18
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYN THTHU TRANG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUT TRONG TRUYN NGUYN NHẬT ÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016

Page 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU TRANG

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học

Mã số: 60.22.01.20

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu

Hà Nội - 2016

Page 3: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 3

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 4

3. Mục đích nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu ......... 10

4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10

5. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 11

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .............. Error!

Bookmark not defined.

1.1. Khái lược về thời gian, không gian nghệ thuậtError! Bookmark not

defined.

1.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ...... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật ... Error! Bookmark not defined.

1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học

thiếu nhi ...................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ........... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Bức tranh chung của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới .......... Error!

Bookmark not defined.

1.2.3.Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi ...... Error!

Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.

Chương 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN

NHẬT ÁNH ................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Thời gian hiện tại ................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Thời gian hiện tại với những trò chơi thú vịError! Bookmark not

defined.

Page 4: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

2

2.1.2. Thời gian hiện tại với những trải nghiệm sâu sắcError! Bookmark

not defined.

2.2. Thời gian quá khứ ............................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Thời gian quá khứ với những dòng hồi tưởngError! Bookmark

not defined.

2.2.2. Điểm song hành giữa quá khứ và hiện tạiError! Bookmark not

defined.

2.3. Thời gian tương lai của hi vọng và niềm tinError! Bookmark not

defined.

Tiểu kết chương 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.

Chương 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN

NHẬT ÁNH ................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiênError! Bookmark not

defined.

3.1.1. Từ không gian khuôn viên nhỏ gần gũi thân quen .................. Error!

Bookmark not defined.

3.1.2. Đến không gian học đường sống độngError! Bookmark not

defined.

3.1.3. Và một số mô hình không gian thiên nhiên khácError! Bookmark

not defined.

3.2. Không gian tâm tưởng ........................ Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Không gian kí ức hoài niệm ............ Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Không gian miền cổ tích ................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Không gian mơ ước ......................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 12

Page 5: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

3

Page 6: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

1.1.Thi pháp học là một môn khoa học nghiên cứu các hình thức nghệ

thuật của văn học trong tính chỉnh thể, tính quan niệm. Trong những năm gần

đây, hướng nghiên cứu văn học trên cơ sở lí luận thi pháp học đã trở thành xu

hướng phổ biến giúp người đọc đi sâu khám phá cách thức phản ánh hiện

thực, tầm vóc, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, sự sáng tạo của nhà văn

trong cách tổ chức tác phẩm. Ngoài các phạm trù truyền thống như cốt truyện,

kết cấu, điểm nhìn, lời văn, thời gian và không gian nghệ thuật là hai phạm trù

nghiên cứu căn bản của thi pháp học, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa

bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

1.2.Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học của mỗi dân

tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, làm

giàu tâm hồn con người từ thuở ấu thơ, là hành trang không thể thiếu cho các

em. Trong thời đại thế giới phẳng của giao lưu và hội nhập như hiện nay, văn

học thiếu nhi không tránh khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt cả về phương

thức lưu hành lẫn chất lượng nghệ thuật với các tác phẩm văn hóa ngoại nhập.

Nghiên cứu về văn học thiếu nhi, người viết mong muốn đóng góp một phần

vào công cuộc giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua những trang văn

trong sáng, hồn hậu.

Trên văn đàn văn học thiếu nhi hiện nay, Nguyễn Nhật Ánh được coi là

một tác giả tiêu biểu, là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, đạt nhiều giải

thưởng cả trong nước và quốc tế. Được coi là "hoàng tử bé" trong thế giới trẻ

thơ, tác giả đã vượt qua những cuộc "thử lửa" khốc liệt và chinh phục độc giả

nhỏ tuổi. Nguyễn Nhật Ánh có thể xem là nhà văn có bút lực khá mạnh hiện

nay với sức sáng tạo dồi dào. Hầu hết các sáng tác của anh như Mắt biếc,

Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều tạo được dấu ấn trong lòng

Page 7: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

5

công chúng, được tái bản nhiều lần và một số còn được dịch ra tiếng nước

ngoài. Là nhà sư phạm, hoạt động đoàn, nhà báo và viết văn, dường như cuộc

tương ngộ tương phùng giữa tác giả và văn học thiếu nhi là một sự bén duyên

đầy hữu ý. Nhà văn đã gieo hạt trên cánh đồng trẻ thơ, nuôi dưỡng nhiều giá

trị tinh thần quý báu, giúp các em chống lại nguy cơ bị lãnh cảm, bị cằn cỗi

trong tác động của kinh tế thị trường.

