26
Thy Tôi I (Thy Thích TLc viết vSư Ông VinTrưởng Tu Vin Kim Sơn - Thích Tnh T) Li cn bch: Kính bch Thy, Ktbao năm qua, khi sng gn Thy, lúc phi xa Thy, nhưng con biết rng lúc nào Thy cũng đều chăm sóc, theo dõi bước đường tu hành, làm vic ca con. Điu đó làm cho con rt an i, dù biết rng, sng xa Thy là mt thit thòi rt ln. Hôm nay, nhân dp đầu năm Nhâm Ng, con mun viết lên đây nhng cm nghĩ ca con để Thy đọc, như là mt món quà nhdâng lên Thy. Nếu có điu nào xúc phm đến đức tính khiêm nhượng ca Thy, con xin Thy hxcho con. Mt cách thành tht, con sviết ra nhng gì mà con nghĩ trong đầu óc non nt ca mình. Dù cho văn tcòn vng di, câu văn chưa din đạt được hết ý mun gii bày, nhưng vi tâm thành, con chmun nói lên mt điu: đó là con luôn nhn thy rng Thy là mt vbn sư có tm lòng, có độ lượng khiến con sut đời kính trng và biết ơn Thy. Lòng thành, và vi tâm nim biết ơn đối vi sgiáo dưỡng ca Thy, con xin cúi đầu sát đất đảnh lđức btát Quán thế Âm gia hThy pháp thkhinh an, sc khe được di dào để mãi mãi là bóng mát che chcho con, cho anh em chúng xut gia chúng con, và cho nhng cháu ni trong ngôi nhà tâm linh ca Thy. Ngoài ra, con cũng cu mong vic kiến to

Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Thầy Tôi I

(Thầy Thích Từ Lực viết về Sư Ông ViệnTrưởng Tu Viện Kim Sơn - Thích Tịnh Từ)

Lời cẩn bạch:

Kính bạch Thầy, Kể từ bao năm qua, khi sống gần Thầy, lúc phải xa Thầy, nhưng con biết rằng lúc nào Thầy cũng đều chăm sóc, theo dõi bước đường tu hành, làm việc của con. Điều đó làm cho con rất an ủi, dù biết rằng, sống xa Thầy là một thiệt thòi rất lớn. Hôm nay, nhân dịp đầu năm Nhâm Ngọ, con muốn viết lên đây những cảm nghĩ của con để Thầy đọc, như là một món quà nhỏ dâng lên Thầy. Nếu có điều nào xúc phạm đến đức tính khiêm nhượng của Thầy, con xin Thầy hỷ xả cho con. Một cách thành thật, con sẽ viết ra những gì mà con nghĩ trong đầu óc non nớt của mình. Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn nói lên một điều: đó là con luôn nhận thấy rằng Thầy là một vị bổn sư có tấm lòng, có độ lượng khiến con suốt đời kính trọng và biết ơn Thầy. Lòng thành, và với tâm niệm biết ơn đối với sự giáo dưỡng của Thầy, con xin cúi đầu sát đất đảnh lễ đức bồ tát Quán thế Âm gia hộ Thầy pháp thể khinh an, sức khỏe được dồi dào để mãi mãi là bóng mát che chở cho con, cho anh em chúng xuất gia chúng con, và cho những cháu nội trong ngôi nhà tâm linh của Thầy. Ngoài ra, con cũng cầu mong việc kiến tạo

Page 2: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

tu viện Kim Sơn được hoàn mãn như ý muốn của Thầy. Nam mô Chứng Minh sư Bồ tát Ma ha tát./-

Tôi được gặp Thầy tôi vào khoảng thượng tuần tháng 5 năm 1975 tại trại tỵ nạn Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Năm đó, tôi hai mươi tuổi (tuổi trong giấy tờ) và đến đất nước nầy với tất cả sự tình cờ, không chủ đích mà cũng không hề toan tính trước. Nói một cách khác, việc tôi có mặt ở một xứ sở vô cùng xa lạ

với tôi và sau này tôi nhận làm quê hương thứ hai của mình, hoàn toàn vượt ra ngoài mọi sự dự đoán, hiểu biết và chủ động của tôi. Phải chăng là do nhân duyên đưa đẩy? Trước đó, tôi đã lưu lạc nhiều nơi trong nhọc nhằn, gian truân kể cả hiểm nghèo khi trong túi không có lấy một đồng, trong đầu óc không có gì ngoài hoang mang và lo sợ. Vậy mà, chỉ trong năm ngày tôi đã vượt đại dương, đi hết nửa vòng trái đất để đến định cư ở nơi đây? Có nghiệp lực chi phối không? Có sự sắp xếp nào từ những kiếp trước không? Xin bạn giúp tôi trả lời những câu hỏi khó khăn này.

Cuộc đời của riêng tôi không là gì cả bạn à. Chỉ như một hạt cát nhỏ nằm bơ vơ giữa sa mạc cuộc đời thôi. Xin bạn đừng cười khi nghe tôi kể lại những chuyện rất ư là vụn vặt trong tập sách mỏng nầy. Nhưng khi nhớ đến ơn Thầy, nghĩa Bạn, những hình ảnh thân thương của những ngày ở trại tỵ nạn, mấy năm làm điệu trong cuộc sống tu hành của mình cứ lởn vởn trong đầu. Nhiều lúc, nó không chịu nằm yên trong “bộ nhớ” của tôi mà như muốn nhảy ra, muốn vọt lên đòi “biểu tình, phản đối”, làm tôi không chịu nổi, nên đành liều mạng, viết ra. Có viết mà chết, thì cũng phải viết ra cho rồi, tới đâu thì tới! Như vậy là bạn đã cảm thông cho tôi rồi. Tôi xin mời bạn đi “tham quan” cuộc đời của tôi. Như kiểu đi thăm Disneyland ở miền nam Cali hay vườn Nhật tí hon ngay tại Hayward này.

Page 3: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

BƯỚC ĐẦU CỦA CHỐN DUNG THÂN Có một đêm nằm ngủ, tôi chợt giựt mình. Tỉnh giấc ra một lúc tôi mới biết và có ý thức rõ ràng là mình đang nằm ngủ trong trại tỵ nạn ở Mỹ, khi nhìn thấy toàn một màu trắng của tường vôi. Không phải là cái không gian quen thuộc của lô cốt, kẽm gai, giao thông hào của một xứ chiến tranh, cùng với cái kết thúc đáng buồn với bao nhiêu đói khổ, gian truân của một chuyến đi đầy bất trắc và vô định. Tôi biết, bắt đầu từ đây cuộc đời mình sẽ đổi khác hoàn toàn, và tôi bắt đầu ứa lệ khi nghĩ đến thân phận tứ cố vô thân giữa chốn quê người. Tôi khóc đến lịm người! Nghĩ đến cha mẹ, gia đình, bây giờ tất cả đã nằm ngoài tầm tay của mình, ở cách xa bên kia bờ đại đương. Tôi còn quá trẻ để biết oán hận. Nhưng tôi thấy buồn quá đỗi, như thể ai kia (hay định mệnh éo le) đã cướp đi những gì tôi hết sức mong ước cho đời mình. Tôi chỉ khóc lần đó thôi, sáng hôm sau tôi bắt đầu cuộc đời tỵ nạn của mình - và không khóc lần nào nữa. Lúc đó, tại Hoa kỳ có bốn trại tỵ nạn tất cả. Fort Chaffee, nơi đón bước chân lưu lạc của tôi và rất nhiều người nữa, là một địa điểm nằm ở trung tâm nước Mỹ, vốn là một trại lính. Công việc ăn ở được tổ chức khá chu đáo, có nhà ăn tập thể, có cả nơi sinh hoạt cho bà con tỵ nạn, và may thay, cũng có một nơi dùng làm chốn sinh hoạt tâm linh cho Phật tử, mà họ đặt tên là Buddhist Center, tạm dịch là Trung tâm Phật giáo. Nơi này, nguyên là một hý viện nay được sửa sang để dùng làm chỗ sinh hoạt tâm linh cho đồng bào Phật tử.

Tình cờ, tôi đọc được mẩu tin đăng trên bản tin của trại, cần người đến dọn dẹp nơi đó để làm nơi lễ Phật cho bà con Phật tử, tạm gọi là “chùa” không biết có được không? Đã từng là đoàn viên Gia đình Phật tử ở quê nhà lúc còn nhỏ, bây giờ lại không có việc gì làm, và chữ “chùa” dường như quen với tai mình lắm. Tôi tìm đến, tình nguyện làm việc quét dọn. Đó là nơi chốn và thời điểm đầu tiên tôi được gặp Thầy tôi.

