120
1 TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

1

TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF)

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

Page 2: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh
Page 3: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

3

VIETNAM TEA

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN (TOT)

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

Page 4: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

4

Page 5: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

5

LỜI GIỚI THIỆU Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về sản xuất chè bền vững và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, các đối tác trong ngành hàng chè, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trân trọng giới thiệu Bộ tài liệu Đào tạo Giảng viên về Sản xuất chè bền vững.

Bộ tài liệu được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế về đào tạo sản xuất chè bền vững, cơ sở khoa học và kinh nghiệm từ các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về sản xuất chè trên phạm vi toàn quốc. Mục đích của Tài liệu là cung cấp kiến thức, phương pháp và kỹ năng đào tạo sản xuất chè bền vững cho đối tượng tham gia đào tạo giảng viên (TOT) trong lĩnh vực sản xuất Chè.

Kết cấu Bộ tài liệu gồm hai phần:

Phần 1 gồm 06 hợp phần về kiến thức Sản xuất chè bền vững: (1) Các giống chè và kỹ thuật nhân giống chè vô tính (2) Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè thời kỳ kiến thiết cơ bản (3) Kỹ thuật chăm sóc và đốn hái chè kinh doanh (4) Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn hiệu quả (5) Canh tác chè ứng phó với biến đổi khí hậu (6) Chứng nhận mạng lưới nông nghiệp bền vững (SAN) cho chè

Phần 2 Phương pháp và Các kỹ năng tập huấn khuyến nông về sản xuất chè bền vững

Dựa trên nhu cầu thực tế của đối tượng đào tạo, giảng viên có thể lựa chọn một trong các nội dung đào tạo trên đây làm tài liệu cơ bản, kết hợp với kinh nghiệm, thực tiễn sản xuất của từng địa phương để xây dựng bài giảng cụ thể.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị Trung tâm Khuyến nông các

Page 6: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

6

tỉnh có hoạt động đào tạo sản xuất Chè, các doanh nghiệp, các Hợp tác xã và cá nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất Chè áp dụng rộng rãi Bộ tài liệu này trong các chương trình đào tạo về sản xuất Chè và vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Chúng tôi xin cảm ơn Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), Hiệp hội chè Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để xây dựng bộ tài liệu. Cảm ơn các nhà khoa học của Viện Khoa học Miền núi phía Bắc, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt đã phối hợp với Trung tâm huyến nông Quốc gia biên soạn tài liệu. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ khuyến nông các Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh có sản xuất chè, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ chức cá nhân khác đã nhiệt tình tham gia góp ý cho bộ tài liệu.

Trong quá trình xây dựng Bộ tài liệu, mặc dù nhóm tác giả biện soạn đã rất cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Thay mặt nhóm biên soạn, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ phía cán bộ giảng dạy và người sử dụng để bộ tài liệu được bổ sung hoàn thiện hơn./.

Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

T.S Trần Văn Khởi

Page 7: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

7

BÀI 1: GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG CHÈ VÀ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CHÈ

I. GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG CHÈ MỚI

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CHÈ

BÀI 2: KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOM CHÈ GIỐNG

II. KỸ THUẬT NUÔI HOM GIỐNG

III. KỸ THUẬT CHỌN CÀNH VÀ CẮT HOM

BÀI 3: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM, LÀM ĐẤT, ĐÓNG BẦU, CẮM HOM

I. CHỌN ĐỊA ĐIỂM LÀM VƯỜN ƯƠM VÀ CHỌN ĐẤT ĐÓNG BẦU

II. THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM

III. THỜI VỤ GIÂM CÀNH

IV. KÍCH THƯỚC TÚI BẦU VÀ KỸ THUẬT ĐÓNG BẦU

V. KỸ THUẬT CẮM HOM

BÀI 4: QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM

I. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM

II. PHÂN LOẠI CÂY, LUYỆN CÂY

III. TIÊU CHUẨN CÂY CON XUẤT VƯỜN

Mục lụcHỢP PHẦN I: CÁC GIỐNG CHÈ VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CHÈ

12

12

12

20

20

23

24

27

27

2828

28

29

30

30

34

35

Page 8: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

8

HỢP PHẦN II: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN (KTCB)

BÀI 1. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT VÀ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

1. Điều kiện đất đai

2 Thiết kế đồi nương

3. Kỹ thuật trồng

4. Kỹ thuật chăm sóc

5. Bón phân cho chè ktcb

6. Tưới nước

7. Phòng trừ sâu bệnh

8. Tạo tán

HỢP PHẦN III: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, ĐỐN, HÁI CHÈ KINH DOANH

BÀI 1: KỸ THUẬT BÓN PHÂN, CẢI TẠO ĐẤT CHO NƯƠNG CHÈ GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT KINH DOANH

I. TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN, CẢI TẠO ĐẤT CHO NƯƠNG CHÈ

BÀI 2: KỸ THUẬT ĐỐN, HÁI CHÈ GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT KINH DOANH

I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG HÀNG NĂM CỦA MẦM CHÈ

II. KỸ THUẬT ĐỐN CHÈ KINH DOANH

III. KỸ THUẬT HÁI CHÈ KINH DOANH

BÀI 3: KỸ THUẬT HÁI CHÈ BẰNG MÁY

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC NƯƠNG CHÈ HÁI MÁY

II. KỸ THUẬT HÁI CHÈ BẰNG MÁY

III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ PHỤC VỤ HÁI MÁY

36

37

37373842434344

44

49

48

49

52

60

606164

6767

6871

Page 9: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

9

HỢP PHẦN IV. BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CHÈ THEO HƯỚNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

1. Bọ xít muỗi (Helopetis theivora)

2. Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn)

3. Rầy xanh (Empoasca flavescens)

4. Nhện đỏ hại chè (Oligonychus coffeae)

5. Mọt đục cành hại chè (Xyleborua camerunus)

6. Sâu cuốn lá chè (Gracillaria theivora)

7. Bọ hung nâu (Maladera orientalis.)

8. Bệnh phồng lá chè (Exsobasidium vexans)

9. Bệnh thối búp chè (Colletotrichum thaee sinensis)

10. Bệnh đốm xám (Pestalozzia theae)

11. Bệnh chết loang (hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh)

12. Bệnh khô cành (Physalosphora neglecta Petch)

13. Bệnh tóc đen (Do nấm Marasmius equicrinis Mueller & Berkeley)

Bài 2: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP IPM. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ THUỐC BVTV TRÊN CHÈ

I. QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP IPM

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

HƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ HIỂU NHÃN THUỐC BVTV SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN CHÈ

Hợp phần V: CANH TÁC CHÈ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

III. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

72737375767778797980

81

8283

82

84

84

86

86

102103

103

104105

Page 10: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

10

BÀI 2: SẢN XUẤT CHÈ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

I. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CHÈ

II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ

III. NGUY CƠ GÂY PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNGSẢN XUẤT CHÈ VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT CHÈ ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN TẠI VIỆT NAM

106106

107

108

112

Page 11: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

11

HỢP PHẦN ICÁC GIỐNG CHÈ VÀKỸ THUẬT NHÂN GIỐNGVÔ TÍNH CHÈ

Page 12: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

12

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

Bài 1 GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG CHÈ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NHÂN GIỐNG CHÈ

I. GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG CHÈ MỚI1. Giống chè PH1

+ Chủ yếu sử dụng cho chế biến chè đen.

+ Vùng trồng thích hợp: phạm vi thích ứng rộng, vùng trồng thích hợp nhất là vùng đồi núi thấp và trung bình có độ cao < 500 m so với mặt biển.

+ Lưu ý về thời vụ: trồng tháng 9 - 10, vùng khô nóng trồng tháng 8 - 9.

+ Lưu ý về mật độ, khoảng cách trồng: mật độ thích hợp 13 - 13,5 nghìn cây/ha, khoảng cách trồng: hàng cách hàng 1,5 m, cây cách cây 0,5m.

Giống chè PH1

Page 13: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

13

Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

2. Giống chè Trung du+ Thân gỗ nhỡ; sinh trưởng khỏe, bật mầm sớm; năng suất thấp, nương chè

tuổi 4-6 có năng suất trung bình khoảng 5 tấn/ha.+ Đặc tính chống chịu: chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt.+ Thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen, nhưng thích hợp cho chế

biến chè xanh hơn.+ Phạm vi phân bố khá rộng, thích hợp trồng tại các tỉnh Trung du đồi núi

phía Bắc, Nam bộ và Nam Trung bộ.

3.Giống chè LDP1+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khoẻ, tán rộng, phân cành

sớm; thời gian sinh trưởng búp sớm và kết thúc sinh trưởng muộn; năng suất búp khá cao (trung bình 15-18 tấn/ha).

+ Đặc tính chống chịu: chịu nóng, chịu hạn tốt+ Chế biến chè xanh cho sản phẩm có khá tốt, hương thơm đặc trưng; chế

biến chè đen đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. + Vùng trồng thích hợp: phạm vi thích ứng rộng, vùng trồng thích hợp nhất:

vùng đồi núi thấp có độ cao < 500 m so với mực nước biển; đặc biệt thích hợp trồng ở vùng có khí hậu khô, nóng.

Giống chè Trung du

Giống chè LDP1

Page 14: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

14

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

4. Giống chè LDP2+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khoẻ, tán rộng, phân cành

sớm; thời gian bật búp sớm; năng suất khá cao (trung bình 15-17 tấn/ha).

+ Đặc tính chống chịu: khả năng chống chịu với điều kiện hạn, nóng rất tốt.

+ Chủ yếu phù hợp cho chế biến chè đen cho sản phẩm có chất lượng khá.

+ Vùng trồng thích hợp: phạm vi thích ứng rộng, vùng trồng thích hợp nhất là vùng đồi núi thấp có độ cao < 500 m so với mặt biển, vùng có điều kiện khô, nóng.

5. Giống chè Kim tuyên+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khỏe,bật mầm sớm,mật độ

búp trung bình; năng suất trung bình 6 - 8 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh có tưới cho năng suất 10 - 12 tấn/ha; trồng ở phía Bắc cho năng suất thấp hơn so với phía Nam, vùng Trung du cho năng suất thấp hơn so với vùng núi.

+ Khả năng chống chịu: Trong điều kiện thâm canh và ở vùng cao nguyên giống ít bị sâu bệnh hơn so điều kiện không thâm canh hoặc ở vùng đồi núi thấp.

+ Chè Kim tuyên dùng để chế biến chè xanh và chè ôlong có chất lượng cao, nhưng thích hợp cho chế biến chè ôlong hơn cho chế biến chè xanh.

+ Vùng trồng thích hợp: vùng trồng thích hợp nhất là những vùng có điều kiện thâm canh cao như các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn.

Giống chè LDP2

Giống chè Kim tuyên

Page 15: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

15

Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

6. Giống chè Thúy Ngọc+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khoẻ, mật độ búp vừa phải, tán

rộng trung bình; năng suất phụ thuộc vào vùng sinh thái, trung bình nương chè 5 tuổi tại Lâm Đồng đạt 9,5 tấn/ha, 6 tuổi tại Phú Thọ đạt 5,0 tấn/ha.

+ Chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng cao, có thể sử dụng để chế biến chè ôlong.

+ Vùng trồng thích hợp: vùng trồng thích hợp nhất là những vùng có điều kiện thâm canh cao như các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn.

7. Giống chè Phúc vân tiên+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ nhỡ;khả năng bật búp mạnh, năng suất

trung bình 7-8 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh đạt 10-12 tấn/ha.

+ Khả năng chống chịu: chống chịu kém với điều kiện khô hạn, hay mắc bệnh khô cành, nhạy cảm với rệp phảy.

+ Chè Phúc vân tiên dùng để chế biến chè xanh, chè đen (OTD) cho sản phẩm có chất lượng tốt.

+ Vùng trồng thích hợp: trồng ở những vùng đồi núi cao, đất tốt như Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên…

Giống chè Thúy Ngọc

Giống chè Phúc vân tiên

Page 16: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

16

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

8. Giống chè TB14+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ; sinh trưởng khỏe, năng suất cao (trong điều

kiện thâm canh cao có thể đạt 18-20 tấn/ha).

+ Khả năng chống chịu: khả năng chống chịu sâu bệnh khá.

+ Chè TB14 làm nguyên liệu chế biến chè xanh,chè đen cho chất lượng tốt.

+ Vùng trồng thích hợp: thích hợp trồng tại các tỉnh Tây Nguyên.

9. Giống chè PH11+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ; sinh trưởng khoẻ, tán rộng, mật độ búp

cao; sớm cho năng suất cao, thâm canh tốt năng suất có thể đạt > 25 tấn/ha.

+ Khả năng chống chịu: bị hại ở mức độ nhẹ đối với một số loài sâu bệnh hại phổ biến như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi; chịu hạn, chịu nóng tốt.

+Chè PH11 làm nguyên liệu chế biến chè đen (CTC) cho chất lượng tốt; nếu nguyên liệu non chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng khá.

+ Vùng trồng thích hợp: phù hợp trồng tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh…).

Giống chè TB14

Giống chè PH11

Page 17: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

17

Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

10. Giống chè PH10+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; khả năng bật búp mạnh, mật độ búp vừa

phải; năng suất trung bình tuổi 5 đạt 7,40 tấn/ha.

+ Khả năng nhân giống: dễ giâm hom, tỷ lệ sống cao.

+ Giống chè PH10 làm nguyên liệu chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng tốt.

+ Lưu ý kỹ thuật: trồng mới với mật độ 2,4 - 2,9 vạn/ha, trồng hàng kép

11. Giống chè shan Chất Tiền+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ; sinh trưởng khỏe, tuổi 9 đạt>10 tấn/ha;

+ Khả năng nhân giống vô tính: tỷ lệ xuất vườn trung bình

+ Làm nguyên liệu thích hợp cho chế biến chè đen chất lượng khá;

+ Vùng thích hợp: vùng trung du miền núi phía Bắc

Giống chè PH10

Giống chè shan Chất tiền

Page 18: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

18

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

Giống chè PH9

Giống chè PH8

12. Giống chè PH8+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ nhỡ; sinh trưởng khỏe, bật mầm sớm, sớm

cho năng suất cao (tuổi 2 cho năng suất 3,68 tấn/ha, tuổi 8 đạt 17,24 tấn/ha).+ Khả năng chống chịu: có khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu lạnh; ít bị

hại bởi rầy xanh, bọ xít muỗi, cánh tơ; bị hại bởi nhện đỏ ở mức độ trung bình.+ Dùng chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng khá hơn so với PH9. + Vùng trồng thích hợp: khả năng thích ứng rộng, thích hợp trồng ở vùng

Trung du miền núi phía Bắc và miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh…).

13. Giống chè PH9+ Sinh trưởng, năng suất: thân gỗ nhỡ; sinh trưởng khỏe, bật mầm sớm, sớm

cho năng suất cao (trung bình tuổi 2 đạt 2,88 tấn/ha, tuổi 8 đạt 15,80 tấn/ha). + Khả năng nhân giống vô tính: dễ giâm cành, hệ số nhân giống khá cao.+ Khả năng chống chịu: chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh khá; ít bị hại bởi rầy

xanh, bọ xít muỗi, cánh tơ, nhện đỏ.+ Chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng khá.+ Vùng trồng thích hợp: khả năng thích ứng rộng, phù hợp trồng ở các tỉnh

phía Bắc và miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh…).

Page 19: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

19

Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

14. Giống chè TRI5.0+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khỏe, ở tuổi 3 đã có chiều rộng

tán đạt 78,9cm, sớm cho năng suất cao.+ Khả năng nhân giống vô tính: dễ giâm cành, tỷ lệ xuất vườn cao.+ Khả năng chống chịu: bị hại ở mức độ nhẹ đối với rầy xanh, cánh tơ, bọ xít muỗi.+ Dùng để chế biến chè xanh, chè đen cho sản phẩm có chất lượng khá.+ Vùng trồng thích hợp: vùng trung du, miền núi phía Bắc.

15. Giống chè VN15+ Sinh trưởng, năng suất: thân bụi; sinh trưởng khỏe, thời gian bật búp sớm;

năng suất khá, chè 7 tuổi đạt trung bình 9,0 tấn/ha. + Khả năng chống chịu: ít bị hại bởi các loài sâu hại + Chế biến chè xanh cho sản phẩm có chất lượng tốt.+ Vùng trồng thích hợp: vùng trung du, miền núi phía Bắc.+ Lưu ý kỹ thuật: mật độ trồng thích hợp 2,2 - 2,7 vạn cây/ha; khoảng cách

1,3-1,5 x 0,35-0,5 trồng hàng đơn hoặc hàng kép.

Giống chè TRI5.0

Giống chè VN15

Page 20: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

20

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

- Thu hoạch quả đúng độ chín, từ cây mẹ đảm bảo chất lượng.

+ Thời vụ hái quả: vùng Trung du phía Bắc: 15/9 - 15/10; ở vùng núi cao,thời vụ thu quả có thể muộn hơn 15 ngày.

+ Trong khi chờ thời gian nhân giống thích hợp, quả chè phải được bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng hạt.

+ Trước khi gieo vào bầu, quả phải được bóc bỏ vỏ, chọn hạt chắc để gieo.

- Thời vụ nhângiống: tháng 9-11 hàng năm.

Chọn đất tơi xốp, phù hợp đối với cây chè, đóng vào túi bầu PE, xếp thành từng luống trong vườn. Vườn gốc ghép yêu cầu cũng phải làm giàn che.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CHÈ2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính

2.2. Phương pháp nhân giống vô tính2.2.1. Kỹ thuật nhân giống vô tính

bằng phương pháp ghép

- Sử dụng mắt ghép của một giống chè có các đặc tính tốt về năng suất, chất lượng… ghép lên gốc ghép của một giống chè khác (thường là cây gieo hạt từ các giống chè có đặc tính sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt...).

- Các bước thực hiện:+ Tạo gốc ghép:

Trồng gốc ghép:

Chọn đất tơi xốp, phù hợp đối với cây chè, đóng vào túi bầu PE, xếp thành từng luống trong vườn. Vườn gốc ghép yêu cầu cũng phải làm giàn che.

Chọn hạt giống chắc, mẩy, ủ cho nứt nanh rồi gieo vào bầu đất đã đóng sẵn.

Chăm sóc gốc ghép: tưới nước giữ ẩm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại vườn cây gốc ghép.

Quả chè chín

Gốc ghép

Mắt ghép

Page 21: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

21

Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

* Khi cây được 3-3,5 tháng tuổi, có 5-6 lá thật, đường kính gốc thân > 2,0 mm là đủ tiêu chuẩn ghép.

+ Lấy mắt ghép:

* Lấy mắt ghép: cành chè có 4-5 lá thật, tiến hành bấm ngọn, 10 ngày sau thực hiện cắt cành lấy mắt ghép.

* Xử lý mắt ghép: cắt vát 2 bên theo hình chữ V tại vị trí ghép của mắt ghép.

+ Kỹ thuật ghép:

* Bước 2: Chẻ gốc ghép thành 2 phần đều nhau, độ chẻ sâu 1,5-2,0 cm.

