60
1 UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng III (ÂM NHẠC) Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

1

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH

TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng III

(ÂM NHẠC)

Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

Page 2: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

2

PHẦN I. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CỦA NGÀNH

I. Một số điều của Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Page 3: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

3

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Điều 9. Phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Page 4: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

4

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Điều 11. Phổ cập giáo dục

1.3 Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Page 5: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

5

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 26. Giáo dục phổ thông

1. Giáo dục phổ thông bao gồm:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và

Page 6: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

6

những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:

1. Trường tiểu học.

2. Trường trung học cơ sở.

3. Trường trung học phổ thông.

4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Page 7: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

7

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này.

Điều 52. Điều lệ nhà trường

1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.

2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

d) Nhiệm vụ và quyền của người học;

đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;

e) Tài chính và tài sản của nhà trường;

g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Điều 53. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà

Page 8: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

8

trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

Điều 54. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

Page 9: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

9

2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và quản lý người học.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Nhà giáo

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

3.25 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.

Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Page 10: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

10

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền của nhà giáo

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm

Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Điều 83. Người học

1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;

c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

Page 11: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

11

2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 85. Nhiệm vụ của người học

Người học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 86. Quyền của người học

Người học có những quyền sau đây:

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

Page 12: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

12

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.

7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Điều 88. Các hành vi người học không được làm

Người học không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.

Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.

2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.

3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Page 13: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

13

Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.

Điều 97. Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Page 14: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

14

II. Một số điều của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 16. Tổ chuyên môn

1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 17. Tổ Văn phòng

1. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác.

2. Tổ Văn phòng có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

3. Tổ Văn phòng sinh hoạt hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1. Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học,

Page 15: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

15

đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

Page 16: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

16

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu

Page 17: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

17

niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;

b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định.

Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục

Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1. Đối với nhà trường:

a) Sổ đăng bộ;

b) Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến;

c) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;

d) Sổ gọi tên và ghi điểm;

đ) Sổ ghi đầu bài;

e) Học bạ học sinh;

g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

h) Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;

i) Hồ sơ thi đua;

k) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;

l) Hồ sơ kỷ luật;

m) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;

n) Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;

o) Sổ quản lý tài chính;

p) Hồ sơ quản lý thư viện;

q) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh;

r) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

2. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn.

3. Đối với giáo viên:

Page 18: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

18

a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học.

4. Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học.

5. Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS.

6. Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường

1. Trường trung học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2. Mỗi trường có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường.

3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 30. Giáo viên trường trung học

Page 19: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

19

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

Page 20: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

20

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Điều 32. Quyền của giáo viên

1. Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

Page 21: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

21

e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;

g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;

h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.

Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Page 22: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

22

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Page 23: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

23

III. Một số quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông

Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Page 24: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

24

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực

Page 25: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

25

tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Page 26: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

26

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn

1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.

Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên

1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

a) Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

Page 27: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

27

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Page 28: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

28

IV. Một số quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 2. Mục đích

Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

Điều 3. Phẩm chất chính trị

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Điều 5. Lối sống, tác phong

Page 29: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

29

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Page 30: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

30

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Page 31: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

31

PHẦN II. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

A. Nhaïc lí : I > Nhöõng thuoäc tính cuûa aâm thanh:

-Náö ôøã tÛ câãÛ Ûâm tâÛnâ æÛøm 2 æéÛuã

- LéÛuã tâö ù nâÛát : Nâö õná Ûâm tâÛnâ åâéâná céù ñéä cÛé tâÛáê , tìÛàm béåná ìéõ ìeät

áéuã æÛø tãeáná ñéäná vs duu ( tãeáná åeut cö û , ñÛù æÛên … )

- LéÛuã tâö ù 2 : Nâö õná Ûâm tâÛnâ céù 4 tâuéäc tsnâ ìéõ ìeät æÛø Ûâm tâÛnâ duøná

tìéná Ûâm nâÛuc

* 4 tâuéäc tsnâ cuûÛ AHm tâÛnâ :

- ½Ûé ñéä: Ñéä tìÛm béåná , cÛé tâÛáê

- Tìö ôøná ñéä: Ñéä náÛân dÛøã , náÛén

- ½ö ôøná ñéä: Ñéä mÛunâ , nâeu

- SÛéc tâÛùã: ½âæ sÛéc tâÛùã åâÛùc nâÛu cuûÛ Ûâm tâÛnâ

II>Caùc kí hieäu aâm nhaïc

*½Ûùc ås âãeäu áâã ñéä cÛé cuûÛ Ûâm tâÛnâ.

Náö ôøã tÛ duøná 7 teân néát ñeå áâã cÛé ñéä tö ø tâÛáê æeân cÛé æÛø:

ÑOH , REH , MI , PHA , SON , LA , SI

*Kâuéâná nâÛuc

-Géàm 5 déøná åeû séná séná vÛø cÛùcâ ñeàu nâÛu , 5 déøná åeû tÛué neân 4 åâe .

½Ûùc déøná , åâe ñö ôuc tsnâ tâeé tâö ù tö u tö ø dö ôùã æeân , náéÛøã ìÛ céøn céù nâãeàu

déøná åeû êâuu, åâe êâuu , êâsÛ tìeân âéÛqc dö ôùã déøná vÛø åâe câsnâ.

5 déøná

4 åâe

déøná, åâe êâuu

III >Khoùa:

-KâéùÛ æÛø ås âãeäu ñeå òÛùc ñònâ teân cuûÛ méät néát nâÛuc tìeân åâuéâná, céù 3 æéÛuã

åâéùÛ nâÛuc : åâéÛù Sén , åâéù PâÛ vÛø åâéùÛ Ñéâ,Tìéná ñéù åâéùÛ Sén tâéâná

duuná nâÛát . KâéùÛ Sén ñö ôuc vãeát bÛét ñÛàu tö ø déøná 2

Vs duu : KâéùÛ Sén

Page 32: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

32

Tö ø néát Sén , tÛ céù tâeå tìm ñö ôuc vò tìs cÛùc néát åâÛùc tâeé tâö ù tö u æãeàn bÛäc ôû

åâe , déøná ñã æeân âÛó ñã òuéáná

IV > Hình noát :

a . Khaùi nieäm: Hìnâ néát æÛø ås âãeäu áâã ñéä náÛân dÛøã, náÛén cuûÛ Ûâm tâÛnâ

Hìnâ néát tìéøn céù ñéä náÛân dÛøã nâÛát tìéná âeä tâéáná âìnâ néát

Hìnâ néát tìÛéná céù ñéä náÛân bÛnná nö ûÛ néát tìéøn

Hìnâ néát ñen bÛnná nö ûÛ néát tìÛéná

Hìnâ néát méùc ñôn bÛnná nö ûÛ néát ñen

b . Caùch vieát caùc hình noát treân khuoâng:

-Néát céù âìnâ bÛàu duuc náâãeâná veà êâsÛ beân êâÛûã

-Néát nÛnm ôû déøná tâö ù 3 céù tâeå quÛó ñuéâã æeân âéÛqc òuéáná

Page 33: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

33

-½Ûùc néát tö ø åâe tâö ù 3 tìôû æeân quÛó duéâã òuéáná âéÛqc náö ôuc æÛuã

-½Ûùc néát ôû cÛunâ nâÛu céù tâeå néáã bÛnná méät vÛucâ âéÛqc âÛã vÛucâ náÛná.

c . Daáu laëng:

-DÛáu æÛqná æÛø ås âãeäu câæ tâôøã áãÛn tÛum náö øná náâæ cuûÛ Ûâm tâÛnâ. Méãã âìnâ

néát céù méät dÛáu æÛqná tö ôná ö ùná

V > Nhòp vaø Phaùch – Nhòp 4

2:

a- Khaùi nieäm nhòp:

Nâòê æÛø nâö õná êâÛàn nâéû céù áãÛù tìò tâôøã áãÛn bÛnná nâÛu, ñö ôuc æÛqê ñã æÛqê æÛuã

ñeàu ñÛqn tìéná méät bÛûn nâÛuc , bÛøã âÛùt . Gãö õÛ cÛùc nâòê céù méät vÛucâ ñö ùná ñeå

êâÛân cÛùcâ ñéù æÛø vÛucâ nâòê.

