44

TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙO 1. Bìa ngoàithuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_11/diembao20.pdfMông ở bản Tà Phình 1, xã Tân Lập (huyện Mộc Châu - Sơn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 1

01. Phạm Quỳnh. CHÀNG THANH NIÊN ĐƯA GIỐNG CHANH LEO VỀ XÃ / Phạm Quỳnh // Tạp chí Thanh niên.- Tháng 9/2017.- Số 33.- Tr.33.

Trưởng bản kiêm Bí thư chi bộ Tà Phình 1 Vàng A Chớ cho biết, không chỉ đi tiên phong trong việc đưa cây chanh leo về bản, Vàng A Di còn là người dám đầu tư trồng hàng ngàn cây bắp cải vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao; bà con trong bản rất cảm phục Vàng A Di bởi đức tính chịu khó, tinh thần ham học hỏi dám nghĩ dám làm.

Thấy một vài hộ đồng bào người xuôi ở tiểu khu 84 và 85, thị trấn Nông trường Mộc Châu trồng giống chanh leo trông rất đẹp mắt, Vàng A Di (sinh năm 1989) - chàng trai người Mông ở bản Tà Phình 1, xã Tân Lập (huyện Mộc Châu - Sơn La) thuyết phục bố cùng mình ra tham quan, học hỏi.

Mắt thấy, tai nghe và được tư vấn tận tình, Vàng A Di nung nấu quyết tâm đem giống chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao về trồng ở xã. Để có vốn đầu tư giàn lưới thép, giống và phân bón, chàng trai bản Mông đã làm phương án sản xuất kinh doanh để vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu và Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông trường 300 triệu đồng. Nhờ vậy, đầu năm 2016 anh đã chuẩn bị xong giàn lưới thép rộng hàng ngàn m2 và hợp đồng với đơn vị cung cấp giống để trồng vào đầu năm 2016.

Nhưng do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, đến tháng 5/2016 mới tiến hành trồng đợt đầu 600 cây và tiếp 2 đợt sau 1.100 cây; đưa tổng số chanh leo trồng trong năm 2016 là 1.700 cây. Đồng thời ký hợp đồng cung cấp hơn 3.000 cây giống cho 14 hộ bà con trong xã.

Sau 05 tháng trồng và chăm sóc, cây chanh leo đã cho quả bói, sang tháng thứ sáu thì cho thu đại trà; nhờ thu gom của bà con nên cứ 03 ngày anh lại xuất bán cho công ty vào thu mua luôn tại nhà. Kết quả, năm 2016, gia đình mình thu được trên 20 tấn quả, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng - Vàng A Di cho biết.

Để cây liên tục sinh trưởng và cho đậu sai quả, đều đặn hàng tháng các giàn chanh leo được cắt lá tỉa cành. Đặc biệt, cứ sau vụ thu hoạch, Vàng A Di lại huy động nhân công gia đình đi cắt bỏ cành cấp 2, để lại cành cấp 1; do vậy, cây không bị cằn cỗi, tạo kích thích đâm cành mới, giàn thoáng đãng hạn chế đáng kể các loại côn trùng và sâu bệnh hại.

Từ đầu năm đến nay, do thời tiết thuận lợi, cây sinh trưởng tốt cho trái sai trĩu giàn nên 04 vạt nương vườn của gia đình anh ở trong bản và ngoài lán có diện tích khoảng 03ha đã cho thu hoạch 30 tấn quả, đạt khoảng 150 triệu đồng. Từ nay đến cuối năm, chàng trai ít nói hay làm này dự tính sẽ thu thêm được chừng 30 - 40 tấn quả nữa. Bên cạnh đó, Vàng A Di còn năng nổ đảm nhận luôn việc làm dịch vụ cung ứng phân bón, thu mua sản phẩm của bà con về bảo quản, xuất bán cho Công ty NaFoods Tây Bắc và Hợp tác xã chanh leo Mộc Châu.

Vàng A Di tâm sự, trước đây 03ha nương vườn anh trồng ngô và dong giềng, mỗi năm thu được 6 - 7 tấn ngô hạt và khoảng 30 tấn dong giềng, trừ chi phí giống và phân bón còn thu được chừng 40 triệu đồng, coi như lấy công làm lãi; nay trồng cây chanh leo tuy đầu tư cũng lớn, chịu nhiều rủi ro hơn do cây không chịu được rét, dễ bị nấm bệnh, song thu nhập vẫn cao hơn trước từ 2 - 3 lần.

Trưởng bản kiêm Bí thư chi bộ bản Tà Phình 1 Vàng A Chớ cho biết, không chỉ đi tiên phong trong việc đưa cây chanh leo về bản, Vàng A Di còn là người dám đầu tư trồng hàng ngàn cây bắp cải vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao; bà con trong bản rất cảm phục Vàng A Di bởi đức tính chịu khó, tinh thần ham học hỏi dám nghĩ dám làm.

Từ kết quả khả quan bước đầu, đặc biệt là tinh thần dám nghĩ dám làm của người đi tiên phong đưa giống chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng ngô, sắn trước đây về cho bà con trong xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng để thanh niên nông thôn ở nhiều vùng quê trân trọng, học tập.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 2

Theo chị Phạm Tú Uyên (Bí thư Huyện đoàn Mộc Châu): Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế tốt, gương mặt thanh niên tiêu biểu, nhạy bén với kinh tế thị trường, bám sát định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, biết vận dụng chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

02. Mai Quỳnh. THÁNG 10 LÊN MỘC CHÂU XEM BÒ SỮA “NÔ NỨC” KÉO NHAU ĐI THI HOA HẬU / Mai Quỳnh, Anh Minh // Đời sống và tiêu dùng.- Ngày 12/10/2017.- Số 223.- Tr.6.

Mát mẻ quanh năm, thoai thoải những núi đồi phủ xanh non đồng cỏ, cao nguyên Mộc Châu từ lâu đã được nhiều người mệnh danh là Đà Lạt của vùng Tây Bắc. Có dịp đến với Mộc Châu một lần, dù mùa hè hay mùa đông, ngày sương mù trắng núi hay ngày nắng trải vàng mơ trên rừng... du khách đều không khỏi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của vùng đất này.

Với lợi thế có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, cao nguyên Mộc Châu mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.

Đến với Mộc Châu những ngày giữa tháng 10 mà không ghé xem “cuộc thi hoa hậu bò sữa” của vùng này là một thiệt thòi lớn cho bất kỳ ai bởi đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời mang đậm nét đặc trưng của vùng đất cao nguyên này.

Khác với các cuộc thi sắc đẹp khác, hàng năm vào các ngày 14 và 15/10 tại Mộc Châu có một cuộc thi cũng về sắc đẹp - nhưng thí sinh dự thi lại là những “nàng bò bốn chân” chứ không phải những cô gái kiều diễm chân dài. Cuộc thi do Mộc Châu Milk tổ chức hàng năm với tên gọi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu”.

Vượt lên quy mô của một cuộc thi, “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” đã trở thành một lễ hội truyền thống ở đây, là nơi để người chăn nuôi và doanh nghiệp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tôn vinh những bàn tay vàng trong ngành chăn nuôi bò sữa. Cuộc thi đã có lịch sử hơn 12 năm và luôn là một ngày hội lớn được mong chờ của toàn thị trấn Nông trường Mộc Châu - Sơn La.

Cuộc thi cũng là nét đẹp văn hóa, là điểm nhấn du lịch cho vùng cao nguyên của tỉnh Sơn La.

Khác với các cuộc thi sắc đẹp khác, sản lượng sữa và chất lượng sữa là 2 tiêu chí hàng đầu để chọn ra “nàng bò sữa” xứng đáng giành ngôi hoa hậu bên cạnh hàng loạt tiêu chí khắt khe khác.

Cuộc thi này tôn vinh những người làm nghề nuôi bò sữa nên những người nuôi cũng hết sức chú tâm đến kỹ thuật biến các cô nàng bò sữa bình dị thành những nàng hoa hậu bò sữa. Để chuẩn bị cho thí sinh của mình trước thềm hoa hậu, chủ hộ đã có những ngày tập dượt và đầu tư kỹ lưỡng nhưng không kém phần thú vị. Bò được dạy đi đứng, đeo nơ, đánh móng cũng như ăn uống khoa học. Bò sữa của gia đình nào đoạt giải thì chủ bò cũng thơm lây vì nghề nuôi của họ được tôn vinh xứng đáng. Để bò nhà mình đoạt giải, có gia đình thậm chí đã phải tính toán thời điểm phối giống sao cho bò vừa đẻ được khoảng 1 tháng là đến thời điểm thi hoa hậu bởi đó là lúc mà bò cho sản lượng sữa cao nhất và dễ đoạt giải nhất. Công tác chăm bò sữa đi thi mất rất nhiều công sức nhưng những người nông dân ở đây chăm bò không hề cảm thấy cực nhọc mà sâu bên trong nụ cười của họ là niềm tự hào về nghề đã nuôi sống gia đình mình nhiều thế hệ.

Điểm đặc biệt, cuộc thi không phân biệt tuổi tác, nên có khi cả gia đình bò đều cùng có thể đi thi hoa hậu. Năm 2016 vương miện “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” thuộc về cô bò của gia đình anh Nguyễn Quốc Bảo, đơn vị 19/5.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 3

Mộc Châu Milk (Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu), đơn vị tổ chức cuộc thi là một công ty truyền thống gần 60 năm tuổi, gắn liền với vùng đất này. Tiền thân của công ty là Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập từ năm 1958, chỉ với 100 con bò “nội” do các chiến sỹ Sư đoàn 355 đi phát triển vùng kinh tế mới Tây Bắc.

Năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hóa nhưng vẫn giữ vững truyền thống với mục tiêu “Đi cùng người nông dân phát triển kinh tế và sản xuất sữa bò” cùng cam kết mang tới “thảo nguyên xanh, sữa mát lành” đến với người tiêu dùng.

Hiện nay Mộc Châu Milk đang sở hữu số lượng đàn bò sữa lên tới hơn 23.000 con với tổng sản lượng sữa tối đa lên tới 100.000 tấn/năm và trở thành một trong 4 công ty sữa lớn trên thị trường Việt Nam.

Mộc Châu Milk hiện đang vận hành hai nhà máy sản xuất sữa với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại của Tetra Pak - Một trong những công ty dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp sản xuất bao bì và đóng gói. Nhà máy này có 6 dây chuyền sản xuất sữa tiệt trùng (UHT) và 2 dây chuyền sản xuất sữa chua và sữa thanh trùng (Fresh milk / pasteurized milk) với công suất hơn 200 tấn/ngày.

Mộc Châu Milk hiện có 76 nhà phân phối và hơn 50.000 điểm bán hàng trên khắp cả nước; đội ngũ kinh doanh lên đến gần 800 người. Bên cạnh đó, công ty còn tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 1.000 công nhân nhà máy và hơn 600 hộ nuôi bò địa phương.

Trong 2016, Mộc Châu Milk tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, doanh số đạt 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2015. Năm 2017, Mộc Châu Milk trở thành đơn vị thành viên (công ty con) của Công ty Cổ phần GTNFoods. Việc thay đổi về cơ cấu cổ đông hứa hẹn giúp công ty có luồng gió mới để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Lãnh đạo GTNFoods chia sẻ, Mộc Châu (Sơn La) được thiên nhiên ban tặng cho một kiểu khí hậu đặc thù như các khu vực ôn đới với nhiệt độ không khí khoảng 15 - 20 độ C và độ ẩm dưới 60%, cho phép phát triển các đàn bò sữa và những cánh đồng cỏ trên thảo nguyên. Mộc Châu Milk đã khai thác, tận dụng toàn bộ lợi thế về địa hình và khí hậu, chú trọng vào việc phát triển vùng nuôi trồng thức ăn chăn nuôi 1.000ha, xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến sữa, các yếu tố kỹ thuật và dây chuyền sản xuất đồng bộ, tạo thành một chuỗi cung ứng khép kín đồng bộ, mang lại những sản phẩm tốt nhất, 100% sữa tươi nguyên chất cho thị trường. Mộc Châu Milk luôn cam kết “Thảo nguyên xanh - sữa mát lành” trong từng sản phẩm sữa mà công ty tạo ra.

Mộc Châu (Sơn La) là vùng đất đã giúp công ty gặt hái được rất nhiều thành quả kinh doanh. Cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu cũng là một dịp để công ty tri ân những người nông dân nuôi bò sữa ở vùng đất này, nơi có nhiều nông dân tỷ phú đến từ việc chăn nuôi bò sữa. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng Mộc Châu Milk vẫn giữ truyền thống này suốt 12 năm qua.

03. Văn Chiến. HỒI SINH Ở VÙNG RỐN LŨ MƯỜNG LA / Văn Chiến, Vì Định // Trang trại Việt.- Tháng 10/2017.- Số 76.- Tr.64.

Sau trận càn quét của cơn lũ dữ ngày 03/8 vừa qua, nhiều người ví Nậm Păm - rốn lũ Mường La, như vùng “đất chết”, bởi sự hoang tàn, đổ nát ở nơi đây. Ấy mà vùng “đất chết” này hôm nay đang dần hồi sinh bởi có sự chung tay giúp sức của các cấp, các ngành, những tấm lòng hảo tâm và người dân cả nước.

Ngay sau khi lũ tan, rất nhiều những chuyến xe “ân tình” từ khắp nơi đã đến với huyện Mường La, mang theo những món quà nhân đạo, nhu yếu phẩm, quần áo, thuốc men vào cứu

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 4

trợ bà con vùng lũ. Dòng “ân tình” chảy vào vùng lũ, làm ấm lòng bà con ở nơi vùng khó khăn này.

Ông Nguyễn Thành Công - Bí thư Huyện ủy Mường La, cho biết: Trận lũ kinh hoàng sáng 03/8 đã gây ra cho Mường La những tổn thất nặng nề về người và tài sản. Mường La là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, thì nay lại phải hứng chịu thêm sự tàn phá khủng khiếp của cơn lũ dữ... khó khăn chồng chất khó khăn.

Nhờ có sự chung tay của cả nước, Mường La đang “gồng mình” đứng dậy, rốn lũ Nậm Păm, Ít Ong dần hồi sinh. Nhiều tuyến giao thông sạt lở nặng đã dần được hồi phục. Cả Mường La hôm nay như một công trường lớn; không khí lao động, khắc phục hậu quả do cơn lũ lịch sử sáng 03/8 để lại, thật khẩn trương. Ngược vào Nậm Păm, từ bản Hua Nặm đến bản Huổi Liếng, bản Hốc, bản Piệng... đâu đâu cũng thấy hình ảnh bà con dân bản cặm cụi thu gom cành cây, que củi, gỗ lạt, rác thải... trong bãi đá ngổn ngang. Bên lòng suối, những chiếc máy xúc, máy cẩu chạy hết công suất để khơi thông dòng suối.

Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La, cho biết: Song song với công tác khẩn trương khắc phục hậu quả về hạ tầng, huyện đặc biệt quan tâm bố trí, sắp xếp, ổn định chỗ ở cho bà con mất nhà cửa do lũ. Đến nay, huyện đã san nền và từng bước dựng được hơn 100 nhà tại các khu ở mới cho nhân dân; hàng chục ngôi nhà đã hoàn thành lắp ghép...

Huyện Mường La cũng đã xây dựng phương án khôi phục sản xuất, theo hướng ưu tiên trồng cây ăn quả có độ tuổi từ 2 năm trở lên để người dân vùng lũ sớm có thu nhập. Trước mắt trong năm 2017, huyện sẽ hỗ trợ 73 hộ tại bản Bâu, xã Nậm Păm trồng 25ha bưởi da xanh. “Đối với các gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, chúng tôi thực hiện hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò cái và 2 con dê sinh sản..”, ông Thành nói.

Anh Cà Văn Chanh - Trưởng bản Huổi Liếng (xã Nậm Păm, huyện Mường La), cho hay: Bản Huổi Liếng bị lũ cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, tài sản của 16 gia đình, làm sập đổ 4 nhà. 19 hộ có nhà nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở... Huyện đang chỉ đạo hoàn thành khu tái định cư cho bà con dân bản ở đồi Huổi Uông, cách tỉnh lộ 109 khoảng 1km. “Sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh, huyện đã an ủi chúng tôi rất nhiều. Niềm tin vào cuộc sống mới sẽ tốt đẹp hơn đang giúp chúng tôi đứng lên sau bão lũ” anh Chanh tâm sự.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạo quyết liệt các đơn vị thi công, phấn đấu hoàn thành nhà lắp ghép và các hạng mục như: Đường, điện, nước sinh hoạt... để bà con chuyển đến nơi ở mới sớm nhất có thể...” - Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La.

04. Kiều Thanh Tâm. KINH TẾ TRANG TRẠI Ở MAI SƠN THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI / Kiều Thanh Tâm // Trang trại Việt.- Tháng 10/2017.- Số 76.- Tr.65.

Từ năm 2000, huyện Mai Sơn đã được xác định là “vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La”. Lợi thế này đang được huyện tiếp tục phát huy trong xây dựng nông thôn mới.

Tuy được xác định là huyện có vị trí quan trọng như vậy, nhưng Mai Sơn có những khó khăn không nhỏ trong phát triển kinh tế: Địa bàn rộng với đa dân tộc cùng sinh sống; địa hình phức tạp, nhiều vùng kinh tế còn khó khăn, trình độ canh tác lạc hậu, đất dốc và cằn cỗi... Ở thời điểm những năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo của Mai Sơn ở mức cao, nhất là tại những xã vùng sâu, vùng cao như: Nà Ớt, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Chiềng Nơi, Tà Hộc, Chiềng Lương...

Với quyết tâm bứt phá vươn lên trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ Mai Sơn đề ra khẩu hiệu hành động rất thiết thực “Nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”. Cả hệ thống chính trị ở Mai Sơn vào cuộc quyết liệt, nghiên cứu, học hỏi; xây dựng mô hình, khảo nghiệm và vận dụng vào thực tế. Đó là thời điểm “mô hình liên kết 4 nhà” ở Mai Sơn phát triển lên đến đỉnh điểm. Khuyến nông, khuyến lâm, doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức cùng Nhà nước và người dân “đồng tâm, hợp lực” trên nương, trên ruộng.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 5

Nhờ thế, nhiều mũi nhọn kinh tế hình thành và phát triển nhanh. Không chỉ cây ngô lai mà nhiều lợi thế hàng hóa khác được đánh thức: Mía đường, cà phê, rừng kinh tế, sắn công nghiệp, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Cơ sở hạ tầng cũng có sự phát triển khá đồng bộ: Đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi, cơ sở chế biến nông sản, nhà lớp học, trạm y tế...

Ông Cầm Văn Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn cho biết, nhờ phát triển kinh tế trang trại, đến nay, Mai Sơn vẫn duy trì và phát triển được vùng nguyên liệu mía với gần 5.000ha, cây cà phê cũng đạt gần 4.000ha; chăn nuôi được đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng đàn vật nuôi.

Theo đó, Nhà máy tinh bột sắn, Nhà máy xi măng, Công ty Cổ phần Mía đường hoạt động ổn định, đạt sản lượng bình quân hằng năm 450 nghìn tấn xi măng, 11.700 tấn tinh bột sắn, 33.300 tấn đường kết tinh... Các mũi nhọn kinh tế này đã tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động địa phương, thiết thực giảm số hộ nghèo và tạo nền tảng cho xây dựng nông thôn mới; thị trấn Hát Lót đã trở thành đô thị loại I.

Đến nay, Mai Sơn có 100% số xã đạt bình quân gần 10 tiêu chí về nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn và đang tiếp tục dồn sức cho 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn từ nay đến 2020.

Nói về vai trò của kinh tế trang trại đối với nông thôn mới của Mai Sơn, lão nông Phạm Văn Khởi - một tỷ phú thành công từ kinh tế trang trại, bảo: “Không phát triển kinh tế trang trại đúng hướng thì tam nông của Mai Sơn chưa thể có sự thay đổi lớn như hôm nay. Làm kinh tế trang trại tốt thì không chỉ có chủ trang trại có kinh tế giàu mạnh mà còn là những điểm thu mua tiêu thụ nông sản, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, máy móc và cây, con giống cho nông dân trong vùng”.

05. Dương Kiều Loan. “TÔI KHÔNG NGHĨ BẢO HIỂM Y TẾ THUẬN LỢI NHƯ THẾ” / Dương Kiều Loan // Trang trại Việt.- Tháng 10/2017.- Số 76.- Tr.67.

Đó là lời tâm sự rất chân thành của anh Sồng Tòng Say - dân tộc Mông ở bản Huổi Dên, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn (Sơn La) khi kể về lợi ích mà bảo hiểm y tế đem lại khi gia đình anh gặp chuyện không may.

Cuộc gặp gỡ của anh Say với chúng tôi khá bất ngờ vì nó diễn ra ngay tại phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vào lúc đã nửa đêm ngày 25/8 vừa qua. Khi chúng tôi có việc đưa người nhà vào đó thì bắt gặp cặp vợ chồng người Mông này đang nhớn nhác đứng ở phòng chờ, hóng mắt qua khung cửa kính với vẻ mặt đầy lo lắng.

Hỏi chuyện mới biết, con gái anh Say là cháu Sồng Thị Thúy Mai đang được các bác sỹ mổ ruột thừa trong đó. Anh Say kể: Cháu nhà tôi bị đau bụng từ tối hôm qua nhưng nó cố chịu đau nên không nói. Chiều nay nó đau quá, lại sốt nữa nên chúng tôi mới biết là nó ốm. Đưa ra trạm y tế xã, bác sỹ bảo là đau ruột thừa, phải mổ ngay nên chúng tôi vội đưa cháu ra bệnh viện tỉnh. Rất may là đêm khuya nhưng các bác sỹ tận tình khám và mổ luôn cho cháu...

Trên tay anh Say đang nắm chặt một mảnh giấy nhỏ, nhàu nát. Thấy tôi để ý, anh chìa tờ giấy ra, giải thích: Tôi là hộ nghèo, được Nhà nước cấp cho cái thẻ bảo hiểm y tế này để khám chữa bệnh. Tối nay, khi đưa con gái từ nhà ra đây bằng xe máy, đường xa tới 70km, trời lại mưa nên ướt và nhòe hết cả số trên thẻ bảo hiểm. Tôi đang lo, ngày mai lấy gì thanh toán cho con đây? Nhà tôi nghèo lắm, bao năm qua chưa thoát được hộ nghèo. Cứ nghĩ đến việc phải chi một khoản tiền cho chữa bệnh của con là tôi thấy lo sợ...

