15

Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
Page 2: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

Mọi góp ý, phản hồi và bài viết đóng góp cho

Tập san TOPICA

xin vui lòng gửi về địa chỉ email:

[email protected]

03. Đại diện duy nhất của Việt Nam

tại cộng đồng giảng viên hàng đầu thế giới

04. Gọi vốn thời khủng hoảng:

Start-up công nghệ đi tìm chìa khóa vàng

06. Xây dựng nhân hiệu:

Chìa khóa thành công cho tương lai

08. Cuộc cách mạng E-learning tại Anh

đang đến cao trào

10. Chia sẻ yêu thương 6:

Bắc Nam hướng về miền Trung ruột thịt

11. Bí kíp để có bảng điểm “như mơ”

12. Người “đọc” lời của ảnh

13. Bài học Marketing: Bán lược cho sư

14. Thơ tình quản trị

TẬP SAN TOPICA

Số 42

Tin tức tháng 10/2013

Tập san TOPICA tháng 10

02 Tin tức

Page 3: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

03 Tin tức

Đại diện duy nhất của Việt Nam tại cộng đồng giảng viên hàng đầu thế giới

T hời gian qua, TOPICA tích

cực đẩy mạnh các hoạt động

nâng cao chất lượng giảng dạy,

vươn tầm phát triển ra thế giới.

Trong những chuyến thăm và làm

việc, các buổi hội thảo cấp cao tại

nước ngoài, đại diện của TOPICA

luôn để lại cho đối tác những ấn

tượng tích cực. Mới đây nhất, thầy

Phan Thế Công, giảng viên chuyên

môn, chuyên gia cap cấp về chất

lượng sư phạm của TOPICA,

Trưởng Bộ môn Kinh tế - ĐH

Thương Mại được lựa chọn là đại

diện duy nhất của Việt Nam trở

thành thành viên chính thức của tổ

chức KLEMS Châu Á tại Hội thảo

quốc tế ASIA KLEMS lần thứ 2 tại

Seoul, Hàn Quốc.

Thầy Phạm Thế Công (đứng giữa) và đại diện các quốc gia khác tại buổi hội thảo

Trong phần trình bày tại hội thảo,

đại diện duy nhất của Việt Nam

bày tỏ mong muốn nhận được sự

hỗ trợ, cộng tác từ các nhà

nghiên cứu, các giảng viên để xây

dựng bộ dữ liệu chuẩn, cung cấp

miễn phí cho các học giả, sinh

viên, nghiên cứu sinh về Việt

Nam. Hội thảo diễn ra trong bối

cảnh quyết tâm đẩy mạnh xây

dựng cộng đồng nhà nghiên cứu,

giảng viên, sinh viên; tăng cường

kết nối vì sự phát triển của nền

giáo dục.

KLEMS châu Á là thành viên của KLEMS thế giới - một tổ chức phi lợi nhuận, cộng đồng của các nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới. Mỗi nước có một cá nhân duy nhất đại diện cho quốc gia mình, xây dựng bộ dữ liệu theo mẫu chung do KLEMS thế giới yêu cầu. Và thầy Phan Thế Công là đại điện duy nhất này của Việt Nam. Bộ dữ liệu theo mẫu của KLEMS sẽ được cung cấp miễn phí trong tương lai giúp các nhà nghiên cứu có thể so sánh tăng trưởng theo năng suất 72 ngành chủ yếu trong tất cả các nền kinh tế.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Page 4: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

C ác bạn start-up đừng bao giờ nghĩ rằng mình đi “xin” đầu tư. Bởi đơn giản, bạn

đang trao cho các nhà đầu tư cơ hội có thêm có thật nhiều tiền. Nhà đầu tư có 1 triệu USD, còn bạn có 10 triệu USD. Hãy thuyết phục nhà đầu tư cho bạn mượn 1 triệu đô đó để đánh chiếc chìa khóa vàng mở chiếc hòm có 10 triệu đô của bạn, chia sẻ của anh Victor La-vrenko – Founder Cốc cốc tại sự kiện “Gọi vốn thời khủng hoảng", ngày 02/10/2013.

