159
A. GIỚI THIỆU CHUNG I. Thông tin chung về đơn vị 1. Tên đơn vị: Khoa Kinh tế - Luật – Faculty of economics and Law 2. Tên viết tắt: FE 3. Tên trước đây (nếu có): 4. Cơ quan/Bộ chủ quản: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5. Địa chỉ đơn vị: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM. 6. Số điện thoại liên hệ: 08-7220850, fax: 08-7220851 e-mail: [email protected] , Website: http://www. ecovnuhcm.edu.vn 7. Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 2000 8. Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: 2001-2002 9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: 2005 10. Loại hình đơn vị đào tạo: Công lập: Dân lập: Khác (ghi rõ)........................................... II. Giới thiệu khái quát về đơn vị 11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị: Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia HCM được thành lập theo quyết định số: 441/QĐ-ĐHQG/TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc Đại học Quốc gia HCM. Việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc đầu tiên trong Đại học Quốc gia HCM có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1

Bao Cao Khoa Kinh Te

  • Upload
    bioca

  • View
    6.087

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Bao Cao Khoa Kinh Te

A. GIỚI THIỆU CHUNG

I. Thông tin chung về đơn vị

1. Tên đơn vị: Khoa Kinh tế - Luật – Faculty of economics and Law

2. Tên viết tắt: FE

3. Tên trước đây (nếu có):

4. Cơ quan/Bộ chủ quản: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5. Địa chỉ đơn vị: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM.

6. Số điện thoại liên hệ: 08-7220850, fax: 08-7220851

e-mail: [email protected], Website: http://www. ecovnuhcm.edu.vn

7. Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 2000

8. Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: 2001-2002

9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: 2005

10. Loại hình đơn vị đào tạo:

Công lập: √ Dân lập: Khác (ghi rõ)...........................................

II. Giới thiệu khái quát về đơn vị

11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị:

Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia HCM được thành lập theo quyết định

số: 441/QĐ-ĐHQG/TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc Đại học Quốc gia HCM.

Việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc đầu tiên trong Đại học Quốc gia HCM

có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia

HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công

nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ

thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia

HCM đã phải đối mặt rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở

vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban

Giám đốc Đại học Quốc gia HCM, Khoa Kinh tế đã từng bước khắc phục khó khăn,

nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong Đại học Quốc gia HCM nói riêng,

trong hệ thống đào tạo đại học của cả nước nói chung.

1

Page 2: Bao Cao Khoa Kinh Te

Trong vòng 7 năm qua, Khoa Kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc cả

về số lượng và chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng uỷ, Ban

Giám đốc Đại học quốc gia HCM giao cho. Khoa Kinh tế khi mới thành lập chỉ có 12

cán bộ viên chức, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có cơ sở làm việc riêng, đời sống cán

bộ viên chức còn nhiều khó khăn … Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và các Ban chuyên môn của Đại học quốc gia

HCM, sự ủng hộ và giúp đỡ của các trường thành viên trong Đại học Quốc gia, đặc biệt

là Trường Đại học Khoa học tự nhiên, cộng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của tập thể

các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên ít ỏi và nhỏ nhoi ban đầu, khó khăn từng bước

được khắc phục

Sau một thời gian được đầu tư phát triển theo mô hình Khoa trực thuộc, bằng

sự nỗ lực chung của chính Khoa và Đại học Quốc gia - HCM, Khoa Kinh tế dần dần đã

xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn mạnh, có uy tín, có thể đáp ứng được yêu

cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế và

luật như: Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại, Tài chính - ngân hàng, Luật kinh doanh, Luật

thương mại quốc tế.

Có thể nói, cho đến nay hơn 7 năm hoạt động và phát triển, Khoa đã thể nghiệm

thành công mô hình và các chương trình đào tạo mới và tạo các sản phẩm đã được xã

hội chấp nhận và đánh giá cao.

Năm học 2001 – 2002, Khoa Kinh tế đào tạo 3 chuyên ngành với chỉ tiêu 300

SV hệ chính quy, đến nay Khoa đã có 9 chuyên ngành đại học trên cả 2 lĩnh vực: Kinh

tế và Luật với 4.237 SV hệ chính quy, 4 chuyên ngành đào tạo sau đại học trong đó có

2 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, hiện nay Khoa có 305 HV cao học, 27 NCS.

Đặc biệt là 215 sinh viên, 34 học viên cao học và 04 NCS khoá 1 (2001) khoá đầu tiên

của Khoa ra trường được xã hội đánh giá có chất lượng cao. Khoa tập trung xây dựng

và hoàn chỉnh chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc chương trình đào

của các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước ; Nhất là chương trình đào tạo

theo hệ thống học chế tín chỉ. Có thể nói đây là một thành tích nổi bật trong công tác

đào tạo của Khoa Kinh tế trong thời gian qua. Đội ngũ CBGD tích cực nỗ lực đổi mới

phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy hiện đại đã được sử dụng một cách

tương đối phổ biến. Khoa đặc biệt chú trọng công tác biên soạn và xuất bản giáo trình,

sách tham khảo, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, đề cương bài giảng v.v… Đến

nay giáo trình các môn học khối kiến thức cơ bản do Khoa đảm nhiệm đã được phủ

kín. Đã có 15 giáo trình được xuất bản ở các nhà xuất bản lớn (chủ yếu là NXB –

ĐHQG).

2

Page 3: Bao Cao Khoa Kinh Te

Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên

cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình các môn học, Khoa đặc biệt quan tâm tới đổi

mới công tác quản lý đào tạo. Khoa đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thực

hiện nghiêm túc quy chế kỷ cương, giảng dạy và học tập. Ban thanh tra đào tạo được

thành lập và hoạt động tích cực. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trở thành một bộ

phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý đào tạo và quản lý sinh viên.

Ngoài các chương trình đào tạo kinh tế - luật các bậc học, Khoa Kinh tế đã

nghiên cứu và đưa ra các chương trình đào tạo bồi dưỡng các nghiệp vụ kinh tế cho các

cơ quan doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Những thành tựu

trên này góp phần nâng cao uy tín của Khoa Kinh tế cũng như của ĐHQG-HCM trong

hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Khoa Kinh tế đã xác định việc nghiên cứu

khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chiến lược của Khoa và sớm có kế hoạch và lộ trình

triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kinh

tế.

Công tác nghiên cứu khoa học được cán bộ, giảng viên tự giác và tích cực tham

gia. Trong thời gian qua, Khoa đã tổ chức thành công 6 cuộc hội thảo khoa học lớn

trong nước và quốc tế. Chủ trì và tham gia 17 đề tài cấp Bộ, 20 đề tài nghiên cứu cấp

cơ sở. Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng sôi động và bước đầu

đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt trong năm học 2003 – 2004 và 2004

– 2005 Bộ môn Tài chính – Ngân hàng đã chủ động liên kết tham gia Dự án nâng cao

năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) là dự án phát triển kinh tế do cơ quan phát triển

Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Công tác hợp tác quốc tế trong gần 7 năm qua đã được mở rộng, tạo được mối

quan hệ tốt giữa Khoa với các trường đại học, viện nghiên cứu , các địa phương và các

doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và trên thế giới trong việc nghiên cứu khoa học,

trao đổi giảng viên, học viên, liên kết đào tạo. Nhiều lượt cán bộ, giảng viên đi học tập,

nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài, nhiều giáo sư nước ngoài có uy tín khoa học cao

tới thỉnh giảng, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học tại Khoa

Hiện nay, Khoa Kinh tế đang chuẩn bị những bước cuối cùng trong lộ trình

thành lập trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Đây sẽ

là cơ sở quan trọng để Khoa Kinh tế tiến những bước vững chắc trên con đường phấn

đấu trở thành một trong những cơ sở đáng tin cậy của cả nước về đào tạo, nghiên cứu

khoa học trong lĩnh vực Kinh tế - Luật.

3

Page 4: Bao Cao Khoa Kinh Te

12. Cơ cấu tổ chức hành chính của đơn vị

CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA KINH TẾ

HỘI ĐỒNGKHOA

TRƯỞNG KHOA HỘI ĐỒNGKH & ĐT

Tổ kiểm định

Kế hoạch – Tài chínhPHÒNG

PHÓ TRƯỞNG KHOA

PHÓ TRƯỞNG KHOA

Tổ chức – Hành chính

Đào tạo và QLSV

SĐH, QLKH & QHQT

Công tác chính trị

BỘ MÔN

Quản trị Thiết bị

Kinh tế học

Kinh tế đối ngoại

Tài chính – Ngân hàng

Kế toán – Kiểm toán

Hệ thống thông tin Quản lý

Quản trị kinh doanh

Luật

Ngoại ngữ

Toán và Thống kê Kinh tếTHƯ VIỆN

Đảng bộ

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Hội sinh viên

ĐOÀN THỂ

Thanh tra học chính

4

Page 5: Bao Cao Khoa Kinh Te

13. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị

Thông tin

Các bộ phận

Họ và tên Năm

sinh

Học vị, chức danh,

chức vụ

1. Ban Chủ nhiệm khoa

Chủ nhiệm khoa Nguyễn Văn Luân 1951 PGS.TS-Chủ nhiệm

khoa

Phó CN khoa Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS- Phó CN

Khoa

2. Các tổ chức đoàn thể

Đảng Nguyễn Văn Luân

Nguyễn Văn Bảng

1951

1950

PGS.TS - Bí thư đảng

uỷTS - Phó bí thư đảng uỷ

Công đoàn Lâm Tường Thoại

Dương Thị Việt

1962

1962

ThS - Chủ tịch

ThS - Phó chủ tịch

Đoàn thanh niên Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1983 CN - Bí thư

Hội sinh viên Võ Văn Trọng 1983 CN - Chủ tịch

3. Các phòng/bộ phận chức năng

Phòng đào tạo Lâm Tường Thoại

Phạm Thị Hạ Nguyên

1962

1962

ThS-Trưởng phòng

ThS- P.trưởng phòng

Phòng TC-HC Hoàng Lâm Cường 1973 ThS-P. trưởng phòng

Phòng KH-TC Nguyễn Thị Khoa 1968 ThS-Trưởng phòng

Phòng SĐH,

HTQT&NCKH

Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS – Trưởng

phòng

Phòng CTSV Hà Thanh Minh 1962 ThS-Trưởng phòng

Phòng Quản trị thiết bị Trương Quốc Tuấn 1975 ThS-Trưởng phòng

Tổ Kiểm định Nguyễn Văn Trình 1960 PGS.TS – Tổ trưởng

5. Các bộ môn trực thuộc

Bộ môn Kinh tế học Nguyễn Chí Hải

Nguyễn Hồng Nga

1962

1968

TS – Trưởng BM

TS – Phó Trưởng BM

5

Page 6: Bao Cao Khoa Kinh Te

Bộ môn Kinh tế đối ngoại Hoàng Vĩnh Long

Nguyễn Tuấn Lộc

1972

1970

TS- Trưởng BM

TS- P.Trưởng BM

Bộ môn Tài chính – Ngân

hàng

Nguyễn Thị Cành

Trần Viết Hoàng

1955

1970

GS.TS-Trưởng BM

TS-Phó Trưởng BM

Bộ môn Tin học quản lý Tạ Minh Châu 1948 ThS –Trưởng BM

Bộ môn Luật Nguyễn Đình Huy

Dương Anh Sơn

19691964

TS- Trưởng BM

TS- P.Trưởng BM

Bộ môn Quản trị kinh

doanh

Phạm Đức Chính

Phạm Thế Tri

1959

1953

TSKH- Trưởng BM

TS- P.Trưởng BM

Bộ môn Kế toán La Xuân Đào 1959 ThS- Trưởng BM

Bộ môn Ngoại ngữ Đinh Thị Ánh Nguyệt 1956 TS- Trưởng BM

Bộ môn Toán Lê Hồng Nhật 1959 TS- Trưởng BM

14. Tổng số cán bộ của đơn vị (tính đến thời điểm đánh giá): 166

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là 166 người, trong đó:

- Nam: 90 - Nữ: 76

- Biên chế: 140 - Hợp đồng:26 (có thời hạn và không thời hạn)

III. Tổ chức quản lý của đơn vị

* Đào tạo:

15. Số lượng các chương trình đào tạo:

Cao đẳng: 00 Đại học: 11

Thạc sĩ: 4 Tiến sĩ: 3

16. Các loại hình đào tạo của đơn vị

Chính quy: √ Không chính quy: √

17. Tổng số các bộ môn đào tạo:.....9

18. Tổng số chuyên ngành đào tạo: 11

* Cán bộ giảng dạy:

19. Tổng số cán bộ giảng dạy: 105 , trong đó:

- Nam:55 - Nữ: 50

- Biên chế: 99 - Hợp đồng: 6 (có thời hạn và không thời hạn)

6

Page 7: Bao Cao Khoa Kinh Te

20. Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy (biên chế và hợp đồng): tuổi

21. Số lượng CBGD có học vị và chức danh (biên chế và hợp đồng):

Giáo sư/Phó Giáo sư: 3; TSKH/TS: 22.; Thạc sĩ: 71 ; Cử nhân: 9 (đang theo

học cao học).

Giảng viên thỉnh giảng có 74 người, bao gồm:

Giáo sư/Phó Giáo sư: GS, PGS ;TSKH/TS: TS; Cử nhân: cử nhân.

22. Tỉ lệ sinh viên hệ chính quy trên 1 giáo viên cơ hữu

- Tỷ lệ sinh viên chính quy/giảng viên:

- Tỷ lệ sinh viên chính quy + tại chức/giảng viên:

23. Tỷ lệ CBGD (biên chế + hợp đồng toàn phần) tham gia nghiên cứu khoa học

(tính theo số báo cáo KH từ cấp đơn vị trở lên trong 5 năm gần nhất).

- Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH:

- Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH:

- Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo KH:

- Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH:

- Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên:

* Sinh viên:

24. Tổng số học sinh đăng ký thi vào đơn vị, số sinh viên trúng tuyển và nhập học

trong 5 năm gần đây nhất:

Năm học Số đăng ký thi Số trúng tuyển Số nhập học Ghi chú

2002-2003 3.073 X 684

2003-2004 15.119 X 1.032

2004-2005 8.118 X 1.166

2005-2006 8.301 X 1.481

2006-2007 15.426 X 1.619

7

Page 8: Bao Cao Khoa Kinh Te

25. Số lượng sinh viên/ học viên cao học/ nghiên cứu sinh (5 năm gần nhất)

Năm học

Cao đẳng Đại học

Cao học NCSChính

quy

Không

chính

quy

Chính

quy

Không

chính

quy

2002-2003 942 473 99 8

2003-2004 2033 762 162 15

2004-2005 3033 777 244 21

2005-2006 4168 970 314 27

2006-2007 5202 1346 370 29

26. Số sinh viên quốc tế trong 5 năm gần đây nhất

đơn vị: người

Năm học

2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006.-2007

0 0 0 0 0

27. Tỷ lệ sinh viên có chỗ ở trong kí túc xá/tổng số sinh viên có nhu cầu

đơn vị: %

Năm học

2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007

28. Số lượng và tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Năm học

2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007

Số lượng 70 120 100 110 80

Tỷ lệ %

8

Page 9: Bao Cao Khoa Kinh Te

29. Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Năm

Số giải thưởng (giải SV NCKH của Bộ GD&ĐT, Vifotec, Eureka, Olympic toàn quốc)

Giải thưởng quốc tế

Số lượng SV tham gia các giải

Giải 1 Giải 2 Giải 3 Giải KK2003       1   12004   1   2   22005     1 2   32006       2   22007       1   3Tổng số   1 1 8 0

* Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính

30. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị: m2

31. Diện tích sử dụng cho

- Nơi làm việc: m2 Nơi học: m2

32. Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị: đầu sách

33. Tổng số máy tính của đơn vị:

- Dùng cho văn phòng:

- Dùng cho sinh viên học tập:

34. Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị:

- Năm 2003: 3.063.619.874 đ

- Năm 2004: 6.208.895.926 đ

- Năm 2005: 5.363.725.094 đ

- Năm 2006: 5.257.000.000 đ

- Năm 2007: 6.664.901.956 đ

35. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy):

- Năm 2003: 3.234.325.000 đ

- Năm 2004: 4.679.540.000 đ

- Năm 2005: 6.793.700.000 đ

- Năm 2006: 8.441.480.000 đ

- Năm 2007: 9.768.400.590 đ

9

Page 10: Bao Cao Khoa Kinh Te

36. Tỷ lệ kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học trong tổng kinh phí từ

NSNN:

- Năm 2003: 120.000.000 đ

- Năm 2004: 120.000.000 đ

- Năm 2005: 240.000.000 đ

- Năm 2006: 280.000.000 đ

- Năm 2007: 470.000.000 đ

10

Page 11: Bao Cao Khoa Kinh Te

B. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ

37. Đặt vấn đề

Hoạt động tự đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác đảm bảo chất

lượng trường học. Thông qua việc công tác tự đánh giá các trường có thể biết được vị

thế hiện tại có những Những điểm mạnh và yếu nào,… từ đó đề ra những kế hoạch

hành động xác thực khắc phục những mặt yếu, phát huy những Những điểm mạnh đưa

đơn vị đi lên, đứng vững trong cộng đồng cũng như có thể cạnh tranh lành mạnh và

hợp tác với những đơn vị cùng chức năng trong cơ chế thị trường và trong hướng toàn

cầu hoá hiện nay.

Từ ngày thành lập (6/11/2000), Khoa Kinh tế có nhiệm vụ đào tạo các bậc đại

học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực

Kinh tế và Luật. Toàn thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, sinh viên của Khoa ý thức sâu

sắc rằng, để thực hiện được sứ mạng cao cả đó thì vấn đề chất lượng của mọi qui trình

đào tạo phải được xem là yếu tố sống còn, là phương châm hoạt động và cuối cùng

phải trở thành nét văn hoá đặc thù của Khoa kinh tế.

Mục đích của lần tự đánh giá này là tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá về

chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Khoa; rút ra được những điểm mạnh và

những tồn tại để từ đó xây dựng các chủ trương, biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực

và quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn thể hiện tính

tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo,

nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với sứ

mạng đã được xác định

Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá tổng thể các hoạt động của khoa theo Bộ tiêu

chuẩn KĐCL trường đại học (ban hành kèm theo quyết định số 75/QĐ-KĐCL ngày

1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT).

.

Phương pháp đánh giá: Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức của bộ

tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.. Đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, Khoa đã

tiến hành xem xét theo theo phương pháp sau:

- Mô tả để làm rõ thực trạng của Khoa theo từng tiêu chí.

- Phân tích, chỉ ra điểm mạnh, tồn tại để từ đó đi đến những nhận định tự đánh

giá cuối cùng.

- Xây dựng kế hoạch hành động đề khắc phục những tồn tại, phát huy điểm

mạnh, có chỉ rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện.

11

Page 12: Bao Cao Khoa Kinh Te

Qui trình tự đánh giá

Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá của Khoa

Bước 2: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá

Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá

Bước 4: Thu thập thông tin và minh chứng

Bước 5: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được

Bước 6: Viết báo cáo tự đánh giá

Bước 7: Đăng ký kiểm toán chất lượng ĐHQG-HCM và nộp bản báo cáo

Bước 8: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.

Quy định về mã hoá các minh chứng: Trong báo cáo tự đánh giá, các minh

chứng được mã hoá theo qui định sau:

Mã minh chứng [H.a.b.c], trong đó:

H: Mã chung cho đơn vị

a: Mã số thứ tự tiêu chuẩn (hộp chứa minh chứng)

b: Mã số tiêu chí

c: Số thứ tự minh chứng

12

Page 13: Bao Cao Khoa Kinh Te

38. Tổng quan chung

Mở đầu

Ngay từ khi thành lập, Khoa đã được xác định rõ trong lời phát biểu về sứ mạng:

“Là nơi đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong một số lĩnh vực kinh tế

luật” Là một trường Đại học nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm của phía Nam và của cả

nước có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ cao trong lĩnh

vực kinh tế và luật.

Bảy năm qua, tập thể lãnh đạo và CBVC của Khoa đã nỗ lực thực hiện các nhiệm

vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả đáng khích lệ trong các

hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và

học. Những thay đổi này có thể thấy rõ qua một số mặt hoạt động sau:

Với nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân lực trình độ

cao cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh phía Nam, trong năm năm

gần đây Khoa đã mở thêm các ngành đào tạo mới như Tin học quản lý, Luật

Kinh tế, Quản Trị Kinh doanh; có những chính sách, biện pháp hỗ trợ, thúc

đẩy ứng dụng/chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Trường chủ trương mở

rộng các loại hình đào tạo, mềm hoá CTĐT, hoàn chỉnh biên soạn tất cả các

CTĐT vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng Anh, tăng cường công tác kiểm

tra, giám sát trong thi cử, đổi mới PPGD theo hướng lấy người học làm trung

tâm.

Công tác phát triển đội ngũ được đặt vào ưu tiên số một. Đội ngũ CBGD tăng

nhanh trong những năm gần đây, trình độ của CBGD được nâng cao, chú

trọng phát triển năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp của các kỹ thuật

viên, nhân viên phòng ban.

NCKH có bước phát triển đáng khích lệ: Số bài báo khoa học được đăng ở

các tạp chí chuyên ngành trong nước trong những năm gần đây tăng lên khá

rõ.

Với nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư phát triển, Khoa đã

chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ từ phía các doanh nghiệp trong nước để

13

Page 14: Bao Cao Khoa Kinh Te

đầu tư phát triển Khoa cũng như hỗ trợ học tập cho sinh viên.

Dưới đây là bản tóm tắt các điểm mạnh, những tồn tại và kế hoạch phấn đấu của

Khoa

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Khoa Kinh tế

1. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực

của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch

chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.

Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế

của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược

phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ

năm học 2007-2008

2. Những tồn tại

Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp mạnh nhằm công bố

sứ mạng của Khoa đến từng cán bộ nhân viên.

Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược.

3. Kế hoạch hành động

Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài,

tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng

thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về

phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

địa phương và cả nước

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

1. Những điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế

hoá bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối

quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung.

14

Page 15: Bao Cao Khoa Kinh Te

Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân

định rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ

động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong

lĩnh vực công tác được phân công.

Công tác đảm bảo chất lượng của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của

BCN Khoa cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa.

2. Những tồn tại

Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức

còn có những điểm chưa phù hợp

Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá

một cách toàn diện, triệt để

Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt

động chưa đạt được chiều sâu như mong muốn.

3. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức

năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong

Khoa Kinh tế ” trên cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ

thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối.

Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của

Khoa vào giữa năm 2009.

Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về

chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu

quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo

1. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế đã có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và

học tập cho các chuyên ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo của mỗi

ngành đều thể hiện mục tiêu, sứ mạng rõ ràng của Khoa.

15

Page 16: Bao Cao Khoa Kinh Te

Công tác đảm bảo chất lượng trong Khoa luôn được Ban chủ nhiệm rất

quan tâm và chỉ đảo quyết liệt.

Chương trình đào tạo được thiết kế một cách có hệ thống, mục tiêu cụ thể,

cấu trúc chương trình được thiết kế hợp lý theo các khối kiến thức mà Bộ

GD -ĐT đã quy định, có tham khảo chương trình của Thái Lan, Singapore,

và tham khảo ý kiến của nhiều thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy.

Các bộ môn luôn chủ động trong việc đánh giá và điều chỉnh chương trình

đào tạo.

2. Những tồn tại

Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các môn học đến nay vẫn chưa

được cập nhật lên trang web của Khoa.

Việc xây dựng CTĐT chủ yếu do cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý thực

hiện. Sự tham gia của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng

chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các ngành.

Việc cập nhật, bổ sung mới và điều chỉnh các CTĐT của một số ngành

chưa được thực hiện định kỳ thường xuyên.

Một số ngành đến nay chưa thực hiện tự đánh giá cấp chương trình đào tạo

một cách đồng bộ.

Việc điều tra ý kiến của Doanh nghiệp và sinh viên để cải tiến các môn học

cũng như chất lượng bài giảng chưa thực sự được chú trọng.

3. Kế hoạch hành động

Từ năm 2008- 2009 :

Sẽ dựa trên các ý kiến phản hồi từ các bên liên quan để tổ chức rà soát lại

chương trình đào tạo tất cả các chuyên ngành.

Hoàn chỉnh quy trình đảm bảo chất lượng cho toàn Khoa Kinh Tế.

Ban hành văn bản định kỳ 2 năm để lấy ý kiến của Doanh nghiệp, sinh

viên tốt nghiệp, và các nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo nhằm góp

phần đáp ứng yêu cầu của thị trường.

16

Page 17: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chuẩn 4: Các hoạt động đào tạo

1. Những điểm mạnh

Khoa kinh tế có mạng lưới liên kết đào tạo với nhiều địa phương trong

nước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực cho các địa

phương….

Áp dụng các chuẩn mực chung về CTĐT, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh

giá cho các hệ đào tạo chính quy, và không chính quy.

Việc thực hiện đăng ký môn học theo học chế tín chỉ đã dần đi vào ổn định

chuyển từ đăng ký môn học trên giấy sang đăng ký qua mạng.

Cho phép sinh viên đăng ký chuyển đổi môn học tự chọn sau 1 tuần học

đầu tiên được Khoa thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù đây là một thao tác

khó thực hiện.

Hoạt động kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá; đảm bảo tính nghiêm túc,

khách quan, công bằng cho người học. Công tác kiểm tra định kỳ nghiêm

túc, giúp đánh giá đúng năng lực người học.

Hoạt động học tập được tổ chức đa dạng, giúp người học có kiến thức

chuyên môn vững vàng và kỹ năng xã hội, nghề nghiệp lẫn các kỹ năng xã

hội và nghề nghiệp.

Khoa kinh tế có hệ thống sổ sách và CSDL lưu giữ kết quả học tập của

người học rõ ràng, đầy đủ, chính xác và an toàn.

Văn bằng và chứng chỉ của người học được quản lý bằng sổ theo dõi và

cấp đúng quy định.

Việc đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên thông qua tiếp cận điều tra các

doanh nghiệp.

2. Những tồn tại

Công tác phối hợp giám sát đào tạo đối với các đơn vị liên kết còn hạn chế

vì thiếu nhân lực. Khoa kinh tế chưa mở được các lớp đào toạ hệ Cao đẳng,

Từ xa, đào tạo theo địa chỉ,…

17

Page 18: Bao Cao Khoa Kinh Te

Công tác quản lý việc đăng ký học vượt, thay đổi môn tự chọn còn nhiều

khó khăn do sự thay đổi ồ ạt môn tự chọn mà trước đó sinh viên không

được giáo viên hướng dẫn tốt.

Cơ sở vật chất phục vụ cho đào toạ còn hạn chế.

Một số môn học vẫn chưa lấy ý kiến của sinh viên. Và việc giám sát, kiểm

tra chương trình giảng dạy của giảng viên còn chưa thực hiện được.

Khoa kinh tế hiện nay chưa có ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học,

thiếu cơ sở vật chất để đảm bảo tính bảo mật cho công tác in đề thi.

Chương trình hiện nay không cho phép người học tra cứu kết quả học tập

thường xuyên , mà chỉ được phép tra cứu khi toàn bộ các môn đều có điểm.

Việc lưu trữ về hoạt động đào tạo của Khoa còn manh múng, chưa hệ

thống, thiếu đồng bộ và thường xuyên.

Hoạt động điều tra đối với sinh viên đã tốt nghiệp chỉ mới bắt đầu điều tra

từ năm 07-08 và đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý.

3. Kế hoạch hành động

Từ năm 2008-2009:

Khoa kinh tế sẽ tăng cường cử cán bộ phụ trách đào tạo tham gia các khoá đào

tạo ngắn hạn cũng như cho tham quan học hỏi một số đơn vị có nhiều kinh

nghiệm trong việc đào tạo học chế tín chỉ.

Tăng cường nhân sự giỏi tin học cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu

quản lý công tác đào tạo.

Xây dựng và hoàn thiện phương pháp đánh gái những hoạt động giảng dạy của

giảng viên.

Tiến hành thành lập ngân hàng đề thi từ một số bộ môn thí điểm từ đó sẽ nhân

rộng mô hình.

Tăng cường thêm các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, làm

bài tập lớn.

Tiến hành công bố điểm và đề cương chi tiết các môn học qua mạng.

18

Page 19: Bao Cao Khoa Kinh Te

Định kỳ sẽ lấy kiến sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo của Khoa.

Tiêu chuẩn 5 : Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

1. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế TP. HCM đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản

quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ

theo quy trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, nên đã phát huy tác dụng đạt

hiệu quả và đội ngũ có năng lực đáp ứng được sứ mạng, mục tiêu của

Khoa.

Khoa đã bổ nhiệm cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có

cơ cấu hợp lý. Ðội ngũ cán bộ nhiệt tình, làm việc có hiệu quả.

Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, được bồi dưỡng thường

xuyên và liên tục trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên học vị chiếm tỷ lệ

cao và được trẻ hoá trong thời gian gần đây.

Ðội ngũ giảng viên của Khoa có chất lượng cao cả về chuyên môn và

ngoại ngữ, làm chủ về học thuật.

2. Những tồn tại

Tuy hàng năm Khoa có đánh giá về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ

nhiệm cán bộ trong báo cáo và phương hướng nhiệm vụ năm học, nhưng

chưa có văn bản tổng kết đánh giá riêng biệt việc thực hiện kế hoạch phát

triển đội ngũ.

Một số CBVC chưa mạnh dạn phát huy quyền dân chủ trong việc thực hiện

“Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa”

Cơ cấu đội ngũ giảng viên giữa các bộ môn trong Khoa so với số lượng

sinh viên đào tạo của ngành và chuyên ngành còn thiếu hợp lý

3. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008-2009:

Tăng cường duy trì và củng cố thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong

hoạt động của Khoa” thông qua giao ban, hội họp, sơ kết, tổng kết năm học,

báo cáo và xem đây là một trong các tiêu chí xét thi đua.

