182
1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------***------------- TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (Theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ) Số tín chỉ : 03 Ngành đào tạo: Quản trị Trình độ đào tạo: Đại học, Cao đẳng Hà Nội – 2019

TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------------***-------------

TÀI LIỆU HỌC TẬP

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (Theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ)

Số tín chỉ : 03

Ngành đào tạo: Quản trị

Trình độ đào tạo: Đại học, Cao đẳng

Hà Nội – 2019

Page 2: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 6

LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH

NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN............................................ 10

1.1. Khái niệm và chức năng, vai trò, nhiệm vụ của quản trị tài chính doanh nghiệp ...... 10

1.1.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp ................................................... 10

1.1.2 Các quyết định của nhà quản trị tài chính. .................................................... 11

1.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ................................................... 12

1.1.4 Nhiệm vụ của quản trị tài chính ................................................................... 13

1.1.5. Tổ chức hoạt động quản trị tài chính ............................................................ 16

1.2. Giá trị tiền tệ theo thời gian ..................................................................................... 20

1.2.1 Tiền lãi, lãi đơn và lãi kép ............................................................................ 20

1.2.2. Giá trị thời gian của tiền tệ........................................................................... 24

1.2.2.1.Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian ............................................... 24

1.2.2.2.Giá trị tương lai của tiền tệ ................................................................ 25

1.2.2.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ ................................................................. 27

1.2.3. Các ứng dụng .............................................................................................. 29

1.2.3.1. Xác định yếu tố lãi suất .................................................................... 29

1.2.3.2. Xác định yếu tố kỳ hạn ..................................................................... 29

1.2.3.3. Xác định khoản trả đều .................................................................... 30

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG............................. 31

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG................................................................................ 31

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH......................................................... 33

2.1 Quản trị vốn cố định ................................................................................................ 33

2.1.1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp ........................................ 33

2.1.1.1. Tài sản cố định ................................................................................ 33

2.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp ....................................................... 36

2.1.2. Khấu hao tài sản cố định và các khía cạnh kinh tế của quản lý khấu hao ...... 36

2.1.2.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định ............................................... 36

2.1.2.2 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định ....................................... 37

2.1.2.3. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định ............................................. 41

2.1.3 Tác động tài chính của khấu hao đối với doanh nghiệp ................................. 44

Page 3: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3

2.1.4. Quản trị vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định ................................. 44

2.2. Quản trị vốn lưu động ............................................................................................. 46

2.2.1. Khái niệm và thành phần, kết cấu vốn lưu động ........................................... 46

2.2.2. Quản trị tiền mặt .......................................................................................... 48

2.2.2.1.Các lý do phải nắm giữ tiền mặt ........................................................ 48

2.2.2.2.Các kỹ thuật quản trị tiền mặt ............................................................ 48

2.2.3. Quản trị khoản phải thu ............................................................................... 52

2.2.3.1. Chính sách tín dụng .......................................................................... 52

2.2.3.2. Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng .......................... 61

2.2.4. Quản trị hàng tồn kho .................................................................................. 63

2.2.4.1. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa ................................ 63

2.2.4.2. Quản trị chi phí tồn kho .................................................................... 64

2.2.5. Quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................ 66

2.2.6. Phương hướng và biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ............. 68

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG............................ 70

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG................................................................................ 70

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP........................................................................................................... 75

3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doang nghiệp ..................................................... 75

3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh ........................................................ 75

3.1.2. Phân loại chi phí, kết cấu chi phí. ................................................................ 75

3.1.2.1. Phân loại chi phí ............................................................................... 75

3.1.2.2. Kết cấu chi phí ................................................................................. 77

3.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.................................................................. 78

3.2.1. Khái niệm, phân loại giá thành .................................................................... 78

3.2.2. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ................................. 79

3.3. Quản trị chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp .................................................... 86

3.3.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn .................................................................... 86

3.3.2. Ước lượng chi phí sử dụng vốn của từng nguồn ........................................... 89

3.3.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay ................................................................... 89

3.3.2.2. Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi ............................................ 91

3.3.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ............................................ 92

3.3.2.4. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới ............................................... 95

3.3.2.5. Chi phí bình quân sử dụng vốn ......................................................... 95

Page 4: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

4

3.3.2.6. Chi phí sử dụng vốn cận biên ........................................................... 96

3.4. Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm ........................................... 99

3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................... 99

3.4.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm 100

3.4.3. Các biện pháp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm .......................... 100

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG........................... 102

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG............................................................................... 102

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN.................................... 107

4.1. Quản trị doanh thu của doanh nghiệp .................................................................... 107

4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu .......................................................... 107

4.1.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. .................................................. 107

4.1.2.1 Khái niệm và thời điểm xác định doanh thu ..................................... 107

4.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng .......................... 108

4.1.2.3. Lập kế hoạch doanh thu bán hàng. .................................................. 109

4.1.3.Doanh thu hoạt động tài chính .................................................................... 114

4.1.4 Thu nhập khác của doanh nghiệp ................................................................ 114

4.2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Doanh nghiệp. ........................................... 115

4.2.1. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ..... 115

4.2.2.1 Thuế gián thu .................................................................................. 115

4.2.2.2 Thuế trực thu ................................................................................... 120

4.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp ...................................................................... 122

4.2.2.1 Khái niệm và nội dung. ................................................................... 122

4.2.2.2. Kế hoạch hóa lợi nhuận .................................................................. 124

4.2.3. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp ....................................................... 126

4.2.4. Biện pháp tăng lợi nhuận ........................................................................... 129

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG........................... 130

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG.............................................................................. 130

CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP...............136

5.1. Nội dung, quy trình hoạch định tài chính .............................................................. 136

5.1.1. Nội dung hoạch định tài chính ................................................................... 136

5.1.1.1. Vai trò hoạch định tài chính ........................................................... 136

5.1.1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính .................................................. 137

5.1.1.3 Các loại kế hoạch tài chính .............................................................. 138

5.1.1.4. Căn cứ lập kế hoạch ....................................................................... 143

Page 5: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

5

5.1.1.5. Các phương pháp lập kế hoạch ....................................................... 143

5.1.2. Quy trình hoạch định tài chính ................................................................... 144

5.2. Lập và dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp diễn giải................................ 144

5.2.1 Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp phần trăm doanh thu ....... 144

5.2.1.1. Phân tích các thông số quá khứ ...................................................... 145

5.2.1.2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................ 147

5.2.1.3 Lập dự toán bảng cân đối kế toán .................................................... 149

5.2.1.4. Bổ sung nguồn vốn ......................................................................... 152

5.2.1.5. Phản hồi tài trợ ............................................................................... 152

5.2.2. Xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và các yếu tố ảnh hưởng .................. 152

5.3. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp quy nạp ................................................ 154

5.3.1. Tiến trình lập kế hoạch .............................................................................. 154

5.3.2. Thu thập thông tin lập ngân sách ............................................................... 156

5.3.3. Xây dựng các ngân sách hoạt động ............................................................ 157

5.3.4. Xây dựng các ngân sách tài chính .............................................................. 163

5.3.5. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .......................................... 170

5.3.6. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ............................................................ 171

5.3.7. Lập dự toán bảng cân đối kế toán .............................................................. 176

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG.......................... 178

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG............................................................................... 178

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 182

Page 6: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

QTTC Quản trị tài chính

MVA Giá trị thị trường tăng thêm

EPS Thu nhập trên cổ phiếu

CFO Trưởng phòng tài chính

TSCĐ Tài sản cố định

NG Nguyên giá

BTC Bộ Tài chính

TT Thông tư

COD Thanh toán tiền mặt lúc giao hàng

CBD Thanh toán tiền mặt trước lúc giao hàng

VCĐ Vốn cố định

EOQ Mô hình quản trị tồn kho tối ưu

CN Công nhân

DCF Phương pháp chiết khấu dòng tiền

CAPM Phương pháp định giá tài sản vốn

AFN Nhu cầu tài trợ tăng thêm

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

R&D Ngân sách nghiên cứu và phát triển

Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng

Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TNCN Thuế thu nhập cá nhân

CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

CP NVL Chi phí nguyên vật liệu

CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp

KH&CN Khoa học và công nghệ

Page 7: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

7

NSNN Ngân sách nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

Page 8: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

8

LỜI GIỚI THIỆU

Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng

nhất, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Quản trị

tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khá rộng lớn, chứa đựng nội dung rất phong phú

và có tính chất chuyên nghành của một bộ môn khoa học quan trọng. Đó là những vấn đề

về quản lý tài sản của doanh nghiệp, huy động và thu hút nguồn vốn, phân bổ vốn và các

quyết định về đầu tư, dự báo các báo cáo tài chính và sử dụng thông tin tài chính trong

quá trình ra quyết định. Ngoài những vấn đề nói trên, cuấn tài liệu học tập được chúng tôi

biên soạn lần này còn cung cấp những kiến thức về các công cụ tài chính và hoạch định

các báo cáo tài chính trong tương lai như là một công cụ hết sức cần thiết đối với các

doanh nghiệp.

Những nội dung được đề cập trong tài liệu học tập quản trị tài chính là những vấn

đề quan trọng nhất được lựa chọn trong khối kiến thức chuyên ngành của chương trình

đào tạo ngành quản trị kinh doanh. Tài liệu này được sử dụng đào tạo cho sinh viên

chuyên ngành quản trị và có thể được sử dụng trong quá trình đào tạo cho các đối tượng

khác nhau. Tài liệu học tập quản trị tài chính được biên soạn theo chương trình khung

ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Mục tiêu

của tài liệu là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị

tài chính, đồng thời rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết nhất để có thể thực

hiện công việc của nhà quản trị tài chính tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Do giới hạn

của chương trình nên trong tài liệu học tập này, nhóm biên soạn chỉ lựa chọn các nội

dung cơ bản nhất của quản trị tài chính. Các nội dung này được phân bổ thành 5 chương

như sau:

Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính trong doanh nghiệp và kỹ thuật chiết

khấu dòng tiền

Chương 2: Quản trị vốn kinh doanh

Chương 3: Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Chương 4: Quản trị doanh thu và lợi nhuận

Chương 5: Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp

Thành viên nhóm biên soạn gồm TS. Nguyễn Thị Chi, ThS Phan Thị Minh

Phương (Chủ biên ), ThS Lê Thị Huyền. Để hoàn thành tài liệu học tập nhóm biên soạn

đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, động viên từ phía Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh

tế Kỹ thuật Công nghiệp, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh và đặc biệt là các ý

kiến đóng góp khoa học về nội dung của các thầy cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh

công nghiệp. Tuy nhiên lĩnh vực quản trị tài chính cũng như quản trị kinh doanh đã và

đang trải qua những biến đổi sâu sắc, do đó kho tàng kiến thức về quản trị tài chính

doanh nghiệp cũng không ngừng đổi mới và phát triển. Mặc dù các tác giả đã hết sức cố

Page 9: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

9

gắng trong quá trình biên soạn, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng

tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến đóng góp .

Nam Định, ngày ... tháng.... năm 2019

Page 10: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Mục đích của chương

Sau khi học xong chương này, người học sẽ nắm được các nội dung sau:

1. Quản trị tài chính trong doanh nghiệp là gì, vai trò và nhiệm vụ của nhà quản

trị tài chính ?

2. Trong doanh nghiệp thì nhà quản trị tài chính có những quyết định liên quan

đến những hoạt động nào ?

3. Mục tiêu của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là gì?

4. Các vấn đề về tiền tệ theo thời gian: sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian, tính

các giá trị hiện tại, giá trị tương lai...

1.1. Khái niệm và chức năng, vai trò, nhiệm vụ của quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị

trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng

hóa-tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào

tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng những

nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong

nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền

với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn

tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh

doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp

thuế cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị trường

hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính...trong việc cung ứng các

yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất

kinh doanh.

Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một

cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó

là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh

doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng

các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục

vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể rút ra kết

luận về khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau:

Page 11: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

11

“Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự

vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc

sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.”

Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài

chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính

của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi

nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thị trường.

Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp.

Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh

nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản

trị nguồn nhân lực.

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài

trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của

quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản,

trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo

mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông.

Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các

dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài

chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các

kế hoạch.”

1.1.2 Các quyết định của nhà quản trị tài chính.

Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị

tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài

chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản.

Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của

quản trị tài chính. Nhà quản trị tài chính cần xác định nên dành bao nhiêu cho tiền mặt,

khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ

chuyển hoá thành tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản

hợp lý, các nhà quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết

định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết

định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.

Tóm lại, để thực hiện mục tiêu làm tăng giá trị của công ty, các nhà quản trị tài

chính phải ra các quyết định nhằm xác định quy mô tăng trưởng của công ty và đảm bảo

một cơ cấu tài sản thích hợp bằng các hoạt động đầu tư, cắt giảm...Các quyết định này tác

động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.

Page 12: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

12

Quyết định tài trợ

Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích

hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các

khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ.....Họ có thể nghiên cứu xem còn hình

thức tài trợ nào khác không? Một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu?

Cần lưu ý rằng chính sách cổ tức là một phần trong quyết định tài trợ của công ty.

Tỷ lệ trả cổ tức xác định mức thu nhập được giữ lại trong công ty. Giữ lại nhiều thu nhập

hiện tại hơn có nghĩa là số tiền được sử dụng để trả cổ tức sẽ ít hơn. Do đó, giá trị cổ tức

trả cho các cổ đông phải được cân đối với chi phí cơ hội của thu nhập giữ lại vì thu nhập

giữ lại được sử dụng như là một phương thức tài trợ vốn chủ, nó có thể đem lại thu nhập

cao hơn cho cổ đông nếu được giữ lại thay vì trả cổ tức.

Ngoài ra, khi đã quyết định về tổ hợp tài trợ, nhà quản trị tài chính còn phải xác

định phương án tốt nhất để thu hút nguồn vốn cần thiết. Hơn nữa, họ cũng cần phải hiểu

được các cơ chế để nhận được các khoản vay ngắn hạn, ký kết các hợp đồng vay dài hạn

hay thương lượng để bán cổ phiếu, trái phiếu.

Quyết định quản trị tài sản

Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài sản. Một

khi đã mua tài sản và đã có các nguồn tài trợ phù hợp thì các tài sản này còn phải được

quản lý một cách hiệu quả. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác

nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản

lưu động so với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định

thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định.

1.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong

doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài

chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi

ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu

tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có

trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn

nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà

nước…

Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác

của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các

lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể

gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh

nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có

hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh

nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.

Page 13: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

13

Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh

nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong

quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh

nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:

- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn

ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như

cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác

định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời

kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn

từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh

nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới

cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài

chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình

thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và

liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng

vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả

năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử

dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh

nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các

quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý

sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó

nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử

dụng tiền vốn.

- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà

quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của

doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó

có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh

doanh.

1.1.4 Nhiệm vụ của quản trị tài chính

Mặc dù người ta có thể gán cho quản trị tài chính nhiều mục tiêu nhưng trong cuấn

sách này chúng tôi muốn nhấn mạnh mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị

cho những người chủ hiện tại của công ty.

Với mỗi cổ đông hay người chủ của doanh nghiệp, giá trị này thể hiện trong giá

trị của tổng số cổ phần mà họ nắm giữ. Một cách logic, giá trị của mỗi cổ phần bằng giá

Page 14: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

14

trị thị trường của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ chia cho tổng số cổ phiếu hiện

hữu của công ty.

Trên thực tế, giá trị thị trường của cổ phiếu thường phản ánh sự đánh giá của thị

trường về các quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản của công ty. Còn giá trị cho

người chủ là tổng số giá trị thị trường của các cổ phiếu họ đang nắm giữ. Ý tưởng cơ bản

ở đây là cần phải đánh giá sự thành công của một quyết định kinh doanh thông qua ảnh

hưởng của nó lên giá trị thị trường của cổ phiếu

Mục tiêu tạo giá trị

Mục tiêu cơ bản được thừa nhận ở hầu hết các công ty là tối đa hóa giá trị cho các

cổ đông. Tất nhiên mục tiêu này sẽ đem lại lợi ích cho cổ đông và đảm bảo phân bố hiệu

quả các nguồn lực khan hiếm theo cách thức đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

Giá trị của cổ đông được tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa

giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu và lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Khoản

chênh lệch này chính là giá trị thị trường tăng thêm (Market Value Added - MVA):

MVA = Giá trị thị trường của cổ phiếu - Vốn chủ do cổ đông cung cấp

= (Số cổ phiếu lưu hành) ×(Giá thị trường) - Tổng vốn cổ phần thường

Cũng có những ý kiến tranh cãi về việc chọn giá trị cho cổ đông làm mục tiêu của

quản trị tài chính. Song, nếu suy cho cùng thì đây là mục tiêu phản ánh tổng hợp nhất

mong muốn của chủ - nhóm hữu quan quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Hơn nữa, mục tiêu tăng giá trị cho cổ đông hay chủ doanh nghiệp chỉ có thể đạt

được khi nó thỏa mãn chặt chẽ các yêu cầu nghiêm khắc của thị trường. Chúng ta thử

duyệt lại hàng loạt các chỉ tiêu hiệu quả để xem xét khả năng đại diện của nó cho những

mong muốn của cổ đông hay không.

Thông thường, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hợp lý được liên tục nhắc

đến trong các công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu này, nhà quản trị có thể tiếp tục làm tăng

lợi nhuận bằng cách phát hành ít cổ phiếu và sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào chứng

khoán ngắn hạn. Hơn nữa, chỉ tiêu này cũng không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra

những gì để có được lợi nhuận cực đại. Với đa phần các công ty, điều này sẽ làm giảm

phần lợi nhuận của từng cổ đông – nghĩa là thu nhập trên cổ phiếu sẽ giảm. Vì thế, tối đa

hóa thu nhập trên cổ phiếu (EPS) thường được xem là một phiên bản cải tiến của mục tiêu

tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, tối đa hóa lợi nhận trên cổ phiếu không phải là mục tiêu

thích đáng nhất vì nó không xác định cụ thể thời điểm và độ dài thời gian của thu nhập kỳ

vọng.

Dự án đầu tư đem lại 100 triệu đồng thu nhập sau 5 năm nữa liệu có giá trị hơn so

với dự án đem lại 15 triệu đồng mỗi năm trong 5 năm hay không ? Câu trả lời cho câu hỏi

này phụ thuộc vào giá trị thời gian của tiền tệ và phụ thuộc vào người đầu tư. Chỉ có một

số ít cổ đông hiện tại muốn một dự án hứa hẹn đem lại thu nhập đầu tiên sau 100 năm nữa

Page 15: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

15

cho dù khoản thu nhập này là lớn bao nhiêu. Vì thế, phân tích của chúng ta phải tính đến

cấu trúc thời gian của thu nhập

Ngoài ra, còn một thiếu sót nữa của mục tiêu tối đa hóa thu nhập trên cổ phiếu, và

cũng là thiếu sót của các công cụ đo lường thu nhập truyền thống là nó không xét đến yếu

tố rủi ro. Một số dự án đầu tư rủi ro hơn nhiều so với các dự án khác nên dòng thu nhập

tương lai của các cổ phiếu này sẽ rủi ro hơn nếu được thực hiện. Hơn nữa, mức độ rủi ro

của một công ty phụ thuộc vào tỷ lệ nợ so với vốn chủ trong cấu trúc vốn. Rủi ro tài

chính này cũng đóng góp vào tổng rủi ro của người đầu tư. Hai công ty có thể có cùng

thu nhập kỳ vọng trên cổ phiếu nhưng nếu dòng thu nhập của công ty có xu hướng rủi ro

hơn dòng thu nhập của công ty kia thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ thấp hơn.

Và cuối cùng, mục tiêu này không phản ánh ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến

giá thị trường của cổ phiếu. Bởi vì, nếu mục tiêu duy nhất là tối đa hóa thu nhập trên cổ

phiếu thì công ty sẽ không bao giờ trả cổ tức. Họ có thể làm tăng thu nhập trên cổ phiếu

bằng cách giữ lại thu nhập và đầu tư lại với một tỷ suất sinh lợi tuy dương nhưng lại rất

thấp so với mong muốn của chủ.

Vì những nguyên nhân trên, mục tiêu tối đa hóa thu nhập trên cổ phiếu có thể

không trùng với mục tiêu tối đa hóa giá thị trường của cổ phiếu. Giá thị trường của cổ

phiếu biểu diễn đánh giá chung của tất cả những người tham gia trên thị trường về giá trị

của một công ty cụ thể. Giá trị thị trường tính đến cả thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ

vọng của cổ phiếu, thời gian, thời hạn và rủi ro của các dòng thu nhập, chính sách cổ tức

của công ty cũng như các nhân tố khác liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu. Giá trị

thị trường là một thước đo về hiệu quả kinh doanh, nó cho biết các nhà quản trị đang hoạt

động hữu hiệu và hiệu quả như thế nào vì các cổ đông của họ.

Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà quản trị liên liên tục được đánh giá.

Khi các cổ đông không thỏa mãn với hiệu quả của các nhà quản lý, họ có thể bán cổ phiếu

đi và đầu tư vào một công ty khác. Như thế, sự không hài lòng của các cổ đông với hành

động của các nhà quản trị, sẽ tạo áp lực lên giá cổ phiếu. Do đó, các nhà quản trị phải tập

trung vào việc tạo ra giá trị cho các cổ đông. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải đánh

giá các chiến lược đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản trên góc độ ảnh hưởng đến giá trị cổ

đông (giá cổ phiếu).

Các bên hữu quan

Cững đã từ lâu, người ta nhận ra rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền

kiểm soát trong các công ty hiện đại dẫn đến những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa những người

chủ và những người quản lý. Đặc biệt là mục tiêu của các nhà quản trị có thể khác với

mục tiêu của các cổ đông. Trong công ty lớn, do có quá nhiều cổ phiếu nên các cổ đông

không thể trình bày mục tiêu của họ, họ có ít khả năng kiểm soát và tác động đến các nhà

quản trị. Vì vậy, sự tách biệt giữa quền sở hữu với hoạt động quản lý tạo ra một tình

huống để các nhà quản trị có thể hành động vì lợi ích của họ hơn là vì lợi ích của các cổ

đông.

Page 16: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

16

Chúng ta có thể xem xét các nhà quản trị như những người đại diện cho những

người chủ sở hữu. Các cổ đông hy vọng rằng các đại diện sẽ hành động vì lợi ích cao nhất

của họ nên ủy quyền ra quyết định cho đại diện. Jensen và Meckling lần đầu tiên đã xây

dựng một lý thuyết đầy đủ về công ty trong các cam kết đại diện. Họ đã chứng minh rằng

những người chủ, trong tình huống này là các cổ đông, có thể tự đảm bảo rằng các đại

diện (các nhà quản trị) sẽ đưa ra các quyết định tối ưu chỉ khi nào họ có động cơ hợp lý và

khi họ bị kiểm soát. Các động cơ thúc đẩy này có thể là quyền chọn mua chứng khoán,

thưởng, các đặc quyền (chẳng hạn như chi phí văn phòng và cước điện thoại). Các yếu tố

này liên quan trực tiếp đến mức độ chặt chẽ trong các quyết định của các nhà quản trị.

Việc kiểm soát được thực hiện bằng cách kiểm tra các đại diện, xem xét lại một cách hệ

thống các đặc quyền quản lý. Các hoạt động kiểm soát này chắc chắn sẽ mất nhiều chi phí

nhưng đây cũng là một kết quả tất yếu do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm

soát công ty. Tỷ lệ sở hữu của các nhà quản trị càng thấp thì họ sẽ càng ít hành động theo

hướng phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông và do vậy, công ty phải cần đến

nhiều cổ đông bên ngoài hơn để kiểm soát các hoạt động của họ.

Trong khi đó, một số người lại cho rằng việc điều chỉnh các nhà quản trị không

phải do những người sở hữu mà do thị trường lao động. Theo lập luận của họ, các thị

trường vốn hiệu quả là nơi cung cấp các dấu hiệu về giá trị chứng khoán nên nó cũng phản

ánh thành tích của các nhà quản trị. Các nhà quản trị có kết quả hoạt động tốt sẽ thuận lợi

hơn so với những nhà quản trị có kết quả làm việc kém trong việc tìm việc làm ở nơi khác.

Vì vậy, nếu thị trường lao động cạnh tranh cả bên trong và bên ngoài công ty, nó sẽ tạo ra

nguyên tắc cho các nhà quản trị. Trong tình huống đó, dấu hiệu thay đổi về tổng giá trị thị

trường của chứng khoán công ty trở nên rất quan trọng

Trách nhiệm xã hội

Tối đa hóa giá trị cổ đông không có nghĩa là các nhà quản trị phải từ bỏ các trách

nhiệm xã hội như bảo vệ người tiêu dùng, trả lương công bằng, duy trì chính sách thuế

trung thực và điều kiện làm việc an toàn, hỗ trợ giáo dục và quan tâm đến các vấn đề môi

trường.Bên cạnh lợi ích cổ đông, các nhà quản trị còn phải tính đến lợi ích của tất cả các

bên hữu quan. Các bên hữu quan bao gồm chủ nợ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,

cộng đồng nơi công ty hoạt động… có thể nói, công ty chỉ có thể đạt được mục tiêu cuối

cùng là tối đa hóa giá trị cổ đông khi họ quan tâm đến lợi ích chính đáng của các bên hữu

quan.

1.1.5. Tổ chức hoạt động quản trị tài chính

Cũng như giám đốc của ba lĩnh vực chức năng cơ bản khác của công ty, phó giám

đốc tài chính, hay còn là trưởng phòng tài chính (CFO) thường phải trực tiếp báo cáo cho

giám đốc điều hành. Trong một số công ty, giám đốc tài chính cũng có thể là một thành

viên của hội đồng quản trị. Bên cạnh việc theo dõi hoạt động kế toán, tài chính, thuế, chức

năng kiểm toán, các CFO ngày nay thường chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược,

quản trị và kinh doanh ngoại tệ, quản trị rủi ro lãi suất và quản trị quy mô sản xuất và tồn

Page 17: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

17

kho. Ngoài ra, các CFO cũng phải có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với cộng đồng

đầu tư liên quan đến hiệu suất tài chính của công ty.

Trong các công ty lớn, các hoạt động tài chính do giám đốc tài chính quản lý và sẽ

chia thành hai nhóm, một bộ phận do trưởng phòng tài chính và bộ phận kia do kế toán

trưởng quản lý. Trách nhiệm của các kế toán trưởng chủ yếu thuộc về lĩnh vực kế toán, kế

toán chi phí cũng như kiểm soát ngân sách và dự đoán, phần lớn liên quan đến hoạt động

báo cáo nội bộ. Trách nhiệm của các nhà tài chính thuộc các lĩnh vực ra quyết định, chúng

thường gắn với các hoạt động quản trị tài chính như đầu tư (hoạch định ngân sách, quản lý

lương), tài trợ (quan hệ với ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quan hệ cổ đông, chi

trả cổ tức) và quản trị tài sản (quản trị tiền mặt, quản trị tín dụng). Sơ đồ tổ chức này có

thể làm suy nghĩ sai lệch, nghĩa là có sự tách biệt giữa nhiệm vụ tài chính và kế toán. Tuy

nhiên, trong các công ty được tổ chức tốt, thông tin sẽ dịch chuyển dễ dàng giữa các bộ

phận còn trong các công ty nhỏ, chức năng tài chính và chức năng kế toán có thể được

đồng nhất trong một hoạt động.

Tài chính

Hoạch định ngân sách đầu tư Quản trị tiền mặt Quan hệ với ngân hàng

thương mại và đầu tư Quản trị tín dụng Trả cổ tức Lập kế hoạch và phân tích tài

chính Quan hệ người đầu tư Quản trị lương Quản trị rủi ro Lập kế hoạch và phân tích

thuế

Kiểm soát

Kế toán chi phí

Quản trị chi phí

Xử lý dữ liệu

Sổ cái

Báo cáo thuế

Kiểm soát nội bộ

Chuẩn bị báo cáo tài chính

Chuẩn bị ngân sách

Chuẩn bị các dự toán

Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành

Phó giám đốc

Sản xuất

Phó giám đốc

Tài chính

Phó giám đốc

Marketing

Page 18: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

18

Hình 1-1. Chức năng quản trị tài chính trong sơ đồ tổ chức

Cần lưu ý rằng các chức năng kiếm soát và tài chính trong hình 1.1 chỉ là ví dụ

minh họa. Trên thực tế, các chức năng này thường được thực hiện khác nhau giữa các

công ty.

Quan hệ giữa quản trị tài chính và các chức năng khác trong công ty

Khi bạn nghiên cứu quản trị tài chính, bạn cần phải hiểu rằng quản trị tài chính

không phải là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập trong quản trị kinh doanh. Quản trị tài chính

cần đến nhiều lĩnh vực liên quan và các nhiều ngành nghiên cứu. Điều quan trọng nhất

trong số đó là tài chính và kinh tế, vì thế, các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô cũng rất quan

trọng. Marketing, sản xuất, quản trị nguồn nhân lực và các nghiên cứu định lượng cũng

tác động rất lớn đến quản trị tài chính. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề này

trong phần sau đây.

Kế toán

Các nhà quản trị tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị các tài

sản vật chất và tài sản tài chính của công ty và đảm bảo khả năng tài trợ cần thiết để hỗ trợ

cho các tài sản. Từ đấy, có thể thấy thực tiễn của tài chính có quan hệ rất chặt chẽ với kế

toán vì các giao dịch tài chính được ghi lại trong cấu trúc của các hệ thống kế toán. Người

ta thường nói kế toán là ngôn ngữ của tài chính. Các nhà quản trị tài chính thường sử dụng

các dữ liệu kế toán để ra quyết định. Thông thường, các nhân viên kế toán chịu trách

nhiệm xây dựng các báo cáo và đưa ra các kết quả đo lường tài chính để giúp các nhà

quản trị đánh giá hiệu quả trong quá khứ, xu hướng trong tương lai của công ty và tuân

thủ những quy định luật pháp. Nhiệm vụ xây dựng các báo cáo tài chính như bảng cân đối

kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo ngân quỹ cũng là nhiệm vụ của các nhân viên kế

toán.

Trong khi các kế toán viên ghi lại các giao dịch kinh doanh, thì các nhà quản trị tài

chính chủ yếu quan tâm đến dòng ngân quỹ vì họ thường phải xác định tính khả thi của

các quyết định đầu tư và tài trợ. Nhà quản trị tài chính sử dụng dữ liệu tài chính khi ra các

quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lai trong các kế hoạch đầu tư dài hạn, khi quản

trị các khoản đầu tư vào vốn luân chuyển và khi ra các quyết định tài chính (xác định cấu

trúc vốn phù hợp, xác định các nguồn cần thiết để hỗ trợ cho các chương trình đầu tư của

công ty).

Kinh tế

Có hai lĩnh vực kinh tế mà các nhà quản trị tài chính phải nắm vững, đó là kinh tế

vĩ mô và vi mô. Kinh tế vi mô liên quan đến các quyết định kinh tế của các cá nhân, các

hộ gia đình, và các công ty trong khi kinh tế vĩ mô xem xét các nhân tố kinh tế trên

phương diện tổng thể. Các công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hiệu quả chung của nền

kinh tế và phụ thuộc vào các thị trường tiền tệ cũng thị trường vốn. Vì thế, nhà quản trị

tài chính cần phải nhận biết và hiểu rõ ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ đến chi phí

Page 19: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

19

vốn và tính sẵn sàng của nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, họ cần phải nắm vững chính

sách thuế và tác động của nó đến nền kinh tế. Và cuối cùng, kỳ vọng về nền kinh tế tương

lai là một yếu tố quan trọng được tính đến khi xây dựng dự đoán doanh số cũng như các

dự đoán khác.

Quản trị tài chính sử dụng kinh tế vi mô khi xây dựng các mô hình ra quyết định

để tạo ra các phương thức sản xuất thành công và hiệu quả nhất cho công ty. Đặc biệt, họ

sử dụng khái niệm kinh tế vi mô về xác định chi phí biên bằng doanh thu biên khi ra các

quyết định đầu tư dài hạn (hoạch định ngân sách), khi quản trị tiền mặt, tồn kho và quản

phải thu (quản trị vốn luân chuyển).

Hình 1-2. Tác động của các lĩnh vực khác lên quản trị tài chính

Các chức năng khác

Hình 1.2 biểu diễn mối quan hệ giữa quản trị tài chính và các chức năng hỗ trợ căn

bản. Marketing, sản xuất, các phương pháp định lượng và quản trị nguồn nhân lực đều

liên quan trực tiếp đến các quyết định hằng ngày do các nhà quản trị tài chính đưa ra.

Chẳng hạn, các nhà quản trị tài chính cần phải xem xét tác động của dự án phát triển sản

phẩm mới và các chương trình cổ động trong lĩnh vực marketing vì các kế hoạch này sẽ

cần đến vốn và do đó sẽ tác động đến dòng ngân quỹ dự kiến của công ty. Tương tự như

vậy, những thay đổi trong quy trình sản xuất cũng có thể cần đến vốn và do đó các nhà

quản trị tài chính phải đánh giá và tài trợ cho các hoạt động này. Các công cụ phân tích

Hỗ trợ

Hỗ trợ

Các lĩnh vực quyết định của tài

chính

1. Phân tích đầu tư

2.Quản trị vốn luân chuyển

3. Nguồn vốn và sử dụng vốn

4. Xác định cấu trúc vốn

5. Chính sách cổ tức

6. Phân tích rủi ro và thu nhập

Các lĩnh vực liên quan khác

1. Marketing

2. Sản xuất

3. Các phương pháp định lượng

Tối đa hóa giá trị cổ đông

Các lĩnh vực chủ yếu

1. Kế toán

2. Kinh tế vĩ mô

3. Kinh tế vi mô

Page 20: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

20

được xây dựng từ các phương pháp định lượng thường rất hữu ích khi phân tích các vấn

đề quản trị tài chính phức tạp và chính sách lương cũng có thể tác động đến vấn đề đại

diện của công ty.

1.2. Giá trị tiền tệ theo thời gian

1.2.1 Tiền lãi, lãi đơn và lãi kép

Tiền lãi và lãi suất

Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một

khoảng thời gian.

Vẻ bề ngoài, tiền lãi là số tiền mà người đi vay đã trả thêm vào vốn gốc đã vay sau

một khoảng thời gian. Có thể lý giải nguyên nhân khiến người cho vay nhận được khoản

tăng thêm này bằng việc người cho vay đã sẵn lòng hi sinh cơ hội chi tiêu hiện tại, bỏ qua

các cơ hội đầu tư để “cho thuê” tiền trong một quan hệ tín dụng.

Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng vào năm 20x5 và cam kết trả 1 triệu đồng tiền lãi

mỗi năm thì sau 2 năm, bạn sẽ trả một khoản tiền lãi là 2 triệu đồng cùng với vốn gốc 10

triệu đồng.

Tổng quát: Khi cho vay hay gởi một khoản tiền Po, sau một khoản thời gian t, bạn

sẽ nhận được một khoản Io, đó chính là cái giá của việc đã cho phép người khác quyền sử

dụng tiền của mình trong thời gian này.

Tuy nhiên, sẽ rất bất tiện nếu sử dụng tiền lãi làm công cụ định giá thuê sử dụng

tiền trong trường hợp thời gian tính lãi quá dài với những giá trị cho vay khác nhau. Vì

thế, người ta thường sử dụng một công cụ khác là lãi suất để tính chi phí của việc sử dụng

tiền.

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền lãi so với vốn gốc trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính lãi suất:

%100

tP

Ii

Trong đó: i: Lãi suất

I: Tiền lãi

P:Giá trị tiền gửi ban đầu

t: Thời gian

Như vậy, với lãi suất đã thoả thuận, ta có thể tính ra tiền lãi I trả cho vốn gốc trong

thời gian t:

tiPI

Theo công thức trên, tiền lãi phụ thuộc vào ba yếu tố là vốn gốc P0, lãi suất i và

thời gian cho vay t. Tiền lãi chính là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra

(đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay.

Page 21: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

21

Có thể thấy rằng với sự xuất hiện của lãi suất, khả năng sinh lợi theo thời gian trở

thành giá trị tự thân của nó.

Lãi đơn

Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi sinh ra

trong các thời kỳ trước.

Ví dụ: Bạn gửi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Sau

10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?

Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là: P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 trđ

Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là:P2 = 10 (1+0,08) + 10 x 0,08 = 10 (1 + 0,08 + 0,08)

= 10 (1 + 2 x 0,08) = 11,6 trđ

Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là: P3 = 10 (1 + 2 x 0,08) + 10 x 0,08

= 10 (1 + 2 x 0,08 + 0,08) = 10 (1 + 3 x 0,08)

= 12,4 triệu đồng

...............................

Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 10 x 0,08) = 18 triệu đồng

Một cách tổng quát: Pn = Po [ 1 + (i) x (n) ]

Trong đó:

Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.

Po: Khoản tiền gửi ban đầu

i: Lãi suất

n: Số thời kỳ.

Từ cách tính trên, có thể thấy rằng đã có sự phân biệt đối xử giữa tiền gốc và tiền

lãi sinh ra từ vốn gốc. Vốn gốc thì có khả năng sinh lãi, trong khi tiền lãi sinh ra từ vốn

gốc lại không có khả năng này. Chính vì thế, phương pháp lãi đơn thường chỉ được áp

dụng trong thời gian ngắn, còn hầu hết các tình huống trong tài chính liên quan đến giá trị

thời gian của tiền tệ không hề dựa trên phương pháp tính này. Trong hầu hết trường hợp,

người ta sử dụng lãi kép để đo lường giá trị thời gian của tiền tệ, bởi vì thực tế, mọi đồng

tiền luôn luôn có khả năng sinh lãi.

Lãi kép

Trong khi tính lãi đơn, người ta không hề quan tâm đến khả năng sản sinh tiền lãi

của các khoản tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước. Phương pháp tính lãi kép chính là

cách để khắc phục thiếu sót này nhằm đáp ứng với thực tiễn của các giao dịch vay nợ

trong thời kỳ dài.

Lãi kép là số tiền lãi được tính căn cứ vào vốn gốc và tiền lãi sinh ra trong các thời

kỳ trước. Nói cách khác, lãi được định kỳ cộng vào vốn gốc để tính lãi cho các thời kỳ

sau.

Page 22: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

22

Trở lại ví dụ trên, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản tính lãi kép với lãi suất

8%/năm. Sau 10 năm, số tiền gốc và tiền lãi bạn thu về là bao nhiêu?

Sau năm thứ nhất, số tiền tích luỹ là: P1 = 10 + 10 x 0,08 = 10 (1 +0,08) = 10,8 trđ

Sau năm thứ hai, số tiền tích luỹ là: P2 = 10 (1+0,08) + 10(1 + 0,08) x 0,08

= 10 (1 + 0,08)(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)2 = 11,664 triệu đông

Sau năm thứ ba, số tiền tích luỹ là: P3 = 10 (1 + 0,08)2 + 10 (1 + 0,08)2 x 0,08

= 10 (1 + 0,08)2(1 + 0,08) = 10 (1 + 0,08)3 = 12,597 triệu đồng

........................................

Sau năm thứ 10, số tiền tích luỹ sẽ là: P10 = 10 (1 + 0,08)10 = 21,59 triệu đồng

Một cách tổng quát: Pn = Po (1 + i)n

Trong đó:

Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.

Po: Khoản tiền gởi ban đầu

i: Lãi suất

n: Số thời kỳ.

Từ công thức trên, có thể thấy phát sinh một vấn đề quan trọng, đó là thời điểm

tiền lãi phát sinh hay chính xác hơn là thời điểm tiền lãi được tích lũy để tiếp tục tính lãi.

Vì thế, chúng ta không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn phải quan tâm đến thời kỳ ghép

lãi. Dường như với một lãi suất như nhau, tiền lãi được ghép với tần suất cao hơn sẽ sinh

ra tiền lãi sớm hơn, rốt cục, tổng tiền lãi sẽ lớn hơn.

Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Với phân tích trên, có thể khẳng định rằng các khoản đầu tư cho vay có thể đem

lại thu nhập khác nhau phụ thuộc vào thời kỳ ghép lãi khác nhau, chứ không chỉ phụ

thuộc vào lãi suất phát biểu mà còn phụ thuộc vào thời kỳ ghép lãi. Như thế, lãi suất phải

được công bố đầy đủ bao gồm lãi suất danh nghĩa và thời kỳ ghép lãi. Lãi suất danh

nghĩa là lãi suất phát biểu gắn với một thời kỳ ghép lãi nhất định.

Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng, lãi suất 10%/năm. Số tiền bạn sẽ hoàn lại vào cuối

năm là:

P1 = 10 (1 + 10%)1 = 11 triệu đồng.

Nếu thay vì trả lãi cuối năm, ngân hàng yêu cầu bạn trả lãi 6 tháng một lần cũng

với lãi suất 10%/năm, số tiền cuối năm bạn phải trả là:

P1 = 10 (1 + 10%/2)2 = 11,025 triệu đồng.

Nếu thời hạn ghép lãi theo quý, số tiền cuối năm sẽ phải trả là:

P1 = 10 (1 + 10%/4)4 = 11,038 triệu đồng.

Page 23: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

23

Từ các kết quả trên đây, có thể thấy rằng khi số lần ghép lãi trong năm tăng lên,

tiền lãi phải trả cũng sẽ nhiều hơn mặc dù có cùng mức phát biểu lãi suất phát biểu hằng

năm. Vấn đề đặt ra ở đây là lãi suất thực sự hằng năm là bao nhiêu trong trường hợp cũng

lãi suất danh nghĩa (10%) nhưng ghép lãi sáu tháng; hay theo quý. Điều đó thực sự có ý

nghĩa với cả người cho vay khi họ phải tính toán các phương án cho vay, lẫn người vay

khi họ cần phải biết chi phí thực sự mà họ phải bỏ ra cho khoản vay. Sự khác nhau giữa

thời hạn thời hạn phát biểu lãi suất (1 năm) và thời kỳ ghép lãi (6 tháng hay quý) là

nguyên nhân của vấn đề này. Vì thế chỉ khi lãi suất 10%/năm và thời kỳ ghép lãi hằng

năm thì mức chi phí tiền lãi thực sự tính trên một đồng vốn trong năm mới bằng đúng

nguyên như đã phát biểu (10%/năm).

Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã điều chỉnh thời hạn ghép lãi đồng nhất với

thời hạn phát biểu lãi suất.

Do đó, về mặt biểu hiện, lãi suất thực là lãi suất mà thời kỳ ghép lãi và thời kỳ

phát biểu lãi suất trùng nhau còn lãi suất danh nghĩa là lãi suất có thời kỳ phát biểu lãi

không trùng với thời gian ghép lãi.

Nếu thời hạn phát biểu lãi suất là t1 và thời gian ghép lãi là t2 . Ta có số lần ghép

lãi trong thời gian phát biểu lãi suất m = t1/t2.

Giả sử trong thời hạn phát biểu lãi suất có m lần ghép lãi, gọi r là lãi suất thực, khi

đó: m

m

ir

)1(1 Hay 1)1(

m

m

ir

Lãi suất và phí tổn cơ hội vốn

Tiền lãi là phí tổn cơ hội của việc gởi tiền hoặc cho vay. Trở lại với người cho

vay, để nhận được tiền lãi khi cho vay tiền, họ đã chấp nhận bỏ đi các cơ hội đầu tư có lợi

nhất đối với họ.

Một cách khái quát, chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo

một cách nào đó là số tiền lẽ ra có thể nhận được với phương án sử dụng tốt nhất tiếp

theo với phương án đang thực hiện. Vì thế, chi phí cơ hội giữa các bên tham gia vào cùng

một giao dịch có thể khác nhau. Do đó, chúng ta chuyển khái niệm lãi suất sang một ý

nghĩa khái quát hơn là chi phí cơ hội vốn.

Mặt khác, đối với các nhà quản trị, không chỉ có hoạt động gởi tiền hoặc

cho vay vì đồng tiền trong tay họ luôn có khả năng sinh lợi. Do vậy, đồng tiền sẽ trở

thành những khoản đầu tư và họ cần phải hiểu giá trị thời gian của các khoản tiền đó,

hiểu rõ chi phí cơ hội vốn mà họ dành cho khoản đầu tư.

Page 24: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

24

1.2.2. Giá trị thời gian của tiền tệ

Trên thực tế, khoản tiền có thể được phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào và tiền tệ

có giá trị thời gian nên việc xác định thời gian xuất hiện của tiền tệ là vô cùng quan trọng.

Người ta có thể nói đến một khoản tiền trên hai khía cạnh là độ lớn và thời gian.

1.2.2.1.Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian

Bởi vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên với mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần

thiết phải xác định rõ các khoản thu nhập hay chi tiêu bằng tiền của họ ở từng thời điểm

cụ thể.

Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kì

một thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người ta

thường quy nó về đầu kì, giữa kì hay cuối kì. Vì hoạt động liên tục của các cá nhân hay

các tổ chức làm xuất hiện liên tục các khoản tiền dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời

gian tạo nên dòng tiền tệ.

a. Dòng tiền tệ

Dòng tiền tệ là chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy ra qua một số

thời kì nhất định. Dòng tiền có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân

chia thành 2 loại là dòng tiền đều và dòng tiền hỗn tạp.

Dòng tiền có thể được biểu diễn như sau:

Hình 1.3. Đường thời gian biểu diễn dòng tiền tệ

b. Dòng tiền đều

Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau được phân bố đều

đặn theo thời gian.

Dòng tiền đều được phân chia thành ba loại: dòng tiền đều thông thường – xảy ra

vào cuối kì; dòng tiền đều đầu kì - xảy ra vào đầu kì; dòng tiền đều vình cửu - xảy ra vào

cuối kì và không bao giờ chấm dứt.

Chẳng hạn một cửa hàng cung cấp dịch vụ cho thuê nhà trong 5 năm với giá cho

thuê là 24 triệu đồng mỗi năm, thời gian thanh toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thu

nhập từ cho thuê nhà là một dòng tiền đều thông thường bao gồm 5 khoản tiền bằng nhau

trong 5 năm. Bây giờ, thay vì tiền thuê nhà được trả vào cuối năm, cửa hàng yêu cầu

người thuê phải trả vào đầu năm, tức là vào ngày 1 tháng 1 hằng năm. Thu nhập lúc này

là một dòng tiền đều đầu kỳ. Hoặc theo cách khác, thay vì bỏ tiền ra mua nhà và cho

0 1

2 3 4 5

n - 1

n

Page 25: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

25

thuê, người chủ sử dụng số tiền đó để mua cổ phiếu ưu đãi của một công ty cổ phần và

hàng năm hưởng mức cổ tức cố định 20 triệu đồng. Giả định công ty tồn tại vĩnh viễn,

khi đó thu nhập từ mua cổ phiếu là một dòng tiền đều vĩnh cửu.

c. Dòng tiền tệ không đều

Trong tài chính, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp tình huống trong đó

dòng tiền bao gồm các khoản thu nhập hoặc chi trả giống nhau qua các thời kì. Chẳng

hạn như doanh thu và chi phí qua các năm thường rất khác nhau. Vì thế, dòng thu nhập

ròng của một công ty thường là một dòng tiền tệ hỗn tạp, bao gồm các khoản thu nhập

khác nhau, chứ không phải một dòng tiền đều.

Như vậy, dòng tiền không đều là dòng tiền tệ bao gồm các khoản tiền

không bằng nhau phát sinh qua một số thời kì nhất định.

Cũng với ví dụ cho thuê nhà trên đây nhưng thu nhập thực tế của người chủ cửa

hàng không phải là 24 triệu đồng mỗi năm vì người đó phải bỏ ra một tỷ lệ phần trăm

trên doanh số chi phí sửa chữa và tất nhiên, chi phí này không giống nhau giữa các năm.

Khi đấy, thu nhập ròng sau khi trừ đi chi phí sửa chữa sẽ hình thành một dòng tiền không

đều nhau qua các năm. Dòng tiền ấy chính là dòng tiền hỗn tạp vì nó bao gồm các khoản

tiền không giống nhau.

Sau khi đã hiểu và phân biệt được từng loại dòng tiền khác nhau, bây giờ chúng ta

xem xét cách xác định giá trị tương lai và hiện tại của từng loại dòng tiền tệ này.

1.2.2.2.Giá trị tương lai của tiền tệ

Bạn có 1 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, vậy sau 3 năm nữa, bạn sẽ có bao nhiêu?

Kế hoạch của bạn sẽ như thế nào nếu muốn có 15 triệu sau 5 năm. Bạn nên nhớ rằng

đồng tiền luôn sinh lợi, đồng tiền có giá trị theo thời gian.

a. Giá trị tương lai của một khoản tiền

Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm

hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện

tại đến một thời điểm trong tương lai.

Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một

khoản tiền gởi vào cuối năm thứ n:

Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được

quy đổi về tương lai trong khoảng thời gian n với chi phí cơ hội vốn k.

Trong đó : P: Giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại

i : Chi phí cơ hội của tiền tệ

n: Số thời kỳ

FVn = PV (1 + i )n

Page 26: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

26

b. Giá trị tương lai của dòng tiền

Giá trị tương lai của dòng tiền được xác định bằng cách ghép lãi từng khoản tiền

về thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại.

Công thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là :

Giá trị tương lai của dòng tiền bất kỳ

Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : A1, A2 , ..., An . Giá trị tương

lai cuối thời hạn FVn sẽ được xác định như sau:

n

t

tnt iAFV

1

)1(

Ví dụ: Ta có dòng tiền sau:

Chúng ta xem ví dụ tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của một dòng tiền

nhận được 50 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60

triệu đồng vào cuối năm thứ ba và năm thứ tư, 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả

được ghép với lãi suất 5%/năm.

Khi đó:

FV5 = 50(1 + 0,05)4 + 50(1 + 0,05)3 + 60(1 + 0,05)2 + 60(1 + 0,05)1 + 100

FV5 = 347,806 triệu đồng.

Giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ

Chúng ta giả thiết có một dòng các khoản tiền đều nhau phát sinh vào cuối mỗi

năm trong n năm với phí tổn i, chúng ta có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào cuối năm

thứ n ?

Ví dụ: Có một dòng tiền phát sinh vào cuối năm thứ nhất 10 triệu, cuối năm thứ

hai 10 triệu, cuối năm thứ ba 10 triệu. Như vậy, cuối năm thứ ba thì trong tài khoản có

bao nhiêu tiền với lãi suất 8%/năm?

ghép lãi 1 năm

10t

10t

10,8t

11,66tr ghép lãi 2 năm

10t 10t

0 1

0 1 2 3 4 5

50 50 60 60

100

Page 27: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

27

Giá trị tương lai của một dòng tiền đều trong vòng 3 năm với lãi suất 8%/năm

FVA3 = 32,46 triệu đồng.

Tổng quát: FVAn là giá trị tương lai của một dòng tiền đều, A là khoản tiền nhận

(trả) mỗi năm, n là độ dài của dòng tiền thì công thức tính FVAn là:

Hay

n

iAFVA

n

n

1)1(

Giá trị tương lai dòng tiền đều đầu kỳ

Ngược lại với dòng tiền đều thông thường, các khoản tiền nhận (trả) xảy ra vào

cuối mỗi thời kỳ, dòng tiền đều đầu kỳ là một chuỗi các khoản tiền đều nhau xảy ra vào

đầu mỗi thời kỳ.

Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với lãi suất 8%/năm trong 3 năm.

06,3508,146,32)08,01(08,0

1)08,01(10

3

3

FVAD triệu đồng

Cần lưu ý rằng giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ trong 3 năm đơn giản

bằng giá trị tương lai của một dòng tiền đều thông thường ba năm được đưa về tương lai

thêm một năm nữa. Vì thế, giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ với chi phí cơ

hội vốn i trong n năm được xác định là:

)1(1)1(

ii

iAFVAD

n

n

1.2.2.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ

Chúng ta đều biết rằng một đồng ngày hôm nay đáng giá hơn một đồng sau một,

hai hay ba năm nữa. Tính giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ cho phép chúng ta đưa tất cả

ngân quỹ về thời điểm hiện tại để so sánh theo giá trị đồng tiền ngày hôm nay. Nói cách

khác, chúng ta cần biết để có số tiền trong tương lai thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm

hiện tại. Đấy chính là giá trị hiện tại của các khoản tiền trong tương lai.

a. Giá trị hiện tại của một khoản tiền

Giả sử bạn có hai khoản tiền: 100 triệu đồng vào hôm nay và 200 triệu đồng sau

10 năm nữa; hai khoản tiền này đều chắc chắn và có chi phí cơ hội vốn là 8%/năm. Giá

trị hiện tại của 100 triệu đồng hôm nay thì đã rõ còn 200 triệu đồng nhận được sau 10

năm đáng giá bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Như vậy, cần bao nhiêu tiền vào hôm nay

để tăng lên thành 200 triệu đồng sau 10 năm nữa với lãi suất 8%/năm. Số tiền này chính

là giá trị hiện tại của 200 triệu đồng sau 10 năm nữa được chiết khấu với lãi suất 8%/năm.

Trong những bài toán giá trị hiện tại như vậy, lãi suất còn được gọi là tỷ suất chiết khấu.

FVAn = A (1 + i)n-1 + A (1 + i)n-2 + ... + A (1 + i)1 + A (1 + i)0

Page 28: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

28

PV =

= 272,5155 triệu đồng

50

(1 + 0,05)1 (1 + 0,05)2

50 60

(1 + 0,05)3

60

(1 + 0,05)4 (1 + 0,05)5

100

+ + + +

Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngược của quá trình ghép lãi. Vì

thế, công thức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai của một

khoản tiền như sau:

ni

FVnPV

1

b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền

Giá trị hiện tại của một dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền

phát sinh ở thời điểm tương lai. Công thức chung cụ thể như sau:

n

nn

i

APV

)1(

Ví dụ: Giá trị hiện tại của dòng tiền trên được biểu diễn như sau:

Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ

Trở lại ví dụ về giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ. Bây giờ, chúng

ta xác định xem phải gửi bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại để có thể rút cuối mỗi năm

10 triệu đồng trong 3 năm, lãi suất 8%/năm. Ta có thể sử dụng công thức sau để tìm giá

trị hiện tại của dòng tiền đều n năm.

i

iAPVA

n)1(

11

Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều đầu kỳ

)1()1(

11

ii

iAPVA

n

n

Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vĩnh cửu

Đôi khi, chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định. Một số loại trái phiếu

có hình thức của một dòng tiền vĩnh cữu vì các chứng khoán này sẽ không bao giờ

ngừng, nghĩa là không bắt buộc người phát hành phải mua lại trái phiếu theo giá trị ghi

trên mặt phiếu vào một thời điểm trong tương lai. Dòng tiền đều có tính chất như vậy là

dòng tiền đều vĩnh cửu. Việc xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều đặc biệt này cần

Page 29: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

29

thiết cho việc đánh giá trái phiếu vĩnh cửu và cổ phiếu ưu đãi. Cách xác định hiện giá của

dòng tiền đều vĩnh cửu dựa vào cách xác định hiện giá dòng tiền đều thông thường

i

FVPVA

1.2.3. Các ứng dụng

1.2.3.1. Xác định yếu tố lãi suất

Trên thực tế, đôi khi, chúng ta gặp tình huống biết giá trị tương lai, giá trị hiện tại

và số thời kỳ nhưng chưa biết lãi suất. Khi đấy, cần phải xác định được lãi kép (k) ngầm

định trong tình huống này là bao nhiêu.

Giả sử bây giờ bạn đầu tư 10 triệu đồng vào tài sản tài chính có thời hạn 8 năm.

Sau 8 năm, bạn sẽ nhận được 30 triệu đồng. Như vậy lãi suất từ công cụ tài chính này là

bao nhiêu?

Sử dụng công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền, ta có:

FV3 =10× (1+k) × 8 =30

=> k =14,72%

Với phương trình căn bản tính giá trị tương lai của một khoản tiền đều, có thể giải

bài toán tìm lãi suất của một dòng tiền đều nếu biết: (1) giá trị tương lai của dòng tiền

đều, (2) khoản trả đều và (3) số thời kỳ.

Ví dụ ông A muốn có một số tiền là 32 triệu đồng cho con ông học đại học trong

năm năm tới. Ông dùng thu nhập từ tiền cho thuê nhà hàng năm là 5 triệu đồng để gởi

vào tài khoản ngân hàng. Hỏi ông A mong muốn ngân hàng trả một mức lãi suất hằng

năm là bao nhiêu để sau năm năm ông có được số tiền như kế hoạch?

Áp công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều để tìm FV5

Dùng phương pháp tính gần đúng, chúng ta xác định được lãi suất i bằng khoảng

12%.

Nếu dùng máy tính tài chính hoặc Excel, chúng ta có thể tìm được lãi suất chính

xác hơn là 12,37%.

1.2.3.2. Xác định yếu tố kỳ hạn

Ngoài ra, có lúc có tình huống đã biết giá trị tương lai, giá trị hiện tại và lãi suất

nhưng chưa biết số thời kỳ. Khi ấy, cần phải biết số thời kỳ tính lãi, để từ đó suy ra thời

gian cần thiết để một số tiền Po trở thành FV.

Giả sử bây giờ bạn đầu tư 10 triệu đồng để mua một công cụ tài chính trả lãi kép

10% mỗi năm. Sau một khoảng thời gian bao lâu, bạn nhận được cả gốc và lãi tổng cộng

50 triệu đồng?

Áp dụng công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền, ta có:

FVn =10 ×(1+0,1)n = 50 triệu

=> 1,1n = 5

Page 30: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

30

=> n × ln(1,1) = ln(5)

=> n = 16,89 năm

Đối với dòng tiền đều, trong trường hợp đã biết giá trị tương lai hoặc giá trị hiện

tại của dòng tiền đều và lãi suất i, có thể giải phương trình giá trị tương lai và hiện tại của

dòng tiền đều để xác định yếu tố thời kỳ tính lãi n.

Ví dụ ông B muốn có một số tiền là 32 triệu đồng cho con ông học đại học. Ông

dùng thu nhập từ tiền cho thuê nhà hằng năm là 5 triệu đồng để gửi vào tài khoản tiết

kiệm, ghép lãi theo năm. Hỏi ông B phải gởi tiền trong bao nhiêu năm để có được số tiền

như dự kiến biết rằng ngân hàng trả lãi 12%/năm?

Từ công thức tính giá trị tương lai của một dòng tiền đều, ta có:

⇒ (1,12) ×n =(6,4× 0,12)+1=1,768

⇒ n×lg(1,12) = lg(1,768)

⇒ n = 5,03 năm

1.2.3.3. Xác định khoản trả đều

Khi giải các bài toán dòng tiền đều, người ta thường gặp các tình huống biết trước

giá trị tương lai (hoặc hiện tại) của dòng tiền, lãi suất và số thời kỳ. Tuy nhiên, vấn đề

cần phải xác định là quy mô của khoản trả đều. Trong kinh doanh thường có nhu cầu xác

định khoản trả đều định kỳ trong các bài toán quỹ chìm và nợ trả góp (giảm dần một

khoản nợ thông qua việc trả đều).

Bạn có thể tìm ra khoản trả đều định kỳ của một dòng tiền đều bằng cách sử dụng

phương trình giá trị tương lai (hiện tại) của dòng tiền đều.

Ví dụ, một người phải gởi bao nhiêu tiền vào tài khoản tiết kiệm cuối mỗi năm để

có thể tích lũy được khoản tiền 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 8 với suất sinh lợi của

tài khoản là 5 %, ghép lãi theo năm?

Xác định khoản tiền gởi vào tài khoản mỗi năm bằng phương trình tính giá trị

tương lai FV8 của dòng tiền đều ta có A =10,472 triệu đồng

Page 31: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

31

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG

Câu 1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? Vai

trò, nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp?

Câu 2. Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của

doanh nghiệp?

Câu 3. Mục tiêu của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là gì?

Câu 4. Tiền lãi và phí tổn cơ hội vốn của một khoản vốn vay là gì?

Câu 5. Phân biệt lãi đơn và lãi kép? Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa ?

Câu 6. Vì sao nói giá trị đồng tiền nhận được vào hôm nay lớn hơn giá trị đồng

tiền nhận được ở ngày mai?

Câu 7. Trong hai loại tài khoản tiết kiệm, một là lãi suất 5% ghép lãi theo 6 tháng,

hai là lãi suất 5% ghép lãi theo ngày. Bạn thích tài khoản nào hơn? Vì sao?

Câu 8. Định nghĩa các khái niệm: PV, I, FV, PVA, FVA, A, m, n, lãi suất danh

nghĩa, khoản trả đều, dòng ngân quỹ, dòng tiền đều thông thường, dòng tiền đều cuối kỳ,

dòng tiền đều vĩnh cửu, dòng tiền vào, dòng tiền ra, đường thời gian.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Bài 1. Bạn có 50 triệu đồng trong một tài khoản và bạn định gởi thêm 5 triệu nữa

vào cuối mỗi năm. Tài khoản này có mức sinh lợi kỳ vọng là 12%. Nếu mục tiêu của bạn

là tích lũy được 200 triệu, bạn phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu này?

Bài 2. Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ trong 5 năm là bao nhiêu nếu

dòng tiền đó đem lại 3 triệu đồng mỗi năm? Giả sử chi phí cơ hội của khoản tiền này là

9%/năm.

Bài 3. Bạn có ý định mua xe hơi và một ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay 200 triệu

đồng để mua xe. Theo điều khoản của hợp đồng, bạn phải hoàn trả toàn bộ vốn gốc sau 5

năm, lãi suất danh nghĩa 12%/năm, trả lãi hàng tháng. Khoản trả đều mỗi tháng của

khoản nợ này là bao nhiêu? Lãi suất thực của khoản vay này là bao nhiêu?

Bài 4. Bạn cần tích lũy 100 triệu đồng. Để làm điều đó, bạn dự định mỗi năm gởi

12,5 triệu đồng và khoản gởi đầu tiên sẽ thực hiện sau một năm nữa, lãi suất 12%/năm.

Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu của mình?

Bài 5. Công ty GE có kế hoạch vay 10 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất

15%/năm, trả đều hằng năm thì hoàn trả hết nợ. Cho biết khoản tiền trả cuối năm thứ hai

có bao nhiêu giá trị vốn gốc?

Bài 6. Giả sử vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, bạn gởi 10 triệu đồng vào tài khoản

tiết kiệm sinh lãi 10%/năm.

Page 32: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

32

a. Nếu ngân hàng ghép lãi hằng năm, bạn có được khoản tiền là bao nhiêu trong tài

khoản vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.

b. Số dư vào ngày 1 tháng 1 năm 2014 sẽ là bao nhiêu nếu ngân hàng sử dụng

ghép lãi theo quý thay vì ghép lãi theo năm?

c. Giả sử bạn gởi 10 triệu đồng nhưng chia thành 4 khoản 2,5 triệu và gởi vào

ngày 1 tháng 1 năm 2011, 2012, 2013, 2014. Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào

ngày 1 tháng 1 năm 2014, lãi suất 10%/năm, ghép lãi theo năm.

Bài 7. Bà Tâm có kế hoạch về hưu sau 20 năm nữa, hiện tại bà có 200 triệu đồng

và muốn số tiền này tăng lên 1000 triệu đồng khi về hưu. Bà phải tìm mức lãi suất huy

động hằng năm là bao nhiêu để khoản tiền 200 triệu đạt được mục tiêu này, giả sử bà

không còn một khoản tiết kiệm nào khác?

Bài 8. Một người định mua một căn nhà với giá nếu trả ngay một lần là 800 triệu

đồng. Cho r = 10%/năm.

a. Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả đều trong tám

năm thì mỗi năm cần trả bao nhiêu tiền?

b. Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tư 400 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ trả vào

năm thứ tám thì năm thứ tám phải trả bao nhiêu tiền?

c. Nếu người đó muốn trả ngay 300 triệu đồng và trả vào năm thứ tám 500 triệu

đồng, số tiền còn lại sẽ trả đều trong bảy năm thì mỗi năm phải trả bao nhiêu tiền?

d. Nếu người đó muốn trả vào năm thứ tám 400 triệu đồng, trả đều trong bảy năm

mỗi năm 50 triệu đồng thì phải trả ngay bao nhiêu tiền?

e. Nếu trả ngay 200 triệu đồng, trả đều trong tám năm mỗi năm 80 triệu đồng thì

riêng năm thứ năm phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Page 33: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

33

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH

Mục đích của chương:

Sau khi học xong chương này, người học sẽ nắm được những nội dung sau:

1. Khái niệm, đặc điểm và cách phân loại tài sản cố định. Hao mòn và các

phương pháp khấu hao tài sản cố định, tác động tài chính của khấu hao đối với

doanh nghiệp ?

2. Khái niệm, đặc điểm vốn cố định ? Quản trị vốn cố định và hiệu quả sử dụng

vốn cố định?

3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động?

4. Doanh nghiệp Quản trị tiền mặt, quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho

bằng những chính sách nào?

2.1 Quản trị vốn cố định

2.1.1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp

2.1.1.1. Tài sản cố định

* Khái niệm tài sản cố định

Tư liệu lao động là một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu để tiến hành

hoạt động kinh doanh. Trong doanh nghiệp thường có nhiều loại tư liệu lao động khác

nhau: Xét về mặt giá trị, có loại có giá trị lớn, có loại có giá trị tương đối nhỏ; xét về mặt

thời gian sử dụng, có loại có thời gian sử dụng rất dài, có loại có thời gian sử dụng tương

đôi ngắn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, người ta chia tư liệu lao động ra thành hai

loại: Tài sản cố định và công cụ, dụng cụ nhỏ. Việc phân chia như vậy dựa vào các tiêu

chuẩn cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

- Tiêu chuẩn về giá trị: Có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể được Chính phủ quy định

phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.

Một tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định nếu thỏa mãn đủ tất cả các tiêu

chuẩn trên. Những tư liệu lao động không đạt đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là

những công cụ, dụng cụ lao động nhỏ. Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn trên

được coi là những công cụ dụng cụ được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh

nghiệp. Tuy nhiên việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động không chỉ

đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn dựa vào tính chất và công dụng của chúng

trong quá trình sản xuất: Trong từng trường hợp tài sản được coi là tư liệu lao động hoặc

đối tượng lao động, ví dụ máy móc dùng trong sản xuất được coi là TSCĐ nhưng máy

móc đó là các sản phẩm mới hoàn thành thì chỉ được coi là đối tượng lao động

Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học đã trở thành lực lượng sản

xuất trực tiếp dẫn đến tài sản cố định bao gồm cả những tài sản cố định không có hình

thái vật chất được gọi là tài sản cố định vô hình. Đây là những chi phí mà doanh nghiệp

Page 34: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

34

bỏ ra cũng đồng thời thỏa mãn 2 tiêu chuẩn trên gồm : Chi phí thành lập doanh nghiệp,

chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí lợi thế kinh doanh...

Nếu chi phí này không đồng thời thỏa mãn 2 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán

trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời

gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả

các tiêu chuẩn là tài sản cố định.

* Đặc điểm chung của TSCĐ

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm.

- Hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi trong quá trình sản

xuất

- Giá trị của tài sản cố định được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm

sản xuất ra.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị

lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các TSCĐ của doanh nhiệp cũng được

coi như là một loại hàng hoá thông thường khác. Thông qua mua bán trao đổi, TSCĐ có

thể được chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác

trên thị trường.

* Phân loại tài sản cố định: Là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định theo những

tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có

những cách phân loại sau:

- Theo hình thái biểu hiện:

+ TSCĐ hữu hình: TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc

thiết bị...

+ TSCĐ vô hình: TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã

được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh như bằng phát minh sáng

chế...

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp

vào TSCĐ hữu hình hay vô hình dẫn đến lựa chọn quyết định đầu tư đúng đắn.

- Theo công dụng kinh tế có thể chia TSCĐ làm 2 loại:

+ TSCĐ dùng trong hoạt động sản xúât kinh doanh: gồm những TSCĐ tham gia

vào quá trình sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định dùng cho hoạt

động phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất; nhà văn hoá, nhà ở và các công

trình phúc lợi tập thể.

Page 35: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

35

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy được cơ cấu tài sản cố định tạo điều kiện

thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao

- Theo tình hình sử dụng: chia TSCĐ làm 3 loại

+ TSCĐ đang sử dụng.

+ TSCĐ chưa cần dùng.

+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý.

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy được mức độ sử dụng có hiệu quả của

các tài sản cố định nhằm đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nũa hiệu quả sử dụng của

chúng.

- Theo mục đích sử dụng: chia TSCĐ làm 3 loại

+TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh

+TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: TSCĐ sinh

hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở, công trình phúc lợi tập thể...

+TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy cơ cấu tài sản cố định theo mục đích sử

dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý sao cho có hiệu quả nhất.

- Theo quyền sở hữu:

+ TSCĐ tự có: Là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ TSCĐ đi thuê: Là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

khác.TSCĐ đi thuê có 2 loại:

Thuê hoạt động: Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định

trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những TSCĐ này.

Thuê tài chính: Doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao

như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình.

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy được kết cấu tài sản cố định

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và của người khác dẫn đến khai thác, sử dụng hợp

lý tài sản cố định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn.

- Theo nguồn hình thành: TSCĐ chia làm 2 loại:

+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu

+ TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả

Cách phân loại này giúp nhà quản lý thấy được nguồn hình thành TSCĐ

của doanh nghiệp mình để có biện pháp theo dõi quản lý

Page 36: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

36

2.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp

* Khái niệm

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc mua sắm hay lắp đặt các tài sản cố

định của doanh nghiệp đều phải thanh toán bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua

sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định gọi là vốn cố định của doanh nghiệp (VCĐ).

Mối quan hệ giữa TSCĐ và vốn cố định: Là số vốn đầu tư ứng trước nên quy mô

vốn cố định sẽ quyết định quy mô tài sản cố định, ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ

thuật và công nghệ của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm của TSCĐ trong

quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng, chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn cố

định

* Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

- Vốn cố định luân chuyển lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Vốn cố định luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất dẫn đến

cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm

- Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Do đó yêu cầu việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý hình thái

hiện vật của nó.

Như vậy, vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định

mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và

hoàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

2.1.2. Khấu hao tài sản cố định và các khía cạnh kinh tế của quản lý khấu hao

2.1.2.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định

* Hao mòn tài sản cố định: Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố

định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ

thuật... trong quá trình hoạt động. Có 2 loại:

- Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm giảm dần

giá trị của tài sản cố định.

Sự hao mòn hữu hình tài sản cố định tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ

sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài

sản cố định còn bị hao mòn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng, mưa.

Sự hao mòn của tài sản còn chịu sự ảnh hưởng của sức bền vật liệu cấu thành tài sản cố

định….

- Hao mòn vô hình: Là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định do ảnh

hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nó không liên quan đến việc giảm sút giá trị sử

dụng của tài sản cố định.

Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ diễn ra rất nhanh chóng đã khiến

cho nhiều tài sản cố định bị hao mòn vô hình rất nhanh, thậm chí cả những tài sản cố định

Page 37: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

37

còn mới nguyên, chưa qua sử dụng nhưng chúng đã bị mất giá trị vì bị hao mòn vô hình.

Ví dụ: Máy móc thiết bị trong nghành tin học, điện tử….

* Khấu hao tài sản cố định

Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp

phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi

là khấu hao tải sản cố định .

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống

nguyên giá cuả tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản

cố định.

Mục đích của việc khấu hao TSCĐ là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn

và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Sau khi hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao

được tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ. Khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố

định, các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ này.

2.1.2.2 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

* Nguyên tắc tính khấu hao:

- Phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định.

- Đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu.

* Các phương pháp khấu hao tài sản cố định :

Căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử

dụng và trích khấu hao TSCĐ.

a. Phương pháp khấu hao đường thẳng

Công thức: Sd

kT

NGM

Trong đó: Mk: Là mức khấu hao bình quân

Giá trị phải khấu hao TSCĐ (G) = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thanh lý ước tính

Nguyên giá TSCĐ (NG) là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có

tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên

giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả ( giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản triết

khấu, giảm giá mua hàng nếu có và các chi phí kèm theo trước khi đưa tài sản cố định

vào sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, điều chỉnh và lệ phí trước

bạ, lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không được

hoàn).

Đối với tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã

chi ra để xây dựng tài sản cố định.

Đối với tài sản cố định vô hình, nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài

sản đó.

Page 38: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

38

Giá trị thanh lý ước tính: được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí

thanh lý ước tính. Để đơn giản hóa vấn đề người ta quy ước thu thanh lý bằng chi phí

thực hiện thanh lý tài sản cố định

Thời gian sử dụng TSCĐ (Tsd): là thời gian sử dụng dự tính cho cả đời tài sản cố

định. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định dựa vào hai yếu tố chủ

yếu là tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định (thời gian sử dụng tài sản cố định dựa theo

thiết kế kỹ thuật) và tuổi thọ kinh tế (thời gian sử dụng tài sản cố định có tính đến sự lạc

hậu, lỗi thời của tài sản cố định do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ).

Chú ý: Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả

năm chia cho 12 tháng.

Đặc điểm: Mức khấu hao hàng năm không đổi.

Ví dụ 1: Trung tâm sản xuất trường Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp đầu tư

mới một dây chuyền máy giác mẫu thời trang theo giá hoá đơn là 90 triệu đồng, tổng chi

phí bốc dỡ, vận chuyển, lắp đặt là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng là 5 năm.

Yêu cầu: Xác định mức khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao đường

thẳng?

Đáp án: Theo tài liệu ta có : NG = 90 + 10 = 100 triệu đồng

Tsd = 5 năm

Mức khấu hao hàng năm: 205

100MMi triệu đồng/năm

Nhận xét:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.Tổng mức khấu hao của tài sản cố định được

phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng tài sản cố định nên không gây ra sự biến động quá

mức khi tính chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm hàng năm. Thông qua việc xem

xét tỷ lệ khấu hao thực tế tài sản cố định có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu

hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Phương pháp này biết trước được thời hạn thu hồi vốn

Nhược điểm:

- Thu hồi vốn chậm. Trong trường hợp không lường trước được hết sự phát triển

nhanh chóng của khoa học và công nghệ doanh nghiệp có thể bị mất vốn cố định.

- Mức khấu hao có thể không phù hợp với công suất sử dụng thực tế của TSCĐ.

Trường hợp sử dụng: Thường được áp dụng đối với các loại TSCĐ hoạt động

không có hiệu quả và TSCĐ ít chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

b. Phương pháp khấu hao theo số dư có điều chỉnh

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng và thúc

đẩy việc thu hồi nhanh hơn vốn cố định người ta sử dụng phương pháp khấu hao theo số

dư có điều chỉnh

Công thức: iki GTnM

Page 39: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

39

Trong đó: Gi : Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i

Tn: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của tài sản cố định: Tn=1/Tsd

sk HTTn *

Tk: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Hs: Là hệ số điều chỉnh được quy định tuỳ theo từng loại TSCĐ

- TSCĐ có thời hạn sử dụng: n ≤ 4 năm thì : H = 1,5

- TSCĐ có thời hạn sử dụng: 4 < n ≤ 6 năm thì : H = 2

- TSCĐ có thời hạn sử dụng: n > 6 năm thì : H = 2,5

Chú ý: Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia

cho 12 tháng.

Đặc điểm: Mki những năm đầu cao và giảm dần trong các năm còn lại

Ví dụ 2 : Với tài liệu ví dụ 1, xác định mức khấu hao bằng phương pháp khấu hao

theo số dư có điều chỉnh ?

Đáp án: Theo tài liệu trên ta có : n = 5 H = 2

20%100%5

1T

40%220%HTti

Ta có bảng tính khấu hao : Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm thứ Mức khấu hao (Mi) Giá trị còn lại (Gi)

0 - 100

1 40 60

2 24 36

3 14,4 21,6

4 8,6 13

5 5,2 7,8

Nhận xét :

Chú ý: Doanh nghiệp sẽ không thu hồi hết vốn đầu tư.

Biện pháp: Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng trong một số năm cuối

khi mức trích khấu hao theo phương pháp số dư có điều chỉnh nhỏ hơn mức trích khấu

hao theo phương pháp đường thẳng

Trong ví dụ 2, ta sử dụng phương pháp khấu hao bình quân 2 năm cuối:

Page 40: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

40

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm thứ Mức khấu hao (Mi) Giá trị còn lại (Gi)

1 40 60

2 24 36

3 14,4 21,6

4 10,8 10,8

5 10,8 0

Ưu điểm: Thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Được coi như một biện pháp “

hoãn thuế” cho doanh nghiệp.

Nhược điểm: Giá thành sản phẩm ở những năm đầu sẽ cao do phải chịu chi phí

khấu hao lớn, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh; việc tính toán khá phức tạp .

Mức khấu hao có thể không phù hợp với công suất sử dụng thực tế của TSCĐ.

Trường hợp sử dụng: Thường được áp dụng đối với các loại TSCĐ hoạt động

có hiệu quả và có mức độ hao mòn vô hình lớn

c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Công thức: Q

NGm k

xikki QmM

Trong đó: Mki: Số khấu hao năm của tài sản cố định theo phương pháp sản lượng

mk là mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm.

Q là sản lượng theo công suất thiết kế

Qxi là sản lượng sản xuất thực tế năm thứ i (i = 1 n)

Chú ý: Mức trích khấu hao trong tháng bằng mức khấu hao bình quân tính cho 1

đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng sản xuất thực tế trong tháng.

Đặc điểm: Mức khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất thực tế.

Ví dụ 3: Với tài liệu ví dụ 1, giả thiết thêm: Mức sản lượng (đơn vị tính: 1000 Sản

phẩm)

Theo công suất thiết kế: Q = 200 Sản phẩm)

Thực tế qua các năm: Q1 = 60 Sản phẩm); Q2 = 48 Sản phẩm); Q3 =

40 Sản phẩm); Q4 = 34 Sản phẩm); Q5 = 18 Sản phẩm)

Yêu cầu: Xác định mức khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối

lượng sản phẩm ?

Đáp án: Theo tài liệu trên ta có mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

M= NG/Q =100/200= 0,5 (1000đồng/sản phẩm)

Page 41: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

41

Ta có bảng tính khấu hao:

Năm thứ Sản lượng thực tế (qi)

(1000 sản phẩm)

Mức khấu hao (Mi)

(triệu đồng)

0 - -

1 60 30

2 48 24

3 40 20

4 34 17

5 18 9

Nhận xét :

Ưu điểm: Mức khấu hao phù hợp với hiệu quả hoạt động của TSCĐ.

Nhược điểm: Khi sản lượng thực tế nhỏ hơn nhiều so với công suất thiết kế thì sẽ

không thu hồi đủ vốn đầu tư TSCĐ

Trường hợp sử dụng: Thường được áp dụng đối với các loại TSCĐ trực tiếp sản

xuất sản phẩm và sản lượng sản xuất tương đối phù hợp với công suất thiết kế.

2.1.2.3. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định

* Phạm vi tính khấu hao:

- Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều trích

khấu hao.

- Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì

không trích khấu hao gồm:

+ TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ Nhà nước.

+ TSCĐ hoạt động phúc lợi: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà ăn, truyền thống.

+ TSCĐ chưa khấu hao đủ nhưng đã hư hỏng doanh nghiệp phải xác định nguyên

nhân, quy trách nhiệm vật chất bồi thường và không tích khấu hao kể từ khi ngừng hoạt

động.

+ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng

+ TSCĐ vô hình đặc biệt là quyền sử dụng đất lâu dài, doanh nghiệp ghi tăng

nguyên giá TSCĐ vô hình nhưng không trích khấu hao.

* Thời điểm trích khấu hao tài sản cố định

Tăng, giảm tài sản cố định từ ngày nào được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày

đó.

TSCĐ tăng thêm phải trích khấu hao gồm:

- Do mua sắm

Page 42: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

42

- Do xây dựng cơ bản bàn giao đưa vào sản xuất

- TSCĐ chuyển từ dự trữ đưa vào sử dụng

- TSCĐ từ nơi khác chuyển đến

TSCĐ giảm năm kế hoạch gồm:

- TSCĐ sa thải, thanh lý, nhượng bán

- TSCĐ chuyển từ sử dụng sang dự trữ hoặc điều động đi nơi khác

* Trình tự lập khấu hao :Theo trình tự sau:

- Xác định tổng giá trị tài sản cố định vào đầu năm khấu hao, cơ cấu theo nguồn

hình thành đó và phạm vi phải tính khấu hao.NGđ

- Xác định tình hình tăng, giảm tài sản cố định năm khấu hao và nguyên gía tài sản

cố định bình quân tăng, giảm phải tính khấu hao trong năm kế hoạch

tNG

gNG

Trong đó:

, : Nguyên giá TSCĐ thứ i tăng (giảm) cần tính hoặc thôi tính khấu

hao

Thời gian sử dụng TSCĐ thứ i

Thời gian không sử dụng TSCĐ thứ i

T: Tổng thời gian kỳ tính khấu hao

i: TSCĐ cần tính khấu hao thứ i

- Xác định nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế

hoạch.

KNG = NGđ + tNG - gNG

- Xác định mức khấu hao năm kế hoạch

MK = KNG x KT

- Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao gồm 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và vốn đi

vay.

Nếu tài sản cố định được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp chủ động

sử dụng số tiền khấu hao đó để tái đầu tư tài sản cố định hoặc sử dụng linh hoạt sao cho

có hiệu quả.

Nếu tài sản cố định được đầu tư bằng vốn vay, về nguyên tắc doanh nghiệp phải

sử dụng tiền trích khấu hao thu được để trả vốn vay. Tuy nhiên chưa đến kỳ trả nợ, doanh

nghiệp có thể tạm thời sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác.

Page 43: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

43

Ví dụ:Theo tài liệu sổ sách của công ty Hải Anh có tình hình tài sản cố định như sau:

Tổng giá trị TSCĐ phải khấu hao đến ngày 30/9/N là 2 tỷ

Dự kiến 1/12/N công ty đầu tư 1 dây chuyền công nghệ trị giá 300 triệu, đồng thời thanh lý

1 phương tiện vận tải trị giá 120 triệu

Trong năm N + 1, TSCĐ của công ty biến động như sau:

Ngày 1 tháng 3, đưa vào sử dụng 1 phân xưởng sản xuất nguyên giá 500triệu đồng

Ngày 5 tháng 5, thanh lý cho đơn vị khác 1 thiết bị không cần dùng trị giá 250 triệu đồng

Ngày 10 tháng 6, Nhập khẩu 1 máy móc nguyên giá 200 triệu đồng về dự trữ cho năm sau

Ngày 5 tháng 9, bán 1 phương tiện vận tải trị giá 80 triệu đồng

Ngày 9 tháng 11 đưa 1 máy móc thiết bị vào kho (do bị hỏng đang truy cứu trách nhiệm) trị

giá 230 triệu đồng

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10 %

Giả sử toàn bộ số tiền khấu hao trong năm kế hoạch được hình thành từ các nguồn sau

- Vốn chủ sở hữu : 75%

- Vốn vay : 25%

Yêu cầu: Hãy tính mức trích khấu hao TSCĐ cho năm N + 1?

Đáp án:

- Nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch phải tính khấu hao

NGđk = 2.000 + 300 – 120 = 2.180 (tr.đ)

- Nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao tăng trong năm

).(67,41612

)1312(500đtr

T

TNGNG sdt

t

- Nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao giảm trong năm

).(22312

130

)1931(230

12

330

)1531(80

12

731

)1531(250

đtr

T

TNGNG

ksdgg

- Nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu trong năm

).(67,373.2 đtrNGNGNGNG gtđkkh

- Số tiền trích khấu hao TSCĐ trích trong năm kế hoạch

).(37,237 đtrTNGM khkh kh

- Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao:

Để tái đầu tư : 237,37 x 0,75 = 178,03 triệu đồng

Để trả nợ : 237,37 x 0,25 = 59,34 triệu đồng

Page 44: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

44

2.1.3 Tác động tài chính của khấu hao đối với doanh nghiệp

Thoạt nhìn sơ qua, có thể không thấy hết ảnh hưởng nhiều mặt của khấu hao. Do

quá quen thuộc với cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nên nhiều người

chỉ nghĩ rằng khấu hao ảnh hưởng đến bảo toàn vốn cố định và giá thành.

Thực ra, tốc độ khấu hao nhanh hay chậm có ảnh hưởng đồng thời đến nhiều mặt

hoạt động và đến quan hệ lợi ích xung quanh việc nộp thuế. Có thể tóm tắt như sau:

● Nếu tăng tỷ lệ khấu hao thì tốc độ thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng

lên, hạn chế hao mòn vô hình, tạo điều kiện nhanh chóng đổi mới công nghệ. Điều đó

cũng có nghĩa là tăng khả năng bảo toàn vốn cố định.

● Tuy nhiên, mặt khác cần phải giải quyết là vấn đề giá thành sản phẩm và khả

năng tiêu thụ trên thị trường (khả năng cạnh tranh qua giá). Nếu tỷ lệ chi phí khấu hao

trong giá thành sản phẩm rất nhỏ thì cũng dễ dàng chấp nhận khấu hao nhanh. Ngược lại,

khi tăng tỷ lệ khấu hao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm một cách đáng kể, gây sức ép

buộc doanh nghiệp tăng giá bán để giữ mức lợi nhuận mong muốn. Nhưng trong điều

kiện cạnh tranh, việc tăng giá thường làm giảm khả năng cạnh tranh và mức tiêu thụ. Đây

là tác động bất lợi cần xem xét kỹ lưỡng.

● Ảnh hưởng tất yếu, như một hệ quả, của việc tăng khấu hao làm lợi nhuận kế

toán sẽ giảm, vì nói chung mặt bằng giá bán bị ấn định bởi thị trường. Thật ra, bản chất

kinh tế của số lợi nhuận giảm đi trên sổ sách chỉ phản ánh về mặt kế toán. Lợi nhuận báo

cáo giảm xuống thì thuế lợi tức phải nộp cũng giảm. Ở nhiều nước, rất nhiều công ty lợi

dụng điểm nhạy cảm này để “tránh thuế” một cách hợp lý. Lưu ý rằng, đây không phải là

trốn thuế vì doanh nghiệp không vi phạm luật pháp.

2.1.4. Quản trị vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định

* Mục đích :

Là căn cứ để đưa ra quyết định về mặt tài chính như : điều chỉnh quy mô, cơ cấu

vốn đầu tư, hiện đại hóa tài sản cố định, khai thác những năng lực sản xuất TSCĐ hiện có

nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

* Hệ thống chỉ tiêu kiểm tra

- Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp : nhằm phản ánh về mặt chất việc sử dụng vốn cố

định của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này, người quản lý tài chính có thể so sánh kết

quả quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ)

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Số VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

thuần trong kỳ.

Page 45: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

45

VCĐ bình quân = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

2

VCĐ đầu kỳ

(cuối kỳ) =

NG TSCĐ đầu kỳ (cuối

kỳ) -

Số tiền khấu hao lũy kế

đầu kỳ (cuối kỳ)

Số tiền khấu hao

lũy kế ở cuối kỳ =

Số tiền khấu

hao ở đầu kỳ +

Số tiền khấu hao

tăng trong kỳ -

Số tiền khấu hao

giảm trong kỳ

+ Hệ số hàm lượng vốn cố định : để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu

đồng vốn cố định.

Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định : Một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước (sau) thuế

x 100 VCĐ bình quân trong kỳ

* Hệ thống chỉ tiêu phân tích:

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần

NG TSCĐ bình quân trong kỳ

+ Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế ở thời điểm đánh giá

Tổng NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá

* Xử lý thông tin kiểm tra và đề xuất phương hướng, biện pháp:

Sau khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra, khâu quan trọng tiếp theo là phân

tích, xử lý thông tin để rút ra các kết luận của kiểm tra tài chính. Những kết luận cùng

những giải pháp tài chính thường gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Điều chỉnh cơ cấu vốn cố định.

- Thu hồi vốn: Lựa chọn phương pháp khấu hao, mức khấu hao, đánh giá lại tài

sản...

Page 46: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

46

- Thanh toán chi trả: Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các

nguồn tài trợ.

- Nâng cao công suất của máy móc: Có chế độ thưởng phạt về bảo quản và sử

dụng thiết bị, nghiên cứu phát minh tiến bộ kỹ thuật...

2.2. Quản trị vốn lưu động

2.2.1. Khái niệm và thành phần, kết cấu vốn lưu động

* Khái niệm

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động còn cần có các đối

tượng lao động như nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Đối tượng lao động có đặc diểm là

chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, không giữ nguyên hình thái vật chất

ban đầu và giá trị của nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.

Đối tượng lao động xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động còn xét

về giá trị được gọi là vốn lưu động.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Đặc điểm của vốn lưu

động chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động.

Tài sản lưu động gồm 2 loại: Tài sản lưu động sản xuất như nguyên vật liệu, phụ

tùng thay thế, bán thành phẩm...tài sản lưu động lưu thông như thành phẩm, vốn bằng

tiền, vốn trong thanh toán, chi phí chờ kết chuyển...

Có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư

mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông trong doanh nghiệp.

* Đặc điểm :

- Vốn lưu động vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ, sản

xuất, lưu thông.

- Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi hình thái

biểu hiện: Vốn tiền tệ - vốn vật tư hàng hóa - vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất,

vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.

- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ khi

doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

* Thành phần kết cấu vốn lưu động

Nội dung của vốn lưu động bao gồm:

- Vốn bằng tiền.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Các khoản phải thu.

- Các khoản hàng tồn kho.

- Tài sản lưu động khác: Tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển....

Page 47: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

47

* Phân loại vốn lưu động:

- Theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất: 3 loại

+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,

vật liệu đóng gói, công cụ dụng cụ.

+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự

chế, chi phí trả trước.

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn, vốn trong thanh toán: Phải thu, tạm ứng.

- Theo hình thái biểu hiện: 2 loại

+ Vốn vật tư hàng hóa: Là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ

thể.

Gồm : Nguyên vật liệu chính

Nguyên vật liệu phụ

Nhiên liệu

Phụ tùng thay thế

Công cụ dụng cụ.

Sản phẩm dở dang đang chế tạo

Vốn thành phẩm.

Vốn về chi phí trước

+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Vốn bằng tiền : Gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, khoản tạm ứng

+ Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Theo nguồn hình thành:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và

định đoạt

+ Nợ phải trả: Gồm vốn đi vay và vốn trong thanh toán

* Kết cấu vốn lưu động và các nguyên tố ảnh hưởng đến kết cấu

Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm

trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định.

Ý nghĩa: Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tỷ trọng mỗi

khoản vốn chiếm trong cá giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu

động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Page 48: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

48

Các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:

- Về mặt sản xuất: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất, độ dài chu kỳ sản xuất,

trình độ tổ chức quá trình sản xuất...

- Nhân tố về mặt cung ứng: Khoảng cách giữa doanh nghiệp - nhà cung cấp, kỳ

hạn giao hàng, khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần...

- Nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, việc

chấp hành kỷ luật thanh toán...

2.2.2. Quản trị tiền mặt

Tiền mặt có hai dạng đó là tiền gởi và tiền mặt. Công ty luôn phải duy trì một mức

tiền mặt nhất định để có thể trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả thuế,

trả nợ và trả cổ tức… Tuy nhiên, tiền mặt bản thân nó không có khả năng sinh lợi. Vì thế

mục tiêu của nhà quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà họ nắm giữ.

2.2.2.1.Các lý do phải nắm giữ tiền mặt

Các công ty thường nắm giữ tài khoản tiền mặt bao gồm tài khoản giao dịch, dự

phòng và đầu cơ. Tuy nhiên, không thể xác định chi tiết cho từng khoản mục và tổng hợp

lại để xây dựng thành một tài khoản tiền mặt hợp lý sử dụng cho nhiều mục đích khác

nhau. Các nhà quản trị tài chính cần xem xét các lý do nắm giữ tiền mặt để xây dựng tài

khoản tiền mặt mục tiêu. Các nguyên nhân công ty phải nắm giữ tiền mặt là:

- Thực hiện các giao dịch: các giao dịch liên quan đến việc thanh toán và thu hồi

nợ.

- Trả lãi cho ngân hàng và các dịch vụ khác.

- Dự phòng và đầu cơ.

2.2.2.2.Các kỹ thuật quản trị tiền mặt

a. Đồng bộ hóa dòng tiền mặt

Nếu bạn là một cá nhân nhận toàn bộ thu nhập mỗi năm một lần, bạn có thể gởi ở

ngân hàng và định kỳ rút tiền khỏi tài khoản, và số dư bình quân trong cả năm của bạn

bằng một nửa tổng thu nhập hàng năm. Bây giờ, thay vì nhận mỗi năm một lần, bạn nhận

thu nhập mỗi tháng một lần, bạn cũng làm tương tự như thế, nhưng lúc này số dư bình

quân của bạn sẽ thấp hơn nhiều. Nếu bạn có thể sắp xếp được thu nhập hàng ngày để trả

tiền thuê nhà, học phí và những chi phí khác mỗi ngày, và nếu bạn chắc chắn về dòng

nhập quỹ và xuất quỹ, bạn có thể duy trì một cân đối tiền mặt bình quân chặt chẽ.

Tình huống này cũng xảy ra tương tự với các công ty thông qua việc nâng cao chất

lượng dự đoán và sắp xếp các hoạt động để các hóa đơn gắn đúng với nhu cầu tiền mặt,

các công ty có thể duy trì các tài khoản giao dịch ở mức thấp nhất. Nhận thức được điều

này, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dầu mỏ, thẻ tín dụng...

thường sắp xếp để ghi hóa đơn cho khách hàng, để thanh toán hóa đơn riêng của họ, trên

Page 49: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

49

cơ sở “các chu kỳ thanh toán” trong cả tháng. Việc đồng bộ hóa dòng ngân quỹ đảm bảo

tiền mặt khi cần thiết và vì thế giúp công ty giảm tối thiểu tài khoản tiền mặt, giảm nợ

ngân hàng, giảm chi phí vay và do đó tăng lợi nhuận.

b. Giảm thời gian kiểm tra hóa đơn

Khi khách hàng viết và gửi đến một tờ ngân phiếu, điều này không có nghĩa là

công ty đã chính thức nhận được ngân quỹ ngay. Mặc dầu chúng ta đã gởi tiền vào tài

khoản nhưng ngay sau đó chúng ta không thể viết ngân phiếu từ tài khoản này đến ngân

hàng thực hiện xong hoạt động chuyển sec. Trước hết, ngân hàng của chúng ta phải đảm

bảo rằng tờ sec đã gởi vào là an toàn và ngân quỹ trong tài khoản đã sẵn sàng trước khi

chuyển tiền mặt cho chúng ta.

Trên thực tế, công ty phải mất một khoản thời gian dài để thực hiện các hoạt động

kiểm tra ngân phiếu và sử dụng tiền mặt. Trước hết, khách hàng phải gửi ngân phiếu qua

đường bưu điện, hệ thống ngân hàng làm thủ tục chuyển sec và sau đó tiền mặt mới được

đưa vào sử dụng. Đặc biệt, sec của các khách hàng ở xa thường bị trì hoãn do thời gian

chuyển thư và có nhiều ngân hàng tham gia vào quá trình xử lý. Chẳng hạn tình huống

công ty nhận sec và chuyển sec vào ngân hàng. Ngân hàng của công ty phải gửi tờ sec

đến ngân hàng nơi mà tiền đã được rút ra. Chỉ khi ngân hàng cuối cùng này chuyển quỹ

đến ngân hàng của công ty thì lúc đó họ mới có thể sử dụng ngân quỹ.

c. Sử dụng kỹ thuật vốn trôi nổi

Vốn trôi nổi là khoản chênh lệch giữa số dư trong sổ sách của công ty hay của cá

nhân và số dư trong sổ ghi của ngân hàng. Giả sử một công ty ghi lại rằng bình quân họ

viết sec khoản 50 triệu đồng mỗi ngày và mất sáu ngày để sec được chuyển và trừ ra khỏi

tài khoản ngân hàng của công ty. Điều này làm cho số ghi trong sổ sec của công ty thấp

hơn 300 triệu so với tài khoản của ngân hàng, khoản chênh lệch này được gọi là vốn trôi

nổi chi tiêu. Ngược lại, giả sử công ty cũng nhận được 50 triệu đồng mỗi ngày nhưng họ

phải mất bốn ngày để khoản tiền này được gửi và chuyển vào tài khoản của họ. Điều này

dẫn đến khoản chênh lệch 200 triệu đồng được gọi là vốn trôi nổi thu hồi nợ. Vốn trôi nổi

ròng của công ty là khoản chênh lệch giữa 300 triệu đồng vốn trôi nổi chi tiêu và 200

triệu đồng vốn trôi nổi thu hồi, bằng 100 triệu đồng.

Nếu tiến trình thu tiền và chuyển sec của công ty hiệu quả hơn của những người

nhận sec - thường xảy ra đối với các công ty lớn và kinh doanh hiệu quả thì công ty sẽ có

số dư âm trong sổ ghi sec nhưng lại có số dư dương trong sổ ghi ngân hàng. Hiển nhiên,

công ty cần phải dự đoán một cách chính xác thời hạn trung chuyển của quá trình thanh

toán và thời hạn trung chuyển của quá trình thu hồi nợ để có thể tận dụng tối đa vốn trôi

nổi.

d. Đẩy nhanh tốc độ thu tiền

Hai kỹ thuật phổ biến nhất để đẩy nhanh tốc độ thu tiền:

Page 50: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

50

- Hệ thống tài khoản thu gom: Hệ thống tài khoản thu gom là một trong nhưng

công cụ quản trị tiền mặt lâu đời nhất. Trong hệ thống tài khoản thu gom, các tờ sec của

khách hàng được gởi đến hộp thư đặt ở bưu điện của thành phố chứ không phải là trụ sở

công ty. Chẳng hạn như công ty có trụ sở Hà Nội yêu cầu khách hàng ở Cần Thơ gửi sec

thanh toán đến hộp thư ở Thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng ở Huế thì gửi sec đến Đà

Nẵng..., chứ không phải gửi tiền đến Hà Nội. Ngân hàng ở địa phương đó đến kiểm tra

hộp thư nhiều lần trong ngày và chuyển tiền vào tài khoản của công ty ngay tại thành phố

đó. Sau đó, ngân hàng báo cáo cho công ty những biên lai nhận được trong ngày, thông

thường qua hệ thống chuyển dữ liệu điện tử vì hệ thống này cho phép cập nhật trực tuyến

những báo cáo về khoản phải thu của công ty. Hệ thống tài khoản thu gom làm giảm thời

gian nhận sec từ khách hàng, sau đó gửi, chuyển qua hệ thống ngân hàng để đưa quỹ vào

sử dụng. Dịch vụ gom có thể làm tăng thời gian sử dụng ngân quỹ sớm hơn 2 đến 5 ngày

so với hệ thống thông thường.

- Thanh toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động: các công ty ngày càng muốn được

thanh toán các hóa đơn lớn qua điện thoại hoặc ghi nợ tự động. Với hệ thống ghi nợ điện

tử, ngân quỹ tự động được trừ ra khỏi một tài khoản này và cộng vào tài khoản kia. Tất

nhiên, sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ tốc độ cao và công nghệ thông tin đang ngày

càng làm cho quá trình này trở nên khả thi và hiệu quả hơn.

e. Kiểm soát quá trình thanh toán

Hình 2.1. Quá trình thanh toán tiền mặt

f. Kế hoạch hóa và tập trung hóa việc chi tiêu

Các công ty thường trả hóa đơn đúng thời hạn chứ không nên trả trước hay sau

ngày hẹn. Việc thanh toán trước sẽ làm giảm số dư tiền mặt bình quân trong khi trả muộn

sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của công ty hoặc bị mất cơ hội chiết khấu tiền mặt.

0 1 2 3 4 5 6

Thời gian thư tín Thời gian

xử lý

Thời gian chuyển khoản

Thời gian (ngày)

Công ty gửi

sec cho khách

hàng

Sec được nhận ở văn phòng của

khách hàng

Sec được chuyển

khoản tại ngân

hàng của khách

hàng

Tài khoản

công ty ghi

Page 51: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

51

Tập trung hóa việc thanh toán từ các tài khoản chi tiêu được duy trì ở ngân hàng

trung tâm giúp giảm thiểu lượng tiền mặt nhàn rỗi mà công ty giữ ở các văn phòng khu

vực và ở các tài khoản ngân hàng chi nhánh. Nhiều công ty thiết lập hệ thống số dư bằng

không, một tài khoản mẹ được thiết lập để nhận tất cả các khoản tiền gởi đến và đưa vào

hệ thống số dư không. Khi sec được chuyển khoản qua các tài khoản số dư không nơi mà

sec được phát lệnh, tiền mặt được chuyển đến các tài khoản này từ tài khoản mẹ. Các tài

khoản chi tiêu này được gọi là tài khoản số dư không vì khoản tiền mặt chính xác được

chuyển vào đó hàng ngày để trang trải các khoản chi tiêu, làm cho tài khoản chỉ có số dư

bằng không vào cuối ngày.

g. Sử dụng hối phiếu

Hối phiếu có dạng tương tự như sec, chỉ khác ở điểm là nó không thể thanh toán

theo yêu cầu. Thay vì thế, khi một hối phiếu được chuyển đến ngân hàng của công ty để

thu nợ, ngân hàng phải trình hối phiếu này cho công ty duyệt trước khi thực hiện thủ tục

thanh toán. Trên thực tế, các hối phiếu cá nhân được xem là trả hợp lệ cho các ngân hàng

vào ngày sau khi hối phiếu trình cho công ty trừ khi công ty trả lại hối phiếu và công ty

chỉ định là hối phiếu đó không được thanh toán. Một khi hối phiếu được trình, công ty

phải ngay lập tức gửi khoản tiền cần thiết để thanh toán.

Sử dụng hối phiếu thay cho sec cho phép công ty giữ số dư tiền mặt ở mức thấp

trong các tài khoản chi vì không cần phải giữ tiền mặt trong đó cho đến khi hối phiếu

được trình để yêu cầu thanh toán. Thông thường, sử dụng hối phiếu mất nhiều chi phí

hơn so với sử dụng sec. Số dư tài khoản càng thấp thì chi phí xử lý càng cao do ngân

hàng tính phí cho dịch vụ này; chi phí này bao gồm cả việc phân tích lợi ích, chi phí của

việc sử dụng hối phiếu để thanh toán.

Hiện nay, hối phiếu chủ yếu được sử dụng để kiểm soát tập trung các hoạt động

thanh toán của các văn phòng khu vực hơn là một phương tiện làm chậm quá trình chi

tiêu.

h. Kéo dãn thời gian thanh toán các khoản nợ phải trả

Nhiều công ty thanh toán các khoản nợ phải trả trước khi đến hạn. Dĩ nhiên là

không có lợi khi trả các khoản nợ trước khi đến hạn trừ khi nhà cung cấp thực hiện chiết

khấu đối với các đơn hàng thanh toán

Chứng khoán thanh khoản cao

Trên thực tế, các nhà quản trị không bao giờ tách riêng quản trị tiền mặt ra khỏi

chứng khoán khả nhượng. Chứng khoán khả nhượng có khả năng sinh lời thấp hơn nhiều

so với các loại tài sản hoạt động. Thế tại sao các công ty vẫn duy trì một lượng lớn tài sản

sinh lợi thấp như vậy?

Hầu như các công ty nắm giữ chứng khoán khả nhượng vì có cùng những nguyên

nhân với việc nắm giữ tiền mặt. Mặc dù chứng khoán khả nhượng không hoàn toàn giống

như tiền mặt nhưng chúng có thể được chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng chỉ bằng

Page 52: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

52

cách gọi điện đến trung tâm môi giới. Hơn nữa, trong khi tiền mặt và các loại tín phiếu

thương mại không sinh lợi, chứng khoán khả nhượng vẫn đem lại một mức lợi nhuận

nhất định tuy không cao. Vì thế, rất nhiều công ty nắm giữ chứng khoán khả nhượng thay

vì tiền mặt, và họ sẽ chuyển chúng thành tiền mặt khi dòng xuất quỹ vượt quá dòng nhập

quỹ. Trong những tình huống này, chứng khoán khả nhượng có thể được sử dụng thay

cho tài khoản giao dịch, tài khoản dự phòng, tài khoản đầu cơ hay cho cả ba loại tài

khoản trên. Chứng khoán thường được lưu giữ vì mục tiêu dự phòng - hầu hết các công

ty muốn dựa vào tín dụng ngân hàng để tạo lập các giao dịch tạm thời hoặc để đáp ứng

nhu cầu đầu cơ, nhưng họ vẫn có thể có những tài sản khả nhượng cao để ngăn chặn tình

trạng thiếu nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tóm lại, nắm giữ tiền mặt và chứng khoán khả nhượng đều có những lợi ích và

chi phí của nó. Lợi ích là công ty giảm được chi phí giao dịch do không phải phát hành

chứng khoán hoặc đi vay thường xuyên khi thiếu tiền mặt. Đồng thời họ luôn có sẵn tiền

mặt để tận dụng được những hợp đồng giá rẻ hay những cơ hội phát triển bất thường. Bất

lợi đầu tiên là lợi nhuận sau thuế của tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn là rất thấp. Vì

thế, công ty phải xem xét cẩn thận những lợi ích và chi phí khi nắm giữ chúng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy giả thuyết đánh đổi này giải thích lý do của

việc giữ tiền mặt. Các công ty có cơ hội tăng trưởng cao thường mất mát nhiều nhất nếu

họ không có đủ tiền mặt để nhanh chóng nắm bắt cơ hội và dữ liệu cũng cho thấy rằng

những công ty này đã không duy trì tiền mặt và chứng khoán khả nhượng ở mức cần

thiết. Những công ty có dòng ngân quỹ biến động là những công ty có khả năng hết tiền

mặt nhanh nhất, vì thế họ luôn duy trì tiền mặt ở mức cao. Ngược lại, với các công ty lớn

có mức độ tín dụng tín nhiệm cao thì việc nắm giữ tiền mặt ít quan trọng hơn vì họ có thể

nhanh chóng thâm nhập vào thị trường vốn với chi phí thấp. Và vì thế, họ duy trì một

mức tiền mặt tương đối thấp hơn. Tất nhiên, luôn có những trường hợp đặc biệt như

Ford, là một công ty lớn mạnh, nhiều tiền mặt nhưng có biến động lớn. Nhìn chung,

những công ty có cơ hội tăng trưởng cao vẫn là những công ty có tài khoản tiền mặt cao

nhất.

2.2.3. Quản trị khoản phải thu

2.2.3.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm bốn yếu tố sau:

- Tiêu chuẩn tín dụng liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết để khách hàng tín

dụng có thể được chấp nhận mua tín dụng.

- Thời hạn tín dụng là thời gian mà người mua được trì hoãn thanh toán, nghĩa là

từ lúc ghi hóa đơn đến thời hạn cuối cùng họ phải thanh toán, chẳng hạn như Net 60.

- Chiết khấu nhờ trả sớm tỷ lệ phần trăm giảm giá và thời hạn trả trước để được

nhận chiết khấu tiền mặt, chẳng hạn như 2/10 net 60. 2/10 chính là phần chiết khấu khách

Page 53: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

53

hàng nhận được trong trường hợp thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày viết hóa

đơn.

- Chính sách thu hồi nợ được đo lường bởi mức độ chặt chẽ hay lỏng lẻo của công

ty trong nỗ lực thu hồi các hợp đồng trả chậm.

Nhà quản trị tín dụng có trách nhiệm quản lý chính sách tín dụng của công ty. Tuy

nhiên, do tầm quan trọng của chính sách này mà thông thường chính hội đồng quản trị sẽ

quyết định và thiết lập chính sách tín dụng.

a. Tiêu chuẩn tín dụng

Tiêu chuẩn tín dụng là những yếu tố liên quan đến sức mạnh tài chính và mức độ

tín nhiệm tín dụng mà mỗi khách hàng phải đảm bảo để có quyền hưởng mức tín dụng

mà công ty cấp cho. Nếu một khách hàng không đáp ứng được yêu cầu với kỳ hạn tín

dụng thông thường, họ vẫn có thể mua hàng của công ty nhưng với kỳ hạn khắt khe hơn.

Chẳng hạn, kỳ hạn bình thường của công ty cho phép thanh toán sau 30 ngày và kỳ hạn

này được áp dụng cho tất cả các khách hàng có chất lượng tín dụng cao. Tiêu chuẩn tín

dụng của công ty được dùng để xác định những khách hàng nào đảm bảo tiêu chuẩn tín

dụng thông thường và mức độ tín dụng mà mỗi khách hàng có thể được hưởng.

Việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng là để đo lường chất lượng tín dụng, qua đó xác

định xác suất mất mát khi cấp tín dụng cho khách hàng. Quá trình dự đoán xác xuất mất

mát của một khách hàng nào đó là một quá trình điều chỉnh khách quan. Tuy nhiên, việc

đánh giá tín dụng là một quá trình được thiết lập mà qua đó một nhà quản trị tín dụng

thành công có thể tạo ra được những điều chỉnh chính xác, hợp lý về xác suất không trả

được nợ của khách hàng theo từng nhóm khách hàng khác nhau.

Quản trị tín dụng đòi hỏi phải luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và

chính xác. Đối với khách hàng là công ty, thông tin tín dụng khách hàng thường bao gồm

những thông tin chủ yếu như sau:

1. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

2. Các thông số tài chính quan trọng.

3. Thông tin từ các nhà cung cấp của công ty cho biết họ thường trả đúng thời hạn

hay trả trễ hơn và trong thời gian gần đây họ có lần nào không thanh toán nợ hay

không.

4. Bảng mô tả điều kiện vật lý trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty.

5. Bảng mô tả về người chủ công ty, bao gồm báo cáo về các lần phá sản, kiện tụng

trước đây của họ.

Ở những thị trường có bộ phận đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng, thông tin về

mức độ tín nhiệm tín dụng là vô cùng cần thiết.

Đánh giá tín dụng khách hàng cá nhân tương tự cũng như vậy, bao gồm thông tin

về thu nhập, số năm làm việc, sở hữu nhà cửa, đất đai, thông tin về tín nhiệm tín dụng

trong quá khứ. Mặc dù có rất nhiều thông tin tín dụng nhưng chúng vẫn phải được xử lý.

Page 54: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

54

Ngày nay, hệ thống thông tin tin học có thể giúp các nhà quản trị ra quyết định chính xác

hơn, tuy nhiên, hầu hết các quyết định tín dụng vẫn là quyết định không chắc chắn.

Về nguyên tắc, công ty nên mở rộng tiêu chuẩn chất lượng cho các tài khoản khi

khả năng sinh lợi trên doanh thu được lớn hơn chi phí tăng thêm. Như vậy, chi phí cho

việc nới rộng tiêu chuẩn tín dụng là gì? Một số chi phí phát sinh do việc mở rộng bộ phận

tín dụng, nhân viên làm công việc liên quan đến việc kiểm tra các tài khoản tăng thêm, và

phục vụ số khoản phải thu tăng thêm. Chúng ta lấy các chi phí này trừ ra khỏi mức sinh

lợi từ doanh số tăng lên để xác định mức sinh lợi ròng. Một chi phí khác phát sinh từ mức

sinh lợi tăng thêm này là mất mát do nợ xấu.

Cuối cùng là chi phí cơ hội để có được vốn cho việc đầu tư vào khoản phải thu

tăng thêm thay vì đầu tư vào các tài sản khác. Khoản phải thu tăng thêm hình thành từ (1)

doanh số tăng thêm và (2) kỳ thu tiền bình quân dài hơn. Nếu khách hàng mới bị hấp dẫn

bởi việc công ty nới rộng tiêu chuẩn tín dụng, tốc độ thu nợ từ các khách hàng có chất

lượng thấp hơn này thường chậm hơn so với tốc độ thu tiền từ các khách hàng hiện tại.

Hơn nữa, việc mở rộng tín dụng tự do hơn có thể làm cho các khách hàng hiện tại có xu

hướng kéo dãn thời gian thanh toán so với trước.

Để đánh giá khả năng sinh lợi của việc mở rộng tiêu chuẩn tín dụng, chúng ta phải

biết mức sinh lợi của doanh số tăng thêm, nhu cầu tăng thêm đối với sản phẩm do tiêu

chuẩn tín dụng được mở rộng, kỳ thu tiền bình quân tăng thêm, và tỷ suất sinh lợi cần

thiết trên đầu tư.

Giả sử công ty A & M có doanh số hiện tại là 100 triệu đồng, tỷ lệ chi phí biến đổi

biên là 90% giá bán, bao gồm cả chi phí cho bộ phận tín dụng. Công ty đang hoạt động

dưới mức công suất tối đa và việc tăng doanh số sẽ không làm tăng chi phí cố định. Vì

thế, tỷ lệ lợi nhuận gộp cho mỗi đơn vị sản phẩm bằng giá bán trừ chi phí biến đổi, bằng

10% doanh số.

Giả thiết rằng doanh số hiện tại sẽ không có xu hướng tăng thêm. Công ty dự kiến

sẽ mở rộng tiêu chuẩn tín dụng cho các nhóm khách hàng A, B và C. Doanh số và kỳ thu

tiền bình quân của nhóm khách hàng này được cho trong bảng sau:

Hiện tại Nhóm A Nhóm B Nhóm C

Doanh số tín dụng (triệu đồng) 100 115 120 122

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 45 50 90 140

Bảng 2.1. Dự đoán thông tin tín dụng của các nhóm khách hàng

Dự kiến khách hàng hiện tại sẽ không thay đổi thói quen thanh toán của họ. Chi

phí cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 30%.

Các thông tin này giúp chúng ta đánh giá được đánh đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng

tăng thêm trên doanh số tăng thêm và chi phí cơ hội của việc đầu tư và khoản phải thu.

Đầu tư tăng thêm chỉ phát sinh từ các khách hàng mới. Lợi nhuận tăng thêm là tỷ lệ lợi

Page 55: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

55

nhuận gộp biên nhân doanh số tăng thêm. Với doanh số tăng thêm cho từng nhóm khách

hàng, khoản phải thu tăng thêm hình thành và bằng kỳ thu tiền bình quân nhân với doanh

số tín dụng bình quân mỗi ngày. Trong ví dụ này, vốn đầu tư tăng thêm được tính bằng

khoản phải thu tăng thêm nhân 90%. Cuối cùng, chúng ta xác định chi phí cơ hội do đầu

từ vào các khoản phải thu bằng cách nhân vốn đầu từ tăng thêm với phí tổn cơ hội vốn là

30%. Lợi nhuận ròng được tính bằng lợi nhuận tăng thêm trừ chi phí cơ hội vốn. Một

chính sách tín dụng tối ưu sẽ liên quan đến việc mở rộng tự do hơn cho đến khi khả năng

sinh lợi biên trên doanh số bằng thu nhập cần thiết trên đầu tư tăng thêm vào khoản phải

thu. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

STT Chỉ tiêu Giải thích

Nhóm

A

Nhóm

B

Nhóm

C

(1) Doanh số tăng thêm 15 5 2

(2) Lợi nhuận tăng thêm (1) x 10% 1,5 0,5 0,2

(3) Khoản phải thu tăng

thêm

Kỳ thu tiền bình quân ×(1)

360

2,08 1,25 0,7

(4) Vốn đầu tư tăng thêm (3) x 90% 1,875 1,125 0,63

(5) Chi phí cơ hội vốn (4) x 30% 0,5625 0,3375 0,189

(6) Lợi nhuận ròng tăng

thêm (2) – (5)

0,9375 0,1625 0,011

Bảng 2.2. Phân tích quyết định mở rộng tín dụng cho các nhóm khách hàng

Kết quả cho thấy công ty nên mở tín dụng cho toàn bộ ba nhóm khách hàng A, B

và C. Tuy nhiên, vì chúng ta chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn, nên chúng ta sẽ làm tăng

rủi ro cho công ty. Rủi ro đó được phản ánh trong phương sai của dòng ngân quỹ kỳ vọng

của công ty. Tăng rủi ro này cũng tự biểu thị trong mất mát do nợ xấu tăng thêm.

b. Thời hạn bán hàng

Thời hạn bán hàng chỉ độ dài thời gian mà tín dụng được mở cho một khách hàng

và tỷ lệ chiết khấu nếu họ trả sớm. Về cơ bản, có những tiêu chuẩn bán hàng như sau:

COD và CBD – không cấp tín dụng: COD (cash on delivery) nghĩa là thanh toán

tiền mặt lúc giao hàng. Rủi ro duy nhất mà người bán có thể gặp là người mua có thể từ

chối khi hàng được giao. Trong những trường hợp đó, người bán phải chịu chi phí vận

chuyển. Đôi lúc người bán có thể yêu cầu thanh toán theo hình thức CBD (cash before

delivery), nghĩa là thanh toán trước trước khi giao hàng để tránh mọi rủi ro. Như vậy, với

điều khoản COD và CBD, người bán không mở tín dụng.

Thời hạn ròng - chiết khấu tiền mặt: Ngoài việc mở tín dụng, công ty có thể đưa

rac chiết khấu tiền mặt nếu hóa đơn được thanh toán trong thời kỳ đầu của thời hạn bán

hàng. Chẳng hạn như công ty thông báo thực hiện chính sách “2/10 net 30”, áp dụng cho

Page 56: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

56

tất cả các khách hàng của họ. Với chính sách này, khách hàng được giảm 3% nếu thanh

toán trong vòng 10 ngày đầu, còn những ai thanh toán trong vòng 30 ngày thì phải thanh

toán đầy đủ theo hóa đơn. Thông thường, chiết khấu tiền mặt được đưa ra để thúc đẩy

khách hàng thanh toán sớm. Lưu ý rằng chiết khấu tiền mặt khác với chiết khấu thương

mại và chiết khấu theo số lượng.

Seasonal Dating: Nếu sản phẩm của công ty có yếu tố mùa vụ, công ty có thể áp

dụng ngày mùa để chiết khấu. Chẳng hạn, công ty sản xuất đồ tắm Slimware, bán hàng

với kỳ hạn 2/10 net 30, ngày 1/5. Điều này có nghĩa là đơn hàng chỉ có hiệu lực vào ngày

1 tháng 5 thậm chí cả đối với hàng hóa đã được bán vào tháng 5. Khách hàng được

hưởng chiết khấu nếu trả tiền trong thời hạn từ ngày 1 đến ngày 10 tháng năm, nếu không

họ phải trả toàn bộ giá trị trên hóa đơn nếu thanh toán vào ngày 30 tháng năm. Công ty

sản xuất trong cả năm nhưng các cửa hàng bán lẻ lại tập trung vào mùa xuân và đầu hè.

Với chính sách chiết khấu theo mùa, công ty thuyết phục khách hàng mua hàng sớm hơn,

tiết kiệm chi phí lưu kho và đồng thời lại tăng khả năng “giữ khách hàng”

Như vậy, thời hạn bán hàng là một biến số chung bao gồm hai biến số là thời hạn

tín dụng và chiết khấu trả trước.

c. Thời hạn tín dụng

Thời hạn tín dụng có thể tác động rất lớn đến doanh số. Nếu nhu cầu đối với một

loại sản phẩm nào đó phụ thuộc vào thời kỳ tín dụng, công ty có thể thúc đẩy tăng doanh

số bằng cách kéo dài thời hạn tín dụng. Chẳng hạn IBM đã nỗ lực tăng doanh thu của một

loại máy tính PC để bàn đang trong thời kỳ suy giảm bằng cách mở rộng thời hạn tín

dụng cho các nhà kinh doanh máy tính. Tuy nhiên để ra quyết định này, công ty phải

nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Nếu các đối thủ cũng kéo dài thời hạn tín

dụng thì các công ty trong ngành cuối cùng sẽ kết thúc trò chơi mà vẫn không tăng được

doanh số trong khi đó, họ phải đầu tư nhiều hơn cho khoản phải thu và vì thế dẫn đến sự

sụt giảm lợi nhuận.

Cũng như với tiêu chuẩn tín dụng, khi mở rộng thời hạn tín dụng, các nhà quản trị

tài chính phải xem xét sự đánh đổi hay bù trừ giữa lợi nhuận ròng tăng thêm và các khoản

chi phí tăng thêm. Cụ thể hơn, họ phải phân tích những ảnh hưởng có thể có của việc kéo

dài thời kỳ tín dụng bằng cách so sánh khả năng sinh lợi của doanh số kỳ vọng tăng thêm

với tỷ suất sinh lợi cần thiết của các khoản đầu tư vào khoản phải thu và tồn kho. Ngoài

ra, họ cũng phải tính đến các mất mát tăng thêm. Nếu công ty tiếp tục chấp nhận khách

hàng với cùng chất lượng thì sẽ không có thay đổi nào đáng kể về tỷ lệ mất mát.

Chúng ta giả sử A & M thay đổi thời hạn tín dụng từ mức hiện tại là Net 30 lên

các phương án lần lượt là Net 45, Net 60 và Net 75. Việc mở rộng các thời hạn này làm

cho doanh số tăng thêm và đồng thời kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên. Thông tin về

doanh số tăng thêm, thời hạn bán hàng và kỳ thu tiền bình quân được trình bày trong

bảng …. Giả sử việc mở rộng tín dụng vừa làm cho khách hàng cũ kéo dãn thời gian

thanh toán và đồng thời có thêm khách hàng mới tham gia mua tín dụng tại công ty.

Page 57: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

57

Hiện tại Net 45 Net 60 Net 70

Doanh số 112 120 125 127

Thời hạn bán hàng 30 45 60 75

Kỳ thu tiền bình quân 45 50 65 90

Bảng 2.3. Thông tin về kéo dài thời hạn tín dụng

Về lợi ích tăng thêm, công ty có được lợi nhuận tăng thêm từ doanh số tăng

thêm. Lợi nhuận tăng thêm cũng được tính như ở trên khi lựa chọn khách hàng. Chúng ta

lấy doanh số nhân với tỷ lệ lợi nhuận gộp biên là 10%. Chi phí phát sinh từ việc sử dụng

vốn để đầu tư vào khoản phải thu. Tổng khoản phải thu tăng thêm gồm hai phần:

(1) Phần thứ nhất biểu diễn khoản phải thu liên quan đến doanh số tăng thêm.

Phần này được tính bằng cách nhân kỳ thu tiền bình quân với doanh số tín dụng tăng

thêm.

(2) Phần thứ hai trong tổng khoản phải thu tăng thêm hình thành do khách hàng cũ

chậm thanh toán tiền hơn so với trước. Khoản phải thu cũ tăng thêm này được tính bằng

cách lấy doanh số cũ nhân với thời hạn thanh toán chậm so với chính sách cũ. Đối với

khoản phải thu do khách hàng mới, mức đầu tư của công ty bao gồm chi phí biến đổi trên

doanh số. Đối với khoản phải thu do khách hàng cũ, đầu tư tương ứng sử dụng phân tích

biên là toàn bộ giá trị khoản phải thu. Nói cách khác, việc sử dụng chi phí biến đổi gắn

với doanh số chỉ áp dụng đối với doanh số mới. Khoản phải thu do khách hàng cũ sẽ

được thu hồi bằng tiền mặt nếu họ không thay đổi thời hạn tín dụng. Vì thế, họ phải tăng

mức đầu tư đúng với số tiền tăng thêm. Lợi nhuận ròng tăng thêm tính ở dòng 8 bằng lợi

nhuận tăng thêm trừ chi phí cơ hội vốn đầu tư vào khoản phải thu.

S

T

T

Chỉ tiêu Giải thích Net 45 Net 60 Net 70

(1) Doanh số tăng thêm 8 5 2

(2) Lợi nhuận tăng thêm (1) × 10% 0,8 0,5 0,2

(3) Khoản phải thu tăng thêm 2,67 5,902 9,18

(4) Khoản phải thu mới

KTTbq × Dsố mới

360

1,11 0,902 0,5

(5) Khoản phải thu cũ

KTTbq tăng thêm × D.số cũ

360

1,56 5 8,68

(6) Vốn đầu tư vào khoản

phải thu (4) x 90% + (5) 2,56 5,81 9,13

Page 58: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

58

(7) Chi phí cơ hội vốn (6) x 30% 0,77 1,74 2,74

(8) Lợi nhuận ròng tăng thêm (2) – (7) 0,03 (1,24) (2,54)

Bảng 2.4. Phân tích quyết định kéo dài thời hạn bán hàng cho A & M

Với kết quả trên, công ty nên chấp nhận bán tín dụng với thời hạn Net 45 vì với

thời hạn này, lợi nhuận tăng thêm có thể bù đắp được chi phí cơ hội do đầu tư tăng thêm

vào khoản phải thu.

d. Chiết khấu tiền mặt

Chiết khấu tiền mặt là mức chiết khấu được áp dụng nếu khách hàng thanh toán

sớm hơn trong một thời kỳ nhất định. Chiết khấu tiền mặt thường được biểu diễn theo

hình thức tỷ lệ chiết khấu phần trăm trên doanh số. Độ dài của thời kỳ chiết khấu cũng

quy định cụ thể thời gian áp dụng việc chiết khấu. Chẳng hạn thời hạn bán hàng “2/10

Net 30” có nghĩa là khách hàng có thể được giảm 2% trên giá trị đơn hàng nếu thanh toán

trong vòng 10 ngày kể từ khi viết hóa đơn. Nếu không thanh toán trong thời gian này,

khách hàng phải thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày viết

hóa đơn.

Chiết khấu tiền mặt được áp dụng để tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu và bằng

cách mở rộng chiết khấu, công ty giảm mức đầu tư vào khoản phải thu và các chi phí liên

quan. Bù cho các khoản tiết kiệm hay lợi ích này, công ty phải mất đi chi phí chiết khấu

trên phần doanh thu của các hóa đơn.

Ví dụ về tình huống công ty A & M, giả sử công ty bán tín dụng với thời hạn Net

45 và không cho hưởng chiết khấu. Giả sử công ty muốn cấp chiết khấu cho khách hàng

với thời hạn từ 1/10 Net 45 đến 2/10 Net 45 . Kỳ thu tiền bình quân trong chính sách 1/10

Net 45 giảm xuống còn 35 ngày với chính sách 2/10 Net 45 thì kỳ thu tiền bình quân còn

30 ngày. Với chính sách thứ nhất có 40% khách hàng nhận chiết khấu còn chính sách thứ

hai thì có 50% khách hàng nhận chiết khấu. Chúng ta bắt đầu phân tích để lựa chọn chính

sách chiết khấu.

STT Chỉ tiêu Giải thích Net 45 1/10

Net 45

2/10

Net 45

(1) Doanh số 120 120 120

(2) Khoản phải thu

KTTbq × 120

360

16,67 11,67 10

(3) Giảm khoản phải thu 5 1,67

(4) Giảm vốn đầu tư vào

khoản phải thu (3) × 90% 4,5 1,503

(5) Tiết kiệm chi phí cơ (4) × 30% 1,35 0,45

Page 59: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

59

hội

(6) Thiệt hại do chiết

khấu

120 × tỷ lệ chiết khấu

× tỷ lệ khách hàng

nhận chiết khấu

0,48 1,2

(7) Lợi nhuận ròng (5) – (6) 0,87 -0,75

Bảng 2.5. Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng tín dụng A&M

Như vậy, công ty nên cấp tín dụng vơi thời hạn 1/10 Net 45. Nghĩa là với

thời hạn này, tiết kiệm chi phí cơ hội do đẩy nhanh tốc độ thu tiền lớn hơn chi phí dành

cho chiết khấu. Nếu việc đẩy nhanh tốc độ thu tiền không đem lại đủ phần tiết kiệm chi

phí cơ hội để bù đắp cho chi phí chiết khấu thì A & M không nên áp dụng chính sách

chiết khấu.

e. Chính sách thu hồi nợ

Chính sách thu hồi nợ liên quan đến các thủ tục mà công ty sử dụng để thu hồi các

khoản nợ quá hạn. Các thủ tục này bao gồm các hoạt động như gởi thư đến cho khách

hàng, điện thoại, viếng thăm cá nhân và cuối cùng là các hành động mang tính luật pháp.

Một trong những biến số cơ bản nhất của chính sách này chính là số tiền cho cho các thủ

tục thu hồi.

Tiến trình thu hồi nợ thường tốn khá nhiều chi phí, do cả các chi phí ngoài dự tính

và cả mất uy tín do khách hàng không muốn bị chuyển cho cơ quan thu hồi nợ. Tuy

nhiên, cũng cần phải kiên quyết để ngăn chặn sự kéo dài của thời hạn thu tiền và giảm

thiểu mất mát. Công ty phải xác định rõ cân đối giữa chi phí và lợi nhuận thu được từ các

chính sách thu hồi khác nhau.

Những thay đổi trong chính sách thu hồi nợ ảnh hưởng đến doanh số, kỳ thu tiền

và phần trăm thất thoát nợ. Công ty cần tính đến tất cả các yếu tố này khi xây dựng chính

sách tín dụng.

Điểm bão hoà Chi phí thu nợ

Hình 2.2. Quan hệ giữa chi phí mức độ giảm mất mát trong chính sách thu hồi nợ

Biến số cơ bản của chính sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của các thủ tục thu nợ.

Trong một giới hạn nhất định, số tiền chi tiêu tương đối cho hoạt động thu nợ càng cao,

tỷ lệ mất mát càng thấp và kỳ thu tiền càng ngắn. Song mối quan hệ giữa chi phí thu nợ

và mất mát cũng như kỳ thu tiền không phải là quan hệ tuyến tính. Ban đầu, sự gia tăng

ất

Page 60: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

60

chi phí thu nợ có thể giảm đáng kể các mất mát và thời hạn thu tiền, càng về sau việc gia

tăng chi phí thu nợ sẽ không còn tích cực nữa. Điều này được minh họa qua hình 7.3. Để

cân nhắc chi phí của các khoản nợ thu hồi, ta giả sử lượng bán không còn ảnh hưởng đến

nỗ lực thu nợ. Như vậy, cân nhắc giữa một bên là giảm đầu tư vào khoản phải thu và

giảm mất mát, còn bên kia là tăng chi phí kiểm soát tín dụng, tăng cường hoạt động thu

nợ. Một khoản phải thu chỉ tốt như mong muốn khi nó được thanh toán đúng hạn. Công

ty không thể chờ quá lâu đối với các hóa đơn quá hạn trước khi khởi sự thủ tục thu tiền.

Song nếu khởi sự các thủ tục thu tiền quá sớm, không hợp lý có thể làm mất lòng khách

hàng thực chất là có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ. Trước khi khởi sự các thủ

tục thu nợ, công ty cần phải tự đặt hai câu hỏi:

- Giá trị của khoản nợ quá hạn là bao nhiêu?

- Thời gian quá hạn là bao lâu?

Thủ tục thu nợ thường bao gồm một trình tự hợp lý cho các giải pháp mà công ty

áp dụng như điện thoại, thư tín, viếng thăm cá nhân, hoạt động pháp luật.

Ví dụ: Các biện pháp thu hồi khoản phải thu

Thời hạn Hành động cần thiết

15 ngày sau khi hóa đơn đến

hạn

Gửi thư kèm theo số hóa đơn nhắc thời hạn và giá

trị đúng hạn và yêu cầu trả tiền.

45 ngày sau khi đến hạn

Gửi thư kèm theo thông tin hóa đơn thúc giục trả

tiền và khuyến cáo là có thể làm giảm uy tín trong

các yêu cầu tín dụng.

75 ngày sau khi hóa đơn đến

hẹn

Gửi thư, gửi thông tin của hóa đơn thông báo là nếu

không trả đủ tiền trong thời hạn 30 ngày sẽ hủy bỏ

các giá trị tín dụng đang thiết lập.

80 ngày sau khi hóa đơn đến

hạn

Gọi điện thoại khẳng định thông báo cuối cùng.

105 ngày sau khi hóa đơn đến

hạn

Gửi thư, thông báo là hủy bỏ giá trị tín dụng của

khách hàng ngày cả khi đã trả đủ tiền. Nếu khoản

nợ quá lớn thông báo cho khách hàng là có thể đòi

nợ bằng con đường luật pháp.

135 ngày sau khi hóa đơn đến

hạn

Có thể đưa khoản nợ vào nợ khó đòi. Nếu khoản nợ

quá lớn thì khởi sự đòi nợ bằng pháp luật.

Bảng 2.6. Ví dụ về các biện pháp thu hồi khoản phải thu

Thủ tục đòi nợ vừa mềm dẻo vừa cương quyết. Tất nhiên, thu nợ bằng con đường

luật pháp là cuối cùng và bắt buộc. Đòi nợ bằng luật pháp ít có giá trị thực tế và chỉ nên

Page 61: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

61

áp dụng đối với trường hợp phá sản, khi mà họ không thể thu hồi được khoản nợ. Hợp lý

hơn cả vẫn là giải quyết bằng thỏa hiệp.

2.2.3.2. Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng

Một khi công ty đã xây dựng chính sách tín dụng và thu hồi nợ, họ có thể sử dụng

chính sách đó làm cơ sở cho việc đánh giá khách hàng tín dụng bao gồm ba bước chính

như sau:

- Thu thập thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng.

- Phân tích thông tin để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng.

- Quyết định có nên mở tín dụng cho khách hàng đó không và nếu có thì xác định

hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng đó.

Quy trình đánh giá tín dụng bị giới hạn bởi cả thời gian và chi phí. Thông thường

một công ty chỉ có vài ngày hoặc trong một số trường hợp, chỉ có vài giờ dành cho việc

đánh giá một yêu cầu mua tín dụng. Trì hoãn quá lâu quyết định này có thể dẫn đến nguy

cơ mất đơn hàng của khách hàng tiềm năng.

Quy trình đánh giá tín dụng cũng bị giới hạn bởi các nguồn lực của bộ phận tín

dụng. Lượng thời gian và tiền mà công ty dành cho việc đánh giá yêu cầu tín dụng của

một khách hàng tín dụng nên phụ thuộc vào khả năng mất mát mà công ty phải chịu nếu

họ quyết định sai. Mất mát tiềm năng này có thể do từ chối cấp tín dụng cho một khách

hàng có mức độ tín nhiệm cao hoặc do cấp tín dụng cho một khách hàng có mức độ tín

nhiệm tín dụng thấp. Mất mát tiềm năng càng lớn, công ty càng mất nhiều thời gian và

chi phí cho việc đánh giá khách hàng.

* Thu thập thông tin của khách hàng

Thông tin để đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng của một khách hàng hình thành

từ nhiều nguồn bao gồm các nguồn sau đây:

- Báo cáo tài chính do khách hàng nộp lại.

- Các tổ chức đánh giá tín dụng

- Các ngân hàng

- Kinh nghiệm quá khứ của riêng công ty với khách hàng.

- Các báo cáo tài chính.

Công ty có thể yêu cầu khách hàng tín dụng cung cấp các loại thông tin tài chính,

chẳng hạn như báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán (nên sử dụng những báo cáo đã

được kiểm toán), và thậm chí có thể là bảng dự toán các ngân sách. Thông tin này có thể

được sử dụng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng – và khả năng trả các

khoản nợ tín dụng. Nếu khách hàng không sẵn lòng cung cấp các báo cáo tài chính thì

điều này có ý nghĩa khách hàng có điểm yếu trong vấn đề tài chính và do đó, công ty cần

kiểm tra chi tiết hơn, từ chối mở tín dụng hoặc cả hai.

Page 62: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

62

Bên cạnh những yếu tố đã nêu trong phần trước, một số yếu tố khác cũng không

kém phần quan trọng liên quan đến chính sách tín dụng là tiềm năng lợi nhuận và chi phí

tín dụng. Trong một vài trường hợp có thể bán tín dụng và cũng có thể đặt ra chi phí duy

trì cho khoản phải thu hiện tại thì việc bán tín dụng thực sự đem lại lợi nhuận cao hơn

bán hàng thu tiền ngay. Điều này đặt biệt đúng với khách hàng mua hàng lâu bền (xe

máy, thiết bị điện tử…) và cũng đúng với một số loại hàng công nghiệp. Vì thế mà một

đơn vị kinh doanh của công ty General Motors sản xuất xe máy đã thu được lợi nhuận

cao khi họ là một nhà cung cấp bán hàng tín dụng của Sears. Một số công ty thậm chí lỗ

khi bán hàng thu tiền ngay những lại có lãi khi áp dụng chính sách bán tín dụng.

Chi phí tín dụng thường được tính 18% trên giá thành danh nghĩa: 1,5% một

tháng, vậy 1,5% × 12 tháng = 18%. Con số này tương đương với lãi suất thực (1,015)12 –

1,0 = 19,6%. Vậy khoản phải thu có thể sinh lợi được trên 18% là một tỷ suất cao nhưng

chỉ xảy ra nếu không có trường hợp khách hàng không thanh toán.

*Theo dõi khoản phải thu

Khoản phải thu = Doanh số bán tín dụng mỗi ngày × Kỳ thu tiền bình quân

Người đầu tư – bao gồm cả cổ đông và chủ ngân hàng cho vay rất quan tâm đến

hoạt động quản trị khoản phải thu vì nếu các báo cáo tài chính không phản ánh đúng, họ

bị mất mát rất nhiều trên khoản tiền đầu tư của mình.

Khi thực hiện bán tín dụng, có những vấn đề xảy ra sau đây: (1) tồn kho giảm theo

chí phí hàng bán, (2) khoản phải thu tăng lên theo giá bán và (3) khoản lợi nhuận chênh

lệch được tích lũy vào thu nhập giữ lại. Nếu bán hàng thu tiền ngay, công ty nhận được

tiền mặt từ bán hàng, nhưng nếu là bán hàng tín dụng, công ty sẽ chỉ có thể nhận được

tiền mặt khi đến kỳ thu tiền. Các công ty đều biết rằng bán hàng cho các khách hàng có

mức độ tín nhiệm thấp có thể làm tăng lợi nhuận báo cáo và từ đó sẽ đẩy giá chứng khoán

lên cao nhưng khi khoản bán hàng tín dụng mất đi, không thể thu hồi được thì thu nhập

sẽ giảm và lúc đó, giá chứng khoán lại giảm xuống. Những phân tích sau đây sẽ đưa ra

những vấn đề thực tiễn cũng như một số khả năng giảm giá trị chất lượng khoản phải thu

mà công ty không tính đến. Những gợi ý này sẽ giúp các cổ đông và các ngân hàng giảm

được những mất mát có thể xảy ra.

* Kỳ thu tiền bình quân

Giả sử công ty SS, một công ty chuyên sản xuất tivi bán được 200.000 chiếc tivi

mỗi năm và giá 19,8 triệu đồng một chiếc. Hơn nữa, giả sử toàn bộ doanh số được bán tín

dụng với kỳ hạn tín dụng là 2/10 net 30. Cuối cùng, giả sử 70% khách hàng chấp nhận trả

trước để hưởng chiết khấu và trả vào ngày thứ 10, 30% còn lại trả tiền vào ngày thứ 30.

Kỳ thu tiền của công ty SS xấp xỉ 16 ngày

K = 0,7 × 10 ngày + 0,3 × 30 ngày = 16 ngày

Doanh số bán hàng bình quân mỗi ngày (ADS) của SS là 1,1 tỷ đồng

ADS = [(200.000×19,8 triệu)/360 ngày)], giả sử một năm có 360 ngày.

Page 63: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

63

Khoản phải thu của SS, giả sử là một mức không đổi trong cả năm, sẽ là 17,6 tỷ

đồng

KPT = 1,1 tỷ ×16 ngày = 17,6 tỷ đồng

Cũng cần phải lưa ý rằng doanh số tín dụng bình quân hay kỳ thu tiền bình quân là

công cụ để đo khoảng thời gian bình quân để khách hàng của SS trả tiền cho các khoản

mua hàng tín dụng của họ và doanh số tín dụng bình quân thường được so sánh với chỉ

tiêu bình quân ngành. Chẳng hạn, nếu tất cả các nhà sản xuất tivi đều có cùng một thời kỳ

bán hàng tín dụng và nếu kỳ thu tiền bình quân của ngành là 25 ngày trong khi SS chỉ có

16 ngày, điều này chứng tỏ SS có tỷ lệ khách hàng nhận chiết khấu cao hơn hoàn bộ phận

tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo thời hạn thanh toán của khách hàng.

Cuối cùng, cần chú ý rằng nếu bạn có cả thông tin về doanh số hàng năm và khoản

phải thu, bạn có thể tính được kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân =

Khoản phải thu

Doanh số bình quân hàng ngày

Kỳ thu tiền bình quân cũng có thể được so sánh với kỳ hạn tín dụng riêng của

công ty. Chẳng hạn, giả sử SS có kỳ hạn tín dụng bình quân là 35 ngày. Với kỳ thu tiền

35 ngày, hiển nhiên sẽ có một số khách hàng trả tiền sau ngày thứ 30. Trên thực tế, nếu

nhiều khách hàng trả trong vòng 10 ngày đầu tiên để hưởng chiết khấu, thì bình quân sẽ

có nhiều khách hàng trả muộn hơn 35 ngày. Có một cách để kiểm tra xác suất xảy ra của

hiện tượng này là sử dụng bảng kê thời hạn khoản phải thu.

2.2.4. Quản trị hàng tồn kho

2.2.4.1. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa

Tồn kho bao gồm: Hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm

hoàn thành là những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Cũng như

khoản phải thu, mức tồn kho phụ thuộc rất lớn vào lượng bán. Tuy nhiên, trong khi khoản

phải thu được hình thành sau khi doanh thu hình thành, tồn kho phải được hình thành

trước doanh thu. Đây là điểm khác biệt cơ bản và sự cần thiết của việc dự đoán doanh số

trước khi xây dựng mức tồn kho mục tiêu làm cho hoạt động quản trị tồn kho trở thành

một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản trị. Hơn nữa, những sai sót trong việc xây

dựng mức tồn kho có thể dễ dàng dẫn đến thất thu hoặc chi phí tồn kho vượt mức, do

vậy, hoạt động quản trị tồn kho càng trở nên khó khăn đối với công ty.

Kỹ thuật quản trị tồn kho được trình bày kỹ lưỡng trong môn học quản trị sản

xuất. Tuy nhiên, các nhà quản trị tài chính vừa chịu trách nhiệm tăng nguồn vốn để duy

trì tồn kho, vừa chịu trách nhiệm về khả năng sinh lợi chung của doanh nghiệp, vì thế cần

phải xem xét khía cạnh tài chính của quản trị tồn kho.

Page 64: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

64

2.2.4.2. Quản trị chi phí tồn kho

a. Chi phí tồn kho

- Chi phí tồn trữ: Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng

hóa và có thể được chia thành hai loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.

Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn

kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.

Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phí vay

mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao v.v…

- Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng bao gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận

chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rất ổn định, không phụ

thuộc vào số lượng hàng được mua. Trong nhiều trường hợp chi phí đặt hàng thường tỷ lệ

thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ, thì số

lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt

hàng giảm và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn.

- Chi phí cơ hội: Nếu một doanh nghiệp không thực hiện được đơn đặt hàng khi

có nhu cầu. Công ty sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng. sự thiệt hại do

để lỡ cơ hội này được coi là chi phí cơ hội.

- Chi phí khác: Các chi phí khác được quan tâm trong quản trị tồn kho là các chi

phí thành lập kho (chi phí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí trả lương

làm thêm giờ, chi phí huấn luyện v.v…

Hàng hóa tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng đối với nhiều

công ty. Nó là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty hàng hóa tồn

kho chiếm tới 40% tổng kinh phí đầu tư.

b. Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Ordering Quantity –

EOQ)

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử

dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.

Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử

dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh nghiệp

có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh

doanh của mình.

Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở

đó có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt

hàng. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm

ở mức tối thiểu.

Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi số lần

đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp

song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm thì khối lượng hàng trong

Page 65: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

65

mỗi lần đặt cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàng hóa cao hơn và chi phí

đặt hàng giảm.

Hình 2.3. cho thấy mối quan hệ giữa các chi phí thành phần và tổng chi phí với số

lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng (Q). Khi Q tăng, tổng chi phí giảm dần và đạt đến

điểm cực tiểu và sau đó bắt đầu tăng lên. Khối lượng hàng hóa tối ưu trong mỗi lần đặt

hàng – ký hiệu là Q* - là khối lượng mà tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu.

Q* = Khối lượng đặt hàng tối ưu

Q = Khối lượng tồn kho trung bình

R = Điểm đặt hàng lại

Hình 2.4. trình bày mô hình tồn kho của một doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng

đều đặn không đổi trong năm. Số lượng tồn kho Q là lượng hàng tồn kho ở thời điểm bắt

đầu và được sử dụng với tỷ lệ không đổi cho đến khi không còn đơn vị nào trong kho.

Khi hết hàng, doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới, lượng hàng tồn kho

tăng đột ngột từ 0 lên Q đơn vị và quá trình này sẽ được diễn ra liên tục.

Vì lẽ tại thời điểm bắt đầu mỗi chu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm

cuối chu kỳ là 0, nên số lượng tồn kho trung bình là Q/2 đơn vị. Số lượng trung bình này

phải được duy trì trong suốt năm với chi phí C trên mỗi đơn vị. Do đó chi phí tồn trữ

hàng hóa hàng năm là: Chi phí tồn trữ = CQ

2

Chi phí đặt hàng trong năm bằng chi phí mỗi lần đặt hàng nhân với số lần đặt hàng

trong năm. Để tìm số lần đặt hàng chúng ta chia tổng khối lượng hàng sử dụng trong năm

cho khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng: S/Q

Do đó tổng chi phí đặt hàng trong năm là:

Chi phí đặt hàng = OQ

S

Trong đó: S: Tổng khối lượng hàng sử dụng trong năm

Hình 2.3. Mối quan hệ giữa chi phí

tồn kho và khối lượng đặt hàng

Hình 2.4. Mô hình tồn kho EOQ với mức tồn kho không có dự trữ an toàn

Q*

Q

Tổng chi phí

0

Q

Chi phí tồn trữ

Chi phí đặt hàng

R

30

60

Q

Q*-

Ngày

Chi phí

Page 66: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

66

Q : Khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng

O: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng

C: Chi phí tồn trữ trên mỗi đơn vị hàng tồn kho

Tổng chi phí tồn kho (TC) trong năm là :

OQ

SC

QTC

2

Từ phương trình trên chúng ta có thể tính được khối lượng đặt hàng tối ưu là:

C

OSQ

2

Ví dụ: Giả sử các số liệu về tồn kho của công ty ABC có giá trị như sau:

S = 1.200 đơn vị

O = 1,25 triệu VNĐ

C = 0,3 triệu VND

1003,0

25,112002*

Q đơn vị

100* Q đơn vị

+ Số lần đặt hàng trong năm là : 1200 : 100 = 12 lần

+ Chi phí đặt hàng trong năm sẽ là : 12 x 1,25 = 15 triệu VNĐ

+ Chi phí tồn trữ hàng sẽ là : 153,02

100

2C

Qtriệu VNĐ

Qua tính toán chúng ta thấy với khối lượng đặt hàng tối ưu, chi phí đặt hàng bằng

chi phí tồn trữ hàng hóa.

c. Điểm đặt hàng lại

Trong phần trên chúng ta đã giả định là chỉ khi nào lượng nguyên liệu nhập kỳ

trước đã hết mới nhập kho lượng hàng mới. Tuy nhiên, trong thực tế không có doanh

nghiệp nào để đến khi hết nguyên liệu mới đặt hàng. Song nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm

tăng lượng nguyên liệu tồn kho, do đó cần phải xác định thời điểm đặt hàng lại. Thời

điểm đặt hàng mới được gọi là điểm đặt hàng lại và nó được xác định bằng số lượng

nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng. Trong ví dụ trên

tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty ABC là 120 đơn vị. Giả sử số ngày làm việc mỗi

năm là 300 ngày, nguyên liệu tồn kho được sử dụng mỗi ngày là (1200 đơn vị : 300 = ) 4

đơn vị. Nếu thời gian giao hàng là 8 ngày làm việc, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt

hàng khi lượng nguyên liệu trong kho còn lại là:

8 × 4 = 32 đơn vị

Thời điểm đặt hàng lại được thể hiện trong hình 2.4 tại điểm R.

2.2.5. Quản trị vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Thông qua các chỉ tiêu đánh giá sau

Page 67: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

67

- Hiệu suất bộ phận : Nói lên tốc độ luân chuyển vốn lưu động của từng bộ phận.

+ Đối với khâu dự trữ sản xuất :

Kđt = dt

dt

M

V x 360

+ Đối với khâu sản xuất :

KSX = SX

SX

M

360 x V

+ Đối với khâu lưu thông :

KTP = TP

TP

M

360 x V

Mdt : Tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ.

MSX : Tổng giá thành sản xuất để sản phẩm nhập kho.

MTP : Tổng giá thành tiêu thụ của sản phẩm.

Vdt, Vsx, VTP : Số vốn bình quân ở khâu dự trữ sản xuất, sản xuất, lưu

thông

Kdt, Ksx, KTP : Số ngày luân chuyển bình quân của vốn ở khâu dự trữ, sản

xuất, lưu thông

Ví dụ: Có số liệu tại doanh nghiệp X cho như sau (đvt: trđ)

- Phí tổn nguyên vật liệu : 280.000

- Giá thành sản xuất sản phẩm : 320.000

- Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ : 300.000

- Doanh thu thuần : 360.000

- Vốn lưu động bình quân : 60.000

(Trong đó: Nguyên vật liệu: 30.000 , sản phẩm dở dang: 20.000, thành phẩm:

10.000 )

Ta có:

K = 360.000

360 x 60.000 = 60 ngày

Kdt = 180.000

30.360 = 60 ngày

KSX = 320.000

360 x 20.000 = 32 ngày

KTP = 300.000

360 x 10.000 = 12 ngày

- Mức tiết kiệm vốn lưu động : Phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ

luân chuyển vốn lưu động kỳ này so với kỳ trước.

Page 68: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

68

+ Mức tiết kiệm tuyệt đối :

VTK(+) =

1

1 K x 360

M - V0bq = V1bq - V0bq

V1bq , V0bq : Vốn lưu động bình quân năm kế hoạch và năm báo cáo

M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch

K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

Do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được số

vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác, mức luân chuyển vốn không

thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn.

Ví dụ :- Tổng mức luân chuyển vốn lưu động M1 = M0 = 1.200 triệu đồng

- Số lần luân chuyển vốn lưu động L0 = 5 ; L1 = 6

K = L

360

VTK (+) =

5

1.200 -

6

360 x

360

200.1= - 40 triệu

+ Mức tiết kiệm tương đối : Do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có

thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không

đáng kể quy mô vốn lưu dộng.

MTK tđ (+) = 360

M1 ×(K1 - K0)

- Hiệu suất một đồng vốn lưu động : Một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu thuần ?

H= Doanh thu thuần

Vbình quân

- Lượng vốn lưu động (mức đảm nhiệm vốn lưu động) : Số vốn lưu động

cần có để đạt được một đồng doanh thu.

H= Vbình quân

Doanh thu thuần

Mức doanh lợi VLĐ = LN trước (sau thuế)

Vbình quân

2.2.6. Phương hướng và biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm

trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất, lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm

dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển

Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Page 69: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

69

- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ sản xuất bằng cách:

+ Chọn địa điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày đi trên đường.

+ Tổ chức hợp lý việc mua sắm, bảo quản vật tư, giải quyết những vật tư ứ đọng.

- Đối với khâu sản xuất: Áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất,

tiết kiệm chi phí...

- Đối với khâu lưu thông: Làm tốt công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm,

rút ngắn dự trữ kho thành phẩm, thu tiền kịp thời...

Page 70: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

70

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG

Câu 1. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm và các cách phân loại tài sản cố định.

Câu 2. Bạn hãy cho biết hao mòn và khấu hao tài sản cố định, tác động tài chính

của khấu hao đối với doanh nghiệp.

Câu 3.Trình bày phạm vi tính khấu hao và trình tự lập khấu hao trong doanh

nghiệp?

Câu 4. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm vốn cố định ? Quản trị vốn cố định và

hiệu quả sử dụng vốn cố định

Câu 5. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động?

Câu 6. Trình bày các lý do doanh nghiệp phải nắm giữ tiền mặt và các kỹ thuật

quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp

Câu 7. Bạn hãy cho biết chính sách tín dụng bao gồm những yếu tố nào? Việc

đánh giá khách hàng tín dụng bao gồm mấy bước?

Câu 8. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa? Các khía cạnh tài chính

của quản trị hàng tồn kho cần phải xem xét là gì?

Câu 9. Bạn hãy cho biết tại sao trong quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị tiền

mặt thường không biệt lập với quản trị chứng khoán thanh khoản cao? Loại nào có mức

độ rủi ro thấp hơn?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Bài 1. Công ty A có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2000 đơn vị,

chi phí mỗi lần đặt hang là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên một đơn vị nguyên vật liệu

là 0,5 triệu đồng. Bạn hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời cắc câu hỏi sau:

Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cung ứng?

Số lần đặt hàng trong năm?

Chi phí đặt hàng trong năm?

Chi phí lưu kho nguyên vật liệu?

Bài 2: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán gạo có nhu cầu cả năm là

1.250 tấn, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn trữ cho mỗi

đơn vị sản phẩm là 8.000 đồng/tấn. Dùng mô hình EOQ hãy xác định:

a. Sản lượng hàng tối ưu và số đơn hàng mong đợi trong năm?

b. Khoảng cách giữa hai lần mua hàng? Biết rằng trong năm doanh nghiệp hoạt

động là 250 ngày.

c. Tổng chi phí tồn kho hàng năm?

d. Điểm đặt hàng lại? Biết rằng thời gian chờ hàng là 6 ngày.

Page 71: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

71

Bài 3: Công ty X có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô trong năm là 1500 đơn

vị. Giá mua là 760.000 đồng/đơn vị, chi phí một lần đặt hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn

trữ bằng 12% giá mua Bạn hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời cắc câu hỏi sau:

- Số lượng hàng tối ưu mỗi lần đặt ?

- Mức tồn kho bình quân tối ưu

- Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?

- Điểm đặt hàng lại là bao nhiêu ? (cho biết một năm có 360 ngày và thời gian

giao hàng là 4 ngày)

Bài 4: Một siêu thị có nhu cầu hàng năm về sản phẩm A là 40.000 sản phẩm. Chi

phí đặt hàng là 250.000 đồng/đơn hàng, không kể số lượng đặt hàng là bao nhiêu; chi phí

tồn trữ là 20% đơn giá sản phẩm. Sản phẩm A được cung cấp với giá 100.000 đồng/sản

phẩm. Hỏi người ta đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu sản phẩm để tối thiểu hóa tổng chi phí

tồn kho?

Giả sử thời gian để thực hiện đơn hàng là 2 ngày, thời gian làm việc trong năm là

250 ngày. Xác định điểm đặt hàng lại của sản phẩm trên?

Bài 5: Công ty TPL kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với mạng lưới bán

lẻ rộng khắp khu vực miền Nam. Theo thông tin thu thập từ phòng kinh doanh, doanh thu

bán chịu hàng năm của công ty khoảng 30 tỷ VND, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày và

chi phí cơ hội tính trên vốn đầu tư vào khoản phải thu là 14%. Hiện tại công ty đang áp

dụng chính sách bán chịu là “net 30”.

Nếu thay đổi chính sách này thành “2/10 – net 30” thì ước tính doanh thu sẽ là 33

tỷ VND, khoảng 40% khách hàng sẽ trả nhanh để lấy chiết khấu, do đó, kỳ thu tiền bình

quân sẽ giảm chỉ còn 1 tháng (30 ngày). Theo anh/chị, TPL có nên áp dụng chính sách

mới này không? Tại sao?

Bài 6: Công ty CBA đang xem xét lại chính sách bán chịu. Điều kiện bán hàng

hiện nay của công ty là 2/10 – net 30 và giả sử 100% doanh thu đều bán chịu.

Công ty đang xem xét chuyển đổi chính sách bán chịu mới với điều kiện 3/10 –

net 30 và 2/20 – net 60. Các số liệu liên quan chính sách bán chịu cũ và kết quả dự kiến

của 2 chính sách bán chịu mới như sau:

Chính sách 2/10 – net 30 3/10 – net 30 2/20 – net 60

Doanh thu (triệu đồng) 500 500 600

Định phí (triệu đồng) 50 50 50

Biến phí (triệu đồng) 355 355 426

% doanh thu hưởng chiết khấu 30% 60% 80%

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 35 28 12

Page 72: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

72

Nợ khó đòi (%/doanh thu) 3% 2% 4%

Chi phí quản lý và thu hồi nợ

(%/doanh thu)

0.2% 0.2% 0.5%

Nếu chi phí sử dụng vốn là 14% và thuế suất thuế thu nhập của công ty là 28% thì

công ty nên thực hiện chính sách tín dụng nào?

Bài 7: Có tài liệu về TSCĐ của doanh nghiệp như sau:

I/ Năm báo cáo

Theo số liệu tính đến ngày 30/9, tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp là 39.600.000.000 đồng và được chia theo nguồn hình thành sau:

- Đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu: 35.600.000.000 đồng

- Đầu tư bằng nguồn vốn vay dài hạn: 4.000.000.000 đồng

Tất cả TSCĐ trên đều phải trích khấu hao.

Trong quý IV, mua sắm trang thiết bị cho câu lạc bộ văn hoá của DN 1 bộ âm

thanh: 20.000.000 đồng, chi phí này lấy từ quỹ phúc lợi

Số tiền khấu hao TSCĐ luỹ kế đến cuối năm là 9.877.500.000 đồng

II/ Năm kế hoạch

- Ngày 3/3, mua sắm và đưa vào sử dụng 1 số thiết bị nguyên giá: 340.000.000 đ

được đầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Ngày 10/5, Vay dài hạn để bổ sung và đưa vào sử dụng một số máy móc thiết bị,

tổng nguyên giá 180.000.000 đồng

- Ngày 3/9, hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất bằng vốn cổ

phần, nguyên giá 600.000.000 đồng

- Ngày 10/10, nhượng bán một TSCĐ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu, nay không

cần dùng, nguyên giá 120.000.000 đồng

- Ngày 1/11, khánh thành 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nguyên giá

150.000.000 đ bằng vốn vay dài hạn.

Yêu cầu:

1. Hãy phân phối tiền trích khấu khấu hao TSCĐ thu được trong năm kế hoach,

biết tỷ lệ khấu hao bình quân chung là 10%

2. Nếu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm kế hoạch là 2,5% thì số lợi nhuận cần

đạt được trong năm là bao nhiêu?

Bài 8: Tài liệu tại doanh nghiệp A cho như sau:

I. Tài liệu năm báo cáo.

1/ Số dư về TSCĐ trên bảng cân đối kế tóan ngày 30/9 theo nguyên giá là 15.800

triệu đồng, trong đó TSCĐ phải trích khấu hao là 15.500 triệu đồng

Page 73: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

73

2/ Ngày 1/10 doanh nghiệp mua một phương tiện vận tải trị giá 300 triệu đồng

3/ Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế đến 31/12 là 3.600 triệu đồng

II. Tài liệu năm kế hoạch

- Ngày 1/2 doanh nghiệp mua 1 số TSCĐ nguyên giá 120 triệu đồng

- Ngày 2/5 doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá 180 triệu đồng

- Ngày 5/5 cho doanh nghiệp khác thuê một TSCĐ đang dự trữ trong kho nguyên

giá 100 triệu đồng

- Ngày 1/10 đưa một TSCĐ vào kho dự trữ nguyên giá 230 t triệu đồng

- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%

- Tổng doanh thu trong năm dự tính là 31.508.000.000 đồng

- Lợi nhuận cả năm là 480.000.000 đồng

Yêu cầu:

1. Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch?

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch?

Bài 9: Tµi liÖu cho nh­ sau:

I. Tµi liÖu n¨m b¸o c¸o

1. Sè d­ b×nh qu©n vÒ vèn l­u ®éng c¸c quý nh­ sau:

- Quý I: 660 triÖu

- Quý II: 680 triÖu

- Quý III: 710 triÖu

- Quý IV: 750 triÖu

2. Doanh thu tiªu thô s¶n phÈm c¶ n¨m lµ 4.200 triÖu

3. ThuÕ gi¸n thu ph¶i nép tõ s¶n phÈm tiªu thô lµ 700 triÖu

II. Tµi liÖu n¨m kÕ ho¹ch

1. Doanh thu tiªu thô s¶n phÈm dù kiÕn t¨ng 40% so víi n¨m b¸o c¸o

2. Sè tiÒn thuÕ gi¸n thu ph¶i nép c¶ n¨m lµ 780 triÖu

3. Kú lu©n chuyÓn vèn l­u ®éng b×nh qu©n rót ng¾n 12 ngµy so víi n¨m b¸o c¸o

4. Theo thèng kª, sè vèn l­u ®éng ph©n bæ cho c¸c kh©u dù tr÷ , s¶n xuÊt,

kh©u l­u th«ng th­êng lÇn l­ît lµ 40%, 35%, 25% tæng nhu cÇu vèn l­u ®éng cÇn thiÕt

trong n¨m.

Yªu cÇu:H·y x¸c ®Þnh

1/ Nhu cÇu vèn l­u ®éng cÇn thiÕt cho tõng kh©u kinh doanh trong n¨m kÕ ho¹ch?

2/ HiÖu qu¶ sö dông vèn l­u ®éng n¨m kÕ ho¹ch so víi n¨m b¸o c¸o (qua c¸c chØ

tiªu lÇn lu©n chuyÓn, kú lu©n chuyÓn, sè vèn l­u ®éng tiÕt kiÖm)?

Bài 10: Cã tµi liÖu t¹i mét doanh nghiÖp nh­ sau:

Page 74: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

74

I. N¨m b¸o c¸o

Sè d­ vèn l­u ®éng:

- Ngµy 1/1: 1.200 triÖu

- Ngµy 1/4: 1.230 triÖu

- Ngµy 1/7: 1.170 triÖu

- Ngµy 1/10: 1.190 triÖu

- Ngµy 31/12: 2.240 triÖu

Doanh thu thuÇn c¶ n¨m lµ 8.000 triÖu

II. N¨m kÕ ho¹ch

- Tæng doanh thu vÒ tiªu thô s¶n phÈm t¨ng 12,5% so víi n¨m b¸o c¸o

- So víi n¨m b¸o c¸o, sè ngµy cña 1 vßng quay vèn l­u ®éng rót ng¾n 12 ngµy.

Yªu cÇu:

H·y x¸c ®Þnh sè tiÕt kiÖm vèn l­u ®éng do t¨ng tèc ®é lu©n chuyÓn vèn l­u ®éng?

Page 75: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

75

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TRONG DOANH NGHIỆP

Mục đích của chương

Sau khi học xong chương này, người học sẽ nắm được các nội dung sau:

1. Nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp: khái niệm, phân

loại, ý nghĩa, các nhân tố ảnh hưởng….

2. Các nội dung về giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: khái niệm, phân loại,

lập kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp…

3. Quản trị chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

4. Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doang nghiệp

3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản

xuất, xây dựng cơ bản, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ,…Để đạt được mục tiêu

kinh doanh đó nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.

- Chẳng hạn, chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm

trong một thời kỳ nhất định: nguyên vật liệu, hao mòn, công cụ, dụng cụ, lương,…

- Chi phí cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm: là tất cả những chi phí liên quan đến

việc tiêu thụ sản phẩm gồm: bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, điều tra thị trường,

quảng cáo,…

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao

động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ nhất định ( thường là một năm)

3.1.2. Phân loại chi phí, kết cấu chi phí.

3.1.2.1. Phân loại chi phí

Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để

phục vụ cho việc tổ chức theo dõi tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm và

kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.

Chi phí sản xuất sản phẩm căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất

của doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại khác nhau.

Phân loại theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế

được sắp chung vào một yếu tố, bất kỳ nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra

sản phẩm gì. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành năm yếu tố:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu, bao gồm:

Page 76: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

76

Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí phụ tùng thay

thế và chi phí nguyên vật liệu khác.

- Chi phí nhân công:

Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tiền lương

của người lao động.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố

định sử dụng cho sản xuất – kinh doanh và hoạt động khác trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Chi phí khác bằng tiền:

Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào

hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Phân loại theo chức năng hoạt động

* Chi phí sản xuất, bao gồm:

- Chi phí vật tư trực tiếp

Là các chi phí về NVL, vật liệu, nhiên liệu, động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản

xuất sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Bao gồm các khoản mà Doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như

tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của Doanh

nghiệp.

- Chi phí sản xuất chung

Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng sản xuất ngoài hai khoản

mục chi phí trên như tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật

liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ thuộc phạm vi phân

xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân

xưởng, bộ phận sản xuất.

* Chi phí ngoài sản xuất

- Chi phí bán hàng

Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hoàng hóa, dịch

vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi hoa hồng

đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao

Page 77: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

77

phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, các chi phí dịch vụ mua

ngoài, các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo,…

- Chi phí quản lý Doanh nghiệp

Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác

có liên quan đến hoạt động của toàn Doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp

trả cho Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi bảo

hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý Doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu,

đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ chung cho Doanh nghiệp; các chi phí khác bằng

tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi

phí tiếp đón, khánh tiết, công tác phí, các khoản nợ trợ cấp thôi việc cho người lao động;

các khoản chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng

kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chi bảo vệ môi trường.

Căn cứ mối quan hệ giữa chi phí với sản phẩm

* Chi phí cố định

- Là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi của sản

lượng sản xuất, hay quy mô kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Chi phí này gồm: chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí về tiền lương trả cho cán bộ,

nhân viên quản lý; các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm việc,…

* Chi phí biến đổi

- Là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô sản

xuất.

- Chi phí này bao gồm: chi phí về vật tư, chi phí tiền lương công nhân sản xuất

trực tiếp, chi phí dịch vụ như tiền điện, tiền nước, điên thoại,…

3.1.2.2. Kết cấu chi phí

* Khái niệm: Kết cấu chi phí là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí

sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí

Giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất có kết cấu chi phí sản xuất kinh

doanh không giống nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phí như: đặc điểm

sản xuất, trình độ kỹ thuật, loại hình, quy mô,…

Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:

- Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chất chiếm trong

tổng số chi phí. Từ đó thấy được đặc điểm của sản xuất từng ngành sản xuất, đồng thời

phản ánh trình độ phát triển của từng ngành.

Page 78: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

78

- Là tiền đề kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định phương hướng cụ thể cho

việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

* Xu hướng kết cấu chi phí sản xuất

Kết cấu chi phí sản phẩm không phải cố định, với sự tiến bộ của khoa học và công

nghệ thì chi phí vật chất thường có xu hướng tăng lên so với chi phí về nhân công. Xu

hướng này nảy sinh do nguyên nhân sau:

- Nhờ có sự phân công sản xuất mà lao động trở nên ngày càng chuyên môn hóa,

một khối lượng vật chất ngày càng nhiều hơn được đưa vào hoạt động.

- Chi phí trên một sản phẩm giảm: do sự phát triển của khoa học và công nghệ,

máy móc thiết bị tăng lên nhưng do áp dụng kỹ thuật mà năng suất lao động tăng lên

nhanh chóng. Vì vậy, việc sản xuất sản phẩm được mở rộng và chi phí trích cho một đơn

vị sản phẩm hạ xuống.

Việc này càng chứng tỏ kết cấu chi phí chịu ảnh hưởng rất lớn do kết quả của khoa

học công nghệ.

3.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

3.2.1. Khái niệm, phân loại giá thành

Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để

hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để

hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, bao gồm:

- Chi phí vật tư trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Phân loại giá thành

Căn cứ phạm vi tính toán và nơi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành

giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng)

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất,

chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu

trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Giá thành tiêu thụ

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ

còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ.

Căn cứ vào cơ sở dữ liệu để tính giá thành

Page 79: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

79

- Giá thành kế hoạch

Là giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá

thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức

Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi

bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên

cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành

định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm

nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay

đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất

sản phẩm.

- Giá thành thực tế

Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản

phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

3.2.2. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Căn cứ lập kế hoạch giá thành

Khi lập kế hoạch giá thành có thể căn cứ vào:

- Tình hình thực tế của Doanh nghiệp

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch khấu hao,…

Phương pháp lập kế hoạch giá thành

Để tính giá thành có rất nhiều phương pháp tính, trong nội dung chương trình môn

học Quản trị tài chính chúng ta sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức.

Phương pháp tính giá thành theo định mức thích hợp với những đơn vị sản xuất có đủ các

điều kiện sau:

- Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào ổn định.

- Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức

đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên.

- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có trật tự,

ngăn nắp hơn.

- Điểm nổi bật của phương pháp tính giá thành theo định mức là thực hiện được

việc kiểm tra thường xuyên, kịp thời và kết quả thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật,

luôn phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức ngay từ trước và

trong khi kiểm tra để có thể đề ra các biện pháp kịp thời các khả năng tiềm tàng hiện có,

phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Nội dung bao gồm các ý chính sau:

Page 80: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

80

- Căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt

để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

- Tổ chức hạch toán riêng số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số

chi phí sản xuất chênh lệch ngoài định mức. Luôn tập hợp và thường xuyên phân tích

những khoản chênh lệch đó để đề ra các biện pháp xử lý.

- Khi có thay đổi định mức cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số

chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang

(nếu có).

Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm toàn bộ chi phí để

hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Giá thành toàn bộ

của sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ

=

Giá thành SX

của SP hàng

hóa, dịch vụ

+ Chi phí bán

hàng +

Chi phí quản lý

Doanh nghiệp

Giá thành

SX của SP hàng hóa,

dịch vụ

=

Chi phí nguyên

vật liệu trực

tiếp

(CPNVLTT)

+

Chi phí nhân

công trực tiếp

(CPNCTT)

+

Chi phí sản

xuất chung

(CPSXC)

* Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản án toàn bộ các khoản chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản

trị về kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián

đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thông thường mỗi loại vật liệu phải lập một dự toán riêng. Căn cứ để xây dựng dự

toán chính là số lượng sản phẩm cần sản xuất, tỷ lệ dự trữ cho quá trình sản xuất, định

mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp

= Chi phí nguyên vật

liệu chính

+ Chi phí nguyên

vật liệu phụ

Chi phí nguyên vật

liệu chính (phụ) =

Định mức tiêu hao NVL

chính (phụ)/1sản phẩm × Đơn giá kế hoạch

* Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Mục đích của dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định lượng thời gian

lao động và chi phí nhân công cho kỳ tới đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Page 81: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

81

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ tiền lương, tiền công, các

khoản trích theo lương … của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Chi phí nhân công

trực tiếp = Tiền lương +

Các khoản chiết khấu

theo tiền lương

Tiền lương = Định mức thời gian

tiêu hao lao động/1sp x Đơn giá kế hoạch

* Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau

chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí

phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu

thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành

chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp.

Do chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có liên

quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ trong phân xưởng, nên cần thiết phải phân bổ các

khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp.

Chi phí SXC (bán hàng hoặc

quản lý) phân bổ cho từng

sản phẩm

=

Tổng CPSXC (BH

hoặc QL) cần phân bổ ×

Tiêu thức của sản

phẩm phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các sản phẩm

Chi phí SXC (BH hoặc QL)

phân bổ cho 1 sản phẩm =

CP SXC (BH hoặc QL) cho từng sản phẩm

Số lượng sản phẩm

Theo dự toán chi phí sản xuất, bảng kế hoạch giá thành lập theo yếu tố chi phí sản

xuất cụ thể như sau:

Bảng giá thành sản xuất gồm hai phần:

- Phần 1: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố

- Phần 2: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi.

Page 82: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

82

Yếu Tố

Số tiền

1.Chi phí Nguyên vật liệu

2.Chi phí Nhân công

3.Chi phí Khấu hao TSCĐ

4.Các chi phí dịch vụ mua ngoài

5.Các chi phí khác bằng tiền

A.Cộng chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh

6.Trừ phế liệu thu hồi

7.Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng

8.Cộng (hay trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí trả trước

9. Cộng (hay trừ) chênh lệch số dư cuối kỳ, đầu kỳ chi phí phải trả

B.Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng sản phẩm

10. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí của sp dở dang

C.Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa

11. Chi phí bán hàng

12. Chi phí quản lý Doanh nghiệp

D. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ

Bảng 3.1. Bảng dự toán chi phí

Giải thích: Từ tổng số chi phí sản xuất (A) này phải điều chỉnh thành các chỉ tiêu

sau đây: Tổng số chi phí sản xuất tổng sản lượng (B); giá thành sản xuất sản phẩm hàng

hóa (C), sau đó cộng với khoản mục 11, 12 ta có được giá thành của toàn bộ sản lượng

hàng hóa tiêu thụ (D).

Cách tính cụ thể như sau:

- Trừ phế liệu thu hồi. Vì giá trị của phế liệu thu hồi có thể sử dụng lại, bán ra

ngoài hoặc sử dụng sản xuất sản phẩm phụ nên cần phải loại trừ khỏi chi phí sản xuất

tổng sản lượng.

- Trừ chi phí về các công việc không nằm trong tổng sản lượng hoặc giá thành

tổng sản lượng không phải gánh chịu các khoản chi phí này như chi phí bán hàng, chi phí

quản lý Doanh nghiệp.

- Cộng hay trừ chênh lệch số dư đầu năm cuối năm của chi phí trả trước (còn gọi

là chi phí đợi phân bổ). Vì số dư đầu năm của chi phí trả trước là số chi phí năm trước đã

chi nhưng chuyển sang năm nay để tính vào chi phí sản xuất, nên phải cộng thêm vào. Số

Page 83: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

83

dư cuối năm của chi phí trả trước là số chi năm nay nhưng sẽ phân bổ vào giá thành của

những năm sau nên phải trừ khỏi chi phí sản xuất năm nay.

- Cộng hay trừ chênh lệch số dư cuối năm và đầu năm các khoản chi phí phải trả

hay còn gọi là chi phí trích trước là do các khoản số dư đầu năm đã được tính vào giá

thành kỳ trước nên phải loại ra trong giá thành kỳ kế hoạch, ngược lại số dư cuối năm

phát sinh trong kỳ kế hoạch nên được tính vào giá thành kế hoạch.

Sau khi đã cộng trừ các khoản trên ta có chi phí sản xuất tổng sản lượng công

nghiệp (mục B).

- Cộng hay trừ chênh lệch số dư đầu kỳ và cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang.

Từ mục B chi phí sản xuất tổng sản lượng, cộng hay trừ số dư chênh lệch số dư đầu

kỳ, cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang ta được giá thành sản xuất của sản phẩm hàng

hóa (mục C).

- Từ (C) ta cộng với các chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp thì sẽ có

giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ (D).

Ví dụ: Có tài liệu năm kế hoạch tại doanh nghiệp sản xuất Y như sau :

1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản xuất

như sau: Sản phẩm A: 15.000 cái, sản phẩm B: 10.000 cái.

2. Định mức tiêu hao và đơn giá cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Khoản mục

Đơn giá

(đồng)

Định mức tiêu hao cho mỗi đơn vị sản

phẩm

SP A SP B

1. Nguyên liệu chính 4.000 15 kg 20 kg

Trọng lượng nguyên liệu tinh - 11 kg 16 kg

2. Vật liệu phụ 1.000 4 kg 6 kg

3. Giờ công sản xuất 10.000 20 giờ 16 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí QLDN, chi phi bán hàng (các chi phí

này được phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất) và chi phí cho công việc làm

cho bên ngoài được tập hợp như sau:

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Chi phí

SXC

Chi phí

BH

Chi phí

QLDN

Chi phí c/việc làm

cho bên ngoài

1. Vật liệu phụ 400 300 200 -

2. Nhiên liệu 600 200 500 50

Page 84: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

84

3. Tiền lương 800 400 400 60

4. BHXH, BHYT, KPCĐ 188 94 94 14,1

5. Khấu hao TSCĐ 638 350 124 40

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài 420 120 150 18,6

7. Chi phí bằng tiền 150 110 200 -

Cộng 3.196 1.574 1.668 182,7

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, chi phí phải trả bằng tiền dự

tính đầu và cuối năm kế hoạch như sau:

Đvt: triệu đồng.

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1. Chi phí sản phẩm dở dang 174 791

2. Chi phí trả trước 100 570

3. Chi phí phải trả 110 188

Biết rằng: Sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp

và toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp mua từ

bên ngoài. BHXH – BHYT-BHTN - KPCĐ được tính 23,5% trên tổng quỹ lương.

Yêu cầu:

1. Tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm?

2. Nếu toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ được tiêu thụ hết thì giá thành tiêu thụ

tính cho mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?

3. Lập Bảng dự toán chi phí SXKD năm kế hoạch?

Hướng dẫn:

1. Tính giá thành sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm: (1.000 đồng)

* Sản phẩm A:

Chi phí NVL trực tiếp = CPNVLC + CPNVLP = 64.000 đồng/sản phẩm

Chi phí NC trực tiếp = TL + CKTL =247.000 đồng/sản phẩm

* Sản phẩm B:

- Chi phí NVL trực tiếp = 86 .000 đồng/sản phẩm

- Chi phí NC trực tiếp = 197.600 đồng/sản phẩm

* Phân bổ chi phi sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm:

- Tiền lương CNSX sản phẩm A = QA x ĐM giờ công × ĐG = 3.000.000 ngđ

Page 85: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

85

- Tiền lương CNSX sản phẩm B = 1.600.000 ngđ

Phân bổ cho SPA = Tổng chi phí SXC × Tiền lương CN A

= 2.060.000 ngđ Tổng tiền lương

Phân bổ cho SPB = 1.100.000 ngđ

Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPA = 138,96 ng.đồng /sản phẩm

Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPB = 111,17 ng.đồng /sản phẩm

Zsx A = 64 + 247 + 137,3 = 449,96 ng.đồng /sản phẩm

Zsx B = 86 + 197,6 + 110 = 394,77 ng.đồng /sản phẩm

2/ Tính Giá thành tiêu thụ (Ztt) cho mỗi đơn vị sản phẩm:

Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho sản phẩm tiêu thụ:

SPB = 1.116.000 ngđ

Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho mỗi sản phẩm tiêu thụ:

SPA = 140,96 ngđ/sp

SPB = 112,77 ngđ/sp

Tính giá thành tiêu thụ cho mỗi đơn vị sản phẩm:

SPA = 590,92 ng.đồng /sản phẩm

SPB = 507,54 ng.đồng /sản phẩm

3/ Lập kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố

Đvt: 1.000đ

SPA = Tổng CPBH+QLDN x Tiền lương CN A

= 2.090.000 ng.đồng Tổng tiền lương

Yếu tố chi phí Số tiền

1. Chi phí NVL mua ngoài 2.870.000

- NVL chính 1.700.000

- VL phụ 520.000

- Nhiên liệu 650.000

2. Chi phí nhân công 6.743.100

- Tiền lương 5.460.000

Page 86: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

86

3.3. Quản trị chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp

3.3.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu rất quan

trọng. Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, theo cách phân chia phổ biến hiện

nay: nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu, nợ bao gồm nợ ngắn hạn và

dài hạn. Vì vậy quyết định lựa chọn nguồn vốn nào, tỉ lệ bao nhiêu… để thực hiện mục

đích kinh doanh, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng.

Một trong những yếu tố cần cân nhắc cho việc ra quyết định này là Chi phí sử dụng vốn.

Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị cổ phần, và một công ty có thể làm

tăng giá trị này bằng cách đầu tư vào các dự án sinh lợi nhiều hơn chi phí sử dụng vốn

Vậy, Chi phí sử dụng vốn là gì?

- Nếu đứng trên góc độ doanh nghiệp là người đi vay (cầu vốn) thì: Chi phí sử

dụng vốn cái giá phải trả để có số vốn sử dụng, đó là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp

hứa hẹn trả khi nhận vốn từ thị trường dưới hình thức vốn vay hay vốn cổ phần.

- BHXH, BHYT, KPCĐ 1.283.100

3. Chi phí khấu hao TSCĐ 678.000

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 436.800

5. Chi phí bằng tiền 150.000

A/ Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố 10.837.900

6. Trừ phế liệu thu hồi 0

7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp: - 182.000

8. ± Chênh lệch dư đâu kỳ và cuối kỳ của chi phí trả trước - 470.000

9. ± Chênh lệch dư cuối kỳ và đầu kỳ của chi phí phải trả + 78.000

B/ Cộng chi phí sản xuất trong tổng sản lượng 10.305.000

10. ± Chênh lệch dư đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm dở dang - 617.000

C/ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá 9.688.000

11.Chi phí bán hàng 1.574.000

12. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.668.000

D/Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thu 12.930.000

Page 87: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

87

Khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải từ bỏ các cơ hội đầu tư khác

trên thị trường. Do đó, việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp sẽ phát sinh chi phí cơ hội của

vốn và điều này sẽ khiến cho nhà đầu tư phải đòi hỏi một mức sinh lời nhất định để bù

đắp chi phí cơ hội của vốn.

- Đối với nhà đầu tư (cung vốn): Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi cần thiết

mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào công ty.

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi tối

thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới.

Đặc điểm của chi phí sử dụng vốn:

- Thứ nhất, chi phí sử dụng vốn dựa trên đòi hỏi của thị trường.

- Thứ 2, chi phí sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở mức độ rủi ro của một dự án

đầu tư cụ thể. Thông thường, khi dự án đầu tư có rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của

nhà đầu tư càng cao do đó chi phí sử dụng vốn sẽ cao và ngược lại.

- Thứ 3, chi phí sử dụng vốn thường được phản ánh bằng tỷ lệ %. Điều này để đảm

bảo tính so sánh được của chi phí sử dụng vốn giữa các dự án, giữa các doanh nghiệp,

giữa chi phí và mức sinh lời của dự án để ra quyết định tài chính.

- Thứ 4, chi phí sử dụng vốn phản ánh mức lãi suất danh nghĩa mà nhà đầu tư đòi

hỏi đối với số vốn khi họ đầu tư vào doanh nghiệp dưới dạng cho doanh nghiệp vay vốn

hay góp vốn. Điều này có nghĩa là chi phí sử dụng vốn đã bao hàm cả mức bù lam phát

và mức lãi suất thực mà nhà đầu tư đòi hỏi.

- Thứ 5, chi phí sử dụng vốn phản ánh mức sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư ở hiện

tại chứ không phỉa dựa trên đòi hỏi của nhà đầu tư trong quá khứ. Vì việc ước tính chi phí

sử dụng vốn để đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai, do đó không cần ước

lượng chi phí sửu dụng vốn cho những đồng vốn đã huy động trong quá khứ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả

nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Vì vậy, khi ước lượng chi phí sử dụng vốn phải

tính tới ảnh hưởng của các nhân tố này:

- Các nhân tố khách quan

Hai nhân tố quan trọng nhất vượt khỏi tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp là

lãi suất thị trường và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Lãi suất thị trường

Nếu lãi suất thị trường tăng lên, chi phí sử dụng vốn vay sẽ tăng vì doanh nghiệp

phải trả mức lãi suất cao hơn để có thể vay được vốn. Mặt khác, lãi suất tăng cũng tác

động làm cho tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với vốn cổ phần tăng lên, từ đó

làm tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi. Kết quả sẽ làm tăng chi

phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

Page 88: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

88

* Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đối với chi phí sử dụng vốn. Do lãi vay

được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên nó tạo ra một khoản lợi thuế làm

hạ thấp chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng,

trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm chi phí sử dụng vốn vay sau thuế giảm,

từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân và ngược lại.

Ngoài ra, chính sách thuế còn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn theo nhiều con

đường khác. Ví dụ, việc hạ thấp thuế suất đánh trên lãi vốn so với thuế suất đánh trên thu

nhập thông thường sẽ làm cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, từ đó giảm chi phí sử dụng

vốn cổ phần so với chi phí sử dụng vốn vay.

- Các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, thuộc phạm vi kiểm soát của

doanh nghiệp.

* Chính sách tài trợ vốn

Doanh nghiệp xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu nhằm tối thiểu hoá chi phí sử

dụng vốn bình quân, từ đó tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Những quyền số dựa trên cơ

cấu nguồn vốn mục tiêu sẽ được sử dụng để tính chi phí sử dụng vốn bình quân. Tuy

nhiên, doanh nghiệp có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình và sự thay đổi này sẽ ảnh

hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Tác động của chính sách tài trợ vốn ảnh hưởng đến chi

phí sử dụng vốn bình quân là do nguồn tài trợ vốn có chi phí khác nhau, nên khi thay đổi

cơ cấu nguồn vốn sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bị thay đổi.

* Chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức có thể tác động đến chi phí sử dụng vốn theo các cách thức sau:

- Tác động qua chi phí phát hành. Với một lượng vốn chủ sở hữu cho trước cần

huy động cho dự án, doanh nghiệp có hai sự lựa chọn: Lợi nhuận để lại tái đầu tư và phát

hành cổ phần thường mới. Nếu doanh nghiệp sử dụng chính sách chi trả cổ tức cao, thì để

đảm bảo lượng vốn cho dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải phát hành vốn cổ phần thường

mới. Do phát hành cổ phần thường mới phải chịu chi phí phát hành nên sẽ có xu hướng

làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì chính sách

ưu tiên tái đầu tư lợi nhuận (chính sách thặng dư lợi tức cổ phần) thì sẽ tiết kiệm được chi

phí phát hành cổ phần thường mới do đó làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân.

- Tác động qua mức độ rủi ro. Thông thường, các cổ đông không thích rủi ro, có

thể thích chi trả cổ tức hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai vì cổ tức là khoản thu nhập

thường xuyên, chắc chắn trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn. Như vậy, chi

trả cổ tức làm giảm tính bất trắc cho các cổ đông, từ đó cho phép giảm chi phí sử dụng

vốn cổ phần. Ngược lại, việc không chi trả cổ tức hoặc cổ tức biến động sẽ làm gia tăng

tính bất trắc của các cổ đông, do đó làm tăng rủi ro và chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Page 89: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

89

- Tác động đến kỳ vọng tăng trưởng. Dựa trên sự nhìn nhận chính sách cổ tức có

sự thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh ta thấy rằng: khi doanh nghiệp đạt

đến giai đoạn trưởng thành, một chính sách chi trả cổ tức cao sẽ phát tín hiệu đến các cổ

đông rằng triển vọng tăng trưởng sẽ không cao như trong giai đoạn tăng trưởng, từ đó

làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư về tăng trưởng và giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Tác động của chính sách cổ tức theo các con đường có thể ảnh hưởng đến chi phí

sử dụng vốn theo những hướng trái ngược nhau. Như vậy, tác động của chính sách cổ tức

đến chi phí sử dụng vốn sẽ là tác động tổng hợp của tất cả các khuynh hướng này.

* Chính sách đầu tư

Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản mà doanh nghiệp đầu

tư vốn. Chính sách đầu tư quyết định doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những loại tài sản nào

và do đó quyết định đến mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gánh chịu. Thông thường,

doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản cùng loại và cùng mức độ rủi ro như các tài sản hiện

tại của doanh nghiệp. Khi đó, chi phí sử dụng vốn của dự án phản ánh mức độ rủi ro

trung bình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp thay đổi đáng kể chiến lược

đầu tư như: đầu tư vào một ngành kinh doanh mới, một loại sản phẩm mới hay thị trường

mới… thì rủi ro của dự án khác biệt đáng kể với rủi ro của doanh nghiệp và chi phí của

đồng vốn mới huy động cho dự án sẽ phản ánh rủi ro của dự án đầu tư đó.

* Mức độ minh bạch hoá thông tin

Việc công ty cung cấp thông tin tài chính minh bạch, đầy đủ và kịp thời cho thị

trường sẽ giúp làm giảm sự bất cân xứng về thông tin, các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức

sinh lời thấp hơn từ công ty bởi vì rủi ro khi đầu tư vào công ty sẽ được đánh giá thấp

hơn do thông tin được cung cấp đầy đủ và minh bạch. Điều này dẫn đến làm giảm chi phí

sử dụng vốn.

3.3.2. Ước lượng chi phí sử dụng vốn của từng nguồn

Mỗi nguồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng có đặc điểm khác

nhau phí khác nhau. Sau đây sẽ sem xét chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng

biệt.

3.3.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay như

vay vốn của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, phát hành trái phiếu,…

Chi phí sử dụng vốn vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả định kỳ cho các tổ

chức tín dụng hay các nhà đầu tư cho vay vốn để có quyền giữ và sử dụng số vốn vay đó.

Tác dụng của việc ước tính chi phí sử dụng vốn vay đó là nhà quản trị tài chính

xem nó là mức sinh lời tối thiểu từ việc đầu tư sử dụng vốn vay để đảm bảo thu nhập hiện

hành không bị sụt giảm.

Một trong những ưu thế khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay là lãi vay phải trả được

coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu thập chịu thuế của doanh nghiệp, đây

Page 90: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

90

cũng được xem là một “lá chắn thuế”. Do vậy, khi xem xét chi phí sử dụng vốn vay cần

phân biệt 2 trường hợp: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay

sau thuế.

a. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Từ góc độ quản trị tài chính, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời

đòi hỏi của chủ nợ đối với số vốn cho doanh nghiệp vay mà chưa tính đến ảnh hưởng của

thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế có thể được xác định theo lãi suất vay vốn mà

chủ nợ yêu cầu. Cách xác định như sau:

Vt = + + …+

Trong đó:

Vt : Là số tiền vay mà doanh nghiệp thực sử dụng được cho đầu tư

Ti: Là số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp trả ở năm thứ i cho chủ nợ hay người

cho vay (i = 1→n)

rdt : Là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

n: Là số năm vay vốn

Bằng phương pháp nội suy hoặc phương pháp thử và xử lý sai số để tìm ra được

mức lãi suất để làm cân bằng giữa số vốn vay được hôm nay với số tiền phải trả trong

tương lai. Đó chính là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế. Thông thường, lãi suất này

thường được ấn định trong hợp đồng vay tiền.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A vay của ngân hàng một khoản tiền vay là 500 triệu

đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản tiền trên sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết.

Theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay thời hạn vay là 4 năm, thời điểm trả là vào cuối

năm tính từ khi nhận được khoản tiền vay và được xác định trong hợp đồng tín dụng số

tiền phải trả hàng năm là 145 triệu đồng/năm.

Vậy chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Nếu gọi rdt là chi phí sử dụng khoản tiền vay trước thuế thì nó được thể hiện qua

biểu thức sau:

500 = + + …+

Sử dụng phương pháp nội suy sẽ xác định được rdt = 15%

Nếu công ty huy động nợ bằng phát hành trái phiếu, lãi suất huy động nợ chính

bằng lãi suất trái phiếu khi đáo hạn, được xác định dựa vào công thức sau:

n

tn

dtt

dt

nr

MV

r

IP

1 )1()1(

Page 91: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

91

Trong đó:

Pn: Giá ròng từ phát hành trái phiếu (giá ròng = giá bán trái phiếu – chi phí phát

hành)

I: lãi trái phiếu thanh toán hàng năm

MV: mệnh giá trái phiếu

Ví dụ 2: Một công ty phát hành trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất trái

phiếu 9%/năm, kỳ hạn 3 năm, trái phiếu được bán trên thị trường với giá 96.000 đồng,

chi phí phát hành tính bình quân là 1.000 đồng/trái phiếu.

Lãi suất công ty phải trả khi huy động trái phiếu được xác định như sau:

3

1 )1(

000.100

)1(

%9000.100000.95

tn

dtt

dt rr

→ rdt = 11,05%

b. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế

Theo quy định chung, khi doanh nghiệp vay nợ, chi phí lãi vay được tính vào chi

phí kinh doanh nên sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được

một khoản thuế cho doanh nghiệp. Khoản tiết kiệm về thuế có tác dụng làm giảm lãi suất

tiền vay thực tế của doanh nghiệp phải gánh chịu cho các khoản nợ, mức lãi suất thực tế

của các khoản vay này được gọi là chi phí vốn vay sau thuế.

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế (chi phí lãi thực tế) được tính như sau :

rd = rdt ×(1 – t%)

Trong đó:

rdt: Là chi phí sử dụng vốn vay sau trước thuế

t% : Là mức thuế thu nhập doanh nghiệp

Như vậy, có thể thấy chi phí sử dụng vốn vay sau thuế sẽ thấp hơn chi phí sử dụng

vốn vay trước thuế do lãi vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm bớt

gánh nặng chi phí sử dụng vốn đối với vốn vay đó cũng là tác động lá chắn thuế của lãi

tiền vay.

Với ví dụ 2 ở trên, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập là 25% thì chi phí sủ dụng

vốn vay sau thuế của khoản vay trên sẽ là:

rd = 11,05% x (1 – 25%) = 8,3%

3.3.2.2. Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong

một doanh nghiệp. Cổ phiếu ưu đãi chỉ nhận tiền lãi cố định hàng năm, không có quyền

tham gia phân phối lợi nhuận cao, do đó không được hưởng suất tăng trưởng của lợi

nhuận. Công thức tính chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi:

Page 92: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

92

p

p

dP

Dr

Trong đó: Dp : Là cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Pp : Là doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phiếu ưu đãi

Pp = G×(1 – e): G là giá phát hành cổ phiếu ưu đãi, e là tỉ lệ chi phí

phát hành

Ví dụ: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi của Công ty A là 2.880 đ/cổ phiếu/năm, giá cổ

phiếu ưu đãi là 30.000đ/cổ phiếu. Lúc này, chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi là:

rd = 2.880/30.00 = 9,6%

Công ty phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi với chi phí phát hành là 2,5%. Như vậy,

giá thuần của cổ phiếu ưu đãi mới là 30.000×(1 - 2,5%) = 29.250 đồng/cổ phiếu.

Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi lúc này sẽ là

rd = 28.880/29.250 = 9,84%

Khác với lãi vay, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu

nhập chịu thuế. Do đó, chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi không được điều chỉnh thuế

hay chi phí trước thuế và sau thuế của cổ phiếu ưu đãi bằng nhau. Điều này đã làm cho

chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ.

3.3.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư

Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi (nếu có)

thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Cổ đông thường có thể nhận toàn bộ số lợi

nhuận đó dưới hình thức cổ tức và sau đó có thể sử dụng số tiền cổ tức nhận được để đầu

tư vào nơi khác hoặc theo một cách khác, cổ đông nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới

hình thức cổ tức, còn một phần để lại công ty để tái đầu tư. Do đó, chi phí của lợi nhuận

giữ lại đối với một doanh nghiệp tương tự như chi phí cổ phần thường. Điều này có nghĩa

là thu nhập giữ lại là sự gia tăng nguồn vốn cổ phần thường mà không tốn chi phí phát

hành.

Từ đó có thể hiểu, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư là tỷ suất sinh lời đòi

hỏi của cổ đông thường đối với cổ phần thường của công ty.

- Xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư

Có 3 phương pháp chủ yếu xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư:

+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

Đây là phương pháp thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán

phát triển. Theo phương pháp này, giá cổ phiếu thị trường là giá trị hiện tại của dòng cổ

tức mà nhà đầu tư kỳ vọng thu được ở tương lai và xác định theo công thức sau:

P0 = + + …+

Page 93: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

93

Trong đó:

P0 : Là giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường

dt : Là cổ tức dự tính nhận được trong năm thứ t

re : Là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường

Trường hợp giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ tăng trưởng là g thì

giá cổ phiếu được xác định bằng công thức:

P0 = hoặc P0 =

Trong đó:

d0: Là cổ tức nhận được ở năm trước

d1: Là cổ tức dự tính nhận được ở năm thứ 1

g: Là tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự tính

Từ công thức trên, có thể suy ra tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông và cũng chính

là chi phí sử dụng lợi nhuận để lại được xác định theo công thức sau:

re = + g

Trong phương pháp này, việc xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng

năm (g) trong tương lai là vấn đề không hề đơn giản. Thông thường, đối với các công ty

việc trả cổ tức không có sự tăng, giảm đột biến các nhà đầu tư dựa vào tình hình và số

liệu trả cổ tức trong những năm đã qua để xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức bình quân

từ đó dự kiến cho tương lai. Đối với các công ty có cổ tức trả không ổn định phải xem xét

kỹ đồng thời tham khảo ý kiến dự báo của các nhà phân tích chứng khoán để dự tính.

Ưu điểm: dễ hiểu và dễ sử dụng

Nhược điểm: chỉ có thể áp dụng cho những công ty cổ phần có trả cổ tức và cổ tức

không có sự tăng, giảm đột biến; chi phí sử dụng lợi nhuận để lại theo phương pháp này

rất nhạy cảm với tốc độ tăng trưởng cổ tức ước định; phương pháp không cho thấy một

cách rõ ràng tác động của yếu tố rủi ro đến chi phí sử dụng vốn của công ty.

Một phương pháp khác để dự báo g liên quan đến việc dự báo tỷ lệ cổ tức chia

trung bình trong tương lai của doanh nghiệp và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, sau đó nhân tỷ lệ

lợi nhuận giữ lại với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu dự kiến trung bình trong tương lại

(ROE)

g = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại × ROE = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) ×ROE

Một cách trực quan, chúng ta biết rằng những công ty sinh lời giữ lại một phần lợi

nhuận để tái đầu tư sẽ có xu hướng có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp sinh lời ít

hơn hoặc chia một tỷ lệ lớn lợi nhuận của họ cho cổ đông dưới dạng cổ tức.

+ Phương pháp mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn):Mô hình định

giá tài sản cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi và mức bù rủi

Page 94: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

94

ro, do vậy có thể sử dụng phương pháp CAMP để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để

lại. Công thức xác định:

re = rf + β×(rm – rf)

Trong đó:

re: Là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty

rf: Là tỷ suất sinh lời phi rủi ro (thông thường được tính bằng lãi suất trái

phiếu Chính phủ)

rm : Là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường

β : Là hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của công ty

Ví dụ: Lãi suất phi rủi do là 8%, tỷ suất sinh lời thị trường là 18%, hệ số rủi ro đối

với cổ phiếu của công ty được xác định là 1,2. Vậy, tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư

hay cổ đông đối với cổ phần của công ty là:

re = 8% + 1,2(18% - 8%) = 20%

Vậy 20% cũng là chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư của công ty.

Ưu điểm: Áp dụng cho cả công ty trả cổ tức ổn định hay không ổn đinh; Cho thấy

tác động của rủi ro đến chi phí sử dụng vốn một cách rõ ràng.

Nhược điểm: đòi hỏi phải ước định mức bù rủi ro thị trường và hệ số rủi ro cổ

phiếu của công ty.

+ Phương pháp theo lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro

Cơ sở chủ yếu của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Người đầu tư vào trái phiếu

công ty sẽ chịu rủi ro ít hơn so với cổ đông là người đầu tư vào cổ phiếu của công ty, do

vậy tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông có thể xác định bằng cách lấy lãi suất trái phiếu

của công ty cộng thêm một mức bù rủi ro. Như vậy, công ty có rủi ro cao thì lãi suất trái

phiếu của công ty cũng ở mức cao và hiển nhiên mức bù rủi ro đòi hỏi của cổ đông cũng

cao hơn, ta có công thức tính:

re = Lãi suất trái phiếu + Mức bù rủi ro tăng thêm

Các nhà phân tích thường dự đoán chi phí của cổ phần thường của một doanh

nghiệp bằng việc cộng một mức bù rủi ro khoảng từ 3 – 5% vào lãi suất nợ dài hạn của

doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có lãi suất trái phiếu là 9% thì chi phí vốn cổ phần

có thể dự đoán như sau:

re = 9% + 4% = 13%

Ưu điểm: dễ hiểu, cho thấy mối liên hệ giữa rủi ro và chi phí sử dụng vốn

Nhược điểm: mang tính chủ quan khá cao trong việc xác định mức bù rủi ro tăng

thêm

Page 95: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

95

3.3.2.4. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

Để tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn bằng

cách phát hành thêm cổ phiếu thường mới bán ra thu thêm tiền vốn. Khi đó, công ty phải

chịu thêm hai tác động chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng vốn:

- Giá phát hành cổ phiếu thường mới thông thường sẽ thấp hơn giá thị trường của

cổ phiếu trước thời điểm phát hành.

- Để phát hành cổ phiếu thường mới, công ty phải chịu chi phí phát hành gồm: chi

phí in ấn, chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng môi giới,… số chi phí này làm giảm số tiền

vốn thực thu được khi phát hành cổ phần mới.

Công thức tính:

re = + g

Trong đó:

d1: Là cổ tức hiện thời

G: Là giá phát hành cổ phiếu thường mới

e: Là tỉ lệ chi phí phát hành

g: Là tốc độ tăng hàng năm của cổ tức

Do khi phát hành cổ phiếu thường mới công ty phải chịu chi phí phát hành và giá

phát hành thường thấp hơn giá thị trường hiện hành, vì thế, chi phí sử dụng cổ phiếu

thường mới cao hơn so với chi phí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và cũng lớn hơn chi

phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.

Ví dụ: ở ví dụ trên, ngoài số lợi nhuận dự tính giữ lại để tái đầu tư, công ty dự

kiến phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động thêm vốn đầu tư, giá phát hành dự

kiến là 19.000đồng/cổ phiếu và chi phí liên quan đến phát hành cổ phiếu mới là 10% so

với giá phát hành. Từ đó, có thể xác định được chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới :

re = 2.000/19.000(1 – 10%) + 8% = 19,7%

3.3.2.5. Chi phí bình quân sử dụng vốn

Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải huy động vốn

từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có chi phí sử dụng khác nhau do đó cần phải xác

định chi phí bình quân sử dụng vốn của các nguồn vốn đó. Chi phí bình quân sử dụng

vốn là tỷ lệ doanh lợi vốn tối thiểu có thể được chấp nhận được của mỗi dự án đầu tư. Chi

phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào chi phí của từng nguồn và tỷ trọng của từng

nguồn vốn. Công thức tính chí phí bình quân sử dụng vốn:

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình

quân gia quyền và có thể được xác định bằng công thức sau:

n

iii rWWACC

1

Page 96: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

96

Trong đó: WACC: Là chi phí bình quân sử dụng vốn

ri: Là chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i

Wi : Là tỷ trọng của nguồn vốn thứ i trong tổng nguồn tài trợ

i: Là nguồn tài trợ theo thứ tự (i = 1,n)

Cần phải lưu ý rằng, khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí sử dụng vốn

của từng nguồn tài trợ riêng biệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế.

3.3.2.6. Chi phí sử dụng vốn cận biên

a. Khái niệm

Chi phí cận biên của bất kỳ một khoản mục nào là chi phí của một đơn vị tăng thêm

của khoản mục đó. Khái niệm như vậy cũng được áp dụng đối với vốn. Khi doanh nghiệp

cố gắng thu hút những đồng vốn mới chi phí của mỗi đồng vốn tại một thời điểm nào đó

sẽ tăng lên.

Chi phí sử dụng vốn cận biên (MCC) là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh

nghiệp huy động tăng thêm vào đầu tư hay hoạt động kinh doanh trong cùng một thời kỳ

nhất định.

Cũng cần lưu ý rằng, chi phí sử dụng vốn cận biên cũng chính là chi phí sử dụng

vốn bình quân. Vì mỗi đồng vốn mới được huy động thêm sẽ hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau với chi phí sử dụng vốn khác. Do đó, chi phí sử dụng vốn của đồng vốn mới

đó sẽ là mức chi phí trung bình của các nguồn tài trợ hợp thành trong một cơ cấu nguồn

vốn tối ưu.

b. Điểm gãy của đường chi phí sử dụng vốn cận biên (BP)

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc huy động vốn của doanh nghiệp là

tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Để thực

hiện yêu cầu này, thông thường các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn theo kết cấu

nguồn vốn tối ưu hay kết cấu nguồn vốn mục tiêu đã được xác định mà trong đó trọng

tâm tâm là phối hợp cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Khi huy động các nguồn vốn riêng biệt trong quá trình phối hợp các nguồn vốn để

đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu, doanh nghiệp sẽ huy động lần lượt theo trình tự: Huy

động số vốn có chi phí thấp trước sau đó mới đến số vốn có chi phí cao hơn. Chẳng hạn

đối với nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình huy động để đảm bảo tỷ lệ tham gia vào kết

cấu nguồn vốn tối ưu, công ty cổ phần trước hết sẽ huy động nguồn vốn chủ sở hữu nội

sinh tức là sử dụng số lợi nhuậ để lại tái đầu tư, khi đã huy động hết nhưng vẫn chưa đủ

vốn, lúc này bắt buộc công ty phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới có chi phí sử

dụng vốn cao hơn và chính khi đó nảy sinh một điểm gọi là điểm gãy.

Như vậy, điểm gãy là điểm thể hiện một quy mô vốn được huy động ở mức độ nhất

định mà khi doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn tăng thêm vượt qua mức quy mô đó thì

phải tăng thêm chi phí sử dụng vốn. Từ đây có thể nhận thấy, điểm gãy nảy sinh khi chi

Page 97: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

97

phí sử dụng vốn của một trong những nguồn vốn riêng biệt tăng lên và có thể xác định

điểm gãy theo công thức sau:

BPi = Tổng số vốn của nguồn vốn i có số vốn thấp hơn

tỷ trọng của nguồn vốn i

Trên cơ sở xác định các điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt có thể xác định

được tổng các điểm gãy của tổng quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động.

Ví dụ: Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn hiện hành được coi là kết cấu tối

ưu:

Nguồn vốn Tỷ trọng từng nguồn

vốn

Vốn vay 45%

Cổ phần ưu đãi 2%

Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại) 53%

Cộng 100%

Công ty đang xem xét một số dự án đầu tư trong năm tới. Để thực hiện đầu tư,

công ty dự định huy động theo kết cấu nguồn vốn tối ưu và có khả năng huy động các

nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn như sau:

- Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong năm là 768,5 triệu đồng với chi phí sử

dụng vốn là 13,4%.

- Có khả năng huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phần thường mới và chi phí

sử dụng vốn là 14%.

- Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi với chi phí sử dụng vốn là 10,3%.

- Vay vốn: Công ty có khả năng vay vốn và nếu vay với số vốn từ 900 triệu đồng

trở xuống thì lãi suất vay vốn là 10%/năm và nếu vay vốn trên 900 triệu đồng thì phải

chịu lãi suất 13%/năm của số vốn tăng thêm (mỗi năm trả lãi 1 lần ở cuối mỗi năm) và

toàn bộ số vốn gốc trả ở thời điểm cuối của năm cuối cùng.

- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25% và toàn bộ vốn gốc trả ở thời

điểm cuối của năm cuối cùng.

Từ tình hình và số liệu trên có thể xác định được điểm gãy:

- Điểm gãy thứ nhất xuất hiện khi sử dụng hết 768,5 triệu đồng lợi nhuận giữ lại với

chi phí sử dụng vốn là 13,4%.

BPi = 768,5

=1.450 triệu đồng 53%

Page 98: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

98

- Điểm gãy thứ 2 khi sử dụng hết 900 triệu đồng vốn vay với chi phí sử dụng vốn

vay sau thuế là: 10%×(1 – 25%) = 7,5%.

BPi = 900

=2.000 triệu đồng 45%

Như vậy, trong việc huy động vốn của công ty nảy sinh 2 điểm gãy tương ứng với

quy mô vốn huy động l.450 triệu đồng và 2.000 triệu đồng. Sau khi xác định được các

điểm gãy có thể xác định được chi phí sử dụng vốn của khoảng vốn huy động giữa điểm

0 và điểm gãy thứ nhất và giữa điểm gãy thứ nhất với điểm gãy thứ 2 và các khoảng vốn

kế tiếp… có thể thấy qua biểu tính toán dưới đây:

Tổng nguồn vốn

mới huy động (trđ) Nguồn tài trợ

Tỷ

trọng

(%)

Chi phí sử

dụng vốn

(%)

Chi phí sử dụng

vốn tính theo kết

cấu

Từ 0 đến 1.450

- Vốn vay 45 7,5 3,7%

- Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0,206%

- Lợi nhuận giữ lại 53 13,4 7,102%

Chi phí sử dụng

bình quân

(WACC1)

10,68%

Trên 1.450 - 2.000

- Vốn vay 45 7,5 3,37%

- Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0.206%

- Cổ phần thường 53 14,0 7,42%

Chi phí sử dụng

bình quân

(WACC2)

11%

Từ 2.000 trở lên

- Vốn vay 45 9,75 4,38%

- Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0,206%

- Cổ phần thường 53 14,0 7,42%

Chi phí sử dụng

bình quân

(WACC2)

12%

Như vậy, công ty có 3 khoảng vốn huy động và chi phí bình quân sử dụng vốn ở

mỗi khoảng vốn cũng khác nhau. Ở khoảng vốn thứ nhất (từ 0 đến 1.450 triệu đồng) chi

phí bình quân sử dụng vốn WACC1 là 10,68%, điều đó cũng cho thấy chi phí cận biên

của mỗi đồng vốn mà công ty huy động thêm vào đầu tư trong khoảng vốn này cũng là

Page 99: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

99

10,68% và khi quy mô huy động vốn vượt quá 1.450 triệu đồng thì chi phí cận biên của

đồng vốn mới huy động tăng thêm sẽ tăng lên ở mức 11%. Trên mức 2.000 triệu đồng thì

chi phí sử dụng vốn bình quân của những đồng vốn mới sẽ tăng lên là 12%.

Chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động được biểu diễn qua hình dưới đây:

12 WACC3 = 12%

11 WACC2 = 11%

WACC1 = 10.68%

10 Điểm gãy BPe Điểm gãy BPd

1.000 1.450 2.000 quy mô vốn huy động (trđ)

3.4. Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm

Hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm mà

không làm giảm chất lượng của sản phẩm sản xuất.

Ý nghĩa hạ thấp giá thành sản phẩm

- Tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp

Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Có thể

nói đây là biện pháp cơ bản và lâu dài. Giá cả sản phẩm hàng hóa được hình thành bởi

quan hệ cung cầu trên thị trường, nếu giá thành hạ so với giá bán trên thị trường thì lợi

nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng thêm.

- Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm

Hạ giá thành sản phẩm giúp cho Doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản

phẩm. Khi có sự cạnh tranh trên thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại,

các Doanh nghiệp muốn tồn tại cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tìm biện

pháp giảm chi phí, hạ giá thành.

- Mở rộng sản xuất

Hạ giá thành sản phẩm có thể giúp Doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất sản

phẩm dịch vụ. Do tiết kiệm được chi phí đầu vào nên với cùng một lượng vốn lưu động

như cũ, Doanh nghiệp có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hơn.

3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất

- Tổ chức lao động và sử dụng con người: Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo

ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động,

thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Page 100: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

100

- Tổ chức quản lý sản xuất và điều chỉnh: giúp doanh nghiệp đưa ra phương án sản

xuất tối ưu, phương án sử dụng vốn có hiệu quả.

3.4.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm

Sản phẩm mà Doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm sản phẩm so sánh được và sản

phẩm không so sánh được.

- Sản phẩm so sánh được là sản phẩm Doanh nghiệp đã sản xuất nên có điều kiện,

căn cứ để so sánh hạ giá thành.

- Sản phẩm không so sánh được là loại sản phẩm Doanh nghiệp mới sản xuất hoặc

sản xuất thử nên chưa có căn cứ để so sánh hạ giá thành.

Mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được:

)( 01

iit

n

iititz ZQZQM

Trong đó:

Mz: Mức hạ giá thành sản phẩm hàng hóa so sánh được

Qit: Số lượng sản phẩm so sánh được sản xuất trong kỳ kế hoạch

Zi0: Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thứ i kỳ gốc

Zit: Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch

i: Sản phẩm so sánh thứ i (i = 1,n)

Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm hàng hóa so sánh được phản ánh số tương đối về

chi phí sản xuất và tiêu thụ tiết kiệm được và xác định theo công thức:

(%)100

)(1

0

n

iiit

zz

ZQ

MT

Trong đó:

Tz: Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được

3.4.3. Các biện pháp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm

- Nâng cao năng suất lao động

Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất một đơn vị

sản phẩm được giảm bớt hay nói cách khác, làm cho số sản phẩm sản xuất trong một đơn

vị thời gian tăng lên.

Nếu Doanh nghiệp không tăng mức tiền lương cho công nhân thì chi phí về tiền

lương của công nhân cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi.

Nếu Doanh nghiệp tăng mức tiền lương cho công nhân, Doanh nghiệp muốn hạ

chi phí về tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm thì tốc độ tăng năng suất lao động phải

vượt quá tốc độ tăng tiền lương bình quân.

- Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao

Page 101: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

101

Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm của ngành

sản xuất, thông thường chiếm khoảng 60-70%. Bởi vậy, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu

hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất.

Chú ý:

Để tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần chú ý 2 biện

pháp

- Cải tiến máy móc, trang thiết bị, tận dụng thành tựu khao học kỹ thuật.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công-nhân viên trong Doanh nghiệp.

- Tận dụng công suất máy móc thiết bị

Tận dụng công suất máy móc thiết bị tức là sử dụng tốt các loại thiết bị sản xuất

kinh doanh, phát huy khả năng hiện có của chúng để có thể sản xuất được nhiều sản

phẩm hơn. Do đó, chi phí khấu hao sẽ giảm bớt trong từng đơn vị sản phẩm.

- Giảm bớt chi phí thiệt hại

Trong quá trình sản xuất cần hạn chế các sản phẩm hư hỏng hay tình trạng ngưng

sản xuất. Có như thế mới hạn chế được thiệt hại cũng như lãng phí về nhân lực, vật tư

hay nói cách khác, hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất.

- Tiết kiệm chi phí quản lý

Chi phí quản lý gồm nhiều loại chi phí như tiền lương của cán bộ công nhân viên

quản lý, chi phí về văn phòng, tiếp tân,…

Biện pháp tích cực để tiết kiệm các khoản này là tăng thêm sản lượng sản xuất và

tăng doanh thu tiêu thụ của Doanh nghiệp.

Page 102: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

102

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG

Câu 1. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp? Hãy

cho biết đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các nghành khác nhau ảnh hưởng đến chi phí sản

xuất như thế nào?

Câu 2.Trình bày cách phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ý nghĩa của

việc phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau?

Câu 3. Kết cấu chi phí là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí?

Câu 4. Trình bày các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp có liên quan đến sản

xuất kinh doanh?

Câu 5. Tại sao lại nói giá thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác

quản lý các hoạt động kinh doanh? Nêu sự giống và khác nhau của giá thành sản xuất và

giá thành toàn bộ?

Câu 6. Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá

thành sản phẩm của doanh nghiệp?

Câu 7. Nếu đứng trên góc độ người đi vay vốn, người cung ứng vốn và nhà quản

lý doanh nghiệp thì khái niệm chi phí sử dụng vốn thay đổi như thế nào? Những nhân tố

nào ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn?

Câu 8. Trình bày các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm

Câu 9. Hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Các

nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Bài 1. Tài liệu cho như sau:

1/ Năm kế hoạch doanh nghiệp dự định sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản lượng

sản xuất cả năm của sản phẩm A là 300 sản phẩm, sản phẩm B là 200 sản phẩm

2/ Định mức hao phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm kế hoạch

như sau:

Khoản chi phí Đơn giá Định mức tiêu hao

Sản phẩm A Sản phẩm B

NVL chính

VL phụ

Giờ công chế tạo

5000 đ/kg

1000 đ/kg

1500 đ/giờ

15 kg

4kg

50giờ

20 kg

6 kg

60 giờ

Page 103: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

103

3/ Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp

Đvt: 1.000đ

Khoản chi phí Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý DN

Tiền lương CBNVQL

BHXH CBNVQL

Nhiên liệu

VL phụ

Khấu hao TSCĐ

Các chi phí khác

8.000

1.600

1000

4000

5000

8000

4000

800

1480

3000

3500

1020

Tổng cộng 27.600 13.800

4/ Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý DN đựoc phân bổ theo tiền lương

công nhân sản xuất

5/ Chi phí tiêu thụ sản phẩm A và B được tính bình quân 10.000 đồng/sản

phẩm

Yêu cầu: Hãy tính giá thành tiêu thụ đơn vị sản phẩm A và sản phẩm B?

Bài 2. Căn cứ vào những tài liêu sau đây tại doanh nghiệp Cụng nghiệp A

1. Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản lượng

sản xuất cả năm của sản phẩm A là 250.000 hộp, sản phẩm B là 230.000 cái, sản phẩm C

là 120.000 chiếc.

2. Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:

Khoản mục Đơn giá Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm

SP A SP B SP C

NVL chính 10.000đ/kg 26kg 17 kg 40 kg

Vật liệu phụ 4.000đ/kg 15 kg 10 kg 18 kg

Giờ công sản xuất 3.000đ/giờ 21 giờ 14 giờ 26 giờ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm và chi phí QLDN, chi

phí cho công việc làm bên ngoài như sau:

Khoản mục

Chi phí SX C Chi phí

QLDN

Chi phí c/việc

làm cho bên

ngoài

SP A

SP B SP C

1. Vật liệu phụ 100 200 150 200 50

Page 104: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

104

2. Nhiên liệu 150 150 170 500 150

3. Tiền lương 300 500 400 700 8

4. BHXH, BHYT, KPCĐ 57 95 76 133 1,52

5. Khấu hao TSCĐ 300 450 400 600 6,39

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài 150 250 170 580 -

7. Chi phí khác bằng tiền 200 200 180 350 20

4. Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và chi

phí phải trả bằng tiền như sau: đvt triệu đồng

Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm

1.Chi phí sản phẩm dở dang 174 791

2.Chi phí trả trước 100 200

3.Chi phí phải trả 110 188

5. Chi phí bán hàng tính bằng: 10% chi phí sản xuất tổng sản lượng cả năm.

6. Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng.

Biết rằng: Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm dở dang được

tính vào giá trị sản xuất công nghiệp và toàn bộ chi phí vật tư doanh nghiệp mua từ bên

ngoài. BHXH, BHYT, KPCĐ tính: 19% trên tổng quỹ lương.

Yêu cầu: Hãy lập Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Công nghiệp A năm kế hoạch?

Bài 3. Cơ cấu vốn của Công ty Hưng Thịnh được trình bày dưới đây (kinh nghiệm hoạt

động nhiều năm qua cùng với các dự báo đều cho rằng đây là cơ cấu vốn tối ưu mà công

ty nên duy trì):

Nợ (chỉ bao gồm vay dài hạn)

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần đại chúng

3.000.000 USD

1.000.000 USD

6.000.000 USD

30%

10%

60%

Tổng nguồn vốn 10.000.000 USD 100%

Cũng trong năm kế hoạch tới, công ty kì vọng thu được khoản lãi ròng của cổ

đông đại chúng là 840.000 USD và dự định tiếp tục thi hành tỷ lệ chia cổ tức là 50%.

Theo thỏa thuận đã đạt được với các ngân hàng đối tác, Hưng Thịnh có thể nhận được

các khoản vay dài hạn với các điều khoản sau đây:

Page 105: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

105

Số lượng vay (USD) Lãi suất

Từ 0 đến 300.000 10%

Từ 300.000 trở lên 12%

Được biết, thuế suất trung bình của công ty là T = 40%, giá thị trường của cổ

phiếu đại chúng của công ty ở thời điểm hiện nay là P0 = 20 USD, cổ tức năm ngoái của

công ty là D0 = 1,495 USD, và tỷ lệ tăng cổ tức dự kiến là g = 7%. Cổ phiếu đại chúng

mới có thể được huy động với chi phí phát hành Fc = 10% nếu trị giá cổ phiếu mới nhỏ

hơn 240.000 USD, nếu giá trị cổ phiếu mới vượt quá con số này (240.000 USD), chi phí

phát hành sẽ là 20%. Cổ phiếu ưu đãi của công ty hiện được bán với giá 100 USD và cổ

tức ưu đãi hàng năm là 11,7 USD. Nếu phát hành cổ phiếu ưu đãi mới và nếu giá trị cổ

phiếu ưu đãi không vượt quá 200.000 USD công ty sẽ phải chịu chi phí phát hành Fp =

4% trên mỗi cổ phiếu; nếu vượt quá, chi phí phát hành sẽ là Fp = 8%.

Với các dữ liệu trên, Công ty Hưng Thịnh đề nghị bạn cho biết:

1. Có bao nhiêu điểm nhảy (BP) trên đồ thị chi phí vốn biên (MCC) của công ty?

Các điểm nhảy này sẽ xuất hiện tại đâu (ở mức vốn huy động bao nhiêu)?, và cho biết

nguyên nhân xuất hiện điểm nhảy đó.

2. Hãy tính chi phí vốn trung bình theo trọng số (WACC) trong khoảng giữa các

điểm nhảy nói trên, từ đó xây dựng đồ thị chi phí vốn biên (MCC) và cho biết ý nghĩa

của đồ thị này.

Bài 4. Công ty FAS chỉ sử dụng nợ và vốn cổ phần đại chúng. Công ty hiện đang

chuẩn bị huy động vốn với cơ cấu vốn mục tiêu có tỷ số nợ là 50%. Công ty có thể vay

vô hạn với lãi suất 10%. Cổ phiếu đại chúng của công ty hiện đang bán với giá ròng là 20

USD sau khi trừ đi chi phí tổ chức phát hành là 4 USD/cổ phiếu. Cổ tức năm tới dự kiến

là 2,25 USD/cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng là 8%. Thuế suất thu nhập là 40%, tỷ lệ chia

cổ tức 50% và lãi ròng năm tới dự kiến là 10.000.000 USD. Hãy xây dựng đồ thị chi phí

vốn biên MCC của công ty.

Bài 5. Công ty KOA có cơ cấu vốn tối ưu bao gồm: 40% nợ, 10% cổ phần ưu đãi,

phần còn lại là cổ phần đại chúng. Công ty hiện đang chuẩn bị huy động vốn với các điều

kiện như sau: Công ty chỉ có thể vay tối đa 400.000 USD với lãi suất 10%. Nếu vốn vay

vượt quá mức này, lãi suất sẽ là 12%, nếu vốn vay vượt quá 800.000 USD thì lãi suất sẽ

là 16%. Cổ phiếu đại chúng của công ty đang bán với giá ròng là 30 USD (sau khi trừ đi

chi phí tổ chức phát hành là 5 USD/cổ phiếu). Cổ tức đại chúng năm tới dự kiến là 2,7

USD/cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng là 8%. Thuế suất thu nhập là 40% và tỷ lệ chia cổ

tức 50%. Theo dự kiến, lợi nhuận giữ lại có thể đạt 1.000.000 USD. Cổ phiếu ưu đãi hiện

nay được bán với giá là 100 USD, cổ tức ưu đãi là 10 USD. Chi phí tổ chức phát hành

loại cổ phiếu này hiện nay là 2%. Tuy nhiên, nếu giá trị cổ phiếu ưu đãi vượt quá 200.000

USD thì chi phí này sẽ tăng lên đến 4%. Tương tự, nếu giá trị cổ phiếu đại chúng vượt

Page 106: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

106

quá 500.000 USD thì chi phí tổ chức phát hành sẽ tăng từ 5 USD lên 8 USD trên một cổ

phiếu.

Hãy xây dựng đồ thị chi phí vốn biên MCC của công ty.

Bài 6. Công ty Tân Phú có cơ cấu vốn tối ưu bao gồm: 50% nợ dài hạn, 10% cổ

phần ưu đãi, và 40% cổ phần đại chúng. Điều kiện huy động vốn vay của công ty như

sau:

Số lượng vay (USD) Lãi suất

Từ 0 đến 500.000 9%

Từ 500.000 đến 1.000.000 11%

Từ 1.000.000 trở lên 13%

Lãi ròng của công ty dự kiến là 1.600.000 USD, trong số này cổ đông đại chúng

của công ty được chia 800.000 USD. Cổ phiếu đại chúng của công ty hiện được bán với

giá là 48 USD, cổ tức năm ngoái là 3,16 USD, tỷ lệ tăng cổ tức là 6% một năm. Khi phát

hành thêm cổ phiếu đại chúng công ty phải chịu chi phí tổ chức phát hành là 10%, tuy

nhiên nếu giá trị cổ phiếu đại chúng mới vượt quá 800.000 USD, chi phí tổ chức phát

hành sẽ tăng từ 10% lên 20%.

Cổ phiếu ưu đãi của công ty hiện nay có giá bán là 100 USD, cổ tức ưu đãi hàng

năm là 10 USD. Khi phát hành thêm, nếu giá trị cổ phiếu ưu đãi vượt quá 100.000 USD

t.hì chi phí tổ chức phát hành sẽ tăng từ 5 USD lên 10 USD trên một cổ phiếu.

Thuế suất thu nhập là 40%, hãy vẽ đồ thị MCC của công ty.

Page 107: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

107

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Mục đích của chương:

Sau khi học xong chương này sinh viên nắm được những nội dung sau:

1. Quản trị doanh thu trong doanh nghiệp:doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt

động tài chính, thu nhập khác của doanh nghiệp?

2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: khái niệm, ý nghĩa , căn

cứ lập kế hoạch hóa lợi nhuận, phân phối và sử dụng lợi nhuận?

3. Biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp ?

4.1. Quản trị doanh thu của doanh nghiệp

4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu

Khái niệm

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh

thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu

thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh

nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản

lượng. Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là

doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức

thay đổi trong sản lượng

Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với

bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả nền kinh tế quốc dân:

- Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm làm ra được khách hàng chấp nhận

về giá trị và giá trị sử dụng, đã phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra cho hoạt

động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như

có thể tái sản xuất mở rộng.

- Là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, là nguồn để tham gia góp

vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết các đơn vị khác.

- Thực hiện doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ

luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau.

4.1.2. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

4.1.2.1 Khái niệm và thời điểm xác định doanh thu

Khi tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ doanh nghiệp thu được một số vốn bằng

tiền gọi là doanh thu. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền

thu được do hoạt động kinh doanh mang lại.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm gồm 2 bộ phận:

Page 108: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

108

- Doanh thu do bán những sản phẩm hàng hoá thuộc hoạt động sản xuất kinh

doanh: thành phẩm hoặc nửa thành phẩm. Đây là bộ phận chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn

trong tổng số doanh thu, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp

- Doanh thu về tiêu thụ khác: là những khoản không mang tính chất thường xuyên

như: bán bản quyền, phát minh sáng chế, phế liệu, cung cấp lao vụ....

Thời điểm xác định doanh thu (thông tư số 78/2014.TT-BTC và được sửa đổi bởi

Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

-Đối với hoạt động bán hàng hóa: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền

sử dụng hàng hóa cho người mua

- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch

vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua

4.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng

Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng: Khối lượng sản

phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung ứng càng nhiều thì số doanh thu bán hàng cáng lớn.

Tuy nhiên khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm

sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như việc

ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, vận chuyển, thanh

toán...Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quyết định mức doanh thu bán hàng.

Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao

không những ảnh hưởng đến giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu

thụ. Khi sản phẩm có chất lượng cao, giá bán cao, doanh thu sẽ nhiều. Nếu chất lượng

thấp thì bên mua sẽ từ chối thanh toán hoặc mua với giá thấp.

Kết cấu mặt hàng: Mỗi sản phẩm dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định

nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội. Vì vậy, khi phấn đầu tăng nhanh

doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các hợp đồng đã ký kết với khác hàng,

nếu không sẽ mất khách hàng dẫn tới khó tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.

Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, việc thay

đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Doanh

nghiệp căn cứ vào giá thành cảu sản phẩm tiêu thụ, tình hình cung cấp sản phẩm trên thị

trường mà quyết định giá bán sản phẩm cho phù hợp để có thể đạt được mức doanh thu

cao nhất.

Do đặc điểm sản xuất của từng ngành khác nhau nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng

có những đặc trưng riêng:

- Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa rạng, nhiều chủng loại, việc

sản xuất ít bị lệ thuộc vào thiên nhiên và thời vụ nên tiêu thụ sản phẩm nhanh, tiền thu

bán hàng cũng nhanh hơn.

- Trong ngành xây dựng cơ bản: Sản phẩm xây lắp được sản xuất theo yêu cầu của

người giao. Tiêu thụ sản phẩm xây lắp tức là bàn giao công trình đã hoàn thành cho đơn

Page 109: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

109

vị giao thầu và thu tiền về. Doanh thu phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành công

việc.

- Đối với ngành nông nghiệp, do đặc điểm mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ sản

phẩm và doanh thu tiêu thụ thường tập trung vào vụ thu hoạch.

- Trong các ngành dịch vụ công cộng: doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào từng thời

điểm và tính chất phục vụ (ngày lễ hội lớn...)

4.1.2.3. Lập kế hoạch doanh thu bán hàng.

Ý nghĩa

Hàng năm doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm, trên

cơ sở đó xác định số doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong năm. Chỉ tiêu

doanh thu tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng, nó cho biết khả năng

về việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm lập có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch

lợi nhuận và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Do đó, cần phải quan tâm và không

ngừng cải tiến việc lập kế hoạch này.

Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

a. Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng:

Trên cơ sở các hoạt động đã ký kết với khách hàng, doanh nghiệp lấy đó làm cơ

sở để tính toán doanh thu trong kỳ kế hoạch, xác định được số lượng sản phẩm hàng hoá

tiêu thụ và số tiền về tiêu thụ sản phẩm. Ưu thế của phương pháp này là sản phẩm sản

xuất ra được tiêu thụ hết. Tuy nhiên, phương pháp này khó thực hiện được nếu không có

đơn đặt hàng trước của khách hàng.

b. Dựa vào tình hình thị trường:

Thị trường cho ta biết được tình hình cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ mà doanh

nghiệp sản xuất, từ đó biết được giá cả của thị trường của sản phẩm tiêu thụ và giúp

doanh nghiệp dự đoán được doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Bởi lẽ hai nhân tố quan trọng

ảnh hưởng quyết định đến kết quả doanh thu đó là số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

và đơn giá của sản phẩm hàng hoá tiếc thụ. Hai nhân tố này chịu sự tác động mạnh mẽ

của quan hệ cung cầu trong thị trường.

c. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ta biết được trong kỳ kế hoạch sẽ sản xuất bao

nhiêu sản phẩm, giá thành từng đơn vị - đó là cơ sở quan trọng để dự báo số lượng sản

phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.

(*) Công thức xác định doanh thu tiêu thụ.

n

ititTT QPTR

1

Trong đó:

Page 110: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

110

TRTT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm, giá được ghi trong hợp đồng hoặc là giá bán dự kiến

i: Loại sản phẩm

: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại trong kỳ kế hoạch

Xác định giá bán của sản phẩm (P):

Phương pháp chi phí bình quân cộng lãi

,

Trong đó:

ATC : Là chi phí bình quân

: Là lợi nhuận dự kiến

Q : Là sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và tiêu thụ

t : Là lãi suất

Cách xác định

Bộ phận sản xuất sản phẩm trong năm kế hoạch có thể không tiêu thụ hết mà để

bán năm sau, đồng thời trong năm kế hoạch có thể bán những sản phẩm đã sản xuất ở

năm trước.

= + -

Trong đó :

: Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong kỳ kế hoạch

: Số lượng sản phẩm dự tính kết dư cuối kỳ kế hoạch

: Số lượng sản phẩm dự tính kết dư đầu kỳ kế hoạch

i : Là loại sản phẩm

Đối với việc xác định số sản phẩm kết dư đầu kỳ kế hoạch

gồm 2 bộ phận: số sản phẩm còn lại trong kho (31/12) kỳ báo cáo và số

sản phẩm đã xuất cho khách hàng nhưng chưa chấp nhận thanh toán.

Vì kế hoạch năm thường lập vào quý IV kỳ báo cáo nên số lượng sản phẩm kết dư

đầu kỳ kế hoạch phải dựu tính theo công thức:

= + -

: số sản phẩm thực tế kết dư cuối quý 3 kỳ báo cáo

: số sản phẩm dự tính sản xuất trong quý 4 kỳ báo cáo

: số sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý 4 kỳ báo cáo

Số lượng sản phẩm dự tính kết dư cuối kỳ kế hoạch được tính như sau:

Page 111: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

111

m

ixi

m

ici

Q

Q

K

1

1

Trong đó: K là tỷ lệ kết dư bình quân cuối kỳ so với thực tế sản xuất.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất 5 loại sản phẩm với số liệu năm 2011 như sau:

Tên sản phẩm ĐVT Dư ngày

30/9 Dự kiến sản xuất quý 4 Dự kiến tiêu thụ quý 4

A Chiếc - 50.000 50.000

B Chiếc 10.000 93.000 70.000

C Chiếc 2.000 60.000 50.000

D Chiếc 5.000 40.000 35.000

E Chiếc 4.000 25.000 28.000

Kế hoạch năm 2012 như sau:

Tên sản phẩm Số lượng sản xuất (SP) Giá bán (đồng)

A 110.000 5.000

B 720.000 3.000

C 320.000 3.000

D 430.000 4.000

E 450.000 2.000

Biết rằng số sản phẩm và kết dư cuối kỳ của các năm 2008, 2009, 2010 như sau:

Tên sản

phẩm

2008 2009 2010

Thực tế

SX

Kết dư

CK

Thực tế

SX

Kết dư

CK

Thực tế

SX

Kết dư

CK

A 80.000 - 100.000 - 110.000 -

B 500.000 52.000 520.000 54.000 650.000 60.000

C 180.000 8.000 250.000 10.000 250.000 12.000

D 250.000 7.500 280.000 8.000 300.000 10.000

E 150.000 15.000 250.000 12.500 350.000 16.000

Yêu cầu hãy lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2012 cho doanh

nghiệp.

Page 112: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

112

Đáp án:

Ta có bảng tính Qđk như sau

Tên SP Qc3 Qx4 Qt4 Qđi

A 0 50,000 50,000 0

B 10,000 93,000 70,000 33,000

C 2,000 60,000 50,000 12,000

D 5,000 40,000 35,000 10,000

E 4,000 25,000 28,000 1,000

Tỷ lệ kết dư của mỗi loại sản phẩm lần lượt là

Ta có bảng kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như sau:

Tên SP K Qxi Qci

A 0.00% 110,000 0

B 10.00% 720,000 72,000

C 4.40% 320,000 14,080

D 3.10% 430,000 13,330

E 5.80% 450,000 26,100

Tên SP Qđi Qxi Qci Qti Pi(1000) TRi

A 0 110,000 0 110,000 5 550,000

B 33,000 720,000 72,000 681,000 3 2,043,000

C 12,000 320,000 14,080 317,920 3 953,760

D 10,000 430,000 13,330 426,670 4 1,706,680

E 1,000 450,000 26,100 424,900 2 849,800

Tổng 6,103,240

%8,5

%1,3

%4,4

%10650000520000500000

600005400052000

011000010000080000

000

E

D

C

B

A

K

K

K

K

K

Page 113: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

113

Theo khoản 3 điều 5 Thông tư số 78/2014/TT- bộ tài chính hướng dẫn phương

pháp xác định cụ thể một số khoản doanh thu như sau.

Hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì tính vào doanh thu

theo giá bán 1 lần, không bao gồm lãi trả chậm, trả góp. Lãi trả chậm được tính vào hoạt

động tài chính.

Hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi ( không bao gồm hàng hóa dịch vụ sử dụng để

tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ) thì doanh thu tính theo giá bán

của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm

trao đổi

Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô và lắp ráp ô tô.

Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ô tô do doanh nghiệp sản xuất để chưng bày hoặc

dùng lốp ô tô để tiếp tục lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm

lốp ô tô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập

doanh nghiệp.

Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả

tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc

gia công hàng hóa

Đối với hàng hóa của các đơn vị đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp

đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:

- Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý ( kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi

là tổng số tiền bán hàng hóa.

- Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh

nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng

hóa

Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng

thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập

chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả

tiền một lần. Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ

thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định

doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau

- Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định (=)số tiền trả trước chia (:)

số năm trả tiền trước

- Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số

tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh

nghiệp từng ưu đãi thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả

tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.

Page 114: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

114

Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

là thu từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát

sinh trong kỳ tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy dịnh hiện hành về cơ chế

tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa,

hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế

Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cug cấp điện nước sạch là

số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định

doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi

trên hóa đơn tính tiền điện, tiền nước sạch

Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là

toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả

phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bao hiểm được hưởng chưa có thuế giá trị gia

tăng, bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động môi

giới bảo hiểm.

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công

trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng , lắp đặt nghiệm thu.

Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ môi giới, tự doanh

chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mực đầu tư, tư vấn tài chính

và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị

trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

Đối với dịch vụ tài chính phát sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài

chính phát sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.

4.1.3.Doanh thu hoạt động tài chính

Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do các hoạt

động tài chính mang lại bao gồm các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán

ngoại tệ, lãi được chia từ việc đầu tư vốn ta ngoài công ty…

4.1.4 Thu nhập khác của doanh nghiệp

Là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động không thường xuyên ngoài các

hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm một số khoản như

sau:

- Tiền do thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

- Khoản thu từ tiền bảo hiểm được các tổ chức bồi thường khi doanh nghiệp có

tham gia bảo hiểm

- Khoản thu từ tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh

nghiệp

………………..

Page 115: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

115

4.2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Doanh nghiệp.

4.2.1. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải nộp những khoản

thuế theo quy định của pháp luật nhà nước.

Đối với nhà nước, thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách quốc gia để đáp

ứng các nhu cầu chi tiêu cho mục đích phát triển kinh tế. Là công cụ để nhà nước kiểm

soát, hướng dẫn các dơn vị, thực hiện việc phân phối lại trong xã hội.

Đối với doanh nghiệp thì thuế phải nộp được coi như là một khoản chi phí, là

khoản nộp có tính chất nghĩa vụ

Vì vậy khi bước vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn xem xét sao

cho chi phí bỏ ra là tiết kiệm nhất và hiệu quả thu về là cao nhất.

Các loại thuế mà DN vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh doanh

thông thường ( thương mại, dịch vụ, sản xuất) phải nộp có liên quan đến sản xuất kinh

doanh gồm: Thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,

thuế tài nguyên, thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

4.2.2.1 Thuế gián thu

Là thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế không phải

là người chịu thuế, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế (giá mua hàng

đã bao gồm thuế gián thu) còn người nộp thuế là nhà sản xuất kinh doanh, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường vì thuế được cộng vào

giá bán hàng hóa, dịch vụ.

Các khoản thuế gián thu gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu.

Thuế giá trị gia tăng.

a. Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được tính trực tiếp trên khoản giá

trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến

tiêu dùng

b. Đặc điểm của thuế GTGT

- Là loại thuế gián thu

- Chỉ thu trên phần giá trị tăng thêm

- Người kinh doanh nộp thuế thực chất là nộp hộ cho người tiêu dùng.

c. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế

- Đối tượng nộp thuế: Áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản

xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.

- Đối tượng chịu thuế: Là các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và

tiêu dùng ở Việt Nam

Page 116: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

116

Những hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT là những hàng hoá không có

sự gia tăng thêm giá trị sản xuất hoặc lưu thông, hoặc nếu có tăng nhưng đã thuộc các

diện chịu thuế khác, những ngành nghề có sự ưu tiên của Nhà nước

d. Căn cứ tính thuế GTGT : là giá tính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế: Được quy định cụ thể cho từng loại hàng hoá, dịch vụ....

- Đối với các hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra: là giá bán

chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng nhập khẩu: là giá nhập tại cửa khẩu Việt nam cộng với thuế nhập

khẩu

- Hàng hoá dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng...giá tính thuế được xác

định theo giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm

phát sinh hoạt động này.

- Đối với hoạt động bán hàng theo phương thức trả góp : là giá bán chưa có thuế

GTGT của hàng hoá xuất bán tính theo giá bán trả 1lần (không bao gồm lãi trả góp)

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, giá tính thuế là giá xây dựng lắp

đặt chưa có thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hoá dịch vụ có tính chất đặc thù được dùng các chứng từ thanh toán

ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, sổ số...thì giá chưa

có thuế được xác định như sau:

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán thực tế

(1 + Thuế suất thuế GTGT)

- Thuế suất thuế GTGT: Được quy định cho từng loại hoạt động sản xuất kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ, ở 3 mức là 10%, 5%, 0%

e. Phương pháp tính thuế GTGT

- Phương pháp khấu trừ thuế:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - (Thuế GTGT đầu vào + Thuế GTGT

ở kỳ trước chuyển sang)

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá bán ra × Thuế suất GTGT

Thuế GTGT đầu vào: Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng

hoá hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất ximăng, trong tháng 1/200x bán ra 200 tấn, giá

bán chưa có thuế GTGT là 800.000 đồng/tấn.

GTGT của hàng hoá, dịch

vụ ( giá trị để tính thuế) =

GT thanh toán của

hàng hoá, dịch vụ

bán ra

-

GT thanh toán của

hàng hoá dịch vụ

mua vào tương ứng

Page 117: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

117

Cũng trong tháng, doanh nghiệp đã mua một số vật tư nguyên liệu để dùng cho

sản xuất, kinh doanh ximăng. Căn cứ vào các chứng từ hoá đơn GTGT mua NVL ta có số

liệu sau:

Hàng hoá, dịch

vụ mua vào

Đơn vị

tính

Số lượng

mua

Đơn giá Thành tiền Thuế GTGT

đầu vào

Clanke

Điện

Xăng, dầu

Tấn

Kw

Tấn

100

5000

10

500.000đ/T

700 đ/kw

4.000.0đ/T

50.000.000

3.500.000

40.000.000

5.000.000

350.000

4.000.000

Cộng 9.350.000

Bảng 4.1. Bảng tính thuế giá tri gia tăng đầu vào

Thuế suất GTGT phải nộp là 10%

Ta có:

- Số thuế GTGT đầu ra là: (800.000 * 200) * 10% = 16.000.000 đ

- Số thuế GTGT còn phải nộp tháng 1/2002 là:

16.000.000 - 9.350.000 = 6.650.000 đ

- Phương pháp trực tiếp trên GTGT

+ Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, các nhân chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện

về kế toán , hoá đơn để tính thuế theo phương pháp khấu trừ, cá nhân, tổ chức nước ngoài

kinh doanh tại VN không theo luật đầu tư nước ngoài tại VN

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị tính thuế × Thuế suất thuế GTGT

Ví dụ:

Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số

bán là 25 triệu đồng. Giá trị vật tư mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng.

Thuế suất thuế GTGT là 10%

Thuế GTGT cơ sở A phải nộp là: (25 triệu - 19 triệu ) × 10% = 0,6 triệu

* Ưu điểm của thuế GTGT: 5 ưu điểm chính sau :

+ Khắc phục việc thu thuế trùng lắp.

+ Chỉ tính trên phần GT tăng thêm nên kích thích cá nhân, tổ chức bỏ vốn đầu tư

+ Khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu do không phải chịu thuế ở khâu xuất khẩu mà

còn được hoàn thuế GTGT ở khâu đầu vào.

+ Hạn chế được thất thu so với thuế doanh thu trước đây

+Khuyến khích việc mua bán hàng hoá phải có hoá đơn tạo điều kiện cho quản lý

lành mạnh

Thuế thu nhập cá nhân ( TNCN)

a. Khái niệm

Page 118: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

118

Thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp đã

chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động

trước khi thực hiện chi trả (nếu thu nhập của người lao động thuộc trường hợp phải tính

thuế TNCN). Thuế TNCN được tính theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm

b. Một số quy định về thuế TNCN.

Nếu người lao động nhận lương, hoa hồng từ công ty của bạn, bạn phải khấu trừ

thuế TNCN trước khi chi trả phần tiền lương, hoa hồng này cho người lao động. Và

doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ vào lương

của người lao động) vào ngân sách nhà nước

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN ×Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả

- Các khoản giảm trừ gồm

+ Giảm trừ gia cảnh: đối với bản thân là 9.000.000 đồng/ người/ tháng. Đối với

người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/ người/ tháng

Thuế tiêu thụ đặc biệt

a. Khái niệm:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là 1 loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá dịch vụ

nhất định ( hàng hoá, dịch vụ đặc biệt) ở khâu sản xuất và khâu nhập khẩu với thuế suất

cao.

b. Một số quy định về thuế TTĐB.

- Mỗi mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế này 1 lần ở khâu sản xuất hay khi

nhập khẩu (khi lưu thông trên thị trường những mặt hàng này sẽ không phải chịu thuế

TTĐB lần 2

- Các mặt hàng chịu thuế TTĐB được khấu trừ tiền thuế đã nộp ở khâu đâù vào.

Tức là: Những sản phẩm thuộc diện chịu thuế TTĐB khi sản xuất ra loại sản phẩm

này có sử dụng loaị nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi tính thuế TTĐB ở khâu sản

xuất sau sẽ được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu trước.

Thuế TTĐB = (Doanh thu chịu thuế ×

Thuế suất thuế TTĐB) -

(Nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB × Giá

tính thuế × Thuế suất thuế TTĐB)

c. Đối tượng chịu thuế TTĐB

Hàng hoá: thuốc lá, rượu, bia, xăng, vàng mã....

Dịch vụ: kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi.....

d. Đối tượng nộp thuế TTĐB

Page 119: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

119

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng

hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

e. Căn cứ tính thuế TTĐB

- Số lượng hàng hoá tính thuế TTĐB

- Thuế suất

- Giá tính thuế TTĐB: Là giá bán chưa có thuế TTĐB. Nếu giá bán đã có thuế

TTĐB thì giá tính thuế là:

Giá tính thuế = Giá bán hàng

1 + Thuế suất thuế TTĐB

- Công thức tính

Thuế TTĐB

phải nộp =

Số lượng hàng

hoá tiêu thụ ×

Giá tính thuế

đơn vị ×

Thuế suất thuế

TTĐB

Ví dụ:

Trong kỳ, doanh nghiệp X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Nhập khẩu

100.000 lít bia hơi đã nộp thuế TTĐB 135.000.000 đ. Xuất kho 80.000.000 lít nước bia

để sản xuất 250.000 hộp. Bán 200.000 hộp bia , giá bán 4950 đồng/hộp. Thuế suất TTĐB

của bia hộp là 65%

Ta có:

Thuế TTĐB cho 1 lít nước bia: 135.000.000 : 100.000 = 1350 đồng/lít

Số lít bia cần dùng để sản xuất 1 hộp bia: 80.000 : 240.000 = 0,333 lít

Số lít nước bia cần dùng cho 200.000 hộp bia: 0,333 × 200.000 = 66.600 lít

Số thuế TTĐB được trừ: 1350 × 66.600 = 89.910.000 (đồng)

Giá tính thuế của một hộp bia: 4950 : 1,65 = 3.000 đồng/lít

Thuế TTĐB phải nộp trong kỳ:

( 200.000 × 3.000 × 0,65 ) - 89.910.000 = 300.090.000 đ

Thuế xuất nhập khẩu

a. Khái niệm: Là loại thuế thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua

biên giới Vệt Nam

b. Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu

qua biên giới Việt nam

c. Đối tượng chịu thuế XNK: Tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua

cửa khẩu biên giới Việt nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nứơc đưa vào khu chế

xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.

d. Phương pháp tính thuế:

Page 120: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

120

Thuế xuất hay

nhập khẩu =

Số lượng từng mặt hàng

thực tế xuất, nhập khẩu ×

Giá tính

thuế ×

Thuế suất của

từng mặt hàng

Giá tính thuế:

Đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu (giá FOB )

Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (Giá CIF)

Thuế suất: bao gồm hai loại:

+ Thuế suất thông thường

+ Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho các hàng hoá nhập khẩu từ các nước có thoả

thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam

4.2.2.2 Thuế trực thu

Là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Đối

tượng nộp thuế và người chịu thuế là một tức là thuế thu trực tiếp vào thu nhập người nộp

thuế. Ít tác động vào giá cả thị trường vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả sau

một kỳ kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp.

a. Khái niệm: Là loại thuế trực thu tính trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp

b. Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá

có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

c. Đối tượng tính thuế: Thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh,

dịch vụ và các khoản thu nhập khác.

d. Công thức:

Thuế Thu nhập DN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất thuế TNDN

- Nếu doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ khoa học và công nghệ thì cách tính

như sau

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) ×

Thuế suất thuế TNDN

- Trong đó, cách xác định thu nhập tính thuế sẽ được xác định như sau

Thu nhập

tính thuế =

Thu nhập

chịu thuế -

Thu nhập được

miễn thuế +

Các khoản lỗ

được kết chuyển

Và thu nhập chịu thuế sẽ được xác định như sau

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng gồm cả các khoản

trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.

- Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để

tính thu nhập chịu thuế là tổng giá thành thanh toán, gồm cả thuế GTGT. Đối với trường

Page 121: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

121

hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

là doanh thu không có thuế GTGT.

- Chi phí tính thuế được sắp xếp vào 14 nhóm sau:

1. Khấu hao tài sản cố định

2. Chi phí nguyên vật liệu

3. Tiền lương, tiền công

4. Chi phí nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

6. Chi cho lao động nữ, bảo hộ lao động, y tê, công đoàn

7. Chi trả lãi tiền vay

8. Trích dự phòng

9. Trợ cấp thôi việc

10. Chi phí tiêu thụ bảo hành sản phẩm

11. Quảng cáo, tiêp thị, khuyến mãi

12. Thuế, phí, tiền thuê đất

13. Chi phí quản lý của công ty mẹ

14. Bên đi thuê trả tiền trước cho nhiều năm

- Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ chênh lệch mua bán chứng khoán,

quyền sở hữu, tiền cho vay, .

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp

trong năm

Doanh thu thuế suất TNDN

Doanh thu 20 tỷ đồng Thuế suất TNDN 20%

Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng Thuế suất TNDN 22%

Doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm

dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

Thuế suất TNDN 32%- 50%

Bảng 4.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ theo doanh thu

Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuế TNDN được hưởng ưu đãi mức thuế suất

thấp hơn từ năm 2017.

Thuế tài nguyên

a. Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hoạt động khai thác tài nguyên.

b. Đối tượng chịu thuế tài nguyên: Bao gồm tất cả các tài nguyên thiên nhiên trong

phạm vi đất liền, hải đảo, nộ thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ

quyền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,.

Page 122: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

122

c. Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên

nhiên của nước ta đều phải nộp thuế tài nguyên.

d. Phương pháp tính thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên

phải nộp =

Số lượng tài nguyên

khai thác ×

Giá tính thuế đơn

vị tài nguyên × Thuế suất

Nếu tài nguyên khai thác có nhiều tạp chất, hàm lượng tạp chất lớn thì số lượng tài

nguyên tính thuế là số lượng từng chất đã qua giai đoạn sơ tuyển, phân loại để loại bỏ tạp

chất.

Giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân tài nguyên khai thác ở thời điểm tính

thuế được trừ đi chi phí tuyển chọn, vận chuyển

Thuế sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

- Là khoản thu tính trên vốn, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động do ngân sách

Nhà nước cấp

- Đối tượng tính tiền thu sử dụng vốn ngân sách là số vốn pháp định do ngân sách

Nhà nước cấp và các khoản vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

- Công thức tính

Thuế sử dụng vốn

ngân sách Nhà nước

= Tổng số vốn phải thu

sử dụng vốn trong kỳ × Tỷ lệ thu

Tổng số vốn phải

thu sử dụng vốn

trong kỳ

=

Số vốn phải tính

tiền thu sử dụng

vốn đầu kỳ

+

Số vốn

tăng

trong kỳ

- Số vốn giảm

trong kỳ

4.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp

4.2.2.1 Khái niệm và nội dung.

Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu

và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh

nghiệp đưa lại.

Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận:

+ Là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của

doanh nghiệp.

+ Là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và trong nền

kinh tế quốc dân.

+ Là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung: Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận hoạt động sản xuất

kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác:

Page 123: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

123

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt

động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và thuế

theo quy định của pháp luật.

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động

khác trừ đi chi phí cho các hoạt động này và thuế theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận từ hoạt động khác bao gồm lợi nhuận về hoạt động tài chính và lợi

nhuận hoạt động bất thường.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận.

- Mức lợi nhuận tuyệt đối bao gồm :

+ Lợi nhuận trước thuế và thu nhập lãi vay.

+ Lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận sau thuế va thu nhập của doanh nghiệp.

- Mức lợi nhuận tương đối.

Lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản

xuất kinh doanh và cũng không thể dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất

kinh doanh với doanh nghiệp khác. Bởi vì :

+ Điều kiện sản xuất kinh doanh và vận chuyển, thị trường tiêu thụ, thời điểm

tiêu thụ khác nhau.

+ Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận sẽ

thu được khác nhau. Ở những doanh nghiệp lớn, mặc dù công tác quản lý kém nhưng số

lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng công

tác quản lý tốt.

Do đó, người ta phải dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để đánh giá so sánh chất

lượng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận vốn:

Tỷ suất lợi nhuận vốn = Lợi nhuận trong kỳ

× 100 Vốn sử dụng bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận giá thành:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành = Lợi nhuận trong kỳ

× 100 Giá thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận bán hàng:

Tỷ suất lợi nhuận bán hàng = Lợi nhuận trong kỳ

× 100 Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

Page 124: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

124

4.2.2.2. Kế hoạch hóa lợi nhuận

a. Căn cứ lập kế hoạch hoá lợi nhuận:

- Kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

- Kế hoạch doanh thu

- Kế hoạch trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

b. Kế hoạch hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Kế hoạch hoá lợi nhuận giúp cho nhà quản lý tài chính doanh nghiệp biết trước

được quy mô số lãi mà doanh nghiệp sẽ tạo ra, từ đó giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch

sắp xếp nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm các giải pháp phấn đấu thực hiện.

Kế hoạch lợi nhuận là một bộ phận của kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, nó

cũng được lập đồng thời với các bộ phận kế hoạch khác. Biết trước được quy mô của lợi

nhuận giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng nó như việc trích lập các

quỹ, bổ sung vốn.

Phương pháp trực tiếp :

Lợi nhuận hoạt

động kinh doanh =

Doanh

thu thuần -

Giá vốn

hàng bán -

Chi phí

bán hàng -

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp sản xuất :

Trị giá vốn bán hàng = giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Giá thành SX

khối lượng SP

tiêu thụ trong kỳ

=

Giá thành SX

khối lượng SP

tồn kho đầu kỳ

+

Giá thành SX của

khối lượng SP SX

trong kỳ

-

Giá thành SX của

khối lượng SP tồn

kho cuối kỳ

- Đối với doanh nghiệp thương mại:

Trị giá vốn bán hàng = Trị giá mua vào của hàng bán ra

Trị giá mua vào của

hàng hóa bán ra =

Trị giá hàng

hóa tồn đầu kỳ +

Trị giá hàng hóa

mua vào trong kỳ -

Trị giá hàng hóa

tồn kho cuối kỳ

Tổng số lợi nhuận trước thuế của doang nghiệp là tổng số lợi nhuận từ các hoạt

động sau.

Lợi nhuận trước

thuế TNDN =

Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh +

Lợi nhuận từ hoạt

động tài chính +

Lợi nhuận từ hoạt

động khác

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Phương pháp gián tiếp: Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính dần qua từng khâu

hoạt động. Cách nhìn này cho phép người quản lý nắm được quá trình hình thành lợi

nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ

(lợi nhuận sau thuế).

Page 125: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

125

1. Doanh thu bán hàng

2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về bán hàng (3) = (1) – (2)

4. Trị giá vốn bán hàng

5. Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh (5) = (3) – (4)

6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (8) = (5) - (6) - (7)

9. Doanh tu hoạt động tài chính

10. Chi phí hoạt động tài chính

11. Lợi nhuận hoạt động tài chính (11) = (9) – (10)

12. Thu nhập khác

13. Chi phí khác

14. Lợi nhuận khác (14) = (12) – (13)

15. Lợi nhuận trước thuế (15) = (8) + (11) + (14)

16. Thuế thu nhập doanh nghiệp

17. Lợi nhuận sau thuế (17) = (15) – (16)

Ví dụ: công ty X có số liệu như sau:

Sản phẩm A tiêu thụ là 20.000 sản phẩm .Giá bán 20.000 đồng

Số sản phẩm tồn kho cuối kỳ = 10% số sản phản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Số sản phẩm tồn đầu kỳ = 4000 sản phẩm

Giá thành sản xuất kỳ này = 12.000 đồng, hạ 10% so với kỳ trước

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp = 10% tổng giá thành sản xuất

sản phẩm kỳ này.

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu = 100 triệu,

Chi phí hoạt động này là 70 triệu.

Doanh thu từ dịch vụ = 100 triệu, tổng chi phí cho các hoạt động là 80 triệu

Thuế suất thuế TNDN là 20 %

Doanh nghiệp xuất hàng theo phương thức nhập trước xuất trước

Yêu cầu: Tính tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp?

Đáp án:

Doanh thu tiêu thụ sản phảm A là:

TR= P ×Q = 400.000.000 đồng

Số sản phẩm A sản xuất trong kỳ này:

Page 126: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

126

Qsx = Qtt + Qck - Qđk = 18.000 sản phẩm

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm A sản xuất trong kỳ

Qsx × Zsx1 = 18.000 ×12.000 = 216.000.000 đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng

216.000.000 × 0,1 = 21.600.000 đồng

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm A tiêu thụ trong kỳ

Qđk x Zsx0 + ( Qtt - Qđk ) × Zsx1 = 245.333.333 đồng

Lợi nhuận trước thuế của sản phẩm A

400.000.000 - 245.333.333 -21.600.000 = 133.066.667 đồng

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động nhập khẩu

100.000.000 – 70.000.000 = 30.000.000 đồng

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ

100.000.000 – 80.000.000 = 20.000.000 đồng

Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

133.066.667 + 30.000.000 + 20.000.000 = 183.066.667 đồng

Thuế thu nhập phải nộp

183.066.667 × 20% = 36.613.333 đồng

Lợi nhuận sau thuế

183.066.667 - 36.613.333 = 146.453.334 đồng

4.2.3. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần

mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh nghiệp.

Việc phân phối lợi nhuận đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục công việc kinh doanh của

mình.

Việc phân phối lợi nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước,

doanh nghiệp và công nhân viên. Trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm

đối với nhà nước theo quy định.

- Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu

cầu sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành

viên trong đơn vị.

Nội dung phân phối lợi nhuận: theo thông tư 133/2016/TT-BTC được thực hiện

như sau

Page 127: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

127

a. Đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước

1. Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%), quỹ này tối đa không quá số vốn

điều lệ thực có.

2. Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

3. Nộp các khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), bù đắp khoản

phạt cho ngân sách, cho khách hàng do vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng; các khoản

phải bồi thường thuộc trách nhiệm của ngân hàng.

4. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức quy định, gồm:

- Trích lập quỹ đầu tư và phát triển

- Trích lập các quỹ dự phòng tài chính

- Trích lập quỹ khen thưởng

- Trích lập quỹ phúc lợi

- Trích lập các quỹ khác

Sau khi trích lập các quỹ đủ mức quy định nếu còn thừa sẽ được bổ sung vào quỹ

đầu tư phát triển hoặc xử lí theo quy định của Bộ Tài chính.

b. Đối với các NHTM cổ phần và NHTM khác

+ Các NHTM cổ phần và các NHTM không được NSNN cấp vốn thì sau khi trích

lập quỹ bổ sung vốn điều lệ.

+ Nộp các khoản tiền phạt, tiền bồi thường và bù cho số lỗ năm trước cũng phải

trích lập quỹ dự phòng tài chính theo quy định của cơ quan tài chính mới được trích lập

quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác.

+ Số trích lập quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác sẽ do Hội đồng quản trị quyết

định theo Đại hội cổ đông.

c. Kế toán phân phối lợi nhuận

Kế toán nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

– Hàng quý, theo thông báo của cơ quan tài chính các ngân hàng phải tạm ứng để

nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi tạm ứng nộp thuế, kế toán lập chứng từ chuyển tiền

thanh toán với Kho bạc.

– Cuối năm khi xác định được chính thức số thuế phải nộp, kế toán lập chứng từ

hạch toán.

– Kết chuyển số thuế đã nộp hàng quý và số thuế được miễn giảm để xác định số

thuế còn phải nộp hoặc số đã nộp thừa cần thu hồi từ NSNN.

+ Nếu số thuế nộp còn thiếu thì nộp thêm số chênh lệch còn thiếu.

+ Nếu số thuế đã nộp thừa thì tất toán tài khoản tạm ứng nộp NSNN chuyển sang

theo dõi trên tài khoản chờ NSNN thanh toán số chênh lệch nộp thừa.

Page 128: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

128

Số chênh lệch này sẽ được Ngân sách hoàn trả hoặc sẽ trừ vào số thuế phải nộp

năm sau.

Kế toán lợi nhuận của các doanh nghiệp

Kế toán lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước sau khi dùng để bù đắp lỗ năm

trước và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp được phân phối như sau:

- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu

có).

- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước

thuế.

- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì

không trích nữa.

- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy

định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;

- Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân

phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình

quân trong năm.

Phần kế toán lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như

sau:

-Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp

- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một

năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), 200

triệu đồng (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi

nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại doanh nghiệ phải bằng hoặc lớn hơn tỷ

suất lợi nhuận kế hoạch.

- Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh

nghiệp. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp không

có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn

doanh nghiệp.

- Số phân phối chính thức cho các lĩnh vực trên phải căn cứ vào số lợi nhuận

thực tế được xét duyệt (duyệt quyết toán năm). Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn thu cho

ngân sách cũng như cho các lĩnh vực khác, hàng quý, trên cơ sở thực lãi và kế hoạch

phân phối, doanh nghiệp tiến hành tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch. Cuối năm

(hoặc đầu năm sau), khi quyết toán được duyệt, sẽ điều chỉnh theo số phân phối chính

thức.

Page 129: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

129

4.2.4. Biện pháp tăng lợi nhuận

Muốn nâng cao lợi nhuận trong kỳ cần thực hiện những biện pháp sau:

- Giảm chi phí kinh doanh: Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh

nghiệp. Nếu trên thị trường tiêu thụ, giá bán và mức thuế đó được xác định thì lợi nhuận

của sản phẩm, hàng hoá, khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm bớt là do giá thành sản

phẩm quyết định. Bởi vậy, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú ý việc

giảm chi phí chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chi phí, chi thưởng, chi không

đúng với các quy định ban hành. Các doanh nghiệp phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm,

dịch vụ, hàng hoá...

-Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm (tăng doanh thu). Muốn

tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải tận dụng hết những khả năng tiềm

tàng hiện có để sản xuất thêm khối lượng sản phẩm. Trong những điều kiện có thể được,

doanh nghiệp cần đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm thêm những máy

móc hiện đại áp dụng vào sản xuất để có thể tạo ra được khối lượng sản phẩm nhiều nhất

và chất lượng tốt nhất. Đó là một trong những cơ sở để doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều

sản phẩm do mình sản xuất và trên cơ sở đó tăng được doanh thu tiêu thụ sản phẩm, làm

tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Page 130: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

130

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG

Câu 1. Tại sao lại nói doanh thu có ý nghĩa rất lớn với toàn bộ hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân?

Câu 2. Thời điểm nào doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định? Những nhân tố

nào ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng?

Câu 3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với doanh

nghiệp? trình bày các căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm?

Câu 4. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nội dung của chỉ tiêu lợi nhuận trong

doanh nghiệp?

Câu 5. Trình bày các biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Bài 1. Căn cứ vào tài liệu dưới đây tại doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp Y

1. Theo tài liệu bộ phận kế toán thì số lượng sản phẩm sản xuất quý III và số sản

phẩm gửi bán của các tháng trong quý III năm báo cáo như sau:

Đơn vị tính: cái

Tên SP

Số sp sản

xuất quý

III

Số sản phẩm xuất gửi bán Số SP tồn

kho đến

30/ 9 30/ 6 31/ 7 31/ 8 30/ 9

A 270 10 5 8 12 5

B 810 14 10 18 50 60

C 450 12 3 5 8 7

2. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo Đơn vị tính: cái

Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Số lượng sản phẩm tiêu thụ

A 300 303

B 900 910

C 600 595

Page 131: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

131

3. Theo kế hoạch sản xuất và định mức thành phẩm tồn kho năm kế hoạch

Đơn vị tính: cái

Tên SP Số lượng sản phẩm sản xuất

cả năm

Số lượng sản phẩm

sản xuất quý IV

Định mức tồn kho

thành phẩm cuối

năm

A 1.500 360 2

B 4.000 1.080 12

C 900 270 12

D 400 180 2

4. Giả thiết điều kiện sản xuất và thanh toán năm kế hoạch so với năm báo cáo

chưa có gì thay đổi. Số lượng sản phẩm D xuất ra chưa được chấp nhận tiêu thụ ở cuối

quý IV năm kế hoạch dự kiến bằng số lượng sản phẩm C chưa được chấp nhận tiêu thụ

cuối quý IV.

Yêu cầu: Hãy tính

1. Số lượng sản phẩm kết dư đầu và cuối năm kế hoạch?

2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch?

Bài 2. Căn cứ vào tài liệu dưới đây của doanh nghiệp sản xuất Hoàng Gia:

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Theo tài liệu kế toán thì số lượng sản phẩm tồn kho và số lượng sản phẩm gửi

bán của các tháng trong quý III như sau

Đơn vị tính: cái

Tên SP Số SP sản

xuất quý III

Số SP gửi bán của các tháng đến ngày Tồn kho

đến ngày

30/9 30/6 31/7 31/8 39/9

A 4.000 200 150 120 100 424

B 4.800 - 160 220 200 625

2. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:

Tên SP Số lượng sản phẩm sản

xuất (cái)

Số lượng sản phẩm tiêu

thụ (cái)

Đơn giá bán

(1.000đồng)

A 4.800 5.400 400

B 5.600 6.300 700

Page 132: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

132

3. Căn cứ vào tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của 3 quý đầu năm, dự kiến

quý 4 như sau:

- Hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất:

+ Sản phẩm A vượt: 10% so với kế hoạch sản xuất trong quý.

+ Sản phẩm B vượt: 5% so với kế hoạch sản xuất trong quý.

- Về tình hình tiêu thụ:

+ Sản phẩm A vượt: 5% so với kế hoạch tiêu thụ trong quý.

+ Sản phẩm B vượt: 3% so với kế hoạch tiêu thụ trong quý.

II. Năm kế hoạch

1. Theo kế hoạch sản xuất thì sản lượng hàng hoá sản xuất cả năm và từng quý

như sau: Đơn vị tính: cái

Tên SP Sản lượng sản xuất

Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

A 21.600 5.300 5.300 5.600 5.400

B 29.700 6.800 7.400 7.400 8.100

2. Định mức thành phẩm tồn kho cuối năm kế hoạch: Sản phẩm A là: 400 cái, sản

phẩm B là: 600 cái.

3. Đơn giá bán năm kế hoạch của sản phẩm A vẫn giữ nguyên như năm báo cáo,

sản phẩm B dự tính sẽ hạ: 2% so với quý 4 năm báo cáo (do hạ thấp giá thành sản phẩm

năm kế hoạch).

Chú ý:

a. Trong quý 3 năm báo cáo, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất mất 10 ngày do

điện bị hỏng nặng đột xuất.

b. Biết đơn giá bán sản phẩm tiêu thụ là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất

thuế GTGT của 2 mặt hàng này là: 10%.

c. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

d. Sản phẩm kết dư đầu năm đều là tồn kho

Yêu cầu: Hãy tính:

1. Số lượng sản phẩm kết dư đầu và cuối năm kế hoạch?

2. Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch?

3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch?

Bài 3: Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp X năm kế hoạch

Tài liệu:

1. Theo tài liệu kế toán số lượng sản phẩm kết dư thực tế đến 30/ 9 năm báo cáo:

Page 133: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

133

- Sản phẩm A: 521 cái

- Sản phẩm B: 825 cái

2. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:

+ Sản phẩm A: sản xuất 5.346 cái; Tiêu thụ 5.647 cái

+ Sản phẩm B: sản xuất 5.880 cái; Tiêu thụ 6.489 cái

3. Theo kế hoạch sản xuất năm kế hoạch thì số lượng sản phẩm, hàng hoá sản

xuất cả năm:

- Sản phẩm A: 21.600 cái

- Sản phẩm B: 29.700 cái

4. Căn cứ vào tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ qua các năm, dự kiến số

lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư đến cuối năm kế hoạch:

- Sản phẩm A: 10% so với sản lượng sản xuất cả năm.

- Sản phẩm B: 5% so với sản lượng sản xuất cả năm.

5. Giá bán đơn vị sản phẩm năm kế hoạch (chưa có thuế GTGT):

- Sản phẩm A: 10.000 đồng, đã tính hạ 500 đ/sp so với năm báo cáo

- Sản phẩm B: 20.000 đồng, đã tính hạ 1.000 đ/sp so với năm báo cáo

6. Dự kiến trong năm góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với công ty Z (cơ sở

đồng kiểm soát): 500 triệu đồng, kết quả dự kiến được phân chia theo hợp đồng liên

doanh: 15% trên vốn góp.

Theo kế hoạch trong năm sẽ thanh lý một số TSCĐ hết thời hạn sử dụng, với chí

phí thanh lý dự kiến là: 5 triệu đồng, thu về thanh lý dự kiến là: 8 triệu đồng.

7. Trong năm sẽ bán một số nguyên vật liệu kém, mất phẩm chất với giá bán: 15

triệu đồng.

8. Trong số sản phẩm kết dư đầu năm kế hoạch:

- Sản phẩm A có 40% là tồn kho , sản phẩm B có 50% là tồn kho .

Biết rằng:

- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Các sản phẩm A, B đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Yêu cầu: Hãy tính tổng thu nhập của doanh nghiệp năm kế hoạch?

Bài 4. Căn cứ vào tài liệu sau đây tại doanh nghiệp Công nghiệp X:

I. Tài liệu năm báo cáo

1. Số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất quý III và số lượng sản phẩm gửi bán các

tháng trong quý III năm báo cáo:

Page 134: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

134

Đơn vị tính : Cái

Tên

SP

Số sản phẩm

sản xuất quý

III

Số sản phẩm gửi bán Số lượng sp

tồn kho đến

30/9 30/6 31/7 31/8 30/9

A 360 8 5 6 12 5

B 720 18 11 18 44 60

C 270 12 3 5 8 6

2. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo cáo:

Đơn vị tính : Cái

Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Số lượng sản phẩm tiêu thụ

A 330 333

B 800 810

C 360 350

3. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT):

- Sản phẩm A: 400.000 đồng

- Sản phẩm B: 700.000 đồng

- Sản phẩm C: 500.000 đồng

4. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:

- Sản phẩm A: 200.000 đồng

- Sản phẩm B: 400.000 đồng

- Sản phẩm C: 200.000 đồng

5. Trong số sản phẩm kết dư cuối năm báo cáo dự kiến có: 50% là tồn kho mỗi

loại

II. Tài liệu năm kế hoạch

1. Kế hoạch sản xuất và định mức tồn kho thành phẩm năm kế hoạch

Đơn vị tính: Cái.

Tên sản

phẩm

Số lượng sản phẩm sản

xuất cả năm

Số lượng sản phẩm sản

xuất quí IV

Định mức tồn kho

ngày 31/12

A 1.500 360 6

B 4.000 1.080 10

C 1.000 270 12

Page 135: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

135

2. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT).

- Sản phẩm A năm kế hoạch như năm báo cáo.

- Sản phẩm B, C mỗi sản phẩm hạ được: 10.000 đồng so với giá bán đơn vị sản

phẩm năm báo cáo.

3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:

- Sản phẩm A hạ: 5%,

- Sản phẩm B hạ: 2% so với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm báo cáo.

- Sản phẩm C như năm báo cáo.

4. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN dự tính bằng: 20% giá vốn hàng bán cả

năm.

5. Vốn lưu động định mức đã xác định cho năm kế hoạch: 279.838.000 đồng.

Biết rằng:

- Doạnh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Các điều kiện sản xuất và thanh toán năm kế hoạch như năm báo cáo.

- Doanh nghiệp hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất và tiêu thụ quý IV năm báo

cáo.

- Doanh nghiệp hạch toán thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước -

xuất trước.

Yêu cầu:

1. Tính số lượng sản phẩm, hàng hoá kết dư đầu và cuối năm kế hoạch.

2. Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch.

3. Tính lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch.

4. Tính tỉ suất lợi nhuận trong năm.

Page 136: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

136

CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP

Mục đích của chương

Sau khi học xong chương này, người học sẽ nắm được những nội dung sau:

1. Nội dung của hoạch định tài chính trong doanh nghiệp như vai trò, mục tiêu,

các loại kế hoạch tài chính, các căn cứ lập kế hoạch, các phương pháp lập kế

hoạch tài chính…

2. Các bước trong quy trình hoạch định tài chính doanh nghiệp

3. Lập dự toán báo cáo tài chính trong doanh nghiệp theo phương pháp diễn giải,

quy nạp cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

4. Xác định được nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và các yếu tố ảnh hưởng

5.1. Nội dung, quy trình hoạch định tài chính

5.1.1. Nội dung hoạch định tài chính

5.1.1.1. Vai trò hoạch định tài chính

Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài

hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có đặc trưng

cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ. Vì vậy, hệ thống kế hoạch

tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của các

doanh nghiệp.

Các kế hoạch của doanh nghiệp xác định mục tiêu và những hành động cần thực

hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động đều cần phải sử dụng các nguồn lực chung của

doanh nghiệp. Hoạch định tài chính thông qua hệ thống các ngân sách với khả năng sử

dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa, và tổng hợp việc sử

dụng các nguồn lực. Do vậy, ngân sách cũng được sử dụng cho mục tiêu kiểm soát, trong

đó thiết lập các tiêu chuẩn, tiếp nhận các thông tin phản hồi về hiệu suất thực tế và thực

hiện các hành động điều chỉnh nếu hiệu suất thực tế lệch nhiều so với hiệu suất kế hoạch.

Hình 5.1 minh họa mối quan hệ các ngân sách với việc lập kế hoạch, vận hành và

kiểm soát.

Page 137: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

137

Hình 5-1. Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách

Hình 5.1: Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách

5.1.1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính

Các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòng ban,

xí nghiệp, đơn vị,v.v...) và cho các hoạt động (bán hàng, sản xuất, nghiên cứu,...). Hệ

thống các ngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại cho

tổ chức nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm:

Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch,

Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định

VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH

Kế hoạch chiến lược

Các mục tiêu và chính sách căn bản

Kế

hoạch tài

chính dài

hạn

Kế hoạch hàng năm

Hệ thống

ngân

sách

hàng

năm

Ngân sách ngân quỹ

Kiểm soát quỹ

Chương

trình

chiến

lược

Chương

trình

chiến

lược

Chương

trình

chiến

lược

Chương

trình

hành

động

Chương

trình

hành

động

Chương

trình

hành

động

Page 138: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

138

Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lí nhân sự thông qua việc thiết

lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất.

Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.

Hoạch định thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai - phát triển định

hướng chung cho toàn tổ chức, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách cho

tương lai. Khi các nhà quản trị dành thời gian cho việc lập kế hoạch, họ sẽ nhận ra các

năng lực của tổ chức và biết được nên sử dụng các nguồn lực của tổ chức vào vị trí nào.

Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đều phải lập kế hoạch. Ngân

sách giúp các nhà quản trị ra quyết định tốt hơn. Chẳng hạn, ngân sách ngân quỹ cho biết

khả năng thiếu hụt tiền mặt trong tương lai. Nếu công ty nhìn thấy trước khả năng thiếu

hụt tiền mặt thì họ có thể cải thiện hoạt động thu nợ từ khách hàng, hoặc trì hoãn kế

hoạch mua tài sản mới.

Ngân sách lập ra các tiêu chuẩn mà nhờ đó có thể kiểm soát việc sử dụng các

nguồn lực của công ty cũng như kiểm soát, thúc đẩy nhân viên. Kiểm soát là nền tảng cho

sự thành công của hệ thống ngân sách, nó đảm bảo các hoạt động được thực hiện để đạt

mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra trong kế hoạch tổng quát.

Ngân sách cũng phục vụ cho việc truyền thông các kế hoạch của tổ chức đến từng

nhân viên và kết hợp các nỗ lực của họ lại với nhau. Theo đó, tất cả các nhân viên có thể

hiểu được vai trò của họ trong việc đạt được các mục tiêu chung. Đây là lý do vì sao việc

kết nối chặt chẽ giữa ngân sách với các kế hoạch dài hạn lại quan trọng như vậy. Các

ngân sách thúc đẩy sự hợp tác vì các lĩnh vực và các chức năng khác nhau trong tổ chức

đều phải cùng làm việc để đạt mục tiêu đề ra. Vai trò của truyền thông và hợp tác trở nên

càng quan trọng khi tổ chức phát triển mạnh hơn nữa về mặt quy mô.

5.1.1.3 Các loại kế hoạch tài chính

Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết định đầu tư

và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch này bao gồm:

- Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.

- Ngân sách hàng năm gồm: Ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh

doanh...Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.

- Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp các luồng thu chi từ các ngân sách trên.

Các kế hoạch quan hệ mật thiết với nhau theo mô hình sau:

Page 139: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

139

Hình 5-2. Quan hệ của các kế hoạch tài chính

Kế hoạch đầu tư và tài trợ.

Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các

nguồn vốn theo từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. Kế hoạch đầu tư và tài

trợ là tổng hợp các chương trình dự kiến của công ty. Trên thực tế, kế hoạch này thường

đi đôi với kế hoạch trung và dài hạn nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược. Mục đích chủ

yếu của kế hoạch đầu tư và tài trợ là bảo đảm duy trì sự cân đối tài chính. Do vậy, nó thể

hiện tính mạch lạc trong việc phối trí các chương trình kinh doanh và phát triển của

doanh nghiệp.

Trong trường hợp phải thương lượng với những người cung cấp nguồn vốn dài và

trunghạn, công ty phải dựa trên cơ sở kế hoạch này vì các ngân hàng cho vay sẽ yêu cầu

công ty cung cấp kế hoạch đầu tư và tài trợ để họ xem xét việc cho vay vốn.

Kế hoạch đầu tư Kế hoạch tài trợ

KẾ HOẠCH DÀI HẠN (3 – 5 năm)

CÁC NGÂN SÁCH (hàng năm)

NS kinh doanh NS tài trợ NS đầu tư

NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ

Dự toán thu chi

Kế hoạch tài trợ ngắn hạn

VỊ TRÍ QUỸ

Page 140: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

140

Nội dung của kế hoạch:

Nội dung của kế hoạch đầu tư và tài trợ gồm hai phần chính là nhu cầu vốn và

nguồn vốn.

- Nhu cầu vốn: nhu cầu vốn là tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu tư vào các tàisản

của các chương trình kinh doanh, phát triển, thể hiện trên cơ sở biến đổi ròng giữa các

năm trên các báo cáo tài chính với các nội dung sau đây:

+Nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, thể hiện bằng sự tăng lên của nguyên giá tài

sản cố định trong bảng cân đối kế toán,

+ Tăng vốn luân chuyển ròng: là tăng phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng

nguồn vốn thường xuyên,

+Tăng đầu tư vào tài sản tài chính,

+ Tăng đầu tư vào tài sản vô hình .

- Nguồn vốn: nguồn vốn thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khai thác như

sau:

+ Nguồn vốn được rút ra từ việc giảm vốn luân chuyển ròng.

+ Nguồn tự tài trợ: Gồm khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư

+ Nhận hoàn vốn vay: Là các khoản nợ do người vay dài hạn của công ty hoàn trả.

+Vay trung và dài hạn: từ ngân hàng đầu tư và các trung gian tài chính khác.

+Tăng vốn: là việc phát hành cổ phiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Trong kế hoạch đầu tư và tài trợ, công ty cần phải duy trì một sự cân đối giữa

nguồn vốn và nhu cầu vốn. Khi có sự thiếu hụt về nguồn vốn, thứ tự ưu tiên trước hết là

rút vốn ra từ vốn luân chuyển ròng, sau đó là sử dụng các biện pháp tài trợ từ bên ngoài

như tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu và vay nợ. Việc sử dụng nguồn bên ngoài phải dựa

trên sự cân nhắc với năng lực đi vay, năng lực trả nợ và điều kiện tài chính hiện tại của

công ty vì những điều kiện và hiệu suất tài chính ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thương

lượng và chi phí tài trợ. Tất nhiên, các biện pháp tài trợ phải nằm trong khuôn khổ các

chính sách tài chính đã được vạch ra.

Vấn đề quan trọng đặt ra đối với nhiệm vụ phối trí của kế hoạch đầu tư và tài trợ là

điều tiết nguồn và sử dụng nguồn theo thời gian để đảm bảo sự cân đối và hiệu quả.

Trong trường hợp có sự mất cân đối nghiêm trọng, cần phải xem xét lại các chương trình

dự kiến trước đó.

Quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ được biểu diễn trong hình 5.3:

Page 141: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

141

Hình 5-3. Tiến trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ

Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh

doanh...Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.

Dự toán ngân sách được xây dựng hằng năm phản ánh các hoạt động trong năm

dưới hình thái tiền tệ trên cơ sở các khoản thu và chi theo từng lĩnh vực và hoạt động. Có

thể chia thành bốn loại ngân sách hằng năm bao gồm:

Ngân sách đầu tư thể hiện hoạt động mua sắm đầu tư thiết bị trong năm. Ngân

sách này thường là sự cụ thể hóa hoạt động đầu tư được thể hiện sẵn trong kế hoạch đầu

tư và tài trợ.

Ngân sách tài chính thể hiện các hoạt động liên quan đến việc tăng giảm vốn như

vay,phát hành cổ phiếu, trả cổ tức hoặc hoàn vốn, mua lại cổ phiếu...

Các chương trình và kế hoạch kinh doanh

Tổng hợp các nhu cầu vốn cho các

chương trình và kế hoạch

Khả năng tài trợ từ bên trong

Khả năng tài trợ từ bên ngoài

Các

chính

sách tài

chính

Điều

kiện tài

chính của

doanh

nghiệp

Điều chỉnh

kế hoạch

Đ

Cân đối nhu cầu

và nguồn

Kế hoạch đầu tư và tài trợ

S

Page 142: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

142

Ngân sách kinh doanh là một bộ các ngân sách liên quan đến hoạt động kinh

doanh hằng năm của doanh nghiệp. Đây là những bộ phận ngân sách rất quan trọng trong

quá trình xây dựng kế hoạch tài chính của mỗi doanh nghiệp. Ngân sách kinh doanh có

thể chia thành nhiều bộ phận ngân sách căn cứ vào các chức năng và có thể kết nối với

nhau rất chặt chẽ. Bao gồm:

+ Ngân sách bán hàng: thể hiện những dự kiến về doanh thu phân theo khu vực,và

sản phẩm dịch vụ, chi phí bán hàng: ngân sách này xây dựng trên cơ sở những dự đoán

về thị trường, tình hình cạnh tranh, các chính sách bán hàng của doanh nghiệp và sự phát

triển mạng lưới bán hàng. Ngân sách bán hàng còn thể hiện phần dự trữ cần thiết cho

hoạt động bán hàng. Ngân sách này là cơ sở cho ngân sách hoạt động Marketing, ngân

sách sản xuất, ngân sách nhân sự.

+ Ngân sách sản xuất xác định phần chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằmđáp

ứng nhu cầu và dự trữ.

Ngân sách mua sắm phản ánh các chỉ tiêu cần thiết cho hoạt động mua sắm đáp

ứng như cầu sản xuất và dự trữ.

Ngoài ra, còn có các ngân sách hoạt động khác như ngân sách quản lý, ngân sách

nhân sự...

Việc xây dựng hệ thống các ngân sách này chịu sự khống chế bởi các yếu tố thuộc

môi trường như cạnh tranh, thị trường, và các yếu tố thuộc về công ty như chính sách tín

dụng, tồn kho, nhân sự...

Ngân sách ngân quỹ là kết quả của các ngân sách trên, nó phản ánh luồng thu chi

bằng tiền của công ty qua từng tháng trong năm. Đây là một công cụ không thể thiếu đối

với nhà quản trị tài chính trong việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền trong ngắn hạn để từ

đó, lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn. Khi việc lập ngân sách ngân quỹ được mở rộng để tính

đến nhiều phương án kết quả, các nhà quản trị tài chính có thể đánh giá rủi ro kinh doanh

và khả năng thanh toán của công ty và lập kế hoạch lề an toàn cho doanh nghiệp. Nhà

quản trị tài chính có thể điều chỉnh lớp đệm an toàn, sắp xếp lại cấu trúc kỳ hạn của các

khoản nợ, sắp xếp hạn mức tín dụng với ngân hàng hay cả ba hoạt động trên.

Cuối cùng, từ các ngân sách trên, các nhà lập kế hoạch sẽ lập dự toán báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán.

Page 143: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

143

Hình 5.4. Các khống chế về ngân sách

5.1.1.4. Căn cứ lập kế hoạch

Kế hoạch tài chính như trên đề cập, vừa đặt ra mục tiêu, vừa là các kế hoạch biện

pháp và đồng thời vừa có tính tổng hợp. Do đó, kế hoạch tài chính được xây dựng phải

dựa trên các yếu tố sau đây:

Kế hoạch mục tiêu trong năm của doanh nghiệp

Các thông tin dự đoán từ các bộ phận Marketing và mua sắm,.. .

Hệ thống các chính sách, hướng dẫn lập kế hoạch... .

Đặc điểm về dòng dịch chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

5.1.1.5. Các phương pháp lập kế hoạch

a . Đặc điểm của kế hoạch tài chính

Việc lập các kế hoạch tài chính có thể thực hiện bằng cách tổng hợp các chương

trình hay triển khai thực hiện các mục tiêu thông qua việc sử dụng nguồn lực trên phương

diện tiền tệ hoặc cả hai. Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể thực hiện điều này

bằng hai cách tiếp cận chủ yếu: quy nạp hay diễn giải.

Phương pháp quy nạp

Với giả thiết cho rằng kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình

hoạt động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty, việc lập kế hoạch tài chính sẽ thể

hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận.

Phương pháp diễn giải

Phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho

việc thực hiện mục tiêu. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu

Khống chế từ mạng

lưới phân phối

Khống chế từ thị

trường

Khống chế về chính

sách tín dụng

Khống chế về

năng lực xuất

Khống chế bởi chính

sách tồn kho và tài chính

Khả năng dự trữ/

khống chế từ nhà cung

Ngân sách bán hàng

Nhịp độ bán hàng

Ngân sách sản xuất

Các kế hoạch sản xuất

Ngân sách mua sắm

Kế hoạch và nhịp độ mua

Ngân sách lao động

Kế hoạch tuyển dụng và

đào tạo

Page 144: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

144

tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của các cổ đông, sau đó, cụ thể hoá thành những ngân

sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại

trên cơ sở tính hợp lí và cân đối giữa các chương trình.

5.1.2. Quy trình hoạch định tài chính

Tiến trình lập ngân sách có thể có nhiều cấp độ, đó có thể là quy trình không chính

thức đối với các công ty nhỏ và có thể là một thủ tục chi tiết mất nhiều thời gian đối với

của các công ty lớn. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì đặc điểm chính của quy trình này là

sự định hướng và phối hợp trong quá trình lập ngân sách . Quy trình thực hiện hoạch định

tài chính diễn ra như sau:

Bước 1: Dự báo các báo cáo tài chính và sử dụng dự báo này để phân tích ảnh

hưởng của kế hoạch hoạt động lên lợi nhuận dự báo và các tỷ số tài chính.

Bước 2: Quyết định nguồn vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch hoạt động 5 năm, bao

gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản lưu động, các chương trình nghiên

cứu phát triển và các chiến dịch quản cáo.

Bước 3: Dự báo các nguồn vốn có thể huy động được trong năm năm tới, bao gồm

các nguồn vốn nội bộ lẫn nguồn vốn huy động từ bên ngoài

Bước 4: Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát để quản trị việc phân bổ và sử

dụng các nguồn vốn trong công ty.

Bước 5: Phát triển các quy trình điều chỉnh kế hoạch cơ bản nếu tình hình kinh tế

thay đổi so với lúc dự báo.

Bước 6: Thiết lập hệ thống lương thưởng dựa trên thành quả hoạt động của ban

quản lý khi ban quản lý theo đuổi và đạt được mục tiêu cổ đông đề ra.

5.2. Lập và dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp diễn giải

5.2.1 Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp phần trăm doanh thu

Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp diễn giải sử dụng một kỹ thuật khá phổ

biến nhất là phương pháp phần trăm doanh thu. Phương pháp này bắt đầu bằng cách dự

đoán doanh thu, và sau đó, biểu diễn các khoản mục theo tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của

doanh thu. Một số khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân

đối kế toán được giả định tăng tỷ lệ với doanh thu. Chẳng hạn, thông số tồn kho trên

doanh thu có thể là 20%,khoản phải thu trên doanh thu là 15% và tương tự như vậy với

tài sản, nợ và chi phí. Theo phương pháp này, các nhà tài chính lập luận rằng do doanh

thu tăng nên các khoản mục này cũng tăng trong năm đó. Các khoản mục còn lại trên các

dự toán - là những khoản mục không có mối liên hệ trực tiếp với doanh thu - phụ thuộc

vào chính sách cổ tức của công ty và việc sử dụng vốn vay và tài trợ bằng vốn chủ của họ

hoặc các mục tiêu khác do cổ đông đề ra.

Nếu tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của mỗi khoản mục bằng với thời kỳ

dự đoán trước thì các khoản mục đó sẽ tăng theo tỷ lệ tăng của doanh thu. Cách tiếp cận

này được gọi là phương pháp thông số không đổi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp

Page 145: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

145

dụng, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là không phù hợp đối với các nhà quản trị vì một

trong những mục tiêu của các nhà quản trị là hạn chế sự tăng lên của một số khoản mục

như chi phí và tồn kho nhằm tăng khả năng sinh lợi. Nói cách khác, các nhà quản trị phải

nỗ lực cải thiện thông số chứ không phải là duy trì một tỷ lệ không đổi. Trong phần này,

chúng ta sử dụng phương pháp phần trăm doanh thu, bao gồm phương pháp không đổi và

biến đổi để lập các báo cáo tài chính cho Công ty Hải Vân. Doanh số năm 20X6 dự kiến

tănh 47%.

5.2.1.1. Phân tích các thông số quá khứ

Bước đầu tiên phải thực hiện trong phương pháp này là phân tích các thông số quá

khứ. Phương pháp phần trăm doanh thu giả sử rằng chi phí trong một năm sẽ bằng một tỷ

lệ phần trăm nhất định so với doanh thu trong năm. Vì vậy,chúng ta bắt đầu phân tích

thông qua việc tính toán tỷ lệ chi phí so với doanh thu trong nhiều năm trước. Phương

pháp này được minh họa dựa trên dữ liệu trong 2 năm của Công ty Hải Vân. Tuy nhiên,

một phân tích chặt chẽ phải dùng đến dữ liệu của ít nhất là 5 năm. Bảng 5-1 biểu diễn tỷ

lệ chi phí trên doanh thu trong 2 năm trước của Công ty Hải Vân. Vào năm 20X4,tỷ lệ giá

vốn hàng bán trên doanh thu của Công ty Hải Vân là 68,4% và tỷ lệ này giảm xuống

67,1% vào năm 20X5. Trong bảng này, chúng ta cũng tính giá trị bình quân quá khứ, và

ở đây chính là bình quân tỷ lệ của hai năm 20X4 và 20X5. Cột cuối cùng trong bảng là tỷ

lệ của ngành, lấy từ tất cả các báo cáo tài chính của các công ty trong ngành. Cần chú ý

rằng trong năm, Công ty Hải Vân đã cải thiện tỷ lệ chi phí trên doanh thu nhưng tỷ lệ này

vẫn còn cao hơn bình quân ngành.

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 20X4 20X5 Bình

quân

Bình quân ngành

Giá vốn hang bán trên doanh thu 68,4 67,1 67,75 62,5

Chi phí bán hàng trên doanh thu 8,32 9,44 8,88 10,4

Chi phí QLDN trên doanh thu 8,99 10,6 9,79 12,6

Khấu hao trên TSCĐ 18,6 20,4 19,5 14,0

Tiền mặt trên doanh thu 2,8 4,5 3,6 5,2

Phải thu khách hang trên doanh thu 17,0 17,0 17,0 20,5

Hang tồn kho trên doanh thu 30,0 33,3 31,7 31,0

Tài sản ngắn hạn khác trên doanh thu 0,9 1,4 1,1 0,5

TSCĐ trên doanh thu 17,3 17,2 17,3 20,7

Phải trả người bán trên doanh thu 5,1 3,7 4,4 3,6

Page 146: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

146

Phải trả người lao động trên doanh

thu

2,8 0,9 1,9 2,5

Thuế và các khoản phải trả nhà nước

trên doanh thu

3,8 4,8 4,3 4,4

Bảng 5.1. Tỷ lệ các tài khoản trên doanh thu

Trong bảng này cũng có tỷ lệ khấu hao so với tài sản cố định. Vì khấu hao phụ

thuộc vào tài sản nên việc xem xét tỷ lệ khấu hao trên tài sản cố định sẽ hợp lý hơn tỷ lệ

khấu hao trên doanh thu.

Nhiều khoản mục khác trong bảng cân đối kế toán cũng tăng cùng với doanh thu.

Đối với tiền mặt, chúng ta biết rằng công ty phải chi trả và nhận tiền mặt hằng ngày.

Trong khi đó, các nhà quản trị không biết chính xác thời điểm tiền được chuyển đến hay

gởi đi nên họ không thể dự đoán chính xác được số dư trong tài khoản tiền mặt vào một

ngày nào đó. Vì thế, họ phải duy trì số dư tiền mặt và các khoản tương đương để tránh

trường hợp thâm hụt tài khoản. Chúng ta chỉ giả thiết đơn giản rằng tiền mặt cần thiết hỗ

trợ cho các hoạt động của công ty được duy trì theo một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Bảng trên cũng trình bày tỷ lệ tiền mặt so với doanh thu trong hai năm trước cũng như

bình quân quá khứ và bình quân ngành.

Trừ khi công ty thay đổi chính sách tín dụng hay thay đổi khách hàng của mình,

khoản phải thu cũng thường tỷ lệ với doanh thu. Hơn nữa, khi doanh thu tăng, công ty

thường phải dự trữ nhiều tồn kho hơn, và vì thế, ở đây chúng ta giả thiết tồn kho tỷ lệ với

doanh thu.

Việc giả thiết các khoản tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho tỷ lệ với doanh thu có

thể là hợp lý nhưng nhà xưởng, thiết bị có tăng và giảm khi doanh thu tăng, giảm hay

không? Câu trả lời có thể là có và có thể là không. Khi công ty mua nhà xưởng thiết bị,

họ thường trang bị nhiều hơn mức họ hiện cần do tính kinh tế theo quy mô trong xây

dựng. Hơn nữa, thậm chí nếu một nhà máy đang vận hành hết công suất, hầu hết họ đều

có thể sản xuất thêm bằng cách giảm thời gian bảo hành hoặc chạy máy với tốc độ tối ưu

hoặc tăng thêm ca. Như vậy, ít nhất là trong ngắn hạn, không thể có một quan hệ chặt chẽ

giữa doanh thu và nhà xưởng thiết bị.

Tuy nhiên, một số công ty có tỷ lệ cố định giữa doanh thu và nhà xưởng thiết bị

ngay cả trong ngắn hạn. Chẳng hạn, trong năm đầu, các cửa hàng mới mở trong nhiều

chuỗi bán lẻ có cùng mức doanh thu với các cửa hàng đang hoạt động trong chuỗi. Cách

duy nhất cho các nhà bán lẻ tăng trưởng là tăng thêm cửa hàng. Vì thế với những công ty

này, có một quan hệ tỷ lệ giữa tài sản cố định và doanh thu.

Trong dài hạn, với hầu hết các công ty, giữa doanh thu và nhà xưởng thiết bị có

một quan hệ: rất ít công ty có thể tiếp tục tăng doanh thu trừ khi họ tăng thêm công suất.

Vì vậy, cũng hợp lý nếu giả thiết rằng trong dài hạn, tỷ lệ nhà xưởng thiết bị trên doanh

thu là không đổi.

Page 147: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

147

Trong năm đầu dự đoán, các nhà quản trị thường xây dựng theo những chỉ tiêu kế

hoạch thực tế cho nhà xưởng thiết bị. Nếu không thể ước tính được thì tốt nhất là giả thiết

rằng tỷ lệ giữa nhà xưởng thiết bị và doanh thu là không đổi.

Một số khoản mục thuộc bên nợ của bảng cân đối kế toán có thể tăng tự phát theo

doanh thu, tạo ra nguồn tài trợ tự phát sinh. Nguồn vốn tự phát sinh bao gồm khoản phải

trả người bán, phải trả người lao động, phải trả, phải nộp Nhà nước. Liên quan đến khoản

phải trả người bán, khi doanh thu tăng, việc mua nguyên vật liệu cũng sẽ tăng, lượng mua

lớn hơn đó tự làm cho khoản phải trả người bán tăng lên. Tương tự, doanh thu tăng lên

đòi hỏi nhiều lao động hơn, và doanh thu tăng thường làm cho thu nhập chịu thuế tăng và

vì thế thuế cũng tăng. Như vậy, lương và thuế tích lũy đều tăng.

Với các thông số quá khứ trong bảng 5.1 cùng với các thông số ngành và sự am

hiểu về các kế hoạch hoạt động của công ty và xu hướng trong ngành, các nhà quản trị có

thể sẵn sàng cho việc lập dự toán cáo báo cáo tài chính.

5.2.1.2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trước hết, chúng ta lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm

đến. Báo cáo này cần thiết cho việc dự đoán cả lợi nhuận thuần sau thuế TNDN và lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối. Bảng 5.2 cung cấp các dự đoán cho năm 20X6. Doanh

thu dự kiến tăng khoảng 47,24%. Dự đoán doanh thu cho năm 20X6 được ghi ở dòng 1

cột 3, và được tính bằng cách nhân doanh thu năm 20X5 ở cột 1 với (1+tỷ lệ tăng trưởng)

= 1,4724. Kết quả thu được trong cột 3 bằng 5.878 triệu đồng là doanh thu của năm

20X6.

Chỉ tiêu 20X5 Giải thích 20X6

Doanh thu thuần về bán hang và cung

cấp dịch vụ 3922 (1+47%)× DT 20X5 5765,3

Gía vốn hang bán 2680 67,75×DT 20X6 3906,0

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 1242 1859,3

Chi phí bán hàng 377 8,88%×DT 20X6 511,9

Chi phí quản lý doanh nghiệp 423 9,79%×DS 20X6 564,5

Khấu hao 140 20,4%×TSCĐ 20X6 202,3

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 302 580,6

Thu nhập khác 0 0

Chi phí khác 0 20,0

Lợi nhuận khác 0 -20,0

Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 302 560,6

Page 148: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

148

Doanh thu từ hoạt động tài chính 0 0,0

Chi phí tài chính 76 76,0

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 226 484,6

Thuế TNDN 63,28 28% lợi nhuận trước thuế 135,7

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 162,7 348,9

Trả cổ tức 97,632 2.000 đồng/cổ phiếu 84,2

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 65,088 267,7

Bảng 5.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X6

Theo bảng 5.2, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 20X6 của Công ty Hải

Vân là 67,76%. Vì vậy, với mỗi đồng doanh thu năm 20X6, chi phí chiếm 67,76 phần

trăm. Ban đầu, các nhà quản trị của công ty giả thiết rằng cấu trúc chi phí sẽ không đổi

trong năm 20X6 nhưng trong phần sau của chương này, chúng ta sẽ thấy tác động của

việc cải thiện về cấu trúc chi phí nhưng tạm thời đến đây, chúng ta giả sử rằng chi phí

bằng 67,76% doanh thu. Kết quả được ghi ở cột 3, dòng 2, bảng 5.2.

Tỷ lệ khấu hao trên tài sản cố định ròng năm 20X5 là 20,4 phần trăm và các nhà

quản trị công ty tin rằng đây là một dự đoán khá chính xác về khấu hao trong tương lai.

Chúng ta cũng sẽ thảo luận trong phần sau và sẽ thấy rằng tài sản cố định ròng dự đoán

cho năm 20X6 là 991,6 triệu đồng. Vì vậy, khấu hao của năm 20X6 là 0,204 x 991,6 triệu

= 202,3 triệu đồng.

Chi phí hoạt động ghi ở dòng 4 và 5 là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp.Chi phí bán hàng bằng 8,88% doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng

9,79% doanh thu năm 20X6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định

bằng phép trừ. Giả thiết trong năm 20X6, công ty không có một khoản thu nhập bất

thường nào ngoài khoản lỗ 20 triệu đồng do bán tài sản cố định. Dự kiến năm 20X6, công

ty không nhận được khoản thu nhập tài chính nào, còn chi phí tài chính ở cột 3 thì được

lấy từ cột 1. Chi phí tài chính cuối cùng phụ thuộc vào vốn vay của năm 20X6 và chi phí

này sẽ được bàn đến trong phần sau.

Tiếp theo, chúng ta tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau

thuế TNDN. Từ đó, có thể xác định lợi nhuận sau thuế TNDN cho cổ đông thường còn cổ

tức năm 20X6 thì được ước tính như sau. Cổ tức năm 20X5 là 3.037 đồng/cổ phiếu và cổ

tức này dự kiến sẽ giảm xuống còn 2.000 đồng trên/cổ phiếu. Các nhà quản trị cho rằng,

công ty cần tập trung vào cơ hội tăng trưởng, do đó, họ đã giảm mức cố tức thanh toán

trong năm để dùng lợi nhuận cho việc tái đầu tư. Vì công ty có 41.200 cổ phiếu nên cổ

tức dự đoán là 2.000 × (41.200) = 82,4 triệu đồng.

Page 149: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

149

Để hoàn thành dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta trừ 82,4 triệu cổ

tức dự đoán khỏi ra khỏi 348,9 triệu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN dự đoán và kết quả

sẽ cho ra lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dự đoán lần thứ nhất, bằng 264,7 triệu đồng.

5.2.1.3 Lập dự toán bảng cân đối kế toán

Tài sản trên bảng cân đối kế toán phải tăng nếu doanh thu tăng. Tỷ lệ tiền mặt trên

doanh thu năm 20X5 của Công ty Hải Vân xấp xỉ bằng 4,5 phần trăm và các nhà quản trị

cho rằng tỷ số này sẽ không đổi trong năm 20X6. Vì vậy, số dư tài khoản tiền mặt năm

20X6 được ghi ở cột 3 bảng 5.3 là 259,4 triệu đồng (4,5% × 5.765,3 triệu đồng).

Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn trên doanh thu năm 20X5 là 17%. Sau này,

chúng ta sẽ kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong chính sách tín dụng, tuy nhiên hiện

tại giả sử rằng chính sách tín dụng và khách hàng của công ty không thay đổi. Vì vậy,

khoản phải thu dự đoán năm 20X6 là 17% × 5.765,3 triệu đồng = 980,1 triệu đồng và

khoản này được ghi ở cột 3 bảng 5.3.

Tỷ lệ tồn kho trên doanh thu là 33,3%. Giả sử không có sự thay đổi nào trong hoạt

động quản trị tồn kho thì tồn kho dự đoán cho năm 20X6 là 33,3% x 5.765,3 = 1919,9

triệu đồng,khoản này được ghi ở cột 3 bảng 5.3. Tương tự như vậy, tài sản ngắn hạn khác

cũng tăng theo doanh thu.

Tỷ lệ tài sản cố định ròng trên doanh thu năm 20X5 là 17,2%. Tài sản cố định

ròng của Công ty Hải Vân tăng lên khá ổn định trong quá khứ và các nhà quản trị dự kiến

tỷ lệ này tiếp tục tăng đều trong tương lai. Vì vậy, họ dự đoán tài sản cố định ròng của

năm 20X6 là 17,2% × 5.765,3 triệu đồng, bằng 991,6 triệu đồng. Dự kiến trong năm đến,

công ty không có kế hoạch tăng đầu tư vào bất động sản cũng như các tài sản dài hạn

khác.

Khi các tài khoản bên phần tài sản đã được dự đoán, chúng ta tính giá trị tổng

cộng của tài sản để hoàn thành phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Đối với Công ty

Hải Vân, tổng tài sản ngắn hạn dự đoán là 3.240,1 triệu đồng và tài sản cố định bằng

991,6 triệu đồng. Các nhà quản trị dự kiến sẽ không có sự thay đổi nào liên quan đến hoạt

động đầu tư dài hạn nên hai mục bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác vẫn

không đổi. Vì vậy, như trong bảng 5.3, công ty cần 4.501,8 triệu đồng tài sản để hỗ trợ

cho 5.765,3 triệu đồng doanh thu của năm 20X6.

Nếu tài sản tăng, nợ và vốn chủ cũng phải tăng, và như vậy phần tài sản tăng thêm

phải có nguồn tài trợ. Đối với Công ty Hải Vân, tỷ lệ phải trả người bán trên doanh thu là

3,7%. Các nhà quản trị giả thiết rằng chính sách trả nợ sẽ không thay đổi, vì vậy, phải trả

người bán dự đoán của năm 20X6 là 3,7% x 5.765,3 = 213,3 triệu đồng. Tương tự, tỷ lệ

phải trả người lao động trên doanh thu năm 20X5 là 0,9% nên phải trả người lao động

năm 20X6 là 51,9 triệu đồng. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước dự kiến tăng theo

cùng tỷ lệ tăng của doanh thu.Tỷ lệ nợ thuế biến động trong hai năm 20X4 và 20X5, vì

vậy, có thể sử dụng bình quân hai năm làm cơ sở tính nợ thuế phải nộp năm 20X6. Thuế

Page 150: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

150

và các khoản phải nộp Nhà nước năm 20X6 là 2,16% × 5.765,3 triệu đồng = 247,9 triệu

đồng.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh

thu. Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mới bằng lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối năm trước cộng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm được tính ở bước

2. Mặt khác, vay và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng lên

theo doanh thu mà thay vì thế, mức dự đoán của các khoản mục này phụ thuộc vào các

quyết định tài trợ mà chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau.

Tóm lại, (1) doanh thu tăng thêm phải được hỗ trợ bằng tài sản tăng thêm, (2) một

phần tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ tự phát bằng phải trả người bán, phải trả người lao

động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hay còn gọi chung là nợ tích luỹ và bằng lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối, (3) một phần thiếu hụt phải được tài trợ bằng nguồn vốn

từ bên ngoài bằng cách kết hợp các nguồn khác nhau, có thể là vay và nợ ngắn hạn, nợ

dài hạn, vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Đối với công ty Hải Vân, nguồn tài trợ tự phát sinh (bao gồm phải trả người bán,

phải trả người lao động, Thuế và các khoản phải trả, phải nộp Nhà nước) được dự đoán

và ghi ở cột 3 bảng 5.3, dự đoán lần thứ nhất. Các nguồn vốn thể hiện các cân nhắc của

ban giám đốc bao gồm vay và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn đầu tư của chủ sở hữu

bước đầu được xác định ở mức của năm 20X5. Vì vậy, vay và nợ ngắn hạn năm 20X6

ban đầu được xác định ở mức 448 triệu đồng, nợ dài hạn được dự đoán là 631 triệu đồng

và vốn vốn đầu tư của chủ sở hữu cũng không đổi,... Giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối năm 20X6 được tính bằng cách cộng khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng

thêm dự kiến với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 20X5, cụ thể như sau:

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20X6 = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

20X5 + lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm dự kiến năm 20X6 = 1.072,9 triệu +

264,7 triệu = 1.337,6 triệu đồng.

Tài sản 20X5

20X6

Cơ sở dự

đoán

Dự đoán

lần 1 AFN

Dự đoán

lần 2

Tiền và các khoản tương đương

tiền

178 4,5%×DT

20X6 259,4 259,4

Các khoản phải thu ngắn hạn 678 17%× DT

20X6 980,1 980,1

Hàng tồn kho 1329 33,3%×

DT 20X6 1919,9 1919,9

Tài sản ngắn hạn khác 56 1,4%× DT

20X6 80,7 80,7

Page 151: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

151

Tài sản ngắn hạn 2241 3240,1 3240,1

TÀI SẢN DÀI HẠN 956,76

Nguyên giá TSCĐ 1543,75

Trừ giá trị hao mòn lũy kế 857

Giá trị còn lại 686,75 991,6 991,6

Bất động sản đầu tư 65 65 65

Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn

205 205 205

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3197,75 4501,8 4501,8

NGUỒN VỐN

Phải trả người bán 148 3,7%× DT

20X6 213,3 213,3

Phải trả người lao động 36 0,9%× DT

20X6 51,9 51,9

Vay và nợ ngắn hạn 448 448 448

Thuế và các khoản phải nộ nhà

nước

191 4,3%× DT

20X6 247,9 247,9

Nợ ngắn hạn 823 961,1 961,1

Nợ dài hạn 519,9 519,9 901,2 1421

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 421 421 421

Thặng dư vốn cổ phần 361 361 361

Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối

1072,9 264,7 1337,6 1337,6

Tổng vốn chủ sở hữu 1854,9 2119,6 2119,6

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3197,75 402,8 3600,6 4501,8

Nhu cầu vốn tăng thêm 901,2

Bảng 5.3. Dự toán bảng cân đối kế toán công ty Hải Vân ngày 31/12/20X6

Dự đoán tổng tài sản được ghi ở cột 3 (dự đoán lần thứ nhất) bảng 5.3 là 4.501,8

triệu đồng, con số này cho thấy Công ty Hải Vân phải thêm 1.304 triệu đồng tài sản mới

vào năm 20X6 để hỗ trợ cho khoản doanh thu tăng thêm. Tuy nhiên, nguồn vốn dự đoán

Page 152: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

152

thấp hơn so với tài sản được ghi ở cột 3, chỉ tăng 402,8 triệu đồng, nghĩa là chỉ có 3.600,6

triệu đồng nguồn vốn. Vì bảng cân đối kế toán phải cân bằng nên Công ty Hải Vân phải

tăng thêm vào bên nguồn một khoản là 4.501,8 - 3.600,6 = 901,2 triệu đồng, và đây chính

là nhu cầu tài trợ tăng thêm (gọi tắt là AFN). AFN sẽ được tăng lên bằng cách kết hợp

vay ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu mới.

5.2.1.4. Bổ sung nguồn vốn

Các nhân viên tài chính của Công ty Hải Vân quyết định tăng nguồn vốn cần thiết

dựa trên nhiều nhân tố, bao gồm cấu trúc vốn mục tiêu của công ty, tác động của vốn vay

ngắn hạn lên thông số khả năng thanh toán hiện thời, các điều kiện của thị trường vốn và

vốn từ công chúng và những ràng buộc từ các cam kết nợ hiện tại. Sau khi xem xét tất cả

các nhân tố này,bộ phận tài chính quyết định tăng 901,2 triệu đồng vốn bằng nợ dài hạn

với lãi suất 12%.

Khoản này, ghi ở cột 4 bảng 5.3, cộng với khoản dự đoán ban đầu ở cột 3 để xây

dựng bảng cân đối kế toán điều chỉnh lần thứ 2. Như vậy, ở cột 5, nợ dài hạn tăng lên

519,9 triệu + 901,2 triệu = 1.421 triệu đồng. Lúc này, bảng cân đối kế toán được cân

bằng.

5.2.1.5. Phản hồi tài trợ

Các báo cáo tài chính dự đoán vẫn chưa hoàn chỉnh vì chúng không phản ánh

được khoản tiền lãi phải trả do các khoản nợ sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn tăng

thêm và cổ tức phải trả (nếu có) cho các cổ phiếu mới phát hành. Các khoản thanh toán

này được gọi là phản hồi tài trợ, nó làm giảm lợi nhuận sau thuế TNDN và lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Có hai cách để

đưa các phản hồi tài trợ vào trong các báo cáo dự toán, đó là bằng phương pháp thủ công

và phương pháp tự động. Cách thứ nhất là sử dụng chương trình Excel trong Microsoft

Office để đồng thời giải quyết vấn đề chi phí tiền lãi và tài trợ bên ngoài. Cách thứ hai là

cách tiếp cận thực tế hơn, nghĩa là bỏ qua toàn bộ vấn đề với hy vọng dự đoán lần thứ

nhất đã đủ cho việc dự đoán. Với sai số do dự đoán doanh thu và các biến khác, sai số do

dự đoán lãi vay không chính xác trở nên không còn quan trọng nữa.

5.2.2. Xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và các yếu tố ảnh hưởng

Hầu hết các công ty dự đoán nhu cầu nguồn vốn bằng cách xây dựng báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự đoán như mô tả ở trên. Tuy nhiên,

nếu các thông số tài chính không đổi, thì công thức sau có thể được sử dụng để dự đoán

nhu cầu tài trợ.

Nhu cầu nguồn

vốn tăng thêm

AFN

=

Tăng về tài sản

cần thiết

((A*/S0)S)

-

Tăng nợ tự

phát

((L*/ S0) S

-

Tăng lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối

(MS1(RR))

Page 153: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

153

Trong đó:

AFN: Nhu cầu vốn tăng thêm

A* : Tài sản gắn với doanh thu, vì vậy phải tăng tài sản nếu doanh thu tăng.

Chú ý là A biểu diễn cho tổng tài sản còn A* biểu diễn cho những tài sản phải

tăng nếu doanh thu tăng. Khi công ty hoạt động hết công suất thì A = A*. Thông thường,

mặc dù A* và A không bằng nhau, phương trình phải được điều chỉnh hoặc chúng ta phải

sử dụng phương pháp báo cáo tài chính dự đoán.

S: Doanh thu của năm trước

A*/S0: Phần trăm tài sản cần trên doanh thu, biểu diễn khoản tiền tăng thêm của

tài sản ứng với 1 đồng doanh thu tăng thêm.

L*: Nợ tăng tự phát sinh. L* thông thường nhỏ hơn tổng nợ. Nợ tự phát sinh bao

gồm Phải trả người bán và nợ tích lũy, không có vay và nợ ngắn hạn và trái phiếu.

L*/S0: Nợ tăng đồng thời so với doanh thu hay còn là tài trợ tự phát thêm trên mỗi

đồng doanh thu tăng thêm.

S1: Tổng doanh thu dự đoán cho năm sau.

S: Thay đổi doanh thu bằng S1 – S0

M: Lợi nhuận sau thuế TNDN biên.

RR: Tỷ lệ phần trăm thu nhập được giữ lại.

Phương trình trên cho thấy nhu cầu tài trợ phụ thuộc vào 5 yếu tố sau:

Tăng trưởng của doanh thu ( S). Những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh

đòi hỏi tài sản phải tăng nhanh hơn khi những điều kiện khác không đổi.

Cường độ của vốn (A*/S0). Tài sản cần trên mỗi đồng doanh thu, A*/S0 trong

phương trình trên được gọi là thông số cường độ tài sản. Thông số này ảnh hưởng lớn

đến nhu cầu vốn. Các công ty có thông số tài sản trên doanh thu cao hơn cần nhiều tài sản

hơn với mức tăng doanh thu đã cho, vì thế nhu cầu tài trợ từ bên ngoài cũng nhiều hơn.

Tỷ lệ nợ tự phát sinh trên doanh thu (L*/S0) Các công ty có nguồn nợ tự phát

sinh lớn sẽ có nhu cầu tài trợ từ bên ngoài thấp hơn.

Lợi nhuận biên Lợi nhuận biên càng cao, lợi nhuận sau thuế TNDN dùng để hỗ

trợ cho doanh thu tăng thêm càng nhiều và vì thế, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài cũng ít

hơn.

Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối Các công ty giữ lại nhiều thu nhập hơn mà

không trả cổ tức cho cổ đông sẽ có nhiều lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn và vì thế

cần ít tài trợ từ bên ngoài hơn.

Cần lưu ý: Rằng phương trình trên chỉ đúng đối với những công ty dự đoán thông

số không thay đổi. Nó rất hữu ích khi dùng để dự đoán nhanh về nhu cầu tài trợ cho các

công ty có thông số không đổi nhưng trong quá trình dự đoán, công ty nên xác định nhu

cầu tài trợ tăng thêm thực tế bằng phương pháp dự toán báo cáo tài chính.

Page 154: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

154

5.3. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp quy nạp

Một khi bạn đã tinh thông với các dòng dịch chuyển tài chính, mối quan hệ giữa

các hoạt động, các bộ phận trên cơ sở tài chính, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch, phối trí

tất cả các hoạt động và các ngân sách được lập trong tổ chức vào một bức tranh tổng thể -

hệ thống kế hoạch tài chính hàng năm của công ty.

5.3.1. Tiến trình lập kế hoạch

Tiến trình lập ngân sách có thể có nhiều cấp độ, đó có thể là quy trình không chính

thức đối với các công ty nhỏ và có thể là một thủ tục chi tiết mất nhiều thời gian đối với

của các công ty lớn. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì đặc điểm chính của quy trình này là

sự định hướng và phối hợp trong quá trình lập ngân sách.

a. Quản lý và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch

Mỗi tổ chức phải có một người chịu trách nhiệm trong việc định hướng và kết

hợp toàn bộ hoạt động lập ngân sách. Nhà quản lý ngân sách này thường là kế toán

trưởng hoặc là người chuyên báo cáo cho kế toán trưởng. Nhà quản lý ngân sách, làm

việc dưới sự quản lý của hội đồng ngân sách. Hội đồng ngân sách có trách nhiệm xem lại

ngân sách, đưa ra các định hướng về chính sách, các mục tiêu ngân sách và giám sát hiệu

quả thực tế của tổ chức. Hội đồng ngân sách cũng có trách nhiệm đảm bảo cho ngân sách

được kết nối với kế hoạch chiến lược của tổ chức. Giám đốc sẽ lựa chọn các thành viên

của hội đồng và họ thường là giám đốc, phó giám đốc tài chính, kế toán trưởng.

b. Các loại ngân sách

Khi nói đến ngân sách của công ty nghĩa là nói đến kế hoạch tài chính. Kế hoạch

tài chính là một kế hoạch cụ thể tổng hợp từ nhiều ngân sách hoạt động và ngân sách bộ

phận. Kế hoạch tài chính có thể được chia thành các ngân sách hoạt động và ngân sách tài

chính. Các ngân sách hoạt động liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập cho công ty

như bán hàng, sản xuất, mua sắm... Sản phẩm cuối cùng của các ngân sách hoạt động là

dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các kế hoạch tài chính liên quan đến các

dòng tiền vào và dòng tiền ra và liên quan đến vị thế tài chính. Tình hình xuất nhập quỹ

dự kiến được trình bày chi tiết trong ngân sách ngân quỹ, báo cáo nguồn và sử dụng và

cuối cùng, vị thế tài chính dự kiến vào cuối thời kỳ lập kế hoạch được trình bày trong dự

toán bảng cân đối kế toán. Hình 5.5 minh họa các bộ phận cấu thành của bộ kế hoạch tài

chính. Kế hoạch tài chính thường được xây dựng cho một năm theo năm tài chính. Các

ngân sách hằng năm có thể được chia thành ngân sách hằng quý hay hằng tháng. Việc sử

dụng thời kỳ ngắn hơn cho phép các nhà quản trị so sánh dữ liệu thực tế với kế hoạch

thường xuyên hơn và từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Với ngân sách hàng

tháng, tiến trình hoạt động có thể được kiểm tra thường xuyên hơn nên giảm được nhiều

rủi ro hơn.

Page 155: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

155

Hình 5.5. Các bộ phận cấu thành của bộ kế hoạch tài chính

(chi phí

đơn vị)

Ngân sách

sản xuất

Ngân sách

bán hàng

Ngân sách

NVL trực tiếp

Ngân sách LĐ

trực tiếp

Ngân sách chi

phí sản xuất

chung

Ngân sách

mua sắm

Ngân

sách

Marketin

g

Ngân

sách

quản lý

Ngân

sách

R &D

Ngân sách

Marketing

NGÂN

SÁCH

VỐN

DỰ TOÁN BÁO CÁO

THU NHẬP

DỰ TOÁN

NGÂN QUỸ

DỰ TOÁN BÁO CÁO

NGUỒN VỐN

DỰ TOÁN BẢNG

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Page 156: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

156

Hầu hết các tổ chức đều dành nhiều thời gian cho việc xây dựng ngân sách cho

năm sau, nhiều lúc mất từ bốn đến năm tháng. Tuy nhiên, một số tổ chức xây dựng triết

lý lập ngân sách liên tục. Ngân sách liên tục là một ngân sách 12 tháng. Khi hết một

tháng trong ngân sách, tháng tiếp theo lại được bổ sung để công ty luôn duy trì một kế

hoạch 12 tháng. Lập ngân sách liên tục đảm bảo thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch

liên tục.

Tương tự như ngân sách liên tục là ngân sách cập nhật thường xuyên. Mục tiêu

của ngân sách này không phải là để họ luôn có mười hai tháng thông tin ngân sách mà

thay vì thế, họ cập nhật kế hoạch tài chính trong từng tháng khi có thông tin mới. Chẳng

hạn như công ty CE áp dụng chính sách lập kế hoạch tài chính theo phương pháp cập

nhật liên tục. Cứ đến mùa thu, CE lại xây dựng ngân sách cho năm đến. Vào tháng Một

của năm mới, ngân sách được chuyển sang dự báo liên tục. Điều này có nghĩa là vào cuối

mỗi tháng, CE công bố các kết quả của 12 tháng trước và bảng dự toán cho các tháng còn

lại trong năm. Với hệ thống này, ngân sách được cập nhật liên tục trong năm.

Thất bại trong việc lập kế hoạch tài chính, dù chính thức hay không đều có thể

dẫn đến hậu quả khôn lường trong tài chính. Các nhà quản trị doanh nghiệp cho dù là lớn

hay nhỏ đều phải biết năng lực của họ và có kế hoạch chi tiết về việc sử dụng các nguồn

lực của công ty. Việc lập kế hoạch cẩn thận là vấn đề sống còn đối với sức khỏe tài chính

hay nói cách khác là sự tồn tại của doanh nghiệp.

5.3.2. Thu thập thông tin lập ngân sách

Vào giai đoạn đầu của tiến trình hoạch định ngân sách, giám đốc ngân sách sẽ

thông báo cho tất cả các bộ phận trong công ty về nhu cầu thu thập thông tin cho việc lập

ngân sách. Dữ liệu sử dụng để lập ngân sách được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,

trong đó, dữ liệu quá khứ chỉ là một nguồn. Chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp của năm trước có thể giúp cho nhà quản trị sản xuất biết được phần nào thông tin về

chi phí nguyên vật liệu của năm đến. Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử không thôi vẫn chưa đủ

để phản ánh kế hoạch trong tương lai.

a. Dự đoán doanh thu

Dự đoán doanh thu là cơ sở để lập ngân sách bán hàng. Sau đó, từ ngân sách bán

hàng, các bộ phận liên quan mới có thể lập các ngân sách hoạt động khác và lập các ngân

sách tài chính. Do vậy, độ chính xác của doanh thu dự đoán ảnh hưởng rất lớn đến độ

chính xác của bộ ngân sách.

Việc xây dựng doanh thu dự đoán thường là trách nhiệm của bộ phận Marketing.

Thông tin dự đoán này có thể dựa vào phân tích bên trong, phân tích bên ngoài hoặc cả

hai.

Với cách tiếp cận bên trong, giám đốc bán hàng yêu cầu các nhân viên bán hàng

báo cáo doanh thu dự đoán cho thời kỳ đến. Các nhà quản trị bán hàng cung cấp các

thông tin dự đoán này và tổng hợp chúng vào trong bảng dự đoán doanh thu cho từng

nhóm sản phẩm. Các dự đoán của các nhóm sản phẩm được kết hợp lại để lập nên một

Page 157: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

157

bảng dự toán doanh thu cho toàn công ty. Tuy nhiên, dự đoán theo cách tiếp cận nội bộ

có thể dẫn đến khả năng nhìn nhận vấn đề một cách thiển cận. Người lập kế hoạch có thể

nhìn nhận quá lạc quan về các xu hướng chính trong nền kinh tế và trong ngành. Độ

chính xác của dự đoán doanh thu có thể được cải thiện bằng cách xem xét nhiều nhân tố

như môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính sách quảng cáo, định giá... Đó chính là cách

tiếp cận từ bên ngoài.

Với cách tiếp cận bên ngoài, các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế và dự đoán

doanh thu của ngành trong các năm đến. Họ có thể sử dụng phân tích hồi quy để dự đoán

mối quan hệ giữa doanh thu ngành và nền kinh tế nói chung. Sau khi dự đoán sơ bộ về

điều kiện kinh tế và doanh thu của ngành, bước tiếp theo là dự đoán thị phần của từng sản

phẩm, giá bán và mức độ chấp nhận sản phẩm của thị trường. Thông thường, các dự đoán

này thường được kết hợp với dự đoán của các nhà quản trị Marketing mặc dù trách nhiệm

cuối cùng sẽ thuộc về bộ phận chuyên trách về công tác dự đoán. Từ các thông tin này,

họ sẽ xây dựng dự đoán doanh thu bên ngoài.

Khi kết quả dự đoán doanh thu bên trong khác với dự đoán từ bên ngoài, họ tiến

hành điều chỉnh để có sự thống nhất. Kinh nghiệm quá khứ sẽ cho biết loại dự đoán nào

thường chính xác hơn. Nhìn chung, nên sử dụng dự đoán bên ngoài như là một cơ sở và

điều chỉnh kết quả này theo dự đoán nội bộ để đưa ra kết quả dự đoán cuối cùng. Rốt cục,

dự đoán doanh thu dựa trên cả phân tích bên trong và bên ngoài thường chính xác hơn so

với dự đoán chỉ dựa vào bên trong hoặc bên ngoài. Dự đoán nên dựa vào nhu cầu dự kiến

chứ không nên điều chỉnh theo khả năng từ bên trong, chẳng hạn như dựa vào công suất

máy móc. Ngoài ra, một số công ty hỗ trợ cho bộ phận Marketing trong việc dự đoán

bằng các cách tiếp cận chính thức khác như phân tích chuỗi thời gian, phân tích tương

quan, mô hình toán kinh tế.

b. Dự đoán các biến số khác

Ngoài doanh số, các khoản mục chi phí liên quan đến tiền mặt cũng rất quan

trọng. Có thể sử dụng các nhân tố đã xem xét khi dự đoán doanh thu để dự đoán chi phí.

Ở đây, số liệu lịch sử có thể là giá trị thực. Các nhà quản trị có thể điều chỉnh các số liệu

quá khứ dựa trên hiểu biết của họ về các sự kiện sắp xảy ra. Chẳng hạn, trong một hợp

đồng lao động, ngoài tiền lương còn nhiều rủi ro có thể xảy ra (tất nhiên, nếu hợp đồng

hết hạn, rủi ro sẽ hết.) Các bộ phận mua hàng có thể có những nhận định về biến động giá

mua nguyên vật liệu. Chi phí chung nên được tách nhỏ ra thành các chi phí cấu thành và

có thể dự đoán các yếu tố này bằng cách sử dụng các dữ liệu quá khứ và các số liệu lạm

phát tương ứng.

5.3.3. Xây dựng các ngân sách hoạt động

Phần đầu của kế hoạch tài chính và cũng là phần chiếm nhiều thời gian của các

nhà quản trị nhất là ngân sách hoạt động. Ngân sách hoạt động bao gồm một loạt các

chương trình cho các thời kì hoạt động, và cuối cùng là dự toán báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh. Ngân sách hoạt động bao gồm các ngân sách cấu thành sau đây:

Page 158: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

158

1. Ngân sách bán hàng

2. Ngân sách sản xuất bao gồm bốn ngân sách:

a. Kế hoạch sản lượng

b. Ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp

c. Ngân sách lao động trực tiếp

d. Ngân sách chi phí chung

3. Ngân sách mua sắm

4. Các ngân sách khác:

a. Ngân sách Marketing

b. Ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D)

c. Ngân sách chi phí quản lý

Bạn có thể phải quay trở lại sơ đồ lập kế hoạch tài chính để xem cấu thành của

ngân sách hoạt động được tích hợp vào trong bộ kế hoạch tài chính này như thế nào.

Với thông tin dự đoán về doanh thu, nhân viên tài chính sẽ lập ngân sách bán hàng

dựa trên lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ và sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Từ đó, với thông

tin này, bộ phận sản xuất cũng xác định được nhu cầu sản xuất trong kỳ. Thông tin này

được tập hợp trong kế hoạch sản lượng của ngân sách sản xuất.

Từ kế hoạch sản lượng, bộ phận sản xuất xây dựng các ngân sách nguyên vật liệu

sản xuất, ngân sách lao động trực tiếp và ngân sách sản xuất chung. Trong các ngân sách

này, đầu vào nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào lượng nguyên vật liệu và tồn kho sản

phẩm dỡ dang đầu kỳ và cuối kỳ. Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ cộng với nhu cầu cho sản

xuất hình thành nên nhu cầu mua sắm trong kỳ.

Chúng ta cùng tiến hành xây dựng ngân sách cho công ty cổ phần Tiên Sa để tiến

hành lập kế hoạch tài chính cho công ty thông qua việc xây dựng các ngân sách hoạt

động. Công ty cổ phần Tiên Sa là một công ty chuyên sản xuất sơn. Để đơn giản, chúng

ta xây dựng ngân sách cho công ty với giả thiết công ty chỉ sản xuất một loại sơn duy

nhất.

a. Ngân sách bán hàng

Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự

đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ.

Một công ty có thể chọn các kiểu dự đoán, các hệ thống, các cách phân loại khác

nhau để lập dự toán doanh thu. Có thể phân loại ngân sách doanh thu của công ty theo

các kiểu sau:

sản phẩm hàng hóa

khu vực địa lý

khách hàng

kênh phân phối

thời hạn bán hàng

...

Page 159: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

159

Các kiểu phân loại này giúp công ty quyết định cách thức dự toán sản lượng và

doanh thu cũng như cách đo lường kết quả so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trước khi đi vào

dự đoán, người lập ngân sách phải xem xét các yếu tố sau

Tác động của điều kiện cạnh tranh lên giá bán, chi phí và sản lượng trong

quá khứ và trong suốt thời kỳ lập kế hoạch.

Các nhân tố kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh thu của sản

phẩm hay của ngành, chẳng hạn như lạm phát, sự thay đổi về tình hình nhân khẩu học,

tình hình chính trị quốc gia, khu vực hay địa phương và tỷ lệ thất nghiệp.

Các nhân tố bên trong như chiến lược tăng trưởng trên các thị trường, chu

kỳ sống của sản phẩm, các chính sách định giá và phân phối của ban giám đốc.

Các chi phí dự kiến cho quảng cáo, xúc tiến bán và tác động của dự đoán

lên doanh thu. Người lập kế hoạch nên hợp tác với phòng marketing để tiến hành dự

đoán.

Các hình thức trình bày mà người lập kế hoạch chọn nên phù hợp với nhu cầu và

kỳ vọng của công ty. Cấu trúc tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình

thức lập ngân sách.

NGÂN SÁCH BÁN HÀNG

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Số lượng bán 300 350 380 400 390 370 260 350

Hàng tồn kho cuối kỳ

50 78 74 52 70

Giá bán 120000 120000 120000 120000 120000 120000 120000 120000

Doanh thu 35 42 45,6 48 46,8 44,4 31,2

Lương nhân viên

- Lương cố định

3 3 3 3 3 3 3 3

- Lương theo doanh số

1,8 2,1 2,28 2,4 2,34 2,22 1,56

Tổng lương 4,8 5,1 5,28 5,4 5,34 5,22 4,56

Tổng chi phí bán hàng

4,8 5,1 5,28 5,4 5,34 5,22 4,56

Bảng 5.4. Ngân sách bán hàng của Công ty cổ phần Tiên Sa năm 20X6

Bảng 5.4 minh họa ngân sách bán hàng của Công ty cổ phần Tiên Sa với sản

phẩm sơn (đối với công ty có nhiều sản phẩm, ngân sách bán hàng phản ánh doanh thu

của từng sản phẩm theo đơn vị và tổng doanh thu theo từng thời kỳ.) Ngân sách bán hàng

Page 160: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

160

cho thấy sản lượng bán của Công ty cổ phần Tiên Sa biến động theo mùa và giá bán

không thay đổi trong suốt thời kỳ lập kế hoạch.

Ngoài ra, ngân sách này còn biểu diễn chi phí cho hoạt động bán hàng chẳng hạn

như chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển và công cụ dụng cụ, chi phí phát triển mạng

lưới bán hàng... Các chi phí này có thể là chi phí cố định và cũng có thể là chi phí biến

đổi theo đơn vị sản phẩm. Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chi phí cho hoạt động bán

hàng bao gồm lương cố định và lương biến đổi theo doanh số. Chi phí lương cố định cho

bộ phận bán hàng mỗi tháng là 3 triệu đồng, lương biến đổi theo doanh số bằng 5 %

doanh số.

b. Ngân sách sản xuất

Ngân sách sản xuất bao gồm năm ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng, ngân

sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí sản xuất

chung. Để đơn giản, chúng ta tập hợp các ngân sách này vào trong kế hoạch 2.

Kế hoạch sản lượng

Kế hoạch sản lượng xác định phải sản xuất sản phẩm nào, bao nhiêu và khi nào.

Thông tin này dựa vào thông tin lượng bán dự đoán từ ngân sách bán hàng. Ngân sách

sản xuất xem xét số lượng tồn kho hiện tại, mức tồn kho sản phẩm hoàn thành cuối kỳ dự

kiến và mức độ hư hỏng, mất mát dự kiến. Người lập kế hoạch sử dụng thông tin này để

xác định số lượng đơn vị đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu cần phải mua để sản xuất

phải được tổng hợp để xác định nhu cầu nguyên vật liệu. Ngân sách sản xuất cho biết cần

phải có bao nhiêu kilogram nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu bán hàng cho từng tháng.

Nếu không có tồn kho, số đơn vị phải sản xuất sẽ bằng đúng với số lượng hàng bán trong

kỳ. Chẳng hạn như các công ty áp dụng chiến lược sản xuất đúng thời hạn, số đơn vị

hàng bán bằng số đơn vị sản xuất vì khi có đơn đặt hàng thì công ty mới tiến hành sản

xuất.

Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chúng ta giả thiết chỉ có một sản phẩm và chỉ

có một loại nguyên vật liệu duy nhất là bột sơn nên kế hoạch sản lượng sản xuất khá đơn

giản. Để đảm bảo hoạt động bán hàng được liên tục, công ty phải duy trì một mức tồn

kho an toàn vào cuối kỳ. Chính sách tồn kho của Công ty cổ phần Tiên Sa yêu cầu mức

tồn kho sản phẩm hoàn thành cuối mỗi tháng bằng 20 phần trăm sản lượng của tháng sau.

Hàng tồn kho sản phẩm hoàn thành cuối kỳ của năm trước còn lại là 50 đơn vị. Lưu ý đối

với những tháng mà tồn kho đầu kỳ lớn hơn mức sản xuất cộng tồn kho cuối kỳ dự kiến

thì mức tồn kho cuối kỳ thực tế sẽ lớn hơn mức tồn kho dự kiến.

Để xác định số lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số

lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức tồn kho dự kiến cuối kỳ.

Số đơn vị sản

xuất =

Lượng

bán +

Hàng tồn kho

cuối kỳ dự kiến -

Hàng tồn kho

đầu kỳ

Với mức sản xuất dự kiến trong kỳ, chúng ta tiếp tục xác định chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí lương cho bộ phận sản xuất.

Page 161: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

161

Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chúng ta xác định nhu cầu nguyên

vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm cụ thể căn cứ vào sản lượng sản xuất, định

mức tiêu hao nguyên vật liệu, và đơn giá nguyên vật liệu. Chẳng hạn như với Công ty cổ

phần Tiên Sa, định mức một đơn vị sản phẩm cần 2,5 đơn vị nguyên vật liệu. Số đơn vị

nguyên vật liệu cần cho từng sản phẩm được tính bằng cách nhân định mức nguyên vật

liệu thô với số sản phẩm dự kiến. Số nguyên vật liệu thô này sau đó được nhân với chi

phí đơn vị để xác định tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bộ phận mua hàng của

Công ty cổ phần Tiên Sa dự đoán đơn nguyên vật liệu trong năm đến là 10 nghìn đồng.

Tiếp theo, chúng ta xác định chi phí lao động trực tiếp trong từng thời kỳ. Từng

sản phẩm và tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất đều được tập hợp để xác

định tổng số giờ lao động trực tiếp. Người ta thường dựa vào dữ liệu quá khứ để dự đoán

số giờ tiêu chuẩn. Giả sử bộ phận lao động trực tiếp làm việc hiệu quả, tỷ lệ này sẽ không

thay đổi với công nghệ hiện tại. Quan hệ này chỉ thay đổi khi công ty áp dụng một cách

tiếp cận mới trong sản xuất. Tương tự như với cách tính nguyên vật liệu trực tiếp, chúng

ta xác định chi phí lao động trực tiếp. Định mức số giờ lao động trực tiếp trên mỗi đơn vị

sản phẩm của Công ty cổ phần Tiên Sa là 4 giờ lao động và chi phí mỗi giờ lao động là

4.200 đồng một giờ. Cuối cùng, trong ngân sách sản xuất, chúng ta còn thể hiện chi phí

lương cho bộ phận quản lý. Lương cho bộ phận quản lý sản xuất của công ty cổ phần

Tiên Sa là 1,5 triệu đồng mỗi tháng.

NGÂN SÁCH SẢN XUẤT

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Hàng tồn kho CK

50 78 74 52 70

Sản lượng sản xuất

428 386 348 278 280

NVL dùng vào sản xuất

1070 965 870 695 700

Chi phí NVLTT

10,7 9,65 8,7 6,96

Số giờ trực tiếp

1712 1544 1392 1112

Chi phí NCTT

7,19 6,48 5,85 4,67

Lương quản lý

1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

Bảng 5.5. Ngân sách sản xuất của Công ty cổ phần Tiên Sa năm 20X6

Page 162: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

162

Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu

Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là

cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu.

Khối lượng

mua cuối kỳ =

Lượng NVL sử

dụng trong kỳ +

Hàng tồn kho

NVLTT cần thiết -

Hàng tồn kho

NVLTT đầu kỳ

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua sắm được xác định dựa trên chính sách tồn

kho của công ty. Công ty cổ phần Tiên Sa duy trì mức tồn kho nguyên vật liệu cuối mỗi

tháng bằng 12 ngày sản xuất của tháng sau. Hàng tồn kho nguyên vật liệu cuối năm trước

là 500 đơn vị. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của công ty cổ phần Tiên Sa được

trình bày trong bảng 5.6. Để đơn giản, toàn bộ nguyên vật liệu thô được sử dụng chung

(nghĩa là xem như chỉ có một loại nguyên vật liệu). Trên thực tế, với mỗi loại vật liệu

thô, phải có một kế hoạch riêng.

NGÂN SÁCH SẢN XUẤT

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Hàng tồn kho CK 50 78 74 52 70

Lượng NVL mua sắn trong kỳ

956 927 800

Chi phí mua sắm NVL

7,5 11,5 9,56 9,27 8

Bảng 5.6. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Tiên Sa

c. Các ngân sách hoạt động khác

Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân sách

cho bộ phận của mình. Các ngân sách này bao gồm ngân sách marketing, ngân sách quản

lí, ngân sách nghiên cứu và phát triển...

Ngân sách Marketing

Với doanh thu dự đoán, bộ phận Marketing sẽ lập ngân sách marketing dựa vào

chương trình Marketing của năm đến. Ngân sách này bao gồm toàn bộ các chi phí cho

hoạt động Marketing như chi phí tiền lương cho bộ phận Marketing, chi phí quảng cáo,

tiếp thị. Các nhân tố cần quan tâm khi xây dựng ngân sách này:

Doanh thu của năm trước.

Tập hợp của doanh thu và sản lượng kỳ vọng.

Quan hệ giữa chi phí trên tổng doanh thu của năm trước,

Phân tích kết quả truyền thông từ kết quả dự đoán của năm trước.

Ngân sách nghiên cứu và phát triển

Các dự án nghiên cứu và phát triển tạo ra sự tăng trưởng và thu nhập cho tổ chức.

Thông qua đó mà các kỹ thuật mới, sản phẩm mới và các ý tưởng mới lại tiếp tục tạo nên

Page 163: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

163

tương lai cho công ty. Để dự đoán ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển,

cần phải dựa trên nhiều thông tin, chẳng hạn như:

Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự đoán của năm đến,

Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí

R&D.

Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế TNDN.

Chi phí đã điều chỉnh của năm trước.

Chi phí cố định trên mỗi đơn vị bán.....

Chi phí dự toán cho R&D có thể chia thành ba nhóm bao gồm lương, vật liệu và

công cụ, các chi phí trực tiếp khác.

Ngân sách quản lí

Cũng như ngân sách R&D và ngân sách marketing, ngân sách chi phí quản lý bao

gồm chi phí dự đoán cho toàn bộ việc tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Có ba nhân tố

tác động đến nội dung của ngân sách quản lý là nội dung của ngành, giai đoạn phát triển

của công ty và cấu trúc tổ chức. Hầu hết các chi phí quản lý đều cố định theo doanh thu.

Ngân sách này bao gồm lương, chi phí luật pháp và chi phí kiểm toán...

Ngân sách chi phí quản lý của Công ty cổ phần Tiên Sa được trình bày trong bảng 5.7.

NGÂN SÁCH QUẢN LÝ

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Thuê văn phòng 2 2 2 2

Lương quản lý 1,5 1,5 1,5 1,5

Tổng cộng 3,5 3,5 3,5

Bảng 5.7. Ngân sách quản lí của Công ty cổ phần Tiên Sa năm 20X6

5.3.4. Xây dựng các ngân sách tài chính

Các ngân sách còn lại trong bộ kế hoạch tài chính là các ngân sách tài chính. Các

ngân sách tài chính chủ yếu thường bao gồm ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo luân chuyển

tiền tệ và ngân sách vốn.

Trong khi bộ kế hoạch tài chính là kế hoạch cho một năm thì ngân sách vốn là một

kế hoạch tài chính biểu diễn hoạt động đầu tư vào các tài sản dài hạn dự kiến trong nhiều

năm. Việc ra quyết định liên quan đến đầu tư sẽ được bàn đến trong chương 6 và chi tiết

về dự toán báo cáo luân chuyển tiền tệ có lẽ để lại cho một môn học khác. Như vậy, trong

phần này, chúng ta nghiên cứu cách thức lập ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán.

Page 164: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

164

a. Ngân sách ngân quỹ

Định nghĩa: Ngân sách ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất

cả các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền

mặt.

Việc theo dõi dòng ngân quỹ vô cùng quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp.

Thực tế, có nhiều công ty thành công trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

nhưng lại dễ thất bại vì những vấn đề liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra. Khi

biết thời gian có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt, nhà quản trị có thể

lập kế hoạch vay tiền khi cần và trả nợ trong thời kỳ dư thừa tiền mặt. Ngoài ra, trong

điều kiện cần thiết và nếu được sự chấp thuận của công ty, các nhân viên ngân hàng sử

dụng ngân sách ngân quỹ để kiểm soát nhu cầu tiền mặt cũng như khả năng trả nợ của

công ty. Vì dòng ngân quỹ như là huyết mạch của tổ chức nên ngân sách ngân quỹ là một

trong những ngân sách quan trọng nhất trong bộ kế hoạch tài chính.

Ngân sách ngân quỹ trả lời các câu hỏi: Kế hoạch hoạt động có khả thi về mặt tài

chính hay không? Có đủ vốn vào thời điểm cần vốn hay không? Nếu không, cần phải vay

bao nhiêu? Hoạt động của công ty có khả năng thu đủ ngân quỹ cần thiết để hoàn lại vốn

vay hay không?

Mỗi tổ chức phải cung cấp ngân quỹ cần thiết trong ngắn hạn và dài hạn để đảm

bảo cho công ty hoạt động suông sẻ và có đủ ngân quỹ để đáp ứng các khoản nợ bằng

tiền ở hiện tại và trong tương lai.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ

Ngân sách ngân quỹ rất cần thiết vì nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân dưới

đây chỉ rõ tầm quan trọng của việc lập ngân sách ngân quỹ. Các vấn đề này có thể không

đúng cho công ty mới thành lập mà thường chỉ áp dụng cho một thời kỳ nào đó của công

ty.

Mở rộng quy mô

Một công ty mở rộng về quy mô đòi hỏi phải có nhiều tiền mặt. Nhu cầu tiền mặt

để đáp ứng cho mục tiêu mở rộng đóng một vai trò quan trọng trong các thời kỳ trong

tương lai. Để chỉ rõ cần bao nhiêu tiền mặt tại một thời kỳ nhất định nào đó, cần phải có

dự toán ngân quỹ.

Kiểm soát hoạt động

Ngân sách ngân quỹ sẽ giúp bạn thiết lập các cơ chế kiểm soát tập trung trong đó

xác định số tiền sẵn có trong hệ thống, cho biết số tiền và thời điểm cần thêm tiền mặt, và

dự đoán thời gian của các khoản thu và chi ngân quỹ.

Thanh toán

Ngân sách ngân quỹ nêu rõ các khoản trả dự kiến, bao gồm trả lãi, thưởng, trả cho

nhà cung cấp và thanh toán cổ tức. Ngân sách ngân quỹ cho biết khi nào phải thực hiện

các khoản thanh toán này và có đủ ngân quỹ để thanh toán hay không. Thông tin này có

Page 165: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

165

thể đóng vai trò như một công cụ có giá trị để tránh tình trạng thiếu hụt ngân quỹ tạm

thời bằng cách dịch chuyển ngân quỹ tạm thời để đáp ứng các nhu cầu trả nợ hiện tại.

Đầu tư

Ngân sách ngân quỹ cho biết có bao nhiêu tiền mặt dư thừa có thể sử dụng để đầu

tư vào các chứng khoản ngắn hạn tại một thời điểm nào đó. Các chứng khoán ngắn hạn

thường đem lại tiền lãi ngắn hạn cao nên có thể sử dụng để đem lại thu nhập tăng thêm

cho công ty như là một phần trong chương trình quản trị tiền mặt.

Vay vốn

Theo thời gian, việc thiếu tiền mặt sẽ dẫn đến tăng nhu cầu vốn luân chuyển.

Chẳng hạn, tính mùa vụ có thể gây ra sự thiếu hụt tiền mặt tạm thời. Vì thế, công ty có

thể phải vay tiền để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt do sự hình thành vốn luân chuyển như

khoản phải thu và tồn kho. Tính không theo quy luật này của ngân quỹ là bản chất của

các hoạt động kinh doanh.

Đòi hỏi từ phía các tổ chức cho vay

Các tổ chức tín dụng thường yêu cầu công ty lập ngân sách ngân quỹ để đáp ứng

yêu cầu cho vay của họ. Điều này buộc các tổ chức cho vay xác định nhu cầu của khách

hàng cũng như khả năng trả nợ của họ. Ngân sách ngân quỹ là một yếu tố sống còn trong

hoạt động của một công ty như các báo cáo tài chính.

Nội dung và cấu thành của ngân sách ngân quỹ

Ngân sách ngân quỹ gồm ba nội dung chính sau đây:

1. Đặc điểm chính của ngân sách ngân quỹ là chỉ liên quan đến tiền mặt sử dụng.

Ngân sách ngân quỹ không bao gồm các khoản mục không phải là tiền mặt.

2. Thời gian dòng tiền ra và dòng tiền vào - Thời kỳ: Theo tháng hay theo quý -

Khi nào, để làm gì và bao nhiêu.

3. Ngân sách ngân quỹ không thay thế các ngân quỹ khác mà toàn bộ các ngân

sách và thông tin ghi sổ có thể được sử dụng để lập ngân sách.

Các khoản thu và chi

Ngân sách thu và chi tiền mặt thường được áp dụng cho các thời kỳ ngắn, chẳng

hạn như ngày, tuần, tháng hoặc quý. Nó cho phép công ty dự toán các dòng dòng tiền vào

và dòng tiền ra, hay các khoản thu và chi trong những thời kỳ tương lai gần. Các dữ liệu

này thường rút ra từ các cấu trúc trong quá khứ, chẳng hạn như các cấu trúc cho biết cách

thức thu hồi nợ và những thời kì mà chi phí thường phát sinh.

Công ty nào không có dữ liệu quá khứ thì phải sử dụng thông tin dự đoán. Tuy

nhiên, có một số nguồn có thể cung cấp dữ liệu có giá trị cho quá trình dự đoán. Chẳng

hạn như các nhà tư vấn thị trường, cơ quan thống kê, các tổ chức thương mại, trường đại

học, thư viện, cơ quan tổ chức chính quyền địa phương có thể cung cấp dữ liệu giúp dự

Page 166: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

166

đoán thị trường tiềm năng và các khoản thu cuối cùng mà bạn có thể có trong suốt thời kỳ

dự đoán.

Xác định các khoản thu bằng tiền mặt

Các khoản thu tiền mặt dự kiến bao gồm tất cả các nguồn tiền trong thời kỳ lập kế

hoạch. Nguồn tiền mặt chủ yếu thu được là nguồn từ bán hàng. Vì phần lớn doanh thu là

doanh thu tín dụng nên một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức là phải xác

định cấu trúc thu hồi khoản phải thu.

Nếu xem xét cho năm hiện tại, công ty có thể sử dụng dữ liệu quá khứ để lập kế

hoạch thu hồi khoản phải thu. Nói cách khác, công ty có thể xác định tỷ lệ phần trăm

khoản phải thu thu hồi ngay trong tháng bán hàng và vào các tháng sau đó. Ngoài tiền thu

từ bán tín dụng, các khoản tiền thu ngay, người lập kế hoạch phải ước lượng tiền mặt thu

từ bán tài sản hay các khoản thu nhập khác.

Xác định các khoản chi bằng tiền mặt

Công ty cần phải dự đoán các khoản chi tiền mặt cho từng thời kỳ. Phần này bao

gồm tất cả các khoản chi tiền mặt phát sinh trong kỳ. Có nhiều khoản chi giống nhau

nhưng người lập kế hoạch vẫn phải cẩn thận kiểm tra độ chính xác của từng khoản chi

từng thời kỳ và phản ánh những thay đổi có thể xảy ra trong từng con số dự đoán. Ngân

sách chi tiền mặt cho biết các dự đoán về chi tiền mặt đối với những khoản như nguyên

vật liệu, công cụ dụng cụ, cho vay, hoàn vốn, trả lương, cổ tức hay các chi phí ngoài dự

kiến khác. Tất cả các khoản chi không dẫn đến việc chi tiền thực sự như khấu hao không

được đưa vào danh sách này.

Cân đối thu chi là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và các khoản chi trong

kỳ. Ngân quỹ chưa kể tài trợ bằng cân đối thu chi cộng với số dư tiền mặt đầu kỳ. Số dư

tiền mặt tối thiểu hay cũng là lề an toàn đơn giản là số tiền mặt ít nhất mà công ty muốn

duy trì. Cũng như với tài khoản tiết kiệm cá nhân của bạn, bạn cần phải giữ ít nhất một

khoản tiền mặt tối thiểu trong tài khoản vì khoản tiền tối thiểu này sẽ giúp bạn tránh được

các chi phí dịch vụ hoặc cho phép bạn thực hiện được những khoản chi tiêu ngoài kế

hoạch. Tương tự như thế, các công ty cũng cần phải có số dư tiền mặt tối thiểu. Khoản

tiền này giữa các công ty thường không giống nhau và được xác định theo nhu cầu và

chính sách riêng của từng công ty. Nếu số dư tiền mặt chưa kể tài trợ nhỏ hơn lề an toàn

thì sẽ nảy sinh nguy cơ thiếu hụt tiền mặt. Trong tình huống này, họ có thể thực hiện các

hành động như rút ngân quỹ từ tài sản ngắn hạn, cụ thể là thu tiền từ khách hàng nhanh

hơn, giải phóng tồn kho..., hoặc là thanh lý những tài sản cố định không cần thiết và cuối

cùng là vay ngắn hạn. Ngược lại, với tình huống dư thừa tiền mặt (tiền mặt lớn hơn số dư

tiền mặt tối thiểu), công ty có thể tăng mức dự trữ, cho vay hay đầu tư vào chứng khoán

khả nhượng và cuối cùng là thanh toán các khoản nợ.

Phần tài trợ của ngân sách ngân quỹ bao gồm vay và trả nợ. Nếu ngân quỹ một

thời kỳ nào đó bị thiếu hụt, phần tài trợ sẽ biểu diễn khoản tiền cần phải vay trong thời kỳ

Page 167: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

167

đó. Khi tiền mặt dư thừa, phần này biểu diễn các khoản trả nợ dự kiến bao gồm cả lãi

vay.

Phần cuối cùng trong ngân sách ngân quỹ là số dư tiền mặt cuối kỳ dự kiến. Số dư

tiền mặt cuối kỳ bằng ngân quỹ chưa kể tài trợ cộng số tiền vay trong kỳ trừ đi khoản trả

lãi vay.

Xây dựng ngân sách ngân quỹ

Ngân sách ngân quỹ là tổng hợp của ngân sách thu tiền mặt và ngân sách chi tiền

mặt. Ngân sách này cung cấp thêm dự đoán về số dư tiền mặt tối thiểu dựa trên cấu trúc

lịch sử. Ngân sách ngân quỹ cho biết công ty có nhu cầu tài trợ do chi tiền mặt nhiều hơn

hay thừa tiền mặt do thu tiền mặt nhiều hơn trong từng thời kỳ. Ngoài ra, ngân sách ngân

quỹ cũng dự đoán tiền lãi thu được từ đầu tư tiền mặt dư thừa và chi phí tài chính do vay

nợ tạm thời.

Ví dụ ngân sách ngân quỹ

Phần lớn các thông tin cần thiết để lập ngân sách ngân quỹ được tập hợp từ các

ngân sách hoạt động. Tuy nhiên, bản thân các kế hoạch này không thể cung cấp đầy đủ

thông tin cần thiết. Chúng ta phải biết cấu trúc thu tiền từ doanh thu và cấu trúc thanh

toán tiền mua nguyên vật liệu để xác định dòng ngân quỹ thực tế từ bán hàng và ngân

quỹ chi trả cho việc mua tín dụng. Để minh hoạ ngân sách ngân quỹ, chúng ta cùng mở

rộng ví dụ của Công ty cổ phần Tiên Sa với các giả thiết như sau:

a. Trong năm đến, Công ty cổ phần Tiên Sa cần duy trì tối thiểu 20 triệu tiền mặt

vào cuối mỗi tháng. Vào ngày 31/12/20X5, số dư tiền mặt là 15 triệu đồng (bảng cân đối

kế toán công ty cổ phần Tiên Sa ngày 31/12/20X5).

b. 10 phần trăm doanh thu được thanh toán ngay vào thời điểm bán hàng, số còn

lại là doanh thu tín dụng. Trong phần doanh thu từ bán tín dụng, 35% được thu ngay

trong tháng bán hàng, 45 phần trăm được thu vào tháng tiếp theo, số còn lại được thu vào

tháng thứ ba sau tháng phát sinh doanh số.

c. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đều được mua tín dụng, nhà cung cấp yêu cầu

trả 70 phần trăm tổng chi phí sau một tháng kể từ thời điểm mua hàng, 30 phần trăm còn

lại phải trả vào tháng tiếp theo. Giá trị mua sắm nguyên vật liệu thực tế của tháng 11 và

tháng 12 tương ứng là 7,5 và 11,5 triệu đồng.

d. Kinh nghiệm cho thấy công ty trả 75% tiền lương ngay trong tháng phát sinh và

25% còn lại vào tháng sau. Công ty còn khoản nợ lương của tháng Mười Hai một khoản

5,5 triệu đồng.

e. Ngân sách đầu tư cho năm 20X6 cho biết công ty có kế hoạch mua một thiết bị

mới vào tháng Một. Chi phí tiền mặt để mua trang thiết bị này là 65 triệu đồng. Sau đó,

vào tháng Hai, công ty dự kiến thanh lý một tài sản có giá trị còn lại là 60 triệu đồng với

giá trị thanh lý dự kiến là 40 triệu đồng.

Page 168: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

168

f. Theo kế hoạch tài trợ dài hạn, công ty sẽ vay dài hạn 15 triệu đồng vào tháng

Hai.

g. Vào tháng Một, công ty phải thanh toán cho ngân hàng một khoản vay ngắn hạn

đến hạn 15 triệu đồng. Ngoài ra, công ty phải trả 5 triệu đồng tiền lãi vào tháng Ba và

thanh toán 18 triệu đồng cổ tức vào tháng Hai.

h. Tất cả các khoản vay đều diễn ra vào đầu mỗi quý, và tất cả các khoản trả nợ

đều diễn ra vào cuối mỗi quý.

i. Vào tháng Hai, công ty sẽ thanh toán 10 triệu đồng tiền thuế và trả trước 12 triệu

đồng tiền thuế cho năm sau.

j. Số dư tiền mặt tối thiểu mỗi tháng phải duy trì là 20 triệu đồng.

Phần thu của ngân sách ngân quỹ trong bảng 4.5 trình bày cấu trúc dòng tiền vào

từ bán hàng thu ngay và bán hàng tín dụng. Chúng ta hãy xem phần thu ngân quỹ trong

tháng 1 năm 20X6. Doanh thu tiền mặt tháng 1 dự kiến là 4,8 triệu đồng (10% × 48

triệu). Thu từ bán tín dụng của tháng 1 liên quan đến doanh thu tín dụng của tháng 11 và

tháng 12 năm trước. Cụ thể, thu từ tín dụng bao gồm hai khoản, thứ nhất là thu từ bán tín

dụng tháng 11 năm 20X5, bằng 14,364 triệu (35% × 41,24 triệu), 17,01 triệu (45%×

41,24 triệu) và 6,48 (20% × 41,24 triệu). Ngoài ra, thu tiền mặt còn hai khoản, bao gồm

thanh lý tài sản 40 triệu vào tháng Ba và vay dài hạn 15 triệu đồng vào tháng Hai.

Các khoản chi tiền mặt bao gồm tiền mặt chi cho việc mua nguyên vật liệu, trả

lương và các chi phí khác. Thông tin này thu thập từ ngân sách sản xuất và các ngân sách

hoạt động khác.

Với các thông tin trên, ngân sách ngân quỹ của công ty được xây dựng như trong

bảng 5.8 dưới đây.

NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Doanh số 36 42 45,6 48 46,8 44,4 31,2 0

Tiền ngay 3,6 4,2 4,56 4,8 4,68 4,44 3,12 0

Bán tín dụng 32,4 37,8 41,04 43,2 42,21 39,96 28,08 0

Thu sau 1 tháng 14,364 15,13 14,742

Thu sau 2 tháng 17,01 18,468 19,44

Sau 3 tháng 6,48 7,56 8,208

Tổng thu từ bán tín dụng

37,854 41,148 42,39

Thu ròng từ kinh doanh

42,654 45,828 46,83

Thanh lý tài sản 40

Page 169: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

169

Vay dài hạn 15

Tổng thu 42,654 60,828 86,83

Chi

Mua sắm 7,5 11,5 9,56 9,27 8

Thanh toán cho nhà cung cấp

Sau 1 tháng 8,05 6,692 6,489

Sau 2 tháng 2,25 3,45 2,868

Thanh toán cho nhà cung cấp

10,3 10,142 9,357

Tiền lương 15,590 14,824 14,066

Thanh toán trong tháng

11,692 11,118 10,549

Thanh toán sau 1 tháng

5,5 3,8976 3,7062

Tổn thanh toán lương

17,192 15,016 14,256

Thanh toán thuê VP 2 2 2

Đầu tư 65

Trả nợ ngân hàng 15

Thanh toán Lãi 5

Thanh toán cổ tức 18

Thanh toán thuế 10

Thuế trả trước 12

Tổng chi 109,492 67,158 30,613

Cân đối thu chi -66,838 -6,3302 56,217

Số dư chưa tài trợ -51,838 -58,169 -1,952

Bảng 5.8. Ngân sách ngân quỹ năm 20X6 của công ty cổ phần Tiên Sa

Ngân sách ngân quỹ được trình bày trong kế hoạch 5.8 cho thấy tầm quan trọng

của việc biểu diễn ngân quỹ theo tháng, nghĩa là tách nhỏ thời kỳ lập ngân sách. Ngân

sách ngân quỹ theo năm cho chúng ta cảm giác ngân quỹ hoạt động sẽ đủ để tài trợ cho

việc mua thiết bị mới. Tuy nhiên, thông tin theo tháng biểu diễn nhu cầu vay ngắn hạn vì

nó biểu diễn cả việc mua thiết bị mới theo thời gian của ngân quỹ. Như vậy, ngân sách

ngân quỹ hằng năm theo tháng cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc. Nhiều công

ty xây dựng ngân sách theo thời kỳ ngắn. Hầu hết, họ đều xây dựng ngân sách ngân quỹ

Page 170: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

170

theo tháng, và thậm chí một số công ty thậm chí còn xây dựng ngân sách ngân quỹ theo

tuần hay theo ngày.

Sau khi hoàn thành ngân sách ngân quỹ, người lập kế hoạch xây dựng kế hoạch

tài trợ cho quý I năm 20X6. Nhu cầu tài trợ được xây dựng dựa vào số dư chưa tài trợ và

lề an toàn. Nhu cầu tài trợ trợ bằng số dư chưa tài trợ trừ lề an toàn. Mức vay được xác

định theo quý và bằng nhu cầu vay của tháng có nhu cầu vay nhất, bằng 78,169 triệu

đồng. Số dư cuối kỳ bằng số dư đầu kỳ trước cộng cân đối thu chi, cộng vay trong kỳ, trừ

trả gốc và lãi trong kỳ.

KẾ HOẠCH TÀI TRỢ

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Số dư chưa tài trợ

-51,838 -58,169 -1,952

Lề an toàn 20 20 20 20

Nhu cầu tài trợ

71,838 78,169 21,952

Vay 78,169

Trả gốc và lãi

Số dư cuối kỳ

15 26,330 20 76,217

Bảng 5.9. Kế hoạch tài trợ quý I năm 20X6 của công ty cổ phần Tiên Sa

5.3.5. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng tóm tắt về doanh thu

và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về

tình hình lời (lỗ) ròng của thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân

sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn

hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh. Các tính toán về cổ tức và lợi nhuận chưa phân phối cũng

được trình bày trong báo cáo này.

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tiên Sa được

trình bày trong bảng 5.9. Thông tin cần lưu ý nhất trong dự toán báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh là thông tin về giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán được xác định bằng

công thức sau:

Giá vốn

hàng bán =

Sản lượng bán (chi phí NVL trực tiếp đơn vị

+ chi phí lao động trực tiếp đơn vị) +

Chi phí quản

lý sản xuất

Page 171: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

171

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng được lấy từ ngân sách bán hàng, chi

phí quản lý doanh nghiệp được lấy từ ngân sách quản lý, khấu hao phân bổ cho quý I

bằng 20 triệu đồng bao gồm khấu hao cho cả bộ phận sản xuất và các bộ phận khác.

Trong quý I, công ty không có khoản thu nhập nào từ các hoạt động khác và có một

khoản lỗ 20 triệu đồng từ thanh lý tài sản cố định. Để xác định lợi nhuận sau thuế TNDN,

chi phí tài chính và thuế phải được trừ ra khỏi lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi. Chi phí

lãi phụ thuộc vào nhu cầu ngân quỹ và kế hoạch vay ngắn hạn của công ty, vì thế được

lấy từ ngân sách ngân quỹ. Thuế được xác định theo luật thuế hiện hành, giả sử là 28

phần trăm.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 139,2

Giá vốn hàng bán 52,988

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 86,212

Chi phí bán hàng 15,96

Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,5

Khấu hao 20

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 39,752

Thu nhập khác 0

Chi phí khác 20

Lợi nhuận khác -20

Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 19,752

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Chi phí tiền lãi 5

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14,752

Thuế TNDN 4,13

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 10,622

Thanh toán cổ tức 18

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -7,378

Bảng 5.10. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I năm 20X6 công ty cổ

phần Tiên Sa

5.3.6. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng

Trước khi lập dự toán bảng cân đối kế toán, chúng ta cần rà soát và tổng hợp toàn

bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ. Điều này rất thuận lợi cho

việc kiểm soát các dòng dịch chuyển tiền tệ của thời kỳ kế hoạch và nhận thức rõ ảnh

Page 172: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

172

hưởng của mỗi quyết định tài chính. Cuối cùng, dự toán bảng cân đối kế toán chỉ là sự

chuyển đổi đơn giản tình trạng tài chính ở đầu kỳ theo các thay đổi tài chính đã hoạch

định.

Tổng hợp các thay đổi tài chính

Các thay đổi về tài chính trong kỳ được tập hợp từ các ngân sách bộ phận. Về căn

bản, chênh lệch này chính là chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào trong kỳ liên

quan trực tiếp đến tài sản và nguồn vốn. Nếu khoản thu vào lớn hơn chi ra thì kết quả

được ghi vào bên nguồn, ngược lại, nếu thu vào nhỏ hơn chi ra thì được ghi vào bên sử

dụng.

Riêng tiền mặt là khoản chênh lệch giữa nguồn và sử dụng nên được xác định sau

khi lập báo cáo nguồn và sử dụng hoặc chuyển qua từ ngân sách ngân quỹ. Cách xác định

chênh lệch và phản ảnh chênh lệch này vào trong báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ

được trình bày trong bảng 5.11.

Các khoản phải thu

Chênh lệch các khoản phải thu bằng tổng doanh thu bán tín dụng trong kỳ trừ đi

thu tiền mặt từ khách hàng. Nếu doanh thu tín dụng lớn hơn thu từ khách hàng, điều này

có nghĩa là nợ của khách hàng tăng lên, hay chính là khoản phải thu tăng lên, do vậy,

thay đổi này được ghi vào bên sử dụng. Ngược lại, nếu doanh thu bán tín dụng nhỏ hơn

khoản thu từ khách hàng thì nợ của khách hàng giảm xuống, do vậy, chênh lệch khoản

phải thu được phản ánh vào bên nguồn.

Hàng tồn kho

Nguyên tắc chung để tính chênh lệch hàng tồn kho là lấy toàn bộ chi phí đầu vào

trừ đi kết quả đầu ra. Nếu đầu vào lớn hơn đầu ra, chúng ta phản ánh vào bên sử dụng,

nếu nhỏ hơn thì phản ánh vào bên nguồn. Cụ thể, hàng tồn kho bao gồm ba nhóm là tồn

kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dỡ dang và tồn kho sản phẩm hoàn thành.

Cách tính chênh lệch của từng yếu tố này như sau:

Chênh lệch tồn kho NVL = Chi phí mua sắm - Chi phí NVL sản xuất trực tiếp trong kỳ.

Chênh lệch tồn kho sản phẩm = chi phí sản xuất trực tiếp - Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho sản phẩm hoàn thành: Đây chính là nguyên vật liệu và các đầu vào

khác đang trong tiến trình sản xuất nhưng chưa hoàn thành nên chưa được bán đi. Hàng

tồn kho sản phẩm dỡ dang được phản ánh vào bên sử dụng.

Các tài sản ngắn hạn khác

Các tài khoản thuộc tài sản ngắn hạn khác phổ biến nhất là các chi phí trả trước,

đây là những tài sản được trả trước khi chúng thực sự được sử dụng hay mua về. Các chi

phí như thuê nhà, bảo hiểm, mua công cụ dụng cụ và lãi vay thường được trả trước cho

nhiều kỳ. Vì thế, các tài sản đã thanh toán nhưng chưa sử dụng được xem là các tài sản

ngắn hạn của thời kỳ đó.

Page 173: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

173

Để xác định khoản thay đổi của tài khoản này, chúng ta xác định số tiền trả trước

của từng loại chi phí. Trong điều kiện thiếu thông tin dự đoán, có thể xác định theo một

giá trị cố định hoặc theo một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thuần.

Tương tự như với các khoản phải thu và hàng tồn kho, nếu chênh lệch đầu vào và

đầu ra của tài sản ngắn hạn khác lớn hơn 0 thì được phản ánh vào bên sử dụng, nếu nhỏ

hơn không thì được phản ánh vào bên nguồn. Chẳng hạn, thay đổi về thuế trả trước tích

luỹ cuối kỳ bằng thuế trả trước trong kỳ trừ đi nhận hoàn thuế, nếu khoản này lớn hơn 0

thì được ghi vào bên sử dụng, nhỏ hơn 0 thì được ghi vào bên nguồn.

Nguyên giá tài sản cố định

Dự toán ngân sách đầu tư là một công việc phức tạp vì không có tiêu chuẩn để xây

dựng. Nội dung, cách tiếp cận và hình thức xây dựng giữa các công ty và các ngành là rất

khác nhau. Tuy nhiên, các công ty vẫn thường tuân theo một số hướng dẫn cơ bản. Ngân

sách đầu tư sẽ được nghiên cứu kỹ trong chương ngân sách đầu tư. Ở đây, chúng ta chỉ

nghiên cứu cách lập ngân sách đầu tư vào trong báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ.

Chênh lệch tài sản cố định phản ánh cả các khoản tăng và giảm nguyên giá tài

sản cố định. Thông số này xác định số tiền dự đoán trong ngân sách đầu tư cũng như số

tiền chi ra trong năm hoạch định để thực hiện tiến độ sản xuất, số tiền thu từ thanh lý dự

kiến trong thời kỳ hoạch định và các điều chỉnh khấu hao.

Thay đổi nguyên giá tài sản cố định bằng khoản tăng đầu tư trừ đi tiền thu được

từ thanh lý tài sản, khoản chênh lệch này nếu lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên sử dụng,

nếu nhỏ hơn 0 thì phản ánh vào bên nguồn.

Các khoản phải trả ngắn hạn

Các khoản phải trả biểu diễn các khoản nợ ngắn hạn do hoãn thanh toán tiền mua

nguyên vật liệu, hoãn thanh toán tiền lương cho người lao động và các khoản thanh toán

khác. Các khoản phải trả bao gồm phải trả người bán, phải trả người lao động, Thuế và

các khoản phải nộp Nhà nước. Thay đổi về các khoản phải trả trong kỳ được xác định

dựa vào thông tin từ ngân sách sản xuất, các ngân sách hoạt động và ngân sách ngân quỹ.

Chênh lệch của một khoản phải trả bằng chi phí phải trả trong kỳ trừ đi tổng số tiền thanh

toán. Chẳng hạn, chênh lệch khoản phải trả người bán = Tổng chi phí mua sắm phải trả

trong kỳ - Tổng số tiền thanh toán cho nhà cung cấp. Tổng số tiền thanh toán là số tiền

thực tế chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ đã mua trong kỳ. Chi phí mua sắm nguyên vật

liệu lấy từ ngân sách mua sắm, số tiền thanh toán nhà cung cấp lấy từ ngân sách ngân

quỹ. Nếu khoản chênh lệch lớn hơn 0, kết quả được phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ

hơn 0 thì được phản ánh vào bên sử dụng.

Do thiếu thông tin dự đoán chính xác, chúng ta có thể dựa vào các thông tin sau

đây khi xác định các thay đổi của khoản mục này:

Sử dụng số dư cuối kỳ trước nếu dự đoán không có sự thay đổi nào.

Sử dụng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên tổng chi phí hoạt động.

Page 174: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

174

Sử dụng tỷ lệ phần trăm trên tổng nhân viên hoặc tổng chi phí tiền lương.

Sử dụng tỷ suất thuế hiện tại hoặc dự đoán.

Chênh lệch của các khoản nợ này là chênh lệch của tổng chi phí trong kỳ và số

tiền thanh toán thực tế trong kỳ. Nếu chênh lệch này lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên

nguồn, nếu nhỏ hơn 0 thì phản ánh vào bên sử dụng.

Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

Chênh lệch nợ ngắn hạn, nợ dài hạn bằng khoản vay trong kỳ trừ đi khoản trả nợ

trong kỳ. Nếu chênh lệch này lớn hơn 0, kết quả được phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ

hơn 0 thì được phản ánh vào bên sử dụng.

Vốn chủ sở hữu

Thay đổi về vốn chủ được xác định dựa vào toàn bộ các hoạt động dự kiến khác

cũng như các điều kiện thị trường. Chẳng hạn như tài khoản lợi nhuận chưa phân phối

thay đổi phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế TNDN dự đoán, mức thanh toán cổ tức dự kiến

và vốn chủ được phản ánh theo giá thị trường và mệnh giá. Vì thế, thay đổi của các tài

khoản này phải được phản ánh theo mức tăng trưởng dự đoán, cổ tức tiền mặt dự kiến,

bán cổ phiếu dự kiến và mức nợ trên vốn chủ (đòn bẩy) dự kiến của công ty. Nếu trong

kỳ, công ty phát hành cổ phiếu thì phản ánh các thay đổi vào bên nguồn với hai tài khoản

vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Ngược lại, nếu công ty dự kiến mua

lại cổ phiếu thì các thay đổi của hai tài khoản này được phản ánh vào bên sử dụng. Cụ

thể, chúng ta có thể xác định chênh lệch của hai tài khoản vốn đầu tư như sau:

Thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu = (Mệnh giá × số cổ phiếu mới phát hành) -

(mệnh giá × số cổ phiếu mua lại).

Thay đổi vốn bổ sung = [(Giá thị trường của cổ phiếu - mệnh giá) × số cổ phiếu phát

hành)] - [(giá thị trường của cổ phiếu - mệnh giá) × số cổ phiếu mua lại)]

Nếu các tài khoản này lớn hơn 0 thì phản ánh vào bên nguồn, nếu nhỏ hơn 0 thì

phản ánh vào bên sử dụng.

Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế TNDN, khấu hao và trả cổ tức là những khoản mục

được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đưa vào báo cáo nguồn và sử dụng

ngân quỹ dự đoán.

Khoản mục Chênh lệch Nguồn Sử dụng

Phải thu khách hàng Doanh thu tín dụng - thu từ bán tín dụng - +

Hàng tồn kho Chi phí sản xuất trực tiếp - giá vốn hàng bán

Tài sản ngắn hạn khác Chi trả - nhận lại - +

Tài sản cố định Đầu tư - thanh lý - +

Đầu tư dài hạn khác Đầu tư - bán lại - +

Các khoản phải trả Tổng chi phí phải trả trong tháng -thanh toán + -

Page 175: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

175

trong kỳ

Nợ ngắn hạn Vay trọng kỳ - trả nợ trong kỳ + -

Nợ dài hạn Vay trọng kỳ - trả nợ trong kỳ +

Vốn chủ Phát hành - mua lại + -

Khấu hao (Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) +

Lợi nhuận sau thuế TNDN

(Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) +

Trả cổ tức +

Bảng 5.11. Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo nguồn và sử dụng dự đoán

Đối với Công ty cổ phần Tiên Sa, chúng ta xác định chênh lệch và đưa vào bên

nguồn và bên sử dụng các thay đổi như trong bảng 5.12 sau đây:

Thay đổi Nguồn Sử dụng Giải thích

Phải thu khách hàng 3,888 0 3,888 125,280-121,392

Hàng tồn kho -2,1364 2,1364 0 26,83+19,522+4,5-52,988

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước

12 0 12 12

Tài sản cố định -60 60 0 0-60

Đầu tư tài sản dài hạn khác 65 0 65 65-0

Phải trả người bán -2,969 0 2,969 26,803-29,799

Phải trả người lao động -1,9834 0 1,9834 44,482-46,465

Vay và nợ ngắn hạn 63,169 63,169 0 63,169-0

Phải trả phải nộp Nhà nước -5,87 0 5,87 4,13-10

Trả cổ tức 18 18 18

Vay dài hạn 15 15 15-0

Lợi nhuận sau thuế TNDN 10,600 10,622 10,622

Khấu hao 20 20 20

Tổng cộng 170,927 109,710

Bảng 5.12. Xây dựng báo cáo nguồn và sử dụng công ty cổ phần Tiên Sa

Chênh lệch ngân quỹ = Tổng nguồn - Tổng sử dụng = 170,927 - 109,710 =61,217

Đây chính là khoảng chênh lệch tiền mặt giữa ngày 31/12/20X5 và ngày

31/3/20X6.

Page 176: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

176

5.3.7. Lập dự toán bảng cân đối kế toán

Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối

thời kỳ lập kế hoạch, nó phản tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết định và hành

động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân đối kế toán phản ánh

vị thế tài chính dự toán của công ty và thực hiện ba mục tiêu chính sau:

1. Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất.

2. Cung cấp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy giảm

kinh tế.

3. Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai.

Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng

cân đối kế toán đầu kỳ, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán

cho thời kỳ lập kế hoạch. Số dư cuối kỳ của các tài khoản chính là số dư của năm trước

cộng với chênh lệch ngân quỹ trong thời kỳ dự đoán. Đối với bên tài sản, nếu thay đổi tài

chính thuộc bên nguồn thì số dư tài sản cuối kỳ sẽ bằng số dư tài sản đầu kỳ trừ đi chênh

lệch, ngược lại, nếu thay đổi tài chính thuộc về bên sử dụng thì chúng ta sẽ cộng chênh

lệch vào số dư đầu kỳ. Đối với bên nguồn vốn, nếu thay đổi tài chính thuộc về nguồn thì

chúng ta sẽ cộng khoảng chênh lệch vào số dư đầu kỳ để xác định số dư cuối kỳ và nếu

thuộc về bên sử dụng thì trừ chênh lệch khỏi số dư đầu kỳ.

Có ba khoản mục cần lưu ý là tiền mặt, tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối. Về tiền mặt, có thể sử dụng số dư tiền mặt cuối kỳ từ ngân sách ngân quỹ,

hoặc lấy số dư đầu kỳ cộng với chênh lệch nguồn và sử dụng trong năm. Về tài sản cố

định, thay đổi tài sản cố định trong báo cáo nguồn và sử dụng chính là thay đổi nguyên

giá tài sản cố định, do đó, phải cộng khấu hao trong kỳ vào khấo hao lũy kế để xác định

tài sản cố định ròng cuối kỳ. Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xác định

bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng thêm trong kỳ

(bằng lợi nhuận sau thuế TNDN trừ cổ tức trong kỳ).

Với báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ và bảng cân đối kế toán ngày

31/12/20X5, chúng ta lập dự toán cho công ty cổ phần Tiên Sa ngày 31/3/20X6 như trong

bảng 5.13.

Page 177: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

177

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

31/12/20X5 31/3/20X6

Tiền mặt 15 76,22

Phải thu khách hàng 115 118,89

Hàng tồn kho 120 117,86

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0 12

Tổng tài sản ngắn hạn 250 324,97

Nguyên giá tài sản cố định 800 740

Giá trị hao mòn lũy kế 300 320

TSCĐ ròng 500 420

Đầu tư tài sản dài hạn khác 0 65

Tổng cộng tài sản 750 809,97

Phải trả người bán 10,3 7,33

Phải trả người lao động 5,5 3,52

Phải trả, phải nộp NN 10 4,13

Vay và nợ ngắn hạn 40 103,17

Tổng nợ ngắn hạn 65,8 118,15

Vay dài hạn 80 95,00

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 350 350,00

Thặng dư vốn cổ phần 120 120,00

Lợi nhuận chưa sau thuế phân phối 134,2 126,82

Tổng cộng nguồn vốn 750 809,97

Bảng 5.13. Dự toán bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Tiên Sa năm 20X5

Page 178: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

178

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG

Câu 1. Tại sao nói báo cáo tài chính có tính tổng hợp?

Câu 2. Quá trình lập kế hoạch tài chính là gì? Hãy cho biết sự khác nhau giữa các

kế hoạch tài chính dài hạn và các kế hoạch tài chính ngắn hạn.

Câu 3. Nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ? Xây dựng kế hoạch đầu tư

và tài trợ trên cơ sở những căn cứ nào?

Câu 4. Giải thích các quan hệ ngân sách trong quá trình xây dựng ngân sách.

Câu 5. Trình bày các quan hệ giữa các ngân sách và ngân sách ngân quỹ. Vì sao

ngân sách ngân quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ?

Câu 6. Trình bày sự khác nhau giữa ngân sách ngân quỹ và báo cáo luân chuyển

tiền tệ với tư cách là hai công cụ của hoạch định tài chính?

Câu 7. Hãy mô tả cấu trúc cơ bản của ngân sách ngân quỹ?

Câu 8. Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là gì? Là một báo cáo dự đoán về

tương lai, các báo cáo này khác với ngân sách ngân quỹ như thế nào?

Câu 9. Hai cách cơ bản để chúng ta xây dựng dự toán báo cáo tài chính là gì?

Câu 10. Mục tiêu của nhà quản trị tài chính trong việc đánh giá các dự toán báo

cáo tài chính?

Câu 11. Phương pháp phần trăm doanh số được sử dụng như thế nào trong quá

trình lập dự toán báo cáo thu nhập?

Câu 12. Tại sao sự tồn tại của các chi phí cố định là nguyên nhân dẫn đến sự thất

bại trong quá trình xây dựng dự toán báo cáo thu nhập theo phương pháp phần trăm

doanh số?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Bài 1. Doanh số năm 20X5 của công ty cổ phần Thiên Minh đạt 100 tỷ dồng. Họ

muốn phân tích hiệu suất kỳ vọng và nhu cầu tài trợ cho năm 20X7 – 2 năm sau. Với

thông tin sau đây,hãy trả lời câu a và b.

(1) Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục sau biến đổi trực tiếp theo

doanh thu, bao gồm:

- Phải thu khách hàng, 12%

- Hàng tồn kho, 18%

- Phải trả người bán, 14%

- Lợi nhuận ròng biên, 3%

(2) Chứng khoán khả nhượng và các khoản nợ ngắn hạn khác dự kiến vẫn không

đổi.

(3) Số dư tiền mặt tối thiểu phải duy trì là 4,8 tỷ đồng.

Page 179: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

179

(4) Dự kiến mua một máy mới trị giá 6,5 tỷ đồng vào năm 20X6 và một thiết bị trị

giá

8,5 tỷ đồng vào năm 20X7. Tổng khấu hao năm 20X6 dự đoán là 2,9 tỷ đồng và

năm 20X7 dự kiến là 3,9 tỷ đồng.

(5) Khoản phải trả người lao động dự kiến tăng lên 5 tỷ đồng vào cuối năm 20X7.

(6) Dự kiến không vay thêm cũng không hoàn trả nợ dài hạn.

(7) Dự kiến không bán và cũng không mua lại cổ phần thường.

(8) Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến là 50% lợi nhuận sau thuế TNDN.

(9) Doanh số năm 20X6 và 20X7 dự đoán đạt 110 tỷ đồng vào năm 20X6 và 120

tỷ

đồng vào năm 20X7.

(10) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5 như sau:

Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/20X5

Đvt: tỷ đồng

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

Tiền mặt 4 Phải trả người bán 14

Chứng khoán khả nhượng 2 Phải trả người lao động 4

Phải thu khách hàng 12 Nợ ngắn hạn khác 0,8

Hàng tồn kho 18

Tổng tài sản ngắn hạn 36 Tổng nợ ngắn hạn 18,8

Tài sản cố định ròng 40 Nợ dài hạn 20

Vốn CSH và LN sau thuế 37,2

Tổng tài sản Tổng cộng nguồn vốn 76

a. Lập dự toán bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/20X7.

b. Bình luận về những thay đổi về tài trợ đã đề xuất trên báo cáo được lập ở câu a.

Bài 2. Cho số liệu về công ty H như sau

Báo cáo thu nhập của công ty ngày 31/12 (1000 USD)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 11190 13764 16104 20613

Giá vốn hang bán 9400 11699 13688 17727

Page 180: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

180

Lãi gộp 1790 2065 2416 2886

Chi phí bán hang và quản lý 1019 1239 1610 2267

Chi phí lãi vay 100 103 110 90

Lãi trước thuế 671 723 696 529

Thuế thu nhập công ty 302 325 313 238

Lãi ròng 369 398 383 291

Bảng cân đối kế toán của công ty H ngày 31/12 (1000 USD)

Tài sản 2010 2011 2012 2013

Tiền và chứng khoán ngắn hạn 671 551 644 412

Các khoản phải thu 1343 1789 2094 2886

Hang hóa tồn kho 1119 1376 1932 2267

Chi phí trả trước 14 12 15 18

Tổng tài sản lưu động 3147 3728 4685 5583

Tổng tài sản cố định ròng 128 124 124 287

Tổng cộng tài sản 3275 3852 3852 5870

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả ngân hàng 50 50 50 50

Khoản phải trả người bán 1007 1443 2426 3212

Nợ dài hạn đến hạn trả 60 50 50 100

Lương và các khoản phải trả khác 5 7 10 18

Tổng nợ ngắn hạn 1122 1550 2536 3380

Nợ dài hạn 960 910 860 760

Cổ phiếu thường 150 150 150 150

Lợi nhuận giữ lại 1043 1242 1434 1580

Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 3257 3852 4980 5870

Yêu cầu:

a. Lập báo cáo tài chính dự toán năm 2014 biết các khoản mục chủ yếu trong báo

cáo tài chính thể hiện theo tỷ lệ % so với doanh thu năm 2014 cho như sau:

- Doanh thu tăng 25%

Page 181: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

181

- % so với doanh thu : GVHB 86%, Tiền và CKNH 5%, HTK 10%, Cp BH& QL

12%, Các khoản phải thu 14%, các khoản phải trả 14% Thuế suất so với lãi trước thuế

45%, cổ tức so với lãi ròng 50%

- Nợ vay ngân hang ban đầu coi là bằng 0

- Năm 2014 đầu tư them 43.000USD cho TSCĐ và số tiền khấu hao trong năm là

50.000 USD

b. Lập bảng cân đối kế toán dự toán năm 2014 và xác định nhu cầu vốn cần huy

động từ bên ngoài

Page 182: TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

182

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển,Tài chính doanh nghiệp , NXB tài

chính 2008

2. PGS, TS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh, trường

Đại Học Kinh tế TP.HCM

3. PGS.TS. Phạm Quang Trung, Quản Trị Tài Chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh

tế quốc dân

4.PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế

quốc dân, 2009

5. Nguyễn Tấn Bình, Nguyễn trần Huy, Phân tích quản trị tài chính, NXB Đại học quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002

6. PGS. TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân, 2013

7. TS Vũ Văn Ninh, Tài chính doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính 2013.

8. TS. Nguyễn Thu Thủy, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại

thương.