26
MỤC LỤC I. Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự .. 2 1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ..... 2 2. Ý nghĩa của thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ... 4 II. Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ........................................ 4 1. Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra ........ 4 2. Thẩm quyền khởi tố của Viện kiểm sát ........... 9 3. Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử ....... 10 4. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác được giao tiến hành hoạt động điều tra. ........................................ 10 III. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ....................................... 13 TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1

Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong bộ môn luật tố tụng hình sự

Citation preview

Page 1: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

MỤC LỤC

I. Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự......................................2

1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự...............................................2

2. Ý nghĩa của thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự............................................4

II. Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.............4

1. Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra....................................................4

2. Thẩm quyền khởi tố của Viện kiểm sát........................................................9

3. Thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử .................................................10

4. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác được giao tiến hành hoạt động

điều tra............................................................................................................10

III. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự........13

THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1

Page 2: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Quá trình giải quyết một vụ án hình sự là một quá trình đòi hỏi các yêu cầu

khắt khe về thủ tục tố tụng, không giống như giải quyết một vụ việc dân sự,

kinh tế, lao động hay hành chính. Quá trình này có sự tham gia của nhiều cơ

quan và người tiến hành tố tụng khác nhau, nên thẩm quyền của các chủ thể này

cũng khác nhau từ lúc khởi tố vụ án cho đến giai đoạn xét xử vụ án. Quá trình

này được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng như sau: Giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự, giai đoạn truy tố và giai đoạn

xét xử vụ án hình sự.

Có thể nói, giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn rất quan trọng của vụ án

chính là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, “Với tính chất là một giai đoạn độc lập

và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng

thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật

chất) và pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự”. Đây là

giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu

hiệu của tội phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết

định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền

cho chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ

án hình sự là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ

án. Nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy

định của pháp luật hiện hành qua đó phát hiện ra những điểm chưa được và

hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý,

giúpchúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.

I. Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:

1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của

các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định,

khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền làm phát

sinh quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng là

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2

Page 3: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

tiền đề cho quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện tội

phạm.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn mà pháp luật quy định cho

những chủ thể nhất định được ra quyết định (thực hiện hành vi tố tụng) sau khi

xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội

phạm cụ thể được quy định trong BLHS nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng,

mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự

thật khách quan về sự kiện đó.

Tại Điều 13 BLTTHS 2003 về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

quy định: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố

vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm

và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình

tự do Bộ luật này quy định”. Tiếp theo, khoản 1 Điều 104 của BLTTHS

quyđịnh: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát

khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội

phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.

Như vậy, theo quy định của BLTTHS 2003, chủ thể có thẩm quyền khởi tố

vụ án hình sự khá rộng, gồm: Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Tòa án thông qua

Hội đồng xét xử. Với ý nghĩa đấu tranh phòng, chống và kịp thời phát hiện tội

phạm, việc BLTTHS 2003 quy định như vậy là nhằm tránh bỏ sót tội phạm. Khi

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động điều tra, truy tố không phát

hiện được tội phạm, thì đến giai đoạn xét xử tại Tòa án, thông qua việc xét hỏi,

tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phát hiện được “tội phạm mới” hoặc

“người phạm tội mới” sẽ có thẩm quyền khởi tố vụ án.

2. Ý nghĩa của thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3

Page 4: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình giải

quyết vụ án. Đây là tiền đề, cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Việc xác

định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng mang một ý nghĩa vô cùng quan

trọng.

-Pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định có thẩm quyền khởi tố

nhằm mục đích: Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phát

hiện dấu hiệu của tội phạm thì chủ thể có thẩm quyền này sẽ được ra quyết định

khởi tố vụ án, để phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội và người phạm

tội.

-Quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hihf sự rõ ràng sẽ làm giảm đi tình trạng

chồng chéo trong thẩm quyền khởi tố vụ án giữa các chủ thế.

II. Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

(BLTTHS) 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự(PLTCDTHS) 2004 sửa

đổi và bổ sung 2009, theo đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố hình sự gồm: Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ

điều tra.

1. Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra.

CQDT khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền của

mình, cụ thể như sau:

a. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân

Theo khoản 1, điều 104 và khoản 1 điều 110 BLTTHS: CQĐT trong Công

an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả

các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình và thuộc thẩm quyền xét xử

của Tòa án nhân dân, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT

trong Quân đội nhân dân và CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xuất phát từ nguyên tắc chung, CQĐT cấp nào thì sẽ khởi tố những vụ án

thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó, BLTTHS hiện hành đã có sự phân

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4

Page 5: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

định tương đối rõ ràng thẩm quyền khởi tố vụ án của các CQĐT trong Công an

nhân dân. Theo quy định tại điều 11 PLTCDTHS, thẩm quyền của cơ quan cảnh

sát điều tra trong Công an nhân dân như sau:

Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an nhân dân

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án

hình sự về các tội quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII

của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân

cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Viện kiểm sát

nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được tổ chức ở ba cấp:

Cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ công an.

