92
Giáo an lịch sử 10 – ban cơ bản – giáo vien : Đoàn thị Hoa Lí Tiết: 1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY. Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYEÂN THUYÛ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người. 2.Tư tưởng-Tình cảm : Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục hs lòng yêu lao động. 3.Kĩ năng : Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh… Chuẩn bị của Gv: tranh ảnh, tư liệu về người tối cổ và người tinh khôn. Gv giới thiệu bài mới: - Nguồn gốc của loài người? Quá trình tiến hóa của loài người? II.GIẢNG BÀI MỚI : Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức học sinh cần nắm vững: * Hoạt động 1:Làm việc cá nhân. Gv kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Con Rồng cháu Tiên) và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người. Gv nêu câu hỏi:Loài người có nguồn gốc từ đâu? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì? - Hs nêu suy nghĩ. -Gv nhận xét, chốt ý: Sự lí giải về nguồn gốc của con người từ truyền thuyết đến thần thánh hóa đến căn cứ khoa học:Đó là quá trình phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp đến cao mà đỉnh cao là sự chuyển biến từ vượn thành người. Hỏi : Con người có nguồn gốc từ đâu? Thời gian hình thành? Hs trả lời. Gv chốt:Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài và qua bước phát triển trung gian là Người tối cổ( khoảng 4 triệu năm trước đây). 1.Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy : -Loài người do một loài vượn chuyển biến thành, (chặng đầu của quá trình này có khoảng 6 triệu năm trước đây), và trải qua một quá trình trung gian là người tối cổ. 1

Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Giáo an lịch sử 10 – ban cơ bản – giáo vien : Đoàn thị Hoa LíTiết: 1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY.

Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYEÂN THUYÛ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.2.Tư tưởng-Tình cảm: Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục hs lòng yêu lao động.3.Kĩ năng: Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh…Chuẩn bị của Gv: tranh ảnh, tư liệu về người tối cổ và người tinh khôn.Gv giới thiệu bài mới:- Nguồn gốc của loài người? Quá trình tiến hóa của loài người?II.GIẢNG BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức học sinh cần nắm vững:* Hoạt động 1:Làm việc cá nhân.Gv kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Con Rồng cháu Tiên) và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người. Gv nêu câu hỏi:Loài người có nguồn gốc từ đâu? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?- Hs nêu suy nghĩ.-Gv nhận xét, chốt ý: Sự lí giải về nguồn gốc của con người từ truyền thuyết đến thần thánh hóa đến căn cứ khoa học:Đó là quá trình phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp đến cao mà đỉnh cao là sự chuyển biến từ vượn thành người.Hỏi: Con người có nguồn gốc từ đâu? Thời gian hình thành?Hs trả lời.Gv chốt:Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài và qua bước phát triển trung gian là Người tối cổ( khoảng 4 triệu năm trước đây).* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.Gv chia nhóm và thảo luận theo chủ đề:1.Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ?Địa điểm? Những tiến hóa trong cấu tạo cơ thể?2.Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ?-Các nhóm thảo luận và trình bày, nhóm khác bổ sung.-Gv nhận xét chung và chốt:+Thời gian:khoảng 4 triệu năm trước đây.+ Địa điểm: Đông Phi, Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam.+Đời sống vật chất:Chế tạo công cụ (đá, ghè thô sơ 1 mặt), biết tạo ra lửa, lao động tập thể( hái lượm săn bắt)+Quan hệ xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động nam nữ, sống quây quần theo quan hệ gia đình ruột thịt (5-7 gia đình)-bầy người nguyên thủy.* Hoạt động 3: Tập thể lớp.Gv dùng tranh ảnh và biểu đồ thời gian của Người tối cổ để giải thích giúp hs hiểu rõ hơn.Gv chuyển ý: Quá trình lao động → con người ngày

1.Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy:

-Loài người do một loài vượn chuyển biến thành, (chặng đầu của quá trình này có khoảng 6 triệu năm trước đây), và trải qua một quá trình trung gian là người tối cổ.

-Đời sống vật chất của Người tối cổ:+ Công cụ đá thô sơ, biết tạo ra lửa.+ Lao động tập thể.+ Quan hệ quần thể của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.

2.Người tinh khôn và óc sáng tạo:

-Nhờ quá trình lao động, khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện,

1

Page 2: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

càng tự hoàn thiện mình → Người tinh khôn.*Hoạt động nhóm: Thảo luận theo nhóm.1.Thời gian Người tinh khôn xuất hiện? Những biểu hiện của sự hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể?2.Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?3. Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất của Người tinh khôn?- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.* Hoạt động 2: Gv nhận xét và chốt:1. 4 vạn năm, cấu tạo cơ thể ( xương cốt, dáng đi, thể tích hộp sọ, lớp lông mất đi…) → sự xuất hiệncủa 3 đại chủng lớn trên thế giới ( chỉ là sự phân biệt bề ngoài).2.Óc sáng tạo: ghè 2 mặt ( sắc, nhiều kiểu loại khác nhau, tra cán) → hiệu quả lao động cao hơn: đồ đá mới.3.Tiến bộ khác: Chế tạo cung tên, lưới đánh cá, đồ gốm,hang động → nhà cửa → đời sống được nâng lên.* Hoạt động 1: Cá nhân.Gv giải thích khái niệm “ cuộc cách mạng thời đá mới”.Hỏi: Công cụ thời đá mới có điểm gì khác so với công cụ đã cũ?- Hs đọc Sgk và tră lời.- Gv nhận xét và chốt.Hỏi: Sang thời đá mới, cuộc sống vật chất của con người có biến đổi ra sao?-Hs trả lời., hs khác bổ sung.* Hoạt động 2: Gv nhận xét và chốt: Những nét thay đổi lớn lao về đời sống vật chất và tinh thần của con người thời kì này.* Hoạt đông 3: Gv kết luận: Với những tiến bộ về kĩ thuật khi người tinh khôn xuất hiện, con người đã không ngừng lao động, sáng tạo → cuộc sống bớt dần lệ thuộc vào tự nhiên và tiến bộ hơn, ổn định hơn từ thời đá mới.

có cấu tạo cơ thể, hình dáng như con người ngày nay.

-Óc sáng tạo: Là sự sáng tạo trong cải tiến công cụ đá và biết chế tác nhiều công cụ mới:+ Ghè 2 mặt, mài sắc, nhẵn, đục lỗ, tra cán…+ Công cụ mới: Lao, cung tên, chài lưới, đan lát…3. Cuộc cách mạng thời đá mới:-Thời kì đá mới bắt đầu từ khoảng 1 vạn năm trước đây.

-Cuộc sống con người có nhiều thay đổi lớn lao:+ Trồng trọt, chăn nuôi.+Mặc quần áo bằng da thú.+ Làm nhạc cụ.

→ Cuộc sống ổn định hơn, bớt lệ thuộc vào tự nhiên → ngày càng tiến bộ hơn.

III. CỦNG CỐ: Gv kiểm tra nhận thức hs bằng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan:1.Người tối cổ là hình thức đầu tiên của quá trình tiến hóa từ vượn sang người? a. Đúng. b. Sai.2.Đồ đá mới là từ chỉ những công cụ đã được ghè và mài nhẵn thành hình công cụ.

a. Đúng. b. Sai.3.Phát minh lớn nhất của con người thời kì nguyên thủy? a.Chế tạo cung tên. b.Tạo ra lửa. c. Làm đồ gốm. d.Mặc “quần áo”.4.Những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện? a. Kĩ thuật mài và khoan đá . b.Chế tạo ra cung tên. c. Đan lưới, làm đồ gốm. d. Tất cả các ý trên đều đúng.IV.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:1.Bài vừa học: - Nguồn gốc của loài người? Nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa?- Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của ho?- Những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?2. Bài sắp học: Đoc Sgk bài 2 và chuẩn bị những nội dung sau:- Thế nào là thị tộc, bộ lạc?

2

Page 3: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu? Ý nghĩa của nó đối những thay đôỉ trong xã hội nguyên thủy?

3

Page 4: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 2 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc và mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Nắm được những mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.2.Tư tưởng, tình cảm: Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng- Xây dựng một thời đại đại đồng trong văn minh.3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh về các tổ chức xã hội thị tộc và bộ lạc, về quá trình ra đời của kim loại, nguyên nhân ra đời, hệ quả của chế độ tư hữu.*Chuẩn bị của Gv: Tranh ảnh, những mẫu chuyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của họ?- Những tiến bộ kĩ thuật khi người tinh khôn xuất hiện?

2.Giới thiệu bài mới: Sự tiến hóa và hoàn thiện của con người → bầy người nguyên thủy là bước quá độ của xã hội nguyên thủy. Tổ chức xã hội này có đặc điểm gì? Sự tiến bộ trong đời sống có ảnh hưởng ra sao đối với đến xã hội nguyên thủy?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv gợi lại kiến thức cũ: Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy. Khi dân số đông lên → họ họp thành một tổ chức xã hội chặt chẽ gắn bó hơn, có tổ chức hơn →Thị tộc.Hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc?-Hs đọc Sgk và trả lời, bổ sung. *Hoạt động 2: Gv phân tích:-Đặc điểm thị tộc, quan hệ trong thị tộc( bình đẳng, cùng làm cùng hưởng).-Gv phân tích “nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy.-Gv minh họa bằng câu chuyện mảnh vải mà một nhà dân tộc học tặng cho thổ dân Nam Mĩ → Yêu cầu Hs nhận xét.*Hoạt động 3: Gv chốt: Nguyên tắc vàng trong xã hội thị tộc là cùng làm cùng hưởng, mọi thứ đều là của chung.*Hoạt động 4: Cá nhân.-Gv yêu cầu Hs đọc Sgk, nắm nội dung để trả lời những câu hỏi:Thế nào là bộ lạc? So sánh thị tộc và bộ lạc?Hs trả lời, bổ sung. Gv chốt ý.-Có chung dòng máu, họ hàng, quan hệ gắn bó giúp đỡ nhau.- Tổ chức của bộ lạc lớn hơn.-Gv chuyển ý: Không dừng lạiở công cụ đá, trongquá trình lao động, con người đã phát hiện ra nhiều kim loại mới. Quá trình đó diễn ra như thế nào và hệ quả của có đối với xã hội ra sao?*Hoạt động 1: Nhóm.

1.Thị tộc và bộ lạc: a.Thị tộc:

-Thị tộc là nhóm người khoảng hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.

-Quan hệ trong thị tộc: bình đẳng, hợp tác, mọi thứ đều là của chung. b.Bộ lạc:

-Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau.-Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp đỡ nhau.

2.Buổi đầu của thời đại kim khí: a.Quá trình tìm và sử dụng kim loại:

4

Page 5: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1.Mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Nhận xét?2.Ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ lao động đối với sản xuất?- Các nhóm thảo luận và trình bày.*Hoạt động 2:Gv nhận xét và chốt ý.→ Đến thời kì sắt →sự biến đổi lớn lao trong cuộc sống: năng suất lao động tăng, khai phá đất đai, mở rộng trồng trọt → tạo ra 1 lượng sản phẩm thừa thường xuyên : ý nghĩa lớn lao nhất.*Gv chuyển ý:Việc xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên – hiệu quả lao động của toàn xã hội đã tác động đến xã hội nguyên thủy ra sao?*Hoạt động1:Cá nhân.-Gv nhắc lại quá trình từ “nguyên tắc vàng” khi đời sống còn thấp → khi có sản phẩm thừa →tập trung trong tay những người có chức quyền (những người chỉ huy, đảm trách những công việc chung của thị tộc bộ lạc).Hỏi: Việc chiếm dụng sản phảm thừa này tác động ra sao đến xã hội nguyên thủy?-Hs tìm ý trong Sgk trả lời, bổ sung.*Hoạt động 2: Gv nhận xét.-Của riêng được chiếm dụng →xuất hiện tư hữu →sự bình đẳng dần bị phá vỡ.-Gia đình phụ hệ thay thế cho chế độ thị tộc-vai trò của người đàn ông.-Gv kết luận: Tư hữu → phân hóa giàu nghèo →xã hội phân chia giai cấp-con người bước vào xã hội có giai cấp đầu tiên: xã hội cổ đại.

-Đồng: 5500 năm cách ngày nay.-Đồng thau: 4000 năm …- Sắt: 3000 năm cách ngày nay.

b.Hệ quả kinh tế:-Năng suất lao động tăng lên →tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

3.Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp:

-Những người lợi dụng có chức quyền chiếm đoạt của cải chung → xuất hiện tư hữu.

-Hệ quả: gia điình phụ hệ xuất hiện, xã hội phân chia giai cấp.

4.Củng cố: - Đặc điểm của thị tộc và bộ lạc.- Những thay đổi lớn lao về đời sống sản xuất và quan hệ xã hội của thời đại kim khí.

5. Hướng dẫn học bài: a. Bài cũ:

- So sánh thị tộc và bộ lạc? - Do đâu mà xuất hiện tư hữu? Hệ quả của nó đối với sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy? b.Bài mới:

- Hs đọc trước Sgk bài 3.- Sưu tầm những tranh ảnh về những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương

Đông.

5

Page 6: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 3 CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠIBài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG.

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Bài học giúp Hs nắm được:- Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế → thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị…ở khu vực này.-Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông, bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, từ đó hiểu được thế nào là chế độ chuyen chế cổ đại.-Những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.2.Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam.3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc với bản đồ, miêu tả tranh ảnh, nhận xét.*Chuẩn bị của Gv: Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, ảnh Kim tự tháp, sơ đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại.II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ:- Do đâu mà xuất hiện tư hữu? Hệ quả của nó đối với xã hội nguyên thủy.2.Dẫn dắt vào bài mới:- Quá trình hìmh thành và phát triển các quốc gia cổ đại phương Đông diễn ra như thế nào?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv sử dụng Bản đồ các quốc gia cổ đại giới thiệu vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.-Gv đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của các quốc gia này? Những thuận lợi và khó khăn?-Hs quan sát bản đồ kết hợp Sgk và trình bày.-Gv có thể yêu cầu hs khác bổ sung.*Hoạt động 2:Gv giảng và chốt ý.-Nhấn mạnh đến vị trí địa lí →Thuận lợi:đất đai màu mỡ,phù sa,nước tưới, nhiệt độ…Khó khăn:lũ lụt.→ Do nhu cầu của sản xuất, trị thủy → cư dân gắn bó với nhau trong công xã.Hỏi: Điều kiện tự nhiên này có tác động gì đến các ngành kinh tế ở đây?-Hs trả lời, bổ sung.-Gv chốt: Chủyếu là nông nghiệp tưới nước + thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc.-GV chuyển ý: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi? Quá trình hình thành diễn ra như thế nào? Thời gian?*Hoạt động 1: Từng nhóm thảo luận những vấn đề Gv đã nêu ra.-Hs trình bày, bổ sung.-Gv nhận xét và chốt.+ Cơ sở hình thành: Điều kiện tự nhiên thuận lợi →

1.Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế: a.Điều kiện tự nhiên:

-Nằm ở lưu vực những con sông lớn và đồng bằng.

+Thuận lợi:đất đai màu mỡ.+Khó khăn:trị thủy, làm thủy lợi.→ Cư dân sống quần tụ, gắn bó với nhau.

b.Sự phát triển của các nghành kinh tế:

- Nông nghiệp tưới nước (chủ đạo).-Chăn nuôi, thủ công nghiệp.

2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại:

-Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hoa giai cấp→ Nhà nước ra đời.

6

Page 7: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

sản xuất phát triển → phân hóa giàu nghèo →hình thành giai cấp → Nhà nước ra đời.+Quá trình hình thành: Gv lưu ý hs những quốc gia này ra đời từ sớm trước khi có sự xuất hiện của công cụ sắt: khoảng thiên niên kỉ thứ IV-III TCN.-GV có thể chỉ trên bản đồ thế giới về địa bàn, vị trí ngày nay của các quốc gia cổ đại, trong đó có nhữngnhà nước cổ đại Việt Nam ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả…(sẽ học ở phần sau).*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv làm rõ cơ cấu của xã hội cổ đại phương Đông.-Gv vẽ bảng sơ đồ cơ cấu các tầng lớp xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.Hỏi: Nhận xét về cơ cấu các giai cấp? Đặc điểm và vị trí của các giai cấp đó?*Hoạt động 2: Nhóm.-Các nhóm thảo luận những vấn đề Gv vừa nêu, trình bày, bổ sung.- Gv nhận xét và chốt.+ Đặc điểm của nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.+ Vị trí: Nông dân công xã: chiếm số đông trong xã hội, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Quý tộc: là tầng lớp thống trị bóc lột. Nô lệ: là tầng lớp bị bóc lột.

→ Cơ cấu giai cấp này tương ứng với nền kinh tế nông nghiệp.

-Quá trình hình thành: Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ vào khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN.

3.Xã hội cổ đại phương Đông:

-Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, thực hiện nhiều nghĩa vụ với nhà nước.-Quý tộc: Là tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội.-Nô lệ: Là tầng lớp bị bóc lột, làm những công việc nặng nhọc.