Chúng tôi thực sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn

của Nguyễn Nhật Ánh. Những tác phẩm đó cuốn hút chúng tôi vào hành trình

khám phá truyện Nguyễn Nhật Ánh, để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng

nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ sáng trong, từ

những trang văn hóm hỉnh giàu ý nghĩa nhân sinh. Từ hồi ức về một thời đã

xa trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tìm thấy chính mình ở trong đó. Bởi

vậy, người viết yêu thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh một cách tự nhiên

và chân thành. Thực hiện đề tài này cũng là cách thể hiện lòng ngưỡng mộ

của tác giả với nhà văn nguyễn Nhật Ánh – một “hiện tượng” của văn học

thiếu nhi Việt Nam.

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thời gian và không gian

nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một

hướng tiếp cận theo hướng thi pháp về nhà văn vốn có nhiều đóng góp cho

văn học thiếu nhi Việt Nam, cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của tác phẩm

đối với bạn đọc.

2.Lịch sử vấn đề

Với đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn

Nhật Ánh”, khi tiến hành khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi chia

làm hai loại tài liệu:

Những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và

các tác phẩm của ông

Page 8: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

6

Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh phải kể

đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của

Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số

237 (ra ngày 26/12/1996). Theo tác giả bài viết, giá trị độc đáo của truyện

Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn, “nghĩa là

Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự

nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều

họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy” [47, tr.12]. Nhà văn nắm bắt những

nét tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật, thể hiện những bâng khuâng

rung cảm đầu đời. Nguyễn Thị Thanh Xuân rất tinh tế trong sự phát hiện:

“Chắc hẳn rằng dù không đa dạng như ở người lớn, trạng thái tinh thần này

ở lứa tuổi thiếu niên vẫn đòi hỏi được thê hiện ở nhiều cung bậc, sắc thái, mà

Nguyễn Nhật Ánh thì còn tựa quá nhiều vào quá khứ. Qua màn sương hoài

niệm, những mối tình mới chớm đều buồn, dở dang và gắn liền với một nhân

dáng” [47, tr.13].

Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh – người bạn thân mến của độc giả trẻ

đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phẩm của nhà văn xứ

Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới. Nó lôi cuốn thiếu nhi và có sức thuyết phục

người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [28, tr.52]. Tác giả bài viết đã khái

quát giá trị truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Nhỏ nhắn, hóm hỉnh và sâu sắc, trữ

tình; duyên dáng và bất ngờ... truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôn gần gũi như

truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn

hiện đại” [28, tr.52].

Vân Thanh trong Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ đăng

trên Tạp chí Văn học số 6- 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh đã nói được

tiếng nói, đã nghĩ theo cách nghĩ của lứa tuổi thơ” [40, tr.75]. Đó cũng là yêu

Page 9: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

7

cầu trong những sáng tác cho thiếu nhi – điều tưởng như đơn giản nhưng

không dễ thực hiện.

Trong bài viết Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá

trình phát triển của Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn và lấy những ví dụ minh họa

cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả có

nhiều đoạn khái quát, giới thiệu giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện

dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh.

Tác giả Hương Giang đã dành cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ

thơ trong Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân

Thanh và Nguyên An biên soạn và giới thiệu để nói về Nguyễn Nhật Ánh và

một loạt các tác phẩm của ông như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ

ngồi, Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi…Nguyễn Nhật Ánh không chỉ

được đánh giá cao vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đã động

chạm đến mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài trường học và việc học của

trẻ em. Không những thế, qua những trang viết ấy Nguyễn Nhật Ánh còn

đóng vai trò như một người thầy, một nhà giáo dục dạy cho các em những giá

trị Chân - Thiện - Mỹ ở đời. Nguyễn Hương Giang đã đánh giá: “Những cuốn

sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang

vào đời của các em”. “Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâm

hồn anh – một tâm hồn còn trong sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ”. Điều đó,

theo Nguyễn Hương Giang chính là điểm hấp dẫn, là sức lôi cuốn rất riêng

để các em tìm đến với nhà văn [17, tr.23].

