Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    1/127

     

    BÍ QUYẾT TỨC KHẮC KHAI NGỘ HIỆN ĐỜI GIẢI THOÁT 

    Vấn Đáp : Quyển 2 

    Thanh Hải Vô Thượng Sư  

    16

    THUYẾT PHÁP TẠI TRUNG TÂM GIẢI TRÍ LAO ĐỘNG 

    Đài Nam , Ngày 22 Tháng 4 Năm 1988 

    VẤN : Lúc ngồi thiền nên nhắm mắt hay mở mắt ? 

    ĐÁP : Những người mới ngồi thiền nên nhắm mắt . Không phải chỉ những người mới học cần phải nhắm mắt , thành Phật rồi lúc ngồi thiền vẫn cần phải nhắm mắt . Tu hành giỏi dù khôngnhắm mắt , cũng nhìn thấy được cảnh giới .

    Đồng tu của chúng tôi có một người làm nghề lái Taxi tu hành rất giỏi , dù mở mắt lúc lái xevẫn có thể nhìn thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc mà không gây ra tai nạn . Nhưngnhững người vừa mới tu hành , tốt nhất nên nhắm mắt . Sư Phụ nghĩ rằng tốt hơn là Sư Phụkhông nên nói nữa , để tránh gây nên phiền phức , vì phần đông người khác dạy không nênnhắm mắt , lát nữa đây Sư Phụ sẽ có chuyện . Quý vị có muốn Sư Phụ giảng tiếp ? (Mọi ngườiđáp : "Muốn", rồi vỗ tay thỉnh cầu). Được , như vậy Sư Phụ phải nói , nếu như có người tráchSư Phụ , đó là lỗi của quý vị (Mọi người cười). 

    Tại sao phải nhắm mắt ? Trong Lục Tổ Đàn Kinh có giảng : "Ngoại ly tướng là thiền , nội bất

    loạn là định". Muốn rời xa ngoại tướng , ngũ căn của chúng ta cần phải đóng lại . Nếu mắt củachúng ta mở một nửa , thì chúng ta vẫn còn nhìn thấy chân của người khác cử động không hoặcnhìn thấy mũi của chính mình phải không ? Lỡ như có một người con gái , mặc quần áo hở hang bước ra , quý vị nhìn thấy rồi , tâm không thể nào định trở lại , có phải vậy không ? (Mọi ngườivỗ tay). Như vậy là không thể rời xa ngoại tướng , cho nên ngồi thiền tốt nhất là cần phải nhắmmắt . 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    2/127

     Nhưng tại sao có rất nhiều pháp sư dạy người khác nên khép hờ mắt ? Bởi vì họ nghĩ rằng PhậtThích Ca Mâu Ni , Quán Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát , Phật Di Lặc ... đều làm như vậy .Họ đem Phật biến thành những chúng sanh kỳ quái , nhìn người bằng nửa con mắt (Mọi ngườicười). Phật không phải như vậy . Lúc chúng ta ngồi thiền , mắt của chúng ta tự nhiên mở một

    nửa , cho dù quý vị muốn nhắm lại , nhưng mắt vẫn cứ hướng lên trên , cũng giống như ngườivừa chết vậy . Lúc ngồi thiền cũng như lúc vãng sanh , những người tu hành chánh pháp , mỗingày ngồi thiền đều được vãng sanh , cho nên mắt của họ chỉ mở một nửa , để lộ ra phần màutrắng , nhìn vào không khác gì những người chết . Nhưng họ vẫn chưa chết , khi họ thiền xong ,họ trở lại . Chúng ta gọi hiện tượng này là sự vãng sanh , là Tiểu Niết Bàn . Đại Niết Bàn là saukhi chết , nhất đao lưỡng đoạn với thế giới này , vĩnh viễn không trở lại nữa . 

    Bình thường những bức họa của Phật Bồ Tát mà chúng ta thường nhìn thấy đều là lúc các Ngàiđang nhập định , mắt mở một nửa , chúng ta không hiểu , nên mới cho rằng Phật Bồ Tát cả ngàychỉ mở một nửa mắt . Nếu quý vị tu Pháp Môn Quán Âm thì sẽ biết , lúc đồng tu ngồi thiềnnhập định , mắt của họ cũng mở một nửa như Phật Bồ Tát vậy , không phải họ cố ý làm như vậy, nhưng lúc ngồi thiền tự nhiên mắt hướng lên trên , lúc họ nhập định , linh hồn họ đi ra , chonên biến thành một hình dáng như vậy . 

    Đại đa số các th ầy nhìn th ấ y m ắt của Phật mở một nửa , không hi ểu ý nghĩa thật sự , nên dạyhọc trò của họ mở nửa m ắt . Sư Phụ tuy hi ểu điều này , nhưng ít khi nói cho công chúng nghe .Hôm nay quý vị gạn ép Sư Phụ và mọi người lại mu ốn nghe , cho nên Sư Phụ phải nói . Sư Phụ v ốn chỉ giảng cho đệ tử nghe mà thôi , n ế u nói công khai ở bên ngoài , có khi khó tránh đượcxúc phạm đế n các vị th ầy khác . Đây là điều Sư Phụ không mu ốn , bởi vì Sư Phụ không thíchphá hoại phương pháp dạy d ỗ và thanh danh của họ . Bây giờ quý vị đều hi ểu r ồi , nhưng khi về nhà cũng không được phê bình người khác , không nên biện luận với th ầy của quý vị . Dù nhưth ế  nào , họ cũng là thầy của quý vị , họ r ấ t thành tâm dạy quý vị , họ bi ết điều gì thì dạy choquý vị điều ấ y , họ không c ố ý gạt quý vị , chỉ c ần chính quý vị bi ết là được r ồi . Mu ốn tu PhápMôn Quán Âm có th ể học với Sư Phụ , khi v ề nhà , âm th ầm tu không c ần phải rời xa th ầy củaquý vị , hoặc là phê bình phỉ báng họ (Mọi người v ỗ tay).

    VẤN : Các tôn giáo khi nói đến đắc đạo , có phải là thọ Tâm Ấn không ?

    ĐÁP : Cần phải thọ Tâm Ấn r ồi mới được k ể là đắc đạo , nhưng không phải tôn giáo nào cũngcó người đắc đạo , điều này c ần phải coi tôn giáo ấy có minh sư không ? Một người có th ể tintưởng Giê Su Ki Tô hoặc Phật Thích Ca Mâu Ni , nhưng nếu không có minh sư tại th ế  truy ềnpháp , ch ắc ch ắn một trăm phần trăm người ấ y không th ể đắc đạo . Từ xưa đế n nay mu ốn đắc

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    3/127

    đạo c ần phải có minh sư tại th ế  truy ền pháp , cho nên Phật B ồ Tát mới không ngừng hóa thânđế n th ế  giới Ta Bà này , n ế u không một mình Phật Thích Ca Mâu Ni đủ r ồi , Ngài chỉ c ần để lạikinh điển cho chúng ta đọc , không c ần phải có minh sư nữa ? Hoặc Giê Su Ki Tô đế n một l ần ,để lại Thánh Kinh là đủ r ồi , không c ần phải có Thánh Paul , Thánh Peter ... những người thừa

    k ế  Ngài .

    VẤN : Một đời giải thoát có phải là kh ẩu quy ế t của người tu hành không ? Điều này có gi ốngvới giáo ngoại biệt truy ền không ?

    ĐÁP : Không , ý nghĩa của giáo ngoại biệt truy ền là đạo chân chánh , giáo chân chánh khôngphải ở trong kinh điển của tôn giáo , không phải đọc kinh là có th ể đắc đạo , c ần phải tìm đượcminh sư , do minh sư truyền pháp , lực lượng của họ sẽ giúp đỡ chúng ta , cho nên nói giáongoại biệt truy ền . Minh sư sau khi dùng phương pháp giáo ngoại biệt truy ền , truy ền pháp cho

    chúng ta , chúng ta có th ể đạt được một đời giải thoát . Hai điều này có liên hệ với nhau ,nhưng ý nghĩa không giống nhau , hi ểu không ?

    Ý nghĩa của một đời giải thoát như sau : Đây là đời cu ối cùng của chúng ta tại th ế  giới Ta Bà này, đời cu ối cùng làm phàm phu , đời cu ối cùng bị nghiệp chướng luân h ồi sanh tử . Sau một vàinăm hoặc vài mươi năm sống tại th ế  , chúng ta sẽ vui vẻ ra đi , vĩnh viễn sẽ không trở v ề th ế  giới này để chịu kh ổ , ngoại trừ chúng ta tự nguyện đế n làm th ầy giáo hoặc làm giáo chủ , độ những người thân của chúng ta , bạn bè của chúng ta ...

    Giáo ngoại biệt truy ền là chỉ một vị minh sư , lúc họ truy ền pháp không phải xuyên qua kinhđiển , cũng không cần kinh điển , cũng không cần ngôn từ . Lúc họ hoàn toàn im lặng , chúng tamới đạt được pháp , nói càng nhi ều chúng ta càng không được gì cả . Nhưng họ cũng cần phảilên ti ế ng nói một chút , n ế u không ng ồi ở đây suốt hai ti ếng đồng h ồ , mọi người nhìn l ẫn nhau, r ồi sau đó lặng lẽ v ề nhà . Nhưng nế u quý vị thích , ngày mai chúng ta có th ể làm như vậy(Mọi người cười).

    VẤN : Phật là gì ? Ma là gì ?

    ĐÁP : Phật là một lực lượng , một đẳng c ấ p , một sự đắc đạo , một thứ trí huệ mà chúng ta cóth ể đạt được . Trước khi đạt được quả vị này , chúng ta là ma , đạt được r ồi chúng ta là Phật ,hi ểu không ? Bây giờ quý vị là ma hay là Phật ? (Mọi người v ỗ tay và Sư Phụ cười).

    VẤN : Mu ốn được khai ngộ có nh ất định phải xu ấ t gia không ?

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    4/127

    ĐÁP : Vừa r ồi giảng kinh Sư Phụ đã có nói qua rồi , không nh ất định phải xu ấ t gia . Tại sao hỏicâu này vậy ? Sư Phụ bi ế t quý vị mu ốn hỏi , nên Sư Phụ mới nói . Học trò của Sư Phụ ph ầnđông là cư sĩ tại gia , r ất ít người xu ất gia ; cũng không cần phải xu ấ t gia , lập gia đình rồi v ẫn cóth ể tu hành .

    VẤN : Con s ống g ần một nơi giế t gà vịt đã trên mười năm . Gần đây con đã bắt đầu mở lòng từ bi , c ầu Phật B ồ Tát sớm thay đổi hoàn cảnh của những người này để họ tránh tạo thêm nghiệp, nhưng thật là lùng , họ lại càng sát sanh nhi ều thêm . Bây giờ con cảm th ấ y thật bu ồn , khôngbi ế t phải làm sao ?

