208
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ---------o0o--------- LÊ SỸ LI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN BIỆN PHÁP KỸ THUT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TRÊN ĐẤT RUNG MT VLÚA TẠI TNH BC KN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2008

Tailieu.vncty.com nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com/index.php

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

---------o0o---------

LÊ SỸ LỢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY

TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2008

Page 2: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

---------o0o---------

LÊ SỸ LỢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY

TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 62 62 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Viết

THÁI NGUYÊN - 2008

Page 3: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây khoai tây (Solanum Tuberosum.L) là cây lương thực của nhiều nước

châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật,

2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô trong đó có 80 - 85% là tinh bột,

3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn

Văn Thắng và cs, 1996)[23], [40]. Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một

đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn lúa nước 1,3 lần và

cao hơn ngô 2,2 lần (Leviel, 1986)[163].

Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 - 120 tấn/ha. Tuy nhiên

sự biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz

et al., 2001)[69] do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố từ bên ngoài.

Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 - 17

0C; ánh

sáng ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giai đoạn củ hình

thành thì cây lại yêu cầu sánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi

theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần là

60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ đất phải đạt 80%. Để đạt được năng suất cao,

khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha thích

hợp với cây khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005)[7].

Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng

20 - 300C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng phát triển. Mặt khác, diện tích

đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là điều

kiện thuận lợi cho phát triển và mở rộng sản xuất loại cây trồng này. Trong những

năm gần đây diện tích khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập

trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002)[3]. Do những ưu

điểm của cây trồng này, nhà nước có chủ trương mở rộng diện tích ra các vùng

sinh thái phù hợp. Tuy nhiên, do quỹ đất canh tác nông nghiệp ở đồng bằng thấp,

Page 4: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

cùng với sức ép của việc đô thị hoá và công nghiệp hoá nên việc mở rộng diện

tích khoai tây ở đồng bằng có nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề đó, việc khai

thác hợp lý nguồn tài nguyên đất đai ở miền núi trong đó có mở rộng diện tích

khoai tây được coi là hướng phát triển chiến lược và bền vững trong tương lai.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm

2006 thấp với 337,2 nghìn đồng/tháng, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ có 162,5

nghìn đồng/tháng, bình quân lương thực là 289,4 kg thóc/người/năm (Cục thống

kê tỉnh Bắc Kạn, 2006)[5]. Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói

nghèo rất cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm (Sở Lao động và

TBXH)[27]. Thực tế Bắc Kạn có diện tích đất ruộng khá lớn: 13.273 ha (Sở

NN&PTNT Bắc Kạn, 2006)[28], tuy nhiên hầu hết chỉ được cấy một vụ lúa Mùa,

diện tích đất bỏ hoá trong vụ Đông (12.333 ha) và vụ Xuân (4.964 ha) rất phổ

biến. Trong khi lực lượng lao động địa phương dư thừa, điều kiện thời tiết khí hậu

khá thuận lợi cho nhiều cây trồng như ngô, khoai tây, đậu đỗ….. sinh trưởng, phát

triển thì việc việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là mở rộng diện tích cây

vụ Đông là một trong những giải pháp cần được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng

cao thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu ở

Bắc Kạn rất phù hợp với sinh trưởng của cây khoai tây với nhiệt độ bình quân từ

14,3 – 28,30C; lượng mưa từ 0,3 – 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 77 – 89%.

Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ Đông

và khẳng định được vị thế của mình nhưng việc mở rộng diện tích còn chậm. Một

số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, các

giống khoai tây chủ yếu đang trồng đã bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao

khoảng 53,2% đến 59%; trình độ canh tác của nông dân thấp, chưa có quy trình

kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc biệt là trên đất ruộng một vụ lúa của

địa phương. Để mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa, vấn đề cấp

thiết là phải có bộ giống cho năng suất cao, ổn định và biện pháp kỹ thuật phù hợp.

Page 5: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm

sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất

ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn

chế năng suất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn.

2- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào sản

xuất thay thế giống cũ đã thoái hóa.

3- Xác định các biện pháp kỹ thuật trồng chủ yếu nhằm tăng năng suất

khoai tây vụ Đông và sản xuất khoai tây củ giống vụ Xuân. Trên cơ sở đó bổ sung

và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật thâm canh khoai ở tỉnh Bắc Kạn góp phần mở

rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa.

4- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng trong 7 giống

khoai tây Hà Lan nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ Đông và vụ Xuân

trên đất ruộng 1 vụ tại tỉnh Bắc Kạn.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong

điều kiện vụ Đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun tạo vồng.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây trong điều

kiện vụ Xuân bao gồm thí nghiệm về mật độ, thời vụ, phân bón, vun tạo vồng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật

sản xuất khoai tây bố trí tại xã Bằng Phúc huyện Chợ Đồn. Mô hình sản xuất thử

Page 6: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

xây dựng tại xã Bằng Phúc và xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn; xã Yên Đĩnh,

huyện Chợ Mới; xã Tú Trĩ và xã Khuổi Lừa huyện Bạch Thông. Kết quả nghiên

cứu áp dụng cho sản xuất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1- Đánh giá khả năng thích ứng của các giống khoai tây trong điều kiện sinh

thái (khí hậu và đất đai) nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp

theo đối với khoai tây ở Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.

2- Bước đầu xác định và bổ sung cứ liệu khoa học để lựa chọn giống khoai

tây phù hợp và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện

vụ Đông và sản xuất củ khoai tây giống trong điều kiện vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn.

3- Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp

kỹ thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh

khoai tây tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

4- Kết quả nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây trong

điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn là tài liệu để các nhà nghiên cứu,

sinh viên ngành nông nghiệp truy cứu và tham khảo.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1- Xác định một số giống khoai tây có triển vọng cho năng suất cao và chất

lượng tốt trồng trong vụ Đông trên đất ruộng một vụ nhằm thay đổi giống cũ đã

thoái hóa và làm phong phú thêm bộ giống khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn.

2- Lần đầu tiên đưa khoai tây vụ Xuân vào cơ cấu cây trồng ở tỉnh bắc Kạn

nhằm cung cấp đủ giống trồng cho vụ Đông, hạ giá thành củ giống, tạo cho người

nông dân có tập quán quen dần với các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ Xuân.

3- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh khoai tây cho người dân thông

qua việc đưa quy trình kỹ thuật thâm canh để thúc đẩy mở rộng diện tích trồng

khoai tây trên đất ruộng một vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho

người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Page 7: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY KHOAI TÂY

1.1.1. Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây

Cây khoai tây (họ Solanaceae, loại Solanum L., loài Solanum tuberosum

L.) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc dãy núi Andes (nam châu Mỹ) ở độ

cao 2000 – 5000 mét. Người Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện ra cây khoai tây

khi họ đặt chân lên thung lũng Magdalenna (Nam Mỹ) của người bản xứ chạy

trốn, họ đã tìm thấy cây đậu, ngô và khoai tây. Lúc đó người ta gọi khoai tây là

Truffles vì hoa có màu sặc sỡ (Salaman, 1949)[130].

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây

khoai tây có từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Thời kỳ người Tây Ban Nha

chinh phục châu Mỹ thế kỷ 16, nông dân đã trồng hàng trăm giống khoai tây dọc

miền núi, bây giờ là Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru (Horton,

1987)[91]. Ngày nay người da đỏ ở vùng Titicaca (nam Peru, bắc Bolivia) vẫn

còn trồng những giống khoai tây khởi thủy (Ducreux, 1989)[162].

Khoai tây được bán đầu tiên ở Seville năm 1573 do những thủy thủ người

Tây Ban Nha mang chúng đến, từ đó khoai tây lan truyền khắp châu Âu. Nước

Anh trồng khoai tây rất sớm, từ năm 1590 do thuyền trưởng người Anh trên tầu

buôn Tây Ban Nha đem củ giống về. Khoảng năm 1600, diện tích trồng khoai tây

mở rộng sang Italia rồi Đức, trong vòng một trăm năm sau khoai tây đã có mặt ở

hầu hết các nước châu Âu và trồng rộng rãi vào những năm 1800.

Vào thế kỷ 17, những nhà truyền giáo người Anh đã đưa khoai tây đến

nhiều vùng thuộc châu Á. Thế kỷ 19 những nhà truyền đạo người Bỉ cũng giới

thiệu khoai tây tại Công Gô. Tuy nhiên, việc sử dụng khoai tây làm lương thực ở

các nước nhiệt đới vẫn còn hạn chế vì những khó khăn cố hữu trong sản xuất và

bảo quản khoai tây ở vùng thấp.

Page 8: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Hiện nay cây khoai tây được trồng rất rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ

600 vĩ Bắc đến 53

0 vĩ Nam.

1.1.2. Một số nghiên cứu về giá trị dinh dƣỡng của cây khoai tây

Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh

dưỡng cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng (Leviel,

1986)[163]. Sử dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein,

3% năng lượng, 10% sắt, 10% vitamin B1 và 20 – 50% nhu cầu vitamin C cho

một người trong một ngày đêm (Beukema et al., 1990; Horton, 1987)[65], [91].

Khi xem xét các cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới (từ 300

vĩ Bắc đến 300

Nam) Vander Zaag, (1976)[148] cho rằng, cây khoai tây sinh lợi hơn bất cứ cây

trồng nào khác vì nó cho năng suất năng lượng và năng suất protein cao nhất.

Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lƣợng của một số cây lƣơng thực

Loại cây

trồng Kcal/100 g NS năng lƣợng

(kcal/ngày/ha)

Tỷ lệ protein

(%)

NS protein

(kg/ngày/ha)

Khoai tây 90,82 48,64 2,0 1,1

Sắn 185,87 45,12 0,7 0,2

Khoai lang 138,30 48,93 1,5 0,5

Đậu đỗ 400,24 11,72 22,0 0,6

Lúa 420,90 35,10 7,0 0,6

Ngô 138,91 38,97 9,5 0,8

(Nguồn: Vander Zaag, 1976)[148]

Ngoài việc dùng khoai tây làm lương thực và thực phẩm, các nước phát

triển sử dụng khoai tây làm thức ăn cho gia súc, hàng năm ở Pháp sử dụng từ 1

đến 1,4 triệu tấn khoai tây cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng

nhiều trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ (ván ép), giấy, đặc biệt trong công nghiệp

sản xuất axit hữu cơ như axit lactic, axit xitric; các dung môi hữu cơ như etanol,

butanol, xeton...

Page 9: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

1.1.3. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của khoai tây

1.1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ

gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai tây. Tổng

nhu cầu nhiệt độ cho khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ 16000C đến

18000C. Yếu tố chính để khoai tây có thể phát triển rộng khắp thế giới là lựa chọn

được nhiều vùng có nhiệt độ gieo trồng thích hợp (Beukema et al., 1990)[65].

Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, khoai tây có thể thích ứng được với biên

độ nhiệt độ từ 10 đến 250C, rộng hơn giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Nhiều kết

quả nghiên cứu đã xác định, nhiệt độ không khí thích hợp cho phát triển thân lá

khoai tây là 180C đến 20

0C. Nhiệt độ cao quá 25

0C thân lá dài ra, lá nhỏ đi, khả

năng quang hợp giảm rõ rệt (Horton, 1987)[91].

Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây khoai tây chịu nóng kém. Khi thân củ

bắt đầu hình thành và phát triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp, nhiệt độ không khí

thích hợp nhất cho thân củ phát triển là 180C đến 19

0C (nhiệt độ đất là 16

0C -

170C). Nhiệt độ từ 20

0C trở lên thì quá trình làm củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm,

nhiệt độ lớn hơn 250C hạn chế sự hình thành củ. Khi nhiệt độ vượt quá 25

0C thì

hiệu suất quang hợp giảm, nhiệt độ lên tới 290C – 30

0C hô hấp tăng, dẫn tới tiêu

hao chất hữu cơ trong củ, làm giảm năng suất khoai tây và chỉ số thu hoạch

(Horton, 1987)[91]. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây hiện tượng “thoái hóa do khí

hậu” dẫn đến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau (Van Dam

et al., 1995)[146].

Thí nghiệm của Kunkel et al., (1987)[103] về ảnh hưởng của nhiệt độ đến

sự thoái hóa giống khoai tây cho biết: Ở nhiệt độ 20 – 210C có 20% củ bị thoái

hóa, nhiệt độ 240C có 50% củ bị thoái hóa và trên 25

0C có 75% củ bị thoái hóa.

Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến sự thoái hóa giống sinh lý, mà còn thuận

lợi cho sự phát triển của nhiều loại rệp truyền bệnh virus cho khoai tây. Đây là

nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa giống bệnh lý và giảm năng suất.

Page 10: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong

điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 – 200C,

thân củ phát triển là 18 – 190C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết

rét, còn nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virus phát

triển mạnh. Để nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để

có thời vụ thích hợp với từng vùng, đặc biệt là vụ Xuân ở miền bắc Việt Nam.

1.1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng

Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp

thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô

của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và

năng suất khoai tây là từ 20.000 – 50.000 lux (Allen et al., 1980)[58]. Trong điều

kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và không xuất hiện

sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do khả

năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag et

al., 1987)[138], [149].

Độ dài chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát dục của

cây khoai tây (ra hoa, đậu quả và kết hạt). Thời kỳ từ cây con đến hình thành củ,

đòi hỏi ánh sáng ngày dài để tiến hành quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, khi củ

bắt đầu hình thành cần thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Điều kiện chiếu sáng ngày

ngắn ở giai đoạn mọc mầm và nhiệt độ cao trong suốt thời gian sinh trưởng sẽ rút

ngắn thời gian sinh trưởng của khoai tây (Kooman, P.L, 2001)[100].

Quang chu kỳ thích hợp cho sự hình thành năng suất khoai tây phụ thuộc

vào nhiệt độ và giống. Các giống thuộc loài ssp.andigena chỉ hình thành củ trong

điều kiện chiếu sáng ngày ngắn. Trong điều kiện nhiệt độ thấp cần thời gian chiếu

sáng 12 – 14 giờ, còn trong điều kiện nhiệt độ cao thì thời gian chiếu sáng trong

ngày cần ngắn hơn. Các giống thuộc loài ssp.tuberosum có khả năng tạo củ dưới

điều kiện quang chu kỳ dài hơn.

Page 11: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

Các giống thuộc loài ssp.tuberosum, đặc biệt là giống chín sớm có thể phát

triển kém ở điều kiện nhiệt đới có ánh sáng ngày ngắn vì chúng hình thành củ

sớm hơn, thân lá phát triển kém, quang hợp kém nên năng suất thấp (Manrique,

1993)[109]. Kết quả nhiều thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ củ to tương quan thuận với

số giờ chiếu sáng trong ngày, vì củ lớn nhanh trong điều kiện ngày dài. Ở vùng

nhiệt đới có độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn nên năng suất của tất cả các giống

khoai tây đều giảm so với khi chúng được trồng ở các nước ôn đới (Horton,

1987)[91].

Như vậy, chọn giống khoai tây cho vùng nhiệt đới có quang chu kỳ ngắn là

phụ thuộc vào nhiệt độ của vùng. Ở vĩ độ cao, giống thuộc ssp.andigena có thể

phù hợp, vì dưới điều kiện ngày ngắn và nhiệt độ thấp các giống thuộc loài này

vẫn hình thành củ. Ở vùng nhiệt đới ấm và vĩ độ thấp hơn, các giống thuộc loài

ssp.andigena sẽ hình thành củ kém mặc dù trong điều kiện ngày ngắn, các giống

thuộc loài ssp.tuberosum khả quan hơn. Tuy nhiên ánh sáng ngày ngắn vẫn là yếu

tố hạn chế năng suất khoai tây ở vùng này.

1.1.3.3. Yêu cầu về nước

Trong quá trình sinh trưởng khoai tây cần rất nhiều nước (Salter et al.,

1967; Van Loon, 1981)[132], [152]. Để tạo ra 100 kg củ khoai tây cần 12 -15 m3

nước, để đạt được năng suất củ từ 19 - 33 tấn/ha, mỗi hecta khoai tây cần 2800

đến 2900 m3 nước (Ngô Đức Thiệu và cs, 1978)[42]. Giai đoạn trước khi hình

thành củ đòi hỏi ẩm độ đất khoảng 60%, giai đoạn hình thành củ là 80%. Nếu

thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm rõ rệt cụ thể: Ẩm độ đất

là 60% thì năng suất giảm 4,3%; ẩm độ đất còn 40%, năng suất giảm 33,9%;

không tưới năng suất giảm 63% (Tạ Thị Thu Cúc, 1979)[4].

Khoai tây được trồng bằng củ nên khi phát triển không hình thành rễ chính

mà chỉ có các rễ phụ thưa thớt. Phần lớn rễ tập trung ở tầng đất mặt nên khả năng

hút nước của cây không lớn. Gặp điều kiện khô hạn khoai tây rất dễ bị thiếu nước

và phát triển kém (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Khô hạn làm giảm diện tích lá,

Page 12: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

nếu hạn dài thì chiều cao cây, độ che phủ đất cũng thấp hơn (Ojala et al.,

1990)[119]. Giống chín sớm ít bị ảnh hưởng hơn giống chín muộn, điều này có

thể do giai đoạn khủng hoảng nước của giống chín sớm ngắn hơn, các lá xuất

hiện và chết sớm hơn nên giai đoạn trải lá (giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước)

có thể xuất hiện trước thời kỳ khô hạn (Deblonde et al., 2001)[74].

Nghiên cứu của Deblonde et al., (1999)[73] chỉ rõ, năng suất và yếu tố cấu

thành năng suất bị tác động mạnh bởi tổng lượng nước tưới. Tuy nhiên tác động

của hạn đến cây trồng phụ thuộc vào thời gian, giai đoạn và mức độ nghiêm trọng

của khô hạn (Jefferies, 1995)[95]. Hạn thường tác động mạnh ở 3 giai đoạn: sinh

trưởng, phình to củ và chín. Thiếu nước ở giai đoạn cuối của thời gian sinh

trưởng dinh dưỡng làm cho khoai tây có năng suất thấp nhất, thiếu nước ở giai

đoạn chín thì củ khoai tây lại to nhất (Fabeiro et al., 2001)[78].

Nhiều thí nghiệm đã chứng minh, thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng thì củ

rất nhỏ nhưng số lượng củ/cây nhiều. Khô hạn bắt đầu vào giai đoạn phình to củ

làm cho giai đoạn hình thành củ kéo dài hơn, nhưng lại giảm số lượng củ, sinh

trưởng và năng suất (Haverkort et al., 1991)[85]. Thiếu nước ở giai đoạn chín

sinh lý, có thể tăng lượng chất khô mà khoai tây có thể tích lũy được ở trong củ

(Caldiz et al., 2000)[67].

Nghiên cứu của Iqbal et al., (1999)[94] cũng cho kết quả là, hạn xuất hiện

vào giai đoạn chín làm giảm năng suất ít nhất, xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng mạnh

nhất đến năng suất, tiếp theo là giai đoạn hình thành củ. Điều đó được Kashyap et

al., (2003)[98] giải thích rằng, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước

là ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nên thiếu nước ở giai đoạn này ảnh hưởng

đến năng suất năng suất mạnh nhất.

Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của

cây khoai tây. Thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều

nhất đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam, vụ Đông

Page 13: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

thường có lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần nghiên

cứu chế độ tưới nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể.

1.1.3.4. Yêu cầu về đất đai, dinh dưỡng của khoai tây

Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu

hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình

thành củ phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là

thích hợp với cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát

triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm

lượng tinh bột trong củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh

trưởng, phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ vụ này sang

vụ khác trong nhiều năm trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005)[7].

Khoai tây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Với năng suất bình

quân 260 tạ củ/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 106 N, 40 P2O5, 171 K2O, 63 kg

CaO, 40 kg MgO (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Rasco et al., (1994)[125] cũng

kết luận rằng, năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và khả

năng cung cấp của con người. Trong hầu hết các trường hợp có sự tương quan

giữa khối lượng chất khô và nồng độ N, P, K. Tuy nhiên mỗi nguyên tố dinh

dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây theo góc

độ khác nhau.

* Vai trò của đạm: Khoai tây là một trong những cây trồng cần rất nhiều

đạm (Singh, 1995; Veeranna et al., 1997)[136], [155]. Đạm là yếu tố hạn chế đến

năng suất khoai tây ở nhiều nơi trên thế giới. Bón đạm làm tăng tuổi thọ tán lá là

do cây khoai tây tiếp tục sinh ra lá mới nhiều hơn việc kéo dài tuổi thọ của từng lá

Firman et al., (1995)[81]. Đạm làm tăng diện tích lá, do đó làm tăng lượng ánh

sáng mà cây có thể hấp thu được, tăng lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận khác

nhau của cây (Addiscott et al., 1992)[57]. Điều đó làm tăng năng suất là số lượng

củ hình thành (Kotsyuk, 1995)[102], và sự phình to củ (Martin, 1995)[110].

Page 14: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

Ðạm không chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển của lá và cây trồng, mà

còn tác động gián tiếp đến cây trồng vì chúng tác động đến sâu bệnh và cỏ dại.

Bón đạm làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn nhưng cũng làm tăng

sâu bệnh và cỏ dại (Moller, 1998)[115]. Bón đạm quá mức làm tăng số lượng hoa

nở và sự nảy mầm của hạt phấn, vì vậy sẽ làm tăng sức sống và chất lượng hạt

(Maingi et al., 1994)[108]. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác

nhân giống bằng hạt.

Như vậy, đạm tác động rất mạnh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và

năng suất khoai tây. Hiệu quả của việc bón đạm còn phụ thuộc vào liều lượng và

kỹ thuật bón. Thường bón đạm ít hoặc bón quá nhiều, thời gian bón không thích

hợp, phương pháp bón không đúng sẽ làm năng suất khoai tây giảm. Liều lượng,

thời gian và phương pháp bón đạm phụ thuộc vào tính chất đất, giống, điều kiện

thời tiết khí hậu... Vì vậy ở mỗi vùng, mỗi loại đất, loại giống cần có liều lượng,

thời gian và phương pháp bón đạm thích hợp.

* Vai trò của lân: Lân là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi

chất và năng lượng nên nó có tác dụng làm tăng tính chống chịu lạnh cho cây

trồng. Lân thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy các mô phân sinh phân chia

nhanh, tạo điều kiện cho cây phát dục thuận lợi. Lân tăng cường tổng hợp các

chất hữu cơ quan trọng và tăng cường sự vận chuyển chúng về cơ quan tích lũy

nên tăng năng suất kinh tế của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs, 2006)[31].

Nhiều thí nghiệm cho thấy, có sự tương quan chặt giữa khối lượng chất khô

với hàm lượng lân ở trong cây, khi hàm lượng lân thấp thì khối lượng chất khô

cũng đạt nhỏ nhất. Vì vậy bón lân làm tăng cả nồng độ phospho, khối lượng chất

khô trong cây và năng suất củ. Van Noordwijk et al., (1990)[153] cho biết, thiếu

phospho hạn chế sinh trưởng, lượng phospho yêu cầu từ 44 – 87 kg/ha. Thí

nghiệm của De Ruijter et al., (1998)[72] cho kết quả là, bón phospho tăng khối

lượng chất khô. Bón phospho làm tăng hàm lượng tinh bột trong củ và năng suất

khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005)[7].

Page 15: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

* Vai trò của kali: Kali làm tăng chức năng sinh lý trong cây như quá trình

tổng hợp protein và hoạt động của các enzim, tăng khả năng vận chuyển các chất

hữu cơ được tổng hợp ở lá về các bộ phận khác, điều chỉnh quá trình thẩm thấu

chất khoáng của cây trồng (Beringer et al., 1990)[63].

Kết quả thí nghiệm tiến hành năm 1995 – 1996 và 1999 ở Uganda cho thấy

kali làm tăng tính chống chịu bệnh của cây. Việc tăng cường bón kali liên tục

trong 2 – 3 năm là biện pháp hữu hiệu để chống bệnh thối vòng củ. Kali làm giảm

rõ ràng khối lượng khô của thân lá ở tất cả các giống, còn khối lượng củ tươi tăng

rõ ràng theo lượng kali bón (Kanzikwera et al., 2001)[97] và giữ được chất lượng

củ trong quá trình bảo quản (Rabie, 1996)[123].

Đối với sự hấp thu dinh dưỡng của cây thì kali là một trong những yếu tố

cạnh tranh với canxi. Lượng Ca mà cây hút giảm xuống khi bón nhiều kali vì

chúng đều được hút ở cùng một vị trí trong hệ rễ nên thường cạnh tranh với nhau

(Locascio et al., 1992)[106]. Thiếu canxi thì sự sinh trưởng của khoai tây có thể

biến đổi (Simmons et al., 1988)[135] và kết thúc với sự rối loạn thiếu hụt canxi ở

trong củ (Tawfik A.A., 1993)[141]. Vì vậy bón kali ảnh hưởng đến sinh trưởng

thông qua ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi (Tawfik A.A., 2001)[142].

Phân bón và kỹ thuật bón phân là ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất

khoai tây. Kết quả của nhiều thí nghiệm trong thời gian dài ở phía Bắc Việt Nam

cho biết 1 kg N làm tăng từ 40 – 100 kg củ khoai tây, 1 kg P2O5 tăng từ 0 – 40 kg

củ và 1 kg K2O tăng từ 12 – 15 kg củ (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[40]. Điều

đó càng đặc biệt quan trọng hơn khi khoai tây ở Việt Nam được trồng chủ yếu

trên những chân ruộng lúa nước 1 hoặc 2 vụ có độ phì nhiêu thấp. Để khoai tây

cho năng suất và hiệu quả cao cần có chế độ bón phân thích hợp cho từng giống.

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới

Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến Bắc

đến 400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản

Page 16: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha.

Tính đến năm 2005 trên thế giới trồng được 18,57 triệu ha khoai tây, sản lượng

đạt 320,15 triệu tấn (bằng 60 – 70% tổng sản lượng lúa hay lúa mỳ) (FAO,

2005)[79].

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất

(tấn/ ha)

Sản lƣợng

(triệu tấn)

2000 19,94 16,45 328,01

2001 19,62 15,92 312,35

2002 19,06 16,88 321,73

2003 18,94 16,80 318,19

2004 18,90 17,43 329,43

2005 18,57 17,24 320,15

(Nguồn: FAO. 2005)[79]

Số liệu bảng 1.2 cho thấy, diện tích khoai tây của thế giới trong những năm

gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 có 19,94 triệu ha, năm 2003 toàn thế

giới trồng được 18,94 ha, năm 2005 diện tích khoai tây giảm 0,37 triệu ha so với

năm 2003, giảm 1,37 triệu ha so với năm 2000. Năm 2001 năng suất khoai tây

trung bình của thế giới đạt thấp nhất (15,92 tấn/ha), tuy nhiên từ năm 2001 đến

nay năng suất không ngừng tăng lên, năm 2005 năng suất khoai tây tăng 0,79

tấn/ha so với năm 2000, tăng 1,32 tấn/ha so với năm 2001.

Trung Quốc là nước đứng đầu trên thế giới về diện tích (4,4 triệu ha) chiếm

23,7% diện tích trồng khoai tây trên thế giới, 56% diện tích khoai tây của châu Á.

Tiếp theo là Cộng Hoà Liên bang Nga (3,14 triệu ha), Ucraina (1, 51 triệu ha), Ấn

Độ (1,4 triệu ha). Bỉ là nước có năng suất khoai tây cao nhất thế giới đạt 46,6

tấn/ha (cao gấp 3,7 lần khu vực Đông Nam Á và gấp 4,4 lần năng suất khoai tây

của Việt Nam), tiếp theo là Hà Lan (46,1 tấn/ha), New Zealand (44,2 tấn/ha), Mỹ

(43,55 tấn/ha), Đức (40,38 tấn/ha),

Page 17: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

* Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu

Khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là

nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì thế khoai tây là cây

trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban

Nha... Từ năm 1980 đã có 8 nước trong khối EU có diện tích trồng khoai tây lên

tới 100.000 ha.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Âu

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất

(tấn/ ha)

Sản lƣợng

(triệu tấn)

2000 9,13 16,30 148,82

2001 8,86 15,50 137,33

2002 8,39 15,50 130,05

2003 8,20 15,96 130,87

2004 8,01 17,67 141,54

2005 7,81 16,81 131,29

(Nguồn: FAO. 2005)[79]

Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới. Diện tích trồng khoai

tây có xu hướng giảm nhẹ trong 6 năm gần đây. Năm 2000 cả châu lục trồng

được 9,13 triệu ha, đến năm 2005 chỉ còn 7,81 triệu ha, giảm 1,32 triệu ha. Để

đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều kiện diện tích giảm, các nhà khoa học đã

nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là về giống nên năng suất cây khoai

tây không ngừng được nâng cao. Năng suất khoai năm 2004 cao nhất đạt 17,67

tấn/ha, tăng 2,17 tấn/ha so với năm 2001 và 1,37 tấn/ha so với năm 2000. Tuy

nhiên năm 2005 năng suất khoai tây lại giảm nhẹ so với năm 2004.

* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á

Sản xuất khoai tây của châu Á lớn thứ 2 sau châu Âu, trong mấy thập kỷ

gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Trong 20 năm (từ

1982 - 2002) sản lượng khoai tây đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó (từ 25

Page 18: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

triệu tấn khoai tây tăng lên gần 75 triệu tấn), tập trung ở các nước như: Trung

Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ...

Năm 1996, riêng Trung Quốc có diện tích trồng khoai tây là 3,5 triệu ha với năng

suất đạt 13,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,6 triệu tấn, đứng đầu Châu Á trong

10 năm liền (từ 1986 - 1996). Hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai

tây nhất thế giới.

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Á

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lƣợng

(triệu tấn)

2000 7,96 15,20 120,99

2001 7,84 15,10 118,38

2002 7,75 15,60 120,90

2003 7,80 15,76 122,93

2004 7,98 16,53 131,91

2005 7,86 16,38 128,75

(Nguồn: FAO. 2005)[79]

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, năm 2000 diện tích khoai tây của châu Á đạt

7,96 triệu ha, năm 2002 diện tích trồng khoai thấp nhất là 7,75 triệu ha, giảm 0,21

triệu ha, đến năm 2005 cả châu lục trồng được 7,86 triệu ha, gần bằng diện tích

khoai tây của châu Âu. Số liệu trên cho thấy người dân châu Á đã và đang chú

trọng đến việc trồng khoai tây, điều này còn thể hiện ở năng suất khoai tây tăng

lên hàng năm. Năm 2000 đạt 15,2 tấn/ha, đến năm 2005 đạt 16,38 tấn/ha thấp hơn

năng suất bình quân của châu Âu không đáng kể.

* Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á

Số liệu bảng 1.5 cho thấy, ở khu vực Đông Nam Á khoai tây được trồng ít

và phát triển chậm hơn nhiều so với các khu vực khác. Năm 2000 toàn khu vực

trồng được 354,5 nghìn ha, đến năm 2002 đã trồng thêm được 22,2 nghìn ha,

Page 19: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

nhưng năm 2005 chỉ còn 369,4 nghìn ha, giảm 7,3 nghìn ha so với năm 2002.

Năng suất khoai tây ở khu vực này còn thấp so với năng suất bình quân của thế

giới cũng như châu Âu, châu Á.

Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây khu vực Đông Nam Á

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lƣợng

(triệu tấn)

2000 3,55 11,82 41,96

2001 3,70 12,81 47,40

2002 3,77 11,77 44,37

2003 3,64 12,00 43,68

2004 3,68 12,00 44,16

2005 3,69 12,45 45,94

(Nguồn: FAO. 2005)[79]

1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam

Khoai tây nhập nội vào nước ta từ châu Âu do người Pháp đem đến năm

1890. Trước năm 1966 diện tích khoai tây ở nước ta chỉ dưới 1000 ha được trồng

rải rác trên vườn ở Sa pa, Đà Lạt, Cao Bằng, Đông Anh, Thường Tín, Đồ Sơn.

Cuối những năm 60 đầu những năm 70, đất nước yêu cầu sản xuất cây lương thực

bằng mọi giá, mặt khác do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa Xuân thay thế

lúa Chiêm nên diện tích khoai tây mở rộng rất nhanh. Năm 1971 có 5000 ha, năm

1980 cả nước trồng được 100.000 ha, mỗi năm tăng 12.000 ha (Đào Huy Chiên

(2002)[3], sau đó giảm xuống còn 28.022 ha vào năm 2000 và năm 2005 đạt

35.000 ha.

Số liệu bảng 1.6 cho thấy, diện tích trồng khoai tây của nước ta giai đoạn

2000 – 2005 có xu hướng tăng. Năm 2000 cả nước trồng được 28.022 ha, đến

năm 2005 đạt 35.000 ha, tăng 6.978 ha. Bên cạnh sự tăng lên về diện tích thì năng

suất lại có xu hướng biến động thất thường, năng suất khoai tây đạt cao nhất vào

Page 20: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

năm 2002 là 11,76 tấn/ha, thấp nhất năm 2001 (10,53 tấn/ha), năm 2005 là 10,57

tấn/ha, giảm 1,19 tấn/ha so với năm 2002. Năng suất khoai tây của nước ta chỉ

bằng 61,3% năng suất bình quân chung của thế giới, bằng 62,9% năng suất khoai

tây của châu Âu và bằng 22,7% năng suất khoai tây của Bỉ.

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ ha) Sản lƣợng (tấn)

2000 28.022 11,27 315.807,94

2001 30.000 10,53 315.900,00

2002 32.102 11,76 377.519,52

2003 33.887 10,69 362.252,03

2004 34.000 10,74 365.160,00

2005 35.000 10,57 369.950,00

(Nguồn: FAO. 2005)[79]

* Nguyên nhân dẫn đến diện tích, năng suất khoai tây của Việt Nam còn

thấp và không ổn định là:

- Thiếu bộ giống thích hợp với điều kiện nóng ẩm, đặc biệt là thiếu hụt củ

giống chất lượng tốt có thể trồng ở nhiều vùng sản xuất. Để trồng 1 ha khoai tây ở

Việt Nam cần 1,2 – 1,5 tấn củ giống, mức hao hụt 40 – 50% trong quá trình bảo

quản, lượng giống cần giữ ban đầu có thể lên tới 2,5 – 3 tấn củ tươi (Vũ Tuyên

Hoàng và cs, 1998)[10]. Với diện tích 35.000 ha sản xuất cần 42 – 52 ngàn tấn

giống do đó các giống khoai tây sản xuất ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% diện

tích, vì vậy 60% giống của nước ta phải nhập từ Trung Quốc, 20% giống nhập từ

Hà Lan, Đức (Lê Hưng Quốc, 2006)[26].

Việc phụ thuộc vào giống của nước ngoài đã hạn chế đáng kể tới khả năng

phát triển của cây khoai tây do các giống của Đức, Hà Lan thì giá quá cao (12.000

đồng/kg), còn giống của Trung Quốc tuy rẻ (2.000 đồng/kg), nhưng chất lượng lại

không đảm bảo, giống không chuẩn, mang nhiều nguồn bệnh gây ô nhiễm đồng

Page 21: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

ruộng. Thông thường tất cả các giống khoai tây có độ ổn định rất ngắn, chỉ trong

vòng 3-4 vụ sẽ bị thoái hoá do virus và buộc phải thay giống.

- Củ giống bị thoái hoá, không sạch bệnh và già sinh lý: Thời gian bảo

quản giống ở Việt Nam rất dài (từ tháng 1 đến tháng 9). Giống phải bảo quản lâu

trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị già hóa nhanh. Trồng củ trẻ sinh lý

năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già (Trương Văn Hộ và cs, 1990)[13]. Mặt

khác hầu hết các giống khoai tây trồng trên đồng ruộng đều bị nhiễm virus với tốc

độ tăng dần làm cho giống bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm sút (Lê

Hưng Quốc, 2006)[26].

- Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng, phát

triển: Nhiệt độ cao, ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu không thích hợp nên

khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất lớn (chỉ bằng

10%) và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz, D.O., et

al., 2001)[69]. Thời vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất

cây trồng cũng không cao (Hunt, 1993)[92].

Do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên thời gian sinh trưởng của các

giống khoai tây nhập nội khi trồng ở Việt Nam thường bị rút ngắn, chỉ khoảng 85

– 115 ngày (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[40]. Thời gian sinh trưởng ngắn là

yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây (Trương văn

Hộ và cs, 1990)[12].

1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Miền Bắc Việt Nam có một mùa Đông lạnh, rất thích hợp cho cây khoai

tây sinh trưởng, phát triển. Trong những năm gần đây thực hiện phương thức

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây khoai tây đã và đang được người dân miền núi

quan tâm. Nhiều tỉnh (Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn…) coi cây khoai tây là cây

vụ Đông chủ lực, là cây xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Vì vậy diện tích

khoai tây ở vùng này ngày càng mở rộng.

Page 22: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

Bảng 1.7. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc năm 2005

Số

TT

Tỉnh DT

(ha)

NS

(tấn/ha)

SL

(tấn)

Giống Thời vụ

1 Bắc Kạn 53,0 15,2 805,6 VT2, Diamant, TQ khác Đông

2 Cao Bằng 70,0 17,0 1190,0 VT2, Hà Lan, TQ khác Đông

3 Điện Biên 80,0 12,0 960,0 VT2, TQ khác Đông

4 Hà Giang 154,0 12,2 1878,8 VT2, KT3, Hà lan Đông

5 Lào Cai 227,0 10,2 2315,4 VT2, TQ khác Đông, xuân

6 Phú Thọ 86,0 9,1 782,6 VT2, Diamant Đông

7 Quảng Ninh 150,0 15,0 2250,0 KT3, VT2, Diamant Đông

8 Sơn La 20,0 19,0 380,0 VT2, Diamant Đông, xuân

9 Thái Nguyên 382,0 11,0 4202,0 VT2, KT2 Đông

10 Tuyên Quang 98,6 6,6 650,8 VT2, TQ khác Đông

11 Vĩnh Phúc 72,9 10,8 787,3 VT2, TQ khác Đông

12 Yên Bái 480,0 13,5 6480,0 KT3, VT2 Đông

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN và PTNT các tỉnh năm 2006[28])

Số liệu bảng 1.7 cho thấy, 5/12 tỉnh có diện tích trồng khoai tây lớn hơn

100 ha, trong đó tỉnh Yên Bái có diện tích trồng khoai tây lớn nhất là 480 ha, tỉnh

Lào Cai trồng được 227 ha. Tỉnh Sơn La mới đưa cây khoai tây vào trồng từ năm

2003, đến năm 2005 toàn tỉnh trồng được 20 ha. Theo đánh giá của ông giám đốc

Trung tâm Giống cây trồng cấp I Sơn La thì diện tích khoai tây ở Sơn La còn tăng

nếu được cung cấp đủ số lượng củ giống.

Xét về năng suất, hầu hết các tỉnh đều có năng suất khoai tây cao tương

đương với năng suất bình quân chung của cả nước. Tỉnh Sơn La có năng suất

khoai tây cao nhất là 19 tấn/ha, tỉnh Cao Bằng có năng suất cao thứ 2 là 17 tấn/ha,

Bắc Kạn đạt 15,2 tấn/ha, Quảng Ninh đạt 15 tấn/ha, Yên Bái đạt 13,5 tấn/ha. Tỉnh

Phú Thọ và Tuyên Quang có năng suất khoai tây thấp nhất (9,1 tấn/ha và 6,6

Page 23: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

tấn/ha). Lào Cai là tỉnh trồng nhiều khoai tây vụ Xuân và năng suất bình quân

chung đạt khá cao là 10,2 tấn/ha.

Về cơ cấu giống, ở các tỉnh miền núi giống khoai tây chủ lực được trồng là

VT2 và giống Trung quốc khác, một số tỉnh trồng giống KT2, KT3, giống nhập

nội từ Hà Lan, Đức. Theo đánh giá của các địa phương, giống KT2, KT3 có năng

suất không cao bằng giống nhập nội từ Hà Lan, Đức nhưng giá giống rẻ, khả năng

chống chịu tốt, thích ứng rộng và năng suất ổn định. Các giống nhập nội từ Hà

Lan, Đức có năng suất cao nhưng giá giống đắt. Giống nhập nội từ Trung Quốc

có giá thấp nhưng năng suất thường thấp và không ổn định.

Về thời vụ, khoai tây chủ yếu được trồng vụ Đông ở hầu hết các tỉnh, chỉ

có tỉnh Sơn La trồng được 5 ha, tỉnh Lào Cai trồng được 147 ha khoai tây vụ

Xuân. Theo đánh giá của 2 tỉnh này khoai tây trồng vụ Xuân có điều kiện thời tiết

khá thuận lợi nên năng suất giảm không đáng kể so với trồng vụ Đông.

Tóm lại, cây khoai tây đã và đang phát triển lên các tỉnh Miền núi phía

Bắc. Tuy nhiên tốc độ mở rộng diện tích và tăng năng suất hàng năm không cao.

Ngoài những nguyên nhân chung trong sản xuất khoai tây ở Việt Nam đã được đề

cập đến ở phần trên còn có những nguyên nhân sau:

- Khoai tây là cây trồng mới được đưa vào sản xuất nên chưa có bộ giống

thích hợp. Mặt khác người dân chưa có kinh nghiệm bảo quản giống khoai nên họ

chưa chủ động được củ giống cho từng vụ.

- Nông dân ở miền núi có mức sống thấp nên việc đầu tư phân bón, thuốc

trừ sâu là hết sức khó khăn, vì vậy khoai tây thường không được cung cấp đủ dinh

dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

- Hầu hết các tỉnh chưa có quy trình kỹ thuật trồng khoai tây phù hợp với

điều kiện đặc thù của địa phương nên năng suất khoai tây chưa cao, chưa khuyến

khích được người sản xuất. Theo Darwis et al., (2003)[71] thì trên mỗi loại đất

của từng vùng sinh thái, mỗi loại giống khoai tây cần nghiên cứu để có liều

lượng, phương pháp bón phân và kỹ thuật canh tác thích hợp.

Page 24: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

- Nông dân nhiều vùng dân tộc thiểu số chưa có thói quen trồng và ăn

khoai tây, vì vậy nhiều nơi tiêu thụ khoai tây rất khó khăn.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Một số nghiên cứu về giống

1.3.1.1. Nghiên cứu về chọn tạo, nhập nội giống khoai tây

Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra đời, mục tiêu cơ bản của

CIP là tăng năng suất, hiệu quả sản suất khoai tây một cách ổn định ở các khu vực

đang phát triển, cải tiến sản xuất khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới

thấp cũng như các vùng cao và lạnh.

Có 7 vấn đề ưu tiên đã được CIP xác định, trong đó thu thập và bảo quản

nguồn gen cây khoai tây, chọn tạo giống khoai tây là 2 hoạt động quan trọng. Cho

đến nay CIP đã thu thập và đưa vào bảo quản khoảng 1.500 mẫu khoai tây dại

thuộc 93 loài, 3.694 mẫu khoai tây trồng thuộc 8 loài từ 10 nước châu Mỹ La

Tinh và 7 nước khác. CIP đã cung cấp giống khoai tây bản xứ của nước Anh tới các

nhà nghiên cứu của 18 nước năm 1991, 20 nước năm 1992 và 23 nước năm 1993.

Trong các chương trình chọn tạo giống khoai tây, sử dụng các loài hoang

dại đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng

như điều kiện thời tiết bất thuận (Mori et al., 1994)[116]. Trong những năm 90,

khoai tây là đối tượng ứng dụng nghiên cứu công nghệ sinh học đứng hàng thứ

hai sau cây thuốc lá, các kỹ thuật sau đây đã được phổ biến trên thế giới (Nguyễn

Văn Uyển, 1995)[50].

- Nuôi cấy túi phấn tạo các dòng 2.

- Nuôi cấy protoplast, lai xa bằng dung hợp protoplast giữa S.tuberosum và

các dòng hoang dại.

- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast, tế bào đơn.

- Chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen hoặc thông qua vi khuẩn

Agrobacterium (gen mã hoá cơ học virus Y, X, gen Bt).

Page 25: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

Để giải quyết vấn đề thiếu giống tốt trong sản xuất ở các nước đang phát

triển, từ năm 1976 CIP đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt khoai tây lai

có độ đồng đều cao, chống chịu tốt, đặc biệt là chống chịu với bệnh mốc sương để

sử dụng làm vật liệu trồng trong sản xuất. Đến năm 1990, một nhóm các nhà khoa

học của CIP đã tạo được một số tổ hợp lai tốt như: HPS 7/67, HPS 2/67, Serana x

LT.7…. Hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Chilê đã thành công trong sản suất hạt lai

theo kỹ thuật của CIP. Đặc biệt Ấn Độ đã sản suất thành công 500 kg hạt lai cung

cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam, Philippine…(Nguyen

Van Viet, 1993)[118].

Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu khoai tây Quốc tế, Hà Lan đóng vai trò

quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, đến năm 1991 đã có 85 giống

khoai tây được chọn tạo và sản xuất bởi nhiều công ty nổi tiếng của Hà Lan như

The De.Z.P.C, Agroco…trong đó có nhiều giống năng suất cao đã xuất khẩu

sang nhiều nước trên thế giới như Nicola, Diamant, Bintje…

Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng các chương trình chọn tạo giống khoai

tây như Hàn Quốc có hai chương trình chọn giống khoai tây, một tại Trung tâm

nghiên cứu Horticultural (HES) thuộc vùng đất thấp Sweon, chương trình bắt đầu

từ năm 1962 với mục tiêu chọn ra các giống khoai tây chịu nóng, ngủ ngắn, năng

suất cao. Một chương trình tại Trung tâm nghiên cứu Alpine (AES) thuộc vùng

núi cao Dackwamyung, từ năm 1978 tập trung nghiên cứu vào chọn dòng khoai

tây có năng suất cao, kháng bệnh mốc sương, virus và chín sớm.

Năm 1902, Nhật Bản đã thiết lập chương trình chọn giống khoai tây. Năm

1916 công tác lai tạo bắt đầu được thực hiện và chọn được một số giống như sau:

Năm 1938 chọn ra giống Benimaru, 1943 chọn tạo được giống Norin.1; năm

1976 chọn ra giống Toyshirro; năm 1981 chọn ra giống Kohlaiogane dùng chế

biến thực phẩm và giống Korafubuki dùng cho chế biến tinh bột.

Như vậy, các nước trồng khoai tây đều rất chú trọng đến việc chọn tạo

giống cho sản xuất, vì thiếu giống là yếu tố chính hạn chế năng suất và khả năng

Page 26: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

phát triển cây khoai tây. Tuy nhiên, việc tạo ra giống tốt được thực tế chấp nhận

là rất khó khăn. Ở vùng nhiệt đới, giống khoai tây nhất thiết phải thích ứng với

yếu tố nhiệt độ cao, ẩm độ cao, độ dài ngày ngắn và mùa vụ gieo trồng ngắn,

chống chịu với điều kiện sâu hại và sinh trưởng tốt khi ít được đầu tư (Renia,

1992)[126]. Giống chín sớm thường thích hợp với việc gieo trồng trên đất canh

tác nhiều vụ hơn và ít thay đổi về năng suất dưới tác động của môi trường không

thích hợp và sâu bệnh (Batt P. J, 2001)[60].

Ở Việt Nam, từ năm 1966 việc nghiên cứu gieo trồng khoai tây vụ Đông đã

được một số bộ môn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thực

hiện trong 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: Từ năm 1966 đến năm 1980

Từ năm 1966 đến năm 1972 đa phần các công trình nghiên cứu là: Thời vụ

trồng, mật độ cây, phân bón, tưới nước, phòng trừ bệnh mốc sương, trồng khoai

tây trên đất ướt... Giống khoai tây chính được trồng ở Việt Nam là giống Thường

Tín (tên gốc là Ackensegen do Đức tạo ra năm 1929). Ưu điểm của giống này là

bảo quản được giống trong điều kiện tự nhiên, ruột vàng, chất lượng khá nhưng

do được trồng bằng củ qua nhiều năm nên giống đã nhiễm bệnh virus với tỉ lệ cao

dẫn đến năng suất thấp.

Với mục đích xác định được giống khoai tây năng suất cao, phù hợp với

điều kiện sinh thái nhằm thay thế giống Thường Tín đã bị thoái hoá, năm 66 – 82

Viện KHKTNN Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của Liên Xô (cũ), Ba Lan,

Hung Ga Ri, Đức, Hà Lan. Tiến hành khảo nghiệm và giới thiệu ra sản xuất giống

Việt Đức 1 (Kardia của Đức) Việt Đức 2 (Mariella của Đức) giống khoai tây

Pháp (Ackersegen phục tráng bằng in - vitro), Diamant, Nicola của Hà Lan.

Những giống này đã được trồng với diện tích 3000 – 4000 ha tuy năng suất cao

nhưng tốc độ thoái hóa nhanh vì chúng mang gen Tuberosum thích hợp với vùng

ôn đới ngày dài, số giờ chiếu sáng là 14h (Trương Văn Hộ và cs, 2002)[14].

Page 27: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

* Giai đoạn 2: Từ 1980 đến nay

Giai đoạn này công tác nghiên cứu về cây khoai tây được trú trọng, đã có

đề tài cấp nhà nước do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì,

nhờ vậy năng suất cây khoai tây được nâng lên từng bước. Giai đoạn trước năm

1980 năng suất chỉ đạt 8 tấn/ha, cao nhất là 18 - 20 tấn/ha, từ 1981 đến nay năng

suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35 - 40 tấn/ha (Trương Văn Hộ và

cs, 2002)[14]. Khi lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo

hướng chất lượng và hiệu quả. Những công trình nghiên cứu khoai tây trong giai

đoạn này là:

- Từ năm 1982 – 1989 Trung tâm Nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học

Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu và đánh giá:

+ 83 mẫu giống từ CIP và xác nhận một số dòng có triển vọng ở vùng đồng

bằng Sông Hồng là I.1039; 378597.1; 385108.28; 385153.27.

