7
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 10/2016 [20] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Khái quát về kinh tế, xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An Dân số của các huyện miền núi chiếm khoảng 36,5% dân số toàn tỉnh. Các huyện miền núi có hơn 44 vạn đồng bào các DTTS gồm: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu.... chiếm 40% dân số trong vùng. Toàn vùng có 217 xã, trong đó có 106 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, có 02 huyện nghèo Kỳ Sơn, Quế Phong được hưởng chính sách đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa cộng đồng… đã có nhiều bước cải thiện so với trước đây. Đến năm 2015, đã có 213/217 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa, đạt tỷ lệ 98%; 138/217 xã có các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, đạt tỷ lệ 63,6%; 199/217 xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 92%; 217/217 xã có trạm y tế, đạt tỷ lệ 100%, trong đó 180 xã có bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã; 216/217 xã có đủ trường, lớp học cho các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đạt tỷ lệ trên 99%; 47/217 xã có đủ công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 21,7%; 120/217 xã có chợ nông thôn. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều tiến bộ khoa học THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG n Th.S Đậu Quang Vinh (1) , Th.S Lê Thị Xuân (2) , TS Hoàng Phan Hải Yến (3) Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN Miền núi Nghệ An bao gồm 10 huyện và 1 thị xã, có tổng diện tích 13.749,17km 2 , chiếm 83,3% diện tích toàn tỉnh; dân số 1.110,052 nghìn người, chiếm 36,5% dân số toàn tỉnh; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 40% dân số trong vùng. Đây là vùng rộng lớn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, song còn gặp nhiều khó khăn và chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%, bên cạnh đó, số hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo rất cao (khoảng 45.318 hộ, chiếm 16,17%)... Thực trạng trên đang là vấn đề thách thức lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn tới.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [20]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Khái quát về kinh tế, xã hội ở các huyện miền núitỉnh Nghệ An

Dân số của các huyện miền núi chiếm khoảng 36,5%dân số toàn tỉnh. Các huyện miền núi có hơn 44 vạn đồngbào các DTTS gồm: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu....chiếm 40% dân số trong vùng. Toàn vùng có 217 xã, trongđó có 106 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư củaChương trình 135, có 02 huyện nghèo Kỳ Sơn, Quế Phongđược hưởng chính sách đầu tư theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông,thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế, chợ, nhà vănhóa cộng đồng… đã có nhiều bước cải thiện so với trướcđây. Đến năm 2015, đã có 213/217 xã có đường ô tô đếntrung tâm xã đi lại được 4 mùa, đạt tỷ lệ 98%; 138/217 xãcó các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tướitiêu, đạt tỷ lệ 63,6%; 199/217 xã có điện lưới quốc gia đếntrung tâm xã, đạt tỷ lệ 92%; 217/217 xã có trạm y tế, đạttỷ lệ 100%, trong đó 180 xã có bác sỹ về công tác tại trạmy tế xã; 216/217 xã có đủ trường, lớp học cho các cấpmầm non, tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng kiêncố và bán kiên cố, đạt tỷ lệ trên 99%; 47/217 xã có đủcông trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 21,7%;120/217 xã có chợ nông thôn. Sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều tiến bộ khoa học

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

n Th.S Đậu Quang Vinh(1), Th.S Lê Thị Xuân(2), TS Hoàng Phan Hải Yến(3)

Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

Miền núi Nghệ An bao gồm 10huyện và 1 thị xã, có tổng diện tích13.749,17km2, chiếm 83,3% diệntích toàn tỉnh; dân số 1.110,052nghìn người, chiếm 36,5% dân sốtoàn tỉnh; đồng bào dân tộc thiểusố (DTTS) chiếm 40% dân số trongvùng. Đây là vùng rộng lớn cónhiều tiềm năng phát triển kinh tếnông - lâm nghiệp, song còn gặpnhiều khó khăn và chậm phát triển,tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đặc biệt,đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèochiếm trên 70%, bên cạnh đó, số hộcận nghèo có nguy cơ tái nghèo rấtcao (khoảng 45.318 hộ, chiếm16,17%)... Thực trạng trên đang làvấn đề thách thức lớn trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội vàxóa đói giảm nghèo bền vững củatỉnh trong giai đoạn tới.