* Bước 1: Dùng dao cắt ngang gốc ghép tại vị trí cách mặt bầu 3-3,5 cm.

* Bước 3: Chêm mắt ghép vào gốc ghép, dùng dây nilon (15 x 1cm) cuốn chặt vị trí ghép theo chiều từ dưới lên qua vết cắt của gốc ghép > 0,5 cm thì buộc lại.

Page 22: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

22

Bài 1 Giới thiệu các giống chè và phương pháp nhân giống chè

+ Chăm sóc:

sau 25-30 ngày, dỡ bỏ túi PE, bón phân và tưới ẩm cho bầu ghép, làm cỏ, vệ sinh vườn ươm.

Sau 3 tháng có thể sử dụng cây ghép để trồng ra sản xuất. Trước khi đem trồng, thực hiện tháo bỏ dây nilon cuốn giữ trên cành ghép.

* Bước 4: Sử dụng túi PE (12 x 22cm) che kín toàn bộ gốc ghép, mắt ghép và bầu đất, sau đó buộc chặt bằng dây chun.

* Bước 5: Xếp bầu vào luống, bảo quản, chăm sóc trong vườn ươm.

Page 23: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

23

Kỹ thuật sản xuất hom chè giống

II. KỸ THUẬT NUÔI HOM GIỐNG 2.1. Thời vụ nuôi hom

- Vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân (chủ yếu là vụ Đông Xuân); chọn lứa chính có nhiều búp và sinh trưởng đều để nuôi hom.

- Yêu cầu về tuổi của của đọt chè để hom:

+ Đối với các giống chè shan: thời gian nuôi đọt chè để hom (không hái) từ 3 - 3,5 tháng, tương đương cành hom có 8 - 10 lá thật.

+ Đối với các giống chè nhập nội: thời gian nuôi đọt chè để hom từ 2,5 - 3,0 tháng, tương đương cành hom có 6 - 8 lá thật.

- Thời vụ nuôi hom:

+ Để hom cho vụ Đông Xuân: Nuôi hom vào cuối tháng 7, đầu tháng 8;

+ Để hom cho vụ Hè Thu: Chọn những búp chè ở đợt sinh trưởng tháng 3 - 4 không hái để nuôi hom;

- Trong quá trình nuôi hom, hái bỏ những búp sinh trưởng yếu, chỉ giữ lại những cành chè sinh trưởng khỏe để tập chung dinh dưỡng nuôi hom.

Bài 2 KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOM CHÈ GIỐNG

Bài 2 KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOM CHÈ GIỐNG

Page 24: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

24

Bài 2 Kỹ thuật sản xuất hom chè giống

2.2. Điều chỉnh mật độ hom giống (tỉa hom)

- Cần điều chỉnh mật độ cành hợp lý để đảm bảo chất lượng hom. Khi các đọt chè trên mặt tán có 4-5 lá, hái bỏ những đọt chè quá cao hoặc quá thấp để tạo sự đồng đều của cành hom và điều chỉnh mật độ cành hợp lý

+ Đối với các giống chè shan: Số cành nên để nuôi hom là 20 cành/cây.

+ Đối với các giống chè nhập nội: Số cành để nuôi hom nên là 25 cành/cây.

- Trước khi thu hoạch hom 10 -15 ngày tiến hành bấm ngọn để tạo điều kiện cho mầm nách hoạt động và các hom đạt độ chín đều nhau.

III. KỸ THUẬT CHỌN CÀNH VÀ CẮT HOM3.1. Chọn cành lấy hom

- Cành để lấy hom yêu cầu phải đủ tuổi, có 6-10 lá thật, khoẻ, không bị sâu bệnh, vỏ cành có màu xanh, gần gốc có màu nâu.

- Cắtcành hom vào sáng sớm hoặc chiều tối, không được làm cành dập nát. Sau khi cắt cành về tốtnhất nên ra hom ngay.

- Cành hom phải được bảo quản nơi râm mát, th¬ường xuyên phun ẩm nơi để hom, đảm bảo độ ẩm không khí trên 90%, không để đọng nước trên nền bảo quản cành chè lấy hom.

Cành chè lấy hom

Cây chè nuôi hom

Cành chè lấy hom

Page 25: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

25

Kỹ thuật sản xuất hom chè giống

3.2. Tiêu chuẩn hom giốngTiêu chuẩn chất lượng hom giống chè chất lượng cao

3.3. Cắt hom- Mỗi hom chè gồm 1 đoạn cành (3-5 cm), 1 lá, một mầm nách nguyên vẹn

và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng hom giống như (mục 3.2.).

- Đối với các giống chè có kích thước lá to (shan, PH11...), để hom chè đạt tỷ lệ sống cao nhất, thực hiện cắt bỏ 1/2 kích thước lá mẹ.

- Khi cắt cành về cần ra hom ngay. Cành chè phải được cắt hom trong điều kiện bóng râm, trên nền khô ráo.Cắt hom bằng kéo sắc, cắt vát 2 đầu, đầu trên song song với mặt lá, xa mầm nách 0,5-0,8 cm, đầu dưới cắt vát theo chiều ngược với đầu trên (tạo hình thang); vết cắt cần gọn, không được dập xước.

Kỹ thuật cắt hom

(hom chè có gạch chéo màu đỏ là hom cắt sai kỹ thuật)

Page 26: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

26

Bài 2 Kỹ thuật sản xuất hom chè giống

3.4. Bảo quản hom, vận chuyển hom- Thời gian từ cắt hom tới cắm hom càng ngắn càng tốt, tốt nhất là cắt hom

xong thì cắm xuống bầu ngay.Thời gian bảo quản hom vụ Thu: 5-7 ngày, vụ Đông Xuân < 8 ngày.

- Vận chuyển: Khi cần vận chuyển hom đi xa phải bảo quản hom trong túi PE có kích th¬ước rộng nửa chu vi 80cm, cao 100-120 cm (chứa 8.000 - 9.000 hom/túi), phun ẩm, buộc kín miệng túi.

Page 27: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

27

Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

I. CHỌN ĐỊA ĐIỂM LÀM VƯỜN ƯƠM VÀ CHỌN ĐẤT ĐÓNG BẦU

1.1. Địa điểm làm vườn ươmĐất bằng hoặc hơi thoải, thoáng gió, gần nguồn nước, dễ thoát nước, mực

nước ngầm > 1m, thuận tiện giao thông.1.2. Yêu cầu đất đóng bầu- Đất đỏ, tơi xốp, pHKCl = 4,5 - 5,5 (có cây sim, mua, tế guột là cây chỉ thị);- Gạt bỏ 20-30 cm lớp đất mặt, lấy lớp đất cái, đập nhỏ thành các hạt có

đường kính ≤ 0,5 cm;

Bài 3 THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM, LÀM ĐẤT, ĐÓNG BẦU,

CẮM HOM

Bài 3

Chuẩn bị đất đóng bầu

Page 28: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

28

Bài 3 Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

II. THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM- Phân thành các lô rộng 500-1000 m2, lô nọ cách lô kia 2 m; thiết kế hệ

thống tưới tiêu, hoặc bố trí nguồn nước thuận tiện cho việc tưới.

- Giàn che: cao 1,8 - 2,0 m, mái được chống đỡ bởi các cột cách nhau 2,5 - 3,0 m, phía trên giàn được che bằng lưới PE.

- Luống: dài 15-20 m, rộng 1,0-1,2 m; giữa các luống bố trí các đường rãnh rộng 0,3 -0,4 m.

III. THỜI VỤ GIÂM CÀNH- Phía Bắc, vụ Xuân: từ 15/12 đến 5/2; vụ Hè Thu: từ 15/6 đến 30/7.

- Phía Nam (Tây Nguyên): có thể giâm cành từ tháng 6 - 12, nhưng thường tập trung từ tháng 8 -11.

IV. KÍCH THƯỚC TÚI BẦU VÀ KỸ THUẬT ĐÓNG BẦU4.1. Kích thước túi bầu- Túi dùng để đóng bầu nên

sử dụng túi nilon màu đen, hàn đáy và đục 6 lỗ để thoát nước.

- Giống chè shan: túi có chiều rộng nửa chu vi 11-12 cm, cao 17-18 cm.

- Giống chè nhập nội: túi có chiều rộng nửa chu vi 10 cm, cao 15 cm.

Mô hình thiết kế vườn ươm

Page 29: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

29

Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

Đóng bầu Xếp bầu trên luống

4.2. Kỹ thuật đóng và xếp bầu- Cho đất vào bầu nhồi chặt vừa phải, xếp bầu thẳng đứng, xít nhau theo

kiểu nanh sấu, dùng đất lấp xung quanh để giữ ẩm và làm cho bầu không bị đổ.

- Xử lý đất trước khi giâm bằng thuốc trừ bệnh, nhất là khi giâm cành trong mùa mưa.

V. KỸ THUẬT CẮM HOM- Hom chè được cắm thẳng đứng vào giữa bầu, lá xuôi theo 1 hướng và

theo chiều, cuống lá vừa chạm đất, chóp lá cách mặt đất 1cm.

- Cắm hom xong tưới nước ngay dưới dạng tưới phun sương

- Để đảm bảo nguồn hom dặm dự phòng, có thể cắm 2 hom/bầu (10-20%).

Kỹ thuật cắm hom chè(cắm hom có gạch chép màu đỏ là cắm sai kỹ thuật)

Page 30: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

30

Bài 4 Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

Bài 4 QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM

I. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM1.1. Tưới nước

Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà nước tưới khác nhau.

Sinh trưởng của hom giai đoạn vườn ươmA. Hom chè sau khi cắm; B. Sau cắm 2 tháng; C. Sau cắm 6 tháng;

D. Sau cắm 8-12 tháng

Page 31: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

31

Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM

- Giai đoạn 1: sau cắm 15-30 ngày

+ Giai đoạn 15 ngày sau cắm, yêu cầu độ ẩm không khí 80-90%, độ ẩm đất 80%, nếu trời không mưa, mỗi ngày tưới 2 lần, lượng nước tưới 1,5-2,0 lít/m2/lần.

+ 15-30 ngày sau cắm, đối với các giống chè shan, nếu trời không mưa mỗi ngày tưới 1,5 lít/m2/lần; đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến), nếu trời không mưa,1-2 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 1,5 lít/m2/lần.

- Giai đoạn 2: sau cắm 30-60 ngày

+ Đối với các giống chè shan, nếu trời không mưa cứ 2 ngày tưới 1,5 lít/m2/lần.

+ Đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến), nếu trời không mưa, cứ 2 - 3 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 1,5 - 2,0 lít/m2/lần.

- Giai đoạn 3: sau cắm 60- 90 ngày

+ Đối với các giống chè shan, nếu trời không mưa, cứ 3 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 1,5- 2,0 lít nước/m2 bầu.

+ Đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến), nếu trời không mưa, cứ 2-3 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 1,5 - 2,0 lít/m2 bầu.

- Giai đoạn 4: sau cắm 90-120 ngày

Giai đoạn này duy trì độ ẩm 70-80%. Nếu trời không mưa, 5-6 ngày tưới 1 lần; nếu quá khô, tăng số lần tưới.

- Giai đoạn 5: sau cắm 120-180 ngày

Yêu cầu độ ẩm đất thấp hơn (70-75%).Nếu trời không mưa, 5 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 3 lít/m2 bầu.

Tưới nước vườn ươm chè

Page 32: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

32

Bài 4 Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

1.2. Điều chỉnh ánh sáng- Vụ Đông Xuân:Điều chỉnh áng sáng vụ Đông Xuân

- Vụ Hè Thu: Ở thời vụ này, thời kỳ từ cắm hom đến khi ra rễ phát triển thành cây con

hoàn chỉnh trùng với giai đoạn nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, ẩm độ cao cho nên cần điều chỉnh ánh sáng theo bảng sau:

Điều chỉnh ánh sáng vụ Thu

Giai đoạn 1: sau 60 ngày cắm hom

Để mở 15 - 20% diện tích lưới che phía trên; che kín xung quanh, chỉ mở khi trời râm. Đối với các giống chè shan, sau 25 ngày bỏ lưới che xung quanh; đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến), sau 60 ngày mở hết giàn che xung quanh.

Giai đoạn 2: sau 90- 120 ngày cắm hom

Điều chỉnh mở 30% diện tích lưới che phía trên (rỡ bỏ các tấm lưới che ở phía rãnh luống) để tăng cường độ ánh sáng giúp cây chè có thể quang hợp tốt.

Giai đoạn 3: sau 120 - 180 ngày cắm hom

Điều chỉnh mở lưới che 40% diện tích đối với các giống chè shan và 50% đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến) cho ánh sáng trực xạ chiếu vào; mở luân phiên trên diện tích che để cây con thích nghi dần với điều kiện ánh sáng tự nhiên.

Giai đoạn 4: sau 180 ngày cắm hom

Mở toàn bộ diện tích lưới che phía trên và xung quanh để cây con thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên.

Giai đoạn 1: Từ lúc cắm hom đến 30 ngày tuổi

Che kín phía trên giàn, xung quanh vườn ươm bằng lưới đen từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều (che kín hoàn toàn xung quanh vườn ươm cả ngày).

Giai đoạn 2: Sau 30- 60 ngày cắm hom

Che xung quanh vườn ươm từ 8 - 16 giờ, trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều mở lưới che xung quanh.

Giai đoạn 3: : sau 60-90 ngày cắm hom

Che kín phía trên giàn, che xung quanh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Giai đoạn 4: sau 60 - 90 ngày cắm hom

Che kín phía trên giàn, che xung quanh từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.

Page 33: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

33

Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

1.3. Bón phân cho vườn ươm- 2 thángđầu sau khi cắm tuyệt đối không được bón bổ sung phân.

- 2 tháng sau khi cắm hom, lượng phân bón thích hợp cho từng nhóm giống và tăng dần theo tháng tuổi của cây con. Khi hom ra rễ, tưới nhẹ 0,5kg phân Lân /1 vạn. Khi bộ rễ phát triển đầy đủ, tưới thêm Đạm và Kali, liều lượng tăng dần sau mỗi lần tưới, 3 - 4 tuần tưới 1 lần.

- Phương pháp bón phân: Hoà tan NPK trong nước với nồng độ 1%, tưới dải đều trên mặt luống sau đó tưới rửa lại bằng nước lã.

- 3 tháng sau cắm hom, có thể phun phân bón lá, phân vi lượng hoặc dung dịch urê nồng độ 2%, phun 1 lít dung dịch/5m2 bầu kết hợp với thuốc phòng trừ sâu, bệnh; phun vào thời gian giữa 2 lần bón phân (có thể tăng lượng phân bón lên 1,5 lần, tăng số lần tưới dung dịch NPK lên 6-8 lần để tăng tỷ lệ xuất vườn).

1.4. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại- Biện pháp canh tác: vệ sinh vườn ươm thường xuyên để diệt mầm bệnh,

nhổ cỏ dại, bón phân cân đối, tưới nước, điều chỉnh ánh sáng thích hợp.

- Biện pháp hóa học: + Sau khi cắm hom 1 tuần, nên phun kép 2 lần kết hợp các loại thuốc trừ

nhện đỏ (do còn lại trên lá từ vườn giống gốc), trừ nấm bệnh (đốm xám, thối búp, rụng lá...) giúp hạn chế sự xâm nhập của các loại nấm bệnh vào vết cắt của hom và diệt các loại nấm ký sinh ở trong bầu đất, đồng thời nếu có thể nên kết hợp với phun thuốc kích thích sinh trưởng giúp hom chè nhanh hình thành mô sẹo và ra rễ.

Giai đoạn 5: sau 90 - 120 ngày cắm hom

Che kín phía trên giàn, xung quanh vườn ươm bằng lưới đen từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều (che kín hoàn toàn xung quanh vườn ươm cả ngày).

Giai đoạn 6: sau 120-150 ngày cắm hom

Mở lưới che ở các vị trí trên rãnh luống, để đảm bảo cho cây chè có thể quang hợp, những ngày nắng to và nhiệt độ cao phải che lại,

Giai đoạn 7: sau 150 - 180 ngày cắm hom

Mở lưới che 50% diện tích, mở luân phiên trên diện tích che.

Giai đoạn 8: sau 180 ngày cắm hom

Mở toàn bộ lưới che phía trên và che xung quanh.

Page 34: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

34

Bài 4 Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

+ Sau 2 tháng, khi hom chè đã nảy mầm, là giai đoạn phát sinh gây hại của rầy xanh, do đó lưu ý sử dụng các loại thuốc trừ rầy.

+ Sau 5-7 tháng cắm hom, khi mầm chè đã phát triển mạnh, nhiều lá non, xuất hiện bọ cánh tơ gây hại, do vậy lưu ý phun phòng trừ bọ cánh tơ.

1.5. Các biện pháp chăm sóc khác- Dặm hom: Thường xuyên vệ sinh và dặm ngay những hom chè chết để

đảm bảo mật độ (dùng hom dự phòng 10-20%).

- Phá váng: Hom chè thường xuyên được tưới ẩm nên thường bị đóng váng trên mặt bầu, dùng que vót nhọn để xăm xới tạo bề mặt thông thoáng cho hom sinh trưởng phát triển tốt. Xăm bầu trước khi bón phân 5 - 7 ngày để cây con hấp thu dinh dưỡng tốt.

- Vê nụ: Ở nách lá của hom chè tồn tại cả đỉnh sinh trưởng và sinh thực, do vậy khi có nụ phải loại bỏ ngay, tạo điều kiện cho mầm sinh trưởng tốt.

- Bấm ngọn: Khi cây con có chiều cao trên 25 cm phải bấm ngọn để cây phát triển đường kính thân và số cành.

II. PHÂN LOẠI CÂY, LUYỆN CÂY- Kỹ thuật phân loại cây con: Tiến hành khi cây con 5-6 tháng tuổi (có

khoảng 30-40% số cây đủ tiêu chuẩn về chiều cao).Sau khi phân loại 1 tuần, bón thúc cho những cây chè xấu hơn sinh trưởng kịp những cây chè tốt, tạo sự đồng đều của cây chè con trong vườn ươm, từ đó có tỷ lệ xuất vườn cao.

Dặm hom, vệ sinh vườn ươm

Page 35: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

35

Thiết kế vườn ươm, làm đất, đóng bầu, cắm hom

- Tiêu chuẩn cây chè giống xuất vườn đối với các giống chè shan: Cao cây 25- 30cm, có 8- 10 lá thật, đường kính gốc 3,0 - 3,5 mm, độ hoá nâu thân ≥ ½ chiều cao thân cây, cây cứng cáp, sạch sâu bệnh, túi bầu còn nguyên vẹn, cây cao trên 30 cm phải bấm ngọn trước khi xuất vườn.

- Tiêu chuẩn cây chè giống xuất vườn đối với các giống chè khác (nhập nội, lai tạo, đột biến...): cao cây 22-25 cm, có 6-8 lá thật, đường kính gốc 2,5 - 3 mm, độ hoá nâu thân ≥ ½ chiều cao thân cây, cây cứng cáp, sạch sâu bệnh, túi bầu còn nguyên vẹn, cây cao trên 25cm phải bấm ngọn trước khi xuất vườn.

