18
hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ Thứ ngày 07 tháng 09 năm ........ Ngày soạn:06/09/........ Ngày giảng: 08/09/........ Sáng Tiết 1-Tập đọc: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Nắm nội dung của bài: Miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp. 2. Kĩ thuật dạy học: - Sơ đồ tư duy. IV. Các hoạt động day học : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hai học sinh đọc thuộc đoạn của bài Thư gửi các em học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa a.Giải nghĩa từ: ng xuộm, vàng xọng, lụi, kéo đá, hợp tác xã. b. Luyện đọc: - Một học sinh khá giỏi đọc bài. - Giáo viên giúp học sinh luyện đọc từ khó: Lụi, kéo đá, hợp tác xã. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.(2 lượt) - Giáo viên kết hợp sửa lỗi khi học sinh đọc sai. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một học sinh đọc lại toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. c. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm và làm các bài tập sau: Bài tập 1: Nối cột A và cột B: Cột A:lúa, nắng, quả xoan, lá mít, tàu lá chuối, bụi mía, rơm và thóc. Cột B:vàng hoe, vàng lịm, vàng xọng ,vàng ối, vàng xuộm, vàng giòn, vàng tươi. Bài tập 2: Hỏi – đáp

hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · - Một học sinh khá giỏi đọc bài. - Giáo viên giúp học sinh luyện đọc từ khó: Lụi, kéo đá, hợp tác

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm ........

Ngày soạn:06/09/........

Ngày giảng: 08/09/........

Sáng

Tiết 1-Tập đọc: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng của cảnh

vật.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Nắm nội dung của bài: Miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên

một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha

thiết của tác giả với quê hương.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Trực quan, vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Sơ đồ tư duy.

IV. Các hoạt động day học :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hai học sinh đọc thuộc đoạn của bài Thư gửi các em học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa

a.Giải nghĩa từ: vàng xuộm, vàng xọng, lụi, kéo đá, hợp tác xã.

b. Luyện đọc:

- Một học sinh khá giỏi đọc bài.

- Giáo viên giúp học sinh luyện đọc từ khó: Lụi, kéo đá, hợp tác xã.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.(2 lượt)

- Giáo viên kết hợp sửa lỗi khi học sinh đọc sai.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Một học sinh đọc lại toàn bài.

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

c. Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm và làm các bài tập sau:

Bài tập 1: Nối cột A và cột B:

Cột A:lúa, nắng, quả xoan, lá mít, tàu lá chuối, bụi mía, rơm và thóc.

Cột B:vàng hoe, vàng lịm, vàng xọng ,vàng ối, vàng xuộm, vàng giòn, vàng tươi.

Bài tập 2: Hỏi – đáp

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài tập 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

Quang cảnh không có cảm giác……….., ………… lúc bước vào mùa đông.

Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ ……….đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia

thóc hợp tác xã.

( mải miết, héo tàn, chăm chỉ, hanh hao)

Bài tập 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Chọn đáp án đúng nhất:

A. Tình yêu quê hương tha thiết.

B. Lòng tự hào về quê hương.

C.Cả hai đáp án trên.

- Nội dung của bài là gì?

- Học sinh nêu giáo viên chốt lại và ghi bảng.

d. Đọc diễn cảm:

- Học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

- Giáo viên chọn đọc diễn cảm làm mẫu đoạn văn từ màu lúa đến vàng mới.

Nhắc học sinh chú ý nhấn mạnh từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh

vật.

- Học sinh luyện đọc đoạn văn theo cặp.

- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 2 -Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

I. Mục tiêu:

- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Biết sắp xếp ba phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Đặt câu hỏi, chia nhóm,...

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2 . Kiểm tra bài cũ:

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập : Rút gọn phân số : 128

90,

100

75

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Ôn tập: so sánh hai phân số.

a, Ôn tập cách so sánh hai phân số:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

- Học sinh nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, rồi tự nêu ví dụ.

Ví dụ: 7

3

7

2 học sinh phải giải thích tại sao?

- Làm tương tự với so sánh hai phân số khác mẫu số.

Ví dụ: 5

3 và

6

4.

- Học sinh vận dụng cách so sánh hai phân số khác mẫu để làm bài tập.

b, Thực hành:

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán.

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập.Giáo viên chữa bài nhận xét.

Chẳng hạn: 14

12

7

6 vì

14

12

27

26

7

6

x

x

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài tập vào vở .Giáo viên chấm chữa bài.

a, 9

8,

6

5 ,

18

17

6

5 ,

9

8,

18

17

b,2

1,

4

3,

8

5

2

1,

8

5,

4

3

- Học sinh chữa bài tập theo kết quả đúng vào vở.