Page 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [21]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

kỹ thuật được áp dụng đem lại hiệu quả kinhtế cao. Nhiều mô hình kinh tế trang trại ở miềnnúi đã phát triển và có thu nhập hàng chụctriệu đồng/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôichuyển dịch theo hướng sản xuất chuyên canhtập trung nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phụcvụ tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến… Các lĩnh vực văn hóa - xãhội, nhất là giáo dục, y tế, văn hóa thông tinđã có những bước tiến mới, gắn kết hơn vớiquá trình phát triển kinh tế - xã hội chung củatoàn tỉnh và trong nội bộ vùng.

Tuy nhiên, đời sống kinh tế - xã hội trên địabàn các huyện, thị xã vùng còn có những tồntại, hạn chế ảnh hưởng đến công tác giảmnghèo, nâng cao mức sống của nhân dân:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các huyện miềnnúi đang chiếm tỷ lệ cao so với bình quânchung toàn tỉnh. Năm 2015, các huyện miềnnúi tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,28%, cao gần gấp2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh. Tạihuyện nghèo theo Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộnghèo còn ở mức cao: Kỳ Sơn (54,03%),Tương Dương (45,39%), Quế Phong

(38,27%), Quỳ Châu (39,62%) và còn 100 xã/217 xã,phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.

- Chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đàotạo vùng còn thấp 32% (toàn tỉnh đạt 48%), trong đó đàotạo nghề 24% (toàn tỉnh đạt 44%).

- Đời sống nhân dân, nhất là đồng bào DTTS cònnhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu người đạt thấp,bằng 63,3% bình quân chung cả tỉnh. Trình độ dân tríthấp, điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục, y tế khókhăn, còn có học sinh bỏ học ở các cấp. Tập quán sảnxuất, sinh hoạt của một số đồng bào DTTS còn lạc hậu,một số tập tục chưa được khắc phục. Tệ nạn xã hội còndiễn biến phức tạp, nhất là tội phạm ma túy, hoạt độngtruyền đạo, di dịch cư trái pháp luật qua biên giới... Tốcđộ tăng trưởng kinh tế thấp.

2. Thực trạng nghèo ở các huyện miền núi tỉnhNghệ An

Tổng số hộ nghèo của các huyện miền núi Nghệ Anđầu năm 2015 là 57.227 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm20,28% tổng số hộ của các huyện miền núi và chiếm70,32% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Số hộ cận nghèo củacác huyện miền núi là 39.921 hộ, chiếm 14,15% tổng sốhộ các huyện miền núi và 44,18% tổng số hộ cận nghèotoàn tỉnh.

Để làm rõ thực trạng nghèo ở các huyệnmiền núi Nghệ An, nhóm nghiên cứu đã tiếnhành điều tra hộ nghèo tại 6 xã của 4 huyệnmiền núi Nghệ An: xã Đồng Văn (huyện

Quế Phong), xã Châu Hoàn (huyện Quỳ Châu), xãMôn Sơn (huyện Con Cuông), xã Lưu Kiền (huyệnTương Dương), xã Na Ngoi và Tà Cạ (huyện KỳSơn). Tổng số phiếu điều tra là 720 phiếu. Nhóm điều

Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của các huyện miền núi Nghệ An đầu năm 2015

TT Huyện Tổng hộ dân cư (hộ)

Số hộ nghèo(hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ cận nghèo

(hộ) Tỷ lệ (%)

Toàn tỉnh 791.557 81.384 10,28 90.354 11,41Các huyện miền núi 282.121 57.227 20,28 39.921 14,15

1 Thái Hòa 17.198 608 3,54 571 3,322 Thanh Chương 59.527 7.146 12,00 10.862 18,253 Anh Sơn 28.708 3.252 11,33 4.485 15,624 Tân Kỳ 34.898 4.12 11,81 5.752 16,485 Nghĩa Đàn 32.631 3.785 11,60 4.541 13,926 Quỳ Hợp 30.997 5.72 18,45 4.602 14,857 Quỳ Châu 14.09 5.583 39,62 2.178 15,468 Quế Phong 15.084 5.772 38,27 2.221 14,729 Con Cuông 17.254 5.573 32,30 4.093 23,72

10 Tương Dương 17.099 7.761 45,39 2.317 13,5511 Kỳ Sơn 14.635 7.907 54,03 2.901 19,82

(Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An)

Page 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [22]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tra đã tiến hành phỏng vấn các hộ nghèo theo cáckhía cạnh sau: thu nhập và sinh kế của người nghèo,điều kiện sống, nhà ở, y tế, giáo dục, tiếp cận thôngtin, trợ giúp xã hội.

