1022
CHƯ KINH YẾU TẬP hay THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO LUẬN, một tác phẩm của ngài Đạo Thế. Ngài đã tuyển chọn những đoạn Kinh, Luật, Luận, Truyện kí… thiết yếu liên quan đến thiện ác nghiệp báo ba đời rồi thêm lời bình mà thành bộ sách này. Để cho người đọc dễ nắm bắt được nội dung trước khi xem đọc, ban Dịch thuật chọn bốn chữ THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO làm đề mục cho dịch phẩm. THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO (CHƯ KINH YẾU TẬP) Nguyên tác: Pháp Sư Đạo Thế Việt dịch: Ban dịch thuật Hán tạng Pháp Âm Chủ nhiệm: Tỳ kheo Thích Nguyên Chơn Phó chủ nhiệm (Hiệu đính văn nghĩa): Bồ-tát giới Định Huệ Biên tu: Tiến sĩ Quảng Âm - Đoàn Ánh Loan

THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO - hoasenvanno.files.wordpress.com · nghị, thi kệ, tán tụng, truyện kí… với sự tham gia của nhiều thành viên ban dịch thuật, nên

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • CHƯ KINH YẾU TẬP hay THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO LUẬN, một tácphẩm của ngài Đạo Thế. Ngài đã tuyển chọn những đoạn Kinh, Luật, Luận,Truyện kí… thiết yếu liên quan đến thiện ác nghiệp báo ba đời rồi thêm lờibình mà thành bộ sách này. Để cho người đọc dễ nắm bắt được nội dungtrước khi xem đọc, ban Dịch thuật chọn bốn chữ THIỆN ÁC NGHIỆPBÁO làm đề mục cho dịch phẩm.

    THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO(CHƯ KINH YẾU TẬP)

    Nguyên tác: Pháp Sư Đạo Thế

    Việt dịch: Ban dịch thuật Hán tạng Pháp Âm

    Chủ nhiệm: Tỳ kheo Thích Nguyên Chơn

    Phó chủ nhiệm (Hiệu đính văn nghĩa): Bồ-tát giới Định Huệ

    Biên tu: Tiến sĩ Quảng Âm - Đoàn Ánh Loan

  • 2

    TỰA

    Ngày xưa, lúc Sơ tổ mới sang Trung Hoa, nghe nói Lương Vũ đế là vị vuaanh minh, kính tin Phật pháp, giỏi giảng kinh thuyết pháp, viết luận tạosớ…, Tổ bèn đến gặp. Vừa diện kiến, Vũ đế liền hỏi Sơ tổ rằng: “Trẫm đãxây chùa, tạo tượng, chép kinh, cho phép mọi người xuất gia, lập trai hộilớn. Như vậy có công đức chăng?”. Sơ tổ đáp: “Không có công đức!”. Vũđế hỏi: “Vì sao không có công đức?”. Tổ đáp: “Bởi các việc làm này chỉđưa đến phúc quả nhỏ, sanh vào cõi trời người. Như bóng theo hình, tuy cónhưng chẳng thật”. Vũ đế lại hỏi: “Thế nào là công đức chân thật?”. Tổđáp: “Trí tuệ thanh tịnh, tròn sáng nhiệm mầu, lìa có và không. Công đứcnhư thế, chẳng thể dùng pháp thế gian để mong cầu”.

    Sở dĩ Lương Vũ đế bị Sơ tổ trách, vì Đế đã đứng trên cương vị một hoàngđế giỏi, hiểu Phật pháp, làm được rất nhiều việc thiện, chứ không phải ở vịtrí một hành giả cầu đạo chân thật mà hỏi câu ấy. Ngữ khí của câu hỏimang hơi hám tự thị, chấp chặt, cho mình là bậc nhất. Tổ muốn Đế khôngsống mãi với những việc đã làm, mà phải lìa bỏ, hướng đến chí đạo, nênmới trả lời như thế. Một câu chưa thấm, Đế lại hỏi: “Thánh đế đệ nhấtnghĩa là gì?”. Tổ lại thêm một câu: “Rỗng không, không có gì gọi làthánh”. Không công đức, lại không có Thánh, thật đã làm cho Đế mờ mịt.Lâu nay Vũ đế sống với cái có ấy, nào là có công đức, có Thánh vị đểchứng, có thánh nghĩa để ngộ, có thánh cảnh để dạo chơi… Tổ muốn Đếvượt qua những quan niệm ấy để đạt đến chỗ rốt ráo, nên trả lời như thế.Đến đây mà Đế vẫn chưa tỏ ngộ, cũng chẳng khởi nghi tình thì Tổ cũng hếtthuốc, bèn lên Thiếu Thất ngồi quay mặt vào vách chín năm.

    Thật ra, Tổ không xem thường những pháp thiện này, ngài chỉ phá chấpcho Vũ đế. Bởi tự thân pháp thiện không thuộc hữu lậu hay vô lậu, hữu hayvô đều do tâm người hành thiện mà thôi. Như một việc giảng kinh thuyếtpháp, Vũ đế thực hiện thì được công đức hữu lậu, nếu Sơ tổ làm thì vô lậu.Như độ tăng, Vũ đế làm thì hữu lậu, Sơ tổ độ thì vô lậu. Tóm lại, khichưa “Đại tử nhất phiên” thì tất cả những việc làm đều hữu lậu, cho nêncần phải mượn tâm hành hữu lậu để đạt đến vô tâm vô lậu. Hơn nữa, biếtVũ đế ở đời này đã đạt được nền tảng thiện nghiệp vững chắc từ nhữngPhật sự trên, nên Tổ muốn Vũ đế từ nền tảng này mà vượt lên, bước vàocõi chơn không, cho nên mới nói Không.

  • 3

    Nếu nhất tâm vì đạo, vì người thực hiện những việc thiện như: giảng kinh,thuyết pháp, bố thí cúng dường, in ấn kinh điển, xây chùa tạo tượng… sẽđược vô lượng phước báu, cũng là tạo nền tảng để mau đạt đến giải thoát.Bởi nếu tạo ác thì tâm luôn bất an, tâm đã bất an thì mọi sự không thành;hành thiện vì đạo, vì người thì tâm luôn an vui, tâm đã an vui thì làm việcgì cũng dễ thành tựu, cho đến tu đạo xuất thế cũng vậy. Nếu Bồ-tát khônghoàn thành những pháp thiện: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiềnđịnh, trí tuệ thì nhất định không thể đạt đến quả Phật. Nếu phàm phu khôngthực hiện các điều thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm,không nói dối, không uống rượu, hoặc không thật tu mười điều thiện thìkhông thể có được an lạc đời này và đời sau.

    Ngày nay, trong thời Mạt pháp, xã hội lại cực kì loạn động, bất an. Khắpnơi, nào là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, tất cả đều nguy hạiđến thân. Trong Phật pháp, thân người rất quí, là kết quả của việc giữ gìnnăm giới, mười giới, là chỗ nương để tu tập giải thoát. Nhưng hiện nay, thếgian này không quí mạng người, xem nhẹ hiếu nghĩa, chỉ cần một lời cảicọ, một va chạm nhỏ, một chút lợi trước mắt, một sự ham muốn nhất thờicũng đều có thể gây ra nghiệp ác. Vì sao? Vì tất cả không hiểu, không tinnhân quả nhiều đời, đã không tin không hiểu nhân quả nhiều đời thì khôngthích việc thiện sợ điều ác, không thích thiện sợ ác thì không việc ác nàomà không làm, không việc thiện nào mà không chối bỏ. Trong gia đình cóngười bất thiện thì gia đình không an vui hạnh phúc, trong xóm thôn cóngười bất thiện thì xóm thôn ấy bất an, trong một quốc gia có nhiều ngườibất thiện thì quốc gia ấy sẽ không thái bình, thịnh vượng. Như vậy phải từcon người mà xây dựng nền tảng chí thiện cho xã hội, cho quốc gia. Hễcon người thuần thiện thì gia đình cho đến quốc gia, rộng hơn là thế giới sẽtốt đẹp.

    Nếu chúng ta, mỗi mỗi người thực hiện pháp thiện hữu lậu, tức luôn luôntác ý thiện, nói lời thiện, làm việc thiện. Cứ như thế, không gián đoạn, thìđến một lúc nào đó, thiện này sẽ trở thành tập tánh, giống như đói ăn khátuống vậy. Bấy giờ tâm không nghĩ thiện mà thân vẫn làm thiện, miệng vẫnnói lời thiện. Mọi việc làm và lời nói đều hợp với thiện, đều vì lợi ích củatất cả mọi người. Như thế há chẳng trở thành bậc Hiền thánh sao?

  • 4

    Những gì mà Phật giáo cho là thiện, cho là bất thiện? Hành thiện như thếnào đúng pháp? Hành thiện thì đời này, đời sau được những gì, gây ác thìđời này, đời sau chuốc hoạ gì? CHƯ KINH YẾU TẬP sẽ giải đáp chochúng ta thấu đáo vấn đề này.

