14
Người gi bài: ThS. Hoàng ThTuyết THIT KBÀI DY CHĐỀ GIA ĐÌNH LP 3 Tích hp 3 bài hc: 19, 20 và 21 Mc tiêu bài hc - Hình thành khái nim thế htrong mt gia đình - Nhn biết và gii thích mi liên hgi a các thành viên trong gia đình - Vsơ đồ cây thhin thế hvà mi liên hgia các thành viên trong gia đình. Đồ dùng dy hc Tranh 1 và 2 SGK, tr. 38-39 Tiến trình, phương pháp và hot động 1. Mi HS lit kê nhng người trong gia đình mình (gii thiu tngười nhiu tui nht đến ít tui nht). Nhóm nhng người này theo tng bc sau Nhóm ln tui nht Nhóm ln tui kế ti ếp Nhóm nhtui hơn: Mi nhóm trong trường hp này được gi là mt “thế h2. Nhìn tranh 1 và 2 SGK, tr. 38-39 nhn di n: nhà Minh và nhà Lan có my thế h, mi thế hgm nhng ai? (làm vic nhóm đôi). 3. Cũng có mt gia đình ln hơn đông hơn gia đình hin ti ca em phi không? Bên cnh nhng người trong gia đình riêng, hin ti như ba m, anh chi, em còn có nhng người nào em gi là người trong nhà/gia đình na không? HS lit kê xong, đề nghcác em nhóm nhng người đã nêu thành 2 nhóm theo cách nào đó mà mình nghĩ là có lý, trên cơ squan hgia đình (làm vic cá nhân)

Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Người gửi bài: ThS. Hoàng Thị Tuyết

THIẾT KẾ BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

LỚP 3

Tích hợp 3 bài học: 19, 20 và 21

Mục tiêu bài học

- Hình thành khái niệm thế hệ trong một gia đình

- Nhận biết và giải thích mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Vẽ sơ đồ cây thể hiện thế hệ và mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Đồ dùng dạy học

Tranh 1 và 2 SGK, tr. 38-39

Tiến trình, phương pháp và hoạt động

1. Mỗi HS liệt kê những người trong gia đình mình (giới thiệu từ người nhiều tuổi nhất đến ít tuổi nhất). Nhóm những người này theo tấng bậc sau

Nhóm lớn tuổi nhất

Nhóm lớn tuổi kế tiếp

Nhóm nhỏ tuổi hơn:

Mỗi nhóm trong trường hợp này được gọi là một “thế hệ”

2. Nhìn tranh 1 và 2 SGK, tr. 38-39 nhận diện: nhà Minh và nhà Lan có mấy thế hệ, mỗi thế hệ gồm những ai? (làm việc nhóm đôi).

3. Cũng có một gia đình lớn hơn đông hơn gia đình hiện tại của em phải không? Bên cạnh những người trong gia đình riêng, hiện tại như ba mẹ, anh chi, em còn có những người nào em gọi là người trong nhà/gia đình nữa không? HS liệt kê xong, đề nghị các em nhóm những người đã nêu thành 2 nhóm theo cách nào đó mà mình nghĩ là có lý, trên cơ sở quan hệ gia đình (làm việc cá nhân)

Page 2: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

4. Trao đổi với thành viên trong nhóm 4 về cách nhóm loại những người trong gia đình lớn.

5. Trao đổi và xác định cách phân loại thông thường: theo quan hệ với cha/chồng (họ nội) và theo quan hệ với mẹ/vợ (họ ngoại). Trên thực tế em có biết còn cách nhóm loại những người trong gia đình nào nữa không? (thực tế có vẻ không)

6. Đặt một số câu hỏi để phỏng vấn hai người bạn trong lớp về gia đình của họ

- Gia đình của bạn có bao nhiêu người? Có những ai? Vậy thì có mấy thế hệ hiện nay đang sống trong nhà bạn?

- Ai thuộc bên nội? Ai thuộc bên ngoại?

7. Tạo ra những sơ đồ khác nhau để thể hiện quan hệ giữa những người trong gia đình của chính HS, trong gia đình nội, trong gia đình ngoại , lưu ý HS sắp xếp theo thế hệ

- HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi hướng vẽ sơ đồ (giáo viên có thể theo dõi giúp đỡ đưa ra vài gợi ý )

- Mỗi HS tự vẽ sơ đồ gia đình: gia đĩnh nhỏ, và một gia đình lớn (hoặc họ nội hay họ ngoại).

8. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu gia đình kèm cảm nghĩ. Rồi đặt đoạn văn ấy cạnh sơ đồ gia đình để trưng bày.

9. Tìm hiểu những ngày lễ liên quan đến những người trong gia đình: ngày của mẹ, ngày của bố, ngày phụ nữ (bà, mẹ, chị…), ngày lễ Vu Lan (lễ báo hiếu)

Thông tin về ngày lể liên quan đến những người trong gia đình

Ngày chủ nhật thứ 2 của tháng Năm hàng năm được gọi là Ngày của Mẹ (Mother’s Day). Đây là ngày những người con có dịp thể hiện lòng hiếu thảo của mình với mẹ. Quà tặng không nhất thiết phải là những món đồ có giá trị, mà quan trọng chính là tấm lòng của bạn dành cho người phụ nữ có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời mình. Tại Mỹ, Mother’s Day chính thức trở thành một trong những ngày lễ quốc gia từ năm 1914. Và không chỉ riêng ở Mỹ mà tại rất nhiều nước khác nhau như: Australia, Canada, Bỉ, Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật… Ngày của mẹ cũng đã trở thành một trong những ngày lễ phổ biến nhất. Tại Việt Nam, Ngày của Mẹ đã và đang dần trở nên phổ biến và trở thành một phần văn hóa của người Việt. ( Theo Vietnam Net)

Ngày lễ của Bố xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 để tôn những người làm bố. Ngày lễ này được tổ chức vào những ngày khác nhau trên thế giới. Tặng quà, tổ chức bữa ăn tối

Page 3: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

đặc biệt và những hoạt động gia đình là những hình thức sinh hoạt tiêu biểu trong ngày lễ này. Năm 2008, nhiều quốc gia đã kỉ niệm ngày của Bố vào 15 tháng 6. Và năm 2009 sẽ là ngày 21 tháng 6.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Barack Obama, nhân ngày lễ ngày của bố, 15 tháng 6, đã kêu gọi các ông bố da đen hãy tích cực tham gia nuôi dạy con cái.

Việt Nam hiện nay hầu như chưa có Ngày của Bố. Có người đề nghị là ngày 9/9 (1/6+ 8/3 = 9/9)

10. Tập làm thiệp tặng mẹ/bà nhân ngày 8 tháng 3 hoặc lễ Vu lan, làm thiệp tặng cha…

Dưới đây là một vài gợi ý về việc làm thiệp cho tặng Ba/Bố

Vào ngày lễ của Bố/ Ba, bạn có thể làm một chiếc thiệp đơn giản mà xinh xắn, đáng yêu, thú vị gửi tặng Bố/Ba của mình. Thiệp được làm bởi chính tay bạn càng đặc biệt có ý nghĩa. Trong khi mua hay làm thiệp, bạn luôn nhớ đến những điều mà Bố/Ba mình thích nhất. Bạn có thể trang trí bức thiệp một cách thích hợp. Cắt những tranh ảnh màu về các vật mà Ba/Bố bạn thích ví dụ như sách, xe máy, câu cá, một loại trái cây nào đó v.v.. từ các tạp chí, báo, hoặc thiệp cũ. Rồi thì bạn có thể đặt một vài dòng thơ hoặc một vài câu văn hay, dí dỏm vào cạnh hình ảnh ấy. Chắc chắn rằng Bố/Ba bạn sẽ thích nó. Dán hình ảnh và câu văn/thơ lên một mảnh giấy màu cứng. Cắt mảnh giáy màu cứng này thành một hình dáng đặc biệt nào đó (ví dụ như hình ngôi sao, hình bông hoa, hình con thuyền, hình cuốn sách…) hoặc trang trí mảnh giấy ấy theo ý thích của bạn. Và bạn hãy tin đi, đó sẽ là một vật sở hữu đánh giá của Ba/Bố bạn đấy.

Lưu ý: Có nhiều điều khác nữa bạn có thể thực hiện với học sinh của mình tùy theo trình độ của các em.