4.Củng cố: - Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông.- Kết cấu giai cấp trong xã hội cổ đại.5.Hướng dẫn học bài: a.Bài vừa học:- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu, từ bao giờ?- Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vai trò của nông dân công xã? b.Bài mới: Đọc Sgk mục 4,6 bài 3. Sưu tầm (biết giới thiệu) những hình ảnh về những thành tựu văn hóa của cư dân cổ đại phương Đông.

7

Page 8: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:2.Tư tưởng, tình cảm: Xem tiết 3.3.Kĩ năng:II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ: - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu, từ bao giờ?- Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vai trò của nông dân công xã?2.Dẫn dắt vào bài mới:- Điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nhà nước ở đây? Những thành tựu vănhóa mà cư dân phương Đông đã đóng góp cho nhân loại?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:* Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv cho hs đọc Sgk và trả lời câu hỏi.1.Nhà nước phương Đông hình thành như thế nào? Thế nào là vua chuyên chế?-Hs trình bày, bổ sung.* Hoạt động 2:Gv nhận xét và chốt:+Nhà nước ra đời từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi → các liên minh bộ lạc liên kết với nhau → Nhà nước ra đời để điều hàmh và quản lí xã hội. Trong đó, quyền hành đều tâp trung vào tay nhà vua → chế độ chuyên chế cổ dại.*Hoạt động 3:Cá nhân. Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì? Vua dựa vào đâu để sử dụng quyền hành của mình?-Quyền hành tập trung trong tay vua (quyền lực tối cao) + Vua dựa vào bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng → Vua chuyên chế.- Từ đó Gv làm rõ khái niệm “ chế độ chuyên chế cổ đại”.- Lưy ý hs: Vua chuyên chế ở các quốc gia cổ đại phương Đông có những tên gọi khác nhau: Pharaon, Thiên tử, Exin…-Gv giải thích hình minh họa Quách vàng tạc tượng vua Ai Cập.*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv nhấn mạnh: Đây là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Vì sao có mối liên quan đó?- Hs nêu suy nghĩ của mình.- Gv nhận xét và giải thích rõ hơn về mối tương quan đó.Hỏi: Nêu những hiều biết của con người về lịch và thiên văn học lúc này?-Dựa vào Sgk ,hs nêu cách tính lịch, tính mùa, năm, tháng…

4. Chế độ chuyên chế cổ đại:

-Do nhu cầu sản xuất, điều hành và quản lí xã hội, nhà nước được hình thành từ các liên minh bộ lạc.

-Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, có một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc thừa hành → chế độ chuyên chế cổ đại.

5. Văn hóa cổ đại phương Đông: a.Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:

- Lịch và Thiên văn học ra đời gắn liền với nu cầu sản xuất nông nghiệp.

-Thành tựu :Sgk.

8

Page 9: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Hỏi: Cách hiểu về lịch và thiên văn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?-Có tác dụng thực tiễn đối với sản xuất và nâng cao tầm hiểu biết của con người.*Hoạt động 1: Tập thể.1.Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết?Các nhóm thảo luận và trình bày, Gv kết luận.*Hoạt động 2:Cá nhân.-Gv sử dụng “ Bảng chữ tượng hình của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc”giới thiệu những dạng chữ đầu tiên :chữ tượng hình, chữ tượng ý, tượng thanh.-Gv giới thiệu đặc điểm của những loại chữ này. Hỏi: Phương tiện dùng để ghi chữ khi chưa có giấy bút là gì?Hs trả lời: vỏ cây, mai rùa, đất sét…Hỏi: Tại sao nói sáng tạo ra chữ viết là thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất?-Hs trả lời, bổ sung.-Gv kết luận: Chữ viết là phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv giảng: Toán học cúng ra đời sớm xuấtphát từ nhu cầu thực tế của con người: người Lưỡng Hà hay đi buôn bán xa, người Ai Cập thường đo lại ruộng và vẽ các hình để xây tháp.Hỏi: Những thành tựu về toán học của cư dân cổ đại phương Đông?-Hs kết hợp Sgk trả lời.-Gv chốt và giới thiệu kiểu viết số theo hình ngón tay, về sau cải tiến thành vạch (của người Ai Cập)*Hoạt động 2: Tập thể.Gv giới thiệu: Thời cổ dại, người ta xây dựng nhiều công trình lớn: Kim tự tháp, vườn treo Babilon, thành thị cổ Harappa…Hỏi: Xây dựng những công trình lớn như vậy để làm gì? Vì sao có thể làm được? Ý nghĩa của những công trình này?-Hs đọc Sgk trả lời, Gv nhận xét và kết luận chung.

-Ý nghĩa: có tác dụng thực tiễn đối với sản xuất gieo trồng → mở rộng tầm hiểu biết của con người. b. Chữ viết:-Do nhu cầu trao đổi, lưu trữ kinh nghiệm → chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỉ IV TCN.

- Chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh..

→ là phát minh lớn và là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.c.Toán học:-Ra đời do nhu cầu tính toán , xây dựng…-Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số 0, số Pi…

→ Phục vụ cuộc sống và để lại kinh nghiệm cho giai đoạn sau.

d.Kiến trúc:- Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon, Vạn lý trường thành…là những công trình thể hiện quyền yu của vua chuyên chế.

→ kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

4. Củng cố: - Những thành tựu văn hóa của cư dân cổ đại phương Đông.5. Dặn dò: Học bài cũ:

- Đặc điểm kinh tế và các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông.- Cư dân cổ đại phương Đông có những đóng góp gì cho văn hóa nhân loại.?

Chuẩn bị bài mới: Đọc trước Sgk bài 4 và trả lời câu hỏi: - Tại sao Hy Lạp- Roma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy Lạp- Roma là gì? - Sưu tầm những tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.

9

Page 10: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔMA.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Hs cần nắm được những vấn đề sau:1.Kiến thức: Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và chế độ chiếm nô. Từ cơ sở kinh tế- xã hội đã dẫn tới việc hình thành thể chế dân chủ - cộng hòa.2.Tư tưởng: Giáo dục hs thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô, từ đó thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ, biết khai thác nội dung tranh ảnh.* Chuẩn bị của Gv: Bản đồ các quốc gia cổ đại, một số tranh ảnh về các công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: Cư dân cổ đại phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?2. Dẫn dắt vào bài mới: - Điều kiện tự nhiên đã chi phối như thế nào đén sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp - Roma? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế nhà nước dân chủ ra sao?3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Nội dung kiến thức HS cần nắm vững:*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi.-Gv đặt câu hỏi: Vậy còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì? -Hs đọc Sgk trả lời câu hỏi, Hs khác bổ sung.-Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý.+ Đặc diểm của điều kiện tự nhiên → tạo ra những thuận lợi và khó khăn của vùng Địa Trung Hải.

-Gv phân tích ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng sắt đói với sản xuất và các ngành kinh tế đặc biệt là thủ công nghiệp, thương mại phát triển.*Hoạt động 2: Hs làm việc theo nhóm.Gv đặt câu hỏi:1.Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Những ngành nghề chính trong thị quốc?2.Tổ chức của thị quốc?-Các nhóm đọc Sgk và thảo luận với nhau, sau đó trình bày, nhóm khác bổ sung.-Gv nhận xét và chốt.-Gv cho Hs đọc Sgk tìm hiểu về thành thị Aten.*Hoạt động 3: Tập thể.-Gv đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số Hs trả lời.1.Thể chế dân chủ cổ đại biẻu hiện ở những điểm nào? Có gì khác so với phương Đông?-Hs trình bày, Gv lấy ví dụ ở Aten để minh họa và so sánh với ché độ chuyên chế cổ đại phương Đông.

1.Thiên nhiên và đời sống của con người:-Hy Lạp, Roma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, đất canh tác ít và khô cứng.+Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.+Khó khăn: Đất ít và xấu, chỉ thích hợp với loại cây lâu năm → phải nhập lương thực.-Công cụ bằng sắt ra đời → sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa phát triển.→ Cư dân ở đây đã sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.2.Thị quốc Địa Trung Hải:-Nguyên nhân ra đời: Tình trạng đất đai phân tán và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp.-Tổ chức của thị quốc: Thị quốc là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu với lâu đài, phố xá, thành quách, bến cảng…

-Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500, …mọi công dân đều có quyền biểu quyết những công việc lớn của quốc gia → thể chế mang tính dân chủ rộng rãi.

10

Page 11: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

-Gv đặt câu hỏi để Hs suy nghĩ tiếp: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?-Hs ttả lời. Gv chốt: Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội, vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ.-Gv giải thích: Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ → chế độ chiếm hữu nô lệ

- Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy Lạp-Roma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô dối với nô lệ.

4. Củng cố:Thể chế dân chủ cổ đại ở Hi Lạp và Roma.5.Dặn dò: a.Bài vừa học:- Trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Roma.- Thị quốc là gì? Những biểu hiện của thể chế dân chủ cổ đại ở Hi Lạp và Roma. b Bài mới:- Đọc trước Sgk phần 3: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma.- Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma đã phát triển như thế nào?- Sưu tầm những tranh ảnh về các thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây và miêu tả những tranh ảnh đó.

11

Page 12: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 6 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ ROMA (tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:2.Kĩ năng: Xem tiết trước.3.Tư tưởng, tình cảm: II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ: Thị quốc là gì? Nêu những biểu hiện của thể chế dân chủ cổ đại ở Hi Lạp và Roma.2.Dẫn dắt vào bài mới:- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ đại Hi Lạp và Roma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.Gv giảng: Các quốc gia cổ đại HL-RM có trình độ phát triển cao về kinh tế công thương. Cùng với thể chế dân chủ, cư dân ở đây đã để lại cho nhân loại một nền văn hóa rực rỡ.-Gv yêu cầu Hs nhắc lại những quan niệm của cư dân cổ dại phương Đông về lịch, thiên văn.*Hoạt động 2: Tập thể.Hỏi:- Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch? Quan niệm của cư dân ở đây về trái đất, mặt trời?niệm của cư dân ở đây về trái đất, mặt trời? -Cách tính lịch và chữ viết của họ có gì khác so với cư dân phương Đông?- Hs trình bày, Gv gọi Hs khác bổ sung và Gv đưa ra két luận.*Hoạt động 3: Cá nhân.-Gv giới thiệu 4 lĩnh vực của khoa học: Toán, Lý, Sử, Địa.-Gv có thể giới thiệu đôi nét về cuộc đời của các nhà bác học như Acsimet, Pitago, Talet…, những định lí, định đề của họ, nhà sử học Herodot…_Gv nhấn mạnh: đến thời kì này những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì độ chính xác, khái quát thành định đề, định lí, được thực hiện bởi những nhà khoa học có tên tuổi đặt nền móng cho những ngành khoa học đó.-Gv lưu ý Hs trước Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian.-Vì sao thời kì này kịch ( kèm hát ) lại phát triển?-Giá trị nghệ thuệt Hi Lạp được thể hiện như thế nào?Học sinh kết hợp Sgk trả lời, Gv sử dụng những tranh ảnh giới thiệu thêm về giá trị nghệ thuật cổ đại Hi Lạp như đền Pactenong thờ thần Atena, tượng thần Vệ nữ Milo…với sự sinh động hiện thực cao.

3.Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma: a.Lịch và chữ viết:

-Lịch: Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch 1 năm có 365 ngày+1/4.(tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày).

-Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C…lúc đầu có 20 chữ →26 chữ hoàn chỉnh như ngày nay.→Là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải với nền văn minh nhân loại.

b.Sự ra đời của khoa học:-Đến thời Hi Lạp –Roma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học (Toán, Lý, Sử, Địa…) vì độ chính xác của khoa học, khái quát thành định lí, lí thuyết và thực hiện bởi những nhà khoa học có tên tuổi…đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

c.Văn học:-Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).-Giá trị: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.d.Nghệ thuật:-Chủ yếu là tạc tượng và xây dựng đền thờ thần → sinh động,thanh thoát.

4. Củng cố: Thành tựu về chữ viết và nghệ thuật của cư dân cổ đại Hi Lạp Roma.5.Dặn dò:

12

Page 13: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Bài cũ: + Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma đã phát triển như thế nào?+ Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

- Bài mới:+ Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành và phát triển như thế nào qua các triều Tần,

Hán, Đường, Minh, Thanh?+ Sưu tầm những tranh ảnh về các công trình văn hóa lớn của Trung Quốc.

13

Page 14: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 7 CHƯƠNG III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾNBÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:- Sự hình thành xã hội phong kiến ở trung Quốc và quan hệ giai cấp trong xã hội.- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần, Hán đến thời Minh, Thanh. Chính sách xâm lược, chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kì, mầm mống quan hệ tư bản đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt.- Văn hóa phát triển rực rỡ.2.Về tư tưởng, tình cảm:- Thấy được tính chất phi nghiã của các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến TQ.- Quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được những ảnh hưởng của văn hóa TQ đối với VN.3.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng miêu tả, phân tích, kết luận.- Biết sử dụng sơ đồ để hiểu bài học.- Nắm vững được các khái niệm cơ bản.II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ:- Những thành tựu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma? Tại sao nói những hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học?2.Dẫn dắt vào bài mới:- Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc qua các triều đại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị ra sao?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.Gv gợi cho Hs nhớ lại kiến thức đã học về các giai cấp cơ bản trong xã hội cổ đại phương Đông.-Gv hỏi: Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào thế kỉ V TCN có tác dụng gì?-Hs trả lời.-Gv giới thiệu sơ đồ sự hình thành các giai cấp trong xã hội Trung Quốc và giải thích rõ: sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh.GV hỏi: Nhà Tần- Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được TQ?-Hs trả lời.-Gv chốt ý: Cục diện Xuân Thu- Chiến Quốc → thế kỉ IV TCN nhà Tần đã tiêu diệt các đối thủ → 221 TCN nhà Tần đã thống nhất TQ, chế độ phong kiến TQ hình thành. Sau đó là sự thành lập nhà Hán.

1.Chế độ phong kiến thời Tần-Hán:

a.Sự hình thành nhà Tần-Hán:-Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Hoàng đế.-Lưu Bang lập ra nhà Hán ( 206TCN-220).→chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

*Hoạt động 2: Tập thể-Gv giới thiệu sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần- Hán ở TQ và yêu cầu Hs nhận xét.-HS trả lời, Gv gọi Hs khác bổ sung.-GV chốt ý: Quyền lực của Hoàng đế, các chức quan từ trung ương đến địa phương.

b.Bộ máy nhà nước thời Tần-Hán:-Ở trung ương: Hoàng dế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng và thái úy cùng các chức quan văn, võ khác.-Ở địa phương: Thái thú (quận) Huyện lệnh ( huyện)

14

Page 15: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

_Gv mở rộng về chính sách xâm lược của nhà Tần-Hán liên hệ với VN.*Hoạt động 1: Tập thể -Nhóm.phương Bắc của dân tộc ta.

- Hình thức tuyển dụng: chủ yếu là tiến cử.

Gv nêu câu hỏi:1.Nhà Đường được thành lập như thế nào?2.Kinh tế thời Đường có gì khác so với các triều đại trước? Nội dung của chính sách quân điền?3.Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?4.Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?-Các nhóm làm việc với Sgk và thảo luận với nhau.-Gv gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.

2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường (618-907):a.Kinh tế: phát triển cao hơn so với các triều đại trước.-Nông nghiệp: Chính sách quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới → năng suất tăng.-Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền .

→ GV nhận xét và chốt ý, tập trung vào các ý: chính sách quân điền, sự hoàn thiện bộ máy chính quyền từ TƯ đến địa phương,chức quan Tiết độ sứ, tính chất tiến bộ của chế độ tuyển dụng quan lại bằng thi cử bên cạnh việc tiến cử.Cuối cùng, Gv nêu vài nét về sự sụp đổ của nhà Đường dẫn đến thành lập nhà Tống → nhà Nguyên.Liên hệ các cuộc kháng chiến chống phong kiến

b.Chính trị:-Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương tới địa phương, có thêm chức Tiết độ sứ.

-Tuyển dụng quan lại bằng thi cử.

-Tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.

4.Củng cố:- Bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần – Hán.5.Dặn dò: a.Học bài cũ:- Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?- Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? b.Chuẩn bị bài mới:- Đọc trước Sgk phần 3,4 của bài 5 tr31-35 và nắm được những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.

