Tìm Hiểu Chân Đạo

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    1/268

     

    1

    SỬ 33 VỊ TỔ THIỀN TÔNG ẤN HOA THẤT CHƠN NHƠN QUẢ 

    THIỀN MẬT TỊNH 

    SỔ TỨC QUÁN 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    2/268

     

    2

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    3/268

     

    3

    SỬ  PHẬT GIÁO & ĐẠO GIÁO Soạn giả: HỮU THỌ 

    SỬ 33 VỊ TỔ THIỀN TÔNG ẤN-HOA

    &

    THẤT CHÂN NHÂN QUẢ &

    THIỀN MẬT TỊNH  Phật Thánh Tiên tam giáo một nhà 

     Ngƣời đời chẳng rõ gọi phân ba Chia nhau cao thấp cùng trên dƣới   Nên mãi trầm luân giữa ái hà… 

    *Tiên Phật cũng đồng một phép tu  Mà thành chánh quả vẹt mây mù  Ngƣời đời chẳng rõ nên khinh bỉ  

     Muôn kiếp không ra khỏi ngục tù. *

    NIỆM PHẬT ĐƢỜNG HƢƠNG LIÊN 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    4/268

     

    4

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    5/268

     

    5

    LỜI TỰA Kính thƣa, quý vị và các đạo hữu: Đạo-Pháp của Phật và Tổ rất

    rộng lớn, rất sâu xa, rất mầu nhiệm huyền diệu vô cùng, không thểnghĩ bàn, tùy tâm trí giác mà liễu ngộ! Trong đây có ba phần Kinh… 

    Hôm nay cho phép tôi đem chúc tài hèn, trí mọn này, viết lên nổilòng tâm quyết, gởi đến tất cả quý vị và các đạo hữu cùng xem qua,đặng cùng nhau chia sẽ những điều hay trong cuộc sống này, và liễuthông cốt lõi trong Đạo-Pháp, đặng cùng nhau  học tập tu-hành đến bên bờ Giải-Thoát, Giác- Ngộ !!!

    Thế kỷ 21 này: “Chánh-Pháp” của Đức Phật và của Tổ Sƣ đã suyđồi trầm trọng ( “Mạt Pháp” )!!! Cũng bởi vì con ngƣời đang sốngtrong một thế giới văn minh vật chất, công nghệ hiện đại; làm cholƣơng tâm bị mê-mờ, Đạo-đức bị giảm súc, nhân cách sống khôngcòn tin tƣởng lẫn nhau…, chỉ biết sống  cho riêng mình. Bất chấp Nhân-nghĩa và Đạo-đức, làm cho xã hội không còn an ninh, yên bìnhnửa !!! Mạnh thì đƣợc, yếu thì thua; ngƣời khôn-khéo thì lợi dụng vàchèn ép ngƣời ngu-dại; họ suy nghĩ   ra kế này, mƣu nọ, rồi làm đủmọi cách mọi điều để có đƣợc nó, để chiếm-đoạt nó, để ăn nuốt lẫn

    nhau, không thƣơng tiết lẫn nhau v.v…!!! Ngƣời có chúc tài hèn, trí mọn, biết đƣợc chúc Pháp tu-hànhChánh-Hạnh của Phật, Tổ dạy; chẳng lẻ làm ngơ ! Vì vậy, mới cangđảm viết lên đôi dòng nhắc nhở, đặng cùng nhau thấu rõ Đạo-Chân...

    Lời nói đơn-sơ, văn chƣơng ngắn-gọn, còn chỗ thiếu sót, xin quývị và các đạo hữu hoan hỷ đống góp, đặng lần tái  bản đƣợc tròn đầy. 

    A-DI-ĐÀ PHẬT 

     PHẬT -  Pháp chơn truyền liễu nghĩa không   PHÀM nhơ n mê- vọng sanh nhiều hạnh 

    CHƠN không chơn tánh là chơn lý  VỌNG tƣởng tìm chơn vọng tƣởng mê ? 

    Định Quán: ngày 16-04-201610 tháng 03 năm Bính Thân 

     HỮU THỌ 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    6/268

     

    6

    PHẦN I 

    SỬ 33 VỊ TỔ 

    THIỀN TÔNG ẤN-HOATỊNH PHÁP GIỚI CHƠN ÁN LAM –  (ÚM LAM-XOA HA)

    KHAI KINH KỆ 

    Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu 

    Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu 

    Nay con nghe biết chuyên trì niệm Nguyện rõ chân nhƣ pháp đứng đầu. 

    NAM-MÔ BỔN-SƢ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT. *  

    Ngài A Nan trần thuật: 

    -Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh Sơn, tay cầm cành hoa Senđƣa lên, cả hội chúng đều ngơ ngác. Chỉ có Ngài Đại Ma Ha Ca

    Diếp đắc ý chúm chím cƣời.-Phật bảo, Ma Ha Ca Diếp lên ngồi gần Phật… 

    -Phật bảo, Ma Ha Ca Diếp! Ta có:

    “ Chánh Phá  p Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, 

     Pháp Môn Mầu Nhiệm, Chẳng Lập Văn Tự. 

     Ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngƣơi. Ngƣơi

    khéo gìn giữ Chánh Pháp này, truyền trao mãi đừng cho dứt, đếnsau truyền cho A Nan”.

    - Thế Tôn đến trƣớc tháp Đa Tử gọi Ma Ha Ca Diếp đến chianửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng Già Lê quấn vào mình Ca Diếp, rồinói kệ phó pháp: 

     Pháp bổn pháp vô pháp,   Nghĩa: Pháp gốc pháp không pháp, 

    Vô pháp pháp diệc pháp.   Pháp không pháp cũng pháp. 

     Kim phó vô pháp thời,  Nay khi trao không pháp, Pháp pháp hà tằng pháp.   Mỗi pháp đâu từng pháp. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    7/268

     

    7

    Trên dây là trích đoạn văn tự, lúc Đức Phật Thích-Ca Mâu-Niđƣơng thuyết pháp ở hội Linh Sơn. Đức Phật nói: 

    “Ta có: Chánh Pháp Nhãn

    Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp Môn Mầu Nhiệm, Chẳng Lập Văn Tự , ngoài giáo lýtruyền riêng”. 

     Nhƣ vậy! Chúng ta, hàng Tứ Chúng nên tìm hiểu bốn câu: ta cóChánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp Môn Mầu Nhiệm,Chẳng Lập Văn Tự, ngoài giáo lý truyền riêng nhƣ thế nào?

    Chúng ta nên quay về 49 năm hoằng pháp độ chúng sanh củaĐức Phật Thích-Ca Mâu- Ni, đặng tìm hiểu, thì sẽ rõ… 

    Trong 49 năm hoằng pháp độ chúng  sanh, Đức Phật Thích-CaMâu-Ni thuyết pháp rất nhiều kinh điển. Tổng hợp có Tam TạngKinh ( “Giới –   Luật –   Luận”  ) … 

    Trên đây đơn cử bảy  bộ kinh lớn:

    1.  Kinh Đại Bát Niết Bàn  (là bộ kinh trùng tuyên toàn bộ 49năm hoằng pháp độ chúng sanh của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.Trong bộ kinh này nói tóm lại gồm có: Thiền tông, Mật tông, TịnhĐộ tông, Thiên Thai tông)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    2. Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (nói về tất cả các phápđều “K hông Tƣớng”; không có  Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giảtƣớng… Đó là “Thật Tƣớng”)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    3. Kinh Lăng Già (nói về Tƣớng vô tƣớng, Tác vô tác, Nguyệnvô nguyện)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (nói về Đại Phật Đảnh, Nhƣ Lai Mật Nhơn, Tu Chứng Liễu Nghĩa,  Chƣ Bồ Tát Vạn Hạnh. Chân TâmThƣờng Trú, Bổn Tánh Tịnh Minh)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    5. Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni  (nói về Mật Giáo Bộ).  Nên thỉnh Kinh về xem 

    6. Kinh Đại A Di Đà (nói về “Cõi Tịnh Độ”, niệm Phật nhất tâm“Bất Niệm Tự   Niệm”… Là Phật Độ Tịnh)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    7. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa  (nói về hạt Minh Châu ở trongmỗi con ngƣời chúng ta ai ai cũng có… Vậy mà, chúng ta không hay biết, cứ mãi mê chạy theo các bối cảnh ở bên ngoài, để rồi chịu đựng

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    8/268

     

    8

     biết bao  nhiêu sự phiền não khổ đau, đến nổi phải làm kẻ cùng tửnghèo hèn)…   Nên thỉnh Kinh về xem 

    *

    Trích lƣợc Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ngài A Nan trần thuật: 

    Một hôm nọ, Đức Phật ở trong vƣờn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, tạinƣớc Xá Vệ cùng với số chúng đại Tỳ Kheo 1250 ngƣời câu hội.Lúc gần đến giờ ăn, Đức Thế Tôn mang bát vào Đại Thành thứlớp khất thực. Khi trở về Tịnh Xá, dùng cơm xong, cất bát thayy, sau đó Đức Phật rửa chân và trải tọa cụ mà ngồi. 

    Ông Tu Bồ Đề thƣa: Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiệnnữ   phát tâm vô thƣợng chánh đẳng chánh giác thì phải an trụtâm nhƣ thế nào? Và phải hàng phục tâm nhƣ thế nào? 

    Phật bảo: Ông Tu Bồ Đề! 

     Phàm có mƣời loại chúng sanh nhƣ: Thai sanh, Noãn sanh,Thấp sanh, Hóa sanh, Hữu sắc, Vô sắc, Hữu tƣởng, Vô tƣởng, Phihữu tƣởng, Phi vô tƣởng. Ta đều khiến cho diệt độ hết vào vô dƣ

     Niết Bàn. Diệt độ vô lƣợng vô số vô biên chúng sanh nhƣ thế, màđừng thấy có chúng sanh nào đƣợc diệt độ. 

    (trên đây  là thực hành: Không có tƣớng ngã,  không có tƣớngnhơ n, không có tƣớng chúng sanh, không có tƣớng thọ giả. Tƣớng vôtƣớng. Tác vô tác. Nguyện vô nguyện.) 

     Nếu Bồ Tát thấy rằng: Ta là ngƣời diệt độ chúng sanh, chúngsanh là những ngƣời đƣợc ta diệt độ, thì Bồ Tát có Tƣớng chấp

    ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Thì không phải Bồ Tát thật. 

     Nầy Tu Bồ Đề! Đúng với pháp tánh, Bồ Tát làm việc bố thí, màkhông nên trụ chấp việc bố thí của mình làm. Đối với sắc, thanh,hƣơng, vị, xúc, pháp, Bồ Tát nên bố thí hết. 

    (chúng ta làm việc bố thí mà không trụ không chấp việc bố thícủa mình đang làm, và cho ai, thì không sanh ra cái tâm: “Ngã tƣớng,

     Nhơn tƣớng, Chúng sanh tƣớng, Thọ giả tƣớng là thành tựu Tƣớngvô tƣớng, Tác vô tác, Nguyện vô nguyện”.  Đối với: Sắc, Thanh,

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    9/268

     

    9

    Hƣơng, Vị, Xúc, Pháp là sáu trần cũng phải bố thí; Nghĩa là: Sáu cănMắt, Tai, Mũi, Lƣỡi, Thân, Ý hợp với Sáu Trần, mà chúng ta khôngnhận, không chấp, không nhiểm nó, và không để nó lôi cuống mình, thì nó không sanh ra Sáu Thức: Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Sờ, Tƣởng.