+ 4580 dòng Go, đã chọn ra giống VC38.6 được phép khu vực hoá năm 1989.

+ 12 giống của Hà Lan trong đó xác định 2 giống cho năng suất cao phù

hợp cho xuất khẩu.

- Năm 1983 – 1990: Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương

tiến hành khảo nghiệm 25 giống, kết luận Lipsi là giống tốt được Hội đồng Bộ

Nông nghiệp công nhận là giống quốc gia năm 1990.

- Năm 1987 – 1989: các tác giả Trần Như Nguyện và cs, (1990)[23] đánh

giá 30 giống khoai tây nhập từ CIP và Viện cây Lương thực và thực phẩm Úc, 28

giống nhập nội từ Viện nghiên cứu Thực vật Úc và 38 giống khoai tây nhập nội từ

CIP đã kết luận có 3 giống là 378598.1; LT7; 407.3 có khả năng sinh trưởng đồng

đều, ít nhiễm bệnh, thích nghi trong điều kiện khí hậu nóng, cho tỷ lệ củ thương

phẩm và năng suất cao.

- Năm 1987 – 1992: Nguyễn Thị Nền và cs đánh giá 60 dòng, giống nhập

từ CIP và châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Thái Phiên - Đà Lạt kết luận giống

I.1085 kháng bệnh mốc sương tốt, cho năng suất cao.

Page 28: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

- Năm 1991 – 1992: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm nghiên cứu

biện pháp sản xuất khoai tây bằng hạt và sử dụng 2 giống thụ phấn tự do KT6 và

KT12 phát triển ở nhiều vùng sản xuất. Trong nghiên cứu sử dụng khoai tây hạt

lai đã đánh giá 51 tổ hợp lai và kết luận có 4 tổ hợp cho năng suất cao ở đời Go là

IP.88006; IP.88002; AVRDC.1287.19 x 14; IP.88005, trong đó tổ hợp IP.88002

cho năng suất cao ở đời G1.

- Năm 1991 – 1994: Lê Thị Thuấn và cs, (1995)[43] đánh giá 133 dòng

nhập nội từ CIP và kết luận các dòng 385108.28; 385153.27; 379402.2 và

Redpontiea có triển vọng nhất.

- Năm 1993 – 1996: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đánh giá 45

tổ hợp lai nhập từ CIP, thử nghiệm 5 tổ hợp có nhiều triển vọng nhất thuộc các

tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hải Hưng, Hà Tây, Lào Cai.

- Năm 1994 - 2000: Trên cơ sở hợp tác với CIP và một số cơ quan trong

nước, Trung tâm Nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC) giữ vai trò chủ trì điều phối

chương trình nghiên cứu và phát triển khoai tây hạt lai ở Việt Nam. Trung tâm đã

xây dựng công nghệ sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai, trong đó chọn được 2

giống HH2 và HH7 đưa vào sản xuất, tăng diện tích khoai tây trồng bằng hạt lai

từ 4 ha (năm 1993 – 1994) lên 3.200 ha (năm 1999 – 2000) và 3.500 ha (2000 –

2001). Năng suất trung bình đời C0, C1, C2 là 15 tấn/ha, tăng 50% so với giống

Thường tín. Khoai tây hạt lai có ưu điểm là sạch bệnh, 100 g hạt thay thế cho

1500 kg củ giống/ha nên tiết kiệm chi phí giống (Đào Huy Chiên, 2002)[3].

- Năm 1996 – 2000: TTNCCCC chọn được giống khoai tây KT3 có thời

gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất cao 25 – 30 tấn/ha, chống chịu bệnh

virus tốt, tốc độ thoái hóa chậm, thời gian ngủ dài là 160 ngày (Đào Huy Chiên,

2002)[3].

- Từ năm 1999 – 2003, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trung

tâm nghiên cứu Khoai tây – rau và hoa Đà Lạt đã nghiên cứu đánh giá hàng trăm

tổ hợp lai có nguồn gốc từ Trung tâm khoai tây quốc tế CIP, chọn được một số tổ

Page 29: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

hợp lai có triển vọng cho năng suất và tỷ lệ thương phẩm cao ngay từ đời đầu

(Phạm Xuân Tùng và cs, 2003)[46].

Năm 2001 – 2002 tiến hành khảo nghiệm 27 tổ hợp lai có nguồn gốc từ

CIP và 7 tổ hợp có nguồn gốc từ Trung tâm Rau, hoa Đà Lạt. Năm 2003 khảo

nghiệm 20 tổ hợp lai trong đó có 10 tổ hợp từ CIP, 10 tổ hợp của Trung tâm Rau,

hoa Đà Lạt. Kết quả có 3 tổ hợp lai TKH 284, TKH 20-3, TKH20-4 có độ đồng

đều về dạng thân và dạng củ, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, ngay từ đời đầu

cho tỷ lệ củ thương phẩm là 43 - 48%, năng suất cao 19 - 20 tấn/ha. Tổ hợp lai

TS-15 x TPS-13 mặc dù cho năng suất thấp hơn 17,3 tấn/ha nhưng tỷ lệ củ

thương phẩm khá cao 54,6%, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày được xác định

là tổ hợp lai có triển vọng để sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ đời đầu Go

(Trương Công Tuyện và cs, 2005)[48].

Như vậy, từ năm 1970 đến nay Việt Nam chủ yếu nhập nội giống và dòng

khoai tây từ các nước châu Âu, CIP để khảo sát đánh giá và xác định được một số

giống cho sản xuất như: Mariella, Lipsi… Tuy nhiên các giống này khi nhập vào

Việt Nam thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 30 – 50 ngày, đây là

yếu tố hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác củ giống

qua thời gian bảo quản dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già

sinh lý, ngoài ra chúng còn bị lây nhiễm virus trên đồng ruộng. Sử dụng giống đã

bị thoái hóa là nguyên nhân chính làm giảm năng suất khoai tây ở các đời sau. Do

đó tiến hành nhập nội theo chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải

quyết vấn để giống khoai tây ở nước ta (Trương Văn Hộ và cs, 1990)[12].

1.3.1.2. Nghiên cứu về biện pháp nhân giống khoai tây

* Nghiên cứu về biện pháp nhân giống vô tính ( in – vitro, tách mầm)

Công nghệ sản xuất củ giống qua nhiều thời kỳ: Sản xuất giống củ to, sản

xuất giống củ nhỏ từ cắt mầm, sản xuất củ giống từ hạt khoai tây… Công nghệ

chọn lọc, bảo quản khoai tây truyền thống kết hợp với phương pháp chọn lọc

Page 30: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

quần thể đạt hiệu quả không cao. Giống để trong nhà, thời gian bảo quản dài, tỷ lệ

hao hụt cao 30 – 40% củ giống già sinh lý (Lê Hưng Quốc, 2006)[26]. Để nâng

cao hệ số nhân và khắc phục hiện tượng thoái hóa giống đã có nhiều nghiên cứu

về phương pháp nhân giống vô tính khoai tây.

- Phương pháp nhân giống in-vitro: Nhiều tác giả nước ngoài nhận xét, cây

khoai tây có hệ số nhân in-vitro rất lớn. Các nhà khoa học Pháp chứng minh rằng

có khả năng tạo được 25 triệu cây in-vitro/năm bắt nguồn từ 1 cây ban đầu, trong

khi bằng phương pháp nhân giống thông thường chỉ được 10 cây. Kỹ thuật này

được áp dụng ở Pháp từ năm 1973, sau đó là Peru, Ecuado, và các nước trong

khối ASEAN, Bangladesh. Hàn Quốc sản xuất trên 1 triệu củ giống khoai tây in-

vitro cung cấp cho các cơ sở trồng khoai thương phẩm (dẫn theo Trịnh Khắc

Quang, 2000)[25].

Ở Philipines áp dụng công nghệ sản xuất củ nhỏ để sản xuất củ giống.

Công nghệ trên gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu sản xuất một lượng lớn củ siêu

nhỏ in-vitro (microtuber), tiếp theo là trồng củ siêu nhỏ để thu củ nhỏ in-vivo

(minituber) với hệ số nhân giống là 10/1 nên đã cung cấp nhiều củ giống sạch

bệnh cho các cơ sở sản xuất khoai thương phẩm (Rasco et al., 1990)[124]. Ở

Italia, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp tạo củ siêu nhỏ in-vitro để sản

xuất củ khoai tây giống. Củ siêu nhỏ được trồng với mật độ 30 củ/m2, cho thu

hoạch 5,8 kg củ giống/m2 (Vecchio et al., 1991)[154].

Ở Việt Nam, nghiên cứu sản xuất khoai tây in-vitro được tiến hành từ năm

1978, đến năm 1984 đã thực hiện thành công ở Đà Lạt. Từ năm 1984 đến nay

nông dân ở Đà Lạt trồng khoai tây bằng giống sản xuất in-vitro năng suất bình

quân 35 - 40 tấn/ha có khi đạt được năng suất cao đến 60 tấn/ ha (Trương Văn Hộ

và cs, 2002)[14]. Trịnh Mạnh Dũng và cs, (1990)[8] đã đề xuất việc sản xuất của

khoai tây nhỏ là giải pháp tối ưu cho thành phố Hồ Chí Minh và cho miền Bắc.

Theo tác giả thì củ càng nhỏ thì chi phí càng thấp, nhưng phải sạch bệnh, sức

sống cao thì mới thuyết phục được người trồng.

Page 31: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Hoàng Thị Hiền và cs, (1997)[11] nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ

thuật trồng củ giống nhỏ và siêu nhỏ. Các tác giả khẳng định, đối với củ khoai tây

kích thước nhỏ có khả năng sinh trưởng và cho năng suất không thua kém củ

giống có kích thước lớn trong cùng một điều kiện chăm sóc.

Từ tác dụng của việc trồng khoai tây in-vitro, Hoàng Minh Tấn và cs,

(1991)[30] nghiên cứu và công bố nhiều kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình

sản xuất khoai tây giống có kích thước nhỏ, sạch bệnh tiến tới hoàn chỉnh hệ

thống khoai tây sạch bệnh có chất lượng cao ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Thanh, (2003)[37] cho rằng, khử trùng vật liệu khởi đầu

in-vitro của các giống khoai tây trong HgCl2 0,1% trong 7 phút đều đạt tỷ lệ sống

80%. Sử dụng môi trường lỏng để nhân cây in-vitro là thích hợp và cho hệ số

nhân cao (từ 2,07 đến 2,15 lần). Bổ sung 1 ppm GA vào môi trường cấy cho hệ số

nhân từ 3,03 đến 3,13 lần, trạng thái chồi xanh và mập. Bổ sung nước dừa vào

môi trường cấy cho hệ số nhân chồi cao chất lượng tốt, nồng độ thích hợp là 10%

hệ số nhân từ 2,08 - 2,16 lần sau 2 tuần nuôi cấy.

Mai Thị Tân và cs, (2001)[29] cho biết: Có thể sản xuất cây giống khoai

tây trong điều kiện vụ Hè thu ở đồng bằng sông Hồng bằng cách nhân bồn mạ từ

cây in-vitro và cây giâm ngọn trồng trên nền thuỷ canh (với giá thể trấu hun +

dung dịch dinh dưỡng knop) đạt tỷ lệ sống từ 80 – 100%. Cây khoai tây in-vitro

và cây giâm ngọn đều có thể cho 2-3 lần cắt ngọn với lượng cây giống tăng từ 3-7

lần so với lượng cây ban đầu.

Giá thể thích hợp trồng cây in-vitro là mùn + trấu hun + phân chuồng cho

số lượng củ nhiều, kích thước củ phù hợp. Trồng cây khoai tây từ củ in-vitro mặc

dù cho khối lượng bình quân củ cao nhưng số lượng củ giống thấp hơn nhiều so

với cây trồng từ cấy mô ngọn cắt của chúng. Trong 3 thời vụ nghiên cứu (18/12,

28/12 và 8/1), trồng các vụ sớm có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn, thời vụ

trồng càng muộn thì số củ tạo thành cũng như khối lượng củ càng giảm (Nguyễn

Quang Thạch và cs, 2005)[33].

Page 32: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành củ giống siêu bi trong ống

nghiệm, Nguyễn Kim Thanh, (2004)[38] chỉ rõ: Ngắt ngọn làm tăng số lượng

củ/cây và khối lượng trung bình củ dẫn đến làm tăng tỷ lệ củ có kích thước lớn vì

ngắt ngọn kích thích sự bật mầm của mắt ngủ. Quang chu kỳ 8 giờ chiếu sáng và

16 giờ tối cho số lượng và kích thước củ lớn hơn các công thức khác. Vị trí thân

cũng tác động mạnh đến việc hình thành củ siêu bi. Các cây hình thành từ tế bào

lấy ở vị trí gần ngọn thì số củ/cây xuất hiện càng sớm, số lượng củ/cây cao nhưng

tỷ lệ củ có đường kính lớn hơn 4mm lại cao nhất ở vị trí giữa thân. Vì vậy kỹ

thuật tạo củ siêu bi trong ống nghiệm cần tách các phần thân riêng để tạo điều

kiện thuận lợi cho việc thu hoạch củ đồng đều.

Hiện nay hệ thống sản xuất khoai tây giống do Viện Công Nghệ sinh học

nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I nghiên cứu và hoàn thiện đã chứng

minh được khả năng hoàn toàn chủ động sản xuất khoai tây giống trong nước

thay thế cho nhập ngoại. Dựa vào các dẫn liệu đã được kiểm chứng để thiết lập hệ

thống sản xuất giống khoai tây với qui mô đủ lớn đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về

giống khoai tây trong những năm tới kể cả khi diện tích trồng khoai lên tới 50.000

ha (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006)[35].

- Phương pháp tách, cắt mầm: Ở những vùng thiếu giống có thể dùng

phương pháp cắt, tách mầm làm tăng hệ số nhân giống khoai tây. Phương pháp

nhân giống bằng cắt mầm là con đường nhân giống đơn giản và cho hiệu quả cao,

được áp dụng ở đồng bằng Bắc bộ từ năm 1983 – 1986 cho kết quả tốt, năng suất

thu được từ 7,2 – 19,7 tấn/ha (Truong Van Ho et al., 1986)[145].

Nghiên cứu phương pháp cắt và xử lý củ giống khoai tây, Đặng Thị Huế và

cs, 2004[15] đã kết luận: Không nhất thiết phải xử lý vết cắt củ giống bằng thuốc

hóa học khác nhau. Điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công của vết cắt

củ là phải chọn củ giống sạch bệnh, trẻ sinh lý, dùng dao mỏng, sạch để cắt củ và

rửa sạch sau mỗi lần cắt. Cắt củ giống để dính liền là biện pháp tốt nhất để giảm

thiểu sự hao hụt về số lượng cũng như khối lượng củ, tăng hệ số nhân và nâng cao

Page 33: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

chất lượng củ giống sau cắt. Tùy vào cỡ củ có thể quyết định số lượng miếng

cắt/củ nhưng phải đảm bảo ít nhất khối lượng miếng cắt là 30g.

Tóm lại: Phương pháp nhân giống khoai tây in-vitro, sản xuất củ siêu nhỏ

và củ nhỏ có nhiều ưu điểm như: cho hệ số nhân giống cao, sản xuất được củ

giống sạch bệnh. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần được sản

xuất theo hệ thống từ phòng nuôi cấy mô, vườn ươm cây in-vitro, hệ thống nhà

lưới cách ly để sản xuất củ siêu bi…Do đó ở miền núi đời sống của nông dân còn

nghèo, nhiều nơi chưa hình thành vùng sản xuất khoai tây tập trung thì khó có thể

áp dụng được.

* Biện pháp nhân giống khoai tây bằng hạt

Nghiên cứu trồng khoai tây bằng hạt được nhiều nước trên thế giới chú ý từ

lâu. Ấn Độ thực hiện nghiên cứu sản xuất hạt khoai tây để trồng lấy củ thương

phẩm từ cuối những năm 1940. Kết quả cho thấy, hạt có nhiều tiềm năng sử dụng

để nhân giống phục vụ sản xuất khoai tây thương phẩm. Sản xuất khoai tây bằng

hạt làm tăng hệ số nhân giống gấp 4 - 5 lần so với nhân giống củ vô tính và giảm

chi phí giống tới 57% (Phạm Xuân Liêm, 1991)[20].

Sử dụng hạt khoai tây cho sản xuất được thực hiện theo 3 phương thức:

(1)- Gieo hạt để thu ngay củ thương phẩm. Đây là phương thức sản xuất củ

thương phẩm bằng con đường ngắn nhất (CIP, 1987)[93]. Tuy nhiên quần thể

gieo hạt, (dù là quần thể thụ phấn tự do hay quần thể lai) luôn có sự phân ly tính

trạng rất mạnh, sức sống, năng suất trung bình bị giảm so với các giống bố mẹ

(Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1999)[10]. (2) - Gieo hạt để thu củ giống trong đời đầu

tiên, vụ thứ 2 để sản xuất củ thương phẩm. Phương thức này cho năng suất và

chất lượng củ cao hơn nên được người sản xuất chấp nhận. (3) - Gieo hạt để thu

củ giống trong vụ đầu và sử dụng củ giống trong nhiều đời để sản xuất của

thương phẩm. Phương thức này làm tỷ lệ nhiễm bệnh cao giảm sức sống của cây

dẫn đến giảm năng suất và chất lượng củ thương phẩm (CIP, 1987)[93].

Page 34: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Ở Việt Nam từ năm 1978, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã bắt

đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất khoai tây từ hạt. Hạt khoai tây được sản xuất

từ Đà Lạt, vụ thứ nhất gieo hạt để thu hoạch củ giống và vụ thứ 2 lấy củ giống đó

trồng để thu củ thương phẩm. Qua triển khai kết quả vào sản xuất, năm 1997 công

nghệ sản xuất khoai tây bằng hạt với 2 giống thụ phấn tự do là KT6 và KT12 đã

được Bộ Nông nghiệp cho phép khu vực hóa. Năm 1998 được Bộ NN&PTNT

công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Mật độ để sản xuất củ giống đã được xác

định với giống KT6 là 24 – 30 cây/m2, năng suất đạt 9,3 – 10,1 tấn/ha, và số củ

thu được từ 304 – 337 củ/m2 (Phạm Xuân Liêm, 1991)[20]. Nếu trồng với mật độ

cao có bổ sung dinh dưỡng hợp lý có thể cho năng suất 23 tấn củ giống/ha.

Trương Công Tuyện và cs, (2005)[49] nghiên cứu một số biện pháp kỹ

thuật tác động đến năng suất và tỷ lệ củ thương phẩm ở khoai tây hạt lai ngay từ

đời gieo hạt Go đã kết luận: Cỡ hạt giống là một trong những nhân tố có tác động

lớn đến năng suất và tỷ lệ củ thương phẩm. Nên dùng hạt có kích thước từ 800 –

1000 hạt/g, chỉ trồng cây con tốt nhất khi có độ tuổi là 20 – 30 ngày. Vì trồng ở

độ tuổi cao thì chất lượng cây giống giảm, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến

năng suất và tỷ lệ củ thương phẩm.

Như vậy, sản xuất khoai tây bằng hạt làm tăng hệ số nhân, giảm chi phí sản

xuất nhưng quần thể gieo hạt có sự phân ly tính trạng mạnh. Để thu được năng

suất cao và củ thương phẩm tương đối đồng đều thì sử dụng hạt lai cho kết quả tốt

hơn hạt thụ phấn tự do, tuy nhiên chi phí cho việc sản xuất hạt lai rất cao. Mặt

khác kỹ thuật trồng lại phức tạp vì phải trải qua giai đoạn vườn ươm cũng là một

khó khăn cho sản xuất khoai tây, đặc biệt là các hộ nông dân ở miền núi.

* Biện pháp trồng khoai tây ở vùng núi cao

Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hiện tượng già hóa khoai tây

đều thống nhất: Củ khoai tây cần có thời gian bảo quản ngắn trong điều kiện nhiệt

độ thấp. Vì vậy có thể dùng biện pháp bảo quản lạnh để làm chậm quá trình già

hóa củ giống, tạo giống trẻ sinh lý bằng cách trồng khoai tây vụ Xuân để rút ngắn

Page 35: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

thời gian bảo quản giống, chọn giống có thời gian ngủ dài và sản xuất củ giống trên

các cao nguyên để cung cấp cho vùng đồng bằng.

Sản xuất khoai tây ở vùng núi cao cung cấp giống cho vùng đồng bằng đã

được áp dụng ở nhiều nước. Hàn Quốc xây dựng hệ thống khoai tây quốc gia, chủ

yếu dựa vào việc sản xuất giống trên vùng núi Alpine, độ cao 700m so với mặt

biển, sau đó nhân thêm 3 vụ nữa để cung cấp giống cho nông dân trồng đã làm

cho năng suất khoai tây cả nước tăng 37% (Kim, Y.C., et al., 1986)[99].

Ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng già hóa của cây

khoai tây và tìm ra biện pháp khắc phục hiện tượng này. Theo Đào Huy Chiên,

(1993)[2]; Phạm Xuân Tùng, (1993)[45] ở Sa Pa và Đà Lạt hoàn toàn có thể sản

xuất khoai tây có chất lượng giống tốt, trẻ sinh lý để phục vụ cho sản xuất khoai

tây ở đồng bằng bắc bộ. Trần Văn Ngọc và cs, (1995)[22] đã nghiên cứu và đề

xuất sơ đồ hệ thống nhân giống khoai tây tại Đà Lạt nhằm cung cấp giống cho

vùng đồng bằng Bắc Bộ.

1.3.1.3. Hiện tượng thoái hóa giống khoai tây

Thoái hóa giống là hiện tượng khi sử dụng giống tại chỗ và trồng liên tiếp

nhiều vụ cây sinh trưởng kém, cây thấp, lá xoăn, thân có vết loang lổ, dị dạng, củ

nhỏ dẫn đến giảm năng suất (Vũ Triệu Mân, 1978; Nguyễn Văn Viết, 1991)[17],

[52]. Thoái hóa giống là một trong những nguyên nhân chính mà nông dân không

chấp nhận những giống chất lượng thấp.

Beukema et al., (1990)[65] chứng minh rằng, sự thuần khiết của giống, tuổi

sinh lý và củ sạch bệnh là những nhân tố quan trọng nhất tác động đến năng suất

và chất lượng củ. Khoai tây là cây sinh sản vô tính, khi được trồng liên tục thì khả

năng cho năng suất sẽ giảm vì giống thường hay bị nhiễm bệnh.

Theo Nguyễn Quang Thạch và cs, (1993)[32] thì có 2 nguyên nhân thoái

hóa giống: thoái hóa bệnh lý (nhiễm virus) và thoái hóa sinh lý (củ giống bị già

sinh lý do bảo quản lâu trong điều kiện nóng ẩm).

Page 36: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

* Thoái hóa bệnh lý (nhiễm virus)

Hiện tượng thoái hóa giống khoai tây do virus đã được Parmentier phát

hiện từ năm 1786 nhưng phải mất một thế kỷ sau người ta mới xác định được

đặc tính của virus và khẳng định chúng là nguyên nhân gây ra thoái hóa khoai

tây (Liviel, 1986)[163]. Khoai tây là ký chủ của 60 loại virus khác nhau gây

bệnh cho cây trồng, trong đó có 33 loại virus hại khoai tây, 6 loại virus gây hại

điển hình là:

- PLRV (Potato Leaf Roll Virus): Gây bệnh cuốn lá, làm giảm năng suất từ

40 – 90%.

- PVY (Potato Virus Y): Gây bệnh xoăn lá, khảm lá, lùn cây và làm giảm

năng suất 50 – 90%.

- PVA (Potato Virus A): Gây bệnh khảm lá làm biến dạng lá và giảm năng

suất 50%.

- PVX (Potato Virus X): Gây bệnh khảm lá nhưng không biến dạng, làm

giảm năng suất 10 – 20%.

- PVS (Potato Virus S): Triệu chứng ẩn, có thể làm giảm diện tích lá, gây

đổ cây, giảm năng suất từ 10 – 15%.

- PVM (Potato Virus M): Gây bệnh cuốn lá nhẹ ở ngọn, khảm gân lá, giảm

năng suất từ 60 – 70%.

Ở Việt Nam bệnh virus xuất hiện ở khắp các vùng trồng khoai tây. Tỷ lệ

quan sát bằng triệu chứng bên ngoài đã xác định được có từ 14,6% đến gần 75%

diện tích trồng khoai bị bệnh virus, nếu kiểm tra bằng huyết thanh và phương

pháp khác tỷ lệ nhiễm virus đã lên tới 26,6% - 87,1% (Vũ Triệu Mân, 1986)[18].

Kiểu truyền bệnh chủ yếu do rệp đặc biệt là rệp đào Myrus persucae sulr, ngoài ra

còn truyền bằng cơ giới (Lê Hưng Quốc, 2006)[26]. Theo Merlet, (1979)[164]

nếu mật độ rệp cao thì sau 1 vụ có thể tỷ lệ bệnh có thể lên tới 80 – 100%. Virus

xâm nhập vào cây làm hệ thống ADN của tế bào thay đổi theo hướng làm nhiệm

Page 37: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

vụ nhân bản virus, những cây đó trở thành nguồn lây bệnh cho củ, những cây

khác và những vụ tiếp theo nếu dùng củ này làm giống (Beukema et al.,

1990)[65].

* Thoái hóa sinh lý

Cho tới thập kỷ 90, các nhà nghiên cứu sinh lý khoai tây, điển hình là

Madec và Perenec, Trung tâm Cải lương giống Landermeau (Pháp) đã làm sáng

tỏ hiện tượng thoái hóa sinh lý. Họ đưa ra khái niệm tuổi sinh lý và sự già hóa của

củ giống. Củ khoai tây luôn có các hoạt động sống và thường diễn ra theo chiều

hướng già hóa (Perenec, 1985)[165]. Củ càng già nếu thời gian từ ngày hình

thành trên cây mẹ đến lúc theo dõi càng lâu và nhiệt độ trong quá trình hành

thành củ cũng như trong quá trình bảo quản càng cao (Crosnier, 1987)[161].

Tuổi sinh lý có tầm quan trọng như tình trạng bệnh lý của giống, vì nó ảnh

hưởng đến sinh trưởng và sự hình thành năng suất khoai tây. Củ trẻ thường có sức

sống mạnh hơn, chín muộn hơn, năng suất thường cao hơn (Caldiz et al.,

2000)[68].

Tình trạng sinh lý của củ giống bị ảnh hưởng bởi điều kiện trồng trọt, thời

gian và điều kiện bảo quản. Nếu trồng khoai tây trong điều kiện ấm, bảo quản ở

nhiệt độ cao củ giống bị già nhanh hơn khi được trồng ở vùng lạnh và bảo quản ở

nhiệt độ thấp. Giống có thời gian ngủ ngắn bước vào giai đoạn già sớm hơn giống

có thời gian ngủ nghỉ dài. Chính vì vậy, ở vùng Đông Nam Á, vì phải bảo quản

lâu trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị già hóa nhanh và cho năng suất

thấp (Crosnier, 1987)[161].

Kết quả nghiên cứu của Trương Văn Hộ và cs, (1990)[13] cho thấy, với

điều kiện bảo quản trong gia đình sau 6 tháng củ giống đến tuổi trồng là tốt nhất,

hao hụt về khối lượng thời điểm này là 10%. Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9

khoai tây phải chờ đến vụ trồng, củ nhăn nheo, mầm phát triển nhanh, trồng ra

ngoài bị già yếu. Trồng củ trẻ sinh lý năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già.

Page 38: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Khắc Quang và cs, (2000)[25] cho biết, sức

sinh trưởng và độ phủ luống ở đời 2 và đời 3 thấp hơn đời 1. Tỷ lệ nhiễm virus và

bệnh mốc sương của đời 2 và đời 3 cao hơn đời 1. Nguyên nhân do củ giống có

thời gian bảo quản quá dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già

sinh lý, chất lượng giảm sút là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức sinh trưởng

và năng suất giảm ở các đời sau. Ngoài ra sự lây nhiễm virus trên đồng ruộng

cũng là nguyên nhân thoái hóa giống sau các vụ trồng.

Như vậy, hiện tượng thoái hóa bệnh lý là kết quả hoạt động mạnh mẽ của

virus, chúng làm thay đổi các hoạt động sống của cây, làm giảm năng suất và

phẩm chất khoai tây. Bệnh virus không ngừng lây lan trong suốt quá trình trồng

trọt, nó là căn bệnh rất nguy hiểm, không thể chữa được. Thoái hóa sinh lý chủ

yếu do tác động của môi trường, đặc biệt là điều kiện bảo quản củ giống. Vì vậy

trong sản xuất cần có biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.

1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây

1.3.2.1. Một số nghiên cứu về thời vụ trồng khoai tây

Để xác định số lượng thời vụ có thể trồng trọt và thời gian sinh trưởng,

Gzones dựa vào mô hình của Stol et al., 1991 và thấy rằng: Nhiệt độ bắt buộc

hàng ngày để xác định thời vụ gieo trồng là >50C và <30

0C, tổng tích ôn là

15000C đến 3000

0C. Khoai tây sinh trưởng không bình thường khi nhiệt độ thấp

hơn 50C và cao hơn 30

0C, khoai tây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới

20C (Haverkort et al., 1997)[86].

Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, cần xác định các yếu tố khác quyết định độ dài

của thời vụ gieo trồng (Haverkort, 1991)[85]. Năng suất khoai tây đạt tối đa khi

đất duy trì được độ ẩm (Ojala et al., 1990)[119]. Như ở vùng Trung Phi nhiệt độ

thích hợp cho khoai tây sinh trưởng trong suốt cả năm nhưng môi trường (lượng

mưa, ẩm độ không khí) và yếu tố sinh lý lý tưởng chỉ trong khoảng 100 ngày vì

vậy khoai tây chỉ được trồng 1 vụ với giống có thời gian sinh trưởng là 100 ngày

Page 39: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

(Haverkort A.J., et al., 1997)[86].

Cường độ chiếu sáng, độ dài ngày và điều kiện trồng trọt cũng là yếu tố

ảnh hưởng đến việc xác định thời vụ gieo trồng. Nơi cường độ chiếu sáng cao và

nhiệt độ thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, thì thời vụ dài hơn và hiển nhiên là

tiềm năng năng suất cao hơn. Nghiên cứu của Kunkel et al., (1987)[103] ở

Washington (USA), Van Keulen et al., (1995)[151] tiến hành ở hầu hết vùng

đông bắc Âu cho kết quả là, khoai tây được trồng ở những vụ có nhiệt độ và

cường độ ánh sáng thích hợp năng suất có thể bằng hoặc cao hơn 140 tấn/ha. Tuy

nhiên vào mùa xuân, do gặp nhiệt độ và cường độ ánh sáng thấp nên năng suất

khoai tây chỉ chỉ dao động từ 15 – 19 tấn/ha.

Tiềm năng năng suất và khối lượng chất khô thực tế của củ cao nhất ở vùng

có nhiệt độ như ở tây bắc Âu, tây bắc Mỹ (Stol et al., 1991)[140]. Do điều kiện

thời tiết khí hậu thích hợp nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm hơn. Như ở

Argentina có 4 vụ có thể trồng được khoai tây, vụ sớm (tháng 6-10), vụ trung

bình sớm (7-11), trung bình muộn (10-4), và vụ muộn (12-6).

Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Á đều có

thể trồng khoai tây (Hijmans, 1999; Stol et al., 1991; Van Haren, 1998; Van

Keulen et al., 1995)[88], [140], [150], [151], tuy nhiên vùng này có nhiệt độ cao,

ánh sáng ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu không thích hợp khác nữa nên tỉ lệ

giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất thấp và thời vụ gieo trồng

ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz, D.O., et al., 2001)[69]. Thời vụ

gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất cây trồng cũng không

cao (Hunt, 1993)[92].

Ở Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, khung thời vụ trồng khoai tây

nằm trọn trong thời gian từ vụ lúa Mùa sang vụ lúa Xuân. Khoai tây vụ Đông có

thể trồng từ thượng tuần tháng 10 đến hạ tuần tháng 11 vẫn cho thu hoạch. Thời

vụ tốt nhất để trồng khoai tây là trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11.

Thời vụ này có thể đáp ứng đầy đủ nhất về nhiệt độ, ánh sáng để cây khoai tây

Page 40: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Trồng sớm hơn, khoai tây sớm bị rạc

(nhất là những vụ nắng nóng kéo dài, rét đến muộn), nếu trồng muộn hơn khoai

tây sẽ gặp rét ngay lúc mới mọc, phát triển chậm, nên cho năng suất thấp (Nguyễn

Văn Thắng và cs, 1996)[40].

Theo Vũ Thị Bích Dần và cs, (1995)[6], vụ Đông sớm ở đồng bằng Bắc Bộ

thường được bố trí từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Thời vụ này

thường gặp điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận như lượng mưa lớn (190 mm

trong tháng 9 và 160 mm trong tháng 10) và nhiệt độ cao (28 – 320C), ảnh hưởng

không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây vì vậy, nên trồng

những giống có nguồn gốc nhiệt đới như KT2. Mặt khác khoai tây trồng ở Việt

Nam thời gian xuất hiện củ rất ngắn chỉ khoảng 35 - 40 ngày sau trồng, đặc biệt

với các giống ngắn ngày, mầm già sinh lý củ xuất hiện sớm hơn và thời gian sinh

trưởng ngắn nên năng suất không cao.

Ở vùng nam khu 4 cũ, mùa mưa kết thúc muộn nên khoai tây có thể trồng

vào trung tuần tháng 11. Còn vùng núi khí hậu ôn hòa như Sapa, Đà Lạt có thể

trồng được quanh năm, nhưng hình thành 2 vụ chính, vụ khoai mùa mưa và vụ

khoai mùa khô. Vụ khoai mùa mưa thường bị mốc sương phá hại nặng (Đỗ thị

Bích Nga và cs, 1990)[21].

Ngô Đức Thiệu và cs, (1986)[41] tổng kết khí hậu thời tiết ở vùng đồng

bằng Bắc bộ cho phép trồng thêm khoai tây vụ Xuân. Thời vụ có ý nghĩa quyết

định đến sự thành bại của vụ khoai tây Xuân. Thời vụ trồng tốt nhất là từ 1 – 15

tháng giêng, trồng quá muộn (từ 15/2 trở đi) khoai tây bị giảm năng suất nghiêm

trọng, khi thu hoạch gặp trời mưa sẽ bị thối củ trong bảo quản.

Nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng, (1996)[16] đã kết luận, khoai tây vụ

Xuân được trồng từ hạ tuần tháng 12 đến thượng tuần tháng giêng, thu hoạch

trung tuần tháng 4. Tháng 12 có nhiệt độ trung bình là 18,10C, tháng giêng lạnh

nhất trong năm nhưng vẫn đạt 16,10C nên ảnh hưởng không nhiều đến quá trình

mọc mầm và sinh trưởng của khoai tây ở giai đoạn đầu. Nhiệt độ bắt đầu tăng dần

Page 41: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

vào cuối tháng 2 và tháng 3 rất thích hợp cho thân lá phát triển và không ảnh

hưởng nhiều đến hình thành và phát triển của củ. Nhiệt độ trung bình tháng 4 đạt

23,70C, có nhiều ngày nhiệt độ lên trên 25

0C trở ngại cho sự hình thành và tốc độ

phình to củ nên số lượng củ ít, kích thước nhỏ và năng suất thấp. Đây là một

trong những lý do giải thích tại sao khoai tây vụ Xuân có năng suất thấp hơn

khoai tây vụ Đông.

Đầu vụ Xuân, lượng mưa rất thấp và tăng dần vào tháng 2, tháng 3, lượng

mưa tăng nhanh vào cuối tháng 4, vì vậy thời kỳ đầu cần đủ ẩm để khoai tây mọc

mầm và phát triển thuận lợi, cuối vụ cần tiêu úng triệt để đảm bảo chất lượng củ,

đặc biệt là khoai giống. Mặt khác từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3 có số ngày

mưa phùn nhiều gây độ ẩm cao, nhiệt độ không khí tăng dần nên bệnh mốc sương

phát triển mạnh (Đỗ Thị Bích Nga và cs, 1990)[21].

Thời gian chiếu sáng: Đầu vụ Xuân có thời gian chiếu sáng trong ngày

ngắn, ngắn nhất vào tháng 2, 3 sau đó thời gian chiếu sáng tăng nhanh vào tháng

4. Điều kiện này không thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng và phát triển, vì vậy

vụ Xuân cần trồng khoai tây sớm từ tháng 12 đến đầu tháng 1 mới đảm bảo cho

cây sinh trưởng tốt trước khi bước vào giai đoạn phình to củ (Đào Mạnh Hùng,

1996)[16].

Thời vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành

công trong sản xuất khoai tây. Nghiên cứu của nhiều tác giả đã kết luận, khoai tây

trồng an toàn trong thời tiết vụ Đông ở miền Bắc nước ta (từ 15/10 trở đi) và có

thể trồng thêm khoai tây vụ Xuân. Tuy nhiên, việc xác định thời vụ trồng khoai

tây còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai và khí hậu từng vùng (Trương văn Hộ và cs,

1990)[12]. Vì vậy để phát triển khoai tây lên Bắc Kạn cần nghiên cứu để có thời

vụ gieo trồng tốt nhất.

1.3.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo trồng

Năng suất củ tương quan thuận với các thông số sinh trưởng như: số thân,

số nhánh, đường kính thân và độ che phủ (Trần Như Nguyện và cs, 1990)[23].

Page 42: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Sự tương quan này còn phụ thuộc vào giống. Theo Allen et al., (1992)[59],

những giống sinh trưởng hữu hạn có số lá/thân chính cố định cần trồng với

khoảng cách giữa các hàng rộng hơn những giống sinh trưởng bất định vì những

các giống sinh trưởng hữu hạn lá dễ bị tổn thương trong giai đoạn trải lá.

Endale Gebre et al., 2001)[76] thiết kế thí nghiệm nhằm xác định khoảng

cách tối ưu cho các giống khoai tây chín sớm Awash (90 - 99 ngày), giống chín

trung bình Menagesha (100 - 119 ngày) và chín muộn Tolcha (120 - 130 ngày),

khác nhau về hình thái tán lá. Năng suất của các giống khoai tây đều đạt cao nhất

khi được trồng với khoảng cách là 75 x 20cm. Nếu trồng với khoảng cách giữa

các cây là 30 cm thì năng suất tăng rõ ràng ở những công thức có khoảng cách

giữa các hàng là 45, 60 và 75 cm. Nhưng nếu tăng khoảng cách cả hàng và cây

thì năng suất giảm. Với giống chín muộn Menagesha, khi trồng củ giống có

đường kính từ 30 - 50 mm thì năng suất ít biến động theo khoảng cách.

Khoảng cách giữa các hàng nhỏ hơn 60 cm cũng có vấn đề trên đồng ruộng

vì số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ hơn, nếu tăng khoảng cách hàng sẽ làm số

lượng củ giảm. Khoảng cách giữa các hàng thích hợp nhất là 60 - 75 cm, vì ở

khoảng cách này làm tăng cả tổng số củ và số lượng củ có đường kính > 40 mm.

Với cả giống chín sớm, trung bình và chín muộn thì khối lượng củ tăng khi

khoảng cách cây tăng từ 20 cm lên 35 cm (Endale Gebre et al., 2001)[76].

Khoảng cách trồng khoai tây tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lượng trung

bình củ và số lượng củ/m2. Trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lượng củ,

còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lượng củ. Khoảng cách giữa các cây

là 20 cm thì có 87,4% củ có đường kính >30 mm, trong đó củ có đường kính >

40 mm là 61,8%. Khoảng cách giữa các cây tác động đến năng suất không mạnh

bằng khoảng cách giữa các hàng. Thường thì số lượng củ giảm đáng kể khi được

trồng với hàng rộng (>90 cm), vì ít có sự cạnh tranh về sinh trưởng và củ đạt kích

tối đa nhanh hơn. Tuy nhiên khi trồng với khoảng cách giữa các hàng quá rộng

thì năng suất giảm (Berga et al., 1994)[62].

Page 43: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

Nghiên cứu của Trương Văn Hộ, (1990)[13] kết luận, mật độ gieo trồng

phụ thuộc vào cỡ củ giống. Củ giống có đường kính nhỏ hơn 25 mm tỷ lệ mọc

thấp, số thân/ khóm ít dẫn đến số thân/m2 thấp, không đạt được số thân cần thiết

để tạo củ (vùng nhiệt đới phải đạt trên dưới 20 thân chính/m2), tỷ lệ diện tích lá

thấp (chỉ đạt dưới 80%), cây sinh trưởng không đều. Với cỡ củ giống to và vừa,

cây mọc đều, sinh trưởng tốt, số thân/m2 cao hơn, thân lá phủ kín luống. Vì vậy

củ nhỏ phải trồng với mật độ dày 5,5 khóm/m2, củ to và vừa chỉ cần trồng với

mật độ 4,5 khóm/m2.

Theo Nguyễn Văn Viết và cs (1995)[54], nếu trồng khoai tây để làm giống

có thể trồng với mật độ dày 7 – 8 khóm/m2, năng suất khá cao (18,8 tấn/ha), mặc

dù kích thước củ nhỏ nhưng số củ nhiều nên tăng hệ số nhân giống (14,6

củ/khóm) và sự hao hụt trong bảo quản cũng thấp hơn. Trường hợp trồng khoai

tây thương phẩm, cần trồng với khoảng cách 50 x 25 cm hoặc 60 x 25-30 cm

(Đường Hồng Dật, 2005)[7].

Mật độ trồng tác động mạnh đến năng suất khoai tây, trồng mật độ cao làm

tăng số lượng củ/m2, mật độ thấp thì tăng khối lượng củ. Do đó tùy thuộc vào

mục đích gieo trồng để chọn mật độ trồng thích hợp. Mặt khác mật độ trồng

khoai còn phụ thuộc vào đất đai, giống nên khi xác định được giống thích hợp

cho sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn cần nghiên cứu mật độ trồng để sản xuất khoai

tây đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.2.2.3. Một số nghiên cứu về phân bón cho khoai tây

* Nghiên cứu về liều lượng và hiệu quả sử dụng đạm, lân, kali

Với phân bón thì cả thời gian và tỷ lệ bón đều có thể điều khiển được để tăng

khả năng sinh lý của khoai tây. Xác định liều lượng và thời gian bón thích hợp

làm giảm sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng, làm giảm ô nhiễm nguồn

nước (Papadopoulos, 1988)[120].

Ảnh hưởng của đạm đến năng suất khoai tây đã được nghiên cứu từ thập kỷ

Page 44: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

70, thời gian này lượng đạm khuyến cáo rất cao là 400 kg N/ha, 3 thập kỷ sau

lượng đạm bón cho khoai tây còn được duy trì khá cao vì hiệu quả sử dụng của

phân đạm thấp (Papadopoulos, 2000)[121]. Năng suất tối ưu của khoai tây đạt

được khi bón ít nhất là 45 đến 400 kg N/ha (Porter et al., 1991)[122]. Ở

California thường bón với lượng 162 – 267 kg N/ha (Timm et al., 1983)[143],

lượng đạm khuyến cáo ở Trung Quốc là 140 – 170 kg N/ha khi trồng khoai tây

không tưới trong đất mùn và đất cát (Hong Li et al., 2003)[90].

Hai thí nghiệm bố trí ở thung lũng Jordan thấy rằng, năng suất khoai tây

tăng tỷ lệ thuận với lượng đạm bón. Năng suất khoai tây tăng chủ yếu do tăng

kích thước của củ, tuy nhiên khi tăng lượng đạm từ 49 lên 98 kg N/ ha thì năng

suất củ cũng không thay đổi, khoai tây chỉ có phản ứng khi tăng lượng bón lên

147 kg N/ha (Mohammad et al., 1999)[114].

Khoai tây là cây trồng có hệ số sử dụng đạm thấp hơn các cây ngũ cốc, chỉ

có 33 - 56% lượng đạm bón vào được cây trồng hấp thu (Smit et al., 1992)[137].

Ðiều đó có thể là do sự phát triển của rễ khoai tây kém hơn cây ngũ cốc và một

phần do khoai tây được trồng trên các luống nên dễ bị mất đạm hơn (Vos et al.,

1986)[156]. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa năng suất khoai

tây với lượng đạm hấp thu, hệ số sử dụng đạm, lượng đạm có trong đất (Hegney

et al., 2000; Hodges, 1999)[87], [89]. Vì vậy cần có biện pháp để tăng khả năng

hấp thu đạm của khoai tây.

Xu hướng mất đạm rất rõ đã được nghiên cứu ở nhiều vùng đất trồng khoai

tây (Darwish, 2001)[70]. Hầu hết lượng đạm bị mất do quá trình khử nitơ, sự cố

định đạm vào trong đất và bị giữ lại hoặc do rửa trôi ra khỏi vùng rễ (Mohammad

et al., 1999)[114]. Số lượng NO3 bị thẩm thấu tăng theo lượng đạm bón (Goh et

al., 1986)[83].

Hệ số sử dụng đạm của khoai tây phụ thuộc vào vùng sinh thái, kết cấu của

đất, kỹ thuật trồng trọt và giống. Vùng ôn đới châu Âu hiệu quả sử dụng đạm chỉ

đạt 30 - 40%, ở Thổ Nhĩ Kỳ hệ số sử dụng đạm là 42%, ở Jordan hệ số sử dụng

Page 45: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

đạm nhỏ hơn 40%. Hệ số sử dụng đạm đạt 56% khi quá trình thẩm thấu nhỏ,

nhưng khi quá trình thẩm thấu đạm cao thì hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 3% (Errebhi

et al., 1998)[77]. Giống chín muộn có hệ số sử dụng đạm cao hơn giống chín

sớm, vì chúng có thời gian sinh trưởng dài hơn (Van Delden, 2001)[147]. Điều

này có ý nghĩa rất quan trọng vì trên mỗi loại đất, mỗi loại giống cần nghiên cứu

để có liều lượng và phương pháp bón đạm thích hợp (Darwish et al., 2003)[71].

Quản lý dinh dưỡng đạm ở vùng trồng khoai tây là rất quan trọng cho sản

xuất và môi trường. Khoai tây là cây trồng yêu cầu lượng đạm bón nhiều để đạt

năng suất tối ưu, hệ số sử dụng đạm thấp là nguy cơ dẫn đến lượng đạm bị mất

vào môi trường. Do đó cần nghiên cứu để có liều lượng và thời gian bón đạm

thích hợp cho từng giống cũng như từng loại đất.

Khoai tây cũng cần nhiều phospho cho sự sinh trưởng, tuy nhiên hiệu lực

của phospho phụ thuộc nhiều vào hàm lượng phospho và vôi có ở trong đất (Vos

et al., 2000)[158].

Bảng 1.8. Liều lƣợng phospho khuyến cáo dựa trên cơ sở hàm lƣợng

phospho và vôi có ở trong đất

Hàm lƣợng P

trong đất (ppm)

Liều lƣợng P2O5 cần bón (kg/ha)

Lượng vôi trong

đất bằng 5%

Lượng vôi trong

đất bằng 10%

Lượng vôi trong

đất bằng 15%

0 240 360 480

5 160 280 400

10 80 200 320

15 0 120 240

20 0 40 160

25 0 0 80

30 0 0 0

(Nguồn: Harris P.M., 1992)[84]

Kali ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và năng suất khoai tây. So sánh

công thức bón kali ở châu thổ Ai cập cho thấy, năng suất củ đạt cao nhất khi bón

Page 46: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

72 kg K2O và 120 kg N/0,4 ha; 96 kg K2O + 180 kg N/0,4 ha hoặc 80 kg K2O +

150 kg N /0,4 ha (Rabie, 1996)[123].

Thí nghiệm bón kali cho khoai tây trên đất cát với liều lượng 60 và 120

kg/0,4 ha cho kết quả: Khi bón 120 kg K2O tăng được 25 - 30% khối lượng củ

tươi, khối lượng thân lá tươi giảm ở giai đoạn 75 - 90 ngày sau trồng so với công

thức bón 60 kg K2O. Tỷ lệ củ/thân lá cao hơn ít nhất 50% khi bón lượng kali cao

ở giai đoạn 75 - 90 ngày sau trồng. Chiều cao cây ở những công thức này cũng

cao hơn 10 - 20%. Bón lượng kali cao làm năng suất củ tăng 10 - 20%. Bón

nhiều kali làm tăng số lượng củ trung bình (28 - 60 mm) và số củ to (>60mm) lên

15 - 40%. Điều đó kết luận rằng kali là yếu tố chìa khoá cho sản xuất khoai tây

trên đất cát (Tawfik A. A., 2001)[142].

Nghiên cứu của Trịnh Khắc Quang, (2000)[25] kết luận, bón kali với lượng

150 – 200 kg K2O/ha là thích hợp để khoai tây cho năng suất cao, số củ/khóm

nhiều, chất lượng củ giống tốt và ít hao hụt trong bảo quản.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho khoai tây, đặc biệt là

nghiên cứu về bón đạm. Các nghiên cứu đều thống nhất: Khoai tây đòi hỏi lượng

dinh dưỡng cao, trong khi hệ số sử dụng dinh dưỡng thấp thì nguy cơ mất dinh

dưỡng là rất lớn. Hệ số sử dụng phân bón phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai,

khí hậu, giống… do đó mỗi loại giống, mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để xác

định lượng phân bón phù hợp.