2.1. Vấn đề thu nhập và sinh kế của người nghèo

Qua khảo sát 6 xã của các huyện miền núiNghệ An, các hộ nghèo đều là người DTTS.Trong đó, người Thái chiếm tỷ lệ lớn nhất(93,1%), tiếp đến người Mông, người Khơ Mú.Các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4-6 người chiếm 86%, từ 7 người trở lên chiếm 6%, cònlại số hộ từ 3 nhân khẩu trở xuống chiếm 8%. Nguồnlực sản xuất của các hộ nghèo rất ít. Sản xuất của hộnghèo chủ yếu là nông nghiệp, nhưng diện tích đất sảnxuất rất ít. Xã Môn Sơn, trung bình mỗi hộ chỉ khoảng200m2 đất sản xuất nông nghiệp. Xã Lưu Kiền có tổngdiện tích đất tự nhiên là 13.979,63ha, nhưng chỉ có100,9ha đất lúa nước (chỉ chiếm 4,7%), 222ha đất lúarẫy và khoảng 330ha đất rau màu. Xã Tà Cạ chỉ có 39hađất lúa nước, còn diện tích đất rẫy người dân tự phát.Các hộ nghèo có độ tuổi từ 20-30 tuổi do mới tách hộ,xã không có đất để chia, nên những hộ nghèo này hầunhư không có đất sản xuất.

Số lượng vật nuôi trong gia đình rất ít, có khoảng23,4% số hộ nghèo có 1 con bò, chủ yếu do dự án tàitrợ và chương trình giảm nghèo cấp phát. Số hộ nuôilợn cũng không nhiều, có khoảng 39,2% số hộ điều tracó nuôi từ 1-2 con lợn. Số đàn gia cầm của các hộnghèo nuôi không đáng kể, chỉ để phục vụ tiêu dùngtrong gia đình.

Lao động trong mỗi hộ nghèo trung bình từ 1-3 laođộng. Trong số các hộ điều tra, số hộ có 2 lao động/hộchiếm tỷ lệ lớn nhất 53,6%; số hộ có 1 lao động chiếm12,3%; số hộ có từ 3 lao động trở lên chiếm 18,7%; sốhộ không có lao động chiếm 15,4%. Hầu hết các lựclượng lao động trong các hộ nghèo chỉ học hết cấp 2.Một phần nhỏ lao động được đào tạo nghề, nhưng sửdụng để tạo việc làm, tăng thu nhập rất ít.

Thu nhập của các hộ trung bình từ 300.000-370.000 đồng/người/tháng. Sản xuất chủ yếulà nông nghiệp, quy mô nhỏ lẻ, manh mún,phân tán theo kiểu truyền thống, chủ yếu là tựcung, tự cấp. Nguồn thu nhập chính của hộnghèo dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, chịu nhiều ảnh hưởng về điều kiện sảnxuất canh tác khó khăn, tưới tiêu không chủđộng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp.Các hộ đi vào rừng khai thác củi và các sảnphẩm phi gỗ (mây, tre, măng…) từ rừng đembán để mua lương thực.

2.2. Nhà ở và điều kiện sốngCùng với chính sách xóa nhà ở tranh tre

dột nát, hỗ trợ người nghèo xây nhà, số nhàtạm của các hộ nghèo cũng giảm nhiều. Quasố liệu điều tra, số hộ nghèo ở nhà bán kiêncố chiếm 57,4%; số hộ ở nhà kiên cố chiếm16,5%, chủ yếu là các hộ ở khu tái định cưthủy điện; số hộ ở nhà tạm chiếm 21,5%; sốhộ chưa có nhà chiếm 4,6%. Các vật dụngtrong nhà phục vụ cho sinh hoạt không nhiều,có khoảng 75% số hộ điều tra có xe đạp;36,4% số hộ có nồi cơm điện; 43,2% số hộcó ti vi; 5,7% số hộ có xe máy.