    Sáu Thức này nó làm loạn động thân và tâm của chúng ta, nên gọi nólà sáu giặc cƣớp, nó cƣớp mất Chân tâm, Phật tánh của chúng ta.Trong sáu Thức này thì Nhãn Thức là quan trọng nhất, vì vậy mới nóicon Mắt là cửa sổ của tâm hồn… Sáu Căn và Sáu Trần  phải nhậm vậttùy duyên, phài điều hòa nó. Cái gì tốt, cần thì  nhận, cái gì xấu,không cần thì bỏ qua, phớt lờ nó… Đây là phƣơng pháp “làm mờdấu vết, dấu tích” , đặng giử tâm-tánh thanh-tịnh, chơn-nhƣ, bấtđộng…) 

     Nên có bài thơ: Tam tâm, Tứ tƣớng cho thanh-tịnh 

    Thập nhị điều hòa mới rõ chơn Quyết tâm cầu đạo lòng chẳng ngại 

    Dẹp bỏ sắc trần mới rõ hay. *

     Nầy Tu Bồ Đề! Bố thí mà không chấp nơi hành động bố thí. Bố thí nhƣ vậy, phƣớc đức nhiều vô lƣợng, vô biên. Hƣ không ởtám hƣớng, mƣời phƣơng nhiều không  thể dùng trí óc suy lƣờng. Bồ Tát bố thí mà không trụ, không chấp tƣớng, thì phƣớc đứcnhiều nhƣ hƣ không vô lƣợng vô biên của mƣời phƣơng kia vậy. 

     Nầy Tu Bồ Đề!  Bồ Tát nên trụ tâm nhƣ lời dạy của Nhƣ Lai! 

    Ông Tu Bồ Đề thƣa: Bạch Thế Tôn! Có thể có chúng sanh

    nghe những lời lẽ, ý thú về vấn đề hàng phục tâm và trụ tâm nhƣthế, sanh lòng tin thật chăng? 

    Phật bảo: Ông Tu Bồ Đề! 

    Ông đừng lo nghĩ nhƣ vậy. Sau Nhƣ Lai diệt độ, năm trăm(500) năm về sau vẫn có ngƣời tu hành và sanh lòng tin thật đốivới vấn đề hàng phục và trụ tâm nhƣ thế. 

     Những ngƣời sanh lòng tin thật là những ngƣời từng vungtrồng căn lành không những ở một, hai, ba, bốn, năm Đức Phật. Họ đã trồng căn lành với vô lƣợng ngàn muôn Đức Phật rồi. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    10/268

     

    10

     Nếu có ngƣời nghe ý thú kinh này, sanh lòng tin trong sạch thì Nhƣ Lai đều biết đều thấy (“Niết Bàn Diệu Tâm”), những chúngsanh đó  phƣớc đức vô lƣợng vô biên, nhƣ hƣ không của mƣời phƣơng. Vì những chúng sanh đó, không có Tƣớng ngã, Tƣớng

    nhơn, Tƣớng chúng sanh, Tƣớng thọ giả. (“Tứ Tƣớng đều ThanhTịnh”)  Họ cũng không còn Tƣớng chấp Chánh pháp hay là Phi pháp. Vì sao? Vì nếu họ còn chấp bốn tƣớng thì đã không tin nổivấn đề Nhƣ Lai nói. Vì vậy, Bồ Tát không nên chấp: Ngã, Nhơn,Chúng sanh và Thọ giả, cũng  không nên chấp Chánh pháp hayPhi chánh pháp. (“Pháp Môn Mầu Nhiệm”) 

     Do nghĩa đó, Nhƣ Lai thƣờng nói: Các Tỳ Khƣu, phải biết

     pháp của Nhƣ Lai nói ví nhƣ thuyền bè. Chánh pháp còn phải bỏ,huống hồ Phi pháp! (Chánh pháp “Chẳng Lập Văn Tự”) 

     Đối với kinh này, có ngƣời thọ trì, nếu không đƣợc nhiều thìchừng bốn câu kệ, rồi giảng nói cho ngƣời khác nghe, phƣớc đứccủa ngƣời này nhiều hơn ngƣời làm việc bố thí thất bảo đầy tamthiên đại thiên thế giới. 

     Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả Chƣ Phật và pháp Vô thƣợng Chánh

    đẳng Chánh giác của Chƣ Phật, đều từ kinh này ra. Gọi là Phật Pháp mà không phải Phật Pháp! 

     Kinh này có vô lƣợng vô biên công đức. Nhƣ Lai vì ngƣời pháttâm đại thừa mà nói, vì ngƣời tối thƣợng thừa mà nói. Ngƣời nàothọ trì đọc tụng biên chép giảng nói kinh này cho nhiều ngƣờinghe là ngƣời thành tựu công đức không ngằn mé không thể c ânlƣờng. Đó là ngƣời gánh vác Vô thƣợng Chánh đẳng C hánh giác,

     Nhƣ Lai.  Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Với các thứ mắt: Nhục nhãn, Thiên nhãn, H uệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn, Nhƣ Lai có đủ không? (“Chánh Pháp Nhãn Tạng”) 

    Tu Bồ Đề đáp: Bạch Thế Tôn! Nhƣ Lai có đủ. 

     Nầy Tu Bồ Đề! Bao nhiêu tâm niệm của chúng sanh nhiềunhƣ các sông Hằng, Nhƣ Lai đều biết rõ. Vì sao? Vì Nhƣ Lai nói:

    các tâm đều phi tâm, mà gọi tâm vậy thôi. Vì sao Nhƣ Lai nói vậy?

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    11/268

     

    11

    Vì tâm quá khứ tìm không có, tâm hiện tại tìm không có và tâm vịlai tìm cũng không có. (“Tam Tâm Thanh Tịnh”) 

     Nầy Tu Bồ Đề! Ông  đừng nghĩ rằng ngƣời phát tâm V ôthƣợng Chánh đẳng Chánh giác, nói các pháp đoạn diệt. Ông

    đừng nghĩ thế. Ngƣời phát tâm Vô thƣợng Chánh đẳng C hánh giác, không chủ trƣơng các pháp đoạn diệt đâu! 

    V ới tất cả pháp, ngƣời phát tâm Vô thƣợng Chánh đẳngC hánh giác, nên biết bằng cái biết nhƣ thị, thấy bằng cái thấy nhƣthị và tin hiểu nhƣ thị, đừng sanh Tƣớng Pháp. 

    Tƣớng Pháp, Nhƣ Lai nói đó chẳng   phải Tƣớng Pháp, gọi làTƣớng Pháp vậy thôi. (“Vô Tƣớng là Thật Tƣớng”)

    ( Những lời dạy của Đức Phật Thích-Ca Mâu- Ni nói nhƣ trên.Rốt ráo tất cả các pháp thế gian và các pháp xuất thế đều là phƣơngtiện, nhƣ thuyền bè, vậy nên, chúng ta tu-hành phải ghi nhớ , tuyệt đối“không đƣợc chấp các  pháp”. Vì Chánh Pháp của Đức Nhƣ Lai“Chẳng Lập Văn Tự”, không có từ ngữ).

    *

    Trích lƣợc Kinh Thủ Lăng Nghiêm

    Đề Kinh này nói đầy đủ thì có 19 chữ: 

     Đại Phật Đảnh, Nhƣ Lai Mật Nhơn, Tu Chứng Liễu Nghĩa,Chƣ Bồ Tát Vạn Hạnh, Thủ Lăng Nghiêm. 

    Ngài A Nan trần thuật: 

    Ngày nọ, Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm tại Tịnh xá KỳHoàn, trong thành Thất La  Phiệt. Chúng Tỳ Khƣu thƣờng tùy

    tùng Phật có 1.250 ngƣời đều là bậc vô lậu Đại A La Hán. Đứngđầu trong chúng có các ông Đại Trí Xá Lợi Phất, Đại Mục KiềnLiên, Đại Câu Si La, Phú Lâu Na, Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ đề vàông Ƣu Ba Ly. Ngoài ra còn có hàng Bích Chi Phật, Vô Học vànhững hàng sơ tâm đồng đến chỗ Phật rất đông. 

    Bấy giờ vào những ngày mãn hạ và tự tứ của chúng tăng, vìvậy Bồ Tát trong mƣời phƣơng cũng đến cầu Phật giải quyếtnhững mối tâm nghi trên đƣờng tu tập. Đứng đầu số chúng Bồ

    Tát là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sƣ Lợi Pháp Vƣơng Tử. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    12/268

     

    12

    Nhằm kết duyên với chúng sanh, làm phƣớc điền cho tín thí,trong những ngày này Phật và đại chúng phải chia từng nhóm đichứng trai ở các nhà thí chủ thỉnh mời. Duy có ông A Nan đãđƣợc mời riêng, đi xa chƣa về nên không kịp dự vào hàng Tăng

    chúng.Phật biết ông A Nan đang mắc nạn Ma Đăng Già đến hồi

    nguy cấp. Khác với mọi lần thọ trai xong ở Hoàng Cung của vuaBa Tƣ Nặc, Phật liền trở về Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Sự kiện lạ thƣờngnày làm cho vua, quan, trƣởng giả và cƣ sĩ rất đông cùng theoPhật về Tịnh Xá, hy vọng đƣợc Phật dạy cho những pháp yếumới lạ nào chăng! 

     Bấy giờ tƣớng vô kiến đảnh của Phật, phát ra một vòng ánhsáng rực rỡ không gian trong ánh sáng báu có đức Hóa Phật ngựtòa Sen báo nghìn cánh, tuyên nói Thần chú Thủ Lăng Nghiêm:  

    “Án, A Na Lệ, Tỳ Xá Đề, Bệ Ra Bạt Xà Ra Đà Rị,  Bàn Đà Bàn Đà Nễ, Bạt Xà Ra Bàn Ni Phấn, Hổ Hồng, Đô Lô Ung Phấn, Ta Bà Ha”. (Đây là Tâm Chú trong Mật Giáo truyền thừa) 

    Phật bảo Bồ Tát Văn Thù đem chú đó diệt trừ tà chú của Ma

    Đăng Già. Đồng thời Bồ Tát Văn Thù cũng đƣa ông A Nan vànàng Ma Đăng Già cùng về Tịnh Xá chỗ Phật.  

    …Ông A Nan khóc lóc, trách mình: Từ vô thỉ đến nay, chỉchuyên lo học rộng nhớ nhiều, mà đạo lực không tự cứu đƣợcmình, trong cơn vô minh bất giác… Ông tha thiết cầu xin Phậtdạy cho ông pháp “CHỈ, QUÁN và THIỀN NA”  là những phƣơngtiện đầu tiên mà các Nhƣ Lai tu-hành thành tựu Bồ Đề, Niết-Bàncủa Mƣời Phƣơng Chƣ Phật. 

    Bấy giờ có hằng hà sa Bồ Tát, Bích Chi, Vô Học và Đại A LaHán, những ngƣời hữu học, đều ngồi chỗ của mình cùng yên lặngnghe lời Phật dạy. 

    “Đức Phật gạn hỏi ông A Nan sáu lần về cái tâm, ông A Nanđều trả lời theo sự suy nghĩ của mình… 

     Đức Phật đều bát bỏ sáu lần trả lời về cái tâm của ông  A Nan:

    1. Tâm không ở trong thân. (Vì ông A Nan nói rằng tâm củaông ở trong thân của ông). 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    13/268

     

    13

    2. Tâm không ở ngoài thân. (Vì ông A Nan nói rằng tâm củaông ở ngoài thân của ông). 

    3. Tâm không núp sau con mắt. (Vì ông A Nan nói rằng tâmcủa ông núp sau con mắt của ông). 

    4. Tâm không ở chặng giữa. (Vì ông A Nan nói rằng tâm củaông ở chặn giữa không ở trong và cũng không ở ngoài thân ông). 

    5. Tâm không ở chỗ cái thấy hoặc sáng hoặc tối. (Vì ông A Nan nói rằng tâm của ông ở chỗ cái thấy của ông). 

    6. Tâm không ở chỗ suy nghĩ . (Vì ông A Nan nói rằng tâm củaông ở chỗ suy nghĩ của ông). 

     Phật Bảo: A Nan! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, điên đảo nhiều cách,

     giống nghiệp tự nhiên gắn bó với nhau nhƣ chùm nho chen chúctrái.

     Những ngƣời tu-hành không thàn h Vô thƣợng Bồ Đề mà lạithành Ngoại đạo, Chƣ thiên, Ma vƣơng, hoặc Thanh Văn, DuyênGiác đều do không biết HAI THỨ CĂN BẢN  cho nên tu tập sai

    lầm, chẳng khác nào nấu cát mong đƣợc thành cơm, dù trải quanhiều kiếp nhƣ vi trần, rốt cuộc vẫn không kết quả. 