Page 4: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

THIẾT KẾ BÀI DẠY

PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

BÀI 23- LỚP BA

1. GV kể chuyện và đặt câu hỏi để HS suy ra nguyên nhân gây cháy và tác hại của cháy nhà

Bé Bo khoảng 4 tuổi hớt ha hớt hải chạy ra cửa la lớn “lửa, lửa..” sau khi cậu loay hoay không biết làm thế nào với chiếc áo bị xém lửa rồi bốc cháy. Đêm qua là đêm trung thu. Sáng nay còn nhiều đèn cầy trong nhà. Cậu ngồi mân mê với mấy cây đèn cầy rồi lấy hộp quẹt thắp lửa lên. Câu ngắm nghía, đùa nghịch với nó. Mấy bộ quần áo vung vãi dưới sàn nhà. Cây đèn cầy ngã cạnh chiếc áo. Chiếc áo nhanh chóng bốc cháy.

Liệu chiếc áo cháy có làm cho nhà cháy không? Câu chuyện khiến em nghĩ gì về bé Bo, về việc cháy? (không hỏi câu hỏi đóng để HS thoải mái phát biểu luận ra nguyên nhân cháy và tác hại cháy theo cách mình nghĩ)

2. Động não: Ngoài nguyên nhân chơi với lửa (chơi đèn cầy) nêu trên, còn những nguyên nhân nào gây cháy nhà nữa? GV gợi ý hỗ trợ:

- Nguyên nhân vụ hỏa hoạn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 27/10 vừa qua

được xác định là do chập điện.

- Cháy nhà do sét đánh trúng bình ga: Không có thương vong về người nhưng căn nhà thì cháy rụi. Tin từ UBND huyện A Lưới.

- 10 giờ sáng nay, một loạt tiếng pháo nổ cùng ngọn lửa lớn bùng lên đã thiêu rụi 5 căn nhà trong hẻm trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM. 5 người bị bỏng nặng..

- Chiều hôm qua 23/12, đám cháy phát sinh từ phía sau bếp nhà anh Bùi Thanh Tâm (32 tuổi, ngụ ở ấp 1, xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ, Long An) lan dần lên phía mái nhà trên, gặp gió mạnh đám lửa tỏa ra toàn bộ căn nhà. Dù gia đình cùng một

Page 5: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

số hộ xung quanh giúp sức cứu chữa nhưng vẫn không dập tắt được đám cháy, thiệt hại ước tính vài chục

- triệu đồng. Nguyên do có thể bất cẩn từ việc đun nấu gây ra cháy.

- Nguyên nhân vụ cháy khu nhà xưởng theo báo cáo của lãnh đạo Nhà máy Dệt Hoà Thọ là do dây chuyền sản xuất quá cũ, ngọn lửa từ nhà máy xé sợi bén qua số bông vải rồi bốc cháy.

HS sau khi nghe mỗi chuyện GV kể, ghi vắn tắt nguyên nhân dẫn đến cháy nhà vào bảng nhóm. Có hte63 HS nêu thêm một vài nguyên nhân khác mà các em biết.

3. Trao đổi theo nhóm:Cháy nhà gây hại gì cho chúng ta?

4. Trao đổi và thể hiện ý kiến qua poster về vấn đề: Chúng ta nên làm gì đề phòng cháy?

– HS ltrao đổi và làm poster theo nhóm

5. Trò chơi tô màu các vật dụng liên quan đến việc cháy và chữa cháy và nói/viết ra một câu liên quan đến nội dung tranh mà HS quan sát và tưởng tượng

Bao diêm Bình chữa cháy

Lính cứu hỏa Vòi nước chữa cháy

Lính cứu hỏa Lính cứu hỏa

Page 6: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Lính cứu hỏa Xe cứu hỏa

Que diêm

6. Nghe đọc tin/truyện về cháy nhà và phòng cháy -chữa cháy

Tin tức

Mỗi năm lửa gây ra biết bao cái chết và thiêu hủy nhiều tài sản của cộng đồng. Công đồng cần có một chương trình phòng cháy tốt cũng như những lực lượng chống cháy được huấn luyện kĩ lưỡng và trang bị chuyên nghiệp. Khoảng một nửa của tổng số các vụ cháy gây ra do sự bất cẩn hoặc do thiếu ý thức chung. Một phần mười các vụ cháy xảy ra do hút thuốc, diêm quẹt hay do các vật liệu dễ cháy bén lửa.

