12
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Phòng Giáo dục Tiểu học Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lƣợng chuyên môn Giáo dục tiểu học ở cơ sở Người thực hiện: Nguyễn Minh Kiếm Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ................... - Lĩnh vực khác: ….......................................... Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Conduongcoxua · vị là một Phó Trưởng phòng tôi luôn cố gắng tìm biện pháp để đổi mới công tác quản lí, từng bước

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Phòng Giáo dục Tiểu học

Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp chỉ đạo

nâng cao chất lƣợng chuyên môn Giáo dục tiểu học ở cơ sở

Người thực hiện: Nguyễn Minh Kiếm

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ................... - Lĩnh vực khác: …..........................................

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012

2

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: Nguyễn Minh Kiếm

2. Ngày tháng năm sinh: 10/10/1962

3. Nam, nữ: Nam

4. Địa chỉ: Ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

5. Điện thoại: 0613 846439 (CQ)/ 0613 927072 (NR); ĐTDĐ: 0908023445

6. Fax: E-mail: [email protected]

7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học

8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm

- Năm nhận bằng: 1997

- Chuyên ngành đào tạo: Toán học

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản Lý Giáo dục Tiểu học

Số năm có kinh nghiệm: 26 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phong trào Xây dựng trường học

Xanh - Sạch - Đẹp.

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy.

BM02-LLKHSKKN

3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

CHUYÊN MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CƠ SỞ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được Đảng và

Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”. Để nâng cao chất lượng giáo dục

đào tạo, phải tiến hành qua nhiều khâu, nhiều việc và thực hiện cả một quá trình.

Quá trình đó đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, khoa học và đòi hỏi sự nỗ

lực gắng sức của rất nhiều người; trong đó đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) và giáo

viên (GV) trường tiểu học là một trong những nhân tố tích cực, không kém phần

quan trọng; bởi bậc Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của các bậc học trong hệ

thống giáo dục quốc dân.

Trong trường tiểu học, chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả đào tạo hàng

năm có chuyển biến hay không là nhờ sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, nếu không có sự quản lí tốt của đội ngũ CBQL trong nhà trường thì

mọi hoạt động giáo dục trong trường của giáo viên, học sinh khó có thể đi đúng

hướng và nếu như mọi hoạt động trong trường tiểu học đều rập khuôn máy móc

theo lối cũ và tất cả các trường tiểu học đều như nhau thì khó có thể nâng cao

được chất lượng chuyên môn tiểu học ở tỉnh nhà nói chung và ở cơ sở nói riêng.

Như chúng ta đã biết, nói đến nâng cao chất lượng chuyên môn là nói đến

nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục. Chính vì thế mà đổi mới công tác quản lí,

nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Đây

cũng chính là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm từng bước nâng cao

chất lượng giáo dục. Là một người cán bộ phụ trách giáo dục tiểu học, với cương

vị là một Phó Trưởng phòng tôi luôn cố gắng tìm biện pháp để đổi mới công tác

quản lí, từng bước chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện có hiệu quả các nhiệm

vụ được giao và nâng cao dần hiệu quả, chất lượng giáo dục, chất lượng chuyên

môn ở các cơ sở trường học từng bước đưa nền giáo dục tỉnh nhà ngày mỗi khởi

sắc, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tỉnh nhà. Với

những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất

lượng chuyên môn Giáo dục tiểu học ở cơ sở”.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII

đã chỉ rõ: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn

vinh. Giáo viên phải đủ đức, đủ tài". Và kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp

hành trung ương Đảng khoá IX yêu cầu: "Bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo

đủ số lượng, cơ cấu cân đối, chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới…"

BM03-TMSKKN

4

Xuất phát từ những yêu cầu trên, một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo

dục và Đào tạo hiện nay là phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ thể

trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý sao cho

phù hợp với định hướng phát triển và thực hiện tinh thần Đại hội Đảng lần thứ IX,

nghị quyết 40 của Chính phủ và chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ về việc thực

hiện chương trình thay sách giáo khoa là phải: "Đặc biệt quan tâm xây dựng đội

ngũ cán bộ quản lí giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã

hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà" và "Chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính

trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo".

Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống

giáo dục quốc dân, do vậy giáo viên tiểu học có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo

viên tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và

học có chất lượng, thực hiện phổ cập giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vừa hồng

vừa chuyên, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định quá trình dạy và học: Thầy giỏi sẽ

có trò giỏi, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy thay sách giáo khoa mới ở tiểu học đòi

hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ trên chuẩn về mọi mặt,

đặc biệt là tiếp cận nhanh phương pháp giảng dạy mới. Người giáo viên phải là

người biết tổ chức giờ dạy một cách khoa học, kiểm soát được tất cả đối tượng học

sinh, đánh giá đúng trình độ học sinh, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh

(nhất là đối với học sinh tiểu học) động viên khuyến khích học sinh tích cực tham

gia học tập sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng

chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà

trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải

có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư

phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người

lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ

lý luận và nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành

đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội

nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề mà bất kỳ

một người làm công tác quản lí nào cũng phải quan tâm là nâng cao chất lượng

chuyên môn cho đội ngũ.

2. Thực trạng vấn đề

a) Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa

phương và các lực lượng xã hội quan tâm chăm lo cho giáo dục.

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị và

nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các phòng Giáo dục và Đào

5

tạo, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế địa phương xây dựng nhiệm vụ năm

học triển khai đến các cơ sở giáo dục thực hiện hàng năm.

- Đội ngũ CB-GV-CNV tương đối ổn định, an tâm công tác. Nhiều CBQL;

GV tận tình, nhiệt huyết với công tác, hết lòng yêu nghề, yêu học sinh, luôn năng

động, sáng tạo và bản lĩnh trong công việc.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được xây dựng, sửa chữa kịp thời,

lầu hoá đáp ứng yêu cầu dạy và học.

b) Khó khăn

- Chất lượng chuyên môn ở một số đơn vị chưa cao do đặc thù huyện khó

khăn, đời sống người dân còn khó khăn, chật vật. Tỉ lệ học sinh lưu ban, học sinh

bỏ học còn khá cao do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ từ PHHS trong công tác

giáo dục học sinh ở trường và gia đình.

- Một bộ phận CBQL; GV chưa thật toàn tâm với công việc, chưa chủ động

trong công tác do phần nào bị ảnh hưởng của tuổi tác và cuộc sống.

- Việc đầu tư xây dựng trường học thân thiện, trường đạt chuẩn Quốc gia, tổ

chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục để phát triển toàn diện cho học sinh chưa

được đầu tư và quan tâm đúng mức tại một số đơn vị.

3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

Từ thực tế trên, tôi đã đề ra các biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc

phục các khó khăn tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn ở cơ sở

thông qua các biện pháp cụ thể sau:

a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai kịp thời đến các đơn vị

trƣờng học

Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh

Đồng Nai về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn thực hiện các

nhiệm vụ trọng tâm của ngành về đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng

dạy - học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học,.... Ngành giáo dục đã xây

dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Phòng Giáo dục và

Đào tạo tổ chức thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch của ngành, căn cứ vào tình hình

thực tế của các các đơn vị, các Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ

chức thực hiện thật cụ thể, khả thi, sát thực tế mỗi đơn vị

Trong quá trình triển khai các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, ngành luôn có

sự theo dõi, nắm bắt các hoạt động của các đơn vị để kịp thời đánh giá, rút kinh

nghiệm quá trình thực hiện, từ đó có sự chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời để từng bước

nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Công tác đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là nhiệm vụ

trọng tâm của ngành; chính vì thế mà ngoài các văn bản kế hoạch, hướng dẫn

nhiệm vụ trọng tâm định kì, các văn bản hướng dẫn về đổi mới quản lí, nâng cao

chất lượng giáo dục luôn được thường xuyên lưu ý nhắc nhở để các Phòng Giáo

6

dục và Đào tạo quán triệt, hướng dẫn các cơ sở trường học kịp thời thực hiện đạt

hiệu quả, đồng thời phát huy sự sáng tạo của từng đơn vị, từng CBQL trường học

trong quá trình thực hiện.

b) Quan tâm đến công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện ở cơ sở để kịp

thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh

Hoạt động thanh, kiểm tra là một trong những biện pháp hiệu quả nâng cao

chất lượng hoạt động ở cơ sở.

Định kì hàng năm tôi đã tham mưu lãnh đạo xây dựng kế hoạch thanh tra

các hoạt động của các cơ sở trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động thanh tra

toàn diện, thanh tra chuyên đề, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên

đề từ cấp huyện đến tổ khối, tham gia các Hội thi dành cho giáo viên và học

sinh… nhằm mục đích đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của từng cơ sở, từ đó

đánh giá đúng thực trạng và kịp thời tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu

điểm, khắc phục tồn tại, thúc đẩy cơ sở thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ năm học,

nâng cao hơn chất lượng giáo dục tiểu học ở cơ sở.

