8
Chanh dây rớt giá thê thảm TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Thấp thỏm với giá gà TRANG 7 CHÍNH TRỊ Cựu chiến binh học và làm theo Bác TRANG 2 VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐÀ LẠT Giám sát, ngăn chặn hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm với dân TRANG 4 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4800 - THỨ TƯ NGÀY 31/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 5 Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢN LOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558) Đối với Đức, điều may mắn là có mẹ đồng hành trong mọi công việc thiện nguyện. Ảnh: V.Quỳnh TRANG 3 Để phát triển các làng hoa tương xứng với tiềm năng, TRANG 7 Bất cập trong xử lý thuốc lá nhập lậu TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai Phát triển làng hoa tương xứng với tiềm năng Sáng 30/5, tại huyện Đạ Tẻh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tham gia lễ phát động có lãnh đạo các huyện, thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và 300 trẻ em trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Phát biểu tại lễ phát động, ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh: Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các cấp, ngành và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị kỹ năng an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em. Trên địa bàn toàn tỉnh có 29.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được giúp đỡ. Nạn bạo hành, xâm hại trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích còn xảy ra, trong khi đó, nhân lực và nguồn lực dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu và chưa đồng bộ... PHÁT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM: Trao 100 suất học bổng cho học sinh hiếu học TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG Sâu sát với cơ sở Việc lãnh đạo huyện thường xuyên về tận thôn với bà con đã khẳng định nỗ lực học Bác để gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát với cơ sở của cán bộ, đảng viên huyện Đam Rông. TRANG 2 thế mạnh của làng nghề truyền thống, Đà Lạt đang chú trọng những nhóm giải pháp khắc phục hạn chế về hạ tầng, công nghệ và kỹ năng phục vụ khách du lịch.

Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

Chanh dây rớt giá thê thảm

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Thấp thỏm với giá gà TRANG 7

CHÍNH TRỊCựu chiến binh học và

làm theo BácTRANG 2

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐÀ LẠT

Giám sát, ngăn chặn hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm

với dân TRANG 4

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4800 - THỨ TƯ NGÀY 31/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 5

Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢN LOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558)

Đối với Đức, điều may mắn là có mẹ đồng hành trong mọi công việc thiện nguyện. Ảnh: V.Quỳnh

TRANG 3

Để phát triển các làng hoa tương xứng với tiềm năng,

TRANG 7

Bất cập trong xử lý thuốc lá nhập lậu

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai

Phát triển làng hoa tương xứng với tiềm năng

Sáng 30/5, tại huyện Đạ Tẻh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tham gia lễ phát động có lãnh đạo các huyện, thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và 300 trẻ em trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.

Phát biểu tại lễ phát động, ông Phan Văn

Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh: Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các cấp, ngành và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị kỹ năng an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn

còn nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em. Trên địa bàn toàn tỉnh có 29.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được giúp đỡ. Nạn bạo hành, xâm hại trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích còn xảy ra, trong khi đó, nhân lực và nguồn lực dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu và chưa đồng bộ...

PHÁT ĐỘNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM:

Trao 100 suất học bổng cho học sinh hiếu học

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

Sâu sát với cơ sởViệc lãnh đạo huyện thường

xuyên về tận thôn với bà con đã khẳng định nỗ lực học Bác để gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát với cơ sở của cán bộ, đảng viên huyện Đam Rông.

TRANG 2

thế mạnh của làng nghề truyền thống, Đà Lạt đang chú trọng những nhóm giải pháp khắc phục hạn chế về hạ tầng, công nghệ và kỹ năng phục vụ khách du lịch.

Page 2: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

2 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Thường

vụ Huyện ủy Đam Rông đã lựa chọn nội dung đột phá: “Gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát với cơ sở” nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.

Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông đã đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác nắm rõ “dân sinh, dân trí, dân tình” để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phục vụ nhân dân. Cụ thể, tất cả các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp tiếp xúc với nhân dân xây dựng bản chuẩn mực, niêm yết tại cửa ra vào của cơ quan để người dân biết và theo dõi. Đồng thời, điều chỉnh thời gian làm việc của bộ phận tiếp dân, bộ phận một cửa để đảm bảo phục vụ nhân dân. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng tập trung giải quyết các vấn đề gây bức xúc, liên quan đến quyền lợi của nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất đơn thư khiếu nại vượt cấp. Xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu gây phiền hà trong nhân dân.

Từ đầu năm 2016 đến nay, trung bình mỗi tháng 1 lần trực tiếp đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện xuống tận các thôn để trực tiếp lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Riêng từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017, đã thực hiện 8 cuộc tiếp xúc, làm việc trực tiếp với bà con các thôn.

Trước khi xuống cơ sở thăm nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của bà có, lãnh đạo

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

Sâu sát với cơ sởViệc lãnh đạo huyện thường xuyên về tận thôn với bà con đã khẳng định nỗ lực học Bác để gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát với cơ sở của cán bộ, đảng viên huyện Đam Rông.

huyện Đam Rông luôn xác định những vấn đề trọng tâm tại thôn, từ đó cùng các phòng, ban liên quan xuống trực tiếp lắng nghe ý kiến của bà con. Những vấn đề có thể xử lý ngay sẽ được thực hiện cho bà con, còn những vấn đề chưa thể giải quyết ngay thì giao cho các phòng, ban liên quan kèm với ngày giờ cụ thể để trả lời, giải quyết cho bà con. Đồng thời, lãnh đạo huyện cũng giao cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách xã đó đồng hành và giám sát cách khắc phục đối với các vấn đề bà con đưa ra. Hoạt động thiết thực này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người dân trong huyện.

Đồng chí Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Thường trực xã Đạ Tông kể: Đạ Tông có khu vực sản ở Dơng Crong cách xã hơn 20 km. Mỗi khi ba mẹ lên rẫy con cái cũng đi theo. Vì thế tình trạng các cháu bỏ học nhiều. Để giải quyết vấn đề này, Bí thư huyện ủy Trần Minh Thức

đã xuống tận nơi kiểm tra tình hình và trực tiếp chỉ đạo Đảng ủy xã Đạ Tông phải ra nghị quyết thành lập tổ vận động có lãnh đạo xã, bí thư thôn, lãnh đạo nhà trường… cùng tham gia vận động các cháu tới trường đầy đủ. Còn Bí thư Chi bộ thôn Đa Kao1 Rơ Jê Ha Ni thì nhắc lại, khi Bí thư Huyện ủy về làm việc, thăm nắm tình hình hoạt động của chi bộ và tâm tư tình cảm của bà con trong thôn, chỉ vào những khu vườn còn để đất trống, đồng chí nhắc nhở bà con phải tự trồng rau trong vườn để chủ động thêm về nguồn thực phẩm đỡ phải kiếm rau rừng và tiết kiệm tiền mua rau ở chợ. Bí thư Huyện ủy cũng nhắc nhở bà con làm hàng rào vườn, nuôi heo, gà trong chuồng để có thêm thu nhập….

Nếu trường hợp Bí thư Huyện ủy hay Chủ tịch UBND huyện bận công tác đột xuất, Phó Bí thư Thường trực và Phó Chủ tịch UBND huyện sẽ đi thay. Bà con thôn 2, xã Liêng Srônh nói chung và Bí thư Chi bộ Ka Tâm nói riêng khi

Bí thư Huyện ủy Đam Rông Trần Minh Thức (bìa trái) đi thăm mô hình chăn nuôi trên địa bàn. Ảnh: N.Ngà

trò chuyện với chúng tôi vẫn nhắc lần Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nguyễn Văn Lộc xuống làm việc với thôn đã động viên bà con, nhất là phụ nữ bớt uống rượu, chăm lo lao động sản xuất, cải thiện đời sống. Đồng chí còn đề nghị Đảng ủy xã, hội phụ nữ xã, cán bộ phụ nữ thôn phải thường xuyên đến từng nhà, động viên, nhắc nhở để bà con thay đổi nếp nghĩ, chăm lo làm ăn và cũng hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra vì rượu.

Đồng chí Nguyễn Văn Lộc nói: “Để thực hiện Chỉ thị 05 thiết thực, có hiệu quả, Thường trực Huyện ủy luôn xác định phương châm “sâu sát với cơ sở”, lắng nghe tiếng nói của bà con, để những tâm tư nguyện vọng chính đáng được giải quyết “thấu tình, đạt lý” ngay từ cơ sở”. Cũng nhờ vậy mà những vấn đề trong giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông ở Đạ M’Rông; vướng mắc giữa bà con với doanh nghiệp trên địa bàn ở Đạ Long, hay đơn giản như việc sai tên trên thẻ bảo hiểm y tế cũng được giải quyết nhanh chóng. Có những trường hợp người dân hiểu sai về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì cán bộ, đảng viên có trách nhiệm giải thích để dân hiểu, dân thông; từ đó tạo sự đồng thuận chung như hiến đất, đóng góp của cải vật chất để xây dựng nông thôn mới…

Với việc lựa chọn bước đi và cách làm sáng tạo của Huyện ủy Đam Rông trong thực hiện Chỉ thị 05 đã góp phần thực hiện thành công về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp.

