78
CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD VIỆT NAM GIAI ĐOẠN II VIET NAM THUẬT NGỮ REDD+ Hà Nội - Tháng 6/2016

THUẬT NGỮ - vietnam-redd.org · nhiên, trong lâm nghiệp, Nghị định thư Kyoto mới chỉ đề cập đến thương mại các-bon theo Cơ chế phát triển sạch

  • Upload
    vunhan

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD VIỆT NAM GIAI ĐOẠN II

VIET NAM

THUẬT NGỮREDD+

Hà Nội - Tháng 6/2016

Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn IISố 14, Phố Thuỵ Khuê, Quận Tây HồHà Nội, Việt NamT +84 4 37 38 65 13F +84 4 37 28 65 14E [email protected]

BẢN QUYỀNBản quyền Cuốn thuật ngữ REDD+ thuộc về Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Không được phép tái bản ấn phẩm này để kinh doanh hoặc vì bất kỳ mục đích nào mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản.

Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn IISố 14, Phố Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ,Hà Nội, Việt NamT +84 4 37 28 65 13F +84 4 37 28 65 14E [email protected]

THUẬT NGỮ REDD+ 3

LỜI TÁC GIẢ

Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng về nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu của Trái Đất1. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn, trở thành một văn bản pháp lý cụ thể hóa các cơ chế giảm phát thải2 nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải nêu tại Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Tuy nhiên, trong lâm nghiệp, Nghị định thư Kyoto mới chỉ đề cập đến thương mại các-bon theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng, không bao gồm các quy định liên quan đến mất rừng và suy thoái rừng.Trong giai đoạn 1997 – 2001, tình trạng mất rừng và suy thoái rừng gia tăng khá mạnh ở các nước có nhiều rừng. Điều này đòi hỏi các quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Tại Cuộc họp lần thứ 11 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP11) tại Montreal (Canada) năm 2005, Liên minh các Quốc gia rừng mưa đã đề xuất sáng kiến Giảm phát thải từ mất rừng (RED).Tuy nhiên, suy thoái rừng vẫn là vấn đề nghiêm trọng, làm phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Do đó, tại COP13 ở Bali (Indonesia) năm 2007, sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) và Lộ trình Bali được thông qua. Cùng với hai hoạt động giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, ba hoạt động khác liên quan tới hấp thụ các-bon là tăng cường trữ lượng các-bon rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng cũng được xem xét tại COP13 và cả năm hoạt động này được viết tắt là REDD+. Năm 2010, tại COP16 ở Cancun (Mexico), REDD+ chính thức được thông qua, bao gồm năm (05) hoạt động: i) Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; ii) Giảm phát thải thông qua nỗ lực giảm suy thoái rừng; iii) Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng; iv) Quản lý bền vững tài nguyên rừng; và v) Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

1 Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

2 Gồm 3 cơ chế thực hiện: i) Đồng thực hiện (JP), ii) Thương mại phát thải (ET), và iii) Cơ chế phát triển sạch (CDM)

4 THUẬT NGỮ REDD+

Chương trình UN-REDD đang hỗ trợ hơn 60 nước đối tác tại Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê thông qua Chương trình UN-REDD quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác. Tại Châu Á - Thái Bình Dương, có 10 nước nhận hỗ trợ từ Chương trình UN-REDD thông qua Chương trình UN-REDD quốc gia gồm: Bangladesh, Cambodia, Indonesia, Mông Cổ, Philippines, Papua New Guinea, Đảo Solomon, Srilanka, Myanmar và Việt Nam. Ngoài ra, Chương trình UN-REDD cũng hỗ trợ thực hiện một số hoạt động REDD+ cho các quốc gia như Malaysia, Nepal và Pakistan.

Bối cảnh rừng và quản lý rừng tại Việt NamTheo con số thống kê, trong giai đoạn 1943–1990, tỉ lệ che phủ rừng của Việt Nam giảm mạnh từ 43% năm 1943 xuống còn 28% năm 1990. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể nhằm tăng độ che phủ rừng và đến nay tỉ lệ che phủ rừng đã đạt trên 40%. Kết quả này chủ yếu là do công tác phục hồi rừng và trồng rừng mới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ động khuyến khích công tác bảo tồn và bảo vệ tài nguyên rừng cũng như giảm tình trạng suy thoái rừng thông qua việc nâng cao năng lực thể chế và áp dụng các phương pháp quản lý rừng bền vững.Ở Việt Nam, các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng thay đổi trong suốt quá trình lịch sử gần đây. Trong giai đoạn 1943–1990, nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh, nhu cầu xây dựng và phục hồi, phát triển kinh tế của đất nước sau chiến tranh. Mặc dù suốt gần 30 năm qua, Việt Nam đã quan tâm đầu tư thực hiện những chương trình lâm nghiệp quốc gia lớn và có những kết quả đáng ghi nhận, việc mất rừng cục bộ và suy thoái rừng vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng gồm: a) Chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm); b) Khai thác gỗ không bền vững (nhất là khai thác gỗ bất hợp pháp); c) Phát triển kết cấu hạ tầng, và d) Cháy rừng.Trong những năm qua, vai trò quan trọng của rừng và lâm nghiệp trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu. Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia thực hiện sáng kiến REDD+ và đã có những bước đi nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+. Với những thành công mới trong tiến trình đàm phán quốc tế gần đây, REDD+ đã trở thành một yếu tố quan trọng hỗ trợ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ ở cấp toàn cầu, cấp khu vực mà còn ở cấp quốc gia, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời giúp đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành.

THUẬT NGỮ REDD+ 5

Từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu triển khai thực hiện REDD+ với cách tiếp cận từng bước để chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+, bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực và triển khai thí điểm REDD+. Là một sáng kiến quốc tế nên việc thực hiện REDD+ đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của UNFCCC.Đối với tất cả các quốc gia tham gia UNFCCC, REDD+ hiện vẫn là một vấn đề tương đối mới và đang trong quá trình phát triển. Nhiều thuật ngữ mới liên quan đến REDD+ liên tục xuất hiện và việc hiểu và áp dụng các thuật ngữ này một cách nhất quán, khoa học và dễ hiểu trong bối cảnh của quốc gia, trong đó có Việt Nam là một yêu cầu thực tiễn.Để thống nhất về nội hàm của các thuật ngữ liên quan tới REDD+ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các hoạt động REDD+ ở các cấp, Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II đã xây dựng Cuốn thuật ngữ REDD+. Trong quá trình soạn thảo, chương trình đã tham vấn nhiều cơ quan, chuyên gia có liên quan, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tham khảo các nguồn thông tin trong nước và quốc tế chính thức nhằm chọn lựa và đưa ra những thuật ngữ phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam.Mặc dù Nhóm tác giả đã có nhiều nỗ lực trong việc soạn thảo Cuốn thuật ngữ REDD+ nhưng do đây là vấn đề mới và còn có những cách hiểu khác nhau nên vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi trân trọng đề nghị quý độc giả tiếp tục hỗ trợ cập nhật các thuật ngữ mới đồng thời đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện hơn nữa Cuốn thuật ngữ REDD+ cho những lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II – P041, Nhà P, Số 14, Phố Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội hoặc qua địa chỉ thư điện tử [email protected]. Nhóm tác giả

6 THUẬT NGỮ REDD+

LỜI CẢM ƠN

Cuốn thuật ngữ REDD+ sẽ không thể được hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ và đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức và các nhà tài trợ.Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Na Uy – nhà tài trợ của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II – và Chương trình UN-REDD của Liên Hợp Quốc cho những sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính đối với việc xây dựng cuốn thuật ngữ này.Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Tiến sĩ Phạm Minh Thoa (Cố vấn kỹ thuật Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II) về việc khởi thảo, chọn lọc, biên dịch, biên tập các thuật ngữ cũng như các định hướng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cuốn thuật ngữ.Cuốn thuật ngữ này của chúng tôi cũng nhận được những đóng góp quý báu của Tiến sĩ Phạm Mạnh Cường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Tiến sĩ Nguyễn Đình Hùng (Viện Điều tra, Quy hoạch rừng), Tiến sĩ Vũ Tấn Phương (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Văn Khoa (Trường Đại học Lâm nghiệp), ông Lê Ngọc Tuấn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), bà Vũ Thị Hiền (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao), Tiến sĩ Phạm Quốc Hùng (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), Tiến sĩ Tim Boyle (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) và Tiến sĩ Thomas Enters (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc).Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước đã có những đóng góp đáng quý cũng như hỗ trợ chúng tôi hoàn thành cuốn thuật ngữ này.

THUẬT NGỮ REDD+ 7

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

“Miễn trừ trách nhiệm” là các điều kiện, điều khoản và quy định công bố dưới đây về từ chối trách nhiệm của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đối với bất cứ tổ chức, nhóm, cá nhân nào sử dụng, dẫn chiếu, trích dẫn, tham khảo đến các nội dung của Cuốn thuật ngữ REDD+ này. Tất cả độc giả của Cuốn thuật ngữ được mặc nhiên là đã đọc kỹ và hiểu rõ những điều kiện, điều khoản này và chấp thuận tất cả quy định một cách tự nguyện.Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II (sau đây gọi là “Chương trình”) không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với các tổ chức, nhóm, cá nhân tái bản và phát hành Cuốn Thuật ngữ REDD+.Chương trình không chịu trách nhiệm pháp lý nếu các tổ chức, nhóm, cá nhân sử dụng, sao chép, chỉnh sửa, diễn dịch, diễn đạt sai, gửi đi hoặc phát hành các thông tin trong Cuốn thuật ngữ REDD+ này.Tổ chức, nhóm, cá nhân từ bỏ mọi quyền khiếu nại, khởi kiện, yêu cầu Chương trình can thiệp, giải quyết bất cứ vấn đề gì liên quan đến các nội dung đã tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trên đây.

8 THUẬT NGỮ REDD+

DANH MỤC THUẬT NGỮ

Abatement Giảm nhẹGiảm mức độ hay cường độ phát thải khí nhà kính.

Aboveground biomass Sinh khối trên mặt đấtTất cả sinh khối của thảm thực vật (thực vật thân gỗ và thân thảo) sống trên mặt đất – bao gồm thân, gốc, cành, vỏ, hạt và lá.

Activity data (AD) Số liệu hoạt độngCác số liệu về các phạm vi và hoạt động của con người gây ra phát thải hoặc loại bỏ phát thải trong một khoảng thời gian nhất định trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp. Số liệu hoạt động bao gồm số liệu về diện tích các loại hình sử dụng đất, các hệ thống canh tác, sử dụng phân bón…Đối với REDD+, số liệu hoạt động chủ yếu bao gồm số liệu về diện tích các trạng thái rừng và các loại hình sử dụng đất khác được sử dụng để theo dõi, đánh giá kết quả giảm phát thải khí nhà kính đạt được. Việc lựa chọn số liệu hoạt động phụ thuộc vào yêu cầu về khả năng thu thập số liệu và tính toán hệ số phát thải, mức độ chi tiết và chính xác của số liệu.

Activity-shifting leakage Sự rò rỉ các-bonKết quả của sự can thiệp nhằm giảm phát thải ở một khu vực địa lý này (cấp địa phương hoặc quốc gia) lại dẫn đến làm gia tăng phát thải ở một khu vực địa lý khác. Ví dụ, hạn chế xâm lấn đất rừng để sản xuất nông nghiệp ở vùng này lại dẫn đến chuyển đổi, phá rừng để sản xuất nông nghiệp ở vùng khác (hay còn gọi là dịch chuyển phát thải).

Ad hoc Working Group on the Durban Platform for enhanced action (ADP) Nhóm công tác (không chính thức) về diễn đàn Durban cho hành động tăng cường (ADP)Nhóm công tác thuộc UNFCCC được thành lập tại COP17 ở Durban năm 2011 để xây dựng Nghị định thư hoặc văn bản có tính ràng buộc về pháp lý hoặc các kết quả được thống nhất mang tính ràng buộc về pháp lý trong khuôn khổ UNFCCC, áp dụng cho tất cả các bên tham gia. Nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2015 sau khi hoàn tất việc xây dựng Nghị định thư hoặc văn bản có tính ràng buộc về pháp lý hoặc các kết quả được thống nhất mang tính ràng buộc về pháp lý để trình phê chuẩn tại COP21, có hiệu lực thi hành từ sau năm 2020.

THUẬT NGỮ REDD+ 9

Adaptation Thích ứngSự điều chỉnh của tự nhiên và con người để phù hợp với các tác động của biến đổi khí hậu, có thể làm giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu hoặc tìm và tận dụng những tác động có thể có lợi từ biến đổi khí hậu. Một số loại hình thích ứng có thể được phân loại như: thích ứng trước, tự thích ứng, thích ứng có kế hoạch.

Adaptation assessment Đánh giá thích ứngCác giải pháp xác định được các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu và đánh giá các hành động thích ứng dựa trên các tiêu chí như mức độ sẵn có, tính khả thi, lợi ích, chi phí, hiệu quả, hiệu suất.

Adaptation benefits Lợi ích thích ứngCác lợi ích thu được hoặc các thiệt hại có thể tránh được khi thực hiện các giải pháp thích ứng.

Adaptation capacity Năng lực thích ứngTổng thể năng lực, nguồn lực, thể chế, tổ chức của một quốc gia hoặc khu vực để thực hiện hiệu quả các giải pháp thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Adaptation committee (AC) Ủy ban thích ứngTổ chức được thành lập theo Khung thích ứng Cancun để thúc đẩy việc thưc hiện các hoạt động thích ứng phù hợp với UNFCCC thông qua các chức năng sau đây:

1. Hỗ trợ kỹ thuật và đưa ra các hướng dẫn cho các bên tham gia UNFCCC.

2. Chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, bài học và cách làm tốt.

3. Tăng cường sự phối hợp và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức và mạng lưới trong nước, khu vực và quốc tế.

4. Cung cấp thông tin và đưa ra khuyến nghị, đúc rút kinh nghiệm về các hoạt động thích ứng để COP xem xét khi đưa ra các hướng dẫn về phương thức khuyến khích thực hiện các hoạt động thích ứng bao gồm tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực.

5. Xem xét và đánh giá các thông tin của các bên tham gia UNFCCC về việc giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng và các nguồn hỗ trợ nhận được.

Adaptation costs Chi phí thích ứngChi phí lập kế hoạch, chuẩn bị, hỗ trợ và thực hiện các giải pháp thích ứng, bao gồm cả chi phí trung gian.

Adaptation fund Quỹ thích ứngĐược thành lập để cung cấp tài chính cho các chương trình, dự án thích ứng cụ thể ở các nước đang phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và các nước tham gia Nghị định thư Kyoto. Quỹ có kinh phí trích từ các hoạt động của Cơ chế phát triển sạch (CDM) và các nguồn khác, và do Ban Điều hành Quỹ thích ứng vận hành.

10 THUẬT NGỮ REDD+

Adaptation management Quản lý thích ứngQuá trình trong đó các chính sách và hoạt động có thể được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong tương lai nhằm mang lại kết quả quản lý tốt hơn.

Additionality Tính bổ sung Lượng phát thải được giảm thêm từ các nguồn phát thải hoặc lượng hấp thụ được tăng thêm của các bể hấp thụ so với mức phát thải cơ sở (Mức phát thải cơ sở là mức phát thải khi không thực hiện các hoạt động dự án theo Cơ chế đồng thực hiện (JI) hoặc Cơ chế phát triển sạch (CDM) quy định tại Nghị định thư Kyoto). Theo quy định của Nghị định thư Kyoto và tiêu chuẩn thị trường các-bon, tín chỉ các-bon chỉ được cấp cho các hoạt động giảm thêm lượng phát thải so với mức đã có (do các hoạt động khác mang lại), thường là so với mức phát thải cơ sở hoặc đường phát thải cơ sở. Định nghĩa này có thể được mở rộng sang cho các lĩnh vực tài chính, đầu tư, công nghệ và môi trường.

Addressing safeguards Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toànĐảm bảo hệ thống chính sách pháp luật thể chế được xây dựng, thành lập nhằm quản lý các lợi ích và rủi ro tiềm năng liên quan đến các hoạt động REDD+, thông qua đó tạo điều kiện cho việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun phù hợp với bối cảnh và mục tiêu quốc gia.

Afforestation Trồng rừng mới Là hoạt động của con người để trồng rừng hay xúc tiến tái sinh tự nhiên trên diện tích đất ít nhất 50 năm trước đó chưa có rừng

Agroforestry Nông lâm kết hợpLoại hình sử dụng đất bao gồm duy trì có chủ ý các hoạt động sản xuất nông nghiệp (cây ngắn ngày, dài ngày, chăn nuôi…) kết hợp với trồng hoặc bảo tồn cây rừng.

Allocation Phân bổ quyền phát thảiViệc phân bổ quyền hoặc hạn ngạch phát thải giữa các bên phát thải khí nhà kính để thiết lập thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải. Việc phân bổ quyền hoặc hạn ngạch phát thải có thể được thực hiện trên cơ sở lượng phát thải trong quá khứ hoặc thông qua đấu giá quyền phát thải.

Allometry Tương quan sinh trưởngMối tương quan giữa kích thước và hình dạng của một cơ thể sinh vật. Trong lâm nghiệp, đó là mối tương quan giữa đường kính, độ cao, độ lớn của tán lá và sinh khối/trữ lượng của cây.

Allowance Hạn ngạch phát thảiQuyền được phát thải một lượng khí nhà kính nhất định (tính bằng tấn CO2 tương đương).

THUẬT NGỮ REDD+ 11

Ancillary benefits / impacts Các lợi ích / Tác động đi kèmCác chính sách hướng tới một số mục tiêu như giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, có thể đi kèm với các tác động phụ tích cực, như tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm phát thải vào khí quyển do hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cải tiến giao thông, cải tiến canh tác nông nghiệp và sử dụng đất, tạo việc làm và đảm bảo an ninh năng lượng.Các chính sách hướng tới việc giảm ô nhiễm cũng có thể cân nhắc tới các lợi ích đi kèm với giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các tác động đi kèm cũng có thể là tác động tiêu cực.

Annex B parties (or countries) Các nước thuộc Phụ lục BCác nước có nghĩa vụ cung cấp tài chính và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Phụ lục B có 24 thành viên ban đầu của OECD và EU.

Annex I parties (or countries) Các nước thuộc Phụ lục IBao gồm các nước công nghiệp phát triển là thành viên của OECD và 14 nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi (như Croatia, Liechtenstein, Monaco, Slovenia, CH Czech và Slovakia).Theo nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, các nước thuộc Phụ lục I phải có cam kết ban hành chính sách và báo cáo ở mức cao hơn và phần lớn đều có cam kết giảm phát thải khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto. Các nước công nghiệp phát triển cam kết năm 2000

giảm mức phát thải khí nhà kính tới bằng mức của năm 1990, theo Điều 4.2 (a) và (b). Các nước này cũng thống nhất đạt mục tiêu giảm phát thải cho giai đoạn 2008-2012 theo Điều 3 và Phụ lục B của Nghị định thư Kyoto.

Annex II countries Các nước thuộc Phụ lục IIBao gồm tất cả các nước thành viên của OECD. Tại Điều 4.2 (g) của UNFCCC, tất cả các nước này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để thực hiện các nghĩa vụ của họ, như xây dựng Thông báo quốc gia về kiểm kê khí nhà kính. Các nước thuộc Phụ lục II cũng được đề nghị chuyển giao các công nghệ thân thiện môi trường cho các nước đang phát triển.

Anthropogenic emission Phát thải do con người gây ra Phát thải khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng, làm mất rừng, làm suy thoái rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất. Các hoạt động này đều gây ra phát thải khí nhà kính.

Anticipatory adaptation Thích ứng trướcThích ứng trước khi tác động của biến đổi khí hậu xảy ra. Còn được gọi là thích ứng chủ động.

Assigned amount unit (AAU) Đơn vị phát thải được phân bổ Đơn vị phát thải được phân bổ (AAU) của một nước thuộc Phụ lục I được tính dựa trên lượng phát thải hàng

12 THUẬT NGỮ REDD+

năm và chỉ tiêu giảm phát thải của nước đó. Các nước thuộc Phụ lục I có thể bán AAU thông qua hệ thống buôn bán khí thải theo Cơ chế được xác định trong Nghị định thư Kyoto.

Assisted natural regeneration Xúc tiến tái sinh tự nhiên Các hoạt động quản lý nhằm tăng cường quá trình cải tạo rừng một cách tự nhiên, tập trung vào việc thúc đẩy tái tạo rừng và phát triển tự nhiên cây bản địa, đồng thời phòng tránh các tác động có thể làm hại tới cây rừng.

Autonomous adaptation Tự thích ứngCòn được gọi là thích ứng tự nhiên. Thích ứng tự phát để phù hợp với những thay đổi của môi trường sinh thái tự nhiên, của điều kiện sống và theo sự biến động của thị trường.

Avoided deforestation Tránh được phá rừngDiện tích rừng nhất định tránh được nguy cơ bị phá do thay đổi chính sách, tài chính, hành động, mục tiêu…

Avoiding planned deforestation Tránh được phá rừng đã có trong kế hoạchDiện tích rừng đã được lên kế hoạch chặt trắng để chuyển sang mục đích sử dụng khác tránh được nguy cơ bị phá. Việc dừng các hoạt động phá rừng ở đất có rừng (đã được chính thức lập kế hoạch) để chuyển sang các mục đích sử dụng khác sẽ giúp giảm phát thải. Hoạt động này có thể tiến hành ở tất cả các diện tích có

rừng, từ rừng bị suy thoái đến rừng thành thục. Các dự án thuộc loại này phải đưa ra bằng chứng là diện tích rừng của địa bàn dự án trước đó đã được lập kế hoạch để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

Avoiding unplanned frontier deforestation and degradation Tránh mất rừng và suy thoái rừng không có trong kế hoạch ở vùng giáp ranh Giảm phát thải do dừng các hoạt động làm mất rừng hay suy thoái rừng ở khu vực giáp ranh (giữa các địa phương/quốc gia) đã từng có nguy cơ bị phá hay suy thoái do các tác động không lường trước, do khả năng tiếp cận vào rừng được cải thiện, thường là do xây dựng đường.

Avoiding unplanned mosaic deforestation and degradation Tránh mất rừng và suy thoái rừng cục bộ không theo kế hoạchGiảm phát thải khí nhà kính do dừng các hoạt động làm mất rừng hay suy thoái cục bộ đối với các khu rừng (cả rừng thành thục lẫn rừng tái sinh) đã từng có nguy cơ bị phá hay suy thoái do áp lực dân số, cách thức sử dụng đất không hợp lý.