Bạn chẳng nên quên là lúc đó, tôi đã từng lội Trường Sơn hơn hai năm,

Page 4: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

nhưng còn bảnh lắm. Da thịt chắc nịch, mặt mày có chút phong sương, dù chưa dày dặn, và nặng 120 pounds lận đó. (Chứ không phải như bây giờ, sau hai lần “lỡ dại” namely nhận đệ tử xuất gia và làm trzụ trzì bất dắc dĩ, tôi đã “cúng dường” 20 pounds, tức là gần 10 ký lô da thịt.) Hệt như ở ngoài đời, việc đầu tiên là tôi trình diện Thầy để nhận “công tác”. Tôi chưa quên đâu, bạn à. Lúc đó, thầy khoảng 30 tuổi (cũng tuổi trong giấy tờ), trông rất thư sinh. Vừa mới qua Mỹ theo diện du học chỉ trước đó sáu tháng nên Thầy còn có vẻ “việt nam” lắm. Thầy mặc quần màu trắng, bộ vạt hò bên trong, áo nhật bình, có dắt cây bút máy, nhác trông dáng dấp còn việt nam chay, rất gần với hình ảnh của một vị tăng sĩ tôi đã từng gặp ở làng tôi. Tôi thấy cảm mến Thầy liền. Tôi liên tưởng ngay ở Thầy một chút hình ảnh quê hương mà giờ đây chỉ còn trong trí nhớ, trong mơ tưởng của mình. Cất giọng Quảng trị, nhưng là giọng của kẻ xa nhà lâu nên pha lơ lớ rồi, Thầy bảo tôi, cùng với hai chị Phật tử, bắt tay vào việc quét dọn. Giao việc xong, hỏi han vài ba câu, Thầy bỏ đi đâu tôi không biết. Tôi làm đổ mồ hôi nhưng thấy trong lòng rất vui. Tự nhiên cảm thấy quen thuộc như tôi đã quen chốn, quen việc rồi.

Sau khi dọn dẹp, đói bụng, tôi đi lấy cơm ở nhà ăn tập thể rồi trở lại làm tiếp cho đến hoàn thành công việc. Với tuổi hai mươi, con nhà nghèo nhưng ít khi động tay đến việc nặng, không ngờ tôi có thể làm việc giỏi và thuần thục như vậy, bạn đã phục tôi chưa?

Chỉ vài bữa sau nơi đó đã trở thành một ngôi Niệm Phật đường cho người tỵ nạn Việt nam. Tấm hình tôi còn giữ được dưới đây, sau 27 năm, sẽ cho bạn một ít khái niệm, hình ảnh về nơi này. Anh Vũ Tiến Thủy từng là họa sĩ ởViệt nam, đã vẽ bức hình đức Bổn Sư để thờ. Một bộ chuông mõ nhỏ và bức hình Di Đà, Quan Âm, Thế Chí mà Thầy đem theo từ quê nhà thiết trí ngay trước vị trí chính, như thế là chúng tôi có bàn thờ Phật khá tươm tất rồi. Chúng tôi bắt đầu có những buổi lễ cầu nguyện vào buổi tối, lúc 6 giờ. Tôi không nhớ là các vật dụng khác như hương đèn, kinh sách từ đâu mà có. Có lẽ, từ những Phật tử mang theo

Page 5: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

được và đem đến cúng cho chùa. Chưa có việc gì làm, trừ những người có sẵn vốn liếng Anh văn, có thể đi làm tình nguyện trong các cơ quan từ thiện như Red Cross, hay Catholic Charities, v.v.. còn hầu hết là ngồi đợi tin tức thân nhân, “tiên đoán thời tiết” cho cuộc đời của mình như tôi chẵng hạn. Phần khác, là lo âu cho thân nhân ở nhà, không biết tương lai trước mặt sẽ như thế nào nên ai cũng muốn cầu nguyện, xin Phật ban cho một chút an lòng, đôi lời an ủi. Những buổi tụng kinh đó rất ấm cúng và nhiệt thành. Không biết từ lúc nào, tôi đã lên chức duy na, phụ trách phần thỉnh chuông trong các thời kinh sáng chiều với Thầy và mọi người. Anh Nguyên Nhơn, Trần Văn Lập, từng là quân nhân Phật tử, đã quen với kinh kệ nên giữ việc thỉnh mõ. Tôi quên nói cho bạn biết, là sau khi quét dọn xong, tôi “move in” luôn, nghĩa là, làm “điệu” còn để tóc. Cũng thật cười, (và vừa mới đây Quảng Đệ còn chọc quê tôi), tôi chỉ tập đánh máy chỉ bằng “nhị dương chỉ” thôi vậy mà cũng được làm thư ký trong văn phòng, lo việc ghi tên để Thầy phục nguyện cầu an cho Phật tử.

Trong khoảng thời gian nầy, tình cảm thầy trò chưa phát triển nhiều. Tôi chưa biết gì nhiều về Thầy, mà Thầy cũng không hỏi han gì về “gia thế” của tôi. Nhưng có một lần tôi biết là Thầy tin tưởng mình: Thầy nhờ tôi cạo tóc cho Thầy.

Tôi cũng ngượng ngùng lắm và sợ sệt, ái ngại nữa. Nhưng hết cách rồi, Thầy bảo thì nghe lời, với lại đã từng là lính mũ nâu mà, nên tôi cứ làm đúng tinh thần “thi hành trước, khiếu nại sau” của quân đội. Thật ra, có gì đâu mà khiếu nại. Hai thầy trò vào trong phòng tắm tập thể của trại. Thầy cũng tế nhị, chờ vào giờ trưa, rất vắng người để làm công việc nầy. Thầy đưa tôi lưỡi dao lam, và vẽ tôi cạo tóc từ trước ra sau. Tôi cứ di chuyển vòng vòng, Thầy đưa tay chỉ nơi nào, vẽ cạo chỗ nào là tôi đưa lưỡi dao tới nơi đó. Phần thì sợ lỡ sứt da, chảy máu Thầy thì mình mang tội. Phần thì chưa bao giờ dùng dao lam cả, tôi cứ thấy lúng túng, sờ sợ trong lòng. Không biết thầy có biết không, chứ sau khi xong xuôi, thầy

Page 6: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

bảo tôi ra ngoài để Thầy tắm, tôi coi như thoát được một “tai nạn” lớn trong đời!

Thầy là người sốt sắng, hăng say trong khi làm việc. Có lẽ, một phần tuổi còn trẻ, phần khác Thầy có khả năng, có kinh nghiệm làm việc khi còn ở quê nhà. Chỉ có mấy tháng trời ở trại tỵ nạn mà Thầy gầy dựng được một sự liên lạc rất chặt chẽ với nhiều Phật tử, sau này họ vẫn còn giữ liên lạc và ủng hộ Thầy trong các Phật sự hoằng pháp.

Đời sống tạm bợ ở trại tỵ nạn trôi qua đều đều. Ngoài việc sáng chiều, hai thời kinh, tôi có bổn phận làm thư ký văn phòng, “kiêm nhiệm” việc đi lấy cơm ở nhà ăn tập thể về cho quý Thầy, là tôi đã làm tròn bổn phận một cách thuần thành, không thắc mắc. Còn các chuyện khác, tình thật mà nói, tôi cũng không biết mình MUỐN gì nữa. Tôi nghe ngừơi ta nói về việc đi định cư, rời khỏi trại, thì cần sponsor, người bảo trợ. Tôi cũng chẳng hiểu gì nhiều hơn về đời sống ở nước Mỹ ngoài hình ảnh trái cam màu vàng và chữ California. Đó là hình ảnh tôi thấy được khi còn nhỏ, khi học quyển English for Today ở bậc trung học. Và câu chuyện dưới đây bắt đầu thay đổi mọi dự tính của tôi.

Như bạn đã biết, tôi có bổn phận ghi tên những người xin cầu an, đoàn tụ gia đình và, sau này, có thêm phần cầu siêu nữa. Hôm đó, có một cặp vợ chồng tuổi trung niên, mà về sau tôi gọi là chú thím Chánh, đến xin làm lễ cầu siêu. Tôi có cơ hội hỏi thăm, tìm hiểu, té ra chú thím vừa có một người con trai mất ở một nơi gần đảo Guam. Vì em đó là con trai độc nhất của chú thím nên, mình có thể hiểu, họ rất đau khổ. Tôi cảm động thật sự khi nghe qua hoàn cảnh đó. Tôi nghĩ, phải chi tôi mà chết thế để cho em đó được sống thì hay hơn, vì gia đình chú thím tránh được nỗi mất mát người thân. Chứ tôi, chỉ có một mình thì có ăn thua gì với cuộc đời đâu! Suy nghĩ đó cũng chỉ là non nớt, vu vơ thôi. Dường như Thầy có đi làm lễ tang cho gia đình vì em đó chôn ở một nghĩa địa thuộc thành

Page 7: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

phố Ft. Smith, cách trại tỵ nạn chừng vài chục miles. Khi làm lễ cầu siêu xong, Thầy có nói sơ qua về hoàn cảnh và ngõ lời chia buồn. Rồi Thầy hỏi mọi người, có ai muốn nói điều gì không. Rứa mà tôi dám xin phép nói! Tôi nói một hơi. Bây giờ thì tôi không nhớ là mình nói gì nhưng mọi người, nhất là chú thím Chánh khóc và tỏ vẻ cảm động lắm. Tôi cũng khóc theo, lòng thấy thật buồn tuy chưa hiểu nghĩa của đạo lý vô thường là gì cả. Có một đứa con trai qua xứ tự do được rồi, mà chỉ đi tắm bị san hô cắt da, nhiễm trùng rồi chết, thử hỏi làm sao mà không đau đớn được. Tôi thật tình muốn chia xẻ niềm đau đó với chú thím. Qua sự việc đó, liên hệ giữa tôi và gia đình chú thím thêm gần gũi. Do đó, khi quyết định định cư ở Pháp, chú thím Chánh có ý muốn nhận tôi làm con nuôi và đem theo qua Pháp cho ăn học.