Hiện lãnh đạo huyện cũng như trưởng các phòng, ban chuyên môn đã xuống tận 56 thôn thuộc 8 xã trong toàn huyện để làm việc, thăm nắm tình hình. “Qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tư tưởng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân” - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nguyễn Văn Lộc khẳng định. NGỌC NGÀ

Quê gốc là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nhưng ông Tách lớn lên ở tỉnh Thái Nguyên. Năm 1962,

khi mới 17 tuổi, ông đã tham gia dân quân hỏa tuyến. Sau đó, ông trở về công tác tại địa phương. Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, ông Tách lại xung phong đi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Khi chiến tranh kết thúc, ông về lại quê nhà.

Thế rồi, năm 1995, ông Tách cùng vợ con từ Thái Nguyên chuyển đến thôn 4 (xã Lộc Phú) lập nghiệp. Tại đây, với số tiền mang theo, ông mua được 3 ha đất trồng chè và 4 con bò để phát triển kinh tế gia đình. “Mới đầu, gia đình tôi gặp không ít khó khăn, thiếu thốn tại vùng đất mới này. Khó khăn thứ nhất là sự khác biệt về phong tục tập quán. Vì ở đây chủ yếu là người dân tộc Mạ sinh sống. Khó khăn tiếp theo là chưa quen với việc trồng cây công nghiệp. Thay vì trồng lúa nước như trước kia thì nay lại trồng cây chè, cây cà phê”, ông Tách chia sẻ.

Tuy nhiên, với bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ”

Cựu chiến binh học và làm theo BácTheo chân bà Trần Thị Nụ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lộc Phú (huyện Bảo Lâm), tôi tìm đến nhà ông Mẫn Văn Tách tại thôn 4, xã Lộc Phú. Ở tuổi 72, ông Tách vẫn còn khỏe mạnh và luôn giữ tác phong của một người lính.

không sợ khó, ngại khổ, ông đã động viên con cái trong gia đình trồng thêm đậu, thêm bắp, cốt lấy ngắn nuôi dài, nhất là tập trung chăm sóc cho 3 ha chè. Những lúc rảnh rỗi, ông Tách lại cùng vợ con đi làm mướn kiếm thêm tiền tích lũy. Trong khoảng thời gian này, những diện tích chè kém năng suất, ông chuyển sang trồng cây cà phê, rồi chuyển hẳn sang trồng cà phê. Cùng với đó, ông Tách mua thêm 12 ha đất để trồng cà phê. “Hiện tại, gia đình tôi có 15 ha đất trồng cà phê. Trong đó, 10 ha cà phê đang cho thu hoạch”, ông cho biết.

Theo ông Tách, năm 2016, 10 ha cà phê của gia đình ông cho sản lượng 40 tấn. Từ chỗ có nguồn thu nhập cà phê ổn định, ông Tách sắm sửa thêm các công cụ khác để hỗ trợ sản xuất, như ô tô (7 chiếc), máy đào (7 cái), máy cày

(1 cái) và 4 cái máy tưới. Ngoài ra, gia đình ông còn kinh doanh thêm tạp hóa, vật liệu xây dựng, phân bón, thu mua chè tươi... “Mỗi năm, gia đình tôi thu về khoảng 4 tỷ đồng (sau khi đã trừ các khoản chi phí)”, ông Tách nói.

Có được của ăn của để, ông lại tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 - 20 lao động, cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện để K’Hoàng Thái (một người trong thôn) thoát nghèo.

Nhận xét về cựu chiến binh Mẫn Văn Tách, bà Trần Thị Nụ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lộc Phú nói: “Ông Mẫn Văn Tách không chỉ là một cựu chiến binh gương mẫu trong phát triển kinh tế gia đình, mà còn tích cực tham gia công tác đoàn thể, được bà con trong thôn, xã quý mến. Hiện, ông Tách là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn 4, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn 4 và là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lộc Phú”.

Theo bà Nụ, dù ở cương vị nào, cựu chiến binh Mẫn Văn Tách vẫn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp tục truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ biết trân trọng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tất nhiên, ông vẫn không ngừng chăm lo phát triển kinh tế gia đình để qua đó góp phần xây dựng và phát triển quê hương.

Ghi nhận sự đóng góp của cựu chiến binh Mẫn Văn Tách, các cấp hội đã tặng ông nhiều giấy khen, bằng khen; trong đó, có bằng khen của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào năm 2011. TRỊNH CHU

Cựu chiến binh Mẫn Văn Tách.

Trao 100 suất học bổng...TIẾP TRANG 1

... Ông Nguyễn Mạnh Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết: Huyện Đạ Tẻh cũng như các huyện,

thành trong tỉnh sẽ phấn đấu thực hiện tốt các hoạt động hè và Tháng Hành động vì trẻ em. Trong đó, đẩy mạnh

tuyên truyền nâng cao trách nhiệm các tổ chức về trẻ em, tổ chức các sân

chơi hè gắn với các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho trẻ em, tiếp

tục triển khai các phương án để phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước, vận động các

tổ chức, cá nhân tiếp tục chăm lo cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, 100 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện

Đạ Tẻh cũng đã được trao 100 suất học bổng, trị giá 1 triệu đồng/suất, từ

nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Lâm Đồng và huyện Đạ Tẻh. Nằm trong

các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em và Quốc tế thiếu nhi,

cùng ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thăm hỏi và tặng 60 suất quà cho trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Cơ sở Bảo trợ Xã hội Madagui (huyện

Đạ Huoai). Đây là đơn vị cuối cùng trong 14 đơn vị trong toàn tỉnh với 821

phần quà được trao.ĐÔNG ANH

Page 3: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

3 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017KINH TẾ

Thiếu đồng bộ Thống kê đến nay, tổng diện

tích sản xuất các loại hoa Đà Lạt gần 5.300 ha, đạt tổng sản lượng hơn 1,7 tỷ cành, chiếm hơn 65% tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp và chiếm gần 70% sản lượng hoa toàn tỉnh Lâm Đồng. Hoa Đà Lạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu, nhờ đó đã từng bước nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đến nay, trên địa bàn Đà Lạt đã được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định công nhận 4 làng hoa đáp ứng các tiêu chí chuyên canh tập trung thành làng nghề truyền thống. Đó là làng hoa Thái Phiên (Phường 12), Hà Đông (Phường 8), Vạn Thành (Phường 5) và Xuân Thành (Xuân Thọ) đã được công nhận với tổng diện tích sản xuất các loại hoa khoảng 600 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3.200 lao động.

Kết quả tổng sản lượng hoa hàng năm của 4 làng hoa Đà Lạt hơn 650 triệu cành, mang về thu nhập bình quân 800 triệu đồng/ha, cá biệt có mô hình áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đạt thu nhập 1 - 3 tỷ đồng/ha.

“Việc ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống, đã góp phần thúc đẩy phát triển đa dạng loại hình du lịch nông nghiệp; hàng năm đón trên 10.000 lượt khách tham quan thưởng lãm, học tập mô hình canh tác hoa, tìm hiểu các giá trị truyền thống trong quá trình hình thành và phát triển các làng nghề…”, báo cáo của Thành ủy Đà Lạt cho biết thêm.

Phát triển làng hoa tương xứng với tiềm năngĐể phát triển các làng hoa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của làng nghề truyền thống, Đà Lạt đang chú trọng những nhóm giải pháp khắc phục hạn chế về hạ tầng, công nghệ và kỹ năng phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, cũng theo Thành ủy Đà Lạt, nếu so sánh với tiềm năng và thế mạnh, 4 làng hoa Đà Lạt vẫn phát triển chưa tương xứng. Cụ thể các cơ chế phát triển làng nghề trồng hoa truyền thống chưa được triển khai đầy đủ; thiếu đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ hoa thương phẩm, trong đó tỷ lệ xuất khẩu hoa còn thấp. Đáng kể, những điểm du lịch canh nông còn đơn điệu các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Thành ủy Đà Lạt đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vừa nêu là: Hiện trạng sản xuất hoa ở các làng hoa Đà Lạt chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ; các cơ quan chuyên môn của thành phố Đà Lạt còn lúng túng trong định hướng phát triển cụ thể của từng làng nghề trồng hoa.

Thu nhập 1 tỷ đồng/ha/nămMục tiêu phấn đấu các làng

hoa Đà Lạt đến năm 2020 với tỷ lệ hơn 90% diện tích canh tác đạt tiêu chí đồng bộ sản xuất hoa

công nghệ cao, thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/ha/năm.

Qua đó kết nối 4 - 5 tuyến du lịch nổi tiếng của Đà Lạt đến với các làng hoa; ít nhất tỷ lệ 30% lao động ở làng hoa được đào tạo nghiệp vụ du lịch; bình quân thu nhập đầu người ở làng hoa 120 triệu đồng/năm.

Và mỗi làng hoa hình thành 1-2 hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất hoa công nghệ cao gắn với hoạt động du lịch canh nông.

