48
THỂ-PHÁP THẬT HÀNH TàI LIệU SưU TầM 2015 hai•không•một•năm HUỆ KHAI

THỂ-PHÁP THẬT HÀNH - tusachcaodai.files.wordpress.com · nào trong cửa Đạo không tiêu-diệt nó được, thì nền Đạo không bao giờ phát-triển. ... bài

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THỂ-PHÁP THẬT HÀNH

tài li ệ u s ư u tầ m 2015 hai•không•một•năm

H U Ệ K H A I

2

Ebook được làm bởi đánh máy lại bản photocopy có nhiều từ bị lu mờ hay thiếu mất. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: [email protected]

Thành thật tri ơn Soạn Giả HUỆ KHAI, Ngài đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc lượm lặt, sưu tập, biên khảo, cùng cho xuất bản phổ biến rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 28/08/2015Tầm Nguyên

3

THỂ-PHÁP THẬT HÀNHH U Ệ K H A I

4

5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 7

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 9

ĐOẠN THỨ NHỨT VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 13

ĐOẠN THỨ NHÌ NÓI VỀ NGÀY TẾT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 17

ĐOẠN THỨ BA VIỆC LẬP PHỦ-THỜ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 19

ĐOẠN THỨ TƯ VỀ VIỆC THỜ-PHƯỢNG � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 21

ĐOẠN THỨ NĂM VỀ NGƯỜI QUI LIỄU � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 23

ĐOẠN THƯ SÁU VỀ TANG TẾ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 25

ĐOẠN THỨ BẢY VỀ PHẦN NGHĨA ĐỊA� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 27

ĐOẠN THỨ TÁM VỀ PHẦN QUAN-HÔN � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 29

ĐOẠN THỨ CHÍN VIỆC COI NGÀY VÀ COI TUỔI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 33

6

ĐOẠN THỨ MƯỜI VỀ VIỆC THỜ PHƯỢNG KHÔNG CĂN BẢN � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 37

ĐOẠN THỨ MƯỜI MỘT VIỆC TẾ-LỄ ÔNG-BÀ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 39

ĐOẠN THỨ MƯỜI HAI VỀ VIỆC DỰNG HÌNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 41

XIN PHỤ THÊM VỀ VÃNG LỴ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 45

LỜI NÓI ĐẦU

7

LỜI NÓI ĐẦU

Kính Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ,Sở dĩ tôi soạn được quyển sách nầy là do

nơi công-phu nhiều năm lượm lặt, những Thánh-Ngôn, Thánh-Giáo và những lời vàng ngọc của Đức Thượng-Phụ Thiên-Quân trong 36 năm qua, tôi nhận định được tài-liệu nầy là một món ăn có bổ ích về mặt tinh-thần rất nên quí giá.

Nên tôi không nài khó nhọc soạn đi soạn lại nhiều

TÁC GIẢ CHƠN PHÁPHUỆ-KHAI

LỜI NÓI ĐẦU

8

bận để rút kinh-nghiệm và nhiên-cứu cân-lường cái sở hành của Chư toàn Đạo trong bao nhiêu năm qua, đối với Thể Đạo nó có ảnh hưởng được bao nhiêu phần trăm.

Thì thật ra Thể-Pháp của Đạo, mười phần chúng ta thật chưa được ba, mà nếu Thể-Pháp không được thực-hành được thì có trông mong gì đoạt đặng Bí Pháp để thành chánh-quả, bởi Bí Pháp và Thể-Pháp nó bán thể bán lý, nếu Thể-Pháp không đoạt được chẳng những phần hữu-hình mà nó có hại về phần Thiêng-Liêng của chúng ta chẳng nhỏ.

Còn về việc học hỏi với Đức Thầy, toàn cả Chức-Sắc ai ai cũng học được chẳng riêng gì một mình tôi, nhưng việc học ấy nó có khác nhau là: Chức-Sắc học về phương-pháp thật-hành trên mọi việc hành Chánh-Đạo, còn riêng tôi thì chỉ thỉnh-giáo việc sưu-tầm và tìm tàng những bài giảng Đạo, hoặc trên một cuộc nói chuyện với khách, vì lẽ đó mà những tài-liệu nó thành từ mãnh dụng, đến nay tôi soạn lọc để ráp lại thành câu mời suy-gẫm đoạt được cái Thánh-Ý của Đức Thầy, nó cao-siêu mầu-nhiệm võ đoán, tưởng lại trên thế-gian nầy chưa có một người thứ nhì nào sưu-tầm tới.

Trong lúc tôi soạn lại gặp nhiều giai-đoạn rất nên thắc mắc; bởi Đạo là lý có khi hiểu đặng mà không thể nào nói hoặc viết ra thành câu đặng, nên phải dùng lý để triết ra như thế nào cho Chư toàn Đạo dễ bề rờ nắm đặng, mà khỏi cần tốn công suy-gẫm.

Kính bútSoạn-giả: HUỆ-KHAI

(Phan-tấn-Sĩ)

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH

9

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH

Nói đến Thể-Pháp: Về chỗ tôi nhận xét theo tài-liệu trong quyển sách nầy, thì chỉ có

dâng lễ Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu là được hoàn toàn không còn ai sửa cải gì nữa đặng. Còn lại bao nhiêu việc khác thì mười phần chỉ thực-hành được năm ba mà thôi, lẽ nầy chúng ta suy xét ra cho kỹ thì mới hiểu đặng cái nguyên-nhân của nó do nơi đâu mà có. Đây tôi xin lấy lý để mà luận cho Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ dễ bề nhận xét: Đức Chí-Tôn thể như ông bầu gánh, còn chúng ta cũng như kép hát giả, lẽ nầy không còn ai chối cải nữa đặng là: Ông thầy tuồng viết tuồng quá sức hay, mà tại kép hát có một phần cũng quá sức dở, hát đã 36 năm mà nhơn-sanh coi chưa ngoạn mục là tại sao? Là tại ông thầy viết tuồng một nơi đào kép lại hát một ngã nên giàn không đâu, vì thế làm cho nên Đạo phải chịu lắm lần chìm nổi ngất ngư. Nếu chúng ta muốn thật-hành Thể-Pháp cho được mỹ-mãng, thì chẳng có chi hay hơn là trước nhứt phải diệt-trừ bè-phái và luôn cả bọn cường hào ác bá trong cửa Đạo, vì nó mà làm chia xẻ sự thương yêu, mất niềm hòa-khí, lần lần đi đến chỗ bất-chánh, bất-công thất-thứ loạn hàng, nồi da xáo thịt, nếu chúng ta còn dung-túng cho cái hậu-quả nầy nó tồn tại thì không bao giờ thật-hành Thể-Pháp cho đặng. Tôi dám quả-quyết rằng: Nếu ngày nào trong cửa Đạo không tiêu-diệt nó được, thì nền Đạo không bao giờ phát-triển.

Nên lời Đức Chí-Tôn có nói: Kẻ nào chia phe phân phái là đứa thù nghịch của Thầy, và ngày nào trước mắt các con còn thấy một việc bất-bình là Đạo chưa

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH

10

thành vậy.Nên sự công bằng là nền-tảng của Thể-Pháp cũng như

sự thương yêu là nên tảng của giềng Bảo-Sanh cho Càn-Khôn Thế-Giới, nó phải liên-quan mật-thiết với nhau mới đặng, bởi Đức-tin con người là nền-tảng của Đạo, nếu tín đồ mất đức tin rồi thì nền Đạo phải suy-vong, cũng như Thể-Pháp là nấc thang bước của linh-hồn, nếu Đạo không thật-hành được Thể-Pháp thì cũng như người không có nấc thang để bước, vì lẽ nên 36 năm qua anh em chúng ta trong cửa Đạo tu đặng bao nhiêu người thành Phật.

Đây là bằng chứng cụ-thể tôi xin trưng ra cho Chư toàn Đạo nghiệm xét.

Trừ Chức-Sắc Đại Thiên Phong ra là bực có tiền căn cựu-phẩm, vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống trần để xây nền chơn-giáo, khi làm xong phận-sự Đức Chí-Tôn đòi về là trở lại phẩm cũ ngôi xưa như, Chúa Jésus buổi nọ chứ chưa phải là người phàm tu thành Phật. Nếu vậy thì Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ xét lại coi, từ ngày Đức Chí-Tôn khai Đạo đến nay là 36 năm dài đăng đẳng, mà anh em bạn đồng thuyền chúng ta tu đặng bao nhiêu người thành Phật? Theo chỗ nhận xét thì có hai Ông được thành Thánh là Ông Phối-Thánh Phạm-Văn-Màn và Ông Phối-Thánh Búi-Ái-Thoại mà thôi, còn lại bao nhiêu nhiêu thì gọi là siêu rỗi, chứ chưa có bằng chứng cụ-thể nào chắc chắn gọi là thành Phật, là tại sao? Bởi Thể-Pháp nó hệ trọng cho con người một kiếp tu, nếu đoạt không đặng thì lấy đâu làm căn-bản để đoạt vị?

Nói đến Thể-Pháp, không phải một, hay hai người mà làm đặng mà phải tất cả toàn Đạo đồng thi-hành mới gọi là hiệu lực, nhưng buổi phôi thai nền Đạo mới gây tạo

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH

11

miễn là xây-dựng cho được trong vòng Thánh-Địa trước đã, rồi lần lượt sẽ lan rộng khắp nơi, chớ không phải thật-hành có một khóm một chòm mà gọi là đặng. Đây tôi xin lấy một cái ví-dụ cho chư toàn Đạo dễ hiểu.

