39
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC 1. TÊN ĐỀ TÀI: Tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè gia các hộ nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên 2. MÃ SỐ 3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Khoa học Tự nhiên Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Khoa học Y, dược Khoa học Nông nghiệp Khoa học Xã hội Khoa học Nhân văn 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU bản Ứng dụng Triển khai 5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24 tháng Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 6. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Điện thoại: 0280 3647685 E-mail: Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: GS.TS Đặng Văn Minh 7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: Trần Chí Thiện Chức danh khoa học: Giảng viên cao cấp Học vị: Tiến sĩ Năm sinh: 1958 Điện thoại di động: 0989 291 958 1

vienkt.tueba.edu.vnvienkt.tueba.edu.vn/Content/NCKTX/Files/Thuyết minh... · Web viewTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC 1. TÊN ĐỀ TÀI:

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

1. TÊN ĐỀ TÀI: Tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên

2. MÃ SỐ

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Khoa học Tự nhiên

Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

Khoa học Y, dược

Khoa học Nông nghiệp

Khoa học Xã hội

Khoa học Nhân văn

4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

bản

Ứng

dụng

Triển

khai

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 24 tháng

Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018

6. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

Điện thoại: 0280 3647685

E-mail:

Địa chỉ: Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: GS.TS Đặng Văn Minh

7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Trần Chí Thiện

Chức danh khoa học: Giảng viên cao cấp

Địa chỉ cơ quan: Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại cơ quan: 02803 647685

E-mail: [email protected]

Học vị: Tiến sĩ

Năm sinh: 1958

Điện thoại di động: 0989 291 958

Fax: 0280 3647684

8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác,

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

Chữ ký

1

2

3

4

5

6

7

TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

Ths. Vũ Quỳnh Nam

TS. Nguyễn Quang Hợp

TS. Trần Nhuận Kiên

TS. Trần Quang Huy

PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương

CN. Bế Hùng Trường

Viện NCKTX

Khoa Kế toán

Viện NCKTX

Khoa Mar-TM-DL

Viện NCKTX

Khoa Kế toán

Viện NCKTX

Thành viên chính, Thư ký khoa học

Thành viên chính, xử lý số liệu

Thu tài liệu, viết chuyên đề

Xử lý số liệu

Thu tài liệu, viết chuyên đề

Viết chuyên đề

Thu tài liệu, viết chuyên đề

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị

trong và ngoài nước

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người đại diện đơn vị

Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

Hỗ trợ thủ tục, nhân lực cho nghiên cứu của đề tài. Đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Nhà trường.

Hiệu trưởng

GS.TS. Đặng Văn Minh

Liên minh HTX tỉnh

Thái Nguyên

Cung cấp thông tin, phối hợp tổ chức hội thảo

Chủ tịch

Lê Huy Nhỡn

Sở NN và PTNT tỉnh

Thái Nguyên

Phối hợp khảo sát, điều tra; tổ chức hội thảo; cung cấp số liệu

Giám đốc

Ngô Xuân Hải

10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1. Trong nước

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân nói chung và hộ nông dân trồng chè nói riêng là yêu cầu cấp thiết.

10.1.1. Một số công trình nghiên cứu về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp

*) Trần Thị Hoàng Hà (2015), đã vận dụng mô hình hành vi ra quyết định của A.Heidenberg để đánh giá quá trình ra quyết định tham gia hợp tác, liên kết của hộ nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có 9 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của họ khi tham gia vào hợp tác xã (HTX). Đó là: khả năng tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo thị trường đầu ra; thương hiệu sản phẩm; giảm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động (thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm sản xuất); giảm rủi ro; ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất; mua vật tư với giá thấp; liên kết giữa những người nông dân. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đánh giá thực trạng hợp tác liên kết tại huyện Hoài Đức – Hà Nội bằng phương pháp thống kê mô tả, chưa sử dụng phương pháp định lượng hiện đại để phân tích tác động cụ thể của các nhân tố thúc đẩy hộ nông dân tham gia liên kết với nhau thông qua mô hình hợp tác xã [2].

*) Mai Anh Bảo (2015), đã phân tích tương quan giữa biến số “Kết quả kinh tế của HTX” và “Kết quả kinh tế HTX đem lại cho xã viên”. Kết quả chỉ số tương quan Pearson bằng -0,245, cho thấy hai biến số này có tác động ngược chiều nhau, tuy nhiên mức độ tác động là nhỏ. Hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá được các nhân tố nào làm cho các hộ quyết định liên kết với nhau thông qua việc tham gia hợp tác xã [1].

10.1.2. Một số công trình nghiên cứu vê liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè các hộ nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên

*) Trần Quang Huy (2010) sử dụng ma trận hệ số tương quan đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất với nhu cầu hợp tác của hộ nông dân sản xuất, tiêu thụ chè tại các vùng chè trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, nghiên cứu quan hệ giữa HTX với xã viên hợp tác xã; giữa những người thu gom và các hộ trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, do hạn chế về phương pháp, nghiên cứu này chưa chỉ ra được ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố tới khả năng tham gia hợp tác xã và chưa chỉ ra được quyết định tham gia hợp tác xã đã mang lại lợi ích cụ thể như thế nào cho hộ trồng chè tại các vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. [4]

*) Nguyễn Hữu Thọ và cộng sự (2013), trong nghiên cứu tìm hiểu về chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã tham gia và những chi phí và lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và thu về từ việc tham gia vào chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, liên kết của giữa xã viên hợp tác bán chè khô cho HTX là đem lại giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia HTX của các hộ dân trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [7]

*) Đỗ Thúy Phương (2014), trong nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có các HTX sản xuất và kinh doanh chè, đã chỉ ra rằng: Phát triển hợp tác xã là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX này, những kết quả đạt được từ mô hình HTX và những hạn chế của nó, để từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã, đặc biệt là mô hình hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chưa áp dụng phương pháp định lượng để phân tích ảnh hưởng cụ thể của việc tham gia hợp tác xã đến kết quả kinh doanh của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [5].