- Luyện cây: Trước khi đem trồng 1-2 tháng, cần luyện cho cây con thích nghi dần với điều kiện trồng trọt bằng cách để 100% ánh sáng chiếu vào vườn ươm, giảm số lần tưới, ngừng bón phân và nhấc bầu để cắt đứt những rễ chui ra khỏi bầu.

III. TIÊU CHUẨN CÂY CON XUẤT VƯỜN

Vườn ươm đã được phân loại

Bầu chè đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Page 36: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

36

HỢP PHẦN IIKỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN (KTCB)

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT VÀ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Page 37: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

37

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN (KTCB)

Bài 1 KỸ THUẬT LÀM ĐẤT VÀ TRỒNG

VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

1. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI+ Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây chè sinh trưởng phát triển 22- 28oC, chè

sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 15- 18oC và trên 30oC+ Ẩm độ không khí 80-85%+ Độ ẩm đất 70-80%+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 đến 2000 mm. + Đất có tầng dày canh tác từ 50cm trở lên, kết cấu tơi xốp.+ Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100cm trở lên.+ Độ pH¬Kcl từ 4,0-6,0, tỷ lệ mùn tổng số từ 2,0% trở lên ( vùng đất có cây

sim, mua mọc)+ Độ dốc bình quân đồi không quá 250, nếu quá dốc thì phải tiến hành làm

theo băng

2 THIẾT KẾ ĐỒI NƯƠNG2.1. Thiết nương đồi chè- Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ cây

phân xanh, che bóng, chắn gió; Những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước chân đồi, bể chứa nước, hệ thống tưới nước, hố ủ phân trên đồi.

- Thiết kế hàng: Nơi đồi có độ dốc bình quân 60 trở xuống (cục bộ có thể lên tới 80): Thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô.

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

Page 38: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

38

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

2.3. Thiết kế hạng mục phụ trợ- Có đai rừng chắn vuông góc với hướng gió chính, cách 200 - 500m có 1

đai rộng 5-10m, có kết cấu thoáng, nơi thuận lợi thì bố trí thêm đai rừng vành chân và đỉnh đồi.

- Cứ 5 - 10ha có một lán trú mưa, nắng. Cứ 3 - 4 ha có một bể chìm chứa nước 3-5m3, bình quân 1m3 nước/ha cho phun thuốc. Cứ 2 - 3ha có một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 -10m3 /đợt ủ.

3. KỸ THUẬT TRỒNG3.1. Làm đất- Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt, sâu 30 - 35cm, bừa san.

Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 - 45 cm, rộng 50 - 60 cm. Toàn bộ lớp đất mặt (đất mầu) cho xuống dưới rãnh, cách mặt rãnh 5-10 cm, lớp đất cái để ở hàng xong (khoảng cách giữa hai hàng). Vì vậy khi đào rãnh nên tiến hành từ dưới chân đồi đào lên trên.

- Hình thức đào rạch: Đào thủ công hoặc bằng máy

- Thời vụ làm đất: Tháng 11 đến tháng 3 sau khi đào rạch tiến hành gieo cây phân xanh hoạc cây họ đậu để lấy chất xanh vào tháng 8 trước hi trồng chè

3.2. Trồng cây phân xanhCây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng

chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu.

Đường liên đồi trong khu vực trồng chè

Page 39: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

39

Kỹ thuật làm đất và trồng

Thời vụ gieo: từ tháng 1- 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè.

Cách gieo: cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tùy theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40cm về mỗi bên. Cây phân xanh lưu niên 2 - 4 năm (các loại muồng, cốt khí) cây che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa hai hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30-40cm, mỗi cụm đường kính 3-5cm.

3.3. Trồng cây che bóng- Kỹ thuật trồng:

Ven các đường chân đồi, lưng đồi, những nơi hợp thuỷ đất dốc không trồng chè thì trồng các loại cây lấy gỗ, khoảng cách trồng 3-5 m 1 cây để làm đai rừng chắn gió, giảm khả năng xói mòn.

Đường lô, trong hàng chè trồng các cây họ đậu (như hoa hoè, muồng đen, chàm lá nhọn...) khoảng cách trồng ở đường lô 2- 2,5m trồng 1 cây, trong hàng chè 3-5m trồng 1 cây) cách 3 hàng chè trồng 1 hàng cây che bóng, với cây tràm lá nhọn mật độ khoảng 250- 300 cây/ ha, có thể trồng dày hơn 500-600 cây/ha. Khi cây che bóng lớn thì tỉa thưa dần để lại đủ 300 cây/ha.

Đào rạch trồng chè

Hệ thống cây cây che bóng đồi chè

Page 40: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

40

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

Tiêu chuẩn bầu chè giống (từ trái sang phải: 1. Cây chè trồng mới; 2&3.Cây chè để dặm khi nương chè sau trồng 6 tháng; 4. Cây chè để dặm sau trồng 12 tháng)

Bón lót trước khi trồng

3.4. Giống chèTiêu chuẩn cây giống Chè giâm cành: cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 -12 tháng tuổi. Cây

cao từ 20 cm trở lên, có 6 - 8 lá thật, đường kính sát gốc từ 3 - 5mm trở lên, vỏ phía gốc mầu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm; lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng; không có nụ hoa.

3.6 Thời vụ trồng- Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1- 2 và tháng 7- 8; - Phía Nam tháng 2- 3 và tháng 5 - 7.

Bón lót trước khi trồng 10-20 tấn phân hữu cơ và 800 kg supe lân, trộn phân đều vào rãnh. Trước khi trồng rải và đảo đều lượng phân hữu cơ, phân lân, chất điều hòa pH đất cùng một phần đất trong rãnh trồng, tiến hành lấp rãnh trồng cách mặt đất 7-10cm.

3.5. Bón lót trước khi trồng:

Page 41: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

41

Kỹ thuật làm đất và trồng

Bón lót trước khi trồng

3.8. Tủ gốc cho chè mới trồng

+ Tủ bằng cỏ, rơm rạ, rác, guột (tế) theo hàng chè. Lưu ý vật liệu tủ gốc phải sạch nấm bệnh, hạn chế tối đa hạt cỏ để tránh cỏ mọc từ hạt sau khi tủ gốc.

+ Nếu có điều kiện có thể dùng màng phủ nông nghiệp tự tiêu huỷ.

- Kỹ thuật thực hiện: tủ một lớp dày 5 - 7 cm, rộng 40 -50 cm chạy dọc theo chiều dài của hàng chè mới trồng.

Đào rạch trồng chè Trồng chè

Tủ gốc sau trồng

- Thời vụ trồng cây: Phía Bắc tháng 1 - 3 và tháng 8 - 9; phía Nam tháng 2- 4 và tháng 6 -7 khi đất đủ ẩm.

Khoảng cách trồng:+ Nơi dốc < 15o: Hàng cách hàng 1,4 - 1,5m, cây cách cây 0,4 - 0,5m. Mật

độ 2,2 vạn+ Nơi dốc > 15o: Hàng cách hàng 1,2 - 1,3m, cây cách cây 0,3 . Mật độ 2,5 vạn3.7. Cách trồngDùng cuốc để cuốc hố theo hoảng cách đã định. Đặt bầu (đã bỏ túi PE)

vào hố chú ý đặt đứng bầu và mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính. Không làm vỡ bầu, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1-2cm,..

Page 42: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

42

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

4. KỸ THUẬT CHĂM SÓC4.1 Trồng dặmĐào hố kích thước sâu 30 x 30 x 30cm bón phân chuồng hoai trộn đều

với đất 4 kg/ hố, đặt bầu cây ngay ngắn, cổ rễ thấp hơn mặt đất 1-2cm sau đó lấp đất chặt xung quanh bầu, tủ gốc bằng cỏ, rơm rạ để giữ ẩm.

Thời gian trồng dặm là tháng 2-3 và tháng 8-9, (trong 3tháng sau khi trồng chính) chọn những ngày trời râm mát, đất đủ ẩm để tiến hành trồng dặm, nếu trồng dặm xong trời hạn phải tưới nước đủ ẩm. Đảm bảo cây trồng dặm không bị cỏ dại lấn át và sâu bệnh phá hại.

4.2 Làm cỏ, phá vánga. Làm cỏ

+ Thường xuyên kiểm tra nương chè, xới xáo kịp thời không để có dại phát sinh, có thể kết hợp giữa biện pháp xới cỏ bằng máy cơ giới và làm cỏ thủ công.

+ Đối với chè kiến thiết cơ bản khi nào có cỏ là tiến hành xới xáo, làm ngay khi cỏ còn non chưa ra hoa và kết hạt, tiến hành làm sạch cỏ toàn bộ diện tích, chú ý nhổ cỏ bằng tay ở trong gốc chè để tránh tình trạng làm dập nát hay đứt cây.

+ Riêng chè 1 tuổi cần nhổ cỏ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè. Làm cỏ giữa các hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ, hoặc bừa xới sạch cỏ để tránh lây lan.

+ Vụ Xuân (tháng 1 - 2) và vụ Thu (tháng 8 - 9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ. Trong năm xới gốc 2-3 lần, rộng 30 - 40 cm về hai bên hàng chè.

b. Phá váng

Đối với chè khi trồng đã được tủ gốc (lau lách, rơm rạ, cây phân xanh...) thì không cần phải phá váng. Đối với chè trồng không được tủ gốc do gặp trời mưa đất bị đóng váng, bí chặt thì nên phá váng. Dùng cuốc xăm nhẹ lớp đất giữa các hàng chè, làm vào những ngày trời nắng ráo (thường chè sau trồng 1-2 tháng mà bị mưa đất chặt bí thì bắt đầu phá váng).

Page 43: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

43

Kỹ thuật làm đất và trồng

6. TƯỚI NƯỚCCách tưới: Tưới phun trực tiếp, tưới nhỏ giọt, hoặc tưới phun mưa (sử dụng nguồn

nước sạch, không dùng nguồn nước ô nhiễm, nước thải khu công nghiệp và nước phân tươi để tưới).

5. BÓN PHÂN CHO CHÈ KTCB- Lượng phân bón và thời gian bón

- Cách bón: Rạch theo hàng chè sâu 5-10cm, cách gốc chè 35-40cm, trộn đều các loại phân trước khi bón và rải theo rãnh (hốc) sau đó lấp đất kín phân.

Tuổi chè

Loại phân Lượng phân (kg/ha)

Số lần bón

Thời gian bón (tháng)

Tuổi 1 UrêSupe lân

Kali clorua

85-90180-19055-60

211

2-3 và 6-72-32-3

Tuổi 2 UrêSupe lân

Kali cloruaHữu cơ (nếu có)

130180-19075-80

15.000-20.000

2111

2-3 và 6-72-32-3

11-12Tuổi 3 Urê

Supe lânKali clorua

175-180250-260115-120

212

2-3 và 6-72-3

2-3 và 6-7

Bón rạch theo hàng chè

Tưới Phun mưa Tưới bằng vòi cầm tay

Page 44: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

44

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH- Biện pháp canh tác: cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt

nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại trừ bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.

- Biện pháp hoá học:

Không phun theo định kỳ.

- Thực hiện biện pháp phòng chống sâu bệnh hại theo phương pháp điều tra, chỉ thực hiện phun thuốc khi mật độ sâu hại phát sinh gây hại vượt ngưỡng:

+Mật độ Rầy xanh vượt 5 con/khay tỷ lệ rầy non trên 20% số cá thể;

+Mật độ Nhện đỏ trên 5 con/lá;

+Mật độ Bọ trĩ trên 2 con/búp;

+Tỷ lệ búp bị Bọ xít muỗi hại trên 12% (triệu chứng mới bị hại).

- Lượng dung dịch thuốc bảo vệ thực vật cần phun 1 lần cho 1ha tuỳ thuộc vào diện tích tán chè và năng suất nương chè, nương chè có:

+ Năng suất trên 9-15 tấn cần phun 600 - 900 lít/ha;

+ Năng suất 5-9 tấn: 400- 600 phun lít/ha;

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 - 15 ngày mới được thu hái búp chè.

8. TẠO TÁN

Hái tao tán năm thứ 2 (hái những búp cao trên 60cm)

Hái tạo tán - Đối với chè 1

tuổi: hái bấm ngọn những cây cao 60cm trở lên.

- Đối với chè 2 tuổi: hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 55cm trở lên.

Page 45: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

45

Kỹ thuật làm đất và trồng

Cây chè sau đốn tao tán lần 1(ba tháng)

Đốn tạo tán

- Tiêu chuẩn cây đốn: Giống thân bụi khi có 70% cây có ĐK gốc >0,5cm, giống thân gỗ nhỡ, ĐK >0,7cm. Vét đốn vát 45 độ nhãn không dập nát. Thời vụ đốn từ 15/12- 15/1 hàng năm.

- Lần 1: Khi cây chè 1 tuổi, đốn cuối năm thứ nhất, đốn thõn chớnh cách mặt đất 15 - 20cm, đốn cành bờn cỏch mặt đất 30 - 35cm ( đối với các giống chố thõn nửa bụi hoặc thõn gỗ như PH1, LDP1, LDP2...

Đối với các giống chè thân bụi, như các giống PH10, Olong thanh tâm, Thúy ngọc.... đốn cách mặt đất 20cm, đốn bằng tán. Chú ý vết đốn phải nhẵn không dập nát, các cành bên vết đốn phải hướng tâm để cây phát triển đều tán.

Cây chè sau đốn lần 2

Page 46: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

46

Bài 1 Kỹ thuật làm đất và trồng Và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

Khi chè đưa vào kinh doanh thì phá bỏ cây cốt khí vì sang tuổi 3 khả năng tái sinh của cốt khí rất yếu, năng suất chất xanh thấp làm cản trở cho thao tác hái chè và phun thuốc trừ sâu.

Cây chè tuổi 1. Cốt khí được tỉa thưa

- Lần 2: Đốn nâng độ cao so vết đốn cũ của thân chính lên 10-20 cm tuỳ theo giống có thân bụi hay thân gỗ, dốn mặt tán bằng

Hái tạo hình sau khi đốn.

- Đối với chè đốn 1 lần: đợt đầu hái cách mặt đất 40 - 45cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái búp chừa lại 2 lá thật và lá cá.

- Đối với đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 25-30cm, các đợt sau hái sau để chừa như kỹ thuật để chừa theo thời vụ.

- Chè tuổi 4 trở đi: Hái chè theo hái sản xuất kinh doanh.

Kỹ thuật đốn tỉa cây cốt khí:

Những nương chè được trồng xen cây cốt khí, khi chè trồng đã qua mùa hè, cây chè đã bén rễ, từ tháng 9-10 phải tiến hành cắt tỉa cành lá cốt khí hai bên hàng chè, tháng 2 năm sau tiến hành tỉa thưa cây cốt khí, cứ 2-3 m để lại 1 cây làm cây bóng tạm thời.

Page 47: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

47

Kỹ thuật làm đất và trồng

Đốn cốt khí ở năm thứ 2

Sau khi đốn cố khí năm thứ 2

Nương chè năm thứ 3 chỉ còn cây che bóng

Page 48: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

48

HỢP PHẦN IIIKỸ THUẬT CHĂM SÓC, ĐỐN, HÁI CHÈ KINH DOANH

Page 49: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

49

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Bài 1 KỸ THUẬT BÓN PHÂN, CẢI TẠO ĐẤT CHO NƯƠNG

CHÈ GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT KINH DOANH

I. TRIỆU CHỨNG THIẾU DINH DƯỠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1.1. Triệu chứng thiếu Đạm (N) - Lá chuyển màu từ xanh

thành vàng nhạt, thô cứng, kích thước giảm, lóng ngắn.

- Khi bị thiếu trầm trọng, mô lá xuất hiện các đốm nâu, sau đó phát triển rộng ra, thậm chí lá có thể bị rụng, cây sinh trưởng chậm lại, cằn cỗi, ra nhiều hoa dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

- Trong sản xuất, do bón được bón thường xuyên nên cây ít khi thiếu Đạm.

Triệu chứng thiếu Đạm A. Bình thường; B. Thiếu nhẹ; C. Thiếu nghiêm

trọng

Page 50: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

50

Bài 1 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Độ bóng láng của lá già giảm; lá chuyển sang màu xanh đậm (sẫm lại), đồng thiếc hoặc hơi tía, có hai vết nâu ở hai bên gân chính, chóp lá chuyển màu vàng, búp nhỏ, lóng ngắn hơn và giảm sự hình thành rễ.

- Trong thực tế sản xuất,đất trồng chè ít khi bị thiếu Lân.

- Lá chuyển màu đỏ đồng, nhất là dọc theo gân lá và chóp lá, sau đó mép lá khô lại; tại các vị trí rìa lá (đặc biệt ở chóp lá) xuất hiện lốm đốm các mô lá bị chết; nếu thiếu nghiêm trọng lá bị rụng, mật độ búp tăm hương tăng, năng suất giảm, rễ hút ngừng phát triển.

- Lá trưởng thành bị uốn cong, trở nên giòn, dễ gãy, mép lá cuộn lại bắt đầu từ chóp lá; các rãnh mờ ở mặt sau của lá kết hợp lại và phát triển thành các vùng bị hoại tử có màu nâu tối.

- Biện pháp khắc phục: Bón 1-3 tấn Vôi hoặc quặng dolomit/ha (chỉ bón Ca khi pH đất < 4,0).

Triệu chứng thiếu Lân

Triệu chứng thiếu Kali

Triệu chứng thiếu Canxi

1.3. Triệu chứng thiếu Kali (K)

1.4. Triệu chứng thiếu Can-xi (Ca)

1.2. Triệu chứng thiếu Lân (P)

- Biện pháp khắc Phục: Bón Kali Clorua (KCl) hoặc Kali Sunfat (K2SO4) với lượng 50-350 kg/ha/năm.

Page 51: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

51

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Hình thành những vết đốm nâu trên các gân chính của lá, rìa lá bị úa vàng, các lá già có thể chuyền thành màu vàng hoặc màu hơi đỏ; lá non trở nên mất màu sau một thời gian nhất định.

- Biện pháp khắc phục: Dùng phân bón lá MgSO4 1-2%, hoặc bón 25-50 kg MgSO4/ha giúp ngăn chặn thiếu Ma-giê.

- Lá chuyển sang màu từ xanh nhạt tới vàng; gân lá nổi bật với màu xanh tương phản với màu vàng nhạt của phiến lá. Búp mới nhỏ hơn, lóng ngắn lại, kích thước lá giảm. Năng suất giảm.

- Biện pháp khắc Phục: sử dụng phân Kali Sunphat (SOP) hoặc Ma-giê Sunphat (MgSO4) bón cho đất (20-40kg S nguyên chất/ha, tương đương 120-230 kg K2SO4/ha) giúp khắc phục hiện tượng đất thiếu Lưu huỳnh.

- Các lá non có màu vàng nhạt.

