43
Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT Đây là tài liệu Tổng hợp các thông tin về ngành nghề kỹ thuật – kinh tế chủ yếu được đào tạo ở Việt nam hiện nay, bao gồm : Ngành Cơ điện tử Ngành Cơ khí động lực - Công nghệ ô tô Ngành Kỹ thuật cơ khí học gì, làm gì Ngành Kỹ thuật hàng không Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ Ngành Điện tử viễn thông Ngành Điện công nghiệp Ngành Điện - điện tử là gì, làm gì Ngành Tự động hoá Ngành công nghệ thông tin Ngành đồ hoạ Ngành khoa học máy tính Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Ngành kiến trúc Ngành giao thông vận tải Ngành quản trị kinh doanh Ngành tài chính ngân hàng Ngành kế toán Ngành thiết kế thời trang Nguồn : Sưu tầm

THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

  • Upload
    lykhue

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT

Đây là tài liệu Tổng hợp các thông tin về ngành nghề kỹ thuật – kinh tế chủ yếu

được đào tạo ở Việt nam hiện nay, bao gồm :

Ngành Cơ điện tử

Ngành Cơ khí động lực - Công nghệ ô tô

Ngành Kỹ thuật cơ khí học gì, làm gì

Ngành Kỹ thuật hàng không

Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ

Ngành Điện tử viễn thông

Ngành Điện công nghiệp

Ngành Điện - điện tử là gì, làm gì

Ngành Tự động hoá

Ngành công nghệ thông tin

Ngành đồ hoạ

Ngành khoa học máy tính

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

Ngành kiến trúc

Ngành giao thông vận tải

Ngành quản trị kinh doanh

Ngành tài chính ngân hàng

Ngành kế toán

Ngành thiết kế thời trang

Nguồn : Sưu tầm

Page 2: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

1. Ngành cơ điện tử

Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Tuy vậy

một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng

năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên

kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ

điện tử.

Cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc hiện đại, các robot đang không ngừng phát

triển về số lượng cũng như khả năng của chúng. Robot ngày càng thông minh, đảm nhận thay

thế những công việc mà con nguời không thể thực hiện như đi vào vùng phóng xạ, giải cứu

nguời trong hoả hoạn... Thế hệ tương lai sắp tới đón nhận robot vào những công việc trong gia

đình như trông nhà, dọn dẹp nhà cửa, theo dõi sức khoẻ... Mỗi robot có bộ phận xử lý trung

tâm (não bộ) (ngày nay còn được tích hợp thêm trí thông minh nhân tạo), các cơ cấu tác động

(tay để cầm nắm, bánh xe di chuyển...), và các bộ phận cảm nhận (cảm biến) ghi nhận kích

thích để gửi về bộ phận xử lý trung tâm. Robot chính là một sản phẩm của ngành CƠ ĐIỆN TỬ.

Tìm hiểu ngành cơ điện tử; ngành cơ điện tử là gì?

I. THÔNG TIN NHẬN DIỆN

1. Tên ngành: CƠ ĐIỆN TỬ

2. Lĩnh vực: Công nghệ chế tạo, công nghệ kỹ thuật,

3. Phân loại: người tiếp xúc với kỹ thuật | Nghề có mục đích biến đổi đối tượng & Nghề có mục

đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới | Nghề làm việc bên máy tự động | Nghề được

tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường

4. Hình thức: khoa học ngành nghề

II. DẪN NHẬP

Mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản

phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt

động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn

và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi

những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí,

những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí

thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành

Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng

sẵn có của các ngành với nhau.

Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại... người kỹ sư cơ

điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua

hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một

sản phẩm hoàn chỉnh.

Page 3: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

III. THÔNG TIN MÔ TẢ

1. Sự phù hợp nghề:

1.1 Xét về chống chỉ định y học, xét về khuyết tật:

ngành này cần vận dụng đôi tay để gia công lắp đặt thiết bị, gõ phím lập trình, cần vận dụng

mắt để xem các kết quả đo lường. Vì vậy ngành này đỏi hỏi:

- mắt không quá mờ

- hai tay có khả năng gõ bàn phím, đủ lực để cầm nắm và gắn các thiết bị lại với nhau.

1.2 Xét về năng lực, năng khiếu và yếu tố tâm lý cá nhân: none (chưa có thông tin)

2. Đặc điểm hoạt động nghề

2.1 Đối tượng lao động: dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, quy trình công

nghệ kỹ thuật,

2.2 Mục đích lao động:

- Mục đích chế tạo - sản xuất: tạo ra những thiết bị (hoạt động cơ khí) có độ hoạt động linh

động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp

- Mục đích vận hành: vận hành các hệ thống chế tạo sản xuất một cách ổn định/ hiệu quả cao.

2.3- Công cụ lao động: công cụ lập trình phần cứng, các thiết bị công nghệ kỹ thuật trong hệ

thống sản xuất công nghệp: PLC, cảm biến, hệ thống khí nén, thủy lực, điện tử, điện - điện tử,

các hệ thống sinh công - truyền lực

2.4 Điều kiện lao động: tùy thuộc vào vị trí công việc và môi trường sản xuất công nghiệp

3. Nội dung của ngành:

3.1 Đặc trưng của ngành:

Cơ điện tử ( Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần

đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết

với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số

thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao

uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy cơ điện tử ra

đời.

Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra

với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và

cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những

sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội

và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản

đơn: cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.

a. Đặc trưng về sản phẩm cơ điện tử:

Bất kỳ sản phẩm cơ điện tử nào cũng có bộ phận cơ khí (khung sườn, bánh xe, mô tơ...), cần

có hệ thống điện truyền - nhận thông tin, và các chương trình hoạt động được lập trình trước

đó. Như vậy, cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin

học.

Page 4: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Các sản phẩm cơ điện tử thường là các sản phẩm cuối cho người dùng (end-user products)

Ngay từ khi hình thành khái niệm “cơ điện tử” các chuyên gia Nhật Bản đã định hướng cho

khái niệm này là sản phẩm kết hợp cơ và điện tử hơn là nói đến một hệ thống công nghệ cao.

Có nghĩa là các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ

dùng, thiết bị gia dụng được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như ôtô, máy

bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người vv...

Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp với các yêu cầu

riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến các công nghệ được dùng

trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn phù

hợp với những yêu cầu riêng của mình. Do vậy, các sản phẩm cơ điện tử phải tuân thủ quy luật

thị trường là tính kinh tế và thoả mãn yêu cầu người dùng hơn là chỉ đạt chỉ tiêu kỹ thuật đơn

thuần.

- Các sản phẩm cơ điện tử có các công nghệ thích ứng tinh xảo, có tính thông minh và thiết kế

cơ khí cô đọng bền chắc.

Với các công nghệ micro và nano hiện nay các sản phẩm cơ điện tử có thể đưa các cảm biến, vi

xử lý và cơ cấu chấp hành vào bất kỳ vị trí không gian hẹp cô đọng nào trong cấu trúc cơ khí

của sản phẩm. Điều này tạo nên các sản phẩm cơ điện tử có độ thông minh cao mà lại đặt được

vào một cấu trúc hoàn hảo cô đọng cả về kích thước, trọng lượng và tiêu thụ năng lượng.

Sinh viên Cơ điện tử đang thực tập xây dựng chương trình hoạt động cho hệ thống MPS

- Độ tự do của thiết kế cơ điện tử lớn hơn

Thiết kế các sản phẩm cơ điện tử là một thiết kế tổng hợp tối ưu nên nó là một thiết kế cho

phép thay đổi được tất cả các bộ phận cơ khí, đầu đo, cơ cấu chấp hành, vi xử lý điều khiển để

đạt được một thiết kế hoàn hảo cân bằng. Cấu trúc cơ khí cũng có thể thay đổi, các bộ phận

điện tử, điều khiển cũng có thể thay đổi linh hoạt cho từng loại sản phẩm. Như vậy thiết kế cơ

điện tử là một thiết kế cộng tác để đạt được một sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Ngược lại

khi tích hợp các hệ thống tự động các chuyên gia tự động phải chấp nhận đối tượng điều khiển

(quá trình cơ khí) như một thực thể cố định. Các đầu đo, cơ cấu chấp hành cũng là các sản

Page 5: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

phẩm có sẵn và bộ phận có thể thay đổi được là bộ điều khiển và thuật toán điều khiển. Độ tự

do trong thiết kế tích hợp các hệ thống tự động bó hẹp hơn nhiều so với độ tự do của thiết kế

các sản phẩm cơ điện tử.

Thế nào là công nghiệp cơ điện tử?