Tôi hơi ngỡ ngàng và cũng không biết phải xử sự như thế nào nữa. Suy nghĩ vài ngày sau thì tôi thưa với Thầy về việc nầy. Thầy cũng không bàn ra, bàn vào gì, chỉ cho ý kiến chung chung thôi. Tuy vậy, trong lời khuyên bảo, thầy cho tôi cảm tưởng thầy có đôi chút cảm mến tôi qua thời gian sinh hoạt bên nhau. Rồi thầy gợi ý, là sau khi rời trại tỵ nạn, sắp xếp xong mọi việc ở Los Angeles, thầy sẽ về San Francisco lập chùa, tiếp tục chuyện học của Thầy. Tôi cũng có trình bày những suy nghĩ của tôi, trong đó, có lẽ phần chính yếu là tôi muốn đi tu. Cuối cùng, hai thầy trò quyết định sẽ về sống ở San Francisco với nhau. Tôi rời trại tỵ nạn Fort Chaffee, cùng với anh Hai Nghiên, vào ngày 20 tháng 12 năm 1975, trước Thầy năm ngày. Đúng ngày lễ Giáng sinh năm đó, chương trình định cư người tỵ nạn Việt nam đợt đầu của chính phủ Hoa Kỳ hoàn tất. Cũng vào ngày này, tại thành phố Cựu Kim Sơn tôi thấy tuyết rơi lả tả trên đường, một hình ảnh rất đẹp.

ĐỊNH CƯ — SAN FRANCISCO Khoảng hai tuần lễ sau, thầy xuống San Francisco, ở tạm với chúng tôi vài ngày trong một căn nhà nằm trên đường Fulton số 1880, và đường Masonic. Tôi nhớ không rõ lắm, nhưng chỉ khoảng tuần lễ, chúng tôi lại

Page 8: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

dọn về một căn apartment trên đường Hayes, cạnh một ngôi chùa Nhật bản. Lúc này, mới gọi là ổn định đời sống của mình.

Bắt đầu là việc học. Thầy liên lạc vớI trường để học Anh văn. Còn tôi thì ngày nào, sau khi công phu xong là đi học Anh văn ở trường John Adams Adult School. Có một việc mà tôi làm quen, thành nếp. Đó là, trước khi đi học thì bỏ vào máy cassette một cuốn băng kinh, bấm nút cho máy chạy để thâu băng, làm việc phát hành kinh sách. Khi về, thì trở mặt kia, tiếp tục công việc. Sau này, nhìn cái máy có thể thâu một lần sáu băng, chạy cái rẹt, tôi nhớ lại “cái thu• ban đầu” của mình sao mà nghèo nàn, tội nghiệp! Thời gian đầu, thầy trò sống với nhau rất là giản dị. Thầy có những suy tính trong việc học, việc Phật sự của thầy. Riêng tôi, chưa biết tương lai của mình như thế nào, cho nên việc chính là học Anh văn. Ngoài ra, vốn thích đọc sách nên tôi đi qua thư viện của UC Berkeley hàng tuần để mượn sách tiếng Việt, đọc suốt cả ngày khi thời giờ cho phép. Phải nói, trong thời điểm này, có khá nhiều kỷ niệm giữa thầy trò mà tôi nhớ mãi trong lòng.

Trước hết, xin nói đến việc học giáo lý, quy cũ thiền môn để chuẩn bị cho con đường xuất gia của mình. Tôi có ý muốn đi tu từ lúc còn ở trại tỵ nạn nhưng chưa biết chuyện tu hành như thế nào. Có khó khăn, trở ngại gì không. Thú thật, tôi hoàn toàn mù mờ, có điều tôi thấy thích đời sống tu hành: đơn giản, vui tươi và có lý tưởng. Tôi nhớ, ban đầu, thầy dạy tôi tập tán. Tôi còn giữ tờ giấy, trên đó thầy ghi những nhịp mõ và chuông để cho tôi tập. Còn có nghi thức Thù Ân buổi sáng trong chùa vào các ngày rằm và mồng một. Tôi biết là thầy lo cho tôi. Nhưng phải mất một thời gian lâu, tôi mới thật sự nhận ra điều này, chứ lúc đó, tôi thấy ngại ngùng, không mấy thoải mái trong cách chỉ dạy “hơi xưa” của thầy. Tôi chỉ để bụng qua loa nhưng tôi lại có thể học được khi nhìn người khác xử dụng chuông mõ hay hòa theo lời tán tụng trong các buổi lễ. Thầy cũng để yên cho tôi tự học lấy cho mình. Kể cả việc học những bài tập trong

Page 9: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

cuốn Luật Sa Di. Thầy dạy hai ba buổi gì đó, rồi thôi. Thầy bảo: chú cứ đọc, có gì không hiểu thì hỏi, thầy sẽ chỉ thêm cho. Tôi vâng lời và đọc, hết quyển này đến quyển khác, kể cả quyển “Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm” của cụ Tâm Minh dịch và chú giải mà tôi thấy trên kệ sách của thầy. Có hiểu chút đỉnh, rất thích thú, nhưng chưa nắm được yếu lý của kinh. Đương nhiên rồi!

Tôi kể chuyện này cho bạn nghe. Tức cười lắm nhưng mới thấy được sự ngây thơ trong việc lập chí trên xứ Hiệp chủng quốc của cả hai thầy trò. Hôm đó, thầy dẫn tôi đi lên UC San Francisco, campus nằm trên đường Parnassus. Mục đích chính là tìm nơi cho tôi học môn y khoa bác sĩ, mà theo dự tính “trên trời” của hai thầy trò, để mai mốt tôi ra trường sẽ mở bệnh xá miễn phí đúng theo kiểu.. con nhà việt nam mình! Đi tu là để cứu nhân độ thế mà! Có đâu mà dễ dàng như vậy. Mặc dầu, sau này tôi có học thử một năm premed (dự bị y khoa) khi vào đại học. Và cũng lúc đó, cả thầy và tôi mới biết: ở xứ sở này, mình muốn là một việc còn thực hiện được hay không là một việc khác. Phải nói, cả hai thầy trò đều có những mong ước rất lý tưởng của Phật giáo.

Có một hôm, thầy trò đi chợ Tàu. Khi trở về, tôi thấy có tấm nệm người ta vất bỏ bên đường. Vậy mà tôi “dám” xin thầy cho tôi vác tấm nệm đó về chùa để dùng, đỡ tốn tiền của đàn na tín thí. Đoạn đường dài khoảng 12 miles, tôi ì ạch vác từng đoạn, mệt thì nghỉ, rồi lại đi tiếp từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối mới về đến chùa. Tôi dám nói, đây là một trong những “công trình vĩ đại” trong cuộc đời tu hành của tôi đó, bạn à. Còn chuyện làm báo Hương Đạo nữa. Bạn nghe mà không phục tôi thì thôi. Lúc này, thầy đã chính thức thành lập Niệm Phật Đường Từ Quang rồi. Có bảng hiệu hẵn hòi, treo ở cửa trước của căn nhà số 1661 Fulton Street. Dường như cũng do bàn tay “bất đắc dĩ” của tôi kẻ chữ thì phải. Và thầy đặt tên cho tôi là Thích Chơn-Huệ với lời giải thích: Đây là tên đạo, thầy đặt cho chú, để còn làm báo nữa. Tôi biết đánh máy dù chỉ bằng hai ngón thôi mà cũng tạo được sự tin tưởng đối với thầy. Thầy

Page 10: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

giao cho tôi trách nhiệm đánh máy, trình bày các trang báo, kể cả bìa. Còn thầy thì viết bài và chạy tiền để in. Báo ra cái rụp, nhất là đúng thời hạn nữa. Đến nỗi, anh Nguyên Chánh tức là Luật sư Nguyễn Hữu L. cũng có lời thán phục đàng hoàng: báo muốn ra đúng kỳ hạn thì giao cho chú Long! Làm việc vui lắm, bạn ơi! Té ra cái tâm của mình nó cũng kỳ lắm. Khi làm việc gì mà vui trong bụng thì làm bao nhiêu cũng được, bất kể sống chết, ngày giờ.