    ĐÁP : Quý vị không nên can thiệp vào nhân quả của người khác , Sư Phụ đã từng nói qua , c ầukh ẩn không có ích lợi nhi ều , chúng ta c ần phải thành Phật mới có ích lợi , đế n lúc ấ y chúng tamu ốn cứu người nào cũng được , không nên kh ẩn c ầu . Kh ẩn c ầu bi ểu lộ r ằng chúng ta v ẫn còn

    y ếu đuối , v ẫn còn ở trong hoàn cảnh bị động . Chúng ta c ần phải thành Phật , tự mình có lựclượng , sau đó cứu người khác được ngay , đợi họ vãng sanh r ồi thì d ẫn đi Tây Phương , nhưvậy đối với họ mới t ốt . N ế u từ sáng đế n t ối chỉ bi ế t khóc lóc c ầu kh ẩn thì không có ích lợi gì .N ếu như thật sự có ích lợi , thì đời đời ki ế p ki ế p có r ấ t nhi ều người kh ẩn c ầu mà tại sao th ế  giớiv ẫn còn đầy d ẫy những chúng sinh đau khổ ? Kh ẩn c ầu tuy có một chút công dụng , nhưngchúng ta ở trong vị th ế  r ấ t y ế u ớt , t ốt nh ấ t là chúng ta phải n ắm ngôi vị chủ động .

    Quý vị không nên để ý đế n những người gây nghiệp sát sanh ấ y , bởi vì trên th ế  giới này có r ấ t

    nhi ều người đau khổ , không phải chỉ cứu giúp những loài vật ấ y mà th ế  giới được vui vẻ , khaingộ , và giải thoát . Quý vị lúc này kh ẩn c ầu cho người sát sanh , mà không giúp đỡ cho nhữngngười lương thiện . Ngay cả những người lương thiện , nhi ều lúc nói chuyện đạo lý cũng khôngch ắc họ có th ể nghe lọt tai , hu ống chi những người hung ác ? Chúng ta c ầu xin Phật B ồ Tátgiúp đỡ những người lương thiện còn không được , thì làm sao giúp đỡ được những ngườihung ác ? Phật B ồ Tát không th ể giúp đỡ chúng sanh như lời chúng ta c ầu kh ẩn , n ếu được cácNgài đã làm rồi . Để Sư Phụ nói cho quý vị hay tại sao .

    Giả sử Phật B ồ Tát có th ể bi ế n cải được b ấ t cứ người nào , điều này cũng giống như cha mẹ 

    giúp con em của chúng ta làm bài vở ở nhà trường , làm xong r ồi giao cho th ầy giáo , tuy th ầygiáo nói : "Bài làm r ấ t giỏi", nhưng em bé đó học được điều gì không ? M ỗi tháng đem bằngthưởng v ề nhà cũng chẳng có ích lợi gì , em nhỏ v ẫn cứ ngu , không ti ế n bộ .

    Cho nên Phật B ồ Tát không th ể can thiệp vào nhân quả của người khác , trừ phi người ấ y b ằnglòng , c ầu xin Phật B ồ Tát giúp đỡ , Phật B ồ Tát mới có th ể can thiệp vào nhân quả của họ , hi ểu

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    5/127

    không ? Điều này bi ểu thị r ằng những người ấy đã được khai ngộ , họ tự nguyện đi tìm minh sư, tìm Phật tại th ế  , c ầu các Ngài giúp đỡ cho họ được li ễu thoát sanh tử , đế n lúc ấ y nhân duyêncủa họ đã thành thục r ồi , học xong bài vở của họ , đã chịu sự đau khổ của chúng sanh đủ r ồi vàmu ốn được một đời giải thoát , thì Phật B ồ Tát mới giúp đỡ .

    Quý vị thường hỏi Sư Phụ làm sao gánh vác nghiệp chướng của người khác ? Hoặc làm sao cóth ể giúp đỡ rửa sạch nghiệp chướng của người khác ? Lý do là vì họ tự tâm nguyện đế n , họ đãđược t ốt nghiệp r ồi , có hi ểu ý của Sư Phụ không ? Chúng ta không th ể h ối hả đi nói với ngườikhác r ằng , ông bà c ần phải làm như thế  này , th ế  này . Các vị bác sĩ cũng như vậy , n ếu ngườita không thỉnh c ầu , họ cũng không thể đế n nhà một người nào đó gõ cửa r ồi nói : "Tôi là bác sĩ, anh có bệnh , ra đây mau để tôi giải ph ẩu", phải vậy không ? Cũng cùng một tình trạng đó ,Phật B ồ Tát không th ể can thiệp vào nhân quả của người khác , đợi đế n khi tự họ đế n kh ẩn c ầu, lúc ấ y mới hữu ích . Tại sao khi quý vị thọ Tâm Ấn với Sư Phụ thì nghiệp chướng của đời đời

    ki ế p ki ếp được tiêu trừ ? Bởi vì lúc ấ y quý vị tự bi ế t r ằng mình có bệnh , b ằng lòng để cho bácsĩ cứu quý vị , người ấy đương nhiên lập tức chữa bệnh cho quý vị , c ắt đi những ung nhọt trênthân th ể của quý vị , qua vài ngày thì quý vị được khoẻ mạnh , nghe hi ểu không ? (Mọi ngườinhiệt liệt v ỗ tay).

    VẤN : Pháp là gì ? Đạo là gì ?

    ĐÁP : Pháp tiế ng Phạn là Dharma , có nghĩa là đạo lý . Nhưng pháp gồm có hai thứ , một loại

    gọi là ngoại pháp , một loại là nội pháp . Ví dụ Phật Thích Ca Mâu Ni đi giảng kinh , Sư Phụ đigiảng kinh , hoặc một vị đại sư nào đó giảng kinh , những lời này đều là ngoại pháp . Nội pháplà chỉ cho chân pháp , chân pháp không phải đạo lý , không th ể nào nói ra được , chúng ta cóth ể nói "pháp khả pháp , phi thường pháp" gi ống như Lão Tử nói "Đạo khả đạo phi thườngđạo" vậy .

    "Đạo" r ất đơn thuần , không th ể nào nói ra được , n ế u quý vị hỏi Sư Phụ , đạo là gì ? Sư Phụ thật nói không ra , chỉ có th ển nói : "Đơn giản nh ất , đơn thuần nh ất là đạo , nhưng vạn năngnh ất cũng là đạo ; vĩ đại nh ất cũng là đạo , vi diệu nh ấ t , khiêm t ốn nh ất cũng là đạo . Đạo

    không th ể th ấy , cũng không thể nghe (b ằng tai b ằng m ắt phàm , chỉ có th ể cảm nhận b ằngđịnh lực), nhưng có lực lượng nh ấ t tức là đạo , đạo là t ấ t cả , nhưng đạo không là gì cả".

    VẤN : Thiên nhãn là gì ?

    ĐÁP : Thiên nhãn là mắt của thiên nhân , thiên nhân tức là thiên sứ . M ắt của chúng ta gọi là

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    6/127

    nhân nhãn . Có những người có được thiên nhãn có th ể nhìn th ấy thiên đàng , địa ngục , cũnggi ống như thiên sứ vậy . Chúng ta gọi những người này là có thiên nhãn . Thiên nhãn khôngphải là một con m ắt thịt , đó là mắt trí huệ dùng để th ấ y những cảnh vật ở siêu th ế  giới .

    VẤN : Nghe Sư Phụ nói lúc ng ồi thi ền đã đạt được cảnh giới của Phật , xin Sư Phụ khai thị những cảnh giới của Phật .

    ĐÁP : Đây là do quý vị nói , không phải Sư Phụ nói (mọi người v ỗ tay), Sư Phụ nói và nghe nóikhác nhau , quý vị nghe người khác nói điều gì , thì quý vị đi hỏi họ (Mọi người v ỗ tay). Cảnhgiới của Phật ch ẳng có gì cả , mọi người đều có th ể nhìn th ấ y , không phải chỉ riêng Sư Phụ màthôi . Sư Phụ không nói là có th ấ y hay không . Trong s ố đệ tử của Sư Phụ , r ấ t nhi ều người nhìnth ấy được cảnh giới Phật . Nhưng từ xưa đế n nay , những người tu hành chân chánh , khôngđem thể nghiệm của họ ra nói công khai . Tuy đệ tử của Sư Phụ có th ấy được r ấ t nhi ều cảnh

    giới , nhưng Sư Phụ không cho họ nói ra , thỉnh thoảng nói một chút , vì mu ốn khuy ế n khíchmọi người tu hành , để mọi người có lòng tin , chứ không phải vì mu ốn khoa trương thể nghiệm của mình , để người khác nhìn th ấ y cảnh giới của "ta" cao như thế  nào .

    Cho nên chúng ta không nên hỏi người khác có nhìn th ấ y cảnh giới không ? Hoặc là nhìn th ấ ycảnh giới gì . Chúng ta nghe họ nói pháp thì bi ết được cảnh giới của họ có cao không ? Tronglúc giảng kinh họ có được biện tài vô ngại không ? Có được tự tại không ? Vui vẻ hay không vuivẻ ? Ni ềm vui của người tu hành và ni ềm vui của những người phàm phu khác nhau , từ những

    điều trên chúng ta có th ể phán đoán và hiểu được cảnh giới của họ có cao không ? Còn nữa ,chúng ta nhìn th ấy hành động của họ gi ống như hành động của Phật B ồ Tát không , thí dụ họ có th ể giúp chúng ta khai ngộ , có th ể đưa chúng ta giải thoát , như vậy chúng ta sẽ bi ết đượccảnh giới của họ có cao không (Mọi người v ỗ tay).

    R ấ t nhi ều người có th ể miêu tả cảnh giới của Phật B ồ Tát , chỉ c ần đọc kinh là có th ể nói ra ,nhưng tấ t cả đều là "tôi nghe như thế  này ... th ế  này ...", nghe đế n bây giờ v ẫn chưa thấy được, chỉ "nghe" mà thôi . Ở Đài Loan có rấ t nhi ều người nói đế n cảnh giới của Phật , trong kinh A DiĐà cũng có nói đến , kinh Dược Sư Phật , kinh Hoa Nghiêm , kinh Địa Tạng Vương ... đều có nói

    đế n cảnh giới , tự mình không c ần tu , chỉ c ần đọc kinh điển sẽ th ấy được những th ể nghiệmcủa người khác nói ra . Nhưng những người nói kinh ấ y không ch ắc đã có được những năng lựcgì , hi ểu ý của Sư Phụ không ?

    VẤN : "Muôn việc đều không có gì tuyệt đối", như vậy làm sao chúng ta bình luận nó đúng haysai ?

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    7/127

     

    ĐÁP : Tại sao lại phải bình luận , bình luận để làm gì ? Quý vị rảnh r ỗi quá , tu hành không tu ,cứ một mực mu ốn bình luận chuyện thị phi . Xin l ỗi , Sư Phụ không có nghĩ đế n những điều này.

    VẤN : Làm th ế  nào để tiêu trừ ngã ch ấ p ?

    ĐÁP : Ngã chấ p r ấ t có ích lợi , đừng nên tiêu trừ nó (mọi người cười), n ế u tiêu trừ nó , chúng tasẽ không còn mu ốn ki ế m ti ền , mà bi ến thành người kỳ quái , gi ống như Sư Phụ vậy (Mọi ngườicười). Tiêu trừ ngã ch ấ p là chặn đường cu ối cùng , chúng ta c ần phải trang bị lực lượng trước ,có th ần thông , có lòng từ bị , bác ái của Phật B ồ Tát . Sau đó mới có th ể tiêu trừ ngã ch ấ p .Chúng ta s ống tại th ế  giới Ta Bà không th ể tiêu trừ h ế t ngã ch ấ p một trăm phần trăm , ít nhấ tphải để lại một ph ần trăm ngã chấ p mới có th ể s ống ở th ế  giới này , chúng ta mới còn mu ốn đi

    làm việc , mới có th ể giảng kinh , mới còn mu ốn đọc kinh , mu ốn ng ồi thi ền , mu ốn đạt đượcquả vị . N ếu như chúng ta không còn ngã ch ấ p thì lập tức vãng sanh ngay (Mọi người v ỗ tay).

    VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm đối với cuộc s ống trước m ắt có ích lợi gì ?

    ĐÁP :Đương nhiên có ích lợi , bởi vì nó không những giúp chúng ta giải thoát mà thôi , nó còngiúp tinh th ần chúng ta thoải mái , thân th ể khoẻ mạnh , giúp chúng ta hành xử trách nhiệmtrong xã hội của chúng ta một cách nhẹ nhàng nhưng chu đáo . Cho nên chúng ta gọi Pháp

    Môn Quán Âm là pháp môn Viên Thông . Một người tu hành , cho dù người ấ y chỉ tu pháp mônbình thường , cũng đã có lợi ích cho xã hội , hu ống chi là tu pháp môn của Phật ? Phật Thích CaMâu Ni nói chính Ngài cũng tu Pháp Môn Quán Âm . Ngài đối với xã hội có ích lợi không ? (Mọingười đáp : Có). Vậy còn hỏi gì nữa ? Ở Nhật B ổn có r ấ t nhi ều công ty , đưa công nhân của họ đế n những ngôi chùa dạy thi ền , họ học một khóa thi ền ng ắn hạn , giữ cho họ có kỷ luật , vàb ồi dưỡng thêm được một chút trí huệ , v ề sau làm việc càng có hiệu quả . Họ ch ẳng qua họcmột phương thức ng ồi thi ền bình thường nhỏ , ví dụ đếm hơn thở hoặc là kh ống ch ế  hô h ấ p ,hoặc là làm một chút Hatha Yoga , tịnh tọa vài mươi phút , chỉ như vậy mà đã có rấ t nhi ều lợiích . Bây giờ cả qu ốc t ế  đều bi ế t , có r ấ t nhi ều trường đại học qu ốc t ế  cũng dạy học sinh ng ồi

    thi ền như vậy .

    Đây chẳng qua là một chuyện tu hành nho nhỏ , m ỗi ngày vài mươi phút , chưa phải là mộtpháp môn chân chánh t ốt nh ất , cũng không cần ăn chay hoặc trì giới , mà đã có nhiều lợi íchnhư vậy . Quý vị nhìn th ấ y Nhật B ổn có phải là một qu ốc gia r ấ t giàu có không ? Bởi vì ph ầnđông họ đều học thi ền , đếm hơi thở , 1,2,3,4 ; tu pháp môn bình thường sơ bộ này , mà đã đạt

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    8/127

    được sự lợi ích lớn lao vậy . Ngoài ra có một vị Ấn Độ dạy Yoga , ông chỉ dạy một pháp mônthật bình thường , nhưng đã có rấ t nhi ều sinh viên đại học đế n học với ông , cũng đạt được r ấ tnhi ều lợi ích . Học những pháp môn bình thường đã tốt đẹp như vậy , hu ống chi học nhữngpháp môn của Phật , pháp môn một đời giải thoát , pháp môn đại trí huệ , pháp môn Ma Ha

    Bát Nhã Ba La Mật , làm sao lại không có hữu dụng cho xã hội ? Điều này thậm chí không c ầnphải hỏi .

    VẤN : Những người tu Pháp Môn Quán Âm , làm sao bi ết mình đã được cảnh giới "lai khứ tự như" ?

    ĐÁP :Đây là một câu hỏi kém thông minh , c ần phải có một câu trả lời cũng tương tự như vậy(Mọi người cười). Giả sử Sư Phụ đi Mỹ Qu ốc , Sư Phụ có bi ết mình đi Mỹ Qu ốc không ? Hiệngiờ Sư Phụ ở đây giảng kinh , Sư Phụ có bi ết mình đang giảng kinh không ? (Mọi người trả lời :

    Bi ế t). Một lát nữa Sư Phụ ra đi , Sư Phụ có bi ết mình đi không ? (Mọi người cười). Tu hànhcũng giống như vậy , mọi việc r ấ t rõ ràng .

    VẤN : Cách đây mấ y tháng mẹ của tôi qua đời , chúng tôi thỉnh pháp sư đế n niệm kinh siêu độ .Không đầy một trăm ngày , cha tôi cũng qua đời . Bây giờ người nhà không những không tinPhật Giáo , mà ngược lại còn phản đối việc thỉnh pháp sư siêu độ và đổi sang thỉnh đạo sĩ củaĐạo giáo , vậy phải làm sao ?

    ĐÁP : Nế u lực lượng cá nhân của quý vị đủ mạnh , thì quý vị có th ể thay đổi ý ki ế n của ngườinhà . N ế u s ố người phản đối trong gia đình nhiều , thì quý vị cứ thỉnh đạo sĩ đến cũng ch ẳngsao cả . Hai bên đều như nhau , đạo sĩ cũng tốt , pháp sư cũng tốt . Mời họ đế n ch ẳng qua làdựa vào phong tục truy ền th ống , linh h ồn không nh ất định được siêu sanh , cho nên thỉnh aiđến cũng như nhau , về điểm này Sư Phụ c ần phải nói thật .

    Thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ tụng kinh siêu độ là một thứ phong tục , từ trước lưu truyền chođế n ngày nay , bây giờ chúng ta ti ế p tục để tự an ủi mình . Đối với người đã qua đời , chúng tađã hế t sức giúp đỡ , nhưng họ có chịu siêu sanh hay không lại là một chuyện khác , điều này

    còn phải coi trong lúc họ còn s ống có làm được việc thiện gì không ? Một phương diện khác làcoi thử chúng ta có tu hành không , có tu hành mới có th ể giúp đỡ được họ . Một người tuhành , năm đời , thậm chí chín đời đều được thăng thiên . Cho nên chúng ta hãy sớm tu hành .Đây là phương thức t ốt nh ất để giúp đỡ người thân khi vãng sanh , chứ không phải mời mộtngười tu hành đế n và dựa vào lực lượng của họ , như vậy không đủ t ốt .

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    9/127

    Nhi ều người tuy thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ đế n tụng kinh , nhưng không tin rằng người thâncủa họ sẽ được vãng sanh , có phải như vậy không ?Cho nên trước mặt niệm Phật , phía sau đốt ti ền mã , đại khái là mu ốn h ối lộ Diêm Vương (Mọingười cười). N ếu như chúng ta thật sự tin tưởng việc thỉnh pháp sư Phật Giáo đế n niệm kinh ,

    có th ể đưa linh hồn của người quá c ố siêu sanh , chúng ta đã không cần phải h ối lộ DiêmVương , không cần phải đốt ti ền mã . Ti ền mã là dùng ở âm giới , ở th ế  giới của Phật không códùng những loại ti ền đó .

    Chúng ta thỉnh đạo sĩ hoặc pháp sư đến , nhưng chính mình cũng không tin tưởng , cho nênmời ai cũng vậy thôi . M ỗi l ần Sư Phụ nhìn th ấy gia đình nào có người qua đời thì gia đình ấ ythật là náo nhiệt ; một bên thỉnh người đế n tụng kinh niệm Phật , một bên đốt r ấ t nhi ều ti ềnmã cho linh h ồn của người qua đời , nhưng lại e sợ những qua quỷ khác đến cướp , nên đốtpháo để đuổi ma quỷ đi . Tuy là nhìn không thấy , cũng muốn đuổi họ đi , quý vị xem hành

    động như vậy có d ễ thương không ? Tốt nh ấ t là quý vị hãy mau tu hành , dùng lực lượng củachính quý vị để giúp đỡ người thân khi họ vãng sanh , không c ần phải mời người khác đế n siêuđộ .

    Hôm nay có người đế n báo với Sư Phụ , có đồng tu từ Đài Bắc điện thoại đế n cảm ơn Sư Phụ ,bởi vì có người đồng tu đã thọ Tâm Ấn , lúc vãng sanh họ không mời pháp sư đế n niệm kinh ,chỉ niệm danh hiệu của Sư Phụ và theo phương pháp của Sư Phụ đã dạy cho họ , mọi việc đềuy theo sự chỉ thị của Sư Phụ mà làm , vị đồng tu đã ra đi rấ t nhẹ nhàng và vui vẻ . Mặt mũi tốt

    tươi còn hơn lúc sanh tiền . Mọi người đều bi ết như vậy , cho nên r ấ t cảm ơn Sư Phụ . Họ không có kêu b ấ t cứ pháp sư nào đế n tụng kinh , k ế t quả linh h ồn cũng rấ t vui vẻ ra đi ; cóngười thỉnh r ấ t nhi ều pháp sư đế n , linh h ồn ngược lại ra đi thật đau khổ , cho nên quý vị cóth ể tự mình lựa chọn . Đây là sự thật .

    Mu ốn thật sự cứu thân nhân của quý vị c ần phải tu Pháp Môn Quan Âm . V ề điểm này Sư Phụ có th ể bảo chứng . Còn những pháp môn khác Sư Phụ không bảo chứng , dù quý vị có thỉnhbao nhiêu pháp sư , Sư Phụ cũng không thể bảo chứng , không th ể nói sẽ có ích lợi gì . N ếu SưPhụ phải nói sự thật , thì Sư Phụ nói thỉnh pháp sư cầu siêu ch ẳng có đem đế n lợi ích gì cả .

    Nhưng khi quý vị v ề nhà không nên đụng đâu nói đó (mọi người cười), bởi vì quý vị hỏi Sư Phụ , Sư Phụ phải trả lời , v ề nhà không nên nói lại với các vị pháp sư khác , quý vị mu ốn thỉnh phápsư thì cứ ti ế p tục thỉnh , đây là truyền th ống , cũng không có gì xấ u , có th ể bi ểu lộ lòng hi ế uthảo của quý vị để cho mọi người đều bi ế t , quý vị đã cố g ắng h ết mình để làm việc này . SưPhụ không mu ốn ngăn cản quý vị , mu ốn thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ tùy ý , Sư Phụ không mu ốnđập b ể chén cơm của người khác , hi ểu không ? C ần phải để cho họ có cơm ăn (Mọi người v ỗ 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    10/127

    tay).

    VẤN : Sư Phụ nói tu Pháp Môn Quán Âm có th ể tiêu trừ được r ấ t nhi ều nghiệp chướng , xin hỏisau khi nghiệp chướng tiêu trừ , chúng ta có th ể hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của nhân

    quả ?