19

Page 20: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tổ chức điều chỉnh lại kế hoạch phát triển đội ngũ, tổ chức đánh giá công tác

tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Các năm tiếp theo, ưu tiên giao chỉ tiêu tuyển dụng CBGD.Xây dựng cơ chế

thu hút CBGD ; mở rộng hình thức hợp đồng thỉnh giảng, thuê chuyên gia

ngoài Khoa tham gia giảng dạy. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ sinh

viên/giảng viên là 19/1, đến năm 2020 là 15/1.

Tiêu chuẩn 6. Người học

1. Những điểm mạnh

Việc cung cấp thông tin cho người học về chương trình đào tạo, quy chế đào

tạo cũng như các chính sách hỗ trợ sinh viên được thực hiện đầy đủ. Các chế

độ, thông tin chính sách xã hội về sinh viên được thực hiện có hiệu quả, kịp

thời.

Có nhiều hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên,

nhiều sân chơi văn thể mỹ tạo điều kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện

một cách toàn diện. Chương trình sinh hoạt ngoại khoá của sinh viên, các

chương trình hỗ trợ sinh viên luôn phong phú, đa dạng.

Đảng uỷ - Ban chủ nhiệm Khoa rất quan tâm chỉ đạo hoạt động của Đoàn

thanh niên và Hội sinh viên. Khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên

an tâm học tập, sinh hoạt. Số lượng đoàn viên là sinh viên được kết nạp vào

Đảng hàng năm ổn định có chất lượng, công tác bồi dưỡng nhận thức về

Đảng trong sinh viên được duy trì tốt

Có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và thực tập tốt

nghiệp, Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với nhiều đơn vị, nhiều doanh

nghiệp đó đó tạo thuận lợi rất lớn cho sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội

làm việc sau khi tốt nghiệp.

2. Những tồn tại

Nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên rất lớn nhưng do cơ sở còn nhiều

hạn chế nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên với số lượng ngày càng

gia tăng. Các khu vực dịch vụ sinh viên còn chưa tương xứng và phần lớn là

phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện do thiếu cơ sở vật chất.

Chưa thường xuyên khảo sát hết nhu cầu của sinh viên để kịp thời điều chỉnh

và triển khai các chương trình hành động phù hợp. Các hoạt động hỗ trợ tổ

20

Page 21: Bao Cao Khoa Kinh Te

chức chưa thường xuyên và chủ yếu nhắm vào đối tượng sinh viên năm cuối,

chưa mở rộng hỗ trợ mang tính lâu dài dành cho sinh viên năm 2, năm 3.

Trên thực tế việc lấy ý kiến sinh viên chưa thực hiện thường xuyên, có nhiều

bộ môn mới thành lập nên việc lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy của giảng

viên còn nhiều hạn chế.

3. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008-2009:

Trong giai đoạn trường chưa có cơ sở riêng, Khoa sẽ tiếp tục chủ động phối

hợp với Trung tâm quản lý Ký túc xá và cơ sở Linh Trung ,Thủ Đức trong

việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đời sống văn hoá tinh thần

cho sinh viên

Khoa tăng cường khảo sát và lấy ý kiến nhu cầu của sinh viên hằng năm

thông qua nhiều kênh như (lấy mẫu, khảo sát qua website, khảo sát rộng

khắp…) để nắm bắt thông tin và có cơ sở tăng cường thêm trong việc hỗ trợ

sinh viên. Bên cạnh đó Ban chủ nhiệm Khoa cũng tăng cường chỉ đạo các bộ

môn, Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp tiến hành lấy ý kiến khảo sát từ doanh

nghiệp về chất lượng sinh viên ra trường đã và đang làm việc tại doanh

nghiệp

Tiêu chuẩn 7

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Những điểm mạnh

Hàng năm, Khoa xây dựng, triển khai nghiêm túc kế hoạch đã định và đã

xây dựng quy trình rõ ràng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế

hoạch NCKH. Tỉ lệ thực hiện đề tài của các cán bộ - giảng viên được tiến

hành nghiêm túc và được nghiệm thu đúng bài bản, đúng quy định.

Việc viết bài được cán bộ, giảng viên, nhân viên hưởng ứng. Bài được đăng

phần lớn phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của ĐHQG, của

Khoa.

Khoa có mối liên hệ với các trường nghiên cứu chuyên về học thuật để phục

vụ cho nghiên cứu lý thuyết. Bên cạnh đó, Khoa còn có liên hệ nhiều với các

doanh nghiệp để có thể đặt hàng cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng. Đây là

21

Page 22: Bao Cao Khoa Kinh Te

tiền đề giúp Khoa có khả năng thu hút sự đầu tư của các DN vào các đề tài

NCKH.

Lực lượng giảng viên của Khoa có năng lực và có khả năng làm việc, nghiên

cứu khoa học độc lập. Cán bộ, giảng viên trong Khoa là những người có đạo

đức, trình độ nên đều rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các hoạt động

nghiên cứu khoa học.

Việc xét duyệt chuẩn y các đề tài theo một quy trình rất bài bản, trong đó

luôn kiểm tra tính trung thực, năng lực của chủ nhiệm đề tài.

2. Những tồn tại

Thiếu sự chủ động từ phòng NCKH trong việc định hướng tổng thể cũng

như xác định rõ mục tiêu cần đạt chưa thể hiện rõ nét trong công tác nghiên

cứu.

Lực lượng làm công tác quản lý NCKH của Khoa rất mỏng. Chính vì vậy

việc theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc cán bộ - giảng viên thực hiện đúng tiến

trình không được thực hiện chặt chẽ.

Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước còn rất

ít chỉ tập trung vào số cán bộ giảng viên chủ chốt

3. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008-2009:

Xây dựng và hoàn chỉnh quy trình lập kế hoạch NCKH và các quy trình

trong quản lý khoa học, hỗ trợ cho các hoạt động khoa học. Cụ thể là lập hệ

thống theo dõi đối với hoạt động nghiên cứu của giảng viên trong các bộ

môn.

Ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, giảng viên viết bài đăng tải kết quả

NCKH trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia và quốc tế.

Ban hành qui định về hoạt động ứng dụng kết quả NCKH-CN có hệ thống,

có sự giám sát, đánh giá và tổng kết. Tổ chức công tác theo dõi, lưu trữ, đánh

giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

22

Page 23: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chuẩn 8. Hoạt động hợp tác quốc tế

1. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế có chủ trương phát triển, chủ động hội nhập với thế giới nên

lĩnh vực hợp tác quốc tế được chú trọng. Bên cạnh đó, bộ phận HTQT của

Khoa kết hợp cùng các phòng bộ môn liên quan luôn có trách nhiệm, nhiệt

tình và nắm rõ những quy định, chủ trương của Nhà nước, cũng như ĐHQG

để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đội ngũ giảng viên, sinh viên luôn tích cực tìm hiểu, mong muốn nâng cao

tầm hiểu biết trên thế giới.

2. Những tồn tại

Do cơ chế ĐHQG-HCM chưa cho phép Khoa được quyền chủ động trong

việc hợp tác dẫn đến sự chủ quan của chuyên viên phụ trách mảng HTQT

của Khoa khi mà mọi chuyện chờ sự chỉ đạo từ trên ĐHQG và chắc chắn sẽ

không tự mình hiểu bao quát hết mọi quy định liên quan lĩnh vực này.

Việc triển khai các chương trình, dự án còn gặp khó khăn do Khoa vẫn còn

thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu quyền chủ động hoàn toàn.

Kinh phí dành cho HTQT còn hạn chế.

3. Kế hoạch hành động

Từ năm 2009

Tiếp tục triển khai các dự án hợp tác ở mức độ cao hơn, ứng dụng vào thực

tiễn dạy học, triển khai nghiên cứu ứng dụng ở các doanh nghiệp. Tổ chức

tổng kết, đánh giá các dự án hợp tác NCKH-CN. Có kế hoạch dài hạn, ngắn

hạn cho các đề tài dự án, kêu gọi sự hợp tác của các nhà khoa học quốc tế

cùng tham gia.

Chủ động tập huấn chuyên viên phụ trách mảng này nắm vững các quy định,

quy trình để có thể hoạt động tác chiến độc lập.

Khoa sẽ tổ chức hội nghị về HTQT định kỳ 2 năm 1lần để phổ biến cho tất

cả cán bộ về quan điểm coi trọng HTQT là một biện pháp trọng yếu để phát

triển Khoa

23

Page 24: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chuẩn 9.

Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

1. Những điểm mạnh

Thư viện của khoa đã có cán bộ chuyên trách đào tạo đúng chuyên môn, tinh

thần thái độ phục vụ tốt; Có quy định phục vụ bạn đọc, việc mượn sách báo

tạp chí được tạo điều kiện thuận lợi.

Trang thiết bị của các phòng thực hành phù hợp với hoạt động học tập của

sinh viên;

Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa được

trang bị đầy đủ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy theo phương pháp

hiện đại.

Hệ thống mạng của Khoa được bố trí hợp lý, Phòng làm việc, Phòng bộ môn

100% chỗ ngồi lắp đặt máy tính nối mạng.

2. Những tồn tại

Do thiếu diện tích mặt bằng, còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở của Trường

ĐHKHTN nên việc trang bị thêm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn

thiếu.

Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý xây dựng dự án nên tiến triển khai

thực hiện dự án tương đối chậm so với yêu cầu của ĐHQG-HCM

3. Kế hoạch hành động

Năm 2010 khi xây dựng xong cơ sở mới, Khoa sẽ đầu tư trang thiết bị đáp

ứng đủ nhu cầu học tập và giảng dạy trong Khoa

Trong năm 2008-2009 sẽ tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về phục vụ

cho công tác quản lý dự án của Khoa

24

Page 25: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chuẩn 10. Tài chính và quản lý tài chính

1. Những điểm mạnh

.Công tác tài chính và quản lý tài chính vốn là phần việc Khoa rất quan

tâm, ngay từ khi thành lâp, Khoa đã cố gắng xây dựng, hoàn thiện các

giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính.

Việc lập kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị được thực

hiện theo đúng các quy định hiện hành của Luật NSNN. Kế hoạch đã bao

quát được các hoạt động chính của đơn vị trong năm. Kế hoạch năm

được xây dựng trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực hiện năm

trước, dự báo việc thực hiện năm nay và xu hướng phát triển năm tới.

Việc theo dõi và quản lý nguồn thu được thực hiện tập trung tại phòng

Kế hoạch – Tài chính của Khoa theo đúng quy định của nhà nước.

Khoa đã xây dựng một hệ thống quản lí tài chính chặt chẽ, phù hợp với

các qui định của nhà nước; đảm bảo thực hiện phân bổ và sử dụng tài

chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả. Do đó, không có vi

phạm về sử dụng kinh phí từ ngày thành lập.

2. Những tồn tại

Các nguồn tài trợ nên được khai thác tốt hơn để đáp ứng nhu cầu chi

hoạt động của Khoa. Trong kế hoạch tăng cường các nguồn thu, Khoa

chưa ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn.

Phòng kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng Dự toán hàng

năm dựa trên sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa, Dự toán sau khi được

phê duyệt sẽ được thông báo cho các Phòng, Ban, Bộ môn trong Khoa để

thực hiện. Do vậy các Phòng, Ban, Bộ môn chưa được tự chủ khi thực

hiện lập dự toán.

Hệ thống thông tin trong Khoa chưa được lưu trữ thành một cơ sở dữ liệu

thống nhất dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác lập kế hoạch.

25

Page 26: Bao Cao Khoa Kinh Te

3. Kế hoạch hành động

Tranh thủ nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đáp

ứng cho nhu cầu chi ngày càng cao của Khoa. Các nguồn thu từ tài trợ

cần được tập trung quản lý và sử dụng có kế hoạch, hiệu quả.

Nhanh chóng triển khai và ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo

ngắn hạn ( Năm học 2008-2009)

Bắt đầu từ năm học 2008-2009 sẽ xây dựng đề án cơ sở dữ liệu dùng

chung cho toàn Khoa.

Khi Khoa lớn mạnh, công tác quản lý tài chính sẽ thay đổi phù hợp với tổ

chức bộ máy. Việc quản lý dựa trên sự phân bổ nguồn lực cho các đơn vị

sử dụng. Khi đó, công tác lập kế hoạch sẽ được tiến hành từ cấp cơ sở,

dựa vào nhu cầu kinh phí của các đơn vị sau khi cân đối với khả năng

đáp ứng các nhu cầu đó hiệu quả nhất.

26

Page 27: Bao Cao Khoa Kinh Te

39. Tựđánh giá theo từng tiêu chuẩn / tiêu chí

TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU

Khoa Kinh tế chính thức tuyên bố sứ mạng vào năm 2001 trong “Chiến lược phát

triển giai đoạn 2001-2005” của Khoa (kế hoạch thành lập ĐHKT-Luật 2001). Tiếp sau

đó, căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và lĩnh vực

giáo dục -đào tạo nói riêng, sứ mạng của Khoa Kinh tế đã được sửa chữa, bổ sung

trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”. Vừa qua,

trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, sứ mạng

của Khoa đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập

và được coi là tuyên bố sứ mạng chính thức của Khoa: Đến năm 2020, Trường đại

học Kinh tế-Luật thuộc ĐHQG-HCM trở thành trường đại học được xếp hạng

trong số các trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới về đào tạo, nghiên

cứu và tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản trị kinh doanh.

Có thể khẳng định rằng sứ mạng này rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

và các nguồn lực của Khoa nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh, thành

phía Nam. Sứ mạng của Khoa được cụ thể thành các mục tiêu và được thường xuyên

định kỳ điều chỉnh và rà soát.

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của Khoa được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng,

với các nguồn lực và định hướng phát triển của Khoa; phù hợp và gắn kết với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.

1. Mô tả

Khoa Kinh tế TP. HCM có sứ mạng rõ ràng [H01.01.01],[H01.01.02] như đã nêu

ở trên. Sứ mạng này được nêu rõ trong các văn bản chính thức của Khoa, cũng như trên

website, các ấn phẩm khác [H06.01.01]. Nội dung của tuyên bố sứ mạng này rất rõ

ràng và phù hợp với chức năng cũng như nguồn lực của Khoa. Khoa có những cơ sở để

đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình. Thứ nhất, Khoa Kinh tế hình thành trên cơ sở sự

phát triển và vị thế của ĐHQG-HCM. Thứ hai, Khoa có thế mạnh trong lĩnh vực

nghiên cứu và đào tạo, được đánh giá là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của xã

27

Page 28: Bao Cao Khoa Kinh Te

hội về lĩnh vực kinh tế - Luật. Nhiều hội thảo, hội nghị do Khoa tổ chức đã khẳng định

uy tín về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế [H01.01.03].

Khoa luôn xác định chức năng, nhiệm vụ của Khoa là đào tạo, bồi dưỡng và cung

cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và

các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh và Luật, có trình độ đại học

và sau đại học, nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước; đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế - quản trị kinh doanh và

Luật; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đại học và các tổ chức trong và ngoài nước,

nhằm từng bước hoà nhập công tác đào tạo của Khoa với thế giới, quốc tế hoá kiến

thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

2. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực

của mình. Khoa đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực của cả nước, cũng như trong việc thực hiện các kế hoạch

chiến lược về giáo dục và đào tạo của ĐHQG-HCM.

Từ đầu năm học 2006-2007, sứ mạng của Khoa đã được công bố chính

thức trên website Khoa, tại địa chỉ: http://www.ecovnuhcm.vn Sứ mạng

của Khoa súc tích, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương và cả nước.

3. Tồn tại

Khoa chưa thật sự chủ động để có những biện pháp phổ biến sứ mạng của Khoa

đến từng cán bộ nhân viên.

4. Kế hoạch hành động

Đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Khoa ra bên ngoài,

tăng cường giới thiệu về sứ mạng của Khoa trên các tài liệu quảng bá chính thức, đồng

thời thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Khoa về

phương hướng phát triển của Khoa nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

địa phương và cả nước. Ngoài ra, khi thành lập Trung tâm quan hệ với doanh nghiệp,

28

Page 29: Bao Cao Khoa Kinh Te

Khoa sẽ tổ chức việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa

phương nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình.

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của Khoa được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, được

quán triệt và thực hiện trong tập thể Khoa.

1. Mô tả

Trong “Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020”, Khoa

đã xác định mục tiêu chiến lược trung và dài hạn của Khoa. Trong đó mục tiêu chung

là xây dựng Khoa Kinh tế trở thành Trường đại học Kinh tế - Luật và đến năm 2020,

Trường đại học Kinh tế-Luật phải đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên

tiến trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự

nghiệp CNH, HĐH của đất nước, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới,

nâng Trường đại học Kinh tế-Luật lên đẳng cấp quốc tế, góp phần nâng cao sức cạnh

tranh của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và

hội nhập quốc tế [H01.01.01].

Để thực hiện được mục tiêu chung trên, Khoa đã đề ra 9 mục tiêu cụ thể Gồm:

1. Hoàn chỉnh cơ cấu ngành và chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học, đảm

bảo hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng

thể của sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020.

2. Hoàn thiện việc phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: nghiên cứu

và nghề nghiệp-ứng dụng. Sử dụng quy trình đào tạo mềm dẻo theo hệ thống tín chỉ.

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, coi trọng việc gắn liền học với

thực tập, học với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

3. Mở rộng quy mô đào tạo sau đại học, trong đó có 20-30% tổng số sinh viên

theo học các chương trình nghề nghiệp-ứng dụng. Xây dựng trường đạt đẳng cấp quốc

tế. Tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài học tại trường.

4. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và lương

tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên

tiến, hiện đại; bảo đảm đến năm 2020, 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 50% có

29

Page 30: Bao Cao Khoa Kinh Te

trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20.

5. Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Trường

phải là trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước. Nguồn thu từ nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu

của trường vào năm 2020.

6. Đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế

giới; chương trình đào tạo của trường tương đương với các trường đại học của các

nước, tạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế.

7. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và có cơ chế đảm

bảo chất lượng; tiến hành kiểm định một cách định kỳ và công bố công khai kết quả

kiểm định.

8. Sử dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại, đặc biệt là công nghệ

thông tin và truyền thông; hình thành trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa

học và hệ thống thư viện điện tử.

9. Đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về đào tạo, nghiên

cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, về tổ chức và nhân sự, về tài chính, về

huy động các nguồn lực đầu tư; đảm bảo sự quản lý của nhà nước và vai trò giám sát

đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường.

Các mục tiêu này đã được Khoa đưa vào xây dựng đề án chi tiết thành lập Trường

đại học kinh tế - luật. Hiện nay đề án này đang chờ ĐHQG-HCM và Chính phủ phê

duyệt

Các mục tiêu này đã được phổ biến trong Khoa và các đơn vị thuộc Khoa tại Báo

cáo tổng kết tình hình hoạt động năm học và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của

năm học kế tiếp.

2. Những điểm mạnh Các mục tiêu cụ thể của Khoa đều rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế

của Khoa. Khoa đã trình ĐHQG-HCM phê duyệt “Kế hoạch chiến lược

phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn 2006-2020” và đưa vào thực hiện từ

30

Page 31: Bao Cao Khoa Kinh Te

năm học 2007-2008.

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Khoa đã xây dựng các chỉ

tiêu cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục

tiêu đề ra.

3. Tồn tại Chưa định kỳ rà soát bổ sung điều chỉnh kế hoạch chiến lược.

4. Kế hoạch hành động Bắt đầu từ năm học 2008-2009 xây dựng kế hoạch định kỳ rà soát kế hoạch

chiến lược.

KẾT LUẬN

Khoa Kinh tế đã đưa ra tuyên bố sứ mạng của mình, tuyên bố sứ mạng cùng với

những mục tiêu trung và dài hạn đã thể hiện rõ chiến lược phát triển của Khoa, đáp ứng

được những yêu cầu của đất nước, cũng như xu hướng phát triển đại học trên thế giới.

Hiện nay, Khoa vẫn còn những tồn tại nhất định trong quá trình xây dựng kế

hoạch chiến lược phát triển Khoa, trong việc xác định mục tiêu trung và dài hạn phù

hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một bộ phận nhỏ giảng viên, cán bộ viên

chức của Khoa chưa có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng sứ mạng, mục tiêu

của Khoa. Những tồn tại này sẽ được khắc phục trong thời gian tới để Khoa Kinh tế

xứng tầm là cơ sở đào tạo có uy tín trong khu vực.

31

Page 32: Bao Cao Khoa Kinh Te

TIÊU CHUẨN 2:TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

MỞ ĐẦU

Khoa Kinh tế được tổ chức và quản lý phù hợp với quy định của ĐHQG-HCM,

với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của Khoa; có kế hoạch và các biện pháp

để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp

với nguồn lực và cơ sở vật chất của Khoa. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá

nhân cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong Khoa đều được thể chế hoá bằng văn

bản và được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch

chiến lược của Khoa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, với

tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ

Khoa, chính quyền và các đoàn thể trong Khoa đã hoạt động và phối hợp hoạt động

đều tay, xây dựng được một tập thể cán bộ, viên chức và sinh viên về cơ bản đoàn kết

nhất trí để Khoa phát triển ngày càng vững mạnh.

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định của

Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong qui chế về tổ chức và hoạt động

của nhà trường.

1. Mô tả

Cơ cấu tổ chức của Khoa được thực hiện theo quy định của ĐHQG-HCM. Khoa

áp dụng mô hình quản lý theo 2 cấp: Khoa - Bộ môn / Phòng. Đây là mô hình tổ chức

đặc thù trong ĐHQG-HCM. Khoa hiện có các đơn vị trực thuộc gồm: 5 phòng chức

năng, 2 Bộ môn quản lý, 7 Bộ môn đào tạo, 1 tổ kiểm định, 1 thư viện. Cơ cấu tổ chức

nói trên là phù hợp với đặc điểm hoạt động của một Khoa và khả năng quản lý của

Khoa.

Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với điền kiện thực tế quản lý và đào tạo.

Trong thời gian qua, Khoa đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các đơn vị nhằm phục vụ

có hiệu quả các hoạt động của Khoa. Khoa đã xây dựng Quy chế về tổ chức, hoạt động

trình ĐHQG-HCM phê duyệt [H02.01.01]. Khoa cũng đã sớm thể chế hoá công tác

quản lý, chú trọng cải tiến mô hình quản lý theo từng giai đoạn và đến nay, mô hình

32

Page 33: Bao Cao Khoa Kinh Te

này đã tương đối ổn định. Từ năm 2003, Khoa đã ban hành “Quy định tạm thời về chức

năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế

theo Quyết định số… của Trưởng Khoa Kinh tế [H02.01.02]. Quy định này đã cụ thể

hoá nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của từng đơn vị và cán bộ quản lý trong

Khoa.

Khoa cũng đã linh động trong việc thành lập các Hội đồng Thi đua khen thưởng -

kỷ luật, Hội đồng Tuyển dụng, Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng tự

đánh giá, Ban Thanh tra nhân dân khi có nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ về chuyên

môn..

2. Những điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức của Khoa là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hoá

bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các

đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung.

3. Tồn tại Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong cơ cấu tổ chức

còn có những điểm chưa phù hợp.

Chưa thành lập hội đồng Khoa.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008-2009, Khoa sửa đổi, bổ sung “Quy định về chức năng,

nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ” trên

cơ sở rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo

hướng tập trung đầu mối.

Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các

hoạt động của nhà trường.. 1. Mô tả

Ngoài hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ và các bộ, ngành, ĐHQG-HCM

[H02.02.01]; Khoa có hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý cho các hoạt động gồm

các quy định, quy chế để quản lý từng hoạt động của Khoa, cụ thể (H02.02.02)

33

Page 34: Bao Cao Khoa Kinh Te

Công tác tổ chức và quản lý có các quy định: tổ chức và quản lý Khoa; tuyển

dụng công chức, viên chức; định mức lao động cho giảng viên; tổ chức và hoạt động

của các trung tâm; công tác công văn giấy tờ; quản lý hoạt động in ấn; quy chế làm

việc của các cấp uỷ đảng, công đoàn; công tác thanh tra giáo dục,…

Công tác đào tạo có các quy định: dạy và học Ðại học; dạy và học Sau

Ðại học,…

Công tác Khoa học Công nghệ có các quy định: quản lý hoạt động khoa học và

công nghệ; hợp tác quốc tế,…

Công tác quản lý tài chính, tài sản có các quy định: quản lý tài sản cố định; quản

lý và sử dụng máy tính của Khoa; quản lý các nguồn thu sự nghiệp; quy chế chi tiêu

nội bộ; quy định chi trả lương; sử dụng ôtô, xăng dầu,…

Trong quá trình xây dựng, các văn bản trên được tổ chức lấy ý kiến từ các đơn vị

trước khi ban hành. Quá trình thực hiện, hàng năm có đánh giá, điều chỉnh bổ sung cho

phù hợp với thực tế và góp phần đưa các hoạt động vào nề nếp [H02.02.03].

Các đơn vị đánh giá kết quả công tác của cán bộ viên chức và phân loại lao

động A, B, C, D hàng tháng để làm cơ sở chi trả lương cho người lao động. Bằng

những biện pháp này đã tạo ra sự công bằng trong lao động và hưởng thụ cũng như

khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn (H02.02.04).

Ðể các quy định, quy chế trên được tất cả các cán bộ, công chức viên chức trong

Khoa nắm vững và thực hiện tốt, đồng thời có thể kiểm tra giám sát giữa các đơn vị,

Khoa đã công bố rộng rãi trong cán bộ công nhân viên chức của Khoa

Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa được triển khai

thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị. Để triển khai công việc, Khoa đã có quy định chế

độ họp của lãnh đạo Khoa và các đơn vị để xem xét công việc đã làm, đồng thời phân

công trách nhiệm và phối hợp công tác giữa các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan

[H02.02.05]. Ngoài ra, Đảng uỷ và Ban chấp hành Công đoàn có lịch họp định kỳ

[H02.02.06]. Theo yêu cầu công việc, Khoa tổ chức họp giao ban lãnh đạo các đơn vị

có liên quan. Từng nhiệm kỳ công tác của mình, Ban Chủ nhiệm Khoa đều có phân

34

Page 35: Bao Cao Khoa Kinh Te

công phụ trách các mảng hoạt động của Khoa [H02.02.07]. Song song đó, Đảng bộ

cũng có thông báo phân công Ban chấp hành Đảng bộ trên tinh thần dân chủ, công

khai, đảm bảo lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Khoa [H02.02.08]. Nhờ có sự chỉ

đạo, điều hành và triển khai công việc theo hệ thống nhất quán từ Khoa xuống các đơn

vị nên hầu hết các công việc đều được hoàn thành theo kế hoạch. Các công việc của

Khoa đã được quản lý bằng công nghệ thông tin, tuy chưa thật đồng bộ nhưng cách

thức quản lý này đã mang lại hiệu quả tích cực trong tất cả các hoạt động của Khoa.

2. Những điểm mạnh Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp Khoa khá đầy đủ và đã được

triển khai phổ biến trong Khoa bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy,

các hoạt động chung của Khoa được thực hiện kịp thời và đồng bộ.

Căn cứ vào các văn bản nói trên, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá và

xác định trách nhiệm được dễ dàng hơn.

3. Tồn tại

Công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của Khoa chưa được tin học hoá một

cách toàn diện, triệt để.

4. Kế hoạch hành động Năm 2009, Khoa sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát việc thực thi các văn bản

quản lý trong Khoa, trong đó sẽ quy định chế độ khen thưởng và xử lý vi

phạm.

Khẩn trương thực hiện dự án tin học hoá công tác tổ chức và quản lý của

Khoa vào giữa năm 2009.

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng. 1. Mô tả

Khoa đã có các văn bản phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể

lãnh đạo và của các cá nhân, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm,

quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế ban hành năm 2008

[H02.01.02]; Quy chế tổ chức và hoạt động của Khoa Kinh tế [H02.01.01]; Quy chế

thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa Kinh tế ban hành hằng năm.

Những văn bản trên đã quy định một cách rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các

35

Page 36: Bao Cao Khoa Kinh Te

tổ chức, tập thể và cá nhân, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị và cá nhân chủ động

làm việc, sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình trong quản lý, giảng dạy và NCKH.

Các văn bản đó được soạn thảo trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và điều

kiện thực tế của Khoa, đồng thời gởi đến tất cả các trưởng đơn vị để tổ chức lấy ý kiến

GV-CBCC trong đơn vị trước khi ban hành [H02.02.03].

Việc phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo và cá nhân của

Khoa đã có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý,

điều hành và cho các hoạt động đào tạo, NCKH. Nguyên tắc chung trong công tác quản

lý, điều hành các hoạt động của Khoa là các chủ trương đều được các phòng chức năng

tham mưu và Trưởng Khoa ra quyết định. Sau đó, các phòng chức năng sẽ giúp Trưởng

Khoa xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trong toàn Khoa. Hằng năm các đơn vị

và các cá nhân đều có báo cáo.

Đối với công tác đào tạo, một trong những chủ trương nổi bật về hoạt động đào

tạo của Khoa là xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chương trình khung của

Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo Đại học và

Cao đẳng hệ chính quy. Khoa đã thực hiện hàng loạt các công việc mang tính đột phá

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, cụ thể Khoa đã chuyển sang hình thức

đào tạo theo học chế tín chỉ thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin, chia sẻ kinh

nghiệm giữa các nhà tuyển dụng, nhà quản lý với các cán bộ giảng dạy, cán bộ công

chức và sinh viên Khoa

2. Những điểm mạnh

Hoạt động quản lý của Khoa được phân định bằng các văn bản cụ thể, phân định

rõ trách nhiệm quyền hạn của tập thể và cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của đơn vị và cán bộ, viên chức trong lĩnh vực công tác được phân

công.

3. Tồn tại

Sự phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Khoa và cá nhân đôi lúc còn những

tồn tại ở một số công việc như quản lý việc hợp đồng NCKH bên ngoài của một số

giảng viên, quản lý và điều phối quỹ giảng đường cho các hệ, bậc đào tạo của Khoa

36

Page 37: Bao Cao Khoa Kinh Te

học tập.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm 2009, Khoa sẽ xây dựng một cơ chế phối hợp công tác rõ ràng giữa

các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt

động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và

các tổ chức đoàn thể thực hiện theo qui định của pháp luật.

Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể không để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thu hút

được cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, người học tham gia và duy trì sinh hoạt

theo quy định. Đảng bộ Khoa Kinh tế giữ vai trò lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể

trong Khoa [H02.05.01, H02.05.02]. Vì vậy trong thời gian qua, các tổ chức đoàn thể

và chính quyền các cấp có sự phối hợp nhịp nhàng. Tổ chức Đảng trong Khoa duy trì

tốt việc sinh hoạt định kỳ, đúng quy định và không ngừng được củng cố và phát triển

[H02.05.03]. Đảng bộ Khoa được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Đảng viên.

Các chi bộ Đảng được củng cố và đổi mới hoạt động, là hạt nhân cho mọi hoạt động

của Khoa, là trung tâm đoàn kết của mọi tổ chức quần chúng trong Khoa tạo điều kiện

phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức giáo dục đoàn viên, hội viên. Đảng uỷ

Khoa đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của ĐHQG-

HCM, qua đó Khoa đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có kế hoạch,

đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu [H02.05.04, H02.05.05].

Các tổ chức đoàn thể trong Khoa hoạt động có nề nếp, có phong trào. Trong

nhiều năm qua, Công đoàn Khoa đã tổ chức được một số phong trào thiết thực, thu hút

và động viên được đoàn viên công đoàn tham gia. Do đó, các chương trình do Công

đoàn Khoa phát động đã có tác dụng tích cực góp phần thúc đẩy toàn diện các hoạt

động giáo dục trong Khoa [H02.05.06]. Nhiều hoạt động chức năng và phong trào của

Công đoàn phát triển hiệu quả như: giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính

sách thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, tham gia các hội đồng cấp

Khoa có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, viên chức [H02.05.07].

Bên cạnh đó, Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò vận động cán bộ, viên chức tham gia

37

Page 38: Bao Cao Khoa Kinh Te

NCKH, học tập nâng cao trình độ qua các hoạt động [H02.05.08]. Công đoàn Khoa

cũng đã làm tốt chức năng là người kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền, bảo

vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động [H02.05.09].

Đoàn TNCS HCM Khoa luôn có những hoạt động sôi nổi, bổ ích, đem lại hiệu

quả thiết thực trong việc nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên,

góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Khoa [H02.05.10, H02.05.11, H02.05.12].

Đoàn TNCS HCM cùng với Hội Sinh viên của Khoa đã đóng góp tích cực trong việc

tham mưu, đề xuất các ý kiến với lãnh đạo Khoa về mọi hoạt động liên quan đến sinh

viên, giúp sinh viên an tâm học tập, tạo môi trường rèn luyện nhân cách, trau dồi lý

tưởng và từ đó ổn định tình hình sinh viên. Nhiều CLB học thuật đã tổ chức tốt các

hoạt động phù hợp với chuyên môn, ngành nghề như các cuộc thi kiến thức chuyên

ngành, các buổi báo cáo chuyên đề, tham quan thực tế đã tạo điều kiện tốt trong quá

trình tự đào tạo của sinh viên [H02.05.13, H02.05.14]. Phong trào tình nguyện đã được

nâng lên tầm cao mới. Đoàn thanh niên - Hội sinh viên của Khoa đã được Thành Đoàn

TP.HCM, Thành Hội TP.HCM xếp loại là đơn vị vững mạnh trong công tác Đoàn, Hội

và phong trào sinh viên thành phố khu vực ĐH-CĐ-THCN [H02.05.15].

Công tác Đảng, đoàn thể đã có tác dụng tốt góp phần duy trì sự ổn định trong

Khoa, tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai và được cấp trên đánh giá cao

trong xếp loại hàng năm. Đảng bộ Khoa nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ

trong sạch vững mạnh [H02.05.16]. Công đoàn Khoa được Liên đoàn Lao động

TP.HCM công nhận là tổ chức Công đoàn vững mạnh; được nhận Bằng khen của Công

đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo [H02.05.17]. Đặc biệt năm 2007 vừa qua, Khoa được

Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và Cờ thi đua xuất sắc của Tổng

liên đoàn Lao động Việt Nam [H02.05.18]. Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên Khoa

được nhận nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội, của UBND thành

phố, của Thành Đoàn TP.HCM, Thành Hội TP.HCM về phong trào đoàn, phong trào

hội và công tác xã hội [H02.05.19].

2. Những điểm mạnh

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn

38

Page 39: Bao Cao Khoa Kinh Te

thể, Khoa hoạt động ổn định và ngày càng phát triển.

Các hoạt động đoàn thể đạt nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá cao.

3. Tồn tại

Các hoạt động đoàn thể đôi lúc còn thể hiện tính phong trào, một vài hoạt động

chưa đạt được chiều sâu như mong muốn.

4. Kế hoạch hành động

Tổ chức Đảng các cấp thường xuyên cải tiến phương thức hoạt động để

phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của Khoa.

Từ năm 2009, hoạt động của các tổ chức đoàn thể sẽ đặc biệt chú trọng về

chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu

quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa.

Tiêu chí 2.5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm

hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt

động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả

Công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) được lãnh đạo Khoa đặc biệt quan tâm và

chỉ đạo trực tiếp. Đến nay Khoa đã hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng chất lượng

trong Khoa một cách có hệ thống từ BCN Khoa đến các đơn vị.

Sơ đồ hệ thống ĐBCL Khoa Kinh tế

Hệ thống đảm bảo chất lượng của Khoa bắt đầu hoạt động từ năm 2006, cơ cấu

39

Ban chủ nhiệm Khoa

Nhóm ĐBCL Bộ môn

Nhóm ĐBCL các phòng và bộ phận chức năng

Nhóm ĐBCL đoàn thể

Tổ kiểm định

Page 40: Bao Cao Khoa Kinh Te

nhân sự ban đầu đều là kiêm nhiệm và hoạt động chủ yếu dựa vào Tổ kiểm định chất

lượng của Khoa [H02.05.01]. Đến cuối năm 2007 công tác ĐBCL của Khoa bắt đầu đi

vào hoạt động có hệ thống. Tổ kiểm định có cán bộ chuyên trách cũng như hoạt động

hệ thống ĐBCL xuyên suốt từ cấp BCN Khoa đến các đơn vị trong Khoa [H02.05.02].

Dựa trên quy định tạm thời về kiểm toán và kiểm định chất lượng đào tạo và kế

hoạch ĐBCL 2007-2010 của ĐHQG-HCM. Khoa đã chủ động xây dựng kế hoạch

ĐBCL của mình thông qua kế hoạch đảm bảo chất lượng 2007-2008; 2008-2009 và kế

hoạch ĐBCL 2009-2012 [H02.05.03]. Trên cơ sở kế hoạch ĐBCL đã xây dựng, Tổ

kiểm định với chức năng và nhiệm vụ của mình [H02.02.04] sẽ giúp BCN Khoa triển

khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch đồng thời tư vấn và báo cáo trực tiếp với

BCN Khoa [H02.05.05].

Trong năm học 2007-2008 Khoa đã chủ động đăng ký tham gia kiểm toán cấp

cơ sở đào tạo và kiểm toán cấp chương trình với ĐHQG-HCM. Để chuẩn bị cho đoàn

đánh giá ngoài vào đánh giá, Khoa đã xây dựng kế hoạch hoạch chi tiết cũng như ban

hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo sát sao đến từng các đơn vị và cán bộ giảng

viên trong toàn Khoa [H02.05.06]

Các hoạt động ĐBCL của Khoa Kinh tế đến nay đã tác động rất lớn đến phần lớn

cán bộ giáo viên trong Khoa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

2. Đánh giá điểm mạnh

Công tác đảm bảo chất lượng. của Khoa được sự quan tâm chỉ đạo của BCN Khoa

cũng như nhận được sự ủng hộ từ các đơn vị trong Khoa.

Có hệ thống văn bản và kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác ĐBCL

3. Những tồn tại

Nhân sự trong hệ thống đảm bảo chất lượng còn thiếu và phần lớn chưa qua đào

tạo

4. Kế hoạch hành động

Cuối năm 2008 Khoa sẽ đưa ra kế hoạch xây dựng đội ngũ đảm bảo chất

lượng cho toàn Khoa.

40

Page 41: Bao Cao Khoa Kinh Te

Năm học 2008-2009, Tổ kiểm định sẽ phát triển lên thành phòng chức

năng.

Tiêu chí 2.6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài

hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách

và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.

1. Mô tả

Hàng năm, trong các Hội nghị đại biểu Cán bộ công chức, Khoa và các đơn vị

trực thuộc đều xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn của mình [H02.06.01]. Các kế

hoạch này đều dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển đã thông qua, xác định những

mục tiêu, biện pháp cụ thể để triển khai. Các kế hoạch ngắn hạn đều phù hợp với sự

phát triển của Khoa, cụ thể là công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong

lĩnh vực kinh tế-quản trị kinh doanh và Luật.

Khoa có chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn phù hợp với sự phát

triển KT-XH của địa phương và cả nước. Khoa đã xây dựng Kế hoạch chiến lược trung

hạn giai đoạn 2001 - 2005 và điều chỉnh lại năm 2002. Năm 2005, Khoa xây dựng Kế

hoạch chiến lược trung hạn 2006 - 2010 đã xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển

dài hạn 2006-2020 [H01.01.01] . Trong các kế hoạch chiến lược và chương trình hành

động này, các chiến lược về phát triển đào tạo, nghiên cứu Khoa học và chuyển giao

công nghệ, xây dựng đội ngũ, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ dạy học là phù hợp

với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đây là những văn bản định hướng phát triển rất quan trọng của Khoa, được thảo luận

kỹ tại các đơn vị.

2. Đánh giá điểm mạnh

Kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn đều gắn chặt chẽ với các định

hướng ưu tiên phát triển KT-XH của đất nước và địa phương, bám sát chủ

trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Các kế hoạch hàng năm có các chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu

chiến lược trong từng giai đoạn.

41

Page 42: Bao Cao Khoa Kinh Te

Hàng năm, Khoa đã có các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ

kế hoạch và đề ra các biện pháp điều chỉnh thực hiện các mục tiêu chiến

lược.

3. Những tồn tại

Các đơn vị chưa thực hiện đúng hạn việc nộp kế hoạch cũng như các báo cáo tình

hình thực hiện kế hoạch.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2008-2009, Khoa sẽ thường xuyên cập nhật các chiến lược phát triển

của địa phương và cả nước để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược dài hạn của

mình nhằm góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành

phía Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát

triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến

năm 2020.

Tiêu chí 2.7. Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ

quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

Hàng năm, Khoa Kinh tế luôn thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm với

ĐHQG-HCM rất nghiêm túc. Thông qua các hội nghị giao ban hàng quý, Khoa Kinh tế

đều làm báo cáo bằng văn bản gửi lên ĐHQG-HCM [H02.07.01]. Bên cạnh các báo

cáo giao ban hàng quý của Khoa, trong các lĩnh vực hoạt động đào tạo của trong Khoa

đều thực chế độ báo cáo định kỳ hàng năm [ H02.07.02] như:

Báo cáo tài chính.

Báo hoạt động đào tạo đại học (chính quy, không chính quy), sau đại học.

Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học.

Báo cáo hoạt động đảm bảo chất lượng

Báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế.

Báo các hoạt động của tổ chức đảng và đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh

niên, Hội sinh viên).

Các báo cáo trên được Khoa lưu trữ đầy đủ và hệ thống [H02.07.03] tại phòng tổ

chức hành chính và tại các đơn vị chức năng trong Khoa.

42

Page 43: Bao Cao Khoa Kinh Te

2. Đánh giá điểm mạnh

Hàng năm Khoa đều thực hiện báo cáo đầy đủ về ĐHQG-HCM và thực hiện lưu

trữ có hệ thống

3. Những tồn tại

Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn Khoa nên các báo cáo đôi lúc mâu

thuẫn với nhau về số liệu.

4. Kế hoạch hành động Năm học 2009-2010, Khoa sẽ tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho toàn

Khoa

KẾT LUẬN

Khoa Kinh tế hiện nay đang vận hành cơ cấu tổ chức theo quy định của ĐHQG-

HCM, phù hợp với điều kiện thực tế. Cơ cấu đó được cụ thể hoá trong: “Quy chế tổ

chức và hoạt động Khoa Kinh tế” và “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm,

quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong Khoa Kinh tế”. Cơ cấu tổ chức hiện tại của

Khoa tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu

chung của Khoa.

Khoa đã xây dựng được hệ thống các văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động

trong Khoa; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân cán bộ quản

lý, giảng viên, nhân viên. Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp Khoa khá đầy đủ và

đã được phổ biến trong Khoa bằng nhiều hình thức khác nhau, nhờ vậy các hoạt động

của Khoa được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Khoa đã xây dựng được các kế hoạch

phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với định hướng, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của TP. HCM và của cả nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đảng

bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của Khoa trong 5 năm qua đã hoạt

động có hiệu quả, phát huy tác dụng tốt, góp phần duy trì sự ổn định trong Khoa.

Tuy nhiên hệ thống giám sát việc thực hiện các văn bản về công tác tổ chức và

quản lý của Khoa chưa đạt hiệu quả cao. Một vài hoạt động đoàn thể còn chưa thu hút

sự tham gia của mọi người nhằm phát huy phong trào dạy tốt và học tốt. Những tồn tại

trên sẽ được Khoa khắc phục trong thời gian sớm nhất. Khoa sẽ thường xuyên cập nhật

43

Page 44: Bao Cao Khoa Kinh Te

các chiến lược phát triển của địa phương và cả nước để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

chiến lược phát triển dài hạn của Khoa (2006-2020). Tổ chức Đảng các cấp sẽ thường

xuyên cải tiến phương thức hoạt động, các tổ chức đoàn thể sẽ chú trọng nhiều hơn về

chiều sâu và gắn kết chặt chẽ với chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng

thực thi nhiệm vụ chính trị của Khoa.

44

Page 45: Bao Cao Khoa Kinh Te

TIÊU CHUẨN 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mởđầu:

Chương trình đào tạo (CTĐT) của Khoa Kinh tế - ĐHQG TPHCM được xây

dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, ngoài ra có tham khảo

chương trình của Thái Lan, Sigapore phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức

năng, nhiệm vụ của Khoa, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu

nguồn nhân lực của thị trường lao động. Đến nay, Khoa Kinh tế đã có đầy đủ CTĐT,

kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của Khoa. Trên cơ sở các CTĐT

đó, Khoa Kinh tế đã tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học tín chỉ thuộc từng

CTĐT, một số môn đang được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình mới. Các CTĐT

có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc mềm dẻo hợp lý, đáp ứng yêu cầu về

kiến thức và kỹ năng của từng trình độ đào tạo, yêu cầu của người học và của thị

trường lao động.

Tiêu chí 3.1: Chương trình giáo dục đào tạo của trường đại học được xây dựng

trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương

trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý,

đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo

quy định.

1. Mô tả

Trong những năm đầu mới thành lập, Khoa kinh tế chỉ đào tạo 3 chuyên ngành

kinh tế bậc đại học chính quy: Kinh tế học (401), Kinh tế đối ngoại (402), và Kinh tế

công cộng (403), đến nay Khoa kinh tế đã mở rộng qui mô đào tạo thêm nhiều ngành

như: Tài chính- Ngân hàng (404), Kế toán- Kiểm toán (405), Hệ thống thông tin quản

lý (406), Quản trị kinh doanh (407), và các ngành luật như: Luật kinh doanh (501),

Luật thương mại Quốc tế (502), và Luật dân sự (503) (H03.01.01); đồng thời mở rộng

đào tạo nhiều hệ khác như: hệ vừa học vừa làm không chính quy, bằng hai, cho đến

đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tính đến tháng 31/12/2007, Khoa kinh tế- ĐHQG TPHCM

đã tổ chức đào tạo hệ chính quy theo các CTĐT khác nhau với số lượng như sau:

Hệ đại học chính quy : 6015 sinh viên (MC: TH KÊ BIỂU SỐ 2.1- ĐH).

45

Page 46: Bao Cao Khoa Kinh Te

Hệ đại học vừa học vừa làm: 3484 sinh viên (MC: TK B SỐ 2.5-ĐHCĐ).

Hệ đào tạo bằng 2 : 1284 sinh viên (MC: TK B SỐ 2.6-ĐĐCĐ).

Trong mỗi chương trình, Khoa đã quy định rõ thời lượng đào tạo cho toàn khoá,

thời lượng cho các khối kiến thức, các học phần đối với từng ngành. Khoa kinh tế đã

xây dựng đầy đủ chương trình đào tạo (CTĐT) [H03.01.02] cho các bậc đào tạo,

hàng năm đã hệ thống hoá các CTĐT, Quy chế của Bộ GD& ĐT và Quy định của

Khoa kinh tế vào tài liệu dạng sổ tay sinh viên để phát cho SV mới vào Khoa Kinh tế

[H06.01.01]. CTĐT và Đề cương chi tiết của mỗi môn học tín chỉ trong khung CTĐT

được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD& ĐT [H03.01.03]. CTĐT

và Đề cương chi tiết các môn học tín chỉ [H03.01.04] đều được xây dựng từ Bộ môn.

Hàng năm, kế hoạch giảng dạy và học tập của các bậc đào tạo được ban hành theo

CTĐT thống nhất của Khoa. Trên cơ sở đó, phòng đào tạo đã xây dựng thời khoá

biểu [H03.01.05] của mỗi chuyên ngành đào tạo theo các khoá khác nhau theo từng

học kỳ. Các thông tin này được cung cấp trên trang web của Khoa Kinh tế :

http//www.ecovnuhcm.edu.vn.

Thư viện của Khoa Kinh tế có trách nhiệm chính trong việc quản lý và cung cấp

toàn bộ giáo trình, tài liệu tham khảo cho tất cả các ngành học và bậc học. Bên cạnh

đó, hệ thống máy tính được nối mạng internet (từ bộ môn trở lên) cho phép cán bộ

giảng dạy thường xuyên tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật mới trên thế giới

để đưa vào bài giảng. Có thể nói cho đến nay, về cơ bản Khoa Kinh tế đã đáp ứng được

yêu cầu về nguồn tài liệu tham khảo cho SV.

2. Những điểm mạnh

Khoa có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo giảng dạy và học tập cho

các ngành rõ ràng cho từng chuyên ngành đào tạo và từng hệ đào tạo của Khoa. Các

chương trình này đã phản ánh sứ mạng, mục tiêu của Khoa.

3. Những tồn tại

CTĐT và đề cương chi tiết của các môn học vẫn chưa được cập nhật trên

46

Page 47: Bao Cao Khoa Kinh Te

website của Khoa.

Còn một ít môn học thuộc bộ môn toán mới thành lập chưa hoàn thiện

Việc xây dựng CTĐT chủ yếu do cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý thực

hiện. Sự tham gia các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao

động chưa được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các ngành.

4. Kế hoạch khắc phục

Học kỳ 2 Năm học 2007-2008, CTĐT và Đề cương chi tiết môn học được

đưa lên Website của Khoa kinh tế.

Bộ môn toán sẽ hoàn thành đề cương chi tiết các môn học vào năm học

2008 -2009.

Tiêu chí 3.2: Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý,

được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng

của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị

trường lao động.

1. Mô tả

Các chương trình đào tạo của Khoa khi xây dựng đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể,

có sự sắp xếp hợp lý giữa các môn học và bảo đảm bám sát chương trình khung của Bộ

GD&ĐT [H03.01.02]. Bên cạnh các môn học bắt buộc, mỗi CTĐT đều có các môn học

tự chọn trong từng học kỳ, những môn học tự chọn này được thiết kế dựa trên yêu cầu

của mỗi ngành học và được thông qua ban chủ nhiệm Khoa.

Các CTĐT đại học đều có một cấu trúc chung gồm khối kiến thức cơ bản (3 học

kỳ), khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (từ học kỳ 4 đến học kỳ 7), và tất cả đều kết

thúc bằng đợt thực tập tốt nghiệp và một đợt thi hoặc làm luận văn tốt nghiệp (tuỳ

thuộc vào kết quả học tập của SV và khả năng hướng dẫn đề tài của CBGD của Khoa)

[H03.01.02] [H06.01.01].

Khoa cũng chú ý đến việc đưa kỹ năng thuyết trình, tự nghiên cứu, ngoại ngữ vào

chương trình đào tạo. Một số học phần được giảng dạy được thiết kế theo hướng

47

Page 48: Bao Cao Khoa Kinh Te

chuyên đề và hình thành các câu lạc bộ học thuật phục vụ học tập và nghiên cứu cho

sinh viên [H06.05.06].

Để nắm bắt thông tin từ các nhà tuyển dụng cũng như nhận ý kiến phản hồi từ

doanh nghiệp về chương trình đào tạo của Khoa, một số bộ môn đều tổ chức hội thảo

chuyên ngành để tập trung các ý kiến đóng góp cho các ngành đào tạo của Khoa

[H03.02.01]. Bên cạnh đó, từ năm 2008, Khoa đã tiến hành thực hiện việc thu thập ý

kiến từ sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng (bằng phiếu khảo sát) để phục vụ cho

công tác nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa [H03.02.02].[H03.02.03].

Từ năm 2006, dựa trên chương trình đào tạo cử nhân tài năng của ĐHQG-HCM,

Khoa Kinh tế đã xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cử nhân tài các chuyên

ngành (Kinh tế học, Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại, Kế toán kiểm toán) nhằm

đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực phía Nam [H03.02.04],

[H03.02.05]

2. Những điểm mạnhChương trình đào tạo của mỗi chuyên ngành, mỗi bậc đào tạo đều thể hiện mục

tiêu rõ ràng.

3. Những tồn tại

Việc cập nhập, bổ sung mới và điều chỉnh các CTĐT của một số ngành chưa

được thực hiện định kỳ thường xuyên

4. Kế hoạch khắc phục

Từ năm 2008 – 2009, Khoa sẽ dựa trên các ý kiến phản hồi từ các bên có liên

quan để tổ chức rà soát lại chương trình đào tạo tất cả các ngành.

Tiêu chí 3.3: Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo

1. Mô tả

Chương trình đào tạo của Khoa được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và

văn bản hướng dẫn thiết kế chương trình của Bộ [H03.03.02],. Do đó các chương trình

48

Page 49: Bao Cao Khoa Kinh Te

đều đảm bảo được các khối kiến thức tối thiểu của các ngành đào tạo có cấu trúc hợp

lý, được thiết kế một cách có hệ thống giữa các khối kiến thức, đảm bảo tính logic giữa

các học phần, gồm các kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên

ngành. Trong đó, kiến thức cơ sở khối ngành, cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành,

kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp và khoá luận hoặc thi tốt nghiệp [H03.03.03].

Bên cạnh việc áp dụng cơ bản chương trình khung của Bộ, Khoa cũng đã chủ

động đánh giá tình hình thực tiễn của thị trường lao động và nhu cầu của xã hội trong

tương lai để xây dựng một số ngành đào tạo mới cũng như sửa đổi linh hoạt các phần

trong chuyên ngành phù hợp với sự phát triển của thị trường [H03.02.02], [H03.02.01].

Công tác đảm bảo chất lượng trong Khoa rất được chú trọng và phát triển. Trong

năm 2008 Khoa đã chủ động thực hiện công tác tự đánh giá cơ sở đào tạo và đánh giá

cấp chương trình cho 3 ngành đào tạo (kinh tế học, tài chính ngân hàng, kinh tế đối

ngoại). Từ công tác tự đánh giá, Khoa sẽ phát hiện ra được những điểm mạnh yếu

trong công tác đào tạo của mình từ đó đưa ra hướng khắc phục điểm yếu và phát huy

điểm mạnh của mình [H03.03.01].

2. Những điểm mạnh

Công tác đảm bảo chất lượng trong Khoa được Ban chủ nhiệm Khoa rất

quan tâm và chỉ đạo quyết liệt.

Chương trình được thiết kế một cách có hệ thống, cấu trúc chương trình

được thiết kế hợp lý theo các khối kiến thức mà Bộ GD&ĐT đã quy định

và có bổ sung những học phần cần thiết để đáp ứng yêu cầu trang bị kiến

thức mới..

3. Những tồn tại

Một số ngành chưa thực hiện tự đánh giá cấp chương trình đào tạo một cách đồng

4. Kế hoạch khắc phục

Từ năm 2008 sẽ xây dựng hoàn chỉnh quy trình đảm bảo chất lượng cho

toàn Khoa.

49

Page 50: Bao Cao Khoa Kinh Te

Từ 2008-2010 sẽ thực hiện đánh giá toàn bộ các chương trình đào tạo còn

lại trong Khoa, xem xét và đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình

đào tạo hệ VHVL.

Tiêu chí 3.4: Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên

cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà

tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu

nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1. Mô tả

Hàng năm, Khoa đều tổ chức rà soát lại chương trình đào tạo ở cấp Bộ môn làm

cơ sở xây dựng chương trình cho năm học sau [H03.04.01]. Năm 2002, Khoa bắt đầu

xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Trong

quá trình xây dựng chương trình đào tạo, Khoa đều thành lập Hội đồng và đã tổ chức

thảo luận từ cấp bộ môn - cấp khoa. Khoa cũng đã tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến

giảng viên, các doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục về việc mở các chuyên ngành học

mới phù hợp với nhu cầu của xã hội [H03.02.01], [H03.02.02].

Từ năm học 2005-2006, Khoa Kinh tế đã bắt đầu thu thập thông tin về việc làm, tỉ

lệ có việc làm ngay của sinh viên mới ra trường. Còn việc tổ chức lấy ý kiến của SV về

bài giảng hay về trình độ của cán bộ giảng dạy chỉ được thực hiện thông qua việc

nghiên cứu đề tài của một số cá nhân hoặc bộ môn mang tính chất riêng lẻ [H03.04.02].

Bắt đầu năm học 2007-2008, Khoa mới bắt đầu triển khai đồng bộ việc lấy ý kiến của

sinh viên về môn học, chất lượng bài giảng, trình độ CBGD và ý kiến của doanh

nghiệp đối với sinh viên của Khoa tốt nghiệp ra trường làm tại doanh nghiệp. Để qua

đó tìm được những điểm mạnh, yếu của quá trình đào tạo và phục vụ đào tạo; từ đó

điều chỉnh các CTĐT và đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực đào tạo

và phục vụ đào tạo của Khoa kinh tế.

2. Những điểm mạnh

CTĐT có ghi rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và được thiết kế một cách có

hệ thống trên cơ sở cụ thể hoá chương trình khung của Bộ GD&ĐT đồng thời kết hợp

50

Page 51: Bao Cao Khoa Kinh Te

ý kiến của các thầy cô có kinh nghiệm trong giảng dạy.

3. Những tồn tại

Việc cập nhập, bổ sung mới và điều chỉnh các CTĐT của Khoa Kinh tế

còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Việc điều tra ý kiến của Doanh nghiệp và sinh viên để cải tiến các môn

học cũng như chất lượng bài giảng chưa được thực sự chú trọng.

4. Kế hoạch khắc phục

Bắt đầu năm 2008, Khoa sẽ ban hành văn bản định kỳ hằng năm lấy ý kiến của

Doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp, và các nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo

nhằm góp phần đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tiêu chí 3.5: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý

giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường.

1. Mô tả

Khoa Kinh tế đã thiết kế nhiều chương trình đào tạo theo hướng liên thông hợp lý

giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường. Khoa tiến hành

đào tạo liên thông dưới nhiều hình thức khác nhau theo từng giai đoạn: liên tục từ năm

2002 đến nay, Khoa thực hiện đào tạo liên thông cho người có bằng đại học thứ nhất để

cấp bằng đại học thứ hai [H03.05.01], cho người sinh viên tốt nghiệp đại học thi Cao

học, Nghiên cứu sinh bao gồm cả hệ chính quy và không chính quy. Đây là hình thức

liên thông ở cùng một trình độ đào tạo nhưng khác ngành. Sinh viên theo học hình thức

này đã tốt nghiệp tại các trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến nay,

trường đã đào tạo nhiều khoá học với quy mô đào tạo hàng năm đều tăng.

51

Page 52: Bao Cao Khoa Kinh Te

Bảng. Số lượng sinh viên/học viên chính quy(CQ) và không chính quy(KCQ)

 

Năm học

2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007Đại học   Đại học   Đại học   Đại học   Đại học  CQ KCQ CQ KCQ CQ KCQ CQ KCQ CQ KCQ

    TC B2   TC B2   TC B2   TC B2   TC B2Toàn Khoa

942 390 83 2033 572 190 3033 528 249 4168 747 223 5202 937 409

Kinh Tế học (401)

221     371     427     453     468    

Kinh Tế Đối Ngoại (402)

289 133 47 546 262 63 751     910 89 69 1013   70

Kinh Tế & Quản lý Công (403)

200     330     426     471     484 282  

Tài Chính - Ngân Hàng (404)

112 257 36 378 150 60 585 249   806 488 61 971 173 218

Kế Toán - Kiểm Toán (405)

120     408 160 67 628 279 185 890 170 93 1023 179 121

Hệ thống thông tin QL (406)

            107     267     422    

Quản trị kinh doanh (407)

                        226 168  

Luật Kinh Doanh (501)

            109     243     351 135  

Luật TM Quốc Tế (502)

                  128     244    

Luật dân sự (503)

                             

52

Page 53: Bao Cao Khoa Kinh Te

Ngoài ra, tại Khoa cũng có hình thức liên thông giữa các phương thức đào tạo

của Khoa.

2. Những điểm mạnh

Hệ đào tạo liên thông giữa các ngành (hệ văn bằng 2) có chương trình đào tạo

tương đối hợp lý, đảm bảo học viên theo học thuận lợi.

3. Những tồn tại

Chưa tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về các chương trình đào

tạo liên thông.

