20
THÚC ĐẨY STHAM GIA CỦA NỮ GII TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HI ĐẠI BIỂU HI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIT NAM 35 Hà Nội, 12/2015

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU … · ) Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI

TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 35

Hà Nội, 12/2015

Bản quyền © Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) 2015.

Bảo lưu tất cả các quyền. Có thể sao chép, sử dụng tài liệu này cho các mục đích phi thương mại song phải dẫn nguồn từ UNDP và thông tin cho UNDP về việc sử dụng.

UNDP Việt Nam, 304 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam

Thiết kế và trình bày: Công ty Phú Sỹ, Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................i

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................................ii

CƠ SỞ PHÁP LÝ ............................................................................................................................. 1

1.Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử .......................................................................... 3

2. Ấn định số lượng đại biểu và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội .......................................................................................................... 5

3. Ấn định số lượng đại biểu và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp ................................................................................................ 6

4. Lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ... 7

5. Truyền thông về bầu cử ......................................................................................................... 8

6. Vận động bầu cử .................................................................................................................... 9

7. Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu và tổ chức bỏ phiếu .......................10

8. Kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử ........................................................................11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................12

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

i

35DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTT Ban thường trực

CEDAW Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

CEPEW Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ

CLQGBĐG Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020

HĐBCQG Hội đồng Bầu cử Quốc gia

HĐBCTW Hội đồng bầu cử Trung ương

HĐND Hội đồng nhân dân

HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Luật Bầu cử 2015 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND số 85/2015/QH13

Nghị quyết 11 Nghị quyết 11/2007/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

TT Thường trực

UBBC Ủy ban bầu cử

UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

ii

LỜI GIỚI THIỆU

Quyền bầu cử của cả nữ giới và nam giới không chỉ là quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử và trúng cử làm đại biểu dân cử. Quyền này còn bao gồm quyền tham gia bình đẳng vào các tổ chức phụ trách bầu cử, được đối xử công bằng và không phân biệt đối xử trong danh sách những người ứng cử, được tương tác với những người ứng cử trong các cuộc vận động bầu cử, tham gia bỏ phiếu một cách trực tiếp và đảm bảo nguyên tắc phổ thông, bỏ phiếu kín.

Trong những nhiệm kỳ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu dân cử các cấp. Tuy nhiên, kết quả đạt được không như chỉ tiêu đề ra và chưa phản ánh bình đẳng thực chất trong các cơ quan dân cử. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội giảm qua ba nhiệm kỳ liên tiếp và tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp tăng chậm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu do UNDP, Oxfam, CEPEW tiến hành trong giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, tỷ lệ nữ giới tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử thấp; tỷ lệ nữ và nam cử tri tiếp xúc với những người ứng cử không cao; và tồn tại tình trạng bầu thay, bầu hộ, tức là một cử tri (thường là người đứng đầu gia đình) bỏ phiếu thay cho những cử tri khác trong gia đình.

Năm 2015, Ủy ban CEDAW đã thể hiện quan ngại và đưa ra khuyến nghị với Nhà nước Việt Nam xem xét việc thiết lập chỉ tiêu nữ ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 cao hơn 35% nhằm đạt được ít nhất 35% nữ đại biểu Quốc hội được bầu như chỉ tiêu đặt ra trong CLQGBĐG giai đoạn 2011 - 20201 .

Vì những lý do trên, Tổ chức Oxfam tiến hành biên soạn cuốn tài liệu “Thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam” nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Luật Bầu cử 2015, thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của nữ giới và nam giới trong quy trình bầu cử, tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức phụ trách bầu cử sử dụng tài liệu này trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện và giám sát công tác bầu cử.

1 Tài liệu CEDAW/C/VNM/CO/7-8

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

1

35CƠ SỞ PHÁP LÝ

) Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật Bầu cử 2015).

) Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Khoản 2 Điều 16 Hiến pháp 2013).

) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Khoản 3 điều này nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới (Khoản 1 Điều 26 Hiến pháp 2013).

) Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (Khoản 3 Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006).

) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới (Khoản 3 Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006).

) Số lượng nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội LHPN Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ (Khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử 2015).

) Bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ (Khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Bầu cử 2015).

) Phấn đấu đến 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 35% đến 40% (Nghị quyết 11/2007/NQ-TW về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).

) Phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35% (Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020).

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

2

Gia Lai

Son La

Nghe An

Dak Lak

Kon Tum

Lai Chau

Thanh Hoa

Dien Bien

Lam Dong

Yen Bai

Quang Nam

Lang Son

Ha Giang

Lao Cai

Ha Tinh

Binh Thuan

Cao Bang

Ca Mau

Dak Nong

Dong Nai

Phu Yen

Binh Phuoc

Bac Can

Long An

Hoa Binh

Quang Tri

Tay Ninh

An Giang

Soc Trang

Quang Binh

Binh Dinh

Kien Giang

Quang Ninh

Tuyen Quang

Quang Ngai

Khanh Hoa

Phu Tho Bac Giang

TP Ha Noi

Thua Thien Hue

Dong Thap

Ben Tre

Ninh Thuan

Bac Lieu

Thai Nguyen

Tra Vinh

Binh Duong

Tien Giang

Thai Binh

Hai Duong

Nam Dinh

Vinh LongHau Giang

Ninh Binh

TP Ho Chi Minh

Vinh Phuc

TP Can Tho

Ba Ria-Vung Tau

Hai Phong

Ha Nam

Hung Yen

Bac Ninh

TP Da Nang

0 100 20050 Km

Tỉnh/Thành phốSố đơn vị bầu

cử

Tổng số đại biểu

Quốc hội

Tổng số ứng cử

viên

Số ứng cử viên

nữ

An Giang 4 10 18 8Bà Rịa - Vũng Tàu 2 6 10 4Bắc Giang 3 8 14 6Bắc Kạn 2 6 10 4Bạc Liêu 2 6 10 4Bắc Ninh 2 6 10 4Bến Tre 3 7 13 6Bình Dương 3 8 14 6Bình Định 3 8 14 6Bình Phước 2 6 10 4Bình Thuận 3 7 13 6Cà Mau 3 7 13 6Cần Thơ 2 7 13 6Cao Bằng 2 6 10 4Đà Nẵng 2 6 10 4Đắk Lắk 3 9 15 6Đắk Nông 2 6 10 4Điện Biên 2 6 10 4Đồng Nai 4 11 19 8Đồng Tháp 3 8 14 6Gia Lai 3 7 13 6Hà Giang 2 6 10 4Hà Nam 2 6 10 4Hà Nội 10 30 50 20Hà Tĩnh 3 7 13 6Hải Dương 3 9 15 6Hải Phòng 3 9 15 6Hậu Giang 2 6 10 4Hoà Bình 2 6 10 4Hồ Chí Minh (TP) 10 30 50 20Hưng Yên 3 7 13 6Khánh Hoà 3 7 13 6Kiên Giang 3 9 15 6Kon Tum 2 6 10 4Lai Châu 2 6 10 4Lạng Sơn 2 6 10 4Lào Cai 2 6 10 4Lâm Đồng 3 7 13 6Long An 3 8 14 6Nam Định 3 9 15 6Nghệ An 5 13 23 10Ninh Bình 2 6 10 4Ninh Thuận 2 6 10 4Phú Thọ 3 7 13 6Phú Yên 2 6 10 4Quảng Bình 2 6 10 4Quảng Nam 3 8 14 6Quảng Ngãi 3 7 13 6Quảng Ninh 3 7 13 6Quảng Trị 2 6 10 4Sóc Trăng 3 7 13 6Sơn La 3 7 13 6Tây Ninh 2 6 10 4Thái Bình 3 9 15 6Thái Nguyên 3 7 13 6Thanh Hoá 6 16 29 12Thừa Thiên Huế 3 7 13 6Tiền Giang 3 8 14 6Trà Vinh 2 6 10 4Tuyên Quang 3 6 12 5Vĩnh Long 2 6 10 4Vĩnh Phúc 2 6 10 4Yên Bái 2 6 10 4

PHÂN BỔ SỐ NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ NỮ GIỚI THEO TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

3

351.Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử

Tổ chức phụ trách bầu cử các cấp thu hút ít nhất 30% nữ giới tham gia. Điều này đảm bảo công tác bầu cử được xem xét dưới góc nhìn của nữ giới và góp phần đạt được chỉ tiêu ít nhất 35% nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được bầu.