Về nguồn nước sinh hoạt, phần lớn các hộnghèo miền núi đều sử dụng nước tự chảy đượcsự đầu tư của Nhà nước. Đối với công trình vệsinh, 90% số hộ điều tra có nhà tiêu đơn sơ, hầu

Bảng 2. Kết quả khảo sát hộ nghèo 6 xã của các huyện miền núi Nghệ An

Tên xã Người Thái Người Mông Người Khơ Mú Dân tộc khácSố lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Đồng Văn 120 100,0 0 0 0 0 0 0Châu Hoàn 120 100,0 0 0 0 0 0 0Môn Sơn 120 100,0 0 0 0 0 0 0Lưu Kiền 105 87,5 15 12,5 0 0 0 0Na Ngoi 95 79,2 25 20,8 0 0 0 0

Tà Cạ 47 39,2 18 15,0 55 45,8 0 0Tổng 607 84,3 58 8,1 55 7,6 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Page 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [23]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

như không có nhà tiêu thấm dội nước, còn lạilà những hộ không có nhà tiêu, nhất là các hộ ởvùng núi cao.

2.3. Tiếp cận y tếVới các chính sách bảo hiểm xã hội, 100%

hộ nghèo đều được cấp bảo hiểm y tế dànhcho người nghèo. Tuy nhiên, việc sử dụng bảohiểm y tế có khác nhau. 45% số hộ cho rằngbảo hiểm y tế rất quan trọng đối với họ và họvẫn sử dụng. Trong gia đình có người ốm đau,họ đều sử dụng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sốhộ còn lại cho rằng họ hầu như không sử dụngđến bảo hiểm y tế, nhiều hộ không quan tâmđến việc mình đã được cấp bảo hiểm y tế haychưa. Phần lớn, khi ốm đau họ sử dụng thuốclá và tự chữa trị tại nhà.

2.4. Tiếp cận giáo dụcQua điều tra các hộ nghèo ở 6 xã miền núi,

trình độ giáo dục đối với người lớn chủ yếu làhết cấp 2, chiếm 78,2%, số người học hết cấp 3chỉ chiếm 5,4%. Các hộ đều mong muốn conem được đi học và 100% số hộ điều tra có trẻem từ 6-15 tuổi được đi học. Tuy nhiên, số trẻem đi học cấp 3 trở lên không nhiều, chỉ chiếmkhoảng 25,7% tổng số hộ điều tra. Nguyên nhânchính là trường học xa, hộ gia đình cần nhân lựclao động và nhiều hộ cho rằng học cũng khó cócơ hội đi làm việc khác (chiếm 12,6% tổng sốhộ điều tra).

2.5. Tiếp cận thông tinTheo số liệu điều tra, có khoảng 43,2% số

hộ có ti vi, 36,7% số hộ có đài, còn số hộ sử dụng điệnthoại cố định và di động rất ít. Thông tin các hộ nhậnđược thường xuyên chủ yếu thông qua các trưởng bản,đặc biệt ở những bản chưa có điện. Vì vậy, vai trò củatrưởng bản rất quan trọng trong việc nâng cao trình độhọc vấn và nhận thức của người dân.

2.6. Trợ giúp xã hộiTrong những năm qua, cùng với chính sách của Nhà

nước, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinhtế cho người nghèo. Các chương trình hỗ trợ cụ thể đốivới người nghèo bao gồm: cho vay ưu đãi hộ nghèo từnguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo với mứcvay bình quân từ 7-30 triệu đồng/hộ; hỗ trợ giống câytrồng, vật nuôi cho các hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện, tiềntết, gạo cứu đói, không thu tiền vở cho học sinh tiểuhọc. Trong giai đoạn 2011-2015, các huyện miền núiđã thực hiện chính sách giao cho một số đơn vị giúpđỡ, hỗ trợ người nghèo từ 2-3 hộ/năm. Chính sách nàyđã có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao cơ sở vật chấtvà tạo ra tư liệu sản xuất cho người nghèo của các xãmiền núi trong những năm qua.

