3
Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng, Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian. Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo, Tầm đấng hiền từ cứu thế-gian. Khắp trong bá-tánh kề cảnh khổ, Đạo-đức hiền lành kiến Tiên-bang. * Thiên-địa u-minh dĩ đạo tràng, Thập Bát Chư Hầu lụy há khan. Đạo-lý tầm sâu, sâu chẳng cạn, Đời cùng ly-loạn khắp chư bang. * Thương hải tang điền ắt chẳng yên, Thiên Địa diệt gian dĩ thiện riêng. Cơ thâm họa diệt từ đây có, Bộ máy thiên-cơ ắt đảo huyền. TUẤT-HỢI nhị niên giai tiền định, Huờn lai Thượng-cổ mới bình yên. * Điên Này vốn thiệt ở NÚI VÀNG, * Thương đời nói rõ việc lầm than. Khuyên trong lê-thứ mau mau tỉnh, Yên trí nghĩ suy biết đá vàng. * Ý gì Tiên-Trưởng muốn khuyên đời, Mà đời lầm-lạc lắm đời ôi! Đạo-đức nhuốc-nhơ mà sao đặng, Tỉnh giấc mau mau mới kịp thời. Bi-động từ tâm gọi mấy lời, Chúng-sanh Nam Bắc lụy tuôn rơi. KIM-SƠN xem thấy lòng tha thiết, Mà còn nhiều lắm, chúng-sanh ôi! Nam-Việt cúi lòn dài dặm-dặc, Nhưng ấy chẳng qua tại lẽ trời. Đạo-hạnh huyền-cơ khuyên đó kiếm, Chẳng vậy sau nầy khó thảnh-thơi. * Chư vị Bồ Tát dùng thuật ngữ nói mẹo, ví như cụm từ Thập Bát Chư Hầu, để ám chỉ Mười Tám tên giặc nổi loạn khiến lòng người si mê cuồng vọng hành động tàn ác vô cùng. Mười Tám tên giặc đó là: Lục Căn, Lục Thức Lục Trần. Thắng giặc ngoài sa trường dễ, nhưng thắng được giặc {ma} trong lòng rất khó. Khi giặc lòng si mê nổi loạn {Thập Bát Chư Hầu} là mầm mống cho Thế Chiến Ba vũ khí nguyên tử hủy diệt loài người. Vậy mầm mống Thế Chiến Ba khởi từ lúc nào? Xin thưa là từ năm 1972 khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông nhằm thắt chặt tình hữu nghị, đặt nền mống cho mối bang giao trao đổi mậu dịch, ngoại giao, chánh trị…Mỹ quá tin tưởng Tàu, vội vàng ào ạt đưa đồng đôla & công nghệ tân tiến qua giúp Tàu; sau 3 thập niên, nước Tàu giàu mạnh phát triển hạm đội, phản bội Mỹ, và thách thức Mỹ, muốn thay thế ngôi vị Mỹ quyền lãnh đạo thế giới. Vì vội vàng nông nổi không kềm chế được Mười Tám tên giặc ấy {Thập Bát Chư Hầu} khiến lòng người si mê nên mới đưa đến Thế Chiến Ba Tận Thế. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cảnh báo bằng hai câu thơ ngụ ngôn thiên cơ: MChâu ơi hỡi MChâu, chi thng Cht để su cho cha! (Sm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Hunh Giáo Chthuyết trên đường khuyến nông tmin Tây vSài Gòn tháng 6 năm Ất Du 1945) Đời Chiến Quốc có người ở nước Sở họ Biện tên Hòa, lên núi KIM SƠN {Núi Vàng} lấy được viên ngọc phác {tức là ngọc còn ẩn trong đá} đem về dâng lên vua Lệ Vương. Vua bảo thợ ngọc xem, thợ xem rồi tâu đó chỉ là đá. Vua khép tội khi quân, chặt chân bên trái của Biện Hòa. Đến đời Võ Vương, Hòa lại đem ngọc phác ấy dâng lên vua lần nữa. Vua Võ Vương cũng bảo thợ ngọc coi, và cũng lại khép Biện Hòa về tội dối gạt vua, và bị chặt nốt chân bên phải. Đến đời Sở Văn Vương, Hòa lại muốn đem ngọc phác dâng lên vua, nhưng vì 2 chân đều đã bị chặt cụt, không thể nào đi được, đành phải ôm ngọc mà khóc ròng rã 3 ngày đêm đến nỗi mắt chảy ra máu! Có người hỏi, thì Biện Hòa đáp không phải vì muốn được vua thưởng mà đem dâng ngọc, nhưng quá đau khổ vì ngọc mà bảo là đá, ngay mà bị khép tội là gian đó thôi! Vua Sở Văn Vương nghe chuyện, bảo thợ ngọc phá viên đá ra xem, thì trong đá có viên ngọc rất quý, ngọc tốt không tì vết. Chừng đó nỗi oan của Biện Hòa mới được giải tỏa.

