44
Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8 Tác Giả: Sử gia Tôn Thất Thiệt Thứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33 CHƯƠNG  VIII NGĂN CẤM TẾ TỰ 8.1  NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN  Kể từ khi các buổi tế tự bị đình chỉ Bang Phòng Thủ Chân Lý Thái Bình và Bang Hành Sự của Doanh Tuẫn Giáo đã quyết định kêu gọi dân chúng đến tham dự buổi tế tại Đền thờ Vương quốc vào giờ Tỵ mỗi cuối tuần. Theo luật lệ của Thiên Giáo, Đền thờ Vương quốc được xem là Đền Thờ của vị Hoàng Đế đang cai trị 1 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8 - saigonecho.infosaigonecho.info/main/biencotongiao/sach/vongquoc/vongquoc8.pdfthể hiện bằng cách người Hoài Quốc có thể hát những

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

CHƯƠNG   VIIINGĂN  CẤM  TẾ  TỰ

8.1   NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG GIAIĐOẠN KHÓ KHĂN

 Kể từ khi các buổi tế tự bị đình chỉ BangPhòng Thủ Chân Lý Thái Bình và Bang HànhSự của Doanh Tuẫn Giáo đã quyết định kêugọi dân chúng đến tham dự buổi tế tại Đền thờVương quốc vào giờ Tỵ mỗi cuối tuần. Theo luậtlệ của Thiên Giáo, Đền thờ Vương quốc đượcxem là Đền Thờ của vị Hoàng Đế đang cai trị

1 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

vương quốc đó. Do đó, vào những ngày đại lễcủa Thiên Giáo, vị Hoàng Đế có bổn phận phảivề Đền thờ Vương quốc để chủ sự các cuộc tế.Việc lựa chọn Đền thờ Vương quốc nằm giữa đếđô Hồ Sinh để dự các buổi tế, người Hoài Quốcmuốn nhắc nhở Triều đình về tình trạng bơ vơ,lạc lỏng của họ. Họ muốn Hoàng Đế Thạch ĐỗMa và những quan lại của Triều đình luôn luônnhìn thấy sự thiếu thốn về mặt tinh thần củađám dân xa xứ và nhanh chóng giải quyết toànbộ vấn đề của Doanh Tuẫn Giáo.

 Lúc đầu tiên khi người Hoài Quốc kéo đến Đềnthờ Vương quốc để tham dự các buổi tế, ngườidân bản xứ rất đổi ngạc nhiên và lo sợ vềnhững xáo trộn có thể xảy ra. Chính nhữngquan Thất Phẩm bản xứ lúc chủ tế cũng cảmthấy không an tâm khi nhìn thấy đoàn người lạmặt hiện diện chật ních Đền thờ. Tuy nhiên sauvài tuần lễ, sự lo lắng bối rối lúc ban đầu khôngcòn nữa. Thay vào đó, các quan Thất Phẩm và

2 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

dân chúng bản xứ đã dành nhiều thiện cảm chongười Hoài Quốc. Thiện cảm tốt đẹp này đượcthể hiện bằng cách người Hoài Quốc có thể hátnhững bài hát hoặc đọc những pho Thánh Thưbằng ngôn ngữ của họ trong các nghi lễ củangười bản xứ. Điều này đã yên ủi một phần nàocho dân chúng của Doanh Tuẫn Giáo. Tuynhiên những đặc ân nho nhỏ không thể nàothay thế được sự mất mát to lớn của việc thiếuvắng các nghi lễ bằng chính ngôn ngữ của họ.

 Tối ngày mồng 3 tháng giêng năm 1987, hàngngàn dân chúng kéo về Đền thờ Nữ Vưong TháiBình ở Trấn Ánh Dương để tham dự buổi cầunguyện đặc biệt. Buổi cầu nguyện đặc biệt vàođầu năm Tây Lịch có mục đích cầu bình ancho vương quốc Hồ Sinh, Hoàng Đế Thạch ĐỗMa, các quan lại cao cấp của Triều đình vànhất là cho Doanh Tuẫn Giáo cũng như choHoài Quốc. Buổi cầu nguyện được tổ chức saunghi thức tế tự của Đền thờ Nữ Vưong Thái

3 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Bình. Sau phần nguyện kinh đặc biệt bằng 6ngôn ngữ khác nhau của các sắc dân thiểu sốtại Hồ Sinh, người Hoài Quốc đã tiến ra NữVương Đài trước cổng Đền thờ để hát và cầunguyện cho những mục đích của họ. Hàngngàn ngọn nến đã được thắp sáng như nhữngbiểu tượng nhiệt thành sốt sắng của đoàn ngườiđang tìm kiếm sự an bình chân thật. Mặc dầuđêm hôm ấy trời chuyển mưa to và gió lạnh thổithật mạnh, đoàn người Hoài Quốc vẫn tiếp tụccất cao giọng hát lời kinh; ánh nến trên tay sángrực như mang đến hy vọng cho một ngày maitươi đẹp.

8.2   PHẦN NGOẠI SỬ : VÀI NÉT VỀ DOANHTUẪN GIÁO

 Doanh Tuẫn Giáo được thiết lập trên một thửađất vuông vắn, cân đối về phía Nam của đế đô

4 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Hồ Sinh. Diện tích hơn một mẫu tây, có bờthành bao bọc chung quanh và có kiến trúc củathế kỷ 20. Nằm ở một địa thế vô cùng thuậnlợi. Doanh Tuẫn Giáo đã đáp ứng thật nhiềucho những ước vọng của người Hoài Quốc vềcả hai phương diện tinh thần và vật chất.

 Nằm cách giao lộ nhộn nhịp Sinh Tử Lộ vàCách Phi Tần không xa, Doanh Tuẫn Giáochễm chệ uy nghi giữa khu vực đông đúc dâncư. Huyết lộ Bách Nhất chạy dọc từ Bắc xuốngNam,  xuyên ngang lãnh thổ Hồ Sinh là lối điquan trọng thường được những người phươngxa sử dụng để đến Doanh Tuẫn Giáo. Ngoài raHuyết lộ Nhị Bát Thập cũng nằm trên trục BắcNam giúp những người từ vương quốc Kim Sơnđến Doanh Tuẫn Giáo được mau chóng dễdàng.

5 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Trước mặt Doanh phủ là con lộ lớn Sinh LệTông, bên trái là một Trung Học tràng của dânbản xứ. Hai mặt còn lại được bao bọc bởi nhữngtrang trại của dân chúng. Doanh Tuẫn Giáo cómột sân tiền đường thật rộng và một khoảng đấttrống để cột chiến mã. Phía trong là một sânchơi cho trẻ em.