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đều chưa chỉ ra được cụ thể xem nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định của hộ khi tham gia liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh chè và mối liên kết đó đã mang lại kết quả như thế nào cho hộ trồng chè.

10.2. Ngoài nước

Vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ nông dân với nhau trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng nông sản và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp tục tham gia hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp đã được một số tác giả trên thế giới nghiên cứu:

* Công trình nghiên cứu về xây dựng chuỗi cung ứng nông sản của Van Roekel và các cộng sự (2002) trong “Building agri-supply chains: Issues and guidelines” đã chỉ ra lợi ích của các hộ nông dân khi tham gia cùng liên kết với nhau để tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản sẽ giảm được chi phí giao dịch, được hưởng các dịch vụ ưu đãi hơn nhờ đó, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế [15].

* Chen Wu (2009) trong “China’s Tea Sustainability Report”, đã phân tích sâu về chuỗi cung ứng mặt hàng chè của Trung Quốc thông qua việc phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm chè trong nước và xuất khẩu cũng đã đưa ra gợi ý về sự cần thiết phải liên kết với nhau giữa các hộ trồng chè khi tham gia vào chuỗi [9];

* Prakash Daman (2000) trong nghiên cứu “Development of Agricultural Cooperatives – Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries” đưa ra các yếu tố giúp cho HTX nông nghiệp thành công là: sự tham gia quản lý của xã viên, vai trò của ban quản trị, ban kiểm soát, vai trò của Chính phủ trong việc khuyến khích hỗ trợ cho phát triển hợp tác xã [14];

* Osterbeg và Nilson (2009) với tác phẩm “Member`s Perception of their Participation in the Govermance of Cooperatives: The Key to Trust and Commitment in Agricultural Cooperatives” đã chỉ ra rằng sự tham gia bình đẳng của xã viên vào hoạt động quản trị HTX có tác động đến kết quả HTX, thông qua đó, mỗi xã viên chia sẻ hiểu biết chung của mình, đây là tiền đề giúp mang lại giá trị gia tăng cho HTX và tăng cường lợi ích cho các thành viên [13].

* Ruerd Ruben and Zvi Lerman (2005) sử dụng hàm hồi quy Logit để phân tích, đã phát hiện rằng ở Nicaragua, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, quy mô chăn nuôi và thu nhập của hộ ảnh hưởng là các nhân tố có đến quyết định của hộ nông dân ở lại hay ra khỏi hợp hợp tác xã sản xuất nông nghiệp [16].

Như vậy, khi nghiên cứu về sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau, các tác giả nước ngoài cũng đã chứng minh rằng dù là chuỗi nội bộ (theo chiều ngang giữa các hộ) hay chuỗi mở rộng (liên kết dọc giữa các hộ sản xuất với công ty cung ứng vật tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản), chỉ khi các thành viên hợp tác liên kết với nhau thì chuỗi mới bền vững và phát huy hiệu quả. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp tác xã của nông hộ cũng đã được thảo luận. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu riêng cho lien kết giữa các hộ trồng chè trong sản xuất kinh doanh.

Kết luận chung

Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu trong, ngoài nước nghiên cứu về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ nông dân thông qua tham gia các tổ hợp tác, các hợp tác xã, không có công trình nào nghiên cứu riêng cho liên kết giữa các hộ nông dân trồng chè. Vì vậy, bên cạnh việc tranh thủ các ý tưởng nghiên cứu, kế thừa các kết quả nghiên cứu sự liên kết giữa các hộ nông dân nói chung trong hợp tác xã; cần phải vận dụng các kết quả nghiên cứu trên một cách phù hợp với đặc thù của các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, tất cả các nghiên cứu trong nước và đa số các nghiên cứu nước ngoài chưa có các phương pháp nghiên cứu đủ mạnh để không chỉ nêu ra các nhân tố tác động đến quyết định có liên kết với nhau (tham gia hợp tác xã) hay không mà còn phải chỉ ra được ảnh hưởng cụ thể của mỗi nhân tố tới quyết định này; hơn nữa phải chứng minh được quyết định này đã mang lại lợi ích cho các hộ nông dân đến mức độ cụ thể nào?

Đó là những khoảng trống nghiên cứu (Research Gaps) mà đề tài cần hướng vào giải quyết.

10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và các thành viên tham gia nghiên cứu

10.3.1. Các công trình của chủ nhiệm đề tài

1. Trần Chí Thiện (2016), Vai trò của các nước lớn đối với sự phát triển khoa học-công nghệ thế giới đến năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (10/2014), Viện HL KHXH VN

2. Trần Chí Thiện (2016), Hợp tác quốc tế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm KHXH VN, số 3/2016.

3. Trần Chí Thiện, Bùi Đức Linh (2015), Liên kết “bốn nhà” trong xây dựng nông thôn mới, Trong “Kỷ yếu Hội thảo “Liên kết trong xây dựng nông thôn mới”, NXB Đại học Thái Nguyên.

4. Trần Chí Thiện (2016), Di chuyển lao động lành nghề trong quá trình hiện thực hóa cộng đồng kinh tế Đông Nam Á: các hiệp định, rào cản và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân, số 224, tháng 2/2016.

10.3.2. Các công trình của những thành viên tham gia nghiên cứu

1. Trần Quang Huy (2012), Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên, NXB Lao động, 2012.

2. Trần Quang Huy (2008), Phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 4 (44).

3. Trần Quang Huy (200 ), Ảnh hưởng của các mối quan hệ hợp tác tới thu nhập của hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 6 (361).