Tổ chức phụ trách bầu cử

Cơ quan thực hiện Số thành viên

Số thành viên nữ tối thiểu

HĐBCQG Quốc hội 15 - 21 5 - 7

Ban bầu cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử

UBND tỉnh quyết định thành lập sau khi thống nhất với TT HĐND và BTT MTTQVN cùng cấp

9 - 15 3 - 5

Ủy ban bầu cử ở tỉnh 21 - 31 7 - 10

Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh

11 - 13 4 - 5

Ủy ban bầu cử ở huyện UBND huyện quyết định thành lập sau khi thống nhất với TT HĐND và BTT MTTQVN cùng cấp

11 - 15 4 - 5

Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện

9 - 11 3 - 4

Ủy ban bầu cử ở xã UBND xã quyết định thành lập sau khi thống nhất với TT HĐND và BTT MTTQVN cùng cấp

9 - 11 3 - 4

Ban bầu cử HĐND cấp xã

7 - 9 3

Tổ bầu cử ở mỗi khu vực bỏ phiếu

11 - 21 4 - 7

Gia Lai

Son La

Nghe An

Dak Lak

Kon Tum

Lai Chau

Thanh Hoa

Dien Bien

Lam Dong

Yen Bai

Quang Nam

Lang Son

Ha Giang

Lao Cai

Ha Tinh

Binh Thuan

Cao Bang

Ca Mau

Dak Nong

Dong Nai

Phu Yen

Binh Phuoc

Bac Can

Long An

Hoa Binh

Quang Tri

Tay Ninh

An Giang

Soc Trang

Quang Binh

Binh Dinh

Kien Giang

Quang Ninh

Tuyen Quang

Quang Ngai

Khanh Hoa

Phu Tho Bac Giang

TP Ha Noi

Thua Thien Hue

Dong Thap

Ben Tre

Ninh Thuan

Bac Lieu

Thai Nguyen

Tra Vinh

Binh Duong

Tien Giang

Thai Binh

Hai Duong

Nam Dinh

Vinh LongHau Giang

Ninh Binh

TP Ho Chi Minh

Vinh Phuc

TP Can Tho

Ba Ria-Vung Tau

Hai Phong

Ha Nam

Hung Yen

Bac Ninh

TP Da Nang

0 100 20050 Km

Tỉnh/Thành phốSố đơn vị bầu

cử

Tổng số đại biểu

Quốc hội

Tổng số ứng cử

viên

Số ứng cử viên

nữ

An Giang 4 10 18 8Bà Rịa - Vũng Tàu 2 6 10 4Bắc Giang 3 8 14 6Bắc Kạn 2 6 10 4Bạc Liêu 2 6 10 4Bắc Ninh 2 6 10 4Bến Tre 3 7 13 6Bình Dương 3 8 14 6Bình Định 3 8 14 6Bình Phước 2 6 10 4Bình Thuận 3 7 13 6Cà Mau 3 7 13 6Cần Thơ 2 7 13 6Cao Bằng 2 6 10 4Đà Nẵng 2 6 10 4Đắk Lắk 3 9 15 6Đắk Nông 2 6 10 4Điện Biên 2 6 10 4Đồng Nai 4 11 19 8Đồng Tháp 3 8 14 6Gia Lai 3 7 13 6Hà Giang 2 6 10 4Hà Nam 2 6 10 4Hà Nội 10 30 50 20Hà Tĩnh 3 7 13 6Hải Dương 3 9 15 6Hải Phòng 3 9 15 6Hậu Giang 2 6 10 4Hoà Bình 2 6 10 4Hồ Chí Minh (TP) 10 30 50 20Hưng Yên 3 7 13 6Khánh Hoà 3 7 13 6Kiên Giang 3 9 15 6Kon Tum 2 6 10 4Lai Châu 2 6 10 4Lạng Sơn 2 6 10 4Lào Cai 2 6 10 4Lâm Đồng 3 7 13 6Long An 3 8 14 6Nam Định 3 9 15 6Nghệ An 5 13 23 10Ninh Bình 2 6 10 4Ninh Thuận 2 6 10 4Phú Thọ 3 7 13 6Phú Yên 2 6 10 4Quảng Bình 2 6 10 4Quảng Nam 3 8 14 6Quảng Ngãi 3 7 13 6Quảng Ninh 3 7 13 6Quảng Trị 2 6 10 4Sóc Trăng 3 7 13 6Sơn La 3 7 13 6Tây Ninh 2 6 10 4Thái Bình 3 9 15 6Thái Nguyên 3 7 13 6Thanh Hoá 6 16 29 12Thừa Thiên Huế 3 7 13 6Tiền Giang 3 8 14 6Trà Vinh 2 6 10 4Tuyên Quang 3 6 12 5Vĩnh Long 2 6 10 4Vĩnh Phúc 2 6 10 4Yên Bái 2 6 10 4

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

4

Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, có 3 trong số 21 thành viên HĐBCTW là nữ giới, chiếm 14,28%; 3 trong số 25 thành viên là nữ giới trong UBBC tỉnh Hòa Bình, chiếm 12%; 4 trong số 21 thành viên là nữ giới trong UBBC tỉnh Tuyên Quang, chiếm 19,04%; chỉ 1 trong số 29 thành viên là nữ giới trong UBBC tỉnh Nam Định, chiếm 3.4%.

Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hôi khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, có 5/21 thành viên HĐBCQG là nữ giới, chiếm 23,8%.

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

5

352. Ấn định số lượng đại biểu và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

Các hoạt động Cơ quan thực hiện Khuyến nghị

Hiệp thương lần thứ ba

Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN BTT UBMTTQVN cấp tỉnh

> 40% nữ ứng cử viên trong danh sách chính thức

Điều chỉnh lần thứ hai UBTVQH

Hiệp thương lần thứ hai

Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN BTT UBMTTQVN cấp tỉnh

> 45% nữ ứng cử viên trong danh sách sơ bộ

Điều chỉnh lần thứ nhất

UBTVQH

Giới thiệu người ứng cử

Cơ quan, tổ chức, đơn vị Giới thiệu nữ ứng cử viên tương đồng về trình độ học vấn và vị trí công tác với nam ứng cử viên

Hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương

Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN BTT UBMTTQVN cấp tỉnh

50% nữ ứng cử viên

Ấn định số lượng đại biểu và dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử

UBTVQH

Đoàn chủ tịch TW Hội LHPNVN

Có ít nhất một trong 3 đại biểu địa phương là nữ giới

50% nữ ứng cử viên

2

2 Theo tinh thần Nghị quyết 11, CLQGBĐG và khuyến nghị của Ủy ban CEDAW

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

6

3. Ấn định số lượng đại biểu và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp

Các hoạt động Cơ quan thực hiện Khuyến nghị

Hiệp thương lần thứ ba

BTT UBMTTQVN > 40% nữ ứng cử viên trong danh sách chính thức

Hiệp thương lần thứ hai

BTT UBMTTQVN

> 45% nữ ứng cử viên trong danh sách sơ bộ

Điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lương

TT HĐND

Giới thiệu người ứng cử

Cơ quan, tổ chức, đơn vị Giới thiệu nữ ứng cử viên tương đồng về trình độ học vấn và vị trí công tác với nam ứng cử viên

Hiệp thương lần thứ nhất

BTT UBMTTQVN

50% nữ ứng cử viên

Ấn định số lượng đại biểu

TT HĐND

3

3 Theo tinh thần Nghị quyết 11, CLQGBĐG và khuyến nghị của Ủy ban CEDAW

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

7

354. Lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND HĐBCQG lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội có ít nhất 40% nữ ứng cử viên, tương đồng về trình độ học vấn và vị trí công tác giữa những người ứng cử trong cùng một đơn vị bầu cử. Danh sách được lập theo thứ tự A, B, C và có số dư từ hai người trở lên so với số đại biểu được bầu.