    CHƯ KINH YẾU TẬP hay THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO LUẬN, một tác phẩmcủa ngài Đạo Thế. Ngài đã tuyển chọn những đoạn Kinh, Luật, Luận,Truyện kí… thiết yếu liên quan đến thiện ác nghiệp báo ba đời rồi thêm lờibình mà thành bộ sách này. Để cho người đọc dễ nắm bắt được nội dungtrước khi xem đọc, ban Dịch thuật chọn bốn chữ THIỆN ÁC NGHIỆPBÁO làm đề mục cho dịch phẩm.

    Tạm cho đây là một dịch phẩm lớn, chứa đựng nhiều thể loại: văn tựa, luậnnghị, thi kệ, tán tụng, truyện kí… với sự tham gia của nhiều thành viên bandịch thuật, nên về mặt nhất quán ngôn từ, nhất quán cách hành văn, giọngvăn, chất văn hẳn không được hoàn toàn như ý, dù đã mời nhiều người vànhiều lần xem đọc trước khi cho in ấn lưu hành. Kính xin người đọc hoanhỉ chỉ chánh cho.

    Chúng tôi cũng xin cảm niệm công đức của Đài Trung liên xã, đạo tràngNiệm Phật Tùy Duyên, nhóm bảo trợ dịch thuật Pháp Loa, Phật tử ThiệnÂn, Phật tử Phương Tú và nhất là cố Phật tử Hoàng Mạnh Hùng pháp danhThiện Chí đã trợ duyên dịch thuật, in ấn lưu truyền tác phẩm này.

    Xin hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sanh, giúp hiện đời tịnh hoáthân tâm, hành thiện an vui, lâm chung tuỳ ý sanh về quốc độ hữu duyêngiáo hoá hữu tình đồng thành Phật đạo.

    Từ Nghiêm ngày 19 tháng 3 năm Kỉ Sửu (13/04/2009)

    Nguyên Chơn kính ghi

  • 5

    GIỚI THIỆU CHƯ KINH YẾU TẬP

    (Thiện Ác Nghiệp Báo Luận)

    Chư Kinh Yếu Tập còn có nhan đề Thiện Ác Nghiệp Báo Luận, 20 quyểndo sa môn Đạo Thế ở chùa Tây Minh biên tập vào niên hiệu Hiển Khánhđời Đường (656 – 660) được thâu nhập vào Đại Chính Tạng quyển 54.

    Đạo Thế tự Huyền Uẩn, họ Hàn, nguyên quán Y Khuyết (nay là Tây Nam,huyện Y Xuyên, tỉnh Hà Nam) nhân vì ông nội làm quan nên gia đình dờivề Trường An. Năm 12 tuổi, Sư xuất gia ở chùa Thanh Long chuyênnghiên cứu Luật bộ, sưu tầm kinh sách. Vào khoảng niên hiệu Hiển Khánh(656 – 661), Sư nhận chiếu tham dự dịch trường của Tam Tạng pháp sưHuyền Trang. Về sau, Sư vào chùa Tây Minh cùng ngài Đạo Tuyên xiểndương Luật tông. Ngài trứ tác 11 bộ sách, tổng cộng 154 quyển, trong sốđó các sách đã bị thất truyền gồm có: Đại Tiểu Thừa Thiền Môn Quán (10quyển), Thụ Giới Nghi Thức (4 quyển), Lễ Phật Nghi Thức (2 quyển), ĐạiThừa Lược Chỉ Quán (1 quyển), Biện Ngụy Hiển Chân Luận (1 quyển),Kính Phúc Luận (3 quyển), Tứ Phần Luật Ni Sao (5 quyển), Kim CangBát-nhã Tập Chú (3 quyển). Hiện còn Chư Kinh Yếu Tập (20 quyển), Tỳ-ni Thảo Yếu (6 quyển) và Pháp Uyển Châu Lâm (100 quyển).

    Chư Kinh Yếu Tập là một tác phẩm trích lục trong kinh sách Phật nhữngđiều liên quan đến giáo pháp, tu hành, nghi quỹ và luận thuật các việc liênquan đến thiện ác nghiệp báo rồi chia thành các thiên. Toàn thư được chialàm 30 bộ loại: Kính Tam Bảo (17 mục), Kính Pháp (7 mục), Nhiếp Niệm(4 mục), Nhập Đạo (4 mục), Bái Tán (3 mục), Hương Đăng (4 mục), ThụThỉnh (8 mục), Thụ Trai (2 mục), Phá Trai (2 mục), Giàu Sang (2 mục),Nghèo Hèn (2 mục), Khích Lệ (7 mục), Báo Ân (3 mục), Phóng Sinh (4mục), Làm Phúc (6 mục), Chọn Bạn (5 mục), Nghĩ Kỹ (5 mục), Lục Độ(20 mục), Nghiệp Nhân (5 mục), Tham Dục (3 mục), Tứ Sinh (6 mục),Thụ Báo (9 mục), Thập Ác (10 mục), Dối Gạt (6 mục), Biếng Nhác (3mục), Rượu Thịt (3 mục), Xem Tướng (3 mục), Địa Ngục (8 mục), TốngChung (9 mục), Linh Tinh (13 mục). Tổng cộng 185 mục.

    Đặc điểm của Chư Kinh Yếu Tập là tính lý luận, là tính thuật tác.

  • 6

    Về tính lý luận, trong sách này trích lục nguyên văn Kinh, Luật, Luận Phậtgiáo liên quan đến ý nghĩa, nội dung, yêu cầu, phương pháp tu hành củangười tại gia và xuất gia. Tuy nhiên, trong đó chẳng thiếu ví dụ, ngụ ngônvà truyện tích, nhưng chúng đều được xiển thuật theo lý luận của giáopháp, giáo quy, đồng thời chẳng tự thành hệ thống cũng chẳng chiếm địa vịchủ đạo. Lý luận được đề cập đến rất rộng rãi, có hàm nghĩa kính trọngPhật, Pháp, Tăng; quy tắc nhiễu tháp, nhập tự; phương pháp nhiếp niệm,kiềm chế dục vọng; công đức đốt hương, cúng Phật, thụ trai, phóng sinh;ba đường ác của nghiệp thân phạm thập ác; nghiệp nhân giàu sang, nghèohèn; yếu chỉ của lục độ Đại thừa; bốn loài (noãn sinh, thai sinh, thấp sinh,hóa sinh) của hữu tình chúng sinh; nguyên lý và chủng loại của nghiệpbáo; nhiếp ý của địa ngục, sinh hoạt thức ngủ ăn uống của người xuất gia.

    Về tính thuật tác, Chư Kinh Yếu Tập tuy lấy việc trích lục kinh văn làmchủ thể nhưng có nhiều chỗ trong nội dung là do tác giả trứ thuật, có tưtưởng lý giải của tác giả trong đó. Trong tác phẩm này, trừ bộ loại Thập Ácra, 29 bộ loại kia mở đầu đều có phần dẫn nhập do soạn giả viết để lượcthuật đại ý của một bộ hoặc một thiên, có tác dụng nêu lên cương lĩnh. Lạinữa ngoài phần dẫn nhập, y cứ vào nội dung của kinh văn biên định trongcác mục cũng có phần do tác giả trứ tác. Các phần này mở đầu có hai chữ“thuật viết” đặt ở đầu của nguyên văn được trích lục.

    Nguồn gốc tư liệu của Chư Kinh Yếu Tập trích lục từ Kinh, Luật, LuậnHán dịch. Do vì tác giả nghiêng nặng về trình bày giáo lý cho nên chỉ chọnlấy phần nhiều là luận như: luận Đại Trí Độ, luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, luậnĐại Trang Nghiêm, luận Du-già-sư-địa, luận Kim Cang Cương, luậnThành Thật, luận Câu-xá, luận Địa Trì, luận Thi Thiết, luận Giải ThoátĐạo, luận Tân Bà-sa v.v… Về Luật thì có trích dẫn luật Tứ Phần, luật ThậpTụng, luật Ma-ha Tăng-kì, kinh Phạm Võng, kinh Bồ-tát Thiện Giới, kinhƯu-bà-tắc Giới v.v… Về kinh thì các kinh Phật trích lục như kinh A-hàm,kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Tập, kinh Phổ Diệu, kinh HiềnNgu, kinh Tạp Bảo Tạng, kinh Vị Tằng Hữu v.v…, ngoài ra còn có cáckinh chưa thấy ghi trong kinh lục như: kinh Xá-lợi-phất Xử Thai, kinh ĐạiThừa Liên Hoa Tạng, kinh Nhật Vân.

    Ngoài Kinh, Luật, Luận, Chư Kinh Yếu Tập còn trích lục Tây Quốc HànhTruyện của Vương Huyền Sách đời Đường, Cao Tăng Truyện của Huệ

  • 7

    Kiểu đời Lương, Tây Vực Kỳ-hoàn Tự Đồ của Đạo Tuyên đời Đường,Thượng Thư của Nho gia (trong phần Thuật viết) có dẫn Lễ Ký, TảTruyện, Hoài Nam Tử.