    ĐÁP : Phải nhưng mà không phải . Sư Phụ trả lời phải là vì sau khi quý vị được truy ền Tâm Ấn ,những nghiệp chướng đời đời ki ế p ki ế p b ấ t khả tư nghị , vô lượng vô biên đều được rửa sạch ;trả lời không phải , vì định nghiệp không th ể rửa sạch . Định nghiệp là gì ? Là chỉ cái vận mạngtrong cuộc đời này đã được an bài . Ví dụ đời trước chúng ta gi ết người , thì trong đời nàychúng ta phải bị người gi ế t trở lại . C ần phải trả nợ cho đối phương , điều này chúng ta khôngth ể ngăn cản được , nhưng đây là đời cu ối cùng , v ề sau chúng ta không phải trở lại để chịu kh ổ nữa . N ếu không được truy ền Tâm Ấn , những người không tu Pháp Môn Quán Âm sẽ trở lại ,

    r ấ t có th ể sau khi ch ết đi , lên thiêng đàng hưởng thụ một thời gian , sau đó trở lại , bởi vìnghiệp chướng đời đời ki ế p ki ế p v ẫn còn chờ đợi họ , m ỗi l ần đế n họ sẽ trả một chút . Đôi khitrong đời này chúng ta thanh toán xong nghiệp chướng của những đời trước , nhưng đồng thờichúng ta lại ti ế p tục tạo những nghiệp chướng mới , những nghiệp chướng mới này lại đợichúng ta đế n ở trong những đời sau để thanh toán , hi ểu ý của Sư Phụ không ?Những người tu Pháp Môn Quán Âm đều mu ốn một đời giải thoát , cho nên Sư Phụ mới maumau giúp đỡ họ rửa sạch những nghiệp chướng đời đời ki ế p ki ế p và những nghiệp chướng mớitạo thành . Do đó nghiệp chuy ển r ất nhanh , đôi lúc quý vị bị nhức đầu chịu không n ổi , nhưng

    tu hành phải có dũng khí , không sợ nhân quả chuy ển quá nhanh , không sợ Sư Phụ la r ầy ,không sợ Sư Phụ khảo nghiệm , như vậy mới sớm được thành đạo .

    VẤN : Phàm phu tu hành , c ần phải lập chí thành Phật hay là trở thành Thượng Đế  , xin hỏi quả vị nào hay hơn ?

    ĐÁP : Quý vị mu ốn thành Phật thì thành Phật , mu ốn thành Thượng Đế  thì thành Thượng Đế  .Nhưng muốn thành Phật không phải là chuyện d ễ dàng , mu ốn thành Thượng Đế  cũng khôngphải là chuyện đơn giản . C ần phải được truy ền Tâm Ấn , tu hành Pháp Môn Quán Âm , sau đó

    mới có th ể quy ết định mu ốn thành quả vị nào . Nghiệp chướng của phàm phu còn nặng n ề nhưvậy , đời đời ki ế p ki ế p còn bị ràng buộc bởi nhân quả , bây giờ một bước cũng không thể ra đi .Cho nên đừng có mơ tưởng trở thành Phật , thành Thượng Đế  , cho dù chỉ mong mu ốn đượctrở lại thành người sau này cũng không đơn giản , hu ống chi là thành Phật .

    Ý nghĩa của Phật là gì ? Phật là minh sư , mặc dù trở thành minh sư nhưng họ v ẫn còn giữ 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    11/127

    những ph ẩm ch ấ t riêng của họ . Ví dụ có người thành Phật , giả sử nói người ấy là Pháp SưThanh Hải , chỉ giả sử mà thôi (mọi người cười), Ngài không bi ế n thành một người khác , Ngàiv ẫn là Thanh Hải , Ngài v ẫn còn cá tánh riêng của Ngài , trí huệ của Ngài , sự suy nghĩ của Ngàisẽ không gi ống sự suy nghĩ của người khác , cuộc s ống của Ngài không nh ất định phải gi ống

    cuộc s ống của Đức Thích Ca Mâu Ni hoặc là Lục T ổ Huệ Năng . Cho nên quý vị th ấy đời s ốngcủa Lão Tử khác với đời s ống của Phật Thích Ca Mâu Ni , Kh ổng Tử khác với Giê Su Ki Tô , cuộcs ống của Ngũ Tổ Hoàng Nh ẫn và Lục T ổ Huệ Năng cũng không giống nhau , nhưng họ đều lànhững Đại sư , họ có những ph ẩm ch ấ t riêng của họ . Chúng ta ở th ế  giới Ta Bà như thế  nào ,đế n khi thành Phật , v ẫn còn giữ những ph ẩm ch ấ t cá nhân của mình . Cho nên dù trở thànhPhật , nhưng những cá tánh này không h ề bị m ất đi , hiểu không ?Sau khi thành Phật , lực lượng bên trong sẽ gi ống như lực lượng của các vị Phật khác , nhưngph ẩm ch ấ t cá nhân của một người v ẫn hiện hữu . Giả sử quý vị đi đế n cảnh giới r ấ t cao , nhìnth ấ y Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật A Di Đà , quý vị li ền lập tức nhận ra , vị này là Phật A Di Đà ,

    vị kia là Phật Thích Ca Mâu Ni , hi ểu không ? Các Ngài đều có lực lượng của Phật nhưng cácNgài khác nhau . Sau khi thành Phật , chúng ta một mặt có th ể vô sở b ấ t tại , một mặt có th ể đồng nh ấ t th ể , cùng Thượng Đế  đồng nh ấ t th ể , nhưng chúng ta vẫn duy trì cá tánh riêng biệtcủa mình .

    Chúng ta có th ể hợp cùng Thượng Đế  , có th ể hi ểu rõ Ngài , nhưng chúng ta không thể trở thành Thượng Đế  , tại sao vậy ? Vì Thượng Đế  là 'Đạo', chúng ta không th ể bi ến thành 'Đạo'.'Đạo' không phải là đồ vật , cũng không phải là ph ẩm ch ấ t cá nhân của một người . Chúng ta

    v ốn đã có một hình dáng riêng r ồi , sau khi tu đạo , có th ể hòa với đạo , nhưng chúng ta vẫncòn giữ được những cá tánh nguyên bản của mình . N ế u chúng ta bi ến thành 'Đạo', thì chúngta sẽ trở lại sự h ỗn độn ban đầu của vũ trụ , không còn gì cả , như vậy có phải là l ỗ v ốn không ?(Mọi người cười). Quý vị có hi ểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người v ỗ tay). Sư Phụ dùng một thídụ đơn giản để chứng minh . Ví dụ em bé là do tinh huy ế t của cha mẹ tạo ra , sau khi trưởngthành , có th ể nó sẽ r ấ t gi ống cha mẹ của nó , làm cùng một công việc , có cùng một lực lượng ,nó có th ể trở thành cha mẹ , hi ểu rõ ý nghĩa làm cha mẹ , hi ểu bi ết được trách nhiệm và sự sanh thành dưỡng dục của cha mẹ , nhưng nó không thể trở lại thành tinh huy ế t của cha mẹ được . Tuy là nó từ cha mẹ sinh ra , nhưng bây giờ đã phân khai rồi , không th ể trở lại nguyên

    bản . Nó có th ể trưởng thành như cha mẹ , có th ể nói chuyện được như cha mẹ , thật sự hi ểurõ l ẫn nhau , khi cha mẹ nó vừa hé môi , nó đã hiểu được ngay họ mu ốn nói gì . Nó cũng rấ thi ế u thảo , có cùng một lý tưởng với cha mẹ , b ấ t luận họ nói điều gì nó cũng đồng ý , điều nàychúng ta gọi là đồng nh ấ t th ể . Nhưng lẽ t ấ t nhiên cha mẹ không th ể nào bi ến đứa con củamình thành chính mình , cũng không thể đem đứa nhỏ bỏ vào thân th ể của mình để bi ế n nóthành cùng một th ể với mình , có hi ểu ý của Sư Phụ không ? Cùng một ý như vậy , sau khi

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    12/127

    thành đạo , có th ể cùng Thượng Đế  đồng một th ể nhưng không có nghĩa trở thành Thượng Đế  .

    VẤN : Không có quy y với Sư Phụ , n ế u chỉ niệm danh Ngài thì có cảm ứng không ?

    ĐÁP : Có cảm ứng . Nhưng quý vị không nên ỷ lại vào người khác , c ần phải tự mình tu hành .Bởi vì quý vị niệm danh hiệu của Sư Phụ , chỉ có ích lợi cho quý vị thôi , n ế u cùng với Sư Phụ tuPháp Môn Quán Âm , thì năm đời , chín đời đều có lợi ích , sẽ được siêu sanh . Quý vị tu PhápMôn Quán Âm , đem sự ích lợi này phân phát cho xã hội và cho th ế  giới này . Cả vũ trụ đềuđược ánh sáng tình thương của quý vị chi ế u rọi , đó mới là mục đích cao cả thật sự . Không nêncả ngày chỉ bi ế t c ầu Sư Phụ giúp đỡ , vì lòng thành tâm c ầu kh ẩn của quý vị , Sư Phụ sẽ giúp ,nhưng rấ t ít hữu dụng , bởi vì không đạt được đại câu thông , hi ểu không ? Hôm nay nhữngngười đế n nghe kinh đều đã được truy ền Tâm Ấn , không phải quy y với Sư Phụ mới được

    truy ền Tâm Ấn , chỉ c ần quý vị thành tâm c ầu kh ẩn , Sư Phụ sẽ giúp , nhưng chỉ giúp được riêngcá nhân quý vị mà thôi , những người khác không được sự ích lợi , chúng sanh sẽ không nhậnđược sự ích lợi này của quý vị , hi ểu ý của Sư Phụ không ?Cho nên c ần phải có lý tưởng cao cả , chúng ta c ần phải tự mình tu hành , tự mình tạo nên lựclượng của chính mình , không những giúp đỡ được chính mình và bạn bè thân thuộc , mà còngiúp đỡ cả xã hội , qu ốc gia , th ế  giới , và thậm chí toàn vũ trụ , hi ểu không ? B ấ t cứ người nàothành tâm c ầu giúp đỡ , Sư Phụ đều giúp , Sư Phụ không bao giờ từ ch ối một ai , mặc dù có lúcb ề ngoài Sư Phụ nói không giúp , thực ra Sư Phụ giúp một cách âm th ầm . Sư Phụ giúp ai không

    phải mu ốn mọi người đều hay bi ế t , bởi vì quý vị hỏi , Sư Phụ mới nói thôi , Sư Phụ không cónói r ằng không được truy ền Tâm Ấn thì Sư Phụ không giúp , như vậy là không đúng .

    Sư Phụ không mu ốn quý vị chỉ dựa vào sự giúp đỡ của Sư Phụ , mà quý vị c ần phải tự tu hành ,như vậy có làm cho quý vị th ấ t vọng không ? Sư Phụ mu ốn khuyên quý vị c ần phải có lý tưởngcao quý , cùng với Sư Phu tu hành , Sư Phụ sẽ giúp quý vị mở m ắt trí huệ của chính mình , đemtài sản của chính mình ra sử dụng , khai mở lực lượng vạn năng của chính mình . Quý vị sẽ dùng không h ế t , có th ể phân phát cho những chúng sanh khác . Quý vị âm th ầm tu hành ,những người láng gi ềng xung quanh hoặc qu ốc gia của chúng ta đều được lợi ích , không c ần

    phải nói ra , nhưng người khác sẽ cảm nhận được sự lợi ích này từ quý vị . Đó mới thật sự làmục đích tối cao , mới thực sự là lòng từ bi , là lý tưởng cao cả của một bậc đại trượng phu(Mọi người v ỗ tay).

    VẤN : Phật chỉ độ những người có duyên , như vậy xin Sư Phụ cho bi ế t những người nào lànhững người không duyên , và tại sao Phật không độ họ ?