Xem qua tấm thẻ bảo hiểm y tế, thấy vẫn còn 1 số mã số quan trọng. Vì thế, trước khi chia tay, tôi động viên anh Say: Mai anh cứ mang tấm thẻ này ra Bảo hiểm xã hội huyện Mai Sơn và đề nghị các anh chị ấy giúp đỡ. Chắc họ có sổ lưu nên sẽ cấp lại cho anh ngay thôi.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 6

Tuy nói với anh Say như vậy nhưng tôi cũng thấy lo thay cho anh bởi từ trước tới nay, mấy khi người dân đi làm thủ tục hành chính đã gặp thuận lợi?

Nhưng chỉ cách sau đó 1 ngày, sáng ngày 27/8, tôi nhận được 1 cuộc điện thoại từ anh Say, giọng phấn khởi: “Tôi đã được bảo hiểm xã hội huyện cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới rồi anh ạ. Cháu Mai nhà tôi cũng đã hồi phục sau ca mổ. Bệnh viện cũng đã hứa sẽ thanh toán cho tôi những phần bảo hiểm hỗ trợ. Vậy là tôi có thể yên tâm điều trị cho cháu Mai mà không lo mắc nợ tiền nữa rồi. Chắc mấy ngày nữa là cháu được xuất viện, kịp bước vào năm học mới. Tôi không nghĩ là bảo hiểm y tế thuận lợi như thế”.

06. A. Hiếu. CHỐNG MA TÚY GHI TỪ VÙNG THỦY ĐIỆN SƠN LA / A. Hiếu, N. Hương // Công an nhân dân.- Ngày 16/10/2017.- Số 4464.- Tr.3.

Chiều chập choạng tối, khi chúng tôi có mặt tại Công an huyện Mường La, Sơn La cũng là lúc Thượng tá Vũ Việt Cường, Phó trưởng Công an huyện Mường La đang khẩn trương chỉ đạo tổ công tác mở rộng điều tra vụ án vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp (hồng phiến) từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong 2 đêm thức trắng liên tục, công an huyện đã phá 2 vụ án, bắt 3 đối tượng vận chuyển từ nước ngoài 13.400 viên hồng phiến vào Việt Nam với thủ đoạn hết sức tinh vi.

Trong ngày 09/10, mở rộng điều tra vụ án ma túy, đối tượng Mùa A Hà, sinh năm 1992, trú tại bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La liên quan đến vụ án mua bán, vận chuyển trái phép 8.000 viên hồng phiến đã bị Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy Công an huyện Mường La bắt giữ, đưa về trụ sở công an huyện lấy lời khai. Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Mường La phát hiện nhóm đối tượng vận chuyển ma túy từ biên giới về Việt Nam qua địa bàn vùng Thủy điện Sơn La với thủ đoạn tinh vi, thường vận chuyển xé lẻ hàng và đi về đêm nên đã lập án đấu tranh. Khu vực xã Mường Chùm được chọn làm địa điểm phá án bởi nơi đây cây cối rậm rạp, đường núi quanh co và cung đường này về đêm là nơi các đối tượng vận chuyển ma túy. Ngày 08/10, tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy đã ém quân từ chiều tại nhiều điểm và bắt giữ thành công đối tượng Mùa A Vư, sinh năm 1984, là anh trai của Hà khi đang vận chuyển 8.000 viên ma túy tổng hợp. Đối tượng khai nhận cùng em trai vượt biên trái phép sang Lào mua số hồng phiến nêu trên với giá 20 triệu đồng mang về nội địa Việt Nam để bán lẻ thì bị bắt giữ.

Để phá vụ án nêu trên thành công, không kể quá trình trinh sát hàng tuần thì 3 đêm nay cán bộ chiến sỹ của đội đã không được ngơi nghỉ - Trung tá Nguyễn Đắc Huyên, Đội trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy trải lòng với chúng tôi về công việc của những người đánh án ma túy. Trước đó, hồi 21h30’ ngày 07/10, tại khu vực bản Đin Lanh, xã Ngọc Chiến, tổ công tác phối hợp với Công an xã Ngọc Chiến bắt giữ đối tượng Giàng A Vạng, sinh năm 1971, trú tại bản Sa Lay, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ khi đang vận chuyển 5.400 viên hồng phiến. Các trinh sát kể lại, khi bị dừng xe kiểm tra hành chính, Giàng A Vạng tỏ ra rất bình tĩnh bởi ma túy đã được anh ta chia thành từng bọc nhỏ giấu kín trong các bộ phận của xe máy hòng qua mắt lực lượng chức năng. Khi thấy trinh sát sờ tới bầu lọc gió lôi ra các gói ma túy thì Vạng lập tức vùng chạy vào rừng nhưng đã bị trinh sát khống chế bắt giữ. Khi đưa được đối tượng về trụ sở công an huyện, lấy lời khai xong thì trời đã sáng rõ, đã sang một ngày mới.

Trước đây, khu vực Thủy điện Sơn La phức tạp về an ninh trật tự bởi lượng công nhân đến công trình sinh sống, làm việc tại đây đông, các đối tượng trộm cắp lưu động đổ về gây án nhưng chủ yếu là trộm cắp vặt. Hiện nay, từ chuyện chỉ có vài vụ bán lẻ ma túy cho con nghiện, các đối tượng đã coi Mường La là địa bàn trung chuyển ma túy và vận chuyển, mua bán với số lượng lớn.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 7

Trong hơn 10 năm qua, từ 2006 đến nay, Công an huyện Mường La bắt giữ 751 vụ với 1.151 đối tượng liên quan đến ma túy, thu giữ nhiều tang vật liên quan và vũ khí. Công an huyện được Bộ Công an, Bộ Công thương, UBND tỉnh Sơn La và các cấp tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen. Cuộc chiến chống tội phạm ma túy ở nơi vùng Thủy điện Sơn La vẫn còn đang tiếp diễn phức tạp và cam go.

07. Phạm Quỳnh. BÍ THƯ CHI ĐOÀN KHỞI NGHIỆP TỪ 5 CON BÒ SỮA / Phạm Quỳnh // Tạp chí Thanh niên.- Ngày 16/10/2017.- Số 38.- Tr.26-27.

Ở tuổi 19 khi mà nhiều người còn “ăn chưa biết no, lo chưa biết tới” thì Hà Mạnh Tiến đã xin bố mẹ 05 con bê để gây giống lập nghiệp. Sau hơn mười năm khởi nghiệp, hiện trong tay vợ chồng Tiến đang có cả thảy 42 con bò, bê các loại; trong đó có 16 con bò đang cho sữa, 3 con đang vượt cạn và 23 con bê cũng sắp đến kỳ cho sữa; mỗi ngày 16 con bò đang cho sữa được 4,6 tạ, với giá xuất 12.000đ/kg trung bình hàng tháng anh thu về 50 triệu đồng sau khi đã trừ hết thảy mọi chi phí.

THU 50 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG

Cảm mến trước ý chí của chàng trai chịu khó tu chí làm ăn, cô gái trẻ nết na duyên dáng ở cùng xóm Trại Mười, tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) đã khước từ nhiều lời tỏ tình khác để đến với Hà Mạnh Tiến. Năm 2008, ở tuổi 21, Tiến lập gia đình riêng khi trong tay có 04 con bò cho sữa, 03 con bê và cuộc sống với thu nhập 4 triệu đồng/tháng.

Sau hơn mười năm khởi nghiệp, hiện trong tay vợ chồng Tiến đang có cả thảy 42 con bò, bê các loại; trong đó có 16 con bò đang cho sữa, 3 con đang vượt cạn và 23 con bê cũng sắp đến kỳ cho sữa. Anh Hà Mạnh Tiến cho biết, mỗi ngày 16 con bò đang cho sữa được 4,6 tạ, giá xuất 12.000đ/kg, trung bình hàng tháng anh thu về ít nhất 50 triệu đồng sau khi đã trừ hết mọi chi phí.

Để chăm sóc đàn bò sữa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, vợ chồng anh phải thuê thêm 01 lao động và thường xuyên túc trực tại trại chăn nuôi từ 4 giờ sáng cho đến 9 giờ tối.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của gia đình anh có tổng diện tích 1,9ha, trong đó 0,2ha là chuồng trại chăn nuôi và nơi sinh hoạt gia đình, còn lại 1,7ha dùng để trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi bò.

Nhờ khí hậu cao nguyên luôn mát mẻ, ôn hòa nên những đồng cỏ chăn nuôi ở đây luôn xanh mướt. Anh Tiến đưa tôi đi thăm những thảm cỏ tươi xanh được vợ chồng anh chăm bón bằng nguồn phân chuồng sẵn có đã qua xử lý hoại mục ở các bể chứa để xa xa ngoài cánh đồng.

Những cô bò, cô bê mạnh khỏe, sạch sẽ ở đây được cho ăn uống từ nguồn thức ăn tươi, khô sạch tự chế biến mỗi ngày 03 lần, tắm rửa ngày 02 lần và chuồng trại luôn được quét dọn vệ sinh sạch sẽ, nước thải được thu ngầm vào bể chứa biogas, bởi vậy mà chúng tôi có thể thoải mái kê bàn ngồi uống nước trò chuyện ngay gần những cô bò sữa mượt mà, duyên dáng.

Ngày nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng và 4 giờ chiều là từng tốp 04 cô bò được dắt ra khu vực vắt sữa. Vợ anh Tiến và chị công nhân cẩn thận dùng tấm khăn mềm nhúng vào thùng nước sạch rồi kỳ cọ thật nhẹ nhàng, cẩn thận bầu sữa căng mọng của những cô bò, sau đó mới dùng máy để vắt sữa. Những thùng bảo ôn sáng choang, đựng đầy sữa được anh Tiến khẩn trương chuyển đến trạm thu mua của công ty nằm cách đó chừng 600m.

VƯỜN HOA THANH NIÊN CHÀO MỪNG 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN

Không chỉ là thanh niên chăm chỉ làm ăn, cả hai vợ chồng Hà Mạnh Tiến còn là những đoàn viên tích cực trong Chi đoàn đơn vị 70 (thuộc Đoàn Thanh niên Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu), do vậy Hà Mạnh Tiến đã được tập thể chi đoàn tín nhiệm bầu làm Bí thư từ năm 2009.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 8

19 đoàn viên trong chi đoàn đều là công nhân chăn nuôi bò sữa, nên trong các buổi sinh hoạt chi đoàn Tiến đều dành đáng kể thời gian để đoàn viên trao đổi, phổ biến kinh nghiệm trong chăm sóc, chăn nuôi bò sữa.

Những kinh nghiệm quý như thường xuyên rửa chân cho bò bằng nước pha thuốc sát trùng, cắt gọt móng chân thối, móng chân bị hà để tránh cho bò bệnh viêm móng; kinh nghiệm vắt sữa cho kiệt, vắt đúng quy trình, luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh vú trước và sau khi vắt sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm vú ở bò sữa… tất cả đều được các đoàn viên sôi nổi chia sẻ cho nhau trong các buổi sinh hoạt.

Nói về dự định của mình, Hà Mạnh Tiến cho biết: Phấn đấu tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô trang trại lên đến khoảng 60 con bò thì mới khai thác hết nguồn lực sẵn có; còn về công tác chi đoàn sẽ đảm nhận công trình cải tạo mảnh đất hoang hóa, đổ đất, xây bồn trồng vườn hoa rộng 200m2 ở trạm thu mua sữa của đơn vị 70 làm công trình chào mừng 86 năm ngày truyền thống Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chào mừng đại hội Đoàn các cấp.

08. Quang Khánh. PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, SƠN LA / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 16/10/2017.- Số 289.- Tr.1-3.

THẮM TÌNH ĐỒNG CHÍ, NGHĨA ĐỒNG BÀO Liên tiếp hứng chịu những cơn lũ quét, lũ ống với sức tàn phá ghê gớm, những ngày

qua, hình ảnh người dân Sơn La và các tỉnh vùng núi phía Bắc khắc phục hậu quả mưa lũ, thực sự xúc động với nhân dân cả nước. Sau cơn lũ lịch sử, vẫn còn đó ngổn ngang những vất vả, thiếu thốn.

THĂM HỎI , ĐỘNG VIÊN CÁC GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO MƯA LŨ

Ngày 15/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã thăm và làm việc tại huyện Phù Yên, Sơn La.

Báo cáo nhanh với Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội về tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ngày 10 và 11/10 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn, lũ xuất hiện trên các suối, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn 3 huyện Vân Hồ, Phù Yên, Mường La. Đến nay, có 6 người chết, 5 người bị thương; 71 nhà bị cuốn trôi và hư hỏng hoàn toàn; thiệt hại 961ha lúa, 155ha hoa màu; 22 cầu bị cuốn trôi. Về giao thông, tuyến quốc lộ sụt lở 945 vị trí, 6 xã bị cô lập hoàn toàn. Tại huyện Phù Yên, đợt mưa lũ vừa qua có 2 người chết và 3 người bị thương. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 5 xã bị cô lập hoàn toàn, 11 tuyến đường bị hư hỏng nặng...

Ngay khi xảy ra mưa lũ, lãnh đạo tỉnh Sơn La đã kịp thời chỉ đạo công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả ban đầu; trước mắt hỗ trợ người bị chết 5,4 triệu đồng/người; người bị thương 2,7 triệu đồng/người; hộ bị sập 20 triệu đồng; hộ bị hỏng nhà 15 triệu đồng. Tập trung huy động lực lượng khắc phục cơ sở hạ tầng, điện nước, thông tin liên lạc; chủ động có phương án tiêu độc, khử trùng phòng trừ dịch bệnh vùng bị thiên tai.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ân cần gửi lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc với những mất mát, thiệt hại của đồng bào vùng lũ huyện Phù Yên và các địa bàn khác của Sơn La. Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội biểu dương và đánh giá cao sự tích cực, chủ động của lãnh đạo và các cơ quan, ban, ngành tỉnh Sơn La trong việc giúp đỡ nhân dân huyện Phù Yên khắc phục thiệt hại.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, đối với địa bàn miền núi Tây Bắc phức tạp, cùng với diễn biến khó lường của thời tiết, Sơn La cần tiếp tục chỉ đạo sâu sát và cương quyết trong ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước mắt, cần tập trung tìm kiếm người mất tích; ổn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 9

định cuộc sống cho nhân dân, không để người dân nào phải chịu đói, chịu rét, bệnh tật... Đồng thời, cần nhanh chóng ổn định tình hình an ninh, trật tự, bảo đảm môi trường tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan. Tăng cường tuyên truyền cho người dân về nguy cơ thiên tai, nhất là trong bối cảnh diễn biến xấu của thời tiết. Có phương án sơ tán dân đến nơi an toàn, quy hoạch lại dân cư, tránh để người dân sinh sống ở những khu vực hiểm yếu; hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã ân cần thăm hỏi các gia đình bị nạn; chia sẻ những khó khăn, thiệt hại do mưa lũ gây ra mà người dân đang phải gánh chịu; tặng quà cho các gia đình có người bị chết, bị thương và bị mất nhà cửa do lũ cuốn trôi trên địa bàn xã Huy Hạ, huyện Phù Yên.

Cũng xem: 09. PV. PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, SƠN LA / PV // Công an nhân dân.- Ngày 16/10/2017.- Số 4464.- Tr.2.

10. Lam Giang. SƠN LA: TỔ CHỨC 78 LỚP TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHO 3.417 NÔNG DÂN / Lam Giang // Đại đoàn kết.- Ngày 17/10/2017.- Số 290.- Tr.7.

Tính đến thời gian này, các cấp hội nông dân thành phố Sơn La đã phối hợp tổ chức 78 lớp tập huấn cho 3.417 hội viên về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Trong đó, phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố mở 70 lớp tập huấn về biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, kỹ thuật cấy lúa cải tiến SRI, cải tạo và thâm canh cà phê, kỹ thuật trồng gừng trong bao, kỹ thuật chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học, kỹ thuật nuôi chim cút, nuôi cá nước tĩnh. Phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố mở 8 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 280 lao động nông thôn về kỹ thuật phòng trừ bệnh ở gà, lợn và sơ chế cà phê tại các xã Chiềng Đen, Chiềng Ngần và Hua La.

11. Sinh Nguyễn. SƠN LA: THU HỒI ĐẤT CÓ SỔ ĐỎ NHƯNG KHÔNG BỒI THƯỜNG? / Sinh Nguyễn // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 17/10/2017.- Số 290.- Tr.14.

Ông Lò Văn Quê (trú tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) phản ánh việc UBND huyện Mai Sơn thu hồi toàn bộ thửa đất của gia đình ông được cấp cách đây gần 30 năm nhưng không đền bù cho gia đình ông.

THU HỒI ĐẤT NHƯNG KHÔNG ĐỀN BÙ

Theo ông Quê, năm 1993 Hợp tác xã Cò Nòi chia đất theo nhân khẩu cho hộ gia đình chính sách nên bố ông là cụ Lò Văn Nhiên được ưu tiên chia đất để canh tác với diện tích 2.260m2 tại bản Nong Quên. Năm 1994, gia đình ông được UBND huyện Mai Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên, trong đó đất thổ cư là 200m2, đất nông nghiệp là 2.060m2.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận, gia đình ông Quê đã bỏ nhiều công sức cải tạo, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, khi gia đình ông chuẩn bị xây dựng nhà ở và làm nơi thờ cúng người anh liệt sỹ thì ngày 10/03/2004, UBND huyện Mai Sơn có Quyết định số 94/QĐ-UB thu hồi đất của 9 hộ gia đình (trong đó có gia đình của ông Quê) để giao cho UBND xã Cò Nòi quản lý, sử dụng nhưng không đền bù, hỗ trợ cho gia đình ông Quê.

CHÍNH QUYỀN ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI DÂN?!

Không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Mai Sơn, ông Quê đã làm đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền. Tuy nhiên, theo ông Quê thì các cơ quan đều cho rằng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 10

thửa đất cấp cho gia đình ông là không đúng quy hoạch sử dụng đất, không đúng trình tự của pháp luật, nên sẽ không hỗ trợ hoặc bất kỳ khoản đền bù nào?

Văn bản số 1579/UBND-TNMT ngày 25/07/2017 của Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn có nội dung: “Nguồn gốc khu đất là đất 5% do UBND xã Cò Nòi quản lý. Năm 1995, UBND xã Cò Nòi cho 15 hộ là cán bộ xã, bản nhận thầu khoán. Khi thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận các hộ gia đình nhận thầu khoán đất 5% đã tự ý kê khai thành đất ở và đất trồng màu của gia đình (trong đó có hộ gia đình ông Hùng và ông Quê). Hội đồng đăng ký đất đai và cán bộ chuyên môn của huyện trong quá trình thẩm định hồ sơ đã không đối soát với thực địa và quy hoạch sử dụng đất xã Cò Nòi giai đoạn 1998 - 2010 dẫn tới việc năm 1994 (cấp cho ông Nhiên); năm 1999 cấp cho ông Hùng và năm 2001 UBND huyện Mai Sơn sau 2 lần cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận cho 09 hộ (trong đó có hộ ông Hùng và ông Nhiên) đều cấp đất ở và đất màu vào khu đất 5% do UBND xã quản lý. Trong khi đất này không thuộc quy hoạch khu dân cư, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Vì vậy, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân không đúng quy hoạch sử dụng đất và không đúng trình tự của pháp luật”.

“Việc UBND huyện Mai Sơn đổ lỗi cho người dân chúng tôi như trên hết sức vô lý. Bởi việc UBND huyện Mai Sơn cấp giấy chứng nhận cho gia đình tôi là đúng theo quy định. Ngày 03/3/1993 bố tôi làm đơn xin cấp đất ở và đất làm vườn gửi xã, huyện có xác nhận của Ban Quản lý Hợp tác xã Cò Nòi và Chủ tịch UBND xã Cò Nòi. Năm 1994 gia đình tôi được UBND huyện Mai Sơn cấp giấy chứng nhận và năm 2001 gia đình tôi 2 lần cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận đối với thửa đất trên” - ông Quê cho biết.

Cũng theo ông Quê, việc UBND huyện Mai Sơn xác định nguồn gốc thửa đất đã cấp giấy chứng nhận cho gia đình ông là đất 5% là không đúng bởi tại sổ mục kê đất xã Cò Nòi lập tháng 07/1999 và tại Sổ địa chính xã Cò Nòi ngày 30/10/2001 đều thể hiện thửa đất cấp cho các hộ dân là đất thổ cư và đất màu. Hơn nữa, bản đồ địa chính của Sở Địa chính Sơn La phê duyệt năm 1999 cũng thể hiện thửa đất của gia đình ông là đất màu và đất ở. Chỉ sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Mai Sơn, ngày 16/09/2004, UBND xã Cò Nòi mới chỉnh lý trên sổ địa chính thì khu đất này được ghi là đất 5%.

Theo phản ánh, UBND huyện Mai Sơn thu hồi đất của gia đình ông Quê cùng một số hộ dân khác để giao cho UBND xã quản lý, sử dụng nhưng thực tế khu vực này lại giao cho doanh nghiệp tư nhân phân lô, bán nền với giá cao.

Báo Pháp luật Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Sơn La cần vào cuộc chỉ đạo xem xét, giải quyết lại các kiến nghị của ông Quê nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân nơi đây.

12. Quốc Định. TIN LỜI “TRAI ĐẸP”, NHIỀU THIẾU NỮ SẬP BẪY BỌN BUÔN NGƯỜI / Quốc Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 17/10/2017.- Số 248.- Tr.7.

Thời gian gần đây, nạn dụ dỗ, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, người trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có nhiều diễn biến phức tạp. Nạn nhân đều là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hiểu biết hạn chế, không có việc làm ổn định.

NẠN NHÂN ĐỀU LÀ THIẾU NỮ

Theo thông tin từ Công an huyện Sông Mã, hiện nay tội phạm mua bán người trên địa bàn huyện hoạt động ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Nạn nhân chủ yếu là các thiếu nữ trẻ tuổi, do thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, dễ tin người nên bị các đối tượng xấu dùng thủ đoạn kết bạn qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... để làm quen rồi xin số điện thoại liên lạc. Các đối tượng xấu dùng tên và địa chỉ giả để kết bạn, làm quen, tán tỉnh yêu đương, hứa hẹn tìm việc làm... Khi tạo được lòng tin, chúng vờ rủ nạn nhân đi du lịch, thăm quan, mua sắm ở một địa điểm nào đó. Sau đó, chúng thực hiện hành vi mua bán người mà nạn nhân không ngờ tới.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 11

Cụ thể như trường hợp của thiếu nữ người Mông Mùa Thị T (sinh năm 2001), ở bản Búa Cốp, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã. T đang là học sinh cấp 3, quen một người lạ qua Facebook có tên tài khoản là Dạy Tu, trên ảnh đại diện và trang cá nhân trưng bày nhiều ảnh thanh niên đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc. Dạy Tu tự giới thiệu là giám đốc một công ty giàu có bên Trung Quốc. Hai người lấy điện thoại và gửi ảnh cho nhau. Đối tượng hẹn gặp mặt và hứa hẹn nếu T đồng ý thì sẽ cưới làm vợ.