 Vào những ngày đại lễ, khi có những buổi tế tựhoặc những hoạt động lộ thiên, Doanh TuẫnGiáo thiết lập một lễ đài đồ sộ tại sân tiềnđường để hàng ngàn dân chúng có dịp thamdự. Kiến trúc của Doanh Phủ gồm hai toà nhàlớn: Nguyện đường và sảnh đường. Từ trên nhìnxuống, kiến trúc của Doanh Tuẫn Giáo có hìnhchữ nhân với Nguyện đường là nét dọc chính,trong khi sảnh đường hoàn tất hình nét ngang.Đây là điểm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đếnnhân sự và hoạt động của Doanh Tuẫn Giáo.Trước mặt Nguyện đường là Nữ Vương đài vớibức tượng Nữ Vương có đường nét của một phụ

6 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

nữ Hoài Quốc. Trước hành lang chính dẫn vàoDoanh phủ là một cây Thập Tự cao vút, biểutượng linh thiêng của Thiên Giáo. Ba trụ cờ caođể thượng những lá đại kỳ trong những ngày đạilễ nằm thẳng tấp song song với sảnh đường.Một số các trụ cờ thấp hơn nằm dọc bờ thànhcủa Doanh Phủ. Vào những buổi trưa hè nóngbức, Doanh phủ và sân chơi đuợc che mát bởinhững tàng cây cổ thụ và những cây nhỏ chungquanh bờ thành.

 Doanh Tuẫn Giáo như đã nói ở trên đã thoảmãn những ước nguyện của người Hoài Quốc vìđạt được cả ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhânhoà. Thiên thời: Việc tạo mãi Doanh Tuẫn Giáo đượcphát động dưới thời cai trị của Tổng Trấn BìnhViễn An. Trong thời kỳ đó, toàn thể người HoàiQuốc theo Thiên Giáo ở Hồ Sinh đã mơ ước cómột đền thờ riêng biệt với những nét đặc thù

7 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

của dân tộc họ. Việc thờ tự và phát triển tôngiáo chắc chắn phải là mệnh Trời. Vì thế, yếu tốthiên thời thể hiện rõ rệt ngay từ lúc bắt đầu.

 Địa lợi : Toạ lạc tại một vùng có khá đông dâncư, nhất là người Hoài Quốc, Doanh Tuẫn Giáocó địa lợi dễ dàng. Bên cạnh các trục lộ giaothông thuận lợi và các khu sinh hoạt sầm uất,vấn đề di chuyển đến Doanh Tuẫn Giáo khôngcòn là một mối ưu tư lớn lao cho dân chúng.

 Nhân Hoà : Đây là yếu tố quan trọng hơn hết.Việc tạo mãi và xây dựng Doanh Tuẫn Giáohoàn toàn do lòng tự nguyện và thiện chí củangười Hoài Quốc. Tinh thần đoàn kết và ý chíquyết tâm kiến tạo một nơi linh thiêng để thờ tựvà bảo tồn những phong tục tập quán tốt đẹpcủa người Hoài Quốc đã mang đầy đủ yếu tốNhân Hoà, một yếu tố không thể thiếu cho bất

8 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

cứ một công việc nào.

 Chính những yếu tố trên đã làm cho thế đứngcủa Doanh Tuẫn Giáo trở nên vững chắc.Doanh phủ và dân chúng, cả hai tạo thành mộtkhối như keo sơn khó tách biệt. Linh hồn củaDoanh Tuẫn Giáo cũng là linh hồn của dânchúng. Nơi đây trở nên một nơi đặc biệt, linhthiêng có thể biểu hiện bằng bốn chữ “Địa LinhNhân Kiệt”. Như đã nói ở trên, theo các nhà địalý, kiến trúc hình chữ Nhân một phần lớn ảnhhưởng đến tương lai của Doanh Tuẫn Giáo. Chỉnhững người có lòng nhân hậu, tinh thần xảthân phục vụ bác ái vị tha mới có thể hoạtđộng tại Doanh Tuẫn Giáo. Những kẻ có lòngphản trắc, dạ bất trung hay tinh thần bất mãnđều không tìm được đất đứng tại đó. Ngay cảnhững nhà lãnh đạo được sai đến cai trị nếukhông thể hiện được lòng Nhân như dân chúngmong muốn cũng bị tẩy chay. Ngoài ra, DoanhTuẫn Giáo luôn luôn giữ được mục đích ngay từ

9 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

lúc ban đầu, đó là hình ảnh một Đền Thờ củamột sắc dân lưu lạc. Bất cứ mọi ý định biến đổivùng đất ấy cho một mục đích khác đều khôngthực hiện được vì đi ngược lại với ước nguyệncủa dân chúng; ước nguyện đó cũng là mụcđích của chiến dịch “Góp Quỹ Dựng Đền”.

8.3   THANH TẨY TẬP THỂ   Đầu năm 1987 Tây Lịch, Kim Sơn, vươngquốc láng giềng ở phiá Bắc cách Hồ Sinh vàokhoảng 50 dặm, có dịp mở rộng cửa ải quan đểchào đón đoàn người Hoài Quốc của DoanhTuẫn Giáo. Với những khó khăn cấm cách baotrùm lên lãnh thổ Hồ sinh, người Hoài Quốctrong thế chẳng đặng đừng phải vượt biên giớiđến vương quốc lân cận để thể hiện tinh thầnsùng đạo và tìm tự do tín ngưỡng. Sau hơn nămtháng sống trong bồn chồn lo lắng, ngày 11tháng giêng năm 1987, không khí vui tươi anhoà lại tái xuất hiện với đoàn người của Doanh

10 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Tuẫn Giáo. Mặc dầu họ đến Kim Sơn chỉ để cửhành một vài nghi lễ trong một buổi chiều ngắnngủi, những hoạt động tôn giáo đó đã ít nhiềumang lại niềm an ủi lớn lao cho họ. Trong khingười Hoài Quốc của Hồ Sinh tìm được mộtchút sinh khí sau những ngày tháng vất vả, triềuđình Thạch Đỗ Ma trở nên bối rối vì những hoạtđộng của Bang Phòng Thủ Chân Lý Thái Bìnhbắt đầu vượt ra khỏi vùng kiểm soát. Nhữnghoạt động này lại liên quan đến Kim Sơn, vươngquốc có quá nhiều liên hệ với Hồ Sinh.  Nằm tiếp giáp ở phía Bắc Hồ Sinh, Kim Sơn làmột vương quốc lớn rất nổi tiếng về nhiềuphương diện. Hai trục lộ chính nối liền Kim Sơnvới Hồ Sinh là huyết lộ Bách Nhất và Nhị BátThập, hai thương lộ sầm uất với hàng triệu ngựaxe nhộn nhịp. Phía Tây của Kim Sơn giáp vớiHoà Bình Đại Dương khiến vương quốc nàycũng trở thành một hải cảng quan trọng củaLiên Quốc Tạp Chủng. Trước khi được tách rờiđể trở thành vương quốc tự trị,  Hồ Sinh làphần lãnh thổ phía Nam của vương quốc Kim

11 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Sơn với Hoàng Đế Giang Huỳnh trên ngôi CửuNgũ và Thạch Đỗ Ma giữ chức Phó Vương.Chiếu chỉ của đại đế Giang Phong Đệ II nângHồ Sinh lên thành Vương Quốc và Phó VươngThạch Đỗ Ma được tấn phong thành Hoàng Đếđể cai trị vương quốc tân lập này. Vì những liênhệ kể trên, sự giao hảo giữa hai vương quốcthật là êm thắm . Trong suốt cuộc binh biến củangười Hoài Quốc tại Doanh Tuẫn Giáo, KimSơn đã khéo léo đứng ngoài cuộc xung đột,không một lời bàn luận chính thức. Tất cả đượcxem như công việc nội bộ của Triều Đình ThạchĐỗ Ma. Tuy nhiên ngày 11 tháng Giêng năm1987 Tây Lịch, vấn đề người Hoài Quốc bắtđầu đi vào một chiều hướng mới.