- Hiện tượng thiếu Đồng thường xuất hiện ở đất kiềm và đất cát bị rửa trôi. Đất trồng chè ít khi bị thiếu Đồng.

- Biện pháp khắc phục:bón 10-20kg Sunphat Đồng (CuSO4)/ha.

Triệu chứng thiếu Mg

1.5. Triệu chứng thiếu Ma-giê (Mg)

1.6. Triệu chứng thiếu Lưu huỳnh (S)

1.7. Triệu chứng thiếu Đồng (Cu)

Triệu chứng thiếu Lưu huỳnh

Triệu chứng thiếu Đồng

Page 52: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

52

Bài 1 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN, CẢI TẠO ĐẤT CHO NƯƠNG CHÈ3.1. Biện pháp bảo vệ, cải tạo độ phì đất3.1.1. Bón phân hữu cơ- Có thể cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất qua các loại tàn dư thực vật,

phân chuồng hoai mục hoặc phân ủ compost.

- Lượng bón: bón 20-30 tấn/ha/năm theo chu kỳ 3 năm bón 1 lần

- Thời gian bón: bón sau khi đốn chè (tháng 12 đến tháng 1 năm sau).

- Cách bón: đào rạch (sâu 15-20 cm, rộng 20-30 cm), vùi lẫn với cành, lá chè sau khi đốn, sau đó lấp đất.

Triệu chứng thiếu Zn

1.8. Triệu chứng thiếu Kẽm (Zn)- Lá còi cọc, phiến lá

màu vàng, rìa có màu vàng nhạt, lóng ngắn, lá biến dạng thành hình lưỡi liềm nhỏ, hình thành kiểu nơ hoa hồng trên đỉnh ngọn; thiếu nghiêm trọng, lá bị cằn lại và biến dạng với rìa lá cuốn vào phía trong.

- Đất trồng chè ít khi bị thiếu Kẽm.

- Biện pháp khắc phục: phun Chelate kẽm (1-2%) (pha 1-2 kg EDTA Zinc với 200-400 lít nước cho 1ha).

Bón phân hữu cơ

Page 53: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

53

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Chất xanh phục vụ ủ phân compost Phân hữu cơ Enzym EM2

Cách ủ phân Compost:

Chuẩn bị nguyên, vật liệu:

Thành phần để chế biến 1,5 tấn phân compost gồm:

- Chất xanh (cây chó đẻ, cây cứt lợn, các cây họ đậu, bèo, rơm rạ..., trừ các loại cây có dầu): 1.000 kg, chặt thành từng khúc dài 20-30 cm.

- Phân chuồng: 300 - 400 kg.

- Cám gạo (mùn cưa...): 30 kg.

- Rỉ đường: 5 lít (đường phên 3 kg), hòa với 20-25 lít nước sạch.

- Chế phẩm enzym: 3 lít EM2, Hòa với với 20-25 lít nước sạch

- Nước tưới: nhằm tạo cho đống phân ủ có đủ ẩm cần thiết cho vi sinh vật phát triển, điều kiện tốt nhất là ẩm độ đạt 60%.

Cách kiểm tra: dùng tay bóp mạnh, nếu nguyên liệu tạo thành bó dính chặt là được; nếu có nước ra ngoài kẽ tay là thừa nước cần bổ sung thêm nguyên liệu; nếu nguyên liệu rời nhau thì cần bổ sung thêm nước.

Tiến hành ủ phân:

B1: Chọn khoảng trống không quá gần cây để tránh rễ cây ăn chất dinh dưỡng trong đống phân ủ.

B2: Tập chung tất cả các loại vật liệu tại địa điểm ủ phân.

B3: Tạo đống phân ủ

- Lớp trên cùng gồm bao dứa, lá cọ, ván che đan, chát bùn đất...

- Các lớp sau rải theo thứ tự: một lớp chất xanh dày khoảng 20 - 25 cm ® một lớp phân chuồng mỏng ®một lớp cám gạo hoặc mùn cưa ® tưới nước mật mía ® tưới nước chế phẩm EM2.

Page 54: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

54

Bài 1 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Tưới ẩm trong quá trình ủ Tạo hình đống phân ủ

- Lặp lại các thao tác như trên cho đến khi hết nguyên liệu.

B4: Tạo hình đống: đống phân có thể làm hình tròn, hình thang và không nên làm cao quá 1,5 m để thuận tiện cho việc tạo đống.

Đảo và kiểm tra phân ủ:

Sau 5-6 ngày ủ nhiệt độ khối phân ủ phải đạt từ 55 - 60oC. Nếu nhiệt độ không đạt ở mức đó tức là đống phân ủ không đạt yêu cầu. Nguyên nhân có thể do thiếu ẩm, thiếu vi sinh vật hoặc do nén, lèn các vật liệu quá chặt.

Cách kiểm tra: dùng một cành cây tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5-6 ngày, rút cành cây ra khỏi đống phân, sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

Đảo phân: Sau ủ 10 ngày tiếnhành đảo phân lần 1; 30 ngày tiến hànhđảo lần 2. Nếu thấy phân bị khô, cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới để ẩm độ luôn đạt 60%. Nếu phân đạt yêu cầu thì có thể sử dụng sau 2 - 3 tháng ủ.

Đảo và kiểm tra phân ủ

Page 55: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

55

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Cách đảo: đảo từ trong ra ngoài, sau đó đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều.

Đống phân ủ đạt yêu cầu: khi kết thúc quá trình ủ, phân không còn mùi hôi thối của phân tươi mà có mùi thơm, hơi chua.

3.1.2. Bón phân hữu cơ vi sinh- Các sản phẩm phân vi sinh phổ biến: phân vi sinh Sông Gianh, hữu cơ sinh

học AT vi sinh, vi sinh Quế Lâm, hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK 7...;

- Liều lượng sử dụng: 2,0 - 3,0 tấn/ha

- Thời gian bón: 2 lần/năm, lần 1 (50%) vào đầu tháng 4, lần 2 (50%) khi kết thúc lứa hái đầu tiên của tháng 8.

3.1.3. Che phủ đất- Loại vật liệu che phủ: rơm rạ, tế guột, cỏ Guatemala, tàn dư thực vật...

- Lượng tủ: 20 - 30 tấn/ha, độ dày lớp tủ 10-15 cm.

- Cách tủ: giữa 2 hàng chè, cách gốc 15 cm; làm sạch cỏ dại trước khi tủ.

- Thời gian: tháng 3 - 4 hàng năm

3.2. Kỹ thuật bón vô cơ

3.2.1. Bón phân qua đấta. Đối với nương chè sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh

- Bón phân NPK với tỷ lệ 10:1:4-4,5 + 50-70 kg MgSO4/ha (tương ứng với 1,8-2,8 kg/1 sào 360m2).

- Thời gian bón:

+ Đối với phân N, P, K: chia làm 3 đợt bón trong năm, đợt 1 bón vào tháng 2, bón 40 % tổng lượng NPK bón trong năm; đợt 2 bón vào tháng 6, bón 30 %; đợt 3: bón vào tháng 9, bón 30%

+ Đối với phân MgSO4: chia làm 2 đợt bón trong năm, đợt 1 bón vào tháng 2, đợt 2 bón vào tháng 7, mỗi đợt bón 50% tổng lượng phân bón trong năm, tương ứng với 25-35 kg/ha hoặc 0,9-1,4 kg/sào 360m2.

- Lượng bón phụ thuộc vào khả năng cho năng suất của nương chè, loại và lượng bón cụ thể như sau:

Page 56: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

56

Bài 1 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

TT Loại chè

1Năng suất chè búp tươi < 60 tạ/ha

2Năng suất chè búp tươi 60-80 tạ/ha

3Năng suất chè búp tươi 80-120 tạ/ha

Thương phẩm (kg)01 ha Quy ra 1 sào (360 m2)Ure: 280-350

Ure: 10-12,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 4,0-5,0- Đợt 2 (30%): 3,0-3,8- Đợt 3 (30%): 3,0-3,7

Supelan: 60-90

Supelan: 2-3,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 0,8-1,4- Đợt 2 (30%): 0,6-1,1- Đợt 3 (30%): 0,6-1,0

KCl: 110-120

KCl: 4,0-4,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 1,6-1,8- Đợt 2 (30%): 1,2-1,4- Đợt 3 (30%): 1,2-1,3

Ure: 370-480

Ure: 13,5-17,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 5,4-7,0- Đợt 2 (30%): 4,1-5,3- Đợt 3 (30%): 4,0-5,2

Supelan: 100-130

Supelan:3,5-4,5; Trong đó:

- Đợt 1 (40%): 1,4-1,8- Đợt 2 (30%): 1,1-1,4- Đợt 3 (30%): 1,0-1,3

KCl:150-170

KCl: 5,5-6,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 2,2-2,4- Đợt 2 (30%): 1,7-1,8- Đợt 3 (30%): 1,6-1,8

Ure: 540-6 50

Ure: 13,5-17,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 5,4-7,0- Đợt 2 (30%): 4,1-5,3- Đợt 3 (30%): 4,0-5,2

Supelan: 150-180

Supelan:3,5-4,5; Trong đó:

- Đợt 1 (40%): 1,4-1,8- Đợt 2 (30%): 1,1-1,4- Đợt 3 (30%): 1,0-1,3

KCl: 200-230

KCl: 7,5-8,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 3,0-3,4- Đợt 2 (30%): 2,3-2,6- Đợt 3 (30%): 2,2-2,5

4Năng suất chè búp tươi >120 tạ/ha

Ure: 720-810

Ure: 26,0-29,0; Trong đó: - Đợt 1(40%):10,4-11,6- Đợt 2 (30%): 7,8-8,7- Đợt 3 (30%): 7,8-8,7

Supelan: 200-240

Supelan: 7,5-8,5; Trong đó:

- Đợt 1 (40%): 3,0-3,4- Đợt 2 (30%): 2,3-2,6- Đợt 3 (30%): 2,2-2,5

KCl: 250-280

KCl: 9,0-10,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 3,6-4,0- Đợt 2 (30%): 2,7-3,0- Đợt 3 (30%): 2,7-3,0

b. Đối với nương chè sản xuất nguyên liệu chế biến chè đen- Bón phân NPK với tỷ lệ 10:2,5:4 + 10-20 kg CuSO4 (tương ứng với 0,4-0,7

kg/1 sào 360 m2).- Lượng bón phụ thuộc vào khả năng cho năng suất của nương chè, cụ thể:

Page 57: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

57

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

TT Loại chè

1Năng suất chè búp tươi < 60 tạ/ha

2Năng suất chè búp tươi 60-80 tạ/ha

3Năng suất chè búp tươi 80-120 tạ/ha

Thương phẩm (kg)01 ha Quy ra 1 sào (360 m2) 01 ha Quy ra 1 sào (360 m2)

Ure:280-350

Ure: 10-12,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 3,5-4,4- Đợt 2 (40%): 4,0-5,0- Đợt 3 (25%): 2,5-3,1

Supe lan : 200-230

Supelan: 7,5-8,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 2,6-3,0- Đợt 2 (40%): 3,0-3,4- Đợt 3 (25%): 1,9-2,1

KCl:90-110

KCl: 3,5-4,0; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 1,2-1,4- Đợt 2 (40%): 1,4-,1,6- Đợt 3 (25%): 0,9-1,0

Ure:370-480

Ure: 13,5-17,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 4,7-6,1- Đợt 2 (40%): 5,4-7,0- Đợt 3 (25%): 3,4-4,4

S u p e l a n : 260-320

Supelan:9,5-11,5;Trong đó: - Đợt 1 (35%): 3,3-4,0- Đợt 2 (40%): 3,8-4,6- Đợt 3 (25%): 2,4-2,9

KCl:120-150

KCl: 4,5-5,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 1,6-1,9- Đợt 2 (40%): 1,8-2,2- Đợt 3 (25%): 1,1-1,4

Ure:540-650

Ure: 19,5-23,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 6,8-8,2- Đợt 2 (40%): 7,8-9,4- Đợt 3 (25%): 4,9-5,9

S u p e l a n : 380-440

Supelan:14,0-16,0;Trong đó - Đợt 1 (35%): 4,9-5,6- Đợt 2 (40%): 5,6-6,4- Đợt 3 (25%): 3,5-4,0

KCl:160-200

KCl: 6,0-7,5; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 2,1-2,6- Đợt 2 (40%): 2,4-3,0- Đợt 3 (25%): 1,5-1,9

4Năng suất chè búp tươi 120-180 tạ/ha

5Năng suất chè búp tươi > 180 tạ/ha

Ure:720-810

Ure: 26,0-29,0; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 9,1-10,2- Đợt 2(40%):10,4-11,6- Đợt 3 (25%): 6,5-7,2

S u p e l a n : 480-540

Supelan:17,5-19,5;Trong đó: - Đợt 1 (35%): 6,1-6,8- Đợt 2 (40%): 7,0-7,8- Đợt 3 (25%): 4,4-4,9

KCl: 230-250

KCl: 8,5-9,0; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 3,0-3,2- Đợt 2 (40%): 3,4-3,6- Đợt 3 (25%): 2,1-2,2

Ure: 850-1.050

Ure: 30,5-38,0; Trong đó: - Đợt 1(35%):10,5-13,5- Đợt 2(40%):12,5-15,0- Đợt 3 (25%): 7,5-9,5

S u p e l a n : 550-700

Supelan:20,0-25,0; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 7,0-8,5- Đợt 2 (40%): 8,0-10,0- Đợt 3 (25%): 5,0-6,5

KCl: 250-310

KCl: 9,0-11,0; Trong đó: - Đợt 1 (35%): 3,2-4,0- Đợt 2 (40%): 3,6-4,4- Đợt 3 (25%): 2,2-2,6

Page 58: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

58

Bài 1 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Thời gian bón: + Đối với phân N, P, K: bón 3 đợt trong năm, đợt 1bón 35 % tổng lượng NPK

vào tháng 2, đợt 2 bón 40% vào tháng 6, đợt 3 bón 25% vào tháng 9.+ Đối với phân CuSO4:bón 2 đợt (50% tổng lượng/đợt, ứng với 5-10 kg/ha

hoặc 0,20-0,35 kg/sào) trong năm, đợt 1 vào tháng 2, đợt 2 vào tháng 6.c. Đối với nương chè sản xuất nguyên liệu chế biến chè ôlong- Bón phân NPK với tỷ lệ 10:2:4-4,5 + 50-70 kg MgSO4/ha (tương ứng với

1,8-2,8 kg/1 sào 360m2).- Lượng bón phụ thuộc vào khả năng cho năng suất của nương chè, cụ thể:

TT Loại chè

1

Năng suất chè búp tươi < 60 tạ/ha

2Năng suất chè búp tươi 60-80 tạ/ha

3Năng suất chè búp tươi 80-120 tạ/ha

Thương phẩm (kg)01 ha Quy ra 1 sào (360 m2)Ure:240-280

Ure: 8,5-10,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 3,4-4,0- Đợt 2 (25%): 2,1-2,5- Đợt 3 (35%): 3,0-3,5

Supe lan : 120-150

Supelan: 4,5-5,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 1,8-2,2- Đợt 2 (25%): 1,1-1,4- Đợt 3 (35%): 1,6-1,9

KCl:90-110

KCl: 3,5-4,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 1,2-1,4- Đợt 2 (25%): 1,4-1,6- Đợt 3 (35%): 0,9-1,0

Ure:330-390

Ure: 12,0-14,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 4,8-5,6- Đợt 2 (25%): 3,0-3,5- Đợt 3 (35%): 4,2-4,9

S u p e l a n : 180-210

Supelan: 6,5-7,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 2,6-3,0- Đợt 2 (25%): 1,6-1,9- Đợt 3 (35%): 2,3-2,6

KCl:130-140

KCl: 4,5-5,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 1,8-2,0- Đợt 2 (25%): 1,1-1,3- Đợt 3 (35%): 1,6-1,7

Ure:480-580

Ure: 19,5-23,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 6,8-8,2- Đợt 2 (25%): 7,8-9,4- Đợt 3 (35%): 4,9-5,9

S u p e l a n : 260-320

Supelan: 9,5-11,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 4,9-5,6- Đợt 2 (25%): 5,6-6,4- Đợt 3 (35%): 3,5-4,0

KCl:180-200

KCl: 6,0-7,5; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 2,1-2,6- Đợt 2 (25%): 2,4-3,0- Đợt 3 (35%): 1,5-1,9

4Năng suất chè búp tươi 80-120 tạ/ha

Ure:630-700

Ure: 22,5-25,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 9,0-10,0- Đợt 2 (25%): 5,6-6,3- Đợt 3 (35%): 7,9-8,7

S u p e l a n : 350-380

Supelan: 12,5-14,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 5,0-5,6- Đợt 2 (25%): 3,1-3,5- Đợt 3 (35%): 4,4-4,9

KCl:220-240

KCl: 8,0-9,0; Trong đó: - Đợt 1 (40%): 3,2-3,6- Đợt 2 (25%): 2,0-2,3- Đợt 3 (35%): 2,8-3,1

Page 59: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

59

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Thời gian bón:

+ Đối với phân N, P, K: bón 3 đợt/năm, đợt 1 bón 35% tổng lượng NPK vào tháng 2; đợt 2 bón 40% vào tháng 6; đợt 3 bón 25% vào tháng 9.

+ Đối với phân MgSO4: bón 2 đợt/năm, 50% tổng lượng phân bón/đợt (ứng với 25-35 kg/ha hoặc 0,9-1,4 kg/sào); đợt 1 bón vào tháng 2, đợt 2 vào tháng 7.

Cách bón phân vô cơ: sau khi mưa, vào ngày râm mát; trộn đều, rạch sâu 6-8cm, cách gốc chè 30-40cm, bón phân xong sau đó lấp kín.

3.2.2. Bón phân qua lá- Đối với cả 3 loại sản phẩm chè, sử dụng dung dịch Chelate kẽm 1-2% (1-2

kg EDTA Zinc pha với 200-400 lít nước/ha/lần phun) và axit Boric 1-2% (1-2 kg muối Borax pha với200-400 lít nước/ha/lần phun) (tương đương với 8-15 lít/sào/lần phun)để phun lên lá.

- Số lần phun: thực hiện phun 3 lần/năm+ Lần 1, phun vào đầu vụ xuân, sau khi hái tạo hình đầu vụ, khi đọt chè của đợt

sinh trưởng kết tiếp có 1-2 lá thật+ Lần 2, phun vào tháng 6, sau khi kết thúc lứa hài chè đầu tiên của tháng, phun

khi đọt chè của đợnt sinh trưởng kế tiếp có 1-2 lá thật.+ Lần 3, phun vào tháng 9, sau khi kết thúc lứa hài chè cuối cùng của tháng 8,

phun khi đọt chè của đợt sinh trưởng kế tiếp có 1-2 lá thật.