Như ta muốn khai mở một con đường thì trước nhứt ta phải dung bồi phần đất của ta trước, rồi đến những phần đất gần gũi bên ta, gặp hầm thì lấp, gặp gò thì ban, gặp sông thì bắt cầu, đi từ xứ nầy sang xứ khác mới gọi là lưu-thông, chứ không phải đấp có một vuông đất của mình mà gọi rồi sao đặng?

Nên trước kia các vì Giáo-Chủ đến khai Đạo trong lúc các Ngài còn tại thế là thời kỳ Chánh-Pháp, mà các môn-đệ của các Ngài có thành Phật được mấy người đâu? Như Đức Thích-Ca đặng 4 người, 3 người bỏ thầy còn lại một. Đức Lão-Tử chỉ có một trò là Ngươn-Thủy. Đức Khổng-Tử dạy được tam thiên đồ đệ, thất thập nhị Hiền là nói cho nhiều, chứ thật ra chỉ có một Thầy Tăng-Sâm. Đây là một bằng chứng cụ thể: Khi Ngài nhắm mắt, kêu thầy Tăng-Sâm nói: Sâm hồ ngộ đạo nhứt dĩ hoàn chi, nghĩa là: Người Sâm ôi! Đạo chỉ có một người biết mà thôi. Đức Jésus 12 vị Thánh-Tông-Đồ khi thành Đạo chỉ còn có nửa người chứ không được trọn. Khi các vị Giáo-Chủ ấy qua đời, môn đệ của các Ngài mới soạn lại những bài thuyết-pháp in ra thành kinh sách, họ nghiên cứu kỹ lại mới tìm đặng cái yếu lý của Đạo. Chừng ấy họ mới nắm đặng cái chìa khóa bí-huyết để mở cửa Thiên-Đàng, từ đây họ mới thật-hành đúng theo Pháp-Giới để đoạt thành chánh quả, nên buổi nọ mới có hằng hà sa số Phật.

Chìa khóa bí quyết ấy ra sao, tôi cũng xin, lấy lý để mà luận cho chư Hiền-Huynh và chư Hiền-Tỷ dễ bề nhận xét.

THỂ-PHÁP THẬT-HÀNH

12

Vì như người làm vườn là họ đã biết trước được trồng thứ cây gì mà mấy năm có trái, tức là họ nắm được, cái chìa khóa bí quyết nên họ dám chịu cực nhọc dung phân tưới nước cho đến ngày kết quả, chớ có ai dại gì làm những việc mơ-hồ mà không có bỗ ích vào đâu.

Còn Đạo cũng thế: Khi họ nắm đặng cái chìa khóa bí quyết của Đạo rồi tức là họ hiểu được nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống là chỗ căn bản của họ buổi trước vinh-diệu muôn đời, còn hồng-trần cõi tạm là chỗ bị đọa đày mới đến đây để đền oan-nghiệt hoặc trả tội lỗi, nên làm ăn cực nhọc mới đủ nuôi sống hằng ngày, ngoài tứ khổ ra, còn thêm thấy những điều bất công bất chánh, sống được ít chục năm rồi chết, không có trở lại thăm vợ viếng con một lần nào, thật là rất nên bạc bẽo, họ thấu đáo được tới chỗ đó, họ mới dám thí-thân Đạo, đặng đoạt phẩm vị Thiêng-Liêng, chứ có ai dại gì tu hành ăn chay cho mệt xác. Chừng hiểu đặng họ mới đua chen nhau bồi công lập đức, chừng ấy cõi thế-gian nầy mới có cả hằng hà sa số Thần Thánh Tiên Phật.

Nên Thể-Pháp của Đạo Cao-Đài là cần phải thật-hành trên cả mọi phương diện, từ xác thịt cho đến linh-hồn, từ sự ấm no sức khỏe cho đến phần an cư lạc nghiệp, ta không trông thấy những kẻ ăn xin thất thiểu bên vệ đường, người tận thiện, vật tận mỹ, nhà không đóng cửa đường không lượm của rơi, mới lập được đời Minh-Đức Tân-Dân theo Thánh ý của Đức Chí-Tôn đã muốn.

Còn nói Thể-Pháp mười phần chúng ta thật-hành chưa được ba như thế nào, tôi cũng xin giải rõ trong 12 đoạn như sau đây cho Chư Hiền-Huynh Chư Hiền-Tỷ để dễ bề nhận xét.

ĐOạN THứ NHứT VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC

13

ĐOẠN THỨ NHỨT

VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC

Như vị Chức-Sắc may duyên học đặng với Thầy để làm Phép-Xác, thì chỉ biết làm

theo phận sự, còn đàng khác là người qui-liểu được cắt 7 dây oan nghiệt Chơn-Thần xuất khỏi xác có được trọn vẹn hoặc không trọn vẹn là tại sao?

Tôi xin lấy một ví-dụ cho Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ dễ hiểu: Như kẻ nấu rượu đồng thời cũng một men một giống, (tức là đồng thời cũng ăn mười ngày chay) mà người đặt lấy ra được 10 lít tức là người giữ tròn Đạo hạnh, còn kẻ lấy ra có một lít là bởi mắc phải tội tình gây nhiều oan nghiệt, nên người lấy ra được 10 lít tức là Chơn Thần xuất khỏi xác được trọn vẹn, còn kẻ lấy ra có một lít thì chín lít kia nó còn mắc kẹt trong xác hèm, tức là Chơn Thần còn dính trong xác thúi, thì làm thế nào cho nó rời rứt ra được mới gọi là tận độ chúng sanh? Nếu chúng ta khám phá được màn bí mật dòm qua thấy cảnh vô-vi thì thấy người đắc kiếp Chơn Thần được tươi sáng phương phi, còn kẻ bị tội tình nó khổ sở dường nào không thể tả.

Bởi Chơn Thần con người với xác thể như khuôn bọc rập, còn người qui liểu như con rắn lột, nếu đủ đầy công-quả khi qui-liểu người làm phép xác cắt 7 dây oan-nghiệt thì Chơn Thần xuất khỏi xác được trọn vẹn như vỏ con rắn lột, để làm xác thể cho Chơn Linh qui hồi cựu vị, thật là nó tốt tươi đẹp đẽ vô cùng.

ĐOạN THứ NHứT VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC

14

Còn kẻ không đủ đầy âm chất Chơn-Thần cũng xuất ra được, nhưng được phần nào vậy thôi, còn bao nhiêu bị dính với cái xác thúi lột không đặng, thì Chơn-Thần người ấy cũng như kẻ ăn mày bận áo rách, trông rất bạc nhược yếu ớt như người đau mới mạnh, nhờ các Đấng Thiêng Liêng dìu đỡ về ngôi vị, và Đức Cao Thượng Phẩm cầm cây quạt Long-Tu Phiếm, đón nơi Thiên-Môn, quạt cho Chơn-Thần bay về Tây Phương Cực Lạc, nhưng về cõi vô hình, nghèo hơn ai hết, nên lấy làm xấu hổ không dám ngó mặt bạn đồng thuyền, nhớ đến của cải ở thế gian mà hối tiếc[1] nên tức mình, trước sau rồi cũng phải trở xuống trần, tá mẫu đầu sanh đặng lập công cho bằng anh em đồng đạo, nhưng khổ một đều là: Khi xuống trần biết có nhớ hay không? hay gặp công danh phú quí mà quên hết những lời ký hứa? Vì vậy nên các vì Nguyên-nhân ngày nay còn đang lặn hụp trong biển trầm luân chưa thoát.

Còn 36 năm qua có một phần anh em qui-liểu: chưa phải mỗi người đều được hân-hạnh làm phép xác, cắt 7 dây oan-nghiệt hết đâu, như kẻ ở thôn quê hẻo lánh, xa Chức-Sắc, hoặc ở các Tỉnh không có Chức-Sắc biết làm phép xác, rồi mới nghĩ sao? Lẽ tức nhiên là Chơn-Thần nó còn dính với xác thúi. Như người hiền thì sợi dây oan nghiệt nó mỏng có thể đi đặng xa vời, còn kẻ dữ thì sợi dây nó lớn, nó buộc sát Chơn-Thần với xác thúi, mặc dầu Chơn-Thần dòm thấy xác thúi biết gớm biết chê, nhưng không thể nào rời rút ra đặng, dầu có ráng sức chòi đạp chạy đi, thì kết cuộc cũng bị sợi dây nó rút lại để ôm cái xác thúi. Cũng như đứa trẻ bị xiềng trong gốc cây bằng dây cao su, chúng nó quyết lấy hết tốc lực chạy cho đứt [1] Của cải thế-gian là Chơn-Thần còn dính trong xác thúi lột đem

theo không đặng.

ĐOạN THứ NHứT VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC

15

sợi dây, nhưng mãn trớn rồi sợi dây nó từ từ thun lại mà ôm sát gốc cây.

Bấy giờ chúng ta tính cách nào đặng cứu rỗi các Chơn hồn và giải thoát cho họ kẻo tội nghiệp.

Tôi còn nhớ lại Đức Thầy có dạy: Mỗi một thời Giáo-Tông là phải lấy cốt một lần, đến sau một thời gian, Đức Thầy cho biết trong một bài giảng Đạo, Đức Thầy nói: Buổi nổ Thái Cực tung bay ra muôn ngàn mảnh vụn, sau những mảnh vụn ấy nguội dần, thành quả Địa-Cầu, Đức Phật-Mẫu chuyển Âm-quang tượng Khí Ngũ-hành để nuôi sống, nên con người do nơi Thái-Cực mà đến, khi chết cũng do nơi Thái-Cực mà trở về cái Ngươn-Trí Vô-Biên mới có thể giải thoát được. Đó là lời thuyết giáo, còn việc làm của Đức Thầy thì đúng ngày giờ là phải lấy cốt, như lấy cốt Đức Quyển Giáo-Tông và cốt Đức Cao Thượng Phẩm làm hỏa táng, đem tro thả xuống dòng sông Giang-Tân đặng cho hài cốt trôi theo dòng nước để trở về cái Ngươn-Trí Vô-Biên Thái-Cực. Đến đây mới gọi là hoàn toàn giải-thoát, chứ đợi đến khi cốt tiêu mục thành đất là lâu lắm, làm tội nghiệp cho Chơn-Thần chịu đọa đầy nhiều năm ôm xác thúi.