Để đưa các mục tiêu nêu trên trở thành hiện thực, Thành ủy Đà Lạt chỉ đạo các cấp, ngành chức năng trong thành phố tích cực phối hợp triển khai các giải pháp trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, trước hết là tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng đề án, lập quy hoạch các làng hoa trên cơ sở quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp theo là giải pháp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng hệ thống giao thông kết nối từ khu vực sản xuất, chế biến đến khu vực trưng bày của các làng hoa,

phục vụ nhu cầu tham quan thuận lợi của du khách. Đặc biệt đáng quan tâm là xúc tiến việc đầu tư xây dựng Trung tâm Giao dịch Hoa Đà Lạt.

Và những nhóm giải pháp còn lại, Đà Lạt tiếp tục kêu gọi đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất hoa thương phẩm; khuyến khích khảo nghiệm, nhập nội các giống hoa mới kháng sâu bệnh, đạt giá trị kinh tế cao. Trên mỗi làng hoa nên tập trung phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch hoa. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương sản phẩm hoa các loại. Ngoài ra, phải phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội Hoa, Hiệp hội Du lịch Đà Lạt làm cầu nối phát triển liên kết hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiệu quả giữa nhà nông ở các làng hoa Đà Lạt với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan chuyên trách của nhà nước. VĂN VIỆT

Cần đồng bộ hơn nữa từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ hoa ở các làng hoa Đà Lạt. Ảnh: Văn Việt

UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, trong năm 2017, từ nguồn ngân sách nhà nước, địa phương được phân bổ 85 tỷ đồng để đầu tư làm đường giao thông cho 2 thôn đặc biệt khó khăn của huyện là Tôn K’Long A và Tôn K’Long B (xã Đạ Pal).

Theo đó, tuyến đường này sẽ được xây mới với tổng chiều dài 10 km nối từ trung tâm xã Đạ Pal đến 2 thôn K’Long A và K’Long B, thời gian thi công triển khai trong vòng 3 năm (từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2020). Ngoài ra, trong giai đoạn 2017 - 2018, từ nguồn ngân sách nhà nước, xã Đạ Pal còn được hỗ trợ 32 tỷ đồng

để đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng, trường mầm non và trạm y tế phục vụ cho người dân 2 thôn nêu trên. Thôn Tôn K’Long A và Tôn K’Long B được thành lập từ năm 2000, chiếm 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gốc Châu Mạ sinh sống, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông và điện chiếu sáng. Sự quan tâm hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đồng bào DTTS phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống để vươn lên thoát nghèo bền vững trong thời gian tới.

KHÁNH PHÚC

Trên 110 tỷ đồng đầu tư hạ tầng cho Tôn K’Long

Dự kiến đến cuối năm 2019, dự án Trung tâm Thương mại Ánh Sáng sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng, bố trí 135 lô đất tái định cư (gồm 122 lô liên kết và 13 lô biệt lập) tại Khu tái định cư Phạm Hồng Thái, Đà Lạt.

Được biết, dự án Trung tâm Thương mại Ánh Sáng, Phường 1, Đà Lạt với tổng diện tích thu hồi theo quyết định ngày 6/2/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng là 15.300 m². Trong đó gồm: đất bến xe nội thành do UBND thành phố Đà Lạt quản lý (gần 2.864 m²); đất giao thông

(hơn 1.406 m²); đất đình Ánh Sáng (302 m²) và đất hộ gia đình (10.728 m²).

Đến nay đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng đợt đầu tiên cho 7 hộ và 1 tổ chức (bến xe nội thành).

Còn lại 123 hộ và 1 công trình tín ngưỡng là đình Ánh Sáng tiếp tục hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng và bàn giao mặt bằng cho Trung tâm Thương mại Ánh Sáng từ nay đến năm 2019 như đã nêu trên.

MẠC KHẢI

Hết năm 2019, bàn giao mặt bằng Trung tâm Thương mại Ánh Sáng

Xã nông thôn mới có 50% hộ dân sản xuất theo hợp đồng

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí 4 xã nông thôn mới Trạm Hành, Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung đến năm

2020, thành phố Đà Lạt phấn đấu đạt 50% nông hộ sản xuất

theo hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm rau, hoa, cà phê, chè,

hồng ăn trái…Trong đó, mỗi xã có ít nhất 1

hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực địa

phương theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Đồng thời, giải quyết

99% việc làm trong độ tuổi lao động, đạt thu nhập bình quân

đầu người từ 70 - 80 triệu đồng/người/năm.

Để đạt các mục tiêu cơ bản nêu trên, thành phố Đà Lạt tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè ở xã Trạm Hành, cà phê tại xã Tà Nung, hồng sấy khô công nghệ Nhật

Bản tại xã Xuân Trường và Trạm Hành, phát triển làng hoa Xuân Thành, rau công nghệ cao Lộc

Quý, xã Xuân Thọ…VŨ VĂN

Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới TP Bảo Lộc, từ năm 2011 đến năm

2016, tổng nguồn vốn được huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới tại 5 xã (Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc

Châu, Đại Lào và Đam B’ri) trên địa bàn TP Bảo Lộc hơn 941 tỷ đồng. Trong đó, nhân

dân đóng góp trên 254 tỷ đồng.Từ nguồn vốn này, các xã

thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội - văn hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Qua đó, năm 2014, 3 trong

tổng số 5 xã đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận xã

đạt chuẩn nông thôn mới, gồm xã Đam B’ri, xã Lộc Thanh và

xã Lộc Châu.Cuối năm 2015, 2 xã Đại Lào và Lộc Nga tiếp tục

được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận xã đạt chuẩn nông

thôn mới.TRỊNH CHU

BẢO LỘC: Nhân dân đóng góp hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Phúc Hiệp tự nguyện hiến đất, di dời nhà cửa để làm đường Phan Đình Phùng. Ảnh: H.Sang

Page 4: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

4 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đó là một chương trình phối hợp hành động của Ủy ban MTTQ thành phố Đà Lạt trong năm 2017 và được Thường trực Thành ủy Đà

Lạt đồng ý cho phép Ủy ban MTTQ chủ trì phối hợp thực hiện. Hoạt động này nhằm thực hiện tốt nội dung mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng đề ra về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhằm giúp cấp ủy Đảng, chính quyền nắm chắc hơn tình hình cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thuộc diện mình quản lý về phẩm chất đạo đức, lối sống, quan hệ với dân, từ đó, có hướng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ tốt hơn, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, xa dân, thiếu trách nhiệm với dân, kịp thời giáo dục xử lý những cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có sai phạm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên. Đây là một chuyên đề rất rộng, bởi đối tượng hành chính công của toàn thành phố với trên 100 đơn vị, cơ quan, trường học, phường, xã, các trung tâm, các ban quản lý…, số lượng cán bộ, công chức, viên chức khá đông đảo. Việc chọn nội dung giám sát là một vấn đề quan trọng để triển khai giám sát một cách hiệu quả, làm sao để hoạt động giám sát không cản trở công việc, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân cũng là trăn trở của lãnh đạo Thành ủy Đà Lạt và lãnh đạo MTTQ.

Trên cơ sở những báo cáo về tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị được triển khai, UBMTTQ và các thành viên trong đoàn giám sát sẽ chọn những nội dung nổi cộm, bức xúc trong nhân dân, được dư luận xã hội quan tâm để thực hiện giám sát. Trong đó, chủ yếu giám sát về việc giữ gìn, rèn luyện đạo đức của người công dân nói chung như cần, kiệm, liêm, chính, sống có nghĩa tình, có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Đặc biệt chú trọng đến đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Giám sát việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là các chủ đề đã triển khai trong năm 2016 và 2017. Xem xét các đơn vị, cá nhân thực hiện đến đâu; tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, tinh thần nói đi đôi với làm, trung thực

gắn bó với nhân dân như thế nào...Trao đổi với phóng viên về nội dung này,

ông Trần Đình Dũng, UVBTV Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Đà Lạt chia sẻ: “Để góp phần vào việc ngăn chặn, phòng ngừa các biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Đảng, Nhà nước; bao che, tham gia các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện trách nhiệm công vụ…, Ủy ban MTTQ thành phố Đà Lạt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy đã tập trung triển khai nội dung giám sát đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và trách nhiệm thực thi công vụ của CB, CC, VC và tập trung vào những nội dung trọng tâm nói trên để giám sát.

Trong quý III, đoàn giám sát với sự phối hợp giữa MTTQ, ban tuyên giáo, ban dân vận và các nhà quản lý, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín để tham gia giám sát về tác phong, lề lối làm việc của CB, CC, VC. Trong đó, hoạt động giám sát tập trung việc nêu cao tác phong gương mẫu, đúng mực của CB, CC, VC, tác phong, thái độ, lời nói, cách ứng xử với nhân dân, nhất là đối với bộ phận một cửa, bộ phận tiếp dân, bộ phận thực thi cải cách thủ tục hành chính. Trách nhiệm công việc được giao thể hiện trong chất lượng công vụ của cá nhân như thế nào. CB, CC, VC có gương mẫu không,… đây cũng sẽ là một hình thức để tiến tới tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện tinh giản biên chế, giảm bớt những đối tượng CB, CC

không có năng lực, không phát huy hiệu quả trong công việc được nhà nước giao.