Tại Hội thảo khoa học về ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát

triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế do Đại học

Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2009, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh được nhắc tới

trong các bài tham luận như một cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi. Lê

Phương Liên trong Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai đã xác định các

Page 10: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

8

giai đoạn của văn học viết cho thiếu nhi thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế ở

nước ta. Trong giai đoạn từ 1995 – 2005, khi internet phát triển với sự phổ

biến của trò chơi điện tử (game online), sách của nguyễn Nhật Ánh vẫn tạo

sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi: “với tài năng mô tả tâm lí trẻ em và trình

bày đời sống sinh hoạt thiếu nhi học sinh vui tươi, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật

Ánh đã thực sự là nhà văn được trẻ em cả nước đọc nhiều nhất” [22].

Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ

(Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ về

tiểu sử, hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh. Với tình cảm nồng hậu

dành cho bạn văn đồng hương xứ Quảng, tác giả tập sách nhận định: “Với

dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh (Nguyễn Nhật

Ánh – Lê Minh Quốc) đang giữ một vị trí đặc biệt. Khó có người thay thế. Khi

liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng văn học sử có

thể nhớ người này và quên béng người kia. Có thể chọn người này và bỏ sót

người kia. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc

vô tâm” [35; tr. 51].

Cùng với sự khẳng định vị trí nhà văn, Lê Minh Quốc còn giải thích

nguyên nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh”. Đó là nhờ “cách viết phù hợp

với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “Câu văn trong sáng như nó vốn có, như lời ăn

tiếng nói ta tiếp nhận hàng ngày...” [35; 52]. Các tác phẩm kết hợp nhuần

nhuyễn yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trị nhân bản.

Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của

thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước Số 187 - 2013 đã góp thêm một cách

nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệ thuật kể

chuyện. Điều quan trọng là tác giả hòa vào thế giới trẻ thơ, sống cùng với các

em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi. Thái Phan Vàng

Anh cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện

Page 11: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

9

nhưng “Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ

vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật” [2, tr.61].

Bên cạnh đó, phải kể đến các luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh.

Công trình Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ

truyện Kính vạn hoa của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ ngữ văn,

2005, Đại học sư phạm Hà Nội) là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu

nghiên cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả luận văn đi sâu

vào khai thác trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn “thế

giới trẻ thơ”.

Tiếp nối, tác giả Vũ Thị Hương thể hiện niềm say mê nghiên cứu về hiện

tượng nhà văn trẻ thơ qua công trình Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật

Ánh, trong đó đề cập đến các vấn đề nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ

thuật tổ chức cốt truyện, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật.

Ngoài ra, công trình Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của Bùi Thị Thu

Thủy (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2011, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn)

là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm nội dung và

nghệ thuật truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh.

Về hình tượng trẻ em, công trình Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn

Nhật Ánh của Nguyễn Thị Đài Trang (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2013, Đại

học sư phạm Hà Nội 2) đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật trẻ em trong

truyện Nguyễn Nhật Ánh một cách hệ thống cũng như sự sáng tạo của nhà

văn khi xây dựng nhân vật trẻ em.

Ngoài các công trình trên, còn một số công trình nghiên cứu về tác phẩm

Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi khó có thể khảo sát hết. Mỗi sự lựa chọn đề

tài, mỗi hướng nghiên cứu đều có những quan điểm riêng nhưng chưa có công

trình nào nghiên cứu về thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật

Ánh . Ở đây, chúng tôi muốn mở rộng hướng nghiên cứu tiếp cận các tác

Page 12: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

10

phẩm của ông dưới góc độ thi pháp thời gian và không gian nghệ thuật với hi

vọng sẽ bổ sung thêm những nội dung làm toàn vẹn hơn bức tranh nghiên cứu

về nhà văn được mệnh danh là “Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ ” [39,

tr.22].