Viết đến đây tôi có lòng chua xót: xin để lời yêu cầu với chư Chức-Sắc biết làm phép xác, xin viết ra thành tập để dạy học, nếu quí ngài không thể truyền thần tiếp điển cho họ học được thuộc lào, chừng gặp được cơ hội có Thầy truyền Giáo thì họ thọ lịnh dễ dàng hơn, chứ biết đâu quí ngài đã làm xong phận sự trở về ngôi vị, rồi sao nầy không có người kế nghiệp.

Xin nhắc lại: Do theo Chơn-truyền Đức Thượng-Phu Thiên-Quân có dạy: “Mỗi một thời Giáo-Tông là phải lấy

ĐOạN THứ NHứT VỀ VIỆC LÀM PHÉP-XÁC

16

cốt một lần”, mà dến nay nó đã 36 năm, lẽ ra nó phải 3 kỳ Giáo-Tông mới phải, thay vì buổi Đạo mới phôi thai nên Đức Lý Đại-Tiên phải cầm quyền 26 năm còn đang đợi Đức Di-Lạc, đặng Ngài giao lại. Mà nó cũng đã, qua khỏi hết 3 chi, là Chi-Đạo, Chi-Pháp, và Chi-Thế, thì nguồn Đạo nó đang chuyển mình Tam chuyển, bước sang Tứ chuyển để lập đời Thượng-Cổ giữa Hội-Long-Hoa, vậy chúng ta phải cần tận-tâm tận-lực thật-hành Thể-Pháp cho kịp ngày giờ Thiên-Thơ tiền định trước nhứt là bước qua năm Nhâm Dần là năm nhơn-sanh Ư Dần, bắt đầu lấy cốt, chẳng những nơi Châu-Thành Thánh-Địa này mà thôi mà các địa phương cũng phải lấy hết.

Cách lấy cốt: Khỏi đóng quan-quách, khi lấy là rửa hài cốt lau chùi cho sạch sẽ, gói trong một miếng giấy trắng, ngoài một vuông khăn đỏ, đem đến văn phòng, gởi cho các vị Khâm Châu và Đầu Tộc, đến 12 giờ đêm mùng một tháng Giêng cúng Đại Đàn đưa các Đấng, sáng ra các Ngài mang về Tòa-Thánh đem vào Ngươn Tri-Điện.

ĐOạN THứ NHÌ NÓI VỀ NGÀY TẾT

17

ĐOẠN THỨ NHÌ

NÓI VỀ NGÀY TẾT

Trong một cuộc nói chuyện Đức Thầy có nói: “Từ đời Thượng-Cổ đến giờ, nước Việt-

Nam có nhiều lần thay đổi ngày Tết, là do nơi các nhà Vua, Chúa buổi trước họ lấy theo ý riêng thay đổi để làm ngày kỷ niệm cho niên hiệu họ. Đây tới phiên mình cũng phải sửa ngày Tết lại là bắt đầu từ ngày mồng tám tháng Giêng đến ngày 16, ăn Tết cho đủ 9 ngày, tức là Cửu Thiên Khai Hóa cho hợp với Thiên-Cơ, thì thời Tý đêm mồng một tháng Giêng là Lễ đưa các Đấng. Sáng ngày mùng tám, cúng Đại Lễ tại Phủ Thờ Bá Tánh, để rước Cửu Huyền Thất Tổ tức là ngày kỷ niệm chung của nhơn-sanh, qua 3 giờ chiều các thứ Cộ Lễ đem vô Đền-Thánh, 7 giờ tối khởi hành cuộc lễ đến 12 giờ cúng Đại Đàn ngày vía Đức Chí-Tôn và rước các Đấng, sáng ngày mùng Chín toàn Đạo đến đảnh lễ, làm tuổi Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu, đến Phủ Thờ làm tuổi Cửu Huyền và làm tuổi các vị Tiền Vảng, Hậu Vảng, chiều lại làm tuổi Chức-Sắc lớn và viếng thăm thân bằng cố hữu thù tạc láng giềng.

Sáng ngày mười một đem hài cốt vào sân hỏa táng chất vung lên, tùy theo lớn nhỏ, xây một cái Tòa Sen như nấp lòng bàn đạy chụp xuống, tối lại hát bộ, chớp bóng, Cộ Đèn, Cộ Bông các cuộc vui ăn mừng lễ hỏa táng, và các cuộc chơi Xuân, tùy theo trình độ dân trí, nhưng không được chơi có tánh cách mất vẻ thuần phong, hoặc tổn thưng cho nền Đạo như đấu kê, đổ bát, v.v…

ĐOạN THứ NHÌ NÓI VỀ NGÀY TẾT

18

Sáng ngày 14 làm hỏa táng, chiều lại hốt tro trong một cái Liên Đài, tối cúng Thượng Ngươn, sáng Rằm di Liên Đài lên Thuyền Bát Nhả, đưa đi có hai tàng hai lộng, có Ban Tổng chèo thuyền, múa Long Mã và các thứ cộ, nơi bến Giang Tân có bông một chiếc Thủy Lục. Khiêng Liên Đài xuống đem neo giữa dòng sông. Đồng Nhi hát bài đưa hài cốt trở về ngươn trí vô biên hườn hư Thái-Cực, một vị Chức-Sắc lớn, bưng tro trong quả đỏ, gieo xuống dòng sông còn lại bao nhiêu tiếp tục thả ra dòng nước.

Qua ngày 16 cúng Đại Lễ tại Phủ Từ để đưa Cửu Huyền Thất Tổ trở về ngôi vị. Và bắt đầu hội nhơn-sanh, bởi Đạo năm nay nó đã đến năm 36 thì hội nhơn-sanh cũng bắt đầu chia ra làm ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhứt thì hội nhơn-sanh vào tháng 10, qua giai đoạn thứ nhì là hội nhơn-sanh vào tháng 8, đến nay đã qua khỏi 36 năm tức là nhơn-sanh đã qua khỏi 3 chuyển, là chuyển Đạo, chuyển Pháp, và chuyển thế, của ba chi.

Bởi năm Dần, tháng Dần, ngày Dần, là cái năm tháng ngày giờ của nhơn-sanh phải trở lại buổi ban đầu là nhơn-sanh ư Dần, đặng Chức-Sắc lãnh phẩm tước Thiên Phong trong kỳ hội nhơn-sanh cho hợp với lẽ Đạo, tóm lại những cái gì thuộc về quyển sở hữu của nhơn-sanh, là phải thật hành trong tháng Dần cho hợp với lẽ tuần hườn Tạo Hóa.

ĐOạN THứ BA VIỆC LẬP PHỦ-THỜ

19

ĐOẠN THỨ BA

VIỆC LẬP PHỦ-THỜ

Trong một cuộc nói chuyện Đức Thầy có nói: “Thời gian trước, bên Trung Hoa mỗi

họ đều có lập Phủ Thờ, đến sau họ nầy lại xung đột với họ khác, cũng nhờ mầm mống đó mà sau nầy nước Tàu mới nổi lên nhiều cuộc Cách mạng, vì lẽ chúng ta cũng nhờ lập Phủ Thở, mà ngày nay ta biết được nguồn nước từ đâu chảy đến để làm tròn hiếu hạnh với Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu”.

Ông Trần Khai Pháp hỏi… Đức Thầy trả lời: “Việc của mình là khác, ngày nào Đạo qui nhứt thì tất cả cái gì trên thế gian nầy cũng đều qui nhứt”. Nghĩa là Đạo Trời với Đạo Người hiệp lại làm một, theo Thánh Ý của Đức Chí-Tôn đã muốn, chừng ấy Đức Chí-Tôn mới trả cái quyền sống của Càn Khôn Vũ-Trụ lại cho nhơn-loại.

Bởi ngày giờ chưa đến, nên Đức Thầy chưa định quyết để lập Phủ thờ chung, nếu lập chung không đặng mà không lập riêng thì ngày giờ nầy còn ai biết lập Phủ thờ là gì? Thì sự hiếu thảo của chúng ta nó sẽ bị khuyết điểm. Nên việc lập Phủ thờ chung là cơ mầu nhiệm bí quyết cho Đạo Trời và Đạo Người nhìn nhau mà qui nhứt.

Nên việc lập Vạn-Linh Bá-Tánh Phủ[1] không xa

[1] Trên Thiêng Liêng các Tông Đường của các Đắng là của tư, Ngọc-Hư-Cung và Lôi Âm Tự là của công. Cũng như Giáo-Tông Đường, Hộ-Pháp Đường là của tư mà Đền-Thánh là của công. Thì Phủ Từ của các Tôn-Tộc là của tư mà Vạn Linh Bá-Tánh Phủ là của công.