Bali Action Plan Kế hoạch hành động BaliĐược các Bên tham gia UNFCCC thông qua tại COP13 năm 2007 ở Bali, Indonesia. Kế hoạch này được đề cập trong Quyết định 1/CP.13 là khung đàm phán quốc tế về “…quá trình toàn diện nhằm thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả và bền vững UNFCCC thông qua các hành động

THUẬT NGỮ REDD+ 13

hợp tác lâu dài cho đến năm 2012 và sau đó”. Kế hoạch này bao gồm các điều khoản về “tiếp cận chính sách và khuyến khích tích cực cho các vấn đề liên quan đến giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển; vai trò của bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng ở các nước đang phát triển”.

Bali Roadmap Lộ trình BaliĐược thông qua tại COP13 ở Bali, Indonesia năm 2007. Đây là một bộ các quyết định về các hành động cần triển khai thông qua các kênh đàm phán cần thiết để có được một tương lai an toàn về khí hậu. Lộ trình Bali bao gồm Kế hoạch hành động Bali, vạch ra lộ trình cho tiến trình đàm phán mới về ứng phó với biến đổi khí hậu, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2009. Lộ trình này cũng bao gồm các phiên đàm phán của AWG-KP, hoạt động khởi động Quỹ thích ứng, xem xét nội dung của Điều 9 Nghị định thư Kyoto và các quyết định về chuyển giao công nghệ và về giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng.

Baseline scenario Kịch bản cơ sởĐể đo đạc được lượng khí nhà kính tăng hay giảm, cần có lượng khí nhà kính phát thải đã biết trước đó (thường đi liền với thời điểm hoặc năm cụ thể) để so sánh với lượng phát thải sau một khoảng thời gian nhất định. Kịch bản cơ sở hay đường cơ sở là mức phát thải khi không thực hiện các hoạt động giảm phát thải. Đối với REDD+, các phương án

chủ yếu gồm đường cơ sở lịch sử (mức phát thải bình quân của một giai đoạn trong quá khứ), đường cơ sở được mô hình hóa (mô hình không gian – như mô hình sử dụng đất; mô hình phi không gian – mô hình quá trình như mô hình kinh tế), và đường cơ sở thỏa thuận.

Basic wood density Khối lượng thể tích gỗ cơ bảnKhối lượng khô tuyệt đối của gỗ trên một đơn vị thể tích gỗ tươi (thường tính bằng tấn/m3 hoặc gram/cm3)

Basket of gases Các loại khí nhà kínhGồm 6 loại khí nhà kính được nêu trong Phụ lục A của Nghị định thư Kyoto, đó là CO2, CH4, N2O, HFC, PFCs và SF6

Belowground biomass Sinh khối dưới mặt đấtSinh khối của tất cả rễ tươi của cây, có đường kính lớn hơn 2mm.

Benefit distribution mechanism Cơ chế chia sẻ lợi íchHệ thống các nguyên tắc, mô hình và quy trình được xây dựng và áp dụng để chia sẻ lợi ích từ các hoạt động của dự án, bao gồm cả nguồn kinh phí dự án, giữa các bên tham gia, trực tiếp và gián tiếp.

Biennial update report (BUR) Báo cáo cập nhật hai năm một lầnMột phần Thông báo quốc gia của các bên không thuộc Phụ lục I trình UNFCCC gồm các thông tin được chọn lọc và cập nhật ở cấp quốc gia.

14 THUẬT NGỮ REDD+

Biodiversity Đa dạng sinh họcTổng hợp sự đa dạng của tất cả sinh vật và hệ sinh thái ở các quy mô khác nhau (từ gen đến toàn bộ quần xã sinh vật).

Biomass Sinh khốiTổng khối lượng tất cả các sinh vật sống trên một diện tích, thể tích nhất định; nguyên liệu từ cây chết cũng có thể được tính là sinh khối chết.

Biomass conversion and expansion factor (BCEF) Hệ số chuyển đổi và mở rộng sinh khốiHệ số được dùng để quy đổi trữ lượng gỗ thương phẩm khai thác, trữ lượng gỗ thương phẩm của một loại rừng và tăng trưởng trữ lượng gỗ hàng năm sang sinh khối trên mặt đất của một loại rừng cụ thể.

Biomass expansion factor (BEF) Hệ số mở rộng sinh khốiHệ số được dùng để quy đổi khối lượng khô của trữ lượng sinh khối, tăng trưởng sinh khối và sinh khối của lượng gỗ, củi khai thác để tính toán các bộ phận sinh khối không thương mại, như gốc, cành nhánh, lá.

Biomass increment Tăng trưởng sinh khốiLượng sinh khối khô tuyệt đối tăng trưởng hàng năm tính trên một đơn vị diện tích (ví dụ tấn/ha/năm)

Biomass removals Lượng sinh khối mất điLượng sinh khối mất đi do khai thác gỗ, củi hoặc thiên tai, dịch bệnh (cháy rừng, sâu bệnh) gây ra trên một diện tích xác định của một loại hình rừng hoặc loại hình sử dụng đất cụ thể.

Biomes Quần xã sinh vậtThành phần chính, rất đặc biệt trong sinh quyển, thường bao gồm nhiều hệ sinh thái (rừng, sông, ao, đầm lầy…) trong một khu vực có điều kiện khí hậu giống nhau. Quần xã sinh vật có đặc trưng là bao gồm cộng đồng các loài thực vật và động vật tiêu biểu.

Biotrade Thương mại sinh họcCác hoạt động sưu tập, sản xuất, biến đổi, thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ từ đa dạng sinh học tự nhiên (nguồn gen, loài và hệ sinh thái) theo các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế

Bubble Bong bóng Thuật ngữ không chính thức đề cập đến quy định trong Nghị định thư Kyoto (Điều 4, đoạn 1) cho phép một nhóm các quốc gia tính tổng mức phát thải và mục tiêu phát thải của nhóm và phối hợp để đạt mục tiêu đó. EU đã áp dụng quy định này thông qua Chương trình trao đổi phát thải.

THUẬT NGỮ REDD+ 15

Buffer Lượng tín chỉ dự trữ Lượng tín chỉ các-bon được dự trữ, không đem ra mua bán trao đổi nhằm bù đắp cho các rủi ro do rò rỉ phát thải hay kết quả giảm phát thải không ổn định lâu dài, được xác định thông qua việc phân tích rủi ro hoặc các quy định trong một tiêu chuẩn cụ thể.

Bundling Nhóm hoạt độngKết hợp một số hoạt động dự án quy mô nhỏ thành một hoạt động, dự án lớn hoặc một danh mục theo CDM để giảm chi phí giao dịch trên một đơn vị giảm phát thải.

Business-as-usual (BAU) scenario Kịch bản thông thườngHiện trạng sử dụng đất và mức phát thải của một diện tích dự án REDD+ nhất định trước khi có các hoạt động can thiệp để giảm phát thải của dự án. Đây được coi là “mốc chuẩn” để đo đạc tác động của dự án REDD+ và cũng được coi là “đường cơ sở”.HoặcKịch bản dự báo (được xây dựng nhằm tính toán) mức phát thải trong tương lai khi không có các hoạt động REDD+.

Cancun Agreements Thoả thuận CancunHệ thống các quyết định quan trọng của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các thách thức lâu dài về biến đổi khí hậu và thúc đẩy thực hiện các hành động cụ thể ở cấp toàn cầu.

Cancun Safeguards Các biện pháp đảm bảo an toàn theo Thoả thuận CancunKhi triển khai các hoạt động REDD+, các biện pháp đảm bảo an toàn sau đây cần được khuyến khích và hỗ trợ:(a) Các hoạt động phải bổ sung hoặc nhất quán với mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước, thoả thuận quốc tế liên quan.(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia phải minh bạch và hiệu quả, phù hợp với luật pháp và chủ quyền quốc gia.(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của người thuộc cộng động địa phương và người dân tộc thiểu số, phù hợp với quy định quốc tế (lưu lý đến Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền của người dân bản địa), bối cảnh và luật pháp quốc gia.(d) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương.(e) Đảm bảo các hoạt động REDD+ nhất quán với mục tiêu bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học và không dẫn tới việc chuyển đổi rừng tự nhiên mà thay vào đó là khuyến khích bảo vệ, bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ sinh thái của chung, nâng cao các lợi ích về môi trường và xã hội(f) Các hoạt động giải quyết nguy cơ không duy trì được kết quả giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng hấp thụ các-bon(g) Các hoạt động giảm nguy cơ dịch chuyển phát thải

16 THUẬT NGỮ REDD+

Cap and trade Giới hạn trần và Trao đổi tín chỉ các-bonHệ thống trao đổi tín chỉ các-bon có sự tham gia của người mua và người bán quyền phát thải, trong đó tổng mức phát thải được hạn chế hay được giới hạn ở mức trần.Nghị định thư Kyoto là một hệ thống giới hạn trần và trao đổi tín chỉ các-bon, trong đó lượng phát thải của các nước thuộc Phụ lục B được giới hạn trần và lượng giảm phát thải vượt quá giới hạn trần được phép trao đổi.

Caps Giới hạn trầnĐược xác định như là mức phát thải chính thức của một quốc gia, một ngành hoặc một tổ chức cụ thể.

Carbon accounting Tính toán và báo cáo các-bonQuá trình mà các cơ quan, tổ chức đo đếm, tính toán và báo cáo về lượng phát thải khí nhà kính, quy đổi ra tấn CO2 tương đương.

Carbon benefits Lợi ích các-bonLượng phát thải tránh được hay giảm được hoặc lượng các-bon được hấp thụ lớn hơn kịch bản thông thường (đường cơ sở), sau khi đã trừ đi lượng dự trữ cho các trường hợp rủi ro như dịch chuyển phát thải, giảm phát thải không ổn định. Thường được đo đạc với đơn vị tấn CO2 tương đương.

Carbon biosequestration Hấp thụ sinh học các-bon Lưu trữ các-bon ở cây cối, thực vật, những loài có thể hấp thụ các-bon từ không khí trong quá trình sinh trưởng, ví dụ như quang hợp thải ra ô xi và giữ lại các-bon.

Carbon carrying capacity (CCC) Năng lực lưu trữ các-bonKhả năng lưu trữ các-bon của một loài thực vật thuộc một hệ sinh thái rừng trong các điều kiện môi trường tiêu biểu và các hệ thống tự nhiên bị tác động, nhưng không bao gồm các tác động do con người gây ra.

Carbon cycle Chu trình các-bonTập hợp các quá trình như quang hợp, hô hấp, phân hủy và trao đổi giữa không khí và đại dương, qua đó các-bon liên tục được vận chuyển thông qua các bể chứa khác nhau như khí quyển, sinh vật sống, đất và đại dương.

Carbon dioxide (CO2) Các-bon dioxit (CO2)Là một loại khí tự nhiên, đồng thời là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy các nguyên liệu hoá thạch và sinh khối, thay đổi mục đích sử dụng đất và các hoạt động công nghiệp.Đây là khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu do con người tạo ra và là tác nhân chính ảnh hưởng đến sự cân bằng bức xạ của Trái Đất. CO2 thường được coi là khí tham chiếu để so sánh với khả năng làm Trái Đất ấm lên của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác.

THUẬT NGỮ REDD+ 17

Vì vậy, tiềm năng làm Trái Đất ấm lên của CO2 là bằng 1.

Carbon dioxide equivalent (CO2e) CO2 tương đươngĐơn vị dùng để so sánh sự phát thải của các loại khí nhà kính dựa vào tiềm năng làm trái đất ấm lên (GWP). CO2e thường được thể hiện như là tấn CO2 tương đương. CO2e của một loại khí nhà kính được tính bằng cách nhân số tấn khí đó với GWP tương ứng. Tấn CO2e = số tấn của 1 loại khí nhà kính * GWP của loại khí đó.Không phải tất cả các loại khí nhà kính đều làm Trái Đất nóng lên như nhau, một số loại khí (như Metan) có tiềm năng làm Trái Đất nóng lên cao hơn CO2 rất nhiều. Để thống nhất cách tính toán và đo đạc, so sánh, tất cả các loại khí nhà kính được quy về CO2 thông qua đơn vị tính chung là tấn CO2 tương đương trên cơ sở “đóng góp” của các loại khí nhà kính vào quá trình nóng lên của Trái Đất.

Carbon footprint Dấu ấn các-bonTổng lượng các khí nhà kính mà một người, một gia đình, một toà nhà, cơ quan… phát thải vào trong khí quyển hàng năm.Dấu ấn các-bon của một người bao gồm sự phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu mà người ấy sử dụng (ví dụ từ nấu ăn, sưởi ấm, chạy xe máy, xe ô tô), từ việc chế biến các thực phẩm, thức ăn, các dịch vụ mà người đó sử dụng (không chỉ trực tiếp ở nhà mà tại các nhà máy).

Carbon fraction Hệ số các-bonTỷ lệ các-bon (thường tính bằng %) trong một khối lượng sinh khối khô tuyệt đối.

Carbon intensity Cường độ các-bonLượng phát thải CO2 tính trên một đơn vị GDP.

Carbon market Thị trường các-bonNơi giao dịch mua bán tín chỉ các-bon. Trong 6 loại khí nhà kính chỉ có CO2 có thể giao dịch mua bán. Hiện chưa có thị trường quốc tế thống nhất nào để giao dịch tín chỉ các-bon. Trên thế giới hiện có nhiều loại thị trường đang hoạt động, được phân loại là thị trường chính thống (regulatory) và thị trường tự nguyện (voluntary) và hai thị trường này có tác động lẫn nhau theo nhiều cách.

Carbon offset Bù đắp các-bonCác tín chỉ được cấp cho một lượng giảm phát thải CO2 thông qua các dự án như năng lượng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch, tái trồng rừng để bù đắp cho hoạt động phát thải, có thể tự nguyện hoặc bắt buộc theo các quy định của các cơ chế trao đổi các-bon hiện hành.Một tín chỉ giảm phát thải có giá trị bằng 01 tấn CO2 tương đương.

18 THUẬT NGỮ REDD+

Carbon pool Bể các-bonHệ thống có khả năng lưu trữ hay phát thải các-bon. Liên quan đến REDD+, có 5 bể các-bon chính, bao gồm: sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, thảm mục, cây chết và các-bon hữu cơ trong đất.

Carbon reservoir Bể lưu trữ các-bonLà nơi lưu trữ các-bon và được phân loại theo mục đích sử dụng. Ví dụ: có thể phân chia rừng ra thành 5 bể chứa các-bon nhỏ, gồm: cây gỗ, cây bụi thảm tươi, thảm mục và cây chết, rễ cây, đất rừng.

Carbon rights Quyền các-bonQuyền quản lý, hưởng lợi từ các bể các-bon, ví dụ như lợi ích từ một khu rừng cụ thể. Trong thị trường giao dịch về giảm phát thải khí nhà kính, quyền các-bon có thể có giá trị về tài chính. Các vấn đề chính liên quan tới quyền các-bon gắn với quyền sở hữu, sử dụng đất và rừng.

Carbon sink Bể hấp thụ các-bonBể chứa hoặc nơi hấp thụ các-bon, trong đó lượng hấp thụ lớn hơn lượng phát thải. Các bể hấp thụ các-bon lớn là rừng và đại dương.

Carbon source Nguồn thải các-bonBể các-bon có thể được coi là nguồn thải các-bon khi lượng các-bon thải ra khí quyển từ bể này lớn hơn lượng các-bon do bể hấp thụ vào. Nguồn

thải các-bon có nghĩa ngược lại với bể hấp thụ các-bon.

Carbon stock Trữ lượng các-bon Lượng các-bon chứa trong một bể các-bon.

Carbon trading or emissions trading Mua bán các-bon hoặc mua bán phát thảiLà cách tiếp cận dựa trên thị trường để đạt được các mục tiêu về môi trường. Thị trường này cho phép các nước giảm phát thải khí nhà kính dưới mức phát thải quy định được sử dụng hoặc trao đổi lượng phát thải vượt quá mức cho phép nhằm bù đắp lượng phát thải từ các nguồn khác ở trong hoặc ngoài quốc gia. Nhìn chung, mua bán các-bon có thể được thực hiện tại các công ty, cấp độ nội địa và quốc tế. Báo cáo Đánh giá lần 2 của IPCC thừa nhận công ước về sử dụng sự cho phép đối với các hệ thống mua bán các-bon nội địa và hạn ngạch đối với các hệ thống quốc tế. Mua bán phát thải được nêu tại Điều 17 của Nghị định thư Kyoto là hệ thống mua bán hạn ngạch phát thải cho phép dựa trên lượng phát thải được phân bổ trên cơ sở tính toán các cam kết về giảm và giới hạn phát thải nêu tại Phụ lục B của Nghị định thư.

Certification Chứng nhậnMột bước trong quá trình cấp chứng chỉ của dự án CDM hay JI (đồng thực hiện) khi các chứng chỉ được cấp dựa trên cơ sở mức giảm phát thải

THUẬT NGỮ REDD+ 19

đã đạt được và được một bên thứ ba có thẩm quyền thẩm tra.

Certified emission reductions (CERs) Giảm phát thải được chứng nhận (CER)Đơn vị đo lượng giảm phát thải khí nhà kính được cấp chứng chỉ theo Điều 12 của Nghị định thư Kyoto về CDM. Một CER tương đương với 1 tấn CO2 tương đương. Trong trồng rừng và tái trồng rừng có hai loại CER: CER tạm thời và CER dài hạn.HoặcThuật ngữ kỹ thuật thể hiện kết quả của các dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Một tín chỉ giảm phát thải (CER) là một đơn vị lượng khí nhà kính (GHG) được cắt giảm và được chứng nhận theo quy định của Điều 12, Nghị định thư Kyoto về Cơ chế phát triển sạch. Một tín chỉ giảm phát thải tương đương với một tấn các-bon. Có hai loại tín chỉ giảm phát thải có thể được cấp cho các dự án CDM trồng rừng và tái trồng rừng: (i) Tín chỉ giảm phát thải tạm thời (temporary certified emission reduction – tCERs); và (ii) Tín chỉ giảm phát thải dài hạn (long-term certified emission reductions - lCERs). Các quốc gia thuộc Phụ lục I có thể sử dụng CER để đóng góp vào chỉ tiêu cam kết giảm khí thải của mình theo Nghị định thư Kyoto.

Clean Development Mechanism (CDM) Cơ chế phát triển sạchCơ chế thuộc Nghị định thư Kyoto cho phép các nước phát triển (thuộc

Phụ lục I) đạt được các mục tiêu giảm phát thải thông qua đầu tư tài chính để thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển (nhóm Không thuộc Phụ lục I) tham gia Nghị định thư Kyoto để thu về các tín chỉ nhằm thực hiện các mục tiêu giảm phát thải của mình.

Climate change Biến đổi khí hậuSự thay đổi về tính chất, đặc trưng của khí hậu (tính theo mức trung bình hay mức chênh lệch) trong một khoảng thời gian dài, thường là hàng thập kỷ hay dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể xảy ra do các quá trình biến động của tự nhiên (như sự thay đổi của chu kỳ mặt trời, núi lửa...) hay do các tác động của con người (như làm thay đổi thành phần khí quyển hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Điều 1 UNFCCC định nghĩa biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra làm ảnh hưởng tới thành phần khí quyển toàn cầu cùng với các thay đổi khí hậu bắt nguồn từ các yếu tố tự nhiên, được quan sát trong một khoảng thời gian dài và có thể so sánh được.

Climate change adaptation Thích ứng với biến đổi khí hậuPhản ứng của cộng đồng và các hệ sinh thái để phù hợp với các điều kiện thay đổi của khí hậu.

Climate change mitigation Giảm nhẹ biến đổi khí hậuHành động ngăn ngừa sự gia tăng khí nhà kính trong khí quyển thông

20 THUẬT NGỮ REDD+

qua giảm lượng phát ra, hoặc làm tăng khả năng dự trữ các-bon trong các bồn chứa các-bon nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và qua đó góp phần chấm dứt sự nóng lên toàn cầu.

Climate model Mô hình khí hậuMô hình khí hậu sử dụng phương pháp định lượng để mô phỏng sự tương tác của khí quyển, đại dương, bề mặt đất, và băng. Các mô hình này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ nghiên cứu các yếu tố động lực của hệ thống khí hậu đến các đối tượng khí hậu trong tương lai. Việc sử dụng các mô hình khí hậu được nói đến nhiều nhất gần đây tập trung vào những biến đổi nhiệt độ từ sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

Climate prediction Dự báo khí hậuThông báo mang tính xác suất về điều kiện khí hậu trong tương lai trong phạm vi thời gian từ mùa cho đến thập kỷ. Dự báo khí hậu dựa trên điều kiện khí hậu đã biết hiện tại và các giả định về các quá trình vật lý để xác định những thay đổi trong tương lai.

Climate projection Mô phỏng khí hậuMô phỏng phản ứng của khí hậu đối với các kịch bản phát thải hay nồng độ khí nhà kính hoặc các kịch bản về bức xạ. Khác với dự báo thời tiết, mô phỏng khí hậu dựa vào kịch bản phát thải, nồng độ khí nhà kính hay bức xạ nhiệt và các giả định. Ví dụ: quá trình

phát triển kinh tế-xã hội và công nghệ có thể diễn ra không như dự kiến và do đó mô phỏng khí hậu chỉ mang tính ước đoán, có thể không chính xác.

Climate service Dịch vụ khí hậuDịch vụ giúp làm giảm hay tránh phát thải khí nhà kính hoặc loại bỏ khí nhà kính trong khí quyển, được đo bằng tấn CO2 tương đương.

Climate system Hệ thống khí hậuGồm 5 thành phần: Khí quyển, thủy quyển, băng quyển, bề mặt trái đất và sinh quyển, và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Hệ thống khí quyển vận động và phát triển theo thời gian, dưới tác động của quá trình vận động nội tại và phụ thuộc vào tác động của các yếu tố bên ngoài như núi lửa phun trào, tia mặt trời và các tác động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển và hình thức sử dụng đất.

Climate variability Dao động khí hậuDao động, biến thiên xung quanh mức trung bình hay các chỉ số thống kê khác (như độ lệch chuẩn, sự xuất hiện của các hiện tượng cực đoan...) về khí hậu ở tất cả các quy mô về không gian, thời gian của các hiện tượng thời tiết cụ thể. Dao động này có thể là do các quá trình nội tại của tự nhiên (dao động bên trong) hoặc do con người gây ra (dao động bên ngoài).

