28

Tin cải cách hành chính - Bộ Nội Vụisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC022014.pdf · Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tháng 02/2014 2 toán và

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

1

Ngày 25/01/2014, tại Phiên họp Chínhphủ thường kỳ tháng 01/2014, Bộ

trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã báocáo tình hình triển khai và công bố kết quảxác định Chỉ số cải cách hành chính năm2012 (PAR INDEX 2012) của các bộ, cơquan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (Báo cáo).

Theo đó, ở cấp Trung ương trừ Vănphòng Chính phủ và các cơ quan thuộcChính phủ thì có 21 bộ, cơ quan ngang bộvà 63 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương ở cấp địa phương thuộcđối tượng xác định PAR INDEX.

PAR INDEX cấp bộ gồm 7 lĩnh vực, 31tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần; PARINDEX cấp tỉnh gồm 8 lĩnh vực, 34 tiêu chívà 104 tiêu chí thành phần.Việc đánh giá,chấm điểm các tiêu chí để xác định PARINDEX được thực hiện theo các phươngpháp: tự đánh giá, chấm điểm của các bộ,các tỉnh theo thang điểm đã quy định; sauđó Bộ Nội vụ thẩm định điểm của các bộ,tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấncủa Hội đồng thẩm định; đồng thời, việcđánh giá cũng được tiến hành thông quađiều tra xã hội học đối với 33 tiêu chí. Việcđiều tra xã hội học được tiến hành lấy ýkiến đánh giá của các nhóm đối tượng khácnhau, bao gồm: lãnh đạo sở, đại biểuHĐND tỉnh, lãnh đạo cấp huyện, người dânvà doanh nghiệp. Điểm tự đánh giá của cáctỉnh sẽ được Bộ Nội vụ xem xét, công nhậnhoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Điểm đánhgiá qua điều tra xã hội học là điểm do BộNội vụ thực hiện.

Theo đó, PAR INDEX 2012 các bộ, cơquan ngang bộ được đánh giá theo 4 nhóm,cụ thể:

- Nhóm đạt kết quả Tốt là nhóm các bộđạt chỉ số trên 80% gồm có 04/19 bộ, cơquan ngang bộ;

- Nhóm đạt kết quả Khá là nhóm các bộđạt chỉ số từ trên 76 đến dưới 80% gồm có07/19 bộ, cơ quan ngang bộ;

- Nhóm đạt kết quả Trung bình là nhómcác bộ đạt chỉ số từ trên 70 đến dưới 75%gồm có 04/19 bộ, cơ quan ngang bộ;

- Nhóm đạt kết quả Thấp có 04/19 bộ, cơquan ngang bộ đạt chỉ số dưới 70%.

Đứng đầu Bảng xếp hạng là Bộ Tư phápvới chỉ số đạt 82,47%, Bộ Y tế đứng cuốibảng với chỉ số là 64,78%. Bộ Nội vụ thuộcnhóm đạt kết quả Trung bình với 74,39%.

Nhóm kết quả Tốt đạt chỉ số trên 80% có19 tỉnh, thành phố. Nhóm kết quả Khá đạtchỉ số từ 70% đến dưới 80% có 33 tỉnh,thành phố. Nhóm kết quả Trung bình đạtchỉ số từ 67.68% đến dưới 70% có 05 tỉnhvà nhóm kết quả Thấp đạt chỉ số từ 62.58%đến dưới 67.68% gồm 06 tỉnh. Thành phốĐà Nẵng đứng đầu danh sách xếp hạng với87.14%. Thấp nhất là tỉnh Điện Biên vớikết quả PAR INDEX là 62.58%.

Ngoài chỉ số tổng hợp, Báo cáo có tính

Công bố kết quả PAR INDEX 2012

Kết quả PAR INDEX 2012 của các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đượcchia 4 nhóm: Tốt, Khá, Trung bình, Thấp.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/20142

toán và phân tích đầy đủ các chỉ số thànhphần (cấp Bộ có 7 chỉ số thành phần theolĩnh vực, cấp tỉnh có 8 chỉ số thành phầntheo lĩnh vực) để đánh giá mức độ ảnhhưởng của từng chỉ số thành phần đối vớichỉ số cải cách hành chính của từng bộ,từng tỉnh.

Báo cáo cũng đánh giá PAR INDEXphản ánh tương đối khách quan, trung thựckết quả triển khai cải cách hành chính thựctế của các bộ, các tỉnh năm 2012 và lànhững thông tin quan trọng để các bộ, cáctỉnh nhìn nhận, đánh giá những mặt mạnh,mặt yếu của mình để có giải pháp chấnchỉnh, nâng cao chất lượng cải cách hànhchính của mình trong những năm tiếp theo.

(Tin: Nguyễn Thu Hà – Viện Khoa học tổchức nhà nước)

Ngày 27/01/2014, Chính phủ đã banhành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP về

việc quy định chi tiết và hướng dẫn một sốđiều của Luật Khoa học và Công nghệ(KH&CN). Nghị định này áp dụng đối vớitổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN và tổchức, cá nhân khác có liên quan đến hoạtđộng KH&CN tại Việt Nam.

Theo đó, Nghị định gồm 6 Chương, 50điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhcác Điều 11, 12, 15, 25, 30, 32, 41, 43, 46và một số vấn đề cần thiết khác của LuậtKH&CN liên quan đến thành lập tổ chứcKH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánhcủa tổ chức KH&CN; đánh giá độc lập tổchức KH&CN; trình tự, thủ tục xác định,phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; hộiđồng tư vấn KH&CN, tổ chức, chuyên giatư vấn độc lập; kiểm tra, đánh giá trong quátrình thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thẩmđịnh kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CNkhông sử dụng ngân sách nhà nước; phát

triển thị trường KH&CN.

Nghị định đã nêu rõ các điều kiệnthành lập tổ chức KH&CN như có đủ cácđiều kiện về Điều lệ tổ chức và hoạt độnggồm tên, mục tiêu, phương hướng hoạtđộng, người đại diện, điều lệ tổ chức vàhoạt động phải nêu rõ lĩnh vực hoạt động,thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ, triển khaithực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sảnxuất, kinh doanh sản phẩm là kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ; dịch vụ KH&CN. Về nhân lựcKH&CN thì mỗi tổ chức KH&CN phải cóít nhất 5 người có trình độ đại học trở lên,bao gồm làm việc chính thức và kiêmnhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độchuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếuxin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làmviệc chính thức, người đứng đầu tổ chứcKH&CN phải có trình độ đại học trở lên, cókinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên mônphù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chứcKH&CN có quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm,máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phươngtiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình.

Nghị định cũng quy định rõ thủ tục thànhlập tổ chức KH&CN công lập gồm có Hồsơ đề nghị thành lập tổ chức KH&CN công

Tin cải cách hành chính

Nghị định quy định chi tiết vàhướng dẫn một số điều củaLuật Khoa học và Công nghệ

Một tổ chức Khoa học và Công nghệ phảicó ít nhất 5 người có trình độ đại học trởlên.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

3

lập bao gồm tờ trình về việc thành lập, đềán thành lập, dự thảo quyết định thành lập,dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động vàđược lập thành 2 bản gửi về cơ quan cóthẩm quyền. Sau khi toàn bộ hồ sơ đượcthẩm định, trong thời hạn 15 ngày làm việc,cơ quan có thẩm quyền thành lập xem xétvà ra quyết định thành lập. Trường hợpkhông chấp thuận thành lập tổ chứcKH&CN, cơ quan có thẩm quyền gửi thôngbáo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân vànêu rõ lý do.

Việc giao toàn bộ quyền sở hữu kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ cũng là một điểm mới tại Nghị địnhvới yêu cầu Tổ chức chủ trì có khả năngứng dụng hoặc thương mại hóa toàn bộhoặc một phần kết quả nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ. Tổ chức KH&CNđược giải thể trong các trường hợp: Hết thờihạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chứcvà hoạt động của tổ chức KH&CN màkhông có quyết định gia hạn; theo quyếtđịnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền; bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động KH&CN. Ngoài ra, tổchức KH&CN chỉ được giải thể khi bảođảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩavụ tài sản khác.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từngày 15/3/2014.

(Tin: Ánh Nguyệt- Viện Khoa học tổchức nhà nước)

Trong Chiến lược phát triển Hải quanđến năm 2020 và Kế hoạch cải cách,

phát triển và hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015, mục tiêu mà Chính phủ và Bộ Tàichính đặt ra là đến năm 2015, 100% cácCục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan

tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảnghàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế,các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loạihình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuấtnhập khẩu, 60% doanh nghiệp thực hiện thủtục hải quan điện tử (TTHQĐT).

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan,triển khai thủ tục hải quan điện tử(TTHQĐT), một số chỉ tiêu quan trọng màChính phủ, Bộ Tài chính đặt ra đối vớingành Hải quan cho năm 2015 được Tổngcục Hải quan hoàn thành sớm.

Theo Tổng cục Hải quan, toàn Ngành đãthực hiện chuyển đổi thành công từ thựchiện thí điểm sang thực hiện chính thứcTTHQĐT từ ngày 01/01/2013. Việc chuyểnđổi đảm bảo không gây xáo trộn cho hoạtđộng xuất nhập khẩu và công tác quản lýhải quan; đóng góp một phần quan trọngtrong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuậnlợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy môi trườngđầu tư.

TTHQĐT đã được thực hiện với hầu hếtcác loại hình xuất nhập khẩu. Tổng kimngạch xuất nhập khẩu thực hiện quaTTHQĐT đạt 239,13 tỉ USD, chiếm hơn95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toànquốc.

Số lượng doanh nghiệp tham gia thựchiện TTHQĐT là hơn 49.000 doanh nghiệp,

Tin cải cách hành chính

Hiện nay, thủ tục hải quan đã được tự độnghóa tại 4 khâu gồm: tiếp nhận, đăng kí,phân luồng và một phần khâu thanh toánthuế điện tử.

Ảnh: TL

Tổng cục Hải quan Việt Nam:Bước tiến mới trong triển khai

thủ tục hải quan điện tử

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/20144

Tin cải cách hành chínhchiếm gần 96% số lượng doanh nghiệp thựchiện thủ tục hải quan trên toàn quốc.

Như vậy, tất cả chỉ tiêu quan trọng màChính phủ, Bộ Tài chính đặt ra cho năm2015 như: Số cục và chi cục Hải quan thựchiện; tỉ lệ tờ khai, kim ngạch và doanhnghiệp xuất nhập khẩu đều được Tổng cụcHải quan hoàn thành sớm (trước 2 năm) vàvượt khá xa mục tiêu.

Hiện nay, thủ tục hải quan đã được tựđộng hóa tại 4 khâu gồm: tiếp nhận, đăngkí, phân luồng và một phần khâu thanh toánthuế điện tử; thời gian đăng kí tờ khai hảiquan 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; đảm bảotriển khai đúng quy định của pháp luật giaodịch điện tử.

Việc áp dụng quản lý rủi ro đã được mởrộng thêm ở một số khâu trong thông quanđóng góp một phần quan trọng trong việctriển khai thành công TTHQĐT…

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Để nâng cao trách nhiệm kỷ cương hànhchính, UBND TP. Hà Nội đã ban hành

kế hoạch lập đoàn kiểm tra công vụ năm2014. Đoàn có nhiệm vụ kiểm tra các cơquan thuộc TP. Hà Nội và kiến nghị xử lýnghiêm những cán bộ, công chức vi phạmkỷ luật.

Trưởng đoàn kiểm tra công vụ năm2014 của Hà Nội là Giám đốc Sở Nội vụ.Phó trưởng đoàn là Phó Giám đốc Sở Nộivụ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó ChánhThanh tra thành phố… Các thành viên củađoàn còn có cán bộ, công chức của Sở Nộivụ, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND thànhphố. Trưởng đoàn kiểm tra công vụ đượcphép trưng dụng cán bộ, công chức các đơnvị thuộc thành phố tham gia trong trườnghợp cần thiết.