LÀM SAO ĐỂ “TỎ

TÌNH” VỚI CÁC NHÀ

ĐẦU TƯ??

ĐÓN BÃO HAY

TRÁNH BÃO???

ĐI TÌM CHÌA KHÓA

VÀNG

Gọi vốn thời khủng hoảng: Startup công nghệ đi tìm chìa khóa vàng

Anh Hajime là founder của Second - ứng dụng chia sẻ ảnh

được ưa chuộng tại Nhật, hứa hẹn sẽ mang lại 10 triệu

người dùng trên toàn thế giới vào năm 2014. “Đừng kể về

qúa khứ, hãy làm và chứng minh những việc bạn làm được

trong tương lai. Các nhà đầu tư không thích yêu bằng tai”,

anh Hajime hóm hỉnh chia sẻ. Theo anh Hajime, để tỏ tình

thành công, startup cần nắm trong tay 5 yếu tố: Team hoàn

thiện; Thị trường tiềm năng; Sản phẩm hay và lạ; Tính khả

thi và khả năng phát triển trong tương lai.

Đồng thời, anh Hajime cam kết sẽ hỗ trợ những startup có

đam mê và năng lực: “Chúng tôi sẽ giành cho các bạn một

khoản đầu tư từ $3000 đếb $25000, giúp các bạn mài giũa

khả năng kinh doanh và kết nối các bạn với những cộng

đồng kinh doanh trong khu vực như Thái Lan hay Singa-

pore. Tôi hi vọng sau này sẽ được gặp lại các bạn trên

cương vị là những đồng sự”.

Anh Hajime Hotta – Founder của Second: “Làm sao để “tỏ tình” với các nhà đầu tư?”

Anh Hajime chia sẻ về cách "tỏ tình" với các nhà đầu tư

04 Tin tức

Page 5: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

05 Tin tức

Anh Nguyễn Quang Đức – Founder Yton: Đón bão hay tránh bão?

Anh Nguyễn Quang Đức – Founder của Yton,

vừa gọi được vốn Series A lớn nhất từ trước đến

nay, sản phẩm duy nhất đoạt giải Sao Khuê 5

sao năm 2013, đã tham gia chia sẻ cùng các

startup.

Nếu ví khủng hoảng là một cơn bão, chúng ta có

hai cách để vượt qua nó: một là tìm nơi an toàn

để trú ẩn, hai là đi qua mưa gió để tới những

ngày nắng đẹp. Với những người trẻ tuổi, giàu

hoài bão thì cách thứ nhất chắc chắn không phải

là gợi ý hay. Đối thủ lớn nhất mà tôi phải đấu

tranh tư tưởng khi lựa chọn B2B hay B2C là

chính mình. Thời đó, tất cả những gì tôi có là đội

ngũ cộng sự, sản phẩm và mô hình kinh doanh.

Quan trọng là cả nhóm đồng tâm hợp lực, hiểu sản

phẩm và mô hình kinh doanh mình đang hướng đến là

gì, sẽ phát triển ra sao trong tương lai. Với sự cố gắng

của toàn đội, đến giờ này tôi tin rằng chúng tôi đã

vượt qua cơn bão. Chúng tôi đang chờ những cơn

bão tiếp theo”.

Anh Victor Lavrenko – Founder Cốc cốc: Đi tìm chìa khóa vàng.