ĐOạN THứ BA VIỆC LẬP PHỦ-THỜ

20

Đền Thánh mà cũng không xa Báo-Ân-Từ, nghĩa là lập giữa chặng cho tiện về tuần tự, kiểu mẫu cất mườn tượng như Khách Đình, nhưng phải có từng lầu, nơi Bàn Thờ căn giữa đóng ghế tam đẳng để chưng hương hoa trà quả, trên thờ một tấm kiến lớn, dùng chữ Việt-Ngữ viết cho đủ 100 họ, bên tả bàn thờ nhị đẳng, để chưng hương hoa trà quả, bên tả cũng như hữu, mà viết bằng chữ của Đức Thầy ban danh tứ là Quốc Âm Văn Tự. Và những bức ảnh của các bậc vĩ nhân tiền bối được treo chung quanh, còn các vị hữu công với Đạo hiện thời thì phải có công nghiệp phi thường có quyền Vạn Linh công nhận mới được treo hình theo thứ tự.

Còn sau Hậu-Điện phủ thờ là lập Ngươn-Tri-Điện để đựng hài cốt khi chưa làm hỏa táng, và lập ba bàn thờ để linh-vị những người qui-liểu, còn trong vòng tuần cữu, Tiểu Tường, và Đại Tường.

ĐOạN THứ TƯ VỀ VIỆC THỜ-PHƯỢNG

21

ĐOẠN THỨ TƯ

VỀ VIỆC THỜ-PHƯỢNG

Do theo lời Đức Chí-Tôn có dạy: “Thầy khai Đạo kỳ nầy Thầy cũng tùy theo phong hóa

thổ-nghi, và trình độ tiến hóa của nhơn-sanh mà gầy Chánh-Giáo”. Nên buổi hiện thời đã có ba nhà Tôn-Giáo, như Gia-Tô Giáo thì không thờ Ông Bà trong nhà, mà xứ Âu-Châu lại nhiều hơn hết, còn Khổng-Giáo thì trong nhà thờ Tổ-Phụ, bên Á-Đông cũng chiếm phần đa số, còn Đạo-Lão vì Thất Chơn-truyền nên họ thờ đủ thứ, còn Phật Giáo thì ít có thờ Phật trong nhà mà thờ tại Chùa, thấy ra việc thờ phượng của các nhà Tôn-Giáo nó còn cách nhau xa lắm, vì lẽ trên ngày nay Đức Chí-Tôn đến qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi thống nhứt lại làm một, đặng cho toàn cả nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy biết nhìn nhau là con một Cha, thờ chung một chủ nghĩa, để tránh nạn chém giết lẫn nhau, đặng đem lại hạnh-phúc chung toàn nhơn-loại.

Còn do theo Tân-Luật: thì người qui liễu làm tuần từ Nhứt Cửu cho đến Đại-Tường, luật buộc phải đem vô Khách Đình hoặc đến các Thánh-Thất, thì hà tất đến ngày giỗ hoải lại cúng cơm tại nhà tư? Nên Đức Thượng Phụ Thiên Quân cho lập phủ thờ có ngày kỷ niệm chung của nhơn-sanh, đặng khỏi lập Bàn Thờ Tổ Phụ nơi tư gia mình mà chỉ lập Bàn Thờ Đức Chí-Tôn mà thôi, cho hợp với việc thờ phượng của các sắc dân trên thế giới, dường ấy tinh thần của toàn cả nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy mới họp chung lại làm một theo Thánh Ý của Đức Chí-Tôn đã muốn.

ĐOạN THứ NĂM VỀ NGƯỜI QUI LIỄU

22

ĐOạN THứ NĂM VỀ NGƯỜI QUI LIỄU

23

ĐOẠN THỨ NĂM

VỀ NGƯỜI QUI LIỄU

Người qui-liễu khi tắt thở, thì con cháu phải tăm gội xà bông và lau chùi cho sạch-

sẽ, lấy Đạo-Phục mặc vào, đầu đội mũ, Nữ-Phái thì chải tóc rẻ hai, phủ xuống vai, đầu đội ni cân đeo bao tay và bao chân, để nằm ngay thẳng, lấy hai thước vải trắng xấp đôi bề dọc, lót dưới lưng hàng, cuốn gối gòn 5 phân kê đầu, và lấy 4 thước vải bắt dưới chân lót lên hai thước khiên xác để vô, bỏ giấy đắp mặt, còn hai thước bắt trên đấp xuống, đậy nấp, không nên liệm mền nỉ hoặc quần áo cũ làm cho xác thể mất phần tinh-khiết.

Do theo Thánh-Ý của Đức Thầy thì người Nhập Môn rồi phải cần tuân theo Chơn-Truyền Luật-Pháp cho tròn câu Minh Thệ, Nên ngày 22 tháng 4 năm Tân-Mão, Đức Thầy có ra Thánh Lịnh số 31, là Đức Thầy thương phần Linh hồn của người qui liễu, nên không bằng lòng để đám xác tại nhà tư. Nên khi liệm rồi Chức Việc và tang chủ thấp hương đèn cầu nguyện với Đức Chí-Tôn xin dời linh cửu vô Khách Đình cho linh hồn Cha Mẹ tròn câu Minh Thệ, đến đây là trọn quyền về phần của Hội-Thánh Phước-Thiện, còn ngoài ra như Tri lý hoặc Thông Lý có qui liểu, thì cả Ban-Trị-Sự trong Hương Đạo phải ở lại trong đêm nay chung lo với tang chủ.

Còn Đầu Hương có qui liểu thì cả đầu hương trong phận Đạo cũng phải ở lại chung lo với tang chủ như

ĐOạN THứ NĂM VỀ NGƯỜI QUI LIỄU

24

Thông Lý và Tri Lý vậy. Còn Lễ-Sanh, Giáo-Hữu, Giáo-Sư, Phối-Sư, tùy theo hạng đồng phẩm ở lại chung lo chia sớt y như một thể lệ.

Còn bên Phước-Thiện thì từ hàng Minh Đức đổ lên, bên Hiệp-Thiên-Đài thì từ hàng Luật Sự đổ lên, cũng thi hành trên mọi việc chia sớt với tang chủ như nhau, Lễ Viện phải thức thốt trọn đêm, lo săn sóc hương đèn, còn việc tế lễ cầu siêu cũng như thường lệ.

ĐOạN THƯ SÁU VỀ TANG TẾ

25

ĐOẠN THƯ SÁU

VỀ TANG TẾ

Như các nhà Vua buổi trước, khi Cha Mẹ qui liễu, không lẽ họ mặc bộ đồ Triều phục

Đội-mão Cữu-Long để quì tế Cha-Mẹ, nên phải dùng tang phục và dầy-rôm mũ-bạc để thay thế cho áo Long Bào và mão Cữu-Long, còn ta không có áo mão như nhà Vua, nếu dùng dầy rôm mũ bạc là sai, nên ta dùng khăn tang để thay thế cho khăn đóng là phải rồi.

Còn con gậy tang, vì xưa kia lấy sự khóc làm hiếu, nên con cháu khóc cho đến đổi sưng đôi mắt mù lòa, khi tế điện không thấy đường đi nên có Lễ Sĩ choàng tay dẫn chủ. Và rầu buồn ăn uống không đặng ốm o kiệt sức nên phải nhờ gậy tang để chống chỏi, bằng chẳng vậy phải bị té quị.

Còn đời bây giờ những người cầm gậy, họ vật cọp cũng ngã có yếu đuối gì đâu mà bắt họ chống con gậy tang cho bực bội? Còn việc đưa đám xác ngoài đời là trước hết có cây triệu, sau kế đó có thầy chùa tụng kinh và sau chót là quan tài.

Còn đám xác trong Đạo trước có cây phướng Thượng-Sanh hay Thượng-Phẩm thế cho cây triệu, Đồng Nhi tụng kinh thế cho thầy chùa, còn thêm Ban Tổng chèo thuyền để đưa linh cửu tất cả đều sữa cãi cho họp theo thể Đạo.

ĐOạN THứ BẢY VỀ PHẦN NGHĨA ĐỊA

26

ĐOạN THứ BẢY VỀ PHẦN NGHĨA ĐỊA

27

ĐOẠN THỨ BẢY

VỀ PHẦN NGHĨA ĐỊA

Nghĩa Địa phải lựa một vuông đất cho bằng phẳng, chung quanh làm hàng rào, trước

làm cửa ngõ để 4 chữ lớn Nghĩa Trang Phật-Mẫu là tại sao?Do theo Chơn-Truyền Đại Đạo thì cả vạn vật trong

Càn Khôn Vũ Trụ đều do nơi Phật-Mẫu hóa sanh, nên đến khi chết phải hườn nguyên về mẫu địa, lại nửa khi đến Báo-Ân-Từ cúng Phật-Mẫu ai đến trước thì quì trước, ai đến sau thì lạy sau chứ Đức Mẹ không phân giai cấp.

Nên Chức-Sắc thì chôn có tháp, táng có phần. Còn nơi đây thì dành riêng cho từ Đạo-Hữu, nếu Chức-Sắc muốn an táng nơi đây thì cũng phải chịu chung một thể lệ, mà chôn một bên Nam một bên Nứ, nền mã tráng liền. Mộ xây không đặng ai cao thấp, y nhau một kiểu mẫu, thẳng lối ngay hàng, đều có số thứ tự, huyệt xây bán Âm Dương[1] nghĩa là xây có bộng từ mặt đất đổ lên, khi hạ huyệt là đưa khuôn hàng vô bít dưới chân lại, đến ngày giờ lấy cốt cũng moi dưới chân để lấy khuôn hàng, thì những ngôi mộ nầy được chôn liên tiếp, khỏi tốn công làm mộ mới.

An táng xong tang chủ đến Lễ Viện Phước-Thiện nói rõ tên họ và ngày giờ người qui liểu, đặng Lễ Viện lập

[1] Muốn biết rõ các mầu nhiệm của lý Âm Dương hãy đón xem quyển Triết Lý Âm Dương, đang làm khuôn, mới đoạt được lý ấy.