VÛucâ nâòê

Nâòê

b . Khaùi nieäm phaùch:

Méãã nâòê æÛuã câãÛ nâö õná êâÛàn nâéû âôn ñeàu nâÛu veà tâôøã áãÛn áéò æÛø êâÛùcâ.

1 2 1 2 1 2 1 2

Page 34: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

34

c . Nhòp 4

2:

-Soá chæ nhòp : LÛø âÛã câö õ séá ñÛqt ôû ñÛàu bÛûn nâÛuc , ñeå câæ æéÛuã nâòê , séá

êâÛùcâ tìéná nâòê vÛø ñéä dÛøã cuûÛ êâÛùcâ , séá ñÛqt ôû tìeân câæ séá æö ôuná êâÛùcâ

tìéná méãã nâòê , séá ñÛqt ôû dö ôùã câæ ñéä dÛøã cuûÛ êâÛùcâ , ñéä dÛøã cuûÛ êâÛùcâ bÛnná

néát tìéøn câãÛ câé câsnâ séá ñéù

-Nhòp 4

2 céù 2 êâÛùcâ tìéná 1 éâ nâòê , áãÛù tìò tìö ôøná ñéä méãã êâÛùcâ bÛnná

méät néát ñen , êâÛùcâ 1 mÛunâ , êâÛùcâ 2 nâeu

1 2 1 2 1 2

VI > Nhòp vaø caùch ñaùnh Nhòp :

a . Khaùi nieäm nhòp

- Nâòê céù 3 êâÛùcâ tìéná méät éâ nâòê, êâÛùcâ ñÛàu mÛunâ, 2 êâÛùcâ sÛu

nâeu, áãÛù tìò

tìö ôøná ñéä cuûÛ méãã êâÛùcâ tö ôná ö ùná vôùã méät néát ñen.

Vs duu:

3 4

3 4

3 4

Page 35: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

35

b .Sô ñoà vaø caùch ñaùnh nhòp

-Sô ñoàø:

1 3

2

*Caùch ñaùnh nhòp:

- Méät ñÛùnâ tâeé câãeàu muõã teân séá 1

- HÛã ñÛùnâ tâeé câãeàu muõã teân séá 2

- BÛ ñÛùnâ tâeé câãeàu muõã teân séá 3

HS véã tÛó tâeé êâÛùcâ- mÛunâ - nâeu-,nâeu

VII > Nhöõng kyù hieäu thöôøng gaëp trong baûn nhaïc :

-DÛáu néáã: duøná ñeå æãeân åeát 2 âÛó nâãeàu néát nâÛuc céù cuøná cÛé ñéä

-DÛáu æuóeán: duøná ñeå æãeân åeát 2 âÛó nâãeàu néát nâÛuc céù cÛé ñéä åâÛùc nâÛu

-DÛáu nâÛéc æÛuã, åâuná tâÛó ñéåã: duøná ñeå nâÛéc æÛuã méät ñéÛun nâÛuc, néù tâö ôøná

ñã cuøná vôùã åâuná tâÛó ñéåã

-DÛáu quÛó æÛuã: tâö ôøná ñö ùùná ôû ñÛàu vÛø cuéáã bÛûn nâÛuc duøná ñeå nâÛéc æÛuã téÛøn

bÛøã nâÛuc

3 4

Page 36: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

36

4 4

4 4

4 4

VIII > Nhòp

Û. KâÛùã nãeäm : Nâòê céøn céù åóù âãeäu æÛø ½. Méãã nâòê céù 4 êâÛùcâ,

méãã êâÛùcâ bÛnná méät néát ñen. PâÛùcâ tâö ù nâÛát mÛunâ, êâÛùcâ tâö ù 2 nâeu,

êâÛùcâ tâö ù 3 mÛunâ vö øÛ, vÛø êâÛùcâ tâö ù 4 nâeu

Vs duu :

- Ks âãeäu : âÛó ( ½ )

b. Sô ñéà nâòê : ( ½ )

4

2 3

1

IX > Cung vaø nöûa cung – Daáu hoùa :

a . Cung vaø nöûa cung

Page 37: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

37

-KâÛùã nãeäm : ½uná vÛø nö ûÛ cuná æÛø ñôn vò duøná ñeå câæ åâéÛûná cÛùcâ

veà ñéä cÛé áãö õÛ 2 Ûâm tâÛnâ ñã æãeàn bÛäc .Méät cuná bÛnná 2 nö ûÛ cuná

Vs duu:

- Quó ñònâ veà cuná vÛø nö ûÛ cuná tìéná 7 bÛäc Ûâm tö u nâãeân

Ñéâ – Reâ = 1 cuná

Reâ- Mã = 1 cuná

Mã – PâÛ = nö ûÛ cuná

PâÛ – Sén = 1 cuná

Sén – LÛ = 1 cuná

LÛ – Sã = 1 cuná

Sã – Ñéâ = nö ûÛ cuná

- Kóù âãeäu cuná vÛø nö ûÛ cuná

b >DÛáu âéÛù :

- KâÛùã nãeäm : DÛáu âéÛùæÛø ås âãeäu duøná ñeå tâÛó ñéåã ñéä cÛé cÛùc néát nâÛuc, céù

3 æéÛuã dÛáu âéÛù tâö ôøná duøná æÛø :

- DÛáu tâÛêná : NÛâná cÛé ½ cuná

- DÛáu áãÛùná : HÛu tâÛáê òuéáná ½ cuná

- DÛáu bìnâ : ½âæ sôu âuóû béû âãeäu æö uc cuûÛ dÛáu tâÛêná vÛø dÛáu áãÛùná

Page 38: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

38

-DÛáu âéÛù suéát : ÑÛqt ôû ñÛàu åâuéâná nâÛuc

( sÛu åâéùÛ nâÛuc ) áéuã æÛø âéÛù bãeåu .½Ûùc dÛáu âéÛù tìéná âéÛù bãeåu ñö ôuc áâã

cuøná æéÛuã, néù céù âãeäu æö uc vôùã tÛát cÛû cÛùc néát cuøná teân tìéná bÛûn nâÛuc .Tìeân

âéÛù bãeåu céù tö ø 1 ñeán 7 dÛáu

VD :

-DÛáu âéÛù bÛát tâö ôøná : ÑÛqt ôû tìö ôùc néát nâÛuc céù Ûûnâ âö ôûná tôùã cÛùc néát nâÛuc

cuøná teân tìéná êâÛum vã méät nâòê

VD :

X > Sô löôïc veà Quaõng :

- KâÛùã nãeäm :

QuÛõná æÛø åâéÛûná cÛùcâ veà ñéä cÛé áãö õÛ 2 Ûâm vÛná æeân cuøná æuùc âÛó æÛàn æö ôut

-QuÛõná vÛná æeân æÛàn æö ôut áéuã æÛø quÛõná áãÛã ñãeäu:

Vs duu :

- QuÛõná vÛná æeân cuøná æuùc áéuã æÛø quÛõná âéÛø Ûâm

Page 39: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

39

Vs duu :

+½Ûùcâ áéuã teân quÛõná :

- QuÛõná 1 : áéàm 2 néát cuøná teân , cuøná cÛé ñéä

- Reâ êâÛ: QuÛõná 3

-Tö ôná tö u quÛõná 3 : Mã Sén

XI > Gam tröôûng – Gioïng tröôûng :

+ GÛm tìö ôûná :

-GÛm tìö ôûná æÛø âeä tâéáná 7 bÛäc Ûâm ñö ôuc sÛéê òeáê æãeàn bÛäc âìnâ tâÛønâ dö uÛ

tìeân céâná tâö ùc cuná vÛø nö ûÛ cuná sÛu :

VD : GÛm ñéâ tìö ôûná

Page 40: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

40

- AHm éån ñònâ nâÛát tìéná áÛm áéuã æÛø Ûâm câuû , ( BÛäc I ) , tìéná áÛm Ñéâ

tìö ôûná , Ûâm câuû æÛø néát Ñéâ

+ Gãéuná tìö ôûná :