Cốc cốc hiện đang xếp thứ 7 trong top các

trang web được ưa chuộng hàng đầu tại

Việt Nam và xếp thứ 3 trong số các công

cụ tìm kiếm bằng tiếng Việt. Theo anh

Victor, khi khủng hoảng, thông minh thôi

chưa đủ, và chẳng có nhà đầu tư nào dễ

dàng đưa tiền cho bạn. Hãy cho họ thấy

kinh nghiệm trong quá khứ của bạn để họ

tin tưởng rằng bạn có thể mở khóa thành

công”. Một điều quan trọng nữa theo

Founder Cốc Cốc là cần phải biết bạn là ai

trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

“Chúng tôi biết không đủ sức vượt Google

trong mảng công cụ tìm kiếm thông tin đa ngôn ngữ. Ở Mỹ,

Google thỏa mãn 99% nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng.

Tuy nhiên, ở mảng tìm kiếm bằng tiếng Việt, tôi tin chúng tôi

có thể cạnh tranh. Các bạn muốn thành công thì đầu tiên cần

biết mình có điểm mạnh điểm yếu ra sao và có thể vượt qua

đối thủ ở lĩnh vực nào, rồi mới xây dựng chiến lược hành

động hợp lí và hiệu quả”.

2013 là một năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, rất nhiều lĩnh vực đã bị ảnh hưởng, còn với các start-up công nghệ thì sao? Liệu họ có kêu gọi được đầu đầu tư trong trong thời khủng hoảng này? Tại chương trình "Gọi vốn thời khủng hoảng" do TOPICA Founder Institute kết hợp với các đơn vị Action.vn, Techdaily.vn, HATCH, Gik.vn, và câu lạc bộ DEL (đại học Hà Nội) tổ chức ngày 02/10/2013, gần 200 khách tham dự chương trình đã tìm được câu trả lời cho mình.

Page 6: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

Xây dựng nhân hiệu: Chìa khóa thành công cho tương lai

D iễn giả đã giải đáp và chia sẻ những vấn

đề nóng hổi: phân biệt “nhân hiệu” với

“thương hiệu”, tại sao phải xây dựng nhân hiệu và

vai trò của nó trong công việc và cuộc sống, cách

thiết lập mạng lưới quan hệ xã hội… Bên cạnh đó

là những câu chuyện thực tiễn đầy thú vị về quá

trình xây dựng nhân hiệu của chính diễn giả và

các anh chị sinh viên tham gia chương trình .

Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả:

- Anh Trần Quốc Khánh, Nhà sản xuất kiêm dẫn

chương trình talk-show "Smart Money" - Đồng

tiền thông minh, "Vietnam & Me" - Tôi và Việt

Nam, kênh truyền hình kinh tế tài chính FBNC.

- Chị Huỳnh Thị Trường An, Giám đốc Marketing

và Phát triển kinh doanh, thương hiệu

SmilesCard, Customer Smile Jsc.

Nằm trong chuỗi chương trình định hướng và phát triển kỹ năng kinh doanh và khởi nghiệp cho sinh viên, ngày 6/10 vừa qua, tại Tổ hợp giáo dục TOPI-CA miền Nam, CLB Phát triển sự nghiệp và Ban Công tác SV TOPICA đã tổ chức thành công hội thảo "Personal Branding - Kỹ năng xây dựng nhân hiệu", với sự tham gia nhiệt tình của các anh chị sinh viên đến từ các chương trình đối tác của TOP-ICA cũng như các bạn sinh viên đến từ nhiều trường Đại học trong TP.HCM.

Diễn giả Huỳnh Thị Trường An nhiệt tình chia sẻ

với các bạn trẻ xung quanh vấn đề nhân hiệu

06 Tin tức

Theo anh Quốc Khánh, việc xây dựng nhân hiệu

phụ thuộc vào cá tính mỗi người, do đó sẽ không

có một chuẩn mực thống nhất. Nói cách khác,

nhân hiệu chính là hình ảnh và giá trị mà bạn

muốn tạo ra, muốn hướng đến và được mọi

người công nhận. Xây dựng nhân hiệu là một quá

trình lâu dài và bền bỉ, dù là sinh viên đang còn

ngồi trên ghế nhà trường hay người đã đi làm

cũng nên trang bị cho mình một nhân hiệu tốt, vì

đó là một trong những nhân tố dẫn đến thành

công trong tương lai.