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện khởi tố vụ án hình sự về các

tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp

huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKS

nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.

Đây là điểm mới trong quy định của BLTT và PLTCĐTHS so với quy định

trong các văn bản pháp luật trước đây. Trước đây theo quy định tại điều 8 và

điều 9 PLTCĐTHS, thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an

cấp huyện chỉ được điều tra, xét xử đối với tội phạm mà BLHS quy định hình

phạt từ 7 năm tù trở xuống. Hiện nay, theo quy định tại điều 170 BLTTHS

2003, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm ít nghiêm

trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất

khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống. Do vậy PLTCĐTHS hiện hành quy

định CQĐT cấp huyện có thẩm quyền khởi tố, điều tra tương ứng với thẩm

quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về

các tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 5

Page 6: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

-Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ

quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân

Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền khởi tố vụ án

hình sự về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hòa

bình , chống loài người, tội phạm chiến tranh và các tội phạm quy định tại các

điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của

BLHS.

BLTTHS 1988 chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan An ninh

điều tra trong Công an nhân dân nên trong thực tiễn đã dẫn đến việc tranh chấp

về thẩm quyền. BLTTHS 2003 đã khắc phục những hạn chế này bằng việc quy

định rõ thẩm quyền trong nội bộ CQĐT các cấp, các ngành nhằm hạn chế bớt

việc vi phạm thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng,

b. CQĐT trong Quân đội nhân dân

Các quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền khởi tố của các CQĐT

trong Quân đội nhân dân có một số điểm khác biệt so với quy định về thẩm

quyền khởi tố của CQĐT trong các ngành khác đó là đối tượng phạm tội thuộc

thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm:

-Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị

trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến

đấu, dẫn quân…

-Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội liên quan đến bí

mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6

Page 7: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

CQDDT trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối

với tất cả các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình và thuộc thẩm

quyền xét xử của Tòa án quân sự, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra

của CQĐT của Viện kiểm sát.

Việc phân cấp các CQĐT trong Quân đội nhân dân, theo quy định tại điều 15

PLTCĐTHS 2003 thì:

1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội

phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật

hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu

vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm

sát quân sự trung ương.

2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình

sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc

thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội

phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng

xét thấy cần trực tiếp điều tra.

3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về

những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của

Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp

điều tra.

Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân khởi tố những tội phạm

được quy định tại các Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Khi các tội

phạm đó thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự các cấp, cụ thể:

1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án

hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật

hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân

khu và tương đương.

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 7

Page 8: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về

những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của

Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp

điều tra.

c. CQĐT của VKS

CQĐT của VKS có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm

xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư

pháp.

Tương tự như các CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân,

CQĐT của VKS cũng có thẩm quyền khởi tố căn cứ vào thẩm quyền xét xử của

Tòa án. Theo điều 18 PLTCĐTHS:

1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự

về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ

thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của

Toà án nhân dân.

2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình

sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc

thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

Trước đây, điều 18 PLTCĐTHS 1989 quy định CQĐT của VKS có thẩm

quyền khởi tố đối với các chủ thể thực hiện tội phạm có thể là cán bộ tư pháp

hoặc những người khác. Quy định này đã được sửa đổi, điều 18 PLTCĐTHS

2004 quy định thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc VKS hẹp hơn, đó là chỉ

khởi tố vụ án hình sự về một số loại tội phạm hoạt động tư pháp với điều kiện

người phạm tội là cán bộ trong cơ quan tư pháp mà không phải bất kì ai. Quy

định hư vậy nhằm đảm bảo cho việc khởi tố vụ án được kịp thời, chính xác

khách quan tạo điều kiện cho VKS có thời gian tập trung làm tốt chức năng

công tố và kiểm sát tư pháp.

