31
BÀI GIẢNG PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ

Thưc hanh phan bón

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Thưc hanh phan bón

BÀI GIẢNG

PHÂN BÓN

ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ

Page 2: Thưc hanh phan bón

VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN• Phân bón là một trong những yếu

tố hết sức quan trọng đối với cây cà phê

• Trồng cà phê nếu không đảm bảo đầy đủ lượng phân hữu cơ cũng như vô cơ cây cà phê bị suy kiệt, năng suất thấp, chu kỳ kinh doanh bị rút ngắn, hiệu quả kinh tế thấp

• Bón đúng lúc, đúng cách, đủ lượng cần thiết sẽ tránh được lãng phí do rửa trôi, bốc hơi…

• Cây cà phê được cấu tạo từ ít nhất 72 nguyên tố hóa học khác nhau, trong đó, một số nguyên tố cây có nhu cầu với lượng khá lớn (N, P, K, C, H, O), số khác chỉ chiếm tỷ lệ vừa hoặc ít (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu...).

Page 3: Thưc hanh phan bón

Vai trò của Nitơ (đạm)

• Nitơ thúc đẩy quá trình quang hợp, khả năng phân cành và phát triển hệ rễ, hoa quả sau này, để đưa lại năng suất cao.

• Nitơ cần thiết để cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh.

• Cây cà phê thiếu nitơ thì sinh trưởng, phát triển kém, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển màu vàng trắng, rồi úa dần.

• Cây thiếu nitơ thường ra hoa sớm, nhưng hoa thưa thớt và hay bị thui chột, ít hình thành được quả, hoặc quả bé, kém phẩm chất.

• Thừa nitơ thì chồi non phát triển mạnh, cành vươn dài , nhỏ, yếu, đốt thưa, lá rậm và có màu xanh tối, lá to nhưng mỏng, bộ khung tán um tùm, rễ lại phát triển yếu.

Page 4: Thưc hanh phan bón

Vai trò của lân

• Lân cần cho các quá trình sinh lý cuả cây.

• Thiếu lân thì quá trình sinh lý trong cơ thể bị rối loạn, sự tổng hợp diệp lục bị ảnh hưởng. Mặt khác, lân còn làm tăng khả năng chống chịu cuả cơ thể với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

• Đối với cây cà phê, lân là yếu tố rất cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, và đậu quả.

• Nếu thiếu lân, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp.

• Thiếu lân cây cà phê phát triển kém, ít phân cành, lá cứng, không mềm mại, phiến lá bé đi, bộ rễ kém phát triển

Vai trò của ka li

• Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Kali có vai trò tăng cường tính chống chịu của cây.

• Đối với cây cà phê, Kali giúp tăng tỷ lệ đậu quả, làm tăng sự cứng cáp của cây, tăng sức đề kháng sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn hán kéo dài, rét đậm, rét hại...

• Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp gió mạnh. Thiếu kali sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp về quả, hạt bị giảm thiểu, nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân cao do vậy năng suất và chất lượng thấp.

Page 5: Thưc hanh phan bón

Vai trò của Canci (Ca):

• Canxi là một chất có hoạt tính cao.

• Canxi có xu hướng tích tụ ở những mô già, vì vậy người ta cho rằng, sự chuyển đổi từ trạng thái non sang già của cây chắc chắn có liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ Ca.

• Đối với cây cà phê Ca rất cần thiết để thúc đẩy quá trình nở hoa, tăng tỷ lệ đậu quả, mang lại năng suất và chất lượng cao.

Vai trò của Magie (Mg):

• Mg là một trong những thành phần cấu tạo của diệp lục, do vậy ảnh hưỏng đến quá trình quang hợp của cây.

• Mg có vai trò làm tăng tính trương nước của tế bào giúp cây chống đỡ với hạn hán.

• Đối với cây cà phê, Mg đóng vai trò khá quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt trong mùa khô nắng.