15

Page 16: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 8 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (tt)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: 2.Tư tưởng,tình cảm: Xem tiết 7. 3.Kĩ năng:II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ:- Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì? 2.Dẫn dắt vào bài mới:- Chế độ phong kiến được xác lập và phát triển dưới thời Tần, Hán, phát triển cao dưới thời Đường và Minh, Thanh là giai đoạn suy yếu của phong liến Trung Quốc. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Những thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Quốc phong kiến đóng góp cho nhân loại? 3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm:*Hoạt động 1:Cá nhân.-Gv giảng ngắn gọn 2ý giúp Hs hiểu tiến trình lịch sử phong kiến TQ: Sự thành lập triều Nguyên ở TQ, chính sách thống trị và xâm lược của họ; mâu thuẫn dân tộc và giai cấp →cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương.-Gv dùng bảng niên biểu các triều đại để nói về sự thành lập nhà Thanh.*Hoạt động 2:Gv đặt câu hỏi: Dưới thời Minh, kinh tế TQ có điểm gì mới so với các triều đại trước?-Hs xem Sgk trả lời.-Gv mở rộng giải thích thêm về những biểu hiện của mầm mống kinh tế TBCN dưới triều Minh trong các ngành thương nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp… Hỏi: Hãy nêu tổ chức bộ máy của nhà Minh?-Bỏ chức Thừa tướng, Thái úy, thay bằng các Thượng thư phụ trách các bộ (Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Công),hoàng đế nắm trực tiếp mọi quyền hành và cả quân đội.-Gv đặt tiếp câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy nhưng lại bị sụp đổ?-Hs trả lời, GV phân tích cho Hs thấy: chính sách cai trị (ruộng đất, sưu cao thuế nặng, chiến tranh…)→mâu thuẫn giai cấp→ khởi nghĩa nông dân (Lý Tự Thành) làm cho triều Minh sụp đổ.*Hoạt động 3: cá nhân.-Gv phân tích nguồn gốc của nhà Thanh → mâu thuẫn Mãn-Hán→ thấy được những ảnh hưởng của chính sách của triều Thanh( mua chuộc địa chủ người Hán, áp bức dân tộc, chính sách “bế quan tỏa cảng” đối với sự phát triển của lịch sử TQ.*Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm với 2 câu hỏi:1.Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của chế độ phong kiến TQ?2.Những thành tựu trên các lĩnh vực sử học, văn học,

3.Trung Quốc thời Minh, Thanh: a.Nhà Minh: -Nhà Minh thành lập năm 1368-1644, người sáng lập là Chu Nguyên Chương.

* Kinh tế: Đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN :+Thủ công nghiệp: công trường thủ công với quan hệ chủ -thợ. +Thương nghiệp phát triển. +Nông nghiệp: bỏ vốn bao mua sản phẩm. + Thành thị mở rộng.

*Chính trị:-Bộ máy nhà nước: lập 6 bộ, các tỉnh chịu sự chỉ đạo của bộ, hoàng đế nắm cả quân đội.

-Mâu thuẫn giai cấp(địa chủ- nông dân) → khởi nghĩa nông dân → triều Minh sụp đổ.

b.Nhà Thanh:-Nhà Thanh thành lập 1644-1911.-Chính sách đối nội, đối ngoại:vừa áp bức dân tộc vừa mua chuộc địa chủ người Hán, thực hiện bế quan tỏa cản → nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược → sự sụp đổ của chế độ phong kiến TQ năm 1911.4.Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:a.Tư tưởng: -Nho giáo: Do Khổng Tử sáng lập. +Tam cương

16

Page 17: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

khoa học kĩ thuật?-Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày, Gv nhận xét và chốt ý:+Nhấn mạnh những quan điểm cơ bản của Nho giáo-công cụ thống trị về mặt tư tưởng của chế độ phong kiến TQ. +Văn học: Thơ Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…), tiểu thuyết chương hồi Minh-Thanh.Nếu có thể Gv có thể đọc và phân tích sơ bằng một bài thơ Đường (Hoàng hạc lâu). +Gv giới thiệu về 4 phát minh lớn của TQ, xem tranh 13,14,15 trong bài học và đề nghị các em nhận xét (uy quyền của chế độ phong kiến, tài năng nghệ thuật của nhân dân)

+Ngũ thường.-Phật giáo: thịnh hành nhất vào thời Đường.b.Sử học: Đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử ký.c.Văn học:- Thơ (phát triển mạnh- Đường) -Tiểu thuyết chương hồi (Minh-Thanh).d. Khoa học kĩ thuật:4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

4.Củng cố:- Đặc điểm chính về bộ máy chính trị, kinh tế và văn hóa của xã hội TQ.5.Dặn dò: a.Bài cũ:- Kể tên các triều đại phong kiến TQ? Triều đại nào đạt tới đỉnh cao? Biểu hiện?- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của TQ thời phong kiến? b.Bài mới:- Đọc trước Sgk bài 6 tr 37, tìm hiểu: + Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Magada? + Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?- Chuẩn bị Lược đồ Ấn Độ trong Sgk phóng to.

17

Page 18: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 9 CHƯƠNG 4: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN.CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1 Kiến thức: - Hiểu được Ấn Độ là một nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao cùng với TQ và có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới.- Thời Vương triều Gup-ta và Hậu Gup-ta là thời kì định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ.- Nội dung văn hóa truyền thống Ấn Độ.2.Tư tưởng tình cảm: Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế và văn hóa mật thiết. Đây là cơ sở để tăng cường sự hiểu biết, quan hệ thân tình, tôn trọng nhau giữa hai nước.3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, miêu tả, tổng hợp.II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:- Sự thịnh trị của chế độ phong kiến TQ dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của TQ thời phong kiến?2.Dẫn dắt vào bài mới:- Giới thiệu chung về AĐ. Văn hóa AĐ được định hình và phát triển ra sao? Nội dung? Ảnh hưởng của nó đối với bên ngoài như thế nào?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv dùng lược đồ Ấn Độ thời cổ đại để giới thiệu về những nét chung về Ấn Độ: đặc điểm lãnh thổ, địa hình đặc biệt ở miền bắcẤn với 2 con sông lớn là sông Ấn ( phía tây Ấn) và sông Hằng (đông Ấn) rộng lớn và màu mỡ.GV đặt câu hỏi: Điều kiện tự nhiên thuận lợi có tác động gì đến sự hình thành các nhà nước?- Những nhà nước(6-7 nước) đầu tiên sớm hình thành ở ven các con sông nhất là sông Hằng.- GV giới thiệu: Trong số các nhà nước đầu tiên đó, Magada là nước có ảnh hưởng mạnh nhất.*Hoạt động 2: Tập thể.-Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Magada diễn ra như thế nào?-Hs trình bày về sự hình thành và phát triển của nhà nước Magada.-Gv nhận xét và chốt ý nhấn mạnh sự kiện vị vua kiệt xuất Asoca thống nhất lãnh thổ và những hoạt động văn hóa của ông.Gv lưu ý thêm: Asoca qua đời vào cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng.*Hoạt động 3: Các nhóm thảo luận câu hỏi.1.Quá trình hình thành vương triều Gupta? Thời gian tồn tại?2.Điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gupta? Nội dung cụ thể?3.Văn hóa Ấn Độ thời Gupta đã ảnh hưởng như thế nào đến ÂĐ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?

1.Thời kì các quốc gia đầu tiên:

-Khoảng 1500 năm TCN, ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Magada.(khoảng thế kỉ V TCN)

-Vua mở nước là Bimbisara, vua kiệt xuất nhất là Asoca (thế kỉ III TCN): + Thống nhất lãnh thổ. +Phát triển Phật giáo, dựng nhiều “chỉ dụ Asoca” ( như kiểu văn bia).

2.Thời kì vương triều Gupta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ:

a. Quá trình hình thành:-Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn được

18

Page 19: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

-Các nhóm làm việc với Sgk, thảo luận và trình bày ý kiến của mình.-Gv có thể cho các nhóm khác bổ sung và sau đó chốt vấn đề.1.Giai đoạn trước Gupta, từ đầu CN đến 319,miền bắc ÂĐ thường xuyên bị các tộc bên ngoài uy hiếp xâm lấn.Đến 319, vua Gupta I thống nhất bắc ÂĐ rồi lên ngôi lập ra vương triều Gupta.Gv lưy ý hs: Giai đoạn trước là sự chuẩn bị và giai đoạn sau là sự tiếp nối cho những thành tựu đã đạt được ở thời Gupta.2.Gv giới thiệu :+ đạo Phật: quê hương (thành phố Ka-pi-la-va-xtu ở chân núi Himalaya), tinh thần cùa đạo Phật. + Đạo Hindu :thờ ba thần.-Ở đây chỉ giúp hs có thêm khái niệm về hình thức của 2 tôn giáo này.-Gv đặt vấn đề:Qua 2 tôn giáo này, em có nhận xét gì về văn hóa ÂĐ?Hs suy nghĩ, trả lời.→ Gv nhấn mạnh: Như vậy, một đất nước, một thời, lại sản sinh ra hai tôn giáo thế giới →làm thành nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ.- Nếu có, Gv nên dùng tranh ảnh có hình Phật, các vị thần để minh họa thêm.-Gv giới thiệu một nét nổi bật nữa là chữ viết: từ chữ cổ → chữ Phạn Sankrit → là cơ sở của chữ viết ÂĐ ngày nay.

thống nhất, bước vào thời kì mới phát triển cao- thời kì vương triều Gupta (319-467).→thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

b. Văn hóa truyền thống Ấn Độ:

-Đạo Phật: có từ thế kỉ V TCN tiếp tục được truyền bá mạnh mẽ và rộng khắp.

-Đạo Hindu (Ấn Độ giáo): thờ ba thần: + Thần Brama (Sáng tạo) +Thần Siva (Hủy diệt) +Thần Visnu( Bảo hộ)và nhiều vị thần khác như thần Indra (Sấm sét).→kiến trúc Phật giáo và Hindu giáo như chùa, tượng phật, đền thờ…

-Chữ viết:Từ chữ cổ Brahmi sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sankrit) để ghi chép và sáng tác thơ văn.

4. Củng cố: - Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Magada.5.Hướng dẫn học bài:a. Bài cũ:- Tại sao nói thời Gupta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?- Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.b.Bài mới: Đọc trước Sgk bài 7 tr41-44 và trả lời những câu hỏi sau:- Sự phát triển văn hóa thời Gupta đưa đến điều gì?- Những nét chính về vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn.

19

Page 20: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 10 SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Hs cần hiểu mốc, nội dung của ba thời kì lịch sử:- Ấn Độ trong các thế kỉ VII-XII.- Vương triều Hồi giáo Đêli.- Vương triều Môgôn.- Những biến đổi trong lịch sử, văn hóa Ấn Độ.2.Tư tưởng, tình cảm: Trên cơ sở hiểu biết và khâm phục những thành quả của văn hóa truyền thống ÂĐ, giáo dục cho HS ý thức tôn trọng và giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc mình.3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày kết hợp miêu tả. II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ:- Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?2.Dẫn dắt vào bài mới:Thời Gupta được xem là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống ÂĐ, là cơ sở cho sự phát triển ở các thời kì sau. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào?3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:*Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv giới thiệu về tình hình Ấn Độ sau thời kì Gup-ta và Hac-sa: Tình trạng chia rẽ phân tán do chính quyền TƯ suy yếu, lãnh thổ rộng lớn và ngăn cách với những điều kiện và sắc thái riêng, nổi trội là nước Pa-la và Pa-la-va.-Gv đặt câu hỏi:Việc đất nước bị chia cắt như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa?-Hs dựa vào Sgk trả lời.*Hoạt động 2:Gv chốt: Mỗi nước lại tiếp tục phát triển nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống ÂĐ đồng thời phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng –vai trò của nước Pa-la-va ( thuận lợi bến cảng, đường biển) → văn hóa Ấn phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và ảnh hưởng ra bên ngoài.*Hoạt động 3:Cá nhân.-Gv nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li? Đặc diiểm của vương triều này?-Hs trả lời, Gv có thể gọi hs khác bổ sung.-Gv lưu ý hs quá trình người Hồi giáo gốc Thổ đánh chiếm ÂĐ và quá trình tồn tại hơn 300 năm từ 1206-1526.*Hoạt động 4: Nhóm.1.Những chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đêli?2. Những chính sách về tôn giáo, văn hóa?3.Những thành tựu về kiến trúc?-Hs đọc sgk,thảo luận và sau đó đại diện lên trình bày.Các nhóm khác có thể bổ sung.-Gv nhận xét và chốt ý.Lưu ý mặc dù thi hành chính sách mềm mỏng song sự phân biệt về tôn

1.S ự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ:

-Đến đầu thế kỉ VII, ÂĐ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, trong đó nổi lên vai trò của nước Pala ở vùng Đông Bắc và Palava ở miền Nam.

→Từ đầu CN đến thế kỉ VII-XII, văn hóa truyền thống của ÂĐ phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài (chữ viết, văn học nghệ thuật Hindu)

2.Vương triều Hồi giáo Đê-li:

a.Quá trình hình thành:-Năm 1206, người Hồi giáo vào chiếm đất ÂĐ, lập ra vương quốc Hồi giáo ÂĐ gọi tên là Đê-li.

b.Chính sách thống trị:-Truyền bá, áp đặt Hồi giáo( tuy có mềm mỏng), tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.- Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào ÂĐ.-Kiến trúc: Kinh đô Đêli →thành phố lớn nhất thế giới.

20

Page 21: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

giáo →sự bất bình của nhân dân.

Gv nêu câu hỏi: Với những đặc điểm nêu trên, vương triều Đêli coa vị trí như thế nào trong lịch sử ÂĐ?-Sự giao lưu giữa hai nền văn minh ÂĐ Hindu giáo và Hồi giáo Arap. →đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực ĐNA như Indonexia, Brunay…Tuy nhiên, đạo Hồi vẫn không chiếm ưu thế ở một đất nước vốn gắn bó với Hindu giáo- ÂĐ giáo( hiện nay, khoảng 5% dân số ÂĐ theo đạo Hồi).*Hoạt động 5: Cả lớp và cá nhân.-GV trình bày về sự suy yếu của vương triều Hồi giáo Đêli và sự thành lập vương triều Môgôn.Hỏi: Em có nhận xét gì về vương triều Môgôn?-Là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến ÂĐ, song không phải đã suy thoái và tan rã.Hỏi: Những chính sách tích cực của các vị vua?-Xây dựng bộ máy chính quyền mạnh mẽ dựa trên 3 thành phần quan lại (Hồi giáo- ÂĐ Hồi giáo- ÂĐ Ấn giáo) → không phân biệt nguồn gốc mà tin tưởng giao việc theo năng lực→ chính sách này hay ở điểm nào?-Tại sao chủ trương xây dựng khối hòa hợp dân tộc? So sánh với thời kì vương quốc Hồi giáo Đêli?-Chính sách nào có tác dụng thúc đẩy kinh tế?*Hoạt động 6: Gv giảng và chốt.Những chính sách cai trị chuyên quyền của các hoàng đế sau này, xây dựng đền đài lăng mộ → là cống hiến lớn của vương triều vào sự phát triển văn hóa vừa làm tăng thêm nỗi bất bình vì tốn kém sức người và của → đất nước chia rẽ, khủng hoảng suy yếu →thực dân Anh xâm lấn, mất Bombay (1668) và Cancutta (1690).

c.Vị trí của vương triều Đêli:-Tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây.-Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực ĐNA.

3.Vương triều Môgôn:a.Quá trình thành lập:-Năm1398, thủ lĩnh-vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công ÂĐ, đến năm 1526 lập ra vương triều Môgôn.

b.Chính sách thống trị:-Các vị vua đều ra sức củng cố theo hướng ÂĐ hóa, đưa ÂĐ lên bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556-1605).

-Càng về sau, do những chính sách thống trị hà khắc→ ÂĐ lâm vào khủng hoảng → ÂĐ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

4.Củng cố: Những nét chính của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn?5.Hướng dẫn học bài:a.Bài cũ:- So sánh hai vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Môgôn?- Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ?b.Bài mới:- Đọc SGK bài 8 tr 45-49 và trả lời các câu hởi trong Sgk.- Sưu tầm các công trình kiến trúc của Đông - Nam Á

Tieát 11. KIEÅM TRA VIEÁT 1 TIEÁT.

21

Page 22: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 12 Chương V: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN.Bài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG - NAM Á

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức:- Hs nắm được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của điều kiện địa lí-dân cư khu vực Đông Nam Á(ĐNA).- Sơ lược về các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực.- Một vài nét nổi bật của tiến trình lịch sử và văn hoá của khu vực. 2.Tư tưởng tình cảm: - Thông qua việc tìm hiểu quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng về địa lí-lịch sử văn hoá của khu vực và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở ĐNA, giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực. 3.Kĩ năng: Biết sử dụng bản đồ hành chính ĐNA để phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực và xác định vị trí của mỗi quốc gia phong kiến ĐNA.II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Kiểm tra bài cũ: So sánh hai vương triều Hồi giáo Deli và vương triều Môgôn?2.Gv giới thiệu bài mới.3.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:Hoạt động 1: Cá nhân.- Gv giới thiệu tên và vị trí trên bản đồ 11 quốc gia hiện nay ở ĐNA.-Giới thiệu điều kiện địa lí tự nhiên của khu vực với những nét chung và khái quát nhất.- GV lưu ý HS: đặc điểm gió mùa và những ảnh hưởng của nó (thuận lợi và khó khăn) đối với sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp tới quá trình phát triển lịch sử, văn hoá của các cư dân ĐNA.Các vương quốc cổ ĐNA ra đời trên những điều kiện nào?HS kết hợp Sgk để trả lời.Về mặt văn hoá, khu vực ĐNA có chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó?GV chốt những điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ĐNA.Hoạt động 2:-GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và thời gian hình thành của các vương quốc cổ ở ĐNA.