     Những gì là hai thứ căn bản? 

    -  Một là căn bản sanh tử vô thỉ. Nhƣ ông hiện nay và tất cảchúng sanh cũng thế, hằng ngày sử dụng cái tâm phan duyên màlầm cho là tự tánh của chính mình. 

    -  Hai là căn bản Bồ Đề, Niết Bàn vô thỉ. Nhƣ ông hiện nay, cái

    tánh thanh tịnh bản minh (“Chân Tâm Thƣờng Trú, Bổn TánhTịnh Minh”, “Hạt Minh Châu”) vốn có, nó nhậm vật tùy duyên,nhƣng ông và tất cả chúng sanh lại bỏ sót mất đi, cho nên tuy cảngày sống trong tánh thanh tịnh bản minh mà không hay khôngbiết. Đành oan uổng lặn lội trong lục đạo chuyển luân! (“Làm KẻCùng Tử”) 

     Này A Nan! Nhƣ Lai thƣờng nói: Các pháp sanh ra duy tâm

    biến hiện. Tâm là cái thể của tất cả thế giới vi trần, của mọi nguyênnhân và kết quả. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    14/268

     

    14

     A Nan! Tất cả hiện tƣợng có trong thế giới, lớn nhƣ biển cả,núi cao, nhỏ nhƣ lá cây ngọn cỏ…, gạn xét căn nguyên đều có thểtánh. Cả đến hƣ không cũng còn có tên và dáng mạo; huống chicái sáng suốt nhiệm mầu thanh tịnh, thể  tánh của sự vật đều có mà

    tự mình không có thể tánh sao?  Nếu ông quả quyết cho cái tính hay biết, cái suy nghĩ phân biệt

    là tâm của ông thì cái tâm ấy rời sắc, thinh, hƣơng, vị, xúc ra, nó phải còn tính độc lập riêng của nó tồn tại. Hiện giờ ông đang nghetôi nói pháp, đó là nhân tiếng mà có phân biệt. Nếu không tiếng thìsự phân biệt của ông không còn. Giả sử diệt hết cái thấy, nghe,ngửi, nếm, xúc, biết, chỉ nắm giữ cái u nhàn lặng lẽ bên trong, thì

    đó cũng là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà t hôi. A Nan! Chẳng phải tôi bảo ông phủ nhận cái tính tƣ duy phân

    biệt ấy không phải là tâm, nhƣng ông phải chính chắn suy nghĩ:“Rời tiền trần mà vẫn có cái biết”, thì đó mới thật là tâm của ông.Còn nếu tính biết rời tiền trần không còn tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần. Tiền trần không phải thƣờng còn,khi thay đổi diệt mất đi rồi, thì cái tâm nƣơng tiền trần ấy cũngđồng nhƣ long rùa sừng thỏ (không có). Thế thì pháp thân của ôngcũng thành đoạn diệt, còn gì mà tu chứng vô sanh pháp nhẫn! 

    Ông A Nan và đại chúng chƣa nhận rõ thế nào là chơn tâmthƣờng trú, lòng còn bối rối ngẩn ngơ. 

     Phật bảo: A Nan! Trong thế gian những ngƣời tu học tuy đãđƣợc chín thứ thiền định, nhƣng không diệt hết đƣợc mê lầm chỉthành A La Há n đều do lầm chấp cái vọng tƣởng tử sanh là chơnthật. Thế nên, ông nay tuy học rộng nghe nhiều mà không thànhChánh Q uả. 

    Bấy giờ Đức Nhƣ Lai từ tƣớng các tƣờng hải vân trƣớc ngựcphóng ra ánh sáng rực rỡ soi khắp thế giới chƣ Phật mƣờiphƣơng và chiếu khắp đảnh các Nhƣ Lai trong hằng sa cõi nƣớc,rồi xoay về chiếu đến đảnh ông A Nan và đại chúng. 

     Phật bảo: A Nan! Trƣớc ông trả lời rằng: ông thấy cái nắm tay

    của tôi, vậy cái nắm tay do đâu mà có? Và ông lấy cái gì để thấy? 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    15/268

     

    15

    A Nan thƣa: Bạch Thế Tôn! Cái nắm tay có là do bàn tayPhật co các ngón tay lại. Tôi thấy nắm tay của Phật là do con mắtcủa tôi. 

     Phật bảo: Nếu không có bàn tay thì không có nắm tay. Nếukhông có con mắt (mắt bị đui) thì không có cái thấy. Hai sự việc đócó giống nhau chăng? 

    Bạch Thế Tôn! Đúng vậy. Nếu không có bàn tay thì không cónắm tay; nếu không có con mắt thì không có cái thấy. 

     Phật bảo: A Nan! Ông nói nhƣ vậy là không đúng. Không cóbàn tay thì tuyệt nhiên không có nắm tay, chứ không có con mắt(đui) không phải hoàn toàn không thấy. Ông thử hỏi ngƣời đui xem họ có thấy gì không? Chắc hẳn họ sẽ trả lời với ông: Rằng họthấy tối đen trƣớc mắt. Lấy nghĩa đó mà suy nghĩ tiền trần tự tối,chứ cái tánh thấy nào có hao kém gì? 

    A Nan hỏi: Bạch Thế Tôn! Những ngƣời đui trƣớc mắt chỉthấy tối đen, sao gọi rằng thấy? 

     Phật bảo: Dù thấy tồi đen cũng vẫn là thấy, còn thấy sáng hay

    tối là do tiền trần sáng tối, tánh thấy vẫn y nhiên. Nếu vì tối mà cholà không thấy, vậy thì khi ngƣời ta ngồi trong nhà tối không thấy gì hết, chỉ thấy trƣớc mắt tối đen, bỗng nhiên đƣợc đèn sáng thấy rõcác vật, chẳng lẻ ông bảo đó là cái đèn thấy hay sao? Vậy nên suybiết: đèn làm tỏ rõ các vật, nhƣng thấy nhƣ vậy là mắt chứ không phải đèn. Mắt làm tỏ các sắc, nhƣng thấy là tâm, chứ không phảilà mắt. 

    * * *

    Xem đến đây, chúng ta động não “Thiền Minh Sát”,  thì tạmthấy biết “Chân Tâm Thƣờng Trú, Bổn Tánh Tịnh Minh”  rất làquan trọng số một (“Nhất Tâm”), kế đó là con mắt. Vì con mắt làcửa sổ của Tâm-Hồn. “ Tâm sanh ra muôn vật, muôn pháp, đều bắcnguồn từ con mắt” .  Lấy nghĩa này nên Tổ Sƣ nói: 

    “Tâm sanh vạn pháp đều sanh”  “Tâm chơn vạn pháp thảy đồng quy chơn”  

     Nên có bài thơ: Con mắt để thâu lửa của Trời 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    16/268

     

    16

    Đem vào Lƣ nội, chạy theo hơi Tai nghe trong trí tầm chơn lý 

    Giải thoát, luân hồi cũng bởi ta? *

     Nhƣ vậy! muốn có đƣợc cái Tâm-Chơn, thì chúng ta phải tìmhiểu “Chánh Pháp Nhãn Tạng”. “Niết Bàn Diệu Tâm”. “Pháp MônMầu Nhiệm”. “Chẳng lập Văn Tự”. 

    “Chánh Pháp Nhãn Tạng”  nhƣ thế nào?Chánh Pháp:   là một pháp môn tu hành Chơn chánh, Chánh

    hạnh. Pháp môn tu hành này chẳng có văn tự , từ ngữ, chữ nghĩa… Tôi năm nay đƣợc 60 tuổi, vào Chùa Quy Y Xuất Gia năm 16

    tuổi, mấy chục năm qua tôi đã học và nhìn thấy các hàng Tứ Chúngtu hành toàn là văn tự, chữ nghĩa của các Kinh điển… Đã nhƣ vậy!mà còn có số ngƣời chấp vào Kinh-Văn, Tông-Phái, làm cho Đạo củaPhật, phải phân chia ra nhiều mãnh. “Chùa này tụng Kinh này, Chùakia tụng Kinh khác, Chùa này tu Phái này, Chùa kia tu Phái khác”… 

    Thật rất đau lòng. Buồn thay!!! Tại sao chúng ta không tự hiểurằng Kinh là những phƣơng tiện diệu dụng của Đức Phật dạy, giúp

    cho chúng ta hiểu đƣợc “nhân sinh quan và vũ trụ quan”  , còn cácTông phái: “Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông”  là những phƣơng tiện thuyền bè, giúp cho chúng ta tu-hành quy về“Nhứt -T hể, Chân- N hƣ,  Phật - Tánh”.

    Chúng ta nên nhớ biết rằng: Chánh Pháp chẳng có văn tự. Nhãn- Tạng: Nhãn là con Mắt. Tạng là Tam Tạng Kinh. Con mắt này là con Mắt Chánh Pháp, chính nhờ con Mắt Chánh

    Pháp “Chánh Pháp Nhãn”   này, mới sanh ra “Tam Tạng Kinh”  điển, gồm có: Kinh, Luật và Luận… Mà ngày nay tứ chúng Phật tửmới biết để ứng dụng tu-hành.

     Nhƣ vậy, con Mắt Chánh Pháp này ở chỗ nào? Con Mắt Chánh Pháp này, sanh ra ngũ nhãn: Thần nhãn, Thiên

    nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn, và Phật nhãn của các Đức Nhƣ-Lai…?  Nên có hai pháp yếu: “Chỉ-Quán và Thiền-Na” 

    - Chỉ-Quán: “Một pháp nhỏ nhất, cũng là pháp to lớn nhất”? - Thiền-Na: “Một pháp đơn giản nhất, cũng là pháp vĩ đại nhất”? 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    17/268

     

    17

    “Niết Bàn Diệu Tâm”  ra sao?

     Niết -Bàn   là Hƣ Không giới.  Diệu Tâm  là Chân Tâm diệu kỳmầu nhiệm, to lớn khắp cùng Hƣ Không, Thế Giới, cho đến tất cả các pháp, nhỏ nhƣ vi trần. Vì vậy Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni nói rằng: 

    “Sao khi ta nhập Niết Bàn, nơi nào có ngƣời tôn kỉnh ta mà tạotƣợng hình ta chiêm ngƣỡng lễ bái cúng dƣờng, thì có ta ẩn hiện ởnơi đó. Sao khi phân chia xá lợi của ta, đem về lập tháp thờ cúngchiêm ngƣỡng lễ bái, thì nơi đó có ta ẩn hiện trong các xá lợi”… 

     Nên có câu:

    “Tất cả Chúng-Sanh đều có Điểm Linh-Quang” 

    “Ta đến đây không có Bóng, khì về nó có Hình” 

    “P háp Môn Mầu Nhiệm, Chẳng Lập Văn Tự” nhƣ thế nào? 

     Pháp Môn Mầu Nhiệm là Pháp công phu tu-hành rất là mầunhiệm không thể nghĩ  bàn… Pháp môn này nó làm cho thân và tâmđƣợc thoải mái, thanh-tịnh, an-lạc. Thân không bệnh-hoạn ốm-đau;Tâm không rối loạn; Tâm, Thƣờng, Lạc, Ngã (Chơn ngã), Tịnh… 

    Nên Đức Phật nói: 

    “Thân Nhƣ -  Lai không có bệnh. Vì chúng- sanh nên thể hiện bệnh.”  

