4
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO THÊM MỘT ÍT CHÍ PHÍ, XÂY TƯỜNG GẠCH NẰM, CẨN THẬN BỐ TRÍ GIẰNG MÓNG, GIẰNG TƯỜNG TAỊ VỊ TRÍ LANH TÔ CỬA, BỐ TRÍ GIẰNG TƯỜNG TẠI VỊ TRÍ ĐỈNH TƯỜNG, BUỘC XÀ GỒ VÀO GIẰNG ĐỈNH TƯỜNG, LIÊN KẾT CHẶT TẤM MÁI VÀO XÀ GỒ LÀ BẢO ĐẢM CHO NGÔI NHÀ BỀN VỮNG TRƯỚC GIÓ BÃO, NÊN NHỚ CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI CŨNG CẦN VỮNG CHẮC. DỰ ÁN NHÀ Ở CHỐNG BÃO VÌ MỘT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU HỘI PHỤ NỮ ĐÀ NẴNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO lieu huong dan sua chua... · • Nếu nhà cũ tường dày

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO lieu huong dan sua chua... · • Nếu nhà cũ tường dày

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG

NHÀ CHỐNG BÃO

THÊM MỘT ÍT CHÍ PHÍ, XÂY TƯỜNG GẠCH NẰM, CẨN THẬN BỐ TRÍ GIẰNG MÓNG, GIẰNG TƯỜNG TAỊ VỊ TRÍ LANH TÔ CỬA, BỐ TRÍ GIẰNG TƯỜNG TẠI VỊ TRÍ ĐỈNH TƯỜNG, BUỘC XÀ GỒ VÀO GIẰNG ĐỈNH TƯỜNG, LIÊN KẾT CHẶT TẤM MÁI VÀO XÀ GỒ LÀ BẢO ĐẢM CHO NGÔI NHÀ BỀN VỮNG TRƯỚC GIÓ BÃO, NÊN NHỚ CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI CŨNG CẦN VỮNG CHẮC.

DỰ ÁN NHÀ Ở CHỐNG BÃO VÌ MỘT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU

HỘI PHỤ NỮ ĐÀ NẴNG

Page 2: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO lieu huong dan sua chua... · • Nếu nhà cũ tường dày

1. PHẦN MÓNGNói chung với nhà 1 - 2 tầng thì gió bão không ảnh hưởng lớn đến phần móng. Tuy nhiên nếu móng không đủ khả năng chịu tải trọng phần trên thì dễ dẫn đến phá hoại kết cấu nhà do lún móng gây nứt vỡ kết cấu làm giảm khả năng chịu tác động gió bão của công trình. Qua khảo sát phần lớn các nhà dân xây dựng, đa số có kết cấu móng sơ sài, thiếu hệ giằng móng (đà kiền). Dưới đây là một số chi tiết cấu tạo móng thông dụng cho nhà xây tường chịu lực khu vực thành phố Đà Nẵng, tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực của nền đất để lựa chọn giải pháp phù hợp.

2. PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH (KẾT CẤU CHỊU LỰC CHÍNH)

Sự phá hoại phần thân công trình làm sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình xảy ra do áp lực gió tác động vào bề mặt công trình lớn hơn khả năng chịu lực của hệ kết cấu chính. Việc yếu kém của hệ kết cấu chịu lực là do nhiều yếu tố:

• Vật liệu xây dựng kém phẩm chất, không đúng quy cách như: viên gạch có kích thước bé; xi măng kém phẩm chất; cát đúc, cát xây kém chất lượng, nhiều tạp chất...

• Liên kết giữa các bộ phận kết cấu không đảm bảo như: liên kết giữa dầm với cột trong nhà cao tầng, giữa tường với khung bêtông cốt thép, liên kết giữa tường ngang với tường dọc...

• Giải pháp kết cấu không hợp lý tạo ra các hệ kết cấu dễ bị biến dạng khi chịu lực tác động bên ngoài.

Page 3: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO lieu huong dan sua chua... · • Nếu nhà cũ tường dày

GIẰNG QUANH NHÀ Ở VỊ TRÍ LANH TÔ CỬA

GIẰNG QUANH NHÀ Ở VỊ TRÍ ĐỈNH TƯỜNG

TƯỜNG XÂY GẠCH NẰM

BẢO ĐẢM LIÊN KẾT GIỮA TƯỜNG NGANG VỚI TƯỜNG DỌC ĐẾN TẬN ĐỈNH

GIẢI PHÁP 1. Sử dụng vật liệu đúng quy cách, không xây tường gạch chịu lực dày

100mm. Nhằm đảm bảo yêu cầu chịu lực và phù hợp điều kiện kinh tế của đa số người có thu nhập thấp, có thể sử dụng tường xây gạch nằm (đối với gạch 6 lỗ)

2. Kết hợp với giải pháp bố trí tường ngang và dọc hợp lý đồng thời có bố trí hệ giằng thích hợp. Hệ kết cấu nên tạo thành hệ khung cứng:

• Nếu là giải pháp tường chịu lực thì tường ngang và tường dọc kết hợp với hệ giằng tường bố trí hợp lý để tạo thành hệ kết cấu đồng nhất, có thể chịu được tác động của gió theo mọi phương.

• Máng xối nên sử dụng máng xối đúc bê tông cốt thép, liên kết với giằng đỉnh tường, buộc xà gồ cào giằng đỉnh tường. Trọng lượng máng xối bê tông cốt thép và giằng đỉnh tường giúp giữ toàn bộ kết cấu mái không bị gió bốc lên.

• Giằng đỉnh tường dày bằng tường, cao 100mm, bố trí 2 thép dọc có đường kính >10mm, thép đai đường kính 6mm cách nhau 150mm.

Chú ý: • Nếu nhà cũ tường dày <150mm, có thể đúc giằng đỉnh tường dày 150mm, cao 100mm. • Nên bố trí vòng quanh nhà và luôn cả các đỉnh tường ngang nhà.

Page 4: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO lieu huong dan sua chua... · • Nếu nhà cũ tường dày

3. PHẦN MÁI

1. Xà gồ buộc chặt vào giằng đỉnh tường bằng thép đường kính 4mm hoặc nhiều vòng thép đường kính 2mm. XÀ GỒ

LIÊN KẾT XÀ GỒ VÀO GIẰNG BTCT

THÉP THI CÔNG CHẰN MÁI

GIẰNG BTCT ĐỈNH TƯỜNG

2A. Đối với mái tôn: khi sử dụng xà gồ gỗ nên liên kết bằng đinh vít có tán lớn. Khi sử dụng xà gồ thép C hoặc thép hộp nên liên kết bằng móc sắt vì các loại xà gồ thép này có chiều dày tấm thép bé, nếu liên kết bằng đinh ví sẽ dễ bị phá hoại. Khoảng cách giữa các liên kết đinh vít hoặc móc sắt nên ≤ 350mm. Khoảng cách xà gồ ≤ 900mm, sử dụng xà gồ có độ cứng lớn. Nên sử dụng tấm lợp có chiều dày ≥ 0,4mm, loại sóng (không nên sử dụng tôn giả ngói). Phần vươn ra của tấm mái khỏi bờ tường ≤ 250mm, tốt nhất không nên để phần tấm mái vươn ra khỏi tường. Phía trên tấm mái nên có các biện pháp chằn giữ tấm mái.

2B. Đối với mái ngói: nên sử dụng loại tấm ngói có thể buộc hoặc vít hoặc nẹp cứng vào sườn mái. Có thể buộc 30 – 50% số ngói vào sườn mái (li tô).

Đối với vùng ngập lũ sàn tầng lững có tác dụng chống ngập lũ đồng thời sàn tầng lững có tác dụng rất hiệu quả trong việc nâng cao khả năng chống các tác động ngang như gió boã cho công trình rất nhiều, trong điều kiện có thể thì nên xây dựng nhà có sàn ngang.

CHẰN TẤM MÁI THÉP GÓC L 40*4

KHOẢNG CÁCH LIÊN KẾT < 250mm

KHÔNG CÓ PHẦN VƯƠN RA CỦA TẤM MÁI

CHẰN ĐỈNH TƯỜNGBÊ TÔNG CỐT THÉP

GIẰNG NGANG

SÀN LỮNG