28

TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng
Page 2: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 1

01. Minh Trang. PHONG TỤC ĐÓN TẾT KỲ LẠ Ở VÙNG CAO PHÍA BẮC / Minh Trang // Tạp chí Bảo hộ lao động.- Số 1+2/2017.- Tr.72.

… LỄ HỘI GỘI ĐẦU CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG

Người Thái Trắng ở Sơn La tiến hành lễ hội gội đầu từ trưa ngày cuối cùng trong năm. Tất cả già làng, trưởng bản, từ già đến trẻ hò nhau xuống bờ sông để tổ chức lễ gội đầu với mong muốn xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Họ còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ rồi xối từ từ lên tóc, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ. Người ta tổ chức ném còn, xòe vòng... Trai gái được dịp vui chơi thỏa thích.

02. Thu Thùy. SƠN LA: HỘI THI NÔNG DÂN YÊN CHÂU CHUNG TAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 01/3/2017.- Số 26.- Tr.9.

Hội Nông dân huyện Yên Châu vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức Hội thi Nông dân Yên Châu chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2017, với sự tham gia của 14 đội thi thuộc Hội Nông dân các xã trên địa bàn. Các đội thi đã trải qua 3 phần thi: Phần chào hỏi; thi kiến thức; thi năng khiếu. Theo đó, các đội tự giới thiệu về điểm nổi bật của địa phương trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; vai trò của hội viên, nông dân và tổ chức Hội Nông dân trong việc tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, trả lời câu hỏi trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân, các ban, ngành và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; các phương thức tham gia xây dựng nông thôn mới và liên hệ thực tế tại địa phương...

03. Thanh Hòa. ĐẤU SÚNG NGHẸT THỞ VỚI KẺ VẬN CHUYỂN 39 BÁNH HEROIN / Thanh Hòa // Công an thành phố Hồ Chí Minh.- Ngày 01/3/2017.- Số 3307.- Tr.8.

Chiều 28/2, Công an huyện Tân Uyên, Lai Châu cho biết, vừa phá thành công vụ mua bán, vận chuyển ma túy liên tỉnh. Trước đó, đầu tháng 1/2017, trinh sát Công an huyện Tân Uyên phát hiện một số đối tượng người dân tộc Mông đi xe máy có biểu hiện nghi vấn vận chuyển ma túy. Qua công tác nắm tình hình, xác minh nhóm đối tượng ở huyện Mộc Châu, các trinh sát thấy nổi lên đối tượng Hạng A Lau (sinh năm 1965, trú xã Chiềng Hắc) và Sồng Thị Dí (trú xã Loóng Sập, cùng huyện Mộc Châu, Sơn La) cặp kè với nhau, thường xuyên có mặt tại địa bàn huyện Than Uyên và Tân Uyên (Lai Châu).

Kết quả xác minh cho thấy, Hạng A Lau và Sồng Thị Dí thường xuyên vắng mặt tại địa phương, nghề nghiệp làm ruộng nhưng tiêu xài rất hoang phí, bất minh về kinh tế, hay đi vắng dài ngày, có quan hệ với nhiều đối tượng ở các nơi khác ngoài địa bàn. Trao đổi thông tin nghiệp vụ với Công an huyện Mộc Châu, Sơn La, Ban chuyên án được biết Hạng A Lau và Sồng Thị Dí rất hay đổi ngoại tệ (đô la Mỹ và tiền kíp Lào) với số lượng lớn. Có nhiều dấu hiệu các đối tượng này liên quan tới đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Mộc Châu, Sơn La sang Lào Cai rồi chuyển qua Trung Quốc.

Chiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng này đang di chuyển trên Quốc lộ 32, nhận thấy thời cơ thuận lợi đã đến, Ban chuyên án quyết định phá án. Vào hồi 14 giờ ngày 24/2, tại địa phận bản Chom Chăng, xã Thân Thuộc, Ban chuyên án bố trí các lực lượng chốt chặn kiểm tra nhưng các đối tượng không chấp hành mà nhanh chóng vứt ba lô chứa 39 bánh heroin xuống lề đường. Hạng A Lau điên cuồng chống trả lực lượng vây bắt. Lúc này anh Nguyễn Viết Tiếp và anh Nguyễn Văn Đoàn là cán bộ thanh tra huyện Than Uyên đi công tác qua đã lao vào hỗ trợ bắt giữ. Đối tượng liền rút súng bắn vào lực lượng vây bắt làm anh Đoàn bị thương ở chân. Sau đó 2 đối tượng cùng nhau chạy vào khe núi cách hiện trường ban đầu 2km để lẩn trốn. Lực lượng truy bắt của công an huyện và một quần chúng là anh

Page 3: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 2

Nguyễn Văn Cao đã kiên trì bám đuổi, đến 15 giờ 10’ cùng ngày bắt được Sồng Thị Dí, còn Hạng A Lau tiếp tục bỏ chạy và dùng súng uy hiếp tổ vây bắt rồi chạy vào khe núi cố thủ.

Ban chuyên án đã huy động tối đa lực lượng đồng thời báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh đề xuất tăng cường lực lượng hỗ trợ. Ban chuyên án đã kiên trì vận động đối tượng ra đầu thú, mặt khác bố trí trinh sát vây hãm. Mặc dù đã tích cực thuyết phục nhưng Lau vẫn ngoan cố, không hạ vũ khí và luôn gí súng vào đầu mình, đe dọa nếu ai lại gần sẽ nổ súng bắn chết rồi tự sát. Sau hơn 2 giờ vận động đối tượng hạ vũ khí không thành, đến 17 giờ 20’ cùng ngày, lực lượng vây bắt đã mưu trí áp sát, khống chế, tước vũ khí và bắt gọn Lau, thu giữ 1 khẩu súng K59 và 7 viên đạn.

Tại cơ quan cảnh sát điều tra, bước đầu Hạng A Lau và Sồng Thị Dí khai, ngày 23/2/2017 được một đối tượng người Lào gọi điện thoại bàn việc vận chuyển heroin. Đôi tình nhân liền đi từ Mai Sơn xuống huyện Yên Châu gặp chủ hàng và thỏa thuận nếu vận chuyển 39 bánh heroin sang huyện Sa Pa, Lào Cai để giao cho người mua hàng sẽ được trả công 150 triệu đồng. Đối tượng người Lào đã giao ba lô trong có 39 bánh heroin, cùng một khẩu súng ngắn quân dụng dạng súng K59 và dặn Lau nếu công an phát hiện thì cứ rút súng ra bắn trả để tẩu thoát, lúc đó Lau nói chưa biết cách sử dụng súng, người này đã hướng dẫn cách sử dụng và cho Lau biết trong súng có 9 viên đạn.

Với chiến công trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Ban giám đốc Công an tỉnh và Huyện ủy Tân Uyên đã thưởng nóng cho Ban chuyên án và tổ công tác.

Cũng xem: 04. Minh Văn. HÀNG LOẠT “TRÙM” MA TÚY CỘM CÁN SA LƯỚI / Minh Văn, Ngọc Tiến // Câu chuyện pháp luật.- Ngày 3/3/2017.- Số 484.- Tr.5.

05. Hải Sơn. HAI GIỜ ĐẤU TRÍ VỚI KẺ VẬN CHUYỂN MA TÚY NỔ SÚNG CHỐNG TRẢ CÔNG AN / Hải Sơn // Hôn nhân pháp luật.- Ngày 2/3/2017.- Số 26.- Tr.14.

06. Hoàng Yến. BẮT HAI VỤ VẬN CHUYỂN MA TÚY / Hoàng Yến // Quân đội nhân dân.- Ngày 1/3/2017.- Tr.8.

07. M. T. “ÔM” 39 BÁNH HEROIN, ĐIÊN CUỒNG BẮN TRẢ CÔNG AN / M. T // An ninh Thủ đô.- Ngày 1/3/2017.- Số 4932.- Tr.13.

08. Hà Trang. BẮT KẺ TRUY NÃ TỪNG TẤN CÔNG CÔNG AN XÃ / Hà Trang // An ninh Thủ đô.- Ngày 1/3/2017.- Số 4932.- Tr.13.

Giữa tháng 2/2017, Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) nắm được thông tin về đối tượng trốn truy nã từ Sơn La về Hà Nội với hành vi dùng dao tấn công một Trưởng Công an xã tại tỉnh Sơn La.

Sau nhiều ngày lần theo dấu vết tội phạm đang trốn truy nã, sáng 23/2, Công an phường Láng Thượng phát hiện đối tượng truy nã xuất hiện tại địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngay sau đó, một tổ công tác của Công an phường Láng Thượng đã đến khu nhà trọ nơi đối tượng xuất hiện kiểm tra hành chính, nhưng chỉ có hai người bạn của đối tượng ở đây.

Sau đó, Công an phường Láng Thượng đã xác định được đối tượng đang có mặt trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội và thuê phòng trọ ở cùng với người yêu. 17h ngày 23/2, tổ công tác Công an phường Láng Thượng đã có mặt tại khu trọ nơi đối tượng thuê ở. Sau khi xác minh đối tượng đang có mặt tại phòng trọ, Thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Láng Thượng đã chỉ đạo tổ công tác áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tấn công, trấn áp, bắt giữ đối tượng đưa về trụ sở Công an phường Láng Thượng để làm việc.

Page 4: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 3

Tại đây, đối tượng khai tên là Lò Văn Tài (sinh năm 1985), trú tại bản Khoang, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Hành trình phạm tội của Tài được đối tượng tường trình lại như sau: Ngày 15/11/2016, sau khi đi uống rượu về nhà tại bản Khoang, Tài thấy con chó của nhà mình bị xe ô tô cán chết đã giữ người lái xe lại chửi bới và đòi tiền bồi thường. Lái xe tải đã gọi điện báo Công an xã Chiềng Khoang xuống làm việc. Lực lượng công an xã tới hiện trường đã yêu cầu Tài để người lái xe điều khiển chiếc xe đỗ gọn vào lề đường nhằm không cản trở giao thông. Tài liền chạy đi lấy thanh sắt gần đó vụt trúng vai Trưởng Công an xã. Lực lượng công an xã ập vào khống chế Tài. Đối tượng đã chạy vào nhà lấy dao đuổi chém lực lượng công an xã, rồi bỏ trốn.

Với hành vi phạm tội nêu trên, Tài đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Quỳnh Nhai ra quyết định truy nã về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích hoặc đe dọa xâm hại sức khỏe người khác.

Được biết, Tài từng có tiền án về tội cướp tài sản, bị Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La xử phạt 8 năm tù. Tài còn được mọi người dân ở bản Khoang biết đến là đối tượng côn đồ hung hãn và rất manh động, sẵn sàng gây thương tích cho người khác. Ban chỉ huy Công an phường Láng Thượng đã lập hồ sơ, chuyển đối tượng truy nã Lò Văn Tài cho Công an huyện Quỳnh Nhai - Sơn La để tiếp tục điều tra, làm rõ theo thẩm quyền.

09. Phương Trang. SƠN LA: 96 HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI / Phương Trang // Đại biểu nhân dân.- Ngày 1/3/2017.- Số 60.- Tr.7.

Trong giai đoạn 2013 - 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã triển khai 32 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai đối với 188 đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh. Nội dung thanh tra tập trung vào việc làm rõ cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất; hiện trạng quản lý, sử dụng đất của đơn vị trên diện tích đất được thuê, giao như: Tiến độ sử dụng đất vào triển khai dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, diện tích đất đã sử dụng, chưa sử dụng, diện tích sử dụng sai mục đích; việc lấn, chiếm, tranh chấp đất đai giữa các tổ chức sử dụng đất với các tổ chức, cá nhân khác; việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất.

Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 96 tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Các vi phạm chủ yếu là chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với khu đất được thuê; từ khi nhận bàn giao đất đến nay chưa tiến hành xây dựng các hạng mục công trình theo dự án đầu tư đã được phê duyệt; chưa nộp tiền thuế đất hàng năm theo quy định; sử dụng đất không có hiệu quả; để người dân sở tại lấn, chiếm toàn bộ diện tích; chưa ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Sử dụng đất không đúng mục đích...

Từ kết quả trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu 2 đơn vị chấm dứt hợp đồng cho thuê lại đất với diện tích 2.482,7m2; 10 đơn vị với hơn 5,3ha đất được thuê làm thủ tục gia hạn sử dụng 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai 2013. Yêu cầu 2 đơn vị chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất với diện tích hơn 95ha. Kiến nghị thu hồi hơn 57ha của 13 tổ chức. Kiến nghị hủy quyết định cho thuê đất với diện tích 38.952m2 của 2 tổ chức.

10. Xuân Trường. HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH SƠN LA: VỚI PHONG TRÀO “HAI XÓA, BA GIÚP, BA MÔ HÌNH” / Xuân Trường // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 2/3/2017.- Số 1165.- Tr.7.

Xác định giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi là một trong những trọng tâm công tác, Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La phát động Phong trào “Hai xóa, ba giúp, ba mô hình” đến từng

Page 5: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 4

cán bộ, hội viên. Sau 5 năm thực hiện, đã chứng minh tính đúng đắn và sức lan tỏa sâu rộng của phong trào, tạo động lực cho nhiều hội viên vươn lên làm giàu chính đáng.

Phong trào “Hai xóa” (xóa nghèo, xóa nhà dột nát), các cấp Hội tập trung giúp đỡ hội viên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ xuống còn 3%; số hộ khá, giàu chiếm 54,79% (tăng 1,3% so với năm 2015). Năm 2016, Tỉnh hội huy động hàng nghìn ngày công của hội viên xóa được 86 nhà dột nát. Hội Cựu chiến binh tỉnh đặt mục tiêu năm 2017, xóa 70 nhà dột nát, nhà tạm cho hội viên nghèo; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3% theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; phong trào đóng góp Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” được 12,480 tỷ đồng; khai thác các nguồn vốn đạt tổng dư nợ trên 700 tỷ đồng.