Chưa xây dựng phương thức liên thông đào tạo theo hướng hội nhập

quốc tế

4. Kế hoạch khắc phục

Định kỳ hằng năm, tổ chức hội thảo cấp Khoa nhằm hoàn thiện các chương trình

đào tạo liên thông

Tiêu chí 3.6: Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả

Việc tổ chức rà soát và đánh giá lại chương trình đào tạo theo định kỳ được thực

hiện ở cấp bộ môn [H03.02.01]. Năm 2002, Khoa bắt đầu việc xây dựng chương trình

đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Để làm cơ sở đánh giá khách

quan về chương trình đào tạo. Trong những năm gần đây, Khoa đã tổ chức các hội

thảo, lấy ý kiến giảng viên, các doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục về việc góp ý chỉnh

sửa bổ sung chương trình đào tạo[H03.01.01].

Từ năm 2005, Khoa cũng đã tiến hành điều tra các doanh nghiệp, sinh viên về

hoạt động tổ chức đào tạo của trường [H03.02.02]. Thông qua đó, Khoa có cơ sở khoa

học và thực tế để điều chỉnh cơ cấu các học phần trong chương trình đào tạo nhằm

ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo đáp ứng với nhu cầu người học và nhu cầu

xã hội.

53

Page 54: Bao Cao Khoa Kinh Te

2. Những điểm mạnh

Các bộ môn luôn chủ động trong việc đánh và điều chỉnh chương trình đào tạo.

3. Những tồn tại

Cộng tác rà soát cải tiến chất lượng của các bộ môn chưa đồng bộ và chưa theo

định cụ thể.

4. Kế hoạch khắc phục

Từ năm học 2008-2009 Khoa sẽ ban hành quy định, quy trình cụ thể về công tác

định kỳ rà soát lại chương trình đào tạo.

54

Page 55: Bao Cao Khoa Kinh Te

TIÊU CHUẨN 4: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Các hoạt động đào tạo được tổ chức theo qui trình và học chế tín chỉ mềm dẻo,

linh hoạt phát huy tính chủ động và tích cực của người học, nhằm nâng cao chất

lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện.

Mởđầu:

Các hoạt động đào tạo của Khoa Kinh tế được tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực theo

các phương thức và bậc học đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và

thị trường lao động. Phương pháp giảng dạy (PPGD) của các giảng viên ngày càng

được đa dạng, tiếp cận được với các PPGD tiên tiến.

Khoa Kinh tế từng bước áp dụng một chuẩn mực về CTĐT và kiểm tra đánh giá

cho các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy nhằm đảm bảo nghiêm túc,

khách quan, chính xác, và công bằng cho mọi đối tượng người học.

Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ và chính

xác; văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng quy định. Các thông tin

về người học được quản lý bằng hệ thống sổ sách và các phần mềm tin học, tạo nhiều

thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo.

Tiêu chí 4.1: Đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định.

1. Mô tả

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học, Khoa Kinh tế đã tổ chức nhiều

hệ, bậc đào tạo như: đại học, sau đại học, chính quy, không chính quy

Đào tạo sau đại học đã có 7 khoá Đào tạo đại học chính quy với 7 khoá Đại học tại chức đào tạo 7 khoá .

Đại học bằng 2 với 6 khoá

Mặt bằng đào tạo hệ không chính quy (tại chức) được thực hiện tại nhiều địa

phương khác nhau [H04.01.01], được tổ chức tuyển sinh theo yêu cầu phát triển nguồn

nhân lực của địa phương. Hình thức học được thiết kế linh hoạt phù hợp với đối tượng

55

Page 56: Bao Cao Khoa Kinh Te

người học là những cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp

[H04.01.02].

Đối với bậc sau đại học, đào tạo nhiều cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho nhiều

trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác và các đơn vị nhà nước cũng

như các doanh nghiệp [H04.01.03].

Ngoài các hệ bậc đào tạo dài hạn, hàng năm trường còn mở nhiều lớp bồi dưỡng

kiến thức theo mô hình đào tạo cấp chứng chỉ (kế toán trưởng, bồi dưỡng các chuyên

đề về quản lý kinh tế...) [H04.01.04].

Các thông tin tuyển sinh, hình thức học của các hệ bậc đào tạo thuộc Khoa Kinh

tế đều được giới thiệu tại website của Khoa và trên các báo (tuổi trẻ, người lao động).

Những thông tin này được cập nhật thường xuyên, đầy đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Các chương trình đào tạo áp dụng cho hệ đại học không chính quy được xây

dựng theo hướng tiến gần tới chương trình đào tạo áp dụng cho hệ đại học chính quy.

Việc giảng dạy và tổ chức kiểm tra đánh giá học phần của hệ chính quy và không chính

quy theo cùng một đề cương chi tiết là bước thực hiện việc áp dụng một chuẩn mực

chung cho các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau.

2. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế có mạng lưới liên kết đào tạo với nhiều địa phương trong

nước, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực cho các địa

phương..

Áp dụng các chuẩn mực chung về CTĐT, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh

giá cho các hệ đào tạo chính quy và không chính quy.

3. Những tồn tại

Công tác phối hợp giám sát đào tạo đối với các đơn vị liên kết còn hạn chế

vì thiếu nhân lực.

Chưa mở được các lớp đào tạo hệ Cao đẳng, Từ xa, đào tạo theo địa chỉ,...

4. Kế hoạch hành động

56

Page 57: Bao Cao Khoa Kinh Te

Từ năm 2008 -2009, Khoa sẽ bám sát và tuân thủ quy chế của ĐHQG,

Khoa chủ động và rà soát, củng cố, ổn định các phương thức đào tạo hiện

tại, đề xuất các phương thức đào tạo khác. Từ đó:

Bộ môn sẽ vạch chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ lâu dài nhằm đáp ứng

nhu cầu của người học khi mạng lưới đào tạo của Khoa mở rộng và khi

thành lập trường.

Đối với việc quản lý người học các hệ ở xa Khoa Kinh tế sẽ tăng cường lại

nhân sự và giao cho lớp chủ động quản lý mà đại diện là lớp trưởng kèm

theo phụ cấp trách nhiệm hợp lý, hơn là dùng biện pháp giáo viên chủ

nhiệm vừa không hiệu quả lại vừa tốn kém.

Tiêu chí 4.2: Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp học phần ; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm đạo điều kiện thuận lợi cho người học.

1. Mô tả

Trước đây Khoa áp dụng quy chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT và hiện nay là quy chế

25/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hệ đào tạo chính quy và quy

chế đào tạo theo tín chỉ của ĐHQG-HCM [H04.02.01]. Nhằm chuyển dần quy trình tổ

chức đào tạo của tất cả các hệ, bật học sang học chế tín chỉ, trường đã xây dựng lộ trình

thực hiện triển khai học chế tín chỉ trong toàn Khoa. Từ học kỳ 2 năm học 2004 – 2005

Khoa đã thực hiện đào tạo hệ chính quy tập trung áp dụng chế độ tích luỹ tín chỉ

[H04.02.02].

Từng học kỳ, Phòng Đào tạo xây dựng Kế hoạch học tập (kế hoạch thời gian học,

kế hoạch đăng ký môn học và kế hoạch tốt nghiệp cuối khoá…) và ban hành đến các

Bộ môn chuyên ngành để triển khai bố trí lớp môn học, phân công CBGD [H03.01.05].

Trên cơ sở kế hoạch đã được BCN Khoa duyệt, Phòng Đào tạo tổ chức cho SV

đăng ký môn học theo lớp môn học [H04.02.03]. Sinh viên sau khi có thông báo đăng

ký môn học sẽ tiến hành việc đăng ký môn học trực tiếp qua website của Khoa Kinh tế,

trong đó bao gồm đăng ký môn học bắt buộc, môn tự chọn, môn học lại và học vượt và

57

Page 58: Bao Cao Khoa Kinh Te

chọn lớp đối với trường hợp học lại và học vượt. Sau 1 tuần học đầu tiên, sinh viên

được quyền thay đổi môn học tự chọn lại cho phù hợp với khả năng và nhu cầu. Sau

thời hạn cho phép, phòng đào tạo sẽ khoá mạng lấy số liệu xử lý, in kết quả đăng ký

môn học cho sinh viên. SV sẽ tiến hành đóng tiền học lại, học vượt và học phí.

Có thể nói đến nay, Khoa Kinh tế tuy là một cơ sở đào tạo áp dụng học chế tín chỉ

muộn hơn so với các trường khác ở TPHCM nhưng đã tạo một bước đột phá lớn về

đăng ký môn học qua mạng, và linh hoạt trong việc chuyển đổi môn học tự chọn so với

nhiều trường khác.

2. Những điểm mạnh

Việc thực hiện đăng ký môn học theo học chế tín chỉ đã dần đi vào ổn

định, chuyển từ đăng ký môn học trên giấy sang đăng ký qua mạng.

Cho phép sinh viên đăng ký chuyển đổi môn tự chọn sau 1 tuần học đầu

tiên được Khoa thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù đây là một thao tác khó

thực hiện.

3. Những tồn tại

Việc đăng ký học vượt còn giới hạn vì quản lý còn khó khăn do thiếu nhân

sự.

Việc chọn môn học tự chọn của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu

người hướng dẫn.

Cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện, chương trình máy tính phục vụ đào

tạo tín chỉ còn hạn chế.

Chuyên viên phòng đào tạo chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đào

tạo chứng chỉ

4. Kế hoạch hành động

Bắt đầu năm 2008-2009, Khoa sẽ tăng cường cử cán bộ phụ trách đào tạo

tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn cũng như đi tham quan học hỏi một số

58

Page 59: Bao Cao Khoa Kinh Te

đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo theo học chế tín chỉ.

Bắt đầu năm 2008-2009, tăng cường nhân sự cho bộ phận đào tạo có

chuyên môn giỏi về tin học cũng như đầu tư về cơ sở vật chất cho phòng

đào tạo (máy server, đầu tư hoàn thiện phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ).

Tiêu chí 4.3: Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên: chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đáng giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.

1. Mô tả:

Đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) luôn là một trong những mối quan tâm

hàng đầu của Khoa Kinh tế. Qua đề cương chi tiết các học phần đã phần nào thể hiện

được phương pháp giảng dạy của giảng viên. Các phương pháp giảng dạy hiện nay tại

Khoa được áp dụng rất đa dạng tuỳ theo tính chất của từng môn học như: giảng lý

thuyết theo phương pháp truyền thống, phương pháp giải quyết tình huống, làm việc

theo nhóm, viết tiểu luận, thuyết trình đề tài. Có nhiều môn học giảng viên đã kết hợp

nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, . Bên cạnh phương pháp thuyết giảng truyền

thống, Semina và PPGD dựa trên vấn đề (Problem-based learning) là hai PPGD được

Khoa Kinh tế quan tâm nhiều [H4.03-01] vì các phương pháp này đề cao năng lực tự

học, tự nghiên cứu của SV, giúp SV phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các hình

thức học tập theo nhóm. Khoa Kinh tế đã và đang tiếp tục đầu tư cho CBGD triển khai

PPGD mới cho một số môn học có điều kiện và sẽ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm

để triển khai đại trà [H4.03-02].

Để có thể đánh giá đúng hiệu quả đổi mới PPGD và chia sẻ kinh nghiệm giữa các

CBGD, các bộ môn sử dụng các phương pháp: định kỳ tổ chức các hội thảo về đổi mới

PPGD và kiểm tra đánh giá [H03.02.01], dự giờ giảng, trao đổi giữa đồng nghiệp.

Trong số các tiêu chí đánh giá thi đua năm học của Khoa Kinh tế đối với CBGD

(để bình chọn các danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua). Có thể nói đây là công

cụ khá hiệu quả để động viên CBGD không ngừng nâng cao chất lượng giờ giảng và

bài giảng.

59

Page 60: Bao Cao Khoa Kinh Te

Khoa Kinh tế đã từng bước tổ chức lấy ý kiến của SV trong việc nhận xét chất

lượng giảng dạy của các môn học. Sau một thời gian tiếp tục thăm dò trong CBGD,

việc tổ chức lấy ý kiến SV về hoạt động giảng dạy đã chính thức được áp dụng trong

toàn Khoa Kinh tế vào năm 2008 với mẫu phiếu thống nhất [H03.02.02],[H03.02.03].

2. Đánh giá điểm mạnh:

Đã xây dựng được bộ phiếu để lấy ý kiến SV về công tác giảng dạy và học tập.

3. Những tồn tại:

Một số môn học chưa lấy ý kiến của.

Việc giám sát, kiểm tra chương trình giảng dạy của giảng viên chưa thực hiện

được

4. Kế hoạch hành động:

Trong năm học 2008-2009, Khoa sẽ tăng cường tuyên truyền, củng cố

nhận thức trong CBGD về việc phát triển phương pháp giảng dạy, và

phương pháp đánh giá kết quả học tập.

Học kỳ 1 (08-09), sẽ xây dựng và hoàn thiện phương pháp đánh giá những

hoạt động giảng dạy của giảng viên.

HK2 (08-09) sẽ đề xuất các quy định về hệ thống điểm.

Tiêu chí 4.4: Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.

1. Mô tả

Khoa rất chú trọng công tác đánh giá kết quả học tập của người học và đây là hoạt

động có tầm quan trọng trong quá trình giảng dạy. Những quy định về kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của sinh viên được thể hiện đầy đủ tại các chương II, III của Quy

chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT (từ năm 2006 trở về trước) và Quy chế 25/2006/QĐ-

60

Page 61: Bao Cao Khoa Kinh Te

BGD&ĐT đối với hệ chính quy tập trung và tại chương II và IV của Quy chế

3676/GD-ĐT đối với hệ không chính quy

Khoa Kinh tế khuyến khích các Bộ môn sử dụng các phương pháp khác nhau

trong kiểm tra đánh giá SV: tự luận, TNKQ, bài tập lớn, bài tập nhóm,... Quy trình tổ

chức coi thi, chấm thi, lưu giữ bài thi học kỳ và thi tốt nghiệp [H04.04.01] được

Khoa Kinh tế qui định chặt chẽ và định kỳ được kiểm tra đánh giá, trong đó khâu coi

thi được quan tâm nhất. Qui chế coi thi và xử lý thí sinh thi học kỳ và tốt nghiệp được

áp dụng theo Qui chế học chế tín chỉ. Khoa Kinh tế có bộ phận Thanh tra học chính

chịu trách nhiệm giám sát tất cả các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp, bảo đảm tính khách

quan, chính xác, công bằng cho tất cả các kỳ thi. Hoạt động này đã góp phần đáng kể

vào việc đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng của các kỳ thi.

Qui định cứng về số lần kiểm tra, tỷ trọng điểm kiểm tra có tác dụng tốt để đánh

giá đúng mức độ tích luỹ kiến thức thường xuyên của SV đối với mỗi môn học, hiện

nay bắt buộc sinh viên thi tập trung 2 đợt : giữa kỳ và cuối học kỳ với tỷ lệ đa số các

môn là 30%, 70%. Dự kiến năm 2008-2009 sẽ tiến hành chỉ kiểm tra cuối kỳ là bắt

buộc, còn điểm giữa kỳ giáo viên có thể cho làm tiểu luận hoặc lấy điểm quá trình làm

thành điểm giữa kỳ

Tất cả các chuyên ngành đào tạo đều có phần thực tập ngành nghề và thực tập tốt

nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm SV tốt nghiệp có được những

kiến thức, hiểu biết cơ bản về thực tế ngành nghề.

Hiện nay có thể nói Khoa Kinh tế xử lý những sinh viên vi phạm quy chế thi rất

nghiêm túc nên đảm bảo chất lượng cuộc thi, tạo sự công bằng cho tất cả sinh viên

[H04.04.02].

2. Những điểm mạnh

Hoạt động kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá; đảm bảo tính nghiêm túc, khách

quan, công bằng cho người học.

Hoạt động học tập được tổ chức đa dạng, giúp người học có kiến thức chuyên

môn vững vàng và kỹ năng xã hội, nghề nghiệp lẫn các kỹ năng xã hội và nghề

61

Page 62: Bao Cao Khoa Kinh Te

nghiệp.

Hoạt động kiểm tra định kỳ công tác ra đề thi, chấm thi của Khoa Kinh tế được

thực hiện nghiêm túc, giúp đánh giá đúng năng lực người học.

3. Những tồn tại

Chưa xây dựng được ngân hàng đề thi cho tất cả môn học để làm nền tảng

cho việc chuẩn hoá các đề thi, kiểm tra.

Do thiếu cơ sở vật chất nên việc triển khai in đề còn chưa thật sự được bảo

mật cao.

Cán bộ coi thi còn chưa nghiêm túc trong công tác coi thi, để xảy ra một số

trường hợp thất lạc bài thi.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2008 -2009:

Sẽ tổ chức in đề tập trung tại một phòng riêng biệt.

Tăng cường thêm các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, vấn đáp,

làm bài tập lớn.

Chia việc kiểm tra thành nhiều phần nhỏ.

Tăng cường việc ra đề thi chung.

Tiến hành thành lập các ngân hàng đề thi từ một số bộ bộ môn thí điểm từ

đó sẽ nhân rộng ra.

Giám sát thực hiện chương trình môn học.

Tiêu chí 4.5: Kết quả học tập của người học được thông báo công khai, kịp thời theo quy định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng quy định.

1. Mô tả

Khoa có hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ

và chính xác theo đúng quy định [H04.05.01] và kết quả học tập của từng sinh viên

được in theo biểu mẫu thống nhất của Khoa [H04.05.02].

62

Page 63: Bao Cao Khoa Kinh Te

Khoa cũng đã quy định cụ thể thời gian chấm thi kết thúc học phần và quy trình

quản lý kết quả thi, công bố công khai kết quả thi cho người học [H04.04.01].

Khi khoá học kết thúc, toàn bộ điểm thi được in và lưu trữ lâu dài cùng với bảng điểm gốc và phần mềm tin học [H04.05.03].

Hệ thống sổ sách lưu giữ việc cấp phát bằng tốt nghiệp rõ ràng, được lưu trữ cho

từng khoá tốt nghiệp [H04.05.04]. Khoa đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận, cấp

phiếu điểm và giải quyết thắc mắc về điểm trung bình chung năm học và xếp loại tốt

nghiệp cho sinh viên nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện.

Các thắc mắc của người học về kết quả thi đều được giải đáp thông qua phòng

đào tạo. Quy trình giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định chấm phúc tra

[H05.05.05].

Không có trường hợp thất lạc điểm thi, thất lạc văn bằng trong quá trình cấp phát

văn bằng hàng năm.

Mạng có hệ thống chống virus cập nhật thường xuyên, trung bình 1 tuần/1 lần. Dữ

liệu ngoài việc được đưa lên mạng còn được lưu giữ ở các ổ đĩa cứng trên máy và các

đĩa bên ngoài.

Kết quả học tập của SV được quản lý bằng mạng vi tính nội bộ thống nhất theo

một qui trình chung, bảo đảm tính chính xác và bảo mật. Bên cạnh đó còn có bộ phận

có trách nhiệm trong công tác lưu trữ kết quả học tập của SV.

2. Những điểm mạnh

Có hệ thống sổ sách và CSDL giúp lưu giữ kết quả học tập của người học

rõ ràng, đầy đủ, chính xác và an toàn.

Văn bằng và chứng chỉ học tập được quản lý và cấp đúng quy định, có hồ

sơ theo dõi.

3. Những tồn tại

Người học chưa thể tra cứu trực tiếp kết quả học tập thông qua Website

của Khoa Kinh tế hoặc các hệ thống tự động báo điểm.

63

Page 64: Bao Cao Khoa Kinh Te

Chưa có quy định thời gian chấm thi và công bố điểm tốt nghiệp.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2008 -2009 Khoa sẽ cố gắng đưa việc công bố điểm trên mạng

internet.

Năm 2008 -2009 Khoa sẽ đưa ra quy định cụ thể về thời gian chấm thi và

công bố điểm tốt nghiệp.

Tiêu chí 4.6: Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

1. Mô tả

Khoa có ý thức trong việc tạo cơ sở dữ liệu trong hoạt động đào tạo của nhà

trường bằng nhiều hình thức khác nhau từ khi thành lập Khoa. Từ năm 2005 việc áp

dụng hình thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên chính quy đã góp phần đẩy mạnh việc

quản lý cơ sở dữ liệu trong quá trình học của sinh viên được hoàn thiện hơn

[H04.05.01]

Các hoạt động lưu trữ dữ liệu trong đào tạo bao gồm: đăng ký các môn học tín

chỉ, điểm các môn học, điểm giáo dục thể chất, điểm giáo dục quốc phòng, danh sách

sinh viên thôi học, đình chỉ và tạm dừng học và sinh viên tốt nghiệp [H04.06.01].

Tháng 04/2008 Tổ kiểm định cũng đã triển khai đề tài nghiên cứu “Phương quản

lý và khai thác thông tin cựu sinh viên” để có cơ sở hình thành cơ sở dữ liệu cho việc

quản lý và khai thác cựu sinh viên phục vụ công tác đào tạo của khoa

2. Những điểm mạnh

Số liệu được lưu trữ cả dưới dạng sổ sách và trong máy tính.

3. Những tồn tại

Việc lưu trữ còn manh mún, chưa hệ thống, thiếu đồng bộ và thường

xuyên.

Hiện nay Khoa Kinh tế đang tiến hành điều tra đối với sinh viên đã tốt

64

Page 65: Bao Cao Khoa Kinh Te

nghiệp về việc làm, thu nhập,.. và đến nay kết quả xử lý chưa có.

4. Kế hoạch hành động

Bắt đầu cuối năm học 07-08, Khoa sẽ tiến hành kết nối dữ liệu với các phòng: P.

Đào tạo & QLSV, P. Công tác chính trị, Trung tâm hỗ trợ sinh viên & quan hệ doanh

nghiệp, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên .

Tiêu chí 4.7: Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1. Mô tả

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế cũng như xây dựng hình ảnh

của Khoa đối với xã hội. Từ năm học 2005-2006 Khoa kinh tế cũng đã tích cực tham

gia vào đề án “thí điểm đánh giá chất lượng giảng dạy bậc học” của ĐHQG-HCM. Đến

năm 2006-2007 Khoa đã áp dụng kết quả nghiên cứu đề án này vào việc khảo sát ý

kiến người học. Trong năm 2007-2008 Khoa tiếp tục mở rộng việc khảo sát lấy ý kiến

người học và người sử dụng lao động trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.

Công tác lấy ý kiến người học sau khi tốt nghiệp được thực hiện theo kế hoạch cụ

thể. Tuy nhiên, việc triển khai lấy ý kiến sinh viên tốt nghiệp hiện nay đang gặp nhiều

khó khăn vì công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên tốt nghiệp chưa có hệ thống

và đầy đủ.

2. Những điểm mạnh

Đánh giá chất lượng sinh viên thông qua tiếp cận điều tra các doanh nghiệp.

3. Những tồn tại

Việc lấy ý kiến sinh viên tốt nghiệp đã bắt đầu thực hiện trong năm học 2007-

2008, nhưng chưa bao phủ hết.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2008- 2009 sẽ bắt đầu điều tra định kỳ lấy ý kiến sinh viên đã tốt nghiệp.

65

Page 66: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chuẩn 5

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

MỞ ĐẦU

Khoa Kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đảm bảo yêu cầu về

chuyên môn và phẩm chất đạo đức, đặc biệt đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn

cao và kinh nghiệm trong giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

của Khoa đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được

đảm bảo các quyền lợi theo quy định. Khoa đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các

văn bản quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, qui hoạch cán bộ theo

quy trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, được đảm bảo các quyền lợi theo quy định.

Khoa luôn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên được đi học bồi

dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Khoa được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm

bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về công tác bổ nhiệm cán bộ của

ĐHQG-HCM.

Tiêu chí 5.1: Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.. 1. Mô tả

Khoa Kinh tế chủ trương xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân

viên có chất lượng cao, phục vụ nhiệt tình có trách nhiệm trên cả 3 mặt: đạo đức nghề

nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy và công tác. Thực hiện chủ

trương đó, Khoa có kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, minh bạch đối

với đội ngũ giảng viên và nhân viên, bổ nhiệm quản lý phù hợp với các vị trí công việc.

Điều này được thể hiện:

Về công tác tuyển dụng nhân sự:

Công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên của Khoa đã được Khoa

quan tâm chỉ đạo xây dựng và ban hành văn bản “Quy định các quy trình công tác

66

Page 67: Bao Cao Khoa Kinh Te

tuyển dụng, tập sự và xét hết tập sự trong Khoa Kinh tế - ĐHQG TP.HCM” công bố

công khai [H05.01.01].

Việc tuyển dụng cán bộ công chức viên chức Khoa đều xuất phát từ nhu cầu của

các đơn vị. Hàng năm Khoa có kế hoạch thông báo tuyển dụng giảng viên và nhân viên

[H05.01.02], trên cơ sở đó các đơn vị nêu nhu cầu bổ sung nhân sự [H05.01.03] gửi về

Hội đồng tuyển dụng Khoa để xét duyệt chỉ tiêu tuyển dụng [H05.01.04]. Nội dung thi

tuyển được thông báo công khai trong đó nêu rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng cần

tuyển dụng, ngày giờ, nội dung thi tuyển rõ ràng, công khai trên website của Khoa, Báo

Tuổi trẻ..... trước kỳ thi 30 ngày [H05.01.05].

Mỗi kỳ xét, thi tuyển, Khoa đều có văn bản liệt kê danh sách những người đăng

ký dự thi và danh sách trúng tuyển mỗi đợt thi tuyển và thông báo rộng rãi đến các đơn

vị [H05.01.06].

Khoa đã triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển dụng từ yêu cầu tuyển

dụng, xem xét, lập kế hoạch tuyển dụng, thành lập Hội đồng thi tuyển, thành lập tổ thư

ký hội đồng phê duyệt hồ sơ ứng viên, lập lịch thi, tổ chức thực hiện thi tuyển, tiếp

nhận, đánh giá thử việc, cho đến quyết định tiếp nhận và bố trí công việc…[H05.01.07]

và bổ nhiệm vào ngạch sau mỗi kỳ thi. Đồng thời, Khoa thực hiện chặt chẽ quy trình

thử việc theo đúng các quy định đối với ngạch giảng viên và các ngạch hành chánh

chuyên môn nghiệp vụ [H05.01.08].

Trong những năm qua, Khoa đã thực hiện tốt các quy định và quy trình tuyển

dụng nên công tác tuyển dụng đã thực hiện đi vào nề nếp. Qua đó giúp cho các đơn vị

Bộ môn, phòng, ban và Khoa thực sự chủ động trong kế hoạch tuyển dụng giảng viên

và nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Nhờ thực hiện đúng

quy trình với các tiêu chí tuyển dụng rõ ràng minh bạch đã giúp cho Khoa tuyển chọn

được những giảng viên, cán bộ, nhân viên có chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ. Từ

năm 2003 đến nay, Khoa đã tổ chức xét và thi tuyển 05 đợt bổ sung cho đội ngũ công

chức của Khoa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng cho các lĩnh vực công tác: giảng dạy,

nghiên cứu khoa học, hành chính và phục vụ đào tạo.

67

Page 68: Bao Cao Khoa Kinh Te

Bảng 5.1: Số lượng tuyển dụng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên từ năm 2003 đến 2007.

Đvt: người

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Số thí sinh dự thi 9 82 17

Chỉ tiêu tuyển dụng 90 95 136 160

Số được tuyển dụng 9 78 15

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (số liệu này chỉ tính viên chức qua thi

tuyển và xét tuyển, không tính viên chức được tiếp nhận từ đơn vị ngoài).

Về công tác qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ:

Thực hiện sự chỉ đạo của ĐHQG-HCM về công tác qui hoạch cán bộ, Khoa đã

triển khai tốt công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo cấp Khoa thông qua việc thành lập

Ban chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ và tổ công tác thực hiện triển khai quy hoạch

cán bộ [H.05.01.09], xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai đến từng đơn vị trong

Khoa [H05.01.10]. Khoa tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt mở rộng cấp Khoa, đảng uỷ,

tập thể lãnh đạo [H05.01.11]. Kết quả của việc triển khai này, Khoa đã quy hoạch được

một đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ tiêu chuẩn, có phẩm chất và năng lực quản lý

[H05.01.12].

Nhận thức rõ việc bổ nhiệm cán bộ quản lý là một công tác hết sức quan trọng,

góp phần thực hiện có hiệu quả mọi hoạt động của đơn vị và của toàn Khoa. Ngay từ

đầu nhiệm kỳ, Khoa đã có quy hoạch các đơn vị, quy hoạch và bố trí sắp xếp cán bộ có

đủ năng lực đảm trách công việc được giao.

Bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo quy trình gồm 4 bước, đúng tiêu chuẩn

chức danh của Ðiều lệ Ðại học và được cụ thể hoá với điều kiện của Khoa, đảm bảo

phù hợp với vị trí công tác và năng lực cá nhân

2. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế - ĐHQG TP. HCM đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn

bản quy định có liên quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo quy

68

Page 69: Bao Cao Khoa Kinh Te

trình và tiêu chí rõ ràng minh bạch, nên đã phát huy tác dụng đạt hiệu quả và đội ngũ

có năng lực đáp ứng được sứ mạng, mục tiêu của Khoa.

3. Tồn tại

Tuy hằng năm Khoa có đánh giá về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm

cán bộ trong báo cáo và phương hướng nhiệm vụ năm học, nhưng chưa có văn bản

tổng kết đánh giá riêng biệt việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ.

4. Kế hoạch hành động

Tổ chức điều chỉnh lại kế hoạch phát triển đội ngũ, tổ chức đánh giá công tác

tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong Khoa. 1. Mô tả

Khoa Kinh tế đã tạo được môi trường dân chủ để giảng viên, cán bộ quản lý,

nhân viên, sinh viên tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi đối với mọi hoạt động của

Khoa. Hệ thống chính trị trong Khoa (Đảng uỷ - Ban Chủ nhiệm - Công đoàn -Đoàn

TNCS HCM, Hội SV, Hội cựu chiến binh) đã thể hiện được vai trò chức năng của

mình, luôn tạo được môi trường dân chủ, đoàn kết nhất trí cùng chung một mục tiêu

xây dựng Khoa phát triển bền vững.