4. Củng cố dặn dò:

- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK. Giáo viên nhận xét tiết học.

Tiết 3-Tập làm văn: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài, thân bài, kết luận) của bài văn tả cảnh.

- Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể: Nắng trưa.

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập TV5.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Thuyết trình, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuât dạy học:

- Khăn trải bàn.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh nêu những dạng bài tập làm văn đã học ở lớp 4.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.

a. Nhận xét:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài tập 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập và học sinh đọc nối tiếp bài

Hoàng hôn trên sông Hương, đọc thầm phần giải nghĩa từ khó trong bài: Màu ngọc

lam, nhạy cảm, ảo giác.

- Giáo viên giải nghĩa thêm từ hoàng hôn.

- Cả lớp đọc thầm lại bài văn, mỗi em tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết

luận.

- Học sinh phát biểu ý kiến.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.

Mở bài: Từ đầu đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này .

Thân bài: Từ mùa thu đến cũng chấm dứt.

Kết luận: Câu cuối

Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập . Nhắc học sinh chú ý nhận xét sự

khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.

- Cả lớp đọc lướt bài văn và trao đổi theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét giáo viên chốt lại lời giải

đúng.

b. Phần ghi nhớ:

- Từ bài tập 1,2 học sinh nêu ghi nhớ của bài học.

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ của bài.

c. Phần luyện tập:

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài văn Nắng trưa .

- Cả lớp đọc thầm bài Nắng trưa, suy nghĩ làm bài.

- Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét chốt lại.

Mở bài: Câu văn đầu: Nhận xét chung về nắng trưa.

Thân bài: Gồm 4 đoạn .

Kết bài: Câu cuối: Cảm nghĩ về mẹ (Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi)

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 4-Khoa học: SỰ SINH SẢN

I. Mục tiêu:

- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố và

mẹ của mình.

- Biết được ý nghĩa của sự sinh sản.

II. Chuẩn bị:

Hình 4, 5 SGK.

III. Phương pháp và kĩ thuật lên lớp:

1. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn.

IV. Lên lớp:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

1. Ổn định lớp:

2 . Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Sự sinh sản.

Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”

Mục tiêu: Học sinh nhận ra mỗi trẻ đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc

điểm giống bố mẹ của mình.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi .

+ Mỗi học sinh sẽ được phát một phiếu nếu ai nhận được phiếu có hình

em bé sẽ phải đi tìm bố và mẹ của em bé đó và ngược lại.

+ Ai tìm đúng hình là thắng cuộc .

Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi như hướng dẫn trên.

Bước 3: Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé ?

Qua trò chơi các em rút ra được điều gì ?

Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra có những điểm giống với bố

mẹ của mình.

Hoạt động 2: Làm việc với SGK.

Mục tiêu: Học sinh nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn.

- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3 SGK và đọc lời thoại giữa các

nhân vật trong hình .

- Tiếp theo học sinh liên hệ trong gia đình mình.

Bước 2: Làm việc theo cặp.

- Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày kết quả làm việc cặp

trước cả lớp.

- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự

sinh sản thông qua các câu hỏi.

- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình dòng họ.

- Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản .

Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy

trì kế tiếp nhau.

4 . Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Chiều:

Tiết 1 -Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

I. Mục tiêu:

- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Biết sắp xếp ba phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2 . Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Ôn tập: so sánh hai phân số.

- GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong vở bài tập.

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán.

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập.Giáo viên chữa bài nhận xét.

Chẳng hạn: 14

12

7

6 vì

14

12

27

26

7

6

x

x

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài tập vào vở . Giáo viên chữa bài.

a, 9

8,

6

5 ,

18

17

6

5 ,

9

8,

18

17

b,2

1,

4

3,

8

5

2

1,

8

5,

4

3

- Học sinh chữa bài tập theo kết quả đúng vào vở.

4. Củng cố dặn dò:

- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK. Giáo viên nhận xét tiết học.

Tiết 2- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài, thân bài, kết luận) của bài văn tả cảnh.

- Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể: Nắng trưa.

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập TV5.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh nêu những dạng bài tập làm văn đã học ở lớp 4.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

Bài tập 1:

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài văn Nắng trưa .

- Cả lớp đọc thầm bài Nắng trưa, suy nghĩ làm bài.

- Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét chốt lại.

Mở bài: Câu văn đầu: Nhận xét chung về nắng trưa.

Thân bài: Gồm 4 đoạn .

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Kết bài: Câu cuối: Cảm nghĩ về mẹ (Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi)

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 3 - Âm nhạc: (Ôn tập) ÔN MỘT SỐ BÀI Ở LỚP 4

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2

I. Mục tiêu:

-HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu các bài hát đã học ở lớp 4.

-HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2. Tạp đọc nhạc ghép lời, kết

hợp gõ phách

II. Chuẩn bị:

- GV: Bài TĐN số 2

III. Các hoạt động dạy học

1. Phần mở đầu:

-GV giới thiệu nội dung tiết học

2. Phần hoạt động

Nội dung 1: Ôn tập các bài hát ở lớp 4.

-GV tổ chức cho HS ôn bài hát

Nội dung 2: Học bài TĐN số 2

-HS tập nói tên các nốt: Đô đen, Đô đen, Đô đen, Mi trắng, Son đen

-HS luyện tập tiết tấu (vỗ tay)

-Luyện tập cao độ theo chiều đi lên và đi xuống

-HS tập đọc nhạc từng câu

-HS đọc bài TĐN số 2

-HS đọc bài và ghép lời ca, gõ phách

3. Phần kết thúc:

-GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số2

-Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm ........

Ngày soạn:06/09/........

Ngày giảng: 09/09/........

Sáng:

Tiết 1-Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TT)

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh củng cố về: - So sánh phân số với đơn vị.

- So sánh hai phân số có cùng tử số.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

2. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, trình bày một phút,...

II. Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập:

So sánh phân số: 8

7và

9

6;

9

8 và

5

4

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Ôn tập: So sánh hai phân số .

Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Học sinh nhắc lại phân số < 1, phân

số > 1, phân số = 1.

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.

15

3 ; 1

4

9 ; 1

2

2

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng tử, khác

mẫu.

- Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài.

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.

- Câu c khuyến khích học sinh làm bằng hai cách.

Cách 1: Quy đồng 2 phân số.

Cách 2: So sánh hai phân số với 1.

Bài 4 ( còn thời gian cho HS làm thêm)

- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán.

- Học sinh giải bài toán bằng hai cách.

- Cho chị 3

1 số quýt tức là

15

5 số quýt.

- Cho em 5

2số quýt tức là

15

6 số quả quýt.

Mà 15

5

15

6 nên

3

1

5

2 .

Cách 2: Chuyển hai phân số đó về cùng tử số.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 2-LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và biết đặt câu với những từ tìm

được.

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học.

- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập, phiếu ghi nội dung bài tập 1, 3.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật day học: Khăn trải bàn.

IV. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa

hoàn toàn? Cho VD.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên phát phiếu bút và một vài trang từ điển.

- Học sinh các nhóm tra từ điển, trao đổi, cử thư kí viết lên giấy.

- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét học sinh viết vào vở bài tập.

. Màu xanh: Xanh biếc , xanh lè, xanh thẳm, xanh lơ…

. Màu đỏ: Đỏ au, đỏ ối, đỏ chói, đỏ chót…

. Màu trắng: Trắng toát, trắng tinh, tráng muốt, trắng phau…

. Màu đen: Đen kịt, đen sì, đen thui…

Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Mỗi học sinh đặt ít nhất một câu.

- Học sinh nối tiếp nhau trong trò chơi tiếp sức mỗi em mỗi câu.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét.

Bài tập3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. Học sinh làm việc cá nhân làm vào vở bài tập.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Một số trường hợp dễ, giáo viên yêu cầu học

sinh giải thích lí do vì sao các em chọn từ này mà không chọn từ kia.

- Một hạ học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.

- Giáo viên cho học sinh chữa lại bài đúng.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài tập.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 3-Kĩ thuật: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Rèn luyện tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Kim chỉ, vải.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Đính khuy hai lỗ.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu.

- Học sinh quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a SGK. Giáo viên đặt câu

hỏi định hướng quan sát và yêu cầu học sinh rủta nhận xét về đặc điểm nhận xét

hình dạng, kích thước màu sắc của khuy hai lỗ.

- Giáo viên giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ hướng dẫn học sinh quan sát mẫu

kết hợp với việc quan sát hình ở SGK và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhận xét về

đường chỉ khuy.

- Học sinh quan sát khuy đính trên sản phẩm và nêu nhận xét về khoảng cách

giữa các khuy so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai mép áo.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt các nội dung mục 2 và đặt câu hỏi để

học sinh nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.

- Một học sinh lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1.

- Đặt câu hỏi để học sinh nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3.

Giáo viên sử dụng khuy có kích thước lớn.

- Giáo viên hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất.

- Hướng đẫn học sinh quan sát hình 5, 6 . Đặt câu hỏi để học sinh nêu cách quấn

chỉ quanh chân khuy.

- Nhận xét và hướng dẫn học sinh thao tác thực hiện.

- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai đính khuy.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nh à tập luyện đính khuy và chuẩn bị cho tiết sau.

Tiết 4 -Khoa học: NAM HAY NỮ ?

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và

nữ.

- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới, không phân biệt nam và nữ.

II. Chuẩn bị:

- Hình trang 6,7 SGK.

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:- Trực quan, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?

- Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Nam hay nữ.

Hoạt động 1: Thảo luận

Mục tiêu: Học sinh xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ.

Tiến hành :

Bước 1: Làm việc theo nhóm. Học sinh thảo theo câu hỏi 1, 2 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Kết luận: Nam và nữ khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh

dục.

Nam có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.

Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng.

Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa

nam và nữ.

Tiến hành:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm mỗi tấm phiếu: Thi xếp các tấm phiếu vào bảng

dưới đây.

Bước 2: Làm việc cả lớp: đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao

nhóm mình lại sắp xếp như vậy.

Bước 3: Giáo viên đánh giá , kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc

- Học sinh vừa nêu kết quả thảo luận giáo viên hoàn thành vào bảng theo mẫu đã kẻ

sẵn.

- Yêu cầu học sinh đọc lại những nội dung đã có trên bảng.

4. Củng cố dặn dò:

- 3HS đọc bài học.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Chiều

Tiết 1- Luyện Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TT)

I. Mục tiêu:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

- So sánh phân số với đơn vị. So sánh hai phân số có cùng tử số.

II. Lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập.

- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập.

*Giới thiệu bài: Ôn tập: So sánh hai phân số .

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng tử, khác

mẫu.

- Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài.

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.

- Câu c khuyến khích học sinh làm bằng hai cách.

Cách 1: Quy đồng 2 phân số.

Cách 2: So sánh hai phân số với 1.

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài toán.

- Học sinh giải bài toán bằng hai cách.

- Cho chị 3

1 số quýt tức là

15

5 số quýt.

- Cho em 5

2số quýt tức là

15

6 số quả quýt.

Mà 15

5

15

6 nên

3

1

5

2 .

Cách 2: Chuyển hai phân số đó về cùng tử số.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 2 -LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và biết đặt câu với những từ tìm

được. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học.

- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập, phiếu ghi nội dung bài tập 1, 3.

III. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

* Giới thiệu bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Mỗi học sinh đặt ít nhất một câu.

- Học sinh nối tiếp nhau trong trò chơi tiếp sức mỗi em mỗi câu.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét.

Bài tập3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. Học sinh làm việc cá nhân làm vào vở bài tập.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Một số trường hợp dễ, giáo viên yêu cầu học

sinh giải thích lí do vì sao các em chọn từ này mà không chọn từ kia.

- Một hai học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.

- Giáo viên cho học sinh chữa lại bài đúng.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài tập.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 3-Thể dục: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

TRÒ CHƠi “NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH ”

I. Mục tiêu:

- HS thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số đi đều

vòng phải, vòng trái

- Bước đầu biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.

- Trò chơi “Nhảy đúng nhay nhanh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi

được.

II. Địa điểm, phương tiện:

- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện

- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn tay

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.

- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.

2. Phần cơ bản:

a, Đội hình đội ngũ:

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số đi đều vòng phải,

vòng trái (Biết đổi chân khi đi đều sai nhịp.)

+ Lần 1, 2 GV điều khiển HS thực hiện

+ Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện

- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh

b, Trò chơi vận động:

- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.

+ Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương HS tích cực trong khi

chơi.

3. Phần kết thúc:

- GV cho HS đi thành vòng tròn, vỗ tay hát.

- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học giao bài tập về nhà.

Thứ sáu ngày 09 tháng 09 năm ........

Ngày soạn:07/09/........

Ngày giảng: 10/09/........

Sáng

Tiết 1 - Địa lí: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. Mục tiêu:

- Chỉ và mô tả vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa

cầu.

- Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam, biết những nước giáp phần đất liền nước

ta.

- Biết được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ

II. Chuẩn bị:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Quả địa cầu.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Trực quan,thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn.

IV. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Việt Nam đất nước chúng ta.

a, Vị trí và giới hạn:

* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.

Bước 1: Học sinh quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi:

Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận ? (Đất liền, biển, đảo và quần đảo)

Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? (Trung Quốc, Lào,Cam pu chia)

Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? (Đông, nam và tây nam)

Tên biển là gì? (Biển đông)

Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?(Cát Bà, Bạch Long Vĩ, côn đảo,

Phú Quốc…quần đảo: Hoàng Sa ,Trường Sa)

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bước 2: Học sinh lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả

làm việc trước lớp.

- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời

- Giáo viên bổ sung : đất nước ta gồm có đất liền , biển, đảo và quần đảo.

Bước 3: Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ vị trí địa lý của nước ta trên

quả địa cầu.

Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á…

b. Hình dạng và diện tích:

*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

Bước 1: Học sinh trong nhóm đọc SGK quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo

luận trong nhóm :

Phần đất liền của đất nước ta có đặc điểm gì? (Hẹp ngang, chạy dài và có đường

bờ biển cong như hình chữ S)

Từ Bắc vào Nam theođường thẳng , phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?

Nơi hẹp ngang nhất dài bao nhiêu km?

Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?

So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bản số liệu.

Bước 2: đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh khác bổ sung.Giáo viên sửa chữa bài.

Kết luận: Phần đất liền …chạy dài theo chiều từ Bắc vào Nam. Chiều dài từ

Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.

*Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.

Bước 1: Giáo viên treo 2 lược đồ trống lên bảng.

- Gọi hai nhóm học sinh tham gia trò chơi

Bước 2: Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng học sinh lên dán.

Bước 3: Học sinh đánh giá và nhận xét từng đội chơi.

4.Củng cố, dặn dò:

- 3 HS đọc bài học

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 2-Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh

đồng. Học sinh hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả

cảnh..

- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều

đã quan sát.

II. Chuẩn bị:

- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố.

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV :Cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Nhắc lại cấu tạo của bài: Nắng trưa.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh.

Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.

- Học sinh cả lớp đọc thầm lại đoạn văn: Buổi sáng trên cánh đồng. Học sinh

làm bài cá nhân lần lượt các câu hỏi.

- Một số học sinh tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến. Cả lớp và giáo viên nhận

xét.

- Giáo viên nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác

giả bài văn.

Tác giả đã tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? (Tả cánh đồng buổi

sớm…)

Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? (Bằng da, mắt)

Tìm mmột chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? (Những đám mây

xám đục, vòm trời hiện ra như những ….)

Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên và học sinh giới thiệu một vài tranh , ảnh minh họa vườn cây…

- Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh.

- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi học sinh tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.

- Một số học sinh tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh

giá.

- Giáo viên chốt lại bằng cách mời một học sinh trình bày .

- Học sinh tự trình bày dàn ý của mình.

Mở bài: Giới thiệu cảnh bao quát yên tĩnh của công viên.

Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật.

Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.

4. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 3-Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

I. Mục tiêu:

- Biết đọc viết phân số thập phân.

- Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách

chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.

II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học: Sơ đồ tư duy.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn dịnh lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập.

- Giáo viên chữa bài nhận xét.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Phân số thập phân.

a, Giới thiệu phân số thập phân:

- Giáo viên nêu và viết trên bảng các phân số 10

3;

100

5;

1000

17….Cho học sinh

nêu đặc điểm mẫu số của các phân số này, các phân số có mẫu số 10, 100,…là

phân số thập phân.

- Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số 5

3, rồi yêu cầu học sinh tìm phân số

thập phân bằng phân số đó: 5

3=

10

6

- Học sinh nêu kết luận.

b. Thực hành:

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh tự đọc các phân số thập phân.

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

Học sinh tự viết các phân số thập phân để được: 10

7;

100

20;

1000

475

Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập; Giáo viên chữa bài nhận xét.

Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn học sinh làm bài sau đó chữa bài

4. Củng cố, dặn dò:

- Học sinh nhắc lại phân số thập phân là phân số như thế nào?

- Về nhà học bài và xem bài mới. GV nhận xét giờ học.

Tiết 4 - HĐTT: SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu:

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

- Đánh giá tình hình học tập, nề nếp của học sinh trong tuần qua.

- Nêu kế hoạch của tuần tới.

II. Lên lớp:

1. Lớp trưởng nhận xét:

Học sinh có ý kiến.

2. Giáo viên đánh giá chung:

*Ưu điểm: Đi học đầy đủ đúng giờ.

- Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, tác phong gọn gàng.

- Một số học sinh có ý thức trong học tập: Cam; Vai; Ngữ.

- Có ý thức phát biểu xây dựng bài: Cam; Vai; Đức..

*Khuyết điểm:

- Một số em chưa ngoan: Tăng; Tên; Moai.

- Ngồi trong lớp chưa có ý thức còn nói chuyện nhiều.

3. Kế hoạch tới:

- Phát huy những cái đã đạt được.

- Tổ chức vệ sinh trường lớp.

- Hạn chế việc nghỉ học không có lí do.