Ta có các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp tự động hoá, công nghiệp công nghệ

thông tin, công nghiệp chế tạo đầu đo, cơ cấu chấp hành, vậy có nền công nghiệp cơ điện tử

hay không? Có ý kiến cho rằng cơ điện tử là sự tích hợp của các ngành công nghệ có sẵn nên

việc chế tạo các sản phẩm cơ điện tử hoàn toàn có thể dựa trên các ngành công nghiệp hiện có

nêu trên.Nói vậy cũng đúng vì thực tế hiện nay việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ điện tử

đang phải dựa vào các nhà máy sản xuất của các ngành công nghiệp hiện có.Tuy nhiên một khi

số lượng và chủng loại sản phẩm cơ điện tử ngày càng nhiều trên thị trường thì hiển nhiên sẽ

hình thành ngành công nghiệp cơ điện tử. Vậy công nghiệp cơ điện tử là gì và nó có những đặc

trưng gì khác với các ngành công nghiệp hiện hành?

Có thể hiểu công nghiệp cơ điện tử là ”ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm, kỹ năng và

dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng”.

Ngành công nghiệp cơ điện tử cũng như các ngành công nghiệp khác bao gồm các mảng chức

năng chính sau:

+ Hệ thống quản lý điều hành và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất

+ Mảng vận hành hệ thống sản xuất và chế tạo các sản phẩm về thiết bị cơ điện tử

+ Mảng tiếp thị sản phẩm

+ Mảng đào tạo

Trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm cơ điện tử hiện nay thường bao gồm các hệ thống

điện, hệ thống khí nén, hệ thống điện tử, hệ thống PLC, hệ thống cảm biến, hệ thống thuỷ lực,

CNC và hệ thống robot. Trong đó, mảng chế tạo các bộ phận và hệ thống cơ điện tử thường bao

gồm các bộ phận thiết kế, phát triển các phần mềm ứng dụng, chế tạo các chi tiết, lắp ráp và

thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp

cơ điện tử đòi hỏi tư duy thiết kế và chế tạo liên ngành. Phần thiết kế có độ tự do lớn bảo đảm

tính liên kết hoàn hảo của hệ thống trong khi phần chế tạo các phần tử, chi tiết lại được thực

hiện ở các ngành công nghiệp độc lập. Thiết kế sản phẩm cơ điện tử là loại “thiết kế hướng tới

thị trường” khác với các lợi thiết kế sản phẩm truyền thống là “thiết kế cho đạt các chỉ tiêu kỹ

thuật”, hoặc thiết kế để “cơ giá thành rẻ nhất”. Thiết kế cơ điện tử đòi hỏi áp dụng các công

nghệ cao cho các chức năng vượt trội nhưng giá thành có sức cạnh tranh và lợi ích thoả mãn

người tiêu dùng.

Do các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm hướng tới các yêu cầu có cá tính của người tiêu

dùng, cho nên ngành công nghiệp cơ điện tử phải có tính mềm dẻo cao để bảo đảm được thời

gian đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh kịp thời với các cơ hội kinh doanh nảy sinh liên

tục trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo):

a. Kiến thức:

- Kiến thức về vật liệu cơ khí,các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí

- kiến thức ứng dụng về điện và điện tử: điện tử cơ bản, điện tử tương tự, điện tử công suất, vi

mạch số…để thiết kế các hệ thống mạch điện tử phối hợp kích hoạt các bộ phận truyền động cơ

Page 6: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

khí.

- Kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi tính) hoặc trên các

thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên quan để ra lệnh cho hệ thống mạch

điện tử điều khiển các bộ phần truyền động, làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo

chương trình đã được lập trình sẵn (tự động).

b. Kỹ năng, kỹ xảo:

- Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ), phay (phay mặt), hàn điện

- Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển

động cơ…), in – rửa – hàn mạch điện tử.

- Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động: động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay

chiều, thủy lực, khí nén...

- Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu là kỹ năng lập trình điều khiển PLC của hãng

SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400), lập trình vi điều khiển họ ASM, lập trình gia công CNC, lập

trình C

- Có kỹ năng thiết kế hệ thống cơ điện tử: tay máy robot, robot thông minh, thiết kế dây chuyền

sản xuất tự động hóa MPS, PCS, các quy trình sản xuất linh hoạt...

Robot hàn trong công nghiệp, một sản phẩm của cơ điện tử

4. So sánh:

Điểm khác biệt của cơ điện tử so với các ngành khác: mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có

nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời

đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn,

linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông

minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết

về cơ khí, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa

trí thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành

Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có

của các ngành với nhau.

Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại... người kỹ sư cơ điện tử

đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện

tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn

Page 7: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

chỉnh.

5. Câu chuyện tượng trưng về ngành: đó là những câu chuyện thực tế về cuộc đời, cuộc sống, hoặc

một đoạn phim

6. Allbum ảnh và video clip:

IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

1. Ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội: cơ điện tử góp phần phát triển các hệ thống sản xuất theo

hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản

phẩm được chế tạo và sản xuất trong nước. Cơ điện tử góp phần không nhỏ vào công cuộc công

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước .

2. Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi

nhọn trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt nam hiện nay và trong thời gian tới.

Chính vì vậy, cơ điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn, cơ

điện tử đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.

3. Hướng phát triển trong thời gian tới: một số hướng phát triển điển hình

- Xu thế phát triển của cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng nhiều công nghệ cao, sản phẩm

ngày càng "thông minh" hơn và kích thước ngày càng nhỏ hơn.

- Công nghệ micro/nano thu nhỏ các thiết bị máy móc xuống kích thước của phân tử các sản phẩm

công nghệ tương lai.

- Nâng cao "trí thông minh" cho các sản phẩm cơ điện tử

4. Cơ hội nghề nghiệp và Vị trí lao đông: do cơ điện tử đang được đầu tư phát triển, và khả năng ứng

dụng của cơ điện tử vào công nghiệp sản xuất là rất rộng, do dó người thuộc chuyên môn cơ điện tử

có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Người kỹ sư cơ điện tử phải nắm bắt được các thành phần thuộc các lĩnh khác như cơ khí, điện tử,

công nghệ thông tin, công nghệ cao... và quan trọng hơn là biết cách phối hợp giữa các thành phần

để thiết kế lên một hệ thống tương tác hoàn chỉnh. Và với những kiến thức và kỹ năng đó người kỹ

sư cơ điện tử có thể đảm nhận thiết kế xây dựng các sản phẩm cơ điện tử với các vị trí công việc liên

quan như: thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế bộ điều khiển trung tâm, xây dựng chương trình

hoạt động thông minh...

- Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản

phẩm tự động thông minh. Ví dụ: các robot thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.

- Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật

toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển...

- Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.

Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc

của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao... chẳng hạn như: điều hành và tổ

chức quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt

Page 8: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

động của các thiết bị công nghệ tự động...

V. TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO VÀ THÔNG TIN HỖ TRỢ

Nhìn chung về hệ thống đào tạo nghề này hiện nay:

Hiện nay các trường mở rộng đào tạo ngành cơ điện tử ngày một nhiều, gần như các trường kỹ thuật đều

có mở chuyên ngành cơ điện tử. Tuy nhiên, do người kỹ sư cơ điện tử cần phải có lượng kiến thức sâu

rộng về các lĩnh vực liên quan, và đòi hỏi khả năng tư duy tốt. Do đó, Cơ điện tử mới chỉ triển khai đào

tạo tại bậc đại học và cao hơn.

2. Ngành Cơ khí động lực - Công nghệ ô tô

Sự phát triển của sản xuất công nghiệp đòi hỏi các nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhiều, tải

trọng lớn, song song đó là nhu cầu di chuyển không có giới hạn của con người. Ngành cơ khí động lực đã

phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng cho hệ thống vận chuyển đồ sộ của con người.

Ngày nay, có hàng trăm loại phương tiện phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như xe tải, xe container,

xe ô tô, xe nâng hàng, cần cẩu, máy xúc, tàu thủy, máy bay... Các loại phương tiện trên có những đặc điểm

chung về động cơ, hệ thống truyền động - truyền lực, cơ cấu cơ khí, hệ thống điều khiển... , đó cũng chính

là đối tượng của ngành cơ khí động lực.

Trong số các phương tiện, ô tô chính là phương tiện có số lượng nhiều nhất phục vụ vận chuyển hàng

hóa và di chuyển của con người. Số lượng ô tô lớn đến nỗi, để có đủ nguồn lực có chuyên môn sâu đáp

ứng cho hệ thống sản xuất - dịch vụ ô tô, một chuyên ngành đào tạo chuyên sâu hơn đã được định hình,

đó chính là ngành công nghệ ô tô.