Hoạt động 3: Lớp và cá nhân.-Gv trình bày: Trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII-X, ở ĐNA đã hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc đông nhất làm nòng cốt, thường được gọi là quốc gia phong kiến dân tộc._ GV giới thiệu trên lược đồ ĐNA tên gọi và vị trí của từng nước.

1.Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

a.Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ:-Việc sản xuất và trao đổi buôn bán giữa các nước nhỏ, xuất t hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng: Óc Eo, Ta-ko-la…-Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đi liền với việc các nước phát triển nền văn hoá cổ của mình. Nổi bâth nhất là mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.

b.Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:-Khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên,một số quốc gia được hình thành: Champa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam.2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:-Từ thế kỉ VII-X trở đi,hình thành những vương quốc phong kiến thống nhất làm nền tảng cho những quốc gia hiện đại: Campuchiacủa người Khơme, các v/q của người Môn, người Miếnở hạ lưu sông Mê

22

Page 23: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Các quốc gia phong kiến ĐNA phát triển nhất vào thời gian nào? Đó là những nước nào?HS trả lời.GV nhận xét và phân tích rõ hơn. Gv giới thiệu tranh 19 Sgk “ Toàn cảnh đô thị cổ Pagan (Mianma)”, “Toàn cảnh khu đền tháp Borobudua (Indonexia), giúp Hs khai thác tranh để thấy được sự phát triển của vương quốc Mianma và Indonexia.Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá của các quốc gia ĐNA?HS trả lời, Gv nhận xét và chốt ý.

Gv lưu ý hs: Giai đoạn các nước ĐNA trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây, có thể liên hệ và minh hoạ bằng quá trình VN trở thành thuộc địa của Pháp.

Nam, người Indonexia ở đảo Xumatơra và Giava.- Từ nữa sau thế kỉ X đến nữa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các q/g phong kiến ĐNA: Indonêxia, Đại Việt, Campuchia, Mianma, Thái, Lan Xang…

-Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:+ Kinh tế: cung cấp lúa gạo, sản phẩm thủ công sản vật thiên nhiên.+ Chính trị: Tổ chức bộ máy chặt chẽ từ TƯ đến địa phương.+ Văn hoá: Các dân tộc ĐNA xây dựng được một nền văn hoá riêng độc đáo .-Từ giữa thế kỉ XVIIIđến giữa thế kỉ XIX các quốc gia ĐNA bước vào giai đoạn suy thoái và dần trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

4. Củng cố:- Điều kiện nào dẫn tới sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA?5. Hướng dẫn học bài:a. Bài cũ:- Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ĐNA?- Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực ĐNA đến giữa thế kỉ XIX.b. Bài mới: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong Sgk bài Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào.

23

Page 24: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tuần: 13Tiết CT: 13 VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:-Nắm được vị trí địa lí của hai nước, là những nước láng gềng gần gũi của Việt Nam.-Những giai đoạn phát triển lịch sử lớn của hai nước.-Về ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hoá dân tộc của hai nước này.2. Tư tưởng tình cảm:- Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quí, trân trọng truyền thống lịch sử của hai dân tộc láng giềng gần gũi của VN, đồng thời thấy được mối quạn hệ mật thiết của ba nước từ xa xưa, từ đó thấy được: Việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lãn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.3.Kĩ năng:- Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử, làm việc với tranh ảnh.II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: - Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở ĐNA, biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia ĐNA?2. Dẫn dắt vào bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắmHoạt động 1: Cá nhân và tập thể.- GV dùng bản đồ các nước ĐNA giới thiệu những nét khái quát về địa hình Campuchia.- GV hướng dẫn HS tự đọc Sgk và gợi ý để các em nắm được những vấn đề chủ yếu về cư dân cổ của Lào: người Môn cổ,đã sống trên một phạm vi rất rộng, hầu như bao trùm cả ĐNA lục địa, quá trình lập nước của họ.- GV kết hợp giới thiệu trên bản đồ địa bàn cư trú của họ ngày nay.Thời kì thịnh vượng nhất của vương quốc Campuchia? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng?Hs kết hợp Sgk trả lời. GV có thể bỏ sung thêm và chốt vấn đề.- GV giúp Hs khai thác hình Ăngco Vat- sự phát triển thịnh đạt cũng được biểu hiện một phần thông qua kiến trúc.- Gv nhắc thêm về quá trình Campuchia suy yếu và trở thành thuộc địa của Pháp.Hoạt động : Lớp và cá nhân.- GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của vương quốc Lào với những nét cơ bản về địa hình: đất nước gắn liền với sông Mêcông, cung cấp nguồn nước dồi dào, vừa là trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố thống nhất về mặt địa lí, có đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ.Cư dân chủ đạo của Lào? Quá trình thành lập nước Lào diễn ra như thế nào?

1. Vương quốc Campuchia:

- Tộc người chủ yếu là người Khơme.- Từ thế kỉ VI, vương quốc người Campuchia được thành lập.

- Thời kì phát triển nhất: thế kỉ X- XV, đặc biệt là thời kì Ăngco (802-1432):+ Kinh tế: nông, ngư, thủ công nghiệp.+ Xây dựng nhiều công trình lớn ( đền tháp thờ thần, Phật).+ Chinh phục các nước láng giềng và trở thành cường quốc khu vực.

- Từ thế kỉ XIII, Campuchia bắt đầu suy yếu, bị vương quốc Thái xâm lược nhiều lần, đến 1863 bị Pháp xâm chiếm.2. Vương quốc Lào:

- Cư dân cổ là người Lào Thơng.- Cùng với nhóm dân di cư từ Thái đến ( Lào Lùm), đến thế kỉ XIV họ lập ra nước Lan Xang.

24

Page 25: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- GV nhấn mạnh: Cư dân cổ là người Lào Thơng, còn nhóm người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm.- GV hướng dẫn Hs đọc đoạn văn chữ nhỏ trong Sgk để thấy được cuộc sống, tổ chức xã hội sơ khai của người Lào.Thời kì thịnh vượng nhất của vương quốc Lào?- HS kết hợp SGk để trả lời. - Gv có thể bổ sung, nhận xét và chốt ý.- Nhắc qua về quá trình suy yếu củaLào.- Về nền văn hoá truyền thống của hai nước, Gv hướng dẫn Hs nắm được các ý chính sau: Campuchia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên lĩnh vực chữ viết, văn học, tôn giáovà kiến trúc ( GV miêu tả hình tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn- Lào) → trên cơ sở đó xây dựng được nền văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc.

- Thời kì thịnh vượng: Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, đặc biệt dưới triều vua Xulinha Vongxa:+Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.+ Buôn bán trao đổi với nhiều nước, là trung tâm Phật giáo.+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Campuchia và Đại Việt.

- Cuối thế kỉ XVIII, Lào suy yếu, trở thành một tỉnh của Xiêm và trở thành thuộc địa của Pháp vào 1893.

4. Củng cố: Những nét tiêu biểu của văn hoá Campuchia và văn hoá Lào.5. Hướng dẫn học bài: a. Bài cũ:- Sự phát triển của Campuchia thời kì Ăngco được biểu hiện như thế nào? - Lập bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Lào. b. Bài mới: Đọc trước Sgk bài 10 tr 55 và trả lời các câu hởi sau: - Tầng lớp lãnh chúa và nông nô và nông nô được hình thành như thế nào? - Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó?

25

Page 26: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tuần: 14 CHƯƠNG VI : TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠITiết CT: 14 THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở

TÂY ÂU (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Bài học giúp HS nắm được những ý cơ bản sau :- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội với hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô.- Hiểu được khái niệm “ lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. - Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Nét khác nhau giữa kinh tế trong thành thị trung đại và kinh tế trong lãnh địa?2. Tư tưởng tình cảm:- Thông qua bài học, truyền thụ cho HS niềm tin về sự phát triển hợp qui luật của xã hộiloài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.3. Kĩ năng:- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.- Biết vận dụng kĩ năng so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm nô sang xã hội phong kiến.II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: - Sự phát triển của Campuchia thời kì Ăngco được biểu hiện như thế nào?2. Dẫn dắt vào bài mới.3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:Hoạt động 1: Cá nhân.-Gv gơi nhớ lại cho Hs về sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc Roma trong xã hội cổ đại phương Tây, sự khủng hoảng của đế quốc này vào thế kỉ III.→ nô lệ nổi dậy đấu tranh, sản xuất sút kém, xã hội rối ren.Hậu quả của sự khủng hoảng đế quốc Roma?- Hs trả lời.- GV nhận xét và chuyển ý: Với sự xâm lược của người Giecman vào lãnh thổ Roma, cùng với những việc làm của họ → xã hôi phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành cùng với sự xuất hiện những giai cấp cơ bản.Những giai cấp nào xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu? Đặc điểm của những giai cấp đó?- Hs trả lời.- Gv nhận xét và chốt: Nô lệ được giải phóng hoặc nông dân công xã bị mất đất → nông nô,các thủ lĩnh quân sự của người Giecman được vua ban cấp ruộng đất → lãnh chúa. GV lưy ý Hs: quan hệ phụ thuộc của nông nô đối với lãnh chúa, quan hệ sản xuất phong kiến (Tây Âu) là sự bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.- GV giải thích quá trình hình thành của lãnh địa phong kiến, giải thích khái niệm lãnh địa kết hợp với khai thác tranh ảnh trong Sgk “ Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa” tr 57 để Hs dễ nắm hơn.

1. Sự hình thành các vương quốc phong liến ở Tây Âu:

- Năm 476, đế quốc Roma bị diệt vong → thời đại phong kiến ở châu Âu hình thành.

- Những việc làm của người Giecman:+Thủ tiêu bộ máy nhà nước của Roma , thành lập nên nhiều vương quốc mới.+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Roma rồi chia cho nhau.+ Tiếp thu tôn giáo Kitô, xây dựng nhà thờ.

→ Những biến đổi trong xã hội Tây Âu:- Hình thành giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến, nông nô đi cùng với quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu.

2. Xã hội phong kiến Tây Âu:- Giữa thế kỉ IX, các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời.

26

Page 27: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Hoạt động: Nhóm:1. Nêu đặc điểm của lãnh địa về tổ chức, kinh tế, chính trị?2. Đặc trưng kinh tế và cuộc sống của lãnh chúa và nông nô?Các nhóm thảo luận kết hợp Sgk trình bày. - Gv nhận xét, yêu cầu các nhóm khác bổ sung và Gv chốt lại những đặc điểm cơ bản nhất của lãnh địa phong kiến.- GV có thể so sánh đối chiếu khái niệm lãnh địa, lãnh chúa, nông nô với điền trang, địa chủ và nông dân trong lịch sử Trung Quốc và việt Nam.

Hoạt động: Cá nhân.- Gv giảng: Từ thế kỉ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá → tạo điều kiện cho sự ra đời của thành thị. - GV hướng dẫn Hs đọc đoạn chữ nhỏ trong Sgk tr 59 và đặt câu hỏi:Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì? - Hs tìm ý trong Sgk để trả lời. Gv nhận xét và chốt ý.Thành thị trung đại có điểm gì khác so với lãnh địa phong kiến?- Gv giới thiệu nội dung bức ảnh 24Sgk “ Hội chợ ở Đức”: thể hiện cảnh mua bán tại hội chợ → phản ánh sự phát triển của thương nghiệp trong xã hội phong kiến Tây Âu.- Về vai trò của thành thị, Gv cần giúp cho Hs hiểu được thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa. Sự phát triển của KTHH là một nhân tố dẫn đến sự suy vong của XH phong kiến. GV nhấn mạnh đến không khí dân chủ, tự do của các thành thị châu Âu.

+ Tổ chức cũa lãnh địa: đất đai, nhà cửa…+ Đời sống trong lãnh địa:

- Lãnh chúa- Nông nô (thân phận, nghĩa vụ).

+ Đặc điểm kinh tế, chính trị của lãnh địa:- Kĩ thuật canh tác- Quan hệ sản xuất- Tính chất tự cấp, tự túc của lãnh địa- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc

lập có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá và tiền tệ riêng…

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại:- Nguyên nhân ra đời: sự tiến bộ về kĩ thuật sản xuất, năng suất lao động tăng, có sản phẩm thủ công thừa, dân số trong lãnh địa tăng… Từ các địa điểm giao lưu, nơi tập trung đông cư dân → thành thị ra đời.

- Tổ chức của thành thị: + Bộ mặt của thành thị: phố, cửa hàng… + Cư dân chủ yếu: thợ thủ công, thương nhân.

- Vai trò: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, mang lại không khí tự do cho xã hội Tây Âu.

4. Củng cố: Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô được hình thành như thế nào?5. Hướng dẫn học bài:a. Bài cũ: - Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào? - Nguòn gốc và vai trò của thành thị trung đại?b. Bài mới: Đọc trước Sgk bài 11:- Nguyên nhân và hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí? - Tính chất của phong trào văn hoá Phục hưng.

Tuần:15-16 Tiết CT : 15-16. TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI.

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:Bài học giúp HS nắm được:- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, thị trường đã dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí. Nó đã đem về cho châu âu nhiều của cải và sự hiểu biết mới về Trái Đất, về các dân tộc trên thế giới.

27

Page 28: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, công cuộc tích luỹ ban đầu về vốn và nhân công được đẩy mạnh. Xã hội châu Âu có biến đổi, hai giai cấp mới được hình thànhm quan hệ sản xuất TBCN ra đời.- Giai cấp tư sản đang lên, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có vai trò chính trị nên muốn hình thành tư tưởng riêng của mình. Họ đã đấu tranh với giai cấp phong kiến, khôi phục lại nền văn hoá cổ đại Hi Lạp- Roma, đòi tự do cho giai cáp của mình, tiến hành cải cách tôn giáo, từ đó đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh của nông dân mà tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân Đức.2. Tư tưởng, tình cảm:- Giáo dục tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc, đồng thời giúp HS hiểu giá trị lao động và căm ghét bọn bóc lột.- Giúp HS biết quý trọng những di sản văn hoá các dân tộc trên thế giới, đòng thời có hiểu biết về tôn giáo để từ đó có thái độ đúng đắn với ngững tôn giáo đang tồn tại ở nước ta.3. Kĩ năng:- Biết mô tả các cuộc phát kiến địa lí trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu, đồng thời biết tự vẽ bản đồ.- Nâng cao kĩ năng phân tích các sự kiện, từ đó khái quát rút ra kết luận.II. LƯU Ý:1. Nội dung: Giúp HS phân biệt nguyên nhânvà điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí; Văn hoá Phục hưng: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa; nội dung của cải cách Tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh.2. Phương pháp: Mô tả, phân tích và sử dụng bản đồ để trình bày về các cuộc phát kiến địa lí.3. Thiết bị dạy học: Bản đồ phát kiến địa lí hoặc quả Địa cầu, tranh ảnh về Colombo, tàu Caraven, nhà thờ Thiên chúa giáo…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tếvà chính trị trong các lãnh địa như thế nào?- TRình bày nguòn gốc và vai trò của thành thị trung đại châu Âu.2. Giới thiệu bài học: Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đem lại nguồn của cải lớn cho châu Âu. Từ đó, dẫn đến quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất TBCN ra đời. Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của nó đói với xã hội ra sao?3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:

Gv cần làm cho Hs thấy rõ nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí: Sự cần thiết phải tìm con đường giao lưu buôn bán giữa châu Âu và phương Đông. Đặc biệt là sự phát triển của ngành hàng hải.

Gv yêu cầu Hs kể tên và mo tả hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.

GV chốt lại bằng việc giới thiệu trên bản đò và chỉ rõ cho Hs nơi xuất phát, địa điểm đã đến của các đoàn thám hiểm. Từ đó rút ra hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

GV lưu ý Hs những kiến thức cơ bản sau:-Quá trình tích luỹ tư bản ban đầu.

1. Những cuộc phát kiến địa lí:a. Nguyên nhân:- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm.- KHKT có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật đóng tàu, sa bàn, hải đồ…b. Những cuộc phát kiến địa lí lớn:- 1487 Đi-a-xơ tìm đến cực nam của châu Phi.-1492 C.Colombo đã phát hiện ra châu Mĩ.-1497 V.Gama đã đến Calicut, bờ tây nam của Ấn Độ.-1519-1522 đoàn thám hiểm của Magienlan đã đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.c. Hệ quả:- Tìm ra những vùng đất mới, những dân tộc mới và những kiến thúc mới.- Thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của CNTB ở châu Âu.

2.Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:

28

Page 29: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

-Sự xuất hiện những hình thức kinh doanh TBCN- Những biến đổi trong xã hội Tây ÂuGiải thích mở rộng khái niệm Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ và Công trường thủ công (có thể cho Hs so sánh với phường hội phong kiến).

-Thế nào là giai cấp tư sản? Nguồn gốc của công nhân làm thuê?

GV nên giảng gọn 3 ý: Khái niệm Văn hoá Phục hưng, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào này.

Khi trình bày, Gv sử dụng các tác phẩm văn học với những gương mặt điển hình để minh hoạ

Nhán mạnh những giá trị của phong trào này.

-Nêu nguyên nhân của các cuộc cải cách tôn giáo? Phân tích vai trò của Giáo hội Kito trong xã hội châu Âu?