3. Phân loại năng lực hộ nghèo và nguyên nhânnghèo của các hộ miền núi tỉnh Nghệ An

3.1. Phân loại năng lực hộ nghèoCăn cứ vào thực trạng và năng lực hộ nghèo,

chúng tôi phân loại hộ nghèo thành 3 nhóm: hộ nghèobất khả kháng, hộ nghèo tiềm năng hạn chế và hộnghèo có tiềm năng. Từ phân loại năng lực hộ nghèođể biết được nguyên nhân nghèo, nhằm đầu tư cái gìvào người nghèo, đúng địa chỉ, đặc biệt là nâng caohiệu quả đầu tư.

Kết quả điều tra cho thấy, số hộ nghèo cótiềm năng hạn chế chiếm tỷ lệ cao với 380 hộ,chiếm 52,8%. Những hộ tiềm năng hạn chế đềucó sức lao động nhưng trình độ văn hóa thấp,

lười biếng, ỷ lại, năng lực hạn chế... nên tư tưởng khôngmuốn thoát nghèo. Những hộ nghèo này chiếm sốlượng lớn ở các xã vùng cao như Tà Cạ và Châu Hoàn,chiếm số lượng lớn là dân tộc Thái và Khơ Mú. Số hộ

Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ người nghèo phân theo năng lựccủa 6 xã miền núi Nghệ An

Tên xã Hộ nghèo bất khả kháng Hộ nghèo tiềm năng hạn chế Hộ nghèo có tiềm năngSố lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Đồng Văn 14 11,7 69 57,5 37 30,8Châu Hoàn 25 20,8 76 63,3 19 15,8Môn Sơn 16 13,3 47 39,2 57 47,5Lưu Kiền 23 19,2 42 35,0 55 45,8Na Ngoi 27 22,5 65 54,2 28 23,3

Tà Cạ 19 15,8 81 67,5 20 16,7Tổng 124 17,2 380 52,8 216 30,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Page 5: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [24]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

3.2. Nguyên nhân nghèoQua điều tra, phân tích nguyên nhân nghèo của các

hộ gia đình ở miền núi Nghệ An, kết quả cụ thể như sau:

nghèo có tiềm năng chiếm 30% tổng số hộđiều tra, chủ yếu do thiếu vốn, đất đai sản xuấtvà trình độ sản xuất còn hạn chế.

Trong các nguyên nhân nghèo, chiếm sốlượng lớn nhất là các hộ thiếu đất sản xuất.Theo số liệu điều tra, có tới 173 hộ thiếu đất sảnxuất, chiếm 24%. Mặc dù ở miền núi, tuy nhiên,diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộkhông nhiều, đặc biệt là các khu tái định cư doxây dựng thủy điện. Hiện nay, trên miền núiNghệ An, có nhiều công trình thủy điện vừa vànhỏ đang xây dựng. Điều này có tác động tốtđến nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS.Tuy nhiên, các công trình thủy điện làm mất rấtnhiều diện tích đất canh tác. Ở những khu táiđịnh cư, người dân rất ít đất để sản xuất.

Nguyên nhân nghèo tiếp theo là các hộ thiếuvốn sản xuất. Phần lớn các hộ nghèo đều đượchỗ trợ vay vốn ưu đãi, tuy nhiên với nguồn vốnít (tối đa chỉ được 30 triệu), thời gian vay ngắn(từ 1-3 năm), các hộ không đủ để tái đầu tư sảnxuất. Nhiều hộ vay vốn đầu tư sản xuất, tuynhiên chăn nuôi chưa đủ thời gian để tạo tíchlũy đã đến hạn trả. Một số hộ vay vốn, nhưngkhông biết sử dụng đồng vốn một cách hiệuquả. Khả năng tích lũy của hộ nghèo hầu nhưkhông có, khó chống chọi với những rủi ro(thiên tai, ốm đau…). Hộ nghèo thiếu kiến thức,thiếu chuyên môn kỹ thuật nên việc tiếp cậnkhoa học, kỹ thuật trong đời sống sản xuất cũnghạn chế, năng suất lao động thấp.

Số hộ nghèo đông con, đông người ăn theo, thiếuviệc làm chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Còn có một bộ phậnngười trong hộ gia đình lười lao động, mắc các tệ nạnxã hội như: nghiện ma tuý, nghiện rượu, cờ bạc. Mộtbộ phận hộ nghèo do có người đau yếu dài ngày...