3.2.4. Cách quy đổi lượng phân vô cơ từ nguyên chất sang thương phẩm

- Ure chứa 46% Đạm nguyên chất, tức là 100 kg Ure có chứa 46 kg Đạm.- Supelan chứa 17-18% Lân nguyên chất, tức là cứ 100 kg supelan có chứa 17-

18 kg Lân.- KCl chứa 60% Kali nguyên chất, cứ 100 kg KCl có chứa 60 kg Kali.- Phân K2SO4 chứ 50% Kali và 20% Lưu huỳnh nguyên chất, tức là cứ 100 kg

K2SO4 có chứ 50 kg Kali và 20 kg Lưu huỳnh.- Cách pha chế dung dịch chelate kẽm (EDTA zinc) 1%: lấy 1kg chelate kẽm

hòa tan trong 100 lít nước thu được dung dịch chelate kẽm 1%.

Cày rạch bón phân Cuốc hố bón phân

Page 60: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

60

Bài 2 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Bài 2 KỸ THUẬT ĐỐN, HÁI CHÈ GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT

KINH DOANH

I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG HÀNG NĂM CỦA MẦM CHÈ- Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, mỗi đợt sinh trưởng (từ khi bật

mầm đến khi tôm bị mù) cành chè sẽ hình thành 9 - 12 lá thật.- Nếu không đốn tỉa, có thể hình thành 3-5 đợt sinh trưởng/cành/năm, kéo

dài khoảng 3-4 tháng/đợt sinh trưởng. - Trong điều kiện hái búp, trên mỗi cành có thể hình thành 6-7 đợt/năm,

nếu thâm canh tốt, có thể hình thành 8-9 đợt/năm.

Đặc điểm của cành chè

Page 61: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

61

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

II. KỸ THUẬT ĐỐN CHÈ KINH DOANH2.1. Các loại hình đốn2.1.1. Đốn phớt hàng năm- Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm, sau đó mỗi năm đốn cao

thêm 3 cm. Khi vết đốn dưới cùng cao khoảng 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so vết đốn cũ.

- Nương chè sinh trưởng yếu, tán mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt, 1 năm đốn sửa bằng tán (chỉ cắt phần cành có màu xanh).

2.1.2. Đốn lửng- Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so

với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì tiến hành đốn lửng cách mặt đất 60 - 65 cm.

- Nương chè năng suất khá nhưng cây quá cao ( > 1m) thực hiện đốn lửng ở độ cao cách mặt đất 70 - 75 cm.

- Chu kỳ đốn: 3-4 năm/1 lần.

Nương chè đốn lửng

Nương chè đốn phớt

Page 62: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

62

Bài 2 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

2.1.3. Đốn đau- Đồi chè đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém, năng

suất giảm rõ rệt thì thực hiện đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm; - Chu kỳ đốn: 8 - 10 năm/ 1 lần.

2.1.4. Đốn trẻ lại- Nương chè già cỗi đã đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì

thực hiện đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 25 cm; - Chu kỳ đốn: 10-15 năm/1 lần.

2.2. Kỹ thuật đốn theo chu kỳ đốn 3 năm- Giống chè thân gỗ nhỡ: năm thứ nhất đốn cách mặt đất 50 - 55cm, năm

thứ hai đốn cách mặt đất 60 - 65cm, năm thứ ba đốn cách mặt đất 70 - 75cm.

Nương chè đốn đau

Nương chè đốn trẻ lại

Page 63: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

63

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

Để đảm bảo lô chè luôn có bộ khung tán khỏe mạnh, có thể chia lô chè làm 3 phần có diện tích bằng nhau áp dụng 3 mức đốn khác nhau ở cùng một thời vụ đốn: 50-55 cm, 60-70 cm, 70-75 cm; đốn luôn phiên theo chu kỳ đốn 3 năm. Hết 3 năm áp dụng, chu kỳ đốn lại được lặp như năm thứ nhất.

- Giống thân gỗ nhỡ:so với giống chè thân gỗ, chiều cao đốn giảm 10 cm ở cả 3 mức đốn.

- Giống thân bụi: so với giống chè thân gỗ, chiều cao đốn tăng 10 cm ở cả 3 mức đốn.

2.4. Thời vụ đốn- Đối với Miền Bắc và Miền Trung: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 năm

sau; đối với Miền Nam (Tây Nguyên): thích hợp nhất là tháng 11-12- Nơi bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.- Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có

thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè vụ Xuân để rải vụ thu hoạch chè.

2.5. Cách đốn và dụng cụ đốn2.5.1. Cách đốn- Đốn tạo tán mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc, không làm rập cành.- Có thể đốn tạo mặt tán phẳng hoặc tạo tán hình mâm xôi.

2.5.2. Dụng cụ đốna. Đốn chè bằng tay- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu: sử dụng dao để đốn. - Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2: sử dụng kéo hoặc dao để đốn- Đốn trẻ lại: sử dụng cưa để đốn.

Đốn theo chu kỳ đốn 3 năm

Page 64: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

64

Bài 2 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

b. Đốn chè bằng máy- Áp dụng khi thực hiện đốn phớt (cho tất cả các giống chè) hoặc đốn lửng

(áp dụng đối với các giống chè thân gỗ nhỡ và thân bụi).- Loại máy đốn: Có thể dùng máy đốn đơn (E7H, E7B-750...) hoặc máy

đốn đôi R8-GA1 (loại lưỡi phẳng hoặc lưỡi cong tùy theo mục đích tạo tán)

- Vụ Hè Thu (tháng 5-10): hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

- Vụ Thu Đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

III. KỸ THUẬT HÁI CHÈ KINH DOANH3.1. Thời vụ hái và kỹ thuật để chừa- Vụ xuân (tháng 3-4): lứa hái đầu vụ, hái cách vết đốn cuối năm 10-15cm;

các lứa hái sau thực hiện hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng.

Dao đốn Kéo đốn Máy đốn

A. Hái chừa lứa hái đầu vụ B. Hái chừa các lứa hái sauKỹ thuật hái chừa vụ xuân

Page 65: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

65

Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Đối với nương chè đốn trẻ lại, đốn đau: tiến hành hái chừa như đối với chè kiến thiết cơ bản.

3.2. Kỹ thuật hái bằngtay- Thực hiện hái khi trên tán chè có trên 75% số búp đủ tiêu chuẩn hái

- Hái toàn bộ búp chè, tạo tán phẳng nghiêng theo sườn dốc nương chè.

- Phương pháp hái bằng tay áp dụng trong sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh, chè olong và chè đen OTD (Orthodox).

3.3. Sửa tán tạo mặt tán phẳng- Sửa tán nhằmloại bỏ những cành chè sinh trưởng vượt trên tán để tạo tán

phằng cho chè sinh trưởng đều trên tán, thực hiện như đốn phớt nhẹ.

- Thực hiện 2 lần sửa tán trong năm:

+ Lần 1: sau khi kết thức vụ chè xuân vào tháng 4 tại vùng Bắc bộ và tháng 5 tại vùng Trung bộ.

+ Lần 2: sửa vào tháng 7 tại vùng Bắc bộ và đầu tháng 8 tại vùng Trung bộ (sửa tán ngay sau khi hái hết lứa).

- Dụng cụ sửa tán: Dùng máy chuyên dùng để sửa tán (AM5, E7B1-750...).

3.4. Kỹ thuật hái nguyên liệu phục vụ chế biến các loại sản phẩm chè

3.4.1. Kỹ thuật hái nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh- Đối với sản phẩm chè xanh thường: hái búp 1 tôm 2-3 lá non

Kỹ thuật hái chừa vụ Hè Thu Kỹ thuật hái chừa vụ Thu Đông

Page 66: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

66

Bài 2 Kỹ thuật bón phân, cải tạo đất cho nương chè giai đoạn sản xuất kinh doanh

3.4.2. Kỹ thuật hái nguyên liệu phục vụ chế biến chè ôlong- Nguyên liệu dùng để chế

biến chè ôlong yêu cầu phải đạt tới độ chín sinh lý nhất định.

- Khi cành chè có 1 tôm 4 - 6 lá, tiến hành hái búp 1 tôm 2 lá, chừa lại 2 - 4 lá tuỳ theo thời vụ. Thời gian giữa hai lần hái 35 - 40 ngày.

- Sau muỗi lứa hái cần thực hiện sửa tán để búp lứa sau sinh trưởng đồng đều.

- Thời vụ hái tốt nhất vào vụ Xuân (tháng 3-4) và vụ Thu (tháng 9-10); các tháng khác có thể hái chè để chế biến chè xanh chất lượng cao.

3.4.3. Kỹ thuật hái nguyên liệu chế biến chè đen

- Dựa vào công nghệ chế biến, sản phẩm chè đen được phân thành 2 loại: chè đen OTD và chè đe CTC.

+ Chế biến chè đen OTD: hái búp 1 tôm 2-3 lá; hái bằng tay hoặc máy.

+ Chế biến chè đen CTC: nguyên liệu có thể hái già hơn so với nguyên liệu chế biến chè đen OTD; để nâng cao hiệu suất hái, nên áp dụng hái bằng máy.

- Sản phẩm chè đen có chất lượng tốt nhất khi chế biến vào vụ hè (tháng 5-8).

3.4. Bảo quản, vận chuyển nguyên liệu sau khi thu háiBúp chè tươi sau khi hái không bị giập nát, ôi ngốt, và nhiễm mùi lạ, để

nơi râm mát; được chứa trong sọt cứng chuyên dùng, mỗi sọt đựng 10 -15 kg để vận chuyển đến nơi chế biến, thời gian không quá 10 giờ sau khi được hái.

Quy cách hái nguyên liệu chế biến chè ôlong

- Sản phẩm chè xanh có chất lượng tốt nhất khi được chế biến vào vụ xuân (tháng 3-5) và vụthu (tháng 9-11); thu hái vào ngày nắng ráo, tốt nhất sau 8h sáng để tránh sương ướt bề mặt lá.

Page 67: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

67

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC NƯƠNG CHÈ HÁI MÁY

1.1. Kỹ thuật bón phân- Lượng phân bón:

+ Do hái bằng máy năng suất búp tăng, dinh dưỡng lấy đi từ đất nhiều, nên cần bón tăng 15-30% lượng phân NPK so với nương chè hái bằng tay.

+ Bón bổ sung 25-30 tấn phân hữu cơ/ha theo chu kỳ 2 năm bón 1 lần

- Thời gian bón phân:

+Đối với phân vô cơ, đợt đầu bón vào tháng 2; các đợt sau, bón sau khi kết thúc mỗi lứa hái trong năm. Đối với phân hữu cơ, bón sau khi đốn.

+ Tại mỗi lứa hái: 7-10 ngày sau khi hái lứa tiến hành bón phân NPK. Trước khi hái lứa chính 10-15 ngày tiến hành bón thêm đạm hoặc phân bón lá để tăng năng suất cho lứa chính.

1.2. Phòng trừ sâu, bệnh hạiChỉ phun thuốc khi có sâu với mức độ gây hại cho cây chè, chú ý đảm bảo

thời gian cách lý thuốc. Dùng các loại hoá chất trong danh mục cho phép sử dụng với cây chè của Bộ NN&PTNT (tham khảo hợp phần bảo vệ thực vật)

Bài 3Kỹ thuật hái chè bằng máy

Bài 3 Kỹ thuật hái chè bằng máy

Page 68: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

68

Bài 3 Kỹ thuật hái chè bằng máy

1.3. Tưới nước, giữ ẩm cho nương chè- Thực hiện các biện pháp tủ giữ ẩm, trồng cây bóng mát với mật độ hợp lý.

- Tùy thuộc vào điều kiện từng nơi và diễn biến lượng mưa, độ ẩm đất từng thời điểm mà tưới bổ sung nước cho chè. Độ ẩm đất đạt từ 85-95% cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn.

II. KỸ THUẬT HÁI CHÈ BẰNG MÁY2.1. Hái tạo hình vụ xuânÁp dụng bình thường như kỹ thuật hái tạo hình sau đốn

2.2. Là sửa tán, cắt cành la- Kỹ thuật sửa, là mặt tán:

+ Sau khi hái tạo hình vụ Xuân (hái bằng tay), mặt tán không đồng đều, cần tiến hành sửa tán để tạo mặt tán phẳng thuận lợi cho hái chè bằng máy.

+ Cắt bỏ những phần cành non để chừa lại 2-3 lá, tạo điều kiện cho búp mọc đồng đều.

+ Cách vận hành máy: lia lưỡi máy ngang tán, cành chè bị cắt rời được cánh gạt rơi xuống đất.Trongquá trình thực hiện, chú ý điều chỉnh để tạo mặt tán phẳng, phần chừa lại không để quá cao, không cắt quá sâu làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè.

Sửa tán chè

- Kỹ thuật cắt ria (cành la):

+ Để người vận di chuyển thuận lợi khi hái máy,cần cắt bỏ những cành, lá già, cành la mọc ở rìa tán chè.

Sửa tán chè

Page 69: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

69

Kỹ thuật hái chè bằng máy

+ Cách vận hành máy: lưỡi máy đặt dọc theo hàng chè theo hướng từ trên xuống, quá trình di chuyển dọc theo hàng chè máy sẽ cắt các cành la rơi xuống đất.

- Thiết bị sửa tán, cắt cành la: Có thể sử dụng máy sửa tán E7H-750 (Ochiai - Nhật Bản), vừa dùng để đốn phớt, sửa tán, cũng có thể dùng để cắt cành la.

2.3. Hái nhảo- Hái những búp còn lại từ đợt sinh trưởng trước, mọc vượt lên khỏi mặt tán

để thu được nguyên liệu sau khi hái máy có chất lượng đồng đều.- Hái nhảo lần 1: sau khi hái máy từ 15-20 ngày.- Hái nhảo lần 2: sau hái lứa chính 20-32 ngày.- Hái nhao lần 3: trước khi hái lứa chính bằng máy từ 7-10 ngày.- Phương pháp hái: hái bằng tay, kỹ thuật hái như hái tay thông thường.

Cắt rìa (cành la) tán chè

Hái nhảo búp nhô cao khỏi mặt tán

Page 70: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

70

Bài 3 Kỹ thuật hái chè bằng máy

Hái chè bằng máy hái đôi lưỡi cong

Hái chè bằng máy hái đôi lưỡi thẳng

Hái chè bằng máy hái đơn

2.4. Hái lứa chính- Tiến hành hái máy khi

mật độ búp đủ tiêu chuẩn hái trên mặt tán đạt > 90%.

- Thiết bị sử dụng: Nếu tán hẹp thì sử dụng máy hái đơn, nếu tán rộng thì sử dụng máy hái đôi. Nếu mặt tán hình mâm xôi thì sử dụng máy hái có lưỡi hái cong.

- Cách vận hành máy:

+ Đối với máy hái đôi: Hai người vận hành cầm hai bên máy đi dọc theo hai bên hàng chè. Chè cắt ra được quạt gió thổi vào túi móc ở phía sau, được một người đi phía sau đỡ và tháo ra khi lượng chè nhiều.

+ Đối với máy hái đơn: Người vận hành đeo động cơ trên vai, hai tay cầm lưỡi cắt đưa dọc theo mặt tán, cắt búp chè non, già theo yêu cầu. Người hỗ trợ cầm túi đựng chè đi phía sau, vác bao chè; búp chè tươi được thổi vào bao và đổ ra nơi bảo quản khi đạt một khối lượng nhất định.

Page 71: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

71

Kỹ thuật hái chè bằng máy

Máy hái chè đơn AM-120V

Máy hái chè R-8Ga1210

Máy hái chè V8NewZ2-1200t

III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ PHỤC VỤ HÁI MÁY3.1. Máy hái chè lưỡi thẳng

loại đơn AM-120V- Thông số kỹ thuật:+ Trọng lượng:4,2 kg;+ Độ dài lưỡi: 52,5 cm;+ Năng suất: 800-1.400kg/ngày;- Nhiên liệu xăng pha nhớt (2T) theo

tỉ lệ1/24.- Áp dụng cho nương chè tạo tán

phẳng, độ rộng mặt tán < 90 cm

3.2. Máy hái chè lưỡi thẳng loại đôi R-8Ga1210

- Thông số kỹ thuật:+ Trọng lượng:14,1 kg;+ Độ dài lưỡi: 1,16 m;+ Năng suất:1.600-2.400 kg/ngày;- Dùng nhiên liệu xăng pha nhớt (2T)

tỉ lệ 1/24;- Áp dụng cho nương chè tạo tán

phẳng, độ rộng mặt tán > 90 cm;

3.3. Máy hái chè đôi lưỡi cong loại V8NewZ2-1200

- Thông số kỹ thuật:+ Trọng lượng: 13 kg;+ Độ dài lưỡi: 1,2 m;+ Năng suất: 4.000-5.000 kg/8h;- Nhiên liệu xăng pha nhớt (2T) tỉ lệ

1/24;- Áp dụng cho nương chè tạo tán

hình mâm xôi;

3.4. Máy cắt cành la E7H- Thông số kỹ thuật:+ Trọng lượng: 5,5 kg;+ Độ dài lưỡi: 75 cm;+ Năng suất: 0,8-1,0 km/ngày;- Nhiên liệu xăng pha nhớt (2T) tỉ lệ

1/24;

Page 72: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

72

HỢP PHẦN IVBẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CHÈ THEO HƯỚNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Page 73: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

73

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

1. Bọ xít muỗi (Helopetis theivora)1.1. Triệu chứng gây hạiBọ xít muỗi dùng vòi chích hút nhựa búp chè, tạo nên vết màu nâu đậm.

Trưởng thành gây nên vết chích lớn và thưa, ngược lại ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn.

Búp và lá chè non bị mất nhựa và biến dạng cong queo, khô và đen, cây sinh trưởng chậm, còi cọc làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trà.

1.2. Biện pháp phòng trừ- Trồng giống chè kháng hay ít nhiễm BXM (LD 97)- Mật độ trồng vừa phải, tỉa hình tạo tán chè theo tiêu chuẩn kỹ thuật- Vệ sinh đồng ruộng: làm sạch cỏ dại trong ruộng và bờ lô, bụi rậm quanh

ruộng nhằm hạn chế nơi cư trú của BXM.- Thiên địch của BXM gồm các loại nhện ăn thịt, chuồn chuồn kim, bọ rùa,

ong ký sinh và kiến (có thể ăn cả trưởng thành và sâu non). - Xiết chặt lứa hái, hái kỹ các búp chè bị hại (chứa trứng và sâu non) nhằm

hạn chế sự phát triển của BXM.- Điều tra thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời hạn chế lây lan

ra diện rộng.- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin,

Dinotefuran, Emamectin benzoate, Etofenprox, Garlic juice, Citrus oil,...

Bọ xít muỗi trưởng thành Búp chè bị hại

2. Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn)

Trưởng thành

Page 74: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

74

Hợp phần IV Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

2.1. Triệu chứng gây hại và tập quán sinh sống- Bọ cánh tơ thường hút chất dinh dưỡng ở lá non, nhất là khi lá chưa nở

(tôm chè) nên khi xòe ra lá trở nên sần sùi, cứng giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên, cọng búp có những vết nứt ngang màu xám, nông dân gọi là “chè ghẻ” thậm chí cây chè bị rụng lá, cây sinh trưởng chậm làm giảm năng suất và chất lượng chè.