Page 7: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

Đặc biệt ở phần giao lưu, nhiều sinh viên đặt ra

những câu hỏi rất hay, chẳng hạn như: Mạng xã

hội và tác động của nó đến nhân hiệu của giới trẻ

hiện nay, “vốn tự có” trong việc xây dựng nhân

hiệu đối với sinh viên mới ra trường, nhân hiệu

đối với nhà quản lý: nên mềm mỏng hay cứng

rắn…

Hãy cùng xem lại một số hình ảnh trong chương

trình: "Xây dựng nhân hiệu là một trong những nhân tố thành

công trong tương lai" - Diễn giả Trần Quốc Khánh

Việt Hoàng

Tin tức 07

Page 8: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

08 Tin tức

Vài tháng trước, ông David Willetts, Chủ tịch Hội

Liên hiệp các trường Đại học Khoa học Vương

quốc Anh đã kêu gọi các trường đầu tư vào giảng

dạy trực tuyến. Đây không chỉ là một lời kêu gọi

hành động, mà là một dấu hiệu cho thấy cuộc cách

mạng E-learning đang lên đến cao trào trong danh

sách ưu tiên của chính phủ Anh.

Cuộc cách mạng E-learning tại Anh đang đến

cao trào

Mở rộng quy mô

D o những thay đổi trong nền giáo dục, các nhà

cải cách đại học cần xem xét học tập trực

tuyến như một công cụ đào tạo toàn cầu, tăng

cường khả năng tiếp cận sinh viên và thu nhập cho

nhà trường. Sự suy giảm trong tuyển sinh ở các trường đại học

cả hai bên bờ Đại Tây Dương một lần nữa cho thấy

tầm quan trọng của việc các trường cần đổi mới để

cạnh tranh hơn. Theo lý thuyết kinh tế, khi thị trường

trì trệ, một trong những giải pháp tốt nhất là mở rộng

phạm vi hoạt động và tìm ra thị trường mới. Nhưng

với giáo dục đại học, việc phát triển phụ thuộc rất

nhiều vào cơ sở hạ tầng và nhân lực. Chuyển sang

giáo dục xuyên quốc gia dễ khiến các trường gặp trở

ngại lớn. Và trong hoàn cảnh đó, giáo dục trực tuyến

là cứu cánh giúp các trường quản lý và vận hành

việc phát triển ra môi trường quốc tế một cách hiệu

quả.

E-learning không thay thế giáo dục truyền thống. Một

số trường đại học đi đầu về đổi mới hiểu rằng học

tập trực tuyến bổ sung những gì tích cực và hiện đại

để tạo nên môi trường học tập hoàn hảo nhất cho

mọi người. Học trực tuyến làm phong phú nền giáo

dục bằng cách tiếp cận thị trường mới mà giáo dục

truyền thống ít chạm tới, ví dụ nhóm tuổi trên 24.

Học trực tuyến đáp ứng nhu cầu của mọi người, ở

các lứa tuổi khác nhau, đang tìm kiếm một loại hình

đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyên môn của mình trên

con đường sự nghiệp. Học trực tuyến là một trong

những phát minh mang tính cách mạng nhất kể từ

thời Gutenberg tạo ra máy in. Nó thực sự là một

cách tuyệt vời để mở rộng việc tiếp cận giáo dục ở

mức độ toàn cầu. Một trong những lợi thế dễ nhận thấy ở E-learning là

thị trường mới này dễ khai thác. Nhu cầu học tập

của những người ở xa vùng trung tâm càng ngày

càng tăng cao chính là cơ hội cho học trực tuyến.