Ngoài ra, một nội dung trọng tâm được giám sát theo chuyên đề này, đó là giám sát trách nhiệm thực thi công vụ, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm của CB, CC, VC.

Bên cạnh đó, còn giám sát xem có còn biểu hiện thiếu trách nhiệm phục vụ nhân dân, sách nhiễu nhân dân, gây phiền hà khi giải quyết các công việc của dân, nhận tiền, lợi ích vật chất khác của dân liên quan đến công việc mà mình giải quyết hay không…

Có thể nói, tuy không phải là cơ quan công quyền, thể hiện tính pháp chế cao, nhưng những hoạt động trọng tâm của MTTQ và các tổ chức thành viên thành phố Đà Lạt thực hiện giám sát thực thi đạo đức công vụ chắc chắn sẽ góp phần quan trọng giúp cho các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức giữ gìn, rèn luyện đạo đức, tác phong, lề lối làm việc, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Góp phần từng bước ngăn chặn, phòng ngừa, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với lực lượng thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay. HÀ NGUYỆT

ĐÀ LẠT

Giám sát, ngăn chặn hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm với dânLàm thế nào để từng bước phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, xa dân, thiếu trách nhiệm với dân trong lực lượng CB, CC, VC, đó là một trong những mục đích mà chương trình phối hợp tổ chức “Giám sát cán bộ, công chức, viên chức về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và trách nhiệm trong thực thi công vụ được giao” của Ban Thường trực UBMTTQ thành phố Đà Lạt hướng đến và đang quyết tâm thực hiện.

Các đơn vị phường, xã tham dự Hội thi Cán bộ mặt trận cơ sở với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh:N.Thu

Trong 2 ngày qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lâm Hà đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 7, nhiệm kỳ 2017-2022, với sự tham dự của 170 đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 5.000 đoàn viên của toàn huyện.

5 năm qua, Huyện Đoàn đã đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ Lâm Hà chung tay xây dựng nông thôn mới” gắn với tổ chức nhiều hoạt động có hiệu quả của phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Phong trào Đoàn đã đi vào chiều sâu thiết thực, đã xuất hiện nhiều mô hình tập hợp thanh niên phát triển kinh tế như: 5 tổ hợp tác chăn nuôi bò tại các xã Đông Thanh, Tân Hà, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Thanh; 55 km đường quê được thắp sáng, đổ bê tông 1 sân trường trị giá gần 600 triệu đồng; trao 324 suất quà, 174 suất học bổng với giá trị trên 150 triệu đồng cho học sinh nghèo hiếu học; đẩy mạnh các phong trào tuổi trẻ xung kích bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường... Đoàn đã giới thiệu 1.015 đoàn viên ưu tú cho cấp ủy cử đi học các lớp nhận thức về Đảng, đã có 560 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.

Đoàn hội đã bầu BCH gồm 26 ủy viên, anh Phan Tiến Dũng được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện Đoàn khóa mới nhiệm kỳ 2017-2022. Q.UYỂN

LÂM HÀ: Đại hội Đoàn TNCSHồ Chí Minh lần 7 (2017-2022)

Sau 1 tháng triển khai, sáng 30/5, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Công nhân năm 2017.

Theo đánh giá của LĐLĐ tỉnh, trong Tháng Công nhân năm nay, các cấp công đoàn trong tỉnh đã huy động các điều kiện, nguồn lực để tổ chức hiệu quả các hoạt động; tập trung hướng mạnh về cơ sở, hướng về người lao động, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đi vào thực chất, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Ngoài tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân quy mô cấp tỉnh, có 10/17 công đoàn cấp trên cơ sở đã tổ chức phát động tháng công

nhân gắn với ngày hội CNVCLĐ và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo công nhân tham gia.

Cũng trong Tháng Công nhân, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức thăm và tặng 100 suất quà cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 15 phần quà cho 15 khu tập thể CNLĐ tại các khu lao động; lắp đặt 2 cabin sữa cho 2 công đoàn cơ sở doanh nghiệp có đông lao động nữ. LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở thăm và tặng gần 800 suất quà cho CNLĐ nghèo.

Ngoài ra, LĐLĐ các cấp đã tiến hành kiểm

tra liên ngành về pháp luật lao động tại 39 doanh nghiệp trên địa bàn về thực hiện chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; phát động phong trào thi đua xây dựng công trình mới chào mừng đại hội các cấp công đoàn.

Qua đó, đã có 16/17 LĐLĐ huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn viên chức tỉnh đăng ký xây dựng công trình. Trong tháng, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức gắn biển, bàn giao và đưa vào sử dụng 3 công trình.

Cùng đó, hưởng ứng Tháng ATVSLĐ lần thứ nhất năm 2017, LĐLĐ tỉnh đã hướng dẫn công đoàn các cấp lồng ghép các nội

dung hoạt động trong Tháng Công nhân. Đồng thời, tiến hành khảo sát và làm việc với chủ doanh nghiệp về xây dựng góc an toàn VSLĐ tại các doanh nghiệp. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 31 DN xây dựng góc ATVSLĐ. Về công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn trong tỉnh đã thành lập được 10 công đoàn, phát triển gần 100 đoàn viên.

Dịp này, LĐLĐ tỉnh đã biểu dương và khen thưởng 5 tập thể, 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tháng Công nhân năm 2017.

THY VŨ

THÁNG CÔNG NHÂN NĂM 2017:

Các hoạt động đã hướng mạnh về cơ sở

Ra mắt “Tổ Phụ nữ tiết kiệmmua BHYT - Vì sức khỏe phụ nữ”

Vừa qua, Hội LHPN huyện Đạ Tẻh đã tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tổ Phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế (BHYT) - Vì sức khỏe phụ nữ” tại xã Quốc Oai. Tham gia mô hình có 16 chị là hội viên phụ nữ được chia làm 5 tổ theo hình thức tiết kiệm mỗi tháng 220.000 đ để sau 3 tháng các thành viên trong tổ đều có thẻ BHYT. Tại buổi ra mắt, có 8 thẻ BHYT đã được phát cho các thành viên, trong đó, Hội LHPN huyện tặng 2 thẻ, Hội LHPN xã tặng 1 thẻ cho hội viên khó khăn và 5 thẻ do các thành viên tiết kiệm mua. Được biết, sau khi ra mắt mô hình điểm này, lần lượt các xã, thị trấn trong huyện sẽ tiến hành ra mắt mô hình tại đơn vị.

Thực hiện mục tiêu của tỉnh có 85% người dân tham gia BHYT theo bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Hội LHPN huyện Đạ Tẻh đã triển khai xây dựng mô hình “Tổ Phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - Vì sức khỏe phụ nữ” nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện tham gia BHYT góp phần nâng tỉ lệ người dân tham gia BHYT tại địa phương.

AN NHIÊN

Page 5: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

5 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những ngày qua, câu chuyện của chàng trai ngồi xe lăn vẫn tự mình đón xe khách đưa bạn

liệt tứ chi về Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh chữa bệnh khiến nhiều người cảm động.

Như một giấc mơĐến hiện tại, khi đã trải qua hơn

một tháng nằm điều trị tại Khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, khi các vết loét trên cơ thể đã dần hồi phục, Nguyễn Xuân Linh (SN 1990, trú tại Đức Trọng) vẫn chưa thể tin rằng đây là sự thật. Bởi chưa bao giờ anh dám nghĩ có một ngày, mình có đủ tiền và được đưa xuống Sài Gòn chữa bệnh, lại được chăm nuôi bởi một người bạn cũng tật nguyền mà anh chỉ mới quen biết trước đó không lâu.

Thái Duy Đức vẫn còn nhớ lần đầu tiên đến thăm Linh, anh đã không cầm được nước mắt trước hoàn cảnh khốn cùng của bạn. Sau một tai nạn giao thông năm 19 tuổi, Linh bị dập tủy, gãy đốt sống cổ và bại liệt hoàn toàn. Mẹ Linh nay 60 tuổi, bị tai biến nằm một chỗ đã 12 năm, đầu óc không còn tỉnh táo. Bố Linh lại đang nằm viện do ung thư gan hơn năm nay. Do không được chăm sóc chu đáo nên các vết loét trên người Linh ngày càng nặng,

Sống trọn vẹn cuộc đời thứ haiThấu hiểu nỗi đau khi sớm gặp phải bất hạnh mất đi một phần cơ thể, Thái Duy Đức (SN 1991) sống tại thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra, Đơn Dương) đã viết nên một câu chuyện cổ tích đẹp ngay giữa đời thường.

hành hạ anh bằng những cơn sốt giật nhễ nhại mồ hôi.

Nhìn thấy cảnh đó, Đức quyết tâm bằng mọi giá phải đưa bạn xuống Sài Gòn chữa trị. Đức quay 2 video kèm một lá thư ngỏ đăng lên mạng xã hội để kêu gọi sự giúp đỡ, liên hệ các hội từ thiện. Sau khi chắc chắn nhận được sự giúp đỡ từ các Hội từ thiện ở TP Hồ Chí Minh cùng số tiền ủng hộ, Linh cùng Đức đi xe khách từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn.