Trong quá trình xây dựng các quy định của Khoa đều có sự tham gia góp ý của

CBCNV thông qua hội nghị cấp cơ sở, của cán bộ chủ chốt các đơn vị (Ðảng, Chính

quyền và công đoàn) tại hội nghị cán bộ lãnh đạo trước khi ban hành chính thức

(H05.02.01).

Trong quá trình thực hiện các quy định, những điều khoản không hợp lý hoặc có

nhiều ý kiến của CBCNV đề nghị thay đổi, Khoa đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù

hợp. Ví dụ: Quy định về định mức lao động cho giảng viên được sửa đổi bổ sung 4 lần.

Hiện nay quy định này được đông đảo CBGD đồng tình và phấn khởi thực hiện.

Trong Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân có báo cáo

thường kỳ về kết quả hoạt động của ban để mọi người nắm vững thông tin một cách

chính xác, tạo niềm tin của CBCNV vào sự lãnh đạo các cấp trong Khoa (H05.02.02).

69

Page 70: Bao Cao Khoa Kinh Te

Về hoạt động thanh tra, Khoa có hai hệ thống thanh tra:

- Thanh tra nhân dân: được thành lập theo nghị định của Chính phủ thông qua bầu

cử tại hội nghị cán bộ viên chức nhiệm kỳ 2 năm [H05.02.03]. Hoạt động của Thanh

tra nhân dân theo hướng dẫn trong nghị định Chính phủ [H05.02.04]. Hàng năm có

chương trình công tác và báo cáo kết quả tại hội nghị CBVC. Thanh tra nhân dân đã

thể hiện được chức năng nhiệm vụ trong vai trò giám sát, kiểm tra việc đơn vị thực

hiện quy chế dân chủ; nghị quyết hội nghị CBVC; chế độ chính sách nhà nước; các quy

định của nhà Khoa; nhận và tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy

định luật pháp.

-Thanh tra học chính thành lập ngày 02/01/2004 , kèm theo là quy định tạm thời

về tổ chức và hoạt động của thanh tra học chính [ H05.02.05].

Hoạt động của Thanh tra học chính và Thanh tra nhân dân có sự phối hợp một số

công tác như: thăm dò ý kiến của người học về giảng dạy và phục vụ giảng dạy, điều

này đã tạo thuận lợi trong việc thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động của

Khoa.

Thời gian qua, công tác tiếp nhận đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của CBVC

đều được tiếp nhận và giải quyết kịp thời theo quy định của Khoa.

2. Những điểm mạnh

Trong những năm qua, lãnh đạo Khoa (Đảng, chính quyền, các đoàn thể) từ cấp

Khoa đến các đơn vị đã luôn quán triệt và quan tâm, coi trọng “Quy chế thực hiện dân

chủ trong hoạt động của Khoa”. Đây là cơ sở để GV, CBVC phát huy quyền dân chủ

của mình trong mọi hoạt động Khoa.

3. Tồn tại

Một số CBVC chưa mạnh dạn phát huy quyền dân chủ trong việc thực hiện

“Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Khoa”.

Tại một số ít đơn vị Bộ môn, Phòng, Ban... lãnh đạo chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện để quần chúng thực hiện quyền dân chủ.

4. Kế hoạch hành động

Xây dựng các biện pháp khuyến khích cán bộ viên chức quan tâm hơn đến

70

Page 71: Bao Cao Khoa Kinh Te

hoạt động chung của Khoa và đơn vị.

Tăng cường duy trì và củng cố thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong

hoạt động của Khoa” thông qua giao ban, hội họp, sơ kết, tổng kết năm

học, báo cáo và xem đây là một trong các tiêu chí xét thi đua.

Tiêu chí 5.3: Có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. 1. Mô tả

Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban Chủ nhiệm Khoa đã có những quy định về

các chế độ, chính sách tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ về tài chính cho đội

ngũ cán bộ quản lý được tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cả trong và

ngoài nước. Đến nay Khoa đã có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và ngoại ngữ

đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Cụ thể: Định mức lao động cho giảng

viên của Khoa một năm phải hoàn thành 1720 giờ, trong đó: thời gian cho nghiên

cứu khoa học và học tập tự bồi dưỡng 600 giờ (chiếm 34%), hoạt động tập thể về

chuyên môn 80 giờ (chiếm 5%).

Chính sách hỗ trợ về thời gian cho CBGD và quản lý: Giảng viên trong thời gian

đi học cao học, làm nghiên cứu sinh trong nước được giảm 50 % định mức giảng dạy

(H05.03.01). Hàng năm Khoa thường xuyên cử cán bộ quản lý đi tập huấn chuyên môn

theo nhiệm vụ được giao như công tác lập kế hoạch, dự án và quản lý tài chính, thực

hiện các chế độ lương phụ cấp (H05.03.02).

Khoa có Chính sách hỗ trợ về tài chính cho CBGD và quản lý: Cán bộ được cử đi

nghiên cứu sinh được Khoa hỗ trợ toàn bộ học phí, học cao học trong nước được Khoa

hỗ trợ 50% học phí. Cán bộ được cử đi hội thảo, đi học tập bồi dưỡng ở nước ngoài

dưới 3 tháng, được hưởng nguyên lương. Cán bộ được cử đi học tập bồi dưỡng ở nước

ngoài trên 3 tháng, được hưởng 40% lương. Hàng năm, Khoa dành từ 150 đến 200

triệu đồng cho công tác đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có

việc bồi dưỡng lý luận dạy học đại học cho CBGD. Tuy nhiên, còn một số đơn vị cử

cán bộ đi đào tạo chưa gắn với chuyên môn nghiệp vụ được giao.

Những cán bộ giảng dạy không tham gia các hoạt động chuyên môn, NCKH và

71

Page 72: Bao Cao Khoa Kinh Te

không hoàn thành định mức lao động phải hưởng lương Khoa theo loại B, C, D

[H05.03.03].

Bảng 5.3: Thống kê cán bộ, giảng viên được cử đi đào tạo, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước từ năm 2003 đến tháng 12/2007

Đvt: người

NămĐào tạo, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nước

Đào tạo, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nước ngòai

Tổng số

Tiến sĩ

Thạc sĩ

BD, HN

Tổng số

Tiến sĩ

Thạc sĩ, TT

BD, HN

2003 23 2 1 20 1 1

2004 69 4 15 50

2005 84 4 15 65 5 2 1 2

2006 141 8 33 100 1 1

2007 64 10 24 30 5 4 1

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

2. Những điểm mạnh

Khoa đã có quy định hỗ trợ tích cực cả về thời gian và tài chính để cán bộ quản lý,

giảng viên nâng cao năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3. Những tồn tại Còn một số cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng chưa phù hợp với

chuyên môn nhiệm vụ đang thực hiện.

Giáo viên chưa chủ động trong việc tìm kiếm học bổng đi đào tạo từ

nước ngoài

4. Kế hoạch hành động

Xây dựng chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp lý hơn, để khuyến khích cán

bộ đi học tập đúng chuyên môn. Chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010 có 40% CBGD có

trình độ tiến sĩ, 40% CBGD có trình độ thạc sĩ. Đến năm 2020 có 55% CBGD có trình

độ tiến sĩ, 35% CBGD có trình độ thạc sĩ. Đơn vị thực hiện : Phòng Tổ chức cán bộ.

Thời gian thực hiện từ năm 2007 đến 2010.

72

Page 73: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành công việc được giao. 1. Mô tả

Dựa vào tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành, kết hợp với nhu cầu thực tế, Khoa đã bổ nhiệm các cán bộ quản lý từ cấp bộ môn

trở lên đảm bảo đủ năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ, có đủ tiêu chuẩn chính trị,

sức khoẻ và uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao (H05.04.01).

Trong tổng số 24 cán bộ quản lý có 01 giáo sư, 02 phó giáo sư, 12 tiến sĩ, 09 thạc

sĩ; chủ yếu có độ tuổi từ 35 đến 45, 04 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 20

cán bộ có trình độ trung cấp ; 05 cán bộ quản lý là nữ.

Ðội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và cơ cấu hợp lý. Quy chế làm việc của

Khoa theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hàng năm, cán bộ quản lý có bản tự kiểm

điểm kết quả công tác, Khoa đánh giá dựa trên nhiệm vụ được giao và kết quả làm việc

của từng cán bộ (H05.04.02).

Trong 5 năm qua, hầu hết số cán bộ quản lý của Khoa được khen thưởng từ Chiến

sĩ thi đua các cấp, Bằng khen của Bộ, Thủ tướng Chính phủ đến Huân chương Lao

động hạng 3, không có cán bộ quản lý nào bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Riêng năm

2006-2007 đã có 2 cán bộ được nhận Huân chương Lao động hạng 3, có 4 cán bộ nhận

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

2. Ðánh giá điểm mạnh 

Khoa đã bổ nhiệm cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu

hợp lý. Ðội ngũ cán bộ nhiệt tình, làm việc có hiệu quả.

3. Những tồn tại 

Công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt còn chưa chủ động.

Cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị cao cấp còn ít.

Phần lớn cán bộ quản lý là giảng viên kiêm nhiệm nên chưa có thời gian

học lớp quản lý nhà nước

4. Kế hoạch

73

Page 74: Bao Cao Khoa Kinh Te

Từ năm 2007 xúc tiến việc cử cán bộ quản lý trong quy hoạch được đi đào tạo

trình độ chính trị trung cấp, cao cấp. Lập quy hoạch cán bộ quản lý cho nhiệm kỳ mới.

Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức hành chính, các bộ môn.

Tiêu chí 5.5: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục

và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục

nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên.

1. Mô tả

Khoa đã xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên tương đối phù hợp với điều kiện

thực tế của Khoa. Đội ngũ giảng viên của Khoa hiện nay có giảng viên cơ hữu, và

giảng viên thỉnh giảng đã quy chuẩn [H05.05.01].

Đội ngũ giảng viên của Khoa đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu

tương đối hợp lý cả về giới tính, thâm niên, tuổi đời, trình độ chuyên môn theo ngành,

chuyên ngành, là yếu tố nguồn lực quan trọng để thực hiện tốt chương trình đào tạo và

nghiên cứu trong những năm qua.

Xét về giới tính, cơ cấu đội ngũ giảng viên của Khoa có tỷ lệ tương đối hài hoà

giữa nam 52 % và nữ 48 %.

Xét về tuổi đời, có 45 giảng viên tuổi đời dưới 35 (42.5 %), 31 giảng viên tuổi từ

35-45 (29 %), 22 giảng viên có tuổi đời 46-55 ( 21 %), 5 giảng viên có tuổi đời từ 56-

60 (4.7 %), 3 giảng viên có tuổi đời từ 61-65 (2.8 %). Trong đó độ tuổi dưới 46 là 89

giảng viên chiếm 83.9 % giảng viên cơ hữu của Khoa. Cơ cấu độ tuổi trên đây của

giảng viên cho thấy có sự trẻ hoá đội ngũ và tính kế thừa giữa các độ tuổi.

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa có 93/106 có trình độ trên đại học (87.7

%) - trong đó nữ chiếm 41/93 giảng viên (44 %), với 15/106 giảng viên chính (14.2 %),

01 giáo sư và 02 phó giáo sư (2.8 %).

Hiện nay, quy mô người học theo khoá học, hệ, bậc và hình thức đào tạo bình

quân năm 2008 là: đại học chính quy: 6015; đại học không chính quy: 3484; đại học

bằng hai: 1284; cao học: ??; nghiên cứu sinh: ??? [5.5.5].

74

Page 75: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tỷ lệ sinh viên chính quy trên 1 giảng viên cơ hữu là: 6015/105.

2. Những điểm mạnh

Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, được bồi dưỡng thường xuyên

và liên tục trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên học vị chiếm tỷ lệ cao và được trẻ hoá

trong thời gian gần đây.

3. Tồn tại

Cơ cấu đội ngũ giảng viên giữa các bộ môn trong Khoa so với số lượng sinh viên

đào tạo của ngành và chuyên ngành còn thiếu hợp lý, .

4. Kế hoạch hành động

Năm 2008 và các năm tiếp theo, ưu tiên giao chỉ tiêu tuyển dụng CBGD.Xây

dựng cơ chế thu hút CBGD ; mở rộng hình thức hợp đồng thỉnh giảng, thuê chuyên gia

ngoài Khoa tham gia giảng dạy. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên/giảng viên là

19/1, đến năm 2020 là 15/1.

. Tiêu chí 5.6: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học1. Mô tả

Để duy trì và đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch, Khoa đã không ngừng

tăng cường đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Hiện nay, Khoa có

106 giảng viên cơ hữu tham gia trực tiếp giảng dạy; trong đó có 01 Giáo sư, 02 Phó

giáo sư, 22 Tiến sĩ, 68 Thạc sĩ, 15 Giảng viên chính, 02 Nhà giáo ưu tú. Ngoài ra còn

hơn 74 giảng viên hợp đồng thỉnh giảng [H05.06.01]. Hầu hết giảng viên của Khoa biết

ứng dụng tin học trong chuyên môn, sử dụng powerpoint trong giảng dạy. Về trình độ

ngoại ngữ của giảng viên, Khoa hiện nay hầu hết giảng viên đạt trình độ B ngoại ngữ

trở lên, có khả năng làm việc trực tiếp với người nước ngoài [H05.05.01]. Như vậy,

hiện nay đội ngũ giảng viên của Khoa có trình độ thạc sĩ chiếm 68, có trình độ tiến sĩ

25 [H05.05.01]. Từ năm 2003 đến nay, có 20 lượt giảng viên tham gia học tập, nghiên

cứu ở nước ngoài chiếm 18.8, đây là số lượng giảng viên có thể làm việc chuyên môn

trực tiếp với người nước ngoài [H05.06.02]. Khoa luôn luôn tạo điều kiện cho đội ngũ

75

Page 76: Bao Cao Khoa Kinh Te

giảng viên phát huy quyền tự chủ về học thuật bằng cách khuyến khích giảng viên

tham gia nghiên cứu, viết giáo trình chuẩn cho bộ môn tham gia giảng dạy, tham gia

các hội thảo, chương trình bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước bằng cách vận

động thông qua các hội nghị của Khoa và hỗ trợ về mặt tài chính [H05.06.03].

2. Những điểm mạnh

Ðội ngũ giảng viên của Khoa có chất lượng cao cả về chuyên môn và ngoại ngữ,

làm chủ về học thuật.

3. Tồn tại

Một số CBGD trẻ sau khi hết tập sự phải đảm nhận khối lượng giờ giảng lớn nên

chưa có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu.

4. Kế hoạch 

Xây dựng quy chế sau tuyển dụng đối với CBGD trẻ (sau 3 năm tuyển dụng

phải dự thi cao học và có trình độ ngoại ngữ C, sau 7 năm phải dự thi NCS và trình độ

ngoại ngữ trên C). Khuyến khích cán bộ giảng dạy đi đào tạo ở nước ngoài.

Tiêu chí 5.7: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định. 1. Mô tả

Khoa có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm công tác đủ đáp ứng với yêu cầu

chuyên môn, giảng dạy và mở rộng nhiều lĩnh vực đào tạo. Bình quân thâm niên của

giảng viên là 5-10 năm. Đội ngũ giảng viên dưới 46 tuổi chiếm tỷ lệ 83.9%

[H05.05.01]. Để trẻ hoá đội ngũ, hàng năm Khoa tổ chức tuyển dụng giảng viên trẻ

không quá 25 tuổi đối với trình độ đại học và không quá 35 tuổi đối với trình độ thạc

sĩ, tiến sĩ có thành tích học tập loại khá, giỏi [H05.01.01]. Đây sẽ là lực lượng kế thừa

những kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, đồng thời cũng là lực lượng được

đào tạo tốt, có trình độ và khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật nhanh, phương pháp

dạy hiện đại và là đội ngũ kế thừa tốt trong tương lai của Khoa.

Bảng 5.7: Bảng số liệu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên.

Thâm niên công tác Tỷ lệ

76

Page 77: Bao Cao Khoa Kinh Te

Dưới 5 năm 30

Từ 5 - 10 năm 43

Từ 11 - 15 năm 10

Từ 16 - 20 năm 22

Từ 20 năm 13

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính

2. Những điểm mạnh

Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của CBGD cao; CBGD trẻ chiếm tỷ lệ lớn.

3. Tồn tại

Đội ngũ cán bộ Giảng viên trẻ có trình độ, ngoại ngữ nhưng kinh nghiệm giảng dạy

chưa cao.

Chưa tích cực tham gia nghiên cứu khoa hoc

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2007-2008 trở đi, Khoa tiếp tục triển khai công tác tuyển dụng giảng

viên trẻ đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để bổ sung vào đội ngũ của Khoa

nhằm đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác góp phần vào sự phát triển của

Khoa trong tương lai.

Tiêu chí 5.8: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên

môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho

việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả

Khoa Kinh tế có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo đúng chuyên môn

hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, giảng viên và người học sử dụng các trang thiết bị, phục

vụ học tập và nghiên cứu, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của Khoa [H05.08.01]. Hằng

năm, Phòng Quản trị -Thiết bị đều có văn bản phân công công tác cho từng lãnh đạo và

nhân viên của phòng phụ trách những nội dung công việc cụ thể, kể cả trong giờ và

77

Page 78: Bao Cao Khoa Kinh Te

ngoài giờ[H05.08.02]. Để đáp ứng được những yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của

Khoa, Phòng Quản trị - Thiết bị đã tham mưu Ban Giám hiệu cử các kỹ thuật viên đi

học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Khoa hỗ trợ hoàn toàn về mặt tài chính

[H05.03.02].

2. Những điểm mạnh

Khoa có đủ đội ngũ kỹ thuật viên để hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giảng viên và

người học sử dụng các trang thiết bị, phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

3. Tồn tại

Số lượng kỹ thuật viên, nhân viên được đi học nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ còn ít. Việc tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn cho đội

ngũ kỹ thuật viên, nhân viên chưa được thường xuyên.

4. Kế hoạch hành động

Tiếp tục cử các nhân viên kỹ thuật đi học tập nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ.

Hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn phát triển trình độ đội ngũ

kỹ thuật viên, nhân viên.

KẾT LUẬN

Khoa Kinh tế xác định xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển của Khoa.

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Khoa hiện nay

tương đối đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hoá, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ

của công tác đào tạo, NCKH của Khoa. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức

và có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm

trách.

Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao,

thể hiện ở tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị chiếm tỷ lệ cao và có bề dày thâm niên

giảng dạy. Trong thời gian gần đây, đội ngũ giảng viên ngày càng trẻ hoá và thường

xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, đại đa số giảng viên có thể ứng dụng tin học

78

Page 79: Bao Cao Khoa Kinh Te

vào công tác chuyên môn và giảng viên đủ trình độ để làm việc với người nước ngoài.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ của Khoa trong 5 năm qua còn tồn tại một

số điểm yếu cần khắc phục. Cơ cấu đội ngũ giảng viên ở một số ngành, chuyên ngành

chưa hợp lý, số lượng kỹ thuật viên, nhân viên được được đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ còn ít. Khoa chưa có quy định về định kỳ đánh giá các hoạt

động giảng dạy của giảng viên cũng như chưa có các tiêu chí cụ thể để đánh giá các

hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian tới, Khoa sẽ chủ động xây dựng

kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ quản

lý, giảng viên, nhân viên của Khoa đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo

chuẩn chất lượng, trong đó chú ý đội ngũ giảng viên trẻ và đội ngũ kỹ thuật viên, nhân

viên. Từ năm 2009 Khoa sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp

lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Tiêu chuẩn 6: NGƯƠI HỌC

79

Page 80: Bao Cao Khoa Kinh Te

Trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo của Khoa Kinh tế, người học luôn

được xem là trung tâm của quá trình đào tạo, mọi hoạt động của Khoa đều hướng đến

việc tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất cho người học ở các bậc học, các loại hình đào

tạo. Trong thời gian người học được học tập và nghiên cứu tại Trường, người học được

giáo dục bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, chính trị và phẩm chất đạo đức đủ điều

kiện đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để có được những người học khi ra trường đủ điều

kiện đáp ứng nhu cầu của xã hội, Nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp, và

quy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người học; thúc đẩy và tạo điều

kiện cho người học tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả cao nhất

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra

đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả

Nhằm giúp cho người học hiểu đầy đủ các yêu cầu và nội dung về đào tạo, Nhà

trường đã cung cấp cho mỗi người học một “Sổ tay sinh viên” (H06.01.01) có đầy đủ

các văn bản về mục tiêu, chương trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, điều kiện dự thi

kết thúc từng học phần và các văn bản liên quan khác. Ngoài ra các văn bản hướng dẫn

này cũng được công bố rộng rãi trên mạng nội bộ của Khoa và người học có thể truy

cập Website của Hội Sinh viên Khoa (www.hsvkhoakinhte.com) để tiếp nhận thêm

những thông tin mới.

Bên cạnh song song các biện pháp trên, hằng năm, còn có các hình thức tuyên

truyền khác để giúp người học hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, và

các yêu cầu khác nhằm thực hiện tốt quy chế đào tạo, cụ thể như:

Trong các đợt tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh, Khoa cũng đã chủ động trong việc

tuyên truyền hướng nghiệp cho các em nắm rõ mục tiêu đào tạo từng ngành của Khoa

và phương thức sinh hoạt trong quá trình học tại Khoa Kinh tế (H06.01.02).

Vào đầu các khoá học hằng năm, Khoa đã tổ chức đợt sinh hoạt “Công dân – Sinh

viên” đầu khoá. Nội dung học tập nhằm trang bị cho các sinh viên những kiến thức tổng

quát về Đại học Quốc gia TP. HCM, về Khoa Kinh tế. Triển khai cho sinh viên những

80

Page 81: Bao Cao Khoa Kinh Te

quy chế đào tạo, quy chế học sinh – sinh viên, thông tin về các chế độ, chính sách đối

với sinh viên (H06.01.03), hướng dẫn đánh giá kết quả rèn luyện (H06.01.04), điều

kiện tốt nghiệp, thi kết thúc chương trình; thông tin tình hình kinh tế – chính trị - xã hội

của Việt Nam, công tác phòng chống tệ nạn xã hội,v..v…để sinh viên có những kiến

thức tổng quan về quá trình đạo tạo, sinh hoạt ở bậc Đại học.

Trong quá trình đào tạo, Phòng Công tác chính trị, các Bộ môn trong Khoa cũng

thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chương trình giao lưu về vấn đề thực tập,

tốt nghiệp, cách viết luận văn, báo cáo thực tập,… nhằm hỗ trợ sinh viên chuẩn bị ra

trường (H06.01.05).

Nhờ được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết thông qua nhiều hình thức khác

nhau, người học đã tự chủ động trong công tác học tập ngay từ khi vào học. Số lượng

người học vi phạm các quy chế trong những năm gần đây ngày càng giảm

2. Những điểm mạnh:

Tất cả những quy chế về đào tạo, chương trình đào tạo được triển khai rộng

khắp đến sinh viên thường xuyên và qua nhiều kênh thông tin, do đó sinh viên

có thể nắm bắt được thông tin dễ dàng trong quá trình học tập.

Định hướng của Khoa về thực tập, tốt nghiệp và việc làm cho sinh viên được

triển khai nhanh chóng.

3. Những tồn tại

Kênh thông tin về việc hướng dẫn quy chế cũng như chương trình học đến với

sinh viên chưa thật sự phong phú. Cụ thể là qua hệ thống website của Khoa

(www.ecovnuhcm.edu.vn) vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2008 – 2009, Khoa sẽ cơ bản hoàn thiện kênh thông tin qua

hệ thống website, cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết cho sinh viên

như: tra cứu điểm thi, đăng ký môn học, lịch học,…

Năm học 2008-2009, tiếp tục nâng cấp nội dung và trang bị thêm nhiều kỹ

năng cần thiết cho sinh viên trong sổ tay sinh viên.

81

Page 82: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức

khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn

nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường.

1. Mô tả:

Hằng năm, các chế độ về chính sách trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí được nhà

trường triển khai và thực hiện theo đúng tiến độ và theo đúng quy định, thực hiện đầy đủ

và được cập nhật kịp thời (H06.02.01) (H06.01.01) Có các biện pháp tìm kiếm tài trợ

nhằm hỗ trợ thêm cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Danh sách sinh viên hằng năm

được hưởng các chế độ đều được Khoa công bố công khai trên bản tin và wesite của Khoa

(H06.02.02).

Phòng Công tác Chính trị chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện các nội dung

liên quan đến chính sách, chế độ cho sinh viên. Nhiệm vụ của các chuyên viên trong

Phòng CTCT có sự phân công rõ ràng nên thông tin được triển khai đến sinh viên kịp

thời và việc thực hiện, giải quyết các chế độ chính sách hiệu quả (H06.02.03)

Khoa Kinh tế cũng phối hợp với Bộ phận Y tế của Trường ĐH Khoa học Tự

nhiên, cơ sở Linh Trung, Thủ Đức và Trạm y tế của Trung tâm Quản lý Ký túc xá

ĐHQG TP.HCM (do trường đang trong quá trình xây dựng nên cơ sở còn Những tồn

tại) phổ biến kịp thời cho sinh viên về các chế độ bảo hiểm, y tế và tiến hành cho sinh

viên đăng ký bảo hiểm y tế hằng năm. (H06.02.04)

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức với nhiều sân

chơi phong phú, đa dạng. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trong Khoa đã chủ động

phối hợp với các Phòng, Bộ môn trong Khoa thường xuyên tổ chức hoạt động văn, thể,

mỹ để tạo ra những sân chơi tinh thần cho sinh viên (H06.02.05).

Sinh viên đang học tập và sinh hoạt tại Khoa được đảm bảo các điều kiện về an

ninh trong khuôn viên trường. Phòng công tác chính trị, Phòng đào tạo và quản lý Sinh

viên phối hợp chặt chẽ với Đội Bảo vệ của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM

kịp thời xử lý những vấn đề an ninh trong nhà trường để đảm bảo cho sinh viên an tâm

học tập và sinh hoạt.

Nhờ việc triển khai các thông tin kịp thời, đầy đủ nên sinh viên được bảo đảm đầy

82

Page 83: Bao Cao Khoa Kinh Te

đủ quyền lợi trong việc xét miễn giảm học phí, các chế độ chính sách. Mỗi năm sinh

viên được xét và công nhận danh sách 2 lần/năm đối với các chế độ chính sách sinh

viên được hưởng. Sinh viên được nhận thẻ bảo hiểm y tế vào đầu mỗi năm học và được

giải quyết khám chữa bệnh miễn phí tại Bộ phận y tế của Trường ĐH KHTN và Trung

tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG. Các sân chơi học thuật, văn hoá văn nghệ, thể dục thể

thao thu hút đông đảo lượt sinh viên tham gia, đáp ứng được phần lớn nhu cầu sinh

hoạt cho sinh viên. Đến nay, chưa xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự trong khuôn

viên của trường và nơi sinh hoạt, học tập của sinh viên.

2. Những điểm mạnh:

Các chế độ, thông tin chính sách xã hội về sinh viên được thực hiện có

hiệu quả, kịp thời và giải quyết theo đúng đối tượng được quy định.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, tạo được nhiều sân

chơi bổ ích cho sinh viên rèn luyện, tăng cường sức khoẻ.

3. Những tồn tại:

Nhà trường chưa có cơ sở riêng nên cũng đã ảnh hưởng đến phần nào các

hoạt động ngoại khoá của sinh viên.

Vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên Khoa chưa đáp ứng hết.

Vấn đề đảm bảo an ninh cho sinh viên ngoại trú chưa được thực hiện hiệu

quả.

4. Kế hoạch hành động:

Trong giai đoạn trường chưa có cơ sở riêng, Khoa sẽ tiếp tục chủ động

phối hợp với Trung tâm quản lý Ký túc xá và cơ sở Linh Trung ,Thủ Đức

trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đời sống văn hoá

tinh thần cho sinh viên. Thực hiện tập trung và phối hợp chặt chẽ với

Trung tâm quản lý Ký túc xá và cơ sở Linh Trung trên cơ sở ký kết hợp tác

để kịp thời giải quyết cho Sinh viên vể vấn đề chăm sóc sức khoẻ y tế học

đường.

Trong năm học 2008-2009, phối hợp với Ban Công tác sinh viên ĐHQG

83

Page 84: Bao Cao Khoa Kinh Te

TP.HCM để quản lý chặt chẽ sinh viên ngoại trú thông qua việc thành lập

và quản lý của các “Tổ sinh viên tự quản” để đảm bảo thông tin kịp thời

vấn đề an ninh của sinh viên. Đối với sinh viên nội trú tại Ký túc xá, tiếp

tục phát huy vai trò của lực lượng cán bộ Đoàn - Hội chủ chốt để nắm bắt

và giải quyết kịp thời tình hình an ninh sinh viên.

Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho

người học được thực hiện có hiệu quả.

1. Mô tả

Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, Khoa Kinh tế cũng rất chútrọng

việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Bên cạnh việc ban

hành quy chế rèn luyện sinh viên của Khoa (H06.01.01; H06.01.04), Đoàn thanh niên –

Hội sinh viên còn có các hoạt động mang tính giáo dục cao, và xem công tác giáo dục

chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Khoa cũng

có các chính sách nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động rèn

luyện. (H06.03.01), (H06.04.04).

Phòng công tác chính trị với nhiệm vụ theo dõi diễn biến tư tưởng trong cán bộ,

giảng viên và sinh viên, triển khai các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức

lối sống cho sinh viên, kiểm tra việc chấp hành nội quy nhà trường và tham mưu thực

hiện quy chế khen thưởng kỷ luật đối với sinh viên, đồng thời phối hợp với Phòng Đào

tạo & QLSV thống kê danh sách sinh viên buộc thôi học hằng năm (H06.03.02).

Hằng năm, Khoa tổ chức tổng kết đánh giá và xét học bổng khuyến khích học tập

cho sinh viên trong từng học kỳ đúng theo quy định. (H06.03.03)

Vào mỗi đầu năm học, Khoa tổ chức mời các nhà báo, các báo cáo viên có uy tín

nói chuyện chuyên đề về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho sinh viên.