    Chẳng Lập Văn Tự là Pháp môn công phu tu-hành, không có từngữ, chữ nghĩa, văn tự?  Nhƣ vậy pháp môn tu hành không có văn tựnày nhƣ thế nào? Đây lá “Thiền Na” 

    Nên Đức Phật nói: “Bốn mƣơi chín năm hoằng pháp độ sanh,ta chẳng nói lời nào”…? Vì các pháp Phật nói ra là những phƣơng

    tiện nhƣ thuyền bè, ví nhƣ ngón tay chỉ Mặt trăng…  Nhƣ vậy! Đức Phật Thích-Ca Mâu- Ni giáng trần 49 năm hoằng

     pháp độ sanh, Ngài thuyết giãng các Kinh Pháp đều có văn tự, chữnghĩa. Sau khi Phật nhập Niết-Bàn; Đại chúng kết tập Kinh Điển, cử Ngài A- Nan trần thuật, trong Đại Hội biên chép thành các Bộ K inh,mà ngày nay tứ chúng đọc-tụng…

    Xem qua! Tất cả các bộ kinh đều có từ ngữ, chữ nghĩa, văn tự… 

    Chỉ có Pháp truyền thừa cho các vị Tổ là không có văn tự…?Nên Đức Phật nói: “Ngoài giáo lý truyền riêng”. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    18/268

     

    18

     Nhƣ vậy, ngày nay chúng ta tu-hành phải nhìn thấu và quán âmcho rõ! Không nên chấp Kinh Văn, không nên thuyết theo lối KinhVăn quá nhiều, mà quên đi cái Chân- Nhƣ, Phật-Tánh của mình… 

    Muốn biết về Chân Nhƣ, Phật Tánh của mình, thì phải tìm hiểu

     phƣơng pháp niệm Phật “Nhứt tâm bất loạn” “Bất niệm tự niệm”…  Muốn niệm Phật đƣợc “ N hứt tâm bất loạn”, thì phải nhập thất

    công phu bảy ngày chuyên niệm tam âm: A-D i-  Đà Phật , A-Di -  Đà Phật, A-Di -  Đà Phật, niệm âm cao, âm trung, âm trầm.  Khi niệm Phật thầm trong tâm thì chú ý lắng nghe ở lỗ tai, khi niệm Phật ratiếng thì chú ý lắng nghe ở cái miệng, phƣơng pháp niệm Phật nàyđịnh tâm rất dễ  dàng  , gọi là “Tâm và tiếng hợp nhất”… 

     Niệm Phật tam âm nhƣ nhịp nhạc và cố gắng nhiếp tâm lắngnghe âm thanh A-Di-  Đà Phật, rồi một hôm nào đó bổng nhiên dậtmình nghe tiếng niệm Phật văn vẵn bên lỗ tai, rồi mình tự hỏitrong tâm không biết tiếng niệm Phật này ở  đâu, không biết ainiệm Phật, đến đây mình  phải định tâm lắng nghe cho rõ tiếngniệm Phật đó từ đâu phát ra. Một thời gian mình mới thấy biếtrằng ở trong não của mình đang phát ra tiếng niệm A -Di-  Đà Phật,chứ không phải ở đâu khác, đây là thành tựu đƣợc pháp môn“niệm Phật vô biệt niệm” hay gọi là “Bất Niệm Tự Niệm”. 

     Niệm Phật thầm ở trong tâm mà mình còn biết mình đangniệm Phật, là còn phân biệt cái niệm… 

    Trong tâm tróng không, bổng nghe đƣợc tiếng niệm Phật, gọilà “vô biệt niệm”, hoặc gọi là “bất niệm tự niệm”. Đến đây còn gọilà “Kiến Tánh”, thấy biết đƣợc cái Tánh Phật của chính mình… 

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng: “Tất cả chúng sanhđều có Phật tánh. Vì vô minh nên điên đão mê lầm, chẳng thấy,chẳng nghe, chẳng hay, chẳng biết…” 

    “Ta là Phật đã thành; chúng sanh là Phật sẽ thành”. 

    “Kiến Tánh sẽ thành Phật”… 

    Phải đi  tìm-cầu Chân-Nhân, đặng học: “Niệm Phật Tam Muội(Bất Niệm Tự Niệm)”, “Niệm Chú Tam Muội (Đà La Ni Tam

     Muội)”, “Chỉ -Quán- Thiền-  Na (Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội)”, và“Đại Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm” . Đặng tu giải-thoát.

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    19/268

     

    19

    1. TỔ MA HA CA DIẾP (Đồng thời Đức Phật) 

    Ngài Ma Ha Ca Diếp dòng Bà La Môn ở nƣớc Ma Kiệt Đà, chatên Ẩm Trạch, mẹ tên Hƣơng Chí. Thuở bé, Ngài dung nghi trangnhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tƣớng số xemtƣớng Ngài nói: “Đứa bé này đời trƣớc có phƣớc đức thù thắng, lẽƣng xuất gia”. Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ, cùng nhau thầm bàn “sẽcƣới vợ đẹp để làm nhục chí của nó”. 

    Vừa lớn lên, cha mẹ  liền lo chọn lập gia thất cho Ngài. Nhƣng

    ngài một bề từ chối. Sau cùng, bất đắc dĩ ngải nói: “Có ngƣời con gáinào thân đồng màu sắc nhƣ con, con mới ƣng cƣới”. Cha mẹ Ngài bèn đúc một tƣợng vàng, đẩy đi khắp trong nƣớc, tìm ngƣời nữ nàogiống màu sắc ấy, cƣới cho Ngài. Quả nhiên, gặp đƣợc một cô congái giống hệt nhƣ Ngài. Thế là Ngài phải lập gia đình.

    Bởi vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi, sau khi Phật Niết Bàn, chúngxây tháp thờ Xá lợi, trong tháp có an trí một Phật phết vàng. Lâungày pho tƣợng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, Ngài Ca Diếp là thợđúc vàng. Có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hƣ khuyết, cô cònmột đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài Ca Diếp nấu ra để phết lạitƣợng Phật. Thấy cô phát tâm tu bổ tƣợng Phật, Ngài rất hoan hỷđứng ra làm chu tất việc này. Nhơn đó, hai ngƣời cùng nguyện đờiđời sẽ làm vợ chồng, mà coi nhƣ đôi tri kỷ, chớ không vì tình dục. 

    Do phƣớc báu đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màuvàng. Sau, sanh cõi Phạm Thiên, hết phƣớc cõi Phạm Thiên chết,

    sanh về cõi này trong nhà Bà La Môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống nhƣ tình tri kỷ,

    không có ý dâm dục. Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Chamẹ bằng lòng, Ngài liền xuất gia làm Sa môn vào núi tu hạnh Đầu đà. 

    Một hôm, nhơn nghe trong hƣ không có tiếng bảo: “Phật đã rađời, nên đến đó thọ giáo”. Ngài liền tìm đến tịnh xá Trúc Lâm, chíthành đảnh lễ Phật.

    Phật bảo: “Lành thay Tỳ kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi”. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    20/268

     

    20

     Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ kheo, mặc y ca sa. Từ đây, Ngài theo Phật hiểu sâu giáo pháp, tinh tấn tu-hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A La Hán.

    Rồi sau đó,  Ngài đƣợc Đức Phật truyền trao “Chánh pháp nhãntạng, Niết-Bàn diệu tâm, Pháp môn mầu nhiệm, Chẳng lập văn tự”…

    Thế là, sau Phật nhập  Niết-Bàn bảy ngày, Ngài triệu tập 500 vịĐại A La Hán tụ họp tại núi Kỳ Xà Quật, trong động Tất Bát La k iếttập Kinh điển. Chỉ có Ngài A Nan không đƣợc dự hội, vì Ngài chƣasạch các lậu. Ngài A Nan buồn bã, suốt đêm chuyên tâm thiền định,đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch đƣợc quả A La Hán.Sau đó, Ngài đƣợc mời dự hội. 

     Ngài Ma Ha Ca Diếp thƣa toàn chúng: “Tỳ kheo A Nan nhớ giỏi bậc nhứt,  thƣờng theo hầu hạ Nhƣ Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớkhông sót, nhƣ nƣớc rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mờikiết tập tạng Kinh và tạng Luận. Mời Tỳ kheo Ƣ Ba Ly kiết tập tạngLuật”. Toàn chúng đều hoan hỷ chấp thuận. Hội kiết tập này, NgàiMa Ha Ca Diếp là chủ tịch… 

    Sau cuộc kiết tập đã viên mãn, nhơn duyên độ sanh đã xong

    xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi Tôn giả A Nan đến bảo:“Khí Nhƣ Lai sắp vào Niết Bàn, có dặn ta đem Chánh Pháp NhãnTạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông,ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt”.

    Tổ nói kệ phó pháp:

     Pháp pháp bổn lai pháp,   Nghĩa: Các pháp, pháp xưa nay Vô pháp vô phi pháp.  Không pháp, không phi pháp.

     Hà ƣ nhứt pháp trung,  Tại sao trong một pháp  Hữu pháp hữu phi pháp.  Có pháp, có phi pháp?

     Ngài A Nan đảnh lễ thọ nhận. 

    Tổ Ca Diếp nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến PhậtDi Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự  bị vào núi Kê Túc nhập định. Liềnđó, Ngài đi từ giả vua A Xà Thế và những ngƣời thân thuộc, rồi vào

    núi Kê Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định. * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    21/268

     

    21

    2. TỔ A NAN (Sanh sau Phật 30 năm) 

    Ngài con vua Hộc Phạn, dòng Sát đế lợi, ở thành Ca Tỳ La Vệ,em ruột Đề Bà Đạt Đa, em con nhà Chú của Phật Thích Ca. Thuởnhỏ,  Ngài có nhiều tƣớng tốt và thông minh tuyệt vời. Đến 25 tuổixin theo Phật xuất gia. 

    Một hôm, Phật cần chọn ngƣời làm thị giả, tất cả hội chúng lầnlƣợt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng,Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A Nanlàm thị giả. Đại chúng cử Tôn giả Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất…,đến yêu cầu Ngài A Nan làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối, song cácTôn giả một bề nài nỉ, buộc lòng Ngài phải xin Phật ba điều, nếu Phậtƣng cho, Ngài mới làm thị giả: 

    1. Không theo Phật thọ trai riêng, nếu thí chủ không mời Ngài. 

    2. Không mặt y thừa của Phật. 

    3. Không đến Phật phi thời. 

    Thế Tôn chẳng những chấp thuận lời xin của Ngài, mà còn khenngợi Ngài thông minh biết dự đoàn trƣớc những điều sẽ xảy ra. Thếlà, Ngài theo làm thị giả Phật ngót 25 năm. 

    Hôm nọ, Ngài đi khất thực về đến Tịnh Xá Phật, thấy gì mẫu MaHa Ba Xà Ba Đề đang đứng tựa cửa khóc. Dì mẫu quần áo bụi bặm,chân dính bùn nhơ, vẻ ngƣời bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ.Biết bà từ xa tìm đến xin Phật xuất gia, đôi ba phen năn nỉ mà Phậtquyết định không cho. Ngài cảm động, vào đảnh lễ Phật xin cho bàđƣợc xuất gia. Phật nhiều lần từ chối, Ngài vẫn kiên chí xin kỳ đƣợcmới thôi. Thế là mở đầu cho phái nữ xuất gia, chính Ngài là ngƣờitích cực khai đƣờng vậy. 

    Chính Đức Phật đã từng khen Ngài: “Thị giả của các Đức Phậtthời quá khứ, không ai hơn A Nan, thị giả các Đức Phật đời vị laicũng không ai hơn A Nan”. Và Phật khen A Nan đƣợc tám điều chƣatừng có… 

    Sau khi Ngài đƣợc Tổ Ca Diếp ấn chứng và đem Chánh Pháp Nhãn Tạng  truyền lại cho Ngài. Ngài đảnh lễ thọ nhận. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    22/268

     

    22

    Môn đệ của Ngài có hai vị xuất sắc: Thƣơng Na Hòa Tu và MạcĐiền Để Ca (Mạc Điền Địa). Ngài chọn Thƣơng Na Hòa Tu làm kếthừa, Tổ vị và truyền trao y bát lại.

    Cảm thấy thân bèo bọt đã đến thời kỳ hoại diệt, đã tìm đƣợcngƣời kế thừa, Ngài dự định vào Niết Bàn. Trƣớc khi vào Niết Bàn, Ngài đến từ giã vua A Xà Thế, song không gặp vua. Ngài liền đithẳng đến bờ sông Hằng, lên một chiết thuyền ngồi kiết già thả trôi lơlửng giữa dòng sông. 