Và từ hơn một tháng nay, hình ảnh một chàng trai liệt hai chân, ngồi xe lăn chăm nuôi người bạn liệt tứ chi đã trở thành hình ảnh quen thuộc mà xúc động với nhiều người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.

Đức vẫn nhớ nỗi cực nhọc ngày 2 người dắt díu nhau vào bệnh viện: “Bản thân tôi tiểu tiện không cảm giác, ngày đầu tiên vừa di chuyển đường dài, vừa ôm nhiều đồ chèn lên bụng nên lúc Linh nhập viện thì người tôi cũng bê bết”.

Hàng ngày, từ 5h sáng đến 11h khuya, Đức ngồi trên xe lăn chăm

sóc, lau rửa, xoa bóp chân tay cho bạn, tối đến lại ngủ ngay dưới giường bệnh. Từ những người xa lạ, Đức trở thành cánh tay vững chãi cho Linh, cùng đồng hành với Linh trong những ngày điều trị.

Không chỉ vậy, những ngày Linh đang điều trị cũng là lúc bệnh của bố Linh trở nặng. Cũng chính Đức là người đón xe cùng đưa Linh về quê để gặp mặt bố lần cuối. Đức nhớ như in ánh mắt của bố Linh trước khi ra đi mãi mãi, như một lời cám ơn và gửi gắm con trai ông cho Đức. Đến nay, sức khỏe của Linh đã chuyển biến tích cực.

Sống xứng đángcho lần sống thứ 2Đức đã nói như vậy, rằng mình

may mắn khi sau tai nạn, mở mắt dậy thấy vẫn còn được sống, nên “lần sống này” phải sống cho ý nghĩa, cho trọn vẹn.

Đây không phải là lần đầu tiên Duy Đức giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Ba mất khi Đức chưa tròn 2 tuổi. Một mình mẹ Đức làm thuê làm mướn, gồng gánh nuôi hai chị em Đức lớn lên. Cách đây 2 năm, trong một tai nạn lao động, Đức bị té từ trên cao xuống, gãy cột sống, dập tủy, gây di chứng

bại liệt 2 chân, mất cảm giác hoàn toàn, tiểu tiện không kiểm soát. Những ngày đầu tỉnh dậy sau tai nạn, Đức bị chấn động tâm lý. Từng trải qua những đớn đau tột cùng, 4 lần hy vọng có thể hồi phục rồi lại thất vọng sống trong cảnh tàn phế, Đức hiểu hơn ai hết những tâm tư của người cùng cảnh ngộ. Đức mất gần 2 năm trời để lấy lại tinh thần, rời giường, rời căn phòng nhỏ của mình để trở lại với cuộc sống. Gần Tết năm 2017, Đức mới có thể lạc quan và có suy nghĩ tích cực trở lại.

Trong một lần tình cờ giúp được một người ngất xỉu giữa đường, Đức nhận ra mình còn có ích, còn thể làm được nhiều điều cho nhiều người khác. Từ đó, Đức coi mình là cầu nối giữa những mảnh đời bất hạnh, nhất là những người khuyết tật với các nhà hảo tâm.

Hiện tại, ước mơ của Đức là có một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tại địa phương, bởi gặp nhiều, tiếp xúc nhiều, Đức hiểu rõ nỗi khao khát của những người không may mắn khi cơ thể không lành lặn, là họ sẽ có khả năng tự nuôi sống bản thân, chứ không phải là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Mẹ Đức - cô Trần Thị Thu Lương, người phụ nữ 55 tuổi hết lòng ủng hộ chuyện con làm, bởi: “Từ lúc Đức đi nhiều, chia sẻ nhiều, tinh thần và tâm trạng Đức tốt hơn hẳn. Thế nên cô mừng lắm, lúc nào cũng ủng hộ và tự hào. Đức vui một thì mẹ vui mười, miễn sao Đức thấy hạnh phúc”.

VIỆT QUỲNH

Với chủ đề “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc;

vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và cách giải quyết vấn đề đó như thế nào?”, năm 2017 là tròn 30 năm Cuộc thi viết thư quốc tế UPU do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) được tổ chức tại Việt Nam.

Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 1,2 triệu bài dự thi của các em học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc tham gia. Sau 5 vòng chấm, Ban Giám khảo quốc gia đã chọn 100 bài vào vòng chung khảo. Kết quả, đã có 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích, 61 giải cây bút triển vọng cùng 3 giải phụ dành cho thí sinh khiếm thị và khuyết tật.

Với lối hành văn mộc mạc, trong sáng, Nguyễn Ngọc Nhã Uyên - học sinh duy nhất của Lâm Đồng đã xuất sắc đoạt giải “Cây bút triển vọng” của cuộc thi, với bài viết có chủ đề “Bệnh vô cảm”.

“Lúc đọc đề thi, em thấy rất hứng thú và nghĩ ngay tới đề tài này và

em đã mất 2 tuần để hoàn thành bài viết. Những gì em thể hiện trong bài viết cũng là những gì em cảm nhận được từ cuộc sống, từ những sự việc xảy ra xung quanh mình” - Nguyễn Ngọc Nhã Uyên chia sẻ.

Uyên cũng cho biết thêm, từ nhỏ cho đến năm học lớp 7, em chỉ thích học Toán, Anh và cũng chưa hề nghĩ là sẽ có ngày mình yêu thích môn Văn học như bây giờ. Lên lớp 8, học với cô giáo Vân dạy Văn, tình yêu Văn học đã truyền từ cô sang em tự lúc nào không biết! Và không chỉ thích cách cô giảng dạy, mà nhìn các anh chị đi trước đoạt giải cao

trong các kỳ thi học sinh giỏi Văn, em cũng rất thích.

Suốt 9 năm liền, Nhã Uyên đều đạt học sinh giỏi. Uyên thường dành buổi tối để học môn này, sáng dậy sớm để tranh thủ học các môn còn lại. Ngoài ra, mỗi khi có thời gian rảnh, em lại lên thư viện của trường tìm đọc các tác phẩm văn học; rồi lại lên mạng để tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. “Nếu học trên lớp, rồi đọc các tác phẩm, tác giả mà vẫn chưa hiểu hết vấn đề thì em lại hỏi cô giáo dạy Văn, hoặc hỏi trên Internet vì em cũng có đăng ký khóa học trên mạng để dễ dàng trao đổi,

tìm hiểu thông tin” - Uyên kể thêm.Ngoài giải thưởng “Cây bút triển

vọng” tại Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46, năm học 2016-2017 được coi là năm khá thành công của Uyên, vì hễ cứ đi thi là “rinh” giải về, từ cấp trường cho tới cấp tỉnh. Đó là các thành tích “đáng nể” lần lượt như: Cấp trường: Giải ba Cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp”, giải nhì Cuộc thi viết thư quốc tế UPU, giải nhì Cuộc thi viết tri ân thầy cô; cấp huyện: Giải 3 học sinh giỏi Văn, giải ba môn Khoa học xã hội hành vi; cấp tỉnh: Thủ khoa học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh; giải khuyến khích Violympic Toán; giải khuyến khích IOE và giải ba Violympic Vật lý.

Nói về cô học trò nhỏ, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Loan cho biết: “Nhã Uyên là cô bé rất chăm chỉ trong học tập và từ lớp 6 tới giờ, em luôn giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình. Đồng thời, em cũng là một lớp phó văn thể mỹ năng nổ, nhiệt tình và luôn hết mình vì công việc chung của lớp”.

“Em vừa đăng ký thi vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt. Em mong sau này mình sẽ trở thành cô giáo dạy Văn” - Nhã Uyên nói thêm về ước mơ của mình. VÕ LAN

Yêu Văn học, để thêm yêu cuộc sốngĐó là suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Nhã Uyên - học sinh lớp 9, Trường THCS Hiệp Thạnh (Đức Trọng), vừa vinh dự là học sinh duy nhất của Lâm Đồng đoạt giải “Cây bút triển vọng” Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46. Và, năm học 2016-2017 vừa qua cũng là năm Nhã Uyên xuất sắc gặt hái nhiều thành công trong học tập.

Nguyễn Ngọc Nhã Uyên (ngoài cùng bên trái) nhận giải thưởng cuộc thi. Ảnh: T.Vũ

Đức chăm sóc Linh trong bệnh viện. Ảnh: V.Quỳnh

Tuyên truyền luật bảo hiểm xã hội và luật sửa đổi, bổ sung luật bảo hiểm y tế

Chiều 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Bảo

hiểm Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Bảo

hiểm xã hội năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Bảo hiểm y tế.Tại Hội nghị, các đại biểu là

cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ LĐLĐ trực thuộc

LĐLĐ tỉnh, đã được báo cáo viên là cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh phổ biến những nội

dung cơ bản của Luật BHXH năm 2014; Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Theo đó, báo cáo viên đã nêu lên một số điểm cụ thể liên quan đến quyền và lợi

ích khi tham gia các loại hình bảo hiểm và các quy định của Luật BHXH về các loại hình bảo hiểm đối với chế độ ốm

đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí

và tử tuất; Bảo hiểm xã hội tự nguyện với 2 chế độ hưu trí và

tử tuất; Bảo hiểm thất nghiệp với trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ

học nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Đồng thời, phổ biến các

quy định về chế độ, chính sách BHYT. T.VŨ

Page 6: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

6 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tuyên truyền xây dựng ngôi nhà an toàn phòng cháy chữa cháy cho phụ nữ

Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về trách nhiệm, kỹ năng bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong sinh hoạt hộ gia đình, Hội LHPN huyện Đạ Tẻh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC số 4 tuyên truyền “Xây dựng ngôi nhà PCCC cho phụ nữ”.