ĐOạN THứ BẢY VỀ PHẦN NGHĨA ĐỊA

28

linh vị thờ tại Ngươn Tri Diện, đến tuần cửu: tang chủ có bận việc không đến đặng, thì Lễ Viện Phước-Thiện đứng ra thay thế, không nên bỏ sót một cữu nào, vì một cửu là Chơn-Linh qua khỏi một từng Trời, nếu bỏ xót cũng như mất một nấc thang làm cho Chơn-hồn lên không đặng. Và tang chủ cũng nên lưu ý, nếu Cha Mẹ không giữ tròn chay giới 10 ngày mà yêu cầu Chức-Sắc làm phép xác, là một đều quan hệ cho Linh hồn chẳng nhỏ.

Tóm lại vê phần an táng: từ hòm rương, bao quan, vật tẩn liệm, khăn, mũ, bao tay, bao chân, cho đến đấp xây mồ mã tốn phí nầy về phần Phước-Thiện chịu hết.

ĐOạN THứ TÁM VỀ PHẦN QUAN-HÔN

29

ĐOẠN THỨ TÁM

VỀ PHẦN QUAN-HÔN

Trong một cuộc nói chuyện Đức Thầy có nhắc: “Xưa kia gặp thời kỳ ly loạn, giặc giả

tứ phương, làm cho con xa Cha vợ lạc chồng, trong một thời gian vợ hoặc chồng gặp trường hợp phải bị tật bịnh, thay hình đổi dạng, đến đổi vợ chồng gặp nahu mà nhìn ra không đặng, thì chỉ còn chiếc nhẫn là vật trao đổi trong buổi kết hôn, nên chiếc nhẫn là ân vật của loài người, nên từ Vua đến Quan đều quí trọng, thậm chí kẻ ác tâm cướp của giết người, khi gặp chiếc nhẩn họ cũng không đành lòng cướp đoạt”.

Vậy tôi cũng do theo Thánh Ý của Đức Thầy đã có tiên tri buổi trước là: “Ngày gần đây con cái của Đức Chí-Tôn còn gặp nhiều bước đường gian truân khổ não”, nên Đức Thầy định lập Hậu Điện Báo-Ân-Từ để làm Hôn-Lễ. Mà thật vậy, chư Đồng Đạo nhận xét coi từ mấy năm qua nền kinh tế không được dồi dào, nên những nhà có con trai đến tuổi trưởng thành đáng lập bề gia thất, nhưng ngặt tài chánh không được dư giả nên phải đành bỏ lơ không nghĩ đến.

Còn đàng khác có con gái đến tuổi cập kê đáng định chữ vui qui nhưng không lẽ đi kêu trai để gả con mình, bởi hai thái cực khác nhau nên khó thành hôn lễ, lại nữa: Trong cửa Đạo lại có một phần còn đang so tài sánh của, nếu không có lập trường của Hội-Thánh cho người môi

ĐOạN THứ TÁM VỀ PHẦN QUAN-HÔN

30

giới đứng trung gian nối sợi tơ duyên điều hòa hợp lệ. Thì dầu cho bao nhiêu năm nữa cũng không ai tài nào đứng ra giải quyết cái nạn Khan-Hôn nầy cho đặng, vì lẽ nên mấy năm qua trai hư danh, gái mất nết xáo trộn luân thường, làm cho tổn thương gia đình là nói riêng và nói chung là Đạo. Nên Hội-Thánh cần phải nương theo Thánh Ý của Đức Thầy, ra một chương trình hôn lễ đặc biệt, đặng toàn Đạo thi hành, mới giữ vẹn nền thuần phong mỹ tục.

Vậy tôi xin dựa theo Thánh Ý của Đức Thầy, hoạch định một chương trình hôn lễ.

Do theo Pháp-Chánh-Truyền thì Ban-Trị-Sự là anh cả của tín đồ, nói đến tiếng anh cả hoặc chị cả thì lẽ tức nhiên có cái bổn phận lo cho đoàn em mới xứng phận.

Nên Ban-Trị-Sự bất luận Nam hay Nữ phải xem xét trong Hương Đạo mình, nếu thấy nhà nào có con trai đúng trưởng thành, thì đến hỏi thăm Cha Mẹ có dọ coi đôi bạn được chỗ nào chưa, nếu chưa thì Ông, hoặc Bà mai lựa một cô gái cho xứng đôi vừa lứa, hẹn ngày cho bên trai đến coi mắt, nếu đôi bên bằng lòng cưới gả thì Ông Mai và suôi trai đến Đầu Phận xin một cái phiếu một trăm đồng, đến Phước-Thiện lãnh tiền để làm tiệc trà, đám hỏi. Ngày ấy bên trai đến với một khai trầu rượu là đủ, khi làm lễ xong xuôi, thì ông mai lấy ni hai ngón tay áp út của cô Dâu và chàng Rể, và đồng thời với suôi trai đến Đầu Phận xin cái phiếu hai trăm đồng đến Phước-Thiện lãnh, đặng may cho cô Dâu một bộ đồ cưới bằng hàng trắng, và đưa hai cái ni tay cho Phước-Thiện làm một đôi nhẩn bằng vàng tây, chiếc của chồng thì khắc tên họ vợ, chiếc của vợ thì khắc tên họ chồng, có cho biên lai và số thứ tự, và mỗi tháng có hai ngày làm lễ cưới. Ngày mùng một

ĐOạN THứ TÁM VỀ PHẦN QUAN-HÔN

31

và ngày rằm, Lễ-Viện phải lo một tiệc trà cho sẵn, đúng 8 giờ sáng hai họ đến Báo-Ân-Từ Lễ-Viện đem ra một cặp áo rộng cho Cô Dâu và Chàng Rể mặc, và nón cụ quai-tơ, đến Đền-Thánh làm phép hôn phối, trở về lạy Phật-Mẫu, lạy Cửu Huyền, và Cha Mẹ họ hàng cũng như thường lệ.

Đoạn Lễ-Viện đưa ra một dôi Nhẩn, chồng đeo cho vợ trước, vợ đeo cho chồng sau, trong lúc đeo nhẩn chụp một bôi hình để làm kỷ niệm và dự tiệc trà như thường lệ.

Ngoài ra đôi bên Suôi Gia có khá giả muốn cho Dâu Rể thêm những vật gì là tùy ý.

Và cũng làm lễ phản bái như xưa nay, đến ngày thứ thứ tư tức là 8 giờ sáng ngày mùng bốn, hoặc 8 giờ sáng ngày 18 đôi vợ chồng phải đến Phước-Thiện, cho vị Chức-Sắc dẫn một nơi thanh tịnh và nghiêm trang tức là lầu chuông Báo-Ân-Từ, cho vị Chức-Sắc dạy về phần nhơn Đạo.

Tất cả tổn phí trong cuộc hôn nhơn Phước-Thiện chịu hết nếu tiến lên được một mức nữa là phải lo sự an cư lạc nghiệp cho nó mới rồi phận sự, của Phước-Thiện.

Và đoạn nầy Đức Chí-Tôn có dạy: Đức Chí-Tôn đến đây để tạo dựng cái đại nghiệp cho con cái của Ngài, tức là một đại gia đình của Thiên Địa trong gia đình có đủ vợ, chồng, Cha, Mẹ, con kiến mà Đức Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu đã giao trọn quyền cho Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và Hội-Thánh Phước-Thiện được xử dụng phận sự làm Cha Mẹ của toàn cả tín đồ, để thay thế cho Đức Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu tại thế.

Nếu nói người có trọn quyền làm chủ gia đình, thì cả việc hành tàng của đời trong cửa Đạo, như Cha Mẹ qui liểu hỏi vậy ai đứng ra làm chủ tang để mai táng? Và

ĐOạN THứ TÁM VỀ PHẦN QUAN-HÔN

32

khi con cái còn thơ ấu ai đứng ra dạy dỗ chữ nghĩa và Đạo Đức? Và khi nó lớn lên đúng tuổi trưởng thành ai đứng ra định vợ gả chồng?

Vì lẽ nên lời Cổ-Nhơn có nói: Cha-Mẹ người cũng như Cha-Mẹ mình cái tiếng gặng: (Cũng như Cha-Mẹ mình) nó đủ đầy ý nghĩa, ấy vậy:

1. Hội-Thánh có cái bổn phận an táng bất cứ là một đám xác nào mà người ấy là con cái của Đức Chí-Tôn.

2. Khi con nhà Đạo lớn lên Hội-Thánh phải lo dạy dỗ chữ nghĩa và Đạo Đức.

3. Khi nó đến tuổi trưởng thành Hội-Thánh phải lo định vợ gả chồng và lo cho nó được bề an cư lạc nghiệp.

Ba điều đang chánh trên đây không còn ai chối cải nữa đặng, nếu kẻ nào chối cải là kẻ ấy chối phận sự mình mà nếu chối phận sự làm Cha, làm thầy, và làm con của toàn cả nhơn-sanh, thì không còn xứng đáng thay quyền cho Đức Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu tại thế nầy nữa.

Nên Đức Thầy có dạy, Phước-Thiện cũng như vú sửa để nuôi con, còn Hành Chánh cũng như hàng rào sắt để giữ gin bồ thóc, nên Hành Chánh có cải bổn phận dòm ngó giúp đỡ Phước-Thiện, mà Phước-Thiện cũng phải khiêm nhường dụng trí để kết luật đủ phương hay như vợ với chồng, nếu ngày nào Hành Chánh và Phước-Thiện biết phận sự mình để tương đắc cùng nhau nhứt tâm nhứt đức cũng như cặp vợ chồng đầm ấm của một gia đình đầy hạnh phúc kia, thì ngày ấy nền Đạo Cao-Đài mới ra thiệt tướng.

