8
3 TÁI CẤU TRÖC NGUỒN NHÂN LỰC: CHÌA KHÓA ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐẶNG NGUYÊN ANH * 1. Đặt vấn đề Nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mọi quốc gia, đặc biệt với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để thực hiện mục tiêu bền vững, bao trùm và công bằng trong quá trình phát triển. Nhiều quốc gia tiên tiến đã chủ động đầu tƣ, xây dựng phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bứt phá nhanh và cất cánh. Theo Tổ chức Liên Hợp quốc, nguồn nhân lực là “toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc” (UN, 2013). Nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân, thƣờng đƣợc coi nhƣ một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn khác nhƣ tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ có mối quan hệ với nhau, nhƣng trong đó nguồn nhân lực đƣợc xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một quốc gia dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghệ hiện đại, vốn dồi dào nhƣng nếu thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng và con ngƣời có trình độ khai thác hiệu quả nguồn lực thì quốc gia đó cũng không thể phát triển nhƣ mong đợi. Lịch sử đã chỉ ra rằng tăng trƣởng ổn định và bền vững cần phải dựa trên một nền giáo dục chất lƣợng cao và đổi mới khoa học công nghệ. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao có thể không cần đông về số lƣợng, nhƣng phải đảm bảo thực chất. Thực tế cho thấy sự thành công của các quốc gia Đông Á nhƣ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, là nhờ có nguồn nhân lực chất lƣợng cao về học vấn, kỹ năng, trí lực, thể lực và năng suất lao động. Đối với Việt Nam, nguồn nhân lực cần đƣợc xem là nguồn lực nội sinh, là tài sản quý giá nhất trong sự nghiệp Đổi mới, hội nhập và phát triển. Một đất nƣớc mà tài nguyên thiên nhiên không nhiều nhƣ ở Việt Nam, thiếu vốn và thiếu công nghệ tiên tiến cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế. Đó chính là vốn con ngƣời hay vốn nhân lực - một nguồn tài nguyên đặc biệt cần đƣợc ƣu tiên phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tầm quan trọng của kinh tế tri thức, việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực có trình độ tay * PGS.TS, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Xã hội học số 4 (128), 2014 B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Đặng Nguyên Anh 3

TÁI CẤU TRÖC NGUỒN NHÂN LỰC:

CHÌA KHÓA ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

ĐẶNG NGUYÊN ANH*

1. Đặt vấn đề

Nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mọi quốc gia, đặc biệt với

xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để thực

hiện mục tiêu bền vững, bao trùm và công bằng trong quá trình phát triển. Nhiều quốc gia

tiên tiến đã chủ động đầu tƣ, xây dựng phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở để đáp ứng

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bứt phá nhanh và cất cánh. Theo Tổ chức Liên Hợp

quốc, nguồn nhân lực là “toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và

tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc”

(UN, 2013). Nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá

nhân, thƣờng đƣợc coi nhƣ một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn khác nhƣ tiền tệ, công

nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa

học công nghệ có mối quan hệ với nhau, nhƣng trong đó nguồn nhân lực đƣợc xem

là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Một quốc gia dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghệ hiện đại, vốn dồi

dào nhƣng nếu thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng và con ngƣời có trình độ khai

thác hiệu quả nguồn lực thì quốc gia đó cũng không thể phát triển nhƣ mong đợi.

Lịch sử đã chỉ ra rằng tăng trƣởng ổn định và bền vững cần phải dựa trên một nền

giáo dục chất lƣợng cao và đổi mới khoa học công nghệ. Nguồn nhân lực chất

lƣợng cao có thể không cần đông về số lƣợng, nhƣng phải đảm bảo thực chất. Thực

tế cho thấy sự thành công của các quốc gia Đông Á nhƣ Hàn Quốc, Singapore,

Nhật Bản, là nhờ có nguồn nhân lực chất lƣợng cao về học vấn, kỹ năng, trí lực,

thể lực và năng suất lao động.