Thập ChưHầu · 2019-08-06 · Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng, Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian. Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo, Tầm đấng hiền

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thập ChưHầu · 2019-08-06 · Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng, Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian. Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo, Tầm đấng hiền

Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng,

Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian.

Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo,

Tầm đấng hiền từ cứu thế-gian.

Khắp trong bá-tánh kề cảnh khổ,

Đạo-đức hiền lành kiến Tiên-bang.

* Thiên-địa u-minh dĩ đạo tràng,

Thập Bát Chư Hầu lụy há khan.

Đạo-lý tầm sâu, sâu chẳng cạn,

Đời cùng ly-loạn khắp chư bang.

* Thương hải tang điền ắt chẳng yên,

Thiên Địa diệt gian dĩ thiện riêng.

Cơ thâm họa diệt từ đây có,

Bộ máy thiên-cơ ắt đảo huyền.

TUẤT-HỢI nhị niên giai tiền định,

Huờn lai Thượng-cổ mới bình yên.

* Điên Này vốn thiệt ở NÚI VÀNG, *

Thương đời nói rõ việc lầm than.

Khuyên trong lê-thứ mau mau tỉnh,

Yên trí nghĩ suy biết đá vàng.

* Ý gì Tiên-Trưởng muốn khuyên đời,

Mà đời lầm-lạc lắm đời ôi!

Đạo-đức nhuốc-nhơ mà sao đặng,

Tỉnh giấc mau mau mới kịp thời.

Bi-động từ tâm gọi mấy lời,

Chúng-sanh Nam Bắc lụy tuôn rơi.

KIM-SƠN xem thấy lòng tha thiết,

Mà còn nhiều lắm, chúng-sanh ôi!

Nam-Việt cúi lòn dài dặm-dặc,

Nhưng ấy chẳng qua tại lẽ trời.

Đạo-hạnh huyền-cơ khuyên đó kiếm,

Chẳng vậy sau nầy khó thảnh-thơi.

*

Chư vị Bồ Tát dùng thuật ngữ nói mẹo, ví như cụm từ

Thập Bát Chư Hầu, để ám chỉ Mười Tám tên giặc nổi loạn khiến lòng người si mê cuồng vọng hành động tàn ác vô cùng. Mười Tám tên giặc đó là: Lục Căn, Lục Thức và Lục Trần. Thắng giặc ngoài sa trường dễ, nhưng thắng được giặc {ma} trong lòng rất khó. Khi giặc lòng si mê nổi loạn {Thập Bát Chư Hầu} là mầm mống cho Thế Chiến Ba vũ khí nguyên tử hủy diệt loài người. Vậy mầm mống Thế Chiến Ba khởi từ lúc nào? Xin thưa là từ năm 1972 khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông nhằm thắt chặt tình hữu nghị, đặt nền mống cho mối bang giao trao đổi mậu dịch, ngoại giao, chánh trị…Mỹ quá tin tưởng Tàu, vội vàng ào ạt đưa đồng đôla & công nghệ tân tiến qua giúp Tàu; sau 3 thập niên, nước Tàu giàu mạnh phát triển hạm đội, phản bội Mỹ, và thách thức Mỹ, muốn thay thế ngôi vị Mỹ quyền lãnh đạo thế giới. Vì vội vàng nông nổi không kềm chế được Mười Tám tên giặc ấy {Thập Bát Chư Hầu} khiến lòng người si mê nên mới đưa đến Thế Chiến Ba Tận Thế. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cảnh báo bằng hai câu thơ ngụ ngôn thiên cơ:

Mị Châu ơi hỡi Mị Châu,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha! (Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên

đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Đời Chiến Quốc có người ở nước Sở họ Biện tên Hòa, lên núi

KIM SƠN {Núi Vàng} lấy được viên ngọc phác {tức là ngọc còn ẩn trong đá} đem về dâng lên vua Lệ Vương. Vua bảo thợ ngọc xem, thợ xem rồi tâu đó chỉ là đá. Vua khép tội khi quân, chặt chân bên trái của Biện Hòa. Đến đời Võ Vương, Hòa lại đem ngọc phác ấy dâng lên vua lần nữa. Vua Võ Vương cũng bảo thợ ngọc coi, và cũng lại khép Biện Hòa về tội dối gạt vua, và bị chặt nốt chân bên phải. Đến đời Sở Văn Vương, Hòa lại muốn đem ngọc phác dâng lên vua, nhưng vì 2 chân đều đã bị chặt cụt, không thể nào đi được, đành phải ôm ngọc mà khóc ròng rã 3 ngày đêm đến nỗi mắt chảy ra máu! Có người hỏi, thì Biện Hòa đáp không phải vì muốn được vua thưởng mà đem dâng ngọc, nhưng quá đau khổ vì ngọc mà bảo là đá, ngay mà bị khép tội là gian đó thôi! Vua Sở Văn Vương nghe chuyện, bảo thợ ngọc phá viên đá ra xem, thì trong đá có viên ngọc rất quý, ngọc tốt không tì vết. Chừng đó nỗi oan của Biện Hòa mới được giải tỏa.

Page 2: Thập ChưHầu · 2019-08-06 · Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng, Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian. Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo, Tầm đấng hiền

Cổ ngữ hằng ghi thậm khổ đa,

Tận diệt nhơn-gian trực tiên khoa.

Lão giả hậu quy nhơn ấu giả,

Ly-kỳ thiên định dĩ thiên-la.

*

Tây-Phương trở gót quá xa đàng,

Thương xót Nam-kỳ lại An-giang.

Đoái thấy xóm làng thêm bắt chán,

Yêu đời mê-muội luống bầm gan.

*

Thiên-Trước tòa sen có chỗ ngồi,

Xuống trần chẳng dụng chốn cao ngôi.

Khắp trong Sáu-Tỉnh toàn giả dối,

Xá phướn tăng-sư tạo việc tồi.

Thiên-cơ thế-giới đà biến chuyển,

Từ rày trần-hạ lợi danh trôi.

Tu hành giả dối khuyên khá đổi,

Cúng kiếng trai đàn cũng nên thôi.

{Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa-Hảo, tháng 6 năm Kỷ-Mão 1939.}

Đức Thầy Bần Sĩ Vô Danh xướng.

Đố người có biết quỷ ma, Nó ở hang hố hay là ở đâu?

Đố người biết TA ở đâu, TA không chỉ chỗ tìm hầu mới hay.

Đố trong người mấy sợi dây? Mà để trói buộc thây gầy gớm ghê!

Có xem câu đố đừng chê, TA đố rẻ rề có mắc gì đâu!

Kỳ Vân Cư Sĩ họa.

Trong đời có lắm quỷ ma, Quỷ ma ẩn kín lòng ta gây sầu! Phật Thầy giáng thế chớ đâu,

Tây phương chẳng ở, bể dâu dạn dày. Lục dục THẤT TÌNH là dây,

Mà để trói buộc thây gầy gớm ghê! Câu Thầy đố, nào ai chê,

Thầy đố thơ đề Phật pháp cao sâu! (trích Suy Đời Luận Đạo tr. 38, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1998)

Nhớ thuở ban đầu si mê ấy!