GV trình bày nội dung và tác động của các cuộc cải cách tôn giáo.

GV hướng dẫn Hs nắm các ý chính của Sgk, có thể mở rộng thêm về lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, những hoạt động và diễn biến và những nguyên nhân thất bại của chiến tranh nông dân

a. Điều kiện:- Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ: vốn và lao động làm thuê.b. Hình thức kinh doanh TBCN: Xuất hiện:- Công trường thủ công.- Tầng lớp phú thương , đầu tư vốn và giữ vai trò lưu thông hàng hoá.- Các trang trại TBCN và công nhân nông nghiệp.→ hình thành giai cấp tư sản và vô sản.3.Phong trào Văn hoá Phục hưng:a. Khái niệm:- Phục hưng tinh thần của nền văn hoá cổ đại Hilap-Rôma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.b. Đặc điểm:- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội.- Đề cao giá trị con người.- Đòi tự do cá nhân. → giá trị nhân văn sâu sắc và tính phản phong mạnh mẽ.4.Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân:a. Cải cách tôn giáo:* Nguyên nhân:-Giáo hội có cuộc sống vật chất như một thế lực phong kiến thực sự (bóc lột tô và hủ bại trong sinh hoạt)-Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.* Nội dung:- Trở lại Giáo lí Kito nguyên thuỷ.- Xây dựng tổ chức tôn giáo mới.→ Hạn chế: Không xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp.b. Chiến tranh nông dân Đức:- Tình hình nưức Đức trước chiến tranh: chế độ nông nô còn tồn tại, kinh tế lạc hậu, nông dân mâu thuẫn cao với quí tộc.- Mục tiêu đấu tranh: Giảm nhẹ thuế khoá, bớt lao dịch, đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.( Phong trào tiêu biểu của Tomat Muynxe tử 1522.)- Kết quả: thất bại.-Ý nghĩa: Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu thời trung đại.

4. Củng cố: -Các cuộc phát kiến địa lí và sự ra đời của CNTB ở châu Âu.5. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

- Đặc điểm và tính chất của phong trào Văn hoá Phục Hưng.b. Bài mới: - Trả lời các câu hỏi Sgk bài 13 trang 70.

29

Page 30: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

30

Page 31: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 19VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về thời nguyên thuỷ ở Việt Nam:- Cách ngày nay 30- 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống ( Người tối cổ).- Nắm được các giai đoạn phát triển của công xã nguyên thuỷ ở Việt Nam từ khi hình thành , phát triển đến giải thể.- Các nền văn hoá lớn ở Việt Nam cuối thời nguyên thuỷ ( Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai).2. Tư tưởng, tình cảm:- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước.- Bồi dưỡng ý thức lao động sáng tạo.3. Kĩ năng:- Xem xét các sự kiện lịch sử trong mối tương quan giữa không gian, thời gian và xã hội.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Gv sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với đàm thoại để trình bày tiến trình lịch sửcủa các giai đoạn lịch sử của xã hội nguyên thuỷ ở VN.- Bản đồ VN, một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thuỷ.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Giới thiệu bài học:2. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:

- GV kết hợp với việc sử dụng bản đồ để giới thiệu với Hs các địa danh có dấu tích của Người tối cổ và niên đại của nó. - Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ởi Việt Nam?- Hs nhận xét và Gv chốt: Địa bàn sinh sống trải dài trên ba miền đất nước, nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh sống.

- Gv giảng cho Hs hiểu được trong quá trình tiến hoá, đến văn hoá Sơn Vi.- Gv giới thiệu trên bản đồ địa danh Sơn Vi và các địa danh thuộc văn hoá Sơn Vi, mở đầu cho các giai đoạn phát triển của xã hội thị tộc ở VN.

- Những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hoà Bình - Bắc Sơn?

- Những biểu hiện của “ cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?- Gv giải thích cho hs hiểu khái niệm “thời kì đá mới” và những biểu hiện của nó.

- GV sử dụng bản đồ xác định các địa danh Phùng

1.Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:

- Cách ngày nay 30- 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống. ( Di tích ở Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước…).

2. Công xã thị tộc hình thành:- Cách đây khoảng 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hoá thành Nguời tinh khôn (di tích văn hoá Ngườm, Sơn Vi…)- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, săn bắt và hái lượm là hoạt đọng chính.- Sơ kì đá mới: cách đây khoảng 6000- 12000 năm, gắn liền với cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn.- Hoạt động kinh tế của cư dân HB- BS:+ Sống định cư trong các thị tộc, bộ lạc.+ Săn bắt hái lượm và trồng rau củ.+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu và nặn đô gốm.- Cách ngày nay khoảng 5000- 6000 năm, con người bước vào thời kì đá mới. Biểu hiện:+ Sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá, biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng

31

Page 32: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Nguyên, Sa Huỳnh và Đồng Nai trên bản đồ.- Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?

Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hoà Bình- Bắc Sơn?- Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta?- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.

lúa nước:- Cách ngày nay khoảng 3000- 4000 năm, các bộ lạc trên đất nước ta đã biết chế tác đồng, luyện kim và trồng lúa nước là phổ biến, gắn liền với cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh và Đồng Nai.

- Sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta bước vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.

3. Củng cố:- Các giai đoạn phát triển của thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam.- Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó.4.Dặn dò:- HS học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong Sgk và đọc trước bài mới.

32

Page 33: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 20CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Giúp Hs nắm được những nét đại cương về ba nhà nước cổ đại trên đất nước Việt Nam ( sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hoá xã hội).2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức văn hoá dân tộc, tình đoàn kết gắn bó dân tộc.3. Kĩ năng:- Quan sát, so sánh các tranh ảnh để rút ra nhận xét. Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Sử dụng phương pháp miêu tả, trực quan, đàm thoại.- Bản đồ hành chính VN có các di tích văn hoá sông Đồng Nai, Óc Eo.- Sưu tập một số tranh ảnh về quốc gia cổ ( công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp…).III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kién thức cơ bản Hs cần nắm:- Trước hết, Gv dẫn dắt và giới thiệu về quốc gia cổ nhất trên đất nước VN- Văn Lang qua các truyền thuyết Trăm trứng, Bánh chưng bánh dày… Vậy về mặt khoa học, nhà nước này được hình thành trên cơ sở nào?- Gv yêu cầu Hs theu dõi Sgk để nắm được những cơ sở về kinh tế, xã hội…- Gv giảu thích khái niệm “văn hoá Đông Sơn”.- Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?- Gv kết luận về cơ sở ra đời của nhà nước.

- Giáo viên giới thiệu về cấu trúc nhà nước Văn Lang và Âu Lạc như sách giáo khoa.- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang- Âu Lạc?- Hs trả lời.- Gv phân tích cho Hs thấy được bước phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc ( tuy trong cùng một thời kì lịch sử).- Gv sử dụng tranh ảnh trong Sgk và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh hoạ.

- Em hãy tình bày sơ bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

- Gv xác định trên lược đồ vị trí của quốc gia cổ Chămpa và kinh đô của quốc gia này qua các thời

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc: a. Cơ sở hình thành nhà nước:- Kinh tế: Sử dụng công cụ đồ đồng, nông nghiệp đa dạng:dùng cày, thủ công nghiệp, chăn nuôi, đánh cá…- Xã hội: Sự phân háo giàu nghèo ngày càng rõ rệt.- Tổ chức xã hội: Hình thành công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.→ Sự chuyển biến về kinh tế xã hội đặt ra những yêu cầu mới: trị thuỷ, chống ngoại xâm…→ Nhà nước ra đời.b. Quốc gia Văn Lang ( VII- III TCN):- Kinh đô: Bạch Hạc ( Việt Trì- Phú Thọ).- Tổ chức nhà nước: Vua → Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.→ Bộ máy nhà nước còn đơn giản , sơ khai.c. Quốc gia Âu Lạc (III- II TCN):- Kinh đô: Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội).- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.→ Nhà nước này có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.d. Đời sống tinh thần của người Việt cổ: - Khá phong phú, hoà nhập với tự nhiên: ăn, ở, mặc, tín ngưỡng…2. Quốc gia cổ Chămpa:a. Cơ sở hình thành:- Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh ( Trung và Nam

33

Page 34: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

kì.- Cho các nhóm thảo luận về tình hình Chămpa trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.- Gv giới thiệu về kĩ thuật xây tháp của người Chăm, tranh ảnh khu di tích Mĩ Sơn, tháp và tượng Chăm… để minh hoạ cho nội dung bài học.

- Gv thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời , phạm vi lãnh thổ và thành phần dân cư Phù Nam.

- Hs đọc Sgk để thấy được tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội của quốc gia Phù Nam.- Gv kết luận.

Trung Bộ), từ thế kỉ II, quốc gia Lâm Ấp được hình thành sau đổi tên là Chămpa.- Kinh đô: Quảng Nam → Bình Định.- Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X:+ Kinh tế: Nông nghiệp và thủ công nghiệp.+ Xã hội: Gồm quý tộc, nông dân tự do và nô lệ.+ Văn hoá: Từ thế kỉ IV có chữ viết, theo đạo Balamôn và đạo Phật…3.Quốc gia cổ Phù Nam:- Cơ cở hình thành: Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang). Hình thành từ thế kỉ I, phát triển thịnh vượng thế kỉ III- V. Đến cuối VI, bị Chân Lạp thôn tính.- Tình hình Phù Nam:+ Kinh tế: Sản xuất nông nghiêp, thủ công…+ Văn hoá: ở nhà sàn, theo đạo Balamôn và đạo Phật…+ Xã hội: quý tộc, bình dân và nô lệ.

4. Củng cố: - Các quốc gia cổ Văn Lang- Âu Lạc, Champa, Phù Nam trong quá trình hình thành, phát triển có những nét tương đồng về đời sốnh kinh tế, văn hoá, có mối quan hệ với nhau.5. Dặn dò:- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi số 4 trong Sgk tr 79.- Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong Sgk bài 15 tr 80-82.

34

Page 35: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết 21- 22.

THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Giúp Hs nắm được những nội dung cơ bản của các chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta về tổ chức bộ máy cai trị, chính sách bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hoá dân tộc. Nắm được những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.2. Tư tưởng, tình cảm:- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá của nhân dân ta.3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng liên hệ giữa nguyên nhân với kết quả, chính trị với kinh tếvăn hoá xã hội.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với phân tích, trao đổi để Hs hiểu nội dung các vấn đề của bài học.- Lược đồ ở Sgk LS 10 Nâng cao tr 140.- Tài liệu minh hoạ khác.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:

- Gv phân tích cho Hs thấy rõ được chế độ cai trị tàn bạo và âm mưu thâm hiểm của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta dưới thời Bắc thuộc nhằm thực hiện những âm mưu của chúng.

- Hãy trình bày tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta?- Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc về kinh tế và văn hoá?

- Hs trả lời, Gv kết luận để Hs hiểu được chính sách đô hộ đó kéo dài hơn 1.000 năm là một thử thách đồng thời là một cuộc đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Từ đó, hs sẽ cảm nhận được công lao to lớn của tổ tiên ta trong thời Bắc thuộc và căm thù chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc.- Em hãy cho biết mục đích của những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc có thực hiện được không?- Hs trả lời, Gv dẫn dắt đến nội dung của mục 2.- Những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc?- Hs đọc Sgk và trình bày. Gv gọi Hs khác bổ sung.- Gv lưu ý để Hs thấy được những chuyển biến

I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam:1. Chế độ cai trị:a. Tổ chức bộ máy cai trị:- Đặc điểm: từ Triệu, Hán đến Đường chia nhỏ các đơn vị hành chính và tăng cường việc kiểm soát của chính quyền đô hộ.- Mục đích: Xoá bỏ đất nước, dân tộc Việt Nam và xác nhập Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng.b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá:- Độc quyền về muối và sắt, cống nạp nặng nề… ra sức bóc lột triệt để nhân dân nhằm hạn chế phát triển sản xuất, duy trì sự nghèo nàn, lạc hậu để dễ bề thống trị và hạn chế sự chống đối của nhân dân ta.- Truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán nhằm đồng hoá dân tộc Việt Nam.2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội:a. Kinh tế:- Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến, việc khai hoang làm thuỷ lợi phát triển nên năng suất lúa tăng hơn trước.- Thủ công nghiệp, thương mại có chuyển biến đáng kể.b. Về văn hoá và xã hội:

35

Page 36: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

(không nhanh, mạnh) về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.- Gv đồng thời làm rõ được nguyên nhân của sự chuyển biến cũng như hạn chế của chuyển biến đó.

- Gv hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

- Tiếp nhận những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng người Việt vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của mình.

II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I - thế kỉ X):Bảng hệ thống các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

4. Củng cố:- Mục đích của chính quyền đô hộ khi truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.5. Dặn dò:- Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta? Mục đích và kết quả của những chính sách đó?- Lập bảng niên biểu các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc của nhân dân ta.- Đọc Sgk bài 17 trang 87.

36

Page 37: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 23

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu:- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, có luật pháp, quân đội và các chính sách đối nội đối ngoại tự chủ, độc lập.- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.2. Về tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng ý thức độc lập và niềm tự hào dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.3. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánhII. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Gv sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với phân tích và đàm thoại với Hs.- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh nhà bia trong Văn Miếu, tư liệu về nhà nước các triều Lý, Trần, Lê sơ.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Gv giới thiệu về thời kì độc lập tự chủ đầu tiên của đất nước ta gắn với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh.- GV minh hoạ bằng sơ đồ về bộ máy nhà nước thời kì này.- Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Đinh, tiền Lê?- Hs trả lời, Gv nhậ xét và kết luận.- Gv giải thích khái niệm quân chủ chuyên chế: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Tuy nhiên, mức độ chuên chế ở mỗi triều đại, mỗi nước là khác nhau.- Nhìn vào cách tổ chức bộ máy nhà nước ta ở thế kỉ X, em có nhận xét gì? nhà nước độc lập tự chủ (còn sơ khai) theo thiết chế quân chủ chuyên chế.- Gv thuyết trình về sự sụp đổ của nhà Lê và sự thành lập của nhà Lý cùng với những sự kiện lịch sử trong thời kì này.- Gv khái quát để Hs thấy được sự thay đổi các triều đại từ Lý sang Trần đến Hồ để Hs thấy được thứ tự các triều đại phong kiến Việt Nam.- Gv dùng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở các triều Lý, Trần, Hồ, Lê để giảng nội dung của mục này.- Em có nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước từ thời Lý đến Hồ? So sánh với thời Đinh, Tiền Lê?

I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X:- Năm 939, sau khi đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, Ngô Quyền đã xưng vương và xây dựng chính quyền mới ở Cổ Loa.

- Sau khi thống nhất đất nước, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.- Bộ máy nhà nước sơ khai: + Ở TƯ:Văn ban, Võ ban và Tăng ban.+ Hành chính: chia nước thành 10 đạo, quân đội theo chế độ ngụ binh ư nông.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV:1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.- Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt.

- Từ thế kỉ XI-XV, bộ máy nhà nước qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê ngày càng chặt chẽ.

37

Page 38: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.- GV yêu cầu Hs đọc Sgk để thấy được những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông ở cả TƯ lẫn địa phương.- GV sử dụng bảng sơ đồ để giải thích thêm.- GV giải thích thêm về tổ chức hoạt động của bộ máy của chính quyền TƯ. Gv đánh giá chung về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước thời Lê sơ.

- Gv giúp Hs nắm được sự ra đời của các bộ luật phong kiến thời Lý và thời Lê.- Các điều luật nói lên điều gì?- Hs trả lời và Gv kết luận về mục đích tác dụng của các điều luật: bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị và an ninh đất nước, một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

- Gv yêu cầu cả lớp đọc Sgk để thấy được các chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của các triều đại phong kiến.- Nêu tác dụng của các chính sách đối nội, đối ngoại của các triều đại phong kiến?- Hs trả lời và Gv kết luận.

- Ở địa phương:+ Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.+ Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã. Dưới thời Lê, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

2. Luật pháp và quân đội:- Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư.- Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật (thờ Lê - Luật Hồng Đức) qui định những hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.- Quân đội được tổ chức qui củ và ngày càng chặt chẽ ngay từ thời Lý.3. Hoạt động đối nội, đối ngoại:- Đối nội: gần gũi với nhân dân, đặc biệt là với các tộc người thiểu số nhằm bảo vệ sự toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ.- Đối ngoại: tinh thần độc lập, tự chủ luôn đặt lên hàng đầu.