-½Ûùc bÛäc Ûâm tìéná áÛm tìö ôûná ñö ôuc sö û duuná ñeå òÛâó dö uná áãÛã ñãeäu méät

bÛøã âÛùt âéÛqc méät bÛûn nâÛuc , náö ôøã tÛ áéuã ñéù æÛø áãéuná tìö ôûná åeøm tâeé teân

Ûâm câuû

- VD : BÛøã TÑN séá 4 ( Lôùê 6 )

* BÛøã nâÛuc tìeân vãeát ôû áãéuná Ñéâ tìö ôûná , Ûâm câuû æÛø néát Ñéâ , âéÛù bãeåu

åâéâná céù dÛáu tâÛêná , áãÛùná , néát åeát tâuùc æÛø néát Ñéâ

*AHM NHAϽ THÖ ÔØNG THÖ Ù½ :

I > NâÛuc só VÛên ½Ûé : ( 1923 – 1995 )

-VÛên ½Ûé æÛø méät tìéná nâö õná nâÛuc só æôùê ñÛàu tãeân cuûÛ neàn Ûâm nâÛuc Vãeät

NÛm âãeän ñÛuã . Nâö õná bÛøã âÛùt Suéáã mô , Tâãeân tâÛã , ÑÛøn câãm Vãeät ,

TâÛêná Léná âÛønâ åâuùc cÛ … cuûÛ OHná sÛùná tÛùc tìö ôùc ½Ûùcâ MÛuná tâÛùná 8

ñö ôuc nâãeàu náö ôøã ö u tâscâ .

-NÛêm 1944 , OHná sÛùná tÛùc bÛøã âÛùt Tãeán quÛân cÛ , ½Ûùcâ MÛunâ tâÛùná 8 tâÛønâ

céâná , tÛuã åóø âéuê ñÛàu tãeân cuûÛ Quéác âéäã åâéùÛ I nö ôùc Vãeät NÛm DÛân câuû

Page 41: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

41

½éäná âéøÛ , bÛøã âÛùt ñÛõ ñö ôuc ½âuû Tòcâ Héà ½âs Mãnâ ñeà náâò câéuun æÛøm Quéác

½Û . Tö ø ñéù bÛøã âÛùt Tãeán quÛân cÛ ñÛõ tìôû tâÛønâ Quéác ½Û cuûÛ nö ôùc Vãeät NÛm.

- Tìéná åâÛùná câãeán câéáná tâö uc dÛân PâÛùê ( 1946 – 1954 ) , nâÛuc só VÛên

½Ûé ñÛõ vãeát nâö õná bÛøã âÛùt néåã tãeáná nâö : Tìö ôøná cÛ Séâná Léâ, ½Û náôuã Héà

½âuû Tòcâ , NáÛøó muøÛ , Tãeán veà HÛø Néäã …

II > NâÛuc só Lö u Hö õu Pâö ôùc: Sãnâ náÛøó 12/9/1921 tÛuã Huóeän OH Méân, tænâ

½Ûàn Tâô. OHná bÛét ñÛàu séÛun nâÛuc åâã môùã 15 , 16 tuéåã , OHná æÛø tÛùc áãÛû cuûÛ

méät séá bÛøã âÛùt céù áãÛù tìò æòcâ sö û nâö : Tãeáná áéuã tâÛnâ nãeân, Leân ñÛøná ,

KâÛûã âéÛøn cÛ , Héàn tö û só , GãÛûã êâéùná Mãeàn NÛm , Tãeán veà SÛøã Géøn … NáéÛøã

ìÛ OHná céøn æÛø nâÛø náâãeân cö ùu Ûâm nâÛuc , nâÛø âéÛut ñéäná câsnâ tìò , òÛõ âéäã

néåã tãeáná . OHná sÛùná tÛùc nâãeàu bÛøã âÛut câé Tâãeáu nâã vÛø ñö ôuc êâéå bãeán

ìéäná ìÛõã nâö : Reé vÛná bìnâ mãnâ , Tâãeáu nâã tâeá áãôùã æãeân âéÛn , MuùÛ vuã

-OHná mÛát náÛøó 12/ 6/ 1989 tÛuã TâÛønâ êâéá Héà ½âs Mãnâ , ôû TâÛønâ êâéá ½Ûàn

tâô céù méät céâná vãeân æôùn ñö ôuc mÛná teân Lö u Hö õu Pâö ôùc vÛø tÛuã Huóeän OH

Méân céù méät tìö ôøná tìuná âéuc êâéå tâéâná mÛná teân OHná. OHná ñö ôuc NâÛø

nö ôùc Tìuó tÛqná GãÛûã tâö ôûná Héà ½âs Mãnâ veà VÛên âéuc náâeä tâuÛät.

III > DÛân cÛ Vãeät NÛm :

-DÛân cÛ: LÛø nâö õná bÛøã âÛùt dé nâÛân dÛân sÛùná tÛùc , åâéâná ìéõ teân TÛùc áãÛû vÛø

ñö ôuc æö u tìuóeàn tö ø ñôøã nÛøó sÛná ñôøã åâÛùc .

-DÛân cÛ méãã nö ôùc , méãã dÛân téäc âÛó méãã vuøná , méãã mãeàn ñeàu céù Ûâm ñãeäu ,

êâéná cÛùcâ ìãeâná bãeät . Sö u åâÛùc nâÛu tuøó tâuéäc vÛøé méâã tìö ôøná séáná , âéÛøn

cÛûnâ ñòÛ æóù , vÛø ñÛqc bãeät æÛø náéân náö õ ( vs duu : DÛân cÛ cÛùc dÛân téäc TÛâó

Náuóeân åâÛùc vôùã DÛân cÛ cÛùc dÛân téäc mãeàn nuùã êâsÛ BÛéc , dÛân cÛ ñéàná

bÛnná BÛéc Béä deã êâÛân bãeät vôùã dÛân cÛ NÛm Béä … ) Vãeät NÛm æÛø méät quéác

áãÛ ñÛ dÛân téäc vôùã méät neàn vÛên âéùÛ æÛâu ñôøã , dé ñéù dÛân cÛ Vãeät NÛm véâ

cuøná êâéná êâuù vÛø ñÛ dÛuná . Kâé tÛøná dÛân cÛ Vãeät NÛm bÛé áéàm nâãeàu

vuøná , mãeàn ,nâãeàu tâeå æéÛuã . DÛân cÛ QuÛn Héu BÛéc Nãnâ, âÛùt XéÛn ôû Pâuù

Tâéu , âÛùt Vs , âÛùt Tìéáná quÛân ôû nâãeàu æÛøná queâ BÛéc Béä , âÛùt Déâ ôû HÛø TÛâó ,

HÛùt Vs dÛqm ôû Náâeä An, HÛø Tónâ … ÔÛ Tìuná Béä céù Héø Hueá , Lóù Hueá , âÛùt

SÛéc BuøÛ … ÔÛ NÛm Béä céù cÛùc ñãeäu Lóù , ñãeäu Héø , néùã Tâô … DÛân cÛ cuûÛ cÛùc

dÛân téäc mãeàn nuùã êâsÛ BÛéc ( ñéàná bÛøé TâÛùã , H’méâná, Mö ôøná … ) dÛân cÛ

cuûÛ cÛùc dÛân téäc TÛâó Náuóeân ( GãÛ ìÛã , EH ñeâ, BÛ nÛ, Xô ñÛêná … ) ñeàu céù

bÛûn sÛéc ìãeâná .