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    13/127

     

    ĐÁP : Không có duyên là chỉ những người khi quý vị vừa mở miệng họ đã không muốn nghe r ồi, nhưng quý vị cũng không khờ đế n n ỗ cứ ti ế p tục ép buộc họ khi mà họ không mu ốn tu hành ,phải vậy không ? Phàm phu chúng ta khi mu ốn nói chuyện , cũng biết tìm người t ốt làm bạn ,

    không phải bạ ai cũng nói . Lúc cần tâm sự những chuyện th ầm kín , nh ất định phải đi tìm tri kỷ , phải vậy không ? Phật B ồ Tát cũng vậy , phải có người thích nghe mới nói , đó là ý nghĩa của'có duyên', n ếu như đối phương không muốn nghe thì không nh ấ t thi ế t phải nói .

    VẤN : Thưa Sư Phụ , làm th ế  nào mới không ch ấ p vào cảnh giới không hoặc s ắc ?

    ĐÁP : Câu hỏi này cũng như gãi ngứa qua gi ầy . N ếu như chỉ đứng ngoài cửa réo gọi , khôngbước vào đương nhiên không biết ; bước vào thì sẽ bi ế t ngay bên trong có gì . Ví dụ Sư Phụ giảng kinh ở nơi đây , cửa mở và mọi người có th ể tự do bước vào , nhưng nế u quý vị không

    mu ốn , chỉ đứng ở bên ngoài hỏi : "Pháp Sư Thanh Hải là ai ? Cô ấy như th ế  nào ? Cô nói nhữnggì ? Tôi mu ốn bi ế t ngay ! Tôi mu ốn gặp ngay !" La l ối như vậy có ích lợi gì không ?Sư Phụ có một phương pháp rấ t giản dị là mời quý vị bước vào , lập tức có th ể khai ngộ ; lậptức có th ể hi ểu rõ những ngôn ngữ không th ể giải thích ấ y , hi ểu rõ những cảnh giới không th ể th ấy được b ằng m ắt thường và lại không th ể di ễn tả được b ằng ngôn ngữ . Những cảnh giới đón ế u bây giờ Sư Phụ nói cho đế n ngày mai , quý vị cũng không thể hi ểu , càng nói sẽ càng rời xađạo . Cho nên t ốt nh ấ t là không nói , bởi vì t ấ t cả chỉ là văn từ , thuộc v ề ngôn ngữ tr ống r ỗng .Thật sự khi đạt được những cảnh giới này thì không có gì đáng nói , những cảnh giới ấ y không

    th ể dùng lý luận mà hi ểu được .

    VẤN : Có phải tr ồng nhân nào thì nh ất định sẽ gặt quả  ấ y không ?

    ĐÁP : Vâng , nhưng có những pháp luật thuộc v ề siêu nhân quả cao đẳng , đó là pháp luật củatình thương , pháp luật của từ bi bác ái cũng chính là pháp luật của Phật . Phật đế n th ế  giới nàykhi mu ốn rửa nghiệp chướng của ai thì lập tức có th ể rửa sạch được , mu ốn tiêu trừ nhân quả của người nào thì lập tức có th ể tiêu trừ được ngay . Phật B ồ Tát dùng tình thương để rửa sạchnhân quả .

    Nhân quả thuộc v ề Th ế  Giới Thứ Nh ấ t và Th ế  Giới Thứ Hai ; đế n Th ế  Giới Thứ Ba thì không cònnhân quả nữa . Vượt qua tam giới thì vĩnh viễn sẽ không bi ế t nhân quả là gì . Những người đế ntừ ngoài Tam Giới , chúng ta gọi là Phật B ồ Tát , Thánh nhân , Đại Minh Sư , Người Đại Khai Ngộ ..., họ đều là siêu nhân quả . Nói th ế  không phải là họ đến nơi đây để làm chuyện x ấ u . Họ không th ể làm chuyện x ấu được , vì họ từ nơi tốt đẹp đế n . Ở nơi ấ y một chữ x ấu cũng không

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    14/127

    nghe th ấ y , hu ống chi là làm chuyện x ấ u ? Họ là siêu nhân quả , nhân quả đối với họ không cóích lợi gì , không có một chút giá trị gì , họ có th ể bi ế n chúng ta thành một người không cónhân quả , và đưa chúng ta đế n những th ế  giới siêu nhân quả sung sướng , đế n th ế  giới củaPhật .

    Lực lượng của Thánh ái , lực lượng của từ bi còn mạnh hơn nhân quả , nhân quả chỉ là mộtphương pháp nhỏ bé , dùng để duy trì và xử lý th ế  giới này để nó không bị đại loạn . Lực lượngcủa Phật B ồ Tát là b ấ t khả tư nghị , các Ngài ch ẳng quan hệ gì đế n nhân quả , các Ngài đi đi lạilại , không ai bi ết được các Ngài là ai ? Ví dụ một vị vua , đối với pháp luật qu ốc gia ông cóquy ền uy cao nh ấ t , ông mu ốn gi ế t ai thì gi ế t , không ai dám nói là ông gi ết người . Ông cóquy ền đi lại ung dung trong vương quốc của ông và không một ai dám hỏi ông điều gì , ngay cả nhìn còn không dám hu ống chi là hỏi ? Trước đây khi Quốc Vương đi ra ngoài thành , tấ t cả mọingười dân đều phải nhường đường , tránh sang một bên , m ắt không dám nhìn th ẳng vào vị 

    Vua , vì n ế u nhìn sẽ bị phạm tội . Cũng cùng một ý , nhân quả là thuộc v ề th ế  giới của ma , khiPhật B ồ Tát đến , ma cũng không dám nhìn các Ngài , huống chi là nói đế n quan hệ nhân quả ?Chúng ta có th ể lựa chọn , mu ốn đi theo nhân quả , hoặc là đi theo ái lực từ bi , n ếu đi theo áilực từ bi chúng ta sẽ không sợ hãi điều gì , chúng ta hoàn toàn trong sạch và không bị nhân quả ràng buộc .

    VẤN : Pháp Môn Quán Âm có phải là Chánh Pháp Nhãn Tạng không ?

    ĐÁP : Phải , cũng không phải . Chánh pháp nhãn tạng là mở thiên nhãn , mở trí huệ mà thôi .Pháp Môn Quán Âm thêm vào nhĩ căn , hiểu không ? Trong Kinh Lăng Nghiêm có giảng r ấ t rõràng , Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông . Chúng ta không những tu ĐạiPháp Nhãn Tạng , mà còn tu Quán Âm , hai thứ hợp lại . N ếu như chỉ tu nhĩ căn mà không cóm ắt , tức là mù ; n ế u có m ắt mà không có nhĩ căn , tức là điếc . Cho nên đại pháp nhãn tạngchúng ta cũng có , nhĩ căn viên thông của Pháp Môn Quán Âm cũng có , như vậy mới được gọilà hoàn mỹ .

    BÀI 17

    THUYẾT PHÁP TẠI TRUNG TÂM GIẢI TRÍ LAO CÔNG , 

    Đài Nam , Ngày 23 Tháng 4 Năm 1988 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    15/127

    VẤN : Thiền tông và Tịnh Độ tông có gì khác nhau không ? Có thể tu cùng một lúc hai phápmôn được không ? 

    ĐÁP : Thiền Tông và Tịnh Độ Tông thuở ban đầu đều giống nhau . Từ đâu mà có Pháp Môn

    Tịnh Độ ? Có một ngày một vị hoàng hậu trong lúc ngồi thiền , nhìn thấy hóa thân của PhậtThích Ca Mâu Ni đưa bà đi lên Tịnh Độ , bà nhìn thấy cảnh giới Tịnh Độ đẹp đẽ mới hỏi PhậtThích Ca Mâu Ni , lúc vãng sanh muốn lên trên ấy ở được không ? Phật Thích Ca Mâu Ni nói :"Được , hôm nay bà đã nhìn thấy cảnh giới này , biết được Phật A Di Đà là ai , ta đã giới thiệucho bà rồi , về nhà mỗi ngày tưởng nhớ đến Ngài , quán tưởng đến cảnh giới của Ngài và các BồTát ở đây , như vậy lúc vãng sanh sẽ được lên trên ấy". Đây là thể nghiệm của người ngồi thiền .  

    Phật A Di Đà lúc còn tại thế , người nào niệm danh hiệu của Ngài , liền lập tức được Ngài đưalên , nhưng chỉ khi Ngài tại thế mới được như vậy . Khi Ngài đã ra đi rồi thì vô ích . Cho nênkhi chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà , không có được ích lợi gì nhiều , lúc chết vẫn rất đaukhổ , không có Phật Bồ Tát đến đón rước , bởi vì đó không phải là thể nghiệm của chúng ta . 

    Thiền là gì ? Đó là trí huệ , Thiền Tông vốn tu Đại Pháp Nhãn Tạng , cũng là tu Pháp MônQuán Âm , trong sách Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ - Khai Thị I có giảng : Pháp môn nào cũnglà Pháp Môn Quán Âm , trong sách Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng , quý vị về nhà nghiên cứu tỉ mỉthì rõ . Thiền Tông và Tịnh Độ Tông ngày xưa vốn như nhau , nhưng trong quá trình tu hành ,đẳng cấp mỗi người khác nhau . Thiền ngày hôm nay khác với thiền ngày trước . "Thiền" ngàyhôm nay thật là "thảm" ! (Mọi người cười). 

    Vấn : Linh thể của con người được hình thành như thế nào ? 

    Đáp : Linh thể của con người là từ Phật tánh đến , từ Thượng Đế đến , từ đại lực lượng , đại tríhuệ đến . Bên trong linh thể của con người có lực lượng của Thượng Đế , còn gọi là lực lượngcủa Tạo Hóa , lực lượng của Đạo , hoặc Đại Trí Huệ . Linh thể có chứa đựng lực lượng giốngnhư Thượng Đế . Cũng giống như một em bé , nó có chứa đựng huyết thống của cha mẹ , nhưngnó biến thành một người khác , lúc nó trưởng thành nó có thể thay thế cha mẹ nó làm việc và trởthành như cha mẹ nó vậy . 

    Vấn : Người không có đạo đức có phải vì thiếu lòng từ bi không ? 

    Đáp : Phải , nhưng không nhất định như vậy , có lúc vì hoàn cảnh mà họ phải trở nên như vậy .Chúng ta nghe nói thời thế tạo anh nhùng , vì vậy thời thế cũng tạo nên người ác . Có khi mộtngười không muốn ăn cướp , nhưng vì cha mẹ của họ sắp chết đói , hoặc họ không có công việc, bị người ta sỉ nhục , chúng ta biết thời xưa có những tình trạng như vậy , không biết bây giờ có

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    16/127

    còn không ? Vì có người dùng quyền lực của họ áp bức những người khốn cùng , không cho họlàm việc , nên họ thiếu cơm ăn . Trong hoàn cảnh đó , họ mới đi ăn cắp , lúc ăn cắp bị ngườikhác phát hiện , có khi họ bị đẩy vào tình trạng khẩn trương đến nỗi phải giết người . Bắt đầu từđó , người này càng ngày ăn cắp càng nhiều , càng lúc càng nghiêm trọng . 

    Cho nên không nhất định người lâm vào hoàn cảnh ấy thiếu lòng từ bi , ít nhất họ vẫn còn tấmlòng từ bi đối với chính mình và đối với cha mẹ , chồng , vợ , con cái của họ , bởi vì người nàylàm như vậy vì muốn nuôi dưỡng người thân trong gia đình của mình . Cho nên Sư Phụ khôngthấy ai thiếu lòng từ bi . Thiếu lòng từ bi là dùng quyền lực để áp bức người khác , cho đến khingười ta không còn nơi để nương tựa , không còn đường để đi , hiểu không ? Chúng ta cần phảicoi từng hoàn cảnh , bối cảnh mới có thể phán đoán một người có lòng từ bi hay không . 