 Chiều hướng mới bắt đầu từ lúc Quan ThấtPhẩm Tấn Mãnh Nguyên của môn phái PhanSanh từ Kim Sơn đến Hồ Sinh để giúp đỡ dânchúng Doanh Tuẫn Giáo trong dịp đại lễ GiángTrần. Lúc bấy giờ lệnh cấm cử hành các nghi

12 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

thức tôn giáo tại nguyện đường của DoanhTuẫn Giáo vẫn còn hiệu lực. Các buổi tế tự củangười Hoài Quốc tại Đền Thờ các Trấn cũngđều chịu chung số phận. Triều đình Thạch ĐỗMa chỉ cho phép cử hành các nghi thức đặcbiệt khác như thanh tẩy, Quan, Hôn, Tang tế tạimột số Đền Thờ thuộc Hồ sinh mà thôi. Sauhơn năm tháng tranh đấu, một số trẻ em sơsinh và những người  trưởng thành muốn tònggiáo gặp khó khăn trong việc lãnh nhận nghithức Thanh Tẩy. Những gia đình của dân chúngcó trẻ em mới sinh quyết định tẩy chay cácnghi thức tôn giáo do Tổng Trấn Lộ Dung chủsự nên họ đã nhờ Bang Phòng Thủ Chân LýThái Bình và Bang Hành Sự của Doanh TuẫnGiáo thu xếp cho họ. Sau khi tham khảo ý kiếncủa Quan Thất Phẩm Tấn Mãnh Nguyên và vịChưởng môn phái Phan Sanh tại Kim Sơn, buổitế tự đặc biệt cho người Hoài Quốc được tổchức.

13 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Vào giờ Mùi ngày 11 tháng Giêng năm 1987,không khí tại sân tiền đường của Doanh TuẫnGiáo trở nên nhộn nhịp. Hàng trăm cổ xe tứ mãtrên chở đầy nam phụ lão ấu tề tựu đông đủ,sắp hàng ngay ngắn. Các Kha Trưởng và KhaPhó của Bang Hành Sự và các thủ lãnh củaChân Lý Thái Bình bận rộn phối trí công tác chocuộc di hành đông đảo. Các nghĩa quân trongnhững bộ võ phục tươm tất, kiểm điểm võ khí,sẵn sàng bảo vệ cho đoàn người sắp lênđường. Trên mỗi tứ xe tứ mã có dán một mảnhgiấy nhỏ quen thuộc “Thể Nhân Trấn : Thuận”để làm dấu hiệu liên lạc và nhận diện trong suốtcuộc di hành. Sau khi kiểm điểm đội ngũ lầnchót và cắt đặt người coi sóc Doanh Phủ, đíchthân Bạc Trang Hán Tử và Giáo Học ThiềnTrang thống lĩnh đoàn ngựa ra khỏi cổng thành.Đoàn xe nối đuôi dài như con rắn, theo huyết lộBách Nhất, trực chỉ hướng Bắc tiến về vươngquốc Kim Sơn. Các nghĩa quân của DoanhTuẫn Giáo cưỡi ngựa song song với đoàn xe đểbảo vệ an ninh ở hai cạnh sườn. Một toán nghĩaquân khác đi đoạn hậu để kiểm soát toàn bộ và

14 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

hướng dẫn những cổ xe bị lạc đưòng.

 Khoảng giữa giờ Mùi, đoàn xe của Doanh TuẫnGiáo bắt đầu tiến vào địa giới của thủ phủ KimSơn. Việc tìm kiếm Đền Thờ Bố Nhị Phátkhông mấy khó khăn vì mỗi cổ xe đều được cấpphát một mảnh hoạ đồ nhỏ. Đền thờ Bố NhịPhát nằm trên lộ Kim Kiều của đế đô Kim Sơnlà nơi cư trú của Quan Thất Phẩm Tấn MãnhNguyên. Để người Hoài Quốc có cơ hội tham dựmột buổi tế tự đặc biệt trong đó có nghi thứcThanh Tẩy cho các trẻ sơ sinh và những ngườitòng giáo, ông đã quyết định cho tổ chức buổitế ngay tại Đền Thờ của ông. Theo lịch ThiênGiáo, hôm ấy là ngày kỷ niệm Thiên Sai GiáoChủ lãnh nhận nghi thức Thanh Tẩy trước khibắt đầu sứ mạng truyền đạo của Ngài.

 Vừa đặt chân vào Đền Thờ, dân chúng đã sững

15 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

sờ trước công trình kiến trúc theo lối cổ thậtnguy nga tráng lệ. Trên trần cao và chungquanh bốn vách của Đền thờ là những bức hoạtuyệt mỹ diễn tả lịch sử của Thiên Giáo. ChánhĐiện và hai hàng trụ cao bằng đá cẩm thạchbóng loáng phản chiếu ánh sáng đủ màu từnhững khung cửa kính ngũ sắc. Đền thờ có vẻcổ kính đặc biệt khác hẳn những Đền thờ có lốikiến trúc tân kỳ thường thấy ở Hồ Sinh. NgườiHoài Quốc cảm thấy tâm hồn rung động. Họmừng rỡ sung sướng khi tìm thấy sự tự do tínngưỡng trên vùng đất của vương quốc lân cận.

 Các quan Thất Phẩm người bản xứ của mônphái Phan Sanh tại Đền Thờ Bố Nhị Phát cũngcảm thấy vui lây với niềm vui của dân chúngDoanh Tuẫn Giáo.  Buổi tế được đồng chủ sựbởi Quan Thất Phẩm Tấn Mãnh Nguyên và mộtvị quan Thất Phẩm khác người bản xứ. Dânchúng đứng chật cả Đền Thờ, cất cao giọng hátchào mừng đoàn trẻ sơ sinh được cha mẹ bế

16 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

vào Đền Thờ theo lối đi chính giữa. Hai vịquan  Thất Phẩm chủ sự cuộc tế đứng gầnChánh điện chào đón những người sắp lãnhnhận nghi thức Thanh Tẩy bằng cách ghi dấuThập Tự trên trán của họ. Sau đó toàn thể dânchúng bắt đầu tham dự cuộc tế với tất cả tinhthần sốt sắng. Họ vui mừng sung sướng khithấy dòng nước tươi mát chảy tràn đầy trên đầucon em họ. Sau đó tất cả mọi người dâng lờicầu nguyện cho những người vừa gia nhậpThiên Giáo qua nghi thức Thanh Tẩy và đặcbiệt cho vương quốc Hồ Sinh cùng những nhàlãnh đạo.