THUẬT NGỮ REDD+ 21

Co-benefits Đồng lợi íchCác lợi ích khác thu được từ REDD+, ngoài giảm phát thải khí nhà kính, còn có các lợi ích khác như giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng cường đa dạng sinh học, cải tiến cách thức quản trị rừng và bảo vệ quyền con người.

Coalition for Rainforest Nations Liên minh các quốc gia rừng mưaSự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia đang phát triển có rừng mưa nhiệt đới nhằm đảm bảo hài hòa công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế. liên minh này hoạt động như một nhóm độc lập trong quá trình đàm phán của UNFCCC.

Commitment period Thời kỳ cam kếtThời kỳ cam kết của cơ chế giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc, trong đó các quốc gia phải cam kết giảm một lượng phát thải nhất định. Thời kỳ cam kết lần thứ nhất của Nghị định thư Kyoto là 2008-2012.

Common approach Cách tiếp cận chungĐược Nhóm công tác của Quỹ đối tác các-bon Lâm nghiệp (FCPF) xây dựng và được Uỷ ban các bên tham gia FCPF phê duyệt tháng 6/2011, làm cơ sở để Ngân hàng thế giới (WB) và các đối tác của FCPF quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng của quá trình chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+, sử dụng các chính sách đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội của WB như một tiêu chuẩn tối thiểu có thể được chấp nhận.

Common reporting format Mẫu báo cáo chungMẫu báo cáo chuẩn về đánh giá phát thải và hấp thụ khí nhà kính hoặc các thông tin liên quan của các Bên thuộc Phụ lục I.

Communities Cộng đồngNhóm người dân địa phương, trong đó có dân tộc thiểu số, những người du cư hoặc các cộng đồng địa phương khác – những người có thu nhập, sinh kế hay được hưởng các giá trị văn hóa cũng như các đóng góp khác để có cuộc sống tốt trên địa bàn của dự án vào thời điểm khởi đầu dự án và/hoặc khi có dự án. Trong trường hợp có nhiều cộng đồng nhỏ với những đặc trưng về tổ chức xã hội, cơ cấu chính trị và sinh kế tương tự nhau thì các cộng đồng ấy được coi là một cộng đồng. Những nhóm người ở xa và ít phụ thuộc vào tài nguyên của địa bàn không được coi là cộng đồng.

Community forest Rừng cộng đồngRừng do cộng đồng người dân địa phương quản lý, thường đi kèm với việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Community groups Các nhóm cộng đồngCác nhóm cộng đồng có chung một nguồn thu nhập, sinh kế và/hoặc các giá trị văn hóa cũng như các đóng góp khác để có cuộc sống tốt trên địa bàn của dự án và các giá trị của họ khác biệt so với các nhóm khác; ví dụ như dân tộc thiểu số, phụ nữ, thanh niên hay các nhóm xã hội, văn hóa,

22 THUẬT NGỮ REDD+

kinh tế khác.Số lượng các nhóm phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của cộng đồng. Dân tộc thiểu số được hiểu là các nhóm có đặc trưng riêng về văn hóa xã hội và thành viên của nhóm sẽ do họ tự xác định.

Compliance Tuân thủKết quả đạt được cam kết về hạn chế mức phát thải hoặc giảm phát thải nhất định theo Nghị định thư Kyoto của một quốc gia/bên tham gia Nghị định thư.

Compliance (regulatory) market Thị trường chính thức (bắt buộc)Thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon nhằm giúp các bên đạt được các chỉ tiêu về phát thải nhất định theo cơ chế bắt buộc.

Compliance committee Ủy ban tuân thủỦy ban giúp hỗ trợ, thúc đẩy và tăng cường việc tuân thủ các nội dung trong Nghị định thư Kyoto. Ủy ban gồm 20 thành viên là đại diện của các khu vực, các quốc gia đảo nhỏ, các nước thuộc Phụ lục I và các nước không thuộc Phụ lục I, vận hành thông qua các phiên họp toàn thể, các phiên họp hội đồng hoặc theo các ban như ban bổ trợ, ban tăng cường.

Conference of the Parties (COP) Hội nghị các Bên tham giaHội nghị thường xuyên giữa các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu có

thẩm quyền quyết định các vấn đề thuộc Công ước.

Conference of the Parties acting as Meeting of the Parties to the Kyoto Protocol (COP/MOP) Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư KyotoHội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto và có thẩm quyền ra các quyết định về Nghị định thư.

Conservation Bảo tồnBảo tồn, quản lý và chăm sóc tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa.

Conservation easement Thỏa thuận bảo tồnThỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu đất đai và tổ chức bảo tồn hay cơ quan chính phủ về việc hạn chế vĩnh viễn mục tiêu sử dụng của một tài sản, tài nguyên nào đó để bảo vệ các giá trị bảo tồn.

Conservation of forest carbon stocks Bảo tồn trữ lượng các-bon rừngBảo tồn rừng, các bể các-bon, các bể lưu trữ các-bon rừng và khả năng hấp thụ và lưu trữ các-bon của chúng. Bảo tồn thường được xem là một hoạt động không tạo ra phát thải mà chỉ duy trì trữ lượng các-bon.

Controlled (prescribed) burning Đốt có kiểm soát (chủ đích)Đốt có kiểm soát, có chủ đích, một đám cây bụi hay đám rừng để phòng tránh phát sinh cháy rừng và cây bụi trên diện rộng khó kiểm soát.

THUẬT NGỮ REDD+ 23

Corrective action request (CAR) Yêu cầu điều chỉnh hành độngVăn bản chính thức nêu chi tiết các hành động không bắt buộc với các yêu cầu chỉnh sửa trong quá trình cấp chứng chỉ. Văn bản cũng nêu rõ các hành động cần tiến hành để đảm bảo tính tuân thủ.

Cost-benefit analysis Phân tích chi phí-lợi íchViệc tính toán giá trị bằng tiền các tác động tiêu cực và tích cực liên quan tới một can thiệp nhất định. Chi phí và lợi ích được so sánh về mức độ chênh lệch và/hoặc tỷ lệ giữa chúng, được coi là chỉ số cho thấy việc đầu tư hay các nỗ lực chính sách mang lại lợi ích như thế nào dưới góc nhìn của xã hội.

Cost-effectiveness analysis Phân tích chi phí-hiệu quảMột trường hợp đặc biệt của phân tích chi phí-lợi ích, trong đó tất cả các chi phí của một danh mục các dự án được đánh giá trong mối liên quan với một mục tiêu chính sách đã xác định. Mục tiêu chính sách có thể là mục tiêu cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính.

Country Quốc giaQuốc gia có đủ cơ sở pháp lý để triển khai các chương trình REDD+ ở cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh hoặc cấp thấp hơn.

Crown cover Độ tàn cheTỷ lệ che phủ của tán cây trong một hệ sinh thái.

Customary rights Quyền theo luật tụcQuyền sử dụng đất đai, tài nguyên mà cộng đồng địa phương vốn có từ lâu đời theo luật tục, bao gồm giá trị, tập quán, truyền thống, hình thức sử dụng.

Dead wood Gỗ chếtLà một bể các-bon rừng chứa tất cả các sinh khối gỗ chết đứng, nằm trên mặt đất không bao gồm thảm mục. Gỗ chết bao gồm gỗ nằm trên mặt đất, rễ cây chết, thân cành cây chết nằm trên mặt đất có đường kính tối thiểu là 10cm hoặc một đường kính tối thiểu do quốc gia thực hiện tự quyết định.

Deciduous Cây rụng lá tự nhiênLà các loài cây gỗ hoặc cây bụi rụng lá hàng năm hoặc định kỳ theo mùa (khác với loại cây thường xanh).

Defensible methodological approach Cách tiếp cận phương pháp luận có thể bảo vệ đượcCách tiếp cận tuân thủ hướng dẫn về các giải pháp thực hành tốt, bao gồm quy trình mô tả các điều kiện có thể áp dụng cách tiếp cận này: xác định địa bàn dự án; dự tính sự thay đổi về độ che phủ rừng khi chưa có và khi có dự án; tính toán một cách

24 THUẬT NGỮ REDD+

thận trọng về mức độ phát thải và hấp thụ khí nhà kính khi chưa có dự án; theo dõi mức phát thải khí nhà kính trong suốt thời gian của dự án; xác định các nguy cơ dịch chuyển địa điểm phát thải tiềm năng có thể xảy ra trong kịch bản có dự án. Cách tiếp cận này cũng cho phép giám sát các nguyên tắc về tính phù hợp, tính đầy đủ, tính thống nhất, tính minh bạch, tính thận trọng trong việc tính toán các-bon liên quan tới đất. Ví dụ Hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu 2006 về kiểm kê khí nhà kính trong nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại hình sử dụng đất khác (IPCC 2006 GL for AFOLU) và các yêu cầu của AFOLU về tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon.

Deforestation Mất rừngTheo Thỏa thuận Marrakech (Marrakesh Accords), mất rừng là hoạt động trực tiếp chuyển đổi đất có rừng sang đất không có rừng do con người gây ra (với độ tàn che thấp hơn 10%).

Degradation (or forest degradation) Suy thoái (hoặc suy thoái rừng)Mô tả thực trạng rừng bị suy giảm so với khả năng sinh trưởng tự nhiên của rừng, nhưng vẫn cao hơn ngưỡng 10% độ tàn che. Nếu độ tàn che bị suy giảm thấp hơn 10% sẽ bị coi là mất rừng.

Designated national authority (DNA) Cơ quan thẩm quyền quốc giaCơ quan được chỉ định điều phối việc thực hiện các dự án CDM. DNA cấp Thư phê duyệt để đăng ký dự án. Dự

án CDM cần cả Thư phê duyệt của nước thực hiện dự án CDM và của nước đầu tư.

Designated operational entity (DOE) Cơ quan vận hành được chỉ địnhCơ quan trong nước hay tổ chức quốc tế do Ban Điều hành CDM chỉ định và cấp chứng nhận có nhiệm vụ thẩm định, đề nghị đăng ký hoạt động dự án CDM và thẩm tra kết quả giảm phát thải của hoạt động dự án CDM đã đăng ký.

Development path or pathway Hướng phát triểnTriển vọng phát triển trên cơ sở các đặc trưng về công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa và đặc điểm tự nhiên cho phép xác định các mối quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên và con người, bao gồm phương thức sản xuất và tiêu dùng ở tất cả các quốc gia, theo thời gian và ở một quy mô cụ thể. Các phương án phát triển thay thế rất khác nhau. Việc tiếp tục đi theo xu hướng hiện tại chỉ là một hướng phát triển trong rất nhiều hướng phát triển.

Direct seeding Gieo trực tiếpTrồng lại cây rừng bằng phương pháp gieo hạt trực tiếp thay vì phương pháp trồng bằng cây con từ vườn ươm.

Displacement Dịch chuyển phát thảiNỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng ở một khu vực có thể gây áp lực làm mất rừng và suy thoái rừng ở các vùng khác và do đó việc giảm phát

THUẬT NGỮ REDD+ 25

thải ở nơi này có thể sẽ là nguyên nhân gây phát thải ở nơi khác.

Domestic funding Tài trợ trong nướcTài chính được huy động từ các nguồn trong nước do các quốc gia REDD+ báo cáo đã được sử dụng cho REDD+.

Double approval process Quy trình phê duyệt képTheo Quy trình phê duyệt trong Tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon tự nguyện (VCS), bất kỳ phương pháp luận nào của dự án cũng phải qua hai lần đánh giá độc lập của các cơ quan thẩm định khác nhau. Lần đánh giá thứ nhất sẽ do một cơ quan thẩm định được cấp chứng nhận để làm việc cho chương trình VCS và do các bên tham gia dự án chỉ định thực hiện. Ban thư ký VCS, thay mặt cho Ban điều hành VCS, lựa chọn một cơ quan thẩm định được ủy quyền cho chương trình khác tiến hành lần đánh giá thứ 2. Cả hai lần đánh giá đều phải tuân thủ tất cả các yêu cầu nhất định của Chương trình VCS.

Drafting group Nhóm dự thảoNhóm nhỏ do Trưởng nhóm/Ban của các nhóm công tác/Ban thuộc UNFCCC chủ trì để họp và thảo luận riêng về việc dự thảo một quyết định hay một văn bản nào đó cần được phê duyệt chính thức ở phiên họp toàn thể. Các quan sát viên thường không được tham dự các cuộc họp của Nhóm dự thảo.

Driver Nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừngBao gồm nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra mất rừng và suy thoái rừng. Trong bối cảnh REDD+, nguyên nhân là các hoạt động hoặc tiến trình gây ra mất rừng và suy thoái rừng. Cụ thể:• Nguyên nhân trực tiếp là các hoạt

động của con người trực tiếp làm giảm độ che phủ và trữ lượng các-bon của rừng

• Nguyên nhân giám tiếp là sự tương tác tổng hợp của các quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và khoa học công nghệ.

Economies in transition Các nền kinh tế chuyển đổiCác nước công nghiệp phát triển trong Phụ lục I hoặc Phụ lục B đang tiến hành quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đó là các nước thuộc Liên Xô cũ, bao gồm Nga và một số nước Trung Âu và Đông Âu

Ecosystem Hệ sinh tháiHệ thống tác động qua lại lẫn nhau do tất cả các sinh vật sống và môi trường lý, hóa của chúng hình thành trên một địa bàn nhất định. Hệ sinh thái có các quy mô rất khác nhau, có thể bao gồm toàn cầu, hay quần xã sinh vật ở cấp châu lục hoặc quy mô nhỏ như hồ ao.

26 THUẬT NGỮ REDD+

Ecosystem degradation Suy thoái hệ sinh tháiQuá trình mất khả năng cung cấp dịch vụ sinh thái của một hệ sinh thái. Đây là quá trình liên tục.

Ecosystem rehabilitation Phục hồi hệ sinh tháiQuá trình hỗ trợ phục hồi lại hệ sinh thái đã bị suy thoái, bị tàn phá thông qua việc phục hồi lại các quá trình, năng suất và dịch vụ sinh thái nhưng không tái lập lại tổ thành và cấu trúc các loài vốn đã có.

Ecosystem services Dịch vụ hệ sinh tháiQuá trình chuyển đổi các tài sản từ thiên nhiên, bao gồm đất, thực vật, động vật, không khí và nước, sang các dạng vật chất có thể định giá được. Các dịch vụ có các chức năng chủ yếu sau: a) chức năng cung cấp: thực phẩm, nước...; b) chức năng điều tiết: điều tiết lũ lụt, điều hòa không khí, kiểm soát dịch bệnh, chống xói mòn, rửa trôi...; c) chức năng văn hóa: nghỉ mát, điều dưỡng và các lợi ích văn hóa khác; d) hoặc chức năng hỗ trợ: chu trình dinh dưỡng nhằm duy trì các điều kiện sống trên Trái Đất, cải tạo đất...

Effective consultation Tham vấn hiệu quảTham vấn hiệu quả đòi hỏi các bên đề xuất dự án phải cung cấp thông tin và thu hút được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các bên liên quan khác vào quá trình thảo luận cho ý kiến, sử dụng các phương pháp phù hợp với các đặc trưng văn hóa, xã hội

của người tham gia thảo luận để đạt được mục tiêu tham vấn. Quá trình tham vấn phải đảm bảo bình đẳng giới và các vấn đề nhạy cảm, chú trọng đặc biệt tới các nhóm dễ bị tổn thương và/hoặc ít được quan tâm, phải được tiến hành ở các địa điểm được các bên thống nhất và thông qua các đại diện do các bên tự bầu ra theo quy trình riêng. Đối với các nhóm cộng đồng hay các bên liên quan khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau phù hợp.

Effectiveness of the REDD+ Programme Hiệu quả của Chương trình REDD+Mức độ giảm phát thải hoặc mức độ đạt được mục tiêu của một chương trình REDD+.

Efficiency Hiệu suấtĐạt được mục tiêu với chi phí, nỗ lực và thời gian ít nhất.

Emission factor Hệ số phát thảiTỷ lệ giữa mức phát thải trên một đơn vị đầu ra hoặc đầu vào. Ví dụ một cơ sở sản xuất nhiên liệu hóa thạch có hệ số phát thải CO2 là 0,765 kg/kWh.

Emission permit Mức phát thải cho phépMức phát thải không được chuyển nhượng hoặc trao đổi mua bán, do chính phủ cấp cho một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân (công ty hoặc các đơn vị có phát thải khác) để có thể phát thải một lượng khí nhà kính nhất định. Mức phát thải cho phép kinh doanh là một công cụ chính

THUẬT NGỮ REDD+ 27

sách kinh tế, theo đó đơn vị được cấp phép có quyền trao đổi mức phát thải khí nhà kính cho phép trên thị trường tự nguyện hoặc chính thức.

Emission quota Hạn ngạch phát thải cho phépMột phần của tổng lượng phát thải cho phép đối với một quốc gia hoặc nhóm các quốc gia trong một khuôn khổ về tổng lượng phát thải tối đa.

Emission reduction purchase agreement (ERPA) Thỏa thuận/hợp đồng mua tín chỉ giảm phát thảiThỏa thuận/hợp đồng mang tính pháp lý được ký giữa bên mua và bên bán tín chỉ các-bon.

Emission reduction unit (ERU) Đơn vị giảm phát thảiTheo Nghị định thư Kyoto, đơn vị giảm phát thải là 1 tấn CO2 tương đương. ERU giúp đo đạc mức giảm phát thải hoặc hấp thụ các-bon từ các dự án CDM.

Emission source Nguồn phát thảiNguồn phát thải khí nhà kính.

Emission standard Tiêu chuẩn phát thảiMức phát thải không được vượt quá theo quy định trong luật hoặc thỏa thuận tự nguyện. Nhiều tiêu chuẩn sử dụng hệ số phát thải trong quy định và do đó không áp đặt mức phát thải tuyệt đối.

Emission trading Mua bán tín chỉ phát thảiTương tự như mua bán tín chỉ các-bon (carbon trading).

Endemic species Loài đặc hữuLoài hiếm và chỉ tìm thấy ở một địa bàn, vùng hay quốc gia, không có ở cấp toàn cầu.

Enhancement of forest carbon stocks Tăng cường trữ lượng các-bonMột hợp phần trong chiến lược REDD+, có thể bao gồm cải tạo, nâng cao chất lượng rừng hiện có đã bị suy thoái và tăng độ che phủ của rừng thông qua các hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng phù hợp và an toàn về môi trường.

Enrichment planting Làm giàu rừng Quá trình trồng thêm cây để tăng mật độ của các loài cây rừng hiện có hoặc tăng chất lượng của rừng thông qua việc trồng bổ sung các loài cây rừng ở các khu rừng đã suy thoái.

Entry into force Bắt đầu có hiệu lựcThời điểm các hiệp định liên chính phủ bắt đầu có hiệu lực ràng buộc về pháp lý. Để UNFCCC có hiệu lực, cần có 50 Bên đăng ký chính thức tham gia. Hiện tại, để trở thành thành viên chính thức, các Bên cần 90 ngày kể từ thời điểm họ chính thức đăng ký tham gia.

28 THUẬT NGỮ REDD+

Environmental effectiveness Hiệu quả môi trườngMức độ tác động về mặt môi trường của một giải pháp, chính sách hay công cụ.

Environmental integrity group Nhóm nước chuyên về môi trườngNhóm nước chuyên đàm phán về môi trường, bao gồm các nước Mexico, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Lichtenstein và Monaco.

Environmentally sustainable technologies Công nghệ bền vững về môi trườngCông nghệ ít gây ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững hơn, tái sử dụng phế thải hay sản phẩm nhiều hơn, xử lý phế thải theo cách được chấp nhận hơn so với công nghệ đang sử dụng. Công nghệ bền vững về môi trường còn phải phù hợp với các ưu tiên của quốc gia về các mặt kinh tế-xã hội, văn hóa và môi trường.

Equity Công bằngĐảm bảo sự chính xác, không thiên vị và đúng quy định của luật pháp đối với tất cả các bên.

EU allowance Quyền phát thải của Liên minh châu Âu (EU) Đơn vị quyền phát thải có thể trao đổi theo Chương trình trao đổi phát thải của Liên minh châu Âu (EU).

EU emission trading scheme Chương trình trao đổi phát thải của EUChương trình mua bán phát thải trong Liên minh châu Âu (EU). Giai đoạn 1 từ 2005-2007, trong khi đó Giai đoạn 2 là từ 2008-2012, tương đương với Thời kỳ cam kết lần thứ nhất của Nghị định thư Kyoto.

Evergreen Thường xanh(Cây) Xanh quanh năm, không rụng lá.

Ex-ante accounting Tính toán trướcPhương pháp tính toán trước lượng giảm phát thải có thể đạt được trong tương lai để ứng tiền trước cho người thực hiện hoạt động giảm phát thải.

Ex-ante crediting Cấp tín chỉ trướcCấp tín chỉ cho lượng giảm phát thải dự kiến trong tương lai (không phù hợp với Nghị định thư Kyoto).

Ex-post crediting Cấp tín chỉ sauCấp tín chỉ sau khi đã thẩm tra độc lập lượng giảm phát thải.

Executive Board of the Clean Development Mechanism Ban Điều hành Cơ chế phát triển sạchBan gồm 10 thành viên được bầu tại COP7 có nhiệm vụ giám sát CDM.

THUẬT NGỮ REDD+ 29

Expert group on technology transfer (EGTT) Nhóm chuyên gia về chuyển giao công nghệNhóm chuyên gia được thành lập ở COP7 với mục tiêu tăng cường thực hiện Điều 4.5 của Công ước, thông qua việc phân tích và xác định các phương án hỗ trợ và tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ Công ước. EGTT đã hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2010.

Expert review teams Nhóm chuyên gia thẩm địnhNhóm chuyên gia do các bên tham gia Công ước bầu ra, có nhiệm vụ thẩm định, xem xét các Thông báo quốc gia của các nước thuộc Phụ lục I và các nước tham gia Nghị định thư Kyoto.

Extensive agriculture Nông nghiệp quảng canhHệ thống trồng trọt sử dụng ít lao động và nguồn lực tài chính trên diện tích đất đang được canh tác. Sản lượng trồng trọt phụ thuộc trước hết vào độ màu mỡ tự nhiên của đất, địa hình, khí hậu và nguồn nước có sẵn.

