14
Vì sao ăn dứa phải chấm muối? Dứa mà chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn. Sau khi ăn miếng dứa không chấm muối, miệng và lưỡi của bạn có cảm giác tê rát, đó là vì ruột quả dứa không những có rất nhiều đường và vitamin C, mà còn có một chất xúc tác. Chất xúc tác này đủ mạnh để phân giải lòng trắng trứng, đối với niêm mạc miệng và biểu tầng da non ở lưỡi chúng ta có tác dụng kích thích mạnh. Muối ăn có thể ức chế hoạt động của chất xúc tác dứa, cho nên khi ăn dứa mà chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn.

Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Vì sao ăn dứa phải chấm muối?

Dứa mà chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn.

Sau khi ăn miếng dứa không chấm muối, miệng và lưỡi của bạn có cảm giác tê rát, đó là vì ruột quả dứa không những có rất nhiều đường và vitamin C, mà còn có một chất xúc tác.

Chất xúc tác này đủ mạnh để phân giải lòng trắng trứng, đối với niêm mạc miệng và biểu tầng da non ở lưỡi chúng ta có tác dụng kích thích mạnh.

Muối ăn có thể ức chế hoạt động của chất xúc tác dứa, cho nên khi ăn dứa mà chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn.

Page 2: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Ăn dứa nóng hay mát?

Dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.

Dứa thường có quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 7.

Khi ăn dứa thường có cảm giác nóng nên nhiều người

thắc mắc không biết dứa thuộc dạng quả nóng hay mát?

Thực tế, dứa có tính bình, nhiều sinh tố C, chất xơ pectin

và chất gum giúp làm mát, đẹp da. Dứa còn có chất

bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như

papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị

thơm ngon.

Page 3: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm

món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn

vặt.

Cách ăn dứa thường được sử dụng là: Sau khi gọt vỏ, khía

xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh

tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ

lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn.

Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.

Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vừa

ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị.

Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá

lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.

Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã,

dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.

Một đĩa sà-lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái

nhỏ ăn càng ngon.

Nướng gà, nướng cá kèm theo mấy lát dứa là một hỗn

hợp món ăn hấp dẫn. Vừa vị ngọt của thịt vừa vị ngọt của

trái cây. Dứa mau chín, cho nên đợi khi thịt cá gần chín

hãy đặt dứa lên vỉ.

Dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn

thức uống ngon, bổ.

Page 4: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Ngoài việc là đồ ăn ngon, bổ thì dứa còn có công dụng

lớn trong y học:

Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác

dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.

Diếu tố bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết

dứa. Ngày nay chất này cũng được chiết ra từ cuống dứa.

Diếu tố này được giới thiệu là có thể trợ giúp cho sự tiêu

hóa thực phẩm, nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm

khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải phẫu.

Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.

Xúc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm

cuống họng.

Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột,

loại trừ sán lải.

Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.

Lưu ý: Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng. Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain. Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được

Page 5: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học đối với các tác dụng này.

Cũng nên nhớ bromelain là một enzyme không cần thiết.

Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline,

chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các

kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên

cao.

Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine. Nên mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có. Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa. Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chảy. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.

Đôi điều thú vị về trái dứa

Page 6: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm châu Mỹ, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Philippine. Tiếng Anh của Dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này. Tiếng Việt còn gọi Dứa là trái Thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới. Tại một số quốc gia trên thế giới, Trái Dứa là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và

Page 7: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

lòng hiếu khách. Dứa đã được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ quý.

Chọn dứa tươi ngon

Mùa dứa đã đến rồi, để chọn được trái dứa tươi ngon, bạn hãy chú ý đến những yếu tố sau nhé!

1. Màu sắc Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa. Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Quả vàng đều thì độ ngọt càng cao.

Page 8: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức. Không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín cũng không thể chín sau khi mua. 2. Mùi thơm

Page 9: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

3. Cảm nhận bằng tay

Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ dứa sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ

Page 10: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng. 4. Phần ngọn dứa

Phần ngọn dứa tươi xanh luôn được yêu thích. Những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng rơi.

Lưu ý:

Chỉ nên chọn mua dứa khi bạn có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

Page 11: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Cách phòng và xử trí ngộ độc dứa

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân...

Dứa là loại quả thơm ngon được rất nhiều người ưa thích, chứa nhiều dinh dưỡng phong phú nhưng cũng cần đề phòng bởi bạn có thể bị dị ứng khi ăn dứa do cơ thể quá nhạy cảm với protein có trong loại quả hấp dẫn này.

Ngộ độc do men phân giải protein

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Page 12: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Xử trí khi bị ngộ độc dứa

- Cấp cứu ngộ độc dứa chủ yếu là gây nôn (càng sớm càng tốt), sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.

Page 13: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Có phải từ bỏ món “khoái khẩu”?

Không nhất thiết bạn phải từ bỏ món dứa vì sợ dị ứng. Để tránh dị ứng, sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.

Page 14: Vì sao ăn dứa phải chấm muối

Bên cạnh đó, dưới tác dụng của nhiệt độ khi xào, nấu món dứa thì khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn kể cả với người mẫn cảm nhất.

Với những người không có cơ địa dị ứng, khi ăn nhiều thịt, cá, để tránh đầy bụng, khó tiêu có thể ăn vài miếng dứa tươi. Dứa sẽ đẩy nhanh việc phân giải abumin có trong thức ăn giúp tiêu hoá tốt hơn.