Theo UBND thành phố Hà Nội, đoàn

kiểm tra có nhiệm vụ phát hiện, kiến nghịchấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm vàxử lý nghiêm những trường hợp cán bộ,công chức làm việc trong cơ quan, đơn vịnhà nước thuộc thành phố vi phạm kỷ luật,pháp luật thực thi công vụ.

Những cán bộ, công chức, viên chức gâykhó khăn, phiền hà, sách nhiễu, đối với tổchức, công dân trong quá trình tiếp nhận,giải quyết thủ tục hành chính, trọng tâm làlĩnh vực tài nguyên - môi trường, xây dựng- đô thị, giao thông - vận tải, văn hóa - dulịch nếu bị đoàn kiểm tra phát hiện cũng bịxử lý nghiêm.

Đối tượng cụ thể đoàn thanh tra nhắmđến là các sở, ban, ngành, UBND các quận,huyện, thị xã và UBND các phường, xã, thịtrấn; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộcthành phố Hà Nội; một số doanh nghiệpNhà nước thuộc thành phố có liên quan đếnnhiệm vụ UBND thành phố giao.

Để đảm bảo tính khách quan, UBNDthành phố Hà Nội yêu cầu hoạt động thanhtra, kiểm tra công vụ phải đảm bảo chínhxác, trung thực, đúng pháp luật. Hà Nộicũng lưu ý việc này không được làm cản trởhoạt động bình thường của cơ quan, tổ chứcvà cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tracông vụ.

(Nguồn: www.hanoimoi.com.vn)

TP. Hà Nội: Lập đoàn kiểm tra, xửlý công chức vi phạm kỷ luật

Công chức tận tình hướng dẫn người dânlàm thủ tục hành chính tại bộ phận mộtcửa huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Ảnh: TL

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

Tin cải cách hành chính

Ngày 24/01/2014, UBND thành phố ĐàNẵng đã ban hành Kế hoạch công tác

cải cách hành chính năm 2014 của thành phốĐà Nẵng, với 48 nhiệm vụ bao quát các nộidung về công tác chỉ đạo, điều hành và tuyêntruyền về cải cách hành chính; cải cách thểchế; cải cách thủ tục; cải cách tổ chức bộmáy và hoạt động của các cơ quan nhà nước;xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức; cải cách tàichính công; ứng dụng công nghệ thông tintruyền thông trong cải cách hành chính.

Trong đó, năm 2014, công tác cải cáchhành chính cần tập trung vào 10 nhiệm vụsau:

1. Triển khai thực hiện Chỉ thị 29-CT/TUngày 06/11/2013 của Ban Thường vụ Thànhủy về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính,tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng độingũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứngyêu cầu xây dựng thành phố trong tình hìnhmới. Đặc biệt, tập trung vào các lĩnh vựctrọng điểm như quản lý đất đai, giải tỏa đềnbù, bố trí tái định cư, quản lý dự án, quản lýđô thị, quản lý chung cư; quản lý tài chính,cấp phát vốn xây dựng cơ bản; đăng ký hoạtđộng doanh nghiệp, cấp phép điều kiện kinhdoanh; quản lý thị trường, thuế, hải quan,

kiểm lâm; trật tự xã hội, trật tự giao thông,thực thi pháp luật, phòng cháy chữa cháy;quản lý hành chính, tiếp nhận và xử lý hồ sơ,đơn thư; giáo dục, y tế, bảo hiểm, lao độngxã hội; tuyển dụng, điều động, luân chuyểnCBCCVC, thi đua khen thưởng…

2. Thực hiện Đề án xây dựng mô hìnhmột cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hànhchính thành phố Đà Nẵng.

3. Nghiên cứu hoàn thiện và tham mưuUBND thành phố trình Trung ương Đề ánthí điểm mô hình chính quyền đô thị thànhphố Đà Nẵng.

4. Triển khai thực hiện các giải pháphoạt động "Năm doanh nghiệp 2014" củathành phố Đà Nẵng.

5. Hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng môhình đánh giá công chức theo kết quả làmviệc đối với 100% công chức hành chính vàcông chức phường, xã. Tham mưu mô hìnhđánh giá đối với người đứng đầu các cơquan hành chính.

6. Xây dựng khung năng lực chung vànăng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho côngchức thành phố Đà Nẵng.

7. Thí điểm quy trình tuyển dụng côngchức, viên chức theo nguyên tắc cạnh tranhvà thực tài.

8. Tổng kết cuộc vận động "3 hơn" trongcải cách hành chính.

9. Triển khai Đề án tăng cường công tácthông tin, tuyên truyền về cải cách hànhchính và Kế hoạch tuyên truyền Chínhquyền điện tử qua truyền hình tại thành phốĐà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018

10. Triển khai mô hình "phường, xã điệntử"; "quận, huyện điện tử"; các phần mềmdịch vụ công trực tuyến.

2014 là năm thứ tư thực hiện Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính hànhchính giai đoạn 2011 – 2020 của thành phốĐà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.Đã đi được gần nửa chặng đường, hi vọngcác cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phốsẽ thực sự nỗ lực hơn nữa trong giai đoạntăng tốc này để đẩy nhanh tiến độ hoànthành các nhiệm vụ được giao, hướng tớimục tiêu chung.

(Nguồn: www.noivu.danang.gov.vn)

TP. Đà Nẵng: Nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm năm 2014

Trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng.Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/20146

Xuất phát từ cách nhìn nhận công tác cảicách hành chính như một "dự án" tức

là nhìn nhận trên mức độ tổng thể: "đầuvào - quá trình - đầu ra", thành phố ĐàNẵng đã và đang xây dựng nên một hệthống giám sát, đánh giá kết quả cải cáchhành chính gồm các công cụ giám sát như:báo đài và các phương tiện truyền thông,sự giám sát của Hội đồng nhân dân thànhphố và cấp xã, của Ủy ban Mặt trận Tổquốc thành phố và các cấp, Bộ chỉ số đánhgiá, xếp hạng kết quả cải cách hành chínhvà đặc biệt là sự đánh giá mức độ hài lòngcủa công dân, tổ chức, doanh nghiệp đốivới sự phục vụ của chính quyền…

1. Từ những trăn trở…Trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng

đã và đang thường xuyên tham khảo sửdụng các thông tin đánh giá từ công dân, tổchức, doanh nghiệp thông qua các chỉ sốnhư: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(Provicial Competition Index - PCI), Chỉsố hiệu quả quản trị hành chính công cấptỉnh (Provincial Governance and PublicAdministration Performance Index - PAPI)và đặc biệt là chỉ số hài lòng khách hàng(Customer Satisfaction Index - CSI)…

Đối với chỉ số PCI và PAPI, tính kháchquan, tin cậy tương đối của 2 bộ chỉ số nàyđã được thừa nhận thì chỉ số hài lòng kháchhàng - CSI vẫn luôn là một trăn trở lớn củathành phố. Từ năm 2007, công tác khảo sáthài lòng khách hàng của thành phố đã đượcduy trì thường xuyên và cung cấp đượcnhiều thông tin quan trọng trong việc đánhgiá kết quả cải cách hành chính. Tuy nhiênnhược điểm của phương pháp này là sốlượng phiếu trả lời khảo sát chưa cao so vớitổng số lượng khách hàng, tốn nhiều chiphí thời gian và văn thư hành chính choviệc in ấn, nhân bản phiếu, phát phiếu và

tổng hợp kết quả và tại một số ít đơn vị cònlàm hình thức và chạy theo thành tích chứchưa đi vào thực chất… Do đó, kết quảmang lại từ các cuộc khảo sát dù vẫn cónhững giá trị tham khảo thiết thực nhưngvẫn còn chưa đủ sức thuyết phục đối với cơquan, tổ chức khác.

2. Đến quá trình triển khai áp dụngphần mềm

Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cảicách hành chính thành phố cùng với kinhnghiệm triển khai của một số cơ quan, đơnvị, thành phố Đà Nẵng đã thiết lập một hệthống trực tuyến đồng bộ để khảo sát mứcđộ hài lòng của công dân, tổ chức đối vớichất lượng dịch vụ hành chính công và cánbộ, công chức tiếp nhận của tất cả các cơquan hành chính có cung ứng dịch vụ hànhchính công trên địa bàn thành phố từ cuốinăm 2012 đến nay (trên cơ sở rút kinhnghiệm từ quá trình thí điểm tại 10 đơn vịtrước đó).

Ưu điểm của cách làm mới này là tiếtkiệm được chi phí khảo sát (gồm chi phí inấn, photo phiếu khảo sát và thời gian phátcũng như tổng hợp phiếu…). Ngoài ra, tạođiều kiện cho công dân, tổ chức trả lờikhảo sát mọi lúc, mọi nơi chỉ với mộtphương tiện có kết nối internet hoặc tạimàn hình cảm ứng của các cơ quan, đơn vị(bằng cách truy cập vào địa chỉ websitehttp:// cchc.danang.gov.vn/khaosat). Kếtquả khảo sát được công khai thường xuyêntrên website phần mềm và được quản trịđộc lập duy nhất bởi Sở Nội vụ (các cơquan, đơn vị chỉ được khai thác kết quả chứkhông thể thay đổi được kết quả).

Yêu cầu đặt ra là cần phải đảm bảo tínhkhách quan, chính xác của dữ liệu khảo sát.Do đó, trong công tác quản trị hằng ngày,sẽ có bộ phận theo dõi và kiểm chứng dữ

Tin cải cách hành chính

Góc nhìn: Khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân,tổ chức đối với chất lượng dịch vụ hành chính công - Triển vọng và giải pháp hoàn thiện trong năm 2014

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

7

liệu khảo sát trên cơ sở đối chiếu giữa mãhồ sơ hoặc tên công dân, tổ chức trả lờikhảo sát với cơ sở dữ liệu về danh sáchkhách hàng của các cơ quan, đơn vị. Bêncạnh đó, Sở Nội vụ cũng đã phối hợp vớiTrung tâm Giao dịch Công nghệ thông tinvà Truyền thông thành phố tiến hành điệnthoại kiểm tra xác suất ngẫu nhiên một sốkhách hàng tham gia khảo sát trên phầnmềm để xác định lại tính chính xác củaviệc trả lời (nhằm hạn chế tình trạng nhữngngười không liên quan tham gia đánh giágây sai lệch đến kết quả khảo sát). Quatriển khai, hệ thống đã tiếp tục được hoànthiện trên cơ sở những ý kiến góp ý của cáccơ quan, đơn vị triển khai và của công dân,tổ chức tham gia trả lời khảo sát.

Thông qua công tác khảo sát trực tuyến,tính đến ngày 31/12/2013, đã có 26.773lượt đánh giá, cụ thể như sau:

- Về đánh giá chất lượng dịch vụ hànhchính công: có 13.180 lượt đánh giá, trongđó: Hài lòng và rất hài lòng: 95.24%; Chấpnhận được: 4.33%; Không hài lòng: 0.43%(57 trường hợp);

- Về đánh giá công chức tiếp nhận và trảkết quả: có 13.593 lượt đánh giá, trong đó:Đánh giá Tốt và Rất tốt (4-5 sao): 94.8%,Khá (3 sao): 3.8%, Trung bình và Yếu (từ1-2 sao): 1.4%.

