96
Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH 1 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi có hiệu lực thi hành (ngày 04/10/2001), Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đã và đang đi vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, trong đó không ít những vụ cháy xảy ra là do công tác đảm bảo an toàn PCCC tại chỗ của các đơn vị, cơ sở không được thực hiện một cách triệt để, lực lượng PCCC tại chỗ chưa hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình trong việc ngăn ngừa cháy, việc phát hiện và chữa cháy không kịp thời, không có hiệu quả làm cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Để nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCC cũng như hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã biên soạn: " Tập 2 - Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng". Nội dung tài liệu gồm: - Phần I: Lập hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở. - Phần II: Một số thủ tục hành chính về PCCC - Phần III: Hướng dẫn cơ sở kiểm tra đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC - Phần IV:Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn về PCCC và các biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với một số loại hình cơ sở. - Phần V: Những quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. - Phần VI: Một số các biểu mẫu về PCCC. Tài liệu tập trung đi sâu vào những nội dung thiết thực, hướng dẫn cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân vận dụng, triển khai thực hiện các biện pháp PCCC tại đơn vị mình.. Trong quá trình biên soạn, in ấn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! GIÁM ĐỐC CẢNH SÁT PC&CC THÀNH PHỐ HÀ NỘI THIẾU TƯỚNG: HOÀNG QUỐC ĐỊNH

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

1

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi có hiệu lực thi hành (ngày 04/10/2001), Luật Phòng cháy và chữa

cháy (PCCC) đã và đang đi vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,

tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

chiều hướng gia tăng cả về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, trong đó không ít

những vụ cháy xảy ra là do công tác đảm bảo an toàn PCCC tại chỗ của các đơn vị,

cơ sở không được thực hiện một cách triệt để, lực lượng PCCC tại chỗ chưa hoàn

thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình trong việc ngăn ngừa cháy, việc phát hiện và

chữa cháy không kịp thời, không có hiệu quả làm cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại

nghiêm trọng.

Để nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCC cũng như hiệu quả hoạt động của

lực lượng PCCC, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã biên soạn: " Tập 2 - Tài liệu huấn

luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng".

Nội dung tài liệu gồm:

- Phần I: Lập hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở.

- Phần II: Một số thủ tục hành chính về PCCC

- Phần III: Hướng dẫn cơ sở kiểm tra đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC

- Phần IV:Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn về PCCC và các biện

pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với một số loại hình cơ sở.

- Phần V: Những quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực PCCC.

- Phần VI: Một số các biểu mẫu về PCCC.

Tài liệu tập trung đi sâu vào những nội dung thiết thực, hướng dẫn cơ quan,

doanh nghiệp và nhân dân vận dụng, triển khai thực hiện các biện pháp PCCC tại đơn

vị mình.. Trong quá trình biên soạn, in ấn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong được sự góp ý của các bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

GIÁM ĐỐC CẢNH SÁT PC&CC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THIẾU TƯỚNG: HOÀNG QUỐC ĐỊNH

Page 2: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

2

MỤC LỤC

PHẦN I: LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG PCCC CỦA CƠ SỞ ................ 5

PHẦN II: MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PCCC: ................................................. 8

I. THẨM DUYỆT VỀ PCCC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: ..................... 8

II. THỦ TỤC NGHIỆM THU VỀ PCCC .......................................................................................... 13

III. THỦ TỤC CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ ........... 19

IV. THỦ TỤC CẤP “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PCCC” ................... 22

V. THỦ TỤC CẤP “GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC” ..................... 24

PHẦN III....................................................................................................................... 29

HƯỚNG DẪN CƠ SỞ KIỂM TRA, ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VỀ PHÒNG

CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ............................................................................................... 29

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NỘI DUNG KlỂM TRA AN TOÀN PCCC: ...... 29

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG KlỂM TRA AN TOÀN VỀ PCCC: .............. 29

III. NỘI DUNG ĐỐI CHIẾU KHI KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PCCC: ........................................... 30

1. Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC ............................................................... 30

2. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm PCCC: .................................................................................. 35

3. Kiểm tra việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và

các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền: .......................... 38

PHẦN IV. NỘI DUNG, YÊU CẦU RIÊNG KHI KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PCCC VÀ CÁC

BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH CƠ SỞ

..................................................................................................................................... 41

I. NỘI DUNG, YÊU CẦU KHI KIỂM TRA AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM

VỀ CHÁY NỔ: .................................................................................................................................. 41

1. Giải pháp quy hoạch, bố trí mặt bằng liên quan đến việc bảo đảm an toàn PCCC...................... 41

2. Việc đảm bảo an toàn về PCCC đối với hệ thống điện .................................................................. 41

3. Hệ thống điện phục vụ chữa cháy (cấp cho máy bơm chữa cháy, cho các thiết bị khác phục vụ

việc PCCC). ....................................................................................................................................... 42

5. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hoá và các chất cháy đảm bảo an toàn về PCCC và các giải pháp

ngăn cháy, chống cháy lan. ................................................................................................................ 43

6. Các giải pháp về thoát nạn, cứu người. ......................................................................................... 43

7. Việc trang bị phương tiện PCCC ................................................................................................... 44

8. Nguồn nước chữa cháy .................................................................................................................. 44

9. Giao thông phục vụ chữa cháy ...................................................................................................... 44

II. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN,

CỨU HỘ ĐỐI VỚI NHÀ CAO TẦNG ............................................................................................. 44

Page 3: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

3

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với nhà cao tầng ................................... 44

2. Biện pháp chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn .......................................................................................... 50

III. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN,

CỨU HỘ ĐỐI VỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ. .......................................... 53

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra công tác PCCC đối với Chợ, TTTM, Siêu thị. ................... 53

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. .................... 56

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN,

CỨU HỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT .......................................................................................... 57

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cơ sở sản xuất ................................. 57

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở sản xuất ...................................................... 62

V. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN,

CỨU HỘ ĐỐI VỚI CỬA HÀNG CHUYÊN DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG: (TCVN6223:

2011-Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) yêu cầu chung về an toàn). .......................................... 64

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cửa hàng chuyên doanh khí dầu mỏ

hóa lỏng .............................................................................................................................................. 64

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ .......................................................................................... 65

VI. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN,

CỨU HỘ ĐỐI VỚI CỬA HÀNG XĂNG DẦU................................................................................ 66

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cửa hàng xăng dầu. ........................ 66

2. Biện pháp chữa cháy, CNCH ......................................................................................................... 76

VII. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU

NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ ................................................................... 78

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với Bệnh viện, cơ sở y tế: ..................... 78

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ .......................................................................................... 81

PHẦN V: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC hÀNH VI VI PHẠM HÀNH

CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PCCC ............................................................................... 84

I. XỬ PHẠT TRONG VIỆC BAN HÀNH, PHỔ BIẾN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIÊN QUY ĐỊNH,

NỘI QUY VỀ PCCC (ĐIỀU 27). ...................................................................................................... 84

II. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN PCCC (ĐIỀU 28). ................... 85

III. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN PCCC

(ĐIỀU 29). ......................................................................................................................................... 86

IV. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PCCC TRONG SỬ DỤNG NGUỒN LỬA, NGUỒN

NHIỆT, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SINH LỬA, SINH NHIỆT (ĐIỀU 33). .......................................... 86

V. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THOÁT NẠN TRONG PCCC (ĐIỀU 38). ................... 87

VI. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÔNG TIN BÁO CHÁY ( ĐIỀU 40). ....................... 87

Page 4: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

4

VII. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG

TIỆN PCCC (ĐIỀU 41). .................................................................................................................... 88

VIII. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI GIA ĐÌNH (ĐIỀU

47). ..................................................................................................................................................... 89

IX. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC ĐỂ XẢY RA CHÁY NỔ (ĐIỀU 48). .. 90

PHẦN VI: MỘT SỐ CÁC BIỂU MẪU VỀ PCCC ............................................................ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 96

Page 5: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

5

PHẦN I: LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG PCCC CỦA CƠ SỞ

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở thực hiện đầy đủ theo nội

dung tại Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014, thực hiện các mục như

sau:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng

cháy và chữa cháy:

Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC được

quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Luật PCCC; Khoản 1 Điều 7 Nghị định số

79/2014/NĐCP và được cụ thể hóa tại Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày

16/12/2014.

2. Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy

và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn

về phòng cháy và chữa cháy (nếu có):

Quy định về thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo Điều 15, Điều 17 Nghị

định 79/2014/NĐ-CP. Cơ sở lưu giữ các văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC các

bản vẽ thiết kế thi công được thẩm duyệt và bản vẽ hoàn công.

3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy,

nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa

cháy của khu dân cư;

4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ

sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:

Căn cứ pháp lý để thành lập lực lượng PCCC cơ sở: Điều 44 Luật PCCC quy

định: “Tại cơ sở phải thành lập đội PCCC cơ sở. Đội PCCC cơ sở do người đứng đầu

cơ quan tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo”.

- Điều 32 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định:

“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết

định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện

và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ

sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành”.

- Số lượng, tổ chức bộ máy của đội PCCC theo quy định tại Điều 15 Thông tư

66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

- Chức năng nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở quy định tại Điều 45 Luật PCCC.

- Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ

sở quy định tại Điều 35 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ

- Đội PCCC cơ sở phải được học tập và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện

Page 6: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

6

nghiệp vụ PCCC theo quy định tại Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày

16/12/2014, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ,

thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện sau khi giấy này hết

thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định tại Điều 34

Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

- Thời hạn giấy chứng nhận huấn luyện quy định tại khoản 6 điều 16 Thông tư

66/2014/TT-BCA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng

cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên

phạm vi cả nước trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn

luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.

5. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa

cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập

phương án chữa cháy;

a. Phương án chữa cháy của cơ sở

- Quy định cơ sở phải xây dựng PACC cơ sở tại khoản 2 điều 21 Nghị định

79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

- Nội dung phương án chữa cháy cơ sở phải đảm bảo theo các tiêu chí quy định

tại khoản 1 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

- Mẫu PACC cơ sở theo quy định tại Phụ lục PC10 Thông tư 66/2014/TT-BCA

ngày 16/12/2014.

- Thẩm quyền phê duyệt PACC cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông

tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

- Chỉnh sửa bổ sung phương án chữa cháy theo quy định tại điểm e, khoản 2,

điều 21 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

b. Phương án chữa cháy của cảnh sát PCCC

- Quy định cơ sở phải phối hợp với Cảnh sát PC&CC xây dựng PACC của

Cảnh sát PC&CC tại điểm a, khoản 2 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày

31/7/2014 của Chính phủ.

- Nội dung phương án chữa cháy của Cảnh sát PC&CC phải đảm bảo theo các

tiêu chí theo quy định tại khoản 1 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014

của Chính phủ.

- Mẫu PACC của Cảnh sát PC&CC theo quy định tại Phụ lục PC11 Thông tư

Page 7: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

7

66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

- Thẩm quyền phê duyệt PACC cơ sở theo quy định tại khoản 3 điều 12 Thông

tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

- Chỉnh sửa bổ sung phương án chữa cháy theo quy định tại điểm e, khoản 2,

điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

c. Thực tập PACC

- Cơ sở phải căn cứ Phương án chữa cháy của cơ sở để tổ chức tự thực tập

PACC theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày

16/12/2014; số lần thực tập một năm ít nhất 1 lần.

- Thực tập PACC phối hợp: theo quy định điểm b, khoản 4 Điều 12 Thông tư

66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

- Thực tập PACC đột xuất: khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và

chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa

phương hoặc quốc gia theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án

chữa cháy.

6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề

xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết

định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

- Cơ sở phải lưu đầy đủ các biên bản kiểm tra an toàn PCCC của Cảnh sát

PCCC; các biên bản tự kiểm tra an toàn PCCC; văn bản dự trù kinh phí hàng năm về

PCCC, các báo cáo đề xuất kế hoạch tuyên truyền, huấn luyện PCCC, tham gia hội

thao, trang bị, bảo dưỡng phương tiện...

- Số lần kiểm tra, thủ tục kiểm tra của Cảnh sát PC&CC theo quy định tại điều

10 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ

phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và

chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa

cháy;

Cơ sở cần lập sổ theo dõi về hoạt động phòng cháy chữa cháy như sau:

Theo dõi về công tác kiểm tra, tuyên truyền, huấn luyện PCCC, xây dựng,

chinh lý, học tập và thực tập PACC.

Theo dõi về phương tiên PCCC. Mẫu sổ theo dõi, kiểm tra phương tiện PCCC

tham khảo tại phụ lục A, B - TCVN 3890: 2009.

8. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu

có).

Page 8: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

8

PHẦN II: MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PCCC:

I. THẨM DUYỆT VỀ PCCC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:

1.Tên Thủ tục 1. Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án thiết kế quy

hoạch 1/500: Các dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo

quy định tại mục 1 của Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP

ngày 31/7/2014 phải được góp ý giải pháp về PC&CC đối với

hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500.

2. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm

xây dựng: Các dự án, công trình tại các mục 14, 16, 20 của Phụ

lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải có văn bản chấp thuận

về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát PCCC trước khi tiến

hành thiết kế công trình.

3. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Các dự

án, công trình thuộc Phụ lục IV nghị định Nghị định số

79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 khi xây mới, cải tạo hoặc thay

đổi tính chất sử dụng có từ 2 bước thiết kế trở lên.

4. Thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC: Phương

tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn

phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để

vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ

cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc

thiết kế bản vẽ thi công: Các dự án, công trình thuộc Phụ lục

IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 khi xây mới,

cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và các phương tiện giao

thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC khi

chế tạo mới hoặc hoán cải phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

2. Trình tự thực

hiện

* Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả hồ sơ của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy- Cảnh

sát PC&CC TP Hà Nội (Tòa nhà CT14A2 khu đô thị Nam

Thăng Long, quận Tây Hồ, TP Hà Nội); Riêng đối với hồ sơ

thẩm duyệt cửa hàng kinh doanh khí đốt (cửa hàng gas) tùy theo

địa bàn quản lý nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ

Page 9: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

9

của các Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện, thị xã.

* Đối với người nộp hồ sơ: Người nộp hồ sơ phải là chủ đầu tư

hoặc đơn vị, cá nhân được chủ đầu tư ủy quyền bằng văn bản.

Đơn vị được ủy quyền phải liên quan trực tiếp đến công trình

(đơn vị thiết kế, thi công…) người đại diện cho đơn vị được chủ

đầu tư ủy quyền phải có giấy giới thiệu.

3. Cách thức thực

hiện

* Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức và cá nhân đến Bộ phận tiếp

nhận và trả kết quả hồ sơ để nộp hồ sơ.

* Đối với cán bộ nhận hồ sơ: Tiến hành kiểm tra hồ sơ thẩm

duyệt về PC&CC:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ thành phần, đảm bảo tính pháp

lý theo theo quy định), cán bộ tiếp nhận lập bảng đối chiếu tính

phí, ra văn bản thông báo phí thẩm duyệt về PCCC (nếu thuộc

diện thu phí thẩm duyệt), nhận hồ sơ và ghi phiếu nhận, ngày

hẹn trả và chuyển cho người đến làm thủ tục.

+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận

hướng dẫn cho tổ chức và cá nhân điều chỉnh, bổ sung theo quy

định.

* Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu nhận hồ sơ, chủ đầu tư hoặc

người đại diện của tổ chức, cá nhân mang theo giấy hẹn đến Bộ

phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ để nhận kết quả thẩm duyệt

về PC&CC

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Phòng

Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy- Cảnh sát PC&CC TP Hà

Nội (Tòa nhà CT14A2, khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây

Hồ, TP Hà Nội).

Thời gian nhận hồ sơ: Buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ,

buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút; từ thứ 2 đến

thứ 7 hàng tuần (Ngày lễ nghỉ).

4. Thành phần, số

lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ đối với:

1. Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án thiết kế quy

hoạch 1/500:

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy

và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư

(nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn

Page 10: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

10

bản ủy quyền kèm theo);

- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện

những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy

quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định

79/2014/NĐ-CP.

2. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm

xây dựng:

- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy

và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác

thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);

- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây

dựng công trình;

- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có

liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của

công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các

công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

3. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở:

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy

và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác

thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội

dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại

các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

4. Thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PC&CC:

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa

cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một

đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế

tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;

- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp

Page 11: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

11

bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất

hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện;

điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi

có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và

chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động

cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy

khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất

khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc

thiết kế bản vẽ thi công:

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa

cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực

hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền

(riêng đối với hồ sơ các công trình nêu tại các mục 14, 16 và 20

của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP

phải bổ sung văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng của cơ quan

Cảnh sát PC&CC trong thành phần hồ sơ; đối với các công trình

đã được thẩm duyệt về PCCC, nay xin thẩm duyệt bổ sung, điều

chỉnh phải bổ sung các văn bản đã được thẩm duyệt hoặc

nghiệm thu về PCCC và bản vẽ thiết kế có liên quan trong thành

phần hồ sơ);

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản

vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về PC&CC (quy

định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định

79/2014/NĐ-CP).

Lưu ý: Hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện,

nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần

thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

5. Thời hạn giải

quyết

- Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án thiết kế quy hoạch

1/500: Không quá 10 ngày làm việc.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm

xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc.

Page 12: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

12

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Không

quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày

làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PC&CC: Không

quá 10 ngày làm việc.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc

thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với

dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với

dự án, công trình nhóm B và nhóm C.

Ghi chú:

Việc phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên

được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình.

Thời gian tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

6. Đối tượng - Chủ Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo

đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy (gồm tàu thủy, tàu hỏa

chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu,

chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm

về cháy, nổ).

- Cá nhân, tổ chức là chủ đầu tư các dự án, công trình quy định

tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

7. Cơ quan thực

hiện

Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PC&CC

Thành phố Hà Nội.

8. Kết quả - Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án thiết kế quy hoạch

1/500: Văn bản góp ý giải pháp về PCCC đối với hồ sơ thiết kế

1/500.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm

xây dựng: Văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Văn bản

góp ý về giải pháp PCCC.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PC&CC: Giấy

chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

- Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc

Page 13: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

13

thiết kế bản vẽ thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế

về phòng cháy và chữa cháy.

9. Lệ phí - Phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC thực hiện theo quy định tại

Thông tư 150/2014/TT-BTC.

10. Yêu Cầu * Việc lập dự án, thiết kế công trình, phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PC&CC phải do

đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực

hiện.

* Điều 12 Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Yêu cầu phòng cháy và

chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo

đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao.

* Điều 13 Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Yêu cầu về phòng cháy

và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình.

II. THỦ TỤC NGHIỆM THU VỀ PCCC

1. Trình tự thực

hiện

* Chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc

biệt về bảo đảm an toàn PCCC trước khi đưa công trình vào

hoạt động gửi văn bản thông báo cho Cảnh sát PC&CC TP Hà

Nội (văn bản thông báo có thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp

trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục

hành chính thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội); chuẩn bị đầy

đủ hồ sơ và các điều kiện để tổ chức nghiệm thu về PCCC.

* Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

kiểm tra nghiệm thu về PCCC, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội sẽ

thông báo cho chủ đầu tư về nội dung, thời gian kiểm tra và tiến

hành kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với công trình đã được

đề nghị.

- Khi công trình thi công không đúng theo nội dung hồ sơ thiết

kế đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy,

không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì Cảnh

sát PC&CC Thành phố sẽ lập biên bản kiểm tra về PCCC, ghi

nhận đầy đủ các thiếu sót, tồn tại về phòng cháy và chữa cháy,

kiến nghị Chủ đầu tư thi công công trình đúng theo hồ sơ thiết

kế đã thẩm duyệt, thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn

Page 14: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

14

PCCC. Sau khi thực hiện đầy đủ các kiến nghị, chủ đầu tư có

báo cáo bằng văn bản gửi Cảnh sát PC&CC Thành phố để kiểm

tra, xem xét và nghiệm về PCCC theo quy định.

- Khi công trình thi công đúng theo nội dung hồ sơ thiết kế đã

được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo các yêu

cầu phòng cháy và chữa cháy hoặc Chủ đầu tư đã thực hiện đầy

đủ các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PC&CC trong biên bản

kiểm tra tại lần kiểm tra trước thì trong thời hạn 07 ngày làm

việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu về

PCCC, Cảnh sát PC&CC thành phố có trách nhiệm xem xét, nếu

đạt yêu cầu thì ra văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy

và chữa cháy cho công trình gửi chủ đầu tư.

* Chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc

biệt về bảo đảm an toàn PCCC trước khi đưa công trình vào

hoạt động gửi văn bản thông báo cho Cảnh sát PC&CC TP Hà

Nội (văn bản thông báo có thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp

trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục

hành chính thuộc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội); chuẩn bị đầy

đủ hồ sơ và các điều kiện để tổ chức nghiệm thu về PCCC.

* Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

kiểm tra nghiệm thu về PCCC, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội sẽ

thông báo cho chủ đầu tư về nội dung, thời gian kiểm tra và tiến

hành kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với công trình đã được

đề nghị.

- Khi công trình thi công không đúng theo nội dung hồ sơ thiết

kế đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy,

không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì Cảnh

sát PC&CC Thành phố sẽ lập biên bản kiểm tra về PCCC, ghi

nhận đầy đủ các thiếu sót, tồn tại về phòng cháy và chữa cháy,

kiến nghị Chủ đầu tư thi công công trình đúng theo hồ sơ thiết

kế đã thẩm duyệt, thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn

PCCC. Sau khi thực hiện đầy đủ các kiến nghị, chủ đầu tư có

báo cáo bằng văn bản gửi Cảnh sát PC&CC Thành phố để kiểm

tra, xem xét và nghiệm về PCCC theo quy định.

- Khi công trình thi công đúng theo nội dung hồ sơ thiết kế đã

Page 15: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

15

được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo các yêu

cầu phòng cháy và chữa cháy hoặc Chủ đầu tư đã thực hiện đầy

đủ các kiến nghị của cơ quan Cảnh sát PC&CC trong biên bản

kiểm tra tại lần kiểm tra trước thì trong thời hạn 07 ngày làm

việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu về

PCCC, Cảnh sát PC&CC thành phố có trách nhiệm xem xét, nếu

đạt yêu cầu thì ra văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy

và chữa cháy cho công trình gửi chủ đầu tư.

2. Cách thức thực

hiện

* Văn bản thông báo và hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu về

phòng cháy và chữa cháy của Chủ đầu tư, Chủ phương tiện có

thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp

nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Phòng

Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và các Phòng Cảnh sát

PC&CC quận, huyện, thị xã.

- Đối với công trình được phân loại I, II; hạng mục công trình

xây mới, cải tạo, sửa chữa, bổ sung…nằm trong công trình, cơ

sở được phân loại là I, II và phương tiện giao thông cơ giới có

yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:

Tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả hồ sơ của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh

sát PC&CC TP Hà Nội.

- Đối với công trình loại III; các hạng mục công trình xây mới,

cải tạo, sửa chữa, bổ sung…nằm trong công trình, cơ sở được

phân loại là loại III; cửa hàng kinh doanh khí đốt: Tổ chức và cá

nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của

các Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện, thị xã.

Lưu ý: Phân loại công trình thực hiện theo Quyết định số

4312/QĐ-C11-C23, ngày 27/8/2009 của Tổng cục Cảnh sát về

việc “Ban hành Quy định về phân loại cơ sở thuộc diện quản lý

về phòng cháy và chữa cháy” để phân loại công trình loại I, II,

III.

* Thời gian nhận Thông báo: Buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến

12 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút; từ thứ 2

đến thứ 7 hàng tuần (Ngày lễ nghỉ).

3. Địa điểm tiếp - Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy: Tòa nhà CT14A2,

Page 16: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

16

nhận hồ sơ khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

- Phòng CS PC&CC số 1 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng).

Địa chỉ Kho E4 Cảng Hà Nội số 838 Bạch Đằng, quận Hai Bà

Trưng- Hà Nội. Điện thoại: 38252210;

- Phòng CS PC&CC số 2 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Đống Đa và quận Ba Đình).

Địa chỉ: Số 147 phố Giảng Võ, quận Đống Đa - Hà Nội. Điện

thoại: 38453124; 38454572.

- Phòng CS PC&CC số 3 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm).

Địa chỉ: số 36 Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy - Hà

Nội. Điện thoại: 37564424; 37564079; 37567606.

- Phòng CS PCCC số 4 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Long Biên).

Địa chỉ: số 75, đường Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên - Hà

Nội. Điện thoại: 38271844.

- Phòng CS PC&CC số 5 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Sóc Sơn và một phần huyện Đông Anh).

Địa chỉ: ấp Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội. Điện

thoại: 39650250; 38832334.

- Phòng CS PC&CC số 6 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Mê Linh, quận Tây Hồ và khu công nghiệp Thăng Long

thuộc huyện Đông Anh).

Địa chỉ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội. Điện

thoại: 39516311.

- Phòng CS PC&CC số 7 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thanh Trì).

Địa chỉ: Km 09 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai - Hà Nội.

Điện thoại: 36810421.

- Phòng CS PC&CC số 8 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Hoàng Mai và quận Thanh Xuân).

Địa chỉ: Khu đô thị Đền Lừ, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Điện

thoại: 36343494.

- Phòng CS PC&CC số 9 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Page 17: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

17

Hà Đông và huyện Chương Mỹ).

Địa chỉ: Km 14+500, quốc lộ 6, xã Phú Lãm, quận Hà Đông -

Hà Nội. Điện thoại: 33824311; 39397201.

- Phòng CS PC&CC số 10 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: thị

xã Sơn Tây và huyện Ba Vì).

Địa chỉ: thôn Thanh Tiến, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây- Hà

Nội. Điện thoại: 33930308.

- Phòng CS PC&CC số 11 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Gia Lâm).

Địa chỉ: 437 Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điện

thoại: 62950997.

- Phòng CS PC&CC số 12 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên).

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Quất Động, huyện Thường Tín - Hà

Nội. Điện thoại: 33760696.

- Phòng CS PC&CC số 13 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ và huyện Hoài Đức).

Địa chỉ: Thị Trấn Phùng, huyện Đan Phượng - Hà Nội. Điện

thoại: 33887293.

- Phòng CS PC&CC số 14 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai).

Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất - Hà Nội. Điện

thoại: 33687569.

- Phòng CS PC&CC số 15 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức và huyện Thanh Oai).

Địa chỉ: Thôn Bặt Ngõ - Liên Bạt, huyện Ứng Hòa - Hà Nội.

Điện thoại: 33883114.

4. Thành phần, số

lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và

chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

- Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy

và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông

cơ giới;

- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu

tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

Page 18: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

18

- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và

các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp

với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị,

hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện

giao thông cơ giới;

- Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan

về phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư,

chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể

hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải

quyết

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn

bản thông báo của Chủ đầu tư, chủ phương tiện, Cảnh sát

PC&CC TP Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra nghiệm thu về PCCC

theo nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định

số 79/2014/NĐ-CP.

- Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên

bản kiểm tra nghiệm thu về PCCC, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội

có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản xác

nhận nghiệm thu về PCCC.

6. Đối tượng thực

hiện

Các dự án, công trình; phương tiện giao thông cơ giới có yêu

cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã

được Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội (hoặc trước đây là Phòng

Cảnh sát PCCC - CATP Hà Nội) thẩm duyệt thiết kế về phòng

cháy và chữa cháy mà nay tiến hành kiểm tra nghiệm thu về

phòng cháy và chữa cháy.

7. Cơ quan thực

hiện Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội.

8. Kết quả thực

hiện

Văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC cho công trình, phương

tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn

phòng cháy và chữa cháy.

9. Lệ phí Không quy định.

10. Cơ sở pháp lý - Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001 và Luật phòng

cháy và chữa cháy sửa đổi ngày 22/11/2013;

Page 19: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

19

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và

chữa cháy, Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công

an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số

79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật

phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.

III. THỦ TỤC CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY

NỔ

Đối tượng thực

hiện

- Tổ chức, cá nhân có trụ sở hoạt động, cư trú trên địa bàn thành

phố Hà Nội có phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về

cháy, nổ.

- Không áp dụng đối với các trường hợp vận chuyển chất, hàng

nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và vận

chuyển nội bộ.

Trình tự thực

hiện

1. Chuẩn bị của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép đầy đủ thành phần và

đảm bảo tính pháp lý theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận thủ tục hành chính

thuộc Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát

PC&CC thành phố Hà Nội.

Bước 3: Đến nhận Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm

về cháy, nổ tại bộ phận tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc

Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PC&CC

thành phố Hà Nội theo thời gian ghi trên phiếu nhận và hẹn trả

hồ sơ.

2. Tiếp nhận và giải quyết của Cảnh sát PC&CC thành phố

Hà Nội

- Cán bộ tiếp nhận thủ tục hành chính có nhiệm vụ kiểm tra

thành phần và tính pháp lý của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận ghi

phiếu nhận và hẹn trả hồ sơ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về

cháy, nổ và giao cho người đến làm thủ tục;

+ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo yêu cầu thì cán bộ tiếp

Page 20: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

20

nhận trả lại hồ sơ cho người đến xin phép để làm lại;

+ Trường hợp vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra

nước ngoài, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn người đến nộp hồ sơ

liên hệ với Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an để được

cấp phép vận chuyển theo quy định.

- Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ được giao thụ lý hồ

sơ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với phương tiện đề nghị

cấp phép. Trường hợp phương tiện không đủ điều kiện an toàn

về PCCC thì dự thảo công văn trả lại hồ sơ và đề nghị tổ chức,

cá nhân có phương tiện vận chuyển bổ sung đầy đủ các điều

kiện an toàn về PCCC. Nếu phương tiện đảm bảo các điều kiện

an toàn về PCCC theo quy định thì báo cáo, đề xuất Ban chỉ huy

Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy trình Ban Giám đốc

Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội duyệt, ký Giấy phép vận

chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

Cách thức thực

hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận thủ tục hành chính

thuộc Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát

PC&CC thành phố Hà Nội.

Người đến làm thủ tục phải có giấy giới thiệu của tổ chức đề

nghị cấp Giấy phép và xuất trình giấy chứng minh nhân dân

hoặc hộ chiếu.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ

ngày Lễ, ngày Tết).

Thành phần, số

lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số PC02 ban hành kèm theo

Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công

an);

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để

đối chiếu các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi

trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ); giấy

chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với

phương tiện thủy nội địa);

+ Giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng, xi téc chứa chất,

Page 21: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

21

hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của các Bộ, ngành

(nếu có). Trường hợp xe xi téc hoặc xe bồn vận chuyển chất,

hàng nguy hiểm về cháy, nổ bắt buộc phải có giấy chứng nhận

kiểm định đối với xi téc hoặc bồn chứa;

+ Hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Đối

với tổ chức, cá nhân kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy,

nổ mà phương tiện vận chuyển được đăng ký chính chủ thì

không cần phải có hợp đồng vận chuyển mà chỉ cần cung cấp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

doanh nghiệp.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Địa chỉ nộp hồ sơ Tòa nhà CT14A2, khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ,

thành phố Hà Nội.

Thời hạn giải

quyết

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp

lệ.

Cơ quan thực

hiện

Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PC&CC

thành phố Hà Nội.

Kết quả thực hiện

Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy nổ, có hiệu

lực trên toàn quốc.

- Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển

theo chuyến;

- Có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển

theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.

Lệ phí Không quy định.

Mẫu đơn, mẫu tờ

khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số PC02 ban hành kèm theo

Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công

an).

Cơ sở pháp lý

- Luật PCCC ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật PCCC ngày 22/11/2013;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công

an;

- Quy trình cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về

cháy, nổ, ban hành kèm theo Quyết định số 57/QĐ-SPC&CC-P3

ngày 28/01/2015 của Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà

Page 22: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

22

Nội.

IV. THỦ TỤC CẤP “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN

PCCC”

Đối tượng - Các danh mục phương tiện PC&CC quy định tại Phụ lục V

ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Danh mục phương tiện PC&CC do Cảnh sát PC&CC TP kiểm

định (quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V - Nghị định số

79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

Trình tự thực

hiện

* Đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ tại Đội

Đào tạo huấn luyện-Trung tâm NCƯD&ĐTHL PC, CC, CN,

CH thuộc Cảnh sát PC&CC TP HÀ NỘI (Km 14 + 500 Quốc lộ

6 - Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội);

* Thời gian nhận hồ sơ: Buổi sáng từ 8 giờ 00 phút đến 11

giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút; từ

thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Ngày lễ nghỉ).

Cách thức thực

hiện

Tổ chức và cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ

sơ của Trung tâm NCƯD&ĐTHL PC, CC, CN, CH

thuộcCảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội để nộp hồ sơ.

- Đối với người nộp hồ sơ: Người nộp hồ sơ phải là chủ đầu

tư hoặc đơn vị, cá nhân được chủ đầu tư ủy quyền bằng văn bản.

Đơn vị được ủy quyền phải liên quan trực tiếp đến phương tiện

cần kiểm định, phải có giấy giới thiệu; nếu hồ sơ thể hiện bằng

văn bản tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ

quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm

về tính chính xác của bản dịch đó.

-Đối với cán bộ nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ đề nghị Cấp giấy

chứng nhận kiểm định phương tiện về PC&CC:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo theo quy định),

cán bộ sẽ nhận và cấp Giấy biên nhận hồ sơ;

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn

cho tổ chức và cá nhân bổ sung theo quy định.

Thành phần hồ

- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17); bảng

thống kê phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm

định theo thông tư 66/2014/TT-BCA.

Page 23: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

23

- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

- Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

- Chứng nhận xuất kho/xuất xưởng của phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có

bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu của cơ quan và cơ quan, tổ

chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính

chính xác của bản dịch đó, có kèm theo catalogue kỹ thuật của

thiết bị, các tài liệu chứng nhận khác có liên quan. Cơ quan, tổ

chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp

mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng

cháy và chữa cháy.

Thời hạn giải

quyết

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ

sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát

phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả

kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải

phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ

quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức,

cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết

quả kiểm định.

Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định

phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng

cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng

nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng

nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Trình tự kiểm

định

1. Tiếp nhận yêu cầu kiểm định

2. Lấy mẫu kiểm định: Khoản 2, Điều 18 Thông tư số

66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu

xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành

kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định,

nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10

phương tiện thì kiểm định toàn bộ.

3. Thực hiện kiểm tra, kiểm định

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và

Page 24: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

24

chữa cháy.

+ Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương

tiện.

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các

thông số kỹ thuật của phương tiện.

4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu

số PC18).

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện. Trường hợp

không bảo đảm điều kiện để cấp giấy chứng nhận phải có công

văn trả lời và nêu rõ lý do.

Kết quả Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định

một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định

phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán

tem kiểm định (mẫu số PC20).

Yêu cầu, điều

kiện

Không.

V. THỦ TỤC CẤP “GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC”

1. Đối tượng huấn

luyện, bồi dưỡng

nghiệp vụ PCCC

Được quy định tại Khoản 1, Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-

BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an:

a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2

Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy;

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC

chuyên ngành;

c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ

hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và

phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi

trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để

vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương

tiện PCCC;

e) Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ

PCCC.

2. Thời gian huấn a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu:

Page 25: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

25

luyện, bồi dưỡng

nghiệp vụ phòng

cháy và chữa

cháy

- Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều

16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công

an.

b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn

luyện nghiệp vụ PCCC sau khi giấy này hết hạn sử dụng tối

thiểu là 16 giờ.

3. Điều kiện cấp

“Giấy chứng

nhận huấn luyện

nghiệp vụ

PCCC”

1. Các đối tượng sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện

nghiệp vụ PCCC, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp

“Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC” theo mẫu

Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

2. Trường hợp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng

cháy và chữa cháy bị rách, cũ nát hoặc bị mất thì phải có đơn đề

nghị xin cấp đổi, cấp lại.

4. Thành phần hồ

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện:

- Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện;

- Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện;

- Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được

lớp huấn luyện

- Đơn đề nghị tổ chức lớp huấn luyện;

- Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn

luyện.

3. Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng

nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải nộp

đơn đăng ký dự lớp huấn luyện (mẫu số PC14 Thông tư

66/2014/TT-BCA ngày 16/ 12/ 2014).

5. Thời gian tiếp

nhận hồ sơ và trả

kết quả.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giờ hành chính các

ngày làm việc

- Thời gian cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện

nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ

ngày kiểm tra xong hoặc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp

đổi, cấp lại.

6. Địa điểm tiếp

nhận hồ sơ (17

địa điểm)

- Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện

PCCC, cứu nạn, cứu hộ địa chỉ: Km 14 + 500 Quốc lộ 6 - Phú

Lãm - Hà Đông - Hà Nội

Page 26: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

26

- Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy: Tòa nhà CT14A2,

khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

- Phòng CS PC&CC số 1 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng).

Địa chỉ Kho E4 Cảng Hà Nội số 838 Bạch Đằng, quận Hai Bà

Trưng- Hà Nội. Điện thoại: 38252210;

- Phòng CS PC&CC số 2 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Đống Đa và quận Ba Đình).

Địa chỉ: Số 147 phố Giảng Võ, quận Đống Đa - Hà Nội. Điện

thoại: 38453124; 38454572.

- Phòng CS PC&CC số 3 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm).

Địa chỉ: số 36 Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy - Hà

Nội. Điện thoại: 37564424; 37564079; 37567606.

- Phòng CS PCCC số 4 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Long Biên).

Địa chỉ: số 75, đường Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên - Hà

Nội. Điện thoại: 38271844.

- Phòng CS PC&CC số 5 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Sóc Sơn và một phần huyện Đông Anh).

Địa chỉ: ấp Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội. Điện

thoại: 39650250; 38832334.

- Phòng CS PC&CC số 6 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Mê Linh, quận Tây Hồ và khu công nghiệp Thăng Long

thuộc huyện Đông Anh).

Địa chỉ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội. Điện

thoại: 39516311.

- Phòng CS PC&CC số 7 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thanh Trì).