Những công trình gián tiếp phục vụ cho đề tài

Thành công với các tác phẩm viết cho thiếu nhi, tên tuổi Nguyễn Nhật

Ánh thu hút sự quan tâm khá nhiều của các báo, tạp chí, trang thông tin điện

tử, các cuốn sách về văn học thiếu nhi Việt Nam. Có thể kể một số tác phẩm

như Văn học thiếu nhi Việt Nam- Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư

liệu do Vân Thanh biên soạn và tập hợp (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2001),

Giáo trình văn học thiếu nhi- phần 1 của Lã Thị Bắc Lý (NXB Đại học Sư

phạm, 2006). Gần đây nhất, cuốn Nguyễn Nhật Ánh- Hoàng tử bé của thế giới

tuổi thơ của Lê Minh Quốc (NXB Kim Đồng, 2012) đã nghiên cứu toàn diện

về tiểu sử, con người Nguyễn Nhật Ánh từ khi là anh bồ câu của báo Mực

Tím đến khi trở thành tên tuổi nhà văn thiếu nhi như hiện nay. Ngoài ra, các

bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông xuất hiện nhiều trên

các trang báo Người lao động. Tiền Phong, Tuổi trẻ… và các trang báo điện

tử như vnexpress.net, thanhnien.vn, ringing.vn,…

Bài viết Lý giải sức hút từ các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh của

Nguyễn Ngân trên trang ringring.vn đã phân tích bốn lí do tác phẩm của

Nguyễn Nhật Ánh luôn được bạn đọc đón nhận là: Tình cảm tuổi học trò,

miêu tả thiên nhiên sinh động, giọng văn đa dạng và những đoạn kết xúc

động. Cuối bài tác giả nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn những cách rất

riêng để đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn độc giả, để họ cùng vui, cùng

cười, cùng ngẫm bằng những câu chữ không bao giờ thừa thãi. Và nét hóm

hỉnh, đáng yêu, những bài học nhẹ nhàng, những kỉ niệm chẳng-của-riêng-

ai… sẽ còn khiến cái tên Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục được yêu mến”.

Page 13: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

11

Các bài viết ít nhiều đề cập đến các vấn đề thuộc nội dung, nghệ thuật của

tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đều là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển

khai đề tài nghiên cứu của mình.

3.Mục đích nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Từ lí thuyết thi pháp về thời gian và không gian

nghệ thuật trong tác phẩm văn học, luận văn tập trung nghiên cứu cách tổ

chức các kiểu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện

Nguyễn Nhật Ánh.

-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề: Thời gian và

không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

-Phạm vi nghiên cứu:Trong hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Nhật

Ánh có một tuyển tập đồ sộ gồm hàng trăm tác phẩm viết cho thiếu nhi. Với

hướng nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật cũng như khuôn khổ

luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ đi sâu vào bốn tác phẩm truyện dài: Cô gái đến

từ hôm qua, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

và Ngồi khóc trên cây. Bên cạnh đó, các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật

Ánh và các nhà văn khác viết cho thiếu nhi chúng tôi cũng sử dụng tư liệu để

mở rộng, liên hệ, so sánh.

4.Phương pháp nghiên cứu

Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng kết hợp

các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi

tìm hiểu một cách có hệ thống về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ

thuật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh theo hướng nghiên cứu thi pháp.

- Phương phap phân ti ch – tông hơp : Từ những đặc điểm về thời gian

và không gian nghệ thuật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi sẽ

đi sâu phân tích nhằm làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời phát hiện những điểm

Page 14: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

12

sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh trong quá trình triển khai thời gian và

không gian nghệ thuật.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh, còn khá

nhiều nhà văn viết về văn học thiếu nhi khác nên trong quá trình phân tích

chúng tôi sẽ tiến hành so sánh thời gian và không gian trong truyện Nguyễn

Nhật Ánh với một số nhà văn khác như Nguyễn Ngọc Thuần, Tô Hoài, Võ

Quảng.

- Phương pháp khảo sát- thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi

thống kê các mô hình thời gian và không gian nghệ thuật trong những sáng

tác của Nguyễn Nhật Ánh nhằm cung cấp những số liệu cụ thể khoa học, xác

thực để đi kết luận cuối cùng.

- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử và trường hợp tác giả: Phương pháp

này giúp tìm hiểu về cuộc đời nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và mối quan hệ giữa

cuộc đời và quá trình sáng tác.