4. Củng cố: - Qua 5 thế kỉ độc lập, nhân dân ta đã xây dựng được một nhà nước ngày càng hoàn chỉnh trên các mặt: hành chính, luật pháp, quân đội, giữ vững tư thế độc lập, tự chủ của mình.5. Dặn dò: - So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.- Lập bảng thống kê thời gian thống trị các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X-XV.- Đọc trước Sgk bài 18 trang 91 và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

38

Page 39: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 24

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: giúp Hs hiểu được:- Trải qua 5 thế kỉ độc lập, mặc dù có nhiều biến động và khó khăn, nhân dân ta vẫn xây dựng được cho mình một nền kinh tế phát triển đa dạng và toàn diện.- Kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi tiếp tụch phát triển để bảo vệ sản xuất, mở rộng ruộng đồng, gia tăng các loại cây trồng, phục vụ cuộc sống của nhân dân.- Thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng nâng cao vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa góp phần trao đổi với bên ngoài.- Trong chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng niềm tụ hào dân tộc trong xây dựng và phát triển kinh tế.- Thấy được những hạn chế của nền KT phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ nămg phân tích, nhận xét và liên hệ thực tế.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Gv sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với phân tích so sánh, đàm thoại để rút ra nhận xét khái quát.- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan.- Một số câu ca dao về KT, về sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Bối cảnh lịch sử Đại Việt từ thế kỉ X- XV? Bối cảnh lịch sử đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế?- Hs theo dõi đoạn đầu của Sgk trả lời, Gv nhận xét và kết luận và chuyển ý sang nội dung tiếp theo.- Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỉ X- XV?- Gv giải thích thêm về phép quân điền và tác dụng của nó.- Em có nhận xét gì về sự phát triển của nông nghiệp từ thế kỉ X- XV? Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển đó?- GV giúp Hs thấy được nguyên nhân thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển trong thời kì X- XV.- Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó?- HS trả lời, Gv nhận xét. Gv có thể sưu tầm một só tranh ảnh và khai thác kênh hình ở SGk để giảng về nội dung của mục này.- Đặc điểm của thủ công nghiệp thời kì này?- GV cho Hs đọc đoạn trích trong Sgk, khai thác hình 36 Sgk để minh hoạ cho ý của bài.- Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

1. Mở rộng phát triển nông nghiệp:- Từ các triều Ngô, Đinh,… đến thời Lê sơ, nông nghiệp phát triển về mọi mặt: + Mở rộng ruộng đồng, xây dựng các công trình thủy lợi lớn. + Bảo vệ sản xuất, phát triển các giống cây trồng trên cả nước.

- Nhà nước Đại Việt đã có nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp: khuyến khích khai hoang đất đai, đặt phép quân điền.

2. Phát triển thủ công nghiệp:- Có điều kiện phát triển nhanh và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao: đúc đồng. làm đồ gốm, làm đồ trang sức, dệt…

- Các làng nghề thủ công ra đời: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Huê Cầu (Hưng Yên).

39

Page 40: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- GV cho Hs đánh giá chung về thủ công nghiệp nước ta đương thời.- GV yêu cầu Hs theo dõi Sgk để thấy được sự phát triển của nội thương và ngoại thương đương thời.- Hs theo dõi Sgk và phát biểu.- Gv bổ sung, kết luận về sự phát triển mở rộng của nội và ngoại thương.- GV minh hoạ bằng lời nhận xét của sứ giả nhà Nguyễn ở Sgk tr94 kết hợp với một số tư liệu và tranh ảnh để minh hoạ.

- Gv trình bày để Hs thấy được hệ quả của sự phát triển những quan hệ sản xuất phong kiến đã thúc đẩy sự phân hoá xã hội, chủ yếu ở thời Trần thế kỉ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ.

3. Mở rộng thương nghiệp:- Thời Lý, Trần: ngoại thương đã khá phát triển: buôn bán chủ yếu với Trung Quốc và các nước Đông-Nam Á.- Sang thời Lê sơ, ngoại thương giảm sút.

4. Tình hình phân hoá xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân:- Tình trạng ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quí tộc địa chủ, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.- Nhà nước không còn chăm lo đến cuộc sống của nhân dân (chủ yếu là thời Trần, Lê sơ) nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ.

4. Củng cố:- Những chính sách để phát triển nông nghiệp của nhà nước Đại Việt.5. Dặn dò:- Em đánh giá như thế nào về sự phát triển của kinh tế Đại Việt từ thế kỉ X-XV?- Đọc trước Sgk bài 19 trang 96 và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.- Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV.

40

Page 41: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 27NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

TRONG CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu:- Sự sụp đổ của triều Lê sơ dẫn đến sự sụp đổ của các thế lực phong kiến.- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nữa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.- Chiến tranh phong kiến đã diễn ra từ thế kỉ XVI- XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.- Tuy ở mỗi miền có một chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai nước.2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc và ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề, nhận xét về tính giai cấp và xã hội của nhà nước.II. PHƯƠNG PHÁP, TÀI LIỆU, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Gv dùng phương pháp so sánh để nói những nét chung nối tiếp giai đoạn trước vừa phản ánh những nét riêng của thời kì này. Kết hợp miêu tả, phân tích để Hs nắm chắc nội dung cơ bản của bài.- Bản đồ VN đánh dấu điểm phân giới Đàng Trong và Đàng Ngoài.- Tranh vẽ triều Lê- Trịnh.- Tài liệu về nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu và giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- GV yêu cầu Hs trình bày lại về sự cường thịnh của thời Lê sơ.- Vì sao vào đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lại suy sụp?- GV làm rõ nội dung này trên cơ sở trả lời của HS.- Mạc Đăng Dung là ai? Vì sao Mạc Đăng Dung lại phế truất vua Lê?- Gv giảng tiếp về nhà Mạc theo Sgk.- Gv giảng qua về các thế lực chống Mạc: cựu thần nhà Lê Nguyễn Kim- Trịnh Tùng, Trịnh Kiểm chỉ đạo. Nam triều thành lập ở Thanh Hoá.- Trình bày sơ lược về chiến tranh Nam - Bắc triều.- Nguyên nhân thất bại của nhà Mạc? Vì sao hai họ Nguyễn, Trịnh lại mâu thuẫn với nhau một cách gay gắt?→ nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài 45 năm mà không phân thắng bại → giải hoà, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt đất nước.- Nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Vì sao các thế lực pk đó không ai thắng được ai?

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập: - Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy sụp.- Các thế lực phong kiến hình thành và tranh chấp quyền lực lẫn nhau.

- 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê và lập ra nhà Mạc. 2. Đất nước bị chia cắt:- Không chấp nhận chính quyền nhà Mạc, 1 cựu thần nhà Lê lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Mạc” đã lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua → Nam triều phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra trong suốt thế kỉ XVI, đến 1592 → kết thúc.- Giữa cuối thế kỉ XVI, hình thành thế lực phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.- Cuộc chiến Nam - Bắc triều diễn ra từ 1627- 1672. Không phân thắng bại, cả hai lấy con sông Gianh làm giới tuyến giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.→ Đất nước bị chia cắt đến cuói thế kỉ XVIII.3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài:- Ở trung ương: triều đình và phủ chúa. Phủ chúa quyết định những chủ trương chính sách lớn của nhà nước.

41

Page 42: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Nguyên nhân của việc chúa Trịnh lấn quyền vua Lê? Ai là người có công chính trong việc đánh đổ nhà Mạc?- Gv vẽ sơ đồ và phân tích cấu tạo của nhà nước phong kiến Lê - Trịnh? → yêu cầu Hs nhận xét về bộ máy nhà nước này.

- Gv giảng qua về quá trình mở rộng lãnh thổ Đàng Trong: vùng đất rộng để đối đầu với Đàng Ngoài.- Trình bày về tổ chức chính quyền ở Đàng Trong?

- Đặc điểm của chính quyền Đàng Trong?

- GV nhấn mạnh sự kiện 1744 của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhận định của em về việc làm trên? → nguy cơ thành lập quốc gia mới.

- Cả Đàng Ngoài chia làm 12 trấn → phủ, huyện, châu, xã.- Quân đội được tổ chức chặt chẽ.4. Chính quyền ở Đàng Trong:

- Cả Đàng trong chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa gọi là chính dinh. Phía dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.→ Chỉ có chính quyền địa phương dưới sự cai quản của phủ chúa.- 1744, sau khi ổn định xã hội, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương. Đến cuói thế kỉ XVIII, triều đình Đàng trong vẫn chưa hoàn chỉnh.

3. Củng cố: - Thế kỉ XVI-XVIII, nhà Lê sơ sụp đổ, chiến tranh phong kiến diễn ra, dẫn đến sự hình thành của nhà Mạc và tiếp đó là sự chia cắt đất nước.- Hình thành hai chính quyền ở hai miền tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVIII.4. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học:- Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước.- Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?b. Bài mới:- Trả lời các câu hỏi Sgk bài 22.

42

Page 43: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 28TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Làm cho Hs nắm được:- Đất nước có nhiều biến động lớn, nhưng tình hình kinh tế có nhiều phát triển.- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội.- Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị trên cả hai miền đất nước.- Nữa sau thế kỉ XVIII, nền kinh tế của Đàng Trong và Đàng Ngoài suy thoái nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều mặt của xã hội.2. Tư tưởng, tình cảm:-Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng phân tích các mặt tích cực và tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế và liên hệ thực tế.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích , so sánh để rút ra nhận xét đánh giá kết hợp với đàm thoại và vận dụng các câu hỏi trong Sgk.- Bản đồ VN có địa danh và vị trí các đô thị.- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế VN hay về các đô thị VN trong thời kì này.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Gv giới thiệu qua về tình hình CT- XH ở thế kỉ XVI.→ NN không phát triển,mất mùa, đói kém thường xuyên.

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, khi tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp hai Đàng có bước phát triển.→ Gv yêu cầu Hs theo dõi Sgk và lưu ý Hs về thế mạnh ở Đàng Trong.

- Nêu những ngành thủ công truyền thống? Những ngành nghề mới?- Em có nhận xét gì về sự phát triển và thế mạnh của thủ công nghiệp trong thời kì này?- Hs dựa Sgk trả lời.- Gv minh hoạ bằng cuộc trò chuyện giữa người thương nhân nước ngoài với người thợ dệt.- Gv trình bày về sự xuất hiện các làng nghề, ngành khai mỏ.- Liên hệ thực tế: Kể tên những làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương em. Vai trò của những làng nghề này?- Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của việc buôn bán trong nước và ngoài nước?- Gv chú ý điều kiện: NN mở rộng, đường xá

1.Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI- XVIII:- Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp cả hai Đàng dần ổn định và phát triển: nhân dân tiếp tục khai hoang ruộng đất, tâng gia sản xuất, đắp đê…- Đặc biệt ở Đàng Trong, do điều kiện thuận lợi Nam Bộ trở thành 1 vựa lúa lớn.- Tuy nhiên ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.2. Sự phát triển của thủ công nghiệp:- Xuất hiện nhiều nghề mới như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài.→ thế mạnh: có nhiều sản phẩm hấp dẫn, có trình độ kĩ thuật cao.

- Xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng:gốm: Bát Tràng (HN), dệt Vạn Phúc ( Hà Tây) dệt Vạn Xuân ( Huế)…, nghề khai mỏ.

3. Sự phát triển của thương nghiệp:- Buôn bán trong nước: xuất hiện nhiều chợ, làng buôn và trung tâm buôn bán lớn.

43

Page 44: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

được xây dựng, thủ công nghiệp phát triển…, đặc biệt là các cuộc phát kiến địa lí nối liền Đông- Tây.- GV cùng Hs nhận xét quang cảnh buôn bán ở Hội An qua tranh vẽ ở hình 45 tr113 Sgk, có thể liên hệ với ngày nay.→ Tác dụng của ngoại thương với nền kinh tế đất nước.- Sự hưng khởi của đô thị thể hiện ra sao?- Gv mô tả một vài đô thị để Hs hiẻu thêm.- Cuối cùng, Gv trình bày thêm về những chính sách của nhà nước khién đô thị dần suy tàn: Nhà nước hạn chế ngoại thương, hạn chế sự giao lưu giữa các vùng và kiểm soát chặt chẽ các đô thị…

- Ngoại thương: Có quan hệ buôn bán với các thương nhân TQ, NB, BĐN, Pháp, Anh…với nhiều mặt hàng lâm sản, hàng thủ công, vũ khí, len dạ…

4. Sự hưng khởi của các đô thị:- Từ thế kỉ XVI-XVIII, do sự phát triển của nhiều ngành kinh tế → hình thành và phát triển nhiều đô thị: Kẻ Chợ ( Kinh thành), Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà… trở thành những nơi buôn bán sầm uất.- Đầu thế kỉ XIX, do nhiều nguyên nhân đô thị dần suy tàn.

4. Củng cố: Từ thế kỉ XVI – XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới phồn thịnh: Thủ công ngiệp và thương nghiệp ngày càng tăng tiến, đô thị hình thành đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tếthế giới. Tuy nhiên đến cuối tk XVIII, VN vẫn là một nước NN lạc hậu.5. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học: - Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ XVI- XVIII?- Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Ý nghĩa của sự phát triển đó?b. Bài mới:- Đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk bài 23 tr 116.

44

Page 45: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 29.PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC,

BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII.I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Bài học giúp Hs hiểu:- Thế kỉ XVI- XVIII, đất nước bị chia làm hai miền có chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng. Phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.2.Về tư tưởng, tình cảm:- Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.- Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.3. Về kĩ năng:- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích, miêu tả sự kiện lịch sử.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Trình bày sơ lược những nội dung của bài học trước và nhấn mạng những điểm chủ yếu của bài học theo mục tiêu trên.- Tận dụng các câu hỏi trong Sgk.- Sử dụng bản đồ VN, bản đồ trận Rạch Gầm- Xoài Mút và trận Ngọc Hồi- Đóng Đa.- Một số câu nói của Quang Trung…III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:1. Giới thiệu bài mới:2. Giảng bài mới:A. Hoạt động của thầy và trò: B.Kiến thức cơ bản HS cần năm:

- GV yêu cầu Hs nhắc lại tình hình xã hội ở Đảng Trong và Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII → đất nước bị chia cắt.

-Vì sao nói phong trào Tây Sơn thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước?- Kết hợp phương pháp tường thuật và đàm thoại, Gv giúp Hs hiểu rõ nguyên nhân, diến biến của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ các thế lực phong kiến, thống nhất đất nước.- Gv lưu ý Hs : đây mới chỉ là bước đầu, tuy cơ bản.

- Nguyên nhân quân Xiêm sang xâm lược nước ta?- Gv trình bày tiếp về quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào Gia Định.- Gv sử dụng lược đồ tường thuật về trận Rạch Gầm - Xoài Mút.→ nhấn mạnh ý nghĩa to lớn bằng câu trích: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong

I.Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII:- Vào cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng.- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa của 3 anh em Nguyến Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.- 1776-1778 phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh → Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII:1.Cuộc kháng chiến chống Xiêm(1785):a. Nguyên nhân:- Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm. Giữa 1785, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định.b. Diễn biến: Sgk.

c. Ý nghĩa: - Trận quyết chiến Rạch Gầm- Xoài Mút.- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất

45

Page 46: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”- Đại nam thực lục.

- Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?- So với cuộc kháng chiến chống Xiêm, lần này nhân dân ta phải chống lại một thế lực xâm lược như thế nào?

- Gv giảng về hoạt động của quân Thanh và Lê chiêu Thống.- Gv trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung kết hợp đọc bài hiểu dụ của QT.- Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua QT?- Kết hợp Sgk, Hs tập trình bày diẽn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa.- Gv nhận xét và chốt bằng bài thơ của Ngô Ngọc Du → giúp Hs nắm chắc được ý nghĩa của chién thắng chống xâm lước Thanh.→ Đánh giá về vai trò của Quang Trung?

- Gv lưu ý Hs những hoạt động đối ngoại của vua Quang Trung.

- Nêu những chính sách của vua Quang Trung?

- Ý tưởng của vua Quang Trung khi thực hiện những chính sách đó? Kết quả?

+ Đưa đất nước thoát khởi khủng hoảng, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, tạo ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước → vì Quang Trung mất đột ngột nên những ý tưởng của ông không thực hiện được.

trong lịch sử,đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm. → ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

2. Kháng chiến chống Thanh (1789):a. Nguyên nhân:- Sau khi chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài bị lật đổ,vua Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh.b. Đặc điểm:- Chống lại quân lực lớn, quen đánh nước ta, có lực lượng của Lê Chiêu Thống theo chỉ đường và làm nội ứng.c. Diễn biến:- Trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi- Đống Đa.

d. Ý nghĩa:- Đất nước lại được thống nhất và nền độc lập dân tộc được bảo vệ.

III. Vương triều Tây Sơn:1. Những chính sách của vua Quang Trung:- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chính thức xây dựng vương triều mới.- Chính sách của vua Quang Trung:+ Kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử, quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ…+ Đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.2.Vai trò của vương triều Tây Sơn:- Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Lê- Trịnh, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.- Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của dân tộc.

3. Củng cố: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.4. Học bài:a. Bài vừa học:- Đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?- Vương triều của QT đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó.b. Bài mới:- Đọc Sgk bài 24 và lập bảng hệ thống về những thành tựu văn hoá, giáo dục, khoa học và kĩ thuật trong các thế kỉ XVI- XVIII.- Sưu tầm những tranh ảnh nghệ thuật, ca dao tục ngữ và những mẩu chuyện dân gian trong thời kì này.

