lại. Do đó cần giải quyết cả hai

vấn đề để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Ngoài các thuốc tác

động chủ yếu vào hệ thần kinh trung ương, các thuốc có

đặc tính hướng thần, như thuốc kháng histamine và thuốc

chống loạn thần, thuốc giãn cơ và các thuốc không hướng

thần nhưng có đặc tính kháng cholinergic đều có thể gây

ra các triệu chứng trầm cảm. Cần loại bỏ các thuốc không

cần thiết, không hiệu quả cũng như các thuốc có cùng tác

dụng để làm giảm tình trạng dùng nhiều thuốc đồng thời.

9.5 THIẾU MÁU, SUY DINH DƯỠNG

Thiếu máu và suy dinh dưỡng có thể dẫn đến các triệu

chứng trầm cảm vì thiếu vitamin như folate, vitamin B6

và vitamin B12. Các triệu chứng trầm cảm cũng có thể là

nguyên nhân của thiếu máu. Mất cảm giác ngon miệng và

thiếu hứng thú khi thực hiện các hoạt động hàng ngày (như

mua sắm và nấu ăn) có thể làm giảm chất lượng và số lượng

dinh dưỡng của người cao tuổi, tạo điều kiện cho sự xuất

hiện của thiếu máu và suy dinh dưỡng. Để quản lý các triệu

chứng trầm cảm, điều quan trọng là phải quản lý bệnh thiếu

máu và cải và cải thiện tình trạng dinh dưỡng (xem Chương

6 về suy dinh dưỡng)

5

6

Năng lực tâm lý

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

9

65

Page 74: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

ĐÁNH GIÁ & QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG X Ã HỘI VÀ VẬT LÝ

Nếu một người cao tuổi bị mất năng lực nào đó, chẳng

hạn như mất thính lực hoặc hạn chế năng lực vận động,

các thành viên gia đình và người chăm sóc nên quan tâm

đến họ nhiều hơn để tránh sự cô lập xã hội. Sự cô lập xã

hội có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Các can

thiệp được hỗ trợ bởi công nghệ qua việc sử dụng điện

thoại hoặc internet cũng có thể giải quyết được sự cô

đơn.

Việc mất hứng thú với các hoạt động từng được yêu thích

là biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm. Các thành

viên gia đình và người chăm sóc có thể khuyến khích nhẹ

nhàng và hỗ trợ người cao tuổi tăng cường hoạt động thể

lực và gắn kết với xã hội, như các chương trình hoạt động

và phát triển kỹ năng tại cộng đồng.

Năng lực tâm lý

9

Lộ trình chăm sóc để quản lý các triệu chứng trầm cảm

66

Page 75: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Đối với những người bị suy giảm nặng nề về năng lực nội

tại, nhân phẩm của họ thường chỉ có được nhờ sự chăm

sóc, hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác. Do đó cần phải có

dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ xã hội để đảm bảo người cao

tuổi khi cần sẽ được sống với lòng tự trọng và có ý nghĩa.

Chăm sóc và hỗ trợ xã hội không chỉ bao gồm việc hỗ trợ

cho hoạt động của cuộc sống hàng ngày (ADL) và chăm

sóc cá nhân, mà còn tạo điều kiện cho người cao tuổi tiếp

cận các cơ sở cộng đồng và dịch vụ công, giảm sự cô lập

và cô đơn, giúp bảo đảm tài chính, có một nơi thích hợp

để ở, không bị quấy rối và lạm dụng, và tham gia vào các

hoạt động mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Để xác định nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ xã hội của người

cao tuổi, cần chú ý đến câu hỏi và người được hỏi. Nếu

người cao tuổi bị suy giảm nhận thức, các câu hỏi về hoạt

động hàng ngày và tài chính tốt nhất nên được trả lời bởi

người hiểu rõ về người đó, chẳng hạn như một thành viên

gia đình, người chăm sóc hoặc bạn bè.

NỘI DUNG CHÍNH

Giảm khả năng hoạt động là hay gặp ở người cao tuổi,

đặc biệt là ở những người suy giảm năng lực nội tại,

nhưng không phải là không tránh được.

Nhân viên y tế cộng đồng có thể sàng lọc tình trạng

mất khả năng hoạt động bằng một bộ câu hỏi đơn

giản.

Các can thiệp phù hợp với ưu tiên của từng người cao

tuổi có thể cải thiện khả năng hoạt động của họ.

Các biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm cải thiện

năng lực nội tại, khả năng hoạt động và cung cấp dịch

vụ chăm sóc và hỗ trợ xã hội.

10Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

Lộ trình hỗ trợ và chăm sóc

xã hội

67

Hỗ trợ và chăm sóc

xã hội

10

Page 76: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

A

B

1. Ông/Bà có gặp khó khăn khi đi lại trong nhà không?

2. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc sử dụng nhà vệ sinh

(hoặc bô) không?

3. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc tự mặc quần áo không?

4. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc sử dụng nhà tắm không?

5. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc giữ ngoại hình cá nhân

của mình không?

6. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc tự ăn không?

7. Ông/Bà có gặp vấn đề gì tại nơi ở (nhà ở)

không?

8. Ông/Bà có gặp vấn đề gì về tài chính không?

9. Ông/Bà có thấy cô đơn không?

NHU CẦU CHĂM SÓCVÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI

CHĂM SÓC XÃ HỘI (TRỢ GIÚP CÁ NHÂN)

ĐÁNH GIÁ

Đánh giá và sửa đổi môi trường vật lý để bù đắp cho việc mất năng lực nội tại, cải thiện vận động và ngăn ngừa té ngã

Xem xét sử dụng các công nghệ hỗ trợ và giúp thích ứng với chúng

Đánh giá hỗ trợ từ bạn đời, gia đình hoặc người chăm sóc không lương, bao gồm cả đánh giá về nhu cầu của những người này

Đánh giá nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc được trả lương

Người chăm sóc và loại dịch vụ nên luôn được sẵn sàng như chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban ngày, viện dưỡng lão

NHỮNG CÂU HỎI THÊM

Ông/Bà có lo ngại gì về:

1. An toàn và an ninh tại nơi sinh sống?

2. Tình trạng ngôi nhà?

3. Vị trí nhà ?

4. Chi phí cho nhà ?

5. Việc sửa chữa và bảo trì nhà?

6. Việc có thể sống độc lập tại nhà?

Cân nhắc:

– điểu chỉnh thích nghi với chỗ ở

– đổi chỗ ở khác

– chuyển tới các chương trình phúc lợi

xã hội hoặc nhà ở cộng đồng hoặc các mạng lưới hỗ trợ hiện có

NHỮNG CÂU HỎI THÊM

1. Nhìn chung, tình hình tài chính như thế nào vào cuối tháng?

2. Ông/Bà có thể quản lý tiền bạc và các vấn đề tài chính không?

3. Ông/Bà có muốn được tư vấn về các khoản phụ cấp hoặc lợi

nhuận tài chính không?

ĐẶT CÂU HỎI BỔ SUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC RÀO CẢN:

Bạn không thể theo đuổi ... vì: 1. chi phí, 2. khoảng cách, 3. Điều kiện đi lại, 4. Thiếu cơ hội, 5. Nguyên do khác?

Cung cấp danh sách các dịch vụ cộng đồng tại địa phương dành cho người cao tuổi, như cơ sở và câu lạc bộ giải trí, nhà cung cấp giáo dục cho người cao tuổi, dịch vụ tư vấn tình nguyện và việc làm

Khuyến khích người cao tuổi sử dụng các dịch vụ này để tăng sự tham gia của họ vào xã hội

Rà soát các cách để tăng cường:

– kết nối xã hội chặt chẽ (vợ/chồng, gia đình, bạn bè, thú nuôi)

– sử dụng các nguồn lực cộng đồng tại địa phương (câu lạc bộ, nhóm tín ngưỡng, trung tâm chăm sóc ban ngày,

cơ sở thể thao, giải trí, giáo dục)

– cơ hội đóng góp (tình nguyện, việc làm)

– kết nối xã hội bằng cách sử dụng công nghệ thông tin

Cân nhắc:

– giới thiệu chuyên gia tư vấn tài chính

– tư vấn về ủy quyền ra quyết định tài chínhđể chống lạm dụng tài chính

HỎI

KHÔNG

Quan sát dựa trên hành vi của người cao tuổi, hành vi của người chăm sóc hoặc người thân, hoặc từ các dấu hiệu lạm

dụng thể xác để xác định sự lạm dụng có thể

10. Ông/Bà có thể tham gia vào những việc có

ý nghĩa đối với mình như giải trí, sở thích, công việc, tình nguyện, hỗ trợ gia đình, các hoạt động

giáo dục hoặc tinh thần?