Như vậy, ngành cơ khí động lực bao quát hơn, với đối tượng là:

các loại máy động lực như: động cơ xăng, động cơ dầu, các loại máy nổ

hệ thống truyền động

hệ thống điều khiển

kết cấu cơ khí

Ngành công nghệ ô tô: chuyên sâu hơn về ô tô

động cơ ô tô

hệ thống truyền động trên ô tô

điện, điện tử ô tô

đồng sơn

linh kiện, nội thất

Page 9: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Sinh viên được giảng dạy về các loại động cơ động lực

Sự phù hợp nghề:

- Học ngành này trong quá trình thực tập thường xuyên phải tiếp xúc với dầu nhớt, nếu học chuyên về ô

tô thì công việc tương lai có thể thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt, do vậy sẽ khó khăn nhiều cho các

bạn nữ khi muốn theo đuổi ngành này.

- Trong quá trình học và làm việc thường xuyên sử dụng tay chân cho các công việc điều khiển, lắp ráp...

vì vậy ngành này hạn chế với khuyết tật chân - tay, mù màu vàng, xanh, đỏ.

Sơ bộ về chương trình đào tạo chung:

Ngành cơ khí động lực được đào tạo tại các bậc đại học, cao học. Công nghệ ô tô được đào tạo tại bậc

trung cấp, cao đẳng, đại học.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Kiến thức:

- Khối kiến thức lý luận, chính trị, quan điểm, tư tưởng: chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Khối kiến thức khoa học cơ sở: Toán, Lý, Hóa, tin học, anh văn, phương pháp tính

- Khối kiến thức cơ sở ngành: đặc tính, tính chất, tính toán của các dạng toán lý hóa trong điều kiện thực

tế, có liên quan đến chuyên ngành (cơ học, nhiệt học, điện năng, vật liệu, thủy lực…)

- Khối kiến thức về sử dụng các phần mềm thiết kế – mô phỏng: CAD, Matlab, LabVIEW, Proteus, AVR

Studio, …

- Khối kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện, hệ

thống tự động điều khiển, thiết bị tiện nghi. Kiến thức tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng

điện ô tô, hệ thống tự động điều khiển…..;

- Kiến thức về cấu tạo, chức năng của các thiết bị, quản lý, lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc

trong xưởng ô tô;

- Kiến thức phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của

phương tiện. Kiến thức kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm động cơ và ô tô;

Page 10: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Cơ khí động lực liên quan đến hầu hết các phương tiện vận chuyển

Kỹ năng:

Chuyên môn nghề nghiệp được rèn luyện thành kỹ năng thông qua các môn thực hành, đồ án, đồ án tốt

nghiệp

- Kỹ năng đo: đo chính xác bằng các loại công cụ đo chuyên ngành cơ khí

- Kỹ năng gia công nguội: gia công hình thành sản phẩm cơ khí bằng các phương tiện gia công bằng tay

như bào, giũa, máy khoan

- Kỹ năng xây dựng bản vẽ kỹ thuật cơ khí trên máy tính bằng phần mềm AUTO CAD

- Kỹ năng kỹ thuật lái xe

- Kỹ năng xác định chức năng các chi tiết của xe tô tô

- Kỹ năng vận hành động cơ xăng: tính toán, xác định hỏng hóc, đề xuất cải tiến động cơ xăng

- Kỹ năng chuẩn đoán hệ thống điện điều khiển động cơ: kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống điện

điều khiển động cơ

- Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, khảo nghiệm, vận hành các hệ thống điện động cơ được trang bị

trên các chủng loại ôtô. Chẩn đoán, tìm pan và khắc phục các hư hỏng cho hệ thống điện động cơ đạt yêu

cầu kỹ thuật cao trong thời gian ngắn nhất.

- Kỹ năng làm đồng, sửa chữa khung xe

- Kỹ năng sơn xe

- Kỹ năng vận hành Động cơ diesel: Xả gió và phát hành được một động cơ dầu thông dụng. Phát hiện

được kim phun hư hỏng trên động cơ. Biết điều chỉnh và đưa ra được biện pháp khắc phục và sửa chữa.

Phát hiện được hư hỏng ở bơm cao áp PF, PE, VE và GM. Biết điều chỉnh thời điểm phun dầu sớm trễ và

đưa ra được biện pháp khắc phục và sửa chữa. Tìm pan tổng quát hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

Page 11: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Sinh viên công nghệ ô tô được học chuyên sâu về ô tô

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận công việc tại các vị trí :

– Vị trí vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô-máy động lực;

- Vị trí điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực;

- Vị trí kiểm định tại các trạm đăng kiểm ô tô;

- Vị trí kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng

3. Ngành Kỹ thuật cơ khí học gì, làm gì

Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với

nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công

bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành

cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện,

phay, bào, hàn.

Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí

tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu,

gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.

Trước đây để gia công một sản phẩm, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy

móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn... Hiện nay công việc gia công đã được tự

động hóa bằng các máy gia công hiện đại (máy CNC), công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn

nút, lập trình gia công... Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia

công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực

hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình.

Công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ

của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí. Việc thiết kế cơ khí trên máy vi

tính với sự hỗ trợ của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ

phức tạp cao. Người kỹ sư cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD.

Page 12: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép

kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.

Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy

móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.

Gia công cơ khí tự động bằng máy

Để có thể sản xuất rá các thiết bị cơ khí có chất lượng, có tính kinh tế đòi hỏi nguời kỹ sư ngành kỹ thuật

cơ khí phải am hiểu sâu sắc về tính chất của các loại vật liệu. Khâu thiết cơ khí cũng rất quan trọng để

đảm bảo độ vững độ bền cho thiết bị, các kiến thức về cơ học lý thuyết là không thể thiếu.

Chương trình đào tạo

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Công nghệ cơ khí sẽ học các môn như:

Hình họa – vẽ kỹ thuật; cơ lý thuyết; sức bền vật liệu

Nguyên lý – chi tiết máy; cơ học lưu chất; đồ án chi tiết máy

Kỹ thuật điện; kỹ thuật điện tử

Công nghệ kim loại; kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng

Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính

Điều khiển tự động; máy điều khiển chương trình số

Công nghệ CAD/CAM/CNC

Công việc sau khi ra trường:

- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD

- Lập trình gia công máy CNC

- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình

- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố

Page 13: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó

- Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu...

4. Ngành Kỹ thuật hàng không

Ngành kỹ thuật hàng không là ngành phát triển và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trực tiếp cho các phương

tiện bay.

Ngành kỹ thuật hàng không liên quan đến :

- Các loại Máy bay động cơ: Chuyên quản lý về động cơ và máy bay. Chi tiết gồm: thiết bị động lực nhiên

liệu, bôi trơn, cất hạ cánh (cánh tà, cánh liệng,...), tấm giảm tốc, dù giảm tốc, thủy lực, các cơ cấu chấp

hành...

- Thiết bị Hàng không: Chuyên quản lý về điện, ô-xy, tự động điện tử, tự động điều khiển hoặc các động

cơ liên quan đến truyền chuyển động thi hành, mạng điện điều khiển các máy móc cơ cấu thi hành, chụp

ảnh trên không, thông báo bằng các máy chỉ thị về các trạng thái của máy bay...

- Vũ khí Hàng không: Chuyên quản lý về máy ngắm, tên lửa, rốc-két, pháo, ghế nhảy dù...

- Vô tuyến điện tử: Chuyên quản lý về các phương tiện thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra-đa phát hiện mục

tiêu...

KỸ NĂNG CẦN CÓ:

Kỹ năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.

Kỹ năng tính toán thiết kế kỹ thuật và vận hành, khai thác, bảo trì máy bay

Kỹ năng tính toán cơ học vật rắn biến dạng, lựa chọn vật liệu trong quá trình thiết kế bộ phận và

hệ thống máy bay

Kỹ năng tính toán thiết kế kết cấu, vấn đề dao động trong kỹ thuật,

Kỹ năng tính toán lực tác dụng của lưu chất lên kết cấu, dao động của kết cấu dưới tác động của

lưu chất ;

Kỹ năng tính toán thiết kế chong chóng, các hệ truyền động thủy lực và khí nén.

Kỹ năng đánh giá tính năng, khai thác và bảo trì máy bay

Kỹ năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình để đáp ứng các nhu cầu mong

muốn với các ràng buộc thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khoẻ

và sự an toàn, có thể sản xuất được, và có tính bền vững.

Kỹ năng hoạt động trong các nhóm liên ngành.

Kỹ năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

Kỹ năng phân tích, thiết kế, mô phỏng, sản xuất và kiểm tra một vấn đề kỹ thuật

Kỹ năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành

kỹ thuật.

Page 14: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP:

Với sự phát triển không ngừng của ngành hàng không tại Việ Nam, nhu cầu nhân sự cho ngành Kỹ thuật

Hàng không đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Tốt nghiệp với tấm bằng Kỹ thuật Hàng không, bạn

có rất nhiều cơ hội cho một tương lai sáng lạn.