Bên cạnh hoạt động thanh kiểm tra, tôi đặc biệt quan tâm đến công tác động

viên khen thưởng cá nhân điển hình tốt, đến với cán bộ quản lý và giáo viên với

quan điểm tích cực thân thiện, luôn lắng nghe và thấu hiểu, tìm tòi những cái hay

cái được, cái vượt khó ngay trong đội ngũ CBQL - GV dù là nhỏ, nhằm động viên

khuyến khích biểu dương kịp thời. Thông qua việc theo dõi kiểm tra, đánh giá việc

tổ chức thực hiện các hoạt động ở cơ sở; tôi đã kịp thời rút kinh nghiệm và tư vấn,

thúc đẩy, tạo tâm thế tốt cho các cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện, tạo

được động lực để các tập thể, cá nhân nỗ lực, sáng tạo trong các hoạt động và

phấn đấu thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

c) Tăng quyền chủ động cho cơ sở, đổi mới tƣ duy quản lí

Để từng bước nâng cao chất lượng tiểu học ở cơ sở, việc giao quyền chủ

động cho cơ sở là một việc làm rất cần thiết. Thông qua việc giao quyền chủ động

sẽ tạo cho các CBQL có tư duy quản lí đổi mới, sáng tạo và hiện đại tương xứng.

Đổi mới tư duy quản lí tập trung vào tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức hoạt

động của nhà trường.

Tăng cường giao sự chủ động cho cơ sở theo định hướng của Bộ Giáo dục

và Đào tạo thông qua việc trao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc

chỉ đạo, tổ chức dạy học đến việc ra đề kiểm tra định kỳ và đánh giá HS, đánh giá

GV. Từ đó, các nhà quản lí, các nhà giáo phải chủ động tuyên truyền một cách sâu

rộng và tích cực tham mưu để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội đối với

sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhằm

huy động và tạo mọi điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.

Đổi mới tư duy quản lí rất cần vai trò của cán bộ quản lí, phải tạo cho cán bộ

quản lí nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng, cần phải làm cho Hiệu trưởng năng

động, sáng tạo trong quản lí, linh hoạt và mềm dẻo trong việc điều hành nhà

7

trường; tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, huy động sự tham gia, đóng góp của

cộng đồng trong các hoạt động của nhà trường. CBQL bằng các biện pháp khéo

léo huy động nguồn lực, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để vận động đóng

góp xây dựng nhà trường góp phần đầu tư, hoàn thiện và nâng cao hơn cơ sở vật

chất, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động khác của nhà trường bên cạnh

nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

d) Tham mƣu các cấp quản lí và chỉ đạo các địa phƣơng quan tâm đầu

tƣ nâng cao việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học

Để các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện của

học sinh tiểu học được diễn ra hiệu quả ở các trường tiểu học thì việc đầu tư đầy

đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của trường tiểu học là một việc làm

rất cần thiết. Trường học phải được đầu tư xây dựng đạt xanh - sạch - đẹp - an

toàn, phấn đấu đạt trường học thân thiện để tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt

nhất cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Việc xây dựng cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần tạo được cảnh quan sư phạm

nhà trường đậm chất giáo dục học sinh về đức - trí - thể - mỹ; tạo được sân chơi

bãi tập thể dục thể thao cho học sinh tham gia các hoạt động phát triển thể chất,

vui chơi lành mạnh trong nhà trường; đầu tư đủ các phòng học, phòng chức năng,

phòng sinh hoạt cho học sinh, học sinh sẽ có vị trí học tập, sinh hoạt an toàn, lành

mạnh và tốt cho sự phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

Trường học đầu tư xây dựng Trường học Xanh - Sạch - Đẹp

khang trang

Việc xây dựng đầu tư thư viện đạt chuẩn, thân thiện cũng rất quan trọng, bởi

thư viện là trái tim của mỗi nhà trường tiểu học, đây là nơi rèn luyện học sinh về

văn hóa đọc, hoạt động của các nhà trí thức, là nơi giáo viên đến để cùng đọc sách

với học sinh, hay là nơi phụ huynh học sinh giúp nhà trường cùng đọc với con em

mình. Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, hiện đại phục vụ tốt cho công

tác dạy học của nhà trường chính là phương tiện giúp giáo viên thực hiện đổi mới

8

phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng từng giờ dạy trên lớp, giúp học sinh

tích cực học tập, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở trường học.

đ) Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ CBQL để nâng cao chất

lƣợng đội ngũ

Bên cạnh những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL và GV là một

trong những yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tiểu học. Bồi

dưỡng đội ngũ CBQL tốt sẽ giúp đội ngũ CBQL có định hướng về đổi mới quản

lí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy, nâng cao

chất lượng giáo dục.

Đội ngũ CBQL và GV cần đảm bảo được ba yếu tố về: số lượng, chất

lượng và loại hình đào tạo.