5.Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Khái lược về thời gian, không gian nghệ thuật và vị trí

của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi

Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Chương 3: Không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Page 15: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH

1. Edmondo de Amicis (2010), Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn

dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Thái Phan Vàng Anh (2013), Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của

thiếu nhi, Non nước, số 187 (tháng 6), tr.59-64

3. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đảo mộng mơ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đi qua hoa cúc, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Ngôi trường mọi khi, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

8. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Trại hoa vàng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

11. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Bảy bước tới mùa hè, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ

Chí Minh.

12. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ, Hà Nội.

13. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

14. Phạm Thị Bền (2005), Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật

Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn,

Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Page 16: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

14

15. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Ngô Văn Đức (1996), Ngâm khúc quá trình hình thành và phát triển thi

pháp thể loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

17. Nguyễn Hương Giang (2000), “Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ”, Văn

nghệ Quân đội, số 8, tr.106-109.

18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2013), Từ

điển thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Giáo dục.

19. Việt Hà (2006), Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Mãi giữ một tâm hồn trẻ thơ,

Trò chuyện với 100 nhà văn Việt Nam, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM.

20. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề về thi pháp của truyện, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

21. Vũ Thị Hương (2009), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh,

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

22. Lê Thị Hằng (2012), Đặc sắc nghệ thuật viết cho thiếu nhi của Nguyễn

Ngọc Thuần, Luận văn thạc sĩ, ĐH Vinh, Nghệ An.

23. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản

tự sự (Qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995), Nxb Đại

học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận Văn học vấn đề

và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

26. Tô Hoài (1987), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

28. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2005),Tô Hoài về tác gia

tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 17: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

15

29. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc

Hòa, Thành Thế Thái Bình (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

30. Lã Thị Bắc Lý, (2006), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

31. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Luận án

Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và

phong cách, Nxb Văn học Hà Nội, Hà Nội.

34. Phạm Phú Phong (1997), Giáo trình thi pháp và thi pháp truyện ngắn,

Trường ĐH Khoa học Huế, Huế.

35. Lê Minh Quốc (2012), Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới

tuổi thơ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

36. Trần Đình Sử (1993), Mấy vấn đề về thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo

dục- Vụ giáo viên, Hà Nội.

37. Trần Đình Sử (1997), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới Hội nhà

văn Việt Nam, Hà Nội.

38. Trần Đình Sử (2001), Văn học-Chuyên đề lí luận văn học-Một số vấn đề

về thi pháp học, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

39. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

40. Vân Thanh (Biên soạn), (2001), Văn học thiếu nhi Việt Nam: nghiên cứu,

lý luận, phê bình, tiểu luận-tư liệu , tập 1, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

41. Vân Thanh, Nguyên An (Biên soạn), (2002), Bách khoa thư văn học thiếu

nhi Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

Page 18: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16952/1/02050004550.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

16

42. Bùi Thị Thu Thủy (2011), Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn

thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

43. Nguyễn Ngọc Thuần (2012), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nxb Trẻ,

TPHCM.

44. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận Văn học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

TPHCM.

45. Nguyễn Thị Đài Trang (2013), Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật

Ánh, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại học sư phạm

Hà Nội 2, Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Tùng (2011), Văn học thiếu nhi với việc hình thành văn hóa

đọc, Tạp chí văn nghệ quân đội, số 726, tr.34 - tr.35.

47. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1996), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn

xuôi Nguyễn Nhật Ánh, Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 237 (ra

ngày 26/12/1996), tr.12-13, tr.28

TÀI LIỆU THAM KHẢO MẠNG

48. Ngọc Bi (2015), Nguyễn Nhật Ánh “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ

em”, http://thanhnien.vn/van-hoa/nguyen-nhat-anh-nha-van-la-tru-do-

tinh-than-cua-tre-em-522086.html truy cập ngày 22/6/2016.

49. Trần Hoài Dương (2004), Nhà văn Trần Hoài Dương: Cả đời viết cho

thiếu nhi, http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-van-Tran-Hoai-Duong-Ca-doi-

viet-cho-thieu-nhi/40022078/105/ truy cập ngày 22/08/2016.

50. Lê Phương Liên (2009), Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai,

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8368, truy cập ngày

20/06/2016.