Ủy ban bầu cử lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND có ít nhất 40% nữ ứng cử viên, tương đồng về trình độ văn hóa và vị trí công tác giữa những người ứng cử trong cùng một đơn vị bầu cử. Danh sách được lập theo thứ tự A, B, C và có số dư từ hai người trở lên so với số đại biểu được bầu.

Một trong những đơn vị bầu cử không có nữ ứng cử viên (số người ứng cử là 5, số đại biểu được bầu là 3)

TT Chức danh Giới tính Trúng cử

1 Diễn viên điện ảnh, Hội Điện ảnh thành phố Nữ 0

2 Phó chủ tịch HĐND thành phố Nữ X

3 Phó tư lệnh Quân khu Nam X

4 Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư thành phố Nam X

5 Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm

Nam 0

Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, có 28/183 đơn vị bầu cử không có nữ ứng cử viên, 41 đơn vị bầu cử có số dư trong danh sách ứng cử chỉ là một người so với số đại biểu được bầu và nhiều nữ ứng cử viên không trúng cử do bị sắp xếp không tương đồng về trình độ học vấn và vị trí công tác với nam ứng cử viên trong cùng danh sách ứng cử.

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

8

35%

5. Truyền thông về bầu cử ) Truyền thông về chỉ tiêu nữ đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đạt ít

nhất 35% theo tinh thần Nghị quyết 11 và CLQGBĐG.

) Truyền thông những hình ảnh tích cực về nữ giới tham gia chính trị, ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

) Truyền thông về quyền bầu cử và các nguyên tắc bầu cử dân chủ, phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín; việc bầu thay, bầu hộ là vi phạm pháp luật về bầu cử cho cử tri.

) Không truyền thông về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu như là thành tích của các phòng bỏ phiếu, khu vực bầu cử và đơn vị bầu cử cho đến khi kết thúc thời gian bỏ phiếu theo luật định.

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

9

356. Vận động bầu cử

) HĐBCQG và UBBC phân bổ kinh phí bầu cử để tập huấn kỹ năng xây dựng và trình bày chương trình hành động cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND lần đầu là nữ giới.

) BTT UBMTTQVN các cấp phân bổ thời gian trình bày kế hoạch hành động và trao đổi với cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp là nữ giới và nam giới một cách công bằng.

) UBND nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri bố trí địa điểm rộng rãi và thông báo công khai về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham gia đông đủ.

) UBND nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri phối hợp với Hội LHPN để mời nữ cử tri tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri một cách rộng rãi.

) Các cơ quan báo chí ở Trung ương, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tăng thời lượng đưa tin về tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp4.

Hầu hết người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIII và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 – 2016 đều có cơ hội tiếp xúc cử tri. Nhưng chỉ có 340.696 cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và 6.367.095 cử tri tham dự hội nghị cử tri của những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Do đó, có gần 90% cử tri cả nam và nữ trên cả nước không tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri.

Nguồn: Báo cáo 453/BC-HĐBC ngày 18/7/2011 của HĐBCTW

4 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định bởi Luật Bình đẳng giới và biện pháp đặc biệt tạm thời theo tinh thần Công ước CEDAW

HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

10

7. Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu và tổ chức bỏ phiếu ) Tổ bầu cử bố trí phòng bỏ phiếu và đặt hòm phiếu đảm bảo nguyên tắc bỏ

phiếu kín, dễ tiếp cận với cử tri.

