73
 NAM KHOA KINH (Trang T)  NI THIÊN I Tiu dn I. LƯỢ C SỬ TRANG TỬ : Trang Châu, thườ ng gi là Trang t (sng trong khong 369- 298 tr ướ c Tây l ch k nguyên) , có l là mt nhà Lão h c cao nht trong các nhà Lão h c cnht ở Trung- Hoa. Tư- Mã- Thiên trong S- Ký, chươ ng Trang tlit- truyn nói: "Trang t, ngườ i xMông, tên là Châu ; nh ưng không thy nói là ngườ i nướ c nào. Phi Nhân trong T  p- gidn Địa- lý- Chí ra mà nói: Huy n Mông, thuc vnướ c Lươ ng. Còn Tư- Mã- Trinh trong Sách- n dn lờ i ca Lưu- Hướ ng trong Bit- Lc li nói: "ngườ i xMông, nướ c Tng".  Như vy, Trang t là ngườ i nướ c nào? Lươ ng hay Tng? Mã- t- Luân trong Trang t Tng nhơ n kho nghiên c u hai thuyết trên đây r t k , qu quyết r ng Trang tlà ngườ i nướ c Tng. Theo hMã thì Trang t sng vào kho ng Lươ ng Hu- Vươ ng nguyên- niên và Tri u- Hu- Văn nguyên- niên. Lươ ng- Hu- Văn nguyên- niên thì thu c vkhong năm th6 đờ i Châu- Lit- Vươ ng, còn Tri u- Hu- Văn nguyên- niên thì ném vào kho ng Châu- Văn- Vươ ng năm th17. Như vy, chiếu theo tây lch k - nguyên, Trang t sng vào khong 370 và 298 tr ướ c Tây- lch k - nguyên, ngh  ĩ a là đồng thờ i vớ i Mnh- t, Hu- tbên Á, và Aristole, Zénon, Epicure bên Âu. *** Stích truyn li v đờ i sng Trang ttht là mơ - h, không có chi có th tin là đích xác đượ c. Nhưng, căn cvào sách Trang t , nhng câu chuy n thut li, có mt giá- tr  đặc  bit vphươ ng- din hc- thut, tưở ng cũng không nên không l ưu ý. ***

Sach Nam Khoa Kinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 1/73

 NAM KHOA KINH

(Trang Tử)

 NỘI THIÊN I

Tiểu dẫn 

I. LƯỢ C SỬ TRANG TỬ : 

Trang Châu, thườ ng gọi là Trang tử (sống trong khoảng 369-

298 tr ướ c Tây lịch k ỷ nguyên) , có lẽ là một nhà Lão học cao

nhất trong các nhà Lão học cổ nhất ở Trung- Hoa. Tư- Mã-

Thiên trong Sử- Ký, chươ ng Trang tử liệt- truyện nói:

"Trang tử, ngườ i xứ Mông, tên là Châu ; nhưng không thấy

nói là ngườ i nướ c nào.

Phi Nhân trong Tậ p- giả dẫn Địa- lý- Chí ra mà nói: Huyện

Mông, thuộc về nướ c Lươ ng. Còn Tư- Mã- Trinh trong

Sách- ấn dẫn lờ i của Lưu- Hướ ng trong Biệt- Lục lại nói:

"ngườ i xứ Mông, nướ c Tống".

 Như vậy, Trang tử là ngườ i nướ c nào? Lươ ng hay Tống?

Mã- tự- Luân trong Trang tử Tổng nhơ n khảo nghiên cứu hai thuyết trên đây r ất k ỹ, quả 

quyết r ằng Trang tử là ngườ i nướ c Tống.

Theo họ Mã thì Trang tử sống vào khoảng Lươ ng Huệ- Vươ ng nguyên- niên và Triệu-

Huệ- Văn nguyên- niên. Lươ ng- Huệ- Văn nguyên- niên thì thuộc về khoảng năm thứ 6 đờ i

Châu- Liệt- Vươ ng, còn Triệu- Huệ- Văn nguyên- niên thì ném vào khoảng Châu- Văn-

Vươ ng năm thứ 17. Như vậy, chiếu theo tây lịch k ỷ- nguyên, Trang tử sống vào khoảng

370 và 298 tr ướ c Tây- lịch k ỷ- nguyên, ngh ĩ a là đồng thờ i vớ i Mạnh- tử, Huệ- tử bên Á, và

Aristole, Zénon, Epicure bên Âu.

***

Sự tích truyền lại về đờ i sống Trang tử thật là mơ - hồ, không có chi có thể tin là đích xác

đượ c. Nhưng, căn cứ vào sách Trang tử, những câu chuyện thuật lại, có một giá- tr ị đặc

 biệt về phươ ng- diện học- thuật, tưở ng cũng không nên không lưu ý.

***

Page 2: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 2/73

www.ebook4u.vn 2

Đờ i ông r ất nghèo, gần như cơ hàn.

" Trang tử nghèo túng… sang Giám- hà- Hầu vay lúa. Giám- hà- Hầu nói:" Tôi có cái ấ p

sắ p nộ p tiền lúa. Tôi sẽ giúp ông tr ăm lượ ng. Có đượ c không?"

Trang tử giận:" Hôm qua, khi Châu đến đây, giữa đườ ng nghe có tiếng kêu. Ngoảnh lại

trông, thì thấy một con cá đang vùng vẫy trong cái vết bánh xe. Châu tôi hỏi:" Cá đến đây

để làm gì?" Cá nói:" Tôi là Thủy- thần ở bể Đông, ông có thể giúp tôi một chén nướ c mà

cứu tôi không?" Châu tôi nói:" Để tôi qua chơ i bên phía Nam nướ c Ngô nướ c Việt, r ồi khi

về, tôi sẽ lấy nướ c Tây- giang về đón ngươ i. Có đượ c không?" Cá giận nói:" Tôi đang cần

nướ c, ông chỉ cho tôi đượ c một ít là đủ sống. Nay nói như ông, đợ i đến lúc ông về thì đến

hàng cá khô, sẽ thấy tôi nơ i ấy!"

(Ngoại- Vật)

***

Ở thiên Sơ n- Mộc cũng có nói:

" Trang tử bận áo vải mà vá, giày cột bằng dây gai…

Gặ p Ngụy- vươ ng. Ngụy vươ ng nói:

" Tiên- sinh khổ não thế ư?

Trang tử nói:" Nghèo, chứ không khổ- não. K ẻ s ĩ có Đạo- Đức, Lão bao giờ khổ. áo rách,

giày hư là nghèo, không phải khổ. Đó chẳng qua là vì không gặ p thờ i mà thôi. Phàm con

khỉ con vượ n nhảy nhót đặng thong thả là nhờ gặ p đượ c r ừng cây to cành dài, tr ơ n tru dai

dẻo. Dù cho bậc thiện xạ như Phùng- Mông cũng không sao hạ nó đượ c. Nếu nó r ủi gặ p

 phải cây khô, gai góc, thì sự hoạt động ắt khó- khăn chậm chạ p. Cũng thờ i một con thú, mà

sự cử- động dễ khó khác nhau, chẳn qua vì gặ p phải hoàn- cảnh không thuận làm cho nó

không tự- do dùng tận sở - năng của nó. Nay, sanh không nhằm thờ i, trên thì hôn- má, dướ i

thì loạn- tặc lại muốn không cực nhọc vất vả, có đượ c không?"

***

Tuy là nghèo, mà lòng vẫn luôn-luôn thanh- cao, không bao giờ chịu bó thân trong cảnh

vinh hoa phú quý. Tài Trí ấy, nếu muốn lợ i danh, ắt hẳn đã có lợ i danh lậ p- tức. Nhưng,

ông một mực chối từ…

Sở Uy- Vươ ng đã từng nghe danh tài của ông, đã từng vờ i ông ra làm khanh- tướ ng.

" Trang tử câu trên sông Bộc. Sở - Vươ ng sai hai quan đại phu đem lễ vật mờ i ông ra làmquan. Trang tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói:" Tôi nghe

Page 3: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 3/73

www.ebook4u.vn 3

vua Sở có con thần quy, chết đã ba nghìn năm. Vua Sở quý nó và cất trên miếu đườ ng. Con

quy ấy, chịu chết để lưu lại cái xươ ng của mình cho ngườ i sau quý tr ọng hay lại chịu thà

sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?" Hai vị đại- phu nói:" Thà sống mà kéo lê cái

đuôi trong bùn còn hơ n!"

Trang tử nói:" Thôi, về đi. Ta đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong

  bùn…" (Thu- Thủy)

***

Ở mục Lão Trang Thân Hàn Liệt Nguyên trong Sử Ký, Tư Mã Thiên đoạn bàn về nhân

cách của ông:" Uy- vươ ng nướ c Sở nghe nói Trang Châu là ngườ i hiền trong thiên hạ, sai

sứ đem hậu lễ đón, muốn mờ i ra làm Tướ ng. Trang Châu cườ i, bảo vớ i sứ giả:" Cái lợ i của

nghìn vàng quả tr ọng thật, cái địa vị khanh tướ ng quả cũng quý thật. Nhưng riêng ông chả 

thấy con bò tế hay sao? đượ c ngườ i ta săn sóc, đượ c mặc đồ trang sức văn- vẻ để đưa vào

Thái- miếu. Lúc ấy dù có muốn đượ c làm con lợ n côi há còn đượ c nữa hay không? ông hãy

đi đi, chớ có đến làm nhục ta. Thà ta dong chơ i ở chốn bùn lầy nhơ bẩn còn thấy sung

sướ ng hơ n là để cho k ẻ làm chủ một nướ c kia trói buộc đượ c ta…"

***

" Nướ c Tống, có Tào- Thươ ng, đượ c vua sai đi sứ nướ c Tấn. Khi ra đi, số xe vừa đủ đi. Đi

sứ nướ c Tần, đẹ p lòng vua Tần, đượ c ban thêm tr ăm cỗ xe.

Khi về Tống, gặ p Trang tử, nói:" Phàm sống trong chốn cùng lư, ngõ hẹ p, áo giày xốc

xếch, thiếu hụt, khốn đốn cùng khổ như ông, Thươ ng này không thể chịu đượ c. Làm cho

 bực chủ muôn xe vừa ý, để hậu thưở ng tr ăm xe, đó là chỗ sở tr ườ ng của Thươ ng này vậy".

Trang tử nói:" Tôi nghe nói Tần- vươ ng có bệnh, triệu thầy thuốc vào chữa. Nếu mổ đượ c

mụt ung của ông ta, thì đượ c thưở ng một xe. Còn ai liếm mụt ung, thì đượ c thưở ng năm

xe. Cách tr ụ càng hạ tiện bao nhiêu, thì số xe ban thưở ng càng đượ c tăng thêm bấy nhiêu.ông đã tr ị bệnh Tấn- vươ ng cách nào mà đượ c nhiều xe đến

thế?" (Liệt- ngự- khẩu)

***

" Huệ- tử làm quan nướ c Lươ ng, Trang tử tính qua nướ c Lươ ng thăm. nhưng, có k ẻ nói vớ i

Huệ- tử:" Trang tử mà qua đây, là để cùng ông tranh ngôi tướ ng quốc." Huệ- tử sợ , cho k ẻ 

canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợ i Trang tử đến thì bắt.Trang tử hay chuyện, không đi.

Page 4: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 4/73

Page 5: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 5/73

Page 6: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 6/73

www.ebook4u.vn 6

mất, tôi còn cùng ai chất vấn, bàn bạc đượ c nữa!"

Gia- đình ông như thế nào, sử không thấy nói. Chỉ biết ông có vợ , và vợ ông chết.

" Vợ Trang tử chết, Huệ- tử đến điếu. Thấy Trang tử ngồi, duỗi xoác hai chân, vừa vỗ bồn,

vừa ca.

Huệ- tử nói: Cùng ngườ i ở tớ i già, có con lớ n mà ngườ i chết lại không khóc, cũng đã là

quá r ồi, còn vỗ bồn ca, không phải thái quá sao?

Trang tử nói: Không. Lúc nàng mớ i chết, tôi sao chẳng động lòng. Nhưng ngh ĩ lại hồi

tr ướ c, đó vốn là không sinh. Chẳng những là không sinh, mà đó vốn là không hình, mà đó

vốn là không khí. Đó chẳng qua là tạ p- chất ở trong hư không mà biến ra mà có khí, khí

 biến ra mà có hình, hình biến ra mà có sinh, r ồi lại biến ra nữa mà có tử. Sinh, hình, khí, tử 

có khác nào xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa hành- vận. Vả lại, ngườ i ta nay đã yên nghỉ nơ i

 Nhà- Lớ n mà tôi cứ than khóc chẳng là tự nói không thông Mạng ư? Nên tôi không khóc."

(Chí- Lạc)

***

Trang tử mất vào năm nào, thì không thấy có sách nào ghi chép. Chỉ biết r ằng lúc" Trang

tử gần chết, các đệ tử muốn hậu táng, nhưng Trang tử không cho. Trang tử nói:" Ta có tr ờ i

đất làm quan quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, tinh- tú làm ngọc châu, vạn- vật làm lễ 

tống. Đám táng của ta như vậy, không đủ sao? Mà còn thêm chi cho lắm việc!"

Đệ tử thưa:" Chúng con sợ diều quạ ăn xác Thầy!"

Trang tử nói:" Trên thì diều quạ ăn, dướ i thì giòi kiến ăn. Cướ  p đây mà cho riêng đó, sao

lại có thiên lệch thế!"

(Liệt-Ngự-Khẩu)

 NỘI THIÊN II

II. UYÊN- NGUYÊN CỦA HỌC- THUYẾT TRANG TỬ : Cái học của Trang tử, tuy do Lão tử mà ra, nhưng biệt lậ p ra một phái riêng: phái Tranghọc.Sử- Ký cho r ằng" cái học của ông không đâu là bàn không đến, nhưng gốc ở lờ i dạy củaLão tử…" (1)Phê- bình học- thuyết Trang tử, thiên Thiên- Hạ trong sách Trang tử có nói:" Đạo vẫn thâmmật, vô hình mà biến hóa vô thườ ng. Chết, Sống cùng Tr ờ i Đất ngang nhau, cùng thầnminh qua lại và lui tớ i mà thấy không thiết- thực. Vạn- vật bao la mà lúc tr ở về, khôngthêm cho Đạo. Đó là chỗ nghiên cứu của ngườ i xưa. Chỗ đó Trang Châu nghe qua, đẹ p ý.Muốn truyền- bá nó ra, Trang Châu mượ n câu chuyện mậu- ngộ, tiếng nói hoang- đườ ng,lờ i văn không bền, thườ ng phóng- túng mung- lung mà không cao dị… Trang Châu thấyđờ i chìm đắm trong ô- tr ọc, không hiểu đượ c lờ i mình nên dùng" chi ngôn" mà gieo khắ p,dùng" trùng ngôn" làm thực sự, dùng" ngu ngôn" cho r ộng hiểu. R ồi riêng một mình lại

qua cùng tr ờ i đất tinh- thần mà không ngạo- nghễ vạn- vật không hỏi tội thị phi, lại sốngchung cùng thế- tục. Sách của Trang Châu thì khôi- v ĩ mà dịu dàng, không hại. Lờ i tuysâm- si, mà thầy đặng ý r ăn lòng khi trá. Chỗ sung- thực của đó không dừng đặng. Trên thì

Page 7: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 7/73

www.ebook4u.vn 7

dạo cùng tạo vật, dướ i bạn cùng" ngoại tử sanh, vô chung- thủy". Bản nguyên của đó thìhoằng- đại mà sáng sủa, sâu r ộng và phóng túng. Tông chỉ của đó có thể thích- hợ  p vớ i bậcthượ ng- trí. Tuy nhiên, tông- chỉ và bản- căn đó đều ứng theo tạo hóa mà đạt đến vạn- vật.Lý của đó thì không cùng."(Thiên- hạ)

 Như vậy, ta thấy r ằng học thuật của Lão và Trang, có chỗ không đồng nhau.Lão tử cho r ằng" cứng r ắn thì dễ bị bể nát, nhọn bén thì dễ bị mòn lụt"; và" Kiên cườ nggiả, tử chi đồ" (chươ ng 76) (cứng và mạnh hơ n là bạn của cái chết) , cho nên ông chỉ chocon ngườ i con đườ ng để mà tránh khỏi sự đổ nát mòn gẫy…" Trì nhi doanh chi, bất như k ỳ d ĩ ; suy nhi chuyết chi, bất khả tr ườ ng bảo, kim ngọc mãn đườ ng, mạc chi năng thủ; phú quínhi kiêu, tự di k ỳ cữu; công toại thân thối: thiên chi đạo". (Ôm giữ chậu đầy, chẳng bằngthôi đi. Dùng dao sắc bén, không bén đượ c lâu; vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu; giàusang mà kiêu, tự vờ i họa ưu; nên việc lui thần, đó là đạo Tr ờ i) . (Đạo Đức Kinh chươ ng 9) .Trang tử thì chủ tr ươ ng sự" vô chung- thủy, ngoại tử sinh", cho nên chỗ mà Lão tử thắc-mắc chăm- chú, thì Trang tử lại nhìn vớ i cặ p mắt thản nhiên, lạnh- lùng như không đáng

k ể.

Trong thờ i k ỳ Tiền Hán (2) , tư- tưở ng của Lão học đượ c truyền bá, còn tư tưở ng củaTrang học thì mãi đến thờ i Hậu- Hán (3) mớ i đượ c đề cậ p đến và phổ- biến.Buổi đầu nhà Hán, danh từ Hoàng- Lão đượ c xưng- tụng và phổ- thông, nhưng đến cuốinhà Hán (4) mớ i đổi ra thành danh- từ Lão Trang.Các nhà chú giải Lão tử, sống vào khoảng đầu nhà Hán, không hề nói đến tên Trang tử,còn các nhà chú- giải Trang tử thì thuộc về khoảng nhà Tần (265- 420) sau Tây- lịch k ỷ-nguyên, tức là triều- đại nối liền vớ i nhà Hán (Tam- Quốc) . Cho nên, các học giả đờ i Hán,khi nói đến Lão học là chỉ ngh ĩ  đến Lão tử mà thôi, ngh ĩ a là chỉ quan tâm đến vấn đề đối

 phó vớ i thờ i cuộc. Cho nên trong Nghệ- Văn- Chi sở d ĩ cho r ằng Lão học (tức là cái họccủa Lão tử) là" phươ ng- pháp của các bậc vươ ng- đạo tại- vị", là vì thế. Thật vậy, Lão tử soạn quyển Đạo- Đức Kinh là cho các nhà cầm quyền tr ị nướ c thờ i bấy giờ : ông đề- xướ nggiải- pháp" vô- vi nhi tr ị".Tư- Mã- Thiên nói về cái học của Lão Trang có viết:" Triết- lý của Trang tử, khác vớ i Lãotử, lại muốn siêu- thoát khỏi vấn- đề nhân- gian thế- sự. Khi ông nói đến các vì vua đầutiên của nhà Hán, cho r ằng các bậc ấy lấy" vô vi nhi- tr ị" là có ý muốn nói r ằng các bậc tr ị nướ c ấy áp dụng triết lý của Lão tử. Chỉ đến cuối đờ i nhà Hán (220 sau T. L) thì ngườ i tamớ i bắt đầu chú ý đến Huyền- học, bấy giờ sách của Lão tử cũng đượ c ngườ i ta dùng cáihọc của Trang tử mà giải thích. Như vậy ta thấy r ằng, tuy khở i thủy hầ như lậ p tr ườ ngtriết- lý của hai nhà đứng riêng nhau mà vẫn có sự liên hệ vớ i nhau luôn."

Chỗ tươ ng đồng của Lão tử và Trang tử là cả hai đều cùng một quan niệm về Đạo và Đức,và cả hai đều chống đối tư tưở ng truyền thống và chế độ đươ ng thờ i. Và, vì vậy mà Tư-Mã- Thiên đặt tên học- phái nầy là Đạo- Đức Gia, vì ông cho r ằng hai quan niệm Đạo vàĐức là nền tảng chung của Lão học.

Trang Tử sống vào khoảng nửa thế k ỷ thứ ba tr ướ c Tây lịch k ỷ- nguyên (369- 298 tr ướ c T.L k ỷ- nguyên) tức là thuộc về một thờ i- k ỳ hỗn- loạn nhất của Trung- Hoa: thờ i Chiến-quốc. Bở i vậy, có ngườ i cho r ằng" tr ướ c một hoàn- cảnh xã hội nhiễu nhươ ng mà phải tráir ối bờ i, thật giả không phân, chúng ta hẳn không lấy chi làm lạ mà thấy Trang tử chủ tr ươ ng tư tưở ng siêu nhiên, đem cặ p mắt bình thản mà lạnh lùng mà nhìn xem xã hội sự vật". Nói thế, không hẳn là không có lý do, vì nếu xét chung tư tưở ng của Trang tử, ta thấy

ông cực lực phản đối hầu hết mọi học thuyết, chế độ của đươ ng thờ i…ở thiên Tề- Vật- Luận, ông nói:" Cố hữu Nho, Mặc chi thị phi, d ĩ thị k ỳ sở phi, nhi phi k ỳ 

Page 8: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 8/73

www.ebook4u.vn 8

sở thị". (bở i vậy mớ i có cái Phải Quấy của Nho Mặc. Nho Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấyQuấy làm Phải)Đại diện cho Nho- học thờ i bấy giờ thì có Mạnh- tử; còn đại diện cho Mặc- học thì cóTống Hinh, Huệ- Thi và Công- tôn Long thì đại diện cho nhóm danh gia.Ở thiên Tề- Vật- Luận ông nói:" Vị thành hổ tâm nhi hữu Thị Phi, thị kim nhật thích Việt

nhi tích chi dã… Cổ d ĩ kiên bạch chi muội chung" (Lòng mình vì chưa thành mà có PhảiQuấy. Nên chi ngày hôm nay đi sang nướ c Việt mà từ bữa hôm qua đã tớ i đó r ồi vậy…Cho nên, suốt đờ i cam chịu tối tăm vì thuyết" Kiên Bạch") .Câu" kim nhật thích Việt nhi tích chí dã" là ám chỉ biện- thuyết của Huệ Thi; còn câu" d ĩ  kiên- bạch chi muội chung" là nói về thuyết Liên bạch của Công- tôn Long.Đó là những chỗ mà Trang tử phê bình học thuyết của ngườ i đồng thờ i, đem cái thuyết" tề thị phi, đồng dị, tiểu đại" của ông ra mà châm đối các nhà thích dùng bịên luận. Theo ôngthì" đại diện bất ngôn", còn những biện giả trên đâu chỏ là những bọn ngườ i biện đặt. (tiểu

 biện) .Thờ i ấy có Tử- Hoa- tử chủ tr ươ ng sự" toàn sinh vi thượ ng" và Đảm- Hà chủ tr ươ ng" vị-thân, bất vị quốc", đều là những k ẻ thừa hưở ng cái học của Dươ ng- Chu. Trang tử đem cái

thuyết Tề- Vật để đánh đổ lòng tư- k ỷ, chia phân Nh ĩ - Ngã của ngườ i đồng thờ i còn sốngthiên trong giớ i Nhị- nguyên. Là vì, theo Trang tử, hễ còn nói" vì mình" tức là còn thấy chỉ có mình mà không thấy có ngườ i, trong khi sự thật thì" Vật Ngã vi Nhất".Ở thiên Đại- Tông- Sư ông viết: Cố chi chân- nhân, bất tri duyệt sanh, bất tri ố- tử… Bất trisở d ĩ sanh, bất tri sở d ĩ tử, bất tri tựu tiên, bất tri tựu hậu" (Bậc chân nhân đờ i xưa, khôngtham sống, không ghét chết… Không biết chỗ sở d ĩ sống, không biết chỗ sở d ĩ chết, không

 biết chỗ đến tr ướ c, không biết chỗ đến sau) … Ngh ĩ a là ngườ i đạt Đạo phải là k ẻ đứng trênvấn đề Sanh, Tử, không vị k ỷ, không quá chú tr ọng đến bản thân mà suy tính lợ i hại quáđáng như các chủ tr ươ ng nói trên.Phản đối những tư tưở ng vị k ỷ, tức là phản đối lòng tham lam ích k ỷ, ông lại cũng phảnđối cả sự" Xá- ký thích- nhơ n", ngh ĩ a là bỏ cái chân- tanh của mình mà chạy theo k ẻ khác.ở thiên Đại- Tông- Sư ông nói:" Hành danh thất k ỳ, phi s ĩ dã. Vong thân bất chân, phi dịchnhân dã. (Làm theo danh, mà bỏ mất mình, không phải là k ẻ s ĩ . Làm mất thân mình, khôngrõ cái lẽ chân thật nơ i mình, cũng chẳng phải là k ẻ sai đượ c ngườ i vậy) . Ông cho r ằng"như Hồ- Bất- Giai, Vụ- Quang, Bá- Di, Thúc- Tề, Cơ - Tử, Tử- Dư, K ỷ- Tha, Thân Đồ-Địch, thị dịch nhân chi dịch, thích nhân chi thích nhi bất tự thích k ỳ thích giả dã. (Đại-Tông- Sư)Và, như Lão tử, ông cũng cực lực phản đối Nhân, Ngh ĩ a của phái hữu- vi thờ i ấy. Cái học"tr ục- vật" và sự" cầu- tri" cũng bị ông đả phá:" Ngô sinh đã hữu nhai, nhi tri đã vô nhai. D ĩ  hữu nhai, tùy vô nhai, đãi h ĩ !" (Dưỡ ng-Sinh- Chủ) .Tóm lại, đối vớ i thờ i đại, ông phản đối hầu hết các học thuyết cùng chế độ thờ i đó: phản

đối Nho, Mặc, phản đối nhóm danh gia biện thuyết như Huệ- Thi, Công- Tôn- Long, phảnđối lòng vị- k ỷ, tr ọng tử- sinh, sát lợ i- hại, phản đối cả Nhân, Ngh ĩ a và cái thói" cầu- tri", "tr ục- học", " xá- k ỷ thích nhơ n", nhất là những hành động hứu- vi của nhóm pháp- gia thờ i

 bấy giờ .Tuy nhiên sự phản đối ấy của Trang tử không phải là lối phản đối công kích của ngườ i

 phản thế (ghét đờ i là vì bất mãn đối vớ i đờ i) mà thực ra là lối lậ p- ngôn đặc biệt của ngườ iđã" vượ t qua bến bên kia" " đáo bỉ ngạn", theo danh từ nhà Phật, con ngườ i giải thoát" để tr ở về nguồn cội" của cái" Sống Một" mà ta sẽ thấy trình bày sau đây. NỘI THIÊN III

III. SÁCH CỦA TRANG TỬ  Sách Trang tử, theo Hán- thư Nghệ- Văn- Chí, thì có đến năm mươ i hai (52) thiên. Nay chỉ thấy còn có ba mươ i ba (33) thiên. Có phải vì ngườ i sau (Quách- Tượ ng) dồn lạiv phân lạithiên chươ ng, hay vì ngườ i ta đã làm lạc đi 19 thiên kia?Ba mươ i ba thiên, lại chia ra làm 3 phần (theo bản của Quách- Tượ ng là bản thông- hành

Page 9: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 9/73

www.ebook4u.vn 9

hiện thờ i) : Nội- thiên, Ngoại- thiên và Tạ p- thiên. Nội- thiên gồm có 7 thiên:Tiêu- Diêu- DuTề- Vật- LuậnDưỡ ng- Sinh- Chủ 

 Nhơ n- Gian- Thế Đức- Sung- PhùĐại- Tông- Sư Ứ ng- Đế- Vươ ng

 Ngoại- thiên gồm có 15 thiên:Biển- MộuMã- Đề Khứ- Cự Tại- HựuThiên- ĐịaThiên- Đạo

Thiên- VậnKhắc- ýThiện- TánhThu- ThủyChí- LạcĐạt- SinhSơ n- MộcĐiền- Tử- Phươ ngTrí- Bắc- DuTạ p- thiên gồm có 11 thiên:Canh- Tang- Sở  Từ- Vô- Quỷ Tắc- Dươ ng

 Ngoại- Vở t Ngụ- Ngôn Nhượ ng- Vươ ngĐạo- ChíchDuyệt- Kiếm

 Ngư- Phụ Liệt- Ngữ- KhẩuThiên- Hạ 

Sự phân biệt chươ ng thứ như trên, phần đông các học giả đều cho r ằng không phải dochính tay Trang tử sắ p đặt, mà do ngườ i sau an bài.Tô- Đông- Pha, trong Trang tử Từ Đườ ng K ỷ cho r ằng" phân biệt các chươ ng, đặt tên cácthiên là do nơ i thế tục, không phải bản- ý của Trang tử".Còn Đườ ng- Lan, trong Lão Đam Đích- Tánh- Danh Hòa niên đại khảo và Cổ- sử biện thìcho r ằng" sự phân- biệt Nội, Ngoại và Tạ p thiên đều là do tay của Lưu- Hướ ng cả".Căn cứ vào văn- thái và văn- mạch mà xem, thì thấy chỉ có Nội- thiên là biểu- thị đượ c chỗ tr ọng- yếu của học thuyết Trang tử mà thôi. Còn Ngoại- thiên và Tạ p- thiên, thì phần nhiềur ờ i r ạc và chỉ bàn đi bàn lại những tư tưở ng đã phô- diễn ở Nội- thiên mà thôi.Phàm nghiên cứu về một học- thuyết nào, sự tìm tài- liệu chính- xác và phê- bình tài- liệulà vấn đề quan tr ọng nhất. Có đượ c như thế thì sự nghiên cứu của ta mớ i đượ c chính- đính,

khỏi sự xuyên tạc và bất công, mang tội vu oan cổ nhân.Phân biệt đượ c sự chân- ngụy trong các thiên chươ ng trong sách Trang tử là việc r ất gay go phiên phức. Trong quyển Trang tử tinh hoa (5) , đã có dành riêng một chươ ng khá đầy đủ 

Page 10: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 10/73

www.ebook4u.vn 10

cho vấn đề này, nên không lặ p lại nơ i đây làm gì nữa. Nay chỉ tóm lại đại- khái như sau: Nội- thiên r ất khác vớ i Ngoại và Tạ p- thiên cả về Văn- Nghệ, Tư- Tưở ng và thần thái trong câu văn. Nếu Nội- thiên do Trang tử viết ra, thì Ngoạivà Tạ p thiên chắc chắn do k ẻ khác viết, không thể là cùng một ngườ i đượ c. Tuy vậy, trong

 Ngoại và Tạ p thiên thỉnh thoảng cũng có một vài chươ ng mà thần- văn lạ lùng hùng- v ĩ , đã

chẳng những văn hay mà tứ cũng thâm, nếu không phỉa do những k ẻ có một học- lực uyênthâm như Trang tử, chắc cũng khó lòng mà viết ra cho đượ c.Cho nên, một phần cũng có thể cho là chính tay Trang tử viết ra, còn phần nhiều chắc chắnlà do k ẻ khác học Trang tử mà viết ra.

 Như ở Ngọai- thiên, các thiên Biền- Mộu, Mã- Đề, Khứ- Cự, Khắc- ý, Thiện- TánThiên thìvăn khí bình diễn, lờ i nói r ất tầm thườ ng, thiển cận. Toàn thiên chỉ có một ý, nhưng mà cứ nói đi nói lại mà thôi, dườ ng như là những bài sách luận của hậu học.Thiên Thiên- Vận nói về việc Khổng- tử viếng Lão tử để hỏi Lễ thì lại giống vớ i câuchuyện chép ở Sử- Ký của Tư- Mã- Thiên, ta lại thấy r ằng văn trong Thiên- Vận r ất tạ pnhạ p, khí- tượ ng tầm thườ ng không sao theo k ị p văn- từ trong Sử- ký, có khi còn cao hơ nmột bực là khác. Cho nên, chắc chắn thiên Thiên- Vận ở Ngoại- thiên là ngụy thơ , do k ẻ 

hậu học thêm vào.Các thiên Đạo- Chích, Ngư- Phụ, Duyệt- Kiếm, Nhượ ng- Vươ ng thì văn từ thiển- bạc,những chỗ chỉ trích Khổng- tử đầy ngạo nghễ, thóa mạ chỉ nói để cho hả hê lòng phẫn uất,không giống thần- thái của Trang tử ở Nội- thiên.Còn như các thiên Thiên- Đạo, Thiên- Địa, Chí- Lạc, Sơ n- Mộc, Tại- Hựu thì tư tưở ng tạ pnhạ p, ngườ i viết có khi chưa thật hiểu tinh thần tư tưở ng của Trang tử nên nhiều khi xuyêntạc, có khi dùng lờ i nói mồm mép của Nho- gia mà giảng về Trang tử.Đó đều là những bài do các học giả theo phái Lão Trang về sau viết ra cả.Đối vớ i Nội- thiên, học giả phần đông đều nhìn nhận r ằng r ất có thể đều do chính tayTrang tử viết ra.

 Nhưng Đườ ng- Lan cho r ằng, riêng chươ ng Tử- Tang- Hộ ở thiên Đại Tông- Sư khônggiống vớ i mấy chươ ng tr ướ c mà gọi ngay Khổng- tử. Riêng tôi, cũng hoài nghi chươ ngnày, là vì trong thiên Đại- Tông- Sư, tư tưở ng của Trang tử r ất thuần nhất đối vớ i vấn- đề Sanh- Tử. Trang tử cho r ằng Sanh- Tử là một thiên về cái ngh ĩ a của Sanh- tử. Tử Tang- Hộ chết, hai ngườ i bạn đánh đàn và ca bên xác Tang- Hộ:" Than ôi! Tang- Hộ! Than- ôi!Tang- Hộ! Đó tr ở về cái chân, còn chúng ta còn là ngườ i! Ôi!". Thế là tự tiếng ca ấy, tathấy những ngườ i này mừng cho Tang- Hộ, mà riêng buông cho mình còn phải sống làmngườ i. Như vậy, ta thấy toàn chươ ng biểu thị cái ý" vui chết buồn sống", r ất trái vớ i ýtưở ng của Trang tử ở Tề- Vật cùng những chươ ng khác ở thiên Đai- Tông- Sư nữa.Vậy, riêng một chươ ng nầy, tôi tin r ằng không phải của Trang tử viết ra, và k ẻ phân thiênchươ ng vì xem xét không k  ĩ nên chép lầm vào đây. Ta nên bỏ hẳn chươ ng nầy và sắ p nó

qua Ngoại hay Tạ p thiên.Thiên Nhơ n- Gian- Thế cũng đáng hoài nghi là ngụy- thơ nữa. Là vì thế- tài chung của Nội- thiên không giống vớ i thiên nầy. Trong các thiên khác ở Nội- thiên thì đều có luận, códụ.

 Như ứng- Đế- Vươ ng thì có tr ướ c dụ, sau luận, Đại- Tông- Sư thì tr ướ c luận, sau dụ. Đức-Sung- Phù thì tr ướ c dụ, sau luận; Dưỡ ng- Sinh- Chú thì tr ướ c luận, sau dụ. Chỉ như haithiên Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận thì dụ và luận giao lẫn nhau hồn nhiên như một thể.

 Như vậy ta thấy r ằng ở Nội thiên, văn pháp tớ i lui có quy- tắc lắm.Duy có Nhơ n- Gian- Thế thì không phải vậy nữa:Chươ ng thứ nhất: nói về chuyện Nhan- Hồi muốn du- thuyết Vệ- Quân, hỏi ý nơ i Khổng-tử.

Chươ ng thứ hai: chuyện giữa công- tử Cao đi xứ nướ c Tề.Chươ ng thứ ba: chuyện giữa Nhan- Hạ p và Cừ- Bá- Ngọc.Chươ ng tgứ tư: chuyện ngườ i thợ mộc tên Thạch qua nướ c Tề gặ p cây lịch- xã.

Page 11: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 11/73

www.ebook4u.vn 11

Chươ ng thứ năm: chuyện Nam- Bá Tử- K ỳ thấy cây đại mộc.Chươ ng thứ sáu: chuyện một ngườ i què ở nướ c Tề.Chươ ng thứ bảy: chuyện Khổng- tử qua nướ c Sở gặ p Cuồng- Tiế p- Dư.Toàn thiên thuật ròng là cố- sự, không giống bút pháp của sáu thiên kia. Như vậy, không

 phải là do một ngườ i viết ra.

Hơ n nữa, ý ngh ĩ a trong thiên Nhơ n- Gian- Thế nầy cũng không liên quán: chươ ng thứ 4,thứ 5, thứ 6 đều lấy tỉ- dụ những vật nhờ bất tài mà đượ c an toàn, không ăn chịu gì vớ i tư tưở ng của những chươ ng trên. Chươ ng 4 và 5 cũng đều là những ý tưở ng trùng- phục.Chươ ng 7 nói về chuyện Khổng- tử qua nướ c Sở gặ p Cuồng- Tiế p- Dư, thì các đoạn lạikhông hợ  p nhau. ở  đoạn nhất và đoạn nhì ta thấy Khổng- tử là ngườ i sáng suốt về Đạo,thay lờ i Trang tử mà bàn về Đạo Đức. Nhưng qua đoạn chót, hốt nhiên Khổng- tử lại biếnthành ngườ i ám muội. Thế là tr ướ c sau, bút pháp không thông vậy.Chươ ng thứ 8, nói về việc Khổng- tử qua Sở thì câu chuyện cũng như văn- từ trong bài cađều lại giống hệt văn của sách Luận- Ngữ. Trong Luận- Ngữ, Thiên- Vi- tử nói:" Sở CuồngTiế p Dư ca nhi quá Khổng- tử viết:" Phụng hề! Phụng hề! Hà đức chi suy, vãn giả bất khả gián, lai giả du khả truy. D ĩ nhi! D ĩ nhi! Kim chi tùng chánh giả đãi nhi"

Trong Nhơ n- gian- Thế thì viết:" Sở Cuồng Tiế p Dư du ký môn viết:" Phụng hề! Phụng hề!Hà như đức chi suy dã! Lai thế bất khả đài, vãng thế bất khả truy dã. Thiên hạ hữu đạo,thánh nhơ n thành yên, thiên hạ vô đạo, thánh nhơ n sanh yên. D ĩ hồ! D ĩ hồ! Lâm nhơ n d ĩ  đức! Đãi hồ! Hoạch địa nhi xu"Sách Luận- ngữ có tr ướ c sách Trang tử, thì đây quả là Nhơ n- Gian- Thế chép văn Luận-

 Ngữ. Lẽ nào Trang tử, một ngườ i khí phách phóng khoáng, lại đi bắt chướ c k ẻ khác haysao?Huống chi, tư tưở ng Trang tử ở Tiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận thì thật là r ộng rãi, còn ở  

 Nhơ n- gian- thế thì lờ i lẽ lại r ất câu chấ p tầm thườ ng như hạng nhà Nho, không giống tư tưở ng ở Tiêu- Diêu và Tề- Vật:" dù gặ p cánh nào, dù đến thế nào, giữ một niềm thờ cha làchí hiếu, thờ vua là chí trung…" (Nhơ n- Gian- Thế) phải chăng là do mồm mép của nhà

 Nho?Thế nên, thiên nầy cần phải loại ra khỏi Nội- thiên.Tóm lại, chỉ có Nội- thiên là dùng đượ c để nghiên cứu tư tưở ng của Trang tử mà thôi.

 Nhưng phải loại thiên Nhơ n- Gian- Thế, và chươ ng thứ hai ở thiên Đại- Tông- Sư, tức làchươ ng Tử Tang- Hộ vì là ngụy thơ . Bản dịch nầy cũng loại Nhơ n- Gian- Thế ra khỏi Nội-thiên và sắ p vào Ngoại- thiên.

Chú thích: (1) " K  ỳ học vi sở bấ t khuy, nhiên k  ỳ yế u bản quy vu Lão t ử chi ngôn…" (S ử - Ký) .(2) Tiề n- Hán: (206 tr ướ c Tây- l ịch K  ỷ- nguyên) đế n nă m thứ 9 sau k  ỷ- nguyên T.L.

(3) H ậu- Hán: (25- 220 sau T.L k  ỷ- nguyên) .(4) Đầu nhà Hán (khở i vào nă m 206 tr ướ c Tây- l ịch k  ỷ nguyên; cuố i đờ i nhà Hán) khở ivào khoảng 220 sau T. L k  ỷ- nguyên, nghĩ a là cách nhau khoảng trên 300 nă m.(5) Trang- t ử tinh- hoa (cùng một tác giả ) . 

CÁC CÁCH CHÚ GIẢI TRANG TỬ  

Trang học r ất thạnh về đờ i Ngụy Tần (220- 316) , cho nên sách vở chú giảiTrang tử của thờ i ấy cũng r ất nhiều.Hươ ng- Tú tự là Tử- k ỳ (221- 300) , ngườ i đờ i Ngụy Tần có chú giải Trang

tử, tuy tr ướ c ông cũng đã có cả chục nhà chú giải, nhưng đều là thiển bạckhông nắm đượ c yếu chí, không xiển minh nổi cái học của Trang Châu. TầnThơ cho r ằng chỉ có Hướ ng- Tú là ngườ i đầu tiên thông đượ c chỗ huyền- chỉ 

Page 12: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 12/73

www.ebook4u.vn 12

của Trang học. Nhưng ông chỉ chú giải đến thiên Thu- Thủy và Chí- Lạc thì chết. Về sau, đếnđờ i Huệ- đế thì có Quách- Tượ ng (1) căn cứ vào chú giải của Hướ ng- Tú màdiễn giải r ộng thêm ra. Bở i vậy về sau ngườ i ta thấy hai bản Hướ ng- tú và

Quách- Tượ ng ngh ĩ a- ký tươ ng đồng như của một ngườ i viết ra vậy.Còn bản cổ- nhất của Tư- Mã- Bưu (khoảng giữa nhà Tần (221) (tr ướ c G. S) ,luôn cả bản chú giải của Thôi- Tuyền thì hiện thờ i mất cả. Qua thờ i Nam Bắc-Triều các nhà chú giải Trang cũng đông, nhưng chỉ còn lại bản của Quách-Tượ ng là cổ nhất thôi. Ngày nay sở d ĩ ngườ i ta có thấy đượ c một vài dấu vếtcủa các nhà chú giải trên đây, là nhờ  ở sách của Lục- Đức- Minh đờ i Đườ ng.Trong bài Tự- Lục của Thích- Văn, Lục- Đức- Minh cho biết r ằng Tư- Mã-Bưu có chú giải 21 quyển, 52 thiên, còn Thôi- Tuyến thì chú 10 quyển, 27thiên, Hướ ng- tú chú 20 quyển, 26 thiên, Quách- tượ ng thì chú 33 quyển, 33thiên.Các nhà chú giải về sau r ất nhiều, nhưng một số đông thiên về phê bình vănchươ ng hơ n là tư tưở ng. Đại khái như đờ i nhà Minh có Châu- đắc- Chi trong Nam- Hoa Thông- Ngh ĩ a; đờ i Thanh có Ngô- thế- thượ ng trong Trang tử giải;Tôn- Gia- Cầm trong Nam- Hoa- Thông; Lâm- tây- Tr ọng trong Trang tử  Nhân; Lục- Thụ- Chi trong Trang tử Tuyết… đều là những tay sành về vănchươ ng cả. Vì vậy, r ất tiếc là các lờ i phê bình của các nhà ấy, yếu tr ọng nơ i sự thưở ng thức các câu văn, nhưng về phần tư tưở ng lại không phát minh đượ cđiều gì mớ i lạ cả, cho nên phần tư tưở ng của họ r ất là loạn- chạc, r ườ m- rà,mờ tối không phát huy đượ c cái yếu- chi huyền- diệu về phần tư tưở ng của

Trang Châu.Hoặc họ là các học giả thiên về Thần- tiên phái, họ ghép Trang tử vào cái họcTr ườ ng- sinh cửu thị. Như Chữ Bá- Tú, trong bộ Nam- Hoa Chân- Kinh Ngh ĩ a- Hải- Soán- Vi, tôn Trang tử là Nam- Hoa Lão tiên.Đờ i Tống, có Bích- Hư- Tứ, đờ i Minh có La- Miễn- Đạo đều lấy theo điển cố của Thần- tiên phái mà giải Trang tử.Và lấy Thần- tiên học để mà giải Trang tử là phần r ất đông. Chính ngườ i viếtvề Trang tử đây cũng đã gặ p nhiều văn hữu hoặc học giả theo phái Thần- tiêncườ i nhạo và cho là chưa thấu đáo đượ c ý ngh ĩ a huyền diệu của Trang tử vì

đã không biết thể theo Thần- tiên Đạo- thư (của Tr ươ ng- Đạo- Lăng và nhất làBão- Phác- tử) để giảng giải Trang tử.Cũng có nhiều nhà chú giải thiên về Nho hoặc Phật, lấy tư tưở ng của Nho-học hoặc Phật- học mà giảng Trang tử nữa. Như đờ i Tống có Lâm- Hi- Dật,đờ i Thanh có Lục- Thụ- Chi, Lưu- Hồng- Điền cho Trang tử là môn đồ củaKhổng.Đờ i Đông- Hán, có Chí- Độn, Tuệ- Lâm, Tuệ- Viễn cũng r ất sành Lão Trang,nên dùng cái học ấy mà làm sáng thêm cho Phật- học. Qua đờ i Đườ ng cóThành- Huyền- Anh; đờ i Minh có Lục- Tây- Tinh, Thích- Đức thaNgh ĩ a; đờ i

Thanh có Tr ươ ng- Thế- Lạc và gần đây có Chươ ng- Thái- Viêm đều lấy Phật-điển mà giải Trang tử.Trang tử là ngườ i văn học hoàn toàn. Kim- Thánh- Thán sắ p ông vào hạng"

Page 13: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 13/73

www.ebook4u.vn 13

đệ nhất tài tử" tưở ng cũng không phải là quá đáng.Luận về ông, Tư- Mã- Thiên có nói:" Sách Trang tử có hơ n mườ i vạn chữ, đạiđể đều là ngụ ngôn… Văn ông khéo viết, lờ i lẽ thứ lớ  p, chỉ việc, tả tình để bài bác Nho Mặc. Tuy đươ ng thờ i, những bậc túc- học uyên thâm cũng không sao

cãi để gỡ lấy mình cho nổi. Lờ i văn của ông thì phóng- túng mênh mông, chỉ cầu lấy thích chí mà thôi. Cho nên từ các bậc vươ ng công đều không ai biếtđượ c nổi ông là hạng ngườ i thế nào" (Sử- Ký) .Từ đờ i Đườ ng, Tống về sau, các bậc đại văn hào như Hàn- Dũ, Liễu- Tôn- Nguyên, Tô- Thức… đều sùng bái ca tụng không ngớ t. Sách Trang tử, về  phươ ng diện văn học, là một áng văn kiệt tác.Trang tử là ngườ i biết hàm dưỡ ng chơ n- thần r ất là đầy đủ, cho nên khí pháchngang tàng phóng- dật. Văn ông r ất hồn nhiên như hơ i mây trong núi bay ra,như nướ c trong nguồn chảy… Bàn về một lẽ cao siêu tuyệt- đích, có thể cảmmà không thể nói ra đượ c bằng những lờ i nói thông thườ ng nhị- nguyên, chonên ông phải dùng đến" ngụ- ngôn" r ồi mượ n" trùng- ngôn" mà làm cho sángtỏ thêm. Trong đó sự tích tuy có thật mà câu chuyện giả- thác lạ lùng. Đó làcách dùng cụ thể để mà giải thích tr ừu tượ ng. Khi lại dùng đến" chi- ngôn",tức là buột miệng nói ra, bất k ể là đúng hay không vớ i lịch sử. Cho nên vănchươ ng của ông huyễn thực mà hư… như lẽ Đạo muôn màu. Thật là r ất khácxa vớ i văn- từ của" bách- gia chư- tử".