Bên cạnh khảo sát mức độ hài lòng củacông dân theo hình thức trực tuyến, thànhphố còn giao Trung tâm Giao dịch Côngnghệ thông tin và truyền thông thành phố tổchức khảo sát độc lập để đánh giá tínhchính xác của phần mềm (cụ thể, khảo sáttrực tiếp 2.879 lượt và điện thoại khảo sát1.600 lượt công dân, tổ chức). Và một điềurất đáng chú ý là kết quả khảo sát trực tuyếnvà kết quả khảo sát độc lập kiểm chứng củaTrung tâm Giao dịch Công nghệ thông tinvà truyền thông có sự tương đồng cao.

Có thể nói, công cụ khảo sát mức độ hàilòng trực tuyến đã và đang chứng tỏ đượcnhững ưu điểm vượt trội của mình trongviệc tạo sự tiện lợi cho công dân và kiểmsoát được sự chính xác của thông tin đánhgiá. Tuy nhiên, việc triển khai khảo sát trựctuyến trên địa bàn thành phố vẫn còn một sốkhó khăn, hạn chế sau đây:

Tin cải cách hành chính

Giao diện Trang thống kê kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công của TP.Đà Nẵng. Tại đây, các kết quả khảo sát được cập nhật thường xuyên.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/20148

- So sánh với số lượng hồ sơ giao dịchtrong năm 2013, nhiều cơ quan, đơn vị chưađạt yêu cầu về số lượng khảo sát tối thiểu;

- Vẫn còn tình trạng nhiều cá nhân, tổchức không liên quan tham gia đánh giátrên phần mềm hoặc một số ít trường hợpsử dụng mã số hồ sơ của công dân, tổ chứcthực hiện giao dịch hành chính khác đểđánh giá trên phần mềm;

- Việc tuyên truyền phần mềm đến ngườidân vẫn còn một số hạn chế nhất định, vẫncòn tình trạng người dân chưa quan tâm đếnviệc tham gia đánh giá trên phần mềm;

- Một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa làmtốt công tác tuyên truyền, mặc dù trong năm2013, thành phố đã triển khai hơn 100 ápphích và 20.000 tờ rơi đến các cơ quan, đơnvị giải quyết thủ tục hành chính.

- Vẫn chưa có các mẫu khảo sát đối vớicác công dân, tổ chức, doanh nghiệp nướcngoài có thực hiện thủ tục hành chính vớicơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

3. Một số đề xuất về mặt giải pháptrong thời gian tới….

Để tiếp tục hoàn thiện hiệu quả của côngcụ này trong thời gian tới, có thể nghiêncứu thực hiện một số giải pháp như sau:

(1) Hoàn thiện về phần mềm khảo sát- Trong thời gian cần thực hiện tích hợp

cơ sở dữ liệu về khách hàng của các cơquan, đơn vị để phần mềm có thể tự độngnhận diện công dân, tổ chức tham gia đánhgiá trên phần mềm có phải thực sự là côngdân, tổ chức đã từng thụ hưởng dịch vụcông của thành phố hay không để tạonhững cảnh báo hoặc tự động lọc bỏ nhữngtrường hợp đánh giá không liên quan, gâysai lệch kết quả khảo sát.

- Chuyển sang phiên bản tiếng Anh đốivới một số lĩnh vực có đối tượng kháchhàng là người nước ngoài ví dụ như lĩnhvực đầu tư FDI, lĩnh vực du lịch…

- Bổ sung hệ thống công cụ hiển thị vàphân tích kết quả khảo sát tùy biến theoyêu cầu người dùng (hiện nay mới chỉ làbiểu đồ tròn và một số bảng số liệu).

- Nghiên cứu bổ sung trên phần mềmmột số module khảo sát chuyên đề (chỉ từ

1-3 câu hỏi đối với từng chuyên đề), ví dụnhư: Chuyên đề về những biểu hiện vàhành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũcán bộ, công chức; Chuyên đề về kỹ năngtư vấn khi thực hiện thủ tục hành chính củađội ngũ CBCC; Kỹ năng thuyết phục tổchức công dân để thấy rõ ý nghĩa của việckhảo sát mức độ hài lòng; (Chú ý khảo sátđối với những cán bộ, công chức đi thẩmđịnh thực tế cơ sở trong quá trình giảiquyết TTHC)…;

(2) Nghiên cứu bổ sung sử dụng cáccông cụ khảo sát khác như: sử dụng thiết bịthu thập dữ liệu hoặc keypad đơn giản (chỉđược thiết kế với 4-5 nút thể hiện mức độhài lòng) nhằm khảo sát nhanh mức độ hàilòng của khách hàng tại các Bộ phận mộtcửa hiện đại (kết hợp với hệ thống giám sátbằng camera).

(3) Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng cáccông cụ trên với nhau và với một số hoạtđộng như: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiếnkhách hàng, đối thoại giữa lãnh đạo cơ quanvà công dân tổ chức; Tổ chức các buổi lấyý kiến, tham vấn tại Tổ dân phố, thôn…

(4) Về công tác tuyên truyền, khuyếnkhích người dân tham gia trả lời khảo sát

Có thể nói việc đánh giá mức độ hàilòng chính là một trong những hoạt độngđể cụ thể hóa vai trò làm chủ của người dânvà sự tham gia của người dân trong cảicách hành chính. Công tác tuyên truyềncần tiếp tục đầu tư trên cơ sở các kênh hiệncó như thông qua các Tổ trưởng Tổ dânphố, Trưởng thôn, thông qua truyền hình(cải thiện lại chuyên mục Cải cách hànhchính trên Đài Phát thanh và Truyền hình),các apphich, tờ rơi tuyên truyền… Ngoàira, để khuyến khích người dân tham gia trảlời khảo sát, các cơ quan, đơn vị thành phốcó thể định kỳ bốc thăm ngẫu nhiên hằngquý một người dân đã tham gia trả lời khảosát để trao quà hoặc các vật phẩm lưu niệmthể hiện sự trân trọng của thành phố đối vớicác ý kiến đóng góp của người dân.

Trong năm 2014, công tác cải cách hànhchính tiếp tục được xem như là một nhiệmvụ trọng tâm trong việc nâng cao hiệu lực,

Tin cải cách hành chính

Tin cải cách hành chínhhiệu quả quản lý nhà nước và năng lựcphục vụ nhân dân. Do đó, việc giám sát,đánh giá kết quả đầu ra của công tác cảicách hành chính có một vai trò quan trọng.Bởi vì, nếu giám sát hiệu quả sẽ góp phầntạo thông tin đầy đủ và kịp thời, giúp chocông tác đánh giá được chính xác, điềuchỉnh kịp thời những sai sót trong quá trìnhthực hiện. Ngược lại việc đánh giá kết quảsẽ góp phần nhìn nhận một cách tổng thểkết quả đạt được so với mục tiêu hay nóicách khác trả lời cho câu hỏi như: "chúngta đang ở đâu? Cần phải làm gì để đến đượcđích?..." Từ đó, tạo tiền đề quan trọng đểxem lại tính khả thi của mục tiêu và đề xuấtcác giải pháp để giám sát thực hiện.

Và trước hết, khảo sát hài lòng kháchhàng không phải là nhằm để biết được consố hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng cung ứng dịch vụ công hoặc thái độphục vụ của công chức tiếp nhận của mìnhlà bao nhiêu, mà cốt yếu chính là để biếtđược khách hàng đang còn chưa hài lòngvề vấn đề gì để đề xuất hướng cải thiện.Nói cách khác, khảo sát hài lòng kháchhàng không phải là đích đến mà chính làmột quá trình liên tục để cái thiện chấtlượng phục vụ khách hàng!

(Nguồn: www.noivu.danang.gov.vn)

TP. Hồ Chí Minh sẽ thi tuyển cạnh tranhchức danh trưởng, phó trưởng phòng

của các cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp công lập thuộc UBND TP, các sở,ngành và UBND quận, huyện.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đềán thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấpphòng và tương đương trong các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Đề án này, việc thi tuyển được thựchiện cạnh tranh, công khai và chỉ diễn ra khi

có từ 2 người dự tuyển trở lên cho 1 vị trí.

Điểm nhấn của đề án này là TP cho phépnhững người từ các cơ quan, đơn vị khácnhau sẽ cùng ganh đua vào chiếc ghế lãnhđạo.

Ngoài công chức, viên chức do cấp ủy vàtập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tuyểnchọn giới thiệu thì công chức, viên chức cáccơ quan khác của TP cũng được tự nguyệnđăng ký dự tuyển nếu có trình độ chuyênmôn phù hợp với vị trí đó.

Theo UBND Thành phố, thi tuyển cạnhtranh sẽ khắc phục được tình trạng cán bộ“sắp hàng, sống lâu lên lão làng” tồn tại bấylâu nay. Thậm chí sẽ khắc phục được sự trìtrệ, sức ỳ trong công tác lãnh đạo của một sốcông chức, viên chức quản lý.

Một điểm đáng chú ý nữa trong Đề ánnày là người dự tuyển phải có chương trìnhhành động, đề ra được định hướng phát triểncủa lĩnh vực đó với những giải pháp cụ thể.Quan trọng hơn là đưa ra một số tình huốngcụ thể trong giải quyết công việc khi đặtmình ở vị trí cấp trưởng và phó trưởngphòng, đồng thời xây dựng phương án tốtnhất để giải quyết tình huống đó.

Đề án này sẽ được thực hiện vào đầutháng 6/2014 với phần xây dựng kế hoạch.Từ tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 2015 sẽ tổchức thi tuyển.

(Nguồn: www.vietnamnet.vn)

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

9

TP. Hồ Chí Minh: Thi tuyểncán bộ quận

Thi tuyển cạnh tranh sẽ là động lực mớicho cán bộ trẻ có năng lực có thể đảm nhậnđược các cương vị lãnh đạo, quản lý trongđơn vị.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201410

Đột phá thành công trong cải cách thủ tụchành chính (CCTTHC) và hiện đại hóa

hải quan (HĐHHQ) nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý nhà nước về hải quanvà tăng thu ngân sách.

Cải cách toàn diệnTheo ông Lương Trường Thọ - Cục

trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh, CCTTHC vàHĐHHQ được Hải quan Hà Tĩnh chọn làmkhâu đột phá từ năm 2010. Tầm quan trọngcủa việc này trong việc nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinhtế - xã hội chính là lý do được ngành, đơn vịlựa chọn. Những năm qua, Hải quan HàTĩnh đã triển khai mạnh mẽ công tác này vàthu được những kết quả khả quan trên nhiềumặt, đặc biệt, trong quản lý nhà nước vàtăng nguồn thu ngân sách.

Ngay từ những ngày đầu thực hiện khâuđột phá này, cùng với sự quan tâm, chỉ đạosát sao của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND,UBND, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan,tập thể lãnh đạo Cục Hải quan Hà Tĩnh đãchú trọng quán triệt và nâng cao nhận thứccủa cán bộ, công chức về CCTTHC vàHĐHHQ. “Xác định con người là nhân tốquyết định sự thành công của công cuộc cảicách, hiện đại hóa, Cục Hải quan Hà Tĩnhđẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, giữ gìn đoàn kết nội bộ nhằm xâydựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh; chútrọng công tác đào tạo, phát triển nguồnnhân lực; gắn việc thực hiện các nhiệm vụchuyên môn với phong trào “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đểhoàn thành trọng trách là “người gác cửa”nền kinh tế đất nước, xuất phát từ nhiệm vụkiểm tra, giám sát đối với các hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, các đơn vịthuộc và trực thuộc Hải quan tỉnh đã triểnkhai xây dựng và thực hiện các quy trình thủtục xuất nhập khẩu (XNK), đảm bảo vừa

kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa,phương tiện, vừa tạo thuận lợi cho thươngmại hợp pháp, thu hút đầu tư nước ngoài...”,Cục trưởng cục Hải quan Hà Tĩnh LươngTrường Thọ, cho biết.