Địa chỉ: Km 09 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai - Hà Nội.

Điện thoại: 36810421.

- Phòng CS PC&CC số 8 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Hoàng Mai và quận Thanh Xuân).

Địa chỉ: Khu đô thị Đền Lừ, quận Hoàng Mai - Hà Nội. Điện

thoại: 36343494.

Page 27: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

27

- Phòng CS PC&CC số 9 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: quận

Hà Đông và huyện Chương Mỹ).

Địa chỉ: Km 14+500, quốc lộ 6, xã Phú Lãm, quận Hà Đông -

Hà Nội. Điện thoại: 33824311; 39397201.

- Phòng CS PC&CC số 10 (Công tác quản lý PCCC địa bàn: thị

xã Sơn Tây và huyện Ba Vì).

Địa chỉ: thôn Thanh Tiến, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây- Hà

Nội. Điện thoại: 33930308.

- Phòng CS PC&CC số 11 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Gia Lâm).

Địa chỉ: 437 Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điện

thoại: 62950997.

- Phòng CS PC&CC số 12 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên).

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Quất Động, huyện Thường Tín - Hà

Nội. Điện thoại: 33760696.

- Phòng CS PC&CC số 13 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ và huyện Hoài Đức).

Địa chỉ: Thị Trấn Phùng, huyện Đan Phượng - Hà Nội. Điện

thoại: 33887293.

- Phòng CS PC&CC số 14 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai).

Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất - Hà Nội. Điện

thoại: 33687569.

- Phòng CS PC&CC số 15 (Công tác quản lý PCCC địa bàn:

huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức và huyện Thanh Oai).

Địa chỉ: Thôn Bặt Ngõ - Liên Bạt, huyện Ứng Hòa - Hà Nội.

Điện thoại: 33883114.

7. Trình tự thực

hiện

1. Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp

huấn luyện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại các địa điểm tiếp

nhận hồ sơ của cơ quan Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.

Bước 2: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính pháp lý

của hồ sơ, nếu đảm bảo thì tổ chức kiểm tra về lý thuyết và thực

hành theo các nội dung chương trình đề ra. (yêu cầu các đối

Page 28: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

28

tượng tham gia phải có tài liệu huấn luyện nghiệp vụ PCCC do

CS PC&CC TP Hà Nội ban hành). Và đánh giá kết quả kiểm tra

(theo mẫu thống nhất) có xác nhận của lãnh đạo đơn vị kiểm tra

và đối tượng được kiểm tra.

Bước 3: Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, các đơn vị lập phiếu

đề xuất và gửi kèm toàn bộ hồ sơ về bộ phận 1 cửa của Cảnh sát

PC&CC TP Hà Nội qua Trung tâm. Không quá 05 ngày kể từ

ngày nhận được hồ sơ đầy đủ của các đơn vị tiếp nhận hồ sơ,

Lãnh đạo Trung tâm ký giấy Chứng nhận và trả kết quả tại bộ

phận một cửa của Trung tâm.

2. Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ

chức lớp huấn luyện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại các địa điểm tiếp

nhận hồ sơ của cơ quan Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.

Bước 2: Đơn vị tiếp nhận tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ

sơ, nếu đảm bảo yêu cầu thì xây dựng kế hoạch, chương trình,

nội dung huấn luyện và tiến hành tổ chức huấn luyện, kiểm tra

đánh giá kết quả (theo mẫu) có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị

kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

Bước 3: Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, các đơn vị lập phiếu

đề xuất và gửi kèm toàn bộ hồ sơ về bộ phận 1 cửa của Cảnh sát

PC&CC TP Hà Nội qua Trung tâm. Không quá 05 ngày kể từ

ngày nhận được hồ sơ đầy đủ của các đơn vị tiếp nhận hồ sơ,

Lãnh đạo Trung tâm ký giấy Chứng nhận và trả kết quả tại bộ

phận một cửa của Trung tâm.

3. Đối với các cá nhân có nhu cầu huấn luyện nghiệp vụ

PCCC

Bước 1: Chuẩn bị đơn theo mẫu và nộp tại các địa điểm tiếp

nhận hồ sơ.

Bước 2: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ tập hợp đủ 10 người trở lên thì

tổ chức mở lớp như trình tự tại điểm b, nếu không tổ chức được

thì gửi hồ sơ về Trung tâm để tiến hành tổ chức mở lớp theo quy

định.

Bước 3: Như trên.

Page 29: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

29

PHẦN III

HƯỚNG DẪN CƠ SỞ KIỂM TRA, ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN

VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Đây chính là nội dung hướng dẫn cơ sở tự kiểm tra, đánh giá theo các chuyên đề.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NỘI DUNG KlỂM TRA AN

TOÀN PCCC:

Kiểm tra an toàn về PCCC là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động PCCC của tất cả các

chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về PCCC, qua đó phát hiện các sơ hở thiếu sót và

đề ra các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn PCCC cho từng cơ sở, từng hộ

gia đình.

Kiểm tra an toàn về PCCC được Luật PCCC quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5;

khoản 2 Điều 14 và khoản 9 Điều 57.

Nội dung kiểm tra an toàn PCCC được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 18, Nghị định

số 79/2014/NĐ-CP như sau:

+ Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối

tượng quy định tại các Điều 7- Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở; Điều 8 -

Điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư; Điều 9 - Điều kiện an toàn về PCCC

đối với hộ gia đình; Điều 10 - Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện giao

thông cơ giới và các điều có liên quan của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cũng như

các quy định khác của Pháp luật;

+ Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng

quy định về trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Trách nhiệm

PCCC của chủ hộ gia đình; Trách nhiệm PCCC của cá nhân cũng như các quy định

khác của pháp luật;

+ Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định, tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về

phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG KlỂM TRA AN TOÀN VỀ

PCCC:

Trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm tra an toàn về PCCC được quy định tại

khoản 2, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, như sau:

Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông

cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên,

định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của

mình;

Page 30: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

30

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có

trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy

trong phạm vi quản lý của mình;

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và

chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương

tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa

cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có

dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định

an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

III. NỘI DUNG ĐỐI CHIẾU KHI KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PCCC:

1. Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC

1.1 Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở (theo quy

định tại Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ):

a) Quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và

chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động cùa cơ sở theo

Điều 5 Thông tư 66/2014/ TT-BCA ngày 16/12/2004:

* Kiểm tra tính hợp pháp của nội quy, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành

và phạm vi đối tượng điều chỉnh phải đúng theo quy định của pháp luật và phải đảm

bảo các nội dung cơ bản sau đây:

- Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết

bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những

việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng

hệ thống, thiết bị, phương tiện PCCC; quy định cụ thể những việc phải làm khi có

cháy, nổ xảy ra.

- Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống

đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương

tiện chữa cháy; tuỳ theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC

có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên.

- Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẩn trong lĩnh vực PCCC:

+ Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở

lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo

quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có

tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiết, cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện

thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa

thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm.

Page 31: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

31

+ Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy nổ.

+ Biển chỉ dẫn về PCCC là biển chỉ hướng thoát nạn cửa thoát nạn và chỉ vị trí

để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, biển lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa

cháy khác.

Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn PCCC tại Tổng công ty may 10

+ Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực PCCC thực

hiện theo quy định tiêu chuẩn TCVN 4897: 1989. Phòng cháy - dấu hiệu an toàn về

mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của các

biển cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo.

+ Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC của nơi nào phải đươc phổ biến cho mọi

người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người có liên quan

biết và chấp hành.

b) Kiểm tra việc quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa

cháy trong cơ sở: Có ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo, chỉ huy PCCC và

quy định phân công, phân cấp trách nhiệm PCCC.

c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc

diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.( Theo phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP

của Chính phủ)

d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh

nhiệt phải đảm bảo an toàn về PCCC.

Page 32: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

32

Mỗi cơ sở phải có hệ thống điện an toàn: có hệ thống bảo vệ tổng (cầu dao

atomat) và thiết bị bảo vệ cho từng thiết bị tiêu thụ điện.

Những nơi có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ cần sử dụng cáp điện, dây dẫn điện

loại chống cháy, khó cháy, các thiết bị chống nổ, chống giật.

Những nơi có nhu cầu bảo vệ ban đêm bằng ánh sáng đèn điện, nơi có máy

bơm điện để chữa cháy thì phải thiết kế hệ thống điện bảo vệ riêng, điện chữa cháy

riêng độc lập với hệ thống điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất.

Những nơi có môi trường nguy hiểm nổ phải dùng loại bóng điện chống nổ.

e) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điểu kiện

sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Có quy trình xuất nhập chất, hàng nguy hiểm về cháy

nổ (nếu có). Có quy trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC. v.v...

f) Có lực lượng PCCC cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức

thường trực sẵn sàng chữa cháy tại chỗ, có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa

cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo

đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu

chuẩn về PCCC. Có hệ thống giao thông cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa

cháy tại cơ sở theo quy định.

h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định tại Nghị định

79/2014/NĐ-CP và theo Điều 3 Thông tư 66/2014-TT (BCA) ngày 16/12/2014 của

Bộ Công an.

1.2 Kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư: (theo

quy định tại Điều 8 Nghị định 79/2014 /NĐ-CP của Chính phủ):

a) Có nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy, về sử đụng điện; sử dụng lửa và

các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy

và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư theo Điều 3 Thông tư

số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

b) Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân

cư xây dựng mới.( Theo phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ).

c) Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo

quy định cùa Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có giải pháp

chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy

định; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Page 33: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

33

e) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và

tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

f) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại

Nghị định 79/2014/ NĐCP và theo Điều 3 Thông tư 66/2014/ TT -BCA ngày

16/12/2014 của Bộ Công an.

1.3 Kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

(theo Điều 9 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ):

a) Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh

lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng

cháy và chữa cháy.

b) Tài sản, vật tư chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy

định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

c) Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện

chữa cháy; phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảo đảm về số lượng,

chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

1.4 Kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các phương

tiên giao thông cơ giới (theo quy định tại Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của

Chính phủ):

a) Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ

giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các

điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và

chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người,

vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về

phòng cháy và chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương

tiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm theo quy

định của pháp luật về chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công

chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người điều khiển, người làm việc, người

phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương

tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về

cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do

cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.

Page 34: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

34

Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện,

bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về

phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy

và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận

chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về

cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

sau đây:

+ Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐCP phù hợp với

đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

+ Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ

quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

c) Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy,

nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất,

hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp theo

quy định của pháp luật về vận chuyên hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa,

đường sắt, đường bộ (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng).

Ảnh: Kiểm tra trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới

d) Kiểm tra trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ quy định tại Thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015.

Page 35: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

35

2. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm PCCC:

2.1. Kiểm tra trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan,

tổ chức (theo Điều 5 Luật PCCC và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật PCCC):

a) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy.

b) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC.

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng cháy và chữa

cháy; huấn luyện, cấp GCN huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây

dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thành lập và

duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy theo quy định.

d) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi

vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời

các thiếu xót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

đ) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ

chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và

giải quyết khắc phục hậu quả cháy.

e) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Page 36: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

36

f) Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ vế tình hình phòng cháy và chữa cháy;

thông báo kịp thời cho cơ quan canh sát phòng cháy và chữa cháy: trực tiếp quản lý

những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ

quan, tổ chức mình.

g) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đám

an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ

quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận

h) Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

i) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC

vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục

khác phù hợp với từng ngành học, cấp học

2.2 Kiểm tra đối chiếu trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân (Theo

Điều 5 Luật PCCC và Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật PCCC):

a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc

cơ quan có thẩm quyền.

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC, biết sử dụng dụng

cụ, phương tiện PCCC thông dụng.

c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa,

nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất

cháy.

d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy đinh an

toàn về phòng cháy và chữa cháy.

e) Thực hiện các quy định khác về trách nhiệm của cá nhân trong Luật này.

2.3 Kiểm tra trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình (Theo

Điều 9 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ):

a) Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về phòng

cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp

luật.

b) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thành viên

trong gia đình thực hiện quy định nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và

chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảo đảm an

toàn phòng cháy và chữa cháy.

c) Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ

chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụ

Page 37: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

37

cháy.

d) Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an

toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộ gia

đình và cơ quan, tổ chức lân cận.

e) Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có

thẩm quyền.

2.4 Kiểm tra trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng

cháy và chữa cháy:

a. Nội dung kiểm tra trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (do Chính phủ và Bộ

Công an kiểm tra), cấp huyện (do UBND Thành phố, Công an Thành phố kiểm tra)

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương gồm:

Việc ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;

Việc chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy

và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về

phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyển;

Việc hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy

và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy;

Việc đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện

phòng cháy và chữa cháy;

Việc quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng cảnh

sát phòng cháy và chữa cháy;

Việc chỉ đạo xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực

lượng, phương tiện tham gia;

Việc chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

Việc thống kê, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về

phòng cháy và chữa cháy của địa phương mình.

b. Nội dung tự kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm:

Việc chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy

và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa

cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng

cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy

và chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy;

Page 38: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

38

Việc tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố;

Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện

phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;.

Việc đảm bảo điểu kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục

vụ chữa cháy;

Việc chỉ đạo xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

Việc tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;

Việc thống kê báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên uỷ ban nhân dân cấp huyện.

3. Kiểm tra việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng

cháy và chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ

quan có thẩm quyền:

Các quy định về phòng cháy và chữa cháy bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật

và các văn bản quy phạm kỹ thuật về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy gồm: các văn bản quy

phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật phụ.

Các văn bản pháp luật về phòng cháy và chữa cháy gồm có: văn bản luật và văn bản

dưới luật.

Văn bản luật về phòng cháy và chữa cháy:

+ Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi bổ sung luật PCCC;

+ Các văn bản luật khác có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy...

Các văn bản dưới luật về phòng cháy và chữa cháy gồm:

+ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31 tháng 7 năm 2014, quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung;

+ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013, quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa

cháy, phòng chống bạo lực gia đình.

+ Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt

buộc.

+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16 tháng 11 năm 2004, quy định chi tiết thi

hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ;

+ Các quyết định, chỉ thị, Thông tư về phòng cháy và chữa cháy của các Bộ, Ngành

thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp;

Các văn bản dưới luật khác có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy.

- Các văn bản quy phạm pháp luật phụ về phòng cháy và chữa cháy gồm:

Page 39: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

39

+ Các quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

+ Các nội quy phòng cháy và chữa cháy;

+ Các quy chế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

- Các văn bản quy phạm kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

+ Hệ thống các văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy trong xây dựng;

+ Hệ thống các văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy trong các quá trinh công

nghệ sản xuất;

+ Hệ thống các văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy trong sản xuất, cung ứng,

sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện;

+ Hệ thống các văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy trong sản xuất, vận

chuyển, bảo quản, sử dụng, thử nghiệm và huỷ vật liệu nổ;

+ Hệ thống các văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy trong các lĩnh vực khác.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong xây dựng:

Kiểm tra yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới

hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao với các nội dung:

+ Khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung

quanh;

+ Hệ thống giao thông phục vụ phương tiện chữa cháy cơ giới; hệ thống cấp nước

đảm bảo chữa cháy;

+ Hệ thống thông tin báo cháy;

Kiểm tra yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi thiết kế xây dựng công trình (thẩm

duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy) với các nội dung sau:

+ Tính chịu lửa của nhà và công trình;

+ Các bộ phận ngăn cháy của nhà và công trình;

+ Hệ thống thoát nạn cho người trong điều kiện cháy;

+ Chống tụ khói cho nhà và công trình;

+ An toàn nổ cho nhà và công trình;

+ Hệ thống thiết bị tự động báo cháy và chữa cháy của nhà và công trình;

+ Hệ thống cung cấp nước chữa cháy cho nhà và công trình.

Kiểm tra (thẩm duyệt) yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao

thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi

chế tạo mới hoặc hoán cải với các nội dung sau:

+ Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự

kiến bố trí trên phương tiện;

Page 40: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

40

+ Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan;

+ Giải pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống

nhiên liệu và động cơ;

+ Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;

+ Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác;

+ Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm

cháy, nổ.

Kiểm tra sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ và biện pháp phòng ngừa.

Kiểm tra sự hình thành các loại nguồn nhiệt gây cháy, nổ và biện pháp phòng ngừa.

Kiểm tra khả năng cháy lan và biện pháp phòng ngừa.

Kiểm tra việc thực hiên các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, sử

dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện.

Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống điện.

Kiểm tra an toàn cháy trong cung ứng điện và các thiết bị, dụng cụ điện:

Kiểm tra an toàn cháy các mạng điện.

Kiểm tra an toàn mạng điện động lực và chiếu sáng;

Kiểm tra hệ thống chống sét và chống tĩnh điện;

Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn chảy, nổ đối với vật liệu nổ: Kiểm tra

an toàn cháy, nổ quá trình sản xuất vật liệu nổ.

Page 41: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

41

PHẦN IV:

NỘI DUNG, YÊU CẦU RIÊNG KHI KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PCCC VÀ

CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI MỘT SỐ

LOẠI HÌNH CƠ SỞ

I. NỘI DUNG, YÊU CẦU KHI KIỂM TRA AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI CƠ SỞ

CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ:

1. Giải pháp quy hoạch, bố trí mặt bằng liên quan đến việc bảo đảm an toàn PCCC

Đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC giữa các hạng mục công trình xây dựng mới

hoặc cải tạo mở rộng trong cơ sở và công trình phụ cận ngoài cơ sở.

Phải có biện pháp, giải pháp PCCC trong trường hợp đã có thay đổi tính chất sử dụng

của công trình, nhà xưởng của cơ sở.

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng: Tường, cột, trần, vách ngăn, vật liệu để ốp

tường, cách nhiệt... phải phù hợp với yêu cầu về bậc chịu lửa của công trình.

Đối với cơ sở sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại được bố trí trên một diện

tích lớn thì phải có giải pháp ngăn cháy hữu hiệu.

Đảm bảo giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố

xảy ra.

2. Việc đảm bảo an toàn về PCCC đối với hệ thống điện

Mỗi cơ sở phải có hệ thống điện an toàn: có hệ thống bảo vệ tổng (cầu dao atomat) và

thiết bị bảo vệ cho từng thiết bị tiêu thụ điện.

Ảnh. Sử dụng điện không an toàn

Những nơi có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ cần sử dụng cáp điện, dây dẫn điện loại

chống cháy, khó cháy, các thiết bị chống nổ, chống giật.

Những nơi có nhu cầu bảo vệ ban đêm bằng ánh sáng đèn điện, nơi có máy bơm điện

Page 42: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

42

để chữa cháy thì phải thiết kế hệ thống điện bảo vệ riêng, điện chữa cháy riêng độc

lập với hệ thống điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất.

Những nơi có môi trường nguy hiểm nổ phải dùng loại bóng điện chống nổ.

3. Hệ thống điện phục vụ chữa cháy (cấp cho máy bơm chữa cháy, cho các thiết bị

khác phục vụ việc PCCC).

Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt hoặc nguồn

điện dự bị trạm phát điện hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm.

Máy bơm chữa cháy chính chỉ nối với 1 nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên

ngoài dưới 20 lít/giây.

Hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có các aptomat bảo vệ từng bộ phận, khu vực.

Các thiết bị điện phải phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở, của từng bộ

phận trong cơ sở, đảm bảo yêu cầu về thông số kỹ thuật các tiêu chuẩn an toàn về điện.

Kiểm tra hệ thống máy bơm chữa cháy.

Sử dụng công nghệ sản xuất và thiết bị phải thoả mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa

tĩnh điện.

Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, thiết bị của cơ sở.

4. Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn về PCCC.

Quy định nơi sử dụng lửa trần (như hút thuốc, đun nấu, đốt rác, hàn cắt kim loại, sấy

vật liệu ...) và phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, bố trí phương tiện

dụng cụ chữa cháy phù hợp với việc sử dụng nguồn lửa.

Page 43: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

43

Sử dụng phương tiện dụng cụ không phát sinh ra tia lửa khi làm việc tiếp xúc với

hàng hoá vật liệu dễ cháy

5. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hoá và các chất cháy đảm bảo an toàn về PCCC

và các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan.

- Bố trí, sắp xếp hàng hoá, vật tư ở đúng nơi quy định. Hàng hoá vật tư dễ cháy phải

được phân loại theo đúng tính chất cháy, nổ và có cùng biện pháp phòng cháy và

chữa cháy.

Ảnh: Sắp xếp hàng hóa không đảm bảo an toàn PCCC

Nơi bảo quản hàng hoá, vật tư dễ cháy phải đảm bảo về khoảng cách an toàn, cách ly

với nguồn lửa, nguồn nhiệt và phải có biện pháp ngăn chặn sự cháy lan (từ trong

khuôn viên cơ sở cháy sang và từ ngoài khuôn viên cơ sở cháy vào).

Bố trí hàng hoá vật tư không cháy thành dãy xen lẫn lô dễ cháy để tạo thành khoảng

ngăn cháy lan.

Nguyên liệu thành phẩm sản xuất ra cần đưa ngay vào kho, không để ứ đọng ở nơi

sản xuất.

Có biện pháp kỹ thuật tổng hợp ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

6. Các giải pháp về thoát nạn, cứu người.

Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi ngưòi trong phòng, nhà hành chính, phân xưởng,

khu vực có nguy hiểm phát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ trong thời gian cần

Page 44: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

44

thiết để sơ tán người khi xảy ra cháy.

Lối thoát nạn phải đúng kích thước, khoảng cách và số lượng theo yêu cầu tiêu chuẩn

và phù hợp với cấu trúc nhà xưởng, dây chuyền công nghệ của cơ sở.

Các lối ra phải dễ thấy nhất và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng

ký hiệu hướng dẫn.

7. Việc trang bị phương tiện PCCC

Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy đủ về số lượng, đúng chủng loại, thuận tiện cho

việc sử dụng phù hợp với dây chuyền công nghệ, khu vực nguy hiểm cháy nổ trong

cơ sở.

Có chế độ thường xuyên kiểm tra về chất lương của các phương tiện, dụng cụ chưa

cháy (lập sổ theo dõi, định kỳ kiểm tra theo quy định...), có chế độ bảo quản, bảo

dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC.

Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải được bảo quản theo yêu cầu thường trực sẵn

sàng chữa cháy.

Không sử dụng phương tiện, dụng cụ PCCC vào mục đích khác.

8. Nguồn nước chữa cháy

Phải bố trí nguồn nước chữa cháy tại cơ sở. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải đảm

bảo cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà. Đảm bảo yêu cầu về áp lực và lưu

lượng nước cho công tác chữa cháy.

Phải đảm bảo nguồn nước dự phòng cho công tác chữa cháy tại cơ sở, lượng nước

cần để dự trữ chữa cháy trong 3 giờ.

9. Giao thông phục vụ chữa cháy

Đường cho xe chữa cháy bên ngoài phải đảm bảo: Chạy dọc theo 2 phía nhà, khi

chiều rộng nhà > 18m.

Chiều rộng cho xe chữa cháy hoạt động > 3,5m.

Những điểm xe chữa cháy đi xuyên qua phải có chiều cao >4,25m.

Khoảng cách từ tường nhà đến mép đường giao thông < 25m.

Không để hàng hoá, bãi để đỗ xe gây cản trở đường giao thông cho xe chữa cháy.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY,

CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI NHÀ CAO TẦNG

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với nhà cao tầng

Các nhà cao tầng phải thực hiện nghiêm túc công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về

PCCC, đây là yếu tố quyết định các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn PCCC sau

này của công trình.

1.1. Về bố trí mặt bằng tổng thể:

Page 45: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

45

- Đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy (đường phải rộng tối thiểu 3,5m,

cao tối thiểu 4,25m, khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà đảm bảo 8-

10m, trong khoảng không này không bố trí đường dây điện, cây cao thành hàng).

- Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách PCCC của công trình với các hạng mục công

trình xung quanh, Trong đó khoảng cách từ 2 công trình có bậc chịu lửa I,II phải

≥6m, khi khoảng cách không đảm bảo thì phải xem xét đến khoảng cách từ mép

tường công trình đến đường ranh giới khu đất để nội suy ra % diện tích được mở các

lỗ mở tường đầu hồi tiếp giáp với công trình bên cạnh.

1.2. Giải pháp bố trí mặt bằng:

Trong các nhà cao tầng hầu hết được bố trí với nhiều công năng khác nhau, do vậy

phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn khi thiết kế như:

- Nơi tập trung đông người (trung tâm thương mại, hội trường, nhà trẻ mẫu giáo,

trường mầm non, bệnh viện... phải được bố trí ở tầng thấp để đảm bảo thoát nạn

nhanh chóng và thuận lợi trong công tác cứu nạn.

Hình ảnh. Kiểm tra hệ thống báo cháy của tầng hầm để xe

- Các gara để xe bố trí trong nhà cao tầng không được bố trí quá 5 tầng hầm, quá 9

tầng nổi và không bố trí dưới nhà có công năng làm nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện....

- Bố trí các phòng máy biến áp, bồn dầu phải đảm bảo không bố trí ở tầng hầm, nếu bố

trí máy biến áp ở tầng hầm phải là máy biến áp khô và không quá tầng hầm thứ nhất...

- không bố trí các phòng ở, phòng làm chức năng khám chữa bệnh... dưới tầng hầm.

- Phải bố trí phòng trực chống cháy cho tòa nhà, phòng trực phải đảm bảo ngăn cháy

với các khu vực khác, có lối ra ngoài trực tiếp.

Page 46: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

46

1.3. Lối ra thoát nạn:

- Trong nhà cao tầng việc thoát nạn chủ yếu qua hành lang và buồng thang bộ để

xuống tầng 1 ra ngoài nhà. Do vậy các công trình này phải đảm bảo số lối ra thoát

nạn theo quy định, lối ra thoát nạn phải đảm bảo qua buồng thang hoặc qua cầu thang

ngoài nhà để hở. Các lối ra thoát nạn phải bố trí phân tán, đảm bảo khoảng cách đến

các lối ra thoát nạn, đủ chiều rộng (đặc biệt lưu ý khu vực đông người như trung tâm

thương mại, hội trường phải bố trí thêm các thang bộ ngoài nhà). Một số nhà cao tầng

hiện nay phải thiết kế các thang bộ loại N1, N2, N3 đảm bảo theo QCVN

06/2010/BXD. Buồng thang bộ phải đảm bảo kết cấu (tường, sàn, cửa) là kết cấu

ngăn cháy, có giải pháp chống tụ khói cho buồng thang như lối vào thang phải đi qua

1 khoảng thông thoáng hoặc phòng đệm, hoặc buồng thang phải có hệ thống tăng áp;

trong buồng thang bộ thoát nạn không được bố trí bất cứ phòng chức năng nào cũng

như không bố trí các đường ống dẫn chất lỏng, khí cháy, các hộp, tủ. Phòng buồng

thu rác không bố trí trong, liền kề lối ra thoát nạn.

- Các buồng thang phải có lối lên mái và lối ra thẳng ngoài ở tầng 1. Các thang bộ ở

tầng trên không được thông xuống tầng hầm. Các lối thoát nạn ở tầng hầm phải đảm

bảo yêu cầu chống cháy, chống khói.

- Trên các lối ra thoát nạn phải trang bị phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát

nạn cho các hạng mục của công trình theo quy định.

- Trên đường thoát nạn cần thiết kế các biển chỉ dẫn thoát nạn, chỉ dẫn các vị trí lắp

đặt phương tiện cứu người trong đám cháy đặt ở các vị trí dễ quan sát.

1.4. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:

- Cần giải pháp chia khoang ngăn cháy bằng tường ngăn, màn ngăn, cửa sập (tầng

hầm diện tích 1 khoang cháy không quá 3000m2, tầng nổi không quá 4400m2 khi có

chữa cháy tự động).

- Bố trí các van chặn lửa và chèn kín bằng vật liệu chống cháy tại chỗ giao cắt giữa

các đường ống kỹ thuật và chèn kín các đường ống kỹ thuật, đường cáp xuyên qua

tường ngăn cháy, sàn ngăn cháy.

- Các phòng chứa máy biến áp, máy phát điện, kho tàng, kho gas phải được ngăn

cháy với các không gian khác.

- Các đường ống dẫn khí cháy, lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới nhà và các

tường ngăn cháy loại 1, buồng thang thoát nạn, các bồn chứa, trạm chứa LPG không

được bố trí dưới tầng hầm.

- Ở khu vực khối đế của nhà cao tầng có trung tâm thương mại thường bố trí các

thang cuốn, sảnh thông tầng. Đây là đường lan truyền lửa, khói do đó phải bố trí cửa

Page 47: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

47

thoát khói, giải pháp ngăn cháy bằng màn ngăn, cửa sập.

- Với các nhà cao tầng cao trên 100m phải bố trí các tầng lánh nạn để phục vụ việc

thoát nạn, ngăn cháy lan chia khoang theo trục đứng.

1.5. Thang máy phục vụ chữa cháy:

Các nhà cao tầng có chiều cao lớn hơn 28m (trừ nhà chung cư) phải bố trí các thang

máy phục vụ chữa cháy, thang phải đảm bảo được ngăn cháy như một khoang cháy

độc lập (có phòng đệm), có hệ thống thông tin liên lạc, cáp điện chống cháy, đấu nối

với nguồn điện ưu tiên và dự phòng....

1.6. Hệ thống PCCC:

Nhà cao tầng phải trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự

động, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài

nhà, màn ngăn cháy (nếu có), bình chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát

nạn, phương tiện phá dỡ, cứu người đảm bảo theo TCVN 3890:2009. Thông thường

hệ thống báo cháy tự động ở nhà cao tầng thường phải trang bị hệ thống báo cháy địa

chỉ để đảm bảo khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị ngoại vi. Hệ thống chữa

cháy tự động thường trang bị hệ thống Sprinkler phủ kín diện tích bảo vệ toàn bộ

công trình, hệ thống phải có họng chờ nhận nước từ xe và họng tiếp nước cho xe.

1.7. Hệ thống thông gió chống tụ khói:

Trong các nhà cao tầng phải có hệ

thống hút khói hành lang, tầng hầm,

hệ thống cấp gió tạo áp suất dương

khi cháy cho khu vực phòng đệm

thang máy dưới tầng hầm, giếng

thang máy, phòng đệm thang máy

chữa cháy, buồng thang bộ loại N2,

phòng đệm thang bộ N3.

(Lưu ý: khi tuyên truyền thì cần căn

cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn thời

điểm đó có hiệu lực để áp dụng)

Kiểm tra hệ thống thông gió tại nhà cao tầng

1.8. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo công tác PCCC:

- Xây dựng quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trong quy định, nội

quy phải xác định rõ nội dung công tác phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của

từng tập thể, cá nhân trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng cháy và

Page 48: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

48

chữa cháy; quy định hình thức xử lý đối với hành vi bừa ẩu và khen thởng đối với tập

thể, cá nhân làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy.

- Niêm yết đủ nội quy phòng cháy và chữa cháy, biển cấm lửa, chỉ dẫn số điện thoại

báo cháy và cách dập cháy bằng phương tiện tại chỗ, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn tại

những nơi nguy hiểm cháy nổ.

- Xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trong từng thời kỳ để đầu tư kinh phí

cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

1.9. Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC:

-. Trong quá trình hoạt động phải thường xuyên vận hành, bảo dưỡng các hệ thống

PCCC đã trang bị theo quy định của TCVN 3890:2009, đặc biệt quan tâm đến hệ

thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông gió, chống tụ khói.

- Bố trí mặt bằng tổng thể: cần đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC với các công

trình xung quanh và giao thông phục vụ chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt.

Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo chiều rộng đường giao thông phục vụ chữa

cháy để xe thang xe cần nâng có thể tiếp cận được các gian phòng trên các tầng cao

(lưu ý về việc bố trí bố các điểm trông giữ xe, các hạng mục công trình hạ tầng xây

dựng bổ sung, đường dây điện…. ảnh hưởng đến các vị trí tiếp cận của xe thang, xe

chữa cháy).

- Bố trí công năng các tầng: Phải đảm bảo bố trí công năng các tầng theo đúng thiết

kế được phê duyệt. Không tự ý thay đổi công năng các tầng, tự ý ngăn chia các khu

vực ảnh hưởng đến thoát nạn và các hệ thống PCCC, khi thay đổi thay đổi phải được

sự chấp thuận của cơ quan cảnh sát PCCC. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề quản lý việc

người dân cho thuê căn hộ để làm văn phòng, dẫn đến tăng mật độ người, tăng thiết

bị sử dụng điện, dễ chập cháy.

- Hướng dẫn người dân và mọi người trong tòa nhà không để các vật dụng che chắn

lối thoát nạn trên hành lang, cầu thang của tòa nhà, không chèn, khóa của buồng

thang, cửa ra thoát nạn.

- Yêu cầu người dân không vận chuyển các chất có nguy hiểm cháy nổ cao như bình

gas, xăng dầu trong thang máy.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì và kiểm định các hệ thống kỹ thuật có nguy cơ

nguy hiểm cháy nổ cao như hệ thống gas trung tâm, đo kiểm tra hệ thống tiếp địa,

chống sét.

- Đối với tòa nhà đã được xây dựng và được cơ quan Cảnh sát PCCC nghiệm thu về

PCCC từ nhiều năm trước nhưng tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn về

PCCC mới ban hành không đảm an toàn PCCC theo quy định như không có buồng

Page 49: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

49

thang thoát nạn kín, có tăng áp, chưa chèn hố kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác là vật

liệu cháy được… thì phải lập kế hoạch tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp đảm

bảo an toàn, bổ sung hệ thống PCCC cho phù hợp.

- Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất gây cháy như trong quá trình tồn trữ

gas (ở trạm gas trung tâm) hoặc dầu cho máy phát thì chỉ tồn trữ theo trữ lượng được

quy định, đảm bảo khoảng cách với các nguồn gây cháy.

- Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng gas:

+ Có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác.

Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.

+ Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy.

+ Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống

va đập làm đổ, xê dịch bình, hỏng hoặc tuột van xả khí.

+ Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình loại 12 hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ

bình trong bếp đun.

+ Trang bị bếp đun đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn PCCC; van xả khi phải

tự động đóng trường hợp lửa ở bếp bị tắt, công tắc bếp vẫn mở; dây dẫn gas chắc

chắn, đảm bảo kín.

+ Các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả và bình gas phải được lắp đặt đúng

kỹ thuật, chắc chắn và đảm bảo độ kín chống rò rỉ gas.

+ Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các bộ phận của bếp gas, nếu phát hiện bộ

phận nào không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu cửa hàng cung cấp thiết bị khắc

phục ngay.

Ảnh. Kiểm tra hệ thống cung cấp gas của tòa nhà cao tầng

Page 50: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

50

- Biện pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống điện:

+ Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn điện và

phòng cháy và chữa cháy, đặc biệt đối với các môi trường có nhiệt độ cao, có chất ăn

mòn, nguy hiểm cháy nổ phải chọn dây dẫn, thiết bị điện đảm bảo an toàn, phù hợp

với các khu vực đó.

+ Đối với nguồn điện phục vụ báo cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ phải lắp đặt hệ

thống điện chống cháy.

+ Thường xuyên và định kỳ kiểm tra để phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở,

thiếu sót của hệ thống điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.

+ Ngắt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc và khi ngủ.

+ Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét cho hệ thống điện.

+ Lắp đặt các thiết bị bảo vệ đúng tiêu chuẩn để kịp thời ngắt mạch khi xẩy ra chập

mạch.

1.10. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, phát động

phong trào quần chúng tham gia phong trào PCCC:

Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về PCCC cho mọi người sinh sống và làm việc

trong tòa nhà bằng các hình thức như: phát hành tài liệu đến tứng cán bộ, công nhân

viên; tổ chức thi tìm hiểu về PCCC; niêm yết tranh ảnh, treo băng rôn, khẩu hiệu về

PCCC; tổ chức nói chuyện chuyên đề về PCCC, tổ chức ký cam kết…

1.11. Thực hiện chức năng tự kiểm tra phát hiện và khắc phục sơ hở, thiếu sót về

phòng cháy chữa cháy.

1.12. Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:

căn cứ vào số lượng người, tính chất hoạt động của tòa nhà để thành lập đội PCCC cơ

sở cho đủ số người, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở phải làm.

1.13. Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:

Đội PCCC cơ sở và những người sinh sống, hoạt động trong nhà cao tầng phải được

huấn luyện về nghiệp vụ về PCCC, hướng dẫn thoát nạn khi có sự cố. Đội PCCC cơ

sở phải được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC theo quy định.

1.14. Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy:

1.15. Lập hồ sơ quản lý về công tác phòng cháy chữa cháy, thống kê, báo cáo về

tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở đảm bảo theo quy định.

2. Biện pháp chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

2.1. Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở khi có cháy:

- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy

- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

Page 51: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

51

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống

chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.

- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết

bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn

những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát

khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám

cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát

cấu kiện xây dựng.

- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn.

Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở

hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

* Các biện pháp kỹ thuật an toàn:

Căn cứ vào quy mô, mức độ phát triển của đám cháy, tính chất của chất cháy, vị trí

điểm xuất phát cháy, nhận định khả năng cháy lan… để đưa ra biện pháp, phương

pháp chữa cháy cho phù hợp.

- Khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, đồng thời thực hiện việc

báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ có thể huy động mọi người sử dụng bình

chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy ngay tức khắc.

- Khi đám cháy có xu hướng phát triển và khả năng cháy lan, đồng thời báo thực hiện

việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ ngoài việc sử dụng bình chữa cháy

phải vận hành hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, sử dụng lăng vòi để phun

nước vào đám cháy, một mặt huy động người di chuyển tài sản quanh khu vực cháy

để cô lập vùng cháy, không gây cháy lan trên diện rộng.

- Song song với việc tổ chức chữa cháy thì một bộ phận phải hướng dẫn mọi người

thoát nạn kể từ khi nhận tín hiệu báo cháy đồng thời nhận định khả năng người bị

mắc kẹt trong đám cháy để có giải pháp cứu người.