11. Đánh giá nguy cơ lạm dụng

người cao tuổi

1

Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

10Lộ trình hỗ trợ và

chăm sóc xã hội

Page 77: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Nhân viên y tế cần biết người cao tuổi nên được giới thiệu đến ai để đánh giá chuyên khoa. Cách thức giới thiệu sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương và trong một số trường hợp, trưởng thôn, hiệu trưởng, nhà sư hoặc lãnh đạo của một nhóm đức tin là những người có thể phù hợp hơn một nhân viên xã hội khi giới thiệu đến chuyên khoa. Vì sự hỗ trợ và chăm sóc xã hội tích hợp cần có sự tham gia của nhiều ngành, nên cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm củng cố niềm tin giữa các ngườ tham gia và các loại dịch vụ. Sau đây là những ví dụ về các người tham gia và dịch vụ liên quan đến việc chăm sóc người cao tuổi.

• Điều kiện sống: dịch vụ nhà ở, nhân viên xã hội, nhà trị liệu chuyên nghiệp.

• Tài chính: nhân viên xã hội, dịch vụ tư vấn lợi nhuận.

KHI NÀO CẦN ĐẾN KIẾN THỨC CHUYÊN KHOA

• Sự cô đơn: nhân viên xã hội, dịch vụ tình nguyện, bác sĩ chăm sóc ban đầu.

• Sự tham gia xã hội: nhân viên xã hội, giải trí, việc làm và các dịch vụ tình nguyện.

• Tình trạng lạm dụng: nhân viên xã hội, tổ chức bảo vệ người lớn, dịch vụ thực thi pháp luật.

• Hoạt động của cuộc sống hàng ngày: nhà trị liệu chuyên nghiệp, nhân viên xã hội, điều dưỡng hoặc nhóm chuyên gia đa ngành về người cao tuổi.

• Việc di chuyển trong nhà: nhân viên trị liệu, hoạt động trị liệu, nhân viên xã hội hoặc nhóm chuyên gia đa ngành về người cao tuổi.

• Di chuyển ngoài trời: nhà vật lý trị liệu, nhân viên xã hội, dịch vụ vận chuyển tình nguyện.

HÀNH VI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

• Tỏ ra sợ sệt trước người thân hoặc người chăm sócchuyên nghiệp

• Không muốn trả lời khi được hỏi, hoặc nhìn người chăm sóc/người thân với vẻ lo lắng trước khi trả lời.

• Thay đổi hành vi khi người chăm sóc/người thân vào hoặc ra khỏi phòng.

• Miêu tả người chăm sóc với các từ ngữ như “khắc nghiệt”, hay “mệt mỏi” hoặc “nóng nảy”, hoặc dễ trở nên cáu kỉnh/rất lo lắng/rất căng thẳng/mất bình tĩnh.

• Thể hiện sự tôn trọng thái quá hoặc tuyệt đối tuân theo lệnh của người chăm sóc.

1

HÀNH VI CỦA NGƯỜI NHÀ/NGƯỜI CHĂM SÓC

• Gây khó khăn hoặc ngăn cản người phỏng vấn và người cao tuổi nói chuyện riêng tư, hoặc liên tục tìm lý do để làm gián đoạn cuộc phỏng vấn (ví dụ như liên tục vào phòng).

• Khăng khăng trả lời hộ các câu hỏi dành cho cho người cao tuổi.

• Đặt ra những trở ngại trong việc cung cấp hỗ trợ tại nhà cho người cao tuổi.

• Thể hiện thái độ rất không hài lòng về việc phải chăm sóc người cao tuổi.

• Nỗ lực thuyết phục người phỏng vấn rằng người cao tuổi bị điên khùng hay mất trí, hoặc người đó không biết họ đang nói gì do nhầm lẫn, trong khi đó không phải là điều đang diễn ra.

• Tỏ thái độ gay gắt, mệt mỏi hoặc thiếu kiên nhẫn trong cuộc phỏng vấn, và người cao tuổi tỏ ra bồn chồn hoặc thờ ơ với sự hiện diện của họ

TÍN HIỆU CHO THẤY VIỆC LẠM DỤNG NGƯỜI CAO TUỔI

CÁC DẤU VẾT TỔN THƯƠNG THỂ XÁC

• Vết cắt, vết bỏng, vết bầm tím và vết trầy xước.

• Những vết thương không phù hợp với lời giải thích được đưa ra.

• Những chấn thương không có khả năng xảy ra do vô tình.

• Chấn thương và vết thương ở những nơi bị che giấu .

• Những vết bầm có hình dạng giống như ngón tay do hành động thô bạo gây ra (thường ở vị trí cánh tay).

• Chấn thương ở các khu vực được bảo vệ, ví dụ: vùng nách.

• Chấn thương không được điều trị.

• Nhiều vết thương ở các giai đoạn hồi phục khác nhau.

• Sử dụng thuốc dưới nhu cầu hoặc lạm dụng thuốc.

10Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

Lộ trình hỗ trợ và chăm sóc xã hội

69

Page 78: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

NHU CẦU HỖ TRỢ X Ã HỘI

10.1 ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHU CẦU CHĂM SÓC CÁ NHÂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (MỤC A)

Sáu câu hỏi ở trang 68 được sử dụng để đánh giá liệu một người đã đến mức không còn có thể tự chăm sóc bản thân mà không cần sự giúp đỡ của người khác hay chưa. Việc đánh giá này rất có ích cho những người lớn tuổi bị mất đáng kể năng lực nội tại..

Việc đi lại trong nhà bao gồm một số hoạt động cụ thể, chẳng hạn như di chuyển từ giường đến ghế, đi bộ, vào nhà vệ sinh và sử dụng thiết bị vệ sinh, và lên xuống cầu thang. Hạn chế năng lực vận động sẽ làm tăng nguy cơ và do đó cần có sự chăm sóc cá nhân. Việc mặc quần áo, cho ăn, tắm rửa và chải chuốt là những hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Việc không thể làm những hoạt động của cuộc sống hàng ngày có nghĩa là cần có nhu cầu được chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi không muốn nhờ người khác giúp đỡ trong những hoạt động của cuộc sống hàng ngày, họ thích có thể tự xoay sở.

Những người cao tuổi gặp khó khăn với những hoạt động của cuộc sống hàng ngày và/hoặc các vấn đề về di chuyển thường được hưởng lợi từ chương trình phục hồi chức năng. Chương trình này ngoài việc tập trung vào việc cải thiện năng lực, còn có thể bao gồm các công nghệ hỗ trợ và hướng dẫn thích ứng với môi trường để tối ưu hóa khả năng hoạt động, bất chấp những hạn chế của năng lực nội tại.

Dịch vụ vận chuyển có thể được cung cấp để giúp người cao tuổi đi lại ngoài đường. Nếu khó khăn vẫn còn, sự hỗ trợ từ người bạn đời, gia đình và người chăm sóc không được trả lương khác cần được xem xét, có cân nhắc đến nhu cầu của chính những người chăm sóc đó. Nếu cần hỗ trợ thêm nữa, các dịch vụ chăm sóc tại nhà tình nguyện, tư nhân hoặc công cộng nên được cung cấp.

10.2 ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NHU CẦU HỖ TRỢ XÃ HỘI (MỤC B)

Dù người cao tuổi có bị suy giảm năng lực nội tại và khả năng hoạt động đến mức nào, việc đánh giá nhu cầu hỗ trợ xã hội sẽ mang lại lợi ích cho họ. Việc cung cấp hỗ trợ xã hội cho phép một người cao tuổi làm những việc quan trọng đối với họ, bao gồm hỗ trợ cho điều kiện sống, an ninh tài chính, sự cô đơn, tiếp cận các cơ sở cộng đồng và các dịch vụ công cộng, và chống lạm dụng người cao tuổi.

B7 ĐIỀU KIỆN SỐNG

Nơi người cao tuổi sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự độc lập và sự thoải mái của họ. Các vấn đề về nơi sống có thể liên quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm diện tích chỗ ở, khả năng di chuyển đến và đi, tình trạng chỗ ở, an toàn và an ninh. Những câu hỏi bổ sung có thể giúp xác định những

vấn đề cụ thể cần được giải quyết.

Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

10Lộ trình hỗ trợ và chăm sóc xã hội

70

Page 79: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

10Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

Lộ trình hỗ trợ và chăm sóc xã hộiB9 SỰ CÔ ĐƠN

Sự cô đơn hay gặp ở tuổi già và có liên quan đến sự gia tăng

khả năng bị trầm cảm và tử vong sớm. Xem Chương 9 để được

hướng dẫn sàng lọc các triệu chứng trầm cảm. Sống một mình

không giống như sự cô đơn - một người cao tuổi có thể cô đơn

ngay cả khi có nhiều người khác ở quanh, nếu chất lượng của

các mối quan hệ không tốt.

Sẽ rất hữu ích khi hỏi một người cao tuổi cô đơn rằng nếu việc

tăng tương tác với xã hội, với gia đình và bạn bè, hoặc gặp gỡ

những người có cùng sở thích, có thể giúp họ giảm cảm giác

cô đơn hay không. Nhưng khi hỏi những câu hỏi loại này, nên

trấn an rằng những câu hỏi đều được giữ bí mật, để giúp họ

không bị sợ hãi về việc tiết lộ bản chất của các mối quan hệ cá

nhân.

Nuôi thú cưng cũng giúp làm giảm sự cô đơn của nhiều người

cao tuổi. Nên khuyến khích người cao tuổi tham gia hoạt

động ở các cơ sở cộng đồng tại địa phương như các câu lạc

bộ, nhóm tín ngưỡng, trung tâm chăm sóc ban ngày và các

dịch vụ thể thao, giải trí hoặc giáo dục. Có thể giúp họ có cơ

hội đóng góp thông qua các công việc tình nguyện hoặc được

trả lương. Kết nối xã hội có thể được tăng lên thông qua công

nghệ thông tin. Một xem xét toàn diện về các biện pháp vừa

nêu trên nên được thực hiện bởi một người có hiểu biết về

năng lực cơ sở vật chất tại địa phương.

Các khó khăn về điều kiện sống có thể được giảm thiểu

bằng cách đưa ra các biện pháp an ninh, thiết lập đường

dây nóng để dùng trong trường hợp khẩn cấp và thực hiện

các điều chỉnh để duy trì cuộc sống độc lập. Có thể hỗ trợ

tài chính để giúp đỡ chi phí về thuê, sửa chữa và bảo trì chỗ

ở. Nếu không còn lựa chọn nào khác, việc chuyển đến chỗ ở

khác phù hợp hơn nên được xem xét.

B8 TÀI CHÍNH

Các nguồn lực tài chính liên quan chặt chẽ với sức khỏe,

sự độc lập và sự thoải mái ở tuổi già. Các vấn đề tài chính

có thể là có quá ít tiền để đáp ứng nhu cầu cơ bản hoặc để

tham gia đầy đủ vào hoạt động xã hội, và người cao tuổi có

thể lo lắng về việc hết tiền hoặc không thể quản lý tài chính.

Các câu hỏi thêm là những câu có thể giúp xác định các vấn

đề cụ thể hơn cần giải quyết.

Các khó khăn tài chính có thể được giảm thiểu thông qua

tư vấn về sự độc lập tài chính, lên kế hoạch và quản lý tài

chính. Các thỏa thuận có thể được đưa ra để trao quyền cho

một bên thứ ba đáng tin cậy để quản lý tài chính, với điều

kiện có sự bảo vệ pháp lý để ngăn chặn việc lạm dụng.

71

Page 80: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

B10 KẾT NỐI VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG X Ã HỘI

Mục tiêu của phương pháp ICOPE là giúp người cao tuổi

làm những việc mà họ thấy là quan trọng. Do đó cần tìm

hiểu điều gì là quan trọng thông qua tìm hiểu cuộc sống của

người cao tuổi, các ưu tiên và sở thích của họ, từ đó mới có

thể động viên họ tích cực tham gia.

Các hoạt động giải trí, hoạt động theo sở thích, công việc,

học tập và hoạt động tâm linh là những ví dụ về sự tham

gia của người cao tuổi vào các hoạt động xã hội. Mỗi người

cao tuổi là độc nhất và có những ưu tiên khác nhau, thường

rất cụ thể tùy theo những gì mà họ coi là quan trọng. Bạn

nên hỏi và ghi lại những điều đó để định hướng cho việc xây

dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân.

Các câu hỏi tiếp theo nên nhằm xác định các rào cản, như chi

phí, khả năng tiếp cận và cơ hội. Người đánh giá nên biết về

sự sẵn có của các cơ sở và câu lạc bộ giải trí tại địa phương,

các nhà cung cấp giáo dục cho người cao tuổi, các dịch vụ tình

nguyện và dịch vụ tư vấn việc làm, và thảo luận xem những

dịch vụ này có được người cao tuổi quan tâm hay không. Giao

thông có thể là một vấn đề quan trọng và các dịch vụ có thể

có sẵn để tăng khả năng tiếp cận. Chi phí cho một số dịch vụ

này có thể được trợ cấp để cho phép người cao tuổi và những

người có thu nhập thấp tham gia.

B11 L ẠM DỤNG NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi khi phụ thuộc vào chăm sóc thì dễ bị lạm

dụng, và khoảng 1 trên 6 người cao tuổi đã trải qua một

vài hình thức lạm dụng, một con số cao hơn so với ước tính

trước đó (20). Sự lạm dụng có thể dưới nhiều hình thức, bao

gồm bỏ bê, lạm dụng tâm lý, lạm dụng thể chất, lạm dụng

tình dục và lạm dụng tài chính.

Thông tin nhờ quan sát hành vi của người cao tuổi, của người

thân của họ hoặc của người chăm sóc; hoặc qua phát hiện

các dấu hiệu lạm dụng thể chất nên được sử dụng để xác định

khả năng bị lạm dụng . Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào về

lạm dụng, các chuyên gia sẽ đánh giá tiếp và xử lý tình trạng

này. Bạn sẽ cần phải cho người cao tuổi biết rằng bạn quan

tâm đến họ, sẽ ghi chép lại những lo lắng của họ và yêu cầu

sự trợ giúp từ chuyên gia khi cần. Nếu xác định được bất kỳ

nguy cơ tức thời nào, nên chuyển cho các chuyên gia để đánh

giá xác định, thông qua tổ chức công tác xã hội, tổ chức bảo

vệ người cao tuổi hoặc hệ thống thực thi pháp luật.

Hỗ trợ và chăm sóc xã hội

10Lộ trình hỗ trợ và chăm sóc xã hội

72

Page 81: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Khi suy giảm năng lực nội tại và khả năng hoạt động

khiến một người phụ thuộc vào người khác trong việc

chăm sóc, thì việc chăm sóc này thường được thực hiện

bởi bạn đời, thành viên trong gia đình hoặc người trong

hộ gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu của người cao tuổi,

gánh nặng của việc chăm sóc có thể khiến người chăm

sóc gặp nguy cơ về sức khỏe.

Nhân viên y tế hoặc chăm sóc xã hội tại cộng đồng có thể

theo dõi sức khỏe của những người chăm sóc và tìm hiểu

nhu cầu chăm sóc sức khỏe khi họ cần, đồng thời hỗ trợ

cho công việc của họ.

NỘI DUNG CHÍNH

Gánh nặng công việc và căng thẳng tâm lý của việc

chăm sóc người cao tuổi bị mất đáng kể năng lực nội

tại và khả năng hoạt động có thể ản hưởng xấu tới sức

khỏe của các thành viên gia đình và bạn bè khi họ đảm

nhiệm việc chăm sóc. Ngoài ra, công việc này có thể

khiến họ - đặc biệt là phụ nữ - phải rời khỏi lực lượng

lao động được trả lương.

Tìm ra được những người chăm sóc cần giúp đỡ là một

phần quan trọng trong khi xác định người cao tuổi bị

suy giảm năng lực.

Một số hỗ trợ - chăm sóc thay thế, tư vấn, giáo dục,

hỗ trợ tài chính và can thiệp tâm lý - có thể giúp người

chăm sóc duy trì công việc chăm sóc của họ một cách

đúng đắn và thỏa đáng.

Đôi khi, việc chăm sóc biến thành lạm dụng. Nhân viên

cộng đồng có thể thấy các dấu hiệu lạm dụng trong

quá trình đánh giá người cao tuổi hoặc người chăm

sóc. Khi có biểu hiện lạm dụng, việc giới thiệu đến

chuyên gia là điều cần thiết.

11

73

Hỗ trợ người

chăm sóc

11

Page 82: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Hỗ trợ người chăm sóc

11

Lộ trình để hỗ trợngười chăm sóc

HỎI

HỎITrong hai tuần qua, bạn có ý nghĩ:

– cảm thấy suy sụp, chán nản hay vô vọng?