Kỹ sư Kỹ thuật Hàng không có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên môn như như lập đường bay, mở đường

bay, kiểm soát không lưu, kiểm tra máy bay, sản xuất phụ tùng máy bay, sửa chữa bảo dưỡng máy bay,

tư vấn hỗ trợ bảo trì máy bay, dịch vụ hàng không... tại tại các Hãng hàng không lớn như A75, Pacific

Airlines, Công ty Bay Dịch vụ Hàng không, Cathay Pacific, Air France, Japan Airlines, Pratt & Whitney,

General Electric, Artus, Cụm cảng Hàng không, Singapore Aerospace Manufacturing, Learjet, Qantas...

Và cũng có thể đảm nhận các vị trí kỹ thuật tại các đơn vị nhà máy có hoạt động kỹ thuật sản xuất

5. Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ

Page 15: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Như cái tến của ngành, ngành Kỹ thuật tàu thuỷ chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu

thuỷ và công trình nổi.

Để đảm bảo xây dựng nên những con tàu thuỷ bền vững, sức chở lên đến hàng trăm ngàn tấn... đòi

hỏi nguời kỹ sư kỹ thuật tàu thuỷ phải nắm vững các nguyên lý toán học, hoá học, vật lý học... và

các dạng kiến thức nâng cao như sở kỹ thuật Thủy khí, Lý thuyết tàu, Thiết kế tàu thủy, Kết cấu tàu

thủy, Trang bị động lực tàu thủy...

Kỹ năng cần có của nguời kỹ sư tàu thuỷ:

- Kỹ năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp tàu thủy

phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

- Kỹ năng thiết kế tàu thủy và các hệ thống, thiết bị trên tàu

- Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật công nghiệp tàu thủy các yếu tố kinh

tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.

- Kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án trong

lĩnh vực công nghiệp tàu thủy

- Kỹ năng triển khai các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu

Cơ hội nghề nghiệp:

Kinh tế biển là một trong những hướng trọng điểm phát triển kinh tế, nước ta lại có bờ biển dài,

lượng vận tải biển lớn; do vậy, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật tàu biển là không nhỏ, và không thiếu

cơ hội việc làm chuyên ngành.

Kỹ sư Kỹ thuật tàu biển có thể đảm nhận các vị trí như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản

lý và sản xuất trong các đơn vị công ty.

6. Ngành Điện tử viễn thông

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy

suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.

Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản

phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện

thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các

dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí

nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại. Tìm hiểu ngành điện tử viễn thông. Ngành điện tử viễn

thông là gì?

Page 16: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Các ứng dụng của ngành Điện tử-Viễn thông

Hiện nay ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành

nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện

nay thì ngành Điện tử -Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như sau:

1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới

Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên

những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ

mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển

của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.

2. Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống

truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt

động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...

3. Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và

Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ

của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất.

Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử

Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.

4. Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần

sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.

5. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần

đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều

chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...

Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh

tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.

Page 17: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Những tố chất cần thiết cho ngành Điện tử - Viễn thông

Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải có tư chất

thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế

giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.

Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu

tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi

hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người

học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông thi yếu tố này quan trọng hơn rất

nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu

chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn.

Bên cạnh đó, ngành Điện tử - Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn

phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và

thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu

ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.

Ngoài ra, Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của

nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và

nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp

phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng. Kỹ năng của

yếu tố này sẽ do môi trường làm việc và chính bản thân người học tạo dựng nên.

7. Ngành Điện công nghiệp Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt

động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh.

Kỹ sư Điện Công Nghiệp nghiệp thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt

động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để

đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ

thống sử dụng điện khác. Tìm hiểu ngành điện công nghiệp. Ngành điện công nghiệp là gì?

Page 18: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

I. THÔNG TIN NHẬN DIỆN

1. Tên ngành: Điện công nghiệp

2. Lĩnh vực: Công nghệ chế tạo, công nghệ kỹ thuật,

3. Phân loại: người tiếp xúc với kỹ thuật | Nghề có mục đích biến đổi đối tượng & Nghề có mục đích

tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới | Nghề làm việc bên máy tự động | Nghề được tiến

hành trong không gian sinh hoạt bình thường

4. Hình thức: khoa học ngành nghề

II. DẪN NHẬP

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt

động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Kỹ sư Điện Công Nghiệp

nghiệp thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn

định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống

truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện

khác.

III. THÔNG TIN MÔ TẢ

1. Sự phù hợp nghề:

1.1 Xét về chống chỉ định y học, xét về khuyết tật:

Ngành Điện Công Nghiệp đòi hỏi sức khỏe để đi khảo sát thực tế, tham gia đánh giá chất lượng thi

công hệ thống điện. Để trở thành kỹ sư của ngành này, người học cần phải đảm bảo điều kiện để có

thể: – Di chuyển khảo sát trên nhiều địa hình phức tạp khác nhau – Di chuyển thi công giữa các hệ

thống điện – Tai tay khỏe để có thể thực hiện đấu nối điện

1.2 Xét về năng lực, năng khiếu và yếu tố tâm lý cá nhân: none (không có thông tin)

2. Đặc điểm hoạt động nghề

2.1 Đối tượng lao động: hệ thống điện, nhà máy điện, hệ thống quản lý điện, lưới điện, các khí cụ

điện công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp trong sản xuất

2.2 Mục đích lao động: xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản xuất điện; xây dựng và vận

hành hệ thống lưới điện phân phối điện công nghiệp hoạt động ổn định, an toàn; xây dựng hệ

thống điện đưa điện công nghiệp vào trong sản xuất.

2.3- Công cụ lao động: các phần mềm thiết kế và quản lý hệ thống điện, các công cụ xây lắp bảo trì

điện.

2.4 Điều kiện lao động:

- Đối với công nhân xây lắp và vận hành hệ thống điện công nghiệp: làm việc ngoài trời, đôi khi làm

việc trên các địa hình phức tạp;

- Đối với kỹ sư vận hành và thiết kế: làm việc tại văn phòng, tuy nhiên cũng phải đi khảo sát thực

tế, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp

3. Nội dung của ngành:

Page 19: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

3.1 Đặc trung ngành nghề:

- Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống

chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận

hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân

xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ

thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;

- Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị

trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;

- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy

điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng

3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo):

a. Kiến thức:

Kiến thức: Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống

điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên

ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện

đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo

an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ

thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp

không thể thiếu trong chương trình đào tạo. Dưới đây liệt kê các môn học chuyên ngành của ngành

Điện công nghiệp

b. Kỹ năng, kỹ xảo:

- Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới

máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo

trì động cơ điện 3 pha

- Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn ; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và

xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy

điện quay : Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.

- Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm

biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.

- Kỹ năng đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong việc

thiết kế và vận hành các hệ thống đo.

- Kỹ năng sử dụng phần mềm Power World Simulator (PWS) và đặc biệt là khai thác các khả năng

của công cụ Power System Blockset trong Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung

cấp điện trong điều kiện vận hành cũng như sự cố.

- Kỹ năng thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp,

tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện.

- Kỹ năng lập trình điều khiển: lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập trình thời gian thực, lập

trình giao diện người máy (HMI).

4. So sánh:

Page 20: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Ngành Điện Công Nghiệp đối tượng là điện năng với công suất lớn, phục vụ vận hành các động cơ

điện công suất lớn trong các nhà máy, đi theo đó là hệ thống sản xuất và phân phối điện năng công suất

lớn, các máy móc hoạt động với điện năng công suất lớn.

- Trong khi đó ngành Điện – Điện tử, ngành Điện tử dân dụng có đối tượng là linh kiện điện tử và

các mạch mạch điện tử liên quan: điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp phục vụ điều khiển và

điều khiển tự động các loại máy móc và hệ thống sản xuất.

IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 1. Ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội: ngành điện công nghiệp có ý nghĩa then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở việt nam, và cũng là ngành tiên phong cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: hiện nay, hàng năm nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên, do đó nhà nước và các công ty điện tiếp tục xây dựng các nhà máy sản xuất điện, phát triển mạng lưới điện . 3. Hướng phát triển trong thời gian tới: tiếp tục phát triển mạng lưới điện, phát triển các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. 4. Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động: - Cơ hội làm việc tại nhà máy sản xuất điện

- Cơ hội làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp - Cơ hội làm việc cho các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý - sản xuất thiết bị điện công nghiệp... - Cơ hội làm việc tại các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

Lắp đặt hệ thống phân phối điện vào nhà máy sản xuất

V. TUYỂN SINH VÀ THÔNG TIN HỖ TRỢ Nhìn chung về hệ thống đào tạo nghề này hiện nay: ngành điện công nghiệp được đào tạo gần như ở hầu hết các trường kỹ thuật, và được đào tạo với nhiều cấp độ đào tạo khác nhau.

8. Ngành Điện - điện tử là gì, làm gì

Page 21: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ

biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi

nơi có con nguời.