* Nghiên cứu về thời gian và phương pháp bón đạm, lân, kali

Thời gian bón phân là một trong những yếu tố hạn chế đến sinh trưởng và

năng suất của cây khoai tây. Để tăng hiệu quả sử dụng và giảm dư lượng phân

bón ở trong nước ngầm thì việc bón phân cho khoai tây vào đúng thời gian mà

khoai tây cần là giải pháp tối ưu (Lauer, 1986)[104]. Ví dụ hệ số sử dụng đạm đạt

tới 70% khi bón đạm đúng vào lúc cây cần nhiều đạm cho quá trình hình thành củ

(Vos, 1999)[157], hoặc khi bón với lượng thấp (Hegney et al., 2000)[87].

Page 47: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

Sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào sự tạo thành chỉ số diện tích lá (LAI)

lớn và duy trì lâu trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Bón phân làm nhiều lần

sẽ duy trì được bộ lá xanh lâu, cây sinh trưởng tốt hơn, đặc biệt là những giai

đoạn khủng hoảng, phân bón được cung cấp đầy đủ thì khoai tây mới có thể cho

năng suất cao (Stark et al., 1993)[139].

Bón nhiều đạm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là trên đất cát làm cho lượng đạm

dễ bị mất xuống dưới vùng rễ khi mưa to, thậm chí cả khi tưới nhiều nước. Bón

đạm cho khoai tây ở giai đoạn phát triển củ mạnh nhất thì cho năng suất cao nhất.

Hiện tại bón đạm làm nhiều lần được áp dụng phổ biến ở nhiều vùng sản xuất

khoai tây (Errebhi et al., 1998)[77].

Nghiên cứu của Gathungu et al., (2000)[82] kết luận: Bón đạm sớm và bón

làm nhiều lần trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng làm cho chỉ số diện tích lá

cao dẫn đến khả năng hấp thu ánh sáng mặt trời tốt hơn, kết quả tất yếu là khối

lượng chất khô của lá và thân cũng cao. Tuy nhiên bón đạm sớm cho kết quả tốt

hơn, điều này có thể là do rễ sinh trưởng nhanh, số lượng rễ to nhiều, khối lượng

chất khô của rễ cao. Rễ sinh trưởng tốt thì khả năng hấp thu nước và các chất

dinh dưỡng tốt hơn.

Bón đạm sớm thì sự hình thành củ cũng sớm hơn, cây có nhiều thời gian để

tích lũy chất khô, kết quả là củ được hình thành nhiều, khối lượng chất khô của

củ cao hơn (Kormondy, 1996)[101]. Ở Quebec (Canada) và một số vùng khác,

thường bón nhiều đạm tập trung ở thời kỳ gieo trồng (Li et al., 1999)[105].

Bón đạm muộn thì giai đoạn đầu cây quang hợp kém nên số lượng củ/cây và

khối lượng chất khô tích lũy vào củ thấp nhất. Điều này có thể do bón đạm muộn

dẫn đến giai đoạn củ sinh trưởng thì thân lá cũng sinh trưởng mạnh, nên khối

lượng chất khô chuyển về củ ít hơn (Gathungu et al., 2000)[82]. Bón đạm muộn

thì thân lá sinh trưởng tốt và kéo dài nhưng củ lại ít và nhiều củ nhỏ, giảm quá

trình chín và sinh trưởng của củ khoai tây nên năng suất thấp (Đường Hồng Dật,

2005; Westermann et al., 1988)[7], [160].

Page 48: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

Nhiều nghiên cứu lại cho kết quả: Năng suất củ khoai tây, sự tích lũy đạm

và khối lượng chất khô ở củ, lượng đạm hút và hệ số sử dụng đạm không bị tác

động bởi tỷ lệ hoặc thời gian bón đạm (Joern et al., 1995)[96]. Hiệu quả tác động

của đạm có thể chỉ bị ảnh hưởng bởi lượng đạm bón (Errebhi et al., 1998;

Waddell et al., 1999)[77], [159].

Ở Việt Nam thường dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 hoặc toàn bộ

kali, 1/3 lượng phân đạm để bón lót. Dùng 1/3 đạm và 1/2 kali (hoặc không bón

thúc nếu đã bón lót toàn bộ kali) để bón thúc lần 1 vào lúc khoai đã mọc được 15

– 20 ngày kết hợp với xới và vun cho khoai tây. Lượng phân còn lại để bón thúc

lần 2 cách lần 1 khoảng 15 – 20 ngày. Bón thúc cho khoai tây làm năng suất

khoai tây cao hơn, lượng khoai thương phẩm nhiều hơn so với chỉ bón lót 1 lần.

Tuy nhiên bón thúc cần tiến hành sớm vào thời kỳ cây khủng hoảng dinh dưỡng

để cho thân lá khoai tây phát triển nhanh ở giai đoạn đầu, khoai tây ra củ tập

trung và giảm tối đa tỷ lệ khoai bi (Đường Hồng Dật, 2005; Nguyễn Văn Thắng

và cs, 1996)[7], [40].

Hiệu quả sử dụng đạm của khoai tây không những phụ thuộc vào thời gian

bón đạm mà còn phụ thuộc vào phương pháp bón (Addiscott et al., 1992)[57].

Mohammad et al., (1999)[114] kết luận, bón đạm vào đất có hệ số sử dụng đạm

tương đương với hòa vào nước và năng suất của cũng không sai khác. Tuy nhiên,

Darwish et al., (2003)[71] cho rằng bón đạm theo kiểu tưới dung dịch vào vùng

rễ có thể đạt được hệ số sử dụng đạm cao và dư lượng còn lại trong đất thấp hơn

các phương pháp bón khác.

Vị trí bón cũng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng phân bón, sinh trưởng,

phát triển và năng suất khoai tây. Phân có thể được cung cấp tốt nhất vào gần nơi

đặt củ giống. Nghiên cứu ở California khuyến cáo nên bón đạm cách nơi đặt củ

giống 5 cm cả về bề rộng lẫn chiều sâu (Ngugi, 1982)[117]. Nghiên cứu của

Roberts et al., (1991)[128] cũng cho kết quả là, bón đạm tập trung tăng hiệu quả

sử dụng đạm khoảng 10% so với bón vãi ở công thức chỉ bón 1 lần khi trồng. Tuy

Page 49: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

nhiên khi bón đạm làm nhiều lần thì vị trí bón không có tác động rõ ràng đến hệ

số sử dụng đạm hoặc năng suất củ.

Nghiên cứu của Joern et al., (1995)[92] kết luận, vị trí bón phân chỉ làm tăng

khối lượng chất khô của thân lá và lượng đạm hút trong suốt giai đoạn đầu,

nhưng hiệu quả tác động đó chỉ tạm thời không được duy trì đến lúc thu hoạch.

Trong trường hợp nước không phải là yếu tố hạn chế thì phương pháp bón đạm

không phải là yếu tố quan trọng trừ trường hợp đất nghèo dinh dưỡng.

Theo Đường Hồng Dật, (2005)[7] đối với khoai tây tốt nhất là nên bón

phân tập trung vào dưới củ giống. Các loại phân hóa học khi hòa tan vào nước

thường tạo phản ứng kiềm, cho nên khi bón vào dưới củ khoai tây giống, phân

bón cần được trộn với đất, nếu không mầm khoai tây có thể bị hại khi mới mọc.

Riêng kali clorua không nên bón tập trung vào dưới củ để tránh tác động có hại

của ion Cl-, phân supe phosphat dạng viên bón vào rãnh làm năng suất tăng hơn

30%, hiệu quả sử dụng phân bón tăng 2,5 lần.

Nghiên cứu mới đây cho kết quả, biện pháp phun KCl với nồng độ 2 g/lít lên

lá vào giai đoạn 30 ngày sau trồng cho khoai tây ảnh hưởng tốt đến quá trình hình

thành và ổn định hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp. Đặc biệt bổ sung KCl

lên lá khoai tây làm tăng khối lượng củ/khóm từ đó làm tăng năng suất củ từ

104,1 – 113,6% so với đối chứng (Trương Đích và cs, 2005)[9]

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, thời gian và phương pháp bón đạm

đã và đang là vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm. Mặc dù có nhiều quan

điểm khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều thừa nhận thời gian bón ảnh

hưởng rõ ràng đến năng suất. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu về thời gian và

phương pháp bón lân và kali cho khoai tây.

1.3.2.4. Nghiên cứu về tưới nước và tạo vồng, vun gốc cho cây khoai tây

Việc đảm bảo đủ nước cho khoai tây trong quá trình sinh trưởng, phát triển

là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo năng suất cao. Tưới nước đầy

Page 50: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

đủ trong giai đoạn đầu và suốt thời kỳ làm củ dẫn đến tăng số lượng củ/cây

(Eldredge et al., 1996; Meyer et al., 1998)[75], [112]. Ngược lại tưới nước sau

khi hình thành củ sẽ làm tăng kích thước củ (Shock et al., 1998)[134]. Cung cấp

nước thường xuyên duy trì chất lượng củ và sức chống đỡ sâu bệnh (Roth, 1990;

Trebejo et al., 1990)[129], [144].

Tưới nước phải dựa trên yêu cầu của cây, đặc biệt phải xem xét để biết

được giai đoạn nào cây trồng khủng hoảng nước. Xác định giai đoạn nhạy cảm

với sự thiếu nước của một giống riêng biệt trồng trong điều kiện thời tiết đất đai

của mỗi địa phương cho phép thiết kế chế độ tưới hợp lý để cây trồng đạt được

năng suất cao nhất và hiệu quả sử dụng nước tốt nhất. Trong thực tế người nông

dân thường cung cấp nước cho khoai tây mà không cần biết giai đoạn đó cây có

cần nước hay không. Trường hợp này tưới nước có thể làm giảm năng suất (Iqbal

et al., 1999)[94].

Vun gốc có ảnh hưởng lớn đến sự tạo củ kể cả về số lượng và khối lượng

củ, vun 2 lần hiệu quả hơn 1 lần. Vun gốc làm tăng từ 10,5 – 47% về khối lượng

củ và 2,5 – 51,4% về số lượng củ. Vun 2 lần vào thời kỳ 15 và 30 ngày sau mọc

cho năng suất tính theo khối lượng củ cao nhất và số củ lớn. Trong khi vun 2 lần

vào 30 và 45 ngày sau mọc cho số củ cao tuy kích thước củ giảm thích hợp cho

việc làm giống (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2005)[34].

1.3.2.5. Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh ở mức thấp nhất việc cung ứng khoai tây

sạch bệnh phải được coi trọng hàng đầu. Ở châu Âu, Pháp, Hà Lan đang áp dụng

phương pháp chọn lọc dòng và xây dựng hệ thống sản xuất giống từ in-vitro.

Cuba áp dụng phương pháp chọn lọc quần thể, Hàn Quốc, áp dụng phương pháp

in-vitro và công nghệ thuỷ canh (Lê Hưng Quốc, 2006)[26]. Ở Việt Nam Viện

Công nghệ sinh học nông nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp I mới xây dựng

hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh từ sản xuất cây in-vitro đến sản xuất

giống xác nhận (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006)[35].

Page 51: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

Một trong những điều kiện quan trọng để sản xuất ra củ giống sạch bệnh là

phải tìm ra vùng cách ly với nguồn bệnh cũng như môi giới truyền bệnh. Nhân

các giống mới trong điều kiện không có vùng cách ly đã làm lô giống bị nhiễm

bệnh và thoái hóa nhanh chóng (Nguyễn Văn Viết, 1987; 1992)[51], [53]. Để tạo

ra vùng cách ly, nhiều nước đã thành lập các Trung tâm nhân giống tại các vùng

cách xa khu vực trồng khoai hàng chục km. Đối với hệ thống nhân giống đơn

giản một số tác giả cho rằng vùng cách ly ít nhất là 100m và tốt nhất là 2000m

(Beukema et al., 1990)[65].

Ở Việt Nam, giai đoạn 1985 – 1989 sản xuất khoai tây giống sạch bệnh

bằng phương pháp chọn lọc vệ sinh trên vùng cách ly địa hình đã đạt năng suất

cao 21 tấn/ha với 50 ha thực nghiệm và 16 tấn/ha với 600 ha thực nghiệm (Vũ

Triệu Mân, 1990)[19]. Tổ chức nhân và chọn lọc các giống mới ở khu tập trung

cách ly kết hợp với chọn lọc vệ sinh quần thể để loại thải cây bệnh, hạn chế mức

độ nhiễm bệnh (11,56% so với 28,57%) cho phép sản xuất khoai tây giống có

chất lượng tốt với khối lượng lớn, năng suất khoai tây thương phẩm tăng 31,52%

(Nguyễn Văn Viết, 1992)[53].

Biện pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (meristem) có thể tạo cây hoàn toàn

sạch bệnh. Nếu cây sạch bệnh được trồng liên tiếp ở môi trường không cách ly thì

khoai tây bị nhiễm virus rất nhanh. Khoai tây sạch bệnh nhập nội chỉ sau 1 vụ

trồng, tùy từng giống mà tỷ lệ nhiễm virus biến động từ 1 – 10%. Ngoài ra tốc độ

tái nhiễm cao, hệ số nhân giống thấp (Trương Công Tuyện, 1999)[47].

Trồng khoai tây bằng hạt cũng là biện pháp hạn chế sự lan truyền bệnh

virus. Hầu hết các loại bệnh, đặc biệt là bệnh nguy hiểm không truyền qua hạt

khoai tây. Các triệu chứng bệnh trên cây thực sinh chủ yếu là khảm lá và nhăn lá

nhọn, đến đời vô tính mới xuất hiện triệu chứng như khảm nặng, cuốn lá và xoắn

lùn. Mức độ nhiễm bệnh của khoai tây trồng bằng hạt thấp hơn nhiều so với trồng

bằng củ vô tính. Ở đời thực sinh tỷ lệ bệnh 6,06 – 8,38%, đời vô tính 15,7 –

Page 52: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

18,76%. Tốt nhất chỉ nên dùng củ giống từ hạt lai để trồng một chu kỳ ngắn là 2 –

3 vụ (Nguyễn Văn Viết và cs, 1995)[54].

Tuổi sinh lý của củ cũng tác động rõ đến hạn chế bệnh khoai tây, thu hoạch

sớm (70 -80 ngày sau trồng) nguồn bệnh từ thân lá chưa kịp lan truyền xuống củ

giống để gây thối củ trong kho. Nếu sử dụng phân hữu cơ tươi còn tàng trữ nguồn

bệnh và trong những điều kiện nhất định bệnh sẽ phát triển và truyền vào củ

ngoài đồng và gây thối củ trong kho (Nguyễn Văn Viết và cs, 1995)[54].

Nguyễn Văn Viết và cs, (1998)[55] đề xuất phương án phòng trừ tổng hợp

sâu bệnh hại khoai tây hạt lai theo các bước sau: Chọn vùng trồng khoai tây thuần

và tập trung có luân canh với 2 vụ lúa nước để sản xuất củ giống Go. Không trồng

khoai tây lẫn với các cây vụ đông khác. Nên trồng khoai tây đúng thời vụ và đồng

loạt, tưới giữ ẩm thường xuyên, bón phân chăm sóc kịp thời. Phát hiện sâu bệnh

sớm, sâu xám có thể bắt bằng tay vào buổi sáng, khi xuất hiện nhện trắng phun

thuốc Kenthan hoặc Danitol. Đối với bọ trĩ sử dụng Bassa, Trebon phun từ 1 – 2

lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun đồng loạt cả cây trồng khác.

1.4. Những kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu

Khoai tây là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khá cao

thích ứng với nhiều vùng sinh thái nên được trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế

giới. Những công trình nghiên cứu trên chỉ rõ rằng khoai tây có tiềm năng năng

suất cao tuy nhiên sự chênh lệch giữa năng suất tiềm năng với năng suất thực tế

cũng như chênh lệch về năng suất giữa các vùng, giữa các vụ…là khá lớn vì nó

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng,

biện pháp kỹ thuật…Để trồng khoai tây đạt hiệu quả kinh tế cao thì mỗi vùng

sinh thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp.

Ở Việt Nam, khoai tây đã được trồng từ lâu, hiện nay khoai tây đã trở

thành cây vụ Đông chủ lực ở nhiều vùng. Do điều kiện thời tiết khí hậu ít thuật

lợi nên năng suất khoai tây ở nước ta còn thấp hơn rất nhiều so năng suất bình

Page 53: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

quân của thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, vì vậy đã có nhiều công trình

nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất khoai tây. Tuy nhiên

các công trình nghiên cứu về khoai tây ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng

Đồng bằng.

Thời gian gần đây khoai tây được đưa lên trồng ở nhiều tỉnh miền núi phía

Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Khoai tây đã và đang khẳng định được vai

trò của nó trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng tốc độ mở rộng diện

tích còn chậm do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về giống. Sở dĩ

như vậy là vì hầu hết các giống khoai tây trồng ở vùng này đều được chọn lọc từ

vùng Đồng bằng hoặc nhập từ Trung quốc có điều kiện sinh thái, đất đai khác với

vùng miền núi. Hơn nữa chưa có công trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật

riêng cho từng vùng sinh thái cũng như từng giống, đặt biệt là tỉnh Bắc Kạn. Để

khoai tây trở thành cây vụ Đông chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo như mong đợi

của người dân cũng như lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đề tài tập trung vào nghiên cứu

những vấn đề sau:

- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với

điều kiện sinh thái ở Bắc Kạn.

- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong

điều kiện vụ Đông.

- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây trong điều

kiện vụ Xuân.

- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều

kiện vụ Đông.

Page 54: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu 7 giống khoai tây nhập nội từ Hà Lan đã được khảo

nghiệm sản xuất ở một số vùng sinh thái khác nhau.

1- Baraka: Thời gian sinh trưởng 90 ngày, chống chịu bệnh virus và chịu nóng.

2- Sinora: Thời gian sinh trưởng 85 ngày.

3- Marlen: Thời gian sinh trưởng 90 ngày.

4- Redstar: Thời gian sinh trưởng 90 ngày.

5- Redone: Thời gian sinh trưởng 90 ngày.

6- Satana: Thời gian sinh trưởng 90 ngày, chống các bệnh virus.

7- Fontane: Thời gian sinh trưởng 90 ngày.

* Giống Diamant (đối chứng): nhập nội từ Hà Lan, được trồng ở Việt Nam

từ năm 1995, thời gian sinh trưởng 90 ngày, chống chịu các bệnh virus.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản

xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn

- Điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản

xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn.

- Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế năng

suất khoai tây tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, năng suất của 7 giống khoai tây

nhập nội trong điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống

khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Đông năm 2002 – 2003.

Thí nghiệm gồm 8 công thức

CT1: Diamant (đ/c) CT2: Baraka CT3: Sinora

CT4: Marlen CT5: Redstar CT6: Redone

Page 55: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

CT7: Satana CT8: Fontane

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của các

giống khoai tây nhập nội trong điều kiện vụ Xuân năm 2002 - 2003.

Thí nghiệm gồm 8 công thức

CT1: Diamant (đ/c) CT2: Baraka CT3: Sinora

CT4: Marlen CT5: Redstar CT6: Redone

CT7: Satana CT8: Fontane

2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông tại Bắc Kạn

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến sinh trưởng

và năng suất khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: Mật độ 4 khóm/m2 với khoảng cách là 60 cm x 42 cm.

CT2: Mật độ 6 khóm/m2 với khoảng cách là 60 cm x 28 cm.

CT3: Mật độ 8 khóm/m2 với khoảng cách là 60 cm x 21 cm.

CT4: Mật độ 10 khóm/m2 với khoảng cách là 60 cm x 17 cm.

CT5: Mật độ 12 khóm/m2 với khoảng cách là 60 cm x 14 cm.

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất

khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: trồng ngày 25/9 CT2: trồng ngày 10/10

CT3: trồng ngày 25/10 CT4: trồng ngày 10/11

CT5: trồng ngày 25/11

Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng

suất khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: 0 kg N/ha CT2: 50 kg N/ha

CT3: 100 kg N/ha CT4: 150 kg N/ha

CT5: 200 kg N/ha

Page 56: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 60P2O5 + 100K2O/ha).

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng và năng suất

khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: 0 kg P2O5/ha CT2: 30 kg P2O5/ha

CT3: 60 kg P2O5/ha CT4: 90 kg P2O5/ha

CT5: 120 kg P2O5/ha

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 100 N + 100 K2O/ha)

Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và năng suất

khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: 0 kg K2O/ha CT2: 50 kg K2O/ha

CT3: 100 kg K2O/ha CT4: 150 kg K2O/ha

CT5: 200 kg K2O/ha

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 100 N + 60 P2O5)

Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng và năng

suất khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức

CT1: Không tưới.

CT2: Tưới 2 lần (lần 1: tưới khi trồng; lần 2: sau mọc 30 ngày)

CT3: Tưới 3 lần (lần 1: tưới khi trồng; lần 2: sau mọc 15 ngày; lần 3:

sau mọc 30 ngày )

CT4: Tưới 4 lần (lần 1: tưới khi trồng; lần 2: sau mọc 15 ngày; lần 3:

sau mọc 30 ngày; lần 4: tưới sau mọc 60 ngày)

Phương pháp tưới (theo hướng dẫn của Nguyễn Văn Thắng và cs,

1996[40]): Tưới ngập1/2 - 2/3 rãnh, ngâm 4 - 6 giờ tùy độ ẩm đất, sau đó tháo cạn.

Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của vun tạo vồng đến sinh trưởng và năng suất

khoai tây vụ Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn.

Page 57: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

Thí nghiệm gồm 3 công thức

CT 1: Không vun CT 2: Vun 1 lần (sau mọc 30 ngày)

CT 3: Vun 2 lần (lần 1: sau mọc 15 ngày; lần 2: sau mọc 30 ngày)

2.2.4. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây củ giống trong

điều kiện vụ Xuân tại Bắc Kạn

Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến số lượng củ

giống và năng suất khoai tây vụ Xuân năm 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: Mật độ 6 khóm/m2 với khoảng cách 60 cm x 28 cm.

CT2: Mật độ 8 khóm/m2 với khoảng cách 60 cm x 21 cm.

CT3: Mật độ 10 khóm/m2 với khoảng cách 60 cm x 17 cm.

CT4: Mật độ 12 khóm/m2 với khoảng cách 60 cm x 14 cm.

CT5: Mật độ 14 khóm/m2 với khoảng cách 60 cm x 12 cm,.

Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số lượng củ giống và

năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức

CT1: trồng ngày 1/1 CT2: trồng ngày 15/1

CT3: trồng ngày 1/2 CT4: trồng ngày 15/2

CT5: trồng ngày 1/3

Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lượng củ giống và

năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức

CT1: 50 kg N/ha CT2: 100 kg N/ha

CT3: 150 kg N/ha CT4: 200 kg N/ha

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 60P2O5 + 100K2O/ha)

Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của liều lượng lân đến số lượng củ giống và

năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức

CT1: 30 kg P2O5/ha CT2: 60 kg P2O5/ha

Page 58: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

CT3: 90 kg P2O5/ha CT4: 120 kg P2O5/ha

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 100N + 100K2O/ha).

Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lượng củ giống và

năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức

CT1: 50 kg K2O/ha CT2: 100 kg K2O/ha

CT3: 150 kg K2O/ha CT4: 200 kg K2O/ha

(Nền: 15 tấn phân chuồng + 100N + 60 P2O5/ha).

Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng vun tạo vồng đến số lượng củ giống và năng

suất khoai tây vụ Xuân năm 2004 – 2005 tại Bắc Kạn.

Thí nghiệm gồm 3 công thức

CT1: Không vun CT2: Vun 1 lần (sau mọc 30 ngày)

CT3: Vun 2 lần (lần 1: sau mọc 15 ngày; lần 2: sau mọc 30 ngày)

2.2.5. Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ Đông năm 2005 – 2006 trên

đất ruộng một vụ tại Bắc Kạn

Mô hình 1: Giống VT2 + quy trình 1

Mô hình 2: Giống VT2 + quy trình 2

Mô hình 3: Giống Satana + quy trình 1

Mô hình 4: Giống Satana + quy trình 2

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây tại Bắc Kạn

Tiến hành theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của

người dân - PRA gồm các bước sau:

* Điều tra số liệu thứ cấp:

- Điều kiện tự nhiên khí hậu, thời tiết.

- Tình hình sử dụng đất đai, cơ cấu cây trồng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu: mức sống, tỉ lệ đói nghèo.

- Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của tỉnh Bắc Kạn.

Page 59: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Địa điểm điều tra: Tại Trạm Khí tượng thủy văn, Cục Thống kê, sở Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn, sở Lao động-Thương binh xã hội tỉnh Bắc Kạn.

* Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và yếu tố hạn chế đến sản xuất

khoai tây tại hộ nông dân

- Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các hộ điều tra.

- Tình hình sử dụng giống và áp dụng biện pháp kỹ thuật.

Địa điểm điều tra: Xã Bằng Phúc-huyện Chợ Đồn; Xã Yên Đĩnh-huyện

Chợ Mới và xã Tú Trĩ-huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn (phụ lục).

Số lượng mẫu: Chọn ngẫu nhiên 30 hộ/ xã, tổng số 90 hộ.

- Xác định thuận lợi, khó khăn và định hướng sản xuất khoai tây.

Địa điểm và phương pháp điều tra: Mỗi xã chọn 1 nhóm nông dân am hiểu

về tình hình sản xuất khoai tây thảo luận các chỉ tiêu trên.

* Tổng hợp, phân tích số liệu: Số liệu được tính toán và xử lý thống kê

theo hướng dẫn của Đỗ Ngọc Oanh và cs, (2004)[24].

+ Xác định yếu tố hạn chế đến năng suất khoai tây bằng hàm Cobb –

Douglas (dẫn theo Minh Van Dang, 2002)[113] sử dụng phần mềm SAS 8. (SAS

Institute, 1999)[133].

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng

* Địa điểm nghiên cứu: xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

* Đất đai thí nghiệm: Đề tài thực hiện trên đất dốc tụ, có thành phần cơ

giới pha cát, pH=5.34; Mùn=2,87%, N tổng số=0,09%, P2O5=0,07%, K2O=0,34%.

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm về giống: gồm 8 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên

hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại (Rendomized complete block design), diện tích ô thí

nghiệm 6 m2 (1,2 m x 5m)

Page 60: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

Sơ đồ thí nghiệm

Dải

Bảo

Vệ

Dải bảo vệ

Dải

Bảo

Vệ

NL I 4 1 3 7 6 2 8 5

NL II 6 5 2 3 8 7 4 1

NL III 8 7 4 2 1 5 6 3

Dải bảo vệ

- Thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật: Diện tích ô thí nghiệm 6 m2 (1,2 m x

5m), thí nghiệm về phân bón có diện tích 12 m2/ô.

+ Nhóm thí nghiệm có 5 công thức: Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn

chỉnh với 3 lần nhắc lại.

Dải

Bảo

Vệ

Dải bảo vệ

Dải

Bảo

Vệ

NL I 2 1 5 3 4

NL II 4 5 2 1 3

NL III 1 3 4 2 5

Dải bảo vệ

+ Nhóm thí nghiệm có 4 công thức: Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn

chỉnh với 3 lần nhắc lại.

Dải

Bảo

Vệ

Dải bảo vệ

Dải

Bảo

Vệ

NL I 2 1 3 4

NL II 3 4 2 1

NL III 1 3 4 2

Dải bảo vệ

+ Nhóm thí nghiệm có 3 công thức: Bố trí theo kiểu ô vuông la tinh.

Dải

Bảo

Vệ

Dải bảo vệ

Dải

Bảo

Vệ

NL I 2 1 3

NL II 3 2 1

NL III 1 3 2

Dải bảo vệ

Page 61: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

* Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: Theo quy phạm khảo

nghiệm giống khoai tây của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN &

PTNT, 1998)[1] và của CIP (dẫn theo Trịnh Khắc Quang, 2000)[25].

(1)- Chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của cây khoai tây

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 1/2 bộ lá trên

cây khoai tây chuyển sang màu vàng.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ giao điểm rễ với thân đến điểm sinh trưởng

của ngọn cao nhất (mỗi hàng theo dõi 5 cây liên tục ở giữa ô thí nghiệm).

+ Độ che phủ đất (%): Đo bằng thước có lưới ô vuông, mỗi ô 1dm2.

+ Sức sinh trưởng: Đánh giá ở thời kỳ 50 ngày sau trồng, tính theo thang

điểm từ điểm 1 đến điểm 9 của CIP, trong đó:

Điểm 1: Rất kém Điểm 3: Kém Điểm 5: Trung bình

Điểm 7: Khá Điểm 9: Tốt

+ Số thân chính/khóm: Đếm số thân chính của 10 khóm theo dõi (mỗi hàng

theo dõi 5 cây liên tục ở giữa ô thí nghiệm).

+ Đánh giá tính chín sớm, chín muộn của giống khoai tây:

Giống chín sớm: Thời gian thu hoạch < 85 ngày sau trồng

Giống chín trung bình: Thời gian thu hoạch từ 85 – 95 ngày

Giống chín muộn: Thời gian thu hoạch > 95 ngày.

(2)- Chỉ tiêu sinh lý

+ Hệ số diện tích lá: Trên mỗi ô lấy 2 khóm liên tiếp và đo diện tích của tất

cả các lá bằng máy IC - 202 vào thời kỳ 40, 55, 70 và 85 ngày sau trồng.

+ Khả năng tích lũy chất khô: Cân các cây đã đo diện tích lá, tách riêng

phần củ và phần thân lá đem sấy ở nhiệt độ 700C trong 48 giờ.

+ Hiệu suất quang hợp thuần: Từ diện tích lá và khối lượng chất khô ta tính

hiệu suất quang hợp thuần qua công thức

P2 - P1

Hiệu suất quang hợp thuần (g/m2 lá/ngày đêm) =

1/2 (L2 + L1) x t

Page 62: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Trong đó: P1 và P2 là khối lượng chất khô ban đầu và sau t ngày (g).

L1 và L2 là diện tích lá ban đầu và sau t ngày (m2)

(3)- Bệnh hại

+ Bệnh virus: Chuẩn đoán bằng mắt thường theo phương pháp của Vũ

Triệu Mân, (1986)[18] vào thời kỳ 45, 60 và 75 ngày sau trồng. Tính tỷ lệ cây bị

bệnh/tổng số cây của mỗi ô.

+ Bệnh héo xanh (tỷ lệ cây bị hại): Theo dõi từ sau mọc đến thu hoạch

+ Bệnh mốc sương: Theo dõi ở thời kỳ 45, 60 và 75 ngày sau trồng, đánh

giá theo thang điểm từ 1 đến 9.

Điểm 1: Không bị bệnh

Điểm 3: Nhẹ (< 20% diện tích thân, lá bị bệnh).

Điểm 5: Trung bình (20 - 50% diện tích thân, lá bị bệnh).

Điểm 7: Nặng (> 50 - 75% diện tích thân, lá bị bệnh).

Điểm 9 : Rất nặng (>75% diện tích thân, lá bị bệnh).

(4)- Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

* Yếu tố cấu thành năng suất: Mỗi hàng lấy liên tục 5 khóm ở giữa ô thí

nghiệm và đo đếm các chỉ tiêu sau:

Tổng số củ của 10 khóm + Số củ/khóm =

10

Khối lượng củ của 10 khóm + Khối lượng củ (g/củ) = Số củ của 10 khóm

Khối lượng các củ > 20 g + Tỷ lệ củ thương phẩm (%) = x 100

Tổng khối lượng củ

+ Số củ làm giống: Lấy 10 khóm liên tục ở giữa ô thí nghiệm, đếm tất cả

các củ có khối lượng từ 20 – 70 g và số tổng củ.

KL củ /khóm (g) x số khóm/m2

100

* Năng suất thực thu: Thu toàn bộ củ trong ô cân và qui ra tấn/ha.

* Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

Page 63: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

(5)- Chất lƣợng củ : Đánh giá sau khi thu hoạch 2 tuần tại bộ môn Sinh lý

– Hóa sinh, trường ĐHNL Thái Nguyên.

+ Màu vỏ: trắng, vàng nhạt, vàng, vàng đậm, đỏ nhạt…

+ Hình dạng củ: tròn, ovan, ovan dài, hơi dài.

+ Độ sâu mắt củ: nông, trung bình, hơi sâu, sâu.

+ Màu ruột củ: trắng, trắng vàng, vàng nhạt, vàng, vàng đậm.

+ Chất lượng ăn luộc (do 10 người đánh giá), cho điểm từ 1 đến điểm 9:

Điểm 1: Rất dở Điểm 3: Không ngon Điểm 5: Trung bình

Điểm 7: Ngon Điểm 9: Rất ngon

+ Độ bở (do 10 người đánh giá), cho điểm từ 1 đến điểm 9:

Điểm 1: Không bở Điểm 3: Ít bở Điểm 5: Trung bình

Điểm 7: Bở Điểm 9: Rất bở

+ Hàm lượng tinh bột (% KL tươi): Xác định theo phương pháp Bertrand.

+ Hàm lượng protein (% KL tươi): Xác định lượng đạm tổng số bằng

phương pháp Kjeldahl từ đó tính hàm lượng protein theo công thức:

Hàm lượng protein (%) = Hàm lượng đạm tổng số x 5,95 (hệ số chuyển đổi

protein ở thực vật).

+ Hàm lượng vitamin C (mg/100g củ tươi): Xác định trên máy cực phổ.

(6)- Chỉ tiêu bảo quản củ giống trong kho tán xạ

Mỗi giống lấy 150 củ có khối lượng từ 20 – 50g/củ, chia 3 lần nhắc lại.

+ Thời gian ngủ: Từ ngày thu hoạch đến ngày có > 50% số củ nảy mầm.

+ Hao hụt về số củ: Đếm số củ ở đầu và cuối kỳ bảo quản.

+ Hao hụt về khối lượng: Cân khối lượng ở đầu và cuối kỳ bảo quản.

+ Độ nhăn của củ: Theo thang điểm 1 – 9 của CIP

Điểm 1: Không nhăn Điểm 3: Ít nhăn Điểm 5: Trung bình

Điểm 7: Khá nhăn Điểm 9: Rất nhăn.

+ Độ đồng đều và sức phát triển của mầm: Theo thang điểm 1 – 9

Điểm 1: rất kém; điểm 3: kém; điểm 5: TB; điểm 7: khá; điểm 9: tốt

Page 64: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

* Biện pháp kỹ thuật áp dụng (về cơ bản theo quy trình kỹ thuật của

TTKN tỉnh Bắc Kạn)[44]

- Thí nghiệm vụ Đông

+ Phân bón: 15 tấn phân chuồng, 100 N, 60 P2O5, 100 K2O. Bón lót 100%

phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali; bón thúc lần 1: 50% đạm + 30%

kali sau mọc 15 ngày, thúc lần 2: 40% kali sau mọc 30 ngày.

+ Thời vụ trồng khoai tây: 15/10 (trừ thí nghiệm thời vụ).

+ Mật độ: 6 khóm/m2, trồng 2 hàng đối xứng nhau qua tâm luống.

+ Tưới nước 4 thời kỳ: sau khi đặt củ giống, 15, 30 và 60 ngày sau mọc.

+ Vun tạo vồng: 2 lần kết hợp với bón thúc cho khoai tây.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên và tiến hành phun trừ sâu,

bệnh khi cần thiết.

- Thí nghiệm vụ Xuân

+ Phân bón: 15 tấn phân chuồng, 100 N, 60 P2O5, 100 K2O. Bón lót 100%

phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali; bón thúc lần 1: 50% đạm + 30%

kali sau mọc 15 ngày, thúc lần 2: 40% kali sau mọc 30 ngày.

+ Thời vụ trồng khoai tây: 15/1 (trừ thí nghiệm thời vụ).

+ Mật độ trồng: 8 khóm/m2 (trừ thí nghiệm nghiên cứu giống và mật độ)

+ Tưới nước 3 thời kỳ: sau khi đặt củ giống, 15 và 30 ngày sau mọc.

2.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất thử khoai tây vụ Đông

Mô hình thực hiện trên đất ruộng một vụ lúa tại xã Tú Trĩ và xã Khuổi Lừa

huyện Bạch Thông; xã Bằng Phúc và xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn; xã Yên

Đĩnh huyện Chợ Mới. Mô hình sử dụng giống mới thực hiện năm 2005 - 2006;

mô hình biện pháp kỹ thuật mới thực hiện năm 2006. Diện tích mỗi ruộng từ 200

– 500 m2, tổng diện tích mỗi mô hình từ 1000 – 1500 m

2/xã.

* Quy trình 1: Theo quy trình kỹ thuật của Trung Tâm khuyến nông tỉnh

Bắc Cạn, (2003)[44] với những biện pháp kỹ thuật chính như sau:

- Thời vụ: 15/10.

Page 65: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

- Mật độ: 6 khóm/m2.

- Phân bón: 15 tấn phân chuồng + 100 N+ 60 P2O5+ 100 K2O.

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali.

+ Bón thúc lần 1: 50% đạm, 30% kali sau khi khoai tây mọc 15 ngày.

+ Bón thúc lần 2: 40% kali sau khi khoai tây mọc 30 ngày.

- Tưới nước: 4 lần (lần 1: sau khi đặt củ giống; lần 2: sau mọc 15 ngày; lần

3: sau mọc 30 ngày; lần 4: sau khi khoai tây mọc 60 ngày)

- Vun tạo vồng 2 lần kết hợp với bón thúc cho khoai tây

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi và tiến hành phun trừ sâu bệnh khi cần thiết.

* Quy trình 2: gồm các biện pháp kỹ thuật chính như sau:

- Mật độ: 6 khóm/m2

- Thời vụ: 10/10 – 10/11

- Phân bón: 15 tấn phân chuồng + 150 N + 90 P2O5 + 150 K2O/ha

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali.

+ Bón thúc lần 1: 50% đạm, 30% kali sau khi khoai tây mọc 15 ngày.

+ Bón thúc lần 2: 40% kali sau khi khoai tây mọc 30 ngày.

- Tưới nước: 3 – 4 lần (lần 1: sau khi đặt củ giống; lần 2: sau mọc 15 ngày;

lần 3: sau mọc 30 ngày; lần 4: sau mọc 60 ngày).

- Vun tạo vồng 2 lần kết hợp với bón thúc cho khoai tây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên và tiến hành phun trừ sâu,

bệnh khi cần thiết.

2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu (tính số trung bình, phân

tích Anova và phân tích tương quan) theo hướng dẫn của Đỗ Thị Ngọc Oanh và

cs, (2004)[24]; Phạm Chí Thành, (1988)[39], có sử dụng chương trình SAS tại

Trung tâm tin học ứng dụng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Page 66: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN

SẢN XUẤT KHOAI TÂY VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY Ở BẮC KẠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có diện tích đất tự nhiên 485.721 ha, nằm

trong tọa độ địa lý 21048' đến 22

044' vĩ độ Bắc và 105

028' đến 106

014' kinh độ

Đông nên mang đầy đủ đặc điểm của chế độ nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh

hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu của tỉnh Bắc Kạn có những nét riêng

biệt. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa qua các năm 2001, 2002, 2003 thể

hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ (0C), ẩm độ (%) và lƣợng mƣa (mm)

năm 2001, 2002, 2003 tỉnh Bắc Kạn

Page 67: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 20 – 220C, tháng 1 có nhiệt độ

thấp nhất khoảng 14 - 160C, sau đó nhiệt độ tăng dần đạt cao nhất vào tháng 6

tháng 7 (khoảng 27 - 280C). Khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn thường trồng từ

tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau. Như vậy, nhiệt độ đầu vụ khá thuận lợi

cho thân lá sinh trưởng phát triển, giữa và cuối vụ thuận lợi cho sự hình thành

và phát triển của củ, do đó vụ Đông là vụ trồng khoai tây có khả năng cho năng

suất cao hơn các vụ khác.

Khoai tây vụ Xuân được trồng đầu tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4. Tháng

1 có nhiệt độ thấp nhất nhưng vẫn đạt khoảng 14,30C – 16,9

0C nên khoai tây có

thể nảy mầm và sinh trưởng, nhưng tốc độ chậm hơn khoai tây vụ Đông. Tháng

2 và tháng 3 có nhiệt độ thuận lợi cho thân lá phát triển và không ảnh hưởng

nhiều đến sự hình thành, phát triển của củ. Nhiệt độ tháng 4 khá cao (từ 23,50C

đến 250C), nhiều ngày nhiệt độ cao hơn 25

0C nên không thuận lợi cho sự hình

thành, phát triển và tích lũy chất khô về củ.

Theo nghiên cứu của Menzel, (1985)[111], nhiệt độ cao hơn 250C làm

giảm sự cân bằng giữa phần trên và phần dưới mặt đất, thời gian sinh trưởng ngắn

hơn, thúc đẩy quá trình lão hóa. Nhiệt độ cao còn làm giảm sự vận chuyển chất

khô đến củ, vì vậy khoai tây trồng muộn có thể làm giảm chỉ số thu hoạch (Van

Dam et al., 1995)[146]. Nhiệt độ cao vào cuối vụ là một trong những nguyên

nhân làm cho năng suất khoai tây vụ Xuân thấp hơn vụ Đông, do đó vụ Xuân ở

Bắc Kạn cần được bố trí trồng sớm.

Đối với quá trình bảo quản giống: Khoai tây giống ở Bắc Kạn được lấy từ

vụ Đông năm trước, có thời gian bảo quản dài (9 tháng), nhiệt độ trong thời gian

này khá cao làm cho mầm củ thường bị già hóa, dẫn đến năng suất vụ sau

thường thấp hơn so với vụ trước. Vì vậy việc nghiên cứu trồng khoai tây vụ

Xuân lấy giống cho vụ Đông để hạn chế hiện tượng già hóa củ giống là cần thiết.

- Về ẩm độ: Ẩm độ giữa các tháng chênh lệch không đáng kể, dao động từ

77 - 89%, tháng 11 - 12 thường có ẩm độ thấp nhất nhưng cũng đạt 77 - 78%. Ẩm

Page 68: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

độ cao thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển nhưng cũng thuận lợi cho sâu

bệnh phát sinh phá hại khoai tây ở ngoài đồng cũng như phá hại củ giống trong

quá trình bảo quản.

- Về lượng mưa: Bắc Kạn là tỉnh có lượng mưa thấp do bị che chắn bởi

cánh cung Ngân Sơn và Sông Gâm. Lượng mưa bình quân năm từ 1042,4mm đến

1492,3mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 9. Đối với khoai tây trồng vụ

Đông, đầu vụ lượng mưa còn khá cao, thuận lợi cho sự sinh trưởng thân lá, tuy

nhiên nếu trồng khoai tây sớm cần đảm bảo tiêu nước đầu vụ.

Vụ Đông ở miền Bắc có lượng mưa rất thấp thường trùng với thời kỳ hình

thành và phát triển củ, nếu không tưới nước bổ sung thì năng suất khoai tây

không cao vì loại cây này rất nhạy cảm với sự khô hạn, nước là một trong những

yếu tố chính hạn chế đến năng suất khoai tây (Salter et al., 1967; Van Loon,

1981)[132], [152],

Đối với khoai tây trồng vụ Xuân, đầu vụ có lượng mưa thấp, sau đó tăng

dần và ở những tháng cuối vụ có lượng mưa khá cao. Vì vậy cần đảm bảo đủ ẩm

để khoai tây mọc mầm và sinh trưởng tốt ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau cần tiêu

nước kịp thời nhằm tránh úng ngập và đảm bảo chất lượng củ.

Tóm lại: Với điều kiện khí hậu ở Bắc Kạn, cây khoai tây có thể trồng được

cả ở vụ Đông và vụ Xuân, tuy nhiên còn khá nhiều yếu tố khí hậu không thuận lợi

cho sản xuất khoai tây, đặc biệt là vụ Xuân. Vì vậy cần nghiên cứu để có biện

pháp kỹ thuật tác động hợp lý, trong đó chú trọng đúng thời vụ gieo trồng để hạn

chế những tác động bất lợi.

3.1.1.2. Điều kiện đất đai

Tính chất và độ phì nhiêu của đất cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng

đến khả năng mở rộng diện tích và hiệu quả sản xuất khoai tây. Chúng tôi tiến

hành lấy mẫu để phân tích trước khi tiến hành xây dựng mô hình trồng khoai tây

ở một số xã, kết quả thể hiện trên bảng 3.1

Page 69: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

Bảng 3.1. Hàm lƣợng các yếu tố dinh dƣỡng chính trong đất tại các điểm xây

dựng mô hình trồng khoai tây

Địa điểm

(xã)

Thành phần

cơ giới pH Mùn

(%) N (%) P2O5

(%)

K2O

(%)

Bằng Phúc Pha cát 5,34 2,87 0,09 0,07 0,34

Lương Bằng Pha cát 4,69 2,05 0,08 0,06 0,39

Tú Trĩ Thịt nhẹ 6,42 3,11 0,12 0,07 0,42

Khuổi Lừa Pha cát 5,67 2,84 0,10 0,08 0,36

Yên Đĩnh Pha cát 4,56 1,96 0,07 0,05 0,29

Hầu hết đất ruộng của tỉnh Bắc Kạn là đất dốc tụ, đất phù sa sông suối có

thành phần cơ giới là pha cát và thịt nhẹ. Theo Nguyễn Văn Thắng và cs,[40] thì

đây là 2 loại đất có đủ điều kiện đảm bảo độ ẩm, độ thoáng khí, tơi xốp để củ phát

triển thuận lợi, ít bị dị hình. Hàm lượng đạm tổng số biến động từ 0,07 đến

0,12%, hàm lượng lân tổng số từ 0,05 đến 0,08%, hàm lượng kali tổng số từ 0,39

– 0,42%, thuộc diện đất nghèo dinh dưỡng vì vậy trong quá trình trồng khoai tây

cần bổ sung đủ lượng phân bón cần thiết.

Mùn ảnh hưởng đến đặc tính lý hóa đất, đất nhiều mùn thường tơi xốp và

thành phần các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cũng cao hơn. Đất ở xã

Lương Bằng và Khuổi Lừa có hàm lượng mùn thấp nhất là 1,96 và 2,05%, đất ở

xã Tú Trĩ có hàm lượng mùn cao nhất là 3,11%. Do hàm lượng mùn thấp nên

trong sản xuất khoai tây cần được bổ sung nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân

chuồng để đảm bảo độ xốp của đất và cung cấp dinh dưỡng cho khoai tây sinh

trưởng, phát triển.

Như vậy, điều kiện đất đai ở các điểm nghiên cứu thích hợp với việc trồng

khoai tây, nhưng do đất nghèo mùn và NPK nên cần nghiên cứu xác định liều

lượng phân bón nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối các loại phân để khoai tây

trồng ở Bắc Kạn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Page 70: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

*Tình hình sử dụng đất ruộng tại tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất ruộng năm 2005 tại tỉnh Bắc Kạn

Cơ cấu cây trồng

Tổng

diện

tích

(ha)

Phân ra các loại đất

Chủ động

nƣớc

Bán chủ động

nƣớc

Không chủ

động nƣớc

Ha % Ha % Ha %

Lúa Mùa 13.273 6.571 49,5 2.546 19,2 4.156 31,3

Lúa Xuân 7.155 6.571 91,8 584 8,2 0 0

Cây màu vụ Xuân 1.154 0 0 873 75,6 281 24,4

Cây màu vụ Đông 940 940 100 0 0 0 0

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2006)[27]

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, tỉnh Bắc Kạn có 13.273 ha đất ruộng, trong đó

có 6.571 ha (chiếm 49,5%) chủ động nước được trồng 2 vụ lúa và cây màu vụ

Đông. Ruộng bán chủ động nước có 2.546 ha (chiếm 19,2%) được cấy lúa vụ

Mùa (584 ha) và cây màu vụ Xuân như ngô, rau, đậu đỗ, khoai lang (873 ha).

Diện tích đất hoàn toàn không chủ động nước còn 4.156 ha (chiếm 31,3%) được

trồng lúa vụ Mùa, trong đó một phần nhỏ (281 ha) trồng cây màu vụ Xuân. Cây

màu vụ Đông có rất ít là 940 ha, chiếm 7,1% diện tích đất ruộng, chiếm 13,1%

diện tích đất chủ động nước.

Như vậy, tiềm năng đất trồng khoai tây là rất lớn. Bên cạnh 940 ha cây màu

vụ Đông, còn lại 5.631 ha đất chủ động nước và 2.546 ha đất bán chủ động nước

đều có thể trồng khoai tây vụ Đông. Khoai tây vụ Xuân có thể trồng trên 1.089 ha

đất bán chủ động nước. Tuy nhiên, nước đưa vào ruộng chủ yếu lấy từ nguồn

nước tự chảy trên núi hoặc khe suối nên vào mùa đông thường có lưu lượng thấp,

vì vậy để có đủ nước tưới cho khoai tây cần có kế hoạch hỗ trợ người dân đắp

thêm đập chặn nước và củng cố hệ thống kênh mương nội đồng.

Page 71: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

* Cơ cấu cây trồng vụ Đông trên đất ruộng tại tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng vụ Đông năm 2005 trên đất ruộng tại tỉnh Bắc Kạn

Loại cây trồng Diện tích Sản lƣợng

(tấn)

Thu nhập

(1000 đ/ha) Ha Tỷ lệ (%)

Ngô 567 60,3 1304 6.899,5

Khoai tây 53 5,6 805,6 38.000,0

Khoai lang 53 5,6 212 10.000,0

Rau, đậu các loại 267 28,4 - -

Tổng 940 100 - -

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2006)[27]

Trong nhiều năm qua, ngô là cây trồng chủ đạo trong vụ Đông (năm 2005

toàn tỉnh đã trồng được 567 ha, chiếm 60,3% diện tích cây vụ Đông). Khoai tây

mới được đưa vào cơ cấu cây trồng nên diện tích còn rất ít, chỉ chiếm 5,6% tổng

diện tích cây vụ Đông, bằng 9,3% diện tích ngô Đông. Mặc dù diện tích còn hạn

chế nhưng trồng khoai tây cho thu nhập cao, đạt 38.000.000 đồng/ha, gấp 5,5 lần

thu nhập của ngô đông, gấp 3,8 lần thu nhập của khoai lang. Theo ý kiến của

người dân, do khoai tây yêu cầu đầu tư cao hơn nhiều so với các cây trồng khác,

cùng với không chủ động nguồn củ giống, khó khăn trong tiêu thụ khoai thương

phẩm nên chưa thực sự khuyến khích được người sản xuất, đặc biệt là dân nghèo.