HỌC THUYỀT CỦA TRANG TỬ  

IV. HỌC THUYẾT CỦA TRANG TỬ :

A. Đạo và Đức:Triết học của Trang tử cùng vớ i Lão tử có nhiều điểm không đồng, nhưng r ất đồng về quanniệm Đạo và Đức.Bàn về Đạo, sách Trang tử ở thiên Trí- Bắc- Du có giải r ất rõ ràng:" Đông- Quách- Tử hỏi Trang tử:Cái gọi là Đạo ở  đâu?Không có chỗ nào là không có Nó.Xin chỉ ra mớ i đượ c!Trong con kiến.Thấ p hơ n nữa!Trong cọng cỏ.

Thấ p hơ n nữa!Trong miếng sành vỡ .Thấ p hơ n nữa!Trong cục phân.Đông- Quách- Tử không hỏi nữa.Trang tử nói:" Lờ i hỏi của ông, không đi đến đâu cả. Nó giống cách ngườ i giám thị dùngđể tr ị dùng để tr ị giá heo: mỗi lần đạ p trên lưng heo là mỗi lần ấn mạnh cẳng xuống thêm.Ông đừng có chỉ hẳn vào một vật nào có Nó, vì không có vật nào là không có Nó. Đạo làthế, mà lờ i nói cao cả cũng thế. Như ba tiếng nầy:" đều", " cùng", " cả thảy" tuy danh từ gọi có khác, mà tựu trung đều hàm cùng một ý."

Đạo là Nguyên- Lý tuyệt đối sinh ra Tr ờ i Đất Vạn- vật. Cho nên hễ có Vật, tức là có Đạo,ngh ĩ a là" không có chỗ nào là không có Đạo".

Page 14: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 14/73

www.ebook4u.vn 14

Thiên Đại- Tông- Sư nói:" Kìa Đạo thì có tình, có tin, không làm, không hiện, có thể nhậnđượ c mà không thể thấy đượ c. Đạo thì tự bản tự căn, khi chưa có Tr ờ i Đất vốn đã tồn tại từ xưa. Nó làm ra các đấng thiêng liêng qủy thần, cùng Thượ ng đế; Nó sinh ra Tr ờ i, Đất; Nóở tr ướ c Thái Cực mà không xem là cao, ở dướ i lục- cực mà chẳng thấy là sâu; Nó sinhtr ướ c Tr ờ i Đất mà chẳng gọi là lâu, dài hơ n Thượ ng Cổ mà chẳng gọi là già". (Phù Đạo

hữu tình, hữu tín, vô vi vô hình; khả truyền nhi bất khả thụ, khả đắc nhi bất khả kiến; tự  bản tự căn, vị hữu thiên địa, tự cổ d ĩ cố tồn; thần quỷ thần đề, sinh thiên sinh địa, tại tháicực chi tiên nhi bất vi cao, tại lục cực nhi hạ chi bất vi thâm, tiên thiên địa sinh nhi bất vicửu, tr ườ ng ứ thượ ng cổ nhi bất vi lão)Đạo là Nguyên- lý sinh ra Tr ờ i Đất Vạn- Vật nên gọi là" tự bản tự căn", ngh ĩ a là tự mình làgốc, là r ễ của mình, chứ không phải do một gốc hay một r ễ nào khác ngoài mình tạo ra.Đạo cũng là" vô thủy vô chung", " thườ ng tồn bất biến" và vạn vật dựa vào đó mà sinh sinhkhông dừng vậy.

Đạo, như ta đã thấy, biểu- hiện nơ i vạn sự vạn vật, bở i vậy, không sự vật nào là không cócái tính" tự sinh", " tự tr ưở ng", " tự hủy", " tự diệt" của nó. Như thế, ta có thể nói r ằng sự"

tự sinh, tự tr ưở ng, tự hủy, tự diệt" của vạn- sự vạn vật chính là những hành động" tự vi, tự hóa" của mỗi sự vật trong đờ i, mà ta cũng có thể gọi đó là" chỗ tác- vi của Đạo" mà khôngsai, vì" không có vật nào là không có Đạo" ở trong cả. Hai chữ" tự- hóa" của Trang, chínhlà thuyết" vô- vi nhi vô bất vi" của Lão tử.

Còn quan niệm về chữ Đức của Trang tử như thế nào?Thiên Thiên- Địa có nói:" Thuở thái- sơ của Tr ờ i Đất thì đã có cái Vô. Cái Vô ấy không cótên, và là nơ i phát sinh ra cái Một, nhưng cái Một ấy cũng chưa có hình. Khi mà vạn vật"đượ c cái Một ấy (2) cái đó gọi là Đức". " Thái sơ hữu Vô, Vô hữu Vô danh. Nhất chi sở  khở i, hữu Nhất nhi vị hình. Vật đắc d ĩ sinh, vị chi Đức."Trong câu" thái sơ hữu Vô", chữ Vô đây là chỉ về Đạo. Câu" nhất chi sở khở i" của Trangtử " Vô là chỗ phát sinh ra cái Một" thì đồng vớ i câu" Đạo sinh Nhất" của Lão tử trongĐạo- Đức- Kinh. Còn Đức tức là chỗ mà "vật đắc d ĩ sinh" (vật nhận đượ c mà sống) . Chonên mớ i nói" Đức là chỗ" tự đắc của con ngườ i". " Tự đắc" là tự mình đã đượ c của TạoHóa, của Tự- nhiên, của Đạo (3) . Hay nói một cách khác: Đức là cái Đạo biểu hiện nơ imỗi ngườ i mỗi vật, là những năng khiếu tự nhiên, không vậy không đượ c, của mọi sự vậttrên đờ i.Đạo và Đức, tuy danh từ dùng để gọi có khác, nhưng vẫn là một. Có k ẻ đã ví Đạo như nướ c. Nướ c là sông, biển, ao, hồ… cũng như ở bầu tròn, ống thẳng, dù có hình thức độngtịnh khác nhau, nhưng đâu đâu cũng là nướ c cả.

B. Thuyết Thiên- Quân:Trang tử, trong thiên Tề- Vật- Luận, dùng hai chữ Thiên- Quân để chỉ cái tác dụng củaĐạo, là có ý chỉ cho ta thấy nó là một thứ triết học biến động ngh ĩ a là" vận hành bất tức"" Quân" là cái bánh xe quay tròn mà ngườ i thợ nung dùng để chế tạo những đồ vật có hìnhtròn. Chữ" Thiên- Quân" lại có chỗ viết là có ý nói về sự quân- bình, tùy cái bánh xe lưuchuyển, vòng bán kính của bánh xe bao giờ cũng bằng nhau, tự nhiên luôn luôn vẫn quân

 bình. ở thiên Ngụ- Ngôn có nói:" Vạn vật đều là một giống cả, không cùng hình mà thaynhau, tr ướ c sau như những cái vòng tròn, không thể phân biệt luân loại. Nên gọi là Thiên-quân. Thiên- quân, là Thiên- Nghê". " Vạn vật giai chủng dã, d ĩ bất đồng hình tươ ng thiệnthủy tốt nhượ c hoàn, mặc đắc k ỳ luân. Thị vị Thiên- quân. Thiên- quân giả, Thiên- Nghêdã".

Thiên Thiên Địa lại nói:" Tr ờ i Đất tuy lớ n, mà sự biến hóa đều quân bình cả" (Thiên địatuy đại, k ỳ hóa quân dã.) Như thế thì, Thiên- quân của Trang tử là nói về sự đắ p đổi nhau của các giống vật mà biến

Page 15: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 15/73

www.ebook4u.vn 15

hóa, " đồng hình" biến làm" bất đồng hình". Nhưng ở  đâu mà lại, r ồi sẽ đi đến đâu, thờ i saucùng cũng không biết đâu là manh mối. Sự biến hóa giống như cái bánh xe quay tròn, nêngọi là Thiên- quân.

C. Thuyết Vạn- Hóa:

Cứ theo phép ấy thì sự biến thiên của các giống vật đều không có mục đích, không có phươ ng hướ ng… con đườ ng đó của vạn sự vạn vật là một cái vòng tròn:" châu nhi phụcthủy", chứ không phải là một con đườ ng thẳng đi đến một mục tiêu nào. Trang tử khôngchủ tr ươ ng Tiến- hóa, mà chủ tr ươ ng Vạn hóa, hay là Tự-hóa.Thiên Thu- Thủy nói:" Vạn- vật sinh ra, như đuổi như chạy; hễ động là có biến, không lúcnào mà không xê dịch. Sao lại như thế, mà sao lại chẳng như thế? ấy là vì cái lẽ" tự hóa"vậy! (Vật chi sinh giả, nhượ c sậu nhượ c tri, vô động nhi bất biến, vô thờ i nhi bất di, hà vihồ, hà bất vi hồ. Phù cố tươ ng tự hóa) .Thiên Tại- Hựu nói:" Anh hãy chỉ cứ ngồi đây, không cần làm gì cả mà vạn vật tự hóa…vạn vật phồn thịnh, giống nào cũng tr ở lại nguồn gốc của mình. Vật nào cũng tr ở lại gốccủa mình mà không biết". Trong câu văn này, quan tr ọng nhất là ở chữ" Phục".

ở thiên Thiên- Thụy trong sách Liệt- tử cũng có câu nói:" Tự sinh, tự hóa, tự có hình, tự cósắc, tự có tri, tự có lực, tự giảm, tự tăng". Thế là đều" tự nhiên nhi nhiên", " bất k ỳ nhirnnhi nhiên", không có sự nhất định phải bảo tồn những hình thức cá biệt nào có ích, tiêu diệtnhững hình thức cá biệt nào có hại như cách tác dụng của luật Thiên- tr ạch (4) có mụcđích, có phươ ng hướ ng của thuyết Tiến- hóa Tây phươ ng (5) .Sở d ĩ Trang tử không chủ tr ươ ng Tiến- hóa, mà lại chủ tr ươ ng Vạn- Hóa là vì theo sự nhậnxét của ông, ông cho r ằng không thể nào xét biết đượ c lẽ chung thủy của Đạo, ngh ĩ a làkhông thể nào biết đượ c r ằng Đạo bát đầu như thế nào, và sự cùng tận của nó như thế nào.

 Như vậy, thì làm thế nào mà nhận thấy đượ c cái phươ ng hướ ng của nó theo chiều nào màchủ tr ươ ng Tiến- hóa đượ c? Tiến- hóa chỉ là một ức thuyết của Tạo- Hóa, trong khi sự thậtTr ờ i Đất không thể biết đâu là khở i điểm, đâu là cùng tận, mà chỉ là một cái" vòng tròn"(Thiên- Quân) .Thiên Tắc- Dươ ng nói:" Vạn vật có sống mà không thấy đâu là cái gốc của nó, có chỗ xuấtra mà không thấy đâu là cái cửa của nó". Lại nói:" Ngườ i xét Đạo, không theo cho đến chỗ đã phế, cũng không suy cho đến chỗ chưa khở i: hễ bàn đến nó là phải thôi đi. Ta xét cáigốc của nó, ta thấy nó đi đến vô cùng, ta cầu đến cái ngọn của nó, ta lại thấy nó không baogiờ  đứt. Không cùng, không dứt, thì còn bàn nói vào đâu đượ c nữa. Vật, thì cũng một lẽ đó".ở thiên Sơ n- Mộc cũng nói:" Hóa muôn vật mà không biết nó thay đổi như thế nào, thờ i

 biết nó bắt đầu ra làm sao, mà cùng tận ra làm sao?"

Đối vớ i nhân- sự cũng thế: phải biến thành quấy, quấy biến thành phải… không biết đâu làkhở i điểm, không biết đâu là cùng tận… như trên một cái" vòng tròn"; Lớ n; Nhỏ; Sanh;Tử; Dài; Ngắn; Có; Không; Cao; Thấ p; Thành Hoại đều không sao phân biệt đượ c (6) ,không sao biết đượ c đâu là chỗ khở i đầu của nó.Thiên Thu- Thủy nói:" Lấy Đạo mà xem thì vật không có chi gọi là quý, là tiện, là ít, lànhiều cả. Chỉ có Một mà thôi. Lấy chỗ sai biệt mà xét, nhận thấy lớ n mà cho là lớ n, thì vạnvật không vật nào là không lớ n, nhận thấy nhỏ mà cho là nhỏ, thì vạn vật không vật nào làkhông nhỏ… Lấy xu hướ ng mà xét, nhận cho phải là phải, thì vạn vật không vật gì làkhông phải, nhận cho quấy là quấy, thì vạn vật không vật gì là không quấy."Thiên Đức- Sung- Phù nói:" Lấy chỗ khác nhau mà xét, thì gan và mật cách nhau như nướ cSở nướ c Việt, nhưng mà lấy chỗ tổng mà xét, thì vạn vật đều là Một cả.

Cứ xem cái thuyết Tươ ng đối ngày nay mà xem, ta sẽ thấy cũng không xa gì những điềunhận xét trên đây của Trang tử. Theo Tươ ng- đối- luận thì quyết không có gì là cao, là thấ ptuyệt đối; không có gì là dài, là ngắn tuyệt đối; không có gì là lớ n, là nhỏ tuyệt đối: những

Page 16: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 16/73

www.ebook4u.vn 16

tiếng như" thành"," hủy", " quý", " tiện", " thị", " phi", " hữu"," vô" toàn là những danh- từ tươ ng đối, không phải là tuyệt đối. Cho nên cho r ằng Trang tử là tị- tồ của thuyết" tươ ngđối" không phải là quá đáng.Cái luật Thiên- Quân của Trang tử lại bao hàm cả con ngườ i trong đó:" Cho nên Thánh-nhân hòa lẽ Thị- phi, và r ốt cuộc ở trong Thiên- Quân".

Thiên Đại- Tông- Sư nói:" Như cái hình của ngườ i ta, thật là biến hóa muôn lần, mà chưathấy đâu là cùng tận vậy". Lại cũng nói:" Giá như cánh tay trái tôi hóa làm con gà, thì tôisẽ nhân đó mà gáy canh. Giá như lại hóa cánh tay phải tôi làm hòn đạn, tôi sẽ nhân đó màkiếm chim quay; giá như lại hóa cái xươ ng cùn của tôi làm bánh xe, lấy cái thân hồn tôilàm con ngựa, thì tôi sẽ nhân đó mà cưỡ i lên, há còn phải đợ i xe ngựa nào nữa!..." Lớ n laothay! Tạo hóa muốn anh làm vật gì bây giờ ? Muốn đi đến đâu bây giờ ? Hay là biến anhlàm gan con chuột? Hay làm cánh trùng?" (…) " Nay có ngườ i thợ  đúc vàng, vàng nhảylên đòi: tôi muốn đượ c làm thanh gươ m mạc- da, ngườ i thợ  đúc tất cho nó là vàng quái gở .

 Nay có k ẻ ngẫu nhiên muốn đượ c hình ngườ i, nhảy lên nói: Tôi muốn làm ngườ i… tạo hóatất cho ngườ i ấy là ngườ i quái gở . Nay lấy Tr ờ i Đất làm lò lớ n, Tạo- hóa làm ngườ i thợ  đúc lớ n, thờ i tha hồ muốn biến hóa ra sao thì biến hóa, đâu mà chẳng đượ c."

Loài ngườ i biến hóa vô cùng, nhưng không có phươ ng hướ ng nào nhất định cả: Phàm vật,hễ" cùng tắc phản" " chung tắc thủy" loay quay mãi theo" vòng tròn" vô tận.Tuy Trang tử chủ tr ươ ng" tự hóa" và" vạn hóa", không chủ tr ươ ng sự biến hóa có phươ nghướ ng như thuyết" luân hồi" của Phật giáo tiểu- thừam hay thuyết" thiên tr ạch" củaDarwin, nhưng lại nói đến sự biến hóa theo một cái" Cơ ". Thiên Chí- Lạc nói:" Các giốngđều có Cơ " và k ết luận r ằng:" Vạn vật đều ra nơ i Cơ , và vào nơ i Cơ . Theo Trang tử thì"Cơ " là cái nguồn gốc của sự biến đổi, và rút lại, quy k ết vào hai chữ" đức tính".Lấy theo thuyết Thiên- Quân mà xét việc đờ i thì thấy các sự vật đều chằng chịt dính líu vớ inhau, nhân r ồi quả, quả r ồi nhân tiế p tục nhau không biết đâu là khở i điểm, đâu là cùngtận, như trên một cái" vòng tròn".Để chỉ sự phức tạ p trong các mối quan hệ, thiên Sơ n- Mộc nói:" Trang Châu đi chơ i ở r ừngĐiêu- Lăng, thấy một con chim tướ c lạ ở phươ ng Nam lại, cánh r ộng bảy thướ c, mắt trònmột tấc, đụng ở trán Châu mà đậu ở bụi cây lật. Trang Châu nói: chim này là chim gì vậy?Cánh to mà không bay, mắt lớ n mà không nhìn. bèn dùng dằng dừng bướ c, lấy đạn ranhắm bắn. Bỗng thấy một con ve, vừa đượ c bóng mát mà quên cả thân. Một con bọ ngựa,lấy lá che thân, chờ m đến muốn bắt lấy mà quên cả thân. Còn phía sau, con tướ c đang vồ 

 bắt nó mà quên cả thân mình…Trang Châu giật mình: Ôi! Giống vật vốn làm lụy nhau… hai loài như gọi lẫn nhau.R ồi bỏ viên đạn mà chạy tr ở về…"Xem đó, tuy là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng mà ý vị sâu sắc miêu tả đượ c những mốiquan hệ trong vũ tr ụ phức tạ p là chừng nào, thật là điều khó thể tư- nghị đượ c.

Trang tử nói:" Bớ t, thêm; đầy, vơ i; một tối, một sáng" là muốn bảo luật Thiên- Quân bao-quát cả hai cõi tối, sáng ấy. Câu nói này của Liệt- tử:" một vật thể, khi đầy, khi vơ i, khithêm, khi bớ t, khi sáng, khi tối đều có cảm thông vớ i Tr ờ i, Đất, ứng vớ i vật loại" có thể 

 bao- quát và cai quản cả cái luật Thiên- Quân.Theo luật Tiến- hóa, hay tử- tr ạch thì các giống vật càng biến, càng không bình đẳng. Còntheo luật Thiên- quân thì các giống vật càng biến lại càng theo về bình đẳng, dù cho hìnhchất không bình đẳng, địa vị không bình đẳng mà Tánh và Phận vẫn bình đẳng. (XemTiêu- Diêu- Du và Tề- Vật- Luận) .Đó là sự phân biệt quan tr ọng nhất trong hai thuyết Tiến- hóa và Vạn- hóa.

Tóm lại, ta có thể lấy câu này của Trang tử đLão chỉ luật Thiên- Quân " tr ướ c sau như cái

vòng ".

Vớ i hai chữ " tự hóa", Trang tử không thừa nhận có một" Đấng tạo hóa " đứng ngoài và

Page 17: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 17/73

www.ebook4u.vn 17

làm chúa tể Vũ Tr ụ Vạn Vở t, mà lại cho r ằng ngay ở mỗi vật, từ cực nhỏ tớ i cực lớ n, đềucó cái sức " tự sinh", "tự hóa" có thể đượ c xem như một đấng" tiểu tạo hóa" hay" tiểu hóacông". Cho nên trong thiên Tề- Vở t- Luận mớ i nói:" Tr ờ i Đất cùng ta đồng sinh, vạn vậtcùng ta đồng nhất". Vạn vật đồng nhất thế, đó là danh từ tổng quát để chỉ Vũ- tr ụ- quan củaTrang tử.

Thuyết Vạn- hóa Thiên- quân của Trang tử, như trên đây đã nói có thể tượ ng tr ưng bằngmột cái" vòng ốc" không thể lẫn lộn vớ i thuyết Luân- Hồi của Nhà Phật (tiểu- thừa) .Thuyết Luân- Hồi của Phật- giáo tiểu thừa, tựu trung là một hình thức của thuyết Tiến Hóa,cho nên ngườ i ta quan tr ọng về vấn đề quả tr ị cao thấ p: một ảo vọng của Bản Ngã. Vì vậy,đứng về phươ ng diện Giải thoát, thì thuyết Luân- Hồi phải thua xa thuyết Vịn- Hóa Bình-đẳng của Trang tử NhânThật vậy, con ngườ i sở d ĩ nô lệ, là vì còn bị cái Sợ chi phối tinh thần. Sợ  đủ thứ, nhưng cáiđáng sợ nhất của con ngườ i là sợ chết, và cái cảnh sau khi chết. Thuyết Luân- Hồi của tiểuthừa Phật giáo an ủi đượ c lòng thắc mắc băn khoăn ấy, và bảo đảm đượ c r ằng loài ngườ i sẽ tiến mãi: hết loài thú, đến loài ngườ i, r ồi đến loài tiên, loài phật… Con ngườ i càng" tiến"chừng nào, thì lòng khao khát lên" cao" lại càng tăng và lòng" nô lệ", ngôi vị đẳng cấ p sẽ 

càng nặng chừng ấy, ngh ĩ a là lòng giải thoát cái Sợ sẽ không bao giờ giảm bớ t và dứtđượ c.Trái lại, vớ i thuyết Bình- đẳng của Trang tử, căn cứ vào thuyết Vạn- hóa Thiên- Quân chor ằng ngườ i là Đạo, ngườ i mà thực hiện đượ c cái Đạo nơ i mình r ồi, thì nó sẽ" tự sinh", " Tự Hóa" như Tr ờ i Đất, nên" toàn mãn" mà không còn cái bụng đèo bòng tham muốn những gìkhác ngoài cái Tánh- Phận của mình nữa:" Vạn vật dữ ngã đồng nhất". Miễn giữ gìn đượ cThiên- chân, ngoài ra cuộc đờ i hãy nên xử như Trang Châu hóa bướ m". Trang Châu chiêm

 bao thấy mình là Bướ m. Trong khi làm bướ m, quên lửng mình là ngườ i, và vi thích vớ i phận bướ m. Nếu đứng theo Trang Châu mà luận, và thử hỏi Trang Châu có chịu đổi cáikiế p ngườ i của mình để làm phận con bướ m, thì Trang Châu ắt không chịu. Nhưng, nếuđứng theo con bướ m mà xem, và xin đem đổi cái kiế p con bướ m làm phận con ngườ i như Trang Châu, ắt con bướ m cũng không muốn. Làm ngườ i chưa ắt là vui hơ n làm Vở t, vànhư thế Vở t và Ta là bình đẳng vậy." Giá cánh tay trái ta la con gà, thì ta nhân đó mà gáycanh…" Mình là Đạo, thì Đạo nơ i ta hóa ra cái gì thì hóa, sao mà phải lo sợ ? Ta có thể tự nói vớ i mình:" Lớ n lao thay! Tạo hóa nơ i ta. Ngươ i muốn ta đi đến đâu bây giờ ? Hay làngươ i muốn biến ta làm gan con chuột, hay làm cánh trùng?" Vớ i một nhân- sinh- quannhư thế, thì làm gì còn nô lệ lấy những cái sợ hão huyền để mà tranh giành Cao Thấ p, Lớ n

 Nhỏ, Vinh Nhục…? Cho nên giải thoát tinh thần con ngườ i khỏi cái" sợ " thiên niên giamhãm đờ i mình trong dục vọng và bóng tối, quả thuyết Luân- hồi của Phật giáo tiểu thừa

 phải kém xa thuyết Thiên- Quân Vạn- Hóa ct Trang tử nếu không nói r ằng bất- lực.

D. Hạnh- Phúc Cá- Nhân và Xã- Hội:Trang tử cho r ằng" hết thảy vạn vật đều do Đạo mà ra, và mỗi vật đều có cái Đức của nó,ngh ĩ a là, hết thảy vạn vật, mỗi vật đều có cái tánh tự nhiên của nó. Nếu biết thụân theo tánhtự nhiên mà sống, thì hạnh phúc có ngay trong lúc đó, không phải cầu cạnh đâu khác ở  ngoài."Đượ c phát triển tự do bản tánh là điều kiện đầu tiên đưa ta đến hạnh phúc, một thứ hạnh

 phúc tươ ng đối d ĩ nhiên. Muốn đạt đến Hạnh phúc tuyệt đối phải cần đến một thứ tri thứcsiêu nhiên huyền diệu hơ n, tức là cái mà Lão tử gọi" tri bất tri, thượ ng".Thườ ng thìm sở d ĩ bản tánh con ngườ i không đượ c tự do phát triển là do sự ràng buộc, uốnnắn của chế độ, giáo dục, luân lý giả tạo của xã hội bên ngoài. Bở i vậy Trang học, cũngnhư Lão học hết sức phản đối nhân tạo mà đề cao cái sống cận vớ i thiên nhiên.

ở thiên Thu- Thủy Trang tử nói:" Thiên tại nội, nhơ n tại ngoại (…) Ngưu mã tứ túc thị vị Thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỉ thi vị Nhơ n" (Tr ờ i ở bên trong, ngườ i ở bên ngoài (…) Bòngựa bốn chân, đó là Tr ờ i, khớ  p đầu ngựa, xỏ mũi bò, đó là Ngườ i) ông lại nói:" Chớ lấy

Page 18: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 18/73

www.ebook4u.vn 18

ngườ i mà giết Tr ờ i! Chớ lấy nhân tạo mà giết Thiên Mạng! Chớ lấy đượ c mà chết theodanh! Giữ cẩn thận, đừng làm mất Thiên chân! đó là tr ở về cái Chân của mình!"

" Tr ở về cái Chân của mình!" (" phản k ỳ chân") hay là" phục k ỳ bổn" tức là đạo" Giảithoát: tr ở về Bản tánh như Nhà Phật khuyên ta" minh tâm, kiên tánh" vậy. Cho nên, không

thể hiểu một cách quá giản lượ c và sai ngoa r ằng thuyết" thuận Thiên, an Mạng" của ông làthái độ tiêu cực, nhy nhượ c, phó mặc cho số phận mà xã hội đã an bài cho ta, ra sao hayvậy. " tr ở về cái Chân của mình" phải là một cuộc đại- cách- mạng mớ i thoát khỏi gọngk ềm xã hội càng ngày càng phủ lậ p và mai một Thiên- Chân. Cho nên Trang tử mớ ikhuyên ta:" Chớ có lấy cái Ta xã hội, cái Ta nhân tạo do luân lý, giáo dục, chế độ cầuthành mà giết chết Thiên- tính!" (Vô d ĩ nhơ n diệt Thiên)

Vạn vật, vật nào cũng có cái tánh tự nhiên của nó, và nói về năng khiếu tự nhiên thì khôngvật nào là giống vật nào cả. Có điều là, nếu mỗi vật, vật nào cũng đượ c phát triển tự donăng khiếu tự nhiên của mình thì vật ấy đượ c ngay hạnh phúc.Trong thiên Tiêu- Diêu- Du, Trang tử mượ n cớ tạo ra một vật cực đại (là cá Côn, chim

Bằng) và vật cực tiểu (con ve và con cưu) để chứng minh r ằng năng khiếu tự nhiên củamỗi vật hoàn toàn khác nhau. Vật cực đại như chim Bằng, mỗi khi muốn đến biển Nam

 phải" đậ p trên mặt nướ c ba nghìn dặm dài, lên theo gió tr ốt chín muôn dặm cao, và baytr ọn sáu tháng không nghỉ" (…) " Con chim cưu và con ve, thấy vậy, cườ i nói: Ta thích

 bay vụt lên cây du, cây phươ ng… nếu có lúc bay không tớ i mà có r ớ t xuống đất thì cũngkhông sao. Sao lại phải lên chi tớ i chín muôn dặm cao, bay qua biển Nam mà làm gì?"

 Nếu mỗi vật đều biết đủ vớ i Tánh Tr ờ i của mình, thì tuy Đại Bằng, không xem mình là caoquý hơ n chim nhỏ mà tự cao, mà chim nhỏ như chim cưu cũng không xem mình là thấ phèn mà đèo bòng ham muốn đến Ao Tr ờ i làm gì như chim Bằng! Lớ n, nhỏ tuy khác nhau,nhưng mỗi vật nếu biết thuận theo cái tánh tự nhiên của mình, biết an theo cái phận củamình, thì đều đượ c tiêu diêu (tự do) không sai cả.Sự vật trên đờ i không giống nhau, nhưng cũng không nên cầu cho hết thảy đều giống vớ inhau. Là vì không thể nào cầu cho đượ c. Sự bình đẳng tự nhiên không có và không bao giờ  có trên đờ i này. Thiên Biền Mẫu có nói:" Cẳng vịt thì ngắn, cố mà nối dài, nó khổ. Dò hạcthì dài, cố mà làm cho ngắn, nó đau. Cho nên Tánh mà dài, không phải cái nên chặt bớ t;tánh mà ngắn, không phải cái nên kéo dài, thì sao có đau khổ!"

Đ. Quan niệm về Xã- hội và Chính- tr ị:" Đừng mong kéo cẳng vịt cho dài, thu dò hạc ngắn lại" nhưng đó lại là công việc làm củacác nhà xã hội chính tr ị" hữu vi" từ ngàn xưa vậy.Mục tiêu chính của các nhà làm luật pháp, các luân lý gia, các chế độ chính tr ị… phải

chăng đều có tham vọng san bằng mọi cá tính đặc biệt, bình đẳng hóa tất cả mọi bất bìnhđẳng tự nhiên trong thiên hạ… biến mỗi cá nhân thành một con ngườ i sống theo xã hội,theo chế độ," thích theo cái thích của mọi ngườ i mà không biết thích theo cái thích củamình" (7)Theo Trang tử, Tánh (tự nhiên) của vạn vật, thì không đồng nhau: mỗi vật đều có chỗ nhậncho là đẹ p, là hay, là phải, riêng của vật ấy. Cho nên không cần phải cưỡ ng ép cho tất cả đều đồng nhau, mà cũng không sao cưỡ ng ép cho đồng đượ c. Chỗ không đồng của vạn vật,ta phải biết nhận lãnh nó, biết" chịu" nó, đó tức là dùng chỗ" không đồng" mà làm cho"đồng" vậy. Trái lại tất cả mọi chế độ chính tr ị, xã hội theo hữu vi đêù định ra" một cái tốt"để làm tiêu- chuẩn chung cho mọi tư tưở ng hành vi, khiến ngườ i ngườ i đều phải theo nómà hành động. đó là ép những chỗ không đồng phải đồng nhau. Yêu, mà yêu theo chỗ 

thích riêng của mình, là làm đau khổ cho vật mình yêu vậy. Cho nên các bậc thánh nhânlậ p ra " quy củ chuẩn thằng" cùng các thứ quy tắc chế độ để định chế chánh tr ị xã hội,khiến cho ngườ i ngườ i trong thiên hạ đều phải phục tùng theo, chỗ dụng tâm, tuy chưa

Page 19: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 19/73

www.ebook4u.vn 19

 phải là không có lý do chánh đáng và tốt đẹ p, và chỗ dụng ý tuy không phải là không thựcyêu ngườ i… nhưng, k ết quả thì lại như Lỗ- Hầu nuôi chim…" Xưa kia, có con chim biển đậu ở cửa thành nướ c Lỗ… Lỗ hầu ngự ra ra nghinh tiế p, r ướ cvề chuốc r ượ u ở  đền Thái- miếu, cho tấu nhạc Cửu thiều cho nó vui, giết trâu bò mờ i nóăn… Chim ấy ngó dớ n dác, bộ sầu bi không dám ăn, dám uống. Cách ba hôm thì chết. đó

là dùng cách nuôi ngườ i mà nuôi chim. Nếu như muốn dùng cách nuôi chim mà nuôi chim,thì phải để cho nó đậu ở r ừng sâu, dạo ngoài gò đất, trôi nổi sông hồ, kiếm ăn lươ n cá, đỗ theo hàng liệt, ung dung tự đắc, thích đâu ở  đó. Cứ nghe ngườ i nói là nó không ưa r ồi, lựalà còn đem tiếng nhạc mà làm cho nó kinh tâm. Nếu đem nhạc Hàm trì, Cửu thiều mà đánhlên ở  Động- đình, thì chim nghe phải bay, thú nghe phải chạy, cá nghe phải lặn… nhưngngườ i ta thì lại kéo nhau đến đó mà nghe. Cá ở dướ i nướ c thì sống, ngườ i ở dướ i nướ c thìchết. Đó và đây đã khác nhau, thì sự ưa ghét cũng khác nhau. Bở i vậy, bậc thánh ngày xưakhông giống nhau về sở năng, nên không giống nhau về sự nghiệ p". (Chí- Lạc)

 Như vậy, ta thấy r ằng không phải Lỗ Hỗu không có thiện ý, nhưng k ết quả thì lại khác hẳnvớ i ý muốn của mình: hại mà không có lợ i. đó cũng là hậu quả của những k ẻ muốn dùngluật pháp, luân lý để mà điền chế tư tưở ng hành vi của thiên hạ.

Bở i thế, Trang học cực lực phản đối cái cách " lấy tr ị mà tr ị thiên hạ" (d ĩ tr ị, tr ị thiên hạ) .Muốn khiến cho thiên hạ đượ c tr ị, không chi bằng" lấy sự không tr ị, mà tr ị thiên hạ" (d ĩ bấttr ị, tr ị thiên hạ) . Thiên Tại- Hựu nói:" Ta nghe phòng và giữ thiên hạ, chứ không nghechuyện tr ị thiên hạ. Phòng, là sợ thiên hạ đắm đuối mà mất tánh; giữ là sợ thiên hạ dờ i đổimà mất đức. Thiên hạ mà không đắm đuối đến mất TánThiên, không dờ i đổi đến mất Đức,thì sao lại có chuyện tr ị thiên hạ?" Dù sao đi nữa, bất đắc d ĩ mà phải dùng đến luật pháp,luân lý, chính tr ị, chế độ… thì luật pháp, luân- lý, chính tr ị, chế độ cũng phải có mục đíchduy nhất nầy là phụng sự cho cá nhân, chứ không đượ c đem" Ngườ i mà giết Tr ờ i, đemnhân tạo mà giết thiên nhiên…"Lão tử và Trang tử đều chủ tr ươ ng" Vô vi nhi tr ị", một chế độ không có chế độ, một chánhthế không có chánh thế, nhưng mỗi ngườ i theo những lý do riêng.Lão tử thì nhấn mạnh về Đạo, và vấn đề phản- phục:" Phản giả Đạo chi động". Còn Trangtử thì nhấn mạnh về sự phân biệt giữa thiên nhiên và nhân tạo:" ngườ i không đượ c giếtTr ờ i, nhân tạo không đượ c lấn thiên nhiên", vì làm thế là làm cho nhân dân thống khổ:không phát triển đượ c tự do Bản tánh của mình.

E. Vấn đề Hạnh- Phúc tươ ng đối và tuyệt đối:Cái hạnh phúc nói trên đây, chỉ là một thứ hạnh phúc tươ ng đôi, vì nó còn phải có điềukiện, ngh ĩ a là còn phải tùy thuộc vào cái gì. Thật vậy, ngườ i ta sở d ĩ có đượ c hạnh phúc làkhi nào đượ c tự do sống theo bản tánh của mình.

 Như vậy, xã hội, chế độ… như đã nói trên, chỉ là một trong những điều kiện không thuận

tiện cho sự phát triển tự do bản tánh con ngườ i trên con đườ ng hạnh phúc.Cũng có nhiều tr ở ngại khác không kém quan tr ọng khiến cho ta khó thực hiện đượ c hạnh phúc, là vấn đề" lão", "bệnh", và "tử". Như vậy, ta thấy r ằng Phật giáo không phải là khôngcó ký, khi họ đề xướ ng thuyết" sanh, lão, bệnh, tử: khổ" ngườ i tự do không những không

 bị ràng buộc về pháp luật, luân lý, chế độ, xã hội bên ngoài, mà cũng là ngườ i không cònsợ già, sợ bệnh, sợ chết nữa.Già không đáng sợ . đáng sợ là nên sợ cái già mà đầy bệnh tật. Vì vậy, ngườ i ta muốn đượ chạnh phúc, cũng phải biết lo đến phép dưỡ ng sinh. Ngườ i mạnh khỏe không sợ già, cũngkhông sợ chết nữa. Trong mọi tai họa, tai họa đáng sợ nhất của con ngườ i là tật- bệnh.

 Ngườ i hay đau yếu, bệnh tật là ngườ i dễ sa vào ích k ỷ: thườ ng săn sóc săm soi đến thân thể nên dễ đem lòng quyến luyến và yêu thươ ng. Lão tử cũng đã có nói:" Ngô sở d ĩ hữu đại

hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cậ p ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn!" (Chươ ng 13 Đạo- Đức-Kinh) . Cho nên, dưỡ ng sinh là thuật làm cho mình luôn luôn mạnh khỏe, để mà không cócơ hội thiết tha ngh ĩ  đến thân thể của mình.

Page 20: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 20/73

www.ebook4u.vn 20

 Ngườ i xưa có nói:" Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con ngườ i. Có đượ c một thân thể không đau, thì tinh thần mớ i không loạn; nhưngthườ ng khi, nhờ có một tinh thần không loạn, mớ i có đượ c một thân thể không đau. đó làhai điều không thể r ờ i nhau: ảnh hưở ng của vật chất đối vớ i tinh thần va ảnh hưở ng củatinh thầ đối vớ i vật chất. Nhưng bàn về phần cao nhất của phép dưỡ ng sinh thì ngườ i Đông

 phươ ng coi tr ọng phần ảnh hưở ng của tinh thần hơ n."Điềm đạm hư vô,Chân khí tùng chi,Tinh thần nội thủ,Bệnh an tùng lai."(Hoàng- Đế Nội- Kinh)(Chươ ng Đạo- Sinh)

Thượ ng- Cổ Thiên- chân luận

Ở thiên Dưỡ ng- sinh- Chủ, Trang tử nói:" Ngô sinh đã hữu nhai, nhi tri đã vô nhai. D ĩ hữunhai tùy vô nhai, đãi d ĩ !" (Sinh lực của ta thì có hạn, mà nỗi lo ngh ĩ  ưu lự thì vô hạn, là

nguy vậy!) . Vì vậy mà phép dưỡ ng sinh chiếm địa vị khá quan tr ọng trong học thuyếtTrang tử và về sau phái Đạo gia lại khai thác nó lậ p ra thành một học phái đặc biệt là phái"tr ườ ng sinh cửu thị".

 Nhưng, mối băn khoăn lo sợ nhất làm cho con ngườ i thươ ng- sinh (8) và đã biến con ngườ ithành con vật đau khổ nhất đờ i là lòng ham sống sợ chết (tham sinh úy tử) .Ta hãy nhìn k ỹ chung quanh, xem sự bành tr ướ ng mạnh mẽ của tôn giáo thì đủ rõ vấn đề sinh tử là quan tr ọng đến bực nào! Ngườ i hoàn toàn tự do là ngườ i thoát khỏi cái tâmtr ạng" tham sinh úy tử", ngườ i biết nhìn thấy sinh tử là Một. Sự băn khoăn lo sợ sự sốngchết sẽ giảm đượ c hoặc dứt đi nếu ta hiểu rõ đượ c cái lý của sống chết. đó là cái phép" lấyLý mà hóa Tình" của Trang tử.

Thiên Dưỡ ng- sinh- chủ nói:" Lão Đam chết. Tần Thất đến điếu, khóc ba tiếng, r ồi đi ra. đệ tử hỏi:" Ông không phải là bạn của phu tử hay sao?Phải.Vậy thì, điếu như thế là phải hay sao?Phải. Tr ướ c kia ta xem Lão Đam là bạn ta. Nay xem lại đó, thì không phải nữa. Lúc ta vàođiếu, thấy có già khóc đó như cha khóc con; tr ẻ khóc đó như con khóc mẹ. đó là tròn thiêntánh, già thêm tình và quên chỗ mình tọ lãnh của tạo hóa. Cổ nhơ n gọi đó là hình- khổ củasự tr ốn thiên tánh. Phụ tử vui mà đến, là thờ i; vui mà đi, là thuận. An thờ i xử thuận thì

 buồn vui làm sao vào đặng cõi lòng. Cổ nhơ n gọi đó là" huyền giải".

Trong Tr ờ i Đất, chỉ có một cái" Sống", cái" Sống" không sinh không tử. Sống Chết chỉ làcái hình thức của một cuộc biến hóa của cơ  Đại Hóa của Tr ờ i Đất. Cái" Sống" ấy chính làcái mà Lão tử gọi"tử nhi bất vong giả thọ" (chết mà không mất) .Hình thức này mà có mất đi, thì cái" Sống" ấy lại đi về một chỗ khác. Cũng như trong mộtthân cây, lá này r ụng, thì cái sống trong lá cây" tr ở về" trong thân cây mà sanh ra lá khác,cùng hoa trái khác…cái mà ta gọi là sống chết đây, chỉ là một sự " thành, hủy" của mộttr ạng thái trong vạn hóa của Tr ờ i Đất Vạn vật mà thôi. Trang tử đã ví sự sống chết như một

 bó củi" cột lại" và " mở ra". Sinh là Huyền, tử là Giải. Huyền là cột lại, Giải là tháo ra.Sống chết chẳng qua là" một đi một lại" nối tiế p nhau, còn cái Sống, tức là Chân- thế củata, thì luôn luôn như thế mãi, không thay đôỉ.Cái Sống của Chân thế, đối vớ i hình thể của ta, ví như" lửa" mà đối vớ i" củi": từ hình thể 

này truyền qua hình thể kia như" lửa" truyền từ bó củi này sang bó củi kia:" không khácnào hỏa cứ truyền mãi mà không tắt, cái sống truyền mãi mà không bao giờ tuyệt".Chết, là từ một cảnh nầy, đổi qua một cảnh khác… Từ cảnh nầy đổi qua cảnh khác mà lo

Page 21: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 21/73

www.ebook4u.vn 21

sợ , thì là một việc lo sợ hão như cảnh nàng Lệ Cơ …" Nàng Lệ Cơ , con một vị quan tr ấnthủ phong cươ ng xứ Ngại, gả về cho Vua nướ c Tần. Lúc xuất giá, r ơ i lụy dầm bâu. Khi tớ ihoàng cung, cùng Vua đồng sàng, nếm mùi sô- hoạn, r ồi nàng lại hối hận giọt lệ ngày xưa"(Tề- Vật- Luận) .Chết mà lo sợ thì có khác nào ta sợ tr ướ c cái cảnh mà mình chưa biết. biết đâu r ằng, sau

nầy ta lại giống như nàng Lệ Cơ , sau khi đến hoàng cung bấy giờ lại hối hận giọt lệ ngàyxưa mà không chịu tr ở về quê cũ. Nếu ta cho hình thức hiện có đây là đáng vui, thì sau khichết, chỗ ta đặng hình thức mớ i khác, sao lại biết là không có chỗ đáng vui như bây giờ ?ngh ĩ lại lúc mà ta chưa là ngườ i như ngày nay, có lẽ lúc lìa cảnh đó để sang qua cảnh đây,

 biết đâu ta cũng đã" r ơ i lụy đầm bâu", quyến luyến dùng dằng, và cho sự thay đổi hoàncảnh là một tai họa. Và hiện nay, ngh ĩ lại cái" giọt lệ ngày tr ướ c" ta cũng sẽ lấy làm hốihận." Trong muôn vàn hình thức của vạn vật, hình thức của ngườ i là một. Gặ p đượ c hìnhthức ấy, chưa đủ riêng vui vớ i nó, bở i trong vô cực, chỗ" gặ p mớ i" của vạn vật thì vôcùng… Một chỗ" gặ p mớ i" như đây mà còn biết vui, há chỉ có một chỗ này mà thôi sao?"Lờ i chú đây của Quách Tượ ng thật rõ ràng hết sức.Hình thức con ngườ i là một trong muôn vàn hình thức của vạn vật. Như vậy, gặ p hình thức

nào cũng đáng vui mừng cả, há chỉ có hình thức con ngườ i đáng vui mừng mà thôi sao? "Giá như cánh tay trái ta biến thánh con gà thì ta nhân đó mà gáy canh. Giá như cánh taymặt ta hóa làm hòn đạn thì ta nhân đó mà kiếm chim quay. Giá như hóa cái xươ ng cùngcủa ta làm bánh xe, hóa thần hồn ta làm con ngựa thì ta nhân đó mà cưỡ i, há còn đợ i xengựa nào nữa? Vả" đắc" là thờ i," thất" là thuận. An thờ i xử thuận thì buồn vui làm sao vàođặng cõi lòng!" Vì vậy, bậc chân- nhân xưa" không ham sống, không ghét chết, ra khôngvui, vào không sợ , thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. (Đại- Tông- Sư) ."Xưa, Trang Châu chiêm bao, thấy mình là bướ m, vui phận làm bướ m: tự nhiên thích chíkhông còn biết Châu. Chợ t tỉnh giấc, thấy mình là Châu. Không biết Châu lúc chiêm bao là

 bướ m, hay bướ m lúc chiêm bao là Châu? Châu cùng bướ m ắt có phận định" (Tề- Vật-Luận) .Bàn về vấn đề sinh tử mà lại dùng đến Thực và Mộng như chuyện Trang Châu mộng hồ-điệ p mà nói, thì thâm tr ầm sâu sắc không biết chừng nào! Thật là văn chươ ng huyễn-tướ ng lạ thườ ng.

Theo Trang tử, muốn tr ấn t ĩ nh lòng cảm xúc của con ngườ i tr ướ c vấn đề sinh tử, cũng như đối vớ i tất cả mọi xúc cảm khác dễ làm cho ta thươ ng sinh, thì phải dùng đến phép" lấy Lýmà hóa Tình". Ngườ i trí thức, biết rõ đượ c chân tướ ng của Vũ Tr ụ, biết đượ c chỗ phát sinhcủa sự vật là việc tất nhiên… thì khi gặ p việc sẽ không động cảm mà giữ đượ c vẻ thảnnhiên tr ầm t ĩ nh bên ngoài cũng như bên trong. Không động cảm, là không bị trói buộc,ngh ĩ a là đượ c tự do và hạnh phúc vậy. Tỉ như gió thổi ngói bay, r ớ t nhằm một đứa tr ẻ hoặc

một k ẻ lớ n. Đứa tr ẻ nóng giận, nguyền r ủa và quy tội cho miếng ngói vô tình; còn k ẻ lớ n,trái lại, biết là không lỗi nơ i đâu cả, cho nên không động cảm, không bực tức và nhờ  đó màchỗ đau cũng bớ t đau. Là vì, tri thức của ngườ i lớ n biết rõ cái lý do của miếng ngói r ớ t,nên" lấy Lý mà hóa Tình"," buồn vui vì đó mà không vào đặng cõi lòng!"Tr ở lên là bàn đến hạnh phúc tươ ng đối.