ĐOạN THứ CHíN VIỆC COI NGÀY VÀ COI TUỔI

33

ĐOẠN THỨ CHÍN

VIỆC COI NGÀY và COI TUỔI

Lời Đức Chí-Tôn có dạy: Đức Chí-Tôn đến Khai Đạo kỳ nầy là chấn hưng Tam Giáo,

nên mỗi mỗi đều do theo Tân Luật, chớ Cựu-luật đối với Đạo của Đức Chí-Tôn ngày nay nó không còn ý nghĩa gì hết, như Luật Pháp là đều hệ trọng, nếu không hợp thời còn phải bị sửa đổi thay, huống lựa là những việc sách vỡ nhãm nhí của mấy người Tàu vô danh, hồi đời ngàn xưa nào họ đem qua để mê hoặc nhồi sọ chúng ta, đặng cai trị cho lâu đời, ngày nay Đức Chí-Tôn đến, đã hủy diệt nó hết rồi, nên việc coi ngày giờ tuổi tác, nói chung là tất cả những việc coi bói, đối với Đạo của Đức Chí-Tôn ngày nay nó không còn ý nghĩa và giá trị gì hết.

Đây tôi xin trưng ra một bằng chứng hiện tại của Đức Chí-Tôn không còn dùng cựu luật mà Ngài dạy chúng ta thật hành Tân Pháp: như Chùa cũng cất Chùa mới, cách Thờ Phượng cũng mới, cho đến Nhập Đoàn, Quán Đoàn, tụng kinh, dâng Tam Bửu, cúng lạy, v.v… nói chung là tất cả đều mới hết.

Nên bao nhiêu việc cũ nó không còn dính dáng gì, với việc đảnh lễ Đức Chí-Tôn. Gương mẫu ấy, chúng ta cũng nên cần thay đổi những cái gì không còn hợp thời như Ngài đã thay đổi, đây là trạng sơ có một việc cúng tế mà thôi, còn trăm ngàn việc khác cũng vẫn thế.

Vậy Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ nên tùng

ĐOạN THứ CHíN VIỆC COI NGÀY VÀ COI TUỔI

34

theo Tân Pháp, để giữ tròn câu Minh Thệ của mình, tức là tự mình phải giải quyết những việc dị đoan, nhảm nhí, không hữu ích, cho Đạo mau ra thiệt tướng, hầu cứu vớt chúng sanh mau thoát vòng khổ hải, vậy mới xứng đáng là bật ưu thời khai đường mở lối dìu dắt đoàn em, đi trên con đường văn minh Đạo Đức trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy.

Bởi Đức Chí-Tôn đến khai Đạo kỳ nầy là Ngài quyết lập cho đặng đời Tân Dân Minh-Đức, nên mỗi mỗi đều cải cựu hoàn tân, như Kinh thì cũng có Tân-Kinh, luật thì Tân-Luật, Pháp thì cũng có Tân Pháp-Chánh-Truyền để lập lại đời Tân Dân Minh-Đức mà cũng lập Tân Thế Giới, cho hợp với buổi Tam-Kỳ Ngươn Tam Chuyển, bước qua Ngươn Tứ Chuyển, nếu chúng ta còn dùng cựu luật là đi ngược Chơn truyền của Đại Đạo vậy.

Nên lời Đức Chí-Tôn có dạy: “Các con chỉ biết Thầy đây là một Ông Thầy Trời mà thôi, không còn ai làm Thầy các con nữa đặng”.

Đây tôi xin nhắc việc đã qua mà chư toàn Đạo ai ai cũng đều biết rõ: Buổi Đạo mới phôi thai như cây cong nó đã quen chiều, muốn uốn lại phải từ từ kẻo nổ, nên nhiều lần Đức Thượng Phu Thiên Quân có giảng giải về việc mê tín dị đoan cho nhơn-sanh thức tỉnh, vì như trước kia chúng ta là con mồ côi không ai dạy dỗ, nên bị người Tàu đem những việc dị đoan mê tín gieo vào đầu óc chúng ta, đặng đô hộ và thủ lợi, họ đem qua bán những sách bói khoa tướng số, và bày biện cho chúng ta thờ ông lên, bà xuống như đồng cốt bóng chàng, thầy pháp, Chùa-tiên, Chùa-ngọc, Lai-sát Thánh-anh, Thần-của, Thần thi thổ công, thổ táo, còn cúng kiến thì mộc ách tam tai, cúng

ĐOạN THứ CHíN VIỆC COI NGÀY VÀ COI TUỔI

35

sao cúng hạng, cô hồn các đăảng, đạo lộ ngũ phương, Các cuộc cúng tế nầy chúng bán nào là tượng thờ, hình ảnh, hương đèn, trà rượu, giấy tiền vàng bạc, giấy quần giấy áo, mỗi năm chúng thủ lợi có mấy triệu đồng hỏi vậy sự thờ sự cúng là mục đích cầu cho sự sống và sự giàu, mà dân số chúng ta ngày nay bằng dân số thế giới chưa, ta giàu có bằng Mỹ-Quốc chưa? hay là 25 triệu đồng bào gần 100 năm cũng vẫn là 25 triệu.

Còn dân đen thì bữa cơm bữa cháo, quần áo lang thang, nhà thì trại cỏ lều tranh, trống sau trống trước, thật là cả một vấn đề mê tín không kể xiết.

Dưới đây là một bằng chứng cụ thể, tôi xin vạch rõ cho Chư toàn Đạo thấy: Như cặp vợ chồng không coi ngày giờ tuổi tác, lại làm ăn phát đạt miên viễn lâu dài là tại sao? Là tại vợ chồng hòa thuận, đầm ấm gia đình, việc làm không bê trể, nên làm đâu được đấy, giàu có sang vinh cháu con mạnh khỏe.

Còn vợ chồng coi ngày giờ tuổi tác, mà nhà không gạo nấu, lại hay cải vả lẫn nhau là tại sao? Xét ra việc nầy cũng dễ hiểu: Bởi vợ chồng như hai sợi dây cầm sắc, ngặt gì chồng thì đờn một nơi còn vợ thì nhịp một ngã, thì bảo sao hòa thuận cho đặng? Tối nằm thì đâu lưng, không khi nào đâu mặt, lở ở với nhau có con kiến thì phải nhắm mắt, cho qua ngày, chớ có vui thú gì mà ráng làm ăn để tấn phát, nếu không sanh ra con cái đời, thì vợ chồng phải đi đến chỗ chia ly là khác.

Nên xét về tâm lý, có lẽ cũng có một phần người ân hận: như cặp vợ chồng xem vừa tình đẹp ý lại bị thầy bà coi tuổi xấu, làm đôi bên suôi bạn ngã lòng, còn đám con vì chỗ áo mặc không qua khỏi đầu, nên phải đánh lòng

ĐOạN THứ CHíN VIỆC COI NGÀY VÀ COI TUỔI

36

tìm đôi bạn khác, làm cho chúng nó cuộc đời tan vỡ, khi gặp bạn mới, lại chẳng đặng tâm đầu, nên đâm ra xáo trộn gia đình mất niềm tri kỷ, gặp cơn đau yếu bỏ liều không lo thuốc còn vái thầm chết phức cho rồi, đặng tính thay duyên đổi nợ, hỏi vậy tội ác nầy ai vô gánh chịu, chắc chắn là đổ dồn cho mấy Ông bốc sự chịu hết; lại nửa: Khi vợ chồng mới tạo có một tấm chòi tranh, không coi ngày giờ, lại làm ăn tấn phát, ít năm có vốn, chừng cất đặng nhà rường lại coi ngày xây hướng, ở đặng ít lâu, xem lại cái nhà ngói ấy bán đi đau mất.

Nói cho sáng lý một chút nữa: Mấy ông thầy xây địa lý sao không lựa chỗ đất có hàm long để xây mồ đắp mả cho Cha mình, còn chỗ ở: sao không lựa hướng phát tài để xây nền nhà mình cho phát đạt, quanh năm mãn tháng cũng bận cái quần không xa đầu gối, thật là cả một vấn đề dị đoan giả dối, không biết mực nào tả ra cho xiết đặng, xin chư toàn Đạo mau chấm dứt sớm ngày nào là tốt ngày nấy.