Với mục tiêu CCTTHC đạt hiệu quả cao,những năm qua, Cục Hải quan Hà Tĩnh đãtiến hành rà soát thủ tục hành chính; triểnkhai nghiêm túc, đồng bộ tuyên ngôn phụcvụ khách hàng: chuyên nghiệp - minh bạch- hiệu quả; công khai các thủ tục hành chínhđến cộng đồng doanh nghiệp (DN); chủđộng hướng dẫn thủ tục hải quan, tăngcường đối thoại với DN để kịp thời giảiquyết các vướng mắc, khó khăn; tiếp tụcduy trì và vận hành tốt hệ thống thông quanđiện tử, khuyến khích tạo điều kiện cho cácDN XNK thực hiện thủ tục hải quan điện tử;chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cũngnhư con người, sẵn sàng thực hiện thôngquan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS);nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương ántổ chức bộ máy, kiện toàn bộ máy tổ chứchành chính; không ngừng đổi mới, nâng caochất lượng công tác cán bộ nhằm đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của công cuộc cảicách, HĐHHQ.

Hải quan điện tử - đột phá thành côngNgày 24/6/2010, Cục Hải quan Hà Tĩnh

được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vàTổng cục Hải quan cho phép là một trong 13đơn vị triển khai thí điểm thủ tục hải quanđiện tử (TTHQĐT). “Những ngày đầu vớibao khó khăn và cả tâm lý e ngại khi chuyểnđổi từ phương thức thông quan truyền thốngsang phương thức thông quan hiện đại...Đơn vị đã tăng cường công tác đào tạo và tựđào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ nănglực, có khả năng làm chủ hệ thốngTTHQĐT. Cùng với đó là phối hợp chặt chẽvới DN trong khảo sát, tuyên truyền, tổ chứctập huấn để DN hiểu rõ hơn về lợi ích khitham gia HQĐT; cử cán bộ đến từng DN càiđặt, hỗ trợ miễn phí (hướng dẫn, khai thử tờkhai điện tử…) và xử lý các lỗi phát sinhtrong quá trình khai báo; trực tiếp làm việcvới các đơn vị liên quan để được hỗ trợtrong việc nâng cấp, đảm bảo đường

Tin cải cách hành chínhTỉnh Hà Tĩnh: Cải cách thủ tục

hành chính và hiện đại hóahải quan

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

11

Tin cải cách hành chính

Công chức Chi cục Hải quan Cảng Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra hàng hóa xuất nhậpkhẩu.

Ảnh: TL

truyền...”.Nhờ được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính

quyền địa phương, của Tổng cục Hải quan,chỉ sau 3 tháng quyết liệt triển khai, ngày03/10/2010, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã chínhthức khai trương chương trình thông quanđiện tử tại Cục và Chi cục Hải quan CảngVũng Áng, đánh dấu bước ngoặt lớn củađơn vị trong sự nghiệp cải cách, HĐHHQ.Và 2 tháng sau, Cục đã chủ động mở rộngTTHQĐT tại 2 chi cục Hải quan cảng XuânHải và Hải quan Hồng Lĩnh. Đến tháng10/2011, Hải quan tỉnh hoàn thành mục tiêu100% chi cục triển khai HQĐT. Với kết quảnày, Hà Tĩnh trở thành một trong 6 đơn vịtrong toàn quốc về đích đầu tiên trong thựchiện HQĐT.

“Áp dụng TTHQĐT đã mang lại kết quảtích cực trong việc CCTTHC, đơn giản hóathủ tục, hồ sơ hải quan… Quá trình xử lý tờkhai đảm bảo theo quy trình, hạn chế tiêucực do tiếp xúc giữa DN và cán bộ hải quan,giảm sự can thiệp chủ quan của cán bộ hảiquan trong việc XNK hàng hóa, tăng tínhcông khai, minh bạch trong hoạt động XNK.Từ đó, khuyến khích và thu hút một sốlượng lớn DN, đặc biệt là các DN lớn, các

dự án lớn và có trụ sở ngoài tỉnh về làm thủtục hải quan, tăng nguồn thu ngân sách” -ông Lương Trường Thọ cho biết.

Được biết, sau 3 năm triển khai, đã có347 DN tham gia thực hiện TTHQĐT(chiếm 88,6% tổng số DN tham gia thựchiện thủ tục hải quan trên toàn tỉnh), tờ khaiđiện tử chiếm 97,18% tổng số tờ khai, kimngạch thông quan điện tử chiếm 84,5% tổngkim ngạch XNK. Cùng với đó, thời gian xửlý tờ khai giảm đáng kể so với phương thứctruyền thống, tỷ lệ tờ khai luồng xanh vàluồng vàng điện tử chiếm tỉ trọng lớn (hơn80%).

Việc áp dụng HQĐT đã đem lại lợi íchthiết thực không những đối với DN mà cònđối với cơ quan hải quan, góp phần thúc đẩycông cuộc cải cách, phát triển HĐHHQ, gópphần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăngnguồn thu cho ngân sách. Nếu năm 2010, sốthu thuế XNK chỉ đạt 200 tỷ đồng thì đếnnăm 2011 đã đạt 815,5 tỷ đồng (tăng407,5%) và năm 2012 đạt 983,6 tỷ đồng(tăng 492%). Dự kiến, năm 2013, số thuphấn đấu của Cục Hải quan Hà Tĩnh sẽ đạttrên 1.000 tỷ đồng.

(Nguồn: www.baohatinh.vn)

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201412

Tổ chức các đơn vị hành chính - lãnhthổ là một bộ phận của tổ chức cấutrúc hành chính nhà nước, thể hiện sự

phân chia quyền lực giữa nhà nước trungương với các cộng đồng lãnh thổ địaphương và là một vấn đề hết sức quan trọngcủa mỗi quốc gia. Việt Nam là một nhà nướcđơn nhất, có 4 cấp chính quyền, bao gồm:trung ương, cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cấp xã (xã,phường, thị trấn).

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩymạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước tacơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại vào năm 2020, ngoài cácnhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảmbảo an ninh, quốc phòng, vấn đề ổn định lâudài hệ thống đơn vị hành chính các cấp đượcđặt ra là một nhiệm vụ tương đối cấp báchvà có ý nghĩa quan trọng.

1. Quy định pháp luật về điều chỉnhđịa giới hành chính

Điều chỉnh địa giới hành chính là cụm từthường được dùng chung cho việc thành lập,giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới, đổi tên đơn vị hành chính của cấp cóthẩm quyền. Trong nhiều năm qua, Nhànước ta đã ban hành một số văn bản phápluật quy định về việc điều chỉnh địa giớihành chính. Tuy nhiên cho đến nay, cónhững văn bản quy định về tiêu chuẩn, điềukiện, trình tự, thủ tục điều chỉnh địa giớihành chính ban hành đã nhiều năm, do vậynhiều nội dung, quy định đã không còn phùhợp, không đáp ứng yêu cầu quản lý trongthực tiễn.

1.1 Nguyên tắc và thẩm quyền điềuchỉnh địa giới hành chính

Từ năm 2013 trở về trước, việc điềuchỉnh địa giới hành chính ở nước ta tuân thủtheo Hiến pháp 1992 và các luật, văn bảndưới luật có liên quan. Theo Hiến pháp củanước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992, các đơn vị hành chính được phânđịnh như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện,thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phốtrực thuộc trung ương chia thành quận,huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thịtrấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thànhphường và xã; quận chia thành phường”.

Quốc hội có thẩm quyền: “thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương; thành lập hoặcgiải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt”.

Chính phủ có thẩm quyền: “Quyết địnhviệc điều chỉnh địa giới các đơn vị hànhchính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc

Tin cải cách hành chínhMột số vấn đề về điều chỉnh địa giới

hành chính ở nước ta hiện nayThS. Chu Tuấn Tú - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Phân vạch địa giới hành chính ngoài thựcđịa

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

13

trung ương”.Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,kỳ họp thứ 6 đã thông qua bản Hiến phápsửa đổi năm 2013, theo đó các đơn vị hànhchính được phân định như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện,thị xã và thành phố thuôc tinh; thành phốtrực thuộc trung ương chia thành quận,huyên, thị xã và đơn vị hành chính tươngđương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xãvà thành phố thuôc tinh chia thành phườngva xã; quận chia thành phường. Đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thànhlập”.

Quốc hội có thẩm quyền: “thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩmquyền: “Quyết định thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trungương”.

Chính phủ có nhiệm vụ: “Trình Quốc hộiquyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thườngvụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vi hànhchính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trungương”.

Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ việcthành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiếnnhân dân địa phương và theo trình tự, thủtục do luật định.

Như vậy, thẩm quyền về điều chỉnh địagiới hành chính đối với cấp tỉnh vẫn doQuốc hội quyết định nhưng thẩm quyềnđiều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện,cấp xã đã được nâng lên, do Ủy ban Thườngvụ Quốc hội quyết định chứ không phải doChính phủ quyết định như trước đây nữa.Quy định này giúp cho việc điều chỉnh địagiới hành chính cấp huyện, cấp xã được tiến

hành chặt chẽ hơn, chính xác hơn, dân chủhơn và đặc biệt sẽ giảm thiểu việc điềuchỉnh địa giới hành chính như thời gian qua.

1.2. Một số văn bản quy định về tiêuchuẩn, điều kiện, thủ tục điều chỉnh địagiới hành chính

a/ Ngày 31/01/1979, Bộ trưởng Phủ Thủtướng ban hành Thông tư số 19-BT về việcđiều chỉnh địa giới các huyện, xã và các đơnvị tương đương thuộc các tỉnh và thành phốtrực thuộc trung ương. Thông tư đã quy địnhcác nguyên tắc, tiêu chuẩn về chia lại địagiới huyện, xã và kế hoạch tiến hành. Theođó, việc điều chỉnh địa giới hành chính phảibảo đảm sự đoàn kết và tôn trọng truyềnthống của nhân dân các dân tộc, bảo đảm sựchỉ đạo của cơ quan chính quyền được sátdân, sát cơ sở, nhạy bén, kịp thời và thuậntiện cho việc xây dựng lực lượng, củng cốquốc phòng, giữ vững an ninh chính trị vàtrật tự xã hội; bảo đảm điều kiện thuận lợiđể phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, pháttriển phúc lợi tập thể và tổ chức đời sốngcủa nhân dân một cách văn minh. Việc chialại huyện, xã và các đơn vị tương đươngphải nắm vững tiêu chuẩn về diện tích và sốdân, bảo đảm sự phù hợp với cơ sở vật chất,kỹ thuật và trình độ quản lý của cán bộ. Khicần sáp nhập huyện, xã phải nhập cả đơn vị,không xé lẻ các xã, thôn, xóm ấp. Đồngthời, Thông tư đã quy định cụ thể quy môdiện tích tự nhiên và dân số theo loại hìnhđơn vị hành chính: huyện, quận, thị xã,thành phố, xã, thị trấn, phường, tiểu khu vàtheo các vùng, miền trên cả nước.

b/ Ngày 12/9/1981, Chủ tịch Hội đồngBộ trưởng đã ban hành Quyết định số64b/HĐBT về điều chỉnh địa giới hànhchính đối với những huyện, xã có địa giớichưa hợp lý. Quyết định số 64b/HĐBT đãcó những quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn,điều kiện, thủ tục điều chỉnh địa giới hànhchính cấp huyện, cấp xã và cho đến nay(hơn 30 năm), vẫn đóng vai trò là văn bảntham chiếu, vận dụng chủ yếu khi các địaphương đề nghị điều chỉnh địa giới hànhchính cấp huyện, cấp xã.

c/ Ngày 26/9/1981, Chủ tịch Hội đồng

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201414

Bộ trưởng ban hành Quyết định số94/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổchức bộ máy chính quyền cấp phường đãquy định phường là đơn vị hành chính cơ sởở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vựcdân cư ở đường phố, có khoảng 7.000 đến12.000 dân.

d/ Ngày 06/11/1991, Chủ tịch Hội đồngBộ trưởng ban hành Chỉ thị số 364-CT vềgiải quyết những tranh chấp đất đai liênquan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện,xã. Theo đó, quan điểm chỉ đạo xuyên suốttrong công tác giải quyết tranh chấp là hiệpthương thỏa thuận giữa cấp ủy, chính quyềncác địa phương có liên quan; cấp có thẩmquyền chỉ xem xét, ban hành các quyết địnhgiải quyết trong trường hợp cấp ủy, chínhquyền các địa phương liên quan hiệpthương, thỏa thuận không có kết quả.