Đối với Việt Nam, nguồn nhân lực cần đƣợc xem là nguồn lực nội sinh, là tài sản

quý giá nhất trong sự nghiệp Đổi mới, hội nhập và phát triển. Một đất nƣớc mà tài nguyên

thiên nhiên không nhiều nhƣ ở Việt Nam, thiếu vốn và thiếu công nghệ tiên tiến cần phải

lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế. Đó chính là vốn con ngƣời hay vốn nhân lực

- một nguồn tài nguyên đặc biệt cần đƣợc ƣu tiên phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế với tầm quan trọng của kinh tế tri thức, việc tiếp thu và ứng dụng các

thành tựu khoa học - công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực có trình độ tay

* PGS.TS, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Xã hội học số 4 (128), 2014

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 2: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... 4

nghề, sáng tạo với tri thức khoa học. Đây cũng là con đƣờng tối ƣu nhất, nhanh nhất để

thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Cuộc khủng khoảng tài chính - kinh tế toàn cầu diễn ra từ nhiều năm qua tuy đã có

nhiều tác động tiêu cực song cũng đặt ra cơ hội nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Trƣớc bối

cảnh kinh tế thế giới suy thoái và nền kinh tế trong nƣớc bộc lộ nhiều yếu kém, Việt Nam

chủ trƣơng đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt đƣợc

cơ cấu kinh tế tƣơng đƣơng trình độ phát triển của nhóm quốc gia có thu nhập trung bình

(bình quân đầu ngƣời khoảng 3000 USD). Đó là một nền kinh tế mở, dựa vào nhân lực có

trình độ, kết cấu hạ tầng và thể chế thị trƣờng hiện đại, có năng lực cạnh tranh tốt và tăng

trƣởng chủ yếu dựa vào cải thiện năng suất và hiệu quả (Chính phủ, 2012).

Với mục tiêu đó, ngay từ đầu năm 2013, đề án tái cấu trúc kinh tế đã đƣợc Thủ

tƣớng Chính phủ phê duyệt nhằm mục đích phát triển nhanh một nền kinh tế cân đối,

hiệu quả, tiết kiệm, có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đặc biệt,

Chính phủ đã ƣu tiên việc xử lý và giải tỏa các “điểm nghẽn’’ liên quan đến hoàn thiện

thể chế để giải phóng mạnh mẽ hơn nữa lực lƣợng sản xuất, phù hợp với lộ trình cam

kết WTO; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; và đào tạo nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhƣ vậy, tái cấu trúc nguồn nhân

lực là một trong ba đột phá chiến lƣợc nhằm hình thành, phát triển và sử dụng hiệu quả

một đội ngũ lao động có trình độ, một nguồn nhân lực đƣợc đào tạo với hàm lƣợng tri

thức khoa học công nghệ cao, kể cả các đội ngũ nhân lực phục vụ quản trị doanh nghiệp

ở Việt Nam.

Có thể nói, chƣa lúc nào vấn đề phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực trở nên thời

sự nóng bỏng ở nƣớc ta nhƣ giai đoạn hiện nay. Việt Nam đang bƣớc vào một thời kỳ

phát triển với nhiều vận hội mới, song hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép

tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí còn có nguy cơ khó vƣợt qua những

thách thức, kéo dài sự tụt hậu.

2. Thực trạng cơ cấu dân số nguồn nhân lực hiện nay

2.1. Cơ cấu “dân số vàng”

Kể từ năm 2006, Việt Nam bƣớc vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” (cơ cấu dân

số tối ƣu), với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động (trong tổng số 90 triệu dân).

Lao động tuổi từ 18 đến 45 chiếm tỷ trọng lớn, là cơ cấu dân số mà nhiều quốc gia

đang mơ ƣớc (UNFPA, 2009). Khái niệm cơ cấu “dân số vàng” đƣợc hiểu là khi

2 ngƣời trong độ tuổi lao động (15 - 60) phải “gánh” 1 hoặc ít hơn 1 ngƣời ăn theo,

tức là số ngƣời trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi số ngƣời phụ thuộc (không nằm

trong độ tuổi lao động, không có khả năng tạo ra tài sản và không tự nuôi đƣợc bản

thân). Ở Việt Nam trong giai đoạn trƣớc đây, cần 1 ngƣời trong độ tuổi lao động để

nuôi 1 ngƣời trong độ tuổi phụ thuộc. Còn hiện nay cứ 2 ngƣời trong độ tuổi lao động

mới có 1 ngƣời trong độ tuổi phụ thuộc và tỷ trọng dân số trong độ tuổi tích cực kinh

tế (15 - 60 tuổi) ở mức cực đại của dƣ lợi dân số. Hơn nữa, khoảng một nửa dân số

trong độ tuổi lao động dƣới 35 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức khoa học, kỹ