- Bọ cánh tơ hút nhựa ở lá non đã mở để lại các vết chích thành vệt màu xám nhạt. Các lá bị hại có nhiều chấm nhỏ lợt thường gọi “bạc lá”.Sau khi bị hại, lá trở nên dày cứng hơn bình thường, màu xanh đục tối có thể nhăn nheo hay biến dạng.

- Ngoài ra bọ cánh tơ cũng hại ở cành non nhưng chỉ gần chồi gây vết nhám trên bề mặt cành.

2.2. Biện pháp phòng trừ

- Chăm sóc cây khỏe (bón phân đầy đủ cân đối giữa đạm, lân, kali để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, không để cây chè bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc.), trừ cỏ dại đúng yêu cầu kỹ thuật. Thu hái đúng lúc ngắt bỏ trứng và bọ cánh tơ non.Sử dụng cây che bóng, tưới phun mưa trực tiếp vào búp chè khi bọ cánh tơ rộ. Hàng năm cần xới xáo, thu gom tàn dư và vun kín gốc chè để diệt nhộng. Bảo vệ thiên địch (Bọ rùa đen nhỏ, kiến ba khoang, nhện lưới, bọ cánh cộc,...), chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.Các hoạt chất trừ bọ cánh tơ phổ biến: Spinetoram, Abamectin, Emamectin benzoate, Matrine, Garlic juice,...

Giai đoạn chè bắt đầu nẩy búp là giai đoạn xung yếu với bọ cánh tơ cần tập trung phòng trừ, nếu mật độ thấp nên sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc, mật độ quá cao thì mới áp dụng thuốc hóa học.

Triệu chứng bọ cánh tơ trên cành chè Triệu chứng bọ cánh tơ trên lá chè

Page 75: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

75

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

3. Rầy xanh (Empoasca flavescens)

3.1. Triệu chứngCả rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở phần búp lá non hút nhựa dọc

gân lá khiến lá biến dạng cong queo, trên có các đốm nhỏ vàng. Ít nghiêm trọng hơn thì lá chè có màu tía. Nếu nặng lá ngắn hơn và khô nhất là trong điều kiện nắng nóng lá bị khô từ đầu đến tận nách lá. Thiệt hại do rầy không chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn, còi cọc, giảm năng suất và chất lượng chè.

Rầy non Rầy trưởng thành

Vườn chè bị gây hại Rầy xanh gây hại

- Rầy xanh là loại côn trùng gây hại lớn cho chè ở nước ta. Với chè mới trồng, đặc biệt chè dưới 4 - 5 tháng tuổi rầy xanh có thể gây khô búp, cây sinh trưởng chậm, còi cọc thậm chí có thể làm chết cây. Với cây chè lớn hơn (thời kỳ định hình tạo tán) ít thiệt hại hơn.

Page 76: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

76

Hợp phần IV Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

3.2. Biện pháp phòng trừ- Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây khỏe (trồng mật độ vừa phải, bón phân

cân đối...) giữ ruộng sạch cỏ, tránh trồng xen hoặc xung quanh ruộng các cây ký chủ của rầy xanh.

Đốn, hái chè đúng kỹ thuật, đúng thời điểm tránh búp chè ra đúng thời điểm rầy rộ.Thu hái búp chè khi rầy rộ để hạn chế trứng rầy.

- Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè.Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nếu cần thiết chỉ nên sử dụng các thuốc ít độc, có phổ tác động hẹp, ít ảnh hưởng đến thiên địch.

- Sử dụng thuốc BVTV:Sử dụng một trong các loại thuốc có chứa các hoạt chất sau: Abamectin, Clothianidin, Dinotefuran, Emamectin benzoate, Matrine, Etofenprox, Nitenpyram,...

4.1. Triệu chứng gây hạiNhện đỏ là loại nhện gây hại quan trọng trên cây chè, chúng sống ở cả hai

mặt lá bánh tẻ đến lá trưởng thành (ở mặt trên nhiều hơn), thường tập trung dọc hai bên gân chính của lá,di chuyển chậm chạp, mật độ cao chúng hại cả búp chè, làm cây chè sinh trưởng kém, búp chè bị mù xoè nhiều. Nhện gây hại làm lá chè chuyển thành màu hung đỏ. Tại nơi chúng sống có thể có một lớp mạng nhện bao phủ được tạo bởi các sợi tơ ngắn và mảnh.

4. Nhện đỏ hại chè (Oligonychus coffeae)

Nhện trưởng thành Trứng nhện đỏ

Triệu chứng gây hại

Page 77: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

77

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

4.2. Biện pháp phòng trừ nhện hại chè- Chăm sóc cây khỏe, sử dụng cây che bóng họ đậu vừa có tác dụng cải tạo

đất, vừa tác dụng hạn chế nhện đỏ.

- Tưới phun mưa trong mùa khô, cành lá vườn nhiễm nhện sau khi đốn phải thu gom tiêu hủy

- Trong khi thu hái chè cần chú ý không để nhện lây lan từ nơi này sang nơi khác.

- Bảo vệ thiên địch của nhện (các loại nhện ăn thịt như nhện Phytoseiulus, Amblyseius, Typhlodromus, Mexecheles.; loại bọ rùa đen nhỏ, bọ cánh ngắn đen nhỏ, nhện chăng lưới nhỏ, ấu trùng loài cánh gân,...), chỉ dùng thuốc khi cần thiết.

- Biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV:Ưu tiên ứng dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc phòng trừ nhện đỏ hại chè có hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil; Emamectin benzoate; Matrine; Rotenone, Saponin

Khi phải sử dụng thuốc hóa học, có thể dùng một trong các thuốc có hoạt chất: Propargite, Hexythiazox, Pyridaben...

* Lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV cần áp dụng luân phiên để tránh hiện tượng nhện kháng thuốc.

5.1. Triệu chứng gây hại- Mọt đục lỗ để chui vào cành chè sinh sống, mọt trưởng thành đục ngoằn

ngoèo trong cành chè và thải mạt cưa ra ngoài. Những cành bị mọt hại khô héo dần dễ gẫy.

- Mọt gây hại quanh năm, chủ yếu trong mùa khô trên các giống chè cành, trong đó giống PH1, TB 14 mọt hại mạnh hơn.

- Đối với chè cành năm thứ nhất đến năm thứ 2 mọt đục lỗ gây hại từ gốc lên cành cấp 1, cấp 2.

Mọt hại chè Cành chè bị hại

5. Mọt đục cành hại chè (Xyleborua camerunus)

Page 78: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

78

Hợp phần IV Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

5.2. Biện pháp phòng trừKhi mọt mới gây hại có thể cắt bỏ cành bị đục, kết hợp bón phân, chăm sóc

để chè phát triển. Thu gom những cành cây bị mọt đục đem tiêu hủy.

Cần lưu ý vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6, khi mọt trưởng thành mới phát sinh, có thể phải phun thuốc (nếu vườn chè bị hại nặng từ năm trước).

Các thuốc có thể sử dụng: Abamectin, Matrine, Bacillus thuringiensis,... Nên kết hợp với dầu khoáng Petroleum oil, để tăng hiệu quả của thuốc.

* Lưu ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hái chè

6.2. Biện pháp phòng trừ- Hái chè đúng lứa, hái sạch búp bị sâu cuốn.

- Làm cỏ bón phân kịp thời, hợp lý, thường xuyên tạo cho vườn chè thông thoáng.

- Biện pháp phun thuốc: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Bacillusthuringiensis var.kurstaki, Citrus oil.

6. Sâu cuốn lá chè (Gracillaria theivora)6.1. Triệu chứng gây hại- Bướm đẻ trứng ở mặt dưới của lá hay bìa lá, sâu non nở ra chui vào lớp

biểu bì lá.

- Sau 5-6 ngày sâu di chuyển đến gần mép lá và cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần chất xanh hoặc ăn khuyết lá chè.

- Sâu phát triển mạnh từ tháng 3-5. Mỗi năm có từ 4-6 lứa.

- Sâu phá hại trên lá và búp non, lá bị hại phát triển chậm, phẩm chất chè kém.

Triệu chứng gây hại

Page 79: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

79

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

7. Bọ hung nâu (Maladera orientalis.)7.1. Triệu chứng gây hại - Bọ hung nâu gây hại bộ phận lá

non và búp chè ăn phần lá chỉ còn gân lá làm cho lá chè bị khô quăn sau đó rụng. Những lá ra sau tiếp tục bị hại và không phát triển được.

- Bọ hung nâu gây hại nặng làm cây chè ngừng sinh trưởng.

7.2. Biện pháp phòng trừDo bọ hung nâu (pha trứng, sâu

non) nằm dưới đất nên việc phòng trừ phức tạp, áp dụng biện pháp trồng cây phân xanh giữa 2 hàng chè đối với chè kiến thiết cơ bản; xác định thời kỳ đốn chè thích hợp để hạn chế bọ hung nâu ăn lá.

Có thể tối đi vợt để giảm bớt mật độ. Có thể dùng các thuốc có hoạt chất Abamectin, Bt, Emamectin benzoate, Metarhizium anisopliae, Rotenone + Saponin để trừ chúng vào chiều tối.

8. Bệnh phồng lá chè (Exsobasidium vexans)8.1. Triệu chứng gây hại- Bệnh thường phát sinh ở các bộ phận: lá non, lá bánh tẻ, đôi khi xuất hiện

ở cành non và quả non.- Ban đầu vết bệnh là các đốm nhỏ màu vàng nhạt xung quanh vết bệnh

bóng lên bất thường. Sau đó vết bệnh lớn dần, mặt trên lõm xuống, mặt dưới phồng lên, trên vết bệnh phủ một lớp phấn màu trắng. Cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu nâu, vết phồng khô xẹp xuống.

- Khi vết bệnh vỡ sẽ phóng thích bào tử, bào tử bệnh nhờ gió, mưa lan truyền đi nơi khác.

Vết bệnh ban đầu Lá bị hại nặng

Triệu chứng gây hại

Page 80: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

80

Hợp phần IV Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

8.2. Biện pháp phòng trừ- Biện pháp canh tác: Thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn chè, không

đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ nhiễm bệnh. Thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý giúp vườn chè thông thoáng và hạn chế ẩm độ trong vườn. Nên trồng các giống chè Shan kháng bệnh. Bón phân cân đối N, P, K, theo đúng quy trình. Khi bệnh xuất hiện tiến hành tỉa các lá và búp chè bị bệnh, hạn chế sự lây lan. Tiêu hủy tất cả các tàn dư cây bệnh.

- Sử dụng thuốc BVTV: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như:

+ Imibenconazole, Ningnanmycin, Cucuminoid

+ Gingerol, Kasugamycin

+ Polyoxin

9. Bệnh thối búp chè (Colletotrichum thaee sinensis)9.1.Triệu chứng gây hại- Bệnh chủ yếu hại lá, cuống lá, búp non và cành non. Vết bệnh đầu

tiên chỉ là các chấm nhỏ màu đen về sau phát triển nhanh và rộng (có thể rộng 2cm) khiến các lá non, cành non và búp chè trở nên có màu đen và rụng.

- Bệnh nặng có thể làm cho cây chè bị khô lá, rụng hết lá và búp không thể thu hoạch được.

- Bệnh hại chủ yếu ở những vườn chè để cành đem nhân giống và chè con trong vườn giâm cành. Mùa hè thời tiết nóng ẩm búp chè bị bệnh dễ rụng lá.

Triệu chứng ban đầu Búp bị hại nặng

Page 81: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

81

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

9.2. Biện pháp phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng thu gom đốt tàn dư cây bệnh, lá già rụng trong vườn

chè.

- Trong vườn ươm, khi bệnh chớm xuất hiện có thể dùng kéo cắt và gom đốt những cành bệnh để hạn chế sự lây lan.Trong quá trình chăm sóc vườn giâm cành phải thường xuyên vệ sinh, những ngày trời mư¬a phải điều khiển giàn che cho thông thoáng. Khi thấy bệnh xuất hiện dùng tay nhặt hết búp bệnh

- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Trichoderma viride; Citrus oil; Chitosan; Eugenol; Tổ hợp dầu thực vật; phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện ở đầu mùa mưa, khi sử dụng cần lưu ý thời gian cách ly của thuốc trước khi đến lứa hái.

10. Bệnh đốm xám (Pestalozzia theae)10.1. Triệu chứng gây hại- Bệnh hại chủ yếu trên lá già, lá bánh tẻ.

- Vết bệnh thường ở đầu mép lá hoặc giữa lá, lúc đầu chỉ là một chấm nhỏ màu nâu sau chuyển thành màu nâu đậm loang rộng ra và chuyển dần thành màu xám trắng có các vành đồng tâm ranh giới của vết bệnh và mô khỏe là một viền nâu đậm. Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro. Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng, cây phát triển còi cọc.

10.2. Biện pháp phòng trừ- Bệnh mới xuất hiện có thể thu gom lá bệnh xử lý triệt để.

- Đốn chè tập trung trong thời gian ngắn nhất.

- Có thể sử dụng các thuốc như: Cucuminoid + Gingerol, Oligosaccharins, Trichoderma viride,... để phòng trừ.

Triệu chứng ban đầu Lá bị hại nặng

Page 82: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

82

Hợp phần IV Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

Bệnh chết loang hại chè

11. Bệnh chết loang (hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh)11.1. Triệu chứng gây hại

- Có thể do các loài Vi sinh vật tấn công vào rễ cây làm cây không hút được dinh dưỡng nuôi cây, cây héo rũ rồi chết, dần dần lan thành từng đám. Phần rễ dưới đất bị mục nát, phần ngoài rễ có lớp tơ trắng mịn, giữa vỏ và rễ cây có sợi nấm màu nâu xám, hơi đen.

11.2. Biện pháp phòng trừ - Tăng cường bón phânchuồng hoai mục, ở những vùng chè bị bệnh có thể

bón phân chuồng cộng với chế phẩm Trichoderma.- Cây bị hại nhẹ có thể xử lý bằng thuốc Chitosan. Cây bị nặng, cần nhổ

bỏ tiêu hủy cây bệnh, xử lý đất trước khi trồng bằng các thuốc trên hoặc bằng vôi bột.

12. Bệnh khô cành (Physalosphora neglecta Petch)12.1. Triệu chứng gây hại- Thời kỳ đầu lá chè mất đi độ bóng, lá hơi cụp xuống, dần dần chuyển

sang màu xanh nhạt, sau cùng bộ lá chuyển sang màu nâu và khô nhưng vẫn lưu lại trên cây chè.

- Trên cành xuất hiện những vết bệnh lõm xuống (loét cành). Nhiều vết sẹo liền lại với nhau tạo nên một vết màu nâu đen, rất cứng làm tắc mạch dẫn, gặp hạn cành chè sẽ bị chết khô từ phía trên vết sẹo này.

- Những cành không bị hại vẫn sinh truởng bình thường. Nếu toàn bộ số cành bị bệnh thì cây chè sẽ chết.

Vết bệnh trên cành non Vết bệnh trên cành non

Page 83: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

83

Bảo vệ thực vật trên cây chè theo hướng an toàn, hiệu quả

12.2. Biện pháp phòng trừ - Cắt hết những cành bị bệnh từ phía dưới các vết loét. Nếu nương chè bị

nặng tiến hành đốn toàn bộ diện tích (vết đốn phía dưới các vết loét), thu dọn toàn bộ cành cắt đem tiêu hủy không cho nguồn bệnh phát triển.

- Mùa khô tưới nước cho nương chè. - Khi bị bệnh, cần giảm lượng phân đạm, tăng phân lân vi sinh và Kali cho

nương chè.- Sau khi cắt hoặc đốn, có thể dùng thuốc có hoạt chất: Ningnamycin,

Validamycin, Mancozeb, Metalaxyl khuyến cáo trừ nấm khô cành. Vì hiện nay cũng chưa có một loại thuốc nào được khuyến cáo trừ bệnh khô cành chè.

13. Bệnh tóc đen (Do nấm Marasmius equicrinis Mueller & Berkeley)

13.1.Triệu chứng gây hạiBan đầu xuất hiện những sợi nấm như tóc đen dài ở dưới các cành chè sát

mặt tán, sau đó lây lan dần ra các cây xung quanh. Gây hại trên tán cây, từ thân mọc ra từng sợi tóc dài có khi tới 30-50cm, mọc búi nhiều như tóc phụ nữ. Nấm gây hại trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng khô cây, chết cành và cuối cùng làm chết cây.

13.2. Biện pháp phòng trừ Sau khi đốn đau, cần vơ bỏ hết sợi tóc, sạch cỏ, cành chết tiêu hủy, tạo

vườn thông thoáng, không được tủ cỏ tươi cành bệnh lên gốc chè, cần rắc vôi bột để hạn chế nấm bệnh phát triển.

Sau khi đốn chè có thể phun một trong các thuốc gốc đồng để hạn chế bệnh: Copper Hydroxide, hoặc các thuốc trừ nấm khác được dùng trên cây chè.

* Ngoài ra trên cây chè còn có một số sâu bệnh hại sau: - Rầy xanh là loại côn trùng gây hại lớn cho chè ở nước ta. Với chè mới trồng, đặc biệt chè dưới 4 - 5 tháng tuổi rầy xanh có thể gây khô búp, cây sinh trưởng chậm, còi cọc thậm chí có thể làm chết cây. Với cây chè lớn hơn (thời kỳ định hình tạo tán) ít thiệt hại hơn.

Cây bị chết khô do bệnh tóc đen gây hại

Page 84: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

84

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Bài 2QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP IPM. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ THUỐC BVTV

TRÊN CHÈ

I. QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP IPM1. Quản lý dịch hại tổng hợp(IPM: Integrated pest management): là một hệ thống quản lý sâu bệnh hại

mà tuỳ thuộc vào môi trường liên quan và động thái của các loài sâu bệnh hại, con người sử dụng và phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật một cách hài hoà để duy trì quần thể sâu bệnh hại ở mức thấp hơn mức gây hại kinh tế.

Phòng trừ tổng hợp không quá tập trung vào một hoặc một nhóm biện pháp nào mà có thể sử dụng nhiều biện pháp thích hợp tác động lên sinh quần đồng ruộng (bao gồm các biện pháp kiểm dịch, canh tác, thủ công, sinh học, hoá học,...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng và các loài sinh vật có ích, không thuận lợi cho các loài gây hại.

1.1. Biện pháp canh tác Có rất nhiều biện pháp canh tác có tác dụng hạn chế sâu bệnh và cỏ dại hại

chè: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, trồng xen cây họ đậu, cây che bóng, bón phân, tưới phun hợp lí, thay đổi thời kỳ đốn, hái đúng kỹ thuật để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh,...

Page 85: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

85

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Làm đất sạch trước khi trồng hạn chế sâu bệnh, có dại ban đầu

Trồng cây che bóng, tưới phun hợp lý hạn chế nhện đỏ, bọ cánh tơ gây hại

Tủ gốc giữ ẩm, ngăn cỏ mọc lúc mới trồng

Bọ rùa ăn sâu hại Nhện bắt mồi Bọ ba khoang bắt mồi

1.2. Biện pháp sinh học- Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.

- Lợi dụng thiên địch tự nhiên trên cây chè, đó là các loài ăn thịt như nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp, Bọ cánh cứng ngắn Oligota sp, bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. Bọ trĩ bắt mồi Scolothrips sp. bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus,...