- Khi lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đến, lực lượng tại chỗ phải báo

cáo sơ bộ tình hình và khả năng phát triển của đám cháy và dưới sự chỉ đạo của Cơ

quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tham gia các hoạt động chữa cháy, cứu

người, cứu tài sản…

2.2. Nhiệm vụ của người làm việc, sống trong tòa nhà cao tầng:

- Khi phát hiện ra phát sinh cháy trong căn hộ nơi bạn đang sinh sống cần thực hiện

ngay việc cắt nguồn điện trong căn hộ (Cầu dao, attomat) cắt nguồn cấp gas vào căn

hộ (nếu có).

- Cắt nguồn cấp gas vào căn hộ (nếu có).

Page 52: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

52

- Báo động cho mọi người trong căn hộ biết đang xảy ra sự cố cháy nổ để thoát nạn ra

ngoài và cùng chữa cháy.

- Báo động toàn bộ tòa nhà bằng cách ấn nút hệ thống báo cháy tự động, hô hoán cho

mọi người ở các căn hộ liền kề biết để cùng tham gia chữa cháy và thoát nạn.

- Hướng dẫn mọi người trong gia đình thoát nạn ra ngoài theo lối cầu thang thoát nạn.

- Vận động đi lấy phương tiện chữa cháy tại nơi bảo quản ( hành lang, chiếu nghỉ cầu

thang .. ) để chữa cháy.

- Phối hợp chữa cháy và thoát nạn theo hướng dẫn của đội PCCC cơ sở của tòa nhà.

2.3. Quy trình thoát nạn trong tòa nhà khi có sự cố cháy nổ xảy ra

* Nhận biết lối thoát nạn trong tòa nhà :

- Khi xảy ra sự cố cháy nổ theo quy định an

toàn cầu thang máy, cầu thang xoắn ốc không

được coi là lối thoát nạn.

- Cầu thang thoát nạn là cầu thang bộ có các

thiết bị an toàn như : đèn hướng dẫn thoát nạn

EXIT, đèn chiếu sáng sự cố, cửa chống cháy,

hệ thống điều áp buồng thang.

* Hướng dẫn thoát nạn :

- Trong quá trình hướng dẫn mọi người thoát

nạn ra ngoài cần ưu tiên người già, trẻ em và

phụ nữ đang mang thai.

- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong tòa nhà sẽ sản sinh ra nhiều khói và các sản phẩm

cháy độc hại có thể gây cản trở quá trình thoát nạn và ảnh hưởng tới sức khỏe của con

người, do đó mọi người nên chuẩn bị cho mình các dụng cụ phòng hộ như : khẩu

trang, khăn mặt ướt, mặt nạ phòng độc …

- Khi ra khỏi căn hộ cần thoát nạn theo sự hướng dẫn của lực lượng PCCC cơ sở và

lực lượng Cảnh sát PCCC.

- Lưu ý :

+ Nếu đám cháy xảy ra ngoài căn hộ, trước khi thoát nạn ra ngoài cần kiểm tra nhiệt

độ bên ngoài có nóng không bằng cách chạm tay vào cánh cửa chính, nếu cánh cửa

nóng thì nhiệt độ bên ngoài cao, còn nếu cánh cửa không nóng thì nhiệt độ bên ngoài

thấp .

+ Khi mở cánh cửa để tránh lửa và khói tạt vào gây bỏng và ngạt khói cho người

thoát nạn cần mở từ từ và hé cánh cửa, sau đó cản thận thoát nạn ra ngoài an toàn.

+ Khi vận động từ căn hộ đến cầu thang thoát nạn gần nhất mọi người nên đi thấp,

Page 53: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

53

cúi người xuống sàn để tránh khói và sản phẩm cháy độc hại.

+ Trong quá trình thoát nạn mọi người cần bình tĩnh, tránh việc xô đẩy chen lấn và

chú ý lắng nghe theo chỉ dẫn của lực lượng PCCC cơ sở.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY,

CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ.

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra công tác PCCC đối với Chợ, TTTM, Siêu thị.

1.1. Bảo đảm an toàn PCCC các hệ thống điện

Công suất nguồn cấp điện (trạm biến thế, tủ điện nguồn) ≥ tổng công suất tiêu thụ

Phải tách riêng biệt 3 nguồn cấp điện: Hệ thống cấp điện cho sinh hoạt; Hệ thống bảo

vệ điện và chiếu sáng sự cố; Hệ thống điện phục vụ cho chữa cháy.

Nơi bố trí tủ điện tổng của chợ phải có lối vào riêng và cách ly với khu vực kinh

doanh của chợ.

Cần có thiết bị bảo vệ điện (áptômát hoặc cầu dao, cầu chì) tại tủ điện tổng, tủ điện

phân phối.

Cần có thiết bị bảo vệ (áptômát hoặc cầu dao, cầu chì) tại các tủ điện phân phối cho

các hệ thống điện (chiếu sáng, bảo vệ...) và các tầng nhà của chợ.

Cần có thiết bị bảo vệ (áptômát hoặc cầu dao, cầu chì) cho các dãy quầy sạp và các

hộ kinh doanh.

Nguồn điện cấp cho máy tính, máy đếm tiền, máy sấy, điện thử các thiết bị điện phải

được thiết kế theo nhóm riêng từ tủ điện chính sinh hoạt

Trong kho và nơi bảo quản hàng, không cho phép lắp đặt ổ cắm điện.

Không được đặt trực tiếp các đường dây diện đi luồn qua các vật liệu dễ cháy mà

không có ống bảo vệ là vật liệu không cháy.

-Không được câu móc điện từ ngoài vào trong chợ và từ chợ ra các khu vực bên

ngoài.

1.2. Hệ thống điện phục vụ cho chữa cháy

Phải tách riêng hệ thống cấp điện chữa cháy với hệ thống điện khác: nguồn cấp có tủ

điện đóng ngắt, thiết bị bảo vệ, dây dẫn riêng.

Phải được cấp ưu tiên để khi cắt nguồn điện chung của chợ (tại tủ điện tổng) không

ảnh hưởng đến việc cấp điện cho thiết bị của hệ thống chữa cháy.

1.3. Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn PCCC

Có nội quy, quy định, biển cấm lửa, cấm hút thuốc tại những nơi có nguy hiểm về

cháy nổ để quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt và các nguồn sinh lửa, sinh

nhiệt có thể gây cháy.

Có các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ, an toàn các

Page 54: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

54

nguồn lửa, nguồn nhiệt và nguồn sinh lửa.

- Không kinh doanh các loại hàng đặc biệt nguy hiểm cháy, nổ như xăng dầu, khí

gas...

Không xếp hàng hoá sát với nguồn nhiệt có khả năng gây cháy (bóng đèn, lò sưởi,

bàn là, bếp.,.)

Không thắp hương thờ cúng, hoá vàng trong chợ.

Không tự ý đấu nối các đường dây điện, các ổ cắm điện, bóng điện theo quy định.

Các bóng điện tròn sợi đốt phải có chụp bảo vệ. Khoảng cách từ bóng đèn đến vật

liệu dễ cháy > 0,5m.

1.4. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hoá và các chất cháy đảm bảo an toàn về PCCC

và các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Phân khu chức năng đảm bảo an toàn PCCC theo các lĩnh vực kinh doanh của chợ:

khu Hành chính, khu Kinh doanh...

Bố trí các nhóm ngành hàng kinh doanh theo cùng tính chất nguy hiểm cháy nổ.

- Chiều rộng lối đi chính trong chợ khi tổng diện tích gian hàng ≤ 90m2 : ≥ 2,8m.(ở

Quận, Thị xã) và ≥ 2m (ở huyện)

Chiều rộng lối đi chính trong chợ khi tổng diện tích gian hàng ≥ 90m2 : ≥ 3.6m (ở

Quận, Thị xã) và ≥ 2,8m (ở huyện).

- Lối đi khác:

+ Giữa 2 dãy quầy, gian hàng vải, quần áo may sẵn:1,8m

+ Giữa 2 dãy quầy, gian hàng khác: 1,2m

+ Việc bố trí sắp xếp các kho bảo quản hàng hóa dễ cháy:

- Kho và nơi để hàng hóa phải có lối đi riêng

- Các phòng kho trong chợ phải riêng biệt bằng tường ngăn cháy có GHCL ≥ 45 phút.

1.5. Các giải pháp về thoát nạn, cứu người

Số lượng lối thoát nạn của chợ phải ≥ 2

- Lối ra vào khu vực hành chính, buồng phụ trợ, khu kỹ thuật không được đi qua khu

vực kinh doanh.

- Cầu thang chính từ tầng 1 lên tầng 2 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II cho phép là

cầu thang hở còn các cầu thang khác phải có buồng thang bảo vệ an toàn thoát nạn.

- Chiều rộng lối thoát nạn ở tầng 1 tính 1m cho 125 người. Từ tầng 2 trở lên: 1m/100 người.

- Khi diện tích gian hàng kinh doanh ≥ 90m2 cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố trong

khu vực kinh doanh.

- Khi chợ có diện tích gian hàng ≥ 180m2 phải bố trí đèn chỉ dẫn thoát nạn (EXIT) ở

lối thoát nạn.

Page 55: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

55

1.6. Việc trang bị phương tiện PCCC

Phải trang bị các máy bơm chữa cháy đảm bảo về số lượng, thông số về lưu lượng, áp

lực và đủ về các phụ kiện (cơ sở lăng, vòi chữa cháy kèm theo) theo đúng quy định.

Phải trang bị phù hợp về chủng loại, số lượng và chất lượng của bình chữa cháy xách

tay (bình bột, bình khí chữa cháy xách tay...) và bố trí thuận tiện để thao tác sử dụng.

Phải trang bị các phương tiện thô sơ khác để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản

(thang, câu liêm, dụng cụ phá vỡ, vận chuyển hàng...).

Hình ảnh: Kiểm tra việc trang bị bình chữa cháy xách tay tại siêu thị

1.7. Tình trạng hoạt động của hệ thống báo cháy tự động

Các chợ, trung tâm thương mại loại kiên cố, bán kiên cố cần trang bị hệ thống báo

cháy tự động.

Sự thường trực hoạt động của Trung tâm báo cháy hoạt động: theo quy định của

catalog thiết bị.

Chế độ thường trực của Trung tâm báo cháy tự động điều khiến các thiết bị ngoại vi

không có báo lỗi như điều khiển: hệ thống chữa cháy, thang máy, hệ thống thông

gió... (nếu có).

Việc bố trí các đầu báo cháy tự động theo thiết kế đã được lắp đặt và tình trạng

thường trực hoạt động.

Việc bố trí các hộp nút ấn báo cháy bằng tay và sự thuận tiện thao tác sử dụng khi cần thiết.

Việc bố trí chuông, đèn, còi báo khu vực cháy ở chế độ thường trực, hoạt động đúng

Page 56: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

56

yêu cầu đề ra.

1.8. Nguồn nước chữa cháy

Để nước chữa cháy của chợ phải đảm bảo thường xuyên có đủ lượng nước dự trữ

theo tính toán quy định.

Các nguồn cấp nước tự nhiên khác (ao, hồ, sông, suối.,.) đồ phục vụ lấy nước chữa

cháy phải có bến đỗ lấy nước cho xe chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động.

Hệ thống đường ống cấp nước của đô thị, thành phố phải có trụ nước chữa cháy và

đảm bảo các điều kiện cho xe chữa cháy hút được nước.

Các nguồn nước của các cơ sở xung quanh khác: Cần có phương án và đáp ứng khả

năng sử dụng hỗ trợ tiếp nước chữa cháy khi cần thiết.

Các nguồn nước chữa cháy của chợ phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận vào

được để hút nước chữa cháy.

1.9. Giao thông phục vụ chữa cháy

Đường giao thông xung quanh chợ không được bố trí các điểm trông giữ phương

tiện, xe và làm các mái che, mái vẩy di động gây cản trở sự đi lại, lưu thông của xe

chữa cháy hoạt động.

Những điểm xe chữa cháy đi xuyên qua vào chợ và các lối đi chính giữa các khu chợ

phải có chiều cao 4,25m và chiều rộng 3,5m.

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

2.1 Khi chữa cháy cần chú ý:

- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy

- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống

chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.

- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết

bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn

những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát

khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám

cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát

cấu kiện xây dựng.

- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn.

Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở

hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

2.2 Các biện pháp kỹ thuật an toàn:

Căn cứ vào quy mô, mức độ phát triển của đám cháy, tính chất của chất cháy, vị trí

Page 57: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

57

điểm xuất phát cháy, nhận định khả năng cháy lan… để đưa ra biện pháp, phương

pháp chữa cháy cho phù hợp.

- Khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, đồng thời thực hiện việc

báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ có thể huy động mọi người sử dụng bình

chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy ngay tức khắc.

- Khi đám cháy có xu hướng phát triển và khả năng cháy lan, đồng thời báo thực hiện

việc báo cháy theo quy trình thì lực lượng tại chỗ ngoài việc sử dụng bình chữa cháy

phải vận hành hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, sử dụng lăng vòi để phun

nước vào đám cháy, một mặt huy động người di chuyển tài sản quanh khu vực cháy

để cô lập vùng cháy, không gây cháy lan trên diện rộng.

- Song song với việc tổ chức chữa cháy thì một bộ phận phải hướng dẫn mọi người

thoát nạn kể từ khi nhận tín hiệu báo cháy đồng thời nhận định khả năng người bị

mắc kẹt trong đám cháy để có giải pháp cứu người.

- Khi lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đến, lực lượng tại chỗ phải báo

cáo sơ bộ tình hình và khả năng phát triển của đám cháy và dưới sự chỉ đạo của Cơ

quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tham gia các hoạt động chữa cháy, cứu

người, cứu tài sản…

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY,

CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cơ sở sản xuất

1.1. Giải pháp quy hoạch, bố trí mặt bằng liên quan đến việc đảm bảo an toàn

PCCC.

+ Vế giới hạn chịu lửa của một số kết cấu chính đối với nhà có bậc chịu lửa II hạng

sản xuất A, B, C:

- Khi cột, tường chịu lực có GHCL: 120 phút thì nhà sản xuất 1 tầng không cần bảo

vệ các kết cấu thép. Nếu cột là thép thì phải có lớp bảo vệ cột để đảm bảo GHCL >

120 phút.

- Sàn nhà phải là vật liệu không cháy.

Lớp cách nhiệt đối với mái tôn phải là vật liệu khó cháy hoặc không cháy.

Nếu lớp cách nhiệt là vật liệu cháy thì phải sử dụng hệ thống phun nước tự động phun

nước làm mát.

Không cho phép sử dụng các kết cấu gỗ đối với nhà sản xuất, kho có hạng sản xuất A, B.

+ Diện tích sàn xây dựng lớn nhất của nhà:

Nhà một tầng có BCL II, hạng sản xuất A, B, C: không quy định diện tích sàn tối đa.

Một tầng có bậc chịu lửa III, bố trí hạng sản xuất A. B. C: Diện tích tối đa là 5200m2.

Page 58: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

58

+ Bố trí khu vực đặt thiết bị công nghệ, kho:

Khi bố trí trong nhà các hạng sản xuất khác nhau, phái có giải pháp phòng nổ và cháy

lan truyền cục bộ (dập cháy cục bộ, thiết bị che chắn).

Phòng có hạng sản xuất A, B, với công nghệ cho phép, bố trí đặt gần tường ngoài nếu

nhà 1 tầng hoặc tầng trên cùng nếu là nhà nhiều tầng.

Phần sàn nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ có sử dụng chất lỏng dễ cháy phải có

vách chắn là vật liệu không cháy hoặc các khay hứng.

Khi bố trí trong nhà có các hạng sàn xuất A, B, C thì giữa các phòng này phải có vách

ngăn cháy với GHCL > 45 phút cửa đi ở các tường ngăn này có GHCL > 40 phút.

+ Việc bố trí kho hàng hoá:

Khi kho có chiều cao của giá để hàng > 5,5m, yêu cầu kho có bậc chịu II

Kho chứa thành phẩm của xí nghiệp công nghiệp cho phép bố trí trong nhà sản xuất

nhưng phải cách ly các gian lân cận bằng vách ngăn cháy, sàn, trần có giới hạn chịu

lửa 2 giờ.

Cần có mặt bằng sản xuất phù hợp với tính chất việc sử dụng các nguyên vật liệu

nguy hiểm cháy, nổ.

Tại nơi sản xuất không được bố trí số lượng nguyên vật liệu cháy, nổ quá 1 ca sản xuất.

- Sử dụng các thiết bị sản xuất đảm bảo yêu cầu về môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

Khoảng cách an toàn PCCC đến các nguồn nhiệt (ngọn lửa trần) 10m.

Hình ảnh: Sắp xếp hàng hóa không đảm bảo an toàn PCCC

Page 59: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

59

Đối với kho bảo quản nguyên liệu dễ cháy; Đáp ứng khoảng cách nhà kho tới tường

nhà và các nguồn gây cháy, nổ theo quy định.

Các thiếu sót, tồn tại, vi phạm lớn về PCCC.

- Tình trạng khắc phục các thiếu sót, tồn tại lớn về PCCC.

Việc xử lý các thiếu sót tồn tại, vi phạm về PCCC,

Những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định, các yêu cầu của cơ

quan có thẩm quyền và phương hướng khắc phục.

1.2. Việc đảm bảo an toàn về PCCC đối với hệ thống điện

Mỗi cơ sở phải có hệ thống điện an toàn; có hệ thống bảo vệ tổng (cần dao atomat) và

thiết bị bảo vệ cho từng thiết bị tiêu thụ điện.

Nơi nào có điều kiện có thể sử dụng cáp điện, dây dẫn loại chống cháy, khó cháy, các

thiết bị chống nổ, chống giật.

Những nơi có nhu cầu bảo vệ ban đêm bằng ánh sáng đèn điện, nơi có máy bơm điện

để chữa cháy thì phải thiết kế hệ thống điện bảo vệ riêng, điện chữa cháy riêng độc

lập với hệ thống điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất.

Những nơi có môi trường nguy hiểm nổ phải dùng loại bóng đèn chống nổ.

1.3. Hệ thống điện phục vụ chữa cháy (điện cấp cho máy bơm chữa cháy, cho các

thiết bị khác phục vụ việc PCCC).

Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt hoặc nguồn

điện dự bị trạm phát điện hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm.

Máy bơm chữa cháy chính chỉ nối với 1 nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên

ngoài dưới 20 lít/giây.

1.4. Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn về PCCC

Có nội quy, quy định, biển cấm lửa cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy

nổ để quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt

và các nguồn sinh lửa, sinh nhiệt có thể gây cháy.

Có các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế. kiểm soát chặt chẽ, an toàn các

nguồn lửa. nguồn nhiệt và nguồn sinh lửa. nguồn sinh nhiệt trong sinh hoạt và trong

sản xuất.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện nung nóng như bàn là. lò suởi. Bếp

đun.... các vật dụng đó phải để cách vật dễ cháy. có giá kệ, đỡ là những vật không

cháy.

1.5. Các giải pháp về thoát nạn và cứu người

+ Kích thước, lối thoát nạn đối với nhà sản xuất từ 1 đến 2 tầng:

Chiều rộng tổng cộng các cửa, lối đi tính 0,8m cho 100 người.