Tham dự có 130 chị là cán bộ hội phụ nữ cơ sở, chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội phụ nữ trong huyện. Các chị đã được giới thiệu, trao đổi các nội dung về tình hình cháy nổ trong thời gian qua; vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCCC; trách nhiệm về PCCC của hộ gia đình và cá nhân; vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn PCCC tại gia đình; các kiến thức cơ bản về PCCC và bảo đảm an toàn PCCC tại gia đình; kỹ năng xử lý cháy nổ, thoát nạn; giới thiệu hướng dẫn cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy cần thiết trang bị tại gia đình.

Qua buổi tuyên truyền, chị em đã có thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác PCCC tại gia đình và 130 cán bộ hội phụ nữ cơ sở này trong thời gian tới phối hợp tổ chức tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn để mỗi người dân có ý thức trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra cháy, nổ trong mỗi gia đình.

DIỆU HIỀN

Tiêu hủy thuốc lá nhập lậu. Ảnh minh họa từ Internet

Trên 16,5 triệu bao thuốc lá nhập lậuBan chỉ đạo quốc gia chống

buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) đã sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg (ngày 30/9/2014) của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Trong 2 năm qua (2014 - 2016) các lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ hơn 20.317 vụ với trên 16,5 triệu bao thuốc lá nhập lậu, khởi tố hình sự 347 vụ có 475 đối tượng. Lợi nhuận thu được từ việc buôn lậu, kinh doanh thuốc lá nhập lậu rất cao nên tình hình nhập lậu thuốc lá ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu mỗi lần vận chuyển thường dưới 1.500 gói nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Kết quả so sánh năm 2016 với năm 2015 số vụ tăng 6%, số lượng giảm 30%, số vụ khởi tố tăng 2%, số đối tượng khởi tố giảm 10%, kết quả này chưa tương xứng với tình hình thực tế đang diễn ra tại các địa bàn trọng điểm. Địa bàn trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp. Năm 2017, Ban chỉ đạo quốc gia 389 xác định mục tiêu tập trung triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá, nhất là Zet, Hero từ Campuchia về Việt Nam qua địa bàn trọng điểm Long An, An Giang, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh.

Xử lý hình sự từ 500 bao hay 1.500 bao trở lên?Thực hiện Nghị định số

1 2 4 / 2 0 1 5 / N Đ - C P n g à y 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo đó quy định xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh, nhập lậu, vận chuyển trái phép từ 500 bao trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên,

Bất cập trong xử lý thuốc lá nhập lậuUBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương, các thành viên Ban chỉ đạo 389 của tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu thuốc lá.

trong thực hiện có một số vướng mắc như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được sửa đổi tại Khoản 22 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ quy định “Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Tuy nhiên, trong thực tế, đối với những vụ việc số lượng trên 500 bao đến dưới 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu khi chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự lại bị vướng bởi quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công thương - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Y tế - Tòa án Nhân dân tối cao - Viện kiểm sát Nhân

dân tối cao (quy định xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự từ 1.500 bao trở lên) nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được các đối tượng vi phạm trong những trường hợp này.

Quy định “sản phẩm thuốc lá” là “hàng kinh doanh có điều kiện” hay “hàng cấm”?Mặc khác, theo quy định của

Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì kinh doanh “sản phẩm thuốc lá” thuộc danh mục “ngành nghề kinh doanh có điều kiện”. Do đó, Công văn số 06/TANDTC-PC của Tòa án Nhân dân tối cao gửi Tòa án Nhân dân các cấp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ, thuốc lá điếu nhập lậu, trong đó hướng dẫn chỉ xem xét xử lý về tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định tại các Điều 153, 154 Bộ Luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi năm 2009 (tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), vì Tòa án căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2014 (vì “sản phẩm thuốc lá” không phải là hàng cấm kinh doanh).

Do phát s inh bất cập về đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005

(quy định thuốc lá nhập lậu là hàng cấm), cùng với Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo đó quy định mặt hàng thuốc lá điếu ngoại nhập là hàng cấm phải xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh, nhập lậu, vận chuyển trái phép từ 500 bao trở lên. Trong khi đó, Luật Đầu tư năm 2014 quy định thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Không xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm hay là hàng kinh doanh có điều kiện, vì thế có rất nhiều khó khăn, bất cập trong việc xử lý hình sự đối với những người có hành vi nhập lậu, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu theo quy định tại Điều 153, 154 và Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi năm 2009.

Thấy được bất cập này, Ban chỉ đạo quốc gia 389 đã đề nghị Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ sớm có văn bản thống nhất quy định mặt hàng thuốc lá điếu ngoại nhập để xác định rõ đây là “hàng kinh doanh có điều kiện” hay “hàng cấm”.

AN NHIÊN

Đập nước Phát Chi, xã Trạm Hành, Đà Lạt thi công vào tháng 12/2006, hoàn thành và nghiệm thu tích nước sử dụng vào tháng 8/2013. Với tổng mức đầu tư hơn 41 tỷ đồng, đập nước có nhiệm vụ tưới tiêu 90 ha diện tích đất canh tác chè, rau và hoa các loại.

Đến tháng 12/2013, trong lúc mực nước dâng bình thường

trong hồ chứa (cao trình 1548,7 m) thì phát hiện nước thấm ướt hai bên vai đập với tổng lưu lượng khoảng 2 lít/s.

Nguyên nhân được xác định do nền đất có độ rỗng lớn cách đỉnh đập 13 m, thấm nước rất mạnh (tương đương với hệ số thấm của cát).

Để chống thấm hiệu quả đập nước Phát Chi, UBND thành

phố Đà Lạt đề xuất cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng 2 phương án triển khai. Thứ nhất, khoan phụt vữa bentonite tạo màng chống thấm với dự toán hơn 1,5 tỷ đồng. Thứ hai, khoan tạo tường cọc đất có đường kính từ 0,6 m đến 1,6 m kết hợp với phun trộn vữa bentonite, kinh phí dự toán hơn 1,4 tỷ đồng.

MẠC KHẢI

2 phương án chống thấm đập nước Phát Chi

Một góc hồ Phát Chi.Ảnh minh họa từ Internet

DI LINH: Diễn tập phòng cháy chữa cháy

Sáng 30/5, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn số 2 (có trụ sở tại TP Bảo Lộc) phối hợp với UBND huyện Di Linh và UBND xã Hòa Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại Ngã ba Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Di Linh).

Phương án giả định, vụ cháy xảy ra vào sáng sớm tại một nhà dân. Ngay sau khi phát hiện có cháy, người dân xung quanh đã thông báo khẩn cấp đến cơ quan chữa cháy. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn số 2 nhanh chóng tiếp cận hiện trường cùng với lực lượng chữa cháy tại chỗ, tổ chức chữa cháy, cứu người và sơ tán tài sản đến nơi an toàn...

Theo đánh giá của lãnh đạo buổi diễn tập, buổi diễn tập diễn ra an toàn về người và phương tiện, đáp ứng yêu cầu đề ra. Một lãnh đạo của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn số 2 cho biết: Buổi diễn tập nhằm kiểm tra phương tiện, máy móc; đồng thời, đánh giá và nâng cao năng lực phối hợp, tác chiến giữa các lực lượng liên quan; qua đó, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy của người dân.

TRỊNH CHU

Page 7: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

7 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Ghi nhận tại huyện Bảo Lâm, thời gian qua, mặc dù đã được chính quyền địa phương liên

tục cảnh báo, nhưng do giá cả liên tục tăng, nên nhiều hộ dân đã không ngần ngại tự phá bỏ các cây trồng chủ lực như chè, cà phê để trồng chanh dây. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bài học về việc chanh dây rớt giá vào cuối năm 2010 đã khiến không ít hộ dân ở huyện Bảo Lâm lâm vào cảnh trắng tay. Hiện nay, nhiều hộ dân ở Bảo Lâm xem việc trồng chanh dây như “một canh bạc”. Họ tin rằng nếu chanh dây được giá thì sẽ trúng đậm, còn không thì chấp nhận thua lỗ.

Cũng chính việc chấp nhận mạo hiểm, đánh cược với rủi ro về giá cả mà người dân huyện Bảo Lâm đua nhau trồng khiến diện tích cây chanh dây trong những năm gần đây ở địa phương này liên tục tăng. Hiện, toàn huyện Bảo Lâm đang có gần 100 ha chanh dây phân bổ chủ yếu ở các địa phương như thị trấn Lộc Thắng, các xã: B’Lá, Lộc Quảng, Lộc Đức, Lộc Tân và Lộc Nam.