    Vua A Xà Thế hay tin Ngài sắp vào Niết Bàn ở sông Hằng, liềncùng quan quân tùy tùng tìm đến bờ sông. Vua thấy Ngài ngồi trênthuyền ở giữa dòng sông bèn đảnh lễ nói kệ:  

    Khể thủ tam giới tôn,   Nghĩa: Lạy đấng tôn tam giới Khí ngã nhƣ chí thử.  Bỏ con đến nơi này. Tạm bằng bi nguyện lực,  Tạm nƣơng sức bi nguyện Thả mạc bát Niết Bàn.  Xin chớ vội Niết Bàn. 

    Vua nƣớc Tỳ Xá Ly nghe tin cũng đến bên bờ sông Hằng, đảnhlễ và nói kệ: 

    Tôn giả nhứt hà tốc,   Nghĩa: Tôn giả sau quá nhanh Nhị quy tịch diệt trƣờng.  Sớm vào nơi tịch diệt! Nguyện trụ tu du gian,  Xin tạm dừng chốc lát Nhi thọ ƣ cúng dƣờng.  Để nhận con cúng dƣờng. 

     Ngài thấy hai vua đồng đến khuyến thỉnh, bèn nói kệ: 

    Nhị vƣơng thiện nghiêm trụ,   Nghĩa: Hai vua ở an vui 

    Vật vi khổ bi luyến.  Chớ vì thƣơng buồn khổ. Niết Bàn đƣơng ngã tịnh,   Niết Bàn, tôi an tịnh Nhi vô chƣ hữu cố.  Vì không còn các nghiệp. 

     Nói xong, Ngài giữ tâm bình đẳng ở giữa dòng sông vào Niết Bàn. Hai vua họp nhau làm lễ thiêu thân Ngài và phân chia xá lợi xâytháp cúng dƣơng. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    23/268

     

    23

    3. TỔ THƢƠNG NA HÕA TU (Thế kỷ đầu sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài dòng Tỳ Xá Đa nƣớc Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ làKiều Xa Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ởẤn Độ khi nào cỏ Thƣơng Nặc Ca sanh là có một vị Thánh nhơn rađời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thếcha mẹ Ngài đặt tên là Thƣơng Na Hòa Tu. 

    Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết.  Chính Ngàitu theo pháp tiên đã đƣợc thần thông, sau gặp Tổ A Nan, Ngài hồi

    đầu trở về Chánh Pháp. Tổ A Nan thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền Chánh

     Pháp Nhãn Tạng và nói kệ rằng” 

     Bổn lai tuyền hữu pháp,   Nghĩa:  Xưa nay truyền có phápTruyền liễu ngôn vô pháp.  Truyền rồi nói không pháp. Các các tu tự ngộ,   Mỗi mỗi cần tự ngộ  Ngộ liễu vô vô pháp.   Ngộ rồi không không pháp. 

    Tổ lại dặn: “Xưa Đức Như Lai đem đại Pháp Nhãn này trao cho Ngài Ca Diếp, Ngài Ca Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết Bànđem trao lại cho người. Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao khôngđể dứt mất”. 

    Sau khi đắc pháp nơi Tổ A Nan, Ngài đi đến khu rừng Ƣu LƣuTrà cất Tịnh Xá hoằng hóa Phật Pháp rất hƣng thịnh. Chính nơi đây,khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang qua khu rừng này, Phậtnói với A Nan: “Sau khi ta Niết Bàn khoảng 100 năm, có một Tỳkheo tên Thƣơng Na Hòa Tu ở tại khu rừng này hoằng truyền Chánh  Pháp”. 

    Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền lại cho đệ tử là Ƣu Ba Cúc Đa. Ngài vào núi BạchTƣợng phía nam nƣớc Kế tân sắp vào Niết Bàn. Nhân trong chánhđịnh Ngài thấy nhóm 500 ngƣời đệ tử của Ƣu Ba Cúc Đa thƣờng hay

    lƣời biến và khinh mạn, Ngài liền đến cảnh tỉnh họ. Khi Ngài đến,Ƣu Ba Cúc Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ƣu Ba Cúc Đa ngồi, đệ tử

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    24/268

     

    24

    của Cúc Đa không biết Ngài là ngƣời gì, tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy bào cho Cúc Đa hay. Cúc Đa về đến thấy Thầy mìnhliền đảnh lễ. Song đệ tử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấytay mặt chỉ lên hƣ không liền có sửa thơm chảy xuống. 

    - Ngài bảo Cúc Đa: Ngƣơi biết gì chăng? 

    -Cúc Đa thƣa: Chẳng biết. 

    Cúc Đa liền nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu. 

    -Cúc Da thƣa: Điềm lành này do chánh định gì xuất hiện? 

    -Tổ Thƣơng Na Hòa Tu nói:

    “Đây là Chánh định Long Phấn Tấn. Còn cả năm trăm thứchánh định của Nhƣ Lai, hàng Bích Chi không thể biết. Chánhđịnh của Bích Chi, hàng La Hán không thể biết. Chánh định củaThầy ta là A Nan, ta cũng không biết. Nay Chánh định của ta,ngƣời đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụtrong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, đƣợc thế đó mới có thể biết”. 

    Đệ tử của Cúc  Đa trông thấy những điều kỳ diệu ấy liền kính phục, chí thành sám hối. 

    Tổ liền nói kệ: 

    Thông đạt phi bỉ thử,   Nghĩa: Thông suốt không kia đây Chí Thánh vô trƣờng đoản.  Chí Thánh không hay dở. Nhữ trừ khinh mạn ý,   Ngƣời trừ tâm khinh mạn Tất đắc A La Hán.  Chóng đƣợc A La Hán. 

    Sau đó, Ngài thị tịch bằng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu

    thân. Thầy trò Ƣu Cúc Đa thu nhặt xá lợi xây tháp cúng dƣờng. * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    25/268

     

    25

    4. TỔ ƢU BA CÖC ĐA (Cuối thế kỷ thứ nhứt sau Phật nhập Niết Bàn) 

    Ngài dòng Thủ Đà La ở nƣớc Sất Lợi, cha là Thiện Ý.  Trƣớc khisanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trongnhà. Thuở bé, Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình  thuần hậu, trí huệ minh mẫn. 

    Khoảng 12 tuổi, Ngài đƣợc gặp tổ Thƣơng Na Hòa Tu đến tậnnhà và dạy cho Ngài phƣơng pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởinghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏmột hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem coi đen nhiều hay

    trắng nhiều; nếu đen nhiều phải cố gắn sửa. Ngài vâng làm nhƣ vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau này trắng nhiều. 

     Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thƣơng Na Hòa Tu xuất gia. 

    -Tổ hỏi: Ngƣơi đƣợc bao nhiêu tuổi? 

    - Ngài thƣa: Bạch Thầy con đƣợc 17 tuổi. 

    -Tổ hỏi tiếp: Thân ngƣơi 17 tuổi hay tánh ngƣơi 17 tuổi? 

    - Ngài hỏi lại: Đầu Thầy tóc bạc, vậy tóc Thầy bạc hay tâm Thầy bạc? 

    -Tổ bảo: Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc. 

    -Ngài nói: Con cũng thế, thân con đƣợc 17 tuổi, không phải tánhcon 17 tuổi. 

    Tổ bèn hoan hỷ nhận cho xuất gia làm thị giả. 

    Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. 

    Tổ bảo:  Xưa, Đức Thế Tôn  đem Chánh Pháp Nhãn Tạng vộthượng truyền cho Tổ Ca Diếp. Tổ Ca Diếp truyền cho Thầy củaThầy ta là Đức A Nan, Thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại chongười Chánh Pháp này. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt. Hảynghe bài kệ đây: 

     Phi pháp diệt phi tâm,   Nghĩa:  Phi pháp cũng phi tâm Vô tâm diệt vô pháp.   Không tâm cũng không pháp. 

    Thuyết thị tâm pháp thời,   Khi nói tâm pháp ấy Thị pháp phi tâm pháp.   Pháp ấy phi tâm pháp. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    26/268

     

    26

    Sau khi đắc pháp nơi Tổ Thƣơng Na Hòa Tu. Ngài đi đến nƣớcMa Đột La, Ngài cảm hóa rất đông dân chúng quy hƣớng Phật pháp,có những ngƣời đã chứng đạo quả. Có những khi Ngài thuyết pháp,chƣ Thiên rải hoa, quả đất rúng động, khiến cung ma cũng bị chấn

    động. Vua Ma Ba Tuần sợ e Phật giáo thạnh hành thì bè đảng củachúng bị tiêu diệt, nên quyết dùng hết thần lực phá hoại Phật pháp.Ma bèn hiện các ngọc nữ đến làm nhiễu tâm thính giả… 

    Lúc hóa đạo, mỗi khi giáo hóa một ngƣời thâm ngộ Phật pháp, Ngài để vào thất đá một thẻ tre. Ngôi thất ấy bề dài 18 thƣớc tay, bềngang 12 thƣớc tay. Thế mà một thời gian thẻ tre đầy ấp cả thất. 

    Sau cùng, Ngài độ ông Hƣơng Chúng con của một vị trƣởng giả

    và truyền Chánh Pháp lại cho ông này. Nhơn thân phụ ông HƣơngChúng mộng thấy Mặt trời vàng xuất hiện trong nhà, nên ông đổihiệu là Đề Đa Ca. 

    Đã có ngƣời kế thừa và nhơn duyên hóa đạo đã xong. Ngài từ biệt đại chúng, ngồi kiết già thị tịch. Đề Đa Ca và môn đệ mở cửathất đá lấy thể tre làm vật liệu thiêu Ngài. Thiêu xong, lƣợm xá lợixây tháp cúng dƣờng. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    27/268

     

    27

    5. TỔ ĐỀ ĐA CA (Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật nhập Niết Bàn) 

    Ngài tên Hƣơng Chúng ở nƣớc Ma Già Đà. Nhơn thân phụ Ngàinằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sángkhắp cả. Lại thấy phía trƣớc hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đỉnh núi có dòng suối, nƣớc chảy trong veo, trànkhắp bốn phía. Sau đó mẹ Ngài sanh ra Ngài. 

     Ngài gặp Tổ Ƣ Ba Cúc Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lạivà nhờ giải hộ. Tổ giải: “Núi báu là thân ta. Suối   nƣớc tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tƣớng ngƣời vào đạo, ánhsáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngƣơi”. Ngài nghe xong vuimừng khắp khởi xƣớng kệ rằng: 

    Nguy nguy thất bảo sơn,   Nghĩa: Vòi vọi núi bảy báu Thƣờng xuất trí huệ tuyền.  Thƣờng tuôn suối trí huệ. Hồi vi chơn pháp vị,  Chuyển thành vị chơn pháp Năng độ chƣ hữu duyên.  Hay độ ngƣời có duyên. 

    Tổ Ƣu Ba Cúc Đa cũng nói kệ đáp: Ngã pháp truyền ƣ nhữ,   Nghĩa: Pháp ta truyền cho ngƣơi Đƣơng hiện đại trí huệ.  Sẽ hiện trí huệ lớn. Kim nhựt tùng ốc xuất,  Mặt trời mọc trong nhà Chiếu diệu ƣ thiên địa.  Chiếu sáng khắp trời đất. 

     Ngài Đề Đa Ca nghe kệ rồi, xin theo Tổ Ƣu Ba Cúc Đa xuất giahọc đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ

    chấp nhận cho xuất gia làm đệ tử. Một hôm, Tổ Ƣ Ba Cúc Đa gọi Ngài bảo:

     Như Lai đem Đại Pháp Nhãn Tạng   trao cho Đại Ca Diếp, lầnlược trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi, ngươi phải cố gắng giữ gìn và truyền trao đừng để luống mất.  Hảy nghe kệ đây: 

    Tâm tự bổn lai tâm,   Nghĩa: Tâm tự xưa nay tâm  Bổn tâm phi hữu ph áp.   Bổn tâm chẳng có pháp. 

     Hữu pháp hữu bổn tâm,  Có pháp có bổn tâm  Phi tâm phi bổn pháp.  Chẳng tâm chẳng bổn pháp. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    28/268

     

    28

     Ngài thành kính nhận lãnh Chánh Pháp Nhãn Tạng. 

    Sau Ngài sang Tr ung Ấn giáo hóa. Nơi đây có tám ngàn vị đạitiên, dƣới sự lảnh đạo của đại tiên Di Dá Cá. Nghe Ngài đến đây, DiDá Cá vân tập tiên chúng đến yết kiến Ngài. 