    Vấn : Con người trong giây khắc tử vong , làm thế nào để duy trì sự bình lặng của tâm linh ? 

    Đáp : Những người tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ không nên lo lắng , lúc chết Sư Phụ sẽsăn sóc . Những đệ tử của Sư Phụ khi chết được biết trước , lúc họ ngồi thiền Sư Phụ sẽ đếnthông báo ba ngày , ba tuần , hoặc ba tháng sau sẽ chết , bây giờ bắt đầu chuẩn bị , lúc vãngsanh Sư Phụ sẽ đến đón , không có gì phải lo cả . Còn những người không tu Pháp Môn QuánÂm , tốt nhất là phải săn sóc chính mình , Sư Phụ không thể nào làm hơn được . 

    Vấn : Trong giây phút vãng sanh , linh hồn rời khỏi thân thể như thế nào ? 

    Đáp : Rất đơn giản , thời gian đến rồi là phải đi , không đi không được . Cũng giống như chúngta mướn một căn phòng vậy , mỗi tháng chúng ta phải trả tiền , thời gian đến rồi , người chủ củacăn phòng muốn thu căn phòng trở lại , chúng ta không đi không được , họ sẽ đuổi chúng ta đi .Giữa linh thể và thân thể của chúng ta có đường dây liên kết , lúc chết sợi dây ấy bị đứt đoạn ,từ đó không còn câu thông nữa . Lúc vãng sanh , có người đi từ mắt ra , có người đi từ miệng ra, có người đi từ những lỗ trống khác ra . Trong thân thể của chúng ta có rất nhiều "trung tâm",Đạo Gia gọi là huyệt đạo , từ nơi này linh hồn có thể ra đi ; sau khi ra đi , chúng ta sẽ bị luân hồisanh tử , rất có thể làm người , làm động vật , làm ngạ quỉ , làm súc sanh ... Nhưng có những"trung tâm" mà linh hồn chúng ta đi ra , sẽ vĩnh viễn không trở lại , chúng ta có thể trở thànhThiên Nhân , thành Bồ Tát , thành Phật . Sư Phụ dạy quý vị Pháp Môn Quán Âm , là chỉ cho

    quý vị lúc vãng sanh nên đi ra từ nơi nào tốt hơn , nơi nào là nơi cao nhất . Từ xưa đến naynhững điều này thuộc về mật pháp , bởi vì có rất nhiều chúng sanh không thật sự muốn liễuthoát sanh tử , cho nên các đại sư phụ không dễ dàng tùy tiện dạy cho họ . 

    Vấn : Trong giây phút nhập định , tri giác của một người đi về đâu ? Lúc xuất định tri giác từđâu hồi phục ? 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    17/127

     Đáp :Điều này phải coi người ấy tu hành đến đẳng cấp nào . Nếu như tu hành rất bình thường ,họ sẽ đi ra từ đơn điền hoặc từ một nơi nào đó trong cơ thể , lúc hồi phục cũng từ nơi đó trở lại .Còn những người tu hành cao là những người ra đi từ những nơi cao đẳng , sau đó cũng từ

    những nơi cao đẳng ấy trở về , cũng giống như chúng ta mở cửa ra vào vậy .  

    Vấn : Chữ "Một" trong một đời giải thoát giải thích như thế nào ? 

    Đáp : Vừa rồi Sư Phụ giảng kinh có nói một đời giải thoát là chúng ta tìm được Minh Sư , cóđược pháp môn tốt , mỗi ngày luyện tập , như vậy mỗi ngày chúng ta có thể đi đến nơi cửa Phậtđể dạo chơi , lúc chết đi có thể đến nơi cửa Phật để ở , vĩnh viễn không phải trở lại thế giới TaBà đau khổ này , đó là "Một Đời Giải Thoát". Còn những người khác sau khi chết , cần phải trởlại thế giới Ta Bà để ở , không biết lưu lại bao nhiêu lâu , đó là những người không được giảithoát . Còn những người một đời giải thoát , đối với họ mà nói , đời này là một đời cuối cùng ,ví dụ người này còn sống ba mươi năm nữa , khi ba mươi năm qua đi , người này vĩnh viễnkhông phải trở lại thế giới này nữa , có nghĩa là người ấy trở thành Phật , thành Bồ Tát . Chonên Một Đời Giải Thoát chỉ đây là đời cuối cùng của một người sống tại thế giới Ta Bà này . 

    Vấn : Nếu tu pháp môn Tịnh Độ , mỗi ngày niệm Phật nhưng không giữ ngũ giới , niệm đếnnhất tâm bất loạn , có thể vãng sanh không ? 

    Đáp : Nói chuyện giỡn , thọ ngũ giới không thể vãng sanh , niệm Phật cũng không thể vãngsanh , tại sao vậy ? Bởi vì chúng ta nhất tâm rất loạn , không phải "nhất tâm bất loạn". Tại sao phải thọ giới ? Bởi vì những người thọ giới không sát sanh , không ăn cắp , không nói dối ,không tà dâm , không uống rượu , tâm trí đơn thuần trong sạch , nhưng không thể một đời giảithoát , vì vẫn không thể nhất tâm bất loạn , huống chi không có thọ giới luật , hiểu ý của Sư Phụkhông ? Đừng có nghĩ rằng niệm Phật là mọi thứ đều được tiêu trừ . Vừa rồi Sư Phụ có giảngqua , kinh điển của Tịnh Độ là do những người tu hành viết ra , thể nghiệm của họ không phảiđể cho chúng ta coi . Thể nghiệm vốn không thể nói cho người khác , kinh điển lưu lại làm chomọi người bối rối . Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , không có bảo ai viết lại thứ gì ,chính Ngài cũng không viết ra một tập kinh điển nào . Kinh điển lưu truyền đến ngày nay là saukhi Ngài nhập Niết Bàn hai , ba trăm năm , các đệ tử họp lại viết ra , viết gì vậy ? Viết lại những

    thể nghiệm của những người tu hành để mọi người cùng tham khảo . Những người theo tu hànhvới Sư Phụ cũng viết ra những thể nghiệm của chính họ , trong số đồ đệ của Sư Phụ , có nhiềungười có thể viết ra nhiều bộ Kinh Tịnh Độ vì chính họ đã đi lên Tịnh Độ coi , biết được Phật ADi Đà là một người như thế nào . Họ đã thấy Phật A Di Đà , cùng câu thông với Phật A Di Đà ,và Phật A Di Đà cũng đã đáp ứng họ , lúc vãng sanh nếu niệm danh hiệu của Ngài , có thể lên ởtrên ấy . Vạn nhất nếu chúng ta không nhìn thấy gì cả , chỉ dùng miệng niệm , cũng như niệm

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    18/127

    hóa đơn của bánh vậy , vô ích thôi . 

    Vấn : Xuất gia và tại gia tu Pháp Môn Quán Âm có gì khác không ?  

    Đáp : Không có gì khác nhau , nhưng những người xuất gia tương đối ít bận rộn hơn , mỗi ngàyhọ cùng với Sư Phụ , cho nên được tiếp nhận sự dạy dỗ nghiêm khắc hơn và thân khẩu ý của họtrong sạch hơn . Đối với họ , muốn được kiên tâm hoằng pháp , xuất gia tương đối thuận tiệnhơn , bởi vì không còn một trách nhiệm nào nữa , cũng không còn bị ràng buộc , cuộc sống củahọ cũng rất đơn giản muốn đi đâu thì đi , chỉ cần mang ba bộ đồ và một cái túi ngủ là đủ rồi ; bấtluận đi đâu cũng không phàn nàn điều gì , không cần phải mang theo nước lạnh , nước nóng ,không cần phải bỏ thứ này , thứ nọ , cũng không bị vợ chồng con cái ràng buộc với nhau ,không bị những hoàn cảnh nhớ nhung thương tiếc . Cho nên những người xuất gia tương đốithảnh thơi , giả sử họ đã thành đạo , muốn đi hoằng pháp , cuộc đời xuất gia cũng tương đốithuận tiện hơn , chỉ vậy thôi . Ngoài ra xuất gia và tại gia đều có thể tu hành , cũng sẽ đượcthành tựu như nhau . 

    Vấn : Người tin tưởng những tôn giáo khác , nếu tu hành theo Pháp Môn Quán Âm có thể giảithoát không ?

    Đáp : Tại sao không thể giải thoát ? Đương nhiên có thể , tôn giáo của quý vị cũng dạy ngườikhông nên sát sanh , không ăn cắp , không nói dối , không uống rượu , dạy người cần phải bố thí, cần phải giúp đỡ chúng sanh . Bất cứ tôn giáo nào cũng đề cập đến Pháp Môn Quán Âm , chỉvì chúng ta không hiểu , cho nên nghĩ rằng không giống nhau , một bên tin tưởng tôn giáo khác ,một bên tu Pháp Môn Quán Âm , không có gì làm chướng ngại mình cả , chỉ giúp đỡ thêm vàothôi . Quý vị tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ hiểu Giê Su Ki Tô là ai , rồi sẽ gặp được Ngài đàmluận . Rất có thể khi lên trên ấy , gặp Lão Tử , đến lúc ấy mới càng tin tưởng Lão Tử hơn , vềnhà đọc Đạo Đức Kinh mới hiểu nhiều hơn . 

    Các Ngài đều là đại pháp sư , đại minh sư không có lòng ganh tị , các Ngài sẽ không nói : "Quývị tin tưởng Lão Tử không tin tưởng ta , quý vị lên trên ấy ta sẽ đuổi xuống". Dù cho quý vị là aihọ cũng đều tiếp nhận , họ cũng đồng một thể với quý vị (Mọi người cùng vỗ tay). Sư Phụ đãgiảng qua rồi , quý vị không cần phải thay đổi tính ngưỡng tôn giáo , cũng không cần phải đến

    quy y với Sư Phụ , hoặc làm một điều gì , chỉ cần quý vị tin tưởng pháp môn của Sư Phụ , mỗingày theo sự chỉ thị của Sư Phụ . Tu hành nhiều rồi tự nhiên hiểu tôn giáo của quý vị rất hay ,và quý vị cũng sẽ hiểu rằng tôn giáo nào cũng rất hay , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay). 

    Vấn : Lúc ngồi thiền cảm thấy phía bên trái và bên phải của thân thể mở rộng ra , nhiệt độ củathân thể cao , hô hấp rất nhẹ nhàng , tình trạng như vậy có đúng không ?  

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    19/127

     Đáp : Như vậy không phải không đúng , nhưng chẳng có ích lợi gì , chẳng qua biểu lộ rằng tâmvẫn chưa định . Người mới tu học mới có tình trạng như vậy , những người tu Pháp Môn QuánÂm , rất ít người kích động như vậy , họ rất thanh tịnh , ngồi thiền một hồi thì không động nữa ,

    không còn nghe thấy âm thanh chung quanh và thân khẩu ý của họ rất thanh tịnh . Chúng ta tuhành vì muốn được thanh tịnh , không muốn kích động , ngoại trừ một người nào đó đã bị machướng , mới trở nên như vậy , nhưng sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , tự nhiên sẽ thay đổi tốt . 