) Tổ bầu cử không phát nhiều hơn một phiếu bầu cho mỗi cử tri và không vận động người thân bỏ phiếu hộ khi cử tri chưa hoặc không đi bầu cử vì các lý do khác nhau để đảm bảo nguyên tắc bầu cử phổ thông.

Kết quả khảo sát Chỉ số Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) chỉ ra rằng 66% người dân được hỏi năm 2011 cho biết họ đã trực tiếp đi bầu trong lần bầu cử quốc gia gần đây nhất và từ đó mỗi năm đều giảm đi và theo số liệu khảo sát quốc gia năm 2014 thì con số này là 42%. Lý giải cho những con số này, nghiên cứu do UNDP và Oxfam tiến hành năm 2015 khẳng định tồn tại thực trạng trên là do tình trạng đi bầu thay, bầu hộ, tức là một cử tri (thường là người đứng đầu gia đình) bỏ phiếu hộ hoặc bỏ phiếu thay cho những cử tri khác trong gia đình.

THÙNG PHIẾU

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

11

358. Kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử

Hoạt động Tổ chức thực hiện Yêu cầu về kết quả

Lập biên bản và công bố kết quả bầu cử

HĐBCQG Tổng số nữ đại biểu và nam đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được bầu, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là nam giới và nữ giới, tổng số cử tri nam và nữ trong cả nước, tổng số cử tri nam và cử tri nữ đã tham gia bỏ phiếu và tỷ lệ so với tổng số số cử tri nam và nữ trong cả nước

Lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Ủy ban bầu cử Số lượng người ứng cử là nam giới và nữ giới, tổng số cử tri nam và nữ của địa phương, số lượng cử tri nam và nữ đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri nam và nữ đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri ở địa phương

Lập biên bản xác định kết quả bầu cử của đơn vị bầu cử

Ban bầu cử Số lượng người ứng cử là nam giới và nữ giới, tổng số cử tri nam và nữ của đơn vị bầu cử, số lượng cử tri nam và nữ đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri nam và nữ đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri của đơn vị bầu cử

Lập biên bản kết quả kiểm phiếu

Tổ bầu cử Tổng số cử tri nam và nữ của khu vực bỏ phiếu, số lượng cử tri nam và nữ đã tham gia bỏ phiếu

Chứng kiến việc kiểm phiếu

Tổ bầu cử Mời ít nhất một nữ giới trong số hai cử tri không phải là người ứng cử

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI TRONG QUY TRÌNH BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Hội đồng bầu cử Trung ương tổng kết công tác tuyên truyền cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 – 2016

2. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020

3. Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

4. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, Chuyên đề đặc biệt Báo Nhân dân ngày 28-4- 2011

5. Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII của HĐBCTW

6. Jean Munro, 2012 , Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam

7. Hiến pháp 2013

8. Liên Hợp Quốc, 2005, Phụ nữ và bầu cử - Hướng dẫn tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quá trình bầu cử

9. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

10. Luật Bình đẳng giới, 2006

11. Luật Tổ chức Quốc hội 2015

12. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015

13. Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

14. Nghị viện Châu Âu, 2011, Hệ thống chỉ tiêu giới trong bầu cử và thực thi ở Châu Âu

15. Paul Schuler, 2014, Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, từ tham gia đến đại diện

16. Pippa Norris và Mona Lena Krook, 2011, Women and Elections: Guide to promoting the participation of women in election

17. Tài liệu CEDAW/C/VNM/CO/7-8 của Ủy ban CEDAW cho báo cáo ghép 7+8 của Nhà nước Việt Nam sau phiên đối thoại vào tháng 7/2015

18. UNDP, 2012, Nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, Hướng tới tương lai

19. UNDP, UN WOMEN, 2015, Inclusive Election Processes: A guide for Electoral Management Bodies on Promoting Gender Equality and Women Participation

20. UNDP và Oxfam, 2015, Uy tín và cơ cấu: Sự tham gia của người dân và bầu cử địa phương ở Việt Nam