Ngày 24/2/2017, T nhận được một cuộc điện thoại từ một số máy lạ nói tên là Dạy Tu, bảo T ra cổng Trường Trung học phổ thông Sông Mã để gặp người thanh niên lúc trước gọi cho T. Tới nơi thấy một người đàn ông khoảng 25 tuổi lái taxi và anh này bảo T lên xe chở đi gặp Dạy Tu. Sau đó người đàn ông chở T lên tỉnh Lào Cai. Đến nơi có một người đàn ông khoảng 30 tuổi không rõ tên, địa chỉ ra trả tiền taxi, rồi đưa T sang Trung Quốc, giao T cho 2 người đàn ông khác. Một trong 2 người đó nói là đã mua T với giá 400 triệu đồng. Khi biết bị lừa, lợi dụng lúc 2 đối tượng sơ hở, T gọi điện thoại về thông báo cho gia đình đồng thời tìm cách chạy trốn. Rất may là T đã trốn thoát đến Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và được đưa về nhà an toàn.

Mới đây là trường hợp của thiếu nữ người dân tộc Thái Lường Thị Thùy Linh, ở bản Đứa Mòn, xã Chiềng Khoong, Sông Mã. Học hết cấp 3, cuối tháng 7/2017, Linh xuống Hà Nội làm thuê cho một nhà hàng ăn. Trong lúc đi chơi cùng đám bạn, do sơ ý thiếu cảnh giác, Linh đã bị các đối tượng bắt cóc mang lên vùng biên giới. Khi nhận ra thì Linh đã bị đưa đi một nơi rất xa, Linh dùng một số điện thoại lạ nhắn tin báo về cho gia đình để kêu cứu nhưng gia đình cũng không biết Linh bị bắt cóc đi đâu, ở đâu. Đến nay vẫn chưa có tin tức gì, khiến gia đình và người thân của Linh sống trong sự lo âu.

CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM BẮT CÓC, BUÔN BÁN PHỤ NỮ

Theo ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Công an huyện Sông Mã, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra 6 vụ bắt cóc, dụ dỗ, lừa phụ nữ đưa đi bán ra nước ngoài. Nạn nhân đều là phụ nữ tuổi đời còn rất trẻ. Từ thực tế đó, công an huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống buôn bán trẻ em và phụ nữ. Công an cũng phối hợp chính quyền các xã, bản, đơn vị trường học, tổ chức tuyên truyền 62 buổi cho hơn 33.120 người tham gia, thông báo về thủ đoạn của tội phạm mua bán người.

Theo ông Tâm, do địa bàn rộng, đường biên giới kéo dài, vùng núi đi lại khó khăn, và bọn buôn người thường đến các bản vùng sâu, vùng xa nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp... là vấn đề khó trong việc nắm bắt thông tin, đấu tranh với loại tội phạm này. Đối tượng chúng nhắm vào đều là những người nhẹ dạ, cả tin. Để tạo lòng tin, chúng lấy những lý do rủ rê đi làm thuê, tìm việc làm ở thành phố có thu nhập cao... sau đó đưa nạn nhân vượt biên giới ra nước ngoài bán.

“Để phòng ngừa với tội phạm buôn bán người chính quyền và các ngành chức năng cần tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân với các thủ đoạn tội phạm bắt cóc, mua bán người. Không nghe theo lời dụ dỗ của người lạ, không quen biết, mới gặp lần đầu, không rõ địa chỉ...” - ông Tâm đề nghị.

“Các trường hợp đã đi theo đối tượng lạ, khi thấy nghi ngờ cần tìm cách liên lạc thông báo cho người thân, tìm cách trốn thoát hoặc thông báo cho công an, chính quyền nơi gần nhất để được hỗ trợ”. Ông Nguyễn Thành Tâm.

13. PV. KHÔI PHỤC CẤP ĐIỆN CHO HUYỆN PHÙ YÊN, SƠN LA / PV // Đại biểu nhân dân.- Ngày 17/10/2017.- Số 290.- Tr.5.

Trận mưa lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa qua, đã gây thiệt hại nặng với tất cả 27 xã, thị trấn, trong đó có hệ thống điện lưới, điện sinh hoạt bị hư hỏng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 12

nặng. Theo thống kê sơ bộ, mưa lũ trên địa bàn huyện đã làm hệ thống điện 35KV bị hỏng, 27 cột điện cao thế, trung thế, hạ thế bị đổ, gẫy, khiến tất cả các xã, thị trấn bị mất điện.

Ngay sau mưa lũ, Công ty Điện lực Sơn La đã khẩn trương triển khai lực lượng tiến hành kiểm tra, rà soát và xây dựng phương án khắc phục hậu quả. Với quyết tâm nhanh chóng ổn định đời sống người dân vùng lũ, đến ngày 15/10, Công ty Điện lực Sơn La đã khôi phục và cấp điện trở lại cho hơn 6.600 khách hàng của 9 xã trên địa bàn huyện Phù Yên. Theo Giám đốc Điện lực huyện Phù Yên Lê Quang Phương, ngoài lực lượng tại chỗ, đơn vị đã đề nghị Công ty Điện lực Sơn La hỗ trợ về người, công cụ, vật tư và thiết bị. Đến nay, công việc đào và dựng cột điện cơ bản đã hoàn thành. Đơn vị đã huy động tổng nhân lực làm việc để tối ngày 16/10 có thể đóng điện trở lại thêm 11 xã, thị trấn của huyện với khoảng 16.000 khách hàng.

Hiện nay, huyện Phù Yên vẫn còn 6 xã gồm Mường Bang, Suối Tọ, Tường Phong, Suối Bau, Sập Xa và Tường Tiến bị cô lập, do đó chưa thống kê được thiệt hại. Tuy nhiên, Điện lực huyện Phù Yên đã có kế hoạch và ngay khi tiếp cận được các xã sẽ lên phương án khắc phục để sớm ổn định đời sống sinh hoạt, sản xuất cho người dân.

14. PV. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH SƠN LA: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC / PV // Văn hóa.- Ngày 18/10/2017.- Số 3007.- Tr.5.

Là tỉnh vùng cao biên giới thuộc khu vực Tây Bắc, địa bàn tập trung đông đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, thường xuyên mùa mưa lũ phải chống chọi với vô vàn thiệt hại bởi thiên tai, bão lụt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La những năm qua đã mang lại những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo được chương trình hỗ trợ bằng các chính sách thiết thực, từng bước thoát nghèo và dần ổn định cuộc sống.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO

Đối với rất nhiều hộ dân được thụ hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo thì Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững chính là một yếu tố có tính quyết định công tác giảm nghèo. Với dân số 1,2 triệu người, gồm 12 dân tộc, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 82%) như Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, xinh Mun, Dao, Kháng, La Ha..., Sơn La có 118 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới hưởng chính sách Chương trình 135; 05 huyện thuộc diện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và 1.708 bản đặc biệt khó khăn.

Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 là quãng thời gian khởi đầu của giai đoạn 2 thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh tình hình thiên tai liên tiếp xảy ra, phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề, những tác động tích cực từ việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia càng khẳng định ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống còn nhiều khó khăn của một bộ phận dân cư trên địa bàn.

Để ban hành cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã, bản. Riêng cấp bản, ban rà soát, đánh giá hộ nghèo, cận nghèo hằng năm hoạt động thường xuyên.

UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều chỉ đạo đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Công văn số 2962/UBND-TH ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở bám sát các nội dung, mục tiêu, dự án của Chương trình và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, kế

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 13

hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình, chính sách giảm nghèo tới các cấp, ngành và người dân cũng được đẩy mạnh; từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân, chủ động và phát huy nội lực, vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhiều chính sách hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống dân nghèo đã được triển khai. Thực hiện Nghị quyết 30a, các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách đào tạo nghề gắn với tạo việc làm; chính sách cán bộ; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở thôn, bản, xã và huyện đã được triển khai tích cực. Riêng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập có nội hàm gồm nhiều nội dung như hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ sản xuất; hỗ trợ hộ nghèo ở bản vùng giáp biên giới chưa tự túc được lương thực; hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương; chính sách xuất khẩu lao động... Bên cạnh đó, phải kể đến kết quả hỗ trợ thiết thực của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối với các huyện nghèo; chính sách hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thực hiện Chương trình 135, tổng vốn đầu tư phát triển 126.000 triệu đồng trong năm 2016 đã được Sơn La hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; đầu tư hỗ trợ cho các bản đặc biệt khó khăn xã khu vực I và khu vực II. Nguồn vốn này đã được các huyện, thành phố sử dụng thanh toán cho 16 công trình hoàn thành và chuyển tiếp kinh phí; đầu tư 142 công trình mới. Đến nay đã giải ngân 81% kế hoạch vốn giao.

Nguồn vốn sự nghiệp 30.512 triệu đồng đã được hỗ trợ sản xuất, thực hiện trên địa bàn 164 xã, 1.187 bản. Trong đó, các huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư cho 10.441 hộ với kinh phí 21.283,71 triệu đồng. 1.384 hộ được hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất với kinh phí 6.051 triệu đồng.

Hoạt động hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cũng đặc biệt được chú trọng với 930 hộ được hỗ trợ, với kinh phí 3.764 triệu đồng; qua đó góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì tổ chức 56 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở, 2.700 người đã được tập huấn.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là nội dung quan trọng của chương trình. Năm 2016, UBND tỉnh đã giao kinh phí 100 triệu đồng thực hiện mô hình giảm nghèo tại hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Với nguồn kinh phí này, huyện Vân Hồ đã thực hiện mô hình nuôi dê sinh sản giống địa phương với sự tham gia của 55 hộ nghèo tại hai xã Suối Bàng, Liên Hòa. Với những chỉ đạo sát sao từ UBND huyện hỗ trợ người dân, đến nay, đây là một trong những mô hình đạt hiệu quả cao, giúp nhiều hộ nghèo ở hai xã Suối Bàng, Liên Hòa có cơ hội và phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tại huyện Mộc Châu, nguồn kinh phí được sử dụng để xây dựng mô hình giảm nghèo cho người dân trong năm 2017.

Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố Sơn La và Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện Quỳnh Nhai, Yên Châu, Mộc Châu, Mường La xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 15 chương trình phát thanh, 15 chương trình truyền hình, tập trung thực hiện xây dựng các phóng sự, chuyên mục nhằm phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo; phổ biến các kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình giảm nghèo; gương điển hình về công tác giảm nghèo…

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, Sơn La đã triển khai Dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình. Sở Lao động - Thương binh và

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 14

Xã hội đã tổ chức các lớp tập huấn về công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội cho trên 200 cộng tác viên công tác xã hội cấp xã. Sở Lao động - Thương binh và xã hội cũng đã tổ chức tham vấn cộng đồng về các chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội cho 450 lượt người nghèo, cận nghèo, cho cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các tổ, bản của 09 xã trên địa bàn các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai.

Công tác giám sát, đánh giá hiệu quả thực chất của chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững cũng được địa phương đặc biệt chú trọng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình tại 06 huyện và 12 xã. 12/12 huyện, thành phố đã tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo tại các xã, phường, thị trấn.

Qua giám sát, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị UBND các huyện chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách, chương trình giảm nghèo, chính sách bảo trợ xã hội; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót; đảm bảo công khai, minh bạch...

Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra...

(Quyết định 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020).

15. Lê Văn. KHỞI TỐ “YÊU RÂU XANH” ÉP RƯỢU RỒI XÂM HẠI HAI BÉ GÁI / Lê Văn // Gia đình và pháp luật.- Ngày 19/10/2017.- Số 84.- Tr.12-13.

Sau khi ép 2 cháu bé 13 tuổi uống rượu say, 2 gã thanh niên đã thực hiện hành vi đồi bại. Đến khi bị cơ quan công an mời lên làm việc thì cả hai mới biết hành vi của mình đã bị.

“NỔI CƠN THÚ TÍNH”

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lường Văn Tuấn (sinh năm 1998, trú xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) và Lèo Văn Hoàng (sinh năm 1998, trú xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) về hành vi hiếp dâm trẻ em.

Trước đó, vào ngày 28/9, Công an thành phố Sơn La nhận được đơn trình báo của chị Đ. (trú tại thành phố Sơn La) về việc 2 cháu họ của chị là O. và T. (đều 13 tuổi) bị một số nam thanh niên hiếp dâm.

Sau khi nhận được đơn trình báo, Công an thành phố Sơn La đã vào cuộc điều tra, làm rõ 2 đối tượng gây án là Lường Văn Tuấn và Lèo Văn Hoàng.

Sau khi được mời lên làm việc, các đối tượng khai nhận đêm ngày 27/8, Tuấn, Hoàng và một số bạn rủ nhau uống rượu tại phòng trọ ở phường Chiềng Sinh (thành phố Sơn La) thì thấy 2 cháu họ của chị Đ. đi ngang qua nên “nổi cơn thú tính”.

Để thực hiện được hành vi hiếp dâm, Tuấn và Hoàng đã rủ 2 cháu bé uống rượu đến khuya. Khi cả 2 cháu đều đã say thì hai đối tượng đã thực hiện hành vi hiếp dâm.

Gây án xong, cả hai đã bảo hai cháu bé về nhà đừng nói với ai rồi đi ngủ như chưa có chuyện gì xảy ra. Đến khi bị cơ quan công an mời lên làm việc thì cả hai mới biết hành vi của mình đã bị cháu bé về kể cho gia đình.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 15

Trao đổi với phóng viên ngày 17/10, đại diện Công an thành phố Sơn La cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ vụ án lên Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Sơn La để tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật…

16. Hờ A Thành. SƠN LA: BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRIỆT PHÁ VỤ ÁN MA TÚY / Hờ A Thành // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 19/10/2017.- Số 292.- Tr.10.

Vào hồi 17h ngày 17/10, tại khu vực Cột mốc 198, bản Huổi Bua, xã Mường Hung, huyện Sông Mã tỉnh Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Cai phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La và Công an xã Mường Hung phá thành công Chuyên án 194L, bắt giữ Ly Văn Chỉa (sinh năm 1985, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Bua, xã Mường Hung, huyện Sông Mã) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Tang vật thu giữ gồm 2 bánh heroin, 01 xe máy cùng các vật chứng có liên quan. Bước đầu Chỉa khai nhận số ma túy trên vận chuyển thuê cho một người không rõ danh tính từ bên Lào về Việt Nam để tiêu thụ, khi đang trên đường vận chuyển về đến khu vực nói trên thì bị bắt giữ.

17. Trường Giang. QUỲNH NHAI PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG / Trường Giang // Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam.- Năm 2017.- Số 35.- Tr.67.

Trước những khó khăn về đất canh tác nông nghiệp, nông dân huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tận dụng lợi thế diện tích mặt hồ, đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Đà, đời sống kinh tế ngày càng khởi sắc.

Sau khi Nhà máy Thủy điện Sơn La tích nước lòng hồ, diện tích đất canh tác nông nghiệp (ruộng nước, phiêng bãi bằng) trên địa bàn huyện bị ngập trên 2.800ha. Tuy nhiên huyện lại có lợi thế diện tích mặt hồ rộng hơn 10.540ha thuộc địa bàn 8 xã: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại và Nặm Ét để phát triển thủy sản. Huyện thành lập tổ tư vấn và chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản. 6 tháng đầu năm, tổ đã tổ chức tư vấn cho 44 hợp tác xã với 621 thành viên...

Năm 2011 toàn huyện chỉ có 3 hợp tác xã thủy sản, đến nay đã phát triển 44 hợp tác xã với 6.851 lồng cá. Dự kiến tháng 6 đầu năm 2017, sản lượng cá nuôi (cá ao, cá lồng) ước đạt 450 tấn; cá, tôm khai thác đánh bắt 525 tấn (trong đó tôm 150 tấn, cá các loại 375 tấn). Ông Điêu Chính Hải, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai cho biết: “Trước năm 2011 nhiều hộ còn rụt rè, chưa dám đầu tư nuôi cá lồng. Sau khi một số hộ nuôi thành công, họ đã mạnh dạn làm theo và khẳng định nuôi thủy sản là nguồn thu nhập chính. So với làm nương rẫy thì nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu”.

Chúng tôi tìm đến xã Mường Giàng, nơi có Hợp tác xã Thương Tuyên nuôi cá lồng quy mô lớn, đạt chuẩn VietGAP. Hợp tác xã hiện có 52 lồng cá, chủ yếu nuôi cá nheo, lăng, trắm, rô phi… 2 năm nuôi được 3 vụ, mỗi vụ hợp tác xã xuất ra thị trường 52 tấn cá thương phẩm. Ông Lừ Thanh Xuân khoe: “Với mức giá trung bình 50 nghìn đồng/kg trừ mọi chi phí, năm vừa qua hợp tác xã lãi hơn 1 tỷ đồng. Nuôi cá lồng bè vừa nhàn vừa cho hiệu quả kinh tế cao, mà không tốn nhiều nhân công”. Để nuôi trồng đạt hiệu quả cao, Hợp tác xã Thương Tuyên đã tận dụng nguồn nước sạch, rau củ quả tự trồng, cũng như cá mồi trên sông làm thức ăn nên cho sản phẩm sạch, năng suất trung bình đạt 1 - 1,4 tấn, đầu ra sản phẩm thì cung không đủ cầu. Hợp tác xã Hợp Lực (xã Chiềng Ơn) mới tham gia nghề nuôi cá nhưng đã có những thành quả bước đầu, rất đáng để người dân học hỏi. Hợp tác xã nuôi cá trên diện tích mặt nước là 1ha với 200 lồng. Sản phẩm chủ yếu đưa ra thị trường là cá da trơn, trắm đen, chép. Dự tính sản lượng cá năm nay

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 16

hợp tác xã xuất ra thị trường 160 tấn... Theo ông Nguyễn Hữu Sang, Phó giám đốc Hợp tác xã Hợp Lực, do nguồn nước nơi đây rất sạch, không bị ô nhiễm nên chất lượng cá vượt trội hơn so với cá nuôi ở nơi khác. Giá cả ổn định, thời tiết thuận lợi, không có thiên tai thì lãi cao. Hơn nữa, tỉnh và huyện còn tạo điều kiện hỗ trợ vốn xây dựng lồng bè, tập huấn kỹ thuật... “Hiện tại trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai có 2 hợp tác xã nuôi thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP. Trong thời gian tới, huyện khuyến khích mở rộng quy mô nuôi cá lồng, phát triển các loài cá đặc sản của sông Đà, nuôi bằng phương pháp sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm”, ông Điêu Chính Hải cho biết.

18. Hờ A Thành. TIN VẮN / Hờ A Thành // Biên phòng.- Ngày 20/10/2017.- Số 84.- Tr.3.

Ngày 18/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành, bàn giao, đưa vào sử dụng công trình nhà ăn bán trú cho học sinh Trường Mầm non Nậm Păm, xã Nậm Păm, huyện Mường La. Công trình có diện tích 80m2, tổng chi phí đầu tư 160 triệu đồng do cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh quyên góp, ủng hộ.

19. Bình Hà. CỤ BÀ 83 TUỔI CỨU CẢ BẢN THOÁT CHẾT TRONG MƯA LŨ Ở SƠN LA / Bình Hà // Chuyện đời .- Ngày 21/10/2017.- Số 84.- Tr.15.

Trong đêm mưa gió, linh tính có chuyện chẳng lành xảy ra nên cả đêm bà Đinh Thị Ưa (83 tuổi) không ngủ được. Bà đi ra đi vào kiểm tra nhiều lần thì thấy nước lũ lên nhanh bất thường. Bàng hoàng, lo sợ, bà đánh thức chồng con dậy chạy lũ rồi tất tưởi chạy đi từng nhà đánh động, báo tin. Nhờ có bà đánh động mà cả bản thoát chết.

CỤ BÀ SOI ĐÈN ĐI ĐÁNH ĐỘNG CẢ BẢN

Những ngày qua, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền Bắc. Sơn La là một trong những tỉnh chịu hậu quả nặng nề của cơn mưa lũ này. Theo thống kê, toàn tỉnh có 11 người chết, bị thương và mất tích; trong đó, 5 người bị chết ở các xã Ngọc Chiến (Mường La), Liên Hòa và Lóng Luông (Vân Hồ), Huy Hạ (Phù Yên); 3 người bị mất tích ở xã Song Khủa, Lóng Luông (Vân Hồ) và 3 người bị thương ở huyện Bắc Yên và Phù Yên. Mưa lũ còn làm hư hỏng 64 nhà, 9 nhà phải di dời khẩn cấp; trôi ngập 43ha lúa, làm hư hỏng 1 cầu treo, ngập 1 trường mầm non và trụ sở UBND xã Tân Lập (Mộc Châu).

Sau khi cơn lũ đi qua, bản Thín, xã Tường Tiến, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La chịu hậu quả nặng nề. Nhiều người dân bị mất hết nhà cửa, tài sản. Tuy nhiên, may mắn là không có thiệt hại về người. Theo người dân, may mắn này là do cụ bà Đinh Thị Ưa (83 tuổi), người trong bản đem đến. Nói như vậy là bởi bà Ưa đã đi từng nhà đánh động nước lũ đang lên rất nhanh, người dân mau mau tìm nơi an toàn để tạm trú.

Tuy tuổi đã cao nhưng giọng nói của bà Ưa vẫn khỏe khoắn, rõ ràng. Bà Ưa kể: “Đêm 10/10, trời mưa rất to, đến nửa đêm vẫn không ngớt. Đêm đó, tôi không sao ngủ được, phần vì tiếng nước lũ ở suối Pưng nơi đầu nhà chảy ầm ầm, phần vì lo cho sự an nguy của người thân, dân bản. Trong nhà tôi lúc đó chỉ có 2 vợ chồng tôi và người con dâu đang ngủ say. Nếu lũ về bất ngờ thì cả cái bản có 14 hộ này dễ gặp nguy hiểm lắm”. Khoảng 12h đêm, bà Ưa ra sàn nhà xem thì đã thấy nước lũ ngập đến chân cột nhà, bà vội vàng chạy vào trong nhà kêu con dâu dậy dọn đồ đạc đề phòng lũ. Rồi bà tiếp tục chống gậy, soi đèn pin chạy sang các nhà bên cạnh hô to: “Dậy đi, dậy đi... Lũ về rồi”.