    Vấn : Có một câu nói : Không nên rời xa Đạo một giây khắc . Rời xa nó thì không  phải là Đạo ,xin hỏi câu này làm sao giải thích ? 

    Đáp : Không cần phải giải thích , bởi vì "Đạo Bất Khả Đạo" (Mọi người vỗ tay). Quý vị chỉthích biện luận mà thôi , chưa có đắc Đạo mới cần lời giải thích . Đắc Đạo rồi không còn gì đểnói , "Đạo" mỗi ngày đều có , ở chỗ này , ở chỗ kia , mọi người đều có , như vậy còn muốn SưPhụ nói gì không ? 

    Vấn : Tụng kinh , tụng chú có ích lợi gì không ? Phật Bồ Tát có đến giúp đỡ không ? 

    Đáp : Nếu quý vị tụng kinh , tụng chú có sự bảo trợ của Phật Bồ Tát thì hôm nay quý vị khôngcần phải hỏi câu này , bởi vì không có nên mới hỏi (Mọi người vỗ tay). Nếu tụng kinh tụng chúcó ích lợi là chỉ lúc Phật tại thế giảng kinh . Giả sử có một vị Phật tại thế , bất luận Ngài giảngkinh gì , quý vị về nhà tụng kinh của Ngài , đương nhiên có sự bảo trợ của Phật Bồ Tát , nếunhư hóa thân của Ngài đến dạy quý vị niệm chú , quý vị niệm mới có ích . Nhưng hóa thân củaPhật mỗi lần đều dạy những chú khác nhau . 

    Sư Phụ tuy chỉ dạy một pháp môn mà thôi , nhưng Sư Phụ cũng dạy rất nhiều pháp môn khác , bởi vì thế giới này Sư Phụ chỉ dạy một pháp môn , nhưng thế giới bên trong , lúc quý vị ngồithiền nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ , Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị rất nhiều pháp môn và chú từ .Giả sử hôm nay quý vị gặp phải một vấn đề nào đó , Sư Phụ bên trong sẽ giải tỏa cho quý vị vấnđề đó , đó là hóa thân của Sư Phụ , thuộc về thế giới bên trong . Ở bên ngoài không thể dạynhiều như vậy , cũng như không thể tiết lộ nhiều bí mật của Thiên Quốc ; bên trong mới thật sựlà thế giới của chúng ta .

    Bên trong là gì ? Đó là những cảnh giới trong lúc chúng ta ngồi thiền , linh hồn của chúng tagặp phải , không phải cái thân xác này , hiểu không ? Bên trong cũng không phải là bên trong ,cũng không thể gọi là bên ngoài . Nói bên trong là vì muốn phân  biệt giữa thế giới vật chất vàthế giới tâm linh . Thế giới tâm linh đó , có thể gọi là thế giới vô hình . Ở thế giới bên trong , SưPhụ sẽ dạy rât nhiều việc , còn bên ngoài không thể dạy được nhiều bởi vì thiên cơ bất khả lộ ; ở

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    20/127

     bên trong Sư Phụ có thể dạy rất nhiều chú ngữ , chúng ta niệm những lời ấy đương nhiên có íchlợi và mới thực lực Phật Bồ Tát bảo hộ . 

    Ví dụ hôm nay quý vị gặp phải một vấn đề nào đó , nếu như quý vị tu hành tương đối cao , có

    thể nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ , có thể hỏi Ngài rằng : "Sư Phụ , hôm nay con gặp phải vấnđề này , tuy con đã cố gắng hết sức , nhưng vẫn không thể lo liệu xong ?" Hóa thân của Sư Phụsẽ nói : "Được ! Anh chỉ cần niệm lời chú này là được rồi". Quả nhiên quý vị vừa niệm lên liềncó hiệu quả . Nhưng nếu ngày mai quý vị lại niệm cái chú này thì nó sẽ không còn hiệu nghiệmnữa , bởi vì ngày mai , ngày mốt quý vị lại có vấn đề khác , đến lúc ấy hóa thân của Sư Phụ lạidạy quý vị những điều khác , hiểu không ? Chúng ta đều biết trong kinh điển Phật giáo có rất nhiều chú từ khác nhau , vì mỗi một người mỗi ngày có vấn đề khác nhau , hóa thân của Phật sẽdạy cho họ những chú ngữ khác nhau , nhưng những người đời sau không hiểu , nhìn thấy thểnghiệm của người khác liền theo đó mà đọc , cũng như đọc tên bánh ngọt vậy , bây giờ quý vịđã hiểu ý chưa ? (Mọi người vỗ tay). 

    Vấn : Mật tông thường nói đến "Gia trì", thưa hỏi gia trì có tác dụng gì ? 

    Đáp : Nói đến gia trì là chỉ lực lượng của một vị pháp sư lớn , bất cứ đồ vật gì sau khi họ sờ tayđến , liền có từ trường của họ , có điện . Chúng ta ăn những món đồ có gia trì này có thể tiêuđược một ít nghiệp chướng , ngồi thiền tốt hơn , thân khẩu ý trong sạch hơn . Cũng như cóngười có nhiều tiền , có thể cho chúng ta một ít để dùng . Nhưng nếu không tu hành , dù ăn mónđồ gia trì cũng chẳng có ích lợi gì , chỉ là kết duyên mà thôi . 

    Vị pháp sư phải có lực lượng mới có thể gia trì , không có lực lượng thì gia trì cái gì ? Tự mìnhkhông thể gia trì cho mình thì làm sao gia trì cho người khác được ? Nhưng ngày nay có rất nhiều người tự xưng là có thể gia trì , Sư Phụ nghe rồi muốn bật cười , gia trì cái gì ? Sư Phụvốn cũng muốn thay đổi nghề biến thành nghề gia trì (Mọi người cười). Có người gia trì mộtnhúm cát của Sông Hằng Hà thì bán năm trăm đồng , nếu như cát Sông Hằng Hà không có giatrì thì bán hai trăm đồng , lực gia trì đáng giá ba trăm đồng , như vậy không mấy chốc có thể trởthành phú ông ngay . Ngoài ra có người còn gia trì tấm đà-la-ni để phủ trên quan tài . Nhữngđiều này là Sư Phụ nghe được , không biết có thật không ? Có thì nói , tại sao lại không dám nói? Thật có việc gia trì như vậy ? (Mọi người đáp : Có). Vậy thì đúng rồi . Như vậy quý vị cũng

     biết , nếu không Sư Phụ không dám nói , bởi vì Sư Phụ không có nhìn thấy , chỉ nghe ngườikhác nói mà thôi . họ nói với Sư Phụ rằng , nếu những tấm đà-la-ni được gia trì thì bán nămtrăm đồng , còn không có gia trì thì bán rẻ hơn , Sư Phụ nghĩ rằng sau này Sư Phụ sẽ đổi nghề ,chuyên môn làm nghề gia trì (Mọi người cười). 

    Gia trì tại sao lại rẻ như vậy ? Lực lượng của gia trì là vô giá , muốn gia trì người khác cần phải

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    21/127

    không lấy tiền mới đúng . Không có ai có thể mua được lực lượng gia trì ấy , bất luận bao nhiêutiền cũng không được , dùng ngôi vị của vua cũng không thể đổi được . Giả sử nói Sư Phụ cólực gia trì , Sư Phụ chỉ nói "giả sử" mà thôi (mọi người cười và vỗ tay), quý vị mua không được, bởi vì bao nhiêu tiền cũng không đủ , cho nên quý vị thấy xưa nay Sư Phụ gia trì đều miễn phí

    cả , dùng cả vũ trụ mới có thể đổi được ân huệ của Sư Phụ .  

    Lực gia trì ngày nay thật sự rẻ quá , cho nên có rất nhiều người đi mua những đồ vật gia trì ấy .Ở nơi của Sư Phụ thì không thể mua được bất cứ một đồ vật gia trì nào , nhưng rất có thể saunày Sư Phụ không có tiền , cũng làm như vậy (Mọi người cười). Đợi sau khi Sư Phụ đổi nghềrồi mới cất chùa lớn . Bây giờ Sư Phụ không có chùa lớn , không có nơi để ở , Sư Phụ và đệ tửđi đến đâu cũng cất lều , vì đến chùa năn nỉ họ cho Sư Phụ ở thì họ không cho lại đuổi Sư Phụ đi. Cả một ngôi chùa đồ sộ như vậy , bên trong có hai , ba người ở , vậy mà cũng không cho SưPhụ ở tạm qua đêm . Chùa chiền sao mà từ bi thế (mọi người vỗ tay), bây giờ Sư Phụ không cầnnăn nỉ chùa chiền nào nữa , Sư Phụ cất lều ở bên sông hoặc trên núi ở tự tại hơn . Bây giờ SưPhụ biết chùa là nơi người xuất gia không thể ở . 

    Vấn : Tại sao lúc Phật Thích Ca Mâu Ni nói Kinh Pháp Hoa , có năm nghìn người rời bỏ pháphội ? 

    Đáp : Pháp Hoa kỳ thật là Pháp Môn Quán Âm , cả hai Pháp này đều như nhau , chẳng qua cólúc dùng những danh từ khác nhau , có lúc cũng còn gọi là là Pháp Kim Cang . Tại sao lại nhiềungười rời khỏi pháp hội như vậy ? Quý vị đều biết , Sư Phụ dạy Pháp Môn Quán Âm cũng gặp phải rất nhiều người hiểu lầm , công kích . Quý vị biết tại sao không ? (Mọi người đáp : Không biết). Sư Phụ cũng không biết (mọi người cười), bởi vì Sư Phụ không dạy chuyện gì xấu cả ,quý vị có nghe qua Sư Phụ nói điều gì xấu không ? (Mọi người đáp lại : Không có). Sư Phụcũng không dạy quý vị làm điều gì sai , phải vậy không ? (Có người đáp : Bởi vì đẳng cấp củahọ "cao quá", mọi người cười). Đúng rồi , có lẽ đẳng cấp của họ "cao quá". Khi Phật Thích CaMâu Ni truyền Pháp Môn Quán Âm có rất nhiều người bỏ đi , nếu bây giờ Sư Phụ truyền PhápMôn Quán Âm , có rất nhiều người cũng sẽ bỏ đi . Sư Phụ đi giảng kinh có rất nhiều  người đếnnghe kinh , nhưng người thọ Tâm Ấn không bao nhiêu . Ví dụ giảng kinh ở Đài Bắc có hai ngànngười đến nghe kinh , nhưng những người đến thọ Tâm Ấn chỉ có năm trăm người , còn mộtnghìn năm trăm người rời bỏ . Điều này không hẳn là họ ghét Sư Phụ hoặc không thích Sư Phụ

    mà là duyên của họ chưa đến ; họ vẫn chưa muốn liễu thoát sanh tử , hoặc không bỏ được vấnđề ăn thịt . Họ về nhà suy nghĩ lại , qua một thời gian thì trở lại thọ Tâm Ấn (Mọi người cười).Bây giờ nghe qua hiểu chưa ? (Mọi người đáp : "Hiểu", và đồng lượt vỗ tay). 

    Vấn : Tôi nói giùm những lời này cho một vị ni sư ; có một vị xuất gia tì kheo ni , mắt tráikhông nhìn thấy , sau hai ngày liên tục nghe Sư Phụ giảng kinh bây giờ thấy được rồi , hiện giờ

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    22/127

    vị xuất gia ni cũng đang ngồi nghe kinh ở nơi đây , chính miệng của ni cô nói cho tôi nghenhững điều này . 