    Gặp Ngài, Di Dá Cá thƣa: Xƣa tôi cùng Thầy sanh cõi trời PhạmThiên. Tôi gặp tiên A Tƣ Đà truyền cho phép tiên. Thầy gặp đệ tửPhật hƣớng dẫn tu tập thiền định. Từ đó, cách nhau đã đến sáu kiếp. 

    Tổ Đề Đa Ca bảo: Lời tiên nhơn đã nói đúng nhƣ vậy. Song, ôngchuyên về pháp tiên tột cùng sẽ đến đâu? 

    Di Dá Cá thƣa: Tôi tuy chƣa gặp bậc chí Thánh, song tiên A Tƣ

    Đà thƣờng thọ ký rằng: “Sáu kiếp về sau, tôi sẽ nhờ bạn đồng học màđƣợc chứng quả giải thoát. Nay gặp nhau đây đâu không đúng nhƣvậy ƣ?” 

    Tổ bảo: Ông đã biết nhƣ vậy thì cần phải xuất gia, pháp tiên làđƣờng nhỏ, không thể đƣa ngƣơi đến giải thoát. Ta hóa đạo đã lâu,cũng muốn dừng nghỉ. Nếu ông thật thú hƣớng về Đại Pháp thìkhông nên chậm trễ. 

    Di Dá Cá nghe nói vui mừng liền xin xuất gia. Ngài độ cho ôngxuất gia thọ giới. 

    Lúc đó, tiên chúng theo Di Dá Cá thấy vị tiên trƣởng của mìnhlàm nhƣ vậy, rất bất mãn. Họ nói thầm với nhau rằng: “Đề Đa Ca đâucó đủ sức làm Thầy mình mà theo xuất gia” 

     Ngài biết tâm họ, muốn gây cho họ có niềm tin, liền phóngquang sáng chiếu, chân đi trên hƣ không nhƣ ngƣời đi trên đất bằng,

    lại hóa cây dù báu che khắp chúng tiên, nơi ngón tay sửa thơm tuônra, trong sửa hiện lên một hoa sen, trong hoa sen hóa ra Đức Phật. 

    Chúng tiên trông thấy thần biến phi thƣờng, bèn cuối đầu cầu xinxuất gia. Tôn giả hoan hỷ chấp nhận. 

    Thấy cơ duyên hóa độ đã viên mãn, Ngài truyền pháp lại cho DiDá Cá, rồi thâu thần tịch diệt. 

    Di Dá Cá và chúng đồ thiêu hài cốt Ngài, thâu lƣợm xá lợi xây

    tháp tại núi Ban Trà thờ phụng cúng dƣờng. * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    29/268

     

    29

    6. TỔ DI DÁ CÁ (Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài ngƣời Trung Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọgiáo xuất gia với Tổ Đề Đa Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng đƣợc quảThánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề Đa Ca gọi Ngài lại bảo: 

     Xưa Như Lai thầm trao Đại Pháp Nhãn cho Đại Ca  Diếp, lầnlượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữtruyền trao chớ dứt. nghe ta nói kệ: 

    Thông đạt bổn tâm pháp,   Nghĩa: Thông đạt pháp bổn tâm 

    Vô pháp vô vi pháp.  Không pháp không phi pháp. Ngộ liễu đồng vị ngộ,   Ngộ rồi đồng chưa ngộ Vô tâm diệt vô pháp.   Không tâm cũng không pháp. 

    Sau khi đƣợc pháp, Ngài du hóa khắp nơi tùy căn cơ giáo hóachúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc Ấn chợt thấy trên thành có vầngmây màu vàng.

     Ngài ngó sang những ngƣời bên cạnh bảo: Đây là vƣợng khí Đại

    thừa. Trong thành này có bậc chí nhơn nối pháp cho ta.Khi đi vào trong thành đến chợ, quả gặp ngƣời tay ôm bầu rƣợu,đón Ngài hỏi: Tôn giả từ  phƣơng nào đến, muốn đi về đâu? 

     Ngài đáp:-Ta từ tâm mình đến, muốn đi không chỗ. -Tôn giả biết vật trong tay tôi chăng? -Đây là đồ đựng vật làm mất thanh tịnh. 

    -Tôn giả biết tôi chăng? -Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng tôi.  Ngài lại bảo: Ngƣơi hảy nói tên họ ra, ta chỉ nhơn đời trƣớc cho

    ngƣơi.  Ngƣời ấy liền nói kệ: 

    Ngã kim sanh thủ quốc,   Nghĩa: Nay tôi sanh nƣớc này Phục ức tích thời nhựt.  Lại nhớ ngày xa xƣa; 

    Bổn tánh Phả La Đọa,  Dòng họ Phả La Đọa Danh tự Bà Tu Mật.  Tên là Bà Tu Mật. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    30/268

     

    30

     Ngài nghe rồi nhớ lại duyên trƣớc, bèn bảo Bà Tu Mật:

    Thầy ta là Đề Đa Ca thƣờng nói: “Xƣa kia Nhƣ Lai du hóa BắcẤn có bảo A Nan: “Sau khi ta diệt độ khoảng ba trăm năm, ở nƣớcnày sẽ có vị Thánh nhơn ra đời, họ Phả La Đọa tên Bà Tu Mật, làm vịTổ thứ bảy của Thiền Tông”. Đây là Nhƣ Lai thọ ký cho ngƣơi,ngƣời nên xuất gia. 

    Bà Tu Mật liền để bầu rƣợu xuống đảnh lễ Ngài. Đảnh lễ xong,đứng qua một bên thƣa: 

    Con nhớ lại kiếp xƣa thƣờng làm thí chủ cúng dƣờng Phật một bảo tòa. Nhƣ Lai thọ ký cho con rằng: “Ngƣơi ở hiền kiếp sẽ đƣợcPhật pháp làm Tổ thứ bảy”. Nay gặp gở đây là cái duyên trƣớc  vậy,cúi xin Tôn giả đại từ thƣơng xót độ thoát cho con. 

     Ngài liền vì ông cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới pháp. 

    Thấy tuổi đã già và cơ duyên hóa độ cũng xong. Ngài truyềnChánh Pháp Nhãn Tạng lại cho Bà Tu Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt, Bà Tu mật và môn đồ hỏa tán thân Ngài, lƣợm xá lợiđể vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên tầng chót để mọi ngƣời

    cúng dƣờng.  * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    31/268

     

    31

    7. TỔ BÀ TU MẬT (Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài họ Phả La Đọa sanh trƣởng tại miền Bắc Ấn. Khi còn tạigia, Ngài thƣờng mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rƣợu, đi dạo chơi trongxóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, ngƣời thƣờng không sauhiểu nổi, họ bảo Ngài là ngƣời điên. 

    Sau khi gặp Tổ Di Dá Cá nói lại lời huyền ký Nhƣ Lai, Ngài liềntỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rƣợu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tuhành, Ngài ngộ đƣợc Tâm Tông.

    Một hôm, Tồ Di Dá Cá gọi Ngài căn dặn: Công hạnh của ta gần viên mãn, Chánh Pháp Nhãn Tạng nàytrao lại cho ngươi, ngươi phải ân cần gìn giữ chớ để đoạn diệt. Hảynghe kệ đây: 

    Vô tâm vô khả đắc,   Nghĩa:  Không tâm không thể được Thuyết đắc bất danh pháp.   Nói được chẳng gọi pháp.  Nhƣợc liễu tâm phi tâm,   Nếu rõ tâm phi tâm 

    Thủy  giải tâm tâm pháp.   Mới hiểu tâm tâm pháp.  Ngài thọ pháp, cúi đầu đảnh lễ Tổ. Sau khi Tổ Di Dá Cá nhập

     Niết Bàn, Ngài đi hoằng hóa khắp nơi tuyên dƣơng Chánh pháp. Khiđến nƣớc Ca Ma La, Ngài lên pháp tòa giảng đạo. 

    Có một trí sĩ đến dƣới tòa lớn tiếng tự xƣng: Tôi là Phật Đà NanĐề, hôm nay quyết luận nghĩa với thầy! 

     Ngài bảo: Này nhơn giả! Nếu luận thì chẳng phải nghĩa, nếu

    nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩaluận. 

     Nan Đề biết  đây là ngƣời nói nghĩa thù thắng, khởi tâm kính phục thƣa rằng: Con nguyện cầu đạo. Đƣợc thƣởng thức vị cam lồ.

     Ngài thƣơng xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyền pháp cho Nan Đề. 

    Đã có ngƣời thừa kế, Ngài dự định vào Niết Bàn. Ngài liền nhập

    từ tam muội để vào tịch định. Lúc đó, Đế Thích, Phạm Vƣơng cùngchƣ thiên đồng đến đảnh lễ, nói kệ: 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    32/268

     

    32

    Hiền kiếp Thánh chúng Tổ,   Nghĩa: Hiền kiếp các Thánh tổ Nhi đƣơng đệ thất vị.   Ngài là vị thứ bảy.Tôn giả ai niệm ngã,  Tôn giả thƣơng xót con Thỉnh vị tuyên Phật địa.  Thỉnh vì nói Phật địa. 

     Ngài xuất định nói với họ rằng: Pháp ta đã đƣợc là không phảicó. Nếu muốn biết Phật địa, phải lìa có và không. 

     Nói xong Ngài vào tịch định thị hiện tƣớng Niết Bàn. Chƣ thiênnghe rồi hoan hỷ tán hoa trời, đảnh lễ. Nan Đề cùng đồ chúng trà tỳthân Ngài, rồi lƣợm xá lợi xây tháp cúng dƣờng. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    33/268

     

    33

    8. TỔ PHẬT ĐÀ NAN ĐỀ (Đầu thế kỷ thứ tƣ sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài họ Cù Đàm ngƣời nƣớc Ca Ma La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thƣờng phát ra hào quang năm sắc. Ngàithông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. 

    Khi Tổ Bà Tu Mật đến nƣớc Ca Ma La, Ngài đến vấn nạn, nhơnđó kính phục xin theo làm đệ tử. Tổ sắp Niết Bàn, gọi Ngài đến phóchúc rằng:

    Chánh Pháp Nhãn Tạng   của Như Lai, nay ta trao cho ngươi,ngươi phải truyền bá chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ đây: Tâm đồng hƣ không giới,   Nghĩa: Tâm đồng hạn hư không  Thị đẳng hƣ không pháp.  Chỉ pháp bằng thái hư. Chứng đắc hƣ không thời,   Khi chứng được hư không  Vô thị vô phi pháp.  Không pháp, không phi pháp.

     Ngài vân giữ phụng trì. 

    Sau khi đắc pháp, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa khắp nơi.Đến nƣớc Đề Già, Ngài đi qua cổng nhà họ Tỳ Xá La, chợt thấy trênnóc nhà có hào quang trắng xông lên hƣ không. Ngài chỉ cho chúngxem và bảo: Trong nhà này hiện có một vị Thánh nhơn, tuy miệngkhông nói một lời, chân không đi một bƣớc, mà thật là bậc trí căn khíĐại thừa. Dù không ra ngoài đƣờng mà biết việc xú uế. Quả là ngƣờinối pháp cho ta, khiến Phật pháp hƣng thịnh. Vị này sau sẽ độ đƣợcnăm trăm ngƣời chứng quả Thánh. 

     Ngài nói xong, có ngƣời trƣởng giả trong nhà bƣớc ra làm lễthƣa: Tôn giả cần điều gì dừng chân lại đây? 

     Ngài bảo: Ta đến tìm ngƣời thị giả, chớ không cần gì. Trƣởng giả thƣa: Nhà tôi đâu có ngƣời kỳ đặc mà Ngài tìm, chỉ

    có đứa con trai, tên Phục Đà Mật Đa không biết nói, không biết đi,tuổi đã năm mƣơi, nếu Ngài cần tôi cho, không tiếc. 

     Ngài bảo: Đứa con ông nói đó, chinh là ngƣời tôi tìm. 