đ/ Thông tư số 832/TCCP-ĐP ngày25/10/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫngiải quyết tranh chấp đất đai có liên quanđến địa giới hành chính các cấp trong tổchức thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày06/11/1991.

e/ Quyết định số 12/2008/QĐ-BTNMTngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành "Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về phân định địa giới hànhchính và lập hồ sơ địa giới hành chính cáccấp".

g/ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thànhphố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thịtrấn. Nghị định đã quy định cụ thể điều kiện,tiêu chuẩn, trình tự lập, thẩm định hồ sơthành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,phường, thị trấn.

h/ Ngày 15/6/2012, Bộ Nội vụ ban hànhThông tư số 02/2012/TT-BNV hướng dẫnthực hiện một số điều của Nghị định số62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chínhphủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thịxã, quận, phường, thị trấn.

2. Thực trạng về điều chỉnh địa giớihành chính ở nước ta thời gian qua

Nhìn lại lịch sử, việc tổ chức các đơn vị

hành chính - lãnh thổ dưới các triều đạiphong kiến ở Việt Nam có nhiều biến độngcả về quy mô và tên gọi các đơn vị hànhchính. Các đơn vị hành chính dưới cấp trungương có tên gọi và vị trí khác nhau trong hệthống hành chính các cấp như châu, quận,đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh, huyện,giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã,.. tùy theotừng giai đoạn. Cho đến năm 1832, vuaMinh Mạng triều Nguyễn đã chia lại đấtnước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.Sau khi Việt Nam giành được độc lập tháng8/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộnghòa ra đời, theo Hiến pháp năm 1946, đấtnước được chia làm ba Bộ: Bắc Bộ, TrungBộ, và Nam Bộ. Giai đoạn 1945 - 1946,nước ta có 65 tỉnh. Năm 1975, Miền Namđược giải phóng, đất nước thống nhất và đếnnăm 1976, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh,gồm 35 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trungương. Cho đến tháng 6/2013, Việt Nam có58 tỉnh, 5 thành phố trực thuộc Trung ương;60 thành phố thuộc tỉnh, 46 thị xã, 47 quận,550 huyện; 634 thị trấn, 1.461 phường,9.052 xã1.

2.1. Điều chỉnh địa giới hành chính cấptỉnh

Năm 1989 có thể được xem như khởi đầucủa việc các tỉnh được chia tách, tái lập như:tỉnh Nghĩa Bình tách thành 2 tỉnh QuảngNgãi, Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách thành2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa; tỉnh Bình TrịThiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, QuảngTrị và Thừa Thiên-Huế.

Tiếp theo, đến năm 1991: tỉnh Hà SơnBình tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây, Hoà Bình;tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh NamHà, Ninh Bình; tỉnh Hà Tuyên tách ra thành2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; tỉnh HoàngLiên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, YênBái; tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh; tỉnh Gia Lai-Kon Tumtách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum; tỉnhThuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận,Bình Thuận; tỉnh Cửu Long tách ra thành 2tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Thành lập tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, đồng thời giải thể Đặc khu

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

15

Vũng Tàu-Côn Đảo. Năm 1996, các tỉnh lại được tiếp tục chia

tách: tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh BắcCạn, Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc tách rathành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; tỉnh NamHà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định;tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh HảiDương, Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách rathành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Năm 1997: tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵngtách ra thành thành phố Đà Nẵng và tỉnhQuảng Nam; tỉnh Sông Bé tách ra thành 2tỉnh Bình Dương, Bình Phước; tỉnh HậuGiang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ, SócTrăng; tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnhBạc Liêu và Cà Mau.

Năm 2004: tỉnh Lai Châu tách ra thành 2tỉnh Lai Châu và Điện Biên; tỉnh Đắk Lắktách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông;tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố CầnThơ và tỉnh Hậu Giang.

Ngày 29/5/2008, Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghịquyết về việc điều chỉnh địa giới hành chínhthành phố Hà Nội và một số tỉnh có liênquan, theo đó hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây,chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh VĩnhPhúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnhHòa Bình về thành phố Hà Nội.

Hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thànhphố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thànhphố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,Cần Thơ.

2.2. Điều chỉnh địa giới hành chính cấphuyện

Trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm1986, các đơn vị hành chính cấp huyện ởnước ta được điều chỉnh trên cơ sở sáp nhậplại nhưng đến giai đoạn từ 1986 đến nay, cácđơn vị hành chính cấp huyện lại được điềuchỉnh chủ yếu theo hướng chia tách và nângcấp thành đô thị.

Từ năm 1996 đến năm 2006, chỉ trongvòng 10 năm, số đơn vị hành chính cấphuyện đã tăng từ 574 đơn vị lên 673 đơn vị(tăng thêm 99 đơn vị hành chính cấphuyện). Số đơn vị hành chính cấp huyệntăng mạnh ở loại hình thành phố thuộc tỉnh,

quận và huyện, riêng thị xã có giảm do nângcấp một số thị xã lên thành phố thuộc tỉnh.Thành phố thuộc tỉnh có số lượng tăng gầngấp ba lần từ 15 thành phố năm 1996 lên 43thành phố năm 2006 và số quận tăng gấp hailần từ 21 quận lên 43 quận, các huyện đãtăng thêm 68 đơn vị. Đến tháng 6/2011, sốđơn vị hành chính cấp huyện đã tăng lên 698đơn vị, và đến tháng 6/2013, Việt Nam có703 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm60 thành phố thuộc tỉnh, 46 thị xã, 47 quận,550 huyện như vậy (so với cuối năm 2006đã tăng thêm 30 đơn vị)2.

2.3. Điều chỉnh địa giới hành chính cấpxã

Từ khi nước ta bắt đầu tiến hành côngcuộc Đổi mới năm 1986, đến cuối nhữngnăm 80 và đầu những năm 90, do yêu cầuphân bố lại cơ cấu kinh tế – xã hội, tạo ra vàphục hồi các trung tâm kinh tế – văn hoá, xãhội, ngoài ra, do khả năng, điều kiện quản lýhạn chế nên có xu hướng chia tách các xã,nhất là từ năm 1996 việc chia tách các đơnvị hành chính cấp xã đã diễn ra tương đốinhiều.

Tại thời điểm 01/01/1996 cả nước có10.221 đơn vị hành chính cấp xã (8.862 xã,856 phường, 503 thị trấn). Đến thời điểm31/12/2006 có 10.929 đơn vị hành chính cấpxã (9.102 xã, 1.230 phường, 597 thị trấn).Như vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xãđã tăng 708 đơn vị trong 10 năm. Đến tháng6/2013, số lượng đơn vị hành chính cấp xãlà 11.147 (9.052 xã, 1.461 phường, 634 thịtrấn)3. Trong vòng 7 năm, số lượng đơn vịhành chính cấp xã tăng 218 đơn vị, so vớigiai đoạn 1996 – 2006, tốc độ tăng đã giảmđi nhưng số lượng vẫn gia tăng đáng kể.

Qua nhiều nghiên cứu, khảo sát cho thấycó lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thếgiới có tình trạng biến động về đơn vị hànhchính nhiều và liên tục như trong mấy chụcnăm qua. Từ các nước phát triển đến cácnước chậm phát triển, các nước có diện tíchlớn, dân số đông đến các nước nhỏ, đều rấtít biến động về hệ thống đơn vị hành chínhcác cấp. Việc thay đổi, nếu có, thường là sápnhập các đơn vị hành chính nhỏ lại hoặc mở

1,2,3. Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201416

rộng, hình thành các đô thị mới theo hướnggiảm bớt số đơn vị hành chính. Điều nàyngược lại với ở Việt Nam, các đơn vị hànhchính thường được chia tách, xé nhỏ ra dẫnđến số lượng đơn vị hành chính ngày càngtăng lên.

2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến việcđiều chỉnh địa giới hành chính

Thực tế công tác quản lý cho thấy việcđiều chỉnh địa giới các đơn vị hành chínhxuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhaunhưng có thể liệt kê một số nguyên nhân chủyếu như sau:

- Do diện tích rộng và dân số đông (căncứ chủ yếu theo các tiêu chí quy định trongQuyết định 64b/HĐBT). Tuy nhiên, một sốtỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, TâyNguyên tuy diện tích tự nhiên của đơn vịhành chính quá rộng, không quản lý đượcxin chia tách nhưng dân số lại rất thấp so vớiquy định. Một số quận, phường chia tách thìdân số rất đông nhưng diện tích lại quá nhỏ,cũng không tuân thủ theo đúng quy định.

- Việc chia tách huyện, xã do nguyênnhân lịch sử. Các huyện, xã độc lập trướckhi được nhập lại thành huyện, xã mớimuốn được tái lập như cũ.

- Sự khác biệt và khó khăn về địa hình(núi non hiểm trở, sông rạch chằng chịt) củacác vùng, miền gây ra những khó khăn trongcông tác quản lý của chính quyền, sản xuấtvà sinh hoạt, đời sống của nhân dân.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, đòihỏi các địa phương phải thành lập mới đơnvị hành chính đô thị, hoặc mở rộng, nângcấp các đô thị.

- Yêu cầu khác về phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong tìnhhình mới nên việc tổ chức các đơn vị hànhchính cần thiết phải thay đổi theo.

Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân chủyếu như đã nêu trên đây, còn có các nguyênnhân khác sâu xa hơn, tác động không nhỏđến việc điều chỉnh mà chủ yếu là chia táchcác đơn vị hành chính, đó là:

- Về mặt nhận thức, chưa có nhữngnghiên cứu tổng thể, quy hoạch có tínhchiến lược tổ chức đơn vị hành chính lãnh

thổ. Chậm đánh giá, tổng kết tác động củaviệc chia tách, thành lập mới các đơn vịhành chính, nhất là huyện và xã là cấp cóbiến động đơn vị hành chính nhiều nhất.Chưa xuất phát từ việc xem xét hiệu quảphân bổ các nguồn lực của cả quốc gia đểphân định, điều chỉnh đơn vị hành chính.Chưa quan tâm đến tầm kiểm soát củaChính phủ, chính quyền các cấp, đến trìnhđộ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức địaphương. Các nghiên cứu, đánh giá, đề xuấtcủa các cơ quan nghiên cứu khoa học về ảnhhưởng, tác động của điều chỉnh địa giớihành chính chưa được thể chế vào các vănbản hiện hành để hạn chế tối đa việc thànhlập đơn vị hành chính mới. Các tiêu chí vềđịa lý nhân văn, địa lý tự nhiên, tài chínhcũng chưa được nghiên cứu, đặt ra khi xâydựng những quy định về điều chỉnh địa giớihành chính cũng như chia tách, thành lậpđơn vị hành chính.