Fast-start finance Tài chính khởi động nhanhTại COP15 ở Copenhagen năm 2009, các nước phát triển đã cam kết cung cấp nguồn tài chính mới và bổ sung cho lâm nghiệp và các khoản đầu tư khoảng 30 tỷ USD cho giai đoạn 2010 - 2012 và phân bổ cân đối giữa giảm nhẹ và thích ứng. Cam kết tập thể này được coi là Tài chính khởi động nhanh.

Fast-start pledge Cam kết khởi động nhanhCam kết tài chính cụ thể của một nước để khởi động nhanh các hành động liên quan tới REDD+, nhưng chưa nêu cụ thể là ai sẽ được nhận nguồn tài chính này.

Feedback and grievance redress procedure Quy trình phản hồi và khiếu nạiQuy trình tiếp nhận, lắng nghe, trả lời và giải quyết khiếu nại trong một thời hạn, khoảng thời gian hợp lý.

Financial mechanism Cơ chế tài chính Các nước phát triển (Phụ lục I) phải cung cấp nguồn lực tài chính để giúp các nước đang phát triển thực hiện UNFCCC. Để hỗ trợ điều này, Công ước đã thiết lập cơ chế tài chính để cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển. Các Bên tham gia Công ước đã trao quyền vận hành cơ chế tài chính này cho Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) trên cơ sở các quy định hiện hành và sẽ được xem xét theo chu kỳ 4 năm/lần. Cơ chế tài chính này chịu trách nhiệm trước COP.

Fine root turnover Chu kỳ sinh trưởng của rễ cámKhoảng thời gian rễ cây hình thành, sinh trưởng và chết.

Floristics Địa lý thực vậtCách thức phân bố và quan hệ giữa các loài thực vật trên các vùng địa lý khác nhau.

30 THUẬT NGỮ REDD+

Food security An ninh lương thựcĐảm bảo lương thực đủ về khối lượng, an toàn và có dinh dưỡng về chất lượng để có cuộc sống khỏe mạnh, năng động và tích cực.

Forest RừngRừng được định nghĩa là một khu vực có diện tích tối thiểu từ 0,05-1,0 ha với độ che phủ của tán cây khoảng từ 10-30% (hoặc tương đương với trữ lượng nhất định) và chiều cao cây 2-5 mét trong điều kiện thành thục. Các khu rừng tự nhiên và tất cả rừng trồng chưa đạt độ tàn che từ 10–30% hoặc chiều cao cây chưa đạt 2–5 m chưa được coi là rừng do những diện tích này thông thường chỉ hình thành một phần của vùng rừng tạm thời chưa có trữ lượng do có sự can thiệp của con người, như khai thác, hoặc do các nguyên nhân tự nhiên, nhưng những diện tích này được kỳ vọng là sẽ chuyển hoá thành rừng. Dựa trên các tiêu chí này, mỗi quốc gia tự quyết định tiêu chí để đưa ra định nghĩa về rừng, đảm bảo phù hợp với điều kiện quốc gia và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ở Việt Nam, định nghĩa về rừng được nêu tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 về quy định tiêu chí và xác định rừng.

Forest biomass Sinh khối rừngTổng khối lượng vật chất hữu cơ sống trên mặt đất trong rừng, được tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện tích (rừng, ha, vùng, hoặc quốc gia). Sinh

khối rừng được phân loại thành sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất.

Forest carbon index Chỉ số các-bon rừngDữ liệu các-bon rừng cho REDD+ do các chuyên gia xây dựng sử dụng các dữ liệu hiện có tin cậy nhất để xác định các vùng đất tiềm năng cho việc bảo vệ và phát triển rừng nhằm tạo ra bể chứa các-bon, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Tài liệu này được chính thức công bố vào tháng 12/2009, giúp xác định mức giảm phát thải và chi phí liên quan tới mức giảm phát thải đó trong tương lai.

Forest carbon stock Trữ lượng các-bon rừngLượng các-bon trong một khu rừng nhất định tại một thời điểm nhất định.

Forest dynamics Động thái rừngMô tả các yếu tố về vật lý và sinh học có tác động đến sự hình thành và thay đổi của rừng theo thời gian, hoặc mô tả tình trạng thay đổi liên tục về tổ thành và cấu trúc của một khu rừng.

Forest fragmentation Phá vỡ cấu trúc phân bố liên tục về không gian của rừngPhá vỡ cấu trúc phân bố không gian của khu rừng từ phân bố liên tục, liền khoảnh, liền vùng thành các khu, mảnh rừng nhỏ hơn, phân tán dạng xôi đỗ, chủ yếu do tác động của con người (khai thác, chuyển đổi rừng sang các loại hình sử dụng đất khác).

THUẬT NGỮ REDD+ 31

Forest management Quản lý rừngQuản lý rừng là việc áp dụng các nguyên tắc về sinh học, vật lý, quản lý, kinh tế, xã hội và chính sách trong tái sinh rừng, quản lý, sử dụng và bảo tồn rừng nhằm đạt được các mục tiêu và mục đích đề ra. Quản lý bền vững tài nguyên rừng không những góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng mà còn góp phần nâng cao, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị các dịch vụ môi trường của rừng. Một phần của hoạt động lâm nghiệp liên quan tới quản lý tài nguyên rừng hiện có (hướng tới quản lý bền vững hoặc phá rừng). Quản lý rừng thường giúp để tăng cường trữ lượng các-bon của rừng. Quản lý rừng khác với trồng mới rừng hay tái trồng rừng, mặc dù đều liên quan tới hoạt động tạo ra bể các-bon.

Forest transition Diễn biến rừngĐây là thuật ngữ được sử dụng để nói về một lý thuyết về sự thay đổi độ che phủ của rừng theo thời gian

Forest transition curve Đường cong diễn biến rừngĐồ thị mô tả sự thay đổi diện tích rừng theo thời gian và thường vận dụng đường cong về môi trường của Kuznets (EKC) có hình chữ U; theo đó thời kỳ đầu của công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, rừng bị mất với tốc độ rất nhanh do khai thác gỗ, lâm sản và chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác, sau đó kinh tế

phát triển, thu nhập và đời sống được nâng cao dẫn tới sự đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng được cải thiện, con người quan tâm chú ý đến bảo vệ môi trường và rừng hơn và kết quả là diện tích, độ che phủ của rừng được tăng dần.

Framework of indicators Khung chỉ sốKhung xác định các nội dung chính cần cụ thể hóa của mỗi tiêu chí. Mỗi quốc gia phải tự xây dựng hệ thống chỉ số phù hợp với bối cảnh của mình ở cấp quốc gia/vùng/tỉnh.

Framework tree species Các loài cây cơ sở Loài cây bản địa, các loài cây rừng, chưa nhập nội, phương thức và thời điểm gây trồng ở khu vực đã bị mất rừng, giúp tái thiết nhanh cấu trúc rừng và các chức năng sinh thái, trong khi thu hút các loài tự nhiên phát tán hạt giống.

Free air carbon dioxide enrichment (FACE) Làm giàu khí CO2 tự do trong không khíPhương pháp và cơ sở hạ tầng kỹ thuật được sử dụng để thí điểm làm giàu tỷ lệ bao phủ của khí quyển xung quanh một hệ sinh thái nhất định trên mặt đất với một lượng CO2 nhất định được kiểm soát, không sử dụng tường hoặc phòng.

32 THUẬT NGỮ REDD+

Free, prior and informed consent (FPIC) Cơ chế tham vấn để đạt được sự đồng thuận của các bên liên quan dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông tin trước và đầy đủCơ chế tham vấn với các nguyên tắc đảm bảo tất cả các bên liên quan đều được tiếp cận thông tin, được tham vấn một cách đầy đủ, đều có quyền tự do thể hiện ý kiến của mình (phản đối hay đồng thuận) đối với bất kỳ một hoạt động, chương trình, dự án REDD+ nào.“Tự do - Free” nghĩa là không ép buộc, không đe dọa, không lôi kéo, không vận động, không dùng vũ lực để ép buộc hay mua chuộc, hối lộ. “Trước –Prior” có nghĩa là các bên được tham vấn có đủ thời gian để nhận thông tin và phản hồi trước khi có thể có ý kiến hoặc bắt đầu các hoạt động, đảm bảo yêu cầu về thời gian đủ để các bên có thể ra quyết định. “Thông tin đầy đủ - Informed” có nghĩa là thông tin được cung cấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau: a) Bối cảnh tự nhiên, quy mô, tiến độ, quá trình và nội dung của bất cứ một dự án và/hoặc hoạt động nào; b) Lý do hoặc mục đích dự án và/hoặc hoạt động; c) Thời gian thực hiện dự án và/hoặc hoạt động; d) Địa bàn chịu tác động; e) Đánh giá ban đầu về tác động về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, bao gồm cả các rủi ro tiềm năng, cách thức chia sẻ lợi ích một cách công bằng và bình đẳng trong bối cảnh đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro; f) Nhân sự tham gia vào việc điều hành dự án đề xuất (bao gồm dân tộc thiểu số, khu vực tư nhân, cơ quan nghiên

cứu, cán bộ chính phủ …); và g) Quy trình dự án. “Đồng thuận – Consent” được hiểu là có cả phương án từ chối sự đồng thuận và có lý do hợp lý để các bên hiểu được. Các bên có quyền tập thể phải được tham gia trong suốt quá trình thông qua đại diện được họ tự lựa chọn một cách tự do và theo phong tục hoặc thông qua các tổ chức khác theo một quá trình minh bạch để có được sự tự do, được thông tin trước và đầy đủ và đạt được sự đồng thuận mà họ mong muốn. Cơ chế FPIC này ít nhiều có những điểm tương đồng như “quy chế dân chủ cơ sở” hoặc cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Việt Nam.

Frontier deforestation Ranh giới (địa lý) của khu vực xảy ra mất rừngRanh giới khu vực xảy ra mất rừng là nơi mà con người tiến hành các hoạt động xâm lấn vào rừng, thường liên quan mật thiết đến các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng đất khác và xảy ra ở những nơi việc thực thi pháp luật còn yếu kém, khi giá của các sản phẩm nông nghiệp tăng cao, xâm lấn trước nhằm hợp thức hoá quyền sử dụng đất sau này…là động lực để người dân tiến hành xâm lấn và phá rừng trên diện rộng.

Full and effective participation Tham gia đầy đủ và hiệu quảSự tham gia một cách đầy đủ và có ý nghĩa thiết thực (hiệu quả) của các bên liên quan trong quá trình xây dựng đề xuất, triển khai các hoạt động, chương trình, dự án, chính sách về REDD+. Đây

THUẬT NGỮ REDD+ 33

là yêu cầu bắt buộc của các Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC và là một phần khi tiến hành FPIC.

Fungibility Tính thay thế đượcMột phần hoặc một lượng phát thải có thể được thay thế bởi một phần hay lượng phát thải tương đương để đáp ứng nghĩa vụ duy trì hay giảm phát thải. Đơn vị sử dụng để quy đổi là tấn CO2 tương đương. Tính thay thế được giúp tăng khả năng trao đổi giữa các loại tín chỉ giảm phát thải theo các cơ chế khác nhau (như CER hay AAU).

G8 Nhóm các nước G8Nhóm 8 quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hóa lớn nhất. Đó là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ và Nga (tham gia năm 1998, sau một số năm tham gia không chính thức). Ban đầu G8 được thành lập để giải quyết các vấn đề kinh tế, nhưng gần đầy G8 ngày càng quan tâm đến các chính sách về biến đổi khí hậu và một số vấn đề khác. Hội nghị thượng đỉnh hàng năm đã bắt đầu trước hết bằng cuộc họp các Bộ trưởng môi trường để chuẩn bị chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh.

G8+5 climate dialogue Đối thoại về khí hậu G8+5Diễn đàn bắt đầu vào năm 2005 của G8 về khí hậu, sau đó có bổ sung thêm 5 nước lớn có nền kinh tế mới nổi là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Nam Phi.

G20 Nhóm các nước G20Nhóm 20 nước, bao gồm 8 nước G8 và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, tham gia diễn đàn Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương để giải quyết các vấn đề tài chính quốc tế.

G-77 and China Nhóm 77 và Trung QuốcNhóm đàm phán lớn bao gồm các nước đang phát triển tập trung vào nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Nhóm được thành lập năm 1967 trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Nhóm tìm kiếm sự đồng thuận về quan điểm trong quá trình đàm phán từ 131 quốc gia thành viên.

Gender sensitive Nhạy cảm về giớiSự hiểu biết và quan tâm về các chuẩn mực, sự khác biệt về văn hóa-xã hội để công nhận, tôn trọng quyền, vai trò, trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng và mối quan hệ giữa họ với nhau. Chính sách, chương trình, các hoạt động hành chính và tài chính nhạy cảm về giới và quy trình tổ chức sẽ phân biệt giữa năng lực, nhu cầu, ưu tiên của phụ nữ và nam giới; đảm bảo rằng quan điểm và ý tưởng của cả phụ nữ và nam giới đều được quan tâm nghiêm túc như nhau; quan tâm tới việc ra quyết định trong tình huống phụ nữ có quan hệ gia đình với nam giới; và tiến hành các hành động để khắc phục sự bất bình đẳng giữa nam và nữ.

34 THUẬT NGỮ REDD+

General agreement on tariffs and trade (GATT) Hiệp định chung về thuế quan và thương mạiHiệp định chung về Thuế quan và thương mại được 30 nước ký kết ngày 30/10/1947 tại Geneva – Thuỵ Sĩ và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1948; Hiệp định được chỉnh sửa, bổ sung năm 1994. GATT ra đời nhằm giảm bớt một cách căn bản về thuế và các rào cản thương mại và loại bỏ các thiên vị, đặc quyền, biệt đãi trên cơ sở các bên cùng có lợi.

Genetically modified organism (GMO) Sinh vật biến đổi genSinh vật có cấu trúc gen biến đổi thông qua tác động của công nghệ sinh học hiện đại, có khả năng chuyển đổi hoặc tái tạo vật liệu di truyền.

Geo-engineering Công nghệ địa chấtCác nỗ lực công nghệ nhằm ổn định hệ thống khí hậu thông qua các biện pháp can thiệp trực tiếp để cân bằng năng lượng Trái Đất nhằm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Global environmental facility (GEF) Quỹ Môi trường toàn cầuĐối tác quốc tế được thành lập năm 1991 nhằm thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay đã có 183 quốc gia cùng phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và công ty tư nhân tham gia.GEF cũng là cơ chế tài chính phục

vụ cho việc thực hiện một số Công ước quốc tế và hiệp định đa phương; ví dụ: Công ước đa dạng sinh học (CBD), Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hoá của (UNCCD), UNFCCC...

Global positioning system Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)Hệ thống bao gồm các vệ tinh, máy tính và thiết bị thu nhận sóng radio dùng để xác định vị trí và đường đi trên mặt đất, trên không và trên biển.Các thiết bị thu nhận GPS rất đa dạng với độ chính xác phù hợp cho từng mục đích sử dụng, từ thiết bị đơn lẻ cầm tay hoặc gắn vào xe, máy bay, tàu biển… đến cả hệ thống phức hợp bao gồm angten di động, thiết bị thu nhận sóng radio, máy tính và các phần mềm chuyên dụng

Global warming Hiện tượng nóng lên toàn cầuHiện tượng nhiệt độ khí quyển Trái Đất đang tăng dần lên.

Global warming potential (GWP) Tiềm năng nóng lên toàn cầuTỷ lệ về hiệu ứng làm nóng khí quyển do sự phát thải một lượng khí đó so với sự phát thải của cùng lượng khí tham chiếu. Thông thường khí CO2 được chọn làm khí tham chiếu với hệ số làm nóng khí quyển bằng 1,0.

Good governance Quản trị tốtĐược đặc trưng bởi tính công khai, minh bạch, hiệu suất, hiệu quả, công bằng, có sự tham gia của các chủ thể liên quan.

THUẬT NGỮ REDD+ 35

Governance Quản trịCó nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị, phụ thuộc vào mục tiêu và phạm vi. Quản trị được hiểu một cách đơn giản nhất là cách thức cai quản, điều hành một đất nước, một doanh nghiệp. Trong biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia, quản trị là cách thức mà chính phủ hiểu và thay đổi hành động để ứng phó với những thay đổi về kinh tế, xã hội và công nghệ. Trong những năm gần đây, xu thế chung trên thế giới là sự chuyển đổi từ quản trị dựa vào chính phủ/nhà nước trung ương một cách nghiêm ngặt sang quản trị có sự tham gia của nhiều bên, công nhận những đóng góp của các cấp chính quyền khác nhau (toàn cầu, quốc tế, quốc gia và địa phương) và vai trò của khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự.

Grandfathering Cấp hạn ngạch phát thảiMột hình thức chính phủ xác định mức phát thải hoặc cấp tín chỉ cho phép đối với các công ty, tập đoàn căn cứ vào mức phát thải và mức hấp thụ các-bon của họ trong quá khứ. Sau đó các công ty này phải mua thêm quyền phát thải (tín chỉ) nếu họ tăng mức phát thải hoặc bán tín chỉ nếu họ không cần đến nhờ giảm phát thải trong sản xuất, kinh doanh.Đây là một trong 2 hình thức đang được áp dụng phổ biến (cấp mức phát thải cho phép theo hình thức bất hồi tố và đấu thầu).

Greehouse effect Hiệu ứng nhà kínhQuá trình khí nhà kính trong khí quyển hấp thụ tia hồng ngoại của mặt trời, phản chiếu trở lại vào vũ trụ và một phần vào Trái Đất. Quá trình điều tiết tự nhiên này làm cho nhiệt độ Trái Đất và khí quyển tương đối ổn định và cân bằng. Tuy nhiên, do các hoạt động của con người nên nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đang tăng lên, tạo thành vỏ bao bọc Trái Đất, hạn chế quá trình bức xạ nhiệt của trái đất và dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất.

Green climate fund (GCF) Quỹ khí hậu xanhTại COP 16 ở Cancun năm 2010, chính phủ các nước đã thành lập Quỹ Khí hậu xanh như một cơ chế tài chính cho Công ước theo Điều 11. GCF hỗ trợ các chương trình/dự án, chính sách và các hoạt động khác nhau ở các quốc gia đang phát triển.

Greenhouse gases (GHGs) Khí nhà kínhCó 6 loại khí nhà kính chính được nêu trong Nghị định thư Kyoto là CO2, CH4, N2O, HFC, PFC, và SF6. CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất phát thải từ các hoạt động của con người.

Grievances Khiếu nại, thắc mắcÝ kiến thắc mắc, phàn nàn hay khiếu nại của cộng đồng và các bên liên quan khác phát sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá kế hoạch về quyền đối với đất đai, ranh giới, nguồn lực, chia sẻ

36 THUẬT NGỮ REDD+

lợi ích và sự tham gia. Việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc có quan tâm tới nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn với FPIC.

Grievance redress mechanism (GRM) Cơ chế giải quyết khiếu nạiBao gồm các phương thức chính thức và phi chính thức để tiếp nhận và thúc đẩy việc giải quyết (thông qua đối thoại, đàm phán, hoà giải hoặc phân xử) các khiếu nại hoặc thắc mắc của nhóm và cá nhân có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện các hoạt động REDD+.

Gross domestic product (GDP) Tổng sản phẩm quốc nộiTổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong phạm vi một quốc gia.

Gross primary productivity Tổng năng suất sơ cấpTổng lượng hợp chất các-bon được tạo ra trong quá trình quang hợp của một hệ sinh thái trong một khoảng thời gian nhất định.

High conservation values Giá trị bảo tồn caoCó 6 giá trị bảo tồn cao chủ yếu, dựa trên định nghĩa ban đầu do Hội đồng quản trị rừng quốc tế xây dựng để cấp chứng chỉ cho các hệ sinh thái rừng, nhưng hiện tại đang được mở rộng để áp dụng cho quá trình đánh giá các hệ sinh thái khác (http://hcvnetwork.org/).1. Ở cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia, tập trung chủ yếu vào các giá trị

đa dạng sinh học sau:a. các khu vực cần được bảo vệb. các loài bị đe dọac. các loài đặc hữud. khu vực hỗ trợ sự tập trung đáng kể của các loài ở bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ sinh sống của chúng (di cư, khu cung cấp thức ăn, khu sinh sản…).2. Khu vực có quy mô cảnh quan rộng lớn ở cấp toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia, nơi có hầu hết hoặc tất cả các loài tự nhiên xuất hiện và phân bổ một cách tự nhiên, đa dạng, phong phú.3. Các hệ sinh thái bị đe dọa và quý hiếm.4. Các khu vực cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng (dịch vụ thủy văn, giảm thiểu xói mòn, kiểm soát cháy).5. Các khu vực có vai trò cơ sở trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cộng đồng (như thức ăn, nhiên liệu, cỏ chăn nuôi, dược liệu hay vật liệu xây dựng không có các phương án chắc chắn thay thế).6. Các khu vực quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng (khu vực có tầm quan trọng về văn hóa, sinh thái, kinh tế hay tín ngưỡng với sự tham gia của cộng đồng để xác định).

High conservation values area Khu vực có giá trị bảo tồn caoSinh cảnh, khu vực có giá trị bảo tồn cao, được quan tâm với mức độ đặc biệt hoặc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải có phương án quản lý tốt để duy trì.

THUẬT NGỮ REDD+ 37

Highest and best use Sử dụng tối đa và tốt nhấtÝ tưởng thẩm định, đánh giá tất cả các phương án sử dụng có thể, được phép và mang lại lợi nhuận để xác định phương án sử dụng một tài sản có thể đem lại lợi nhuận lớn nhất từ việc đầu tư vào tài sản đó, phù hợp với các hình thức sử dụng đất hiện tại của láng giềng.

Host country Nước chủ nhàNước đang thực hiện các dự án CDM hay REDD+. Một dự án cần phải được nước chủ nhà phê duyệt để nhận được tín chí CER, ERU hoặc VCU.

Human rights Quyền con người Các quyền cơ bản và sự tự do cơ bản của mỗi người sống trên trái đất này, dựa trên những nguyên tắc cốt lõi như phẩm giá, sự bình đẳng, sự công bằng, sự tôn trọng, quyền tự quyết, bao gồm nhưng không chỉ hạn chế các quyền về tín ngưỡng tôn giáo, được đề cập trong các hiệp định, thỏa thuận, công ước quốc tế hay các thể chế khác.

Implementation Thực hiệnBao gồm các hoạt động lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện các hoạt động.