Phong trào “Ba giúp” (giúp công, vốn, việc làm), các cấp Hội quản lý có hiệu quả các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ “Thiện Tâm”, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để giải quyết cho hàng chục nghìn lượt hộ hội viên vay và sử dụng đúng mục đích. Riêng nguồn vốn từ quỹ nội bộ tại các cơ sở và các chi hội trực tiếp giúp đỡ những gia đình hội viên nghèo bằng cách cho vay không tính lãi, hoặc lãi xuất thấp; tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

Phong trào “Ba mô hình” (mô hình trang trại, mô hình tổ hợp tác xã sản xuất, mô hình kinh doanh dịch vụ), Tỉnh hội vận dụng nhiều cách làm phong phú, đa dạng mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 6 hợp tác xã; 13 tổ hợp tác sản xuất; 368 trang trại, những mô hình này hàng năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và con em cựu chiến binh, cựu quân nhân.

Tiêu biểu là cựu chiến binh Phan Văn Phấn (xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu) từ hai bàn tay trắng sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Về địa phương vợ chồng ông vận dụng các phong trào của Hội gây dựng được trang trại rộng 10ha trồng rừng và cây ăn quả các loại (mận hậu, xoài, nhãn); đào ao thả cá; chăn nuôi bò... Lắp đặt đường ống dẫn nước, mua máy bơm tưới cho cây trong mùa khô. Hiện gia đình ông có 4.000m2 ao thả cá; 2ha rừng thông 10 năm tuổi, 2ha rừng xoan 6 năm tuổi, 5,6ha cây ăn quả các loại (trong đó 2,6ha đang thu hoạch); 22 con bò; từ 100 - 150 con gà. Cựu chiến binh Phan Văn Phấn còn làm 1,5km đường ô tô, làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho bà con, mỗi năm thu mua từ 500 - 700 tấn mận hậu. Gia đình ông có 2 xe ô tô để vận chuyển hàng hóa và đi tiếp thị nông sản. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình trừ chi phí còn 360 triệu đồng.

Cũng là một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi, gia đình hội viên Tòng Văn Điểm (bản Tò Lọ, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La) với mô hình VAC và dịch vụ cho thuê phông bạt bàn ghế, dịch vụ vận tải, tổng thu nhập hằng năm 1,5 tỷ đồng; hội viên Nguyễn Cảnh Châu - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chè xanh Mộc Châu, thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm; mô hình chăn nuôi bò sữa của hội viên Nghiêm Văn Sự, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động...

11. PV. SƠN LA: TẬP TRUNG THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 2/3/2017.- Số 52.- Tr.2.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì và giữ vững; 12 huyện, thành phố; 204/204 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, mạng lưới trường lớp phủ đều đến các xã. Mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi hoàn thành vào cuối năm 2014 (sớm 1 năm so với kế hoạch đề ra). Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được quan tâm. 5 năm qua, toàn tỉnh đã mở 399 lớp xóa mù chữ cho 10.225 người.

Page 6: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 5

12. Xuân Trường. GIEO CHỮ NƠI VÙNG CAO BIÊN GIỚI / Xuân Trường // Công an nhân dân.- Ngày 2/3/2017.- Số 4236.- Tr.7.

Cách trung tâm hơn l0km, trong đó phải vượt qua quãng đường đất cheo leo dài gần chục cây số chúng tôi mới có mặt tại một điểm trường lẻ của trường Tiểu học Lóng Sập, bản Buốc Pát, huyện Mộc Châu, Sơn La. Làn sương mù giăng dày đặc, gió gầm gào, nơi đây quanh năm không có điện. Thầy giáo Đỗ Văn Kiệm, Hiệu phó trường Tiểu học Lóng Sập cho biết, nhà trường hiện có 41 lớp đơn, 16 lớp ghép với 59 cán bộ, giáo viên, nhân viên và gần 600 học sinh (trong đó 571 học sinh người dân tộc), có 1 điểm trường chính ở trung tâm và 11 điểm trường lẻ. Hầu như các điểm trường lẻ không có điện và thiếu nước sạch, đời sống sinh hoạt khó khăn. Điểm trường Buốc Pát là một trong số đó, nơi có 14 hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo với 2 lớp ghép và 14 học sinh.

Trong một ngày những tia nắng hiếm hoi ghé thăm, cô giáo lớp mầm non Nguyễn Thị Hương Giang (điểm trường lẻ bản Buốc Pát có dành một phòng học cho lớp mầm non) hôm nay lên lớp dạy học ngay giữa sân trường cho các em. Vừa dạy các em nhỏ phân biệt chữ số, các loại rau, củ quả, cô giáo Giang lại nhanh nhẹn lấy khăn lau mặt rồi đi vòng ra sau buộc tóc cho chúng. Những khuôn mặt trẻ thơ lem luốc, mặc phong phanh trong thời tiết lạnh giá khiến ai chứng kiến cũng xót xa...

Tại căn phòng học chừng hơn chục mét vuông gần đó, cô giáo Đinh Thị Ngân, một trong hai giáo viên tiểu học tại điểm trường bản Buốc Pát đang hăng say dạy các em tập đọc. Tranh thủ lúc các em tập viết, cô lại đi sang bảng đen đối diện giảng môn toán. “Được sự quan tâm của các ban, ngành, các mạnh thường quân nên những năm gần đây cuộc sống người dân tại bản cũng như điều kiện học tập của các em học sinh khá lên rất nhiều. Hiện tại các học sinh điểm trường này còn được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập nuôi ăn một bữa/ngày. Ngoài ra, với những món quà từ các tổ chức từ thiện rất thiết thực như quần áo, đồ dùng học tập nên các em đều rất chăm chỉ đi học đủ, không bỏ học…”, cô giáo Ngân chia sẻ.

Chồng là bộ đội Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, đóng quân ngay gần trường chị giảng dạy nhưng anh chị hầu như chỉ có thể gặp nhau vào những ngày cuối tuần. Nhà ở thị trấn Mộc Châu, cách điểm trường 30km, ngày nào cũng vậy, chị dậy từ sớm lên bản Buốc Pát dạy học và sẩm tối mới có mặt ở nhà. Hôm nào trời mưa đường trơn, phải gửi xe và đi bộ vài cây số mới tới trường là y rằng hôm đó chiều tối muộn chị mới về tới nhà, chỉ kịp cơm nước qua loa và dạy các con học bài...

Hơn 21 năm đứng trên bục giảng, hầu như chưa một điểm trường nào cô giáo Ngân chưa đặt chân tới. Gắn bó lâu, chị cũng chứng kiến bao đổi thay của người dân tộc nơi đây. Những kỷ niệm vui, buồn, gắn bó với dân bản trong cô nhiều không kể xiết, nhớ lại những ngày đầu mới đi dạy, cô giáo Ngân bồi hồi: “Thời gian đầu đi xuống từng nhà dân, vận động các em đến trường nhưng không biết tiếng, nói gì cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Mỗi đêm dài sau đó, lòng nặng trĩu không yên, cứ nghĩ đến những đứa trẻ không biết đọc, biết viết lại thôi thúc, mình quyết tâm tìm đủ mọi cách để động viên, đưa các em tới trường…”. Bằng tình yêu thương, sự kiên trì, cô giáo Ngân đã tìm đến các già làng, trưởng bản và cùng họ tới từng nhà dân vận động. Những đứa trẻ sinh ra vốn chỉ biết ngô, khoai sắn thì nay đã biết đọc, viết tiếng Kinh... Dần người dân nghèo nơi đây đã hiểu, chỉ có học mới đem lại một tương lai tốt đẹp.

Cũng như cô giáo Ngân, thầy Lê Bá Thành, chủ nhiệm hai lớp ghép 4, 5 đã có thâm niên hơn 20 năm gắn bó trong công việc gõ đầu trẻ, hơn 10 năm cắm bản tại điểm trường Buốc Pát. Với thầy Thành, mảnh đất, ngôi trường này bây giờ như nhà mình, kỷ niệm cũng nhiều, vui có, buồn có. Từng đấy năm công tác, từ không biết tiếng dân tộc, giờ thầy Thành đã có thể giao tiếp, nắm rõ phong tục tập quán của bà con là người dân tộc nơi đây... Vừa đi lấy nước sinh hoạt

Page 7: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 6

về cho các em học sinh, thầy Thành lại vội vã lên lớp dạy học. “Hằng ngày, bọn mình vẫn đi xách nước từ suối nguồn cách trường gần lkm. Mùa mưa bà con nơi đây phấn khởi lắm vì có nhiều nước chứ mùa khô, nhà nhà lại tích cóp, tằn tiện để sử dụng. Khó khăn, thiếu thốn về vật chất, dần thì mình có thể khắc phục được nhưng không có nguồn nước sạch sử dụng thường xuyên thì thật sự là rất vất vả...”, thầy Thành trăn trở.

Chúng tôi rời bản Buốc Pát cũng là lúc trời bắt đầu tối, các em học sinh cũng đang rảo bước trở về nhà mình, những ngôi nhà chìm trong màn sương mờ ảo, ẩn hiện nơi lưng chừng núi. Tiếng hát lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên vui đùa của các em học sinh người dân tộc thiểu số vang lên suốt đoạn đường. Chúng át đi cơn mưa chợt đến rơi lộp bộp và ngày một nặng trĩu, xóa đi nỗi lo lắng, trăn trở, là nguồn động lực lớn lao để các thầy cô nơi đây thêm vững tin cho chặng đường gian nan, gieo chữ nơi vùng cao biên giới...

13. Đức Tuấn. SƠN LA NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 4/3/2017.- Tr.3.

Thời gian qua, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tỉnh ủy Sơn La đã nghiêm túc kiểm điểm, chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm, đồng thời có nhiều giải pháp để khắc phục, sửa chữa. Một trong những chuyển biến quan trọng ở Sơn La là hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo được nâng cao.

Thí dụ rõ nhất trong chuyển biến nêu trên là công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện cải cách hành chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư. Tháng 9/2014, Bộ Nội vụ công bố Bảng xếp hạng cải cách hành chính cấp bộ, các cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố, theo đó tám lĩnh vực được chấm điểm thì Sơn La xếp thứ 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau thông tin này, tỉnh Sơn La đã có nhiều cuộc họp, thảo luận tìm nguyên nhân, chỉ ra khâu yếu, hạn chế để khắc phục. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 1/12/2014 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính. Trong đó, yêu cầu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị mình một cách quyết liệt. Thực hiện cơ chế một cửa trở thành nền nếp, kịp thời giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm sự hài lòng của người dân. Vấn đề cải cách hành chính đã được đặt đúng tầm, đưa vào nội dung văn kiện đại hội Đảng và chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng.

Sau hai năm quyết liệt khắc phục, các chỉ số xếp hạng cải cách hành chính đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể: Năm 2015 chỉ số PAX INDEC (chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh) xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố, tăng 14 bậc so với năm 2014. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 44, tăng 5 bậc; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh xếp thứ 31, tăng 17 bậc. Ngoài ra, Sơn La đã tập trung thực hiện cải cách thể chế, kiểm tra rà soát các văn bản pháp luật, thống kê 95 lĩnh vực, với 974 thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị. Riêng đối với cơ quan ban hành cơ chế, chính sách là Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện thay thế, bãi bỏ 28 nghị quyết không phù hợp, ban hành mới 13 nghị quyết về cơ chế, 17 nghị quyết về chính sách...

Ngày 18/12/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU về nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có một nội dung quan trọng là cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu trong giờ làm việc. Chỉ thị đã được thực hiện nghiêm túc, tạo chuyển biến rõ nét trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tình trạng uống rượu trong giờ làm việc, đi muộn về sớm, tắc trách trong công việc của một số cán bộ, đảng viên đã được khắc phục, mang lại niềm tin trong quần chúng nhân dân. Nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấn chỉnh tác

Page 8: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 7

phong làm việc của cán bộ, công chức, nhất là với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã đạt hiệu quả tích cực.

Nhiều thành tựu nổi bật của năm 2016 trên các lĩnh vực được đánh giá bắt nguồn từ việc đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo. Thực tế ở Sơn La cho thấy, nơi nào người đứng đầu gương mẫu, sâu sát cơ sở, tập trung tháo gỡ khó khăn thì hiệu quả kinh tế - xã hội có bước tiến bộ. Tại Đảng bộ huyện Bắc Yên, đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Minh Hòa cho biết: Để giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, huyện thực hiện gặp gỡ người dân, tăng cường đối thoại. Nhờ đó có những việc kéo dài 10 năm chưa giải quyết được thì nay đã xử lý xong. Nhờ tập trung công tác chỉnh trang đô thị, giải phóng mặt bằng, đến nay bộ mặt thị trấn huyện Bắc Yên đã có nhiều đổi thay, nhân dân phấn khởi, hài lòng.

Từ chỗ chưa có xã nào đạt nông thôn mới, đến nay Sơn La đã có năm xã đạt nông thôn mới. Làm đường giao thông nông thôn, Sơn La đổi lại phương châm, cách làm từ: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trước đây sang: “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Nơi nào nhân dân họp bàn thống nhất cao việc hiến đất, bỏ công sức giá trị 70% thì ngân sách sẽ hỗ trợ bằng xi măng, vật liệu trị giá 30%. Bằng cách làm này, từ năm 2014 đến 2016 toàn tỉnh đã làm được 6.402 tuyến đường giao thông nông thôn nội bản, tiểu khu, với tổng chiều dài 1.600km. Trong đó, nhân dân đóng góp lên tới 1.200 tỷ đồng. Nhiều nơi, tỉnh không cung cấp kịp xi măng cho nhân dân làm đường, phong trào làm đường giao thông ở Sơn La phát triển khá rầm rộ.

Để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Sơn La tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở tất cả các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các địa phương trong toàn tỉnh. Việc học tập và làm theo nâng lên một yêu cầu mới, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đã nêu ra năm bài học kinh nghiệm của Sơn La về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh đây phải trở thành công việc thường xuyên của các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền đoàn thể. Tỉnh ủy Sơn La đề cao việc các tổ chức, cá nhân, cán bộ, đảng viên tự nhận thức, nhận diện được yếu kém, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã chọn việc nâng cao chất lượng tổ chức các hội nghị để thúc đẩy hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Chuyên đề này thực chất là nói đi đôi với làm, bám sát cơ sở, tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc để tạo sự đột phá mới.