    Trƣởng giả thỉnh Ngài vào nhà. Phục Đà Mật Đa vừa trông thấy Ngài liền trỗi dậy, chấp tay nói kệ: 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    34/268

     

    34

    Phụ mẫu phi ngã thân,   Nghĩa: Cha mẹ chẳng phải thân Thùy vi tối thân giả?  Ai là ngƣời chí thân? Chƣ Phật phi ngã đạo, Chƣ Phật phi đạo tôi Thùy vi tối đạo giả?  Cái gì là tột đạo? 

     Ngài kệ đáp: Nhữ ngôn dữ tâm thân,   Nghĩa: Lời ngƣơi cùng tâm thân Phụ mẫu phi khả tỷ.  Cha mẹ không thể sánh. Nhữ hạnh dữ đạo hiệp,  Hạnh ngƣơi cùng đạo hiệp Chƣ Phật tâm tức thị.  Chƣ Phật chính là tâm. Ngoại cẩu hữu tƣớng Phật,   Ngoài cầu Phật có tƣớng 

    Dữ nhữ bất tƣơng tợ.  Cùng ngƣơi không chúc giống. Nhƣợc thức nhữ bổn tâm,  Nếu biết bổn tâm ngƣơi Phi hiệp diệc phi ly.  Chẳng hiệp cũng chẳng lìa. 

    Mật Đà nghe bài kệ xong rất hoan hỷ, bƣớc xuống đảnh lễ Ngàivà đi bảy bƣớc, một lòng thành khẩn xin xuất gia. Ngài chấp nhậncho xuất gia, liền triệu tập chúng Hiền Thánh  làm lễ truyền giới cụtúc. Sau đó, Ngài lại dặn dò Mật Đa: 

     Pháp Nhãn của Như Lai thầm truyền đến đời ta, nay ta trao lạicho ngươi, ngươi nên truyền trao chớ đoạn dứt.  Nghe ta nói kệ:  Hƣ không vô nội ngoại,   Nghĩa:  Hư không chẳng trông ngoài Tâm pháp diệc nhƣ thử.  Tâm pháp cũng như thế.  Nhƣợc liễu hƣ không cố,   Nếu hiểu rõ hư không  Thị đạt chơn nhƣ lý.   Là đạt lý chơn như. 

    Mật Đa hân hạnh đƣợc truyền pháp vui mừng vô hạn, liền nói kệ

    khen ngợi: Ngã sƣ thiền Tổ trung,   Nghĩa: Thầy tôi trong thiền Tổ Thích đƣơng vị đệ bát.  Hiện là vị thứ tám. Pháp hóa chúng vô lƣợng,  Giáo hóa chúng không cùngTất hoạch A La Hán.  Thảy đƣợc A La Hán. 

     Ngài truyền pháp xong, sấp vào Niết Bàn. Hôm ấy, đang ngồi trên bổn tòa, Ngài an nhiên thị tịch. Số chúng

     Ngài độ có đến năm trăm vị chứng nhị quả. Toàn chúng trà tỳ hài cốt Ngai, lƣợm xá lợi xây tháp tôn thờ. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    35/268

     

    35

    9. TỔ PHỤC ĐÀ MẬT ĐA (Cuối thế kỷ thứ tƣ sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài họ Tỳ Xá La ở nƣớc Đề Già. Từ khi lọt lòng mẹ đến 50 tuổichƣa từng nói một lời, chƣa từng đi một bƣớc. Cha mẹ nghi nhơnduyên gì mà Ngài thế ấy? Đến khi gặp Tổ Phật Đà Nan Đề nói duyênđời trƣớc rằng:

    -Đứa bé này đời trƣớc thông minh lắm, ở trong Phật pháp dolòng đại bi muốn làm lợi ích cho chúng sanh, cho nên thƣờngnguyện: “ Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùyduyên lành kia liền đƣợc giải thoát”. Miệng nó không nói là tiêu biểuđạo không tịch, chân nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. 

    Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ, vui vẻcho theo Tổ xuất gia. 

    Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung Ấn giáohóa. Nơi đây có ông trƣởng giả tên là Hƣơng Cái. Ông này có ngƣờicon trai tên Nan Sanh, ông trƣởng giả Hƣơng Cái dẫn con đến yếtkiến Ngài. Đảnh lễ xong, ông trƣởng giả thƣa: 

    -Thằng bé này ở trong thai mẹ ngót sáu mƣơi năm, do đó tôi đặttên là Nan Sanh. Có một vị tiên đến coi tƣớng nó, rồi nói: “Thằngnhỏ này hẳn là tƣớng phi phàm, sẽ làm pháp khí Đại thừa, sau gặp BồTát hóa độ”. Bởi có duyên lành nên nay đƣợc gặp Ngài, tôi nguyệncho nó theo Ngài xuất gia học đạo. 

     Ngài hoan hỷ nhận Nan Sanh cho xuất gia thọ giới. Trong buổi lễxuất gia thọ giới bỗng có ánh sáng mát chiếu khắp chỗ Nan Sanh

    ngồi. Cơ duyên hóa độ sắp viên mãn, Ngài kêu Nan Sanh lại dặn dò:  Đại Pháp Nhãn Tạng của Như Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi

     phải gìn giữ truyền trao, đừng cho đoạn dứt. Ngươi nhận lời ta dạy,hảy nghe kệ đây: 

    Chơn lý bổn vô danh,   Nghĩa: Chơn lý vốn không tên  Nhơn danh hiển chơn lý.   Nhơn tên bày chơn lý. 

    Thọ đắc chơn thật pháp,   Nhận được pháp chơn thật   Phi chơn diệc phi ngụy.  Chẳng chơn cũng chẳng ngụy. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    36/268

     

    36

     Nói kệ xong. Ngài bèn vào Chánh định  hiện tƣớng Niết Bàn.Chƣ thiên trổi nhạc cúng dƣờng. Nan Sanh cùng đồ chúng dùng dầuthơm gỗ chiên đàn làm lễ hỏa táng chơn thể của Ngài. Hỏa táng xonglƣợm xá lợi về tôn thờ nơi chùa Na Lan Đà. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    37/268

     

    37

    10. TỔ HIẾP TÔN GIẢ (Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài tục danh là Nan Sanh, ngƣời Trung Ấn. Thân mẫu mangthai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, thân phụ nằmmộng thấy một con voi trắng to trên lƣng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà.Ông giật mình tỉnh giất thì Ngài sanh ra đời. 

    Sau gặp Tổ Phục Đà Mật Đa độ cho xuất gia. Đƣợc xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học suốt ngày đêm chƣa từng đặt lƣng xuống chiếu.

    Vì thế, thời nhơn gọi Ngài là Hiếp Tôn giả.  Ngài lãnh thọ Chánh Pháp Nhãn xong, ngài đi vân du các nơi tùy

    cơ giáo hóa. Đến nƣớc Hoa Thị, Ngài tạm nghỉ dƣới cây đại thọ. Khiấy, Ngài lấy tay chỉ xuống đất bảo chúng: Khi nào đất này biến thànhmàu vàng, sẽ có một Thánh nhơn vào hội.

     Ngài vừa nói dứt lời, đất liền biến thành màu vàng. Chốc lát cómột thiếu niên con nhà giàu tên Phú Na Dạ Xa đến trƣớc Ngài đứng

    chấp tay. Ngài hỏi: - Ngƣơi từ đâu đến? Thanh niên thƣa: - Tâm con chẳng phải đến. - Ngƣơi dừng chỗ nào? - Tâm con chẳng phải dừng. - Ngƣơi chẳng định sao? - Chƣ Phật cũng thế. - Ngƣơi chẳng phải chƣ Phật. - Chƣ Phật cũng chẳng phải. 

     Ngài nhơn đó nói kệ: Thử địa biến kim sắc,   Nghĩa: Đất này hóa sắc vàng Dƣ tri ƣ Thánh trí.  Biết có thánh nhơn sang. 

    Đƣợng tọa bồ đề thọ,   Ngồi dƣới cây bồ đề Giác hoa nhi thành dĩ.  Hoa giác nở hoàn toàn. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    38/268

     

    38

    Phú Na Dạ Xa cũng đọc bài kệ: Sƣ tọa kim sắc địa,   Nghĩa: Thầy ngồi đất sắc vàng Thƣờng thuyết chơn thật nghĩa.  Thƣờng nói nghĩa chơn thật. Hồi quang nhi chiếu ngã,  Xoay ánh sáng chiếu con Linh nhập tam ma đề.  Khiến vào nơi chánh định. 

     Ngài biết ý Phú Na Dạ Xa lòng cầu đạo rất thiết tha, nên độ choxuất gia và truyền giới cụ túc.

    Một hôm Ngài gọi Phú Na bảo: 

     Đại Pháp Nhãn Tạng của Như Lai, nay trao cho ngươi, ngươi phải khéo lưu truyền chớ để dứt mất. Hãy nghe ta nói kệ: 

    Chơn thể tự nhiên chơn,   Nghĩa: Chơn thể đã sẵn chơn  Nhơn chơn thuyết hữu lý.   Bởi chơn nói có lý.  Lãnh đắc chơn chơn pháp,   Hội được pháp chơn chơn Vô hành diệc vô chỉ.   Không đi cũng không dừng. 

    Truyền pháp xong. Ngài ngay nơi chỗ ngồi thị hiện các tƣớng rồivào Niết Bàn. Hỏa táng thân Ngài xong có xá lợi nhiều vô số, chúng

     phải lấy y bọc đem về kính thờ cúng dƣờng. * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    39/268

     

    39

    11. TỔ PHÖ NA DẠ XA (Giữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài dòng Cù Đàm ở nƣớc Hoa Thị, thân phụ là Bảo Thân. Thân phụ sanh đƣợc bảy ngƣời con trai, Ngài là con út. Thuở nhỏ, Ngàitâm tƣ bình thản  không tịnh không loạn. Ngài thƣờng nói vời cácanh:

    - Nếu gặp bậc đại sĩ ngồi nơi đạo tràng thuyết pháp, em quyết đếnđó gần gũi tùy hỷ. 

    Khi Tổ Hiếp Tôn Giả đến nƣớ c này chấn hƣng Phật pháp, Ngài

    liền đến dự trong hội ấy. Thấy Ngài ứng đối mẫn tiệp, ngôn ngữ hợplý, Tổ độ cho xuất gia. 

    Sau khi đắc pháp nơi Tổ Hiếp Tôn Giả, Ngài một lòng tinh tấn,lấy sự giáo hóa làm trọng trách. Đạo đức Ngài vang khắp, số chúngquy ngƣỡng đến ngàn vạn, những ngƣời đƣợc quả Thánh có tới nămtrăm vị. 

    Về sau Ngài đến nƣớc Ba La Nại có một vị trƣởng giả vào hội.

     Ngài hỏi đồ chúng: -Các ngƣơi có biết ngƣời nào mới vào đây chăng? 

    Xƣa Phật huyền ký rằng: “Sau khi ta diệt độ gần 600 năm, sẽ cómột vị Thánh nhơn ra đời hiệu Mã Minh, sanh trong nƣớc Ba La Nại,nói pháp nơi thành Hoa Thị, bẻ dẹp các đạo khác, độ ngƣời vôlƣợng”. 

    Mã Minh nghe Ngài nói trúng tên mình thì thầm khen, bƣớc ra

    đảnh lễ Ngài. Cầu xin xuất gia. Ngài vì độ cho ông xuất gia và thọgiới cụ túc. 

    Số chúng đƣợc Ngài độ, có đến hai trăm vị chứng quả A La Hán,ngoài ra còn vô số ngƣời phát tâm quy kính Tam Bảo. 

    Thấy cơ duyên giáo hóa sắp viên mãn, Ngài kêu Mã Minh lạidặn dò: 

     Ngươi nên chuyển bánh xe pháp làm vị Tổ thứ 12. Xưa Đại Pháp

     Nhãn Tạng của Như Lai trao cho Tổ Ca Diếp lần lượt truyền trao ,nay ta trao cho ngươi, ngươi phải truyền tiếp. Nghe ta kệ: 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    40/268

     

    40

     Mê ngộ nhƣ ẩn hiển,   Nghĩa:  Mê ngộ như ẩn hiện Minh ám bất tƣơng ly.  Tối sáng chẳng rời nhau.  Kim phó ẩn hiển pháp,   Nay trao pháp ẩn hiện  Phi nhứt diệc phi nhị.  Chẳng một cũng chẳng hai. 