46

Page 47: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 30TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Bài học giúp Hs hiểu:- Trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng, mặc dù không được như thời Lý, Trần. Bên cạnh đó, xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Kitô.- Văn học- nghệ thuật chính thống sa sút, nhưng bên cạnh đó hình thành và phát triển một trào lưu văn học nghệ thuật dân gian phong phú, mang đậm màu sắc nhân dân.- Khoa học kĩ thuật cũng có những chuyển biến mới.2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động.3. Kĩ năng:- Quan sát khai thác tranh, ảnh minh hoạ để phân tích, đánh giá những thành tựu văn hoá của nhân dân ta.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- GV phân tích những nguyên nhân dẫn đến bước phát triển mới của văn hoá ở các thế kỉ XVI – XVIII, GV sưu tầm và sử dụng các tranh ảnh nghệ thuật, ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện dân gian, dân ca để minh hoạ.III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:1. Giới thiệu bài học:2. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:- Em cho biét trong thời kì này, nước ta có những tôn giáo nào?- Gv hướng dẫn Hs nắm được những nét chính của tình hình tư tưởng, tôn giáo ở nước ta tronh thời kì này:+ Sự suy sụp của nhà nước TW tập quyền Lê sơ và sự tranh chấp giữa các thế lực pk đã làm cho Nho giáo mất thế độc tôn.+ Phật giáo và Đạo giáo mở rộng hoạt động.-Gv sử dụng phương pháp miêu tả, sử dụng tranh ảnh về chùa chiền ở hai miền để minh hoạ.+ Đạo Thiên chúa được du nhập, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh ra đời.- Ngoài tôn giáo, nét đẹp trong tín ngưõng dân gian VN là gì?- GV có thể hỏi thêm Hs về tình hình đền chùa ở địa phương mình, sự tích người được thờ…- Gv giới thiệu tình hình giáo dục ở hai miền, lưy ý Hs giáo dục ở ĐT bắt đầu từ 1646, song các khoa thi không giống ĐN ( hai khoa thi: Chính đồ chọn quan chức và Hoa văn chọn người làm văn thư, tuy đều là Nho học).- GD thời Quang Trung: đưa chữ Nôm lên thành chữ viết chính thống.- Ý nghĩa của việc làm này? → ý thức dân tộc.- Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn KHTN có ảnh hưởng như

I. Về tư tưởng, tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI trở đi:+ Nho giáo mất dần vị thế độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo mở rộng hoạt động.

+ Đạo Thiên chúa được du nhập vào nước ta (XVI).

+ Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh được ra đời ( XVII).

+ Tín ngưỡng dân tộc: thờ cúng tổ tiên và những người có công với làng nước.

II. Phát triển giáo dục và văn học: 1. Giáo dục:- Ở Đàng Ngoài: như cũ, sa sút dần.- Ở Đàng Trong: được bắt đầu từ 1646.

- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm lên thành chữ viết chính thống.

47

Page 48: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta?

- Những nội dung chủ yếu của văn học dân gian?Em hãy đọc một vài câu ca dao, tục ngữ thẻ hịên những nội dung đó?

- Văn học VN thế kỉ XVII- XVIII có gì mới? Những điểm mới đó nói lên điều gì?- Gv giúp Hs nắm chắc được, song song với văn học dân gian, một trào lưu nghệ thuật dân gian cũng hình thành và phát triển. Ngoài điêu khắc còn có hàng loạt làn điệu dân ca.- GV có thể yêu cầu Hs nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết.- KH- KT: Gv chú ý phân biệt 2 loại: chính thống của nhà nước và tư nhân, sự xuất hiện của các nhà khoa học và các thành tựu kĩ thuật tiếp cận với hiện đại.- Vì sao sự tiếp cận với KH- KT tiên tiến của phương Tây chỉ dừng lại ở đây? → hạn chế của chính quyền thống trị, về trình độ chung của nhân dân đương thời.

2. Văn học:- Bên cạnh văn học chữ Hán, Nôm, còn có văn học dân gian ( ca dao, tục ngữ, truyện cười…)

→ Làm cho văn học thêm phong phú đa dạng, đề cao cuộc sống tinh thần của nhân dân, góp phần hoàn chỉnh văn học chữ Nôm.III. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật:

- Hình thành và phát triển trào lưu nghệ thuật dân gian: điêu khắc và nghệ thuật sân khấu.

- Nhiều công trình khoa học về sử, địa, quân sự, y dược ra đời : Sgk.- Thành tựu kĩ thuật: đúc súng đại bác theo kiẻu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

3. Củng cố:- Những thành tựu về khoa học kĩ thuật trong các thế kỉ XVI – XVIII.4. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học:- Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII.- Lập bảng thống kê về các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII. Nhận xét về đời sống văn hoá của nhân dân ta thời đó. b. Bài mới: Đọc Sgk bài 25 trang 125 và trả lời các câu hỏi trong Sgk:- Nhận xét khái quát quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.- Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế, những thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

48

Page 49: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 31Chương IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX.

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỉ XIX).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- Nắm được tình hình chung về các mặt CT- KT- VH ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp.- Chính sách thống trị của trièu Nguyễn đã không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới.2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.- Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc sông của nhân dân, đất nước.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể.- Khai thác tranh, ảnh lịch sử văn hoá.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Miêu tả kết hợp phân tích và đàm thoại giúp Hs nhận thức đúng những đỉêm hạn chế, bảo thủ và cả những đóng góp của vưong triều Nguyễn, Từ đó, thấy được những nét chung của nước ta và nhân dân ta nửa đầu thế kỉ XIX.- Bản đồ VN thời Minh Mạng, tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian…III TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:1. Giới thiệu bài:2.Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS càn nắm:Trước hết, Gv nhấn mạnh hoàn cảnh lịch sử đặt ra yêu cầu củng cố chính quyền thống trị đối với triều Nguyễn: Chế độ phong kiến VN bước vào giai đoạn suy vong, triều Nguyễn lại là sự kế tục một thế lực pk đã suy thoái, từng bị phong trào nông dân lật đổ. Trong khi đó, đây lại là thời kì phát triển của CNTD phương Tây.- Trong bối cảnh đó, các vương triều Nguyễn đã làm gì để xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước?- Hs kết hợp Sgk để tìm hiểu và trình bày.- Gv lưy ý Hs cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng.- Ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính này?GV có thể liên hệ với ngày nay.-Luật pháp: GV đề cập đến bộ Luật Gia Long, so sánh với luật Hồng Đức trước kia: không còn giữ được những điểm có tính dân tộc của Luật Hồng Đức.- Em đánh giá như thế nào về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?→ bảo thủ, không tạo điều kiện giao lưu vớicác nước tiên tiến đương thời, dẫn đến tình trạng lạc hậu, cô lập…

- Gv nêu đặc điểm chung về tình hình kinh tế trên

1. Xây dựng và cửng cố bọ máy nhà nước – Chính sách ngoại giao:a. Xây dựng cà củng cố bộ máy nhà nước:- Thời Gia Long: + Chia đất nước làm 3 vùng:Bắc thành – Gia Định thành - Trực doanh (Trung Bộ ngày nay).+ Chính quyền trung ương cai quản cả nước.

- Thời Minh Mạng:+ Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. → Thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.- Luật pháp: Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.- Quân đội: được tổ chức quy củ.- Bộ máy quan lại: dần thoái hoá.

b. Chính sách ngoại giao:- Thần phục nhà Thanh.- “ Đóng cửa” với các nước phương Tây.

2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà

49

Page 50: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

cơ sở kết hợp các câu hỏi trong Sgk.

- Gv lưu ý Hs: Đánh giá về chính sách ngoại thương của triều Nguyễn.

- Gv chốt lại những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

- Nêu những nội dung giáo dục thời Nguyễn?- Trong khi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, những nội dung đó có còn phù hợp?- GV kết hợp miêu tả một số tranh ảnh, phân tích và giới thiệu những thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới thời Nguyễn.

Nguyễn:- Nông nghiệp: lạc hậu, không có gì đổi mới.- Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển. + Nhà nước: quy mô tổ chức lớn, nhiều nghành như đúc tiền, đóng tàu thuỷ, chế tạo vũ khí… + Nhân dân: gốm, sứ, dệt, có thêm nghề in tranh dân gian.- Thương nghiệp: Nhà nước độc quyền ngoại thương.→ Hạn chế sự giao lưu và mở rộng sản xuất.3. Tình hình văn hoá – giáo dục:- Giáo dục: Độc tôn Nho giáo, số người đi học, đi thi giảm sút.- Văn học, nghệ thật: một số thành tựu mới : Truyện Kiều, thơ Nôm, các công trình kiến trúc ở Huế, cột cờ Hà Nội, tranh dân gian Đông Hồ.

3. Củng cố:- Nhà nước triều Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ nhưng tăng cường tính chuyên chế, tập trung quyền hành vào tay vua.- Kinh tế bước đầu ổn định nhưng không có điều kiện phát triển do chính sách hạn chế của nhà nước.4. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học: - Nêu khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn.- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.b. Bài mới: Đọc Sgk bài 26 và trả lời các câu hởi ở cuối bài học:- Em nghĩ như thế nào về cuộc sóng của nhân dân ta dưới triều Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII?- Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các trièu đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

50

Page 51: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 32TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu:- Đầu thế kỉ XIX, xã hội VN dần trở lại ổn định nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại sa đoạ, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.- Cuộc đấu tranh của nhân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.2. Tư tưởng, tình cảm:- Có thái độ căm ghét giai cấp phong kiến bóc lột, áp bức tàn bạo nhân dân.- Khâm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm của người lao động bị áp bức.3. Kĩ năng:- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp phân tích và đàm thoại. Kết hợp một số sự kiện ở bài học trước để phân tích nguyên nhân và đặc điểm của phong trào đấu tranh đương thời.- Bản đồ VN, một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân và các cuộc khởi nghĩa.III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:1. Giới thiệu bài:2. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:Gv dùng một số sự kiện ở bài học trước để phân tích cho Hs thấy được nguyên nhân của phong trào đấu tranh đương thời.- Câc vương triều Nguyễn chủ trương duy trì tình trạng cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình → tình hình xã hội.- Gv có thể sử dụng bài vè trong Sgk nói về cảnh khổ của nhân dân.

- Gv nêu những nét khái quát chung về phong trào nông dân (lưu ý thời Minh Mạng (1820 -1840) được xem là thời kì thịnh trị của nhà Nguyễn nhưng có đến hơn 200 cuộc khởi nghĩa).- Tóm tắt những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu, chú ý thời điểm nổ ra các cuộc khởi nghĩa.

- Binh lính là ai? Tại sao binh lính lại nổi dậy chống triều đình?- Họ đã chứng kiến những gì khi tham gia đàn áp các cuộc khởi nghĩa?- So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác?- Vì sao các tộc người thiểu số cũng nổi dậy đấu tranh?- Gv yêu cầu Hs kết hợp Sgk kể tên các cuộc khởi nghĩa của các dân tộc ít người.

1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân:- Nửa sau thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến VN tiếp tục khủng hoảng:- Bộ máy quan lại ngày càng sa đoạ, tham nhũng, địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.- Đời sống nhân dân:bị bóc lột tàn bạo, thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.→ mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp thống trị nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc → phong trào khởi nghĩa nửa đầu thế kỉ XIX.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính:- Khái quát: Từ đầu (1803) đến nửa thế kỉ XIX: hơn 400 cuộc khởi nghĩa.

- Tiêu biểu: cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821), của Cao Bá Quát (1854)…

- 1833, nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo.

→ Đặc điểm: nổ ra liên tục, số lượng lớn với sự tham gia của nhiều tầng lớp.3. Đấu tranh của các dân tộc ít người:- Nguyên nhân: Do tác động của phong trào nông dân và tình hình chung của xã hội.

51

Page 52: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- GV chốt: Phong trào đấu tranh của nhân dân tuy cuối cùng bị đàn áp nhưng đất nước không trở lại bình yên. Mâu thuẫn giai cấp vẫn âm ỉ cho đến thời điểm nổ ra cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

- Ở miền Bắc: Cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân và Lê Duy Lương lãnh đạo (1833- 1835).- Miền Nam: Từ 1840 – 1848 nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của người Khơme…→ gây nhiều khó khăn cho sự thống trị của nhà Nguyễn.

3.Củng cố:- Chính sách cai trị của nhà Nguyễn làm cho mâu thuẫn xã hội tiếp tục sâu sắc và bùng lên thành một phong trào đấu tranh lớn.- Cuộc đấu tranh chống chế độ pk thời Nguyễn không chỉ giới hạn ở nông dân mà còn lôi cuốn các tộc người thiểu số, đặc biệt là binh lính… đã tác động mạnh đến chính quyền nhà Ngyễn.4. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học:- Tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX?- Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và ý nghĩa của nó.b. Bài mới:- Đọc SGK bài 27 trang 133 và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

52

Page 53: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 33QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được:- Nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiềi biến động thăng trầm.- Trong quá trình tồn tại, nhân dân VN đoàn kết xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hoá tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.- Trong quá trình lao động sáng tạo xây dựng đất nước, nhân dân VN phải liên tục cầm vũ khí tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng lòng yêu nuớc và niềm tự hào dân tộc, ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bào vẹ Tổ quốc.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Là dạng bài sơ kết nên rèn kĩ năng lập bảng thống kê để so sánh vấn đề.- Bản đồ Việt Nam.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến giữa thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?- Thời kỳ dựng nước ở nước ta có những quốc gia nào ra đời? Thời gian?- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.- Gv yêu cầu Hs điểm lại các triều đại thống trị trong giai đoạn này.- Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào?- Gv trình bày sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước và sự phát triển kinh tế văn hoá từ triều đại Lý đến thời Lê của quốc gia Đại Việt.- Nguyên nhân của tình trạng chia cắt đất nước?- Những nét khác biệt giữa chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong?- Gv trình bày những đổi thay trong kinh tế văn hoá, đặc biệt nông nghiệp ở Đàng Trong cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở thế kỷ XVI-XVIII và sự hưng khởi của các đô thị.- Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn?

- Tình hình đất nước về kinh tế, chính trị và xã hội dưới triều Nguyễn.

I. Thời kì xây dựng và phát triển đất nước:1. Thời kì dựng nước đầu tiên:- Quốc gia Văn Lang.- Quốc gia Âu Lạc.- Quốc gia Champa.- Quốc gia Phù Nam.2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập ( thế kỉ X- XV):- Đây là giai đoạn quốc gia thống nhất.- Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng từ thế kỉ X và được hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông.- Kinh tế, văn hoá phát triển.3. Thời kì đất nước bị chia cắt (thế kỉ XVI- XVIII):- Chính quyền Đàng Ngoài và chính quyền Đàng Trong.- Kinh tế hàng hoá có bước phát triển (Đàng Trong).- Do sự khủng hoảng xã hội, phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, đặc biệt là phong trào nông dân Tây Sơn.- Cuối thế kỉ XVIII, đất nước bước đầu được thống nhất.4. Đất nước ở nửa đầu thế kỉ XIX:- Đất nước được thống nhất bởi một chính quyền được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng rất chuyên

53

Page 54: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Gv yêu cầu Hs nhận xét về lịch sử bảo vệ nền độc lập Tổ quốc. Kể tên và trình bày một cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam.- Gv kết luận về truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

chế.- Chính sách văn hoá bảo thủ, đời sống nhân dân khó khăn, phong trào nông dân lại bùng lên cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858.II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc:

- Các cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam: chống Tống, chống Nguyên-Mông, chống Minh, Xiêm, Thanh,…

4. Củng cố:- Lịch sử của dân tộc là lịch sử vừa dựng nước và giữ nước.- Nhân dân ta đã xây dựng một đất nước hoàn chỉnh và phát triển, đặt cơ sở bền vững cho những bước tiến sau này. 5. Dặn dò:- Lập bảng niên biểu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tương ứng với các triều đại trong lịch sử dân tộc.- Đọc trước Sgk bài 28 trang 137 và trả lời các câu hỏi trong bài.

54

Page 55: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết 34:

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: giúp Hs nắm được: - Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của hàng loạt nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến và do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến. 2. Tư tưởng, tình cảm:- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, ý thức phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.3. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng phân tích và liên hệ với thực tế.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Gv giảng kết hợp với đặt câu hỏi để Hs phát biểu, tổng hợp, đánh giá.- Một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học để minh hoạ cho nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Gv giải thích khái niệm “truyền thống” và “truyền thống yêu nước”. Lấy ví dụ minh hoạ.- Cơ sở hình thành của truyền thống yêu nước?- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.- Gv đưa ra những ví dụ về các truyền thuyết lịch sử và văn học để minh họa.- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước dân tộc trong thời kỳ độc lập tự chủ?- Gv đặt câu hỏi cho Hs suy nghĩ về ý nghĩa của các câu nói (Sgk) của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung,…- Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?

- Gv giảng cho Hs nhớ lại các cuộc kháng chiến gắn liến với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc. Nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử và đặc điểm của các cuộc kháng chiến đó → nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam:- Hình thành bước đầu với sự ra đời của quốc gia dân tộc và được củng cố qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, đặc biệt là thời Bắc thuộc.2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập:- Biểu hiện: xây dựng đất nước phát triển toàn diện, tự chủ, có nền tảng văn hoá vững chắc, kết hợp với chiến đấu chống ngoại xâm.- Truyền thống yêu nước được duy trì, kế tục và phát huy về mọi mặt.3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến:- Tinh thần đoàn kết bất khuất, quyết tâm vì nền độc lập tự do của dân tộc.