14. Bá Hải. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP ĐỂ TẠO BƯỚC PHÁT TRIỂN CHO GIÁO DỤC / Bá Hải // Giáo dục và thời đại.- Ngày 4/3/2017.- Số 54.- Tr.4+5.

Cùng với các địa phương khác trong cả nước, ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, thực hiện chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Sơn La đang tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp học cho phù hợp với điều kiện của một tỉnh miền núi khó khăn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2020” có điều chỉnh, bổ sung, trong đó “Tổ chức lại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông cấp huyện giai đoạn 2016 - 2020 và các năm tiếp theo”. Không chỉ là một đề án trọng điểm, đó

Page 9: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 8

còn là “kim chỉ nam” để định hướng phát triển cho giáo dục và đào tạo Sơn La giai đoạn này.

NỖ LỰC ĐƯA HỌC SINH VỀ TRƯỜNG TRUNG TÂM

Thực hiện chủ trương này, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong giáo viên, phụ huynh học sinh và nhân dân thấy rõ được việc rà soát, quy hoạch, sáp nhập nhằm giảm các điểm trường lẻ để tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất, tạo ra những điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh - cho biết: Trong học kỳ 1 năm học 2016 - 2017 với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, sở đã sắp xếp, bố trí về trung tâm 111 điểm trường lẻ của bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (giảm 4,2% so với tổng số điểm trường, lớp lẻ của tỉnh) với 2.985 học sinh được chuyển về. Về đội ngũ, đã điều động 145 giáo viên từ các điểm trường lẻ tăng cường cho các trường trong khu vực huyện, thành phố. Đặc biệt quan trọng trong công tác này là không có trường hợp giáo viên nào bị mất việc; tư tưởng của cán bộ, giáo viên rất yên tâm, tập trung công tác và đồng tình với chủ trương này.

Về phía học sinh và phụ huynh đã nghiêm túc thực hiện và phấn khởi, tin tưởng vào công tác sắp xếp, sáp nhập trường, lớp của ngành. Mặc dù phải đi học xa nhà hơn và ở bán trú tại trường nhưng học sinh được hưởng lợi về các điều kiện cơ sở vật chất, được sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ nhiều hơn của giáo viên và các tổ chức chính trị - xã hội. Sau khi thực hiện đưa các lớp học mầm non, phổ thông từ các điểm lẻ về điểm trường chính; công tác giáo dục, chăm sóc trẻ được thuận tiện hơn, học sinh được học tập trong một môi trường tốt hơn, đầy đủ hơn về cơ sở vật chất; tạo điều kiện tốt cho công tác giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường này. “Qua đó có thể thấy rằng, đây là giải pháp căn cơ, toàn diện nhất để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn của các huyện miền núi trong tỉnh” - Ông Đức khẳng định.

Từ nay đến năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tuyên truyền cho phụ huynh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hiểu và nắm được hiệu quả, tác dụng tốt trong công tác này nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc giảm điểm trường lẻ, giảm số học sinh phải học ở điểm trường lẻ để từ đó tiết kiệm được biên chế giáo viên, tăng cường việc học sinh được học 2 buổi/ngày, tăng cường chất lượng nuôi dạy bán trú nhằm nâng cao đời sống của học sinh tại trường trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường, từng bước nâng chất lượng giáo dục đại trà, tạo nền tảng vững chắc cho giáo dục mũi nhọn phát triển đồng đều ở các vùng, miền toàn tỉnh.

CỦNG CỐ HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ

Ông Hoàng Tiến Đức chia sẻ: Thực hiện điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2016 - 2020” của tỉnh Sơn La đã mở ra cơ hội mới, đó là: Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, tạo ra bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng Tây Bắc và cả nước.

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, mạng lưới trường lớp học của tỉnh sẽ được hoàn thiện với 294 trường mầm non (tăng 31 trường), 573 trường phổ thông (tăng 23 trường). Thành lập thêm 8 trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và 10 trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở tại trung tâm xã, cụm xã ở địa bàn có nhiều khó khăn, giao thông cách trở; nâng tổng số toàn tỉnh lên 70 trường phổ thông dân tộc bán trú. Mở rộng quy mô, tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và huyện phù hợp với nhu cầu đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số của địa phương. Nâng cấp 11 trường phổ thông dân tộc nội trú

Page 10: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 9

huyện đang đào tạo trình độ trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông, đảm bảo 100% huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông để tăng tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số được học trong các trường phổ thông dân tộc nội trú theo chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg về phát triển giáo dục và đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020.

TRUNG ƯƠNG CẦN GỠ “NÚT THẮT” CHO GIÁO DỤC SƠN LA PHÁT TRIỂN

Theo ông Hoàng Tiến Đức: Trong quá trình thực hiện các chương trình, đề án quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp học, ngoài chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, Sơn La đã lồng ghép hiệu quả nhiều nguồn vốn khác để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú. Từ giai đoạn khi bắt đầu khởi động Đề án tổ chức lại các trường phổ thông dân tộc nội trú, Sơn La mới có 2 trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia, cho đến nay đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra trong “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020”, khó khăn lớn nhất của tỉnh Sơn La là còn thiếu nhiều nguồn lực đầu tư. Theo kế hoạch, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo Sơn La đến năm 2020 cần trên 23,6 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn nên Sơn La rất cần Trung ương hỗ trợ đầu tư hàng năm cho các đề án trong quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp học.

Trong giải pháp huy động nguồn lực, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ này, Sơn La đã đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2020; tiếp tục thực hiện Đề án phát triển giáo dục ở 5 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ; triển khai các dự án đầu tư công, các chương trình mục tiêu cho giáo dục giai đoạn 2016 - 2020. Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm ưu tiên đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và tiếp tục chỉ đạo giải quyết về tình trạng thiếu biên chế giáo viên ở các cấp học; bổ sung các chính sách ưu tiên cho giáo dục tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

15. PV. SƠN LA: 59 HỌC SINH NGHÈO ĐƯỢC BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG ĐỠ ĐẦU / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 7/3/2017.- Số 56.- Tr.7.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động mỗi phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận nuôi ít nhất hai em học sinh và mỗi đồn biên phòng nhận nuôi ba em; với mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng và kéo dài đến khi các em tốt nghiệp trung học phổ thông. Hiện, 59 học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới được nhận đỡ đầu, trong đó, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận đỡ đầu 47 em học sinh khu vực biên giới và 10 học sinh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Công ty Cổ phần Xây dựng Tây Bắc nhận đỡ đầu hai em.

16. L. S. LÀM ĐƯỜNG BỘ TỪ HÒA BÌNH ĐI MỘC CHÂU / L. S // Nông thôn ngày nay.- Ngày 7/3/2017.- Số 56.- Tr.13.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án đường bộ Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) theo hình thức PPP. Tuyến đường Hòa Bình - Mộc Châu đầu tư hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Thủ đô Hà Nội đi huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La còn khoảng hơn 2 giờ đồng hồ (nếu đi Quốc lộ 6 mất khoảng 4 - 5 giờ), phá thế độc đạo của tuyến Quốc lộ 6. Tuyến từ Hòa Bình đi Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ có tổng chiều dài khoảng 85km

Page 11: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 10

(điểm đầu kết nối với điểm cuối dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc địa phận xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; điểm cuối giao với Quốc lộ 43 tại bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La) quy mô 4 làn xe, rộng 24,75m, tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Cũng xem: 17. M. Hương. LÀM ĐƯỜNG BỘ TỪ HÒA BÌNH ĐI MỘC CHÂU, SƠN LA / M. Hương // Đại biểu nhân dân.- Ngày 5/3/2017.- Số 64.- Tr.4.

18. Phạm Văn Lợi. VĂN HÓA SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN: NGUY CƠ NGHÈO ĐA CHIỀU Ở CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA / Phạm Văn Lợi // Tạp chí Văn hóa dân gian.- Tháng 2/2017.- Số 1.- Tr.71-79.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều thập kỷ gần đây, giới khoa học và Nhà nước Việt Nam quan niệm đánh giá “nghèo” dựa vào thu nhập; chuẩn “nghèo” được Nhà nước đưa ra dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người và được quy thành tiền. Các hộ gia đình có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo thì được xếp vào diện hộ nghèo. Cách đánh giá nghèo đơn chiều này rất dễ bỏ sót đối tượng nghèo; dễ dẫn đến tình trạng thiếu công bằng, thiếu hiệu quả và thiếu bền vững trong việc thực thi các chính sách giảm nghèo.

Năm 2008, Liên hợp quốc đã đưa ra một quan niệm mới về nghèo khi khẳng định: Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh. Đây chính là quan niệm/cách hiểu, cách đánh giá nghèo đa chiều. Khái niệm này đã nhanh chóng được giới học giả và chính phủ nhiều nước trên thế giới thừa nhận và đưa vào sử dụng. “Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: Y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập”.

Khái niệm nghèo đa chiều bắt đầu được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Thông qua một số công trình nghiên cứu và các nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước (như: Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI; Nghị quyết số 76/2014/QH13 được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 13; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 và Quyết định số 1614/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ) quan niệm, cách đánh giá nghèo đa chiều đã dần được đưa vào thực hiện tại Việt Nam. Dựa trên 5 chiều cạnh giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều lần lượt là: Giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu tại 9 bản của người Thái thuộc diện tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La, để chỉ ra nguy cơ nghèo đa chiều của các cộng đồng cư dân, trên các góc độ nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế, tiếp cận thông tin, nhà vệ sinh, vấn đề thu nhập và mức sống.

2. NHÀ Ở

Phần lớn nhà ở của các gia đình người Thái có từ trước tái định cư đã được tháo dỡ, di chuyển và dựng lại tại nơi ở mới. Chỉ có cư dân bản Hoa 2 (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu) đang ở trong những ngôi nhà do Nhà nước xây dựng, nhưng vẫn là nhà sàn. Chính vì vậy, tại các bản

Page 12: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 11

tái định cư của dân tộc Thái, hầu hết các gia đình vẫn sống trong những ngôi nhà sàn như trong xã hội truyền thống. Số nhà đất/nhà trệt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Số liệu thống kê về các loại hình nhà ở của 9 cộng đồng cư dân tái định cư dân tộc Thái mà đề tài đã nghiên cứu cho thấy rõ điều này. Huyện Mường La, tỷ lệ nhà sàn ở mức thấp nhất, đạt 88,4%; nơi cao nhất (huyện Quỳnh Nhai) đạt 97,1%. Các loại hình nhà khác, như nhà nửa sàn nửa đất, nhà cấp 4 (nhà trệt), nhà mái bằng, nhà tầng, đều ở mức rất thấp, thậm chí là bằng không (như loại nhà cao tầng ở các huyện Mộc Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La). Tỷ lệ nhà ở kiểu mới ở các bản tái định cư của các dân tộc khác (trong đó có người Kháng) còn ít hơn.

Dù là nhà dựng lại hay nhà mới, ngôi nhà ở của các cộng đồng cư dân dân tộc Thái tái định cư Thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La đã ít nhiều thay đổi. Sự thay đổi dễ nhận thấy là về nguyên vật liệu. Trước tái định cư, nhà sàn của người Thái thường được làm bằng các nguyên vật liệu thảo mộc: Gỗ, tre, nứa, lá. Sau tái định cư, đa số tường của các ngôi nhà đã được xây bằng gạch, cát, xi măng - các nguyên vật liệu công nghiệp, hiện đại. Đặc biệt, tại bản Hoa 2, nhà của cư dân được xây mới bằng bê tông, cốt thép. Hầu hết các ngôi nhà tái định cư đều được lợp bằng ngói tây. Một số ngôi nhà sàn ở bản Pắc Ma và bản Nhạp được lợp bằng ngói “mũi”, loại ngói ít phổ biến ở miền núi, thường dùng trong các công trình tôn giáo tín ngưỡng, như nhà ông Lò Văn Chương, Điêu Văn Kiêm. Một vài ngôi nhà lợp tôn, lợp prôximăng hay tấm nhựa, như nhà của các ông Lò Văn Quyển ở bản Pắc Ma, ông Điêu Chính Văn ở Nà Nong.

Bên cạnh sự thay đổi về nguyên vật liệu là những thay đổi về kết cấu. Kết cấu nhà sàn truyền thống đã có sự pha tạp, bởi sự xuất hiện đan xen giữa cột gỗ với cột bê tông, giữa nền nhà bê tông và nền đất, giữa chân cột bê tông và chân cột đá. Đặc biệt, với sự xuất hiện của xi măng, sắt thép, khi xây nhà người dân đã chú ý tăng độ bền chắc cho ngôi nhà bằng cách đổ móng. Bên cạnh những ngôi nhà sử dụng bê tông cốt thép làm tường, cột là những ngôi nhà kết hợp sử dụng cả kết cấu hiện đại và truyền thống để tạo nên những ngôi nhà vừa mang tính hiện đại vừa bảo lưu được những yếu tố truyền thống. Đó là những ngôi nhà ở dưới sàn (tầng 1) được xây tường gạch, kết nối bằng bê tông cốt thép, nhưng tầng 2 vẫn giữ gần như nguyên vẹn hệ thống cột, kèo, xà, quá giang truyền thống.

Không chỉ nguyên vật liệu và một phần kết cấu của ngôi nhà sàn truyền thống thay đổi, chúng ta có thể thấy ở các cộng đồng cư dân tái định cư có cả sự thay đổi về chức năng của một số bộ phận của ngôi nhà. Trong xã hội truyền thống, không gian gầm sàn thường được người Thái, người Kháng và người Khơ Mú dùng để nuôi nhốt gia súc, gia cầm; sau đó, khi gia súc, gia cầm đã được nuôi nhốt trong chuồng, trại thì gầm sàn được dùng phổ biến làm nơi đặt/để các loại công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt. Sau tái định cư, một phần do diện tích đất ở chật hẹp, một phần vì tiếp xúc, giao lưu với các cộng đồng cư dân khác, một số gia đình người Thái đã biến không gian gầm sàn thành tầng một của ngôi nhà, với rất nhiều chức năng và công dụng, như làm nơi sinh hoạt chung, kho chứa hàng, nơi kinh doanh, buôn bán. Sự thay đổi này đã góp phần làm mất đi hàng loạt phong tục tập quán có liên quan đến sàn nhà, cầu thang, nơi các chàng trai “gẩy đàn môi”, “thổi tiêu” hò hẹn với bạn gái, nơi diễn ra nhiều nghi thức liên quan đến cưới hỏi, hội hè.