CBQL - nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của trường tiểu học; để tiểu

học được nâng cao chất lượng cần có những CBQL tận tâm, thạo việc, có năng lực

điều hành. Làm sao để mỗi Hiệu trưởng trường học phải là một nhà lãnh đạo, nhà

quản lí hành chính, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội và thậm chí là một nhà

doanh nghiệp giỏi.

Phải phát huy được tính tự chủ và sáng tạo của Hiệu trưởng trường tiểu học.

Trong nhà trường tiểu học, Hiệu trưởng phải vạch ra được tầm nhìn và sứ mệnh

của nhà trường, có hiểu biết chuyên môn, biết cách tổ chức và quản lí các hoạt

động của nhà trường theo hướng phân cấp công khai, dân chủ và biết xây dựng kế

hoạch phát triển nhà trường từ điều kiện hiện có trở thành trường đạt chuẩn chất

lượng tối thiểu, trường chất lượng cao hay trường đạt chuẩn Quốc gia; bên cạnh

đó phải làm sao để Hiệu trưởng trường tiểu học phải biết làm công tác xã hội để

thu hút sự ủng hộ, hỗ trợ của mọi lực lượng xã hội đóng góp cho sự phát triển của

nhà trường.

Để làm được điều này thì công tác bồi dưỡng đội ngũ thông qua các lớp bồi

dưỡng về công tác quản lí, điều hành,.. của các cấp là một việc làm rất quan trọng.

Vì lẽ đó mà nhiều năm qua, công tác bồi dưỡng đội ngũ được ngành đặt yêu cầu

cao và thực hiện hiệu quả, ngành đã cử chọn cử tất cả các cán bộ trong đội ngũ

CBQL các trường tham gia các lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng liên kết Việt Nam-

Singapo, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí trường tiểu học (do Sở Giáo dục và Đào tạo

phối hợp trường Đại học Đồng Nai tổ chức); các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè các

cấp và tham gia giao lưu CBQL giỏi...

Ngoài ra, việc mở các chuyên đề về đổi mới công tác quản lí, đổi mới

PPDH, nâng cao ứng dụng CNTT trong quản lí và soạn giảng, nâng cao chất

lượng sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ khối,…. cũng là một

trong những vấn đề mà tôi hết sức quan tâm, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào

tạo tích cực thực hiện để đáp ứng kịp thời cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở

các đơn vị trường học; từng bước làm cho sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tổ

khối đi vào thực chất, đúng hướng, ngắn gọn, hiệu quả, phát huy hết sự sáng tạo

và năng lực của các thành viên trong mỗi đơn vị trường học. Chính vì thế mà đã

9

tạo được tầm nhìn cho đội ngũ, giúp đội ngũ vững vàng hơn trong công tác quản

lí, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cơ sở

e) Tăng cƣờng hiệu quả công tác bồi dƣỡng GV giúp GV đổi mới

PPDH, thực hiện hiệu quả việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng; đổi

mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì việc nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên cũng là một việc làm quan trọng không kém. Đây là đội

ngũ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng tiểu học trên địa bàn. Chính

vì lý do đó mà ngành giáo dục phải làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, nâng

cao nhận thức đội ngũ giáo viên, làm cho mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về

đạo đức tự học và sáng tạo.

Giáo viên không chỉ đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn mà còn phải

đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Giáo viên cần phải có lòng yêu nghề,

tâm huyết với nghề dạy học, luôn yêu thương, tôn trọng học sinh, hiểu tâm lí học

sinh để có cách ứng xử phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần hiểu và thực hiện

hiệu quả mục tiêu, chương trình, nội dung, PPDH ở bậc tiểu học.

Việc biết cách sử dụng và kết hợp linh hoạt các PPDH tiên tiến để dạy học

tích hợp, sát đối tượng HS là điều rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục

ở mỗi đơn vị trường học. Muốn vậy, giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên

dựa trên nhu cầu và năng lực để có thể cập nhật các tri thức mới, vừa có trình độ

sư phạm lành nghề, vừa có khả năng chủ động, linh hoạt sáng tạo trong quá trình

tổ chức các hoạt động dạy học

Thông qua các lớp bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề, hội thi GVDG các

cấp và các hoạt động giao lưu sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt khối đã làm cho

đội ngũ giáo viên được trau dồi, rèn luyện, từng bước nâng cao chất lượng kiến

thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy của giáo viên, phục vụ tốt cho việc nâng

cao chất lượng chuyên môn tiểu học tỉnh nhà.

f) Tổ chức các hoạt động giao lƣu, các hội thi cho CBQL, giáo viên có

sân chơi phát triển năng khiếu

Để từng bước nâng cao chất lượng ở cơ sở, việc tăng cường cho các đơn vị

trường học trong huyện được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau là một việc

làm rất hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn tiểu học ở cơ sở.