 Buổi tế đặc biệt tại Đền Thờ Bố Nhị Phát củavương quốc Kim Sơn đã mang đến cho dânchúng của Doanh Tuẫn Giáo cảm tưởng vuibuồn lẫn lộn. Vui vì thấy những nhà lãnh đạoThiên Giáo như các Quan Thất Phẩm của mônphái Phan Sanh và Tấn Mãnh Nguyên đã hếtlòng giúp đỡ, thương yêu, lo lắng cho họ trong

17 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

những ngày tháng lận đận. Buồn vì nghĩ đếnđời sống tinh thần thiếu thốn và tương lai mùmịt của Doanh Tuẫn Giáo. Người Hoài Quốccủa Doanh Tuẫn Giáo cảm thấy có điều trùnghợp về mối liên hệ giữa họ và môn phái PhanSanh.

 Môn phái Phan Sanh là môn phái của ngườinghèo. Những người đói khổ về vật chất thườngtìm đến các tu viện và Đền thờ của môn pháiPhan Sanh để ăn mày sự bố thí. Đối với ngườiHoài Quốc, tuy không đói về mặt vật chấtnhưng họ lại là những kẻ thiếu thốn về phươngdiện tinh thần. Họ cũng đến Đền thờ của mônphái Phan Sanh để ăn mày những nghi lễ làmón ăn cần thiết cho đời sống tâm linh. Nhữngnhà lãnh đạo Thiên Giáo của vưong quốc HồSinh đã khiến thần dân của mình trở nên nhữngngười hành khất bất đắc dĩ, bôn ba sang tậnvương quốc láng giềng để có được của ăn tinhthần. Thế mà trong các lời hiệu triệu và văn thư

18 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

gửi người Hoài Quốc, Hoàng Đế Thạch Đỗ Malúc nào cũng cho rằng ông hết lòng quan tâm,thương yêu và lo lắng cho họ.

8.4   LIÊN HỘI HOÀI QUỐC TẠI BẮC CA LĨNH

 Mặc dầu đầu năm 1987 Tây Lịch đã qua điđược gần một tháng, năm mới của người HoàiQuốc vẫn chưa bắt đầu. Theo cách tính toánngày tháng của các dân tộc ở phương Đông,đầu năm mới sẽ bắt đầu vào cuối tháng Giêngcủa Tây Lịch. Năm 1987 sẽ được gọi là nămĐinh Mão.

 Cũng như mọi dân tộc khác, người Hoài Quốccó quan niệm những ngày đầu năm là nhữngngày nghỉ ngơi vui chơi sau một năm dài làm

19 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

việc vất vả. Đó cũng là những ngày đặc biệtđược dành riêng để cảm tạ Ơn Trời đã ban chohọ mọi sự lành trong năm cũ. Ngoài ra, nhữngngày đầu năm cũng là dịp để gia đình quâyquần, đoàn tụ, tưởng nhớ công ơn của tổ tiênông bà, thăm viếng và chúc tuổi thân quyếnbằng hữu. Đó là về phương diện tinh thần. Vềmặt giải trí, người Hoài Quốc còn tổ chức cácbuổi tiệc ăn uống linh đình, tham dự các trò vuicông cộng để mừng năm mới. Những phong tụctập quán tốt đẹp đó đã có từ lâu và người HoàiQuốc đã cố gắng gìn giữ cho dầu đang sốngtrong bất cứ hoàn cảnh nào.

 Sau khi bọn Rợ Hồ từ phương Bắc tràn xuốngđánh cướp quê hương vào mùa Xuân năm ẤtMão 1975, hơn một triệu người Hoài Quốc phảirời bỏ xứ sở để lánh nạn tại các vương quốctrên thế giới. Đa số đến định cư lập nghiệp tạiLiên Quốc Tạp Chủng và đặc biệt tại vươngquốc Hồ Sinh. Những vương quốc láng giềng

20 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

với Hồ Sinh như Kim Sơn cũng có rất đôngngười Hoài Quốc kéo đến sinh sống. Sau mộtthời gian ngắn làm quen với cuộc sống mới,người Hoài Quốc bắt đầu kết hợp lại với nhauthành những Bang, Hội với mục đích giúp đỡlẫn nhau. Những Bang, Hội trong một vùng cóthể kết hợp thành tổ chức lớn hơn chẳng hạnLiên Hội người Hoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh.Riêng tại Hồ Sinh, ngoài việc tổ chức các cuộchội họp, lễ lạy trong năm Liên Hội Hoài Quốc tạiBắc Ca Lĩnh thường đảm nhận việc tổ chức HộiChợ Xuân hàng năm cho dân chúng Hoài Quốctrong vùng.

 Dầu không phải là một Bang Hội, nhưng ngườiHoài Quốc theo Thiên Giáo tại Doanh TuẫnGiáo tự động kết hợp với nhau thành một khốidân đông đảo bằng sợi dây tín ngưỡng vô hình.Vào những năm trước ngày Hoàng Đế ThạchĐỗ Ma của Thiên Giáo về cai trị Hồ Sinh, dânchúng của Doanh Tuẫn Giáo góp mặt với Liên

21 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Hội Hoài Quốc Bắc Ca Lĩnh bằng danh xưngCộng Đồng Thiên Giáo Hoài Quốc. Cho mãiđến những năm sau danh xưng này vẫn thườngđược dùng để ám chỉ dân chúng Hoài Quốctheo Thiên Giáo thuộc Doanh Tuẫn Giáo.

 Cuộc binh biến Bính Dần 1986 của DoanhTuẫn Giáo khiến Cộng Đồng Thiên Giáo HoàiQuốc chia thành hai phe rõ rệt: phe ủng hộTriều đình và tổng trấn Lộ Dung, và phe đốinghịch còn được gọi là phe của Doanh TuẫnGiáo. Liên Hội Hoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh trongsuốt cuộc binh biến của Doanh Tuẫn Giáo đãkhéo léo tế nhị đứng ngoài cuộc xung đột, giữthế đứng trung lập. Cuộc binh biến khởi phát từmùa hè năm Bính Dần 1986 tưởng như kết thúctrong một thời gian ngắn không ngờ lại kéo dàiđến hết cuối năm và chuẩn bị bước sang nămĐinh Mão 1987 trong lúc Liên Hội Hoài Quốc tạiBắc Ca Lĩnh chuẩn bị cho Hội Chợ Xuân hàngnăm.