– ít quan tâm hoặc không thấy vui khi làm việc?

HỎIBạn có đang bị mất thu nhập và/hoặc phải chịu thêm chi phí bởi việc chăm sóc không?

ĐÁNH GIÁ LẠIMỖI 6 THÁNG

ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG NGƯỜICHĂM SÓC

Tìm hiểu sự hỗ trợ cho người chăm sóc như đào tạo, tư vấn, huấn luyện, chăm sóc thay thế (chẳng hạn như tại trung tâm chăm sóc ban ngày), kết nối cộng đồng với việc chăm sóc, mạng lưới hỗ trợ (ý tưởng được đưa ra bởi iSupport tại hhttps://www.isupportfordementia.org)

Tham khảo những lựa chọn hỗ trợ tài chính

Tăng cường liên kết với hệ thống chăm sóc dài hạn chính thức và hỗ trợ cộng đồng như các hội tình nguyện

Làm người chăm sóc cho (...) có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn không?

Bạn có cảm thấy không được hỗ trợ khi bạn là người chăm sóc không?

?

?

(cho 1 trong 2 câu)

(cho 1 trong 2 câu)

KHÔNG

Quản lý trầm cảm:Tham khảo hướng dẫn can thiệp mhGAPhttp://www.who.int/mental_health/

mhgap/mhGAP_intervention_guide_02/en/

1

Cần sự chăm sóc chuyên khoa

Giải quyết căng thẳng bàng hỗ trợvà giáo dục tâm lý

Cung cấp liệu pháp tư vấn giải quyết vấn đề

Cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức

KHÔNG

KHÔNG

KHÔNG(Cho cả 2 câu)

Page 83: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

11Hỗ trợ người chăm sóc

Lộ trình để hỗ trợngười chăm sóc

• Để điều trị bệnh trầm cảm.

• Cung cấp liệu pháp tư vấn giải quyết vấn đề hoặc trị liệu hành vi nhận thức cho người chăm sóc có triệu chứng trầm cảm.

• Khi nghi ngờ có sự lạm dụng.

KHI NÀO CẦN ĐẾN KIẾN THỨC CHUYÊN KHOA

Nếu một người báo cáo ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi - cảm thấy suy sụp, chán nản hoặc vô vọng và có ít hứng thú hoặc niềm vui khi làm việc - hãy đánh giá thêm về tâm trạng. Dùng các từ thay thế nếu một người không quen với những từ trong 2 câu hỏi sàng lọc nêu trên.

HỎI: “Trong hai tuần qua, bạn có bị làm phiền bởi những vấn đề sau không?”*

• Khó ngủ, không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều.

• Cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải.

• Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.

• Cảm thấy bản thân thật là tồi tệ hoặc là người thất bại, hoặc đã khiến bản thân hoặc gia đình thất vọng.

• Khó tập trung khi đọc báo hoặc xem tivi.

• Di chuyển hoặc nói chậm đến mức người khác có thể nhận thấy.

• Quá lo lắng hoặc bồn chồn đến mức bạn phải đi lại nhiều hơn bình thường.

• Nghĩ đến cái chết hoặc đến việc làm tổn thương chính mình bằng một cách nào đó.

ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC

1

NGUY CƠ CỦA SỰ LẠM DỤNG

Mối quan hệ hai chiều giữa người được chăm sóc và người chăm sóc có thể rất phức tạp. Những người chăm sóc khỏe mạnh và vui vẻ có khả năng làm việc phi thường, nhưng đôi khi mối quan hệ có thể không được chào đón đối với một hoặc cả hai bên. Điều này làm phát sinh xung đột, có thể khiến người cao tuổi dễ bị lạm dụng. Việc lạm dụng có thể dưới dạng bỏ bê, lợi dụng về vật chất (ví dụ về tài chính) hoặc lạm dụng về thể chất, tình cảm hoặc tình dục. Việc bỏ bê cũng có thể xảy ra do sự thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng chăm sóc hoặc thiếu sự hỗ trợ hoặc giám sát từ bên ngoài. Cả người cao tuổi và người chăm sóc đều có thể không đề cập đến việc lạm dụng với nhân viên y tế, cho nên những thông tin qua quan sát hành vi của người cao tuổi, người thân của họ và người chăm sóc, hoặc qua quan sát các dấu hiệu lạm dụng thể xác nên được sử dụng để xác định sự lạm dụng nếu có (xem Chương 10 về chăm sóc và hỗ trợ xã hội).

Các yếu tố làm tăng khả năng xảy ra lạm dụng là

• mối quan hệ lâu dài không tốt;

• tiền sử bạo lực gia đình;

• người chăm sóc gặp khó khăn trong việc luôn phải cung cấp sự chăm sóc ở một mức độ cao; và

• người chăm sóc có các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, đặc biệt là trầm cảm và người chăm sóc là nam giới có lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

Khả năng lạm dụng không chỉ do bản chất của dịch vụ chăm sóc, mà còn liên quan đến các yếu tố do căng thẳng của người chăm sóc, chẳng hạn như khi phải xử lý với những hành vi của người mắc chứng mất trí nhớ.

Nếu nghi có sự lạm dụng, cần đánh giá chi tiết hơn bởi chuyên gia, theo lộ trình chuyển tuyến.

* Có thể tìm thấy các câu hỏi này trong Bộ câu hỏi Sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9) (http://www.cqaimh.org/pdf/tool_phq9.pdf), là

công cụ đánh giá các triệu chứng trầm cảm. Hoặc xem phần Trầm cảm của Hướng dẫn mhGAP, tại https://apps.who.in-

t/iris/handle/10665/250239.

75

Page 84: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Hỗ trợ người chăm sóc

11

Lộ trình để hỗ trợngười chăm sóc

11.1 HỎI NGƯỜI CHĂM SÓC

Lộ trình ở trang 74 hướng dẫn việc thảo luận với người chăm sóc. Ở lộ trình này, mỗi người chăm sóc được hỏi về 3 khía cạnh:

1. Gánh nặng của việc chăm sóc (2 câu hỏi), để có thể dẫn đến các phương án thực tế hỗ trợ người chăm sóc.

2. Hai triệu chứng cốt lõi của trầm cảm, để có thể tiếp tục đánh giá đầy đủ về trầm cảm (xem Chương 9 về các triệu chứng trầm cảm).

3. Chi phí tài chính của việc chăm sóc, để có thể hướng đến các nguồn hỗ trợ tài chính từ địa phương và chăm sóc xã hội có tổ chức, nếu có các nguồn này.

Khi nói chuyện với người chăm sóc, nên tìm các dấu hiệu của sự kiệt sức, tức giận, thất vọnghoặc thiếu tôn trọng. Ngoài ra, nhân viên y tế có thể hỏi người chăm sóc xem họ có muốn được đánh giá hoặc nhận hỗ trợ thêm từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội hay không. Theo thời gian, gánh nặng của việc chăm sóc có thể ngày càng nhiều, do đó nên đánh giá lại 6 tháng một lần.

Đánh giá về vai trò của người chăm sóc và tác động của nó nên được thực hiện khi không có mặt người được chăm sóc, để làm cho người chăm sóc nói chuyện cởi mở và đầy đủ. Hơn nữa, người cao tuổi còn có thể có suy giảm

các chức năng khác, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, nên việc đánh giá cần được đưa ra sau khi thu thập cả những thông tin từ việc đánh giá đầy đủ về năng lực nội tại.

11.2 CUNG CẤP HỖ TRỢ CHO NGƯỜI CHĂM SÓC

Được hỗ trợ và giám sát thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội, các nhân viên y tế và người chăm sóc đã qua đào tạo phù hợp và được trả lương nên hỗ trợ những người chăm sóc không được trả lương. Tại cộng đồng, nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội - cả chuyên nghiệp và tình nguyện - có thể tạo ra một mạng lưới để chia sẻ các nguồn lực sẵn có nhằm hỗ trợ những người chăm sóc không được trả lương.

iSupport là một chương trình đào tạo trực tuyến của WHO có thể giúp người chăm sóc người mắc bệnh mất trí nhớ chăm sóc tốt cho bệnh nhân và cho chính bản thân họ – xem tại https://www. isupportfordementia.org.