4. Trần Quang Huy (2008), Sản xuất chè hữu cơ ở HTX Thiên hoàng, Đồng hỷ, Thái Nguyên và một số đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 2 (46).

5. Trần Quang Huy (2009), Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân trong sản xuất chè – những kết quả và tồn tại, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 12/1.

6. Trần Quang Huy (2010), Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến quan hệ hợp tác trong sản xuất tiêu thụ chè, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 4 (383).

7. Đỗ Thị Thúy Phương (2014), “Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên số 118(04).

8. Nguyen Quang Hop (2015), Public - Private Partnership in Agriculture for Sustainable Livelihood Development for Rural residents - Case Study in Bac Kan, Proceedings of the International conference On livelihood development and Sustainable Environmental Management in the context of Climate Changge; Agriculture Publishing House (2015).

9. Nguyễn Quang Hợp (2015), Đối tác công tư – Hình thức tổ chức mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam nhìn từ mô hình hoạt động tại tỉnh Bắc Kạn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Liên kết trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên”. NXB ĐHTN 2015.

11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hộ nông dân nói chung, hộ nông dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên, cũng như trên cả nước nói riêng, là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu sử dụng lao động gia đình và kỹ thuật canh tác thủ công. Trong cơ chế thị trường, trong thời đại hội nhập quốc tế, các hộ nông dân có sức cạnh tranh rất yếu, khó áp dụng công nghệ mới, khó đảm bảo chất lượng sản phẩm và rất dễ bị tổn thương trước một thị trường cạnh tranh khốc liệt, đầy biến động, rủi ro. Sản xuất chè, do đặc trưng của sản phẩm, dù ở quy mô nông hộ nhỏ, vẫn mang tính hàng hóa rất cao; người nông dân sản xuất chè, do vậy, càng phụ thuộc lớn hơn vào thị trường. Hộ nông dân trồng chè, vốn rất nhỏ bé phải chấp nhận canh tranh với nhau, cạnh tranh với các doanh nghiệp chè lớn ở cả trong và ngoài nước. Liên kết với nhau để cùng hình thành nên các tổ hợp tác, các hợp tác xã sẽ góp phần khắc phục tính nhỏ lẻ, manh mún của hộ, nâng cao sức cạnh tranh của hộ. Trên cơ sở tham gia các tổ hợp tác, nhất là tham gia hợp tác xã, thông qua các tổ chức này, nhờ lợi thế của quy mô (economy of scale), hộ trồng chè sẽ có được vị thế thuận lợi hơn nhiều trong liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, thu mua chè nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu chè; giảm được chi phí giao dịch, chống bị ép cấp ép giá. Liên kết giữa các hộ trồng chè thông qua hợp tác xã, còn cho phép các hộ trồng chè mua được các vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng; nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất từ các doanh nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế giữa hợp tác xã và doanh nghiệp; tạo ra vùng nguyên liệu chè có chất lượng đồng đều, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, có xuất sứ địa lý rõ ràng. Nhờ đó, sản phẩm chè sau chế biến có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế một cách vững bền; qua đó, tạo ra được thị trường bền vững với hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng chè. Vì vậy, liên kết giữa các hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ngày càng có ý nghĩa sống còn trong phát triển kinh tế các nông hộ và ngày càng có ý nghĩa sống còn trong phát triển bền vững ngành chè; giúp cho sản phẩm chè thực sự trở thành một nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Thái Nguyên - tỉnh nổi tiếng với cây chè đặc sản, hiện có trên 17.000 ha chè, tạo ra giá trị thu nhập khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm, chiếm gần 15% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh hàng năm đạt khoảng 125 đến 140 nghìn tấn. Tuy vậy, sản lượng chè chế biến công nghiệp chỉ đạt từ 20-25% tổng sản lượng chè búp tươi, còn lại chủ yếu được sơ chế hoặc chế biến trong dân. Hiện tại, trong số hơn 30 nhà máy chế biến chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, chỉ có 6 nhà máy trực tiếp thu mua chè búp tươi về chế biến, còn lại thu mua chè nguyên liệu thô về tinh chế. Hầu hết các công ty chế biến chè ở Thái Nguyên hiện nay chưa có hợp đồng chặt chẽ với nông dân và cũng chưa có doanh nghiệp nào cam kết bao tiêu sản phẩm ổn định cho bà con... Rõ ràng, mối liên kết giữa người trồng chè và doanh nghiệp chế biến chè còn quá lỏng lẻo khiến cho cả "hai nhà" cùng bị thiệt thòi, khó tạo ra cơ hội phát triển. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp thường ép cấp ép giá, mua chè nguyên liệu của các hộ trồng chè với giá quá thấp, có lúc thậm chí chỉ bằng 1/3 giá của tư thương mua về để chế biến thủ công. Bị ép cấp, ép giá nên rất ít hộ trồng chè chấp nhận bán chè búp tươi cho doanh nghiệp...Một số hộ sản xuất chè lớn đã tự liên kết với nhau thành lập các hợp tác xã để chế biến và tiêu thụ chè cho chính mình và chống bị ép giá trong giao dịch với doanh nghiệp (Phạm Thị Hồng, 2016)[3].

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, liên kết giữa các hộ trồng chè trong sản xuất, tiêu thụ chè giúp đảm bảo lợi ích cho các hộ trồng chè và các bên liên quan nhằm đảm bảo phát triển ngành chè bền vững là hết sức cần thiết. Nghiên cứu để khẳng định sự cần thiết và cung cấp bằng chứng về thực trạng liên kết giữa các hộ trồng chè trong sản xuất, tiêu thụ chè, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè, góp phần tăng thu nhập cho hộ trồng chè, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở vùng trung du, miền núi trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên là một yêu cầu tất yếu khách quan, mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc.