Page 60: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

60

Chiều cao thông thuỷ ở lối thoát nạn > 2m.

Số lối thoát nạn không được ít hơn 2 và phải bố trí phân tán.

Các lối thoát nạn phải dễ nhận thấy, có đánh dấu rõ ràng, ký hiệu, hướng dẫn.

Chiều dài lối thoát nạn từ chỗ làm việc xa nhất đến lối thoát gần nhất:

Hạng sản xuất C, Bậc chịu lửa III: Nhà 1 tầng: < 80m; Nhà 2 tầng: < 60m.

Hạng sản xuất B, Bậc chịu lửa I, II: Nhà 1 tầng: < 100m; Nhà 2 tầng: < 75m.

+ Hướng cửa mở trên đường thoát nạn.

cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài.

Cửa đi ra của các phòng thường xuyên < 15 người hoặc phòng kho có diện tích <

200m2, cho phép mở vào trong.

1.6. Việc trang bị phương tiện PCCC

Phải trang bị các máy bơm nước chữa cháy đảm bảo về số lượng, thông số về lưu

lượng, áp lực và đủ về các phụ kiện (cơ sở lăng, vòi chữa cháy kèm theo) theo đúng

quy định.

Phải trang bị phù hợp về chủng loại, số lượng và chất lượng cùa bình chữa cháy xách

thay (bình bột, bình khí chữa cháy xách tay...) và bố trí thuận tiện để thao tác sử

dụng.

Phải trang bị các phương tiện thô sơ khác để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản

(thang, câu liêm, dụng cụ phá dỡ, vận chuyển hàng...).

Đ/c Đại tá Nguyễn Văn Sơn, PGĐ Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội kiểm tra trang thiết

bị phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn của Tổng Công ty May 10

Page 61: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

61

1.7. Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy cố định

Phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong và bên ngoài nhà.

Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà: BCL I, II và HSX: A, B, C:

Khối tích nhà từ 3 - 5 nghìn m3 Q = 10 l/giây

Khối tích nhà từ 5 - 20 nghìn m3: Q = 15 l/giây

Khối tích nhà lừ 20 - 50 nghìn m3: Q = 20 l/giây + Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà;

Nhà có khối tích < 100m3 kho có khối tích < 25.000 m3 tính toán tại mỗi điểm cháy

cần 1 họng phun nước.

Nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích > 25.000 m3 : cần 2 họng nước

chữa cháy phun đồng thời.

+ Mạng đường ông cấp nước chữa cháy:

Mạng đường ống ngoài nhà phải là mạch vòng và có đường kính ≥ 100mm.

Khi trong nhà có trên 12 họng nước chữa cháy, mạng đường ống phải là mạch vòng

và có ≥ 2 đường ống cấp vào.

Trạm bơm cấp nước chữa cháy có đủ phụ kiện kèm theo và hoại động theo chức năng

quy định.

Các họng nước chữa cháy trong nhà có đủ phụ kiện kèm theo và hoạt động theo quy

định.

1.8. Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy tự động Spinkler

Cần trang bị đối với kho bảo quản hàng hoá cháy được khi diện tích ≥1000m2. Kho

bảo quản hàng hoá trong bao bì cháy được: S ≥ 1500m2

- Kho hàng băng len, dạ, lông thú không phụ thuộc vào diện tích.

- Kho hàng hoá cháy được hoặc hàng hoá trong bao bì cháy được bảo quản ở giá có

chiều cao trên 5.5 m

1.9. Đối với hệ thống báo cháy tự động.

Trang bị hệ thống báo cháy tự động cho các gian kho hàng hoá:

- Các gian kho bảo quản hàng hoá cháy được với diện tích từ 100 đến 1000 m2.

- Các gian kho bảo quản hàng hoá trong bao bì cháy được với diện tích từ 100 đến

1500m2

Hoạt động của hệ thống:

Trung tâm báo cháy hoạt động theo đúng chức năng quy định.

Các đầu báo cháy tự động hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Các hộp nút ấn báo cháy bằng tay hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Chuông đèn còi báo cháy hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

1.10. Nguồn nước chữa cháy

Page 62: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

62

- Bể nước chữa cháy đảm bảo thường xuyên có đủ lượng nước dự trữ (Lượng nước

chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ).

- Hệ thống đường ống cấp nước phải có trụ nước chữa cháy để xe chữa cháy lấy được

nước.

1.11. Giao thông phục vụ chữa cháy

Đường cho xe chữa cháy bên ngoài phải đảm bảo: Chạy dọc theo hai phía nhà, khi

chiều rộng nhà > 18m.

Chiêu rộng cho xe chữa cháy hoạt động > 3,5m

Những điểm xe chữa cháy đi xuyên qua phải có chiều cao > 4,25m.

Khoảng cách từ tường nhà đến mép đường giao thông < 25m

Không để hàng hoá, bãi để đỗ xe gây cản trở đường giao thông cho xe chữa cháy.

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở sản xuất

Do đặc thù các cơ sở sản xuất là nơi tập trung đông người được xây dựng chủ yếu

bằng các kết cấu thép, sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức, nhiệt độ trong

phòng được sử dụng bằng điều hòa. Do vậy khi có cháy sẽ xảy ra một số hiện

tượng sau:

- Tâm lý hoảng loạn: Khi có cháy xảy ra mọi người thường hoảng loạn, mất phương

hướng, thường dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy.

- Cháy tạo ra nhiều khói, khí độc: Cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất thường tạo ra

nhiều khói và khí độc do lượng chất cháy được tập trung tại các cơ sở sản xuất

thường rất lớn. Mặt khác do các cơ sở sản xuất thường được xây dựng theo thiết kế

sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức, không dùng thông gió tự nhiên lên khi có

cháy xảy ra lượng khói và khi độc khó thoát được ra ngoài mà chủ yếu tồn tại trong

đám cháy gây khó khăn cho công tác thoát nạn, cứu người và tổ chức chữa cháy.

- Cấu kiện dễ bị sụp đổ: Do đặc thù các cơ sở sản xuất chủ yếu được xây dựng với

kết cấu thép. Thép là hợp kim của của sắt (Fe) và cacbon (C) và một số nguyên tố hóa

học khác với thành phần chính là sắt. Hàm lượng cacbon chiếm từ 0,02% đến 2,14%

theo trong lượng. Khi công trình được xây dựng bằng kết cấu thép bị cháy dưới tác

động của nhiệt độ cao, khoảng 5500C thì toàn bộ công trình sẽ bị mất hoàn toàn khả

năng chịu lực và dẫn đến sụp đổ cấu kiện xây dựng gây khó khăn cho công tác tổ

chức chữa cháy.

- Khả năng lan truyền nhanh: Do khối lượng các chất cháy tập trung trong các cơ sở

sản xuất là rất lớn, được xếp thành các lô hàng lớn, khu vực nhà xưởng thường được

để thông

- Cháy thường gây ra thiệt hại lớn: Do đặc thù các cơ sở sản xuất thường tập trung

Page 63: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

63

rất nhiều các loại chất cháy khác nhau như nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình

sản xuất, thành phẩm được sản xuất ra, các bao bì đóng gói nhiều, trong nhà xưởng

các chất cháy được bố trí sắp xếp rất gần nhau và gần các dây chuyền công nghệ sản

xuất, không có tường ngăn nên khi có cháy xảy ra đám cháy sẽ lan truyền và phát

triển nhanh tạo thành các đám cháy lớn làm cho thiệt hại của đám cháy tăng lên.

Do vậy trong quá trình chữa cháy ngoài việc áp dụng những phương pháp cơ bản

trên thì đối với đặc thù cơ sở sản xuất cần áp dụng thêm một số biện pháp sau:

- Biện pháp thoát nạn: Sử dụng các thiết bị chiếu sáng như đèn pin, loa hướng dẫn

mọi người thoát nạn theo các hướng khác nhau tránh xảy ra hiện tượng chen lấn, xô

đẩy.

- Biện pháp thoát khói, khí độc: Phá dỡ các cửa kính, mở tất cả các cử đi, cửa sổ tạo

ra sự chênh lệch áp suất để khói, khi độc thoát ra ngoài. Quá trình chữa cháy có thể

sử dụng thêm các thiết bị quạt thông gió, thiết bị hút khói, khí độc được trang bị để

thoát khói và khí độc

- Biện pháp làm mát chống sập đổ cấu kiện: Quá trình chữa cháy ngoài các biện pháp

trên còn phải thực hiện thêm một biện pháp phun nước làm mát cho các cấu kiện xây

dựng nhất là các cột, vỉ kèo thép để chống sụp đổ cấu kiện trong qua trình chữa cháy

do nhiệt độ cao tác động.

- Biện pháp làm mát, ngăn chặn cháy lan, khoanh vùng đám cháy: Ngoài các biện

pháp trên khi chữa cháy cần lưu ý thêm việc sử dụng các phương tiện chữa cháy để

làm mát, ngăn chặn đám cháy phát triển ra các khu vực khác tiến tới dập tắt đám

cháy.

Để làm giảm các thiệt hại do cháy gây ra khi có cháy xảy ra, ngay sau khi phát hiện

ra cháy thì chúng ta cần phải thực hiện theo đúng quy trình cứu chữa một vụ cháy

sau:

Bước 1: Khi có cháy xảy ra

+ Nhanh chóng báo động cho mọi người biết, phối hợp cùng tham gia ứng

cứu. Có thể dùng kẻng, còi, loa hoặc ho to Cháy! Cháy! Cháy! Tùy vào điều kiện của

từng gia đình.

+ Cắt điện toàn khu vực xảy ra cháy.

+ Gọi điện thoại báo cháy qua số máy 114

Bước 2: Nắm tình hình đám cháy.

+ Xác định trong đám cháy có người bị nạn hay không, nếu có phải tổ chức

thoát nạn và cứu người ra khỏi đám cháy.

+ Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ ngăn chặn không để đám cháy

Page 64: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

64

gây cháy lan ra các khu vực khác.

+ Cử người đi đón xe chữa cháy, di chuyển tài sản chưa bị cháy ra nơi an toàn,

làm công tác bảo vệ, giữ gìn ANTT khu vực cháy.

+ Xác định diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu trong đám cháy và khả năng

chiều hướng phát triển của đám cháy.

Bước 3: Tổ chức chữa cháy.

+ Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy khu vực

xung quanh đến cùng tham gia cứu chữa.

Bước 4: Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến.

+ Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy (diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu

trong đám cháy và khả năng chiều hướng phát triển của đám cháy, các lực lượng

tham gia cứu chữa).

+ Thực hiện các mệnh lệnh của chỉ huy chữa cháy.

Bước 5: Bảo vệ hiện trường đám cháy phục vụ công tác khám nghiệm hiện

trường, điều tra kết luận nguyên nhân vụ cháy.

V. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU

NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CỬA HÀNG CHUYÊN DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG:

(TCVN6223: 2011-Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) yêu cầu chung về an toàn).

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cửa hàng chuyên

doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

1.1. Bố trí mặt bằng và yêu cầu kết cấu xây dựng

Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12 m2;

Diện tích kho chứa hàng (nếu có): tối thiểu 10 m2;

Diện tích khu bán hàng (nếu có): tối thiểu 2 m2.

Cách nguồn gây cháy ít nhất 3 m về phía không có tường chịu lửa; 0 m về phía có

tường chịu lửa.

Chỉ được xây dựng cửa hàng bằng gạch hoặc bê tông có bậc chịu lửa bậc II.

Nền nhà bằng phẳng, không gồ ghề lồi lõm và cao hơn mặt bằng xung quanh, không

bố trí đường ống cống thoát nước tại toà nhà.

Tường nhà bằng phẳng sơn hoặc quét vôi màu sáng.

Lỗ thông hơi kho khí đốt hoá lỏng không được cao hơn sàn nhà 150 mm.

1.2. Hệ thống điện

Toàn bộ thiết bị điện phải được khống chế chung bằng một thiết bị đóng ngắt điện

(aptômat hoặc cầu dao kiêm cầu chì có hộp kín).

Hệ thống điện phải là hệ thống phòng nổ, dây dẫn trong ống kín, đèn và công tắc là

Page 65: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

65

loại phòng nổ.

Các dây dẫn không được đấu nối giữa chừng trên dây, chỉ được đấu nối tại các hộp

phòng nổ.

Tất cả các thiết bị trong cửa hàng phải lắp đặt cách lớp chai khí đốt hoá lỏng tối thiểu

1,5m.

Phải ngắt cầu dao điện cửa hàng trước khi ra về.

1.3. Yêu cầu về PCCC

Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện, kiểm tra cấp giấy chứng nhận đã qua huấn

luyện PCCC.

Cửa hàng phải có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh, nội quy PCCC.

Tại cửa hàng chuyên doanh khí đốt hoá lỏng trang bị tối thiểu:

+ 01 bình C02 loại 5kg.

+ 02 bình bột loại 8kg.

+ 02 bao tải gai hoặc chăn chiên.

+ 01 thùng nước 20 lít.

+ 01 chậu nước xà phòng 2 lít.

Có cầu dao để ngắt điện cửa hàng trước khi ra về.

1.4. Yêu cầu về xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai khí đốt hoá lỏng tại cửa hàng

- Chai chứa khí đốt hoá lỏng phải xếp từng lô, từng dãy và có thể được xếp chồng lên

nhau ở tư thế thẳng đứng, vững chắc. Độ cao tối thiểu mỗi chồng là l,5m. Khoảng

cách giữa các dãy chai không nhỏ hơn l,5m.

- Lượng khí đốt hoá lỏng trong các chai tại cửa hàng là 500kg với diện tích tối thiểu

12m2 và được phép chứa thêm 60kg cho mỗi m2 diện tích tăng thêm của khu vưc kho

tồn chứa hoặc cửa hàng nói chung, không kê khu phụ. Trong mọi trường hợp tổng

lượng khí đốt hoá lỏng tồn trữ tại cửa hàng không vượt quá 1.000 kg.

1.5. Cửa nhà và cửa thông gió.

Cửa ra vào tại bức tường ngoài có chiều cao 2,2m và chiều rộng ít nhất l,2m và bằng

vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.

Ngoài cửa chính phải có ít nhất 01 lối thoát dự phòng, có cửa mở ra phía ngoài hoặc

là cửa đẩy sang bên để người ở trong dễ thoát ra ngoài khi có sự cố.

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Khi phát hiện cháy ở cửa hàng kinh doanh LPG người phát hiện phải hô to để báo

động cho mọi người biết cùng tham gia chữa cháy.

Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.

Chữa cháy ban đầu đối với cửa hàng LPG có thể sử dụng bình bột, bình bọt để chữa

Page 66: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

66

cháy.

Nếu sử dụng bình bột, ngay sau khi phun bột, phải sử dụng nước để làm mát (kể cả

khi đám cháy đã được dập tắt).

Hình ảnh: Hiện trường vụ cháy tại một của hàng kinh doanh gas

Gọi điện báo cho lực lượng chữa cháy theo số điện 114.

Trong quá trình chữa cháy, phải luôn chú ý dùng nước làm mát và tìm cách đóng van

khóa, cắt nguồn cung cấp khí gas vào đám cháy.

Việc làm mát các bình LPG cháy và các bình lân cận phải được tiến hành liên tục từ

khi bắt đầu chữa cháy cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn và toàn bộ các

bình đều nguội hẳn.

Nếu không dập tắt đám cháy ngay từ ban đầu, việc tổ chức chữa cháy ở cửa hàng tồn

chứa LPG rất phức tạp, phải sử dụng nhiều lực lượng phương tiện để làm mát bình

cháy, công trình lân cận và dập tắt đám cháy, cho nên để đảm bảo cho việc chữa cháy

đạt kết quả, nhất thiết ở các cơ sở kinh doanh LPG phải tiến hành lập và thực tập

phương án chữa cháy và chuẩn bị tốt phương tiện chữa cháy.

VI. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY,

CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CỬA HÀNG XĂNG DẦU

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với cửa hàng xăng

dầu.

Page 67: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

67

1.1. Trong công tác đầu tư xây dựng:

Phải chấp hành nghiêm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: Ngay từ

khi lập dự án xây dựng cửa hàng phải nghiên cứu đảm bảo về vị trí, khoảng cách,

giao thông:

a) Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu

an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Kiến trúc

cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị.

b) Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các

yêu cầu sau:

+ Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m. Đường hai làn xe đi

không nhỏ hơn 6,5 m.

+ Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.

c) Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín

có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m bằng vật liệu không cháy. Đối với các hạng mục

công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm

nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II,

trường hợp mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu

cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng

phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành.

Hình ảnh: Cây xăng không chỉ nằm sát khu dân cư sinh sống

Page 68: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

68

mà còn nằm cạnh bãi gửi xe ô tô. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

d) Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc

chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

an toàn cháy cho nhà và công trình.

e) Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng thì kết cấu và vật liệu mái

che phải có bậc chịu lửa I, II theo quy đ ịnh tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Chiều cao của mái che bán

hàng không nhỏ hơn 4,75 m.

f) Nếu có gian bán khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân

thủ quy định về yêu cầu an toàn tại TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng

(LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.

g) Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không nhỏ

hơn quy định sau:

Khoảng cách tối thiểu giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Đơn vị tính bằng mét

Hạng mục Bể chứa đặt ngầm Cột bơm Gian bán hàng

1. Bể chứa đặt ngầm 0,5 Không quy định 2

2. Họng nhập kín Không quy định Không quy định 3

3. Cột bơm Không quy định Không quy định Không quy định

4. Các hạng mục xây dựng khác 2 2 2

h) Cột bơm xăng dầu

- Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu

sau:

+ Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng. Nếu cột bơm đặt trong nhà, phải

đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

+ Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm

cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.

- Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm. Đảo bơm phải được thiết kế phù hợp với các

yêu cầu sau:

+ Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2 m.

+ Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m.

+ Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5m.

- Khoảng cách an toàn từ cột bơm đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy

Page 69: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

69

định sau:

Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng

Đơn vị tính bằng mét

Hạng mục xây dựng

Khoảng cách an toàn

{không nhỏ hơn (2), (3)}

Cửa hàng

cấp 1

Cửa hàng

cấp 2

Cửa hàng cấp

3

Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa 18 18 18

Công trình công cộng (4) 50 50 50

Công trình dân dụng và các

công trình xây dựng khác

ngoài cửa hàng (5)

Bậc

chịu

lửa

(1)

I, II 5 5 5

III 15 12 10

IV;

V 20 14 14

Đường cáp điện

Đường cáp viễn thông

- Theo quy định hiện hành về hành lang an

toàn lưới điện.

- Theo quy định hiện hành của ngành viễn

thông.

Chú thích:

1) Bậc chịu lửa của công trình theo QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

an toàn cháy cho nhà và công trình .

2) Khoảng cách đối với bể tính từ mép bể.

3) Khoảng cách đối với cột bơm tính từ tâm cột bơm.

4) Khoảng cách đối với công trình công cộng tính đến ranh giới công trình.

Công trình công cộng bao gồm: trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và trung tâm

thương mại.

5) Khoảng cách đối với công trình dân dụng tính đến chân công trình.