Việc hỗ trợ nên tập trung vào người chăm sóc chính trong gia đình. Để hiểu được nhu cầu của người chăm sóc, có thể hỏi về những nhiệm vụ họ thực hiện, cách thực hiện và tần suất, tìm kiếm các khía cạnh chăm sóc mà có thể được trợ giúp bằng tư vấn, hỗ trợ thực tế hoặc công nghệ hỗ trợ sáng tạo (xem trang 77). Việc hỗ trợ nên thể hiện các lựa chọn của người chăm sóc và nhấn mạnh đến việc tối ưu hóa sức khỏe của họ.

76

Page 85: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

11Hỗ trợ người chăm sóc

Lộ trình để hỗ trợngười chăm sóc

Nhân viên y tế và xã hội có thể:

• cung cấp cho người chăm sóc việc đào tạo và hỗ trợ các

kỹ năng chăm sóc cụ thể - ví dụ như xử lý những hành

vi khó xử lý;

• xem xét việc cung cấp hoặc sắp xếp các hỗ trợ thiết

thực, chẳng hạn như hỗ trợ khi người chăm sóc cần

nghỉ ngơi hoặc có việc bận; và

• tìm hiểu xem người bị mất khả năng hoạt động có đủ

điều kiện nhận phúc lợi xã hội, hỗ trợ tài chính hoặc hỗ

trợ xã hội từ các nguồn của chính phủ hoặc phi chính

phủ hay không.

Đưa ra lời khuyên. Cần phải hiểu rằng việc chăm sóc có

thể gây ra nhiều bực bội và căng thẳng. Nó cũng có thể

phức tạp bởi cảm giác mất đi người thân cùng với mất đi

mối quan hệ giữa người cao tuổi và người chăm sóc, đặc

biệt nếu người chăm sóc là vợ hoặc chồng.

Khuyến khích người chăm sóc tôn trọng phẩm giá của

người cao tuổi bằng cách giúp họ tích cực tham gia vào

các quyết định về cuộc sống của người cao tuổi và về việc

người cao tuổi đó nên được chăm sóc như thế nào.

Sắp xếp chăm sóc thay thế. Khi việc chăm sóc đã trở nên

quá nặng nề hoặc mệt mỏi, liệu có người nào khác có thể

tạm thời thay thế để làm việc này không? Chăm sóc thay

thế có thể được đảm nhiệm bởi một thành viên trong gia

đình, hoặc một nhân viên chăm sóc xã hội được đào tạo,

dù là chuyên nghiệp hay tình nguyện. Việc chăm sóc thay

thế, chẳng hạn như chăm sóc ban ngày, có thể

làm giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc chính, để

cho họ có thời gian nghỉ ngơi hoặc thực hiện các hoạt

động khác. Chăm sóc ban ngày là một loại dịch vụ hỗ trợ

cộng đồng, cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân (tắm, cho

ăn, cạo râu, đi vệ sinh), phục hồi chức năng, các chương

trình hoạt động giải trí và xã hội, ăn uống và đi lại, vài giờ

mỗi ngày trong một số ngày trong tuần. Chăm sóc ban

ngày cũng có các dịch vụ hỗ trợ cho người chăm sóc như

đến thăm nhà, sinh hoạt gia đình, nhóm hỗ trợ và đào tạo

cho người chăm sóc. Chăm sóc thay thế có thể giúp giữ

mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc

lành mạnh và bền vững, và thường thì việc rời xa người

chăm sóc không gây hại gì cho người được chăm sóc.

Các hỗ trợ tâm lý. Cố gắng giải quyết căng thẳng về tâm

lý của người chăm sóc với sự hỗ trợ và liệu pháp tư vấn

giải quyết vấn đề, đặc biệt khi việc chăm sóc phức tạp và

kéo dài dẫn đến quá nhiều căng thẳng.

CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ

Các công nghệ sáng tạo hỗ trợ về y tế như giám sát từ xa và robot hỗ trợ là những phương tiện hứa hẹn tăng cường khả năng hoạt động của người cao tuổi, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ cũng như người chăm sóc cho họ, tăng sự lựa chọn, an toàn, độc lập và khả năng kiểm soát, và hỗ trợ sự già hóa tại nơi sinh sống. Việc sử dụng các công nghệ này nên dựa trên nhu cầu và sở thích của người cao tuổi hoặc người chăm sóc họ, và cần được đào tạo sao cho phù hợp với người dùng. Cần chú ý đến việc xây dựng cơ chế tài chính cho việc nghiên cứu và phát triển, đến việc việc áp dụng công nghệ này sao cho công bằng.

Ví dụ về các công nghệ hỗ trợ sáng tạo:

• Robot PARO hỗ trợ xã hội. Robot hình dạng thú cưng này đóng vai một người bạn đồng hành (22). http://www.parorobots.com

• Hybrid Assistive Limb (HAL) hỗ trợ người chăm sóc có sức mạnh cơ bắp của robot để nâng và di chuyển bệnh nhân từ giường sang ghế để tắm. https://www.cyberdyne.jp/english/products/Lumbar_ CareSupport.html

77

Page 86: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

NỘI DUNG CHÍNH

• Chăm sóc lấy con người làm trung tâm là một

sự chăm sóc toàn diện và được thiết kế riêng

cho từng người cao tuổi, được hỗ trợ bởi các

mối quan hệ hợp tác giữa nhân viên y tế và

người cao tuổi, gia đình và bạn bè họ.

• Các nhóm đa ngành có thể giúp người cao

tuổi đặt ra các mục tiêu của họ.

• Những can thiệp hỗ trợ cho chăm sóc lấy con

người làm trung tâm cần được thỏa thuận dựa

theo nhu cầu và mục tiêu của người cao tuổi.

• Sự theo dõi được duy trì thường xuyên là điều

cần thiết để đạt được các mục tiêu.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÁ NHÂN

Lập kế hoạch chăm sóc cá nhân là một cách tiếp cận

nhân văn (khác với các phương pháp truyền thống là tiếp

cận theo bệnh lý), có đặc trưng là tập trung vào nhu cầu,

giá trị và sở thích của người cao tuổi. Sau khi được áp

dụng, kế hoạch chăm sóc cá nhân sẽ hướng dẫn tất cả

các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội

và hỗ trợ thiết thực cho mục tiêu lấy con người làm trung

tâm.

CÁC BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CÁ NHÂN

1. Rà soát các thông tin phát hiện được và thảo luận về các cơ hội để cải thiện năng lực chức năng, sức khỏe và sự thoải mái

Cùng với người cao và các thành viên gia đình và/hoặc

người chăm sóc, các nhóm đa ngành sẽ xem xét kết quả

đánh giá lấy con người làm trung tâm và các can thiệp

được đề xuất trong lộ trình chăm sóc. Đánh giá lấy con

người làm trung tâm sẽ đưa ra một danh sách các can

thiệp có thể được đưa vào kế hoạch chăm sóc và để thảo

luận với bệnh nhân. Ứng dụng ICOPE trên điện thoại di

động có thể hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình này.

Các nhóm đa ngành bao gồm tất cả những người tham

gia chăm sóc người cao tuổi, bao gồm bác sĩ chăm sóc

ban đầu, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng, nhân viên

chăm sóc cộng đồng, nhân viên chăm sóc xã hội, nhân

viên trị liệu (vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị

liệu, chuyên viên tâm lý), người chăm sóc được trả lương

và không được trả lương, dược sĩ và tình nguyện viên.

2. Thiết lập mục tiêu lấy con người làm trung tâm

Việc thiết lập mục tiêu lấy người làm trung tâm để xác

định, cụ thể hóa mục tiêu và lựa chọn các mục tiêu ưu

tiên là yếu tố chính trong việc xây dựng kế hoạch chăm

sóc. Điều quan trọng đối với nhóm đa ngành là thu hút

người cao tuổi tham gia vào việc ra quyết định về sự

chăm sóc của chính họ, cũng như hiểu và tôn trọng nhu

cầu, giá trị, sở thích và ưu tiên của họ. Đây có thể là một

sự thay đổi trong cách nhân viên y tế tương tác với bệnh

nhân của họ trong thời đại hiện nay.

Các mục tiêu chăm sóc không chỉ ở việc giảm tác động

trực tiếp của tình trạng bệnh tật mà còn tập trung nhiều

vào những thứ cho phép người cao tuổi làm những gì

họ coi trọng nhất, chẳng hạn như già hóa không phụ

thuộc và an toàn tại nơi sinh sống, duy trì sự phát triển

cá nhân, được tham gia vào và đóng góp cho cộng đồng

trong khi vẫn giữ quyền tự chủ và sức khỏe. Ngoài các

mục tiêu trong trung hạn đến dài hạn (6 đến 12 tháng),

các mục tiêu ngắn hạn (3 tháng) cũng nên được thiết lập

để thúc đẩy những cải thiện hoặc lợi ích tức thời nhằm

giữ cho người cao tuổi có động lực tham gia.