Theo người trồng chanh dây ở Bảo Lâm cho biết, trong năm 2016, giá chanh dây luôn ở mức ổn định từ 12 - 15 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017, giá loại trái cây này liên tục tăng và có thời điểm đạt mức 35 - 40 ngàn đồng/kg. Điều đáng nói, giá quả chanh dây tăng cao thì giá cây giống cũng tăng theo. Nếu như năm 2016, mỗi cây

Chanh dây rớt giá thê thảmSau một thời gian tăng giá liên tục và đạt mức 35 - 40 ngàn đồng/kg, nhưng hơn nửa tháng trở lại đây giá chanh dây liên tục giảm mạnh chỉ còn lại mức 3 - 5 ngàn đồng/kg. Việc giá chanh dây giảm đột ngột đã đẩy không ít hộ dân trồng chanh dây ở tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh thua lỗ, khốn đốn.

giống chanh dây chỉ có giá từ 10 - 12 ngàn đồng thì đến năm 2017 đã có thời điểm tăng lên mức 35 ngàn đồng/cây.

Ông Lâm Văn Thắng, một hộ dân trồng chanh dây (ngụ tại thôn 3, xã B’Lá, huyện Bảo Lâm) cho biết: “Thấy nhiều người trồng chanh dây trúng đậm, nên cuối năm 2016, tôi đã đầu tư hơn 150 triệu đồng (chưa kể công) để trồng 1,3 ha chanh dây. Sau 6 tháng trồng chăm sóc đến đầu tháng 4/2017, vườn chanh dây của gia đình tôi bắt đầu cho thu hoạch. Đúng thời điểm này, giá chanh dây liên tục tăng cao nên tôi cứ tưởng sẽ trúng đậm. Ai ngờ từ đầu tháng

5 đến nay, giá trái chanh dây liên tục giảm, hiện chỉ còn ở mức 3 - 5 ngàn đồng/kg”.

“Với giá cả như hiện tại đổ đi thì tiếc, mà bán thì chẳng được bao nhiêu. Hiện, vườn chanh dây của gia đình tôi đang còn hơn 30 tấn quả, nhưng với giá cả như hiện tại tính sơ cũng thua lỗ gần cả trăm triệu đồng chứ chẳng ít” - ông Thắng than thở.

Chung cảnh ngộ với hàng trăm hộ dân trồng chanh dây ở huyện Bảo Lâm, bà Nguyễn Thị Đệ, một hộ dân trồng chanh dây ở thị trấn Lộc Thắng, ngậm ngùi: “Mặc dù khi quyết định trồng chanh dây, tôi đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty, nên sản lượng chanh dây không bị ứ đọng như nhiều hộ dân khác. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, 1 ha chanh dây của gia đình tôi sau khi thu hoạch xong cũng sẽ bị thua lỗ từ 50 - 70 triệu đồng”.

Một thương lái thu mua chanh dây ở huyện Bảo Lâm cho biết, gần 2 năm nay, chị mở điểm thu mua chanh dây để xuất khẩu đi Trung

Người trồng chanh dây đang khốn đốn vì giá rớt thê thảm.

Ảnh: K.Phúc

Quốc. Hàng ngày, các thương lái từ Trung Quốc báo giá như thế nào thì chị thu mua của bà con với giá như vậy. Việc giá cả chanh dây lên xuống là do các thương lái Trung Quốc quyết định, chị chỉ việc đến vườn báo giá với người dân rồi thu mua. Còn mọi chuyện khác chị không biết gì.

Ông Đậu Văn Xuân, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: “Đối với cây chanh dây, từ trước đến nay, huyện chưa có định hướng để phát triển cho người dân mà chủ yếu do họ trồng tự phát. Để tránh những rủi ro về giá cả, nhiều năm qua, địa phương liên tục có các biện pháp khuyến cáo, tuyên truyền cho người dân không phát triển chanh dây một cách ồ ạt, tự phát. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, nhiều hộ dân đã phá bỏ các cây trồng chủ lực (cà phê, chè) để trồng chanh dây. Còn việc giá chanh dây giảm đột ngột từ hàng chục ngàn đồng xuống còn 3 - 5 ngàn đồng/kg là rất bất thường. Tuy nhiên, sản phẩm chanh dây chủ yếu được người dân bán cho thương lái Trung Quốc, nên việc họ tự tăng, giảm giá là chuyện khó tránh khỏi”.

“Dù nhiều lúc giá chanh dây tăng cao, nhưng trên thực tế người nông dân lại không thể làm chủ về giá cả mà phụ thuộc cả vào thương lái. Vì vậy, người nông dân không nên chạy theo trào lưu ồ ạt phá bỏ các cây trồng chủ lực để trồng chanh dây. Thực tế cho thấy, hiện tại việc người dân đầu tư trồng chanh dây là rất mạo hiểm và luôn đối diện với rủi ro khó lường” - ông Xuân khuyến cáo thêm.

KHÁNH PHÚC

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, tới hết tháng 3/2017, đàn gia

cầm, thủy cầm toàn tỉnh có gần 5,2 triệu con, đạt 93,2% so với kế hoạch năm và tăng 14,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng đàn gà có trên 3 triệu con, tập trung chủ yếu tại TP Bảo Lộc và các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh…

Theo khảo sát nhanh của chúng tôi mới đây tại nhiều hộ nuôi gà theo hình thức nhỏ lẻ tại địa bàn huyện Đức Trọng, gà thả vườn thương lái thu mua tại vườn là 43.000 đồng/kg gà trống và 45.000 đồng/kg gà mái. Giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với hai tháng trước và giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm trước tết. Trường hợp mua theo kiểu bao bầy xấu đẹp, đổ đồng giá cả đàn người chăn nuôi bán ra cho thương lái khoảng 50.000 đồng/kg, gà trống 40.000 đồng/kg.

Anh Trần Văn Quyền (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà), lo lắng cho biết, gia đình anh có đàn gà thả vườn 1.700 con, trong đó 800 con đang trong thời gian xuất chuồng, nặng khoảng 2,3 kg/con nhưng

Thấp thỏm với giá gàThời gian gần đây, người dân nuôi gà nhỏ lẻ tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng không chỉ “mất ăn mất ngủ” với giá heo mà còn đang trong tâm trạng thấp thỏm bởi giá gà có dấu hiệu xuống thấp, trong khi hoạt động thương lái mua hàng không nhiều.

thương lái chỉ mua lẻ tẻ 50 tới 100 con. Do gà được mua không nhiều như các tháng trước khiến anh phải quyết định hạ giá nhẹ để mong bán được cả đàn để thu hồi vốn. Theo anh Quyền, trước đây cứ hai tuần thương lái quen biết đều vào bắt gà, nhưng giờ mỗi tuần chỉ có một chuyến nhưng họ nói vẫn bán không hết. “Với giá 43.000-45.000/kg như hiện nay, nếu hao hụt ít từ gà bị bệnh hay chết, những con còi cọc, tiền mua

vacxin… may mắn tôi chỉ huề vốn” - anh Quyền nhẩm tính.

Tương tự, anh Trần Văn Huê (xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng) nuôi 1.200 con gà thả vườn, trong đó có 500 con tới lứa bán nhưng chưa tìm được người mua.“Hiện nhà tôi còn hơn 200 con gà tới lứa nhưng chưa bán được. Nếu bán giảm giá chút cũng đẩy đi được nhưng lứa gà gối đầu không biết thế nào, nếu giá giảm nữa thì mình nguy” - anh Huê chia sẻ

và nhận định thêm, do giá gà giảm và chững lại nên tiền mua con giống, chi phí thức ăn cũng hạ theo, nhờ đó giá thành sản xuất giảm cũng hỗ trợ cho người nuôi phần nào.

Không chỉ gà thả vườn, gà công nghiệp cũng liên tục giảm giá từ trước Tết Nguyên đán đến nay. Ông Lục Văn Tâm (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng), một trong những hộ nuôi gà quy mô trang trại áp dụng quy trình công nghệ cao đầu tiên tại Lâm Đồng (công suất 30.000 con/lứa) cho biết, đang lo lắng bởi giá thịt gà công nghiệp thời gian gần đây. “Hiện gà công nghiệp thương lái vẫn thu mua tại trang trại với giá 28.000 đồng/kg nhưng với quy mô một lứa gà (thường 1 con khoảng 3 kg) 30.000 con nếu thị trường tiếp tục “biến động”, giá xuống thấp thì thiệt hại rất lớn. Trong khi đó, lứa gà trước tôi bán được 35.000 đồng/kg, như vậy lỗ mất 7.000 đồng/kg. Đó là chưa kể với kinh phí đầu tư khoảng 4 tỷ đồng, trại của tôi được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn toàn tự động nên giảm giá thành nhân công và thức ăn chăn nuôi luôn ở mức thấp nhất so với các hệ thống

chuồng trại khác” - ông Tâm cho hay. Theo một số hộ nuôi gà tại khu vực

TP Bảo Lộc và huyện Lâm Hà, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá gà các loại đều giảm thất thường, thời điểm tháng 2 giá giảm mạnh nhất và tăng nhẹ cho tới nay nhưng giá bán ra vẫn chỉ ngang giá thành sản xuất.

Với chi phí công chăm sóc, thức ăn, thuốc, vaccine như hiện nay, mỗi kg gà nông dân nuôi lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg tùy loại và đầu ra cũng khó khăn hơn trước. Cùng với đó là giá trứng gà cũng giảm theo.