3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

*Điều kiện kinh tế

Nhìn tổng thể Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp,

thủy sản – Công nghiệp và xây dựng – Dịch vụ, trong đó nông nghiệp giữ vai trò

chủ đạo. Những năm gần đây nền kinh tế của Bắc Kạn đã có những bước tiến rõ

rệt nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân

đầu người năm 2006 chỉ được 337,2 nghìn đồng/tháng, trong đó khu vực nông

Page 72: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

thôn là 162,5 nghìn đồng/tháng, bình quân lương thực chỉ đạt 289,4 kg

thóc/người/năm (Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2006)[5]. Đời sống ở khu vực nông

thôn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói là 41,42% (Sở LĐ&TBXH, 2007)[27] nên đầu tư

cho sản suất nông nghiệp còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn nhóm và hộ gia đình

cho thấy, thiếu tiền mua củ giống tốt và phân bón là một trong những nguyên

nhân chính dẫn đến năng suất khoai tây thấp và hạn chế mở rộng diện tích.

* Dân số và lao động

Dân số của Bắc Kạn có 302.786 người (năm 2006), trong đó có 84,9% dân

số sống ở nông thôn, 80,2% là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chay,

Dao….. Tổng số lao động có 165.715 người trong đó có 127.212 lao động nông

nghiệp. Nhìn chung lao động nông nghiệp có trình độ học vấn thấp đặc biệt trong

vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nên việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ

vào sản xuất là hết sức khó khăn.

* Giao thông: Tính đến tháng 12 năm 2005, toàn tỉnh có 82 xã đã làm được

đường nhựa và bê tông, 19 xã có đường cấp phối còn lại 21 xã có đường đất. Như

vậy nhiều xã có đường ô tô đi đến được trung tâm rất thuận lợi cho việc trao đổi

vật tư hàng hóa. Tuy nhiên, vào mùa mưa nhiều con đường bị sạt lở gây ách tắc

giao thông, đặc biệt là các xã chưa có đường nhựa, đường bê tông.

* Thủy lợi: Được nhiều Chương trình và Dự án hỗ trợ, tỉnh đã xây dựng

được nhiều hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy

nhiên hệ thống kênh mương này mới chỉ tưới tiêu chủ động cho 49,5% diện tích

đất ruộng. Việc còn nhiều diện tích canh tác nhờ nước trời rất khó khăn cho việc

áp dụng kỹ thuật tiến bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Giáo dục: Năm học 2005-2006 các huyện đều có trường phổ thông trung

học, 84/122 xã có trường Trung học cơ sở, còn 38 xã không có trường Trung học

cơ sở. Nhiều bản có đường đến trường xa, đi lại khó khăn nên học sinh ở đây

thường nghỉ học khi trời mưa, rét dẫn đến chất lượng học kém, kết quả tất yếu là

trình độ học vấn và dân trí của lao động ở nông thôn còn thấp.

Page 73: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn

3.1.2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân tỉnh

Bắc Kạn bước đầu làm quen với việc trồng khoai tây. Giá trị kinh tế của việc

trồng khoai tây đã được người dân nhận thấy, do đó diện tích tăng lên hàng năm.

Năm 2001 chỉ có 36,3 ha, đến năm 2005 đã có 53 ha, tăng 16,7 ha. Năng suất

khoai tây tăng lên đáng kể nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ kỹ thuật, năm 2001

năng suất đạt 11,4 tấn/ha, năm 2005 là 15,2 tấn/ha.

Bảng 3.4. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của tỉnh

Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2005

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn)

2001 36,3 11,4 413,82

2002 37,6 12,0 451,20

2003 39,5 12,9 509,55

2004 44,7 13,5 603,45

2005 53,0 15,2 805,60

Trung bình 42,2 13,0 556,72

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2006)[27]

Như vậy, diện tích trồng khoai tây ở Bắc Kạn tuy có xu hướng tăng dần

nhưng còn chậm và manh mún. Để cây trồng này có thể phát triển hơn nữa, tỉnh

cần quy hoạch thành khu sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để tiện

cho việc đưa giống mới và kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, đồng thời có kế hoạch tìm

nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định.

3.1.2.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ thuật

của nông dân

Để kết quả nghiên cứu thực sự phù hợp với yêu cầu của sản xuất, trước khi

tiến hành đề tài chúng tôi đã điều tra tình hình sản xuất khoai tây của nông dân.

Page 74: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

* Cơ cấu giống

Bảng 3.5. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân

Loại giống Số hộ thực hiện Năng suất

(tấn/ha) Số hộ*

%

Diamant 17 13,6 13,7

VT2 28 22,4 10,2

Trung Quốc khác 80 64,0 9,0

( Số liệu điều tra nông hộ năm 2002; * Có hộ trồng 2 loại giống)

Số liệu bảng 3.5 cho thấy: Khoai tây ở Bắc Kạn trồng chủ yếu bằng giống

nhập từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh

mới đưa giống VT2 vào sản xuất, do giá củ giống khá rẻ nên nhiều người dân lựa

chọn. Các giống nhập từ Trung Quốc khác (giống mua của tư thương, không rõ

nguồn gốc) tuy cho năng suất thấp hơn giống VT2 nhưng do giá củ giống rẻ lại

được đưa đến tận nơi nên có 64% hộ trồng. Giống Diamant có năng suất cao nhất

nhưng mua giống khó, giá giống cao, nên ít người sử dụng hơn.

Thực tế nông dân ở Bắc Kạn chưa có kinh nghiệm bảo quản giống khoai

tây tại hộ gia đình. Kết quả phỏng vấn sâu một số hộ trồng khoai tây giỏi và thảo

luận nhóm nông dân cho thấy, nguyên nhân cơ bản làm cho khoai tây ở Bắc Kạn

chưa phát triển là thiếu củ giống và thiếu bộ giống có chất lượng tốt cho sản xuất

đại trà. Mặt khác do người dân nghèo nên việc mua giống khoai tây từng vụ cũng

là một khó khăn lớn cần có giải pháp khắc phục.

* Mức độ đầu tư cho khoai tây

Được sự trợ giúp tập huấn kỹ thuật của chương trình Khuyến nông, người

dân đã chú trọng đến việc bón phân chuồng, đạm, lân, kali và phòng trừ sâu bệnh

cho khoai tây. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên lượng đầu tư chỉ đáp

ứng được gần 50% nhu cầu về dinh dưỡng, còn nhiều hộ không dùng phân bón.

Mặt khác thời gian và phương pháp bón phân cũng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ

Page 75: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

thuật. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất khoai tây của

Bắc Kạn chưa cao.

Bảng 3.6. Mức độ đầu tƣ cho khoai tây của nông dân

Chỉ tiêu Đơn vị tính Lƣợng đầu tƣ

Phân chuồng Tạ/ha 51

Phân đạm (urea) Kg/ha 127

Phân lân (supe lân) Kg/ha 184

Phân kali (kali clorua) Kg/ha 129

Số hộ sử dụng thuốc trừ sâu % 48,3

( Số liệu điều tra nông hộ năm 2002)

* Thời vụ trồng khoai tây

Bảng 3.7. Thời vụ trồng và năng suất khoai tây của nông dân

TT Thời vụ Số hộ trồng Tỷ lệ (%) Năng suất (tấn/ha)

1 Trước 1/10 12 13,3 8,29

2 Từ 1-15/10 15 16,7 10,33

3 Từ 15-25/10 38 42,2 10,15

4 Sau 25/10 25 27,8 9,55

(Số liệu điều tra nông hộ năm 2002)

Số liệu bảng 3.7 cho thấy, nông dân ở Bắc Kạn trồng khoai tây vào những

thời gian rất khác nhau, để thấy được mức độ ảnh hưởng của thời vụ đến năng

suất khoai tây chúng tôi chia thời vụ gieo trồng khoai tây của các hộ điều tra

thành 4 nhóm. Kết quả tổng hợp số liệu cho thấy: Có 13,3% số hộ trồng khoai tây

trước ngày 1/10, năng suất của nhóm hộ này chỉ đạt 9,29 tấn/ha; 16,7% hộ trồng

trong khoảng thời gian từ 1 - 15/10 cho năng suất cao nhất là 10,33 tấn/ha; 42,2%

hộ trồng vào thời gian từ 15 - 25 tháng 10 cho năng suất là 10,15 tấn/ha và 27,8%

hộ trồng sau ngày 25/10, năng suất của nhóm hộ này đạt 9,55 tấn/ha, cao hơn

Page 76: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

nhóm hộ trồng trước ngày 1/10 là 0,26 tấn/ha nhưng thấp hơn năng suất của

nhóm hộ trồng từ ngày 1 – 15/10 là 0,78 tấn/ha.

* Mật độ trồng khoai tây

Bảng 3.8. Mật độ trồng và năng suất khoai tây của nông dân

TT Mật độ (khóm/m2) Số hộ trồng (hộ) Tỷ lệ (%) Năng suất (tấn/ha)

1 < 4

18 20,0 8,92

2 4 – 5

24 26,7 9,81

3 5 – 6 29 32,2 10,32

4 > 6 19 21,1 10,27

(Số liệu điều tra nông hộ năm 2002)

Số liệu bảng 3.8 cho thấy có 20% hộ nông dân trồng mật độ thấp hơn 4

khóm/m2. Theo nhận định của đa số người phỏng vấn thì số lượng củ/ đơn vị diện

tích giảm khi khoai tây được trồng mật độ thấp, vì ít được đầu tư nên kích thước

củ có to hơn nhưng không đáng kể do vậy năng suất khoai tây không cao, chỉ đạt

8,92 tấn/ha. Khi tăng mật độ trồng thì năng suất khoai tây tăng, đạt cao nhất ở mật

độ 5 - 6 khóm/m2, trồng nhiều hơn 6 khóm/m

2 thì năng suất giảm nhưng vẫn cao

hơn so với trồng ở mật độ < 5 khóm/m2.

Như vậy, còn nhiều hộ trồng khoai tây quá sớm hoặc quá muộn nên ảnh

hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây. Mặt khác nông dân

trồng khoai tây với mật độ thấp và ít đầu tư phân bón nên năng suất không cao.

Để khai thác tốt tiềm năng của đất, tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng khoai tây

cần nghiên cứu để xác định khung thời vụ và mật độ gieo trồng phù hợp với điều

kiện đất đai, khí hậu và điều kiện kinh tế của người dân.

* Tình hình sử dụng nước tưới cho khoai tây

Thực tế ở Bắc Kạn, khoai tây được trồng chủ yếu trên đất ruộng có khả

năng tưới tiêu, tuy nhiên do tập quán canh tác nên nhiều hộ vẫn chưa chú trọng

đến việc tưới nước bổ sung cho khoai tây.

Page 77: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Bảng 3.9. Tình hình sử dụng nƣớc tƣới cho khoai tây của nông dân

Chỉ tiêu Số hộ thực hiện Năng suất

(tấn/ha) Số hộ %

Có tưới nước 34 37,8 10,49

Không tưới nước 56 62,2 9,55

(Số liệu điều tra nông hộ năm 2002)

Số liệu bảng 3.9 cho thấy có đến 62,2% hộ không tưới nước bổ sung khi

trồng khoai tây, năng suất của nhóm hộ này chỉ đạt 9,55 tấn/ha. 37,8% số hộ có

tưới nước bổ sung nên năng suất khoai tây đạt 10,49 tấn/ha, cao hơn những hộ

không tưới 0,94 tấn/ha. Chính vì đa số khoai tây trồng ở Bắc Kạn không được

cung cấp đủ nước vào các thời kỳ cần thiết nên năng suất khoai tây không cao.

* Tình hình sâu bệnh hại khoai tây

Bảng 3.10. Thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu trên khoai tây

TT Tên sâu, bệnh Tên khoa học Mức độ phổ biến*

1 Sâu xám Agrotis ypsilon Rott +++

2 Nhện trắng Polyphagonemus latus +

3 Dòi đục lá Liriomyza sp +

4 Bọ trĩ Thrips palmi ++

5 Rệp gốc Rhopalosiphum ruphiabdominalis +

6 Rệp sáp Pseudococcus citri Risso +

7 Mốc sương Phytophthora infectans DB +++

8 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani +

9 Héo xanh Ralstonia solanacearum ++

10 Virus X, Y, A, M, S, PLRV ++

11 Thối ướt Pseudomonas xanthochlora stapp +

12 Héo vàng Fusarium spp +

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2006)[27]

*:+ Phổ biến ++ khá phổ biến +++ rất phổ biến)

Page 78: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Số liệu bảng 3.10 cho thấy khoai tây ở Bắc Kạn bị nhiều loại sâu bệnh phá

hại như: sâu xám, bệnh mốc sương, héo xanh và virus. Theo ý kiến của nông dân,

sâu xám thường xuất hiện và phá hại mạnh vào đầu vụ, đặc biệt là ở ruộng

chuyên màu. Bệnh mốc sương phổ biến nhất, rất nguy hiểm và gây thất thu lớn

cho sản xuất khoai tây. Bệnh này thường gây hại trên tất cả các giống từ giữa vụ

đến khi chuẩn bị được thu hoạch. Bệnh héo xanh và bệnh virus cũng xuất hiện ở

nhiều nơi, tuy mức độ phổ biến và tác hại không bằng bệnh mốc sương nhưng

cũng rất nguy hiểm vì nhiều hộ nông dân vẫn lấy củ giống ở những cây bị bệnh

để làm giống cho vụ sau gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhanh.

* Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất khoai tây ở Bắc Kạn

Từ kết quả điều tra, chúng tôi xác định yếu tố tác động đến năng suất khoai

tây bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas (dẫn theo Minh Van Dang)[113] thông

qua phương pháp phân tích tương quan đa biến Stepwise (SAS Institute,

1999)[133]. Phương pháp phân tích này đã loại trừ các yếu tố tác động không có

ý nghĩa thống kê và lựa chọn được 7 yếu tố tác động đến năng suất khoai tây tại

Bắc Kạn với độ tin cậy rất cao.

Bảng 3.11. Hệ số hồi qui và độ tin cậy của các yếu tố ảnh hƣởng đến năng

suất khoai tây ở Bắc Kạn

TT Chỉ tiêu Hệ số hồi qui Mức ý nghĩa

1 Điểm cắt trục tung + 3,7627 <.0001

2 Đạm (kg N/ha) + 0,0763 0.0001

3 Giống* + 0,0581 <.0001

4 Thu nhập* + 0,0468 0.0006

5 Phân hữu cơ (kg/ha) + 0,0427 0.0165

6 Kali (kg K2O/ha) + 0,0382 0.0138

7 Tưới nước* + 0,0225 0.0170

8 Mật độ (khóm/m2) - 0,0330 0.0623

*: yếu tố định tính được sử dụng biến Dummy để phân tích (Minh Van Dang, 2002)[113]

Page 79: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Số liệu bảng 3.11 cho thấy, hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

(3.1). Ln(năng suất) = 3,7627 + 0,0763Ln(đạm) + 0,0581Ln(giống) +

0,0468Ln(thu nhập) + 0,0427Ln(phân hữu cơ) + 0,0382Ln(kali) +

0,0225Ln(tưới nước) – 0,033Ln(mật độ).

Theo Rayner et al (dẫn theo Minh Van Dang, 2002)[113], phương trình

(3.1) cho biết: Năng suất khoai tây ở Bắc Kạn tương quan thuận (hệ số hồi quy

mang dấu +) với lượng đạm, phân hữu cơ, thu nhập của nông hộ,... và tương quan

nghịch (hệ số hồi quy mang dấu -) với mật độ trồng. Trong đó khi tăng 1% lượng

đạm, phân chuồng, kali thì năng suất khoai tây tăng tương ứng là 0,0763%;

0,0427%; 0,0382%, khi tăng 1% số hộ sử dụng giống tốt (giống Diamant hoặc

KT2), hộ có thu nhập trung bình, hộ có tưới nước thì năng suất khoai tây tăng lên

tương ứng là: 0,0581%; 0,0468%; 0,0225%.

Từ hệ số hồi quy ta thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến năng suất khoai tây

là phân đạm, tiếp theo là giống, thu nhập của nông hộ, phân hữu cơ, kali, tưới

nước và mật độ trồng. Thu nhập của nông hộ tuy được xếp thứ 3 trong các yếu tố

hạn chế năng suất khoai tây nhưng liên quan đến nhiều chỉ tiêu như đầu tư giống,

phân bón... vì vậy để sản xuất khoai tây phát triển cần có chính sách hỗ trợ hộ

nông dân nghèo.

Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng khá lớn tới sản xuất khoai tây tại

Bắc Kạn. Do sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế thấp kém, do tập quán

sản xuất dựa trên cơ sở tự cung tự cấp nên việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới

về giống khoai tây và biện pháp kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Người nông dân

chưa phân tích kinh tế một cách kỹ lưỡng để biết nên trồng cây trồng nào, trồng

vào lúc nào, bán sản phẩm ở đâu thì có lợi hơn. Điều đó đòi hỏi công tác khuyến

nông các cấp không chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền kiến thức kỹ thuật mà còn có

nhiệm vụ nâng cao nhận thức về xã hội, nhận thức về giá cả và thị trường tiêu thụ

sản phẩm cho nông dân.

Page 80: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

3.1.2.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn

Qua kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu những người nông dân am

hiểu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất khoai tây, chúng tôi rút ra

những yếu tố thuận lợi và hạn chế đến sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn như sau:

* Thuận lợi

1- Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng và phát

triển của cây khoai tây, tiềm năng đất trồng khoai tây trên đất ruộng khá lớn.

2- Người nông dân đã phần nào nhận thức được giá trị của cây khoai tây và

có nhu cầu mở rộng diện tích trồng khoai tây.

3- Bắc Kạn đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa cây

màu vụ Đông vào sản xuất nên có nhiều chính sách như trợ giá giống, xây dựng

mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho người nông dân.

* Yếu tố hạn chế

1- Khoai tây mới được đưa vào sản xuất nên thiếu giống tốt và chưa có bộ

giống thích hợp, hầu hết nông dân trồng giống khoai tây nhập nội từ Trung Quốc

có năng suất thấp và không ổn định. Do chưa có kinh nghiệm bảo quản củ giống

nên họ rất thụ động trong việc chuẩn bị giống để đảm bảo trồng đúng thời vụ. Giá

giống cao cũng là khó khăn lớn trong sản xuất khoai tây đại trà.

2- Nông dân Bắc Kạn có mức sống thấp nên việc mua củ giống, đầu tư

phân bón không đủ và chưa kịp thời cho khoai tây sinh trưởng và phát triển, đặc

biệt là vào giai đoạn hình thành và phình to củ.

3- Chưa có công trình nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

khoai tây cho tỉnh Bắc Kạn. Quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông được

đưa từ nơi khác vào theo dự án, chưa dựa vào các nghiên cứu tại địa phương.

Thực tế có nhiều hộ nông dân không làm cỏ, vun tạo vồng, tưới nước cho khoai

tây. Thời vụ và mật độ gieo trồng chưa được tuân thủ nghiêm ngặt.

4- Khoai tây ở Bắc Kạn được trồng rất manh mún không thuận lợi cho tiêu

thụ sản phẩm. Việc nhiều người trồng khoai tây không bán được sản phẩm trong

Page 81: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

khi họ chưa có thói quen ăn khoai tây cũng là một khó khăn lớn để mở rộng diện

tích loại cây trồng này. Để sản xuất khoai tây phát triển nhất thiết phải nghiên cứu

để tìm được bộ giống khoai tây phù hợp, hạ giá thành củ giống, đồng thời xác

định các biện pháp kỹ thuật phù hợp như thời vụ, mật độ, phân bón...

3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG

KHOAI TÂY THÍ NGHIỆM TẠI TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của các

giống khoai tây thí nghiệm trong điều kiện vụ Đông tại tỉnh Bắc Kạn

3.2.1.1. Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm

Bảng 3.12. Tình hình sinh trƣởng của các giống khoai tây thí nghiệm

vụ Đông 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Công thức TGST (ngày)

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/khóm

Sức sinh

trƣởng (điểm)

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 90 90 90 61,0 57,8 59,4 3,2 3,3 3,3 7,7 7,3 7,5

Baraka 90 90 90 67,5 68,4 68,0 3,6 3,8 3,7 7,3 7,0 7,2

Sinora 85 85 85 66,8 65,5 66,2 3,5 3,4 3,5 6,7 6,7 6,7

Marlen 85 85 85 61,4 63,9 62,7 3,2 3,0 3,1 8,3 8,7 8,5

Redstar 90 90 90 56,7 56,9 56,8 3,1 3,4 3,3 6,3 5,7 6,0

Redone 90 90 90 62,2 61,4 61,8 3,5 3,5 3,5 7,7 7,3 7,5

Satana 85 85 85 59,4 58,3 58,9 3,9 3,7 3,8 9,0 8,7 8,8

Fontane 90 90 90 66,2 67,4 66,8 2,8 2,8 2,8 6,6 6,7 6,7

CV (%) - - - 10,1 12,1 10,7 15,9 19,3 14,4 13,4 8,17 9,81

LSD05 - - - 11,0 13,2 11,7 0,94 1,15 0,87 1,75 1,04 1,21

Số liệu bảng 3.12 cho thấy thời gian sinh trưởng các giống khoai tây qua 2

vụ biến động không lớn (85 - 90 ngày). Giống Sinora, Marlen, Satana có thời gian

sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng như vậy, các

giống khoai tây thí nghiệm có thể trồng được ở vụ Đông trên đất ruộng 1 hoặc 2

Page 82: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

vụ lúa ở Bắc Kạn. Chiều cao cây của các giống dao động từ 56,7cm đến 67,5cm

(2002); 56,9 đến 68,4cm (2003) không có sự sai khác rõ ràng giữa các giống.

Số thân chính/khóm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến

năng suất, giống khoai tây có số thân chính/khóm cao thì khả năng cho năng suất

cũng cao (Đào Mạnh Hùng, 1996; Allen, 1992)[16], [59]. So sánh số thân chính

của các giống ở vụ Đông 2002 cho thấy giống Fontane có số thân chính thấp nhất

là 2,8 thân/khóm, giống Satana có số thân chính cao nhất là 3,9 thân/khóm. Vụ

Đông 2003, số thân chính của các giống sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Trung bình 2 năm, giống Fontane có số thân chính thấp hơn giống đối chứng.

Sức sinh trưởng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh trưởng và độ

đồng đều của cây. Giống Redstar có sức sinh trưởng kém nhất ở cả 2 năm thí

nghiệm, chỉ đạt từ 5,7 điểm (vụ Đông 2003) đến 6,3 điểm (vụ Đông 2002). Giống

Satana luôn có sức sinh trưởng tốt nhất đạt từ 8,7 (vụ Đông 2003) đến 9 điểm (vụ

Đông 2002), giống Marlen có sức sinh trưởng đứng thứ 2.

3.2.1.2. Đặc điểm sinh lý của các giống thí nghiệm

* Hệ số diện tích lá

Bảng 3.13. Hệ số diện tích lá của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông

2002 – 2003 tại Bắc Kạn

Giống

Hệ số diện tích lá ở giai đoạn sau trồng….. (m2 lá/m

2 đất)

40 ngày 55 ngày 70 ngày 85 ngày

2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003

Diamant(đ/c) 0,78 0,82 2,19 2,27 2,64 2,60 1,58 1,54

Baraka 1,05 0,85 2,49 2,45 2,89 2,79 1,40 1,30

Sinora 1,05 1,25 2,34 2,17 2,80 2,63 1,70 1,60

Marlen 1,10 1,00 2,82 2,68 3,13 3,13 1,80 1,60

Redstar 1,00 0,80 2,30 2,20 2,32 2,12 1,20 1,40

Redone 1,27 1,47 2,75 2,55 3,10 2,90 2,17 1,67

Satana 1,10 1,20 3,05 2,85 3,35 3,15 2,00 1,80

Fontane 1,10 1,10 2,52 2,49 2,85 2,71 1,30 1,20

Page 83: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

Hình 3.2. Hệ số diện tích lá của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông 2002

- 2003 tại Bắc Kạn

Bảng 3.13 và hình 3.2 cho thấy, hệ số diện tích lá của tất cả các giống

khoai tây thí nghiệm tăng nhanh trong giai đoạn 40 đến 55 ngày sau khi trồng.

Giống Redstar có hệ số diện tích lá đạt tối đa ở giai đoạn 55 ngày sau trồng, các

giống khác có hệ số diện tích lá đạt cao nhất ở thời kỳ 70 ngày sau trồng, sau đó

hệ số diện tích lá giảm rất nhanh. Hệ số diện tích lá của giống Marlen, giống

Satana cao và ổn định nhất (đạt trên 3 m2 lá/m

2 đất). Nhìn chung, hệ số diện tích

lá của các giống khoai tây còn thấp, do đó khi đưa ra sản suất đại trà cần nghiên

cứu mật độ trồng và kỹ thuật chăm sóc thích hợp.

Page 84: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

* Khả năng tích luỹ chất khô

Khối lượng chất khô mà cơ thể thực vật tích lũy được là kết quả của quá

trình hấp thu và biến đổi CO2 thành chất hữu cơ. Quá trình này phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác… Sự tích luỹ chất

khô của các giống khoai tây thí nghiệm như sau:

Bảng 3.14. Khối lƣợng chất khô của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông

2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống

Khối lƣợng chất khô ở giai đoạn sau trồng….. (g/khóm)

40 ngày 55 ngày 70 ngày 85 ngày

2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003

Diamant(đ/c) 9,6 8,8 58,7 56,5 105,6 104,5 115,8 112,5

Baraka 11,1 11,4 62,0 61,0 108,3 105,0 117,5 113,5

Sinora 9,1 9,1 45,2 45,4 97,6 99,0 112,0 111,8

Marlen 8,0 8,2 69,9 69,0 129,9 124,4 139,9 132,1

Redstar 7,2 7,7 54,4 54,9 74,7 76,0 81,6 84,0

Redone 7,4 7,7 74,7 70,2 116,0 107,2 124,5 113,7

Satana 11,5 11,3 74,8 73,3 130,7 124,1 140,9 132,3

Fontane 6,0 6,5 56,3 57,6 95,7 95,0 105,3 104,0

Khối lượng chất khô của tất cả các giống đều tăng theo thời gian sinh

trưởng. Thời kỳ 85 ngày, giống Satana có khối lượng chất khô cao nhất là 132,3

g/khóm (năm 2003) đến 140,9 g/khóm (năm 2002), tiếp theo là giống Marlen

(132,1 – 139,9 g/khóm), Redone (113,7 – 124,5 g/khóm), Baraka (113,5 – 117,5

g/khóm). Các giống khác có khối lượng chất khô thấp hơn giống đối chứng trong

đó thấp nhất là giống Redstar chỉ đạt từ 81,6 g/khóm (năm 2002) đến 84 g/khóm

(năm 2003). Như vậy, những giống có hệ số diện tích lá cao thì khối lượng chất

khô cũng cao, tương tự như nghiên cứu của Kormody (1996)[101].

Page 85: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

* Hiệu suất quang hợp: Hiệu suất quang hợp là chỉ tiêu sinh lý rất quan trọng

phản ánh lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trên 1m2 lá trong thời gian 1

ngày đêm (Hoàng Minh Tấn và cs, 2006)[31]. Kết quả tính hiệu suất quang hợp thể

hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu suất quang hợp của các giống khoai tây thí nghiệm

vụ Đông 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống

HSQH ở giai đoạn sau trồng….. (g chất khô/m2 lá/ngày đêm)

40 – 55 ngày 55 – 70 ngày 70 – 85 ngày

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 13,21 12,35 12,78 7,77 7,87 7,82 1,92 1,55 1,74

Baraka 11,51 12,02 11,77 6,88 6,71 6,79 1,71 1,66 1,68

Sinora 8,51 8,47 8,49 8,16 8,93 8,54 2,55 2,43 2,49

Marlen 12,62 13,23 12,93 8,06 7,61 7,84 1,63 1,31 1,47

Redstar 11,44 12,58 12,01 3,51 3,91 3,71 1,59 1,82 1,70

Redone 13,40 12,44 12,92 5,64 5,42 5,53 1,29 1,14 1,22

Satana 12,21 12,24 12,23 6,99 6,76 6,88 1,51 1,32 1,42

Fontane 11,11 11,39 11,25 5,87 5,75 5,81 1,85 1,84 1,84

Hiệu suất quang hợp thuần của các giống giảm dần theo thời gian sinh

trưởng, hiệu suất quang hợp thuần đạt cao nhất ở thời kỳ từ 40 – 55 ngày sau

trồng. Trong đó Giống Marlen có hiệu suất quang hợp cao nhất đạt từ 12,62 g

chất khô/m2 lá/ ngày đêm (vụ Đông 2002) – 13,23 g chất khô/m

2 lá/ngày đêm (vụ

Đông 2003). Giống Silora có hiệu suất quang hợp thấp nhất ở cả 2 vụ Đông, chỉ

đạt từ 8,51 g (vụ Đông 2002) – 8,47 g (vụ Đông 2003).

Thời kỳ từ 55 – 70 ngày sau trồng hiệu suất quang hợp của các giống dao

động từ 3,51 – 8,16 g chất khô/m2 lá/ngày đêm (vụ Đông 2002), giống Silora có

hiệu suất quang hợp cao nhất. Vụ Đông 2003, hiệu suất quang hợp của các giống

đạt từ 3,91 – 8,93 g chất khô/m2 lá/ngày đêm, giống Sinora vẫn có hiệu suất

Page 86: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

quang hợp cao nhất. Trung bình hai năm, giống Sinora có hiệu suất quang hợp

cao hơn giống đối chứng, giống Marlen có hiệu suất quang hợp thuần tương

đương giống đối chứng, các giống khác có hiệu suất quang hợp thấp hơn giống

đối chứng. Giống Redstar có hiệu suất quang hợp thấp nhất, chỉ đạt 3,71 g chất

khô/ m2 lá/ ngày đêm.

Thời kỳ từ 70 – 85 ngày sau trồng hiệu suất quang hợp của các giống thấp

nhất, chỉ đạt từ 1,29 – 2,55 chất khô/m2 lá/ngày đêm (vụ Đông 2002); 1,14 – 2,43

g chất khô/m2 lá/ngày đêm (vụ Đông 2003), giống Sinora có hiệu suất quang hợp

cao nhất ở cả 2 năm.

3.2.1.3. Tình hình bệnh hại của các giống khoai tây thí nghiệm

Một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất khoai tây là bệnh hại.

Trong số các loại bệnh hại chủ yếu ở nước ta, đáng chú ‎ý nhất là các bệnh do

virus và bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans DB.

Bảng 3.16. Tình hình bệnh hại chính của các giống khoai tây thí nghiệm

vụ Đông năm 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống Virus (%) Héo xanh (%) Mốc sƣơng (điểm)

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 5,1 6,5 5,8 0,9 0,9 0,9 1,7 2,3 2,0

Baraka 5,6 3,2 4,4 2,3 5,1 3,7 1,0 3,0 2,0

Sinora 1,4 3,2 2,3 0,0 4,6 2,3 2,3 3,0 2,7

Marlen 0,5 2,3 1,4 0,0 3,7 1,9 3,0 3,7 3,4

Redstar 4,6 6,0 5,3 4,6 10,2 7,4 3,0 4,3 3,7

Redone 2,8 3,2 3,0 3,2 3,2 3,2 2,3 3,0 2,7

Satana 2,3 4,2 3,2 0,9 0,9 0,9 1,0 2,3 1,7

Fontane 1,4 3,7 2,5 2,3 5,1 3,7 2,3 2,3 2,3

Bệnh virus là bệnh nguy hiểm nhất đối với tất cả các vùng trồng khoai tây.

Bệnh virus là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khoai tây mà biểu hiện rõ nhất

là năng suất giảm nhanh ở các đời sau (Beukema, 1990)[64]. Theo dõi qua triệu

Page 87: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

chứng ngoài đồng ruộng thấy rằng, hầu hết các giống khoai tây đều bị nhiễm

bệnh virus. Giống Marlen bị nhiễm bệnh virus nhẹ nhất (1,4%), tiếp theo là giống

Sinora (2,3%), Fontane (2,5%). Giống Redstar bị bệnh virus nặng nhất (5,3%),

nhưng vẫn nhẹ hơn giống đối chứng. Vụ Đông năm 2003 mức độ nhiễm bệnh

vius của hầu hết các giống khoai tây đều cao hơn vụ Đông năm 2002.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn thường phát sinh khi đất ẩm ướt, ẩm độ không

khí cao và ở giai đoạn khoai tây bước sang giai đoạn phát triển củ. Giống Satana

bị hại nhẹ tương tự giống đối chứng, còn tất cả các giống khác bị hại nặng hơn

giống đối chứng. Giống Redstar bị hại nặng nhất với 7,4% cây bị bệnh.

Bệnh mốc sương xuất hiện khi có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao và có

gió tạo điều kiện cho bào tử nấm bệnh lây lan và phát triển. Trong thí nghiệm,

bệnh mốc sương xuất hiện trên tất cả các giống. Giống Baraka, Satana và giống

đối chứng không bị mắc bệnh này trong vụ Đông năm 2002 nhưng vụ Đông năm

2003 lại bị nhiễm như các giống khác.

3.2.1.4. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất khoai tây phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng cho năng suất của

giống và điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác,

chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh... Trong thí nghiệm, tất cả các giống đều

được trồng trong điều kiện ngoại cảnh giống nhau, vì vậy sự sai khác về năng suất

của chúng thể hiện rõ tiềm năng cho năng suất của giống.

Số liệu bảng 3.17 cho thấy, vụ Đông 2002 các giống có số củ dao động từ

6,5 – 9 củ/khóm, giống Redstar và Satana có số củ/khóm thấp hơn giống đối

chứng một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%, các giống khác có số củ/khóm tương

đương giống đối chứng. Vụ Đông 2003 giống Satana có số củ thấp nhất là 6,3

củ/khóm, thấp hơn giống đối chứng 2,5 củ/khóm; các giống khác có số củ/khóm

tương đương giống đối chứng. Trung bình 2 vụ, giống Restar và Satana có số củ

thấp hơn giống đối chứng.

Page 88: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

Bảng 3.17. Yếu tố cấu thành năng suất và tỷ lệ củ thƣơng phẩm của các

giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 9,0 8,8 8,9 46,3 45,5 45,9 83,3 81,5 82,4

Baraka 8,1 8,1 8,1 47,5 47,6 47,6

86,4 83,6 85,0

Sinora 7,9 7,5 7,7 51,2 49,0 50,1 88,9 88,5 88,7

Marlen 8,2 8,0 8,1 54,5 53,9 54,2 88,0 86,3 87,2

Redstar 7,0 7,2 7,1 47,0 47,2 47,1

86,6 87,3 87,0

Redone 8,3 8,1 8,2 47,8 45,8 46,8

85,9 83,5 84,7

Satana 6,5 6,3 6,4 66,8 65,0 65,9 92,7 94,7 93,7

Fontane 8,7 8,1 8,4 41,6 37,8 39,7 80,9 81,9 81,4

CV (%) 13,2 15,3 9,49 9,43 13,7 10,2 9,78 8,99 4,48

LSD05 1,84 2,08 1,31 8,32 11,7 8,84 14,8 13,5 6,77

Khối lượng củ của giống Satana cao nhất (65 - 66,8 g/củ), cao hơn giống

đối chứng từ 19,5 – 20,5 g/củ. Giống Fontane có khối lượng củ thấp nhất (từ 37,8

– 41,6 g/củ), các giống khác có khối lượng củ tương đương giống đối chứng.

Tỷ lệ củ thương phẩm của các giống khoai tây ở từng vụ tuy sai khác

không có ý nghĩa thống kê, nhưng khi cộng trung bình 2 vụ thì giống Satana có tỷ

lệ củ thương phẩm cao hơn giống đối chứng 11,3%, các giống khác có tỷ lệ củ

thương phẩm sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

Số liệu bảng 3.18 cho thấy, năng suất lý thuyết của hầu hết các giống ở vụ

Đông 2003 thấp hơn vụ Đông 2002, trong đó giống Marlen có năng suất lý thuyết

cao nhất đạt từ 25,87 tấn/ha (vụ Đông 2003) đến 26,81 tấn/ha (vụ Đông 2002),

tiếp theo là giống Satana (24,57 - 26,05 tấn/ha). Các giống khác có năng suất lý

thuyết thấp hơn giống đối chứng, thấp nhất là giống Restar và Fontane.

Page 89: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Bảng 3.18. Năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông 2002 -

2003 tại Bắc Kạn

Giống Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 25,00 24,02 24,51 18,77 17,72 18,24

Baraka 23,09 23,13 23,13 20,64 18,74 19,69

Sinora 24,27 22,05 23,15 20,27 19,37 19,81

Marlen 26,81 25,87 26,34 22,50 21,46 21,98

Redstar 19,74 20,39 20,06 12,38 11,53 11,96

Redone 23,80 22,26 23,03 20,44 18,62 19,53

Satana 26,05 24,57 25,31 22,77 21,95 22,36

Fontane 21,72 18,37 20,01 17,94 17,51 17,73

CV (%) - - - 11,9 12,3 12,2

LSD05 - - - 4,06 3,96 4,03

Hình 3.3. Năng suất thực thu của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Đông

2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống Satana có năng suất lý thuyết cao và ít bị mất khoảng nên năng suất

thực thu luôn dẫn đầu và ổn định hơn, đạt từ 21,95 tấn/ha (vụ Đông 2003) đến

Page 90: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

22,77 tấn/ha (vụ Đông 2002). Giống Marlen có năng suất cao thứ hai, đạt 22,5

tấn/ha (vụ Đông 2002); 21,46 tấn/ha (vụ Đông 2003). Giống Redstar có năng suất

thực thu thấp nhất, chỉ đạt 12,38 tấn/ha (vụ Đông 2002); 11,53 tấn/ha (vụ Đông

2003). Chênh lệch giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của giống

Restar cao nhất là 7,36 tấn/ha (vụ Đông 2002); 8,86 tấn/ha (vụ Đông 3003), điều

này chứng tỏ khả năng thích ứng của giống này rất kém. Giống Satana và Marlen

có năng suất thực thu cao, sự chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất

thực thu thấp chứng tỏ rằng khả năng thích ứng của Satana và Marlen khá cao, có

thể lựa chọn cho sản xuất vụ Đông ở Bắc Kạn.

Năng suất trung bình của các giống qua 2 vụ Đông có thể xếp hạng như sau:

Nhóm 1 (a): giống Satana

Nhóm 2 (ab): giống Marlen

Nhóm 3 (abc): giống Baraka, Sinora và Redone

Nhóm 4 (bc): giống Diamant

Nhóm 5 (c): giống Fontane

Nhóm 6 (d): giống Redstar

Hai giống Redstar và Fontane có năng suất thực thu thấp hơn giống đối

chứng (năng suất của giống Fontane thấp hơn chắc chắn ở mức tin cậy 95%) vì

vậy không nên đưa 2 giống này vào cơ cấu giống khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn.

3.2.1.5. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái và chất lượng củ

* Đặc điểm hình thái củ

Đặc điểm hình thái của củ là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên

cứu và chọn tạo giống vì liên quan trực tiếp đến chất lượng củ thương phẩm.

Bảng 3.19 cho thấy, các giống khoai tây thí nghiệm có hình dạng củ khác nhau, từ

dạng củ tròn (giống Sinora, Redstar, Redone, Fontane), đến ovan (Baraka,

Marlen) và ovan dài (Satana). Độ sâu mắt củ là chỉ tiêu liên quan đến giá trị

thương phẩm và sở thích của người tiêu dùng. Giống Sinora, Fontane có độ sâu

mắt củ trung bình, các giống khác có độ sâu mắt củ nông.

Page 91: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

Bảng 3.19. Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây thí nghiệm

Giống Hình dạng Độ sâu mắt Màu sắc vỏ Màu sắc ruột

Diamant (đ/c) Ovan Nông Vàng Vàng

Baraka Ovan Nông Vàng Vàng

Sinora Tròn TB Vàng Vàng

Marlen Ovan Nông Vàng Vàng

Redstar Tròn Nông Đỏ Vàng đậm

Redone Tròn Nông Đỏ Vàng

Satana Ovan dài Nông Vàng Vàng

Fontane Tròn TB Vàng Vàng

Màu sắc vỏ củ ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của khoai tây. Giống

Redstar và Redone có vỏ củ màu đỏ, các giống còn lại có vỏ củ màu vàng. Trong

thực tế vỏ củ màu vàng thường được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Về màu sắc

ruột củ, chỉ có duy nhất giống Redstar có ruột củ màu vàng đậm, các giống còn

lại đều có ruột củ màu vàng. Nhìn chung, hình dạng củ, màu sắc vỏ củ, màu sắc

ruột củ của tất cả các giống đều thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

* Một số chỉ tiêu về chất lượng củ

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng củ của các giống khoai tây thí

nghiệm vụ Đông năm 2002 tại Bắc Kạn

Giống

Hàm lƣợng một số chất trong củ tƣơi Chất lƣợng sau luộc

Chất

khô (%) Tinh

bột (%) Protein

(%) VitaminC

(mg/100 g) Độ bở

(điểm) Thử nếm

(điểm)

Diamant(đ/c) 19,4 14,15 2,02 6,88 7 9

Baraka 19,6 14,23 2,39 8,74 9 9

Sinora 18,5 13,52 1,96 7,43 7 7

Marlen 19,7 14,04 2,43 8,27 9 7

Redstar 18,6 12,46 2,15 7,12 7 9

Redone 17,8 13,90 1,84 6,74 5 7

Satana 21,0 15,16 2,67 7,83 9 9

Fontane 19,5 14,36 2,32 7,56 9 9

Page 92: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

Số liệu bảng 3.20 cho thấy hàm lượng chất khô của các giống khoai tây thí

nghiệm biến động từ 17,8 đến 21%. Trong đó giống Satana có hàm lượng chất

khô cao nhất, đạt 21%. Các giống Marlen, Baraka, Fontane có hàm lượng chất

khô tương đương giống đối chứng, các giống còn lại có hàm lượng chất khô thấp

hơn giống đối chứng, giống Redone có hàm lượng chất khô thấp nhất, chỉ đạt

17,8%, thấp hơn giống đối chứng 1,6%, thấp hơn giống Satana 3,2%.

Hàm lượng tinh bột của các giống khoai tây thí nghiệm đạt khá cao, dao

động từ 12,46 đến 15,16%. Giống Satana có hàm lượng tinh bột cao nhất là

15,16%, cao hơn giống đối chứng 1,01%. Giống Fontane (14,36%), Baraka

(14,23%) và Marlen (14,04%) có hàm lượng tinh bột tương đương với giống đối

chứng (14,15%). Các giống khác có hàm lượng tinh bột thấp hơn giống đối

chứng, giống Redtar có hàm lượng tinh bột thấp nhất là 12,46%, thấp hơn giống

đối chứng 1,69% và thấp hơn giống Satana tới 2,7%.

Hàm lượng Protein của 2 giống Sinora và Redone thấp hơn giống đối

chứng, các giống khác đều có hàm lượng protein cao hơn giống đối chứng. Hàm

lượng vitamin C của giống Redone thấp nhất, chỉ có 6,74 mg/100g củ tươi, 2

giống Baraka và Marlen có hàm lượng vitamin C trên 8 mg/100g củ tươi, còn các

giống khác có hàm lượng vitamin C từ 7,12 đến 7,83 mg/100g củ tươi.

Chất lượng ăn luộc được đánh giá qua độ bở và thử nếm, kết quả cho thấy

giống Baraka, Marlen, Satana và Fontane bở hơn giống đối chứng (điểm 9), giống

Redone có độ bở kém giống đối chứng, các giống còn lại có độ bở tương đương

giống đối chứng. Đánh giá qua thử nếm cho kết quả, giống Baraka, Redstar,

Satana và Fontane được đánh giá tương đương giống đối chứng (điểm 9), các

giống còn lại được đánh giá ở điểm 7.

Như vậy giống Satana, Baraka, Fontane có hàm lượng chất khô, hàm lượng

tinh bột, protein, vitamin khá cao, chất lượng ăn luộc ngon (độ bở và thử nếm đều

đạt điểm 9), màu thịt củ đẹp, tuy nhiên người dân thích củ của giống Satana và

Baraka hơn.

Page 93: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

3.2.2. Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng và năng suất của các giống khoai tây

thí nghiệm trong điều kiện vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn

3.2.2.1. Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm

Khả năng sinh trưởng của các giống cũng được đánh giá thông qua chiều

cao cây, số thân chính/khóm và sức sinh trưởng, kết quả thể hiện qua bảng 3.21.

Bảng 3.21. Tình hình sinh trƣởng của các giống khoai tây thí nghiệm vụ

Xuân 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Công thức TGST (ngày) Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/khóm

Sức sinh

trƣởng (điểm)

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 90 90 90 54,2 57,0 55,6 3,6 3,4 3,5 7,3 6,7 6,9

Baraka 90 90 90 66,5 65,9 66,2 4,4 4,7 4,6 7,3 7,7 7,6

Sinora 85 85 85 61,3 61,6 61,5 3,9 4,1 4,0 7,3 6,7 7,0

Marlen 85 85 85 56,7 58,6 57,7 4,0 4,2 4,1 8,3 7,0 7,7

Redstar 90 90 90 56,9 55,7 56,3 3,3 3,1 3,2 6,0 6,7 6,3

Redone 90 90 90 59,5 60,3 59,9 3,9 3,7 3,8 7,0 6,7 6,8

Satana 85 85 85 54,2 53,8 54,0 4,2 4,4 4,3 8,0 7,8 7,9

Fontane 90 90 90 61,7 63,2 62,5 3,2 3,5 3,4 6,3 6,7 6,5

CV (%) - - - 6,41 8,62 7,39 11,6 12,3 10,3 12,5 12,2 7,15

LSD05 - - - 6,60 8,99 7,66 0,77 0,83 0,70 1,59 1,49 0,89

Thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây ở vụ Xuân biến động không

đáng kể so với khi trồng ở vụ Đông (85 - 90 ngày). Với thời gian sinh trưởng như

vậy các giống khoai tây đều có thể trồng trong điều kiện vụ Xuân ở Bắc Kạn.

Số thân chính/khóm: Giống Bakara có số thân chính cao nhất ở cả 2 vụ (4,4

– 4,7 thân/khóm), tiếp theo là giống Satana (4,2 – 4,4 thân/khóm); Marlen (4 –

4,2 thân/khóm); Sinora (3,9 – 4,1 thân/khóm). Giống Redstar (3,1 – 3,3

thân/khóm) và Fontane (3,2 – 3,5 thân/khóm) có số thân chính thấp nhất.

Page 94: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Sức sinh trưởng: Giống Satana có thân to, cứng cây và khả năng sinh

trưởng luôn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, đạt 7,8 điểm (vụ Xuân 2003) đến

8 điểm (vụ Xuân 2002). Giống Marlen và Baraka có sức sinh trưởng đứng thứ 2

nhưng giống Baraka có mức độ ổn định qua 2 vụ cao hơn giống Marlen. Giống

Redstar và Fontane có sức sinh trưởng kém nhất, đặc biệt là giống Redstar.

Căn cứ vào kết quả phân tích thống kê cho thấy sức sinh trưởng trung bình

của các giống qua 2 vụ Xuân có thể xếp loại như sau:

Nhóm 1 (a): giống Satana

Nhóm 2 (ab): giống Baraka và Marlen

Nhóm 3 (abc): giống Sinora và Diamant

Nhóm 4 (bc): giống Redone

Nhóm 5 (c): giống Fontane và Redstar

3.2.2.2. Tình hình bệnh hại các giống khoai tây thí nghiệm

Theo dõi tình hình bệnh hại của các giống khoai tây chúng tôi thấy vụ

Xuân năm 2002 và 2003 xuất hiện 3 loại bệnh hại chính là bệnh virus, héo xanh

và mốc sương. Mức độ nhiễm bệnh hại cũng khác nhau giữa các giống.

Bảng 3.22. Tình hình bệnh hại của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Xuân

2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống Virus (%) Héo xanh (%) Mốc sƣơng (điểm)

2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 6,5 7,4 6,9 2,8 4,2 3,5 4,7 3,3 4,0

Baraka 0 3,2 1,6 0 0 0 1,7 1,7 1,7

Sinora 5,1 6,9 6,0 0 1,9 0,9 3,3 1,0 2,2

Marlen 6,5 5,6 6,0 2,3 3,7 3,0 1,0 1,0 1,0

Redstar 5,1 8,8 6,9 4,6 5,1 4,9 3,7 3,3 3,5

Redone 7,9 7,9 7,9 2,8 3,7 3,2 3,0 1,7 2,3

Satana 0 4,2 2,1 0,0 1,9 0,9 1,7 1,0 1,3

Fontane 4,6 7,4 6,0 3,2 3,2 3,2 3,3 2,3 2,8

Page 95: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Số liệu bảng 3.22 cho thấy: Giống Baraka, Satana bị nhiễm virus nhẹ (1,6 –

2,1% cây bị bệnh), các giống khác có từ 6 – 7,9% cây bị hại trong đó giống

Redone bị hại nặng hơn giống đối chứng. Bệnh héo xanh cũng xuất hiện ở hầu hết

các giống, giống Restar bị hại nặng hơn giống đối chứng, các giống khác bị hại

nhẹ hơn giống đối chứng, giống Baraka không nhiễm bệnh héo xanh. Bệnh mốc

sương cũng xuất hiện ở mức độ nhẹ, trong đó giống Satana và Marlen không bị

hại, còn các giống khác bị hại nhẹ hơn giống đối chứng.