Các hộ nghèo đang còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vàonguồn hỗ trợ của Nhà nước. Các chính sách xóa đói giảmnghèo lại đang tập trung vào hỗ trợ theo nhu cầu củangười nghèo. Có nghĩa là thấy hộ nghèo thiếu gì thì cấpnhư: lợn, gà, vịt, trâu, bò, giống lúa, ngô... Nếu hộ nàobiết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, bán đúng thời điểm, biếttích lũy thì đó là đúng với mong muốn của lãnh đạo cáccấp. Nhưng thực tế số hộ làm được như vậy còn ít, thậmchí một số hộ không phát triển thêm được hoặc sử dụngvào các mục đích khác như: đám cưới, làm vía...

Mặt khác, xét về điều kiện khách quan: các xã miềnnúi Nghệ An có địa hình phức tạp, diện tích đất sản xuấtnông nghiệp ít, canh tác khó khăn, tưới tiêu không chủđộng. Đại đa số đồng bào DTTS, quen với tập quán sảnxuất tự cung tự cấp, trình độ dân trí còn hạn chế. Cơ sởvật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng đã có nhiều bướcphát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụsản xuất, sinh hoạt đời sống của nhân dân. Nguồn lựcđầu tư của Nhà nước còn hạn chế, một số chính sáchhỗ trợ trực tiếp không khuyến khích được sự nỗ lựcvươn lên của người nghèo.

Trong thời gian qua, Tỉnh đã ban hành nhiều chínhsách để hỗ trợ người nghèo. Những chính sách đã có

Bảng 4. Nguyên nhân nghèo của các xã miền núi Nghệ An

TT Nguyên nhân ĐồngVăn

ChâuHoàn

MônSơn

LưuKiền

NaNgoi Tà Cạ Tổng

1 Thiếu vốn sản xuất 12 10 18 11 15 13 792 Thiếu đất canh tác 32 25 37 26 12 41 1733 Thiếu phương tiện sản xuất 8 7 10 9 6 8 484 Thiếu lao động 14 12 5 12 23 11 775 Đông người ăn theo 15 11 9 7 17 12 716 Có lao động nhưng không có việc làm 12 16 13 15 9 6 717 Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 13 12 10 14 8 6 638 Ốm đau nặng 11 21 13 18 22 12 979 Mắc tệ nạn xã hội 2 4 3 5 5 7 2610 Chây lười lao động 1 2 2 2 3 4 1411 Nguyên nhân khác 0 0 0 1 0 0 1

Tổng 120 120 120 120 120 120 720

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Page 6: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [25]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

của tỉnh phần lớn chỉ tập trung vào giải quyếtnhững vấn đề bức xúc mang tính tức thì củacuộc sống đặt ra, như hỗ trợ đời sống, hỗ trợnhỏ lẻ sản xuất cho người nghèo, vùngnghèo... Số doanh nghiệp đầu tư trong sản xuấtchế biến nông sản có quy mô lớn ở miền Tâyrất ít và số này cũng chỉ mới xuất hiện ở vùngtrung du, núi thấp, còn vùng núi cao, vùng dântộc thiểu số thì gần như chưa có doanh nghiệpnào. Công tác phối kết hợp các chương trình,dự án có khi còn mang hiệu quả chưa cao. Mộtsố mô hình khuyến nông được xây dựngnhưng chưa có chính sách bao tiêu sản phẩm,hoặc tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân,vì vậy đã làm giảm hiệu quả của chương trình.

4. Một số vấn đề đặt ra về xóa đói giảmnghèo ở miền Tây Nghệ An

Trước những thực trạng trong công cuộcxóa đói giảm nghèo đối với vùng miền núiNghệ An đang đặt ra nhiều vấn đề lớn, đó là:

1/ Vùng miền núi, tuy là vùng rộng lớnnhiều tiềm năng, song là vùng khá đặc thù vềđiều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, địahình phức tạp, diện tích đất nông nghiệp ít vàkhó canh tác. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy cócải thiện, song vẫn yếu kém và thiếu đồngbộ… Tiềm năng nhiều, nhưng vẫn khó khaithác và phát huy các lợi thế của vùng trong quátrình phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụđời sống dân sinh trên địa bàn...