Page 9: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

10 09 Tin tức

Mạng lưới toàn cầu

Công dân toàn cầu đi kèm với tinh thần trách nhiệm xã

hội. Trách nhiệm này vượt ra ngoài việc góp một tấm

séc cho tổ chức từ thiện. Với tư tưởng tương tác toàn

cầu, học tập trực tuyến kích thích nhận thức đó. Khi

người học không có cơ hội ra khỏi đất nước đột nhiên

thấy mình tích hợp vào một mạng lưới hàng chục

nghìn người từ nhiều quốc gia, chắc chắn họ cảm thấy

mình là một phần của thế giới - họ trở thành công dân

toàn cầu. E-Learning quan trọng không chỉ là vì bằng cấp, mà

còn do sự chuyên nghiệp trong đào tạo. Đây là xu

hướng mà các công ty trong nền kinh tế tri thức cạnh

tranh hướng tới trong tương lai. Có một số yếu tố

quyết định sự thành công của một người nào đó trong

“ngôi làng” toàn cầu, nhưng một yếu tố quan trọng là

làm thế nào các tổ chức tương tác với nhau và với các

sinh viên trên toàn thế giới có hiệu quả. E-Learning

đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tương

tác này.

Một trong những thế mạnh của mạng Internet đối với E

-learning là việc có thể liên kết các cộng đồng địa

phương và toàn cầu, chứ không phải là tiếp cận họ

nhưng bị ngăn cách bởi địa lí. Ví dụ, thông qua giáo

+ 77% tập đoàn Mỹ áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến. + 72% công ty được khảo sát cho biết giáo dục trực tuyến giúp doanh nghiệp của họ luôn thích ứng với những thay đổi. + 51% công ty dành ít nhất 1 khóa đào tạo trực tuyến mỗi năm cho trên 50% nhân viên của mình.

dục trực tuyến, một nhóm giáo viên và sinh viên

tại châu Á có thể liên kết với một nhóm khác ở

châu Âu hay Mỹ La tinh. Điều này có nghĩa rằng

các trường đại học có thể đóng góp đáng kể vào

“ngôi làng” toàn cầu, được các đối tác doanh

nghiệp và cộng đồng mạng đánh giá cao giá trị

của tri thức toàn cầu và chuyên môn. Kết luận

Học tập trực tuyến đang là một chiều hướng phát

triển hoàn toàn mới cho giáo dục đại học. Khi

chất lượng giáo dục đại học được nâng cao hơn

nữa, nó sẽ tiếp tục kích thích sự phát triển của

nền kinh tế tri thức, tăng uy tín và tài chính cho

các trường. Học tập trực tuyến không thay thế

mô hình học tập truyền thống. Nhưng học tập

trực tuyến đang là một trong những cơ hội thú vị

nhất cho việc học tập trong vòng vài thế kỷ qua.

Nguồn: universityworldnews.com

Page 10: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

10 Tin tức

Tiếp nối các hoạt động chia sẻ yêu thương, CLB

Tình nguyện TOPICA phát động chương trình Chia

sẻ yêu thương 6 – Bắc Nam hướng về Miền Trung

ruột thịt. Hai cơn bão lớn liên tiếp đổ bộ vào miền

Trung đã gây ra nhiều hậu quả to lớn, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Đặc

biệt, tại vùng rốn lũ Xã Kim Sơn 2 (Huyện Hương

Sơn - Hà Tĩnh), trong trận lũ quét lịch sử xảy ra

những ngày qua, hơn 400 hộ dân Kim Sơn 2 bị

nhấn chìm trong biển nước. Nhà cửa, trường

học,... chỉ còn là đống đổ nát, tang thương, nhiều

hộ dân đang đối diện với cảnh màn trời, chiếu

đất.

CLB Tình nguyện TOPICA mong muốn nhận

được sự chung tay cùng "Chia sẻ yêu thương"

xoa dịu nỗi đau với trẻ em và người dân vùng lũ

trong chương trình "Chia sẻ yêu thương 6" trong

tháng 11 tới.