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại chè như các thuốc có hoạt chất: Bt, Matrine; Rotenone, Saponin; Trichoderma,...

Page 86: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

86

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

1.3. Các biện pháp thủ côngThu bắt sâu chùm, sâu rómgiai đoạn sâu non tuổi 1-2, bọ xít non của bọ xít

hoa, khi chúng còn sống tập trung; bọ nẹt, nhổ cỏ tay ở gốc chè 1 năm tuổi.

Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá non, sâu cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn, rệp hại,...

Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Nhổ bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trong nương chè,...

Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng.

1.4. Biện pháp hóa họcThuốc hóa học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng, chỉ sử dụng các

loại thuốc trừ dịch hại được phép sử dụng trên cây chè của BNN&PTNN ban hành hàng năm, các thuốc có thời gian phân hủy nhanh, hiệu quả trừ dịch hại, các thuốc BVTV thế hệ mới và không độc hại cho con người, môi trường.

Không nên dùng liên tục một loại thuốc quá 02 lần, luân phiên các thuốc có cơ chế tác động khác nhau để nhằm giảm tính kháng thuốc của dịch hại.

2. Thăm đồng thường xuyên Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về

hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch; tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè; những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước,... và tình hình thời tiết để có biện pháp xử lý kịp thời.

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨMHƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ HIỂU NHÃN THUỐC BVTV SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN CHÈ

1. Tầm quan trọng của nhãn thuốcNhãn thuốc là “Bản viết, bản in hoặc hình minh họa ở trên, hoặc gắn với

Thu bắt: Ổ sâu chùm Bọ nẹt Bẫy dính màu vàng

Page 87: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

87

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

thuốc hoặc bao bì trực tiếp của thuốc và bao bì ngoài hoặc bao gói bên ngoài gói thuốc bán lẻ”.

Nhãn thuốc có vai trò rất quan trọng vì cung cấp thông tin cho người sử dụng, đảm bảo sản phẩm thuốc được dùng đúng cách nhằm kiểm soát SVGH một cách hiệu quả cũng như cung cấp thông tin liên quan đến mối nguy và cách xử lý an toàn nhằm phòng tránh mọi tác động bất lợi cho người sử dụng thuốc, sinh vật không thuộc đối tượng xử lý thuốc và môi trường nói chung. Ngoài ra, nhãn thuốc cũng cung cấp thông tin thiết yếu về cảnh báo và chú ý đảm bảo an toàn cho người vận chuyển, phân phối, bán lẻ và sử dụng. Vì vậy người sử dụng phải đọc kỹ trước khi sử dụng.

Page 88: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

88

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

2. Một số thông tin quan trọng trên nhãn thuốc BVTV

2.1. Loại thuốc

Ghi theo công dụng của thuốc, gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và các loại khác trong Danh mục. Thuốc BVTVsinh học thì được ghi thêm từ “SINH HỌC” sau dòng chữ ghi loại thuốc (ví dụ: thuốc trừ sâu sinh học).

2.2. Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất

2.3. Số đăng ký là số của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTVdo Cục BVTV cấp.

2.4. Thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối, sản xuất thuốc BVTV

2.5. Số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng

2.6. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản

a) Công dụng, đối tượng phòng trừ (sinh vật gây hại, cây trồng);

b) Liều lượng, nồng độ, số lần, thời điểm và phương pháp xử lý;

c) Cách pha, trộn, phun rải và tỷ lệ dùng thuốc;

d) Thời gian cách ly;

đ) Khả năng phối hợp với các loại thuốc khác (nếu có);

e) Đề phòng kháng thuốc và thông tin về quản lý (nếu có);

g) Đối với thuốc BVTVđộc cao với ong mật sử dụng cho cây ăn quả, phải ghi cảnh báo: “không phun thuốc giai đoạn cây ra hoa”;

h) Đối với thuốc BVTVđộc cao với cá theo phân loại của GHS sử dụng cho lúa phải ghi cảnh báo: “thuốc độc cao với cá, không sử dụng trong khu vực nuôi trồng thủy sản”;

i) Thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp;

k) Cách bảo quản, xử lý thuốc thừa và bao bì trong và sau khi sử dụng;

l) Phải ghi rõ điều kiện cần thiết để bảo quản thuốc trên nhãn thuốc. Ví dụ: Bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30ºC.

Page 89: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

89

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

2.7. Thông tin về mối nguy (mức độ nguy hại của thuốc)

2.7.1. Phân loại nguy hại thuốc BVTV gồm:

- Nguy hại vật chất: Khí dễ cháy, Sol khí dễ cháy, khí chịu nén, chất lỏng dễ cháy, hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước, chất lỏng oxy hóa, chất rắn oxy hóa, ăn mòn kim loại

- Nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Độc cấp tính, Ăn mòn/kích ứng da, tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt, gây nhạy hô hấp hoặc da, khả năng gây đột biến gen, tế bào mầm, khả năng gây ung thư, độc tính sinh sản, độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu (tiếp xúc 1 lần), độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu (tiếp xúc lặp lại)

- Nguy hại ảnh hưởng đến môi trường: Nguy cơ cấp tính đối với môi trường nước, nguy cơ mãn tính đối với môi trường nước

2.7.2. Thể hiện yếu tố về mối nguy trên nhãn

Nhãn thuốc phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, vạch màu thể hiện mức độ nguy hại trên

Từ cảnh báo được sử dụng theo quy định của GHS gồm các từ: “NGUY HIỂM” được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn; “CẢNH BÁO” được sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;

Vạch màu cảnh báo có chiều cao không nhỏ hơn 10 % chiều cao nhãn.

7.2.2.1. Mối nguy sức khỏe

a) Độc cấp tính

Độc cấp tính chỉ những tác động bất lợi do dùng qua đường uống hoặc qua da một liều chất duy nhất, hoặc nhiều liều trong vòng 24 giờ, hoặc hít vào trong vòng 4 giờ”.

Page 90: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

90

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Hình đồ và từ cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Vạch màu

Nguy hiểm

Chết nếu nuốt phải

Chết khi tiếp xúc với da

ĐỎ

Nguy hiểm

Chết nếu nuốt phải

Chết khi tiếp xúc với da

ĐỎ

Nguy hiểm

Ngộ độc nếu nuốt phải

Ngộ độc khi tiếp xúc với da

VÀNG

Cảnh báo

Có hại nếu nuốt phải

Có hại khi tiếp xúc với da

VÀNG

(Không có hình đồ)

Cảnh báo

Có thể có hại nếu nuốt phải

Có thể có hại khi tiếp xúc với da

LAM

Bảng dưới đây liệt kê yếu tố ghi trên nhãn đối với các nhóm mối nguy của độc cấp tính:

Nhóm mối nguy

Tiêu chí phân loại(LD50 mg/kg/bw)

Loại 1

Qua đường miệng≤ 5

Qua da ≤ 50

Loại 2

Qua đường miệng< 5 - ≤ 50

Qua da< 50 - ≤ 200

Loại 2

Qua đường miệng< 50 - ≤ 300

Qua da< 200 - ≤ 1000

Loại 3

Qua đường miệng< 300 - ≤ 2000

Qua da< 1000 - ≤ 2000

Loại 4

Qua đường miệng< 2000 - ≤ 5000

Qua da< 2000 - ≤ 5000

Yếu tố ghi nhãn

Page 91: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

91

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Ăn mòn

Nguy hiểm Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt

Dấu chấm than

Cảnh báo Gây kích ứng da

(Không sử dụng hình đồ) Cảnh báo Gây kích ứng da nhẹ

b) Ăn mòn/kích ứng da

Ăn mòn da có nghĩa là sự gây hại cho da không thể thay đổi được sau khi sử dụng một chất thử trong vòng 4 giờ; và Kích ứng da có nghĩa là sự gây hại cho da có thể thay đổi được sau khi sử dụng một chất thử trong vòng 4 giờ

c) Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắtTổn thương mắt nghiêm trọng là sự gây hại cho mô mắt, hoặc giảm thị lực

nghiêm trọng, sau khi sử dụng một chất thử ở bề ngoài của mắt trong vòng 21 giờ, và sự gây hại này hoàn toàn không thể thay đổi được”; và “Kích ứng mắt là sự thay đổi của mắt sau khi sử dụng một chất thử ở bề ngoài của mắt trong vòng 21 giờ, và sự gây hại này hoàn toàn có thể thay đổi được”.

Nhóm mối nguy

Loại 1

(1A-1B-1C)

Loại 2

Loại 3

Yếu tố ghi nhãn

Page 92: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

92

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Ăn mòn

Nguy hiểm Gây tổn thương mắtnghiêm trọng

Dấu chấm than

Cảnh báo Gây kích ứng mắt nghiêm trọng

(Không sử dụng hình đồ) Cảnh báo Gây kích ứng mắt

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể gây ra các triệu chứng dị ứng hoặc hen xuyễn hoặc khó thở nếu hít phải

d) Chất gây nhạy hô hấpChất gây kích ứng đường hô hấp là chất gây ra sự tăng cảm ứng đường

khí sau khi hít phải chất đó”

Nhóm mối nguy

Loại 1

Loại 2A

Loại 2B

Nhóm mối nguy

Loại 1

Yếu tố ghi nhãn

Yếu tố ghi nhãn

Page 93: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

93

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không có mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không có mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báo

Nghi ngờ gây các khuyết tật di truyền(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không có mối nguy)

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Dấu chấm than

Cảnh báoCó thể gây ra một phản ứng dị ứng da

e) Chất gây nhạy daChất gây kích ứng da là chất gây dị ứng cho da sau khi tiếp xúc với da”.

Bảng dưới đây liệt kê yếu tố ghi trên nhãn đối với các nhóm mối nguy gây kích ứng da:

g) Khả năng gây đột biến gen/tế bào mầmNhững hóa chất gây đột biến gen/tế bào mầm là những hóa chất có thể gây

ra đột biến ở tế bào mầm của người và có thể chuyển sang con. Đột biến là sự thay đổi vĩnh viễn về lượng hoặc cấu trúc vật liệu di truyền trong tế bào”.

Nhóm mối

nguy

Loại 1A

Loại 1B

Loại 1C

Nhóm mối nguy

Loại 1

Yếu tố ghi nhãn

Yếu tố ghi nhãn

Page 94: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

94

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

h) Khả năng gây ung thưChất gây ung thư là chất hóa học hoặc hỗn hợp gây ung thư hoặc tăng ảnh

hưởng của ung thư”.

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể gây ung thư(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể gây ung thư(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báo

Có thể gây ung thư(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nhóm mối nguy

Loại 1

Loại 1B

Loại 2

Yếu tố ghi nhãn

Page 95: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

95

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

i) Độc tính sinh sảnGây độc hại đối vớihệ sinh sản bao gồm những tác động xấu đến chức năng

sinh lý và khả năng sinh sản ở nam và nữ trưởng thành, cũng như gây độc hại đến sự phát triển ở thế hệ con cái.

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc thai nhi(nêu rõ ảnh hưởng nếu biết hoặc đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể có hại đến khả năng sinh sản hoặc thai nhi(nêu rõ ảnh hưởng nếu biết hoặc đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báo

Nghi ngờ là có hại đến khả năng sinh sản hoặc trẻ sơ sinh(nêu rõ ảnh hưởng nếu biết hoặc đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

(Không sử dụng hình đồ)

(Không sử dụng từ cảnh

báo)

Có thể gây hại cho trẻ bú sữa mẹHoặcCó thể gây hại đến trẻ đang bú

Nhóm mối nguy

Loại 1

Loại 1B

Loại 2

Loại bổ sung ảnh hưởng

đối với hoặc qua đường

sữa mẹ

Yếu tố ghi nhãn

Page 96: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

96

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

j) Độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu (tiếp xúc 1 lần) Gây độc hại đối với cơ quan đích cụ thể/cơ quan mục tiêu là sự độc hại đối

với cơ quan đích không gây tử vong do phơi nhiễm một lần duy nhất. Bao gồm tất cả những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe có khả năng làm suy giảm chức năng, cả suy giảm thay đổi được và không thay đổi được, tức thời và/hoặc lâu dài và không được đề cập trong các loại mối nguy sức khỏe khác ở GHS.

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Gây tổn thương cho các cơ quan(hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng, nếu biết)(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báo

Có thể gây tổn thương các cơ quan (hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng, nếu biết)(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Dấu chấm than

Cảnh báo

Có thể gây kích thích hô hấphoặcCó thể gây đờ đẫn và chóng mặt

Nhóm mối nguy

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Yếu tố ghi nhãn

Page 97: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

97

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

k) Độc tính hệ thống cơ quan mục tiêu (tiếp xúc lặp lại)Gây độc hại đối với cơ quan đích cụ thể/cơ quan mục tiêu là sự độc hại đối

với cơ quan đích không gây tử vong do phơi nhiễm nhiều lần. Bao gồm tất cả những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe có khả năng làm suy giảm chức năng, cả suy giảm thay đổi được và không thay đổi được, tức thời và/hoặc lâu dài và không được đề cập trong các loại mối nguy sức khỏe khác ở GHS.

l) Mối nguy hít vàoHít vào có nghĩa là sản phẩm hóa chất dạng lỏng hoặc rắn đi vào khí quản

và hệ hô hấp dưới, trực tiếp qua đường miệng hoặc hốc mũi, hoặc gián tiếp qua nôn. Tính gây hại do hít vào bao gồm các ảnh hưởng cấp tính nghiêm trọng như viêm phổi hóa chất, các mức tổn thương phổi khác nhau hoặc tử vong sau khi hít vào

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Gây tổn thương cho các cơ quan(hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng, nếu biết)(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báo

Có thể gây tổn thương các cơ quan (hoặc chỉ rõ tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng, nếu biết)(nêu rõ đường phơi nhiễm/tiếp xúc nếu chắc chắn chứng minh được rằng các đường phơi nhiễm khác không gây mối nguy)

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ sức khỏe

Nguy hiểm

Có thể tử vong nếu nuốt phải và đi vào đường khí

Nguy cơ sức khỏe

Cảnh báoCó thể gây hại nếu nuốt phải và đi vào đường khí

Nhóm mối

nguy

Loại 1

Loại 2

Nhóm mối

nguy

Loại 1

Loại 2

Yếu tố ghi nhãn

Yếu tố ghi nhãn

Page 98: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

98

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

2.7.2.2. Mối nguy Môi trườnga) Mối nguy lâu dài đối với môi trường thủy sinhĐộc cấp tính đối với môi trường thủy sinh có nghĩa là thuộc tính của một

chất sẽ có hại đối với sinh vật sau khi sinh vật bị phơi nhiễm trong thời gian ngắn ở dưới nước với chất đó; và Mối nguy cấp tính là mối nguy mà một hóa chất gây ra do độ độc cấp tính của chất đó đối với một sinh vật trong thời gian sinh vật bị phơi nhiễm ngắn dưới nước với hóa chất đó.

b) Mối nguy lâu dài đối với môi trường thủy sinhĐộc mạn tính đối với môi trường thủy sinh có nghĩa là thuộc tính của một

chất sẽ gây ra ảnh hưởng có hại đối với sinh vật sống dưới nước trong thời gian sinh vật bị phơi nhiễm dưới nước, được xác định là có liên quan đến vòng đời của sinh vật; và Mối nguy lâu dài là mối nguy mà một hóa chất gây ra do độ độc mạn tính sau khi phơi nhiễm lâu trong môi trường thủy sinh

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ môi trường

Cảnh báo Rất độc đối với sinh vật thủy sinh

(Không sử dụng hình đồ)

(Không sử dụng từ cảnh

báo)

Độc đối với sinh vật thủy sinh

(Không sử dụng hình đồ)

(Không sử dụng từ cảnh

báo)

Có hại đối với sinh vật thủy sinh

Nhóm mối

nguy

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Yếu tố ghi nhãn

Page 99: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

99

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

b) Mối nguy lâu dài đối với môi trường thủy sinhĐộc mạn tính đối với môi trường thủy sinh có nghĩa là thuộc tính của một

chất sẽ gây ra ảnh hưởng có hại đối với sinh vật sống dưới nước trong thời gian sinh vật bị phơi nhiễm dưới nước, được xác định là có liên quan đến vòng đời của sinh vật; và Mối nguy lâu dài là mối nguy mà một hóa chất gây ra do độ độc mạn tính sau khi phơi nhiễm lâu trong môi trường thủy sinh

c) Mối nguy đối với tầng ozonTỷ lệ gây xáo trộn cho toàn bộ tầng ozone của một hợp chất cụ thể khi phát

thải một lượng tương ứng với lượng phát thải của CFC-11”

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Nguy cơ môi trường

Cảnh báo Rất độc đối với sinh vật thủy sinh với ảnh hưởng kéo dài

Nguy cơ môi trường

(Không sử dụng từ cảnh báo)

Độc đối với sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng kéo dài

(Không sử dụng hình đồ)

(Không sử dụng từ cảnh báo)

Có hại đối với sinh vật thủy sinh với ảnh hưởng kéo dài

(Không sử dụng hình đồ)

(Không sử dụng từ cảnh báo)

Có thể gây ảnh hưởng có hại kéo dài đối với sinh vật thủy sinh

Hình đồ và tên gọi Từ cảnh báo Cảnh báo nguy cơ/Diễn giải mối nguy

Dấu chấm than

Cảnh báo

Có hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường do phá hủy ozone

ở tầng khí quyển cao

Nhóm mối

nguy

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Nhóm mối

nguy

Loại 1

Yếu tố ghi nhãn

Yếu tố ghi nhãn

Page 100: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

100

Bài 2 Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

2.8. Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc BVTV an toànBao gồm các diễn giải, chỉ dẫn và biểu tượng hướng dẫn an toàn mô tả

những giải pháp, yêu cầu thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của thuốc BVTVgây ra khi tiếp xúc, vận chuyển hoặc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật; Thông tin về các triệu chứng ngộ độc, chỉ dẫn sơ cứu, xử lý y tế. Thông tin về thuốc giải độc (nếu có). Hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc BVTV như sau (theo TT 21)

1. “ĐỂ XA TẦM VỚI CỦA TRẺ EM”2. “ĐỌC KỸ NHÃN THUỐC TRƯỚC KHI DÙNG” 3. “KHÔNG hút thuốc, ăn hoặc uống trong khi sử dụng sản phẩm này” 4. “KHI TIẾP XÚC HOẶC CHUẨN BỊ THUỐC:” “TRÁNH: hít phải thuốc; để thuốc tiếp xúc với miệng, da và mắt”“MANG: bảo hộ lao động phù hợp”5. “NẾU BỊ DÍNH THUỐC”“Ngay lập tức cởi quần áo bị dính hoặc bị bắn nhiều thuốc”“Rửa kỹ phần bị dính thuốc bằng nhiều nước”6. “SAU KHI SỬ DỤNG:”“Rửa chân tay và tắm rửa” “ Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động”

1. “Giữ kín trong bao gói gốc được dán nhãn”.2. “KHÔNG sử dụng lại bao gói này vì bất kỳ mục đích nào khác”.3. “Để bao gói ở nơi an toàn, tránh xa thức ăn, trẻ em và động vật”.4. “Bỏ bao gói sau sử dụng đúng nơi quy định”.5. “Bao gói sau sử dụng phải được rửa 3 lần”

2.8.1. Hướng dẫn an toàn chung

2.8.2. Cất giữ, sử dụng và xử lý bao gói sau sử dụng

Page 101: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

101

Quản lý dịch hại tổng hợp ipm. Hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bvtv trên chè

2.8.3. Chú ý Không sử dụng các từ, cụm từ như“AN TOÀN”, “VÔ HẠI”, “KHÔNG ĐỘC” ...ám chỉ đến những nguy cơ tới người, động vật.