Nghe tiếng bà Ưa gọi, trong bản ai nấy đều hốt hoảng tỉnh dậy, chạy ra xem lũ. Chỉ 20 phút sau, nước lũ to từ đầu nguồn suối Pưng ập về. Vài phút sau, nước ngập đến nửa người. Ai nấy đều bàng hoàng, sợ hãi, vì chưa bao giờ nước lũ lên cao và nhanh đến vậy. Vậy là cả bản từ người già, trẻ nhỏ ai nấy đều chạy ra khỏi nhà, lên khu vực đất cao để tránh lũ. Riêng ngôi nhà

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 17

của bà Ưa cùng toàn bộ tài sản của gia đình bà bị nước lũ cuốn đi hết ngay sau khi bà cùng người thân thoát lên một dải đất cao hơn. Tuy an toàn về người nhưng toàn bộ đồ đạc như xe máy, vật nuôi trâu, bò, lợn, gà... để dưới gầm sàn bị nước lũ cuốn trôi hết.

Ông Sầm Văn Ón, người cùng bản với bà Ưa, nhớ lại: “Đêm đó, cả 6 người trong nhà tôi đều đang ngủ, cứ nghĩ lũ chỉ nhỏ như mấy năm trước chứ không nghĩ lũ to thế này. Nghe thấy tiếng bà Ưa gọi, ai cũng tỉnh giấc, chạy ra ngoài xem thì lũ đã ngập đến chân cầu thang nhà sàn. Cả nhà tôi ai cũng hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài, vừa chạy vừa kêu người khác chạy theo. May mắn người không bị sao nhưng toàn bộ tài sản, vật nuôi của chúng tôi đã theo cơn lũ ra sông Đà, giờ không biết phải làm sao nữa”.

Là người hoàn toàn trắng tay sau trận mưa lũ, chị Đinh Thị Siện buồn rầu nói: “Lũ về nhanh quá. Nghe thấy bà Ưa gọi, tôi không kịp lấy gì, chỉ kịp chạy lấy người. Vừa ra khỏi nhà, nước đã ngập đến nửa người rồi, chỉ vài phút sau ngôi nhà cũng bị cuốn theo lũ. Nhà cửa, tài sản mất hết cả, không biết sau này cuộc sống sẽ ra sao, may được mọi người giúp đỡ làm tạm cho một túp lều nhỏ bằng phông bạt ở tạm qua ngày”.

THIỆT HẠI NẶNG NỀ

Trong cơn bão lũ vừa qua, huyện Phù Yên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Người dân ở huyện cho biết, đã nhiều năm nay bây giờ mới thấy có trận lũ lớn như vậy xảy ra tại Phù Yên. Đâu đâu cũng thấy nước lũ tràn về ngập hết cả cánh đồng Mường Tấc. Riêng tại bản Chiềng Sung, xã Quang Huy có 50 hộ dân thì 47 nhà bị ngập. Chị Đinh Thị Sung, người dân ở bản Chiềng Sung, cho biết: “ Bà con ở đây thiệt hại nhất là về đồng ruộng. Hầu như 100% đều thiệt hại hết. Bây giờ nước vẫn chưa rút hết, tất cả ngập trong sình lầy bùn đất, không biết có cứu được thóc lúa nữa không.”

Hiện nay, cả bản Thín đang sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn trăm bề, người mất nhà, mất tài sản, cái ăn, cái mặc phải lo từng bữa nhờ sự trợ giúp của mọi người trong bản. Tuy thế, nói về trận lũ dữ, ai cũng gật đầu: Không có bà Ưa đánh thức thì chắc nhiều người trong bản này chẳng còn đến hôm nay. Được người dân cảm kích là vậy nhưng bà Ưa cho biết, bà coi chuyện này là bình thường bởi người dân trong bản sống yêu thương, gắn bó với nhau, luôn chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Việc bà thức giấc trong đêm rồi báo tin cho mọi người cũng là điều đương nhiên, nếu đêm đó ai còn thức, trong hoàn cảnh đó cũng sẽ hành động như bà.

Công tác khắc phục hậu quả trận mưa lũ tại nhiều điểm còn khó khăn do giao thông còn chia cắt; nhiều nơi chưa có điện trở lại, thông tin liên lạc chưa tiếp cận được. Tại huyện Phù Yên, nơi chịu thiệt hại nặng nhất trong trận mưa lũ hiện còn rất nhiều bản bị cô lập.

Dọc tuyến Quốc lộ 37 thuộc địa bàn các xã Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Hạ, Tường Phù, Gia Phù..., nhiều đoạn bị đất đá sạt lở. Cây cầu treo bản Đông và cầu cứng liên hợp Bùa Trung của xã Tường Phù nối ra Quốc lộ 37 bị cuốn trôi làm 9 bản của xã này bị cô lập với bên ngoài. Hơn 100ha lúa của bà con nằm dọc dòng suối Ngọt đến vụ thu hoạch bị cuốn trôi và vùi lấp. Công tác khắc phục hậu quả trận lũ được chính quyền xã triển khai khẩn trương với phương châm 4 tại chỗ, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục các điểm trường.

20. PV. VỤ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ỦY THÁC XUẤT KHẨU CHÈ TẠI MỘC CHÂU (SƠN LA): DOANH NGHIỆP TỐ BỊ TÒA “XỬ ÉP”! / PV // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 22/10/2017.- Số 295.- Tr.7.

Trình bày với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đại diện Công ty Cổ phần chè Cờ Đỏ Mộc Châu bức xúc cho biết: “Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu đã “xử ép” chúng tôi quá đáng. Tòa án đã cố tình bỏ qua các yếu tố lỗi của nguyên đơn và nhận định phiến

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 18

diện rằng công ty chúng tôi có lỗi hoàn toàn và phải chịu bồi thường. Hiện chúng tôi đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm do có những vi phạm về cả nội dung lẫn tố tụng...”.

NGUYÊN ĐƠN NÓI BỊ ĐƠN VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Theo đơn khởi kiện của nguyên đơn là Công ty Xuất nhập khẩu Trà Việt (trụ sở tại phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) do ông Nguyễn Hoàng Anh - Tổng Giám

đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Trà Việt - có nội dung thể hiện: Ngày 15/4/2016 Công ty Cổ phần chè Cờ Đỏ Mộc Châu (gọi tắt là Công ty chè Mộc Châu, địa chỉ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - bên A) và Công ty Cổ phần Xuất nhập

khẩu Trà Việt (gọi tắt là Công ty Trà Việt - bên B) cùng nhau ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu số 01 (sau đây gọi tắt là hợp đồng). Theo đó, Công ty chè Mộc Châu ủy thác cho Công ty

Trà Việt thực hiện việc xuất khẩu 300.000kg chè, đơn giá 47.000 đồng/kg với tổng giá trị ủy thác là 14,1 tỷ đồng. Thời hạn hợp đồng từ 15/4/2016 đến 31/12/2016. Mức phí ủy thác là 1,5% giá trị hàng xuất. Hai bên cam kết nếu bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý

do chính đáng thì bị phạt tối đa 10% giá trị hợp đồng đã ký kết. Thực hiện hợp đồng trên, từ 18/4 đến 15/5/2016 Công ty chè Mộc Châu đã chuyển hàng

cho Công ty Trà Việt tổng khối lượng 40.360kg (tổng giá trị xuất khẩu là 1.896.920 đồng). Theo Điều 4 và 5 hợp đồng, trước một lần chuyển chè, Công ty Trà Việt phải chuyển khoản cho Công ty Chè Mộc Châu số tiền tương đương 100% giá trị lô hàng để đặt cọc cho số hàng sẽ

nhận. Việc bên B thanh toán 100% giá trị theo từng lô hàng là để bảo đảm cho số hàng nhận từ bên A không bị bên B chiếm dụng vốn sau khi đã xuất bán cho đối tác nước ngoài chứ không

phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua bán. Theo Tổng giám đốc Công ty Trà Việt Nguyễn Hoàng Anh - người đại diện theo pháp

luật của phía nguyên đơn trình bày tại phiên tòa, sau lần chuyển chè cuối cùng vào ngày 05/5/2016 đến nay, Công ty Chè Mộc Châu đã chấm dứt việc chuyển chè cho Công ty Trà Việt theo hợp đồng đã ký. Sau lần phát hành hóa đơn cuối cùng ngày 28/7/2016, Công ty Chè Mộc Châu đã cắt mọi liên lạc với Công ty Trà Việt. Bên B mặc dù đã cố gắng liên lạc nhiều lần nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Vào các ngày 04, 13 và 20/10/2016, Công ty Trà Việt gửi văn bản đề nghị Công ty Chè Mộc Châu cử người đại diện làm việc để giải thích về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên, bên A chỉ có văn bản trả lời chung chung: “Công ty Chè Mộc Châu không tiếp tục thực hiện hợp đồng là do giá cả chưa hợp lý”.

Phía Công ty Trà Việt cho rằng, việc Công ty Chè Mộc Châu lấy lý do điều chỉnh giá chè cao hơn so với giá thỏa thuận trên hợp đồng hoặc giá cả chưa hợp lý để không tiếp tục thực hiện hợp đồng là không có căn cứ. Theo ông Hoàng Anh, việc Công ty Chè Mộc Châu tăng giá chè xuất khẩu chỉ có lợi về phí ủy thác cho Công ty Trà Việt với tư cách là bên nhận ủy thác (Công ty Trà Việt được trả nhiều phí ủy thác hơn so với thỏa thuận trong hợp đồng do phí ủy thác được tính theo % giá trị chè). Cũng theo nguyên đơn, trong thời hạn hợp đồng 01 vẫn còn hiệu lực, trên thực tế sau khi sản xuất được trà xanh sơ chế, Công ty Chè Mộc Châu không thông báo cho bên B biết, cũng không tiến hành bàn giao chè cho bên B mà lại ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu với bên thứ ba là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu thương mại nông sản Việt Nam.

Đại diện nguyên đơn cho rằng: Việc Công ty Chè Mộc Châu cố tình không thực hiện việc chuyển nốt số chè còn lại (259.640kg với giá trị gần 12,2 tỷ đồng) theo hợp đồng để Công ty Trà Việt thực hiện công việc đã thỏa thuận thể hiện Công ty Chè Mộc Châu đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy thác xuất khẩu số 01 mà không có lý do chính đáng. Vì vậy bên B yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) buộc bên A phải trả cho bên B số tiền

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 19

976.246.400 đồng tương đương 8% giá trị hợp đồng do vi phạm quy định tại Điều 9 của hợp đồng.

BỊ ĐƠN BẤT NGỜ TỐ NGƯỢC

Đại điện theo ủy quyền của phía bị đơn Công ty Chè Mộc Châu là các ông bà Phan Công Tiến, Nguyễn Kim Huynh và Lê Thu Hồng trình bày: Thống nhất các nội dung và điều khoản về hợp đồng ủy thác số 01 ngày 15/4/2016. Tuy nhiên, phía bị đơn cho rằng lý do khiến công ty dừng giao hàng là do trong suốt một thời gian dài từ ngày 31/5/2016 đến đầu tháng 10/2016 bên B không có bất kỳ động thái nào liên lạc với bên A, không chuyển tiền như cam kết và không đề nghị bên A giao hàng tiếp vì vậy bên A không có cơ sở để tiếp tục giao hàng cho bên B.

Việc Công ty Trà Việt nói nhiều lần liên lạc nhưng không nhận được hồi âm là không đúng sự thật và không có căn cứ. Công ty Chè Mộc Châu có địa chỉ rõ ràng, thường xuyên giao dịch với đối tác bằng nhiều hình thức: Điện thoại, email, văn bản… thế nhưng thực tế trong suốt khoảng thời gian trên, phía Công ty Chè Mộc Châu không nhận được bất kỳ sự liên hệ nào từ phía Công ty Trà Việt, phía Trà Việt cũng không có chứng cứ để chứng minh đã nhiều lần liên lạc với Công ty Chè Mộc Châu.

Mãi đến tháng 10/2016, sau khi nhận được văn bản của Công ty Trà Việt, Công ty Chè Mộc Châu mới có văn bản trả lời và thông báo có sự thay đổi về giá từ 47.000 đồng/kg lên 53.000 đồng/kg; nếu Công ty Trà Việt đồng ý với giá trên thì chuyển tiền để Công ty Chè Mộc Châu có cơ sở giao hàng nhưng phía Trà Việt không trả lời. Sở dĩ trước đó, Công ty Chè Mộc Châu chưa thông báo thay đổi giá bán vì trong suốt 4 tháng (từ tháng 6 đến hết tháng 9/2016) Công ty Trà Việt không có thông báo chuyển tiền cho Công ty Chè Mộc Châu và không yêu cầu giao hàng, ngoài ra cũng không có bất kỳ thông tin gì về việc nhận hàng tiếp hay không, tại sao trong một thời gian dài công ty này không tiếp tục thực hiện hợp đồng… Thậm chí khi nhận được thông tin Công ty Chè Mộc Châu báo điều chỉnh giá Công ty Trà Việt cũng không có phản hồi gì.

Ông Nguyễn Kim Huynh - đại diện theo ủy quyền của Công ty Chè Mộc Châu khẳng định: Những hành vi trên của Công ty Trà Việt được coi là tự ý không thực hiện tiếp hợp đồng, chứ hoàn toàn không phải Công ty Chè Mộc Châu vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, phía Công ty Chè Mộc Châu còn “tố” Công ty Trà Việt thời điểm đó vẫn đang còn nợ tiền hàng của họ trên 692 triệu đồng.

PHÁN QUYẾT KHÔNG THUYẾT PHỤC?

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu, ông Nguyễn Hoàng Anh - Tổng giám đốc Công ty Trà Việt khẳng định phía nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, cho rằng Công ty Chè Mộc Châu đã vi phạm hợp đồng và đề nghị Tòa án buộc Công ty Chè Mộc Châu phải trả cho Công ty Trà Việt số tiền 976.246.400 đồng tương đương 8% giá trị hợp đồng do vi phạm quy định tại Điều 9 của hợp đồng.

Diễn biến phiên tòa sơ thẩm cho thấy điều bất ngờ là dường như các chứng cứ đều thuộc về phía bị đơn khi bị đơn đưa ra nhiều chứng cứ “tố ngược” nguyên đơn mới là bên vi phạm hợp đồng. Trước tòa, bà Lê Thu Hồng - người đại diện theo ủy quyền của phía Công ty Chè Mộc Châu cho rằng việc Công ty Trà Việt yêu cầu Công ty Chè Mộc Châu bồi thường thiệt hại số tiền 976.246.400 đồng là không có căn cứ. Bà Hồng chứng minh, Công ty Chè Mộc Châu không có hành vi vi phạm hợp đồng nên Công ty Trà Việt không xuất trình được bất cứ bằng chứng nào chứng minh giá trị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Bà Hồng nhất quán quan điểm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện vô căn cứ của Công ty Trà Việt và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Cũng tại phiên tòa, luật sư Vũ Thị Thu Hường (Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Smic, Hà Nội) bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho phía bị đơn khẳng định không có căn cứ để Công ty Trà

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 20

Việt yêu cầu Công ty Chè Mộc Châu chịu phạt vi phạm số tiền tương ứng 976.246.400 đồng. Luật sư Hường đưa ra các chứng từ khẳng định, theo biên bản đối chiếu công nợ, thời điểm diễn ra tranh chấp, Công ty Trà Việt vẫn còn nợ Công ty Chè Mộc Châu 692.346.804 đồng. Về việc nguyên đơn cho rằng vào thời điểm ngày 31/5/2016 nguyên đơn vẫn còn dư tiền nhưng bị đơn không giao hàng là không đúng. Thực tế, sau 31/5/2016 Công ty Trà Việt đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chưa phát sinh nghĩa vụ giao hàng của Công ty Chè Mộc Châu cho Công ty Trà Việt theo hợp đồng ủy thác 01 đã ký kết giữa 2 bên.

Theo phía bị đơn, nguyên đơn mới là bên có lỗi: “Công nợ không trả, không chuyển tiền để nhận hàng, cũng không có đơn đặt hàng hay yêu cầu giao hàng nhưng lại đổ lỗi cho bị đơn là không thông báo xuất chè tiếp theo cho nguyên đơn. Về việc sau đó Công ty Chè Mộc Châu giao hàng cho đối tác khác, bị đơn khẳng định trong khi nguyên đơn đang là bên có lỗi vi phạm hợp đồng thì bị đơn không có nghĩa vụ phải thông báo về việc mình đã giao kết với đối tác khác cho nguyên đơn biết”.

Mặc dù căn cứ khởi kiện của nguyên đơn yếu và thiếu thuyết phục nhưng không hiểu sao lại vẫn được tòa án đồng tình “bảo vệ”. Bản án sơ thẩm số 02/2017/KDTM ngày 23/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu tuyên chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Công ty Trà Việt, buộc Công ty Chè Mộc Châu phải trả cho Công ty Trà Việt số tiền 976.246.400 đồng - tương đương 8% giá trị hợp đồng ủy thác bị vi phạm.

Trình bày với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đại diện Công ty Chè Mộc Châu bức xúc cho biết: “Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu đã “xử ép” chúng tôi quá đáng. Tòa án đã cố tình bỏ qua các yếu tố lỗi của Công ty Trà Việt và nhận định phiến diện rằng Công ty Chè Mộc Châu có lỗi hoàn toàn và phải chịu bồi thường trong khi chính bản thân Công ty Trà Việt cũng không chứng minh được công ty chúng tôi có lỗi và gây thiệt hại. Hiện chúng tôi đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 02/2017/KDTM ngày 23/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu do có những vi phạm về cả nội dung lẫn tố tụng. Chúng tôi sẽ đi đến tận cùng hành trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp mình; và quan trọng hơn, để pháp luật được thực hiện khách quan, công bằng.”

“Đại diện bị đơn khẳng định: “Tôi cho rằng phía nguyên đơn mới là bên có lỗi: Công nợ không trả, không chuyển tiền để nhận hàng, cũng không có đơn đặt hàng hay yêu cầu giao hàng nhưng lại đổi lỗi cho bị đơn là không thông báo xuất chè tiếp theo. Các chứng từ thể hiện thời điểm đó nguyên đơn vẫn còn nợ công ty chúng tôi 692 triệu tiền hàng. Rất tiếc tòa án đã cố tình “làm ngơ” yếu tố lỗi của nguyên đơn, tuyên một bản án thiếu công bằng, khiến công ty chúng tôi bị thiệt hại nghiêm trọng…”.

21. Minh Hải. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA: HỖ TRỢ NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ / Minh Hải // Lao động.- Ngày 23/10/2017.- Số 248.- Tr.5.

Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La ngày 22/10 cho biết, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh do đồng chí Hoàng Ngân Hoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La - làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ công nhân viên chức lao động và nhân dân xã Mường Bang, huyện Phù Yên. Tại đây, đoàn đã trao 70 triệu đồng từ nguồn Quỹ xã hội của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La để hỗ trợ nhân dân huyện Phù Yên khắc phục khó khăn, đồng thời chuyển trao 76 triệu đồng từ nguyồn Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao động hỗ trợ 16 trường hợp công nhân viên chức lao động bị thiệt hại về nhà ở. Được biết, trận mưa lớn vừa qua đã gây ra lũ quét, lũ ống

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 21

trong huyện, gây nhiều thiệt hại về người và nhiều tài sản, hoa màu, nhà ở của nhân dân, nhiều công trình hạ tầng thiết yếu bị phá hỏng, làm 5 xã bị cô lập với huyện và 26 bản bị cô lập với xã, thiệt hại ước tính trên 600 tỷ đồng.

22. Trung Nghĩa. NGHĨA TÌNH SÂU NẶNG VỚI SỰ NGHIỆP AN SINH / Trung Nghĩa // Tạp chí Bảo hiểm xã hội.- Tháng 10/2017.- Kỳ 2.- Số 332.- Tr.19-21.

Nghỉ hưu gần 03 năm nhưng tình yêu của chị Phạm Thị Lý, nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, với ngành Bảo hiểm xã hội chưa nguôi ngoai. Xuất phát từ cái tâm, từ thực tiễn kinh nghiệm hơn chục năm gắn bó với công tác an sinh xã hội, nhiều khi đi chợ, đi tập thể dục chị lại tranh thủ tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện hay bảo hiểm y tế hộ gia đình cho người dân, “việc nhỏ vậy thôi nhưng cũng có nhiều người nghe, tin mình và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lắm đấy nhé”... Và trong câu chuyện của chị Phạm Thị Lý, tôi thấy ở đó nỗi niềm đau đáu về đẩy mạnh công tác truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện để những người lao động tự do, người nông dân về già có lương hưu, bớt đi gánh nặng với gia đình, với Nhà nước. Chị bảo, đó chính là an sinh bền vững mà chúng ta đang theo đuổi...

NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC

Tôi có cơ hội gặp chị Phạm Thị Lý từ gợi ý của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Thành. Đồng chí Giám đốc nói rằng, muốn tìm hiểu về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thì không thể không gặp chị Phạm Thị Lý, nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Vậy là trong căn phòng làm việc của Giám đốc Nguyễn Hữu Thành, chị Lý chia sẻ với tôi về cái duyên đến với bảo hiểm xã hội và niềm đam mê với công tác an sinh xã hội chưa bao giờ tắt trong chị. Tôi nhận được ánh mắt cảm phục, sự trân quý của lớp đàn em đi sau từ đồng chí Nguyễn Hữu Thành, thi thoảng anh góp vui rằng phòng làm việc hiện giờ của anh, những cây xanh đang rợp bóng mát, những trái bơ căng bóng trong khuôn viên, những bông hoa đang kỳ nở rộ bên hiên nhà, văn phòng sạch bóng không một hạt bụi, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, chỉn chu... chính là trái chín mà chị Lý dành cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La.

Chị Lý kể, sinh ra tại quê lúa Thái Bình nhưng gia đình chị lại lập nghiệp tại vùng đất mỏ Quảng Ninh. Năm 1977, học hết lớp 10 (hết trung học phổ thông hiện nay), chị đứng giữa lựa chọn nghề để theo học. Hồi đó, bạn bè nữ cùng trang lứa đều chọn nghề giáo viên, bố mẹ chị thì muốn chị theo đuổi nghề y nhưng rồi chị lại thi vào Đại học Tài chính. Tháng 12/1981, chị Phạm Thị Lý tốt nghiệp đại học và được giữ lại làm giảng viên của trường.

Dường như đoán được thắc mắc của tôi, chị Lý kể tiếp, chị trở thành người Sơn La không phải là tình cờ mà do chị chọn lựa. Khi ấy chị yêu anh bạn học cùng khóa, gia đình anh ở Sơn La. Năm 1982 chị chia tay với nghiệp nhà giáo theo anh lên Sơn La rồi hai người kết duyên vợ chồng. Lúc đó, nhiều người khuyên ngăn lắm, mọi người bảo chị có biết câu “Nước Sơn La, ma Hòa Bình không” chị cười “mọi người sống được thì mình cũng sống được” - chị trở thành người Sơn La như vậy đấy.