3.2.2.3. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 3.23. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm vụ

Xuân 2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Giống Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng TB củ (g/củ)

2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 8,6 8,2 8,4 39,8 38,2 39,0

Baraka 7,7 8,1 7,9 41,5 39,1 40,3

Sinora 6,5 6,9 6,7 43,4 43,8 43,6

Marlen 8,3 7,7 8,0 40,6 37,8 39,2

Redstar 6,4 6,6 6,5 39,8 42,0 40,9

Redone 7,8 7,4 7,6 41,6 37,2 39,4

Satana 6,3 6,1 6,2 49,6 43,4 46,5

Fontane 7,9 8,3 8,1 38,1 35,7 36,9

CV (%) 11,4 10,3 10,8 6,45 9,35 7,56

LSD05 1,49 1,34 1,41 4,73 6,49 5,39

Số củ/khóm của các giống dao động từ 6,3 - 8,6 củ (vụ Xuân 2002), giống

Sinora, Redstar, Satana có số củ/khóm thấp hơn đối chứng, các giống khác có số

củ/khóm tương đương giống đối chứng. Vụ Xuân 2003, các giống có số củ/khóm

dao động từ 6,1 – 8,3 củ; giống Redstar, Satana có số củ/khóm thấp hơn đối

chứng. Trung bình 2 vụ, giống Satana có số củ thấp nhất (6,2 củ/khóm), thấp hơn

giống đối chứng 2,2 củ/khóm.

Page 96: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

Những giống có ít củ thì khối lượng củ có xu hướng cao hơn. Vụ Xuân

2002 giống Satana có khối lượng củ cao nhất là 49,6 g/củ, cao hơn giống đối

chứng 9,8 g; các giống khác có khối lượng củ tương đương giống đối chứng. Vụ

Xuân 2003, khối lượng của tất cả các giống sai khác không có ý nghĩa thống kê

so với giống đối chứng, trong đó giống Sinora và Satana có xu hướng vượt trội

hơn các giống khác. Trung bình 2 vụ, giống Satana có khối lượng củ cao nhất là

46,5 g/củ, tiếp theo là giống Sinora (43,6 g/củ), giống Fontane có khối lượng củ

thấp nhất là 36,9 g/củ.

Số liệu bảng 3.24 cho thấy suất lý thuyết của các giống trung bình 2 năm

đạt từ 15,96 – 19,09 tấn/ha, đều thấp hơn so với giống đối chứng. Năng suất thực

thu của các giống được quyết định bởi số khóm được thu hoạch/ô, số củ/khóm và

khối lượng củ. Năng suất thực thu của hầu hết các giống ở vụ Xuân 2003 đều thấp

hơn vụ Xuân 2002, chỉ có giống Diamant và Redstar do ít bị mất khoảng hơn nên

năng suất thực thu năm sau cao hơn năm trước. Ba giống Redstar, Redone và

Fontane có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng, các giống khác có năng

suất thực thu cao hơn giống đối chứng nhưng không chắc chắn ở mức tin cậy

95%, trong năng suất của giống Baraka và Marlen có phần ổn định hơn.

So sánh năng suất thực thu với năng suất lý thuyết chúng tôi thấy, giống

Satana có sự chênh lệch qua 2 vụ là thấp nhất (0,22 – 0,61 tấn/ha). Giống Sinora

có năng suất thực thu ở vụ Xuân 2002 chỉ thấp hơn năng suất lý thuyết 0,14

tấn/ha nhưng vụ sau sự chênh lệch này là 3,81 tấn/ha. Giống đối chứng có năng

suất thực thu biến động so với năng suất lý thuyết cao nhất (3,7 – 6,37 tấn/ha).

Năng suất thực thu của các giống qua 2 vụ Xuân có thể xếp hạng như sau:

Nhóm 1 (a): giống Baraka, Marlen và Satana

Nhóm 2 (ab): giống Sinora

Nhóm 3 (abc): giống Diamant

Nhóm 4 (bc): giống Redone và Fontane

Nhóm 5 (c): giống Redstar

Page 97: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

Bảng 3.24. Năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Xuân 2002 -

2003 tại Bắc Kạn

Giống Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2002 2003 TB 2002 2003 TB

Diamant(đ/c) 20,54 18,79 19,67 14,17 15,09 14,63

Baraka 19,17 19,00 19,09 17,27 16,87 17,07

Sinora 16,93 18,13 17,53 16,79 14,32 15,56

Marlen 20,22 17,46 18,84 17,31 16,45 16,88

Redstar 15,28 16,63 15,96 11,24 12,35 11,79

Redone 19,47 16,52 17,99 14,25 13,17 13,71

Satana 18,75 15,88 17,32 18,53 15,27 16,90

Fontane 18,06 17,78 17,92 13,63 12,69 13,16

CV (%) 14,1 10,3 12,1

LSD05 - - - 3,80 2,62 3,16

Hình 3.4. Năng suất thực thu của các giống khoai tây thí nghiệm vụ Xuân

2002 - 2003 tại Bắc Kạn

Page 98: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

3.2.3. Biến động năng suất khoai tây của các giống thí nghiệm

Để đánh giá mức độ ổn định về năng suất của các giống khoai tây thí

nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích biến động năng suất giữa các vụ. Kết quả

thể hiện qua bảng 3.25

Bảng 3.25. Biến động năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm

Giống

Năng suất vụ

Đông (tấn/ha)

Năng suất vụ

Xuân (tấn/ha)

Hệ số biến động giữa các

vụ (CV%)

2002 2003 2002 2003 Xuân Đông Chung

Diamant(đ/c) 18,77 17,72 14,17 15,09 17,82 15,51 16,14

Baraka 20,64 18,74 17,27 16,87 11,13 15,98 12,28

Sinora 20,27 19,37 16,79 14,32 18,22 15,92 15,85

Marlen 22,50 21,46 17,31 16,45 13,93 8,22 12,67

Redstar 12,38 11,53 11,24 12,35 19,07 17,29 17,64

Redone 20,44 18,62 14,25 13,17 16,36 13,13 15,00

Satana 22,77 21,95 18,53 15,27 13,96 8,64 9,53

Fontane 17,94 17,51 13,63 12,69 16,06 15,38 15,82

Năng suất thực thu của hầu hết các giống trồng vụ Xuân có hệ số biến động

cao hơn vụ Đông, điều này chứng tỏ điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân ít thuận

lợi cho quá trình hình thành củ và năng suất khoai tây. So sánh hệ số biến động

qua 4 vụ thấy rằng, giống Redstar có hệ số biến động cao hơn giống đối chứng,

các giống khác có hệ số biến động thấp hơn giống đối chứng. Giống Satana mặc

dù có hệ số biến động ở vụ Xuân cao hơn giống Baraka nhưng vụ Đông có năng

suất khá ổn định, vì vậy hệ số biến động chung là thấp nhất (9,53%), giống

Baraka và Marlen có hệ số biến động chung là 12,28 và 12,67%, giống Redstar có

hệ số biến động cao nhất là 17,64%.

Mức độ ổn định về năng suất qua 4 vụ có thể xếp hạng như sau:

Page 99: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

Nhóm 1 (CV < 10%): giống Satana

Nhóm 2 (CV = 10% - 12,5%): giống Baraka

Nhóm 3 (CV = 12,6% - 15%): giống Marlen, Redone

Nhóm 4 (CV > 15%): giống Fontane, Sinora, Redstar

3.2.4. Đặc điểm củ giống bảo quản trong kho tán xạ

Bên cạnh nguyên nhân thoái hóa do bệnh lý (nhiễm virus) khoai tây còn bị

thoái hóa do sinh lý (củ giống bị già hóa trong quá trình bảo quản và trồng trọt).

Có nhiều giải pháp khắc phục hiện tượng thoái hóa sinh lý như sản xuất giống ở

vùng núi cao, bảo quản giống bằng kho lạnh, trồng khoai tây vụ Xuân... Phương

pháp bảo quản giống khoai tây bằng kho lạnh đã được phát triển phổ biến ở đồng

bằng, nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng ở tỉnh miền núi Bắc Kạn, do vậy

người dân vẫn phải áp dụng biện pháp để giống ở kho tán xạ. Để khắc phục hiện

tượng thoái hóa, việc chọn ra những giống có thời gian ngủ dài là cần thiết.

Bảng 3.26. Đặc điểm củ giống khoai tây bảo quản ở kho tán xạ

Giống

Hao hụt Thời gian

mầm ngủ

(ngày)

Mức độ PT

của mầm

(điểm)

Độ nhăn

của củ

(điểm)

Số củ thối

(%)

Khối

lƣợng (%)

VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX

Diamant(đ/c) 12,6 9,5 30,2 21,4 107 87 7,5 8,0 6,0 5,0

Baraka 9,5 10,4 29,5 19,7 110 82 8,0 8,5 5,5 4,5

Sinora 17,2 13,6 32,6 22,8 105 79 6,5 7,5 6,0 5,5

Marlen 13,4 9,2 31,7 20,5 110 80 7,5 8,0 6,5 5,5

Redstar 10,5 12,1 28,9 19,4 135 112 7,5 8,0 5,5 4,5

Redone 8,7 8,4 27,4 18,6 126 106 7,0 8,0 5,5 5,0

Satana 12,4 10,7 29,5 19,7 113 94 8,0 8,5 6,0 5,0

Fontane 18,6 12,4 31,4 25,4 117 85 6,5 7,5 6,5 5,5

Page 100: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

Theo dõi củ giống trong suốt thời gian từ khi thu hoạch vụ trước đến khi

trồng vụ sau cho thấy: Củ giống thường bị hao hụt về số củ và khối lượng do bị

thối và mất nước. Khoai tây trồng vụ Xuân có thời gian bảo quản giống ngắn hơn

nên bị hao hụt về số lượng cũng như khối lượng thấp hơn khoai tây trồng vụ

Đông, đặc biệt là hao hụt về khối lượng. Thời gian ngủ của củ khoai tây vụ Xuân

cũng ngắn hơn, điều này được Maijers (1983)[107] giải thích là bảo quản khoai

tây ở nhiệt độ cao sẽ sớm thúc đẩy quá trình nảy mầm. Do thời gian bảo quản củ

giống ngắn, ít bị mất nước nên độ nhăn của củ giống khoai tây vụ Xuân thấp hơn,

mức độ phát triển của mầm tốt hơn vụ Đông.

So sánh giữa các giống trong bảng 3.26 thấy rằng 2 giống Redstar và

Redone có thời gian ngủ dài nhất là 135 và 126 ngày (trồng ở vụ Đông), 112 và

106 ngày (trồng ở vụ Xuân), số lượng củ thối và hao hụt khối lượng thấp, tuy

mầm bị già không nhiều, nhưng số mầm/củ ít nên mức độ phát triển của mầm

đạt loại khá. Giống Satana và Baraka có thời gian ngủ là 110 và 113 ngày, hao

hụt về khối lượng củ cũng như số củ không cao, số mầm/củ nhiều và ra mầm

đồng đều nên chất lượng củ giống khá tốt. Giống Sinora và Fontane có mầm

phát triển kém nhất.

3.3. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TRÊN

ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN

3.3.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng và năng suất khoai tây

vụ Đông

3.3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh mốc sương

Bảng 3.27 cho thấy, mật độ trồng khoai tây ảnh hưởng không rõ ràng đến

chiều cao cây, nhưng tương quan thuận với số thân chính/m2. Với mật độ trồng từ

4 – 12 khóm/m2 thì số thân chính đạt từ 23,6 – 52,4 thân/m

2 (vụ Đông 2003); 20,4

– 52,4 thân/m2 (vụ Đông 2004), trong đó công thức 5 luôn có số thân chính/m

2

cao nhất. Do số thân chính/m2 cao nên độ che phủ luống của công thức 3 đến công

Page 101: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

thức 5 cũng cao nhất, trung bình 2 vụ đạt từ 93,3% đến 96%. Công thức 1 có độ

phủ luống chỉ đạt 74,3%, thấp hơn công thức 3, 4, 5 ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.27. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng và bệnh mốc sƣơng

hại khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/m2

Độ phủ luống

(%)

Bệnh mốc

sƣơng (điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(4khóm) 61,5 63,3 62,4 23,6 20,4 22,0 72,1 76,5 74,3 1,7 2,3 2,0

2(6khóm) 60,2 61,6 60,9 31,8 30,6 31,2 86,3 85,1 85,7 3,0 3,7 3,3

3(8khóm) 63,4 60,0 61,7 39,2 42,4 40,8 93,1 93,5 93,3 4,3 3,0 3,7

4(10khóm) 65,5 63,1 64,3 48,7 46,7 47,7 99,2 92,8 96,0 3,7 4,3 4,0

5(12khóm) 64,8 65,6 65,2 52,4 52,4 52,4 94,6 96,8 95,7 5,0 5,0 5,0

CV(%) 13,6 12,1 12,2 10,1 12,6 10,3 7,51 8,64 7,53 20,7 23,4 15,6

LSD05 16,2 14,3 14,4 7,42 9,11 7,54 12,6 14,5 12,6 1,38 1,61 1,06

Bệnh mốc sương hại khoai tây tăng dần theo mật độ. Công thức 1 bị bệnh

mốc sương hại nhẹ nhất từ 1,7 điểm (vụ Đông 2003) đến 2,3 điểm (vụ Đông

2004). Công thức 5 bị hại nặng nhất, cả 2 năm mức độ hại đều ở điểm 5.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây

Số liệu bảng 3.28 cho thấy: Số củ/m2 ở vụ Đông 2003 tăng rõ ràng theo

mật độ trồng, công thức 1 chỉ có 29,7 củ/m2, công thức 5 thu được 75,2 củ/m

2,

cao hơn công thức 1 tới 2,5 lần. Vụ Đông 2004, số củ/m2

của công thức 4, 5 đạt

cao nhất là 68,3 – 74,4 củ, cao hơn rõ ràng công thức 1, 2 và công thức 3.

Mật độ trồng cao thì số củ/m2 nhiều nhưng củ nhỏ nên khối lượng củ thấp.

Công thức 1 có khối lượng củ cao nhất, trung bình 2 năm đạt 54,6 g/củ; công

thức 4, 5 có khối lượng củ thấp nhất (35,4 và 31,2 g/củ), thấp hơn công thức 1 từ

19,2 đến 23,4 g/củ. Do có nhiều củ nhỏ nên mật độ trồng từ 10 đến 12 khóm/m2

Page 102: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

có tỷ lệ củ thương phẩm thấp nhất, đặc biệt là mật độ trồng 12 khóm/m2. Kết quả

này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh và cs, (1992)[36];

Berga et al., (1994)[62]; Endale Gebre et al., (2001)[76].

Bảng 3.28. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu tố

cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2(củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(4khóm) 29,7 28,1 28,9 54,3 54,9 54,6 84,6 86,6 85,6

2(6khóm) 41,6 42,8 42,2 50,2 46,8 48,5 83,6 83,4 83,5

3(8khóm) 53,9 55,7 54,9 45,6 43,5 44,6 80,7 83,9 82,3

4(10khóm) 66,7 68,3 67,6 36,4 34,4 35,4 80,9 78,5 79,7

5(12khóm) 75,2 74,4 74,8 31,8 30,6 31,2 73,2 74,0 73,6

CV(%) 7,68 7,32 7,07 16,5 17,7 16,9 5,27 6,59 4,63

LSD05 7,71 7,43 7,14 13,6 14,0 13,6 8,00 10,1 7,12

Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến lãi thuần và năng suất khoai tây

vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Lãi thuần (triệu đ/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(4khóm) 16,13 15,43 15,78 15,36 15,12 15,24 14,40 13,80 14,10

2(6khóm) 20,88 20,03 20,46 19,05 18,12 18,59 19,63 17,30 18,48

3(8khóm) 24,58 24,23 24,40 20,93 21,47 21,20 20,33 21,68 21,00

4(10khóm) 24,28 23,50 23,89 20,46 19,22 19,84 15,15 12,05 13,60

5(12khóm) 23,91 22,77 23,34 18,25 17,05 17,65 5,63 2,63 4,13

CV(%) - - - 8,93 9,93 9,36 - - -

LSD05 - - - 3,16 3,40 3,26 - - -

Page 103: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

Năng suất lý thuyết ở công thức 3, trồng mật độ 8 khóm/m2 cao nhất (24,23

– 24,58 tấn/ha), thấp nhất là công thức 1 (15,43 – 16,13 tấn/ha). Mật độ trồng cao

dẫn đến sự chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lớn hơn.

Trung bình 2 năm, công thức 1 có sự chênh lệch là 0,54 tấn/ha, công thức 3 là 3,2

tấn/ha và công thức 5 là 5,69 tấn/ha.

Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm vụ Đông 2003 biến động

từ 15,36 – 20,93 tấn/ha, công thức 2, 3, 4 có năng suất thực thu cao hơn công thức

1 từ 3,69 – 5,57 tấn/ha. Vụ Đông 2004, năng suất thực thu của công thức 2, 3, 4

vẫn đạt cao nhất, trong đó công thức 3 thể hiện ưu thế vượt trội hơn. Trung bình 2

vụ, công thức 2, 3, 4 có năng suất củ tương đương nhau và đều cao hơn công thức

1 ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của công thức 5 chỉ đạt 17,65 tấn/ha,

tương đương công thức 1, 2, 4 nhưng thấp hơn công thức 3 là 3,55 tấn/ha. Giải

thích vấn đề này Endale Gebre et al., (2001)[76] cho rằng, khi trồng mật độ thấp

thì lãng phí phân bón và ánh sáng còn trồng mật độ cao thì đất đai bị khai thác

triệt để hơn nên khoai tây thường bị thiếu dinh dưỡng, ánh sáng. Nghiên cứu của

Berga et al. (1994); Rex et al. (1987)[62], [127] cũng cho kết quả tương tự.

Hiệu quả kinh tế của công thức trồng 8 khóm/m2 cho lãi thuần cao nhất là

21 triệu đồng/ha. Công thức trồng 10 khóm/m2 tuy có năng suất sai khác không

có ý nghĩa thống kê so với công thức trồng 6 khóm/m2 nhưng chi phí củ giống lớn

hơn 8 triệu đồng/ha (xem phần phụ lục) nên lãi thuần thấp hơn công thức trồng 6

khóm/m2 là 4,88 triệu đồng/ha. Công thức trồng 6 khóm/m

2 tuy cho lãi thuần thấp

hơn công thức trồng 8 khóm/m2 là 2,52 triệu đồng/ha nhưng chi phí cũng thấp

hơn 4 triệu đồng/ha. Mặt khác sai khác về năng suất giữa 2 công thức này là

không chắc chắn, vì vậy với người dân nghèo ở Bắc Kạn có thể chọn mật độ

trồng từ 6 – 8 khóm/m2.

Kết quả phân tích tương quan giữa mật độ trồng với bệnh mốc, yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất khoai tây thể hiện qua 2 vụ thí nghiệm chỉ rõ rằng:

mật độ trồng khoai tây tương quan thuận, khá chặt với bệnh mốc sương, số củ/m2,

Page 104: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

năng suất củ tươi và tương quan nghịch với khối lượng trung bình củ. Bệnh mốc

sương hại khoai tây và số củ/m2 tương quan thuận với mật độ trồng theo phương

trình bậc nhất, năng suất tương quan với mật độ trồng theo phương trình bậc 2.

Từ đó thấy rằng: trồng với mật độ thích hợp giảm chi phí củ giống, thuốc phòng

trừ bệnh và cho năng suất cao.

Hình 3.5. Tƣơng quan giữa mật độ trồng với bệnh mốc sƣơng, yếu tố cấu

thành năng suất, năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

3.3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến sinh trƣởng và năng suất khoai tây

3.3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và bệnh mốc sương hại

khoai tây

Số liệu bảng 3.30 cho thấy, khoai tây trồng sớm có chiều cao cây cao hơn

trồng muộn. Độ phủ luống cũng chịu ảnh hưởng mạnh của thời vụ trồng, vụ Đông

Page 105: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

2003 công thức 2 có độ phủ luống đạt 97,6%, sai khác không có ý nghĩa thống kê

so với công thức 1, 3, 4 nhưng cao hơn công thức 5 ở độ tin cậy 95%. Vụ Đông

2004, từ công thức 1 đến công thức 4 có độ phủ luống tương đương và đều cao

hơn công thức 5. Đào Mạnh Hùng, (1996)[16] đã giải thích rằng, ở đầu vụ Đông

thường có nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng thuận lợi cho thân lá phát triển, tuy

nhiên nếu trồng khoai tây quá sớm sẽ gặp mưa lớn đầu vụ nên sinh trưởng kém.

Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến sinh trƣởng, bệnh mốc sƣơng

hại khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/khóm

Độ phủ luống

(%)

Bệnh mốc sƣơng

(điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 (25/9) 62,5 66,6 64,6 4,5 4,3 4,4 87,8 91,0 89,4 1,0 1,0 1,0

2 (10/10) 64,8 62,9 63,9 4,1 4,4 4,3 97,6 94,6 96,1 1,0 1,0 1,0

3 (25/10) 61,3 57,6 59,5 4,4 4,5 4,5 94,3 92,9 93,6 2,3 3,0 2,7

4 (10/11) 52,7 55,2 54,0 4,5 3,9 4,2 86,9 87,5 87,2 3,7 3,0 3,3

5 (25/11) 49,9 47,5 48,7 4,3 4,1 4,2 82,7 76,3 79,5 3,7 4,3 4,0

CV(%) 8,58 9,38 8,84 13,4 12,9 12,8 6,86 5,97 5,51 31,3 20,9 14,2

LSD05 9,41 10,2 9,68 1,10 1,03 1,01 11,6 9,93 9,26 1,38 0,97 0,64

Bệnh mốc sương phá hại nặng hơn ở các công thức trồng muộn. Công thức

1 và công thức 2 không bị hại, công thức 5 bị hại nặng nhất. Như vậy trồng khoai

tây muộn, khoai tây vừa sinh trưởng kém vừa bị bệnh mốc sương hại nặng hơn.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất khoai tây

Khoai tây có thể trồng ở nhiều mùa vụ và nhiều điều kiện khí hậu khác

nhau (Haverkort et a.l, 1997)[86]. Mỗi vụ có những đặc điểm được quyết định

bởi yếu tố thời tiết, đất đai, loại cây trồng, tiềm năng năng suất, yếu tố hạn chế,

yếu tố làm giảm năng suất (Caldiz et al., 1999)[66]. Sự biến động về tiềm năng

năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz et al., 2001)[69].

Page 106: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

Bảng 3.31. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu tố

cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(25/9) 7,5 6,8 7,2 47,9 47,7 47,8 73,8 78,0 75,9

2(10/10) 7,9 8,1 8,0 58,2 55,4 56,8 87,0 83,8 85,4

3(25/10) 8,1 7,7 7,9 57,3 53,7 55,5 84,3 82,8 83,6

4(10/11) 7,6 7,4 7,5 47,4 47,8 47,6 72,5 74,2 73,4

5(25/11) 6,7 6,9 6,8 39,1 37,9 38,5 63,1 60,1 61,6

CV(%) 9,64 8,96 9,13 10,9 8,79 9,31 7,34 10,2 8,07

LSD05 1,38 1,25 1,32 10,2 8,03 8,63 10,5 14,6 11,5

Thời vụ trồng tác động mạnh đến khối lượng củ và tỷ lệ củ thương phẩm.

Vụ Đông 2003, công thức 2 có khối lượng củ cao nhất là 58,2 g/củ, cao hơn công

thức 1, 4, 5 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Vụ Đông 2004, khối lượng củ

của công thức 1 đến công thức 4 đều cao hơn công thức 5. Trung bình 2 vụ, công

thức 2 có khối lượng củ cao nhất là 56,8 g/củ, công thức 5 có khối lượng củ thấp

nhất là 38,5 g/củ. Tỷ lệ củ thương phẩm cũng có chiều hướng tương tự.

Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất khoai tây vụ Đông

2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 (25/9) 21,56 19,46 20,51 18,15 16,71 17,43

2 (10/10) 27,59 26,92 27,26 23,80 23,12 23,46

3 (25/10) 27,85 24,81 26,33 22,68 20,82 21,75

4 (10/11) 21,61 21,22 21,42 19,04 17,59 18,32

5 (25/11) 15,72 15,69 15,70 13,77 11,95 12,86

CV(%) - - - 13,5 16,8 14,7

LSD05 - - - 4,96 5,70 5,19

Page 107: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

Bảng 3.32 cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức biến động khá

lớn, từ 15,72 đến 27,85 tấn/ha (vụ Đông 2003), công thức 3 có năng suất lý thuyết

cao nhất. Vụ Đông 2004, năng suất lý thuyết biến động từ 15,69 – 26,92 tấn/ha,

công thức 2 có năng suất lý thuyết cao nhất. Trung bình 2 vụ, chênh lệch giữa

năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở công thức 3 cao nhất là 4,58 tấn/ha;

công thức 2 là 3,8 tấn/ha; công thức 5 có sự chênh lệch thấp nhất là 2,84 tấn/ha.

Năng suất thực thu của công thức 2 cao nhất trong cả 2 vụ (23,12 - 23,8

tấn/ha), cao hơn công thức 1 và công thức 5 ở độ tin cậy 95%. Các công thức

khác có năng suất thống kê tuy sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức

2 nhưng có xu hướng thấp hơn, đặc biệt là công thức 4.

Hình 3.6. Tƣơng quan giữa thời vụ trồng với bệnh mốc sƣơng, yếu tố cấu

thành năng suất, năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Page 108: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

Kết quả phân tích tương quan qua hình 3.6 cho thấy, thời vụ trồng có tương

quan chặt với khối lượng củ, số củ/khóm và năng suất theo phương trình bậc 2 ở

độ tin cậy 95 – 99% và tương quan thuận với bệnh mốc sương theo phương trình

bậc 1 ở độ tin cậy 99%. Như vậy, khoai tây vụ Đông khi được trồng sớm hơn

10/10 (công thức 2) hoặc muộn hơn 10/11 (công thức 4) thì yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất đều giảm. Nguyễn Văn Thắng và cs, (1996)[40] cũng khuyến

cáo là: “Thời vụ tốt nhất để trồng khoai tây từ trung tuần tháng 10 đến trung tuần

tháng 11, thời vụ này có thể đáp ứng đầy đủ nhất về nhiệt độ, ánh sáng để cây

khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Trồng sớm hơn khoai tây

chóng bị rạc (nhất là những vụ nắng nóng kéo dài, rét đến muộn), trồng muộn hơn

khoai tây sẽ gặp rét ngay lúc mới mọc, phát triển chậm và cho năng suất thấp”.

3.3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân, kali đến sinh trƣởng và năng suất

khoai tây vụ Đông tại Bắc Kạn

3.3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất khoai tây

Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến sinh trƣởng, bệnh mốc sƣơng

hại khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/khóm

Độ phủ luống (%) Bệnh mốc

sƣơng (điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0N) 58,1 56,3 57,2 4,1 4,3 4,2 70,5 73,2 71,7 1,0 1,0 1,0

2(50N) 59,6 59,2 59,4 4,6 4,4 4,5 87,9 90,7 89,3 2,3 3,0 2,7

3(100N) 60,5 63,1 61,8 4,5 4,3 4,4 95,9 92,8 94,3 2,3 3,0 2,7

4(150N) 68,2 66,4 67,3 4,5 4,9 4,7 100,0 100,0 100,0 3,0 3,7 3,3

5(200N) 71,2 71,8 71,5 4,7 4,9 4,8 96,3 95,0 95,7 4,3 5,0 4,7

CV(%) 11,4 10,7 10,8 13,3 11,5 12,2 8,42 7,47 7,51 24,3 16,5 11,9

LSD05 13,6 12,7 12,9 1,12 0,99 1,04 14,3 12,7 12,8 1,19 0,97 0,64

Page 109: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

Số liệu bảng 3.33 cho thấy bón đạm với lượng từ 50 – 200 kg N/ha tuy làm

tăng nhẹ chiều cao cây ở vụ Đông 2004 nhưng ảnh hưởng không rõ ràng đến

chiều cao cây ở vụ Đông 2003 cũng như chiều cao trung bình qua 2 vụ. Số thân

chính cũng biến động không rõ ràng khi được bón đạm.

Độ phủ luống của công thức 1 thấp nhất, chỉ đạt 70,5 – 73,2%. Ở cả 2

vụ, công thức 2 đến công thức 5 có độ phủ luống tương đương nhau và cao hơn

công thức 1 ở độ tin cậy 95%, trong đó công thức 4 có xu hướng đạt cao nhất

là 100%. Điều này được nhiều nhà khoa học giải thích rằng, khoai tây là một

trong những cây trồng cần rất nhiều đạm (Singh, 1995; Veeranna et al.,

1997)[136, 155], bón đạm làm tăng tuổi thọ tán lá và khả năng hoạt động

quang hợp của các lá cũng như khả năng hấp thu ánh sáng và biến đổi quang

năng thành hóa năng, do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của cây (Firman et

al., 1988)[80].

Bệnh mốc sương hại khoai tây tăng theo lượng đạm bón. Biến động của

bệnh hại qua 2 vụ là tương tự như nhau, công thức 5 bị nhiễm bệnh cao nhất,

được đánh giá ở điểm 4,3 (vụ Đông 2003) – điểm 5 (vụ Đông 2004); công thức 2

và 3 bị hại tương đương nhau ở điểm 2,3 (vụ Đông 2003) – điểm 3 (vụ Đông

2004); công thức 1 không bị nhiễm bệnh. Kết quả này tương tự như nghiên cứu

của Trịnh Khắc Quang, (2000)[25].

* Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất khoai tây

Số liệu bảng 3.34 cho thấy, bón đạm làm tăng số củ/khóm ở cả 2 vụ. Vụ

Đông 2003, công thức 5 có số củ cao nhất là 8,5 củ/khóm, cao hơn công thức

1, 2, 3 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức 4 tuy có số củ/khóm

sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 5 nhưng chỉ cao hơn công

thức 1 là 1,4 củ/khóm. Vụ Đông 2004, các công thức được bón đạm với lượng

từ 100 – 200 kg N/ha có số củ tương đương nhau và cao hơn công thức 1 ở độ

tin cậy 95%.

Page 110: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu

tố cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0N) 6,6 5,8 6,2 51,2 53,4 52,3 83,7 81,3 82,5

2(50N) 7,4 6,9 7,2 56,5 55,7 56,1 86,0 89,5 87,8

3(100N) 7,3 7,6 7,5 58,4 58,9 58,7 89,5 87,3 88,4

4(150N) 8,0 8,2 8,1 55,8 57,8 56,8 87,4 84,0 85,7

5(200N) 8,5 8,2 8,4 48,6 52,1 50,4 82,8 79,6 81,2

CV(%) 7,58 9,84 8,29 9,26 8,78 8,71 7,02 7,57 7,26

LSD05 1,08 1,36 1,16 9,43 9,19 8,99 11,4 12,0 11,7

Khối lượng củ của công thức 5 thấp hơn công thức 1 là 2,6 g ở vụ Đông

2003 nhưng vụ Đông 2004 sự sai khác giữa hai công thức không có ý nghĩa thống

kê nên trung bình 2 vụ khối lượng củ của các công thức cũng sai khác không chắc

chắn. Tuy nhiên thực tế quan sát chúng tôi thấy công thức 3 có nhiều củ to hơn

cả. Nghiên cứu của Trịnh Khắc Quang, (2000)[25]; Kotsyuk, (1995)[102] cũng

cho kết quả tương tự.

Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến lãi thuần và năng suất khoai

tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Lãi thuần (triệu đ/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0N) 20,28 18,58 19,43 13,24 14,15 13,70 6,27 8,55 7,42

2(50N) 25,09 23,06 24,07 19,46 18,27 18,87 21,27 18,30 19,80

3(100N) 25,58 26,86 26,22 22,23 21,31 21,77 27,66 25,36 26,51

4(150N) 26,78 28,44 27,61 24,35 24,51 24,43 32,42 32,82 32,62

5(200N) 24,79 25,63 25,21 21,97 21,36 21,67 25,92 24,39 25,17

CV(%) - - - 12,9 11,4 11,2 - - -

LSD05 - - - 4,93 4,26 4,25 - - -

Page 111: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

Năng suất lý thuyết biến động từ 20,28 – 26,78 tấn/ha (vụ Đông 2003);

18,58 – 28,44 tấn/ha (vụ Đông 2004). Công thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất

ở cả 2 vụ. Chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của công

thức 1 cao nhất từ 4,43 tấn/ha (vụ Đông 2004) đến 7,04 tấn/ha (vụ Đông 2003).

Công thức 4 có sự chênh lệch nhỏ nhất từ 2,43 tấn/ha (vụ Đông 2003) đến 3,93

tấn/ha (vụ Đông 2004).

Vụ Đông năm 2003, các công thức được bón đạm có năng suất thực thu

tương đương nhau và đều cao hơn công thức không bón đạm ở độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2004, công thức 4 có năng suất đạt 24,51 tấn/ha, sai khác không có ý

nghĩa thống kê với công thức 3 và công thức 5 nhưng cao hơn rõ ràng công thức 1

và công thức 2. Năng suất trung bình 2 vụ có biến động tương tự như vụ Đông

năm 2004.

Phân tích hiệu quả kinh tế ta thấy: công thức 4 có lãi thuần cao nhất từ

32,42 triệu đồng/ha (vụ Đông 2003) đến 32,82 triệu đồng/ha (vụ Đông 2004)

công thức 3 thu lãi 25,36 – 27,66 triệu đồng/ha, công thức 1 có lãi thuần thấp nhất

là 6,27 – 8,55 triệu đồng/ha. Hiệu quả của việc bón đạm với năng suất khoai tây

đã được nhiều nhà khoa học giải thích rằng: Năng suất khoai tây tăng chủ yếu là

do số lượng và kích thước củ tăng (Kotsyuk, 1995)[102]. Số lượng củ phụ thuộc

vào tỷ lệ củ hình thành và khả năng quang hợp của cây. Đạm tác động đến quá

trình hình thành củ và khả năng quang hợp của cây (Kormondy, 1996; Salisbury

et al., 1991)[101, 131], vì vậy bón đạm có thể làm khối lượng trung bình củ và

năng suất củ tươi tăng (Be´langer et al., 2000)[61].

* Tương quan giữa lượng đạm với năng suất và bệnh mốc sương hại khoai tây

Hình 3.7 cho thấy: Lượng đạm bón tăng thì bệnh mốc sương hại khoai tây

càng nặng hơn, mối tương quan này thể hiện theo phương trình bậc 1. Năng suất

và khối lượng củ thương phẩm tương quan với lượng đạm bón theo phương trình

bậc 2. Điều này khẳng định chắc chắn rằng, khoai tây trồng ở Bắc Kạn nếu được

bón đạm hợp lý có thể làm tăng cả số lượng, khối lượng củ và năng suất. Bón quá

Page 112: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

nhiều đạm làm giảm năng suất do số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ. Nghiên cứu

của Hegney et al., (2000)[87]; Hodges (1999)[89] cũng cho kết quả tương tự.

Hình 3.7. Tƣơng quan giữa liều lƣợng đạm với bệnh mốc sƣơng, yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

* Ảnh hưởng của lượng đạm đến chất lượng củ giống trong bảo quản

Chất lượng củ giống trong quá trình bảo quản được đánh giá thông qua tỷ

lệ hao hụt, độ đồng đều và sức phát triển của mầm. Kết quả theo dõi cho thấy,

bón nhiều đạm làm tăng tỷ lệ củ bị hỏng một cách rõ rệt. Vụ Đông 2003, công

thức 4, 5 có số củ bị hỏng cao nhất là 6,7%, cao hơn công thức 1 ở độ tin cậy

95%; công thức 2, 3 có số củ bị hỏng tương đương với các công thức khác. Vụ

Đông 2004, công thức 4 có số củ bị hỏng cao nhất là 7%, công thức 1 có số củ bị

hỏng thấp nhất là 4%. Hao hụt về khối lượng cũng có xu hướng tương tự. Theo

Page 113: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

Beukema et al., (1990)[65] thì lượng đạm tăng làm khối lượng chất khô trong củ

giảm và hao hụt trong bảo quản tăng.

Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến chất lƣợng củ giống khoai tây

vụ Đông bảo quản trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%) Độ đồng đều

của mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0N) 4,3 4,0 4,2 20,5 22,7 21,6 7,0 7,0 7,0 6,3 7,7 7,0

2(50N) 5,7 6,0 5,8 22,8 24,0 23,4 6,3 7,0 6,7 7,7 7,0 7,3

3(100N) 6,0 5,3 5,7 26,3 25,1 25,7 7,0 7,7 7,3 7,0 8,3 7,7

4(150N) 6,7 7,0 6,8 27,6 29,3 28,5 7,0 7,0 7,0 7,7 7,7 7,7

5(200N) 6,7 6,7 6,7 33,5 31,5 32,5 7,7 7,0 7,3 7,7 8,3 8,0

CV(%) 17,6 14,6 13,8 10,8 12,9 11,2 14,8 13,1 9,84 14,2 12,4 8,22

LSD05 1,94 1,59 1,52 5,33 6,44 5,58 1,94 1,75 1,31 1,94 1,82 1,17

Độ đồng đều và sức phát triển của mầm khá tốt và sự sai khác giữa các

công thức không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên quan sát thực tế chúng tôi thấy,

công thức 3, 4 mầm có xu hướng phát triển tốt hơn, còn công thức 5 mầm dài và

nhỏ hơn các công thức khác. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Trịnh

Khắc Quang, (2000)[25].

3.3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông

Số liệu bảng 3.37 cho thấy, bón lân với lượng từ 30 – 120 kg P2O5/ha ảnh

hưởng không rõ ràng đến chiều cao cây, số thân chính/khóm và độ phủ luống.

Bệnh mốc sương tuy mức độ hại ở từng vụ cũng sai khác không có ý nghĩa thống

kê nhưng số liệu trung bình của 2 vụ thì công thức 5 bị hại nhẹ nhất (2,7 điểm),

thấp hơn công thức 1 là 1 điểm, các công thức khác biến động chưa thực sự chắc

chắn nhưng có xu hướng bị hại nhẹ hơn khi lượng lân tăng.

Page 114: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến sinh trƣởng, bệnh mốc sƣơng

hại khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/m2

Độ phủ luống

(%)

Bệnh mốc

sƣơng (điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0P2O5) 60,2 57,5 58,9 4,1 4,1 4,1 80,5 84,3 82,4 3,7 3,7 3,7

2(30P2O5) 63,6 61,2 62,4 3,8 4,0 3,9 89,3 91,7 90,5 3,0 3,7 3,3

3(60P2O5) 60,9 64,5 62,7 4,3 4,3 4,3 88,6 85,9 87,3 3,0 3,0 3,0

4(90P2O5) 61,2 61,8 61,5 4,1 4,3 4,2 90,5 87,7 89,1 3,7 3,0 3,3

5(120P2O5) 58,4 63,2 60,8 3,9 4,0 4,0 89,4 91,8 90,6 3,0 2,3 2,7

CV(%) 12,2 11,0 11,2 9,18 12,6 9,20 7,62 8,87 7,70 27,4 23,3 13,4

LSD05 14,0 12,7 12,9 0,70 0,99 0,71 12,6 14,7 12,8 1,68 1,38 0,81

* Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất khoai tây

Hiệu lực của bón lân đến số củ/khóm không rõ ràng nhưng tác động mạnh

đến khối lượng củ và tỷ lệ củ thương phẩm.

Bảng 3.38. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu tố

cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0P2O5) 6,7 6,3 6,5 46,3 49,8 48,1 78,5 82,9 80,7

2(30P2O5) 7,0 6,6 6,8 54,5 52,5 53,5 84,4 82,0 83,2

3(60P2O5) 6,6 6,8 6,7 54,9 56,8 55,9 87,5 87,7 87,6

4(90P2O5) 7,3 6,7 7,0 59,2 57,4 58,3 91,8 89,1 90,5

5(120P2O5) 6,8 6,8 6,8 60,5 58,9 59,7 92,6 92,4 92,5

CV(%) 9,84 9,41 9,17 5,27 7,91 6,26 4,29 5,04 4,65

LSD05 1,27 1,18 1,16 5,47 8,21 6,50 7,02 8,24 7,60

Page 115: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

Vụ Đông 2003, công thức 1 có khối lượng củ thấp nhất là 46,3 g/củ; công

thức 2, 3 có khối lượng củ tương đương công thức 4 và đều cao hơn công thức 1;

công thức 5 có khối lượng củ cao nhất là 60,5 g/củ. Vụ Đông 2004, các công thức

được bón lân có khối lượng củ sai khác nhau không rõ ràng, trong đó chỉ có công

thức 5 có khối lượng củ cao hơn công thức 1 ở mức tin cậy 95%. Trung bình 2

vụ, công thức 3, 4, 5 đều có khối lượng cao hơn công thức 1; công thức 2 có khối

lượng củ sai khác không rõ ràng so với các công thức khác. Tỷ lệ củ thương phẩm

có xu hướng tăng theo lượng lân, công thức 5 có tỷ lệ củ thương phẩm cao nhất,

đạt từ 92,4 – 92,6%. Van Noordwijk et al., (1990)[153] cho rằng bón lân làm tăng

khả năng chống chịu của cây, tăng cường sự vận chuyển chất khô về cơ quan tích

lũy nên làm tăng khối lượng củ và tỷ lệ củ thương phẩm.

Bảng 3.39. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến năng suất khoai tây vụ Đông

2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Lãi thuần (triệu đ/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0P2O5) 18,61 18,82 18,72 16,42 15,94 16,18 13,60 12,40 13,00

2(30P2O5) 22,89 20,79 21,84 18,65 17,47 18,06 18,94 15,99 17,46

3(60P2O5) 21,74 23,17 22,46 18,95 19,79 19,37 19,46 21,56 20,51

4(90P2O5) 25,93 23,07 24,50 22,35 21,22 21,79 27,73 24,90 26,33

5(120P2O5) 24,68 24,03 24,36 21,27 21,75 21,51 24,79 25,99 25,39

CV(%) - - - 8,73 10,3 9,10 - - -

LSD05 - - - 3,21 3,72 3,32 - - -

Số liệu bảng 3.39 cho thấy, công thức 4 có năng suất thực thu ở vụ Đông

2003 đạt 22,35 tấn/ha, cao hơn chắc chắn công thức 1, 2, 3. Công thức 5 tuy có

năng suất sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 4 nhưng chỉ cao

hơn chắc chắn công thức 1. Vụ Đông 2004 và trung bình 2 vụ, công thức 4 và 5

đều có năng suất thống kê cao hơn rõ ràng công thức 1.

Page 116: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

114

Hiệu quả kinh tế khi trồng khoai tây vụ Đông 2004 tăng theo lượng lân,

công thức 5 cho lãi thuần cao nhất là 25,99 triệu đồng/ha, công thức 1 chỉ lãi 12,4

triệu đồng/ha. Vụ Đông 2003, công thức 4 cho lãi thuần cao nhất là 27,73 triệu

đồng. Do số tiền lãi của công thức 4 trong vụ Đông 2004 thấp hơn công thức 5

không nhiều nên trung bình 2 vụ công thức 4 vẫn cho lãi thuần cao nhất là 26,33

triệu đồng/ha, cao hơn công thức 5 là 0,94 triệu đồng/ha, cao hơn công thức 1 tới

13,33 triệu đồng/ha.

* Ảnh hưởng của liều lượng lân đến chất lượng củ giống trong bảo quản

Bảng 3.40. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến chất lƣợng củ giống bảo quản

trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%)

Độ đồng đều

của mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0P2O5) 7,3 7,7 7,5 30,9 28,1 29,5 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0 7,0

2(30P2O5) 7,0 5,6 6,3 28,5 26,4 27,5 7,3 8,0 7,7 7,0 7,7 7,3

3(60P2O5) 6,6 6,3 6,4 25,6 27,6 26,6 7,3 7,3 7,3 7,7 7,7 7,7

4(90P2O5) 5,3 5,6 5,4 24,3 25,7 25,0 7,7 8,3 8,0 8,3 7,0 7,7

5(120P2O5) 5,3 5,3 5,3 24,4 22,2 23,3 7,3 7,3 7,3 7,7 8,3 8,0

CV(%) 11,9 17,9 11,8 13,2 11,7 12,4 10,3 11,0 9,31 14,1 9,69 8,22

LSD05 1,42 2,06 1,37 6,66 5,72 6,13 1,42 1,58 2,31 2,00 2,31 1,17

Bón lân với lượng 30 – 120 kg P2O5/ha ảnh hưởng không rõ ràng đến độ

đồng đều và sức phát triển của mầm qua cả 2 vụ nhưng làm giảm số củ bị hỏng.

Số lượng củ bị hỏng ở vụ Đông 2003 giảm theo lượng lân rõ ràng hơn so với vụ

Đông 2004. Trung bình 2 vụ, công thức 4, 5 có số lượng củ bị hỏng thấp nhất là

5,3 - 5,4%, thấp hơn công thức 1 từ 2,1 - 2,2%. Công thức 2, 3 có số lượng củ bị

hỏng tương đương với công thức 1, 4 và công thức 5. Hao hụt về khối lượng củ

không ổn định qua 2 vụ. Vụ Đông 2003 và trung bình 2 vụ, khối lượng củ bị hao

hụt sai khác không có ý nghĩa thống kê. Vụ Đông 2004, công thức 5 bị hao mất

Page 117: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

22,2% khối lượng, thấp hơn rõ ràng công thức 1, các công thức khác sai khác

không có ý nghĩa thống kê so với công thức 1.

Như vậy, công thức 4 bón với lượng 90 kg P2O5/ha cho năng suất và lãi

thuần cao nhất, chất lượng củ giống tốt nên có thể lựa chọn để đưa vào quy trình

kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn.

3.3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và năng suất khoai tây

vụ Đông

Bảng 3.41. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến sinh trƣởng và bệnh mốc

sƣơng hại khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/m2

Độ phủ luống

(%)

Bệnh mốc

sƣơng (điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0K2O) 60,5 63,1 61,8 4,3 4,7 4,5 87,2 87,4 87,3 3,7 4,3 4,0

2(50K2O) 63,5 61,3 62,4 4,8 5,0 4,9 93,5 88,5 91,0 4,3 3,7 4,0

3(100K2O) 63,9 62,4 63,2 4,7 4,5 4,6 92,3 93,0 92,7 4,3 4,3 4,3

4(150K2O) 62,2 64,8 63,5 4,4 4,2 4,3 92,5 90,9 91,7 3,7 3,7 3,6

5(200K2O) 61,6 63,0 62,3 4,8 5,2 5,0 95,9 98,1 97,0 3,7 2,3 3,0

CV(%) 12,1 10,6 10,9 12,1 13,7 12,8 5,39 7,72 6,25 16,1 21,1 8,99

LSD05 14,2 12,6 12,8 1,05 1,22 1,12 9,37 13,3 10,8 1,19 1,46 0,64

Kali hoạt hóa sự tổng hợp protein, tinh bột, xelluloza và vận chuyển chất

hữu cơ về cơ quan tích lũy (Hoàng Minh Tấn và cs, 2006)[31]. Kali làm tăng sinh

trưởng thân lá, tính chống chịu bệnh, năng suất củ và duy trì được chất lượng củ

trong quá trình bảo quản (Abo-Sedera et al., 1994; Rabie, 1996)[56], [123]. Ảnh

hưởng liều lượng kali đến sinh trưởng của khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn thể hiện

qua bảng 3.41 cho biết, bón kali ảnh hưởng không rõ ràng đến chiều cao cây, số

thân chính/m2 cũng như độ phủ luống. Tuy nhiên thực tế quan sát ngoài đồng

Page 118: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

116

ruộng chúng tôi thấy những công thức có bón kali cây có chiều hướng sinh trưởng

đồng đều hơn so với công thức không được bón kali.

Về bệnh hại khoai tây: Vụ Đông 2003 bệnh mốc sương hại khoai tây sai

khác không rõ ràng giữa các công thức, nhưng vụ Đông 2004 mức độ gây hại có

xu hướng giảm theo lượng kali. Công thức 5 bị hại ở điểm 2,3 nhẹ hơn chắc chắn

công thức 1 và công thức 3. Công thức 2 và công thức 4 đều bị hại ở điểm 3,7

tương đương với các công thức khác. Trung bình 2 vụ, công thức 5 bị hại nhẹ

nhất ở điểm 3, công thức 4 bị hại ở điểm 3,6; công thức 3 bị hại tương đương

công thức 1, 2 và đều cao hơn công thức 5 ở độ tin cậy 95%. Bệnh mốc sương có

chiều hướng giảm khi bón nhiều kali được Đường Hồng Dật, (2005)[7] giải thích:

Kali hạn chế tích sự lũy đường gluco trong thân cây, làm tăng quá trình chuyển

hóa và vận chuyển các chất về củ, tăng khả năng chống chịu bệnh của khoai tây.

* Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất khoai tây

Bảng 3.42. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu

tố cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0K2O) 7,4 7,2 7,3 47,6 51,0 49,3 87,3 83,9 85,6

2(50K2O) 7,3 7,7 7,5 52,0 52,8 52,4 85,3 87,6 86,5

3(100K2O) 7,2 6,8 7,0 58,4 55,8 57,1 90,2 89,2 89,7

4(150K2O) 7,3 7,5 7,4 58,2 58,9 58,6 84,7 83,6 84,2

5(200K2O) 7,4 7,0 7,2 61,5 59,3 60,4 94,4 90,5 92,5

CV(%) 12,0 11,4 11,4 7,61 5,95 6,72 6,77 5,91 6,17

LSD05 1,65 1,56 1,57 7,96 6,22 7,03 11,3 9,68 10,2

Ảnh hưởng của liều lượng kali đến yếu tố cấu thành năng suất thể hiện qua

bảng 3.42 cho thấy, bón kali với lượng 50 – 200 kg K2O/ha ảnh hưởng không rõ

ràng đến số lượng củ/khóm cũng như tỷ lệ củ thương phẩm nhưng khối lượng củ

Page 119: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

117

có xu hướng tăng theo lượng kali. Vụ Đông 2003, các công thức được bón từ 100

– 200 kg K2O/ha có khối lượng củ cao hơn công thức không bón ở mức tin cậy

95%, trong đó công thức bón 200 kg K2O/ha có khối lượng củ đạt 61,5 g/củ, cao

hơn cả công thức 1 và công thức 2. Vụ Đông 2004, khối lượng củ chỉ tăng rõ ràng

khi được bón từ 150 – 200 kg K2O/ha, bón 50 – 100 kg K2O/ha có khối lượng củ

sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức không bón kali. Nghiên cứu

của Đường Hồng Dật, (2005)[7]; Kanzikwera et al., (2001)[97] cũng cho kết quả

là: Trong số các loại phân khoáng, phân kali có tác động mạnh nhất làm tăng kích

thước củ. Bón cân đối giữa đạm và kali có thể làm năng suất củ tươi tăng từ 47

đến 102%.

Bảng 3.43. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến năng suất khoai tây vụ Đông

2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Lãi thuần (triệu đ/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0K2O) 21,13 22,03 21,58 18,94 18,35 18,64 20,60 19,13 19,85

2(50K2O) 22,78 24,39 23,58 19,66 19,89 19,27 21,97 22,55 21,00

3(100K2O) 25,23 22,77 24,00 21,41 20,21 20,81 25,92 22,92 24,42

4(150K2O) 25,49 26,51 26,00 22,67 22,38 22,52 28,63 27,90 28,25

5(200K2O) 27,31 24,91 26,11 22,75 22,83 22,79 28,40 28,60 28,50

CV(%) - - - 7,47 10,6 8,74 - - -

LSD05 - - - 2,97 4,11 3,43 - - -

Năng suất lý thuyết của các công thức biến động từ 21,13 – 27,31 tấn/ha

(vụ Đông 2003); 22,02 – 26,51 tấn/ha (vụ Đông 2004), cao hơn năng suất thực

thu từ 2,19 – 4,56 tấn/ha (vụ Đông 2003); 2,08 – 4,5 tấn/ha (vụ Đông 2004).

Công thức 5 có năng suất lý thuyết cao nhất ở vụ Đông 2003 nhưng vụ Đông

2004 năng suất lý thuyết của công thức 4 đạt cao nhất.

Page 120: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

118

Năng suất thực thu của công thức 4, 5 đạt cao nhất là 22,67 – 22,75 tấn/ha

(vụ Đông 2003), cao hơn công thức 1 ở độ tin cậy 95%. Công thức 3 cho năng

suất thực thu 21,41 tấn/ha, sai khác không rõ ràng với công thức 1, 2, 4 và công

thức 5. Vụ Đông 2004, năng suất thực thu của công thức 5 đạt 22,83 tấn/ha, cao

hơn chắc chắn công thức 1 là 4,48 tấn/ha; công thức 4 thu được 22,38 tấn/ha, sai

khác không rõ ràng với công thức 5 và các công thức khác. Trung bình 2 vụ, năng

suất thực thu của công thức 5 đạt 22,79 tấn/ha, sai khác không có ý nghĩa thống

kê so với công thức 3 và công thức 4 nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 và

công thức 2. Do có năng suất cao nên lãi thuần của công thức 5 đạt cao nhất là

28,5 triệu đồng/ha, tuy nhiên do đầu tư cao hơn nên lãi thuần chỉ cao hơn công

thức 4 là 250.000 đ. Vì vậy lượng kali tốt nhất để bón cho khoai tây vụ Đông là

200 kg K2O/ha nhưng trong điều kiện thiếu vốn người dân có thể chọn liều lượng

150 kg K2O/ha.

* Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chất lượng củ giống

Bảng 3.44. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến chất lƣợng củ giống vụ Đông

bảo quản trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%)

Độ đồng đều của

mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(0K2O) 6,7 8,0 7,3 29,4 27,9 28,7 7,0 7,7 7,3 7,7 7,7 7,7

2(50K2O) 7,3 6,0 6,7 28,2 26,5 27,4 7,3 6,7 7,0 7,7 7,0 7,3

3(100K2O) 6,7 6,7 6,7 25,5 26,3 25,9 8,0 7,3 7,7 8,0 6,7 7,3

4(150K2O) 6,7 5,3 6,0 23,3 24,3 23,8 7,7 7,0 7,3 8,3 7,7 8,0

5(200K2O) 5,3 5,3 5,3 21,1 19,9 20,5 7,0 7,0 7,0 7,7 7,0 7,3

CV(%) 19,4 13,7 9,67 8,47 9,82 8,97 10,6 13,9 9,06 13,2 15,8 9,99

LSD05 2,38 1,61 1,16 4,07 4,63 4,27 1,48 1,87 1,24 1,94 2,15 1,42

Số liệu bảng 3.44 cho thấy, tỷ lệ hao hụt về số củ ở vụ Đông 2003 có hệ

số biến động lớn và sai khác không rõ ràng giữa các công thức. Ở vụ Đông

Page 121: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

119

2004, công thức 2, 4 và 5 có số củ bị hỏng thấp hơn công thức 1 từ 1,7 đến

2,0%, công thức 3 có số củ bị hỏng tương đương công thức 1. Trung bình 2 vụ,

tỷ lệ củ bị hỏng có xu hướng giảm theo lượng kali được bón, hao hụt về khối

lượng cũng có xu hướng tương tự. Độ đồng đều và sức phát triển của mầm

không có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức. Kết quả này tương tự nghiên

cứu của Abo-Sedera et al., 1994; Rabie, 1996)[56], [123].

3.3.4. Ảnh hƣởng của tƣới nƣớc đến sinh trƣởng và năng suất khoai tây

3.3.4.1. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng và bệnh mốc sương

hại khoai tây

Khoai tây là cây trồng cần rất nhiều nước, đặc biệt trong điều kiện vụ Đông

thời tiết khô hanh, ít mưa nên việc giữ ẩm cho đất trồng khoai là yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của khoai tây

(Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[40].

Bảng 3.45. Ảnh hƣởng của số lần tƣới nƣớc đến sinh trƣởng và bệnh mốc

sƣơng hại khoai vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Chiều cao cây

(cm)

Số thân

chính/m2

Độ phủ luống

(%)

Bệnh mốc

sƣơng (điểm)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 57,8 55,5 56,7 4,2 4,4 4,3 76,7 82,2 79,5 1,7 1,7 1,7

2 63,5 66,3 64,9 4,7 4,5 4,6 87,4 85,4 86,4 1,0 1,7 1,3

3 65,2 63,8 64,5 4,6 4,2 4,4 95,6 94,9 95,2 1,7 3,0 2,3

4 67,6 66,2 66,9 4,8 4,7 4,7 98,8 99,0 98,9 3,0 3,0 3,0

CV(%) 10,5 12,1 11,2 12,7 14,5 13,5 8,03 7,18 7,52 36,4 28,6 17,9

LSD05 13,3 15,3 14,2 1,15 1,29 1,21 14,4 13,0 13,5 1,33 1,33 0,74

Số liệu thu được trên bảng 3.45 cho thấy tưới nước ảnh hưởng không rõ

ràng đến chiều cao cây và số thân chính/khóm ở cả 2 vụ. Độ phủ luống ở công

Page 122: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120

thức 3 và công thức 4 trong vụ Đông 2003 cao hơn rõ ràng công thức 1, vụ

Đông 2004 chỉ công thức 4 có độ phủ luống cao hơn công thức 1. Bệnh mốc

sương có xu hướng nặng hơn khi được tưới nước nhiều lần. Ở cả 2 vụ công thức 4

đều bị hại nặng nhất (điểm 3).

3.3.4.2. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất khoai tây vụ Đông

Bảng 3.46. Ảnh hƣởng của số lần tƣới nƣớc đến tỷ lệ củ thƣơng phẩm và yếu

tố cấu thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/khóm (củ) Khối lƣợng củ (g/củ) Tỷ lệ củ TP (% KL)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 7,1 7,4 7,3 43,8 41,4 42,6 75,6 73,2 74,4

2 7,8 8,0 7,9 48,3 44,2 46,3 80,5 81,9 81,2

3 8,3 8,1 8,2 52,9 51,8 52,4 82,4 85,0 83,7

4 8,4 8,5 8,4 53,4 50,3 51,8 86,7 88,1 87,4

CV(%) 7,69 7,57 7,17 9,45 11,1 9,40 6,34 7,95 7,10

LSD05 1,21 1,22 1,14 9,36 10,5 9,06 10,3 13,0 11,6

Vụ Đông 2003 các công thức có số củ/khóm biến động từ 7,1 – 8,4 củ,

công thức 4 và công thức 5 có khối lượng củ cao hơn rõ ràng công thức 1; công

thức 2 có số củ/khóm tương đương với tất cả các công thức. Vụ Đông 2004, số

củ/khóm của các công thức sai khác không có ý nghĩa thống kê nhưng trung bình

2 vụ, công thức 4 thu được 8,4 củ/khóm cao hơn công thức 1 chắc chắn ở độ tin

cậy 95%, công thức 2 và công thức 3 có số củ/khóm sai khác không có ý nghĩa

thống kê với công thức 1 và công thức 4.

Về khối lượng củ và tỷ lệ củ thương phẩm: Vụ Đông 2003, công thức 4 có

khối lượng củ sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 2 và công

thức 3 nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 ở mức tin cậy 95%. Vụ Đông 2004

Page 123: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

121

chỉ công thức 3 có khối lượng củ cao hơn chắc chắn công thức 1. Trung bình 2

vụ, công thức 3 và công thức 4 có khối lượng củ tương đương nhau và đều cao

hơn công thức 1. Tỷ lệ củ thương phẩm cũng có xu hướng tăng theo số lần tưới,

công thức 4 có tỷ lệ củ thương phẩm cao nhất là 87,4%.

Bảng 3.47. Ảnh hƣởng của số lần tƣới nƣớc đến năng suất khoai tây vụ Đông

2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 18,66 18,38 18,52 16,23 14,71 15,47

2 22,60 21,22 21,91 18,58 18,66 18,62

3 26,34 25,17 25,76 22,12 21,50 21,81

4 26,91 25,65 26,28 22,94 21,83 22,39

CV(%) - - - 12,6 13,8 13,1

LSD05 - - - 5,03 5,30 5,12

Bảng 3.47 cho thấy công thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 25,65

tấn/ha (vụ Đông 2004) – 26,91 tấn/ha (vụ Đông 2003). Công thức 1 có năng suất

lý thuyết thấp nhất chỉ đạt 18,38 – 18,66 tấn/ha. Chênh lệch giữa năng suất lý

thuyết và năng suất thực thu ở vụ Đông 2003 từ 2,43 tấn/ha (công thức 1) đến

4,22 tấn/ha (công thức 3); vụ Đông 2004 từ 2,56 tấn/ha (công thức 2) đến 3,82

tấn/ha (công thức 4).

Năng suất thực thu của các công thức biến động có xu hướng giống nhau,

công thức 3 (21,5 – 22,12 tấn/ha) và công thức 4 (21,83 – 22,94 tấn/ha) có năng

suất thực thu tương đương nhau và đều cao hơn chắc chắn công thức 1 ở độ tin

cậy 95%. Công thức 2 có năng suất thực thu đạt từ 18,58 tấn/ha (vụ Đông 2003) –

18,66 tấn/ha (vụ Đông 2004), sai khác không có ý nghĩa thống kê so với các công

thức khác. Như vậy, công thức 4 tuy có năng suất thực thu trung bình 2 vụ cao

Page 124: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

122

hơn công thức 3 là 0,58 tấn/ha nhưng sự chênh lệch không nhiều và không chắc

chắn ở cả 2 vụ (đều được xếp ở nhóm a). Kết quả này dẫn đến khuyến cáo trồng

khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn cần được tưới nước bổ sung từ 3 đến 4 lần.

3.3.5. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc khoai tây đến sinh trƣởng và năng

suất khoai tây vụ Đông

Vun tạo vồng cho khoai tây vừa làm cho đất tơi xốp, đảm bảo độ thông

thoáng cho bộ rễ và củ khoai tây vừa tạo điều kiện cho củ khoai tây nằm sâu

trong đất, củ không bị tiếp xúc với ánh sáng đồng thời tạo điều kiện để các đốt

thân nằm trong đất phát triển thêm rễ và củ (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Vì vậy

việc vun tạo vồng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất khoai tây.

Bảng 3.48. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc đến sinh trƣởng và yếu tố cấu

thành năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số thân

chính/khóm

Độ phủ luống

(%)

Số củ/khóm Khối lƣợng củ

(g/củ)

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 4,3 4,5 4,4 95,7 93,3 94,5 7,6 7,2 7,4 40,6 42,2 41,4

2 4,5 4,6 4,6 94,5 91,6 93,1 7,8 8,0 7,9 49,0 46,7 47,8

3 4,6 4,4 4,5 96,3 94,5 95,4 8,2 8,3 8,2 50,6 48,4 49,5

CV(%) 8,45 7,69 6,67 8,54 7,37 7,64 6,01 7,66 5,54 4,74 5,49 4,22

LSD05 1,32 1,36 1,15 28,7 24,1 25,3 1,66 2,12 1,53 7,78 8,82 6,85

Vun tạo vồng ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến số thân

chính/khóm, độ phủ luống và số củ/khóm nhưng làm tăng khối lượng củ rất rõ

ràng ở vụ Đông 2003. Công thức 3 có khối lượng củ đạt 50,6 g/củ, sai khác

không có ý nghĩa thống kê với công thức 2 nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1

ở mức tin cậy 95%. Vụ Ðông 2004, tuy khối lượng củ của các công thức sai khác

không có ý nghĩa thống kê nhưng có xu hướng tăng theo số lần vun tạo vồng, vì

vậy khối lượng củ trung bình 2 năm của công thức 3 đạt cao nhất là 49,5 g/củ.

Page 125: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

123

Công thức 2 có khối lượng củ là 47,8 g/củ, sai khác không có ý nghĩa thống kê

với công thức 1 và công thức 3.

Bảng 3.49. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc đến năng suất khoai tây vụ

Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 18,51 18,23 18,37 16,15 15,33 15,74

2 22,93 22,42 22,67 19,62 18,94 19,28

3 24,90 24,10 24,35 22,23 20,72 21,48

CV(%) 5,42 7,50 5,73

LSD05 - - - 3,68 4,83 3,80

Năng suất thực thu ở vụ Đông năm 2003 thấp hơn năng suất lý thuyết từ

2,36 (công thức 1) đến 3,31 (công thức 2) tấn/ha, công thức 3 có năng suất thực

thu cao nhất đạt 22,23 tấn/ha, cao hơn công thức 1 chắc chắn 6,08 tấn/ha. Vụ

Đông 2004, năng suất thực thu của các công thức thấp hơn năng suất lý thuyết 2,9

(công thức 1) đến 3,48 (công thức 2) tấn/ha. Biến động về năng suất của các công

thức tương tự như vụ Đông 2003. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Nguyễn Quang Thạch và cs, (2005)[34].

Trung bình 2 vụ, công thức 3 có năng suất thực thu đạt 21,48 tấn/ha (nhóm

a) cao hơn công thức 2 (nhóm ab) 2,2 tấn/ha, vì vậy công thức 3 (vun tạo vồng 2

lần) được lựa chọn để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn.

3.3.6. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn

3.3.6.1. Căn cứ để xây dựng quy trình

- Kết quả nghiên cứu về giống và một số biện pháp kỹ thuật của đề tài.

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế của người dân và tình hình sản xuất, phát

triển khoai tây ở địa phương.

Page 126: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

124

- Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc

Kạn năm 2003[44].

- Tham khảo kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai tây của Đường Hồng

Dật, (2005)[7].

3.3.6.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn

* Giống: Giống Satana cho năng suất cao và ổn định nhất nên được lựa

chọn để trồng ở Bắc Kạn.

- Chọn củ giống: Củ khoai tây thường không đều nhau, khi để làm giống

nên chọn những củ có khối lượng từ 20 – 70g/củ. Chọn củ ở ruộng không bị

nhiễm bệnh hại, đặc biệt là bệnh virus.

Để tăng hệ số nhân, những củ có khối lượng trên 50 g có thể cắt thành

miếng nhỏ, nhưng mỗi miếng phải có khối lượng trên 25g và có ít nhất 1 mầm

khỏe. Dùng dao mỏng, sắc đã khử trùng để cắt củ giống. Sau mỗi lần cắt phải

nhúng lưỡi dao vào cồn để khử trùng. Có thể chấm mặt miếng cắt khoai tây vào

xi măng sạch và khô, để sau 12 giờ mới đem trồng.

* Làm đất: Chọn chân đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa, đất bãi ven sông

thuận tiện tưới nước. Sau khi thu hoạch lúa cần cầy sâu, bừa kỹ để đất tơi xốp,

thoáng khí. Lên luống càng cao càng tốt, thường là 20 cm. Luống rộng 1,2 – 1,4m

kể cả rãnh, trồng 2 hàng.

* Thời vụ: Trồng khoai tây trong khung thời vụ từ 10/10 đến 10/11, nhưng

tốt nhất là từ 10/10 đến 25/10.

* Mật độ: 6 - 8 khóm/m2, khoảng cách 60cm x 20 – 30cm.

* Phân bón

- Lượng phân bón:

+ Phân chuồng: 15 tấn/ha

+ Phân đạm: 150 kg N/ha

Page 127: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

125

+ Phân lân: 90 kg P2O5/ha

+ Phân kali: 150 – 200 kg K2O/ha.

- Phương pháp bón: Không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ giống, cây.

+ Bón lót : 100% phân chuồng + 100% lân+ 50% đạm + 30% kali.

+ Bón thúc lần 1: 50% đạm + 30% kali sau khi khoai mọc 15 ngày.

+ Bón thúc lần 2: 40% kali sau khi khoai tây mọc 30 ngày.

* Tưới nước cho khoai tây: Tưới bổ sung nước 3 – 4 lần cho khoai tây.

- Thời gian tưới

+ Lần 1: Sau khi đặt củ giống.

+ Lần 2: Sau khi bón thúc lần thứ nhất.

+ Lần 3: Tưới rãnh sau khi bón thúc lần 2.

+ Lần 4: Sau trồng 60 ngày

- Thời điểm tưới: vào sáng sớm hoặc chiều tối.

- Phương pháp tưới

+ Tưới rãnh: Áp dụng với ruộng phẳng, cho nước ngập 1/2 rãnh

nhưng không được để tràn mặt luống, khi nước ngấm đều thì tháo cạn (khoảng

4 - 6h).

+ Tưới trực tiếp vào gốc: Áp dụng với những ruộng không phẳng

hoặc xa nguồn nước. Tưới đủ ẩm, không làm gẫy thân lá.

* Xới vun cho khoai tây: Tiến hành vun 2 lần.

- Lần 1: Vào lúc bón thúc lần thứ nhất, xới nhẹ và vun kín gốc giữ cho cây

khoai tây không bị đổ ngả trên mặt luống.

- Lần 2: Vào lúc bón thúc lần 2, xới sâu rãnh và vét đất ở 2 bên rãnh luống để

vun cao tạo vồng.

* Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện

và trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 128: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

126

- Bệnh mốc sương

+ Chọn những củ không bị bệnh làm giống, xử lý củ giống trong dung dịch

sunphat đồng 0,02%.

+ Không trồng khoai tây ở những ruộng vụ trước đã trồng các cây họ cà và bố

trí trồng xa những ruộng trồng các cây họ cà.

+ Khi bệnh xuất hiện dùng boóc đô nồng độ 1%, Ridomil, Mancozeb 72W

hoặc Zinep 80WP để phun.

- Bệnh héo xanh

+ Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng.

+ Thực hiện luân canh cây trồng, không trồng khoai tây hoặc cây họ cà liên

tục trong 3 – 4 năm. Bón phân đầy đủ, cân đối NPK. Thực hiện chế độ vệ sinh đồng

ruộng cẩn thận.

- Bệnh virus

+ Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh

+ Sử dụng giống sạch bệnh để trồng

- Sâu xám

+ Làm đất ải và diệt sạch cỏ, dọn gốc rạ trong ruộng.

+ Bắt bằng tay là biện pháp hữu hiệu, khoảng 9-10 h tối soi đèn rất dễ nhìn

thấy sâu trên mặt luống và trên cây. Có thể diệt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Dùng thuốc Basudin hạt rắc vào đất theo hàng cây hoặc dùng Diazinon,

Decis phun vào gốc cây theo liều lượng hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.

* Thu hoạch: Kiểm tra ruộng thấy có thân lá chuyển màu vàng tự nhiên, vỏ

củ nhẵn bóng và rắn chắc. Khi thu hoạch cần thao tác nhẹ nhàng, hạn chế thấp

nhất việc gây nên các vết thương tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập.

* Bảo quản và cất giữ

- Sau khi thu hoạch chọn các củ không xây xát, không có vết bệnh, trải đều củ

ở nơi thoáng gió (không phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời) 3 -5 ngày để vỏ củ cứng

lại. Chuyển củ giống lên các giàn, mỗi giàn có 3 – 4 tầng, mỗi tầng trải 1 lớp củ.

Page 129: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

127

3.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY CỦ GIỐNG

TRONG VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI BẮC KẠN

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc khoai tây có thể trồng được 2 vụ/năm

(Trương văn Hộ và cs, 1990)[12]. Để khắc phục hiện tượng thoái hóa sinh lý

người ta thường trồng thêm khoai tây vụ Xuân lấy củ giống trồng cho vụ Đông.

Khoai tây vụ Xuân yêu cầu khung thời vụ và kỹ thuật khắt khe hơn, do đó muốn

trồng khoai tây đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần tiến hành nghiên cứu

biện pháp kỹ thuật trong từng điều kiện cụ thể.

3.4.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến số lƣợng củ giống và năng suất khoai

tây vụ Xuân

Bảng 3.50. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến số lƣợng củ giống và yếu tố cấu

thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(6 khóm) 37,8 39,8 38,8 29,0 27,6 28,3 47,3 42,8 45,1

2(8 khóm) 48,8 46,7 47,7 34,9 34,4 34,6 42,6 46,1 44,4

3(10khóm) 58,7 55,7 57,2 43,7 41,9 42,8 37,5 39,9 38,7

4(12khóm) 67,2 69,2 68,2 45,6 48,9 47,3 31,8 31,5 31,7

5(14khóm) 71,4 69,1 70,2 51,6 49,7 50,6 26,7 24,3 25,5

CV(%) 10,1 6,69 7,90 10,4 11,7 10,7 9,91 10,6 10,1

LSD05 10,8 7,06 8,29 8,05 8,91 8,20 6,94 7,36 7,06

Số liệu bảng 3.50 cho thấy, số củ/m2 ở vụ Xuân 2004 tăng rõ ràng theo

mật độ trồng. Công thức 5 thu được 71,4 củ/m2, cao hơn công thức 1, 2 và công

thức 3 từ 12,7 - 33,6 củ/m2; Công thức 1 chỉ thu được 37,8 củ/m

2 thấp hơn tất cả

các công thức khác. Vụ Xuân 2005, công thức 4 và công thức 5 có số lượng

củ/m2 cao nhất là 69,1 – 69,2 củ/m

2, cao hơn chắc chắn các công thức khác ở

mức tin cậy 95%. Trung bình 2 vụ, công thức 4 (12 khóm/m2) và công thức 5

Page 130: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

128

(14 khóm/m2) cho số củ/m

2 cao nhất (68,2 và 70,2 củ/m

2), cao hơn chắc chắn

các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%.

Trồng mật độ cao thì số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ nên khối lượng củ

giảm. Vụ Xuân 2004, công thức 1 có khối lượng trung bình củ đạt 47,3 g, cao hơn

công thức 3 là 1,3 lần; cao hơn công thức 5 là 1,8 lần. Vụ Xuân 2005, khối lượng

củ của công thức 1 và công thức 2 tương đương nhau và đều cao hơn công thức 4,

5 ở độ tin cậy 95%. Trung bình 2 vụ, công thức 1 và công thức 2 có khối lượng củ

cao hơn chắc chắn công thức 4, 5 ở độ tin cậy 95%; công thức 3 có khối lượng củ

sai khác không rõ ràng so với công thức 1, 2 và công thức 4 nhưng cao hơn công

thức 5 là 13,2 g/củ.

Số lượng củ làm giống là mục tiêu chính trong sản xuất khoai tây ở vụ

Xuân. Năm 2004, số lượng củ/m2 của công thức 5 cao hơn rõ ràng công thức 3

nhưng nhiều củ nhỏ nên số lượng củ làm giống chỉ tương đương với công thức 3

và công thức 4 (xếp ở nhóm a); cả 3 công thức này đều có số lượng củ giống cao

hơn công thức 1 và công thức 2 ở độ tin cậy 95%. Trung bình 2 vụ có sự biến

động tương tự như vụ Xuân 2005, công thức 4 và công thức 5 có số củ giống/m2

cao nhất là 47,3 – 50,6 củ/m2, cao hơn công thức 1 từ 19 – 22,3 củ/m

2, cao hơn

công thức 2 từ 12,7 – 16 củ/m2.

Bảng 3.51. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây vụ Xuân

2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(6 khóm) 17,88 17,03 17,46 15,27 13,87 14,57

2(8 khóm) 20,79 21,53 21,16 17,54 16,94 17,24

3(10khóm) 22,01 22,22 22,12 16,38 16,68 16,53

4(12khóm) 21,37 21,80 21,58 14,70 13,36 14,03

5(14khóm) 19,06 16,79 17,93 13,46 11,96 12,71

CV(%) 8,08 11,75 9,52

LSD05 - - - 2,35 3,22 2,69

Page 131: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

129

Số liệu bảng 3.51 cho thấy, vụ Xuân 2004 công thức 3 có năng suất lý thuyết

cao nhất là 22,01 tấn/ha, cao hơn công thức 1 là 4,13 tấn/ha, cao hơn công thức 5

là 2,95 tấn/ha. Vụ Xuân 2005 và trung bình 2 vụ, công thức 3 vẫn cho năng suất

lý thuyết cao nhất. Chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở vụ

Xuân 2004 là 2,61 – 6,67 tấn/ha trong đó công thức 1 có sự chênh lệch nhỏ nhất.

Vụ Xuân 2005 sự chênh lệch này là 3,16 – 8,44 tấn/ha, công thức 1 vẫn có sự

chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu nhỏ nhất.

Năng suất thực thu của các công thức ở vụ Xuân 2004 dao động từ 13,46 –

17,54 tấn/ha, công thức 2 có năng suất thực thu cao hơn chắc chắn công thức 4 và

công thức 5 từ 2,84 – 4,08 tấn/ha. Vụ Xuân 2005, công thức 2 và công thức 3 có

năng suất thực thu cao nhất là 16,68 – 16,94 tấn/ha, cao hơn chắc chắn công thức

4 và công thức 5 ở độ tin cậy 95%. Trung bình 2 vụ, công thức 2 cho năng suất

thực thu cao nhất. Chênh lệch giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết có

xu hướng tăng theo mật độ trồng.

Với mục tiêu sản xuất củ giống để cung cấp cho vụ Đông, mặc dù công

thức 4 (12 khóm/m2) và công thức 5 (14 khóm/m

2) cho năng suất thực thu thấp

hơn công thức 3 nhưng số lượng củ giống cao hơn các công thức khác đạt từ

47,3 và 50,6 củ/m2 nên được lựa chọn để đưa vào quy trình kỹ thuật sản xuất

khoai tây củ giống.

3.4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến số lƣợng củ giống và năng suất khoai

tây vụ Xuân

Số liệu bảng 3.52 cho thấy thời vụ trồng ảnh hưởng không rõ ràng đến số

củ/m2 nhưng khối lượng củ chịu tác động mạnh. Khối lượng củ của từng vụ cũng

như trung bình 2 vụ có xu hướng giảm từ thời vụ trồng 1/1 đến thời vụ trồng 1/3,

công thức 1 và công thức 2 luôn có khối lượng củ cao nhất, trung bình 2 vụ đạt

41,5 – 42,4 g/củ. Công thức 5 có khối lượng củ thấp nhất là 28,5 g/củ, thấp hơn

công thức 1 và công thức 2 từ 13 – 13,9 g/củ.

Page 132: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

130

Bảng 3.52. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến số lƣợng củ giống yếu tố cấu

thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1 (1/1) 49,9 53,6 51,8 40,5 41,3 40,9 43,2 39,8 41,5

2 (15/1) 46,7 46,3 46,5 37,6 37,0 37,3 43,2 41,6 42,4

3 (1/2) 48,5 51,5 50,0 36,8 34,6 35,7 36,5 36,3 36,4

4 (15/2) 51,7 49,2 50,5 33,4 32,1 32,8 32,6 30,7 31,7

5 (1/3) 47,8 46,9 47,4 28,3 30,7 29,5 28,2 28,8 28,5

CV(%) 10,1 11,3 10,5 7,59 7,46 7,32 11,3 11,6 9,68

LSD05 9,31 10,5 9,90 5,05 4,95 4,75 7,85 7,76 6,58

Số lượng củ giống/m2 có xu hướng giảm dần từ thời vụ đầu (1/1) đến

thời vụ cuối (1/3). Vụ Xuân 2004, công thức 1 thu được 40,5 củ giống/m2, sai

khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 2 và công thức 3; cao hơn

công thức 4 và công thức 5 từ 7,1 đến 12,2 củ/m2. Vụ Xuân 2005, công thức 1

có số lượng củ giống cao nhất là 41,3 củ/m2, sai khác không rõ ràng so với

công thức 2, cao hơn chắc chắn công thức 3, 4, 5 từ 6,7 – 10,6 củ/m2. Như vậy

để thu được nhiều củ giống/m2 khoai tây vụ Xuân trồng càng sớm càng tốt

(vào đầu tháng 1), chậm nhất đến đến đầu tháng 2.

Năng suất lý thuyết thể hiện quan bảng 3.53 cho thấy, vụ Xuân 2004 năng

suất lý thuyết của các công thức dao động từ 13,48 – 21,56 tấn/ha, cao hơn năng

suất thực thu từ 2,97 (công thức 2) – 4,11 (công thức 4) tấn/ha. Vụ Xuân 2005,

năng suất lý thuyết của các công thức đạt từ 13,51 – 21,33 tấn/ha, cao hơn năng

suất thực thu từ 3 (công thức 2) – 6,48 (công thức 3) tấn/ha. Trung bình hai năm,

năng suất lý thuyết giảm rõ ràng từ thời vụ đầu (1/1) đến thời vụ cuối (1/3), công

thức 1 có năng suất lý thuyết cao nhất là 21,44 tấn/ha, công thức 5 có năng suất lý

thuyết thấp nhất là 13,49 tấn/ha.

Page 133: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

131

Bảng 3.53. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất khoai tây vụ Xuân

2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1 (1/1) 21,56 21,33 21,44 17,52 16,98 17,25

2 (15/1) 20,17 19,26 19,72 17,20 16,26 16,73

3 (1/2) 17,70 18,69 18,20 14,62 12,21 13,42

4 (15/2) 16,85 15,10 15,98 12,74 11,34 12,04

5 (1/3) 13,48 13,51 13,49 10,36 9,10 9,73

CV(%) 13,4 15,0 14,0

LSD05 - - - 3,65 3,71 3,64

Năng suất thực thu cũng có xu hướng giảm từ thời vụ đầu (1/1) đến thời vụ

cuối (1/3). Trung bình 2 vụ, công thức 1 có năng suất thực thu cao nhất là 17,25

tấn/ha, cao hơn chắc chắn công thức 3, 4, và công thức 5 từ 3,83 – 7,52 tấn/ha.

Công thức 2 có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa thống kê so với

công thức 1 nhưng chỉ cao hơn chắc chắn công thức 4 và công thức 5 ở mức tin

cậy 95%. Công thức 5 có năng suất thực thu thấp nhất là 9,73 tấn/ha. Nghiên cứu

của Ngô Đức Thiệu và cs, (1986)[41] có kết luận tương tự.

3.4.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân, kali đến số lƣợng củ giống và năng

suất khoai tây vụ Xuân

3.4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lượng củ giống và năng suất

khoai tây vụ Xuân

Số liệu bảng 3.54 cho thấy bón đạm từ 50 – 200 kg N/ha ảnh hưởng không

rõ ràng đến khối lượng củ nhưng làm tăng số lượng củ/m2, vì vậy cũng làm tăng

số lượng củ giống/m2. Vụ Xuân 2004, công thức 4 thu được 41,6 củ giống/m

2, sai

khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 3 nhưng cao hơn công thức 1 và

Page 134: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

132

công thức 2 từ 8,9 – 12,1củ/m2. Công thức 3 thu được 35,4 củ giống/m

2, sai khác

không có ý nghĩa thống kê với cả công thức 1, 2 và công thức 4. Vụ Xuân 2005,

công thức 3 và công thức 4 thu được 38,5 – 39,7 củ giống/m2, cao hơn chắc chắn

công thức 1 từ 11,8 – 13 củ giống/m2, cao hơn công thức 2 từ 5,9 – 7,1 củ

giống/m2. Trung bình 2 vụ, công thức 4 có số lượng củ giống cao nhất là 40,1

củ/m2, cao hơn chắc chắn số củ giống của công thức 1 và công thức 2 từ 7,5 đến

12 củ/m2. Công thức 3 có số lượng củ giống chỉ cao hơn chắc chắn công thức 1.

Bảng 3.54. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến số lƣợng củ giống và yếu tố

cấu thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(50N) 42,3 41,5 41,9 29,5 26,7 28,1 39,2 38,2 38,7

2(100N) 43,2 44,9 44,1 32,7 32,6 32,6 42,6 44,4 43,5

3(150N) 50,4 51,6 51,0 35,4 39,7 37,5 40,6 43,2 41,9

4(200N) 52,5 53,6 53,1 41,6 38,5 40,1 41,4 43,3 42,4

CV(%) 10,2 9,94 9,07 10,4 8,15 9,59 11,2 11,8 11,4

LSD05 9,63 9,50 8,61 7,29 5,61 6,64 9,15 9,96 9,44

Bảng 3.55. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến năng suất khoai tây vụ Xuân

2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(50N) 16,58 15,85 16,22 11,83 10,75 11,29

2(100N) 18,40 19,94 19,17 14,64 14,40 14,52

3(150N) 20,46 22,29 21,38 17,35 16,35 16,85

4(200N) 21,74 23,21 22,47 17,92 16,60 17,26

CV(%) 8,12 10,3 9,15

LSD05 - - - 2,50 3,00 2,74

Page 135: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

133

Năng suất thực thu của các công thức dao động từ 11,83 – 17,92 tấn/ha (vụ

Xuân 2004), thấp hơn năng suất lý thuyết từ 3,11 (công thức 4) – 4,75 tấn/ha

(công thức 1). Công thức 3 và công thức 4 có năng suất thực thu cao hơn rõ ràng

công thức 1 và công thức 2. Vụ Xuân 2005, năng suất thực thu của các công thức

thấp hơn năng suất lý thuyết từ 5,1 (công thức 1) – 6,61 (công thức 5) tấn/ha.

Công thức 2, 3 và công thức 4 có năng suất thực thu tương đương nhau và đều

cao hơn công thức 1 ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.56. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến chất lƣợng củ giống vụ Xuân

bảo quản trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%)

Độ đồng đều của

mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(50N) 6,7 5,7 6,2 21,5 19,4 20,5 7,7 8,3 8,0 8,3 7,7 8,0

2(100N) 7,0 6,7 6,8 19,8 18,7 19,3 8,0 7,3 7,7 8,0 7,3 7,7

3(150N) 7,3 7,3 7,3 20,3 21,1 20,7 7,0 7,7 7,3 7,7 8,3 8,0

4(200N) 8,0 7,0 7,5 22,2 21,6 21,9 7,3 8,0 7,7 7,7 7,0 7,3

CV(%) 13,6 14,8 8,21 8,38 7,05 7,38 10,7 12,6 8,96 14,4 18,5 10,3

LSD05 1,97 1,97 1,14 3,42 2,92 3,00 1,60 1,97 1,37 2,28 2,81 1,60

Bón đạm không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và số lượng củ giống mà còn

ảnh hưởng đến chất lượng củ giống trong quá trình bảo quản. Mặc dù số củ bị

hỏng ở từng năm sai khác không có ý nghĩa thống kê nhưng có xu hướng tăng

theo lượng đạm nên trung bình 2 năm công thức 4 và công thức 5 có số củ bị

hỏng cao hơn công thức 1 từ 1,1 – 1,3%. Công thức 2 có số củ bị hỏng sai khác

không có ý nghĩa thống kê so với cả công thức 1, 3 và công thức 4. Hao hụt về

khối lượng, độ nhăn của củ, độ đồng đều và sức phát triển của mầm sai khác

không rõ ràng giữa các công thức.

Page 136: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

134

Như vậy, số lượng củ giống/m2 cũng như năng suất tăng tỷ lệ thuận với

lượng đạm bón. Tuy nhiên để có số lượng củ giống/m2 cũng như năng suất khoai

tây cao, mức độ đầu tư hợp lý có thể chọn liều lượng 150 – 200 kg N/ha.

3.4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến số lượng củ giống và năng suất

khoai tây vụ Xuân

Bảng 3.57. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến số lƣợng củ giống và yếu tố cấu

thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công thức Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(30P2O5) 46,9 43,7 45,3 35,7 32,5 34,1 40,2 39,4 39,8

2(60P2O5) 48,0 49,6 48,8 34,4 36,0 35,2 41,3 41,7 41,5

3(90P2O5) 51,7 46,9 49,3 34,9 38,9 36,9 45,0 44,6 44,8

4(120P2O5) 46,1 47,7 46,9 37,0 34,4 35,6 48,4 46,5 47,4

CV(%) 8,17 7,56 7,47 7,51 9,40 8,41 7,82 7,48 7,55

LSD05 7,87 7,10 7,10 5,33 6,66 5,96 6,84 6,43 6,54

Số liệu bảng 3.57 cho thấy, bón lân với lượng 30 – 120 kg P2O5/ha ảnh

hưởng chưa thực sự chắc chắn đến tổng số củ cũng như số củ giống/m2, tuy

nhiên công thức bón 120 kg P2O5/ha có tổng số củ và số củ giống/m2

đều giảm

nhẹ so với công thức bón 90 kg P2O5/ha. Khối lượng củ tăng theo lượng lân, vụ

Xuân 2004, công thức 4 có khối lượng củ đạt 48,4 g/củ cao hơn công thức 1 và

công thức 2 từ 7,1 – 8,2 g/củ nhưng sai khác không rõ ràng so với công thức 3.

Trung bình 2 vụ, biến động về khối lượng có xu hướng giống vụ Xuân 2005,

công thức 4 có khối lượng trung bình củ đạt 47,4 g, sai khác không có ý nghĩa

thống kê so với công thức 2 và công thức 3, cao hơn chắc chắn công thức 1 ở độ

tin cậy 95%.

Page 137: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

135

Bảng 3.58. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến năng suất khoai tây vụ Xuân

2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1 (30 P2O5) 18,85 17,22 18,04 14,27 12,87 13,57

2 (60 P2O5) 19,82 20,68 20,25 16,53 13,75 15,14

3 (90 P2O5) 23,27 20,92 22,09 16,72 16,92 16,82

4 (120 P2O5) 22,31 22,18 22,25 17,85 16,93 17,39

CV(%) 7,86 9,70 8,41

LSD05 - - - 2,57 2,93 2,64

Năng suất lý thuyết của các công thức ở vụ Xuân 2004 dao động từ 18,85 –

23,27 tấn/ha trong đó công thức 3 có năng suất lý thuyết cao nhất. Vụ Xuân 2005,

năng suất lý thuyết tăng theo lượng lân đạt từ 17,22 – 22,18 tấn/ha trong đó công

thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất. Năng suất thực thu cũng có xu hướng tăng

theo lượng lân, công thức 3, 4 cho năng suất từ 16,82 – 17,39 tấn/ha, cao hơn

chắc chắn công thức 1 ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.59. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến chất lƣợng củ giống vụ Xuân

bảo quản trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%) Độ đồng đều

của mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 5,3 5,0 5,2 20,6 24,8 22,7 8,3 7,0 7,7 8,7 8,0 8,3

2 5,0 4,7 4,9 21,3 21,9 21,6 7,7 8,3 8,0 8,3 9,0 8,7

3 4,3 4,3 4,4 20,5 20,1 20,3 9,0 7,7 8,3 9,0 8,3 8,7

4 4,7 4,3 4,5 18,2 21,4 19,8 9,0 8,3 8,7 9,0 9,0 9,0

CV(%) 19,5 12,1 10,7 12,9 11,4 12,1 11,1 12,0 9,13 7,85 10,1 7,93

LSD05 1,88 1,10 0,95 5,17 5,02 5,09 1,88 1,88 1,49 1,37 1,73 1,37

Page 138: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

136

Kết quả theo dõi củ giống trong quá trình bảo quản và xử lý thống kê ở

bảng 3.59 cho thấy, bón lân ảnh hưởng không rõ rệt đến chất lượng củ giống

bảo quản trong kho tán xạ. Các công thức được bón với lượng 30 - 120 kg

P205/ha có tỷ lệ hao hụt về số củ, khối lượng củ, độ nhăn của củ giống, độ đồng

đều và sức phát triển của mầm sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, bón lân với lượng từ 30 – 120 kg P2O5/ha ảnh hưởng không rõ

ràng đến số lượng cũng như chất lượng củ giống nhưng làm tăng năng suất.

Khi lượng lân tăng lên 120 kg P2O5/ha (công thức 4) cho năng suất cao hơn chút

ít nhưng số lượng củ giống/m2 lại có chiều hướng giảm vì vậy lượng lân thích

hợp là 90 P2O5/ha.

3.4.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến số lượng củ giống và năng suất

khoai tây vụ Xuân

Bảng 3.60. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến số lƣợng củ giống và yếu tố

cấu thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(50K2O) 46,7 48,6 47,7 33,9 31,5 32,6 41,5 39,6 40,6

2(100K2O) 49,9 46,7 48,2 34,7 36,0 35,4 40,8 41,8 41,3

3(150K2O) 48,3 45,5 46,9 36,8 34,7 35,8 42,4 44,7 43,6

4(200K2O) 46,9 51,6 49,3 37,1 37,1 37,1 48,2 47,4 47,8

CV(%) 8,44 10,05 9,32 8,92 10,8 9,72 7,78 7,04 7,39

LSD05 8,08 9,65 8,78 6,34 7,51 6,84 6,72 6,10 6,40

Số liệu bảng 3.60 cho thấy, số củ và số củ giống/m2 có xu hướng tăng theo

lượng kali, công thức 4 có số lượng củ và số củ giống/m2 cao nhất là 49,3 củ/m

2

và 37,1 củ giống/m2, tuy nhiên sự sai khác này chưa thực sự rõ ràng. Khối lượng

củ ở vụ Xuân 2004 tăng khi được bón 200 kg K2O/ha, bón 150 kg K2O/ha có khối

Page 139: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

137

lượng củ tương đương công thức bón từ 50 - 100 kg K2O/ha. Vụ Xuân 2005, công

thức bón 200 kg K2O/ha vẫn có khối lượng củ cao hơn công thức 1, công thức

bón từ 100 – 150 kg K2O/ha có khối lượng củ sai khác không có ý nghĩa thống kê

so với các công thức khác.

Bảng 3.61. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến năng suất khoai tây vụ Xuân

2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1(50K2O) 19,38 19,25 19,31 15,95 15,29 15,62

2(100K2O) 20,36 19,52 19,94 16,47 15,61 16,04

3(150K2O) 20,48 20,34 20,41 16,83 15,79 16,31

4(200K2O) 22,61 24,46 23,53 18,93 18,58 18,75

CV(%) 7,11 8,38 7,14

LSD05 - - - 2,42 2,73 2,38

Năng suất lý thuyết tăng theo lượng kali, vụ Xuân 2004 biến động từ 19,38

– 22,61 tấn/ha, cao hơn năng suất thực thu 3,43 (công thức 1) – 3,89 tấn/ha (công

thức 2). Vụ Xuân 2005, năng suất lý thuyết đạt từ 19,25 – 24,46 tấn/ha, cao hơn

năng suất thực thu 3,91 (công thức 2) – 5,88 tấn/ha (công thức 4). Công thức 4 có

năng suất lý thuyết cao nhất đạt từ 22,61 – 24,46 tấn/ha.

Năng suất thực thu ở cả hai vụ chỉ tăng rõ ràng khi được bón 200 kg

K2O/ha, đạt từ 18,58 – 18,93 tấn/ha. Bón 150 kg K2O/ha cho năng suất thực thu

tương đương với công thức bón 200 kg K2O/ha ở vụ Xuân 2004 nhưng đến vụ

Xuân 2005, năng suất của công thức này chỉ tương đương với công thức bón từ

50 – 100 kg K2O/ha, thấp hơn chắc chắn công thức bón 200 kg K2O/ha. Trung

bình 2 vụ có biến động tương tự như vụ Xuân 2005, công thức bón 200 kg

K2O/ha cho năng suất thực thu cao nhất là 18,75 tấn/ha.

Page 140: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

138

Bảng 3.62. Ảnh hƣởng của liều lƣợng kali đến chất lƣợng củ giống khoai tây

vụ Xuân bảo quản trong kho tán xạ

Công

thức

Tỷ lệ hao hụt (%)

Độ đồng đều

của mầm (điểm)

Sức PT của

mầm (điểm) Số củ Khối lƣợng

2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1(50K2O) 7,3 7,7 7,5 18,8 21,0 19,9 7,0 8,3 7,7 7,7 7,7 7,7

2(100K2O) 7,7 7,0 7,3 19,5 21,9 20,7 8,3 7,7 8,0 8,3 7,0 7,7

3(150K2O) 7,3 6,7 7,0 19,0 19,3 19,2 7,7 7,0 7,3 7,7 8,3 8,0

4(200K2O) 7,0 7,3 7,2 18,6 18,4 18,5 8,3 7,7 8,0 8,0 8,7 8,3

CV(%) 9,37 9,59 8,37 10,5 8,81 9,63 14,1 12,3 10,3 13,5 11,3 9,42

LSD05 1,37 1,37 1,21 3,97 3,55 3,79 2,21 1,88 1,59 2,13 1,79 1,49

Kết quả theo dõi củ giống trong bảo quản và xử lý thống kê thể hiện qua

bảng 3.62 cho thấy, khoai tây trồng ở vụ Xuân khi được bón với lượng từ 50 –

200 kg K2O/ha vẫn chưa tác động rõ ràng đến số lượng củ thối, hao hụt về khối

lượng, độ đồng đều cũng như sức phát triển của mầm.

Như vậy bón kali với lượng từ 50 – 200 kg K2O/ha ảnh hưởng không có ý

nghĩa thống kê đến số lượng củ/giống/m2, chất lượng củ giống bảo quản trong

kho tán xạ nhưng khối lượng củ và năng suất tăng rõ ràng khi được bón 200 kg

K2O/ha. Củ giống có khối lượng cao khi trồng thường cho năng suất cao hơn

(Đường Hồng Dật, 2005)[7], vì vậy công thức bón 200 K2O/ha được lựa chọn để

đưa vào quy trình kỹ thuật.

3.4.4. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc đến số lƣợng củ giống và năng suất

khoai tây vụ Xuân

Biện pháp kỹ thuật vun gốc tạo vồng đã ảnh hưởng khá rõ nét đến khả năng

sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ Đông. Kết quả thí nghiệm tạo vồng vun gốc

đối với khoai tây trồng vụ Xuân thể hiện qua bảng 3.63.

Page 141: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

139

Bảng 3.63. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc đến số lƣợng củ giống và yếu

tố cấu thành năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Số củ/m2

Số củ giống/m2 Khối lƣợng củ (g/củ)

2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB

1 42,4 44,8 43,6 31,2 28,3 29,7 34,2 30,4 32,3

2 43,2 40,5 41,9 33,3 31,7 32,5 40,5 39,0 39,8

3 45,5 47,5 46,5 38,7 36,0 37,4 43,8 42,6 43,2

CV(%) 5,20 6,11 5,71 4,51 5,68 5,17 7,05 7,66 6,76

LSD05 7,99 9,51 8,82 5,45 6,39 6,04 9,78 10,1 9,13

Số củ/m2 của các công thức sai khác không có ý nghĩa thống kê, nhưng

khối lượng củ tăng khi vun tạo vồng, vì vậy số lượng củ giống cũng tăng. Mặc

dù số lượng củ giống của các công thức ở vụ Xuân 2004 cao hơn vụ Xuân

2005 nhưng xu hướng biến động ở cả 2 vụ giống nhau. Trung bình 2 vụ, số

lượng củ giống có xu hướng tăng theo số lần vun tạo vồng, công thức 3 thu

được nhiều củ giống nhất là 37,4 củ/m2 cao hơn rõ ràng công thức 1. Công

thức 2 thu được 32,5 tấn/ha, sai khác không có ý nghĩa thống kê với cả công

thức 1 và công thức 3.