Page 11: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

11 Tin tức

100% số môn học đạt điểm tổng kết

trên 9, một nửa trong đó là

trên 9,5 - đó là bảng điểm "như mơ" của anh

Vương Thanh Giang – sinh viên lớp C24 chương

trình HOU-TOPICA, phó phòng Kế hoạch Giá

thành – Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam

(Vinacomin) sau 5 tháng học tập. Ngoài việc là

cấp quản lý trong Tổng công ty khai thác khoáng

sản hàng đầu, anh Giang còn là một sinh viên tích

cực trong học tập, đạt thành tích tốt và thường

xuyên có những phản hồi tích cực nhằm hoàn

thiện học liệu chương trình học.

Chia sẻ về bí kíp học tập “khủng”, anh Vương

Thanh Giang chia sẻ: “Điều quan trọng nhất để có

được kết quả học tập tốt là cần đầu tư thời gian

học tập hợp lí và chuẩn bị cho mình tinh thần học

tập thoải mái. Trước khi thi tôi dành một tuần để

ôn lại bài và làm lại các dạng bài tập mẫu, đồng

thời trao đổi kinh nghiệm với bạn bè và các anh

chị khóa trước".

Ngoài làm tốt công việc chuyên môn, chăm lo gia

đình, bảo đảm học tập, anh Giang còn rất tích cực

đóng góp phản hồi xây dựng học liệu. Những ý

kiến của các anh chị sinh viên nói chung và anh

Giang nói riêng góp phần nâng cao chất lượng

học liệu. “Tôi rất tâm đắc với học liệu của

TOPICA. Học liệu ở đây đầy đủ, đa dạng, được

trình bày qua đa phương tiện, từ Power point,

PDF đến Mp3, Video bài giảng đến sách giáo

trình… để hỗ trợ sinh viên tối đa. Khi học hay làm

bài tập mà phát hiện ra lỗi gì tôi đều phản hồi lại

với các cô quản lí học tập. Các lỗi tuy không lớn nhưng

tôi mong muốn học liệu được hoàn thiện để sinh viên

TOPICA học tập hiệu quả hơn và tôi nghĩ đấy đều là

trách nhiệm của mỗi học viên TOPICA”.

Trong quá trình học tập, môn học để lại cho anh Giang

nhiều ấn tượng nhất là môn Phát triển kĩ năng cá nhân.

“Trước tôi học kĩ thuật, từ ngày được bổ nhiệm vị trí

phó phòng thấy hơi “đuối” về kiến thức quản lí. Môn

Phát triển kĩ năng cá năng giúp tôi bổ sung thêm nhiều

kĩ năng quan trọng trong công việc, trong cuộc sống

như kỹ năng làm việc nhóm, hài hòa trong quan hệ

đồng nghiệp, thời gian được sắp xếp hợp lý hơn. Nhờ

những kỹ năng này mà tôi thêm tự tin cả trong công

việc lẫn học tập. TOPICA là lựa chọn phù hợp với

những người vừa học vừa làm như tôi”.

Bí kíp để có bảng điểm “như mơ”

Với tinh thần chủ động và tích cực, anh Vương Thanh

Giang luôn đạt kết quả cao trong học tập, vừa gặt hái

nhiều thành công trong công việc

Page 12: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

Tin tức 12

Người“đọc”lờicủaảnh

[Event Title] Loca on: [Address] Date: Click here to enter a date.