Implementation costs Chi phí thực hiệnCác chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hoạt động, chương

trình, dự án hoặc chính sách REDD+. Ví dụ: chi phí tuần tra bảo vệ để phòng ngừa khai thác trái phép, chi phí trồng rừng trên đất chưa có rừng, trồng lại rừng tại những nơi đã bị khai thác trắng, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng,...

Improved forest management (IFM) Quản lý rừng cải tiếnCác hoạt động quản lý nhằm tăng trữ lượng các-bon của rừng và giảm phát thải từ các hoạt động lâm nghiệp so với mức hiện có khi chưa có cải tiến cách thức quản lý.

In-depth review Thẩm định sâuQuá trình đánh giá về mặt kỹ thuật của các nhóm chuyên gia quốc tế đối với việc thực hiện Công ước và/hoặc Nghị định thư Kyoto của các quốc gia thuộc Phụ lục I.

Incoming funding Nguồn tài chính nhận đượcSố liệu về tài chính trong các báo cáo của các quốc gia REDD+ và của các tổ chức tiếp nhận nguồn tài chính từ các nước cấp tài chính và các tổ chức tài chính.

Independent assessment report Báo cáo đánh giá độc lậpBáo cáo đánh giá do một cơ quan độc lập, có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền tiến hành trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Phụ lục I; là một phần của báo cáo quốc gia theo yêu cầu của UNFCCC. Báo cáo độc lập sẽ được chuyển cho nhóm chuyên gia thẩm định để xem xét như là một phần của quá trình thẩm định các

38 THUẬT NGỮ REDD+

văn bản đăng ký quốc gia theo Điều 8 Nghị định thư Kyoto. Quy trình lập báo cáo đánh giá độc lập được thiết kế để đánh giá độc lập đối với từng văn bản đăng ký của mỗi quốc gia.

Indicators Chỉ sốThông tin về kết quả cụ thể được lượng hóa để giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu mong muốn. Hiện nay có một số bộ chỉ số được xây dựng và đề xuất áp dụng để đánh giá chương trình, dự án REDD+. Ví dụ: tiêu chuẩn CCB gồm chỉ số của từng tiêu chí mà các chuyên gia đánh giá phải sử dụng để xác định xem dự án có đáp ứng từng tiêu chí hay không.

Indigenous peoples Người bản địaChưa có một định nghĩa chung về người bản địa được công nhận ở cấp quốc tế. Các đặc trưng chung thường được nêu trong các luật quốc tế và được các tổ chức của Liên Hợp Quốc sử dụng để phân biệt người bản địa bao gồm: người sinh sống trong hoặc gắn liền với nơi sinh sống truyền thống có đặc trưng địa lý riêng biệt, có lãnh thổ của tổ tiên nhiều đời để lại, có nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của họ; có các thể chế kinh tế-xã hội, chính trị, văn hóa riêng đặc trưng trong một xã hội hay nền văn hóa chung; xuất thân từ các nhóm cộng đồng ở địa bàn, xuất hiện thường xuyên nhất trước khi các bang hay lãnh thổ được thiết lập và ranh giới hiện tại được xác định; có các đặc trưng riêng về văn hóa bản địa, có bản sắc văn hóa riêng và có mong muốn bảo tồn bản sắc văn hóa đó.

Infiltration Thấm nướcQuá trình thấm nước trên bề mặt đất vào trong đất.

Informal contact group Nhóm liên lạc không chính thứcNhóm các đại biểu tự nguyện tham gia, gồm đại diện tham gia đàm phán của các quốc gia thành viên, do một chủ tịch điều hành để thảo luận riêng về một số vấn đề cụ thể để đi đến sự thống nhất và đưa ra được các đề xuất được các bên đồng ý thông qua, thường là dưới dạng một văn bản.

Intended nationally determined contributions (INDC) Dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết địnhĐược đề xuất tại COP19 và các quy định cụ thể về INDC sẽ được xem xét trong các COP tiếp theo. Mục đích của INDC là các quốc gia tự xác định mức giảm phát thải tự nguyện bằng nỗ lực của quốc gia và mức giảm phát thải khi có sự hỗ trợ của quốc tế.

Intensive agriculture Nông nghiệp thâm canhHệ thống nông nghiệp có sản lượng và năng suất cao. Thường đòi hỏi mức đầu tư cao cho một đơn vị diện tích, phụ thuộc vào việc sử dụng cơ giới hóa, phân bón và hóa chất nông nghiệp.

THUẬT NGỮ REDD+ 39

Intergovernmental negotiating committee for the UNFCCC Ủy ban đàm phán liên chính phủ về UNFCCC (INC)Hoạt động trong giai đoạn 1990-1995, được thành lập để dự thảo văn kiện UNFCCC. INC đã có 5 cuộc họp từ tháng 2/1991 đến tháng 5/1992. Sau đó, khi văn kiện công ước đã được phê chuẩn năm 1992, INC đã có 6 cuộc họp nữa để chuẩn bị cho COP1. INC hoàn thành nhiệm vụ vào tháng 2/1995.

Intergovernmental panel on climate change (IPCC) Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)Nhóm công tác đặc biệt do Tổ chức Khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thành lập vào năm 1988 để đánh giá kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu, giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ra quyết định chính sách. Các kết quả điều tra khảo sát về mặt khoa học công nghệ ở quy mô thế giới của IPCC được công nhận rộng rãi như là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về biến đổi khí hậu. IPCC có trách nhiệm thiết lập cơ sở khoa học kỹ thuật cho UNFCCC. IPCC cũng chịu trách nhiệm xây dựng phương pháp luận và trả lời từng yêu cầu cụ thể của các tổ chức thuộc UNFCCC. IPCC có tính độc lập với UNFCCC,

Internal funding with benefits to REDD+ countries Báo cáo tài chính chi tiêu nội bộ cho lợi ích từ REDD+Báo cáo tài chính của các nước, các tổ chức cung cấp tài chính về tình

hình tài chính đã được chi tiêu trong nước hoặc trong nội bộ tổ chức (như hội thảo, tập huấn, hành chính…), nhưng không liên quan tới các khoản hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển thực hiện REDD+.

International climate change partnership Đối tác quốc tế về biến đổi khí hậuĐối tác toàn cầu của các công ty, hiệp hội thương mại có cam kết tham gia trong quá trình xây dựng các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu.

International consultation and analysis Tham vấn và phân tích ở cấp quốc tếCách thức để xem xét quá trình đàm phán liên chính phủ đang diễn ra đối với UNFCCC.

International emission trading (IET) Thương mại phát thải quốc tếĐược thành lập theo Điều 17 của Nghị định thư Kyoto. Các quốc gia thuộc Phụ lục B cam kết có thể tham gia IET.

Invasive species Loài xâm thựcCác loài không có nguồn gốc địa phương, đe dọa hệ sinh thái, sinh cảnh hoặc các loài ở vùng dự án, có tên trong Dữ liệu loài xâm thực toàn cầu.

Joint implementation (JI) Cơ chế đồng thực hiện Một trong các cơ chế thuộc Nghị định thư Kyoto (cùng với Cơ chế phát triển sạch) nhằm giúp các nước thuộc

40 THUẬT NGỮ REDD+

Phụ lục I đạt được các mục tiêu cắt giảm phát thải thông qua đầu tư vào các dự án giảm phát thải ở các nước phát triển khác, thay cho giảm phát thải tại nội địa. Khác với cơ chế CDM, cơ chế này được thực hiện ở những quốc gia đã có mục tiêu phát thải khí nhà kính.

Joint implementation supervisory committee (JISC) Ủy ban giám sát đồng thực hiện (JISC)JISC, theo ủy quyền và hướng dẫn của CMP, sẽ giám sát quy trình kiểm chứng cho các dự án đồng thực hiện.

Joint liaison group (JLG) Nhóm liên lạc chungNhóm gồm các đại diện của các Ban Thư ký UNFCCC, CBD và UNCCD, được thành lập để đưa ra các hoạt động hợp tác chung nhằm xác định các vấn đề khó khăn liên quan tới biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và chống sa mạc hóa.

Key biodiversity areas Khu vực đa dạng sinh học then chốtKhu vực có tầm quan trọng ở cấp toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đáp ứng các tiêu chí chuẩn quốc tế về tính dễ bị tổn thương và tính không thể thay thế của loài...Khu vực đa dạng sinh học then chốt là điểm khởi đầu để quy hoạch bảo tồn ở cấp độ cảnh quan, là cơ sở để xác định mạng lưới quốc gia cho những điểm quan trọng tầm quốc tế về bảo tồn.

Kyoto Protocol Nghị định thư KyotoHột hiệp định quốc tế liên quan tới UNFCCC mang tính độc lập và cần được chính phủ các nước phê chuẩn. Nghị định thư Kyoto, bên cạnh các nội dung khác, đặt ra mục tiêu bắt buộc về giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước có nền công nghiệp phát triển.

Land tenure Quyền sở hữu đất đaiQuan hệ sở hữu, được xác định một cách hợp pháp hay theo luật tục truyền thống. Ở Việt Nam quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân, trong đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đối với người sử dụng đất hợp pháp thì Nhà nước giao quyền sử dụng đất thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Land use, land-use change and forestry (LULUCF) Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF)Lĩnh vực phát thải và hấp thụ khí nhà kính thông qua các hoạt động sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp do con người tiến hành.

Land use Sử dụng đấtCách thức, quá trình tác động vào đất nhằm đạt được một hay một số mục tiêu nào đó của con người. Theo quan điểm REDD+, mỗi hình thức, loại hình sử dụng đất có thể góp phần hấp thụ hoặc phát thải khí nhà kính ở mức độ khác nhau. Trong kiểm kê khí nhà kính, IPCC chia thành

THUẬT NGỮ REDD+ 41

6 nhóm sử dụng đất lớn (đất lâm nghiệp, đồng cỏ, đất canh tác nông nghiệp, đất ngập nước, đất ở và đất khác) và có thể chia thành các nhóm nhỏ, chi tiết hơn.

Landscape Cảnh quanQuang cảnh có thể nhìn thấy về một vùng đất, bao gồm các hình thái cảnh vật như núi, đồi, sông, hồ, ao, biển, các sinh vật sống trên mặt đất như động thực vật bản địa, các công trình sử dụng đất do con người tạo nên như nhà cửa, kiến trúc và các yếu tố nhất thời khác như ánh sáng và các điều kiện khí hậu.

Leakage Rò rỉ phát thảiViệc dịch chuyển địa điểm phát thải khí nhà kính từ địa bàn/khu vực/quốc gia này sang địa bàn/khu vực/quốc gia khác, thậm chí từ ngành này sang ngành khác.

Least developed countries (LDCs) Các nước kém phát triểnCác nước nghèo nhất thế giới. Tiêu chí hiện đang được áp dụng để phân loại do Ủy ban kinh tế xã hội (ECOSOC) đưa ra, bao gồm thu nhập thấp, nguồn nhân lực yếu, kinh tế dễ bị tổn thương. Hiện có 48 nước được Liên hợp quốc xác định thuộc loại này.

Least developed countries expert Group (LEG) Nhóm chuyên gia cho các nước kém phát triểnNhóm gồm 13 thành viên giúp cố vấn cho các nước kém phát triển để xây dựng và thực hiện Chương trình hành

động thích ứng quốc gia với biến đổi khí hậu.

Least developed country fund (LDCF) Quỹ cho các nước kém phát triểnĐược thành lập để hỗ trợ các nước kém phát triển trong việc triển khai xây dựng và thực hiện Chương trình hành động thích ứng quốc gia. Quỹ Môi trường toàn cầu, một cơ chế tài chính cho UNFCCC, đã được ủy thác để vận hành quỹ này.

Livelihood Sinh kếCách thức để kiếm sống, bao gồm năng lực con người, tài sản, thu nhập và các hoạt động cần thiết để đáp ứng các nhu cầu sống.

Local laws Luật địa phươngBao gồm các quy định được ban hành bởi chính quyền địa phương và các quy định mang tính luật tục.

Loss and damage Tổn thất và thiệt hạiTại COP 16 ở Cancun năm 2010, các Bên đã thiết lập một chương trình trong Khung thích ứng Cancun để nghiên cứu quan tâm tới các cách tiếp cận nhằm giảm nguy cơ tổn thất và thiệt hại liên quan tới biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

Marrakesh Accords Thỏa thuận MarrakeshThỏa thuận đạt được tại COP7 (2001) đã cụ thể hóa các quy định phức tạp

42 THUẬT NGỮ REDD+

trong Nghị định thư Kyoto, bao gồm các nội dung chi tiết về việc thiết lập hệ thống kinh doanh khí nhà kính; thực hiện và giám sát Cơ chế phát triển sạch; và thiết lập, vận hành 3 quỹ để hỗ trợ các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mature (Climax) forest Rừng thành thụcRừng ổn định tự nhiên, đã đạt tới giai đoạn cao đỉnh của quá trình diễn thế về mặt cấu trúc và tổ thành loài, được xác định bởi các điều kiện nhất định về thổ nhưỡng và khí hậu.

Measurement, reporting and verification (MRV) Đo đạc, báo cáo, kiểm chứngHệ thống đo đạc, báo cáo, kiểm chứng kết quả giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính nhằm đảm bảo tính khoa học và tính minh bạch trong các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Meeting of the parties (MOP) Cuộc họp các Bên tham gia Nghị định thưThể chế cao nhất của Nghị định thư Kyoto, được tổ chức hàng năm để đàm phán về biến đổi khí hậu theo Nghị định thư, thường được tổ chức cùng với COP.

Mitigation Giảm nhẹ phát thải khí nhà kínhNỗ lực can thiệp của con người để giảm các nguồn phát thải hoặc tăng cường các bể hấp thụ khí nhà kính. Ví dụ như sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn cho các mục đích công nghiệp hay sản xuất điện, chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời

hoặc năng lượng gió, cải thiết hệ thống chiếu sáng, tăng diện tích rừng hoặc các bể hấp thụ khí nhà kính khác.

Mitigation potential Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kínhLượng khí nhà kính có thể giảm nhưng chưa được hiện thực hóa. Tiềm năng thị trường là tiềm năng giảm nhẹ dựa trên các chi phí và tỷ lệ chiết khấu có thể áp dụng trong các điều kiện thị trường được dự đoán trước, từ các chính sách và giải pháp hiện hành với các rào cản cụ thể.Chi phí và tỷ lệ chiết khấu giúp đưa ra quan điểm của các khách hàng, công ty cụ thể. Tiềm năng kinh tế là tiềm năng giảm thiểu, trong đó có tính đến các chi phí/lợi ích xã hội và tỷ lệ chiết khấu xét về mặt xã hội, với giả thiết cho rằng hiệu quả thị trường được tăng lên do cải tiến chính sách/giải pháp và gỡ bỏ các rào cản.Chi phí xã hội và tỷ lệ chiết khấu phản ánh quan điểm của một xã hội. Tỷ lệ chiết khấu về mặt xã hội thường thấp hơn tỷ lệ chiết khấu của các nhà đầu tư tư nhân.Các nghiên cứu về tiềm năng thị trường có thể được sử dụng để thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về tiềm năng giảm nhẹ trong bối cảnh các chính sách và rào cản hiện tại, trong khi đó các nghiên cứu về tiềm năng kinh tế lại cho phép biết được trước kết quả có thể đạt được nếu có các chính sách mới hoặc các chính sách được bổ sung hoàn thiện phù hợp để xóa bỏ rào cản và quan tâm nhiều hơn tới chi

THUẬT NGỮ REDD+ 43

phí/lợi ích xã hội. Tiềm năng kinh tế vì thế nói chung là cao hơn tiềm năng thị trường. Tiềm năng kỹ thuật là mức có thể giảm phát thải khí nhà kính hoặc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng bằng một công nghệ hoặc một hoạt động thực tiễn đã được trình diễn thí điểm. Không có một mức chi phí nào là chuẩn nhưng bằng các bài học thực tiễn có thể tiến hành các phân tích về mặt kinh tế.

Monitoring Giám sátThu thập và phân tích tất cả các thông tin liên quan cần thiết để xác định đường tham chiếu và đo đạc ở cấp dự án về mức phát thải do con người gây ra từ các nguồn (hoặc các bể) khí nhà kính trong giới hạn địa bàn dự án (và mức rò rỉ phát thải).

Montreal Protocol Nghị định thư MontrealNghị định thư về các chất gây tổn hại tầng ô zôn, một thỏa thuận quốc tế được thông qua tại Montreal năm 1987.

Mosaic deforestation Mất rừng theo đámHiện tượng rừng bị mất từng đám do các tác động khác nhau.

Multiple benefits Đa lợi íchBên cạnh giúp hạn chế mất rừng, bảo vệ hoặc tăng cường trữ lượng các-bon, REDD+ còn mang lại các lợi ích khác. Đó là các lợi ích sinh thái như bảo tồn đa dạng sinh học rừng, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ khác.

National adaptation programmes of actions (NAPAs) Chương trình hành động thích ứng quốc gia (NAPA)Các văn kiện do các nước kém phát triển xây dựng để xác định các nhu cầu cấp thiết nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

National communication Thông báo quốc giaTài liệu được trình theo quy định của UNFCCC (và của Nghị định thư Kyoto), theo đó một quốc gia/thành viên tham gia UNFCCC thông tin cho các thành viên khác về các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của mình.

National delegation Đoàn đại biểu quốc giaMột hoặc nhiều công chức có quyền đại diện và thay mặt chính phủ tham gia đàm phán.

National forest monitoring system (NFMS) Hệ thống theo dõi diễn biễn rừng quốc giaYêu cầu để thực hiện REDD+.

National greenhouse gas inventory Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính quốc giaĐược xây dựng theo yêu cầu của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto. Tất cả các bên tham gia công ước phải sử dụng hướng dẫn báo cáo của UNFCCC về kiểm kê hàng năm/hai năm và theo các yêu cầu báo cáo bổ sung của Nghị định thư Kyoto khi xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính, bao gồm mẫu báo cáo chuẩn

44 THUẬT NGỮ REDD+

và các thông tin chi tiết theo yêu cầu đối với tất cả các nội dung của hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia (hệ thống đo đạc, hệ thống thu thập thông tin số liệu, các phương pháp đánh giá, việc báo cáo và quản lý dữ liệu).

National REDD+ action programme (NRAP) Chương trình hành động REDD+ quốc giaCòn có thể được gọi là Chiến lược REDD+ quốc gia. Đây được coi là một trong bốn nội dung bắt buộc của Thỏa thuận Cancun đối với mối quốc gia tham gia thực hiện REDD+, bao gồm NRAP, NFMS, REL, SIS. NRAP là văn bản mang tính pháp lý, đưa ra định hướng chiến lược của quốc gia về mục tiêu và hành động liên quan tới REDD+, phù hợp với quy định của UNFCCC và bối cảnh của quốc gia.

Nationally appropriate mitigation actions (NAMAs) Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA)Tại COP16 ở Cancun năm 2010, các Bên đã quyết định thiết lập hệ thống đăng ký để các quốc gia đăng ký các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia cần có sự hỗ trợ của quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình tìm kiếm nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực cho các hành động giảm nhẹ đó đồng thời cũng giúp xác định các hành động giảm nhẹ phù hợp khác.

Natural regeneration Tái sinh tự nhiênQuá trình rừng tự phục hồi sau khi đã bị khai thác quá mức, bị xâm hại hoặc bị thiên tai tàn phá mà không cần sự can thiệp của con người. Kết quả của tái sinh tự nhiên là tăng cường được chức năng sinh thái, đa dạng về loài thực vật, tăng được mức độ phong phú về cấu trúc, tạo được môi trường sinh sống cho các loài...

Net primary productivity (NPP) Năng suất sơ cấp thuầnMức chênh lệch giữa lượng các-bon được hấp thụ trong quá trình quang hợp và lượng các-bon thải ra trong quá trình hô hấp.

No-regrets options Các phương án công nghệ đáng được đầu tưCông nghệ giảm phát thải khí nhà kính mà các lợi ích của nó lớn đến mức đáng được đầu tư.

Non-annex I parties Các nước không thuộc phụ lục ICác quốc gia tham gia UNFCCCC không có trong danh sách Phụ lục I của công ước.

Non-governmental organizations (NGOs) Tổ chức phi chính phủCác tổ chức không thuộc cơ cấu chính phủ. Đó là các nhóm tổ chức có hoạt động về môi trường, các cơ quan nghiên cứu, các nhóm kinh doanh, các hiệp hội. Nhiều NGO tham gia các cuộc đối thoại về khí hậu với tư cách như quan sát viên. Để được

THUẬT NGỮ REDD+ 45

đăng ký tham gia các cuộc họp của công ước UNFCCC, NGO phải là tổ chức phi lợi nhuận.

Non-party (of UNFCCC) Quốc gia hoặc Bên không tham gia UNFCCCQuốc gia không phê chuẩn tham gia UNFCCC nhưng có thể tham gia các cuộc họp của công ước với tư cách quan sát viên. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các công ty, tập đoàn kinh tế cũng không phải là thành viên UNFCC. Họ tham gia các cuộc họp của UNFCCC với tư cách là khách mời, quan sát viên, không được tham gia đàm phán và không có quyền bỏ phiếu.

Non-permanence risk analysis Phân tích rủi ro tạm thờiQuá trình trong đó việc đánh giá rủi ro của dự án được tiến hành và được thẩm định bổ sung một cách độc lập khách quan bởi một tổ chức được VCS (Tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon -Verified Carbon Standards - VCS) ủy quyền. Trên cơ sở đánh giá đó, người đánh giá sẽ chấm điểm rủi ro của dự án và xác định tỷ lệ tín chỉ các-bon của dự án sẽ được chuyển vào hệ thống tín chỉ dự phòng (đối với nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất là AFOLU Pooled Buffer Account).

Non-timber forest products (NTFPs) Lâm sản ngoài gỗTất cả các loại sản vật sinh học ngoài gỗ được lấy ra từ rừng phục vụ các nhu cầu của con người.

Opportunity costs Chi phí cơ hộiChi phí cơ hội của REDD+ là mức chênh lệch giữa thu nhập ròng của việc bảo tồn hay tăng cường chất lượng rừng và thu nhập ròng từ việc chuyển đổi rừng sang các loại hình sử dụng đất khác (thường là các loại hình sử dụng đất đem lại giá trị kinh tế cao hơn).

Other stakeholders Các bên liên quan khácTất cả các nhóm khác ngoài cộng đồng có khả năng gây tác động hoặc bị tác động bởi các hoạt động của dự án, có thể sống trong hoặc ngoài vùng dự án.