    Lúc Đại sư Ấn Quang (1862-1940) còn tại thế, Ngài thường khuyên các đệtử chú trọng đến tội phước nhân quả, nên Ngài giới thiệu Pháp Uyển ChâuLâm của ngài Đạo Thế cho mọi người, như trong thư đáp Đặng Tân An,Đại sư viết: “ Đến như lúc xử sự bình thường hoặc sợ làm tội không hay,giảm phúc không biết, nên đọc bộ Pháp Uyển Châu Lâm tất sẽ nắm đượckhuôn phép để giữ gìn, tâm niệm không dám buông lung nữa” (Ấn QuangVăn Sao). Nhưng bộ Pháp Uyển Châu Lâm dày đến 100 quyển, thiết nghĩkhông tiện cho người hiện nay thời giờ eo hẹp duyệt đọc, cho nên BanDịch Thuật chọn tác phẩm Chư Kinh Yếu Tập (tức Thiện Ác Nghiệp BáoLuận) 20 quyển có cùng một nội dung và cũng cùng một soạn giả phiêndịch ra tiếng Việt có phụ thêm phần cước chú để cống hiến cho bạn đọc xagần.

    Nguyện tập sách này được nhiều người thấy nghe rồi vâng làm theo lờiPhật dạy, hiện đời thân tâm an lạc, sống trong thế giới hòa bình hạnh phúc,sau khi bỏ báo thân này sinh về cõi Phật thanh tịnh.

    Tu viện Huệ Quang, ngày 15 tháng 3 năm Kỉ Sửu (9/4/2009)

    Định Huệ kính ghi

  • 8

    GIÁ TRỊ CỦATHIỆN ÁC NGHIỆP BÁO (CHƯ KINH YẾU TẬP)

    Chúng tôi có được nhân duyên rất lớn và may mắn được làm việc với banDịch thuật Hán tạng Pháp Âm. Nói may mắn, vì lâu nay có được mấy cơhội Phật giáo Việt Nam thành lập và duy trì được dịch trường Hán tạng quicủ, chuyên nghiệp, có đào tạo, thi tuyển? Tôi càng may mắn hơn khi đượcđọc qua bản dịch quyển Thiện ác nghiệp báo (tên gọi khác của Chư kinhyếu tập do pháp sư Đạo Thế đời Đường biên tập từ những bộ kinh Đại thừaquan trọng). Đối tượng độc giả của quyển sách này không hạn chế trongphạm vi của người xuất gia hay kẻ tại gia, người tu Phật hay không tu Phật,tất cả những ai nếu đã đọc qua quyển sách này chắc chắn sẽ có được sự lợiích. Chỉ ở điểm này thôi cũng tạo nên giá trị lớn cho tác phẩm khá đồ sộnày.

    Cách trình bày từng vấn đề cụ thể được sắp xếp theo trình tự:

    1. Đặt vấn đề dựa vào lý luận kinh điển.

    2. Đi vào từng đề mục cụ thể, chi tiết.

    3. Định nghĩa, lý giải, dẫn chứng kinh điển.

    4. Xen kẽ có những bài kệ tụng tóm gọn nội dung vừa nêu.

    5. Mở rộng phạm vi nội dung đến những điều có liên quan.

    Giá trị của quyển sách không chỉ dừng lại ở đó, bởi tính giáo dục, thựctiễn, tính lý luận và phương pháp thực hành giúp con người hướng thiện,làm lành lánh ác, tu tập, giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, được trình bày hếtsức cụ thể, sinh động, dễ đi vào lòng người. Đó là những bài học đạo đứcđược nói đến như những tấm gương soi rọi qua sự tái hiện nhiều câuchuyện sinh động và sâu sắc từ kinh, luật, luận, có liên hệ thực tế đến từngvấn đề cụ thể. Chẳng hạn, kinh A-xà-thế vương thụ quyết nói đến chuyệnbà già nghèo xin được hai đồng tiền liền mua dầu cúng dường Phật Thích-ca, rồi phát nguyện: “Nếu đời sau tôi đắc đạo giống như Đức Phật, thì xinsố dầu này được cháy sáng suốt đêm không hết”. Quả nhiên, ngọn đèn của

  • 9

    bà chẳng những cháy suốt đêm không tắt, mà còn rực sáng hơn các ngọnkhác.

    Giá trị khoa học của tác phẩm nổi bật hơn cả ở sự trình bày phương phápứng dụng những lời Phật dạy cho từng việc làm, hành động cụ thể và tínhlý luận được thể hiện khá sâu sắc, cách lập luận vững vàng, sắc bén, chặtchẽ, đúng pháp. Ngoài ra, sự uyên bác của tác giả còn thể hiện ở khả năngliên hệ đến những vấn đề có liên quan đến chủ đề chính, khiến người đọcvừa lòng, thú vị vì vấn đề được trình bày khá đầy đủ, trọn vẹn. Điểm đặcbiệt khác lôi cuốn người đọc là tác giả biết khai thác những chi tiết và khíacạnh cụ thể, cho nên dù nói đến những điều tưởng chừng khá quen thuộcnhư: làm thế nào khi đến chùa, cách lễ Phật, thắp hương, đốt đèn, treophan, điều kiện thuyết pháp, nghe pháp, cúng dường đúng pháp, thực hànhnăm giới cấm, cách ăn uống… cũng trở thành mới mẻ, người đọc cảm thấydường như chưa từng biết qua. Tâm trạng này không chỉ có ở độc giả tạigia mà người xuất gia cũng cảm nhận như thế. Ví dụ, khi dạy về tác dụngcủa việc treo phan, kinh Phổ Quảng có ghi: “Khi nhà có người lâm chunghoặc đã qua đời, thì ngay trong ngày mất, quyến thuộc của họ treo tràngphan màu vàng trên tháp, thì người ấy được phúc đức, xa lìa tám nạn khổ,được sinh trong cõi nước của chư Phật ở mười phương. Khi tràng phan vừaxoay, người ấy sẽ được ngôi vị Chuyển luân thánh vương. Tràng phan tungbay theo gió, rách nát hết, cho đến thành từng hạt bụi nhỏ, người ấy liềnđược ngôi vị tiểu vương. Người nhà cũng nên đốt đèn cúng dường, chiếusáng những nơi tăm tối, giúp cho chúng sinh đau khổ nhờ ánh sáng này màthấy nhau và được an ổn”. Điều này chưa thấy nói trong các kinh sách Tịnhđộ, đặc biệt là sách hướng dẫn trợ niệm cho người lâm chung.

    Nét đặc sắc của nghệ thuật trình bày tác phẩm còn thể hiện qua tác dụnghòa nhập. Bất kể vấn đề nào tác giả nêu ra có vẻ như sâu mầu, cao xa,nhưng lại giản dị, gần gũi, khiến người đọc cảm thấy như có mình ở trongtừng hoàn cảnh, được cảnh tỉnh, dạy bảo, không còn phân biệt vấn đề nàydành cho người xuất gia hay tại gia nữa. Chẳng hạn oai nghi của người tuPhật ảnh hưởng thế nào đến niềm tin người xung quanh; hay những trò đùavui, những hành động vô tình hay hữu ý tạo ác nghiệp đều gây nên hậu quảxấu đến nhiều kiếp về sau…

  • 10

    Ở trình độ Phật học nào độc giả cũng đều gặt hái được lợi ích từ quyểnsách này. Người xuất gia có thể dùng sách này làm đề tài giảng pháp, cóthể sử dụng những dẫn chứng sinh động để thu hút người nghe. Kẻ tại giacó được những bài học giác ngộ, giải thoát quí báu cho hành động, suynghĩ, lời nói của mình qua từng câu chữ, từng trang sách sáng ngời tínhgiáo dục. Mỗi vấn đề được đặt ra đều có thể là cẩm nang cho việc tu sửathân tâm, tinh tiến để trở nên thanh tịnh bồ-đề hoàn thiện, không cấu uế,nhiễm ô; còn được thâm nhập Phật pháp trong từng sát-na, mọi hành độngđều mang tính Phật pháp, lợi ích cho mình cho người một cách tự nhiênnhư gió, như mây, cao rộng, sâu thẳm như núi sông, biển cả…

    Góp phần tạo nên những giá trị quí báu như đã nêu trên cho quyển sáchnày, không thể không nói đến sự nỗ lực to lớn của tập thể ban Dịch thuậtHán tạng Pháp Âm. Tuy mỗi thành viên phụ trách dịch thuật các phần,quyển khác nhau, nhưng nhìn chung, văn phong nhất quán, trong sáng, ývăn mạch lạc, diễn dịch nhiều vấn đề mang tính lý luận sâu xa trở thành dễhiểu, gần gũi với nhiều đối tượng độc giả. Có rất nhiều đoạn dịch văn sâusắc, mang tính hình tượng rõ nét và sống động, tạo tính thú vị, lôi cuốnngười đọc từ đầu đến cuối. Đó là lợi ích to lớn đầu tiên mà người đọc thấyđược từ trang sách đầu tiên…

    Xin thành tâm cảm niệm công đức của tác giả (pháp sư Đạo Thế đờiĐường) và ban dịch thuật Hán tạng đã cống hiến cho độc giả nói chung,cho người tu Phật xuất gia, tại gia vốn pháp bảo bao quát nhiều phươngdiện quan trọng và hết sức sâu sắc này.

    Ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Sửu (20/5/2009)

    Quảng Âm- Đoàn Ánh Loan kính ghi

  • 11

    Mục LụcI. KÍNH TAM BẢO .............................................................................................................................. 21

    I.1. Kính Phật .................................................................................................................................... 21

    I.1.1. Lời dẫn ................................................................................................................................. 21

    I.1.2. Niệm thập phương Phật ....................................................................................................... 23

    I.1.3. Niệm Phật Thích-ca ............................................................................................................. 26

    I.1.4. Niệm Phật A-di-đà ............................................................................................................... 30

    I.1.5. Niệm Phật Di-lặc.................................................................................................................. 36

    I.1.6. Niệm Phật tam-muội ............................................................................................................ 45

    I.2. Kính pháp.................................................................................................................................... 54

    I.2.1. Đại ý..................................................................................................................................... 54

    I.2.2. Điều kiện thuyết pháp .......................................................................................................... 54

    I.2.3. Nhân duyên nghe pháp......................................................................................................... 61

    I.2.4. Tiệm và đốn ......................................................................................................................... 68

    I.2.5. Cầu pháp .............................................................................................................................. 70

    I.2.6. Cảm được phúc báo ............................................................................................................. 75

    I.2.7. Báo ân .................................................................................................................................. 80

    I.2.8. Phỉ báng pháp....................................................................................................................... 84

    I.3. Kính tăng..................................................................................................................................... 88

    I.3.1. Lời dẫn ................................................................................................................................. 88

    I.3.2. Lợi ích.................................................................................................................................. 89

    I.3.3. Tổn giảm .............................................................................................................................. 98

    II. KÍNH THÁP................................................................................................................................... 105

    II.1. Lời dẫn..................................................................................................................................... 105

    II.2. Dẫn chứng................................................................................................................................ 105

    II.3. Dựng tháp ................................................................................................................................ 113

    II.4. Cảm báo................................................................................................................................... 116

    II.5. Nhiễu tháp ............................................................................................................................... 118

    II.6. Vào chùa.................................................................................................................................. 122

    II.7. Sửa chùa tháp cũ...................................................................................................................... 126

    III. NHIẾP NIỆM................................................................................................................................ 135

    III.1. Lời dẫn ................................................................................................................................... 135

    III.2. Thập niệm............................................................................................................................... 135

    III.3. Lục niệm................................................................................................................................. 138

    III.3.1. Niệm Phật........................................................................................................................ 138

    III.3.2. Niệm Pháp [26c].............................................................................................................. 138

    III.3.3. Niệm Tăng....................................................................................................................... 139

  • 12

    III.3.4. Niệm giới ......................................................................................................................... 140

    III.4. Phát nguyện ............................................................................................................................ 144

    IV. NHẬP ĐẠO .................................................................................................................................. 147

    IV.1. Lời dẫn ................................................................................................................................... 147

    IV.2. Ưa thích và nhàm chán........................................................................................................... 148

    IV.3. Xuất gia .................................................................................................................................. 151

    IV.4. Dẫn chứng .............................................................................................................................. 154

    V. TÁN TỤNG.................................................................................................................................... 162

    V.1. Lời dẫn..................................................................................................................................... 162

    V.2. Dẫn chứng................................................................................................................................ 163

    V.3. Khen ngợi công đức................................................................................................................. 166

    VI. HƯƠNG ĐĂNG............................................................................................................................ 173

    VI.1. Lời dẫn ................................................................................................................................... 173

    VI.2. Hoa hương.............................................................................................................................. 173

    VI.3. Đốt đèn ................................................................................................................................... 183

    VI.4. Treo tràng phan ...................................................................................................................... 194

    VII. THỤ THỈNH................................................................................................................................ 199

    VII.1. Lời dẫn .................................................................................................................................. 199

    VII.2. Cúng dường........................................................................................................................... 199

    VII.3. Phân biệt những điều sai lầm ................................................................................................ 210

    VII.4. Thánh tăng ............................................................................................................................ 219

    VII.5. Bố thí thức ăn........................................................................................................................ 225

    VII.6. Ăn đúng thời ......................................................................................................................... 232

    VII.7. Cách ăn.................................................................................................................................. 233

    VII.8. Ăn xong................................................................................................................................. 240

    VIII. THỤ TRAI.................................................................................................................................. 245

    VIII.1. Lời dẫn................................................................................................................................. 245

    VIII.2. Chứng minh ......................................................................................................................... 245

    IX. PHÁ TRAI..................................................................................................................................... 253

    IX.1. Lời dẫn ................................................................................................................................... 253

    IX.2. Chứng minh............................................................................................................................ 253

    X. PHÚ QUÍ ........................................................................................................................................ 262

    X.1. Lời dẫn..................................................................................................................................... 262

    X.2. Chứng minh ............................................................................................................................. 262

    XI. BẦN TIỆN .................................................................................................................................... 280

    XI.1. Lời dẫn ................................................................................................................................... 280

    XI.2. Dẫn chứng .............................................................................................................................. 281

  • 13

    XI.3. Tu-đạt ..................................................................................................................................... 283

    XI.4. Bần nhi ................................................................................................................................... 288

    XI.5. Bần nữ.................................................................................................................................... 294

    XII. KHUYẾN KHÍCH TU TẬP........................................................................................................ 302

    XII.1. Lời dẫn.................................................................................................................................. 302

    XII.2. Khuyên răn người nam ......................................................................................................... 302

    XII.3. Khuyên răn người nữ ............................................................................................................ 304

    XII.4. Khuyến đạo........................................................................................................................... 320

    XII.5. Quyến thuộc.......................................................................................................................... 328

    XII.6. Bỏ chấp ................................................................................................................................. 336

    XII.7. Giáo giới ............................................................................................................................... 339

    XIII. BÁO ÂN..................................................................................................................................... 352

    XIII.1. Lời dẫn ................................................................................................................................ 352

    XIII.2. Báo ân.................................................................................................................................. 352

    XIII.3. Vong ân ............................................................................................................................... 359

    XIII.4. Kệ kết khuyến...................................................................................................................... 370

    XIV. PHÓNG SINH............................................................................................................................ 371

    XIV.1. Lời dẫn ................................................................................................................................ 371

    XIV.2. Giết hại ................................................................................................................................ 372

    XIV.3. Phóng sinh........................................................................................................................... 374

    XIV.4. Cứu nạn ............................................................................................................................... 382

    XIV.5. Kết khuyến .......................................................................................................................... 390

    XV. LÀM PHÚC ................................................................................................................................ 391

    XV.1. Lời dẫn.................................................................................................................................. 391

    XV.2. Tu phúc................................................................................................................................. 392

    XV.3. Đúng pháp ............................................................................................................................ 397

    XV.4. Cúng dường .......................................................................................................................... 403

    XV.5. Chuẩn bị nước tắm cho tăng................................................................................................. 404

    XV.6. Các việc phúc khác............................................................................................................... 410

    XV.7. Kệ kết khuyến....................................................................................................................... 415

    XVI. CHỌN BẠN KẾT GIAO ........................................................................................................... 416

    XVI.1. Lời dẫn ................................................................................................................................ 416

    XVI.2. Thiện tri thức....................................................................................................................... 416

    XVI.3. Ác tri thức ........................................................................................................................... 421

    XVI.4. Vay trả................................................................................................................................. 428

    XVI.5. Răn lỗi lầm.......................................................................................................................... 436

    XVII. SUY NGHĨ THẬN TRỌNG..................................................................................................... 446

  • 14

    XVII.1. Lời dẫn ............................................................................................................................... 446

    XVII.2. Thận trọng đối với lỗi lầm.................................................................................................. 446

    XVII.3. Thận trọng đối với tai họa.................................................................................................. 454

    XVII.4. Thận trọng đối với hoàn cảnh ............................................................................................ 456

    XVII.5. Thận trọng đối với vật thụ dụng......................................................................................... 464

    XVIII. LỤC ĐỘ................................................................................................................................... 467

    XVIII.1. Bố thí ................................................................................................................................ 467

    XVIII.1.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 467

    XVIII.1.2. Bỏn xẻn và dối trá...................................................................................................... 468

    XVIII.1.3. Bố thí tài vật............................................................................................................... 473

    XVIII.1.4. Bố thí giáo pháp......................................................................................................... 477

    XVIII.1.5. Lượng định để bố thí.................................................................................................. 481

    XVIII.1.6. Phúc điền.................................................................................................................... 486

    XVIII.1.7. Đối đãi ....................................................................................................................... 489

    XVIII.2. Trì giới .............................................................................................................................. 495

    XVIII.2.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 495

    XVIII.2.2. Khuyên giữ giới ......................................................................................................... 496

    XVIII.3. Nhẫn nhục......................................................................................................................... 513

    XVIII.3.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 513

    XVIII.3.2. Khuyên nhẫn nhục ..................................................................................................... 513

    XVIII.3.3. Lợi ích của nhẫn nhục................................................................................................ 516

    XVIII.4. Tinh Tiến .......................................................................................................................... 525

    XVIII.4.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 525

    XVIII.4.2. Biếng nhác ................................................................................................................. 527

    XVIII.4.3. Sách tấn tu tập............................................................................................................ 530

    XVIII.5. Thiền định......................................................................................................................... 536

    XVIII.5.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 536

    XVIII.5.2. Tướng của thiền định ................................................................................................. 537

    XVIII.6. Trí tuệ................................................................................................................................ 541

    XVIII.6.1. Lời dẫn....................................................................................................................... 541