Page 42: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

42

-NáéÛøã ìÛ tÛ céøn céù nâö õná æéÛuã âÛùt céù nâÛuc ñeäm tâeé nâö ½âÛàu vÛên , ½Û tìuø

, ½Û Hueá , ½Û QuÛûná , nâÛuc tÛøã tö û Mãeàn NÛm… vÛø nâö õná âìnâ tâö ùc ½Û åòcâ

dÛân téäc ñéäc ñÛùé nâö Tuéàná , ½âeøé , ½Ûûã æö ôná …

IV > NâÛuc só Pâéná NâÛõ : OHná sãnâ náÛøó 4/4/1924 , Queâ ôû Duó Tãeân , HÛø

NÛm OHná ñö ôuc áâã nâÛän æÛø NâÛuc só cuûÛ tuéåã tâôvì ñÛõ sÛùná tÛùc nâö õná bÛøã

âÛùt áãÛù tìò ñéùná áéùê câé êâéná tìÛøé cÛ âÛùt cuûÛ tìeû em náÛó tö ø náÛøó ñÛàu

½Ûùcâ MÛuná tâÛùná 8 . Méät séá bÛøã âÛùt tìôû tâÛønâ bÛøã âÛùt tìuóeàn tâéáná cuûÛ Ñéäã

Tâãeáu Nãeân Tãeàn Pâéná nâö :Aã óeâu BÛùc Héà ½âs Mãnâ âôn tâãeáu nãeân nâã

ñéàná , ½uøná nâÛu tÛ ñã æeân , Kãm Ñéàná , NâÛnâ bö ôùc nâÛnâ nâã ñéàná , Ñã tÛ

ñã æeÛn …

-OHná ñö ôuc NâÛø nö ôùc Pâéná tÛqná áãÛûã tâö ôûná NâÛø nö ôùc veà VÛên âéuc náâeä

tâuÛät .

V > NâÛuc só Méâ-DÛ :

Méâ – DÛ æÛø nâÛuc só tâãeân tÛøã náö ôøã AÙé vÛøé cuéáã tâeá åæ XVIII .

-BÛ tuéåã , OHná ñÛõ téû ìÛ æÛø tâÛàn ñéàná veà Ûâm nâÛuc , céù tâeå æÛäê æÛuã tìeân tÛát cÛû

êâsm ñÛøn tÛát cÛû cÛùc bÛûn nâÛuc mÛø Méâ-DÛ ñÛõ ñö ôuc náâe quÛ , duø câæ méät æÛàn

. NÛêm tuéåã OHná ñÛõ sÛùná tÛùc nâö õná ñãeäu nâÛuc muùÛ vÛø bãeát câôã ñÛøn ½æÛ-vô-

òÛnâ , ñÛøn Oéùc-áôvÛø ñÛøn Vãéâæéân, SÛùu tuéåã , OHná bãeåu dãeãn tìö ôùc åâÛùn áãÛû

ôû Vãeân , tâuû ñéâ nö ôùc AÙé, nôã ñö ôuc céã æÛø tìuná tÛâm Ûâm nâÛuc cuûÛ câÛâu AHu

tâôøã ñéù. Kâã 7 tuéåã . OHná cuøná ½âò áÛùã æuùc ñéù 10 tuéåã tâeé ½âÛ ñã bãeåu dãeãn

ôû âÛàu âeát åâÛéê cÛùc tâÛønâ êâéá æôùn vÛø tâuû ñéâ câÛâu AHu , tìéná âéÛøná cuná

tìö ôùc cÛùc vuÛ câuùÛ . Méâ-DÛ sÛùná tÛùc ìÛát nâãeàu tÛùc êâÛåm bÛé áéàm cÛùc tâeå

æéÛuã nâö : Xéâ nÛùt , GãÛé âö ôûná , cÛùc vôû nâÛuc åòcâ . TÛäê nâÛuc éâná sÛùná tÛùc

nÛêm æeân 7 tuéåã ñeà tÛqná céâná câuùc nö ôùc PâÛùê ñö ôuc òÛûn òuÛát tÛuã PÛ-ìã nÛme

1763 . NáéÛøã vãeäc náâãeân cö ùu sÛâu æóù tâuóeát Ûâm nâÛuc , OHná céøn âéuc æòcâ sö û ,

ñòÛ æóù , séá âéuc … Méân náéÛuã náö õ ñÛqc bãeät æÛø tãeáná YÙ, Méâ-DÛ néùã vÛø vãeát ìÛát

áãéûã . OHná mÛát æuùc môùã 35 tuéåã tìéná cÛûnâ náâeøé. OHná ñÛû ñeå æÛuã câé ñôøã séá

æö ôuná tÛùc êâÛåm Ûâm nâÛuc ìÛát æôùn vôùã áãÛù tìò náâeä tâuÛät ñÛut tôùã ñænâ cÛé câéùã

æéuã .

VI > NâÛuc âÛùt vÛø NâÛuc ñÛøn:

-Náâeä tâuÛät bãeåu dãeãn Ûâm nâÛuc ìÛát êâéná êâuù, céù nâãeàu âìnâ tâö ùc bãeåu

dãeãn Ûâm nâÛuc åâÛùc nâÛu , nâö ná céù tâeå câãÛ æÛøm âÛã æéÛuã câsnâ

-NâÛuc âÛùt ( TâÛnâ nâÛuc )

-NâÛuc ñÛøn ( Kâs nâÛuc )

Page 43: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

43

-Nâö õná tÛùc êâÛåm Ûâm nâÛuc tâuéäcnâãeàu tâeå æéÛuã åâÛùc nâÛu ñö ôuc bãeåu dãeãn

bÛnná cÛùc âìnâ tâö ùc âÛùt : Ñôn cÛ , Séná cÛ , Téáê cÛ , Ñéàná cÛ , Hôuê òö ôùná ,

NâÛuc åòcâ . Ñeàu tâuéäc tâeå æéÛuã nâÛuc âÛùt ( TâÛnâ nâÛuc ). NâÛuc âÛùt åâã bãeåu

dãeãn tâö ôøná céù êâÛàn ñeäm cuûÛ nâÛuc cuu.

-Nâö õná bÛûn nâÛuc séÛun câé nâÛuc cuu bãeåu dãeãn , áéuã câuná æÛø nâÛuc ñÛøn ( Kâs

nâÛuc ), nâÛuc ñÛøn céù nâãeàu âìnâ tâö ùc bãeåu dãeãn vÛø quó méâ åâÛùc nâÛu.

-Méät nâÛuc cuu bãeåu dãeãn ñö ôuc áéuã æÛø ñéäc tÛáu

-Méät téáê nâÛuc cuu âÛó cÛû dÛøn nâÛuc bãeåu dãeãn áéuã æÛø âéøÛ tÛáu.

VII > NâÛuc só VÛên ½âuná : ( 1914 – 1984 )

-Teân åâÛã sãnâ cuûÛ OHná æÛø MÛã vÛên ½âuná, sãnâ náÛøó 20/6/1914. Queâ ôû

Pâuø Tãeân - Tãeân Lö õ - Hö ná Yeân

-NâÛu só VÛên ½âuná tâuéäc tâeá âeä ñÛàu tãeân cuûÛ neàn Ûâm nâÛuc môùã Vãeät NÛm .

OHná sÛùná tÛùc cÛ åâuùc tö ø nÛêm 1936 , åâã ½Ûùcâ MÛuná tâÛùná 8 tâÛønâ céâná

cÛùc bÛøã âÛùt cuûÛ OHná êâÛûn Ûùnâ cuéäc séáná môùã , áÛén æãeàn vôùã nâö õná âéÛut

ñéäná cuûÛ nâÛân dÛân tìéná câãeán ñÛáu vÛø tìéná æÛé ñéäná sÛûn òuÛát.

-AHm nâÛuc cuûÛ OHná âéàn nâãeân , câÛát êâÛùc , tìéná sÛùná , ñÛäm ñÛø Ûâm ñãeäu

dÛân áãÛn , OHná céù nâãeàu bÛøã âÛùt tâÛønâ céâná veà ñeà tÛøã néâná tâéân tìéná

åâÛùná câãeán vÛø âéøÛ bìnâ .

-OHná æÛø tÛùc áãÛû nâãeàu bÛøã âÛùt âÛó vãeát câé tâãeáu nâã nâö : Ñeám sÛé , Lì vÛø

SÛùé , TìÛêná tâeé em ìö ôùc ñeøn , Lö ôun tìéøn æö ôun åâeùé…

-OHná mÛát náÛøó 27/8/1984 .