Bảng 3.64. Ảnh hƣởng của biện pháp vun gốc đến năng suất khoai tây vụ

Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn

Công

thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha)

2004 2005 TB 2004 2005 TB

1 14,47 13,65 14,06 9,96 9,49 9,73

2 17,50 15,80 16,65 13,28 11,62 12,45

3 19,93 20,24 20,08 15,13 14,54 14,84

CV(%) - - - 7,09 7,64 7,22

LSD05 - - - 3,18 3,19 3,13

Page 142: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

140

Năng suất khoai tây có xu hướng tăng theo số lần vun gốc, vụ Xuân 2004

các công thức được vun tạo vồng đều có năng suất cao hơn công thức không vun

ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân 2005, năng suất chỉ thực sự tăng khi được vun tạo

vồng 2 lần, công thức 4 thu được 14,54 tấn/ha cao hơn rõ ràng công thức 1 và

công thức 2 từ 2,92 – 5,06 tấn/ha.

Như vậy, vun tạo vồng 2 lần có số lượng củ giống cao hơn 49.000 củ/ha so

với vun tạo vồng 1 lần; cao hơn 77.000 củ/ha so với không vun tạo vồng, năng

suất củ cũng tăng tương ứng là 2,39 và 5,11 tấn/ha. Mặc dù cả số lượng củ giống

và năng suất của công thức vun tạo vồng 2 (xếp ở nhóm a) lần sai khác chưa thực

sự chắc chắn so với công thức vun tạo vồng 1 lần (xếp ở nhóm ab), nhưng sự

chênh lệch về số lượng củ giống và năng suất khá cao vì vậy công thức vun tạo

vồng 2 lần được lựa chọn để xây dựng quy trình sản xuất khoai tây củ giống ở

Bắc Kạn.

3.4.5. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống trong vụ Xuân tại Bắc Kạn

3.4.5.1. Căn cứ để xây dựng quy trình

- Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn năm 2003[44].

- Quy trình sản xuất khoai tây giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, (2007)[1].

3.4.5.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây củ giống trong vụ Xuân tại Bắc Cạn

* Yêu cầu về cách ly và đất trồng: Ruộng trước đó 6 tháng không trồng

khoai tây hoặc cây họ cà, nên chọn ruộng có luân canh 1 vụ lúa nước ở vùng

không trồng khoai tây thương phẩm và cây họ cà.

Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu, độ phì trung bình.

* Củ giống: Củ giống phải không có sâu bệnh hại, khi trồng đã có mầm

mọc khỏe, trên mầm chưa có lá và chưa hình thành củ.

Page 143: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

141

Để tăng hệ số nhân, củ có khối lượng trên 50g có thể cắt thành miếng nhỏ,

yêu cầu mỗi miếng phải có khối lượng lớn hơn 25g và ít nhất có 1 mầm khỏe.

- Xử lý củ giống: Làm xây xát 15 – 20% vỏ củ và xử lý bằng hỗn hợp

Gibberellin (nồng độ 2ppm) + Thioure (nồng độ 2%).

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Thời vụ: Từ 1/1 đến 15/1.

- Làm đất và lên luống

+ Cầy sâu, làm đất nhỏ, san phẳng ruộng và nhặt sạch cỏ dại

+ Lên luống hàng đôi, ruộng luống từ 1,2 đến 1,4 m kể cả rãnh, luống cao

20 – 25 cm, trồng 2 hàng.

- Mật độ trồng : 12 – 14 khóm/m2, khoảng cách 50 cm x 12 – 14 cm.

- Bón phân

+ Lượng phân bón: 15 tấn phân chuồng + 150 kg – 200 N + 90 kg P2O5 +

200 kg K2O/ha.

+ Cách bón: Không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ giống và cây.

Bón lót : 100% phân chuồng + 100% lân + 50% đạm + 30% kali.

Bón thúc lần 1: 50% đạm + 30% kali sau khi khoai mọc 15 ngày.

Bón thúc lần 2: 40% kali sau khi khoai mọc 30 ngày.

* Tưới nước cho khoai tây: Tưới bổ sung nước 3 lần cho khoai tây.

- Thời gian tưới

+ Lần 1: Sau khi đặt củ giống.

+ Lần 2: Sau khi bón thúc lần thứ nhất.

+ Lần 3: Tưới rãnh sau khi bón thúc lần 2.

- Thời điểm tưới: Sáng sớm hoặc chiều tối

- Phương pháp tưới

+ Tưới rãnh: Áp dụng với ruộng phẳng, cho nước ngập1/2 rãnh và không

được để tràn mặt luống, khi nước ngấm đều thì tháo cạn.

Page 144: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

142

+ Tưới trực tiếp vào gốc: Áp dụng với những ruộng không phẳng, xa nguồn

nước. Tưới đủ ẩm, không làm gẫy thân lá.

* Xới vun cho khoai tây: Tiến hành vun 2 lần.

- Lần 1: Vào lúc bón thúc lần thứ nhất, xới nhẹ và vun kín gốc đủ để giữ

cho cây khoai tây không bị đổ ngả trên mặt luống.

- Lần 2: Vào lúc bón thúc lần 2, xới sâu rãnh và vét đất 2 bên rãnh để vun

cao tạo vồng.

* Phòng trừ sâu bệnh hại: Phun thuốc phòng trừ bệnh mốc sương và các loại

rệp từ sau vun lần 1 đến trước khi thu hoạch 15 ngày, 7 đến 10 ngày phun 1 lần. Các

đối tượng sâu bệnh khác phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

* Kiểm tra đồng ruộng, nhổ bỏ các cây có triệu chứng virus, héo xanh và héo

vàng, các cây khác dạng do lẫn giống.

- Lần 1: sau mọc 10 – 15 ngày.

- Lần 2: sau mọc 25 – 30 ngày.

- Lần 3: trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần.

* Thu hoạch: Kiểm tra ruộng thấy có thân lá chuyển màu vàng tự nhiên, vỏ

củ nhẵn bóng và rắn chắc. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm xây xát vỏ.

* Bảo quả củ giống: Sau khi thu hoạch chọn các củ không xây xát, không có

vết bệnh, trải đều củ ở nơi thoáng gió (không phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời) 3 -5

ngày để vỏ củ cứng lại. Chuyển củ giống lên các giàn, mỗi giàn có 3 – 4 tầng, mỗi

tầng trải 1 lớp củ.

3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHOAI TÂY

VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH BẮC KẠN

3.5.1. Kết quả trồng thử giống khoai tây mới và biện pháp kỹ thuật mới trên

đồng ruộng nông dân tại Bắc Kạn

Từ kết quả nghiên cứu giống khoai tây vụ Đông và vụ Xuân năm 2002,

2003, đề tài đã chọn được giống Satana thích hợp cho sản xuất khoai tây ở Bắc

Page 145: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

143

Kạn. Kỹ thuật trồng khoai tây mới được chọn từ kết quả thí nghiệm nghiên cứu

biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ Đông năm 2003, 2004 và thí nghiệm nghiên

cứu tổ hợp phân bón năm 2005. Hiệu quả của việc trồng khoai tây giống mới và

biện pháp kỹ thuật mới thể hiện qua kết quả mô hình trên đồng ruộng nông dân ở

5 xã thuộc 3 huyện Chợ Đồn, Chợ Mới và Bạch Thông. Diện tích mỗi ruộng từ

200 – 500 m2, tổng diện tích mỗi mô hình từ 1000 – 1500 m

2/xã.

Bảng 3.65. Năng suất của mô hình trồng thử khoai tây trên đồng ruộng nông

dân qua 2 vụ Đông 2005 - 2006 tại tỉnh Bắc Kạn

Mô hình* Năng suất

(tấn/ha)

So sánh năng suất các mô hình (%)

1 2 3

1 (giống VT2 + quy trình 1) 12,82 100,0 - -

2 (giống VT2+ quy trình 2) 15,53 121,1 100,0 -

3 (giống Satana + quy trình 1) 17,04 132,9 109,7 100,0

4 (giống Satana + quy trình 2) 20,97 163,6 135,0 123,1

CV (%) 14,09

(*Quy trình 1: quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Bắc Kạn; Quy trình 2:

kết quả nghiên cứu của đề tài)

Hiệu quả sử dụng giống mới được đánh giá qua so sánh mô hình 3 với mô

hình 1 (cùng áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc

Kạn), mô hình 4 với mô hình 2 (cùng áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài) thấy

rằng, sử dụng giống Satana cho năng suất cao hơn giống VT2 từ 32,9% đến 35%.

Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật mới được đánh giá qua so sánh mô

hình 1 với mô hình 2 (cùng sử dụng giống VT2), mô hình 3 với mô hình 4 (cùng

sử dụng giống Satana). Kết quả cho thấy sử dụng biện pháp kỹ thuật mới làm tăng

năng suất khoai tây từ 21,1% đến 23,1%. So sánh mô hình 1 với mô hình 4 chúng

ta thấy rõ rằng, sử dụng đồng thời giống Satana và biện pháp kỹ thuật mới làm

tăng 63,6% năng suất.

Page 146: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

144

3.5.2. Hiệu quả kinh tế của trồng khoai tây vụ Đông

Bảng 3.66. Sơ bộ hạch toán kinh tế cho mô hình trồng thử khoai tây, ngô vụ

Đông tại Bắc Kạn (tính cho 1 ha)

Chỉ tiêu

Đơn

vị

tính

Khoai tây vụ đông Ngô vụ đông*

Đơn

giá

(1000 đ)

Mô hình 1 Mô hình 4 Đơn

giá

(1000 đ)

Số

lượng

T. tiền

(1000đ) Số

lượng

T. tiền

(1000 đ)

Số

lượng

T. tiền

(1000 đ)

- Chi phí

Công LĐ Công 20,0 400 8.000 400 8.000 20,0 300 6.000

P. chuồng Tạ 30,0 150 4.500 150 4.500 30,0 50 1.500

Đạm urea Kg 5,0 217 1.090 326 1.630 5,0 260 1.300

Supe lân Kg 1,4 333 466 500 700 1,4 500 700

Kali clorua Kg 4,5 192 874 385 1.730 4,5 120 540

Giống** Kg - 1.200 6.000 1.500 1.2000 26,0 15 390

BVTV Đồng 500 1.000 200

- Tổng chi Đồng 21.415 29.560 10.630

- Tổng thu Kg 2,5 12.820 32.050 20.970 52.430 3,0 500 15.000

-Thu - chi Đồng 10.630 22.870 4.370

*: Số liệu của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Bắc Kạn; **: Giá giống của mô

hình 1(trồng giống VT2 và áp dụng kỹ thuật cũ) là 5000 đ/kg, giá giống của

mô hình 4 (trồng giống Satana và áp dụng kỹ thuật mới) là 8000 đ/kg.

Số liệu bảng 3.66 cho thấy, trong điều kiện vụ Đông ở Bắc Kạn trồng khoai

tây giống Satana với kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 22,87 triệu

đồng/ha). Trong khi trồng khoai tây giống nhập từ Trung Quốc và áp dụng biện

pháp kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông cho lãi xuất là 10,63 triệu đồng/ha,

thấp hơn trồng giống Satana hơn 2 lần. Trồng ngô vụ Đông cho lãi xuất thấp nhất,

thấp hơn trồng trồng khoai tây giống nhập từ Trung Quốc, áp dụng các biện pháp

kỹ thuật cũ là 6,26 triệu đồng/ha, thấp hơn trồng giống Satana và áp dụng biện

pháp kỹ thuật mới là 18,5 triệu đồng/ha. Số liệu bảng 3.66 cũng cho thấy, trồng

khoai tây tốn nhiều công lao động hơn, mặt khác chi phí đầu tư cho 1 ha khoai tây

Page 147: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

145

là 2.956.000 đồng, cao hơn chi phí trồng ngô gần 3 lần, đó là một trong những

yếu tố hạn chế việc sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn.

Như vậy trồng khoai tây vụ Đông ở Bắc Kạn cho hiệu quả kinh tế cao hơn

nhiều so với trồng ngô đông (hiện tại ngô là cây chủ lực trong vụ Đông ở Bắc

Kạn). Vì vậy trên đất ruộng một vụ lúa có thể đưa khoai tây vào các công thức

luân canh sau:

(1)- Lúa Xuân + Mùa sớm + Khoai tây Đông

(2) - Ngô (đậu tương, lạc, khoai tây) Xuân + Mùa sớm + Khoai tây Đông (ngô)

3.5.3. Xu hƣớng phát triển khoai tây trên đất ruộng một vụ tại tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.67. Kết quả mở rộng giống khoai tây mới và biện pháp kỹ thuật mới

vụ Đông năm 2006 tại tỉnh Bắc Kạn

Huyện Số hộ Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)

Chợ Đồn 65 4,96 18,6

Chợ Mới 29 2,39 17,2

Bạch Thông 42 3,07 17,5

Ba Bể 32 2,17 18,0

Ngân Sơn 25 2,02 16,4

Tổng 193 14,61 -

Sau 1 năm khuyến cáo mở rộng mô hình trồng khoai tây giống mới và biện

pháp kỹ thuật mới đã có 193 hộ gia đình của 5 huyện thực hiện với diện tích

14,61 ha. Ba huyện có mô hình trình diễn năm 2005 thì năm 2006 cũng có nhiều

hộ thực hiện nhất (từ 29 – 65 hộ với diện tích 2,39 – 4,96 ha). Hai huyện Ba Bể

và Ngân Sơn mặc dù chưa xây dựng mô hình trình diễn năm 2005 nhưng do có

chính sách khuyến nông tốt nên cũng có từ 25 – 32 hộ thực hiện với diện tích từ

2,02 – 2,17ha. Nếu được trợ giá mua củ giống và có đủ giống thì việc sản xuất

khoai tây bằng giống mới và biện pháp kỹ thuật mới còn được mở rộng hơn nữa.

Page 148: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

146

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1- Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển

với nhiệt độ trung bình từ 14,3 – 28,30C, lượng mưa từ 0,3 – 492 mm, ẩm độ từ

77 – 89%. Tiềm năng sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn còn rất lớn, nhưng diện tích

khoai tây chưa được mở rộng do các yếu tố hạn chế như: Chưa có bộ giống phù

hợp, thiếu củ giống có chất lượng tốt, giá giống cao và không chủ động; Nông

dân có mức sống thấp nên việc đầu tư củ giống, phân bón không đầy đủ và chưa

kịp thời cho khoai tây sinh trưởng và phát triển; Quy trình kỹ thuật trồng khoai

tây chưa thực sự phù hợp; Diện tích khoai tây manh mún, khó khăn trong tiêu thụ

sản phẩm.

2- Bảy giống khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 85 – 90 ngày cho

phép bố trí trong cơ cấu: lúa Xuân – lúa Mùa sớm – Khoai tây đông, hoặc cây màu

vụ Xuân (khoai tây vụ Xuân) – lúa Mùa sớm – khoai tây Đông (cây màu vụ Đông).

- Trong điều kiện vụ Đông: Giống Marlen và Santana có khả năng sinh

trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao trong đó giống Satana có ưu thế vượt trội

hơn với sức sinh trưởng đạt điểm 8,8; năng suất đạt từ 21,95 – 22,77 tấn/ha; tỷ lệ

chất khô (21%) và hàm lượng tinh bột (15,16%) cao; chất lượng ăn luộc ngon

(điểm 9); thời gian ngủ 113 ngày, chất lượng củ giống tốt.

- Trong điều kiện vụ Xuân: Sức sinh trưởng của 3 giống Baraka (7,6 điểm),

Marlen (7,7 điểm) và Satana (7,9 điểm) là tốt nhất. Năng suất thực thu của giống

Baraka (17,07 tấn/ha), Marlen (16,88 tấn/ha) và Satana (16,90 tấn/ha) cao hơn các

giống khác.

3- Về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ Đông: Trồng mật độ 6 – 10

khóm/m2 cho năng suất tương đương nhau đạt từ 18,59 – 21,20 tấn/ha, trong đó

trồng mật 8 khóm/m2 lãi thuần cao nhất là 21 triệu đồng/ha; Thời vụ trồng ngày

Page 149: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

147

10/10 – 25/10 cho năng suất cao nhất là 23,46 tấn/ha và 21,75 tấn/ha; Bón 150 kg

N/ha, 90 kg P2O5/ha, 200 K2O/ha (trên nền 15 tấn phân chuồng) có năng suất và

lãi thuần cao nhất; Tưới bổ sung nước 3 - 4 lần cho năng suất tương đương nhau

là 21,81 – 22,39 tấn/ha; Vun tạo vồng 2 lần cho năng suất cao nhất là 21,48

tấn/ha.

4- Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây củ giống vụ Xuân: Mật độ trồng

12 – 14 khóm/m2 cho số lượng củ/m

2 (68,2 – 70,2 củ/m

2) và số lượng củ giống

(47,3 – 50,6 củ/m2) cao nhất; Thời vụ trồng cho số lượng củ tương đương nhau

nhưng số lượng củ giống cao nhất ở thời vụ 1/1 đạt 40,9 củ/m2; Bón 150 - 200 kg

N/ha, 90 P2O5/ha, 200 kg K2O/ha (trên nền 15 tấn phân chuồng) cho lượng củ

giống cao nhất; Vun tạo vồng 2 lần cho nhiều củ giống nhất là 37,4 củ/m2.

5- Đã xây dựng mô hình trình diễn khoai tây với 2 quy trình chủ yếu: Quy

trình 1 (giống cũ VT2 và quy trình của TTKN tỉnh), quy trình 2 (giống Satana và

quy trình kỹ thuật trồng mới) từ đó diện tích khoai tây được mở rộng ở 5 huyện,

diện tích 14,61 ha; năng suất 16,4 – 18,6 tấn/ha, lãi thuần đạt 22.870.000 đ/ha cao

hơn trồng theo quy trình cũ 2,2 lần và cao hơn 5,2 lần so với trồng ngô vụ Đông.

2. ĐỀ NGHỊ

1- Qua kết quả nghiên cứu, giống Satana có nhiều ưu thế và tiềm năng

năng suất cao, cần tiếp tục được nghiên cứu để mở rộng diện tích trong sản xuất.

2- Tỉnh Bắc Kạn cần có chính sách khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật

đến người nông dân để mở rộng diện tích khoai tây ra tất cả các huyện.

3- Để chủ động nguồn giống khoai tây cho sản xuất, tỉnh Bắc Kạn cần có

kế hoạch cung cấp giống thông qua sản xuất giống từ vụ Xuân.

Page 150: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Le Sy Loi, Nguyen Thi Lan, Tran Ngoc Ngoan, Lee Byun – Woo

(2005), Selection of suitable winter potato varieties from imported for summer

rice-based field cultivation in Cho Don District, Bac Kan Province, Vietnam.

Korean Journal of Crope Science (Vol. 30 Suppl.1), P. 138-139.

2. Lê Sỹ Lợi, Nguyễn Thị Lân, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Văn Viết

(2006), Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ

Đông năm 2003 – 2004 tại Bắc Kạn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn số 9, Tr. 101-103.

3. Lê Sỹ Lợi, Nguyễn Thị Lân, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Văn Viết

(2006), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số

giống khoai tây Hà Lan nhập nội trồng vụ Xuân năm 2002 và 2003 tại Bắc Kạn.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 11, Tr. 89-91

4. Lê Sỹ Lợi, Nguyễn Thị Lân, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Văn Viết

(2006), Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ

Đông tại Bắc Kạn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 13, Tr. 75-77.

Page 151: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Quy phạm khảo nghiệm

giống khoai tây, Quyết định số 32 – 1998/QĐ – BNN – KHCN ngày 24

tháng 2 năm 1998.

2. Đào Huy Chiên (1993), “Sản xuất giống khoai tây ở Sa Pa”, Thông báo trong

hội thảo về sản xuất khoai tây do Viện KHKTNN Việt Nam và Viện Tư

vấn khoai tây Hà Lan tổ chức ngày 8 tháng 3 tại Hà Nội.

3. Đào Huy Chiên (2002), “Các kết quả nghiên cứu phát triển cây có củ giai đoạn

1996 – 2000”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 1, Tr. 39 – 40

4. Tạ Thị Thu Cúc (1979), Giáo trình trồng rau, Nxb Đại học và trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội, Tr. 125 – 148.

5. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2007), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm

2006, Nxb Thống kê.

6. Vũ Thị Bích Dần, Lê Thị Thuấn, Đỗ Thị Bích Nga, Trịnh Thị Phương Loan,

Nguyễn Thị Hoa, Đào Huy Chiên, Enrique Chujoi (1995), “Kết quả

khảo nghiệm giống và biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ sớm ở đồng

bằng Bắc Bộ từ 1991 – 1995”, Kết quả nghiên cứu khoa học cây có củ

(1991- 1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 93 – 102.

7. Đường Hồng Dật (2005), Cây khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng

suất, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Trịnh Mạnh Dũng, Châu Hoàng Triết, Trần Như Nguyện, Trương Công Tín,

Trương Văn hộ, P.Vander Zaag (1990), “Nghiên cứu sản xuất củ khoai

tây khối lượng nhỏ”, Kết quả nghiên cứu khoai tây 1986 – 1990, Nxb

Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr. 63 – 69

9. Trương Đích, Nguyễn Như Khanh (2005), “Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl bổ

sung lên lá đến quang hợp và năng suất của một số giống khoai tây trồng ở

Vĩnh Phúc”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 14, Tr. 72-73

Page 152: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

150

10. Vũ Tuyên Hoàng và cs (1999), Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất

khoai tây bằng hạt 1978 – 1999, Giải thưởng Sáng tạo khoa học công

nghệ của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa

học công nghệ và Môi trường.

11. Hoàng Thị Hiền, Hoàng Lệ Thủy, Phạm Xuân Tùng (1997), “Kết quả nghiên

cứu sử dụng củ giống nhỏ và siêu nhỏ trong sản xuất khoai tây”, Tạp chí

Khoa học công nghệ và Quản lý kinh tế số 2, Tr. 55 – 57.

12. Trương văn Hộ, Trịnh Phương Loan, Hoàng Văn Tất, Trần Đức Hoàng

(1990), “Kết quả khảo nghiệm giống khoai tây trong vụ sớm ở đồng

bằng Bắc Bộ”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986 -

1990), Nxb Nông nghiệp, Hà nội, Tr. 37 – 41

13. Trương văn Hộ, Trịnh quốc Mỵ, Nguyễn Văn Đĩnh, P. Vander Zaag (1990),

“Điều tra về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc Bộ”, Một số kết

quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986 - 1990), Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, Tr. 77 – 82.

14. Trương Văn Hộ, Nguyễn Kim (2002), “Nghiên cứu phát triển cây khoai tây ở

việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 1, Tr. 41 – 42.

15. Đặng Thị Huế, Trương Công Tuyện, Nguyễn Đạt Thoại (2004), “Kết quả

đánh giá phương pháp cắt và xử lý củ giống khoai tây sau khi cắt năm

2000 – 2003”, Hội thảo Nghiên cứu và khuyến nông để phát triển sản

xuất cây có củ ở Việt nam, Nxb Nông Nghiệp, Tr. 113-124

16. Đào Mạnh Hùng (1996), Đánh giá khả năng sử dụng các giống khoai tây

nhập nội từ Đức vào một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến

sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt

Nam, Hà nội.

17. Vũ Triệu Mân (1978), “Nghiên cứu loại trừ virus X khoai tây ra khỏi đồng

ruộng”, Tạp chí Khoa học nông nghiệp, tháng 5.

18. Vũ Triệu Mân (1986), Bệnh virus khoai tây, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà

Nội. 107 trang.

Page 153: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

151

19. Vũ Triệu Mân (1990), “Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh theo kiểu cách ly

địa hình ở vùng đồng bằng sông Hồng miền Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật nông nghiệp.

20. Phạm Xuân Liêm (1991), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất củ

giống từ hạt của các giống khoai tây KT6 và KT12, Luận án phó tiến sỹ

nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

21. Đỗ thị Bích Nga, và các cộng sự (1990), “Kết quả nghiên cứu vật liệu chọn,

tạo giống khoai tây 1982 – 1989”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học

cây khoai tây (1986 - 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 7 – 12.

22. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Văn Uyển và Trương Văn Hộ (1995), “Công nghệ

sinh học và vấn đề cung cấp khoai tây cho đồng bằng Bắc bộ”, Tạp chí

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Tr. 288 – 289.

23. Trần Như Nguyện, Trương Thị Hoài Nam, Trần Văn Minh, P. Vander Zaag,

F. Chujoy (1990), “Kết quả khảo nghiệm giống khoai tây nhiệt đới từ

1987 – 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh”, Một số kết quả nghiên cứu khoa

học cây khoai tây (1986 - 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 42 – 50.

24. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo

(2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

25. Trịnh Khắc Quang (2000), Nghiên cứu biện pháp sản xuất và duy trì chất

lượng khoai tây giống từ nguồn củ nhỏ và từ hạt lai cho đồng bằng sông

Hồng, luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

Việt nam.

26. Lê Hưng Quốc (2006), “Hệ thống sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam”, Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 21, Tr 79 và 96.

27. Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Bắc Kạn (2007), Báo cáo thống kê

tình trạng đói nghèo của tỉnh Bắc Kạn năm 2006

28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, Số liệu

thống kê hàng năm.

Page 154: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

152

29. Mai Thị Tân, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Trường Sơn, Trương Tuấn

Phong, Bùi Văn Ngọc (2001), “Nghiên cứu khả năng sản xuất cây giống

từ ngọn giâm qua nhân bồn mạ liên tục của một số giống khoai tây trong

vụ hè thu ở vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn số 9, Tr. 613 – 614.

30. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Kim Thanh, “Nghiên

cứu hiệu quả của nhiệt độ thấp trong bảo quản đến sự sinh trưởng, phát

triển và hình thành năng suất khoai tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học

trường Đại học Nông nghiệp I (1986 – 1991), Tr. 43 – 46.

31. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006), Giáo trình

sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, Frei U, Wenzen G. (1993),

“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống khoai

tây ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1991-1992,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 139 – 144.

33. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh, Phạm

Văn Tuân, Lại Đức Luân (2005), “Sản xuất củ giống khoai tây

minituber từ cây in vitro”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập III

số 1, trường ĐHNN1 Hà Nội, Tr. 46 – 49.

34. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Đỗ Thị Ngân (2005), “Một số

biện pháp làm tăng số lượng củ giống trong hệ thống sản xuất khoai

tây”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập III số 1, trường

ĐHNN1 Hà Nội, Tr. 41-45.

35. Nguyễn quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường (2006), “Xây dựng hoàn chỉnh

hệ thống sản xuất khoai tây giống sạch bệnh”, Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn số 21, Tr. 94 – 95.

36. Nguyễn Thị Kim Thanh, Hoàng Minh Tấn (1992), “Nghiên cứu xây dựng quy

trình sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích thước nhỏ”, Kết quả

nghiên cứu khoa học năm 1992-1993, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 88 – 93.

Page 155: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

153

37. Nguyễn Thị Kim Thanh (2003), “Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh cây in-

vitro của một số dòng giống khoai tây nhập nội sạch bệnh”, Tạp chí Nông

nghiệp và phát triển nông thôn số 10, Tr.1267 – 1269.

38. Nguyễn Kim Thanh (2004), “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hình

thành củ giống siêu bi trong ống nghiệm”, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát

triển nông thôn số 6, Tr. 841 – 843.

39. Phạm Chí Thành (1988), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng,

Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mỳ (1996), Kỹ thuật trồng và chua -khoai tây

hành tây và tỏi ta, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

41. Ngô Đức Thiệu, Lê Trọng Văn, Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn,

Nguyễn Mạnh Khải, Trần Minh Tâm (1986), “Kỹ thuật nhân giống và

bảo quản giống khoai tây”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học

kỹ thuật nông nghiệp trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội , Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

42. Ngô Đức Thiệu và Nguyễn Văn Thắng (1978), Kỹ Thuật Trồng khoai tây,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

43. Lê Thị Thuấn, Trương Văn Hộ, Đỗ Thị Bích Nga, Enrique Chujoy (1995),

“Kết quả chọn giống khoai tây từ năm 1991-1995”, Kết quả nghiên cứu

khoa học cây có củ (1991- 1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 90 – 92.

44. Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bắc Kạn (2000, 2003), quy trình kỹ thuật

trồng khoai tây, Tài liệu lưu hành nội bộ.

45. Phạm Xuân Tùng (1993), “Sản xuất giống khoai tây củ nhỏ ở Đà Lạt”,

Thông báo trong hội thảo về sản xuất khoai tây do Viện KHKTNN Việt

Nam và Việc Tư vấn khoai tây Hà Lan tổ chức ngày 8 tháng 3 tại Hà Nội.

46. Phạm Xuân Tùng, Trương Công Tuyện, Nguyễn Tuyết Hậu và cs (2003),

“Kết quả khảo sát và đánh giá các tổ hợp khoai tây lai tại Đà Lạt và

đồng bằng sông Hồng 1999 – 2002”, Báo cáo khoa học của Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm, 12 tr.

Page 156: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

154

47. Trương Công Tuyện (1999), Đánh giá khả năng thích ứng của các dòng,

giống khoai tây nhập nội từ Hà Lan và Trung tâm Khoai tây quốc tế,

luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNNVN, Hà Nội.

48. Trương Công Tuyện, NguyễnThị Hoài, Đặng Thị Huế, Phạm Xuân Tùng và

Nguyễn Thị Tuyết Hậu (2005), “Kết quả chọn lọc các tổ hợp khoai tây

hạt lai mới theo hướng sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ đời gieo

hạt Co”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 13, Tr. 56-58.

49. Trương Công Tuyện, Phạm Xuân Tùng, Đặng Thị Huế, Nguyễn Thị Hoài

(2005), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động đến năng suất

và tỷ lệ củ thương phẩm đối với khoai tây hạt lai ngay từ đời gieo hạt

Co”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 14, Tr. 23 – 25.

50. Nguyễn Văn Uyển (1995), “Cây khoai tây năm 2000 ở Đồng bằng Bắc bộ”,

Một số kết quả nghiên cứu khoa học năm 1991-1995, Trung Tâm nghiên

cứu Khoai tây - Rau, Viện KHKTNN Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà

Nội. Tr. 157 - 158.

51. Nguyễn Văn Viết (1987), “Bệnh virus hại khoai tây và chọn lọc loại trừ bệnh

virus để sản xuất khoai tây giống sạch bệnh từ năm 1978 – 1985”, Kết

quả nghiên cứu về cây lượng thực và cây thực phẩm, Nxb Nông nghiệp,

Hà nội, Tr 54 – 64.

52. Nguyễn Văn Viết (1991), Bệnh virus khoai tây và chọn lọc loại trừ bệnh

virus để sản xuất giống sạch bệnh từ 1978 – 1985, Luận án PTS khoa

học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Viết (1992), “Kết quả thử nghiệm mô hình chọn lọc và nhân

giống sạch bệnh mới ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam”, Nghiên cứu cây

lượng thực và thực phẩm 1986 – 1990, Nxb Hà Nội, Tr. 108 – 115.

54. Nguyễn Văn Viết, Đinh Văn Cư, Trần Thị Hải, Nguyễn Đức Thịnh (1995),

“Kết quả nghiên cứu một số biện pháp xử lý bảo quản củ giống khoai

tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học cây có củ (1991- 1995), Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, Tr. 109 – 115.

Page 157: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

155

55. Nguyễn Văn Viết, Trịnh Khắc Quang (1998), “Kết quả điều tra sâu hại khoai

tây trồng từ hạt lai và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ tổng hợp

đối với khoai tây trồng từ hạt lai ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1995 –

1998”, Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp năm 1998, Viện Khoa

học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Tr. 201 – 206.

Tài liệu tiếng Anh

56. Abo-Sedera, F.A. and Shehata, S.A. (1994), “Effect of NK fertilization level

and foliar spray with Mn and Mo on growth, yield and chemical

composition of potatoes”, Zagazig Journal of Agricultural Research 21,

pp. 145 – 156.

57. Addiscott, T.M., Whitmore, A.L. and Powlson, D.S. (1992), Farming,

fertilisers, and the nitrate problem, Redwood Press Ltd, C.A.B.

International, Wallingford, U.K, 170 pp.

58. Allen, E.J., Scott, R.K. (1980), “An analysis of growth of the potato crop”, J.

Agric. Sci. Cambridge 94, pp. 583 – 606.

59. Allen, E. J. and Wurr, D. C. E. (1992), “Plant density”, The potato crop, the

scientific basis for improvement, 2nd ed. Harris, P.M. (Ed.), pp. 292-

330. Champan and Hall, London.

60. Batt P. J. (2001), “Variety: The Key Driver of Demand for Seed Potatoes in

the Philippines”, African Crop Science Journal, Vol. 9, No. 1, March,

pp. 317 – 332.

61. Be´langer, G., J.R. Walsh, J.E. Richards, P.H. Milburn, and N. Ziadi. (2000),

“Yield response of two potato cultivars to supplemental irrigation and N

fertilization in New Brunswick”. Am. J. Pot. Res. 77, pp. 11 – 21.

62. Berga Lemaga and Gebremedhin, W. Giorgis. (1994), “Prospects of seed

potato production in Ethiopia”, Horticulture Research and Development

in Ethiopia, Proceedings of the 2nd National Horticulture Workshop, 1-

3 December, 1992, Addis Ababa, Ethiopia. Herath, E. and Lemma D.

Page 158: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

156

(Eds.), pp. 101-109; 254-275.

63. Beringer, H., Koch, K. and Lind haver, M.G. (1990), “Source: Sink

relationship in potato (Solanum tuberosum) as influenced by potassium

chloride or potassium sulphate nutrition”, Plant and Soil 124, pp. 287-290.

64. Beukema, H.P. (1990), “A comparison of different seed potato production

systems”, Seed Potato in Bangladesh, Bangladesh-Netherlands Seed

Multiplication Project. pp. 43-62.

65. Beukema, H.P. and D.E Vander Zaag. (1990), Introduction to potato

production. Pudoc Wageningen, 208 p.

66. Caldiz, D.O., Struik, P.C. (1999), “Survey of potato production and possible

yield constraints in Argentina”, Am. J. Potato Res. 42, pp. 51–71.

67. Caldiz, D.O., Fernandez, L.V., Inchausti, M.H. (2000), Maleic hydrazide

effects on tuber yield and french fry processing quality in various potato

(Solanum tuberosum L.) cultivars grown under Argentinian conditions,

Am. J. Potato Res., in press.

68. Caldiz, D.O., Fernandez, L.V., Zamudio, N., Ortego, J., Del Caso, C.,

Huarte, M., Struik, P.C. (2000), “Seed supply, seed origin, seed flows

and physiological age of seed potatoes and their effects on future crop

performance in different seasons in Argentina”, Am. J. Potato Res.,

submitted for publication.

69. Caldiz, D. O., Fernanda J. Gaspari , Anton J. Haverkort , Paul C. Struik.

(2001), “Agro-ecological zoning and potential yield of single or double

cropping of potato in Argentina”, Agricultural and Forest Meteorology

109, pp. 311– 320.

70. Darwish T. (2001), “Status and future trends of fertigation program in

Yemen Republic: increasing water use efficiency”, Report of expert

mission 9 – 16 November . Elsevier Scientific Publishing Co.,

Amsterdam.

71. Darwish,T., Atallah T., Hajhasan S. and Chranek A. (2003), “Management of

Page 159: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

157

nitrogen by fertigation of potato in Lebanon”, Nutrient Cycling in

Agroecosystems 67, pp. 1 - 11, Kluwer Academic Publishers. Printed in

the Netherlands.

72. De Ruijter F.J. and Haverkort A.J. (1998), Effects of potato-cyst nematodes

(Globodera pallida) and soil pH on root growth, nutrient uptake and

crop growth of potato. DLO Research Institute for Agrobiology and Soil

Fertility (AB-DLO), P.O. Box 14, 6700 AA Wageningen, The

Netherlands.

73. Deblonde, P.M.K., Haverkort, A.J., Ledent, J.F. (1999), “Responses of early

and late potato cultivars to moderate drought conditions: agronomic

parameters and carbon isotope discrimination”, Eur. J. Agron. 11, pp.

91–105.

74. Deblonde, P.M.K., Ledent, J.F. (2001), “Effects of moderate drought

conditions on green leaf number, stem height, leaf length and tuber yield

of potato cultivars”, European Journal of Agronomy 14, pp. 31– 41.

75. Eldredge, E.P., Holmes, Z.A., Mosley, A.R., Shock, C.C., Stieber, T.D. (1996),

“Effects of transitory water stress on potato tuber stem-end reducing sugar

and fry color”, Am. Potato J. 73, pp. 517 - 530.

76. Endale Gebre and Gebremedhin W/Giorgis. (2001), “Effects of Spatial

Arrangement on Tuber Yields of Some Potatp Cultivars”, African Crop

Science Journal, Vol. 9, No. 1, March 2001, pp. 67-76.

77. Errebhi M., Rosen C.J., Gupta S.C. and Birong D.E. (1998), “Potato yield

response and nitrate leaching as influenced by nitrogen management”,

Agron. J. 90, pp. 10 – 15.

78. Fabeiro C., Martin de Santa Olalla F., de Juan J.A. (2001), “Yield and size of

deficit irrigated potatoes”. Agricultural Water Management 48, pp. 255-266.

79. FAO (2005), FAO statistic database.

80. Firman, D.M., Allen, E.J. (1988), “Field measurements of the photosynthetic

rate of potatoes with different amounts of nitrogen fertiliser”, J. Agric.

Page 160: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

158

Sci, Cambridge 111, pp. 85 – 90.

81. Firman, D.M., O’Brien, P.J., Allen, E.J. (1995), “Appearance and growth of

individual leaves in the canopies of several potato cultivars”, J. Agric.

Sci., Cambridge 125, pp. 379 – 394.

82. Gathungu G.K., Shibairo S.I., S.M. Sithiri, M.W.K. Mburu, P.S. Ojiambo1

and H.M. Kidanemariam. (2000), “Effect of source, time and method of

nitrogen application on growth and yield components of potato in

kenya”, African Crop Science Journal, Vol. 8. No. 4, pp. 387- 402.

83. Goh, K. M. and Haynes, R. J. (1986), “Nitrogen and agronomic practice”,

Mineral N in the plant- soil system, Haynes, R. J. (Ed.), pp. 379 - 442.

Academic Press Inc., Orlando, Harcourt, UK.

84. Harris, P.M. (1992), “Mineral nutrition”, The potato crop. Chapman and

Harris, London, U.K, pp. 163 – 213.

85. Haverkort, A.J., Van de Waart, M., Bodlaeander, K.B.A. (1991), “The effect

of early drought stress on numbers of tubers and stolons of potato in

controlled and field conditions”, Am. J. Potato Res. 33, pp. 89 - 96.

86. Haverkort, A.J and Kooman, P.L. (1997), The use of systems analysis and

modelling of growth and development in potato ideotyping under

conditions affecting yields, Kluwer Academic Publishers, pp.191-200

87. Hegney, M.A. and McPharlin,I.R. (2000), “Response of summer-planted

potatoes to level of applied nitrogen and water”, J. Plant Nutr. 23, pp.

197 -218.

88. Hijmans, R.J. (1999), Simulation models for studying limiting factors in

potato production. International Potato Center, Lima, Peru. Internet:

www.grida.no/cgiar/awapck/simulat.htm

89. Hodges,T. (1999), “Water and nitrogen applications for potato: commercial

and experimental rates compared to a simulation model”, J. Sustain.

Agric. 13, pp. 79 – 90.

90. Hong Li., Leon E. Parent, Antoine Karam

& Catherine Tremblay. (2003),

Page 161: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

159

“Efficiency of soil and fertilizer nitrogen of a sod–potato system in the

humid, acid and cool environment”, Plant and Soil 251, pp. 23 - 36,.

Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands.

91. Horton. D. (1987), Potatoes production, Marketing and programs for

developing countries. West view press, pp. 243.

92. Hunt, L.A. (1993), “Designing improved plant types: a breeders viewpoint”.

Systems approaches for agricultural development, Kluwer academic

Publishers, the Netherlands, pp. 3 – 17.

93. International Potato Center, Annual report, CIP Lima Peru 1986 – 1987

94. Iqbal, M.M., Shah, S.M., Mohammad, W., Nawaz, H. (1999), “Field

response of potato subjected to water stress at different growth stages”,

Crop Yield Response to Deficit Irrigation. Kluwer Academic Publishers,

The Netherlands, pp. 213 – 223.

95. Jefferies, R.A. (1995), “Physiology of crop response to drought”, Potato

Ecology and Modelling of Crops under Conditions Limiting Growth.

Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, pp. 61 - 74.

96. Joern, B.C. and Vitosh, M. L. (1995), “Influence of applied nitrogen on

potato. Part II: recovery and partitioning of applied nitrogen”, Am.

Potato J. 72, pp. 73 – 84.

97. Kanzikwera C. R., Tenywa J. S., Osiru D. S. O, Adipala E. and A. S.

Bhagsari. (2001), “Interactive Effect of Nitrogen and Potassium on Dry

Matter and Nutrient Partition in True Potato Seed Mother Plants”,

African Crop Science Journal, Vol. 9, No. 1, March 2001, pp. 127 – 146.

98. Kashyap, P.S., Panda, R.K. (2003), “Effect of irrigation scheduling on

potato crop parameters under water stressed conditions”, Agricultural

Water Management 59, pp. 49 – 66.

99. Kim Y.C., K.K. Kim và H.B. Haln. (1986), “Imfact of south Korea seed

potato program”, CIP circular. No 4.

100. Kooman, P.L. (2001), “Effects of climate on different potato genotpes 1.

Page 162: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

160

Radiation interception, total and tuber dry matter production”, African

Crop Science Journal, Vol. 9, No. 1, pp. 147 – 155.

101. Kormondy, E. J. (1996), Concepts of ecology. 4th edn. Prentice Hall, New

Delhi, India, 559 pp.

102. Kotsyuk, V .I. (1995), Using statistical methods for estimating the effect of

fertilisers on potato productivity in the kolkoi subaritic region,

Agrokhinya 12, pp. 76 – 88.

103. Kunkel, R., Campbell, G.S. (1987), “Maximum potential yield in the

Columbia basin: model and measured values”, Am. Potato. J. 64, pp.

355 – 366.

104. Lauer, D.A. (1986), “Russet Burbank yield response to sprinkler-applied

nitrogen fertilizer”, Am. Potato J. 63, pp. 61 – 69.

105. Li, H., Parent, L.E., Tremblay, C. and Karam, A. (1999), “Potato response

to crop sequence and nitrogen fertilization following sod breakup in a

gleyed humo-ferric podzol”, Can. J. Plant Sci. 79, pp. 439 – 446.

106. Locascio, S.J., Bartz, J.A. and Weingartner, D.P. (1992), “Calcium and

potassium fertilization of potatoes grown in north Florida 1. Effects on

potato yield and tissue Ca and K concentrations”, American Potato

Journal 69, pp. 95 – 104.

107. Maijers C.P. (1983), Breaking of dormancy of seed potato technology.

International Agricultural centre Wagenigen th Netherlands.

108. Maingi, D.M., Nyabundi, J.O. and Kidane-Mariam, H.M. (1994), The effect

of nitrogen fertilizer split application on flowering, berry number and

size in true potato (Solanum tuberosum L) seed production, Proceedings

of the 5th Symposium, ISTRC-Africa Branch, Accra, Ghana. pp. 194-197.

109. Manrique. L.A. (1993), “Areview of crop requiments for potato production

with eaphasis in tropical and sub tropical regions”, IAC. Wageningen,

the Netherlands, pp. 37.

110. Martin, R.J. (1995), “The effect of nitrogen fertiliser on the recovery of

Page 163: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

161

nitrogen by a potato crop”, Proceedings, Annual Conference,

Agronomy Society, NewZealand 25, pp. 97-104.

111. Menzel,C.M. (1985), “Tuberizationin potato at high temperratures:

responses of physiological young plants to disbudding and growth

inhibitors”, Am. Potato Res. 33, pp. 293 – 294.

112. Meyer,R.D. and Marcum,D.B. (1998), “Potato yield, petiole nitrogen, and

soil nitrogen response to water and nitrogen”, Agron. J. 90, pp. 420 – 429.

113. Minh Van Dang (2002), Effects of tea cultivation on soil quality in the

Northern mountainous zone Vietnam, PhD These. Sakatchewan

University - Canada.

114. Mohammad,M. J., Zuraiqi S., Quasmeh

W.& Papadopoulos I. (1999),

“Yield response and nitrogen utilization efficiency by drip-irrigated

potato”, Nutrient Cycling in Agroecosystems 54, pp. 243 - 249, Kluwer

Academic Publishers. Printed in the Netherlands.

115. Moller, K., Zinkernagel, V., Reents, H.J., Habermeyer, J. (1998),

“Proceedings of the Second Workshop of an European Network for

Development of an Integrated Control Strategy of Potato Late Blight,

Carlow, Ireland”, PAV Special Report no. 3, pp. 59 – 66.

116. Mori. M and Umemura.Y. (1994), “Current situation of Potato Processing

in Japan”, Proceedings of the Fourth APA Trienial Conference APA.

Korea, pp. 210 - 218.

117. Ngugi, D. N. (1982), Agronomic concepts of the potato with reference to

increasing the potential yield under tropical conditions. In: Potato seed

production for tropical Africa. Nganga, S. and Shideler, F. (Eds.), pp.

25-30. International Potato Center (CIP), Sub-Sahara Africa, Nairobi,

Kenya. 192 p

118. Nguyen Van Viet. (1993), “Importance and management of virus of potato

in Vietnam”, Potato Research and Development tin Vietnam II (1988 -

1993). Publish by CIP, Manila Philippones, pp. 160 – 167.

Page 164: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

162

119. Ojala, J.C., Stark, J.C., Kleinkopf, G.E. (1990), “Influence of irrigation and

nitrogen management on potato yield and quality”, Am. Potato J. 67, pp.

29 - 43.

120. Papadopoulos, I. (1988), “Nitrogen fertigation of trickle-irrigated potato”.

Fert. Res 16, pp. 157- 167.

121. Papadopoulos I. (2000), “Fertigation: Present situation and future

prospects”, Plant Nutrient Management under Pressurized Irrigation

Systems in the Mediterranean Region, Proceedings of the IMPHOS

International Fertigation Workshop, 25–27 April 1999, Amman, Jordan.

ICARDA, Aleppo, Syria, pp. 3 – 55.

122. Porter, G.A., and J.A. Sisson. (1991), “Response of Russet Burbank and

Shepody potatoes to nitrogen fertilizer in two cropping systems”, Am.

Potato J. 68, pp. 425 – 443.

123. Rabie, A.R. (1996), Effect of some cultural practices on potato production

for processing. M.Sc Thesis, Cairo University.

124. Rasco (1990), Microtuber production technology pakage for commercial

production of certified seed tubers of potato, Philippine J. of Crop

Science, P 40

125. Rasco, E.T. and Aromin, F.B. (1994), “The potato in its Third Frontier”,

Proceedings of the Fourth Asian Potato Association Triennial

Conference, Rasco, E.T. and Aromin, F.B. (Ed), pp. 1 – 24, Asian

Potato Association.

126. Renia, H.M. (1992), “International Trade of Potatoes”, The Dutch

Performance 1970-1990 with Special Reference to the Developing

World. University of Wageningen.

127. Rex, L.B., Russell, A.W. and Wolfe, R.H. (1987), “The effect of spacing of

seed pieces on yield, quality and economic value for processing of

Shepody potatoes in Manitoba”, American Potato Journal 64, pp. 177-189.

128. Roberts, S., Cheng, H.H., Farrow, F.O. (1991), “Potato uptake and recovery

Page 165: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

163

of nitrogen-15 enriched ammonium nitrate from periodic applications”,

Agron. J. 83, pp. 378 – 381.

129. Roth, R. (1990), The influence of variation in water supply at individual

growth stages on yield of silage maize (Zea mays L.) and potato (Solanum

tubersum L.). Potato Abstr. 15 (1) (Abstract No. 193).

130. Salaman, R.N. (1949), Some notes on the history of curl, p. 118 – 128.

131. Salisbury. F.B. and Ross, C.W. (1991), Plant Physiology. 4th Edition.

Wadsworth, Belmont, California, 540 pp.

132. Salter, P.J., Goode, J.E. (1967), “Crop responses to water at different stage

of growth”, Res. Rev. Commonwealth Bureau Hortic. East Malling 2,

pp. 93 – 97.

133. SAS Institute. (1999), SAS system version 8. SAS Inst., Cary, NC

134. Shock, C.C., Feibert, E.B.G., Saunders, L.D. (1998), “Potato yield and

quality response to deficit irrigation”, HortScience 33 (4), pp. 655-659.

135. Simmons, K.E., Kelling, K.A., Wolkowski, R.P. and Kelman, A. (1988),

“Effect of calcium source and application method on potato yield and

cation concentration”, Agronomy Journal 80, pp. 13 – 21.

136. Singh, M.V. (1995), “Nitrogen needs of potato when planted on different

dates”, Journal of Indian Potato Association 22, pp. 101-104.

137. Smit, A.L., Van der Werf, A. (1992), “Fysiologie van stikstofopname en-

benutting: gewas-ebewortelingskarakteristieken”, Van der Meer, H.G.,

Spiertz, J.H.J. (Eds.), Stikstofstromen in Agro-ecosystemen. DLO

Research Institute for Agrobiology and Soil Fertility, The Netherlands,

pp. 51 - 69 (in Dutch).

138. Spiter, C.J.T. (1987), “An analysis of variation in yield among potato

cultivars in term of light asorption, light utilizaton and dry matter

patitioning”, Acta Hotic. 214, pp. 71 – 84.

139. Stark,J.C., McCann, Westermann,I.R., Izadi,D.T. & Tisdall, T.A. (1993),

“Potato response to split N timing with varying amount of excessive

Page 166: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

164

irrigation”, Am. Potato Journal 70, pp. 765 – 777.