    XVIII.6.2. Cầu pháp .................................................................................................................... 543

    XIX. NGHIỆP NHÂN......................................................................................................................... 551

    XIX.1. Lời dẫn................................................................................................................................. 551

    XIX.2. Phát nghiệp .......................................................................................................................... 551

    XIX.3. Hành vi tội ........................................................................................................................... 563

    XIX.4. Hành vi phúc ....................................................................................................................... 565

    XIX.5. Nghiệp khác......................................................................................................................... 568

  • 15

    XX. DỤC CÁI..................................................................................................................................... 578

    XX.1. Lời dẫn.................................................................................................................................. 578

    XX.2. Năm dục ............................................................................................................................... 579

    XX.2.1. Khổ do dục trói buộc ..................................................................................................... 579

    XX.2.2. Khổ do dục chướng ngại................................................................................................ 580

    XX.2.3. Chê trách khổ đau do dục gây tạo.................................................................................. 582

    XX.3. Năm món ngăn che............................................................................................................... 591

    XX.3.1. Tham dục ....................................................................................................................... 592

    XX.3.2. Sân khuể ........................................................................................................................ 593

    XX.3.3. Thụy miên...................................................................................................................... 594

    XX.3.4. Trạo hối ......................................................................................................................... 595

    XX.3.5. Nghi ............................................................................................................................... 597

    XXI. TỨ SINH.................................................................................................................................... 600

    XXI.1. Lời dẫn ................................................................................................................................ 600

    XXI.2. Tổng hợp các tên gọi về bốn hình thái sinh (hội danh)....................................................... 600

    XXI.3. Phối thuộc giữa bốn loài và sáu đường (tương nhiếp) ........................................................ 601

    XXI.4. Ngũ sinh .............................................................................................................................. 607

    XXI.5. Trung ấm............................................................................................................................. 609

    XXI.6. Thụ thai ............................................................................................................................... 621

    XXII. THỤ BÁO................................................................................................................................. 625

    XXII.1. Lời dẫn............................................................................................................................... 625

    XXII.2. Loại báo ............................................................................................................................. 625

    XXII.3. Hiện báo............................................................................................................................. 627

    XXII.4. Sinh báo ............................................................................................................................. 628

    XXII.5. Hậu báo.............................................................................................................................. 637

    XXII.6. Định báo............................................................................................................................. 639

    XXII.7. Bất định báo....................................................................................................................... 642

    XXII.8. Thiện báo ........................................................................................................................... 644

    XXII.9. Ác báo................................................................................................................................ 648

    XXII.9.1. Sát sinh là nỗi khổ lớn thứ nhất .................................................................................. 648

    XXII.9.2. Trộm cắp là nỗi thống khổ lớn thứ hai........................................................................ 650

    XXII.9.3. Tà dâm là nỗi thống khổ lớn thứ ba ............................................................................ 652

    XXII.9.4. Vọng ngữ là nỗi thống khổ lớn thứ tư......................................................................... 653

    XXII.9.5. Nói đôi chiều là nỗi thống khổ lớn thứ năm ............................................................... 654

    XXII.9.6. Ác khẩu là nỗi thống khổ lớn thứ sáu ......................................................................... 655

    XXII.9.7. Nói lời vô nghĩa là nỗi thống khổ lớn thứ bảy ............................................................ 656

    XXII.9.8. Tham dục là nỗi thống khổ lớn thứ tám...................................................................... 657

  • 16

    XXII.9.9. Sân hận là nỗi khổ thứ chín......................................................................................... 658

    XXII.9.10. Tà kiến là nỗi khổ thứ mười ...................................................................................... 659

    XXIII. MƯỜI VIỆC ÁC...................................................................................................................... 667

    XXIII.1. Sát sinh.............................................................................................................................. 667

    XXIII.2. Trộm cướp tài vật.............................................................................................................. 674

    XXIII.2.1. Trộm vật cúng Phật.................................................................................................... 675

    XXIII.2.2. Trộm vật của tăng ...................................................................................................... 676

    XXIII.2.3. Trộm và sử dụng vật lẫn lộn ...................................................................................... 678

    XXIII.2.4. Trộm vật của người.................................................................................................... 683

    XXIII.2.5. Trộm vật rơi ............................................................................................................... 686

    XXIII.3. Tà dâm .............................................................................................................................. 688

    XXIII.3.1. Quở trách dục gây nhiều khổ ..................................................................................... 690

    XXIII.3.2. Quán thấy người nữ nhơ uế........................................................................................ 693

    XXIII.3.3. Người nữ khó gần đáng chán..................................................................................... 695

    XXIII.3.4. Người nữ gian trá....................................................................................................... 700

    XXIII.4. Nói lời giả dối ................................................................................................................... 708

    XXIII.5. Nói lời hung ác ................................................................................................................. 717

    XXIII. MƯỜI VIỆC ÁC [tt]................................................................................................................ 731

    XXIII.6. Nói lưỡi đôi chiều ............................................................................................................. 731

    XXIII.7. Nói lời nịnh hót................................................................................................................. 737

    XXIII.8. Tham lam keo kiệt ............................................................................................................ 739

    XXIII.9. Giận dữ ghen ghét............................................................................................................. 752

    XXIII.10. Nhận thức sai lầm ........................................................................................................... 769

    XXIV. DỐI TRÁ................................................................................................................................. 784

    XXIV.1. Lời dẫn.............................................................................................................................. 784

    XXIV.2. Giả làm thân gần............................................................................................................... 784

    XXIV.3. Dùng độc mưu hại ............................................................................................................ 787

    XXIV.4. Giả làm phú quý ............................................................................................................... 789

    XXIV.5. Giả can đảm...................................................................................................................... 792

    XXIV.6. Loài vật dối trá.................................................................................................................. 793

    XXV. LƯỜI BIẾNG VÀ KIÊU MẠN................................................................................................ 809

    XXV.1. Lời dẫn ............................................................................................................................... 809

    XXV.2. Dẫn chứng.......................................................................................................................... 810

    XXV.3. Lập chí ............................................................................................................................... 815

    XXVI. RƯỢU THỊT ........................................................................................................................... 825

    XXVI.1. Lời dẫn.............................................................................................................................. 825

    XXVI.2. Uống rượu......................................................................................................................... 826

  • 17

    XXVI.3. Ăn thịt............................................................................................................................... 845

    XXVII. XEM TƯỚNG ....................................................................................................................... 859

    XXVII.1. Lời dẫn ............................................................................................................................ 859

    XXVII.2. Xem tướng ...................................................................................................................... 859

    XXVII.3. Lòng tin........................................................................................................................... 885

    XXVIII. ĐỊA NGỤC........................................................................................................................... 891

    XXVIII.1. Lời dẫn........................................................................................................................... 891

    XXVIII.2. Tổng hợp các tên ........................................................................................................... 891

    XXVIII.3. Thụ quả báo ................................................................................................................... 893

    XXVIII.4. Thời gian chịu tội........................................................................................................... 907

    XXVIII.5. Vị vua quản ngục........................................................................................................... 908

    XXVIII.6. Cung điện của vua Diêm-la ........................................................................................... 910

    XXVIII.7. Nghiệp nhân................................................................................................................... 912

    XXVIII.8. Khuyên răn .................................................................................................................... 927

    XXIX. TỐNG CHUNG....................................................................................................................... 932

    XXIX.1. Lời dẫn ............................................................................................................................. 932

    XXIX.2. Chăm sóc người bệnh....................................................................................................... 933

    XXIX.3. Chữa bệnh ........................................................................................................................ 938

    XXIX.4. Sắp đặt .............................................................................................................................. 939

    XXIX.5. Nhiếp niệm....................................................................................................................... 940

    XXIX.6. Mạng chung...................................................................................................................... 942

    XXIX.7. Đưa tiễn............................................................................................................................ 947

    XXIX.8. Thụ sinh............................................................................................................................ 954

    XXIX.9. Cúng tế ............................................................................................................................. 961

    XXX. LINH TINH .............................................................................................................................. 974

    XXX.1. Lời dẫn............................................................................................................................... 974

    XXX.2. Oán khổ ............................................................................................................................. 974

    XXX.3. Bát khổ............................................................................................................................... 981

    XXX.3.1. Thế nào là khổ do sinh?.............................................................................................. 981

    XXX.3.2. Thế nào là khổ do già?................................................................................................ 982

    XXX.3.3. Thế nào là khổ do bệnh?............................................................................................. 982

    XXX.3.4. Thế nào là khổ do chết? .............................................................................................. 982

    XXX.3.5. Thế nào là khổ do yêu thương mà xa lìa?................................................................... 983

    XXX.3.6. Thế nào là khổ do mong cầu không thỏa mãn? .......................................................... 983

    XXX.3.7. Thế nào là khổ do ghét nhau mà gặp nhau?................................................................ 983

    XXX.3.8. Thế nào là khổ do lo lắng buồn phiền?....................................................................... 984

    XXX.4. Trùng ngụ .......................................................................................................................... 985

  • 18

    XXX.5. Ngũ tân............................................................................................................................... 995

    XXX.6. Hắt hơi ............................................................................................................................... 996

    XXX.7. Đại tiểu tiện........................................................................................................................ 997