VIII > NâÛuc só Náuóeãn XuÛân KâéÛùt : ( 1910 - 1993 )

-OHná sãnâ náÛøó 11/2/1910, tÛuã HÛø Néäã , æÛø vò ½âuû tòcâ ñÛàu tãeân vÛø duó nâÛát

cuûÛ Héäã nâÛuc só Vãeät NÛm, OHná ñö ôuc meänâ dÛnâ æÛø Náö ôøã Ûnâ cÛû cuûÛ neàn

Ûâm nâÛuc môùã Vãeät NÛm , OHná sÛùná tÛùc nâãeàu tÛùc êâÛåm nâÛuc åâéâná æôøã vÛø

nâãeàã bÛøã âÛùt nâö : ½én véã , TâÛnná Bôøm , LuùÛ tâu , Tãeáná câuéâná nâÛø tâôø,

HÛùt mö øná béä ñéäã câãeán tâÛéná , Tâeé æôøã BÛùc áéuã … ñÛõ ñeå æÛuã Ûán tö ôuná tìéná

céâná câuùná óeâu Ûâm nâÛuc . OHná ñÛõ tâeå náâãeäm tâÛønâ céâná sÛùná tÛùc câé dÛøn

nâÛuc dÛân téäc nâö tÛùc êâÛåm âéøÛ tÛáu nâÛuc cuu : OHná Gãéùná , Sôn Tãnâ – Tâuûó

Tãnâ vÛø nâö õná tÛùc êâÛåm câé béä áéõ dÛân téäc nâö : Tãeáná êâÛùé áãÛé tâö øÛ ,

½uùc – Tìuùc - Tuøná – MÛã…

AHm nâÛuc cuûÛ OHná sÛâu sÛéc , áãÛøu tsnâ tìãeát æóù , suéát cuéäc ñôøã âéÛut ñéäná Ûâm

nâÛuc cuûÛ mìnâ , OHná ñÛõ åãeân tìì bÛûé veä vÛø êâÛùt tìãeån tsnâ dÛân téäc tìéná Ûâm

nâÛuc , NâÛuc só Náuóeãn XuÛân KâéÛùt ñÛõ ñö ôuc NâÛø nö ôùc tìuó tÛqná GãÛûã

tâö ôûná Héà ½âs Mãnâ veà VÛên âéuc náâeä tâuÛät.

IX > Nâạc sĩ Trịnh Công Sơn :

Page 44: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

44

* Gãôùã tâãeäu sô æö ôuc TÛùc GãÛû , TÛùc PâÛåm

- NâÛuc só Tìònâ ½éâná Sôn sãnâ nÛêm 1939 tÛuã Hueá , tốt nghiệp Đại học sư phạm Quy nhơn , sau khi ra trường đi dạy một thời gian với chuyên môn là giảng dạy Văn học , sau này Ông tham gia Hội Nhạc sĩ và sáng tác rất nhiều

tác phẩm âm nhạc , mÛát nÛêm 2001 tÛuã TP Héà ½âs Mãnâ

- TÛùc êâÛåm tãeâu bãeåu : SÛùná tÛùc âôn 600 cÛ åâuùc , câuû óeáu æÛø nâö õná åâuùc

tìnâ cÛ . méät séá bÛøã âÛùt ñö ôuc nâãeàu náö ôøã óeâu tâscâ : ( Dãeãm Xö Û , Bãeån

Nâôù , HÛu TìÛéná , HÛø Néäã MuøÛ Tâu , Bãeát ÑÛâu Náuéàn ½éäã … )

- AHm nâạc của Ông mang tính triết lý , suy nghĩ sâu xa về tình yêu , con người và cuộc sống , phản ánh cuộc sống thực tại và tình yêu quê hương , đất nước và con người . X> Nhạc sĩ Hoàng Việt :

-NS HéÛøná Vãeät (Sãnâ năm 1928 – Mất năm 1967 )

êTeân åâÛã sãnâ æÛø Leâ½âs Tìö uc, céøn céù buùt dÛnâ æÛø Leâ Tìö uc . NÛêm 1958 OHná

ñö ôuc cö û ñã âéuc tÛuã NâÛuc vãeän quéác áãÛ BuæáÛìãc , nÛme 1968 âéÛøn tâÛønâ

åâéùÛ âéuc vÛø tìôû veà nö ôùc , OHná tìnâ náuóeän tâÛm áãÛ câãeán tìö ôøná mãeàn

NÛm vÛø Ûnâ duõná âó sãnâ . OHná ñö ôuc tìuó tÛqná áãÛûã tâö ôûná Héà ½âs Mãnâ veà

vÛên âéuc, náâeä tâuÛät nÛêm 1996

-Nâö õná cÛ åâuùc dé OHná sÛùná tÛùc ìÛát néåã tãeáná, céù sö ùc âÛáê dÛãn mÛunâ meõ

ñéáã vôùã céâná câuùná óeâu nâÛuc quÛ cÛùc tâeá âeä :

- Méät séá bÛøã âÛùt néåã tãeáná: (Nhaïc röøng, Leân ngaøn, Tình ca…) Ñaëc bieätbaûn

Giao höôûng Queâhöông laø taùc phaåm aâm nhaïc coå ñieån ñaàu tieân cuûa neàn aâm

nhaïc VN hieän ñaïi

B. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình :

Câu 1. Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường: - Học sinh biết tác giả của bài hát Mùa thu ngày khai trường là nhạc sĩ

Vũ Trọng Tường. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Câu 2. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường; Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 1: - Học sinh hát thuộc bài Mùa thu ngày khai trường và thể hiện được sắc

thái, tình cảm của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1.

Page 45: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

45

Câu 3. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường; Ôn tập Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 1; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ: - Học sinh hát thuộc bài Mùa thu ngày khai trường và thể hiện đúng tốc độ, sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát. Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1, kết hợp vỗ tay theo phách. - Thông qua bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, học sinh biết được vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và một vài sáng tác của ông. Câu 4. Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò: - Học sinh biết bài Lí dĩa bánh bò là một bài dân ca Nam Bộ. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi,

nhí nhảnh của bài hát. Câu 5. Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò; Nhạc lý: Gam thứ, giọng thứ; Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 2: - Học sinh hát thuộc bài Lí dĩa bánh bò và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. - Học sinh biết được cấu tạo, tính chất của gam thứ, giọng thứ. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 2. Câu 6. Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò; Ôn tập Tập đọc nhạc số 2; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo: - Học sinh hát thuộc và biết biểu diễn đơn giản bài hát Lí dĩa bánh bò. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 2. - Học sinh biết sơ lược về tiểu sử của nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát: Hò kéo pháo. Câu 7. Ôn tập, kiểm tra: - Học sinh hát đúng gai điệu và thuộc lời ca cùa hai bài hát: Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh bò. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… - Học sinh biết cấu tạo của gam thứ, giọng thứ. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1, số 2 và ghi nhớ hình tiết tấu có trong các bài Tập đọc nhạc. Câu 8. Học hát: Bài Tuổi hồng: - Học sinh biết vài nét về nhạc sĩ Trương Quang Lục – tác giả của bài Tuổi hồng. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách hát liền tiếng và hát nẩy. Câu 9. Ôn tập bài hát Tuổi hồng; Nhạc lý: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh; Tập đọc nhạc số 3: - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài Tuổi hồng và thể hiện được sắc thái của bài hát. Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm. - Học sinh biết được về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh.