4. Củng cố:- Sự hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.5. Dặn dò:- Những biểu hiện của lòng yêu nước trong các cuốc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta.- Sưu tầm những câu ca dao về truyến thống yêu nước của dân tộc.- Ôn tập chương III, IV, V, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

55

Page 56: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 35KIỂM TRA 1 TIẾT

Câu 1: Vai trò của vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.Câu 2: Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước thế kỷ XVI-XVIII? Nét khác biệt giữa chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?Câu 3: Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.

56

Page 57: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 36 CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản sau:- Cách mạng tư sản (CMTS) là một hiện tượng hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất lạc hậu (PK). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất pk, mở đường cho CNTB đi lên.- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân là động lực của cách mạng nhưng không phải là đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nền và tinh vi hơn.- CMTS không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.2. Tư tưởng, tình cảm:- Có nhận thức đúng về những mặt tích cực và hạn chế của CMTS.3. Kĩ năng:- Biết sử dụng bản đồ, phân tích để hiẻu sâu những khái niệm mới.II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Gv tăng cường phát vấn, gợi mở vấn đề để HS nấm được những vấn đề chính của bài: + Đặc điểm tình hình KT- XH của Hà Lan và Anh trước cách mạng. + Diễn biến chính và ý nghĩa của hai cuộc CMTS Hà Lan và Anh.- Tranh ảnh và lược đồ của cuộc nội chiến Anh…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ.2. Giới thiệu bài mới.3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:Gv giới thiệu trên bản đồ vị trí của Hà Lan trước cách mạng (gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bỉ, Luxambua và một số vùng Đông Bắc Pháp) và giải thích vì sao vùng đất này có tên gọi “Nedeclan”.- Hãy nêu tình hình kinh tế, chính trị của Nedeclan trước cách mạng?- Gv lưu ý Hs hai vấn đề: + Tây Ban Nha là một nước phong kiến lạc hậu về kinh tế và chính trị. + Tư tưởng cải cách tôn giáo của Canvanh nhanh chóng được nơi này chấp nhận là sự dọn đường cho một cuộc cách mạng.- Về diễn biến: Hs đọc Sgk và tập tường thuật diễn biến của quá trình đấu tranh kéo dài suốt 4 thập kỉ của thế kỉ XVI:+ Giải phóng các tỉnh miền Bắc.+ Phân hoá lực lượng kẻ thù.+ Hội nghị các tỉnh miền Bắc với nhiều quyết sách quan trọng.+ Chính quyền phong kiến TBN sụp đổ.+ Nước cộng hoà tư sản Hà Lan ra đời. - Gvchốt và phân tích nét hạn chế của cách mạng tư sản : chỉ thay thế chế độ và giai cấp bóc lột.

- Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội nước Anh

1. Cách mạng Hà Lan: a. Tình hình kinh tế, chính trị Nedeclan:- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVI, Nedeclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu. - Chính trị:+ chịu sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha (nước pk lạc hậu về KT- CT).+ TBN thực hiện chính sách ngăn cấm về tôn giáo (Tân giáo).→ mâu thuẫn dân tộc của nhân dân Nedeclan với TBN càng thêm sâu sắc.b. Diễn biến chính của cách mạng:- 8- 1566 nhân dân mièn Bắc Nedeclan khởi nghĩa chống chính quyền Tây Ban Nha.- Sau khi vua TBN bị phế truất, các tỉnh mièn Bắc Nedeclan được thống nhất thành nước cộng hoà với tên gọi Các tinh liên hiệp ( Hà Lan)- 1609 Hiệp định đình chiến được kí kết nhưng đến 1648 nền độc lập của Hà Lan mới được công nhận.c. Ý nghĩa:- Là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, mở đường cho CNTB ở Hà Lan phát triển và mở ra thời đại bùng nổ các cuộc CMTS.2. Cách mạng tư sản Anh:

57

Page 58: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

trước cách mạng?- Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế.- Gv phân tích hậu quả của quá trình “ rào đất cướp ruộng”, “ cừu ăn thịt người”→ bạo lực tàn khốc đối với người nông dân.- Ưu thế của quý tộc mới: được hưởng những đặc quyền như quý tộc pk nhưng giàu hơn họ vì biết cách kinh doanh, lại thuận lợi hơn giai cấp TS vì có thể kinh doanh mà không chịu sự cản trở của chính quyền → quý tộc mới không thể làm cách mạng triệt để.- GV hướng dẫn Hs đọc Sgk và nắm được diễm biến chính của cuộc cách mạng. Gv yêu cầu Hs tập tường thuật diễn biến dựa trên lược đồ.- GV lưu ý Hs vai trò của Ô.Crôm-oen đối với tiến trình cách mạng.- Trong diễn biến CMTS Anh, sự kiên năm 1649 có ý nghĩa gì?- Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa Quốc hội (TS) với lực lượng phong kiến cũ?→ Thể chế quân chủ lập hiến: Vua trị vì mà không cai trị vì không có thực quyền. Quyền lực tập trung trong tay giai cấp tư sản trong quốc hội lập hiến.- Nét khác và giống nhau giữa hai cuộc cách mạng tư sản em vừa học?- CMTS Hà Lan: cuộc chiến trang giải phóng dân tộc.- CMTS Anh: là cuộc nội chiến.→ đánh đổ chế độ pk, mở đường cho sự phát triển của CNTB.

a.Tình hình nước Anh trước cách mạng:- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nền KT nước Anh phát triển nhất châu Âu:+ Quan hệ sản xuất TBCN đã phát triển.+ Sự thâm nhập của CNTB vào nông nghiệp làm cho nông thôn bị phân hoá mạnh mẽ.- Xã hội: + Sự hình thành tầng lớp quý tộc mới có nhiều đặc quyền và địa vị.- Chính trị:+ Chế độ pk kìm hãm sự phát triển của sản xuất TBCN.

b. Diễn biến chính của cách mạng:- 1642- 1648: nội chiến ác liệt giữa Vua và Quốc hội.- 1649: vua Saclo I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà → cách mạng đạt đến đỉnh cao.- 1653: Nền độc tài được thiết lập → bước thụt lùi.- 12- 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

c. Ý nghĩa:- Lật đỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

4. Củng cố:- Lưu ý Hs nhớ diễn biến chính, ý nghĩa lịch sử của hai cuộc cách mạng và đặc điểm của mỗi cuộc cách mạng đó.5. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học:- Nêu tính chất và ý nghĩa của cách mạng Hà Lan.- Trình bày diễn biến và kết quả của CMTS Anh.b. Bài mới:- Đọc trước Sgk bài “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” tr 145.

58

Page 59: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 37.CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ sự thống trị của chính quyền thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.- Kết quả của chiến tranh: khai sinh một dân tộc mới- dân tộc tư sản Mĩ.2. Tư tưởng, tình cảm:- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.3. Kĩ năng:- Sử dụng bản đồ để nắm vững diễn biến chính của các sự kiện trong bài.II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:- Để hiểu sâu bài học, Gv càn trình bày sơ qua về quá trình hình thành các thuộcđịa ở Bắc Mĩ, tù đó hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới chiến tranh- Gv cùng Hs làm việc với bản đồ kết hợp với việc yêu cầu Hs trả lời những câu hỏi trong Sgk và câu hỏi do Gv đặt ra để các em khắc sâu kiến thức bài học.- Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bác Mĩ và các tranh ảnh phục vụ cho bài giảng.III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2.Giới thiệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:- Gv sử dụng bản đồ giới thiệu 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ, thành lập từ 1607- 1732 sau cuộc phát kiến địa lí của C. Colombo, là khu vực đất mới, giàu tài nguyên, nằm ở ven ĐTD, chia làm 3 miền:+ Miền Bắc:Maxachuxet, Niu Hămsai, Connechticot, Rot Ailen… phát triển công thương nghiệp và ngư nghiệp.+ Miền Trung: Niu Ooc, Niu Gioxi, Penxin vania, Đơlaoa… phát triển công nghiệp và đóng tàu.+ Miền Nam: Viêcginia, Mẻrilen, Carolinna Bắc và Nam, Gioocgia…phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng lao động nô lệ.- Tiếp đó, Gv dựa vào kiến thức Sgk để làm rõ nguyên nhân bùng nỏ cách mạng.

- Gv yêu cầu Hs đọc Sgk để nắm được những diễn biến chính của sự kiện: - Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?- Hai giai đoạn của cuộc chiến tranh: 1775-1777 và 1777- 1778, nhấn mạnh đến Tuyên ngôn độc lập 1776 được xem như bản khai sinh của quốc gia dân tộc tư sản Mĩ.- Những điểm tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn?- Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?

1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:

- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa của Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (dân số khoảng 1,3 triệu người).- Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển.- Chính sách của Chính phủ Anh với 13 bang thuộc địa:+ Cấm Bắc Mĩ sản xuất hàng công nghiệp.+ Cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang.+ Ban hành chế độ thuế khoá nặng nề.→ mâu thuẫn gay gắt → bùng nỏ chiến tranh.

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ:- Sự kiện chè Boxton 1773 → 1774 Đại hội lục địa lần I được triệu tập.- 4-1775 chiến sự bùng nổ.- 5-1775 Đại hội lục địa lần II được triệu tập. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khởi nước Anh.4-7-1776, Đại hội thông qua Tuyên ngôn độc lập: Hợp chủng quốc Mĩ ra đời.

- 1781 với trận thắng quyết định ở Iooctao, quân Anh buộc phải đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

59

Page 60: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Quân 13 thuộc địa : 3 vạn so với 9 vạn quân Anh và vũ khí hiện đại nhưng quân Mĩ đã tranh thủ được sự ủng hộ của Pháp, TBN, Hà Lan…- Gv lưu ý tác dụng của Tuyên ngôn độc lập và vau trò của G. Oasinhton- Gv giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà nước Mĩ.- Giới thiệu Oasinhton được bầu làm tổng thóng đầu tiên của nước Mĩ, thủ đô mang tên ông.- Gv hướng dẫn Hs nhận thức ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ. → Gv giúp Hs so sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ với CMTS Hà Lan, CMTS Anh để thấy được sự đa dạng về hình thức của các cuộc CMTS đầu thời cận đại.

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập:a. Kết quả:- 9-1783 với Hoà ước Vecxai, Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.- 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trid nhà nước Mĩ.b. Ý nghĩa:- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới.- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.

4. Củng cố:- Vì sao cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ nổ ra dưới hình thức là một cuộc chiến tranh giành độc lập?- Ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản đó?- Gv giúp Hs so sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ với CMTS Hà Lan, CMTS Anh để thấy được sự đa dạng về hình thức của các cuộc CMTS đầu thời cận đại.5. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học:- Diễn biến chính cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.- Kết quả và ý nghĩa của cuôc cách mạng đó.b. Bài mới:- Vẽ lại lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ dựa theo Sgk, xác định được những địa danh diễn ra những trận đánh quan trọng.- Đọc trước Sgk bài “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” và trả lời các câu hỏi trong Sgk.

60

Page 61: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết: 38-39.CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Bài học giúp Hs hiểu rằng: CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc CMTS điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp,góp phần vào thắng lợi của CNTB trên toàn thế giới.2. Tư tưởng, tình cảm:- Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghịêp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Giacobanh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.3. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá khái quát sự kiện, kĩ năng làm việc với tranh ảnh.II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bản đồ “ Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp 1789.- Tranh “ Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, Tấn công ngục Baxti.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ:2. Giới thỉệu bài mới:3. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:

- Ngoài những nội dung Sgk đã nêu, Gv nhấn mạnh đến tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng ( khác với Anh).- Gv có thể đọc đoạn trích dẫn để minh hoạ.

- Gv sử dụng sơ đồ về sự phân chia đẳng cấp ở Pháp để trình bày về tình hình xã hội nước Pháp dưới chế độ phong kiến.- Để giúp Hs tránh nhầm lẫn, Gv giải thchs thêm các khái niệm “ đẳng cấp” và “giai cấp”.- Gv chốt: Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp, sự đối xử bất bình đẳng với đẳng cấp thứ ba, chính sách bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến → nguyên nhân của cuộc cách mạng.- Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng?- Gv nhấn mạnh vai trò to lớn của tư tưởng trong phong trào cách mạng và đời sống xã hội. Tư tưởng khi đã thâm nhập vào quần chúng sẽ trở thành sức mạnh vật chất, tư tưởng cách mạng có thể góp phần thúc đẩy xã hội đi lên.

- Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ trong bối cảnh nào?-GV lưu ý sự kiện 14-7-1789- mốc mở đầu của CMTS Pháp. GV sử dụng phần tài liệu tham khảo

I. Nước Pháp trước cách mạng:1. Tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp cuối thế kỉ XVIII: a. Kinh tế:- Là nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bóc lột nặng nề.- Công thương nghiệp bị kìm hãm bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phong kiến.b.Chính trị:- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:+ Tăng lữ + Quý tộc:có nhiều đặc quyền, không phải nộp thuế.+ Đẳng cấp thứ ba: tư sản, nông dân và bình dân…không có quyền lợi chính trị, phải nộp mọi thứ thuế.→ mâu thuẫn xã hội gay gắt.2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:- Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.- Tiêu biểu: trào lưư Triết học ánh sáng → dọn đường cho cách mạng bùng nổ.

II. Tiến trình của cách mạng:1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến:- Để phản đối chính sách của vua Lui XVI, 17-6- 1789, đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội – cơ quan duy nhất có quyền thông qua các đạo luật về tài chính.

61

Page 62: Tiết CT:1 CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

để tường thuật về sự kiện này.- Ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 14-7-1789?

- Hãy nêu những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền?- Gv nhấn mạnh tính chất tiến bộ của Tuyên ngôn: khẳng định quyền bình đẳng giữa các công dân, tuyên bố quyền tự do dân chủ…- Vì sao quần chúng cách mạng Pháp lại tiếp tục nổi dậy?

- GV yêu cầu Hs đọc Sgk và trình bày những tiến trình tiếp theo của cách mạng.- Gv khai thác hình 59 Sgk trang 156 và đặt tiếp câu hởi:- Phái Giacobanh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào?- Chiính quyền Giacobanh đã thực hiện những biện pháp gỉ trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài?- Gv phân tích những chính sách tiến bộ của phái Giacobanh nhằm đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng khó khăn.→ huy động được sức mạnh của toàn dân.- Căn cứ vào đâu để nói rằng nền chuyên chính Giacobanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao?- Hs suy nghĩ trả lời, Gv bổ sung và kết luận.

- Gv trình bày ngắn gọn như nội dung Sgk.- Kết thúc phần diễn biến cách mạng Gv có thể vẽ biểu thị trên bảng bước phát triển đi lên của cách mạng tư sản Pháp để Hs tiếp thu nội dung bài học.

- Gv nhấn mạnh : CMTS Pháp đã hoàn thành đầyđủ những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản, tính nhân dân và vai trò của giai cấp tư sản.

- 14-7-1789 quần chúng nhân dân đã tấn công vào ngục Baxti.- Sau ngày 14-7 tiếp tục cách mạng ở đô thị và cuộc nổi dậy ở nông thôn → Quốc hội lập hiến ( của đại tư sản tài chính) phải thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.- 9- 1791, Hiến pháp được thông qua và thiết lập nền quân chủ lập hiến.- Do sự phản bội của triều đình và các thế lực phong kiến, 10-8-1792 quàn chúng tiếp tục nổi dậy.2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập:- Bằng sức mạnh của quần chúng, 21- 9- 1792 nền cộng hoà thứ nhất được thiết lập ( của tư sản công thương).- Không giải quyết được những khó khăn, nhân dân Pháp lại khởi nghĩa → 2- 6-1792 phái Giacobanh lên cầm quyền.3. Nền chuyên chính Giacobanh - đỉnh cao của cách mạng:- Những chính sách của phái Giacobanh:+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.+ Cải thiện đời sống nhân dân lao động.+ Ban hành Hiến pháp mới 1793.+ Thông qua sắc lệnh tổng động viên…nhằm chống thù trong giặc ngoài.→ thời kì chuyên chính Giacobanh là đỉnh cao của CMTS Pháp.- Do sự phân hoá trong nội bộ, 27-7-1794 phái Giacobanh bị sụp đổ.4. Thời kì thoái trào:- 11- 1799, N.Ponapac đã đảo chính lật đổ chế độ Đốc chính , thiết lập nền độc tài quân sự ở Pháp.- Đầu thế kỉ XIX, chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.IV. Ýnghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:- Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp.- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.- Hình thành thị trường thống nhất, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.

4. Củng cố:- Nắm được diễn biến chính của CMTS Pháp qua các giai đoạn.5. Dặn dò:- Hoàn cảnh lịch sử của cách mạng tư sản Pháp. Diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng.- Đọc trước bài 32 Sgk trang 159.

62