12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

12.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh chè giữa các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên, qua đó, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hộ trồng chè, phát triển bền vững kinh tế nông thôn vùng chè của tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân

- Đánh giá đúng thực trạng liên kết trong sản xuất kinh doanh chè giữa các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên dưới hình thức tổ hợp tác và hợp tác xã.

- Phân tích và chỉ rõ các yếu tố và ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến khả năng tham gia liên kết giữa các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên dưới hình thức hợp tác xã.

- Đề xuất ra các giải pháp tăng cường liên kết trong trồng, chế biến và tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

1. Nội dung nghiên cứu

· Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân

· Khảo sát và đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất kinh doanh chè giữa các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên

· Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh chè giữa các hộ trồng chè ở Thái Nguyên dưới hình thức hợp tác xã.

· Đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong trồng, chế biến và tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

13.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên.

13.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian:

Đề tài nghiên cứu tại các vùng sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về nội dung:

Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp liên kết ngang giữa những hộ trồng chè, thông qua hai hình thức:tổ hợp tác và hợp tác xã. Tuy nhiên, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết và hiệu quả của việc tham gia liên kết, đề tài chỉ nghiên cứu cho loại hình chủ yếu và quan trọng nhất là liên kết dưới hình thức hợp tác xã mà không nghiên cứu liên kết dưới hình thức tổ hợp tác.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất chè của các hộ nông dân trồng chè với các thông tin thứ cấp giai đoạn 2014-2016; thông tin sơ cấp năm 2016 được điều tra năm 2017. Các giải pháp đề xuất có giá trị tham khảo cho giai đoạn 2017-2022.

14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận theo vùng:

Phương pháp tiếp cận theo vùng là phương pháp tiếp cận quan trọng. Bở lẽ, đặc thù tự nhiên-kinh tế-xã hội của mỗi vùng miền chi phối một cách khách quan đến các đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các hộ trồng chè. Tỉnh Thái Nguyên có 3 vùng sản xuất chè là vùng núi cao (vùng cao), vùng đồi cao núi thấp (vùng giữa) và vùng nhiều ruộng ít đồi (vùng thấp). Vùng cao bao gồm các huyện Định Hóa, Võ Nhai. Vùng giữa bao gồm Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Vùng thấp bao gồm Thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công.

Nghiên cứu liên kết giữa các hộ trồng chè một cách có phân biệt từng vùng, so sánh sự khác biệt giữa các vùng là cơ sở để có những kết luận chung về tình hình liên kết giữa các hộ trồng chè trên toàn tỉnh. Đó cũng là căn cứ đề xuất những giải pháp đặc thù cho mỗi vùng, bên cạnh những giải pháp chung cho toàn tỉnh nhằm thúc đẩy sự tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ trồng chè.

- Tiếp cận theo hình thức liên kết

Các hộ nông dân trồng chè có thể liên kế với nhau theo chiều ngang để hình thành nên các tổ hợp tác và các hợp tác xã. Phân tích một cách có phân biệt thực trạng liên kết theo hình thức tổ hợp tác và hợp tác xã đang diễn ra như thế nào đối với các hộ trồng chè ở Thái Nguyên, do những yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng cụ thể của mỗi nhân tố ra sao sẽ cho phép đề tài đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm phát triển những mối liên kết này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chè và tăng cường năng lực cạnh tranh của các hộ tròng chè trên thị trường.

- Phương pháp tiếp cận theo hộ và nhóm hộ trồng chè: nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết giữa các hộ trồng chè dưới góc nhìn của các hộ trồng chè. Trong nhiều trường hợp, các hộ được nghiên cứu theo các nhóm được phân tổ theo các đặc điểm có liên quan mật thiết đối với khả năng liên kết và kết quả liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè của hộ trồng chè như: độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, diện tích chè…

14.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng.

Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua các thông tin định tính thu được trong phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng nhân tố tới sự phát triển của các liên kết giữa các hộ trồng chè.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Các phương pháp phân tích định lượng được vận dụng căn cứ vào các số liệu điều tra khảo sát các hộ trồng chè thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để mô tả thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến khả năng liên kết giữa các hộ trồng chè.

Các phương pháp cụ thể được vận dụng trong từng giai đoạn nghiên cứu bao gồm:

14.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Các văn bản chính sách nhằm phát triển liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân, niên giám thống kê các cấp, các tài liệu liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã,…. tỉnh Thái Nguyên; các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, các sách đã xuất bản, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,....

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Địa điểm nghiên cứu

Trong mỗi vùng tự nhiên-kinh tế-xã hội của Tỉnh, đề tài sẽ chọn ra một huyện đại diện để nghiên cứu. Định Hóa đại diện cho vùng cao, Đồng Hỷ đại diện cho vùng giữa và thành phố Thái Nguyên đại diện cho vùng thấp. Mỗi huyện đại diện lại được chia ra thành ba tiểu vùng (cao, giữa, thấp) và chọn ra một xã có tính đại diện cao nhất trong sản xuất chè đại diện cho mỗi tiểu vùng để nghiên cứu thực tế.

+ Xác định số đơn vị mẫu cần chọn

Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: tổng số hộ trồng chè của tỉnh, n: số hộ đại diện

e: sai số cho phép (thường lấy bằng 0.05)

+ Chọn các hộ đại diện:

Lập danh sách các hộ dân trong mỗi xã đại diện đã chọn theo diện tích chè từ ít nhất đến lớn nhất. Xác định khoảng cách hộ (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức:

k= (Số hộ trồng chè trong xã/số hộ đại diện cần chọn)

Nếu ký hiệu đối tượng được chọn đầu tiên là x0 thì các hộ ngành nghề tiếp theo là x1= x0+k ; x2= x0+2k ;… xn= x0+nk ; (k là khoảng cách chọn một đơn vị điều tra)

- Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,….); kết quả sản xuất sản phẩm chè (diện tích, sản lượng, doanh thu, thu nhập hỗn hợp của các hộ dân sản xuất chè); mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; mức độ tiếp cận khuyến nông; lý do tham gia tổ hợp tác, lý do tham gia hợp tác xã; những mong đợi về chính sách của người trồng chè nhằm khuyến khích họ tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.

14.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Đề tài sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê và phương pháp biểu đồ thống kê: biểu diễn kết quả tổng hợp trên cơ sở sử dụng các kỹ thuật tổng hợp từ phần mềm EXCEL và SPSS.

14.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp phân tổ

Phân tổ các hộ trồng chè thành các nhóm hộ nhằm phân tích sự khác biệt về khả năng tham gia liên kết và kết quả liên kết giữa các nhóm hộ. Từ đó thấy được ảnh hưởng của tiêu thức phân tổ đển sự tham gia liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè của hộ.

-Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lêch chuẩn để mô tả tình hình của hiện tượng.

- Phương pháp so sánh đối chiếu

So sánh kết quả kinh doanh giữa các vùng, giữa các nhóm hộ có liên kết thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã với nhóm hộ không tham gia liên kết sẽ thấy được tác động của việc lien kết giữa các hộ trồng chè.

- Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT - Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ) được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển liên kết giữa các hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp hồi quy

Hàm Binary Logistic được sử dụng để đo lường ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đến khả năng tham gia hợp tác xã của hộ trồng chè. Hàm Cobb – Douglas (CD) được sử dụng để xác định ảnh hưởng của việc tham gia hợp tác xã sẽ đem lại thu nhập hỗn hợp của hộ trồng chè đến mức nào?

+ Hàm hồi qui Binary Logistic có dạng:

Pi = E(Y=1/X)= (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Trong công thức này Pi = E(Y=1/X)=P(Y=1) gọi là xác suất để hộ trồng chè tham gia liên kết với nhau (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi.

Hàm hồi quy Binary Logistic có thể được viết cách khác: loge= β0 + β1X1 .

Có thể mở rộng mô hình này cho nhiều biến độc lập Xj ( j=1,2,…n) để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới khả năng tham gia liên kết giữa các hộ trồng chè:

loge = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4+ …+βnXn +U

+ Hàm sản xuất Codd-Douglas để xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất của các hộ dân sản xuất và chế bến chè trong làng nghề có dạng:

Y = AX1b1X2b2X3b3 X4b4 X5b5eβ1D1 +β2 D2 +β3 D3+β4 D4 +β5 D5 + u (Trần Chí Thiện, 2007)

Trong đó Y: thu nhập hỗn hợp của hộ trồng chè

Xi : các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ trồng chè (i=1,2,3,…, n)

Dj : các nhân tố định tính ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ trồng chè (j=1,2,3,..m) trong đó, có nhân tố: tham gia HTX

15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

15.1. Nội dung nghiên cứu

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng

Phạm vi nghiên cứu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ GIỮA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ

1.1. Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè

1.1.1. Khái niệm về liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè

1.1.2. Vai trò của liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè

1.1.3. Nội dung liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè

1.2.2. Kinh nghiệm nước ngoài

1.2.3. Kinh nghiệm trong nước

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

1.3.4. Phương pháp phân tích

1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CHÈ GIỮA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên

2.2. Khái quát về liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

2.3. Phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

2.5. Những thành công và hạn chế trong liên kết sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

2.6. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ GIỮA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Phương hướng tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Quan điểm

3.1.2. Định hướng

3.2. Các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

KẾT LUẬN

15.2. Tiến độ thực hiện

STT

Các nội dung, công việc

thực hiện

Sản phẩm

Thời gian

(bắt đầu-kết thúc)

Người thực hiện

1

Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương chi tiết

1/2017 – 2/2017

PGS.TS. Trần Chí Thiện, TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

2

Thiết kế mẫu phiếu điều tra và điều tra thử

Phiếu điều tra đã được hiệu chỉnh

3/2017 – 5/2017

PGS.TS. Trần Chí Thiện, Ts. Bùi Nữ Hoàng Anh. Ths. Vũ Quỳnh Nam

3

Điều tra thu thập tài liệu, viết tổng quan nghiên cứu

Báo cáo tổng quan tình hình liên kết giữa các hộ trồng chè

5/2017-10/2017

Ts. Bùi Nữ Hoàng Anh. Ths. Vũ Quỳnh Nam

4

Điều tra thu thập tài liệu, thông tin sơ cấp

Các phiếu điều tra hộ có đủ thông tin sơ cấp

5/2017 – 10/2017

Nhóm nghiên cứu

5

Nhập số liệu điều tra sơ cấp vào hệ thống máy tính

Các file dữ liệu.

10/2017 – 11/2017

Nhóm nghiên cứu

6

Nghiên cứu cơ sở khoa học của liên kết giữa các hộ trồng chè

Báo cáo cơ sở khoa học của đề tài

11/2017-12/2017

PGS.TS. Trần Chí Thiện.

Ts. Trần Quang Huy

7

Tiến hành phân tích số liệu điều tra đã nhập liệu

Các bảng tổng hợp, phân tích số liệu

12/2017-2/2018

TS. Trần Nhuận Kiên,

Th.s. Vũ Quỳnh Nam

8

Viết báo cáo phân tích thực trạng liên kết giữa các hộ trồng chè

Báo cáo phân tích thực trạng

3/2018-6/2018

PGS.TS. Trần Chí Thiện

PGS.TS. Trần Nhuận Kiên,

Ts. Bùi Nữ Hoàng Anh,

Th.s. Vũ Quỳnh Nam

9

Viết báo cáo đề xuất giải pháp, kiến nghị

Báo cáo giải pháp, kiến nghị

6/2018-8/2018

Ts. Bùi Nữ Hoàng Anh, PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương, PGS.TS. Trần Chí Thiện

10

Hội thảo “giải pháp tăng cường liên kết giữa các hộ trồng chè trong sản xuất, tiêu thụ chè ”

Các ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, cơ quan ban ngành, doanh nghiệp

8/2018 – 9/2018

Nhóm nghiên cứu

11

Xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

9/2018 – 11/2018

PGS.TS. Trần Chí Thiện

TS. Bùi Nữ Hoàng Anh,

Th.s. Vũ Quỳnh Nam

12

Nghiệm thu đề tài cấp đại

học

Chỉnh sửa theo yêu cầu và hoành chỉnh báo cáo sau khi được hội đồng KH cấp Đại học thông qua

12/2018

Nhóm nghiên cứu

16. SẢN PHẨM

Stt

Tên sản phẩm

Số lượng

Yêu cầu chất lượng sản phẩm

(mô tả chi tiết chất lượng sản phẩm đạt được như nội dung, hình thức, các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật,...)

I

Sản phẩm khoa học

1.1

Bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước/ nước ngoài

02

Được đăng tải trên các tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm

1.2

Báo cáo đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước

01

Được đăng tải trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học trong nước

II

Sản phẩm đào tạo

2.1.

Luận án Tiến sỹ

01

01 NCS sử dụng một kết quả nghiên cứu của Đề tài để góp phần hoàn thiện Luận án

2.1

Luận văn thạc sĩ

01

Một thạc sĩ bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ

2.2

Số nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học

01

Hướng dẫn được 01 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học dựa trên kết quả của đề tài

III

Sản phẩm ứng dụng

3.1

Báo cáo kiến nghị

01

Báo cáo Đề xuất có cơ sở khoa học và phù hợp với thực về các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chè giữa các hộ trồng chè gửi các cơ quan hữu quan các cấp

3.2

Báo cáo tổng hợp

01

Báo cáo tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong thuyết minh đề tài, có tính ứng dụng thực tiễn và có tính khái quát lý luận cao, được Hội đồng KH&CN cấp Đại hoc thông qua;

3.3

Báo cáo tóm tắt

01

Báo cáo tóm tắt phản ảnh đúng thực chất những nội dung chính của báo cáo tổng hợp.

17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG

17.1. Phương thức chuyển giao:

Kết quả nghiên cứu của đề tài được xây dựng thành bản đề xuất và được công bố công khai. Chính quyền và các doanh nghiệp có thể ứng dụng.

17.2. Địa chỉ ứng dụng: Các cơ quan chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, nhất là UBND tỉnh, Sở NN và PTNT, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên; UBND huyện, Phòng NN và PTNT huyện,…, các doanh nghiệp và các HTX chè.

18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Công trình nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho các chuyên ngành đào tạo Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Quản lý Kinh tế; Quản trị Kinh doanh.

18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa những người sản xuất ; giúp hoàn thiện chính sách phát triển tổ hợp tác và nhất là hợp tác xã ; nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới;

18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội: Tăng cường liên kết giữa các hộ trồng chè trong sản xuất và tiêu thụ chè giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hộ, góp phần tăng thu nhập. hoàn thành các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới.

18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đối với cơ quan chủ trì, công trình nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khi chuyển giao cho các địa phương và doanh nghiệp sẽ tạo ra cầu nối gắn kết giữa đơn vị đào tạo, nghiên cứu chuyển giao với các doanh nghiệp, địa phương.

19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện đề tài: 105.000.000đ

Trong đó:

Nguồn Đại học Thái Nguyên:

Nguồn đơn vị chủ trì: 60.000.000 đ (Sáu mươi triệu đồng)

Các nguồn khác: 45.000.000 đ (bốn mươi năm triệu đồng)

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

HSTC theo ngày

Số ngày công

Lương cơ sở

Thành tiền

Nguồn kinh phí

Đơn vị chủ trì

Nguồn khác

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2017

Năm 2018

 

TỔNG CỘNG (I+II+III)

 

 

 

 

105.000.000

36.480.700

23.523.100

5.679.200

39.317.000

I

Trả công và thuê khoán hợp đồng

 

 

 

 

84.070.800

36.480.700

23.523.100

0

24.067.000

1

Chủ nhiệm đề tài (Trần Chí Thiện )

 

 

 

 

26.886.200

15.910.700

10.975.500

 

 

1.1

XD đề cương chi tiết

T1-T2/2017

0,55

1,40

1.210.000

931.700

931.700

 

 

 

1.2

Thu thập tài liệu và viết tổng quan nghiên cứu

T5/2017 - T10/2017

0,55

10

1.210.000

6.655.000

6.655.000

 

 

 

1.3

Phân tích các vấn đề lý luận thực tiễn

T10/2017- T11/2017

0,55

8

1.210.000

5.324.000

5.324.000

 

 

 

1.4

Viết báo cáo nội dung về kết quả nghiên cứu

T11/2017- T05/2018

0,55

8

1.210.000

5.324.000

3.000.000

2.324.000

 

 

1.5

Đề xuất giải pháp

T6/2018-T8/2018

0,55

8

1.210.000

5.324.000

 

5.324.000

 

 

1.6

Tổng hợp viết báo cáo

T9/2018-12/2018

0,55

5

1.210.000

3.327.500

 

3.327.500

 

 

2

Thư ký khoa học (Bùi Nữ Hoàng Anh)

 

 

 

 

16.456.000

8.639.400

7.816.600

 

 

2.1

XD đề cương chi tiết

T1-T2/2017

0,34

4

1.210.000

1.645.600

1.645.600

 

 

 

2.2

Thu thập tài liệu và viết tổng quan nghiên cứu

T5/2017 - T10/2017

0,34

7

1.210.000

2.879.800

2.879.800

 

 

 

2.3

Viết báo cáo nội dung về kết quả nghiên cứu

T11/2017- T05/2018

0,34

10

1.210.000

4.114.000

4.114.000

 

 

 

2.4

Đề xuất giải pháp

T6/2018-T8/2018

0,34

10

1.210.000

4.114.000

 

4.114.000

 

 

2.5

Tổng hợp viết báo cáo (báo cáo tiến độ, báo cáo toàn văn….)