Party Bên tham gia UNFCCCQuốc gia (hay tổ chức hợp tác kinh tế chung trong khu vực như Liên minh châu Âu) được UNFCCC phê chuẩn việc đăng ký chính thức tham gia UNFCCC và việc phê chuẩn này đã có hiệu lực.

Payment for ecosystem/ environmental services (PES) Chi trả dịch vụ sinh thái hay dịch vụ môi trường rừngHình thức chi trả bởi ít nhất một người “mua” cho ít nhất một người “bán” dịch vụ môi trường rừng (hoặc quyền sử dụng đất để đảm bảo dịch vụ đó), khi và chỉ khi người “bán” đảm bảo được dịch vụ môi trường đó.

46 THUẬT NGỮ REDD+

Performance target Mục tiêu thực hiệnChỉ số phải đạt, hoặc một đầu ra hoặc một hoạt động phải được hoàn thành để người tham gia được chi trả hoặc được cung cấp các lợi ích khác.

Permanence Tính bền vữngĐối với các hoạt động REDD+, tính bền vững được hiểu là độ ổn định của bể các-bon và trữ lượng của nó trong bối cảnh, điều kiện quản lý nhất định. Đối với các chương trình, dự án REDD+ hoặc A/R CDM, tính bền vững là độ ổn định về kết quả giảm phát thải khí nhà kính ròng sau khi dự án kết thúc trong khoảng thời gian xác định (hiện nay chưa có quy định cụ thể của UNFCCC cho REDD+ nhưng một số chương trình hợp tác quy định từ 5 – 10 năm sau khi dự án kết thúc).

Pioneer species Loài tiên phongLoài xuất hiện đầu tiên ở vùng đất mới (bãi bồi ven biển, cửa sông), đất trống hoặc đất đã bị suy thoái, thường dẫn đến việc hình thành một hệ sinh thái mới. Do các vùng đất trống trọc thường có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, các loài tiên phong thường chỉ là các loài thực vật có khả năng thích ứng cao như có bộ rễ dài, rễ có nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm và là cây ưa sáng..

Planned adaptation Thích ứng có kế hoạchKết quả của một quyết định chính sách dựa trên nhận thức là khí hậu

sẽ biến đổi và cần phải có các hành động để thích ứng với sự biến đổi đó.

Planned deforestation Mất rừng có kế hoạchViệc mất rừng đi liền với một loạt các hoạt động đã được lên kế hoạch như: các chương trình tái định cư của quốc gia, chuyển đổi đất rừng sang sản xuất hàng hóa quy mô công nghiệp như là đậu nành, dầu cọ; phát triển đô thị, nông thôn và kết cấu hạ tầng. Các hoạt động gây mất rừng có kế hoạch thường được đưa vào các văn bản quy hoạch sử dụng đất hay quản lý đất đai và có thể vì thế rất dễ kiểm chứng theo Tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon (VCS).

Policies and measures (PAMs) Chính sách và giải phápCác chính sách, giải pháp và hoạt động mà các quốc gia đề xuất, triển khai để giảm thiểu khí nhà kính theo quy định của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, hoặc để thực hiện sáng kiến REDD+. Một số chính sách và giải pháp đã được nêu trong Nghị định thư và có thể sẽ tạo cơ hội cho việc hợp tác liên chính phủ.

Potential project area Địa bàn dự án tiềm năngNhững vùng có các điều kiện khả thi để dự án có thể áp dụng các biện pháp cụ thể phù hợp. Không nhất thiết là một địa bàn cụ thể hoặc có ranh giới cụ thể, có thể là một vùng rộng lớn trên phạm vi cả nước hay cả khu vực, hoặc bao gồm nhiều vùng ở nhiều vị trí địa lý khác nhau với các điều kiện tương tự giống nhau.

THUẬT NGỮ REDD+ 47

Precautionary principle Nguyên tắc phòng ngừaNội dung của Điều 3 Văn kiện UNFCCC, theo đó các bên/các nước cần phải có các giải pháp phòng ngừa để dự báo, ngăn chặn hay hạn chế các tác hại của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các giải pháp phòng ngừa được xác định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc là các chính sách và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải hiệu quả, tiết kiệm chi phí để đảm bảo lợi ích toàn cầu với chi phí thấp nhất có thể.

Primary forest Rừng nguyên sinhRừng tự nhiên của các loài cây bản địa, chưa có dấu hiệu rõ ràng về những tác động của con người và các quá trình sinh thái không bị xáo lộn đáng kể.

Principle of conservativeness Nguyên tắc cẩn trọngNguyên tắc mang tính pháp lý đảm bảo ngăn ngừa khả năng đánh giá quá cao/không chính xác mức giảm phát thải hay mức tăng hấp thụ nhằm giảm thiểu rủi ro đánh giá quá mức lợi ích khí hậu. Nguyên tắc này được áp dụng khi MRV chưa được hoàn thành, chưa thể đảm bảo tính chính xác trong việc đo đạc, báo cáo và kiểm chứng mức phát thải hoặc hấp thụ.

Programmatic approach Cách tiếp cận chương trìnhCho phép mở rộng quy mô các hoạt động dự án hướng tới lợi ích khí hậu

thuần nói chung ra các vùng đất mới sau khi có kết quả đánh giá dự án là đáp ứng được tiêu chí lựa chọn phù hợp. Các hoạt động mới sẽ được đánh giá trong kỳ đánh giá hay kiểm chứng tiếp theo của dự án theo Tiêu chuẩn CCB (xem www.climate-standards.org).

Project Dự ánTổng hợp một loạt các hành động hoặc hoạt động được tiến hành trên một địa bàn cụ thể với những mục đích cụ thể.

Project area Địa bàn dự ánLà địa bàn các hoạt động dự án được tiến hành để đem lại những lợi ích thuần về khí hậu.

Project crediting period Giai đoạn cấp tín chỉ các-bonGiai đoạn lượng giảm phát thải hay mức hấp thụ ròng khí nhà kính sẽ được cấp tín chỉ. Giai đoạn cấp tín của dự án chính là thời gian thực hiện dự án.

Project design document (PDD) Tài liệu thiết kế dự ánMô tả thiết kế dự án và cách thức dự án đảm bảo các yêu cầu của Tiêu chuẩn CCB.

Project GHG accounting period Giai đoạn kiểm kê khí nhà kính của dự ánGiai đoạn mà những kết quả thay đổi về mức giảm phát thải hay mức hấp thụ khí nhà kính từ các hoạt động của

48 THUẬT NGỮ REDD+

dự án được giám sát và được coi là tài sản cần được đền bù, chi trả.

Project idea note (PIN) Ý tưởng dự ánMô tả tóm tắt dự án để cung cấp thông tin cơ bản về dự án, như loại dự án, quy mô, địa bàn dự án; Xác định mức giảm phát thải khí nhà kính dự kiến so với kịch bản thông thường (không có tác động của dự án).

Project intervention area Địa bàn can thiệp của dự ánĐịa bàn dự kiến sẽ triển khai các hành động, các giải pháp can thiệp.

Project lifetime Vòng đời của dự ánKhoảng thời gian mà các hoạt động của dự án được triển khai.

Project proponents Các bên đề xuất dự ánCá nhân hay tổ chức có trách nhiệm và vai trò kiểm soát chung dự án, hoặc cùng với các bên khác đề xuất dự án, có trách nhiệm và vai trò kiểm soát tổng thể dự án.

Project start date Thời điểm bắt đầu dự ánThời điểm bắt đầu thực hiện các hoạt động và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng hoặc các lợi ích khác của dự án.

Project zone Vùng dự ánVùng bao quanh địa bàn dự án trong đó các hoạt động của dự án sẽ tác động trực tiếp đến đất đai và các

tài nguyên gắn với đất đai, bao gồm cả các hoạt động liên quan tới phát triển sinh kế thay thế hay phát triển cộng đồng. Nếu sử dụng cách tiếp cận chương trình, vùng dự án sẽ bao gồm tất cả các địa bàn dự án tiềm năng.

Property rights and property rights holders Quyền tài sản và người chủ tài sảnQuyền hợp pháp hay theo luật tục về sở hữu, sử dụng, tiếp cận, quản lý đối với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên. Người chủ tài sản là người có quyền tài sản cá nhân hay quyền tài sản tập thể.

Protected area Khu vực được bảo vệVùng đất hay vùng biển được dành cho mục đích bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và các tài nguyên liên quan tới văn hóa và được quản lý thông qua các công cụ hiệu quả tương đương với các tiêu chí quản lý khu bảo vệ của IUCN I-VI.

Provincial REDD+ Action Plan (PRAP) Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP)Được coi là văn bản định hướng của cấp tỉnh về REDD+, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược của NRAP cần được thực hiện ở cấp tỉnh thông qua các mục tiêu và hành động cụ thể, phù hợp với bối cảnh của tỉnh.

THUẬT NGỮ REDD+ 49

Quantified emissions limitation and reduction commitments (QELROs) Các cam kết giảm phát thải hay hạn chế phát thải định lượngCác mục tiêu và thời hạn mang tính bắt buộc về pháp lý theo Nghị định thư Kyoto để hạn chế hoặc giảm phát thải khí nhà kính của các nước phát triển.

R-Package Gói sẵn sàngThuật ngữ được được Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng thế giới, bao gồm một số các hoạt động tiên quyết mà các nước REDD+ phải thực hiện xong trong giai đoạn 1 (Sẵn sàng thực hiện REDD+) nếu muốn được lựa chọn tham gia vào giai đoạn 2 (Quỹ các-bon). Ủy Ban các bên tham gia (Participants Committee (PC)) sẽ đánh giá các gói sẵn sàng này trên tinh thần khách quan, tự nguyện. Điều đó có nghĩa là nếu các quốc gia không muốn thì họ không cần phải nộp gói sẵn sàng. Các hoạt động và tiêu chí đánh giá chi tiết có thể tham khảo tại trang tin điện tử của FCPF http://www.forestcarbonpartnership.org/sites/fcp/files/2013/june2013/FCPF%20R-Package%20User%20Guide%20ENG%206-18-13%20web.pdf

R-Plan Kế hoạch sẵn sàngXem Kế hoạch sẵn sàng cho REDD+ (REDD+ Readiness Plan) do FCPF sử dụng.

R-PP R-PPĐề xuất kế hoạch sẵn sàng, thuật ngữ được FCPF sử dụng.

Readiness Sự sẵn sàngSự sẵn sàng để thực hiện REDD+ của quốc gia, có và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết để thực hiện REDD+, bao gồm: Chiến lược, chương trình REDD+ quốc gia, các chính sách liên quan, hệ thống tổ chức quản lý, theo dõi giám sát, hệ thống chi trả hoặc chia sẻ lợi ích, vv…

Readiness preparation Chuẩn bị sẵn sàngCác hành động chuẩn bị và để đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sẵn sàng thực hiện REDD+ của quốc gia, bao gồm tăng cường năng lực, thiết kế chính sách, tham vấn và thiết lập sự đồng thuận, thí điểm và đánh giá chiến lược REDD+ quốc gia, trước khi các Thoả thuận, quy định về REDD+ được UNFCCC COP chính thức thông qua.

REDD-plus hoặc REDD+Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD), bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

REDD+ activity Hoạt động REDD+Theo UNFCCC, hoạt động REDD+ gồm các hoạt động làm giảm mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ

50 THUẬT NGỮ REDD+

lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng. Năm nhóm hoạt động đã bao gồm 03 nguyên tắc của việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Giảm phát thải, tăng tốc độ hấp thụ và duy trì các bể lưu trữ các-bon hiện có.

REDD+ partnership Đối tác REDD+Diễn đàn lâm thời mang tính tự nguyện của các nước thành viên, với mục tiêu chính là đóng góp vào ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu để mở rộng các hoạt động và tăng nguồn tài chính cho việc triển khai các hành động cụ thể, bao gồm việc cải thiện hiệu quả, tính công khai minh bạch và sự điều phối các sáng kiến REDD+ cũng như các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy chuyển giao kiến thức, tăng cường năng lực, các hành động giảm thiểu, phát triển và chuyển giao công nghệ.

Reduced impact logging (RIL) Khai thác gỗ tác động thấpKỹ thuật khai thác có thể giảm thiểu các tác động có hại đến cây rừng và hệ sinh thái rừng xung quanh trong và sau quá trình khai thác. Ví dụ như xác định hướng cây đổ, tỉa cành và dây leo trước khi chặt, thiết kế đường vận xuất, vệ sinh sau khai thácphù hợp…

Reference area Vùng đối chứngĐịa bàn đủ lớn với các điều kiện, tác động và nguyên nhân tương tự được sử dụng để so sánh với địa bàn dự án theo thời gian.

Reference emission levels / Reference levels Mức giảm phát thải tham chiếu / Mức tham chiếuCông cụ để kiểm chứng đánh giá kết quả, dựa trên số liệu lịch sử về rừng, quan tâm tới xu hướng, thời điểm bắt đầu và độ dài của thời gian tham chiếu, mức độ sẵn có và độ tin cậy của các số liệu lịch sử cũng như các bối cảnh cụ thể khác của quốc gia.

Reforestation Tái trồng rừngTrồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng nhưng đã bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

Remote sensing Viễn thámQuá trình thu nhận thông tin về một đối tượng nào đó trên bề mặt trái đất mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Công nghệ và tư liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi trong theo dõi thay đổi sử dụng đất, điều tra, theo dõi, đánh giá diễn biến rừng và được UNFCCC khuyến cáo sử dụng kết hợp với khảo sát, điều tra mặt đất phục vụ việc đo đạc, xác định diện tích rừng, biến động diện tích rừng, trữ lượng các-bon và biến động trữ lượng các-bon của rừng.

Removals Loại bỏ khí nhà kínhQuá trình ngược lại với phát thải khí nhà kính, xảy ra khi khí nhà kính từ khí quyển được đưa vào một bể các-bon nào đó, ví dụ như quá trình quang hợp của cây xanh sẽ giúp CO2 được chuyển từ không khí vào cây rừng.

THUẬT NGỮ REDD+ 51

Research and systematic observation Nghiên cứu và quan trắc hệ thốngNghĩa vụ của các Bên tham gia UNFCCC trong việc tăng cường nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu, quan trắc hệ thống quá trình biến đổi khí hậu. UNFCCC dự kiến kêu gọi cả các nước đang phát triển tham gia.

Reservation Bảo lưu ý kiếnCác bên được bảo lưu ý kiến trong quá trình ra một quyết định nào đó của COP hay CMP. Bảo lưu ý kiến không áp dụng đối với UNFCCC hoặc Nghị định thư Kyoto.

Resilience Khả năng chống chịuKhả năng của một hệ thống xã hội hay một hệ sinh thái có thể chịu được các tác động trong khi vẫn duy trì được cấu trúc cơ bản và các chức năng, năng lực tự tổ chức và năng lực thích ứng trước những áp lực và những thay đổi của bên ngoài.

Respecting safeguards Tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toànViệc áp dụng có hiệu quả các chính sách, pháp luật và quy định, thông qua các thể chế có liên quan nhằm đảm bảo các biên pháp đảm bao an toàn được thực hiện trong thực tiễn và có tác động tích cực

Respiration Hô hấpQuá trình trong đó động thực vật hít ô xi, thải CO2 để hấp thụ thức ăn (hầu

hết là hợp chất carbonhydrates) nhằm sản sinh ra năng lượng duy trì cơ thể sống.

Reversals Đảo ngược phát thảiTái phát thải lượng các-bon được lưu trữ trong các bể chứa như rừng hay đất do các hiện tượng tự nhiên hoặc can thiệp của con người.

Review of commitments Đánh giá lại các cam kếtQuy định về đánh giá định kỳ của UNFCCC đối với cam kết giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia phát triển là thành viên của Công ước theo Điều 4.2 (a) và (b). Việc đánh giá đầu tiên được tiến hành tại COP1 và kết quả cho thấy là tiến độ không đảm bảo, do đó các cuộc đàm phán đã dẫn đến việc ra đời Nghị định thư Kyoto, với các quy định cam kết chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn đối với các quốc gia phát triển.

Rights holders Các bên có quyềnNhững bên mà quyền của họ có thể bị tác động bởi các chương trình REDD+, trong đó bao gồm các cá nhân, cộng đồng dân tộc bản địa và những bên có quyền lợi tập thể.

Rio Conventions Các công ước RioCách gọi tắt của 3 Công ước quốc tế được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại Rio de Janeiro – Brasil năm 1992, đó là: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Công ước về đa dạng sinh học (CBD);

52 THUẬT NGỮ REDD+

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD). Các vấn đề của 3 công ước trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đặc biệt là biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực tới sa mạc hóa và đa dạng sinh học. Thông qua một Nhóm liên lạc chung, Ban thư ký của 3 công ước tiến hành các bước điều phối để đạt được các tiến độ, kết quả chung.

Rio+20 Rio cộng 20Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 2012, sau 20 năm kể từ Hội nghị năm 1992.

Risk buffer Dự phòng rủi roSố tín chỉ các-bon hoặc tỷ lệ % kết quả giảm phát thải KNK của dự án, chương trình REDD+ được giữ lại để dự phòng rủi ro (không duy trì được kết quả như mất trữ lượng các-bon hay tăng phát thải không lường trước được, không bền vững hoặc vi phạm các điều khoản theo quy định). Các kết quả dự phòng này không được mua bán, trao đổi.

Risk classification (or class) Phân loại rủi roTheo tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon, có 4 mức phân loại rủi ro (thấp, trung bình, cao và không thể chấp nhận) để đánh giá mức rủi ro không đạt được kết quả về các-bon mà một dự án có thể có.

Roster of experts Nhóm chuyên giaCác chuyên gia được các Bên tham gia UNFCCC đề cử để hỗ trợ Ban Thư ký UNFCCC trong việc: Xem xét, đánh giá các báo cáo quốc gia của các nước thuộc Phụ lục I; Xây dựng các báo cáo về công nghệ thích ứng, chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển; và Xây dựng các kỹ năng, kiến thức giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Rules of procedure Quy trình thủ tụcCác quy định bắt buộc áp dụng cho COP, CMP và các tổ chức liên quan, bao gồm các nội dung như quá trình ra quyết định và sự tham gia. COP chưa chính thức thông qua quy trình thủ tục, nhưng tất cả đang được áp dụng, trừ quy định về việc biểu quyết.

Safeguards information system (SIS) Hệ thống thông tin đảm bảo an toànTổng hợp các hệ thống và nguồn thông tin sẵn có kết hợp với các hệ thống hoặc thông tin mới để cung cấp các thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn, cách thức mà các yêu cầu về biện pháp đảm bảo an toàn theo thoả thuận Cancun được tuân thủ, thực hiện.

Scalability limit Giới hạn mở rộng quy môGiới hạn mà nếu bổ sung các hoạt động mới của dự án sẽ không đem lại các lợi ích về khí hậu, lợi ích liên quan tới cộng đồng hay lợi ích về đa dạng

THUẬT NGỮ REDD+ 53

sinh học. Đó là giới hạn về năng lực, kinh tế và quản lý mà nếu vượt qua thì sẽ có tác động tiêu cực đối với cộng đồng và/hoặc đa dạng sinh học

Secondary forest Rừng thứ sinhRừng được tái sinh lại sau khi đã bị tàn phá nhưng chưa phát triển đến mức là rừng thành thục, thường được nhận dạng thông qua các tiêu chí về chức năng sinh thái, tính phong phú đa dạng của các loài thực vật, mức độ phức tạp của cấu trúc ...

Sequestration Cố định các-bonQuá trình tăng trữ lượng các-bon trong các bể các-bon không kể bể khí quyển. Có nhiều cơ hội để hấp thụ CO2 từ khí quyển như thông qua quá trình sinh học (sự phát triển của cây cối), hoặc quá trình địa chất (như trữ CO2 trong các bể ngầm dưới mặt đất).

Silviculture Lâm sinhKỹ thuật quản lý quá trình hình thành, phát triển, tổ thành, sức sống và chất lượng của rừng để đáp ứng các yêu cầu đa dạng cũng như giá trị đa dạng của chủ rừng.

Site-based REDD+ action plan (SiRAP) Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP)Được coi là kế hoạch triển khai PRAP ở một địa bàn cụ thể của tỉnh nhằm đóng góp cho các mục tiêu của PRAP.

Social cost of carbon Chi phí xã hội của các-bonSố tiền (có thể được thể hiện dưới dạng giá của một tấn CO2) trong tổng thiệt hại hàng năm từ việc tăng phát thải 1 tấn các-bon hiện nay. Theo lý thuyết kinh tế, chi phí xã hội của các-bon là giá các-bon tối ưu nhất về mặt kinh tế, khi đó chi phí phát thải cao nhất bằng lợi ích phát thải cao nhất.

Soil organic carbon (SOC) Các-bon hữu cơ trong đất Bể các-bon trong đất, bao gồm tất cả các vật liệu, chất hữu cơ có trong đất, nhưng không bao gồm các-bon của rễ cây (loại các-bon rễ cây này thuộc bể các-bon sinh khối dưới mặt đất).

Source Nguồn phát thảiQuá trình, hoạt động hay cơ chế phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Nguồn phát thải này cũng có thể là nguồn năng lượng.

Special climate change fund (SCCF) Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu SCCF được thành lập để cung cấp tài chính cho các dự án liên quan tới thích ứng; chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực; năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý phế thải; và đa dạng hóa kinh tế. Quỹ này phải phù hợp với các cơ chế tài chính khác thực hiện UNFCCC. Quỹ Môi trường toàn cầu - cơ chế tài chính của UNFCCC được ủy thác để vận hành Quỹ đặc biệt về Biến đổi khí hậu.

54 THUẬT NGỮ REDD+

Spill-over effects Các tác động lây lanCác tác động đi kèm với các hành động cắt giảm phát thải khí nhà kính ở các nước phát triển. Ví dụ, việc giảm phát thải ở các nước phát triển có thể sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng dầu khí ở các nước đó và do đó sẽ làm giảm giá xăng dầu thế giới, từ đó khuyến khích tăng nhu cầu sử dụng dầu khí và làm tăng phát thải ở các nước đang phát triển. Hiện tại người ta dự tính nếu thực hiện đầy đủ Nghị định thư Kyoto sẽ có thể làm giảm 5-20% phát thải ở các nước phát triển và sẽ gây rò rỉ phát thải hay dịch chuyển địa điểm phát thải sang các nước đang phát triển.

Stakeholder Bên liên quanMột người hay một tổ chức có mối quan tâm hợp pháp đối với một dự án hay một tổ chức, hoặc có thể sẽ bị tác động bởi một hành động hay một chính sách cụ thể.