    Đáp :Đây là chuyện nhỏ không cần phải nói (Mọi người vỗ tay). 

    Vấn : Thọ Tâm Ấn xong không thể theo Sư Phụ , như vậy có ảnh hưởng gì đến chuyện tu hànhkhông ?

    Đáp : Không , Sư Phụ không phải ở nơi đây mà thôi , Sư Phụ có thể xuất hiện ở nhà quý vị . Saukhi thọ Tâm Ấn , quý vị có hóa thân Sư Phụ bảo hộ và săn sóc . Quý vị có thể rời xa Sư Phụ ,còn Sư Phụ không hề rời xa quý vị (Mọi người vỗ tay). 

    Vấn : Tôi càng tu hành tinh thần tôi càng mệt mỏi , vậy khi tu Pháp Môn Quán Âm thì tìnhtrạng có nghiêm trọng hơn không ? 

    Đáp : Quý vị là những người đã thọ Tâm Ấn , sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , tinh thần có tốthơn không ? (Đệ tử đáp : Có !). Họ trả lời dùm cho Sư Phụ rồi . 

    Vấn : Thiên Quốc của Cơ Đốc Giáo và Thiên Chúa Giáo có phải cũng đẹp như thế giới TâyPhương Cực Lạc không ? 

    Đáp : Phải , chỉ là những nơi khác nhau mà thôi , nhưng không tu cũng không thể lên trên ấyđược , không phải chỉ dùng miệng niệm là có thể đến những nơi ấy . Không đơn giản như vậyđâu , quý vị muốn lên thiên đường của Thiên Chúa giáo cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm ,muốn đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm , chỉ cần y theochỉ thị của Sư Phụ tu hành , mỗi ngày ngồi thiền hai tiếng rưỡi , Sư Phụ bảo đảm quý vị đều cóthể lên trên ấy . 

    Vấn : Tôi có những thói quen và những hành động muốn sửa đổi mà không được , tôi cảm thấyrất đau đớn , xin hỏi có thể nào sửa đổi không ? 

    Đáp :Đây là một chuyện quá nhỏ . Chúng ta càng tu hành về sau càng nhẹ nhàng , thân khẩu ý

    càng thanh tịnh , ngã chấp của chúng ta cũng giảm , thói quen cũng từ từ tiêu diệt , ngay cả vị tìkhưu ni hơn hai mươi năm mắt trái bị mất ánh sáng , nghe Sư Phụ giảng kinh cũng phục hồiđược ánh sáng , huống chi là thói quen nhỏ của quý vị . Tu hành với Sư Phụ cho dù mắt mù taiđiếc cũng có thể nhìn thấy được cảnh giới , có những thói quen nhỏ nhặt thì quan hệ gì ? 

    Vấn : Trên kinh Phật nói , sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn , trải qua năm mươi sáu

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    23/127

    tỷ năm sẽ có Phật Di Lặc đến thế giơi Ta Bà thành Phật độ chúng sanh , xin hỏi điều này có ý gì?

    Đáp : Quý vị không cần phải tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , đợi năm mươi sáu tỷ năm sau

    tu với Phật Di Lặc , đến lúc ấy thì hiểu ngay . Sư phụ chỉ lo chuyện hiện tại , không lo chuyệnnăm mươi sáu tỷ năm về sau , như vậy lâu quá (Mọi người vỗ tay). Người Việt Nam chúng tôicó câu : "Thả mồi bắt bóng", đừng có nói đợi đến năm mươi sáu tỷ năm về sau . Cho dù mộtngày cũng không đợi được . Rất có thể ngày mai chết đi thì sao ? (Mọi người cười). 

    Vấn : Hôm qua Sư Phụ có nói đến Phật và Thượng Đế , trong kinh Bát Nhã nói : "Chư Phật vìBát Nhã mà sinh ra", như vậy có phải Sư Phụ đem Thượng Đế so với Bát Nhã không ? 

    Đáp : Phải ! Thượng Đế tức là Đạo . Bởi vì Đạo là đại trí huệ , đại lực lượng là lực lượng vạnnăng của chúng ta . Chẳng qua người ta dùng những danh từ khác nhau mà thôi . Các Chư PhậtBồ Tát đến thế giới này vì muốn dạy dỗ chúng sanh làm thế nào để đạt được lực lượng vạn năngcủa mình , làm sao để tìm thấy được Thượng Đế , tìm thấy Đạo . 

    Vấn : Sư Phụ , Ngài có nghĩ rằng một người tu hành khi quá ngọ thì không nên ăn ? 

    Đáp : Không cần phải như vậy . Phật Thích Ca Mâu Ni quá ngọ không ăn là bởi vì Ngài đi thọ bát . Bởi vì Ngài không thể từ sáng đến tối đi thọ bát , làm như vậy sẽ không có thì giờ tu hành .Buổi sáng đi thọ bát về để ăn trưa ; buổi chiều đi thọ bát để ăn tối ; nửa đêm lại ra ngoài thọ bátđể ăn sáng . Như vậy không những khó coi mà còn không có thì giờ tu hành . Các vị HòaThượng Bà-La-Môn tu khổ hạnh quen rồi , ăn một bữa là đủ . Vừa rồi Sư Phụ cũng có nói vớiquý vị , buổi trưa Sư Phụ ăn bao nhiêu ? Cho dù ăn một bữa cũng nuốt không vô , huống chi làăn hai , ba bữa ? Chúng ta tu hành đến một thời gian nào đó , không ăn mới đúng . Ăn cơm làchuyện mệt nhất . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ ăn một bữa . 

    Chúng ta tu hành , nếu không đủ lực lượng , bụng đói muốn chết mà ép mình không ăn . Làmnhư vậy là không có lòng từ bi đối với mình . Cần  phải thương mình cũng giống như thươngngười vậy . Chúng ta không nhẫn tâm nhìn thấy người khác chết đói , làm sao lại tự làm chết đói? (Mọi người cười). Làm như vậy là không đúng , không phải chánh đạo . Tu hành nhiều rồi tự

    nhiên chúng ta không muốn ăn . Đến lúc ấy muốn ăn một bữa cũng được , hai bữa , ba bữa cũngchẳng sao (Sư Phụ nói tiếng Đài Loan , mọi người cười). Tu hành không phải vì cơm mà ra .Thành Phật cũng không phải vì cơm mà đến . Nếu không Ngạ Quỷ cũng có thể thành Phật bởivì nó chẳng ăn gì cả . 

    Vấn : Sư Phụ nói : "Phật không phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", như vậy có phải

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    24/127

    là phỉ báng Phật không ? 

    Đáp : Quý vị đọc sách mà sao lại đọc sai đến mức độ này ? Về nhà coi lại cho rõ ràng . Sư Phụlàm sao lại phỉ báng Phật , làm sao Sư Phụ dám ? Quý vị nói bậy quá . Trong sách Sư Phụ giảng

    rất rõ ràng , có không ? (Rất nhiều người đáp : Có). Viết rõ ràng như vậy , kết quả vẫn còn bịngộ nhận . Về nhà lấy sách coi lại tỉ mỉ hơn . May mà sách của Sư Phụ vẫn còn , có thể dùng đểchứng minh . Nghe quý vị nói vậy , Sư Phụ hết hồn (Mọi người cười). 

    Vấn : Tại sao có một số trụ trì và các vị Sư Phụ của một số đạo tràng không muốn tín đồ của họđến những đạo tràng khác ? 

    Đáp : Những việc này quý vị hãy đi hỏi họ . Đây không phải là chuyện của  Sư Phụ (Mọi ngườivỗ tay). Sư Phụ chỉ có thể nói chuyện của mình mà thôi . Sư Phụ không thể nói những chuyệncủa người khác . Chuyện của Sư Phụ là như thế này : Phàm là đồ đệ của Sư Phụ , muốn đến đạotràng khác bất cứ lúc nào cũng hoan nghênh (Mọi người vỗ tay). Nếu trước khi thọ Tâm Ấn ,quý vị tham gia một đạo tràng nào khác , bây giờ vẫn như vậy , tiếp tục đến đạo tràng ấy . Cònmuốn đi đến những đạo tràng khác , cũng rất hoan nghênh . Đi bao nhiêu đạo tràng cũng chẳngquan hệ gì , không có vấn đề gì . Mỗi chúng ta đều có đạo tràng . Đây cũng là một cái đạo tràng(Sư Phụ chỉ vào thân thể của mình). Cho nên Sư Phụ không ràng buộc một ai . 

    Vấn : Tại sao một số cao tăng , đại đức rất nổi danh mà vẫn bài bác nhau và không thể thôngcảm với nhau ? Những người này đều lấy việc độ chúng sanh làm trách nhiệm , tại sao họ lạicòn có những hành động không tốt như vậy ? 

    Đáp :Đó là chuyện của họ (Mọi người cười). Quý vị chỉ hỏi chuyện của người khác . Sư Phụthật không tiện nói . Quý vị đi hỏi họ tốt hơn . Sư Phụ chỉ có thể nói chuyện của mình thôi . KhiSư Phụ bước vào hội trường , có một vị pháp sư mặc áo vàng , thuộc đạo tràng khác , quý vị cóthấy không ? (Đáp : Có !) Họ đứng bên ngoài cửa , phát sách . Sư Phụ cũng cầm lấy một quyển(Sư Phụ lấy sách ra cho mọi người thấy). Tuy Sư Phụ không quen vị pháp sư ấy , nhưng nhìnthấy họ , Sư Phụ rất vui , và cũng rất lễ phép thăm hỏi họ . Sau đó nói với họ rằng : "Quý vị phátsách gì vậy ? Cho tôi một cuốn về nhà đọc". Sư Phụ chỉ có thể nói chuyện mình mà thôi , hiểukhông ? Sư Phụ là như vậy , hoan nghênh mọi người , cùng nhau hoằng pháp . Còn những

    người khác không thích , đó là chuyện cá nhân của họ . Quý vị tự hiểu , đừng hỏi Sư Phụ , đượckhông ?

    Vấn : Người tại gia , tuy chưa đến giới trường thọ giới , nhưng hành động của họ cũng giốngnhư người đã thọ giới , như vậy có đạt được thể nghiệm ? Có cần phải đến giới trường chínhthức thọ giới không ? 

  • 8/19/2019 Thanh Hải Vô Thượng Sư - Vấn Đáp 2

    25/127

     Đáp : Không cần phải đến giới trường vẫn có thể đạt được thọ giới . Giới luật tốt nhất là phátxuất từ bên trong ra . Phật Thích Ca Mâu Ni lúc thọ giới cũng không đi đến đại giới trường thọgiới . Ngài thọ giới Bà-La-Môn . Bà-La-Môn giới chỉ có mười giới mà thôi . Về sau , vì đồ đệ

    của Ngài quá nhiều , mỗi người phạm những giới khác nhau , làm rất nhiều chuyện không tốt . Ngài đem những chuyện không tốt ấy viết ra để mọi người tuân theo . Nói với họ rằng khôngnên làm điều này , không nên làm điều nọ . 

    Bởi vì có người làm điều xấu cho nên mới có giới luật , nếu không thì không cần , hiểu ý của SưPhụ không ? Ví dụ chúng ta nghe nói thời đại Nghiêu Thuấn rất hòa bình , đồ rơi trên đườngkhông có ai nhặt , đồ liệng ngoài đường cũng k