Còn muốn bàn đến hạnh- phúc tuyệt đối, thì phải bàn đến Tự- Do tuyệt đối.Muốn đi đến hạnh phúc tuyệt đối, tức là Tự Do tuyệt đối, thì cần phải dùng đến một thứ trithức siêu đẳng để mà đạt đến chỗ Huyền- đồng cùng vạn vật.Thiên Tiêu- Diêu- Du, sau khi bàn về hạnh phúc tiêu diêu của chim Bằng, cũng như củachim cưu, có nói đến Liệt- tử cỡ i gió mà đi…" Liệt- tử cỡ i gió mà đi, đi một cách êm ái

nhẹ nhàng, đi tr ọn mườ i lăm hôm mớ i về. Đó sống trong chỗ chí phúc và ngườ i như ông dễ thườ ng thấy có. Tuy khỏi phải đi, nhưng còn phải chờ …" Chờ cái gì? Gió. Như vậy, thì cái hạnh phúc của Liệt- tử cũng chưa đượ c gọi là tuyệt đối, là vì còn phải tùy

Page 22: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 22/73

www.ebook4u.vn 22

một điều kiện khác ở ngoài.Chỉ có những ai" thuận theo cái chánh của Tr ờ i Đất, nươ ng theo cái biến của lục- khí màrong chơ i trong cõi vô cùng; thì đó đâu còn phải đợ i cái gì nữa. Cho nên nói r ằng: bậc chínhân không thấy có mình, bậc thần nhân không nhớ  đến công tr ạng của mình, bậc thánhnhân không ngh ĩ  đến tên tuổi của mình." (Tiêu- Diêu- Du)

Trang tử, trên đây, tả hạng ngườ i hoàn toàn giải thoát, tức là ngườ i đã đạt đến hạnh phúctuyệt đối, bậc chí nhân đã huyền- đồng cùng tạo vật, nên không còn thấy mình nữa. Họ làngườ i đã vượ t lên trên những cặ p mâu thuẫn mà thế nhân thườ ng nhận thấy: phải quấy,vinh nhục, tr ướ c sau, cao thấtử, lớ n nhỏ, sanh tử… Họ là ngườ i đã giải quyết đượ c sự mâuthuẫn to tát nhất nơ i họ: tình và lý, tâm và trí, nội và ngoại, nh ĩ ngã. Không còn thấy có"nh ĩ ", tức là không còn thấy có" ngã", họ là ngườ i đã đạt đến tr ạng thái" vô- ngã". " Vôngã", nên cũng" vô- công" và " vô danh".Đã là" vô- k ỷ", " vô công"," vô danh" nên họ đã là Một vớ i Đạo." Đạo thì không làm màkhông có gì là không làm". Và nhân đó mà hành động của họ không còn gọi là hành độngcủa tư tâm tư dục nữa, mà là hành động của Đạo, của Chân- thế, của Vô- Ngã. Hành độngấy là hành động" Vô- vi" của Đạo nơ i ta vậy.

Để đi đến sự Huyền- Đồng, bậc Chân- nhân phải" biết quên thị phi" (tri vong thị phi) .Theo ngh ĩ a thông thườ ng của thế nhân thì" biết" là " biết" bằng sự phân biệt. Phải dứt bỏ lối nhận thức ấy để đi đến một thứ nhận thức siêu- đẳng khác mà các nhà Đạo- học gọi là"tri bất tri, thượ ng" (9) .Phùng hữu Lan gọi đó là" kinh nghiệm thuần túy" tức là kinh nghiệm của Vô Tri Thức, vàcũng là chỗ mà nhà Phật gọi là Hiện- lượ ng, Thiên- định, Thiển- tọa, và về sau phái Thần-tiên của Đạo- giáo gọi là T ĩ nh- tọa. Thuần túy kinh nghiệm, là sự thực nghiệm Đạo ở bảnthân, trong đó không còn cần đến suy lụân, đối đãi… mà nhận thức tr ực tiế p Thực tạikhông chủ khách, không nội ngoại vì những cặ p đối đãi ấy đã đồng nhất, và đã biến mấttrong tâm mình r ồi.Thiên Đại- Tông- Sư có đoạn văn này:" Nhan Hồi nói: Hồi đượ c thêm!Tr ọng- Ni hỏi: Là ngh ĩ a gì?

 Nhan Hồi nói: Tôi quên Nhân Ngh ĩ a.Tr ọng Ni nói: Đượ c, nhưng mà chưa tr ọn.Một hôm khác, lại ra mắt và nói:Hồi đượ c thêm.Là ngh ĩ a gì thế?Hồi quân Lễ Nhạc.Đượ c, nhưng chưa tr ọn.Một hôm khác nữa, lại ra mắt mà r ằng:

Hồi đượ c thêm.Là ngh ĩ a gì?Hồi" ngồi mà quên" r ồi.Tr ọng Ni ngạc nhiên hỏi:

 Ngồi mà quên, là thế làm sao? Nhan Hồi nói: Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng vớ i Đạo lớ n. đó gọi là" ngồimà quên" (tọa vong) .Tr ọng Ni nói:" Đồng, thì không còn tham muốn nữa; hóa, thì không thườ ng nữa. Quả Hồilà ngườ i hiền. Khưu nầy nguyện theo sau đó."Chươ ng đầu thiên Tề- Vật- Luận cũng có nói:" Quách Tử- K ỳ ngồi dựa ghế, ngửa mặt hà hơ i, bơ phờ như ngườ i mất bạn.

 Nhan- Thành Tử- Du đứng hầu tr ướ c mặt, thấy vậy, hỏi:" Sao mà hình hài có thể khiếnđượ c như cây khô, còn lòng thì có thể khiến đượ c như tro lạnh. Nay ngườ i ngồi trên ghế có phải là ngườ i ngồi trên ghế tr ướ c đây nữa không?

Page 23: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 23/73

www.ebook4u.vn 23

Tử- K ỳ nói:" Yển, câu hỏi của ngươ i đâu phải là không đúng! Ta nay đã mất bản ngã r ồi,ngươ i có biết không?..."Đây cũng là phép" tọa vong" để mà thực hiện sự huyền đồng vớ i bản thể của Đạo và đócũng là cứu cánh của Trang học: hễ" đồng" vớ i cái Sống chung của Vũ Tr ụ vạn vật thì sẽ không còn thươ ng ghét riêng tư, sẽ không còn tham muốn đèo bòng những Tánh Phận

ngoài mình nữa. Cho nên mớ i nói r ằng" đồng tắc vô hiếu dã" (10)Đạo học, theo Trang tử, không phải chỉ là một lối triết lý suông của lý trí, mà là một cuộcthực hiện hay thực nghiệm bản thân về Chân- Lý. Lờ i nói của Nhan- Hồi trong câuchuyện" tọa vong" trên đây có ngh ĩ a là Hồi đã đượ c cái Đạo bên trong bằng phép" truất-

 phế thông minh" và" bỏ lý trí". Nên để ý phân biệt điều này: bỏ sự hiểu biết không phải làkhuyên ta đừng hiểu biết. Có hai trình độ hiểu biết: biết cái biết thông thườ ng, cái biết củagiớ i nhị nguyên, cái biết trong vòng tươ ng đối của thị phi, thiện ác và biết về cái lẽ" bấtkhả tri", biết về bản thể, tức là cái biết về Tuyệt đối. Cái biết thông thườ ng của lý trí, củagiớ i nhị nguyên về thị phi, thiện ác đâu phải là không cần, trong khi ta vẫn còn hoạt độngtrong vòng" sắc tướ ng", nhưng, khi muốn nắm đượ c Đạo, ta cần phải vượ t lên khỏi nó.Trang tử gọi cái phép" vượ t lên" ấy bằng một chữ" Vong", ngh ĩ a là " Quên". ông nói:" Trí

vong thị phi, tâm chi thích dã". Ngườ i đượ c Đạo, không phải là ngườ i không biết thị phi,mà là ngườ i đã vượ t lên trên cả thị phi. Không biết thị phi, vớ i vượ t lên thị phi là hai điềukhác nhau xa. Cái" không biết" (bất tri) của đứa hài nhi, vớ i cái" không biết" của bậc đạtĐạo cũng khác nhau r ất xa vậy. Cái" không biết" ấy, mà Lão tử gọi là" Xích tử chi tâm"đừng có hiểu lầm đó là tâm tr ạng hỗn độn của đứa tr ẻ sơ sinh. Cho nên không nên hiểu chođó là cái học" ngu dân".Bở i không nhận thấy rõ ràng sự phân biệt đó mà phần đông học giả chuyên về Trang họcmớ i đề xướ ng thuyết" phục cổ" như ở Thiên Đạo Chích trong sách Trang tử (Xem Trang tử tinh- hoa) .Cái tri thức thông thườ ng về sắc giớ i không làm sao hiểu đượ c chân lý tuyệt đối, vì vậyTrang tử đề xướ ng sự" khử- tri" và" phế bỏ thông minh".Ở thiên Thiên Địa có đoạn:" Hoàng đế đi chơ i đến phía Bắc Xích Thủy, lên gò Côn- lôn,trông về hướ ng Nam tìm đườ ng tr ở về, thì bỏ r ơ i ngọc Huyền- châu. Sai Trí đi tìm, nhưngkhông tìm ra. Sai Ly- Châu (r ất tinh con mắt) đi tìm, nhưng cũng không tìm ra. Sai Khiết-Cờ u (ngườ i có tài hùng biện) đi tìm, nhưng cũng tìm không ra. Bèn sai Tượ ng- Võng.Tượ ng- Võng tìm ra. Hoàng đế nói: Lạ thay, chỉ có Tượ ng Võng mớ i tìm ra đượ c ngọcHuyền- châu sao!"Tượ ng- Võng là cái "có hình mà thực ra không có hình" tức là ám chỉ cái" Tâm hư không"tr ừu tượ ng siêu hình.Cũng không thể dùng đến sách vở kinh điển mà tìm đượ c Đạo, vì theo Trang tử, đó cũngchỉ là những" cặn bã của cá nhân" (11) mà thôi.

Lý luận, biện thuyết đều vô ích cả, nó chỉ làm cho lòng ta thêm tăm tối, cho thần minh mờ  ám." Nhiễm Cầu hỏi Tr ọng Ni:Có thể nào biết đượ c cái có tr ướ c Tr ờ i Đất không?Tr ọng Ni nói: Đượ c! Xưa cũng như bây giờ (12)

 Nhiễm Cầu rút lui, không hỏi nữa.Qua ngày hôm sau, lại ra mắt mà r ằng:Hôm tr ướ c tôi hỏi: có thể nào biết đượ c cái có tr ướ c Tr ờ i Đất chăng? Thì thầy dạy r ằng:Đượ c. Xưa cũng như nay. Tr ướ c kia, tôi tưở ng là tôi đã hiểu, nhưng hôm nay thì lại cảmthấy mù mịt. Dám xin hỏi ý Thầy nói như thế nào?Tr ọng Ni nói: Hôm tr ướ c ngươ i hiểu rõ là vì đã dùng đến cái thần minh mà nghe. Nay lại

cảm thấy mịt mù là vì đã dùng đến cái không phải thần minh mà cầu hiểu. (Trí Bắc Du)Cái mà Trang tử gọi" Thần" là ám chỉ cái khiếu biết tự nhiên (một thứ tr ực giác phát tự cáitâm" hư") , cho nên mớ i hiểu rõ liền. Về sau, vì dùng cái lý luận giả tạo chấ p nối của lý trí,

Page 24: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 24/73

www.ebook4u.vn 24

nên lòng thông cảm tự nhiên của tr ực giác mờ  đi. " Học giả, học k ỳ sở bất năng học (…) ; biện giả, biện k ỳ sở bất năng biện" (13) . Cái học mà Trang tử khuyên ta là" cái học màkhông sao học đượ c"; còn có biện luận thì" hãy biện luận cái không sao biện luận đượ c".Đó là cái học về thuần túy siêu hình, một thứ Tâm- học hoàn toàn.Cho nên chỉ có thực hiện đượ c cái đờ i sống tâm linh của ta, là mục đích tối cao của đờ i

sống con ngườ i. Trong sách Trang tử dẫy đầy những câu chuyện" thần- hóa" ấy." Nhan Thành Tử- Du nói vớ i Nam- Quách Tử- K ỳ:Từ ngày tôi nghe lờ i dạy của Thầy đượ c một năm, thì tôi thấy lòng tôi tr ở về mộc mạc đơ nthuần; đượ c hai năm, thì chạy theo Đạo; đượ c ba năm, thì thông lẽ Đạo; đượ c bốn năm, thìthấy tôi như một vật ngoại; đượ c năm năm, thì tiến đến mực; đượ c sáu năm, thì thấy dườ ngnhư có thần minh nhậ p thể; đượ c bảy năm, thì đượ c thần hóa (thiên thành) ; đượ c tám năm,thì không biết mình còn sống hay chết; đượ c chín năm, thì đã đến chỗ Đại Huyền- diệu"(Ngụ Ngôn) .Đó là những giai đoạn phải tr ải qua để đi đến một cuộc "thần hóa" hoàn toàn.Một đoạn khác ở thiên Đại- Tông- Sư lại nói rõ ràng hơ n:" Ba ngày, thì bỏ đượ c việc thiên hạ ra ngoài; (…) bảy ngày, thì bỏ đượ c sự thấy có ngoại

vật bên ngoài; (…) chín ngày, thì bỏ đượ c cái sống của mình ra ngoài (14) . Bỏ đượ c cáisống của mình ra ngoài thì mớ i đượ c" triêu triệt" (15) . " Triêu triệt" r ồi, mớ i nhận thấyđượ c cái Một. Thấy đượ c cái Một r ồi, mớ i không còn thấy có Xưa có Nay. Không còn thấycó Xưa có Nay r ồi, mớ i vào đượ c cõi không chết không sống."Cái tr ạng thái" hốt nhiên, đắc ngộ" ấy, có khi chỉ nhờ một lờ i nói mà đượ c:" nhứt ngôi nhinăng ngộ" (16) . Công phu dự bị thì lâu dài trong Vô thức, nhưng lúc" đắc ngộ" thì thật làmau lẹ như chớ  p nháng và làm biến đổi hẳn tâm thần trí não con ngườ i." Nhan Hồi nói: Khi chưa thần hóa, thì rõ là có Hồi thật. Nhưng khi đã đượ c thần hóa r ồi,thì thấy chưa hề có Hồi. Có thể gọi đó là" hư" chưa? (Nhơ n- Gian- Thế) .Cái thờ i k ỳ" đắc ngộ" thì mau lẹ như thế, nhưng cần phải có một thờ i k ỳ chuẩn bị, tức là tuluyện. Thờ i k ỳ ấy, Trang tử gọi là" tâm trai", tức là sự chay tịnh của lòng.ở thiên Nhơ n- Gian- Thế, Trang tử miêu tả r ất rõ lẽ ấy:Hồi nói: Dám xin hỏi thế nào là" chay tịnh của lòng?"Tr ọng Ni đáp: Hãy chuyên tâm nhất chí. đừng nghe bằng tai, mà nghe bằng lòng. Đừngnghe bằng lòng, mà nghe bằng khí. Điều gì mình nghe, thì hãy để nó ở ngoài tai, còn lòngthì hợ  p nhất nó lại. Thần khí phải hư, hư mớ i nhận đượ c Đạo; hư tức là" chay lòng" đấy!"Đó là cả một chươ ng trình" chay tịnh": từ bỏ tất cả ngoại vật, sống giản dị, làm cho tâm tríđồng nhất vớ i mọi sự mọi vật, " chuyên tâm bão nhất" cho lòng đượ c tr ống không hư tịnh,không còn bị ảnh hưở ng gì của vật ngoài nữa cả. Như vậy mớ i mong đạt đến tr ạng tháihuyền- đồng vớ i chân thế tuyệt đối của mình. Cốt yếu là để cho lòng đạt đến" chân không"mớ i mong thần hóa đượ c (17) .

Và, nhân thế mà phần đông những k ẻ theo về vớ i Đạo- học, bao giờ cũng khở i đầu bằngcách lánh xa cuộc sống phồn hoa xã hội, thích ở những nơ i tịch- mịch thiên nhiên:" Khổng- tử bèn từ biệt bè bạn, từ bỏ học trò, tr ốn vào chẩm lớ n, mặc áo cừu, áo vải, ăn hạtgắm, hạt dẻ. Chen vào đám muông mà không làm lọan đàn, chen vào đám chim mà khônglàm lọan hàng (tức là hòa đồng vớ i vạn vật) . Chim muông còn không ghét bỏ, huống chi lacon ngườ i (Sơ n- Mộc) .Tuy nhiên, lánh đờ i có khi cũng chưa đủ để gọi là thoát đượ c khỏi ảnh hưở ng của đờ i. ở  trong đờ i mà không để cho thân tâm lụy vì đờ i, mớ i thật là ngườ i làm chủ đượ c hoàn cảnh,mớ i thật là ngườ i tự do. Sự thản nhiên dứt bỏ đối vớ i thế sự khở i nơ i lòng giác ngộ củamình tr ướ c nhất: đâu cần phải xa lánh cuộc đờ i mớ i dứt đượ c lòng nô lệ quyến luyến.ở thiên ứng- Đế- Vươ ng, Trang tử có nói:" (…) Liệt- tử ba năm không ra ngoài. ở nhà nấu

cơ m cho vợ , nuôi heo cung kính như nuôi ngườ i, và không thiết đến việc gì nữa cả (để màtiêu diệt cái lòng tự kiêu tự ái của mình đi) . Phá bỏ tất cả mọi trang sức giả tạo để cho tấmlòng tr ở về cõi thuần phác tự nhiên. Thành như cục đất, giữa cảnh náo nhiệt mà lòng vẫn

Page 25: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 25/73

www.ebook4u.vn 25

không náo động. Như thế đến tr ọn đờ i mình…"Trong con đườ ng" huyền học", giai đoạn" tâm trai" nầy là khó khăn gay go nhất vì mình

 phải chịu đựng một cuộc tranh chấ p khổng lồ ở nội tâm giữa cái" ta xã hội" và cái" Chânthế" của ta, ngh ĩ a là giữa cái mà Trang tử gọi là Thiên và Nhơ n (Tr ờ i và ngườ i) .Cắt ngh ĩ a chữ Thiên và Nhơ n, Trang tử có nói:" Bò ngựa bốn chân, đó là Tr ờ i (Thiên) (18)

. Khớ  p đầu ngựa, xỏ mũi trâu, đó là ngườ i (Nhơ n) (19) (…) đừng lấy ngườ i mà giết tr ờ i(…) Giữ cẩn thận, đừng để mất thiên chân, thế gọi là tr ở về cái Chân của mình." (Thu-Thủy)

 Nhơ n, tức là nhơ n- tạo, là ám chỉ những ướ c lệ giả tạo của xã hội để ràng buộc con ngườ ivào một khuôn khổ, tức là những cái mà Khổng- học gọi là Nhân, Ngh ĩ a, Lễ, Trí, Tín…luân- lý, Đạo đức, pháp độ, dù r ấ có lợ i cho con ngườ i trong giai đoạn" tri thị phi, tri thiệnác", nó tr ở lại thành một chướ ng ngại vật cho giai đọan giải thóat", tức là giai đoạn" vongthị phi, vong thiện ác", giai đoạn mà " Chân thế" đã đến lúc tr ưở ng thành, đủ sức" tự sinh,tự hóa.’ Vì thế Trang tử mớ i có nói:" Tri vong thị phi, tâm chi thích dã". biết quên sự phảiquấy, đó là cái tâm của mình thông suốt r ồi vậy. Bảo r ằng: biết quên, tức là phải có biết,r ồi sau mớ i vượ t lên sự hiểu biết mà quên đi. Muốn giải thoát, con ngườ i tr ướ c hết phải tr ải

qua giai đoạn nhận thức rõ ràng cái Bản ngã của mình: không bao giờ  đi đến giải thoát màchưa từng nhận thức và sống trong Bản Ngã một cách sâu xa. Bản ngã là nguồn gốc củađau khổ, vì nó cố gắng sống riêng ngoài cái Sống- một cuả tâm hồn. Nhưng bản tánh củanó là "hữu- thức", vì có " hữu thức" mớ i có thể chia phân. Hữu thức phải đến trình độ cùngcực của nó, mớ i có thể đi vào cái Sống của Vô thức. Bản ngã là Âm, hễ Âm cực mớ iDượ ng sinh. Dươ ng là ám chỉ cái Chân thế của mình. Như trên đã nói: Bản ngã là nguồngốc của đau khổ. Muốn đi đén tr ạng thái Vô- thức, phải làm cho tan vỡ cái vỏ bao ngoài, làBản ngã. Làm tan vỡ nó, sẽ phải đau khổ để mà thoát xác, " phải chết, r ồi mớ i đượ c Phụcsinh:, đó là ý ngh ĩ a của câu chuyện Đấng Cứu- Thế (Jésus) phải chịu chết đóng đinh trêncây Thậ p- giá, để r ồi đượ c phục sinh và lên tr ờ i. Vì vậy mớ i có câu khẩu hiệu này của cácnhà huyền học Thiên chúa giáo:" chết trên cây thậ p giá của mình". Triết học Đông phươ ng

 bảo" vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản", " chết để mà sống lại", đó là điều ám chỉ đến việclàm cho" chết" bản ngã đi, để phục hồi chân tính.

 Nhà Đạo học ấn độ hiện đại là J. Krisnamutri cũng có nói rõ ràng hiện tr ạng ấy:" Tiếng nóicủa tôi là tiếng nói của sự Hiểu biết thâm sâu, do một sự đau khổ tuyệt vọng mà có"Bản ngã chưa chín mùi, chưa có thể r ụng. đau khổ chưa đến chỗ tuyệt vờ i, khó mà giácngộ (20) .Bản- ngã (cả cái bản ngã xã hội un đúc nó) có thể ví như cái vỏ tr ứng gà, đối vớ i con gàcon đang thờ i k ỳ chưa nở . Cái vỏ bao ngoài là cần thiết cho cái sống của con gà trong khinó chưa thành hình đầy đủ, nhưng khi con gà con đã đến độ tr ưở ng thành, có thể sống tiế pxúc ngay vớ i ánh sáng và không khí bên ngoài, thì cái vỏ bao ngoài kia lại tr ở thành một

chướ ng ngại vật mà nó phải phá vỡ ra, vì đó là tất cả vấn đề sanh tử của nó lúc bấy giờ .Hột lúa chỉ làm xong sứ mạng của nó khi nào nó tr ở thành cây lúa, ngh ĩ a là để có thể tr ở  thành cây lúa, nó phải" chết" cái đờ i sống hột giống của nó đi, thì nó mớ i hoàn thành đượ csứ mạng của nó.Bở i vậy, tr ướ c đây Trang tử mớ i có bảo:" Phá bỏ tất cả mọi trang sức giả tạo bên ngoài để cho tấm lòng tr ở về cõi thuần phác tự nhiên" (ứng- Đế- Vươ ng) . Và" đừng lấy ngườ i màgiết Tr ờ i" (Thu- Thủy) . Ngườ i đây là cái" ta xã hội" tạo thành, còn Tr ờ i tức là chân thế.

 Nhận rõ đượ c như thế, ta sẽ không lấy gì làm lạ mà thấy r ằng suốt bộ Nam- Hoa- Kinh,Trang tử bao giờ cũng cực lực phản đối cái học của Khổng, Mặc, và đề cao thiên nhiên màđả kích" nhân vi hay nhân tạo". Cái học của Trang tử, cũng như của Lão tử, là cái học giảithóat, tiêu diệt Bản ngã để thực hiện con ngườ i " vô k ỷ, vô cùng, và vô danh", tức là cái

học thuyết về giai đoạn thứ hai trong cuộc thiên diễn của đờ i ngườ i để hoàn thành sứ mạngcon ngườ i của mình trong Tr ờ i Đất:" Ta nay đã mất Bản ngã r ồi, ngươ i có biết chăng?"(Tề- Vật- Luận) .

Page 26: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 26/73

www.ebook4u.vn 26

Tóm lại, sự chống đối, đả kích của Trang tử chẳng qua là việc làm của" con gà con" đã đếnthờ i k ỳ nở : phá vỡ cái vỏ bọc ngoài của quả tr ứng để giải thoát. chỉ có thế thôi.

Đi ra, r ồi tr ở lại, đó là con đườ ng của Đạo mà Lão tử đã nói:" Phản giả, Đạo chi động". Đi

ra, là con đườ ng trong giai đoạn đầu để đi đến sự tạo thành một Bản- ngã đầy đủ; đi về, làcon đườ ng" phục k ỳ bản", " phản k ỳ chân", tiêu diệt bản ngã.Con đườ ng tr ướ c là con đườ ng sống chia phân của nội tâm: Tâm Trí, Nhi Ngã, Thị Phi,Thiện ác…Con đườ ng thứ hai, là con đườ ng" tr ở về" nguồn Sống Một, con đườ ng hợ  p nhất lại nhữnggì đã bị chia chẻ…Đó là con đườ ng giải thoát. Hai con đườ ng trên đây trong đờ i sống củacon ngườ i là cat hai thế giớ i riêng biệt và nghịch hẳn nhau. Con đườ ng tr ướ c ngườ i ta gọilà con đườ ng" tiến" thì con đườ ng sau phải gọi là con đườ ng" thối". Lão tử có nói:" Vi họcnhật ích, vi Đạo nhật tồn…" Từ bên thế giớ i nầy sang qua thế giớ i bên kia, nhà Phật gọi là"đáo bỉ ngạn" (đến bờ bên kia) .Hai thế giớ i đã khác nhau, thì sự hoạt động tri thức trên những vùng tinh thần ấy cũng phải

khác nhau: ở giớ i nhị nguyên thì phải dùng lý trí, nhưng khi bướ c chân vào ngưỡ ng cửacủa giớ i nhất nguyên thì không còn dùng đến dụng cụ tri thức kia, là lý trí đượ c nữa, mà

 phải dùng đến một năng khiếu đặc biệt khác là tr ực giác (21) . Trang tử gọi là" đại tri" vànhà Phật gọi là Trí" Bát nhã", hay là Trí- huệ bát nhã.

 Như vậy, nhãn quang của ngườ i bướ c qua giai đoạn giải thoát là nhãn quang nghịch hẳnvớ i nhãn quang của ngườ i còn sống trong giai đoạn chấ p có một cái ta riêng biệt (nhị nguyên) .Giai đoạn nầy (giai đoạn nhị nguyên) có hai thờ i k ỳ: thờ i k ỳ phôi thai của bản ngã và thờ ik ỳ tr ưở ng thành của bản ngã.Trong thờ i k ỳ thứ nhất, con ngườ i còn sống theo quần đoàn, sống theo tạ p quán, theo ảnhhưở ng của ngườ i chung quanh, chưa có cá tánh đặc biệt. Họ chỉ biết bắt chướ c và khôngdám suy ngh ĩ khác hơ n những giáo lý, tôn giáo hay chế độ giáo dục đươ ng thờ i: họ hoàntoàn là sản phẩm của xã hội chung quanh.Thờ i k ỳ thứ hai là thờ i k ỳ tr ưở ng thành của bản ngã. Bắt đầu cá nhân có những tư cáchchống đối xã hội, không chịu mù quáng thuận theo một cách nô lệ bất cứ một mạng- lệnhnào, một lề lối cựu ướ c nào của chế độ luân- lý, tôn giáo, xã hội đã qua hoặc đươ ng thờ ichi phối. Họ có những tư tưở ng cách mạng và độc đoán. Vách thành của truyền thống, củatạ p tục bắt đầu r ạn nứt. Họ dám suy ngh ĩ theo mình, bắt đầu hoài nghi, và can đảm đem tấtcả mọi vấn đề mà đặt lại. Họ không thụ động nữa, trái lại đề cao đến tột độ chủ ngh ĩ a cánhân đủ mọi phươ ng diện. Họ tìm đủ mọi cách để đề cao đờ i sống độc lậ p tinh thần, khôngchịu tôn thờ một quyền thế vật chất tinh thần nào cả ngoài mình. Độc lậ p, tân- k ỳ, sáng tạo,

tự do, đó là bốn đặc điểm của con ngườ i tinh thần của họ. Nhưng, một ngày kia, bản ngã của họ phát triển đến mức cùng tột, họ lại cảm thấy họ bọ ràng buộc trong những công trình sáng tạo của họ, ngh ĩ a là họ cảm thấy họ bị nô lệ lấynhững giá tr ị giả tạo mà chính họ đã bày ra. Tất cả những giá tr ị của xã hội văn minh ngàynay, như những giá tr ị về luân- lý, đạo đức, văn hóa, xã hội mà họ đã bày ra, phải chăngđều có công dụng là trói buộc họ vào những khuôn khổ quá chật hẹ p của một ảo vọng đầutiên vô cùng quan tr ọng: Bản ngã. Bấy giờ , họ bắt đầu đi qua giai đoạn thứ ba, là vượ t lêntrên cái Bản ngã ảo tưở ng ấy, tức là họ bướ c qua con đườ ng Giải thoát.Giai đoạn nầy không phải là giai đoạn đi đến sự thực hiện siêu nhân, mà để thực hiện tr ạngthái tự nhiên của một con ngườ i " viên mãn", một con ngườ i " vô ngã", hay nói theo Trangtử, con ngườ i" chân- nhân". Giai đoạn này " phản" lại giai đoạn trên: Cách nhận thức, suy

luận đều nghịch hẳn vớ i những cách nhận thức, suy luận nhị nguyên như trong giai đoạntr ướ c. Cách lậ p ngôn vì thế cũng khác hẳn. Cũng như bên Thiền- tông Phật giáo, ngườ i tadùng đến phép lậ p ngôn vô cùng đặc biệt nầy là hay nói ngượ c lại tất cả những lối suy ngh ĩ  

Page 27: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 27/73

www.ebook4u.vn 27

thông thườ ng để mà phá tan cái" tậ p niệm nhị nguyên". Phải có tr ải qua một cuộc đại cáchmạng tư tưở ng, xáo tr ộn và lật ngượ c tất cả mọi vấn đề thườ ng thức trong đờ i, mớ i mong"

 phá tan" đượ c cái ác- tậ p suy ngh ĩ theo nhị nguyên, mớ i nhận rõ đượ c cái Chân- tướ ng củasự vật.

 Như vậy, phần đông ngườ i ta, nếu sở d ĩ còn trách cái giọng văn" khinh thế ngạo vật" của

nhóm Trang học, cho r ằng lờ i văn nhiều khi tr ịch thượ ng và quá bạo, không có vẻ dịu dànghòa nhã và khiêm tốn đối vớ i tư tưở ng của Nho Mặc, đại diện tư tưở ng nhị nguyên, là vìngườ i ta chưa ý thức đượ c phép lậ p ngôn của các nhà Đạo học Đông phươ ng, của LãoTrang và nhất là của Thiền- tông, thườ ng vụ lấy chỗ làm cho thức tỉnh, chứ không còn phảivụ lấy sự ru- ngủ cái bản ngã của con ngườ i nữa. Sự va chạm nặng nề đối vớ i thành kiến làmột trong những phươ ng pháp để giúp cho ngườ i dễ tỉnh ngộ.

Tóm lại, ba mươ i ba thiên của sách Trang tử, tuy ngh ĩ a lý sâu r ộng, nhưng chỉ có sáu thiênđầu, là Tiêu- Diêu- Du, Tề- Vật- Luận, Dưỡ ng- Sinh- Chủ, Đức- Sung- Phù, Đại- Tông- Sư và ứng- Đế- Vươ ng của Nội thiên là bao quát đượ c tất cả yếu chỉ của toàn thể bộ sách. Cácthiên chươ ng trong Ngoại và Tạ p- thiên r ất có thể có một số ít do tay Trang tử viết ra, k ỳ 

dư đều do các bậc hậu học của phái Lão Trang thuật lại để diễn đạt thêm cái đại ngh ĩ a củasáu thiên đầu.Tiêu- Diêu- Du thì bàn về tự do tuyệt đối; còn Tề- Vật- Luận thì nói về bình đẳng tuyệtđối. Thật ra thì chỉ có hai thiên nầy là nền tảng của cả học thuyết Trang tử mà thôi. Cácthiên khác trong Nội thiên cũng đều là những ý tưở ng phụ thuộc dùng để diễn đạt cái đại ýcủa hai thiên nầy mà thôi.Chú thích:(1) Tự là Tứ- Huyền (mất vào khoảng 312 TL K ỷ- nguyên) .(2) đắc Nhất(3) Chứ không phải của mình thụ lãnh nơ i xã hội, luân lý, chế độ, nơ i văn minh giả tạo của

con ngườ i bày ra.(4) Thiên- tr ạch là chọn lọc thiên nhiên, thuyết của Darwin trong bộ" Vật chủng Nguyên

thủy"(5) Tiến- Hoá là một sự Biến, một sự Động- và thêm vào một thực tr ạng ấy là một ý kiến

chủ quan là đi theo một khuynh hướ ng nào.(6) Đức Sung Phù có câu:" Sanh tử, tồn vong, cùng đạt, bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự 

cơ khát, hán thử: thì sự vi biến, mạng chi hình dã. Nhật dạ tươ ng đại hồ tiền, nhi tri bấtnăng giai hồ k ỳ thủy giả dã ". (Chết sống, còn hết, cùng đạt, nghèo giàu, hiền và bất tiếu,chê khen, đói khát, nóng lạnh: đó là cái biến của vật, cái chuyển của Mạng. Ngày đêm thay

 phiên tiế p nối tr ướ c mặt ta mà trí thông minh của ta không sao nhận thấy đượ c đâu là chỗ khở i đầu. "

(7) thích nhơ n chi thích, nhi bất tự thích k ỳ thích dã: chạy theo cáo thích của ngườ i màkhông tự mình chạy theo cái thích của mình.(8) Thươ ng sinh: làm tổn hại đến sinh mạng.(9) Tri bất tri, thượ ng: biết cái không thể biết đượ c (" bất khả trí") , tức là Đạo. (Đạo- Đức-

Kinh) .(10) Đồng vớ i Đạo, nên không còn tham muốn nữa.(11) Trang- tử: Thiên Thiên Đạo (cổ nhơ n chi tao phách)(12) Cổ du kim dã: cái xưa, thì cũng như cái bây giờ (ám chỉ Đạo v ĩ nh viễn, bất biến… có

từ vị thủy và hiện nay cũng không thay đổi) , ngườ i Pháp gọi là" Présent EternelImmuàble".(13) Canh Tang Sở .

(14) Ngh ĩ a là không còn biết có mình nữa.(15) Triêu- triệt: một sự thông hiểu thấu triệt sự vật như ánh sáng buổi ban mai, tức là mộtthứ" tr ực quan kiến độc", nhận thấy đượ c cái Chân Thế (Sống Một) .

Page 28: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 28/73

www.ebook4u.vn 28

(16) Liệt- tử, thiên Lực- Mạng.(17) Xem cái Dũng của thánh nhân (cùng một tác giả) phép t ĩ nh tọa của Cươ ng- Điền

(Phụ- Lục) .(18) Thiên: thiên nhiên(19) Nhơ n: nhơ n tạo, là của ngườ i bày ra.

(20) Dịch- kinh:" vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản" và Liệt tử ở thiên Tr ọng Ni cũngnói:" vật bất cai giả, tắc bất phản". Vật mà không đến mức cùng của nó thì không biến tr ở  lại. Hai câu cùng đồng một ý ngh ĩ a. Muốn" tr ở về" (phản) phải để cho bản ngã phát triểnđến cực độ của nó, thì nó mớ i" phản biến" mà mất đi (âm cực Dươ ng sinh ở quẻ Phục) .(21) Tr ực giác: là dùng theo danh từ ngày nay, nó không phải là một thứ giác quan như 

ngườ i ta thườ ng gọi là " giác quan thứ sáu", hay thứ tr ực giác theo Bergson. Thứ tr ực giáctheo Bergson cũng chỉ họat động trong" dòng" sắc tướ ng (nói theo danh từ nhà Phật) chưathật là cái tr ực giác của Đại- tri, của Bát- Nhã.

 NAM- HOA- KINH NỘI- THIÊN

TIÊU- DIÊU- DU

HỌC THIẾT CỦA TRANG TỬ 2

A. Bắc minh(1) hữu ngư, k ỳ danh vi Côn(2). Côn chi đại, bất tri k ỳ k ỷ thiên lý dã. Hóa nhivi điểu, k ỳ danh vi Bằng(3). Bằng chi bối, bất tri k ỳ k ỷ thiên lý dã. Nộ nhi phi, k ỳ dựcnhượ c thùy thiên chi vân. Thị điểu dã, hải vận tắc tươ ng tỷ ư Nam minh. Nam minh giả,thiên trì dã. Tề Hài(4) giả, chí quái giả dã. Hài chi ngôn viết: Bằng chi tỷ ư Nam Minh dã,thủy kích tam thiên lý, đoàn phù diêu(5) nhi thượ ng giả cửu vạn lý, khứ d ĩ lục nguyệt tức

giả dã.Dã mã(6) dã, tr ần ai dã, sinh vật chi d ĩ tức tươ ng xuy dã. Thiên chi thươ ng thươ ng, k ỳ chính sắc da, k ỳ viễn nhi vô sở chí cực da? K ỳ thị hạ dã, diệc nhượ c thị tắc d ĩ h ĩ .Thả phù thuỷ chi tích dã bất hậu, tắc phụ đại châu dã vô lực. Phúc bôi thủy ư ao đườ ng chithượ ng, tắc giớ i vi chi châu, trí bôi yên tắc giao, thủy thiển nhi châu đại dã. Phong chi tíchdã bất hậu, tắc k ỳ phụ đại dực dã vô lực, cố cửu vạn lý, tắc phong tư tại hạ h ĩ , nhi hậu nãikim bồi(7) phong, bồi phụ thanh thiên, nhi mạc chi yểu ứ(8) giả, nhi hậu nãi kim tươ ng đồ 

 Nam.Điêu (9) dữ học cưu(10) tiếu chi viết: Ngã quyết khở i nhi phi thươ ng du phươ ng, thờ i tắc

 bất chí, nhị khống ư địa nhi d ĩ h ĩ . Hề d ĩ chi cửu vạn lý nhi nam vi. thích mảng thươ ng(11)giả, tam xan nhi phản, phúc du quả nhiên. Thích bách lý giả, túc thung lươ ng. Thích thiên

lý giả, tam nguyệt tụ lươ ng.Chi nhị trùng, hựu hà tri?Tiểu trí bất cậ p đại trí.Tiểu niên bất cậ p đại niên.Hề d ĩ tri k ỳ nhiên dã?Triêu khuẩn(12) bất tri hối sóc(13) huệ cô(14) bất tri xuân thu. Thử tiểu niên dã. Sở chinam hữu minh linh(15) giả, d ĩ ngũ bách tuế vi xuân, ngũ bách tuế v ĩ thu. Thượ ng cổ hữuđại xuân(16) giả, d ĩ bát thiên tuế vi xuân, bát thiên tuế vi thu. (Thử đại niên dã). Nhi Bànhtổ(17) nãi kim d ĩ cửu đặc văn, chúng nhơ n thất chi, bất diệc bi hồ!

Chú thích:

Page 29: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 29/73

www.ebook4u.vn 29

(1) Bắc minh, cũng viết là bắc hải: biển Bắc.(2) Côn: gốc là tên một thứ cá nhỏ, nhưng Trang- tử lại dùng để chỉ một thứ cá hết sức lớ n.(3) Bằng: gốc là tên loài chim phụng, Trang- tử lại dùng để chỉ một thứ chim r ất lớ n.(4) Tề- Hài: Tên của một quyển sách, chép những việc k ỳ quái.(5) Dã mã: là một thứ hơ i đất ngoài đồng ruộng. Theo Thích Văn: mùa xuân, hơ i nướ c trên

mặt ao đầm. Trên cao nhìn xuống, thấy như bầy ngựa r ừng, nên gọi là dã- mã. Tr ần ai:Tr ần, là bụi đất; Ai, là bụi nhỏ.(6) Phù dao(diêu): một thứ gió r ất mạnh từ dướ i hốt lên trên không trung(gió tr ốt).(7) Bồi: cũng đọc là bằng. Bằng, tức là cỡ i lên. Chim Bằng ở trên lớ  p gió lớ n kia, nên gọilà cỡ i gió(bằng phong).(8) Yểu ứ: yểu là gãy; ứ là dừng lại, ngăn lại. Yếu ứ tức là tr ở ngại.(9) Điêu là con ve(thiền) hay là ve núi.

(10) Học cưu: Theo Tư- Mã- Bưu là một thứ chim nhỏ, nhỏ hơ n con chim cưu(11) Mãng thươ ng: cánh đồng k ề cận.(12) Triêu khuẩn: một thứ nấm sớ m nở chiều tàn.(13) Hồi sóc: sóc, là ngày đầu tháng; hối, là ngày cuối tháng. ở  đây hồi là buổi tối, sóc là

 buổi mai.(14) Huệ cô: là con ve trên núi mùa xuân sanh ra, mùa hạ chết, mùa hạ sinh ra, mùa thuchết.(15) Minh linh: tên một thứ cây mọc ở Giang Nam(Từ- Nguyên). Bản của Nhượ ng Tônglại dịch là" giống rùa Minh- linh" là sai.(16) Đại- Xuân: tên một thứ cây mọc ở Giang- Nam.(17) Tươ ng truyền Bành tổ, tên là Khanh, tôi của vua Nghiêu, sống từ đờ i Ngu- Hạ, đếnđờ i Thươ ng, và thọ 700 năm.

TIÊU-DIEU-DU

DỊCH NGHĨA:

TIÊU- DIÊU- DUA. Tại biển Bắc có con cá Côn, lớ n không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra chim Bằng:lưng của chim Bằng lớ n cũng không biết mấy nghìn dặm. Vỗ cánh mà bay, cánh nó sè ranhư mây che r ợ  p một phươ ng tr ờ i. Biển động, Bằng bèn bay sang biển Nam: biển Nam làAo- Tr ờ i.Tề Hải, sách chép các việc k ỳ quái nói: chim Bằng, lúc bay qua biển Nam, cánh đậ p làmcho sóng nướ c nổi lên ba nghìn dặm dài; nó nươ ng theo gió tr ốt mà cất lên chín muôn dặmcao, và bay luôn sáu tháng mớ i nghỉ.

Cái mà ta thấy trên không kia có phải là bầy" ngựa r ừng" chăng, hay là bụi tr ần? Hay là cáihơ i thở của muôn vật nổi lên? Còn màu tr ờ i xanh xanh kia có phải là màu thật của nókhông, hay chỉ là màu của vô cùng thăm thẳm? Thì cái thấy của con chim Bằng bay trênmây xanh dòm xuống dướ i đây cũng chỉ như thế mà thôi.Vả lại, nướ c không sâu thì không sức chở thuyền lớ n. đổ một chung nướ c nhỏ vô một cáihủng nhỏ trong nhà, lấy một cọng cỏ thả lên làm thuyền, thì thuyền tự nổi; nếu lại lấy cáichung ấy làm thuyền mà thả lên, thì thuyền phải tr ịt. Là tại sao? tr ị nướ c không sâu màthuyền thì lớ n. Cũng như lớ  p gió không dầy thì không đủ sức chở nổi cánh lớ n của chimBằng. Bở i vậy chim Bằng khi bay lên chín muôn dặm cao là cỡ i lên lớ  p gió ở dướ i nó.Chừng ấy, lưng vác tr ờ i xanh, không gì ngăn tr ở , nó bay thẳng qua Nam.

Một con ve và một con chim cưu nhỏ thấy vậy, cườ i nói:" Ta quyết bay vụt lên cây du, cây phươ ng. Như bay không tớ i mà có r ơ i xuống đất thì thôi, chứ không sao! Bay cao chínmuôn dặm, sang qua Nam mà làm gì? Ta thích bay đến mấy cánh đồng gần đây, ăn ba

Page 30: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 30/73

www.ebook4u.vn 30

miếng no bụng, r ồi về. Nếu ta đến chỗ xa tr ăm dặm, thì ta có lươ ng thực mỗi ngày. Cònnếu ta đến chỗ xa nghìn dặm, thì ta có ba tháng lươ ng thực."

Hai con vật ấy, mà biết gì?K ẻ tiểu trí sao k ị p ngườ i đại trí. K ẻ tuổi nhỏ sao k ị p ngườ i tuổi lớ n.

Sao mà biết đượ c thế? nấm mai biết gì đượ c hồi sóc, ve sầu biết sao đượ c xuân, thu! Đóđều là hạng tuổi nhỏ cả. Phươ ng Nam nướ c Sở có cây minh- linh, sống một xuân là nămtr ăm năm ; một thu là năm tr ăm năm. Thượ ng cổ có cây đại- xuân sống một xuân là támnghìn năm, một thu là tám nghìn năm.(đó là hạng tuổi lớ n). Lâu nay từng nghe danh sốnglâu của Bành tổ. Hễ nói đến sống lâu, thì ngườ i đờ i thườ ng đem đó mà so sánh, như thế không đáng buồn sao?B. Thang chi vấn Cấc dã thị d ĩ . Cùng phát chi bắc, hữu minh hải giả, thiên trì dã. Hữu ngư yên, k ỳ quảng sổ thiên lý, vị hữu tri k ỳ tu giả, k ỳ danh vi Côn. Hữu điểu yên, k ỳ danh viBằng, bối nhượ c Thái Sơ n, dực nhượ c thùy thiên chi vân, đoàn phù diêu dươ ng giác nhithượ ng giả cửu vạn lý, tuyệt vân khí, phụ thanh thiên, nhiên hậu đồ Nam thả thích Namminh dã. Xích yển[ii] tiếu chi viết: Bỉ thả hề thích dã. Ngã đằng dượ c nhi thượ ng bất quá

sổ nhẫn chi hạ, ngao tườ ng bồng hao chi gian, thử diệc phi chi chí dã. Nhi bỉ thả hề thíchdã. Thử tiểu đại chi biện[iii] dã.DỊCH NGHĨA:B. Lờ i ông Thang hỏi ông Cấc, cũng thế. Miền Bắc hoang lạnh có cái biển gọi là Minh-hải, tức là Ao Tr ờ i. Có con cá lớ n tớ i mấy nghìn dặm, chưa ai biết nó dài đến bao nhiêu,tên là Côn. Có con chim, tên là Bằng, lưng như núi Thái, cánh tợ vừng mây che một

 phươ ng tr ờ i. Chim nầy theo gió tr ốt cuộn như sừng dê mà lên chín muôn dặm cao, tuyệt bóng mây- mù, đội tr ờ i xanh biếc, bấy giờ nó mớ i bay về biển Nam. Một con chim ở hồ nhỏ cườ i nói: đó bay chi cao xa lắm vậy? Ta bay nhảy bất quá vài chục thướ c cao, ngao dutrong đám cỏ bồng cỏ hao. Bay đến thế cũng là đúng mực lắm r ồi. Còn đó bay chi cao xalắm vậy?Đó là chỗ phân biệt giữa lớ n và nhỏ.C. Cố phù trí hiệu nhất quan, hạnh tỉ nhất hươ ng, đức hợ  p nhất quân năng tr ưng[iv] nhấtquốc giả, k ỳ tự thị dã, diệc nhượ c thử h ĩ . Nhi Tống Vinh tử du nhiên tiếu chi, nhi bất giakhuyến, cử thế nhi phi chi, nhi bất gia thư, định hồ nội ngoại chi phận[v], biện hồ vinhnhục chi cảnh[vi], tư d ĩ h ĩ . Bỉ k ỳ ư thế, vị sát sát nhiên dã, tuy nhiên du hữu vị thọ[vii] dã.Phù Liệt tử[viii] ngự phong nhi hành lãnh nhiên[ix] thiện dã, tuần hữu ngũ nhật nhi hậu

 phản. Bỉ ư trí phúc[x] giả, vị sát sát nhiên dã. Thử tuy miễn hò hành du hữu sở  đãi giả dã[xi].