Standard operating procedures (SOPs) Quy trình vận hành chuẩnĐược thiết lập để hướng dẫn việc vận hành đối với một hoạt động nào đó hay xử lý một tình huống cụ thể nào đó.

Standards Tiêu chuẩnTiêu chuẩn kiểm chứng và đánh giá các dự án thí điểm về REDD+

Stratification Phân tầng Việc phân chia tổng thể quan tâm thành các đối tượng khác nhau theo chiều thẳng đứng và hoặc theo chiều nằm ngang dựa vào những tiêu chí/tiêu chuẩn cụ thể nào đó. Ví dụ, đối với rừng, theo chiều thẳng đứng có thể chia thành tầng vượt tán, tầng dưới tán, tầng cây bụi và thảm tươi, tầng thảm khô và thảm mục; theo chiều nằm ngang và trữ lượng có thể chia thành rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo; theo nguồn gốc, có thể chia thành rừng tự nhiên, rừng trồng; theo quá trình diễn thế/mức độ bị tác động có thể chia thành rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh…

Subnational Địa phươngCấp thấp hơn cấp quốc gia (trung ương), ví dụ như vùng, tỉnh, thành phố, có các thẩm quyền cụ thể và thường được trao quyền để tự quản lý thông qua hệ thống chính quyền địa phương.

Subsidiary body for implementation (SBI) Ban bổ trợ về thực hiện (SBI)SBI đưa ra khuyến nghị về chính sách và các nội dung thực hiện của UNFCCC cho COP, và nếu được yêu cầu thì cho cả các cơ quan khác.

Subsidiary body for scientific and technological advice (SBSTA) Ban bổ trợ về tư vấn khoa học công nghệ (SBSTA)SBSTA là cầu nối giữa thông tin đầu vào cũng như kết quả đánh giá của các chuyên gia (như IPCC) với COP.

THUẬT NGỮ REDD+ 55

Sustainable development Phát triển bền vữngQuá trình phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Sustainable forest management Quản lý rừng bền vữngCách thức và hoạt động quản lý rừng nhằm đạt được các sản phẩm và dịch vụ môi trường đã được xác định, không làm tổn hại và suy giảm giá trị vốn có của rừng, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xã hội quá mức cho phép.

Technological change Thay đổi công nghệThường là cải tiến công nghệ, ví dụ để hướng tới mục tiêu có hàng hóa, dịch vụ tốt hơn trong một phạm vi nguồn lực nhất định (các yếu tố sản xuất). Các mô hình kinh tế giúp phân loại các loại hình cải tiến công nghệ thành 3 loại: ngoại sinh, nội sinh và nội sinh có tác động. Ngoại sinh chịu tác động từ bên ngoài, ví dụ tăng trưởng đầu ra của thế giới. Nội sinh là chịu tác động từ bên trong, ví dụ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nội sinh có tác động là nội sinh nhưng được bổ sung thêm tác động của việc bổ sung, thay đổi chính sách và giải pháp, ví dụ như thuế các-bon đối với các nỗ lực nghiên cứu và phát triển.

Technology transfer Chuyển giao công nghệQuá trình chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm và trang thiết bị giữa các bên

để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thinning Tỉa thưaQuá trình loại bỏ bớt đi một số cây để cải thiện chất lượng và sức sống của rừng. Tỉa thưa có thể giúp làm giảm nguy cơ phát thải do cháy rừng, bão gió, sâu bệnh.

Threatened or Rare ecosystems Hệ sinh thái bị đe dọa hay quý hiếmBao gồm các hệ sinh thái (nguyên sinh hoặc không) hay một quần thể loài quý hiếm hay đang suy giảm mạnh về số lượng. Thông thường, hệ sinh thái này được phân loại theo hệ thống phân loại (trong Sách Đỏ) của IUCN.

Threatened species Các loài bị đe dọa tuyệt chủngCác loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, theo Sách Đỏ của IUCN, các loài này được phân thành 3 cấp chính: Đặc biệt bị đe dọa (CR), Bị đe dọa (EN) và Bị tổn thương (VU).

Tier Cấp độ dữ liệu sử dụng Theo Hướng dẫn của IPPCC có 3 cấp độ dữ liệu sử dụng. Đó là: Tier 1 là cấp độ đơn giản nhất, sử dụng các giá trị mặc định ở cấp độ toàn cầu về trữ lượng các-bon, Tier 2 sử dụng các dữu liệu quốc gia. Tier 3 là sử dụng các dữ liệu về trữ lượng các-bon cho từ ng địa điểm cụ thể.

56 THUẬT NGỮ REDD+

Traditional knowledge Kiến thức truyền thốngHiểu biết của người dân địa phương, bao gồm các kiến thức về khoa học, công nghệ, văn hóa liên quan tới nguồn lực con người, nguồn gen, giống cây trồng vật nuôi, dược phẩm, đặc trưng/tính chất của động/thực vật, văn hóa/nghệ thuật truyền miệng, các loại tài liệu, các bản thiết kế, loại hình thể thao và các trò chơi dân gian, nghệ thuật minh họa, biểu diễn ….

Trans-boundary Xuyên biên giớiMột số vấn đề về môi trường vượt qua ranh giới một quốc gia và tác động đến khu vực và toàn cầu, ví dụ như sự suy giảm của tầng ô zôn, sự mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu. Tăng dân số, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã có xu hướng làm tăng tính nghiêm trọng của các vấn đề môi trường toàn cầu và có quy mô xuyên biên giới, đặc biệt là gây ra các tác động đối với khu vực Đông Á và Thái Bình dương. Ngân hàng Thế giới đã giúp các quốc gia trong khu vực giải quyết các vấn đề này. Việc hỗ trợ ưu tiên (nhưng không chỉ hạn chế) cho các vấn đề mang tính thách thức về môi trường xuyên biên giới như: Quản lý các hệ sinh thái xuyên biên giới và tài nguyên nước chung, Thích ứng với biến đổi khí hậu và Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Bảo tồn đa dạng sinh học, Bảo vệ tầng ô zôn, ...

Transaction costs Chi phí giao dịchChi phí phát sinh trong quá trình xây dựng chương trình REDD+, đàm

phán, liên lạc, giám sát, báo cáo và kiểm chứng mức giảm phát thải. Chi phí giao dịch phát sinh bởi người thực hiện chương trình REDD+ và các bên thứ 3 như người kiểm chứng, người cấp chứng nhận và các luật sư. Để minh họa, chi phí giao dịch phát sinh từ: (1) các bên tham gia giao dịch REDD+, như người mua và người bán hay nhà tài trợ và người nhận tài trợ, (2) các bên thứ 3 như người điều tiết thị trường hay người vận hành hệ thống chi trả có trách nhiệm quán xuyến việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải. Các hoạt động và chi phí liên quan luôn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và tin cậy của một chương trình REDD+.

Transparency Tính minh bạchCác quyết định được xây dựng và thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các quy định, luật pháp. Các thông tin phải đến được người bị tác động bởi thông tin đó một cách dễ dàng, tự do và trực tiếp. Các thông tin đó phải được cung cấp một cách đầy đủ, dễ hiểu, rộng rãi thông qua các hệ thống thông tin báo chí.

Trust funds Quỹ ủy thácQuỹ dành cho một số chương trình cụ thể trong hệ thống của Liên hợp quốc.

Umbrella group Nhóm bảo trợLiên minh tự nguyện của các nước phát triển không thuộc khối EU, được thành lập sau khi thông qua Nghị định thư Kyoto. Mặc dù không có danh

THUẬT NGỮ REDD+ 57

sách thành viên một cách chính thức, nhưng Nhóm Bảo trợ thường bao gồm Úc, Canada, Iceland, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Nga, Ukraina và Hoa Kỳ.

Uncertainty Tính không chắc chắnMức độ mà một giá trị nào đó (như tương lai của hệ thống khí hậu) chưa được biết một cách rõ ràng, chắc chắn. Tính không chắc chắn có thể là hậu quả của việc thiếu thông tin hoặc sự thiếu thống nhất về những gì đã biết và có thể biết. Độ không chắc chắn có thể phát sinh do có quá nhiều nguồn thông tin không nhất quán, do sự sai sót trong dữ liệu, do việc hiểu các khái niệm khác nhau hay do sự dự đoán thiếu cơ sở về hành xử của con người. Tính không chắc chắn do đó có thể là kết quả của quá nhiều cách tính toán hay nhận xét cảm tính của một nhóm chuyên gia nào đó.

United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)Được thông qua vào ngày 09 tháng 5 năm 1992 ở New York và được hơn 150 nước và EU ký chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992. Mục tiêu cao nhất của Công ước là “Ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn chặn được các tác động của con người lên hệ thống khí hậu”. Công ước bao gồm các cam kết của tất cả các quốc gia thành viên. Theo đó, các bên có tên trong Phụ lục I (tất cả

các nước thành viên OECD năm 1990 và các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi) có mục tiêu giảm mức phát thải đến năm 2000 theo Nghị định thư Montreal bằng với mức năm 1990. Công ước có hiệu lực từ tháng 3 năm 1994.

Unplanned (unsanctioned) deforestation Mất rừng tự phátHậu quả của các tác động về kinh tế xã hội dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp một cách tự phát và các cơ quan chức năng không có năng lực để kiểm soát. Ví dụ như tác động của việc tăng dân số hoặc phát triển kết cấu hạ tầng, đường xá, thường vì mục tiêu sản xuất lương thực, gỗ củi.

Validation Thẩm địnhQuá trình trong đó một tổ chức thứ ba độc lập được cấp chứng chỉ tiến hành thẩm định các dự án theo một tiêu chuẩn cụ thể, bao gồm các nội dung liên quan tới thiết kế, phương pháp luận, các tính toán và các chiến lược được dự án áp dụng, đảm bảo dự án tuân thủ đúng các quy định của tiêu chuẩn.

Value added Giá trị gia tăngGiá trị cuối cùng của một ngành hay một hoạt động sau khi đã cộng tất cả các đầu ra đạt được và trừ đi các đầu vào trung gian.

58 THUẬT NGỮ REDD+

Verification Thẩm traViệc đánh giá độc lập định kỳ và việc xác định mức phát thải do con người gây ra từ các nguồn phát thải khí nhà kính hay mức tăng trữ lượng các-bon (lợi ích các-bon) đã đạt được từ một hoạt động của dự án trong giai đoạn thẩm tra.

Verified carbon standard (VCS) Tiêu chuẩn các-bon đã thẩm traNhóm khí hậu, Hiệp hội kinh doanh phát thải quốc tế, Diễn đàn kinh tế thế giới và Ủy ban quốc tế về phát triển bền vững (The Climate Group, the International Emissions Trading Association, the World Economic Forum and the World Business Council for Sustainable Development) đã xây dựng Tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon để đưa ra một tiêu chuẩn và chương trình toàn cầu nhằm phê duyệt mức khí nhà kính được cấp tín chỉ (credible GHG offsets). http://www.v-c-s.org

Verified carbon unit (VCU) Đơn vị các-bon đã thẩm traTín chỉ đền bù các-bon được kiểm chứng thông qua Tiêu chuẩn các-bon đã thẩm tra VCS, một trong những tiêu chuẩn mang tính độc lập đầu tiên được thiết lập cho dự án giảm phát thải trong thị trường các-bon tự nguyện.

Verified emission reduction / Voluntary emission reduction (VER) Giảm phát thải đã thẩm tra/Giảm phát thải tự nguyện (VER)Các tín chỉ các-bon đạt được trong thị trường các-bon tự nguyện. Các tín chỉ này có thể dùng để kinh doanh mua bán mức giảm phát thải để đáp ứng nhu cầu giảm phát thải tự nguyện của các cá nhân, tổ chức mong muốn tự giảm mức phát thải của mình.

Voluntary action Hành động tự nguyệnCác chương trình, cam kết tự nguyện hay tuyên bố tự nguyện, trong đó các bên (công ty tư nhân hay nhóm các công ty) triển khai một hành động với các mục tiêu của mình và thường tự giám sát và báo cáo.

Voluntary agreement Thỏa thuận tự nguyệnThỏa thuận giữa chính phủ và một hoặc nhiều tổ chức tư nhân, cá nhân để đạt được các mục tiêu về môi trường hoặc cải thiện môi trường ngoài các cam kết mang tính bắt buộc. Không phải tất cả các thỏa thuận tự nguyện đều thực sự mang tính tự nguyện; một số thỏa thuận tự nguyện có bao gồm cả việc thưởng và/hoặc đền bù liên quan tới việc cam kết tham gia hoặc cam kết về thành quả sẽ đạt được.

Voluntary carbon unit (VCU) Đơn vị các-bon tự nguyệnTín chỉ đền bù các-bon được thẩm tra thông qua Tiêu chuẩn kiểm chứng các-bon, một trong những tiêu chuẩn

THUẬT NGỮ REDD+ 59

mang tính độc lập đầu tiên được thiết lập cho dự án giảm phát thải trong thị trường các-bon tự nguyện

Voluntary market Thị trường tự nguyệnThị trường các-bon không theo khung quy định về các-bon và không đi kèm với các thỏa thuận quốc tế. Thị trường này được vận hành theo các cam kết tự nguyện của các tổ chức (như công ty năng lượng, hàng không) và các cá nhân.

Voluntary REDD+ database Cơ sở dữ liệu REDD+ tự nguyệnCơ sở dữ liệu được công bố một cách tự nguyện về tình hình tài chính, hành động và kết quả thực hiện REDD+.

Vulnerability Tính dễ bị tổn thươngMức độ mà một hệ thống dễ bị tác động hoặc không có khả năng thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm cả mức độ giao động hay cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là khả năng của một hệ thống phản ứng với các đặc trưng, mức độ và tần suất của biến đổi khí hậu, phản ánh tính nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó.

Vulnerable people or groups Người/nhóm dễ bị tổn thươngNgười hay nhóm bị nguy cơ tác động mạnh của các tác động hay cú sốc từ bên ngoài (bao gồm cả biến đổi khí hậu); và có mức độ nhạy cảm cao và năng lực thích ứng thấp với những thay đổi thực tế hay thay đổi dự kiến

do thiếu cơ hội tiếp cận nguồn lực để có sinh kế bền vững (chính trị-xã hội, xã hội, nhân sự, tài chính, tự nhiên và lý học). Sự phụ thuộc vào rừng có thể là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tính dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở những nơi dự án có thể sẽ làm thay đổi khả năng tiếp cận tài nguyên rừng. Trong nhiều trường hợp, sự phân biệt cũng gây nên tính dễ bị tổn thương, ví dụ như phân biệt về giới.

60 THUẬT NGỮ REDD+

BẢNG TRA THUẬT NGỮ

Thuật ngữ tiếng Việt

AAn ninh lương thực, 30

BBan bổ trợ về thực hiện (SBI), 54Ban bổ trợ về tư vấn khoa học công nghệ (SBSTA), 54Ban Điều hành Cơ chế phát triển sạch, 28Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 39Báo cáo cập nhật hai năm một lần, 13Báo cáo đánh giá độc lập, 37Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính quốc gia, 43Báo cáo tài chính chi tiêu nội bộ cho lợi ích từ REDD+, 39Bảo lưu ý kiến, 51Bảo tồn, 22Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, 22Bể các-bon, 18Bể hấp thụ các-bon, 18Bên liên quan, 54

Bên tham gia UNFCCC, 45Biến đổi khí hậu, 19Bong bóng, 14Bù đắp các-bon, 17

CCác bên có quyền, 51Các bên đề xuất dự án, 48Các bên liên quan khác, 45Các biện pháp đảm bảo an toàn theo Thoả thuận Cancun, 15Các-bon dioxit (CO2), 16Các-bon hữu cơ trong đất, 53Các cam kết giảm phát thải hay hạn chế phát thải định lượng, 49Các công ước Rio, 51Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), 44Cách tiếp cận chung, 21Cách tiếp cận chương trình, 47Cách tiếp cận phương pháp luận có thể bảo vệ được, 23

THUẬT NGỮ REDD+ 61

Các loài bị đe dọa tuyệt chủng, 55Các loài cây cơ sở, 31Các loại khí nhà kính, 13Các lợi ích / Tác động đi kèm, 11Các nền kinh tế chuyển đổi, 25Các nhóm cộng đồng, 21Các nước kém phát triển, 41Các nước không thuộc phụ lục I, 44Các nước thuộc Phụ lục B, 11Các nước thuộc Phụ lục I, 11Các nước thuộc Phụ lục II, 11Các phương án công nghệ đáng được đầu tư, 44Các tác động lây lan, 53Cam kết khởi động nhanh, 29Cảnh quan, 41Cấp độ dữ liệu sử dụng, 55Cấp hạn ngạch phát thải, 35Cấp tín chỉ sau, 28Cấp tín chỉ trước, 28Cây rụng lá tự nhiên, 23Chính sách và giải pháp, 46Chi phí cơ hội, 45Chi phí giao dịch, 56Chi phí thích ứng, 9Chi phí thực hiện, 37Chi phí xã hội của các-bon, 53Chỉ số, 38Chỉ số các-bon rừng, 30Chi trả dịch vụ sinh thái hay dịch vụ môi trường rừng, 45Chuẩn bị sẵn sàng, 49

Chu kỳ sinh trưởng của rễ cám, 29Chứng nhận, 18Chương trình hành động REDD+ quốc gia, 44Chương trình hành động thích ứng quốc gia (NAPA), 43Chương trình trao đổi phát thải của EU, 28Chu trình các-bon, 16Chuyển giao công nghệ, 55CO2 tương đương, 17Cơ chế chia sẻ lợi ích, 13Cơ chế đồng thực hiện, 39Cơ chế giải quyết khiếu nại, 36Cơ chế phát triển sạch (CDM), 19Cơ chế tài chính, 29Cơ chế tham vấn để đạt được sự đồng thuận của các bên liên quan dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được thông tin trước và đầy đủ (FPIC), 32Cố định các-bon, 53Công bằng, 28Cộng đồng, 21Công nghệ bền vững về môi trường, 28Công nghệ địa chất, 34Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), 57Cơ quan thẩm quyền quốc gia, 24Cơ quan vận hành được chỉ định, 24Cơ sở dữ liệu REDD+ tự nguyện, 59Cường độ các-bon, 17

62 THUẬT NGỮ REDD+

DDao động khí hậu, 20Dịch vụ hệ sinh thái, 26Diễn biến rừng, 31Dự án, 47Dự báo khí hậu, 20Dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định, 38Dự phòng rủi ro, 52

ĐĐa lợi ích, 43Đánh giá lại các cam kết, 51Đánh giá thích ứng, 9Đảo ngược phát thải, 51Địa bàn can thiệp của dự án, 48Địa bàn dự án, 47Địa bàn dự án tiềm năng, 46Địa lý thực vật, 29Địa phương, 54Đoàn đại biểu quốc gia, 43Đo đạc, báo cáo, kiểm chứng, 42Đối tác quốc tế về biến đổi khí hậu, 39Đối tác REDD+, 50Đối thoại về khí hậu G8+5, 33Đồng lợi ích, 21Động thái rừng, 30Đơn vị các-bon đã thẩm tra, 58Đơn vị các-bon tự nguyện, 58Đơn vị giảm phát thải (ERU), 27

Đơn vị phát thải được phân bổ, 11Độ tàn che, 23Đốt có kiểm soát (chủ đích), 22Đường cong diễn biến rừng, 31

GGiai đoạn cấp tín chỉ các-bon, 47Giai đoạn kiểm kê khí nhà kính của dự án, 47Giảm nhẹ, 8Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, 19Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, 42Giảm phát thải đã thẩm tra/Giảm phát thải tự nguyện (VER), 58Giảm phát thải được chứng nhận (CER), 19Giám sát, 43Giá trị bảo tồn cao, 36Giá trị gia tăng, 57Giới hạn mở rộng quy mô, 52Giới hạn trần, 16Giới hạn trần và Trao đổi tín chỉ các-bon, 16Gỗ chết, 23Gói sẵn sàng, 49

HHành động tự nguyện, 58Hạn ngạch phát thải, 10Hấp thụ sinh học các-bon, 16Hệ sinh thái bị đe dọa hay quý hiếm, 55Hệ số chuyển đổi và mở rộng sinh

THUẬT NGỮ REDD+ 63

khối, 14Hệ số mở rộng sinh khối, 14Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), 34Hệ thống khí hậu, 20Hệ thống theo dõi diễn biễn rừng quốc gia, 43Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, 52Hiện tượng nóng lên toàn cầu, 34Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, 34Hiệu quả của Chương trình REDD+, 26Hiệu quả môi trường, 28Hiệu suất, 26Hiệu ứng nhà kính, 35Hoạt động REDD+, 49Hô hấp, 51Hội nghị các Bên tham gia, 22Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto, 22

KKế hoạch hành động Bali, 12Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP), 53Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP), 48Kế hoạch sẵn sàng, 49Khai thác gỗ tác động thấp, 50Khả năng chống chịu, 51Khiếu nại, thắc mắc, 35Khí nhà kính, 35

Khối lượng thể tích gỗ cơ bản, 13Khung chỉ số, 31Khu vực có giá trị bảo tồn cao, 36Khu vực đa dạng sinh học then chốt, 40Khu vực được bảo vệ, 48Kịch bản cơ sở, 13Kịch bản thông thường, 15Kiến thức truyền thống, 55

LLàm giàu khí CO2 tự do trong không khí, 31Lâm sản ngoài gỗ, 45Lâm sinh, 53Liên minh các quốc gia rừng mưa, 21Loài đặc hữu, 27Loài tiên phong, 46Loài xâm thực, 39Lợi ích thích ứng, 9Lộ trình Bali, 13Luật địa phương, 41Lượng sinh khối mất đi, 14Lượng tín chỉ dự trữ, 15

MMất rừng, 24Mất rừng có kế hoạch, 46Mất rừng theo đám, 43Mất rừng tự phát, 57Mẫu báo cáo chung, 21Mô hình khí hậu, 20

64 THUẬT NGỮ REDD+

Mô phỏng khí hậu, 20Mua bán các-bon hoặc mua bán phát thải, 18Mua bán tín chỉ phát thải, 27Mức giảm phát thải tham chiếu / Mức tham chiếu, 50Mức phát thải cho phép, 26Mục tiêu thực hiện, 46