     Ngài truyền pháp cho Mã Minh xong, liền hiện thần biến, lặng lẽviên tịch. Mã Minh và đồ chúng xây tháp trùm chơn thân thờ Ngài. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    41/268

     

    41

    12. TỔ BỒ TÁT MÃ MINH (Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết Bàn) 

    Bồ Tát ngƣời nƣớc Ba La Nại, hiệu Mã Minh cũng có hiệu CôngThắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, và lại mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lắngnghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi là Mã Minh.

    Lúc chƣa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãivang cả quốc nội lẫn quốc ngoại. 

    Sau khi đƣợc Tổ Phú Na Dạ Xa độ cho xuất gia và truyền tâm

    ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình. Bao nhiêu tàthuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là ngƣời thắp sángngọn đuốc Đại thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết Bàn. 

     Ngài đi giáo hóa đến nƣớc Hoa Thị nơi đây ngọn đuốc pháp của Ngài càng sáng rực hơn. Một hôm, có một ông già gầy ốm vào tronghội nghe pháp, bỗng nhiên ngã xuống đất.

     Ngài bảo chúng: Đây là việc phi thƣờng, sẽ có tƣớng lạ. 

    Ông già liền biến mất. Chợt thấy dƣới đất vọt lên một ngƣời congái nhan sắc đẹp đẽ thân nhƣ màu vàng, dùng tay chỉ Ngài nói kệ: 

    Khể thủ Trƣởng lão tôn,   Nghĩa: Cúi đầu lễ Trƣở ng lãoĐƣơng thọ Nhƣ Lai ký.  Hiện nhận lời Phật ghi. Kim ƣ thử địa thƣợng,   Nay ở nơi xứ này Nhi độ sanh tử chúng.  Độ chúng khỏi sanh tử. 

     Nói kệ xong, trong chớp mắt không thấy cô nữa.

     Ngài bảo chúng: Giây lát đây sẽ có ngoại đạo đến đấu sức với ta. Bổng chốc gió mƣa ầm ĩ kéo đến, khiến trời đất mịt mù 

     Ngài bảo: Đây là báo hiệu ngoại đạo sẽ đến. Ta sẽ trừ chúng. Nóixong, Ngài chỉ tay lên hƣ không, hiện ra con rồng vàng to lớn, phấnkhởi oai thần, khiến pháp ngoại đạo tan biến. 

    Sau bảy ngày, có một con sâu nằm nép dƣới tòa của Ngài. Ngàilấy tay nắm bắt con sâu ấy đƣa cho đại chúng xem và nói: Con sâu

    này là Trá hình của ngoại đạo, đến ẩn núp nơi đây đặng nghe trộm pháp của ta. 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    42/268

     

    42

     Nói xong,  Ngài ném con sâu ra bảo: “Đi ngay!” Nhƣng con sâusợ hãi nằm im không động, Ngài an ủi: Ta không hại ngƣơi. Ngƣơihảy hiện lại bổn hình. 

    - Ngoại đạo liền hiện nguyên hình đảnh lễ xin sám hối. 

    - Ngài hỏi: Ngƣơi tên gì? Có bao nhiêu đồ đệ? 

    - Ngoại đạo thƣa: Con tên Ca Tỳ Ma La có đến ba ngàn đồ đệ. 

    - Ngài hỏi: Tột thần lực của ngƣơi biến hóa thế nào? 

    - Ngoại đạo thƣa: Con hóa biển cả là việc chẳng khó. 

    - Ngài hỏi: Ngƣơi hóa tánh biển đƣợc chăng? 

    - Ngoại đạo mờ mịt không biết, thƣa: Lời này con không thể biết. 

    - Ngài vì đó giải thích: Tánh biển là núi sông quả đất đều y cứ nơiđó mà lập, tam muội, lục thông do đây phát hiện.

     Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ, cùng bangàn đồ đệ đều cầu xin xuất gia. 

     Ngài ví họ cho cạo đầu xuất gia, rồi triệu tập năm trăm vị Thánhtăng đến làm lễ truyền giới cụ túc cho họ. 

     Ngài bảo giới tử: Các ngƣơi thú hƣớng Bồ đề sẽ thành đạoThánh. Ca Tỳ Ma La quả nhiên đƣợc giới thể, phát hào quang sángcó mùi hƣơng lạ xông khắp. 

    Một hôm, Ngài gọi Ma La đến bảo:

     Đại Pháp Nhãn Tạng của Như Lai, nay trao cho ngươi, ngươihãy truyền bá chớ để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ: 

     Ẩn hiển tức bổn pháp,   Nghĩa:  Ẩn hiện vốn pháp này Minh ám nguy ên bất nhị.  Sáng tối nguyên không hai. 

     Kim phó ngộ liễu pháp,   Nay truyền pháp liễu ngộ

     Phi thủ diệc phi khí.   Không lấy cũng chẳng bỏ. 

    Truyền pháp xong, Ngài vào Chánh định hiện tƣớng viên tịch.Ca Tỳ Ma La và đồ chúng đem chơn thể của Ngài để vào khám thờ. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    43/268

     

    43

    13. TỔ CA TỲ MA LA (Đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết Bàn) 

    Ngài ngƣời nƣớc Hoa Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyền thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. 

    Khi đến so tài với Tổ Mã Minh, bị Tổ hàng phục, liền cùng đồchúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã Minh độ cho Ngài xuất gia, sau lạitruyền tâm pháp. 

    Sau khi đƣợc truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lầnlƣợc đến nƣớc Tây Ấn, nơi đây có Thái tử tên Vân Tự Tại rất ngƣỡng

    mộ Ngài. Thái tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dƣờng, Ngài từ chối bảo: 

    -Phật cấm Sa môn không đƣợc gần gũi vua quan những nhà cóthế lực, nên tôi không giám nhận lời. 

    -Thái từ bạch: Thƣa Tôn giả! Phía Bắc thành này có một hòn núilớn, trong núi có hang đá yên lặng bặt ngƣời thế tục, có thể ở nơi đóthiền định đƣợc. Tuy nhiên, trong đó có nhiều rắn và thú dữ, song tin

    tƣởng đức cao dày của Tôn giả sẽ chuyển hóa chúng.  Ngài nhận lời cùng đồ đệ tiến thẳng đến núi ấy. Vừa đến núi này

    gặp một con rắn lớn dài gần một dặm, trợn mắt nhìn Ngài, Ngài vẫnđi thẳng chẳng ngó đến nó. Ngài đi đến phía Nam chân núi dừng nghỉchỗ đất bằng, con rắn ấy đến quấn chung quanh Ngài. Ngài cũngchẳng đoái hoài, giây lát con rắn bò đi. Ngài tìm lại chúng theo Ngàithì họ đã chạy tán loạn hết. Ngài một mình đi thẳng đến hang đá.

    Bỗng thấy một ông già mặc toàn đồ trắng đi ra chấp tay kính lễ Ngài. - Ngài hỏi: Ông ở đâu? 

    -Ông già thƣa: Con xƣa làm vị Tỳ kheo thích vắng lặng, bựcngƣời mới học đến hỏi, nhơn đó nổi sân; bởi duyên cớ ấy khi chếtđọa làm thân rắn ở trong hang này, đến giờ đã ngàn năm. Vừa gặpTôn giả là bậc Thánh đức nên ra kính lễ. 

    - Ngài hỏi: Núi này còn có ngƣời nào ở nữa chăng? Và họ theođạo nào? Ngƣơi chỉ cho ta biết? 

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    44/268

     

    44

    -Ông già thƣa: Cách đây mƣời dặm về phía Bắc có một tàng câythật to, dƣới tàng cây có 500 vị nhân tài ẩn dật, vị lãnh tụ hiệu làLong Thọ, thƣờng vì chúng nói pháp. 

     Ngài chờ đồ chúng tụ hội, cùng họ tiến đến phía Bắc. Vừa đếncây to, quả nhiên Long Thọ ra nghinh tiếp Ngài.

    -Long Thọ vui vẻ đảnh lễ Ngài và nói: Chỗ núi sâu vắng vẻ, nơihang ổ của thú dữ, Đại đức chí tôn sao thƣơng xót đến đây? 

    - Ngài đáp: Ta không phải chí tôn, đến để phỏng vấn hiền giả. 

    -Long Thọ lặng thinh thầm nghĩ: Tôn giả này đƣợc tánh quyếtđịnh, đạo nhãn đã sáng chƣa? Phải là ngƣời đại Thánh, thừa kế chơn

    tông chăng? - Ngài biết, liền bảo: Tùy tâm niệm của ngƣơi, ta đã biết rồi. Chỉ

    cẩn xuất gia, lo gì ta chẳng phải Thánh?

    -Bấy giờ Long Thọ sám hối tạ tội. Ngài liền độ cho xuất gia. 

    Một hôm, Ngài gọi Long Thọ lại bảo: 

     Nay ta đem Đại Pháp Nhãn Tạng của Như Lai trao cho ngươi,

    người phải truyền nối chớ dứt. Nghe ta nói kệ;  Phi ẩn phi hiển pháp,   Nghĩa:  Pháp không ẩn không hiện Thuyết thị chơn thực tế.   Nói là mé chơn thật.  Ngộ thử ẩn hiển pháp,   Ngộ pháp ẩn hiện này  Phi ngu diệc phi trí.  Chẳng ngu cũng chẳng trí. 

    Truyền pháp xong. Ngài trình thần biến rồi tịch diệt. Long Thọvà đồ chúng hỏa táng thân Ngài, lƣợm xá lợi xây tháp cúng dƣờng. 

    * * *

  • 8/17/2019 Tìm Hiểu Chân Đạo

    45/268

     

    45

    14. BỒ TÁT LONG THỌ (Giữa thế kỷ thứ sáu sau Pật Niết Bàn) 

    Ngài cũng có tên là Long Thắng, dòng Phạm Chí ở  miền Tây Ấn.

    Thuở nhỏ, Ngài bẩm tánh thông minh: vừa nghe Phạm Chí tụng bốnkinh Phệ Đà là Ngài thuộc lòng văn nghĩa. Đến 20 tuổi, Ngài đi châudu khắp các nƣớc tìm học các môn thiên văn, địa lý, toán số, sấm kývà các học thuật của ngoại đạo. Môn nào Ngài học đến đều xuất sắchơn mọi ngƣời. 

     Nhơn một cơ duyên chẳng lành. Ngài nhận thức đƣợc các pháplà vô thƣờng đau khổ nên vào núi ở ẩn. Số ngƣời tìm đến cầu học với

     Ngài rất đông. Sau khi gặp Tổ Ca Tỳ Ma La cảm hóa, Ngài xin xuất gia đƣợcTổ độ cho và truyền cả tâm ấn. Từ đó, Ngài vân du thuyết pháp khắpnơi, lần lƣợt đến miền Nam Ấn. Dân chúng xứ này chỉ sùng phƣớcnghiệp, từ khi Ngài đến đem pháp yếu chỉ dạy, họ tự bảo nhau: “Chỉ phƣớc nghiệp này là việc tối thắng, nói về Phật tánh thì đâu thể thấy” 

     Ngài nhơn đó bảo họ: Các ngươi nếu muốn thấy được Phật tánhthì trước hết phải bỏ tâm ngã mạn đi, mới có thể thấy được. 

    -Họ hỏi Ngài: Phật tánh lớn hay nhỏ? - Ngài đáp: Chẳng nhỏ chẳng lớn, không rộng không hẹp, không

     phước không báo, chẳng chết chẳng sống. Dân chúng nghe Ngài nói tột lý, vui mừng nguyện học pháp ấy.

     Ngài liền ngay trên tòa hóa thân nhƣ vầng mặt trăng. Dân chúng tuynghe thuyết pháp mà không thấy có hình Ngài. Trong ấy có con mộtông nhà giàu tên là Ca Na Đề Bà, khi thấy thế liền cảm ngộ. 

    -Đề Bà bảo dân chúng: