18
1. Tac chien khong gian mang Tác chiến không gian mạng (tác chiến mạng) là hành vi các bên tham chiến sử dụng mạng Internet hoặc các mạng khác để thu thập, phá hoại thông tin trong hệ thống tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hệ thống vũ khí… của nhau. Đây là phương thức tác chiến “không tiếng súng” trên cơ sở công nghệ thông tin mà các bên có thể tác chiến trong điều kiện không nhìn thấy nhau. Đặc điểm nổi bật của tác chiến mạng là rất linh hoạt với “vũ khí” đơn giản chỉ là những chiếc máy tính, nhưng hậu quả mà nó gây ra là rất lớn. Điển hình như trong những năm 2007-2008, mã độc Stuxnet-một sâu máy tính đã xâm nhập vào hệ thống máy tính điều khiển chương trình làm giàu Uranium của I-ran và đã để lại hậu quả nặng nề: Hơn 980 máy ly tâm cao tốc phục vụ chương trình hạt nhân tại Nhà máy Natanz bị ngừng hoạt động. Chương trình hạt nhân của I-ran bị chậm lại ít nhất 2 năm... Bên cạnh đó, tác chiến mạng hầu như không chịu ảnh hưởng của bất kỳ điều kiện tự nhiên nào. Khái niệm không gian cũng trở nên vô nghĩa trong tác chiến mạng. Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của tác chiến mạng, nhất là trong chiến tranh hiện đại, quân đội các nước rất chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển lực lượng tác chiến mạng của mình. Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực tác chiến mạng. Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ tư lệnh tác chiến mạng (tác chiến trong không gian điều khiển- CYBERCOM). Nền tảng của CYBERCOM là các đơn vị đặc trách an ninh mạng của các lực lượng hải quân, lục quân, không quân và hải quân đánh bộ. Theo đó, Không quân Mỹ có Bộ tư lệnh điều khiển học không quân (AFCYBER). Hải quân Mỹ có Bộ tư lệnh điều khiển học hải quân. Lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ có lữ đoàn tác chiến mạng với biên chế hàng trăm quân... Theo một số nguồn tin, tổng quân số của lực lượng tác chiến mạng của Mỹ có thể lên đến hơn 80.000. Mỹ cũng đã nghiên cứu tạo ra hàng nghìn loại “vũ khí” vi rút máy tính chuyên dùng cho tác chiến mạng và trở thành quốc gia có thực lực tác chiến mạng mạnh nhất thế giới. Theo kế

Tac Chien Mang

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cac dinh nghia ve tac chien mang

Citation preview

Page 1: Tac Chien Mang

1. Tac chien khong gian mang

Tác chiến không gian mạng (tác chiến mạng) là hành vi các bên tham chiến sử dụng mạng Internet hoặc các mạng khác để thu thập, phá hoại thông tin trong hệ thống tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hệ thống vũ khí… của nhau. Đây là phương thức tác chiến “không tiếng súng” trên cơ sở công nghệ thông tin mà các bên có thể tác chiến trong điều kiện không nhìn thấy nhau.

Đặc điểm nổi bật của tác chiến mạng là rất linh hoạt với “vũ khí” đơn giản chỉ là những chiếc máy tính, nhưng hậu quả mà nó gây ra là rất lớn. Điển hình như trong những năm 2007-2008, mã độc Stuxnet-một sâu máy tính đã xâm nhập vào hệ thống máy tính điều khiển chương trình làm giàu Uranium của I-ran và đã để lại hậu quả nặng nề: Hơn 980 máy ly tâm cao tốc phục vụ chương trình hạt nhân tại Nhà máy Natanz bị ngừng hoạt động. Chương trình hạt nhân của I-ran bị chậm lại ít nhất 2 năm... Bên cạnh đó, tác chiến mạng hầu như không chịu ảnh hưởng của bất kỳ điều kiện tự nhiên nào. Khái niệm không gian cũng trở nên vô nghĩa trong tác chiến mạng.

Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của tác chiến mạng, nhất là trong chiến tranh hiện đại, quân đội các nước rất chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển lực lượng tác chiến mạng của mình. Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực tác chiến mạng. Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ tư lệnh tác chiến mạng (tác chiến trong không gian điều khiển-CYBERCOM). Nền tảng của CYBERCOM là các đơn vị đặc trách an ninh mạng của các lực lượng hải quân, lục quân, không quân và hải quân đánh bộ. Theo đó, Không quân Mỹ có Bộ tư lệnh điều khiển học không quân (AFCYBER). Hải quân Mỹ có Bộ tư lệnh điều khiển học hải quân. Lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ có lữ đoàn tác chiến mạng với biên chế hàng trăm quân...

Theo một số nguồn tin, tổng quân số của lực lượng tác chiến mạng của Mỹ có thể lên đến hơn 80.000. Mỹ cũng đã nghiên cứu tạo ra hàng nghìn loại “vũ khí” vi rút máy tính chuyên dùng cho tác chiến mạng và trở thành quốc gia có thực lực tác chiến mạng mạnh nhất thế giới. Theo kế hoạch, đến trước năm 2030, quân đội Mỹ sẽ xây dựng hoàn chỉnh lực lượng tác chiến mạng nhằm thực hiện nhiệm vụ tiến công và phòng thủ mạng. Vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Chiến lược hành động trong không gian mạng”, khẳng định tầm quan trọng của cuộc chiến không gian mạng tương đương với những cuộc chiến trên không, trên bộ, hoặc trên biển. Việc tăng cường an ninh và phòng, chống hiệu quả các cuộc tấn công mạng sẽ trở thành một nhân tố quan trọng trong việc định hình sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai.

Thời gian qua, quân đội Ấn Độ không những có sự đầu tư lớn về phần cứng mà còn phát huy tối đa ưu thế trong khai thác, phát triển phần mềm, nhằm không ngừng nâng cao năng lực tác chiến mạng. Quân đội Ấn Độ đã xây dựng lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh mạng. Năm 2005, mạng dải rộng chiến lược tiên tiến nhất của quân đội Ấn Độ đã chính thức được đưa vào sử dụng. Theo một số nguồn tin, hệ thống mạng này có thể cung cấp các dịch vụ thông tin, số liệu, ngôn ngữ... tin cậy và an toàn phục vụ các mục đích quân sự. Hải quân Ấn Độ cũng phát triển, khai thác thành công mạng truyền thu thông tin bảo mật số liệu mang tên "con mắt thứ 3". Ngoài ra, để thực hiện việc vận hành liên kết mạng giữa các hệ thống, các lực lượng hải quân, lục quân và không quân Ấn Độ đang cùng nhau phát triển

Page 2: Tac Chien Mang

mạng liên quân chủng sử dụng trong chiến tranh tương lai.

Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chính thức thành lập lực lượng đặc nhiệm mạng gồm các chuyên gia có phẩm chất chính trị tốt, giỏi công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Đây là lực lượng tác chiến mạng chuyên trách của quân đội Trung Quốc. PLA cũng đã phát triển chiến lược "Tác chiến điện tử mạng tích hợp-INEW"- một học thuyết quân sự tích hợp tác chiến điện tử và hoạt động mạng máy tính. Ngoài ra quân đội Trung Quốc cũng thành lập các đơn vị dân quân tại các quân khu có chức năng tiến hành chiến tranh thông tin, trong đó có thực hiện nhiệm vụ tác chiến mạng.

Đầu năm 2010, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thành lập Trung tâm Tác chiến điều khiển học và có kế hoạch năm 2012 sẽ thành lập một bộ tư lệnh tác chiến mạng độc lập để đối phó với mối đe dọa tấn công mạng máy tính quốc phòng ngày một tăng cao từ bên ngoài. Năm 2010, quân đội Anh đã công bố Chiến lược an ninh điều khiển học. Anh cũng đã thành lập Trung tâm Các hoạt động an ninh điều khiển học với nhiệm vụ giám sát, nhận biết, phân tích các xu hướng và các cuộc tiến công điều khiển học. Nga đang thử nghiệm hệ thống phòng thủ mạng bảo đảm khả năng chống lại tất cả các cuộc tấn công của hacker. NATO cũng lên kế hoạch lập đơn vị phản ứng nhanh mang tên Cyber Red Team...

2.

Quân đội nhiều nước trên thế giới coi TCM là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi quân sự thế kỷ 21, là cốt lõi của tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Đó không chỉ là sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong quân sự mà còn được coi là một khái niệm, học thuyết tác chiến mới trong kỷ nguyên thông tin.Cơ sở của TCM là cuộc cách mạng khoa học trong quân sự, trong đó CNTT thực sự đã trở thành động lực biến đổi mọi lĩnh vực phát triển của xã hội. Còn về bản chất, TCM là ứng dụng CNTT, tạo một mạng máy tính chiến trường diện rộng kết nối với nhau và với Sở chỉ huy trung tâm, tạo khả năng chia sẻ thông tin, phân tích đánh giá tình huống chiến trường, xác định mục tiêu nguy hiểm và ra các quyết định sử dụng lực lượng, vũ khí một cách chính xác, phù hợp và nhanh chóng. TCM còn là các hoạt động phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm suy giảm khả năng hoặc phá hủy thông tin lưu trong các máy tính và lưu trong các mạng máy tính; phá hoại chính các m

Phòng thủ mạng là các hoạt động phát hiện các cuộc tấn công mạng, ngăn chặn các cuộc xâm nhập trái phép vào các tài nguyên mạng, bảo vệ thông tin, các cơ sở dữ liệu, bảo vệ các chương trình phần mềm chạy trên mạng, bảo vệ các thiết bị, cơ sở hạ tầng của mạng, khôi phục nhanh chóng hoạt động bình thường của mạng do ảnh hưởng của các đợt tấn công mạng từ phía địch. An ninh máy tính vừa là mục tiêu, vừa là một thành phần của phòng thủ mạng. An ninh thông tin là một loại hoạt động trong các hoạt động thông tin, bao gồm hai thành phần là an ninh thông tin liên lạc và an ninh máy tính. An ninh máy tính là các biện pháp, kiểm soát đảm bảo tính mật, tính toàn vẹn và khả năng xử lý, cất giữ bằng máy tính. Những biện pháp đó là các quy định, trình tự, các phương tiện phần cứng, phần mềm cần thiết để bảo vệ, phòng thủ hệ thống máy tính và thông tin trong hệ thống máy tính. Trong khi đó, an ninh thông tin liên lạc là các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn cản những kẻ không được phép khai thác thông tin từ các phương tiện viễn thông. An ninh thông tin liên lạc bảo đảm tính xác thực của mạng viễn thông, bao gồm an ninh mật mã, an ninh truyền tin, an ninh phát sóng và an ninh vật lý của các phương tiện và thông tin.

Page 3: Tac Chien Mang

Tấn công và phòng thủ mạng máy tính được xem như là các phương thức đặc biệt tác động tới thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và các quá trình dựa trên thông tin, nhờ đó mà mở rộng các đối tượng của tác chiến chỉ huy và điều khiển (C2W) nói riêng, tác chiến thông tin (IW) hay các hoạt động thông tin (IO) nói chung. Các nước có trình độ CNTT phát triển và đang phát triển đang khai thác tối đa các biện pháp công nghệ, nghiên cứu những thủ đoạn tác chiến mạng mới để giành quyền chủ động và làm chủ chiến trường. Vì vậy, tác chiến mạng thực sự trở thành một trong những thành phần của cuộc cách mạng quân sự hiện đại.>> 'Chúng ta đang xem nhẹ chiến tranh mạng'>> Người lính tương lai: bấm phím thay xiết cò>> Giải mã ký tự lạ trên logo Đặc nhiệm mạng Mỹ>> NATO lập đơn vị tác chiến trên internet>> Hacker có thể cắt điện toàn nước Mỹ

3.

Tìm hiểu tác chiến mạng

Quân đội nhiều nước trên thế giới coi TCM là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi quân sự thế kỷ 21, là cốt lõi của tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.

Đó không chỉ là sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong quân sự mà còn được coi là một khái niệm, học thuyết tác chiến mới trong kỷ nguyên thông tin.Từ sau chiến tranh Iraq (tháng 3/2003), thuật ngữ "tác chiến mạng trung tâm” hay còn gọi tắt là “tác chiến mạng” (TCM) chính thức được xem là loại hình tác chiến hiện đại.

Cơ sở của TCM là cuộc cách mạng khoa học trong quân sự, trong đó CNTT thực sự đã trở thành động lực biến đổi mọi lĩnh vực phát triển của xã hội. Còn về bản chất, TCM là ứng dụng CNTT, tạo một mạng máy tính chiến trường diện rộng kết nối với nhau và với Sở chỉ huy trung tâm, tạo khả năng chia sẻ thông tin, phân tích đánh giá tình huống chiến trường, xác định mục tiêu nguy hiểm và ra các quyết định sử dụng lực lượng, vũ khí một cách chính xác, phù hợp và nhanh chóng. 

TCM còn là các hoạt động phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm suy giảm khả năng hoặc phá hủy thông tin lưu trong các máy tính và lưu trong các mạng máy tính; phá hoại chính các máy tính và các mạng máy tính của đối phương, trong khi bảo vệ các yếu tố đó của quân mình. 

Đối tượng của TCM là thông tin trên mạng máy tính, các quá trình vận hành trên mạng máy tính, cơ sở hạ tầng mạng máy tính. Nhiệm vụ của TCM cũng giống như của tác chiến điện tử, tác chiến thông tin và một số hình thức tác chiến khác là gây trở ngại hoặc làm mất khả năng chỉ huy, phối hợp các lực lượng, điều khiển vũ khí, phá hủy vật lý cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các khả năng đó của đối phương, trong khi bảo vệ các khả năng đó của quân mình.

Các nước có trình độ CNTT phát triển rất chú trọng hoạt động tác chiến mạng, bao gồm cả tấn công và phòng thủ. Tấn công mạng bao gồm tấn công bằng hỏa lực như sử dụng các vũ khí điều khiển chính xác phá hủy các trung tâm máy tính quan trọng, các nút mạng hoặc tấn công bằng các phương tiện xâm nhập về điện. 

Mục đích xâm nhập là để lấy trộm các số liệu của đối phương cho phép quân nhà có quyết định chính xác hơn, sửa đổi cơ sở dữ liệu của địch làm cho chúng có những quyết định sai lầm, làm cho mạng của địch bị treo không thể truy cập được. Các bên còn sử dụng virus để tấn công mạng làm cho đối phương sử dụng không hiệu quả các phương tiện thông tin liên lạc và xử lý thông tin, làm chậm quá trình suy

Page 4: Tac Chien Mang

luận và ra quyết định của đối phương, có thể bí mật lập trình lại các máy tính của đối phương nhằm phá hỏng các quá trình mà các máy tính đó điều khiển. 

Như vậy, tấn công mạng máy tính là các hoạt động phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm suy giảm khả năng hay phá hủy thông tin lưu trong các máy tính và lưu trong các mạng máy tính, hoặc phá hoại chính các máy tính và các mạng máy tính.Phòng thủ mạng là các hoạt động phát hiện các cuộc tấn công mạng, ngăn chặn các cuộc xâm nhập trái phép vào các tài nguyên mạng, bảo vệ thông tin, các cơ sở dữ liệu, bảo vệ các chương trình phần mềm chạy trên mạng, bảo vệ các thiết bị, cơ sở hạ tầng của mạng, khôi phục nhanh chóng hoạt động bình thường của mạng do ảnh hưởng của các đợt tấn công mạng từ phía địch. An ninh máy tính vừa là mục tiêu, vừa là một thành phần của phòng thủ mạng. An ninh thông tin là một loại hoạt động trong các hoạt động thông tin, bao gồm hai thành phần là an ninh thông tin liên lạc và an ninh máy tính. 

An ninh máy tính là các biện pháp, kiểm soát đảm bảo tính mật, tính toàn vẹn và khả năng xử lý, cất giữ bằng máy tính. Những biện pháp đó là các quy định, trình tự, các phương tiện phần cứng, phần mềm cần thiết để bảo vệ, phòng thủ hệ thống máy tính và thông tin trong hệ thống máy tính. Trong khi đó, an ninh thông tin liên lạc là các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn cản những kẻ không được phép khai thác thông tin từ các phương tiện viễn thông. An ninh thông tin liên lạc bảo đảm tính xác thực của mạng viễn thông, bao gồm an ninh mật mã, an ninh truyền tin, an ninh phát sóng và an ninh vật lý của các phương tiện và thông tin.Tấn công và phòng thủ mạng máy tính được xem như là các phương thức đặc biệt tác động tới thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và các quá trình dựa trên thông tin, nhờ đó mà mở rộng các đối tượng của tác chiến chỉ huy và điều khiển (C2W) nói riêng, tác chiến thông tin (IW) hay các hoạt động thông tin (IO) nói chung. 

Các nước có trình độ CNTT phát triển và đang phát triển đang khai thác tối đa các biện pháp công nghệ, nghiên cứu những thủ đoạn tác chiến mạng mới để giành quyền chủ động và làm chủ chiến trường. Vì vậy, tác chiến mạng thực sự trở thành một trong những thành phần của cuộc cách mạng quân sự hiện đại.

4.THỬ NHẬN DẠNG TÁC CHIẾN MẠNG TRUNG TÂM

 

Thời gian qua, người ta đã tốn khá nhiều giấy mực để bàn về một dạng thức tác chiến đang nổi lên - tác chiến lấy mạng làm trung tâm, hay gọi vắn tắt là tác chiến mạng trung tâm, theo cách gọi của giới quân sự Mỹ. Dạng thức tác chiến này được Pháp gọi là Tác chiến lấy thông tin làm trung tâm. Còn trong khối NATO, người ta chỉ dùng thuật ngữ Năng lực [chiến đấu] có được nhờ mạng. Mặc dù còn không ít những khác biệt về cách gọi tên, và do đó về cách quan niệm, song dường như sự vật mới nảy đang phản ánh một niềm tin cho rằng, ''nghệ thuật chiến tranh đang trải qua một quá trình chuyển biến đầy kịch tính, mà trong đó, sức mạnh quân sự dựa trên ưu thế cơ giới đang được được chuyển dần sang dựa trên ưu thế thông tin. Trong bối cảnh đó, ta cũng nên xem xét một số phát triển về vũ khí trang bị và cách đánh đang tạo ra, nói đúng hơn, sản phẩm đặc thù của tác chiến mạng trung tâm.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Page 5: Tac Chien Mang

Cuộc cách mạng công nghệ, mà công nghệ thông tin là công nghệ bản lề, đang đem lại những biến đổi to lớn trong kinh tế xã hội cũng như trong tiến hành đấu tranh vũ trang. Từ những năm 70, những phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự ra đời của một thế hệ vũ khí trang bị mới về chất, được định danh là vũ khí công nghệ cao. Đó là những vũ khí trang bị 4 thành phần, trong đó thành phần hay bộ phận hợp thành mới đem lại bước biến đổi về chất cho vũ khí chính là thành phần điều khiển theo phương trình, hay cái gọi là phần mềm. Đồng thời, công nghệ thông tin cũng góp phần tăng cường quá trình chuyên hóa vũ khí trang bị. Bên cạnh ba loại hình vũ khí trang bị đã có là bom đạn, phương tiện mang phóng (máy bay, xe cộ, hạm tàu nổi và ngầm,... ) và phương tiện bảo đảm chiến đấu (mà trong đó nổi bật nhất là các thiết bị cảm biến hay xenxơ phát hiện và nhận dạng mục tiêu) từ những năm 70 đã xuất hiện một loại hình phương tiện đấu tranh vũ trang mới - hệ thống tự động hóa chỉ huy. Trong ngôn

ngữ quân sự, hệ tự động hóa chỉ huy được gọi là hệ thống C3I, là chữ viết tắt của cụm từ Command - chỉ huy [con người], Control - điều khiển [máy móc], Communication - truyền tin[1] và Inteligence - nghĩa là tình báo, để chỉ các chức năng của hệ thống trang bị đặc thù này. (Chữ tắt tiếng Nga gọi là hệ ASU- Avtomaticheskaja Sistema Upravlenii, nghĩa là hệ thống tự động hóa chỉ huy và điều khiển). Sự

ra đời của hệ C3I nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhịp độ và năng lực chỉ huy, khi mà tốc độ, uy lực và độ chính xác của các vũ khí trang bị mà nó điều khiển, cũng như nó phải ứng phó, đã vượt ra ngoài khả

năng tác nghiệp của con người. Mặt khác, sự ra đời của hệ C3I cũng gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin, cái đã tạo ra vũ khí trang bị công nghệ cao mà nó điều khiển.

Theo biện chứng của phát triển, vũ khí trang bị công nghệ cao tất yếu dẫn tới sự xuất hiện của một dạng thức tác chiến mới - tác chiến công nghệ cao. Đến lượt nó, tác chiến công nghệ cao trở thành hạt nhân của một dạng thức chiến tranh mới - chiến tranh công nghệ cao, với những Học thuyết chiến tranh

đặc thù trong thời đại thông tin. Từ những năm 80, trong quân đội các nước hàng đầu, hệ C3I đã được ưu tiên phát triển hàng đầu. Cũng từ thời gian này, sự phát triển của bản thân hệ thống tự động hóa chỉ

huy và điều khiển C3I đã bắt đầu có tác động mạnh mẽ, và ngày càng mang tính chi phối tới sự phát triển của các vũ khí trang bị khác, cũng như tới sự phát chiến của tác chiến và chiến tranh.

Tới cuối những năm 90, thuật ngữ viết tắt C3I được thay thế dần bằng thuật ngữ C4ISR. Điều đó cho thấy sự phát triển mang tính nhảy vọt trong lĩnh vực tự động hóa hoạt động chỉ huy và điều hành chiến

tranh. Hiểu một cách đơn giản, hệ C4ISR chính là hệ C3I mở rộng, trong đó máy tính, nói đúng hơn mạng máy tính hay mạng công nghệ thông tin đã thực sự trở thành một bộ phận hợp thành của hệ thống tự động hóa chỉ huy quân đội và điều khiển vũ khí. Ngoài ra, thành phần tình báo I được mở rộng thành ba bộ phận chức năng có tầm quan trọng không thua kém nhau - Tình báo [dài hạn], giám sát [rộng suốt không thời gian] và trinh sát mục tiêu cụ thể]. Chính sự ra đời của quan niệm (hay nguyên tắc tổ chức lực lượng và tiến hành chiến đấu) mới về hệ thống tự động hóa chỉ huy rây và những phát triển công nghệ có liên quan đã tạo tiền đề cho sự nảy sinh một dạng  thức tác chiến mới, mà một trong những định đanh của nó là tác chiến mạng trung tâm.

VAI TRÒ

Tác chiến mạng trung tâm – hay nói đầy đủ là tác chiến lấy mạng làm trung tâm - là một dạng thức tác

Page 6: Tac Chien Mang

chiến đang gây ra những tranh luận rộng rãi trong thời gian gần đây. Có khá nhiều tranh luận, nhiều ý kiến trái chiều về dạng thức tác chiến này. Có quan niệm cho rằng, đây là một dạng thức tác chiến mang tính cách mạng. Trong văn kiện kinh điển, Tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Nguồn gốc và Tương lai, phó đô đốc Arthur K. Cebrowski, hải quân và John J. Garstka đã viết ''Chúng ta đang nằm giữa một cuộc cách mạng quân sự (RMA) khác với bất kỳ những gì đã từng thấy kể từ thời Napoleon, khi người Pháp làm cho phương thức tiến hành chiến tranh biến đổi với quan niệm/nguyên tắc chỉ đạo ''tiến lên trong biển người'' (nguyên văn Ievée en masse), Chủ nhiệm tác chiến hải quân Mỹ, đô đốc Jay Johnson đã gọi đó là ''một chuyển dịch mang tính nền tảng từ cái mà ta gọi là tác chiến (hay phương thức tiến hành chiến tranh) lấy phương tiện mang phóng làm trung tâm sang cái ta gọi lá tác chiến lấy mạng [công nghệ thông tin] làm trung tâm”, và ''nó sẽ chứng tỏ là cuộc cách mạng quân sự quan trọng nhất trong 200 năm qua''.

Đối lập khá gay gắt với quan điểm này là quan điểm của Aldo Borgu, Học viện chính sách chiến lược Australia (ASPL), cho rằng ''Tác chiến mạng trung tâm (NCW) đã trở thành một trào lưu chính thống trong lĩnh vực tưởng quân sự, chỉ có ít người muốn tìm hiểu và chấp nhận những hạn chế cũng như những thách thức gắn liền với quan niệm này… Nói một cách đơn giản, NCW [Chẳng qua chỉ] là một mốt mới trong tác chiến hay rộng ra - trong phương thức tiến hành chiến tranh hiện đại”.

Ngoài ra, còn nhiềụ quan niệm khác, đa dạng hơn, thể hiện những cách hiểu khá khác biệt nhau về dạng thức tác chiến đang trong giai đoạn hình thành này.

NHẬN DẠNG

Định nghĩa

Vậy, chính xác ra từ những cách quan niệm khác biệt nhau lớn đến thế người ta muốn đề cập đến khái niệm gì?

Theo sách Tác chiến lấy mạng làm trung tâm của David S.Albert và cộng sự, được phát hành trong

khuôn khổ Chương trình nghiên cứu tập thể về C4ISR của Bộ quốc phòng Mỹ, NCW có thể được định nghĩa là:

''…một khái niệm về tác chiến có tính khả thi nhờ ưu thế thông tin, cái làm tăng sức mạnh chiến đấu bằng cách nối mạng các sensor giữa người ra quyết định và người bắn nhằm đạt tới chia sẻ thông tin cảnh báo, tăng tốc độ chỉ huy, nhịp độ tác chiến, uy lực sát thương, khả năng sống còn, và tăng thêm mức độ tự đồng bộ hóa.

Theo một cách tiếp cận khác, John Garstka gọi đây là dạng thức tác chiến kết nối mạng, ''hiểu theo nghĩa rộng là tổ hợp các chiến kỹ thuật và các quy trình hành động đang nổi lên mà một lực lượng kết nối mạng [thông tin] có thể khai thác để tạo ra ưu thế mang tính quyết định trong tiến hành chiến tranh.

Theo John Keegan tác giả cuốn Lịch sử chiến tranh, tác chiến mạng trung tâm tương đồng với bước

Page 7: Tac Chien Mang

phát triển về chất trong tiến hành chiến tranh giữa các kỷ nguyên công nghiệp và nông nghiệp ở chỗ nó cũng khai thác sự biến đổi mang tính nhảy vọt của nguồn lực chủ đạo nhằm tạo ra đột biến ưu thế chiến trường. Song nếu như trong cuộc cách mạng quân sự trước đây, đó là sự chuyển dịch giữa lấy sức người làm trung tâm sang lấy phương tiện mang phóng hay sức máy móc làm trung tâm; thì trong cuộc cách mạng quân sự này, đó là bước chuyển từ lấy phương tiện mang phóng sang lấy mạng công nghệ thông tin làm trung tâm, tức là chuyển từ dựa vào sức mạnh/ ưu thế vật chất sang dựa trên sức mạnh/ưu thế thông tin/ tri thức. Đó là nét mới, khác về chất của dạng thức tác chiến mới này. Theo Paula Kaufman, trong kỷ nguyên thông tin hiện nay, sức mạnh/lực lượng đang ngày càng bắt nguồn từ tốc độ, năng lực tiếp cận và chia sẽ thông tin hiện nay, sức mạnh lực lượng đang ngày càng bắt nguồn từ tốc độ, năng lực tiếp cận và chia sẻ thông tin.

Những ưu thế mà tác chiến mạng trung tâm đem lại trên chiến trường chủ yếu liên quan đến các cấp chiến thuật và chiến dịch, nhưng lại tác động tới mọi hoạt động quân sự, từ cấp chiến thuật tới tận cấp chiến lược. Mặc dù xây dựng ưu thế thông tin là một việc không hiển nhiên, dễ thấy, nhưng lại có thể định lượng và có thể đánh giá được tác động của nó đến các hoạt động quân sự thông qua mức độ hiệu quả khả năng sống còn và khả năng sát thương.

Một quan điểm khác, của Edmuld C.Blash, cho rằng khái niệm tác chiến mạng trung tâm nói chung là một khái niệm mới và mang tính hệ thống về tiến hành chiến tranh và xung đột vũ trang trong tương lai, “với một ưu thế nào đó về công nghệ, chứ không phải với một mạng gồm các phần tử nhân lực, chiến thuật và hậu cần truyền thống”.

Từ những cách tiếp cận trên nhìn chung có thể thấy tác chiến mạng trung tâm (NCW) là một dạng thức tác chiến:

- Có tính khả thi nhờ ưu thế thông tin;

- Có nội dung là tăng sức mạnh chiến đấu bằng cách nối mạng [công nghệ thông tin] thực thời giữa các thiết bị cảm biến (sensor), người chỉ huy và người chiến đấu;

- Nhằm mục đích chia sẻ thông tin cảnh báo, tăng tốc độ chỉ huy, uy lực sát thương, khả năng sống còn và tăng thêm mức độ tự đồng bộ hóa.

Phân biệt với các dạng thức tác chiến đã biết

Để nhận dạng tác chiến mạng trung tâm (NCW), ta cũng cần phân biệt nó với các dạng thức tiến hành chiến tranh hiện đại đã biết - tác chiến thông tin (IW/IO) và tác chiến công nghệ cao (HTW - dạng thức nòng cốt của chiến tranh công nghệ cao). Điểm giống nhau giữa các dạng thức tác chiến NCW và IW/IO là ở chỗ chúng cùng dựa trên mạng thông tin/công nghệ thông tin. Song khác biệt giữa chúng là nếu như trong dạng thức tác chiến mạng trung tâm NCW, mạng thông tin được sử dụng cho hệ thống chỉ huy tự động hóa cao, tức là mạng được dùng làm phương tiện bảo đảm chỉ huy chiến đấu; thì trong tác chiến thông tin IW/IO, mạng công nghệ thông tin vừa là phương tiện tác chiến, đối tượng tác chiến, cũng vừa là môi trường tác chiến. Đây là khác biệt cơ bản giữa tác chiến mạng trung tâm với tác chiến

Page 8: Tac Chien Mang

thông tin.

Giữa tác chiến mạng trung tâm với tác chiến công nghệ cao (HTW) dễ có sự lẫn lộn, vì lẽ chúng cùng dựa trên công nghệ thông tin nói chung, mạng công nghệ thông tin nói riêng. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản song khá tinh tế giữa chúng là tác chiến mạng trung tâm dựa trên mạng công nghệ thông tin cao tốc - công nghệ hiện đại nhất hiện có, nhằm thực hiện trao đổi thông tin cận thực thời và tiến tới thực thời từ đó tạo ra bước đột biến trong quá trình chỉ huy quân đội và điều khiển vũ khí, dẫn tới những thay đổi về chất của chiến tranh và xung đột vũ trang.

Tóm lại, tác chiến mạng trung tâm đang được coi là bước phát mới nhất, cao nhất của tác chiến công nghệ cao, là dạng thức tác chiến của thế kỷ XXI.

CÁC THÀNH TỐ CÔNG NGHỆ

Cũng theo sách Tác chiến lấy mạng làm trung tâm của David S.Albert và cộng sự, tác chiến mạng trung tâm là thành quả của những đột phá trong bốn lĩnh vực công nghệ - sensor, xử lý dữ liệu, truyền tin và công nghệ vũ khí điều khiển chính xác.

Công nghệ hiện đại đã tạo ra những sensor, một mặt có năng lực mạnh hơn bao giờ hết, mặt khác ngày càng nhỏ nhẹ và rẻ tiền. Kết hợp lại, chúng đã cho phép kiểm soát chiến trường ở mức độ mà hai thập kỷ trước người ta không thể tưởng tượng ra. Những vệ tinh trinh sát có độ phân giải 5m của đầu những năm 90 đã và đang được thay thế bằng những vệ tinh có độ phân giải 5cm, tức là đủ sức nhận dạng từng người lính trên chiến trường với từng loại vũ khí trên tay. Trong khi đó, những vệ tinh cồng kềnh nặng hàng tấn với chi phí phóng hàng chục triệu đô la đang được thay thế bằng vệ tinh minh cỡ vài trăm kilogam, phóng với giá 1-2 triệu đô la, và tiếp đó là vệ tinh micro với khối lượng vài chục kilogam, với giá 100-200 ngàn đô la.

Song song với điều đó, năng lực thu thập dữ liệu cũng không ngừng tăng lên. Cuộc cách mạng điện tử, cái đã đặt chiếc máy tính có sức mạnh lớn hơn bao giờ hết vào hàng triệu ngôi nhà và văn phòng làm việc, cho phép người ta xử lý, đối chiếu và phân tích các dữ liệu sensor hầu như với lượng bất kỳ, rồi sau đó chuyển thông tin và mệnh lệnh trong khung thời gian cận thực thời tới bất kỳ nơi nào cần.

Trong lĩnh vực vũ khí, các thiết bị điện tử, máy móc đạo hàng giá thành hạ như Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các kỹ thuật chế tác “tinh xảo” hiện đại đã khiến cho vũ khí có điều khiển ngày càng có năng lực hơn và chính xác hơn so với bất kỳ lúc nào trong quá khứ. Những vũ khí chính xác cao dẫn bằng GPS (như bom JDAM, tên lửa JSOW, được coi là vũ khí chính xác cao thế hệ II), không chỉ chính xác, không phụ thuộc thời tiết, mà còn bảo đảm tính bảo mật và do đó tính bất ngờ trong sử dụng. Hơn thế, chúng có chi phí chế tạo, và do đó chi phí sử dụng thấp ngoài sức tưởng tượng. Một quả bom JDAM trên cơ sở bom Mk 82 với giá 20.000 đô la có uy lực không kém một tên lửa hành trình Tomahawk 100.000 đô la. Người ta cho rằng những vũ khí có điều khiển giá thành hạ như JDAM của Boeing đóng một vai trò quan trọng trong tác chiến mạng trung tâm, bảo đảm rằng có thể công kích mục tiêu một cách nhanh chóng, đồng thời giảm đến thấp nhất các hư hại phụ.

Page 9: Tac Chien Mang

Một lực lượng mạng trung tâm sẽ có khả năng chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các phần tử phân tán thau về địa lý. Những phần tử này gồm:

- Các xenxơ, bất kể quân chủng sở hữu chúng hoặc phương tiện mang chúng là gì;

- Người ra quyết định, bất kể vị trí không gian và vùng thời gian của họ;

- Các tổ chức hậu cần và bảo đảm, bất kể vị trí không gian của chúng;

- Xạ thủ, bất kể thuộc quân chủng nào, ở vị trí nào hoặc trên phương tiện mang phóng nào.

Ở nơi mà trong lĩnh vực truyền thống các chuyến bay trinh sát được tiến hành theo những khoảng đều đặn theo yêu cầu của nhà hoạch định, thì tác chiến mạng trung tâm sẽ đòi hỏi giám sát suốt ngày đêm. Có thể làm điều đó bằng cách sử dụng những máy bay giám sát rađa như E-8 Joint Stars, Astor hoặc những máy bay không người lái bay lâu như Predator, Global Hawk, hoặc Watchkeeper mới được đặt chế tạo gần đây.

TÁC CHIẾN MẠNG TRUNG TÂM ĐEM LẠI GÌ?

Mục tiêu

Như đã nêu, trong dạng thức tác chiến mạng trung tâm, đang tồn tại những nhu cầu thiết yếu đối với hệ thống truyền tin và nhất là các sensor trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời tiến đến thực thời. Đã có đòi hỏi giám sát chiến trường suốt không gian và thời gian. Đã có đòi hỏi trinh sát thực địa tỷ mỹ, cả trước cũng như sau trận đánh. Chính những nhu cầu này đã khiến hệ thống chỉ huy và điều

khiển tự động hóa từ cấu hình C3I chuyển thành C4ISR. Đã xuất hiện những hệ thống C4ISR mà một điển hình đầu tiên trong số đó là hệ thống Chỉ huy chiến đấu Lực lượng XXI Lục quân Mỹ [dùng cho] từ cấp lữ đoàn trở xuống (FBCB2). Trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, hệ FBCB2 đã được sử dụng trên một số xe chiến đấu Bratley và xe tăng chủ lực M1A1 Abrams. Hệ cho phép tự động cập nhật thông tin thường xuyên, kể cả thông tin về vị trí quân địch và quân nhà trên bản đồ số, thay cho bản đồ trên giấy và bảo cáo thường xuyên bằng điện thanh truyền thống.

Tác chiến mạng trung tâm cũng làm tăng thêm nhu cầu bảo vệ phương tiện trinh sát, mà nếu không có thì những máy bay trinh sát có cũng như không người lái chỉ có thể chọn phương án rút chạy, nếu không muốn bị đối phương tiêu diệt. Người ta cho rằng, đây là một thực tế, nhất là khi Nga đã phát triển xong và đem xuất khẩu mẫu tên lửa phông không tầm xa thế hệ mới KS-172 Novator, tầm bắn tới 300-400 km.

Vì dựa trên mạng thông tin, tác chiến mạng trung tâm cũng làm tăng thêm nhu cầu chống nhiễu - một nhu cầu thuộc lĩnh vực tác chiến điện tử (EW), cũng như nhu cầu chống phá hoại thông tin - lĩnh vực tác chiến thông tin. Có ý kiến cho rằng quan niệm của Bộ quốc phòng Mỹ về tác chiến mạng trung tâm có thể đã đánh giá thấp năng lực tiềm tàng của các kẻ địch tương lai trong việc tước đoạt các sensor cung cấp thông tin. Thậm chí, nếu sensor có khả năng hoạt động trong nhiễu thù địch, thì một kẻ địch

Page 10: Tac Chien Mang

được trang bị thoả đáng vẫn có thể dùng các kỹ thuật đánh lừa nhằm làm sai lạc khả năng nhận biết tình huống của những lực lượng này.

Tác chiến mạng trung tâm không chỉ đơn thuần là vấn đề tạo ra một phương tiện quân dụng cơ động cao có tác dụng tương đương mạng Internet. Nó hàm ý một phương thức tiến hành chiến tranh mới, và đề cập tới cái gọi là sương mù chiến tranh. Triển vọng là nó sẽ cho phép tiến hành chiến đấu quy mô lớn với lực lượng tương đối nhỏ, phân tán hơn và cơ động hơn, một lực lượng hiện đang được định hình tại nhiều nước, khiến cho chúng có hiệu suất chiến đấu vượt ra ngoài quy mô của mình.

Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hoa kỳ (CRS) tháng 6/2004, tác chiến mạng trung tâm có các mục tiêu:

- Tự đồng bộ hóa, hoặc tiến hành những cái cần làm mà không cần những mệnh lệnh truyền thống;

- Hoàn thiện năng lực nắm bắt ý đồ của chỉ huy cấp trên;

- Hoàn thiện năng lực nắm bắt tình huống tác chiến tại mọi cấp chỉ huy;

- Tăng cường năng lực nắm bắt kiến thức tập thể của mọi lực lượng Mỹ (và đồng minh).

Hướng tới một chu trình chỉ huy liên tục

Chiến lược gia Mỹ John Boyd đã đề xuất khái niệm vòng Ooda, một chu trình gồm bốn quá trình chiến đấu - Quan sát, Định hướng, Quyết định và Hành động - để cắt nghĩa quy trình chỉ huy các lực lượng quân sự. Trong quá khứ, trình tự bốn giai đoạn này đã tác động tới hoạt động chiến đấu diễn ra dưới hình thức những bước nhảy gián đoạn về hành động. Giai đoạn hành động xen kẽ với giai đoạn phi hành động tương đối, mà trong đó các lực lượng chuẩn bị cho hành động tiếp theo thích ứng với kết quả đã (hoặc không) đạt được do hành động trước đó.

Những người đề xướng luận thuyết tác chiến mạng trung tâm coi khái niệm này là tạo khả năng đẩy nhanh vòng Ooda của các lực lượng nhà tới mức hành động chiến đấu trở thành liên tục, và làm cho vòng Ooda của đối phương bị giữ chậm tới mức không thể phản ứng có hiệu quả. Các đơn vị chiến đấu được cảnh báo tình hình chính xác sẽ không cần dừng lại và quyết định cái phải làm tiếp theo, mà sẽ liên mục hành động theo mục tiêu đã hoạch định, trong khi đối phương bị áp đảo bởi tốc độ tiến triển chiến đấu.

5.Công tác biên giới trong mối quan hệ giữa an ninh và phát triển

 An ninh và phát triển vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau, có an ninh mới có phát triển và ngược lại. Kinh tế - xã hội chỉ phát triển được trong môi trường hòa bình ổn định. Thực tế cho thấy, một đất nước không có an ninh và ổn định, sẽ phải trả giá về nhiều mặt. Chiến tranh, xung đột vũ trang, hay nội chiến sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, lực lượng lao động sẽ bị giảm sút, trường học,

Page 11: Tac Chien Mang

nhà máy, đường xá bị phá huỷ, làm giảm tiềm lực kinh tế của đất nước. Tình trạng chiến tranh cũng sẽ kéo theo những vấn đề như tị nạn, bị bao vây cấm vận, bội chi ngân sách cho quân sự. Việc chuyển lực lượng lao động cho quân đội sẽ trực tiếp làm giảm khả năng xuất khẩu, từ đó làm giảm thu ngoại tệ, ảnh hưởng tới khả năng nhập khẩu, tiếp đó làm giảm sản lượng, dẫn đến thiếu công ăn việc làm và thu nhập. Khi tình hình chính trị không ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không đầu tư hoặc giảm đầu tư.

 Ngược lại, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc sẽ được tăng cường trên nền tảng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi cuộc chạy đua kinh tế nổi lên hàng đầu và đã diễn ra quyết liệt, thì sự tụt hậu xa hơn về kinh tế dễ dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội, hạn chế khả năng củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Vì thế, điều quyết định sự bền vững của chế độ, đảm bảo cho đất nước phát triển theo định hướng XHCN, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại là phải phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh và vững chắc. Hiện nay, các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh quốc gia, tham gia ngày càng nhiều vào liên kết khu vực, liên kết kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác. Suy cho cùng, sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng của quốc phòng - an ninh. Nếu không có an ninh thì không thể ổn định để phát triển kinh tế, ngược lại không có phát triển kinh tế vững chắc thì không có cơ sở vật chất để đảm bảo an ninh quốc gia. An ninh và phát triển là hai vấn đề hệ trọng có quan hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau, con đường cơ bản nhất là thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Kinh tế đất nước phát triển thì nhiều vấn đề an ninh sẽ được giải quyết.

 Tương tự như vậy, biên giới, lãnh thổ có mối quan hệ tương tác, biện chứng với phát triển kinh tế. Làm tốt công tác biên giới là trực tiếp bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước bao gồm đất đai, vùng trời, vùng nước, lòng đất, với tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, môi trường, nguồn nước… Làm tốt công tác biên giới, giải quyết tốt các vấn đề biên giới, quản lý tốt biên giới sẽ tác động thuận lợi tới việc phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương khu vực biên giới và quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Thực tế nhu cầu qua lại và giao lưu kinh tế qua biên giới là một quy luật tất yếu và cũng là điều kiện rất cơ bản để xây dựng phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực biên giới.

 Ngược lại, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân biên giới lại là một biện pháp hiệu quả nhất để giữ gìn trật tự, an ninh trong khu vực biên giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Kinh tế đất nước phát triển, quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, nhất là quan hệ kinh tế giữa các địa phương phát triển cũng góp phần ổn định biên giới và thúc đẩy công tác biên giới. Thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác hữu nghị, mở rộng quan hệ kinh tế biên giới, liên doanh phát triển kinh tế biên giới sẽ tạo thế từ xa để giữ vững an ninh, ổn định lâu dài biên giới quốc gia. Trong những năm qua, giao lưu kinh tế với các nước qua cửa khẩu ngày càng nhộn nhịp, không những góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của hai bên, mà còn khôi phục, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện phát triển các hoạt động đối ngoại của các tổ chức đoàn thể nhân dân... làm tăng thêm tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Cũng từ đó tạo môi trường ổn định thúc đẩy công tác bảo vệ trật tự, an ninh biên giới, góp phần tích cực bảo đảm công tác quốc phòng và bảo vệ chủ

Page 12: Tac Chien Mang

quyền lãnh thổ quốc gia.

 Chính từ mối quan hệ biện chứng giữa an ninh và phát triển nói trên, mà ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1990, Đảng ta đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo “kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế vừa phục vụ quốc phòng, an ninh”.[6] Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX khẳng định phải ổn định biên giới để phát triển kinh tế.