Page 6: Thưc hanh phan bón

Cơ sở khoa học cho việc bón phân đối với cà phê

Dựa vào lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ sản phẩm thu hoạch

• Theo nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài cho thấy trong 1000 kg quả tươi có chứa 15kg N (33 kg urê) ; 2,5 kg P2O5 (17 kg lân Văn Điển) ; và 24 kg K2O (40 kg KCl).

• Theo kết quả phân tích và nghiên cứu nhiều năm về nhu cầu dinh dưỡng cho cà phê vối trồng trên đất đỏ Bazan của Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây nguyên thì trong 5 tấn cà phê quả khô (ẩm độ 13%) có chứa 120kg N, 20kg P2O5 và 130kg K2O.

Page 7: Thưc hanh phan bón

Dựa vào độ phì đất

• Đất vùng Tây Nguyên rất đa dạng về chủng loại và không đồng đều về độ phì nhiêu.

• Các số liệu hiện có cho thấy, ngoài đất Bazan, cây cà phê ở Tây nguyên còn được trồng trên những vùng đất xám, đất den, các loại đất này thường có kết cấu, độ phì và tầng canh tác khác với đất Bazan và cũng đòi hỏi có phương thức quản lý phân bón khác nhau.

• Qua quá trình nghiên cứu đánh giá độ phì đất cho thấy: không thể bón cùng liều lượng phân bón cho tất cả các vườn cây có độ phì đất khác nhau. Do vậy, cần dựa vào tình trạng độ phì của đất mà có

• hướng dẫn bón phân cụ thể. Các chuyên gia nghiên cứu cà phê cho rằng nên lấy mẫu đất trong vườn cà phê ở độ sâu 0-30cm phân tích độ phì để có hướng dẫn bón phân.

Page 8: Thưc hanh phan bón

Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của cây trồng

• Thiếu đạm (N): lá vàng, ra lá cành rất chậm thậm chí một số cành bị chết.

• Thiếu lân (P): các lá già chuyển từ màu xanh bình thường sang màu vàng sáng, sau đó phần ở đỉnh lá chuyển sang màu đỏ sẫm và một thời gian sau phát triển ra cả lá.

Page 9: Thưc hanh phan bón

Thiếu kali (K2O):

• Thường xuất hiện ở những lá đã thành thục. Rìa và đuôi của những lá đã trưởng thành có những vệt màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu sẫm, phiến lá có nhiều vết loang lổ, mép lá cong queo. Sau đó vết cháy này lan thành vệt dài dọc hai bên gân chính.

• Các triệu chứng này ít thấy ở lá non. Thiếu kali trầm trọng quả bị rụng nhiều, cành yếu và dễ bị khô.

Page 10: Thưc hanh phan bón

Thiếu canxi (Ca):

• Thường xuất hiện trên tất cả các loại lá của cây cà phê.

• Lá bị vàng từ mép lá lan dần vào giữa phiến lá và chỉ còn lại một mảng lá có màu xanh tối dọc theo gân chính của lá, hình dạng lá cũng bị biến đổi, chóp lá cong không đều vào phía trong

Page 11: Thưc hanh phan bón

Tác dụng của phân chuồng đối với cà phê

Tác dụng của phân chuồng

• Phân chuồng vẫn là nguồn phân quý, không những có tác dụng tăng năng suất cây trồng, mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo đất.

• Phân chuồng là nguồn phân hữu cơ chính được dùng phổ biến ở các nước trồng lúa như: Trung quốc, Nhật bản, Triều tiên, Ấn độ, Việt nam, Inđônêxia...

• Phân chuồng là loại phân chứa đủ ba chất dinh dưỡng cơ bản đạm, lân và kali, cần thiết cho tất cả các loại cây trồng.

Page 12: Thưc hanh phan bón

Ưu điểm của phân chuồng

• Phân chuồng có các chất căn bản như N, P, K... đến những chất vi lượng như B, Cu, Mo, Mn,.. những chất kích thích như auxin, heteroauxin, các loại vitamin như vitamin B12, vitamin C...đều có trong phân chuồng.

• Những chất dinh dưỡng có trong phân chuồng đều là những chất tương đối dễ tiêu.