Một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho rằng nguyên nhân giá gà giảm so với các tháng trước có thể do nhiều hộ tăng đàn ồ ạt trong thời gian qua khiến lượng cung vượt cầu. Trong khi đó, do người dân tự mua heo rẻ dùng nhiều thời gian gần đây nên sức mua gà cũng giảm nhẹ. Hiện ngành chăn nuôi kiểm soát thú y rất chặt, gà cúm không thể ra thị trường, người tiêu dùng vẫn tiêu thụ gà ở mức trung bình. “Gà chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… giảm giá sâu từ trước Tết Nguyên đán, giờ giá giảm so với hai tháng trước nhưng không nhiều và giữ ổn định ở mức người nông dân vẫn lời nhẹ hoặc huề vốn” - vị lãnh đạo này chia sẻ thêm. C.THÀNH

Trại gà của ông Tâm đạt công suất 30.000 con/đợt nuôi theo chu kỳ kéo dài 45 ngày. Hiện ông Tâm cho biết, thương lái đặt mua giá 28.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg

so với các lứa gà trước. Ảnh: C.Thành

Page 8: Sống trọn vẹn cuộc đời thứ hai TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24451_BLD_ngay_31.5.2017.pdf · tìm hiểu tâm tư, tình cảm

8 THỨ TƯ 31 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Malaysia tiếp tục xử Đoàn Thị Hương, chuyển vụ án lên Tòa thượng thẩm

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng

QUỐC TẾ

Nga: Rơi máy bay vận tải AN-26 khiến 6 người thương vong

Ngày 30/5, nhà chức trách Nga thông báo một máy bay vận tải hạng nhẹ Antonov AN-26, đang trong quá trình huấn luyện bay, đã rơi xuống gần thành phố Saratov và bốc cháy làm 1 quân nhân thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 6 giờ

sáng (giờ địa phương). Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể là do lỗi của một trong số động cơ máy bay.

Hãng tin Interfax dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng cho biết có 6 người trên máy bay vào thời điểm máy bay tìm cách hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Balashov tại

Saratov, khi máy bay gặp sự cố. Antonov AN-26 là mẫu máy

bay vận tải hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi tại Nga và các nước đang phát triển.

Trước đó, hồi năm 2013, một máy bay AN-26 đã rơi xuống khu vực quân sự tại Siberia làm 9 người thiệt mạng. TTXVN

Trong bài viết đăng tải ngày 29/5, trang mạng Bloomberg.com cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Nhà Trắng thể hiện mong muốn cùng xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ vốn “đơm hoa kết trái” dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Tác giả cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ nhấn mạnh việc Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ, như máy bay và động cơ tuabin, góp phần đảm bảo ổn định việc làm tại thị trường Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam là đối tác phù hợp để Hoa Kỳ thiết lập các mối quan hệ an ninh và thương mại gần gũi hơn. Những năm gần đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm được lập trường chung trong nhiều vấn đề liên quan tới an ninh khu vực. Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn tăng cường hội nhập với thị trường thế giới, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại với Hoa Kỳ.

Việc Tổng thống Donald Trump quyết định tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngay trong năm đầu tiên lên cầm quyền cho thấy chính quyền Hoa Kỳ nhận thấy vai trò chiến lược của Việt Nam ở châu Á và rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Trong khi đó, trang mạng Asia Sentinel cùng ngày cũng đăng bài bình luận về chuyến thăm Hoa

Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc do tác giả David Brow, cựu quan chức Ngoại giao Hoa Kỳ thực hiện. Tác giả bài viết nhận định Washington và Hà Nội đã thi hành và ngày càng hiện thực hóa chính sách thân thiện chiến lược từ thời cựu Tổng thống Obama. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama hồi

tháng 5/2016 là một minh chứng cụ thể cho chính sách này.

Đến thời Tổng thống Donald Trump, dù tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) song Hoa Kỳ vẫn sẽ cùng Việt Nam cân nhắc tìm kiếm một hiệp định thương mại song phương mang tính kế thừa nhiều cải cách thương

mại mang dáng dấp TPP. Việc khởi động đàm phán thương mại song phương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông thăm Washington trong tuần này.

Cũng đưa ra những phân tích sát sao về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Hoa Kỳ, Trung tâm

Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C đã giới thiệu bài viết của tiến sỹ Jonathan D. London, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam và kinh tế - chính trị toàn cầu tại Đại học Leiden (Hà Lan). Tác giả đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

Chuyến thăm kéo dài hai ngày (30/5-31/5) diễn ra sau hai thập kỷ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ và chứng kiến những thay đổi lớn trong quan hệ song phương. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong những năm gần đây khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã coi nhau là những đối tác chiến lược không thể thiếu, nhất là trong các lĩnh vực thương mại và an ninh. Do đó, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ báo hiệu xu thế phát triển của quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và các triển vọng phát triển của Việt Nam trong tương lai, mà chuyến đi còn có thể cho thấy chiến lược của Nhà Trắng đối với khu vực Đông Á.

Kết thúc bài viết, tác giả nhận định Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt được một thỏa thuận hợp tác lớn trên cơ sở một mối quan hệ vững mạnh bởi cả hai đều có mối quan tâm chung trong các lĩnh vực thương mại và quốc phòng, đồng thời hy vọng hai bên sẽ có được một mối quan hệ vững mạnh mang lại lợi ích cho người dân cả hai nước.

Theo TTXVN

Ngày 30/5, Tòa sơ thẩm Sepang, bang Selangor, Malaysia tiếp tục xét xử lần thứ ba các nghi phạm liên quan đến cái chết của công dân Triều Tiên Kim Chol.

Phiên xét xử diễn ra trong khoảng 25 phút dưới sự chủ trì của Thẩm phán Harith Sham Mohamed Yasin. Hai nghi phạm bao gồm công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah, công dân Indonesia, có mặt tại tòa cùng các luật sư.

Theo bà Maridam, người phiên

dịch cho Đoàn Thị Hương tại tòa, về cơ bản, phiên xét xử lần này cũng giống với các phiên trước đó. Điểm mới lần này là tòa đã quyết định chuyển vụ việc lên Tòa thượng thẩm Shah Alam, cũng tại bang Selangor. Tuy nhiên, thời gian chính xác chưa được xác định.

Tại phiên xét xử lần này, công tố viên cho biết đã hoàn tất hồ sơ. Tuy nhiên, phía luật sư bào chữa cho hai bị cáo vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu, trong đó có kết quả khám nghiệm tử thi nạn

nhân Kim Chol và băng ghi hình tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur 2, nơi xảy ra vụ việc dẫn tới cái chết của Kim Chol.

Các công tố viên cho hay các tài liệu mà các luật sư yêu cầu sẽ được cung cấp tại phiên xét xử sắp tới.

Bà Maridam cho biết, sức khỏe của nghi phạm Đoàn Thị Hương tốt. Nghi phạm có chút lo lắng khi nói rằng mình đã ở trong tù lâu và không biết tình hình sẽ như thế nào.

TTXVN

Nhiệt độ tại các thành phố sẽ tăng thêm 8 độ C vào cuối thế kỷ

KHOA HỌC

Dưới tác động kép của cả hiện tượng Trái Đất ấm lên và đô thị hóa, một số thành phố trên thế giới có thể sẽ phải chứng kiến mức nhiệt tăng thêm 8 độ C vào cuối thế kỷ 21.

Điều này gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe của người dân tại các đô thị, khiến các công ty và các ngành công nghiệp mất những lao động có năng lực cũng như gây sức ép lên các nguồn tài nguyên vốn ngày một trở nên cạn kiệt, trong đó có nước.

Cảnh báo trên được các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu môi trường Hà Lan đưa ra trên tạp chí Nature Climate Change số ra ngày 29/5.

Để đưa ra cảnh báo trên, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu thu được tại 1.692 thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1950 đến năm 2015.

Theo các nhà khoa học, 5% số

thành phố đông dân nhất thế giới ở đầu bảng xếp hạng sẽ phải chứng kiến mức tăng nhiệt khoảng 8 độ C hoặc thậm chí cao hơn vào năm 2100.

Hiện tượng Trái Đất ấm lên sẽ khiến một số thành phố có mức tăng nhiệt gần 5 độ C. Các thành phố còn lại sẽ chịu tác động của Đảo Nhiệt đô thị (UHI), vốn xảy ra khi các công viên, ao hồ bị thay thế bởi ximăng, nhựa đường, khiến các thành phố này có nền nhiệt cao hơn các khu vực xung quanh.

Thiệt hại kinh tế mỗi năm của các thành phố đông dân nằm giữa bảng xếp hạng ước tính khoảng từ 2,3-5,6% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2100 và từ 1,4-1,7% GDP vào năm 2050. Các thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể sẽ phải chịu mức thiệt hại lên tới 10,9% GDP vào năm 2100.

TTXVN

Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã đánh dấu bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia. Nhiều trang mạng và tổ chức uy tín đã đăng tải những bài viết nhận định và phân tích về tầm quan trọng của chuyến đi lần này của Thủ tướng Việt Nam.