Chính vì vậy, ngành điện – điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Ở bậc ĐH, kỹ thuật điện - điện tử có nhiều chuyên ngành như: điện, điều khiển tự động, điện tử - viễn

thông... Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về

kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, SV sẽ được học nhiều kiến

thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ

điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn

điện...

Đặc biệt đây là một ngành học đòi hỏi phải được thực tập nhiều nên trong 4-5 năm học, mỗi SV cũng phải

trải qua hàng chục phần thực hành khác nhau. Ở các bậc CĐ, THCN và CNKT, tuy lượng kiến thức được

đào tạo không nhiều như bậc ĐH nhưng người học có cơ hội được thực hành nhiều hơn.

Kỹ sư ngành điện - điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu

thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện

- điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả

công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự

động hóa và điện tử hóa cao.

Page 22: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Ngoài ra, kỹ sư điện - điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và

các công ty trực thuộc... Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT (một số trường ĐH cũng

đào tạo ngành điện - điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT) có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao

động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và

các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.

Hiện nay ở hầu hết các trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật đều có ngành điện - điện tử. Tuyển sinh

vào các trường ĐH, CĐ (hoặc hệ CĐ trong các trường ĐH) bằng khối A (trong đó một số trường CĐ sẽ tổ

chức đề thi riêng). Các trường THCN, CNKT thường tổ chức thi riêng (có đề thi riêng với hai môn toán -

lý). Với hệ THCN, CNKT trong các trường ĐH, CĐ, đa số các trường sẽ lấy kết quả thi khối A trong kỳ thi

ĐH hoặc CĐ để xét tuyển.

9. Ngành Tự động hoá Tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại,

kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất.

Ngày nay, nhu cầu thị hiếu con người ngày càng cao, yêu cầu về số lượng và chất lượng của các

sản phẩm xã hội cũng không ngừng tăng. Điều đó đòi hỏi các dây chuyền sản xuất trong công

nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ tự động hóa ngày càng cao với việc sử dụng các kỹ thuật

điều khiển hiện đại có trợ giúp của máy tính.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:

Hệ thống tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau

như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm

việc trong ngành này là rất lớn. Nếu bạn được đào tạo về lĩnh vực Tự động hóa, bạn có thể chọn

những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây

chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc

bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều

khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống tự động hóa

trong trồng rau sạch…

Làm việc trong ngành Tự động hóa, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền

sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển

tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại.

Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có

thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó. Không

chỉ vậy, với trí sáng tạo và niềm đam mê, bạn còn có thể trở thành tác giả thực sự của các hệ

thống tự động hóa hiện nay ở Việt Nam.

Một số nghề nghiệp trong ngành Tự động hóa:

- Nghiên cứu thiết kế.

- Khai thác, vận hành hệ thống tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất

- Hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống điều khiển tự động hóa của các máy và dây chuyền sản xuất

- Vận hành hệ thống tự động hóa các dây chuyền sản xuất

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

Page 23: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Tự động hóa.

- Cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị.

- Sáng tạo trong công việc

- Có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên trì.

- Chủ động trong công việc.

10. Ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng

công nghệ quản lý và xử lý thông tin

CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và

thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố

vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)

Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày

04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ

thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu

quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con

người và xã hội.

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ

thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.

Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức,

kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:

Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập

trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần

mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được

nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần

mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa

chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty

sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong

tương lai.

Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần

mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm,

dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà

phát triển tại Việt Nam.

Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống

máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm

Page 24: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật

cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh

mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…

Làm việc với máy tính

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

- Thông minh và có óc sáng tạo

- Khả năng làm việc dưới áp lực lớn

- Kiên trì, nhẫn nại.

- Tính chính xác trong công việc

- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức

- Khả năng làm việc theo nhóm

- Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet)

Và quan trọng nhất là niềm đammê với CNT

Một số địa chỉ đào tạo

Nếu bạn muốn theo học ngành CNTT, có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn: Khoa Công nghệ thông tin của

trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và

TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) v.v…và rất nhiều trường ĐH, CĐ khác.

Bạn cũng có thể học công nghệ thông tin ở các trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo CNTT như HanoiCTT,

SaigonCTT, công ty IPMAC, trung tâm in học Trí Việt (VnPro), trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế

Aptech ở Hà Nội và TP.HCM v.v…

Tin học có khác Công nghệ thông tin?

Đối với ngành CNTT, đã có nhiều bạn đọc gửi e-mail về Dân trí thắc mắc ngành Tin học và CNTT khác

nhau như thế nào, tại sao có trường đào tạo ngành Tin học, có trường đào tạo ngành CNTT? Bằng kỹ sư

CNTT và bằng cử nhân CNTT khác nhau ra sao?

TS Quách Tuấn Ngọc đã trả lời cho những thắc mắc này như sau:

Về thuật ngữ, Tin học được dịch từ Informatique (tiếng Pháp) là tên chuyên ngành được phổ biến từ

những năm 1970 đến 1990. Tiếng Anh thì vẫn dùng phổ biến là Computer Science.

Page 25: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Khoảng năm 1990, thế giới phổ biến dùng CNTT, dịch từ Information Technology.

Đến năm 2000, thế giới lại dùng là ICT (Information and Communication Technology), cho thấy sự hội tụ

giữa Tin học và Viễn thông.

Hiện nay, ở Việt Nam, các trường có nơi gọi là khoa Tin học, có nơi gọi là Khoa CNTT, nhưng về nội hàm

thì không khác biệt.

Các trường đại học kỹ thuật hệ 5 năm như ĐHBK thì bằng tốt nghiệp mang tên bằng kỹ sư.

Các trường khác đào tạo hệ 4 năm như ĐH Công nghệ... thì bằng tốt nghiệp gọi là bằng cử nhân.

11. Nghành đồ hoạ

Những năm gần đây, nghề thiết kế đồ họa thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Hiện nay có nhiều

trường dạy ngành đồ họa ở TP.HCM: khoa Mỹ thuật công nghiệp (trường ĐH Kiến trúc), ĐH Bán

công Tôn Đức Thắng, CĐ trang trí Đồng Nai, ĐH Văn Hiến, ĐH Văn Lang, CĐ văn hoá TP, ĐH Hồng

Bàng…

“Ngành đồ họa hiện đang rất thu hút sinh viên. Trong 6 năm làm công tác đào tạo, tôi ít thấy SV nào tốt

nghiệp ra trường lại bị thất nghiệp. Vì nhu cầu của thị trường về nghề thiết kế đồ họa đang rất “khát”.

Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là một nỗi buồn vì chứng tỏ ngành đồ họa nước ta đang tụt hậu so

với thế giới những 50 năm!” - hoạ sĩ, giảng viên Nguyễn Tri Phương Đông nhận xét.

Tỷ lệ nữ SV theo ngành thiết kế đồ họa rất cao: 95% (ở ĐH Kiến trúc) và 80% ở các trường khác. Nghề

đồ họa đòi hỏi phải học ở khắp mọi nơi. Đặc thù lớn nhất của đồ họa là tính nhân văn và cảm xúc. Muốn

làm nghề giỏi, người học cần có độ sâu về tình cảm, hiểu biết rộng, bởi đây là nghề 2 trong 1 - vừa trí

thức, vừa nghệ sĩ.

Nhiều bạn cho rằng nghề này phù hợp với nữ mà không chuẩn bị tinh thần đề hiểu đây là một công việc

hết sức vất vả. Một số bạn lại nghĩ nghề này mau kiếm tiền, làm việc trong phòng máy lạnh, với máy vi

tính. Thật ra để đi được đến tận cùng với nghề đòi hỏi các bạn phải biết tự trau dồi thêm khi còn ngồi ở

giảng đường để có kiến thức sâu về chuyên môn. Thực tế cho thấy, trong ngành đồ họa nam giới tỏ ra có

ưu thế hơn. Ngày càng có nhiều bạn nữ theo ngành này nhưng tỷ lệ thành công thấp. Ngoài ra số bạn nữ

bỏ nghề lại nhiều hơn nam.

Page 26: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Lớp học đồ họa

Theo một số giảng viên chuyên ngành đồ họa, đó là điều đáng báo động về phương pháp đào tạo

làm cho SV hiểu về ngành không giống nhau. Một số SV cho rằng đồ họa là nghệ thuật, cần tạo hình

lãng mạn, phiêu linh. Số khác lại hiểu: cứ giỏi về vi tính, kỹ thuật là đủ trong khi tính ứng dụng

chưa được xem trọng.

Ngoài ra, giáo trình khung hết sức lạc hậu, có từ 30 năm. Vì vậy những SV khá giỏi đều phải học

thêm vi tính ở ngoài và đi làm thêm từ năm 1, năm 2. Trên thế giới, mode cập nhật từng tháng nên

việc đào tạo thiết kế phải được đi trước về thẩm mỹ. VN chưa có trường ĐH chuyên ngành thiết kế

độc lập mà chỉ là một khoa trong các trường ĐH.