Thầy thường thức dậy sớm. Đi tắm xong là ra ngồi ở bàn tổ viết bài. Chữ thầy viết rất lớn. Trên tờ giấy khổ 8 rưỡi nhân 11, có xếp lề, thầy viết từng bài. Công nhận thầy rất siêng năng, đều đặn, một đức tính tôi cố học mà không được. Có lẽ, nhờ đi tu từ nhỏ nên thầy sống rất có quy củ, nề nếp. Cộng thêm, thầy có nhiệt tâm muốn phụng sự Phật pháp. Cả hai điều đó giúp Thầy làm việc không biết mệt. Còn phần tôi, “bò con” mới lớn nên cũng đem hết sức theo đuôi của thầy. Thầy viết ở phòng khách, còn tôi làm việc ngay trong phòng ngủ của mình. Bây giờ là hai mươi lăm năm trôi qua rồi, thời đại của Window 2000, tôi tin chắc bạn không thể nào tưởng tượng ra được cách làm việc của tôi lúc bấy giờ. Vừa chậm, vừa xưa nhưng lại rất vui vẻ và phấn khởi. Dường như có một động lực nào bên trong thúc đẩy mình làm việc không biết mõi mệt khi biết rằng công việc đó là phục vụ cho mọi người. Sức làm việc của Thầy rất lớn, rất bền bĩ.

Xuân Nhâm Ngọ - 2002

THẦY TÔI IV

Thích Từ Lực

Page 11: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Tôi đoán, thầy tôi cũng có lúc chán đời! Bạn đừng vội kết luận (jump to the conclusion) nghe! Nguy hiểm lắm đó, bạn ơi. Mới nghe qua điều gì, chưa biết ất giáp gì cả mà đã vội kết luận rất dễ đưa mình đến chỗ sai lầm, hồ đồ, với thành kiến không tốt, không đúng. Tôi có ý nghĩ như vậy là do xét lại chính bản thân mình - tôi cũng có lúc chán đời! Chán đời dễ sợ luôn, tưởng như nếu có được chiếc gậy phù thủy xa xưa nào đó mà mình có thể “biến mất” khỏi thế giới này thì đỡ biết mấy. Trạng thái đó xảy ra với tôi, khoảng mười năm một lần, khi nghĩ đến cuộc sống đau thương, giả tạm của nhân sinh, vạn vật. May mắn thay, tôi đã học được phương pháp biến đau thương thành sức sống, nên còn sống sót đến hôm nay. Và Thầy tôi còn giỏi hơn tôi nhiều.

Năm đó, Thầy tôi nổi máu “giang hồ” tạm thời đóng cửa Niệm Phật đường, lên đường vân du băng qua nước Mỹ. Lúc này, tôi đang ở trong đại học, miệt mài với sách vở, nên chẳng biết gì. Chỉ nghe kể lại thôi. Thầy cùng với thầy Trí Tuệ, với chiếc xe nhỏ, tà tà đi hết tiểu bang này đến tiểu bang khác, nơi nào có chùa thì dừng lại, nghỉ vài hôm để diễn giảng Phật pháp, sinh hoạt với Phật tử, rồi lại đi nữa. Một mạch từ các chùa ở tận miền đông bắc như Connecticut, Virginia cho đến chùa Viên Giác ở Oklahoma City, cho đến các vùng thuộc tiểu bang Utah, thành phố Phoenix nóng cháy người … Khoảng hơn một năm sau thì Thầy về lại San Francisco.

Trong đó, có 7 tháng, Thầy dừng chân để giúp Hội Phật giáo Connecticut. Chúng ta hãy nghe bác Tâm Trinh ghi lại dưới đây: “Phật tử sinh hoạt đều đặn, hạnh phúc dưới sự hướng dẫn của thầy Tịnh Từ rất vui tính. Thế nhưng sau lễ Vu Lan (Thầy ở được bảy tháng) vì nhu cầu Phật sự ở Cali, Thầy phải trở về chùa Từ Quang ở San Francisso” (trích trong Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Thiện Trì, trang 69)

Page 12: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Ngoài việc, Thầy đi xuyên bang, còn có một lần Thầy đi về tu viện Tangpulou để “tái xuất gia” theo truyền thống Nguyên thủy. Chắc máu “nổi loạn của tuổi thơ” lại bừng lên nên Thầy mới có thể nghĩ đến điều này! Thầy đi làm chú tiểu trở lại, nhưng khỏi xuống tóc! Cầu ngài Tangpulou truyền giới pháp của hệ phái Nam tông Miến Điện để thực tập trong vòng ba tháng. Chắc Ngài đã biết rõ “thân thế, sự nghiệp” của Thầy, nên Ngài truyền thẳng giới Cụ túc, và đặc cách cho Thầy ở trong phòng đàng hoàng. Nhưng những chú điệu khác không biết như vậy nên đối xử với Thầy như lính mới. Thầy phải chấp tác, dọn dẹp, quét tước vào buổi sáng, và khi ôm bình bát đi khất thực, Thầy cũng phải theo sau những chú điệu vị thành niên, xuống tóc trước đó khoảng tháng rưởi! Khi về lại chùa Từ Quang, Thầy kể cho chúng tôi nghe chuyện này, và Thầy cảm thấy rất “exciting”, khoái lắm. Đó là về phương diện tâm lý của một người có đời sống nội tâm cởi mở. Tôi nghe nói, ôn Trí Quang cũng thường thích ngồi đánh cờ tướng với mấy chú điệu nhỏ. Chơi cho vui mà! Với nội tâm vững mạnh, quý Ngài đâu còn vướng vào chuyện hơn thua, tuổi cao đức trọng nữa.

Trên đoạn đường dài và với thời gian lang thang đó, tôi tin chắc Thầy đã có nhiều suy tư, định hướng cho những công việc Phật sự ở tương lai. Tu viện Kim Sơn chắc đã bắr đầu tượng hình trong khoảng thời gian này. Muốn hiểu Thầy, mình cũng phải tìm hiểu một chút nguyên ủy và tâm hồn của Thầy. Thầy là loại người hoạt động, có thêm một chút máu văn nghệ, chưa kể bản tính của Thầy là hoan hỷ, rộng rãi, lắm lúc “bất cần đời” kể từ lúc sinh ra và lớn lên ở xứ Quảng Trị khô cằn sỏi đá, thiếu thốn quanh năm. Có thể nói, đứng về mặt tâm ly và xã hội, tôi chia xẻ và học ở Thầy trong một vài phương diện khác nhau: nhất là về cảnh nghèo và thái độ sống buông xả. Trong gia đình của tôi, mỗi ngày không đủ miếng ăn. Ăn xong buổi tối, chưa biết sáng mai có đủ gạo để nấu không, thì còn tranh chấp với thế gian làm gì cho mệt sức, hao hơi!

Nhắc đến chuyện này, tôi cũng muốn kể cho bạn nghe - và luôn tiện,cùng các huynh đệ của tôi - và hiểu về cá tính văn nghệ của Thầy tôi. Bây giờ, có phong trào nhạc rap, ráp gì đó. Tôi có chú tâm lắng nghe mà thật tình

Page 13: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

chẳng hiểu gì cả, không có một chút cảm xúc, thích thú nào, no nothing! Nhưng với một em khoảng 15, 16 tuổi thì thích lắm. Lúc lắc cái đầu, nhẹ nhàng hát theo, đôi khi trên tay còn thêm cái boom box nữa thì thấy chẳng khác gì ngài Michael Jackson trên sân khấu điện ảnh! Đó là tiến hóa của từng thế hệ. Thế hệ của Thầy - và với tôi - cũng y như vậy. Mỗi lần, tôi nghe Thầy mở những bản nhạc do Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết hát ở phòng bên, thì tôi cũng không cảm xúc gì. Lúc mới vào chùa, gout của tôi vẫn còn là Thanh Tuyền-Chế Linh và nhạc của lính, nói về những người lính đi hành quân ở núi rừng, xông pha giữa lằn tên mũi đạn. Có bản thì viết để xoa dịu nổi cô đơn của người trai thế hệ khoác áo chinh nhân. Với tôi, dù là người miền Trung, còn phải có thêm một chút tân cổ giao duyên với giọng hát Minh Cảnh, Minh Phụng, Mỹ Châu nữa thì mới đủ “tình tiết, mùi vị” của văn nghệ.

Có cái may là tôi không thấy khó chịu về điều đó. Cũng biết tôn trọng đôi chút về sở thích của người khác. Nhạc Thầy thích, Thầy cứ nghe. Đó là chuyện riêng tư của mỗi người dù là thầy trò, cha con, anh em đi nữa, mình cũng nên tôn trọng nhau. Tôi phải chờ, trên dưới 20 năm, mới được thưởng thức “hoa trái, chiến lợi phẩm” nầy. Khi nghe bản “Bàn Tay Em Mầu Nhiệm” ở thiền đường tu viện Kim Sơn do các huynh đệ trình bày trong một buổi sinh hoạt thiền trà, tôi bỗng giựt mình, cảm nhận sâu xa cái tấm lòng và hạnh nguyện của Thầy! Nói thiệt cho bạn nghe, lúc đó tôi mới có một chút “tâm phục, khẩu phục” qua vài đoạn dưới đây:

Tay này thắp đuốc lên đường Tay này đưa lối về nguồn yêu thương Tay này dựng lại quê hương Tay này nắm lấy cương thường tổ tiên.

Diển giải thêm một chút cho vui, bạn nghe. Đó là tiếng nói của cuộc đời bình thường đã được biến thành những lời đạo lý, có ý nghĩa rất sâu xa. Đức Phật đã dạy: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Bây giờ nghe Thầy kêu gọi “tay này thắp đuốc lên đường”. Hay nhất là chữ lên đường, mà theo tôi hiểu, đó là tâm nguyện của Thầy đối với tất cả anh em chúng tôi.

Page 14: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Đó là lời kêu gọi của đức Bổn Sư từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước đối với những vị Thánh đệ tử, các vị Tỳ kheo nguyện dâng hiến cuộc sống cho hạnh nguyện độ sanh. Câu thứ hai là “Tay này đưa lối về nguồn yêu thương” cũng có ý nghĩa đem đạo Từ Bi đến với mọi người.

Tiếp theo đó là bản “Chiếc Áo Thầy Trao” cũng mang một giọng xưa nhưng rõ ràng là đã được viết ra với và cho hoàn cảnh bây giờ, đang ở trước mặt tôi. May mắn được ở với Thầy từ đầu nên có cơ hội theo dõi cuộc sống của Thầy, trong một thời gian dài hơn các huynh đệ khác, tôi hiểu con người của Thầy vốn được nuôi dưỡng và lớn lên trong hoàn cảnh như vậy.

Đã viết về nhạc thì cũng phải nói luôn về thơ, cho đủ cặp. Tôi cũng không “phục” thơ Thầy cho lắm, bạn à. Một phần vì tôi không biết làm thơ, phần khác chắc cũng vì chủ quan của mình. Cũng may, tôi không dám chê bai, phê phán gì cả. Tôi chỉ âm thầm thưởng thức với tất cả sự lạnh nhạt của mình. Vui nhất là thời gian làm báo Hương Đạo, Nguồn Sống. Lúc Thầy đưa qua một bài thơ để đăng báo, tôi thường giữ tâm “bình đẳng tuyệt đối” khi làm bổn phận của mình. Đánh máy, layout, rồi thôi. Không khen chê, that's it! Vậy mà, nó cũng thấm từ từ, năm này qua năm khác, cọng thêm những suy tư khác. Có lúc tôi thấy thơ Thầy cũng không đến đổi nào! Hay thì chắc là không hay bằng Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị hay Huyền Không (ôn Hội Chủ) Du Tử Lê, nhưng bảo rằng dỡ thì cũng “tội” cho Thầy. Thầy là người tu, làm thơ, chỉ là để diễn dịch phần nào nội tâm, cảm xúc của mình. Hiểu được như vậy thì ta cảm thông được liền và thấy, ít ra, mình cũng có thêm được một số bài thơ rất đạo vị giữa cuộc đời này. Mời bạn đọc bài ‘Kim Sơn Cỏi Tịnh” dưới đây:

Kim Sơn cỏi tịnh trải nguồn thơ Núi ngủ chung mây biển đợi chờ Cổ thụ lên ngồi cung quế nguyệt Đá kình đạp gió quét trời mơ. Bình minh lộ diện chim hát ca Không gian nắng ấm rọi Ta bà

Page 15: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Thời gian hẹn ước về vô trụ Tỉnh tọa bồ đoàn ta với ta. Cảnh vắng ai vào bảo tịch liêu Trăng thanh nhả ngọc dáng yêu kiều Chuông ngân tỉnh mộng dài muôn kiếp Đạo vàng gói trọn giọt thương yêu. Gác mái trần tâm nhẹ cỏi lòng Nợ đời vay trả trả cho xong Kim Sơn cỏi tịnh vui ngày tháng Tự tại an nhiên bước ngược dòng.

Cả đoạn trên, coi như là bonus, buộc hoa, bạn nghe. Tôi chỉ xin chia xẻ với bạn hai câu cuối cùng mà thôi. Hay lắm, bạn à. Bạn mà đã có lần về thăm tu viện Kim Sơn thì hiểu ngay, khỏi cần nói nhiều. Tu viện có cảnh trí yên tỉnh, mát mẻ, đúng là cỏi tịnh. Tăng Ni đại chúng cùng tu tập, sống an vui trong những tháng ngày trước mặt. Tôi xin chép ra đây một đoạn trong tài liệu “Vài Nét Về Tu Viện Kim Sơn” để bạn tìm hiểu thêm.

“……”

Còn câu cuối là nói đến những người xuất gia, vì có chữ bước ngược dòng, với mong ước sâu xa nhất của Thầy. Thầy mong tất cả anh em huynh đệ chúng tôi có thể đạt được tình trạng “an nhiên tự tại” trong cuộc sống của người hu hành. Khó chứ không phải dễ nhưng đó mới chính thực là cứu cánh cuối cùng mà người xuất gia, tu tập nhắm tới. Đạt cho được tâm an nhiên giữa mọi tình huống của cuộc đời để làm rạng rỡ tông môn, báo ơn thầy tổ.

Anh em xuất gia chúng tôi được nuôi dưỡng trong tinh thần đó. Bắt đầu từ Sư ông Giác Hải, kiến lập đạo tràng từ Quảng Trị, cho đến bây giờ ở tổ đình Giác Hải tại Vạn Giả, Khánh Hòa, do sư thúc tôi, Hòa thượng Tịnh Diệu kế thế trú trì. (Viết về tu viện Giác Hải ở đây)

Như đã nói ở trên, tôi nhận thấy mình không có thẩm quyền để bàn luận về thơ. Nhưng có người, từng là pháp hữu, mà cũng có tên trong hội Tao

Page 16: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Đàn nữa, nên chắc là đủ điều kiện để nhận xét về thơ của Thầy. Đó là ni sư Như Minh. Điều lạ là tôi thấy thơ của ni sư Như Minh rất hay, rất tha thiết, đầy những hình ảnh từ bi, cứu khổ trong đạo Phật. Chắc là “Bụt nhà không thiêng” rồi! Tôi rất thích khi được Ni sư đọc cho nghe những bài thơ trong khi đi cứu trợ đồng bào bão lụt. Đây, mời bạn đọc bài thơ Ni Sư viết tặng cho Thầy tôi, nhà thơ Sơn Cư, tựa đề là:

……..

Đó, con người của mình đôi khi đầy chủ quan như vậy, bạn à. Mình phải có chánh niệm, giữ tính khách quan, mới có thể có được những nhận xét đúng đắn về người khác. Đối với Thầy, tôi chỉ chú tâm ở Thầy với những bản chất đạo hạnh, tu hành hơn là phương diện xây dựng tu viện hay viết sách, làm thơ.

À, bạn lại học được cái tính “đòi hỏi” từ bao giờ vậy? Đã nghe về nhạc, về thơ rồi, lại còn muốn biết về văn nữa. Về phương diện này, Thầy tôi cũng có viết và xuất bản vài cuốn sách rồi, mà trong đó cuốn “Hòa Hiếu An Vui” hay “Quán Thế Âm” tập I và II đã được in và phổ biến rộng rãi trong quần chúng Phật tử. Còn tài liệu Phật Pháp hay Sinh Hoạt của Phật Giáo tại Hoa Kỳ thì rất nhiều, nhất là tài liệu dành cho việc tu tập Thiền Quán.

Mình tìm hiểu từ từ nhe. Theo tôi biết, đầu tiên hết là tập tài liệu về việc Thành Lập và Sinh Hoạt một Hội Phật Giáo tại Hoa Kỳ Thầy viết để giúp các Chùa, các Hội chưa có vị trú trì. Nội dung tập tài liệu đưa ra nmột số vấn đề như hành chánh, pháp lý và tâm lý quần chúng mà vị Trú Trì cần nắm vững để tránh những khó khăn khi làm việc Phật sự. Vui nhất là mới đây trong khóa An Cư một tháng ở tu viện, Thầy lại giảng liên tục sáu bài giảng về đề tài này. Tôi có duyên lên thăm tu viện và dự buổi giảng đầu tiên. Ngồi nghe mà như thấy bao nhiêu hình ảnh xa xưa tuần tự hiện về trong tâm não. Từ những lúc Thầy, một mình, lái xe đi Sacramento để hướng dẫn Phật tử tu tập. Giúp ý kiến để giáo sư Đặng Thông Trị, bác Cấm, anh Chiến lập Hội Phật giáo ở Sacto, chùa Kim Quang. Cho đến những lúc Thầy xuống San Diego, nơi mà tôi sẽ đến vào

Page 17: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

tháng tới đây, để hướng dẫn tu học cho Phật tử. Từ đó, Hội Phật giáo San Diego, chùa Vạn Hạnh từ từ thành hình. Qua bao nhiêu năm tận tụy, đem hết tấm lòng trong vai trò “trưởng tử Như Lai” Thầy giúp đỡ rất nhiều hội Phật giáo địa phương.

Tôi thấy, trên kia Thầy cầm viết màu ghi xuống bảng những hiểu biết, suy tư của Thầy để chia xẻ, trao truyền cho đàn hậu học chúng tôi. Thầy Quảng Phước, vừa mới nhận trách nhiệm trú trì một ngôi chùa ở tận tiểu bang North Carolina sẽ thâu nhận được gì? Thầy Linh Nhẫn, muốn học tập, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn để làm Phật sự sau này, sẽ cảm nhận điều gì? Hay Sư cô Thanh Quang, vừa từ xa về thăm chốn cũ, cũng muốn đào luyện, tu dưỡng thêm kinh nghiệm để tiếp tục vai trò lãnh đạo tinh thần ở địa phương xa, chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều. Còn nào là thầy Nhuận Hải, thầy Quảng Bảo, Quảng Kiên, chắc ai cũng có phần cả.

Cuốn “Hòa Hiếu An Vui” được viết ra

Qua được thời gian khó khăn và định được hướng đi, Thầy làm việc trở lại. Thầy giao cho tôi lớp Phật Pháp hàng tuần vào tối thứ sáu, và Thầy dành nhiều thì giờ đi tìm đất đai để lập tu viện Kim Sơn. Đến ngày hôm nay, tháng 8 năm 2004, dù việc kiến tạo tu viện chưa hoàn thành viên mãn nhưng, tôi tin chắc, đây là niềm vui của Thầy, một niềm vui có thật.

PHỤ BẢN: Tiểu Sử Đại Sư VIÊN GIÁC, Khai Sơn Tổ Đình Giác Hải, Vạn Giả, Khánh Hòa

Đại sư pháp danh Tâm Trí, hiệu Chiếu Nhiên, tự Viên Giác, thế danh là Trần Đại Quảng. Đại sư thuộc đời thứ 43, dòng Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán. Đại sư sinh năm 1911, Giáp Tý, tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ đại sư là cụ Trần Đại Dật, pháp danh Tâm Ngộ và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu, pháp danh Tâm Mỹ. Song thân của đại sư là bậc hiền tài, đức hạnh, thâm tín Tam Bảo và ảnh hưởng lễ nghi Nho giáo.

Page 18: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Đại sư nhờ thừa hưởng ân đức, phúc ấm sâu dày của ông bà, dòng họ và song thân nên tâm trí sáng rở, thông tuệ vượt bậc, học đâu nhớ đó, tư duy, tư tưởng có nhiều sáng tạo. Thuở thiếu thời, Đại sư đã thích thú, say mê kiến thức khoa học và trào lưu cách mệnh, tiến hóa, tân tạo của các xã hội Tây phương. Bằng vào kiến thức rộng mở đó, mà Đại sư khám phá ra được tinh ba, văn minh tâm linh của Phật Pháp. Đó cũng là dấu ngoặc, nguyên nhân thay đổi toàn diện cuộc đời của Đại sư. Ý chí xuất gia tu Phật của đại sư phát khởi cực mạnh hồi mới 17 tuổi. Song phải đợi đến 10 năm sau, Đại sư mới hoàn thành ý nguyện. Vì phụ thân Đại sư bị bạo bệnh qua đời, nên Ngài phải phụng mệnh mẫu thân đi làm trưởng ga Xe lửa, lảnh lương phụ mẹ nuôi dưỡng hai em trai và ba em gái đi học.

Đến năm Đinh Sửu (1937), Đại sư vừa 27 tuổi, mẫu thân cũng theo thân phụ mãn phần và các em đã lớn khôn, thành đạt bề gia thất… Ngài mang ý chí xuất trần từ lâu, đến cầu thọ pháp xuất gia với Tổ Bích Không tại chùa Báo Quốc, Huế.

Năm Tân Tỵ (1941), sau bốn năm hành điệu, chấp tác và làm quen với nếp sống thiền gia, Ngài đã chứng tỏ được sự chọn lựa đúng đắn cho bản thân trên con đường cầu đạo và Đại sư được Bổn sư cho thọ Sa Di giới.

Năm Mậu Tý (1948), trong đại giới đàn tại chùa Báo Quốc do Hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu Hòa thượng, Đại sư được thọ Tỳ Kheo và Bồ tát giới.

Sau khi mãn khóa tại Phật học đường Báo Quốc, các vị đồng môn lên đường đi hoằng hóa khắp nơi theo yêu cầu Phật sự của từng địa phương. Riêng Đại sư xin ở lại phát nguyện nhập thất ba năm, hầu cũng cố thêm đạo lực và công hạnh trước khi ra phụng hành vai trò hoằng pháp của Giáo hội.

Năm Giáp Ngọ (1954), Giáo hội Tăng già Trung Việt đề cử đại sư đảm đương chức vụ Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa và cũng trong thời gian này, Ngài được Hòa thượng Phước Huệ và Bổn sư là Ngài Bích Không giao trách nhiệm Trụ trì chùa Hải Đức tại Nha Trang.

Page 19: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Năm 1956, Ngài đã cùng chư Tôn Đức trong Giáo Hội, biến chùa Hải Đức thành Phật học viện Trung Phần, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo Tăng tài cho công tác chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Tiếp theo bước chuyển quan trọng ấy, Ngài lại theo yêu cầu Phật sự đi hoằng hóa nơi vùng cao nguyên Trung phần. Nơi này, Ngài đã thành lập và điều hành trường Bồ đề Tuệ Quang, Đà Lạt, cùng với thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ít lâu sau, Đại sư lại tiếp tục lập trường Phật học cho Tăng Ni sinh tại Tổ đình Linh Sơn tại quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Giữa hai thời gian vận hành Phật sự hữu ích đó, Đại sư gặp Cư sĩ Như Nhiên đang tu hành nơi một am tranh nhỏ. Đại sư được cư sĩ giới thiệu các địa danh đậm bản sắc Phật giáo như làng Xuân Tự, núi Ông Sư, núi Phổ Đà… và tận mắt chứng kiến cảnh non nước hữu tình, xóm thôn yên ả, sơn bao thủy bọc. Đại sư quyết định chọn nơi này làm Đại tòng lâm và khai sơn lập chùa Giác Hải để dừng bước tỉnh tu và tiếp Tăng độ chúng.

Năm Bính Thân (1956), chùa Giác Hải đã thực sự trở nên nơi tu học và an cư kiết hạ thường xuyên của chư Tăng trong tỉnh huyện. Chùa Giác Hải không bao lâu đã trở thành một già lam thắng tích của Giáo Hội và trở nên một tu viện uy nghiêm, đúng như tâm nguyện Đại sư hằng ôm ấp.

Năm Quý Mão (1963) sau pháp nạn, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được thành lập. Đại sư được tiến cử giữ chức Thư Ký Tổng vụ Hoằng Pháp trực thuộc Viện Hóa Đạo tại thủ đô Sài Gòn. Đồng thời Đại sư cũng thường về giảng dạy tại Phật học viện Hải Đức Trung phần và Ni viện Diệu Quang ở Nha Trang.

Miệt mài với nhiệm vụ Phật giáo trọng đại, Đại sư vẫn không quên tự rèn luyện thân tâm theo khuôn mẫu thiền gia và dù ở bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào và ở đâu, các đệ tử của Ngài cũng luôn học được những phong cách riêng biệt, hòa nhã khiêm tốn và giàu lòng thương yêu đồ chúng, lợi ích nhiều người.

Page 20: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Thời gian kế tiếp đó là Ngài chuyên tâm dịch kinh, trước tác và nhiếp hóa đồ chúng.

Về sự nghiệp văn chương, Ngài đã dịch, trước tác và đã xuất bản:

- Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (Lương Hoàng Sám) trọn bộ 10 quyển.

- Đại thừa Kim Cang kinh luận.

- Dịch và luận giải phẩm kinh Phổ Môn.

- Kinh Bảo Tích, và trước tác gồm có:

1. Quan hệ tư tưởng. 2. Tìm hiểu Quán thế Âm Bồ tát. 3. Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải. 4. Khuyến niệm Phật. 5. Hành trạng của Thiền sư và Thi nhân.

Về mặt giáo dưỡng Tăng Ni, Đại sư rất tích cực và nhiệt tình. Đại sư có dạy các đệ tử xuất gia với những lời tâm huyết:

“Một người tu dù xa thầy tổ, song vẫn có giới luật, có phương pháp thiền tịnh soi dẫn, làm thầy. Và, yếu chỉ một đời tu hành là phải giác ngộ chân tâm, thoát ly sinh tử. Vai trò hành đạo là lấy việc nuôi dưỡng giới xuất gia, lấy tâm từ bi, trí tuệ làm sự nghiệp căn bản của một đời tu hành.” Đó là lời dạy quý hơn bất cứ một thứ gì trân quý trên thế gian này. Đó cũng là lời di giáo của Đại Sư đối với môn đồ, các giới xuất gia ở khắp mọi nơi và mọi thời đại. Đại sư biết trước sự ra đi của mình và an nhiên thị tịch vào sáng ngày 14 tháng 7 năm Bính Thìn (1976) tại tổ đình Giác Hải, Khánh Hòa. Thọ 65 tuổi với 35 hạ lạp.

Nguyện về Cực lạc ít lâu Rồi ta trở lại kiếp sau độ đời Hóa thân có mặt khắp nơi Chuyển luân diệu pháp dưới trời trầm luân.

Page 21: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Đó là bút tích, là đại hạnh, đại nguyện của Đại sư Viên Giác. Mỗi lần chiêm nghiệm lời thầy Tình thương có mặt ngập đầy tim con Mỗi lần trăng sáng đầu non Thoáng nghe trong gió vo tròn pháp thân.

Nam mô tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tam thế, khai sơn Giác Hải tự, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên giác linh đại sư.

Xuân Ất Dậu - 2005 Thích Từ-Lực

THẦY TÔI V - 2006

Thích Từ Lực

Một tuần có bảy ngày. Người ham làm việc thì thích ngày Thứ Hai, kẻ muốn ở nhà, làm biếng hay đi chơi thì thích Thứ Sáu. Ở xã hội này, có người, thích nhiều đến nổi mà họ “lập nên văn tự” thành câu: TGIF, Thanks Goodness It's Friday! Đố bạn tôi thích ngày nào? Để tôi trả lời giùm cho; tôi thích ngày Thứ Tư. Vì sao? Chắc phải dài dòng một chút rồi đây. Vì đây là ngày Thành Phố Đổ Rác trong khu vực chùa Hayward và Phổ Từ. Đơn giản chỉ có vậy nhưng, vào sáng Thứ Tư, khi họ đổ rác xong, tôi cảm thấy rất thoải mái. Bao nhiêu rác rến từ cỏ rác, lá cây trong vườn cho đến khu vực nhà bếp đều được thanh toán gọn gàng cả. Như vậy là ngôi chùa được sạch sẽ, gọn gàng và thanh tịnh. Tôi muốn sống cho mình, cũng như chia xẻ với người khác, không khí an lành, khung cảnh thanh tịnh đó. Ngôi chùa là nơi có thể cống hiến giây phút yên ổn, an lành cho mọi người. Xây dựng nên ngôi chùa, theo ý tôi, cũng chỉ để làm việc đó. Làm sao, ai đến chùa cũng tìm được giây phút thoải mái sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hay khi có chuyện buồn, lo, ghé qua ngôi chùa, đốt một nén hương, đi bộ một vòng trong khuôn viên chùa là có thể bớt lo, bớt buồn. Từ sự tin tưởng đó, tôi thường cố gắng giữ gìn ngôi chùa, trong cũng như ngoài, cho được sạch sẽ và ngăn nắp.

Page 22: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

Ngay trên tủ lạnh của chùa, hay trên kệ để dép, cũng được dán lên câu này để nhắc nhỡ mọi người: Neat & Clean, Please - Xin Giữ Gìn Ngăn Nắp và Sạch Sẽ. Từ ngày lập Đạo Tràng để sinh hoạt, tu học, đây là một trong những điều nhỏ nhoi mà tôi có thể đóng góp cho cuộc đời. Có lần, một đạo hữu ở xa ghé thăm chùa, sau khi dùng cơm xong, đi tản bộ với tôi, bác tâm sự: chùa thầy sạch thiệt! Câu nói rất bình dân, thành thật, chắc có ý khen. Khen chê thì chưa dám đề cập đến, nhưng điều quan trọng là tôi thấy vui và có thêm đôi phần tin tưởng với việc làm cũng như cách sống của mình.

Từ điểm căn bản này, tôi rất thương - và đôi khi chân thành kính trọng, biết ơn - những người lo việc dọn dẹp rác rến, chùi phòng vệ sinh… Câu chuyện dài lắm, bạn à, từ hình ảnh cụ Diệu Giải ở chùa Từ Quang, anh Nhật Quang Đạo, Nguyên Bảo của đơn vị Chánh Tâm cho đến vài đạo hữu ở chùa Hayward bây giờ như cô Quảng Lành, Nghiêm Hảo, chị Nguyên Giới… mà trong đó, hình ảnh đậm nét nhất trong lòng tôi là sư chú Quảng Minh Nhất ở tu viện Kim Sơn. Đây mới là mục tiêu chính mà tôi muốn khai triển đây. Tôi rất thương chú, đó là điều có thật. Có thể vì nhiều lý do, mà trong đó lý do chính là mỗi khi tôi lên tu viện đều thấy chú ì ạch kéo một xe chất đầy bao rác, từ dưới dốc của trai đường ra đến khu vực đổ rác. Đoạn đường không xa và cực nhọc mấy, đối với những thanh niên có thân hình vạm vỡ hay vai u thịt bắp cỡ ông thống đốc Arnold của mình, khi còn là tài tử trong phim Terminator! Nhưng đối với sư chú Quảng Minh Nhất là một sự cố gắng vượt bậc vì chú “chỉ mập hơn tôi chút xíu thôi”, lại đi chân đất, không giày dép gì cả mà kiên gan làm tròn trách nhiệm của mình! Điều quý hóa nhất là chú thấy vui khi làm việc này, không phàn nàn, than thân trách phận gì cả. Chú biết, sức khỏe mình không được tốt, lại được sư phụ thương tưởng cho xuất gia, ở chúng, có giờ công phu bái sám, đủ cơm ăn áo mặc là quý rồi, chứ đâu dám đòi hỏi gì nữa. Đó cũng là tâm trạng của tôi lúc mới vào chùa. An phận thủ thường vì chỉ một thân, một mình lưu lạc xứ người. Không dám đua đòi với ai, mà chỉ cố gắng tiến tu đạo nghiệp mà thôi. Đồng cảm như vậy, nên có lúc tôi

Page 23: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

gần gũi, vỗ vai chú, bày tỏ lòng thương mến và quan tâm thật tình (tôi là sư huynh mà!). Ngày chú được sư phụ cho thọ Sa di thập giới, chú rất lo lắng, sợ gặp chuyện trắc trở bất ngờ. Chú cứ thấy lo trong lòng và tôi cố gắng an ũi chú. Hôm đó, tôi có bổn phận xem xét, nhắc nhỡ cho các huynh đệ sắp thọ giới pháp vào sáng mai. Chung chung, thì tôi nhỏ nhẹ khuyến tấn các huynh đệ, tăng cũng như ni, nên cố gắng hết sức mình, thành tâm thọ nhận giới pháp để tu tập, trên đền ơn Phật, Tổ dưới báo nghĩa Thầy, Bạn. Trong đó, có chút tình riêng, tôi “bảo đảm” giùm sư chú Quảng Minh Nhất là sư phụ đã dặn dò tôi rồi, không có gì thay đổi vào phút cuối đâu. Chú cứ ngủ ngon, sáng mai thức dậy lên thiền đường thọ giới! Sáng hôm sau, sau khi giới đàn hoàn mãn, tôi phải về ngay để lo Phật sự ở chùa nhà, không ở lại dùng điểm tâm được. Mấy hôm sau, gặp lại chú, thấy chú tươi ra, vui vẽ hẵn lên. Chú lí nhí nói mấy lời cám ơn mà tôi có nghe nhưng không hiểu được rõ ràng cho lắm! Miễn là chú vui vẻ, tiếp tục lo phận sự đổ rác cho tu viện sạch sẽ là được rồi, tôi nghĩ trong lòng như vậy. Bạn biết không, câu chuyện không dừng ở đây vì trong tâm tôi cứ lảng vảng câu nói của Thầy: mấy chú, mấy cô thông minh sáng láng thì đã lấy vợ, lấy chồng, làm ăn ở dưới phố rồi, có đâu mà lên tới đây. Có gặp hoàn cảnh nầy, có khó khăn nọ, thì họ mới xin vô chùa. Mà mình không chấp nhận, thương yêu, dạy dỗ thì họ đi đâu? Theo tôi, câu nói không đượm vẻ triết lý gì cao siêu mà lại hết sức thâm thúy, sâu sắc. Vì đó là cốt tủy của đạo Phật, là tinh thần bao dung, che chở, thương yêu. Lần khác, tôi lại nghe được câu chuyện dưới đây, cùng nhiều hoàn cảnh tương tự. Hai giờ sáng, Quảng T. ngủ không được, lên gõ cửa để có dịp tâm tình với Thầy. Lúc hai giờ sáng! Rồi một huynh đệ khác, tâm thần không được yên ổn, nên “ngồi buồn” không có việc gì làm, bèn đi vòng vòng nhổ hết đám cây cảnh vừa mới được trồng chiều hôm qua! Trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống tu hành, sinh hoạt ở chùa, tôi rút tỉa được điều này: Làm đệ tử đã khó, làm Thầy còn khó hơn. Dĩ nhiên, ở đây, chúng ta muốn nói đến hình ảnh một người học trò siêng năng tu tập, và một vị Thầy tốt bụng - như Thầy tôi. Tốt bụng là chỉ nói đến một khía cạnh nhỏ mà thôi. Trước mặt của tôi

Page 24: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

hiện nay có một lá thư thông báo về việc thành lập tu viện Liên Trì ở tiểu bang Alabama, miền cận đông nước Mỹ. Tôi cũng chỉ mới biết việc này thôi nhưng không ngạc nhiên chút nào vì đó là tấn lòng của Thầy tôi đối với công cuộc hoằng pháp lợi sanh. Điều này nhắc tôi nhớ đến hai câu nói trong hạnh Bồ tát: Hoằng pháp thị gia vụ Lợi sanh vi bổn hoài Đây là những hạnh nguyện cao cả của người tăng sĩ, bậc trưởng tử Như lai đối với công cuộc hoằng truyền Chánh pháp cũng như góp bàn tay thoa dịu nổi khổ của muôn loài.

1. Hoằng Pháp Thị Gia Vụ: Hiểu nghĩa đen tức là xem việc hoằng pháp như việc nhà, là việc của chính mình, và mình sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm để lên đường đem Phật Pháp1 đến với muôn nhà. Bao nhiêu năm qua, ngay lúc còn ở Việt Nam, cho đến sau này định cư ở Mỹ, Thầy tôi miệt mài với công việc đó. Hình ảnh tôi còn nhó là Đại hội Hoằng Pháp do Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ tổ chức tại thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Lúc đó, Hòa thượng Thắng Hoan là Tổng vụ trưởng Hoằng Pháp, đã đứng ra vận động tổ chức. Tôi thấy không khí râá vui. Ai cũng hớn hở, hoan hỷ trong công việc chung. Có hai điều tôi nhớ rõ nhất: hôm quý Thầy cùng đi thăm chùa Thái Lan gần đó, và bài thuyết trình của thầy Nguyên Hạnh, lúc đó là giáo sư Lê Hậu. Khi Tăng già có sự hòa hợp, vui tươi thì không khí như cũng đượm niềm vui chung. Tấm hình tôi còn giữ đây chứng minh điều đó. Thầy Trí Viên là “khổ chủ”, chăm sóc mọi việc từ việc chuyên chở cho đến ăn uống, ngủ nghỉ. Mỗi Thầy có một phong cách riêng và tôi học đưộc rất nhiều. Từ thầy Kim Quang nghiêm nghị, khuôn phép đến thầy Nguyên An với thái độ hoan hỷ, trên khuôn mặt như lúc nào cũng có sẵn nụ cười! Rồi quý Thầy, Sư cô xa gần cùng ngồi chung trong phòng hội để chia xẻ những thao thức, cũng như lo lắng cho các sinh hoạt Phật sự tại xứ người. Hơn 20 năm trôi qua, mà tôi tưởng như mới đây thôi. Lời tuyên bố khai mạc dõng dạc, mạnh bạo, rõ ràng của ôn Thắng Hoan. Tinh thần trẻ

Page 25: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

trung của Ni giới, mà bây giờ là sư bà Giác Hương, Diệu Từ với niên cao lạp trưởng, chứ lúc đó rất phấn khởi, pha chút máu “văn nghệ, văn gừng” nữa. Hòa với niềm vu chung của mọi giới Phật tử, đại hội đánh dấu một cố gắng của tập thể Tăng Ni, tín đồ ở hải ngoại. Và điều đó, không phải chỉ là chỉ có tính cách “bổn phận” mà thôi, tinh thần dấn thân đã đuơợ va tiếp tục thể hiện qua nhiều năm nay. Vấn đề hoằng pháo được thầy Nguyên Hạnh nêu ra trong bài thuyuết trình với những chi tiết, phân tích mạch lạc, rõ ràng. Tôi ngồi nghe với tất cả chăm chú của mình. Thầy Nguyên Hạnh được quý Thầy gọi là “kế hoạch gia” từ những hiểu biết, từng trải trong sinh hoạt của Giáo hội, ngoài ra, Thầy còn là Giáo sư Sử học, nên cách trình bày của Thầy bao giờ cũng có tinh cách phâ tích, từ tổng quan rồi đưa đến tổng hợp vả quy kết với chương trình hoạt động cụ thể, ngắn hạn và dài hạn.

Tôi nhẫm tính, bao nhiêu năm nữa thì mình có thêm một số lượng Tăng Ni để cùng làm việc Phật? Nếu cứ tổ chức một khó a Hội thào, hai năm một lần, thì số Cư sĩ hộ đạo sẽ tăng lên đếh mấy lần trongt vòng mười năm? Cứ như vậy, mà tôi thấy rất lạc quan. Lạc quan một phần vì tôi mới thọ giới Tỳ kheo năm trước, còn rất hăng! Tôi cũng có lý của mình. Qua chương trình phổ thông ở Đại học, tôi đã học được phương pháp làm việf có tính cách khoa học Tây phương, phối hợp với luật Nhân Quả của Phật giáo, tôi thấy rằng, những điêu Đại Hội nêu ra không phải là hư cấu, tưởng tượng, quá xa thực tế. Cứ hăng say làm việc thì kết quả tốt đẹp sẽ đến. Và đó là đường lối Thầy tôi đeo đuổi bao nhiêu năm trước khi có Đại Hội này. Từ chuyện lập chùaq Từ Quang đến việc giúp đỡ các Hội Phật giáo địa phương tở chức các sinh hoạt tu học, mnuôi dưỡng đức tin cho mọi giời Phật tử. Trong đó, việc hỗ trợ cho GĐPT Cựu Kim Sơn thành hình và sinh hoạt là một điểm nhỏ.

Tôi noi theo gương đó nên cũng rất tích cực trong những công tác được giao phó. Dù đã chuẩn bị tâm tư từ trướf như vậy nhưng cũng không tránh được ngạc nhiên, khi ngay giữa Đại Hội, ôn Thắng Hoan đề nghị

Page 26: Thầy Tôi I · 2013-07-25 · Dù cho văn từ còn vụng dại, câu văn chưa diễn đạt được hết ý muốn giải bày, nhưng với tâm thành, con chỉ muốn

đưa tôi vào làm việc với Tổng vụ Hoằng Pháp, trong chức vụ Tổng Thư ký. Tôi ngạc nhiên thật tình và không biết phải trả lời như thế nào. Cũng may, tôi có đọc qua…Tôn Tử binh hap1, nên cũng còn nhớ đến “kế hoãn binh” và bèn đứng dậy thưa: - Kính bạch chư Tôn Đức, thưa Đại Hội, con xin cám ơn quý Ngài có sự tin tưởng, nhưng đây là việc bất ngờ, cho nên con không dám quyết định. Vì vậy, xin cho phép con thưa lại với Thầy con trước khi quý Ngài quyết định. Lúc đó, Thầy tôi đã trả lời: - Thưa Đại hội, chú là đệ tử của tôi, nhưng là con chung của Phật, nên xin quý Ngài tùy nghi định đoạt. Kết quả: tôi làm việc, phụ tá cho ôn Thắng Hoan mấy năm trời sau đó. Sau phiên họp đó, trong lòng hơi lo lắng, nhưng bù lại có một lời khen thưởng của quý Thầy: hai thầy trò ông Tịnh Từ, kẻ hô người ứng, coi bộ hợp rơ đó chứ! Tôi biết, mình đã làm đúng phép, đúng luật của thiền môn. Tám năm sau, tôi cũng áp dụng “kế hoãn binh” đó ở làng Mai, khi Sư Ông bảo tôi nhận chức Giáo thọ. It works again! Trong con đường hoằng pháp, dù thầy trò có khác mục tiêu nhưng cùng mục đích, cả hai đềuy có niềm vui trên con đường phụng sự. Hình ảnh tu viện Liên Trì lại về trong trí óc của tôi. Nơii đó, rồi đây những lợi ích tâm linh sẽ được nhem nhúm. Tôi thấy vui cho Thầy. 2. Lợi sanh vi bổn hoài: (Thưa Thầy, con viết đến đây còn tiếp, chưa kịp sữa văn, chuốt ý thì bị cảm cúm, rồi Tết đến nên đành dừng lại. Con sẽ hoàn thành sau)

Thích Từ-Lực

http://www.quangduc.com/tacgia/thichtuluc.html