 Nhượ c phù thừa thiên địa chi chánh nhi ngự lục khí chi biến[xii], d ĩ du vô cùng giả, bỉ thả ô hồ đãi tai. Cố viết: chí nhơ n vô k ỷ, thần nhơ n vô công, thánh nhơ n vô danh[xiii].

DỊCH NGHĨA:C. Cho nên, k ẻ có tài trí đủ làm nổi một tướ c quan, hanh hơ n cả một làng, (thì) đức (sẽ)không khác nào một vị vua đượ c lòng tin của cả nướ c, (nếu biết) tự xem như đấng làm vuakia vậy.

 Nhưng Vinh- tử nướ c Tống lại còn cườ i chê đó. Vả, đờ i có khen cũng không khích lệ, màđờ i có chê cũng không ngăn đón đượ c: họ đã định rõ cái phận của trong ngoài, phân biệtcái cảnh của vinh nhục r ồi đấy. Trong đờ i, hạng ngườ i như thế cũng dễ thườ ng thấy có.Tuy vậy, đức của họ cũng chưa đượ c vững.Liệt- tử cưỡ i gió mà đi, đi một cách êm ái nhẹ nhàng, đi tr ọn mườ i lăm hôm mớ i về. Đósống trong chỗ chí phúc và ngườ i như ông dễ thườ ng thấy có. Tuy khỏi phải đi, nhưng cònchỗ phải chờ .

Đến như thuận theo cái chánh của Tr ờ i Đất, nươ ng theo cái biến của lục khí mà dong chơ itrong cõi vô cùng: thì đó đâu còn phải chờ  đợ i cái gì nữa. Cho nên nói r ằng: bậc chí nhơ n

Page 31: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 31/73

www.ebook4u.vn 31

không thấy có mình, bậc thần nhơ n không nhớ  đến công mình, bậc thánh nhơ n không ngh ĩ  đến tên mình.D. Nghiêu nhượ ng thiên hạ ư Hứa Do, viết: Nhật Nguyệt xuất h ĩ , nhi tướ c hỏa[xiv] bất tức,k ỳ ư quang dã bất diệc nan hồ? Thờ i vũ giáng h ĩ nhi du tẩm quán, k ỳ ư tr ạch dã bất diệclao hồ? Phu tử lậ p nhi thiên hạ tr ị, nhi ngã du thi[xv] chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí

thiên hạ.Hứa Do viết: Tử tr ị thiên hạ, thiên hạ ký d ĩ tr ị dã, nhi ngã du đại[xvi] tử, ngô tươ ng vi danhhồ? Danh giả, thật chi tân dã. Ngô tươ ng vi tân hồ? Tiêu liêu[xvii] sào ư thâm lâm, bất quánhất chi. Yển thử[xviii] ẩm hà, bất quá mãn phúc. Quy hưu hồ quân. Dư vô sở dụng thiênhạ vi. Bào nhơ n tuy bất tr ị bào, thi chúc bất việt tôn tr ở nhi đại chi h ĩ .

DỊCH NGHĨA:D.Vua Nghiêu muốn nhườ ng thiên hạ cho Hứa- Do, nói: Mặt tr ờ i mặt tr ăng đã mọc, màkhông dụt đuốc, nhìn bóng đuốc há chẳng khó coi lắm sao? Mưa mùa đã đổ xuống, mà cònđi tướ i nướ c, thế là chẳng lao công vô ích hay sao? Nay nếu phu tử lên ngôi, thiên hạ ắtđượ c tr ị. Tôi còn ngồi làm thần tượ ng chi nữa. Tôi tự thấy r ất kém. Vậy, xin mờ i ngài lên

tr ị thiên hạ.Hứa Do nói: Ngài tr ị thiên hạ, thì thiên hạ đượ c tr ị. Tôi còn thế Ngài làm chi, tôi cầu danhhay sao? Danh là khách của Thật. Tôi muốn làm khách sao? Chim tiêu liêu đậu ở r ừng sâu,chẳng qua một nhánh là vừa. Chuột đồng xuống nướ c sông dài, chẳng qua đầy bụng là đủ.Xin tr ả lại cho ngài đó. Thiên hạ ấy, tôi không dùng làm gì cả. Ngườ i đầu bế p dù khôngxong việc bế p, ngườ i chủ tế cũng không vượ t phận mà thế cho đó đượ c.

E. Kiên Ngô vấn ư Liên Thúc viết: Ngô văn ngôn ư Tiế p Dư đại nhi vô đươ ng[xix], vãngnhi bất phản. Ngô kinh bố[xx] k ỳ ngôn, du Hà Hán nhi vô cực dã, đại hữu kính thính[xxi]

 bất cận nhơ n tình yên. Liên Thúc viết:" k ỳ ngôn vị hà tai". Viết: Diễu Cô Xạ chi sơ n, hữuthần nhơ n cư yên, cơ phu nhượ c băng tuyết, náo ướ c[xxii] nhượ c xử nữ[xxiii] bất thực ngũ cốc, hấ p phong ẩm lộ, thừa vân khí, ngự phi long nhi du hồ, tứ hải chi ngoại, k ỳ thầnngưng, sử vật bất tì lệ, nhi niên cốc thục. Ngô d ĩ thị cuồng nhi bất tín dã.Liên Thúc viết: Nhiên. Cổ giả vô d ĩ hồ văn chươ ng chi quan, lung giả vô d ĩ dữ hồ chung cổ chi thinh. Khở i duy hình hài hữu lung manh tai, phù tri diệc hữu chi, thị k ỳ ngôn dã, duthờ i nhữ[xxiv] dã. Chi nhơ n dã, chi đức dã, tươ ng bang bạc vạn vật d ĩ vi nhất, thế ky hồ loạn, thục tệ tệ yên d ĩ thiên hạ vi sự. Chi nhơ n dã, vật mạc chi thươ ng. đại tẩm khể thiênnhi bất nịch. đại hạn, kim thạch lưu, thổ sơ n tiêu, nhi bất nhiệt. thị, k ỳ tr ấn cấu tỉ khươ ng[xxv] tươ ng du đào chú Nghiêu Thuấn giả dã. Thục khẳng d ĩ vật vi sự!Tống nhơ n tư chươ ng phủ nhi thích chư Việt. Việt nhơ n đoạn phát văn thân, vô sở dụngchi. Nghiêu tự thiên hạ chi dân, bình hải nội chi chánh, vãng kiến tứ tử Diễu Cô Tạ chi sơ n

 phần thủy chi dươ ng, yểu nhiên[xxvi] táng k ỳ thiên hạ yên."DỊCH NGHĨA:E. Kiến Ngô nói vớ i Liên- Thúc: Tôi nghe Tiế p Dư nói chuyện lớ n lác không tưở ng, có lốiđi mà không có lối về… khiến tôi kinh sợ , ông nói như sông Hà sông Hán không cùng tận,r ất là xa xôi, không cận vớ i nhân- tình…Liên Thúc hỏi:" Nối những gì?"- " Nói r ằng trênnúi Diễu- Cô Tạ có thần nhơ n ở , da thịt như băng tuyết, dáng điệu mềm yếu như ngườ i congái chưa chồng. Không ăn năm loài thóc, chỉ hớ  p gió, uống sươ ng, nươ ng theo hơ i mây,cỡ i r ồng mà bay ngao du ngoài bốn biển. Ngưng thần lại thì có thể làm cho vạn vật khôngđau ốm hư hoại, lúa thóc lại đượ c mùa. Tôi cho đó là lờ i nói cuồng, nên không tin."Liên Thúc nói:" Phải! K ẻ đui lấy gì để xem thấy đượ c cái đẹ p của văn- hoa: k ẻ điếc lấy gìđể nghe đượ c tiếng chuông tiếng tr ống. Há chỉ có hình hài mớ i có đui điếc đâu… trí cũng

có đui điếc. Theo lờ i nói ấy thì ngươ i nay cũng thế. K ể như ngườ i ấy, đức ấy cùng vạn vậthỗ chụy đi làm cái việc của thiên hạ. Ngườ i ấy không vật nào hại đặng. Nướ c cả đụng tr ờ imà không làm họ chết chìm đượ c, nắng cả chảy mềm sắt đá, cháy núi thiêu đất cũng không

Page 32: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 32/73

www.ebook4u.vn 32

làm cho họ chết nóng đượ c. Đồ bụi bặm. Cặn bã của thần nhơ n ấy cũng đúc thành đượ chạng ngườ i của Nghiêu Thuấn. Ai đâu lại khứng đi làm công việc cho ngoại vật!

 Ngườ i nướ c Tống buôn mũ Chươ ng phủ, sang nướ c Việt. Ngườ i nướ c Việt thì cắt tóc ngắnvà xăm mình, không dùng mũ ấy làm gì. Nghiêu tr ị tr ăm họ trong thiên hạ, bình tr ị đượ ctrong nướ c, bèn sang qua núi Diễu- Cô Tạ để ra mắt bốn Thầy. Họ có cái vẻ sâu xa làm sao

mà Nghiêu Thuấn quên mất thiên hạ của mình.G. Huệ- tử vị Trang tử viết: Ngụy vươ ng di ngã đại hố chi chủng, ngã thọ chi thành, nhithật ngũ thạch. d ĩ thạnh thủy tươ ng, k ỳ kiên bất năng tự cử dã. Phẫu chi d ĩ vi biều, tắc hồ lạc vô sở dung. Phi bất hiêu nhiên đại dã. Ngô vi k ỳ vô dụng nhi phẫu chi. Trang tử viết:Phu tử cố chuyết ư dụng đại h ĩ . Tống nhơ n hữu thiện vi bất quy thủ[xxvii] chi dượ c giả,thế thế d ĩ bình tích khoáng vi sự. Khách văn chi, thỉnh mãi k ỳ phươ ng bách kim. Tụ tộc nhimưu viết: ngã thế thế vi bình tích khoáng bất quá sổ kim, kim nhất triêu nhi chúc k ỹ báchkim, thỉnh dữ chi."Khách đắc chi, d ĩ thuyết Ngô vươ ng. Việt hữu nạn, Ngô vươ ng sử chi tướ ng… Đông dữ Việt nhơ n thủy chiến, đại bại Việt nhơ n, liệt địa nhi phong chí.

 Năng bất quy thủ nhất dã. Hoặc d ĩ phong, hoặc bất nhiên ư bình tích khoáng, tắc sở dung

chi dị dã. Kim tử hữu ngũ thạch chi hồ, hà bất lự d ĩ vi đại tôn nhi phù hồ lạc vô sở dung.Tắc phu tử du hữu bồng[xxviii] chi tâm dã phù.G. Huệ- tử gọi Trang tử, nói: Ngụy vươ ng tặng tôi một giống dưa to. Tôi tr ồng nó có tráinặng đến năm thạch. Dùng nó đựng nướ c, nó nặng, không cất nhắc đượ c. Bổ nó ra làm cái

 bầu, thì lại không còn dùng đượ c chỗ nào. Đâu phải nó không to lớ n, nhưng vì cho nó là vôdụng nên tôi đậ p bỏ nó.Trang tử nói: Thế là phu tử vụng về chỗ đại dụng nó. Nướ c Tống có ngườ i khéo chế đượ cmôn thuốc chữa r ăn nứt da tay, đờ i đờ i chuyên làm nghề ươ m tơ . Có ngườ i hay biết, đếnxin mua phươ ng thuốc đó một tr ăm lượ ng vàng. Anh ta bèn nhóm thân- tộc bàn r ằng:" Nhàta đờ i đờ i làm nghề ươ m tơ , lợ i không hơ n số vàng đó. Nay một mai mà đượ c tr ăm vàng,xin để cho bán." Ngườ i khách đượ c phươ ng thuốc, đem thuyết vua Ngô. Nướ c Việt có nạn, vua Ngô saianh làm tướ ng. Nhằm mùa đông, thủy chiến vớ i ngườ i Việt, ngườ i Việt đại bại. Vua Ngô

 bèn cắt đất mà phong thưở ng anh ta.Cũng thờ i cùng một phươ ng thuốc tr ị r ăn nứt da tay mà một ngườ i đượ c thưở ng phong,một ngườ i không ta khỏi cái nghề ươ m tơ : đó là tại chỗ biết dùng mà khác nhau vậy.

 Nay phu tử có trái dưa nặng đến năm thạch, sao không tính dùng nó làm trái nổi thả quasông qua hồ, mà lo chi hồ vỡ bầu tan, không có chỗ dùng? Thì ra vì cái lòng của phu tử hẹ p hòi chưa thông đạt đó.H. Huệ tử vị Trang tử viết: Ngô hữu đại thọ, nhơ n vị chi Vu. K ỳ đại bổn ủng thũng[xxix]

nhi bất trúng thằng mặc. K ỳ tiểu chi quyện khúc, nhi bất trúng quy củ. Lâph chi đồ, tượ ng

giả bất cố. Kim tử chi ngôn đại nhi vô dụng, chúng sở  đồng khử dã.Trang tử viết: Tử độc bất kiến lỳ tinh[xxx] hồ, ti thân nhi phục, d ĩ hậu ngao giả, đông tâyđiệu lươ ng, bất tị cao hạ, trúng ư cơ tịch, tử ư võng vổ. Kim phù thai ngưu, k ỳ đại nhượ cthuỷ thiên chi vân, thử năng vi đại h ĩ , nhi bất năng chấ p thử. Kim tử hữu đại thọ, hoạn k ỳ vô dụng. Hà bất thọ chi ư vô hà hữu chi hươ ng[xxxi], quảng mạc[xxxii] chi dã, bàng hoànghỗ vô vi k ỳ tr ắc, tiêu diêu hồ tẩm ngọa[xxxiii] k ỳ hạ, bất yểu cản phủ, vật vô hại giả. Vô sở  khả dụng, an sở khốn khổ tai!I. Huệ- tử gọi Trang tử, nói:" Tôi có côi cây to, ngườ i ta gọi nó là cây Vu. Gốc nó lồi lõmkhông đúng dây mực. Nhánh nhóc nó thì cong queo không đúng quy củ. đem tr ồng nó ở  đườ ng cái, ngườ i thợ mộc cũng không thèm nhìn. Nay lờ i nói của ông to lớ n mà vô dụng,nên ngườ i ngườ i đều không thèm nghe."

Trang tử nói:" Ông riêng chẳng thấy con mèo r ừng đó sao? Con ngườ i mình đứng núp, rìnhvật đi rong, nhảy tây nhảy đông, không hiềm cao thấ p, k ẹt trong dò bẫy, chết nơ i lướ i r ậ p.Đến như con thai- ngưu, lớ n như vầng mây che một phươ ng tr ờ i, k ể ra cũng là to thật,

Page 33: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 33/73

www.ebook4u.vn 33

nhưng cũng không bắt đượ c chuột. Nay ông có cây to, lại sợ nó vô dụng. Sao không đemnó tr ồng nơ i tịch mịch, giữa cánh đồng r ộng bao la. Khách ngao du không làm gì, ngồinghỉ dướ i gốc nó, khách tiêu diêu nằm ngũ dướ i bóng nó. Nó sẽ không chết yểu vì búa rìu,cũng không sợ vật nào làm hại. Không có chỗ nào có thể dùng đượ c, thì khốn khổ từ đâumà đến đượ c?"

 ________________  Phù diêu d ươ ng giác: gió tr ố t l ớ n, xoáy tròn như hình cái sừ ng dê r ừ ng.[ii] Xích yể n: Xích, là cái hồ nhỏ; yể n, là loại chim sẻ.[iii] Biện: ở  đ ây là sự phân biệt. Quách T ượ ng chú đ oạn nầ y, cho r ằ ng không có l ớ n nhỏ ,vì nế u" mỗ i vật đề u biế t yên vớ i cái Tánh của Tr ờ i phú cho mình, thì sao có buồn lo vì chỗ  không đồng nhau."  Đó là ông giảng sai vớ i bản ý của Trang- t ử .

 Xem k  ỹ vă n mạch của chươ ng nầ y, ta thấ  y r ằ ng chỗ mà Trang- t ử bảo" con ve và con chimcư u nhỏ không làm sao hiể u đượ c cái hành động của chim Bằ ng", thì cũng như  ở thiên ThuThủ y ông bảo" con ế ch nằ m đ áy giế ng làm gì thấ  y đượ c cái r ộng l ớ n của bể   Đông".M ột đ oạn vă n sau trong thiên nầ y, chỗ mà Kiên- Ngô k ể chuyện của Tiế  p- Dư bảo r ằ ng" đại nhi vô- đươ ng", chỗ mà Huệ- t ử chê l ờ i nói của Trang- t ử " đại nhi vô d ụng", t ứ c cũng 

là chỗ mà Lão t ử trong  Đạo- Đứ c- Kinh bảo" hạ sĩ vă n Đạo, đại tiế u chi" vậ y. Huố ng chi tr ướ c đ ây ông cũng đ ã nói: tiể u trí bấ t cậ p đại trí ; tiể u niên bấ t cậ p đại niên,triêu khuẩ n bấ t tri hố i sóc ; huệ cô bấ t tri xuân thu, thì thật là chủ ý của ông rõ ràng hế t 

 sứ c. Cho nên, l ờ i chú của Quách T ượ ng, thật là một sự sai l ầm to tát vậ y, vì đ ã giảng nghịch l ại vớ i ý chánh của họ Trang. Câu nói nầ y của Lão t ử r ấ t cần để cho ta t ự nhắ c nhở  l ấ  y khi cầm bút bình giảng t ư t ưở ng trong Nam- Hoa- Kinh:" càng muố n làm cho thật 

 sáng, l ại càng làm cho ra t ồi!" Vì vậ y, ít bình giảng chừ ng nào càng t ố t, mà đừ ng bình giảng gì cả , càng hay! đọc Trang- t ử cần nhấ t là đọc ngay Trang- t ử mà đừ ng đ i qua cácnhà bình giảng tr ướ c, hoặ c nế u đ i qua các nhà bình giảng tr ướ c, hãy quên phứ t họ đ i, để  đ i ngay vào chánh vă n của Trang- t ử .[iv] Nhi đọc là N ă ng: cổ t ự hai chữ này dùng l ẫ n nhau.Tr ư ng: là tin cậ y đượ c, đượ c tín nhiệm.[v] N ội Ngoại chi phận: đ ây là chỉ về cái Ta bên trong, và ngoại vật bên ngoài.[vi] Vinh của ta, nhục của ng ườ i: Vinh cho ta, t ứ c là nhục cho ng ườ i.[vii] Thọ , là đứ ng vữ ng: chỗ g ọi là" chí đứ c cũng chư a đượ c vữ ng". đ ây là muố n nói r ằ ng:ng ườ i như Vinh t ử chư a đủ cho ta ng ưỡ ng mộ vậ y.[viii] Liệt- t ử : ng ườ i nướ c Tr ịnh, tên là Ng ự - Khấ u.[ix] Lãnh- nhiên: nhẹ nhàng êm ái[x] Phúc: t ứ c là không có gì tr ở ng ại cả. trí phúc, là muố n nói r ằ ng Liệt- t ử cỡ i gió màtuyệt không có vật nào tr ở ng ại sự họat động của ông cả , ông tha hồ t ớ i lui thong thả.[xi] Câu này" thử tuy miễ n hồ hành, du hữ u sở  đ ãi giả dã" cùng vớ i câu trên" tuy nhiên du

hữ u vị thọ dã" đề u cùng một d ụng ý: chư a phải là đ áng ng ưỡ ng mộ , là đ ã đế n mứ c hoàntoàn.[xii] Lục khí: là khí Âm, khí Dươ ng, Gió, M ư a, T ố i, Sáng(Âm, Dươ ng, Phong, V ũ , H ồi,Minh). Biện phải đọc là Biế n. X ư a hai chữ này dùng l ẫ n nhau. Chữ " Chánh" đ ây, là của

 Âm, Dươ ng(Thiên- Địa; Càn- khôn) đứ ng chỉ huy cái biế n của l ục khí…(nắ m giề ng mố icủa t ấ t cả hiện t ượ ng trong Tr ờ i Đấ t).[xiii] Vô k  ỷ , vô công, vô danh: Thôi- tuyề n cho r ằ ng" Vô công, vô danh" là " không l ậ pcông, không l ậ p danh". Giảng giải như thế  , không ổ n nế u không nói là sai. Nhân thế mớ icó ng ườ i hiể u theo đ ó và cho r ằ ng cái học của Trang- t ử là cái học yế m thế  , hay xuấ t thế .

 N ế u hiể u câu" vô công" là " không l ậ p công", thì câu" vô k  ỷ" cũng phải có nghĩ a là " không l ậ p mình" hay sao và như thế nghĩ a nó là gì? khí vă n phải nhấ t quán, và câu nầ y

 phải hiể u là" không có mình", " không có công", " không có danh", nghĩ a là không nghĩ  đế n mình. Bậc đượ c Đạo, không còn có thấ  y mình nữ a(t ứ c là cái tiể u ngã của mình);không còn thấ  y có mình nữ a, thì làm sao còn nghĩ  đế n công mình, và danh mình.

Page 34: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 34/73

www.ebook4u.vn 34

 Lão t ử cũng có nói" công toại nhân thoái", " vi như bấ t thị", " công thành phấ t cư "…(nênviệc, lui thân, làm mà không cậ y công, thành công r ồi không ở l ại…t ứ c là không nghĩ  đế n

 sự l ư u danh). Như vậ y, không thể g ọi Lão học là cái học yế m thế hay xuấ t thế … vì" không l ậ p công", " không l ậ p danh".

 Nên biế t rõ r ằ ng chủ tr ươ ng cứ u cánh của hai học thuyế t ấ  y là cái học" huyề n đồng vật ngã", không còn thấ  y có Trong có Ngoài, có Ta có Ng ườ i nữ a. Cho nên không thể hoịing ườ i đắ c Đạo là ng ườ i xuấ t thế hay yế m thế  , là vì đố i vớ i họ ng ườ i vớ i ta là một, Ngoạivà nội là một, xã hội và cá nhân là một. C ũng như cá và nướ c là một, không thể không cónướ c mà cá số ng. Cho nên sở d ĩ con ng ườ i phải lo cho xã hội là vì không có xã hội, cánhân không sao phát triể n đượ c cái số ng của mình. Lo cho xã hội không phải là phận sự  mà là l ẽ t ấ t nhiên phải lo, không lo không đặ ng, hai l ẽ  ấ  y chằ ng chịt dính líu vớ i nhau,không sao r ờ i nhau đượ c. Cho nên có thể hiể u r ằ ng: nói là lo cho đờ i, mà chính làlo chomình; hoặ c trái l ại, nói là lo cho mình, mà chính là lo cho đờ i đ ó.Cho nên, nói r ằ ng cái học của Lão Trang là cái học yế m thế  , t ứ c là chư a hiể u rõ cái chủ tr ươ ng" huyề n- đồng vật ngã" của các ông- vậ y chớ phản- đố i chế  độ hiện hành của thờ i

đại, phản đố i Nho M ặ c, phản đố i cái Đạo hữ u- vi đ ã làm thố ng khổ nhân dân…không phảiđ ó là một cách tiêu cự c lo khang- kiện- hóa xã hội là gì?V ấ n đề nhậ p thế xuấ t thế  ở  đ ây đ ã đượ c đặ t ra. Và d ĩ nhiên, t ươ ng đố i mà nói thì Lão cũng như Trang đề u chủ tr ươ ng sự thự c hiện cái Đạo nơ i mình tr ướ c hế t, tr ướ c khi nghĩ  đế nviệc ra lo giúp đờ i. S ự thự c hiện bản thân là một vấ n đề cần có sự cô l ậ p và t ĩ nh tâm, chonên d ĩ nhiên là phải thiên về  đờ i số ng cá nhân nhiề u hơ n. " T ự giác nhi giác tha" của Nhà

 Phật, cũng như " d ĩ tu nhân vi bồn" của Nho gia, phải nặ ng về sự yên t ĩ nh và lo về  đờ i số ng bản thân tr ướ c vấ n đề xã hội.Giáo sư A.W. Watts, trong quyể n The Way of Zen l ại cho r ằ ng:"  Đạo giáo là công việc củanhữ ng ng ườ i l ớ n tuổ i, đặ c biệt là nhữ ng k ẻ đ ã t ừ bỏ cái đờ i hoạt động xã hội. S ự t ừ bỏ đờ i

 số ng họat động xã hội ấ  y chứ ng t ỏ r ằ ng họ đ ã có đ i đế n đượ c một sự giải thoát nội tâm r ồiđố i vớ i nhữ ng l ề l ố i suy t ư cùng hành động giả t ạo của xã hội bên ngoài. Đạo giáo, vì vậ ylà một sự  đ eo đ uổ i theo một thứ hiể u biế t t ự nhiên, chứ không còn thuộc về cái hiể u biế t ướ c l ệ giả t ạo theo xã hội nữ a, cái thông hiể u tr ự c tiế  p vớ i l ẽ số ng thật, mà không phải tr ảiqua sự trung gian của một ý t ượ ng tinh thần theo nét g ạch và t ượ ng tr ư ng." [xiv] T ướ c hỏa: cây đ uố c, một đ óm l ử a nhỏ.[xv] Thi: là làm chủ. Lại cũng có nghĩ a là t ượ ng thần, là ng ườ i có chứ c nhiệm như ng không làm gì cả.ở  đ ây ta có thể hiể u là hư - vị , một địa vị t ượ ng tr ư ng như một pho t ượ ng thần vậ y thôi.[xvi] Đại: thay thế .[xvii] Tiêu liêu: chim nhỏ.

[xviii] Y ể n thử : chuột đồng.[xix] Đại nhi vô- đươ ng: l ớ n mà không đ úng vớ i thự c t ế . Đại ngôn, t ứ c là l ờ i nói khoác.[xx] Kinh- bố : Bố nghĩ a là sợ ; kinh- bố là kinh sợ .[xxi] Kính- thính: chữ  đ ình ở  đ ây, phải đọc là thính, có nghĩ a là xa xôi, diệu vợ i.[xxii] Náo- ướ c: diện mạo đẹ p đẽ  , l ại cũng có nghĩ a là vẻ ng ườ i yể u đ iệu, mề m mại, d ịudàng.Chữ náo cũng viế t là xướ c.[xxiii] X ử t ử : đọc là xử nữ (t ứ c là ng ườ i con gái chư a chồng).[xxiv] đọc là nhữ (thay vì nữ  ).[xxv] T ỉ - khươ ng: bã lúa, tr ầu. T ứ c là cặ n bã.[xxvi] Y ể u- nhiên: phong thái sâu xa.

[xxvii] Bấ t quy thủ: không làm r ă n nứ t da tay.[xxviii] Bồng: Bồng chi tâm là cái lòng hẹ p hòi chư a thông đạt.[xxix] ủng thủng: l ồi lõm, g ồ ghề  , gút mắ t.

Page 35: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 35/73

www.ebook4u.vn 35

[xxx] Ly tinh: t ứ c là một thứ mèo r ừ ng.[xxxi] Vô hà hữ u chi hươ ng: t ứ c là chỗ t ịch mịch.[xxxii] Quảng mạc: r ộng l ớ n[xxxiii] T ẩ m ng ọa: nằ m ng ủ. 

TỐ NG BÌNH

Về quan niệm Đạo và Đức thì Trang tử và Lão tử đồng vớ i nhau. Nhưng về quan niệmhạnh phúc, thì Trang tử giản minh một cách rõ ràng khúc chiết hơ n trong thiên Tiêu DiêuDu này.Trang tử cho r ằng tất cả muôn vật, vật nào cũng có cái Đức của nó, do cái Đạo nơ i mìnhmà phát huy ra. Chữ Đức ở  đây không có cái ngh ĩ a thông thườ ng về luân lý như phái Nhogia đã dùng, mà nó dùng để ám chỉ cái Tánh tự nhiên của mỗi vật, tức là chỗ mà Lão tử gọilà" kiến Tố" và Nhà Phật gọi là " kiến Tánh"." Tánh tự nhiên" đây, tức là chỗ mà QuáchTượ ng bảo " bất đắc bất nhiên"(không vậy không đượ c), ngh ĩ a là cái" bất đắc d ĩ " của mọisự mọi vật… như lửa không thể không nóng, giá không thể không lạnh. Cái động tác củaĐức r ất tự nhiên, không cố cưỡ ng, nên gọi nó là " Vô vi".

 Nếu biết thuận theo tánh tự nhiên ấy mà sống, thì hạnh phúc có ngay liền tr ướ c mắt, khôngcần cầu cạnh đâu khác ngoài mình.

Tiêu- diêu, là "tự do tự tại", là " tự do sống theo cái sống tự nhiên của mình" mà không phải mô phỏng theo ai khác, đèo bòng tham muốn cái ngoài Tánh Phận của mình. TiêuDiêu Du, là rong chơ i vui thích theo ý mình, vì đã biết" thích k ỷ tự an", chứ không như ngườ i đờ i " xá ký thích nhơ n"[ii], điều mà Trang tử r ất cực lực phản đối ở thiên Đại- Tông-Sư[iii].

 Như vậy, ta thấy r ằng, cái Tự Do mà Trang tử đề xướ ng là một thứ tự do tuyệt đối, không

lệ thuộc vào một điều kiện nào ngoài cái Bản Tánh của mình cả. Sống theo mình là Tự Do,là Hạnh phúc; sống theo k ẻ khác, là Nô lệ, là Đau khổ.Đại ý thiên Tiêu- Diêu- Du, có thể tạm chia làm năm điểm chánh như sauđây:

I. Lớ n và Nhỏ không thườ ng: Ngh ĩ a là cái Lớ n cái Nhỏ không phải là điều tuyệt đối, bất biến, mà thực ra, là một lẽ tươ ngđối: lớ n hơ n cái nhỏ, nhỏ hơ n cái lớ n. Lớ n và Nhỏ đều là những lẽ vô thườ ng.

 Như cá Côn, vốn là một thứ cá nhỏ mà Trang tử cho nó là một giống cá lớ n không biếtmấy nghìn dặm; chim Bằng, vốn là chim Phụng, cũng đâu phải là một vật cực đại, thế màTrang tử lại cho nó là một vật cực đại, có cái lưng lớ n không biết mấy nghìn dặm, còn cánh

của nó thì như vầng mây che khuất một phươ ng tr ờ i. Đó là chỗ dụng ý đặc biệt của Trangtử dùng một bút pháp cực k ỳ huyễn tướ ng, biến hóa bất thườ ng để chỉ rõ sự vô thườ ng củacái Lớ n và cái Nhỏ. Đó là chỗ mà ở thiên Thu- Thủy nói:" lấy chỗ bất tề mà xem, thì sẽ thấy vật nào cũng lớ n cả(đối vớ i vật nhỏ hơ n nó) và vật nào cũng nhỏ cả(đối vớ i vật lớ nhơ n nó); biết Tr ờ i Đất như một hột thóc, biết mảy lông là hòn núi." Như vậy, thì Nhỏ saolại thườ ng chẳng Lớ n, mà lớ n sao lại thườ ng chẳng nhỏ đượ c. Nhận thấy cái chỗ nhỏ củamình, mà ham muốn đèo bòng mãi cái phận ngoài mình, sao bằng nhận thấy chỗ lớ n củamình và cho nó là đủ để mà" thích k ỷ tự an"? biết rõ đượ c lẽ ấy, thì sẽ bỏ đượ c cái lòngtham- dục của sự phân biệt trong ngoài, bỏ đượ c cái lòng tham muốn những gì ngoài mìnhvà không tùng mình nữa[iv].II. Lớ n, thì hợ  p vớ i chỗ lớ n, nên không thấy mình là lớ n;

 Nhỏ, thì hợ  p vớ i chỗ Nhỏ, nên không thấy mình là nhỏ.Tức như chim Bằng, một con vật r ất lớ n, tất phải dờ i sang biển Nam, bay lên cao chínmuôn dặm và bay tr ọn sáu tháng tr ườ ng không nghỉ… Trang tử đã nói:: Nướ c không sâu

Page 36: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 36/73

www.ebook4u.vn 36

thì không sức chở thuyền lớ n, đổ một chung nướ c xuống cái hố nhỏ, lấy một cộng cỏ màlàm thuyền thả lên thì thuyền tự nổi, nếu lại lấy cái chung nướ c ấy mà thả lên làm thuyền,thì thuyền ấy phải mắc cạn. Là tại sao? Tại nướ c không sâu, mà thuyền thì lớ n. Lớ  p giókhông dày, thì không sức chở nổi cánh lớ n của chim Bằng."

Quách tử Huyền luận về điểm nầy có nói:" Nếu không phải là minh hải thì không đủ chỗ cho thân con cá Côn day tr ở , nếu không có chín muôn dặm cao thì sao đủ chở cái cánh totướ ng của chim Bằng. Há phải đó vì hiếu k ỳ mà vẽ cho ra chuyện thêm đâu! Hễ vật lớ n,

 phải sanh ra nơ i chỗ lớ n, và chỗ lớ n tất nhiên cũng sanh ra nơ i chỗ lớ n, và chỗ lớ n tất nhiêncũng sanh ra vật lớ n đó. Lý cố tự nhiên, đâu phải cần lo cho nó không đượ c như vậy!" ônglại nói: "Cánh lớ n nên khó cử động trong chỗ hẹ p, cho nên phải vượ t trên chín muôn dặmcao, mớ i có đủ chỗ mà cử động. Đã có cánh ấy mà lại quyết ở dướ i thấ p, hay bay lên vàichục thướ c cao như con chim cưu, có đượ c không? Đó đều là chỗ" bất đắc bấtnhiên"(không vậy không đặng), chứ đâu phải vui sướ ng gì mà làm ra như thế đâu!"

Vậy, lớ n thì thuận theo chỗ lớ n, không tự xem là lớ n mà sinh kiêu; nhỏ thì thuận theo chỗ 

nhỏ, không tự xem là nhỏ mà đèo bòng ham muốn, như " con chim cưu… bay vụt lên ducây phươ ng, dù bay không tớ i thì r ơ i xuống đất" đâu cần phải ham muốn cái r ộng lớ n củachim Bằng. Ngh ĩ a thật rõ ràng!

Quách- Tử- Huyền nói: "Nếu biết đủ vớ i tánh phận của mình, thì tuy mình lớ n như chimBằng, cũng không tự cho là lớ n mà cho mình quý hơ n chim nhỏ kia, mà con chim nhỏ kiacũng không cho mình là nhỏ mà ham muốn bay đến Ao Tr ờ i(thiên- trì) làm gì. Nên chỉ nóiđến cái Vinh của chim Bằng, hay nói đến cái thèm muốn của con chim nhỏ(để k ị p vớ ichim Bằng) đều là nói thừa cả. Lớ n, Nhỏ, tuy khác nhau, nhưng tâm tr ạng tiêu- du(ngh ĩ a làtự do) vẫn một.

Tóm lại, chim Bằng ở thiên trì, thì chính cũng như chim cưu ở cây du, cây phươ ng…" đâuvừa vớ i đó". Chim bằng, không tự xem mình là lớ n, chim cưu không tự xem mình là nhỏ,nên lớ n không kiêu vớ i nhỏ, nhỏ không đèo bòng ham muốn cái lớ n. Tham dục nhờ  đó, tự nhiên không còn nữa. Tham dục mà không còn có nữa, thì hạnh phúc có ngay liền đó, vìhạnh phúc là sống đượ c cái sống của mình, sống toại sinh trong cái tự tánh của mình vậy.

III. Thọ và Yếu:Điều mong ướ c lớ n nhất của ngườ i đờ i, là đượ c sống lâu. Cho nên mớ i cho cái sống bảytám tr ăm năm của Bành Tổ là thọ, mà ao ướ c, thèm thuồng! Là tại sao? Là tại cái số kiế pcủa con ngườ i, chỉ tr ăm năm là hạn, nên mớ i đèo bòng ham muốn sống đượ c như Bành Tổ 

và cho đó là thọ. Giả sử mà ai ai cũng đều sống đượ c như Bành Tổ, thì cái khoảng bảytr ăm năm lại sẽ không còn đủ cho là thọ nữa. Như ta đã thấy, lòng ham muốn con ngườ i sở  d ĩ có, là khi nào không biết an theo số phận của mình mà đem tâm đeo đuổi theo số phậncủa những vật ngoài mình và khác mình.Thật vậy, vì không ai sống đến đượ c cái tuổi của Bành Tổ, nên mớ i cho cái sống ấy là thọ mà thèm muốn. Bành Tổ, trái lại, nếu cũng bắt chướ c như ta mà không biết an vớ i TánhPhận của mình là sống bảy tr ăm năm, lại đèo bòng muốn sống đượ c cái sống của cây minhlinh thì tất cũng cho cái hạn bảy tr ăm năm của mình không đủ cho là thọ, mà sống đượ cnhư cây minh linh mớ i là thọ. Cây minh linh, nếu lại bắt chướ c Bành Tổ, không tự xemmình là thọ, lại đèo bòng ham muốn sống theo cái sống của cây đại xuân; cây đại xuân lạimuốn sống đượ c như cái sống của Tr ờ i Đất…thì ra vật nào cũng không thọ cả, mà vật nào

cũng đều yểu cả! Cho nên nói r ằng, nếu cứ tham muốn sống ngoài cái tánh phần của mình,thì cái sống của Bành Tổ đối vớ i cây đại xuân, không khác nào" cái sống của đứa tr ẻ chếttrong nôi" vậy.

Page 37: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 37/73

www.ebook4u.vn 37

  Nếu lấy cái sống tr ăm năm là hạn của ta làm mực thướ c, thì con ve sầu mùa xuân sanh,mùa hạ chết, tai nấm mai sớ m nở tối tàn… đều là vật yểu cả! Cái sống một mùa của con vesầu, và cái sống có một buổi của tai nấm mai, đối vớ i ta tuy chỉ là cái sống trong khoảngkhắc r ất ngắn ngủi, mà đối vớ i nó, vẫn cũng là một kiế p sống, như một kiế p sống tr ăm năm

của ta vậy. Đối vớ i con ngườ i, đượ c sống tr ăm năm là thọ; thì đối vớ i tai nấm mai, sốngđượ c một buổi cũng là thọ, mà đối vớ i con ve sầu, sống đượ c một mùa, đều là thọ cả:chúng nó đượ c sống đến cái mức cùng của kiế p sống của chúng. Còn như cây đại xuânsống một xuân là tám nghìn năm, một thu là tám nghìn năm, giá như nó chỉ sống đượ c có

 bốn mùa, ngh ĩ a là ba muôn hai nghìn năm, thì đối vớ i ta, sao không cho đó là thọ đượ c,nhưng đối vớ i cái kiế p sống của nó thì nó chỉ sống đượ c có một tuổi mà thôi, ngh ĩ a là chỉ sống đượ c có bốn mùa; sống đượ c tám nghìn năm, phải chăng đối vớ i ta, là r ất thọ, nhưngđối vớ i chính cây đại xuân, thì nó chỉ sống đượ c có một mùa mà thôi, sống r ất yểu vậy!

Thế thì căn cứ vào sự dài ngắn của thờ i gian không thể đượ c xem là thọ hay yểu. Chẳngqua như vật lớ n ở chỗ lớ n, vật nhỏ ở chỗ nhỏ. Vậy, thọ, yểu cũng như lớ n, nhỏ chỉ là một

danh từ đối đãi, tự nó không có ngh ĩ a gì là thật cả, thật một cách tuyệt đối. Không nhìn rangoài, mà chỉ nhìn vào trong, ngh ĩ a là mỗi vật, nếu biết "các an k ỳ phận", "thích k ỷ tự an",thì vấn đề lớ n nhỏ, thọ yểu sẽ không còn thành vấn đề làm cho lòng mình thắc mắc nữa.

IV. Huyền ngh ĩ a của Tiêu- Diêu:

Mỗi vật, nếu đều biết tự đủ vớ i cái tánh phận của mình, thì dù ở trong xã hội, phải ở vàođịa vị nào, cũng không tự xem là không đủ, để đèo bòng tham muốn cái Tánh Phận ngoàimình. Như " k ẻ có tài trí đủ để làm nổi một tướ c quan, hạnh hơ n cả một làng, thì đức sẽ không khác nào một vị vua đượ c lòng tin của cả nướ c, nếu biết tự xem mình như đấng làmvua kia vậy." Tuy phận giống nhau, nếu mỗi ngườ i đều tròn vớ i cái phận của mình. Chí vàHành của hai bên, bất quá như vật lớ n nhỏ, thọ yểu mà thôi.

k ẻ biết nhận thấy đức của mình ngang vớ i bậc Vua chúa như chức quan nhỏ kia, tuy là k ẻ sáng suốt " thích k ỷ tự an", hơ n ngườ i đờ i một bực, nhưng chỗ " lậ p đức" chưa vững. Là vìhãy còn thấy có công.

Vinh tử nướ c Tống, " đờ i khen cũng không khích lệ, đờ i chê cũng không ngăn đón đượ c",tức là ngườ i vượ t lên trên dư luận, không còn nô lệ đến thị phi bên ngoài nữa, thế mà chỗ lậ p đức của ông cũng chưa đượ c vững. Là vì tuy đã biết thản nhiên đối vớ i dư luận, nhưngcòn để cho đờ i biết đượ c mà khen vớ i chê. Đó là hạng ngườ i còn để lại " danh". ấy là hạng

ngườ i như vua Nghiêu, và Hứa Do.Trê hai hạng đó, lại còn một hạng nữa, là hạng ngườ i như Liệt tử, hạng" cỡ i gió mà đi, đimột cách êm ái nhẹ nhàng". ở  đây Trang tử muốn ám chỉ những bậc tu đạo đã đạt đến tr ạngthái huyền hóa trong những lúc thiền tọa hay t ĩ nh tọa. Trong những lúc ấy, họ đã đạt đếntr ạng thái" tiêu diêu" vì đã huyền đồng cùng vớ i cái sống thiêng liêng của họ, tức là Đạo.

 Nhưng, chỉ có một lúc thôi, nên mớ i nói" tuy phải đi, nhưng còn phải có chỗ chờ ". Liệt- tử tuy" cỡ i gió mà bay, thong thả tự do", nhưng còn phải đợ i có gió mớ i bay đượ c, như chimBằng đợ i có gió tr ốt nổi lên, mớ i" nươ ng theo đó mà bay lên chín muôn dặm cao". K ẻ như Liệt tử, đượ c huyền đồng cùng Đạo, tuy tiêu diêu đượ c, mà cũng phải đợ i lúc huyền hóamớ i đượ c tiêu diêu. Tự do(tiêu diêu) mà còn đợ i lúc huyền hóa mớ i tiêu diêu thì chưa phải

thật là ngườ i đã đạt đến cõi tiêu diêu tuyệt đối(tự do tuyệt đối). Là vì họ không phải luônluôn" không còn thấy có mình"(vô k ỷ) nữa. Chỉ có bực" chí nhơ n vô k ỷ, thần nhơ n vôcông, thánh nhơ n vô danh" mớ i thật là k ẻ đã đạt đến cái tr ạng thái huyền đồng một cách

Page 38: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 38/73

www.ebook4u.vn 38

v ĩ nh viễn mà không còn phải chờ  đợ i một điều kiện gì khác.

Làm cách nào để đạt đến tr ạng thái huyền hóa? Phải biết " thuận theo cái chánh của Tr ờ iĐất, nươ ng theo cái biến của lục khí mà lại qua trong cõi vô cùng."