Đối với ngành đồ họa, thiên hướng rất quan trọng nhưng vấn đề mấu chốt lại là phương pháp, kỹ

năng và sự bền bỉ. Cứ 100 bạn thi vào ngành đồ họa chỉ có 5-10 bạn say mê thật nên dám dấn thân.

Nhiều SV mạnh mẽ, tự tin đã viết đề cương, xin tài trợ và bán ý tưởng cho các doanh nghiệp ngay

từ khi còn ngồi ở giảng đường.

Theo cô Thiên Thư - hoạ sĩ trình bày báo, công việc sau khi ra trường của SV đồ họa rất phong phú

và đa dạng: thiết kế quảng cáo, trình bày báo, thiết kế web, thiết kế bao bì sản phẩm lịch, văn

phòng phẩm, tổ chức sự kiện…”Chúng tôi đã được đào tạo “chung chung” mỗi thứ biết một ít để ra

trường có thể làm được mọi công việc mà thị trường cần. Cách thức đào tạo “rộng mà không sâu”

đó là thiếu chuyên nghiệp. Bởi vì mỗi công việc có những đặc thù riêng.

Page 27: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Ví dụ đối với việc thiết kế bao bì sản phẩm, có đối tượng thiết kế là những khối sản phẩm 3 chiều,

họa sĩ cần có hiểu biết về tạo dáng sản phẩm. Trình bày báo là một công việc thú vị, phải tổ chức

cảm giác linh động nhưng cũng cần sự đồng nhất từ đầu tờ báo đến cuối trang. Tổ chức cảm giác

đẹp quan trọng hơn thiết kế đẹp. Vì họa sĩ trình bày là đầu bếp cuối cùng trong một chuỗi các đầu

bếp tạo ra món ăn tinh thần”.

Nguyễn Thanh Nga (nhân viên công ty quảng cáo Lowe) bày tỏ: “Tôi đã được học ở khoa Mỹ thuật

công nghiệp (ĐH Kiến trúc) xem ra có lợi thế hơn các trường khác vì chương trình đào tạo tương

đối chuẩn. Nhưng khi ra trường, đi làm chúng tôi đều phải học thêm rất nhiều những cái mới lạ.

Làm nghề này giờ giấc không cố định.”

Trần Thanh Thảo, nhà thiết kế tự do, tâm sự: “Tôi đã từng thiết kế sản phẩm cho nhãn hiệu Toyota,

làm logo cho các nhà hàng. Đi làm thường phải chiều theo yêu cầu của khác hàng nên sự sáng tạo

của bản thân bị hạn chế ít nhiều. Nghề này đối với nữ bị hạn chế nhiều, nhất là vấn đề sức khoẻ do

áp lực công việc cao”.

Thiên Phú, nhân viên công ty quảng cáo Leo Brunett, cũng đồng tình: “Khi đi học SV thoả sức sáng

tạo. Đi làm hơi bị khác vì bị bó hẹp trong yêu cầu của khách hàng. Nhưng suy cho cùng, mỹ thuật

công nghiệp là đem cái đẹp phục vụ cho công chúng, chúng tôi sẽ thành công nếu họ được chấp

nhận!”.

Thiên Thư “bật mí” bí quyết: “Khi đi làm chúng tôi phải thích nghi với việc ngay cả khi không

có…hứng. Do đó chúng tôi khắc phục bằng cách lúc nào có thời gian phải làm mình tươi mới lại,

bằng cách đi thực tế, dã ngoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè…”.

12. Ngành khoa học máy tính

Khoa học máy tính ( computer science hay computing science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết

về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

Khoa học máy tính có nhiều chi nhánh; một số chi nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán các kết quả

cụ thể (chẳng hạn đồ họa máy tính), trong khi các chi nhánh khác lại liên hệ đến tính chất của

những vấn đề có thể giải quyết được dùng phương pháp máy tính, (ví dụ như Lý thuyết độ phức

tạp tính toán).

1. Giới thiệu về ngành khoa học máy tính và 1 số trường đào tạo ngành.

2. Kiến thức mà ngành này có được sau khi học.

3. Kỹ năng mà sinh viên đạt được

4. Các vị trí đảm nhận được sau khi tốt nghiệp.

5. Điểm chuẩn 1 số trường qua các năm.

Page 28: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

1. Giới thiệu về ngành khoa học máy tính và 1 số trường đào tạo.

Khoa học máy tính ( computer science hay computing science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý

thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy

tính. Khoa học máy tính có nhiều chi nhánh; một số chi nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán các

kết quả cụ thể (chẳng hạn đồ họa máy tính), trong khi các chi nhánh khác lại liên hệ đến tính chất

của những vấn đề có thể giải quyết được dùng phương pháp máy tính, (ví dụ như Lý thuyết độ

phức tạp tính toán). Còn lại những chi nhánh khác thì tập trung vào những khó khăn trong việc

thực thi những phương pháp dùng để tính toán, lấy ví dụ, ngành Lý thuyết ngôn ngữ lập trình

chẳng hạn. Đây là chi nhánh nghiên cứu những phương thức khác nhau tiếp cận việc mô tả cách

tính toán, trong khi ngành Lập trình ứng dụng những Ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài

toán.

1 số trường đào tạo ngành này : Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN, ĐH Bách Khoa HN, ĐH Công Nghiệp Hà

Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Kinh Tế Quốc Dân…

2. Kiến thức đạt được:

- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Đường lối của Đảng, Nhà nước,

pháp luật Việt Nam.

- Có nền tảng cơ bản về các môn chuyên ngành: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ điều hành, kiến

trúc máy tính, lập trình hướng đối tượng, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu…

- Có kiến thức chuyên sâu về các môn chuyên ngành, đáp ứng được nhu cầu xã hội và khả năng

nghiên cứu tiếp.

- Được trang bị kiến thức về tiếng anh.

3.Kỹ năng đạt được.

Page 29: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì cho các đơn vị Nhà nước, các cơ quan doanh nghiệp. Sử

dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình đáp ứng được sự thay đổi

nhanh chóng của khoa học công nghệ.

- Tổ chức quản lý và triển khai các dự án phần mềm, xây dựng các hệ thống học trực tuyến…

- Đề xuất, phản biện tư vấn cho các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Tham gia nghiên

cứu và giảng dạy CNTT ở các bậc phù hợp..

- Có thái độ sống đúng đắn, có khả năng làm việc theo nhóm và độc lập

4. Các vị trí đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Đảm nhận các vị trí xây dựng, vận hành và bảo trì trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế

xã hội, các doanh nghiệp.

- Các công ty phần mềm, xây dựng website, gia công phần mềm, các công ty tư vấn về lĩnh vực

CNTT, các công ty tư vấn và bản trì về mạng và các thiết bị máy tính…

- Làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu..

5. Điểm chuẩn của 1 số trường năm 2010.

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội: ( Khối A) NV1: 15đ, NV2: 15.5đ.

Trường ĐH Hà Nội ( dạy bằng Tiếng Anh) Khối A: 15đ, Khối D1: 21.5đ

Trường ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN: Khối A: 21.5đ

Là 1 sinh viên học ngành khoa học máy tính, tôi cảm thấy tuy ngành này rất vất vả khi theo học,

khối lượng kiến thức cũng rất nhiều, nhưng đây là 1 ngành học đầy thú vị. Tôi mong các bạn học

sinh sẽ có niềm đam mê theo đuổi ngành học này. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi tới.

13. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế, thi công và

quản lý các công trình nhà xưởng, các công trình công cộng & công nghiệp.

Page 30: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Do đó, đây là ngành công nghiệp khảo sát thiết kế và thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ

trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân sinh như: nhà ở, nhà làm việc, nhà hàng, khách

sạn...; nhà xưởng, nhà kho và các công trình giao thông, thủy lợi...

Chúng ta đã thiết kế, thi công hàng loạt các công trình nhà cao tầng, nhà sản xuất của các nhà máy lớn

đảm bảo chất lượng cao. Điều đó thể hiện sự phát triển và trưởng thành của đội ngũ các nhà kỹ thuật xây

dựng nói chung và xây dựng dân dụng công nghiệp nói riêng.

Trên con đường phát triển, thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng VIII, ngành xây dựng dân dụng và công

nghiệp ở nước ta cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ đủ về số lượng, đảm bảo chất

lượng phù hợp với tốc độ, qui mô phát triển của đất nước trong giai đoạn từ này đến năm 2010 và 2020.

Kết cấu nhà xưởng hiện đại

Chương trình đào tạo

Đào tạo chuyên gia có đủ trình độ lý thuyết cơ bản của một kỹ sư xây dựng công trình. Cụ thể là:

* Có khả năng quản lý, tổ chức thi công những công trình công nghiệp và dân dụng.