    XXX.8. Hộ tịnh ............................................................................................................................. 1006

    XXX.9. Minh chung...................................................................................................................... 1009

    XXX.10. Nhập chúng.................................................................................................................... 1011

    XXX.11. Suy tướng....................................................................................................................... 1013

    XXX.12. Ngủ mộng ...................................................................................................................... 1014

    XXX.13. Tạp hạnh ........................................................................................................................ 1017

  • 19

    THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO(CHƯ KINH YẾU TẬP)

    No. 2123

    TỰA

    [01a] Pháp thân chỉ một tướng, mà mỗi chúng sinh nhìn thấy một vẻ; chínhpháp thuần một vị, mà người nghe chẳng cùng một ý. Do đó, người giảngpháp bình đẳng như trời mưa, nhưng các đệ tử nghe thấy đều khác. Bởi vì,pháp được truyền trao tùy theo trình độ, nên sự lĩnh hội tuỳ căn khí mà cócạn, sâu. Đến như đại cương của mười hai thể loại kinh1, ý rộng của támvạn pháp môn, được cất chứa trong long cung ở Tây Trúc cũng không ghihết tri thức mênh mông như lá rừng xanh của Phật, giáo pháp mà cổ đứcdùng voi chở đến phương Đông, đâu chuyển hết lời dạy chỉ như số lá trongbàn tay! Vì thế, không dạo trên biển cả thì chưa thấy được cảnh bầu trờibao la, không ngước nhìn Thái sơn thì chẳng thấy cảnh núi chạm mây, cóđược ngọc quí của li2 long3 thì mới biết mắt cá nào phải châu báu, đượcnghe tiếng chuông lớn mới biết tiếng gõ bồn là nhỏ. Do đó, nên biết kinhPhật có chủ ý sâu xa, thánh và phàm đều ưa chuộng, đúng là báu vật riêngcủa trời và người, cao siêu hơn cả học thuyết hiếm có của Nho gia, Mặcgia4 ..., uy lực chấn động cõi Đại thiên, ánh sáng vượt qua muôn cõi, đemlợi ích đến khắp sa giới, tạo công đức cho muôn đời.

    Phương pháp phổ độ của Đức Phật vĩ đại thay! Nhưng lúc thời và duyênchưa gặp thì cảm và ứng không đồng. Đến khi “rừng ban mai chuyểnmàu5”, mộng ban đêm đã báo, rồi dựng nền móng chùa Bạch Mã, dần dầnđến niên hiệu Xích Ô6, thì Phật pháp đã được phổ biến rộng rãi hơn sáutrăm năm, giới xuất gia và tục gia đều được lợi ích giống như nhau.

    1 Mười hai thể loại kinh (thập nhị bộ kinh 十二部經; S: dvādaśāṅga-buddha-vacana): mười hai thể loại kinhđược phân biệt theo hình thức trình bày và nội dung giáo pháp. Đó là: Khế kinh, Ứng tụng, Kí biệt, Phúng tụng,Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sự, Bản sinh, Hí pháp, Luận nghị.2 Li螭: tên một loài vật tương tự loài rồng, nhưng có sắc vàng.3 Long龍: loài rồng4 Mặc gia墨家: học phái do Mặc tử đề xướng.5 Rừng ban mai chuyển màu (thần lâm biến thái晨林變彩): khi Đức Phật nhập niết-bàn, cả khu rừng ta-la songthụ đều biến thành màu trắng.6 Xích Ô赤烏: niên hiệu của Ngô Tôn Quyền (238-251)

  • 20

    Nhưng buồn thay! Chính pháp và tượng pháp dần dần trôi, chuyển dời đếnthời mạt pháp thì chúng sinh phàm tình tăm tối, tâm thức mê mờ, ngàycàng bạc bẽo, đạo thánh chìm mất, giáo pháp suy vi. Do đó, chương cú sailạc, kinh giáo trôi chìm, văn từ mênh mông, rất khó tìm đọc. Thế nên,trong niên hiệu Hiển Khánh7, tôi đọc tất cả kinh điển, theo ý mình tìmnhững lời dạy thiết yếu. Những điều mọi người có thể thực hành đượcchính là lý nghiệp báo thiện ác, tôi đã ghi ra một nghìn trường hợp, tập hợpthành ba mươi thiên, đóng thành hai tập, mong người xuất gia và người tạigia theo đó thực hành, đồng thời việc truyền đăng cũng có căn cứ.

    Kính xét rằng, kinh Phật sâu mầu, người kém hiểu biết không thể nhận ra;đạo xuất thế kín nhiệm, kẻ vướng bận phiền não đâu thể biện luận! Bởi vì,ra biển rộng thì cảm thấy thuyền nhẹ, lên núi cao thì cảm thấy bụi là nhỏ,vung dao dễ cắt, dệt gấm khó thành.

    Nay tôi chẳng lượng mình hiểu biết tầm thường, lạm bàn kinh điển sâu kín,tạm đặt ra tên gọi, lại càng thêm hổ thẹn.

    Sách này chia làm ba mươi loại: Tam bảo, Kính tháp, Nhiếp niệm, Nhậpđạo, [01b] Bái tán, Hương đăng, Thụ thỉnh, Thụ trai, Phá trai, Giàu sang,Nghèo hèn, Khích lệ, Báo ân, Phóng sinh, Làm phúc, Chọn bạn, Nghĩ kỹ,Lục độ, Nghiệp nhân, Tham dục, Tứ sinh, Thụ báo, Thập ác, Dối gạt,Biếng nhác, Rượu thịt, Xem tướng, Địa ngục, Tống chung, Linh tinh.

    7 Hiển Khánh顯慶: niên hiệu của Đường Cao Tông (656- 660) .

  • 21

    CHƯ KINH YẾU TẬPQUYỂN 1

    I. KÍNH TAM BẢO

    I.1. Kính Phật

    Gồm sáu phần: Phổ kính tam bảo, Niệm thập phương Phật, Niệm PhậtThích-ca, Niệm Phật A-di-đà, Niệm Phật Di-lặc, Niệm Phật tam-muội.

    I.1.1. Lời dẫn

    Đức Phật có tướng bình đẳng, đệ tử có đức ngợi khen. Cho nên các ĐứcPhật ở mười phương đều ra đời trong cõi “bùn lầy dơ bẩn”, các bậc ChínhGiác đủ ba thân đều ngự trên đài sen báu; chúng sinh nhớ tưởng đến tướngnào của Phật, cũng đều được lợi ích cả. Nghĩa là từ lúc mới xuất gia, đếnlúc thành Chính giác và khoảng giữa ngồi cội bồ-đề hàng ma, đến Lộc Dãthuyết pháp.., mỗi mỗi đều đầy đủ tướng quí, vẻ đẹp phát ra ánh sáng rựcrỡ. Sắc thân thanh tịnh giống vàng ròng, diện mạo tươi đẹp tựa trăng trònsáng; răng trắng như ngọc như tuyết, tóc nhuận sáng xoăn như vỏ ốc; mắtví với sen xanh, mày sánh cùng liễu biếc; giọng nói ngân vang, muôntướng ung dung, ngũ nhãn8 sáng tinh, lục thông siêu việt; hùng biện nhưthác đổ, luôn chỉ dạy hợp căn cơ; thành tựu Phật thân trọn tam điểm9,chứng được pháp thể đủ ngũ phần; đem pháp quyền và pháp thật cứu giúpchúng sinh, tùy chân thân và ứng thân để hóa độ mọi người. Có lúc Ngàiquạt gió từ bi rộng khắp, có lúc tuôn mưa chính pháp tầm tã, giúp choruộng thân nhuần thấm, kế đó lại nhả mầm vô thượng, mọc lên cội tâmtươi tốt, lá xanh mướt um tùm. Như Lai không có tướng đến mà đến,không có tướng hiện mà hiện, [01c] vì chúng sinh nên tùy duyên ứng hiện.Tôi nguyện hầu hạ mười ức Như Lai trong mười phương, được phụng sựcác Đức Phật trong ba nghìn đại thiên thế giới, gieo ruộng phúc mãi mãi, tucúng dường rộng khắp, bứng rễ tà vạy, nhổ gốc tham sân, tu nhân niệmPhật để cảm quả thấy Phật.

    Luận Bảo tính ghi: “Vì tam bảo có sáu nghĩa nên phải tôn kính:

    8 Ngũ nhãn 五眼 (S: pañca cakṣūṃṣi): năm con mắt. Đó là nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phậtnhãn.9 Tam điểm三點: ba đặc điểm lý, trí, sự của pháp thân Phật.

  • 22

    1. Hiếm có: giống như vật báu ở đời, người nghèo cùng không thể có được.Tam bảo cũng như thế, chúng sinh phúc mỏng trải qua trăm nghìn vạn đờicũng không gặp được, cho nên gọi là bảo.

    2. Lìa cấu bẩn: giống như vật báu thật ở đời không có tì vết, tam bảo cũngnhư thế, do lìa các phiền não, nên gọi là bảo.

    3. Có năng lực: giống như vật quí giá ở đời có năng lực mạnh xóa nghèo,khử độc, tam bảo cũng như thế, có đủ sáu sức thần thông không thể nghĩbàn, nên gọi là bảo.