Thời đó, về một mảnh đất còn nhiều khó khăn như Sơn La nhưng suy nghĩ của chị đơn giản lắm, chị học tài chính nên đương nhiên muốn làm công tác về tài chính. Tổ chức, chính quyền muốn sắp xếp cho chị vào Chi cục Thuế Công Thương nhưng chị muốn theo ngạch của bố chị (khi đó là Phó giám đốc Ty Thương nghiệp Quảng Ninh) cho nên chị xin về Tỵ Thương nghiệp Sơn La để thi thoảng nếu đi họp sẽ được gặp bố. Chị Phạm Thị Lý làm ở Sở Thương nghiệp từ năm 1982 - 1995. Năm 1995, Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Tổng cục Quản lý vốn và Tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp của Bộ Tài chính thành lập, chị được điều về làm Phó cục trưởng. Cái duyên với bảo hiểm xã hội chớm nở khi cùng năm ấy,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 22

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La xin đất xây dựng trụ sở đầu tiên thì chị (khi đó là Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp) chính là người đi làm đất đền bù cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La. Khi xong trụ sở, vì là người có công trong việc tính toán, đền bù nên chị được lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh mời đến dự lễ khánh thành.

Năm 1999, Cục Tài chính doanh nghiệp nhập về Sở Tài chính. Khi đó, đồng chí Tòng Thị Phóng đang là Bí thư Tỉnh ủy nhận chị về làm công tác văn phòng tại Tỉnh ủy. Chị trở thành Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy phụ trách công tác tài chính Đảng. 06 năm làm công tác văn phòng ở Tỉnh ủy tỉnh Sơn La đã giúp chị trưởng thành lên rất nhiều. Có lẽ là trong con người chị, làm nghề nào là yêu, là đau đáu với nghề đó, đã nhận nhiệm vụ cố gắng tận tâm, tận tụy…

NÊN DUYÊN VỚI AN SINH

Gần 06 năm làm Phó chánh Văn phòng từ cuối năm 1999 cho đến tháng 11/2004, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thào Xuân Sùng cho biết, thời gian tới muốn luân chuyển chị Phạm Thị Lý sang cơ quan bảo hiểm xã hội thay đồng chí giám đốc sắp nghỉ hưu theo chế độ. Tháng 04/2005, Trưởng ban Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam lúc đó là đồng chí Nguyễn Kim Thái thông báo mời chị về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để làm việc. Lần đầu tiên gặp Tổng giám đốc Nguyễn Huy Ban hỏi chị đã tìm hiểu về ngành bảo hiểm xã hội chưa? Lúc ấy chị Lý thật thà, do thời gian biết thông tin ngắn nên em chưa tìm hiểu gì về ngành, chỉ biết cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu cho các cụ còn các việc khác chưa nắm rõ. Song chị dám hứa, nếu được lãnh đạo quan tâm, tín nhiệm em sẽ cố gắng và hứa sau 06 tháng sẽ nắm bắt được công việc của ngành.

Qua nghỉ lễ 01/05/2005, chị Phạm Thị Lý luân chuyển về Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La trên cương vị Giám đốc. Nhớ lại những ngày đầu trở thành người bảo hiểm xã hội, thực hiện công tác an sinh trên địa bàn, công việc còn quá mới lạ, chị Lý đã vấp phải không ít những nghi ngờ về khả năng lãnh đạo, chỉ đạo. Kể đến đây, giọng chị Lý trầm lại, môi trường mới, công việc mới khiến chị trăn trở nhiều lắm, cùng lúc ấy con trai thứ hai vừa thi đại học, con gái lớn thì đang theo học đại học ở Hà Nội, công việc ở cơ quan nhiều bộn bề, ngổn ngang lập dữ liệu để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số theo Quyết định 139. Đồng chí giám đốc về nghỉ chế độ trước khi chị Lý đến với cơ quan bảo hiểm xã hội nên gần như công việc không có ai bàn giao, cũng không ai chỉ cho chị cách phải làm thế nào, triển khai công việc ra sao? Nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm tích lũy được, chị vẫn tự tin mình sẽ làm được và làm tốt.

Trên cương vị người đứng đầu đơn vị, việc đầu tiên là chị tìm hiểu về cơ chế làm việc của cơ quan, chức năng nhiệm vụ các phòng. Chị bố trí lịch làm việc với từng đồng chí trong ban lãnh đạo để nắm khái quát công việc. Một tuần sau, chị Lý dành thời gian để tiếp cận các đồng chí trưởng phòng, nắm công việc của cấp phòng, nhận định trong năm 2005 phải làm những việc gì, việc gì đang khó khăn nhất. Khi có thông tin cụ thể, chị mới được biết 02 năm nay, Sơn La đều chỉ xếp loại 2 - “Lúc chị có được thông tin này cũng đã là giữa năm rồi, chị nhìn ra chông gai ngay trước mắt nhưng không có cách nào khác phải nỗ lực bước tiếp” - chị Lý tâm sự.

Vậy là, chị Phạm Thị Lý chỉ đạo toàn đơn vị 06 tháng cuối năm tập trung vào 02 việc chính là cấp thẻ bảo hiểm y tế theo chỉ đạo của UBND tỉnh có như vậy số thu mới tăng lên và thứ hai chính là tập trung vào công tác đốc thu - mảng xương sống của đơn vị. Cái may của chị là từng có một thời gian công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy và Cục Quản lý vốn nên việc đốc thu không vấp phải nhiều khó khăn. Đến 24/12/2005, số thu của Sơn La đã hoàn thành và vượt kế hoạch. Chị còn nhớ hôm đó đúng vào chiều thứ 6, chị nghĩ, cả năm cán bộ của mình vất vả và sau hai năm đơn vị mới hoàn thành số thu trước thời hạn và vượt kế hoạch, chị và ban lãnh đạo

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 23

thống nhất tổ chức bữa cơm thân mật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngồi lại với nhau trước thềm năm mới. Vừa vào bữa thì chị nhận được thông báo từ cô văn thư trao đổi rằng, Sơn La vẫn chỉ xếp loại 02. Chị nhắc cô văn thư chưa được nói ra vội vì sợ anh em mất vui, mọi việc chị sẽ tìm hiểu, xác định lại thông tin. Sáng hôm sau, việc đầu tiên khi đến cơ quan là chị liên hệ với Trưởng ban Kế hoạch Tài chính Nguyễn Phước Tường và Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đỗ Văn Sinh, nhờ xem giúp vì như chị biết thì hai năm trước, Sơn La không được xếp loại 01 là do không hoàn thành số thu nhưng năm nay đơn vị đã hoàn thành và vượt kế hoạch các mặt công tác, số thu vượt kế hoạch. Ngay buổi chiều ngày hôm đó, chị chính thức nhận được thông tin Sơn La xếp loại 01. Vậy là đột phá đầu tiên sau 07 tháng trên cương vị mới chính là đưa Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La từ loại 02 lên loại 01.

Giải quyết xong vấn đề nan giải, chị bắt tay vào công tác kiện toàn tổ chức cán bộ. Thời điểm chị về làm giám đốc, hầu hết cán bộ cấp phòng đều là phó phụ trách. Chỉ 06 tháng sau, các đồng chí phó phụ trách có thâm niên, trình độ chuyên môn, trách nhiệm với công việc, chị đều đề nghị bổ nhiệm trưởng phòng. Nói về công tác cán bộ chị Lý bảo, chị có nhiều kỷ niệm lắm. Như việc bổ nhiệm đồng chí Trưởng phòng Công nghệ thông tin cũng vậy, thời đó mặc dù đồng chí làm việc rất tốt nhưng do không có bằng cấp chính quy về công nghệ thông tin nên việc bổ nhiệm vô cùng khó khăn. Nhưng với ý nghĩ cần người làm việc, chị đã trực tiếp trao đổi, đề xuất với Ban Tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về mong muốn, nguyện vọng của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Với thành ý và cái tâm của mình, chị được các anh chị ở ban ủng hộ và đồng chí ấy làm Trưởng phòng Công nghệ thông tin đến tận bây giờ. Một trường hợp khác là khi Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo tuyển dụng nhân sự. Một cô bé đã đến tận văn phòng tìm chị. Cô bé ấy nói rằng, nhà cháu nghèo lắm. Bố mẹ không quen biết ai để xin việc được cho cháu. Cháu muốn hỏi cô xem nếu hồ sơ như của cháu thì có cơ hội được dự thi không? (cháu đỗ bằng giỏi Trường Đại học Lao động Xã hội). Chị chỉ nói, cơ quan nào cũng cần người làm được việc, chỉ cần cháu có đủ năng lực, trình độ thì có nhiều cơ hội dành cho cháu. Đợt ấy cô bé thi đỗ vào ngành và giờ vẫn đang làm việc rất tốt tại Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Yên.

TRĂN TRỞ TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT

Vốn là người quyết liệt, luôn đòi hỏi cao, chị Lý rèn cho cán bộ của chị phải nắm bắt, quán xuyến được những việc nhỏ nhất. Chị vẫn nói, từ lãnh đạo đến anh em lái xe, người làm tạp vụ đều là người quan trọng trong công việc ấy. Chị luôn trân trọng, yêu quý cán bộ của mình dù người đó làm công việc tưởng như nhỏ bé nhất. Chị quan điểm, thủ trưởng giống như cha mẹ phải biết khích lệ, động viên kịp thời. Chị Lý chia sẻ: “Tính chị quyết liệt trong công việc làm vậy thôi chứ thương anh em lắm. Khối lượng công việc của ngành ngày càng nhiều, anh em ai cũng phải làm việc hơn 100% sức lực của mình nhưng người ngoài họ lại không biết, không đánh giá cao”. Vì thế, thời của chị Lý tìm mọi cách phòng ngừa sai phạm nhưng khi cán bộ mà vi phạm cũng phải nghiêm khắc xử lý kỷ luật. Được cái sau đó lại tạo điều kiện cho có cơ hội sửa sai, tạo điều kiện cho có cơ hội để tiếp tục phát triển. Khắt khe thế nên tạo thành nền nếp ở cơ quan. Từ lãnh đạo cán bộ nghiệp vụ ở các phòng, ban, lái xe, tạp vụ, ai ai cũng chỉn chu trong công việc. Chị cười, thế nên giờ nghỉ rồi mà anh em vẫn quý mến, có công việc gì của cơ quan vẫn mời chị lên gặp gỡ, trao đổi. Có lẽ đây là một trong những cái được lớn nhất trong 10 năm gắn bó với ngành, với công tác an sinh xã hội.

Sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ của chị còn được thể hiện qua những kỷ niệm mà chị chia sẻ cùng tôi. Khi xây trụ sở này chị quan tâm, để ý đến từng màu sơn, gạch lát sàn, hành lang... sao cho vừa đẹp, thuận tiện, bền nhưng phải tiết kiệm nhất. Riêng hệ thống cây xanh bao quanh trụ sở, chị mất đến 02 năm tìm xem nên chọn cây nào trồng để vừa mát nhưng rễ lại không quá to vì sợ làm ảnh hưởng đến sân, tường nhà. 02 năm ấy đi bất kỳ nơi nào chị đều tìm hiểu giống cây trồng cho phù hợp mà không tìm được nên trăn trở lắm. Đến lúc trụ sở sắp xây xong, chị đi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 24

công tác tập huấn về tuyên truyền ở trong Vũng Tàu. Khi xuống đến sân bay Tân Sân Nhất đi qua phía bên đường chị nhìn thấy một cây đẹp và mê quá, hỏi bác cắt cỏ gần đó thì được biết là cây bàng Đài Loan, chị chụp ảnh rồi nhờ người tìm bằng được. Vừa nói, chị Lý vừa chỉ tay ra ngoài cửa sổ: “Em thấy không, những tán lá nhỏ song dày tỏa bóng xuống sân không khác gì những chiếc dù che nắng nên dù mùa hè nóng là thế, vẫn luôn có cảm giác mát mẻ, dễ chịu”.

Chị Lý tươi cười, còn biết bao nhiêu kỷ niệm với ngành, với nghề, và dù là những việc nhỏ nhất chị vẫn nhớ như in trong đầu. Như có lần đi họp từ sáng đến trưa về mà vẫn thấy một người dân ngồi chờ ở phòng một cửa là ngay lập tức chị vào hỏi cán bộ của mình sao lại để người dân đợi lâu như vậy. Nếu là việc có thể giải quyết ngay thì phải giải quyết cho họ, không để dân mất nhiều thời gian chờ đợi. Rồi khi lương hưu còn chi trả theo tổ dân phố, nhiều bác nguyên là lãnh đạo của tỉnh Sơn La cứ gọi đùa giám đốc bảo hiểm xã hội là thủ trưởng, các bác ấy bảo, cứ ai trả lương cho các bác thì người đó là thủ trưởng. Những lúc như vậy lại càng trân trọng nghề nghiệp của mình, công việc mang đến hạnh phúc, niềm vui cho người dân khi tuổi đã về chiều. Cũng vì vậy mà đến giờ, chị vẫn luôn đau đáu làm sao để công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đa dạng phong phú hơn nữa, nhất là công tác tuyên truyền trực tiếp đến từng nhóm đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bởi bảo hiểm y tế giờ gắn với ốm đau nên nhiều người biết rồi nhưng bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất xa vời nhất là đối với người nông dân, người làm công việc tự do, hết tuổi lao động để khi đến tuổi nghỉ hưu họ có đồng lương hưu, đỡ trở thành gánh nặng cho gia đình, con cái. Hơn nữa, khi dân hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì công tác an sinh mới ổn định và bền vững được.

23. Thu Hằng. BÁO THANH NIÊN CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ SƠN LA / Thu Hằng // Thanh niên.- Ngày 25/10/2017.- Số 298.- Tr.20.

Ngày 23/10, đoàn công tác của báo Thanh Niên do chị Đặng Thị Phương Thảo, Phó tổng biên tập, dẫn đầu là đoàn cứu trợ đầu tiên đến với người dân vùng lũ ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Đã hơn nửa tháng trôi qua, kể từ trận mưa lũ kinh hoàng ngày 10/10, nhiều hộ dân ở xã Tân Phong (huyện Phù Yên) mất hết nhà cửa, chưa thể gượng dậy để ổn định cuộc sống.

Dù đường sá đã được khắc phục, thông tuyến, nhưng vẫn còn nhiều điểm sạt lở, để đến được với người dân nơi đây, đoàn đã gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Nằm sâu trong vùng lòng hồ sông Đà, nước ngập mênh mông, sau gần 1 giờ đi thuyền và đi bộ vượt qua con đường lầy lội, trước mắt chúng tôi là bản Bông 2, xã Tân Phong hoang tàn, đổ nát chỉ còn lại dăm căn nhà cheo leo bên bờ suối chờ... sập. Không ai có thể tưởng tượng, dòng suối Bưởi cạn khô ngổn ngang đầy đá tảng và củi khô trước đây vốn rất hiền, mà trong cơn giận dữ lại trở nên hung bạo đến thế.

Chị Mùi Thị Thú bàng hoàng kể lại: “Đêm 10/10, trời mưa to lắm, lũ lên cuồn cuộn, nước ở trên cao đổ ầm ầm, nhà mình không ai dám ra khỏi nhà, bỗng nghe thấy tiếng đổ rầm, nhìn ra cửa sổ thấy nhà hàng xóm bên kia suối trôi theo dòng nước. Hoảng quá, vợ chồng mình và các cháu kéo nhau chạy, chẳng kịp mang theo thứ gì. Sáng ra, những gì còn vớt vát lại là mấy cái cọc gỗ. Tất cả tài sản tích góp mấy chục năm nay đã bị cuốn trôi”. Nhận phần tiền hỗ trợ của đoàn công tác, chị Thú cảm động nói: “Báo Thanh Niên là đơn vị đầu tiên đến giúp chúng tôi. Phần tiền này, với chúng tôi bây giờ là rất lớn. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Chúng tôi sẽ mãi nhớ nghĩa cử này”.

Tại bản Bông 2 có 4 căn nhà sập hoàn toàn, trong đó có nhà anh Đinh Văn Liệu. Lấy nhau được 5 năm, hai vợ chồng trẻ đi làm thuê, tích góp mãi mới đủ 50 triệu đồng cất căn nhà nhỏ bên bờ suối Bưởi. Ở vùng lòng hồ, từ sinh hoạt đến đi lại đều khó khăn, nguyên vật liệu xây dựng nhà phải chở bằng thuyền. Ròng rã 3 tháng mới xây xong nhà, vừa tân gia được 27

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 25

ngày, vợ chồng anh Liệu còn chưa hưởng trọn niềm vui trong căn nhà mới thì xảy ra trận lũ quét. “Hôm ấy mình đi ăn giỗ nhà họ hàng ở xa, trời mưa to, trong lòng mình như có lửa đốt. Mình lao về trong đêm, nhưng đến bến thuyền mưa to gió lớn không ai dám chở. May mà mình gọi cho vợ, bảo đưa con nhỏ chạy lên nhà ngoại trú, không thì chưa biết chuyện gì xảy ra”, anh Đinh Văn Liệu buồn bã nói.

Theo bà Bà Mùi Thị Dưởng, Bí thư chi bộ bản Bông 2, đây là trận lũ kinh hoàng nhất trong suốt hơn 50 năm qua. Đa phần các gia đình mất nhà đều có hoàn cảnh khó khăn, hiện phải ở nhờ hoặc cất lều ở tạm. Bà Dưởng nói thêm: “Những phần quà hỗ trợ bằng tiền mặt của quý báo với người dân chúng tôi lúc này thật quý hóa vô cùng. Chúng tôi sẽ dùng nó để mua gạo, dầu ăn…, đây là nguồn động viên thiết thực nhất cả tinh thần lẫn vật chất”.

Thay mặt đoàn công tác, chị Đặng Thị Phương Thảo đã gửi những món quà tình nghĩa của bạn đọc báo Thanh Niên cho người dân vùng lũ huyện Phù Yên (Sơn La). Tại đây, báo Thanh Niên đã phối hợp Tỉnh đoàn Sơn La và Huyện đoàn Phù Yên trao tận tay các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ 100 triệu đồng. Trong đó, các gia đình có người thân thiệt mạng được hỗ trợ 5 triệu đồng. Các hộ dân bị thiệt hại khác được hỗ trợ 1 triệu đồng.

Ân cần trao quà cho bà con, chị Đặng Thị Phương Thảo bày tỏ: “Những phần quà này là tấm lòng thơm thảo của bạn đọc báo Thanh Niên chia sẻ những mất mát, thiệt hại với bà con vùng lũ. Chúng tôi mong bà con nhanh chóng vượt qua khó khăn, bình tâm, ổn định cuộc sống”.

Cùng ngày, đoàn công tác của báo Thanh Niên đã đến trao tiền hỗ trợ 1 triệu đồng cho các hộ dân bị sập nhà ở bản Mùng, xã Tân Lập và trao tiền hỗ trợ 5 triệu đồng gia đình nạn nhân Lường Thị Huấn (50 tuổi) tại bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ, thiệt mạng do lũ lụt.

Theo báo cáo của UBND huyện Phù Yên (Sơn La), từ ngày 9 - 11/10, trên địa bàn huyện Phù Yên xảy ra mưa kéo dài với lượng mưa lớn, gây ra lũ ống, lũ quét trên suối thuộc địa phận các xã: Mường Bang, Sập Xa, Huy Hạ, Tường Phù, Gia Phù... gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, người và tài sản của nhân dân... Trên địa bàn huyện đã có 2 người chết, 3 người bị thương; 350 nhà bị cuốn trôi, sập, sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính 600 tỷ đồng.

24. Văn Minh. NGƯỜI GIÀ Ở LAO KHÔ 1 CHUNG SỨC GIỮ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI / Văn Minh // Người cao tuổi.- Ngày 26/10/2017.- Số 171.- Tr.4.

Bản Lao Khô 1 thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có 100% là đồng bào dân tộc Mông, với 105 hộ, 517 khẩu. Là bản vùng cao đặc biệt khó khăn, có 10 cột mốc và 21km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Đây cũng là nơi có Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, ghi dấu sự kiện từ năm 1948 - 1950, gia đình cụ Tráng Lao Khô đã cưu mang, giúp đỡ đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, cố Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đội Xung phong Lào - Bắc xây dựng tổ chức cơ sở cách mạng của bạn. Từ một vài hộ của gia đình cụ Tráng Lao Khô, nay phát triển thành bản mới, lấy tên cụ Lao Khô làm tên bản.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 2469/CTPH/HNCT-BĐBP ngày 01/12/2016 giữa Hội Người cao tuổi và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La; Công văn số 02/CV-BĐD của Hội Người cao tuổi huyện Yên Châu; Kế hoạch số 91 ngày 30/3/2017 giữa Đồn Biên phòng Chiềng On với Hội Người cao tuổi 2 xã Chiềng On và Phiêng Khoài về “Người cao tuổi chung sức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới”, Chi hội bản Lao Khô 1 do ông Tráng Lao Pua làm Chi hội trưởng thường xuyên phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng On bàn biện pháp phối hợp thực hiện chương trình.

Hai bên phối hợp tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho 1.620 lượt người về nội dung bảo vệ đường biên mốc giới; vận động hội viên người cao tuổi và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý biên giới

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 26

quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định lâu dài với nước bạn Lào; tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Biên phòng toàn dân và phong trào “Quần chúng nhân dân tham gia tự chủ, tự quản đường biên, mốc giới”...

Chi hội và cán bộ biên phòng cũng đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình điển hình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới; phòng chống tệ nạn ma túy; không học và truyền đạo trái pháp luật, không di cư tự do; phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của các thế lực thù địch... Nhiều nội dung phối hợp cụ thể, thiết thực được triển khai như hướng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất cao như trồng mận hậu, xoài, nhãn ghép, hoặc nuôi lợn, trâu bò xa nhà, giữ vệ sinh làng bản. Từ đó, người cao tuổi trong bản phát huy tốt vai trò “Tuổi cao - Gương sáng”, cùng gia đình xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân và người cao tuổi từng bước được cải thiện, 2 hộ có người cao tuổi được xóa nhà tạm trị giá 45 triệu đồng.

Bản Lao Khô 1 còn được tỉnh Sơn La và Bộ đội Biên phòng chọn mở đầu cho việc nhân rộng mô hình kết nghĩa bản với bản trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Từ điều kiện địa lý, mối quan hệ truyền thống gắn bó lâu đời, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, trong đó có Chi hội Người cao tuổi và nhân dân bản Lao Khô 1 và bản Nà Khạng của Lào thảo luận, nhất trí kết nghĩa anh em.