12

78

Page 87: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

5. Giám sát và theo dõi

Giám sát theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch

chăm sóc là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu đã

thống nhất. Điều này giúp cho việc theo dõi tiến độ và

cho phép phát hiện sớm những khó khăn khi tiến hành

các can thiệp, tác động bất lợi của các can thiệp và các

thay đổi năng lực của người cao tuổI do can thiệp. Nó

cũng giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người cao

tuổi và người chăm sóc. Quá trình theo dõi bao gồm,

nhưng không giới hạn ở:

• đảm bảo thực hiện thành công, từng bước, của kế

hoạch chăm sóc;

• lặp lại việc đánh giá lấy con người làm trung tâm và

ghi lại mọi sự thay đổi;

• tóm tắt kết quả, các rào cản và các hậu quả không

mong muốn của việc thực hiện các can thiệp;

• phát hiện các thay đổi và nhu cầu mới;

• thỏa thuận giải quyết thêm các thay đổi và nhu cầu

mớI này, bao gồm việc áp dụng các biện pháp can

thiệp mới khi cần thiết, sửa đổi và cải thiện kế hoạch

cho phù hợp; và

• lặp lại chu kỳ.

3. Nhất trí về các can thiệp

Các can thiệp được đề xuất để đưa vào kế hoạch chăm sóc

là kết quả của đánh giá và lộ trình chăm sóc lấy con người

làm trung tâm sẽ cần:

a) sự đồng tình từ người cao tuổi

b) phù hợp với mục tiêu, nhu cầu, sở thích và ưu tiên của

người cao tuổi

c) phù hợp với môi trường vât chất và xã hội của họ.

Nhân viên y tế hoặc chăm sóc xã hội nên thảo luận với

người cao tuổi để thống nhất từng can thiệp một xem can

thiệp nào nên duy trì trong kế hoạch chăm sóc cuối cùng.

4. Hoàn thành và chia sẻ kế hoạch chăm sóc

Nhân viên y tế giai đoạn này nên ghi chép lại trong kế

hoạch chăm sóc kết quả của các cuộc thảo luận và chia sẻ

tài liệu này với người cao tuổi, người nhà của họ, người

chăm sóc và những người có thể đồng ý tham gia chăm

sóc. Ứng dụng ICOPE trên điện thoại di động có thể hỗ trợ

quá trình này bằng cách cung cấp cho tất cả mọi người

liên quan bản tóm tắt về kế hoạch chăm sóc, bao gồm các

mục tiêu ưu tiên và các tình trạng đã được xác định.

12CÁC LĨNH VỰC CỦA KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG

1. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản như an ninh tàichính,

nhà ở và an ninh cá nhân

2. Học hỏi, phát triển và đưa ra quyết định, bao gồm

nỗ lực tiếp tục học hỏi và áp dụng kiến thức, tham

gia giải quyết vấn đề, duy trì sự phát triển cá nhân

và khả năng đưa ra lựa chọn.

3. Có khả năng vận động, để làm các việc trong nhà,

đi tới cửa hàng, sử dụng các dịch vụ và cơ sở trong

cộng đồng, và tham gia các hoạt động xã hội, kinh tế

và văn hóa

4. Xây dựng và duy trì ở một mức độ rộng các mối

quan hệ, bao gồm với trẻ em và các thành viên khác

trong gia đình, các mối quan hệ xã hội với bạn bè,

hàng xóm, đồng nghiệp, cũng như các mối quan hệ

với nhân viên chăm sóc cộng đồng.

5. Được đóng góp, tức là tham gia vào các hoạt động

văn hóa xã hội, như giúp đỡ bạn bè và hàng xóm, tư

vấn cho đồng nghiệp và những người trẻ tuổi hơn,

và chăm sóc các thành viên gia đình và cộng đồng.

79

Page 88: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

12

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:

Cùng với người cao tuổi, thành viên gia đình và

người chăm sóc xác định mục tiêu (23):

• CÂU HỎI 1 Hãy liệt kê những điều quan trọng nhất trong mọi khía cạnh của cuộc sống của ông/bà.

• CÂU HỎI 2 Nêu một số mục tiêu của ông/bà trong cuộc sống?

• CÂU HỎI 3 Nêu một số mục tiêu về sức khỏe của ông/bà?

• CÂU HỎI 4 Dựa trên danh sách các mục tiêu về cuộc sống và sức khỏe mà chúng ta vừa thảo luận, ông/bà có thể chọn ra ba mục tiêu mà ông/bà muốn tập trung vào trong 3 tháng tới không? Và trong 6 đến 12 tháng tới?

CỤ THỂ HÓA MỤC TIÊU:

Các mục tiêu có thể được điều chỉnh sao cho phù

hợp với nhu cầu của người cao tuổi và cách định

nghĩa riêng của họ về các vấn đề.

• CÂU HỎI 5 Điều gì cụ thể của mục tiêu thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba ông/bà muốn thực hiện trong 3 tháng tới? Còn trong 6 đến 12 tháng tới thì sao?

• CÂU HỎI 6 Hiện tại ông/bà đang làm gì đối với [mục tiêu số]?

• CÂU HỎI 7 Điều gì đối với ông/bà là mức tối ưu có thể thực hiện được trong việc đạt được mục tiêu này?

CHỌN MỤC TIÊU ƯU TIÊN:

Việc thỏa thuận giữa người cao tuổi và nhà cung cấp

dịch vụ về các mục tiêu ưu tiên sẽ cho thấy kết quả

được cải thiện.

• CÂU HỎI 8 Trong số các mục tiêu này, mục tiêu nào ông/bà muốn thực hiện nhất trong 3 tháng tới - một mình hoặc với sự hỗ trợ từ [Bác sĩ XX và nhóm của họ]? Trong 6 đến 12 tháng tới thì sao?

CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM

Nguồn: Chuyển thể từ bản gốc bởi Health Tapestry (http://healthtapestry.ca)

80

Page 89: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

NỘI DUNG CHÍNH

• Việc thực hiện hiệu quả phương pháp

ICOPE đòi hỏi một phương pháp tích hợp

với liên kết giữa các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe và chăm sóc xã hội.

• Việc tối ưu hóa năng lực nội tại và khả

năng hoạt động của người cao tuổi được

bắt đầu tại cộng đồng và với những nhân

viên cộng đồng. Các cấu trúc trong lĩnh

vực y tế và xã hội cần hỗ trợ việc chăm sóc

hướng tới thực hiện tại cộng đồng.

• Các kế hoạch chăm sóc cá nhân là trung

tâm của phương pháp ICOPE. Để thực hiện

và điều chỉnh các kế hoạch này, những

nhân viên có thể cần được đào tạo chuyên

về quản lý theo trường hợp.

Báo cáo Toàn cầu về Già hóa và Sức khỏe của WHO đã

đặt ra một hướng đi mới cho hệ thống y tế và chăm sóc

dài hạn (1). Báo cáo kêu gọi các hệ thống này tập trung

vào việc tối ưu hóa năng lực nội tại của người cao tuổi

với mục tiêu bảo tồn và cải thiện khả năng hoạt động của

họ. Hướng dẫn về Các can thiệp ở Cấp cộng đồng để Quản

lý Suy giảm Chức năng Nội tại, WHO xuất bản năm 2017,

chuyển hướng đi mới này thành một phương pháp thực

tiễn về việc đánh giá và chăm sóc ở cộng đồng (2). Hai

tài liệu nêu trên cùng nhau tạo ra phương pháp ICOPE:

chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội cho người cao tuổi theo

hướng tích hợp, lấy con người làm trung tâm. Phương

pháp này bắt đầu bằng việc đánh giá lấy con người làm

trung tâm về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã

hội mà một nhân viên y tế cộng đồng có thể thực hiện.

Chương này nhấn mạnh một số biện pháp chính nhằm

thực hiện phương pháp ICOPE. Hướng dẫn của WHO

dành cho các hệ thống và dịch vụ để thực hiện phương

pháp ICOPE sẽ đưa ra những chi tiết cụ thể (https://apps.

who.int/iris/handle/10665/3256669)

HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC DÀI HẠN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ICOPE

13

81

Page 90: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

13.1 SỰ HỖ TRỢ Ở CẤP QUỐC GIA

Như một bước đầu tiên, cả khuyến nghị của WHO và sổ

tay này trước hết cần được điều chỉnh cho thích hợp với

hoàn cảnh, văn hóa và ngôn ngữ địa phương, phù hợp

với đặc điểm của nhân viên chăm sóc và y tế, người chăm

sóc và người cao tuổi. Một quá trình thích ứng như vậy

có thể được coi là bước khởi đầu để xây dựng sự hỗ trợ

toàn diện cho phương pháp mới này.