Bùi Huyền Trang

Đ ược tiếp xúc từ nhỏ với những bức ảnh qua người ông của mình, nhiếp ảnh dần

trở thành niềm đam mê máu thịt của anh Phan Văn Long (sinh viên lớp O11 –

chương trình đào tạo HOU-TOPICA). Với nghệ danh Kenny Phan, anh Long đã và đang

gặt hái được nhiều giải thưởng của hội nhiếp ảnh Hà Nội. Anh Long cũng là 1 trong 3

đại diện của cộng đồng sinh viên TOPICA tham dự cuộc thi sáng tác ảnh Canon Pho-

toMarathon Việt Nam 2013, cuộc tìm kiếm đại diện ưu tú của Việt Nam tham gia khóa

đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp tại Nhật Bản

Theo anh Long, ngoài lòng đam mê, điều quan trọng nhất của người chụp ảnh là óc quan sát và sắp xếp bố cục. “Người

chụp ảnh giỏi là người thổi hồn được vào tấm ảnh, để người xem không chỉ “nhìn ảnh” mà còn hiểu được bức ảnh đang nói

gì. Mỗi bức ảnh có một tiếng nói riêng. Nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia là đọc, và dịch lời đó cho người nhìn nghe được”.

Mời các anh chị cùng ngắm những bức ảnh đẹp dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Kenny Phan – Phan Văn Long:

Page 13: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

13 Tin tức

M ột công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi

đã trao cho mỗi ứng viên 100 chiếc lược và đề

nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư

đã xuống tóc, làm sao bán được hàng. Hàng trăm

người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba

người bán được hàng.

Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã

bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ

không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng

chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư

thương tình mua giùm một chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa

trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư

trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và

thưa rằng: "Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam

tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không

thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một

vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử

chải tóc cho gọn gàng". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì

đồng ý mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất

vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp

thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta

lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến

thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có

tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết

tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người

làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty.

Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ

"Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật

nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và

mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty

đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù

nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan

sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người

thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm

lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể

nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây

xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta

đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng. Rõ ràng, ở

một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó

quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát

hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

Bài học Marketing:

Bán lược cho sư

Page 14: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

14 Tin tức

Thơ tình quản trị

Thân tặng các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh các chương trình đối tác của TOPICA

Thị trường rút lui Có lúc anh mơ, em nói với anh:

“ Không có gì bằng tình yêu chân thành tha thiết ”

Trong mỗi chiến lược kinh doanh anh dành cho em hết

Với khát khao rằng ta sớm được thành đôi

Chu kỳ sản phẩm cũng có giai đoạn thoái lui

Thị trường và nền kinh tế điều có thời kỳ khủng hoảng

Nhưng tình đôi ta không mất dần theo năm tháng

Bởi phát triển theo đường xoáy ốc chứ đâu phải hình sin

Nhưng........

Một tình yêu chưa được viết thành tên

Nó mãi mãi chỉ là hư ảo

Anh và em không cùng chung quỹ đạo

Cứ đi hoài mà chẳng được gặp nhau !!!!!

Định vị thị trường Anh tìm em trên những đoạn thị trường

Anh bắt gặp và mục tiêu từ đó

Anh ước ao tình yêu bỏ ngỏ

Xâm nhập vào để chẳng vấn đề chi

Phân tích tình yêu mạnh yếu điểm gì ?

Nguồn cung lớn hay nguồn cầu nhỏ hẹp ?

Đối thủ cạnh tranh nhỏ to chắc lép ?

Thị phần riêng mình có được bao nhiêu ?

Xác định thị phần Chiến lược tấn công còn trở ngại bao điều

Anh vấn quyết theo tận cùng dự án

Có mạo hiểm rủi ro thì thành công mới đáng

Kết quả thu về tỷ lệ thuận với rủi ro cao

Xâm nhập tim em thật khó biết bao !!!

Đã khác biệt rồi lại đa dạng hoá

Quà tặng đi kèm đồng thời giảm giá

Em vẫn là khách hàng khó tính mãi thôi

Lúc khó khăn anh đã tính chiến lược rút lui

Vào thị trường ngách rồi mà.....Em vẫn thế

Hay trong tim anh tình yêu chưa thể ?

Len chân vào giữa trăm đối thủ cạnh tranh

Sưu tập

Page 15: Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013

16 Tin tức