    4. Trang nghiêm: giống như vật quí báu ở đời có thể dùng trang điểm thân,giúp người được xinh đẹp, tam bảo cũng như thế, hay giúp trang nghiêmđức hạnh cho mọi người, giúp thân được thanh tịnh, nên gọi là bảo.

    5. Tôn quí nhất: giống như vật quí báu hơn mọi vật trên đời, tam bảo cũngnhư thế, thù thắng hơn tất cả mọi thứ trong đời, nên gọi là bảo.

    6. Không biến đổi: giống như vàng ròng ở đời, bị đốt, đập, mài, luyện, màvẫn không thay đổi tính chất, tam bảo cũng như thế, không bị tám pháp10 ởđời làm thay đổi, nên gọi là bảo.

    Tam bảo còn nên được tôn kính bởi có đủ sáu ý sau:

    1. Phật hay dạy bảo mọi chúng sinh, Pháp là thuốc hay, Tăng có thể truyềnđạt lời Phật, tất cả đều làm lợi ích cho ta. Vì đền các ơn đó, nên ta phải tônkính tam bảo.

    2. Trong đời ác mạt pháp, việc truyền pháp không dễ dàng, cần nhờ oai lựctam bảo gia hộ, nên phải tôn kính.

    3. Tam bảo khiến chúng sinh khởi lòng tin và vâng theo, nên phải tôn kính.

    4. Phật dạy tăng ni nghi thức thờ kính tam bảo, cho nên phải tôn kính.

    5. Tam bảo khiến mọi người ưa thích cúng dường để chính pháp hiện diệnở đời lâu dài, cho nên phải tôn kính.

    10 Tám pháp (bát phong八風): gồm lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.

  • 23

    6. Vì Phật thị hiện tướng thù thắng, nên phải tôn kính tam bảo”.

    Do đó, luận Thành thật ghi: “Tam bảo có tướng tốt lành nhất, cho nên tađặt ở đầu kinh”.

    I.1.2. Niệm thập phương Phật

    Kinh Quán Phật tam-muội ghi: “Vào thời quá khứ xa xưa cách đây vô sốđời, có Đức Phật Bảo Uy Đức Thượng Vương ra đời. Lúc ấy, có vị tì-kheocùng chín đệ tử đến tháp lễ lạy tượng Phật. Nhìn thấy một bức tượng Phậtquí, đẹp, đáng ưa nhìn, họ liền lễ lạy, chiêm ngưỡng và nói kệ khen ngợi.Về sau, họ ngồi kết-già qua đời, được hóa sinh trong hoa sen lớn ở cõi PhậtBảo Uy Đức Thượng Vương. Từ đó về sau, họ thường được gặp Phật, tịnhtu Phạm hạnh ở chỗ Phật, [02a] chứng Niệm Phật tam-muội, được Phật thụký tất cả sẽ thành Phật ở khắp mười phương. Phật Thiện Đức ở phươngđông chính là vị thầy, chín đệ tử làm Phật ở chín phương kia: Phật Vô ƯuĐức ở phương đông nam, Phật Chiên-đàn Đức ở phương nam, Phật BảoThí ở phương tây nam, Phật Vô Lượng Minh ở phương tây, Phật Hoa Đứcở phương tây bắc, Phật Tướng Đức ở phương bắc, Phật Tam Thừa Hạnh ởphương đông bắc, Phật Quảng Chúng Đức ở phương trên, Phật Minh Đứcở phương dưới. Mười vị Phật này nhờ nhân duyên đời quá khứ lễ tháp,quán tượng, đọc một bài kệ khen ngợi Phật, nên ngày nay các vị ấy đượcthành Phật ở mười phương”.

    Kinh Quán Phật tam-muội lại ghi: “Vào thời quá khứ xa xưa, có Đức Phậtra đời hiệu là Không Vương. Sau khi Ngài nhập diệt, có bốn vị tì-kheocùng học chính pháp của Phật ấy, nhưng lòng lại đầy phiền não, không thểgiữ vững kho báu Phật pháp, tạo nhiều nghiệp bất thiện, sắp đọa đường ác.Bỗng trên không trung có tiếng bảo các tì-kheo ấy: ‘Không Vương NhưLai tuy đã vào niết-bàn, không còn ai cứu được những tội các ngươi đãphạm, nhưng các ngươi có thể vào tháp quán tượng Phật. Như thế, khác gìlúc Phật còn tại thế’. Sau khi nghe tiếng nói trên không, họ vào tháp quántướng bạch hào11 của tượng Phật, và nghĩ: ‘Thân tướng và hào quang củaPhật lúc còn tại thế đâu khác với tượng này. Nguyện tướng đại nhân củaPhật trừ tội cho con’. Nghĩ xong, gieo năm vóc mạnh xuống đất như ngọnThái sơn lở sụp, sám hối các tội lỗi. Nhờ nhân duyên vào tháp quán tướngbạch hào của tượng Phật, trong tám mươi a-tăng-kì kiếp họ không bị đọa11 Tướng bạch hào (bạch hào tướng白毫相): tướng lông trắng giữa hai chặng mày của Đức Phật.

  • 24

    vào đường ác, đời đời thường được gặp chư Phật trong mười phương, ởchỗ chư Phật thụ trì pháp Niệm Phật tam-muội sâu xa. Sau khi được tam-muội, họ lại được chư Phật khắp mười phương hiện trước mặt thụ kí, nayhọ đều thành Phật. Vị tì-kheo thứ nhất thành Phật hiệu là A-súc ở nướcDiệu Hỉ, thế giới phương đông. Vị tì-kheo thứ hai thành Phật hiệu là BảoTướng ở nước Hoan Hỉ, thế giới phương nam. Vị tì-kheo thứ ba thành Phậthiệu là Vô Lượng Thọ, ở nước Cực Lạc, thế giới phương tây. Vị tì-kheothứ tư thành Phật hiệu là Diệu Thanh, ở nước Liên Hoa Trang Nghiêm, thếgiới phương bắc. Dựa theo nhân duyên ấy, hành giả phải nên phát nguyệnquán Phật như thế”.

    Kinh Ca-diếp ghi: “Vào thời quá khứ xa xưa cách đây hàng a-tăng-kì kiếp,có Đức Phật Quang Minh ra đời. Sau khi Ngài vào niết-bàn, có một bồ-táttên Đại Tinh Tiến mười sáu tuổi, thuộc dòng dõi Bà-la-môn, dung mạo đẹpkhông ai sánh bằng. Bấy giờ, có một tì-kheo vẽ hình Phật trên một tấm vảinhung trắng, đem cho Tinh Tiến. Thấy hình Phật,[02b] Tinh Tiến rất vuimừng, nói: ‘Hình ảnh Như Lai còn đẹp tuyệt như thế, huống gì thân Phậtthật. Nguyện trong đời vị lai tôi cũng thành tựu được thân vi diệu như thế’.Nói xong, Tinh Tiến lại suy nghĩ: ‘Nếu ta ở nhà thì không thể được thânnhư thế’. Thế rồi, Tinh Tiến xin cha mẹ cho xuất gia. Cha mẹ đáp: ‘Chúngta nay tuổi đã già, mà chỉ có một mình con. Nếu con xuất gia thì chúng tasẽ chết’. Tinh Tiến thưa: ‘Nếu không cho phép con xuất gia thì từ hôm naytrở đi con không ăn, không uống, không ngủ nghỉ, cũng không nói năngnữa’. Thề như thế xong, Tinh Tiến nhịn ăn một ngày, cho đến ngày thứsáu. Bấy giờ, cha mẹ, tám mươi bốn nghìn người quen biết và các mỹ nữđều khóc thương. Cha mẹ liền cho phép Tinh Tiến xuất gia. Được xuất giarồi, Tinh Tiến mang bức tượng Phật vào núi, lấy cỏ làm tòa, ngồi kết-giàtrước tượng, nhất tâm quán kỹ, thấy tượng vẽ không khác gì Như Lai.Tượng Như Lai chẳng giác, chẳng tri; tất cả các pháp cũng như thế, vôtướng, lìa tướng, thể tính rỗng lặng. Quán như thế qua một ngày một đêm,Tinh Tiến thành tựu ngũ thông, đầy đủ biện tài vô ngại, chứng Phổ quangtam-muội, thân có hào quang rực rỡ. Tinh Tiến dùng thiên nhãn thanh tịnhnhìn thấy a-tăng-kì Phật ở phương đông, dùng thiên nhĩ thanh tịnh ngheđược hết mọi điều chư Phật nói. Suốt trọn bảy tháng, ngài dùng thiền duyệtthực, tất cả chư thiên đều rải hoa cúng dường. Sau đó, ngài rời khỏi núi,đến các xóm làng giảng pháp cho mọi người nghe. Có hai vạn chúng sinhphát tâm bồ-đề, vô lượng người trụ trong công đức của thanh văn và duyên

  • 25

    giác, cha mẹ và người thân đều được không lui sụt trong đạo Vô thượngbồ-đề.

    Khi ấy, Đức Phật bảo ngài Ca-diếp:

    - Bồ-tát Đại Tinh Tiến ngày xưa chính là Ta, nhờ quán tượng Phật như thế,nên nay Ta được thành Phật. Nếu có người nào hay tu học phép quán nhưthế thì đời vị lai hẳn sẽ thành tựu Vô thượng đạo”.