• Phân chuồng có thể sản xuất tại chỗ dễ dàng, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm... không tốn nhiều chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, như phân hóa học.

• Đất được bón phân chuồng liên tục nhiều năm, độ phì tăng lên, đất xốp, dễ cày, khả năng hấp thu trao đổi các chất khoáng, tỷ lệ chất keo trong đất....được tăng cường.

Nhược điểm của phân chuồng

• Hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối thấp, do đó, tốn công chuyên chở.

• Tác dụng chậm hơn phân hóa học.

• Phân chuồng có thành phần không ổn định, phẩm chất phân chuồng phụ thuộc rất nhiều loại gia súc, sức khỏe, tuổi của gia súc, thức ăn, và cách chăn nuôi...

• Phẩm chất phân chuồng cũng phụ thuộc nhiều vào cách bảo quản, chế biến...

Page 13: Thưc hanh phan bón

Tác dụng của cây phân xanh trong sản xuất cà phê

• Cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng cường và tích luỹ chất dinh dưỡng trong đất

• Bộ rễ của cây họ đậu tiết ra nhiều axit hữu cơ có khả năng trung hòa tan được lân khó tiêu của đất

• Bón phân xanh làm tăng chất hữu cơ trong đất, chất hũu cơ có tác dụng lớn đối với việc cải tạo tính chất vật lý đất.

• Bón phân xanh liên tục nhiều năm làm cho đất trồng trọt ngày càng tơi, lớp đất canh tác sâu thêm và phì nhiêu thêm.

• Nhiều cây phân xanh có sức sống rất mạnh, nảy mầm nhanh, chịu hạn, chịu chua, sinh trưởng được trên đất xấu. Các cây phân xanh phần nhiều có cành lá xum xuê, bò lan phủ đất, có tác dụng bảo vệ đất.

• Ngoài tác dụng che phủ chống xói mòn, cây phân xanh có tác dụng chống cỏ dại, lân át cỏ dại giữ ẩm, giữ nước trong đất ở những vùng thường hay bị mất nước hay vùng bị khô hạn.

Page 14: Thưc hanh phan bón

Một số cây phân xanh ở Tây Nguyên

• Cây cỏ lào: Cỏ lào dễ mọc, sinh trưởng nhanh, phạm vi lây lan rất rộng và nhanh, vì hoa nhẹ và có lông, gió thổi bay đi tương đối xa.

• Cây muồng lạc: Cây sống 1 năm, dễ trồng, mọc nhanh, có năng suất chất xanh cao, ít bị sâu bệnh.

• Cây cốt khí: Cây to khỏe, sản lượng chất xanh cao. Khoảng 40 - 50 ngày sau gieo cây phát triển chậm, yếu sau đó phát triển nhanh, nhanh nhất là sau mọc 90 ngày. Đầu mùa khô (tháng 12) lá già rụng nhiều tạo thành một lớp thảm mục.

Page 15: Thưc hanh phan bón

Một số cây phân xanh ở Tây Nguyên

• Đậu mèo Thái lan: Có thể gieo giữa hai hàng cao su, hoặc trên đất trống đồi trọc để phủ đất và cắt làm phân xanh. Với khí hậu Tây nguyên thì đậu mèo Thái lan hầu như bị tàn lụi và chết trong mùa khô hạn (tháng 12 đến tháng 4).

• Muồng vàng hạt lớn: Năng suất chất xanh cao. Có thể gieo thuần phủ đất, gieo băng chắn gió chống xói mòn, gieo xen giữa hai hàng cao su, cà phê cắt thân lá ép xanh rất tốt.

Page 16: Thưc hanh phan bón

Nguyên lý sử dụng phân khoáng

Nguyên lý sử dụng phân đạm

• Do hầu hết các nhóm đất ở Tây Nguyên đều có phản ứng chua nên ngòai những cây ưa chua, còn lại cần ưu tiên dùng các dạng phân đạm kiềm hay trung tính như Urê.

• Để giảm tối đa lượng phân đạm mất do xói mòn, rửa trôi nên áp dụng phương thức bón ít nhưng nhiều lần trong mùa mưa. Kỹ thuật vùi hoặc lấp phân đạm vào đất sau khi bón cũng cần được khuyến cáo nhằm hạn chế sự mất đạm do bay hơi.

• Trong mùa khô, nếu chủ động được khâu tưới nước (chẳng hạn như tưới cho cà phê) thì nên kết hợp bón thêm phân đạm để ổn định lượng đạm trong đất, tăng cường sức phát triển cho cây trồng.

Page 17: Thưc hanh phan bón

Nguyên lý sử dụng phân lân • Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân lân rất có hiệu lực đối với cây

trồng tại Tây Nguyên, hiệu suất 1 kg lân nguyên chất đạt 1,0-1,6 kg cà phê nhân, 12-15 kg thóc, 4,2-5,3 kg lạc vỏ khô.

• Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân, cần bón lân cho cây trồng trong điều kiện đất đủ ẩm và trên nền có lượng hữu cơ thích đáng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên nền 10 tấn phân chuồng/ha, hệ số sử dụng phân lân đạt 15-20%, song vớiất không được bón hữu cơ, hệ số sử dụng lân chỉ ở khỏang 7-12%

• Phân lân là yếu tố chậm tan, ít bị mất theo con đường rửa trôi hoặc bay hơi, vì vậy nó có thể được dùng để bón lót hay bón thúc đều được.

• Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật bón lân đạt hiệu quả cao là: bón lót theo rãnh gieo cây ngắn ngày hoặc vãi trên mặt bồn cây lâu năm vào 2-3 lần trong mùa mưa.

Page 18: Thưc hanh phan bón

Nguyên lý sử dụng phân kali• Cũng như các nguyên tố kiềm và kiềm thổ khác, kali là yếu tố bị rửa

trôi rất nhanh vì vậy vấn đề thiếu kali đối với cây trồng tại Tây Nguyên rất trầm trọng. Hàng lọat các nghiên cứu về hiệu lực của phân kali tại vùng này đều cho thấy: kali là yếu tố có hiệu lực rất cao đối với hầu hết các lọai cây trồng trong vùng như: cà phê, hồ tiêu, lúa, ngô, bông...

• Với 2 dạng KCl và K2SO4, chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu lực của chúng đối với các loại cây trồng tại Tây Nguyên.

• Để hạn chế rửa trôi, việc bón kali theo phương thức chia nhỏ, nhiều lần đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật rõ rệt. Cùng mức 300 kg K2O/ha, nếu bón cho cà phê làm 4 lần vào thời điểm các tháng 5, 7, 8, 9 sẽ làm tăng năng suất nhân 8.7% so với việc bón làm 2 lần vào các tháng 5 và 9.

Page 19: Thưc hanh phan bón

Phân bón qua lá • Để đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiêp, các nhà

khoa học nông hóa đã nghiên cứu và cho sản xuất ra các loại sản phẩm phân bón qua lá.

• Loại phân này có khá đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu của cây trồng như: đạm, lân, kali, canxi, magiê và một số vi lượng khác và có công dụng tác động trực tiếp lên lá làm tăng quá trình sinh trưởng và phát triển cho cây trồng.

• Hạn chế tác hại của sâu bệnh và tăng khả năng chống chịu hạn. Hiện nay trên thị trường các tỉnh Tây nguyên đã có một số sản phẩm như: Phân bón lá A2, A4...

• Sử dụng phân bón qua lá trong canh tác cà phê là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cũng góp phần tiết kiệm được lượng phân hoá học bón vào đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nên được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật đảm bảo cho sản xuất cà phê theo hướng bền vững, do vậy cần được khuyến cáo rộng rãi cho nông dân và các đơn vị sản xuất cà phê trên vùng Tây Nguyên và Việt Nam.

Page 20: Thưc hanh phan bón

Tác dụng của phân bón qua lá

• Phun định kỳ vào các giai đoạn tăng trưởng quả.

• Phun ở các giai đoạn sốc sinh lý do điều kiện ngoại cảnh.

• Phun vào giai đoạn tiểu hạn để bổ sung dinh dưỡng và tăng sự chống chịu

• Tùy theo hàm lượng của các chất dinh dưỡng được khuyến cáo cụ thể cho từng loại sản phẩm mà áp dụng đúng

Page 21: Thưc hanh phan bón

Bón phân hợp lý cho cà phê

Page 22: Thưc hanh phan bón

Phương pháp bón

• Đối với cà phê năm thứ 1– Phân lân và phân hữu cơ được bón lót toàn

bộ lúc trồng.– Phân đạm và kali có thể trộn chung và bón

ngay, khi bón phải rạch rãnh rộng 20-30cm sâu 5-7 cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào lấp đất lại. Tránh sự thất thóat phân do rửa trôi và bay hơi khi gặp phải thời tiết không thuận lợi như năng nóng hay mưa nhiều.

User
Page 23: Thưc hanh phan bón

Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi Phân lân có thể được vãi đều trên mặt đất trong bồn cà phê khi đất có đủ độ ẩm. Phân đạm và kali có thể trộn chung và bón ngay vào các thời điểm trong mùa mưa, khi đất đủ ẩm. Nếu thời tiết nắng thì phải rạch rãnh rộng 20-30cm, sâu 5-10cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào lấp lại.

Page 24: Thưc hanh phan bón

• Toàn bộ phân hữu cơ được bón khi vào đầu mùa mưa kết hợp cùng với việc đào bồn.

Page 25: Thưc hanh phan bón
Page 26: Thưc hanh phan bón

Kỷ thuật làm phân hửu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Nguyên liệu: • Vỏ quả cà phê: 1000kg• Phân chuồng ( Heo, trâu, bò, gà...) 200 -

250kg• Vôi bột: 18 – 20kg vôi nông nghiệp• Phân lân văn điển: 50kg• Phân urea: 8 – 10kg• Men ủ vi sinh vật: 2 – 3kg

Page 27: Thưc hanh phan bón

Kỹ thuật ủ phân:

Giai đoạn 1: Phối trộn nguyên liệu

• Trộn đều vỏ quả cà phê, phân chuồng, phân lân, phân urea theo tỷ lệ trên, kết hợp tưới nước cho đến khi đống ủ nguyên liệu có ẩm độ từ 50 – 60% (dùng tay bốc lên nắm chặt thấy có nước rỉ ra là được). Sau đó đánh luống nguyên liệu cao khoảng 1,5- 2m, đống nguyên liệu có hình nón hoặc hình thang. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ tránh mưa, nắng.

Page 28: Thưc hanh phan bón

Giai đoạn 2

• Hoạt hoá men.• Sau 5 ngày ủ, hoà 2 –

3 kg men vi sinh vật trong 200 lít nước lạnh sạch + 1kg rỉ mật mía hoặc đường kính + 0,1kg urea khuấy đều cho tan các vật liệu.

Page 29: Thưc hanh phan bón

Giai đoạn 3

Tưới men• Sau khi đã hoạt

hoá men xong tiến hành tưới toàn bộ nước men (kể cả phần cặn không tan) lên đống nguyên và trộn đều. Sau đó gom đống nguyên liệu cao 1,2- 1,5m, rộng 2 -2,5m, chiều dài tuỳ theo vị trí để ủ. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, nắng.

Page 30: Thưc hanh phan bón

Giai đoạn 4:

Đảo đống nguyên liệu• Sau khi ủ được 20 – 30 ngày

tiến hành đảo trộn lại đống ủ, nếu thiếu ẩm cần bổ sung thêm nước để đạt được ẩm độ 50 – 60%. Dùng bạt hoặc các vật liệu khác che đậy đống ủ để tránh mưa, nắng.

• Đống nguyên liệu ủ sau 2,5 - 3 tháng sẽ hoai mục và có thể bón cho cây trồng. Liều lượng và cách bón như quy trình bón phân hữu cơ vi sinh khác đã được khuyến cáo.

Page 31: Thưc hanh phan bón

CÁM ƠN QUÝ VỊ