(H06.01.03)

Tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên thời gian qua đã có nhiều hoạt động

thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục

truyền thống, giáo dục đạo đức lối sống trong sinh viên. Một số hoạt động tiêu biểu

84

Page 85: Bao Cao Khoa Kinh Te

như: Olympic Mác – Lênin, Hội thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngày hội truyền

thống sinh viên hàng năm, Hội trại truyền thống, các hoạt động xã hội như Mùa hè

xanh, hiến máu nhân đạo, các hoạt động văn thể mỹ lành mạnh, Cuộc vận động xây

dựng lớp học văn minh…(H06.03.04)

Với những nổ lực của Khoa trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh

viên, nhiều năm qua, sinh viên của Khoa đã được đánh giá và khen thưởng trong nhiều

lĩnh vực hoạt động chính trị tư tưởng như: sinh viên hoạt động Đoàn – Hội xuất sắc,

sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi như Olympic Mác - Lênin cấp thành, sinh viên

khởi nghiệp, sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp, sinh viên đạt giải cao trong các

hội diễn văn nghệ (H06.03.05)

2. Những điểm mạnh:

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống là công tác rất được

sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy – Ban Chủ nhiệm Khoa.

Tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên đều là các đơn vị xuất sắc và tổ

chức rất tốt các hoạt động mang tính giáo dục.

3. Những tồn tại:

Chưa có quy chế phối hợp cụ thể giữa phòng công tác chính trị với các bộ môn và

phòng ban khác.

4. Kế hoạch hành động

Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ, các

quy định về quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, bộ môn được

quy định chặt chẽ hơn bằng cách tăng cường sự chỉ đạo bằng văn bản của

Ban chủ nhiệm Khoa về công tác phối hợp giữa các phòng ban, bộ môn.

Đặc biệt là quy chế phối hợp giữa các bộ môn, phòng ban khác và phòng

công tác chính trị về mặt giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên.

Bắt đầu từ năm học này, Phòng Công tác chính trị và tổ chức Đoàn – Hội

sẽ xúc tiến việc khảo sát trong sinh viên về hiệu quả của các hoạt động

giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, để từ đó nắm bắt tâm tư

85

Page 86: Bao Cao Khoa Kinh Te

nguyện vọng của sinh viên và đưa ra những hoạt động phù hợp.

Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng – Đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính

trị tư tưởng, đạo đức và lối sống trong sinh viên

1. Mô tả

Với chức năng và nhiệm vụ được phân công rõ ràng, chặt chẽ [H06.04.01], công

tác Đảng, đoàn thể của Khoa đã phát huy tốt vai trò trong việc rèn luyện chính trị tư

tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên. Môi trường rèn luyện của Đoàn thanh niên và

Hội sinh viên đã thực sự trở thành cái nôi trưởng thành của nhiều lớp Đoàn viên – sinh

viên trong Khoa. Tổ chức Đảng, Đoàn – Hội của Khoa liên tục giữ vững danh hiệu

xuất sắc nhiều năm liền [H06.04.02]. Trong từng nhiệm kỳ Đảng ủy Khoa đều có phân

công Đảng ủy viên phụ trách và trực tiếp chỉ đạo công tác thanh niên [H06.04.03].

Khoa cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất [H06.04.04], thời gian để sinh

viên tham gia hoạt động Đoàn – Hội để rèn luyện, việc phối hợp giữa tổ chức Đoàn –

Hội và Phòng đào tạo & Quản lý sinh viên đưa ra thời khóa biểu hợp lý để sinh viên có

thể thuận lợi tham gia phong trào là một điển hình. Tỷ lệ tập hợp thanh niên của Khoa

trong tổ chức Đoàn – Hội là trên 95% [H06.04.05]. Số lượng thanh niên được kết nạp

tính từ 2003 đến nay là…(tỷ lệ: ). Số lượng Đoàn viên ưu tú là …(tỷ lệ: )

[H06.04.06]; [H06.04.07].

Kinh phí hoạt động cho Đoàn TN và Hội SV được Khoa quan tâm phân bổ đúng

quy định và hợp lý. Đội ngũ cán bộ Đoàn có chế độ phụ cấp nhằm động viên, khuyến

khích họ tham gia công tác và tích cực cống hiến [H06.04.04].

Với những hoạt động mang tính giáo dục của mình, các tổ chức Đảng, Đoàn thể

trong Khoa đã có những đóng góp to lớn trong việc định hướng lối sống lành mạnh

trong sinh viên. Số sinh viên vi phạm nội quy nhà trường là…(tỷ lệ: ) [H06.03.02],

không có sinh viên nào đang học vi phạm pháp luật. Riêng tổ chức Đảng đã trở thành

mục tiêu phấn đấu của nhiều Đoàn viên thanh niên trong Khoa, góp phần tạo động lực

cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện.

2. Những điểm mạnh:

86

Page 87: Bao Cao Khoa Kinh Te

Số lượng đoàn viên là sinh viên được kết nạp vào Đảng hàng năm ổn định

có chất lượng, công tác bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong sinh viên được

duy trì tốt

Đảng bộ Khoa rất quan tâm đến công tác giáo dục và phát triển Đảng trong

SV

3. Những tồn tại:

Số lượng sinh viên phát triển Đảng chưa tương xứng với tiềm năng.

4. Kế hoạch hành động:

Bắt đầu từ học kỳ II năm học 2007 -2008, được sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban

chủ nhiệm Khoa, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đã tiến hành hoàn chỉnh quy trình

bình bầu và giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp sao cho phù hợp với

điều kiện của Khoa.

Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập

và sinh hoạt của người học

1. Mô tả:

Hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt của sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng

của nhà trường trong quá trình đào tạo. Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều

khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng Khoa luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát các bộ phận

chức năng tìm các giải pháp phù hợp, tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc học tập và sinh

hoạt cho sinh viên. Khoa Kinh tế luôn tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư nhiều về cơ sở vật

chất, trang thiết bị nhằm tạo điều kiện để sinh viên học tập. Tổ chức Đoàn Thanh niên –

Hội Sinh viên luôn tìm kiếm nhiều mô hình sinh hoạt nhằm hỗ trợ cho sinh viên. Khoa

cũng đã chủ động và phối hợp với nhiều đơn vị, các tổ chức để hỗ trợ về đời sống, học tập

và sinh hoạt của sinh viên trong Khoa. (H06.05.01)

Khoa Kinh tế đã phối hợp với Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP.HCM để

tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nội trú và giải quyết được lượng lớn sinh viên có

hoàn cảnh khó khăn, các sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên được vào nội trú tại Ký

túc xá nhằm giúp sinh viên an tâm trong học tập. (H06.05.02). Các điều kiện về an

87

Page 88: Bao Cao Khoa Kinh Te

ninh, cơ sở vật chất tại ký túc xá, các khu vực sinh hoạt, khu vực học tập dành cho sinh

viên nội trú luôn đầy đủ tiện nghi và đạt tiêu chuẩn. (H06.05.03)

Cùng với Ban quản lý cơ sở Linh Trung, Khoa cũng đáp ứng được nhu cầu về

học tập, sinh hoạt, bố trí lịch thi hợp lý từng học kỳ căn cứ vào cơ sở hiện tại, hệ thống

thư viện để sinh viên hòan thành tốt việc học tập và thi cử. (H06.05.04).

Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã tổ chức nhiều chương trình, sân chơi văn

hóa, văn nghệ, thể thao cho sinh viên. Tổ chức nhiều hội thảo, giao lưu doanh nghiệp,

các cuộc thi học thuật để góp phần bổ trợ kiến thức học tập cho sinh viên và tạo được

tác dụng tốt cho sinh viên trong rèn luyện. (H06.02.05)

Nhiều câu lạc bộ học thuật, kỹ năng, sở thích như Anh văn, Nghiên cứu Khoa học

Kinh tế,WAPA, Tài chính Ngân hàng…thường xuyên tổ chức các hội thảo, gameshow

học thuật góp phần bổ trợ thêm kiến thức cho sinh viên. (H06.05.05)

Khoa phối hợp với Ký túc xá tổ chức nhiều sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể thao

để sinh viên rèn luyện sức khỏe. (H06.05.06)

Bộ phận hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp cùng với Đoàn – Hội phối

hợp với các doanh nghiệp để tạo nhiều cơ hội thực tập, việc làm cho các đối tượng sinh

viên. Tìm kiếm được rất nhiều nguồn học bổng để hỗ trợ cho sinh viên. (H06.05.07)

2, Những điểm mạnh:

Khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên an tâm học tập, sinh hoạt. Tổ

chức được nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích giúp sinh viên rèn luyện. Các chương

trình sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên, các chương trình hỗ trợ sinh viên luôn phong

phú, đa dạng.

3. Những tồn tại

Chưa khảo sát thường xuyên nhu cầu của sinh viên để kịp thời điều chỉnh

và triển khai các chương trình hành động phù hợp.

Nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên rất lớn nhưng do cơ sở còn

nhiều Những tồn tại nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên với số

88

Page 89: Bao Cao Khoa Kinh Te

lượng ngày càng gia tăng.

4. Kế hoạch hành động:

Bắt đầu từ năm học 2008-2009, Khoa tăng cường khảo sát và lấy ý kiến

nhu cầu của sinh viên hằng năm thông qua nhiều kênh như (lấy mẫu, khảo

sát qua website, khảo sát rộng khắp…) để nắm bắt thông tin và có cơ sở

tăng cường thêm trong việc hỗ trợ sinh viên.

Đến hết năm 2008, Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp

chính thức hoạt động và phát huy vai trò trong việc khai thác nhiều hơn các

nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho sinh viên.

Tiêu chí 6.6: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh,

tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước, cũng như các nội quy của nhà trường cho người học

1. Mô tả

Bên cạnh quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, Khoa chú trọng giáo dục sinh

viên tìm hiểu và tôn trọng luật pháp, nắm vững và có ý thức chấp hành các chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Công tác tuyên truyền, giáo

dục đạo đức lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương

đường lối, chính sách của của Đảng và Nhà nước gắn với công tác giáo dục của nhà

trường thông qua các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, các môn học về luật trong

chương trình đào tạo cơ bản và chuyên ngành [H06.01.01];[H06.01.03], các thông tin

tuyên truyền trên các ápphích, banderol, trang Web của Khoa, bản tin nội bộ của

trường và các chương trình hành động của Đoàn – Hội [H06.06.01]

Vào đầu mỗi năm học, các Bộ môn trong Khoa đã củng cố hoạt động và quán triệt

tinh thần các giáo viên chủ nhiệm nhằm thông qua hệ thống này định hướng cho sinh

viên lề lối, phương pháp học tập, tác phong đúng đắn trên giảng đường [H06.06.02].

Hệ thống bản tin của các phòng ban, bộ môn, được cập nhật nội dung thường

xuyên, về công tác đào tạo của Khoa, các nội dung văn bản quy định liên quan đến

89

Page 90: Bao Cao Khoa Kinh Te

giáo dục đào tạo.Hệ thống bản tin của Đoàn – Hội đã thực hiện công tác tuyên truyền

khá hiệu quả với nội dung phong phú và mang tính giáo dục định hướng cao và được

cập nhật thường xuyên trên website của Khoa, của Hội sinh viên…[H06.06.01]

Tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động

mang tính tuyên truyền giáo dục về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về lối

sống đạo đức lành mạnh, vì cộng đồng, giáo dục tinh thần yêu nước tự hào dân tộc

trong sinh viên [(H06.03.04); (H06.01.03)]. Ngoài các hình thức tuyên truyền đã nêu

trên, Khoa còn thực hiện tuyên truyền giáo dục thông qua các hội nghị, hệ thống văn

bản của chính quyền, Đoàn – Hội trong các giai đoạn cao điểm [H06.06.03].

2. Những điểm mạnh:

Thông tin tuyên truyền giáo dục có nội dung đa dạng và triển khai rộng khắp.

3. Những tồn tại:

Các hình thức phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến

sinh viên chưa sinh động.

Tiến độ triển khai các thông tư, văn bản đôi khi còn chậm ảnh hưởng đến

tiến độ chung của hoạt động.

4. Kế hoạch hành động:

Năm học 2007 – 2008, Khoa đã tiến hành sửa chữa nâng cấp hệ thống

website, tổ chức Đoàn – Hội cũng tiến hành xây dựng hệ thống website

phục vụ công tác thông tin tuyên truyền cho các hoạt động của Khoa, và

đoàn thể.

Bắt đầu từ năm học 2008-2009, tiến hành khảo sát tìm kiếm và đưa vào áp

dụng mô hình tuyên tuyền giáo dục mới thu hút sự quan tâm của sinh viên.

Tiêu chí 6.7: Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp

có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

1. Mô tả

Bên cạnh việc không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất

lượng đào tạo, Khoa đặc biệt quan tâm đến công tác định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ

90

Page 91: Bao Cao Khoa Kinh Te

sinh viên tìm việc làm sau khi ra trường [H06.07.01]. Bên cạnh việc tổ chức hướng

nghiệp cho sinh viên, Bộ phận quan hệ doanh nghiệp còn tổ chức các hoạt động giới

thiệu việc làm bán thời gian và việc làm toàn thời gian cho sinh viên đang học tập và

chuẩn bị ra trường, liên hệ ký kết hợp tác doanh nghiệp trong việc làm cầu nối cung

ứng nguồn lực cho doanh nghiệp cũng như giới thiệu chỗ thực tập và việc làm cho sinh

viên [H06.07.02].

Tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu

doanh nghiệp, Ngày hội việc làm nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với nhiều nguồn

thông tin tuyển dụng. Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng được

thường xuyên cập nhật trên hệ thống bản tin, website…Các câu lạc bộ đội nhóm còn tổ

chức các chương trình nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng phỏng vấn,

xin việc, kỹ năng viết CV, phương pháp sử dùng thời gian hiệu quả…[H06.07.01]

Ngoài ra thông qua mối quan hệ của các cán bộ giảng viên có uy tín trong Khoa,

các bộ môn đã chủ động liên hệ nơi thực tập, thông tin tuyển dụng, các chương trình

học bổng đào tạo phù hợp với sinh viên của chuyên ngành mình, và tiến hành trao

nhiều học bổng cho sinh viên [H06.07.03].

2. Những điểm mạnh:

Đã tạo được nhiều điều kiện thuận lợi để sinh viên tiếp cận với các nguồn

thông tin tuyển dụng.

Chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh

nghiệp có nhu cầu tuyển dụng phù hợp với các chuyên ngành đang đào tạo

của Khoa. Có những hoạt động nâng cao các kỹ năng mềm giúp sinh viên

dễ dàng hơn khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

3. Những tồn tại:

Các hoạt động hỗ trợ tổ chức chưa thường xuyên và chủ yếu nhắm vào đối tượng

sinh viên năm cuối, chưa mở rộng định hướng nghề nghiệp mang tính lâu dài đối với

sinh viên năm 1,2,3..

91

Page 92: Bao Cao Khoa Kinh Te

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2008-2009, theo quy hoạch sẽ tiến hành tăng cường và đẩy mạnh hoạt

động của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp nhằm mở rộng số lượng

các đối tác của Khoa, mở rộng đối tượng được tư vấn về nghề nghiệp trước khi tốt

nghiệp.

Tiêu chí 6.8: Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt

nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được

việc làm đúng ngành được đào tạo.

Mô tả

Trong những năm qua, Khoa Kinh tế luôn tạo được những mối quan hệ tốt với các

đơn vị doanh nghiệp, nhiều tổ chức cá nhân ngoài xã hội để tạo thuận lợi cho sinh viên sau

khi tốt nghiệp nắm bắt được cơ hội làm việc [H06.08.01]. Chính vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ

của Khoa thì phần lớn sinh viên tự tìm cho mình nhiều cơ hội làm việc. Hằng năm, Khoa

Kinh tế thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu doanh nghiệp, gặp gỡ trao đổi với các

doanh nghiệp về cơ hội việc làm, thực tập. Khoa cũng tổ chức định kỳ các khóa chuyên

đề nhằm phục vụ cho sinh viên trong con đường lựa chọn nghề nghiệp như kỹ năng

phỏng vấn, kỹ năng viết đơn tìm việc…[H06.07.01].

Khoa Kinh tế đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược với Hoa Sen Group (Tỉnh

Bình Dương) về việc phối hợp trong lĩnh vực đào tạo cũng như hỗ trợ sinh viên sau khi

ra trường. [H06.05.07]

Bộ phận hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp cũng đã thỏa thuận với nhiều

doanh nghiệp trong việc tuyển chọn sinh viên thực tập và làm việc. [H06.07.02]

Nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp gửi thông tin tuyển dụng về phía Khoa để sinh

viên chủ động tìm kiếm cơ hội thực tập, việc làm. Khoa cũng đăng tải thường xuyên

thông tin tuyển dụng sinh viên lên website của Khoa, Hội Sinh viên để sinh viên thuận

lợi tìm kiếm cơ hội, lựa chọn ngành nghề. [H06.08.02]

Theo số liệu thống kê, khảo sát của Khoa, sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều

92

Page 93: Bao Cao Khoa Kinh Te

cơ hội thuận lợi để tìm việc làm và tỷ lệ sinh viên làm việc đúng với chuyên ngành đào

tạo cũng như phát huy chuyên môn rất tốt tại nơi làm việc. [H06.08.03]

Qua thông kê tình hình sinh viên đã tốt nghiệp ra trường thì khoảng 80% sinh viên

tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành đào tạo và phát huy tốt năng lực, chuyên môn.

2. Những điểm mạnh:

Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với nhiều đơn vị, nhiều doanh nghiệp

đó đó tạo thuận lợi rất lớn cho sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội làm

việc sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Khoa Kinh tế sau khi tốt nghiệp phát huy rất tốt năng lực chuyên

môn được đào tạo tại trường vào trong công việc.

3. Những tồn tại

Do điều kiện khách quan nên Khoa vẫn chưa có bộ phận phụ trách để quản lý

thông tin cựu sinh viên và làm đầu mối liên lạc với cựu sinh viên của Khoa.

4. Kế hoạch hành động:

Đến cuối năm 2008-2009 Khoa thực hiện đề tài nghiên cứu phương thức

quản thông tin cựu sinh viên.

Năm học 2008-2009, tăng cường mở rộng các mối quan hệ với các doanh

nghiệp thông qua việc thường xuyên ký kết thỏa thuận giữa nhà trường với

doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo kỹ năng sinh viên và tìm kiếm cơ hội

việc làm cho sinh viên.

Trong từng năm học, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng chất các chương

trình gặp gỡ, giao lưu doanh nghiệp để trang bị cho sinh viên những kỹ

năng cần thiết sau khi tốt nghiệp.

Tiêu chí 6.9: Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng

viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường

đại học trước khi tốt nghiệp.

93

Page 94: Bao Cao Khoa Kinh Te

1. Mô tả:

Khoa Kinh tế luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên có thể đóng

góp ý kiến, tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, và đánh giá chất

lượng đào tạo của trường thông qua các buổi tọa đàm, gặp gỡ lãnh đạo Khoa, Bộ môn

[H06.09.01], thông qua các diễn đàn do Đoàn - Hội tổ chức, hộp thư góp ý, thư điện

tử…Ngoài ra Khoa cũng tổ chức phát phiếu khảo sát lấy ý kiến sinh viên về chất lượng

giảng dạy [H06.09.02].

Đoàn thanh niên – Hội sinh viên đã tổ chức nhiều diễn đàn từ cấp chi đoàn đến

cấp Khoa để sinh viên có điều kiện phát biểu chính kiến về chất lượng đào tạo, về

phương pháp giảng dạy của giảng viên tại Khoa Kinh tế [H09.06.03].

2. Những điểm mạnh:

Việc tạo điều kiện cho sinh viên được đóng góp ý kiến về chất lượng đào tạo của

Khoa được tổ chức rộng khắp, qua nhiều kênh thông tin.

3. Những tồn tại:

Trên thực tế việc lấy ý kiến sinh viên chưa thực hiện thường xuyên, có nhiều bộ

môn mới thành lập nên việc lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy của giảng viên còn

nhiều hạn chế.

4. Kế hoạch hành động:

Bắt đầu từ năm 2008, thực hiện khảo sát hàng năm dành cho sinh viên năm 3 và

năm 4 về chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó Ban chủ nhiệm Khoa cũng tăng cường chỉ

đạo các bộ môn, Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp tiến hành lấy ý kiến khảo sát từ doanh

nghiệp về chất lượng sinh viên ra trường đã và đang làm việc tại doanh nghiệp.

TIÊU CHUẨN 7

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

94

Page 95: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động KH&CN phù hợp với sứ

mạng nghiên cứu và phát triển của truờng Đại học

1. Mô tả

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Khoa đã có một bộ phận chuyên trách

quản lý khoa học nằm trong Phòng SĐH,QLKH&HTQT [H07.01.01]. Phòng đã có

những nỗ lực duy trì hoạt động của mình ngay từ lúc lực lượng giảng viên trong Khoa

còn mỏng. Phòng hoạt động với mục tiêu là phát triển nghiên cứu khoa học nhằm mục

đích phát triển sự nghiệp đào tạo và nhờ vào việc phát triển NCKH để nâng cao trình

độ, kiến thức của giảng viên cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Trong hệ thống tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học của mình, Khoa chịu

sự quản lý của Ban Khoa học Công nghệ – Đại học Quốc gia Tp. HCM về cơ chế

chung. Về cơ chế tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong nội bộ của khoa, bộ

phận quản lý khoa học chịu sự quản lý trực tiếp từ phía ban chủ nhiệm khoa, là người

tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Khoa, là cầu nối trung gian giữa các

tổ chức nghiên cứu bên ngoài và giảng viên trong Khoa [H].

Cơ chế quản lý về khoa học trong Khoa, tính từ thời điểm thành lập Khoa đến

nay, hàng năm Khoa đều xây dựng kế hoạch NCKH cho năm căn cứ vào các đề tài các

cán bộ giảng viên trong khoa đăng ký [H07.01.02]. Nội dung kế hoạch bao gồm tên đề

tài đăng ký, chủ nhiệm đề tài, ngân sách được duyệt, thời gian tiến hành. Khoa cũng đã

thiết lập được quy trình tổ chức nghiên cứu khoa học, xét duyệt các đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ và cấp cơ sở của cán bộ giảng viên, của sinh viên căn cứ vào mục tiêu

phát triển và đào tạo của Khoa [H07.01.03]. Quy chế tài chính trong việc hỗ trợ cho

các hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên cũng được xác lập rõ ràng trong kế

hoạch và trong Quy chế chi tiêu nội bộ dựa vào quy định chung của ĐHQG [H].

Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học đến từ nguồn phân

bổ từ ngân sách nhà nước, ngoài ra, Khoa còn trích từ nguồn thu học phí của Khoa đễ

hỗ trợ với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và đối với các đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ [H07.01.04].

95

Page 96: Bao Cao Khoa Kinh Te

Quy trình xây dựng kế hoạch đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học trong

Khoa Kinh tế được tổ chức như sau: đầu năm phòng quản lý khoa học gửi bản đăng ký

đề tài về cho các bộ môn, phòng ban cho các giảng viên và các chuyên viên, trên cơ sở

đăng ký của cá nhân và đơn vị, trường thành lập hội đồng xét duyệt đề tài. Đơn vị, cá

nhân được xét chọn tiến hành viết và nộp lại thuyết minh đề tài đã được chỉnh sửa. Quy

trình này giống với các trường khác, đây cũng là quy trình tạo được sự tương tác giữa

hội đồng khoa học của Khoa và giảng viên trong khoa.

Việc triển khai kế hoạch cũng được tiến hành đồng thời với sự phối hợp của

các đơn vị trong khoa.

2. Mặt mạnh

Ở tiêu chí này, điểm mạnh của Khoa được thể hiện qua các điểm:

Sự tiến hành định kỳ thường xuyên mỗi năm việc xây dựng kế hoạch

NCKH của Khoa.

Triển khai nghiêm túc, bài bản kế hoạch đã định.

Xây dựng quy trình rõ ràng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế

hoạch NCKH.

3. Tồn tại

Mặc dù việc xây dựng kế hoạch NCKH và triển khai thực hiện đều hàng năm

nhưng kế hoạch chưa mang tính chiến lược, thiếu sự chủ động từ phòng NCKH trong

việc định hướng tổng thể cũng như xác định rõ mục tiêu cần đạt. Sự phù hợp của kế

hoạch này với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của truờng Đại học, của Khoa chưa

thể hiện rõ nét. Kế hoạch mang nặng tính sáo mòn, lập lại.

4. Kế hoạch hoạt động

Nhằm khắc phục, chấn chỉnh các hạn chế vừa nêu trên, trong tương lai

Khoa sẽ tập trung vào các việc:

Xây dựng và hoàn chỉnh quy trình lập kế hoạch NCKH bao gồm cả việc

triển khai kế hoạch này. Phần này do phòng NCKH thực hiện, chậm nhất

cuối HK 1 năm học 2008 – 2009 sẽ hoàn tất.

96

Page 97: Bao Cao Khoa Kinh Te

Xác định rõ mục tiêu, sứ mạng nghiên cứu của Khoa. Phần này do BCN

cùng Hội đồng Khoa học Khoa thực hiện và cũng chậm nhất cuối HK 1

năm học 2008 – 2009 sẽ hoàn tất.

Trên cơ sở đó phòng NCKH chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn cho việc

NCKH. Kế hoạch này sẽ áp dụng thí điểm cho năm 2009, sau đó có bước

đánh giá rút kinh nghiệm cho những năm tiếp sau.

Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình trong quản lý khoa học, hỗ

trợ cho các hoạt động khoa học là chính. Cụ thể là lập hệ thống theo dõi

đối với hoạt động nghiên cứu của giảng viên trong các bộ môn, ví dụ: viết

báo, tham dự hội thảo, số đề tài nghiên cứu khoa học tham gia và chủ trì.

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các viện nghiên

cứu nhằm đẩy mạnh tính thực tiễn và ứng dụng của các đề tài nghiên cứu

khoa học cho phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của truờng

Đại học, của Khoa.

Tiêu chí 7.2 Số lượng đề tài, dự án đã thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch

1. Mô tả:

Tổng số các đề tài nghiên cứu khoa học của khoa Kinh tế đã thực hiện và nghiệm

thu được gần 100 đề tài theo hướng ứng dụng và nghiên cứu lý thuyết kinh tế. Các đề

tài mang tính ứng dụng là các đề tài trong lĩnh vực kinh doanh, các chương trình

nghiên cứu, những đề tài nổi bật như: nghiên cứu trong tín dụng các doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Tp. HCM, nghiên cứu phát triển xuất khẩu sang Mỹ. Các đề tài mang tính lý

thuyết, bao gồm về các chủ đề kinh tế học, kinh tế chính trị.

2. Mặt mạnh

Mặc dù là một thành viên còn non trẻ so với các trường thành viên trong ĐHQG

như Bách Khoa, Tự Nhiên, Xã hội – Nhân văn…, số lượng cán bộ - giảng viên ít

nhưng phải đảm đương khá nhiều lớp và công việc của Khoa, nhưng việc đăng ký đề

tài NCKH, và tỉ lệ thực hiện đề tài của các cán bộ - giảng viên được tiến hành nghiêm

túc và được nghiệm thu đúng bài bản, đúng quy định.

97

Page 98: Bao Cao Khoa Kinh Te

3. Tồn tại

Tuy nhiên như ở trên đã trình bày, thời gian trong giảng dạy ở Khoa khá

nhiều làm cho việc giảng viên gặp khá nhiều khó khăn khi tham gia

nghiên cứu khoa học. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc trễ hạn, quá hạn

của đề tài không tiến hành và nghiệm thu theo đúng như kế hoạch đã

đăng ký.

Hạn chế khác ở tiêu chí này chính là lực lượng làm công tác quản lý

NCKH của Khoa rất mỏng. Chính vì vậy việc theo dõi, nhắc nhở, đôn

đốc cán bộ - giảng viên thực hiện đúng tiến trình không được thực hiện

chặt chẽ.

4. Kế hoạch hoạt động:

Chú trọng phần xây dựng kế hoạch ở tiêu chí 7.1 hoàn chỉnh và triển khai

chặt chẽ. Căn cứ vào kế hoạch đó lập lịch trình cụ thể và gửi đến các chủ

nhiệm đề tài.

Sử dụng các phần mềm như Microsoft Project để lập bảng theo dõi tiến độ

các đề tài, cập nhật thường xuyên tiến trình này cho các chủ nhiệm đề tài

để quản lý thời gian của họ.

Tăng cường bổ sung nhận sự cho phòng NCKH.

Tuyển dụng thêm cán bộ - giảng viên để chia sẻ công việc giảng dạy tại

kho, giảm bớt áp lực cho lực lượng giảng viên hiện nay.

Quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo từng kỳ tiến

độ thực hiện đề tài, từ đó có các quy định chế tài cũng như biện pháp hỗ trợ

cho các đề tài có dấu hiệu trễ hạn.

Tiêu chí 7.3: Số luợng các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nuớc và

quốc tế tuơng ứng với số đề tài NCKH và phù hợp với định huớng

nghiên cứu và phát triển của ĐHQG.

1. Mô tả:

Song song với việc khuyến khích cán bộ - giảng viên Khoa trong việc nghiên cứu

98

Page 99: Bao Cao Khoa Kinh Te

khoa học, Khoa cũng rất chú trọng động viên cán bộ - giảng viên viết bài báo tham dự

đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước sau khi hoàn tất NCKH, bởi đây là cơ

hội để giảng viên có dịp cọ sát và trao đổi những kiến thức của mình với học giả trong

và ngoài nước. Nhìn chung các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước

được thực hiện tương đối khá tốt nhưng bài viết đăng trên tạp chí quốc tế vẫn còn chưa

được nhiều.