 Ngh ĩ a là gì thế? Tr ờ i Đất là nói về Âm Dươ ng. Âm Dươ ng cọ sát nhau, tranh đấu nhau,

nhưng khi đượ c cái Chánh của nó, tức là Đạo, thì nó sẽ đượ c điều hòa. Đạo, tức là cáiChánh của Tr ờ i Đất, đứng trên Âm Dươ ng, và bao giờ cũng có cái phận sự điều chỉnh lạinhững gì thái quá do sự tranh chấ p của cặ p mâu thuẫn ấy gây nên, và không cho cái nàolẫn cái nào cả. Thuận theo cái Chánh của Tr ờ i Đất đượ c r ồi, thì tha hồ" nươ ng theo cái biếncủa lục khí" ngh ĩ a là biết " d ĩ bất biến"(Đạo) để mà " ứng vạn biến" trong cuộc" vạn hóa"của Tr ờ i Đất. Cái Chánh(Đạo) ấy nơ i ta, nhà Phật gọi là tánh, Lão tử gọi là Tố và ở  đây gọilà Tánh Tự nhiên.Quách Tượ ng giải ngh ĩ a câu nấy nói:" Tr ờ i Đất lấy vạn vật làm cái thế, còn vạn vật lấy cáitự nhiên(tức là Đạo) làm cái chánh. Không làm mà vẫn đượ c tự nhiên, mớ i gọi là Tự 

 Nhiên. Tức như chim Bằng, bay cao là sở năng của nó; chim cưu, bay thấ p là sở năng củanó; tai nấm mai, sống trong một buổi mai, là sở năng của nó; cây đại xuân, sống dài dằng

dặc, là sở năng của nó. Bấy nhiêu cái đó, đều là " sở năng" của tự nhiên, không phải" sở  năng" của sự làm của mình; không làm mà tự nhiên đượ c cái sở năng ấy, đó gọi là Chánh.Bở i vậy, " thuận theo cái Chánh của Tr ờ i Đất", tức là thuận theo cái Tánh tự nhiên(Đạo)của vạn vật, thì đâu phải cần chờ  đợ i cái gì nữa mà huyền hóa vớ i tạo vật. Đượ c như thế,mớ i gọi là ngườ i chí đức, tức là ngườ i đã đượ c tiêu diêu trong sự huyền đồng của Đây vàĐó. Nếu còn nhờ (cái gì ở ngoài) nữa, r ồi sau mớ i đượ c tiêu diêu, tức như Liệt tử tuy" cỡ igió mà đi một cách êm ái dịu dàng" nhưng còn phải đợ i có gió mớ i bay đi đượ c, thì Đứcchưa hoàn toàn. Huống chi là chim Bằng. Duy, cùng vớ i vạn vật hỗn hợ  p làm một r ồi, vànươ ng theo cuộc đại biến của Tr ờ i Đất mà rong chơ i trong cõi vô cùng thì mớ i gọi đượ c là

 bậc" thườ ng thông" hay là " đại thông".Lờ i chú giải trên đây của Quách Tượ ng, thật rõ ràng hết sức. Bậc chí nhân là k ẻ đã huyềnđồng cùng tạo vật r ồi, cho nên bản ngã không còn nữa. ở thiên Tề- Vật- Luận, Trang tử mượ n lờ i của Tử- K ỳ để nói lên chân lý ấy:" Ta đã mất bản ngã r ồi!" Bản ngã mà khôngcòn thì Thiên- Tánh hiện ra[v], có khác nào Mặt tr ờ i (Thiên Tánh hay Đạo) bị mây(Bảnngã) che mờ : hễ mây tan đi thì tự nhiên Mặt tr ờ i hiện ra sáng tỏ. Khi Thiên Tánh hiện ra làvì Bản ngã đã mất, nên gọi là "chi nhơ n vô k ỷ", đó là đượ c chỗ "đại thuận", hay là "đượ ccái Chánh của tánh mạng"."Thuận theo cái Chánh của Tr ờ i Đất", tức là " thuận theo cái Tánh tự nhiên của mình"[vi].Quan tr ọng nhất, là gìn giữ cái tánh ấy, đừng để nó lu mờ vì tư dục, đừng để cho hoàn cảnhhuyễn hoặc, thay đổi… Một cái cây, từ lúc đâm mộng, nẩy chồi, tr ổ lá, đơ m bông… nhữngcuộc biến động tuy nhiều, nhưng cái Sống của cây vẫn luôn luôn có một, và toàn mãn từ 

đầu chí cuối.Bậc chí nhân vì đã thực hiện đượ c tr ạng thái " vô k ỷ" nên " thuận vớ i Tánh tự nhiên củamình" và dù lưu chuyển theo cuộc biến động bất tận của Tr ờ i Đất, vẫn không làm mất Bản-tánh duy nhất của mình.[vii]Bở i vậy, nơ i mình, thì lo mà thực hiện sự huyền đồng cùng tạo vật, không phân trong vàngoài, ta và ngườ i nữa, không thấy lớ n nhỏ, thọ yểu; còn nơ i vật, thì biết để cho vạn vật,vật nào cũng đượ c " an theo chỗ đã an bài của chúng" nên không ép buộc ai phải theomình, ngh ĩ a là lấy mình mà đánh giá sự phải quấy của ngườ i. Đó gọi là " chi nhơ n vô k ỷ".***V. Hữu dụng và vô dụng:Tr ờ i Đất sinh vạn vật, để cho mỗi vật sống cái sống của nó, chứ không phải sinh ra để cho

ngườ i dùng nó. Dùng đượ c thì dùng, không dùng đượ c thì bỏ. Gọi là hữu dụng hay vôdụng là sai. Thực ra, tự nó, không có vật gì gọi là hữu dụng hay vô dụng cả. Như mão Chươ ng- phủ, ngườ i nướ c Tống thì đại dụng, mà ngườ i nướ c Việt không dùng,

Page 39: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 39/73

www.ebook4u.vn 39

 bở i nó không đáp vớ i nhu cầu. Hữu dụng hay vô dụng là việc không thườ ng cũng như lớ nnhỏ vậy." Một trái dưa to, nặng năm thạch" mà "bổ nó ra để làm cái bầu" thì lại hỏng cả,không dùng gì đượ c nữa(vô dụng); trái lại, nếu để nó như vậy mà làm phao, đeo lội quasông, thì nó là hữu dụng.Ta thấy r ằng nếu biết dùng, thì không có vật gì là không vô dụng, như cũng thờ i món

thuốc" bất quy thủ" mà k ẻ thì đượ c phong hầu, còn ngườ i thì suốt đờ i chỉ làm cái nghề quay tơ . Đó là Trang tử tr ả lờ i cho Hụê- tử (cùng những ai chê cái học của ông là vô dụng)r ằng: nếu biết dùng thì không có cái học nào là vô dụng cả: "là vì lòng của phu tử còn hẹ phòi chưa thông đạt"!Vật nào cũng có cái Tánh tự nhiên của nó, không vật nào giống vật nào cả. Bở i vậy, ta phải

 biết chịu chỗ khác biệt nhau đó, ngh ĩ a là phải biết nhìn nhận sự " bất bình đẳng tự nhiên"của sự vật mà đừng đem tư tâm mong bình đẳng nhất loại tất cả làm một. Biết nhận sự "

 bất bình đẳng tự nhiên" giữa vạn vật, tức phải biết kính tr ọng chỗ riêng biệt của mỗi vật,ngh ĩ a là cái tánh tự nhiên của mỗi vật mà không xen vào làm tr ở ngại sự phát triển tự nhiêncủa nó hay sửa đổi uốn nắn nó theo một công thức giả tạo nào khác. Không xen vào làmtr ở ngại hay làm hư hoại tánh tự nhiên của mỗi vật, là để cho mỗi vật đượ c sống " tiêu

diêu" (tự do) theo cái sống của nó, tự do phát triển theo cái tánh tự nhiên của nó.***

Tóm lại, tiêu diêu là tự do. Tự do là sống đượ c theo tánh tự nhiên, tức là theo bản tánh củamình. Một hành động đượ c gọi là hành động tự do, khi nào trong hành động ấy, ta biểu lộ đượ c cái Ngườ i thâm sâu, thành thực của ta, theo ta, chứ không phải theo k ẻ khác, theomột giáo lý hay một mẫu ngườ i lý tưở ng nào ngoài ta. Và nếu mỗi vật, vật nào cũng đượ csống theo mình, thì sẽ không còn lớ n, nhỏ, quý, tiện nữa, mà thảy đều tiêu diêu như nhaucả. Tiêu diêu như nhau cả, đó là bình đẳng tuyệt đối, mà bình đẳng tuyệt đối là nhờ có tự do tuyệt đối. Thiên Tề- Vật- Luận sẽ bàn về cái Bình đẳng tuyệt đối ấy.THU- GIANG

 NGUYỄ N- DUY- CẨ Ndịch và bình chú

--------------------------------- Lão t ử nói:" kiế n T ố  , bão Phác"; Phật gia bảo:" kiế n tánh, thành Phật".[ii] Xá k  ỷ thích nhơ n: là bỏ mình mà theo ng ườ i.[iii] Đại- Tông- S ư :" Hành danh thấ t k  ỷ , phi sĩ dã vong thân bấ t chân, phi d ịch nhơ n dã.

 Nhượ c hồ Bấ t- Giai, V ụ Quang, Bá Di, Thúc t ề  , C ơ t ử  , T ử du, K  ỷ thu, Thân đố  địch, thị d ịch nhơ n chi d ịch, thích nhơ n chi thích, nhi bấ t t ự thích k  ỳ thích giả dã. Làm theo danh,mà bỏ mấ t cái của mình, không phải là k ẻ d ĩ ; làm cho mấ t mạng mình, không rõ chân lý,đ ó chẳ ng phải là k ẻ sai khiế n đượ c ng ườ i. Như H ồ Bấ t Giai, V ụ Quang, Bá Di, Thúc T ề  ,

C ơ T ử  , T ử Dư  , K  ỷ Tha, Thân Đố   Địch, là hạng làm cái làm của k ẻ khác, theo cái phải củak ẻ khác mà không biế t theo cái phải của mình.[iv] N ế u so sánh vớ i câu nói nầ y của hiề n giả Epiclète(Hy Lạ p):" Phàm sự vật, có cáithuộc ta, có cái không thuộc ta. Thuộc ta là nhữ ng sự phán đ oán, nhữ ng khuynh hướ ng,nhữ ng d ục vọng, nhữ ng ư u- ghét của ta, tóm l ại là mọi tác d ụng của linh- tính ta; không thuộc ta, là thân thể ta, của cải, danh vọng, t ướ c phận, nói tóm l ại là mọi sự không còn

 phải là tác d ụng của linh- tính ta." Cái thuộc ta thờ i bản tánh nó t ự do, không gì ng ă n tr ở  , không gì trái nghịch l ại đượ c; cáikhông thuộc ta thờ i không đượ c chắ c chắ n, không đượ c t ự do, thườ ng bị ng ă n tr ở  , là cái ở  ngoài ta mà thôi.V ậ y, ta phải nhớ r ằ ng cái gì vố n nó không đượ c t ự do mà cho là t ự do, cái gì của ng ườ i

ngoài, vật ngoài mà cho là của mình, thờ i sẽ phải phiề n lòng, sẽ phải buồn bự c, sẽ phải bố ir ố i, sẽ  đ em lòng oán tr ờ i, trách ng ườ i, như ng nế u cái gì thật của ta mớ i coi của ta, cái gìcủa ng ườ i, coi là của ng ườ i, thờ i không ai ép uổ ng mình đượ c nữ a, không ai ng ă n cấ m

Page 40: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 40/73

www.ebook4u.vn 40

mình đượ c nữ a, không phải oán ai, không phải trách ai, không phải miễ n cưỡ ng làm việc gì, không ai hại mình, không có k ẻ thù, vì không phải chịu sự gì thiệt hại."(bản d ịch của Phạm Qu ỳnh, 1929).[v] đừ ng l ẫ n l ộn thiên tánh vớ i tánh tình của bản ngã, như nhữ ng tánh nóng, tánh keo kiệt,tánh thích xa hoa, tánh ham vui, thích buồn của con ng ườ i. Đó là chỗ mà Lão t ử g ọi " 

thượ ng đứ c bấ t đắ c, thị d ĩ hữ u đắ c…"(chươ ng 38 Đạo Đứ c Kinh).[vi] Các chánh giả , đắ c ư hữ u sanh chi sơ bảo hợ  p giả , toán ư  đ i sanh chi hậu(Dịch- Kinh). " Các chánh", là nhận đượ c t ừ khi mớ i sanh; "bảo hợ  p", là giữ  đượ c tr ọn vẹn saukhi đ ã sanh. Cái mà ta g ọi là Chánh đ ó, t ứ c là chỗ mà Lão t ử g ọi" t ử nhi bấ t vong".[vii] " Bản tánh duy nhấ t" ấ  y, Pháp- ng ữ g ọi là " unisité individuelle" hoặ c là " personnehumaine". Đồng một nghĩ a vớ i câu nầ y trong Dịch- Kinh:" Tri tiế n thoái t ồn vong nhi bấ t thấ t k  ỳ chánh, k  ỳ duy thánh nhơ n hồ?" (biế t tiế n, biế t thố i, biế t giữ cho còn, biế t làm chomấ t, mà không làm mấ t cái Chánh của mình, chỉ có bậc thánh nhơ n mà thôi ư ?). chữ  chánh đ ây, t ứ c là Tánh T ự nhiên mà ta đ ã thọ lãnh của Tr ờ i Đấ t 

TỀ-VẬT-LUẬ N

A. Nam- Quách Tử- K ỳ ẩn k ỷ nhi tọa, ngưỡ ng thiên nhi hư[ii], tháp yên[iii] tự táng k ỳ ngẫu[iv].

 Nhan- Thành Tử- Du[v] lậ p thị hồ tiến, viết: "Hà cư hồ? Hình cố khả sử như kháo mộc, nhitâm cố khả sử như tử khôi hồ? Kim chi ẩn k ỷ giả, phi tích chi ẩn k ỷ giả dã".Tử- K ỳ viết:" Yển, bất diệc thiện hồ, nhữ[vi] vấn chi dã. Kim giả ngô táng ngã. Nhữ tri chihồ. Nhữ[vii] văn nhân[viii] lại nhi vị văn địa lại, nhữ văn địa lại, nhi vị văn thiên lại phù?Tử Du viết: Cảm vấn k ỳ phươ ng.Tử K ỳ viết: Phù đại khối ái khí, k ỳ danh vi phong. Thị duy vô tác. Tác, tắc vạn khiếu nộ ngạc, nhi độc bất văn chi liệu liệu hồ. Sơ n lâm chi úy giai, đại mộc bách vi chi khiếu huyệt,tợ tị, tợ khẩu, tợ nh ĩ , tợ kê, tợ quyện, tợ cựu; tợ oa giả, tợ ô giả, kích giả, hao giả, sất giả,

hấ p giả, kiếu giả, hạo giả, yểu giả, giao giả.Tiền giả xướ ng vu,

 Nhi tùy giả xướ ng ngu.Lãnh phong tắc tiểu hòa,Phiêu phong tắc đại hòa,Lệ phong tế tắc chíng khiếu vi hư. Nhữ độc bất kiến chi điều điều chi điêu điêu hồ?Tử Du viết: Địa lại tắc chúng khiếu thị d ĩ . Nhơ n lại tắc tỉ trúc thị d ĩ . Cảm vấn thiên lại?B. Tử- K ỳ viết: Phù xuy vạn bất đồng, nhi sử k ỳ tự k ỷ dã, hàm k ỳ tự thủ, nộ giả, k ỳ thùyda?Đại trí hàn hàn.Tiểu trí nhàn nhàn[ix]

Đại ngôn viêm viêm,Tiểu ngôn chiêm chiêm[x]K ỳ mị dã, hồn giao.K ỳ giác dã, hình khai[xi].Dữ tiế p vi cấu,

 Nhật d ĩ tâm đấu[xii],Mạn[xiii] giả, giao[xiv] giả, mật[xv] giả.Tiểu khủng chủy chủy.Đại khủng mạn mạn[xvi].K ỳ phát nhượ c cơ quát, k ỳ tư thị phi chi vị dã. K ỳ lưu như tr ở minh, kì thủ thắng chi vị dã.K ỳ sát như thu đông, d ĩ ngôn k ỳ nhật tiêu dã; k ỳ nịch chi sở vi chi, bất khả sử phục chi dã;k ỳ yểm dã như giam, d ĩ ngôn k ỳ lão dật dã. Cận tử chi tâm, mạc sử phục dươ ng dã. Hỉ nộ ai lạc lự thán biến nhiệt diêu dật khải thái[xvii] Nhạc xuất hư chưng thành khuẩn. Nhật dạ tươ ng đại hồ tiến nhi mạc tri kì sở manh. D ĩ hồ! D ĩ hồ! Đản mộ đắc thử k ỳ sở do d ĩ sinh

Page 41: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 41/73

www.ebook4u.vn 41

hồ! Phi bỉ vô ngã. Phi ngã vô sở thủ thị diệc cận h ĩ . Nhi bất tri k ỳ sở vi sử. Nhượ c hữuchân tể nhi đặc bất đắc k ỳ tr ẫm khả hành d ĩ tín nhi bất kiến k ỳ hình. Hữu tình nhi vô hình.Bách hài cửu khiếu lục tạng, cai nhi tồn yên. Ngô thùy dữ vi thân? Nhữ giai thuyết chi hồ?K ỳ hữu tư yên. Như thị giai hữu vi thần thiế p hồ? K ỳ thần thiế p bất túc d ĩ tươ ng tr ị hồ? K ỳ đái tươ ng vi quân thần hồ? K ỳ hữu chân quân tồn yên? Như cầu đắc k ỳ tình dữ bất đắc, vô

úch tổn hồ k ỳ chơ n. Nhất thụ k ỳ thành hình, bất vong d ĩ  đãi tận, dữ vật tươ ng nhẫn tươ ngmỹ, k ỳ hành tận như trì, nhi mặc chi năng chỉ. Bất diệc bi hồ? Chung thân dịch dịch nhi bấtkiến k ỳ thành công, niết nhiên bì dịch nhi bất tri k ỳ sở quy, khả bất ai da? Nhân vị chi bấttử hề ích, k ỳ hình hóa, k ỳ tâm dữ chi nhiên, khả bất vị đại ai hồ? Nhân chi sinh dã, cố nhượ c thị mang hồ. K ỳ ngã độc mang, nhi nhân diệc hữu bất mang giả hồ? Phù tùy k ỳ thành tâm nhi sư chi, thùy độc thả vô sư hồ? Hề tất tri đại, nhi tâm tự thủ giả hữu chi. Ngugiả dữ hữu yên, vị thành hồ tâm nhi hữu thị phi. Thị kim nhật thích Việt nhi tích chí dã. thị d ĩ vô hữu vi hữu. Vô hữu vi hữu, tuy hữu Thần Võ thả bất năng tri. Ngô độc thả nại hà tai!DỊCH NGHĨA:TỀ- VẬT- LUẬ NA. Nam Quách Tử K ỳ ngồi dựa ghế, ngửa mặt hà hơ i, bơ phờ như ngườ i mất hồn.

 Nhan Thành Tử Du đứng hầu tr ướ c mặt, thấy vậy, hỏi:" Sao mà hình hài có thể khiến đượ cnhư cây khô, còn lòng thì có thể khiến đượ c như tro lạnh? nay ngườ i ngồi tr ến ghế có còn

 phải là ngườ i ngồi trên ghế tr ướ c đây nữa không?"Tử k ỳ nói:" Yển! câu hỏi của ngươ i đâu phải là không đúng! ta nay đã mất bản ngã r ồi,ngươ i có biết chăng? ngươ i chỉ nghe tiếng sáo của ngườ i mà chưa nghe tiếng sáo của đất.

 Ngươ i chỉ nghe tiếng sáo của đất mà chưa nghe tiếng sáo của tr ờ i."Tử Du nói:" Dám hỏi dùng phươ ng chi nói để cho tôi hiểu đượ c?"Tử K ỳ nói: "Hơ i thở của đại khối, gọi là gió. Nó không nổi lên thì thôi. Nó mà nổi lên thìmuôn lỗ hổng gào thét lên, riêng ngươ i chẳng nghe nó ào ào đó hay sao? Mấy chỗ sâu hõmcủa núi r ừng, những bọng của cây to tr ăm vòng, như mũi, như miệng, như tai, như xà, như vành, như cối, như ao sầu, như vũng cạn… khi thì r ậ p nhau la lối, nạt nộ, gầm thét, khi lại

 bỏ giọng rù rì, nỉ non, than thở . Tiếng tr ướ c xướ ng lên, tiếng sau họa lại. Gió hiu hiu thì làtiểu hòa; gió vụt vụt thì là đại hòa. đến khi gió lặng, thì các khiếu đều êm. Riêng ngươ ikhông thấy cành lá còn rung động đó hay sao?"Tử Du nói: "tiếng sáo Đất là tiếng hòa của muôn khiếu. Tiếng sáo của ngườ i là tiếng hòacủa ống trúc. Dám xin hỏi thế nào là tiếng sáo của Tr ờ i?"B. Tử K ỳ nói: "Kìa như gió thổi khiến muôn tiếng không đồng nhau vang lên, nhưng màlại khiến cho nó tự ngưng đi, hoặc tự nổi lên, là gì đấy? biết một cách bao trùm r ộng rãi, đólà hạng đại trí; biết một cách chia lìa vụn vặt, đó là hạng tiểu trí. Lờ i nói tổng hợ  p thị phi;đó là đại ngôn, lờ i nói chi li biện- biệt, đó là tiểu ngôn. Khi ngủ thì tinh thần giao nhau(làmmột). Khi thức, thì tinh thần bị ly khai(vì chạy theo sự vật bên ngoài). Tiế p lẫn nhau, gọi

là" cấu"(hợ  p nhau làm một); tán mạn ra, gọi là" tâm đấu"(lòng bị chia lìa chống đối nhau).Lòng phải r ộng, sâu và dè dặt. dè dặt là cái nhỏ mà phân biệt sanh, tử; dè dặt cái lớ n là xemsanh tử bằng nhau. Ngườ i đờ i bày cuộc bắn bia mà định thị phi, bày tờ khế ướ c mà phânthắng bại. Lòng ngườ i mãn tranh đấu cho thị phi lần đầu hao mòn, bị giết như thu đônggiết thảo mộc. Họ đắm đuối trong việc làm đó, không làm sao cho lòng họ phục nguyên lạiđượ c. Đè nén như giam nhốt, như đè nén lờ i nói[xviii]. Cái lòng gần chết, không sao khiếnnó nóng lại đượ c.

 Nhưng mà mừng giận, thươ ng vui, phản phúc, kinh sợ , phù phiếm, phóng túng, tình dụcmở r ộng… đều như tiếng nhạc do chỗ hư không mà phát lên, như đám nấm trong chỗ ẩmướ t mà sanh ra. Ngày và đêm, tiế p nhau mà hiện ra tr ướ c mặt, ai biết đượ c đầu mối nó nơ iđâu? Ôi! Ôi! Một sớ m một chiều, ai biết đượ c từ đâu mà sanh ra?

Không có đó, không có đây.(nhưng nếu) không có đây thì biết lấy đâu làm chỗ căn cứ! Lýấy đâu có xa xôi gì! Nhưng mà không rõ ai xui như thế? Dườ ng như có đấng Chân- tể,nhưng mà không thấy đượ c dấu vết của Đó. Đấng ấy có tình mà không có hình. Tr ăm

Page 42: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 42/73

www.ebook4u.vn 42

xươ ng chín khiếu, sáu tạng, riêng biệt ra thì không thành một thân thể; nên phải có cái "hiệ p" nó lại kia mớ i thành một thân thể đượ c. Thần thiế p riêng biệt ra, không đủ sức tr ị lẫnnhau nên không thể thành một môn hộ; nên phải có cái hiệ p nó lại, mớ i thành một môn hộ,quân thần riêng biệt ra thì không thành một quốc gia, nên phải có cái " hiệ p" cả hai lại mớ ithành một quốc gia. Cá mà hiệ p đặng làm nên một thân thể, một môn hộ, một quốc gia, "

cái đó" không bớ t, cũng không thêm cho thân thể, cho môn hộ, cho quốc gia, ta gọi nó là"Tình". Có k ẻ nhạn cái " hình" do đó gây ra, không quên cho đến ngày cùng tận của nó, r ồiđâm chém nhau, hại lẫn nhau, mà không biết dừng, chẳng cũng đáng buồn sao? Có k ẻ tr ọnđờ i làm mãi mà không thấy thành công, mệt mỏi mà không biết đâu là chỗ về, cũng chẳngđáng thươ ng xót sao? Ngườ i ta bảo như thế mà không chết có ích gì không? Hình nó hóađi, tâm nó cũng một thế, cũng chẳng đáng xót xa lắm sao?Đờ i ngườ i mờ mịt, há phải riêng ta mờ mịt, còn k ẻ khác không mờ mịt hay sao? Như biếtlấy cái tâm đã thành của mình làm Thầy, thì ai là chẳng có Thầy? Cái tâm thành đã sẵn có,sao còn tìm cái chi nữa mà thế nó? k ẻ ngu cũng có nó. Chưa thành đượ c mà lòng đã cóchứa thị phi, thì có khác nào hôm nay sang nướ c Việt mà đã đến từ hôm tr ướ c r ồi! Như vậy, tức là lấy cái không có làm cái có. Lấy cái không có làm cái có. Thì tuy có Thần Võ

cũng không biết đượ c, riêng ta có làm thế nào đượ c!C. Phù ngôn phi xuy dã. Ngôn giả hữu ngôn[xix], k ỳ sở ngôn giả, đặc vị định dã. Quả hữungôn da? K ỳ vị thườ ng hữu ngôn da? K ỳ d ĩ vi dị ư khấu âm[xx], diệc hữu biện hồ? K ỳ vô

 biện hồ? Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy? Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi[xxi]?Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn? Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả[xxii]?Đạo ẩn ư tiểu thành[xxiii]; ngôn ẩn ư vinh hoa[xxiv]. Cố hữu Nhu Mặc chi thị phi; d ĩ thị k ỳ sở phi, nhi phi k ỳ sở thị. Dục thị k ỳ sở phi, nhi phi k ỳ sở thị, tắc mạc nhượ c d ĩ minh.Vật vô phi bỉ, vật vô phi thị. Tự bỉ tắc bất kiến tự tri tắc tri chi. Cố viết: Bỉ xuất ư thị, thị diệc nhơ n bỉ. Bỉ thị, phươ ng sinh chi thuyết dã. Tuy nhiên, phươ ng sinh phươ ng tử,

 phươ ng tử phươ ng sinh. Phươ ng khả phươ ng bất khả, phươ ng bất khả phươ ng khả. Nhânthị nhân phi, nhân phi nhân thị.Thị d ĩ Thánh nhân bất do nhi chiếu chi vu thiên, diệc nhân thị dã. thị diệc bỉ dã. Bỉ diệc thị dã. Bỉ diệc nhất thị phi. Thử diệc nhất thị phi. Quả thả hữu bỉ thị hồ tai? Quả thả vô bỉ thị hồ tai? Bỉ thị, mặc đắc k ỳ ngẫu[xxv] vị chi Đạo Xu[xxvi]. Xu thủy đắc k ỳ hoàntrung[xxvii], d ĩ  ứng vô cùng. Thị diệc nhất vô cùng, phi diệc nhất vô cùng dã. Cố viết: Mạcnhượ c d ĩ minh.D ĩ chỉ dụ chỉ chi phi chỉ, bất nhượ c d ĩ phi chỉ dụ chỉ chi phi chỉ dã. Dỉ mã dụ mã chi phimã, bất nhượ c d ĩ phi mã dụ mã chi phi mã dã, vạn vật nhất mã dã.Khả hồ khả, bất khả hồ bất khả. Đạo hành chi nhi thành, vật vị chi nhi nhiên. ô hồ nhiên?

 Nhiên ư nhiên. ô hồ bất nhiên? Bất nhiên ư bất nhiên. Vật cố hữu sở thiên, vật cố hữu sở  khả. Vô vật bất nhiên, vô vật bất khả. Cố vi thị cử đình dữ dinh, lệ dữ Tây thi, khôi nguy

quyệt quái, Đạo thông vi nhất.K ỳ phân dã thành dã. K ỳ thành dã, hủy dã. Phàm vật vô thành dữ hủy, phục thông vi nhất.Duy đạt giả tri thông vi nhất. Vi thị chi bất dụng nhi ngụ chư dung. Dung dã giả, dụng dã;dụng dã giả, thông dã; thông dã giả, đắc[xxviii] dã. Thích đắc nhi cơ [xxix] h ĩ . Nhân thị d ĩ [xxx]. D ĩ nhi bất tri k ỳ nhiên, vị chi Đạo. Lao thần minh vi nhất nhi bất tri k ỳ đồng dã, vị chi triêu tam.Hà vị triêu tam? Viết: Thư công phú vu[xxxi] viết: triêu tam nhi mộ[xxxii] tứ. Chúng thư giai nộ. Viết: nhiên tắc triêu tứ nhi mộ tam. Chúng thư giai duyệt. Danh thật vị khuy, nhi hỉ nộ vi dụng, diệc nhơ n thị dã. Thị d ĩ Thánh nhân hòa chi d ĩ thị phi, nhi hưu hồ thiênquân[xxxiii], thị chi vị lưỡ ng hành[xxxiv].DỊCH NGHĨA:

C. Lờ i, không phải như gió thổi: Lờ i phải có nói lên một cái gì. Nếu chỗ nói của nó màchưa định, thì lờ i nói ấy quả đã có nói không. Hay là chưa có nói gì cả? Lờ i nói chưa địnhấy, khác nào tiếng chim con: chưa có biết biện biệt hay không biện biệt? Đạo, sao dựa vào

Page 43: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 43/73

www.ebook4u.vn 43

chân hay ngụy; lờ i, sao dựa vào thị hay phi? Đạo, sao qua mà không còn; lờ i, sao còn màchẳng nói đượ c? Đạo, ẩn trong tiểu thành; lờ i, ẩn nơ i vinh hoa. Bở i vậy mớ i có cái phải,quấy của Nhu Mặc. Nhu Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải.(Nhưng) nếumuốn thấy đượ c cái Phải trong cái Quấy, cái Quấy trong cái Phải, thì không có gì bằngdùng đến ánh sáng(của Đạo). Vật, không vật nào là không phải" đó", không vật nào là

không phải" đây"[xxxv]. Lấy chỗ nhận thấy của ngườ i mà thấy, thì không thấy; lấy chỗ  biết của mình mà biết, thì mớ i biết. Nên mớ i có nói r ằng:" Đó", do đây mà ra; " đây", nhân"đó" mà có. " Đó đây", ấy là thuốc của "phươ ng sinh". Nên mớ i có nói Sống, nói Chết, nóiChết, nói Sống, nói đượ c, nói không đượ c, nói không đượ c, nói đượ c. Nhân có Phải, nhâncó Quấy; nhân có Quấy, nhân có Phải(mà cãi nhau).Thánh nhân thì không căn cứ vào Phải Quấy, mà căn cứ vào khiếu biết tự nhiên của mìnhđể hiểu mọi vật. Và cũng do"đây" tr ướ c. " Đây", cũng là "Đó", mà "Đó" cũng là "Đây"."Đó" cũng có một lẽ Phải Quấy của "Đó"; mà "Đây" cũng có một cái lẽ phải quấy của"Đây". Quả có "đó đây" chăng? Quả chẳng có "đó đây" chăng? Đó và Đây mà không gặ pchỗ lứa đôi(đối- đãi) của nó, thì gọi là Cốt Đạo (Đạo Xu). Cốt ấy khở i đầu nơ i trung tâmcủa cái vòng tròn(hoàn trung), và căn cứ vào đó để mà ứng đối vô cùng(vớ i Thị Phi). Phải,

cũng là một cái lẽ vô cùng. Quấy, cũng là một cái lẽ vô cùng[xxxvi]. Bở i vậy mớ i nói: đâu bằng dùng lấy ánh sáng của Đạo.Lấy ngón tay mà thí dụ r ằng ngón tay không phải là ngón tay, sao bằng lấy cái không phảilà ngón tay để mà thí dụ r ằng ngón tay không phải là ngón tay.Lấy con ngựa mà thí dụ r ằng con ngựa không phải là con ngựa, sao bằng lấy cái không

 phải là con ngựa để mà thí dụ r ằng con ngựa không phải là con ngựa. Tr ờ i Đất khác nàongón tay nói trên. Vạn vật khác nào con ngựa nói trên.Đượ c là đượ c. Không đượ c là không đượ c. Con đườ ng có đi mớ i thành đườ ng đi, vật cógọi đượ c tên mớ i thành là vật. Sao là phải vậy? Phải vậy là vì phải vậy. Sao là không phảivậy? Không phải vậy, là vì không phải vậy. Vật, có chỗ là phải vậy. Vật, có chỗ là đượ cvậy. Không vật nào là không phải vậy; không vật nào là không đượ c vậy. Cho nên mớ i cóso sánh cọng cỏ vớ i cột tr ụ, một ngườ i đàn bà xấu xí vớ i Tây Thi; khoan đại, k ỳ biến, giantrá, quái dị, thảy đều là một.Có phản" nó" ra thì "nó" mớ i "thành". Có "thành" thì mớ i có "hoại". Phàm vật mà không"thành", nên không "hoại" thì mớ i có thể "tr ở về" mà cùng thông vớ i lẽ Một(của Đạo). Chỉ có bậc đạt Đạo mớ i thông hiểu đượ c lẽ Một ấy mà thôi: Họ dìng đỡ cái dung mạo (bênngoài) để hòa vớ i mọi ngườ i. "Dung", tức là "dụng"; "dụng", tức là "thông". Mà "thông",tức là "đắc" vậy. Vui trong chỗ "đắc" ấy, ít ai đượ c. Nhân tớ i đó mà "thôi đi". "Thôi đi",mà cũng không cần phải biết vì sao mà phải vậy, thì gọi là Đạo. Lao nhọc thần minh vìchấ p nhất (trong một cái Phải hay cái Quấy nào) mà không biết trông thảy đều đồng nhau.

 Nên mớ i gọi là "sớ m ba".

Sao gọi là " sớ m ba"? Có lão nuôi khỉ, phát khoai cho khỉ, nói: "Sớ m ba, mà chiều bốn!"Khỉ đều giận. Lão lại nói: "Thôi, sớ m bốn mà chiều ba"! Khỉ đều mừng. Số cho không thayđổi, danh và thực không thiếu, vậy mà, cái dụng ý của nó lại có mừng có giận. Bở i vậy,

 bậc Thánh nhân, vì sự hòa bình mà phải nói đến thị hay phi, r ồi đứng yên ở cốt tr ục của"bánh xe Tr ờ i" (Thiên Quân): đó gọi là "lưỡ ng hành".

D. Cổ chi nhân, k ỳ tri hữu sở chí[xxxvii] h ĩ .

Ô hồ chí? Hữu di vi vị thủy hữu vật giả chí h ĩ , tận h ĩ , bất khả d ĩ giả h ĩ . K ỳ thứ d ĩ vi hữu vậth ĩ , nhi vị thủy hữu phong[xxxviii] dã. K ỳ thứ d ĩ vi hữu phong yên, nhi vị thủy hữu thị phi

dã. thị phi chi chươ ng dã, Đạo chi sở d ĩ khuy dã. Đạo chi sở d ĩ khuy, áu chi sở d ĩ  thành[xxxix]. Quả thả hữu thành dữ khuy hồ tai? Quả thả vô thành dữ khuy hồ tai? Hữuthành dữ khuy, cố Chiêu thị[xl] chi cổ cầm dã. Vô thành dữ khuy, cố Chiêu thị chi bất cổ 

Page 44: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 44/73

www.ebook4u.vn 44

cầm dã. Chiêu văn chi cổ cầm dã, Sư Khoáng[xli] chi chi sách dã, Huệ tử[xlii] chi cứ ngộ dã, tam tử chi tri cơ hồ? Giai k ỳ thạnh giả dã, cố tải chi mạt niên. Duy k ỳ háo chi dã, d ĩ dị ư bỉ ; k ỳ háo chi dã, dục d ĩ minh chi, bỉ phi sở minh nhi minh chi. Cố d ĩ kiên bạch[xliii] chimuội chung, nhi k ỳ tử hựu d ĩ vấn chi luân chung, chung thân vô thành. Nhượ c thị nhi khả vị thành hồ? Tuy ngã diệc thành dã. Nhượ c thị nhi bất khả vị thành hồ? Vật dữ ngã vô

thành dã. thị cố hoạt nghi chi diệu[xliv], Thánh nhân chi sở  đồ dã. Vi thị bất dụng, nhi ngụ chư dung[xlv], thử chi vị d ĩ minh[xlvi].DỊCH NGHĨA:D. Ngườ i xưa, cái biết của họ có chỗ cùng cực. Sao gọi là cùng cực? Có k ẻ cho r ằng thuở  

 ban đầu chưa hề có vật gì cả, đó là một chủ tr ươ ng cực đoan cùng tận, không thể còn nói gìthêm đượ c nữa. Có k ẻ thì cho r ằng đã có vật r ồi, nhưng vật ấy chưa từng chia phân. Lạicũng có k ẻ cho r ằng đã có vật r ồi, nhưng vật ấy đã lại có chia phân. Thị Phi mà bị chia

 phân rõ r ệt ra r ồi, thì Đạo mớ i có chỗ khuyết. Đạo mà có chỗ "khuyết" (vì không đủ) mớ icó tạo thành ra chữ "ái" (để mà hòa hợ  p lại). Quả có "khuyết" có "ái" chăng? Quả không có"khuyết", không có "ái" chăng? Bở i thấy có "khuyết" có "ái", họ Chiêu mớ i khảy cầm.Không có "khuyết" có "ái" thì họ Chiêu khảy cầm làm chi?

Có Chiêu văn khảy cầm, Sư Khoáng mớ i lậ p luật định ngũ âm, Huệ tử mớ i giảng âm luật.Chỗ biết của ba ngườ i này có là bao nhiêu mà thiên hạ đều hoan nghênh cho đến đờ i cuốicùng này mà luật ấy hãy còn thịnh hành? Chỗ ưa thích của họ đâu có giống vớ i chỗ ưathích của chúng nhân. Muốn đem cái chỗ không sáng của mình mà soi sáng cho k ẻ khác,nên suốt đờ i cam chịu tối tăm vì câu chuyện "kiên bạch". Họ thử đem ngón đàn hay của họ mà truyền dạy cho con họ, tr ọn đờ i biết có truyền dạy đượ c không! Nếu mà họ truyền đạtđượ c, thị ta đây cũng truyền dạy đượ c. Bằng họ truyền dạy không đặng, thì ta đây cũngtruyền dạy không đượ c. Cho nên chỗ mà bậc thánh nhân mong mỏi là đượ c ở trong cái ánhsáng mậ p mờ (của cái nhìn tổng quát hỗn hợ  p), không dùng phép tắc của ai cả, chỉ dùngcái lý thông thườ ng của mọi ngườ i để xử sự vớ i đờ i. Đó gọi là mượ n lấy ánh sáng củangườ i vậy.

Đ. Kim thả hữu ngôn ư "thử", bất tri k ỳ dữ "thị" loại hồ[xlvii], k ỳ dữ thị bất loại hồ? Loạidữ bất loại, tươ ng dữ vi loại, tắc dữ bỉ vô d ĩ dị h ĩ . Tuy nhiên, thỉnh thườ ng ngôn chi: "hữuthủy", dã giả, "hữu vị thủy hữu thủy" dã giả, "hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu thủy", dãgiả, "hữu hữu" dã giả, "hữu vô", dã giả, "hữu vị thủy hữu vô" dả giã, "hữu vị thủy hữu phùvị thủy hữu vô" dã giả[xlviii]. Nga nhi hữu vô h ĩ , nhi vị tri hữu vô chi quả, thục hữu thụcvô dã? Kim ngã tắc d ĩ hữu vị h ĩ , nhi vị tri ngô sở vị chi, k ỳ quả hữu vị hồ, k ỳ quả hữu vô vị hồ?

Thiện hạ mạc đại ư thu hào chi mạt, nhi đại sơ n vi tiểu. Mạc thọ hồ thươ ng tử nhi Bành tổ vi yểu.

Thiên địa dữ ngã tịnh sanh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. Ký d ĩ vi nhất h ĩ , thả đắc hữu ngônhồ? Ký d ĩ vị chi nhất h ĩ , thả đắc vô ngôn hồ? Nhất dữ ngôn vi nhị, nhị dữ nhất vi tam[xlix].Tự thử d ĩ vãng, xảo lịch bất năng đắc nhi huống k ỳ phàm hồ? Cố tự vô thích hữu, d ĩ chí ư tam, nhi huống tự hữu thích hữu hồ? Vô thích yên, nhân thị d ĩ [l].

Phù Đạo vị thủy hữu phong[li], ngôn vị thủy hữu thườ ng[lii]. Vi thị nhi hữu chân[liii] dã.thỉnh ngôn k ỳ chân: hữu tả hữu hữu, hữu luân hữu ngh ĩ a, hữu phản hữu biện, hữu cạnh hữutranh, thử chi vị bát đức, lục hợ  p chi ngoại[liv]. Thánh nhân tồn nhi bất luận. Lục hợ  p chi

nội, thánh nhân luận nhi bất nghị. Xuân thu kinh thế tiên vươ ng chi chí, thánh nhơ n nghị nhi bất biện[lv]. Cố phận dã giả hữu bất phân dã, biện dã giả, hữu bất biện dã[lvi]. Viết: hàdã? Thánh nhân hoài chi, chúng nhân biện chi. D ĩ tươ ng thị dã. Cố viết: biện dã giả, hữu

Page 45: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 45/73

www.ebook4u.vn 45

 bất kiến dã[lvii]. Phù đại Đạo bất xưng, đại biện bất ngôn, đại nhân bất nhân, đại liêm bấtkhiêm, đại dũng bất k ỵ. Đạo chiêu nhi bất Đạo[lviii], ngôn biện nhi bất cậ p[lix], nhânthườ ng nhi bất thành, liêm thanh nhi bất tín, dũng k ỵ nhi bất thành, ngũ giả ngoan nhi cơ  hướ ng phươ ng h ĩ . Cố tri chỉ k ỳ sở , bất tri, chí h ĩ [lx]. Thục tri bất ngôn chi biện, bất Đạochi Đạo? Nhượ c hữu năng tri, thử chi vị thiên phủ, chú yên nhi bất mãn, chướ c yên nhi bất

kiệt, nhi bất tri k ỳ sở do lai, thử chi vị bảo quang[lxi].

Cố tích giả Nghiêu vấn ư Thuấn viết: ngã dục phạt Tông, Khoái, Tự Ngao; nam diện nhi bất thích nhiên, k ỳ hà tố dã? Thuấn viết: Phù tam tử giả, du tồn hồ, bồng ngải chi gian? Nhượ c bất thích nhiên, hà tai? Tích giả thậ p nhật tịnh xuất, vạn vật giai chiếu nhi huốngđức chi tiến hồ nhật giả hồ!DỊCH NGHĨA:Đ. Ví như nay có ngườ i hỏi r ằng: không rõ chữ "đó" có giống vớ i chữ "đây" chăng; haykhông giống vớ i chữ "đây" chăng? Giống và không giống, hay cùng là một giống vớ i nhau,thì là bên này không có gì khác vớ i bên kia nữa. Tuy vậy, còn có nhiều danh từ thôngthườ ng mà ý ngh ĩ a tươ ng phản, ta cũng cho nó giống nhau đượ c nữa chăng? Như những

danh từ sau đây: ‘hữu thủy", "hữu vị thủy hữu thủy", ‘hữu vị thủy hữu phù vị thủy", "hữuhữu", ‘hữu vô", ‘hữu vị thủy hữu vô", "hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô". Thoạt trôngqua mà "có" là đã "không" r ồi, nhưng cũng chưa rõ là có hay không? Và quả có cái gì làcó, có cái gì là không hay chăng? Nay thì ta cũng đã có nói r ồi, nhưng chưa biết rõ điều tanói đó quả đã có nói không, hay chưa có nói không?Dướ i tr ờ i không có gì lớ n bằng cọng lông mùa thu, mà không có gì nhỏ bằng núi Thái;không có gì thọ bằng đứa bé chết yểu, mà không có gì yểu bằng ông Bành Tổ.Tr ờ i Đất cùng ta đồng sinh, và vạn vật cùng ta là một. Đã là một r ồi, thì nói ra có đượ ckhông? Đã gọi là một r ồi, thì không nói ra có đượ c không? Một và lờ i là hai. Hai vớ i mộtlà ba. Từ ba tr ở lại một, bậc gọi là xảo lịch còn không hiểu đượ c thay, huống chi là k ẻ tầmthườ ng! Cho nên, từ chỗ "không" mà sang chỗ "có", còn phải đến số ba, huống chi từ chỗ có mà sang chỗ có? Không phải sang qua đâu cả, chỉ nên theo chỗ có đấy là đủ.Vả, Đạo chưa hề có khu vực; lờ i nói chưa hề có định thức. Có cho đây là Thị, thì mớ i có sự chia phân thị vớ i phi thành từng khu vực. Vậy, xin bàn về khu vực ấy: có mặt, có trái, cóluận, có ngh ĩ a, có phân, có chia, có cạnh, có tranh, đó gọi là "bát thức". Phần ngoài của"lục hợ  p", thánh nhân để yên mà không luận đến. Phần trong của "lục hợ  p", thánh nhânluận đến mà không bàn. Lịch sử đờ i Xuân Thu của các Tiên vươ ng, thánh nhân bàn đến màkhông chê khen biện luận. Cho nên tuy có phan chia mà không phân chia; biện bác màkhông biện bác. Sao vậy? Là vì thánh nhân thì ôm giữ, chúng nhân thì biện bác để mà khoekhoang. Nên mớ i có lờ i nói này: "hay biện phân, thì có chỗ không thấy rõ đượ c". Vả, "đạiĐạo" thì không xưng tên; "đại biện" thì không có lờ i; "đại nhân" thì không thươ ng ai; ‘đại

liêm" thì không nhún nhườ ng; ‘đại dũng" thì không làm hại ai. Đạo mà sáng thì không phảiĐạo; lờ i mà rõ ràng thì không tớ i chốn, nhan mà thườ ng thì không nên việc; liêm mà thanhthì không thể tin; dũng mà hại ngườ i thì không nên việc. Năm điều ấy tròn mà thànhvuông. Cho nên, biết dừng chỗ mà mình không thể biết, là đến chốn r ồi vậy. Có ai biếtđượ c cách biện biệt mà không dùng đến lờ i, nói mà không cần phải nói ra lờ i? Nếu có k ẻ 

 biết đượ c, k ẻ ấy gọi là Thiên phủ (kho tr ờ i) đổ vô mãi mà không đầy, rót ra mãi mà khôngcạn, nhưng không biết do đâu mà đến. Nên mớ i gọi là "che ánh sáng" (bảo quang).Cho nên ngày xưa Nghiêu hỏi Thuấn:"Ta muốn phạt Tông, Khoái, Tư Ngao, ngảnh mặt sang Nam mà không thấy lòng khoankhoái. Như thế là cớ làm sao?"Thuấn nói:

"Như ba ngườ i ấy (vua của ba nướ c ấy) khác nào sống ở giữa cỏ bông cỏ ngãi. Nhà Vuasao lại không thấy lòng khoan khoái? Xưa kia, mườ i mặt tr ờ i cùng mọc, muôn vật đềuđượ c soi sáng, huống chi cái Đức của ngườ i còn hơ n mặt tr ờ i!"

Page 46: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 46/73

www.ebook4u.vn 46

E. Khiết Khuyết vấn hồ Vươ ng Nghê[lxii] viết:Tử tri vật chi sở  đồng thị hồ?Viết: ngô ô hồ tri chi.Tử trí tử chi sở bất tri da?Viết: ngô ô hồ tri chi.

 Nhiên tắc vật vô tri da?Viết: ngô ô hồ tri chi. Tuy nhiên, thườ ng thí ngôn chi. Dung cự tri ngô sở vị tri chi phi bấttri da? dung cự tri ngô sở vị bất tri chi phi tri da? Thả ngô thườ ng thí vấn hồ nhữ[lxiii]: dânthấ p tẩm, tắc yêu tật thiên tử[lxiv], thu thiên hồ tai[lxv]? Mộc xử tắc chủy lật tuân cụ[lxvi],viên hầu nhiên hồ tai? tam giả thục tri chánh xử? Dân thực sô hoạn[lxvii], mê lộc thựctiến[lxviii], lươ ng thư cam đái[lxix], xi nha thị thử[lxx]: tứ giả thục nhi tri chánh vị? viên

 biên thư d ĩ vi thư[lxxi] mê dữ lộc giao, thu dữ ngư du. Mao tườ ng Lệ Cơ nhơ n chi sở mỹ dã, ngư kiến chi thâm nhậ p, điểu kiến chi cao phi, mê lộc kiến chi quyết sậu[lxxii]. Tứ giả thục tri thiên hạ chi chánh sắc tai?Tự ngã quan chi, nhân ngh ĩ a chi đoan, thị phi chi đồ, phiền nhiên hào loạn, ngô ô năng trik ỳ biện.

Khiết- Khuyết viết: tử bất tri lợ i hại, tắc chí nhân cố bất tri lợ i hại hồ?Vươ ng Nghê viết: chí nhân thần h ĩ ! đại tr ạch phần nhi bất năng nhiệt, hà hán hộ nhi bấtnăng hàn. Tật lôi phá sơ n, phong chấn hải, nhi bất năng kinh. Nhượ c nhiên giả, thừa vânkhí, k ỵ nhật nguyệt, nhi du hồ tứ hải chi ngoại, tử sinh vô biến ư k ỳ, nhi huống lợ i hại chiđoan hồ?DỊCH NGHĨA:E. Khiết Khuyết hỏi Vươ ng Nghê:ông biết chỗ đồng phải giống nhau của mọi vật không?Ta biết đâu việc đó.ông biết chỗ mà ông không biết không?Ta biết đâu việc đó.Vậy thì, mọi vật, cũng không biết gì cả hay sao?Ta biết đâu việc đó. Tuy vậy, ta thử nói xem sao. biết đâu cái mà ta gọi là biết, lại chẳng

 phải là cái mà ta không biết? Biết đâu cái mà ta gọi là không biết lại chẳng phải là cái màta biết? Vả, ta đã từng thử hỏi ngươ i: ngườ i nằm trong chỗ ẩm thấ p thì sanh ra đau lưng vàtê liệt một bên mình; con cá chạch thì có sao không? Ngườ i ở trên cây run r ẩy sợ sệt; cònloài khỉ vượ n thì có sao không? Ba loài ấy, ai biết chỗ ở nào là chỗ ở chính? Con ngườ i thìưa ăn thịt thà, hươ u nai thì thích ăn cỏ non; r ết thì cho r ắn con là ngon; chim mèo chim cúthì nghiện ăn chuột bọ. Bốn loài ấy, ai biết vị ăn nào là chính vị? Vượ n và khỉ theo vớ inhau, nai và hươ u cùng vớ i nhau, chạch và cá lội vớ i nhau. Mao Tườ ng, Lệ Cơ , ngườ i thấythì cho là đẹ p, mà cá thấy thì lặn sâu, chim thấy thì bay cao, hươ u nai thấy thì chạy dài.

Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹ p nào là chính sắc trong thiên hạ?Tự mà xem, thì đầu mối của nhân ngh ĩ a, đườ ng nẻo của thị phi r ối loạn lung tung, ta làmsao biết đâu mà phân biện.Khiết Khuyết nói: ông không biết lợ i hại, còn bậc chí nhân cũng không biết lợ i hại nữa haysao?Vươ ng Nghê nói: chí nhân là bậc thần: chầm lớ n cháy, không thể làm cho đó nóng, sôngHà sông Hán đặc mà không thể làm cho đó lạnh; sét đánh vỡ núi; gió dậy biển cả cũngkhông làm cho đó sợ . Ngườ i như thế thì theo hơ i mây, cỡ i mặt tr ờ i mặt tr ăng mà rong chơ ingoài bốn biển, chết sống còn không làm cho ngườ i họ điên đảo phươ ng chi là mối lợ i hại?G. Cù Thướ c tử[lxxiii], vấn hồ Tr ườ ng Ngô tử viết:

 Ngô văn chư[lxxiv] phu tử thánh nhân bất tùng sự ư vụ, bất tựu lợ i, bất vi hại, bất hỉ cầu,

 bất duyên đạo[lxxv], vô vị hữu vị[lxxvi], hữu vị vô vị[lxxvii] nhi du hồ tr ần cấu chingoại[lxxviii]. Phu tử[lxxix] d ĩ vị mạn lãng[lxxx] chi ngôn, nhi ngã d ĩ vi diệu đạo chihạnh[lxxxi] dã. Ngô tử d ĩ vi hề nhượ c?

Page 47: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 47/73

www.ebook4u.vn 47

Tr ườ ng Ngô tử viết:Thị Hoàng đế chi sở thinh uỷnh dã, nhi Khưu[lxxxii] dã hà túc d ĩ tri chi. Thả nhữ diệc đạitảo k ế, kiến noãn nhi cầu thờ i dạ[lxxxiii], kiến đàn nhi cầu hiêu chích. Dư thườ ng vị nhữ võng ngôn chi, nhữ d ĩ võng thính chi. Hề[lxxxiv] bàng[lxxxv] nhật nguyệt, hiệ p vũ tr ụ, vik ỳ thần hợ  p[lxxxvi] trí k ỳ hoạt hôn[lxxxvii] d ĩ lệ tươ ng tôn[lxxxviii]. Chúng nhân dịch

dịch[lxxxix], thánh nhân ngu xuân[xc] tham vạn tuế nhi nhất thành thuần[xci].DỊCH NGHĨA:G. Cù Thướ c hỏi Tr ườ ng Ngô:

Tôi nghe nơ i ông r ằng thánh nhân không bận đến việc đờ i; không tìm lợ i; không lánh hại;không tha thiết đến việc gì; cũng không quấn quít vớ i Đạo; có nói (mà như) không có nói;không nói mà như đã nói; tha hồ rong chơ i ngoài bụi bặm (của cuộc đờ i). Thầy tôi cho đólà lờ i nói vu vơ , còn tôi, thì lại cho đó là cái hạnh của k ẻ đã nhậ p diện nơ i Đạo r ồi vậy. íông như thế nào?

Tr ườ ng Ngô nói:

Đó là điều mà Hoàng đế nghe còn nghi ngờ thay, ông Khưu làm gì đủ để mà hiểu đượ c.Vả, ngươ i cũng đoán hơ i sớ m lắm: vừa thấy tr ứng gà là đã mong đượ c nghe tiếng gà gáy,vừa thấy viên đạn là đã mong đượ c ăn chim nướ ng. Nay ta thử vì ngươ i nói bậy mà nghe,còn ngươ i cũng nghe bậy mà chơ i. Làm thế nào để dựa k ề nhật nguyệt, nhậ p cùng vũ tr ụ,xáo tr ộn cả thị phi, quý tiện, vượ t muôn tuổi mà ôm giữ cái chỗ thuần nhất bất biến.

H. Vạn vật tận nhiên nhi d ĩ thị tươ ng uẩn[xcii]. Dư ô hồ tri duyệt sinh chi phi hoặc da? Dư ô hồ tri ố tử chi phi nhượ c táng nhi bất tri quy giả da?

Lệ chi cơ , Ngại phong nhân chi tử dã. Tấn quốc chi thủy đắc chi dã, thế khấ p thiêm câm.Cậ p k ỳ chí ư vươ ng sở , dữ vươ ng đồng khuông sàng, thực sô hoạn[xciii], nhi hậu hối k ỳ khấ p dã.

Dư ô hồ tri phù tử giả bất hối k ỳ thủy chi ky sinh hồ?

Mộng ẩm tửu giả, đán nhi khốc khấ p, mộng khấ p khốc giả, đán nhi điền liệ p[xciv]. Phươ ngk ỳ mộng dã, bất tri k ỳ mộng dã. Mộng chi trung, hựu chiêm k ỳ mộng yên, giác nhi hậu trik ỳ mộng dã. Thả hữu đại giác, nhi hậu tri thử k ỳ đại mộng dã. Nhi ngu giả tự d ĩ vi giác,thiết thiết nhi tri chi quân hồ mục hồ?

Cố tai! Khưu dã dữ nhữ, giai mộng dã. Dư vị nhữ mộng diệc mộng dã. Thị k ỳ ngôn dã, k ỳ danh vi điếu quỷ. Vạn thế chi hậu nhi nhất ngộ đại thánh, tri k ỳ giải giả, thị đán mộ ngộ chidã.Ký sử ngã dữ nhượ c biện h ĩ nhượ c thắng ngã, ngã bất nhượ c thắng. Nhượ c quả thị dã, ngãquả phi dã da? Ngã thắng nhượ c, nhượ c bất ngô thắng, ngã quả thị dã, nhi quả phi dã da?K ỳ hoặc thị dã, k ỳ hoặc phi dã da? K ỳ câu thị dã, k ỳ câu phi dã da? Ngã dữ nhượ c, bấtnăng tươ ng tri dã, tắc nhân cố thọ k ỳ đảm ám, ngô thùy sử chánh chi? Sử đồng hồ nhượ cgiả chánh chi, ký dữ nhượ c đồng h ĩ , ô năng chánh chi? Sử đồng hồ ngã giả chánh chi, kúđồng hồ ngã h ĩ , ô năng chánh chi? Sử dị hồ ngã dữ nhượ c giả chánh chi, ký dị hồ ngã dữ nhượ c h ĩ , ô năng chánh chi? Sử đồng hồ ngã dữ nhượ c giả chánh chi, ký đồng hồ ngã dữ nhượ c h ĩ , ô năng chánh chi? Nhiên tắc ngã dữ nhượ c dữ nhân câu bất năng tươ ng tri dã,

nhi đãi bỉ dã da? Hà vị hòa chi d ĩ thiên nghê[xcv]. Viết: thị bất thị, nhiên bất nhiên.

Thị nhượ c quả thị dã, tắc thị chi dị hồ bất thị dã, diệc vô biện. Nhiên nhượ c quả nhiên dã,

Page 48: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 48/73

www.ebook4u.vn 48

tắc nhiên chi dị hồ bất nhiên dã, diệc vô biện. Hóa thinh chi tươ ng đãi, nhượ c k ỳ bất tươ ngđãi, hòa chi d ĩ thiên nghê, nhơ n chi d ĩ mạn diễn, sở d ĩ cùng niên dã. Vong niên vongngh ĩ a[xcvi] chấn[xcvii] ư vô cảnh, cố ngụ chư vô cảnh[xcviii].DỊCH NGHĨA:

H. Hiểu tận vạn vật r ồi, mớ i thấy nó thuần nhất. Ta sao biết ham sống chẳng phải là lầm?Ta sao biết sợ chết lại chẳng là mê, mà không biết cho đó là con đườ ng về?

Lệ Cơ , con của một vị phong nhân xứ Ngại, gả cho Vua nướ c Tấn. Khi về nhà chồng, lụyướ t dầm bầu. K ị p khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi dô hoạn, r ồi lại hốihận giọt lệ ngày xưa. Ta biết đâu k ẻ chết lại không hối hận vì mình đã mong đượ c sốngthêm?Có k ẻ chiêm bao cườ i giữa tiệc, tỉnh giấc khóc trong lòng. hoặc chiêm bao buồn khóc, khitỉnh giấc như vui săn. Lúc chiêm bao không biết chiêm bao, khi tỉnh giấc mớ i hay là mộngcả. Chỏ có bậc đại giác mớ i biết cuộc đại mộng đó thôi. Nhưng mà k ẻ ngu lại tự cho họ làtỉnh, r ồi họ cũng tin thật r ằng họ là bậc vua chúa, hay họ là k ẻ chăn ngựa! Gàn thay, ông

Khưu cùng ngươ i đều chiêm bao cả! Lờ i nói ấy, gọi là lờ i "điếu quỷ" (quái gở )! Sau muônđờ i, may mà gặ p đượ c bậc đại thánh biết cách giải ngh ĩ a của nó ra, thì trong một sớ m mộtchiều sẽ ngộ nó đượ c vậy.

 Nếu ta nói vớ i ngươ i, cùng tranh biện: ngươ i không đượ c ta, ta không thắng đượ c ngươ i,vậy ngươ i hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy chưa? Nếu ta thắng đượ c ngươ i; ngươ ikhông thắng đượ c ta, vậy ta hẳn là đã phải, mà ngươ i hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì

 phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao?Ta và ngươ i không thể biết đượ c nhau, thì ngườ i ngườ i đành phải chịu tối tăm r ồi! Ta phảinhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ k ẻ đồng vớ i ngươ i thì làm sao chính đượ c việc đó! Cậyngườ i khác vớ i ta và ngươ i, để chính lại việc đó ư? Nó đã khác vớ i ta và khác vớ i ngươ i,thì làm sao chính lại đượ c việc đó? Cậy ngườ i đồng vớ i ta và đồng vớ i ngươ i thì làm saochính đượ c việc đó? Vậy thì ta vớ i ngươ i cùng vớ i ngườ i đó đều không thể biết nhau đượ c,sao phải chờ ngườ i đó làm gì?

Sao gọi là hòa hợ  p vớ i thiên nghê? Là phải mà cũng là chẳng phải; phải vậy mà cũng làchẳng phải vậy. Cái phải của ngươ i, nếu quả thực là phải, thì cái phải đó có khác gì cáikhông phải, cho nên cũng không biện đượ c. Cái phải vậy của ngươ i, nếu quả thực là phảivậy, thì cái phải vậy đó có khác gì cái không phải vậy, thành ra cũng không biện đượ c. Hóara thảy đều là đối đãi, nếu muốn không đối đãi chi bằng hòa hợ  p vớ i tự nhiên (thiên nghê),nhân đó mà lờ i nói của ta đặng v ĩ nh cửu. Quên sống chết, quên phải quấy là suốt thông lẽ 

hư vô (vô cảnh), nên gửi mình vào cõi hư vô (vô cảnh).I. Vọng lượ ng vấn cảnh viết: Nãng tử hành, kim tử chỉ. Nãng tử tọa, kim tử khở i. Hà k ỳ vu,đặc tháo dư?

Cảnh viết: Ngô hữu đãi nhi nhiên giả da? Ngô sở  đãi hựu hữu đãi nhi nhiên giả da? Ngôđãi xà phù điêu dực da? ô thức sở d ĩ nhiên, ô thức sở d ĩ bất nhiên?

DỊCH NGHĨA:

I. Bóng lu hỏi bóng tỏ: "Nãy anh đi, giờ anh đứng. Nãy anh ngồi, giờ anh dậy. Sao anh

không có nết riêng?"

Bóng tỏ nói: ta có phải nươ ng chờ mà như thế chăng? Hay là chỗ ta nươ ng chờ lại còn phải

Page 49: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 49/73

www.ebook4u.vn 49

nươ ng chờ nơ i chỗ khác mà như thế chăng? Ta phải nươ ng chờ , như vảy r ắn cánh vechăng? Sao biết sở d ĩ nó là thế? Sao biết sở d ĩ nó không phải là thế?

K. Tích giả Trang Châu mộng vi hồ điệ p, hủ hủ nhiên hồ điệ p dã, tự dụ thích chí dữ bất triChâu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Châu dã. Bất tri Châu chi mộng vi hồ điệ p dư?

Hồ điệ p chi mộng vi Châu dư? Châu dữ hồ điệ p, tắc tất hữu phận h ĩ . Thử chi vị Vật hóa.DỊCH NGHĨA:

Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướ m vui phận làm bướ m, tự thấy thích chí,không còn biết có Châu nữa. Chợ t tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châuchiêm bao là bướ m, hay bướ m chiêm bao là Châu? Châu và bướ m ắt phải có tánh phậnkhác nhau. Đó gọi là Vật hóa.TỔ NG BÌNH:

 Như ta đã thấy ở thiên Tiêu Diêu Du, mục đích của học thuyết Trang tử là tự do tuyệt đối.Muốn đạt đến "tự do tuyệt đối", việc cần thiết đầu tiên là giải thoát tâm trí ra khỏi cái vòngnhận định sai lầm của nhãn thức nhị nguyên chia phân cái Sống Một làm hai phần r ất phân

 biệt: tâm vật, thị phi, thiện ác, sanh tử, vinh nhục…Tề- Vật- Luận là phươ ng pháp luận của Trang tử để đạt đến Tiêu diêu tự tại. Tề- Vật tức là"nhất thiết bình đẳng" ngh ĩ a là vạn vật đều ngang bằng nhau cả, ngang nhau về phẩm, như ta đã thấy ở Tiêu Diêu Du.Thật vậy, nếu không có đượ c cái nhãn quang nhìn thấy sự "nhất thiết bình đẳng" trong cácsự vật thì ắt phải có chỗ chọn lựa, ngh ĩ a là còn có chỗ "lấy bỏ"[xcix], có chỗ ưa ghét. Lấycái gì, bỏ cái gì? Lấy cái tốt, bỏ cái xấu; ưa cái hay, ghét cái dở . Và nhân thế mớ i có sự thiên lệch và nô lệ theo một bảng giá tr ị chủ quan nào về sự vật. Có cái "phải" đối vớ i tangày nay, nhưng qua ngày mai nó sẽ không còn "phải" nữa. Có món hợ  p vớ i ta, nhưng lạikhông hợ  p vớ i ngườ i khác. Có việc hợ  p vớ i ngườ i này, lại không hợ  p vớ i ngườ i kia. Mộtvấn đề tươ ng đối và tạm thờ i. Nhưng sai lầm và nguy hiểm là khi nào ta lại nhận nó là mộtchân lý tuyệt đối, ngh ĩ a là một chân lý bất di bất dịch và chung cho bất cứ ở thờ i gian haykhông gian nào. Cho nên mớ i nói r ằng: ‘có chỗ ưa ghét, có chỗ lấy bỏ, thì không còn gọi làtự do tuyệt đối nữa."[c]Tóm lại, ngườ i thật là tự do, biết trong sự tiêu diêu tự tại trong bản tính là ngườ i phải biết"xem bằng"[ci] thị phi, thiện ác… không chịu sống nô lệ bất cứ một bảng giá tr ị về thị phi,thiện ác của một chế độ luân- lý nào cả. Nên biết r ằng họ không phải là ngườ i "vô luân- lý"như ngườ i ta đã hiểu lắm mà là một hạng ngườ i đã vượ t lên trên tất cả mọi thứ luân- lý tầmthườ ng chật hẹ p: họ là hạng ngườ i không còn tư tâm tư dục nữa, ngh ĩ a là hạng ngườ i "vôk ỷ", "vô công" và "vô danh"[cii]

----------------------------------------------------- Nam- Quách T ử K  ỳ Chữ (C ơ  ) ở  đ ây, phải đọc là k  ỳ. Nam- Quách là thành phía Nam, nhân l ấ  y chỗ  ở mà đặ t hiệu.[ii] H ư : hơ i thổ i ra (bằ ng miệng). Theo phép hô hấ  p của Đạo gia, thì hít vô bằ ng mũi, thở  ra bằ ng miệng.[iii] Tháp yên là hình dáng như k ẻ mấ t hồn, bơ phờ  , ng ơ ngác. S ắ c thái của ng ườ i nhậ pđịnh tham thiề n, xuấ t thần giải thế .[iv] Táng k  ỳ ng ẫ u: mấ t bạn. Câu này, do câu " ngô táng ngã" phần d ướ i mà suy ra. Bạncủa Xác, là H ồn. Cho nên thay vì d ịch là "mấ t bạn ", t ưở ng cần d ịch là " mấ t hồn".

[v] Nhan- Thành T ử Du: họ Nhan, tên là Y ể n, thụ y là Thành, t ự là T ử Du.[vi] Nhi: đồng vớ i chữ Nhĩ (ng ườ i, mi, anh). Đọc là " nhữ chi vấ n" (câu hỏi của anh).[vii] N ữ : ở  đ ây, đọc là nhữ (anh).

Page 50: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 50/73

www.ebook4u.vn 50

[viii] Lại: ố ng tiêu (g ọi là sáo). Địa l ại, là sáo đấ t. Nhơ n l ại: sáo ng ườ i. Tiế ng sáo tuy có dài có ng ắ n, có cao có thấ  p… t ự u trung chỉ do một hơ i thở thổ i vào ố ng trúc mà gây ra, tùy l ỗ hổ ng g ần xa mà sinh nhữ ng âm thanh khác biệt và muôn đ iệu.[ix] Hàn hàn: r ộng l ớ n, bao g ồm, trùm l ấ  p

 Nhàn nhàn: phân tích đế n chỗ nhỏ mọn, ư a chỗ t ế nhị , phân tích.[x] Viêm viêm: đồng thấ  y thị phi là một.Chiêm chiêm: phân biệt việc nhỏ.[xi] H ồn- giao: lúc ng ủ thì tinh thần hợ  p nhau làm một, vì không bị ngoại vật làm cho xaolãng, khi thứ c, thì bị ngoại cảnh kích động làm cho tinh thần bị xao lãng tán ra ngoài nênnhận thấ  y chia lìa "vật ngã", nghĩ a là thấ  y sự chia phân trong vạn sự vạn vật.[xii] C ấ u: là hợ  p l ạiTâm đấ u: lòng bị tranh chấ  p giữ a vấ n đề nội- ngoại[xiii] M ạn: lòng r ộng rãi[xiv] Giáo: âm là giáo, có nghĩ a là sâu sắ c, chỗ sâu thẳ m của lòng.[xv] M ật: dè d ặ t, cẩ n thận.

[xvi] M ạn mạn: Nhìn t ử như sanh, cả hai là một.Chủ y chủ y: dáng cẩ n thận, t ỉ mỉ  , t ế tâm, chú ý.Tiể u khủng chủ y chủ y, đại khủng mạn mạn: dè d ặ t cái nhỏ , là phân biệt sanh t ử  , dè d ặ t cáil ớ n là xem t ử sanh là một.[xvii] Lự : lo nghĩ nhiề uThán: thươ ng xót 

 Biế n: hay phản phúc Nhiệt: kinh hãi Diêu: phù phiế m, khinh phù Dật: phóng túng  Khải: tình d ục mở r ộng Thái: chỉ tánh tình dung mạo do tr ờ i phú cho.[xviii] Không cho Thiên Tánh xuấ t hiện.[xix] Ngôn giả hữ u ngôn:Chữ ngôn tr ướ c, là l ờ i nói; chữ ngôn sau là nói lên một cái gì, t ứ c là có một ý nghĩ a.Có một ý nghĩ a, thì d ĩ nhiên l ờ i nói đ ã bị hạn định, vì có hạn định thì nghĩ a nó mớ i rõràng. Và như vậ y, l ờ i nói không thể dùng để nói về   Đạo, cái mà không thể nào miêu t ả đượ c: Đạo khả  Đạo, phi thườ ng  Đạo.Chữ xuy ở  đ ây là cùng một chữ dùng ở  đọan vă n trên:" xuy vạn bấ t đồng". Gió thổ i(như   Đạo) thì không có tiế ng, tr ỗ i lên muôn tiế ng khác nhau là vì g ặ  p các l ỗ hổ ng l ớ n nhỏ bấ t đồng mà sanh ra. Cho nên mớ i nói:" ngôn phi xuy dã" 

[xx] Khấ u âm: Tiế ng kêu của con chim con vừ a nở  , ám chỉ l ờ i nói vô nghĩ a.[xxi] Đạo thì chứ a cả Chân và Ng ụ y; l ờ i, cũng chứ a cả Thị Phi. Như vậ y, trong ngôn t ừ  ,nế u nói đế n Phải là có hàm chứ a bên trong cái Quấ  y. Thế thì d ự a vào đ âu mà biế t r ằ ng l ờ inói nào là thật Phải(phải tuyệt đố i), l ờ i nói nào là thật Quấ  y(quấ  y tuyệt đố i)? Bở i vậ y mớ inói: "  Đạo sao l ại d ự a vào Chân hay Ng ụ y; l ờ i, sao l ại d ự a vào Thị vớ i Phi".[xxii] Đạo ô hổ vãng nhi bấ t t ổ n(  Đạo sao qua mà không còn)Qua mà không còn, là chỉ về cái biế n động của Đạo r ấ t mau l ẹ , trong một cái chớ  p là đ ã biế n mấ t không còn như tr ướ c nữ a. H ạn chế   Đạo vào một ngôn t ừ " t ịnh" và " bấ t biế n" không thể  đượ c, vì vậ y, Đạo không thể dùng l ờ i mà nói đượ c. Cho nên mớ i nói" ngôn ô hồ t ồn nhi bấ t khả". "Bấ t khả" là không nói đượ c(bấ t khả đạo). Lờ i hạn định biế n thành một 

l ẽ " t ịnh", một cái gì không biế n đượ c nữ a, trong khi Đạo biế n không ng ừ ng.[xxiii] Đạo ẩ n ư  , tiể u thành:Chữ " ẩ n" đ ây, có nghĩ a là " d ự a vào". "Tiể u thành", là sự vật chư a đượ c đầ y đủ , như  

Page 51: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 51/73

www.ebook4u.vn 51

 Nhân, Nghĩ a…Câu nầ y muố n nói: "Chân Ng ụ y thì d ự a vào chỗ chư a đầ y đủ mà khở i phát". N ế u sự vật mà đầ y đủ , thì sao có sinh ra Chân Ng ụ y? Có Chân có Ng ụ y thì chỉ thấ  y đượ c có một phầnchân lý mà thôi.[xxiv] Ngôn ẩ n ư vinh hoa:

" Vinh hoa" t ứ c là l ờ i nói hoa m ỹ  , phù phiế n và biện biệt của nhị nguyên không thể dùng để miêu t ả đượ c chân lý. Lờ i nói " bấ t toàn" của giớ i nhị nguyên, không sao dùng đượ c để  bàn đế n Đạo. Cho nên mớ i nói: "l ờ i nói là d ự a vào thị phi mà khở i". So sánh vớ i câu:" m ỹ  ngôn bấ t tín; Tín ngôn bấ t m ỹ " của Lão t ử .[xxv] Ng ẫ u: là chỗ  đố i đ ãi của nó, như Âm thì Dươ ng là ng ẫ u của nó, Dươ ng thì Âm làng ẫ u của nó.[xxvi] Xu: nơ i cố t yế u.[xxvii] Hoàn trung:

 Hoàn: Thị và Phi " phản phúc", thị do phi mà có, phi do thị mà sinh, thị biế n ra phi, phibiế n ra thị… tiế  p nố i nhau, tìm kiế m nhau không biế t đ âu là cùng, như trên một cái vòng tròn, cho nên mớ i g ọi là "hoàn" (vòng tròn). "Hoàn trung" là trung tâm của cái vòng tròn

cũng để ám chỉ luật Thiên Quân.[xxviii] Đắ c: là " t ự  đắ c" nghĩ a là t ự mình nắ m đượ c cái Đạo và ung dung hạnh phúc,không cần gì đế n ngoại vật nữ a.[xxix] C ơ : là đ ã đế n đượ c t ớ i chỗ cùng lý.[xxx] Nhân thị d ĩ : là nói k ẻ đạt  Đạo, vô vi, vô tâm, cho nên nhân chỗ Thị Phi mà vượ t lên,không còn thấ  y có thị phi nữ a.[xxxi] Vu: khoai lang, theo T ư - Mã.[xxxii] đọc là M ộ [xxxiii] Thiên- Quân:Thôi Tuyề n nói: Quân là cái bánh xe xoay tròn để ng ườ i thợ bắ t đồ sành. Lại có chỗ viế t làcó ý nói về sự quân bình, vòng bán kính cuả bánh xe bao giờ cũng bằ ng nhau, luôn luônquân bình. C ũng g ọi là Thiên Nghê. (Ng ụ ngôn)ở thiên Thiên Địa viế t:" Thiên Địa tuy đại, k  ỷ hóa quân dã" (Tr ờ i Đấ t tuy l ớ n mà sự biế nhóa đề u quân bình cả ). đ ó là ông giải cái nghĩ a của Thiên Quân và đ ây là yế u chỉ của toànthiên T ề V ật.[xxxiv] Lưỡ ng hành: không lìa khỏi thị phi mà l ại đượ c đế n chỗ không có thị phi.So sánh câu "tri vong thị phi" của Trang- t ử :" vong thị phi" đ âu phải là không biế t thị phi,mà thật ra, là vượ t lên trên thị phi, sau khi thật biế t rõ thế nào là thị phi.

 Bự c đạt  Đạo không phải là ng ườ i không phân biệt thị phi(như k ẻ ngu) mà là k ẻ đ ã rành l ẽ  thị phi, hg đẫ vượ t lên cả thị phi để mà đ iề u khiể n nó. C ũng như   Đạo g ồm cả Âm Dươ ng vàvượ t lên cả Âm Dươ ng để  đ iề u khiể n cả Âm Dươ ng. Cho nên mớ i nói " Thánh nhân hòa

chi d ĩ thị phi, nhi hư u hồ Thiên Quân "  Daisetz T. Suzuki nói r ằ ng:"  Đây là một thứ nghịch thuyế t về triế t học sâu sắ c nhấ t: "biệnbấ t biện, và bấ t biện biện… " D.T.Suzuki nói đ ây là nói về thuyế t Bát- Nhã Bình- Đẳ ng của

 Phật giáo, như ng nó cũng đồng một nghĩ a vớ i thuyế t T ề V ật của Trang- t ử .[xxxv] T ứ c là thuyế t" Huyề n đồng vật ngã" của Lão t ử .[xxxvi] đ ó là phép "d ĩ bấ t biế n ứ ng vạn biế n": thị phi nố i đ uôi nhau mà sinh ra, không biế t đ âu là đầu mố i, như trên một cái vòng tròn. Nhân thị mà sanh phi, nhân phi mà sanh thị ,miên miên bấ t tuyệt.[xxxvii] Chí: đế n nơ i, đế n chố n (cùng t ận).[xxxviii] Phong: có cảnh giớ i. Tuy thấ  y là có cảnh giớ i, như ng chư a bị phân đ ây đ ó.[xxxix] Đạo, thì g ồm cả thị phi và vượ t lên trên cả Thụ vớ i Phi. N ế u l ại chia- phân Thị Phi

thì Đạo như giảm bớ t(khuy). Nhân thế ng ườ i ta mớ i bày ra Nhân, Nghĩ a, Lễ … t ứ c là" ái" nghĩ a là lòng Nhân- ái(yêu thươ ng) để hòa hợ  p l ại nhữ ng gì đ ã bị chia phân. Lão t ử cũng nói: Đại Đạo phề  , hữ u Nhân Nghĩ a… Theo Trang- t ử  , cũng như Lão t ử  , đ ó là công việc

Page 52: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 52/73

www.ebook4u.vn 52

miễ n cưỡ ng giả t ạo: không bao giờ nố i l ại V ật Ngã(hay Nhi Ngã) một khi đ ã bị chia phân.Cho nên mớ i nói: "  Đạo chi sở d ĩ khuy, ái chi sở d ĩ thành" [xl] Chiêu- thị: t ứ c là Chiêu- vă n, tên ng ườ i xư a đờ n cầm r ấ t giỏi.

 Dùng âm nhạc để hòa l ại nhữ ng âm thanh đ ã bị chia phân, đ ó là d ụng ý của Trang- t ử  trong thiên T ề V ật khi ông bàn đế n "nhân l ại" 

[xli] S ư Khoáng: một nhạc công đờ i xư a, r ấ t sành âm luật.[xlii] Huệ t ử : một tay sành biện luận.Có nhà bình luận cho r ằ ng Trang- t ử  ở  đ ây khi nói đế n Chiêu vă n là muố n ám chỉ Hoàng đế ; S ư Khoáng, ám chỉ Nghiêu Thuấ n, và Huệ t ử  , ám chỉ Khổ ng t ử .[xliii] Kiên- bạch: t ứ c là nói về biện thuyế t" kiên bạch" và "bạch mã" của Công tôn Long đờ i Chiế n quố c, một thứ ng ụ y biện mà r ố t cuộc mọi ng ườ i không ai hiể u gì đượ c cả.[xliv] Hoạt nghi chi diệu: ánh sáng mậ p mờ  , Trang- t ử muố n ám chỉ   Đạo, bao g ồm thị phi,không thiên hẳ n bên Thị hay bên Phi: có Âm mà cũng có Dươ ng, có Dươ ng mà cũng có

 Âm (Âm trung chi Dươ ng; Dươ ng trung chi Âm), t ứ c là cái nhãn quang của ng ườ i nhậnthấ  y cả thả y các cặ  p mâu thuẫ n trên đờ i đề u là một cả.[xlv] Dung: "Ng ụ chư dung", t ứ c là d ự a theo cái lý thông thườ ng của ng ườ i đờ i. Xem l ại

đọan trên: thuyế t "triêu tam, mộ t ứ " của ng ườ i nuôi khỉ . Bậc thánh trí đố i vớ i mình thìdùng cái sáng mậ p mờ (hoạt nghi chi diệu) t ứ c là cái ánh sáng của Đạo mà đố i xử ; như ng đố i vớ i đờ i, thì l ại khác, l ấ  y cái lý thông thườ ng của mọi ng ườ i mà đố i xử  , khi thì bàn đế nThị , khi luận đế n Phi để mà hòa vớ i mọi ng ườ i, r ồi " đứ ng yên ở cố t tr ục của bánh xe Tr ờ i(Thiên Quân) đ ó g ọi là l ưỡ ng hành". "Ng ụ chư dung", t ứ c cùng một ý vớ i "triêu tam nhimộ t ứ " vậ y.[xlvi] Minh: "d ĩ minh", t ứ c là l ấ  y cái ánh sáng phân biệt Thị Phi của ng ườ i đờ i để mà xử  

 sự vớ i ng ườ i đờ i.[xlvii] Thử và Thị: có nghĩ a là " đ ó" và " đ ây", nghĩ a là "vật" và "ngã".[xlviii] H ữ u thủ y: nguồn g ố c của cái hữ u (có): origine de l‘Être.

 H ữ u vị thủ y hữ u thủ y: cái hữ u không nguồn g ố c: l‘Être sans origine. H ữ u vị thủ y hữ u phù vị thủ y hữ u thủ y: nguồn g ố c của cái hữ u không nguồn g ố c: origine del‘Être sans origine.

 H ữ u hữ u: cái Có (hữ u): l‘Être H ữ u vô: cái không (vô): le Néant (Non- Être) H ữ u vị thủ y hữ u vô: cái có có tr ướ c cái không. H ữ u vị thủ y hữ u phù vị thủ y hữ u vô: cái không có tr ướ c cái có[xlix] Nhấ t d ữ ngôn vi nhị: "một" và "l ờ i" là "hai việc khác nhau": Đạo không thể còndùng đượ c l ờ i nói mà miêu t ả đượ c. T ứ c là cùng một ý vớ i Lão t ử khi ông nói: "  Đạo khả  Đạo phi thườ ng  Đạo…" và "tri giả bấ t ngôn, ngôn giả bấ t tri". Nhị d ữ nhấ t vi Tam: nhị: ám chỉ Âm Dươ ng t ươ ng đố i ; một: ám chỉ   Đạo. Cùng nghĩ a vớ i

câu này của Lão t ử : Nhấ t sanh nhị , Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn vật. Nhấ t, là Đạo t ịnh;Tam, là Đạo động, Đạo sinh sinh hóa hóa, t ứ c là số một (  Đạo) cộng vớ i số hai (Âm Dươ ng). Cho nên mớ i nói t ớ i số Ba là tr ở về số M ột.Thánh nhân thì biế t "tr ở về " vớ i số một; chúng nhân thì chạ y mãi đ i ra và l ư u tán vô cùng.[l] thị: thị , là " đ ây", là ám chỉ cái hiện t ại tuyệt đố i, bao g ồm cả thờ i gian. Nhận thấ  y Đạomột r ồi, thì không còn thấ  y thờ i gian chia phân làm ba giai đ oạn giả t ạo nữ a là quá khứ  ,hiện t ại và vị t ại nữ a, mà thấ  y, bấ t cứ  ở vào lúc nào, một cái hiện t ại vô thủ y vô chung.[li] Phong: là khu vự c, là chia ranh. Đạo không hề có chia phân thành t ừ ng khu vự c hạnđịnh của một cái thị hay phi, của một cái Âm hay Dươ ng.[lii] Thườ ng: định thứ c. Lờ i dùng để bàn về l ẽ   Đạo cũng không thể hạn định theo một địnhthứ c nào, là vì như thế d ễ bị hạn chế trong một cái thị hay phi mà thành mấ t  Đạo.

[liii] Vi thị: cũng như nói thị phi sinh ra.Chân: chia thành t ừ ng khu vự c.[liv] Lục hạ p chi ngoại; nói về bên ngoài Tính và Phận của vạn vật.

Page 53: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 53/73

www.ebook4u.vn 53

 Lục hạ p chi nội: nói về bên trong Tính và Phận của vạn vật.[lv] Biện: phân biệt thị phi mà để bình phẩ m theo một chiề u nào.[lvi] Phân dã giả , hữ u bấ t phân d ĩ : phân, là phân biệt thị phi; bấ t phân, là không thiên hẳ nbên nào, mà chỉ gìn giữ thế quân bình của thị hay phi.

 Biện dã giả , hữ u bấ t biện dã: biện, đ ây là biện bác (tranh luận). Tranh luận, là có phân thị 

 phi; như ng tranh luận mà không tranh luận, là tranh luận để làm sáng t ỏ l ậ p tr ườ ng củamình chứ không phải để tranh luận phần phải cho mình. Ng ườ i đạt  Đạo không bao giờ  tranh l ụân để thuyế t phục ai, hay d ẫ n d ụ ai theo mình cả , vì theo Trang- t ử ng ườ i hiể u Đạokhông bắ t chướ c ai cả mà tr ở về số ng cái số ng của mình, số ng yên vớ i cái mà t ạo hóa đ ã an bài, không đ èo bòng ham muố n cái ngoài tánh phận của mình.[lvii] Biện dã giả , hữ u bấ t kiế n dã: biện là phân biệt thị phi để mà biện luận biện bác, vìvậ y không thể nhận thấ  y đượ c Đạo tuyệt đố i là cái l ẽ g ồm nắ m bao trùm và vượ t lên trênthị phi, thiện ác. Nên mớ i nói: ‘hay biện phân, thì có chỗ không thấ  y rõ đượ c", vì chỉ thấ  ycó một bề : bề mặ t hay bề trái của sự thật mà thôi.[lviii] Đạo chiêu nhi bấ t  Đạo: Đạo mà chói sáng, nghĩ a là rõ ràng, thì là Đạo theo hẳ nmột bên nào r ồi, thị hay phi. Cho nên Đạo mà như thế  , không phải Đạo. Đạo, d ườ ng như  

mịt mờ  , nử a t ố i nử a sáng, l ẫ n l ộn Âm Dươ ng, thị phi. Trang- t ử  đ ã dùng tr ướ c đ ây danh t ừ  như "hoạt nghi chi diệu" và tiế  p sau đ ây danh t ừ "bảo quang" để ám chỉ   Đạo. So sánh câunày của Lão t ử : "t ục nhân chiêu chiêu; ngã độc hôn hôn" (chươ ng 20 Đạo Đứ c Kinh).[lix] Ngôn biện nhi bấ t cậ p: cùng một ý vớ i câu trên "  Đạo chiêu nhi bấ t  Đạo". Biện đ ây là

 phân biệt thị phi. Bấ t cậ p là không đầ y đủ , còn thiế u thố n, vì thế hễ nói thị thì l ại còn thiế u phi, chỉ nói có cái bề mặ t mà không nói đế n bề trái của một sự vật nào, cho nên mớ i nói"l ờ i mà rõ ràng thì không t ớ i chố n".[lx] Tri chỉ k  ỳ sở bấ t tri: t ứ c là biế t d ừ ng l ại chỗ mà lý trí và l ờ i nói không làm sao hiể u vànói đượ c, đ ó mớ i thật khôn ngoan, thượ ng trí. Dừ ng l ại, là không đ i đ âu nữ a, ở l ại đ ó. So

 snáh vớ i câu: "tri bấ t tri, thượ ng" của Lão t ử (chươ ng 71)."Chí hĩ " là đ ã đế n nơ i đế n chố n, t ứ c là đ ã đế n chỗ cùng cự c của sự hiể u biế t vậ y.[lxi] Bảo quang: che đậ y ánh sáng. Lại cũng có ng ườ i cho r ằ ng "bảo quang" có nghĩ a là‘như có như không". Thì cũng cùng một nghĩ a như "che đậ y ánh sáng".So sánh câu "bấ t ngôn chi biện" vớ i câu "bấ t ngôn chi giáo" và ‘thiện giả bấ t biện; biện

 giả bấ t thiện" (chươ ng 51 của Lão t ử  ).[lxii] V ươ ng Nghê: một bậc hiề n thờ i Vua Nghiêu. ở thiên Thiên địa thì cho r ằ ng ông làthầ y của Khiế t Khuyế t.[lxiii] đọc là "nhữ ".[lxiv] Thiên t ử : chế t một bên thân mình (tê liệt).[lxv] Thu: âm là thu, t ứ c là "nê thu", một thứ cá có thể số ng trong bùn, lúc nướ c cạn. Ta

 g ọi là cá chạch. Bản Nhượ ng Tông d ịch là loài nhái, không đ úng.

[lxvi] Tuân, âm là huyện, cùng vớ i huyề n (thông d ụng).[lxvii] Sô hoạnSô: loài thú ă n cỏ. Hoạn: loài gia súc, ă n cùng vớ i ng ườ i ta. Nói chung là ă n thịt, cỗ bàn.[lxviii] Tiế n: cỏ non.[lxix] Lươ ng thư là con r ế t.[lxx] Chữ "thị" [lxxi] Thư : con cái, giố ng cái ( đố i vớ i chữ hùng).[lxxii] Quyế t sậu: cúi đầu mà chạ y, không ngó l ại sau.[lxxiii] Cù- Thướ c t ử : tên của một môn đệ của Khổ ng t ử . Giả thác, không có thật.[lxxiv] Chư : đồng nghĩ a vớ i chữ  ư  [lxxv] Duyên: cột l ại vớ i nhau, ở  đ ây có nghĩ a là quyế n luyế n, ràng buộc, quấ n quít. Câu

"bấ t duyên đạo", ý muố n nói: bậc thánh nhơ n cũng còn phải đ eo đ uổ i, quấ n quýt theo Đạonữ a, nghĩ a là không còn chạ y theo Đạo, còn mế n Đạo, còn cầu Đạo nữ a… vì như thế làcòn chư a đượ c Đạo, vì ng ườ i và Đạo còn là hai mà chư a là một (thành thuần). H ợ  p nhấ t 

Page 54: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 54/73

www.ebook4u.vn 54

vớ i Đạo, thì không còn thấ  y có Đạo để mà theo đ uổ i, quấ n quít nữ a.[lxxvi] Vô vị hữ u vị: không nói mà đ ã nói. Cùng nghĩ a vớ i "vô vi nhi vô bấ t vi": không làmmà không có gì là không làm. T ứ c là nói về công d ụng của chứ H ư Vô trong l ờ i nói: tuykhông dùng đế n l ờ i nói, như ng ý nghĩ a l ại nhiề u hơ n là đ ã nói nhiề u; t ứ c là "bấ t ngôn chi

 giáo" của Lão t ử .

[lxxvii] H ữ u vị vô vị: nói, mà như không có nói gì cả. đồng nghĩ a vớ i câu "hữ u ngôn vôngôn". Cái đ iề u mà thánh nhân đắ c Đạo nói, thườ ng chỉ là dùng đế n l ờ i nói của giớ i nhị nguyên, nên chỉ có giá tr ị "nử a chừ ng" mà thôi; trong khi Chân lý g ồm cả hai mặ t (trái vàmặ t, âm và d ươ ng). Cho nên dù là có nói mà d ườ ng như chư a hề có nói, vì không thể nóira đượ c cái Chân lý Toàn diện vớ i nhữ ng danh t ừ hạn định của Nhị Nguyên.[lxxviii] Tr ần cấ u chi ngoại: tr ần, là bụi; cấ u, là bụi nhỏ. ám chỉ sự vô thườ ng của sự vật trên đờ i: r ố t cuộc thả y đề u tr ở thành tro bụi. "tr ần cấ u chi ngoại" là ngoài sự tiêu vong vàbấ t thườ ng của sự vật, t ứ c ám chỉ cái l ẽ thườ ng t ồn nơ i ta là Đạo.[lxxix] Phu t ử : ám chỉ Khổ ng t ử .[lxxx] M ạnh lãng: âm là mạn lãng, nghĩ a là vu vơ không đ úng vớ i thự c t ế .[lxxxi] Hành: đọc là hạnh, t ứ c là t ư cách.

[lxxxii] Khư u: tên của Khổ ng t ử .Võng: nghĩ a là bậ y bạ , bướ ng.[lxxxiii] Thờ i d ạ: ám chỉ con gà (thườ ng g ọi là t ư d ạ ).[lxxxiv] H ề : làm thế nào, làm sao.[lxxxv] Bàng: d ự a vào.[lxxxvi] Thần hợ  p: không phân biệt nhau.[lxxxvii] trí: phó mặ c cho

 Hoạt: l ộn xộn, hỗ n loạn. Hôn: không phân biệt, t ố i t ă m, ngu độn, sâu kín.[lxxxviii] Di l ệ t ươ ng tôn: l ệ , là chỉ về sự thấ  p hèn; tôn, là cao quý. í muố n nói: quý tiệncùng xem như nhau.[lxxxix] d ịch d ịch: bôn ba, chạ y theo hấ  p t ấ  p. Câu "chúng nhân d ịch d ịch" là muố n nóing ườ i đế n đ ua theo thị phi, ồ ạt chạ y theo thị phi.[xc] Ngu xuân: không nghiên cứ u, không chia phân sự vật làm hai. Không nhận thấ  y sự  khác nhau giữ a các mâu thuẫ n.[xci] Tham vạn tuế nhi nhấ t thành thuần: chen vào cuộc thiên biế n vạn hóa của Tr ờ i Đấ t,mà luôn luôn ôm giữ  đượ c cái Đạo một bấ t biế n và thuần nhấ t.[xcii] U ẩ n: tích t ụ l ại, liên hợ  p l ại. chỉ sự không thể chia lìa giữ a vạn vật.[xciii] Sô hoạn: sô là thịt các con vật ă n cỏ; hoạn là ht ịt các con vật nhà: món ă n caol ươ ng, cỗ bàn…[xciv] M ộng ẩ m t ử u giả , đ án nhi khố c khấ  p: chiêm bao vui vẻ (d ự tiệc r ượ u) nên không 

muố n d ứ t; t ỉ nh d ậ y thì tiế c cảnh vui nên r ầu buồn khóc lóc. C ũng như  , chiêm bao buồn khổ  khóc lóc, t ỉ nh d ậ y là thoát đượ c cảnh đ au khổ nên vui mừ ng như  đượ c đ i să n bắ n. Tóm l ại,mộng mà vui thì t ỉ nh buồn, mộng mà buồn thì t ỉ nh vui. đượ c cái này thì mấ t cái kia.[xcv] Thiên nghê: t ứ c là t ự nhiên, Thiên quân.[xcvi] Vong niên, vong nghĩ aVong niên, là muố n nói về sự  đồng nhau của S ố ng, Chế t. (Chữ niên là chỉ về thờ i gian).Còn chữ nghĩ a là chỉ về vấ n đề giá tr ị , ám chỉ vấ n đề thị phi, thiện ác, nên vong nghĩ a, lànói về sự  đồng nhau của thị phi.[xcvii] M ạn diễ n: cái biế n của Vô cự c (t ứ c là của Đạo)Chấ n: là thông sướ ng.[xcviii] Vô cảnh: ám chỉ cảnh của H ư Vô, hay là Đạo. Có nhà chú giả cho Vô cảnh, t ứ c là

vô cự c, như thế cũng đồng một nghĩ a như trên.[xcix] Khứ  , t ự u: t ứ c là có sự bỏ l ấ  y, nghĩ a là chọn l ự a.[c] H ữ u sở hiế u ố  , hữ u sở khử t ự u, t ắ c bấ t nă ng tuyệt đố i t ự do hĩ .

Page 55: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 55/73

www.ebook4u.vn 55

[ci] "Nhấ t thiế t bình đẳ ng" cả thả y vạn vật bằ ng nhau cả.[cii] Chí nhơ n vô k  ỷ , thần nhơ n vô công, thánh nhơ n vô danh. 

PHẢI QUẤY VÀ XẤU TỐT

A. Sự bình đẳng giữa Phải Quấy và Xấu Tốt:Đứng theo quan niệm nhị nguyên (chỉ thấy có một cái ta riêng biệt) mà xem, thì sẽ thấy sự vật có phải, có quấy rõ ràng. Phải, là cái gì có lợ i cho ta. Quấy, là cái gì bất lợ i cho ta.Trái lại, nếu không thiên chấ p mà biết nhìn r ộng ra sự vật khác bên ngoài ta, thì biết đâucái mà ta gọi là "phải" đối vớ i ta đây, vị tất cũng còn là "phải" đối vớ i k ẻ khác? Ngay cùngmột việc mà ta cho là "phải" đối vớ i ta bây giờ , sẽ không còn là "phải" nữa đối vớ i ta saunày! Như vậy Phải và Quấy là một việc cá nhân tươ ng đối và chủ quan, hết sức bất thườ ng.