+ Khoảng cách an toàn nêu trên được phép giảm 30 % khi cửa hàng có lắp hệ thống

thu hồi hơi xăng dầu.

+ Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình công cộng được giảm

xuống còn 25 mét (17 mét nếu có hệ thống thu hồi hơi xăng dầu) nếu cửa hàng xăng

dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định.

i) Đường ống công nghệ

- Đường ống công nghệ trong cửa hàng xăng dầu phải được chế tạo từ vật liệu chịu

xăng dầu và không cháy. Đường kính trong của ống ít nhất phải bằng 32 mm. Đối với

đường ống thép phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Đối với đường ống bằng vật

liệu không dẫn điện phải tính đến biện pháp triệt tiêu tĩnh điện trong quá trình xuất,

nhập xăng dầu.

- Các mối liên kết trên đường ống công nghệ phải đảm bảo kín, bền cơ học và hóa học.

Page 70: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

70

- Đường ống công nghệ trong cửa hàng phải đặt ngầm trực tiếp trong đất hoặc đặt

trong rãnh có nắp, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn ít

nhất bằng 15cm. Cho phép đặt nổi đường ống công nghệ tại các vị trí không bị tác

động bởi người và phương tiện qua lại.

Đường ống công nghệ trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống lồng đặt

ngầm hoặc trong rãnh chèn cát có nắp. Hai đầu ống lồng phải được xảm kín. Độ sâu

chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống.

- Các đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng

một lần đường kính ống. Đối với ống có kiên kết bằng mặt bích đặt song song,

khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3cm.

- Khoảnh cách từ điểm thấp nhất của đường ống xuất xăng dầu trong bể chứa để xuất

xăng dầu cho cột bơm phải cách đáy bể ít nhất 15cm.

Đối với công nghệ bơm hút, khi một bể chứa cùng cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm

thì mỗi cột bơm phải có đường ống xuất riêng biệt, ống xuất trong bể chứa đặt ngầm

phải có van một chiều.

- Nhập xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nhập kín. Đường ống nhập

xăng dầu vào từng bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể không quá 20 cm.

Ảnh: Kiểm tra công tác nhập hàng trước khi vận chuyển

- Tất cả các bể chứa xăng dầu đều phải lắp đặt van thở. Cho phép lắp đặt chung một

van thở đối với các bể chứa cùng nhóm nhiên liệu.

Page 71: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

71

- Van thở phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Thông số kỹ thuật phù hợp với kết cấu, dung tích và điều kiện vận hành bể chứa.

Miệng xả của van thở phải hướng sang ngang hoặc hướng lên phía trên.

+ Đường kính trong của ống nối từ bể tới van thở không được nhỏ hơn 50 mm.

+ Van thở phải cách mặt đất ít nhất 3 m.

- Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường bao của cửa hàng xăng dầu: cho

phép điều chỉnh ống nối van thở chếch 45o theo phương thẳng đứng, đảm bảo khoảng

cách từ van thở đến mép trong bờ tường về phía cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn

2m. Khoảnh cách này được giảm còn 0,5 m nếu cửa hàng có lắp đặt hệ thống thu hồi

hơi xăng dầu.

- Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì

miệng xả của van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1 m và cách các loại cửa

không ít hơn 3,5 m.

- Van thở của cửa hàng xăng dầu phải có hệ thống chống sét đánh thẳng riêng hoặc

phải nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh thẳng chung của cửa hàng

xăng dầu.

j. Hệ thống điện:

- Các yêu cầu về an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng trang thiết bị điện cho cửa

hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản

phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

- Trường hợp sử dụng máy phát điện trong khu vực cửa hàng xăng dầu thì vị trí đặt

máy nằm ngoài vùng nguy hiểm cháy nổ. Ống khói của máy phát điện phải có bộ dập

lửa và bọc cách nhiệt.

- Dây dẫn và cáp điện lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Dây dẫn và cáp điện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp.

+ Cáp điện đặt ngầm trực tiếp trong đất phải dùng loại cáp ruột đồng, cách điện bằng

nhựa tổng hợp chịu xăng dầu và có vỏ thép bảo vệ.

+ Trường hợp cáp điện không có vỏ thép bảo vệ khi đặt ngầm dưới đất phải luồn

trong ống thép (nơi đường bãi có ôtô, xe máy đi qua) hoặc luồn trong ống nhựa (nơi

không có phương tiện ô tô, xe máy đi qua) hoặc đặt trong hào riêng được phủ cát kín

và có nắp đậy.

Cấm đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu.

+ Tất cả các đường cáp điện đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây

dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong ống

thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn

Page 72: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

72

nhô ra về mỗi phía là 0,5 m.

+ Trong một ống lồng để luồn cáp, không được luồn cáp điện động lực và cáp chiếu

sáng chung với các loại cáp điều khi ển, cáp thông tin, cáp tín hiệu.

+ Các ống lồng để luồn cáp được nối với nhau bằng ren. Khi nối hoặc chia nhánh dây

dẫn, dây cáp phải dùng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.

- Các đường dây cáp sử dụng cho thiết bị tự động hóa, thông tin tín hiệu.

- Thiết bị lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cháy nổ cấp Z0 và Z1 phải là loại phòng nổ.

- Phải có hệ thống chống sét đánh thẳng cho các hạng mục xây dựng trong cửa hàng.

Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có trị số điện trở nối đất không vượt quá 10 Ω.

Chiều cao của kim thu sét phải đảm bảo cho van thở nằm hoàn toàn trong vùng bảo

vệ của kim thu sét. Trường hợp các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ

chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van

thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế. Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất

là 5m.

- Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn

nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống

tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10 Ω.

- Tại các vị trí nhập xăng dầu phải có thiết bị nối đất chống tĩnh điện dùng để tiếp địa

cho phương tiện khi nhập xăng dầu vào bể chứa.

- Hệ thống nối đất an toàn phải có trị số điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả

các phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối đất

an toàn.

+ Hệ thống nối đất này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5 m

(khoảng cách trong đất).

+ Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng

yêu cầu trị số điện trở nối đất không vượt quá 1 Ω.

- Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định hiện

hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu.

k. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

- Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy ở các vị trí dễ

thấy, có biển cấm lửa và hiệu lệnh báo cháy.

- Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu

phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy

và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo

quy định tại quy chuẩn này.

Page 73: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

73

- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của

cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.

- Phải trang bị và bố trí phương tiện, chữa cháy ban đầu tại các vị trí sau đây của cửa hàng:

+ Cột bơm xăng dầu.

+ Vị trí nhập xăng dầu vào bể.

+ Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác.

+ Nơi rửa xe, bảo dưỡng xe.

+ Phòng giao dịch bán hàng, trực bảo vệ.

+ Máy phát điện, trạm biến áp.

- Tại gian hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương

tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định trong TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ

hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.

- Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định:

Tên hạng mục cửa hàng Bình bột

(cái)

Chăn sợi

(cái)

≥ 25 kg ≥ 4 kg

1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2 2 2 4

2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3 1 2 2

3. Cột bơm xăng dầu và vị trí nhập xăng dầu

vào bể chứa

- 2 1

4. Nơi rửa xe, bảo dưỡng xe - 1 (1) -

5. Nơi bán dầu nhờn và sản phẩm khác - 1 (1) 1

6. Phòng giao dịch bán hàng - 1 (1) -

7. Phòng bảo vệ - 1 (1) -

8. Máy phát điện, trạm biến áp 1 2 -

+ Tùy điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy bằng

bình bọt, khí CO2 có tính năng chữa cháy tương đương.

+ Số lượng bình chữa cháy trong ngoặc đơn ( ) là số lượng bình dự trữ. Bình dự trữ

được bố trí thành một cụm riêng bên trong cửa hàng.

+ Tại cửa hàng phải bố trí phương tiện chứa nước phù hợp để thấm ướt chăn sợi chữa

cháy khi dùng.

- Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:

+ Dễ thấy.

+ Dễ lấy sử dụng.

+ Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác.

Page 74: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

74

+ Tránh mưa, nắng và sự phá hủy môi trường.

- Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.

- Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà…Trường

hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến

tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m.

- Trường hợp đặt trên nền và sàn nhà, các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráovà

có thể có giá đỡ chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường

hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc Trong phạm vi

cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chứa cháy rải rác theo từng vị trí

hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện

tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

l. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

- Nước sinh hoạt, nước chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được lấy từ nguồn nước

công cộng, nước ngầm hoặc nước mặt.

- Có thể kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt và nước chữa cháy cho cửa

hàng.

- Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống rãnh thoát

riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc tấm đan nan thép

để tránh tích tụ hơi xăng dầu.

Phải bố trí hố bịt trước khi đấu nối hệ thống rãnh thoát nước thải nhiễm dầu vào hệ

thống thoát nước chung.

- Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được xử lý đáp ứng các quy định tại QCVN

29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng

xăng dầu trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

m. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu

- Sơ đồ và nguyên lý của một hệ thống thu hồi hơi xăng dầu điển hình được mô tả

trong Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chuẩn này.

- Hệ thống thu hồi hơi phải đảm bảo toàn bộ hơi xăng dầu sinh ra trong quá trình

nhập hàng phải được hoàn lưu về xitéc của ô tô.

- Các thiết bị sử dụng trong hệ thống thu hồi hơi phải làm bằng vật liệu chịu xăng dầu

và không cháy.

- Yêu cầu chung đối với hệ thống thu hồi hơi:

+ Hệ thống van thở của các bể chứa phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 10.

+ Họng chờ thu hồi hơi của cửa hàng được lắp đặt độc lập tương ứng với hệ thống

van thở của bể chứa.

Page 75: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

75

+ Các khớp nối nhanh phải đảm bảo yêu cầu chất lượng và độ kín: gioăng cao su phải

là loại chịu dầu, đầu đực và đầu cái của các khớp nối nhanh tại cửa hàng xăng dầu và

trên ôtô xitéc phải đồng bộ.

+ Sau khi lắp đặt hệ thống phải tiến hành thử nghiệm độ kín và kiểm tra chất lượng

của các chi tiết van thở, van chặn, khớp nối nhanh,... của toàn bộ hệ thống.

1.2. Kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình hoạt động.

- Thường xuyên tự kiểm tra các phương tiện chữa cháy được trang bị. Phân công

nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thường trực chữa cháy. Chủ động trong tuyên truyền

về PCCC cho nhân viên làm việc tại cửa hàng. Hàng năm, tổ chức huấn luyện nghiệp

vụ PCCC cho nhân viên cửa hàng theo quy định.

- Thực hiện nghiêm chỉnh, tuyệt đối các quy định đảm bảo an toàn PCCC khi xuất,

nhập xăng, dầu.

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện tại cửa hàng, dây dẫn điện phải đặt trong

ống bảo vệ, có thiết bị bảo vệ tự động, độ chính xác cao. Thiết bị điện phải là loại đề

phòng nổ, đề phòng chập mạch, quá tải xảy ra.

- Niêm yết đầy đủ các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di

động và niêm yết nội quy PCCC rõ ràng, nơi dễ thấy để mọi người đọc được và phải

thường xuyên nhắc nhở khách hàng thực hiện nghiêm.

- Tiến hành đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất chống tĩnh

điện định kỳ hàng năm.

- Phối hợp thực tập phương án chữa cháy tại các cửa hàng xăng dầu, thực hiện tốt các yêu

cầu khác của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH khi được kiểm tra định kỳ hàng năm.

- Tổ chức mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 8-

11-2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Ảnh: Kiểm tra các bể chứa xăng dầu

Page 76: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

76

Thực hiện nghiêm công tác an toàn PCCC tại các cửa hàng xăng dầu, phòng ngừa tốt

cháy, nổ xảy ra là góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên

địa bàn tỉnh nhà.

- Tăng cường công tác kiểm tra quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện

tốt việc sử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động CBCN tại cửa hàng làm tôt công tác

PCCC.

- Phải đảm bảo tuyệt đối thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về kỹ thuật trong vận

hành, xuất nhập xăng dầu và các quy đinh về an toàn trong quá trình bảo quản xăng

dầu.

- Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ các nguồn nhiệt trực tiếp và gián tiếp gây ra

cháy trong kho xăng dầu.

- Đảm bảo tốt công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức lực lượng PCCC cơ

sở, trang bị dầy đủ phương tiện, thường xuyên bổ xung và thực tập phương án chữa

cháy, kết hợp chặt chẽ với lực lượng CSPCCC xử lý kịp thời các tình huống khi có

cháy xảy ra.

- Khi tiến hành sửa chữa phải đảm bảo tốt các phương án bảo vệ và được cơ quan

PCCC quản lý phê duyệt.

2. Biện pháp chữa cháy, CNCH

a) Chữa cháy cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- Nguyên nhân cháy thường gặp:

+ Trong lúc bơm rót, xuất nhập... xăng dầu rơi vãi, hơi xăng dầu lan toả ra xung

quanh gặp nguồn nhiệt gây cháy.

+ Không chống tĩnh điện khi bơm rót, xuất nhập.

+ Vi phạm chế độ sử dụng nguồn nhiệt.

+ Vi phạm chế độ an toàn điện.

+ Hệ thống chống sét không đảm bảo.

- Đặc điểm cháy:

+ Do các bể xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ thường chôn ngầm nên gốc lửa thường

bắt đầu ở miệng bể hoặc van thở.

+ Nếu cháy khi đang nhập, có thể cháy lan ra xe xitéc.

+ Rất dễ nổ nếu cửa hàng xăng dầu có bán cả gas, nhất là bình gas du lịch.

- Biện pháp chữa cháy:

+ Nếu đang bơm rót xăng dầu thì phải lập tức ngừng ngay. Đồng thời đóng các van

trên đường ống tới bể.

+ Trường hợp xe xitéc chở xăng dầu phát cháy thì phải tìm mọi cách khoá van xả và

Page 77: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

77

đưa xe ra khỏi khu vực bể.

Hiện trường vụ cháy cây xăng 2B Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội

+ Trong trường hợp cháy các van thở hoặc cháy trên nắp bể thì thường là cháy nhỏ,

chúng ta có thể dùng chăn chiên, bao tải, vải bạt... nhúng nước phủ lên đồng thời

dùng bình chữa cháy xách tay phun nếu chưa tắt.

+ Khi bị nổ bật nắp bể, tốt nhất là dùng bình bột để chữa cháy, chú ý đề phòng khả

năng cháy lan, ta phun nước làm mát các bể còn lại, tốt nhất là phun dưới dạng

“mưa”.

+ Ta có thể dùng nước chữa cháy nhưng phải phun dưới dạng sương mù.

+ Dùng chăn chiên, bao tải nhúng nước bịt vào nắp bể và van thở của các bể bên cạnh

để hạn chế bay hơi, chống cháy lan.

+ Đối với cửa hàng bán lẻ cả gas thì phải tìm mọi biện pháp để ngăn cháy lan đến khu

để gas. Di chuyển ngay những bình gas du lịch vì đây là loại dễ nổ nhất, phun nước

làm mát kịp thời những bình gas lớn và di chuyển chúng ra nơi an toàn.

b) Chữa cháy phi xăng.

- Việc chữa cháy phuy xăng phải đảm bảo không để phuy đổ xăng dầu ra ngoài. Nếu

xăng dầu chảy tràn và cháy lan, có thể dùng cát rải vào để hạn chế bớt xăng dầu đồng

thời có tác dụng dập tắt đám cháy. Chúng ta cũng có thể đào rãnh để ngăn chặn cháy

lan.

- Khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ, ta khẩn trương dùng các

dụng cụ chữa cháy thô sơ như chăn chiên nhúng nước, dùng các bình bột chữa cháy

phun trực tiếp vào gốc lửa.

Page 78: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

78

- Nếu đám cháy phát triển lớn thì phải nhanh chóng triển khai đội hình chiến đầu sử

dụng bọt để dập tắt đám cháy.

- Nếu có nhiều phuy xăng dầu gần nhau thì phải tiến hành làm mát chống cháy lan,

cháy lớn đồng thời di chuyển các phuy ra vị trí an toàn.

- Khi chữa cháy phuy xăng dầu phải chú ý khả năng nổ, bức xạ nhiệt ảnh hưởng đến

cán bộ chiến sỹ và phương tiện.

c) Chữa cháy xe máy, ôtô.

- Chữa cháy xe máy, ôtô ban đầu chúng ta bình xách tay là tiện nhất, phun trực tiếp vào

gốc lửa. Bằng mọi cách ngăn chặn cháy lan xuống bình nhiên liệu hay xuống nơi chứa

chất dễ cháy (khi xe chở hàng).

- Chú ý phân luồng giao thông, tránh ùn tắc, đám đông hiếu kỳ vây xung quanh đề

phòng trường hợp nổ bình nhiên liệu có thể gây thương vong hoặc xuất hiện đám

cháy mới.

- Kéo xe bị cháy ra xa cây xăng, nhà dân hoặc nhưng nơi có thể cháy lan do nổ bình nhiên

liệu.

- Nếu cháy xe ôtô, đặc biệt là xe chở hàng dễ cháy thì phải triển khai đội hình phun

nước để chữa cháy và phun nước làm mát.

VII. NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN PCCC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY,

CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ

1. Nội dung, yêu cầu riêng khi kiểm tra an toàn PCCC đối với Bệnh viện, cơ sở y tế:

1.1. Giải pháp quy hoạch, bố trí mặt bằng liên quan đến việc bảo đảm an toàn

PCCC

Đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC giữa các hạng mục công trình xây dựng mới

hoặc cải tạo mở rộng trong cơ sở và công trình phụ cận ngoài cơ sở (Quy định tại

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06: 2010/BXD - Bảng E1, phụ lục E.)

Số tầng lớn nhất cho phép đối với công trình độc lập: (QCVN 06:2010/BXD Bảng

H4, Phụ lục H):

- Bệnh viện, cơ sở y tế đến 50 giường, bậc chịu lửa IV, V: 1 tầng

- Trên 50 giường, bậc chịu lửa III: 2 tầng

- Bậc chịu lửa I, II; không phụ thuộc số giường: 09 tầng.

Khu vực dành cho trẻ em phải bố trí từ tầng 5 trở xuống. Khu vực dành cho trẻ em

dưới 7 tuổi phải bố trí từ tầng 2 trở xuống.

Đảm bảo giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố

xảy ra.

1.2. Việc đảm bảo an toàn về PCCC đối với hệ thống điện

Mỗi Bệnh viện, cơ sở y tế phải có hệ thống điện an toàn: có hệ thống bảo vệ tổng

Page 79: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

79

(cầu dao atomat) và thiết bị bảo vệ cho từng thiết bị tiêu thụ điện.

Những nơi có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ cần sử dụng cáp điện, dây dẫn điện loại

chống cháy, khó cháy, các thiết bị chống nổ, chống giật.

Những nơi có nhu cầu bảo vệ ban đêm bằng ánh sáng đèn điện, nơi có máy bơm điện

để chữa cháy thì phải thiết kế hệ thống điện bảo vệ riêng, điện chữa cháy riêng độc

lập với hệ thống điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất.

Những nơi có môi trường nguy hiểm nổ phải dùng loại bóng điện chống nổ.