Nội dung kết nghĩa tập trung tuyên truyền vận động bà con hai bản nâng cao trách nhiệm thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới; chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của hai Nhà nước Việt Nam - Lào. Xây dựng phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự; cử người tham gia, phối hợp với lực lượng biên giới của hai nước tuần tra đường biên, cột mốc. Tạo điều kiện cho nhân dân hai bản trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, khắc phục thiên tai; phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Với những kết quả đạt được, Chi hội Người cao tuổi bản Lao Khô 1 được cấp ủy, chính quyền xã và đồn biên phòng đánh giá luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới; là điển hình tiên tiến tại Hội nghị Người cao tuổi cơ sở tiêu biểu khu vực Tây Bắc năm 2017.

25. Quốc Định. SẺ CHIA GIAN KHÓ VỚI NGƯỜI DÂN MƯỜNG BANG / Quốc Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 26/10/2017.- Số 256.- Tr.6.

Hơn 10 ngày sau lũ, để đi từ trung tâm huyện Phù Yên (Sơn La) vào đến xã Mường Bang - một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong cơn lũ quét vừa qua ở Sơn La, phải vượt qua hơn 50km đường núi trơn, trượt với 41 điểm sạt lở, phần lớn nằm trên những cung đường đèo một bên vách núi, một bên vực thẳm...

Nhưng khó khăn về đường đi không ngăn cản đoàn công tác báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt và Cộng đồng mạng xã hội chứng khoán Stockbook lên đường và nỗ lực vượt qua mọi cản ngại để đến với bà con nơi đây - những người vừa chịu nhiều mất mát, thiệt hại sau đợt mưa lũ lịch sử. 260 suất gạo (mỗi suất 15kg) đã được trao tận tay bà con, giúp họ qua cái đói trước mắt. Đoàn công tác cũng hỗ trợ 15 gia đình bị cuốn trôi mất nhà, mỗi hộ 3 triệu đồng tiền mặt cùng quần áo, chăn màn, xoong nồi mới... Tổng trị giá chương trình hỗ trợ khoảng trên 120 triệu đồng.

26. PV. TRẦN CÔNG CHIẾN: THỦ LĨNH CỦA MỘC CHÂU MILK / PV // Lao động cuối tuần.- Ngày 27/10/2017 - 29/10/2017.- Số 44.- Tr.20.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 27

Vượt qua những ngày đầu gian khó, bằng những nỗ lực của mình, Trần Công Chiến trở thành thuyền trưởng của con tàu Mộc Châu Milk vượt qua rất nhiều sóng gió, lột xác, vươn mình xác định là một trong những thương hiệu sữa được ưa chuộng nhất hiện nay.

MẠNH DẠN “VƯỢT RÀO” KHOÁN HỘ ĐỂ THÀNH CÔNG

Khoảng thời gian cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cũng như những doanh nghiệp gắn “mác” quốc doanh khác, Nông trường quốc doanh Mộc Châu 1 lâm vào tình trạng rất bi đát, sản xuất đình trệ, đời sống cán bộ công nhân viên đầy rẫy khó khăn.

Trước tình cảnh hoặc là phải đổi mới, lãnh đạo công ty đã có một quyết định rất táo bạo: Từ chăn nuôi tập trung sang khoán hộ nuôi bò. Năm 1989 công ty đã chuyển chăn nuôi bò sữa từ nuôi tập trung ở trại sang khoán cho hộ, lúc đầu thí điểm cho 17 chủ hộ chăn nuôi bò sữa, sau đó nhân rộng dần.

Ban lãnh đạo không ngờ quyết định có phần “vượt rào” ấy lại mang đến thành quả bất ngờ. Từ chỗ “cha chung không ai khóc”, những vạt cỏ nông trường được từng hộ dân nâng niu, những con bò được coi như thành viên trong gia đình.

Thành công là của cả tập thể nhưng ai cũng khẳng định, đằng sau những đột phá quyết liệt ấy chính là ông Trần Công Chiến với vai trò là nhạc trưởng của chương trình này.

Với cái tâm của thuyền trưởng Trần Công Chiến, 17 hộ gia đình ban đầu, đàn bò Mộc Châu sinh sôi, nảy nở. Ngày nay, số lượng hộ tham gia nuôi bò lên tới gần 600 hộ và tổng đàn bò đã đạt hơn 23.000 con bò.

DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN “MUA BẢO HIỂM CHO BÒ”

Chuyển mô hình quốc doanh sang khoán hộ gia đình không phải là quyết định đột phá duy nhất của ông Chiến. Có người nói rằng nếu không phải là ông Chiến “bò” thì sẽ khó có ai đủ gan, đủ yêu bò và người chăn bò để có thể đưa ra một chuyện “chưa ai làm”: Xây dựng chương trình bảo hiểm cho bò.

“Tôi đưa ra ý tưởng này khi chứng kiến một hộ nuôi bò bị chết tới 5 con. Hộ nông dân đó đã không biết phải xoay xở ra sao để có thể gây dựng lại đàn bò của mình”.

Năm 2004, nhờ tầm nhìn mang tính chiến lược của Giám đốc Công ty sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, công ty trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm giá sữa và bò nuôi.

Theo quy định, chủ đàn bò đóng 600 nghìn đồng tiền bảo hiểm cho mỗi con bò, nếu bò không may bị chết sẽ được bồi thường 12 triệu đồng. Bò bị ngã phải thải loại được đền bù 10 triệu đồng, đủ để mua một con bê con thay thế. Tương tự, chính sách bảo hiểm giá sữa với một phần vốn đối ứng của công ty và người dân đóng góp 50 đồng/kg, nếu sữa giảm giá sẽ được trợ giá 60% số tiền.

Không ít người ví von mô hình của ông Chiến là “cây gậy thần” của người nông dân. Đến nay, 100% các hộ nuôi bò đều tham gia bảo hiểm. Theo các chuyên gia, điều khác biệt về mô hình bảo hiểm ở Mộc Châu là do nông dân đóng góp và tự quản lý, nên rất rõ ràng, minh bạch, tạo lòng tin rất tốt với người chăn nuôi.

Hiện tổng quỹ bảo hiểm bò sữa và giá sữa đã hơn 20 tỷ đồng. Trong lúc vốn này nhàn rỗi, nguồn này cho công ty vay sản xuất và trả lãi suất mức bằng với ngân hàng. Ông Chiến kỳ vọng, tới đây sẽ tăng quỹ bảo hiểm nhiều hơn, giúp bà con nông dân vững tin hơn.

“TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG CÓ MỘT HÀNH ĐỘNG TRI ÂN ĐÀN BÒ?”

Câu hỏi đó bật ra khi ông Trần Công Chiến đi nhiều nơi, thăm những trang trại bò của người dân Nhật Bản, Úc ông thấy họ chăm chút, thương yêu con bò như những thành viên trong gia đình.

“Tôi đi nhiều nước trên thế giới, thấy họ tự hào về nghề nuôi bò sữa lắm. Có người đem dụng cụ ra giới thiệu bốn đời nhà tôi chung thủy với nghề chăn bò vắt sữa. Bây giờ, ở cao

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 28

nguyên Mộc Châu, có người nuôi hơn 100 con bò sữa, trị giá dăm bảy tỷ đồng tiền bò. Chưa kể mỗi tháng mấy trăm triệu tiền sữa vắt được từ đàn bò đó. Thế tại sao chúng ta không có một hành động tri ân đàn bò?”.

Ông Chiến cũng cho biết, thực ra mục đích sâu hơn của cuộc thi này tạo động lực thúc đẩy các hộ chăn nuôi áp dụng các phương pháp cải tiến, công nghệ chăn nuôi hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu và châu Mỹ tạo ra dòng bò hạt nhân cao sản.

Quy trình để biến các cô bò tiềm năng trở thành hoa hậu bò sữa Mộc Châu cũng không hề đơn giản. Có người thậm chí đã phải tính toán thời điểm phối giống sao cho bò vừa đẻ được khoảng 1 tháng là đến thời điểm thi hoa hậu. Bởi đó là lúc mà bò cho sản lượng sữa cao nhất và dễ đạt giải nhất. Mặc dù mất rất nhiều công sức nhưng với nông dân ở đây chăm bò thực ra không cực nhọc mà lại là niềm vui.

Việc người nông dân thông thuộc với từng con vật nuôi và cảm thấy tự hào với nông sản do mình làm ra chính là một chỉ dấu rõ nhất cho sự bền vững của nghề nuôi bò sữa ở Mộc Châu.

14 năm cuộc thi hoa hậu bò sữa Mộc Châu đã giúp những người nuôi bò ở đây cảm thấy tự hào hơn với nghề nghiệp của mình. Cuộc thi Hoa hậu bò ở Mộc Châu trở thành một ngày hội của cả vùng Tây Bắc, khiến rất nhiều du khách trong nước và quốc tế thích thú, tò mò. “Cha đẻ” của hội thi độc đáo, một thứ đặc sản trên nông trường bò sữa Tây Bắc nổi tiếng khắp cả nước gần 15 năm qua, không ai khác chính là ông Chiến.

PHẢI ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG THẤY ĐƯỢC QUYỀN LỢI

“Người nông dân cần phải nhìn thấy những quyền lợi sát sườn với họ, lúc đó họ mới thực sự làm việc hết mình” - ông Chiến tâm sự.

Cái gọi là quyền lợi sát sườn, nói một cách “nông dân” như ông Trần Công Chiến nhận định là “người lao động phải có thu nhập cao, thật cao”.

“Người nông dân nuôi bò sữa ăn ngủ cả ở bên chuồng bò, chăm chút con bò sữa, chiều chuộng nó, bởi đó là cơ nghiệp của họ. Sự cần mẫn hiếm có của người nông dân đang là tài sản của công ty. Họ làm giàu cho chính họ và mang lại lợi nhuận chung với sản phẩm tốt nhất làm ra hàng ngày”. Ông Chiến phân tích.

Hiện nay, 100% số trang trại hộ gia đình ở Mộc Châu Milk đều được cơ giới hóa các phương tiện sản xuất. Họ có máy vắt sữa, máy băm cỏ tươi, máy gặt cỏ, xe chở sữa tới trạm thu mua... Điều quan trọng là trang trại của họ được giữ sạch, bò khỏe mạnh cho năng suất sữa tốt nhất. Một trong số những công nghệ vượt trội mà Mộc Châu Milk nắm giữ là sử dụng tinh phân định giới tính ngoại nhập có hiệu quả cao nhất. Những con bò khỏe mạnh, chất lượng sữa ổn định, hàm lượng dinh dưỡng cao sinh ra từ tinh phân định giới tính là một niềm tự hào của Mộc Châu Milk khiến họ nằm trong tốp đầu những doanh nghiệp sữa Việt Nam.

Với nhiều chính sách hỗ trợ từ công ty, đến nay, nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Nông trường đã tích cực mở rộng quy mô đàn, cho thu nhập 50 - 80 triệu đồng/tháng, thậm chí nhiều hộ trên 100 triệu đồng/tháng. Số lượng tỉ phú chăn bò ngày càng nhiều trên nông trường.

TRẦN CÔNG CHIẾN NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG

Đánh giá về ảnh hưởng của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, tập thể công ty đồng thuận đánh giá:

“Trong thành tích chung của công ty, có sự đóng góp lớn của đồng chí Trần Công Chiến - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty. Với cương vị lãnh đạo cao nhất, luôn là người quyết đoán, sáng suốt lãnh đạo công ty đi từ thành công này đến thắng lợi khác trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành của công ty trong thời gian qua”.

Những đổi thay mang tính chiến lược để tạo nên thành công của công ty ngày hôm nay đều là mang dấu ấn của cá nhân đồng chí, với niềm tin lớn lao vào sự phát triển bò sữa Mộc

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 29

Châu, với khát khao mang lại nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người chăn nuôi bò sữa; với sự nhạy bén, quyết đoán trong quản lý điều hành, đồng chí luôn có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong quá trình phát triển của công ty.

Cho đến bây giờ, ông Chiến “bò” vẫn hàng ngày sát cánh cùng người lao động để mang lại thị trường những sản phẩm mới: Những dòng sữa thơm ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và an toàn.

Và chính những quyết tâm, hoài bão của ông Chiến trong gần 40 năm thay đổi cao nguyên Mộc Châu đã tạo ra nguồn cảm hứng bất tận đối với người lao động để cải tạo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất này.

27. Gia Tưởng. LŨ DỮ ĐI QUA, NỖI LO Ở LẠI / Gia Tưởng // Nông thôn ngày nay.- Ngày 27/10/2017.- Số 257.- Tr.16.

Không ít tài sản các gia đình nhiều đời tích góp, cha truyền, con nối. Nhiều đôi vợ chồng chắt chiu cả chục năm trời mới dựng được ngôi nhà để an cư lạc nghiệp. Nhưng chỉ sau một cơn lũ khủng khiếp, của cải của 15 gia đình bà con người Mường ở bản Bang, xã Mường Bang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã sạch bách. Chăn màn, gạo thóc, lợn gà, mái nhà, nền gạch đã bị cơn lũ hung dữ cuốn đi tất cả, để lại cho họ nỗi sợ kinh hoàng và nỗi lo không nhà, không cửa.

PHÙ YÊN TAN HOANG

Chiều muộn, chúng tôi mới lên được tới Phù Yên, huyện bị thiệt hại nghiêm trọng trong đợt mưa lũ vừa qua của tỉnh Sơn La. Ông Cầm Văn Tân - Phó chủ tịch huyện Phù Yên, trong bữa cơm muộn cùng chúng tôi vẫn không giấu được vẻ mệt mỏi. Ông chia sẻ: “Toàn huyện có 27 xã, thị trấn, tất cả đều bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ. Huyện bị cô lập hoàn toàn mất 2 ngày, không điện, không nước và không có sóng điện thoại. Tất cả cán bộ huyện đều trực tiếp xuống các nơi bị ảnh hưởng mưa lũ nghiêm trọng để nắm tình hình, chỉ đạo bà con chống lũ và khắc phục hậu quả sau lũ với quan điểm không để người dân nào phải đói ăn, khát uống hay màn trời, chiếu đất”.

Sáng hôm sau, chúng tôi hành quân đến xã Mường Bang. Từ trung tâm huyện tới xã này khoảng 30km. Anh Hải - cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Phù Yên làm nhiệm vụ đưa đoàn chúng tôi đến với xã vùng lũ này nói: “Bình thường, nếu đường tốt đi mất khoảng một giờ đồng hồ, nhưng nếu đường vừa bị mưa lũ xong thì không biết thế nào mà nói trước”.

Xe chở 4 tấn gạo của chúng tôi đi được khoảng 20km, đến con suối của xã bản Ro thì bị khựng lại bởi chiếc xe tải chết máy ngay giữa suối. Cùng chung hoàn cảnh tắc đường còn có đám cưới của cô dâu Hà Thị Thính, người bên thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái và chú rể Khánh Lưu, xã bản Ro huyện Phù Yên. Hai gia đình cách nhau khoảng 100km. Cả hai vợ chồng đều là người Thái, vào làm công nhân mãi tận Bình Dương, đưa nhau về quê cưới theo phong tục của đồng bào.

Do xe bị tắc ở giữa đường, để kịp giờ tốt, cô dâu đã được chở đi bằng xe máy trước để kịp ra mắt nhà chồng, còn lại họ nhà gái được sắp xếp bỏ xe ôtô lại rồi cũng đi bằng xe máy vào nhà trai ăn cỗ. Nhà trai phải huy động họ hàng để chở của hồi môn cô dâu phải sắm theo phong tục để mang về nhà chồng. Của hồi môn bao gồm giường, tủ, tivi, tủ lạnh, đệm mút và... 120 chiếc gối để ngồi. Cả đống quà hồi môn khổng lồ này bị mắc lại giữa đường, khiến nhà trai phải huy động tới gần 10 thanh niên và thuê một chiếc xe tải 3 tấn ra để đưa về nhà trai. Trong đoàn đưa cháu gái mình về nhà chồng, bà Hà Thị Thiết, bác của cô dâu cho biết: “Chưa bao giờ đi đưa dâu mà phải hoãn thế này, nhưng đường sá xe hỏng không đi được, tắc đường đành phải chịu”.

Cuối cùng chúng tôi cũng được giải thoát bởi chiếc xe cứu hộ được điều từ tỉnh Vĩnh Phúc lên để cẩu chiếc xe chết máy giữa suối. Theo anh Hải, từ đây chúng tôi mới đi vào tâm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 30

của cơn lũ với những đoạn đường bị sạt lở. Chiếc xe của chúng tôi đi qua những đoạn đường lầy ngập bánh, thỉnh thoảng có những tảng đá to bằng ngôi nhà đang nhỏ nước đục ngầu đỏ quạch ở ven đường, nhiều lúc tưởng như xe không tài nào bò được. Anh Hải chia sẻ: “Từ khi bị lũ ngày 13/10 tới giờ, đây đã là chuyến thứ 5 tôi đi vào vùng lũ Mường Bang. Những ngày đầu thì lội bộ khoảng 15km, sau khi trời tạnh huyện đã chỉ đạo tất cả các máy xúc, máy ủi có trong huyện đi san gạt thi công để mở đường cho bà con đi lại cũng như đưa các đoàn từ thiện cứu trợ đến tận nơi. Nếu đợi đấu thầu, thi công, có khi nửa năm nữa chưa có đường đi cho bà con vì có đến hàng chục điểm sạt lở”.

Phải đến 1 giờ chiều, chúng tôi mới nhìn thấy UBND xã Mường Bang được kẹp giữa con suối sau gần 4 giờ di chuyển với quãng đường 30km những chiếc xe với 4 tấn gạo mới vào được tới nơi. Đây cũng là đoàn báo chí đầu tiên có mặt ở xã vùng lũ này, sau những đơn vị của huyện Phù Yên.

NGƠ NGÁC TÌM NHÀ

Xã Mường Bang là xã có đa số là người Mường sinh sống, tập trung trải dài theo con suối Bang. Trước kia, những ruộng lúa màu mỡ đã giúp xã này thường xuyên thoát khỏi cảnh đói giáp hạt. Phó chủ tịch xã Hà Văn Phương trên đường đưa chúng tôi xuống với bà con, nhìn những thửa ruộng bị đất đá vùi lấp, lúa thì gẫy rạp đã chia sẻ: “Với tình hình này, bà con chỉ có gạo ăn khoảng 1 tháng nữa là hết, nhiều nhà đã bị trôi sạch, không còn gì để ăn, để mặc. Theo người già trong bản, đây là lần đầu tiên có một trận lũ với sức nước ác đến như vậy”.

Nhặt nhạnh những mảnh gỗ cuối cùng ở ngôi nhà của mình, vợ chồng anh Đinh Xuân Diệp (31 tuổi) và chị Phùng Thị Tơ (24 tuổi) mặt vẫn còn ngơ ngác, thẫn thờ. Anh Điệp với đôi mắt thất thần lắc đầu: “Nhà tôi mất hết rồi, chẳng còn gì cả. Hai vợ chồng lấy nhau được 4 năm, tích góp vay mượn được 200 triệu đồng. Vậy mà chỉ sau mấy tiếng nước lũ đổ về, nhà tôi chỉ còn lại nền đá và những đoạn kè toang hoác”.

Anh Điệp chia sẻ, vợ con đã đưa sang bên ngoại tá túc. Do mất nhà, hai vợ chồng không còn đất nền để cắm được nữa, miền núi đất rộng, nhưng chỗ sống được an toàn và tiện sinh hoạt không phải dễ tìm. Giờ lũ đi qua, gia đình anh vô cùng khó khăn, nhưng được sự quan tâm của chính quyền và một số đoàn từ thiện nên sẽ cố gắng cầm cự trong thời gian tới.

Cũng trong cảnh phải dựng lều ở tạm là vợ chồng chị Hà Thị Huệ và anh Đinh Văn Thịn. Chị Huệ chia sẻ: “Vợ chồng em tích góp 11 năm mới dựng được ngôi nhà khang trang để ở, yên ổn được 4 tháng nhưng đã bị biến thành đống gỗ vô hồn. Công sức của 2 vợ chồng 11 năm giờ đã xuống sông, xuống suối hết”. Chị Huệ lại càng lo hơn nữa khi chị đang mang bầu đứa con thứ 2 được 6 tháng, không biết lúc cháu ra đời đã có nhà để trú thân chưa?

Trong cả chuyến đi, tôi bắt gặp sự ngơ ngác của em Hà Văn Bình, đang học lớp 6, khi em quay về ngôi nhà cũ, nay chỉ còn lại nửa cánh cửa sắt bị gẫy ngang, em nói: “Trước kia nhà em là ngôi nhà 2 tầng kiên cố đẹp nhất bản, nhưng bây giờ không còn nhà để ở nữa, phải sang ngủ nhờ nhà anh. Bây giờ Bình chỉ thấy nhớ nhà cũ, thích được ngủ trong ngôi nhà của mình”.

Sau một cơn lũ dữ, toàn xã Mường Bang có 260 gia đình bị ảnh hưởng mất ruộng, mất mùa nguy cơ đói đứt bữa đang treo trước mắt. 15 gia đình bị cuốn trôi nhà hoàn toàn, phải lo chạy tìm nơi đất mới để dựng nhà ổn định chỗ ở. Nhiều người dân ở đây vẫn còn chưa biết cuộc sống ngày mai của mình ra sao, khi nhà cửa ruộng vườn đều bị tàn phá…

28. H. Q. CÀ PHÊ SƠN LA ĐƯỢC BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ / H. Q // Khoa học phổ thông.- Ngày 27/10/2017.- Số 41.- Tr.10.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa có Quyết định cấp Giấy chứng

nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00058 cho sản phẩm cà phê “Sơn La” nổi tiếng, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 31

Cây cà phê Sơn La có nguồn gốc từ năm 1945, khi một người dân địa phương xin về trồng tại vườn nhà. Cà phê Sơn La được sản xuất từ giống cà phê Arabica, bao gồm các sản phẩm là cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột.

Cà phê nhân có dáng hạt dài, kích thước hạt lớn hơn 4,75mm, hàm lượng cafein từ 0,8 đến 1,28%, hàm lượng protein thô từ 10,5 đến 15%, hàm lượng đường từ 6,8 đến 9,2%. Cà phê hạt rang và cà phê bột màu nâu, thơm tự nhiên, đặc trưng của mùi cà phê tự nhiên, không có mùi lạ. Hàm lượng cafein của cà phê hạt rang và cà phê bột từ 1 đến 1,6%, hàm lượng chất tan trong nước từ 29 đến 36%, hàm lượng protein thô từ 11,6 đến 13,2%. Nước cà phê Sơn La khi pha có màu nâu cánh gián, trong và có vị chua thanh, đắng nhẹ, hậu vị lâu.