ĐOạN THứ MƯỜI VỀ VIỆC THỜ PHƯỢNG KHÔNG CĂN BẢN

37

ĐOẠN THỨ MƯỜI

VỀ VIỆC THỜ PHƯỢNG KHÔNG CĂN BẢN

Trước nhứt tôi xin lấy một cái ví dụ mới dễ bề giải rõ:

Như một gia đình kia Ông Cha đương kiến trúc một ngôi nhà, mà ngôi nhà ấy, Ông quyết tạo cho đám con Ông ở, trừ ra những đứa phản nghịch hoặc người ngoại cuộc, mới không nhúng tay vào, còn đám con cháu trong nhà không có một người nào mà không chung lo xây đắp. Huống chi ngày nay đã đến thời kỳ tận thế, nên Đức Chí-Tôn đến Khai Đạo đặng cứu vớt cả chúng sanh, nên cả Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật trên Thiên Cung còn phải náo động, kẻ mượn xác phàm người xuống Chơn-Linh, chung sức với Đức Đời-Lạc Vương đặng lo cơ chuyển thế, thì còn Thần, Thánh, Tiên, Phật nào ở ngoài vòng Đại-Đạo mà phải lập trang thờ tư thở riêng? Có phải kẻ ở ngoài vòng là người ngoài cuộc tức là ma quỉ đó chăng? Vì vậy nên ta phải dẹp hết những trang thờ nhảm nhí, mà thờ một mình Đức Chí-Tôn là Ông Thầy Trời mà thôi, nếu kẻ nào còn mơ hồ thì xin trả Thánh Tượng lại cho Hội-Thánh, Ban-Trị-Sự thối tiền lại chừng nào thờ tà quái đã thèm, muốn thờ Đức Chí-Tôn, sẽ thỉnh lại. Ví như: Người thanh-liêm chánh trực, còn không ăn chung ở lộn với kẻ gian tà thay huống lựa là Đức Chí-Tôn là một đấng cầm quyền Càn Khôn Vũ-Trụ, lại chịu ăn chung ở lộn, với loài ma quỉ hay sao? Nếu quí Ngài còn bắt cá hai tay, thì dầu có cúng lạy cho đến đổi dập đầu bể tráng đi

ĐOạN THứ MƯỜIVỀ VIỆC THỜ PHƯỢNG KHÔNG CĂN BẢN

38

nữa, cũng không bổ ích vào đâu tất cả.Vậy ngày nào quí Ngài không biết đã đành, còn ngày

nay quí Ngài tiếp đặng quyển sách nầy, cũng nên nhìn nhận nó là chơn thật, chớ đừng tưởng Đức Chí-Tôn không đủ quyền năng nên phải thờ là tà quái kế bên dể phụ lực? là một điều rất sai lầm.

Do theo lời Đức Thượng-Phu Thiên Quân có dạy: “Đức Chí-Tôn đến khai Đạo này; là đã thành phần cho chúng ta một nền Tôn Giáo cao siêu và văn minh Đạo Đức trên thế giới có đủ đầy phương tiện làm cho Thế Giới Đại Đồng tránh cơ tận diệt, nếu kẻ nào còn ôm theo cựu luật mê tín, thất chơn truyền, là kẽ ấy cản bước đường tiến hóa của nhơn-sanh trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy vậy”.

Nên Thể Pháp là một điều quan trọng nhứt cho nền Đạo, đến ngày Hội-Long-Hoa được ưu điểm hay bị khuyết điểm cũng do nơi Thể Pháp. Vậy xin Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ xét cho thấu đáo.

Đây! Tôi cũng xin thêm một cái ví dụ cho sáng lý, như chúng ta sanh năm, bảy người con, ngày giờ nào, ta lo đôi bạn và lập gia đình cho mỗi đứa được xong xuôi; ta mới dám tuyên bố rằng: Ngày nay tôi lo cho đám con tôi đặng hoàn toàn, đứa nào cũng có sở ăn sở làm no cơm ấm áo, nên tôi được khỏe.

Còn Đại gia đình của Đức Chí-Tôn cũng vẫn thế: Ngày nào toàn cả con cái Đức Chí-Tôn, thật hành Thể pháp theo Chơn truyền trong quyển sách nầy, chừng ấy chúng ta mới dám tuyên bố rằng: Trên cõi thế gian nầy có cả hằng hà sa số Thần, Thánh, Tiên, Phật.

ĐOạN THứ MƯỜI MộT VIỆC TẾ-LỄ ÔNG-BÀ

39

ĐOẠN THỨ MƯỜI MỘT

VIỆC TẾ-LỄ ÔNG-BÀ

Do theo lời Thần Hoàng Bổ Cảnh thì Thần Thánh nào có ăn của ai, ai có lòng cúng

chi ta cũng chứng.Lấy hai câu nầy mà xét: thì Thần Thánh hoặc các

Chơn-Thần được siêu rỗi, không bao giờ trở lại ăn của thế gian; như Ông Bà chúng ta được siêu rỗi, nay ta tế lễ khẩn cầu Ông Bà ta trở lại chứng kiến tấm lòng hiếu thảo của chúng ta vậy thôi chớ cõi hư linh thiếu chi là hoa thơm quả tốt, ở cảnh nào thì có vật thực theo cảnh nấy, hà tất phải trở lại thế gian ăn của chúng ta? Một năm có 360 ngày trở về ăn một ngày còn 359 ngày kia ăn ở đâu? Thật ra thì chỉ có đám ma quỉ đói khác ở chốn đọa đày thiếu ăn thiếu mặc, nên phải thèm khát vật thực nơi quả địa cầu nầy, cũng như kẻ hèn hạ thèm thuồng được một bửa ăn của người sang trọng, chứ các quả địa cầu trên thiếu chi là món ngon vật lạ.

Nói đến loài ma quỉ; thì chúng nó có biết chay lạt là gì, nên đám oan hồn yểu tử còn dật dờ trên Thế gian đói khát, đợi ai cúng mặn xúm lại giành giựt ăn, bởi chúng nó là căn ma cốt quỉ, nên ưa thực nhục chẳng những là thịt thú mà thôi, mà thấy thịt người chúng cũng thèm thùa, nên sự cúng tế ma quỉ họ dùng toàn là gà, lợn, chứ có bao giờ họ cúng chay.

Còn tại sao ta dám chắc Ông-Bà ta được siêu thăng

ĐOạN THứ MƯỜI MộT VIỆC TẾ-LỄ ÔNG-BÀ

40

tịnh độ? Tôi xin lấy lý mà luận: Như hồi ta còn làm dân, Cha Mẹ ta bị tội tù, ta không làm sao xin ra đặng, nay ta được làm quan thì lẽ tức nhiên ta Cha Mẹ ta khỏi chốn ngục hình. Còn trước kia ta không tu, Cha Mẹ ta chưa gặp Đạo, thì tránh sao choi khỏi tội tình, vào tay chúa quỉ, nay ta gặp được thời kỳ Đại ân xá, nên ta tu được đắt duyên, mới cứu được Cửu Huyền, đem về cõi Hư linh thượng giới, hay đầu kiếp nơi các quả địa cầu trên, nên có câu: “Nhứt nhơn đắt Đạo Cửu Huyền thăng”, là vậy đó.

Nên sự tế tự Ông Bà xét ra cho kỷ: Như chén cơm chay tức là hột gạo nấu chín cũng là loại trái cây, hột tương là hột đậu nấu chín cũng thuộc loại trái cây, đồ hàng bông nấu chín thuộc loại rau cỏ, có khác nhau là một đàn nấu chín, còn một đàn để sống vậy thôi, nên tốt hơn là ta dùng quả sống nó còn chất ngọt và tinh khiết hơn, còn hoa tươi thì được thơm tho tươi tốt, thì ta lấy vật nầy để dùng tế tự, hà tất phải nấu chín để làm gì, vì lẽ nên Đạo dùng toàn hương hoa trà quả để tế tự mà thôi.

Nên đến ngày kỷ niệm chung của nhơn-sanh, ta nên dùng hoa quả, còn xôi bánh là để đãi tiệc vui mừng đầu ngày Xuân, dầu cho người phương Âu đến dự tiệc cũng đặng hợp thời. Nếu một ngày kia Đạo lan ra khắp cả hoàn cầu, họ cũng đồng chung một khuôn luật, đây là một phương diệu pháp của buổi Tam Kỳ để qui thiên hạ họp đồng nhứt tâm nhứt đức.

ĐOạN THứ MƯỜI HAI VỀ VIỆC DỰNG HÌNH

41

ĐOẠN THỨ MƯỜI HAI

VỀ VIỆC DỰNG HÌNH

Do theo Chơn-Truyền của Đức Thượng-Phu Thiên-Quân có dạy: “Đạo có Bí Pháp và Thể-

Pháp thì đời họ cũng cho họ có Bí Pháp và Thể-Pháp, nên Thể-Pháp và Bí Pháp của Đời và Đạo có chỗ tương đương. Đời thì họ dám hy sinh trên đường nghĩa vụ, họ quyết tâm làm cho được việc ích nước lợi dân với một tấm lòng chơn thật, khi chết họ lựa chổ đông dân chúng để dựng một tấm hình, cho đặng tôn nghiêm quí trọng, để lưu lại ngày sau, danh ư hậu thế tức là cái Bí Pháp của Đời”.

Còn Đạo cũng vẫn thế, khi cất Đền-Thánh trên nóc Bát Quái Đài, Đức Thầy xây dựng 3 pho hình là Đức Brama Phật, Chiva Phật, Cricna Phật, 3 vị Phật nầy hồi Nhứt kỳ Phổ Độ có hữu công với nhơn loại, nên ngày nay Đức Thầy nhớ ơn ấy mới dựng hình, qua Nhị kỳ có Đức Thích Ca và cùng Xa-Nặc cho đến con Bạch Mã Đức Thầy cũng chẳng quên ơn, mà phải dựng hình trước sân Đại Đồng Xã.

Còn ngoài cửa Đền-Thánh bên tả thì dựng hình Đức Quyền Giáo-Tông, bên hữu Hình Bà Nữ Đầu-Sư, còn chính giữa dựng hình Đức Di-Lạc cởi cọp, có lẽ là Đức Di-Lạc sanh năm Dần hay là khai Đạo năm Bính Dần, nên lấy hình cọp để làm kỷ niệm cũng chẳng hạn, bởi buổi Tam Kỳ Đức Chí-Tôn định cho Đức Di-Lạc cầm quyền chuyển thế, nhưng chưa đến ngày giờ Tam Giáo

ĐOạN THứ MƯỜI HAI VỀ VIỆC DỰNG HÌNH

42

chưa giao lãnh, nên Đức Lý phải cầm quyền Giáo-Tông đã 36 năm qua, đợi đến Hội-Long-Hoa là bắt đầu ngươn Tam-chuyển sang Tứ-chuyển, Đức Lý mới giao quyền Giáo-Tông lại cho Đức Di-Lạc.