Tất cả những điều đó cho thấy, dù đã có nhiều thay đổi về nguyên vật liệu, kết cấu kỹ thuật và chức năng của một số bộ phận của ngôi nhà; dù đã và đang xuất hiện ở các cộng đồng cư dân dân tộc Thái tái định cư (cả di vén và di dời, nhưng tập trung hơn ở các cộng đồng tái định cư di dời đô thị, những ngôi nhà đất/trệt được xây hoàn toàn bằng gạch, cát, xi măng, với nhiều kiểu dáng tương tự nhà ở của người Kinh, như nhà 3 gian 1 thò 2 thụt, nhà ống, nhà cao tầng, mái bằng hoặc mái ngói - nhà kiên cố và bán kiên cố theo phân loại của Nhà nước. Nhưng qua số liệu thống kê ở vẫn có thể khẳng định số lượng nhà loại mới này chưa nhiều và đa số cư

Page 13: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 12

dân dân tộc Thái thuộc khu vực tái định cư Nhà máy Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La vẫn đang sống trong những ngôi nhà sàn dựng bằng các loại tranh tre, nứa, lá, theo kiểu truyền thống.

3. NƯỚC SẠCH

Thiếu nước, cả nước sinh hoạt và nước sản xuất, đang là vấn đề đối với hầu hết các bản Thái tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La (đã được tiến hành nghiên cứu). Các bản của người Thái trước đây đều nằm ở thung lũng, nơi có những con suối chảy qua, nơi “tụ thủy” (đọng nước). Vì thế họ không bao giờ bị thiếu nước, kể cả vào mùa khô. Trước kia, nước sinh hoạt của người Thái thường được lấy từ các mó nước (các khe suối trong núi, đầu nguồn sông suối, thường có nước quanh năm), được dẫn bằng đường ống bương, ống tre về bản phục vụ ăn uống. Người dân thường tắm giặt bằng nước giếng khơi, sản xuất dùng nước suối. Nhưng hiện nay, do di dời tái định cư, người Thái đã được chuyển lên các vùng đất cao hơn làm cho việc lấy nước trở nên khó khăn hơn. Các mó nước chỉ đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày, không đủ phục vụ cho sản xuất, vì thế, việc làm nương rẫy của người Thái vùng tái định cư đang phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thậm chí, ở một số bản, nước sinh hoạt lấy từ các mó nước cũng không đủ dùng vào các tháng mùa khô, dịp cuối năm. Tình trạng thiếu nước đã và đang góp phần làm biến đổi ít nhiều nếp sống, lối sống của cư dân nơi đây.

Có thể nói, người Thái tái định cư đang buộc phải làm quen với điều kiện khan hiếm nước, phải học hỏi cách lấy nước và giữ nước và hình thành nên cách thức canh tác khô thay cho trồng nước. Mặc dù, hầu hết các bản tái định cư đều được Nhà nước và chính quyền địa phương, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hỗ trợ bắc đường ống từ các “mó nước” về cung cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước này chỉ được người dân dùng để rửa chân tay, tắm giặt, không thể dùng cho ăn uống bởi nước không đảm bảo vệ sinh. Nguyên nhân là do đường ống thường xuyên bị trâu, bò, xe cộ cán vỡ, nên nước lẫn cả bùn đất. Hơn nữa, nguồn nước này không ổn định và người dùng phải trả tiền, điều mà họ chưa hề biết đến khi còn ở bản cũ, khi chưa tái định cư.

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi tại các bản tái định cư của người Thái cho thấy sự biến đổi ít nhiều các loại nước mà các cộng đồng cư dân sử dụng trước và sau tái định cư. Về cơ bản, có 3 loại nước vẫn được cư dân sử dụng ở hầu hết các địa bàn tái định cư (với tỷ lệ tuyệt đối, cả trước và sau tái định cư). Đó là nước nguồn dẫn về nhà, nước sông hồ và nước mó. Các cộng đồng cư dân hiện đang cư trú tại các điểm tái định cư thuộc huyện Mai Sơn trước tái định cư sử dụng khá nhiều nước giếng khoan (47,7%), nhưng đã giảm đi gần như toàn bộ sau tái định cư (chỉ còn 1,5%). Loại nước sạch và hiện đại (nước máy đưa vào nhà và nước máy công cộng) chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn ở tất cả các điểm tái định cư. Thậm chí, người Thái tái định cư ở thành phố Sơn La (bản Pắc Ma) vẫn chưa có hộ nào sử dụng nước máy (cả nước máy công cộng và nước máy dẫn về nhà).

4. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Sau tái định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, từ điện, đường đến trường, trạm đều được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối khang trang, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của con em người dân tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La. Do vậy, có thể khẳng định việc học hành của con em cư dân tái định cư tại địa phương có bước phát triển tốt hơn trước. Cuộc sống sau tái định cư còn nhiều khó khăn nhưng tình hình giáo dục tại các điểm tái định cư có bước phát triển rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp học mầm non và tiểu học đúng độ tuổi ngày càng cao; sự xuất hiện của các trung tâm học tập cộng đồng góp phần làm giảm tỷ lệ số người không biết chữ tại các điểm tái định cư. Ông Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Lao, phân hiệu 2 tại điểm tái định cư bản Nhạp (xã Chiềng Lao, huyện Mường La) cho biết: “Từ khi trường mới được xây dựng khang trang, đầy đủ trang thiết bị dạy và học, giao thông thuận lợi

Page 14: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 13

tại điểm tái định cư bản Nhạp cho nên việc học hành của con em 3 bản tái định cư: Bản Nhạp, bản Hủa Choi, bản Nếch tốt lên nhiều”. Ông nói thêm “Vào năm học mới nhà trường có các chính sách ưu tiên cho học sinh là con em của các hộ tái định cư, ba năm đầu, con em hộ tái định cư được nhà trường miễn giảm tiền tu sửa cơ sở vật chất. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn sách, vở. Ngoài ra, các thầy, cô giáo trong trường cũng quan tâm bổ sung kiến thức cho các em”.

Trước đây, tại nhiều bản trên địa bàn huyện Mường La (như bản Nhạp, bản Nà Nong, bản Pá Mồng) các cháu đến độ tuổi học mẫu giáo - mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở phải đi học cách nhà khoảng 10km trở lên, các cháu phải ở trọ. Hiện nay, việc đầu tư các công trình tái định cư xây dựng trường học khang trang ngay trên địa bàn cụm bản tái định cư, các cháu không còn phải ở trọ và đi xa nữa. Khi được hỏi đánh giá về chất lượng giáo dục mầm non của bản hiện nay, đa số người dân bản Nà Nong, xã Chiềng Lao cho rằng chất lượng của hoạt động giáo dục mầm non là tốt. Một người dân cho biết “Từ ngày chuyển về đây sinh sống, con em chúng tôi và trẻ em trong bản này đều được gửi đến trường mầm non của bản, trước đây ở bản cũ thì không có như thế”.

Tuy đã có nhiều tiến bộ trong vấn đề giáo dục, nhưng tình trạng thiếu giáo viên mầm non hay không tuyển được giáo viên mầm non ở các bản, khu vực tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La đang khiến cho một số bản có trường mà các cháu vẫn chưa được đến trường, như: Bản Nà Nong, bản Nhạp (Chiềng Lao, Mường La), bản Pắc Ma (Chiềng Sinh, thành phố Sơn La). Thêm nữa, thực tế cho thấy nhiều trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu học nội trú của học sinh; nhiều nơi như Chiềng Lao, Cò Nòi, một số em học sinh vẫn phải đi bộ trên 5km để đến trường học hàng ngày. Tình trạng này đã và đang gây ra ít nhiều khó khăn cho thế hệ trẻ các cộng đồng cư dân tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La trong việc đến trường học tập, tiếp thu đầy đủ hệ thống kiến thức từ nhà trường.

5. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN

Tại các điểm tái định cư, điều kiện sống của cư dân dân tộc Thái (và cư dân các dân tộc khác như Kháng, Khơ Mú) đã được cải thiện, người dân được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu của đời sống (trường học, y tế); nhiều dịch bệnh nảy sinh đã được phát hiện, xử lý kịp thời; tình hình sức khỏe người dân tốt hơn trước, nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh; chăm sóc sức khỏe cho người dân thuộc diện chính sách. Bên cạnh đó, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng đã và đang đi theo chiều hướng tốt hơn trước. Tại bản tái định cư Mai Quỳnh (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn), khi được hỏi về hoạt động y tế thôn bản hiện nay, người dân cho biết: “Từ ngày về ở khu tái định cư, chúng tôi thường được các anh, chị cán bộ y tế bản Mai Quỳnh vận động đưa trẻ đi tiêm chủng, uống vitamin A; vận động phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ, rồi công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống những bệnh truyền nhiễm nặng, như: Viêm gan, lao; hướng dẫn cấp cứu trong những trường hợp khẩn cấp, điều mà ở bản cũ không có”. Phần lớn người dân bản Mai Quỳnh đánh giá tốt về các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng của y tế thôn bản, đặc biệt hai hoạt động chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em và tuyên truyền vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân đánh giá các hoạt động y tế thôn bản chưa tốt. Họ cho rằng, hoạt động của y tế thôn bản còn gặp những khó khăn, hạn chế do lực lượng còn mỏng, người dân cũng như lực lượng y tế thôn bản không có nhiều thời gian; cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu và thiếu. Và, quan trọng hơn là nhận thức của người dân về vấn đề y tế thôn bản vẫn còn nhiều hạn chế; trình độ chuyên môn của y tế thôn bản còn thấp, chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên và chế độ phụ cấp cho những cán bộ y tế thôn bản chưa được cao cũng

Page 15: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 14

có ảnh hưởng xấu tới chất lượng của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân. Những yếu tố này đã và đang là những khó khăn kìm hãm hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân của lực lượng y tế thôn bản.

6. PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Tái định cư Thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La đã góp phần tạo ra sự biến đổi khá nhanh, mạnh về đồ dùng sinh hoạt, đặc biệt là các loại hình đồ điện, hiện đại, phù hợp với cuộc sống mới của cư dân. Bên cạnh các phương tiện hiện đại phục vụ giao thông, đi lại (xe máy, xe ô tô); phục vụ cuộc sống sinh hoạt gia đình (tủ lạnh, bếp ga, nồi cơm và ấm đun nước bằng điện), các phương tiện hiện đại giúp người dân tái định cư tiếp cận với thông tin, như: Ti vi, radio, điện thoại bàn, điện thoại di động, đầu đĩa, máy vi tính, đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống, sinh hoạt của cư dân. Số lượng các phương tiện tiếp cận thông tin này đã có sự chênh lệch ít nhiều giữa trước và sau tái định cư. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định số lượng/tỷ lệ của các loại phương tiện này trên tổng số gia đình tại các cộng đồng cư dân tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La vẫn còn rất hạn chế, chưa đủ để phục vụ cho việc tiếp cận thông tin của cư dân. Số liệu cho thấy ở hầu hết các địa bàn, tỷ lệ này mới chỉ ở mức dưới 1% dân số (riêng có điện thoại di động ở các cộng đồng cư dân tái định cư tại thành phố Sơn La đạt mức 1.4% dân số). Đây là tỷ lệ rất thấp nếu so với các vùng, miền khác trong cả nước, những nơi mỗi hộ gia đình ít nhất có 01 ti vi, 01 điện thoại cố định; mỗi người trưởng thành ít nhất có 01 điện thoại di động.

7. NHÀ VỆ SINH

Trong xã hội truyền thống, do khu cư trú rộng, quanh nhà là vườn cây, ao cá và rừng núi nên cư dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La không hoặc ít có nhu cầu dựng nhà vệ sinh. Gần đây, phong trào vận động xây dựng cuộc sống mới đã làm xuất hiện ở người Thái và hầu hết các dân tộc ít người ở Sơn La loại hình nhà vệ sinh. Tuy nhiên, thời điểm trước tái định cư, ở các bản của người Thái, số lượng các gia đình xây và sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại còn rất ít; số đông vẫn sử dụng loại nhà vệ sinh đơn giản (loại hố xí một hoặc hai ngăn tạm bợ được che bằng ni lông hoặc bao tải). Sau tái định cư tình hình đã thay đổi, số lượng nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại tăng mạnh. Loại nhà vệ sinh đơn giản giảm đi nhiều (nhưng vẫn còn tới 31,6% ở các cộng đồng cư dân tái định cư huyện Mộc Châu; 12,7% ở các cộng đồng cư dân tái định cư huyện Quỳnh Nhai).

8. VẤN ĐỀ THU NHẬP VÀ MỨC SỐNG

Kết quả khảo sát tại các điểm tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy, diễn biến đời sống của người dân sau tái định cư khá phức tạp. Những cư dân tái định cư phần lớn là người dân tộc thiểu số phải rời bỏ nơi ở cũ với điều kiện sống, phương thức sản xuất, canh tác, phong tục tập quán ổn định lâu đời. Khi di dời đến các điểm tái định cư, không phải hộ dân nào cũng dễ tạo lập được việc làm cũng như các mối quan hệ làm ăn mới. Đối với các hộ thuộc diện khá giả tại các bản trước đây, do có nhiều đất canh tác, nhiều gia súc, khi đến nơi ở mới, họ có khoản vốn lớn từ các khoản đền bù đất đai, ruộng vườn, nên họ dễ dàng tạo lập được việc làm tại nơi ở mới bằng các hoạt động kinh doanh, buôn bán dịch vụ. Tại điểm tái định cư bản Nhạp (xã Chiềng Lao, huyện Mường La), tất cả 7 hộ giàu đều đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Cụ thể, một hộ kinh doanh vật liệu điện nước; một hộ kinh doanh thuốc tây kết hợp kinh doanh nhà nghỉ; một hộ kinh doanh xe máy, xe đạp; hai hộ kinh doanh tạp hóa; một hộ kinh doanh xăng dầu (mini); một hộ kinh doanh thực phẩm. Phần lớn những hộ này có nguồn vốn nhờ sự đền bù đất đai tái định cư để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nên có thu nhập và mức sống cao hơn nhiều so với trước tái định cư và cao hơn các gia đình khác trong bản. Đối với các gia đình thuộc diện viên chức, công chức, có trình độ, có việc làm ổn định, tập trung ở thị trấn Quỳnh Nhai trước đây khi tái định cư tại nơi ở mới là khu đô thị, họ có nhiều lợi

Page 16: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 15

thế về vốn, nghề nghiệp, nên các hộ dân này đã nắm bắt ngay những điều kiện thuận lợi để kinh doanh nên có thu nhập và mức sống cao hơn trước tái định cư.