 Nêu nó ra để mà nói vớ i thiên hạ, để mà làm tiêu chuẩn chung và bắt cả thiên hạ phải cùngtheo, thì còn ngh ĩ a lý gì nữa!"Ngườ i nằm trong chỗ ẩm thấ p thì sinh ra đau lưng và tê liệt một bên mình; con cá chạchthì có sao không? Ngườ i ở trên cây thì run r ẩy, sợ sệt; còn loài khỉ vượ n có sao không? Baloài ấy, ai biết chỗ nào là chỗ ở chính? Con ngườ i thì ưa ăn thịt thà; hươ u nai thì thích ăncỏ non; r ết thì cho r ắn con là ngon; chim mèo chim cú thì nghiện ăn chuột bọ. Bốn loài ấy,ai biết món ăn nào là chính vị? Mao Tườ ng Lệ Cơ , ngườ i thấy thì cho là đẹ p mà cá thấy thìlặn sâu, hươ u nai thấy thì chạy dài. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹ p nào là chính sắc trong thiênhạ?"Mỗi vật đều thuận theo chỗ hợ  p của mình: không có chỗ nào là chỗ hợ  p chung cho tất cả vạn vật. Mỗi vật đều biết ngon theo chỗ ngon riêng của mình: không có vị nào là ngonchung cho tất cả vạn vật. Mỗi vật đều có sự ưa thích theo một cái đẹ p riêng theo mình:không có cái đẹ p nào là cái đẹ p chung chi tất cả vạn vật. Và như vậy, nếu đã không có cáiđẹ p nào là cái đẹ p chung để làm cái gươ ng tận mỹ chung cho tất cả mọi vật, thì cũng

không có cái thiện nào có thể đem ra làm cái gươ ng tận thiện chung cho tất cả mọi ngườ i.Quan niệm về bình đẳng của Trang tử không giống vớ i quan niệm thông thườ ng của ngườ iđờ i. Bình đẳng của ngườ i thườ ng hiểu là một thứ bình đẳng hình thức máy móc, hiểu theocái ngh ĩ a nông cạn là san bằng mọi sự mọi vật, bất chấ p cái luật "bất bình đẳng tự nhiên"trong vạn vật cũng như trong loài ngườ i: sang, hèn, trí, ngu, lớ n, nhỏ, trai, gái… đều bắt

 buộc phải uốn mình sống theo một khuôn khổ luân- lý, giáo dục, luật pháp giống nhau. Nơ itr ườ ng học, k ẻ sáng, ngườ i tối, gái, trai…đều chịu chung một lối giáo dục như nhau; ngườ ita quên ngh ĩ  đến cái cá tính đặc biệt của mỗi ngườ i mỗi vật. Văn minh loài ngườ i sở d ĩ  không thể phát triển mau lẹ đượ c cũng vì quan niệm lạc lầm này. Trong nhiều chế độ ngườ i ta còn đề cao vai trò của xã hội đến đỗi cá nhân không còn chỗ nào để thở  đượ c

 bằng cái mũi của mình, xem đượ c theo cặ p mắt của mình, cảm đượ c theo quả tim của mình

nữa, mà suốt đờ i chỉ biết nhận những chỉ thị của bề trên, và sống r ậ p theo một khuôn khổ đã ấn định chung cho tất cả mọi ngườ i.Theo Trang tử, "tính" của vật không đồng nhau, tức là chỗ mà nhà xã hội học ngày nay gọilà "những bất bình đẳng tự nhiên". Vậy, chỗ "không đồng" (bất đồng) của vạn vật, ta phải

 biết "nhận lãnh", biết "chịu" nó, và hãy để cho mỗi vật tự do sống theo cái sống của nó. Đólà nhân chỗ "bất đồng" mà làm cho vạn vật "đồng nhau" vì mỗi vật đã đượ c tự do sốngtheo "bản tính" của mình.Tất cả mọi chế độ chánh tr ị, xã hội, luân- lý từ xưa đến nay đều, ít hay nhiều, quy định mộtcái tận thiện mẫu để làm tiêu chuẩn chung cho tư tưở ng hành vi con ngườ i và bắt buộcngườ i ngườ i đều theo đó mà sống. Đó là cưỡ ng ép chỗ "không thể đồng" phải "đồng nhau".Phải chăng là điều r ất sai vớ i tự nhiên, làm thống khổ con ngườ i vô cùng! Mỗi vật đều có

cái tính tự nhiên của nó: sự ưa ghét cũng vì đó mà không thể "đồng" nhau. Nay lại cưỡ ngép ngườ i ngườ i đều phải thừa nhận một lẽ phải khác vớ i cái lẽ phải của họ, khác vớ i lònghiếu ố riêng của họ, là làm cho họ mất tự do sống theo cái Sống của họ. Cho nên, Tự Do và

Page 56: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 56/73

www.ebook4u.vn 56

Bình đẳng không thể đi đôi vớ i nhau đượ c: hễ đượ c Tự Do thì không bình đẳng, mà theo bình đẳng, cái thứ bình đẳng san bằng mọi vật, thì mất tự do.

Theo Trang tử thì không phải vậy. Tự Do và bình đẳng lại đi đôi vớ i nhau như bóng vớ ihình. Sở d ĩ con ngườ i đượ c bình đẳng là nhờ có tự do, mà đượ c tự do là nhờ có bình đẳng.

 Nhận có tự do và quý tr ọng tự do thì mớ i có cầu mong cho vạn vật, mỗi vật đều đượ c tự dosống theo cái Sống của mình. Mà, nếu vạn vật, vật nào cũng sống đượ c cái sống của mình,đó là vạn vật nhờ tự do mà đượ c bình đẳng. Cũng như, nhận có bình đẳng thì mớ i chịu để cho vạn vật, vật nào cũng đượ c sống theo mình thì vạn vật, vật nào cũng nhờ  đó mà đượ ctự do.

Tóm lại, phàm đã chủ tr ươ ng tự do tuyệt đối, ắt cũng phải chủ tr ươ ng bình đẳng tuyệt đối.Là vì nếu không thừa nhận bình đẳng tuyệt đối, mớ i có cho r ằng giữa ngườ i và ngườ i, giữavật và vật có cái này hay hơ n cái kia, hoặc có cái kia hay hơ n cái này. Đã nhận có cái nàyhay hơ n cái kia, ngườ i này hay hơ n ngườ i kia mớ i có cho r ằng ngườ i hay phải lo cải tạongườ i không hay, để cho đó tr ở về đườ ng hay theo quan niệm chủ quan tạm thờ i của mình.

 Như thế là ta không nhận có tự do của con ngườ i. Không nhìn nhận tự do của con ngườ imớ i có sự cưỡ ng ép k ẻ khác phải sống theo quan niệm về điều phải lẽ quấy theo ta, khôngđượ c sống tự do theo cái sống của họ. Nếu đó không phải là chuyên chế, thì đâu mớ i làchuyên chế?

 Ngườ i ngườ i đều đượ c tự do sống theo mình, thì cái "phải" của mọi ngườ i đều đượ c xem là"phải" cả, và cái "đẹ p" của mọi ngườ i cũng đều đượ c xem là "đẹ p" cả. Vậy thì mọi vậtdướ i tr ờ i không còn vật nào tự nó không tốt đẹ p; mọi ý kiến dướ i tr ờ i không có ý kiến nàolà không ngang bằng ngh ĩ a là bình đẳng như nhau tất cả.

Thị Phi, Thiện ác là một vấn đề tươ ng đối. Nhưng, tiến thêm một bướ c sâu hơ n, ta lại thấy:thị cũng do phi mà có, phi cũng do thị mà sinh, cũng như thiện do ác mà sinh, ác do thiệnmà có.Trang tử nói: "(…) đó do đây mà ra; đây do đó mà có(…)"

"Đó" do "đây" mà ra, "đây" nhân "đó" mà có, đó là muốn nói đến cái luật đối đãi, mà cũngvừa muốn nói đến cái luật "vật cùng tắc biến" và hễ biến thì biến thành đối địch của nó.

Và lên đến một tầng cao hơ n nữa, ta sẽ thấy thị phi chẳng những là một lẽ đối đãi, bổ khuyết cho nhau "nhất âm nhất dươ ng chi vi Đạo", mà thị tức là phi, phi tức là thị: cả hai làđồng nhất. Bở i vậy, Trang tử mớ i nói: "vật, không vật nào là không phải "đây", không vật

nào là không phải "đó"(…) "Đó" cũng là "đây" mà "đây" cũng là "đó"."Đó" và "đây" đã là một, thì "đó" và "đây" riêng ra, đâu có thật. Hay nói một cách khác:cái phải của "đây" là cái quấy của "đó", mà ’đó" là ’đây’, "đây" là "đó" thì chung quy phảivà quấy là một vậy.

"Đây" và ‘đó" đã vô định, thì phải và quấy cũng vô định, vậy mà ngườ i đờ i lại muốn định phải quấy nên mớ i có sự tranh biện và giành phần phải cho mình. Nhưng, tranh biện nhaucó đủ để rõ đặng đâu là phải, đâu là quấy chăng?

Thiên Tề- Vật- Luận nói: "Ta vớ i ngươ i cùng tranh biện: ngươ i không đượ c ta, ta không

thắng đượ c ngươ i, vậy ngươ i hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy chưa? Nếu ta thắng đượ cngươ i; ngươ i không thắng đượ c ta, vậy ta hẳn là đã phải, mà ngươ i hẳn đã là quấy chưa?Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng

Page 57: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 57/73

www.ebook4u.vn 57

quấy cả hay sao? Ta và ngươ i không thể biết đượ c nhau, thì ngườ i ngườ i đành phải chịu tốităm r ồi! Ta phải nhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ k ẻ đồng vớ i ngươ i thì làm sao chính đượ cviệc đó! Cậy ngườ i khác vớ i ta và ngươ i, để chính lại việc đó ư? Nó đã khác vớ i ta và khácvớ i ngươ i, thì làm sao chính lại đượ c việc đó? Cậy ngườ i đồng vớ i ta và đồng vớ i ngươ i thìlàm sao chính đượ c việc đó? Vậy thì ta vớ i ngươ i cùng vớ i ngườ i đó đều không thể biết

nhau đượ c, sao phải chờ ngườ i đó làm gì?"

Vậy thì, tuy tranh biện mà phải quấy cũng không sao định đặng. Là vì còn thấy có "đó", có"đây". Khi mà lòng mình không còn chia phân Nhi Ngã, sống đượ c trong cái Sống- mộtcủa Đạo r ồi, thì "đó" là "đây", "đây" là "đó", vấn đề phải quấy, thiện ác tự nhiên theo đócũng tiêu tan như một cơ n mộng mị. Một nhà Đạo học ấn độ ngày nay, J.KRISNAMURTI, nói r ất chí lý: "không có vấn đề nào để giải quyết cả: chỉ có cái Sống để sống mà thôi".

"Phải" là một lẽ vô cùng; quấy cũng là một lẽ vô cùng" ngh ĩ a là pahỉ và quấy như trên cáivòng tròn, không biết đâu là khở i điểm. Ta cần đứng ở trung tâm của cái vòng ấy (hoàn

trung) để chịu đây chịu đó. Chỗ trung tâm ấy, gọi là Đạo xu (cốt của bánh xe Đạo). "Thánhnhân vì chỗ hòa mà nói thị nói phi, r ồi đứng yên nơ i Thiên Quân, đó gọi là lưỡ ng hành".Lưỡ ng hành là "không r ờ i khỏi thị phi, mà lại vượ t thoát khỏi thị phi".Thánh nhân đối vớ i thị phi có hai cách cư xử:đối vớ i mình, thì tâm trí hợ  p nhất, chỉ thấy có cái sống một mà không thấy có thị phi.đối vớ i ngườ i, thì biết phải quấy là hai lẽ tươ ng đối nươ ng nhau mà có, nên cứ đứng yênnơ i tr ục quân bình để mà hòa vớ i mọi ngườ i, tức là chỗ mà Trang tử gọi là "triêu tam mộ tứ".

 Nếu bảo r ằng không có cái phải nào là tuyệt đối, tại sao Trang tử lại bài bác chế độ luân- lýcủa ngườ i đươ ng thờ i, há không phải đó là tự mâu thuẫn vớ i mình sao? Không, Trang tử có

 bao giờ cho r ằng có một cái Phải nào là cái Phải tuyệt đối để làm mẫu cho mực cho thiênhạ loài ngườ i đâu! Sở d ĩ có bài bác chăng là bài bác cái óc thiên tư độc đoán cho r ằng chỉ có mình là Phải mà thiên hạ đều Quấy, và cái Phải hay cái Quấy chỉ là một tr ạng thái tạmthờ i và luôn luôn phản biến bất thườ ng, không thể dụng tư tâm đem cái quan niệm về điềuPhải lẽ Quấy của riêng mình mà bắt cả thảy thiên hạ cùng theo, và nhân đó làm cho conngườ i thống khổ. Vậy chứ cái mà thiên hạ thườ ng gọi là lo đờ i chẳng phải là lo đem thiênhạ vào cùng một khuôn tư tưở ng như mình sao? Và "hễ đồng vớ i ta, cho ta là Phải, khôngđồng vớ i ta, cho ta là Quấy", hay nói một cách khác, k ẻ nào không cùng vớ i ta, là nghịchvớ i ta. Thiên hạ từ xưa đến nay sở d ĩ mà loạn, là vì phần nhiều ai ai cũng tưở ng cái Phảicủa mình là tuyệt đối, ngh ĩ a là chỉ có mình là phải. Không thế, thì sao có những chế độ độc

tài đã làm điêu linh thống khổ thiên hạ!B. Sự bình đẳng giữa Sống và ChếtBình đẳng giữa thị phi… đưa ta đến một vấn đề không kém quan tr ọng hơ n: vấn đề SốngChết.Theo Trang tử thì trong Tr ờ i Đất, chỉ có một cái Sống mà thôi, tức là cái Sống không sinh,không tử. Còn nói đến sống và chết, những hình thức đối đãi nhau mà có, thì đó chỉ là mộtsự "thành hoại" của một tr ạng thái trong cuộc đại hóa của Tr ờ i Đất thôi. Sống chết, theoTrang tử là một "cột", một "mở ", một "đi" một "lại" nối tiế p nhau như trên cái "vòng tròn".Cái Sống của ta đối vớ i hình thể ta, như "lửa đối vớ i củi". Cái Sống ấy như lửa truyền từ bócủi này sang bó củi kia: "Hỏa truyền mãi mà không tắt, cái mạng quấn mãi mà không

tuyệt".Chết, là từ hình thức của một vật hiện tại nầy chuyển qua hình thức khác. Nếu từ cảnh nầyđổi qua cảnh khác mà sanh lòng lo sợ , thì có khác nào cảnh của "nàng Lệ Cơ , con của một

Page 58: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 58/73

www.ebook4u.vn 58

vị phong nhân xứ Ngại, gả cho Vua nướ c Tấn. Khi về nhà chồng, lụy ướ t dầm bầu. K ị p khiđến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi sô hoạn, r ồi lại hối hận giọt lệ ngày xưa"mà không chịu tr ở về quê cũ. Như ta cho hình thức hiện đây là đáng vui mừng, thì sau khichết, chỗ ta sẽ đặng hình thức mớ i, sao lại biết không có chỗ đáng vui mừng như bây giờ ,hoặc hơ n bây giờ ?

Thiên Đại Tông Sư cũng có nói: "Hồi vị thủy trong vô cực, theo Vạn hóa mà có nó ra.Vậy, vui vớ i đó, nhận riêng nó (mà không nhận cái khác) có phải lẽ không?" Giải thíchđoạn văn trên đây, Quách Tử Huyền viết: "Trong muôn vàn hình thức của vạn vật, hìnhthức của ngườ i là một. Gặ p đượ c hình thức ấy, chưa đủ riêng vui vớ i nó mà thôi sao?Trong vô cực, chỗ "gặ p mớ i" của vạn vật đều như con ngườ i, há chỉ riêng có con ngườ i là

 biết vui vớ i cái hình thức ấy mà thôi; còn bao nhiêu vật khác đều không biết vui vớ i hìnhthức của chúng như con ngườ i sao?" Gốc ta đâu phải là ngườ i mà biến thành con ngườ i.Hóa làm ngườ i, đó là ta đã mất cái chỗ cũ kia, nhưng tuy mất cái cũ mà lại vui, là vui chỗ "gặ p mớ i" khác nầy đây. Mà cuộc biến hóa thì vô cùng, thì chỗ "gặ p mớ i" cũng sẽ vô tận.Chúng ta đi trên con đườ ng biến hóa vô cùng của Tr ờ i Đất, có khác nào một lữ khách:cảnh nào cũng mớ i, chỗ nào cũng đẹ p. Nhưng đừng để cho cảnh nào trói buộc mình, vì

trên đờ i không còn biết bao cảnh lạ bất ngờ vui đẹ p khác đang chờ  đợ i ta.Trang tử cũng có nói: "Giá như cánh tay trái tôi hóa làm con gà, thì tôi nhân đó mà gáycanh. Giá như cánh tay phải tôi hóa làm hòn đạn, thì tôi nhân đó mà kiếm chim quay. Giánhư cái xươ ng cùng của tôi hóa thành bánh xe, lấy cái thần hồn tôi làm con ngựa thì tôi sẽ nhân đó mà cỡ i lên, há còn phải đợ i xe ngựa nào nữa. Vả đắc là thờ i, thất là thuận. An thờ ixử thuận thì buồn vui làm sao vào đặng cõi lòng".Tóm lại, bậc chân nhân ngày xưa "không ham sống, không ghét chết", ra không vui, về không buồn, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi… luôn luôn "an thờ i xử thuận" vì vậymớ i giải quyết đượ c dứt khoát vấn đề sinh tử.C. Ta và vật bình đẳng"Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướ m, vui phận làm bướ m, tự thấy thích chí,

không còn biết có Châu nữa. Chợ t tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châuchiêm bao là bướ m, hay bướ m chiêm bao là Châu? Châu và bướ m ắt phải có tánh phậnkhác nhau. Đó gọi là Vật hóa".

"Không biết Châu chiêm bao là Bướ m, hay Bướ m chiêm bao là Châu?" Một câu hỏi có thể  bao trùm đượ c cả vấn đề "vật ngã bình đẳng". Sự hỗn hợ  p giữa Ta (Trang Châu) và Vật(con bướ m) hồn nhiên đến không thể biết đâu là thực, đâu là mộng. Và như vậy, mộngcũng là thực, thực cũng là mộng, và Ta cũng là Vật, Vật cũng là Ta. Ta và Vật là một.

 Ngoài sự bình đẳng của thọ yểu, lớ n nhỏ, nên hư, há chẳng phải đều do đây mà ra cả haysao?

 Ngườ i ta thườ ng bảo thiên Tề- Vật- Luận là một thiên tinh thâm k ỳ diệu. Nhưng chỗ tinhthâm nhất là ở  đọan đầu của thiên, tức là chỗ mà Tử K ỳ giảng cho Nhan thành Tử Du về cái ý ngh ĩ a của "Thiên lại", "địa lại", "Nhân lại".

 Nhân lại là "sáo ngườ i"… Tiếng sáo tuy có cao thấ p, dài ngắn khác nhau, mà tựu trung chỉ do một hơ i thổi vào mà gây nên: tùy lỗ hổng lớ n nhỏ gần xa mà phát ra đủ loại âm thanhkhác biệt. Hơ i thổi đó (mà Tử K ỳ gọi là gió, đối vớ i Địa lại) tức là Đạo, động cơ duy nhấtgây thành muôn điệu âm thanh, cũng như vạn vật."Hơ i thổi" của nhạc công, cũng như "gió thổi" mà im bặt, thì cả thảy "sáo ngườ i", "sáo đất"sẽ cùng im lặng, không còn có gì cả. Cho nên "hơ i thổi" hay gió thổi là cái chính, tuykhông thấy, nhưng mà có. Trái lại, âm thanh muôn điệu ồn ào, tuy có mà k ỳ thật là không.

Chươ ng Tề- Vật- Luận, chung quy là để giảng về một chữ Hòa. Sáo, là nhạc; Nhạc, là điềuhòa tất cả những gì mà riêng ra, không thể hòa nhau mà lại còn chống đối nhau là khác,như những giọng cao giọng thấ p, tiếng thô tiếng trong, tiếng dài tiếng ngắn… Sự vật tuy

Page 59: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 59/73

www.ebook4u.vn 59

khác nhau, chống đối nhau như thị phi, thiện ác… thế mà lại hòa nhau, nên mớ i gọi làđồng nhau, và đặt tên là Tề Vật. Trang tử dùng "nhân lại" để dẫn qua "địa lại" và nhân "địalại" mà bàn qua "thiên lại". "Thiên lại" là yếu điểm của toàn thiên: sự điều hòa của tất cả mọi bất đồng mâu thuẫn trên đờ i.Giảng r ộng thiên nầy, thiên Thu Thủy viết: "Hải Thần nói:" Cùng ếch giếng không thể nói

 biển đặng: nó chỉ biết có cái hang nó mà thôi. Cùng con trùng mùa hạ, không thể nói băngtuyết đặng: nó chỉ biết có cái mùa của nó mà thôi! Cùng bọn khúc- s ĩ không thể nói Đạođặng: họ bị trói buộc trong giáo lý của họ. Nay ngơ i ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà biếtxấu hổ. Vậy thì, nói đại- lý vớ i ngươ i đợ c.Dướ i tr ờ i, nướ c không đâu nhiều hơ n biển. Đó là nơ i muôn sông chảy về, không biết baogiờ thôi, mà không hề đầy; r ồi nướ c biển lại chảy vào các sông không biết bao giờ ngưng,mà không hề vơ i. Xuân, Thu chẳng biến- đổi nó, mà thủy- hạn nó cũng chẳng cần biết đếnlàm gì. Hơ n r ạch sông không biết lợ ng- số nào k ể, mà ta cha từng cậy đó là nhiều, là vì tự sánh vớ i Tr ờ i Đất, Âm Dơ ng, thì ta có khác nào một viên đá nhỏ, một gốc cây gầy trongdãy núi to! Đã r ằng là ít, sao thấy mình nhiều? Bốn biển ở trong Tr ờ i Đất phải chăng cũngchỉ là những hang nhỏ ở trong chầm lớ n hay sao? Trung Quốc nằm trong bốn biển cũng

chẳng giống hạt lúa ở trong kho lớ n hay sao? Vạn- vật, lấy số muôn mà nói, thì ngờ i chỉ đ-ợ c số một mà thôi! Lấy chín châu, nơ i lúa thóc sinh sản xe thông hành, thì ngườ i cũngkhông qua số một. Vậy, ngườ i đối vớ i Vạn- vật, khác nào một sợ i lông trên mình ngựa.Chỗ liên- hiệ p của Ngũ- Đế, chỗ tranh giành của Tam- Hoàng, chỗ lo lắng của ngườ i nhân,chỗ nhọc nhằn của k ẻ s ĩ , r ốt lại có gì! Bá- Di từ ngôi, lấy đó làm danh; Tr ọng- Ni nói ra,gọi đó là r ộng. Những cái mà họ cho r ằng nhiều đó, thì có khác nào ngơ i tr ướ c khi thấy

 biển."Đó là thiên "tươ ng đối luận" có lẽ hùng hồn nhất từ xưa đến nay ở  Đông Phươ ng nầy!DƯỠ NG SINH CHỦ A. Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; d ĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi d ĩ !D ĩ nhi vi tri giả, đãi nhi d ĩ h ĩ . Vi thiện vô cận danh, vi ác vô cận hình. Duyên đốc[ii] d ĩ vikinh, khả d ĩ bão thân, khả d ĩ toàn sinh, khả d ĩ dưỡ ng thân, khả d ĩ tận niên.DỊCH NGHĨA:A. Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì không bờ bến. đem cái có hạn(như sinh lực của ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng ham muốn của ta) lànguy vậy!Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơ n nữa. Làm việc thiện mà không bị danh ràng

 buộc; theo con đườ ng giữa mà đi, thì có thể giữ đượ c thân mình, có thể toàn đượ c sinhmạng, có thể nuôi dưỡ ng mẹ cha và có thể hưở ng đượ c hết tuổi tr ờ i.B. Bào Đinh[iii] vi Văn Huệ Quân[iv] giải ngưu[v] thủ chi sở xúc, kiên chi sở  ỷ, túc chi sở  lý, tất chi sở k ỳ, hoạch nhiên hướ ng nhiên tấu đao hao nhiên, mạc bất trúng âm, hợ  p ư 

Tang Lâm chi vũ, nãi trúng Kinh thủ chi hội.Văn Huệ Quân viết: Hi, thiện tai! K ỹ khái chí thử hồ!

Bào Đinh thích đao đối viết: "Thần chi sở háo giả, Đạo dã. Tiến hồ k ỹ h ĩ . Thủy, thần chigiải ngưu chi thờ i, sở kiến vô phi ngưu giả, tam niên chi hậu, vị thườ ng kiến toàn ngưu dã.Phươ ng kim chi thờ i, thần d ĩ thần ngộ nhi bất, d ĩ mục thị, quan tri chỉ, nhi thần dục hành, ỷ hồ thiên lý, phê đại khướ c, đạo đại khoản, nhân k ỳ cố nhiên, k ỹ kinh khẳng khải chi vị thườ ng, nhi huống đại qua hồ. Lươ ng bào tuế cánh đao, cát dã tộc bào, nguyệt cánh đao,chiết dã. Kim thần chi đao thậ p cửu niên h ĩ , sở giải sổ thiên ngưu h ĩ , nhi đao nhẫn nhượ ctân phát ư hình. Bỉ tiết giả hữu gian[vi], nhi đao nhẫn giả vô hậu ; d ĩ vô hậu nhậ p hữu gian,

khôi khôi hồ k ỳ ư du nhẫn tất hữu dư địa h ĩ . Thị d ĩ thậ p cửu niên nhi đao nhẫn nhượ c tân phát ư hình. Tuy nhiên mỗi chí ư tộc, ngô kiến k ỳ nan vi, truật nhiên vi giớ i, thị vi chỉ,hành vi trì, động đao tối vi, hoách nhiên, d ĩ giải, như thổ ủy địa. đề đao nhi lậ p, vi chi tứ 

Page 60: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 60/73

www.ebook4u.vn 60

cổ, vi chi tr ừ mãn chí. Thiện đao nhi tàng chi."Văn Huệ Quân viết:"Thiện tai! Ngô văn Bào Đinh chi ngôn, đắc dưỡ ng sinh yên."DỊCH NGHĨA:B. Bào Đinh mổ bò cho Văn Huệ Quân.

Lúc ra thịt, điệu bộ của tay động, của vai đưa, của chân đạ p, của gối chạm, tiếng da xươ nglìa nhau, tiếng dao cạo cắt đều trúng cung bực, hợ  p vớ i điệu múa Tang Lâm, vớ i bài nhạcKinh- Thủ.Văn Huệ Quân nói: "Hay thật! Nghệ thuật đến đó là cùng!"Bào Đinh buông dao, thưa r ằng: "Cái chỗ ưa thích của thần, là Đạo. Ban sơ , lúc ra thịt mộtcon bò, chỗ mà thần chỉ có thấy mà thôi, là con bò. Về sau ba năm, thần không còn thấycon bò nữa. Bấy giờ , thần không dùng con mắt để nhìn, mà dùng cái thần để xem: ngũ quan dừng lại, mà thần thì muốn đi, nươ ng theo thiên lý. Tách các gân lớ n, lùa các khớ  plớ n, nhân chỗ cố niên của nó mà cắt. Bắ p thịt còn không xắt qua, huống chi là khớ  p xươ ngto. Ngườ i bế p thườ ng mỗi tháng thay dao một lần, vì họ chặt. Nay con dao của thần đãdùng mườ i chín năm; số bò đã mổ có trên nghìn con, vậy mà dao như mớ i mài xong. Các

khớ  p xươ ng kia có k ẽ hở mà lưỡ i dao nầy thì mỏng. Lấy cái bề mỏng của con dao mà đưavào chỗ k ẽ, thì r ộng có thừa. Vì vậy mà lưỡ i dao đã dùng mườ i chín năm nay vẫn còn sắcnhư mớ i mài. Tuy vậy, mỗi khi gặ p những chỗ gân xươ ng sát nhau quá cảm thấy khó làm,thì thần phải nhìn k ỹ, hành động chậm lại; con dao cử động một cách r ất nhẹ nhàng, thế màthịt lại đứt và r ơ i xuống như bùn r ơ i xuống đất. Bấy giờ thần cầm dao đứng yên, ngảnhnhìn bốn phía, đắc ý vì đượ c con dao tốt, r ồi đem cất nó đi…"Văn Huệ Quân nói: "Hay biết chừng nào! Ta nghe lờ i nói của Bào Đinh mà hiểu đượ c cáiđạo dưỡ ng sinh!"C. Công Văn Hiên kiến Hữu Sư[vii] nhi kinh viết: "Thị hà nhân dã? ô hồ giớ i[viii] dã?Thiên dư, k ỳ nhân dư?"Viết: "Thiên dã, phi nhân dã. Thiên chi sinh thị sử độc dã. Nhân chi mạo hữu dư[ix] dã; d ĩ  thị tri k ỳ thiên dã, phi nhân dã."Tr ạch tr  ĩ thậ p bộ nhất trác bách bộ nhất ẩm; bất k ỳ súc hồ phàn[x] trung, thần tuyvượ ng[xi], bất thiện dã.DỊCH NGHĨA:C. Công Văn Hiên thấy vị quan Hữu Sư mà kinh ngạc!ấy là ai đó vậy? Tại sao mà lại chỉ còn có một chân? Tr ờ i làm ra thế chăng? Hay ngườ i làmra thế chăng?Hữu Sư đáp:Do tr ờ i đấy, không phải do ngườ i đâu. Tr ờ i sinh ta, bắt ta phải một chân. Hình dung củacon ngườ i thì phải có hai chân cùng đi mớ i đượ c. Vì vậy, mớ i biết r ằng, đó là do tr ờ i, chứ 

không phải do ngườ i làm ra.Con tr  ĩ  ở trong chầm, mườ i bướ c đi, một lần mổ, tr ăm bướ c đi, một lần uống, nhưng nàocó mong đượ c nuôi dưỡ ng ở trong lồng. Thần thái tuy khỏe, nhưng lại đâu có ưa việc ấy.

D. Lão Đam tử. Tần Thất điếu chi, tam hào nhi xuất.Đệ tử viết: Phi Phu tử chi hữu da?Viết: Nhiên.

 Nhiên tắc điếu yên nhượ c thử khả hồ?Viết: Nhiên Thủy dã ngô d ĩ vi k ỳ nhơ n dã, nhi kim phi dã. Hướ ng ngô nhậ p nhi điếu yên,hữu lão giả khốc chi như khốc k ỳ tử, thiếu giả khốc chi như khốc k ỳ mẫu. Bỉ k ỳ sở d ĩ hộichi, tất hữu bất ky ngôn nhi ngôn, bất ky khốc nhi khốc giả, thị độn thiên bội tình[xii] vong

k ỳ sở thọ, cổ giả vị chi độn thiên cho hình. Thích lai[xiii], phu tử thờ i dã. Thích khứ, phutử thuận dã. An thờ i nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhậ p giả.Cổ giả, vị thị Đế[xiv] chi huyền giải[xv].

Page 61: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 61/73

www.ebook4u.vn 61

Chỉ cùng ư vi tân, hỏa truyền dã, bất tri k ỳ tận[xvi] dã.DỊCH NGH ĩ A:D. Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng r ồi bướ c ra.Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?Phải.

Vậy thì, điếu như vậy coi đượ c không?Đượ c chứ! Tr ướ c kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta vào điếu,thấy có ngườ i già khóc như khóc con, có ngườ i tr ẻ khóc như khóc mẹ. Cái chỗ hợ  p lại đó(cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai khóc nó mà khóc. Thế là đã tr ốntr ờ i, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh. Ngườ i xưa gọi đó là hình phạt của sự tr ốn tr ờ i. Vuimà đến, là phu tử an thờ i; vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thờ i xử thuận, thì buồn vuikhông sao xâm nhậ p cõi lòng. Ngườ i xưa cho r ằng đó là tháo mở cái sợ i dây mà Tạo Hóađã cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết đến đâu làcùng.

TỔ NG BÌNH

ở thiên Tề- Vật, Trang tử cho r ằng "sinh tử" là một. Vậy sao còn quý cái sống mà dưỡ ngnó?Hỏi thế là hỏi sai. Không ham sống, không sợ chết, xem tử như sinh, sinh như tử, và sinhtử là một, đó là cái Đạo của Tề Vật. Nhưng ở cảnh nào phải biết vui vớ i cảnh ấy[xvii].Đang sống mà không lo dưỡ ng nó, để phải tật bệnh đau khổ, không biết thuận theo tự nhiên của nó mà dưỡ ng nó, thì còn đâu gọi là vui vớ i đó! Không dưỡ ng nó để cho nó đaukhổ, như vậy là cầu cái chết hay sao? Có biết bao k ẻ quá đau khổ, đi cầu cái chết để thoátkhổ của cảnh sống đầy tật bệnh, đó chẳng phải là coi cái chết là quý sao? Như vậy đâu còn

 phải là cái Đạo của Tề- Vật nữa!

A. Những nguyên nhân làm cho ta thươ ng sinh r ất nhiều, nhưng không có chi nguy hiểm bằng "tham vọng". Sự đèo bòng tham muốn chạy theo ngoại vật, cũng như chạy theo cáihiểu biết của cái học tr ục vật, đeo đuổi theo những vật bất thườ ng và mộng ảo, là nỗi ưu tư không bờ bến làm mòn mỏi sinh lực con ngườ i không sao cứu đượ c.Bở i vậy, ở  đầu thiên Dưỡ ng Sinh, Trang tử nói: "Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn

 biết của ta thì không bờ bến. đem cái có hạn (như sinh lực của ta) để mà chạy theo cáikhông bờ bến (như lòng ham muốn của ta) là nguy vậy! Đã biết thế, lại không dừng, càngnguy hơ n nữa".Tiến thêm bướ c nữa, ông nói: "Làm việc thiện mà không bị danh ràng buộc; theo conđườ ng giữa mà đi, thì có thể giữ đượ c thân mình, có thể toàn đượ c sinh mạng, có thể nuôidưỡ ng mẹ cha và có thể hưở ng đượ c hết tuổi tr ờ i".

ở thiên Biền Mẫu có đoạn giải r ất rõ cái ý ngh ĩ a của trên đây: "Bá Di vì danh mà chết ở núiThú Dươ ng, còn Đạo Chích thì vì lợ i mà chết ở gò Đông Lăng. Hai ngườ i ấy, tuy cái chỗ theo mà chết không giống nhau, nhưng đều làm tàn hại cái Sống, thươ ng tồn cái Tính mìnhcả. Chắc gì Bá Di là phải, mà Đạo Chích là quấy? Ngườ i trong thiên hạ đều chết theo như thế cả. Nếu mà cái mình chết theo là Nhân, là Ngh ĩ a, thì tục gọi là cái chết của ngườ i quântử. Nếu cái mình chết theo là tiền bạc, thì tục gọi là cái chết của tiểu nhân. Cái chỗ màmình chết theo chỉ có một, vậy mà cũng quân tử tiểu nhân ư? Đến như việc tàn cái sống,tồn cái tính, thì Đạo Chích cũng như Bá Di, đâu có khác nhau chỗ nào!"

 Ngườ i đạt Đạo, không thiên về lẽ Phải hay lẽ Quấy, hoặc nói cho đúng hơ n, đã vượ t lêntrên Phải Quấy và đã "thuận theo con đườ ng giữa" (duyên đốc d ĩ vi kinh) ngh ĩ a là gìn giữ Quân bình, nên không thiên hẳn bên nào đến phải "chết vì một cái gì cả" dù là cho lẽ Phải

hay lẽ Quấy nào. Đạo là Quân bình, bao giờ cũng ở trên thiện ác, cho nên ngườ i đạt Đạo biết r ằng thiện ác nươ ng nhau mà có, trong thiện có ẩn cái ác, trong ác có ẩn cái thiện, chonên không vì điều Phải lẽ Quấy nào cả, mà phải ràng buộc mình và lo âu đến phải thươ ng

Page 62: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 62/73

www.ebook4u.vn 62

sinh vì nó cả. Ngh ĩ a là ngườ i đạt Đạo là k ẻ hoàn toàn tự do, không còn nô lệ bất cứ một bảng giá tr ị về điều Phải lẽ Quấy của một thứ luân- lý tịnh nào nữa cả, cổ cũng như kim.

B. "Lưỡ i dao" của Bào Đinh đi giữa xươ ng thịt mà không chạm gân xươ ng nên đặng lâudài mà không mòn mẻ. Đạo dưỡ ng sinh của ngườ i cũng một thế: cứ hoạt động trong chỗ 

hư không, thuận vớ i lẽ tự nhiên, thì vật không thươ ng tồn đượ c.Lòng "ham muốn" của ta về những vật ngoài ta, khác nào như "gân xươ ng", còn sinh lựccủa ta khác nào như "lưỡ i dao". Hễ còn lòng tham muốn, đèo bòng theo những vật ngoàimình, tức là "những vật không tùng mình …" thì mớ i có lo sợ : lo đượ c, sợ mất. Đắc thất,doanh hư, thị phi, vinh nhục… đều là những cớ  để làm náo loạn tinh thần, thươ ng tồn sinhmạng. Tranh đấu vớ i những điều không thể tranh đượ c, như thị phi, vinh nhục, vớ i nhữnglẽ Doanh Hư Đắc Thất trong đờ i, thì tranh ắt phải thất, đó là đem lưỡ i dao bén mà chạmvào "gân xươ ng", thì dao mòn lưỡ i mẻ. Vì vậy mà Lão tử mớ i đề xướ ng thuyết "bất tranh":"Vì ta không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi vớ i ta"Tranh vớ i nhau, là vì còn cùng nhận một bảng giá tr ị như nhau, chứ đối vớ i k ẻ đã vượ t lêntrên thị phi thiện ác… thì còn đi tranh vớ i họ Phải Quấy làm gì đượ c nữa. Có ai lại đi tranh

giành phú quý vớ i k ẻ đã xem thườ ng phú quý? Cho nên mớ i nói: "Vì ta không tranh, nênthiên hạ không ai tranh nổi vớ i ta".D. Lại còn một nguyên nhân nữa làm cho con ngườ i thành một con vật đau khổ nhất trênđờ i, là lòng "ham sống, sợ chết". Lòng "ham sống" và "sợ chết" mà không còn, thì tinhthần ta mớ i không náo loạn. Tinh thần mà không náo loạn, thì bệnh hoạn do đâu mà sinhra?"Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng r ồi bướ c ra.Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?Phải.Vậy thì, điếu như vậy coi đượ c không?Đượ c chứ! Tr ướ c kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta vào điếu,thấy có ngườ i già khóc như khóc con, có ngườ i tr ẻ khóc như khóc mẹ. Cái chỗ hợ  p lại đó(cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai khóc nó mà khóc. Thế là đã tr ốntr ờ i, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh. Ngườ i xưa gọi đó là hình phạt của sự tr ốn tr ờ i. Vuimà đến, là phu tử an thờ i; vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thờ i xử thuận, thì buồn vuikhông sao xâm nhậ p cõi lòng. Ngườ i xưa cho r ằng đó là tháo mở cái sợ i dây mà Tạo Hóađã cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết đến đâu làcùng."Dùng lửa mà nhen củi, củi tận mà tưở ng là lửa tận, đó là chỗ thấy của thườ ng nhân. Thậtra, củi có tận, mà lửa thì vô tận, truyền mãi từ bó củi này sang bó củi khác, không khác nàocái Sống của ta truyền từ hình thể này qua hình thể kia.

Dưỡ ng sinh có hai phươ ng diện! Dưỡ ng cái sống "có sống có chết" (thân thể) và dưỡ ng cáisống "không sống không chết"(chân tình). Trên đây, là bàn về cái Đạo dưỡ ng cái sống "cósống có chết". Đến khi bàn đến cái sống "không sống không chết", Trang tử k ết luận bằngcái tỉ dụ "củi và lửa" như vầy: "khi lửa cháy hết bó củi nầy, thì truyền sang qua bó củikhác…không bao giờ tắt". Cái sống "không sống không chết" như lửa, không bao giờ  cùng. Hãy gìn giữ nó, và đừng bao giờ  để nó vì tư tâm tư dục mà đèo bòng tham muốnnhững cái ngoài phận mình mà mờ tắt đi.

Dưỡ ng sinh cũng phải vừa lo trong, vừa lo ngoài, không nên thái quá hay bất cậ p.Thiên Đạt sinh giải về cái Đạo dưỡ ng sinh vừa bên trong bên ngoài nầy r ất rõ: "Điền KhaiChi yết kiến Châu Uy Công. Uy công nói: Ta có nghe thầy của khanh là Chúc Thận có

đượ c cái Đạo sống. Khanh cùng Chúc Thận ở chung vớ i nhau, vậy khanh có nghe nói về Đạo ấy không?

Page 63: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 63/73

www.ebook4u.vn 63

 Điền Khai Chi nói: Tôi là đứa quét nhà, làm gì nghe đặng!Uy công nói: Điền tử chớ khiêm nhượ ng. Quả nhân muốn nghe điều đó.Điền Khai Chi nói: Nghe thầy tôi nói: ngườ i khéo dưỡ ng sinh giống như ngườ i chăn chiên.Thấy con nào lẻ bầy, thì quất nó (cho nó tr ở về vớ i bầy)."

Uy công nói: Ngh ĩ a là sao?Điền Khai Chi nói: Tại nướ c Lỗ, có tên Đơ n Báo ở trong non, uống nướ c suối, không cùngngườ i cộng lợ i. đã bảy mươ i tuổi mà nhan sắc còn như đứa con nít. R ủi bị cọ p bắt ăn. Cũngcó tên Tr ươ ng Nghị, không cửa cao nhà r ộng nào mà y không chạy đến (để cầu thân). đượ c

 bốn mươ i tuổi, bị bệnh nội thiệt mà chết. Báo, thì dưỡ ng phần trong mà cọ p ăn phần ngoài; Nghị, thì dưỡ ng phần ngoài mà bị bệnh giết phần trong. Hai ngườ i đó đều không biết quấtcon chim lẻ bầy."Trong và ngoài, là hai điều không thể lìa nhau. Vật chất, tinh thần, đối vớ i Trang tử, không

 phải chỉ ảnh hưở ng lẫn nhau r ất mật thiết mà thôi, hơ n nữa, cả hai là một. Để cho lìa nhau,là sai vớ i tự nhiên, không khác nào con chiên lạc bầy. Đánh cho nó tr ở về, là hợ  p lại hai lẽ "trong" và "ngoài": đạo dưỡ ng sinh đến đó mớ i là đầy đủ và toàn hảo.

Đến như cái hại về sinh lực do sự sắc dục ăn uống mà gây nên, ngườ i dưỡ ng sinh cũngkhông nên không để ý: "Gặ p nơ i tử địa, anh em cha con còn biết lo sợ , r ăn bảo nhau đừng

 bướ c vào. Còn như trên chăn chiếu, giữa cuộc uống ăn, cũng là nơ i tử địa, sao không mấyk ẻ biết lo sợ , không biết r ăn mà nhủ nhau, lại còn mạo hiểm lăn mình vào, thì là quá r ồi!"(Đạt Sinh)

 Nhất là đừng để k ẻ khác lợ i dụng lòng háo danh của mình để bắt mình phụng sự cho tư dụchọ: Trang tử, cũng trong thiên Đạt sinh, có nói: "Một vị quan lãnh việc tế tự, nói vớ i heo:Sao bây ghét chết? Ta nuôi bây tr ọn ba tháng. Vì bây mà ta phải giữ ba ngày chay, mườ ingày giớ i. Lúc tế, ta để bây trên chiếu tr ắng, trên mâm chạm. Bây còn phàn nàn nỗi gì nữa?Ôi! Nếu vị quan ấy, thật tình nuôi heo (vì nó), sao không để cho nó tự do ăn tấm cám, saocũng đượ c. Vị quan ấy thích sống theo áo mão, chết có quan quách, và cho vậy là vinh, r ồilại tưở ng cho heo cũng như thế!"

 Ngườ i ta nói: "nuôi quân ngàn thuở , nhờ có một khi"…Và chỉ một khi thôi, nhưng có khilại phải thươ ng sinh tính mạng là thườ ng… "Trang tử câu trên sông Bộc. Sở vươ ng sai haiquan đại phu đem lễ vật mờ i ông ra làm quan. Trang tử cầm cần câu không nhúc nhíchcũng không thèm nhìn lại, nói: "Tôi nghe vua Sở có con thần quy, chết đã ba nghìn năm.Vua Sở quý nó và cất trên miếu đườ ng. Con qui ấy, chịu chết để lưu lại cái xươ ng củamình cho ngườ i ta thờ , hay chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?"Hai vị đại phu nói:" Thà sống lê cái đuôi trong bùn còn hơ n."Trang tử nói:" Thôi, về đi. Ta đây

cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn."(Thu Thủy) Ngườ i theo Đạo Dưỡ ng Sinh có đâu lại lao đầu vào vòng "cân đai áo mão", "cá chậu chimlồng" để phải bị chặt chân, lại còn ngoan cố ngụy biện cho là số Tr ờ i[xviii]! "Con tr  ĩ  ở  trong chầm, mườ i bướ c đi một lần mổ, tr ăm bướ c đi một lần uống, nhưng nào có mongđượ c nuôi dưỡ ng ở trong lồng…" dù đó là một cái lồng sơ n son thế p vàng…

------------------------------------------------Tri: ở  đ ây có nghĩ a là sự hiể u biế t theo nhị- nguyên; nhân đ ó mớ i có sự lo âu, nghĩ ng ợ i,do lòng đ èo bòng tham muố n chạ y theo ngoại vật cũng như chạ y theo cái học tr ục vật. Lãot ử bảo: "Vi học nhật ích".

Theo Trang- t ử  , ở thiên T ề - V ật- Luận, thì không có gì là thật Phải, thật Quấ  y, thật thiện,thật ác một cách tuyệt đố i. Có cái thiện không nên làm, có cái ác cần phải làm, để l ậ p l ạithế quân bình. Như ng làm việc thiện không nên vì danh (t ứ c là vị ngã), làm việc ác không 

Page 64: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 64/73

www.ebook4u.vn 64

nên vì nó mà l ụ y thân: cả hai đề u làm thươ ng sinh cả.[ii] Duyên đố c. Duyên có nghĩ a là thuận; đố c là giữ a. Muố n giữ  đượ c Đạo d ưỡ ng sinh,cần ă n ở mự c thướ c, đừ ng có cái gì thái quá. No quá, đ ói quá không nên; vui quá, buồnquá cũng không nên.

 N ế u làm việc thiện (ám chỉ các việc Phải, việc lành) thì coi chừ ng, đừ ng để sa vào cái bẫ  y

của t ấ m lòng hiế u danh; còn làm việc chẳ ng phải (sai vớ i phép nướ c, sai vớ i luân- lý đạođứ c của xã hội mình đ ang số ng) thì phải phòng ng ườ i trong xã hội tr ừ ng phạt lên án.Tránh hai l ẽ cự c đ oan ấ  y, mà dùng đế n trung đạo có l ẽ sẽ giữ  đượ c mình, có thể toàn đượ c

 sinh mạng… hưở ng đượ c hế t tuổ i tr ờ i. Làm sai vớ i phép nướ c để  đế n bị xã hội tru l ục, đ ành r ằ ng, đ ó là không biế t cách phòng hoạn cho bản thân, như ng làm việc thiện, làm việc phải để  đượ c tên tuổ i vang l ừ ng trong thiên hạ , cũng chư a phải là biế t cách phòng hoạn nữ a. Bở i vậ y, ở thiên Nhân Gian Thế  

 sách Trang- t ử cũng có câu: "cây trên núi, t ự nó là cừ u địch của nó… cây quế  ă n đượ c,nên bị đố n. Cây sơ n dùng đượ c, nên bị chặ t." Con ng ườ i mà có tài và để cho ng ườ i ng ườ iđề u biế t mình là có tài, thì sẽ như cây sơ n, cây quế … bị chặ t, bị đố n. "ng ườ i ta đề u biế t cáil ợ i của hữ u d ụng, mà không biế t cái l ợ i của vô d ụng." 