Page 46: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

46

- Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 3. Câu 10. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng; Ôn tập tập đọc nhạc số 3; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia: - Học sinh hát thuộc và biểu diễn bài hát Tuổi hồng. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 3. Biết về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh. - Học sinh biết sơ lược về tiểu sử của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia. Câu 11. Học hát: Bài Hò ba lí: - Học sinh biết bài Hò ba lí là dân ca Quảng Nam. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Câu 12. Ôn tập bài hát: Hò ba lí; Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hóa biểu – Giọng cùng tên; Tập đọc nhạc số 4: - Học sinh hát thuộc bài Hò ba lí và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. - Học sinh biết được có hai loại hóa biểu là hóa biểu có dấu thăng và hóa biểu có dấu giáng; Thứ tự ghi các dấu thăng và dấu giáng trên hóa biểu. - Học sinh biết được về giọng cùng tên. - Học sinh đọc đúng giai điệu và tập đánh nhịp bài Tập đọc nhạc số 4. Câu 13. Ôn tập bài hát: Hò ba lí; Ôn tập Tập đọc nhạc số 4; Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc: - Học sinh hát thuộc và biểu diễn bài Hò ba lí. - Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 4. - Học sinh nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc. Câu 14. Ôn tập học kỳ II (tiết 1): - Học sinh hát thuộc và thể hiện sắc thái, tình cảm của hai bài hát: Tuổi hồng, Hò ba lí. - Học sinh biết về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh. - Học sinh biết thứ tự ghi các dấu thăng và dấu giáng trên hóa biểu. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 3, số 4. Câu 15. Ôn tập học kỳ II (tiết 2): - Học sinh hát thuộc và thể hiện sắc thái, tình cảm của hai bài hát: Mùa thu ngày khai trường và Lí dĩa bánh bò. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1, số 2. - Học sinh biết về các nhạc sĩ: Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu và các tác phẩm được giới thiệu trong sách giáo khoa. Câu 16. Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân: - Học sinh biết bài Khát vọng mùa xuân là sáng tác của nhạc sĩ Mô-da (người Áo). Biết nội dung bài hát thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. Biết bài hát viết ở nhịp . 6

8

Page 47: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

47

- Học sinh biết hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Khát vọng mùa xuân Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… Câu 17. ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân; Nhạc lí: Nhịp ; Tập đọc nhạc số 5: - Học sinh biết hát thuộc giai điệu, lời ca của bài hát Khát vọng mùa xuân. Biết kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Học sinh biết khái niệm về nhịp , biết gõ phách nhịp . - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 5, kết hợp gõ đệm. Câu 18. Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân; Ôn tập Tập đọc nhạc số 5; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyện Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu: - Học sinh hát thuộc giai điệu, lời ca của bài hát Khát vọng mùa xuân. Biết kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 5, kết hợp gõ đệm. - Học sinh biết vài nét về tiểu sử của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu ca ngợi long yêu nước, sự hy sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Câu 19. Học hát: Bài Nổi trống lên các bạn ơi!;: - Học sinh biết nhạc sĩ Phạm Tuyên là tác giả của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!. Biết nội dung bài hát ca ngợi tình đoàn kết của thiếu nhi các dân tộc Viết Nam. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; Tập hát theo hình thức đơn ca, song cs, tốp ca… Câu 20. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi!; Tập đọc nhạc số 6: - Học sinh hát thuộc giai điệu, lời ca của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!. Biết kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Biết bài Tập đọc nhạc số 6 – Chỉ có một trên đời của nhạc sĩ Trương Quang Lục, lời dựa theo ý thơ Liên Xô (cũ), được viết ở nhịp . Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm. Câu 21. Ôn hát: Nổi trống lên các bạn ơi!; Ôn Tập đọc nhạc số 6; Âm nhạc thường thức: Hát bè: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu lời ca của bài Nổi trống lên các bạn

ơi!. Biết hát kết hôp gõ đệm. - Học sinh biết sơ lược về hát bè và tác dụng của hát bè. - Học sinh nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu

thích. Câu 22. Ôn tập:

6 8

6 8

6 8

6 8

Page 48: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

48

- Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của hai bài hát: Khát vọng mùa xuân, Nổi trống lên các bạn ơi!. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh biết đặc điểm của nhịp . So sánh được sự khác nhau giũa các nhịp , , và .

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 5, số 6, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 23. Kiểm tra: - Dựa vào nội dung đã ôn tập để kiểm tra học sinh, nặng về kiểm tra thực

hành. Nhẹ về lý thuyết. Câu 24. Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta: - Học sinh biết bài Ngôi nhà của chúng ta do nhạc sĩ Hình Phước Liên

sáng tác. Biết được nội dung của bài hát. - Học sính hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ

lời, diễn cảm. Câu 25. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta; Tập đọc nhạc số 7: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của bài Ngôi nhà của chúng

ta. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 7 – Dòng suối chảy về đâu là nhạc Nga, do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ đệm.

Câu 26. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta; Ôn Tập đọc nhạc số 7; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ sô-panh và bản Nhạc buồn: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của bài Ngôi nhà của chúng

ta. Biết hát kết hợp gõ đệm; Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 7, kết hợp gõ đệm.

- Học sinh biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Sô-panh. Biết bản Nhạc buồn là đoạn trích trong Khúc luyện tập số 3, bản nhạc có giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác (đây là cảm xúc của Sô-panh khi nhớ quê hương).

Câu 27. Học hát: Bài Tuổi đời mênh mông: - Học sinh biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác giả của bài Tuổi đời mênh

mông, bài hát gồm 3 đoạn. Biết nội dung bài hát nói lên cảm nhận của tuổi trẻ trước cuộc sông rộng mở.

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

Câu 28. Ôn tập bài hát: Tuổi đời mênh mông; Tập đọc nhạc số 8: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của bài hát. Biết kết hợp gõ

đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

3 4 2

4 3 4

4 4

6 8

Page 49: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

49

- Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 8 – Thầy cô cho em mùa xuân là của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Nói đúng tên nột nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm.

Câu 29. Ôn tập bài hát: Tuổi đời mênh mông; Ôn Tập đọc nhạc số 8; Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của bài hát. Biết kết hợp gõ

đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 8, kết hợp

gõ đệm. - Học sinh biết một số thể loại nhạc đàn như: Độc tấu, hòa tấu, bài ca

không lời,… Câu 30. Ôn tập: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca của hai bài hát: Ngôi nhà của

chúng ta, Tuổi đời mênh mông. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 7, số 8, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 31. Ôn tập cuối năm: - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca, diễn cảm các bài hát đã học.

Biết trình bày các bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc đã học, kết

hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Học sinh biết vài nét về nhạc sĩ: Sô-panh, Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan

Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn. I. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình : Câu 32. Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường: - Học sinh biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một

ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học.

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

Câu 33. Nhạc lí: Giới thiệu về quãng; Tập đọc nhạc giọng Son trưởng – Tập đọc nhạc số 1: - Học sinh có khái niệm về quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. - Học sinh biết cấu tạo của giọng Son trưởng. - Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 1 – Cây sáo là nhạc Ba Lan, được

viết ở giọng son trưởng. Nói đúng tên nột nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 34. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường; Ôn Tập đọc nhạc số 1; Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ: - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Bóng dáng một ngôi

trường. Biết kết hợp gõ đệm. Tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

Page 50: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

50

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

- Học sinh biết đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ.

Câu 35. Học hát: Bài Nụ cười. - Học sinh biết bài Nụ cười là bài hát Nga, nội dung bài hát thể hiện sự

lạc quan, yêu đời của thiếu nhi. Biết bài hát viết ở nhịp . - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ

lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… Câu 36. Ôn tập bài hát: Nụ cười; Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ - Tập đọc nhạc số 2. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết kết hợp gõ đệm;

Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - Học sinh biết công thức cấu tạo của giọng Mi thứ. - Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn là nhạc Nga,

được viết ở giọng Mi thứ, nhịp . Nói đúng tên nột nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 47. Ôn Tập đọc nhạc số 2; Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời bài Tập đọc nhạc số 2, kết hợp

gõ đệm. - Học sinh biết khái niệm về hợp âm, phân biết được hợp âm ba và hợp

âm bảy. - Học sinh biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. Câu 38. Ôn tập. - Học sinh hát đúng, thuộc lời ca, giai điệu của hai bài hát: Bóng dáng

một ngôi trường, Nụ cười. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh biết về quãng và hợp âm. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 1, số 2, kết

hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. Câu 39. Học hát: Bài Nối vòng tay lớn. - Học sinh biết bài Nối vòng tay lớn do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác,

nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập, thống nhất.

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.

Câu 40. Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng; Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng – Tập đọc nhạc số 3. - Học sinh biết khái niệm về dịch giọng. - Học sinh biết công thức cấu tạo của giọng Pha trưởng.

2 2

3 4

Page 51: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

51

- Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 3 – Lá xanh là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Pha trưởng. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 41. Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn; Ôn Tập đọc nhạc số 3; Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con. - Học sinh hát đúng, thuộc lời ca, giai điệu của hai bài hát Nối vòng tay

lớn. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 3, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

- Học sinh biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Biết nội dung bài hát Mẹ yêu con là một khúc ru trìu mến, thiết tha ca ngợi tình mẹ con.