2. Mặt mạnh:

Tuy số lượng cán bộ - giảng vỉên của Khoa còn ít nhưng do chế độ tuyển dụng

yêu cầu cao, trong đó không ít cán bộ - giảng viên tốt nghiệp nước ngoài về nên một

phần không nhỏ cán bộ - giảng vỉên này trong khoa có kinh nghiệm lâu năm, có lợi thế

trong việc tự đứng ra nghiên cứu và tham gia viết báo. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ -

giảng viên trẻ của Khoa khá đông, sức trẻ và lòng say mê NCKH rất lớn và chính họ

cũng đang tham gia các lớp học nâng cao kiến thức nên việc tham gia NCKH và viết

báo là một hoạt động rất được lực lượng này tham gia tích cực. Mặt khác Đại học Quốc

gia có hệ thống tạp chí khoa học công nghệ, điều này đã khuyến khích rất nhiều cho

giảng viên trong khoa tham gia. Các bài được đăng phần lớn phù hợp với định huớng

nghiên cứu và phát triển của ĐHQG, của Khoa.

3. Tồn tại

Mặt hạn chế của tiêu chí này thể hiện qua các điểm:

Là một khoa mới, lực lượng giảng viên còn trẻ, chưa đồng đều cần có thời gian

để lực lượng giảng viên này thực sự bồi dưỡng kiến thức mới đủ lực tham gia

viết báo nhất là đối với các tạp chí nước ngoài.

Số lượng bài báo quốc tế còn rất ít, một phần vì hiểu biết của ta về hệ thống

phân loại các tạp chí chuyên ngành quốc tế còn thiếu.

Số lượng bài báo đăng chỉ tập trung ở một số cán bộ - giảng viên chủ chốt.

Một số công trình NCKH chưa đủ tầm nên khi hoàn tất báo cáo không có khả

năng phát triển và chủ nhiệm đề tài không tự tin để viết bài đăng báo.

4. Kế hoạch hoạt động:

99

Page 100: Bao Cao Khoa Kinh Te

Trong năm học tới (2008 – 2009), khoa sẽ hoàn thiện quy chế nhằm

khuyến khích việc viết bài đăng báo

Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tiếng Anh cho giảng viên.

Định hướng ngay từ đầu những đề tài NCKH có chủ đề tốt để tập trung hỗ

trợ chủ nhiệm đề tài viết bài đăng báo sau khi nghiệm thu.

Tiêu chí 7.4 Hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của Khoa có những đóng

góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển

KH-XH của địa phuơng và cả nước

1. Mô tả:

Hiện nay, Khoa đang rất khuyến khích các giảng viên tham gia các đề tài nghiên

cứu khoa học có ích và tính ứng dụng cao. Khoa luôn chào mời đối với các đơn đặt

hàng từ các doanh nghiệp, cơ quan để cung cấp các giải pháp ý tưởng thông qua những

đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng. Riêng tại khoa, trong những năm qua các đề tài

khi được đăng ký bởi chủ nhiệm đều xuất phát từ những vấn đề trọng tâm trong thực tế

và nhằm mục tiêu góp phần phát triển KH-XH của địa phương và của cả nước. Một số

đề tài nổi cộm tiêu biểu thật sự có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề

phát triển KH-XH của địa phương và cả nước như đề tài cô Cành, thầy Nhật, thầy

Trình…

2. Mặt mạnh

Như đã nói ở trên, tại Khoa Kinh tế hiện có hai hướng nghiên cứu khác nhau, một

hướng thiên về các đề tài nghiên cứu lý thuyết và hướng còn lại nghiên cứu về ứng

dụng. Mỗi hướng, Khoa đều có thế mạnh riêng. Một mặt Khoa có mối liên hệ với các

trường nghiên cứu chuyên về học thuật để phục vụ cho nghiên cứu lý thuyết, mặt khác

Khoa có liên hệ nhiều với các doanh nghiệp để có thể đặt hàng cho các đề tài nghiên

cứu ứng dụng. Trong Khoa có các chuyên gia đầu ngành, 1 GS, 2 PGS có nhiều kinh

nghiệm trong việc NCKH mang nặng tính ứng dụng thực tế.

3. Tồn tại:

Như đã trình bày ở trên, mặc dù Khoa rất khuyến khích hoạt động NCKH và các

100

Page 101: Bao Cao Khoa Kinh Te

đề tài luôn được xét duyệt theo tiêu chí ứng dụng và đóng góp mới cho khoa học,

nhưng trong quá trình tiến hành chọn lựa đề tài các chủ nhiệm vẫn mang tính chủ quan

nên tính ứng dụng không cao. Bên cạnh đó không ít các đề tài rất phù hợp với thực tế,

có khả năng ứng dụng cao khi xét duyệt nhưng trong quá trình tiến hành lại đi lệch

hướng hoặc không đảm bảo phần thu thập thông tin dữ liệu nên kết quả ứng dụng rất

thấp.

4. Kế hoạch hoạt động:

Căn cứ vào các tồn tại, để khắc phục được hướng tới Khoa tăng cường

hoạt động đào tạo, trao đổi khoa học trong khoa để nâng cao trình độ

giảng viên, tiếp tục xây dựng các mối quan hệ với các trường thành viên

trong ĐHQG, học viện, các doanh nghiệp để đưa ra các đề tài nghiên cứu

khoa học có ứng dụng thực tế đối với nhu cầu của xã hội. Chủ trương này

sẽ thực hiện ngay trong đợt xét duyệt đề tài năm 2009.

Tăng cường chế độ báo cáo từng kỳ, đặc biệt đối với các đề tài có xu

hướng ứng dụng cao trong thực tế.

Tăng cường và khuyến khích các chủ nhiệm đề tài thành lập các ban thực

hiện đề tài có sự tham gia là thành viên ở doanh nghiệp. Các đề tài này sẽ

có chế độ đãi ngộ khuyến khích riêng.

Tiêu chí 7.5 Đảm bảo nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ không ít hơn

kinh phí của ĐHQG dành cho các hoạt động này

1. Mô tả:

Thật sự hiện tại nguồn thu từ các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ của Khoa rất ít. Điều này là hệ quả tất yếu do các nguyên nhân như đã trình bày ở

tiêu chí 7.4. Hoàn toàn kinh phí cấp cho đề tài để chủ nhiệm trang trải chi phí khi tiến

hành đề tài là lấy từ ngân sách và từ sự hỗ trợ thêm của khoa.

2. Mặt mạnh

Khoa đã có những nền tảng trong hoạt động khoa học công nghệ từ 5 năm qua, số

lượng đề tài đã tiến hành khá nhiều, lực lượng nghiên cứu tuy không nhiều nhưng có

101

Page 102: Bao Cao Khoa Kinh Te

vài nhân tố khá nổi tiếng đủ tạo lực hút cho DN quan tâm. Đây là tiền đề giúp Khoa có

khả năng thu hút sự đầu tư của các DN vào các đề tài NCKH.

3. Tồn tại

Từ tiêu chí 7.4 và 7.5 cho thấy việc nguồn thu từ NCKH và chuyển giao

khoa học rất thấp là do chất lượng của các đề tài. Điều này là do:

Thiếu thời gian đầu tư cho đề tài từ khâu chọn đề tài đến khâu thực hiện,

nên chất lượng đề tài thấp không có khả năng ứng dụng cao.

Thiếu sự gắn kết với các DN.

4. Kế hoạch hoạt động

Đưa ra hệ thống hỗ trợ cho giảng viên trong các hoạt động nghiên cứu

khoa học.

Tăng cường mối quan hệ với các đối tác bên ngoài để tạo thêm nguồn cầu

về nghiên cứu khoa học, các giải pháp ý tưởng trong kinh tế kinh doanh.

Đó vừa là nguồn cho các đề tài nghiên cứu khoa học, vừa là nguồn thu lớn

nếu đáp ứng được các nhu cầu.

Tiêu chí 7.6 Các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của khoa gắn với đào

tạo, gắn kết với các viện NCKH, các trường Đại học khác và các

doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động KH và CN đóng góp vào

phát triển các nguồn lực của trường, của khoa.

1. Mô tả

Như đã nêu ở trên, Khoa luôn khuyến khích các đề tài có giá trị, có tính ứng dụng

cao. Trong thời gian qua đã có một số đề tài của cả sinh viên lẫn giảng viên gắn kết với

đào tạo như nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khoa kinh tế,

các giải pháp cho sinh viên sau khi ra trường... Một số đề tài đã được ứng dụng, ví dụ

đề tài đánh giá khả năng thích ứng của sinh viên sau khi ra trường của Sinh viên Vũ

Hữu Thành, đề tài thực tế đã đưa ra được nhiều vấn đề cho giảng viên trong khoa.

Như đã nói ở trên, hiện nay Khoa đang có rất nhiều mối quan hệ với các doanh

nghiệp và trong thời gian tới sẽ ký những bản ghi nhớ hợp tác để tạo mối quan hệ lâu

102

Page 103: Bao Cao Khoa Kinh Te

dài, tạo ra các nhu cầu về nghiên cứu khoa học cho giảng viên và cán bộ trong Khoa.

Đặc biệt, Khoa đã có thỏa ước liên kết với tập đoàn Hoa Sen trong việc hỗ trợ về đào

tạo nhân lực cho cả 2 bên.

2. Mặt mạnh

Khoa có mối liên hệ với các viện nghiên cứu, với doanh nghiệp.

Lực lượng giảng viên của Khoa có năng lực và có khả năng làm việc,

nghiên cứu khoa học độc lập.

3. Tồn tại

Mặc dù có mối liên kết giao hảo với các viện nghiên cứu, với DN…nhưng phần

lớn chỉ dừng lại ở mức tổ chức giao lưu, tham quan, trò chuyện… Khoa và các đơn vị

này chưa thật sự có sự đàm phán, thỏa thuận ở mức sâu hơn trong việc hợp tác, trao đổi

kinh nghiệm, hợp tác NCKH… nghiêng về hướng phục vụ đào tạo nhằm tạo nguồn lực

cung ứng cho các đơn vị này.

4. Kế hoạch hoạt động:

Ký kết các bản ghi nhớ với các doanh nghiệp. Chú ý phát huy tốt hơn mối

quan hệ với tập đoàn Hoa Sen trong việc phối hợp đào tạo bồi dưỡng

nguồn nhân lực.

Thay đổi các quy trình để dần thích hợp hơn đối với việc nghiên cứu khoa

học.

Tiêu chí 7.7 Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các

hoạt động KH và CN theo quy định; có biện pháp để bảo đảm quyền

sở hữu trí tuệ

1. Mô tả:

Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn và năng lực đạo đức trong các hoạt động

nghiên cứu khoa học tuy hiện chưa được phổ biến thành quy chế, nhưng đã được thực

hiện khá nghiêm túc và sắp tới sẽ được đưa vào quy chế nghiên cứu khoa học của

Khoa.

Xét về hệ thống bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, hiện Khoa đang phát triển hệ thống

103

Page 104: Bao Cao Khoa Kinh Te

lưu trữ các đề tài của riêng mình, và sắp tới sẽ hình thành hệ thống kiểm tra sự trùng

lắp các đề tài.

2. Mặt mạnh

Cán bộ, giảng viên trong Khoa là những người có đạo đức, trình độ nên

đều rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các hoạt động nghiên cứu khoa

học.

Việc xét duyệt chuẩn y các đề tài theo một quy trình rất bài bản, trong đó

luôn kiểm tra tính trung thực, năng lực của chủ nhiệm đề tài.

3. Tồn tại

Hiện nay Khoa vẫn chưa gặp những khó khăn cụ thể torng vấn đề về tiêu chuẩn

hoá năng lực vào đạo đức trong Khoa học công nghệ. Tuy nhiên việc đăng ký bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ các đề tài chưa thực hiện, một phần vì các đề tài chưa thật sự có gì

mới, chưa có ứng dụng cao, chưa được chào mời cung ứng các DN. Mặt khác tuy đề tài

được xét duyệt nghiêm túc nhưng do Hội đồng quyết định dựa trên sự hiểu biết, kinh

nghiệm, kiến thức của họ và dựa vào những quy định chung của ĐHQG, Khoa chưa có

quy định riêng về vấn đề này.

4. Kế hoạch hoạt động

Đưa ra các quy định với những tiêu chuẩn cụ thể về năng lực, đạo đức của

người nghiên cứu khoa học.

Tổ chức hệ thống quản lý đề tài, lưu trữ thông tin và chế độ công bố trên

website của Khoa, để đảm bảo tính sở hữu, chống sao chép.

TIÊU CHUẨN 8

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

MỞ ĐẦU

104

Page 105: Bao Cao Khoa Kinh Te

Phòng Sau đại học, Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế của Khoa Kinh tế thành

lập vào năm 2002, trải qua quá trình hoạt động và phát triển, phòng đã đóng góp vào

thành công của Khoa trong những hoạt động nhất định của mình. Về lĩnh vực Hợp tác

Quốc tế, Khoa Kinh tế chủ động phát triển theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa để

phát huy những cơ hội phát triển của nhà trường về mọi mặt. Mục tiêu cụ thể của lĩnh

vực Hợp tác Quốc tế như sau:

Hoạt động HTQT giúp cải tiến phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào

tạo, đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung và cập nhật thường xuyên nội dung môn

học, phát triển các chuyên ngành và môn học mới.

Kết hợp các hoạt động HTQT với hoạt động khoa học và phát triển công nghệ.

Hoạt động HTQT nhằm bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên.

Tuy nhiên do một số hạn chế về phạm vi hoạt động cũng như quyền tự chủ trong

hoạt động nên kết quả của HTQT trong những năm vừa qua chưa cao.

Tiêu chí 8.1 Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà

nước

1.Mô tả

Lĩnh vực HTQT của Khoa Kinh tế hiện nay được thực hiện thông qua chủ

trương, quy định của ĐHQG. Những đoàn khách, trường đại học liên kết với Khoa

Kinh tế đều được thực hiện thông qua sự kiểm tra và thực hiện theo đúng quy định về

HTQT của ĐHQG TP.HCM. Hiện nay thông qua ĐHQG Khoa Kinh tế đã kí kết được

một số bản ghi nhớ thỏa thuận sơ bộ với các đối tác nước ngoài [H08.01.01], đón tiếp

…đoàn khách nước ngoài, đặt quan hệ với …. trường đại học quốc tế, thực hiện …. dự

án liên kết đào tạo, và … chương trình HTQT.

Các chương trình, dự án HTQT đều được thực hiện đúng theo các quy định hiện

hành (Nghị định 18/2001/NĐ-CP, thông tư 15/2004/TT-BGD&ĐT). Hàng năm Khoa

đều có báo cáo tổng kết về HTQT lên ĐHQG và gởi vụ HTQT – Bộ GD&ĐT. Theo

kết quả thanh tra mới nhất trong suốt những năm hoạt động, không có chương trình, dự

án nào vi phạm những quy định và pháp luật hiện hành.

105

Page 106: Bao Cao Khoa Kinh Te

Nhờ kết quả hoạt động cũng như khả năng của mình, hàng năm lĩnh vực HTQT

cũng đóng góp vào thành công trong hoạt động của Khoa Kinh tế, hầu như năm nào P.

SĐH,QLKH & HTQT cũng đều nhận được bằng khen của ĐHQG về thành tích trong

hoạt động và thi đua [H08.01.02]. Đến năm 2007, Khoa Kinh tế đã vinh dự đón nhận

huân chương lao động hạng 3 do thủ tướng chính phủ ban tặng.

2. Những điểm mạnh

Khoa Kinh tế có chủ trương phát triển, chủ động hội nhập với thế giới nên lĩnh

vực hợp tác quốc tế được chú trọng. Bên cạnh đó, bộ phận HTQT của Khoa kết hợp

cùng các phòng bộ môn liên quan luôn có trách nhiệm, nhiệt tình và nắm rõ những quy

định, chủ trương của Nhà nước, cũng như ĐHQG để hoàn thành tốt nhiệm vụ của

mình.

3. Những tồn tại

Do cơ chế ĐHQG-HCM chưa cho phép Khoa được quyền chủ động trong việc

hợp tác dẫn đến sự chủ quan của chuyên viên phụ trách mảng HTQT của Khoa khi mà

mọi chuyện chờ sự chỉ đạo từ trên ĐHQG và chắc chắn sẽ không tự mình hiểu bao quát

hết mọi quy định liên quan lĩnh vực này.

4. Kế hoạch hành động

Tiếp tục phát huy thế mạnh của Khoa trong việc tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy

định của Nhà Nước, cụ thể là tuân thủ mọi quy định của ĐHQG trong HTQT, trong

năm học 2008-2009 chủ động tập huấn chuyên viên phụ trách mảng này nắm vững các

quy định, quy trình để có thể hoạt động tác chiến độc lập.

Tiêu chí 8.2 Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua

các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao

đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng

cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường Đại học, của Khoa.

1. Mô tả

106

Page 107: Bao Cao Khoa Kinh Te

Các chương trình HTQT trong đào tạo được thực hiện thông qua ĐHQG đã góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo , điển hình như:

Các chương trình mời giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy (giáo sư Kirchler

Tham gia giảng dạy trong chương trình đào tạo cao học) [H08.02.01].

Các buổi Semina, thuyết trình của giáo sư nước ngoài (giáo sư Kirchler thuyết

trình về chủ đề Economic decision within the Private Household, Giáo sư Roger

Jenkins thuyết trình về chủ đề Future Leadership Competencies….)[H08.02.02].

Dự án đào tạo Kinh tế phát triển hợp tác với viện ISS, Hà Lan [H08.02.03].

Chương trình hợp tác với trường ĐH Miami bang OHIO của Mỹ về hợp tác, trao

đổi sinh viên [H08.02.04].

Chương trình hợp tác với trường ĐH Paris 12 của Pháp [H08.02.05].

Chương trình hợp tác với trường ĐH Joho – Tokyo Nhật Bản về trao đổi giảng

viên, nghiên cứu về đề tài giá trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và Nhật

Bản [H08.02.06].

Bên cạnh đó trường còn có các chương trình tham quan, khảo sát hỗ trợ cho các

học viên cao học (tham quan Singarpo, Malaysia…) phục vụ cho kiến thức thực tế và

viết khóa luận [H08.02.07].

Các chương trình học bổng cho sinh viên, học viên cao học. Hằng năm có nhiều

sinh viên giỏi của trường đạt các học bổng của các trường Osaka, Sangyo (Nhật Bản),

trường ĐH Miami Bang OHIO [H08.2.08].

Khoa còn có chủ trương tiếp nhận các sinh viên quốc tế đến học tập và trao đổi

(các sinh viên của trường ĐH Chamsak của Lào, trường ĐH Miami… )????

Khoa còn hợp tác với có chương trình hợp tác với các nhà suất bản sách lớn trên

thế giới để xuất bản các loại sách chuyên ngành.(Nhà xuất bản Pearson…)[H08.02.09

2. Những điểm mạnh

Khoa có chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các trường ĐH, tổ chức

lớn trên thế giới,

107

Page 108: Bao Cao Khoa Kinh Te

Sự hỗ trợ tích cực của các bộ môn (trong Khoa) và sự hỗ trợ của các tổ

chức bên ngoài

Đội ngũ giảng viên, sinh viên luôn tích cực tìm hiểu, mong muốn nâng

cao tầm hiểu biết trên thế giới.

3. Những tồn tại

Kinh phí dành cho HTQT trong lĩnh vực này còn hạn chế.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ còn hạn chế nên không thụ

hưởng được hết những lợi ích mang lại từ các hoạt động HTQT.

Việc triển khai các chương trình, dự án còn gặp khó khăn do Khoa vẫn còn

thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu quyền chủ động hoàn toàn.

4. Kế hoạch hành động

Bắt đầu từ năm học 2008-2009 Khoa sẽ tổ chức hội nghị về HTQT định kỳ 2

năm 1lần để phổ biến cho tất cả cán bộ về quan điểm coi trọng HTQT là một

biện pháp trọng yếu để phát triển nhà trường.

Bắt đầu từ năm học 2008-2009 Khoa sẽ tổ chức mở rộng các lớp, các khóa học

để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ trong Khoa.

Tiêu chí 8.3 Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án nghiên cứu khoa học, phát

triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa

học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học

chung, công bố các công trình khoa học chung

1. Mô tả

108

Page 109: Bao Cao Khoa Kinh Te

Đẩy mạnh công tác NCKH với các hoạt động HTQT là một chủ trương xuyên

suốt của Khoa Kinh tế trong những năm vừa qua. Những hoạt động HTQT nhằm nâng

cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong Khoa thể hiện qua các

hoạt động chủ yếu sau:

Năm 2002, Khoa cử 1 cán bộ sang trường ĐH Osaka Sangyo (Nhật Bản) nghiên

cứu đề tài: “ Quá trình tư nhân hóa ở Nhật Bản và kinh nghiệm với quá trình cổ phần

hóa ở Việt Nam” và đề tài: “ Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản – Kinh

nghiệm cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”[H08.03.01]

Năm 2003-2004, Khoa hợp tác với trung tâm nghiên cứu Châu Âu về trao đổi cán

bộ nghiên cứu và giảng dạy, hội thảo khoa học quan hệ Việt Nam – Eu [H08.03.02].

Từ năm 2004, hằng năm Khoa đều cử đoàn cán bộ thuộc bộ môn Kế toán – Kiểm

toán tham dự hội thảo Khoa học Kế toán Quốc tế, do Hội giáo dục Kế toán Quốc tế tổ

chức ở Malaysia [H08.03.03].

Năm 2005, Khoa cử 1 cán bộ tham gia đoàn ĐHQG tham dự hội thảo quốc tế “

Diễn đàn Bắc Kinh “ lần thứ 1 [H08.03.04].

Năm 2005, 2006 Khoa cử cán bộ tham gia hội thảo Khoa học với trường Đại học

thông tin Tokyo [H08.03.05].

Bên cạnh đó phòng HTQT còn tổ chức các buổi hội thảo với các trường trên thế

giới, với các trung tâm, tổ chức trên thế giới như: “Hội thảo cải cách hành chính và

chống tham nhũng ở Hàn Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, và “ Hoạt động xuất

bản sách chuyên ngành có bản quyền đối với các trường đại học phía Nam”

[H08.03.06]…

2. Những điểm mạnh

Thông qua các hoạt động trao đổi, hợp tác NCKH với nước ngoài, Khoa Kinh tế

đã phát triển được một đội ngũ giảng viên có trình độ cao về nghiên cứu khoa học, có

khả năng giảng dạy và phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt có khả năng làm

việc với các đối tác nước ngoài, sẵn sàng đón nhận những chương trình nghiên cứu lớn

của Đảng và chính phủ trong lĩnh vực kinh tế, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức

109

Page 110: Bao Cao Khoa Kinh Te

với các doanh nghiệp. Thành công của những chương trình hợp tác nghiên cứu khoa

học với nước ngoài tạo nền tảng quan trọng cho những bước phát triển quan hệ hợp tác

tiếp theo cũng như khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của Khoa trong nước và trên quốc

tế.

3. Những tồn tại

Hiện nay năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Khoa còn

hạn chế, chưa xứng tầm với khả năng, tiềm lực của mình. Các giảng viên

có khả năng nghiên cứu khoa học và hợp tác với các đối tác nước ngoài

còn hạn chế.

Kinh phí dành cho NCKH kết hợp với nước ngoài còn ít, các hoạt động

này chủ yếu dựa vào viện trợ từ các tổ chức quốc tế.

Các thành quả đạt được trong phần mô tả chưa có hiệu quả cao, chưa thật

sự được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

Vẫn còn thiếu các công trình mang tính hợp tác chung với nước ngoài.

4. Kế hoạch hành động

Tích cực tìm kiếm những nguồn tài trợ quốc tế cho hoạt động nghiên cứu

khoa học trong Khoa.

Năm học 2008-2009, Khoa sẽ triển khai công tác nghiên cứu khoa học

rộng khắp trong Khoa, tìm hướng đi cho các hoạt động nghiên cứu khoa

học có sự kết hợp với các yếu tố nước ngoài.

TIÊU CHUẨN 9THÖ VIEÄN, TRANG THIEÁT BÒ HOÏC TAÄP VAØ CÔ SÔÛ VAÄT

CHAÁT KHAÙC

Khoa Kinh tế – ĐHQG TP. HCM đang sử dụng cơ sở vật chất tại trường Đại học

Khoa học Tự nhiên cơ sở Linh Trung nhưng Khoa đã đảm bảo các điều kiện như tài

110

Page 111: Bao Cao Khoa Kinh Te

liệu, giáo trình cho công tác đào tạo. Trong sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học -

Công nghệ, xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay thì các lĩnh vực như Kinh

tế và Luật phải có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của c? n??c, phải cung

cấp cho xã hội những nguồn nhân lực có trình độ cao. Để làm tốt những công việc nêu

trên thì ngoài những người thầy giỏi thì bên cạnh đó nhà trường cũng phải có một thư

viện khang trang với những bộ sưu tập tài liệu được chăm sóc và cập nhật thường

xuyên, Thư viện khoa Kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài liệu

chuyên ngành cho sinh viên, góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp trồng người của

Việt Nam.

Bên cạnh đó phòng quản trị thiết bị đã lắp đặt các thiết bị hỗ trợ cho công tác

giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Hiện tại Khoa đã trang bị hệ thống mạng

không dây phục vụ Internet tại các phòng học và thư viện. Bên cạnh đó Khoa còn trang

bị hệ thống máy vi tính và máy chiếu phục vụ tốt cho việc giảng dạy tại khoa.

9.1 Thư viện của trường Đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của giảng viên, cán bộ, và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

a. Mô tả:

Thư viện Khoa kinh tế - Đại học quốc gia Tp. HCM được thành lập theo quyết

định số 159/QĐ/KKT – 2004 của Trưởng khoa kinh tế ký ngày 01/01/2005. Với diện

tích 180m2, 140 chỗ ngồi, thư viện có 7 máy tính có kết nối mạng LAN và Internet

phục vụ cho việc tra cứu, tìm tin trên mạng.

Thư viện có vốn tài liệu khá phong phú về các môn loại bằng tiếng Việt và tiếng

nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo và NCKH của Khoa [H09.01.01]; ngoài

ra, thư viện còn có những tài liệu để nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng. Bên cạnh

đó, Khoa cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ giảng viên và sinh viên tiếp cận và sử

dụng nguồn tài liệu rất lớn từ thư viện Trung tâm ĐHQG-TP. HCM: Khoa Kinh tế sử

dụng thẻ sinh viên để sử dụng nguồn tài nguyên từ thư vieän Trung tâm ĐHQG-TP.

HCM.

111

Page 112: Bao Cao Khoa Kinh Te

Đội ngũ nhân sự của thư viện có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, có năng

lực, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác[H09.01.02]. Bên cạnh đó thư viện Khoa thường

xuyên tạo được các mối quan hệ tốt với các thư viện bạn thông qua việc trao đổi

chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu gặp gỡ giữa các thư viện trong các kỳ hội nghị thư

viện

Để tạo điều kiện cho sinh viên và cán bộ trong Khoa khai thác có hiệu quả

nguoàn tài liệu, Thư viện đã ban hành văn bản quy định về nội quy, giờ phục vụ, đối

tượng phục vụ cụ thể cũng như phân công nhiệm vụ rõ ràng nhiệm vụ đến từng nhân

viên trong thư viện[H09.01.03].

Thư viện thường xuyên cập nhật tài liệu bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp

sách, các Bộ môn và các phòng chức năng của Khoa để bổ sung kịp thời nguồn tài liệu

chuyên môn, tài liệu học tập phục vụ tốt cho công tác học tập và nghiên cứu của Khoa

kinh tế [H09.01.04]

Hiện nay hoạt động quản lý của thư viện Khoa Kinh tế chủ yếu mang tính chất thủ

công. Tuy nhiên vẫn đáp ứng được việc phục vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên

nghiên cứu.

b. Đánh giá điểm mạnh:

Thư viện Khoa kinh tế không những quan tâm đến nhu cầu tài liệu tại

chỗ mà còn hỗ trợ thông tin cho đọc giả có nhu cầu trong việc tìm tài liệu

tại Thư viện Trung tâm Đại học quốc gia Tp. HCM.

Nhân viên trong thư viện có sức trẻ, nhiệt tình, hăng say lao động, hoïc

taäp đã từng bước khắc phục được khó khăn và làm tốt chức năng

nhiệm vụ được giao.

c. Những tồn tại:

Với diện tích, chỗ ngồi, số lượng máy tính như hiện nay thư viện khoa

Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ, nhằm

đáp ứng nhu cầu thông tin của người đọc.

Việc phát hành sách, phục vụ báo- tạp chí, phục vụ mượn sách tại chỗ,

112

Page 113: Bao Cao Khoa Kinh Te

mượn sách về nhà, tra cứu và xử lý nghiệp vụ chung một phòng là trở ngại

lớn trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ của thư viện.

Thư viện chưa được đầu tư phần mềm quản lý nên việc xử lý kỹ thuật,

quản lý tài liệu và hồ sơ bạn đọc chủ yếu bằng phương pháp thủ công

truyền thống.

Số lượng sinh viên và quy mô đào tạo tăng lên như hiện nay (hệ chính quy

6044) thì cơ sở vật chất, voán taøi lieäu hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu

cầu của người đọc.

Chưa xây dựng hệ thống thư viện điện tử

d. Kế hoạch hành động:

Thư viện triển khai công tác bổ sung thông thường theo kế hoạch năm (2 đợt / 1năm).

Năm học 2008-2009 laäp keá hoaïch vaø ñeà xuaát leân Ban

chuû nhieäm Khoa veà vaán ñeà töï ñoäng hoùa trong thö vieän

hieän taïi.

Xaây döïng vaø trieån khai keá hoaïch hoaït ñoäng cuûa thö

vieän vôùi dieän tích söû duïng hôn 2000m2 seõ ñöôïc thöïc

hieän trong naêm 2009 vaø tieán haønh cuøng vôùi döï aùn

xaây döïng Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá - Luaât.

9.2. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục

vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo.