Việc thực hiện phương pháp ICOPE sẽ đòi hỏi sự hợp tác

liên tục ở tất cả các cấp và các giai đoạn giữa các bên liên

quan, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhân viên

y tế, nhân viên chăm sóc xã hội, nhà nghiên cứu, cộng

đồng và người cao tuổi. Các yếu tố về địa phương sẽ hỗ

trợ việc chuyển một ứng dụng toàn cầu thành hiện thực

khả thi và được chấp nhận ở từng địa phương.

Việc thúc đẩy sự già hóa khỏe mạnh đòi hỏi sự tham gia

của cả lĩnh vực y tế và chăm sóc xã hội. Cả hai lĩnh vực

đều có thể thích ứng với và áp dụng phương pháp ICOPE

tốt hơn nếu các chính sách quốc gia hỗ trợ bằng cách

tích hợp chăm sóc sức khỏe vào chăm sóc xã hội. Khi đó,

các chính sách sẽ chỉ ra việc liên kết này sẽ hoạt động

như thế nào ở cấp quốc gia, khu vực và cộng đồng.

Sự khuyến khích và phần thưởng, cơ chế tài chính và

giám sát thực hiện có thể thúc đẩy việc chăm sóc sức

khỏe cho người cao tuổi chuyển dịch theo hướng tập

trung vào tối ưu hóa chức năng nội tại và khả năng hoạt

động. Hệ thống thông tin cũng nên được định hướng

để giám sát sự chuyển đổi này ở cấp quốc gia và cấp địa

phương.

13.2 YÊU CẦU VỀ NGÂN SÁCH VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

Những điều kiện cụ thể để thực hiện phương pháp ICOPE

cần được phân tích để xác định nơi cần đầu tư bổ sung -

ví dụ, trong đào tạo nhân viên y tế, sử dụng công nghệ và

sự thích nghi của hệ thống thông tin y tế. Đặc biệt, nhân

viên y tế cộng đồng, nhân viên chăm sóc xã hội và các

nhóm chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ cần được đào tạo

để hiểu và áp dụng phương pháp mới. Các tổ chức nghề

nghiệp quốc gia và địa phương có thể đóng một vai trò

quan trọng trong việc này như là một phần của sự tham

gia của tất cả các bên liên quan.

13

NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CHO VIỆC TRIỂN KHAI Ở CẤP QUỐC GIA

Kế hoạch tích hợp phương pháp ICOPE vào hệ thống y tế và chăm sóc dài hạn cần đảm

bảo:

• tính khả thi – về tài chính và tổ chức

• tính bền vững – hiệu quả và năng lực của lực lượng lao động

• tính gắn kết – phù hợp với các chính sách hỗ trợ già hóa khỏe mạnh

• tính tích hợp – liên kết giữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với dịch vụ xã hội.

82

Page 91: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

13.3 TÍCH HỢP CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ QUA CÁC DỊCH VỤ Y TẾ VÀ X Ã HỘI

Tất cả các can thiệp chăm sóc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc chuyển đổi kiến thức, được WHO định nghĩa năm 2005 là “sự tổng hợp, trao đổi và áp dụng kiến thức bởi các bên liên quan để nhanh chóng đạt được lợi ích của các sáng kiến toàn cầu và địa phương trong việc tăng cường hệ thống y tế và cải thiện sức khỏe của con người”.Khung hành động chuyển đổi kiến thức về già hóa và sức khỏe của WHO năm 2012 được xây dựng nhằm áp dụng nguyên tắc này riêng vào việc chăm sóc người cao tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc và/hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ y tế (24).

Khung hành động về dịch vụ y tế tích hợp và lấy con người làm trung tâm của WHO 2016 đề xuất các phương pháp chính để đảm bảo chăm sóc tích hợp chất lượng cao (6). Một yếu tố quan trọng của việc chăm sóc tích hợp là tăng cường quản lý theo trường hợp nhằm hỗ trợ việc thiết kế, phối hợp và giám sát các kế hoạch chăm sóc có khả năng bao phủ nhiều lĩnh vực của cả chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội. Nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội có thể cần được đào tạo cụ thể về quản lý theo trường hợp cũng như các khía cạnh lâm sàng của các khuyến nghị ICOPE.

Khung hành động triển khai ICOPE của WHO nhấn mạnh vào các hành động chính ở cấp độ dịch vụ và hệ thống nhằm triển khai ICOPE (25). Các hướng dẫn của khung này bao gồm các hoạt động cần được thực hiện bởi các nhà quản lý dịch vụ và quản lý hệ thống để cung cấp dịch vụ chăm sóc tích hợp. Khung này khuyến nghị các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng của các dịch vụ y tế và xã hội hiện có.

13.4 SẮP XẾP CÁC DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHĂM SÓC X Ã HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC THỰC HIỆN

Các can thiệp của ICOPE nên được thực hiện để hỗ trợ

người cao tuổi tại nơi sinh sống. Tức là các dịch vụ chăm

sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội nên được cung cấp để

giúp người cao tuổi có thể sống tại nhà và cộng đồng của

họ một cách an toàn, độc lập và thoải mái. Các can thiệp

được thiết kế để cung cấp dịch vụ thông qua các mô hình

ưu tiên cho chăm sóc ban đầu và chăm sóc tại cộng đồng.

Điều này bao gồm tập trung vào các can thiệp tại nhà, vào

sự tham gia vào cộng đồng cùng với một hệ thống chuyển

tuyến tích hợp đầy đủ các chuyên khoa.

Các mô hình nêu trên chỉ có thể thành công khi công nhận

và hỗ trợ vai trò quan trọng của nhân viên cộng đồng,

những người đang thực hiện nhiệm vụ để tăng cường khả

năng tiếp cận của mọi người với hệ thống chăm sóc sức

khỏe ban đầu hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân. Các

hướng dẫn của WHO về chính sách y tế và hỗ trợ hệ thống

đang nhằm tối ưu hóa các chương trình dành cho nhân

viên y tế tại cộng đồng để đưa ra các đề xuất và khuyến

nghị dựa trên bằng chứng về việc lựa chọn, đào tạo, năng

lực cốt lõi, giám sát và thù lao cho nhân viên y tế cộng

đồng (26).

13

Chăm sóc t ích hợp cho người cao tuổi

Khung triển khaiHướng dẫn dành cho hệ thống và dịch vụ y tế

https://apps.who.int/iris/handle/10665/325669

83

Page 92: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

Khi cần sự chăm sóc chuyên khoa, mạng lưới nhân viên y

tế tuyến hai và tuyến ba phải hỗ trợ hoạt động của nhân

viên y tế cơ sở. Các tiêu chí và lộ trình chuyển tuyến rõ

ràng phải được thiết lập thông qua thỏa thuận giữa tất

cả các bên ở mọi cấp độ và sau đó được giám sát để đảm

bảo chất lượng. Việc theo dõi cần phải rõ ràng để đảm

bảo rằng các kế hoạch chăm sóc luôn phù hợp và việc

cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ y tế có hiệu quả. Việc

theo dõi và hỗ trợ có thể đặc biệt quan trọng sau những

thay đổi lớn về tình trạng sức khỏe hoặc nếu người cao

tuổi trải qua một sự kiện lớn trong cuộc đời như việc

thay đổi nơi cư trú hoặc sự ra đi của bạn đời hoặc người

chăm sóc.

13TÓM TẮT CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA KHUNG TRIỂN KHAI ICOPE

HÀNH ĐỘNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ

• Thu hút sự tham gia và trao quyền cho mọi người và cộng đồng. Thu hút sự tham gia của người cao tuổi, gia đình và tổ chức dân sự trong việc cung cấp dịch vụ; hỗ trợ và đào tạo người chăm sóc

Hỗ trợ sự phối hợp các dịch vụ do các nhóm đa ngành cung cấp

Xác định những người cao tuổi tại cộng đồng cần được chăm sóc, thực hiện đánh giá toàn diện và xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện; thiết lập mạng lưới nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội.