- Chưa xây dựng được một hệ thống vănbản pháp luật, kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ phùhợp điều kiện thực tế trong quản lý tạo cơ sởpháp lý để chỉ đạo việc chia tách, thành lập,điều chỉnh và quản lý đơn vị hành chính cáccấp. Trong công tác tổ chức đơn vị hànhchính lãnh thổ và quản lý địa giới hànhchính, còn thiếu quy hoạch tổng thể các đơnvị hành chính mang tính dài hạn. Các vănbản quy định của Nhà nước về công tácquản lý các đơn vị hành chính lãnh thổ vàđịa giới hành chính chưa rõ và cụ thể, chưaphù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hìnhmới. Đặc biệt, Quyết định 64b/HĐBT banhành ngày 12/9/1981 về điều chỉnh địa giớiđối với huyện, xã có địa giới hành chínhchưa hợp lý ra đời đã lâu, không còn phùhợp với hiện tại nhưng chưa được sửa đổi,bổ sung hoặc thay thế nên các địa phươngvẫn vận dụng để đề nghị chia tách.

- Khi xây dựng phương án điều chỉnh địagiới hành chính, nhiều nơi các cấp chínhquyền thường chưa phân tích, đánh giá kỹ,cụ thể các mặt được và chưa được củaphương án (tổ chức, nhân sự, nguồn vốn đầutư, …) đối với mỗi đơn vị hành chính mớiđể báo cáo với cấp có thẩm quyền ở địa

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

17

phương để nghiên cứu cân nhắc trước khiquyết định chủ trương chính thức. Có nhữngđề án điều chỉnh địa giới hành chính màmục đích chưa rõ ràng, số liệu chưa đầy đủ,các yếu tố đảm bảo cho tính khả thi củaphương án chưa đầy đủ nhưng vẫn được đềnghị.

- Cơ chế phân bổ nguồn lực công khôngtheo đầu người mà theo đơn vị hành chínhnhư hiện nay đã dẫn đến các địa phươngmuốn điều chỉnh, chia tách đơn vị hànhchính để được đầu tư hoặc có thêm biên chế,tổ chức và các lợi ích khác.

Đây là nguyên nhân được nhiều địaphương cho là nguyên nhân chính dẫn đếnviệc chia tách đơn vị hành chính. Chính vìchính sách đầu tư của Nhà nước còn càobằng đối với tất cả các loại hình đơn vị hànhchính: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôncũng như đầu tư phát triển kinh tế – xã hộicòn dàn trải, chia đều cho mỗi địa phương;chưa có sự phân biệt về mô hình chínhquyền đô thị - nông thôn, chưa có sự khácbiệt về chính sách đối với những huyện, xãcó dân số đông, diện tích rộng cũng đượcđầu tư giống như những huyện, xã có diệntích nhỏ, dân số ít… dẫn đến các địaphương muốn tách nhỏ đơn vị hành chính đểđược hưởng đầu tư của Nhà nước.

- Một nguyên nhân cũng không kémphần quan trọng đó là trình độ, năng lựcquản lý, điều hành của bộ máy chính quyềnđịa phương ở nhiều nơi nói chung và trìnhđộ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chứcở địa phương nói riêng (đặc biệt đối với cấpxã) còn yếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu trongthời kỳ mới, do vậy việc điều chỉnh, chiatách những đơn vị hành chính có diện tíchrộng, dân số đông cũng được coi là một biệnpháp có hiệu quả thay vì áp dụng các biệnpháp khác như cơ chế đầu tư, chính sách tàichính, tăng cường cán bộ, chính sách tiềnlương,..

3. Một số đề xuất, kiến nghị đối vớiviệc điều chỉnh địa giới hành chính

1) Hiện nay, việc quyết định thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơnvị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Ủyban Thường vụ Quốc hội được quy địnhtrong Hiến pháp 2013. Như vậy trong thờigian tới cần nhanh chóng thể chế hóa quyđịnh hiến định này trong các văn bản luật vàvăn bản quy phạm pháp luật dưới luật đểquy định này sớm được triển khai áp dụng.

2) Cần khẩn trương nghiên cứu xây dựngmột hệ thống các văn bản quy phạm phápluật, quy định kỹ thuật mới để thay thế cácvăn bản quy định cũ, ban hành cách đâynhiều năm, không còn phù hợp đối với côngtác quản lý địa giới hành chính. Đặc biệt cầnsớm xây dựng và ban hành một văn bản quyphạm pháp luật có tính toàn diện, bao quátthay thế Quyết định 64b/HĐBT ngày12/9/1981, trong đó quy định rõ ràng và chặtchẽ các tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tụchồ sơ… và trách nhiệm, thẩm quyền của cáccơ quan, tổ chức xây dựng đề án, thẩm định,quyết định thành lập mới, giải thể, sáp nhập,chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính các cấp.

3) Hiến pháp 2013 đã quy định rõ việcthành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiếnnhân dân địa phương và theo trình tự, thủtục do luật định. Do vậy, trước khi quyếtđịnh việc điều chỉnh địa giới hành chính cầnphải lấy ý kiến nhân dân rộng rãi thay vìtrước đây chỉ lấy ý kiến cử tri hoặc đại diệnhộ gia đình ở thôn, tổ dân phố liên quan đếnviệc điều chỉnh địa giới hành chính.

Mỗi đơn vị hành chính đều gắn liền vớimột bộ phận dân cư nhất định, mà cuộc sốngcủa họ được bảo đảm bởi các hoạt động kinhtế - xã hội diễn ra trên địa bàn đơn vị hànhchính đó. Bất cứ sự thay đổi nào về địa giớiđơn vị hành chính đều kèm theo sự thay đổivề những điều kiện tự nhiên - xã hội nhấtđịnh, gây nên những xáo trộn, khó khăn nhấtđịnh cho người dân địa phương, cũng nhưtạo ra những trở ngại nhất định trong việcphục vụ nhân dân, quản lý hành chính củabộ máy chính quyền nhà nước. Do đó, mọiviệc thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chínhcần phải do người dân quyết định, phải đượcsự đồng tình của người dân. Cần phải coi sự

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201418

đồng tình, ủng hộ của người dân là vấn đềcó tính nguyên tắc trong việc xác lập, điềuchỉnh đơn vị hành chính. Điều đó cần phảiđược thực hiện bằng các hình thức dân chủtrực tiếp như trưng cầu ý dân, hội nghị toàndân… để được người dân được trực tiếpquyết định theo đa số. Cần khắc phục tìnhtrạng dân chủ hình thức, chiếu lệ, hoặc ápđặt theo ý muốn chủ quan của lãnh đạo.Việc điều chỉnh địa giới hành chính là mộttrong những công việc hệ trọng nhất của địaphương cũng như của đất nước, không thểđược quyết định chỉ thông qua các hình thứcdân chủ đại diện như nghị quyết của Hộiđồng nhân dân hay của cấp ủy Đảng địaphương. Trên thế giới việc điều chỉnh cácđơn vị hành chính nói chung đều được quyếtđịnh bởi ý chí, nguyện vọng người dân địaphương theo hình thức trưng cầu dân ý vàđược quy định trong Hiến pháp của mỗiquốc gia. Đối với Việt Nam cũng cần phảisớm áp dụng nguyên tắc này nếu muốn xâydựng và phát triển một nền dân chủ thực sự,mang tính chất xã hội chủ nghĩa.

4) Ổn định lâu dài hệ thống đơn vị hànhchính các cấp, hết sức hạn chế việc điềuchỉnh đơn vị hành chính đã có và chỉ điềuchỉnh trong trường hợp bất khả kháng,không còn cách nào khác để thay thế. Cầnkhắc phục và đi đến chấm dứt tình trạng cứmỗi khi có sự gia tăng dân số, tăng trưởngkinh tế, thậm chí cả khi có sự bất đồng, mấtđoàn kết trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý địa phương hay chỉ vì một số lý dokhác là tìm đến giải pháp chia tách đơn vịhành chính. Mặt khác cũng không nên chorằng các đơn vị hành chính cùng cấp phảitương đương nhau về quy mô diện tích, dânsố, từ đó cứ đơn vị hành chính có quy môlớn là muốn chia tách ra để cho ngang bằngvới các đơn vị hành chính cùng cấp khác.

Để giữ ổn định cơ bản hệ thống đơn vịhành chính các cấp, có thể thực hiện các giảipháp như:

- Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các cơchế, chính sách về phân bổ nguồn vốn đầutư phát triển, phân bổ ngân sách chi thườngxuyên, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ,

công chức và tiền lương, phụ cấp… thíchhợp với từng loại hình đơn vị hành chính.

- Thay đổi phương thức phân bổ cácchương trình đầu tư phát triển của Trungương, của chính quyền cấp tỉnh như xâydựng các bệnh viện, trạm xá, trường học,nhà văn hoá, bưu điện, trạm cấp nước sạch…ở các khu vực đông dân cư, không phânbiệt địa giới đơn vị hành chính nhằm phụcvụ dân cư theo vùng, khu vực. Phân bổ ngânsách chi thường xuyên cho các đơn vị hànhchính căn cứ chủ yếu vào kết quả đầu ra, tứclà căn cứ vào số lượng và chất lượng dịch vụhành chính công cung ứng cho người dân, tổchức; thực hiện khoán chi hành chính

- Đổi mới phân cấp về tài chính - ngânsách theo hướng tăng quyền chủ động ngânsách cho chính quyền địa phương các cấp,đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãngphí. Quy định số lượng tổ chức và biên chếcán bộ, công chức cũng như số chức danhlãnh đạo, quản lý ở các cơ quan đảng, chínhquyền, đoàn thể của các đơn vị hành chínhtùy thuộc chủ yếu vào quy mô dân số, diệntích và số lượng đơn vị hành chính trựcthuộc. loại hình đơn vị hành chính; khắcphục triệt để tình trạng bình quân chủ nghĩa.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,phương tiện thông tin, liên lạc, điều kiệnlàm việc cho các đơn vị hành chính có diệntích lớn, dân số đông, điều kiện tự nhiên vàkinh tế không thuận lợi. Đối với các đơn vịhành chính cấp huyện, cấp xã có diện tíchlớn, dân cư đông hoặc có địa hình tự nhiênkhó khăn, cần thiết đầu tư nhiều hơn choviệc xây dựng các thị tứ, trung tâm dịch vụthương mại hoặc khu đô thị đảm bảo sự pháttriển đồng đều giữa các khu vực trên địa bànđơn vị hành chính.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cánbộ, công chức địa phương. Tăng cường việcthu hút nhân tài, trí thức trẻ về công tác tạicác địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Cóchế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợplý cho các địa phương có hoàn cảnh kinh tế– xã hội khó khăn.

- Tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

19

Đôi nét về hệ thống công vụ Vương quốc Đan Mạch

Nguyễn Thu Hà - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

các “cơ cấu mềm” như các ban chỉ đạo, hộiđồng, dự án… liên xã, liên huyện, liên tỉnhđể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quátrình quản lý lãnh thổ, phát triển kinh tế vànâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứngdịch vụ công.

5) Cần sớm có các nghiên cứu về vấn đềđịa danh hành chính. Hiện nay có rất ít cáccông trình nghiên cứu về vấn đề đặt tên, đổitên các đơn vị hành chính. Mặt khác, trongthực tế công tác quản lý đã gặp khó khăn khiđề xuất tên gọi phù hợp, được nhân dân, xãhội đồng tình, chấp thuận cho các đơn vịhành chính được thành lập mới. Những đơnvị hành chính muốn thay đổi tên gọi hoặcnhững đơn vị hành chính cùng cấp nhưngtrùng tên gọi trong một tỉnh, những đơn vịhành chính có tên gọi là chữ số muốn thayđổi thành tên địa danh,... đều chưa có quyđịnh cụ thể về quy trình, thủ tục, cấp thẩmquyền quyết định. Theo quy định tại Nghịđịnh số 61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

thì Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình Chính phủban hành các quy định về đổi tên đơn vị hànhchính các cấp, đổi tên đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương. Dovậy, cần sớm nghiên cứu về vấn đề địa danhhành chính để cung cấp luận cứ khoa học,xây dựng các văn bản quản lý trong lĩnh vựcnày.

Tài liệu tham khảo1. Bộ Nội vụ (2011), Báo cáo tổng quan

kết quả đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sởlý luận và thực tiễn của việc xác lập đơn vịhành chính các cấp, đáp ứng yêu cầu ổnđịnh và phát triển đất nước”.

2. Bộ Nội vụ (2009), Báo cáo tổng quankết quả Dự án “Điều tra, đánh giá tác động,hiệu quả kinh tế xã hội của việc chia táchđơn vị hành chính các cấp ở nước ta”.

3. Chu Tuấn Tú (2006), Luận văn tốtnghiệp Cao cấp lý luận chính trị Khóa 2005- 2006 “Điều chỉnh địa giới hành chính cấptỉnh Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đếnnăm 2020”.

Vương quốc Đan Mạch (Kingdom ofDenmark - sau đây gọi tắt là ĐanMạch) là một nước quân chủ lập

hiến và là một cộng đồng gồm bản thân ĐanMạch ở Bắc Âu và hai quốc gia tự trị cấuthành là Faroe ở Bắc Đại Tây Dương vàGreenland ở Bắc Mỹ. Đan Mạch phía Namgiáp Đức, ba mặt còn lại giáp biển Bắc vàbiển Baltic. Diện tích: chính quốc: 43.094km2 ; quần đảo Faroe: 1.399 km2; đảoGreenland: 2.175 km2. Dân số: 5,55 triệungười (7/2010), trong đó 9,9% là ngườinước ngoài. Thủ đô là Cô-pen-ha-gen(Copenhagen).

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHÀNƯỚC

1. Nghị viện:Đan Mạch được điều hành theo chế độ

dân chủ đại nghị. Điều này có nghĩa là cácquyết định quan trọng nhất đều được cácchính trị gia ban hành – trong Nghị việnĐan Mạch, trong các hội đồng tỉnh và trongcác hội đồng địa phương - tất cả đều donhân dân bầu ra.

Nghị viện Đan Mạch gồm 179 ghế đượcphân cho các đảng phái chính trị theo tỷ lệđại diện (trong đó 175 ghế là cho ĐanMạch, 2 ghế cho đảo Faroe và 2 ghế dành

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201420

cho Greenland). Các nghị sĩ Đan Mạchđược bầu theo nhiệm kỳ tối đa bốn năm.Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch có quyềngiải tán Nghị viện và kêu gọi một cuộc bỏphiếu trước thời điểm kết thúc của nhiệmkỳ bốn năm.

Các chức năng chính của Nghị viện làthảo luận, phê duyệt dự thảo dự án luật vàgiám sát Chính phủ và nền hành chính.

2. Cơ quan hành pháp nhân dânChính phủ bao gồm các bộ trưởng, đứng

đầu là Thủ tướng. Nếu Chính phủ khôngđược sự ủng hộ của phần lớn đại biểu trongNghị viện, Chính phủ phải từ chức hoặc kêugọi một cuộc tổng tuyển cử.

Thủ tướng sẽ bổ nhiệm nội các, Bộtrưởng chịu trách nhiệm chính trị cao nhấtvề Bộ do mình quản lý trước Nghị viện vàchịu trách nhiệm pháp lý trước Tòa án củaVương quốc.

Thanh tra thực hiện giám sát và kiểmsoát chính quyền Trung ương và các thànhphố, Thanh tra do Quốc hội bầu tại mỗicuộc tổng tuyển cử mới.

Quyền hành pháp được trao cho các bộ vàcác cơ quan thẩm quyền địa phương đượcgọi chung là “cơ quan hành pháp nhân dân”.

3. Tư phápCác tòa án Đan Mạch độc lập với Chính

phủ và Nghị viện. Điều này nghĩa là cảChính phủ và Nghị viện đều không thể gâyảnh hưởng đến các quyết định của tòa án.

Đan Mạch có Tòa án Tối cao, Tòa ánDân sự tối cao và các tòa án thành phố/tỉnh.Ngoài ra, có rất nhiều tòa án đặc biệt giảiquyết các vụ việc trong những lĩnh vực đặcbiệt. Ví dụ như Tòa án Công nghiệp ĐanMạch và Tòa án Thương mại và Hàng hảiĐan Mạch.

Các tòa án địa phương và Tòa án Dânsự Tối cao

Hầu hết các vụ việc – cả dân sự lẫn hìnhsự - đều được cố gắng giải quyết tại các tòaán địa phương. Đa số các bản kháng án từmột tòa án địa phương đều chuyển lên Tòaán Dân sự tối cao.

Tòa án Tối caoTòa án Tối cao Đan Mạch là tòa án quốc

gia cao nhất Đan Mạch. Điều này nghĩa làTòa án Tối cao chỉ giải quyết những trườnghợp kháng án – thường là từ Tòa án Dân sựTối cao. Các quyết định của Tòa án Tối caoĐan Mạch mang tính chất chung thẩm.

Tòa Phúc thẩm Đặc biệtBất kỳ công dân nào cũng có thể khiếu

nại lên Tòa Phúc thẩm Đặc biệt (DenSærlige Klageret) nếu người đó yêu cầu mởlại một vụ kiện hình sự, ví dụ, nếu có thêmthông tin mới, hoặc người đó không thỏamãn với cách mà thẩm phán hoặc luật sư bịcáo giải quyết vụ kiện có thể khiếu nại lênTòa Phúc thẩm Đặc biệt.

4. Tổ chức vùngCác địa phương ở Đan Mạch được điều

hành bởi các hội đồng dân bầu một cáchđộc lập.

Mức độ phân cấp ở Đan Mạch là tươngđối cao. Năm 2007, một cuộc cải cách đãđược thực hiện dẫn đến sự thay đổi toàn bộbản đồ các thành phố cũng như sự phân bốquyền lực và vị trí giữa Nhà nước, khu vựcvà các đô thị.

14 tỉnh đã được thay thế bằng năm khuvực được điều hành bởi Hội đồng khu vực,do dân chúng bầu chọn. Các hội đồng tỉnhgiải quyết nhiều nhiệm vụ cần được giảiquyết ở cấp độ khu vực. Ví dụ, các thànhphần trong hệ thống vận tải công cộng, việcđiều hành các bệnh viện và sự quản lý giámsát môi trường tổng thể.

271 thành phố đã được giảm xuống còn98, dưới sự quản lý của Hội đồng thành phốdo dân chúng bầu chọn, với chức năng thuthuế, giáo dục, môi trường, giao thông.

Các cuộc bầu cử khu vực và địa phươngđược tổ chức 4 năm một lần (không có bầucử sớm hơn theo quy định).

II. HỆ THỐNG CÔNG VỤMối quan hệ giữa người sử dụng lao

động và cá nhân người lao động thườngđược điều chỉnh bởi Thỏa ước tập thể.

Tuy nhiên, công chức chịu sự điều chỉnhcủa các quy định pháp luật riêng. Có hailoại nhân viên công vụ, được điều chỉnh bởihai hệ thống quy định khác nhau.

Từ năm 2001, Thông tư 11/12/2000 ban

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

21

hành quy định cụ thể những người là côngchức, áp dụng đối với công chức làm việctrong khu vực nhà nước và Giáo hội quốcgia. Theo đó, số lượng những người là côngchức của Đan Mạch đã giảm và hiện naychiếm khoảng 36%. Công chức là nhữngngười làm trong các lĩnh vực: quản lý, tưpháp, cảnh sát, quản lý nhà tù, quốcphòng,… Các nhóm còn lại thường đượcquy định trong thoả ước tập thể.

Các nhân viên chịu sự điều chỉnh bởipháp luật lao động và thoả ước tập thể đượcký kết giữa Bộ Tài chính và tổ chức côngđoàn. Công chức phải tuân thủ các quy địnhpháp luật về công chức và Luật Hưu trí.Pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quyền vànghĩa vụ, kỷ luật, miễn nhiệm và lươnghưu, việc xác định tiền lương và điều kiệnlàm việc khác đối với công chức có thểthương lượng tập thể.

Ngoài ra còn có hai loại nhân viên côngvụ: nhân viên điều phối và nhân viên hợpđồng. Hình thức hợp đồng cá nhân được ápdụng đối với các nhà quản lý cấp cao, vớimức lương linh hoạt, với quy tắc khônggiống nhau, việc miễn nhiệm và chế độ hưutrí đặc biệt,… Các điều kiện được thỏathuận giữa người lao động và cơ quan sửdụng lao động. Cả hai loại nhân viên trênđều chịu sự điều chỉnh của pháp luật laođộng chung.

Sự khác biệt chính giữa công chức với

các nhân viên công vụ khác là công chứckhông được đình công; được hưởng 3 nămlương nếu họ bị sa thải, và hệ thống hưu trícủa họ được xác định bởi các lợi ích. (XemBảng 1)

Hiến pháp Đan Mạch không cho phépcông chức là công dân nước ngoài, tuynhiên người nước ngoài vẫn được tuyểndụng và hưởng quyền tương tự như côngchức (bao gồm cả chế độ hưu trí), điều nàyphù hợp với các quy định liên quan đếnquyền tự do luân chuyển của người laođộng ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng vàquản lý nhà tù.

Cơ quan quản lý việc làm trong khuvực công.

Cơ quan quản lý các công chức nhà nướclà cơ quan thuộc Bộ Tài chính. Cơ quan nàylà có trách nhiệm quản lý Nhà nước chungvề sử dụng lao động trong các vấn đề tiềnlương, lương hưu, chính sách nhân sự vàquản lý. Cơ quan quản lý các công chức nhànước tiến hành thương lượng tập thể và cácthoả thuận khác với các tổ chức ngành nghềđại diện cho khoảng 178.000 lao động trongkhu vực nhà nước.

Theo thống kê: Khu vực công sử dụngtổng cộng 35,7% dân số lao động của ĐanMạch, trong đó: ở các thành phố là 25,5%;Khu vực nhà nước 7%, các doanh nghiệpnhà nước 3,3%.

Quyền và nghĩa vụ của người lao độngtrong khu vực công

Thời gian làm việc được xác định trongthoả ước tập thể và được điều chỉnh bởiLuật Môi trường làm việc và các quy địnhkhác nhau ở châu Âu. Ở Đan Mạch hiệnnay quy định thời gian làm việc của ngườilao động là 37 giờ/tuần.

Pháp luật cũng quy định thời giờ nghỉngơi của người lao động là 11 giờ không bịgián đoạn mỗi ngày.

Ở cấp địa phương, có thể thỏa thuận vềthời giờ làm việc linh hoạt và đảm bảo sựcân bằng giữa công việc-cuộc sống. Đối vớingười lao động trong khu vực nhà nước, kỳnghỉ lễ được chi trả bao gồm tiền lươngcộng với khoản trợ cấp đặc biệt bằng 11/2%

Rosenborg - Cung điện Mùa Hè của Hoànggia Đan Mạch

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201422

Người lao động dưới sự điều chỉnh của Thỏa ước tập thể

Công chức

Khuôn khổ pháp lýđiều chỉnh

Thỏa ước chung,Thỏa ước tập thể và các quyđịnh pháp luật về lao động nóichung

Hiến pháp, Luật Công vụ,Thỏa ước chung, Thỏa ước tậpthể và quy định pháp luật vềlao động nói chung (trừ cácquy định về nghỉ phép và LuậtTiền lương)

Các thủ tục nếukhông đạt được Thỏaước tập thể

Các thủ tục quy định trong Phápluật lao động nói chung

Công chức không được đìnhcông.Bộ Tài chính chịu tráchnhiệm xây dựng Dự thảo luậttrình Nghị viện xem xét.

