22
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG DẠY- HỌC CHƯƠNG “SINH SẢN” - SGK SINH HỌC 11 NÂNG CAO Ðộng lực của quá trình học tập là học sinh phải có lòng ham muốn học tập. Ðộng cơ kích thích trực tiếp học sinh học tập là những động cơ gắn liền với bản thân quá trình hoạt động nhận thức. Những động cơ đó là: bản thân có khát vọng tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nêu ra, cảm giác hài lòng khi giải quyết thành công vấn đề. Trong quá trình hoạt động tư duy của học sinh nhằm nổ lực khám phá một vấn đề nào đó, dù đã đạt hiệu quả hay chưa trọn vẹn, đều là những động cơ trí tuệ kích thích lòng ham muốn hiểu biết của học sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đang đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, từ giảng dạy theo phương pháp truyền thống đến những phương pháp mới nhằm nâng cao vai trò của người học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh Dạy học khám phá là cách dạy học mới, có nhiều ưu điểm, đang được nghiên cứu và áp dụng trong dạy –học ở trường THPT. I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA DẠY HỌC KHÁM PHÁ I.1.Bản chất của dạy học khám phá (i) Khái niệm dạy học khám phá 1

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONGDẠY- HỌC CHƯƠNG “SINH SẢN” - SGK SINH HỌC 11 NÂNG CAO

Ðộng lực của quá trình học tập là học sinh phải có lòng ham muốn học tập. Ðộng cơ kích thích trực tiếp học sinh học tập là những động cơ gắn liền với bản thân quá trình hoạt động nhận thức. Những động cơ đó là: bản thân có khát vọng tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nêu ra, cảm giác hài lòng khi giải quyết thành công vấn đề.

Trong quá trình hoạt động tư duy của học sinh nhằm nổ lực khám phá một vấn đề nào đó, dù đã đạt hiệu quả hay chưa trọn vẹn, đều là những động cơ trí tuệ kích thích lòng ham muốn hiểu biết của học sinh.

Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đang đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, từ giảng dạy theo phương pháp truyền thống đến những phương pháp mới nhằm nâng cao vai trò của người học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh

Dạy học khám phá là cách dạy học mới, có nhiều ưu điểm, đang được nghiên cứu và áp dụng trong dạy –học ở trường THPT.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA DẠY HỌC KHÁM PHÁI.1.Bản chất của dạy học khám phá (i) Khái niệm dạy học khám phá

Dạy học khám phá là cách dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện tri thức mới, cách thức hoạt động mới. Qua đó rèn luyện tính cách tích cực cho bản thân.

-Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm :

+ Định hướng phát triển tư duy cho học sinh,+ Lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh;+ Tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp+ Chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… - Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên

trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực - Ðó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.

1

Page 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

-Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại.

-Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học.

(ii) Ưu điểm của dạy học khám phá-Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo 

trong quá trình học tập.-Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trê tuệ kích thích trực tiếp

lòng ham mê học tập của học sinh Ðó chính là động lực của quá trình dạy học.- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn

tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học - Ðó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.

- Ðối thoại trò trò, trò thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội.I.2 Đặc trưng của dạy học khám phá

+ Ðặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề.

+ Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài. Dạy học nêu vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, có mối liên quan logic với nội dung kiến thức cũ.

+ Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh, chưa hình thành hoàn chỉnh khả năng tư duy lôgic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.

+ Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học nêu vấn đề.

+ Dạy học khám phá có thể thực hiện lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học nêu vấn đề.

2

Page 3: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

I.3 Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám pháHoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp

với mục tiêu xác định. HĐKP trong học tập có nhiều dạng khác nhau từ trình độ thấp đến trình độ cao tùy theo năng lực của người học và được tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề cần khám phá. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau

I.4 Những yêu cầu của việc thiết kế các hoạt động - Thiết kế các hoạt động phải đảm bảo tính hệ thống, logic ở phần trước,

bài trước, phải đặt trong mối liên hệ với phần sau, bài sau, đồng thời phải mang tính vừa sức, tạo hứng thú nhận thức, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh

- Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết mới lôi cuốn được học sinh. Khi yêu cầu học sinh chuẩn bị và tham gia các hoạt động để từ đó lĩnh hội kiến thức, GV cần định hướng rõ đề tài nghiên cứu

3

Mục tiêu hoạt động- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới- Xây dựng giá trị, thái độ, niềm tin- Rèn luyện tư duy, năng lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề

Dạng hoạt động- Thông qua câu hỏi, tranh vẽ, đoạn phim- Điền từ, điền bảng, điền tranh câm- Lập bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, đọc và phân tích- Làm thí nghiệm, đề xuất giả thuyết, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả- Thảo luận, tranh cãi về một vấn đề- Giải bài toán nhận thức, xử lý tình huống- Điều tra thực trạng, đề xuất và thực nghiệm phương pháp mới- Làm bài tập lớn, đề án, luận văn, luận án

Hình thức tổ chức hoạt động- Hoạt động độc lập ( cá nhân)- Nhóm rì rầm( cặp hai người)- Hợp tác trong nhóm nhỏ( nhóm 4-6 người)- “Kim tự tháp”( hợp 2 nhóm 2 người thành nhóm 4 người, hợp 2 nhóm 4 người thành nhóm 8 người)- “Bể cá”( nhóm A thảo luận, nhóm B khảo sát, rút kinh nghiệm rồi đổi vai)- Làm việc chung cả lớp- Trò chơi- Mô phỏng…..