2/ Là vùng có nhiều DTTS, chiếm 40% dânsố trong vùng, trình độ dân trí thấp và phong tụctập quán rất khác nhau… nên người nghèo khôngnắm được kỹ thuật sản xuất, ít có năng lực tổ chứcsản xuất kinh doanh, thậm chí có tư tưởng khôngmuốn thoát “nghèo” để được hưởng chế độ chínhsách ưu tiên của Nhà nước…

3/ Nhu cầu đầu tư về xây dựng các côngtrình hạ tầng cơ sở và đầu tư phát triển kinh tế,đặc biệt phát triển nông - lâm nghiệp thực hiệnchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cácmô hình đầu tư thâm canh… là rất lớn nhưngnguồn lực của tỉnh và huy động từ xã hội củacác doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức còn rất hạnchế, trên thực tế chưa tạo ra được những xunglực mạnh cho phát triển kinh tế của vùng, đặcbiệt đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn.

4/ Bên cạnh trình độ phát triển kinh tế củavùng thấp, hơn nữa là một vùng biên có đường

biên giới với Lào 419km, nhiều vấn về an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội, tệ nạn ma túy ở một số huyệncòn phức tạp…

5. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho cácxã miền núi Nghệ An

5.1. Một số quan điểm cơ bản về giảm nghèo bềnvững

- Xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởngkinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời phải luônchủ động tạo ra các nguồn lực mới cho hoạt động trợgiúp người nghèo đói.

Đời sống và thu nhập thấp → nghèo đói → kinh tếchậm phát triển... luôn là vòng luẩn quẩn, mâu thuẫn.Để giải quyết vấn đề, từ những kết quả và thực tiễn vừaqua cho thấy rằng: tăng trưởng kinh tế cao, bền vữngvừa là điều kiện, vừa là tiền đề chủ yếu để phát triểnvà rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tếgiữa các vùng và các dân tộc, đồng thời tạo nguồn lựcđể tăng phúc lợi, cải thiện mức sống của nhân dân,giảm nghèo đói, thực hiện công bằng xã hội và tạo hiệuứng tích cực trong phát triển. Do vậy, bên cạnh đầu tưphải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên các cấp độkhác nhau.

- Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhànước, của toàn xã hội, mà quan trọng hơn là phải ý thứcđược đó là sự nghiệp của chính bản thân người nghèo vàcộng đồng người nghèo nhằm tạo động lực thoát nghèotừ người nghèo trong quá trình xóa đói giảm nghèo.

- Triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình,dự án về phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảmnghèo trên các địa bàn nông thôn cụ thể.

5.2. Một số kiến nghị chính sách và giải pháp xóađói giảm nghèo đối với vùng miền núi Nghệ An

Bản làng miền Tây Nghệ An

Page 7: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NCTD_01.pdf · Các hộ nghèo có quy mô nhân khẩu đông nhất từ 4- 6 người chiếm 86%, từ 7 người trở

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [26]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

a. Giải pháp chung- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng miền núi là

điều kiện tiên quyết để xóa đói giảm nghèo mộtcách bền vững. Phát huy lợi thế của vùng tập trungquy hoạch và ưu tiên đầu tư xây dựng các dự ántrọng điểm nhằm tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội của vùng. Tiếp tục đổi mới cơ chế chínhsách kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, mở mang cácloại hình doanh nghiệp, khu công nghiệp, làngnghề, trang trại, để thu hút lao động và tạo việclàm, nhằm thực sự mở rộng không gian kinh tế -xã hội của vùng miền núi.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là yếutố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển.

b. Giải pháp tại cấp cơ sở và cộng đồng- Muốn xóa đói, giảm nghèo thành công cho

đồng bào các DTTS, trước hết, Nghệ An phải tậptrung nâng cao trình độ dân trí, coi đó là điều kiệnđể xóa đói giảm nghèo chính từ sự bứt phá củangười nghèo mới bền vững. Muốn giải quyết bàitoán kinh tế đối với hộ nghèo, bên cạnh sự nỗ lựccủa chính các hộ, phải tiếp tục thực hiện và pháthuy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèonhư chính sách về văn hóa, y tế, giáo dục, vay vốntín dụng… Đây là hai mặt của một vấn đề có tácđộng và tương hỗ lẫn nhau. Về hỗ trợ, cần tậptrung hỗ trợ về sinh kế cho hộ nghèo thông qua trợgiúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạonghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngườinghèo; Tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiếtyếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, nhất làđầu tư cho các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùngđặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh hoạtđộng tuyên truyền tạo sự thống nhất về nhận thứcđể mỗi người dân có ý thức vươn lên thoát nghèovà làm giàu chính đáng, tránh tư tưởng ỷ lại.