Nhà nước phát động chiến dịch phòng cháy và chữa cháy và lấy ngày 04-10-2007 làm “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”. Luật phòng cháy và chữa cháy cũng được ban hành. Mỗi người dân được kêu gọi phải thường xuyên xét ngôi nhà của mình cả trong lẫn ngoài nhằm tránh hỏa hoạn xảy ra.

Cháy nhà, cháy nhà

Cụ già ở nhà quê ra thành phố với con trai, lật cuốn niên giám điện thoại ra, bắt gặp dòng chữ: “Khi có hoả hoạn, hãy gọi 114” liền chép miệng: - Vớ vẩn, theo mình thì hễ có cháy phải kêu: “Cháy nhà, cháy nhà” mới phải, ai đời lại la toáng lên: “114, 114” bao giờ.

Page 7: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

THIẾT KẾ BÀI DẠY 36-37-38

CHỦ ĐỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

LỚP 3

Cách tiếp cận:

- Thực hiện tích hợp 3 bài học thuộc chủ đề vệ sinh môi trường.

- Dùng phương pháp truy tìm và khám phá để giup HS hình thành khái niệm: “vật trung gian gây bệnh”, “nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu hai ngăn”, “nước thải”. Từ đó giúp học sinh hiểu các khái niệm, và vận dụng liên hệ chúng vào thực tiễn.

- Khai thác kinh nghiệm của HS

- Cho HS trải nghiệm, phân tích kinh nghiệm trải qua, trên cơ sở đó rút ra kiến thức bài học.

Mục tiêu bài học

- Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường: hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Rèn vài kỹ năng cơ bản góp phần cùng cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường:

Đồ dùng dạy học

- Các tranh trong bài 36-37-38 SGK

- Sơ đồ thể vật trung gian gây bệnh.

- Tranh ảnh về cảnh những đống rác, cảnh khói.

- Hình ảnh về nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu ngăn.

- Bảng nhóm, giấy bìa cứng.

Tiến trình và hoạt động học tập

Buổi học thứ nhất

1. Chia lớp thành các nhóm 4

2. Phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm và bút lông.

Page 8: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

3. Quan sát các tranh trong hai bài học 36 và 37 của SGK và ghi vào bảng nhóm những gì mình thấy được, sau đó rút ra điểm khác biệt chính giữa các bức tranh của bài 36 với các tranh của bài 37. Có thể cho HS ghi theo bảng sau đây:

Những điều thấy được từ tranh bài 36 Những điều thấy được từ tranh bài 37

→ những việc làm tốt và những việc làm không tốt cho môi trường

4. GV hướng dẫn HS tìm hiểu “vi khuẩn” sinh sôi từ “rác như thế nào, và thế nào là “vật trung gian gây bệnh” , “nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu hai ngăn”

Từ “vi khuẩn” đã gặp trong bài nào? ( bài 5, “Bệnh lao phổi”), vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn sinh sôi từ đâu? Như thế nào?

HS nhìn các hình ảnh dưới dây mà tìm cách trả lời hai câu hỏi vừa đặt ra trên.

Page 9: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Sơ đồ thể hiện “vật trung gian gây bệnh”

HS nhìn sơ đồ hình miêu tả, sau đó dựa vào điều miêu tả để suy ra thế nào là “chuột hoặc gián, ruồi là “vật trung gian gây bệnh”

Page 10: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu hai ngăn

Theo em, hiện nay nhà em đang sử dụng loại nhà tiêu nào? Ngày nay, mọi người hầu như đều dùng loại nhà tiêu nào? Vì sao vậy?

Buổi học thứ hai

1. Làm việc cá nhân: HS đọc lại bài 36 và 37.

2. Thảo luận theo nhóm và ghi một số ý tưởng của nhóm lên giấy bìa cứng: Nên làm gì với rác? Tại sao phải làm như vậy?

3. Thi tìm người có phát biểu tốt nhất: Buổi sáng trên đường đi học em thấy rải rác những đống phân chó trên đường. Theo em vì sao lại có cảnh này? Em nghĩ gì về điều này?

Buổi học thứ ba

Các câu hỏi trong bài 38 vừa khó, lại vừa mớm sẵn.

- Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khỏe con người? (phần mớm: gây hại cho sinh vật và sức khỏe con người; phần khó: HS chưa hiểu khái niệm “nước thải”)

- Ở địa phương bạn, gia đình, bệnh viện, nhà máy …thường cho nước thải chảy ra đâu? (khó vì HS chưa biết “nước thải là gì, hơn nữa HS lớp Ba còn nhỏ thường không quan tâm đến điều này) → do vậy phải biến đổi câu hỏi.

Page 11: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Tiến trình và hoạt động

1. Toàn lớp động não nêu: Những loại nước uống được (sau khi nấu chín, hoặc lọc..) và nước không thể uống được. HS nêu và GV ghi lên bảng các nước không thê uống được:

Nước cống: từ nhà ở, từ nhà máy, từ bệnh viện

Nước sông bẩn

Nước biển.

2. HS trao đổi theo nhóm 4: Miêu tả nước cống: nước cống có từ đâu (từ nhà ở, từ nhà máy, từ bệnh viện); theo em trong nước cống có những gì? Nước cống còn có thể gọi là nước thải! Khi nào nước thải trở thành nguy hiểm? Vì sao?

3. Nghe tin và trao đổi

Đi dọc đường xuyên Á (đoạn khu vực chân cầu An Hạ), bất kể ai cũng có thể cảm nhận được mùi hôi thối và một màu nước đen đặc trưng chảy cuồn cuộn liên tục suốt ngày đêm. Những dòng nước đen này tống thẳng ra chân cầu kênh An Hạ

Hầu hết cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xả thẳng nước thải chưa qua xử lý vào các tuyến kênh thủy lợi TC18A, TC18, TC17, kênh Thầy Cai.

Bốn con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét là những dòng sông thoát nước thải chính của nội thành Hà Nội và từ lâu đã được xem như những con sông “chết”.

Nước thải đổ ra từ nhà máy Vedan giết sông Thị Vải

Page 12: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Sông Tô Lịch dù đã được kè nhưng vẫn bị ô nhiễm nặng, nước tĩnh và đen sì, bốc mùi hôi thối (ảnh VNN)

Câu hỏi thảo luận: Em hiểu thế nào dòng sông chết? Những dòng song này có ảnh hưởng gì đến môi trường?

Page 13: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

THIẾT KẾ BÀI DẠY

TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG

TIẾT 27-28- LỚP 3

Mục tiêu

- Phát triển thái độ quan tâm đến môi trường sống xung quanh

- Mở rộng hiểu biết về những địa điểm/cơ sở phục vụ cho đời sống cộng đồng

Đồ dùng dạy học

Phiếu học

Tiến trình, hoạt động và phương pháp

1. Cá nhân thực hiện phiếu học dưới đây

Tỉnh /thành phố nơi gia đình em đang sinh sống là gì?

Quanh nơi em ở có …….?

Đánh dấu √ vào trước những từ chỉ địa điểm mà nơi em ở có.

Siêu thị

Chợ

Công viên

Nhà thờ

Chùa

Ủy ban nhân dân phường

Đồn công an

Cửa hàng bán tạp hóa

Tiệm sách

Trường học

Bệnh viên

Tiệm Internet/game

Phòng mạch bác sĩ

Nhà văn hóa ….

Page 14: Thiet ke bai day phan Xa hoi lop 3

Còn địa điểm nào khác không? ………………………………………………

HS xem thêm các tranh trong SGK để có thể bổ túc địa điểm.

2. Mỗi HS hỏi một bạn về những địa điểm mà nơi bạn ấy ở có và trao đổi với bạn những địa điểm mình đã ghi ra.

3. Cặp học sinh trao đổi để xác định xem trong các địa điểm được nêu ở hoạt động 2.

Địa điểm nào là cơ quan y tế:

Địa điểm nào là cơ quan giáo dục:

Địa điểm nào là cơ quan hành chính:

Địa điểm nào là cơ quan văn hóa:

GV sửa chữa và giúp HS nắm nghĩa các từ cơ quan y tế, hành chính, văn hóa, giáo dục.

5. Tiếp tục trao đổi: Không có các cơ quan trên được không/ Vì sao?

6. HS đọc phần ghi nhớ trong bài.