22 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

8.5   CHUẨN BỊ XUÂN ĐINH MÃO 1987

 Vì muốn chứng tỏ cho công luận Hoài Quốc vàngười dân bản xứ biết ai là người đang nắm giữquyền hành tại Doanh Tuẫn Giáo và là đại diệnchính thức của những người Hoài Quốc theoThiên Giáo, Tổng Trấn Lộ Dung đã ra lệnh chothủ hạ chuẩn bị kế hoạch đối phó với Hội ChợXuân do Liên Hội Hoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh tổchức. Viện lý do là Cộng Đồng Thiên Giáo HoàiQuốc đang gặp khó khăn về nội bộ, phe LộDung nhất quyết từ chối việc tham dự Hội ChợXuân Đinh Mão 1987. Ba tổ chức ủng hộ LộDung là Đạo Quân Tử Thủ Đức Tin Thiên Giáo,Hoài Quốc Nhân Dân Thiên Giáo Hội và ĐạoBinh Công Cán Chính Hoài Quốc tại Hồ Sinhđồng ký tên trên một Bưu điệp gửi đến Liên HộiHoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh. Bưu điệp của 3 tổchức ủng hộ Lộ Dung đã làm cho dân chúng ởDoanh Tuẫn Giáo và Liên Hội tức giận. Trướchết, về mặt hình thức, các tổ chức này đã chứng

23 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

tỏ họ không hiểu biết gì về thủ tục hành chínhkhi dùng hình thức “Bưu Điệp” để thông báoquyết định của một tổ chức cho một tổ chứckhác. Kế đến nội dung hoàn toàn có tính cáchđe doạ và hoàn toàn vô lý. Hai tuần lễ trướcngày khai mạc Hội Chợ Xuân, Liên Hội HoàiQuốc tại Bắc Ca Lĩnh lại liên tiếp nhận được haivăn thư có dấu triện của Tổng Trấn Lộ Dungxác nhận việc không tham dự, đồng thời ngăncấm bất cứ tổ chức nào tham dự với danh nghĩaThiên Giáo. Tất cả việc làm trên đã châm ngòicho quyết định của Bang Phòng Thủ Chân LýThái Bình và Bang Hành Sự của Doanh TuẫnGiáo: Nhân danh Cộng Đồng Thiên Giáo HoàiQuốc, họ nhất quyết tham dự Hội Chợ Xuânnăm Đinh Mão 1987.

 Ngoài 3 gian hàng để triển lãm hình ảnh vàsinh hoạt như mọi năm, Doanh Tuẫn Giáo cònlãnh nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.Đó là việc thiết lập một cổng Tam quan vĩ đại

24 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

trước khu hội chợ. Trong các buổi Tiểu DiênHồng Hội tại sảnh đường của Doanh TuẫnGiáo, vấn đề thiết lập cổng Tam quan đã đượcdân chúng bàn thảo kỹ lưỡng. Tất cả đều đồngý việc dựng cổng kể trên sẽ chứng tỏ cho côngluận thấy thực lực hùng mạnh của Doanh TuẫnGiáo và chính họ mới là những người đại diệnchính thức cho Cộng Đồng Thiên Giáo HoàiQuốc chớ  không phải những tổ chức đang ủnghộ Tổng Trấn Lộ Dung và Triều đình. Việc kiếntạo Cổng Tam quan được dân chúng giao phócho Kha Trưởng Bảo Trầm Luân của Trấn NamHồ Sinh, kha phó Ngũ Mạnh San của Trấn CẩmBáo và Mộc Sư Ngũ Đình Thường của Trấn BắcHồ Sinh.

 Sáng ngày 13 tháng Giêng năm 1987, đoàn xechở gỗ do những con bò mộng kéo về đến sânDoanh Phủ. Lập tức những nghĩa quân củaChân Lý Thái Bình bắt tay ngay vào việc. Hoạđồ kiến trúc được nghiên cứu tỉ mỉ và đo đạc

25 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

chính xác. Tiếng cưa gỗ, tiếng dùi đục, tiếngđóng đinh bắt đầu rộn rã âm vang. Mặc dầu HộiChợ Xuân được tổ chức tại một khu đất trốngcách xa Doanh Tuẫn Giáo, các nghĩa quân củaChân Lý Thái Bình quyết định thực hiện từngphần tại sân Doanh Phủ, sau đó toàn bộ cổngTam quan sẽ được vận chuyển đến địa điểm tổchức và ráp lại với nhau. Chỉ trong 3 ngày ngắnngủi, các phần chính của cổng như trụ, mái,kèo . . . hầu như hoàn thành. Công trình kiếntrúc đồ sộ này chiếm cả nửa khoảng sân rộngcủa Doanh Phủ. Dân chúng có dịp ghé lạiDoanh Tuẫn Giáo đều thán phục sự hy sinh vàkhéo tay của những người có trách nhiệm hoàntất chiếc cổng Tam quan cho Hội Chợ Xuân củangười Hoài Quốc. Riêng đối với dân chúng HoàiQuốc theo Thiên Giáo của Chân Lý Thái Bình,đây là biểu tượng cho tình đoàn kết, chí phấnđấu và sự vững mạnh của một khối đông dântrong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

26 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Ngoài viêc tham dự Hội Chợ Xuân do Liên HộiHoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh tổ chức, BangPhòng Thủ Chân Lý Thái Bình còn tự đứng ra tổchức một Nhạc Hội mừng Xuân Đinh Mão trướcHội Chợ Xuân một tuần. Đây cũng là một hìnhthức biễu dương lực lượng đáng kể của DoanhTuẫn Giáo. Thành phần các diễn viên của buổiNhạc Hội là những nghệ sĩ tài hoa Hoài Quốc ởmiền Nam Ca Lĩnh phối hợp với các diễn viênđịa phương của Doanh Tuẫn Giáo. Điểm quantrọng của buổi Nhạc Hội mừng Xuân Đinh Mão1987 của Doanh Tuẫn Giáo là phần cầunguyện cho quê hương Hoài Quốc và vươngquốc Hồ Sinh. Giáo Học Thiền Trang đã chínhthức viết sớ mời Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma đếncầu nguyện và tham dự buổi Nhạc Hội kể trên.Cũng như sớ mời dự lễ Giao Hoà trong dịp ĐạiLễ Giáng Trần, Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma mộtlần nữa lại lâm vào thế khó xử đối với dânchúng Hoài Quốc.

27 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Không riêng gì Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma, ngaycả Tổng Trấn Lộ Dung và thủ hạ của ông cũngở trong tình trạng nan giải. Họ tuyên bố sẽchống đối kỳ cùng những hoạt động của ChânLý Thái Bình tại Hội Chợ Xuân của Liên HộiHoài Quốc Bắc Ca Lĩnh. Những lời tuyên bốtrên đã khiến cho các hệ thống Công Báo vàtruyền ảnh Trạm của Hồ Sinh tới tấp phổ biếnnhững bản tin nóng sốt và trông đợi nhữnghành động mạnh mẽ của phe Lộ Dung. Cùnglúc ấy, Liên Hội Hoài Quốc taị Bắc Ca Lĩnh vàđặc biệt Doanh Tuẫn Giáo đã chuẩn bị sẵnsàng đối phó mọi bất trắc có thể xảy đến chonhững chương trình của họ.