Định hướng dịch vụ theo hướng chăm sóc dựa vào cộng đồng. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc hiệu quả và được chấp thuận tập trung vào khả năng hoạt động thông qua các nhân viên và dịch vụ tại cộng đồng có hỗ trợ

HÀNH ĐỘNG CẤP HỆ THỐNG

• Tăng cường hệ thống quản trị và chịu trách nhiệm giải trình. Thu hút sự tham gia của các

bên liên quan trong việc xây dựng chính sách và

dịch vụ; xây dựng chính sách và quy định nhằm

hỗ trợ chăm sóc tích hợp và ứng phó với nạn

bạo hành người cao tuổi; liên tục đảm bảo và

cải thiện chất lượng; thường xuyên rà soát

năng lực chăm sóc một cách công bằng.

• Tăng cường hệ thống. Xây dựng năng lực

cho lực lượng lao động, quản lý tài chính và

nguồn nhân lực; sử dụng công nghệ để trao

đổi thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ;

thu thập và báo cáo dữ liệu về năng lực nội

tại và khả năng hoạt động; sử dụng các công

nghệ kỹ thuật số để hỗ trợ việc tự quản lý.

84

Page 93: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

13.5 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI CHĂM SÓC

Nhân viên chăm sóc cần có sự giúp đỡ từ các nguồn lực bổ

sung tại cộng đồng. Sự tham gia tích cực và trực tiếp của

cộng đồng và khu vực lân cận trong việc chăm sóc và hỗ

trợ cho người cao tuổi có thể cần đến cả ý chí chính trị và

khả năng tổ chức ở địa phương, đặc biệt là khuyến khích

công tác tình nguyện và tạo điều kiện cho sự đóng góp của

các thành viên cao tuổi tại cộng đồng. Câu lạc bộ và hiệp

hội người cao tuổi là những tổ chức quan trọng cần có

trong nỗ lực này.

Đồng thời, hệ thống y tế cần có trách nhiệm với các đối tác

của mình trong việc hỗ trợ những cộng đồng già hóa khỏe

mạnh, các tổ chức cộng đồng, các thành viên gia đình,

và những người chăm sóc không được trả lương. Trách

nhiệm này bao gồm sự quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi

của người chăm sóc, như đã bàn đến trong Chương 11, và

sự hỗ trợ, hợp tác và phối hợp với các cộng đồng và các

tổ chức cộng đồng để tạo ra một môi trường lành mạnh

cho sự già hóa khỏe mạnh.

85

Page 94: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9. painHEALTH. Pain management. East Perth: Department of Health, Western Australia; no date (https://painhealth.csse.uwa.edu.au/pain-management, accessed 1 May 2019).

10. Assistive devices and technologies. Geneva: WHO; no date (https://www.who.int/disabilities/technology, accessed 1 May 2019).

11. Texas Department of Aging and Disability Services. Instructions for completing the Nutrition Risk Assessment (NRA): DETERMINE Your Nutritional Health. Washington (DC): Nutrition Screening Initiative; 2010 (https://www.dads.state.tx.us/providers/AAA/Forms/standardized/NRA.pdf, accessed 2 April 2019).

12. Guigoz Y, Vellas B, Garry PJ. Assessing the nutritional status of the elderly: the mini nutritional assessment as part of the geriatric evaluation. Nutr Rev. 1996;54(1,part 2):S59–65. doi: 10.1111/j.1753-4887.1996.tb03793.x.

13. Camicelli AP, Keeffe JE, Martin K, Carbone J, Balding C, Taylor H. Vision screening for older people: the barriers and the solutions. Australas J Ageing. 2003;22(4):179–85.

14. Blindness and vision impairment Global strategy and action plan on ageing and health. Geneva: WHO; 2018 (https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/blindness-and-visual-impairment, accessed 2 April 2019).

15. Acceptability, benefit and costs of early screening for hearing disability: a study of potential screening tests and models. Davis A, Smith P, Ferguson M, Stephens D, Gianopoulos I. Health Technology Assessment, 2007, 11(42).

16. Primary ear and hearing care training resource. Geneva: WHO; 2006 (https://apps.who.int/iris/handle/10665/43333, accessed 2 April 2019).

1. World report on ageing and health. Geneva: World Health Organization (WHO); 2015 (https://apps.who.int/iris/handle/10665/186463, accessed 2 April 2019).

2. Integrated care for older people: Guidelines on community-level interventions to manage declines in intrinsic capacity. Geneva: WHO; 2017 (http://apps.who.int/iris/handle/10665/258981, accessed 2 April 2019).

3. Department of Economic and Social Affairs. World Population Ageing 2017: Highlights. New York: United Nations; 2017 (http://www.un.org/en/development/desa/population/publications/pdf/ageing/WPA2017_Highlights.pdf, accessed 2 April 2019).

4. Sustainable Development Goals [website]. New York: United Nations; no date (https://sustainabledevelopment.un.org/sdgs, accessed 2 April 2019).

5. Global strategy and action plan on ageing and health. Geneva: WHO; 2017 (http://www.who.int/ageing/global-strategy, accessed 2 April 2019).

6. Framework on integrated, people-centred health services: report by the secretariat. Geneva: WHO; no date (A69/39; https://apps.who.int/iris/handle/10665/252698, accessed 2 April 2019).

7. Rebok GW, Ball K, Guey LT, Jones RN, Kim HY, King JW, et al. Ten-year effects of the advanced cognitive training for independent and vital elderly cognitive training trial on cognition and everyday functioning in older adults. J Am Geriatr Soc. 2014;62(1):16–24. doi: 10.1111/jgs.12607.

8. American Geriatrics Society 2015 Beers Criteria Update Expert Panel. American Geriatrics Society 2015 updated Beers criteria for potentially inappropriate medication use in older adults. J Am Geriatr Soc. 2015;63(11):2227–46. doi: 10.1111/jgs.13702.

17. Li CM, Zhang X, Hoffman HJ, Cotch MF, Themann CL, Wilson MR. Hearing impairment associated with depression in us adults, national health and nutrition examination survey 2005-2010. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2014;140(4):293–302. doi: 10.1001/jamaoto.2014.42.

18. Zhang X, Bullard KM, Cotch MF, Wilson MR, Rovner BW, McGwin G Jr, et al. Association between depression and functional vision loss in persons 20 years of age or older in the United States, NHANES 2005–2008. JAMA Ophthalmol. 2013;131(5):573–81. doi: 10.1001/jamaophthalmol.2013.2597.

19. Spotting the signs of harm, abuse and neglect Scotland. Streatham: Action on Elder Abuse; no date (https://www.elderabuse.org.uk/spotting-the-signs-of-harm-abuse-and-neglect, accessed 2 April 2019).

20. Yon Y, Mikton CR, Gassoumis ZD, Wilber KH. Elder abuse prevalence in community settings: a systematic review and meta-analysis. Lancet Glob Health. 2017;5(2):e147-e156. doi: 10.1016/S2214-109X(17)30006-2.

21. Douglas SL, Daly BJ, Kelley CG, O’Toole E, Montenegro H. Impact of a disease management program upon caregivers of chronically critically ill patients. Chest. 2005;128(6):3925–36. doi: 10.1378/chest.128.6.3925.

22. Liang A, Piroth I, Robinson H, MacDonald B, Fisher M, Nater UM, et al. A pilot randomized trial of a companion robot for people with dementia living in the community. J Am Med Dir Assoc. 2017;18(10):871–8. doi: 10.1016/j.jamda.2017.05.019.

23. Javadi D, Lamarche L, Avilla E, Siddiqui R, Gaber J, Bhamani M, et al. Feasibility study of goal setting discussions between older adults and volunteers facilitated by an eHealth application: development of the Health TAPESTRY approach. Pilot Feasibility Stud. 2018;4:184. doi: 10.1186/s40814-018-0377-2.

86

Page 95: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

24. Knowledge translation. Geneva: WHO; no date (https://www.who.int/ageing/projects/knowledge_translation, accessed 2 April 2019).

25. Integrated care for older people: Guidance for systems and services. Geneva: WHO; 2019 (https://apps.who.int/iris/handle/10665/325669, accessed June 2019).

26. Community-based health workers (CHWs). Geneva: WHO; no date (https://www.who.int/hrh/community, accessed 2 April 2019).

Page 96: Sổ tay › bitstream › handle › 10665.1 › 14542 › ...bất kỳ tổ chức nào, sản phẩm hay dịch vụ nào. Việc sử dụng lo go của WHO là không được

www.who.int/ageing/health-systems/icope

Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Tòa nhà Liên Hiệp Quốc

Số 304, Phố Kim Mã, Quận Ba Đình

Hà Nội

Việt Nam

[email protected]