Thời gian thử việc Nhân viên trong biên chế thửviệc tối đa là 3 tháng. Không ápdụng cho các đối tượng khác

Thường là 2 năm

Vi phạm nghĩa vụCó thể bị áp dụng các biện phápcảnh cáo và sa thải

Bị xử lý vi phạm kỷ luật theo quy định tại Luật Công

Chế độ nghỉ ốm Được hưởng lương bình thườngtrong thời gian nghỉ ốm và đượchưởng các quyền lợi theo nhưquy định trong Luật về trợ cấp.

Được trả lương bình thườngtrong thời gian nghỉ ốm

Thông báo trước khihết hạn hợp đồng(người lao động)

01 tháng đối với nhân viên trongbiên chế. Đối với lao động trảlương theo giờ có thể báo trướcthời hạn tối đa là 01 tháng

3 tháng

Thông báo trước khihết hạn hợp đồng(người quản lý)

Từ 1 đến 6 tháng tùy theo thâmniên. Đối với người được trả lươngtheo giờ, tối đa là 3 tháng

Thường là 3 tháng

Lương hưuLương hưu được trả khi nghỉ hưuhoặc rút để chi trả các khoảnchăm sóc khi ốm đau

Luật Lương hưu quy định việcchi trả lương hưu, chế độ ốmđau đối với công chức

Bảng 1

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 02/2014

23

thu nhập của năm trước.Thoả ước tập thể năm 2008 đã thay đổi

một số quy định về chế độ thai sản và chếđộ nghỉ phép của người bố. Giống nhưtrước, quy định mới cho phép người bốđược nghỉ phép từ khi sinh con đến tuần thứ14 sau khi sinh. Những người chưa kết hônnhưng đã chung sống với nhau 2 năm rưỡicũng được áp dụng tương tự. Sau tuần thứ14 theo quy định mới cho phép bố, mẹ đượcnghỉ 6 tuần phép để chăm sóc con. Bố mẹcó thể nghỉ phép đồng thời hoặc có thể luânphiên nhau.

Hệ thống chức nghiệp. Đào tạo Đào tạo được coi là phương thức hiệu

quả để nâng cao kỹ năng và khả năng thíchứng tốt hơn đối với công việc cho côngchức. Nói cách khác, đào tạo nhằm làm chocông chức giải quyết tốt hơn các nhu cầucủa công dân. Hoạt động đào tạo do Bộ Tàichính điều phối, các Sở và các cơ quan cótrách nhiệm đào tạo các chuyên ngànhthuộc lĩnh vực quản lý riêng của mình. Đàotạo được coi là quyền và nghĩa vụ đối vớingười lao động.

Trong những năm gần đây, đào tạo ngàycàng được đề cao tầm quan trọng và đượccoi đây là một quá trình liên tục, liên quanđến sự phát triển nghề nghiệp. Trong lĩnhvực hành chính, yếu tố thâm niên ngày càngít quan trọng, điều này có lợi cho hệ thốngđánh giá hiệu quả làm việc của công chức.

Do đó, từ vị trí ban đầu công chức đượctuyển dụng đã áp dụng và căn cứ vào việcđánh giá trình độ và kinh nghiệm của côngchức, việc đánh giá hiệu quả của mỗi vị tríđược gắn với các mục tiêu và kết quả đạtđược.

Tiền lươngViệc tuyển dụng công chức tại các Bộ,

cơ quan giới hạn trong tổng số biên chế đãđược quy định. Đối với các tổ chức khácnhư các trường đại học, các trường caođẳng kỹ thuật thì việc tuyển dụng tùy thuộcvào ngân sách của tổ chức đó.

Tiền lương của công chức thuộc chínhquyền Trung ương được xác định tùy theocấp bậc.

Trong khu vực nhà nước, quy định điềuchỉnh tiền lương đã được thỏa thuận đảmbảo rằng lương trong khu vực công làtương đương với khu vực tư nhân, thôngqua việc so sánh sự tăng trưởng của thịtrường lao động và khu vực nhà nước.Trong trường hợp có sự khác nhau, 80%phần chênh lệch được tính vào các thỏathuận lương tiếp theo như một sự điềuchỉnh được chính quyền trung ương thôngqua. Quy định này làm cho khu vực tưnhân thành tham chiếu lâu dài cho việc trảlương trong khu vực nhà nước.

• Phân cấp cho các cơ quan hiểu rõ vềcác điều kiện làm việc, các kỹ năng và sựnỗ lực của nhân viên.

• Có sự liên quan giữa tiền lương với kếtquả và các kỹ năng cá nhân của người laođộng.

• Tạo động lực trong lao động thông quatiền lương, coi đây như một công cụ quản lýnhằm xây dựng khu vực công hiệu quả hơn.

Hệ thống lương mới dựa trên hệ thốnglương cơ bản, bao gồm các bậc lương cơbản được thỏa thuận tập trung và tiềnthưởng được thỏa thận không tập trung, cácmức thưởng ngày càng có vai trò quantrọng trong tổng thu nhập của công chức.

Tiền thưởng được thỏa thuận ở cấp địaphương có liên quan đến:

• Trình độ chuyên môn: các kỹ năng,phẩm chất chuyên môn và phẩm chất cánhân của người lao động, chất lượng củakết quả làm việc, so sánh với các việc thựchiện các nhiệm vụ tương tự trong thị trườnglao động hoặc với mục tiêu tuyển dụng haygiữ chân nhân viên được khen thưởng.Theo nguyên tắc chung, loại thưởng này làthường xuyên.

• Chức năng: phần thưởng cho tráchnhiệm, nhiệm vụ đặc biệt hoặc các chứcnăng thường là đột xuất, tuy nhiên các loạithưởng này cũng có thể trở thành thườngxuyên.

• Các khoản chi một lần: đối với cácnhiệm vụ đặc biệt.

• Hiệu quả: Đối với việc đạt được mụctiêu nhất định đã đề ra trước đó (về chất

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 02/201424

Việc tuyển dụng công chức cấp cao luônđược thực hiện mở rộng và công khai, cáccông chức không có bất kỳ sự ưu tiên nàohơn so với các ứng viên từ khu vực tư nhân(Xem Bảng 2). Công chức cấp cao do Nữhoàng bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Ủyban hành chính với thời hạn từ 3 đến 6 năm(có thể gia hạn tối đa là hơn 3 năm). Hợpđồng lao động bao gồm các điều kiện về tiềnlương cho công chức và và khả năng khihợp đồng hết hạn.

Việc tuyển dụng dựa trên cơ sở thâmniên, trình độ chuyên môn và thành tích đạtđược trong quá trình công tác. Việc đánh giáhiệu quả công việc được người sử dụng laođộng đánh giá hàng năm. Cùng với tiềnlương, việc đào tạo bồi dưỡng công chứccấp cao cũng là một trong những lĩnh vực cónhiều thay đổi trong cuộc cải cách về chấtlượng năm 2007 nhằm nâng cao năng lựcquản lý.

Cải cách vấn đề tiền lương của công chứccấp cao nhằm làm cho việc quản lý tiềnlương linh hoạt hơn. Theo đó chỉ quy định

các mức lương cơ bản, còn các loại thưởngkhác nhau có thể thương lượng, gắn trảlương và thưởng với kết quả công việc. Cơquan quản lý công chức Đan mạch cũngphát triển dự án thí điểm nhằm tăng sốlượng nữ giới làm công tác quản lý.

Công chức cấp cao có thể có thời gianlàm việc linh hoạt hoặc làm việc bán thờigian tuy nhiên điều này không phổ biến.Ngoài ra, công chức cấp cao cũng có cácquyền hạn như các công chức khác.

8. Cải cách gần đây và triển vọngNgoài cải cách hệ thống lương năm

1998-1999, cuộc "Cải cách chất lượng"năm 2007 với tổng số 180 sáng kiến để nângcao chất lượng quản lý nguồn nhân lực vàđặc biệt là đối với các nhà quản lý công

Tài liệu tham khảo:1. http://denmark.dk/en/society/govern-

ment-and-politics/2. Public Employment in European

Union member states 20103. The Parliamentary System of Denmark

Chức trách Chức danh Bộ phận của SCS? Bổ nhiệm các vị tríchính trị

Mức 1 Bộ trưởng Không Có

Mức 2 Thư ký thường trực Có Không

Mức 3 Tổng Cục trưởng Có Không

Mức 4 Vụ trưởng Có Không

Mức 5 Trưởng phòng Có Không

Bảng 2: Công chức cấp cao (SENIOR CIVIL SERVANTS-SCS)

lượng hoặc số lượng). Đây là loại tiềnthưởng có thể thỏa thuận cho từng cá nhânhoặc cho một nhóm nhân viên.

Theo hệ thống lương cũ, công chức đượctrả lương theo các bậc lương được tự độngtăng lên theo thâm niên (thường là 2 năm).Thang bảng lương bao gồm 55 bậc, mỗi bậcđược chia thành các mức.

Việc phân loại thành các bậc lương phụthuộc vào các nhiệm vụ, trách nhiệm vànăng lực cần thiết cho công việc.

Sự khác nhau về lương giữa các thànhphố trong 5 khu vực của Đan Mạch cũngđều được xem xét trong mối quan hệ giữatiền lương, giá cả và thuế địa phương.

Tài liệu tham khảo tại Thư việnViện Khoa học tổ chức nhà nước

(http://lib.isos.gov.vn)

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ xây dựng vàphát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới / LêCường, Đình Toán B.s. - H. : Văn hóa Thông tin, 2010. - 575tr. ;27cm. Ký hiệu: 352.6/ CH500T.

2. Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu qủa công tác sự đónggóp thực tế của cán bộ công chức trách nhiệm công vụ của cấpỦy và người đứng đầu : Sách tham khảo. T.1 / Nguyễn HoàngNguyên. - H. : Văn hóa - Thông tin, 2007. - 362tr. ; 22cm. Kýhiệu: 351/ Đ250X.

3. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiệncông tác quản lý của nhà nước : Sách tham khảo / KeithMackay. - H. : Chính trị Quốc gia, 2008. - 197tr. ; 24cm. Kýhiệu: 351/ X126D.

4. Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới / NguyễnDanh Tiên (ch.b.), Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ớt,... -H. : Chính trị Quốc gia, 2010. - 255tr. ; 21cm. ký hiệu:324.2597071/ Đ106L.

5. Chương trình chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành chocán bộ đoàn cơ sở. - H. : Chính trị Quốc gia, 2011. - 151 tr. ;21cm. Ký hiệu: 324.2597/ CH561T.

6. Hỏi - đáp về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở / Minh Anh.- H. : Chính trị Quốc gia, 2010. - 91tr. : bảng ; 21cm. Ký hiệu:347.597/ H428Đ.

7. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mục tiêu chiến lược và conđường tiếp cận / Đinh Trần. - H. : Chính trị Quốc gia, 2011. -455tr. ; 21cm. Ký hiệu: 959.7/ Đ451L.

8. Lý luận các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư và vấn đềtiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệnnay : Sách chuyên khảo / Bùi Ngọc Quỵnh. - H. : Chính trị Quốcgia, 2010. - 159tr. ; 21cm. Ký hiệu: 335.412 L600L.

9. Chủ nghĩa tự do mới : Sách tham khảo / Phạm Quốc Trung. - H.: Chính trị Quốc gia, 2010. - 170tr. : bảng, đồ thị ; 21cm. Kýhiệu: 320.51 CH500N.

10. Xã hội Trung Quốc = 中国社会 / Đường Quân, Trương Dực,Vương Xuân Quang… - Tp.Hồ Chí Minh; Trung Quốc : Nxb.Tp. Hồ Chí Minh, 2012. - 127tr. : minh họa ; 21cm. Ký hiệu:303.4951 X100H.