 Cũng trong khuôn khổ mừng Xuân Đinh Mão1987, Doanh Tuẫn Giáo đặc biệt dự định tổchức một buổi phát chẩn cho những người bảnxứ nghèo đói tại đế đô của Hồ Sinh. Với tinhthần hãm mình để cầu nguyện cho hai thỉnhnguyện sớm thành tựu tất cả người Hoài Quốc

28 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

sẽ nhịn ăn một ngày để lấy tiền giúp đỡ nhữngngười bản xứ đói khổ.  Tóm lại, sau sáu tháng sống trong hoàn cảnhkhó khăn đặc biệt, người Hoài Quốc tại DoanhTuẫn Giáo đã cố gắng thực hiện những điểuquan trọng cho một năm mới. Tất cả những dựđịnh tổ chức của họ đã thể hiện một tinh thầnhy sinh cao độ, lòng quyết tâm vượt mọi giannguy trở ngại và ý chí sắt đá đấu tranh cho mộtnền công lý và hoà bình thật sự.

 Tục truyền rằng sau những ngày mùa đônglạnh lẽo buốt giá, vào một ngày đầu xuân tiếttrời ấm áp với những tia nắng sớm ban mai vừachiếu vào khung cửa kính của thư phòng,Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma vén cao bức rèm, mởtoang cửa sổ để đón nhận làn nắng ấm. Saunhững tháng dài căng thẳng về vấn đề HoàiQuốc, ông chưa có dịp sống lại những thờikhắc an bình như những năm đầu lúc vừa lên

29 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

ngôi Cửu Ngũ. Hơn một tháng nay, sau khi banhành chiếu chỉ ngăn cấm tất cả các buổi tế tựcủa người Hoài Quốc, không khí của nhómchống đối có vẻ lắng dịu. Tuy nhiên điều đókhông có nghĩa là đã khoá được chân tay củahọ. Ông đang chờ đợi những diễn biến khác sẽxảy ra cho năm Đinh Mão 1987. Nhìn thấy tấmthảm cỏ xanh mơn mởn trong vườn thượng uyểnvà ánh nắng ban mai chan hoà cả một khoảngsân, ông chợt có ý muốn bước ra vườn để tắmnắng và làm những động tác thể dục như ôngvẫn thường làm trước ngày có cuộc binh biến.Ông vội vàng mở cửa bước nhanh ra vườn.Tháo vội đôi hài thêu cườm ra khỏi hai bànchân, ông cảm thấy khoan khoái khi được bướctrên mặt thảm cỏ mịn như nhung. Ông bướcthêm vài bước về phía góc vườn. Đột nhiên ôngkêu lên một tiếng thất thanh rồi ngồi bẹp xuốngnền cỏ, hai tay ôm chặt lấy bàn chân. Mặt ôngnhăn nhúm lại vì đau đớn. Những giọt máu đỏlấm tấm bắt đầu rỉ ra chung quanh hàng chụcgai nhọn đang cắm vào gan bàn chân của ông.Tên quân canh đứng gần đó hồn phi phách tán,

30 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

phóng vào cấp báo với Quan Ngự Y. Trongchớp mắt, vị quan có bổn phận săn sóc sứckhoẻ của Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma đã có mặt tạivườn thượng uyển và quan sát những vếtthương của ông. Vừa thấy Quan Ngự Y, HoàngĐế Thạch Đỗ Ma tức giận hét to:

 - Tại sao lại có thứ cỏ gai kỳ lạ này mọc trongvườn, trước kia có bao giờ ta bị gai đâm đâu. Quan Ngự Y cúi thấp đầu nhìn xuống đám cỏ.Sau một hồi quan sát kỹ lưỡng, ông ngẩng lênvà ôn tồn nghiêm nghị: - Muôn tâu bệ hạ! Theo sự hiểu biết của hạthần về thảo mộc thì loại cỏ này đã có từ trướcngày Bệ Hạ về cai trị Hồ Sinh. Chúng có mộtđặc tính kỳ lạ là luôn luôn xinh đẹp mơn mởntươi tốt quanh năm. Tuy nhiên nếu người sănsóc cho nó không tưới nước bón phân đầy đủthì tự nhiên chúng trở nên những gai nhọn rấtcứng rắn. Đối với đám cỏ này, Bệ Hạ chỉ cầntưới nước bón phân lại thì tức khắc những gai

31 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

nhọn sẽ trở nên mềm mại và xinh tốt nhưthường. - Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma cố nén đau hỏi tiếp: Thế nhà ngươi có biết xuất xứ và lai lịch củagiống cỏ này không? Quan Ngự Y nhanh nhẹn: - Đây không phải là loại cỏ bản xứ. Giống cỏnày được mang từ phương Đông sang. Chúngrất dễ chăm sóc và xinh đẹp. Trong Thảo MộcThư, loại cỏ nầy được tìm thấy ở ven bờ biểnphía Tây của Hoà Bình Đại Dương và chúngmọc rất nhiều ở Vương Quốc Hoài Quốc. Vì thếchúng còn được gọi là Hoài Quốc Thảo.

8.6   DOANH TUẪN GIÁO VÀ NHẠC HỘIXUÂN ĐINH MÃO 1987

 Không khí Doanh Tuẫn Giáo vào những ngàycuối năm vô cùng nhộn nhịp. Mọi sinh hoạt

32 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

thường nhật của dân chúng tại các trang trạicủa họ hầu như bị đình trệ. Tất cả mọi ngườiđều tham gia vào công việc của Doanh phủ,chuẩn bị cho hai biến cố quan trọng vào dịpđầu năm Đinh Mão. Đó là buổi Nhạc Hội Xuândo Bang Phòng Thủ Chân Lý Thái Bình tổ chứcvà Hội Chợ Xuân của Liên Hội Hoài Quốc tạiBắc Ca Lĩnh.

 Tối 23 tháng Giêng Tây Lịch nhằm ngày 24Tết của người Hoài Quốc, hàng trăm người saucuộc họp Tiểu Diên Hồng Hội đã tiếp tục ở lạiDoanh phủ để hoàn tất tờ hịch Chánh Đạo đặcbiệt vào dịp cuối năm. Đây là một kỳ công vềvăn học của Doanh Tuẫn Giáo nổi bật nhấttrong năm. Ngoài những bài vở thường lệ có nộidung liên hệ đến cuộc đấu tranh của người HoàiQuốc trong năm Bình Dần, người ta còn thấyxuất hiện những bài vở đặc biệt mừng Xuânmới. Hình thức lẫn nội dung của tờ hịch là cảmột công trình đặc biệt được đóng góp bởi một

33 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

số rất đông văn nhân thi sĩ thời bấy giờ.