Với những hộ tái định cư thuần nông có thu nhập thấp, thuộc hộ trung bình, nghèo và cận nghèo thì sau tái định cư còn gặp nhiều khó khăn, số này chiếm phần lớn và tập trung ở các điểm tái định cư di dời nông thôn và di vén tại chỗ trên địa bàn hai huyện Mường La, Quỳnh Nhai. Những hộ di vén lên cao, đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện canh tác khó khăn hơn trước. Những hộ làm nông nghiệp nay tái định cư ra đô thị không có đất canh tác, thiếu vốn chuyển đổi ngành nghề nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Ông trưởng bản tái định cư đô thị Phiêng Nèn 3, thuộc khu tái định cư đô thị Phiêng Nèn, trăn trở: “Trước tái định cư, người Thái ở Chiềng Bằng trồng lúa nước, làm nương rẫy, làm vườn nên không lo thiếu lương thực, thực phẩm dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nhưng từ ngày tái định cư ra khu đô thị, sống cuộc sống hoàn toàn khác với trước đây. Tất cả mọi thứ dùng cho cuộc sống hàng ngày đều phải mua: Từ gạo, thịt, rau, những thứ thực phẩm thiết yếu mà trước đây người dân đều tự sản xuất được. Trong khi đó họ đều không có nghề nghiệp, không có việc làm, chỉ hoàn toàn trông chờ vào tiền đền bù đất đai, hoa mầu gửi trong ngân hàng rút ra để chi tiêu nên số tiền cứ hết dần đi”. Người nông dân ở các khu tái định cư đô thị gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra thu nhập để ổn định cuộc sống, chưa nói đến việc nâng cao mức sống.

Sau vài năm tái định cư, những khó khăn trước mắt người dân tái định cư có chiều hướng giảm dần, cuộc sống đang đi vào ổn định. Mặc dù, những khó khăn trong chuyển đổi sinh kế, tìm kiếm việc làm là điều khó tránh khỏi, nhưng bộ mặt và mức sống tại hầu hết các điểm tái định cư phát triển theo xu hướng tốt hơn trước, đặc biệt là người dân tái định cư được hưởng các dịch vụ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản (điện, giao thông, giáo dục, y tế, nước máy, thông tin liên lạc, vui chơi, giải trí, an sinh xã hội), thông qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, thói quen tiêu dùng phù hợp với cuộc sống trên quê hương mới ngày càng hợp lý hơn. Đây là xu thế tích cực và tất yếu của sự phát triển đời sống người dân sau tái định cư. Tuy nhiên, những câu trả lời của người dân trước đề nghị đánh giá, so sánh mức thu nhập của các hộ gia đình ở thời điểm trước và sau tái định cư, với các phương án trả lời “tốt hơn”, “như cũ”, “kém đi” và “không biết” đã cho thấy một bức tranh tương đối phức tạp. Số liệu thống kê chỉ ra rằng cư dân tái định cư ở hầu hết địa bàn các huyện và thành phố lựa chọn 3 phương án trả lời đầu chiếm tỷ lệ tuyệt đối (hầu hết đều đạt trên 90%; duy chỉ có thành phố Sơn La dưới 90%, nhưng cũng đạt tới 88,9%), trong đó ở 2 huyện Mai Sơn và Quỳnh Nhai có tới gần 50% số người được hỏi chọn phương án “kém đi” (47,7% và 49,0%); số người được hỏi ở huyện Mường La lựa chọn phương án “như cũ” cao nhất, tới 50,8%; ở 2 huyện Mộc Châu và thành phố Sơn La số người lựa chọn 3 phương án này tương đối cân bằng. Điều đó cho thấy mức thu nhập của các cộng đồng cư dân tái định cư chưa có những thay đổi rõ rệt; mức thu nhập của các hộ dân tái định cư trên địa bàn hai huyện Mường La và Quỳnh Nhai, nơi tập trung các cộng đồng cư dân tái định cư di vén, dường như còn thấp kém hơn (số người được hỏi chọn phương án trả lời “tốt hơn” ở mức thấp nhất trong 5 địa bàn, chỉ ở mức 20,6% và 19,1%).

9. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Với một số bất cập, hạn chế, trên các góc độ nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế, phương tiện tiếp cận thông tin, nhà vệ sinh, thu nhập và mức sống đã được trình bày ở trên, rõ ràng nghèo đa chiều là nguy cơ có thật ở các cộng đồng cư dân tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La. Đó là chưa kể tới tình trạng suy giảm đất canh tác diễn ra phổ biến ở các cộng đồng cư dân tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La.

Để từng bước giảm bớt nguy cơ nghèo đa chiều ở các cộng đồng cư dân này, cần triển khai thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp, từ các giải pháp về chính sách tới các giải pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội; từ các giải pháp dành cho chính quyền (từ Trung ương tới địa phương), tới các giải pháp dành cho các tổ chức xã hội và bản thân từng cộng đồng, từng cư dân.

Page 17: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 16

Để các giải pháp được thực thi có hiệu quả, cần tính tới các nhóm giải pháp cụ thể cho từng cộng đồng cư dân, từ các cộng đồng cư dân tái định cư di vén tới các cộng đồng cư dân tái định cư di dời; cần quan tâm tới sự khác biệt cụ thể giữa các cộng đồng cư dân tái định cư di dời nông thôn với tái định cư di dời đô thị; giữa các cộng đồng cư dân tái định cư di dời tập trung và tái định cư di dời xen ghép. Chỉ có như vậy thì các giải pháp mới được thực thi một cách có hiệu quả, góp phần giảm bớt các nguy cơ nghèo đa chiều cho các cộng đồng cư dân tái định cư Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La nói riêng và các cộng đồng cư dân tái định cư thủy điện trên đất nước Việt Nam nói chung.

19. Xuân Trường. HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH SƠN LA: TRÊN 20.000 LƯỢT HỘI VIÊN ĐƯỢC VAY VỐN TÍN DỤNG / Xuân Trường // Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 9/3/2017.- Số 1166.- Tr.9.

Thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ đạt gần 700 tỷ đồng, tạo điều kiện cho trên 20.000 lượt hội viên vốn tín dụng. Ngoài ra, nguồn vốn của Trung ương Hội 810 triệu đồng, các cấp Hội chủ động xây dựng quỹ Hội trên 12 tỷ đồng (bình quân 282.000 đồng/hội viên) cho hội viên vay luân phiên. Cùng với nhiều nguồn tài trợ khác, Tỉnh hội xóa được 427 nhà dột nát. Riêng năm 2016 xóa được 86 nhà, thẩm định 19 hồ sơ làm nhà; đến nay số hộ khá, giàu chiếm 54,79% (tăng 1,3%) so với năm 2015.

Hội viên hiến 55.384m2 đất và tài sản trên đất để xây dựng nông thôn mới, có 31 tuyến đường gắn biển, mang tên “Tuyến đường cựu chiến binh tự quản”; đóng góp gần 10.000 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn, trường học, đường điện, trạm xá, kênh mương nội đồng... Phong trào cựu chiến binh bảo vệ môi trường trồng được 1.994ha rừng, nhận khoanh nuôi bảo vệ 18.360ha rừng. Các cấp Hội thăm hỏi, tặng quà với tổng số tiền hơn 86 triệu đồng; huy động hàng trăm ngày công giúp các gia đình bị ảnh hưởng bão, lũ; xâm nhập mặn với tổng số tiền hơn 74 triệu đồng.

Kết quả bình xét năm 2016: Cấp huyện 14/14 đơn vị vững mạnh (trong đó có 5 đơn vị xuất sắc); cấp xã có 281/292 xã đạt trong sạch vững mạnh; 11 cơ sở khá; không có cơ sở yếu kém; 93,3% hội viên cựu chiến binh gương mẫu; 93% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa. Tỉnh hội Sơn La được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, UBND tỉnh tặng Bằng khen; Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng Bằng khen cho 37 tập thể và 87 cá nhân có thành tích trong Phong trào “Thi đua quyết thắng” năm 2016.

20. Thắng Trung. THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở SƠN LA / Thắng Trung // Tạp chí Môi trường.- Số 2/2017.- Tr.23.

Trong thời gian qua, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Điển hình là các xã Ngọc Chiến (huyện Mường La), xã Mường Sang (huyện Mộc Châu) đã thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, huy động xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế của người dân.

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là khu vực đầu nguồn, cung cấp nước cho nhiều nhà máy thủy điện, đặc biệt là Thủy điện Sơn La. Hiện nay, trên địa bàn xã Ngọc Chiến có 44 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai thí điểm thì công tác bảo vệ rừng nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Với hơn 1.800ha rừng hiện có, người dân trong xã đã cùng nhau bảo vệ, giữ gìn cho những cánh rừng không bị tàn phá. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, cũng như tình trạng cháy rừng hàng năm đã giảm. Đặc biệt, trong mùa khô năm 2015 - 2016, trên địa

Page 18: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 17

bàn xã không xảy ra vụ cháy rừng nào. Có thể thấy, ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ rừng đã nâng lên rõ rệt.

Cùng với đó, đời sống của người dân trong xã cũng được cải thiện, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới. Hiện UBND xã đã trích một phần kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng được chi trả làm các công trình phúc lợi, công trình giao thông... Như vậy, từ nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Mường Sang là một xã còn khó khăn của huyện Mộc Châu, các điều kiện về cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Nhưng những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng nên một phần kinh phí dịch vụ môi trường rừng đã được trích lại để bê tông hóa giao thông trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, sản xuất của nhân dân. Ngoài ra, Ban quản lý xã Mường Sang đã thành lập các tổ bảo vệ rừng, để giám sát kiểm tra. Nhờ đó, người dân đã nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng.

Từ những thành công của các xã Ngọc Chiến và Mường Sang, tỉnh Sơn La đã thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn và thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Hiện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã ký trên 20 hợp đồng ủy thác dịch vụ môi trường rừng với các công ty, nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; đôn đốc các công ty, nhà máy nộp tiền về quỹ theo quy định, để từ đó nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ rừng, đặc biệt là đồng bào ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới của tỉnh. Tính đến năm 2016, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tiến hành giải ngân được trên 90 tỷ đồng cho trên 52.174 chủ rừng với diện tích 519.365ha rừng.

Thông qua việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác bảo vệ rừng đã được các chủ rừng và các cộng đồng bản, nhóm hộ gia đình thực hiện tốt hơn. Nhờ đó, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh Sơn La đã giảm đáng kể về số vụ và mức độ thiệt hại. Cụ thể, năm 2016 giảm trên 680 vụ so với năm 2009. Cùng với đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong giai đoạn 2010 - 2016, tổng số tiền thu ủy thác từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các chủ rừng hàng năm khoảng 100 tỷ đồng, gấp gần 3 lần nguồn vốn ngân sách hàng năm đầu tư cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Sơn La.

Để tăng cường công tác bảo vệ rừng, trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục nghiên cứu chính sách và thông qua thực tiễn triển khai ở địa phương, phát hiện những tồn tại, bất cập để kịp thời phản ánh kiến nghị với Trung ương sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ chi trả dịch vụ môi trường rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến người dân để người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của mình; sử dụng hiệu quả các nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo công khai, minh bạch.

21. Kim Anh. KHÔNG CHỈ LÀ Ở NƠI Ở… / Kim Anh // Quân đội nhân dân.- Ngày 11/3/2017.- Tr.2.

Khu gia đình quân nhân của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) gồm 8 tổ ấm nằm gần kề đơn vị. Nơi đây đã trở thành chốn bình yên, hạnh phúc, là sức mạnh tinh thần to lớn để những chiến sỹ mang quân hàm xanh thêm yên tâm gắn bó, hết mình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường biên, mốc giới…

Page 19: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 18

Chiều muộn. Khu gia đình quân nhân của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập thật rộn ràng, náo nhiệt. Nhà nhà đỏ lửa. Những làn khói mỏng nhẹ bay lên từ những nóc nhà. Tiếng xoong chảo, bát đũa khua lách cách. Tiếng trẻ nô đùa bi bô.

“Cháu chào các cô, các chú ạ!” - Bốn đứa trẻ mắt xoe tròn, khoanh tay đồng thanh chào khi thấy chúng tôi bước vào. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Giàng Lau Tơ, cán bộ trinh sát Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập tươi cười, giới thiệu: “Con mình hết đấy. Cháu lớn học lớp 10, cháu học lớp 2, còn cháu nhỏ năm nay vào lớp 1...”. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, Giàng Lau Tơ tủm tỉm cười, tay rót trà, thủng thẳng bảo: “Ngạc nhiên cũng đúng thôi. Này nhé, hai cháu con của mình, một cháu con của vợ và một cháu là con nuôi đấy”.

Thấy tôi vẫn “mắt tròn mắt dẹt”, Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập giải thích: “Hoàn cảnh gia đình Giàng Lau Tơ khá đặc biệt. Vợ chồng này “rổ rá cạp lại”, cuộc sống vất vả, khó khăn lắm, nhưng tình cảm thắm thiết thì khó ai bằng”. Và rồi câu chuyện giữa chúng tôi cứ nối dài theo hoàn cảnh, cuộc sống của vợ chồng gia chủ, của những đứa trẻ... Vàng Thị Lầu, người phụ nữ nhỏ nhắn có khuôn mặt mộc mạc, chất phác của người con gái vùng cao là người dân tộc Mông. Cuộc sống của Lầu ở xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thật chẳng yên ả như mong ước. Lầu kết hôn khi mới vừa 17 tuổi, một năm sau con gái Giàng Thị Dịa chào đời cũng là lúc người chồng theo bạn xấu rủ rê cờ bạc, chẳng lo làm ăn. Không chịu được cuộc sống như vậy, Lầu quyết định ôm con về nhà mẹ đẻ.