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 8

Page 9: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

2. Thẩm quyền khởi tố của Viện kiểm sát. 

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS được quy định tại khoản 2 điều

36, khoản 1 điều 104, khoản 1 điều 112 BLTTHS 2003 ngoài ra thẩm quyền

khởi tố vụ án hình sự của VKS còn được quy định tại khoản 1 điều 13 của luật

tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

Theo quy định tại khoản 1 điều 104 và khoản 1 điều 109 BLTTHS, VKS có

quyền khởi tố vụ án trong hai trường hợp:

-Khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để hủy quyết định không khởi tố

vụ án của CQĐT, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng

Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đây là trường hợp mà

quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này không đúng với

quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự tại điều 107 BLTTHS 2003.Việc quy

định thẩm quyền khởi tố như vậy là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với chức năng

kiểm sát.

-Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố

vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm

hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Theo quy định tại điều 87 BLTTHS 1988, khi xác định được dấu hiệu tội

phạm thì CQĐT, VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Với quy định này thì

phạm vi của CQĐT và VKS là như nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng việc khởi

tố vụ án bọ chồng chéo, làm giảm hiệu quả của công tác thực hành quyền công

tố và kiểm sát tư pháp của VKS. Khắc phục tình trạng này, BLTTHS 2003 thu

hẹp phạm vi khởi tố vụ án hình sự của VKS nhằm đảm bảo cho VKS tập trung

thực hiện đúng chức năng chính của mình.

3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử

Theo quy định tại khoản 1 điều 104 BLTTHS 2003, thẩm quyền khởi tố vụ

án hình sự của Hội đồng xét xử mang tính lựa chọn. Hội đồng xét xử ra quyết

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 9

Page 10: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại

phiên tòa mà phát hiện được người phạm tội mới cần phải điều tra.

Tội phạm mới là hành vi phạm tội mới được phát hiện và chưa bị khởi tố vụ

án hình sự. Người phạm tội mới là người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc cũng

có thể là đồng phạm trong vụ án đã bị khởi tố. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử nếu có căn cứ cho rằng bị cáo có đồng phạm khác thì thẩm phán được

phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo

điều 179 BLTTHS 2003.

Khi phát hiện người phạm tội mới hoặc tội phạm mới tại phiên tòa thì không

phải mọi trường hợp đều Hội đồng xét xử đều khởi tố vụ án hình sự. Nếu những

điều đó có liên quan đến vụ án đang xét xử, không thể tách thành vụ án độc lập

thì giải quyết trong cùng 1 vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện thì Hội

đồng xét xử có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vậy, những tội

phạm mới hoặc người phạm tội mới mà Hội đồng xét xử quyết định khởi tố là

những tội, những người không liên quan đến vụ án đang xét xử hoặc có thể tách

ra thành vụ án độc lập.

4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao

nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

a. Bộ đội biên phòng

Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình

mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154,

172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274

và 275 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển,

hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì những người

quy định tại khoản 2 Điều này có quyền:

-Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,

chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,

khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 10

Page 11: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ

luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát

có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố

vụ án.

-Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,

khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn

ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực

hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt

khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra

có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

b. Hải quan

Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình

mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự

thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông

quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,

chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy

lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến

vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan,

trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều

tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển

hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể

từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

-Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,

lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 11

Page 12: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan,

chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy

ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

c. Kiểm lâm

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình

mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của

Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm

lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:

-Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,

chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,

khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần

thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ

luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát

có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố

vụ án;

-Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,

khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ

quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định

khởi tố vụ án.

d. Cảnh sát biển

Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh

vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các

điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232,

236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục

địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 12

Page 13: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

quản lý thì Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng

và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền:

-Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,

chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,

khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần

thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ

luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát

có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố

vụ án.

-Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,

tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và

bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án

cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra

quyết định khởi tố vụ án.

III. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Nhìn chung các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

được quy định trong BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004 là tương đối đầy đủ.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số điểm mà theo em là càn phải thay đổi, bổ

sung để phù hợp hơn khi áp dụng và thực tiễn cuộc sống.

1. Sửa đổi về thời gian về việc xác minh tin báo, khởi tố vụ án hình sự có

nhiều tình tiết phức tạp.

Khoản 2 Điều 103 quy đinh: “Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày

nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra

trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết

định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.”

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi

tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 13

Page 14: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai

tháng.”