[iii] Bào: là ng ườ i đầu bế  p. ở  đ ây l ấ  y nghề làm họ. Đinh: là tên của ng ườ i đầu bế  p. (theo Chu Quế Diệu d ẫ n Thích V ă n)[iv] V ă n Huệ Quân: t ứ c là Lươ ng Huệ V ươ ng.[v] Ng ư u: là bò. (Ta thườ ng nhận l ầm chữ nầ y là trâu. Con trâu g ọi là thủ y ng ư u).[vi] ở  đ ây, đọc là Gian: hai chữ nầ y cổ vă n dùng l ẫ n nhau.[vii] H ữ u S ư : một t ướ c quan.[viii] Giớ i: một chân. Ng ườ i một chân.[ix] H ữ u d ư : hai chân cùng đ i.[x] K  ỳ: cầu mong 

 Phàn: cái l ồng.[xi] đọc là vượ ng.[xii] Bội tình: Tình, là tình cảm vui buồn (vui đượ c, buồn mấ t) của thườ ng nhân chư ahuyề n đồng con ng ườ i t ạo vật.[xiii] Thích lai là chỉ về cái số ng; thích khứ là chỉ về cái chế t.[xiv] Chữ  đế là ám chỉ T ạo hóa, t ự nhiên (không phải là Thượ ng đế theo quan niệm Thầnquyề n).[xv] Huyề n giải: Huyề n, là cột l ại; giải, là mở ra. Ng ườ i Pháp g ọi là Association và

 Dissociation..ở thiên Đại Tông S ư cũng có nói: "  Đắ c giả thờ i dã, thấ t giả thuận dã ; an thờ i nhi xử  thuận, ai l ạc bấ t nă ng nhậ p dã, thử cổ chi sở vị Huyề n giải dã." Bở i vậ y, chỗ mà Trang- t ử  

 g ọi là Huyề n giải, là ám chỉ cảnh giớ i mà S ố ng Chế t bằ ng nhau, quên cả sự  đắ c thấ t.

[xvi] Cùng, t ứ c là hế t, ám chỉ củi. C ủi là thân thể ; l ử a, là tinh thần. C ủi tuy có chỗ t ận,chỗ cùng, như ng hế t bó này đế n bó kia (vô t ận), thì l ử a truyề n t ừ bó củi này sang bó củikia cũng vô đ ây. ở  đ ây ta thấ  y chủ tr ươ ng của Trang- t ử là tinh thần và vật chấ t đề u nươ ng nhau mà có, đề u là một, và sinh t ử cũng là một.[xvii] Đây là chỗ mà cái học Lão Trang sở d ĩ có khác vớ i cái học của nhà Phật tiể u thừ a"xem đờ i là bể khổ ", ‘sinh, lão, bệnh, t ử  , khổ ", nhìn cuộc đờ i hiện t ại đề u phủ một màu đ ent ố i… Trang- t ử thì khác: "Trang- Châu chiêm bao thấ  y mình làm bướ m, vui phận làmbướ m, t ự thích chí, không còn biế t có Châu nữ a…"chứ không " đứ ng núi này trông núi nọ",đ ang số ng, l ại lo cầu đế n cái số ng sau khi chế t.[xviii] Ng ụ y biện như quan chủ t ế ng ụ y biện vớ i đ ám heo t ế  đ ã k ể trên đ ây vậ y.

ĐỨ C SUNG PHÙ

A. Lỗ hữu ngột giả Vươ ng Đài, tùng chi du giả, dữ Tr ọng Ni tươ ng nhượ c.

Page 65: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 65/73

www.ebook4u.vn 65

Thườ ng quý vấn ư Tr ọng Ni viết: "Vươ ng Đài ngột đả dã, tùng chi du giả dữ phu tử trung phân Lỗ. Lậ p bất giáo, tọa bất nghị, hư nhi vãng, thực nhi quy; cố hữu bất ngôn chi giáo,vô hình nhi tâm thành giả da? Thị hà nhân dã?"Tr ọng Ni viết: "Phu tử, thánh nhân dã. Khưu dã tr ực hậu nhi vị vãng nh ĩ ! Khưu tươ ng d ĩ visư, nhi huống bất nhượ c Khưu giả hồ! Hề giả Lỗ quốc, Khưu tươ ng dẫn thiên hạ nhi dữ 

tùng chi."Thườ ng quý viết: "Bỉ ngột giả dã, nhi Vươ ng tiên sinh, k ỳ dữ dung diệc viễn h ĩ ! Nhượ cnhiên giả, k ỳ dụng tâm dã, độc nhượ c chi hà?"Tr ọng Ni viết: "tử sinh diệc đại h ĩ , nhi bất đắc dữ chi biến, tuy thiên địa phúc tr ụy, diệctươ ng bất dữ chi di. Thẩm hồ vô giả, nhi bất dữ vật thiên, mạng vật chi hoa, nhi thủ k ỳ tông dã."Thườ ng Quý viết: "Hà vị dã?"Tr ọng Ni viết: "Tự k ỳ dị giả thị chim can đảm Sở Việt dã; tự k ỳ đồng giả thị chi, vạn vậtgiai nhất dã. Phù nhượ c nhiên giả, thả bất tri nh ĩ mục chi sở nghi[ii], nhi du tâm hồ đức[iii]chi hòa. Vật thị k ỳ sở nhất nhi bất kiến k ỳ sở táng, thị táng k ỳ túc, do di thổ dã."Thườ ng Quý viết: "Bỉ vị k ỷ, d ĩ k ỳ tri[iv] đắc k ỳ tâm, d ĩ k ỳ tâm, đắc k ỳ thườ ng tâm[v], vật

hà vi tối[vi] chi tai?"Tr ọng Ni viết: "Nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy, duy năng chỉ, năng chỉ chúng chỉ[vii]. Thụ mạng ư địa, duy tùng bá độc dã tại. Đông hạ thanh thanh, thụ mạng ư thiên, duy Thuấn lộc dã chính. Hạnh năng chính sinh[viii], d ĩ chính chúng sinh. Phù bãothủy chi tr ưng, bất cụ chi thực; dũng s ĩ nhất nhân, hìng nhậ p ư cửu quân, tươ ng cầu danhnhi năng tự yếu giả, nhi do nhượ c thị; nhi huống quan thiên địa, phủ vạn vật, tr ục ngụ lụchài, tượ ng nh ĩ mục, nhất tri chi sở tri, nhi tâm vị thườ ng tử giả hồ? Bỉ thả tr ạch nhật nhiđăng giả, nhân tắc tùng thị dã; bỉ thả hà khẳng d ĩ vật vi sự hồ[ix]?"DỊCH NGHĨA:ĐỨ C SUNG PHÙA. Nướ c Lỗ, có ngườ i cụt chân, tên là Vươ ng Đài. Số ngườ i theo học ngang vớ i Tr ọng Ni.Thườ ng Quý hỏi Tr ọng Ni: "Vươ ng Đài là k ẻ cụt chân, lại cùng Thầy chia hai học trò nướ cLỗ. Ngườ i ấy, đứng thì không dạy điều chi; ngồi thì không nghị luận việc gì. Thế mà,ngườ i học đến thì không có gì cả, mà khi ra về thấy mình đầy đủ. Vậy thì, có lối dạy màkhông cần đến lờ i, mặc nhiên mà cảm hóa đượ c lòng ngườ i hay sao? Ngườ i ấy là ngườ i gìvậy?NhânTr ọng Ni đáp: "Phu tử là bậc Thánh nhân đấy! Khưu nầy đi sau, chưa thể theo k ị p đó.Khưu còn muốn tôn đó làm Thầy, huống hồ là những k ẻ không bằng Khưu! Nói chi là mộtnướ c Lỗ. Khưu nầy còn muốn dẫn cả thiên hạ mà cùng theo đó."

Thườ ng Quý nói: "Đó là k ẻ cụt chân, vậy mà đượ c Phu tử gọi là bậc Thầy họ Vươ ng, tất

nhiên ngườ i ấy phải có cái gì khác xa vớ i k ẻ tầm thườ ng! Như vậy thì, riêng ông ta đã sử dụng cái tâm như thế nào?

Tr ọng Ni đáp: "Chết sống là việc lớ n còn không làm cho đó biến đổi; Tr ờ i Đất dù sụ p đổ,cũng không làm cho đó sao động. Xét rõ Tính Mạng, mà không để cho vật ngoài dờ i đổi.Khiến vật hóa sinh, mà giữ lấy phần chủ của vật hóa.Thườ ng Quý nói: "Như thế ngh ĩ a là gì?"Tr ọng Ni đáp: "Có hai cách nhận thức sự vật, nếu đứng chỗ khác biệt nhau mà xem,thì dùnhư gan vớ i mật cũng thấy cách nhau xa như Sở vớ i Việt; nhưng, nếu đứng chỗ đồng nhaumà xem, thì sẽ thấy vạn vật đều là Một cả. Và nếu đượ c như vậy (tức là biết đứng chỗ đồngnhau mà xem vạn vật) thì đâu cần gì đến sự nhận thức của tai mắt nữa mà để cho lòng

mình rong chơ i nơ i chỗ "hòa" của Đức. Vì vậy mà coi sự mất một chân của mình như mộthòn đất bị đánh r ơ i thôi!"

Page 66: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 66/73

www.ebook4u.vn 66

Thườ ng Quý nói: "Ngườ i ta, không ai lại soi mình ở làn nướ c chảy, mà soi mình ở lànnướ c đứng. Chỉ có cái "lặng đứng" mớ i dừng lại đượ c cái lòng mong lặng đứng của ngườ ingườ i. Cùng thụ Mạng nơ i Đất mà riêng chỉ có cây tùng cây bách là luôn luôn tồn tại: mộtmàu xanh xanh, bất cứ ở mùa nào, mùa hạ hay mùa đông. Cùng thụ Mạng nơ i Tr ờ i màriêng chỉ có ông Thuấn là giữ đượ c cái Chính của mình. Cầm đầu thiên hạ mà chính đượ c

cái Tính của mình, thì chính đượ c mọi ngườ i. Hạng ngườ i mà giữ đượ c Bản Tính, thì bênngoài r ất điềm t ĩ nh, chẳng biết sợ gì cả, như ngườ i dũng s ĩ một mình xông vào chín vòngquân. Vì hiếu danh mà họ còn dám làm việc ấy, huống hồ hạng ngườ i chủ đượ c Tr ờ i Đất,chứa đượ c vạn vật thì đối vớ i cái thân này chẳng qua là gở i vào sáu hài, nươ ng vào tai mắt,còn sự hiểu biết của họ thì bao la mà cái tâm của họ chưa từng có chết? Con ngườ i ấy chọnngày để trút bỏ cái giả. Ngườ i ta tự chạy theo đấy thôi, chứ tự ngườ i ấy đâu có chịu đemmình mà phụng sự cho thiên hạ?"

B. Thân Đồ Gia ngột giả dã, nhi dữ Tr ịnh Tử Sản[x] đồng sư ư Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sảnvị Thân Đồ Gia viết: "Ngã tiên xuất, tắc tử chỉ, tử tiên xuất tắc ngã chỉ."Minh nhật hựu dữ hợ  p đườ ng đồng tịch nhi tọa. Tử sản vị Thân Đồ Gia viết: "Ngã tiên

xuất, tắc tử chỉ, tử tiên xuất, tắc ngã chỉ. Kim ngã tươ ng xuất, tử khả d ĩ chỉ hồ? K ỳ vị da?Thả tử kiến chấ p chính nhi bất vi, tử tế chấ p chánh hồ?"Thân Đồ Gia viết: "Tiên sinh chi môn cố hữu chấ p chính yên như thử tai? Tử nhi duyệt tử chi chấ p chính nhi hậu nhân giả dã!Văn chi viết: "Giám minh tắc tr ần cấu bất chỉ, chỉ tắc bất minh dã. Cửu dữ hiền nhân xử tắc vô quá. Tử kim chi sở thủ đại giả, tiên sinh dã, nhi do xuất ngôn nhượ c thị bất diệc quáhồ?"Tử Sản viết: "Tử ký nhượ c thị h ĩ , do dữ Nghiêu tranh thiện, k ế tử chi đức, bất túc d ĩ tự 

 phản da?"Thân Đồ Gia viết: "Tự tr ạng k ỳ quá d ĩ bất đươ ng vong giả chúng ; bất tr ạng k ỳ quá d ĩ bấtđươ ng tồn giả quả. Tri bất khả nại hà nhi an chi nhượ c mạng, duy hữu đức giả năng chi.Du ư Nghệ[xi] chi cốc trung, trung ươ ng giả, trung địa dã, nhiên nhi bất trúng giả, Mạngdã. Nhơ n d ĩ k ỳ toàn túc tiếu ngô bất toàn túc giả, chúng h ĩ . Ngã phất nhiên nhi nộ, nhithích tiên sinh chi sở , tắc phế nhiên nhi phản bất tri tiên sinh chi tẩy ngã d ĩ thiện da? Ngôdữ phu tử du thậ p cửu thiên h ĩ , nhi vị thườ ng tri ngô ngột giả dã. Kim tử ngã du ư hình hàichi nội, nhi tử sách ngã ư hình hài chi ngoại, bất diệc quá hồ?"Tử Sản thác nhiên cải dung canh mạo, viết: "Tử vô nãi xưng."DỊCH NGHĨA:B. Thân Đồ Gia là ngườ i cụt chân, cùng vớ i Tử Sản nướ c Tr ịnh đồng học vớ i Bá Hôn Vô

 Nhân. Tử Sản bảo vớ i Thân Đồ Gia: "Ta ra tr ướ c thì ngươ i ở lại. Ngươ i ra tr ướ c thì ta ở  lại."

 Ngày hôm sau, lại cùng một chỗ học, cùng ngồi một chiếu. Tử Sản bảo vớ i Thân Đồ Gia:"Ta ra tr ướ c thì ngươ i ở lại. Ngươ i ra tr ướ c thì ta ở lại. Nay ta sắ p đi ra, vậy ngươ i có thể ở  lại chăng, hay là chưa có thể đượ c? Vả ngươ i thấy k ẻ cầm chính quyền sao không biếttránh qua một bên? Ngươ i ngang hàng vớ i k ẻ cầm chính quyền ư?Thân Đồ Gia nói: "ở cửa Thầy đây sao lại có k ẻ gọi là cầm chính quyền? Ngươ i thích thúvớ i cái việc cầm chính quyền của ngươ i mà xem mọi ngườ i đều đứng sau ngươ i cả! Tanghe thầy nói r ằng: Gươ ng sáng là vì bụi bặm không vướ ng, bụi bặm mà vướ ng lên thì mặtgươ ng sẽ lu mờ ! ở lâu vớ i bậc hiền giả thì ắt không lỗi lầm. Nay ngươ i ở trong cửa Thầyđể cầu học cái đại thức, thế sao lại còn thốt ra đượ c những lờ i như vậy, há chẳng cũng lầmlỗi hay sao?Tử Sản nói: "Ngươ i đã là ngườ i (tàn tật) như thế, sao lại còn mong cùng vớ i Nghiêu mà

tranh thịên hay sao? K ể về đức của ngươ i, không đủ để mà xét lại mình ư?Thân Đố Gia nói: "Tự che đậy lỗi của mình, cho là không đáng bị hình chặt chân, thìnhiều! Không che đậy lỗi của mình, cho là không đáng còn chân, thì ít. Biết là không thể 

Page 67: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 67/73

www.ebook4u.vn 67

làm thế nào khác đượ c mà yên lòng chịu nó và cho là số mạng, thì chỉ có ngườ i có đức mớ icó thể làm nổi. ở ngay trung tâm làn tên của Nghệ mà lại thoát khỏi bị tên, đó là Mạng vậy.

 Những k ẻ cậy mình có đủ hai chân để chế nhạo ngườ i không đủ hai chân như ta, thì nhiềulắm! Ta ngh ĩ cũng tức giận, nhưng khi đến học vớ i thầy thì lại bâng khuâng mà tr ở về,không rõ thầy đã đem cái hay gì mà r ửa ráy đượ c lòng ta? Ta ở cùng thầy đã mườ i chín

năm thế mà thầy chưa thườ ng thấy ta là đứa cụt chân! Nay ngươ i chơ i vớ i ta ở chỗ bêntrong của hình hài, mà ngươ i lại còn khắt khe vớ i cái hình hài bên ngoài của ta, chẳng cũnglầm lỗi hay sao?"Tử Sản áy náy, đổi sắc mặt mà nói: "Thôi, đừng nói đến chuyện ấy nữa!"

C. Lỗ hữu ngột giả Thúc Sơ n Vô Chỉ, chủng kiến Tr ọng Ni. Tr ọng Ni viết:"Tử bất cẩn tiền, ký phạm họan nhượ c thị h ĩ , tuy kim lai hà cậ p h ĩ !"Vô Chỉ viết: "Ngô duy bất tri vụ nhi khinh dụng ngô thân, ngô thị d ĩ vong túc. Kim ngô laidã, do hữu tôn túc giả tồn. Ngô thị d ĩ vụ toàn chi dã. Phù thiên vô bất phú, địa vô bất tái,ngô d ĩ phu tử vi thiên địa; an tri phu tử chi do nhượ c thị dã!"Khổng- tử viết: "Khưu tắc lậu h ĩ ! Phu tử hồ bất nhậ p hồ? Thỉnh giảng d ĩ sở văn."

Vô Chỉ xuất. Khổng- tử viết:"Đệ tử miễn chi! Phù Vô Chỉ ngột giả dã, do vụ học d ĩ phục bổ tiền hành chi ác, nhi huốngtoàn đức chi nhân hồ?"Vô Chỉ ngứ Lão Đam viết: "Khổng- Khưu chi ư chí nhân, k ỳ vị da? Bỉ hà tân tân d ĩ học tử vi! Bỉ thả k ỳ d ĩ xúc quỹ[xii] huyễn quái chi danh văn, bất tri chí nhơ n chi d ĩ thị vi k ỷ chấtcốc da?"Lão Đam viết:"Hồ bất tr ực sử bỉ d ĩ tử sinh vi nhất điều, d ĩ khả bất khả vi nhât quán giả, giải k ỳ chất cốc,k ỳ khả hồ?"Vô Chỉ viết:"Thiên hình chi, an khả giải."DỊCH NGHĨA:C. Nướ c Lỗ, có ngườ i cụt chân, tên là Thúc Sơ n Vô Chỉ, khậ p khễnh đến ra mắt Tr ọng Ni.Tr ọng Ni nói:

 Ngươ i tr ướ c đây không cẩn thận nên phải bị tai họa như thế, nay dù có đến đây cũngkhông sao k ị p nữa!Vô Chỉ nói: "Tôi vì không biết việc nên khinh dụng tấm thân này mà phải bị mất hết mộtchân. Nay tôi đến đây, còn lại có một chân quý này, thờ i tôi mong giữ cho nó vẹn toàn.Tr ờ i, không gì là không che; Đấtm không gì là không chở , tôi mong xem phu tử như Tr ờ iĐất. Nào ngờ phu tử lại đối xử vớ i tôi như thế!"Khổng- tử nói: "Khưu nầy quả hẹ p hòi! Sao ông không vào trong chơ i, tôi xin đem những

gì đã nghe đượ c mà giảng cho ông nghe!"Vô Chỉ ra đi. Khổng- tử nói:Các đệ tử hãy cố gắng lên! Kìa như Vô Chỉ là k ẻ cụt chân mà còn mong học để bù lại cáiviệc làm sai lầm buổi tr ướ c, huống chi k ẻ mà đức vẫn còn vẹn tòan!Vô Chỉ nói chuyện vớ i Lão Đam:Khổng- Khưu hình như chưa phải là bậc chí nhân! ông ta dạy làm gì mà đông học trò thế?Ông lại còn mong đượ c tăm tiếng về những cái học k ỳ dị huyễn hoặc, vậy chứ ông không

 biết r ằng đối vớ i bậc chí nhân, đó tòan là những gông cùm cho mình ư?Lão Đam nói:Sao ông không bảo thẳng cho ông ta biết r ằng Sống và Chết đều là cùng một lẽ, nên vàchẳng nên đều cùng là một việc, hầu mở gông cùm cho ông ta có đượ c không?

Vô Chỉ nói:Tr ờ i đã hành tội ông ta, gỡ ra sao đượ c!

Page 68: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 68/73

www.ebook4u.vn 68

D. Lỗ Ai Công vấn ư Tr ọng Ni viết: "Vệ hữu ác nhân yên, viết Ai Đài Đà, tr ượ ng phu dữ chi xử giả, tư nhi bất năng khứ dã, phụ nhơ n kiến chi, thỉnh ư phụ mẫu, viết: "dữ nhân vithê, ninh vi phu tử thiế p giả, sổ thậ p nhi vị chỉ dã. vị thườ ng hữu văn k ỳ xướ ng giả dã,thườ ng họa nhân nhi d ĩ h ĩ . Vô quân tử chi vị, d ĩ tế hồ nhân chi tử, vô tụ lộc d ĩ vọng nhânchi phúc, hựu d ĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướ ng, tri bất xuất hồ, tứ vức, thả nhi thư hùng

hợ  p hồ tiên, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã. Quả nhân triệu nhi quan chi, quả d ĩ ác hãi thiênhạ, dữ Quả nhân xử, bất chí d ĩ ngoạt số, nhi Quả nhân hữu ý hồ k ỳ vi nhân đã; bất chí hồ cơ niên, nhi Quả nhân tín chi. Quốc vô tể, nhi Quả nhân truyền quốc yên. Muộn nhiên nhihậu ứng. Tỵ nhượ c nhi từ, quả nhân xý hồ tốt thụ chi quốc, vô k ỷ hà dã, khứ Quả nhân nhihành. Quả nhân tuất yên, nhượ c hữu vong dã, nhượ c vô dữ lạc thị quốc dã. Thị hà nhân giả dã?"Tr ọng Ni viết:Khưu dã thườ ng sứ ư Sở h ĩ , thích kiến đồn tử thực ư k ỳ tử mẫu giả; thiểu yên, tuần nhượ cgiai khí chi nhi tẩu; bất kiến k ỳ yên nh ĩ , bất đắc loạn yên nh ĩ ! Sở ái k ỳ mẫu giả, phi ái k ỳ hình dã, ái sử k ỳ hình giả dã. Chiến nhi tử giả, k ỳ nhân chi táng dã, bất d ĩ sáp tư, tắc giả chi lũ, vô vi ái chi, giai vô k ỳ bản h ĩ . Kim Ai Đài Đà vị ngôn nhi tín, vô công nhi thân, sử 

nhân thụ k ỷ quốc, duy khủng k ỳ bất thụ dã, thị tất tài toàn nhi đức bất hình giả dã.Ai Công viết: Hà vị tài toàn?Tr ọng Ni viết: Tử sinh, tồn vong, cùng đạt, bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự, cơ khát hànthử: thị sự chi biến, mạng chi hành dã. Nhật dạ tươ ng đại hồ tiền, nhi tri bất năng quy hồ k ỳ thủy giả dã; cố bất túc d ĩ hoạt hòa, bất khả nhậ p ư linh phủ sử chi hòa dự, thông nhi bấtthất ư duyệt; sử nhật dạ vô khướ c nhi dữ vật giai xuân thị tiế p nhi sinh thờ i ư tâm giả dã,thị chi vị tài tòan.Hà vị đức bất hình?Viết: "Bình giả thủy đình chi thịnh dã k ỳ khả d ĩ vi pháp dã, nội bão chi nhi ngoại bất đãngdã. Đức giả thành hòa chi tu dã, đức bất hình giả, vật bất năng ly dã."Ai Công dị nhật d ĩ cáo Mẫn tử viết:"Thủy dã ngô d ĩ nam diện nhi quân thiên hạ, chấ p dân chi k ỷ, nhi ưu k ỳ tử, ngô tự d ĩ vi chíthông h ĩ . Kim ngô văn chí nhân chi ngôn khủng ngô vô k ỳ thực, khinh dụng ngô thân, nhivong ngô quốc. Ngô dữ Khổng- Khưu, phi quân thần dã, đức hữu nhi d ĩ h ĩ ."CHÚ:Linh phủ: chỗ ở của tinh thần, ám chỉ cái Tâm của mình. í nói những vấn đề thuộc về việcSống Chết, Cùng Thông, Hiền Ngu, Phải Quấy… chỉ là những sự bất thườ ng, không nênđể cho nó làm điên đảo sự yên t ĩ nh của tâm hồn.Linh phủ đồng một ngh ĩ a vớ i linh đài mà Trang tử thườ ng dùng ở Canh Tang Sở trong câu"Bất khả nội ư linh đài". ở  đây Quách Tượ ng giải chữ linh đài là ám chỉ cái Tâm.DỊCH NGHĨA:

D. Lỗ Ai Công hỏi Tr ọng Ni: Nướ c Vệ có một ngườ i xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở vớ i nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ r ằng: thà làm vợ bé của nó hơ n làm vợ lớ n k ẻ khác. Số ngườ i ấy có đến mườ i mấy r ồi, thế mà cũng chưa hết. Chưa thườ ng nghe nóxướ ng lên ý gì, chỉ có họa theo ý ngườ i mà thôi. Không có địa vị quyền thế gì để cứungườ i khỏi chết; không có tiền bạc của cải gì để nuôi ai no bụng, lại còn hình thù xấu xí để thiên hạ phải sợ . chỉ có họa mà không có xướ ng. Trí nó không ra ngoài bốn vách rào làng.Thế mà giống đực giống cái lại xúm xít tr ướ c mặt, ấy là k ẻ tất phải có cái gì khác lạ hơ nngườ i. Quả nhân triệu nó đến xem, thì quả là hình thù xấu xí làm cho thiên hạ đều phải sợ .ở vớ i Quả nhân không đầy một tháng, mà Quả nhân đã để ý đến cách ăn ở của nó. Khôngđầy một năm, Quả nhân tin nó. Nướ c không có k ẻ cầm quyền chính, Quả nhân giao việc

nướ c cho nó. Nó buồn buồn, thờ  ơ ra vẻ chối từ làm cho Quả nhân hổ thẹn. Sau cùng nónhận, nhưng r ồi, không bao lâu lại bỏ Quả nhân mà đi. Quả nhân buồn bực như mất một

Page 69: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 69/73

www.ebook4u.vn 69

vật gì, như không còn có ngườ i để cùng vui như trong nướ c nữa! Vậy ngườ i ấy là ngườ ithế nào?"Tr ọng Ni nói: "Khưu nầy, từng sang sứ bên nướ c Sở . Thấy đàn heo con đang bú mẹ, màmẹ chúng đã chết r ồi. Một lúc, chúng ngơ ngác chạy tứ tán cả vì chúng thấy mẹ khôngnhìn đến chúng nữa. Chúng sở d ĩ yêu mẹ, không phải là yêu cái xác kia, mà yêu cái sai

khiến xác kia của mẹ chúng! Ra tr ận mà chết, đâu cần phải yên ngựa để bọc thây. Cho k ẻ cụt chân giày dép, họ đâu có ưa thích! Họ đều không có gốc! (…) Nay Ai Đài Đà chưa nóigì mà ngườ i lại tin; không công gì mà ngườ i lại thân, khiến có ngườ i muốn trao cho quốcchính mà lại không chịu nhận, như vậy ắt phải là k ẻ toàn đượ c cái Tài, và không để lộ racái Đức."Ai Công nói: Sao gọi là "tòan đượ c cái Tài"?Tr ọng Ni nói: "Sống Chết, Còn Mất, Cùng Đạt, Giàu Nghèo, Hiền và Bất Tiếu, Khen Chê,

 Nóng Lạnh… là những cái biến của sự vật, cái chuyển của Mạng (cũng như) ngày đêmthay phiên tiế p nối nhau tr ướ c mặt ta mà trí thông minh của con ngườ i cũng không saonhận thấy đượ c chỗ khở i đầu. Như vậy, đâu có đáng gì để cho nó lọt vào "linh phủ", làmloạn lòng mình. Ngay cả sự hân hoan vui mừng cũng đừng để cho lòng mình dấy động.

Đối vớ i tất cả mọi việc, hòa nhã vui tươ i như tiế p đón bốn mùa… Đó gọi là "toàn đượ c cáiTài Thiên.Thế nào là Đức không lộ ra?Là bình thản như mặt nướ c đứng im lìm, có thể lấy đó làm khuôn phép: bên trong giữ đượ cthật trong sáng mà bên ngoài như bất động không bị lôi cuốn theo ngoại vật. Đức là thànhđượ c việc mình mà vẫn giữ đượ c sự hòa vớ i mọi ngườ i. Đức không lộ ra nên mọi vậtkhông thể r ờ i bỏ đượ c mình[xiii].Ai Công ngày khác nói chuyện vớ i Mẫn tử:Tr ướ c kia tôi cho việc day mặt về phía Nam làm vua thiên hạ, cầm quyền tr ị dân, lo chochúng đượ c an ninh, tôi tự cho đượ c như thế là thông đạt lắm r ồi. Nhưng từ khi nghe bậcchí nhân nói[xiv], tôi sợ không có thực tài, khinh dụng thân mình mà làm mất cả nướ c. Từ đây, tôi và Khổng- Khưu sẽ không còn phải là đạo vua tôi nữa, mà là bạn vớ i nhau về đạođức mà thôi vậy.

E. Nhân k ỳ Chi Ly Vô Thần thuyết Vệ Linh Công. Linh Công duyệt chi nhi thị toàn nhân,k ỳ đậu kiên kiên.Ứ ng Ánh Đại Anh thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công duyệt chi, nhi thị toàn nhân, k ỳ đậukiên kiên.Cố đức hữu sở tr ườ ng nhi hình hữu sở vong; nhân bất vong k ỳ sở vong, nhi vong k ỳ sở bấtvong thử vị thành vong[xv]. Cố thánh nhân hữu sở du[xvi] nhi trí vi nghiệt[xvii], ướ c vigiao đức vi án, công vi thươ ng. Thánh nhân bất mưu, ô dụng trí? Bất trác ô dụng giao? Vô

táng, ô dụng đức? Bất hóa, ô dụng thươ ng? Tứ giả, Thiên Dục[xviii] dã, Thiên Dục dã giả,thiên thực dã. Ký thụ thực ư thiên, hựu ô dụng nhơ n? Hữu nhân chi hình, vô nhân chi tình.Hữu nhân chi hình, cố quần ư nhơ n; vô nhân chi tình, cố thị phi bất đắc ư thân. Diểu hồ tiểu tai, sở d ĩ thuộc ư nhân dã, ngao hồ đại tai, độc thành k ỳ thiên.DịCH NGH ĩ A:E. Chi Ly Vô Thần vào thuyết Vệ Linh Công. Linh Công ưa thích đến đỗi nhìn lại nhữngk ẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu!

Ứ ng Ánh Đại Anh vào thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công ưa thích đến đỗi nhìn lại nhữngk ẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu![xix]

Cho nên Đức mà hơ n ngườ i có thể làm cho quên hẳn đượ c hình hài. Ngườ i ta (trái lại)không biết quên cái nên quên (hình hài) mà lại hay quên cái không nên quên (đức), đó mớ ilà thật quên. Bở i vậy, Thánh nhân có chỗ để mà tụ lại[xx]; hiểu r ằng Trí là mầm của tội

Page 70: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 70/73

www.ebook4u.vn 70

ác[xxi] thệ ướ c là keo sơ n, đức[xxii] là nối tiế p, công là buôn bán. Thánh nhân không mưutính, thì dùng chi đến Trí? Không đẽo gọt thì dùng chi đến keo? Không mất tính thì dùngchi đến đức? Không bán chác thì dùng chi đến buôn? Bốn cái đó là "Tr ờ i nuôi". Tr ờ i nuôi,tức là tr ờ i cho hấ p thụ (cái món ăn của tr ờ i). Đã đượ c Tr ờ i nuôi, cần gì dùng đến nhân tạonữa! Thánh nhân có cái hình của ngườ i mà không có cái tình của ngườ i. Có cái hình của

ngườ i nên mớ i cung một đàn vớ i ngườ i. Không có tình của ngườ i, nên thị phi mớ i khôngđộng đượ c lòng. Cùng một đàn vớ i ngườ i là việc nhỏ, mà riêng cùng làm một vớ i Tr ờ i làviệc lớ n vậy!G. Huệ tử vị Trang tử viết:"Nhân cố vô tình hồ?"Trang tử viết: Nhiên!Huệ tử viết: Nhân nhi vô tình, hà d ĩ vị chi nhân?Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo, thiên dữ chi hình, ô đắc bất vị chi nhân?Huệ- tử viết: Ký vị chi nhân ô đắc vô tình?Trang tử viết: thị phi ngô sở vị tình dã, ngô sở vị vô tình giả, ngôn nhân chi bất d ĩ hảo ácnội thươ ng k ỳ thân, thườ ng nhân tự nhiên nhi bất ích sinh dã.

Huệ- tử viết: Bất ích sinh[xxiii], hà d ĩ hữu k ỳ thân?Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo thiên dữ chi hình, vô d ĩ hảo ác nội thươ ng k ỳ thân. Kim tử ngoại hồ tử chi thần, lao hồ tử chi tinh, ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh, thiên tuyển tử chi hình, tử d ĩ kiên bạch[xxiv] minh.DỊCH NGHĨA:G. Huệ- tử gọi Trang tử, bảo:

 Ngườ i ta không có tình hay sao?Trang tử nói:Phải!Huệ- tử nói:

 Ngườ i mà không có tình, thì lấy gì gọi là ngườ i đượ c?Trang tử nói:Đạo ban cho nó dung mạo, Tr ờ i ban cho nó hình hài, sao không gọi là ngườ i?Huệ- tử nói:Đã gọi là ngườ i, mà không có tình, đượ c không?Trang tử nói:Đó không phải là cái mà tôi gọi là Tình đâu? Chỗ mà tôi gọi là không tình, chính là chỗ tôimuốn nói r ằng con ngườ i, bên trong, đừng để cho cái tình cảm yêu ghét làm hại đến thân,thườ ng nên theo lẽ tự nhiên mà đừng thêm gì cho thiên tính.Huệ- tử nói:Không thêm cho thiên tính, sao có đượ c thân?

Trang tử nói:Đạo cho nó dung mạo, tr ờ i cho nó hình hài bên trong, không để cho sự ưa ghét làm hạithân. Nay ông vụ cái bên ngoài của thần minh của ông, để hao tổn tinh lực của ông, ngồidựa cột mà ngâm vang, bám vào gốc ngô cằn, nhắm mắt làm thinh! Tr ờ i đã chon cho ôngmột cái hình hài nầy, đem chi thuyết "kiên bạch" mà nhọc thân.TỔ NG BÌNH:Thiên Đức Sung Phù là để mà giải cái ngh ĩ a của thuyết "bất ngôn chi giáo" của Lão tử.Thuyết nầy gốc ở chươ ng thứ II của sách Đạo Đức Kinh: "Thị d ĩ Thánh nhân, xử vô vi chisự, hành bất ngôn chi giáo" (Thánh nhân dùng "vô vi" mà xử sự, dùng "bất ngôn" mà dạydỗ).Sở d ĩ Trang tử, cũng như Lão tử, chủ tr ươ ng thuyết "bất ngôn" là căn cứ vào ba điểm này:

Đạo mà nói ra đượ c, không còn phải là Đạo thườ ng nữa. Ngh ĩ a là Đạo là một lẽ siêu hình,không thể dùng lờ i nói mà truyền dạy đượ c.Đức mà đầy đủ nơ i trong thì ngườ i hóa nơ i ngoài, tự nhiên cảm hóa đượ c chung quanh,

Page 71: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 71/73

www.ebook4u.vn 71

không đợ i dùng đến lờ i mớ i dạy dỗ đượ c. Nhân theo tự nhiên mà không cần phải nói mớ i là dạy.

1. Bậc thánh nhân không dùng lờ i nói mà dạy ngườ i, là vì bàn về lẽ Đạo, tức là "cái điềuchỉ có thể cảm mà không thể nói" không sao có thể đượ c, nhất là phải dùng đến lờ i nói của

giớ i tươ ng đối nhị nguyên.

Cho nên Lão tử mớ i nói: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" (biết, thì không nói; nói, làkhông biết), là vì "Đạo khả Đạo, phi thườ ng Đạo". K ẻ nào tự cho là đã hiểu Đạo và đemcái Đạo ấy mà dạy ta, là k ẻ dối ta, nếu không phải họ tự dối vớ i lòng.

Thiên Trí Bắc Du giải đọan này có nói: "Trí đi chơ i phươ ng Bắc, tớ i Huyền- Thủy, lên núiẩ- Phần, gặ p Vô- Vi- Vị.

Trí gọi Vô- Vi- Vị, bảo:" Tôi muốn hỏi ông ít điều. Ngh ĩ làm sao, lo làm sao mà biết đượ cĐạo? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu đượ c Đạo? Theo đâu và đi đườ ng nào mà tìm

đượ c Đạo?"

Hỏi ba lờ i, Vô- Vi- Vị không đáp. Chẳng phải không đáp, mà là không biết phải đáp làmsao.

Hỏi không đượ c, Trí tr ở lại Bạch- Thủy, ở phươ ng Nam, lên núi Hồ- Quyết, gặ p Cuồng-Khuất. Trí cũng đem ba câu hỏi tr ướ c, hỏi Cuồng- Khuất.

Cuồng- Khuất nói:" à! Tôi biết, để tôi nói cho." Nhưng, vừa muốn nói, thì lại quên mất chỗ mình muốn nói.

Trí không hỏi ai đượ c, bèn tr ở lại đế- cung ra mắt Hoàng- đế để hỏi:Hoàng- đế nói: "không ngh ĩ , không lo mớ i biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gìmớ i rõ Đạo. Không theo đâu, không đi đườ ng nào cả mớ i đượ c Đạo."Trí hỏi Hoàng- đế:" Tôi cùng ông biết Đạo chăng? Còn hai ngườ i kia không biết Đạochăng? Ai phải?"

Hoàng- đế nói:" Vô- Vi- Vị mớ i thật là phải. Cuồng- Khuất cũng giống như Vô- Vi- Vị.R ốt lại, chỉ có ta và ngươ i là không gần Đạo mà thôi. Vả, k ẻ biết thì không nói, k ẻ nói làkhông biết. Nên chi, bậc Thánh- nhân mớ i thực hành cái thuyết "bất ngôn"!"Ấy, Đạo chẳng thể nói ra đặng; nói ra đặng chẳng phải còn là cái Đạo "thườ ng" nữa. Cho

nên Trang tử mớ i nói: "K ẻ hỏi Đạo cũng như ngườ i đáp lại đều là những k ẻ không hiềuĐạo!"

2. Thánh nhân biết r ằng mỗi vật trong đờ i đều có cái "Đức" của nó, và phận sự duy nhấtcủa mỗi vật là phải biết gìn giữ cái "Đức" ấy nơ i mình cho đầy đủ, ngh ĩ a là lo sống cáisống ấy một cách triệt để và nuôi dưỡ ng nó đượ c luôn luôn đầy đủ nơ i trong. đức mà đầyđủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ  đó mà tự hóa, đâu cần phải dùnglờ i nói mà hóa ai. Nên mớ i gọi là "đức sung phù", ngh ĩ a là "đức mà đầy đủ nơ i trong, thìngườ i ở ngoài nhờ  đó mà tự hóa; tự nhiên cảm hóa, không phải cần dùng đến lờ i mà dạy."

"Tại nướ c Lỗ, có ngườ i cụt chân, tên là Vươ ng Đài. Số ngườ i theo học ngang vớ i Tr ọng

 Ni."Thườ ng Quý hỏi Tr ọng Ni: Vươ ng Đài là k ẻ cụt chân lại cùng vớ i thầy chia hai học trònướ c Lỗ. Ngườ i ấy, đứng thì không dạy điều chi, ngồi thì không nghị luận việc gì. Thế mà

Page 72: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 72/73

www.ebook4u.vn 72

ngườ i học, đến thì không có gì cả, mà khi ra về, thấy mình đầy đủ. Vậy thì, có lối dạy màkhông cần đến lờ i, mặc nhiên mà cảm hóa đượ c lòng ngườ i ư?"

"Nướ c Vệ có một ngườ i xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở vớ i nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ r ằng: thà làm vợ bé của nó hơ n làm vợ lớ n k ẻ 

khác (…) Chưa thườ ng nghe nó xướ ng lên ý gì, chỉ có họa theo ý ngườ i thôi". Thế mà Lỗ Ai Công phong cho nó chức Tướ ng Quốc, nó nhận r ồi từ bỏ mà đi, Ai Công buồn bã đếntự thấy không làm sao an ủi đượ c khi mất nó.

Chi Ly Vô Thần, cũng như Ứ ng Ánh Đại Anh, ngườ i thì què chân, sứt môi, ngườ i thì cổ  bướ u dị hình… thế mà khiến cho Vệ Linh Công và Tề Hoàn Công ưa thích đến nỗi nhìnthấy k ẻ thân hình tòan vẹn đều xấu xí cả.Cho nên "đức mà hơ n ngườ i có thể làm cho ta quên hẳn cả hình hài xấu xí".Trên đây, một Vươ ng Đài tàn tật, không nói gì cả mà thiên hạ tự hóa; một Ai Đài Đà hìnhthù xấu xa, không nói gì cả mà thiên hạ đều quên cái xấu xí của hình thù, đủ thấy r ằng Đứcmà đủ nơ i trong thì ngườ i sẽ hợ  p vớ i mọi ngườ i, đâu đợ i cần phải nhiều lờ i mớ i cảm hóa.

3. Điểm thứ ba của thuyết "bất ngôn chi giáo" là căn cứ vào lý tự nhiên.

Thiên Biền Mẫu giải r ất rõ về điều nầy: "Thiên hạ có vật thườ ng tự nhiên như vậy! Có vậttự nhiên cong, đâu cần phải dùng đến câu móc! Có vật tự nhiên ngay, đâu cần phải dùngđến dây mực! Có vật tự nhiên tròn, đâu cần phải dùng đến cái khuynh! Có vật tự nhiênvuông, đâu cần phải dùng đến thướ c nách! Vạn vật tự nhiên chằng chịt dính líu nhau, đâucần phải dùng đến keo sơ n. Vạn vật sống, đâu cần gì phải biết vì cớ gì mà sống; đặng, cũngkhông cần biết vì sao mà đặng. Nguyên lý của cái sống và cái đặng kia là việc cố hữu, xưanay không hai. Nó là cái luật bất di bất dịch. Vậy thì, vì cớ gì lại đòi đem những thứ "nhân,ngh ĩ a, lễ, nhạc" những sợ i dây nhơ n tạo để mà trói buộc thiên hạ, khiến cho thiên hạ lầmlạc!"Đó gọi là lẽ thườ ng nhiên, tức là lẽ tự nhiên. Tự nhiên là cái lẽ phải như vậy, vì nó phảinhư vậy, không vậy không đặng. [xxv]Đã nhận theo lẽ tự nhiên, thì hãy để cho vạn vật tự nhiên sống theo cái sống của nó, cần gì phải dùng đến lờ i nói mà làm chi?---------------------------------------------------V ớ i nhãn quang Nhị nguyên, thì ngay trong thân thể của ta sẽ thấ  y các t ạng phủ như lànghịch vớ i nhau cả (như nướ c S ở nướ c Việt cách biệt nhau vậ y).[ii] T ứ c là quên mấ t cả thanh sắ c thị phi, m ỹ ác…[iii] ( đứ c chi hòa), t ứ c là "hòa" của đạo và đứ c, t ứ c là chỗ mà Lão T ử g ọi "thượ ng đứ c bấ t đứ c" cái đứ c siêu việt của đạo g ồm nắ m cả thị phi, thiện ác…

[iv] Cái "biế t" đ ây, là ám chỉ "chân trí" (cái biế t thật).[v] T ầm thườ ng: t ứ c là cái tâm thườ ng- tr ụ , bấ t biế n đồng vớ i Đạo thườ ng nơ i mình. Chữ  "tâm" tr ướ c, là ám chỉ cái tâm bấ t thườ ng, còn vọng động của mình.[vi] Chữ "t ố i" ở  đ ây có nghĩ a là "t ụ": hợ  p l ại, t ự u l ại. í nói, t ại sao chúng nhân l ại t ự u về  theo ông ta (V ươ ng đ ài).[vii] Không ai l ại đ i cầu học nơ i một k ẻ mà lòng còn vọng động (náo loạn vì ngoại vật).chỉ có sự  đ iề m đạm hư vô là đặ c tánh của bậc thánh nhân số ng giữ a sự náo động không d ừ ng của thiên hạ , cũng như mọi thứ cây cố i đề u thụ mạng nơ i đấ t, thế mà chỉ riêng có câytùng cây bách thì cành lá bố n mùa vẫ n xanh t ươ i không thay đổ i… vì nó còn giữ  đượ c đặ ctính tr ườ ng xuân của nó.[viii] Chữ chính đ ây, là chính k  ỷ.

Chữ sinh đ ây, nguyên là chữ Tính, hay là Bản Tính (theo Quách T ượ ng).[ix] Chố ng l ại vớ i t ư cách "khuyế n d ụ" ng ườ i theo đạo của phần đ ông các tôn giáo.[x] T ử S ản đ ang là T ướ ng quố c nướ c Tr ịnh.

Page 73: Sach Nam Khoa Kinh

8/8/2019 Sach Nam Khoa Kinh

http://slidepdf.com/reader/full/sach-nam-khoa-kinh 73/73

www.ebook4u.vn 73

[xi] Tên của một ng ườ i xư a có tài bắ n cung không ai bì k ị p.[xii] Xúc qu ỷ: là k  ỳ d ị [xiii] Đại ý là nói về   Đứ c đ iề m đạm, không để cho ngoại vật động đượ c Tâm mình.[xiv] T ứ c là Khổ ng- t ử (thay l ờ i Trang- t ử mà giảng về l ẽ   Đạo cho Ai Công).[xv] Hình thì nên quên; mà đứ c, thì không nên quên.

[xvi] Du: là rong chơ i trong cõi hư không.[xvii] Hoặ c viế t là "yêu nghiệt".[xviii] Chữ "chúc" đ ây phát âm là d ục, t ứ c là "nuôi d ưỡ ng".[xix] Chi Ly Vô Thần, là ng ườ i có hình thể chia lìa như què chân và sứ t môi (xấ u xí, k  ỳ d ị ).ứ ng ánh Đại Anh, t ứ c là ng ườ i cổ bướ u d ị hình. Nhân đ ây mà g ọi tên.Thích cái đẹ p bên trong, đế n quên cả sự xấ u xí của hình hài bên ngoài: đ ó là cái thích đế nt ột độ.Trong Tình sử Trung Hoa có chép câu chuyện một chàng trai si tình một ng ườ i đ àn bà một mắ t, bấ  y giờ trong thiên hạ anh ta nhìn l ại t ấ t cả mọi ng ườ i đ àn bà khác trong nướ c đề u cóthừ a một mắ t cả.[xx] Nghĩ a đ en là "rong chơ i", mà nghĩ a bóng, là tiêu diêu t ự  đắ c, để cho cái tâm ung 

dung linh hoạt trong cõi H ư Vô, t ứ c là đ ã đế n cõi "toàn đứ c" r ồi vậ y.[xxi] Nghiệt, t ứ c là yêu nghiệt, là t ội ác. T ư Mã bàn r ằ ng: "Trí tuệ sinh yêu nghiệt" [xxii] Đứ c ở  đ ây, là ám chỉ l ễ nghĩ a. So sánh vớ i câu "  Đại Đạo phế  , hữ u Nhân Nghĩ a" (Lão t ử   Đ. Đ.K)[xxiii] Sinh: ở  đ ây cùng nghĩ a vớ i chữ tinh.[xxiv] Kiên bạch: là thuyế t biện luận của Công tôn Long, t ứ c là thuyế t "bạch mã kiênthạch". Trang- t ử chê Huệ- thi không biế t thiện d ưỡ ng thiên chân, suố t đờ i biện luận để  tiêu hao sinh l ự c trong nhữ ng cái học tranh biện vô ích cho con đườ ng giải thoát.[xxv] Bấ t đắ c bấ t nhiên.