Tình

Yêu

Tan

vỡ

Page 3: Thập ChưHầu · 2019-08-06 · Trần-thế lợi danh giấc mộng tràng, Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian. Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo, Tầm đấng hiền

Phụ lục: Hành trạng Đức Thầy tái sanh

Người chấp tướng không thể nhìn ra hành trạng Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ trở về. Vì họ

nghĩ rằng Thầy trở về với tướng nam oai phong ngồi trên chín bệ cao sang, chớ đâu ngờ Thầy hóa thân Bồ Tát khổ nhục làm thân lươn chui dưới bùn sình để độ chúng sanh như bài Thầy Dặn Dò Bổn Đạo viết năm 1940:

TA Đây dường thể như lươn,

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lấm đầu.

Vì nghịch cảnh, tà ma lộng hành, tùy cơ ứng biến, Thầy thay hình đổi dạng mượn xác Người Thiện Nữ {HẰNG NGA} để dễ tiếp cận người đạo. Trong sấm giảng Thầy dặn:

Ra đi dặn lại ít lời,

Khuyên trong bổn đạo vậy thời ráng nghe.

Dầu ai tài phép bày khoe,

Ham linh ham nghiệm sợ e mang nghèo.

Lựa cho phải cột phải kèo,

Phải vai phải vế mà theo kẻo lầm.

Ngọc kia ẩn dạng khó tầm, *

Chọn nơi chơn chánh khỏi lâm khổ hình.

(Dặn Dò Bổn Đạo, Đức Thầy viết ở Hòa Hảo tháng 2 Canh Thìn 1940, chép theo bản chánh do ông Nguyễn Chí Diệp giữ, Giáo Hội PGHH ấn hành năm 1965)

Câu “Ngọc kia ẩn dạng khó tầm”, ám chỉ Thầy trở về để ra đề thi phá chấp tướng. Thầy trở về ẩn tướng, mượn xác nữ {HẰNG NGA}, viết không rành văn tự. Ví như viên ngọc quý ẩn trong tảng đá thô sơ lấy từ trong núi KIM SƠN {NÚI VÀNG} chỉ có người thợ ngọc tài giỏi mới có thể biết được viên ngọc quý ẩn trong đá. Thầy trở về ẩn trong tướng nữ dốt thuyết pháp, chỉ có người đạo nào thuần thành mới có thể nghe và hiểu được lời vi diệu của Thầy, ví như chỉ có người tri âm như Tử Kỳ mới có thể nghe và thấu hiểu được tiếng đờn Bá Nha.

Đức Cậu Bần Sĩ tự thuật :

Mượn xác giả ngụy trang cứu đạo,

Mượn Nữ Nhân được dạo Ta bà.

Nếu không, bị đắm hải hà,

Làm sao tồn tại dựng nhà Phật Vương

(Quay Về Nguồn Cội tr. 250, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1997)

Sydney, 7-8-2019, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

ĐIÊN Này vốn thiệt ở NÚI VÀNG,

Thương đời nói rõ việc lầm than.

Khuyên trong lê-thứ mau mau tỉnh,

Yên trí nghĩ suy biết đá vàng. {Lộ Chút Cơ Huyền, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa-Hảo, tháng 6 năm Kỷ-Mão 1939.}

ĐIÊN mãi là TA chớ ai điên,

Thiết tha tha thiết kiếm mối giềng.

Điên trong chơn lý cơ bí pháp,

Điên nghèo Điên ngủ chốn mái hiên (Cứu Nguy Tận Thế tr. 15, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1996)

Khen ai cắc cớ bấm trời tây,

Tỉnh giấc HẰNG NGA khéo vẽ mày; Một phiến linh đinh trôi mặt biển, Nửa vừng lửng đửng dán trên mây. Cá ngờ câu thả tơi bời lội, Chim tưởng cung trương sập sận bay; Nên một nên hai còn bé tuổi, Mười lăm mười bảy bốn phương hay. (Vịnh Hằng Nga, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết

Ngày 14-6- Canh Thìn (1940) tại làng Nhơn

Nghĩa)

Đức Thầy viết: “Đạo-lý tầm sâu, sâu chẳng

cạn”. Ngài khuyên bổn đạo hãy tầm sâu những cụm từ: “NÚI VÀNG”, “KIM

SƠN”, “ĐIÊN NÀY”, “TIÊN TRƯỞNG”,

“NGỌC KIA ẨN DẠNG”, “HẰNG

NGA”, “THẬP BÁT CHƯ HẦU”…