* Có khả năng thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng

* Có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyêt những vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng.

Việc làm và cơ hội nghề nghiệp

- Khi tốt nghiệp người kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên

Page 31: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

cứu, đào tạo và sản xuất các cơ quan nhà nước cũng như trong các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế

khác phục vụ cho công việc xây dựng mạng lưới các công trình công nghiệp và dân dụng.

- Sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp khi ra trường sẽ có môi trường làm việc rất rộng

tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài), các cơ quan quản

lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng -

công nghiệp.

Có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng và xây dựng nói chung

không bao giờ thất nghiệp, bởi nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp cũng và các công

trình xây dựng khác ngày càng nhiều trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.

13. Ngành kiến trúc

Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các

công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc

v.v... thành hình ảnh và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.

Công việc chính của kiến trúc sư

Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước:

Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn

giao công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến

trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên

gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công

trình.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Kiến trúc sư thường làm việc tại văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế. Công trường cũng là

một địa chỉ gắn bó với kiến trúc sư khi họ phải đi khảo sát thực tế hay điều hành dự án.

Kiến trúc sư chủ yếu làm việc tại các văn phòng tư vấn, trong và các xưởng thiết kế khá tiện nghi.

Đôi khi họ phải đi thực tế, giám sát thi công. Công việc này vất vả nhưng lại rất thú vị. Làm việc

trong nghề này nghĩa là bạn chấp nhận áp lực công việc lớn, có thể nhiều đêm phải thức trắng để

hoàn thành thiết kế kịp thời gian. Cũng như nghề thiết kế, nhiều kiến trúc sư làm việc độc lập hoặc

cùng một số đồng nghiệp lập ra xưởng, công ty kiến trúc của mình.

Page 32: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Nhà hát Opera Sydney

công trình nổi tiếng được thiết kế bởi kiến trúc sư Jørn Utzon

Những phẩm chất và kỹ năng cần có

Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác

văn hóa - xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là

như vậy.

- Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp.

- Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình.

- Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi.

- Có bản lĩnh, kiên định

- Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công

việc nặng khiến tỷ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao.

Page 33: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Một số địa chỉ đào tạo

Tùy vào từng trường mà có yêu cầu thi riêng.

Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ

ChíMinh, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập

PhươngĐông v.v...

14. Ngành giao thông vận tải

Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị

gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn

thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình GTVT cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận

tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên

liệu rời).

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Trong ngành GTVT có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa

dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi

theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khỏe.

Ngành GTVT luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung

cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành đang rất cần những

kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật

chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

- Có thiên hướng về các toán học và vật lý cũng như về kỹ thuật.

- Có khả năng làm việc nhóm.

- Có thể làm việc dưới áp lực lớn, cường độ cao.

Page 34: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Cẩn thận, có trách nhiệm với công việc.

Tìm việc làm ngành giao thông vận tải ở đâu?

Trong ngành GTVT có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa

dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi

theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.

Ngành GTVT luôn được nhà nước chú trọng đầu tư bởi phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội

dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngành đang rất cần

những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở

vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Vị trí công việc chuyên ngành:

- Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo

về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.

- Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ

chức hoạt động kinh doanh v.v…

- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa

chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành GTVT như máy xây dựng, xếp

dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện giao thông.

- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây

dựng các công trình giao thông.

- Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc

điều khiển tự động trong lĩnh vực GTVT như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự

động v.v…)

- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động

điều hành, quản lý GTVT trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.

- Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các

phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển

v.v…).

- Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động GTVT

gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…).

Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực

môi trường.

Page 35: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

15. Ngành quản trị kinh doanh Xã hội hiện đại không thể nhắc đến vai trò của kinh tế và theo đó là các hoạt động kinh doanh

trên khắp thế giới. Một đất nước phát triển luôn gắn tới hình ảnh kinh tế phát triển. Hoạt động

kinh doanh trên thế giới hiện nay cực kỳ rộng lớn, và sôi động. Chỉ ở Việt Nam đã có hơn hàng

trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động.

Hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình

phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau, của việc quản trị, chiến lược và

nhiều yếu tố khác. Một tổ chức/công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự

tốt và hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiếm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá

được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu... Ngành quản trị kinh doanh ra đời để đáp ứng

được các yêu cầu trên. Với một hệ thống cơ sở lý luận khoa học chuyên sâu, cùng với mức độ rộng

lớn của hoạt động kinh tế, ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành phổ biến và

truyền thống của thế giới.

Không có biên giới cho sự thành công của của những nguời trong ngành quản trị kinh doanh.

Trong số những nguời có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, phần lớn đều là những nguời giỏi trong

ngành quản trị kinh doanh. Dù vậy, con đường tiến thân của ngành quản trị kinh doanh cũng khá

nhiều trở ngại.

SỰ PHÙ HỢP NGHỀ

Nguời làm trong ngành quản trị kinh doanh phải luôn năng động, nhạy bén, tự tự tin,

mạnh mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Có khả năng ăn nói và thuyết

phục mọi người. Người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao

du. (Kiểu người E - Enterprise)

ĐẶC ĐIỂM NGÀNH

Page 36: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng đuợc đặt ra chính là tạo ra nguồn

thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Hoạt động quản trị

kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên.

Quản trị kinh doanh không can thiệp và quản trị toàn bộ một tổ chức, mà chỉ hướng đến thực hiện

các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công

ty, tổ chức. Những hoạt động có liên quan bao gồm xây dựng các quy trình kinh doanh, hệ thống

kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối đá hoá hiệu suất để tạo thêm nguồn thu từ

hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật,

hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai. (Và trong một số trường hợp: đề ra

chiến lược, chiến thuật… để công ty/tổ chức có thể duy trì hoạt động, không bị phá sản).

NGUỜI LÀM TRONG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Để có thể phát triển và làm việc với ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi nguời thực hiện

phải am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến

lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng

được công việc chuyên môn:

- Kỹ năng Xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh

- Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường

- Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh

- Các kỹ năng về marketing, tiếp thị

Những thuận lợi và khó khăn:

Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể

đưa công ty phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp. Công

việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, bạn sẽ phải đối diện với những thất bại vì

không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà

máy của bạn bị trì trệ. Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ

chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.

Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống bạn quan trị

hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và tổ

chức của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.

Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn

trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản, đôi

khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn

sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí

công việc khác phù hợp hơn.

Page 37: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

So sánh:

Quản trị kinh doanh thực hiện quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển

công việc kinh doanh của công ty, tổ chức.

Trong khi quản trị nhân sự hướng tới quản lý nhân sự trong tổ chức. Quản lý sản xuất

hướng tới đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả, xuyên suốt, chất lượng tốt.

Cơ hội việc làm:

Có cơ hội làm việc tại tất cả các đơn vị/công ty trên cả nước (và quốc tế). Hầu hết các tổ

chức đều có hoạt động kinh doanh, và với một lượng lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam, cơ hội

nghề nghiệp là không nhỏ. Với các kiến thức về chuyên môn, cùng các kỹ năng, bạn có thể đảm

nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

16. Ngành Tài chính ngân hàng Theo nhận định của các chuyên gia, cho dù nền kinh tế toàn cầu có suy giảm thì ngành Tài

chính - Ngân hàng vẫn luôn khát nhân lực. Vậy ngành học này là gì, để học tốt thì cần hội tụ

những yếu tố nào?

Đặc điểm của ngành tài chính ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng. Ở rất nhiều nước thì ngành Tài chính - Ngân

hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau.

Ngành học này liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ chính vì vậy nó

có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp mà tuy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng

trường.

Ở Việt Nam thì tuỳ thuộc định hướng của từng trường mà sẽ chọn các chuyên ngành hẹp khác

nhau. Có thể hoạt động theo lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô.

Ở lĩnh vực vĩ mô thì sinh viên ra trường có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài

chính. Nhiệm vụ của người tốt nghiệp ở lĩnh vực này là định hướng các chiến lược chính sách,

chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho Chính Phủ.

Page 38: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Nếu nói ở lĩnh vực này thì ngành Tài chính - Ngân hàng khá quan trọng. Nó liên quan đến hai

hoạt động điều hành chính sách cơ bản đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.

Ở nước ta thì trong thời gian vừa qua việc điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách

tiền tệ và chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy sẽ có rất

nhiều triển vọng cho sinh viên theo học ngành này.

Chúng ta có thể coi lưu chuyển tiền tệ giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ

đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống chứ không phụ thuộc vào hiện tại như khủng hoảng

tài chính thế giới nên triển vọng việc làm không bao giờ hạn hẹp.

Ở lĩnh vực vĩ mô thì chúng ta có ngành liên quan mà nhiều trường đào tạo đó là Tài chính

công.