    Kinh Quán Phật tam-muội ghi: “Vào đời quá khứ xa xưa, có Đức PhậtThích-ca Mâu-ni ra đời. Sau khi Ngài diệt độ, có một vương tử tên KimTràng, tính tình kiêu ngạo, tà kiến, không tin Phật pháp. Bấy giờ, một vị tì-kheo tên Định Tự Tại bảo vương tử:

    - Trên đời này, tượng Phật thường được trang trí bằng các vật báu rất đẹp.Ông hãy thử vào tháp ngắm tượng Phật xem!

    Vương tử ấy liền theo vị tì-kheo vào tháp. Nhìn thấy tượng đẹp, vương tửbảo vị tì-kheo:

    - Tượng Phật còn đẹp như thế, huống gì là thân thật của Phật.

    Vị tì-kheo bảo:

    - Nay ông nhìn thấy tượng Phật mà không lễ thì phải nên chắp tay và xưngnam-mô Phật.

    Vị vương tử liền chắp tay và xưng nam-mô Phật.

    Khi về đến cung, vì nhớ tưởng mãi về pho tượng Phật trong tháp, [02c] nênđêm ấy vị vương tử nằm mộng thấy tượng Phật. Sau giấc mộng ấy, vịvương tử lìa bỏ tà kiến, qui y tam bảo. Nhờ căn lành vào tháp xưng nam-mô Phật, nên lúc vị vương tử ấy qua đời, liền được gặp chín trăm vạn ứcna-do-tha Phật, ở chỗ chư Phật mau chóng chứng Niệm Phật tam-muội. Dođược tam-muội, nên vị ấy được chư Phật hiện đến trước mặt thụ ký, từ đóvề sau, trải qua trăm vạn a-tăng-kì kiếp không đọa vào đường ác, cho đếnngày nay chứng được đại định Lăng-nghiêm sâu xa. Vị vương tử ngày xưaấy chính là bồ-tát Tài Thủ ngày nay. Theo nhân duyên ấy, người hiểu biếtphải nên học niệm Phật như thế”.

  • 26

    Hơn nữa, kinh Pháp hoa có bài kệ:

    Nếu người tâm tán loạn,

    Vào bên trong chùa, tháp,

    Xưng mô Phật một lần,

    Đều đã thành Phật đạo.

    Kinh Thí dụ ghi: “Ngày xưa, có một ông vua giết cha mình để tự lên ngôi.Bấy giờ, có một vị a-la-hán biết ông vua ấy không quá bảy ngày nữa sẽchết, sau khi chết chắc chắn sẽ đọa địa ngục a-tì12 chịu khổ trong một kiếp.Vị a-la-hán liền đến hóa độ ông vua ấy, khuyên bảo nên chí tâm xưng niệmnam-mô Phật suốt bảy ngày không gián đoạn. Lúc sắp đi khỏi, ngài cònnhắc nhà vua cẩn thận chớ quên việc niệm Phật ấy. Ngay sau đó, nhà vualiền chắp tay nhất tâm xưng niệm Phật suốt ngày suốt đêm không nghỉ.Vừa sang ngày thứ bảy thì nhà vua bỗng qua đời, thần hồn đi về phía địangục A-tì. Nhờ công niệm Phật trước đó, vừa đến cửa địa ngục, thần hồnnhà vua nhận biết đó là địa ngục, liền cất to tiếng xưng niệm nam-mô Phật.Những tội nhân trong địa ngục nghe tiếng niệm Phật, đều cùng một lúcniệm nam-mô Phật. Đám lửa dữ dội trong địa ngục lập tức biến mất. Tất cảtội nhân đều được giải thoát. Riêng nhà vua sinh lại làm người. Về sau, vịa-la-hán lại đến thuyết pháp cho người ấy nghe và người ấy chứng đượcquả Tu-đà-hoàn. Căn cứ theo nhân duyên ấy, niệm danh hiệu Phật sẽ đượccông đức lớn vô cùng, không gì có thể ví dụ được”.

    I.1.3. Niệm Phật Thích-ca

    Kinh Quán Phật tam-muội ghi: “Ngày xưa, lúc còn tại thế, Đức Phật đãtừng giảng kinhQuán Phật tam-muội cho vua cha và mọi người nghe. ĐứcPhật có ba mươi hai tướng quí và tám mươi vẻ đẹp, thân màu vàng ròng,hào quang rực rỡ. Bấy giờ, dưới pháp tòa của Phật có năm trăm ngườithuộc dòng họ Thích, vì tội chướng, nên thấy thân Ngài xám đen như tro,như một bà-la-môn gầy yếu. Thấy vậy, họ gào khóc, vò đầu bứt tóc, vậtmình xuống đất khiến tuôn máu mũi. Đức Phật an ủi:

    12 Địa ngục A-tì (A-tì địa ngục阿毗地獄; S: Avỵci; Cg: địa ngục Vô Gián): địa ngục nằm dưới đáy trong số támđịa ngục chồng lên nhau rất sâu dưới lòng đất cõi Diêm-phù-đề. Người phạm một trong các tội ngũ nghịch, saukhi chết sẽ bị đọa ngay vào địa ngục A-tì mà không qua thân trung ấm, chịu khổ suốt một kiếp không gián đoạn.

  • 27

    - Các người chớ nên gào khóc! Hãy nghe Ta nói. Đời quá khứ có Đức Phậthiệu là Tì-bà-thi. [03a] Sau khi Ngài vào niết-bàn, đến thời tượng pháp, cómột trưởng giả tên Nguyệt Đức. Ông ta có năm trăm người con thôngminh, học rộng, thông hiểu tất cả. Trưởng giả ấy kính tin tam bảo, thườnggiảng nghĩa Phật pháp cho các con nghe, nhưng những người con ấy lại tàkiến, không có lòng tin. Về sau, khi những người con ấy đều mắc bệnhnặng, trưởng giả đến trước mặt họ, khóc lóc, chắp tay và nói: ‘Các con tàkiến, không tin Phật pháp, nay bị lưỡi dao vô thường cắt xẻ thân thể, biếtnhờ cậy vào đâu? Có Đức Phật Thế Tôn tên Tì-bà-thi, các con nên xưngdanh hiệu Ngài’. Vì kính trọng cha, sau khi nghe cha nói, những người conđều xưng niệm nam-mô Phật. Ông trưởng giả lại bảo các con xưng niệmpháp và tăng. Xưng niệm xong, những người con ấy đều qua đời. Nhờxưng niệm Phật, họ được sinh vào cõi trời Tứ Thiên Vương. Khi hết tuổithọ ở cõi trời, vì nghiệp tà kiến trước kia, nên họ bị đọa vào địa ngục, bịquỉ trong ngục dùng chỉa ba bằng sắt nung nóng đâm mù mắt. Khi chịu nỗikhổ như thế, họ nhớ lời cha dạy trước kia, liền xưng niệm Phật. Nhờ nhânduyên ấy, họ được ra khỏi địa ngục, sinh lại làm người, chịu cảnh nghèotúng, hèn hạ. Về sau, khi Phật Thức-khí ra đời, họ chỉ được nghe danhhiệu, mà không thấy được thân các Ngài. Vào thời những Đức Phật sau làTùy-diệp13, Câu-lâu-tần14, Câu-na-hàm15, Ca-diếp, họ cũng đều được nghedanh hiệu, nhưng không được thấy hình bóng các Ngài. Nhờ được nghedanh hiệu sáu vị Phật, nên ngày nay họ được sinh cùng dòng họ với Ta.Thân Ta đẹp như vàng diêm-phù-đàn, nhưng các ngươi thấy Ta giống nhưbà-la-môn gầy yếu, sắc người xám đen như tro, đều vì tà kiến đời trước củacác ngươi nên mới như thế. Nay các ngươi nên đỉnh lễ và xưng danh hiệuchư Phật quá khứ, đồng thời xưng tên cha các ngươi, xưng danh hiệu Ta vàPhật Di-lặc. Xưng niệm xong, phải lễ sát đất, phát lồ sám hối tội tà kiếnvới chư đại đức tăng và đại chúng.

    Vâng lời Phật dạy, sám hối xong, mọi người đều thấy thân Phật màu vàngròng như núi Tu-di. Họ liền thưa:

    13 Phật Tùy-diệp (Tuỳ-diệp Phật 隨葉佛; S: Viśvabhū 或 Viśvabhuk): kinh Đại bản trong Trường a-hàm ghi làPhật Tì-xá-phù.14 Phật Câu-lâu-tần (Câu-lâu-tần Phật 拘樓秦佛; S: Krakucchanda-buddha): kinh Đại đản trong Trường a-hàmghi là Phật Câu-lưu-tôn.15 Phật Câu-na-hàm (Câu-na-hàm Phật 拘那含佛; S: Kanakamuni; Cg: Câu-na-hàm Mâu-ni Phật): vị Phật thứbảy trong bảy vị Phật quá khứ, hay là Phật thứ hai trong một nghìn vị Phật ở kiếp Hiền.

  • 28

    - Nay con thấy Phật có ba mươi hai tướng quí, tám mươi vẻ đẹp, hào quangrực rỡ v