1.3. Hệ thống điện phục vụ chữa cháy (cấp cho máy bơm chữa cháy, cho các thiết

bị khác phục vụ việc PCCC).

Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt hoặc nguồn

điện dự bị trạm phát điện hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm.

Máy bơm chữa cháy chính chỉ nối với 1 nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên

ngoài dưới 20 lít/giây.

Hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có các aptomat bảo vệ từng bộ phận, khu vực.

Các thiết bị điện phải phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở, của từng bộ

phận trong cơ sở, đảm bảo yêu cầu về thông số kỹ thuật các tiêu chuẩn an toàn về

điện.

Sử dụng thiết bị công nghệ phải thoả mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa tĩnh điện.

Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, thiết bị của cơ sở.

1.4. Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn về PCCC.

Quy định nơi sử dụng lửa trần (như hút thuốc, đun nấu, đốt rác, hàn cắt kim loại, sấy

vật liệu ...) và phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, bố trí phương tiện

dụng cụ chữa cháy phù hợp với việc sử dụng nguồn lửa.

Sử dụng phương tiện dụng cụ không phát sinh ra tia lửa khi làm việc tiếp xúc với vật

liệu dễ cháy.

1.5. Việc bố trí sắp xếp vật tư và các chất cháy đảm bảo an toàn về PCCC và các

giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan.

- Bố trí, sắp xếp hàng hoá, vật tư ở đúng nơi quy định. Hàng hoá vật tư dễ cháy phải

được phân loại theo đúng tính chất cháy, nổ và có cùng biện pháp phòng cháy và

chữa cháy.

Nơi bảo quản hàng hoá, vật tư dễ cháy phải đảm bảo về khoảng cách an toàn, cách ly

với nguồn lửa, nguồn nhiệt và phải có biện pháp ngăn chặn sự cháy lan (từ trong

khuôn viên cơ sở cháy sang và từ ngoài khuôn viên cơ sở cháy vào).

Bố trí vật tư, thiết bị không cháy thành dãy xen lẫn lô dễ cháy để tạo thành khoảng

ngăn cháy lan.

Page 80: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

80

1.6. Các giải pháp về thoát nạn, cứu người.

- Số lối thoát nạn của 1 phòng: Các gian phòng bệnh viện có mặt đồng thời hơn 10

người; gian phòng khám và chữa bệnh có mặt đồng thời hơn 50 người, gian phòng

trong tầm hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn15 người: phải có ≥2 lối thoát

nạn.Phải được bố trí phân tán.

- Cửa ra các phòng: Các phòng trên 15 người phải có hướng mở cửa theo chiều lối

thoát từ trong ra ngoài.

- Cửa trên đường thoát nạn: Mở theo chiều lối thoát từ trong ra ngoài. Trên đường

thoát nạn không được bố trí cửa cuốn, cửa xoay, cửa trượt.

Lối thoát nạn phải đúng kích thước, khoảng cách và số lượng theo yêu cầu tiêu chuẩn

và phù hợp với cấu trúc công trình bệnh viện, cơ sở y tế.

- Chiều rộng thông thủy lối thoát nạn: ≥ 1,2m từ gian phòng khi số người thoát nạn >

15 người; ≥ 0,8m trong các trường hợp còn lại.

- Số lối thoát nạn từ các tầng: ≥ 2. Phải bố trí phân tán.

Các lối ra phải dễ thấy nhất và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng

ký hiệu hướng dẫn.

- Cầu thang bộ trên đường thoát nạn: Đ 3.4 QCVN 06:2010/BXD

+ Chiều rộng bản thang: ≥ 1,2 m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ (trừ tầng 1)

lớn hơn 200 người ≥ 0,9 m đối với các trường hợp còn lại.

+ Chiều rộng chiếu thang Không nhỏ hơn chiều rộng bản thang.

+ Bề rộng mặt bậc thang ≥25 cm; Chiều cao bậc ≤22 cm.

1.7. Việc trang bị phương tiện PCCC

- Trang bị Hệ thống báo cháy tự động đối với: Bệnh viện, nhà điều dưỡngtừ 5 tầng

hoặc khối tích từ 5.000m3; Cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ 50 giường trở lên.

- Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với Bệnh viện từ 3 tầng trở lên..

- Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đối với các bệnh viện.

- Hệ thống chữa cháy tự động: Bệnh viện là nhà khung thép mái tôn có diện tích từ

800m2; Nhà cao từ 25m.

Bố trí phương tiện cứu người, dụng cụ phá dỡ, dụng cụ chữa cháy đủ về số lượng,

đúng chủng loại, thuận tiện cho việc sử dụng.

Có chế độ thường xuyên kiểm tra về chất lương của các phương tiện, dụng cụ chưa

cháy (lập sổ theo dõi, định kỳ kiểm tra theo quy định...), có chế độ bảo quản, bảo

dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC.

Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải được bảo quản theo yêu cầu thường trực sẵn

sàng chữa cháy.

Page 81: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

81

Không sử dụng phương tiện, dụng cụ PCCC vào mục đích khác.

1.8. Nguồn nước chữa cháy

Phải bố trí nguồn nước chữa cháy tại Bệnh viện. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải

đảm bảo cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà. Đảm bảo yêu cầu về áp lực và

lưu lượng nước cho công tác chữa cháy.

Phải đảm bảo nguồn nước dự phòng cho công tác chữa cháy tại cơ sở, lượng nước

cần để dự trữ chữa cháy trong 3 giờ.

1.9. Đường giao thông phục vụ chữa cháy

Đường cho xe chữa cháy bên ngoài phải đảm bảo: Chạy dọc theo 2 phía nhà, khi

chiều rộng nhà > 18m.

Chiều rộng cho xe chữa cháy hoạt động > 3,5m.

Những điểm xe chữa cháy đi xuyên qua phải có chiều cao >4,25m.

Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà Trong khoảng 5 - 8 m không

được bố trí tường ngăn, đường dây tải điện, trồng cây thành hàng.

2. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

2.1. Cứu người bị nạn

Khi được chỉ huy chữa cháy giao nhiệm vụ cứu người bị nạn, trong tất cả các

trường hợp cần phải có sự tham gia của nhân viên y tế, đặc biệt khi tiến hành di

chuyển người bị nạn từ các nhà hộ sinh, khu điều trị bệnh lây, bệnh nhân điều trị

bệnh tâm thần, khu vực có các bệnh nhân sau phẫu thuật…

Trong các trường hợp này phương pháp và biện pháp cứu người sẽ được tính toán

và hướng dẫn của các nhân viên y tế. Việc di chuyển những bệnh nhân lây nhiễm

và những bệnh nhân nằm trên cáng, sẽ được thực hiện bởi các nhân viên y tế, các

chiến sỹ thuộc lực lượng chữa cháy sử dụng các phương tiện thích hợp giúp đỡ khi

đưa họ từ trên cao xuống theo thang chữa cháy và thực hiện một số công việc

khác.

Thứ tự ưu tiên khi cứu nạn đó là các bệnh nhân mang trọng bệnh, khi di chuyển

những bệnh nhân này cần phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ (có thể di chuyển cả giường

bệnh hoặc đặt trên cáng đúng cách để đưa ra nơi an toàn). Khi công việc thoát nạn

tiến hành theo nhiều hướng thì Tiểu đội trưởng tiểu đội chữa cháy cần giao nhiệm vụ

cho những cá nhân có trách nhiệm hướng dẫn thoát nạn trên mỗi hướng đó. Công

việc thoát nạn chỉ được dừng lại khi đã kiểm tra cẩn thận tất cả các phòng trong khu

vực đám cháy, đường, lối thoát nạn, đồng thời nhân viên của bệnh viện khẳng định

toàn bộ bệnh nhân đã ra nơi an toàn. Song song với việc chỉ huy công tác thoát nạn,

chỉ huy chữa cháy tổ chức triển khai các hoạt động để khoanh vùng và dập tắt đám

Page 82: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

82

cháy.

2.2. Các phương pháp, biện pháp chữa cháy:

a) Chữa cháy bệnh viện cần chú ý:

Khi dập tắt đám cháy trong bệnh viện thường sử dụng các loại chất chữa cháy khác

nhau. Nước và dung dịch nước với chất tăng khả năng thẩm thấu được sử dụng để

dập các đám cháy trong các buồng bệnh nhân, phòng làm việc của các bác sỹ, hành

lang…. Bọt hòa không khí được sử dụng khi dập tắt đám cháy trong kho thuốc,

phòng cấp phát thuốc, phòng chụp chiếu X-Quang, phòng điều trị...

Người được phân công nhiệm vụ di chuyển bệnh nhân ra nơi an toàn phải phối hợp

nhịp nhàng với nhân viên của bệnh viện, tuân thủ những nguyên tắc và hướng dẫn của

nhân viên y tế trong quá trình di chuyển bệnh nhân. Đồng thời các chiến sỹ trong tiểu

đội có thể đề xuất thực hiện những biện pháp cụ thể để khi đường và lối thoát nạn bị đe

dọa bởi khói và lửa (như sử dụng các lăng phun mưa để làm mát, ngăn chặn khói bảo

vệ đường và lối thoát nạn).

Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết

bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn

những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát

khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám

cháy, kết hợp phun mưa để làm mát người trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát cấu

kiện xây dựng.

Ảnh. Tập huấn nghiệp vụ PCCC cho cán bộ công nhân viên Bệnh viện

Page 83: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

83

Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn.

Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở

hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

b) Các biện pháp kỹ thuật an toàn

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc an toàn khi thực hiện các nhiệm vụ

Khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa để trinh sát đám cháy cần thiết có các thiết bị bảo

vệ như quần áo cách nhiệt, mặt nạ phòng chống khói, khí độc, đặc biệt khi cháy xảy

ra ….

Cần phán đoán được nguy cơ sụp đổ các cấu kiện xây dựng hoặc tình huống cháy

thay đổi đột ngột.

Phải triển khai lăng phun để bảo vệ các lực lượng huy động vào khu vực chữa cháy

và các khu vực lân cận để di chuyển hiện vật tài sản quý.

Page 84: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

84

PHẦN V:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC hÀNH VI VI PHẠM HÀNH

CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PCCC

(Quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn

xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng chống bạo lực gia đình)

I. XỬ PHẠT TRONG VIỆC BAN HÀNH, PHỔ BIẾN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIÊN

QUY ĐỊNH, NỘI QUY VỀ PCCC (ĐIỀU 27).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong

những hành vi sau đây:

a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về

phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;

c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và

chữa cháy không đúng quy cách.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau

đây:

a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy

và chữa cháy;

b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền;

c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người

trong phạm vi quản lý của mình;

d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội

dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm

yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có

quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng trái với các văn bản quy phạm

pháp luật của Nhà nước.

Page 85: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

85

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1

Điều này.

II. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN PCCC (ĐIỀU 28).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi

không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa

cháy.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau

đây:

a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và

chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

b) Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và

chữa cháy;

c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy

của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có

thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở

được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào

hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã

đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và

chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh

theo quy định.

5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3 và

Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt

trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Page 86: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

86

III. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN

TOÀN PCCC (ĐIỀU 29).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong

những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy;

b) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa

cháy;

c) Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và

chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ

sở.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ

quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy.

3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản

2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

IV. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PCCC TRONG SỬ DỤNG NGUỒN

LỬA, NGUỒN NHIỆT, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SINH LỬA, SINH NHIỆT

(ĐIỀU 33).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử

dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử

dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo

khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh

nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;

b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa

cháy theo quy định.

Page 87: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

87

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 và

Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt

trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

V. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THOÁT NẠN TRONG PCCC (ĐIỀU 38).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi

thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, không lắp gương trong cầu

thang thoát nạn.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau

đây:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản

trở lối thoát nạn;

b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên

lối thoát nạn;

c) Không lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định;

b) Không có thiết bị thông gió, thoát khói theo quy định cho lối thoát nạn;

c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có không đủ độ sáng

theo quy định hoặc không có tác dụng;

d) Thiết kế, xây dựng cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ số

lượng, diện tích, chiều rộng hoặc không đúng theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khóa, chèn, chặn

cửa thoát nạn.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác

dụng của lối thoát nạn.

VI. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÔNG TIN BÁO CHÁY ( ĐIỀU 40).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi

không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dụng.

Page 88: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

88

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau

đây:

a) Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định;

b) Báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Báo cháy giả;

b) Không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy;

c) Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc đối

với thiết bị tiếp nhận thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa

cháy khi đã có yêu cầu bằng văn bản.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 và

Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt

trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

VII. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ, BẢO QUẢN VÀ SỬ

DỤNG PHƯƠNG TIỆN PCCC (ĐIỀU 41).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi

làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau

đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định

kỳ;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ

theo quy định;

c) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ

giới theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

Page 89: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

89

a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm

định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy

hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định;

c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích

khác;

d) Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định;

đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết

kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ

giới chuyên dùng để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình theo quy

định;

b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị,

lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4

Điều này.

VIII. XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TẠI

GIA ĐÌNH (ĐIỀU 47).

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định

an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây

thiệt hại dưới 25.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000

đồng đến 50.000.000 đồng.

Page 90: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

90

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên

50.000.000 đồng.

IX. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC ĐỂ XẢY RA CHÁY

NỔ (ĐIỀU 48).

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an

toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000

đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 2.000.000

đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 10.000.000

đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra

cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi do thiếu trách

nhiệm để xảy ra cháy, nổ.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra

cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng.

Page 91: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

91

PHẦN VI: MỘT SỐ CÁC BIỂU MẪU VỀ PCCC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số PC14

Ban hành kèm theo

Thông tư

số 66/2014/TT-BCA

ngày 16/12/2014

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

(Huấn luyện lần đầu: Cấp lại: )

Kính gửi:…………..…………… (1)…………………..……………..

Tên tôi là: ………………………..…….........................................….…...…..

Ngày, tháng, năm sinh:……................................................................………..

Số CMND/Hộ chiếu:…….............…… Ngày cấp:….….................................

Nơi cấp: ...........................................................................................................

Nghề Nghiệp: …………...................................................................................

Nơi làm việc/thường trú:………………….......................................................

Số điện thoại: ………………………………....................................................

Tôi xin đăng ký tham dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

do quý cơ quan tổ chức.

Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức của lớp học./.

.........., ngày...... tháng...... năm......

Người đăng ký

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chi chú: (1) Ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức lớp huấn luyện.

Page 92: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

92

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số PC17

Ban hành kèm theo Thông tư

số 66/2014/TT-BCA

ngày 16/12/2014

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Kính gửi:...................................................................................

Tên tổ chức/cá nhân: .......................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Điện thoại:............................................... Email: ...........................................

Đăng ký kinh doanh số...... ngày...... tháng...... năm......... tại ........................

Họ tên người đại diện theo pháp luật:.............................................................

Chức danh:......................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu số:.......................................... cấp ngày....../....../..........

Đề nghị Quý cơ quan kiểm định và cấp “Giấy chứng nhận kiểm định phương

tiện phòng cháy và chữa cháy’’ cho phương tiện/lô phương tiện ghi tại bảng thống kê

kèm theo./.

.........., ngày....... tháng....... năm........

............ (1) ............

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chức danh của người làm đơn.

Page 93: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

93

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số PC02

Ban hành kèm theo Thông tư

số 66/2014/TT-BCA

ngày 16/12/2014

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Kính gửi:….......................................................................

Tên chủ phương tiện: ………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Điện thoại:…..................................Fax: ......................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…........ngày…tháng….năm ...........

Đăng ký kinh doanh số….....ngày….....tháng…..năm ................................

tại .................................................................................................................

Số tài khoản…....................................tại ngân hàng ...................................

Họ tên người đại diện theo pháp luật: .........................................................

Chức danh: ..................................................................................................

CMND/Hộ chiếu số:…..................do:……………cấp ngày..../…..../….....

Hộ khẩu thường trú .....................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy

hiểm về cháy, nổ” cho phương tiện…..................BKS/Ký hiệu: .......................

được vận chuyển loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang….....

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này bảo đảm an toàn để tham gia giao

thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển chất, hàng nguy

hiểm về cháy, nổ.

... , ngày… tháng… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Page 94: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

94

DANH MỤC CHẤT, HÀNG

NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN

STT TÊN HÀNG KÝ HIỆU LOẠI GHI CHÚ

Page 95: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

95

….… (1) …..…

……. (2) ..……

Số:….…/TB-..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số PC06

Ban hành kèm theo Thông tư

số 66/2014/TT-BCA

ngày 16/12/2014

THÔNG BÁO

Về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Kính gửi: ….................................................................……. (3)

Tôi là: ......................................................................................................... (4)

Chức vụ: .....................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu: …….., ngày cấp: ………nơi cấp: ............................

Đại diện cho: ……………………….....................................……….……

Địa chỉ: ………….………..........……................................…..…………

Điện thoại:............................ Fax: ..............................................................

Cam kết đã bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định

tại (5)......................................................................................đối với (6)....................

..................................., có các tài liệu gửi kèm như sau:

1. …(7)

2. …

Kể từ ngày ….. tháng .... năm .... (8)...................chính thức đi vào hoạt động.

Tôi xin cam kết các nội dung nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm tổ chức duy

trì liên tục các điều kiện trên, thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay

đổi có liên quan đến các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, nếu sai tôi

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ......................;

- Lưu:................;

...., ngày .... tháng .... năm......

..................(9) ..................

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có); (2) Tên cơ quan, tổ chức thực hiện

thông báo; (3) Ghi tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương nơi quản lý

cơ sở (phương tiện) tiếp nhận thông báo; (4) Người đứng đầu cơ sở/chủ phương tiện

hoặc người được ủy quyền hợp pháp;(5) Ghi Điều 6 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày

31/7/2014 đối với cơ sở hoặc Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày

31/7/2014 đối với phương tiện giao thông cơ giới; (6) Ghi tên cơ sở (tên hoặc ký hiệu

phương tiện giao thông) phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

theo cam kết;(7) Liệt kê các tài liệu gửi kèm theo; (8) Tên cơ sở (tên hoặc ký hiệu phương

tiện giao thông cơ giới); (9) Chức danh người ký thông báo.

Page 96: Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH · tình hình cháy trên cả nước trong thời gian qua vẫn có những diễn biến phức tạp, có

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CN,CH

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001.

2. Luật số 40/2013/QH13. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC.

3. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính.

4. Nghị định 79/2014/NĐCP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

5. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội;

Phòng cháy và chữa cháy; Phòng chống bạo lực gia đình.

6. Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 Quy định chi tiết thi hành một

số điều của Nghị định số 79/2014/NĐCP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Phòng cháy và chữa cháy

7. Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

cho nhà và công trình.

8. Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết

kế

9. Tiêu chuẩn TCNV 6161-1996: PCCC chợ và Trung tâm thương mại – Yêu

cầu thiết kế

10. Tiêu chuẩn TCVN 6233-2011: Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng – Yêu cầu

chung về an toàn

11. Tiêu chuẩn TCVN 4530-1998: Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế

12. Bộ thủ tục hành chính về PCCC – Cổng thông tin điện tử Cảnh sát PC&CC

TP Hà Nội, http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/