Câu 42. Học hát: Bài Lí kéo chài. - Học sinh biết bài Lí kéo chài là dân ca Nam Bộ. Biết nội dung bài hát

thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan yêu đời của người dân đánh cá.

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

Câu 43. Ôn tập bài hát: Lí kéo chài; Tập đọc nhạc: Giọng Rê thứ - Tập đọc nhạc số 4 - Học sinh hát đúng, thuộc lời ca, giai điệu của hai bài hát Lí kéo chài.

Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh biết công thức cấu tạo của giọng rê thứ. - Học sinh biết bài Tập đọc nhạc số 4 – Cánh én tuổi thơ là sáng tác của

nhạc sĩ Phạm Tuyên, được viết ở giọng Rê thứ. Nói đúng tên nột nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 44. Ôn Tập đọc nhạc số 4; Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 4, kết hợp

gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Học sinh kể được tên một số bài hát mang âm hưởng dân ca. Câu 45. Ôn tập ( để kiểm tra 45 phút) - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát: Nối vòng tay lớn, Lí

kéo chài. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 3, số 4, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Câu 46. Ôn tập (để kiểm tra học kỳ II) - Học sinh hát đúng, thuộc giai điệu, lời ca, diễn cảm các bài hát đã học ở

học kỳ II. Trình bày các bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

Page 52: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

52

- Học sinh biết được khái niệm về quãng, hợp âm, dịch giọng. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca các bài Tập đọc nhạc đã học ở

học kỳ II., kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. - Học sinh biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ đã

được giới thiệu trong học kì II. II. Kiến thức và phương pháp giảng dạy: Câu 47. Tiến trình dạy – học bài hát: Mùa thu ngày khai trường.

- Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Tường và bài hát. - Giáo viên hát mẫu bài hát Mùa thu ngày khai trường(hoặc cho học sinh

nghe qua băng, đĩa nhạc). - Học sinh đọc lời ca. - Luyện thanh, khởi động giọng. - Tiến hành dạy hát theo lối móc xích. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, thep nhịp. - Hát với nhạc đệm, kết hợp vận động. Câu 48. Tiến trình dạy – học Tập đọc nhạc số 2 – Trở về Su-ri-en-tô

Page 53: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

53

- Học sinh quan sát và nhận xét bài Tập đọc nhạc số 2. - Giáo viên cho học sinh luyện thang âm La thứ, luyện âm trụ, luyện các

âm có trong bài tập đọc nhạc. - Giáo viên chỉ nốt nhạc cho học sinh đọc từng nhịp. - Giáo viên cho học sinh đọc nhạc kết hợp gõ phách. - Học sinh tự ghép lời ca theo giai điệu đã học. Câu 49. Nhạc lí: Gam thứ. Cấu tạo gam thứ: I II III IV V VI VII (I) 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c

Gam La thứ: &p==q==r==s=t==u==v=w==. Câu 50. Các thủ pháp cơ bản để dạy – học nội dung Gam thứ:

- Giáo viên đánh đàn gam Đô trưởng cho học sinh nghe. - Giáo viên đánh đàn gam La thứ cho học nghe rồi gợi ý để các em nhận

xét: Gam thứ có màu sắc êm dịu hơn so với gam thứ. - Cho học sinh nghe một bài hát có giọng trưởng và một bài hát có giọng

thứ để học sinh nhận xét: Bài hát có giọng thứ có màu sắc êm dịu hơn so với giọng trưởng

- Nêu một số bài hát có giọng thứ: Niềm vui của em (Mi thứ), Lượn tròn, lượn khéo (Si thứ), đoạn a bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ (Rê thứ)…

Câu 51. Tiến trình dạy – học nội dung Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ: 1. Nhạc sĩ Trần Hoàn: - Cho học sinh nói hiểu biết của mình về nhạc sĩ Trần Hoàn.

Page 54: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

54

- Giáo viên giới thiệu bổ sung và chốt lại ý chính. - Giáo viên mở một số trích đoạn bài hát tiêu biểu của ông cho học sinh nghe như: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Sơn nữ ca, Lời người ra đi,… 2. Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ: - Giáo viên giới thiệu bài hát. - Học nghe bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. - Học sinh nói nội dung bài hát. - Nghe lại bài hát. - Học sinh viết cảm nhận về bài hát. Câu 52: Thứ tự các dấu thăng trên hóa biểu:

&¡===============" &¢=============="

&£=============" &¤=============" Theo nguyên tắc quãng 5 tính lên – Fa Đô Son, …

&¨==============" &©=============="

&ª=============" &«============" - Dấu giáng viết theo nguyên tắc quãng 4 tính lên – Si MI La, …. * Tuy nhiên không được viết dấu hóa ở dòng kẻ phụ Câu 53. Tiến trình dạy bài Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu – Giọng cùng tên: - Giáo viên giảng về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hóa biểu – Hướng dẫn cho học sinh cách nhớ thứ tự các dấu hóa theo nguyên tắc chung. - Luyện tập: Chỉ định 1 học sinh lên bảng viết thứ tự các dấu thăng, 1 học sinh viết thứ tự các dấu giáng. (cả lớp cùng làm và nhận xét kết quả trên bảng) - Giọng cùng tên: Giáo viên giảng cho học sinh nội dung trong sách giáo khoa. - Cho học sinh lấy ví dụ và giáo viên chốt lại. Câu 54. Tiến trình dạy bài Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc:

Q 4 Q 4

Q 5 Q 5

Page 55: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

55

- Giáo viên giới thiệu từng nhạc cụ có trong sách giáo khoa kết hợp cho nghe âm thanh và hình ảnh, video có nhạc cụ đó biểu diễn. - Cho học sinh nói hiểu biết của mình về một số nhạc cụ dân tộc đã học và một số nhạc cụ dân tộc khác. - Cho các em nêu cảm nhận của mình khi nghe, thấy và tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Câu 55. Nhịp : - Có 6 phách trong mỗi nhịp. - Giá trị trường độ mỗi phách bằng một hình nốt móc đơn. - Mỗi nhịp có phách 1, phách 4 mạnh; các phách còn lại là pách nhẹ. Câu 56. Một số thủ pháp cơ bản để dạy nhịp : - Giảng về nhịp , giáo viên cho học sinh nghe một số câu hát trích từ bài nhịp , nhịp , nhịp từ đó các em cảm nhận sự khác nhau giữa các loại nhịp này. - Nhịp thường gặp ở các bài hát có giai điệu uyền chuyển, đung đưa, mềm mại mang chất trữ tình (ví dụ: Bài ca hi vọng (Văn Kí), Làng tôi (Văn Cao), Lượn tròn lượn khéo (Văn Chung), Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn), Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục)…) - Giáo viên lấy ngay bài Tập đọc nhạc số 5 để cho học sinh phân tích trọng âm của nhịp . Câu 57. Tiến trình dạy - học bài Tập đọc nhạc số 5 – Làng tôi: - Học sinh quan sát và nhận xét bài Tập đọc nhạc số 5. - Giáo viên cho học sinh luyện thang âm Đô trưởng, luyện âm trụ, luyện các âm có trong bài tập đọc nhạc. - Giáo viên chỉ nốt nhạc cho học sinh đọc từng nhịp. Có thể cho học sinh nghe thêm giai điệu từ đàn phím. - Giáo viên cho học sinh đọc nhạc kết hợp gõ phách mạnh nhịp như đã phân tích ở phần Nhạc lí. - Học sinh tự ghép lời ca theo giai điệu đã học.

6 8

6 8 6

8 6 8

2 4

4 4

6 8

6 8

6 8

Page 56: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

56

Câu 58. Tiến trình dạy bài hát Khát vọng mùa xuân: - Giới thiệu tác giả Mô-da và bài hát – Cần nhấn mạnh ông là một tài năng lớn về âm nhạc của nhân loại.