Khu vực địa lý: Xã Phổng Lái, xã Chiềng Pha, xã Phổng Lập, xã Chiềng Bôm, xã Nậm Lầu, xã Bon Phặng và xã Muổi Nọi thuộc huyện Thuận Châu; xã Chiềng Đen, xã Chiềng Cọ, xã Hua La, xã Chiềng Ngần, xã Chiềng Sinh thuộc thành phố Sơn La; xã Mường Chanh, xã Chiềng Ban, xã Chiềng Mung, xã Chiềng Chung, xã Chiềng Mai, xã Chiềng Dong, xã Chiềng Kheo và xã Phiêng Pằn thuộc huyện Mai Sơn; xã Púng Bánh, xã Dồm Cang, xã Nậm Lạnh và xã Mường Và thuộc huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

29. Hiền Anh. MANG TRẺ NHỎ VÀO NHÀ NGHỈ ĐỂ CHE ĐẬY VIỆC BUÔN MA TÚY / Hiền Anh // Công an nhân dân.- Ngày 29/10/2017.- Số 4477.- Tr.5.

Thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, qua tuần tra kiểm soát hành chính, khoảng 1h30 đêm 22/10, tổ công tác Công an huyện Thạch Thất đã phát hiện bắt quả tang Tạ Huy Cường, sinh năm 1970, trú tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La đang vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy. Đáng nói, đối tượng mang theo trẻ em nhằm ngụy trang. Cụ thể, vào thời điểm trên, tại phòng 204 của một nhà nghỉ ở xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, các trinh sát phát hiện có 1 đôi nam nữ đi kèm 1 trẻ em có biểu hiện nghi vấn. Ập vào phòng kiểm tra, đối tượng nam là Tạ Huy Cường. Xác minh nhân thân, Cường cho biết quê quán xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, người phụ nữ và đứa bé đi cùng là vợ con. Tuy nhiên, các trinh sát nhận thấy giọng nói của Cường không giống giọng địa phương của người dân huyện Quốc Oai (Hà Nội) mà có chất giọng giống người ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, người phụ nữ đi cùng Cường cũng nói tiếng của người dân tộc miền núi. Các trinh sát liền tiến hành kiểm tra hành chính xung quanh phòng nghỉ, phát hiện trên mặt chiếc ghế tại góc phòng có để chiếc túi xách to. Cường lao tới ôm chặt túi xách, chống đối không cho kiểm tra. Tổ công tác áp sát, khống chế đối tượng. Qua kiểm tra túi xách, các trinh sát phát hiện bên trong chứa 40 gói ni lon bọc 8.000 viên nén màu xanh và hồng cùng 2 gói chất bột màu trắng.

Đấu tranh khai thác tại chỗ, đối tượng nam giới khai nhận tên là Tạ Huy Cường, 2 gói chất bột màu trắng là heroin và 8.000 viên dạng nén là ma túy tổng hợp được Cường mua với giá 83 triệu đồng từ một người dân tộc thiểu số ở Sơn La. Cường định đem 8.000 viên ma túy tổng hợp này xuống Hà Nội và các tỉnh lân cận để bán kiếm lời, còn 2 gói heroin để bản thân dùng. Tuy nhiên, trên đường đi tiêu thụ, khi đến địa bàn Thạch Thất dừng chân nghỉ thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.

Tiến hành điều tra nhân thân Tạ Huy Cường, cơ quan công an làm rõ đây là đối tượng nghiện ma túy, từng có tiền án 6 năm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tiếp tục điều tra tại nơi thường trú của đối tượng tại tỉnh Sơn La, cơ quan công an xác minh không hề có tên người bán số ma túy, heroin cho Cường như lời Cường khai. Người phụ nữ đi cùng Cường cũng không phải là vợ của đối tượng, nhưng đứa bé là con đẻ của Cường. Đối tượng đem theo con ruột và người phụ nữ này nhằm ngụy trang, qua mặt lực lượng chức năng. Theo kết quả giám định sơ bộ của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an thành phố Hà Nội 8.000 viên nén trên đều là

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 32

ma túy tổng hợp dạng methamphetamine còn 2 gói chất bột là heroin. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

30. Hữu Khánh. CHUYỆN VỀ NGƯỜI THƯƠNG BINH LÀM KINH TẾ GIỎI Ở PHÙ YÊN / Hữu Khánh // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 16 - 31/10/2017.- Số 561.- Tr.55-56.

Khi biết chúng tôi muốn viết về gương người có công làm kinh tế giỏi ở địa phương, anh Hoàng Duy Nghiêm, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phù Yên (Sơn La) giới thiệu bác Lê Hồng Tân là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm 41% khả năng lao động tại xã Tân Lang. Với diện tích trên 1,1ha, gồm các hạng mục vườn tược, nhà ở và chuồng trại... hiện thu nhập hằng năm của gia đình trên 150 triệu đồng. Song để có được những thành công này, bác cùng vợ và các con cũng đã trải qua nhiều thăng trầm từ việc ổn định sức khỏe đến những phương án hợp lý trong phát triển kinh tế gia đình...

XUNG KÍCH TRÊN TRẬN TUYẾN...

Được biết, ông Lê Hồng Tân sinh năm 1952, nguyên quán ở huyện Kim Động tỉnh Hải Dương, năm 1966, theo cha, mẹ lên vùng kinh tế mới tại xã Tân Lang, huyện Phù Yên rồi đi học và tham gia kháng chiến chống Mỹ...

Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông Tân là nụ cười hiền hậu, dáng người nhỏ nhắn với chiếc áo bộ đội quen thuộc. Vừa pha trà, rót nước bác Tân ôn lại những năm tháng hào hùng khi chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên rồi miền Nam và cả chiến dịch Biên giới phía Bắc: “Tròn 20 tuổi tôi đăng ký lên đường nhập ngũ và được điều động, huấn luyện hơn 3 tháng tại Tân Kỳ - Nghệ An. Đầu năm 1974, tôi chuyển vào mặt trận B3 khu vực Tây Nguyên, trực tiếp tham gia Chiến dịch mùa Xuân năm 75 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lừng lẫy địa cầu. Dấu ấn sẽ không bao giờ phai nhạt trong tôi là trận đánh Ấp Chi Lăng giải phóng thành phố Buôn Mê Thuột. Tôi cùng Đại đội 18 TT, Trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316, từ ngày 10/3/1975 đánh chiếm khu căn cứ địch, ròng rã 3 ngày đêm với nhiệm vụ chính là thông tin hữu tuyến 15W (liên lạc, định hướng mục tiêu, kết nối liên lạc cho cả trung đoàn) cùng với nhiều mũi khác tổng tấn công giải phóng thành phố Buôn Mê Thuột vào ngày 13/3/1975 theo đúng kế hoạch... Tiếp nối chiến thắng mang tính then chốt này, tôi cùng đơn vị “Nam tiến” chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 24/4/1975 đơn vị có mặt tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với khí thế hào hùng chuẩn bị mọi phương án tác chiến, tiến thẳng vào trung tâm thành phố, giải phóng Sài Gòn, thống nhất hai miền Nam - Bắc. Cũng trong thời gian này, do tham gia nhiều trận đánh tôi bị sức ép của đạn pháo khiến nhiều khi khó thở, tay chân tê dại... nhưng với khí phách của bộ đội Cụ Hồ, nhiệt huyết của tuổi trẻ, đúng ngày 30/4/1975 tôi có mặt tại Gia Định - Sài Gòn trực tiếp tham gia tác chiến cùng lực lượng lính thông tin đảm bảo sự kết nối giữa các đơn vị được thông suốt góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử này... Sau ngày đó, đơn vị được lệnh rút quân ra khu vực Bến Cát tỉnh Bình Dương rồi tham gia công tác huấn luyện tại Trung đoàn D4 thuộc Sư 316...”.

Chiêm ngụm trà, bác Tân chậm rãi kể tiếp: “Đến cuối năm 1976, sư đoàn được lệnh rút quân ra Bắc đóng quân tại tỉnh Hoàng Liên Sơn (lúc đó). Tháng 2/1979, tôi cùng đồng đội tiếp tục tham gia chiến dịch Biên giới với nhiều trận đánh mang tính quyết định, bảo vệ và khẳng định chủ quyền từng mét đất của Tổ quốc... Cuối năm 1980, đơn vị rút quân về huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai và tôi ra quân tại thời điểm này với quân hàm Thượng sỹ…”.

NHIỆT HUYẾT CHỐN HẬU PHƯƠNG

Chúng tôi gặp bác Lê Hồng Tân tại ngôi nhà mới xây khi 2 vợ chồng đang tranh thủ tận dụng những vụ nắng cuối thu để hong phơi rơm rạ... Vừa lúi húi gạt những cọng rơm vàng rải

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 33

đều trên nền sân xi măng, bác Tân vui vẻ: “Bà nó chuẩn bị cắt cam, bưởi và thanh long mời khách nhé! Tranh thủ lúc nhà báo hỏi chuyện rồi quảng cáo sản phẩm trái cây sạch cho nhà mình cùng bà con trong xã Tân Lang tăng thu nhập và từng bước làm giàu ngay tại quê hương...”.

Ngay sau khi xuất ngũ, ông tích cực tham gia công tác ở địa phương, cuối năm 1981, với uy tín của mình, tại quê hương thứ 2 là xã Tân Lang, huyện Phù Yên, ông tham gia nhiều hoạt động chính quyền xã như Phó bí thư Đảng ủy xã Tân Lang (1981 - 1986). Tiếp đó ông được cử đi học tại trường Trung cấp Chính trị rồi được bổ nhiệm vào chức vụ Bí thư Đảng ủy xã (1988 - 1995) rồi kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo khác... Dù ở cương vị nào ông cũng luôn tận tụy với công việc, gần gũi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên giúp đỡ bà con vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Là người tiên phong trong thực hiện chuyển đổi cây trồng tại thôn Thịnh Lang, với mong muốn bà con có đời sống ngày một ổn định, ông đã vận động người dân quanh vùng cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó mà những năm gần đây, thôn Thịnh Lang xuất hiện ngày càng nhiều khu vườn quy mô, trồng các loại cây, nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, thôn Thịnh Lang nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, khen thưởng.

Về nghỉ chế độ năm 2010, ông Lê Hồng Tân thực sự bắt tay vào việc làm kinh tế gia đình theo mô hình vườn - ao - chuồng. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, với tinh thần tiên phong gương mẫu, trước tiên, ông xác định lấy ngắn nuôi dài, tập trung vào trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như lạc, ngô, khoai sắn để giải quyết cái ăn trước mắt và thức ăn cho gia súc. Tiếp đó, ông tổ chức nuôi 2 cặp bò sinh sản và 2 cặp lấy thịt... và đây cũng là của “để dành” mỗi khi gia đình có nhu cầu đầu tư sản xuất...

Để có được cơ ngơi này được ông nhen nhóm rồi bắt tay vào khai hoang, quy hoạch hạ tầng, hình thành mô hình trang trại khép kín từ những năm 80. Hiện tại, với tổng diện tích 1,1ha được chia cho vườn cây ăn trái, nhà ở, chuồng trại cùng một số hạng mục khác...

Năm 2012, được chính quyền và Phòng Nông nghiệp huyện Phù Yên tập huấn về trồng cây ăn trái và nhận thấy thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với một số cây ăn quả ông quyết định đầu tư 100 gốc cam cùng trên 60 trụ thanh long. Nhận thấy các chủng loại cây phát triển ổn định, năm 2013 gia đình mạnh dạn đầu tư thêm 100 gốc bưởi Diễn cùng 100 gốc cam... Hiện tại, thanh long đã cho thu hoạch những vụ đầu tiên (3 vụ/năm) với sản lượng gần 1 tấn, cam và bưởi bước đầu cho thu hoạch đúng dự kiến... Những năm tiếp theo, khi bưởi và cam chính vụ, gia đình dự tính sẽ thuê từ 15 - 30 công lao động thời vụ làm các công việc tưới cây, làm cỏ và thu hoạch đại trà...

Chia sẻ về kinh nghiệm làm kinh tế gia đình, ông Tân cho hay: “Nhờ có định hướng tốt nên các hạng mục đầu tư đều cho kết quả khả quan, thu nhập ổn định. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục cải tạo nguồn nước giếng khoan và đầu tư một số thiết bị máy móc như giàn phun tưới tự động, máy làm cỏ, máy xới đất... tăng năng suất cây trồng và thu nhập... Hy vọng khi cam và bưởi cho thu hoạch đại trà sẽ nâng thu nhập của gia đình lên gấp đôi như hiện nay...”.

Mặc dù dành nhiều thời gian phát triển kinh tế nhưng ông không quên chăm lo nuôi dạy và đầu tư cho các con ăn học. Thấu hiểu được sự vất vả, ý chí và tấm lòng của cha mẹ, các con của ông đều chăm ngoan học giỏi. Hiện 4 người con trong gia đình ông đều tốt nghiệp trường trung cấp, cao đẳng, đại học chính quy và đã ra trường, có công việc ổn định. Không chỉ thế, ông luôn gương mẫu đi đầu tham gia các phong trào tại địa phương, tích cực vận động, hướng dẫn bà con sống, làm việc đúng quy định của pháp luật, tăng cường khối đoàn kết trong khu dân cư... Hiện ông đang giữ cương vị Bí thư Chi bộ thôn Thịnh Lang, Trưởng Ban công tác Mặt trận

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 34

Tổ quốc thôn và tích cực tham gia các phong trào của Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi tại địa phương...

Với nhiều thành tích cả trong chiến đấu và công tác, ông vinh dự được tặng thưởng nhiều huân, huy chương và bằng khen các cấp... “Đến thời điểm này, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc và tự hào với những công việc của mình đã làm và hạnh phúc hơn cả là được sống, làm việc, phụ giúp con cháu với người vợ hiền cùng 4 người con (2 trai, 2 gái) và cùng các cháu nội ngoại...”, ông Lê Hồng Tân chia sẻ.

31. Dương Thìn. HUYỆN SÔNG MÃ KHÔNG NGỪNG CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG / Dương Thìn // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 16 - 31/10/2017.- Số 561.- Tr.53-54.

Là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La, có 19 xã, thị trấn, địa hình phức tạp, tại Sông Mã, các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công tuy không nhiều nhưng cư trú lại phân tán. Hầu hết tuổi đã cao, nhận thức về các chế độ chính sách về người có công còn hạn chế; nhiều đối tượng không còn giữ được giấy tờ liên quan nên khó khăn cho việc kê khai hưởng chế độ và khi thống kê hay bị bỏ sót. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND, Hội đồng nhân dân và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Sơn La; sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành huyện và Hội đồng chính sách xã, thị trấn, công tác thương binh - liệt sỹ, chăm sóc người có công với cách mạng tại huyện Sông Mã sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng bào các dân tộc Sông Mã đã có 235 người con ưu tú đã hy sinh, được Nhà nước phong tặng liệt sỹ. Huyện có 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 113 thương binh và 30 bệnh binh; số người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 11 người. Theo UBND huyện Sông Mã, hiện huyện đang quản lý 2.253 hồ sơ, trong đó hồ sơ liệt sỹ: 10, hồ sơ thương binh: 163, Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 4, hồ sơ hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 5...

Nhìn chung, công tác quản lý hồ sơ được lưu trữ bảo đảm, cẩn thận, đầy đủ từng loại. Tuy nhiên, đối với hồ sơ liệt sỹ, thương binh, tuất liệt sỹ, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chỉ lưu trữ danh sách gốc, còn hồ sơ chỉ có các bản sao của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và không được đầy đủ của một số đối tượng.

Tính đến quý I/2017, tổng số đối tượng đang quản lý và chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng là 1.865 đối tượng, trong đó nhiều nhất là người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương được hưởng trợ cấp một lần (1.588 người); đối tượng được Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đang quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng (265)... Về công tác thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trong 5 năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công vào ngày 20 đến 25 hàng tháng đảm bảo đầy đủ, cán bộ thương binh - xã hội chi trực tiếp đến tận gia đình các đối tượng với tổng số tiền là trên 22,17 tỷ đồng.

Thực hiện các chế độ ưu đãi khác ngoài trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, giai đoạn 2013 - 2017, Sông Mã có 1.350 hộ gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ được miễn, giảm thuế đất; 35 học sinh, sinh viên được hưởng ưu đãi giáo dục - đào tạo với số tiền theo các năm học là hơn 634,8 triệu đồng; số đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm là 359; số lượt đối tượng được điều dưỡng là 739. Huyện cũng đã giải quyết cho 190 trường hợp thờ cúng liệt sỹ đối với liệt sỹ không còn thân nhân, chủ yếu hưởng trợ cấp hàng tháng với mức 500.000

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 35

đồng/năm; số thân nhân được trợ cấp mai táng phí là 400 người. Số đối tượng được cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng là 103 trường hợp với số tiền chi trả hơn 80 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND huyện Sông Mã đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị xã kiểm tra, rà soát thống kê đối tượng khó khăn về nhà ở để đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Đề án Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Theo đó, tổng số hộ đề nghị hỗ trợ là 1.259 hộ với tổng số tiền là 34,3 tỷ đồng, trong đó làm mới nhà ở cho 456 hộ và sửa chữa nhà ở cho 803 hộ; số hộ đã được hỗ trợ là 154 để làm mới nhà ở. Bên cạnh đó, Sông Mã cũng tổ chức sửa chữa các hạng mục nghĩa trang liệt sỹ của huyện, trong đó kinh phí tỉnh cấp là trên 790,5 triệu đồng, từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện là 90,5 triệu đồng.

Về kết quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, các cấp chính quyền và nhân dân huyện Sông Mã đã thường xuyên quan tâm chăm sóc đời sống cả vật chất và tinh thần của các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công; đời sống của các đối tượng ngày càng được nâng lên. Cụ thể: Đối với chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng, năm 2013, 2014 toàn huyện có 2 đối tượng thương binh hạng 1/4, tỷ lệ thương tật 81% trở lên. Các đối tượng thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cùng với sự cố gắng của gia đình nên đời sống được ổn định. Năm 2015, đối tượng đã từ trần và được công nhận là liệt sỹ.

Đối với chương trình xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Sông Mã đã thành lập và kiện toàn Ban quản lý quỹ cấp huyện. Ban đã ra quyết định thành lập tổ giúp việc, quy chế hoạt động; hướng dẫn Ban quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp xã quản lý và sử dụng quỹ hiệu quả. Huyện thường xuyên tuyên truyền vận động đóng góp quỹ vào dịp ngày 27/7 hàng năm. Giai đoạn năm 2013 - 2016, tổng số tiền được ủng hộ và vận động đóng góp cho quỹ là 1.667.298.000 đồng, trong đó là sử dụng vào các nội dung như chi hỗ trợ cải thiện nhà ở, công tác nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc sức khỏe, trợ cấp khó khăn cho các đối tượng...

Phong trào chăm sóc bố mẹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ già yếu, cô đơn, không nơi nương tựa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi, con thương binh, bệnh binh nặng cũng được đẩy mạnh tại Sông Mã. 32 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện đã tham gia phụng dưỡng, đỡ đầu các gia đình chính sách người có công. Hàng năm vào các ngày lễ tết, ngày 27/7, các đơn vị được phân công đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình đối tượng với mức từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng/một đối tượng. Ngoài ra còn giúp đỡ về ngày công như làm đường, làm nương, trồng ngô, góp củi...

Theo đánh giá của UBND huyện, thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong thời gian qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện. Đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc hơn người dân nơi cư trú theo mục đích đề ra. Công tác quản lý đối tượng được chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi khác đầy đủ, kịp thời. Trợ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh kịp thời theo chế độ, chính sách hiện hành. Ngoài ra, chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục cũng được coi trọng, từ đó đời sống người có công được ổn định và từng bước được cải thiện.

Hiện nay, toàn huyện có 18/19 xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và chính sách người có công, đã được các cấp khen thưởng. Tổng số hộ người có công với cách mạng là 1.879, trong đó số hộ có mức sống trung bình trở lên so với mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn là 1.695 (chiếm hơn 90%).

Tuy nhiên, việc thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng tại Sông Mã cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó phải kể đến vẫn còn những trường hợp, do

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 36

nhiều nguyên nhân, người tham gia hoạt động kháng chiến chưa được xác nhận là người có công do không còn đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định; quá trình bảo quản làm thất lạc, mất mát, do đó gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng. Việc hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người có công do ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, không đủ giải ngân cùng một lúc, cho nên hàng năm huyện phải xét chọn thứ tự ưu tiên theo chỉ đạo của UBND tỉnh, như vậy sẽ khó khăn cho các đối tượng còn lại. Cá biệt có một số đối tượng do nhà xuống cấp đã tự vay mượn làm mới hoặc sửa chữa nên càng khó khăn hơn. UBND huyện đã có công văn đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan của tỉnh xem xét, giải quyết.

Thời gian tới, Sông Mã tiếp tục phát động sâu rộng, thiết thực hơn nữa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, toàn dân chăm sóc người có công; thực hiện tốt phương châm “Nhà nước, nhân dân và những người được hưởng chính sách ưu đãi cùng phấn đấu”, làm cho mỗi gia đình người có công “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội” như Bác Hồ từng căn dặn. Huyện cũng thường xuyên quan tâm chăm lo tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo chính sách ưu đãi, không để xảy ra tiêu cực trong thực hiện chính sách.

Sông Mã cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao truyền thống yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ và những người có công với nước, biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp đó thành hành động thiết thực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

32. Minh Thắng. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG Ở VÙNG CAO BẮC YÊN / Minh Thắng // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 16 - 31/10/2017.- Số 561.- Tr.51-52.

Là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Sơn La, đồng bào các dân tộc Bắc Yên có truyền thống yêu quê hương đất nước, đoàn kết, đến nay huyện và 2 xã là Hồng Ngài, Mường Khoa được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong các cuộc kháng chiến, Bắc Yên có 173 liệt sỹ, trong đó có 54 liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 115 liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ và 4 liệt sỹ bảo vệ Tổ quốc. Hiện huyện đang quản lý 1.905 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có 91 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp thường xuyên, 11 mẹ Việt Nam anh hùng (1 mẹ còn sống); 57 thương, bệnh binh; 41 thân nhân liệt sỹ hưởng trợ cấp hàng tháng, 5 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 1 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 1.790 người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương...