140. Stol, W., de Koning, G.H.J., Kooman, P.L., Haverkort, A.J., van Keulen,

H., Penning de Vries, F.W.T. (1991), Agro-ecological characterization

for potato production, CABO-DLO Report 155, 53 pp.

141. Tawfik, A.A. (1993), Impact of calcium and nitrogen nutrition on plant

growth, productivity and tuber quality in Solanum species: Implications

in response to heat stress. Ph.D Thesis, University of Wisconsin-

Madison.

142. Tawfik, A. A. (2001), “Potassium and Calcium Nutrition Improves Potato

Production in Drip-Irrigated Sandy Soil”, African Crop Science

Journal, Vol. 9, No. 1, March 2001, pp. 147-155.

143. Timm, H., J.C. Bishop, K.B. Tyler, M. Zahara, V.H. Schweers, and J.P.

Guerard. (1983), “Plant nutrient uptake and potato yield response to

banded and broadcast nitrogen”, Am. Potato J. 60, pp. 577 - 585.

144. Trebejo, I., Midmore, D.J. (1990), “Effect of water stress on potato

growth”, J. Agric. Sci. 114, pp. 321 - 334.

145. Truong Van Ho and P. Vander Zaag (1986), Potato production using

sprouts in Vietnam, The potato in Southest Asia and Pacific eregion,

Manila The Philippine, P 153 – 178. 154

146. Van Dam, J., kooman, P.L., Struik, P.C. (1995), “Effects of temperature

and photoperiod on early growth and pinal number of tuber in potato

(solanum tuberosum L.)”, Am. Potato Res. 39, pp. 51 – 62.

147. Van Delden, A.,(2001), Yielding Ability and Weed Suppression of Potato

and Wheat Under Organic Nitrogen Management. Ph.D. Thesis,

Wageningen University, Wageningen, The Netherlands, pp. 97- 128

148. Van der Zaag, D.E. (1976), “Potato production and utilization in the

world”, Am. J. Potato Res. 19, pp. 37 – 72.

149. Van der Zaag, D.E. and Doornbos, J.H. (1987), “An attemp to explain

differences in the yielding ability of potato cultivars base on differences

Page 167: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

165

in the comunative light interception, utilization eficiency of the foliage

and the havest index”, Am. J. Potato Res. 30, pp. 551 – 568.

150. Van Haren, R.J.F. (1998), “Ecoregional application of the LINTUL-

POTATO model”, Stoorvogel, J.J., Bouma, J., Bowen, W.T. (Eds.),

Information Technology as a Tool to Assess Land Use Options in Space

and Time. Quantitative Approaches in Systems Analysis No. 16, AB-

DLO and The C.T. de Wit Graduate School for Production Ecology,

Wageningen, The Netherlands, pp. 58 – 61.

151. Van Keulen, H., Stol, W. (1995), “ Agro-ecological zonation for potato

production”, Haverkort, A.J., MacKerron, D.K.L. (Eds.), Potato

Ecology and Modelling of Crops Under Conditions Limiting Growth.

Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, pp. 357- 372.

152. Van Loon, C.D. (1981), “The effect of water stress on potato growth,

develoment, and yield”, Am. Potato J. 58, pp. 51 – 69.

153. Van Noordwijk, M., De Willigen, P., Ehlert,P.A.I. and Chardon, W.J.

(1990), “A simple model of P uptake by crops as a possible basis for P

fertilizer recommendations”, Neth. J. Agr. Sci. 38, pp. 317 – 332.

154. Vecchio (1991), Use of potato microtubers in seed tuber production,

Information – Agrario 47: 39.

155. Veeranna, H. K., Abdul, K., Sridhara, S. and Khalak, A. (1997), “Uptake

and recovery of N, P and K in potato crop raised from TPS seedlings at

different spacing and fertiliser levels”, Mysore Journal Agriculture

Science 31, pp. 149 – 154.

156. Vos, J., Groenwold, J. (1986), “Root growth of potato crops on a marine-

clay soil”, Plant Soil 94, pp. 17 – 33.

157. Vos,J. (1999), “Split nitrogen application in potato: effects on accumulation

of nitrogen and dry matter in the crop and on the soil nitrogen budget”,

J. Agric. Sci. 133, pp. 263 – 274.

158. Vos, J., Van der Putten, P.E.L. (2000), “Nutrient cycling in a cropping

Page 168: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

166

system with potato, spring wheat, sugar beet, oats and nitrogen catch

crops. I. Input and off take of nitrogen, phosphorus and potassium”,

Nutr. Cycl. Agroecosys. 56, pp. 87 – 97.

159. Waddell, J.T., Gupta, S.C., Moncrief, J.F., Rosen, C.J. and Steele, D.D.

(1999), “Irrigation and nitrogen management effects on potato yield,

tuber yield and nitrogen uptake”, Agron. J. 91, pp. 991 – 997.

160. Westermann, D.T., Kleinkopf, G.E. and Porter, L.K. (1988). “Nitrogen

fertilizer efficiencies on potatoes”, Am. Potato J. 65, pp. 377 – 386.

Tài liệu tiếng Pháp

161. Crosnier J.C. (1987), “La qualité des plant: qualité sanitaire d es plant. Age

physiologique des plants”, La pomme de terre Prancaise, No 438, pp. 6 – 11.

162. Ducreux G. Rossignol L.et M. (1989), “La protection de la pomme de

terre”, Journeess d’ informatin, Paris, pp. 7 – 8.

163. Leviel. (1986), La pomme de terre Francaise, 173 pp.

164. Merlet J. (1979), “Bases de la selection”, La Pomme de terre Francaise,

pp. 7 – 9.

165. Perennec P. (1985), “Physiologie de la tuberisation et de la croissance chez

le pomme de terre”, Dession plant de la pomme de terre. FAO, pp. 10 – 27.

Page 169: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

167

Phần phụ lục

Phụ lục 1: Số liệu khí hậu tỉnh Bắc Kạn năm 2001 – 2003

Tháng Nhiệt độ Ẩm độ Lƣợng mƣa

2001 2002 2003 2001 2002 2003 2001 2002 2003

1 16,9 15,6 14,3 83 81 80 10 29,6 32,6

2 15,9 18 19,3 84 85 83 40,6 15 39,3

3 20,5 20,5 20,4 86 86 78 70,8 52 7,6

4 23,5 24,3 25 85 82 80 78,1 77,4 69,1

5 25,7 26,1 27,4 81 84 80 118,5 196,1 118,1

6 27,4 27,5 28 85 88 82 322,5 301,1 102,9

7 27,2 27,6 28,3 89 87 82 492 317,2 237,1

8 27,3 26,5 27,9 87 87 87 194,5 211,1 304,6

9 26,4 25,5 25,7 86 83 85 59,9 76,8 104,5

10 24,2 22,8 23,9 86 84 82 78,1 77,7 20,9

11 18,2 19,5 21,2 79 81 77 23,1 26,1 0,3

12 16,1 17,3 16 79 84 78 4,2 50,3 5,4

Phụ lục 2: Chi phí chung cho các công thức

(ĐVT: 1000 đ/ha)

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

1 Công lao động Công 400,0 20 8.000,0

2 Phân chuồng Tấn 15,0 300 4.500,0

3 Urea Kg 217,4 5 1.087,0

4 Supe lân Kg 333,3 1,4 466,7

5 Kali clorua Kg 192,3 4,5 865,4

6 Giống Kg 1.500,0 8 12.000,0

7 Thuốc BVTV 1.000,0

Tổng 27.919,1

(Khi tính chi phí cho từng thí nghiệm chi phí chung được trừ đi phần chi phí cho nhân

tố thí nghiệm, ví dụ chi phí chung của thí nghiệm bón đạm = 27.919,1 – 1.087,0)

Page 170: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

168

Phụ lục 3: Hạch toán kinh tế cho thí nghiệm mật độ khoai tây vụ Đông

(ĐVT: triệu đ/ha)

Công

thức

Chi phí giống Tổng

chi

Thu nhập Lãi thuần

Kg củ

giống

Thành

tiền 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 1000 8,0 24,0 38,40 37,80 38,10 14,40 13,80 14,10

2 1500 12,0 28,0 47,63 45,30 46,48 19,63 17,30 18,48

3 2000 16,0 32,0 52,33 53,68 53,00 20,33 21,68 21,00

4 2500 20,0 36,0 51,15 48,05 49,60 15,15 12,05 13,60

5 3000 24,0 40,0 45,63 42,63 44,13 5,63 2,63 4,13

(giá khoai tây thương phẩm: 2500 đ/ha)

Phụ lục 4: Hạch toán kinh tế cho thí nghiệm bón đạm cho khoai tây vụ Đông

(ĐVT: triệu đ/ha)

Công

thức

Chi phí giống Tổng

chi

Thu nhập Lãi thuần

Kg củ

giống

Thành

tiền 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 0 0,0 26,83 33,10 35,38 34,25 6,27 8,55 7,42

2 109 0,54 27,38 48,65 45,68 47,18 21,27 18,30 19,80

3 217 1,09 27,92 55,58 53,28 54,43 27,66 25,36 26,51

4 326 1,63 28,46 60,88 61,28 61,08 32,42 32,82 32,62

5 435 2,17 29,01 54,93 53,40 54,18 25,92 24,39 25,17

Phụ lục 5: Hạch toán kinh tế cho thí nghiệm bón lân cho khoai tây vụ Đông

(ĐVT: triệu đ/ha)

Công

thức

Chi phí giống Tổng

chi

Thu nhập Lãi thuần

Kg củ

giống

Thành

tiền 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 0,0 0,0 27,45 41,05 39,85 40,45 13,60 12,40 13,00

2 166,7 0,23 27,69 46,63 43,68 45,15 18,94 15,99 17,46

3 333,3 0,47 27,92 47,38 49,48 48,43 19,46 21,56 20,51

4 500,0 0,70 28,15 55,88 53,05 54,48 27,73 24,90 26,33

5 666,7 0,93 28,39 53,18 54,38 53,78 24,79 25,99 25,39

Page 171: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

169

Phụ lục 6: Hạch toán kinh tế cho thí nghiệm bón kali cho khoai tây vụ Đông

(ĐVT: triệu đ/ha)

Công

thức

Chi phí giống Tổng

chi

Thu nhập Lãi thuần

Kg củ

giống

Thành

tiền 2003 2004 TB 2003 2004 TB

1 0,0 0,0 26,75 47,35 45,88 46,60 20,60 19,13 19,85

2 96,2 0,43 27,18 49,15 49,73 48,18 21,97 22,55 21,00

3 192,3 0,87 27,61 53,53 50,53 52,03 25,92 22,92 24,42

4 288,5 1,30 28,05 56,68 55,95 56,30 28,63 27,90 28,25

5 384,6 1,73 28,48 56,88 57,08 56,98 28,40 28,60 28,50

PHỤ LỤC 7: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH

Phiếu số……………

Họ và tên chủ hộ: ……………………………Nam ……Nữ ………………………………

Thôn:……………………………………………………………….……………………………

Xã:………………………………………………………………………………………………

Người phỏng vấn: ………………………………….……………………………………………

Ngày phỏng vấn:

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH:

Số khẩu………………….Nam………………………….Nữ

Lao động ………………………………………………………..

- Số lao động chính….……….Nam……………….Nữ………………

- Lao động phụ……………….Nam………………..Nữ………………

Đất đai

- Tổng diện tích đất……………………………

- Diện tích đất nông nghiệp………………………Diệc tính đất trồng lúa……………..

2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

2.1. Tình hình chung

* Diện tích đất trồng trọt…………………………………………………………………

- Diện tích đất ruộng……………………………………………………………………..

+ Đất 1 vụ lúa…………………………………… ……………………………...

+ Đất 2 vụ lúa…………………………………… ……………………………...

+ Đất chuyên màu……………………………… ……………………………...

- Diện tích đất soi bãi……………………………………………………………………

* Khó khăn trong sản xuất trồng trọt……………………………………………………

Page 172: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

170

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Tình hình sản xuất khoai tây của hộ gia đình

2.2.1. Diện tích, năng suất khoai tây

- Diện tích đất trồng khoai tây: …………………………………………………………..

+ Vụ Đông………………………………………………………………………

+ Vụ Xuân………………………………………………………………………

- Năng suất khoai tây: …………………………………………………………..

+ Vụ Đông………………………………………………………………………

+ Vụ Xuân………………………………………………………………………

2.2.2. Địa điểm trồng khoai tây

- Đất ruộng: ………………………m2

- Đất soi bãi: ……………………..m2

- Nguồn nước tưới:……………………………………………………………………

2.2.3. Tình hình sử dụng giống khoai tây

- Nguồn gốc

Tự để giống Mua

- Nơi mua giống:…………………………………………………………………..

- Loại giống: (Điền thông tin vào bảng)

TT Tên giống Diện tích Năng suất Ƣu, nhƣợc điểm

1

2

3

4

2.2.4. Tình hình áp dụng biện pháp kỹ thuật

* Thời vụ trồng

- Vụ Đông: ……………………………………….

- Vụ Xuân:………………………………………...

* Kỹ thuật trồng

- Kích thước luống

Dài:…………………………Rộng…………………………Cao………………..

- Hàng đơn Hàng đôi Khác

- Mật độ trồng: ……………………………khóm/m2

- Lấp củ sâu: ………………………………cm

* Kỹ thuật bón phân

- Phân chuồng

+ Lượng bón:……………………….

Page 173: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

171

+ Số lần bón: ………………………lần

+ Thời gian bón: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

- Phân đạm

+ Lượng bón:……………………….

+ Số lần bón: ………………………lần

+ Thời gian bón: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

- Phân lân

+ Lượng bón:……………………….

+ Số lần bón: ………………………lần

+ Thời gian bón: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

- Phân kali

+ Lượng bón:……………………….

+ Số lần bón: ………………………lần

+ Thời gian bón: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

* Kỹ thuật chăm sóc

- Phòng trừ sâu bệnh

+ Loại sâu bệnh:

+ Có phun thuốc Không phun

- Tưới nước bổ sung: Có Không

+ Số lần tưới

+ Thời gian tưới: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

- Vun tạo vồng: Có Không

+ Số lần vun

+ Thời gian vun: Lần 1………………….ngày sau trồng

Lần 2………………….ngày sau trồng

Lần 3………………….ngày sau trồng

2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất khoai tây

* Thuận lợi………………………………………………………………………………...

Page 174: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

172

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

* Khó khăn………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

* Hướng khắc phục……………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Page 175: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

173

PHU LUC 8: Ket qua xu ly thong ke

8.1.Ket qua xu ly thi nghiem nghien cuu giong vu Dong 2002 - 2003

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 8 1 2 3 4 5 6 7 8

Number of observatioNS 24

Dependent Variable: NS2002

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 266.2459542 29.5828838 5.52 0.0024

Error 14 75.0633083 5.3616649

Corrected Total 23 341.3092625

R-Square Coeff Var Root MSE NS2002 Mean

0.780072 11.89356 2.315527 19.46875

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 38.1672250 19.0836125 3.56 0.0563

trt 7 228.0787292 32.5826756 6.08 0.0021

t Tests (LSD) for NS2002

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 5.361665

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 4.055

t Grouping Mean N trt

A 22.777 3 7

A 22.500 3 4

B A 20.640 3 2

B A 20.447 3 6

B A 20.277 3 3

B A 18.777 3 1

B 17.943 3 8

C 12.390 3 5

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 222.6191375 24.7354597 4.84 0.0044

Error 14 71.5133583 5.1080970

Corrected Total 23 294.1324958

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.756867 12.30801 2.260110 18.36292

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 7.9909083 3.9954542 0.78 0.4764

trt 7 214.6282292 30.6611756 6.00 0.0022

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Page 176: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

174

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 5.108097

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 3.9579

t Grouping Mean N trt

A 21.947 3 7

B A 21.463 3 4

B A 19.370 3 3

B A 18.737 3 2

B A 18.623 3 6

B 17.723 3 1

B 17.513 3 8

C 11.527 3 5

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 231.5814958 25.7312773 4.86 0.0044

Error 14 74.1885000 5.2991786

Corrected Total 23 305.7699958

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.757372 12.17208 2.301994 18.91208

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 11.8616333 5.9308167 1.12 0.3541

trt 7 219.7198625 31.3885518 5.92 0.0024

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 5.299179

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 4.0313

t Grouping Mean N trt

A 22.357 3 7

B A 21.977 3 4

B A C 19.813 3 3

B A C 19.690 3 2

B A C 19.530 3 6

B C 18.243 3 1

C 17.727 3 8

D 11.960 3 5

8.2.Ket qua xu ly thi nghiem nghien cuu giong vu Xuan 2002 - 2003

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 8 1 2 3 4 5 6 7 8

Number of observatioNS 24

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2002

Page 177: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

175

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 127.3923542 14.1547060 3.00 0.0320

Error 14 65.9593417 4.7113815

Corrected Total 23 193.3516958

R-Square Coeff Var Root MSE NS2002 Mean

0.658863 14.09729 2.170572 15.39708

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.9564583 0.4782292 0.10 0.9041

trt 7 126.4358958 18.0622708 3.83 0.0155

t Tests (LSD) for NS2002

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 4.711382

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 3.8011

t Grouping Mean N trt

A 18.530 3 7

B A 17.307 3 4

B A 17.267 3 2

B A 16.787 3 3

B C 14.253 3 6

B C 14.170 3 1

B C 13.627 3 8

C 11.237 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 62.23127500 6.91458611 3.09 0.0289

Error 14 31.34112500 2.23865179

Corrected Total 23 93.57240000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.665060 10.30095 1.496212 14.52500

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.08247500 1.04123750 0.47 0.6374

trt 7 60.14880000 8.59268571 3.84 0.0155

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 2.238652

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 2.6202

t Grouping Mean N trt

A 16.867 3 2

A 16.450 3 4

B A 15.270 3 7

B A 15.090 3 1

B A C 14.317 3 3

Page 178: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

176

B C 13.167 3 6

B C 12.690 3 8

C 12.350 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 9 82.0392667 9.1154741 2.79 0.0415

Error 14 45.6776667 3.2626905

Corrected Total 23 127.7169333

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.642352 12.07280 1.806292 14.96167

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.49853333 0.24926667 0.08 0.9268

trt 7 81.54073333 11.64867619 3.57 0.0204

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 14

Error Mean Square 3.26269

Critical Value of t 2.14479

Least Significant Difference 3.1632

t Grouping Mean N trt

A 17.067 3 2

A 16.900 3 7

A 16.877 3 4

B A 15.557 3 3

B A C 14.633 3 1

B C 13.710 3 6

B C 13.157 3 8

C 11.793 3 5

8.3.Ket qua xu ly so lieu thi nghiem mat do vu Dong 2003 - 2004

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 61.27545333 10.21257556 3.62 0.0487

Error 8 22.57494667 2.82186833

Corrected Total 14 83.85040000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.730771 8.930578 1.679842 18.81000

Page 179: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

177

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.77392000 1.38696000 0.49 0.6290

trt 4 58.50153333 14.62538333 5.18 0.0234

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 2.821868

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.1629

t Grouping Mean N trt

A 20.930 3 3

A 20.457 3 4

A 19.053 3 2

B A 18.253 3 5

B 15.357 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 73.49374667 12.24895778 3.75 0.0444

Error 8 26.10638667 3.26329833

Corrected Total 14 99.60013333

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.737888 9.927424 1.806460 18.19667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 5.95301333 2.97650667 0.91 0.4397

trt 4 67.54073333 16.88518333 5.17 0.0235

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.263298

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.4013

t Grouping Mean N trt

A 21.470 3 3

B A 19.217 3 4

B A C 18.120 3 2

B C 17.053 3 5

C 15.123 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 65.49238667 10.91539778 3.64 0.0481

Error 8 24.01274667 3.00159333

Corrected Total 14 89.50513333

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.731717 9.363236 1.732511 18.50333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Page 180: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

178

rep 2 4.20665333 2.10332667 0.70 0.5243

trt 4 61.28573333 15.32143333 5.10 0.0243

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.001593

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.262

t Grouping Mean N trt

A 21.200 3 3

B A 19.837 3 4

B A 18.587 3 2

B C 17.653 3 5

C 15.240 3 1

8.4.Ket qua xu ly thi nghiem thoi vu vu Dong 2003 - 2004

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 198.3026000 33.0504333 4.76 0.0235

Error 8 55.5993333 6.9499167

Corrected Total 14 253.9019333

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.781020 13.52858 2.636269 19.48667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 8.0643333 4.0321667 0.58 0.5817

trt 4 190.2382667 47.5595667 6.84 0.0107

The GLM Procedure

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 6.949917

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.9637

t Grouping Mean N trt

A 23.797 3 2

B A 22.677 3 3

B A 19.037 3 4

B C 18.153 3 1

C 13.770 3 5

The GLM Procedure

Page 181: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

179

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 219.9554000 36.6592333 4.00 0.0377

Error 8 73.3924933 9.1740617

Corrected Total 14 293.3478933

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.749811 16.79037 3.028871 18.03933

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.1619733 1.0809867 0.12 0.8904

trt 4 217.7934267 54.4483567 5.94 0.0161

The GLM Procedure

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 9.174062

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 5.7029

t Grouping Mean N trt

A 23.123 3 2

B A 20.817 3 3

B A C 17.593 3 4

B C 16.713 3 1

C 11.950 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 207.4210400 34.5701733 4.55 0.0266

Error 8 60.7754533 7.5969317

Corrected Total 14 268.1964933

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.773392 14.69009 2.756253 18.76267

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 4.1848133 2.0924067 0.28 0.7662

trt 4 203.2362267 50.8090567 6.69 0.0115

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 7.596932

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 5.1896

t Grouping Mean N trt

A 23.457 3 2

B A 21.747 3 3

B A 18.317 3 4

B C 17.433 3 1

C 12.860 3 5

Page 182: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

180

8.5. Ket qua xu ly thi nghiem bon dam vu Dong 2003 - 2004 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr >

F

Model 6 222.4292133 37.0715356 5.41

0.0163

Error 8 54.8525867 6.8565733

Corrected Total 14 277.2818000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.802177 12.93089 2.618506 20.25000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 1.9774800 0.9887400 0.14 0.8679

trt 4 220.4517333 55.1129333 8.04 0.0066

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 6.856573

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.9302

t Grouping Mean N trt

A 24.353 3 4

A 22.227 3 3

A 21.973 3 5

A 19.457 3 2

B 13.240 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 189.7955600 31.6325933 6.18 0.0110

Error 8 40.9613333 5.1201667

Corrected Total 14 230.7568933

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.822491 11.36085 2.262779 19.91733

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 6.4543333 3.2271667 0.63 0.5569

trt 4 183.3412267 45.8353067 8.95 0.0047

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Page 183: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

181

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 5.120167

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.2605

t Grouping Mean N trt

A 24.513 3 4

B A 21.357 3 5

B A 21.303 3 3

B C 18.263 3 2

C 14.150 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 201.7211867 33.6201978 6.61 0.0089

Error 8 40.6977867 5.0872233

Corrected Total 14 242.4189733

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.832118 11.23176 2.255487 20.08133

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.5016133 1.2508067 0.25 0.7877

trt 4 199.2195733 49.8048933 9.79 0.0036

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 5.087223

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.2467

t Grouping Mean N trt

A 24.433 3 4

B A 21.767 3 3

B A 21.670 3 5

B 18.867 3 2

C 13.700 3 1

8.6. Ket qua xu ly thi nghiem bon lan vu Dong 2003 – 2004 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 66.92270667 11.15378444 3.84 0.0419

Error 8 23.25098667 2.90637333

Corrected Total 14 90.17369333

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.742153 8.730372 1.704809 19.52733

Page 184: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

182

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 1.54841333 0.77420667 0.27 0.7727

trt 4 65.37429333 16.34357333 5.62 0.0187

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 2.906373

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.2099

t Grouping Mean N trt

A 22.353 3 4

B A 21.270 3 5

B C 18.947 3 3

B C 18.647 3 2

C 16.420 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 76.8669867 12.8111644 3.28 0.0622

Error 8 31.2669867 3.9083733

Corrected Total 14 108.1339733

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.710850 10.27776 1.976961 19.23533

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 3.13241333 1.56620667 0.40 0.6826

trt 4 73.73457333 18.43364333 4.72 0.0299

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.908373

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.7223

t Grouping Mean N trt

A 21.750 3 5

A 21.223 3 4

B A 19.797 3 3

B C 17.467 3 2

C 15.940 3 1

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 67.79778667 11.29963111 3.64 0.0481

Error 8 24.85898667 3.10737333

Corrected Total 14 92.65677333

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.731709 9.095217 1.762774 19.38133

Page 185: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

183

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.74041333 0.37020667 0.12 0.8892

trt 4 67.05737333 16.76434333 5.40 0.0210

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.107373

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.319

t Grouping Mean N trt

A 21.793 3 4

A 21.510 3 5

B A 19.367 3 3

B 18.057 3 2

B 16.180 3 1

8.7. Ket qua xu ly thi nghiem bon kali vu Dong 2003 - 2004

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 68.32570667 11.38761778 4.59 0.0259

Error 8 19.84085333 2.48010667

Corrected Total 14 88.16656000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.774962 7.469339 1.574835 21.08400

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 32.24748000 16.12374000 6.50 0.0211

trt 4 36.07822667 9.01955667 3.64 0.0568

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 2.480107

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 2.9652

t Grouping Mean N trt

A 22.747 3 5

A 22.667 3 4

B A 21.413 3 3

B 19.657 3 2

B 18.937 3 1

The GLM Procedure

Page 186: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

184

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 86.2674400 14.3779067 3.01 0.0761

Error 8 38.1944533 4.7743067

Corrected Total 14 124.4618933

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.693123 10.64271 2.185019 20.53067

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 37.41121333 18.70560667 3.92 0.0651

trt 4 48.85622667 12.21405667 2.56 0.1203

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 4.774307

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.1141

t Grouping Mean N trt

A 22.833 3 5

B A 22.377 3 4

B A 20.210 3 3

B A 18.887 3 2

B 18.347 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 75.9344800 12.6557467 3.82 0.0423

Error 8 26.4736533 3.3092067

Corrected Total 14 102.4081333

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.741489 8.744380 1.819122 20.80333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 34.12001333 17.06000667 5.16 0.0364

trt 4 41.81446667 10.45361667 3.16 0.0779

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.309207

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.4251

t Grouping Mean N trt

A 22.790 3 5

B A 22.517 3 4

B A C 20.807 3 3

B C 19.267 3 2

C 18.637 3 1

Page 187: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

185

8.8. Ket qua xu ly thi nghiem tuoi nuoc vu Dong 2003 - 2004 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 4 1 2 3 4

Number of observatioNS 12

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 111.7037333 22.3407467 3.52 0.0786

Error 6 38.0683333 6.3447222

Corrected Total 11 149.7720667

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.745825 12.61539 2.518873 19.96667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 23.79166667 11.89583333 1.87 0.2331

trt 3 87.91206667 29.30402222 4.62 0.0530

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 6.344722

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 5.0324

t Grouping Mean N trt

A 22.937 3 4

A 22.117 3 3

B A 18.580 3 2

B 16.233 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 127.7666333 25.5533267 3.63 0.0740

Error 6 42.2583333 7.0430556

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.751458 13.83788 2.653876 19.17833

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 30.16166667 15.08083333 2.14 0.1987

trt 3 97.60496667 32.53498889 4.62 0.0530

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 7.043056

Critical Value of t 2.44691

Page 188: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

186

Least Significant Difference 5.3022

t Grouping Mean N trt

A 21.827 3 4

A 21.503 3 3

B A 18.660 3 2

B 14.723 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 118.6140917 23.7228183 3.62 0.0745

Error 6 39.3483333 6.5580556

Corrected Total 11 157.9624250

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.750901 13.08402 2.560870 19.57250

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 26.70500000 13.35250000 2.04 0.2114

trt 3 91.90909167 30.63636389 4.67 0.0519

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 6.558056

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 5.1163

t Grouping Mean N trt

A 22.387 3 4

A 21.810 3 3

B A 18.620 3 2

B 15.473 3 1

8.9. ket qua xu ly thi nghiem vun tao vong vu Dong 2003 - 2004

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

Row 3 1 2 3

Column 3 1 2 3

Trt 3 1 2 3

Number of observatioNS 9

Dependent Variable: NS2003

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 93.99053333 15.66508889 14.26 0.0670

Error 2 2.19642222 1.09821111

Corrected Total 8 96.18695556

R-Square Coeff Var Root MSE NS2003 Mean

0.977165 5.420772 1.047956 19.33222

Page 189: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

187

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 25.64495556 12.82247778 11.68 0.0789

Column 2 12.58408889 6.29204444 5.73 0.1486

Trt 2 55.76148889 27.88074444 25.39 0.0379

t Tests (LSD) for NS2003

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 1.098211

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 3.6816

t Grouping Mean N Trt

A 22.2267 3 3

B A 19.6200 3 2

B 16.1500 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 77.37800000 12.89633333 6.82 0.1335

Error 2 3.78428889 1.89214444

Corrected Total 8 81.16228889

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.953374 7.504833 1.375552 18.32889

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 21.82055556 10.91027778 5.77 0.1478

Column 2 10.35262222 5.17631111 2.74 0.2677

Trt 2 45.20482222 22.60241111 11.95 0.0772

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 1.892144

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 4.8325

t Grouping Mean N Trt

A 20.717 3 3

B A 18.940 3 2

B 15.330 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 84.02886667 14.00481111 11.98 0.0790

Error 2 2.33775556 1.16887778

Corrected Total 8 86.36662222

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.972932 5.734173 1.081147 18.85444

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 24.04482222 12.02241111 10.29 0.0886

Column 2 10.94575556 5.47287778 4.68 0.1760

Page 190: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

188

Trt 2 49.03828889 24.51914444 20.98 0.0455

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 1.168878

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 3.7982

t Grouping Mean N Trt

A 21.4767 3 3

B A 19.2800 3 2

B 15.8067 3 1

8.10.Ket qua xu ly thi nghiem mat do trong khoai tay vu Xuan

2004-2005 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 1093.038667 182.173111 9.96 0.0024

Error 8 146.378667 18.297333

Corrected Total 14 1239.417333

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean

0.881897 10.44491 4.277538 40.95333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 130.8813333 65.4406667 3.58 0.0777

trt 4 962.1573333 240.5393333 13.15 0.0014

t Tests (LSD) for Cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 18.29733

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 8.0539

t Grouping Mean N trt

A 51.567 3 5

A 45.600 3 4

A 43.667 3 3

B 34.933 3 2

B 29.000 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 1176.412000 196.068667 8.75 0.0037

Page 191: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

189

Error 8 179.248000 22.406000

Corrected Total 14 1355.660000

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean

0.867778 11.68765 4.733498 40.50000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 98.212000 49.106000 2.19 0.1742

trt 4 1078.200000 269.550000 12.03 0.0018

t Tests (LSD) for Cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 22.406

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 8.9124

t Grouping Mean N trt

A 49.700 3 5

A 48.800 3 4

B A 42.000 3 3

B C 34.400 3 2

C 27.600 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 1113.434667 185.572444 9.79 0.0025

Error 8 151.689333 18.961167

Corrected Total 14 1265.124000

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.880099 10.69362 4.354442 40.72000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 107.044000 53.522000 2.82 0.1181

trt 4 1006.390667 251.597667 13.27 0.0013

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 18.96117

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 8.1987

t Grouping Mean N trt

A 50.567 3 5

A 47.300 3 4

B A 42.800 3 3

C B 34.633 3 2

C 28.333 3 1

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 39.36268000 6.56044667 4.20 0.0331

Error 8 12.50016000 1.56252000

Corrected Total 14 51.86284000

Page 192: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

190

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.758977 8.081252 1.250008 15.46800

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 10.04884000 5.02442000 3.22 0.0944

trt 4 29.31384000 7.32846000 4.69 0.0304

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 1.56252

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 2.3536

t Grouping Mean N trt

A 17.537 3 2

B A 16.377 3 3

B A C 15.270 3 1

B C 14.697 3 4

C 13.460 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 64.45564000 10.74260667 3.67 0.0470

Error 8 23.41216000 2.92652000

Corrected Total 14 87.86780000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.733552 11.74936 1.710707 14.56000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 8.01684000 4.00842000 1.37 0.3079

trt 4 56.43880000 14.10970000 4.82 0.0283

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 2.92652

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.221

t Grouping Mean N trt

A 16.937 3 2

A 16.677 3 3

B A 13.870 3 1

B 13.357 3 4

B 11.960 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 49.75920000 8.29320000 4.06 0.0362

Error 8 16.35616000 2.04452000

Corrected Total 14 66.11536000

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.752612 9.523559 1.429867 15.01400

Page 193: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

191

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 8.63284000 4.31642000 2.11 0.1835

trt 4 41.12636000 10.28159000 5.03 0.0253

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 2.04452

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 2.6922

t Grouping Mean N trt

A 17.237 3 2

B A 16.527 3 3

B A C 14.570 3 1

B C 14.027 3 4

C 12.710 3 5

8.11. Ket qua xu ly thi TN thoi vu trong khoai tay vu Xuan

2004-2005

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 5 1 2 3 4 5

Number of observatioNS 15

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 282.7946667 47.1324444 6.56 0.0092

Error 8 57.5146667 7.1893333

Corrected Total 14 340.3093333

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean

0.830993 7.594297 2.681293 35.30667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 18.0053333 9.0026667 1.25 0.3364

trt 4 264.7893333 66.1973333 9.21 0.0043

t Tests (LSD) for Cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 7.189333

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 5.0485

t Grouping Mean N trt

A 40.533 3 1

B A 37.600 3 2

B A 36.800 3 3

B 33.333 3 4

C 28.267 3 5

Page 194: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

192

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 213.5893333 35.5982222 5.16 0.0187

Error 8 55.2106667 6.9013333

Corrected Total 14 268.8000000

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean

0.794603 7.463179 2.627039 35.20000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 4.0960000 2.0480000 0.30 0.7511

trt 4 209.4933333 52.3733333 7.59 0.0079

t Tests (LSD) for Cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 6.901333

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.9463

t Grouping Mean N trt

A 41.333 3 1

B A 37.067 3 2

B C 34.667 3 3

C 32.000 3 4

C 30.933 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 237.6386667 39.6064444 5.97 0.0122

Error 8 53.0746667 6.6343333

Corrected Total 14 290.7133333

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.817433 7.310463 2.575720 35.23333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 9.2653333 4.6326667 0.70 0.5254

trt 4 228.3733333 57.0933333 8.61 0.0054

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 6.634333

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 4.8497

t Grouping Mean N trt

A 40.933 3 1

B A 37.300 3 2

B 35.667 3 3

B C 32.800 3 4

C 29.467 3 5

Page 195: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

193

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 112.5638533 18.7606422 4.99 0.0206

Error 8 30.1053467 3.7631683

Corrected Total 14 142.6692000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.788985 13.38778 1.939889 14.49000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.4211200 1.2105600 0.32 0.7339

trt 4 110.1427333 27.5356833 7.32 0.0088

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.763168

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.6525

t Grouping Mean N trt

A 17.520 3 1

A 17.207 3 2

B A 14.623 3 3

B C 12.743 3 4

C 10.357 3 5

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 140.2188933 23.3698156 6.00 0.0120

Error 8 31.1413467 3.8926683

Corrected Total 14 171.3602400

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.818270 14.97181 1.972985 13.17800

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 5.5571200 2.7785600 0.71 0.5185

trt 4 134.6617733 33.6654433 8.65 0.0053

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.892668

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.7148

t Grouping Mean N trt

A 16.980 3 1

A 16.257 3 2

B 12.213 3 3

B 11.343 3 4

B 9.097 3 5

The GLM Procedure

Page 196: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

194

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 124.6388133 20.7731356 5.57 0.0149

Error 8 29.8393467 3.7299183

Corrected Total 14 154.4781600

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.806838 13.96053 1.931300 13.83400

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 3.7931200 1.8965600 0.51 0.6196

trt 4 120.8456933 30.2114233 8.10 0.0065

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 8

Error Mean Square 3.729918

Critical Value of t 2.30600

Least Significant Difference 3.6363

t Grouping Mean N trt

A 17.250 3 1

B A 16.727 3 2

B C 13.423 3 3

D C 12.043 3 4

D 9.727 3 5

8.12. Ket qua xu ly thi nghiem bon dam vu Xuan 2004-2005

The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 4 1 2 3 4

Number of observatioNS 12

Dependent Variable: Cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 230.2933333 46.0586667 3.46 0.0814

Error 6 79.8933333 13.3155556

Corrected Total 11 310.1866667

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean

0.742435 10.44575 3.649049 34.93333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.7466667 0.3733333 0.03 0.9725

trt 3 229.5466667 76.5155556 5.75 0.0338

t Tests (LSD) for Cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 13.31556

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 7.2904

Page 197: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

195

t Grouping Mean N trt

A 41.600 3 4

B A 35.433 3 3

B 32.667 3 2

B 29.467 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 325.7066667 65.1413333 8.25 0.0116

Error 6 47.3600000 7.8933333

Corrected Total 11 373.0666667

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean

0.873052 8.151376 2.809508 34.46667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 8.1066667 4.0533333 0.51 0.6225

trt 3 317.6000000 105.8666667 13.41 0.0045

t Tests (LSD) for Cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 7.893333

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 5.6131

t Grouping Mean N trt

A 39.733 3 3

A 38.667 3 4

B 32.533 3 2

B 26.733 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 251.8266667 50.3653333 4.56 0.0459

Error 6 66.2000000 11.0333333

Corrected Total 11 318.0266667

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.791841 9.590894 3.321646 34.63333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 3.6866667 1.8433333 0.17 0.8499

trt 3 248.1400000 82.7133333 7.50 0.0187

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 11.03333

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 6.6363

t Grouping Mean N trt

A 40.133 3 4

Page 198: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

196

B A 37.500 3 3

B C 32.600 3 2

C 28.133 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 70.51703333 14.10340667 8.99 0.0093

Error 6 9.41406667 1.56901111

Corrected Total 11 79.93110000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.882223 8.115334 1.252602 15.43500

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.15020000 0.07510000 0.05 0.9536

trt 3 70.36683333 23.45561111 14.95 0.0034

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.569011

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.5026

t Grouping Mean N trt

A 17.923 3 4

A 17.347 3 3

B 14.637 3 2

C 11.833 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 65.65583333 13.13116667 5.82 0.0267

Error 6 13.54006667 2.25667778

Corrected Total 11 79.19590000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.829031 10.34234 1.502224 14.52500

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.01620000 0.00810000 0.00 0.9964

trt 3 65.63963333 21.87987778 9.70 0.0102

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 2.256678

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 3.0013

t Grouping Mean N trt

A 16.603 3 4

A 16.347 3 3

A 14.397 3 2

B 10.753 3 1

Page 199: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

197

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 67.53093333 13.50618667 7.18 0.0162

Error 6 11.28206667 1.88034444

Corrected Total 11 78.81300000

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.856850 9.153915 1.371257 14.98000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.01820000 0.00910000 0.00 0.9952

trt 3 67.51273333 22.50424444 11.97 0.0061

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.880344

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.7396

t Grouping Mean N trt

A 17.263 3 4

B A 16.847 3 3

B 14.517 3 2

C 11.293 3 1

8.13. Ket qua xu ly thi nghiem bon lan vu Xuan 2004 - 2005 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 4 1 2 3 4

Number of observatioNS 12

The GLM Procedure

Dependent Variable: Cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 66.6133333 13.3226667 1.87 0.2341

Error 6 42.7733333 7.1288889

Corrected Total 11 109.3866667

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean

0.608971 7.514065 2.669998 35.53333

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 54.50666667 27.25333333 3.82 0.0850

trt 3 12.10666667 4.03555556 0.57 0.6572

t Tests (LSD) for Cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 7.128889

Page 200: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

198

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 5.3344

t Grouping Mean N trt

A 37.067 3 4

A 35.733 3 1

A 34.933 3 3

A 34.400 3 2

Dependent Variable: Cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 141.1200000 28.2240000 2.54 0.1438

Error 6 66.6666667 11.1111111

Corrected Total 11 207.7866667

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean

0.679158 9.398496 3.333333 35.46667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 74.98666667 37.49333333 3.37 0.1042

trt 3 66.13333333 22.04444444 1.98 0.2179

t Tests (LSD) for Cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 11.11111

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 6.6597

t Grouping Mean N trt

A 38.933 3 3

A 36.000 3 2

A 34.400 3 4

A 32.533 3 1

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 76.5200000 15.3040000 1.72 0.2637

Error 6 53.4400000 8.9066667

Corrected Total 11 129.9600000

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.588797 8.406772 2.984404 35.50000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 64.32000000 32.16000000 3.61 0.0935

trt 3 12.20000000 4.06666667 0.46 0.7224

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 8.906667

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 5.9625

t Grouping Mean N trt

A 36.933 3 3

A 35.733 3 4

A 35.200 3 2

Page 201: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

199

A 34.133 3 1

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 20.70090000 4.14018000 2.51 0.1472

Error 6 9.91460000 1.65243333

Corrected Total 11 30.61550000

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.676158 7.864607 1.285470 16.34500

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 0.39260000 0.19630000 0.12 0.8900

trt 3 20.30830000 6.76943333 4.10 0.0670

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.652433

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.5682

t Grouping Mean N trt

A 17.857 3 4

B A 16.727 3 3

B A 16.527 3 2

B 14.270 3 1

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 43.12718333 8.62543667 4.01 0.0604

Error 6 12.91068333 2.15178056

Corrected Total 11 56.03786667

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.769608 9.703825 1.466895 15.11667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 2.86031667 1.43015833 0.66 0.5486

trt 3 40.26686667 13.42228889 6.24 0.0283

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 2.151781

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.9307

t Grouping Mean N trt

A 16.927 3 4

A 16.917 3 3

B 13.753 3 2

B 12.870 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Page 202: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

200

Model 5 28.12930833 5.62586167 3.22 0.0937

Error 6 10.49518333 1.74919722

Corrected Total 11 38.62449167

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.728276 8.408406 1.322572 15.72917

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 1.32381667 0.66190833 0.38 0.7002

trt 3 26.80549167 8.93516389 5.11 0.0433

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.749197

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.6424

t Grouping Mean N trt

A 17.387 3 4

A 16.817 3 3

B A 15.143 3 2

B 13.570 3 1

8.14. Ket qua xu ly thi nghiem bon kali vu Xuan 2004 - 2005 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

rep 3 1 2 3

trt 4 1 2 3 4

Number of observatioNS 12

Dependent Variable: Cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 77.1200000 15.4240000 1.53 0.3077

Error 6 60.4800000 10.0800000

Corrected Total 11 137.6000000

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean

0.560465 8.918263 3.174902 35.60000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 54.72000000 27.36000000 2.71 0.1447

trt 3 22.40000000 7.46666667 0.74 0.5654

t Tests (LSD) for Cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 10.08

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 6.3431

t Grouping Mean N trt

A 37.067 3 4

A 36.800 3 3

A 34.667 3 2

A 33.867 3 1

Page 203: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

201

Dependent Variable: Cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 120.6400000 24.1280000 1.71 0.2661

Error 6 84.8000000 14.1333333

Corrected Total 11 205.4400000

R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean

0.587227 10.80297 3.759433 34.80000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 67.52000000 33.76000000 2.39 0.1726

trt 3 53.12000000 17.70666667 1.25 0.3711

t Tests (LSD) for Cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 14.13333

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 7.511

t Grouping Mean N trt

A 37.067 3 4

A 36.000 3 2

A 34.667 3 3

A 31.467 3 1

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 89.7333333 17.9466667 1.53 0.3071

Error 6 70.2666667 11.7111111

Corrected Total 11 160.0000000

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.560833 9.722017 3.422150 35.20000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 59.12000000 29.56000000 2.52 0.1602

trt 3 30.61333333 10.20444444 0.87 0.5061

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 11.71111

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 6.8371

t Grouping Mean N trt

A 37.067 3 4

A 35.733 3 3

A 35.333 3 2

A 32.667 3 1

Dependent Variable: NS2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 51.25524167 10.25104833 6.98 0.0174

Page 204: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

202

Error 6 8.81265000 1.46877500

Corrected Total 11 60.06789167

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.853289 7.110528 1.211930 17.04417

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 35.90561667 17.95280833 12.22 0.0077

trt 3 15.34962500 5.11654167 3.48 0.0904

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.468775

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.4213

t Grouping Mean N trt

A 18.9267 3 4

B A 16.8300 3 3

B 16.4700 3 2

B 15.9500 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 43.55081667 8.71016333 4.66 0.0440

Error 6 11.22265000 1.87044167

Corrected Total 11 54.77346667

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.795108 8.381865 1.367641 16.31667

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 22.73561667 11.36780833 6.08 0.0361

trt 3 20.81520000 6.93840000 3.71 0.0807

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.870442

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.7324

t Grouping Mean N trt

A 18.577 3 4

B 15.790 3 3

B 15.610 3 2

B 15.290 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 5 46.64424167 9.32884833 6.57 0.0201

Error 6 8.51765000 1.41960833

Corrected Total 11 55.16189167

Page 205: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

203

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.845588 7.143481 1.191473 16.67917

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

rep 2 28.82061667 14.41030833 10.15 0.0119

trt 3 17.82362500 5.94120833 4.19 0.0643

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 6

Error Mean Square 1.419608

Critical Value of t 2.44691

Least Significant Difference 2.3804

t Grouping Mean N trt

A 18.7467 3 4

B 16.3100 3 3

B 16.0400 3 2

B 15.6200 3 1

8.15.Ket qua xu ly thi nghiem vun goc vu Xuan 2004 - 2005 The GLM Procedure

Class Level Information

Class Levels Values

Row 3 1 2 3

Column 3 1 2 3

Trt 3 1 2 3

Number of observatioNS 9

The GLM Procedure

Dependent Variable: cugiong2004

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 144.8133333 24.1355556 10.04 0.0933

Error 2 4.8066667 2.4033333

Corrected Total 8 149.6200000

R-Square Coeff Var Root MSE cugiong2004 Mean

0.967874 4.506595 1.550269 34.40000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 12.48666667 6.24333333 2.60 0.2779

Column 2 43.58000000 21.79000000 9.07 0.0993

Trt 2 88.74666667 44.37333333 18.46 0.0514

t Tests (LSD) for cugiong2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 2.403333

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 5.4463

t Grouping Mean N Trt

A 38.667 3 3

B A 33.333 3 2

B 31.200 3 1

Page 206: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

204

The GLM Procedure

Dependent Variable: cugiong2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 143.7333333 23.9555556 7.24 0.1263

Error 2 6.6155556 3.3077778

Corrected Total 8 150.3488889

R-Square Coeff Var Root MSE cugiong2005 Mean

0.955999 5.681558 1.818730 32.01111

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 28.04222222 14.02111111 4.24 0.1909

Column 2 25.54888889 12.77444444 3.86 0.2057

Trt 2 90.14222222 45.07111111 13.63 0.0684

t Tests (LSD) for cugiong2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 3.307778

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 6.3894

t Grouping Mean N Trt

A 36.033 3 3

B A 31.700 3 2

B 28.300 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: CugiongTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 136.8200000 22.8033333 7.72 0.1191

Error 2 5.9088889 2.9544444

Corrected Total 8 142.7288889

R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean

0.958601 5.175526 1.718850 33.21111

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 16.68222222 8.34111111 2.82 0.2616

Column 2 30.66888889 15.33444444 5.19 0.1615

Trt 2 89.46888889 44.73444444 15.14 0.0620

t Tests (LSD) for CugiongTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 2.954444

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 6.0385

t Grouping Mean N Trt

A 37.367 3 3

B A 32.533 3 2

B 29.733 3 1

Dependent Variable: NS2004

Page 207: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

205

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 59.44460000 9.90743333 12.05 0.0786

Error 2 1.64435556 0.82217778

Corrected Total 8 61.08895556

R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean

0.973083 7.090678 0.906740 12.78778

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 8.58728889 4.29364444 5.22 0.1607

Column 2 9.67368889 4.83684444 5.88 0.1453

Trt 2 41.18362222 20.59181111 25.05 0.0384

t Tests (LSD) for NS2004

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 0.822178

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 3.1855

t Grouping Mean N Trt

A 15.1267 3 3

A 13.2800 3 2

B 9.9567 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NS2005

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Model 6 54.34326667 9.05721111 10.98 0.0858

Error 2 1.65028889 0.82514444

Corrected Total 8 55.99355556

R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean

0.970527 7.641248 0.908375 11.88778

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 7.18868889 3.59434444 4.36 0.1867

Column 2 8.67908889 4.33954444 5.26 0.1598

Trt 2 38.47548889 19.23774444 23.31 0.0411

t Tests (LSD) for NS2005

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 0.825144

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 3.1912

t Grouping Mean N Trt

A 14.5433 3 3

B A 11.6200 3 2

B 9.5000 3 1

The GLM Procedure

Dependent Variable: NSTB

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F

Page 208: Tailieu.vncty.com   nghien cuu-dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_bien_phap_ky_thuat_tang_nang_suat_khoai_tay_tren_dat_ruong_mot_vu_lua_tai_tinh_bac_kan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

206

Model 6 56.08793333 9.34798889 11.76 0.0804

Error 2 1.58926667 0.79463333

Corrected Total 8 57.67720000

R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean

0.972445 7.223842 0.891422 12.34000

Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F

Row 2 7.83406667 3.91703333 4.93 0.1687

Column 2 9.13340000 4.56670000 5.75 0.1482

Trt 2 39.12046667 19.56023333 24.62 0.0390

t Tests (LSD) for NSTB

Alpha 0.05

Error Degrees of Freedom 2

Error Mean Square 0.794633

Critical Value of t 4.30265

Least Significant Difference 3.1317

t Grouping Mean N Trt

A 14.8367 3 3

B A 12.4500 3 2

B 9.7333 3 1