 Tờ mờ sáng ngày 25 Tết, giữa cái không khílạnh lẽo của những ngày cuối năm, tiếng vóngựa của đoàn nghĩa quân lại rộn rã vang lên.Họ từ khắp các Trấn kéo nhau về Doanh Phủđể chuẩn bị cho buổi Hội Nhạc Xuân được tổchức vào buổi chiều hôm ấy. Xa xôi nhất ở phíaBắc của Hồ Sinh có sự góp mặt của Võ NhấtThanh Kha Trưởng của Trấn Vưu Sơn. Bầuđoàn thê tử của Võ gia trang đã thức dậy trướccả tiếng gà gáy sáng, cơm nắm chuẩn bị sẵnsàng và vượt hơn chục dặm đường để góp phầncông tác trong buổi Nhạc Hội. Kha TrưởngHoàng Ngọc Chương và phu nhân của TrấnMiêu Phá Thạch cũng không chịu thua kém, rờikhỏi Hoàng gia trang trong lúc trang trại củangười dân còn cửa đóng then gài. Các  KhaTrưởng Bảo Trầm Luân của Nam Hồ Sinh  vàKha phó Ngũ Mạnh San của Trấn Cẩm Báo vớitrách nhiệm nặng nề là thiết trí lễ đài cho buổi

34 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Nhạc hội đã hầu như thức suốt đêm để hoàn tấtnhững công tác cuối cùng.

 Vào khoảng đầu giờ Ngọ, sân tiền đường củaDoanh Tuẫn Giáo tưng bừng như một buổi chợphiên. Các toán nghĩa quân bận rộn di chuyểnhàng chục chiếc bục gỗ nặng nề sang thao diễnđường của Trung học tràng An Đệ Hiếu, nơi màDoanh Tuẫn Giáo đã tổ chức Nhạc Hội mừngđại lễ Giáng Trần vào tháng trước. Hàng trămcây gỗ dài đã được đo đạc, cắt xén hẳn hoicũng được chất lên những xe tứ mã để ráp tạiđịa điểm. Cho đến cuối giờ Tỵ, toàn thể lễ đàirộng lớn đã được kiến tạo xong với hai cột gỗvuông cao vút ở tiền điện. Chính diện của lễ đàilà bức hoạ sắc sảo với những nét chấm phá linhđộng mô tả những cảnh trí của ngày Tết.

 Cũng ngày hôm ấy, Bang Phòng Thủ Chân Lý

35 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Thái Bình đã chứng tỏ cho công luận thấy lựclượng đông đảo của họ và sự hậu thuẫn mạnhmẽ của quần chúng. Hàng ngàn người đã kéonhau vào Thao Diễn đường của Trung họctràng An Đệ Hiếu để tham dự buổi Nhạc hộimừng xuân của Doanh Tuẫn Giáo. Tuy nhiênmục đích chánh của buổi Nhạc hội hôm ấy vẫnlà nghi thức Giao Hoà. Mặc dầu sớ mời HoàngĐế Thạch Đỗ Ma và các võ quan cao cấp củaTriều đình đã được gửi đi, nhưng nhà lãnh đạocủa Thiên Giáo vẫn từ khước tham dự với lý dobuổi hội họp không do Tổng Trấn Lộ Dung tổchức. Sát cánh với Doanh Tuẫn Giáo vẫn làQuan Thất Phẩm Tất Mãnh Nguyên của mônphái Phan Sanh. Ông lại lặn lội từ Kim Sơn đếnchung vui với đám dân bất hạnh và chúc mừngdân chúng khi buổi Nhạc hội bắt đầu. Đặc biệtngày hôm ấy, hàng ngàn ngọn nến đã đượctoàn thể dân chúng thắp sáng như muốn nói lênđức tin vững mạnh và tinh thần hoà giải thực sựcủa họ. Sau đó buổi Nhạc hội đã được diễn ratưng bừng với những màn trình diễn hấp dẫncủa các nghệ sĩ tài danh. Lại có cả những hình

36 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

thức mừng Xuân đặc biệt của ngày Tết nhưmúa Lân, đốt pháo . . . khiến mỗi người có cảmtưởng như đang sống lại những ngày thanh bìnhcủa quê hương cũ. Tinh thần dân chúng lên rấtcao được thể hiện qua những tiếng vỗ tay tánthưởng vang dội. Đặc biệt họ đã thể hiện sự tíchcực có một không hai qua việc đóng góp vàonhững chi phí của Bang Phòng Thủ Chân LýThái Bình cho việc tổ chức; số tiền quyên góphôm ấy lên đến hơn một vạn quan. Mặc dầuthành công về mọi mặt, sự vắng mặt của HoàngĐế Thạch Đỗ Ma và các quan lại của ông vẫnlàm cho người Hoài Quốc cảm thấy buồn nản.Họ biết rằng cuộc tranh đấu của họ dầu thế nàocũng bị bắt buộc bước sang năm mới, điều màhọ không bao giờ muốn.

8.7   DOANH TUẪN GIÁO VÀ HỘI CHỢ XUÂNĐINH MÃO 1987

37 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Dư âm của sự thành công buổi Nhạc hội Xuânchưa kịp tận hưởng thì nghĩa quân của DoanhTuẫn Giáo lại phải bắt tay ngay vào một côngtác khác có tầm mức vô cùng quan trọng. Đó làviệc dựng chiếc cổng Tam quan cho Hội ChợXuân Đinh Mão 1987 do Liên Hội Hoài Quốc tạiBắc Ca Lĩnh tổ chức. Chiếc cổng Tam quancũng như những gian hàng triển lãm của DoanhTuẫn Giáo là một đề tài gây rất nhiều sôi nổitrong cộng đồng Hoài Quốc. Trước đó, TổngTrấn Lộ Dung và thủ hạ của ông đã liên tiếp gửivăn thư cũng như “bưu điệp” phản đối việc xưngdanh Thiên Giáo để tham dự Hội Chợ Xuân củaphe Chân Lý Thái Bình. Công luận Hồ Sinh đãchú tâm theo dõi vấn đề và xem Hội Chợ Xuânnhư một cơ hội để đo lường sức mạnh của haiphe Hoài Quốc. Nhận thức được điều đó,Doanh Tuẫn Giáo dốc toàn bộ nhân lực cũngnhư tài lực cho dịp thư hùng này.

 Sáng ngày 27 Tết, những thớt tượng khổng lồ

38 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

ầm ầm rung chuyển đường phố của phía NamHồ Sinh. Con đường Sinh Tử Lộ nối liền DoanhTuẫn Giáo với khu hội chợ tấp nập nghĩa quâncủa Chân Lý Thái Bình. Họ ra sức điều khiểnnhững chú voi to lớn kéo những súc gỗ lớn đếnđịa điểm dựng cổng. Những bộ phận của mái,cột, mặc dầu đã được tháo ra thành từng mảnhnhỏ vẫn còn cồng kềnh choán chật bề ngangcủa con lộ. Việc di chuyển chiếm rất nhiều thìgiờ, mãi đến đầu giờ Ngọ nghĩa quân mới thựcsự bắt tay vào việc ráp cổng. Thời tiết lại cũngbất lợi cho nhóm Chân Lý Thái Bình. Trời lạnhnhư buốt, gió lại thổi mạnh khiến việc dựngcổng trở nên khó khăn. Mặc dầu ở vào thế kỷ20 với những phương tiện văn minh cơ khí sẵnsàng, Bang Phòng Thủ Chân Lý Thái Bìnhquyết định dùng toàn sức người để kiến tạocông trình vĩ đại nói trên. Quyết định này nhằmmục đích chứng tỏ cho công luận Hồ Sinh nóichung và cộng đồng Hoài Quốc nói riêng sứcmạnh của Doanh Tuẫn Giáo.

39 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

 Chỉ trong khoảnh khắc, 8 chiếc cột khổng lồđã sừng sững mọc cao vút trước mặt tiền củakhu Hội Chợ. Kế đến là những cây đà ngangnặng nề lần lượt gác lên những đầu cột cao. Vàcuối cùng, những bộ phận mái ngói vĩ đại đượchàng chục sợi dây thừng và hàng trăm ngườikéo lên. Tất cả đều hăng say làm việc mặc chogió lạnh liên tiếp thổi xoáy vào da thịt. Khôngkhí vui nhộn và niềm hãnh diện chung đã làmcho họ quên những cực nhọc vất vả và nhữngđiều kiện khó khăn của thời tiết. Mãi đến chiều29 Tết, chiếc cổng Tam quan vĩ đại mới đượchoàn thành. Màu đỏ sậm của mái ngói đỏ bậttrên 8 chiếc cột trắng. Những đường viền đỏchung quanh hai cột chánh đóng khung hai câuđối nhắc nhở người Hoài Quốc về quê hương xaxôi. Nổi bật nhất là hai huy hiệu lớn hình tròncủa Cộng Đồng Thiên Giáo Hoài Quốc cùngnhững bảng nhỏ có hàng chữ cổng được thựchiện bởi những người của Doanh Tuẫn Giáo.Người Hoài Quốc cũng như dân bản xứ khi đivào khu Hội Chợ đã thầm cảm phục kiến trúcđồ sộ nói trên và đưong nhiên công nhận thực

40 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

lực đáng kể của Doanh Tuẫn Giáo.

 Trong lúc công việc dựng cổng đang diễn tiến.Bang Phòng Thủ Chân Lý Thái Bình và BangHành Sự của Doanh Tuẫn Giáo vẫn còn tranhluận rất nhiều về đường lối triển lãm cho nhữnggian hàng của họ tại Hội Chợ Xuân. Cuối cùnghọ quyết định theo đuổi đường lối ôn hoà đểchứng tỏ cho Triều đình và công luận tinh thầnhiếu hoà và thiện chí xây dựng. Do đó, một môhình của Doanh Tuẫn Giáo thật mỹ thuật đượckê ngay ngắn ở khoảng giữa của gian hàngtriển lãm bên dưới bức họa truyền chân củaHoàng Đế Thạch Đỗ Ma. Lối triển lãm đơn sơvừa kể lại có một ý nghĩa thâm thuý khiến côngluận một lần nữa dành trọn cảm tình cho khốingười đang tranh đấu.

 Tục truyền rằng Hoàng Đế Thạch Đỗ Ma vào

41 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

những ngày trước khi Hội Chợ Xuân của ngườiHoài Quốc được khai mạc, ông vẫn băn khoăndo dự không biết nên quyết định như thế nào.Mặc dầu đã nhận được sớ mời của tổ chức LiênHội Hoài Quốc tại Bắc Ca Lĩnh từ những tuần lễtrước nhưng ông vẫn chưa có lời phúc đáp. Đốivới ông, nếu Hội Chợ kể trên do Doanh TuẫnGiáo tổ chức, ông đã không phải ở vào thế khógiải quyết. Tuy nhiên đây không phải là cuộchọp của những người đang chống đối ông. Nólà một biến cố quan trọng nhất không nhữngcho những người Hoài Quốc theo Thiên Giáocũng là thần dân của ông mà là cuộc họp vĩ đạinhất trong năm của toàn thể cộng đồng HoàiQuốc ở Hồ Sinh. Khối người này đang chú tâmtheo dõi quyết định quan hệ của ông để thẩmđịnh tất cả những gì ông đã làm trong suốtcuộc đấu tranh của người Hoài Quốc củaDoanh Tuẫn Giáo. Quả là một điều khó xử vôcùng. Những người Hoài Quốc theo Thiên Giáođang ủng hộ ông là phe Lộ Dung đã cực lực tẩychay Hội Chợ Xuân, nếu ông quyết định ngượclại họ sẽ nghĩ gì? Một buổi sáng sớm ông đang

42 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

đứng tựa cửa sổ nhìn ra ngoài trời, đầu óc quaycuồng với bao ý nghĩ. Suốt cả đêm trước, cơnmưa nặng hạt ầm ầm như trút nước. Bầu trời tốiđen, gió mạnh từng cơn tạo nên những tiếng húghê rợn. Ông mong Trời mau sáng để thoátkhỏi cảm giác âm u đó. Tờ mờ sáng, mặc dầubên ngoài trời vẫn còn mưa, nhưng gió đãngưng thổi. Bất chợt, một vầng hồng nhỏ lódạng ở cuối đường chân trời. Vầng hồng cànglúc càng lan rộng. Mưa đột nhiên tạnh hẳn. Lầnđầu tiên trong đời, ông được mục kích cảnhrạng đông huy hoàng. Lòng ông cảm thấy phơiphới, niềm vui nhè nhẹ len vào tâm hồn. Bổngchốc, một bóng trắng nhỏ từ xa bay đến, xàngay trên vỉa hè trước mặt ông. Ông chăm chúnhìn kỹ. Thì ra đó là một con chim bồ câu trắngnhỏ với đôi mắt non dại thật dễ thương. Đặc biệtchiếc mỏ nhỏ xíu đang cắp một nhánh ô liuxanh mởn. Ông chợt nghĩ ngay đến câu chuyệnLụt Đại Hồng Thủy trong pho Cổ Thư của ThiênGiáo. Con chim bồ câu nhỏ nhìn ông, đầungẩng cao, đôi mắt chớp vài cái như muốn nóiđiều gì. Cuối cùng nó vỗ cánh bay đi. Hoàng Đế

43 / 44

Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 8

Tác Giả: Sử gia Tôn Thất ThiệtThứ Sáu, 22 Tháng 1 Năm 2010 09:33

Thạch Đỗ Ma suốt ngày hôm đó trở nên tư lự.Mãi đến tối, ông mới quyết định cho quân cấpbáo ý muốn tham dự Hội Chợ Xuân của ngườiHoài Quốc. Và ý nghĩ đến thăm gian hàng triểnlãm của Doanh Tuẫn Giáo cũng lởn vởn trongđầu của ông.

 Sáng hôm sau, lúc bước vào khu  Hội Chợ,thình lình ông bắt gặp chú bồ câu nhỏ hômtrước đang đứng cao chót vót trên nóc cổngTam quan của Doanh Tuẫn Giáo. Cạnh bên nólà một dấu tròn có nét như một mẫu tự. Ôngquay sang hỏi ý nghĩa của mẫu tự ấy, ngườihướng dẫn cho biết đó là chữ “Thọ”.

44 / 44