Còn với Giàng Lau Tơ, người vợ trước lại không quen với cảnh chồng quanh năm suốt tháng biền biệt xa nhà vì nhiệm vụ, đã để lại hai con cho ông bà nội chăm sóc mà đi tìm hạnh phúc mới. Được đồng đội động viên, gia đình giúp sức và khi gặp Vàng Thị Lầu, Giàng Lau Tơ đã cảm nhận được sự đồng cảm, gần gũi, sẻ chia. Chỉ vài lần gặp gỡ, cả hai quyết định gắn bó bên nhau trong niềm vui của gia đình, đồng đội. Không giấu được sự xúc động, Vàng Thị Lầu kể: “Cái Dịa năm nay 6 tuổi. Bây giờ nhận thức của nó chỉ như đứa trẻ lên 3 thôi. Trước đây nó không như thế này đâu. Bản tính nó nhanh nhẹn, hoạt bát, hay nói hay cười lắm. Cách đây 2 năm, nó bị sốt, đi khám thì bác sỹ kết luận mắc bệnh viêm màng não. May nhờ có đồng đội của chồng mà nó mới sống đến bây giờ đấy. Biết ơn đồng đội của chồng lắm!”.

Vợ con Giàng Lau Tơ ở với ông bà nội, nhà cách đơn vị 200km. Thấy hoàn cảnh “vợ chồng ngâu”, đầu năm 2016, đơn vị tạo điều kiện cho Giàng Lau Tơ mượn mảnh đất nằm trong khu gia đình ngay cạnh đồn. Gom góp, vay mượn, cộng thêm sự hỗ trợ của đồng chí, đồng đội, tổ ấm nhỏ xinh của vợ chồng Giàng Lau Tơ được hoàn thành sau một thời gian ngắn. Ngày đón vợ và các con đến nơi ở mới, chẳng riêng vợ chồng Giàng Lau Tơ phấn khởi mà cả đơn vị ai cũng mừng cho gia đình anh.

Hàng xóm của gia đình Giàng Lau Tơ là gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Quàng Văn Trương - Lương Thị Yên. Trước khi về khu gia đình quân nhân, vợ con Quàng Văn Trương sống ở thành phố Sơn La, cách đơn vị 120km. Do yêu cầu nhiệm vụ, trung bình 1 tháng, thậm chí 2 đến 3 tháng, Quàng Văn Trương mới tranh thủ về thăm gia đình. Từ khi đơn vị tạo điều kiện về nhà ở, anh Trương càng yên tâm, gắn bó với nhiệm vụ. Con cái được chăm lo chu đáo, chị Yên tranh thủ chăn nuôi gia cầm, trồng rau xanh, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Cùng với gia đình Giàng Lau Tơ, Quàng Văn Trương còn có 6 hộ gia đình ở khu gia đình quân nhân của đơn vị. Tuy hoàn cảnh, quê quán khác nhau, nhưng khi về khu gia đình này, ai cũng cảm thấy phấn khởi, cảm thông, chia sẻ. Mỗi dịp đơn vị tổ chức kỷ niệm hay ngày lễ, tết, các thành viên trong khu gia đình trở thành những khách mời quan trọng không thể thiếu của cán bộ, chiến sỹ. Chị Vàng Thị Lầu hào hứng kể: “Tết Nguyên đán vừa rồi, cán bộ đồn tổ chức

Page 20: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 19

thăm hỏi, tặng quà các gia đình trong khu, mời tham gia hội thi gói bánh trưng, giao lưu văn nghệ… Vì thế, các hộ trong khu gia đình vui mừng, phấn khởi lắm”.

Theo Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng, việc quan tâm, chăm lo đời sống hậu phương cán bộ, chiến sỹ là chủ trương của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nói chung, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập nói riêng. Tùy từng hoàn cảnh mà đơn vị có những hình thức hỗ trợ linh hoạt, phù hợp và thiết thực nhất. Ở đơn vị, còn nhiều đồng chí có hoàn cảnh khó khăn như: Gia đình ở xa, con nhỏ, bố mẹ ốm đau…, trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên công tác xa nhà, dài ngày. Vì vậy, với những đồng chí gia đình ở xa, ngoài việc tạo điều kiện tranh thủ về phép, nếu có nhu cầu và đề xuất, đơn vị cho mượn nhà trong khu gia đình. Cùng với đó, chỉ huy đơn vị thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên cả về vật chất cũng như tinh thần… Chủ trương và những việc làm cụ thể, thiết thực của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập góp phần tạo điều kiện để cán bộ, chiến sỹ ổn định cuộc sống, thêm yên tâm gắn bó với đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

22. Linh Lan. MÙA XUÂN VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ TRÊN THẢO NGUYÊN MỘC CHÂU / Linh Lan, Đinh Quang Tú // Giáo dục và thời đại.- Ngày 11/3/2017.- Số 60.- Tr.24.

Người ta nói Mộc Châu đẹp nhất những mùa hoa, đối với tôi, mùa hoa Mộc Châu sẽ đẹp hơn khi có những nụ cười hồn nhiên và ánh mắt trong veo của những đứa trẻ nơi đây. Bởi vì có nhà thơ đã nói: Người là hoa của đất.

MÙA XUÂN TRỄ HẸN

Năm nay, mùa xuân trên cao nguyên Mộc Châu dường như đến muộn hơn so với các nơi khác bởi núi cao, sương dày, ánh nắng mặt trời đôi khi cũng chỉ ló dạng vào những lúc ban trưa.

Khi mùa xuân ghé qua phần tư chặng đường, cái rét của mùa đông dần lùi xa, ánh mặt trời lại lấp ló lưng chừng núi, cao nguyên nơi đây mới bắt đầu khoác lên mình một bộ quần áo mới, đẹp tinh khôi và ấm áp lòng người.

Khi thời tiết dần ấm hơn, hoa mận, hoa ban bắt đầu khoác lên mình bộ cánh mới, sắc hoa trắng rừng, khắp các dốc đèo, trên nương, trên núi, trên khắp các nẻo đường, từ bản Áng, Phiêng Cành, cửa khẩu Loóng Sập, Loóng Luông, Pa Phách, Vân Hồ, Bớ Bun cho tới thung lũng Nà Ka...

Trong khí trời đang vào xuân, những nhành hoa đua nhau khoe sắc đẹp thuần khiết và mong manh khiến bất cứ ai đặt chân tới nơi đây đều lưu luyến, đắm say.

NHỮNG ĐỨA TRẺ MIỀN SƠN CƯỚC

Nhắc đến vẻ đẹp của Mộc Châu, sẽ thiếu nếu như chúng ta bỏ quên vẻ đẹp của những đứa trẻ nơi đây. Đó không phải là vẻ đẹp cầu kỳ, lịch sự, hoàn mỹ như hoàng tử, công chúa bước ra từ trong truyện, đó đơn giản chỉ là những đứa trẻ bình thường nơi rừng núi, vô tư và hồn nhiên với những nụ cười xua tan đi những cái “khó”, cái “đói” và cái “lạnh”.

Mỗi vùng đất lại mang trong mình những vẻ đẹp riêng biệt mà không nơi nào có được. Mộc Châu lại đẹp bởi chính chất “mộc” gần gũi và giản dị ấy.

CÓ HẸN VỚI MỘC CHÂU?

Mùa hoa và những đứa trẻ chính là thứ níu chân những kẻ say mê khám phá những vẻ đẹp bình yên, mộc mạc vùng đất trời Tây Bắc. Để rồi thức dậy vào một sớm bình minh, tạm rời xa khói bụi thành phố, náo nhiệt, đông vui để an yên sau những tháng ngày mệt mỏi, đắm mình vào làn sương mong mỏng, lắng nghe những âm thanh của rừng núi, tiếng nô đùa của những đứa trẻ đang hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ. Được ngắm nhìn những mái nhà đơn sơ bên bếp lửa hồng đầy dung dị, thấy thật yên bình với nếp sống chậm rãi của người dân miền sơn cước.

Page 21: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 20

Nếu có một lần nào đó, bạn tới Mộc Châu, đừng bao giờ bỏ qua những mùa hoa và những đứa trẻ nơi ấy, bởi đó sẽ là những kỷ niệm đẹp đẽ trong cuộc đời, mà nếu gặp được, bạn nhất định sẽ không muốn quên đi! 23. Xuân Mai. SA LƯỚI SAU 10 NĂM TRỐN TRUY NÃ / Xuân Mai // Công an nhân dân.- Ngày 13/3/2017.- Số 4247.- Tr.5.

Đầu tháng 3/2017, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Yên Bái, dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Nguyễn Trọng Chức, Trưởng phòng PC52 đã lập công, bắt giữ 2 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về các tội giết người và mua bán trái phép chất ma túy.

CHỌN ĐỊA BÀN NÓNG VỀ MA TÚY, TRỐN LỆNH TRUY NÃ

Đây là thủ đoạn Hàng A Di (trú tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) - kẻ có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội mua bán trái phép chất ma túy - sử dụng để trốn lệnh truy nã trong 10 năm qua. Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Trọng Chức, Trưởng phòng PC52 Công an tỉnh Yên Bái cho biết, khu vực Di ẩn náu (xã Loóng Luông, huyện Mộc Châu), là “điểm nóng” về ma túy của Công an tỉnh Sơn La, ở đây có vài chục đối tượng phạm các tội về ma túy đang ẩn náu. Vì thế việc xác minh, truy bắt đối tượng đòi hỏi rất nhiều công sức...

Lật lại hồ sơ vụ án đã úa màu thời gian, cán bộ Phòng PC52 Công an tỉnh Yên Bái tỷ mỷ nghiên cứu về hành vi phạm tội của Hàng A Di. 10 năm trước, Di cùng đồng bọn thiết lập một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Sơn La đưa về Yên Bái tiêu thụ. Trong ổ nhóm này, Di là mắt xích quan trọng. Sau khi đường dây bị Công an tỉnh Yên Bái phát hiện, bắt giữ, Di bỏ trốn sang Lào, Trung Quốc nghe ngóng một thời gian rồi cuối cùng mò về thôn Pa Then 1, Loóng Luông, Sơn La, một địa bàn “nóng” về ma túy, đồng thời cũng là nơi nhiều đối tượng trốn truy nã về tội ma túy đang lẩn trốn... Bao nhiêu năm Di bỏ trốn cũng là ngần ấy thời gian, các cán bộ Công an tỉnh Yên Bái đã dày công xác minh, truy tìm Di nhưng tung tích của đối tượng vẫn bặt vô âm tín. Thực hiện đợt cao điểm tấn công tội phạm, tập trung vào những đối tượng trốn truy nã nhiều năm, Phòng PC52 Công an tỉnh Yên Bái quyết tâm bắt giữ Hàng A Di. Lực lượng trinh sát xác định Di có mối quan hệ họ hàng với một số người tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Từ thông tin này, các trinh sát tiến hành lần tìm và xác định Di đang lẩn trốn tại xã Loóng Luông. Với sự hỗ trợ của tổ tăng cường thuộc Phòng PC52 Công an tỉnh Sơn La, Phòng PC52 Công an tỉnh Yên Bái đã bí mật nhận dạng rồi nắm bắt quy luật sinh hoạt của đối tượng và xác định Di lấy vợ cách đây không lâu và có một con nhỏ. Thời gian gần đây, vợ chồng Di vừa mua một chiếc máy ảnh... Hằng ngày, Di thường đưa vợ ra ngoài bản chụp ảnh cho các đám cưới hoặc lễ hội... Đối tượng này rất cảnh giác, trong cuộc sống hằng ngày đối tượng thường xuyên thay đổi đặc điểm nhận dạng, có khi để tóc dài, có lúc lại cắt tóc trọc và luôn mang theo hung khí bên người. Di cực kỳ cao to, sẵn sàng chống đối quyết liệt trong trường hợp bị bắt giữ.

Từ những thông tin thu thập được, Phòng PC52 đã lựa chọn thời điểm bắt giữ đối tượng, trên con đường độc đạo dẫn vào xã Loóng Luông; các phương án được tính toán tỷ mỷ, nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng truy bắt. Ngày 5/3, tổ công tác của Phòng PC52 Công an tỉnh Yên Bái phát hiện Di đèo vợ ra khỏi nhà. Nhận định đây là thời điểm thích hợp, Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Công an tỉnh Sơn La chia làm 3 tổ, mật phục ở con đường độc đạo đi vào xã Loóng Luông. Tại khu vực Dốc Xèn, khi trời nhập nhoạng tối, các tổ công tác đã tạo thành một vòng tròn khép kín, bắt giữ đối tượng đưa về điểm an toàn... Quá bất ngờ Di chẳng kịp trở tay, khám chiếc xe đối tượng sử dụng, các trinh sát thu giữ một con dao nhọn cùng một côn sắt. Khi chiếc còng số 8 bập vào tay, Di vẫn nghĩ rằng anh ta bị bắt về tội cố ý gây thương tích vì trước đó với bản tính côn đồ, Di vừa gây ra đánh nhau ở khu vực sinh sống…

Page 22: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 21

24. PV. ĐẶC SẮC HỘI THI THÊU KHĂN PIÊU / PV // Công an nhân dân.- Ngày 13/3/2017.- Số 4247.- Tr.6.

Tại Sơn La, cứ mỗi độ xuân về, khi những bông hoa ban nở trắng núi rừng, lễ hội Mùa hoa ban lại được tổ chức. Trong khuôn khổ lễ hội Mùa hoa ban năm 2017, tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) từ ngày 11 đến 13/3, lần đầu tiên hội thi thêu khăn piêu đã diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Tại lễ hội, hội thi thêu khăn piêu có sự tham dự của 10 đội đến từ các phường, bản của thành phố Sơn La. Hội thi thêu khăn piêu được đưa vào là một hoạt động tại Lễ hội Mùa hoa ban nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái. Đây cũng là dịp để các phường, bản về giao lưu, học hỏi kỹ thuật thêu khăn piêu; qua đó tăng cường sự đoàn kết giữa các phường, bản ở thành phố Sơn La.