- Đa dạng hóa sinh kế là chiến lược cốt lõi đểthoát nghèo của các hộ gia đình. Đa dạng hóa sinhkế hộ gia đình nhằm hướng tới giải quyết mục tiêukinh tế của hộ trong những điều kiện cụ thể. Song,nông, lâm nghiệp vẫn là sinh kế chính của đồngbào. Các nguồn vốn sinh kế của người nghèonhững năm gần đây, tuy đã được cải thiện, nhưngkhả năng tiếp cận, lựa chọn chiến lược sinh kế rấtkhác nhau. Đối với hộ nghèo, nên lựa chọn ưu tiêncác mô hình sinh kế dựa trên tri thức bản địa củađồng bào theo phương châm “mỗi thôn, bản, vùngmột sản phẩm nổi bật”.

- Cải thiện và đổi mới tiếp cận dịch vụ khuyếnnông. Các dịch vụ khuyến nông đóng vai rò rất

quan trọng đối với giảm nghèo bền vững ở khu vựcnông thôn nói chung, đồng bào DTTS nói riêng, vìhộ nghèo thường chịu thiệt thòi hơn về vốn xã hội,tức là khả năng tiếp cận các dịch vụ và đầu tư côngkém hơn nhiều so với các hộ khá giả… Vì thế, côngtác khuyến nông tại các vùng miền núi cần cải tiếntheo hướng có lợi hơn cho người nghèo. Thay thế cácmô hình truyền thống là mở lớp bằng các mô hình cósự tham gia như: lớp học trên đồng ruộng; phát triểnkỹ thuật từ nông dân đến nông dân, hình thức trìnhdiễn cần phù hợp hơn với điều kiện và tập quán canhtác của người nghèo…

- Tăng cường năng lực thực hiện các chức năngcộng đồng, kinh tế, xã hội, dịch vụ trợ giúp có lợi chongười nghèo và các nhóm yếu thế, nhằm thúc đẩynăng lực tham gia và trao quyền, tạo nền tảng chotiến trình giảm nghèo bền vững ở các cộng đồng xã,thôn, bản.

- Rà soát về một số chính sách hỗ trợ trực tiếp chongười nghèo theo hướng tăng cường “hỗ trợ có điềukiện” và “hỗ trợ có thu hồi” nhằm thúc đẩy sự chủđộng vươn lên của người nghèo. Thực hiện một sốchính sách hỗ trợ trực tiếp dưới dạng “dự án hỗ trợlồng ghép” ở từng xã, từng thôn bản, để đảm bảo phốikết hợp các nguồn lực, làm rõ vai trò và trách nhiệmcủa các bên liên quan, giúp chuyển từ hỗ trợ theotừng ngành riêng lẻ sang hỗ trợ liên ngành, chuyểntừ hỗ trợ một lần sang hỗ trợ theo quá trình nhằm đạtđược hiệu quả bền vững./.

Chú thích:(1) Phó giám đốc, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân

văn Nghệ An(2) GV, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An(3) GV, Trường Đại học Vinh

Tài liệu tham khảo:1. UBND tỉnh Nghệ An (2014), Đề án “Giảm nghèo và

nâng cao mức sống cho nhân dân vùng miền Tây Nghệ vàven biển Nghệ An đến 2020”.

2. Báo cáo nghiên cứu “Mô hình giảm nghèo tại một sốcộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” do AAVvà Oxfam thực hiện năm 2012.

3. UBND tỉnh Nghệ An, 2015, Hội nghị tổng kết công tácgiảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và giúp đỡ xã nghèo miềnTây tỉnh Nghệ An.

4. Kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, cận nghèo ở cácxã miền núi và bãi ngang ven biển tỉnh Nghệ An từ nhómnghiên cứu Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải pháp vàxây dựng mô hình cho các xã bãi ngang ven biển và miền núitỉnh Nghệ An”.