Thời gian qua, mặc dù là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn (có 15/16 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn), song nhiều năm qua, cấp ủy chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cùng nhân dân huyện Bắc Yên luôn nỗ lực cố gắng, phát huy truyền thống cách mạng để thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, góp phần ổn định an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Hằng năm, huyện đều có kế hoạch thực hiện công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời, thường xuyên quan tâm đánh giá mức sống của gia đình chính sách để có chính sách hỗ trợ kịp thời, cụ thể là tất cả người có công với cách mạng không hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội đều được mua thẻ bảo hiểm y tế và các chế độ theo quy định của Nhà nước.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 37

Trong 5 năm trở lại đây, huyện Bắc Yên đã mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 304 lượt người có công, 248 lượt người được tổ chức điều dưỡng chăm sóc sức khỏe; trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng cho 61 lượt đối tượng trị giá gần 50 triệu đồng, 42 lượt đối tượng là con của thương, bệnh binh được giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo với số tiền 278 triệu đồng; thực hiện trợ cấp 1 lần, trợ cấp mai táng phí cho 141 thân nhân người có công với cách mạng từ trần với kinh phí hơn 1,56 tỷ đồng; thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 91 đối tượng và thân nhân người có công với số tiền 178 triệu đồng/tháng.

Chương trình xây dựng và trao tặng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, người có công luôn được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, thu hút được sự tham gia của các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm. Từ đầu năm 2017 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, lựa chọn một số gia đình thương binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để đề nghị xây tặng nhà tình nghĩa. Ngoài ra, thực hiện chính sách về nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/CP của Thủ tướng Chính phủ, toàn huyện có 80 hộ người có công được hỗ trợ sửa chữa và xây mới với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng.

Đặc biệt, UBND huyện còn chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể và các địa phương tập trung thực hiện các hoạt động chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và giúp đỡ người có công với cách mạng làm nhà ở, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, huyện đang quản lý 1 thương binh nặng có tỷ lệ thương tật suy giảm khả năng lao động 81% cư trú tại bản Lái Ngài (xã Chiềng Sại), 4 thương binh, 15 bệnh binh nặng từ 61% trở lên đều được tổ chức chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều dưỡng phục hồi sức khỏe và các chế độ ưu đãi nhằm góp phần ổn định thương tật, bệnh tật và cải thiện nâng cao mức sống.

Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Bắc Yên cũng được nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng với phương châm đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là tình cảm, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên lao động và của mọi công dân nhằm thể hiện tấm lòng tri ân người có công với cách mạng. Tính từ năm 2013 đến năm 2017, Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia ủng hộ và đóng góp với tổng số tiền gần 500 triệu đồng. Số tiền vận động được chi cho công tác sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ huyện, nhà bia ghi tên liệt sỹ các xã; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công, giúp đỡ các đối tượng khi gặp khó khăn trong đời sống... Ngoài ra, phong trào toàn dân chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ già yếu cô đơn không nơi nương tựa ở Bắc Yên cũng không ngừng được phát triển và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Huyện có 1 thân nhân liệt sỹ (vợ) cô đơn không nơi nương tựa đã được tặng nhà tình nghĩa trị giá 80 triệu đồng; 11 gia đình người có công thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng được trao tặng 11 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền 53 triệu đồng.

Trước sự quan tâm, chăm sóc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Bắc Yên đã vượt lên bệnh tật và những mất mát hy sinh, không trông chờ ỷ lại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường để tiếp tục xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đa số các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đều hăng hái tham gia lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, vươn lên làm giàu từ chính bàn tay lao động, sức lực của mình và tham gia các mặt công tác xã hội tại địa phương.

Điển hình trong số đó phải kể đến bệnh binh Trường Xuân Đón (tỷ lệ thương tật 63%) ở bản Suối Song (xã Song Pe). Xuất ngũ trở về địa phương, mang trên mình nhiều bệnh tật, nhưng bằng ý chí vươn lên thoát nghèo, ông cùng với gia đình tích cực tham gia lao động sản

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 38

xuất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng sắn mỗi năm cho thu nhập hơn 60 triệu đồng. Hiện nay, do vết thương cũ tái phát, ông Trường Xuân Đón đã xin thôi giữ chức Bí thư Chi bộ bản Suối Song và được nhân dân tín nhiệm là người có uy tín của đồng bào dân tộc thiểu số của bản. Hay bệnh binh Lò Văn Khoòng (tỷ lệ thương tật 71%) ở bản Co Muồng (xã Chiềng Sại) là tấm gương sáng về phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Xuất ngũ trở về địa phương, điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn cộng với bệnh tật do ảnh hưởng của chiến tranh, song ông Khoòng đã cùng với gia đình tích cực phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp mỗi năm cũng cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Ngoài ra, ông Khoòng còn tích cực tham gia các mặt công tác xã hội, giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình; vận động người thân và nhân dân đóng góp công sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới...

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên, việc thực hiện chính sách người có công ở Bắc Yên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế do công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được thường xuyên, việc vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” còn ít nên chưa có nhiều nguồn lực hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách và người có công. Đến nay, toàn huyện mới có 9/16 xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; 96,7% hộ người có công với cách mạng có mức sống trung bình hoặc khá hơn mức sống của người dân nơi cư trú...

Phát huy các kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong công tác chăm sóc gia đình chính sách và người có công, ông Hà Huy Hoàng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh Xã hội, cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, vận động đóng góp, xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, vận động các cơ quan, đoàn thể, cá nhân, tổ chức thực hiện phong trào xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phấn đấu toàn huyện đạt 98% gia đình chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú. Chủ động làm tốt công tác quản lý mộ, nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm; tổ chức tu sửa, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ huyện và nhà bia tưởng niệm tại các xã, thị trấn đảm bảo sự tôn nghiêm, thành kính đối với các anh hùng liệt sỹ. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết các hồ sơ tồn đọng và các chế độ chính sách mới đối với người có công với cách mạng”.

33. Quốc Định. “ĐÁNH VẬT” VỚI NHỮNG CUNG ĐƯỜNG VÀO MƯỜNG BANG / Quốc Định // Nông thôn ngày nay.- Ngày 31/10/2017.- Số 260.- Tr.13.

Theo ông Lê Tiến Quân - Phó chủ tịch huyện Phù Yên (Sơn La) cho biết: Mưa lũ đã làm 11 tuyến đường với chiều dài hơn 109km trên địa bàn bị sạt lở, sụt lún hư hỏng nặng. Khoảng 96.000m3 đất đá sạt lở vào nhà dân và lấp đường giao thông...

Trong dịp đưa hàng cứu trợ, quà của bạn đọc báo Nông thôn ngày nay tặng bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, chúng tôi chọn xã Mường Bang là điểm đến. Con đường đi từ trung tâm huyện vào xã Mường Bang dài 50 cây số, nhưng chúng tôi phải mất gần 4 tiếng đồng hồ đánh vật với con đường gập ghềnh sỏi đá với 41 điểm sạt, sụt lầy lội và trơn trượt.

Những điểm sạt, sụt lún cũ chưa được khơi thông toàn diện thì lại xuất hiện thêm những điểm sạt mới. Đất đá từ trên các đỉnh đồi, khe suối trôi xuống lấp mặt đường khiến việc lưu thông qua lại nhiều ngày nay của người dân gặp không ít khó khăn.

Chốc chốc lại bắt gặp những điểm đất đá từ trên đỉnh đồi sạt xuống tạo thành nứt kéo hàng trăm mét, theo đó đất đá trôi xuống mặt đường tạo thành rãnh bùn nguy hiểm cho người qua lại.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 39

Hiện nay vẫn còn nhiều tuyến đường vào bản vẫn đang bị đất đá vùi lấp, khiến cho việc đến với bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy huyện Phù Yên đang dốc sức khắc phục mưa lũ, huy động lực lượng khơi thông các tuyến đường. Tuy nhiên, khối lượng đất đá lớn, nhiều điểm sạt nên nhiều nơi vẫn bị ách tắc giao thông, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn vất vả.

Ông Cầm Văn Tân - Phó chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết thêm: “Ngay sau khi lũ xảy ra, cả huyện chúng tôi bị chia cắt với bên ngoài. 27/27 xã, thị trấn bị cô lập, mất điện, mất nước. Chúng tôi phải thành lập hàng chục đoàn cán bộ, băng rừng, lội suối, liều mình vượt lũ để đến với bà con nắm tình hình, động viên và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại. Thiệt hại lớn quá, sức tàn phá của mưa lũ trải rộng trên toàn huyện nên dù đã dốc sức cao độ nhưng đến tận hôm nay, vẫn còn những xã chưa thể đưa ôtô vào được”.

34. Bách Linh. ĐỒNG HÀNH CÙNG BÀ CON DÂN TỘC Ở YÊN CHÂU / Bách Linh // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 31/10/2017.- Số 304.- Tr.12.

15 năm qua, nguồn vốn chính sách qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã mang đến cho hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La), nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới, điều kiện phát triển kinh tế mới, vươn lên thoát nghèo bền vững.

15 năm Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động ở Yên Châu là 15 năm bà Đinh Thị Khoái làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn gắn bó với công việc làm “cánh tay nối dài” đưa vốn chính sách đến với người nghèo. Kể về Tổ Tiết kiệm và Vay vốn bản Hang Mon (xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu), bà cho hay, toàn bản có 113 hộ với 498 nhân khẩu, số hộ nghèo 33 hộ, chiếm tỷ lệ 29,2%, trình độ dân trí của hầu hết các hộ còn nhiều hạn chế. Ở khu vực khó khăn này, người dân chủ yếu là chăn nuôi, làm nương rẫy, trồng trọt nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.

“Tổ Tiết kiệm và Vay vốn bản Hang Mon do Hội Phụ nữ quản lý được thành lập và hoạt động từ năm 2003, tôi được tập thể tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng cho đến nay. Đến 30/9/2017, tổ có 49 tổ viên đều còn dư nợ vốn vay và không có tổ viên nào có nợ quá hạn, tổng dư nợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cả tổ hiện nay là 2,253 tỷ đồng” - bà Khoái cho biết.

15 năm qua, các thành viên trong tổ đã sử dụng tiền vay có hiệu quả, đến nay đã có 31 hộ nghèo thoát nghèo bền vững nhờ vay vốn chính sách để phát triển kinh tế. “Hộ Hoàng Văn Hai đã được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội từ chương trình cho vay hộ nghèo, nay đã thoát nghèo và tiếp tục vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Sau nhiều năm sử dụng vốn vay chính sách và vốn tích lũy của gia đình, ông Hai đã mở rộng sản xuất trồng được 3ha mận, 1,7ha xoài, 1,5ha nhãn hàng năm xuất chuồng trên 10 tấn lợn thịt” - bà kể - “Bà Lê Thị Huệ vay vốn hộ nghèo nay đã thoát nghèo, số tiền vay đã được sử dụng trồng cây ăn quả 2,2ha mận, 1,8ha xoài, 4 con lợn nái và hơn 200 con gà vịt. Ông Lê Văn Sanh vay vốn hộ nghèo hiện nay đã trả hết nợ và tiếp tục được vay vốn chương trình Hộ cận nghèo đã sử dụng vào cải tạo vườn cây, trang trại 3ha mận, 1,7ha xoài và xuất được 6 tấn lợn thịt/năm...”.

Không những giúp nhau sử dụng tiền vay hiệu quả, mà tiền gửi thông qua tổ với mức 30.000đ/hộ/tháng đã giúp bà con tập thói quen gửi tiền tiết kiệm phòng trừ để có tiền những lúc ốm đau và những tháng giáp hạt không có thu nhập. “Đặc biệt, với hình thức gửi, rút tiền tiết kiệm như hiện nay bà con chỉ phải đến điểm giao dịch xã không phải ra ngoài trung tâm huyện bớt được chi phí, thời gian đi lại mà thủ tục cũng đơn giản và mức lãi suất cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện” - bà Khoái chia sẻ.

Trong 15 năm qua, đã có hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Châu vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Doanh số cho vay trong 15 năm đạt hơn 724,6 tỷ đồng, trong đó một số chương trình tín dụng có doanh số

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 40

cho vay lớn là Chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Hiện tại có 14 điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại trung tâm xã, với 270 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn do bốn hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với sự đầu tư đúng hướng nên các hộ nghèo, gia đình chính sách của huyện Yên Châu đã phát huy nguồn vốn vay vươn lên phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Cùng với những quy chuẩn hộ nghèo mới cùng các chính sách tín dụng mới được triển khai, những người dân nghèo ở huyện Yên Châu, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới sẽ có thêm những điều kiện phát triển kinh tế mới. “Với bà con dân bản chúng tôi, Ngân hàng Chính sách xã hội là chỗ dựa đáng tin cậy, giúp bà con giải quyết những khó khăn về vốn, không còn tình trạng các hộ phải đi vay nóng ở bên ngoài với lãi suất cao, không còn tình trạng các gia đình có hướng phát triển kinh tế mà không có vốn để thực hiện” - bà Đinh Thị Khoái tâm sự.

35. T. Hằng. SƠN LA: CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TƯ VẤN DU HỌC / T. Hằng // Gia đình và xã hội.- Ngày 31/10/2017.- Số 19.- Tr.12.

Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La vừa có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn cảnh báo hành vi lừa đảo về tư vấn du học.

Trước đó sở đã có công văn đã cảnh báo về một số tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã có một số sai phạm: Cung cấp thông tin, quảng cáo không chính xác, thiếu trách nhiệm và có hành vi lừa đảo trong công tác tổ chức đưa người đi học tại nước ngoài, đặc biệt tại Nhật Bản; một số trung tâm tư vấn du học đã lợi dụng hoạt động tư vấn du học để đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc (hoạt động xuất khẩu lao động trá hình), vi phạm quy định của Nhà nước.

36. Nguyễn Hưng. BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN (AGRIBANK): SẺ CHIA NỖI ĐAU VỚI CÁC GIA ĐÌNH GẶP NẠN Ở SƠN LA / Nguyễn Hưng // Công an nhân dân.- Ngày 31/10/2017.- Số 4479.- Tr.7.

AGRIBANK HỖ TRỢ CÁC GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI, TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN 2 HUYỆN PHÙ YÊN VÀ VÂN HỒ SỐ TIỀN 50 TRIỆU ĐỒNG.

Ngày 30/10, đoàn công tác xã hội từ thiện của báo Công an nhân dân và Agribank phối hợp với Công an tỉnh Sơn La và Công an huyện Phù Yên đã tới các gia đình trên địa bàn huyện Phù Yên thăm hỏi, động viên, sẻ chia mất mát và trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản trong đợt mưa lũ vừa qua. Trước đó, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong hai ngày 10 và 11/10, trên địa bàn huyện Phù Yên đã xảy ra mưa lũ lớn kéo dài, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cơ sở vật chất, cây trồng, vật nuôi và hạ tầng giao thông trên địa bàn nhiều xã của huyện này.

Theo báo cáo của huyện Phù Yên, trận mưa lũ đêm 10 rạng sáng 11/10 đã khiến chị Lường Thị Huấn (sinh năm 1966, trú tại bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ) bị chết do đá đè và anh Phùng Văn Đại (sinh năm 1975, trú tại bản Sọc, xã Mường Bang) bị chết do đất đá vùi lấp. Ngoài ra còn có 3 người khác ở xã Mường Bang và xã Quang Huy bị thương do sạt lở đất. Mưa lũ cũng đã khiến 315 nhà bị sập, sạt lở, lũ cuốn trôi và hư hại, trong đó có 33 ngôi nhà lũ cuốn trôi hoàn toàn; 19 trường, điểm trường bị thiệt hại, ảnh hưởng; gần 4.000 mét kênh mương bị thiệt hại; 19 cầu, cống bị trôi và phá hủy; 27 cột điện cao thế, trung thế và hạ thế bị đổ, gãy; nhiều nhà văn hóa, công trình phụ trợ bị hư hỏng. Nhiều diện tích hoa màu, ao hồ nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại nặng; 11 tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng nặng với chiều dài hơn l00km; nhiều

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 41

xóm, bản bị cô lập với các khu trung tâm xã... ước tính thiệt hại khoảng 600 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, lãnh đạo huyện Phù Yên đã có mặt tại các điểm bị thiệt hại để kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn, huy động các lực lượng tại chỗ như công an, bộ đội... xuống hiện trường ứng cứu, di chuyển người bị thương và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn. Đồng thời, phong tỏa các tuyến đường bị sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Lường Văn Thắng, Phó trưởng Công an huyện Phù Yên cho biết, ngay thời điểm xảy ra mưa lũ lớn trên diện rộng, Ban Chỉ huy Công an huyện Phù Yên đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ, tham gia cứu người, di chuyển tài sản giúp nhân dân tại các điểm sạt lở, ngập lụt. Công an huyện chỉ đạo lực lượng công an phụ trách xã và 737 đồng chí công an xã tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, cùng với lực lượng công an huyện khắc phục hậu quả sau mưa lũ, vận động nhân dân di chuyển đến nơi an toàn. Ngoài công tác cứu hộ, công an huyện chủ động nắm tình hình, ổn định tư tưởng người dân tại các xã, bản bị mưa lũ cô lập. Đồng thời huy động tối đa phương tiện của các doanh nghiệp cầu đường để thông tuyến, phục vụ các phương tiện tham gia giao thông và các đoàn đến cứu trợ, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Dù trận lũ lịch sử khoảng 60 năm qua mới xuất hiện và công tác khắc phục hậu quả đã được các lực lượng khẩn trương thực hiện, nhưng thời điểm chúng tôi đến các xã bị ảnh hưởng thì hậu quả mà mưa lũ để lại vẫn khá nặng nề. Một số tuyến đường vẫn bị sạt lở lớn, chưa thể đi lại bằng xe máy. Nhiều cây cầu bị đứt rời tới cả chục mét vẫn chưa thể kết nối lại. Nhiều ao, hồ, mương, đập cạn trơ tới đáy. Nhiều đồng ruộng và khu nuôi thủy, hải sản chỉ còn là bãi đất không...

Tới thăm gia đình nạn nhân Lường Thị Huấn, chúng tôi cảm thấy sự mất mát như vừa mới hôm qua. Trước ngày xảy ra trận mưa lũ này, con đường đi vào nhà chị Huấn vốn bình yên là thế. Vậy mà kể từ đó đến nay, con đường này đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân nơi đây. Đường sá ngổn ngang bùn đất. Nhiều đoạn vẫn đứt rời, sâu hoắm tới cả chục mét. Nước lũ dâng lên khiến các thân cây vẫn nhuộm nguyên màu vàng của bùn đất. Đứng bên bàn thờ khói hương nghi ngút, anh Lò Văn Đa (chồng chị Huấn) nước mắt lưng tròng. Dường như anh vẫn không muốn tin vợ mình đã ra đi mãi mãi. Anh kể, đêm 10 rạng sáng 11/10, do lượng mưa lũ lớn cả đêm khiến một con đập ở địa bàn xã bị vỡ nên nước dâng cao một vũng, ngập đường đi tới hơn 1 mét. “Khoảng 3h sáng, vợ chồng tôi sang nhà anh trai ở gần đó giúp vận chuyển giúp đồ đạc và người về nhà mình vì nhà anh ấy bị nước lũ tràn hết vào. Sau khi giúp gia đình người anh vận chuyển tài sản và người lên tầng 2 nhà mình an toàn đã hơn 5h sáng. Tôi mệt quá nên nằm thiếp đi ở tầng 2. Nghe tiếng vợ nói ở dưới bếp tầng có 2 chiếc nồi quân dụng bị nước đang cuốn trôi, tôi bảo mệt không dậy được nên cô ấy tự xuống tầng 1 lội nước cao ngang thân người để nhặt nồi. Khoảng 20 phút sau, tôi mở mắt thì thấy chiếc nồi cơm điện của gia đình nổi lềnh phềnh trên mặt nước ở khu bếp nên lội nước xuống để nhặt. Nhưng khi tôi chưa kịp đặt tay vào nồi cơm thì hoảng hồn khi nhìn thấy cô ấy bị một tảng đá to như cái giường đè lên, thi thể ép chặt vào phía tường ngoài bếp”, anh Đa vừa khóc vừa nhớ lại. Được biết gia đình anh Đa có hoàn cảnh khó khăn. Anh chị có 3 người con, 2 con gái đầu đã lấy chồng. Người con trai duy nhất đang làm công nhân ở tỉnh Thanh Hóa. Đêm xảy ra mưa lũ chỉ có vợ chồng anh ở nhà. Trước đây, anh Đa đã từng tham gia quân ngũ. Trở về địa phương, anh gắn bó với nghề nông để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên do không có nghề gì thêm ngoài đồng ruộng nên thu nhập chỉ tạm đủ duy trì cuộc sống.

Sau khi chia sẻ nỗi đau với anh Đa và gia đình, chúng tôi tới thăm gia đình anh Lò Văn Bắc (sinh năm 1990, trú tại xóm Na Rì 1, xã Huy Hạ). Tuy còn trẻ nhưng anh Bắc mồ côi cả bố lẫn mẹ. Sau khi lập gia đình được một thời gian và có con thì vợ chồng anh chia tay. Không có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 20 năm 2017 42

việc làm ổn định nên hoàn cảnh gia đình anh Bắc gặp nhiều khó khăn. Cháu bé về sống với mẹ ở nhà bà ngoại. Trận mưa lũ đêm 10 rạng sáng 11/10 đã cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà của anh Bắc, nhưng rất may anh đã kịp thoát ra ngoài trước khi dòng nước ào ào lao tới cuốn phăng ngôi nhà. Sau khi mất nhà, anh Bắc phải đi ở nhờ nhà người quen. Hiện tại được sự hỗ trợ của huyện Phù Yên số tiền 20 triệu đồng, anh Bắc vay mượn thêm người thân để dựng lại ngôi nhà đã mất.

Tận tay trao món quà nghĩa tình của báo Công an nhân dân và Agribank tới các gia đình có người chết, bị thương và các gia đình bị thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản do mưa lũ, Thượng tá Đặng Huyền, Phó trưởng ban phụ trách Ban An ninh thế giới (báo Công an nhân dân) sẻ chia nỗi đau với các gia đình và mong họ sớm vượt qua nỗi đau, mất mát này để ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. “Món quà của báo Công an nhân dân và Agribank tuy không nhiều nhưng đây là tình cảm của chúng tôi với mong muốn góp phần động viên các gia đình trong lúc khó khăn này”, Thượng tá Đặng Huyền chia sẻ. Chia tay các gia đình bị thiệt hại tại huyện Phù Yên, chúng tôi tiếp tục đến với các gia đình có người chết do mưa lũ ở huyện Vân Hồ để thăm hỏi, động viên và sẻ chia nỗi đau với thân nhân họ.