25. Chí Công. ĐỐI MẶT VỚI “TRÙM” MA TÚY MANG THEO MÌN VÀ SÚNG ĐÃ LÊN ĐẠN / Chí Công // Đời sống và pháp luật.- Ngày 13/3/2017.- Số 31.- Tr.11.

Vốn bị truy nã đặc biệt vì liên quan đến đường dây ma túy xuyên quốc gia chấn động tỉnh Quảng Ninh, thế nhưng Lưu Thái Anh vẫn tiếp tục móc ngoặc với một nhóm đối tượng khác, hình thành đường dây buôn bán “cái chết trắng” với quy mô “khủng”. Khi bị bắt, Thái Anh đang mang theo 15 bánh heroin, 1 quả lựu đạn và 1 khẩu K59...

MẬT PHỤC LÚC NỬA ĐÊM

Ngày 10/3, trao đổi với phóng viên báo Đời sống và pháp luật, lãnh đạo Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và tàng trữ vũ khí quân dụng. Trong đó, có đối tượng trốn truy nã đặc biệt nguy hiểm là Lưu Thái Anh (sinh năm 1984, trú tại tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).

Theo tài liệu từ cơ quan công an, năm 2012, Thái Anh tham gia vào đường dây vận chuyển ma túy “khủng” với hơn 1.000 bánh heroin, 200.000 viên ma túy tổng hợp và 25kg ma túy “đá” từ Lào về Việt Nam. Chuyên án này do Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá, từng gây chấn động dư luận vào thời điểm xảy ra. Trong khi đa số các “mắt xích” quan trọng của đường dây bị sa lưới thì Thái Anh nhanh chân bỏ trốn. Sau đó, đối tượng này bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian đầu trốn nã, hành tung của Thái Anh rất bí ẩn, hắn cắt đứt mọi liên lạc với người thân, bạn bè. Vốn lưu manh, xảo quyệt nên đối tượng này có rất nhiều chiêu để đối phó với lực lượng công an. Hơn nữa, trinh sát xác định, Thế Anh là kẻ rất manh động, luôn thủ theo hàng “nóng” trong người, sẵn sàng chống trả công an khi bị phát hiện.

Đến khoảng giữa tháng 2/2017, các trinh sát thuộc Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Đống Đa phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy liên tỉnh với số lượng lớn. Các đối tượng này chọn địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội làm nơi trung chuyển “hàng”. Điều đặc biệt, “mắt xích” quan trọng trong đường dây trên chính là Lưu Thái Anh.

Sau khi nắm rõ phương thức thủ đoạn của các đối tượng, Công an quận Đống Đa đã xác lập chuyên án đấu tranh, quyết tâm triệt phá đường dây tội phạm này.

Theo đó, ngày 27/2, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Đống Đa phát hiện, các đối tượng sẽ vận chuyển ma túy từ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La qua đại lộ Thăng Long về Hà Nội để tiếp tục đưa ma túy lên Cao Bằng tiêu thụ nên đã quyết định phá án. Tuy nhiên, trinh sát cũng xác định, rất có thể trong người các đối tượng có mang theo hàng “nóng” và bản thân chúng rất manh động nên kế hoạch vây bắt đã được tính toán rất kỹ.

Theo phương án vây bắt, lực lượng của Đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với lực lượng của Đội Cảnh sát ma túy Công an quận Đống Đa chia thành 3 mũi, tổ chức bám theo các đối tượng

Page 23: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 22

khả nghi khi từ Hà Nội lên Mộc Châu lấy “hàng”, sau đó từ Mộc Châu quay trở lại Hà Nội. Một tổ công tác khác được lệnh “mật phục” đón lõng tại đầu Hà Nội.

Đến khoảng 22h cùng ngày, chiếc xe ô tô nhãn hiệu KIA K3, biển kiểm soát 30A 891.30 với những biểu hiện nghi vấn đã nằm trong “tầm ngắm” của các trinh sát. Lúc này, chiếc KIA đi từ Mộc Châu về đến hầm chui Mễ Trì - Đại lộ Thăng Long (hướng từ Hòa Lạc về Hà Nội) thì bị tổ công tác yêu cầu dừng xe, kiểm tra.

Phát hiện lực lượng công an, nam thanh niên lái xe bất ngờ đạp tung cửa xe, lao đầu định bỏ chạy. Tuy nhiên, ngay sau đó hắn đã bị các trinh sát dày kinh nghiệm khống chế. Danh tính đối tượng được làm rõ là Lưu Thái Anh (sinh năm 1984, trú tại tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).

Kiểm tra xe ô tô của Thái Anh, tổ công tác thu giữ 1 chiếc cặp đựng 15 bánh heroin. Thu giữ trên ghế xe cạnh tay lái một khẩu súng K59, bên trong có 8 viên đạn, 1 viên đã lên nòng. Kiểm tra cốp xe ở ghế phụ phía trước, các trinh sát phát hiện thêm 1 quả lựu đạn.

Cùng thời điểm trên, tổ công tác còn phát hiện và khống chế một chiếc xe taxi chở Nguyễn Bá Tùng Anh (sinh năm 1988, trú tại tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đi trước làm “hoa tiêu” dẫn đường cho xe của Lưu Thái Anh. Lập tức, Thái Anh, Tùng Anh và tài xế xe taxi đã bị đưa về trụ sở công an để làm rõ.

GIAO MA TÚY KÈM “VŨ KHÍ NÓNG”

Lời khai ban đầu của các đối tượng cho thấy, năm 2012, sau khi phát hiện mình bị truy nã, Lưu Thái Anh đã sống lang bạt nay đây mai đó rồi trốn sang Trung Quốc. Đến năm 2014, Thái Anh mò về Việt Nam, nghe ngóng động thái của cơ quan điều tra. Để có tiền ăn tiêu, Thái Anh tiếp tục lần tìm manh mối, móc ngoặc với một số đối tượng, trong đó có cả những kẻ trốn truy nã giống mình để hình thành nên một đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy mới. Đường dây này chủ yếu đưa ma túy theo tuyến từ Sơn La về Hà Nội làm địa bàn trung chuyển, rồi tiếp tục mang lên Cao Bằng tiêu thụ.

Đặc biệt, trong đường dây này còn một “mắt xích” quan trọng đứng từ xa chỉ đạo Thái Anh và Tùng Anh, đó chính là Đỗ Thành Nam (sinh năm 1988, trú tại tiểu khu 13, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Nam cũng là kẻ đang bị truy nã trong một vụ án ma túy lớn do Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá. Sau khi trốn truy nã, Nam móc ngoặc với Thái Anh để hình thành đường dây ma túy mới. Mỗi khi có phi vụ gì, Nam gọi điện điều khiển Thái Anh từ xa, chứ ít khi gặp mặt.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, ngày 26/2, Nam thuê chiếc xe ô tô KIA K3 cho Lưu Thái Anh, để đến trưa ngày hôm sau, Thái Anh sẽ điều khiển chiếc xe này lên huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nhận ma túy, rồi chở về Hà Nội giao lại cho Nam. Tuy nhiên, khoảng 13h ngày 27/2, trước khi Thái Anh lên đường, Nam đã chủ động đưa cho Thái Anh một quả lựu đạn còn rất mới và nói rằng để “phòng thân”.

Sau khi nhận lệnh của ông “trùm”, Thái Anh điều khiển xe ô tô KIA K3 đi Sơn La, trên đường đi Nam liên tục gọi điện hướng dẫn để Thái Anh lái xe theo lộ trình mà hắn đã sắp xếp. Khi Thái Anh đến khu vực dốc Hang Voi, thuộc địa bàn huyện Vân Hồ, đối tượng Nam gọi điện thoại hướng dẫn Thái Anh xi nhan xe táp vào lề đường, dừng xe lại. Ngay lúc đó, có một nam thanh niên đi xe máy Dream đến mở cửa sau chiếc KIA K3, rồi chuyển túi đựng ma túy từ xe máy sang ghế sau xe ô tô KIA K3 của Thái Anh và bỏ đi.

Nhận “hàng” xong, Thái Anh lái xe trở về Hà Nội. Trên đường đi, Thái Anh mở chiếc túi chứa ma túy ra kiểm tra thì phát hiện có thêm 1 khẩu súng ngắn K59. Thái Anh lấy khẩu súng ra để ở cánh cửa xe bên cạnh ghế lái, còn 15 bánh heroin thì xếp gọn để trong túi. Theo “trùm” Nam nói với Thái Anh thì khẩu súng đó được giao kèm theo ma túy, mục đích là để Thái Anh dùng bảo vệ “hàng” và người, nếu bị công an phát hiện thì Thái Anh sẽ tìm cách chống trả. Tuy nhiên, khi Thái Anh đi về đến Đại lộ Thăng Long thì bị Công an quận Đống Đa phục kích, bắt gọn.

Page 24: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 23

Cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa đang hoàn thiện hồ sơ để ra lệnh truy nã đối với Đỗ Thành Nam.

KIẾM TIỀN ĐỔ VÀO NHỮNG “BỮA TIỆC ĐÁ”

Một cán bộ điều tra cho biết, bước đầu Thái Anh khai nhận, vai trò chính của hắn trong đường dây này là vận chuyển thuê ma túy, mỗi lần khoảng từ 10 - 15 bánh heroin. Mỗi phi vụ thành công thì Thái Anh sẽ được trả công khoảng 70 triệu đồng.

Được biết, Thái Anh chưa có vợ con. Mỗi lần kiếm được khoản tiền do buôn ma túy, Thái Anh lại tụ tập bạn bè, đệ tử để tổ chức ăn chơi trác táng. “Món” khoái khẩu của hắn là ma túy “đá”. Thời điểm bị bắt, Thái Anh và Tùng Anh đều dương tính với ma túy. Chúng thừa nhận, trước khi lên đường vận chuyển ma túy, cả hai đều sử dụng hàng “đá”.

26. Như Mai. 2 “THIÊN ĐƯỜNG” ĐẸP NHƯ MƠ Ở VIỆT NAM MÀ BẠN NÊN THỬ TRẢI NGHIỆM / Như Mai // Pháp luật Việt Nam.- Tháng 3/2017.- Số 10.- Tr.46.

Trên dải đất hình chữ S vẫn còn rất nhiều vùng đất hoang sơ đẹp tựa thiên đường, rất thích hợp cho những chuyến đi chơi cùng bạn bè, những buổi đi nghỉ cùng gia đình.

…MỘC CHÂU

Hoa mận trắng tinh khôi, bung nở khắp các triền đồi, thung lũng ở Mộc Châu khiến cao nguyên này đang là điểm đến du lịch hấp dẫn vào dịp đầu năm.

Cách Hà Nội 200km về phía Tây, Mộc Châu rất phù hợp cho chuyến du lịch ngắn ngày. Những ngày nắng ấm cuối đông đầu xuân, cả cao nguyên Mộc Châu được bao phủ bởi màu trắng tinh khiết của hoa mơ, hoa mận.

Tới với Mộc Châu ta không chỉ đắm mình vào rừng hoa bạt ngàn mà còn có vô vàn cảnh đẹp để bạn khám phá. Như nông trường chè, Pha Luông huyền thoại, rừng thông bản Áng, bản Thung Cuông, thác Dải Yếm,... tất cả như một bức tranh thủy mặc thơ mộng.

27. Dương Thu. ĐÊM HUYỀN BÍ TRÊN “KHÁCH SẠN NGÀN SAO” Ở ĐỘ CAO 2.000M / Dương Thu // Đời sống và pháp luật.- Ngày 14 - 20/3/2017.- Số 11.- Tr.7.

Quanh bếp củi rực hồng và nhèm nhẹp khói, những câu chuyện của người Mông ở vùng cao Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La) càng thêm màu huyền bí và kỳ ảo.

NHỮNG EM BÉ LỚN TRONG SƯƠNG

Dưới cái lạnh không quá 90C của trời Tây Bắc, sương vần vũ trước mặt, sau lưng, trên đầu và thấm cả vào gan bàn chân nghe buốt giá, chúng tôi đã có buổi giao lưu thú vị với người Mông ở vùng cao xã Háng Đồng. Nơi đây, không có những bon chen đời thường, người dân đùm bọc, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua những mùa đông lạnh giá.

Cách trung tâm thị trấn Bắc Yên hơn 30km, xã Háng Đồng mang đến cảm giác ở trên thiên đường cho những ai từng đặt chân đến. Người đến lần đầu choáng ngợp và mê đắm, người đến những lần sau từ tốn tận hưởng. Còn với những ai chưa đến đây một lần thì quả là điều đáng tiếc của tuổi trẻ.

Đang quen với chăn ấm, đệm êm ở Hà Nội, trải nghiệm một đêm ngủ trong sương ở vùng cao này quả là cảm giác khó quên. Để giữ được ấm cho cơ thể qua một đêm cũng là vấn đề lớn. Những chiếc áo to xù xì hay nhiều lớp chăn đắp chồng lên nhau dường như vô tác dụng. Bởi sương luồn qua các khe cửa, vào sâu tận trong những mái nhà sàn.

Ăn ngủ với mây ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, người Mông đã quen với cái lạnh thấu da thấu thịt. Thế mà những đứa trẻ con chỉ manh áo mỏng, rách tả tơi, có đứa chân đất, cởi truồng vẫn cứ vui tươi hát ca và sinh sống bình yên trên mảnh đất này. Chúng lớn lên khỏe mạnh, giữ đất, giữ núi rừng cho người mình ở những vùng cao.

Một trong những cách chống rét hữu hiệu của người Mông nơi đây chính là nhóm bếp củi. Nhất là với những hôm trời xuống dưới 90C như thế này, củi được đốt suốt cả ngày lẫn đêm. Cũng bởi củi quý giá là thế, nên hễ ngày nào lên nương làm rẫy, thường thấy sau lưng mỗi

Page 25: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 24

người một chiếc gùi. Dù lớn dù nhỏ, dù ít dù nhiều thì sản phẩm mang về sau một ngày làm việc cũng là những gùi củi khô được nhặt từ cành cây đã gãy lâu ở khắp các bìa rừng, củi cũng quý như cơm như gạo, như quần áo mặc hàng ngày. Người già hay trẻ nhỏ, ở tuổi nào cũng đều có ý thức tích trữ củi cho mùa lạnh từ rất sớm.