Về mặt vi mô chúng ta có thể chia ngành Tài chính - Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực khác

nhau. Chuyên ngành quan trọng số 1 là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính -

Ngân hàng ở các trường ĐH trên thế giới đều có chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì

chưa có chuyên ngành Tài chính một cách đúng nghĩa mà thay vào đó là chuyên ngành Tài

chính doanh nghiệp.

Chuyên ngành quan trọng số 2 là chuyên ngành Ngân hàng. Ở Việt Nam thì chúng ta hầu hết

đào tạo chuyên ngành này.

Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên

ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như, chuyên ngành Phân tích tài chính, kinh tế học tài

chính…

(Ảnh minh hoạ)

Sự phù hợp nghề

Ngành Tài chính - Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối

với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến

tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo.

Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân

hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức

đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.

Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến

thức về Tài chính - Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng,

giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ

rất thành công với ngành này.

Nơi đào tạo

Page 39: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Hiện nay ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam so với các nước trên thế giới thì chúng ta

mới bắt đầu hoà nhập. Có thể nói sau năm 2006, với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO

thì lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng mới thực sự nở rộ.

Tôi nói điều đó thế thấy rằng, việc đào tạo sinh viên Tài chính - Ngân hàng có vẻ gì đó chưa bắt

kịp với tính năng động của chuyên ngành này. Vì vậy nguồn nhân lực ngành này của chúng ta

hiện nay rất thiếu hụt. Thiếu hụt ở đây là cả về chất lượng lẫn số lượng.

Do đó tuỳ từng trường sẽ có những định hướng khác nhau dẫn đến việc xây dựng chương

trình đào tạo không giống nhau.

Chẳng hạn như trường ĐH Ngoại thương hiện nay xây dựng chương trình khá tương đồng với

chương trình của Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là Anh.

Tôi không nghĩ việc sinh viên theo học ở trường ĐH top trên hay top dưới là điều quan trọng.

Tuy nhiên nếu sinh viên học ở các trường ĐH top trên sẽ có cơ hội được xô sát, cạnh tranh.

Đồng thời với chương trình đào tạo rất tốt thì các em có thể phát huy tối đa hơn cái khả năng

của mình.

Theo tôi điều quan trọng nhất đối với các em là khi chọn trường. Ở đây chúng ta không chỉ

chọn ngành mà cần phải xem chương trình đào tạo có phù hợp so với các nước đi trước hay

không. Trên cơ sở so sánh như vậy các em sẽ biết được chương trình đào tạo có thực sự phù

hợp với khả năng của mình để sau này có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Nếu đáp ứng được các tố chất để học ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng chương trình đào

tạo không phù hợp hay chưa được thiết kế đầy đủ thì triển vọng nghề nghiệp sau này sẽ hẹp

đi.

17. Ngành Kế toán Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của

ngành này rất rộng lớn. Ngành này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo...

Kế toán là gì?

Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt

động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng,

bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.

Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất

mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn

vị còn bao nhiêu?...

Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:

Page 40: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

- Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.

- Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.

- Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.

Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt

động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định

đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.

Một ngành “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về ngành này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức

đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản

lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.

Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới ngành này như: kế toán trưởng, chứng

từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không

thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.

Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ

thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy

những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang

có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình - “Hội kế toán”

hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.

Chọn ngành này, bạn sẽ làm việc ở đâu?

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của

nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng

500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là

“mênh mông”.

Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:

- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty

TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm...), bạn có thể làm việc ở

các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự

nghiệp, trường học, bệnh viện…

- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp

thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế

hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp

các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.

Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn ngành này đó là công việc ổn định và có

thu nhập tốt.

Page 41: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Để làm ngành kế toán bạn cần những phẩm chất gì?

- Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của

đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.

Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông

tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch

sử bước qua đầu”.

- Cẩn thận: Ngành này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con

số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ

gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử

dụng thông tin.

- Ngoài ra ngành này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích

đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.

Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ

trước khi chọn ngành kế toán.

Rất nhiều trường mở rộng cửa với bạn yêu kế toán.

18. Ngành Thiết kế thời trang Trong xã hội hiện đại, năng động, nghề thiết kế thời trang (fashion design) đang được xem là

một trong những nghề có khả năng phát triển cao.

Trong một xã hội hiện đại, năng động, nghề thiết kế thời trang đang được xem là nghề mới và

có vị trí quan trọng trong ngành thời trang.

Tuy nhiên, nghề thiết kế thời trang được hiểu khá rộng. Người thiết kế thời trang cũng có thể

là người quản lý một đội ngũ thiết kế ở một công ty thời trang thể thao hoặc có thể tự gây

dựng một nhãn hiệu riêng. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích mỹ thuật, thời

trang.

Page 42: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

Theo đánh giá của một chuyên gia ở một lĩnh vực này: Trong thực tế, thời trang VN so với thế

giới vẫn chỉ là con số 0. Ngành thời trang VN không phát triển vì không có "công nghệ về thời

trang" với quy trình đào tạo chuyên nghiệp... Cái người ta nhìn thấy ở thời trang VN hiện nay

chỉ mới là từng cá nhân, chứ không thể gọi là tổng thể được. Tuy nhiên, với xu thế phát triển

hiện nay, ngành thời trang đang có nhiều cơ hội lớn và trông chờ vào một đội ngũ trẻ chuyên

nghiệp đang được đào tạo trong tương lai.

Chọn chiến lược

Có nhiều cách để bắt đầu nghề thiết kế thời trang cũng như có vô số phong cách thiết kế. Nhãn

hiệu Polo của Ralgh Lauren lần đầu tiên xuất hiện trong một bộ sưu tập cà vạt nhỏ bán cho

Bloomingdales. Còn Helmut Lang thì quyết định mở một cửa hàng thời trang khi không tìm

được một áo sơ mi ưng ý. Michael Kors thiết lập một mạng lưới khách hàng qua việc bán quần

áo ở một cửa hàng thời trang ở NYC.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhận thấy nền tảng tốt nhất đối với nghề thiết kế thời trang

là học lấy bằng cử nhân về thời trang ở một trường uy tín. Nhưng trước khi đăng ký vào

trường học thiết kế thời trang, sinh viên nên có một kinh nghiệm thực tế về may mặc. Vẽ cũng

Page 43: THÔNG TIN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT-KINH TẾ NÊN BIẾT · PDF fileTHÔNG TIN CÁC NGÀNH ... các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di ... (chưa có thông

Biên soạn : Nguyễn Thuận nguyenthuanauto.wordpress.com

là một kỹ năng quan trọng đối với nhà tạo mốt - đó chính là cách bạn diễn giải ý tưởng của

mình.

Hầu hết các chương trình đào tạo về thời trang đều kéo dài từ 3 đến 4 năm. Trong thời gian

này, bạn sẽ theo học một số môn học mỹ thuật và học vẽ, thành phần màu và khuôn dạng. Bạn

cũng sẽ học các kỹ thuật cắt, trang trí, dựng kiểu. Một trong những lợi thế của trường dạy thiết

kế là họ làm việc chặt chẽ với ngành thời trang may mặc.

Còn NTK danh tiếng Kiều Việt Liên có lời khuyên: "Ngành thời trang VN có hai dịp biểu diễn

lớn: tuần lễ thời trang Xuân - Hè và tuần lễ thời trang Thu - Đông. Tham gia tuần lễ thời trang

là một yếu tố thúc đẩy, khẳng định mình có cách làm việc chuyên nghiệp và cũng là một cách

làm mới mình".

Tuy nhiên một thiết kế viên của công ty may Việt Tiến cho biết công ty anh đã từng nhận đến

bốn thiết kế viên được đào tạo chuyên ngành đàng hoàng, thậm chí có người từng đỗ thủ khoa

của ngành, nhưng... lại "không sử dụng được". Như vậy vấn đề đặt ra là trường học thôi chưa

đủ, bạn phải học thêm nhiều ở thực tế.

Hiểu việc kinh doanh

Một nhà tạo mẫu không chỉ có óc sáng tạo, bạn cần phải có khả năng kinh doanh nhất định. Lý

do là thời trang cần phải kết hợp nhiều yếu tố, điều quan trọng là phải nhận biết được môi

trường kinh doanh và hiểu các cơ chế đằng sau đó. Rất nhiều các trường dạy về thời trang

hiện nay có xu hướng tăng thêm các môn dạy về kinh doanh trong chương trình đào tạo của

mình.

Sinh viên cần có đủ kiến thức để đàm phán hợp đồng, hoặc chọn lựa đối tác kinh doanh. Có thể

nói rất nhiều các nhà thiết kế thành công hiện nay như Calvin Klein hoặc Tom Ford có thể

tham gia vào mọi khía cạnh của công việc kinh doanh - từ các chiến lược cấp phép đến các

chiến dịch quảng cáo cho các mẫu thời trang mới.