Luật quy định như vậy là trong trường hợp việc xác định tố giác và tin báo

về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp… thì sau hơn 20 ngày tới 60 ngày cần

phải giải quyết tố giác, điều này là vô cùng khó khăn cho các cơ quan có thẩm

quyền vì thời hạn như vậy là tương đối ngắn để xác minh. Việc khởi tố vụ án

hình sự cần phải được tiến hành nhanh chóng nhưng nếu không đủ thời gian để

xác minh những vụ điều tra liên quan đến nhiều người, phải xác minh tại nhiều

thời điểm khác nhau, tại nhiều địa điểm khác nhau mà quá thời gian quy định sẽ

dẫn tới 2 tình trạng: thứ nhất là: Không khởi tố dù vụ án đó thực sự cần phải

khởi tố hình sự vì chưa đủ chứng cứ. Và thứ hai là khởi tố nhưng sẽ bỏ sót tội

phạm. Điều này sẽ làm tăng số bản án phải trả lại hồ sơ để điều tra bố sung theo

Điều 168 và Điều 179 tổng thời gian điều tra lúc này sẽ nhiều hơn cũng như khó

khăn hơn khi nhận được tin báo ban đầu vì những tội phạm khác đã cố gắng xoá

bỏ dấu vết.

Từ những lập luận trên khoản 2 Điều 103 BLTTHS nên sửa đổi như sau

Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi

tố

-Giữ nguyên

-Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội

phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình

phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định

không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội

phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác

minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài

hơn, nhưng không quá bốn tháng..

-Giữ nguyên

-Giữ nguyên

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 14

Page 15: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

2. Sửa đổi, bổ sung về quy định của BLTTHS theo hướng bỏ thẩm quyền

khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử.

Trong thực tế, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng

xét xử hầu như không thể thực hiện vì các lý do sau:

-Hội đồng xét xử không đủ điều kiện kỉêm tra, xác minh các thông tin về tội

phạm. Bởi vì để khởi tố vụ án hình sự cần có quá trình xác minh, kiểm tra các

tình tiết liên quan đến việc phát hiện tội phạm, về điều này thì hội thẩm gần như

không thể làm được vì không có chuyên môn và đội ngũ cán bộ đủ lớn. Như các

cơ quan có thẩm quyền khác

-Chức năng chính của hội đồng xét xử là xét xử, vì vậy các thông tin về tội

phạm và người phạm tội mới diễn ra tại phiên toà được phản ánh qua lời khai

của người tham gia tố tụng, tù việc xem xét, đánh giá tài liệu có trong hồ sơ…

Dù biết nhưng không đủ chứng cứ thì cũng không thể khởi tố vụ án hình sự.

-Việc Hội đồng xét xử phát hiện cũng không thể tiến hành điều tra những

hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ ngay được. Do vậy, quyết định phải gửi

cho VKS để VKS xem xét ra quyết định việc điều tra. Trong trường hợp xét

thấy quyết định trên không có căn cứ thì VKS kháng nghị lên Toà án cấp trên.

Việc này gây tốn kém về thời gian cũng có thể gây khó khăn cho việc điều tra

thu thập chứng cứ. Vì vậy, nên bỏ quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình

sự của Hội đồng xét xử. Điều này sẽ giúp Hội đồng xét xử tập trung hơn trong

công tác xét xử, mặt khác nếu phát hiện thấy tội phạm mới hoặc người phạm tội

mới cần phải điều tra thì, Hội đồng xét xử làm văn bản yêu cầu VKS khởi tố vụ

án hình sự.

Từ những lập luận trên khoản 2 Điều 104 BLTTHS nên sửa đổi như sau

Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

-Giữ nguyên

-Giữ nguyên

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 15

Page 16: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

-Trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm

hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, Hội đồng xét xử yêu cầu VKS ra

quyết định khởi tố vụ án.

- Giữ nguyên

- Giữ nguyên

3. Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS về căn cứ không được khởi tố

vụ án hình sự.

Việc quy định hành vi không cấu thành tội phạm trong luật hình sự đã bao

gồm cả trường hợp người phạm tội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình

sự.Hành vi không cấu thành tội phạm khi thiếu một trong bốn yêu tố: Khách

thể, chủ thế, mặt khách quan và mặt chủ quan. Vì chủ thể của tội phạm phải đạt

được hai dấu hiệu: dấu hiệu về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt tới độ

tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm

cho xã hội mà vẫn chưa tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì hành vi của họ

không thể gọi là cấu thành tội phạm và điều này đã được quy định tại khoản2

Điều 107 nên quy định thêm tại khoản 4 Điều 107 “Người thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” sẽ là không cần

thiết.

Từ những lập luận trên khoản 2 Điều 104 BLTTHS nên sửa đổi như sau

Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

-Không có sự việc phạm tội;

-Hành vi không cấu thành tội phạm;

-Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ

án có hiệu lực pháp luật;

-Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

-Tội phạm đã được đại xá;

-Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần

tái thẩm đối với người khác.

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 16

Page 17: Thẩm Quyền Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

TỐ TỤNG HÌNH SỰ 17