BẾP CỦI NHÓM YÊU THƯƠNG

Có những ngày, l0h sáng sương vẫn chưa kịp tan, tầm nhìn chỉ chừng 2m. Xe máy đi đường không dám bật đèn vì càng soi đèn, sương càng nhòa tầm nhìn, cần một người có tay lái cứng, mắt tinh, xe vẫn cứ bò rì rì tìm đường. Cách tốt nhất để tránh va chạm với người đi phía trước hoặc ngược chiều là dùng còi.

Kể cả việc người dân nơi đây đã cẩn thận làm những chiếc lán riêng để chứa củi hay chất củi vào sâu trong một góc nhà cũng khó để giữ được củi khô những ngày mù sương như thế. Trời chỉ quang trong chốc lát đúng ngọ, ánh nắng là một điều thật xa xỉ. Đầu giờ chiều, sương đã tụ vẩn khắp không gian.

Nếu như ở dưới xuôi, nhóm một bếp củi là điều tương đối đơn giản, thì với những thanh củi “ngậm sương” như thế này, muốn nhen lên ngọn lửa lớn là cả một nghệ thuật. Nghe tưởng như chuyện buồn cười, nhưng khi chúng tôi tự tay nhóm củi mới thấy nhọc nhằn. Khói cay nhèm mắt, những thanh củi vẫn cứ vô hồn trong giá lạnh. Càng quạt, khói càng bay mạnh như hun.

Vậy mà anh Long, một người dân sinh sống đã lâu ở mảnh đất này vẫn nhóm lên ngọn lửa hồng rực giữa đêm sương ấy. Thấy chúng tôi có phần ngạc nhiên, anh nói: “Nhóm được củi ở đây cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật nằm ở chỗ, phải kê làm sao cho cái củi trước gác lên cái củi sau, tạo những lỗ hơi thông thoáng để củi có thời gian bén. Vì củi ướt nên phải mất thời gian khá lâu mới bén. Thêm vào nữa, phải lấy cái đã bén trước sấy cho cái ướt phía sau khô dần, rồi mới bén lửa tiếp được. Bí quyết nằm ở chỗ, phải vừa nhóm, vừa sấy củi chứ củi ướt mà nhóm thẳng thừng thì khó cháy lắm. Đấy, nghệ thuật là ở chỗ ấy”.

Nghe anh hướng dẫn ngỡ việc đơn giản, tôi xuýt xoa đôi tay tiến vào gần đống củi và học tập nhóm theo nguyên tắc “gác thông, sấy gối”. Nhưng, dù đã cố hết sức vẫn chỉ thấy khói mù mịt lẫn trong sương đêm. Anh Long cười hiền từ đầy cảm thông, chạy lại dùng một chiếc que nhỏ tời đống than đang khói mù mịt rồi khéo léo sắp lại cách gác củi. Chỉ một lúc sau, ngọn lửa lại hồng rực bập bùng trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Chúng tôi trầm trồ thán phục việc nhóm củi ướt của anh thì anh nói: “Ở đây lâu, ai cũng học được cách nhóm củi ướt, chẳng phải mình tôi”.

Quả thật, nếu chú ý quan sát một chút, dễ dàng nhận ra một đặc trưng của vùng cao là những bếp lửa quanh năm rực đỏ. Không có điều hòa nhiệt độ, gia đình nào có điều kiện lắm mới sắm được chiếc quạt sưởi nho nhỏ trong nhà, thay cho bếp củi. Bằng không, họ thổi bếp củi như thế cả đêm cả ngày.

Củi đốt ở mọi nơi, mọi lúc, từ trong nhà đến ngoài sân, trên nương. Thi thoảng trên con đường núi vòng vèo, hun hút không một bóng người lại thấy người mẹ địu con ngồi quanh một đống lửa nhỏ đốt ven đường. Có gia đình đi chợ sớm hay lên nương, lạnh quá cũng dừng lại, nhặt những cành củi ướt nhẹp bên bìa rừng mà cố nhen lên những ngọn lửa ấm áp. Họ đốt lửa để hơ chân tay, sấy quần áo, đun nước uống giữ ấm bụng dọc đường, hay đơn giản là nướng củ khoai, củ sắn cho bớt đói. Có khi lạnh quá, gia súc, gia cầm cũng cần đến những bếp lửa như thế để đi qua mùa đông.

DỊCH VỤ LẠ

Đến với Háng Đồng có thể gặp nhiều người từ mọi miền Tổ quốc, từ cả Sài Gòn, Vũng Tàu... bay ra. Có gia đình “đưa nhau đi trốn”, dẫn theo cả con trai, con gái 5 - 6 tuổi... Tất cả cùng nhau ngồi bên đống lửa, du dương theo những bản tình ca Tây Bắc của chàng trai người Mông, cùng lắng nghe bao câu chuyện kỳ bí nhuốm màu huyền thoại.

Có đôi trai gái yêu nhau say đắm không thành duyên, mải miết tìm nhau trong gió trong sương rồi hóa đá thành huyền thoại. Có người cha cõng con băng qua đèo dốc hiểm trở, tìm bài

Page 26: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 25

thuốc quý chữa bệnh hiểm nghèo không thành, nước mắt chảy thành mây. Có người vợ mỏi mắt chờ chồng nhưng chồng bội bạc, giận dữ tạo nên ngọn thác như tiếng gào thét giữa những mùa sương...

Những câu chuyện cổ tích ru đứa trẻ ngủ trên tay mẹ tự lúc nào. Cuộc sống như chưa bao giờ bình yên đến thế. Người xa lạ từ hai đầu đất nước cùng sát vai nhau quanh bếp lửa hồng, chia sẻ và nhen nhóm những yêu thương. Chỉ cần rời xa bếp lửa này vài mét, cái lạnh của sương đêm lại buốt đến từng thớ thịt. Mải mê quanh những câu chuyện của người bản mà trời sáng tự lúc nào.

Nhờ ngày càng nhiều du khách tìm đến mảnh đất này mà người dân có thêm thu nhập từ nhiều dịch vụ rất lạ. A Thuần, một người dân ở Háng Đồng chia sẻ: “Chỉ cần mỗi tuần quay vài con lợn, nướng chục con gà cho khách du lịch là cuộc sống cũng có thêm đồng ra đồng vào. Gà chạy đồi, lợn cắp nách thả rông trên nương nên thịt giòn, chắc, ngọt, hài lòng cả những thực khách khó tính nhất”.

Chỉ cần gọi điện trước cho A Thuần chừng 2 tiếng đồng hồ là lợn quay, gà nướng sẵn sàng. Giá lợn sẽ được tính tùy theo trọng lượng. Nếu là lợn sữa dưới l0kg, giá sẽ cao hơn. Không chỉ là món ăn hay những đêm huyền bí, đến với vùng cao Háng Đồng, người ưa khám phá, trải nghiệm có thể tìm thấy điều thú vị cho riêng mình từ những gì hoang sơ nhất, như chỉ là một đống củi khô ngậm sương ướt nhẹp...

28. PV. SƠN LA: LIÊN TIẾP BẮT GIỮ TỘI PHẠM MA TÚY / PV // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 14/3/2017.- Số 21.- Tr.15.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 4 đối tượng gồm: Giàng A Lử (sinh năm 1979), Giàng A Vảng (sinh năm 1979) cùng trú tại bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; Lý A Chu (sinh năm 1990) và Lý A Sùng (sinh năm 1997), cùng trú tại bản Sa Lai, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, để điều tra về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 7/3/2017, hai đối tượng Giàng A Lử và Giàng A Vảng bị tổ công tác của Công an huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La bắt quả tang đang có hành vi mua bán trái phép chất ma túy trên Quốc lộ 37, đoạn thuộc địa phận khối phố 1, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Tang vật thu được là 2 gói thuốc phiện có tổng trọng lượng lkg, 2 gói heroin có tổng trọng lượng 59,555g và 50 viên ma túy tổng hợp dạng nén màu hồng. Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng khai nhận số ma túy và thuốc phiện trên do chúng mang đi bán cho một đối tượng tên Vàng A Trang (sinh năm 1965, trú tại bàn Trò, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Tuy nhiên, các đối tượng chưa kịp bán đã bị bắt quả tang.

Vào khoảng 16 giờ 40 phút ngày 8/3/2017 tại tiểu khu 7, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Sơn La phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép ma túy.

Hai đối tượng bị bắt là Lý A Chu (sinh năm 1990) và Lý A Sùng (sinh năm 1997), cùng trú tại bản Sa Lai, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Tang vật thu giữ gồm 9 bánh heroin cùng một số vật chứng liên quan.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Sơn La tiếp tục điều tra làm rõ.

Cũng xem: 29. M. T. BẮT NÓNG HAI ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN 9 BÁNH HEROIN / M. T // An ninh Thủ đô.- Ngày 10/3/2017.- Số 4940.- Tr.13.

30. TL. VẺ ĐẸP THIÊN ĐƯỜNG MÂY TÀ XÙA / TL // Con số và sự kiện.- Số 1+2/2017.- Tr. 87+88.

Tà Xùa - cái tên nghe có vẻ lạ đối với đa số chúng ta nhưng lại rất quen thuộc với những người yêu du lịch khám phá, mạo hiểm. Nơi đây có những khung cảnh đẹp đến mê

Page 27: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 26

hồn, được ví là một “thiên đường mây” của miền Bắc với những biển mây cuồn cuộn giữa núi đồi hùng vĩ và những làn khói phiêu bồng trên thung lũng bình yên.

Dãy núi Tà Xùa là nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, có độ cao khoảng 2.650 mét, đứng thứ 10 trong số những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tà Xùa có 3 đỉnh núi chính, hợp thành một kỳ quan thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, có hình dáng giống như sống lưng con khủng long khổng lồ nhô lên, uốn lượn gai góc và hiểm trở.

Trong dãy núi này, địa điểm được khách du lịch đặc biệt ưa thích là một đỉnh núi nhỏ thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, cách thủ đô Hà Nội chừng 230km. Nơi đây được ví như một thiên đường mây thơ mộng, kỳ vĩ của núi rừng mà thiên nhiên ban tặng, được khách du lịch đặc biệt ưa thích.

Đường lên đỉnh Tà Xùa tương đối quanh co, khúc khuỷu, với những dốc dựng đứng, mỏng manh và chênh vênh, vắt chồng lên nhau từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Trong hành trình chinh phục Tà Xùa, du khách còn được đến một không gian khác lạ, đầy tính trải nghiệm của vùng núi cao Tây Bắc, được đắm mình trong những phong cảnh tuyệt đẹp với những cung đường uốn cong xa tút tắp tầm mắt như chiếc đai mềm mại ôm lấy núi rừng; những thảm hoa rừng phủ đầy lối đi, trên thân cây hay vách đá dựng. Ngoài các loại hoa rừng quen thuộc như đỗ quyên trắng, hồng, đỏ, lùn, táo mèo, bạch châu... còn có vô số những loài hoa dại không tên dệt nên một Tây Bắc nên thơ, mộng mị giữa vùng núi cao hùng vĩ.

Đến với Tà Xùa vào những ngày đầu hè bạn sẽ như lạc vào chốn bồng lai với những cung đường uốn lượn, quanh co chạy dài, trùng điệp trên các tầng mây; những mái nhà của người Mông nhấp nhô lưng chừng núi như ẩn hiện trong làn mây trắng; những thửa ruộng bậc thang trải đều theo nhịp, lấp lánh ánh nắng rọi chiếu mùa nước đổ hay những ngọn núi cao chót vót, thấp thoáng trông như dáng lưng gùi ngược dốc của các cô gái Mông.

Biển mây đẹp nhất có lẽ là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Ánh sáng không quá gắt và những cơn gió mang hơi thở của thảo nguyên, núi rừng quyện lại thành một bản hòa ca êm ả mà khó có ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Ngồi xuống giữa núi đồi xanh ngát và kiên nhẫn một chút, bạn sẽ được thưởng thức khung cảnh giao hòa giữa trời và đất: Trước mắt là mây, trên đầu là trăng và xa xa là những vệt nắng cuối chiều lấp ló sau tán rừng trùng điệp.

Theo những người có kinh nghiệm du lịch Tà Xùa, sống lưng khủng long ở Háng Đồng là địa điểm đẹp nhất ở Tà Xùa, rất lý tưởng để ngắm mây. Ở đây được các dãy núi xung quanh che chắn hết nên lặng gió, mây lâu tan, bởi vậy, đến tận trưa biển mây vẫn rất lặng, bồng bềnh, bạn có thể đi bộ xuống sống lưng để được chạm vào bầu trời mây. Bạn sẽ có cảm giác như đang đi lạc vào một chốn thiên đường tuyệt diệu bị bỏ quên nơi hạ giới.

Đến với Tà Xùa, bạn còn được hòa mình vào cuộc sống của người dân chân chất, thật thà, mến khách, chủ nhân của vùng chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi thân xù xì, mốc thếch và vùng sơn trà chát ngọt... với tiếng khèn dặt dìu gọi bạn...

Ngoài những vẻ đẹp tinh khôi mà thiên nhiên ban tặng, Tà Xùa còn nổi tiếng với những giá trị văn hóa dân tộc đậm nét như: Lễ cúng giải hạn, trồng lanh dệt vải; lạ lẫm với ngôi nhà không có không gian thờ cúng của dòng họ Mùa với hàng rào được xếp bằng đá...

Có lẽ, với các bạn trẻ yêu thiên nhiên và đam mê khám phá thì thiên đường mây Tà Xùa là địa chỉ không thể bỏ qua.

31. PV. SƠN LA: SÔNG MÃ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 15/3/2017.- Số 63.- Tr.7.

Trước khi bước vào năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học huy động mọi nguồn lực, đầu tư tu sửa 242 phòng học, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học. Hiện, toàn huyện có 1.391 phòng học (1.084 phòng học kiên cố, bán kiên cố và lắp ghép, còn lại là phòng học tạm và mượn nhờ). Kết quả học kỳ I, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt các cấp học đạt 93%; học lực khá, giỏi gần 37% (tăng 6% so với năm học 2015 - 2016).

Page 28: TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_03/diembao05.pdfChiều 24/2, tổ công tác Công an huyện Tân Uyên phát hiện 2 đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 05 năm 2017 27