Do đặc điểm của ngành đào tạo không có nhu cầu về phòng thí nghiệm nên Khoa

không trang bị phòng thí nghiệm. Khoa có 02 phòng thöïc haønh tin hoïc phục vụ

cho việc giảng dạy vaø hoïc taäp, ñaët taïi daõy nhaø E của trường Đại học

Khoa học tự nhiên, vôùi toång dieän tích laø 150m2 vaø 110 maùy tính

ñöôïc noái maïng LAN vaø Internet. Hệ thống thiết bị thực hành ñöôïc caùc

giaûng vieân Bộ môn tin hoïc quản lý tư vấn mua sắm đầu tư nên các thiết bị phù

hợp với việc học tập của sinh viên cuûa Khoa [H09.02.01].Việc khai thác và sử dụng

113

Page 114: Bao Cao Khoa Kinh Te

các phòng thực hành được tiến hành theo lịch giảng dạy chung của Khoa [H09.02.02].

Phòng cũng được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu ñeå chieáu laïi caùc

baøi giaûng cuûa giaûng vieân.

Hiện Khoa chưa có cơ sở riêng do đó phần lớn phòng học được sử dụng chung

với trường Đại học Khoa học tự nhiên theo quyết định điều tiết cơ sở vật chất của

ĐHQG-HCM [H09.02.03]. Hằng năm, Khoa Kinh tế lên chi tiết thời khóa biểu và

chuyên đến trường đại học KHTN để trường bổ trí đầy đủ phòng học [H09.02.04]. Cho

đến nay, tình trạng thiếu phòng học chưa xảy ra.

a. Đánh giá điểm mạnh

Trang thiết bị của các phòng thực hành phù hợp với hoạt động học tập của sinh

viên.

b. Những tồn tại

Do phụ thuộc vào cơ sở vật chất của trường Đại học Khoa học tự nhiên nên

Khoa chưa chủ động trong việc bố trí lịch học cho phù hợp.

Phòng thực hành chỉ phụ vụ chủ yếu cho việc học tập cơ bản của sinh viên

chưa phục vụ được việc nghiên cứu của sinh viên và giảng viên (do không

có mặt bằng để đầu tư phòng thực hành).

c. Kế hoạch

Hiện nay Khoa kinh tể đang triển khai thiết kế kỷ thuật thi công cơ sở

riêng tại Thủ Đức. Dự kiến năm 2010, Khoa sẽ có cở sở mới đáp ứng được các yêu cầu

về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên.

9.3. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo

và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp

ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.

114

Page 115: Bao Cao Khoa Kinh Te

a. Mô tả

Đặc điểm đào tạo của ngành kinh tế không yêu cầu nhiều trang thiết bịphương

tiện học tập, giảng dạy và NCKH như các ngành kỹ thuật khác nhưng trong công tác

giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành kinh tế, Khoa tập trung trang bị chủ yếu trang

thiết bị gồm các phương tiện nghe nhìn phòng thực hành vi tính. Bên cạnh đó, Khoa

đầu tư có trọng điểm phòng thực hành mô phỏng các họat động kinh tế như trong thực

tiễn, có tác dụng nâng cao hiệu quả đào tạo. Ý thức được tầm quan trọng của việc thực

hành trên mô hình mô phỏng tạo cho sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế, có kỹ

năng làm việc theo chuyên ngành được đào tạo ngay từ khi ra trường, Khoa đã và đang

xây dựng các kế hoạch trang bị phần cứng, phần mềm mô phỏng để đáp ứng các yêu

cầu trên [H09.03.01].

Khoa Kinh Teá có hệ thống các trang thiết bị phục vụ học tập và quản lý töông

ñoái đầy đủ. Ngoài các phòng thực hành giảng dạy, Khoa có hệ thống các trang thiết

bị phục vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giảng viên và người học cụ thể:

Photocopy: 04 máy.

Projector: 30 máy.

Camera: 01.

Maøn chieáu di ñoäng 02 caùi.

Máy ảnh 01 chiếc.

Caùc giảng đường được lắp đặt hệ thống âm thanh.

Hiện nay 100 % giảng viên khi giảng dạy các lớp đại học chính quy và sau đại

học tại Khoa có nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính, hệ

thống âm thanh khi đăng ký với Phòng Quản trị thiết bị đều được đáp ứng [H09.03.02].

Các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi bảo vệ khóa luận, luận văn, luận

án và đề tài nghiên cứu khoa học đều được sử dụng các thiết bị hỗ trợ của Khoa như hệ

thống âm thanh, máy chiếu, máy tính... Công tác quản lý trang thiết bị đã đi vào nề

nếp, có sổ theo dõi việc mượn, trả thời hạn sử dụng thiết bị. Đảm bảo thiết bị sử dụng

đúng mục đích và hiệu quả.

115

Page 116: Bao Cao Khoa Kinh Te

Khoa cũng đã trang bị đến từng bộ môn, phòng ban chức năng hệ thống thiết bị:

máy tính, máy ín, internet, điện thoại bàn ...Máy vi tính trang bị cho các khoa hầu hết

đều là máy có cấu hình mạnh (Pentium 4) đảm bảo tương thích với các phần mềm mô

phỏng của chuyên ngành khoa giảng dạy. Khoa đào tạo chuyên ngành tin học được

trang bị nhiều máy vi tính kể cả máy chủ (server) và thiết bị mạng để nghiên cứu phục

vụ giảng dạy [H09.03.03]

b. Đánh giá điểm mạnh

Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa được

trang bị đầy đủ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy theo phương pháp

hiện đại.

Giảng viên của Khoa đều sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy khi lên lớp.

c. Những tồn tại

Do cô sôû vaät chaát cuûa Khoa ñang còn gặp nhiều khó khăn

nên việc trang bị các thiết bị hỗ trợ chưa tận dụng hết công suất và hiệu

quả.

Chưa có đánh giá chung về hiệu quả sử dụng máy móc và trang thiết bị nên

chưa có hoạch mua sắm trang thiết bị ngay từ đầy năm học mà chủ yếu dựa

vào nhu cầu thực tế phát sing của các phòng ban và bộ môn.

d. Kế hoạch

Năm 2008 có kế hoạch bồi dưỡng và cấp chứng nhận sử dụng thiết bị

giảng dạy cho các cán bộ giảng viên trong Khoa. Đồng thời, trang bị thêm

các thiết bị hỗ trợ giảng dạy nhằm thay thế, bổ sung các thiết bị trước đây.

Trong năm học 2008-2009 Khoa sẽ đưa ra quy trình mua sắm trang thiết bị

cũng như đánh hiệu quả sử trang bị hằng năm.

9.4. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.

a. Mô tả

116

Page 117: Bao Cao Khoa Kinh Te

Tổng số máy tính trong Khoa laø 190 máy, trong đó dành cho quản lý 80

máy dành cho giảng dạy và phục vụ sinh viên 110 máy [H09.04.01].

Khoa Kinh teá có mạng nội bộ (mạng LAN) và internet. 100% máy tính

của Khoa được nối mạng. Khoa có 02 phòng máy tính với 110 máy tính

kết nối mạng không dây cơ động [H09.04.02].

Cán bộ hành chính của Khoa mỗi người được bố trí 01 máy vi tính có nối

mạng và kết nối internet không dây [H09.04.03].

b. Đánh giá điểm mạnh

Hệ thống mạng của Khoa được triển khai, bố trí hợp lý, có cán bộ chuyên

trách quản trị mạng.

100% cán bộ các phòng và giảng viên của Khoa biết sử dụng máy tính.

Phòng làm việc, Phòng bộ môn 100% chỗ ngồi lắp đặt máy tính nối mạng.

c. Những tồn tại

Do cơ sở vật chất chật hẹp nên chưa có trang bị máy riêng cho cán bộ

giảng viên.

Hiện nay đường truyền internet trong Khoa chưa được nâng cấp phù họp

với nhu cầu truy cập thông tin trong Khoa.

d. Kế hoạch

Năm 2008 Khoa sẽ trang bị theâm caùc thieát bị hỗ trợ giảng viên và

sinh viên để giảng viên, sinh viên và học viên có thể sử dụng ngoài giờ học chính khóa.

9.5. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá

cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có

trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao

theo quy định.

117

Page 118: Bao Cao Khoa Kinh Te

a. Mô tả

Heä thoáng phoøng hoïc do trường Đại học Khoa học tự nhiên phaân

boå, có trang bị hệ thống âm thanh vaø ñöôïc cung caáp máy chiếu và màn chiếu

ñaày ñuû, caùc phòng học bố trí bàn ghế linh hoạt phục vụ cho việc áp dụng các

phương pháp giảng dạy. Ký túc xá sinh viên, do Ban Giám đốc ký túc xá quản lý, sinh

viên trong Khoa được sử dụng theo tiêu chuẩn như sinh viên các đơn vị trong Đại học

Quốc gia TP. HCM.

b. Đánh giá điểm mạnh

Các phòng học đáp ứng được nhu cầu dạy học theo phương pháp sư phạm tích

cực.

c. Những tồn tại

Bò ñoäng trong vieäc phaân boå phoøng hoïc.

Khó khăn về diện tích làm cho một số hoạt động của Khoa phải triển khai

ở các địa điểm thuê.

Chưa có phòng học lớn phục vụ cho các hoạt động chung của Khoa.

Chöa coù phoøng ñeå sinh hoaït ñoaøn theå cho sinh vieân

(taäp vaên ngheä,hoäi hoïp...)

d. Kế hoạch

Năm 2008 dự kiến khôûi coâng xaây döïng cô sôû vaät chaát môùi tại

phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

9.6. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

Khoa hiện hiện nay có Khoa có 6 phòng chức nay, 1 văn phòng đảng uỷ, 1 bộ

phận thanh tra học chính, 1 tổ kiểm định và 11 bộ môn trực thuộc. tất cà các bộ phận

này đều được bố trí phòng làm việc riêng. Tuy nhiên, phòng làm việc của các đơn vị rất

chật hẹp chưa đáp úng yêu cầu theo quy định vì Hiện nay Khoa vẫn phụ thuộc vào sự

phân bổ phòng làm việc từ trường Đại học Khoa học tự nhiên.

118

Page 119: Bao Cao Khoa Kinh Te

Với sự khó khăn trong việc phân bổ phòng làm việc, nhưng Khoa vẫn chủ động

trong việc bố trí sắp xếp bàn làm việc cho từng cán bộ quản lý và chuyên viên để đáp

ứng được yêu cầu quản lý và phục vụ đào tạo.

b. Đánh giá điểm mạnh

Cán bộ nhân viên đều có bàn làm việc riêng và được trang bị đầy đủ trang thiết bị

phục vụ làm việc

c. Những tồn tại

Chưa đủ diện tích để đáp ứng yêu cầu làm việc của cán bộ giảng viên theo quy

định.

d. Kế hoạch

Năm 2008-2009 đề xuất thêm ĐHQG-HCM hỗ trợ thêm 5 phòng làm việc để bố

trí cho các bộ môn và phòng chức năng.

9.7. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

Hiện nay việc sử dụng tổng thể diện tích phục vụ cho công tác đào tạo, Khoa kinh

tế sử dụng chung tổng thể diện tích của ĐHQG-HCM. Hiện tại Khoa đang tiên hành

xây dựng cơ sở riêng với tổng thể diện tích đạt chuẩn quốc giá. Dự kiến cở sở này sẽ đi

vào sử dụng vào năm 2010.

9.8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế

hoạch chiến lược của trường.

a. Mô tả

Khoa Kinh teá nằm trong quy hoạch tổng thể của Đại học quốc gia TP. HCM.

Kế hoạch phát triển diện tích của Khoa nằm trong kế hoạch hoạt động của đơn vị hàng

năm được ĐHQG phê duyệt. Khoa cũng tích cực tham gia vào việc thiết kế và xây

dựng cơ sở mới của mình tại phường Linh Xuân, quận Thuû Đức. Trong kế hoạch

phát triển của mình Khoa ñang xuùc tieán xaây döïng cơ sở vật chất môùi

vôùi dieän tích laø 11ha được ĐHQG TP. HCM phê duyệt [H.

119

Page 120: Bao Cao Khoa Kinh Te

b. Đánh giá điểm mạnh

Đã có dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường đaị học kinh tế luật đến

2020.

Khoa chủ động tham gia vào việc xaây döïng cô sôû vaät chaát

môùi.

c. Những tồn tại

Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý xaây dựng dự án nên tiến

triển khai thực hiện dự án tương đối chậm so với yêu cầu của ĐHQG-HCM.

d. Kế hoạch

Trong năm 2008-2009 sẽ tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về phục vụ cho

công tác quản lý dự án của Khoa

9.9. Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên và người học.

a. Mô tả

Khoa Kinh teá hiện nằm trong khuôn viên của ĐHKHTN có cơ sở vật chất dùng

chung của ĐHKHTN. Việc bảo vệ vòng ngoài do ĐHKHTN bố trí. Bảo vệ và phục vụ

điện nước, an ninh, trực khu giảng đường do ÑHKHTN chủ trì, Khoa chia sẻ kinh phí

hoạt động chung. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy của các tòa nhà trên được thiết kế

và trang bị theo từng nhà. Việc bảo vệ xe cho cán bộ giảng viên do nhà xe của

ĐHKHTN đảm nhận. Các ngày lễ, tết Khoa hợp đồng với bảo vệ của ĐHKHTN trông

coi [H09.08.01].

b. Đánh giá điểm mạnh

Khoa đã phối hợp với trường đại học khoa học tự nhiên trong công tác bảo vệ an

ninh trật tự

c. Những tồn tại

Chưa có quy định bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng

viên, nhân viên.

d. Kế hoạch

120

Page 121: Bao Cao Khoa Kinh Te

Năm 2008-2009 Khoa.sẽ dự kế hoạch và các định về bảo vệ tài sản, trật tự, an

toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên cho cơ sở mới

Kết luận tiêu chuẩn 9

Trang thiết bị và các cơ sở vật chất khác của đơn vị đã đáp ứng được các yêu cầu

của công tác đào tạo. Việc xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị hàng năm

của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào kinh phí. Tuy vậy, đơn vị cũng đã có nhiều giải pháp

và đề xuất để đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo của

mình, đảm bảo có phòng tư liệu, thực hành, thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên,

sinh viên đi thực tập giảng dạy.

]

Tiêu chuẩn 10: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Khoa Kinh tế là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động

thường xuyên, được ĐHQG giao quyền tự chủ tài chính. Khoa là đơn vị dự toán cấp

121

Page 122: Bao Cao Khoa Kinh Te

III, chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa hạch

toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước Quận Thủ

Đức.

Nguồn tài chính của Khoa chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự

nghiệp khác. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 25%, nguồn thu

sự nghiệp chiếm 75% tổng nguồn thu hàng năm. Nguồn kinh phí ngân sách chỉ đảm

bảo ở mức hỗ trợ cho Khoa. Để hoạt động có hiệu quả Khoa đã cố gắng sử dụng hiệu

quả các nguồn thu của mình như học phí, lệ phí…. Các nguồn kinh phí kể trên, đều

được Khoa sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của nhà nước, ưu tiên cho công tác

đào tạo.

Hàng năm Khoa đều chủ trương trích từ nguồn thu sự nghiệp để chi hỗ trợ cán

bộ, giảng viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn; hỗ trợ

kinh phí cho các hoạt động đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh

viên, Hội cựu chiến binh…); khám sức khỏe định kỳ,….Tất cả chính sách này của

Khoa được toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Khoa hoan nghênh. Mức sống

của cán bộ công chức ngày càng được nâng cao và cải thiện hơn. Việc đầu tư mua sắm

máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy và làm việc cũng được Khoa quan tâm thích đáng,

tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Tiêu chí 10.1: Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được

các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu Khoa

học và các hoạt động khác của trường đại học:

1. Mô tả

Các nguồn tài chính của Khoa đều hợp pháp và được sử dụng đúng mục đích,

phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu Khoa học và các hoạt động khác. Các

nguồn tài chính của Khoa được nêu rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ gồm:

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

Kinh phí thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo

đảm một phần kinh phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp);

Kinh phí không thường xuyên.

122

Page 123: Bao Cao Khoa Kinh Te

Nguồn thu sự nghiệp, gồm:

Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước theo quy

định của pháp luật;

Thu từ hoạt động sự nghiệp khác;

Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng theo quy định của pháp luật.

Đối với nguồn NSNN cấp hàng năm, Khoa luôn tiến hành lập dự toán, chấp hành,

quyết toán, tổng hợp và báo cáo về việc sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách nhà

nước cấp và nguồn thu sự nghiệp được phép để lại tại đơn vị đúng quy định.

[H10.01.01] , [H10.01.02]. Bên cạnh đó Khoa cũng đã xây dựng lộ trình tự chủ kinh

phí trong khoảng thời gian là 3 năm và đã được ĐHQG-HCM phê duyệt [H10.01.03]

Sau quá trình nghiên cứu Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của

Chính Phủ về thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí và Thông tư số 63/2002/TT-BTC của Bộ

Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 57/2002/NĐ-CP, Khoa Kinh tế nhận thấy

đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tự in biên lai thu học phí và thu lệ phí đặc thù để sử

dụng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo công văn số 385/ĐHQG-KHTC ngày

18/04/2004 của Giám Đốc ĐHQG TP.HCM về việc phát hành biên lai thu học phí, lệ

phí của các trường đại học, viện, trung tâm, đơn vị trực thuộc ĐHQG TP.HCM, từ năm

học 2005 – 2006, được sự chấp thuận của Cục Thuế TP.HCM theo công văn số

12931/CT-AC ngày 14/12/2006, Khoa đã ký hợp đồng với Công ty TNHH giấy vi tính

Liên Sơn để cung cấp toàn bộ biên lai thu phí, lệ phí trong Khoa. Từ việc quản lý tốt

việc phát hành biên lai, toàn bộ các khoản thu đều được quản lý tập trung và hiệu quả.

[H10.01.04] , [H10.01.05]

Hiện nay ngoài loại hình đạo tạo chính quy được thực hiện ở Thủ Đức, các lớp

đào tạo hệ vừa học vừa làm, văn bằng hai.... được Khoa thực hiện tại cơ sở thuê của

trường Cán bộ Thành phố. Khoa còn liên kết với các cơ sở khác để thực hiện đào tạo

tại các tỉnh: Bình Dương, Bình Thuận, Nha Trang, Tiền Giang, Vũng Tàu,... Ngoài ra,

Khoa cũng liên kết để thực hiện giảng dạy và cấp chứng chỉ các lớp ngắn hạn. Đây là

hoạt động hợp pháp nhằm tăng nguồn thu cho Khoa, các khoản hoạt động dịch vụ này

123

Page 124: Bao Cao Khoa Kinh Te

đều được kê khai và đóng thuế TNDN theo đúng quy định pháp luật.

Các khoản kinh phí cấp cho các hoạt động không thường xuyên của Khoa Kinh

Tế là các nguồn kinh phí nghiên cứu Khoa học do ĐHQG giao. Với nguồn này, khi

nhận dự toán Khoa theo dõi riêng và đảm bảo phân bố đúng người, đúng đề tài, đồng

thời cũng theo dõi, đôn đốc để chủ nhiệm đề tài hoàn thành đúng thời hạn [H10.01.06]

Như vậy, Khoa luôn có kế hoạch khai thác các nguồn tài chính khác nhau để đáp

ứng có hiệu quả các hoạt động của Khoa và đầu tư phát triển. Khoa cũng đã thực hiện

việc phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nhằm đảm bảo đủ kinh phí

chi thường xuyên cho hoạt động của Khoa, trong đó không ngừng nâng cao thu nhập

cho cán bộ, giảng viên, tăng cường chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Những điểm mạnh

Các nguồn tài chính của Khoa được khai thác một cách hợp pháp, được sử dụng

đúng mục đích, được quản lý tập trung và được hạch toán vào các tài khoản theo đúng

quy định của nhà nước.

3. Những tồn tại

Chưa có kế hoạch để khai thác tốt hơn nữa các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp,

các mạnh thường quân để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chi cho các hoạt động nghiên

cứu khoa học, hoạt động phong trào của sinh viên,…

Chưa ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn.

4. Kế hoạch hành động

Tranh thủ nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đáp

ứng cho nhu cầu chi ngày càng cao của Khoa. Các nguồn thu từ tài trợ cần

được tập trung quản lý và sử dụng có kế hoạch, hiệu quả.

Nhanh chóng triển khai và ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo

ngắn hạn.

Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính được chuẩn

hoá, công khai hoá và theo đúng qui định.

124

Page 125: Bao Cao Khoa Kinh Te

1. Mô tả

Công tác lập kế hoạch tài chính của Khoa trong những năm qua luôn được coi

trọng và trở thành một bộ phận trong việc hoạch định các bước đi trong việc phát triển

của Khoa. Kế hoạch tài chính năm được lập phù hợp với yêu cầu đào tạo, NCKH và

phù hợp với yêu cầu hoạt động chung của Khoa [H10.01.01]. Công tác lập kế hoạch

của Khoa được lập dựa trên các cơ sở:

Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của ĐHQG-HCM giao trong năm: chỉ tiêu về

lao động, chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu kinh phí ngân sách cấp….

Chiến lược phát triển của Khoa, kế hoạch trung hạn và nhiệm vụ trọng tâm

của Khoa trong từng giai đoạn.

Nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và các hoạt động

khác…

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về tài chính năm trước.

Dự báo khả năng số thu các khoản thu phí, lệ phí .

Các chế độ, quy định, định mức tài chính do nhà nước ban hành.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Khoa các năm trước

Các số liệu được cung cấp từ các phòng chức năng và các đơn vị chuyên môn

khác.

Kế hoạch tài chính hàng năm được Khoa tính toán, cân đối trong phạm vi dự toán

ngân sách được giao và chủ động điều chỉnh để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh.

Ngoài việc đảm bảo chi đủ các khoản chế độ qui định: quỹ lương và các khoản đóng

góp theo lương (bảo hiểm y tế, BHXH, kinh phí công đoàn) cho CBVC, chi trả học

bổng và trợ cấp cho sinh viên, thực hiện các chế độ chính sách nhà nước qui định,

Khoa còn phải dành một khoản dự toán để chi hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân

viên [H10.01.01]. Khoa đã thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh thực hành tiết kiệm và

chống lãng phí, sử dụng, tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí từ ngân sách Khoa nước cấp

và từ nguồn thu sự nghiệp. Kế hoạch tài chính hàng năm của Khoa còn được thông báo

125

Page 126: Bao Cao Khoa Kinh Te

công khai trong hội nghị cán bộ công chức toàn Khoa [H10.02.02] và được ĐHQG-

HCM phê duyệt đúng theo quy định [H10.01.01].

Công tác hạch toán kế toán được chuẩn hóa minh bạch, theo đúng quy định hiện

hành và đã được tin học hóa từ năm 2003, với sự hỗ trợ của các phần mềm phục vụ

cho công tác kế toán, thu học phí ….đã giúp Khoa quản lý tốt công tác tài chính. Ngoài

ra Khoa còn liên kết với ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK) để thu

hộ học phí của sinh viên và chuyển trả vào tài khoản của CBVC các khoản thu nhập

hàng kỳ. Các thông tin về việc chi trả cá nhân được gởi đến từng đơn vị hoặc thông

báo trên hộp thư của đơn vị đó [H10.02.03]

Nguồn tài chính được quản lý tập trung: mọi khoản thu, chi đều được phản ảnh

vào báo cáo tài chính năm của Khoa [H10.01.02] và báo cáo hội nghị CBCC hàng năm

[H10.02.02].

Hàng năm, Ban kế hoạch Tài chính Đại học quốc gia TP.HCM đều tiến hành

kiểm tra, xét duyệt quyết toán của Khoa. Riêng trong năm 2007, đoàn Kiểm toán nhà

nước kiểm toán báo cáo tài chính năm 2006. Các kết luận của các đoàn trên đều đánh

giá tốt về công tác quản lý tài chính của Khoa. [H10.02.04]

Ngoài ra công tác quản lý tài chính hàng năm còn được kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên bởi Ban Thanh Tra Nhân Dân của Khoa. [H10.02.05]

Do yêu cầu ngày càng cao của cơ chế tự chủ tài chính, ngay từ năm học 2003-

2004, Khoa đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng cho từng năm học theo văn

bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (trước đây, thực hiện theo Nghị định số 10/2002/NĐ-

CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 03

năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của

chính phủ; hiện nay thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04

năm 2006 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ). Quy chế chi

tiêu nội bộ nhằm quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất

trong Khoa, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị đựơc giao, thực hiện hoạt động

thường xuyên, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

126

Page 127: Bao Cao Khoa Kinh Te

Trong quá trình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, nếu phát sinh các vấn đề cần

chỉnh sửa, bổ sung thì các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gởi Phòng TC-HC, Phòng

TC-HC sẽ tổng hợp và trình Ban chủ nhiệm Khoa xem xét, giải quyết.

Định kỳ hàng năm, tại hội nghị cán bộ - công chức, quy chế được đưa ra lấy ý

kiến và phòng TC-HC sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng,

chỉnh sửa, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ và phương án phân phối nguồn thu sự

nghiệp của Khoa.

Từ đầu năm 2008, Phòng KH-TC đã xây dựng bản mô tả công việc, quy trình

thanh toán tiền mặt, quy trình phân cấp duyệt chi,... và gởi đến các phòng ban, bộ môn

nhằm đạt được sự thống nhất cao cũng như sự thuận tiện cho cán bộ, công nhân viên

của Khoa. [H10.02.06]

2. Những điểm mạnh

Công tác lập kế hoạch rõ ràng, phù hợp với yêu cầu đào tạo, NCKH và các

hoạt động khác của Khoa.

Việc sử dụng kinh phí của Khoa được công khai hóa, minh bạch và tuân

thủ các quy định của nhà nước.

3. Những tồn tại

Do đặc thù quản lý tài chính của Khoa là tập trung nên việc lập kế hoạch

dự toán hàng năm được Phòng kế hoạch – Tài chính xây dựng dựa trên sự

chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa mà không dựa vào nhu cầu sử dụng kinh

phí của các đơn vị chức năng. Dự toán sau khi được phê duyệt sẽ được

thông báo cho các Phòng, Ban, Bộ môn trong Khoa để thực hiện.

Hệ thống thông tin trong Khoa chưa được lưu trữ thành một cơ sở dữ liệu

thống nhất dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác lập kế hoạch.

Chưa có phần mềm hỗ trợ công tác tiền lương, quản lý tài sản cố định,...

4. Kế hoạch hành động

Khi Khoa lớn mạnh, công tác quản lý tài chính sẽ thay đổi phù hợp với tổ

127

Page 128: Bao Cao Khoa Kinh Te

chức bộ máy. Việc quản lý dựa trên sự phân bổ nguồn lực cho các đơn vị

sử dụng. Khi đó, công tác lập kế hoạch sẽ được tiến hành từ cấp cơ sở, dựa

vào nhu cầu kinh phí của các đơn vị sau khi cân đối với khả năng đáp ứng

các nhu cầu đó hiệu quả nhất.

Bắt đầu từ năm học 2008-2009 sẽ xây dựng đề án cơ sở dữ liệu dùng chung

cho toàn Khoa.

Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và

hiệu quả cho các đơn vị và các hoạt động của trường.

1. Mô tả

Tài chính Khoa được phân bổ hợp lí, có trọng tâm phục vụ cho chiến lược ưu tiên

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển của

Khoa trong từng giai đoạn, kế hoạch tài chính hàng năm, nguồn tài chính của Khoa

được phân bổ, sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của Khoa, cho các hoạt động NCKH

và nhất là các nhiệm vụ chiến lược ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 và Thông tư

71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn thi hành Nghị định số

43/2006/NĐ-CP, đối với đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động như Khoa

Kinh tế, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác

theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị đã sử dụng để trích lập

các quỹ theo trình tự: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc

lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập... Các khoản chi của Khoa, tình hình trích lập và sử

dụng các quỹ... đều được báo cáo cụ thể trong báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo

nội bộ theo từng năm học tại hội nghị cán bộ - công chức hàng năm [H10.01.02],

[H10.02.02]

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng cộng 2.981.617.724

5.471.786.421

5.531.268.333

4.757.000.000

128

Page 129: Bao Cao Khoa Kinh Te

1. Chi cho con người 948.1

06.188 1.107.746.840

2.738.145.953

2.707.106.042

2. Mua sắm và sửa chữa 1.115.576.

664 2.578.103.262

470.192.877

724.063.457

3. Công tác hành chính 74.662.

500 73.845.000

22.314.000 -

4. Chi NV chuyên môn 256.656.

175 835.373.165

966.576.286

400.514.954

5. Chi khác 586.616.197

876.718.154

1.334.039.217

925.315.547

2. Những điểm mạnh

Việc phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Khoa đã

góp phần nâng cao đời sống CBVC

3. Những tồn tại

Nhu cầu chi cho con người (tăng thu nhập cho cán bộ công chức), chi mua sắm và

sửa chữa (mua sắm, trang bị bổ sung các thiết bị hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học

tập), chi nghiệp vụ chuyên môn (tăng kinh phí sử dụng cho công tác giáo trình, công

tác NCKH, tăng kinh phí chi trả thù lao giảng dạy, tăng các định mức chi đào tạo

khác),... đều ngày càng đòi hỏi phải được nâng cao. Tuy nhiên, nguồn kinh phí NSNN

cấp và nguồn thu sự nghiệp đều có giới hạn nên trong cùng một thời gian khó có thể

đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu.

4. Kế hoạch hành động

Khi khắc phục được những vấn đề tồn tại trong việc huy động các nguồn lực cho

phát triển, Khoa sẽ có được nguồn tài chính tạm đủ để thực hiện các mục tiêu đề ra và

đảm bảo sử dụng hiệu quả cho hoạt động của mình.

Kết luận tiêu chuẩn 10:

129

Page 130: Bao Cao Khoa Kinh Te

Công tác tài chính và quản lý tài chính là mảng công việc rất quan trọng mà Khoa

rất quan tâm để giải quyết. Các nguồn tài chính của Khoa đều được khai thác hợp pháp

và được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên

cứu khoa học và các hoạt động khác của trường. Công tác lập kế hoạch tài chính và

quản lý tài chính được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch theo đúng quy định của

pháp luật

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2008 TRƯỞNG KHOA

KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Nguyễn Văn Luân

130