NNăng lực lưu trữ các-bon, 16Năng lực thích ứng, 9Năng suất sơ cấp thuần, 44Nghị định thư Kyoto, 40Nghị định thư Montreal, 43Nghiên cứu và quan trắc hệ thống, 51Người bản địa, 38Người/nhóm dễ bị tổn thương, 59Nguồn phát thải, 27, 53Nguồn tài chính nhận được, 37Nguồn thải các-bon, 18Nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, 25Nguyên tắc cẩn trọng, 47Nguyên tắc phòng ngừa, 47Nhạy cảm về giới, 33Nhóm Bảo trợ, 56Nhóm các nước G8, 33Nhóm các nước G20, 33Nhóm chuyên gia, 52Nhóm chuyên gia cho các nước kém phát triển, 41

Nhóm chuyên gia thẩm định, 29Nhóm chuyên gia về chuyển giao công nghệ, 29Nhóm công tác (không chính thức) về diễn đàn Durban cho hành động tăng cường (ADP), 8Nhóm dự thảo, 25Nhóm hoạt động, 15Nhóm liên lạc chung, 40Nhóm liên lạc không chính thức, 38Nhóm nước chuyên về môi trường, 28Nông lâm kết hợp, 10Nông nghiệp quảng canh, 29Nông nghiệp thâm canh, 38Nước chủ nhà, 37

PPhân bổ quyền phát thải, 10Phân loại rủi ro, 52Phân tầng, 54Phân tích chi phí-hiệu quả, 23Phân tích chi phí-lợi ích, 23Phân tích rủi ro tạm thời, 45Phát thải do con người gây ra, 11Phát triển bền vững, 54Phá vỡ cấu trúc phân bố liên tục về không gian của rừng, 30Phục hồi hệ sinh thái, 26

QQuản lý rừng, 31Quản lý rừng bền vững, 55

THUẬT NGỮ REDD+ 65

Quản lý rừng cải tiến, 37Quản lý thích ứng, 10Quản trị, 35Quản trị tốt, 34Quốc gia, 23Quốc gia hoặc Bên không tham gia UNFCCC, 45Quỹ cho các nước kém phát triển, 41Quỹ đặc biệt về biến đổi khí hậu, 53Quyền các-bon, 18Quyền con người, 37Quyền phát thải của Liên minh châu Âu (EU), 28Quyền sở hữu đất đai, 40Quyền tài sản và người chủ tài sản, 48Quyền theo luật tục, 23Quỹ khí hậu xanh, 35Quỹ Môi trường toàn cầu, 34Quỹ thích ứng, 9Quy trình phản hồi và khiếu nại, 29Quy trình phê duyệt kép, 25Quy trình thủ tục, 52Quy trình vận hành chuẩn, 54Quỹ ủy thác, 56

RRanh giới (địa lý) của khu vực xảy ra mất rừng, 32REDD+, 49Rio cộng 20, 52Rò rỉ phát thải, 41

R-Package, 49R-Plan, 49Rừng, 30Rừng cộng đồng, 21Rừng nguyên sinh, 47Rừng thành thục, 42Rừng thứ sinh, 53

SSinh kế, 41Sinh khối, 14Sinh khối dưới mặt đất, 13Sinh khối rừng, 30Sinh khối trên mặt đất, 8Sinh vật biến đổi gen, 34Số liệu hoạt động, 8Sử dụng đất, 40Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), 40Sử dụng tối đa và tốt nhất, 37Sự rò rỉ các-bon, 8Sự sẵn sàng, 49Suy thoái hệ sinh thái, 26Suy thoái (hoặc suy thoái rừng), 24

TTài chính khởi động nhanh, 29Tài liệu thiết kế dự án, 47Tái sinh tự nhiên, 44Tái trồng rừng, 50Tăng cường trữ lượng các-bon, 27Tăng trưởng sinh khối, 14

66 THUẬT NGỮ REDD+

Thẩm định, 57Thấm nước, 38Thẩm tra, 57Tham vấn hiệu quả, 26Tham vấn và phân tích ở cấp quốc tế, 39Thay đổi công nghệ, 55Thích ứng, 9Thích ứng có kế hoạch, 46Thích ứng với biến đổi khí hậu, 19Thị trường các-bon, 17Thị trường chính thức (bắt buộc), 22Thị trường tự nguyện, 58Thoả thuận Cancun, 15Thỏa thuận/hợp đồng mua tín chỉ giảm phát thải, 27Thỏa thuận Marrakesh, 41Thỏa thuận tự nguyện, 58Thời điểm bắt đầu dự án, 48Thời kỳ cam kết, 21Thông báo quốc gia, 43Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, 10Thương mại phát thải quốc tế, 39Thương mại sinh học, 14Thường xanh, 28Tỉa thưa, 55Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, 42Tiềm năng nóng lên toàn cầu, 34Tiêu chuẩn, 54Tiêu chuẩn các-bon đã thẩm tra, 58

Tiêu chuẩn phát thải, 27Tính bền vững, 46Tính bổ sung, 10Tính dễ bị tổn thương, 59Tính không chắc chắn, 56Tính minh bạch, 56Tính thay thế được, 33Tính toán trước, 28Tính toán và báo cáo các-bon, 16Tổ chức phi chính phủ, 44Tổng năng suất sơ cấp, 36Tổng sản phẩm quốc nội, 36Tổn thất và thiệt hại, 41Tránh được phá rừng, 12Tránh được phá rừng đã có trong kế hoạch, 12Tránh mất rừng và suy thoái rừng cục bộ không theo kế hoạch, 12Tránh mất rừng và suy thoái rừng không có trong kế hoạch ở vùng giáp ranh, 12Trồng rừng mới, 10Trữ lượng các-bon, 18Trữ lượng các-bon rừng, 30Tuân thủ, 22Tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, 51Tương quan sinh trưởng, 10Tự thích ứng, 12

UỦy ban đàm phán liên chính phủ về UNFCCC (INC), 39

THUẬT NGỮ REDD+ 67

Ủy ban giám sát đồng thực hiện (JISC), 40Ủy ban thích ứng, 9

VViễn thám, 50Vòng đời của dự án, 48Vùng đối chứng, 50Vùng dự án, 48

XXúc tiến tái sinh tự nhiên, 12Xuyên biên giới, 56

YYêu cầu điều chỉnh hành động, 23Ý tưởng dự án, 48

Thuật ngữ tiếng Anh

AAbatement, 8Aboveground biomass, 8Activity data, 8Activity-Shifting Leakage, 8Adaptation, 9Adaptation assessment, 9Adaptation Benefits, 9Adaptation capacity, 9Adaptation Committee (AC), 9Adaptation Costs, 9Adaptation Fund, 9Adaptation Management, 10Additionality, 10Addressing safeguards, 10Ad hoc Working Group on the Durban Platform for Enhanced Action (ADP), 8Afforestation, 10Agroforestry, 10

Allocation, 10Allometry, 10Allowance, 10Ancillary Benefits / Impacts, 11Annex B Parties (or countries), 11Annex II countries, 11Annex I Parties (or countries), 11Anthropogenic emission, 11Anticipatory adaptation, 11Assigned Amount Unit (AAU), 11Assisted Natural Regeneration, 12Autonomous adaptation, 12Avoided Deforestation, 12Avoiding planned deforestation, 12Avoiding unplanned frontier deforestation and degradation, 12Avoiding unplanned mosaic deforestation and degradation, 12

68 THUẬT NGỮ REDD+

BBali Action Plan, 12Bali Roadmap, 13Baseline scenario, 13Basic wood density, 13Basket of Gases, 13Belowground biomass, 13Benefit distribution mechanism, 13Biennial Update Report (BUR), 13Biodiversity, 14Biomass, 14Biomass Conversion and Expansion Factor (BCEF), 14Biomass Expansion Factor (BEF), 14Biomass increment, 14Biomass removals, 14Biomes, 14Biotrade, 14Bubble, 14Buffer, 15Bundling, 15Business-As-Usual (BAU) Scenario, 15

CCancun Agreements, 15Cancun Safeguards, 15Cap and Trade, 16Caps, 16Carbon accounting, 16Carbon Benefits, 16

Carbon Biosequestration, 16Carbon Carrying Capacity (CCC), 16Carbon cycle, 16Carbon Dioxide (CO2), 16Carbon Dioxide Equivalent (CO2e), 17Carbon Footprint, 17Carbon fraction, 17Carbon intensity, 17Carbon Market, 17Carbon offset, 17Carbon pool, 18Carbon reservoir, 18Carbon rights, 18Carbon sink, 18Carbon source, 18Carbon stock, 18Carbon Trading or Emissions Trading, 18Certification, 18Certified Emission Reductions (CERs), 19Clean Development Mechanism (CDM), 19Climate Change, 19Climate Change Adaptation, 19Climate Change Mitigation, 19Climate Model, 20Climate Prediction, 20Climate Projection, 20Climate Service, 20Climate System, 20Climate Variability, 20

THUẬT NGỮ REDD+ 69

Coalition for Rainforest Nations, 21Co-benefits, 21Commitment Period, 21Common Approach, 21Common Reporting Format, 21Communities, 21Community Forest, 21Community Groups, 21Compliance, 22Compliance Committee, 22Compliance (Regulatory) Market, 22Conference of the Parties (COP), 22Conservation, 22Conservation Easement, 22Conservation of forest carbon stocks, 22Controlled (prescribed) burning, 22Corrective Action Request (CAR), 23Cost-benefit analysis, 23Cost-effectiveness analysis, 23Country, 23Crown cover, 23Customary rights, 23

DDead Wood, 23Deciduous, 23Defensible Methodological Approach, 23Deforestation, 24Degradation (or forest degradation), 24

Designated National Authority (DNA), 24Designated Operational Entity (DOE), 24Development path or pathway, 24Direct seeding, 24Displacement, 24Domestic funding, 25Double approval process, 25Drafting group, 25Driver, 25

EEconomies in transition, 25Ecosystem, 25Ecosystem degradation, 26Ecosystem rehabilitation, 26Ecosystem services, 26Effective consultation, 26Effectiveness of the REDD+ Programme, 26Efficiency, 26Emission factor, 26Emission permit, 26Emission quota, 27Emission Reduction Purchase Agreement (ERPA), 27Emission Reduction Unit (ERU), 27Emission source, 27Emission standard, 27Emission Trading, 27Endemic species, 27

70 THUẬT NGỮ REDD+

Enhancement of forest carbon stocks, 27Enrichment planting, 27Entry into force, 27Environmental effectiveness, 28Environmental Integrity Group, 28Environmentally sustainable technologies, 28Equity, 28EU Allowance, 28EU Emission Trading Scheme (EU ETS), 28Evergreen, 28Ex-ante accounting, 28Ex-ante crediting, 28Executive Board of the Clean Development Mechanism, 28Expert Group on Technology Transfer (EGTT), 29Expert Review Teams, 29Ex-post crediting, 28Extensive agriculture, 29

FFast-start finance, 29Fast-start pledge, 29Feedback and Grievance Redress Procedure, 29Financial Mechanism, 29Fine root turnover, 29Floristics, 29Food security, 30Forest, 30

Forest biomass, 30Forest Carbon Index, 30Forest carbon stock, 30Forest dynamics, 30Forest fragmentation, 30Forest management, 31Forest transition, 31Forest transition curve, 31Framework of indicators, 31Framework Tree Species, 31Free Air Carbon Dioxide Enrichment (FACE), 31Free, prior and informed consent (FPIC), 32Frontier Deforestation, 32Full and effective participation, 32Fungibility, 33

GG8, 33G8+5 Climate Dialogue, 33G20, 33G-77 and China, 33Gender sensitive, 33General Agreement on Tariffs and Trade (GATT), 34Genetically Modified Organism (GMO), 34Geo-engineering, 34Global Environmental Facility (GEF), 34Global Positioning System, 34Global warming, 34

THUẬT NGỮ REDD+ 71

Global Warming Potential (GWP), 34Good governance, 34Governance, 35Grandfathering, 35Greehouse effect, 35Green Climate Fund (GCF), 35Greenhouse gases (GHGs), 35Grievance redress mechanism (GRM), 36Grievances, 35Gross Domestic Product (GDP), 36Gross primary productivity, 36

HHigh conservation values, 36High conservation values area, 36Highest and best use, 37Host country, 37Human rights, 37

IImplementation, 37Implementation costs, 37Improved Forest Management (IFM), 37Incoming funding, 37Independent assessment report, 37In-depth review, 37Indicators, 38Indigenous peoples, 38Infiltration, 38Informal Contact Group, 38

Intended Nationally Determined Contributions (INDC), 38Intensive agriculture, 38Intergovernmental Negotiating Committee for the UNFCCC, 39Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), 39Internal funding with benefits to REDD+ countries, 39International Climate Change Partnership, 39International Consultation and Analysis, 39International Emission Trading (IET), 39Invasive species, 39

JJoint Implementation (JI), 39Joint Implementation Supervisory Committee (JISC), 40Joint Liaison Group (JLG), 40

KKey biodiversity areas, 40Kyoto Protocol, 40

LLandscape, 41Land tenure, 40Land use, 40Land Use, Land-Use Change and Forestry (LULUCF), 40Leakage, 41

72 THUẬT NGỮ REDD+

Least Developed Countries Expert Group (LEG), 41Least Developed Countries (LDCs), 41Least Developed Country Fund (LDCF), 41Livelihood, 41Local laws, 41Loss and damage, 41

MMarrakesh Accords, 41Mature (Climax) forest, 42Measurement, Reporting and Verification (MRV), 42Meeting of the Parties (MOP), 42Mitigation, 42Mitigation potential, 42Monitoring, 43Montreal Protocol, 43Mosaic deforestation, 43Multiple benefits, 43

NNational Adaptation Programmes of Actions (NAPAs), 43National Communication, 43National delegation, 43National Forest Monitoring System (NFMS), 43National Greenhouse Gas Inventory, 43Nationally Appropriate Mitigation Actions (NAMAs), 44

National REDD+ Action Programme (NRAP), 44Natural Regeneration, 44Net Primary Productivity (NPP), 44Non-Annex I Parties, 44Non-governmental Organizations (NGOs), 44Non-Party (of UNFCCC), 45Non-permanence Risk Analysis, 45Non-Timber Forest Products (NTFPs), 45No-regrets options, 44

OOpportunity costs, 45Other stakeholders, 45

PParty, 45Payment for Ecosystem/ Environmental Services (PES), 45Performance Target, 46Permanence, 46Pioneer species, 46Planned adaptation, 46Planned deforestation, 46Policies and Measures (PAMs), 46Potential Project Area, 46Precautionary Principle, 47Primary forest, 47Principle of Conservativeness, 47Programmatic approach, 47

THUẬT NGỮ REDD+ 73

Project, 47Project area, 47Project crediting period, 47Project Design Document (PDD), 47Project GHG accounting period, 47Project Idea Note (PIN), 48Project intervention area, 48Project lifetime, 48Project proponents, 48Project start date, 48Project zone, 48Property Rights and Property Rights Holders, 48Protected area, 48Provincial REDD+ Action Plan (PRAP), 48

QQuantified Emissions Limitation and Reduction Commitments (QELROs), 49

RReadiness, 49Readiness preparation, 49REDD+, 49REDD+ activity, 49REDD+ Partnership, 50Reduced Impact Logging (RIL), 50Reference area, 50Reference Emission Levels / Reference Levels, 50Reforestation, 50

Remote Sensing, 50Removals, 50Research and systematic observation, 51Reservation, 51Resilience, 51Respecting safeguards, 51Respiration, 51Reversals, 51Review of Commitments, 51Rights holders, 51Rio+20, 52Rio Conventions, 51Risk buffer, 52Risk class, 52Risk classification, 52Roster of experts, 52R-Package, 49R-Plan, 49R-PP, 49Rules of procedure, 52

SSafeguards Information System (SIS), 52Scalability limit, 52Secondary forest, 53Sequestration, 53Silviculture, 53Site-based REDD+ Action Plan (SiRAP), 53Social cost of carbon, 53

74 THUẬT NGỮ REDD+

Soil Organic Carbon (SOC), 53Source, 53Special Climate Change Fund (SCCF), 53Spill-over effects, 53Stakeholder, 54Standard Operating Procedures (SOPs), 54Standards, 54Stratification, 54Subnational, 54Subsidiary Body for Implementation (SBI), 54Subsidiary Body for Scientific and Technological Advice (SBSTA), 54Sustainable development, 54Sustainable forest management, 55

TTechnological change, 55Technology transfer, 55Thinning, 55Threatened or Rare Ecosystems, 55Threatened Species, 55Tier, 55Traditional knowledge, 55Transaction costs, 56Trans-boundary, 56Transparency, 56Trust funds, 56

UUmbrella Group, 56Uncertainty, 56United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), 57Unplanned (unsanctioned) deforestation, 57

VValidation, 57Value Added, 57Verification, 57Verified Carbon Standard (VCS), 58Verified Carbon Unit (VCU), 58Verified Emission Reduction / Voluntary Emission Reduction (VER), 58Voluntary action, 58Voluntary agreement, 58Voluntary Carbon Unit (VCU), 58Voluntary market, 58Voluntary REDD+ Database, 59Vulnerability, 59Vulnerable people or groups, 59

THUẬT NGỮ REDD+ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barnsley, Ingrid, United Nations University Institute of Advanced Studies (UNU‐IAS). 2009. Glossary and Abbreviations. UNUIAS Guide, Reducing Emissions from Deforestation and Degradation in Developing Countries (REDD): A Guide for Indigenous Peoples.Cambodia REDD+ Programme. 2014. REDD+ Glossary.CCBA. 2010. REDD +Social & Environmental Standards. In Climate Community and Biodiversity Alliance. Version 1.CCBA. 2013. Third Edition: Climate, Community and Biodiversity Standards. The Climate, Community and Biodiversity Alliance.Center for International Forestry Research (CIFOR). 2008. Glossary. In Moving Ahead with REDD. Issues, Options and Implications. Indonesia.Climate Focus. 2010. Glossary. In Estimated REDD Credit Supply into International Carbon Markets by 2035.Ecosecurities Limited. 2009. Glossary. In Challenges for a business case for high‐biodiversity REDD Projects and Schemes. A Report for the Secretariat of the CBD. Version1.2.Food and Agriculture Organization of the United Nations. 2005. Terms and Definitions for the National Reporting Tables for FRA2005. FAO Corporate Document Repository.Forest Restoration Research Unit. 2008. Glossary. In Research for Restoring Tropical Forest Ecosystems: A Practical Guide. Biology department, Science Faculty, Chiang Mai University, Thailand.Forestry Stewardship Council. 2015. Glossary.International Union of Forest Research Organizations (IUFRO). 2010. Carbon in Forests Multilingual Glossary of carbon‐related forest terminology.IPCC, as quoted in Global Canopy Programme. 2008. Glossary of Terms. In The Little REDD Book. A Guide to governmental and non‐governmental proposals for reducing emissions from deforestation and degradation.IPCC. 2000. Land Use, Land‐Use Change and Forestry. Robert T. Watson, Ian R. Noble, Bert Bolin, N. H. Ravindranath, David J. Verardo and David J. Dokken (Eds.) Cambridge University Press, UK. pp375.

76 THUẬT NGỮ REDD+

IPCC. 2007. Appendix I: Glossary. In The Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.IPCC. 2013. Climate Change 2013: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA: Cambridge University Press.Joseph E. Aldy, N. Stavins. 2010. Glossary and Abbreviations. In Post-Kyoto-International-Climate Policy. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.Karousakis, K. and CoffeeMorlot, J. as quoted in Global Canopy Programme, “Glossary of Terms” ‐ “The Little REDD Book. A Guide to governmental and non‐governmental proposals for reducing emissions from deforestation and degradation.” (Global Canopy Foundation, November 2008.) Financing Mechanisms to Reduce Emissions from Deforestation: Issues in Design and Implementation. Paris Cedex 16, France: OECD. Jan 2007.KE Brandon, M Wells-A. Angelsen (Ed.), 2008. Glossary. In Realizing REDD+ National Strategy and Policy Option.M.S. Ashton et al. 2012. Glossary in Managing Forest Carbon in a Changing Climate, DOI 10.1007/978-94-007-2232-3, © Springer Science+Business Media B.V. 2012.Meridian REDD+ Safeguards: Practical Considerations for Developing a Summary of Information Parry, M.L., Canziani, O.F., Palutikof, J.P., van der Linden, P.J. & Hanson, C.E. (eds.). 2007. Appendix 1 Glossary. In Climate Change 2007 Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge, UK. p. 976 Plan Vivo. 2012. Glossary. In Plan Vivo Standard 2012 Draft for Consultation.REDD+ Standards. 2015. Glossary of Terms. The Climate, Community & Biodiversity Alliance (CCBA). 2008. Appendix B Glossary. In Climate, Community & Biodiversity Standards’. Second Edition.The Nature Conservancy, Conservation International and Wildlife Conservation Society. 2010. Definitions and Jargon. In Reducing Emissions from Deforestation and Degradation (REDD): A Casebook of On‐the‐Ground Experience. Arlington,Virginia.Triangle Land Conservancy. 2008. Glossary of Land Conservation Terms and

THUẬT NGỮ REDD+ 77

Techniques. In Triangle Land Conservancy.UN-REDD Programme. 2014. UN Declaration on the Rights of Indigenous PeoplesUN-REDD Programme. 2014. UN-REDD Benefits and Risk Tool (BeRT) v2: User Guide UN-REDD Programme. 2014. UN-REDD Framework for Supporting the Development of Country Approaches to Safeguards UN-REDD Programme. 2014. UN-REDD Framework for Supporting the Development of Country Approaches to SafeguardsUN-REDD Programme. 2014. UN-REDD Guidelines on Free, Prior and Informed Consent;UN-REDD Programme. 2014. UN-REDD REDD+ Safeguard Information Systems: Practical Design ConsiderationsUNFCCC Decision 1/CP.16. Annex I, paragraph 2 UNFCCC Decision 12/CP.17 UNFCCC Decision 13/CP.7 UNFCCC, as quoted in Global Canopy Programme. 2008. Glossary of Terms. In The Little REDD Book. A Guide to governmental and non‐governmental proposals for reducing emissions from deforestation and degradation.UNFCCC. 2014. Glossary of climate change acronyms. United Nations Framework Convention on Climate Change 2014.U.S. Environmental Protection Agency. 2010. Allowance Trading Basics. Clean Air Markets.US Environment Protection Agency. 2015. Glossary of Terms.Voluntary Carbon Standard (VCS). 2008b. Guidance for Agriculture, Forestry and Other Land Use Projects. Pg 14.

CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD VIỆT NAM GIAI ĐOẠN II

VIET NAM

THUẬT NGỮREDD+

Hà Nội - Tháng 6/2016

Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn IISố 14, Phố Thuỵ Khuê, Quận Tây HồHà Nội, Việt NamT +84 4 37 38 65 13F +84 4 37 28 65 14E [email protected]