Thông qua việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, các đơn vị trường học sẽ chia sẻ,

học tập những cái hay, mặt mạnh của đơn vị bạn và rút kinh nghiệm cho đơn vị

mình những biện pháp khả thi hơn để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn

tại; từ đó giúp cho các hoạt động chuyên môn tiểu học ở các đơn vị trường học

gần nhau hơn và phát triển tương xứng hơn.

Chính vì thế, trong năm học tôi đã tham mưu lãnh đạo, cử CBQL hoặc

thành viên HĐBM cấp tỉnh tham gia giao lưu các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh

về mô hình: Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích

10

cực; nâng cao công tác tổ chức bán trú cho học sinh trường 2 buổi/ngày; huy động

nguồn lực để xây dựng sân chơi, bãi tập; công tác dạy học tích hợp phát triển toàn

diện cho học sinh,… đã có tác dụng rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng

chuyên môn tiểu học.

Ảnh minh họa giao lưu sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể giữa các huyện

Ngoài ra, việc tổ chức các hội thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi là một trong

những biện pháp giúp cho đội ngũ GV được giao lưu, sinh hoạt, trao đổi chia sẻ

kinh nghiệm lẫn nhau, đây cũng chính là biện pháp có tác dụng tích cực đẩy mạnh

phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng chuyên

môn ở cơ sở.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

So với các năm học trước, bậc giáo dục tiểu học tỉnh nhà đã đạt được nhiều

kết quả thắng lợi. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều có chuyển biến rất

đáng kể, tỉ lệ HS khá giỏi tăng; học sinh trung bình yếu giảm; tỉ lệ học sinh đạt các

giải cao các Hội thi cấp Quốc gia và khu vực tăng khá cao; tỉ lệ học sinh bỏ học

giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích

cực”, phong trào xây dựng “Trường học Xanh - Sạch - Đẹp”, trường tiểu học “đạt

Chuẩn Quốc gia” qua từng năm cũng nâng dần số lượng và chất lượng. Hiện tại,

qua kết quả kiểm tra đánh giá và công nhận trường tham gia phong trào “Trường

học thân thiện - Học sinh tích cực” có 40 trường được đánh giá trung bình, 125

trường khá, 113 trường tốt và 22 trường xuất sắc; 171/305 đơn vị được công nhận

trường tiểu học đạt Xanh - Sạch - Đẹp cấp tỉnh, tỉ lệ: 56,1% và 48/305 đơn vị được

công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1, tỉ lệ: 15,7%.

Chất lượng hoạt động chuyên môn nhà trường, tổ khối chuyển biến tích cực,

góp phần đắc lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Các cán bộ quản lý tự chủ và năng động hơn trong công tác quản lý, việc

thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý được nhẹ nhàng và tinh gọn

11

hơn, công tác trao đổi thông hai chiều từ Sở về Phòng Giáo dục và các cơ sở

trường học và ngược lại nhanh hơn, hiệu quả hơn, kinh phí và công sức cho việc

chuyển tải và phát hành văn bản giảm đi rất đáng kể.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Việc nâng cao chất lượng chuyên môn là một việc làm rất cần thiết và hiệu

quả mang lại nhiều kết quả rất khả quan cho ngành. Chất lượng giáo dục của tỉnh

nhà ngày một giữ vững và phát triển đi lên.

- Một số CBQL trường học đã thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao

chất lượng chuyên môn, từ đó đã đề ra nhiều biện pháp để giúp chất lượng sinh

hoạt chuyên môn nhà trường, tổ khối của đơn vị từng bước đạt được nhiều kết quả

tốt đẹp.

- Một số giáo viên tổ khối trưởng, giáo viên dạy lớp còn ngại khó, chưa mạnh

dạn trong việc đầu tư xây dựng nội dung chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên

môn dần dần qua công tác bồi dưỡng đã chủ động và tích cực hơn trong việc thực

hiện các nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

NGƢỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Minh Kiếm

12

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Phòng Giáo dục Tiểu học

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 05 tháng 6 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2011-2012

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng

chuyên môn Giáo dục tiểu học ở cơ sở.

Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Kiếm, Chức vụ: Phó Trưởng phòng

Đơn vị: Phòng Giáo dục tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ..............................

- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: .......................................................

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng

trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại

đơn vị có hiệu quả

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Tốt Khá Đạt

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và

dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt

Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu

quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

BM04-NXĐGSKKN