T9/2018-T12/2018

0,34

9

1.210.000

3.702.600

 

3.702.600

 

 

3

Thành viên thực hiện (Vũ Quỳnh Nam, Trần Nhuận Kiên, Trần Quang Huy, Nguyễn Quang Hợp., Đỗ Thúy Phương, Bế Hồng Trường)

 

 

 

 

40.728.600

11.930.600

4.731.000

 

24.067.000

3.1

Thu thập tài liệu và viết tổng quan nghiên cứu

T5/2017-T10/2017

0,34

10

1.210.000

4.114.000

4.114.000

 

 

 

3.2

Phân tích các vấn đề lý luận thực tiễn

T10/2017-T11/2017

0,34

19

1.210.000

7.816.600

7.816.600

 

 

 

3.3

Viết báo cáo nội dung về kết quả nghiên cứu

T11/2017-T5/2018

0,34

40

1.210.000

16.456.000

 

4.731.000

 

11.725.000

3.4

Đề xuất giải pháp

T6/2018-T8/2018

0,34

15

1.210.000

6.171.000

 

 

 

6.171.000

3.5

Tổng hợp viết báo cáo (báo cáo tiến độ, báo cáo KH,...)

T9/2018-T12/2018

0,34

15

1.210.000

6.171.000

 

 

 

6.171.000

II

Nguyên vật liệu, năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Chi khác

 

 

 

 

20.929.200

 

 

5.679.200

15.250.000

1

Mua nguyên nhiên, vật liệu, tài liệu, số liệu phục vụ đề tài

T1/2017-T4/2018

 

 

 

5.006.800

 

 

3.006.800

2.000.000

2

Hội nghị, hội thảo khoa học

T6-T7/2018

 

 

 

8.000.000

 

 

 

8.000.000

3

Chi quản lý nhiệm vụ khoa học

T1/2017 đến tháng 12/2018

 

 

 

5.250.000

 

 

 

5.250.000

4

Văn phòng phẩm, in ấn

1/2017-4/2018

 

 

 

2.672.400

 

 

2.672.400

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước

1. Mai Anh Bảo (2015), Đánh giá tác động của yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

2.Trần Thị Hoàng Hà (2015), Nghiên cứu động cơ thúc đẩy nông dân tham gia các mô hình hợp tác liên kết – nghiên cứu điển hình tại Hoài Đức – Hà Nội, Tạp chí số 86+87/2015, tr.27-32.

3. Phạm Thị Hồng (2016), Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè theo mô hình VietGap ở tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

4. Trần Quang Huy (2012), Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên, Nxb Lao động, Hà Nội, 2012

5. Đỗ Thị Thúy Phương (2014), “Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 118(04):115-121.

6. Quốc Hội (2012), Luật số: 23/2012/QH13 của Quốc Hội: Luật Hợp tác xã.

7. Nguyễn Hữu Thọ và Bùi Thị Minh Hà (2013), “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân”, Tạp chí Khoa học & Công Nghệ, số 62, tr.139-144.

8. Thủ Tướng Chính Phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, Hà Nội ngày 24 tháng 6 năm 2002.

Tài liệu tham khảo nước ngoài

9. Chen Wu (2009), China’s Tea Sustainability Report, Social Resources Institute.

10. Eaton, C. và A. W. Shepherd (2001), “Contract Farming Parnership for Growth”, FAO Agricultural Services, bulletin.)

11. Jayaratne Pradeepa (2011), Sustainable Supply and Supply Chain Mapping –Sri Lanka Tea Supply Chain, SBS HDR Student Conference, Sudney..

12. Kagira E.K., S.W. Kimani and K. S. Githii (2012), “Sustainable Methods of Addressing Challenges Facing Small older. Tea sector in Kenya: A Supply Chain Management Approach”, Jaournal of Management and Sustainability; Vol. 2(2/2012), 75-89.

13. Osterbeg, P. , Nilson, J., (2009), “Member`s Perception of their Participation in the Govermance of Cooperatives: The Key to Trust and Commitment in Agricultural Cooperatives”, Agribusiness, 25, page 181-197.

14. Prakash Daman (2000), State of agricultural cooperatives in Asia: An Overview characteristics, and development issues involed, International Cooperative Alliance, Michigan

15. Roekel Van et al. (2002)“Building agri-supply chains: Issues and guidelines”.

http://siteresources.worldbank.org/INTARD/864438-1112682945622/20716483/AgriSupplyChains.pdf. Downloaded on January 01, 2017.

16. Ruben Ruerd and Zvi Lerman (2005), Why Nicaraguan peasants saty in agricultural production cooperatives. European Review ò Latin American and Caribean Studies, 78, April 2015.

17. Sartorius K., J.Kirsten (2007), “A framework to facilitate institutional arrangements for smallholder supply in developing countries: An agribusiness perspective”, Food Policy 32.