Page 4: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

- GV phải giám sát việc thực hiện các hoạt động của học sinh, phát hiện kịp thời những nhóm đi chệch hướng, phải cho các nhóm thông báo sơ bộ kết quả thu được, trên cơ sở đó hướng dẫn cho các nhóm đi tới mục tiêu đã định

- Trong các hoạt động cần kết hợp phương pháp sử dụng câu hỏi với các bài tập như: lập sơ đồ hóa, bảng, đồ thị, giải bài toán…để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác tự làm việc của học sinh

- Việc đưa ra các hoạt động phải thu hút sự chú ý, kích thích hoạt động chung của cả lớp và GV phải để 1 thời gian thích hợp rồi mới chỉ định HS trả lời, cần bảo đảm cho HS bình đẳng trong việc tham gia hoạt động

4

Page 5: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

II. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG DẠY - HỌC CHƯƠNG “SINH SẢN”Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vậtI. Mục đích

- Phát triển khả năng quan sát, phân tích, khái quát hóa của học sinh- Học sinh tự khám phá khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính.- Học sinh phân biệt được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật

II. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1

+Hoạt động GV

Hình 1 Hình 2

Quan sát các hình ảnh trên và trả lời các câu hỏi:1. Các hình ảnh trên phản ánh hiện tượng gì?2. Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào?3. Quan sát hình 1và hình 3 cho biết cơ thể mới được hình thành từ đâu?

Thế nào là sinh sản vô tính?+ Hoạt động học sinh: Nhóm 2-3 học sinh thảo luận, trình bày kết quả

2. Hoạt động 2

5

Page 6: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

+ Hoạt động GV: Hình: Các phương pháp nhân giống vô tính

Hình: Ghép cành Hình: Chiết cành

Hình: Giâm cành Hình: Nuôi cấy mô Quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng phân biệt

các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật

+Hoạt động HS: lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành thảo luận 1 phương pháp nhân giống vô tính, trình bày kết quả

6

Phương pháp Đặc điểm Cơ sở khoa học Đối tượng

1. Giâm cành

2. Chiết cành

3. Ghép cành

4. Nuôi cấy mô

Page 7: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vậtI. Mục đích

-Phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập SGK, kỹ năng so sánh - Học sinh tự khám phá ra những điểm tương đồng của sự hình thành hạt

phấn và sự hình thành túi phôiII. Tổ chức hoạt động1. Hoạt động 1:

+ Hoạt động GV: Nghiên cứu SGK, hãy điền vào những ô trống hình chữ nhật trong sơ đồ so sánh sự hình thành hạt phấn và sự hình thành túi phôi

+ Hoạt động HS: Mỗi học sinh làm việc với SGK để hoàn thành nội dung trong sơ đồ so sánh.

2. Hoạt động2

7

Page 8: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

+ Hoạt động GV

Hình1: Sự thụ phấn ở ngô Hình 2: Thụ phấn ở hoa lyNghiên cứu hình 1 và hình 2, trả lời các câu hỏi sau1. Thế nào là thụ phấn?2. Có mấy hình thức thụ phấn ở thực vật? Phân biệt các hình thức thụ

phấn đó? + Hoạt động HS: Mỗi học sinh sinh tự nghiên cứu, trả lời câu hỏi.

3. Hoạt động 3+ Hoạt động GV:

Phim: Quá trình thụ tinh képQuan sát đoạn phim thụ tinh kép ở thực vật có hoa, trả lời các câu hỏi1. Thụ tinh kép là gì?2. Thụ tinh kép có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật hạt kín?+ Hoạt động HS: Nhóm 2 học sinh nghiên cứu, thảo luận, trả lời câu hỏi

Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vậtI. Mục đích

- Phát triển kỹ năng quan sát, nghiên cứu và tư duy của học sinh

8

Page 9: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

- Học sinh tự khám phá khái niệm, bản chất và ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vậtII. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1

Hình: Sự phân đôi của trùng biến hình Hình: Sự nảy chồi ở thủy tứcHoạt động GV: Quan sát hình kêt hợp nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi:

1. Cơ thể mới được hình thành từ đâu ?2. Thế nào là sinh sản vô tính? Cơ sở của quá trình sinh sản vô tính là gì?3. Hãy chọn ra mệnh đề nào nói đến ưu điểm của sinh sản vô tính và

mệnh đề nào nói đến hạn chế của sinh sản vô tính. Giải thíchA- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi

trong trường hợp mật độ quần thể thấp.B-Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến

động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh hơn.C- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc về các đặc điểm

di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

D- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. + Hoạt động HS: Mỗi học sinh quan sát, sau đó trao đổi trong nhóm từ

4-6 học sinh, yêu cầu 2 nhóm nêu kết quả thảo luận2. Hoạt động 2

9

Page 10: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

+ Hoạt động GV :

Hình: Sự phân đôi ở trùng roi Hình: Sự phân mảnh ở giun dẹp

Hình: Sự nảy chồi ở thủy tứcHình: Sự trinh sinh ở ong

Quan sát hình, hoàn thành bảng phân biệt các hình thức sinh sản vô

tính ở động vật

+ Hoạt động học sinh: lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành thảo luận 1 phương pháp nhân giống vô tính, trình bày kết quả

10

Hình thứcsinh sản

Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh

Đặc điểm

Cơ sởkhoa học

Đối tượng

Page 11: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vậtI. Mục đích

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát cho học sinh- Học sinh tự khám phá khái niệm, bản chất và ưu, nhược điểm của sinh

sản hữu tính. - Học sinh phân tích, so sánh, khái quát đưa ra chiều hướng tiến hóa của

sinh sản hữu tínhII. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1:

+ Hoạt động GV:

11

Page 12: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

Quan sát sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:1. Sinh sản hữu tính là gì?2. Ghi chú thích vào các ô trống hình chữ nhật trong sơ đồ các giai đoạn

sinh sản hữu tính ở gà.3. Nhờ những quá trình nào mà cá thể con cũng có bộ NST (2n) giống bộ

NST của bố mẹ? 4. Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính thế hệ con sinh ra đa dạng và phong

phú hơn rất nhiều so với trong sinh sản vô tính? Sinh sản hữu tính không có lợi trong trường hợp nào?

+ Hoạt động của học sinh: 4-6 học sinh gần nhau tiến hành trao đổi, thảo luận. 2-3 nhóm đứng lên trình bày kết quả. 2. Hoạt động 2

+ Hoạt động GV: Nghiên cứu mục II, III - SGK tr175,176. Cho biết chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính.

+ Hoạt động HS: Nhóm 2 người tiến hành thảo luận. 2-3 nhóm trình bày kết quả

Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sảnI. Mục đích

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích- Học sinh tự khám phá nơi sản xuất, vai trò của các loại hoocmon sinh

sản và cơ chế điều hòa sinh trứng và sinh tinhII. Tổ chức hoạt động1. Hoạt động 1:

+Hoạt động GV:

12

Page 13: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

Quan sát sơ đồ điều hòa sinh trứng, trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Điền vào ô trống thông tin phù hợp dưới đây về tác dụng của các hoocmon: A- điều hòa sản sinh FSH, LH; B- Kích thích phát triển nang trứng C- Làm trứng chín, rụng, tạo và duy trì thể vàng; D- Kích thích niêm mạc tử cung phát triển, ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên

Hoocmon

Tuyến FSH LH GnRH

Ơstrogen và progesteron

Dưới đồi

Tuyến yên

Thể vàng

2. Giải thích cơ sở của việc sử dụng thuốc tránh thai có thể tránh được sự thụ thai?

3. Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, Ơstrogen và progesteron có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng hay không? Vì sao?

+ Hoạt động HS: Nhóm 1 thảo luận, nhóm 2 khảo sát rút kinh nghiệm sau đó đổi vai2. Hoạt động 2

+ Hoạt động GV:

Quan sát sơ đồ điều hòa sinh tinh, trả lời các câu hỏi dưới đây:

13

Page 14: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

1. Điền vào ô trống thông tin phù hợp dưới đây về tác dụng của các hoocmon: A- điều hòa sản sinh FSH,LH; B- Kích thích tế bào kẽ; C- Kích thích phát triển ống sinh tinh, sản sinh tinh trùng; D- tham gia sản sinh tinh trùng

Hoocmon

Tuyến FSH LH GnRH Testosteron

Dưới đồi

Tuyến yên

Tế bào kẽ

2. Tại sao sự điều hòa sinh tinh được thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược?

3. Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH và testosteron có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng không? Vì sao?

+ Hoạt động HS: Nhóm 1 thảo luận, nhóm 2 khảo sát rút kinh nghiệm sau đó đổi vai

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người1. Mục đích

- Học sinh tự giải thích nguyên nhân phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ở người và giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

- Học sinh nghiên cứu, khám phá cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai2. Tổ chức hoạt động

+ Hoạt động GV: Nghiên cứu SGK mục II, tr183-184, trả lời câu hỏi 1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch?2. Vì sao cần phải giáo dục dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị

thành niên? 3. Điền tên và cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai trong bảng

dưới đây

Tên các biện pháp tránh thai Cơ sở khoa học của các biện pháp

14

Page 15: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG ke.doc · Web view1. Vì sao ở người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch? 2. Vì sao cần phải giáo dục dân

1 ………………

2………………

3........................

4........................

5……………….

6.......................7........................

+ Hoạt động HS: Lớp chia làm 3 nhóm, thảo luận, trình bày kết quả.

15