Còn tấm vách trong có họa ba hình Tam Thánh là Hitor Hugor, Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm tức Trạng Trình và Ông Tôn Dật Tiên, ba Ông nầy là ba nhà cách mạng, làm có lợi ích cho dân. Đức Thầy không dám phủ nhận công ơn nên phải vẽ hình để đền đáp cái công trình cho xứng đáng.

Còn ba cái Ngai trong: Ngai của Đức Cao Thượng Phẩm là đã được Thưởng rồi, còn hai cái nữa để sau nầy cho quyền Vạn Linh định đoạt, tới mức nữa; như buổi hiện thời con cái của Đức Chí-Tôn có hữu công với Đạo, như xây cất Đền-Thánh và các dinh thự, nên không dựng hình và khắc tên họ, thì sau nầy còn ai biết Đền-Thánh ai cất. Hình các Đấng ai đấp vẽ? Mặc dầu kiểu mẫu của Đức Thầy, còn công người làm kia mới nghĩ sao? Nên hiện thời đây chúng ta đã biết được có hai Ông: 1. Ông Phối Thánh Phạm-Văn-Màng, 2. Ông Phối Thánh Bùi-Ái-Thoại, đã được đắc vị có bằng chứng cụ thể, đáng xây hoặc vẽ hình nơi tấm vách trước cửa Báo-Ân-Từ ngó mặt ra đường, ngặc vì hình của Thầy chưa đấp, nên không thế đấp hình học trò trước đặng, khi xây tùy theo sự quyết định của toàn hội ra kiểu mẫu, cho đúng theo nguyên tắc, và phải chịu sau khi Quyền Vạn Linh công nhận.

Còn Ban Nhà Thuyền chúng ta cũng đã được nhận xét thấy đặng ông Nguyễn Văn Ni, mặc dầu không có công nghiệp phi thường nhưng ông đã chết trên nhiệm vụ là: lúc khiêng rủi gãy cây đòn, khuôn hàng rớt xắn cạnh

ĐOạN THứ MƯỜI HAI VỀ VIỆC DỰNG HÌNH

43

xuống, nên qui vị, cũng gọi là Thánh tử Đạo, nên đăng họa hình ở Khách Đình, nơi tấm vách ngó mặt ra chỗ để linh cửu đặng tế lễ, chỗ ấy mới đúng theo sở hành của người, nhưng phải đợi Quyền Vạn Linh công nhận mới đặng.

Còn tấm vách trước Khách Đình, lẽ ra phải xây hình Ban Tổng ngó mặt ra đường, nhưng chưa thấy ai có công nghiệp phi thường cho xứng đáng.

Về phần văn chương như nước VIỆT-NAM ta đã có bốn ngàn năm văn hiến, Tổ Phụ lưu truyền, bao nhiêu công nghiệp của các nhà văn học, mới giữ gìn được cho đến ngày nay.

Còn buổi hiện thời, Đức Chí-Tôn đến khai Đạo đã 36 năm qua, những nhà văn thi sĩ, có hữu công với Đạo, với Đời, khi qui liểu mà còn lưu lại những kinh sách văn chương có hữu ích cho đời sau, tức ngòi bút công bằng thật hành Đạo lý, thủy chung như nhứt không phản-ảnh chơn truyền của Đức Thầy và phải có công nghiệp phi thường có quyền Vạn Linh công nhận mới được xây hình nơi tấm vách trước của phủ thờ trăm họ, bởi từng lầu phủ thờ để làm văn phòng Văn Minh Điện, cho bộ nghiên cứu làm việc, nên phải xây hình hậu hiền nơi đây, thì xét ra trong làng văn Đại-Đạo chỉ có Ông Thừa Sử Phan Hữu Phước, trứ toát được quyển Chơn Lý Diệu Ngôn đúng theo Chơn Pháp, là món ăn tinh thần đáng giá có hữu ích, cho đời dau được thông hiểu Tam Thể con người và sáng tác được một thứ chữ tốc ký, để lấy “notes” rất mau lẹ, hai công nghiệp phi thường nầy, đáng xây hình nơi Văn Minh Điện để đền đáp lại công trình sáng tác của ông, và còn nhiều nơi công cộng còn đang chờ có những người hữu công với Đạo để được dựng hình, hoặc họa

ĐOạN THứ MƯỜI HAI VỀ VIỆC DỰNG HÌNH

44

ảnh treo nơi Phủ Tự.Vậy Chư Hiền-Huynh và Chư Hiền-Tỷ mau tiến

theo cho kịp bước đàn anh, trong thời kỳ Đức Lý còn đang nắm quyền tức là còn trong thời kỳ Tam Chuyển, chứ đợi bước qua Ngươn Tứ Chuyển, rồi biết đâu vì trường thi mỗi ngày mỗi mắt thêm, mà khó bề lập vị.

XIN PHỤ THÊM VỀ VÃNG LỴ

45

XIN PHỤ THÊM VỀ VÃNG LỴ

Bởi buổi trước Đạo bị bế, nên cửa Tây Phương bị đóng, cửa Địa-ngục mở ra, vì

lẽ nên người chết phải làm tuần thất và vảng lỵ dùng toàn màu đen dể đưa xuống Diêm cung.

Còn nay đến buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ Đức Chí-Tôn đã đóng Địa ngục, mở từng Thiên, tức là đóng cửa Phong Đô mở cửa Cực Lạc cho các chơn hồn trở về cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, nên làm Tuần Cữu chứ không đưa xuống Diêm cung và làm tuần thất như buổi trước nữa.

Nói đám xác là một đám vui mừng nghe ra cũng hơi quá đáng mà thật vậy: Vì người qui liễu ấy là người đã trả xong nợ thế, tức là người làm xong phận sự Đức Chí-Tôn cho nghỉ, chứ không phải chết, bởi sự sống chết của thế gian và cảnh vô hình cũng như một cuộc thay xiêm đổi áo, các chơn hồn lui đến cõi trần như buổi chợ đông: Nên người qui liểu, chúng ta đến đưa đón tức là ta mừng được người bạn trở về ngôi vị hưởng phước đời đời, nên lễ đưa nầy cũng như lễ Tấn phong cho người bạn thiết, nên ta dùng Vãng, Lỵ, Phúng, Điếu đủ 3 màu, tức là thể theo Tam Giáo cho hợp với buổi Tam Kỳ.

CHUNG

XIN PHỤ THÊM VỀ VÃNG LỴ

46

Tây-Ninh, ngày 26 tháng 4 năm 1962

Kính Tiên-Sinh,Khi tôi được xuyên qua quyển Thể-Pháp

Chơn-Giải của Tiên-Sinh soạn thảo, do nguyên-lý mà tôi được lãnh hội, về nguyên căn của vật thể, cũng như loài người đang sống trên quả Địa-cầu nầy.

Từ lâu tôi cũng như bao nhiêu người khác đều thắc-mắc về câu hỏi “Loài người do nơi đâu mà có?” Chúng ta chỉ biết Tổ-Tiên Phụ-Mẫu rồi đến ta, mà không tìm hiểu nguyên căn của nó.

Thử hỏi: Cha-Mẹ ta sanh ta, rồi ai sanh Cha-Mẹ ta? cứ tính ngược trở lên trên Cha ta là: Ông Nội, Ông Cố, Ông Sơ, mãi cho đến Ông lớn hơn hết, mà ta không biết kêu bằng Ông gì? thì ở đây tôi xin gọi là Ông thứ nhứt. Nếu ta đặt thêm một câu hỏi nữa: ai sanh Ông thứ nhứt?

Còn ai hơn: Đấng ây nữa là Trời, Trời là khối Hư Vô Chi Khí gọi là Thái Cực. Kể từ Ông thứ nhứt đến ta đây là con số hằng hà ra ngoài sự ước lượng.

Đây tôi xin đặt một ví dụ, để dẫn chứng cho ta biết rõ nguyên-căn: Chúng ta bắt đầu con số gần hơn hết là số 100 đếm ngược lại đến số 10 rồi 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Hỏi: Trên số 1 là số gì? cũng như trên Ông thứ nhứt là ai?

Trên số 1 là số 0, trên số 0 nữa cũng là o, mà không không tức là Trời. Trời là Ông Cha chung của muôn loài là một Đấng trọn lành, chí công quảng đại có một tình thương vô bờ bến. Tiếc thay! Nếu toàn cả nhơn loại sớm

XIN PHỤ THÊM VỀ VÃNG LỴ

47

biết nhìn Đấng nầy là một Ông Cha chung thì loài người đâu có đến đổi phải đấm chìm trong biển máu.

Tóm lại quyền Thể-Pháp Chơn Giải là cả một công phu khảo cứu tỷ mỹ về chơn lý Thể Pháp biện minh rõ rệt rất có ích cho mọi người. Tôi cũng có đọc nhiều sách, nhưng chưa từng gặp quyển sách nào giải rõ bằng quyền Thể Pháp Chơn Giải nầy, nhưng tiếc gì tôi không đặng xem bản thảo trước khi xuất bản.

Vậy tôi xin trân trọng bài thi sau đây:

Thể-Pháp trình bày rõ nẽo quangHuệ-Khai khảo cứu tả nên hàngÝ hay dẫn chứng lời như ngọcTừ đẹp nêu ra tiếng tợ vàngBuổi trước Trình-Vi nghiên cạn bútNgày nay Tấn-Sĩ viết thành trangVén màng chơn-lý cho nhơn-loạiHiểu thấu nguyên căn, xuất thế gian

TƯỜNG-VI (Lê-công-Trứ)

tk@08•28•2015 6:29 PM

THỂ-PHÁP THẬT HÀNHH U Ệ - K H A I