Page 57: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

57

- Giáo viên hát mẫu bài hát Khát vọng mùa xuân (hoặc cho học sinh nghe qua băng, đĩa nhạc). - Học sinh đọc lời ca. - Luyện thanh, khởi động giọng. - Tiến hành dạy hát theo lối móc xích, chú ý chỗ chuyển điệu từ Đô trưởng sang Son trưởng. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh. - Hát với nhạc đệm, kết hợp vận động. Câu 59. Một số thủ pháp cơ bản để dạy nội dung Hát bè: - Làm cho học sinh hiểu hát bè là gì? - Các ví dụ về hát bè – Cho học sinh tập hát bè một câu nhạc của một trong số những bài dễ như: Con chim non, Hành khúc đến trường, … - Phân loại giọng hát và các loại hợp xướng. - Cho nghe một số trích đoạn âm nhạc có hát bè. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài đọc thêm về Hợp xướng Câu 60. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn: - Giáo viên giới thiệu đôi nét về các thể loại nhạc đàn. - Học sinh nghe nhạc không lời.( theo ví dụ trong SGK hoặc giáo viên tự chọn) - Cho các em biết: Sáng tác và biểu diễn nhạc đàn là một hoạt động âm nhạc đỉnh cao. Câu 61. Tiến trình dạy – học bài hát: Lý kéo chài:

- Giới thiệu xuất xứ và nội dung bài hát Lý kéo chài.. - Dạy hát theo trình tự:

Page 58: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

58

- Giáo viên hát mẫu bài hát Lý kéo chài(hoặc cho học sinh nghe qua băng, đĩa nhạc). - Học sinh đọc lời ca. - Luyện thanh, khởi động giọng. - Tiến hành dạy hát theo lối móc xích, chú ý dịch giọng cho vừa với tầm cữ giọng của học sinh, những chỗ luyến, ngân dài đủ phách. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hát với nhạc đệm, kết hợp vận động. - Phân tích cấu trúc bài hát: Hai đoạn. - Củng cố: Cho học sinh hát theo nhóm, theo cá nhân với nhạc đệm và diễn xuất theo khả năng. Câu 62. Một số thủ pháp cơ bản dạy phần nhạc lí: Giới thiệu về quãng: - Giảng khái niệm về quãng, chú trong cho học sinh nghe các loại quãng trên đàn phím. - Dẫn chứng ví dụ các quãng từ những bài hát cụ thể. - Đàn các quãng một số ví dụ để học sinh cảm nhận vai trò và sự phong phú đa dạng của quãng trong các tác phẩm âm nhạc. Câu 63. Một số thủ pháp cơ bản để dạy Tập đọc nhạc giọng Son trưởng: - Cho học sinh đọc lại gam Đô trưởng. - Giới thiệu gam Son trưởng, liên hệ gam Đô trưởng để so sánh. - Luyện đọc gam Son trưởng và âm trụ. Câu 64. Tiến trình dạy – học Tập đọc nhạc số 1 – Cây sáo:

- Cho học sinh nhận xét bài Cây sáo. - Giới thiệu gam Son trưởng, luyện đọc gam son trưởng. - Đọc tên nốt (cao độ) của bài Cây sáo. - Đọc cao độ của bài để làm quen với bài Tập đọc nhạc.

Page 59: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

59

- Cho học sinh nghe giai điệu toàn bài, học sinh nhìn vào bài Tập đọc nhạc để nhẩm theo. - Mỗi lần giáo viên đánh đàn câu ngắn, học sinh nhẩm theo khe khẽ, sau đó tự đọc cả lớp. - Vừa đọc nhạc vừa kết hợp gõ phách. - Giáo viên cho học sinh đọc hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc và ghép lời. Câu 65. Một số thủ pháp cơ bản để dạy nội dung Ca khúc thiếu nhi phổ thơ: - Cho học sinh hiểu thế nào là ca khúc phổ thơ. - Cho học sinh kể tên một số ca khúc phổ thơ mà em biết. - Một vài cách phổ nhạc cho bài thơ khác nhau: Giữ nguyên lời thơ; Có thay đổi chút ít; trích đoạn, dựa theo ý thơ. (Mỗi cách lấy một ví dụ) Câu 66. Một số thủ pháp để dạy nội dung Sơ lược về hợp âm: - Cho học sinh xem các bản nhạc có ghi hợp âm và có bè, từ đó giới thiệu về hợp âm. (hợp âm 3, hợp âm 7) - Khi nói đến loại hợp âm nào giáo viên phải đàn hợp âm đó cho học sinh nghe và cho các em so sánh, phân biệt, nhận xét âm hưởng, tính chất của chúng. Ví dụ: Phân biệt tính chất của hợp âm 3 trưởng và 3 thứ. - Cảm nhận âm thanh của hợp âm 3 – nghe thuận tai và hợp âm 7 – nghe không thuận tai. - Khi nói đến “Tác dụng của hợp âm” cần minh họa: Giai điệu không có hòa âm và giai điệu có hòa âm hiệu quả sẽ khác nhau về rất rõ rệt. (Có ví dụ minh họa) Câu 67. Các thủ pháp để cơ bản để dạy nội dung Giới thiệu về dịch giọng: - Giáo viên cho học sinh hát (hoặc giáo viên đàn giai điệu) bài hát vừa mới học, trước tiên theo giọng Đô trưởng, sau đó giọng Rê trưởng. Cho học sinh nhận xét sau khi nghe – Biết phân biệt lần đầu thấp hơn lần sau. - Giáo viên tiếp tục cho học sinh hát (hoặc giáo viên đàn giai điệu) bài hát vừa mới học, trước tiên theo giọng Đô trưởng, sau đó giọng Si giáng trưởng. Cho học sinh nhận xét sau khi nghe – Biết phân biệt lần đầu cao hơn lần sau. - Từ các ví dụ nêu trên, giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thế nào là dịch giọng và học sinh tự nêu khái niệm về dịch giọng. - Nói thêm cho học sinh biết: Khi dịch giọng sẽ có sự thay đổi cách ghi các nột nhạc và hóa biểu. (Vấn đề này phức tạp không cần đi sâu, giải thích nhiều) Câu 68. Các thủ pháp cơ bản để dạy nội dung Giọng rê thứ: - Cho học sinh đọc lại gam La thứ. - Giới thiệu gam Rê thứ, liên hệ gam La thứ để so sánh. - Cho học sinh so sánh sự khác nhau của hai gam trên bảng – Học sinh phân biệt được gam Rê thứ tự nhiên khác rê thứ hòa thanh ở bậc VII. - Luyện đọc gam La thứ tự nhiên, gam La thứ hòa thanh và âm trụ. Câu 69 . Bản Sonat Ánh trăng của Nhạc sĩ nào ?

- Bản Sonat Ánh trăng của Nhạc sĩ L . V . Beethoven

Page 60: TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH ... GIAO VIEN THCS - AM...tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

60

Câu 70 . Bản Giao hưởng Số 1 Quê hương là của Nhạc sĩ nào sáng tác ? - Bản Giao hưởng Số 1 Quê hương là của Nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác ,

đây là bản Giao hưởng đầu tiên của nước Việt Nam Câu 71 . Ai là Tác giả bài hát Tiến quân ca ?

- Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân Ca. Sau này bài hát này được đổi tên là Quốc Ca và trở thành Quốc Ca của nước Việt Nam

Câu 72 . Nhạc sĩ nào của Nước Việt Nam vừa là Nhạc sĩ và vừa là Nhà Báo ? - Nhạc sĩ Trương Quang Lục vừa là Nhạc sĩ và vừa là Nhà Báo.

Câu 73 . Nhạc sĩ nào là Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam ? và được mệnh danh là gì ? Ông sáng tác một số tác phẩm tiêu biể gì ?

- Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát là Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam , Ông được mệnh danh là ( Người anh cả ) của nền âm nhạc mời ViệtNam . Một vài tác phẩm tiêu biểu : Tiếng chuông nhà thờ , Hát mừng Bộ đội chiến thắng , Hợp xướng Ta đã lớn , Hò kiến thiết , Theo lời Bác gọi ….

Câu 74 . Nhạc sĩ nào là Vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam ? Ông đã được Giải thưởng gì ? và một vài tác phẩm tiêu biểu của ông ?

- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là Vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam , Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh , Một vài tác phẩm tiêu biểu : Trưng Vương , Đường lên ải bắc , Hận Sơn la , Tiếng gọi tù nhân …

----- HẾT -----