Ngày…tháng…năm……

Tổ chức chủ trì

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Ngày…tháng…năm……

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

Ngày…tháng…năm……

Cơ quan chủ quản duyệt

Mẫu 1.5: Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài NCKH cấp Đại học

TIỀM LỰC KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC(Kèm theo Thuyết minh đề tài KH&CN cấp Đại học)

A. Thông tin về chủ nhiệm và các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:

1. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Chí Thiện TS Nguyễn Quang Hợp

1.1. Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu (Đối với chủ nhiệm đề tài là NCS cần ghi rõ tên đề tài luận án, nơi đào tạo)

1.2. Kết quả nghiên cứu khoa học trong 5 năm gần đây:

· Chủ nhiệm hoặc tham gia Chương trình, Đề tài NCKH đã nghiệm thu (chỉ nêu tối đa 5 Chương trình/Đề tài tiêu biểu nhất):

Stt

Tên chương trình,

đề tài

Chủ nhiệm

Tham gia

Mã số và cấp quản lý

Thời gian thực hiện

Kết quả

nghiệm thu

1

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn.

Mã số:B2009-TN06-01

x

Bộ

2010- 2011

Giỏi

2

Nghiên cứu sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mã số: KX-27/I-10

x

Tỉnh

2012 -2013

Khá

3

Nghiên cứu đề xuất các mô hình sản xuât kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mã số KN-01/III-2012

x

Tỉnh

2014 - 2015

Khá

4

Các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch sang nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất chè ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mã số: II.4.2-20013.42

x

Nhà nước

NAFOSTED

2014

-2016

Khá

5

Tổ chức thu thập nghiên cứu cải thiện chất nguyên sinh phôi mùa liên quan đến kết quả trực tiếp ở Nam, Đông Nam Á và Đông Á

x

Quốc tế,

IRRI

2016

Khá

· Công trình khoa học đã công bố (chỉ nêu tối đa 5 công trình tiêu biểu nhất):

Stt

Tên công trình

khoa học

Tác giả/Đồng tác giả

Địa chỉ công bố

Năm

công bố

1

Impacts of Agro-Chemical Use on Productivity and Heath in Vietnam

Đồng tác giả

EEPSEA, Singapo

1999

1

Upland Rice, Household Food Linear Programming Application to Solve Problems of Sustainable Livelihood of Farm Households in the Northern Uplands Agriculture in Vietnam

Đồng tác giả

IRRI, Philippines

2006

2

Bases for territorial based rural development in Vietnam. Region: Northern Mountainous Area

Đồng tác giả

NXB NN

2007

3

Multiple Period Goal Linear Programming Application to Solve Problems of Sustainable Livelihood of Farm Households in the Northern Uplands of Vietnam (tiếng Anh)

Tác giả

NXB KHXH

2013

5

Vietnam-South Korea Ecomomic Co-operation: Economic Theories and Practice (tiếng Anh)

Đồng tác giả

NXB KHXH

2013

1.3. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần đây:

· Hướng dẫn thạc sỹ, tiến sỹ:

· Số lượng học viên cao học đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sỹ: 56

· Số lượng nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ: 8 (trong đó, có 3 Luận án bảo vệ bằng tiếng Anh)

· Số lượng nghiên cứu sinh đang hướng dẫn: 04 (trong đó có 03 Luận án đang viết bằng tiếng Anh)

· Biên soạn sách phục vụ đào tạo đại học và sau đại học:

Stt

Tên sách

Loại sách

Nhà xuất bản và năm xuất bản

Chủ biên hoặc tham gia

1

Giáo trình Nguyên lý Thống kê

Giáo trình

NXB TK, 2013

Chủ biên

2

Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp

Giáo trình

NXB KHXH, 2013

Chủ biên

3

Giáo trình Hoạt động Logistics & Thương mại Doanh nghiệp

Giáo trình

NXB LĐ-XH, 2013

Tham gia

2. Các thành viên tham gia nghiên cứu (mỗi thành viên chỉ nêu tối đa 3 công trình tiêu biểu nhất):

Stt

Họ tên

thành viên

Tên công trình khoa học

Địa chỉ công bố

Năm

công bố

1

TS. Trần Quang Huy

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012 và những khuyến nghị

Tạp chí Khoa học và công nghệ ĐH Thái Nguyên

2014

Xuất khẩu nông sản hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc: Bất cập và những giải pháp

Tạp chí Khoa học và công nghệ ĐH Thái Nguyên

2014

The linkage between exchange rates and stock prices: Evidence

Asian Economic and Financial Review

2016

2

TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế

2013

Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc

Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế QD

2014

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tạp chí Đảng Cộng sản.

3

PGS.TS. Trần Nhuận Kiên

“Phát huy vai trò của “4 nhà” trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên”

Kỷ yếu Hội thảo “Liên kết trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên” – Khoa Kinh tế, ĐHKT&QTKDTN

2015

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải pháp phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên

Tạp chí lý luận chính trị

2016

Giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân vùng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên

2016

B. Tiềm lực về trang thiết bị của cơ quan chủ trì để thực hiện đề tài:

Stt

Tên trang thiết bị

Thuộc phòng thí nghiệm

Mô tả vai trò của thiết bị

đối với đề tài

Tình trạng

1

Máy tính cá nhân

Phòng máy tính nhà trường

Nhập và xử lý thông tin

Tốt

2

Sách tham khảo

Thư viện nhà trường

Tìm kiếm thông tin cho phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Tốt

3

Sách điện tử

Trung tâm Học liệu – ĐH Thái Nguyên

Tìm kiếm thông tin cho phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Tốt

4

Máy chiếu

·

Phục vụ hội thảo và nghiệm thu đề tài

Tốt

Ngày tháng năm 2016

Xác nhận của cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài