24
1 Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em. Vĩnh Long, 5-2017 Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Long

Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

1

Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em.

Vĩnh Long, 5-2017

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Long

Page 2: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

2

Mục lục

BẠO HÀNH TRẺ EM .......................................................................................................... 3

1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em ..................................................................... 3

2. Các hình thức bạo hành .............................................................................................. 3

3. Nguyên nhân ............................................................................................................... 4

4. Hệ quả ......................................................................................................................... 5

5. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bạo hành ........................................................................ 5

6. Một số thực hành giúp các em bảo vệ mình ............................................................... 6

7. Các biện pháp hỗ trợ cho nạn nhân. ........................................................................... 7

8. Một số qui định của pháp luật ...................................................................................... 8

XÂM HẠI TRẺ EM ............................................................................................................ 10

1. Khái niệm ................................................................................................................... 10

2. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em ......................................................................... 10

3. Các dấu hiệu nhận biết .............................................................................................. 11

4. Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em ................................................................... 11

5. Hậu quả của XHTD trẻ em ........................................................................................ 12

6. Kỹ năng nhận diện nguy cơ ....................................................................................... 13

7. Kỹ năng phòng tránh XHTD ....................................................................................... 14

8. Làm thế nào để bảo vệ trẻ em ................................................................................... 15

9. Pháp luật đối với các hành vi XHTD trẻ em ............................................................... 16

10. Kế hoạch hành động để bảo vệ trẻ em. ................................................................. 17

Page 3: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

3

BẠO HÀNH TRẺ EM

1. Khái niệm bạo hành và bạo hành trẻ em

1.1 Bạo hành

Khái niệm bạo hành chỉ hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người một người hay nhóm người. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục để thỏa mãn hoặc muốn khẳng định vị trí của một người / nhóm người nào đó. Khái niệm bạo hành không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự.

1.2 Bạo hành trẻ em

Theo Luật trẻ em 2016: Trẻ em: là người dưới 16 tuổi. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

2. Các hình thức bạo hành

Có thể chia bạo hành trẻ em trong gia đình thành một số hình thức bạo hành như sau:

2.1 Bạo hành thể xác

Những hành vi như đá, đấm, tát, dùng vật cứng sát thương, tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em

2.2 Bạo hành tinh thần

Trong gia đình: trẻ bị ông bà cha mẹ chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện với trẻ trong thời gian dài.

Bên ngoài: những người lớn thân quen với trẻ có các hành vi lời nói đe doạ làm trẻ sợ, hoảng loạn.

2.3 Bạo hành xã hội

Gia đình hoặc người thân ngăn không cho trẻ tiếp xúc với họ hàng, bạn bè nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

2.4 Bạo hành tình dục

Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan thân thiết với trẻ ... . Đây là trường hợp bạo hành cực kỳ nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả rất thương tâm.

Page 4: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

4

3. Nguyên nhân 3.1 Về phía người lớn

- Quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” khiến cho

người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải

dạy cho con nên người

- Quan niệm xã hội: Người lớn cho mình “đương nhiên có quyền hơn trẻ”,

“đương nhiên là người lớn đúng”

- Thái độ “không muốn có sự “rắc rối” liên quan”: cộng đồng chủ động phát

hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời.

- Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người

chăm sóc trẻ còn hại chế dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ giới hạn.

- Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha

mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn

hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái.

- Quyền Trẻ em, luật bảo vệ trẻ em chưa được hiểu đầy đủ trong cộng đồng;

- Người lớn chưa hoàn toàn ủng hộ trẻ có Quyền có ý kiến riêng, và chưa hoàn

toàn tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ.

- Ngoài gia đình và công an, vai trò và tiếng nói của nhà trường, đoàn thể còn

mờ nhạt để bảo vệ quyền trẻ em.

- Điều tra viên phỏng vấn trẻ bị bạo hành thường là nam,

- Phương pháp điều tra hướng về tìm kiếm bằng chứng thương tích “Tội/

Không tội” hơn là hướng vào những tổn thương tinh thần.

- Con đường tìm công lý cho các trẻ bị xâm hại còn vướng nhiều thủ tục phức

tạp.

3.2 Về phía trẻ em

- Không có không gian an toàn cho trẻ em: cha mẹ đi vắng, lo mưu sinh, trẻ ở

một mình, hoặc ở nơi vắng vẻ, nơi có sinh hoạt phức tạp.

- Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em/ quyền của bản thân các em.

- Không dám nói ra những hành vi bạo lực đang xảy ra với bản thân.

Bạo hành đối với trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và các dấu hiệu để phát hiện

thường khó khăn hơn ở người lớn. Chỉ thấy một dấu hiệu vẫn chưa đủ để nói rằng

có bạo hành. Nhưng cần nghiêm túc nghĩ đến có bạo hành nếu dấu hiệu này có

khuynh hướng lập đi lập lại, hoặc có nhiều dấu hiệu xảy ra cùng lúc.

Page 5: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

5

- Thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân.

- Không biết đến những địa điểm đáng tin cậy có thể giúp trẻ.

- KHÔNG biết nói “ KHÔNG” – đối với người khác đụng vào mình , nhận quà

của người khác.

4. Hệ quả

Tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể:

- Bị những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất.

- Những tổn thương bên trong không thấy được, có thể dẫn đến tử vong.

- Rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ

- Tự làm đau mình ( cắt tay, ..)

- Mang thai,

- Lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, HIV

Tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tinh thần

- Trẻ bị bạo hành cũng dễ bị chấn thương tâm lý, tự kỷ, thu rút mình, thậm chí

mắc phải những vấn đề tâm thần.

- Giảm khả năng học tập và hòa nhập xã hội của các em, tác động tới quá trình

trưởng thành và để lại những hệ quả tiêu cực lâu dài trong cuộc sống của trẻ.

- Nhiều trẻ lớn lên trở nên sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội. Họ

cũng có biểu hiện mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân.

- Trẻ mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương. Khi trưởng thành có thể trở

nên nóng nảy dễ có hành vi bạo lực.

- Nhiều người chấn thương tâm lý dẫn tới những hành động hung hăng, thậm

chí có hành vi tự hại, luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.

Một số người từng bị bạo hành khi còn nhỏ có hành vi lệch chuẩn về tình dục

như khẩu dâm, ác dâm…

5. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị bạo hành

5.1 Các dấu hiệu chung thường thấy ở trẻ em khi có bạo hành trẻ em

Ở Trẻ

Thay đổi đột ngột về hành vi hoặc học lực giảm sút,

Thái độ cảnh giác, dò xét, lo sợ điều gì đó,

Vẻ phục tùng, thụ động, thu rút.

Ở Cha mẹ

Ít quan tâm con cái

Phủ nhận các vấn đề của con hoặc quy trách nhiệm cho trẻ,

Page 6: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

6

Yêu cầu giáo viên kỷ luật nặng với con,

Xem con như gánh nặng, của nợ,

Đòi hỏi con thực hiện những việc quá sức.

Quan hệ giữa trẻ và cha mẹ

Hiếm khi tiếp xúc hoặc nhìn nhau,

Dùng lời tiêu cực để nói về quan hệ của họ,

Có hành vi động tác nghi ngờ bạo hành cơ thể ở trẻ em.

5.2 Các dấu hiệu nghi ngờ có bạo hành thể xác ở trẻ em

Vết bỏng, vết cắn, vết thâm tím, bầm mắt, gãy xương không lý giải được lý do

(đặc biệt sau khi trẻ nghỉ học vài ngày),

Trên da có những tổn thương cũ mới khác nhau, bằng chứng của bạo hành nhiều

lần,

Thái độ thu rút, lùi lại khi có người lớn đến gần,

Có một người lớn trong gia đình thông báo trẻ bị đánh đập.

5.3 Các dấu hiệu nghi ngờ bạo hành tình dục ở trẻ em

Khó khăn khi ngồi hoặc đi,

Từ chối thay quần áo tập thể dục, từ chối hoạt động thể lực ,

Ác mộng / Đái dầm,

Đột ngột thay đổi khẩu vị,

Mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt khi trẻ dưới 14tuổi ),

Thể hiện những hiểu biết hoặc hành vi khác thường về giới tính,

Bỏ nhà,

Có thai.

5.4 Các dấu hiệu nghi ngờ có sự bỏ bê, không chăm sóc

Thường hay nghỉ học,

Hay xin hoặc lấy cắp thức ăn và tiền ,

Có biểu hiện thiếu sự chăm sóc sức khỏe: răng miệng, chủng ngừa, thị lực,

Người dơ bẩn, có mùi hôi,

Mặc không đủ ấm khi trời lạnh ,

Sớm sử dụng rượu, ma túy,

Nói rằng không có ai ở nhà để chăm sóc.

6. Một số thực hành giúp các em bảo vệ mình

Cho trẻ biết cần phải tránh xa nhà bếp

Chạy ra xa nhà tắm, nhà kho hay những phòng nhỏ nơi người bạo hành có thể

nhốt khoá trẻ ở trong.

Page 7: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

7

Chạy vào một phòng có cửa để chốt lại hoặc phòng cửa sổ để chạy trốn.

Chạy vào một phòng có để điện thoại để gọi cho người khác đến giúp đỡ, khoá

người bạo hành ở ngoài.

Gọi các số của đường dây nóng, công an, để có giúp đỡ, hỏi tên người sẽ đến

giúp mình.

Dạy trẻ nên kể cho người lớn, người thân đáng tin cậy khi trẻ bị bạo hành, che

dấu có thể làm tình trạng xấu đi.

Dạy trẻ cách gọi người đến cứu.

Nghĩ và gọi ngay đến người hàng xóm, bạn, người thân có thể chạy ngay đến

giúp.

Dạy trẻ gọi số 113 khi có nguy cơ bị bạo hành, đưa cho trẻ số điện thoại & địa chỉ

trụ sở công an.

Bộ LĐ TB XH đã xây dựng đường dây nóng (số 18001567) để ghi nhận, tư vấn và

xử lý những vấn đề liên quan tới trẻ em.

Dạy trẻ gọi đến các chương trình, tổ chức phòng chống bạo hành, nhờ họ giúp và

giúp làm kế hoạch bảo vệ trẻ an toàn

Đưa cho hiệu trưởng trường học tấm hình của kẻ bạo hành.

Phải chắc rằng trẻ biết rõ người cần gọi ở trường học khi thấy kẻ bạo hành.

Biết các địa chỉ, nơi có thể giúp đỡ, ghi nhớ các số điện thoại để gọi lúc khẩn cấp.

Dạy trẻ biết tìm hỗ trợ y tế khi bị tổn thương

7. Các biện pháp hỗ trợ cho nạn nhân.

Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành (tức thời)

Khi tình trạng bạo hành được biết đến thì thường là đã có hậu quả nghiêm trọng,

Trong tức thời cần phải bảo đảm sự an toàn cho các nạn nhân, nhất là trẻ em, phụ

nữ và người già,

Giải pháp tạm lánh tại nhà hàng xóm, bạn bè, cha mẹ, hoặc tại các trung tâm dịch

vụ hỗ trợ chống bạo hành gia đình,

Trong tình huống nguy hiểm, cần cách ly, quản thúc hoặc thậm chí tạm bắt giữ thủ

phạm gây bạo hành,

Các cơ quan chức năng bao gồm công an, cán bộ pháp luật, chính quyền và đoàn

thể tại địa phương... phối hợp cùng làm việc để bảo đảm an toàn tức thời cho các

nạn nhân,

Các chăm sóc trực tiếp cho nạn nhân bao gồm: chăm sóc y tế, nâng đỡ tâm lý,

can thiệp khủng hoảng; giải quyết chỗ ở, thực phẩm, bảo tồn quan hệ với người

thân, nhất là quan hệ mẹ con (trừ trường hợp mẹ bạo hành với con).

Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành (lâu dài)

Xử lý pháp luật đối với thủ phạm,

Page 8: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

8

Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến nạn nhân (thủ tục ly hôn, quyền nuôi

con, quyền lợi về tài chính trong gia đình, quyền thừa kế, quyền lợi trong công việc

hoặc khi xin việc làm, xem xét trợ cấp, người giám hộ thay thế trong trường hợp

nạn nhân là trẻ em...),

Chăm sóc sức khỏe lâu dài trong những trường hợp thương tật nặng, giám định

sức khỏe, phục hồi di chứng cho nạn nhân... hoặc điều trị cai nghiện rượu, ma túy

(nếu có),

Chăm sóc tâm lý lâu dài trong trường hợp có sang chấn nặng, điều trị thuốc hoặc

tâm lý trị liệu khi cần thiết, kể cả tâm lý trị liệu gia đình,

Giúp nạn nhân và gia đình nạn nhân vượt qua khủng hoảng và nâng cao các kỹ

năng ứng phó cho cuộc sống sau này .

8. Một số qui định của pháp luật

Theo Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.”

Page 9: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

9

Tôi và cộng đồng nơi tôi sinh hoạt làm thế nào để ngăn ngừa/ giảm bạo hành trẻ

em, và bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành?.

1. Liên hệ thực tế môi trường tôi đang công tác và sinh sống; môi trường học sinh

đang ở và sinh họat

- Có những gia đình nào thường xảy ra bạo hành.

- Có những trẻ vị thành niên nào bị bạo hành trong gia đình.

2. Hành động cụ thể của tôi/ cộng đồng

Ngăn ngừa bạo hành Giảm/ chống bạo hành Bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành

Vd: Tuyên truyển Luật trẻ em, Quyền trẻ em

Tố giác hành vi bạo hành Giúp các em ý thức về

Quyền trẻ em

Kỹ năng phòng vệ, ứng xử

khi có bạo hành

Page 10: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

10

XÂM HẠI TRẺ EM

1. Khái niệm 1.1 Khái niệm Quấy rối tình dục trẻ em

Một lời nói, cử chỉ, hành động của một người đối với người khác được coi là quấy rối tình

dục khi:

- nó có ý nghĩa, hơi hướng tình dục,

- và làm cho người kia khó chịu, bực bội

Các hành vi quấy rối tình dục bao gồm:

- Nhìn chăm chăm hoặc động chạm đến một chỗ trên cơ thể của một người,

- Huýt sáo, có câu nói tán tỉnh, trêu chọc thô thiển hoặc tục tĩu,

- Nhìn trộm người khác thay đồ hoặc tắm,

- Cố tình phơi bày cơ quan sinh dục của mình trước người khác.

1.2 Khái niệm Xâm hại tình dục trẻ em

XHTDTE bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

XHTDTE xảy ra khi một người sử dụng quyền lực, sức mạnh, hoặc tiền bạc vật chất của mình, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin của trẻ em để buộc các em vào hành vi tình dục.

2. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em

- Gợi ý quan hệ tình dục,

Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm, Bộ Công an,

mỗi năm có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng

chìm. 65% là số vụ xâm hại tình dục mà trẻ em là nạn nhân. Đa số nạn nhân từ 12 đến 15

tuổi. 13,2% số vụ xâm hại tình dục có nạn nhân là trẻ em dưới 6 tuổi.

http://news.zing.vn/dau-hieu-chung-to-tre-da-bi-xam-hai-cha-me-can-biet-post728240.html

Theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2011 - 2015, cả

nước phát hiện 8.200 vụ xâm hại trẻ em, với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so

với năm năm trước đó. Số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 65%, tương đương 5.300

vụ. Cũng theo công bố này, 93% nghi phạm trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em đều là

người thân quen với nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân.

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bao-dong-tinh-trang-xam-hai-tinh-duc-tre-em/292783302/157/

Page 11: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

11

- Hành vi tự kích thích tình dục trước mặt trẻ,

- Cố tình hôn hít hay động chạm vào bộ phận kín của trẻ em,

- Bắt trẻ làm hành động tương tự cho họ,

- Ép trẻ quan hệ tình dục,

- Ép trẻ xem các hình ảnh, sách báo, phim khiêu dâm, Bóc lột tình dục trẻ vì mục đích

thương mại.

3. Các dấu hiệu nhận biết

- Trầy da hoặc bầm tím ở âm hộ, dương vật, hậu môn, rách màng trinh.

- Trẻ có bất thường ở hậu môn trực tràng, hoặc mặt trong đùi.

- Trẻ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

- Trẻ có dấu hiệu của thai kỳ/ có thai.

- Trẻ bị đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu

tái diễn.

- Trầm cảm hoặc xu hướng tự sát, lo âu.

- Trẻ có các biểu hiện bất thường như đái dầm, rối loạn giấc ngủ, thủ dâm vô độ.

- Trẻ có hành vi như ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập sút kém.

4. Thủ đoạn phổ biến của kẻ XHTD trẻ em

- Tỏ ra quan tâm đặc biệt đến trẻ,

- Hay yêu cầu trẻ làm những việc như: mát xa, xoa lưng, đấm bóp…

- Ra vẻ như vô tình đụng chạm đến trẻ, bội phận kín trên cơ thể,

- Nhìn, sờ vào cơ thể và nói xem trẻ đang phát triển thế nào,

- Quấy rối tình dục: bằng lời & thái độ khiêu gợi, lả lơi

Lập đi lập lại thái độ, lời nói , hành động gợi tình khiến trẻ bị áp lực và sợ

hãi . Td: liên tục gọi phone, nhắn tin/ email, gửi quà ( cho dù không muốn

nhận) , ép buộc hẹn hò, theo dõi theo đuổi sát sao, hăm dọa nếu không

đến gặp.

- Lạm dụng tình dục: Sử dụng hình ảnh, sách báo, video khiêu dâm để

khích thích trẻ rơi vào quan hệ tình dục hoặc buộc phải chiều theo sự xàm

sở như sờ mó, vuốt ve, ôm hôn,

- Cưỡng dâm: buộc phải giao cấu bởi những người thân tín của gia đình

như cha, dượng, chú bác, anh em họ, thậm chí thầy giáo.

- Hiếp dâm: dùng bạo lực cưỡng hiếp bởi 1 người hoặc nhiều người.

Page 12: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

12

- Tìm cách để người khác bỏ đi, hoặc nói để rủ trẻ đến nơi chỉ có trẻ và kẻ đó,

- Giả vờ vô tình thấy trẻ khi trẻ thay đồ, tắm,

- Cho trẻ xem các văn hóa phẩm kích dâm, khiêu dâm,

- Phơi bày cơ thể của họ trước mặt trẻ,

- Hỏi chuyện trẻ về các điều có liên quan đến tình dục,

- Không cho trẻ kể những điều này với người khác.

5. Hậu quả của XHTD trẻ em

RỐI LOẠN HÀNH VI:

- Biếng ăn, không thèm ăn, hoặc ăn quá nhiều

- Vệ sinh cá nhân kém

- Mất ngủ, có giấc mơ khủng khiếp

- Không muốn giao tiếp, từ chối nói chuyện,

- Có thể tự làm đau mình như cắt tay, đốt cháy

- Dễ vướng vào thuốc lá, rượu bia, chất kích thích

- Bỏ nhà ra đi , có ý định tự tử

Nhắm đốitượng

Xây dựnglòng tin

Tạo bí mậtHành độngleo thang

Hành độngxâm hại

Thủ phạm thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn

thương

Chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn

Sử dụng mưu mẹo để thuyết phục trẻ giữ lời hứa hoặc đe dọa, ép buộc để trẻ không tiết lộ hoặc nói với ai

Nói chuyện hướng đến các vấn đề quan hệ tình dục nam nữ và chia sẻ với trẻ những tài liệu đồi trụy khiến trẻ trở nên “mất cảnh giác”.

Page 13: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

13

RỐI LOẠN CẢM XÚC

- Cảm xúc thay đổi bất thường; sợ hãi, không an toàn, tức giận

- Trầm cảm, lo lắng thái quá

- Vẽ, viết, chơi về những hình ảnh đáng sợ, và có thể liên quan đến hình ảnh về tình dục

- Nghĩ thân thể mình là dơ bẩn

- Tình yêu, tình bạn dễ tan vỡ.

HỒI TƯỞNG & ÁM ẢNH: Khiến quá trình phục hồi khó khăn

- Bất ngờ sợ hãi mùi vị gì đó, hoặc người nào đó, một khung cảnh, hình ảnh nhất định nào đó giống kinh nghiệm bị xâm hại trước đây

- ThỈnh thoảng những hình ảnh, cảm xúc khủng khiếp năm xưa tái hiện như mới hôm qua làm trẻ suy xụp, khủng hoảng, trầm cảm trở lại.

6. Kỹ năng nhận diện nguy cơ

- Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân.

- Những hậu quả của xâm hại, bóc lột trẻ em cũng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của nạn nhân, gia đình nạn nhân, của cộng đồng và toàn xã hội.

Page 14: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

14

Vong tron 1: ở tâm_ danh cho nhưng ngươi ruôt thit như bố đẻ, mẹ đẻ, anh chị em ruột trẻ được quyền (hoặc cho phép) vong tay ôm hôn, bế ẵm, cõng, tắm khi chưa tự mình làm vệ sinh, ngồi vào lòng, ngủ chung,...

Vòng tròn 2: dành cho người thân cận như ông bà, anh chị em ruột: bé được quyền năm tay, cho phép vuốt tóc, vỗ vai thân mật, xoa đầu khích lệ.

Vòng tròn 3: dành cho họ hàng và người quen (hàng xóm tin cậy, bạn đồng nghiệp của cha mẹ, đã được gia đình sàng lọc), bé được quyền băt tay, chào hỏi, trò chuyện,...

Vong tròn 4: dành cho người lạ, bé chỉ cần vây tay chào.

Ngoài tất cả các vòng tròn này, với những “người đáng ngại”, bé xua tay, không tiếp xúc. Khi bị họ cố tình đụng chạm vào người, nhất là vùng quần áo lót, trẻ có quyền tỏ thái độ bằng cách bảo người đó dừng lại. Nếu họ vẫn tiếp tục, hãy hét to lên rồi bỏ chạy, sau đó kể lại cho người lớn biết.

7. Kỹ năng phòng tránh XHTD

Dạy trẻ qui tắc đồ lót

P - Private (Riêng tư):

- Trẻ cần biết rằng không một ai được nhìn hay chạm vào vùng kín của mình, trừ bố mẹ hoặc những người được bố mẹ cho phép như bác sĩ, y tá. Bác sĩ cần phải mặc đồng phục và làm việc trong giờ khám chữa bệnh. Trẻ phải được người lớn giải thích kỹ càng việc khám, chạm vào vùng kín để làm gì. Trước khi tiến hành, cần phải có sự đồng ý của trẻ.

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể trẻ thuộc về trẻ):

- Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể trẻ, khiến trẻ khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói "không". Trẻ không nên đi đâu với ai mà không được sự đồng ý của bố, mẹ. Hãy biết các phản xạ tự bảo vệ mình nếu ai đó tiếp tục khiến trẻ thấy không thoải mái: hét lên cho người khác nghe thấy, cắn mạnh rồi tìm cách chạy tới nơi có đông người để nhờ giúp đỡ).

3. N – No means no (Không là không):

- Hãy kiên quyết nói “không” với những động chạm cơ thể trẻ không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình. Trẻ là một cô bé, cậu bé ngoan, biết vâng lời không có nghĩa là phải đồng ý với mọi đề nghị người lớn đưa ra. Khi trẻ không thích, trẻ thấy băn khoăn với lời đề nghị nào đó hãy nói không trước rồi về hỏi bố mẹ.

4. T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến trẻ buồn):

- Trẻ cần hiểu về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" của những kẻ lạm dụng thường khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi, không dám kể cho ai khác nghe. Với những "bí mật xấu" khiến trẻ không vui, không thoải mái, trẻ cần nói ra với mẹ.

- Đừng im lặng, bởi khi trẻ càng im lặng thì những kẻ lạm dụng càng lấn tới và làm hại trẻ nhiều hơn.

5. S – Speak up (Lên tiếng):

- Khi nào trẻ cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi thì hãy lên tiếng với những người trẻ tin tưởng và yêu quí (khi không có bố mẹ con có thể nói với bà, chị gái hay cô giáo...) để chấm dứt cảm giác bất an trong lòng mình.

Page 15: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

15

Những vùng nào trên cơ thể trẻ mà người khác không được chạm vào? Hoặc chỉ được chạm vào với sự đồng ý của trẻ.

8. Làm thế nào để bảo vệ trẻ em

8.1 Trách nhiệm người lớn

Phải được thông tin:

- Hiểu rõ vấn đề xâm hại tình dục trẻ em

Hiểu biết những điều sẽ xảy ra:

- Đừng bao giờ nghĩ xâm hại trẻ em sẽ không xảy ra trong gia đình bạn hoặc ở cộng đồng của bạn

- Nắm bắt những thay đổi về hành vi của trẻ

- Quan sát hành vi của người lớn tiếp xúc với trẻ

Trò chuyện với trẻ.

8.2 Những nguyên tắc cần thực hành biết để bảo vệ trẻ em

1) Vùng riêng tư

2) Dạy trẻ từ 4 tuổi vệ sinh một mình, người lớn không có hành vi nhạy cảm trước

trẻ

3) Tránh người lạ, la to lên

Page 16: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

16

4) Không chụp lén hình thân thể trẻ, không đưa hình nhạy cảm của trẻ lên mạng

5) Người lớn, cha mẹ không nghịch các phần nhạy cảm của trẻ

6) Cha mẹ kiểm tra nội dung con xem

7) Thói quen thông báo cha mẹ con đi đâu làm gì

8) Chủ động nói với cha mẹ điều làm mình buồn/ khi buồn

9) Cha mẹ lắng nghe, không bỏ qua những thay đổi của con

10) Không chia sẻ thông tin ấu dâm tràn lan khi chưa có chứng cứ và quyết định

của cơ quan chức năng

8.3 Biết người, cơ quan có trách nhiệm giúp đỡ

Trình báo ngay khi bạn nghi ngờ trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại.

Địa chỉ cần liên hệ khi có trường hợp XHTD xảy ra

9. Pháp luật đối với các hành vi XHTD trẻ em

- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em – Điều 17, 34

- Luật Trẻ em 2016 – Điều 49,51,52,100,105

- Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam số 15/1999/QH 10 ngày 21/12/1999. –

Điều 111,112, 113, 114,115, 116.

Page 17: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

17

10. Kế hoạch hành động để bảo vệ trẻ em. 10.1 Kế hoạch của Giáo viên để bảo vệ con em và học trò khỏi XHTD

Hoạt động sẽ thực hiện Đối tượng đích Các thực hiện

10.2 Kế hoạch của nhà trường để giúp học sinh bảo vệ bản thân khỏi XHTD

Hoạt động sẽ thực hiện

Người thực hiện Đối tượng đích Thời lượng_ Thời gian dự kiến

Page 18: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

18

Tài liệu tham khảo

1. Luật Trẻ em 2016

2. Công ước Quyền trẻ em

3. Tài liệu kỹ năng sống _ Room to Read_ 2016

4. Tài liệu về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em _ Nguyễn thị Ngọc Bích _ 2017

5. Bạo hành và xâm hại tình dục _ Nguyễn thị Hải _ 2017

6. Cẩm nang Cộng tác viên _ hỗ trợ_ tư vấn cho nữ sinh _RtR_ Đoàn Tâm Đan - 2011

7. Tài liệu tập huấn Phòng chống bạo lực trong gia đình – Đoàn Tâm Đan _ 2007

8. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/bao-luc-tre-em-la-gi-128479

9. http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/tre-em-bi-bao-hanh-nhung-noi-dau-ve-the-xac-va-tinh-than-

149116.html

10. http://nhandao.net.vn/index.php/hoat-dong-hoi/nghien-cuu-trao-doi/10040-phong-chong-bao-luc-

voi-tre-em-va-su-tham-gia-cua-cac-to-chuc-xa-hoi

11. http://news.zing.vn/con-so-dang-bao-dong-ve-xam-hai-tinh-duc-tre-em-tai-viet-nam-

post728356.html

12. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bao-dong-tinh-trang-xam-hai-tinh-duc-tre-em/292783302/157/

Page 19: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

19

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

3. Công ước về Quyền trẻ em

4. Luật trẻ em 2016

CÔNG ƯỚC QUYỀN TRẺ EM

1. Khái niệm trẻ em

‐ Theo Công ước LHQ về Quyền trẻ em: trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi.

‐ Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi,

người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi.

‐ Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí. Những

đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự trưởng thành; vì thế,

trẻ em rất khác so với người lớn.

2. Quyền trẻ em

Là quyền con người, cụ thể là các trẻ em.

Quyền trẻ em được xây dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho

sự tồn tại và phát triển của trẻ em.

Trách nhiệm xã hội là phải đáp ứng các nhu cầu căn bản nhất của trẻ em để các em có thể

phát triển một cách toàn diện.

Quyền trẻ em có các thuộc tính:

1. Bất khả xâm phạm.

2. Áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ.

3. Liên quan với nhau và không thể tách rời.

4. Quyền đi với trách nhiệm.

3. Sự ra đời của Công ước về Quyền trẻ em

1990: là năm thông qua Công ước về Quyền Trẻ em. Công ước được công nhận là một

hiệp định quốc tế với sự thông qua của 20 quốc gia.

1999: 191 nước phê chuẩn Công ước và trở thành thành viên.

20/2/1990: Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn

Công ước.

4. Cấu trúc của công ước

Lời nói đầu: Công ước đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng công ước về quyền trẻ em

Phần 1: Qui định các quyền của trẻ.

Page 20: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

20

Phần 2: Qui định về việc thực hiện và cơ chế giám sát.

Phần 3: Qui định các vấn đề thủ tục như ký, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, hiệu

lực, ngôn ngữ sử dụng của công ước.

5. Nội dung công ước

Công ước gồm 54 điều khoản trong đó:

‐ Có 41 điều qui định các quyền mà trẻ em được hưởng,

‐ Các điều khoản còn lại liên quan đến các vấn đề pháp lý và vai trò của Ủy ban về quyền

trẻ em.

Công thức 1-4-4-1, cụ thể:

Khái niệm về trẻ em:

‐ Người dưới 18 tuổi. Trừ khi luật pháp của một quốc gia qui định thấp hơn

Các nguyên tắc:

‐ Không phân biệt đối xử.

‐ Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

‐ Sống và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

‐ Phát biểu ý kiến của mình và ý kiến của các em phải được tôn trọng trong các vấn đề liên

quan đến các em.

Các nhóm quyền: có 4 nhóm quyền

‐ Sống còn

‐ Bảo vệ

‐ Phát triển

‐ Tham gia

Qui trình:

‐ Tất cả chúng ta có trách nhiệm cùng nhà nước thực hiện và giám sát thực hiện quyền trẻ

em nêu trong Công ước.

QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN

1. Phân biệt khái niệm

Sống: tồn tại và phát triển

Chết: sự sống bị chấm dứt

Sống còn: ranh giới giữa sự sống và cái chết

Page 21: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

21

2. Cơ sở lý luận

Quyền được sống còn là một trong những quyền cơ bản, thiêng liêng nhất của trẻ em. Trẻ em với tư cách là chủ thể mang quyền đều được hưởng quyền được sống.

Nhóm quyền được sống còn bao gồm:

Quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhất có thể được

Đảm bảo cho tính mạng của các em và đảm bảo cho trẻ em được cung cấp các chất dinh dưỡng

và sự chăm sóc ở mức độ cao nhất

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ

1. Quyền được bảo vệ:

Trẻ em còn nhỏ, thiếu sự trải nghiệm trong cuộc sống nên cần được bảo vệ và chăm sóc

đặc biệt.

Thực tế còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc chịu nhiều đau khổ do tác động xấu

từ môi trường tự nhiên và xã hội gây nên.

Bất cứ lúc nào trẻ em cũng có thể bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, do đó mọi trẻ em cần

được bảo vệ đặc biệt không bị phân biệt đối xử với bất cứ lý do gì.

Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và trẻ em đều có trách nhiệm thực hiện và tôn trọng các

quyền này.

2. Những trường hợp trẻ cần được bảo vệ

Bảo vệ trẻ khỏi sự phân biệt đối xử:

Công ước cũng bảo vệ trẻ em gái, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn, trẻ em dân tộc thiểu số,

trẻ em bản địa khỏi bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào.

Bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng và bóc lột:

Bảo vệ trẻ khỏi các hình thức bạo lực, lạm dụng và bóc lột như: lao động sớm, lao động

trong môi trường khắc nghiệt; bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường….

Công ước cũng quy định việc phục hồi và tái hoà nhập cho trẻ em là nạn nhân của sự lạm

dụng, buôn bán, bóc lột về kinh tế và tình dục.

Bảo vệ trẻ trong các tình trạng khủng hoảng, các tình huống khẩn cấp và chiến tranh

Sự bỏ rơi: Bao gồm sự bỏ rơi của bố mẹ hoặc xã hội, tước đi sự chăm sóc sức khoẻ và giáo dục

đối với trẻ.

QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN Khái niệm sự phát triển

‐ Phát triển là sự biến đổi về lượng và về chất theo hướng tích cực.

Page 22: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

22

‐ Sự phát triển của trẻ em là một quá trình trong đó những nhu cầu về phát triển về

thể chất, nhận thức, suy nghĩ, cxảm xúc, tình cảm, xã hội, niềm tin và đạo đức/

tinh thần … tạo ra những thay đổi tích cực, tốt nhất cả về lượng và về chất.

‐ Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những đặc điểm, nhu cầu và khả năng phát

triển khác nhau.

2. Quyền được phát triển của trẻ em

Các Quyền được phát triển bao gồm:

‐ Tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức)

‐ Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức

và xã hội, như: bao gồm chăm sóc sức khỏe, giải trí, tâm lý….

QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA

Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được

tôn trọng, được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và

quyết định... trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ.

2. Cơ sở lý luận

‐ Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những tình cảm, ý kiến và nhu cầu riêng của

mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mực, trẻ em sẽ đưa ra những ý kiến và quyết định có

ý nghĩa mang tính trách nhiệm.

‐ Trẻ em có tính trung thực, có thái độ ham học hỏi đối với sự vật xung quanh và có trí tưởng

tượng phong phú. Vì vậy trẻ em có thể đưa ra những ý kiến mới mẻ trong các cuộc tranh luận

về hạnh phúc, sự phát triển và quyền lợi của mình.

‐ Khi trẻ được tham gia, các em có thể có những đóng góp có giá trị - Việc trẻ được tham gia là

phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ.

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM

Điều 5 Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em

Điều 6 Quyền được sống và phát triển

Điều 7 Quyền có họ tên và quốc tịch

Điều 8 Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình

Điều 9 Quyền được sống cùng cha mẹ

Điều 18 Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng

Điều 19 Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng

Page 23: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

23

Điều 20 Quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước do tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình

Điều 21 Quyền của trẻ em không gia đình, được nhận làm con nuôi

Điều 22 Quyền dành cho trẻ em tị nạn

Điều 23 Quyền của trẻ em khuyết tật

Điều 24 Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế

Điều 26 Quyền được hưởng an tòan xã hội

Điều 27 Quyền được có mức sống thỏa đáng

Điều 30 Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ

Điều 32 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế

Điều 33 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy

Điều 34 Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục

Điều 35 Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc

Điều 36 Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác

Điều 38 Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM

Liên quan đến sự phân biệt đối xử

Điều 2: Quyền không bị phân biệt

Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch

Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật

Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản địa

Liên quan đến sự bóc lột

Điều 10: Quyền được đoàn tụ với gia đình

Điều 11: Buôn bán trẻ em bất hợp pháp và không được trở về

Điều 16: Quyền riêng tư

Điều 19: Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng và bỏ rơi

Điều 20: Quyền được bảo vệ và giúp đỡ đối với trẻ em không có gia đình

Điều 21: Quyền của trẻ em không gia đình, được nhận làm con nuôi

Điều 25: Kiểm tra định kỳ trẻ được giám hộ

Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế/ lao động trẻ em

Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy

Điều 34: Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục

Điều 35: Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc

Điều 36: Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác

Điều 37: Liên quan đến bị tra tấn và tước đoạt tự do

Điều 39: Chăm sóc và phục hồi

Page 24: Tài liệu tập hu - thttvungliem.pgdvungliem.edu.vnthttvungliem.pgdvungliem.edu.vn/wp-content/uploads/... · giữa anh chị em, chị em, người lớn có mối tương quan

24

Điều 40: Tòa án vị thành niên

Các tình huống khủng hoảng và trường hợp khẩn cấp

Điều 10: Quyền được đoàn tụ với gia đình

Điều 22: Trẻ em tị nạn

Điều 25: Kiểm tra định kỳ trẻ được giám hộ

Điều 38: Quyền được bảo vệ khi có các cuộc xung đột vũ trang

Điều 39: Chăm sóc và phục hồi

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

Điều 17: Thông tin

Điều 28-29: Giáo dục

Điều 31: Vui chơi giải trí

Điều 31: Tham gia vào các họat động văn hóa

Điều 5-6- 13-14-15: Phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)

Điều 6-7: Có lý lịch cá nhân

Điều 12-13: Lắng nghe

Điều 14: Tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng

Điều 23: Phát triển sức khỏe và thể lực

Điều 9-10-11: Gia đình

CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM

Các điều này vừa là nguyên tắc nền tảng vừa là quyền tham gia của trẻ em

Điều 12: Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình

Điều 13: Trẻ em có quyền nhận và cung cấp thông tin cho mọi người.

Điều 15: Trẻ em có quyền gặp gỡ, hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người.

Điều 17: Nhà nước đảm bảo cho trẻ em có điều kiện tiếp nhận các thông tin thích hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Điều 18: Cha mẹ phải chịu trách nhiệm giáo dục về sự phát triển của con cái.

* Tham khảo nội dung Công ước về quyền Trẻ em tại đây:

https://www.unicef.org/vietnam/vi/03_-_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_1989.pdf (bản

tiếng Việt)