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 3: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Đặng Nguyên Anh 5

thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề. Gánh nặng dân số đang ở mức thấp nhất,

đồng thời Việt Nam đang sở hữu một dân số sung mãn nhất trong độ tuổi lao động, có

khả năng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vận hội do cơ

cấu “vàng” của dân số mang lại là nhiều lao động, tỷ số phụ thuộc thấp nhất để có thể

nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tƣ tăng trƣởng kinh tế.

Tính từ cuộc Tổng Điều tra dân số đầu tiên năm 1979 ở Việt Nam cho đến nay,

tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động từ 50% lên 66%, trong khi tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi

giảm từ 43% xuống còn 25%. Với khoảng 53 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động, mỗi

năm lại đƣợc bổ sung 1,5 triệu ngƣời nữa thì đây thực sự là tiền đề để phát triển kinh

tế (Ban Chỉ đạo TĐTDS, 2011). Tỷ trọng dân số trong nhóm tuổi 30 - 54 tuổi tăng cao

đã tạo lợi thế lớn về nguồn cung lao động. Theo dự báo của Liên Hiệp quốc, cơ cấu

dân số vàng ở Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 30 năm (kết thúc vào 2035). Giai đoạn dân

số này đạt cực đại vào năm 2020 - thời điểm kết thúc chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

hội 10 năm (2011 - 2020) của đất nƣớc. Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” diễn ra trùng

với thời kỳ công nghiệp hóa, đồng thời nếu hệ thống giáo dục - đào tạo thực hiện tốt

chức năng chuẩn bị tri thức và tay nghề thì sẽ trở thành động lực cực kỳ mạnh mẽ cho

nền kinh tế.

Chính sự dồi dào của lực lƣợng lao động đang góp phần tạo ra cơ hội “vàng” cho sự

phát triển của Việt Nam. Điều quan trọng là nguồn nhân lực dồi dào đó phải đƣợc bồi

dƣỡng, nâng cao chất lƣợng để nắm lấy cơ hội phát triển. Cơ cấu “dân số vàng” là một cơ

hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nếu nhƣ có các chính sách phù hợp về lao động,

việc làm và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Bởi vậy, Việt Nam cần có các định

hƣớng phát triển đúng đắn, tái cơ cấu và sử dụng nguồn lực hiệu quả để tận dụng lợi thế

này. Việc đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với cơ cấu dân số “vàng” ở nƣớc ta là rất cần

thiết. Cần tạo mọi điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá

trình giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo

chuyên môn, kỹ thuật.

Giai đoạn cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần trong quá trình phát triển dân

số. Nếu không khẩn trƣơng và triệt để, Việt Nam có thể không xây dựng đƣợc một nguồn

nhân lực chất lƣợng cao, tạo ra khối lƣợng của cải vật chất dồi dào. Khi cơ hội “dân số

vàng” bị bỏ lỡ, những hệ lụy xã hội nhƣ thất nghiệp, tệ nạn và mất ổn định xã hội sẽ diễn

ra khiến cho đất nƣớc suy kiệt.

Theo kinh nghiệm các nƣớc và kết quả nghiên cứu (UNFPA, 2009) , khoảng 1/3

mức tăng trƣởng kinh tế hàng năm của các “con hổ” Đông Á là nhờ tận dụng đƣợc lợi

thế của “dân số vàng”. Hơn 15% tăng trƣởng kinh tế trong 20 năm qua của Trung

Quốc là nhờ lực lƣợng lao động dồi dào và nhân công rẻ đã tạo cho Trung Quốc phát

triển kinh tế nhanh, không phải đối phó với tình trạng thiếu lao động nhƣ ở nhiều

nƣớc hiện nay. Tổng tỷ suất dân số phụ thuộc ở Trung Quốc bắt đầu giảm dần từ

những năm 70, giảm nhanh trong những năm 80 của thế kỷ trƣớc. Sau giai đoạn đầu

cải cách (1978 - 1992), Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ cải cách theo chiều sâu trong

thập niên 90, khi đó tổng tỷ suất phụ thuộc bắt đầu giảm xuống dƣới 50%. Kỷ nguyên

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 4: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... 6

cơ cấu dân số vàng của Trung Quốc sẽ kéo dài khoảng 40 năm. Tƣơng tự, Nhật Bản,

Singapore, Hàn Quốc đã tăng trƣởng nhanh trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với tổng

tỷ suất dân số phụ thuộc ở mức dƣới 50%. Các quốc gia trên đã đạt đƣợc năng suất

cao hơn, tiết kiệm nhiều hơn và mức đầu tƣ sinh lợi lớn hơn và tăng trƣởng nhanh hơn

trong thời kỳ dân số vàng.

2.2. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta

Nguồn nhân lực của một quốc gia thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố về số

lƣợng lao động, trình độ học vấn, tuổi, giới tính, sự phân bố lao động trong các ngành

kinh tế và các tổ chức xã hội khác nhau. Nguồn nhân lực Việt Nam có cấu thành chủ

yếu là nông dân với gần 62 triệu nông dân, chiếm hơn 70% dân số. Sau gần 30 năm Đổi

mới và phát triển, sự xuất hiện của đội ngũ doanh nghiệp trẻ đƣợc xem nhƣ một nhân tố

mới trong nguồn nhân lực. Công tác giáo dục, đào tạo của Việt Nam đã góp phần quan

trọng vào những thành tựu của đất nƣớc. Trình độ giáo dục phổ cập và số lƣợng học

sinh, số ngƣời tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với trƣớc đây, song nhìn chung,

trình độ học vấn bình quân của cả nƣớc mới khoảng lớp 6/đầu ngƣời, tỷ lệ biết chữ mới

đạt 94% trong dân số.

Nhận thức về chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay đang còn có những

quan điểm khác nhau. Không ít ý kiến cho rằng Việt Nam có lực lƣợng lao động giá rẻ

dồi dào, là một lợi thế để cạnh tranh với nhiều nền kinh tế khác trong việc thu hút các nhà

đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, lao động giá rẻ hiện không còn là một lợi thế, mà là nỗi lo

lớn của đất nƣớc trong bối cảnh phát triển mới. Bởi lẽ, lao động giá rẻ đồng nghĩa với

chất lƣợng thấp, năng suất thấp kéo theo mức trả lƣơng cho ngƣời lao động thấp; đồng

thời không đáp ứng đƣợc xu thế mới, sử dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý ngày

càng cao của doanh nghiệp. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực

chất xám, việc làm, thị trƣờng lao động trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang

mất dần lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, kém chất lƣợng, đang đánh mất dần thị trƣờng

trong nƣớc và cơ hội làm việc ngay tại sân nhà.

Sau hơn 5 năm gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam đối

mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng đang diễn ra trong các ngành nghề,

lĩnh vực. Sai lầm và yếu kém trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội

đang phải trả một giá đắt, đó là nguy cơ tụt hậu về sự phát triển. Sự thiếu hụt nhân lực

bậc cao đang là nỗi lo lớn cho chính các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế

toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vấn đề đào tạo, huy động nguồn nhân lực, trí

tuệ và chất xám phải đƣợc xem là sự sống còn của kinh tế. Tuy nhiên, thị trƣờng lao

động Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và

lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, kinh doanh...

Một nguồn nhân lực với chƣa đến 40% lao động đƣợc qua đào tạo và hầu hết là lao

động giản đơn, rất khó có thể tạo ra sản phẩm lớn cho xã hội. Năng suất lao động của

Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. So với các

nƣớc phát triển hơn trong ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 lao

động Malayxia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore (ILO và ADB, 2014). Nguyên nhân

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 5: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Đặng Nguyên Anh 7

đầu tiên của tình trạng năng suất lao động thấp chính là chất lƣợng nguồn nhân lực

vốn chủ yếu là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo.

Có thể thấy những bất cập trong chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay. Nếu lấy thang

điểm là 10 thì chất lƣợng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nƣớc

Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76;

Malayxia là 5,59; Thái Lan là 4,94. Do sự khác biệt trong chất lƣợng đào tạo, bằng cấp

đào tạo ở Việt Nam chƣa đƣợc thị trƣờng lao động quốc tế thừa nhận, ngay cả trong khối

ASEAN. Đội ngũ nhân lực đƣợc đào tạo nghề trong những năm qua phần lớn chỉ chú ý

vào chuyên môn cứng, thiên về lý thuyết, và thiếu đào tạo kỹ năng mềm, sự giao tiếp

công việc bằng ngoại ngữ và khả năng làm việc theo nhóm rất hạn chế.

Sự chƣa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trƣờng cùng những bất cập

của hệ thống giáo dục khiến nhiều sinh viên ra trƣờng không có việc làm. Trong những

năm qua chỉ có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp đại học tìm đƣợc việc làm, con số hơn

trăm nghìn cử nhân/thạc sỹ vừa tốt nghiệp song vẫn không tìm đƣợc việc làm đã phải

chấp nhận làm trái ngành, trái nghề, thậm chí không lƣơng để chờ việc (Đặng Nguyên

Anh, 2014). Tình trạng thủ khoa đi làm thợ mộc; kỹ sƣ làm xe ôm; cử nhân làm giúp việc

không còn là chuyện hiếm gặp ở các tỉnh, thành.

Tình trạng mất cân đối của cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc phản ánh qua kết quả

Tổng Điều tra Dân số 2009 (Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số, 2011). Trong số 20,1

triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có

8,4 triệu ngƣời có bằng cấp, chứng chỉ. Số ngƣời từ 15 tuổi trở lên đƣợc đào tạo nghề

và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chiếm xấp xỉ 40%. Ở Việt Nam, cứ 1 vạn dân có

181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, và của Trung Quốc là 140

(mặc dù mức thu nhập quốc dân theo đầu ngƣời của Trung Quốc cao gần gấp đôi so

với nƣớc ta). Theo một điều tra của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, 2005) chất lƣợng

nhân lực Việt Nam xếp thứ 53/59 các quốc gia đƣợc khảo sát, và rất mất cân đố i. Cơ

cấu lao động qua đào tạo giữa đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật

rất bất hợp lý theo tỷ lệ 1-1,3-0,92 (trong khi các nƣớc trong khu vực là 1-4-10). Tỷ lệ

này tuy đã có sự cải thiện trong những năm gần đây song vẫn mất cân đối và chƣa

thực sự biến chuyển. Trên cấp độ cả nƣớc, 2/3 số cán bộ có học vị tiến sỹ không làm

khoa học mà đang làm công tác quản lý. Đây còn là một lý do khiến cho số bài báo

khoa học đƣợc công bố hàng năm chỉ bằng khoảng 1/4 của Thái Lan và bằng

0,00043% của thế giới, mặc dù trên thực tế số tiến sỹ của Việt Nam hàng năm nhận

bằng thƣờng nhiều hơn của Thái Lan, cao gấp đôi, gấp ba so với nhiều nƣớc trong khu

vực Đông Nam Á (Phạm Công Nhất, 2008).

Có thể rút ra đặc điểm thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam là: Nguồn nhân

lực tuy dồi dào, song trình độ hiện còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực, nhân lực

phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lƣợng cao lại

rất thấp. Chất lƣợng đội ngũ khoa học công nghệ chƣa cao, trong khi đội ngũ trẻ có đủ

khả năng kế cận luôn thiếu hụt nghiêm trọng. Nguồn nhân lực trong cả một giai đoạn

dài làm việc rất thụ động theo chuẩn mực, khuôn phép, không đổi mới, năng suất lao

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 6: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... 8

động thấp. Lao động Việt Nam tuy tiếp thu nhanh, khéo tay và sáng tạo nhƣng tính kỷ

luật yếu, tác phong và văn hóa công nghiệp thấp. Tính cạnh tranh của nguồn nhân lực

thấp, những khiếm khuyết trong nguồn nhân lực càng bộc lộ rõ. Lao động Việt Nam

sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ lao động ở các nƣớc gần kề nhƣ Trung Quốc, Thái

Lan, Inđônêxia, Malayxia... khi nhân lực lành nghề đƣợc tự do di chuyển trong cộng

đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

3. Một số định hướng giải pháp nhằm tái cấu trúc nguồn nhân lực

Mô hình tăng trƣởng của Việt Nam cho đến nay vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa

vào gia tăng quy mô tài sản cố định, thâm dụng vốn, khai thác tài nguyên và nhân công

giá rẻ, lấy gia công là chính, nhƣng các yếu tố này hiện đã bão hòa - kịch trần. Tác động

của các nhân tố nhƣ đổi mới công nghệ, chất lƣợng nguồn nhân lực là chƣa đáng kể trong

mô hình tăng trƣởng của Việt Nam hiện nay. Do nguồn tài nguyên và vốn đều hữu hạn và

cạn kiệt theo thời gian, nên chìa khóa để phát triển nằm ở chính nguồn nhân lực, là trí tuệ,

là cái đầu chứ không phải cơ bắp. Hết rồi cái thời “lấy cần cù bù thông minh.” Do vậy, tái

cấu trúc nguồn nhân lực sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu

trên. Sau đây là một số đề xuất giải pháp:

Thứ nhất, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, đây thực sự là

một thời cơ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nắm bắt thời cơ này nhƣ thế

nào để tạo một bƣớc đột phá lại là một thách thức. Nhằm tận dụng cơ hội “vàng” cho

phát triển đất nƣớc, cần tái cấu trúc chƣơng trình đào tạo nhân lực, trong đó tập trung

vào đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động cũng nhƣ tạo công ăn việc làm cho

lực lƣợng lao động trẻ. Kết nối chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, dạy nghề với ngƣời

lao động, đồng thời đào tạo cho họ những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng

và doanh nghiệp.

Thứ hai, để có thể tái cấu trúc nền kinh tế trƣớc hết phải có một đội ngũ lao

động chất lƣợng, đƣợc đào tạo với hàm lƣợng tri thức khoa học trình độ cao, kể cả các

đội ngũ nguồn nhân lực để phục vụ quản trị và kinh doanh doanh nghiệp, bao gồm các

cán bộ quản trị doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế kỹ thuật và nhân công. Mục đích

cuối cùng là nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị Nhà nƣớc và quản trị doanh nghiệp.

Nhân tài và khoa học chính là con đƣờng để thay đổi vị thế đất nƣớc, song cần có có

tinh thần cầu thị, trọng dụng nhân tài và khoa học, bao dung và đại cục thì đất nƣớc ta

mới có thể cất cánh và phát triển. Cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn,

phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những ngƣời cơ hội và những ngƣời

chân chính trong các cơ quan công quyền. Kiên quyết quán triệt phƣơng châm coi

trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ và sức sáng tạo, nỗ

lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học, khắc phục tình

trạng chảy máu chất xám hiện nay.

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 7: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Đặng Nguyên Anh 9

Thứ ba, Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 đƣợc Thủ

tƣớng Chính phủ phê duyệt tháng 4/2011 và tiếp theo đó là các chiến lƣợc phát triển nhân

lực của 29 bộ ngành và 61 tỉnh thành đƣợc xây dựng. Tuy nhiên, các chiến lƣợc này cần

đƣợc cụ thể hóa bằng biện pháp và hành động cụ thể, chú trọng các vùng miền trọng điểm

nhƣ Tây Nguyên, Tây Nam bộ, và lĩnh vực ƣu tiên nhƣ công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,

sinh học, y tế, tăng trƣởng xanh. Cần hết sức coi trọng và quyết tâm thực thi nguyên tắc

giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao

cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc, nhất là với lợi thế cơ cấu “dân số vàng”. Tiến tới

đào tạo một đội ngũ đông đảo công nhân kỹ thuật tay nghề cao và các nhà quản lý doanh

nghiệp tài ba để cách tân doanh nghiệp, sản phẩm để cạnh tranh quốc tế, đồng thời gắn

kết, phục vụ kịp thời tiêu tái cấu trúc kinh tế và hội nhập.

Thứ tƣ, Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lƣợng nguồn nhân lực

làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng

nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Hàng năm, Nhà nƣớc cần nghiên cứu, tổng kết định kỳ lý luận và

thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc,

thông tin về nguồn nhân lực rộng rãi và dân chủ, kịp thời rút ra những kinh nghiệm,

trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn

nhân lực ở Việt Nam, nhƣ chính sách hƣớng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề,

chính sách quản lý nhà nƣớc về dạy nghề, học nghề, trọng dụng nhân tài, với tƣ duy

và cách nhìn mới nguồn nhân lực trở thành mũi nhọn dẫn dắt đất nƣớc phát triển.

Thứ năm, năng suất lao động của Việt Nam thấp, điều đó đúng. Song không

thể tăng đƣợc năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh với một nguồn

nhân lực chất lƣợng kém. Để có thể tiếp tục thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà

đầu tƣ, Việt Nam không thể trì hoãn việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn

nhân lực. Chính phủ và bộ ngành hữu quan cần phối hơn nữa với doanh nghiệp, các

tổ chức cộng đồng và các tổ chức giáo dục dạy nghề để có thể xây dựng một nguồn

nhân lực có kỹ năng, tay nghề phù hợp nhu cầu của nền kinh tế. Đào tạo nguồn nhân

lực có chất lƣợng là tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững. Do đó, xây dựng

kế hoạch đào tạo nhân lực cần gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Cần có các chính

sách hỗ trợ các chƣơng trình đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, để tăng hiệu quả

chuyển giao công nghệ, áp dụng phát minh sáng chế trong sản xuất, đời sống tăng

năng suất lao động.

Mục tiêu của Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại

vào năm 2020 là rất rõ. Đây là thời kỳ quyết định sự phát triển và hội nhập của nƣớc ta

với thế giới. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao chính là điều kiện để rút ngắn khoảng cách

tụt hậu, là điều kiện để hội nhập sâu với quốc tế. Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang

phát triển trở thành nƣớc có thu nhập trung bình, nhƣng rất ít quốc gia có khả năng đi tiếp

lên để trở thành một nƣớc công nghiệp tiên tiến, mà nguyên nhân là do không có chính

sách để phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đây chính là chìa khóa để thoát

khỏi “bẫy thu nhập” trung bình. Từ bài học đó, tái cấu trúc nguồn nhân lực phải đƣợc thể

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn

Page 8: TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC - ios.vass.gov.vnios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi... · 4 Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... nghề,

Tái cấu trúc nguồn nhân lực - Chìa khóa để... 10

hiện trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 10 năm tới với những biện pháp

cụ thể nhất, nghiêm túc nhất và mang tính chất đột phá cao nhất.

Tài liệu tham khảo

Đặng Nguyên Anh. 2014. Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm thanh niên hiện

nay. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

Ban Chỉ đạo TĐTDS (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ƣơng). 2011. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và

Nhà ở. Nxb Thống kê. Hà Nội.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế. 2010. Xu hướng lao động và xã hội

Việt Nam 2009 - 2010. Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Hà Nội.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê. 2014. Bản tin cập nhật thị trường lao động

Việt Nam. Số 1, Quý 1 năm 2014.

Chính phủ. 2012. Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020. Ban hành kèm theo Nghị Quyết

10/NQ-CP Chƣơng trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lƣợc phát triển

kinh tế - xã hội 2011-2020 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc 5 năm 2011 - 2015.

Văn phòng Chính phủ. Hà Nội

ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á). 2014. Đẩy mạnh tính cạnh tranh

và sự thịnh vượng của Việt Nam thông qua việc làm tốt hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực

ASEAN. Báo cáo Tóm lƣợc về Việt Nam. Tháng 8 năm 2014. Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Ngân. 2009. “Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập.” Tạp chí Cộng sản điện tử.

Hà Nội.

Phạm Công Nhất. 2008. “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc

tế.” Tạp chí Cộng sản điện tử. Hà Nội.

UN (Liên Hợp quốc). 2013. Human Resources Development. United Nations General Assembly

(A/68/228). Truy cập từ http://www.un.org/en/ga/

UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp quốc). 2010. Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở Việt Nam: Cơ hội, thách

thức và các giải pháp chủ yếu. Hà Nội.

UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp quốc). 2011. Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự

báo và một số khuyến nghị chính sách. Hà Nội.

WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới). 2005. The Global Competitiveness Report. Truy cập từ

http://www.weforum.org/reports/

B¶n quyÒn thuéc ViÖn X· héi häc www.ios.vass.gov.vn