* Kích thước biểu tượng tối thiểu là 7 mm x 7 mm.

3. Ví dụ về nhãn thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên chè:

2.8.4. Biểu tượng hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc BVTV (TT 21)

Page 102: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

102

HỢP PHẦN VCANH TÁC CHÈ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Page 103: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

103

CANH TÁC CHÈ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bài 1

KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPI. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Sự nóng lên của trái đất

Nước biển dâng

Băng tan ở Bắc cực, Nam cực

Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Page 104: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

104

Bài 1 Khái niệm về biến đổi khí hậu và Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đến sản xuất nông nghiệp

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- Biến đổi khí hậu có liên đến các hoạt động làm gia tăng các chất thải khí

nhà kính, là khí giữ nhiệt trong khí quyển gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. - Các khínhà kính chủ yếu gồm: CO2, CH4, N2O.- Nguyên nhân dẫn đến phát thải một số khí nhà kính chủ yếu:

Nguyên nhân gây phát thải CO2

Nguyên nhân gây phát thải CH4

Nguyên nhân gây phát thải N2O

Page 105: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

105

Khái niệm về biến đổi khí hậu và Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đến sản xuất nông nghiệp

III. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Biến đổi khí hậu làm tăng sâu, bệnh hại cây trồng; phát sinh loài sâu bệnh hại mới

Page 106: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

106

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậuI. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CHÈ

1.1. Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa- Cây chè cũng là cây sợ úng.Nếu đất trồng chè bị ngập úng, rễ chè có thể

bị thối, cây sinh trưởng chậm;ngập úng kéo dài, cây chècó thể bị chết. - Dưới điều kiện khô hạn, búp chè sinh trưởng kém, nhanh bị mù, làm giảm

năng suất và chất lượng chè.

Nương chè sinh trưởng kém do khô hạn

Page 107: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

107

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ- Nhiệt độ không khí < 13oC hoặc > 30oC đều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh

trưởng của búp chè;- Ngưỡng nhiệt độ tối thấp cho búp chè sinh trưởng là 7 - 15oC, trung bình

khoảng 12,5oC; ngưỡng nhiệt độ tối đa búp chè có thể chịu đựng được là 35-40oC.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ

Mưa lớn tập chung, kéo dài gây xói mòn đất chè

Biến đổi khí hậu làm tăng mật độ các loại sâu, bệnh hại trên chè, phát sinh loài

dịch hại mới

Nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tính ổn định cua nguồn nước

Page 108: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

108

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

III. NGUY CƠ GÂY PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNGSẢN XUẤT CHÈ VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Page 109: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

109

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Phát thải khí nhà kính trong giai đoạn đoạn vườn ươm/chăm sóc vườn chè và biện pháp giảm thiểu

Trong các giai đoạn này, nguy cơ phát thải khí nhà kính chủ yếu xảy ra do các hoạt động bón phân, tưới nước và chất thải.

3.1.1. Phát thải khí nhà kính từ hoạt động bón phân và biện pháp giảm thiểu

Phân bón gây phát thải khí nhà kính khi chúng được sản xuất trong nhà máy (gián tiếp)và khi chúng được bón trực tiếp trên nương chè (trực tiếp).

TT Nguy cơ gây phát thải

Các biện pháp giảm thiểu

V Từ việc sử dụng phân bón hóa học:Khi bón phân trực tiếp vào đất (đặc biệt là phân N và các loại phân chứa ni-tơ), lượng phân chưa được cây hấp thụ, bị lưu giữ trong đất, dưới tác động của nhiệt (nắng) sẽ bị bốc hơi, giải phóng vào khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính khí;

- Tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Nguyên tắc sử dụng phân bón hiệu quả:+ Lưu trữ, bảo quản phân bón nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp;+ Dựa vào tiềm năng năng suất của giống, tuổi chè để xác định lượng phân bón hợp lý, nhằm sử dụng tiết kiệm phân bón đồng thời phát huy tốt tiềm năng suất của giống.+ Bón phân kết hợp cân đối NPK, hạn chế bón phân đơn (N và K khi bón đơn dễ bị rửa trôi).+ Bón kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ.+ Đối với các loại phân hóa học, nên chia thành nhiều đợt bón, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng búp.+ Bón vào những ngày râm mát, khi đất đủ ẩm (tốt nhất bón sau khi mưa hoặc trong khi mưa có mưa nhỏ), không bón phân trong điều kiện khô hạn, ngày nắng nóng hoặc trong khi đang mưa to.+ Bón trực tiếp vào đất, bón giữa hai hàng chè, dùng cuốc rạch sâu 5-8cm, bón xong gạt đất lại; không quãi phân lên lá

3.1.1.2 Từ việc sử dụng phân ủ compostTrong quá trình ủ phân, xác thực vật và chất thải hữu cơ phân hủy trong điều kiện yếm khí, giải phóng CH4 gây hiệu ứng nhà kính.

Tăng số lần đảo phân trong quá trình chế biến phân ủ để hạn chế hô hấp yếm khí, từ đó giảm phát thải khí CH4

Page 110: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

110

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1.1.3 Từ việc sử dụng phân chuồng:Quá trình phân hủy xác thực vật và chất thải hữu cơ (trong điều kiện thiếu oxy) trong phân chuồng sẽ giải phóng một lượng đáng kể khí CH4 vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.

chăn nuôi phục vụ chế biến phân ủ

TT Nguy cơ gây phát thải Các biện pháp giảm thiểu3.1.2.1 Hoạt động tưới chè giai đoạn

vườn ươm/sản xuất nguyên liệu búp đòi hỏi phải sử dụng điện và các loại vật tư như ống nhựa, dây nhựa....Các loại vật tư này được sản xuất từ các vật liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ (nhiên liệu hóa thạch), là nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính.

- Tưới nước tiết kiệm- Bảo quản các loại vật tư tưới (ống tưới, dây tưới...) để kéo dài tuổi thọ sử dụng

TT Nguy cơ gây phát thải Các biện pháp giảm thiểu3.1.3.1 Các loại cây con, nguyên liệu

búp, cành đốn, lá rụng... nếu không được sử dụng sẽ bị đốt hoặc để dầm mưa dãi nắng phân hủy trong điều kiện tự đều gây phát thải khí nhà kính (CO2, CH4...).

Các loại rác thải có nguồn gốc thực vật được thu gom để sử dụng cho việc chế biến các loại phân ủ compost

3.1.3.2 Chất thải trong quá trình làm vườn ươm/chăm sóc vườn chè (túi nilon, bao tải đựng phân, bao bì thuốc...) nếu không được xử lý đúng cách (đốt...) đều gây phát thải khí nhà kính.

Các loại rác thải có nguồn gốc không phải là thực vật (bao tải, túi nilon; chai, lọ nhựa, thủy tinh...) được thu gom, phân loại phục vụ xử lý, tái chế

3.1.2. Phát thải khí nhà kính từ hoạt động tưới và biện pháp giảm thiểu

3.1.3. Phát thải khí nhà kính từ các vật liệu đầu ra trong giai đoạn vườn ươm/chăm sóc vườn chè và biện pháp giảm thiểu

Page 111: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

111

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

TT Nguy cơ gây phát thải Các biện pháp giảm thiểu3.2.1 Trong quá trình chế

biến, việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch (than, dầu diesel, GAS), điện cho các công đoạn diện men, vò, sấy, lên men, chiếu sáng, quạt mát... đều gây phát thải khí nhà kính.

- Giảm sử dụng điện và sử dụng tiết kiệm điện, trong đó:+ Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa (thay thế nếu cần thiết) thiết bị máy móc để khai thác tốt công suất, giảm tiêu hao năng lượng điện.+ Sử dụng các thiết bị chiếu sáng, quạt mát trong nhà máy chế biến bằng các loại thiết bị phù hợp, công suất tiêu thụ điện năng thấp.+ Chỉ bật các thiết bị tiêu thụ điện khi cần thiết, vừa đủ cho hoạt động.- Sử dụng củi, gỗ để cung cấp nhiệt lượng thay thế điện.- Trong điều kiện cho phép, có thể sử dụng các nguồn điện từ thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời để cung cấp điện thay thế cho điện lưới.

3.2.2 Sử dụng gỗ từ các hoạt động khai thác nhưng không trồng tái sinh trong quá trình chế biến gián tiếp gây biến đổi khí hậu do phá bỏ bể hấp thụ khí nhà kính.

Củi gỗ phải được khai thác từ rừng/đồi, không làm giảm về diện tích hoặc mật độ (có khả năng tái sinh hoặc trồng thay thế sau khi được khai thác) nhằm duy trì bể hấp thụ khí nhà kính. Để sử dụng củi gỗ có hiệu quả cần làm khô gỗ (giúp tăng năng lượng nhiệt, tăng hiệu quả sử dụng gỗ) trước khi sử dụng.

TT Nguy cơ gây phát thải Các biện pháp giảm thiểu3.3.1 Vật liệu phục vụ đóng gói là các bao tải (giai đoạn

bảo quản), túi bao bì (sử dụng trực tiếp)... được sản xuất từ các hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, trong quá trình sản xuất đều gây phát thải khí nhà kính.

Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các loại bao bì (chỉ sử dụng khi cần thiết)

3.3.2 Các loại bao bì phục vụ đóng gói, khi không sử dụng hết, nếu được tiêu hủy không đúng cách (đốt...) sẽ gây phát thải khí nhà kính;

Tham khảo tiểu mục 3.1.3.1 của bài này

3.3.3 Sử dụng điện trong quá trình đóng gói sẽ gián tiến gây phát thải khí nhá kính (do quá trình sản xuất điện gián tiếp hoặc trực tiếp gây phát thải khí nhà kính);

Tham khảo mục 3.2 của bài này

3.3.4 Sản phẩm chè thành phẩm nếu không được tiêu thụ, trong quá trình lưu kho dưới tác dụng của ẩm độ, nhiệt độ, vi sinh vật sẽ bị phân hủy, gây phát thải khí CH4....

Tham khảo tiểu mục 3.1.3.2 của bài này

3.2. Phát thải khí nhà kính trong công đoạn chế biến (sơ chế, tinh chế) và biện pháp giảm thiểu

3.3. Phát thải khí nhà kính trong công đoạn đóng gói, bảo quản và biện pháp giảm thiểu

Page 112: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

112

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

3.4. Phát thải khí nhà kính trong công đoạn vận chuyển, tiêu thụ và biện pháp giảm thiểu

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT CHÈ ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN TẠI VIỆT NAM

4.1. Khoanh vùng trồng chè, trồng hàng cây chắn gió, lấy bóng mát- Chỉ trồng chè trên đất có độ dốc < 25o, dành một khoảng diện tích nhất

định trên đỉnh đồi (đối với những đồi cao và dốc) để trồng cây lâm nghiệp, tăng khả năng giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy, từ đó hạn chế xói mòn rửa trôi

- Tận dụng các khoảng trống (chỗ không thể trồng chè) để trồng cây lâm nghiệp, cung cấp củi đốt phục vụ chế biến.

- Chung quanh chân đồi, dọc theo các đường lên đồi, đường quanh đồi trồng các loại cây chắn gió, cây lấy bóng mát, tạo môi trường tiểu khí hậu mát ẩm tại khu vực đồi chè.

TT Nguy cơ gây phát thải

Các biện pháp giảm thiểu

- Quá trình vận chuyển sử dụng các phương tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu diesel khi bị đốt cháy sẽ phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Giảm tiêu thụ xăng, dầu diesel bằng cách lái xe có hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nguyên tắc lái xe hiệu quả và tiết kiệm chi phí:+ Đảm bảo lốp xe luôn được bơm căng đến mức khuyến cáo;+ Không để động cơ hoạt động trong khi xe đứng yên một chỗ trong thời gian dài;+ Nếu có thể, lựa chọn các tuyến đường vận chuyển tránh địa hình dốc và đồi núi;+ Giảm số lần thay đổi hộp số;+ Giữ cho xe di chuyển với tốc độ chậm và ổn định;+ Hạn chế tăng tốc xe để tránh tiêu hao nhiên liệu;+ Sử dụng đà thay vì máy gia tốc khi có thể;+ Hạn chế sử dụng phanh, chỉ sử dụng khi cần thiết;

Trồng cây lâm nghiệm trên đỉnh đồi chè

Trồng cây chắn gió, tạo bóng mát chung quanh đồi chè

Page 113: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

113

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

4.2. Sử dụng giống có tính thích ứngTrồng các giống chè được phép gieo trồng tại Việt nam, các giống LDP1,

LDP2, PH8, PH9, PH11... được đánh giá có khả năng chịu nóng và chịu hạn tốt.

Hầu hết các giống chè nhập nội từ Trung Quốc, Đài Loan.. (đặc biệt các giống nhập từ vùng có khí hậu lạnh) đều có khả năng chịu nóng, hạn kém.

4.4. Trồng chè theo đường đồng mứcChè là cây trồng lâu năm, chủ yếu được trồng trên đất dốc, do vậy việc

trồngchè theo đường đồng mức là yêu cầu bắt buộc. Nếu cây chè được trồng thành hàng theo đường đồng mức sẽ giúp tạo thành hàng rào ngăn áp lực dòng chảy của nước khi có mưa lớn, từ đó hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

Thước chữ A Xác định đường đồng mức bằng thước

chữ A

Đồi chè trồng theo đường đồng mức

Page 114: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

114

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

4.6. Thiết kế, bố trí hệ thống rãnh thoát nước hợp lý trên đồi chè- Các loại rãnh thoát nước trên nương chè gồm: rãnh ngắt nước, rãnh thoát

nước dọc sườn đồi, rãnh ngăn nước ngang sườn đồi, rãnh thoát nước cách ly.

+ Rãnh ngắt nước:bố trí ngoài rìa, theo đường đồng mức, phía trên vườn chè; sâu 50 - 100 cm, rộng 40 - 60cm.

+ Rãnh thoát nước dọc xườn đồi: bố trí ở vị trí hợp thủy, hoặc chỗ thấp dễ thoát nước; sâu 20 - 30cm, rộng 40 - 50cm.

+ Rãnh ngăn nước ngang xườn đồi: được bố trí ở ngang sườn đồi, giữa các lô chè, vùng đất có độ dốc 5-100, cứ 10-15 hàng chè làm một rãnh thoát nước; thiết kế nghiêng vào phía trong đồi chè, dẫn nước vào rãnh dọc hay hợp thuỷ; rộng 40-50cm, sâu 20- 30cm.

+ Rãnh thoát nước cách ly: được đặt ở bên trong đường quanh đồi;rộng 50 - 70cm, sâu 30 - 50cm.

Có thể trồng cỏ vertiver ở mép trên của các loại rãnh: rãnh ngắt nước, rãnh thoát nước ngang xườn đồi, rãnh thoát nước cách ly nhằm giảm áp lực dòng chảy (nhất là trong điều kiện mưa to), bảo vệ rãnh.

Bố trí rãnh thoát nước trên đồi chè

Page 115: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

115

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

4.7. Bổ sung chất hữu cơ, bảo vệ và cải tạo độ phì đất, chống xói mòn

- Che phủ đất:

- Trồng xen:

Bón phân hữu cơ cho chè

Nương chè che phủ bằng thực vật sống

(trồng lạc lưu niên)

Nương chè che phủ bằng xác thực vật (che phủ

bằng tế guột)

- Bón phân hữu cơ/compost:

Cung cấp một lượng dinh dưỡng và chất mùn đáng kể cho đất, tăng khả năng giữ nước (từ đó giảm xói mòn rửa trôi), giữ phân khoáng.

Nương chè trồng xen lạc Nương chè trồng xen cốt khí

Page 116: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

116

Bài 2 Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

- Các biện pháp khác nhằm tăng nguồn chất hữu cơ cho đất: để lại toàn bộ cành lá chè sau khi đốn; lá của cây bóng mát rụng xuống cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.

4.8. Trồng cây che bóng

Để lại cành lá chè sau khi đốn

Trồng cây che bóng trên nương chè (trồng cây muồng lá nhọn)

Page 117: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

117

Sản xuất chè ứng phó với biến đổi khí hậu

3.9. Tưới nước

Tưới bằng hệ thống phun sương Tưới bằng thiết bị cầm tay

Page 118: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF)

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

Biên tập và sửa bản in:PHẠM THỊ THANH MAI

Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

Trình bày:NGUYỄN ANH TUẤN

In 500 bản khổ 21x29.7 cm tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ in Việt – Nhật Địa chỉ: 29 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đăng ký KHXB Số 3316-2017/CXBIPH/26-150/TN Ngày 31 tháng 12 năm 2018Quyết định XB số:1314/QĐ-NXBTN ngày 26/10/2018

ISBN: 978-604-970-641-5In xong và nộp lưu chiểu Quý IV/2018

Danh sách Tác giả Biên soạn NSC- TOF - Sản xuất chè bền vững

Các giống chè và kỹ thuật nhân giống chè vô tính

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè thời kỳ kiến thiết cơ bản

Kỹ thuật chăm sóc và đốn hái chè kinh doanh

Canh tác chè ứng phó với biến đổi khí hậu

Chứng nhận mạng lưới nông nghiệp bền vững (SAN) cho chè

Phương pháp đào tạo/khuyến nông cho giảng viên

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Nguyễn Đình Vinh – Học viện nông nghiệp Việt NamTs. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ông Hoàng Thanh Hải – Tổ chức Veco Việt Nam

Ts. Nguyễn Viết Khoa – Trung tâm khuyến nông quốc gia.

Page 119: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Đặng Văn Thư – Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Ts. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ts. Nguyễn Đình Vinh – Học viện nông nghiệp Việt NamTs. Nguyễn Hữu Phong - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Ông Hoàng Thanh Hải – Tổ chức Veco Việt Nam

Ts. Nguyễn Viết Khoa – Trung tâm khuyến nông quốc gia.

Page 120: TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÔNG DÂN (TOF) - psav-mard.org.vnpsav-mard.org.vn/upload/document-en/NSC/TOF-Tea-VN.pdf · bÀi 1: khÁi niỆm vỀ biẾn ĐỔi khÍ hẬu vÀ Ảnh